Luận án Quản lý chất lượng đào tạo ngành kiến trúc trình độ đại học theo tiếp cận TQM tại trường đại học xây dựng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM ---------------------------- NGUYỄN TRUNG THÀNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH KIẾN TRÚC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN TQM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM ---------------------------- NGUYỄN TRUNG THÀNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH KIẾN TRÚC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN TQM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG L

pdf272 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý chất lượng đào tạo ngành kiến trúc trình độ đại học theo tiếp cận TQM tại trường đại học xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9 14 01 14 Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Tiến Hùng TS. Nguyễn Thanh Tùng HÀ NỘI - 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Trung Thành ii LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn: PGS.TS Nguyễn Tiến Hùng và TS Nguyễn Thanh Tùng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, các thầy cô và cán bộ Bộ phận Đào tạo - Phòng Quản lý khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và bảo vệ luận án. Ban giám hiệu, Phòng khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch Trường Đại học Xây dựng đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu luận án. Cán bộ quản lý, Giảng viên, Nhân viên, Bên sử dụng lao động, Sinh viên, Cựu sinh viên ngành Kiến trúc trường Đại học Xây dựng; gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm, động viên và nhiệt tình ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận án. Tác giả luận án Nguyễn Trung Thành iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AUN - Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á AUN-QA - Hệ thống đảm bảo chất lượng - Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á CBQL - Cán bộ quản lý CĐR - Chuẩn đầu ra CIPO - Bối cảnh - Đầu vào - Quá trình - Đầu ra CL - Chất lượng CLĐT - Chất lượng đào tạo CSĐT - Cơ sở đào tạo CSVC - Cơ sở vật chất CT - Cần thiết CTĐT - Chương trình đào tạo ĐBCL - Đảm bảo chất lượng ĐH - Đại học ĐHXD - Đại học Xây dựng ĐNGV - Đội ngũ giảng viên DoN - Doanh nghiệp ĐT - Đào tạo ĐTĐH - Đào tạo đại học GD - Giáo dục GD&ĐT - Giáo dục và Đào tạo GV - Giảng viên ISO - Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế KQHT - Kết quả học tập KT - Khả thi KT-XH - Kinh tế - xã hội KT&QH - Kiến trúc và Quy hoạch KTS - Kiến trúc sư NCKH - Nghiên cứu khoa học NLCL - Năng lực chất lượng NV - Nhân viên PDCA - Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động QL - Quản lý QLCL - Quản lý chất lượng iv QLĐT - Quản lý đào tạo QLGD - Quản lý giáo dục SDLĐ - Sử dụng lao động SV - Sinh viên TB - Trung bình TQM - Quản lý chất lượng tổng thể VHCL - Văn hoá chất lượng VHTC - Văn hoá tổ chức v MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... iii DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... xi DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... xiv MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu của luận án ................................................................. 3 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu ................................................................. 3 4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3 5. Nội dung và phạm vi nghiên cứu: ................................................................ 3 6. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 4 7. Luận điểm bảo vệ ......................................................................................... 5 8. Những đóng góp mới của luận án ................................................................. 6 9. Nơi thực hiện đề tài nghiên cứu ................................................................... 6 10. Bố cục của luận án ...................................................................................... 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH KIẾN TRÚC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN TQM ..... 7 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 7 1.1.1. Chất lượng, quản lý chất lượng và vận dụng trong đào tạo đại học ....... 7 1.1.2. Các cấp độ của quản lý chất lượng và vận dụng trong đào tạo đại học .. 8 1.1.3. Mô hình đảm bảo chất lượng ................................................................ 10 1.1.4. Mô hình văn hoá chất lượng ................................................................. 12 1.1.5. Đánh giá chung và vấn đề tiếp tục nghiên cứu ..................................... 15 1.2. TQM và vận dụng trong quản lý chất lượng đào tạo ................................... 16 1.2.1. Khái niệm về TQM và vận dụng trong quản lý chất lượng đào tạo ..... 16 1.2.2. Bản chất của TQM và vận dụng trong quản lý chất lượng đào tạo ...... 17 1.2.3. Đặc trưng của TQM và vận dụng trong quản lý chất lượng đào tạo .... 18 1.3. Đào tạo đại học ngành Kiến trúc ................................................................. 19 1.4. Nội dung về chất lượng và quản lý chất lượng đào tạo đại học ngành Kiến trúc theo tiếp cận TQM ....................................................................................... 24 1.4.1. Văn hoá chất lượng trong đảm bảo chất lượng đào tạo đại học ngành Kiến trúc ......................................................................................................... 24 1.4.2. Hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo ngành Kiến trúc trình độ đại học ............................................................................................................ 33 vi 1.4.3. Phát triển cam kết và tham dự, giao tiếp và năng lực ........................... 47 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH KIẾN TRÚC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN TQM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ................................................................. 52 2.1. Khái quát về Trường Đại học Xây dựng ..................................................... 52 2.1.1. Sứ mạng, mục tiêu ................................................................................ 52 2.1.2. Cơ cấu tổ chức ...................................................................................... 52 2.1.3. Các chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học và đối ngoại ............. 53 2.1.4. Đội ngũ giảng viên, nhân viên .............................................................. 54 2.1.5. Quy mô và kết quả đào tạo ................................................................... 54 2.2. Thực trạng đào tạo ngành Kiến trúc trình độ đại học tại Trường Đại học Xây dựng ............................................................................................................ 54 2.2.1. Thực trạng đầu vào của sinh viên ngành Kiến trúc .............................. 55 2.2.2. Thực trạng chương trình và nội dung đào tạo ...................................... 56 2.2.3. Thực trạng tổ chức và các hình thức đào tạo ngành Kiến trúc ............. 58 2.2.4. Thực trạng năng lực đội ngũ giảng viên giảng dạy ngành Kiến trúc ... 59 2.2.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và đồ án tốt nghiệp tốt nghiệp ngành Kiến trúc .................................................................................. 60 2.2.6. Thực trạng các điều kiện thực hiện quá trình đào tạo ........................... 61 2.3. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng ................................................ 63 2.3.1. Mục tiêu ................................................................................................ 63 2.3.2. Nội dung, công cụ và phương pháp ...................................................... 63 2.3.3. Đối tượng và qui mô khảo sát ............................................................... 64 2.4. Thực trạng về chất lượng và quản lý chất lượng đào tạo ngành Kiến trúc trình độ đại học theo tiếp cận TQM tại Trường Đại học Xây dựng ................... 64 2.4.1. Thực trạng sứ mạng, giá trị, chiến lược và mục tiêu phát triển chương trình đào tạo ngành Kiến trúc ......................................................................... 64 2.4.2. Thực trạng văn hoá chất lượng ............................................................. 66 2.4.3. Thực trạng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong ............................. 68 2.4.4. Thực trạng tự đánh giá, hệ thống thông tin về đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng đào tạo ........................................................................... 69 2.4.5. Thực trạng tổ chức phát triển chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo ... 72 2.4.6. Thực trạng đảm bảo chất lượng tuyển sinh và nhập học ...................... 76 2.4.7. Thực trạng đảm bảo chất lượng các điều kiện đảm bảo ....................... 77 2.4.8. Thực trạng đảm bảo chất lượng quá trình đào tạo ................................ 81 2.4.9. Thực trạng năng lực nâng cao chất lượng và tham gia ......................... 88 vii 2.4.10. Thực trạng về kết quả đầu ra, mức độ hài lòng, hệ thống và công cụ đảm bảo chất lượng, và phản hồi thông tin .................................................... 89 2.4.11. Đánh giá chung về thực trạng quản lý chất lượng đào tạo ngành Kiến trúc trình độ đại học theo tiếp cận TQM ........................................................ 92 Chương 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH KIẾN TRÚC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN TQM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ................................................................. 97 3.1. Định hướng phát triển đào tạo ngành Kiến trúc trình độ đại học ................ 97 3.2. Nguyên tắc đề xuất giải pháp ...................................................................... 98 3.2.1. Đảm bảo tính khoa học ......................................................................... 98 3.2.2. Đảm bảo tính hệ thống ......................................................................... 98 3.2.3. Đảm bảo tính kế thừa ............................................................................ 99 3.2.4. Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi ......................................................... 99 3.3. Giải pháp quản lý chất lượng đào tạo đại học ngành Kiến trúc theo tiếp cận TQM tại Trường Đại học Xây dựng ................................................................... 99 3.3.1. Đề xuất bộ tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo đo/đánh giá chất lượng và quản lý chất lượng đào tạo ngành Kiến trúc trình độ đại học theo tiếp cận TQM ............................................................................................................... 99 3.3.2. Phát triển văn hoá chất lượng dẫn dắt thực hiện đảm bảo chất lượng đào tạo đại học ngành Kiến trúc theo tiếp cận TQM ........................................... 115 3.3.3. Phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của chương trình đào tạo đại học ngành Kiến trúc theo tiếp cận TQM ........................................... 121 3.3.4. Quy trình tự đánh giá và cải tiến liên tục chất lượng đào tạo đại học ngành Kiến trúc theo tiếp cận TQM ............................................................. 126 3.3.5. Phát triển môi trường tham dự và quản lý phát triển hệ thống giao tiếp thông tin hai chiều phục vụ cho đảm bảo chất lượng đào tạo đại học ngành Kiến trúc theo tiếp cận TQM ........................................................................ 132 3.3.6. Tổ chức nâng cao năng lực đảm bảo chất lượng đào tạo đại học ngành Kiến trúc theo tiếp cận TQM ........................................................................ 137 3.3.7. Mối quan hệ giữa các giải pháp đề xuất ............................................. 142 3.3.8. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất ....... 143 3.3.9. Thử nghiệm Bộ tiêu chuẩn đo/đánh giá chất lượng và quản lý chất lượng đào tạo ngành Kiến trúc trình độ đại học theo tiếp cận TQM tại Trường Đại học Xây dựng 154 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................ 169 viii DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................... 173 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 174 PHỤ LỤC ix DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Chỉ tiêu tuyển sinh và số lượng SV trúng tuyển ngành Kiến trúc trình độ ĐH, Trường ĐHXD năm 2014 – 2019 ................................................. 56 Bảng 2.2. Cơ cấu đội ngũ GV Khoa KT&QH, Trường ĐHXD ................ 59 Bảng 2.3. Thực trạng sứ mạng, giá trị, chiến lược và mục tiêu phát triển CTĐT ĐH ngành Kiến trúc ................................................................................ 65 Bảng 2.4. Thực trạng VHCL của/trong ĐBCL ĐTĐH ngành Kiến trúc ... 66 Bảng 2.5. Thực trạng Hệ thống ĐBCL bên trong của ĐBCL ĐTĐH ngành Kiến trúc ............................................................................................................. 68 Bảng 2.6. Thực trạng tự đánh giá và hệ thống thông tin về ĐBCL của ĐTĐH ngành Kiến trúc ...................................................................................... 69 Bảng 2.7. Thực trạng nâng cao CL của CTĐT ĐH ngành Kiến trúc ......... 71 Bảng 2.8. Thực trạng Tổ chức phát triển CĐR của CTĐT ĐH ngành Kiến trúc ............................................................................................................. 72 Bảng 2.9. Thực trạng Tổ chức phát triển CTĐT ĐH ngành Kiến trúc dựa vào CĐR ............................................................................................................. 74 Bảng 2.10. Thực trạng ĐBCL tuyển sinh và nhập học của CTĐT ĐH ngành Kiến trúc .................................................................................................. 76 Bảng 2.11. Thực trạng ĐBCL đội ngũ CBQL, GV và NV của CTĐT ĐH ngành Kiến trúc .................................................................................................. 77 Bảng 2.12. Thực trạng ĐBCL CSVC, phương tiện giảng dạy/thực hành và tài chính của CTĐT ĐH ngành Kiến trúc ........................................................... 79 Bảng 2.13. Thực trạng Triết lý và chiến lược ĐT/giảng dạy và học tập của CTĐT ĐH ngành Kiến trúc ................................................................................ 81 Bảng 2.14. Thực trạng ĐBCL tổ chức ĐT/giảng dạy và học tập của CTĐT ĐH ngành Kiến trúc ............................................................................................ 83 Bảng 2.15. Thực trạng ĐBCL đánh giá tiến trình học tập của người học và phản hồi thông để cải tiến của CTĐT ĐH ngành Kiến trúc ............................... 84 Bảng 2.16. Thực trạng ĐBCL hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học của CTĐT ĐH ngành Kiến trúc ................................................................................ 86 Bảng 2.17. Thực trạng về năng lực nâng cao CL và tham gia ĐBCL ĐT ĐH ngành Kiến trúc ............................................................................................ 88 Bảng 2.18. Thực trạng về kết quả đầu ra, hệ thống và công cụ ĐBCL, và phản hồi thông tin của CTĐT ĐH ngành Kiến trúc ........................................... 89 Bảng 2.19. Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng QLCL ĐT ĐH ngành Kiến trúc theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHXD ............................................... 92 x Bảng 3.1. Thang đo/đánh giá CL và QLCL ĐT ngành Kiến trúc trình độ ĐH theo tiếp cận TQM .................................................................................... 114 Bảng 3.2. Đối tượng và quy mô trưng cầu ý kiến đề xuất các biện pháp 144 xi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Quy mô ĐT ngành Kiến trúc trình độ ĐH Trường ĐHXD giai đoạn 2014 - 2019 ......................................................................................... 55 Biểu đồ 2.2. Khối lượng kiến thức trong CTĐT ngành Kiến trúc trình độ ĐH Trường ĐHXD ............................................................................................. 57 Biểu đồ 2.3. Trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy Khoa KT&QH ............... 60 Biểu đồ 2.4. Số lượng SV tốt nghiệp ngành Kiến trúc Trường ĐHXD ..... 61 Biểu đồ 2.5. Đánh giá của bên SDLĐ và Cựu SV tốt nghiệp về sự lôi cuốn tham gia vào Tổ chức phát triển CĐR ................................................................ 73 Biểu đồ 2.6. Đánh giá của bên SDLĐ và Cựu SV tốt nghiệp về Tổ chức phát triển CTĐT ĐH ngành Kiến trúc dựa vào CĐR ......................................... 75 Biểu đồ 2.7. Đánh giá của bên SDLĐ và Cựu SV tốt nghiệp về ĐBCL đội ngũ CBQL, GV và NV của CTĐT ĐH ngành Kiến trúc dựa vào CĐR ............. 79 Biểu đồ 2.8. Đánh giá của CBQL, GV và NV về ĐBCL phương tiện giảng dạy, thực hành, thực tập của CTĐT ĐH ngành Kiến trúc .................................. 81 Biểu đồ 2.9. Đánh giá của Bên SDLĐ và Cựu SV tốt nghiệp về lôi cuốn tham dự vào Tổ chức phát triển Triết lý và chiến lược ĐT/giảng dạy và học tập của CTĐT ĐH ngành Kiến trúc .......................................................................... 83 Biểu đồ 2.10. Đánh giá của CBQL, GV và NV về ĐBCL NCKH và phục vụ cộng đồng của CTĐT ĐH ngành Kiến trúc .......................................... 87 Biểu đồ 2.11. Đánh giá của CBQL, GV và NV về Năng lực nâng cao CL và tham gia .......................................................................................................... 89 Biểu đồ 2.12. Đánh giá của CBQL, GV và NV về thực trạng Kết quả đầu ra ......................................................................................................................... 91 Biểu đồ 2.13. Đánh giá của CBQL, GV và NV về thực trạng Hệ thống và công cụ ĐBCL quá trình ĐT .............................................................................. 91 Biểu đồ 2.14. Đánh giá của CBQL, GV và NV về thực trạng Phản hồi thông tin từ các bên liên quan ............................................................................. 92 Biểu đồ 3.1. Tiêu chuẩn 1 về QLCL ĐT ngành Kiến trúc trình độ ĐH theo tiếp cận TQM ............................................................................................ 145 Biểu đồ 3.2. Tiêu chuẩn 2 về QLCL ĐT ngành Kiến trúc trình độ ĐH theo tiếp cận TQM ............................................................................................ 146 Biểu đồ 3.3. Tiêu chuẩn 3 về QLCL ĐT ngành Kiến trúc trình độ ĐH theo tiếp cận TQM ............................................................................................ 146 Biểu đồ 3.4. Tiêu chuẩn 4 về QLCL ĐT ngành Kiến trúc trình độ ĐH theo tiếp cận TQM ............................................................................................ 147 xii Biểu đồ 3.5. Tiêu chuẩn 5 về QLCL ĐT ngành Kiến trúc trình độ ĐH theo tiếp cận TQM ............................................................................................ 148 Biểu đồ 3.6. Phát triển VHCL dẫn dắt thực hiện ĐBCL ĐTĐH ngành Kiến trúc theo tiếp cận TQM ..................................................................................... 149 Biểu đồ 3.7. Phát triển hệ thống ĐBCL bên trong của CTĐT ĐH ngành Kiến trúc theo tiếp cận TQM ............................................................................ 150 Biểu đồ 3.8. Quy trình tự đánh giá và cải tiến liên tục CLĐT ĐH ngành Kiến trúc theo tiếp cận TQM ............................................................................ 151 Biểu đồ 3.9. Phát triển môi trường tham dự và QL phát triển hệ thống giao tiếp thông tin hai chiều phục vụ cho ĐBCL ĐTĐH ngành Kiến trúc theo tiếp cận TQM ............................................................................................ 152 Biểu đồ 3.10. Tổ chức nâng cao năng lực ĐBCL ĐTĐH ngành Kiến trúc theo tiếp cận TQM ............................................................................................ 152 Biểu đồ 3.11. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực ĐBCL CTĐT ĐH ngành Kiến trúc theo tiếp cận TQM dựa vào năng lực ..................................... 153 Biểu đồ 3.12. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm 06 Giải pháp QLCL ĐT ngành Kiến trúc theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHXD .................................. 154 Biểu đồ 3.13. Tiêu chí 1 về Sứ mạng, giá trị, chiến lược và mục tiêu phát triển CTĐT ĐH ngành Kiến trúc ...................................................................... 156 Biểu đồ 3.14. Tiêu chí 2 về VHCL .......................................................... 156 Biểu đồ 3.15. Tiêu chí 3 về Hệ thống ĐBCL bên trong .......................... 157 Biểu đồ 3.16. Tiêu chí 4 về Tự đánh giá và hệ thống thông tin về ĐBCL CTĐT ................................................................................................................ 157 Biểu đồ 3.17. Tiêu chí 5 về Nâng cao CL ................................................ 158 Biểu đồ 3.18. Tiêu chí 6 về Tổ chức phát triển CĐR ĐH ngành Kiến trúc .................................................................................................................... 159 Biểu đồ 3.19. Tiêu chí 7 về Tổ chức phát triển CTĐT ĐH ngành Kiến trúc dựa vào CĐR .................................................................................................... 159 Biểu đồ 3.20. Tiêu chí 8 về ĐBCL tuyển sinh và nhập học ..................... 160 Biểu đồ 3.21. Tiêu chí 9 về ĐBCL đội ngũ CBQL, GV và NV .............. 160 Biểu đồ 3.22. Tiêu chí 10 về ĐBCL CSVC, phương tiện giảng dạy/thực hành và tài chính ............................................................................................... 161 Biểu đồ 3.23. Tiêu chí 11 về Triết lý và chiến lược ĐT/giảng dạy và học tập ..................................................................................................................... 162 Biểu đồ 3.24. Tiêu chí 12 về ĐBCL tổ chức ĐT/giảng dạy và học tập ... 162 Biểu đồ 3.25. Tiêu chí 13 về ĐBCL đánh giá tiến trình học tập .............. 163 xiii Biểu đồ 3.26. Tiêu chí 14 về ĐBCL hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học .................................................................................................................... 163 Biểu đồ 3.27. Tiêu chí 15 về ĐBCL NCKH và phục vụ cộng đồng ........ 164 Biểu đồ 3.28. Tiêu chí 16 về Năng lực nâng cao CL và tham gia ........... 165 Biểu đồ 3.29. Tiêu chí 17 về Kết quả đầu ra ............................................ 165 Biểu đồ 3.30. Tiêu chí 18 về Mức độ hài lòng của các bên liên quan ..... 166 Biểu đồ 3.31. Tiêu chí 19 về Hệ thống và công cụ ĐBCL quá trình ĐT . 166 Biểu đồ 3.32. Tiêu chí 20 về Phản hồi thông tin từ các bên liên quan ..... 167 xiv DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Hệ thống các cấp độ QLCL ......................................................... 9 Hình 1.2. Dịch chuyển sang VHCL chiến lược ......................................... 14 Hình 1.3. Mô hình cấu trúc tổ chức thứ bậc truyền thống và đảo ngược của TQM ................................................................................................................... 18 Hình 1.4. Quy trình và nội dung QLCL ĐTĐH ngành Kiến trúc theo tiếp cận TQM ............................................................................................................. 25 Hình 1.5. Cấu trúc VHCL trong/của ĐBCL ĐT của CTĐT ĐH ngành Kiến trúc ............................................................................................................. 30 Hình 1.6. Hệ thống ĐBCL ĐT ngành Kiến trúc trình độ ĐH .................... 34 Hình 1.7. Chu trình cải tiến CL liên tục FOCUS-PDCA ........................... 46 Hình 3.1. Phát triển VHCL của/trong ĐBCL ĐTĐH ngành Kiến trúc ... 116 Hình 3.2. Hệ thống ĐBCL bên trong của CTĐT ĐH ngành Kiến trúc ... 123 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đang tích cực triển khai Nghị quyết 29/NQ-TƯ ban hành ngày 14 tháng 11 năm 2013 về “Đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Với quan điểm chỉ đạo GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho GD là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các công tác, kế hoạch phát triển KT-XH. Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự QL của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở GD&ĐT và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Phát triển GD&ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển KT-XH và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ KHCN; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển GD&ĐT từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng CL và hiệu quả, đi đôi với đáp ứng yêu cầu số lượng. Đào tạo ở các trường ĐH là ĐT nguồn nhân lực CL cao nên có tác động mạnh đến phát triển KT-XH của quốc gia, địa phương, vì vậy, QLCL ĐT ở ĐH càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chất lượng ĐT luôn phải là một vấn đề quan trọng nhất của các trường ĐH, việc nâng cao CLĐT luôn được xem là nhiệm vụ quan trọng nhất. ‘‘Quản lý CLĐT” là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi để miêu tả các phương pháp, quy trình được tiến hành để giám sát, kiểm tra, đánh giá xem CLĐT có đảm bảo được các tiêu chí, chỉ báo CL và QLCL theo yêu cầu của mục tiêu đã đề ra hay chưa. Hiện nay, QLCL ĐT có thể khái quát thành thành 03 cấp độ: Kiểm soát CL chủ yếu mới tập trung vào giai đoạn cuối của quá trình ĐT, nên chưa ĐBCL theo quá trình; ĐBCL tập trung cải tiến CL liên tục theo quá trình ĐT, cấp độ này đã có ĐBCL, nhưng chủ yếu tập trung theo nhóm/đội cải tiến; và TQM là mức độ cao nhất của QLCL ĐT, kế thừa ĐBCL nhưng tập trung nhiều hơn vào VHCL để đảm bảo tất cả các thành viên liên quan trong và ngoài CSĐT/trường ĐH đều tham gia vào ĐBCL ĐT Vì vậy, TQM đáp ứng nhu/yêu cầu của khách hàng cao hơn, đặc biệt là cung cấp được nguồn nhân lực đáp ứng được 2 yêu cầu cho phát triển KT-XH của quốc gia, địa phương và bên SDLĐ không chỉ hiện tại mà còn cả tương lai. Hơn nữa, thực tế hiện nay QLCL ĐT tại Việt Nam đang được thực hiện theo các mô hình khác nhau, như: Hướng dẫn của Bộ GD&ĐT dựa vào mô hình AUN-QA, một số CSĐT sử dụng ISO, ABET; và trên thế giới, mô hình TQM đã được sử dụng ngày càng nhiều tại các quốc gia phát triển và hầu hết các trường ĐH được xếp hạng cao đều sử dụng mô hình TQM trong QLCL ĐT của mình. Bên cạnh đó, trải qua hơn 60 năm ĐT, 50 năm xây dựng và phát triển, Trường ĐHXD dựng đã trở thành một trường ĐH đa ngành, một trung tâm hàng đầu trong nghiên cứu và triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực Xây dựng và Kiến trúc. Với mục tiêu cung cấp nhân lực/nguồn nhân lực CL cao cho đất nước, Trường ĐHXD luôn xác định ĐBCL ĐT là ưu tiên hàng đầu của Nhà trường. Trong đó, ĐT ngành Kiến trúc trình độ ĐH với sứ mệnh tạo ra các KTS có khả năng thiết kế, tạo dựng không gian phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần của con người, của cộng đồng và của xã hội. Việc ĐT KTS luôn phải đi trước một bước để nắm bắt động thái của thời đại và đáp ứng sự phát triển sẽ diễn ra trên bình diện rộng. Vì vậy QLCL ĐT ngành Kiến trúc trình độ ĐH càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thực tế, Trường ĐHXD là một trong các CSĐT KTS lớn của cả nước, hàng năm tuyển sinh với quy mô từ 400 - 500 SV kiến trúc và cung cấp cho thị trường việc làm nhiều KTS có chuyên môn và kinh nghiệm. Trong quá trình ĐT, Nhà trường luôn chú trọng đến ĐBCL toàn bộ mọi phương diện của ĐT như từ khâu tuyển sinh đầu vào; các yếu tố nguồn lực về đội ngũ GV, CSVC, CTĐT đến đầu ra. Trước những đòi hỏi về cung cấp nhân lực/nguồn nhân lực có CL cao cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, việc nâng cao CLĐT càng trở nên cấp thiết. Vì vậy, bên cạnh thực hiện qui định về kiểm định của Bộ GD&ĐT, Trường ĐHXD đã tiếp cận và triển khai ĐBCL ĐT theo một số mô hình tiên tiến của thế giới, đặc biệt năm học 2016-2017, Nhà trường đã tổ chức tự đánh giá CLĐT theo bộ tiêu chuẩn và hướng dẫn về ĐBCL của hệ thống GD ĐH châu Âu và được Hội đồng cấp cao đánh giá nghiên cứu và GD ĐH của Pháp HCERES (Haut Conseil de l’évaluation de la recherche et de l’enseignement supérieur) đánh giá và công nhận đạt chuẩn Kiểm định quốc tế. 3 Với truyền thống, thế mạnh và năng lực của mình, có thể thấy đây là thời điểm thích hợp để nghiên cứu và áp dụng mô hình TQM trong QLCL/ĐBCL ĐT tại Trường ĐHXD, vì vậy, việc lựa chọn đề tài luận án “Quản lý chất lượng đào tạo ngành Kiến trúc trình độ đại học theo tiếp cận TQM tại Trường Đại học Xây dựng” là vấn đề cấp thiết cần nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu của luận án Trên cơ sở nghiên cứu lý luận làm tiền đề khảo sát thực trạng và đề xuất các giải pháp QLCL ĐT ngành Kiến trúc trình độ ĐH theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHXD, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xã hội và hội nhập quốc tế. 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Đào tạo ngành Kiến trúc trình độ ĐH. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý CLĐT ngành Kiến trúc trình độ ĐH theo tiếp cận TQM tại cấp CTĐT của Trường ĐHXD. 4. Giả thuyết khoa học Quản lý CLĐT nguồn nhân lực CL cao là mục tiêu hàng đầu của mọi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, Trường ĐHXD t...QL lại phụ thuộc chặt chẽ vào từng công việc của quá trình QL. Chất lượng được thể hiện qua 3 tiêu chí (3P): P1 (Performance): An toàn, phù hợp với nhu/yêu cầu khách hàng; P2 (Price): Giá cả hợp lí, dễ sử dụng, dễ sửa chữa, tốn ít nguồn lực; và P3 (Punctuality): Đúng lúc, khi cần có ngay. Như vậy, có thể hiểu “Total Quality” là CL tổng thể/toàn bộ/tất cả các mặt hay lĩnh vực hoặc hoạt động của tổ chức/CSĐT. Hơn nữa, “M - Management” - Quản lý và với TQM có nghĩa là tất cả thành viên của tổ chức/CSĐT/CTĐT, bất 17 kể hiện trạng, vị trí hay vai trò nào, đều là người QL các trách nhiệm của chính mình. Do vậy, cần xây dựng và phát triển VHCL để tất cả các thành viên đều phải chịu trách nhiệm với CL. Vì vậy, khái quát có thể hiểu TQM trong QLCL ĐT của CSĐT/CTĐT là nỗ lực QL để đảm bảo tổ chức/CSĐT/CTĐT lôi cuốn được sự tham dự của tất cả các thành viên liên quan bên trong và bên ngoài vào quá trình cải tiến CL liên tục tổng thể hay tất cả hoặc toàn bộ các mặt/lĩnh vực hay hoạt động của tổ chức/CSĐT/CTĐT trong một môi trường VHCL tích cực. Hơn nữa, cần phân biệt: sự lãnh đạo (Leadership) là tạo ra sự thay đổi, còn quản lý (Management) là sử dụng nguồn lực hợp lí và hiệu quả để đạt tới thay đổi, vì vậy, thuật ngữ “Quản lý” trong TQM còn bao hàm “Lãnh đạo” để tạo ra thay đổi hay cải tiến CL liên tục. 1.2.2. Bản chất của TQM và vận dụng trong quản lý chất lượng đào tạo Từ cách hiểu trên về TQM cho thấy bản chất của TQM là thỏa mãn tốt nhất, liên tục các nhu/yêu cầu và mong đợi của khách hàng, thông qua phát triển VHCL để cải tiến CL liên tục. Cụ thể [9]: 1.2.2.1. Duy trì quan hệ chặt chẽ và gần gũi với khách hàng a) Khách hàng bên ngoài của CTĐT/CSĐT. Sứ mạng cơ bản của CTĐT/CSĐT theo triết lý TQM là đáp ứng liên tục nhu/yêu cầu của khách hàng, nên phải duy trì quan hệ chặt chẽ và gần gũi với khách hàng của mình [63]. Chất lượng ở đây là cái mà khách hàng muốn, chứ không phải là cái mà CTĐT/CSĐT có. Tuy nhiên, duy trì quan hệ chặt chẽ và gần gũi với khách hàng luôn khó khăn, do họ thường chưa có thông tin đầy đủ về dịch vụ và CL, hay CL cũng như uy tín/thương hiệu của CTĐT/CSĐT thường mơ hồ trong công luận/khách hàng... Hơn nữa, liên quan đến ĐTĐH thì các nhu/yêu cầu và mong đợi của khách hàng thường đa dạng và nhiều khi còn trái ngược/mâu thuẫn nhau; và nhận thức của người học về CL thay đổi theo quá trình tích lũy thêm kinh nghiệm. Khó khăn khác là CL học tập còn phụ thuộc vào năng lực người học... b) Khách hàng bên trong của CTĐT/CSĐT. TQM không chỉ tập trung vào đáp ứng khách hàng bên ngoài, mà còn tập trung vào khách hàng bên trong. NV/thành viên của CTĐT/CSĐT cũng là khách hàng, vừa là người cung cấp dịch vụ và là khách hàng của người khác. Các quan hệ này cũng rất quan trọng giúp CTĐT/CSĐT vận hành có hiệu quả. Để có thể tập trung vào khách hàng bên trong, từng thành viên cần xác định rõ khách hàng mà họ cung cấp dịch vụ. Thực tế, cá nhân/đơn vị ở ngay tuyến kế 18 tiếp cả bên trên lẫn bên dưới đều là khách hàng trực tiếp. Tiếp theo, cần xác định rõ khách hàng muốn gì và các chuẩn mực hay tiêu chí mà họ đòi hỏi... 1.2.2.2. Cải tiến chất lượng liên tục thông qua con người Để thỏa mãn liên tục nhu/yêu cầu và mong đợi của khách hàng đòi hỏi CTĐT/CSĐT phải phát triển VHCL để lôi kéo và dẫn dắt tất cả các thành viên tham gia vào quá trình cải tiến CL liên tục tổng thể các mặt/lĩnh vực/hoạt động của CTĐT/CSĐT, nhưng theo triết lý “Kaizen” trong tiếng Nhật Bản có nghĩa là “cải tiến từng bước một”... [45]. 1.2.2.3. Phát triển văn hoá chất lượng cải tiến liên tục TQM đòi hỏi thay đổi văn hóa hướng tới CL, nên đòi hỏi không chỉ thay đổi thái độ, hành vi và phương pháp làm việc, mà còn thay đổi cách QLCL CTĐT/CSĐT. Vì vậy, phải thiết lập môi trường GD/ĐT lành mạnh và tích cực không chỉ là trách nhiệm của CSĐT (đội ngũ lãnh đạo, QL, GV, NV và người học), mà còn là trách nhiệm của gia đình người học, bên SDLĐ và các bên liên quan khác. Môi trường trên phải được hiểu bao gồm cả không gian về vật chất ấm áp và thân thiện; và không gian về nhận thức/học thuật thể hiện rõ các mong đợi hay kì vọng về học thuật mà CTĐT/CSĐT đòi hỏi người học phải đạt tới, đi đôi với thiết lập được bầu không khí tạo ra động cơ hay động lực thúc đẩy học tập tích cực và nuôi dưỡng hứng thú học tập cho người học... 1.2.3. Đặc trưng của TQM và vận dụng trong quản lý chất lượng đào tạo 1.2.3.1. Mô hình tổ chức đảo ngược hay dưới - lên Hình 1.3. Mô hình cấu trúc tổ chức thứ bậc truyền thống và đảo ngược của TQM 19 Khác với mô hình tổ chức thứ bậc truyền thống, mô hình TQM có cấu trúc tổ chức “đảo ngược” hay “dưới - lên” (xem Hình 1.3) và vì vậy, làm thay đổi các quan hệ để tập trung vào người học rõ ràng hơn. Tức là, trọng tâm của CTĐT/CSĐT theo mô hình tổ chức “dưới – lên” và thực tế, mô hình này không ảnh hưởng tới quyền lực của CSĐT và cũng không giảm bớt vai trò lãnh đạo quan trọng của các nhà lãnh đạo, QL cấp cao. Thứ bậc đảo ngược đơn giản chỉ tập trung vào dịch vụ của CTĐT/CSĐT - đặt các quan hệ và tầm quan trọng của người học là quan trọng nhất với CTĐT/CSĐT [9 và 69]. 1.2.3.2. Mô hình đội/nhóm làm việc TQM tích hợp CL vào cấu trúc CSĐT/CTĐT và đòi hỏi sự cam kết cũng như đóng góp của tất cả mọi thành viên tại mọi cấp độ vào phát triển VHCL để cải tiến liên tục. Vì vậy, đòi hỏi cấu trúc tổ chức TQM càng đơn giản càng thích hợp, nên chủ yếu được xây dựng xung quanh đội/nhóm làm việc để giảm bớt vai trò kiểm soát trung gian theo kiểu truyền thống. Thành phần đội/nhóm gồm GV, NV và các bên liên quan khác và được tổ chức linh hoạt theo vấn đề/nhiệm vụ cần giải quyết. Mô hình đội/nhóm có thuận lợi là lôi cuốn tham dự số lượng tối đa mọi thành viên trong và ngoài của CTĐT/CSĐT vào quá trình cải tiến CL liên tục. 1.2.3.3. Lãnh đạo và quản lý đào tạo theo TQM Thực tế, trong TQM thì cái tạo ra sự khác sự khác biệt cơ bản là lãnh đạo: Lãnh đạo và QL “tham dự trực tiếp” vào vấn đề để thay đổi, vì người học tự chủ, dám thử nghiệm và hỗ trợ cho thất bại, thiết lập cộng đồng học tập... để dẫn dắt cải tiến CL thông qua tầm nhìn của CSĐT/CTĐT [55]. Ý nghĩa/tầm quan trọng của lãnh đạo để thực hiện dịch chuyển hướng tới TQM cần luôn được coi trọng. Thiếu sự lãnh đạo tại tất cả các cấp độ thì quá trình cải tiến CL không thể bền vững. Cam kết với CL phải là vai trò cốt lõi cho bất kì nhà lãnh đạo, QL nào và nó chính là nguyên nhân tại sao cách tiếp cận với TQM còn tập trung vào quá trình “trên - xuống”. Bên cạnh đó, một trong các chìa khóa để CTĐT/CSĐT theo TQM thành công là cần tăng quyền cho GV, NV để trao cơ hội và lôi cuốn tối đa họ tham gia vào cải tiến CL giảng dạy của mình và học tập của người học [75]. 1.3. Đào tạo đại học ngành Kiến trúc a) Bản chất của kiến trúc là sự tổng hòa của nghệ thuật và kỹ thuật, của logic và cái đẹp, của các yếu tố đối lập, đa thành phần, đa nguồn gốc trong một thể thống nhất và bền vững. Sứ mệnh của kiến trúc là tạo dựng không gian phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần của con người, của cộng đồng, của xã hội [16]. 20 b) Mục tiêu, yêu cầu ĐT. Sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ và xã hội, cùng hàng loạt vấn đề như đô thị hóa, toàn cầu hóa, khủng hoảng kinh tế, thế giới mạng, sự xuống cấp môi trường, cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu, thiên tai, rác thải, ô nhiễm đòi hỏi phải nghiêm túc nhìn nhận lại mục tiêu của kiến trúc và ĐT KTS. Từ cuối những năm 1990 trở lại đây đang nổi lên 3 xu thế [77]: - Thứ nhất, là xã hội đương đại đang đòi hỏi những phương thức thiết kế đa dạng hơn. Bên cạnh lộ trình kinh điển thì nhiều trường hợp phải xuất phát từ các vấn đề ngoài kiến trúc như cấu trúc, địa điểm, xã hội, sinh thái, tâm lý Thời đại văn minh tri thức được đặc trưng bởi sự chuyển sang cách tiếp cận nhân học, nhân văn thay cho cách tiếp cận chức năng, kỹ thuật, kinh tế của xã hội công nghiệp. Việc không có phương thức nào là duy nhất đúng có thể làm SV hoang mang mất phương hướng, vì vậy, CSĐT cần trang bị cho họ khả năng tư duy và hành động tự chủ trong một “thế giới phẳng đa chiều”. - Thứ hai, là sự cân đối quan hệ giữa “hành nghề toàn cầu” và “hành nghề trong nước”, giữa quốc tế hóa và bản địa hóa. Vì vậy, đòi hỏi KTS phải làm việc được trong các môi trường văn hóa khác nhau, tham gia giải quyết các vấn đề thực tế tại những vùng đất không phải quê hương mình. - Thứ ba, là xu thế rút ngắn thời gian ĐT ở bậc ĐH gắn với sự phân luồng sản phẩm và tích hợp các kiến thức, kỹ năng cần thiết. Với nhận thức về trách nhiệm pháp lý của KTS đối với môi trường và xã hội, về sự cần thiết phải đa dạng hóa nội hàm của hoạt động nghề nghiệp và ĐT, UIA-UNESCO (2005) đã công bố Hiến chương về ĐT kiến trúc. Hiến chương xác định 11 nội dung cơ bản mà ĐT kiến trúc phải bao hàm được và chỉ ra 3 nhóm lĩnh vực mà KTS tốt nghiệp cần phải nắm bắt: Kiến thức (về môi trường, nghệ thuật, kỹ thuật, văn hoá – xã hội, ...) + Kĩ năng + Thiết kế. Cụ thể [81]: - Yêu cầu về kiến thức: + Có kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, quốc phòng - an ninh, pháp luật và hiểu biết về khoa học xã hội và nhân văn; Có kiến thức và khả năng tự rèn luyện về thể chất. + Có kiến thức về Khoa học cơ bản; Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật cơ sở phù hợp với ngành Kiến trúc, đáp ứng việc tiếp thu kiến thức chuyên ngành. + Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực kiến trúc, môi trường, nghệ thuật, kĩ thuật, văn hoá – xã hội; Có khả năng thực hiện và QL các công việc chuyên môn về tư vấn thiết kế kiến trúc các loại hình công trình dân dụng và công nghiệp, quy hoạch, nội thất, cảnh quan... 21 + Tích lũy được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực xây dựng để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ sau ĐH theo chuyên ngành được ĐT hoặc phát triển sang các ngành liên quan thuộc khối ngành xây dựng, kỹ thuật. Có kiến thức QL, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực xây dựng. - Yêu cầu về kĩ năng: Có kỹ năng hoàn thành các công việc trên cơ sở vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn của ngành Kiến trúc trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực kiến trúc; có năng lực chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền... + Kỹ năng cứng: Tư vấn thiết kế kiến trúc, lập dự án đầu tư xây dựng, thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp và các công trình liên quan khác. Quản lý chuyên môn các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp và các công trình liên quan khác; Tạo lập và QL các DoN thuộc lĩnh vực kiến trúc, xây dựng và các lĩnh vực liên quan khác; Nghiên cứu các vấn đề lý thuyết và thực tế của kiến trúc và các vấn đề liên quan khác. Có khả năng sử dụng các phầm mềm tin học, sử dụng ngoại ngữ đáp ứng các yêu cầu của chuyên môn thông thường và nghiên cứu tài liệu + Kỹ năng mềm: Có kỹ năng thu nhận, phân tích, tổng hợp và giải quyết vấn đề, đủ khả năng xử lý công việc chuyên môn và tự nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề về kiến trúc một cách độc lập và khoa học Có các kỹ năng xã hội, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và trình bày để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành, chuyên ngành kiến trúc ở môi trường trong nước và quốc tế. - Yêu cầu về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ về ngành Kiến trúc đã được ĐT; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp 22 về mặt kỹ thuật trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình. c) Nội dung CTĐT. Chương trình ĐT được xây dựng trên cơ sở tiếp cận đúng với bản chất của kiến trúc là một nghệ thuật tổ chức - tổng hòa của những yếu tố và quan hệ đối lập, cân đối giữa kỹ thuật và nghệ thuật, giữa vật chất, vật liệu và tinh thần, tư tưởng. Thông thường SV Kiến trúc học 5 năm, sau khi kết thúc người học sẽ được cấp bằng KTS, trong thời gian học SV được cung cấp: - Khối kiến thức chung, khối kiến thức khoa học xã hội, khối kiến thức toán và khoa học tự nhiên như: Toán, Hình hoạ, Vẽ kĩ thuật, Tin học đại cương. Khối lượng kiến thức này chiếm khoảng 20%; - Khối kiến thức cơ sở của ngành như: Cơ sở kiến trúc, Lịch sử kiến trúc, Cơ sở tạo hình kiến trúc, Nội thất, Cơ học công trình, Cấp thoát nước, Hệ thống điện trong công trình, Kinh tế xây dựng , khối lượng kiến thức cơ sở ngành chiếm khoảng 30%; - Khối kiến thức chuyên ngành như: Kiến trúc nhà ở, Kiến trúc nhà công cộng, Kiến trúc công nghiệp, Quy hoạch đô thị, Kiến trúc cảnh quan. Đặc biệt để đáp ứng đặc trưng tạo dựng không gian phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần của con người, của cộng đồng, của xã hội trong sứ mệnh ĐT KTS, đòi hỏi SV phải làm nhiều đồ án thiết kế trong quá trình ĐT, bao gồm: đồ án thiết kế dân dụng, đồ án thiết kế công nghiệp, đồ án thiết kế quy hoạch đô thị, đồ án thiết kế nội thất, đồ án thiết kế cảnh quan chiếm khoảng 40% khối lượng kiến thức. Các môn học có khối lượng từ 1-3 tín chỉ. Khi thi tốt nghiệp, SV kiến trúc phải có đồ án thiết kế cụ thể, thể hiện toàn bộ kiến thức đã được trang bị trong quá trình ĐT. Đồ án tốt nghiệp có khối lượng lên đến 10% khối lượng ĐT. d) Về cách thức tuyển sinh đầu vào. Đặc trưng về tổng hòa của nghệ thuật và kỹ thuật trong bản chất của kiến trúc ở trên được thể hiện ngay khi tuyển sinh đầu vào, ngoài việc xét tuyển các môn Toán, Vật lý học sinh muốn thi vào ngành kiến trúc cần phải thi tuyển môn Vẽ mỹ thuật - đây được coi là môn năng khiếu thể hiện khiếu về nghệ thuật và thẩm mỹ của học sinh. Điểm xét tuyển môn năng khiếu này được nhân hệ số 2, để thi đỗ đa số học sinh phải theo học các lớp vẽ mỹ thuật từ trước đó một đến hai năm [1]. Khi chọn học kiến trúc, đa số học sinh cần cảm nhận về sự sáng tạo/hấp dẫn và viễn cảnh đóng góp những công trình đẹp cho xã hội 23 e) Quan điểm và triết lý ĐT - Lấy SV làm trung tâm, phương pháp và chương trình giảng dạy liên tục thay đổi cho phù hợp với từng nhóm/cá nhân người học; - Học kết hợp thực hành: Cơ sở thực hành tốt, sĩ số lớp không quá đông. - Học và chơi “sáng tạo”: Sân chơi “đậm chất sáng tạo” dành cho SV kiến trúc. - Giao lưu học tập trong và ngoài nước: Thông qua các học phần tham quan thực tế các khu đất thiết kế công trình tại nước ngoài, mời giảng viên nước ngoài theo chủ đề đồ án. - Liên hệ và đóng góp cho cộng đồng xung quanh CSĐT thông qua các hoạt động xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, triển lãm và bán sản phẩm do SV làm gây quỹ cho cộng đồng, giới thiệu ngành nghề với cộng đồng và đặc biệt là trẻ em f) Phương thức ĐT KTS. Trong 02 năm đầu, SV thường được học những môn đại cương theo quy định chung, đồng thời được học thêm một số môn cơ sở nền tảng cho chuyên ngành về sau. Những môn cơ sở này chủ yếu tập trung trang bị cho SV các kỹ năng thể hiện bản vẽ kiến trúc [1]. Tuy nhiên, trong nhiều quốc gia, SV được trang bị trước hết là phương pháp và cách thức tư duy, các kỹ năng thể hiện chỉ được xem là những công cụ truyền tải nội dung thiết kế chứ không phải là thiết kế sẽ được giảng dạy trong những năm sau. Đây là một điều rất hợp lý vì hình thành tư duy trong kiến trúc là yếu tố quan trọng bậc nhất để định hình một KTS. Quan niệm về thể hiện ý tưởng của SV cũng có nhiều điểm khác biệt. Tại một số quốc gia đang phát triển, SV thường chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt lý luận, mặt tư duy. Đa phần SV kiến trúc Việt Nam quan niệm phải làm sao thể hiện được ý tưởng của mình một cách “mỹ thuật” nhất, bắt mắt nhất với những thủ pháp nghệ thuật mà chưa chú trọng đến cái cốt lõi đằng sau mỗi công trình. Ở một số quốc gia phát triển, SV kiến trúc thường thể hiện đồ án của mình trong studio riêng với nhiều cách thể hiện khác nhau, chứ không dừng lại ở trên giấy tờ Ở Việt Nam, lý do là chủ yếu những hạn chế về CSVC, nhưng đây cũng là một phương pháp hay cần khuyến khích. Thực tế, có không gian thể hiện riêng, SV kiến trúc sẽ dễ dàng hình dung được không gian để từ đó hình dung được tác phẩm của mình sẽ hình thành lên như thế nào chứ không chỉ đơn giản dừng lại ở việc vạch ra những đường nét trên giấy tờ 24 g) Giảng viên Kiến trúc. Thực tế, hiện nay có thể phân thành 02 dạng: Một là những GV có nhiều kinh nghiệm do có cơ hội tham gia thiết kế, xây dựng các công trình thực tế. Các thầy cô này có rất nhiều kinh nghiệm quý báu để truyền đạt cho SV nhưng mặt khác, họ thường rất bận nên thời gian để hỗ trợ và gần gũi SV là không nhiều [1]. Bên cạnh đó, còn có những GV chủ yếu làm công tác giảng dạy đơn thuần thì lại nắm rất chắc về vấn đề lý luận, nhưng thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế, thành ra không thể hướng dẫn SV một cách sâu sắc [1]. h) Đầu ra của các SV. SV được nhận đồ án tốt nghiệp khi tích luỹ đủ kiến thức về chuyên môn và ngoại ngữ theo yêu cầu của CTĐT. Sau khi bảo về đồ án tốt nghiệp thành công, hoàn thành các chứng chỉ về GD thể chất và quốc phòng SV sẽ được nhận bằng tốt nghiệp. i) Việc làm của KTS. SV Kiến trúc tốt nghiệp ra trường làm việc ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau: Trang trí nội thất/sân vườn, thiết kế đồ đạc, quy hoạch/thiết kế đô thị, trùng tu di tích, nghiên cứu, giảng dạy, làm dịch vụ (mô hình, diễn họa, làm phim, in ấn,..), thiết kế đồ họa (trình bày sách, thiết kế mỹ thuật), truyền thông/ thiết kế trang web, thậm chí làm cả vai trò QL (lập/ thẩm định dự án), giám sát/ thi công,.. 1.4. Nội dung về chất lượng và quản lý chất lượng đào tạo đại học ngành Kiến trúc theo tiếp cận TQM Từ phân tích trên và vận dụng vào QLCL cấp CTĐT, có thể hiểu QLCL ĐTĐH ngành Kiến trúc theo tiếp cận TQM được hiểu là phát triển VHCL làm nền tảng để dẫn dắt tất cả các bên liên quan của CSĐT/nhà trường đều tham gia vào thực hiện hệ thống ĐBCL ĐT thông qua tham dự, giao tiếp và năng lực. Cụ thể (xem Hình 1.4): 1.4.1. Văn hoá chất lượng trong đảm bảo chất lượng đào tạo đại học ngành Kiến trúc 1.4.1.1. Khái niệm, đặc trưng và tầm quan trọng văn hoá chất lượng a) Khái niệm. Thực tế, trong lĩnh vực ĐTĐH nói chung và đặc biệt là QLCL/ĐBCL ĐT nói riêng, VHCL được hiểu theo nhiều cách khác nhau: - Văn hoá CL là một hệ thống các giá trị của tổ chức/nhà trường/khoa/CTĐT để tạo ra môi trường thuận lợi cho việc thiết lập và cải tiến liên tục CLĐT [19]; - Văn hoá CL là VHTC góp phần vào phát triển mối quan tâm đến CLĐT một cách có hiệu quả [28]... 25 Hình 1.4. Quy trình và nội dung QLCL ĐTĐH ngành Kiến trúc theo tiếp cận TQM Tuy nhiên, các cách hiểu đều có điểm chung coi VHCL là VHTC bao gồm toàn bộ các giá trị, niềm tin và chuẩn mực hành vi về CL liên quan được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của CTĐT/khoa/nhà trường, chi phối nhận thức, tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi CL của mọi thành viên liên quan trong và ngoài CTĐT/khoa/nhà trường; tạo nên sự khác biệt và được coi là truyền thống riêng của mỗi CTĐT/khoa/nhà trường. Văn hoá tổ chức là toàn bộ các giá trị và niềm tin được chia sẻ và tương tác với các thành viên, cấu trúc và các hệ thống của tổ chức/nhà trường/khoa/CTĐT để tạo nên các chuẩn mực/nguyên tắc về hành vi ứng xử [56]. Văn hoá tổ chức là “chất keo xã hội” để gắn kết các thành viên với nhau và dẫn dắt cách làm việc của tổ chức/nhà trường/khoa/CTĐT, trong đó: - Giá trị là các nguyên tắc gắn với thỏa mãn, nhu/yêu cầu của khách hàng, tự chủ của NV, đổi mới CL... Thực tế, với mỗi tổ chức/khoa/nhà trường/CTĐT thường nên có ít nhất 03-06 giá trị cốt lõi. - Niềm tin là những nhất trí cơ bản về những gì được cho là đúng, như CL công việc sẽ được tán thưởng và khuyến khích... - Chuẩn mực là các tiêu chuẩn hành vi về CL được mong đợi hay cách làm việc trong tổ chức/nhà trường/khoa/CTĐT. Các chuẩn mực về hành vi được hình thành từ các giá trị và niềm tin, ví dụ như: Giao tiếp lịch sự, chia sẻ thông tin, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau... trong làm việc theo đội/nhóm. Trong đề tài luận án này, VHCL trong/của CTĐT ĐH ngành Kiến trúc được hiểu là một kiểu VHTC, bao gồm tập hợp các giá trị và niềm tin tạo nên các chuẩn mực/nguyên tắc về hành vi ứng xử (cách nhận thức, phương pháp tư duy và hành động...) liên quan đến CL để dẫn dắt/định hướng hệ thống ĐBCL 26 ĐT của CTĐT; và được các thành viên/bên liên quan chia sẻ, thừa nhận, suy nghĩ và hành động như một thói quen ngầm định với cam kết liên tục cải tiến CLĐT của CTĐT đáp ứng nhu/yêu cầu xã hội/khách hàng/người sử dụng dịch vụ/bên SDLĐ người tốt nghiệp. Thực tế, để thuận lợi cho việc áp dụng trong thực tiễn thì các chuẩn mực hành vi về CL của VHCL trên cần được cụ thể hóa thành khung/bộ tiêu chuẩn, tiêu chí và thang đo/đánh giá về ĐBCL ĐT ngành Kiến trúc trình độ ĐH (được trình bày và phân tích cụ thể trong nội dung về Hệ thống ĐBCL ĐT ngành Kiến trúc trình độ ĐH ở dưới). b) Đặc trưng của VHCL. Có nhiều cách phân loại khác nhau, nhưng nhìn chung, VHCL có các đặc trưng chính như sau: - Văn hoá CL dẫn dắt ĐBCL, cải tiến CL và là một hệ thống văn hóa của CTĐT/khoa/nhà trường, tạo nên “sự riêng biệt” để phân biệt giữa các CTĐT/khoa/nhà trường, bên cạnh những cái chung. VHCL hướng đến sự hài lòng của các bên liên quan, đặc biệt là bên SDLĐ thông qua ĐBCL để cải tiến liên tục CLĐT của CTĐT. Để thành công đòi hỏi vai trò và cam kết của người lãnh đạo, đội ngũ NV và các bên liên quan trong việc phát triển VHCL của CTĐT/khoa/nhà trường là rất quan trọng... - Văn hoá CL mang tính “nhân sinh”, tức là gắn với con người - Cá nhân và tập thể. Tập hợp một nhóm người cùng làm việc với nhau sẽ hình thành nên những thói quen, đặc trưng của nhóm/đơn vị đó, nên VHCL có thể hình thành một cách “tự phát/tự giác” hay “chủ động”; và theo thời gian, những thói quen này sẽ dần càng rõ ràng hơn và hình thành ra “cá tính/VHCL” của CTĐT/khoa/nhà trường. Như vậy, một CTĐT/khoa/nhà trường dù muốn hay không đều sẽ dần hình thành VHCL của mình, nên nếu để hình thành một cách “tự phát” có thể không phù hợp và vì vậy, cần chủ động tạo ra những giá trị, niềm tin và chuẩn mực về hành vi CL của VHCL mong muốn là rất cần thiết, phục vụ cho định hướng phát triển hệ thống ĐBCL, góp phần phát triển bền vững và cạnh tranh thành công của CTĐT. - Văn hoá CL có tính “giá trị”, tức là không có VHCL “tốt” và “xấu”, chỉ có VHCL phù hợp hay chưa/không phù hợp với định hướng phát triển của ĐBCL ĐT của CTĐT. Giá trị là kết quả thẩm định của chủ thể đối với đối tượng theo một hoặc một số thang đo nhất định, như: “đúng-sai”, “tốt-xấu”, “đẹp- xấu”, nhưng hàm ý của “sai” hay “xấu”, về bản chất, chỉ là “không phù hợp”. Giá trị cũng là khái niệm tương đối, phụ thuộc vào chủ thể, không gian và thời 27 gian. Trong thực tế, con người có xu hướng áp đặt giá trị của mình, của CTĐT/khoa/nhà trường cho cá nhân/đơn vị khác, nên dễ có những nhận định “đúng-sai” về VHCL của một CTĐT/khoa/nhà trường nào đó. - Văn hoá CL có tính “ổn định”, tức là khi đã được định hình thì “khó thay đổi”. Qua thời gian, các hoạt động khác nhau của các thành viên sẽ giúp các giá trị, niềm tin và chuẩn mực về hành vi CL được tích lũy và tạo thành VHCL. Sự tích lũy này tạo nên tính ổn định của VHCL c) Tầm quan trọng của VHCL có thể được hiểu một cách đơn giản: nếu hệ thống ĐBCL là máy tính thì VHCL chính là hệ điều hành; hay một cách hình tượng thì: VHCL là cái còn thiếu khi đã có tất cả, là cái còn lại khi tất cả đã mất. Dưới đây khái quát tầm quan trọng chính của VHCL: - Cam kết và tạo động lực làm việc cho cá nhân và tập thể. VHCL giúp thành viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm, nên một khi VHCL phù hợp sẽ giúp họ luôn có cảm giác làm công việc có ý nghĩa và hãnh diện vì là một thành viên của khoa/nhà trường. Hơn nữa, với quan niệm mới về lãnh đạo hiện nay là “team work is dream work”, nghĩa là sự thành công của CTĐT/khoa/nhà trường không chỉ đo bằng sự thành công cá nhân mà là sự chung sức của một tập thể/đội/nhóm làm việc. Nếu đội ngũ NV được làm việc trong môi trường VHCL tích cực và phù hợp sẽ tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp, do luôn hiểu rằng bản thân là thành phần không thể thiếu, giống như mắt xích trong một chuỗi dây chuyền hoạt động. Họ được quyền chia sẻ ý tưởng, hưởng quyền lợi chính đáng, được ghi nhận thành công và có phần thưởng tương xứng với tâm huyết bỏ ra. Vì vậy, sẽ tạo được động lực làm việc hết mình để đồng lòng và chung sức đạt tới thành công và đây là chìa khóa của sự gắn kết các thành viên đồng thời tạo ra thành công cho CTĐT/khoa/nhà trường. - Điều phối và kiểm soát. VHCL điều phối và kiểm soát hành vi CL các cá nhân và tập thể bằng các câu chuyện, truyền thuyết; các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc..., vì vậy, khi cần phải ra một quyết định phức tạp, VHCL giúp thu hẹp phạm vi các lựa chọn phải xem xét. - Giảm xung đột. VHCL là “keo” gắn kết các thành viên của CTĐT/khoa/nhà trường và giúp thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động. Khi phải đối mặt với những xung đột lẫn nhau thì VHCL chính là yếu tố giúp mọi người gắn kết với nhau để đi đến nhất trí. - Lợi thế cạnh tranh. Kết hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo động lực... trên làm tăng hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt và vì vậy, sẽ 28 giúp CTĐT/khoa/nhà trường phát triển bền vững và cạnh tranh thành công trên thị trường thông qua CL. - Văn hoá CL gắn kết cá nhân và tập thể, nên đòi hỏi tất cả thành viên, đơn vị đều biết, hiểu những yêu cầu về chuẩn mực hành vi CL đối với công việc; và tự giác tham gia thực hiện để đáp ứng những yêu cầu/chuẩn mực về hành vi CL... 1.4.1.2. Các cách tiếp cận phát triển văn hoá chất lượng Dưới đây là một số cách tiếp cận chính trong phát triển VHCL trong/của ĐBCL ĐT của CTĐT ĐH ngành Kiến trúc: a) Tiếp cận VHTC. VHCL là một phần của VHTC, nên việc xây dựng VHCL trong/của ĐBCL ĐTĐH ngành Kiến trúc cần gắn liền với xây dựng VHTC và thường được tạo thành bởi 04 yếu tố quan trọng: (1) Các yếu tố về cấu trúc; (2) Các yếu tố tạo thuận lợi; (3) Các yếu tố văn hóa liên quan đến CL; và (4) Các yếu tố để kết nối 3 yếu tố trên thông qua sự tham gia, niềm tin và thông tin, giao tiếp [35]. b) Tiếp cận TQM. Phát triển VHCL trong các CSĐT ĐH nói chung và CTĐT nói riêng theo hướng áp dụng TQM gồm 07 bước: (1) Sự cam kết của lãnh đạo; (2) Thiết lập các kênh giao tiếp rõ ràng; (3) Lập kế hoạch tự đánh giá; (4) Thiết lập và huấn luyện các nhóm làm việc; (5) Đánh giá, lựa chọn các quá trình tự đánh giá để cải tiến theo thứ tự ưu tiên; (6) Thiết lập và thực thi các kế hoạch hành động; (7) Giám sát và thu thập thông tin phản hồi [53]. Dựa trên nghiên cứu mối quan hệ giữa VHCL và hiệu suất nguồn nhân lực trong CSĐT cho thấy để góp phần phát triển VHCL cần quan tâm tới 09 yếu tố: vai trò lãnh đạo; QL bằng sự kiện; kế hoạch chiến lược; phi tập trung hóa; tự phát triển liên tục; cam kết của cá nhân và tổ chức/đơn vị; làm việc theo nhóm; chăm sóc khách hàng và cải tiến liên tục [21]. c) Tiếp cận ĐBCL. Nghiên cứu về phát triển VHCL trong các CSĐT ĐH và CTĐT dựa vào ĐBCL bên trong và bên ngoài cho thấy: VHCL là một loại VHTC trong đó việc nâng cao CL cần được xem là một việc làm thường xuyên và được nhận diện bởi 02 yếu tố [36, 37 và 38]: - Yếu tố văn hóa về tâm lý bao gồm các giá trị chia sẻ, niềm tin, sự mong đợi và cam kết với CL; và - Yếu tố cấu trúc/QL đòi hỏi có quy trình rõ ràng nhằm mục đích nâng cao CL và nỗ lực phối hợp thực hiện của các cá nhân và tổ chức/đơn vị. Đặc biệt, 02 yếu tố trên phải được kết nối với nhau thông qua thông tin và liên lạc hiệu quả, thảo luận và các quá trình tham gia ở cấp độ tổ chức, trách 29 nhiệm tập thể (cam kết CL của nhà QL, sự tham gia của đội ngũ GV, NV và người học) - tức là VHCL đòi hỏi sự cân bằng phù hợp giữa tiếp cận “trên - xuống” và tiếp cận “dưới - lên” để nâng cao CL và phối hợp nỗ lực của các cá nhân và/hay tổ chức/đơn vị. Theo Hiệp hội các trường ĐH Châu Âu (EUA), định hướng giải pháp chính để xây dựng VHCL trong các CSĐT/CTĐT ĐH bao gồm: tạo sự cân bằng giữa vai trò của lãnh đạo và vai trò của tập thể cấp dưới; thiết lập mới hoặc hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức liên quan đến CL; hoàn thiện các quá trình ĐBCL bên trong; đánh giá ngoài; xây dựng hệ thống các giá trị, chuẩn mực... d) Tiếp cận hệ thống giá trị. VHCL được hình thành bởi một số giá trị, do đó vấn đề chính trong xây dựng VHCL là biến những giá trị thành hành động thực tiễn của cá nhân và tập thể trong CSĐT/CTĐT. Sự hình thành và phát triển VHCL được nhận diện bởi 02 cấp độ: ở cấp độ bề mặt, các thành viên tán thành các giá trị và tham gia vào ĐBCL; ở cấp độ chiều sâu, sự thay đổi hành vi CL gắn liền với sự tham gia ở cấp độ bề mặt [54]. Theo Venera (2007), VHCL là tổng thể các giá trị liên quan đến CL và dựa vào đó CSĐT/CTĐT ĐH phát triển khả năng QL các vấn đề nội bộ để tồn tại bền vững trong môi trường bên ngoài. Các giá trị của VHCL bao gồm: các giá trị liên quan đến người QL (người QL phải tin tưởng vào cải tiến CL, xem CL như là giá trị chiến lược trong môi trường cạnh tranh); các giá trị liên quan đến đội ngũ (tất cả các thành viên phải chịu trách nhiệm và nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ ngay từ đầu với CL cao nhất theo triết lý “không lỗi”); các giá trị liên quan đến khách hàng (coi trọng, hiểu rõ các nhu... sánh trên được văn bản hóa và công bố công khai, dễ tiếp cận với các bên liên quan 2 372 501 2.57 3 395 477 2.54 42 (CA) Các qui định về các tiêu chí và quy trình lựa chọn đối tác, các thông tin so chuẩn và đối sánh trên được tổ chức rà soát và điều chỉnh hàng năm đảm bảo phù hợp và hiệu quả với các bên liên quan 6 337 532 2.60 7 374 494 2.56 TB Tiêu chí 2.58 2.53 TB Tiêu chí từ khảo nghiệm của giải pháp 2.59 2.54 TIÊU CHUẨN 2: ĐBCL ĐẦU VÀO: Tiêu chí 6: Tổ chức phát triển CĐR đại học ngành Kiến trúc: 43 (P) Có hệ thống tổ chức phát triển (thiết kế, thẩm định, phê duyệt, ban hành, giám sát thực hiện, rà soát, điều chỉnh...) CĐR của CTĐT và học phần phù hợp và nhất quán với nhau 2 378 495 2.56 5 416 454 2.51 44 (PDC) Tổ chức thiết kế, thực hiện, giám sát phát triển CĐR của CTĐT và học phần đảm bảo lôi cuốn được sự tham gia và phản hồi tích cực và có trách nhiệm của tất cả các bên liên quan 4 422 449 2.51 3 406 466 2.53 45 (PDC) Tổ chức thiết kế, thực hiện, giám sát phát triển CĐR của CTĐT đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu của các bên liên quan, đặc biệt là bên SDLĐ, 10 301 564 2.63 7 405 463 2.52 - 60 - STT Tên tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo Tính cần thiết Tính khả thi K hô ng C T Cầ n th iế t Rấ t C T TB K hô ng K T K hả th i Rấ t K T TB học tập suốt đời của người học, liên thông với các cấp, bậc học của ngành nghề liên quan 46 (PDC) Tổ chức thiết kế, thực hiện, giám sát phát triển CĐR của học phần đảm bảo gắn kết giữa lý thuyết với đồ án thiết kế thực hành trong quá trình đào tạo và đồ án tốt nghiệp, được xây dựng dựa trên và đạt tới CĐR của CTĐT 8 366 501 2.56 7 394 474 2.53 47 (A) Thông tin giám sát trên được phản hồi kịp thời đến các bên liên quan để cải tiến 7 361 507 2.57 5 400 470 2.53 48 (D) CĐR của CTĐT và học phần được văn bản hóa và công bố công khai, dễ tiếp cận với các bên liên quan 6 366 503 2.57 5 423 447 2.51 49 (CA) CĐR của CTĐT và học phần được tổ chức rà soát, điều chỉnh định kỳ 3- 5 năm một lần đảm bảo phù hợp và hiệu quả với các bên liên quan 3 381 491 2.56 6 418 451 2.51 TB Tiêu chí 2.57 2.52 TB Tiêu chí từ khảo nghiệm của giải pháp 2.58 2.53 Tiêu chí 7: Tổ chức phát triển CTĐT đại học ngành Kiến trúc dựa vào CĐR: 50 (P) Có hệ thống tổ chức phát triển (thiết kế, thẩm định, phê duyệt, ban hành, giám sát thực hiện, rà soát, điều chỉnh...) CTĐT dựa trên CĐR phù hợp và nhất quán với nhau 4 356 515 2.58 3 427 445 2.51 51 (PDC) Tổ chức thiết kế, thực hiện, giám sát phát triển CTĐT dựa trên CĐR đảm bảo lôi cuốn được sự tham gia và phản hồi tích cực và có trách nhiệm của tất cả các bên liên quan 5 411 459 2.52 6 441 428 2.48 52 (PDC) Tổ chức thiết kế, thực hiện, giám sát phát triển CTĐT, đề cương các học phần lý thuyết (liên ngành), đồ án thiết kế môn học và đồ án tốt nghiệp phù hợp với CĐR, sứ mạng, giá trị, tầm nhìn và mục tiêu phát triển của nhà 7 344 524 2.59 5 454 416 2.47 - 61 - STT Tên tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo Tính cần thiết Tính khả thi K hô ng C T Cầ n th iế t Rấ t C T TB K hô ng K T K hả th i Rấ t K T TB trường và ngành Kiến trúc 53 (PDC) Tổ chức thiết kế, thực hiện, giám sát đảm bảo tỷ lệ nội dung CTĐT phù hợp giữa lý thuyết và thực hành, thực tập 5 331 539 2.61 7 438 430 2.48 54 (P) Có hệ thống tổ chức phát triển (thiết kế, thẩm định, phê duyệt, ban hành, giám sát thực hiện, rà soát, điều chỉnh...) phù hợp để chi tiết CTĐT thành đề cương các học phần lý thuyết, các nhiệm vụ thiết kế đồ án môn học, đồ án tổng hợp, đồ án tốt nghiệp và kế hoạch đào tạo 6 321 548 2.62 4 449 422 2.48 55 (PDC) Tổ chức thiết kế, thực hiện, giám sát đảm bảo cấu trúc CTĐT và kế hoạch đào tạo kết nối chặt chẽ giữa đề cương các học phần lý thuyết bổ trợ và nhiệm vụ thiết kế các đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp để đạt tới CĐR 5 339 531 2.60 4 437 434 2.49 56 (PDC) Tổ chức thiết kế, thực hiện, giám sát đảm bảo khối lượng/tải trọng học tập của CTĐT và kế hoạch đào tạo phù hợp với ngành Kiến trúc 8 376 491 2.55 11 424 440 2.49 57 (PDC) Tổ chức thiết kế, thực hiện, giám sát đảm bảo CTĐT, đề cương các học phần cho biết rõ cách áp dụng phương pháp giảng dạy, học tập, thực hành, kiểm tra đánh giá, đặc biệt là hệ thống đồ án thiết kế môn học, đồ án tốt nghiệp để đạt tới CĐR 6 342 527 2.60 7 392 476 2.54 58 (A) Thông tin giám sát trên được phản hồi kịp thời đến các bên liên quan để cải tiến 6 354 515 2.58 7 395 473 2.53 59 (D) CTĐT, đề cương các học phần lý thuyết, hệ thống đồ án thiết kế môn học, đồ án tốt nghiệp, kế hoạch đào tạo được văn bản hóa và công bố công khai, dễ tiếp cận với các bên liên quan 6 328 541 2.61 4 430 442 2.50 60 (CA) Nội dung CTĐT, đề cương các học phần lý thuyết, hệ thống đồ án thiết kế môn học, đồ án tốt nghiệp và kế hoạch đào tạo được tổ chức rà soát, điều 9 345 521 2.59 6 435 434 2.49 - 62 - STT Tên tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo Tính cần thiết Tính khả thi K hô ng C T Cầ n th iế t Rấ t C T TB K hô ng K T K hả th i Rấ t K T TB chỉnh và cập nhật thường xuyên đảm bảo phù hợp và hiệu quả với các bên liên quan TB Tiêu chí 2.59 2.50 TB Tiêu chí từ khảo nghiệm của giải pháp 2.60 2.52 Tiêu chí 8: ĐBCL tuyển sinh và nhập học: 61 (P) Có hệ thống tổ chức phát triển (thiết kế, thẩm định, phê duyệt, ban hành, giám sát thực hiện, rà soát, điều chỉnh...) các qui định về tuyển sinh và nhập học (tiêu chí, chính sách, kế hoạch, truyền thông, giám sát...) phù hợp với CTĐT và nhất quán với nhau 5 400 470 2.53 4 414 457 2.52 62 (PDC) Tổ chức thiết kế, thực hiện, giám sát phát triển các qui định về tuyển sinh và nhập học đảm bảo lôi cuốn sự tham gia và phản hồi tích cực, có trách nhiệm của tất cả các bên liên quan 4 366 505 2.57 7 394 474 2.53 63 (PDC) Tổ chức lập kế hoạch, thực hiện, giám sát đảm bảo các bên liên quan cung cấp thông tin về nhu cầu nhân lực/NNL cần đào tạo toàn diện và kịp thời 6 405 464 2.52 5 400 470 2.53 64 (PDC) Tổ chức thiết kế, thực hiện, giám sát đảm bảo các qui định về tuyển sinh và nhập học, đặc biệt là thi tuyển năng khiếu đầu vào rõ ràng, minh bạch, công bằng 6 346 523 2.59 8 411 456 2.51 65 (PDC) Tổ chức thiết kế, thực hiện, giám sát đảm bảo các qui định về tuyển sinh và nhập học phù hợp với CTĐT, đối tượng tuyển sinh và các bên liên quan 4 350 521 2.59 3 391 481 2.55 66 (A) Thông tin giám sát trên được phản hồi kịp thời đến các bên liên quan để cải tiến 3 406 466 2.53 3 412 460 2.52 67 (D) Các qui định về tuyển sinh và nhập học được văn bản hóa và công bố công 7 332 536 2.60 8 422 445 2.50 - 63 - STT Tên tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo Tính cần thiết Tính khả thi K hô ng C T Cầ n th iế t Rấ t C T TB K hô ng K T K hả th i Rấ t K T TB khai, dễ tiếp cận với đối tượng tuyển sinh và các bên liên quan 68 (DC) Tổ chức và giám sát thực hiện các qui định về tuyển sinh và nhập học phù hợp với điều kiện tham dự của các bên liên quan 5 407 463 2.52 6 402 467 2.53 69 (CA) Các qui định về tuyển sinh và nhập học được tổ chức rà soát, điều chỉnh và cập nhật hàng năm đảm bảo phù hợp và hiệu quả với các bên liên quan 6 340 529 2.60 6 391 478 2.54 TB Tiêu chí 2.56 2.53 TB Tiêu chí từ khảo nghiệm của giải pháp 2.58 2.54 Tiêu chí 9: ĐBCL đội ngũ CBQL, giảng viên và nhân viên: 70 (P) Có hệ thống tổ chức phát triển (thiết kế, thẩm định, phê duyệt, ban hành, giám sát thực hiện, rà soát, điều chỉnh...) quản lý đội ngũ (CBQL, giảng viên và nhân viên) dựa vào năng lực phù hợp với CTĐT 2 377 496 2.56 4 397 474 2.54 71 (PDC) Tổ chức lập kế hoạch, thực hiện, giám sát quản lý đội ngũ trên dựa vào năng lực đảm bảo lôi cuốn được sự tham gia và phản hồi tích cực và có trách nhiệm của tất cả các bên liên quan 8 367 500 2.56 4 380 491 2.56 72 (PDC) Tổ chức lập, thực hiện, giám sát đảm bảo có được quy hoạch phát triển đội ngũ (về số lượng, chất lượng và cơ cấu) phù hợp với chiến lược, mục tiêu phát triển CTĐT trong giai đoạn khác nhau 6 342 527 2.60 7 348 520 2.59 73 (PDC) Tổ chức thiết kế, thực hiện, giám sát đảm bảo có được các tiêu chuẩn về năng lực của CBQL, giảng viên và nhân viên cần có đáp ứng vị trí việc làm phù hợp với yêu cầu phát triển CTĐT 5 373 497 2.56 4 406 465 2.53 74 (D) Các qui định về quản lý đội ngũ dựa vào năng lực được văn bản hóa và công bố công khai, dễ tiếp cận với các bên liên quan 9 351 515 2.58 7 363 505 2.57 - 64 - STT Tên tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo Tính cần thiết Tính khả thi K hô ng C T Cầ n th iế t Rấ t C T TB K hô ng K T K hả th i Rấ t K T TB 75 (PDC) Tổ chức lập kế hoạch, thực hiện, giám sát đảm bảo tuyển chọn, sử dụng, luân chuyển và thăng tiến đội ngũ minh bạch, công bằng, dân chủ dựa trên các tiêu chuẩn/chí năng lực cần có đáp ứng vị trí việc làm trong bối cảnh cụ thể 7 367 501 2.56 5 360 510 2.58 76 (PDC) Tổ chức lập quy hoạch, thực hiện, giám sát đảm bảo đội ngũ CBQL, giảng viên và nhân viên (thư viện, thí nghiệm, thực hành, hỗ trợ người học....) đủ số lượng và năng lực phục vụ thỏa mãn các bên liên quan 5 360 510 2.58 7 389 479 2.54 77 (PDC) Tổ chức thiết kế, thực hiện, giám sát đảm bảo hệ thống quản lý thực hiện đội ngũ dựa vào năng lực phù hợp và hiệu quả 4 375 496 2.56 5 402 468 2.53 78 (PDC) Tổ chức thiết kế, thực hiện, giám sát đảm bảo các nhiệm vụ và tải trọng công việc được phân bổ phù hợp với trình độ/bằng cấp, kinh nghiệm, năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ 7 328 540 2.61 8 349 508 2.55 79 (PDC) Tổ chức lập kế hoạch, thực hiện, giám sát đảm bảo phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ dựa vào năng lực đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với chiến lược và mục tiêu phát triển CTĐT 6 362 507 2.57 7 343 525 2.59 80 (PDC) Tổ chức thiết kế, thực hiện, giám sát đảm bảo chính sách, chế độ thu hút và duy trì đội ngũ có trình độ cao đáp ứng được với yêu cầu chiến lược và mục tiêu phát triển CTĐT 5 356 514 2.58 7 373 495 2.56 81 (PDC) Tổ chức thiết kế, thực hiện, giám sát đảm bảo hệ thống đánh giá đội ngũ không chỉ về kết quả thực hiện mà cả năng lực (bao gồm người học tham gia đánh giá giảng dạy/đào tạo của giảng viên; giảng viên, nhân viên tham gia đánh giá CBQL...) khách quan, công bằng, dân chủ và minh bạch 8 348 519 2.58 4 402 469 2.53 82 (A) Thông tin giám sát được phản hồi kịp thời đến các bên liên quan để cải 4 359 512 2.58 8 359 498 2.54 - 65 - STT Tên tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo Tính cần thiết Tính khả thi K hô ng C T Cầ n th iế t Rấ t C T TB K hô ng K T K hả th i Rấ t K T TB tiến 83 (CA) Các qui định về quản lý đội ngũ dựa vào năng lực được tổ chức rà soát, điều chỉnh và cập nhật hàng năm đảm bảo phù hợp và hiệu quả với các bên liên quan 3 373 499 2.57 1 355 519 2.59 TB Tiêu chí 2.58 2.56 TB Tiêu chí từ khảo nghiệm của giải pháp 2.59 2.57 Tiêu chí 10: ĐBCL cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy/thực hành và tài chính: 84 (P) Có hệ thống lập kế hoạch, triển khai, kiểm toán sử dụng hiệu quả và tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy/thực hành và các nguồn lực tài chính đảm bảo thực hiện thành công sứ mạng, chiến lược, mục tiêu phát triển CTĐT 6 403 466 2.53 7 392 476 2.54 85 (PDC) Tổ chức lập kế hoạch, triển khai, kiểm toán sử dụng hiệu quả và tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy/thực hành và các nguồn lực tài chính đảm bảo lôi cuốn được sự tham gia và phản hồi tích cực và có trách nhiệm của tất cả các bên liên quan 2 380 493 2.56 3 387 485 2.55 86 (PDC) Tổ chức lập kế hoạch, thực hiện, giám sát đảm bảo hệ thống phòng học, giảng đường, phòng học chuyên môn, phòng thí nghiệm, đặc biệt là xưởng thực hành, ... đáp ứng yêu cấu thực hiện thành công CTĐT 7 358 510 2.57 5 411 459 2.52 87 (PDC) Tổ chức lập kế hoạch, thực hiện, giám sát thư viện có đủ số lượng, chủng loại giáo trình, sách báo, tạp chí, tài liệu chuyên môn, chuyên ngành... được cập nhật phù hợp với CTĐT 9 373 493 2.55 6 409 460 2.52 88 (PDC) Tổ chức lập kế hoạch, thực hiện, giám sát hệ thống máy tính và mạng nội bộ (LAN) được cập nhật phù hợp với CTĐT 4 368 503 2.57 4 396 475 2.54 - 66 - STT Tên tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo Tính cần thiết Tính khả thi K hô ng C T Cầ n th iế t Rấ t C T TB K hô ng K T K hả th i Rấ t K T TB 89 (PDC) Tổ chức lập kế hoạch, thực hiện, giám sát phương tiện giảng dạy, thực hành, thực tập hiện đại và phân bổ sử dụng hiệu quả phù hợp với CTĐT 4 405 466 2.53 2 412 461 2.52 90 (PDC) Tổ chức lập kế hoạch, thực hiện và giám sát hạ tầng, cơ sở vật chất và phương tiện giảng dạy, thực hành, thực tập đáp ứng được các tiêu chí và qui định về mỹ thuật công nghiệp, thẩm mỹ nghề nghiệp, sư phạm cũng như môi trường, an toàn, y tế... 7 373 495 2.56 6 384 485 2.55 91 (PDC) Tổ chức lập kế hoạch, thực hiện và giám sát huy động đủ nguồn tài chính và sử dụng đúng mục đích, qui định và hiệu quả đáp ứng được thực hiện thành công CTĐT 3 364 508 2.58 5 396 474 2.54 92 (A) Thông tin giám sát trên được phản hồi kịp thời đến các bên liên quan để cải tiến 5 400 470 2.53 6 400 469 2.53 93 (D) Hệ thống lập và thực hiện kế hoạch, triển khai, kiểm toán trên được văn bản hóa và công bố công khai, dễ tiếp cận với các bên liên quan 5 360 510 2.58 6 389 480 2.54 94 (CA) Hệ thống lập và thực hiện kế hoạch, triển khai, kiểm toán trên được tổ chức rà soát, điều chỉnh và cập nhật hàng năm đảm bảo phù hợp và hiệu quả với các bên liên quan 7 385 483 2.54 4 400 471 2.53 TB Tiêu chí 2.55 2.53 TB Tiêu chí từ khảo nghiệm của giải pháp 2.56 2.54 TIÊU CHUẨN 3: ĐBCL QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO: Tiêu chí 11: Triết lý và chiến lược đào tạo/giảng dạy và học tập: 95 (P) Có hệ thống phát triển triết lý và chiến lược đào tạo/giảng dạy và học tập để đạt được CĐR của CTĐT phù hợp và nhất quán với nhau 7 348 520 2.59 5 379 491 2.56 96 (PDC) Tổ chức xây dựng, thực hiện, giám sát triết lý và chiến lược đào 5 327 543 2.61 4 383 488 2.55 - 67 - STT Tên tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo Tính cần thiết Tính khả thi K hô ng C T Cầ n th iế t Rấ t C T TB K hô ng K T K hả th i Rấ t K T TB tạo/giảng dạy và học tập để đạt được CĐR của CTĐT, đảm bảo lôi cuốn được sự tham gia và phản hồi tích cực và có trách nhiệm của tất cả các bên liên quan 97 (PDC) Tổ chức xây dựng, thực hiện, giám sát đảm bảo có được triết lý và chiến lược đào tạo/giảng dạy và học tập lấy người học/khách hàng làm trọng tâm, đảm bảo học tập có chất lượng, học tập suốt đời 7 369 499 2.56 8 356 511 2.57 98 (PDC) Tổ chức lập kế hoạch, thực hiện, giám sát đảm bảo triết lý, chiến lược đào tạo/giảng dạy và học tập trên giúp người học nắm được và vận dụng kiến thức một cách khoa học vào thực tiễn 3 349 523 2.59 2 386 487 2.55 99 (PDC) Tổ chức lập kế hoạch, thực hiện, giám sát đảm bảo triết lý, chiến lược đào tạo/giảng dạy và học tập trên tạo điều kiện thuận lợi cho cách học tập tương tác của người học 4 367 504 2.57 5 381 489 2.55 100 (PDC) Tổ chức lập kế hoạch, thực hiện, giám sát đảm bảo triết lý, chiến lược đào tạo/giảng dạy và học tập trên khuyến khích người học học cách học và hình thành năng lực tự học và học suốt đời 7 379 489 2.55 5 337 533 2.60 101 (A) Thông tin giám sát trên được phản hồi kịp thời đến các bên liên quan để cải tiến 6 388 481 2.54 3 375 497 2.56 102 (D) Hệ thống phát triển triết lý và chiến lược đào tạo/giảng dạy và học tập trên được văn bản hóa và công bố công khai, dễ tiếp cận với các bên liên quan 2 338 535 2.61 4 362 509 2.58 103 (CA) Hệ thống phát triển triết lý và chiến lược đào tạo/giảng dạy và học tập trên được tổ chức rà soát, điều chỉnh và cập nhật hàng năm đảm bảo hù hợp và hiệu quả với các bên liên quan 3 359 513 2.58 2 372 501 2.57 TB Tiêu chí 2.58 2.57 - 68 - STT Tên tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo Tính cần thiết Tính khả thi K hô ng C T Cầ n th iế t Rấ t C T TB K hô ng K T K hả th i Rấ t K T TB TB Tiêu chí từ khảo nghiệm của giải pháp 2.60 2.58 Tiêu chí 12: ĐBCL tổ chức đào tạo/giảng dạy và học tập: 104 (PDC) Tổ chức thiết kế, thực hiện, giám sát đào tạo/giảng dạy và học tập để đạt được CĐR của CTĐT, đảm bảo lôi cuốn được sự tham gia và phản hồi tích cực, có trách nhiệm của tất cả các bên liên quan 5 381 489 2.55 3 402 470 2.53 105 (PDC) Tổ chức thiết kế, thực hiện, giám sát đào tạo/giảng dạy và học tập để đạt được CĐR của CTĐT, đảm bảo đào tạo/giảng dạy và học tập có chất lượng, học tập suốt đời của người học 10 373 492 2.55 8 416 451 2.51 106 (PDC) Tổ chức thiết kế, thực hiện, giám sát đảm bảo đa dạng hóa các hình thức học tập (dự án đào tạo, đào tạo thực hành, bài tập lớn, thực tập doanh nghiệp, tham quan kiến trúc trong và ngoài nước) đáp ứng được nhu/yêu cầu của người học 5 380 490 2.55 4 411 460 2.52 107 (PDC) Tổ chức lập kế hoạch, thực hiện, giám sát đảm bảo các bên liên quan, đặc biệt là bên SDLĐ tham gia hiệu quả vào quá trình đào tạo (biên soạn tài liệu giảng dạy/đào tạo, dạy thực hành, soạn ngân hàng thi, cung cấp nơi thực tập, chấm thi tốt nghiệp...) 7 386 482 2.54 7 393 475 2.53 108 (PDC) Tổ chức thiết kế, thực hiện, giám sát đảm bảo tỷ lệ người dạy trên người học đúng qui định 4 389 482 2.55 7 411 457 2.51 109 (A) Thông tin giám sát trên được phản hồi kịp thời đến các bên liên quan để cải tiến 7 394 474 2.53 8 395 472 2.53 110 (D) Hệ thống thiết kế, thực hiện, giám sát tổ chức đào tạo/giảng dạy và học tập trên được văn bản hóa và công bố công khai, dễ tiếp cận với các bên liên quan 6 384 485 2.55 5 404 466 2.53 111 (CA) Hệ thống thiết kế, thực hiện, giám sát tổ chức đào tạo/giảng dạy và học 6 367 502 2.57 6 429 440 2.50 - 69 - STT Tên tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo Tính cần thiết Tính khả thi K hô ng C T Cầ n th iế t Rấ t C T TB K hô ng K T K hả th i Rấ t K T TB tập trên được tổ chức rà soát, điều chỉnh và cập nhật hàng năm đảm bảo phù hợp và hiệu quả với các bên liên quan TB Tiêu chí 2.55 2.52 TB Tiêu chí từ khảo nghiệm của giải pháp 2.56 2.53 Tiêu chí 13: ĐBCL đánh giá tiến trình học tập của người học và phản hồi thông tin để cải tiến: 112 (PDC) Tổ chức thiết kế, thực hiện, giám sát lập kế hoạch, lựa chọn hình thức, phương pháp đánh giá tiến trình học tập của người học và phản hồi thông tin để cải tiến đảm bảo lôi cuốn được sự tham gia và phản hồi tích cực và có trách nhiệm của tất cả các bên liên quan 4 386 485 2.55 3 416 456 2.52 113 (PDC) Tổ chức thiết kế, thực hiện, giám sát lập kế hoạch, lựa chọn hình thức, phương pháp đánh giá tiến trình học tập của người học và phản hồi thông tin để cải tiến phù hợp để đạt được CĐR của CTĐT và học phần 3 352 520 2.59 4 422 449 2.51 114 (PDC) Tổ chức lập kế hoạch, thực hiện, giám sát đảm bảo đánh giá tiến trình học tập của học người học bao gồm cả đánh giá kết quả nhập học, quá trình học tập và tốt nghiệp 8 396 471 2.53 6 399 470 2.53 115 (PDC) Tổ chức lập kế hoạch, thực hiện, giám sát đảm bảo đánh giá theo dấu vết của người tốt nghiệp (kết quả tìm được việc làm, mức độ đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm của bên SDLĐ...) được thực hiện định kỳ hàng năm 7 376 492 2.55 9 400 466 2.52 116 (PDC) Tổ chức thiết kế, thực hiện, giám sát đảm bảo tiêu chuẩn/chí đánh giá người học được xây dựng dựa trên và đạt tới CĐR và CTĐT, học phần 8 355 512 2.58 5 404 466 2.53 117 (PDC) Tổ chức thiết kế, thực hiện, giám sát đảm bảo sử dụng kết hợp các phương pháp khác nhau phù hợp để đánh giá người học và bao phủ tất cả các mục tiêu của CTĐT, học phần 5 397 473 2.53 4 409 462 2.52 - 70 - STT Tên tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo Tính cần thiết Tính khả thi K hô ng C T Cầ n th iế t Rấ t C T TB K hô ng K T K hả th i Rấ t K T TB 118 (PDC) Tổ chức lập kế hoạch, thực hiện, giám sát đảm bảo sinh viên được tạo cơ hội để nhận xét và/hay khiếu nại về kết quả đánh giá 6 372 497 2.56 5 403 467 2.53 119 (A) Thông tin giám sát trên được phản hồi kịp thời đến sinh viên, giảng viên và các bên liên quan để cải tiến 7 351 517 2.58 7 425 443 2.50 120 (D) Hệ thống đánh giá tiến trình học tập của người học và phản hồi thông tin để cải tiến trên được văn bản hóa và công bố công khai, dễ tiếp cận với các bên liên quan 4 431 440 2.50 4 402 469 2.53 121 (CA) Hệ thống đánh giá tiến trình học tập của người học và phản hồi thông tin để cải tiến trên được tổ chức rà soát, điều chỉnh và cập nhật hàng năm đảm bảo phù hợp và hiệu quả với với các bên liên quan 8 352 515 2.58 12 387 476 2.53 TB Tiêu chí 2.56 2.52 TB Tiêu chí từ khảo nghiệm của giải pháp 2.57 2.53 Tiêu chí 14: ĐBCL hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học: 122 (PDC) Tổ chức lập kế hoạch, thực hiện, giám sát hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học đảm bảo lôi cuốn được sự tham gia và phản hồi tích cực và có trách nhiệm của tất cả các bên liên quan 5 393 477 2.54 7 437 431 2.48 123 (PDC) Tổ chức lập kế hoạch, thực hiện, giám sát hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học phù hợp để đạt được CĐR của CTĐT và học phần 2 388 485 2.55 4 446 425 2.48 124 (PDC) Tổ chức thiết kế, thực hiện, giám sát (phần mềm quản lý; cơ sở dữ liệu đánh giá tiến trình học tập, kết quả học tập và nghiên cứu của người học; thanh tra đào tạo) đảm bảo hệ thống kiểm soát tiến trình học tập của người học phù hợp và hiệu quả 4 388 483 2.55 6 438 431 2.49 125 (PDC) Tổ chức lập kế hoạch, thực hiện, giám sát đảm bảo người học được tư 8 401 466 2.52 3 442 430 2.49 - 71 - STT Tên tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo Tính cần thiết Tính khả thi K hô ng C T Cầ n th iế t Rấ t C T TB K hô ng K T K hả th i Rấ t K T TB vấn, hỗ trợ và phản hồi thông tin về học thuật một cách hệ thống phù hợp với tiến trình học tập 126 (PDC) Tổ chức lập kế hoạch, thực hiện, giám sát đảm bảo phù đạo cho người học có chất lượng, phù hợp và kịp thời 4 394 477 2.54 2 450 423 2.48 127 (PDC) Tổ chức xây dựng, thực hiện, giám sát đảm bảo môi trường học thuật, vật chất, xã hội và tâm lý tích cực và thỏa mãn người học 7 405 463 2.52 5 428 442 2.50 128 (PDC) Tổ chức lập kế hoạch, thực hiện, giám sát đảm bảo người học được thường xuyên cung cấp thông tin về nghề nghiệp, thị trường lao động và việc làm 6 404 465 2.52 5 434 436 2.49 129 (A) Thông tin giám sát trên được phản hồi kịp thời đến người học, giảng viên, nhân viên và các bên liên quan để cải tiến 8 393 474 2.53 7 422 446 2.50 130 (D) Hệ thống hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học trên được văn bản hóa và công bố công khai, dễ tiếp cận với các bên liên quan 5 384 486 2.55 9 432 434 2.49 131 (CA) Hệ thống hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học trên được tổ chức rà soát, điều chỉnh và cập nhật hàng năm đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả với các bên liên quan 2 397 476 2.54 3 433 439 2.50 TB Tiêu chí 2.54 2.49 TB Tiêu chí từ khảo nghiệm của giải pháp 2.55 2.50 Tiêu chí 15: ĐBCL Nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng: 132 (P) Có hệ thống chỉ đạo, thực hiện, giám sát và rà soát các hoạt động nghiên cứu, chất lượng, đội ngũ, nguồn lực... nghiên cứu khoa học, đặc biệt là nghiên ứng dụng phục vụ đào tạo và cộng đồng phù hợp và nhất quán với nhau 4 366 505 2.57 3 387 485 2.55 - 72 - STT Tên tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo Tính cần thiết Tính khả thi K hô ng C T Cầ n th iế t Rấ t C T TB K hô ng K T K hả th i Rấ t K T TB 133 (PDC) Tổ chức thiết kế, thực hiện, giám sát hệ thống chỉ đạo, thực hiện, giám sát và rà soát các hoạt động nghiên cứu, chất lượng, đội ngũ, nguồn lực... nghiên cứu khoa học, đặc biệt là nghiên ứng dụng phục vụ đào tạo và cộng đồng đảm bảo lôi cuốn được sự tham gia và phản hồi tích cực và có trách nhiệm của tất cả các bên liên quan 5 381 489 2.55 2 411 462 2.53 134 (PDC) Tổ chức lập kế hoạch, thực hiện, giám sát ĐBCL các hoạt động nghiên cứu của đội ngũ, nguồn lực... nghiên cứu khoa học phục vụ thực hiện thành công CTĐT 6 386 483 2.55 4 388 483 2.55 135 (PDC) Tổ chức lập kế hoạch, thực hiện, giám sát ĐBCL các hoạt động nghiên cứu của đội ngũ, nguồn lực... nghiên cứu khoa học đáp ứng được nhu/yêu cộng đồng 6 372 497 2.56 7 399 469 2.53 136 (A) Thông tin giám sát trên được phản hồi kịp thời đến người học, giảng viên, nhân viên và các bên liên quan để cải tiến 4 376 495 2.56 4 407 464 2.53 137 (D) Hệ thống nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo và cộng đồng trên được văn bản hóa và công bố công khai, dễ tiếp cận với các bên liên quan 7 375 493 2.56 5 400 470 2.53 138 (CA) Hệ thống nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo và cộng đồng trên được tổ chức rà soát, điều chỉnh và cập nhật hàng năm đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả với các bên liên quan 6 389 480 2.54 3 385 487 2.55 TB Tiêu chí 2.56 2.54 TB Tiêu chí từ khảo nghiệm của giải pháp 2.57 2.55 TIÊU CHUẨN 4: NĂNG LỰC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG và THAM GIA: Tiêu chí 16: Năng lực nâng cao chất lượng và tham gia 139 (P) Có hệ thống chỉ đạo, điều hành, thực hiện, giám sát và rà soát các hoạt 5 369 501 2.57 5 386 484 2.55 - 73 - STT Tên tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo Tính cần thiết Tính khả thi K hô ng C T Cầ n th iế t Rấ t C T TB K hô ng K T K hả th i Rấ t K T TB động nâng cao NLCL và tham gia ĐBCL ĐT phù hợp và nhất quán với nhau 140 (PDC) Tổ chức thiết kế, thực hiện, giám sát hệ thống chỉ đạo, điều hành, thực hiện, giám sát và rà soát các hoạt động nâng cao NLCL và tham gia ĐBCL ĐT đảm bảo lôi cuốn được sự tham gia và phản hồi tích cực, có trách nhiệm của tất cả các bên liên quan 5 360 510 2.58 7 382 486 2.55 141 (PDC) Tổ chức thiết kế, thực hiện, giám sát đảm bảo phát triển được các khung NLCL cần có cho từng vị trí việc làm của hệ thống ĐBCL ĐT phù hợp và hiệu quả 3 357 515 2.59 1 409 465 2.53 142 (PDC) Tổ chức lập kế hoạch, thực hiện, giám sát đảm bảo nâng cao NLCL cho cá nhân và tập thể phù hợp và hiệu quả 7 362 506 2.57 4 401 470 2.53 143 (PDC) Tổ chức lập kế hoạch, thực hiện, giám sát đảm bảo tham gia của cá nhân và tập thể vào quá trình ĐBCL ĐT phù hợp và hiệu quả 2 374 499 2.57 2 400 473 2.54 144 (A) Thông tin giám sát trên được phản hồi kịp thời đến các bên liên quan để cải tiến 4 355 516 2.59 2 381 492 2.56 145 (D) Hệ thống nâng cao NLCL và tham gia ĐBCL ĐT trên được văn bản hóa và công bố công khai, dễ tiếp cận với các bên liên quan 6 362 507 2.57 5 391 479 2.54 146 (CA) Hệ thống nâng cao NLCL và tham gia ĐBCL ĐT trên được tổ chức rà soát, điều chỉnh và cập nhật hàng năm đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả với các bên liên quan 7 333 535 2.60 9 373 493 2.55 TB Tiêu chí 2.58 2.54 TB Tiêu chí từ khảo nghiệm của giải pháp 2.60 2.56 TIÊU CHUẨN 5: KẾT QUẢ ĐẦU RA: Tiêu chí 17: Kết quả đầu ra - 74 - STT Tên tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo Tính cần thiết Tính khả thi K hô ng C T Cầ n th iế t Rấ t C T TB K hô ng K T K hả th i Rấ t K T TB 147 Tỷ lệ tốt nghiệp đáp ứng được chỉ tiêu đã đề ra và tỷ lệ bỏ học ở mức độ chấp nhận được 5 354 516 2.58 9 408 458 2.51 148 Thời gian trung bình từ lúc bắt đầu học đến tốt nghiệp hợp lý 3 365 507 2.58 2 428 445 2.51 149 Tỷ lệ người tốt nghiệp tìm được việc làm chấp nhận được 4 350 521 2.59 6 412 457 2.52 150 Áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực hiện CTĐT và phục vụ cộng đồng thỏa đáng 5 356 514 2.58 6 425 444 2.50 TB Tiêu chí 2.58 2.51 TB Tiêu chí từ khảo nghiệm của giải pháp 2.59 2.52 Tiêu chí 18: Mức độ hài lòng của các bên liên quan: 151 Các bên liên quan hài lòng với hoặc chấp nhận chất lượng của CTĐT 3 380 492 2.56 2 405 468 2.53 152 Người học hài lòng với nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy và cách thi, đánh giá 2 375 498 2.57 3 414 458 2.52 153 Năng lực của người tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu vị trí việc làm của bên SDLĐ 5 381 489 2.55 4 410 461 2.52 TB Tiêu chí 2.56 2.52 TB Tiêu chí từ khảo nghiệm của giải pháp 2.57 2.53 Tiêu chí 19: Hệ thống và công cụ ĐBCL quá trình đào tạo: 154 Kết quả kiểm soát/giám sát chất lượng quá trình đào tạo được phản hồi kịp thời cho các bên liên quan để cải tiến liên tục và ngăn chặn sai sót trước khi xảy ra 2 383 490 2.56 4 382 489 2.55 155 Hướng dẫn, hỗ trợ và đào tạo/bồi dưỡng đáp ứng được nhu cầu của đội ngũ CBQL, giảng viên, nhân viên, thực hiện công tác kiểm soát quá trình đào tạo 6 352 517 2.58 5 385 485 2.55 - 75 - STT Tên tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo Tính cần thiết Tính khả thi K hô ng C T Cầ n th iế t Rấ t C T TB K hô ng K T K hả th i Rấ t K T TB và đánh giá kết quả giáo dục 156 Bộ tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ số ĐBCL CTĐT được thiết kế phù hợp với phát triển nhà trường và ngành Kiến trúc 3 374 498 2.57 2 390 483 2.55 157 Quy trình tự đánh giá ĐBCL đào tạo được thiết kế phù hợp với phát triển nhà trường và ngành Kiến trúc 4 380 491 2.56 3 393 479 2.54 TB Tiêu chí 2.57 2.55 TB Tiêu chí từ khảo nghiệm của giải pháp 2.58 2.55 Tiêu chí 20: Phản hồi thông tin từ các bên liên quan: 158 Cấu trúc thông tin phản hồi phù hợp với các đặc trưng của thị trường lao động, đặc biệt là bên SDLĐ 2 386 487 2.55 3 387 485 2.55 159 Cấu trúc thông tin phản hồi phù hợp với các đặc trưng của CBQL, giảng viên, nhân viên hỗ trợ 4 383 488 2.55 3 397 475 2.54 160 Cấu trúc thông tin phản hồi phù hợp với các đặc trưng của người học và người tốt nghiệp 3 396 476 2.54 2 400 473 2.54 161 Các kết quả phản hồi thông tin từ các bên liên quan được sử dụng để cải tiến liên tục chất lượng đào tạo cũng như ngăn ngừa các sai sót trước khi xảy ra 6 399 470 2.53 4 402 469 2.53 TB Tiêu chí 2.54 2.54 TB Tiêu chí từ khảo nghiệm của giải pháp 2.55 2.55

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_chat_luong_dao_tao_nganh_kien_truc_trinh_do.pdf
  • pdfTOM TAT TIENG ANH.pdf
  • pdfTOM TAT TIENG VIET.pdf
  • docxTRANG THONG TIN NHUNG DONG GOP MOI CUA LUAN AN.docx
Tài liệu liên quan