Luận án Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM QUỐC LUYẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Hà Nội - 2021 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM QUỐC LUYẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU R

pdf242 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ THỊ LỆ HẰNG PGS.TS. NGUYỄN KHẮC HÙNG Hà Nội - 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn nêu trong luận án là trung thực theo thực tế nghiên cứu. Các kết quả của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày . tháng . năm 2021 Tác giả luận án Phạm Quốc Luyến ii LỜI CẢM ƠN Bằng tình cảm chân thành và sự trân trọng, biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn cô TS. Đỗ Thị Lệ Hằng, thầy PGS.TS. Nguyễn Khắc Hùng đã luôn tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành Luận án này. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới thầy GS.TS. Vũ Dũng, cô PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Lan, cô PGS.TS Nguyễn Vũ Bích Hiền và cô PGS.TS. Bùi Minh Hiền đã nhiệt tình, tận tâm tư vấn, đưa ra những định hướng nghiên cứu quý giá, giúp cho luận án được hoàn thiện, chỉn chu hơn. Tôi cũng xin gửi lời tri ân đến Học viện Khoa học Xã hội và tập thể các thầy cô giáo trong Khoa Tâm lý - Giáo dục, các thầy cô đã trực tiếp tham gia giảng dạy, các thầy cô làm công tác hỗ trợ đào tạo trong suốt khoá học đã giúp đỡ tôi học tập và nghiên cứu, cùng với các bạn đồng môn đã luôn đồng hành, quan tâm, giúp đỡ cho tôi trong suốt khoá học. Xin trân trọng cảm ơn người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện công trình nghiên cứu. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án Phạm Quốc Luyến iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA .................................................................................................................. 12 1.1 Các nghiên cứu về hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra ....... 12 1.2 Các nghiên cứu về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra 20 1.3 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu vấn đề .................................................... 28 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN QUẢN TRỊ KINH DOANH THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA .................................................................................................................. 32 2.1 Chuẩn đầu ra thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh .......... 32 2.2 Hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra ............................................................................................................. 41 2.3 Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra ............................................................................................................. 55 2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra .............................................................. 68 Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA ................................................. 73 3.1 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ....................................................................................................... 73 3.2 Thực trạng hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra .............................................................................................. 82 3.3 Thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra ........................................................................... 99 3.4 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra .................................. 112 3.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra ................................................. 115 Chương 4 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA .............................................................. 123 4.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp ............................................................................... 123 4.2 Giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra tại các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh .. 124 4.3 Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất ................... 148 4.4 Thử nghiệm giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp đề xuất................. 153 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................. 168 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ - 1 - TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. - 2 - PHỤ LỤC ............................................................................................................. - 11 - iv DANH MỤC BẢNG Bảng 2-1 Khung năng lực nghề nghiệp tiêu biểu ngành Quản trị kinh doanh ......... 38 Bảng 3-1 Hệ số Cronbach’s Alpha các thang đo ..................................................... 77 Bảng 3-2 Tổng số khách thể tham gia trả lời khảo sát ............................................. 79 Bảng 3-3 Nhận thức về vai trò của hoạt động thực tập tốt nghiệp .......................... 82 Bảng 3-4 Nhận thức về ý nghĩa của hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra ........................................................................................................................ 83 Bảng 3-5 Mức độ đạt được mục tiêu thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra ................................................................................................ 86 Bảng 3-6 Mức độ thực hiện các nội dung thực tập tốt nghiệp của SV theo tiếp cận chuẩn đầu ra ............................................................................................................. 89 Bảng 3-7 Mức độ thực hiện các bước trong quy trình tổ chức hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra ............................................................................ 91 Bảng 3-8 Mức độ hợp lý của các hình thức tổ chức thực tập tốt nghiệp ................. 92 Bảng 3-9 Lựa chọn số lượng sinh viên trong mỗi nhóm thực tập tốt nghiệp .......... 94 Bảng 3-10 Mức độ thực hiện kiểm tra đánh giá hoạt động TTTN của sinh viên QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra ........................................................................................ 96 Bảng 3-11 Đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra ngành học của các yếu tố hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra ............ 97 Bảng 3-12 Kết quả kiểm định sự khác biệt trong đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra ngành học giữa các nhóm khách thể khảo sát ...................................................... 98 Bảng 3-13 Mức độ thực hiện vai trò được phân công trong phân cấp quản lý hoạt động TTTN theo tiếp cận chuẩn đầu ra .................................................................... 99 Bảng 3-14 Mức độ thực hiện chức năng lập kế hoạch thực tập tốt nghiệp cho SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra ............................................................... 103 Bảng 3-15 Mức độ thực hiện các hoạt động tổ chức thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra ........................................................................................................... 105 Bảng 3-16 Mức độ thực hiện công việc lãnh đạo, chỉ đạo thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra .............................................................................................. 108 Bảng 3-17 Mức độ thực hiện các công việc kiểm tra đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra .......................................................................... 110 v Bảng 3-18 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra ............................................................... 113 Bảng 3-19 Mức độ đáp ứng của quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp so với yêu cầu đào tạo SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra ............................................ 115 Bảng 3-20 Kết quả kiểm định sự khác biệt trong đánh giá mức độ đáp ứng của quản lý hoạt động TTTN giữa các nhóm khách thể từ CSĐT và từ CSTT .................... 116 Bảng 4-1 Quy trình thực tập tốt nghiệp cho SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra ...................................................................................................................... 135 Bảng 4-2 Mức độ cần thiết của các giải pháp quản lý đề xuất .............................. 150 Bảng 4-3 Tính khả thi của các giải pháp quản lý đề xuất ...................................... 151 Bảng 4-4 Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp .......... 152 Bảng 4-5 Kết quả khảo sát trình độ ban đầu về kỹ năng của nhóm thử nghiệm ... 159 Bảng 4-6 Kết quả khảo sát trình độ về kỹ năng của nhóm thử nghiệm sau thực tập tốt nghiệp ..................................................................................................................... 160 Bảng 4-7 Kết quả kiểm định sự khác biệt về năng lực của sinh viên trước và sau khi thử nghiệm giải pháp quản lý ................................................................................. 161 Bảng 4-8 Sự tiến bộ của các kỹ năng sau quá trình thực tập tốt nghiệp với giải pháp thử nghiệm .............................................................................................................. 162 Bảng 4-9 Mức độ thực hiện kiểm tra đánh giá hoạt động TTTN theo giải pháp đề xuất ......................................................................................................................... 164 vi DANH MỤC HÌNH Hình 1-1 Mô hình học tập trải nghiệm của D.A. Kolb (1984) ................................. 25 Hình 2-1 Các thành phần chuẩn đầu ra trong mối tương quan với 4 trụ cột học tập đại học của UNESCO [16] ....................................................................................... 35 Hình 2-2 Các bước cơ bản xây dựng chuẩn đầu ra [9] ............................................ 36 Hình 2-3 Mối quan hệ giữa chuẩn đầu ra và các thành tố của quá trình đào tạo [16] .................................................................................................................................. 37 Hình 2-4 Mối quan hệ giữa Chuẩn đầu ra và Hoạt động thực tập tốt nghiệp .......... 45 vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CBHD Cán bộ hướng dẫn CĐR Chuẩn đầu ra CSĐT Cơ sở đào tạo CSTT Cơ sở thực tập CTĐT Chương trình đào tạo ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTB Điểm trung bình GV Giảng viên GVHD Giảng viên hướng dẫn QTKD Quản trị kinh doanh SV Sinh viên TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTTN Thực tập tốt nghiệp UEF Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM UFM Trường Đại học Tài chính – Marketing 1 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Trong hoạt động đào tạo ở các trường đại học, ngoài việc trang bị kiến thức cho sinh viên (SV), thì việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho SV ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường là hết sức quan trọng và cần thiết, là cơ sở để nâng cao chất lượng đào tạo. Luật Giáo dục 2019 đã xác định rõ nguyên lý giáo dục là “học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [46]. Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 cũng xác định mục tiêu của giáo dục đại học là “Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ Nhân dân” [45]. Đây là kim chỉ nam, có tác dụng định hướng cho hoạt động giáo dục đào tạo ở các cơ sở giáo dục đại học. Trong quá trình đào tạo, nhà trường phải thực hiện tốt nguyên lý này nhằm ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, giúp cho người học làm quen và rèn luyện với môi trường công việc thực tế sau này. Thực tập tốt nghiệp là hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của người học tại môi trường làm việc thực tế sau khi đã được trang bị hệ thống kiến thức lý thuyết và chuyên môn nghiệp vụ ở cơ sở đào tạo (CSĐT) trước khi tốt nghiệp. Đây là học phần không thể thiếu trong quá trình đào tạo bậc đại học cho sinh viên nói chung, sinh viên ngành quản trị kinh doanh (QTKD) nói riêng bởi những lợi ích mà hoạt động thực tập tốt nghiệp mang lại: hiện thực hoá nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục gắn lý thuyết với thực hành, lý luận với thực tiễn trong quá trình đào tạo sinh viên; góp phần quan trọng trong việc hệ thống hoá kiến thức, hình thành và phát triển kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, nâng cao nhận thức, lòng yêu nghề cho SV; đồng thời giúp các CSĐT tự kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo của mình theo yêu cầu phát triển của xã hội. Đây cũng là cơ hội giúp SV rèn luyện khả năng thích ứng với môi trường làm việc cho bản thân [23], chuẩn bị và đáp ứng được các yêu cầu nghề nghiệp cơ bản của ngành đào tạo. Hoạt động 2 thực tập tốt nghiệp trong các chương trình đào tạo cử nhân QTKD ở nước ta hiện nay cũng không nằm ngoài mong muốn đó. Trong nhiều trường hợp, thực tập tốt nghiệp là cơ hội để sinh viên lựa chọn, tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp. Để hoạt động thực tập của sinh viên ngành QTKD đạt hiệu quả tốt thì cần có sự quản lý hoạt động này từ phía Hiệu trưởng, ban giám hiệu và các phòng ban của nhà trường. Hoạt động quản lý này có tác dụng định hướng nội dung hoạt động thực tập của sinh viên theo các mục tiêu thực tập, hướng dẫn, phối hợp mọi sự nỗ lực của giảng viên, sinh viên và các đơn vị tiếp nhận sinh viên thực tập vào các mục tiêu đó. Tiếp cận phát triển chương trình và quản lý các hoạt động đào tạo theo chuẩn là xu hướng quản lý giáo dục hiện đại trên thế giới và đã được biết đến ở Việt Nam nhiều năm trở lại đây. Trong giáo dục đại học, để phát triển đúng hướng, đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, cần thiết phải thực hiện chuẩn hóa. Chuẩn hóa giáo dục đào tạo là quá trình tác động làm cho các yếu tố trong GDĐT đạt được chuẩn cần thiết. Theo hướng chuẩn hóa, hoạt động thực tập tốt nghiệp cần được quản lý theo định hướng chuẩn đầu ra (Learning Outcomes). Chuẩn đầu ra của một ngành đào tạo thể hiện sự cam kết trách nhiệm của nhà trường đối với người học và xã hội. Việc công bố chuẩn đầu ra là cơ sở giúp người học biết được các kiến thức chuyên môn được trang bị, chuẩn năng lực nghề nghiệp, kỹ năng thực hành và khả năng giải quyết vấn đề sau một khoá đào tạo, đồng thời cũng là cơ sở cho việc xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo của một nhà trường. Hiện nay, các trường đại học đều đã công bố chuẩn đầu ra và quản lý các hoạt động đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra. Tuy nhiên, việc quản lý quá trình đào tạo, quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo các chuẩn đầu ra đó ở các trường đại học (trong đó có ngành QTKD) đã thực sự được thực hiện đúng và đem lại hiệu quả thực tiễn như thế nào thì chưa có nhiều công trình nghiên cứu tại Việt Nam phản ánh, vì vậy cần được tiếp tục nghiên cứu. Mặc dù mới xuất hiện ở Việt nam từ đầu những năm 1990, ngành QTKD đã trở thành một trong những ngành đang được nhiều trường đại học đào tạo. Tới thời điểm năm 2018, đã có 155 trường trong tổng số 235 trường đại học trên cả nước đào tạo ngành này [55]. Số cử nhân QTKD ra trường mỗi năm trên cả nước ước tính trên 5.000 người [23]. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực QTKD tại Việt Nam chưa đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp. Tình trạng thiếu 3 hụt nhân lực trình độ cao, có kỹ năng quản trị, nhất là các vị trí chủ chốt trong công ty diễn ra ngày càng trầm trọng. Theo nhận định của nhiều doanh nghiệp, phần lớn sinh viên ra trường còn yếu kém về kỹ năng làm việc và kinh nghiệm thực tế. Bình quân doanh nghiệp phải mất trung bình 3 - 6 tháng để đào tạo lại các sinh viên tốt nghiệp mới có thể đáp ứng được yêu cầu tối thiểu công việc. Cá biệt, có công ty cho rằng phải mất tới 2 năm để đào tạo lại [23]. Thực trạng này đặt ra yêu cầu phải nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân QTKD nhằm đảm bảo chuẩn năng lực tối thiểu mà SV ra trường cần đạt được để đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội. Để thực hiện được yêu cầu đó, bên cạnh các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý đào tạo nói chung, cần thiết phải có các nghiên cứu để tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra cho sinh viên ngành QTKD. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra được thực hiện tại Việt Nam nói chung, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nói riêng. Đặc biệt, tại thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm văn hoá và kinh tế lớn nhất cả nước, nơi tập trung tới 32 cơ sở đào tạo cử nhân QTKD với số lượng SV tốt nghiệp mỗi năm khoảng 2000 người [72], mà chưa có công trình nghiên cứu nào về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD thì là một điều đáng tiếc. Xuất phát từ những phân tích và lý do trên, đề tài “Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra” được chọn nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại các trường đại học. 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành QTKD bậc đại học, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp và xã hội. 4 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên theo tiếp cận chuẩn đầu ra. - Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra. - Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động này. - Đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra, khảo nghiệm các giải pháp này và thử nghiệm một giải pháp tại một số CSĐT nhằm làm rõ tính khả thi và hiệu quả của giải pháp đề xuất. 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra. 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3.2.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu Trong nghiên cứu này, xuất phát từ tiếp cận chuẩn đầu ra và tiếp cận chức năng quản lý, luận án tập trung nghiên cứu các nội dung quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM gồm: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên QTKD tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra. 3.2.2 Giới hạn về không gian nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động thực tập tốt nghiệp và quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp trình độ đại học ngành QTKD hệ chính quy, không nghiên cứu đối với các hệ đào tạo khác, ở một số cơ sở đào tạo đại học tại thành phố Hồ Chí Minh: trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM, trường Đại học Tài chính – Marketing, trường Đại học Kinh tế TP.HCM, trường Đại học Kinh tế - Luật; trường 5 Đại học Mở TP.HCM và trường Đại học Văn Hiến; Nghiên cứu hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD hệ chính quy tại các loại hình doanh nghiệp có quy mô hoạt động khác nhau tại TP.HCM và các tỉnh lân cận. 3.2.3 Giới hạn về khách thể điều tra, khảo sát của luận án Tổng số khách thể khảo sát thực tiễn của luận án gồm có: 722 người. Trong đó, cán bộ quản lý giáo dục: 50 người; giảng viên: 110 người; cán bộ quản lý và cán bộ hướng dẫn sinh viên tại các đơn vị tiếp nhận sinh viên tới thực tập: 162 người; sinh viên và cựu sinh viên: 400 người. 3.2.4 Giới hạn về chủ thể quản lý Có nhiều chủ thể tham gia quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, lãnh đạo các phòng, ban, khoa, ban, bộ môn và các đoàn thể, đơn vị chức năng trong hệ thống các trường đại học, ban lãnh đạo các cơ sở thực tập. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này xác định chủ thể chính là Ban Giám hiệu, Ban lãnh đạo khoa đào tạo/Bộ môn chuyên ngành QTKD của các CSĐT và các chủ thể khác là chủ thể phối hợp. 3.2.5 Giới hạn về phạm vi thời gian Dữ liệu đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo từ năm 2015 đến năm 2019, khảo sát và thử nghiệm giải pháp đề xuất trong năm 2019. 3.2.6 Tổ chức thử nghiệm Việc tiến hành tổ chức thử nghiệm giải pháp được thực hiện tại Khoa QTKD trường Đại học Tài chính - Marketing và Khoa Kinh tế trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM. 4 Phương pháp nghiên cứu 4.1 Cách tiếp cận nghiên cứu Luận án được thực hiện dựa trên các cách tiếp cận nghiên cứu sau: 4.1.1 Tiếp cận chuẩn đầu ra Tiếp cận chuẩn đầu ra yêu cầu việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD phải dựa trên 6 khung năng lực và chuẩn đầu ra ngành học (kiến thức, kỹ năng, thái độ) mà cả SV và xã hội đều cần [19]. Từ đó, những câu hỏi theo tiếp cận chuẩn đầu ra cần phải giải quyết bao gồm: Những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà một SV ngành QTKD khi thực tập tốt nghiệp sẽ thể hiện? Họ sẽ có khả năng thể hiện như thế nào? Kế hoạch thực tập tốt nghiệp đã chuẩn bị những gì cho SV về các kỹ năng nghề nghiệp, nghiên cứu chuyên nghiệp và học tập suốt đời? Cơ sở đào tạo sẽ tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tập tốt nghiệp, sử dụng những đánh giá nào để chứng thực sự phát triển kiến thức, kỹ năng, thái độ của SV trong quá trình thực tập tốt nghiệp?... Đây là hướng tiếp cận nghiên cứu chính của luận án để xác định nội dung thực tập tốt nghiệp, nội dung quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD. 4.1.2 Tiếp cận chức năng quản lý Mục tiêu quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra được hiện thực hóa thông qua các chức năng quản lý như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra. Sử dụng tiếp cận này giúp nhà quản lý thực hiện quy trình quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo các chức năng quản lý, đảm bảo tính khoa học và hiệu quả. Khi thực hiện luận án, tác giả kết hợp vận dụng tiếp cận này để xác định khung lý thuyết, khảo sát thực trạng quản lý và đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra. 4.1.3 Tiếp cận hoạt động Khi nghiên cứu về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra cần nghiên cứu về hoạt động quản lý của chủ thể quản lý và các nội dung hoạt động TTTN của sinh viên QTKD để làm bộc lộ rõ biện pháp quản lý của chủ thể quản lý đối với hoạt động TTTN của sinh viên QTKD tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra. 4.1.4 Tiếp cận hệ thống Theo quan điểm hệ thống thì tất cả các tổ chức đều là hệ thống và là bộ phận của hệ thống lớn hơn, có sự tác động qua lại, chi phối hay tương tác với nhau tùy vào mối quan hệ giữa chúng. Mỗi tổ chức bao giờ cũng hoạt động trong một môi trường cụ thể và luôn chịu sự tác động của các yếu tố môi trường [21]. Hoạt động thực tập 7 tốt nghiệp của SV nói chung và SV ngành QTKD nói riêng là một hệ thống, bao gồm các thành tố như mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, kiểm tra đánh giá kết quả thực tập tốt nghiệp... Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD phải được tiến hành đồng bộ trên tất cả các thành tố của nó; đồng thời đặt trong mối quan hệ với các hệ thống khác trong trường đại học, đảm bảo tính chỉnh thể, toàn vẹn của hoạt động tạo nên sự cộng hưởng và sức mạnh tổng thể của hệ thống. 4.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể Các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây được phối hợp sử dụng trong quá trình nghiên cứu: 4.2.1 Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu Mục đích nghiên cứu nhằm tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về vấn đề liên quan đến hoạt động TTTN và quản lý hoạt động TTTN của SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra; Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án; Xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu, làm cơ sở cho việc xây dựng công cụ và tiến hành khảo sát thực trạng quản lý hoạt động TTTN của SV ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra. Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu các văn bản pháp quy về quản lý đào tạo và quản lý hoạt động TTTN; Phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về TTTN và quản lý hoạt động TTTN; Xác định các khái niệm công cụ liên quan đến vấn đề nghiên cứu, xác định các yếu tố cần nghiên cứu, hình thành công cụ nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Thu thập tài liệu trong và ngoài nước liên quan tới đề tài luận án; Phân tích đánh giá tổng quan các tài liệu. Qua đó, xác định cách tiếp cận nghiên cứu cho luận án, hình thành các khái niệm công cụ của luận án, xây dựng nội dung lý luận về quản lý hoạt động TTTN của sinh viên QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này, xác định các chỉ báo trong bộ công cụ nghiên cứu của luận án. 8 4.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Được sử dụng để thu thập ý kiến của các khách thể khảo sát về thực trạng hoạt động TTTN và quản lý hoạt động TTTN của SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra; Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động TTTN của SV ngành QTKD theo tiếp cận CĐR; và khảo sát sự cần thiết, tính khả thi của các giải pháp đề xuất. Nội dung và phương pháp được trình bày cụ thể tại chương 3 của luận án. 4.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu sâu thêm các vấn đề về thực trạng TTTN và quản lý hoạt động TTTN của SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra thông qua trao đổi trực tiếp với các khách thể khảo sát. 4.2.4 Phương pháp thử nghiệm Phương pháp này được sử dụng để đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của các giải pháp quản lý hoạt động TTTN của SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra đã đề xuất. 4.2.5 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Sử dụng các công cụ thống kê toán học để xử lý số liệu thu được về mặt định lượng, so sánh và đưa ra kết quả nghiên cứu của luận án. 4.3 Câu hỏi nghiên cứu Phù hợp với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án được thực hiện nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau: 1. Việc nghiên cứu quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD được tiếp cận từ quan điểm khoa học nào? Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra là gì? 2. Thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra hiện nay ra sao? 9 3. Có những yếu tố nào ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra? 4. Những giải pháp quản lý nào cần được thực hiện để nâng cao chất lượng hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh tại Tp. Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra? 4.4 Giả thuyết nghiên cứu Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp là một nội dung quan trọng trong đào tạo bậc đại học ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra. Trong thời gian qua, việc quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp tại các trường đại học tại TP.HCM đã thu được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn những hạn chế, bất cập. Sử dụng tiếp cận chuẩn đầu ra vào quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp là đảm bảo tính khoa học trong đào tạo sinh viên ngành quản trị kinh doanh. Nghiên cứu đề xuất và áp dụng đồng bộ các giải pháp quản lý hoạt động TTTN theo tiếp cận chuẩn đầu ra một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn thì có thể nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành QTKD tại các trường đại học ở TP.HCM. 5 Đóng góp mới của luận án 5.1 Về mặt lý luận Luận án đã xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu về quản lý hoạt động TTTN của sinh viên ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường đại học. Trong đó, xây dựng được hệ thống các khái niệm công cụ và các vấn đề lý luận về hoạt động TTTN của sinh viên QTKD, quản lý hoạt động TTTN của sinh viên QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động này. Từ cách tiếp cận chuẩn đầu ra và tiếp cận chức năng quản lý, nghiên cứu đã cụ thể hoá những nội dung q... lợi cho sự hợp tác sáng tạo của các lĩnh vực khoa học khác nhau và khuyến khích sáng kiến của sinh viên thực hành và sáng tạo chuyên nghiệp; 8) Để tạo ra một kênh chuyển giao thông tin tương tác giữa các viện giáo dục đại học và trên thế giới, do đó sự hợp tác giữa hai bên được tạo điều kiện thuận lợi... [16]. Nghiên cứu về quy trình tổ chức hoạt động thực tập tốt nghiệp, các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra ba phương thức phổ biến như sau: 1) Phương thức khái quát hoá kinh nghiệm. Theo đó, người học được truyền thụ những tri thức chung cần thiết, sau đó được yêu cầu vận dụng các tri thức đó trong thực tiễn thông qua các hoạt động thực hành, thực tập (Davydov, dẫn lại trong Trần Anh Tuấn [54]). Đây là quy trình tổ chức hoạt động thực hành, thực tập phổ biến trên thực tế, giúp cho người học được chuyển nhiều lần từ lý thuyết sang thực hành và ngược lại từ thực hành sang lý thuyết (Mentshinskaja và Iakiamanskja, dẫn lại trong Trần Anh Tuấn [54]). Tuy nhiên, sinh viên sẽ gặp khó khăn khi thường xuyên phải gợi nhớ lại hoặc “phải lãng quên cái chi tiết che đậy cái chung...” [54; 24 tr.25], lại thiếu hẳn “khâu độc lập phân tích các điều kiện, cũng như thiếu sự tự kiểm tra kịp thời các cách thức sử dụng theo kinh nghiệm của bản thân” (Cudriaxev, dẫn lại theo [54], tr.25), vì thế các kỹ năng nghề nghiệp thu được thực chất và chủ yếu mới là biểu hiện về các công việc và các kinh nghiệm riêng lẻ trong khi thực hành, thực tập chứ chưa phải là bản thân logic kỹ thuật của chính các hoạt động, kỹ năng nghề cần rèn luyện cho sinh viên, do đó ít có sự liên hệ mật thiết với các cơ sở lý luận đã được trang bị từ trước [16]. 2) Phương thức định hướng – thực hành (dạy học Angorit). Theo đó, người học được trang bị đầy đủ các dấu hiệu bản chất (hoặc đặc thù) và các thao tác cần thiết để thực hành/thực tập, sau đó người học lần lượt thực hiện các chỉ dẫn nhằm đạt được kết quả định trước. Kixegof nhấn mạnh phải phân chia hệ thống thực hành, thực tập thành hai giai đoạn: thực hành tập luyện (rèn nghề thường xuyên, hình thành các kỹ năng “nguyên sinh” và khái quát và thực tập tập sự (thực tập tốt nghiệp cuối khóa), vận dụng tổng hợp nhằm hình thành tổ hợp các kỹ năng “thứ sinh” [54; tr.27]. Hay Abdoullina chỉ rõ, trong khi lập kế hoạch thực hành thực tập cho sinh viên cần chú ý “thứ nhất, đặt ra mục tiêu nắm vững các kỹ năng (chứ không phải tiến hành một số công việc riêng lẻ); thứ hai, chỉ ra được các giai đoạn hình thành kỹ năng (việc hình thành kỹ năng bắt đầu từ cái gì) và thứ ba, vạch ra một tổ hợp trình tự các hoạt động để thực hiện hình thành kỹ năng” (dẫn lại trong [16]; tr.10). 3) Mô hình học tập trải nghiệm (Experiential learning). Đây là mô hình đại diện cho quan điểm triển khai, vận dụng các triết lý, chiến lược, phương pháp và hình thức tổ chức quá trình thực hành thực tập theo hướng tập trung vào người học, tạo mọi cơ hội và điều kiện để họ tự giác, tích cực, tự lực tham gia vào quá trình thực hành, thực tập có chất lượng. Mô hình học tập trải nghiệm do D.A. Kolb (1984) đề xuất, ông nhấn mạnh rằng trải nghiệm là nguồn gốc việc học hỏi và phát triển. Kolb đã phát triển một mô hình học tập trải nghiệm (Experiential Learning Model - ELM) bao gồm bốn phần được đại diện bởi các quan điểm triết lý, tâm lý và sinh lý [115], như trong Hình 1-1. 25 ` Hình 1-1 Mô hình học tập trải nghiệm của D.A. Kolb (1984) Tại Việt Nam, các trường đại học đã nghiên cứu và công bố các quyết định quản lý hoạt động thực hành, thực tập của SV hệ chính quy [1], [75]. Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể cho từng lĩnh vực đào tạo, vì vậy mỗi trường tự xây dựng một quy chế riêng, dẫn đến hiện trạng kinh nghiệm chủ nghĩa, “lệch pha” giữa các trường và khó có thể kiểm soát chất lượng thực hành, thực tập. Nguyễn Thị Hải Châu và Cs đề xuất: Bộ GDĐT cần sớm ban hành quy định cụ thể về hoạt động thực tập cơ sở, thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản lý giáo dục; cần có văn bản quy định cụ thể về việc tiếp nhận sinh viên thực tập cho các cơ sở thực hành - thực tập tạo nên sự thống nhất trong quản lý giữa các cơ sở đào tạo [6]. Về phương thức tổ chức thực hành, thực tập: Thực hành cơ sở (kiến tập theo phương thức tập trung, có giảng viên của trường đại học phụ trách trưởng đoàn theo địa chỉ đã được ban chỉ đạo liên hệ sẵn; thực tập tốt nghiệp theo phương thức “gửi thẳng” không tập trung, SV tự liên hệ địa điểm thực tập, ban chỉ đạo của nhà trường phân công GV hướng dẫn từng SV, nhóm SV ([73], [74], [75], [77]). Tại Học viện quản lý giáo dục, phương thức tổ chức chủ yếu cho thực tập tốt nghiệp là “gửi thẳng”, theo đó, trước khi đợt thực tập tốt nghiệp diễn ra SV tự liên hệ cơ sở thực tập và tổ chức đi thực tập theo nhóm từ 3-5 SV [30]. Có quan điểm cho rằng, để thực hiện tốt Trải nghiệm cụ thể Quan sát phản ánh Khái niệm hoá trừu tượng Thực hành chủ động Chuyển đổi N ắ m b ắ t Phân kỳ Đồng hoá Đáp ứng Hội tụ 26 phương thức “gửi thẳng”, cần thực hiện tốt các biện pháp như xây dựng chi tiết các quy định cho SV, cho cơ sở thực hành; xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá từng mặt thực tập cụ thể; các biểu mẫu thống kê đầy đủ, khoa học [43]. Nhưng có người coi hình thức thực tập “gửi thẳng” cũng giống như là một sự “khoán trắng” cho cơ sở thực hành, làm cho mối liên hệ giữa cơ sở đào tạo và cơ sở thực hành gần như bị thủ tiêu, do vậy nên tổ chức thực tập theo hình thức có giảng viên làm trưởng đoàn [60]. Và cũng có ý kiến cho rằng, để tăng cường vai trò, trách nhiệm, sự chủ động của trường đào tạo; tăng tính độc lập của sinh viên, không nên cử mỗi đoàn thực tập một giảng viên làm trưởng đoàn [47]. Các nghiên cứu tại Việt Nam hầu như chưa nghiên cứu về cơ cấu tổ chức thực hành, thực tập nghề nghiệp cho SV ngành QTKD, mà mới chỉ tập trung vào từng bộ phận riêng lẻ trong quá trình tổ chức hoạt động thực hành, thực tập. Nguyễn Thị Hải Châu và Cs bước đầu đề cập đến các chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban trong quá trình triển khai thực hành - thực tập nhưng chưa chỉ rõ mối quan hệ giữa các thành phần trong cơ cấu tổ chức, vai trò của chương trình quản lý cũng như điều kiện ràng buộc giữa cơ sở đào tạo với cơ sở thực hành trong quy trình tổ chức hoạt động thực hành, thực tập cho sinh viên [6]. 1.2.3 Nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp Các nghiên cứu trong và nước nước có liên quan đã phản ánh thực trạng thiếu hụt bộ tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm tra đánh giá kết quả thực hành, thực tập của sinh viên. Alpert, Frank, Joo-Gim Heaney và Kerri Kuhn (2009) nhận định việc đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp (và chấm điểm) có lẽ là vấn đề khó khăn và ít được nghiên cứu nhất. Các tác giả cho rằng, để thỏa mãn nhu cầu của tất cả các bên, cần phải đạt được sự cân bằng giữa các tiêu chuẩn học thuật và sự tích hợp các nguyên tắc lý thuyết, với kinh nghiệm làm việc thực tế. Nội dung chương trình thực tập phải được tích hợp đúng với các phương pháp kiểm tra, đánh giá chính thức để khuyến khích nhận thức tích cực về tổ chức (Gault, Redington và Schlager, 2000), cũng như để hướng dẫn, hỗ trợ sinh viên một cách liên tục [79]. Trên thế giới, thực tế hoạt động kiểm tra đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên diễn ra theo nhiều hình thức khác nhau: danh mục các công việc; nhật ký thực tập; bản tin/báo cáo hàng tuần; phân tích tài liệu/lý thuyết và bài 27 báo khoa học; thuyết trình, kể cả báo cáo tóm tắt sinh hoạt trên lớp; và các báo cáo thu hoạch cuối khoá (thường là hồi cứu hoặc phản ánh về thực tập) ([106], [126], [127], [128], [132]). Hầu hết các chương trình thực tập tốt nghiệp đều đòi hỏi một số hình thức báo cáo công việc bằng văn bản từ sinh viên thực tập. Các cơ sở đào tạo nhỏ hơn thường yêu cầu sinh viên làm nhật ký thực tập và báo cáo thực tập, trong khi các cơ sở đào tạo lớn thường thường yêu cầu khoá luận tốt nghiệp dạng báo cáo nghiên cứu kết hợp cả lý thuyết và/hoặc thực hành [105]. Việc chấm điểm và đảm bảo tính toàn vẹn của quá trình chấm điểm cũng là một thách thức đối với quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp. Nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng các nhà tuyển dụng thể hiện thái độ khác nhau đối với hoạt động thực tập tốt nghiệp và kết quả đánh giá thực tập tốt nghiệp. Ví dụ, một số nhà tuyển dụng chấp nhận sự tham gia đánh giá và góp ý từ trường đại học đối với việc quản lý hoạt động thực tập tại đơn vị, trong khi những nhà tuyển dụng khác thì không [95]. Một số đơn vị thực tập muốn cơ sở đào tạo cung cấp thông tin và quản lý quá trình thực tập, trong khi đó lại có những đơn vị thực tập khác thích tự quản lý toàn bộ hoạt động này [96]. Nhiều nhà quản lý khác muốn đề ra cho sinh viên thực tập các bài tập có tính sáng tạo để phát triển các kỹ năng tư duy phê phán [80], trong khi những người khác lại muốn sự thích tham gia tối thiểu của các hoạt động đánh giá mang tính học thuật [106]. Một biên bản hợp tác về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp là một công cụ quan trọng để làm rõ những kỳ vọng như vậy cho tất cả các bên liên quan ([106], qua đó, các bên đều có thể đóng một vai trò nhất định trong kiểm tra đánh giá thực tập. Trong khi các giảng viên hướng dẫn chịu trách nhiệm chấm điểm báo cáo thực tập ([105], [128]), thì cán bộ hướng dẫn tại công ty có thể cung cấp các phản hồi có giá trị cho quy trình này. Trong thực tế, sự tham gia của cán bộ hướng dẫn tại doanh nghiệp trong kiểm tra đánh giá sinh viên là một yêu cầu của nhiều trường đại học [96]. Tại Việt Nam, tác giả Mỵ Giang Sơn nhận định: việc kiểm tra, đánh giá thực tập hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, chưa có những tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá khoa học; việc kiểm tra đánh giá còn chủ quan, còn phụ thuộc vào cảm xúc, tình cảm của người đánh giá [47]. Do chưa có bộ tiêu chuẩn, tiêu chí tự đánh giá chi tiết, định lượng nên việc đo đạc kết quả thực hiện nhiệm vụ thực hành - thực tập thiếu 28 định lượng, thiếu khách quan, chưa phản ánh đúng trình độ thực chất của SV. Vì vậy, một số nghiên cứu cho rằng các cơ sở đào tạo phải chú trọng xây dựng các tiêu chí kiểm tra và đánh giá, phải có sự so sánh kết quả của các đợt kiểm tra, đồng thời cần tăng cường sự tham gia đánh giá của giảng viên và có sự kết hợp đánh giá giữa cơ sở đào tạo với cơ sở thực hành sao cho đảm bảo các mục tiêu đã đề ra [6], [12]. Cùng với việc vận dụng chuẩn, việc đánh giá kết quả học tập của người học theo tiếp cận năng lực đầu ra đã được một số nghiên cứu đề cập đến ([51], [59], [61], [62]). Tác giả Phạm Đỗ Nhật Tiến (2016) cho rằng bài toán đổi mới đánh giá người học trong giáo dục theo tiếp cận năng lực là một bài toán phức tạp và đa tầng. Tác giả Nguyễn Thu Hà (2014) cũng cho rằng hiệu quả đánh giá người học theo định hướng năng lực phụ thuộc chủ yếu vào các phương pháp đánh giá. Tuy nhiên theo tác giả, để các phương pháp đánh giá theo năng lực đạt chất lượng theo yêu cầu, giáo viên phải đánh giá bằng nhiều hình thức và thông qua nhiều công cụ. Nếu năng lực được coi như là khả năng sử dụng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ để giải quyết vấn đề trong những bối cảnh cụ thể thì các chương trình giảng dạy và các phương pháp đánh giá phải kết hợp cả ba yếu tố này [11]. Tuy nhiên, chưa có những công trình đi sâu nghiên cứu cụ thể những vấn đề lý luận và vận dụng chuẩn đầu ra như thế nào trong quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp cho sinh viên ngành QTKD trên các phương diện: nội dung, cách thức, mô hình quản lý; cơ chế và giải pháp quản lý... Những vấn đề lý luận này, nếu không được nghiên cứu đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến việc xây dựng kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra. 1.3 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu vấn đề Tổng quan tình hình nghiên cứu về thực tập tốt nghiệp và quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp cho thấy các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã đề cập tới nhiều vấn đề của hoạt động thực hành, thực tập của sinh viên cũng như các nội dung quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra. Từ những vấn đề đã được nghiên cứu trong và ngoài nước về hoạt động thực tập tốt nghiệp và quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh, một số luận điểm chung đã được các nghiên cứu trước đây tập trung phân tích bao gồm: 29 - Thực tập tốt nghiệp là hoạt động giữ vai trò quan trọng trong hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Tổ chức hoạt động thực tập tốt nghiệp cho sinh viên là nội dung thiết yếu trong việc hoàn thiện quy trình đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo đại học. - Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD cần phải đổi mới, hoàn thiện theo hướng tiếp cận hiện đại. Trong đó, quy trình tổ chức thực hiện, quá trình thực tập nghề nghiệp, kiểm tra đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên cần được tổ chức khoa học và hiệu quả theo những tiêu chuẩn, tiêu chí nhất định (hướng theo chuẩn đầu ra). - Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra cần được thực hiện đồng bộ từ các khâu: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá thực tập tốt nghiệp phù hợp với đặc trưng nghề nghiệp, khung năng lực và chuẩn đầu ra ngành học... Tuy nhiên, các vấn đề về hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên mới chỉ được nghiên cứu trong đào tạo đại học nói chung, nhất là trong khối ngành sư phạm, an ninh, công nghệ thông tin. Các nghiên cứu về hoạt động TTTN và quản lý hoạt động TTTN của sinh viên khối ngành kinh tế, QTKD hầu hết được thực hiện ở nước ngoài. Hầu như chưa có nghiên cứu cụ thể nào tại Việt Nam về hoạt động TTTN của sinh viên ngành QTKD cũng như quản lý hoạt động TTTN của sinh viên ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra với các vấn đề liên quan như: Mục đích, yêu cầu, nội dung và quy trình quản lý; các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động TTTN của sinh viên ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra; các giải pháp quản lý hoạt động TTTN của sinh viên ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra... Như vậy, vấn đề quản lý hoạt động TTTN của sinh viên ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra vẫn còn một khoảng trống cần được khai thác và nghiên cứu. Điều này chứng tỏ tính cấp thiết của đề tài mà tác giả lựa chọn nghiên cứu. Cùng với kết quả nghiên cứu tổng quan, ở các phần tiếp theo luận án nghiên cứu giải quyết vấn đề lý luận về hoạt động thực tập tốt nghiệp, quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động TTTN. Trên cơ sở đó, luận án xây dựng bộ công cụ khảo sát, phân tích và đánh giá được thực trạng hoạt động TTTN và quản lý hoạt động thực 30 tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra. Cùng với đó là đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra dựa trên khung năng lực và chuẩn đầu ra ngành đào tạo. Tiểu kết chương 1 Trong chương 1, các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến thực tập tốt nghiệp và quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra đã được hồi cứu, so sánh, phân tích và hệ thống hoá. Qua các nghiên cứu trong và ngoài nước, một số nội dung phổ biến, nổi trội có thể được liệt kê như sau: Vấn đề quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp trong các trường đại học từ lâu đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Mỗi công trình nghiên cứu chia sẻ các thông tin và hàm lượng khoa học khác nhau hướng tới chất lượng và sự phát triển của giáo dục và đào tạo. Điều này chứng tỏ tính cấp thiết, tính thời sự, ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Thực tập tốt nghiệp là hoạt động giữ vai trò đặc biệt hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên nói chung, sinh viên ngành QTKD nói riêng. Tổ chức hoạt động thực tập tốt nghiệp cho sinh viên là công đoạn rất cần thiết và quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học. Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp là một nội dung quan trọng của quản lý quá trình đào tạo sinh viên. Những nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy thực tập tốt nghiệp và quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp có vị trí rất quan trọng trong nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên. Nội dung quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên cần phải đổi mới, hoàn thiện theo hướng tiếp cận hiện đại. Trong đó, quy trình tổ chức thực hiện, quá trình thực tập nghề nghiệp, kiểm tra đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên cần được tổ chức khoa học và hiệu quả theo những tiêu chuẩn, tiêu chí nhất định. Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên theo tiếp cận chuẩn đầu ra cần được thực hiện đồng bộ từ các khâu: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp phù hợp với đặc trưng nghề nghiệp, khung năng lực và chuẩn đầu ra ngành học... 31 Mặc dù đã có những công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp đối với sinh viên các ngành sư phạm, quản lý giáo dục, công nghệ thông tin song vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào ở Việt Nam về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra. Do vậy, việc nghiên cứu tìm kiếm giải pháp quản lý hiệu quả hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đổi mới giáo dục đại học và yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề mang tính cấp thiết. Những kết quả nghiên cứu cũng như các vấn đề chưa được giải quyết của các nhà khoa học trong và ngoài nước là chỗ dựa quan trọng, góp phần xây dựng nên cơ sở lý luận và khung nghiên cứu cho việc thực hiện đề tài luận án. 32 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN QUẢN TRỊ KINH DOANH THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA 2.1 Chuẩn đầu ra thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh 2.1.1 Chuẩn đầu ra Dưới tác động của toàn cầu hoá, cùng với sự phát triển của xu thế giáo dục hướng đến chuẩn, khái niệm chuẩn đầu ra (hay kết quả học tập mong đợi - expected learning outcomes) đã trở nên phổ biến trong giáo dục đại học và là mối quan tâm hàng đầu trong thiết kế và phát triển chương trình đào tạo (CTĐT). Theo Nguyễn Quốc Chính & Cs. (2018), chuẩn đầu ra được xem là “xương sống” của một CTĐT bởi một chuẩn đầu ra tốt sẽ định hướng tốt cho CTĐT và ngược lại một chuẩn đầu ra không phù hợp có thể là trở lực, kìm hãm sự phát triển của hoạt động dạy và học. Bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới hiện nay đã làm gia tăng áp lực cho các trường đại học về trách nhiệm giải trình, cung cấp thông tin cho xã hội về chất lượng của hoạt động dạy và học. Do đó, thông tin về chuẩn đầu ra mà trường đại học cam kết sẽ trang bị cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ngày càng nhận được sự quan tâm của tất cả các bên liên quan từ nhà quản lý, sinh viên, cựu sinh viên, nhà tuyển dụng và cả phụ huynh [7]. Chuẩn đầu ra của một chương trình giáo dục có thể được coi là nội hàm chất lượng tối thiểu của người tốt nghiệp chương trình đó; là những chỉ số (Indicators) về phẩm chất, kiến thức, kỹ năng/kỹ xảo, tính cách/hành vi và khả năng/năng lực hay tổng quát hơn là các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm của sản phẩm đào tạo mà người học có được sau khi kết thúc chương trình giáo dục đào tạo đó trong nhà trường [41]. Cũng đồng quan điểm như vậy, Hoàng Thị Hương cho rằng chuẩn đầu ra là phát biểu cam kết của cơ sở đào tạo về chất lượng tối thiểu phải đạt được của người tốt nghiệp chương trình đào tạo - tức là cam kết về chất lượng sản phẩm đào tạo của cơ sở đào 33 tạo trước người học, nhà tuyển dụng và xã hội. Đó là tuyên bố trách nhiệm về chất lượng giáo dục đào tạo của cơ sở đào tạo để xã hội giám sát, phản biện [27]. Theo Bộ GDĐT, chuẩn đầu ra là yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp mà người học đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, được cơ sở đào tạo cam kết với người học, xã hội và công bố công khai cùng với các điều kiện đảm bảo thực hiện [5]. Theo Jenkins và Unwin (2001), chuẩn đầu ra là sự khẳng định của những điều kỳ vọng, mong muốn một người tốt nghiệp có khả năng làm được nhờ kết quả của quá trình đào tạo (dẫn lại trong [16]). Kendall đã chỉ ra 3 đặc trưng phân biệt của chuẩn đầu ra, bao gồm: 1) Hoạt động chuyên môn của người học phải quan sát được; 2) Hoạt động chuyên môn của người học phải đo được; 3) Hoạt động chuyên môn phải được người học thực hiện (dẫn lại trong [16], tr.21). Như vậy, trong nghiên cứu này tác giả xác định khái niệm chuẩn đầu ra như sau: chuẩn đầu ra là những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp mà sinh viên đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, được cơ sở đào tạo cam kết với người học, nhà tuyển dụng và xã hội. Hay nói cách khác, chuẩn đầu ra chính là thành quả học tập dự kiến mà chúng ta nhìn thấy được trên đối tượng giáo dục của mình và nó phải được cụ thể đến mức thành những nội dung có thể giảng dạy được. Tại Việt Nam, thời gian qua, chuẩn đầu ra được các trường đại học chú trọng và không ngừng nỗ lực xây dựng, cải tiến. Ở cấp quản lý nhà nước, Bộ GDĐT đã ban hành Công văn số 2196/BGDĐT-GDĐH ngày 22/4/2010 [2] hướng dẫn các trường đại học, học viện và các trường cao đẳng trong cả nước xây dựng và công bố chuẩn đầu ra các ngành đào tạo và Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015 [5] quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo. Thêm vào đó, Thủ tướng Chính phủ cũng có Quyết định QĐ 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 phê duyệt khung trình độ quốc gia Việt Nam [63], trong đó cũng quy định chuẩn hóa năng lực, khối lượng học tập tối thiểu các trình độ thuộc giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học của Việt Nam. Theo Nguyễn Quốc Chính & Cs. (2018), chuẩn đầu ra thường được phân thành 2 loại: chuẩn đầu ra chuyên ngành (liên quan đến chuyên ngành đào tạo của 34 chương trình, những kiến thức, kỹ năng đặc thù của ngành) và chuẩn đầu ra tổng quát hay kỹ năng mềm. Chuẩn đầu ra được xây dựng ở các cấp độ khác nhau, chủ yếu bao gồm cấp chương trình, môn học và bài giảng với mức độ khái quát giảm dần và mức độ cụ thể tăng dần. Trong đó, chuẩn đầu ra cấp chương trình mô tả những gì người học có thể biết và làm được tại thời điểm tốt nghiệp một CTĐT. Chuẩn đầu ra môn học/bài giảng mô tả những gì người học có thể biết và làm được khi hoàn tất một môn học/bài giảng. chuẩn đầu ra của bài giảng và môn học cần tương thích với chuẩn đầu ra chương trình và đóng góp vào việc đạt được chuẩn đầu ra chương trình [7]. Cấu trúc nội dung của chuẩn đầu ra bao gồm các thành tố: kiến thức (về chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, cơ sở ngành, chuyên ngành, trình độ tin học...); kỹ năng (giao tiếp, làm việc nhóm, ngoại ngữ, sử dụng kỹ năng chuyên môn...); thái độ (có trách nhiệm, hoài bão về nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tác phong, phẩm chất chính trị...); ngoài ra có thể thêm vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp, khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường. Các tiêu chí của chuẩn đầu ra theo từng cấp độ thường được xác định thông qua thang mức độ phân loại của Bloom, thể hiện quá trình phức tạp tăng dần mà nhà trường muốn SV đạt được (kiến thức, kỹ năng và thái độ), cụ thể: 1. Kiến thức (Mức độ 1: Biết/Nhớ; Mức độ 2: Hiểu; Mức độ 3: Áp dụng; Mức độ 4: Phân tích; Mức độ 5: Tổng hợp; và Mức độ 6: Đánh giá/Sáng tạo); 2. Kỹ năng (Mức độ 1: Bắt chước/Phản xạ; Mức độ 2: Thao tác; Mức độ 3: Chuẩn hóa/Tri giác; Mức độ 4: Phối hợp/Liên kết; Mức độ 5: Tự nhiên hoá); 3. Thái độ (Mức độ 1: Tiếp nhận; Mức độ 2: Đáp ứng; Mức độ 3: Nội tâm hóa/Xác định giá trị; Mức độ 4: Tổ chức; Mức độ 5: Đặc trưng/Đặc tính hoá các giá trị) ([9], [52]). Trong xu thế đổi mới giáo dục đại học, chuẩn đầu ra thường được xây dựng gắn liền với bốn trụ cột học tập đại học của UNESCO: 35 Hình 2-1 Các thành phần chuẩn đầu ra trong mối tương quan với 4 trụ cột học tập đại học của UNESCO [16] Theo cách tiếp cận CDIO, chuẩn đầu ra được xây dựng chi tiết, đầy đủ, mang tính hệ thống và logic cao dựa trên đề cương và bộ tiêu chuẩn CDIO. Theo khung đề cương CDIO, chuẩn đầu ra bao gồm 4 khối năng lực: (1) Kiến thức và lập luận kỹ thuật; (2) Kỹ năng tố chất cá nhân và nghề nghiệp; (3) Kỹ năng giao tiếp: làm việc theo nhóm và giao tiếp; (4) Hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành hệ thống trong bối cảnh doanh nghiệp và xã hội [10]. Dựa trên 4 nhóm này, chuẩn đầu ra sẽ bao gồm một danh mục các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và kèm theo đó là các cấp độ cụ thể của từng khối năng lực. Do đó, chuẩn đầu ra của chương trình bao phủ hết được các yêu cầu mà người học cần đạt được khi hoàn thành chương trình, đồng thời giúp nhà quản lý có thể dễ dàng đo lường việc đáp ứng yêu cầu này của người học. 2.1.2 Chuẩn đầu ra của sinh viên ngành quản trị kinh doanh Việc xây dựng chuẩn đầu ra của sinh viên trình độ đại học dựa trên khung năng lực nghề nghiệp ngành nghề đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra là yêu cầu cấp thiết, cần phải được tiến hành ở mọi CSĐT, đã được Bộ GDĐT và Chính phủ thể chế Các trụ cột giáo dục của UNESCO: Các thành phần năng lực đầu ra: Kiến thức Kỹ năng thực hành nghề nghiệp Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm Phẩm chất và kỹ năng cá nhân Học để biết Học để làm Học để cùng chung sống Học để tự khẳng định 36 hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật ([2], [5], [63]). Khung năng lực và chuẩn đầu ra được xây dựng theo quy trình chặt chẽ, đòi hỏi phải có sự thảo luận giữa các nhóm công tác (giảng viên, chuyên gia/nhà nghiên cứu giáo dục, nhà tuyển dụng, sinh viên và cựu sinh viên), nghiên cứu tài liệu, điều tra, tổ chức hội thảo và thu thập ý kiến của các giảng viên. Theo Edward và cộng sự (2010), quy trình xác định khung năng lực, xây dựng chuẩn đầu ra có thể khái quát thành 4 giai đoạn cụ thể như sau: Hình 2-2 Các bước cơ bản xây dựng chuẩn đầu ra [9] Trong đó hoạt động điều tra, khảo sát ở giai đoạn 2 bao gồm các bước: Bước 1: Nghiên cứu thị trường lao động Bước 2: Xác định năng lực chuẩn đầu ra (Khung năng lực, Mô tả chuẩn đầu ra) Bước 3: Xây dựng mô-đun kiến thức (các lĩnh vực kiến thức, kỹ năng, thái độ cần cung cấp cho người học) Bước 4: Xác định môn học, thiết kế chuẩn đầu ra môn học và hình thức đánh giá phù hợp với chuẩn đầu ra môn học. Bốn nhóm công tác làm việc tập trung; Các bộ tài liệu tham khảo Khảo sát 4 nhóm công tác liên quan; Xử lý kết quả Phỏng vấn trực tiếp; Lấy ý kiến Hội đồng khoa học; Tổ chức hội thảo Khảo sát trình độ năng lực mong muốn cấp độ 2, 3; Chuẩn đầu ra cấp độ 4 Bản phác thảo sơ lược Bản phác thảo lần 2 Bản phác thảo lần cuối Bản thảo chính thức (CĐR) 37 Với quy trình này, chuẩn đầu ra là công cụ quan trọng để thiết kế chương trình đào tạo, xây dựng đề cương chi tiết môn học, chi phối các thành tố của quá trình đào tạo: Hình 2-3 Mối quan hệ giữa chuẩn đầu ra và các thành tố của quá trình đào tạo [16] Tại Việt Nam, tất cả các CSĐT lớn, có uy tín và kinh nghiệm đào tạo lâu năm ngành QTKD như ĐH kinh tế quốc dân, ĐH kinh tế - ĐHQG Hà Nội, ĐH kinh tế TP.HCM, ĐH ngoại thương, ĐH kinh tế - ĐH Đà Nẵng đều đã xây dựng và công bố công khai khung năng lực và chuẩn đầu ra của sinh viên ngành QTKD cũng như các ngành đào tạo khác. Chuẩn đầu ra này bao gồm các lĩnh vực kiến thức, kỹ năng và thái độ gắn với các kỹ năng cụ thể trong khung năng lực ([66], [67], [68], [70], [72]). Căn cứ vào cấu trúc chuẩn đầu ra theo hướng dẫn của Bộ GDĐT [2], tham khảo kết quả nghiên cứu của các tác giả Trịnh Thị Hồng Hà [13], Nguyễn Thị Thu Hằng [16], Hoàng Thị Hương [27], và trên cơ sở tổng hợp những điểm chung nhất trong các thông báo công khai cam kết chất lượng đào tạo của các trường đại học trên, tác giả đã hệ thống hoá khung năng lực tiêu biểu và chuẩn đầu ra tiêu biểu chương trình đào tạo (PLO: Program Learning Outcome) cử nhân ngành QTKD (Phụ CĐR tham chiếu - Mục tiêu đào tạo - Thực tế hành nghề Nội dung đào tạo Chương trình đào tạo Phương pháp đào tạo CSVC phục vụ đào tạo Hình thức đào tạo Đánh giá kết quả đào tạo 38 lục 9). Chuẩn đầu ra này bao gồm các lĩnh vực kiến thức, kỹ năng và thái độ gắn với các kỹ năng cụ thể. 2.1.2.1 Khung năng lực nghề nghiệp ngành quản trị kinh doanh Bảng 2-1 Khung năng lực nghề nghiệp tiêu biểu ngành Quản trị kinh doanh STT Chủ đề năng lực 1. Năng lực chung 1.1 Khả năng giao tiếp 1.2 Khả năng làm việc nhóm 1.3 Khả năng tự học 1.4 Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức khoa học xã hội 1.5 Khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề 1.6 Khả năng tư duy hệ thống và dự báo 1.7 Khả năng khai thác, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông 1.8 Khả năng sử dụng ngoại ngữ 1.9 Khả năng thích ứng với hoàn cảnh thực tế 1.10 Khả năng đánh giá, phản biện xã hội 1.11 Khả năng hiểu biết về hệ thống chính trị, pháp luật và quốc phòng – an ninh của Việt Nam 1.12 Khả năng hiểu biết về các quy luật kinh tế, các kiến thức về quản trị và kỹ thuật marketing cơ bản, đồng thời khơi dậy tinh thần khởi nghiệp 2. Năng lực nghề nghiệp 2.1 Khả năng phân tích, đánh giá và tổng hợp một vấn đề nghiên cứu cụ thể trong lĩnh vực quản trị kinh doanh 2.2 Khả năng nắm bắt và ra quyết định cơ bản trong hoạt động quản trị, kinh doanh trên các lĩnh vực chức năng của doanh nghiệp 2.3 Khả năng điều hành tổng thể một đơn vị/tổ chức 2.4 Khả năng khởi nghiệp và quản trị tốt một doanh nghiệp trong môi trường trong nước và quốc tế 2....ầu ra Bảng 8.1 Tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá kết quả thực tập tốt nghiệp của SV theo tiếp cận chuẩn đầu ra (Dùng cho GV và CBHD) Tiêu chuẩn Mã tiêu chí Tiêu chí kiểm tra đánh giá Mức độ đánh giá 1 2 3 4 Tìm hiểu đối tượng, môi trường SXKD tại CSTT (8 TC) TC1 Khái quát đặc điểm chung, lịch sử hình thành & phát triển CSTT TC2 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quy trình hoạt động của bộ máy quản lý tại CSTT TC3 Môi trường kinh doanh của CSTT TC4 Đặc điểm kinh doanh, quy trình công nghệ áp dụng tại CSTT TC5 Sản phẩm, dịch vụ kinh doanh chủ yếu của CSTT TC6 Mô tả các nhóm công việc đặc trưng, hoạt động tác nghiệp của một vị trí chuyên viên, trợ lí tại CSTT TC7 Sử dụng kiến thức lý thuyết đã được trang bị trong chương trình đào tạo để đánh giá về các hoạt động đã tìm hiểu TC8 Đánh giá khái quát kết quả sản xuất kinh doanh của CSTT trong những năm gần đây Thực hành nghiệp vụ quản trị kinh doanh (14 TC) TC9 Xây dựng và thực hiện kế hoạch thực tập tốt nghiệp của bản thân TC10 Căn cứ vào vị trí chuyên viên đã lựa chọn để thực hành nghiệp vụ theo sự phân công, bố trí của CSTT TC11 Phương pháp làm việc TC12 Khả năng thực hành TC13 Khả năng làm việc cá nhân/nhóm TC14 Mức độ hoàn thành công việc được phân công - 42 - Tiêu chuẩn Mã tiêu chí Tiêu chí kiểm tra đánh giá Mức độ đánh giá 1 2 3 4 TC15 Khả năng ứng dụng ngoại ngữ vào công việc TC16 Khả năng ứng dụng CNTT vào công việc TC17 Vận dụng các phương pháp NCKH trong kinh doanh vào thực hiện các nhiệm vụ được giao TC18 Làm quen với một đề tài nghiên cứu quy mô nhỏ; lựa chọn các phương pháp nghiên cứu thích hợp thực hiện đề tài (gắn với hoạt động thực tập tốt nghiệp) TC19 Khả năng xử lý số liệu thu thập làm sáng rõ bản chất vấn đề nghiên cứu TC20 Khả năng tra cứu tài liệu, tư duy độc lập, biết bảo vệ lập trường khoa học của mình TC21 Khả năng đề xuất giải pháp xử lý vấn đề QTKD thực tế trong đề tài TC22 Hoàn thành báo cáo kết quả thực tập tốt nghiệp với tính chất là một công trình NCKH phù hợp với năng lực bản thân Tham gia các hoạt động thực tế khác TC23 Tham gia tích cực các hoạt động thực tế khác được CSTT tổ chức trong phạm vi cho phép của thực tập sinh Rèn luyện, bồi dưỡng năng lực phát triển nghề nghiệp (3 TC) TC24 Khả năng tự học, tự nghiên cứu trong các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ TC25 Khả năng linh hoạt, sáng tạo, thích ứng với yêu cầu và môi trường nghề nghiệp TC26 Tác phong khoa học, chuyên nghiệp trong công việc; ý thức phấn đấu, phát triển nghề nghiệp. Rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống (4 TC) TC27 Ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm đối với công việc TC28 Kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong môi trường làm việc TC29 Ý thức phê bình, phản biện TC30 Lối sống, tác phong phù hợp với môi trường kinh doanh - 43 - Bảng 8.2 Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp năng lực thực hành nghề nghiệp của SV theo chuẩn đầu ra (Dùng cho cơ sở đào tạo và tự đánh giá của SV) Chủ đề năng lực Mã tiêu chí Tiêu chí kiểm tra đánh giá Mức độ đánh giá 1 2 3 4 Năng lực chung (12 TC) TC1 Kỹ năng giao tiếp TC2 Kỹ năng làm việc nhóm TC3 Kỹ năng tự học TC4 Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức khoa học xã hội TC5 Kỹ năng phân tích và dự báo TC6 Khai thác, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông TC7 Khả năng sử dụng ngoại ngữ TC8 Thích ứng với hoàn cảnh thực tế TC9 Kỹ năng quản lý thời gian và nguồn lực TC10 Khả năng đánh giá, phản biện xã hội TC11 Khả năng hiểu biết về hệ thống chính trị, pháp luật và quốc phòng – an ninh của Việt Nam TC12 Khả năng hiểu biết về các quy luật kinh tế, các kiến thức về quản trị và kỹ thuật marketing cơ bản, đồng thời khơi dậy tinh thần khởi nghiệp Năng lực nghề nghiệp (9 TC) TC13 Khả năng phân tích, đánh giá và tổng hợp một vấn đề nghiên cứu cụ thể trong lĩnh vực quản trị kinh doanh TC14 Khả năng nắm bắt và ra quyết định cơ bản trong hoạt động quản trị, kinh doanh trên các lĩnh vực chức năng của doanh nghiệp TC15 Khả năng điều hành tổng thể một đơn vị/tổ chức TC16 Khả năng khởi nghiệp và quản trị tốt một doanh nghiệp trong môi trường trong nước và quốc tế TC17 Khả năng lập luận, phát hiện và giải quyết vấn đề - 44 - Chủ đề năng lực Mã tiêu chí Tiêu chí kiểm tra đánh giá Mức độ đánh giá 1 2 3 4 TC18 Khả năng thực hiện các chức năng của nhà quản trị (Hoạch định, Tổ chức, Lãnh đạo và Kiểm soát) TC19 Khả năng tự học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ TC20 Sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp TC21 Xây dựng văn hoá doanh nghiệp và quản lý môi trường quản trị Năng lực hành vi (10 TC) TC22 Khả năng độc lập, tự tin trong môi trường nghề nghiệp TC23 Tự đánh giá bản thân TC24 Kỹ năng tự kiểm soát và cạnh tranh TC25 Chủ động, sáng tạo, thích ứng với yêu cầu và môi trường nghề nghiệp TC26 Ứng xử linh hoạt trong các tình huống nghề nghiệp TC27 Nắm vững các nguyên tắc và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp TC28 Phát triển nghề nghiệp TC29 Nắm vững các văn bản luật và quy định đối với ngành kinh doanh TC30 Vận dụng kinh nghiệm quốc tế về kinh tế, xã hội và quản trị vào thực tiễn quản trị kinh doanh TC31 Làm việc hiệu quả trong tổ chức và các môi trường kinh doanh khác nhau - 45 - Phụ lục 9. Khung năng lực và Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh tiêu biểu 1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 1.1. Mục tiêu tổng quát Chương trình đào tạo cử nhân Quản trị kinh doanh nhằm cung ứng cho xã hội đội ngũ lao động có đầy đủ năng lực chuyên môn đảm nhận công việc kinh doanh, quản trị trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế và có khả năng khởi sự doanh nghiệp; có phẩm chất tốt, đạo đức nghề nghiệp; có kỹ năng tin học, ngoại ngữ, giao tiếp kinh doanh nhằm thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh trong nước & quốc tế và khả năng cần thiết cho mục tiêu học tập suốt đời. 1.2. Mục tiêu cụ thể Sinh viên quản trị kinh doanh sau khi tốt nghiệp: - Có hiểu biết sâu sắc về nền tảng của quản trị, có tư duy hệ thống, phân tích phản biện và có thể trình bày các vấn đề về quản trị kinh doanh. - Có khả năng thích nghi và học tập sáng tạo thông qua hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực chuyên môn về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh. - Có khả năng giải quyết các vấn đề về vận hành và quản lý trong doanh nghiệp thông qua khả năng hợp tác và lãnh đạo đổi mới trong tổ chức. - Là các công dân toàn cầu, có đạo đức, có trách nhiệm xã hội, có năng lực cộng tác và hoạch định phát triển bản thân. 1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp Người học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận những vị trí việc làm sau: - Chuyên viên, trợ lý kinh doanh; chuyên viên kiểm soát chất lượng; chuyên viên hành chính, nhân sự; chuyên viên phụ trách chiến lược của các công ty trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. - Chuyên viên hành chính, nhân sự, kinh tế, quản lý tại các tổ chức khu vực công, hoặc các uỷ ban tư vấn, cố vấn thuộc các sở ban ngành. - 46 - - Sau một thời gian làm việc, tích luỹ kinh nghiệm và đáp ứng các điều kiện quy định của luật pháp (nếu có) người học có thể phát triển nghề nghiệp trở thành nhà quản trị cấp trung: quản lý các bộ phận kinh doanh, marketing, hành chính, nhân sự, truyền thông, quảng cáo trong các công ty, tổ chức, tập đoàn đa quốc gia, - Làm chủ cơ sở kinh doanh hoặc doanh nghiệp khởi nghiệp. - Một số người học xuất sắc có thê tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, viện nghiên cứu về kinh tế, quản trị kinh doanh. 1.4. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường - Hình thành thói quen và khả năng tự học, học suốt đời, có khả năng cập nhật kiến thức để phục vụ cho công việc, học tập và nghiên cứu. - Có đủ khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên môn ở trình độ sau đại học đúng chuyên ngành, chuyên ngành gần và các chuyên ngành khác. 2. KHUNG NĂNG LỰC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH STT Chủ đề năng lực 1. Năng lực chung 1.1 Khả năng giao tiếp 1.2 Khả năng làm việc nhóm 1.3 Khả năng tự học 1.4 Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức khoa học xã hội 1.5 Khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề 1.6 Khả năng tư duy hệ thống và dự báo 1.7 Khả năng khai thác, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông 1.8 Khả năng sử dụng ngoại ngữ 1.9 Khả năng thích ứng với hoàn cảnh thực tế 1.10 Khả năng đánh giá, phản biện xã hội 1.11 Khả năng hiểu biết về hệ thống chính trị, pháp luật và quốc phòng – an ninh của Việt Nam 1.12 Khả năng hiểu biết về các quy luật kinh tế, các kiến thức về quản trị và kỹ thuật marketing cơ bản, đồng thời khơi dậy tinh thần khởi nghiệp 2. Năng lực nghề nghiệp 2.1 Khả năng phân tích, đánh giá và tổng hợp một vấn đề nghiên cứu cụ thể trong lĩnh vực quản trị kinh doanh - 47 - STT Chủ đề năng lực 2.2 Khả năng nắm bắt và ra quyết định cơ bản trong hoạt động quản trị, kinh doanh trên các lĩnh vực chức năng của doanh nghiệp 2.3 Khả năng điều hành tổng thể một đơn vị/tổ chức 2.4 Khả năng khởi nghiệp và quản trị tốt một doanh nghiệp trong môi trường trong nước và quốc tế 2.5 Khả năng lập luận, phát hiện và giải quyết vấn đề trong lĩnh vực quản trị kinh doanh 2.6 Khả năng thực hiện các chức năng của nhà quản trị về Hoạch định, Tổ chức, Lãnh đạo, Đánh giá và Kiểm soát. 2.7 Khả năng tự học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 2.8 Sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp 2.9 Xây dựng văn hoá doanh nghiệp và quản lý môi trường quản trị 3. Năng lực hành vi 3.1 Khả năng độc lập, tự tin trong môi trường nghề nghiệp 3.2 Tư duy hệ thống và giải quyết vấn đề 3.3 Tự đánh giá bản thân 3.4 Chủ động, sáng tạo, thích ứng với yêu cầu và môi trường nghề nghiệp 3.5 Ứng xử linh hoạt trong các tình huống nghề nghiệp 3.6 Nắm vững các nguyên tắc và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp 3.7 Phát triển nghề nghiệp 3.8 Nắm vững các văn bản luật và quy định đối với ngành kinh doanh 3.9 Vận dụng kinh nghiệm quốc tế về kinh tế, xã hội và quản trị vào thực tiễn quản trị kinh doanh 3.10 Làm việc hiệu quả trong tổ chức và các môi trường kinh doanh khác nhau 3. CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Mã CĐR Chuẩn đầu ra Học phần tương ứng Thang Bloom 1 KIẾN THỨC 1.1 Kiến thức chung PLO1 Biết, hiểu và vận dụng được các kiến thức về lý luận, phương pháp luận và nghiên cứu, tư duy logic, kiến thức cơ bản về khoa học xã hội - nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ. Phương pháp nghiên cứu trong KD; Pháp luật đại cương; Toán cao cấp; Tin học đại cương; Giao tiếp kinh doanh; Tâm lý kinh doanh; 3 3 3 3 3 4 - 48 - Mã CĐR Chuẩn đầu ra Học phần tương ứng Thang Bloom - Khả năng hệ thống kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học, logic học để ứng dụng lập luận và giải quyết các vấn đề Kinh tế và Quản trị kinh doanh. - Khả năng hệ thống hóa khối kiến thức Khoa học tự nhiên và ứng dụng giải quyết các vấn đề Kinh tế và Kinh doanh. - Khả năng hệ thống hóa khối kiến thức Khoa học Xã hội và Nhân văn, và ứng dụng giải quyết các vấn đề Quản trị và Kinh doanh. Đạo đức kinh doanh, Thực hành nghề nghiệp, TTTN 3 4 5 1.2 Kiến thức chuyên môn nghề nghiệp PLO2 Biết, hiểu và vận dụng được kiến thức cơ sở khối ngành và cơ sở ngành: Lý thuyết về Khoa học Kinh tế, về Khoa học tổ chức và quản lý. - Khả năng hiểu và hệ thống các lý thuyết kinh tế như: Kinh tế vi mô, vĩ mô. - Hiểu rõ kiến thức về Tài chính và Kế toán để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề liên quan đến Kinh tế và Quản lý. - Khả năng hiểu và hệ thống các kiến thức về các ngành cơ bản trong khoa học Quản trị và kinh doanh. - Am hiểu các nguyên lý về hành vi người tiêu dùng, các nguyên lý của Quản trị, Lý thuyết về cạnh tranh, sản xuất, đầu tư và phân phối sản phẩm. Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Quản trị học, Nguyên lý kế toán, Marketing căn bản, Hành vi người tiêu dùng, Lý thuyết tài chính - tiền tệ, Luật kinh tế, Thống kê ứng dụng trong kinh doanh, Hành vi tổ chức, Đạo đức kinh doanh, Khởi sự doanh nghiệp, Phân tích và dự báo KD, Kế toán quản trị, QT xung đột, QTKD quốc tế, Thực hành nghề nghiệp, TTTN 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 4 4 3 3 3 4 5 - 49 - Mã CĐR Chuẩn đầu ra Học phần tương ứng Thang Bloom - Hiểu biết các kiến thức luật pháp trong kinh doanh và các quy tắc về đạo đức nghề nghiệp. PLO3 Hiểu, biết và ứng dụng tốt hệ thống các lý thuyết quản trị kinh doanh và các phương pháp nghiên cứu vào thực tiễn quản lý và kinh doanh: - Khả năng ứng dụng kiến thức để phản biện và xây dựng chiến lược kinh doanh. - Khả năng ứng dụng kiến thức để hoạch định và tổ chức hoạt động kinh doanh. Có kiến thức và khả năng lập luận tư duy theo hệ thống và giải quyết các vấn đề Quản lý và Kinh doanh. - Hiểu và vận dụng được các kiến thức QTKD để có thể khởi sự và quản trị doanh nghiệp QT nguồn nhân lực, QT chiến lược, QT marketing, QT tài chính, QT dự án, QT vận hành, QT bán hàng, QT chuỗi cung ứng, QT rủi ro, Khởi sự doanh nghiệp, QT chất lượng, QT hành chính văn phòng, QT đổi mới sáng tạo, Thực hành nghề nghiệp, TTTN 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 4 5 2 KỸ NĂNG PLO4 Kỹ năng chuyên môn kinh doanh và quản lý - Khả năng làm việc nhóm và khả năng hình thành, phát triển và lãnh đạo nhóm. - Thực hành các kỹ năng, kỹ thuật nghề nghiệp như kỹ thuật nghiệp vụ kinh doanh, kỹ thuật xây dựng và phân tích quản trị dự án đầu tư, kỹ thuật phân tích hoạt động kinh doanh. - Khả năng tổ chức các hoạt động kinh doanh. - Khả năng soạn thảo và đàm phán hợp đồng trong kinh doanh. - Sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại, phần Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng giải quyết vấn đề, Kỹ năng khám phá bản thân và lập kế hoạch nghề nghiệp, Các học phần chuyên môn, Tin học ứng dụng, Tiếng Anh, Giao tiếp KD, Đàm phán KD, Quản trị học, Phân tích và dự báo KD, Khởi sự doanh nghiệp, Thực hành nghề nghiệp, TTTN 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 4 4 - 50 - Mã CĐR Chuẩn đầu ra Học phần tương ứng Thang Bloom mềm chuyên dụng (Microsoft Office, SPSS, ERP, Email, EDI) trong công việc. - Khả năng quản lý một kế hoạch hoạt động, công việc cụ thể như kế hoạch kinh doanh. - Khả năng quản trị bản thân và quản trị tổ chức. PLO5 Kỹ năng tư duy và lập luận - Tư duy lập luận và ứng dụng trong giải quyết các vấn đề kinh tế và kinh doanh như: phát hiện và hình thành vấn đề, đánh giá, phân tích, tổng hợp và đưa ra giải pháp kiến nghị. - Tư duy phản biện, sáng tạo và vận dụng các kiến thức lý luận, phát huy các kinh nghiệm trong phân tích và xử lý các tình huống quản trị kinh doanh - Tư duy theo hệ thống khi tiếp cận xử lý các vấn đề chung trong cuộc sống hàng ngày và thuộc lĩnh vực Quản trị kinh doanh. - Nghiên cứu khoa học và khám phá kiến thức đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực Quản trị và Kinh doanh. Các học phần chuyên môn, Phân tích và dự báo KD, QT đổi mới sáng tạo, Thực hành nghề nghiệp, TTTN 3 3 3 4 4 PLO6 Kỹ năng giao tiếp - Giao tiếp hiệu quả bằng tiếng Việt và tiếng Anh (Đạt trình độ B1 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc). - Khả năng viết hiệu quả bằng Việt ngữ và Anh ngữ (Đạt trình độ B1 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc). Giao tiếp KD, Đàm phán KD, Tiếng Anh, Thực hành nghề nghiệp, TTTN 3 3 3 4 4 - 51 - Mã CĐR Chuẩn đầu ra Học phần tương ứng Thang Bloom - Khả năng nghe với tư duy phản biện. - Khả năng trình bày hiệu quả các vấn đề hay ý tưởng trước công chúng. PLO7 Khả năng hợp tác - Khả năng phối hợp làm việc để đạt mục tiêu chung. - Sống và làm việc hiệu quả ở môi trường hội nhập toàn cầu - Chia sẻ các quan điểm khác nhau về: Kinh tế, Chính trị, Văn hóa và Tôn giáo trên thế giới Giao tiếp KD, Đàm phán KD, Tiếng Anh, Thực hành nghề nghiệp, TTTN 3 3 3 4 4 PLO8 Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn - Khả năng hình thành các ý tưởng về kinh doanh trong các lĩnh vực hoạt động. - Khả năng xây dựng các phương án, dự án trong kinh doanh. - Khả năng tổ chức thực hiện các phương án, dự án trong kinh doanh. - Khả năng đánh giá các phương án, dự án hay chính sách về kinh doanh được đặt trong bối cảnh về xã hội và ngoại cảnh, bối cảnh về doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh cụ thể. - Khả năng tự chủ, độc lập, sáng tạo giải quyết vấn đề Giao tiếp KD, Đàm phán KD, QT dự án, Khởi sự doanh nghiệp, Phân tích và dự báo KD, QT đổi mới sáng tạo, Thực hành nghề nghiệp, TTTN 3 3 3 3 3 3 4 4 PLO9 Khả năng học tập suốt đời - Ý thức tham gia vào các hoạt động rèn luyện sức khỏe, trí tuệ và tinh thần - Khả năng học hỏi và áp dụng kiến thức mới. Các môn khoa học Mác – Lênin, Phương pháp nghiên cứu trong KD, QT đổi mới sáng tạo, Thực hành nghề nghiệp, 3 3 3 4 - 52 - Mã CĐR Chuẩn đầu ra Học phần tương ứng Thang Bloom - Xây dựng mô thức hình thành mục tiêu cá nhân với sự phát triển nghề nghiệp. - Khả năng vận dụng các phương pháp nghiên cứu, các công cụ để tự nghiên cứu. - Khả năng nắm bắt và sử dụng công nghệ mới. TTTN 4 3 THÁI ĐỘ, HÀNH VI PLO10 Đạo đức cá nhân: Sẵn sàng đương đầu với khó khăn, áp lực và chấp nhận rủi ro; Kiên trì, Linh hoạt, tự tin, Chăm chỉ, nhiệt tình, say mê có tinh thần tìm tòi và khám phá; Tự chủ, chính trực, phản biện, sáng tạo. Có động lực và khát vọng trở thành doanh nhân, nhà lãnh đạo, chuyên gia cao cấp và quyết tâm theo đuổi mục tiêu đã đặt ra. Đạo đức kinh doanh, Thực hành nghề nghiệp, TTTN 3 4 4 PLO11 Đạo đức nghề nghiệp: có đạo đức nghề nghiệp, chấp hành nghiêm chỉnh quy chế làm việc của tổ chức, hành vi và ứng xử chuyên nghiệp, thái độ tích cực trong công việc, có tinh thần hợp tác tốt với các đồng nghiệp trong quá trình làm việc, độc lập, chủ động, Đạo đức kinh doanh, Thực hành nghề nghiệp, TTTN 3 4 4 PLO12 Đạo đức xã hội: có trách nhiệm với xã hội và tuân thủ pháp luật, sáng tạo và đổi mới, luôn hoạt động thực tiễn để phát hiện những vấn đề về kinh doanh và quản trị nhằm phục vụ cộng đồng. Đạo đức kinh doanh, Thực hành nghề nghiệp, TTTN 3 4 4 Ghi chú: Các cấp độ trong thang đo Bloom được áp dụng để đánh giá kết quả học tập mong đợi của sinh viên theo các tiêu chí của chuẩn đầu ra cụ thể như sau ([40], [66]): - 53 - Mức độ CĐR về Kiến thức CĐR về Kỹ năng CĐR về Thái độ 1 Biết/Nhớ Bắt chước Tiếp nhận 2 Hiểu Thao tác Đáp ứng 3 Áp dụng Chuẩn hoá Nội tâm hoá 4 Phân tích Phối hợp/Liên kết Tổ chức 5 Tổng hợp/Đánh giá Tự nhiên hoá Đặc trưng hoá 6 Sáng tạo - - 4. CHUẨN ĐẦU RA HỌC PHẦN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Mã CĐR Chuẩn đầu ra Thang Bloom CLO1 Biết, hiểu và vận dụng được các kiến thức về lý luận, phương pháp luận và nghiên cứu, tư duy logic, kiến thức cơ bản về khoa học xã hội - nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ. 5 CLO2 Biết, hiểu và vận dụng được kiến thức cơ sở khối ngành và cơ sở ngành: Lý thuyết về Khoa học Kinh tế, về Khoa học tổ chức và quản lý. 5 CLO3 Hiểu, biết và ứng dụng tốt hệ thống các lý thuyết quản trị kinh doanh và các phương pháp nghiên cứu vào thực tiễn quản lý và kinh doanh: 5 CLO4 Kỹ năng chuyên môn kinh doanh và quản lý 4 CLO5 Kỹ năng tư duy và lập luận 4 CLO6 Kỹ năng giao tiếp 4 CLO7 Khả năng hợp tác 4 CLO8 Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn 4 CLO9 Khả năng học tập suốt đời 4 CLO10 Đạo đức cá nhân 4 CLO11 Đạo đức nghề nghiệp 4 CLO12 Đạo đức xã hội 4 - 54 - Phụ lục 10. Kết quả xử lý thống kê 10.1. Phân tích Cronbach’s Alpha cho từng yếu tố trong công cụ nghiên cứu Mẫu 1: Phiếu Khảo sát thực trạng hoạt động thực tập tốt nghiệp Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items ,794 5 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Q3.MTC 8,77 4,867 0,647 0,723 Q3.CT1 8,88 4,924 0,714 0,682 Q3.CT2 8,84 4,910 0,664 0,713 Q3.CT3 8,80 4,996 0,417 0,821 Q3.CT4 8,81 4,868 0,431 0,818 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items ,871 10 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Q4.ND11 21,63 3,993 0,437 0,870 Q4.ND12 21,54 3,969 0,471 0,867 Q4.ND13 21,52 3,878 0,602 0,857 Q4.ND21 21,37 3,773 0,661 0,852 Q4.ND22 21,21 3,999 0,603 0,857 Q4.ND23 21,24 3,688 0,602 0,857 Q4.ND31 21,14 3,664 0,606 0,857 Q4.ND32 21,40 3,764 0,590 0,859 Q4.ND33 21,45 3,583 0,676 0,851 Q4.ND4 21,33 3,742 0,647 0,854 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items ,898 12 - 55 - Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Q5.QT11 23,83 5,352 0,652 0,888 Q5.QT12 23,95 5,135 0,651 0,888 Q5.QT13 23,73 4,915 0,698 0,885 Q5.QT14 23,85 4,798 0,676 0,886 Q5.QT15 24,17 5,365 0,686 0,886 Q5.QT16 23,67 5,044 0,653 0,887 Q5.QT17 23,99 4,666 0,491 0,900 Q5.QT21 24,13 5,039 0,623 0,889 Q5.QT22 24,18 5,294 0,626 0,889 Q5.QT31 24,23 5,457 0,674 0,887 Q5.QT32 24,14 5,033 0,598 0,890 Q5.QT33 24,08 5,522 0,422 0,898 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items ,734 3 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Q6.HT1 3,87 0,489 0,504 0,774 Q6.HT2 3,88 0,529 0,644 0,597 Q6.HT3 3,78 0,391 0,599 0,604 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items ,883 10 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Q8.KT11 19,64 4,631 0,632 0,872 Q8.KT12 19,60 4,871 0,714 0,867 Q8.KT13 19,58 4,874 0,417 0,889 Q8.KT21 19,47 5,400 0,639 0,870 Q8.KT22 19,64 5,225 0,684 0,870 Q8.KT23 19,50 4,556 0,698 0,867 - 56 - Q8.KT24 19,49 4,381 0,604 0,872 Q8.KT31 19,42 4,708 0,690 0,865 Q8.KT32 19,46 4,792 0,643 0,871 Q8.KT33 19,48 5,058 0,657 0,870 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items ,718 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Q9.DU1 7,10 1,145 0,418 0,706 Q9.DU2 7,10 1,321 0,536 0,649 Q9.DU3 7,09 1,214 0,523 0,666 Q9.DU4 7,04 1,208 0,614 0,603 Phiếu khảo sát thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items ,765 21 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Q1.HT1 42,47 46,982 ,405 ,802 Q1.HT2 42,33 47,406 ,430 ,801 Q1.HT3 42,61 48,312 ,425 ,801 Q1.HT4 42,32 46,360 ,504 ,799 Q1.PCN1 42,42 46,648 ,521 ,799 Q1.PCN2 42,50 46,877 ,516 ,799 Q1.PCN3 42,45 46,158 ,607 ,797 Q1.PCN4 42,59 45,733 ,564 ,798 Q1.KBM1 42,45 44,504 ,712 ,794 Q1.KBM2 42,36 45,278 ,645 ,796 Q1.KBM3 42,48 46,358 ,479 ,800 Q1.KBM4 42,47 46,333 ,504 ,799 Q1.KBM5 42,36 47,005 ,491 ,800 Q1.GV1 42,48 49,024 ,420 ,802 Q1.GV2 42,36 46,775 ,500 ,799 Q1.LD1 42,43 46,246 ,570 ,798 - 57 - Q1.LD2 42,30 46,589 ,476 ,800 Q1.LD3 42,14 45,440 ,581 ,797 Q1.LD4 42,11 46,038 ,540 ,798 Q1.CB1 42,11 44,861 ,623 ,796 Q1.CB2 42,17 45,786 ,559 ,798 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items ,815 11 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Q2.KH1 23,05 22,265 ,754 ,843 Q2.KH2 23,02 22,033 ,795 ,842 Q2.KH3 22,96 22,077 ,790 ,842 Q2.KH41 23,03 22,345 ,813 ,841 Q2.KH42 23,02 22,559 ,789 ,842 Q2.KH43 23,02 22,316 ,831 ,840 Q2.KH44 23,00 22,848 ,763 ,843 Q2.KH5 22,90 22,114 ,843 ,840 Q2.KH61 22,71 22,545 ,739 ,844 Q2.KH62 22,73 22,443 ,749 ,843 Q2.KH63 22,61 23,597 ,573 ,850 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items ,861 14 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Q3.CC1 28,75 29,275 ,802 ,869 Q3.CC2 28,84 28,667 ,864 ,866 Q3.CC3 28,71 29,499 ,767 ,870 Q3.CC4 28,82 29,899 ,730 ,871 Q3.CC5 28,96 30,669 ,670 ,873 Q3.NS1 28,74 30,168 ,680 ,872 Q3.NS2 28,81 28,870 ,780 ,869 Q3.NS3 29,14 30,765 ,594 ,875 Q3.NS4 28,70 29,340 ,773 ,869 - 58 - Q3.NS5 28,98 29,164 ,795 ,869 Q3.PH1 29,11 31,396 ,486 ,878 Q3.PH2 29,13 31,999 ,544 ,876 Q3.PH3 29,28 31,700 ,477 ,878 Q3.PH4 29,10 30,245 ,693 ,872 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items ,780 7 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Q4.LD1 12,28 3,883 ,325 ,785 Q4.LD2 12,19 3,405 ,431 ,770 Q4.LD3 12,14 3,166 ,730 ,707 Q4.LD4 12,09 3,197 ,742 ,707 Q4.LD5 12,12 3,274 ,701 ,716 Q4.LD6 12,01 3,535 ,473 ,758 Q4.LD7 11,95 3,627 ,340 ,786 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items ,859 10 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Q5.KT1 18,26 9,347 ,592 ,850 Q5.KT2 18,68 11,173 ,550 ,849 Q5.KT3 18,53 10,974 ,504 ,851 Q5.KT4 18,54 11,394 ,423 ,857 Q5.KT5 18,70 10,829 ,676 ,841 Q5.KT6 18,62 10,713 ,699 ,839 Q5.KT7 18,54 10,702 ,617 ,843 Q5.KT8 18,61 10,888 ,596 ,845 Q5.KT9 18,61 9,976 ,579 ,846 Q5.KT10 18,26 9,386 ,657 ,839 - 59 - Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items ,800 9 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Q6.YT1 21,07 7,645 ,409 ,791 Q6.YT2 21,02 7,366 ,597 ,773 Q6.YT3 21,05 7,290 ,600 ,772 Q6.YT4 21,17 7,016 ,417 ,793 Q6.YT5 21,09 6,892 ,740 ,754 Q6.YT6 21,22 6,461 ,539 ,776 Q6.YT7 21,36 7,218 ,486 ,781 Q6.YT8 21,44 6,017 ,655 ,756 Q6.YT9 21,29 8,067 ,157 ,820 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items ,841 5 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Q7.DU1 8,36 6,239 ,896 ,856 Q7.DU2 8,41 6,589 ,856 ,864 Q7.DU3 8,13 6,539 ,760 ,872 Q7.DU4 8,30 6,336 ,887 ,857 Q7.DU5 8,47 6,760 ,736 ,875 10.2. Phân tích phương sai một yếu tố ANOVA Test of Homogeneity of Variances Levene Statistic df1 df2 Sig. Q9.DU1 1,109 2 627 ,331 Q9.DU2 2,600 2 627 ,075 Q9.DU3 2,414 2 627 ,090 Q9.DU4 2,421 2 627 ,090 ANOVA Sum of Squares df Mean Square F Sig. - 60 - Q9.DU1 Between Groups 1,818 2 ,909 1,983 ,138 Within Groups 287,413 627 ,458 Total 289,232 629 Q9.DU2 Between Groups ,023 2 ,011 ,030 ,971 Within Groups 241,666 627 ,385 Total 241,689 629 Q9.DU3 Between Groups 1,890 2 ,945 2,319 ,099 Within Groups 255,452 627 ,407 Total 257,341 629 Q9.DU4 Between Groups ,577 2 ,289 ,732 ,481 Within Groups 247,208 627 ,394 Total 247,786 629 10.3. Kiểm định so sánh cặp (Paired-Sample T Test) Paired Samples Statistics Mean N Std. Deviation Std. Error Mean Pair 1 T1 1,91 75 ,756 ,087 S1 2,16 75 ,698 ,081 Pair 2 T2 1,80 75 ,697 ,081 S2 2,24 75 ,694 ,080 Pair 3 T3 1,84 75 ,679 ,078 S3 2,09 75 ,701 ,081 Pair 4 T4 2,12 75 ,788 ,091 S4 2,39 75 ,655 ,076 Pair 5 T5 2,04 75 ,779 ,090 S5 2,44 75 ,620 ,072 Pair 6 T6 1,85 75 ,711 ,082 S6 2,35 75 ,647 ,075 Pair 7 T7 2,00 75 ,717 ,083 S7 2,31 75 ,753 ,087 Pair 8 T8 2,00 75 ,788 ,091 S8 2,25 75 ,737 ,085 Pair 9 T9 1,96 75 ,743 ,086 S9 2,21 75 ,703 ,081 Pair 10 T10 1,96 75 ,761 ,088 S10 2,39 75 ,655 ,076 Pair 11 T11 2,09 75 ,738 ,085 S11 2,43 75 ,597 ,069 Pair 12 T12 1,84 75 ,698 ,081 S12 2,29 75 ,632 ,073 - 61 - Paired Samples Correlations N Correlation Sig. Pair 1 T1 & S1 75 ,617 ,000 Pair 2 T2 & S2 75 ,463 ,000 Pair 3 T3 & S3 75 ,543 ,000 Pair 4 T4 & S4 75 ,302 ,009 Pair 5 T5 & S5 75 ,215 ,064 Pair 6 T6 & S6 75 ,553 ,000 Pair 7 T7 & S7 75 ,401 ,000 Pair 8 T8 & S8 75 ,628 ,000 Pair 9 T9 & S9 75 ,456 ,000 Pair 10 T10 & S10 75 ,329 ,004 Pair 11 T11 & S11 75 ,000 ,997 Pair 12 T12 & S12 75 ,292 ,011 Paired Samples Test Paired Differences t df Sig. (2- tailed) Mean Std. Deviation Std. Error Mean 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Pair 1 T1 - S1 -,253 ,639 ,074 -,400 -,106 -3,435 74 ,001 Pair 2 T2 - S2 -,440 ,721 ,083 -,606 -,274 -5,284 74 ,000 Pair 3 T3 - S3 -,253 ,660 ,076 -,405 -,102 -3,327 74 ,001 Pair 4 T4 - S4 -,267 ,859 ,099 -,464 -,069 -2,687 74 ,009 Pair 5 T5 - S5 -,400 ,885 ,102 -,604 -,196 -3,913 74 ,000 Pair 6 T6 - S6 -,493 ,645 ,074 -,642 -,345 -6,628 74 ,000 Pair 7 T7 - S7 -,307 ,805 ,093 -,492 -,121 -3,299 74 ,001 Pair 8 T8 - S8 -,253 ,660 ,076 -,405 -,102 -3,327 74 ,001 Pair 9 T9 - S9 -,253 ,755 ,087 -,427 -,080 -2,906 74 ,005 Pair 10 T10 - S10 -,427 ,825 ,095 -,616 -,237 -4,480 74 ,000 Pair 11 T11 - S11 -,333 ,949 ,110 -,552 -,115 -3,041 74 ,003 Pair 12 T12 - S12 -,453 ,793 ,092 -,636 -,271 -4,948 74 ,000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_hoat_dong_thuc_tap_tot_nghiep_cua_sinh_vien.pdf
  • pdfTrichyeu_PhamQuocLuyen.pdf
Tài liệu liên quan