Luận án Quản lý nhà nước đối với hoạt động tình nguyện thanh niên Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA AN ĐÌNH DOANH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG hµ néi - 2020 i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA AN ĐÌNH DOANH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM Chuyên ngành : Quản lý hành chính công Mã số : 62 34 82 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG Người

pdf214 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý nhà nước đối với hoạt động tình nguyện thanh niên Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Đăng Thành TS. Hoàng Xuân Lương hµ néi - 2020 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện với sự hướng dẫn khoa học của Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Đăng Thành, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia và Tiến sĩ Hoàng Xuân Lương, nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. Các kết quả nghiên cứu trình bày trong Luận án này là trung thực, dựa trên kết quả khảo sát trực tiếp và tổng hợp từ các nguồn tài liệu tin cậy; những nội dung mới của Luận án là kết quả nghiên cứu của bản thân, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả An Đình Doanh iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CLB : Câu lạc bộ CNXH : Chủ nghĩa xã hội HĐND : Hội đồng nhân dân IAVE : Hiệp hội nỗ lực tình nguyện thế giới INGOs : Tổ chức phi chính phủ nước ngoài LHTN : Liên hiệp thanh niên LHQ : Liên hợp quốc MDGs : Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ NGOs : Tổ chức phi chính phủ QLNN : Quản lý nhà nước TNCS : Thanh niên cộng sản TNTN : Thanh niên tình nguyện TNXP : Thanh niên xung phong TNVN : Thanh niên Việt Nam TTT : Trí thức trẻ UVN : Liên hiệp quốc UBND : Ủy ban nhân dân UBQG : Ủy ban quốc gia VNGOs : Tổ chức phi Chính phủ ở Việt Nam XHCN : Xã hội chủ nghĩa iv MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 5 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ........................................ 6 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học .............................................. 9 6. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu............................................ 10 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .............................................................................. 11 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về thanh niên, hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam ............................................................................ 11 1.1.1. Các công trình trong nước ................................................................ 11 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước ............................................. 17 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu quản lý nhà nước về hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam ................................................................ 20 1.2.1. Các công trình trong nước ................................................................ 20 1.2.2. Các công trình nghiên cứu của ngoài nước ...................................... 22 1.3. Nhận xét về tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án ........... 24 1.3.1. Những kết quả nghiên cứu trước đã đạt được ................................... 24 1.3.2. Những nội dung luận án sẽ triển khai ............................................... 26 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................... 27 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM .. 29 2.1. Những khái niệm chính yếu ................................................................. 29 2.1.1. Khái niệm thanh niên........................................................................ 29 2.1.2. Khái niệm hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam ............ 31 2.1.3. Những khái niệm liên quan đến hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam .................................................................................................... 38 2.1.4. Quản lý nhà nước đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam ... 42 v 2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam ............................................................................................ 48 2.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược, chương trình, dự án tình nguyện quốc gia .................................................. 49 2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên................................................................................................... 51 2.2.3. Tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về hoạt động tình nguyện của thanh niên ............................................................................................ 52 2.2.4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên .................................................. 53 2.2.5. Huy động nguồn lực cho hoạt động tình nguyện của thanh niên ......... 53 2.2.6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thực hiện chính sách, pháp luật về hoạt động tình nguyện của thanh niên ........................... 54 2.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam ................................................................ 55 2.3.1. Các yếu tố khách quan: .................................................................... 55 2.3.2. Các yếu tố chủ quan: ........................................................................ 57 2.4. Kinh nghiệm của một số nước trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên ......................................................................... 60 2.4.1. Kinh nghiệm quản lý hoạt động tình nguyện của Australia ............... 61 2.4.2. Kinh nghiệm quản lý hoạt động tình nguyện của Nhật Bản ............... 62 2.4.3. Kinh nghiệm quản lý hoạt động tình nguyện của Philippines ........... 64 2.4.5. Kinh nghiệm quản lý hoạt động tình nguyện của Trung Quốc .......... 68 2.4.6. Kinh nghiệm tham chiếu cho Việt Nam ............................................. 70 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................ 72 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM ...................... 74 3.1. Những vấn đề chung về hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam 74 3.1.1. Lịch sử hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam .................... 74 3.1.2. Thực trạng hoạt động tình nguyện của thanh niên từ năm 2000 đến nay 75 vi 3.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam ............................................................................................ 85 3.2.1. Ban hành chính sách, pháp luật về hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam ............................................................................................. 85 3.2.2. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về hoạt động tình nguyện của thanh niên ................................................................................ 92 3.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thanh niên và hoạt động tình nguyện của thanh niên ................................................................................ 93 3.2.4. Đội ngũ cán bộ, công chức và công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức quản lý hoạt động tình nguyện của thanh niên ............. 102 3.2.5. Nguồn lực bảo đảm thực hiện các chính sách về hoạt động tình nguyện của thanh niên ............................................................................. 104 3.2.6. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về hoạt động tình nguyện của thanh niên................................................................................................. 108 3.2.7. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về hoạt động tình nguyện của thanh niên .......................................................................................... 110 3.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên .......................................................................................... 113 3.3.1. Về kết quả đạt được ........................................................................ 113 3.3.2. Về hạn chế, yếu kém và nguyên nhân .............................................. 114 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM ........................................................................................ 122 4.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam............................................................... 122 4.1.1. Bối cảnh hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên..122 4.1.2. Mục tiêu hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên .......................................................................................... 129 vii 4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam ........................................................................ 1366 4.2.1. Xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên ............................................................................ 1366 4.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên....139 4.2.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước đối với hoạt động tình nguyện; thành lập Tổ chức tình nguyện và nâng cao chất lượng tình nguyện viên147 4.2.4. Tăng cường huy động nguồn lực cho hoạt động tình nguyện của thanh niên ................................................................................................ 152 4.2.5. Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức và người dân về chính sách, pháp luật đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên ................. 155 4.2.6. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược, chương trình, dự án về hoạt động tình nguyện của thanh niên ............................................. 157 4.2.7. Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên..159 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ....................................................................... 160 KẾT LUẬN ............................................................................................. 162 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .......................................... 165 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 166 PHẦN PHỤ LỤC ........................................................................................ 174 viii DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ Số hiệu Tên bảng Số trang Sự tham gia của thanh niên vào các hoạt động vì cuộc Bảng 3.1 77 sống cộng đồng Các hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng mà Bảng 3.2 78 thanh niên sẵn sàng tham gia (%) Bảng 3.3 Số người đã tham gia các hoạt động tình nguyện 78 Bảng 3.4 Các hoạt động tình nguyện thanh niên đã tham gia 79 Tổ chức bộ máy QLNN về hoạt động tình nguyện của Sơ đồ 1 97 thanh niên kể từ năm 2011 Đánh giá vai trò của công tác tuyên truyền, phổ biến Bảng 3.5 92 pháp luật về hoạt động tình nguyện Cơ quan chịu trách nhiệm chính về quản lý hoạt động Bảng 3.6 101 tình nguyện của thanh niên Đánh giá về đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động tình Bảng 3.7 103 nguyện của thanh niên Công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý về hoạt Bảng 3.8 104 động tình nguyện của thanh niên Nguồn ngân sách thực hiện các hoạt động tình nguyện Bảng 3.9 105 của thanh niên Bảng Nhà nước cấp kinh phí cho các hoạt động tình nguyện 106 3.10 Bảng Cơ quan chịu trách nhiệm về công tác thanh tra, kiểm 112 3.11 tra hoạt động tình nguyện của thanh niên Đề xuất tổ chức bộ máy QLNN về hoạt động tình Sơ đồ 2 139 nguyện của thanh niên Việt Nam ix MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một trong những quốc gia có vị trí địa chính trị quan trọng trên thế giới. Với tài nguyên phong phú, bờ biển khá dài, khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa lũ thường xuyên xảy ra, nên người dân đất Việt luôn đoàn kết, gắn bó với nhau trong công cuộc trị thủy và trước các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang. Bằng sự cần cù, sáng tạo, mưu trí, dũng cảm, người dân đã vượt lên hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt để xây dựng và bảo vệ nền độc lập, tự do của đất nước. Đặc điểm đó đã hun đúc nên con người Việt Nam luôn sống nghĩa tình, thủy chung, mình vì mọi người, “lá lành đùm lá rách” với tinh thần thiện nguyện, đạo lý sâu sắc về sự sẻ chia. Trong thời kỳ mới, những đức tính quý báu ấy được biểu hiện sinh động thành tinh thần tình nguyện vì cộng đồng, xã hội và được tiếp nối, thể hiện rõ nét trong các thế hệ thanh niên. Nhìn lại quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, có thể khẳng định, tình nguyện được hiện hữu ở bất cứ nơi đâu và trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nếu hiểu tình nguyện là những hành động, những việc làm quên mình vì người khác, vì cộng đồng, vì dân tộc thì từ thuở bình minh của đất nước đã có những hoạt động mang tính chất tình nguyện. Nếu xem tình nguyện là một phong trào thanh niên, có ý thức, có tổ chức, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, thì phong trào thanh niên tình nguyện bắt đầu hình thành từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, được phát triển mạnh mẽ qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và mở ra diện mạo mới sau năm 1975, khi Việt Nam hoàn toàn độc lập, thống nhất. Thanh niên Việt Nam có mặt trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế; là những người có sức khỏe, kiến thức, sáng tạo, nhiệt huyết, dám nghĩ, dám làm, xung kích tình nguyện vì cộng đồng, là nguồn nhân lực quan trọng cho sự phát triển đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn đánh giá cao vai trò, vị thế của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nếu tạo điều 1 kiện và môi trường thuận lợi để tập hợp thanh niên thông qua hoạt động tình nguyện tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các việc khó, việc cấp bách của cộng đồng, xã hội sẽ mang lại hiệu quả to lớn. Bước vào kỷ nguyên mới, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước đồng ý cho tổ chức năm 2000 là “Năm Thanh niên Việt Nam” và chính thức phát động phong trào thanh niên tình nguyện trong cả nước. Từ đó đến nay, hoạt động tình nguyện của thanh niên không ngừng phát triển cả về quy mô và chất lượng với phương thức ngày càng đa dạng, phong phú; thu hút đông đảo thanh niên tham gia, được xã hội ghi nhận và đánh giá cao. Nội dung tình nguyện của thanh niên tập trung vào việc tham gia phát triển kinh tế - xã hội, đảm nhận các việc khó, cấp bách của địa phương, đơn vị, thực hiện xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội... Hoạt động tình nguyện nói chung và của thanh niên nói riêng đã có lịch sử lâu đời trên thế giới và “có vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia” [57, tr5]. Liên hợp quốc đã đưa ra nhận định về xu thế chung của thế giới, tình nguyện là một trong số hoạt động giàu tính nhân văn, hiện hữu trong mọi xã hội trên thế giới. “Việt Nam và 125 quốc gia khác trên toàn cầu đã công nhận hoạt động tình nguyện như là một nhân tố quan trọng trong tiến trình phát triển bền vững và công bằng của các cộng đồng và dân tộc” [57, tr4]. Liên hợp quốc đã đưa ra nhiều khuyến nghị về chính sách tới các chính phủ, các cơ quan trực thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác để quảng bá và hỗ trợ cho hoạt động tình nguyện. Năm 2011, Chương trình tình nguyện Liên hợp quốc (UNV) đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam triển khai “Dự án tăng cường năng lực hoạt động tình nguyện vì sự phát triển ở Việt Nam”. Trong khuôn khổ Dự án, Đề tài nghiên cứu khoa học “Tìm hiểu tác động của hoạt động tình nguyện đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam” [8] đã được triển khai thực hiện, kết quả khẳng định: “Đóng góp của hoạt động tình nguyện đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian vừa qua là rất to lớn, tác động trực tiếp 2 đến thành công của công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững, góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu thiên niên kỷ tại Việt Nam” [8, tr 2]. Quá trình đổi mới đất nước, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của người dân được cải thiện cả về vật chất và tinh thần, mức sống ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, mặt trái của kinh tế thị trường đã có những ảnh hưởng khá mạnh đến xã hội Việt Nam; nhất là sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên; cùng với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí đã tác động không nhỏ đến thanh niên và tinh thần tình nguyện của thanh niên. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, với các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” nhằm làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Mũi tấn công nguy hiểm là kích động, chia rẽ, lôi kéo thanh niên, nhất là bộ phận thanh niên phai nhạt lý tưởng, sống thực dụng, thích hưởng thụ, vi phạm pháp luật Trong bối cảnh đó, việc đẩy mạnh, cổ vũ tinh thần tình nguyện của thanh niên là một trong những giải pháp hiệu quả để tạo môi trường tập hợp, đoàn kết, giáo dục thanh niên trở thành những công dân tốt. Qua nghiên cứu, khảo sát của tác giả cho thấy, hiện nay hệ thống chính sách, pháp luật đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam còn nhiều bất cập, vừa thiếu, vừa chưa đồng bộ, dẫn đến hoạt động tình nguyện của thanh niên chưa phát triển hết tiềm năng, thế mạnh, một số hoạt động còn hình thức, hiệu quả không cao. Bên cạnh đó, có nhiều chủ thể xã hội đứng ra tổ chức các hoạt động tình nguyện, dẫn đến một số hoạt động không đúng định hướng, thiếu an toàn cho tình nguyện viên. Từ đó, đòi hỏi Nhà nước phải tăng cường quản lý để hoạt động tình nguyện của thanh niên luôn tuân thủ các quy định pháp luật, bảo đảm hiệu quả, an toàn, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên tham gia các chương trình, dự án tình nguyện được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cơ bản đã được quản lý theo quy định của từng bộ, ngành, địa phương được giao chủ trì. Đối với hoạt động tình nguyện do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức 3 chính trị - xã hội tổ chức, được xem như Nhà nước ủy quyền cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quản lý, chịu trách nhiệm; nếu có cơ chế, chính sách phù hợp sẽ phát huy mạnh mẽ hiệu quả hoạt động tình nguyện của nhóm này. Đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên được tổ chức bởi các doanh nghiệp, câu lạc bộ, đội, nhóm và cá nhân, kể cả một số tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam (gọi chung là do tư nhân tổ chức), thường mang tính tự phát, chưa có sự QLNN của các cơ quan có thẩm quyền, nên dễ bị lợi dụng trở thành công cụ trục lợi của các tổ chức, cá nhân; có trường hợp đã bị lợi dụng nhằm khuếch trương thanh thế, “lôi kéo, giành giật” thanh niên, học sinh, sinh viên, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá Đảng và Nhà nước. Từ đó đặt ra yêu cầu cần sớm xây dựng và ban hành hệ thống chính sách, pháp luật về tình nguyện một cách đồng bộ, phù hợp để quản lý và phát huy cao nhất hiệu quả hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam. Ngoài những hạn chế, bất cập nêu trên, đến nay việc nghiên cứu cơ sở lý luận về QLNN đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam nhiều nội dung còn bỏ ngỏ, đặt ra yêu cầu cấp bách cần được nghiên cứu. Mặt khác, sau gần 20 năm, lĩnh vực quản lý nhà nước về hoạt động tình nguyện của thanh niên mới có duy nhất 01 quyết định quy phạm của Thủ tướng Chính phủ (ban hành năm 2015) trực tiếp quy định về chính sách đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên; ngoài ra, có 01 nghị định về tổ chức và chính sách đối với thanh niên xung phong, 05 quyết định cá biệt của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng liên quan trực tiếp đến các dự án tình nguyện của thanh niên. Như vậy, hành lang pháp lý về hoạt động tình nguyện của thanh niên đến nay còn nhiều bất cập, hạn chế, các quy định còn mờ nhạt, bị cắt khúc, trong đó thiếu hụt lớn nhất là chưa có một văn bản pháp luật chuyên ngành, riêng biệt về quản lý nhà nước đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay. 4 Với những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam” làm công trình nghiên cứu, phù hợp với yêu cầu về lý luận và thực tiễn ở nước ta. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích: Trên cơ sở xác định căn cứ lý luận và thực tiễn của QLNN đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam, luận án đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện QLNN đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ: - Nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu của các học giả, tác giả trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến đề tài luận án; - Làm rõ những vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận QLNN đối với hoạt động tình nguyện của TNVN; - Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với hoạt động tình nguyện của TNVN từ năm 2000 đến nay; - Đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện QLNN đối với hoạt động tình nguyện của TNVN. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của luận án là: QLNN đối với hoạt động tình nguyện của TNVN; trong đó, có xem xét, nghiên cứu các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động tình nguyện. 3.2. Phạm vi: - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu QLNN đối với hoạt động tình nguyện của TNVN, trong đó, tập trung nghiên cứu QLNN đối với các 5 chương trình, dự án tình nguyện; QLNN hoạt động tình nguyện do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh làm nòng cốt tổ chức và hoạt động tình nguyện của thanh niên do các tổ chức, các nhân khác tổ chức. - Phạm vi về không gian và thời gian: Nghiên cứu QLNN đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên trên địa bàn cả nước, thời gian từ năm 2000 đến nay (là thời điểm Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chính thức phát động phong trào thanh niên tình nguyện trên toàn quốc). 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ giác độ của khoa học quản lý công để luận giải vấn đề về QLNN đối với hoạt động tình nguyện của TNVN theo tư duy logic biện chứng, mang tính khách quan. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên các phương pháp cụ thể, như: phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết; phương pháp giả thuyết; phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp quan sát khoa học; phương pháp điều tra xã hội học; phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm; phương pháp chuyên gia và một số phương pháp nghiên cứu bổ trợ khác để chọn lọc tri thức khoa học nghiên cứu về QLNN đối với hoạt động tình nguyện của TNVN. Phương pháp tiếp cận của đề tài là đi từ cái chung đến cái riêng, từ khái quát đến cụ thể. Tác giả đã trực tiếp trao đổi, tham khảo ý kiến của các thầy cô giáo, các cán bộ khoa học, các nhà làm quản lý có nghiên cứu về quản lý công trong lĩnh vực xã hội khi được gặp gỡ tại các buổi hội thảo, hội nghị lien quan đến đề tài luận án. Qua đó đề tài đưa ra cách tiếp cận mới góp phần hoàn chỉnh lý luận, làm cơ sở cho việc xây dựng giải pháp hoàn thiện QLNN đối với hoạt động tình nguyện của TNVN. Cụ thể: 6 - Chương 1: Để thu thập và phân tích đánh giá các công trình nghiên cứu, tài liệu khoa học ở trong nước và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết và bằng tư duy logic để đưa ra các kết luận khoa học cần thiết. Đồng thời, vận dụng phương pháp phân tích và tổng hợp để phân tích các văn bản, tài liệu lý luận khác nhau thành từng bộ phận, từng mặt để hiểu chúng một cách toàn diện. Trên cơ sở đó, chỉ ra những xu hướng, kết quả nghiên cứu của từng tác giả mà luận án có thể kế thừa và xác định các nội dung nghiên cứu cần bổ sung, hoàn thiện. - Chương 2: Để giải quyết những vấn đề mang tính cơ sở lý luận của đề tài, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp lý thuyết kết hợp phương pháp phân loại hệ thống hóa lý thuyết để liên kết, sắp xếp các thông tin lý thuyết thu thập được thành một hệ thống logic chặt chẽ, đầy đủ, sâu sắc theo từng mặt, từng vấn đề khoa học, từng nội dung khái niệm có chung dấu hiệu bản chất liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Trên cơ sở đó, so sánh hệ thống các quan điểm, quan niệm về các khái niệm của một số nước trên thế giới, tổ chức quốc tế và Việt Nam xung quanh các khái niệm công cụ cần thiết làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu. - Chương 3: Để đánh giá thực trạng QLNN đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam, đề tài tiến hành theo phương pháp nghiên cứu thực tiễn và phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm, từ đó làm bộc lộ bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu. Một trong những phương pháp cụ thể để nghiên cứu thực trạng hoạt động tình nguyện của thanh niên và công tác QLNN đối với hoạt động này, tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để khảo sát thực tế và thu thập thông tin thông qua phương pháp phỏng vấn (bằng hệ thống câu hỏi) và phương pháp Anket (bằng phiếu hỏi), qua đó chứng minh làm rõ thực trạng các hoạt động tình nguyện và công tác QLNN đối với hoạt động tình nguyện của TNVN. Khi tiến hành điều tra xã hội học, tác giả đã đưa ra các tiêu chí để lựa chọn địa bàn điều tra như sau: (i) là địa phương có số đông thanh niên tham gia 7 các hoạt động tình nguyện; (ii) địa phương đại diện cho các vùng miền trong cả nước; (iii) địa phương có sự khác biệt về trình độ dân trí và kinh tế - xã hội; (iv) địa phương đại diện cho khu vực nông thôn hoặc khu vực đô thị. Từ những căn cứ trên, địa bàn được lựa chọn để tiến hành điều tra, khảo sát là 02 thành phố: Hà Nội, Cần Thơ và 03 tỉnh: Thái Nguyên, Quảng Trị, Đồng Nai. Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê để tổng hợp các số liệu cần thiết; kết hợp với phương pháp phân tích để chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế về QLNN đối với hoạt động tình nguyện của TNVN. Số liệu khảo sát được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 22. Cuộc điều tra xã hội học được tác giả tiến hành trong tháng 10 và tháng 11 năm 2017 để thu thập thông tin luận chứng về thực trạng các hoạt động tình nguyện của thanh niên và công tác QLNN về hoạt động tình nguyện của TNVN. Với phương pháp thu thập thông tin là phỏng vấn bằng bảng hỏi, tác giả đã lựa chọn 2 nhóm đối tượng như sau: + Tình nguyện viên: Phát ra 400 phiếu, mỗi địa phương 80 phiếu, đã thu về 378 phiếu; + Cán bộ quản lý: Phát ra 100 phiếu, mỗi địa phương 20 phiếu, đã thu về 94 phiếu; Đồng thời, để phát huy trí tuệ của đội ngũ chuyên gia, những nhà quản lý, hoạch định chính sách, am hiểu sâu về lĩnh vực nghiên cứu, tác giả đã tiến hành phương pháp phỏng vấn đối với 15 chuyên gia (trong đó có: 01 Bí thư Tỉnh ủy; 02 người là cấp phó của cơ quan Trung ương, 02 Vụ trưởng, 03 Vụ phó, 05 chuyên gia tình nguyện của Đoàn Thanh niên, 02 cán bộ trực tiếp làm công tác QLNN về động tình nguyện ở cấp tỉnh và cấp huyện). Qua phỏng vấn, đã xin ý kiến nhận xét, đánh giá của các chuyên gia về thực trạng QLNN đối với thanh niên và hoạt động tình nguyện của thanh niên; yêu cầu, giải pháp đặt ra trong thời gian tới để quản lý hoạt động tình nguyện của thanh niên phát triển đúng hướng. 8 - Chương 4: Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử gắn với bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam và xu thế của hoạt động tình nguyện ở các nước trên thế giới, tác giả đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN đối với hoạt động tình nguyện của TNVN đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 5.1. Câu hỏi nghiên cứu - Cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN đối với hoạt động tình nguyện của TNVN gồm những gì ?. - QLNN đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên bao gồm những nội dung nào? Các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với hoạt động tình nguyện của TNVN?. - Thực trạng QLNN đối với hoạt động tình nguyện của TNVN hiện nay như thế nào? Kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra cần được giải quyết ?. - Định hướng QLNN đối với hoạt động tình nguyện của TNVN trong thời gian tới như thế nào? cần những giải pháp nào để hoàn thiện?. 5.2. Giả thuyết khoa học Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc định hướng, điều tiết, hỗ trợ hoạt động tình nguyện của TNVN thông qua hệ thống chính sách, pháp luật được xây dựng một cách khoa học, hợp lý và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống chính sách, pháp luật đối với hoạt động tình nguyện của TNVN còn những hạn chế, bất cập, nhất là chưa có cơ sở pháp lý đủ mạnh như luật hoặc pháp lệnh về lĩnh vực này; tổ chức bộ máy chưa đáp ứng được yêu cầu; đội ngũ cán bộ, công chức QLNN còn thiếu về số lượng và chất lượng chưa cao; chưa có cơ quan điều phối hoạt động tình nguyện của TNVN. Do vậy cần có giải pháp hoàn thiện QLNN về hoạt động tình nguyện của 9 TNVN bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả, theo hướng chuyên nghiệp, bảo đảm đạt được mục tiêu đề ra. 6. Những đóng góp mới của đề tài nghiên...tình nguyện. Một số nghiên cứu đề cập đến vấn đề QLNN về thanh 24 niên, công tác thanh niên, nhưng chưa có một nghiên cứu nào trực tiếp đề cập đến QLNN đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên. - Các nghiên cứu của nước ngoài về hoạt động tình nguyện phong phú hơn, đã đưa ra các nội dung về khái niệm, mô hình tổ chức, các yếu tố ảnh hưởng, xu thế phát triển và vai trò của tình nguyện trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển cá nhân người tình nguyện. Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu của các nước và tổ chức quốc tế tập trung vào hoạt động tình nguyện của công dân nói chung, mà chưa có nghiên cứu cụ thể về hoạt động tình nguyện của thanh niên. Phần lớn nghiên cứu đề cập đến thực trạng hoạt động tình nguyện, nguyên tắc trong hoạt động tình nguyện, hoạt động quản lý và kinh nghiệm, kiến thức cơ bản về tình nguyện; một số ít nghiên cứu đề cấp đến các chính sách cho thanh niên và chính sách tình nguyện nhưng không đề cập, phân tích trực tiếp vấn đề QLNN đối với hoạt động tình nguyện nói chung và tình nguyện của thanh niên nói riêng. - Một số kết quả cụ thể các nghiên cứu trước đã đạt được: Thứ nhất, về một số nội dung mang tính lý luận, như: khái niệm, nguyên tắc, mô hình tổ chứcvề hoạt động tình nguyện đã được các tác giả đề cập đến, tuy nghiên cứu chưa thấu đáo nhưng sẽ là những gợi mở, làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo của luận án. Thứ hai, những tư liệu quan trọng nghiên cứu về vai trò, thực trạng, tác động của hoạt động tình nguyện đối với phát triển kinh tế - xã hội sẽ là căn cứ đề xuất các chính sách thúc đẩy hoạt động tình nguyện của thanh niên đóng góp nhiều hơn cho phát triển kinh tế - xã hội. Thứ ba, các văn bản quy phạm pháp luật và các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động tình nguyện được nhà nước Việt Nam ban hành trong thời gian qua, cùng với các thể chế, chính sách tình nguyện được một số quốc gia ban hành và triển khai thực hiện, là tư liệu tham khảo tốt để luận án nghiên 25 cứu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam. 1.3.2. Những nội dung luận án sẽ triển khai Từ kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, yêu cầu của QLNN đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên trong những năm tới và tình hình thực tiễn của Việt Nam, luận án sẽ triển khai nghiên cứu một số vấn đề như sau: Thứ nhất, về luận cứ khoa học, luận án tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về nội hàm của những khái niệm liên quan đến thanh niên, hoạt động tình nguyện của thanh niên, QLNN về hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam Thứ hai, làm rõ các nội dung QLNN đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên; các yếu tố tác động đến QLNN đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam. Thứ ba, đánh giá thực trạng QLNN đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam hiện nay để làm rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân; từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện QLNN đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam. 26 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Hệ thống các công trình, tài liệu liên quan đến đề tài luận án, gồm: (i) nhóm các công trình nghiên cứu về thanh niên và hoạt động tình nguyện của thanh niên; (ii) nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến QLNN về hoạt động tình nguyện của thanh niên. Hệ thống tài liệu thứ cấp được cấu trúc theo phạm vi không gian trong và ngoài nước. Qua các tài liệu nghiên cứu cho thấy, vấn đề thanh niên, hoạt động tình nguyện của thanh niên đã có nhiều công trình nghiên cứu của các học giả, tác giả trong và ngoài nước đề cập đến, nhưng mới chỉ thực hiện ở những khía cạnh, phạm vi, góc độ nhất định. Hầu hết các nghiên cứu đưa ra những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về thanh niên, hoạt động tình nguyện của thanh niên và quản lý hoạt động tình nguyện nói chung, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách bao quát, toàn diện, trực tiếp đến lĩnh vực QLNN đối với hoạt động tình nguyện của TNVN. Việc tổng quan những công trình nghiên cứu, những bài viết của các tác giả trong và ngoài nước có ý nghĩa quan trọng, giúp nghiên cứu sinh nhìn nhận một cách tổng thể cả lý luận và thực tiễn về thanh niên, hoạt động tình nguyện của thanh niên và những kết quả bước đầu trong QLNN về thanh niên. Từ đó làm cơ sở để nhận diện, xác định đúng vấn đề nghiên cứu và những căn cứ khoa học để kế thừa, phát triển trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài luận án. Trước yêu cầu của thực tiễn của QLNN và những đòi hỏi của công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước, cần tiến hành nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề QLNN đối với hoạt động tình nguyện của TNVN, bao gồm: nội dung, thực trạng QLNN, phân tích làm rõ những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân; trên cơ sở đó, đề 27 xuất phương hướng, giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện QLNN đối với hoạt động tình nguyện của TNVN trong thời gian tới. Vì vậy, có thể khẳng định, đề tài “Quản lý nhà nước đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam” là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên biệt về QLNN đối với hoạt động tình nguyện của TNVN, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, dưới góc độ của luận án Tiến sỹ quản lý hành chính công. 28 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM 2.1. Những khái niệm chính yếu 2.1.1. Khái niệm thanh niên Có nhiều quan điểm và góc độ tiếp cận khác nhau về khái niệm thanh niên. Từ góc độ tâm lý học, thanh niên là một giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi thơ phụ thuộc sang hoạt động độc lập với tư cách là một công dân có trách nhiệm. Ở giai đoạn này, sự phát triển về thể chất đạt đến đỉnh cao, tuy nhiên, các yếu tố tâm lý mới được định hình và ổn định một cách tương đối. Dưới góc độ kinh tế học, thanh niên là một lực lượng lao động xã hội, nguồn bổ sung cho đội ngũ lao động trên tất cả các lĩnh vực và là người chủ tương lai của đất nước. Dưới góc độ của pháp luật, tùy vào trình độ phát triển kinh tế, xã hội, chính trị, đặc điểm truyền thống, tuổi thọ bình quân... mà mỗi quốc gia khác nhau có quy định độ tuổi thanh niên khác nhau [16, tr.4]. Các nước trên thế giới cơ bản thống nhất giai đoạn bắt đầu tuổi thanh niên từ 15 hoặc 16 tuổi, còn thời điểm khi nào kết thúc tuổi thanh niên thì có sự khác nhau, có thể là 25 tuổi, 30 tuổi hoặc cá biệt là 40 tuổi. Theo Liên hợp quốc, công dân của một quốc gia trong độ tuổi từ 15 - 34 thuộc cơ cấu lao động trẻ, còn khi xem xét trong độ tuổi 15 - 24 với hàm ý ở độ tuổi này thanh niên bao gồm những người rời ghế nhà trường sớm nhất từ 15 tuổi (kết thúc trung học cơ sở) và tốt nghiệp ở cấp đại học lúc 24 tuổi. Đối với Việt Nam, Luật Thanh niên năm 2005 và Luật Thanh niên năm 2020 đều quy định: “Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi” [36, tr.7]. Trước đây, theo quy định tại Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thì tuổi đoàn viên khác so với tuổi thanh niên; tuy nhiên, đến năm 2017, Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã điều chỉnh quy định tuổi đoàn viên tương tự như tuổi thanh niên, đủ từ 16 đến 30 tuổi. Khi hết tuổi đoàn viên 29 theo quy định, người đó vẫn có thể tự nguyện tiếp tục sinh hoạt trong tổ chức Đoàn thanh niên hoặc trong Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, nhưng không quá 35 tuổi. Từ góc độ xã hội học, nhìn nhận thanh niên là một giai đoạn xã hội hóa cá nhân, giai đoạn tiếp thu các giá trị xã hội để hình thành nhân cách; là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ bị phụ thuộc sang giai đoạn hình thành và từng bước xác lập vai trò cá nhân thông qua các hoạt động độc lập với tư cách là công dân, là một trong những chủ thể các hội, ý thức tự chịu trách nhiệm với các hành vi của bản thân mình và rộng hơn là thế hệ của mình đối với sự phát triển chung của xã hội. Dưới góc độ văn hóa, thanh niên được hiểu là lớp người kết nối và kế thừa có chọn lọc truyền thống văn hóa của thế hệ trước, đồng thời tiếp thu có chọn lọc văn hóa nhân loại và sáng tạo các giá trị văn hóa mới phù hợp với xã hội hiện tại. Trong con người thanh niên, vừa chứa đựng những giá trị văn hóa của thế hệ cha anh, vừa mang những giá trị văn hóa của thế hệ đương thời và hàm chứa các nhân tố hình thành các giá trị văn hóa của tương lai. Nghị quyết Hội nghị lần thứ Bảy của BCH Trung ương khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã khẳng định: “Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước” [30, tr.5]. Căn cứ Luật Thanh niên năm 2005 và những nghiên cứu trên đây, có thể đưa ra khái niệm thanh niên như sau: Thanh niên là một phạm trù chỉ một nhóm nhân khẩu, xã hội đặc thù, ở độ tuổi nhất định (thường từ 16 đến 30 tuổi), có mặt trong tất cả các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, có những đặc điểm chung đặc trưng về tâm lý, sinh lý, nhận thức xã hội, có vai trò quan 30 trọng đối với sự phát triển của quốc gia, dân tộc trong hiện tại và tương lai. 2.1.2. Khái niệm hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam 2.1.2.1. Hoạt động tình nguyện: Hiện nay, ở Việt Nam chưa có khái niệm riêng về hoạt động tình nguyện, mà có nhiều quan niệm và cách diễn giải khác nhau đối với thuật ngữ “tình nguyện”. Một số hoạt động từ thiện hoặc thiện nguyện, trên thực tế gần giống với hoạt động tình nguyện nhưng không hoàn toàn đồng nghĩa với hoạt động tình nguyện. Do đó, ở Việt Nam nhận diện khái niệm hoạt động tình nguyện trên thực tế khó được phân biệt một cách rạch ròi. Theo Đại từ điển tiếng Việt [29, tr.1649] thì, tình nguyện là làm những việc “tự mình muốn không ai bắt buộc”; căn cứ vào tính chất thì: “Hoạt động tình nguyện là hành động giúp đỡ vì lợi ích của người khác”, còn từ thiện là “có lòng lành, hay thương người, sẵn sàng giúp đỡ người nghèo khó, khổ đau để làm phúc” có nghĩa là tự nguyện làm việc tốt từ lòng yêu thương người khác. Trong một cuộc điều tra của Edouard A. Wattez, Điều phối viên Chương trình tình nguyện Liên hợp quốc tại Việt Nam [56, tr5] năm 2001, khi tìm hiểu các quan niệm về tình nguyện của người dân thành phố Hà Nội, kết quả thu được có trên 75% trong số 1.234 người được hỏi cho rằng người tình nguyện cần làm việc vì những mối quan tâm của bản thân, không nhận thù lao, và công việc của họ phải đem lại lợi ích cho người khác (chứ không phải cho gia đình họ). Ở Trung Quốc, hoạt động tình nguyện được quy định tại Nghị định số 685 ngày 22 tháng 8 năm 2017 về Dịch vụ tình nguyện; trong đó, tại Điều 2 quy định: “Các dịch vụ tình nguyện được thực hiện bởi các tình nguyện viên, các tổ chức dịch vụ tình nguyện và các tổ chức khác, cung cấp các dịch vụ phúc lợi công cộng cho xã hội hoặc những người khác một cách tự nguyện và không phải trả công (tự do)” [81, tr3]. Nhóm chuyên gia Công tác về tình nguyện và phát triển xã hội của 31 Liên hợp quốc, trong cuốn sách Volunteers in Vietnam cho rằng hoạt động tình nguyện có 3 đặc điểm chính mang tình đặc thù, như sau: Thứ nhất, hoạt động đó không chủ yếu vì mục đích tiền bạc, mặc dù có thể được thanh toán các khoản tiền đã chi hoặc được cấp một số tiền tượng trưng để biểu thị lòng tin. Thứ hai, hoạt động tình nguyện được thực hiện dựa trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện của mỗi cá nhân, và không có bất cứ ép buộc nào bởi luật pháp, ràng buộc bởi hợp đồng hay các yêu cầu chuyên môn nào. Quyết định tình nguyện có thể bị chi phối bởi áp lực bạn bè đồng trang lứa, giá trị bản thân, văn hóa, hoặc ý thức về trách nhiệm của cá nhân đối với xã hội, nhưng về cơ bản, các cá nhân này hoàn toàn có quyền lựa chọn tham gia tình nguyện hay không. Thứ ba, hoạt động tình nguyện phải đem lại lợi ích cho người khác và xã hội nói chung hơn là cho bản thân người tình nguyện. Thực tế được ghi nhận hoạt động tình nguyện cũng mang lại lợi ích chính đáng cho người làm tình nguyện [56, tr.6]. Mở đầu Báo cáo thực trạng tình nguyện toàn cầu 2011 của Chương trình tình nguyện Liên hợp quốc đã nhấn mạnh: “Tình nguyện hiện hữu trong mọi xã hội trên thế giới. Ở mỗi nền văn hóa với tiếng nói khác nhau, những khái niệm, định nghĩa cũng như hình thức thể hiện khác nhau, nhưng giá trị bao hàm trong những hoạt động tình nguyện thì lại mang tính phổ quát và tương đồng; đó là sự đam mê đóng góp cho lợi ích chung, hoàn toàn tự nguyện và không kỳ vọng được đến đáp bằng vật chất” [57, tr.4]. Như vậy, có nhiều cách hiểu về tình nguyện, nhưng rõ ràng đều nhận thấy hoạt động tình nguyện có những điểm chung, đó là: (i) tự nguyện, tự giác tham gia, không chịu bất cứ sự bắt buộc nào, không vì mục tiêu lợi nhuận; (ii) đóng góp cho cộng đồng, người dân bằng công sức, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của mình, có thể có sự hỗ trợ bằng vật chất; (iii) hướng tới mục tiêu cụ thể là giúp cho đối tượng giải quyết vấn đề của mình một cách tốt nhất. Theo nghĩa rộng thì tình nguyện có thể được hiểu như những cam kết lâu dài và tự nguyện vì lợi ích của cộng đồng thông qua việc giải quyết các nguyên 32 nhân sâu xa gây ra các vấn đề xã hội. Từ phân tích trên đây và từ thực tiễn ở Việt Nam, có thể đưa ra khái niệm về hoạt động tình nguyện, như sau: Hoạt động tình nguyện là hoạt động tự nguyện, phi lợi nhuận của các tổ chức, cá nhân; bằng công sức, kỹ năng và nguồn lực để tổ chức các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ người, nhóm, tổ chức khác, vì sự phát triển của cộng đồng, xã hội, không đòi hỏi phải trả công. 2.1.2.2. Hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam: Theo Quyết định số 57/2015/QĐ-TTg ngày 16/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra định nghĩa: “hoạt động tình nguyện của thanh niên là các hoạt động được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, nhằm mục đích nhân đạo, mang lại lợi ích hợp pháp, chính đáng cho cộng đồng và xã hội, tuân thủ các quy định của pháp luật, phù hợp với phong tục, tập quán và điều kiện thực tế của địa phương nơi diễn ra hoạt động tình nguyện”. Cũng theo Quyết định số 57/2015/QĐ-TTg, hoạt động tình nguyện của thanh niên bao gồm các loại hình sau: (i) hoạt động tình nguyện được thực hiện bởi các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc từ 24 tháng trở lên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt; (ii) hoạt động tình nguyện vì cộng đồng và xã hội do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hoặc các tổ chức khác của thanh niên tổ chức [42]. Tuy nhiên, với cách hiểu như trên, mới chỉ nhận diện được hoạt động tình nguyện của thanh niên khi thực hiện các chương trình, dự án tình nguyện hoặc được tổ chức bởi Đoàn TNCS Hồ Chí Minh mà chưa đề cập đến hoạt động tình nguyện của thanh niên do các cơ quan, tổ chức, cá nhân không có trong hệ thống của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (được gọi là tình nguyện không chính thức). Như vậy, hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam là hoạt động được tổ chức bởi nhiều cơ quan, tổ chức, pháp nhân hoặc cá nhân, trong đó, tình nguyện viên đa số là thanh niên; có thể đưa ra 33 khái niệm như sau: Hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam là hoạt động tự nguyện, phi lợi nhuận của tình nguyện viên là thanh niên; bằng công sức, kỹ năng và nguồn lực để hỗ trợ, giúp đỡ mang lại lợi ích cho người khác, hoặc nhóm, tổ chức khác, vì sự phát triển của con người và cộng đồng, xã hội mà không đòi hỏi trả công. 2.1.2.3. Đặc điểm hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam - Đặc điểm chung của hoạt động tình nguyện + Hoạt động tình nguyện hiện nay có 02 hình thức hợp pháp và chưa hợp pháp hay nói cách khác là hoạt động tình nguyện mang tính chính thức và không chính thức. Như đã phân tích ở phần đặt vấn đề của luận án, ở nhóm tình nguyện mà chủ thể tổ chức hoạt động là các tổ chức xã hội nhân đạo, từ thiện, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các câu lạc bộ, đội, nhóm và cá nhân, trong đó có một số nhóm hoạt động mang màu sắc tôn giáo ở Việt Nam, khi tổ chức hoạt động tình nguyện thường mang tính tự phát, chưa có sự quản lý của Nhà nước nên dễ bị lợi dụng, vụ lợi; có trường hợp họ mượn hoạt động tình nguyện nhằm mục đích lôi kéo, giành giật thanh niên, để chống phá Đảng, Nhà nước. Nhóm đối tượng tình nguyện này đặt ra yêu cầu cấp bách cần được quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. + Hoạt động tình nguyện mang lại lợi ích về vật chất hoặc tinh thần cho cộng đồng và trong đó có lợi ích của bản thân tình nguyện viên. Trong khi mặt trái của kinh tế thị trường tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, thì hoạt động tình nguyện trở thành cầu nối để lưu giữ lại những điều tốt đẹp vốn có của cộng đồng. Mỗi cá nhân khi tham gia tình nguyện là một trải nghiệm tích cực, giúp bản thân khám phá khả năng của mình, phát triển các kỹ năng mới và thiết lập mạng lưới quan hệ xã hội cho bản thân. + Hoạt động tình nguyện về cơ bản là “cho tặng”, cống hiến thời gian, sức lực, kinh nghiệm và kỹ năng mà không đòi hỏi lợi ích vật chất cho cá nhân, trừ trường hợp tình nguyện viên tham gia các chương trình, dự án 34 tình nguyện sẽ được hỗ trợ hàng tháng một khoản phí sinh hoạt nhất định. Khi trở thành một tình nguyện viên, họ hoàn toàn tự quyết định đóng góp theo cách riêng của mình mà không phải chịu áp lực từ người khác. + Tình nguyện không phải là hoạt động bắt buộc phải làm để nhận được lương hay tiền trợ cấp của Nhà nước. Tình nguyện viên không thay thế cho những người làm công ăn lương hay tạo ra áp lực đe dọa sự ổn định về việc làm của những người này. + Hoạt động tình nguyện là một công cụ để các cá nhân hay nhóm cộng đồng giải quyết các nhu cầu xã hội, môi trường hay nhân đạo. + Hoạt động tình nguyện luôn tôn trọng quyền, nhân phẩm của người khác và truyền thống văn hóa của cộng đồng. Đây là đặc điểm nhưng cũng là nguyên tắc trong tình nguyện. Muốn0020đạt được mục đích tình nguyện thì sự tôn trọng, hợp tác với người dân, kể cả tôn trọng tín ngưỡng, tập quán truyền thống văn hóa của địa phương sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động tình nguyện. + Hoạt động tình nguyện vì quyền con người và sự bình đẳng xã hội. Mục tiêu của hoạt động tình nguyện là mang lại những thay đổi tốt đẹp hơn cho xã hội, cộng đồng, nhất là tạo ra sự bình đẳng trong xã hội, trong phát triển kinh tế, trong học tập, tìm kiếm việc làm và thu nhập... - Đặc điểm hoạt động tình nguyện của thanh niên Hoạt động tình nguyện của thanh niên khác với tình nguyện nói chung ở các đặc điểm sau: + Thanh niên trong độ tuổi từ 16 đến 35, có thể chất tốt, khát khao được cống hiến sức trẻ để làm những công việc có ích cho cộng đồng, xã hội. + Thanh niên có những đặc điểm về tâm lý, sinh lý lứa tuổi, đang trong giai đoạn hoàn thiện bản thân nên nếu được động viên, tập hợp vào tổ chức tình nguyện chính thức, hợp pháp sẽ phát huy tốt vai trò, vị thế trong công cuộc xây dựng và phát triển quê hương, đất nước. 35 + Thanh niên bản chất là những người trong sáng vô tư, nhưng cũng dễ bị lợi dụng, do đó trong hoạt động tình nguyện cần có sự quản lý và định hướng để khơi dậy tinh thần tình nguyện của thanh niên phục vụ cho phát triển cộng đồng xã hội và đất nước. - Đặc điểm hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam + Thanh niên Việt Nam có truyền thống lịch sử cách mạng rất vẻ vang, là những hạt nhân tiên phong trong tất cả các hoạt động vì cộng đồng, xã hội. Gần một thế kỷ qua, tinh thần tình nguyện của thanh niên được phát huy cao độ trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc; + Thanh niên có mặt trong tất cả các giai cấp, tầng lớp xã hội và trong 54 dân tộc Việt Nam; có vị trí và vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. Nếu phát huy được tinh thần tình nguyện của thanh niên trong các đội hình tình nguyện sẽ mang lại hiệu quả tích cực đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội; + Thanh niên Việt Nam được tập hợp và tổ chức chặt chẽ trong một tổ chức rộng lớn, có vị trí trung tâm, luôn hướng vào những mục tiêu có ý nghĩa to lớn của đất nước, của dân tộc, đó là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức thanh niên do Đoàn thanh niên làm nòng cốt, như: Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Thày thuốc trẻ, Hội Doanh nhân trẻ Đây là đặc điểm riêng có, rất thuận lợi để tổ chức các hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam - Vai trò hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam + Hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam góp phần bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội thông qua việc xây dựng cộng đồng đoàn kết và phát triển. Hoạt động tình nguyện nuôi dưỡng lòng tin của người dân và hình thành các chuẩn mực về tình đoàn kết và sự trao đổi công bằng, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực, giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển của cộng đồng, xã hội; 36 + Hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam góp phần vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo thông qua việc giúp người dân nâng cao năng lực về kiến thức, kỹ năng sản xuất nông nghiệp, kinh doanh, dịch vụ, phát triển kinh tế gia đình. Qua đó, giúp tăng quyền năng cho cá nhân và cộng đồng, góp phần phát huy và thực hiện quyền làm chủ của người dân, tạo nên sức mạnh, sự đồng thuận của nhà nước và nhân dân trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo; + Hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam góp phần chăm sóc, nâng cao sức khỏe người dân. Các tình nguyện viên giúp các cá nhân và hộ gia đình kiến thức về y tế, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, đặc biệt là việc cải thiện sức khoẻ bà mẹ, giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch khác... Hoạt động tình nguyện trong phòng chống HIV/AIDS đã tạo ra sự thay đổi trong cách nghĩ, cách ứng xử đối với người nhiễm HIV/AIDS, góp phần xây dựng cộng đồng tiến bộ, đoàn kết, chung sức phòng chống các đại dịch Covid-19; + Hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa. Tình nguyện viên đã giúp tăng cường khả năng tiếp cận và các cơ hội học tập cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Điều này không chỉ mang ý nghĩa trước mắt mà còn vì mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững; + Hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam góp phần thúc đẩy bình đẳng giới thông qua việc cung cấp cho cá nhân, cộng đồng kiến thức, pháp luật liên quan đến bình đẳng giới và giúp cho phụ nữ nhận thức được quyền của mình. Nhiều hình thức tình nguyện nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, cùng với các hoạt động thiết thực của tình nguyện viên đã tạo sự thay đổi định kiến về giới, phòng chống bạo lực gia đình đã góp phần xây dựng cộng đồng đoàn kết, tiến bộ và bình đẳng; + Hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam góp phần tích cực trong công tác bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai thông qua các hoạt 37 động truyền thông, tập huấn kiến thức về môi trường, xây dựng các mô hình tự quản bảo vệ môi trường; tăng cường giám sát của cộng đồng đối với công tác bảo vệ môi trường. Từ đó giúp người dân, cộng đồng nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi có lợi cho môi trường. 2.1.3. Những khái niệm liên quan đến hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam 2.1.3.1. Hoạt động từ thiện: Theo Đại từ điển tiếng Việt, thì từ thiện được hiểu là có lòng thương người, sẵn sàng giúp đỡ người nghèo khó để làm phúc [29, tr.1651]. Hay hiểu theo cách khác, từ thiện là một hành động trợ giúp người yếu kém. Hoạt động từ thiện có thể thông qua hình thức quyên góp, hiến tặng bằng tiền, vật phẩm, thời gian hay là cứu trợ nhân đạo, chăm sóc sức khỏe hay là những hành động trợ giúp tinh thần. Từ thiện có thể là hành động của cá nhân hay của một tập thể, cộng đồng, thông qua các tổ chức từ thiện. Như vậy, hoạt động từ thiện có điểm chung với hoạt động tình nguyện đó là việc mang những điều tốt đẹp đến cho mọi người và đều xuất phát từ sự tự nguyện của bản thân. Tuy nhiên, hai khái niệm tình nguyện và từ thiện có điểm khác nhau, để phân biệt có thể liên tưởng tới câu chuyện “con cá và cần câu”. Từ thiện là mang cho người cần giúp đỡ con cá; việc này sẽ giải quyết được vấn đề cấp bách, nhanh chóng nhưng lại không mang ý nghĩa lâu dài. Còn tình nguyện là cho người dân cần câu (và khi cần có cả con cá), giúp họ có phương tiện câu được nhiều cá trong tương lai. Hay nói cách khác, hoạt động tình nguyện có mục đích rõ ràng, hướng tới mục tiêu cụ thể, mang lại một sự thay đổi nào đó, thường được một tổ chức tình nguyện thực hiện theo kế hoạch được định sẵn. Tình nguyện hiện hữu trong mọi lĩnh vực, không bị bó hẹp trong một phạm vi nào, mang tính chất xã hội cao hơn, có ý nghĩa cống hiến nhiều hơn từ thiện. Hoạt động từ thiện chủ yếu là việc đóng góp tiền bạc, vật chất để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn hoặc vì lợi ích chung của cộng đồng, xã hội. Việc làm từ thiện không bắt buộc theo tổ chức và 38 thường do cá nhân thực hiện, mong muốn tâm được an lành, để tạo phước cho con cháu. Khi nghiên cứu trường hợp cụ thể của Việt Nam cho thấy, khi gặp thiên tai, bão lũ, nhà cửa, lương thực bị cuốn trôi hết, người dân không còn gì để sinh sống, thì việc mang cho người dân những nhu yếu phẩm hằng ngày (con cá) là việc cấp bách nhất. Nó sẽ giúp người dân duy trì cuộc sống trong những ngày khó khăn, con cá chính là thứ người dân cần nhất trong hoàn cảnh này. Sau khi bão lũ qua đi thì hoạt động tình nguyện là rất cần thiết, được đề cao nhằm khắc phục hậu quả của thiên tai, bão lũ, phòng ngừa sự cố môi trường trong tương lai, giúp người dân xây dựng lại nhà cửa, trường học, dọn dẹp vệ sinh, đồng thời xây dựng thêm đê, kè, nâng cao khả năng chống chịu cho những đợt bão lũ tiếp theo. Nếu hoạt động từ thiện hòa quyện với hoạt động tình nguyện sẽ mang lại hiệu quả thiết thực, cao nhất. Tức là lúc đó hoạt động tình nguyện mang đến cho người dân cả con cá lẫn cần câu; đồng thời, cung cấp kiến thức và truyền cảm hứng cho người dân, giúp người dân có động lực vươn lên phát triển kinh tế gia đình để mưu sinh, thoát nghèo, không phải nhận sự trợ giúp của người khác, qua đó góp phần phát triển cộng đồng, xã hội. 2.1.3.2. Tình nguyện viên: Ở Việt Nam, tất cả mọi người, không phân biệt thành phần, dân tộc, tôn giáo, độ tuổi, giới tính... đều có thể tham gia hoạt động tình nguyện và trở thành tình nguyện viên, trừ những người sau đây: (i) đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; (ii) đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; (iii) đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục bắt buộc. Như vậy có thể đưa ra khái niệm: Tình nguyện viên là những người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, tự nguyện tham gia các tổ chức tình nguyện hoặc các chương trình, dự án tình nguyện vì sự phát triển của con người và cộng đồng, xã hội. 39 2.1.3.3. Tổ chức tình nguyện: Tổ chức tình nguyện gồm các tình nguyện viên, được tổ chức theo các hình thức sau: là các tổ chức, nhóm xã hội, các cơ quan dịch vụ hoặc các hình thức tổ chức khác được thành lập hợp pháp và tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Hoạt động của Tổ chức tình nguyện bao gồm việc tuyển dụng, tổ chức hoạt động tình nguyện, làm hài lòng và giữ chân tình nguyện viên, giúp cho hoạt động tình nguyện phát triển ổn định, bền vững. Các tổ chức tình nguyện hoạt động phi lợi nhuận, vì mục đích phát triển con người và cộng đồng, xã hội. Quản lý hoạt động tình nguyện của thanh niên bao gồm quản lý hoạt động của các tình nguyện viên và quản lý các Tổ chức tình nguyện (của thanh niên). Tổ chức tình nguyện phải đáp ứng các điều kiện như sau: - Mục đích là thực hiện các hoạt động tình nguyện; - Không vì mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận; - Có tên và địa chỉ xác định của người hoặc tổ chức đăng ký; - Có điều lệ tổ chức; - Có tài sản nhất định; - Những quy định khác của pháp luật. Như vậy, có thể đưa ra định nghĩa: Tổ chức tình nguyện là tổ chức tập hợp các tình nguyện viên được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, hướng tới sự phát triển của con người và cộng đồng, xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận. Trên cơ sở đặc điểm hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam, hoạt động tình nguyện được phân ra 02 hình thức chủ yếu là hoạt động tình nguyện chính thức và hoạt động tình nguyện phi chính thức. Tương ứng với 02 hình thức tình nguyện nêu trên có 02 loại Tổ chức tình nguyện, đó là: Tổ chức tình nguyện chuyên và Tổ chức tình nguyện không chuyên. 40 Theo thống kê của Trung tâm thông tin nguồn lực tình nguyện của Trung ương Đoàn, đến nay nước ta có trên 550 tổ chức tình nguyện, ngoài ra còn có các tổ chức tình nguyện khác, đó là các đơn vị thuộc các đoàn thể chính trị - xã hội khác ở Trung ương, địa phương, các cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo, các Trung tâm bảo trợ xã hội... 2.1.3.4. Các hình thức hoạt động tình nguyện Hoạt động tình nguyện của thanh niên ngày nay rất đa dạng và phong phú; tùy thuộc vào căn cứ phân loại (theo đối tượng; mục tiêu; thời gian; địa bàn...), sẽ có những loại hình hoạt động tình nguyện khác nhau. - Căn cứ Quyết định số 57/2015/QĐ-TTg ngày 16/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ, có 02 hình thức tình nguyện của thanh niên, đó là: + Tình nguyện thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (gọi chung là tình ngu...c văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động tình nguyện của thanh niên không 1. Có 2. Không C2: Anh chị tiếp cận các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động tình nguyện của thanh niên qua các phương tiện nào 1. Qua đường công văn 2. Qua các phương tiện thông tin đại chúng 3. Qua các buổi hội nghị, hội thảo, tập huấn 177 4. Qua bạn bè/đồng nghiệp 5. Khác (ghi rõ):.................. C3: Đánh giá của anh/chị về hiệu quả của các văn bản pháp luật về hoạt động tình nguyện của thanh niên? 1. Rất hiệu quả 2. Hiệu quả 3. Bình thường 4. Ít hiệu quả 5. Không hiệu quả C4: Theo anh/chị, cơ quan nào chịu trách nhiệm chính về quản lý hoạt động tình nguyện của thanh niên? 1. Bộ Nội vụ 2. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 3. Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam 4. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội 5. UB TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức thành viên 6. UBND các tỉnh/thành phố 7. Khác (ghi rõ):........................................ C5: Đánh giá của anh/chị về đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động tình nguyện của thanh niên? 1. Chuyên môn nghiệp vụ cao, có năng lực, trách nhiệm, nhiệt huyết với công việc 2. Không đúng chuyên môn, không được đào tạo 3. Thiếu kinh nghiệm, bản lĩnh, năng lực 178 4. Khác (ghi rõ):........................................ C6: Theo anh/chị, các hoạt động tình nguyện nào của thanh niên được nhà nước cấp kinh phí? 1. Các hoạt động tình nguyện phát triển kinh tế-xã hội 2. Các hoạt động bảo vệ tổ quốc 3. Các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng 4. Khác (ghi rõ):.......................... C7: Theo anh/chị, công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về hoạt động tình nguyện của thanh niên có quan trọng không? 1. Có 2. Không C8: Anh/chị cho biết, hiện nay có quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra hoạt động tình nguyện của thanh niên không? 1. Có 2. Không C9: Anh/chị cho biết, cơ quan nào chịu trách nhiệm về công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động tình nguyện của thanh niên? ................................................................................................................... C10: Các ý kiến khác ................................................................................................................... ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Xin chân thành cảm ơn! 179 PHỤ LỤC 2 Khu vực:............................... Số thứ tự phiếu:......................... PHIẾU KHẢO SÁT Công tác quản lý nhà nước về hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam (Dành cho các cán bộ quản lý về hoạt động tình nguyện của thanh niên) A. Thông tin chung 1. Họ và tên:........................................................................................ 2. Giới tính:...................................................................................... 3. Năm sinh:............................................................................................. 4. Trình độ chuyên môn:........................................................................... 5. Cơ quan công tác:.................................................................................. 6. Vị trí công tác:....................................................................................... 7. Số năm công tác:.................................................................................. B. Câu hỏi về các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động tình nguyện của thanh niên hiện nay: B1: Trong nhiệm vụ, quyền hạn của mình được phân công công tác, anh/chị thấy các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay về hoạt động tình nguyện của thanh niên đã đáp ứng được lĩnh vực công việc mà mình phụ trách chưa? 1. Đã đầy đủ 2. Chưa đầy đủ 180 B2: Anh/chị tiếp cận với các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động tình nguyện của thanh niên qua những kênh thông tin nào? 1. Qua đường công văn 2. Qua các phương tiện thông tin đại chúng 3. Qua các buổi hội nghị, hội thảo, tập huấn 4. Khác (ghi rõ):.................. B3: Theo anh/chị thì cách thức tiếp cận văn bản pháp luật nào về hoạt động tình nguyện của thanh niên là hiệu quả nhất? 1. Qua đường công văn 2. Qua các phương tiện thông tin đại chúng 3. Qua các buổi hội nghị, hội thảo, tập huấn 4. Khác (ghi rõ):.................. B4: Theo anh/chị, các chính sách đối với người tham gia tình nguyện có thực sự được quan tâm? 1. Có 2. Không B5: Đánh giá của anh/chị về hiệu quả của các văn bản pháp luật về hoạt động tình nguyện của thanh niên? 1. Rất hiệu quả 2. Hiệu quả 3. Bình thường 4. Ít hiệu quả 5. Không hiệu quả 181 C: Câu hỏi về việc tổ chức bộ máy và bố trí nguồn lực (nguồn nhân lực và nguồn tài chính) thực hiện quản lý hoạt động tình nguyện của thanh niên C1: Theo anh/chị, hiện nay quản lý về hoạt động tình nguyện của thanh niên được tổ chức theo mô hình nào? 1. Nhà nước chủ trì, thu hút vốn của các tổ chức phi chính phủ, cộng đồng và giao cho các tổ chức chính trị-xã hội thực hiện 2. Nhà nước quản lý, giám sát; các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng thực hiện. 3. Nhà nước quan sát, các tổ chức chính trị - xã hội không tham gia, các tổ chức phi chính phủ, cộng đồng thực hiện một cách độc lập C2: Theo anh/chị, cơ quan nào chịu trách nhiệm chính về quản lý hoạt động tình nguyện của thanh niên? 1. Bộ Nội vụ 2. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 3. Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam 4. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội 5. UB TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức thành viên 6. UBND các tỉnh/thành phố 7. Khác (ghi rõ):........................................ C3: Cơ quan anh/chị có thành lập bộ phận, phòng/ban phụ trách hoạt động tình nguyện của thanh niên không? (Nếu chọn “có” thì trả lời tiếp tục câu C2) 1. Có 2. Không 182 C4: Bộ phận, phòng/ban phụ trách quản lý hoạt động tình nguyện của thanh niên có bao nhiêu người? .................. C5: Hằng năm anh/chị có được đào tạo, tập huấn về công tác quản lý hoạt động tình nguyện của thanh niên không? 1. Có 2. Không C6: Trình độ chuyên môn của anh/chị có phù hợp với vị trí công tác quản lý về hoạt động tình nguyện không? 1. Có 2. Không C7: Theo anh/chị, ngân sách thực hiện các hoạt động tình nguyện được huy động từ nguồn nào? (có thể chọn nhiều đáp án) 1. Ngân sách nhà nước 2. Nguồn xã hội hóa (các tổ chức trong nước, doanh nghiệp, cá nhân tự nguyện đóng góp) 3. Các tổ chức quốc tế 4. Khác (ghi rõ):.......................... C8: Theo anh/chị, các hoạt động tình nguyện nào của thanh niên được nhà nước cấp kinh phí? 1. Các hoạt động tình nguyện phát triển kinh tế-xã hội 2. Các hoạt động bảo vệ tổ quốc 3. Các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng 4. Khác (ghi rõ):.......................... D: Câu hỏi về công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát hoạt động tình nguyện của thanh niên 183 D1: Cơ quan anh/chị có tổ chức các buổi tập huấn, phổ biến quy định pháp luật về hoạt động tình nguyện của thanh niên không? 1. Có 2. Không D2: Anh/chị có thường xuyên tham gia có buổi tuyên truyền, tập huấn pháp luật về hoạt động tình nguyện của thanh niên không? 1. Rất thường xuyên 2. Thường xuyên 3. Không thường xuyên 4. Thỉnh thoảng 5. Không tham gia D3: Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hoạt động tình nguyện của thanh niên do cơ quan anh/chị tổ chức có nhận được sự quan tâm của truyền thông không? 1. Có 2. Không D4: Anh/chị cho biết, hiện nay có quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra hoạt động tình nguyện của thanh niên không? 1. Có 2. Không D5: Anh/chị cho biết, cơ quan nào chịu trách nhiệm về công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động tình nguyện của thanh niên? .................................................................................................................. D6: Cơ quan anh/chị có thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác quản lý hoạt động tình nguyện của thanh niên không? 184 1. Có 2. Không D7: Đánh giá của anh/chị về hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên? 1. Rất hiệu quả 2. Hiệu quả 3. Bình thường 4. Ít hiệu quả 5. Không hiệu quả D8: Các ý kiến khác ................................................................................................................... ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Xin chân thành cảm ơn! 185 PHỤ LỤC 3 PHIẾU PHỎNG VẤN Công tác quản lý nhà nước về hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam (Dành cho các cán bộ quản lý về hoạt động tình nguyện của thanh niên) A. Thông tin chung 1. Họ và tên:............................................................................................. 2. Giới tính:............................................................................................... 3. Năm sinh:.............................................................................................. 4. Trình độ chuyên môn:........................................................................... 5. Cơ quan công tác:.................................................................................. 6. Vị trí công tác:....................................................................................... 7. Số năm công tác:................................................................................... B. Câu hỏi phỏng vấn 1. Theo anh/chị các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay về hoạt động tình nguyện của thanh niên đã đầy đủ hay chưa? Nếu chưa đầy đủ thì còn những những vướng mắc, hạn chế nào? ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 2. Theo anh/chị, các chính sách đối với người tham gia tình nguyện có thực sự được quan tâm không? Xin anh/chị cho biết cụ thể? ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 186 3. Theo anh/chị, hiện nay quản lý về hoạt động tình nguyện của thanh niên được tổ chức theo mô hình nào? Xin anh/chị cho biết cụ thể? ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 4: Theo anh/chị, cơ quan nào chịu trách nhiệm chính về quản lý hoạt động tình nguyện của thanh niên?Hoạt động của cơ quan này ra sao? Cơ cấu tổ chức như thế nào? Có đáp ứng được nhu cầu thực tiễn không? ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 5: Nhận xét của anh/chị về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ quản lý về hoạt động tình nguyện của thanh niên? ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 6: Theo anh/chị, ngân sách thực hiện các hoạt động tình nguyện được huy động từ nguồn nào?Có thực sự mang lại hiệu quả không? ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 7. Đánh giá của anh chị về công tác tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về hoạt động tình nguyện của thanh niên hiện nay? Xin cho biết cụ thể ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 8. Đánh giá của anh chị về công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động tình nguyện của thanh niên hiện nay? Xin cho biết cụ thể ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Xin chân thành cảm ơn ! 187 DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA ĐÃ PHỎNG VẤN TT Họ và tên Năm sinh Cơ quan công tác Giám đốc Trung tâm Tình nguyện quốc 1 Vũ Minh Lý 1976 gia thuộc Trung ương Đoàn Ban Tuyên giáo -Trung ương Đoàn 2 Vũ Hữu Mạnh 1985 TNCS Hồ Chí Minh Phó Giám đốc Trung tâm Tình nguyện 3 Nguyễn Duy Hưng 1986 quốc gia Phó chánh Văn phòng Trung ương Đoàn 4 Vũ Minh Thái 1993 TNCS Hồ Chí Minh Phó Bí thư huyện Đoàn TNCS Hồ Chí 5 Ngô Thị Hai 1984 Minh huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp Ban Đoàn kết thanh niên, Tỉnh đoàn 6 Ngô Thanh Liêm 1989 Thừa Thiên Huế 7 Huỳnh Tấn Thành 1993 Hội Sinh viên tỉnh Đồng Tháp Cán bộ phong trào TW Đoàn TNCS Hồ 8 Bùi Liên Thanh 1983 Chí Minh Ban Thanh niên nông thôn- Trung ương 9 Tạ Tiến Rinh 1993 Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình, nguyên Bí 10 Nguyễn Thị Thanh 1967 thư Tỉnh đoàn Ninh Bình Chuyên viên chính theo dõi hoạt động 11 Vũ Thị Hương Ngát 1982 tình nguyện, Vụ Công tác thanh niên, Bộ Nội vụ Phó Ban Dân vận Trung ương, nguyên 12 Nguyễn Phước Lộc 1970 Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam Trưởng Ban Thanh niên nông thôn, TW 13 Nguyễn Anh Tuấn 1973 Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Vụ trưởng Vụ Công tác Thanh niên, Bộ 14 Vũ Đăng Minh 1965 Nội vụ Phó Vụ trưởng Vụ Công tác thanh niên, 15 Doãn Đức Hảo 1977 Bộ Nội vụ 188 KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỐI VỚI CÁC TÌNH NGUYỆN VIÊN VỀ HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Cuộc điều tra khảo sát thực địa đề tài “Quản lý nhà nước đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam” được tác giả tiến hành trong tháng 10 và tháng 11 năm 2017 với mục đích là thu thập thông tin để luận chứng về thực trạng các hoạt động tình nguyện và công tác quản lý nhà nước về hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam. Với phương pháp thu thập thông tin là phỏng vấn bằng bảng hỏi, tác giả đã lựa chọn 2 nhóm đối tượng như sau: + Tình nguyện viên: 378 phiếu; + Cán bộ quản lý: 94 phiếu; Địa bàn được lựa chọn để tiến hành khảo sát theo tiêu chí: đại diện cho các vùng kinh tế; có số lượng thanh niên tham gia các hoạt động tình nguyện đông; có sự khác biệt về trình độ dân trí cũng như sự khác biệt về phát triển kinh tế-xã hội giữa khu vực nông thôn và thành thị để thấy được sự đối chiếu, so sánh giữa các vùng miền. Theo đó, các địa bàn được lựa chọn, bao gồm: + Hà Nội + Thái Nguyên + Quảng Trị + Đồng Nai + Cần Thơ Dưới đây là phần báo cáo số liệu về tần suất người tham gia dành cho nhóm đối tượng là “Tình nguyện viên” với tổng sô phiếu thu về là 378 phiếu. Sau khi nhập dữ liệu và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 22 thì thu được kết quả như sau: 189 Câu A1: Giới tính của các tình nguyện viên Số lượng Tỷ lệ % Nam 197 52.1 Giới tính Nữ 181 47.9 Tổng 378 100.0 Câu A2: Trình độ của các tình nguyện viên Số lượng Tỷ lệ % Trung học phổ thông 125 33.1 Trung cấp 44 11.6 Trình độ Cao đẳng-đại học 195 51.6 Trên đại học 14 3.7 Tổng 378 100.0 Câu A3: Nơi sinh sống của các tình nguyện viên Số lượng Tỷ lệ % Hà Nội 91 24.1 Quảng Trị 54 14.3 Cần Thơ 63 16.7 Nơi sinh sống Đồng Nai 79 20.9 Thái Nguyên 91 24.1 Tổng 378 100.0 190 Câu B1: Anh/chị có tham gia các hoạt động tình nguyện không? Số lượng Tỷ lệ % Có 365 96.6 Tham gia hoạt Không 13 3.4 động tình nguyện Tổng 378 100.0 Câu B2: Anh/chị tham gia các hoạt động tình nguyện nào? Số lượng Tỷ lệ % Có Không Có Không Xây dựng nông thôn mới 216 162 57.1 42.9 Xây dựng văn minh đô thị 154 224 40.7 59.3 Tuyên truyền phổ biến pháp luật 191 187 50.5 49.5 Giữ gìn trật tự an toàn giao thông 187 191 49.5 50.5 Hoạt động Bảo vệ môi trường 199 179 52.6 47.4 tình nguyện Chăm sóc sức khỏe cộng đồng 225 153 59.5 40.6 An sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa 199 179 52.6 47.4 Hoạt động tiếp sức mùa thi 136 242 40 60 Hoạt động tiếp sức đến trường và 159 219 42 58 chăm sóc thiếu niên nhi đồng Câu B3: Anh/chị tiếp cận được các hoạt động tình nguyện qua kênh nào? Số lượng Tỷ lệ % Có Không Có Không Tiếp cận Phương tiện truyền thông 176 202 46.6 53.4 hoạt động Các cơ quan, trường học tổ chức 254 124 67.2 32.8 tình nguyện Các tổ chức phi chính phủ tổ chức 36 342 9.5 90.5 191 Tự tổ chức 72 306 19 81 Khác 3 375 0.8 99.2 Câu B4: Anh/chị có nhận được kinh phí hỗ trợ khi tham gia các hoạt động tình nguyện không? Số lượng Tỷ lệ % Có 215 56.8 Hỗ trợ kinh phí Không 162 43.2 Tổng 378 100.0 Câu B5: Mục đích khi tham gia các hoạt động tình nguyện? Số lượng Tỷ lệ % Có Không Có Không Được hưởng chính sách ưu đãi 55 323 14.6 85.6 Mục đích tham gia Rèn luyện bản thân 265 113 70.1 20.9 hoạt động Khám phá địa danh mới 76 302 20.1 79.9 tình nguyện Đi theo phong trào 51 327 13.5 86.5 Do sở thích cá nhân 106 272 28.0 72.0 Câu B6: Anh/chị có nhận được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương khi tham gia các hoạt động tình nguyện không Số lượng Tỷ lệ % Có 349 92.3 Không 29 7.7 Tổng 378 100.0 192 Câu B7: Anh/chị có gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động tình nguyện không? Số lượng Tỷ lệ % Có 200 52.9 Khó khăn khi tham gia hoạt Không 178 47.1 động tình nguyện Tổng 378 100.0 Câu B8: Khi tham gia hoạt động tình nguyện có học hỏi, rèn luyện được bản thân không? Số lượng Tỷ lệ % Có 335 88.6 Học hỏi, rèn luyện được Không 43 11.4 bản thân Tổng 378 100.0 Câu B9: Đánh giá của anh/chị về các hoạt động tình nguyện hiện nay? Số lượng Tỷ lệ % Có Không Có Không Xây dựng nông thôn mới 315 63 83.3 16.7 Xây dựng văn minh đô thị 283 95 74.9 25.1 Tuyên truyền phổ biến pháp luật, tham Hiệu quả 258 120 68.2 31.8 gia phòng chống tệ nạn xã hội của các Giữ gìn trật tự an toàn giao thông 378 0 100.0 0 hoạt động tình Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi nguyện khí hậu, phòng chống thiên tai, dịch 262 116 69.3 30.7 bệnh Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, hiến 300 78 79.3 21.7 máu tình nguyện 193 Hoạt động đảm bảo an sinh xã hội, 293 85 77.5 22.5 đền ơn đáp nghĩa Hoạt động tình nguyện tiếp sức mùa 260 118 68.7 21.3 thi Hoạt động tiếp sức đến trường, chăm sóc 277 101 73.2 26.8 thiếu niên nhi đồng Câu B10: Đánh giá của anh/chị về chính sách dành cho người tham gia các hoạt động tình nguyện? Số lượng Tỷ lệ % Thỏa dáng 281 74.3 Chính sách dành cho Không thỏa đáng 97 25.7 người tham gia Tổng 378 100.0 Câu C1: Anh/chị có biết về các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động tình nguyện của thanh niên không? Số lượng Tỷ lệ % Có 263 69.6 Văn bản quy phạm pháp luật về Không 115 30.4 hoạt động tình nguyện Tổng 378 100.0 Câu C2: Anh/chị tiếp cận các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động tình nguyện của thanh niên qua các phương tiện nào? Số lượng Tỷ lệ % Có Không Có Không Tiếp cận Qua đường công văn 265 113 70.1 29.9 văn bản Qua phương tiện thông tin đại chúng 213 165 56.3 43.7 194 quy Qua các buổi hội nghị, hội thảo, tập huấn 136 242 40 60 phạm Qua bạn bè đồng nghiệp 109 269 28.8 71.2 pháp luật Khác 2 376 0.5 99.5 Câu C3: Đánh giá của anh/chị về hiệu quả của các văn bản pháp luật về hoạt động tình nguyện của thanh niên Số lượng Tỷ lệ % Rất hiệu quả 48 12.7 Hiệu quả 201 53.2 Hiệu quả của các văn bản pháp luật về hoạt Bình thường 110 29.1 động tình nguyện của Ít hiệu quả 18 4.8 thanh niên Không hiệu quả 1 .3 Tổng 378 100.0 Câu C4: Theo anh/chị, cơ quan nào chịu trách nhiệm chính về quản lý hoạt động tình nguyện của thanh niên? Số lượng Tỷ lệ % Bộ Nội vụ 43 11.4 Cơ quan chịu Trung ương đoàn thanh niên CSHCM 258 68.3 trách nhiệm Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam 40 10.6 chính về quản Bộ Lao động Thương binh và Xã hội 16 4.2 lý hoạt động tình nguyện UBTWMTTQ Việt Nam và các tổ chức 14 3.7 của thanh thành viên niên UBND các tỉnh thành phố 7 1.9 Tổng 378 100.0 195 C5: Đánh giá của anh/chị về đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động tình nguyện của thanh niên? Số lượng Tỷ lệ % Chuyên môn nghiệp vụ cao, có năng lực, trách 264 69.8 nhiệm, nhiệt huyết với công việc Đánh giá về Không đúng chuyên môn, không được đào tạo 75 19.8 đội ngũ cán Thiếu kinh nghiệm, bản lĩnh, năng lực 35 9.3 bộ quản lý Khác 4 1.1 Tổng 378 100.0 C6: Theo anh/chị, các hoạt động tình nguyện nào của thanh niên được nhà nước cấp kinh phí? Số lượng Tỷ lệ % Có Không Có Không Nhà nước Hoạt động phát triển kinh tế xã hội 219 159 57.9 42.1 cấp kinh Hoạt động bảo vệ tổ quốc 217 161 57.4 42.6 phí cho Hoạt động tình nguyện vì cộng đồng 262 116 69.3 20.7 các hoạt động Khác 2 376 0.5 99.5 Câu C7: Theo anh/chị, công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về hoạt động tình nguyện của thanh niên có quan trọng không? Số lượng Tỷ lệ % Có 346 91.5 Công tác tuyên Không 32 8.5 truyền, phổ biến Tổng 378 100.0 196 Câu C8: Anh/chị cho biết, hiện nay có quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra hoạt động tình nguyện của thanh niên không? Số lượng Tỷ lệ % Có 238 63.0 Quy định về thanh Không 140 37.0 tra, kiểm tra Tổng 378 100.0 Câu C9: Anh/chị cho biết, cơ quan nào chịu trách nhiệm về công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động tình nguyện của thanh niên - Ban Dân vận - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ - TW Đoàn thanh niên CSHCM - UBND các tỉnh/thành phố C10: Ý kiến khác - Hỗ trợ kinh phí cho người tham gia hoạt động tình nguyện - Các địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia tình nguyện 197 KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỐI VỚI CÁN BỘ QUẢN LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM Dưới đây là phần báo cáo số liệu về tần suất người tham gia dành cho nhóm đối tượng là “Cán bộ quản lý” về hoạt động tình nguyện của thanh niên với tổng số phiếu thu về là 94 phiếu. Sau khi nhập dữ liệu và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 22 thì thu được kết quả như sau: Câu A1: Giới tính của người trả lời Số lượng Tỷ lệ % Nam 53 56.4 Giới tính Nữ 41 43.6 Tổng 94 100.0 Câu A2: Trình độ của người trả lời Số lượng Tỷ lệ % Trung học phổ thông 2 2.1 Trung cấp 6 6.4 Trình độ Cao đẳng-đại học 78 83.0 Trên đại học 8 8.5 Tổng 94 100.0 Câu A3: Nơi sinh sống của người trả lời Số lượng Tỷ lệ % Hà Nội 19 20.2 Quảng Trị 15 16.0 Nơi sinh sống Cần Thơ 15 16.0 Đồng Nai 15 16.0 198 Phú Thọ 15 16.0 Thái Nguyên 15 16.0 Tổng 94 100.0 Câu B1: Trong nhiệm vụ, quyền hạn của mình được phân công công tác, anh/chị thấy các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay về hoạt động tình nguyện của thanh niên đã đáp ứng được lĩnh vực công việc mà mình phụ trách chưa? Số lượng Tỷ lệ % Đã đầy đủ 57 60.6 Văn bản QPPL Chưa đầy đủ 37 39.4 Tổng 94 100.0 Câu B2: Anh/chị tiếp cận với các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động tình nguyện của thanh niên qua những kênh thông tin nào? Số lượng Tỷ lệ % Có Không Có Không Qua đường công văn 76 18 80.9 19.1 Kênh tiếp cận Phương tiện thông tin đại chúng 66 28 70.2 29.8 Hội nghị hội thảo 64 30 68.1 31.9 Khác 5 89 5.3 94.7 Câu B3: Theo anh/chị thì cách thức tiếp cận văn bản pháp luật nào về hoạt động tình nguyện của thanh niên là hiệu quả nhất? Số lượng Tỷ lệ % Có Không Có Không Kênh tiếp cận Qua đường công văn 38 56 40.4 59.6 Phương tiện thông tin đại chúng 60 34 63.8 36.2 199 Hội nghị hội thảo 36 58 38.3 61.7 Khác 4 90 4.3 95.7 Câu B4: Theo anh/chị, các chính sách đối với người tham gia tình nguyện có thực sự được quan tâm không? Số lượng Tỷ lệ % Có 68 72.3 Quan tâm đến chính sách đối với Không 26 27.7 người tham gia tình nguyện Tổng 94 100.0 Câu B5: Đánh giá của anh/chị về hiệu quả của các văn bản pháp luật về hoạt động tình nguyện của thanh niên? Số lượng Tỷ lệ % Rất hiệu quả 7 7.4 Hiệu quả 58 61.7 Hiệu quả của các Bình thường 21 22.3 văn bản pháp luật Ít hiệu quả 7 7.4 Không hiệu quả 1 1.1 Tổng 94 100.0 Câu C1: Theo anh/chị, hiện nay quản lý về hoạt động tình nguyện của thanh niên được tổ chức theo mô hình nào? Số lượng Tỷ lệ % Nhà nước chủ trì 30 31.9 Nhà nước quản lý giám sát 62 66.0 Mô hình quản lý Nhà nước quan sát 2 2.1 Tổng 94 100.0 200 Câu C2: Theo anh/chị, cơ quan nào chịu trách nhiệm chính về quản lý hoạt động tình nguyện của thanh niên? Số lượng Tỷ lệ % Bộ Nội vụ 12 12.8 TW Đoàn Thanh niên CSHCM 74 78.7 Ủy ban quốc gia về thanh niên 7 7.4 Cơ quan chịu trách Bộ Lao động Thương binh và Xã hội 0 0 nhiệm quản lý UBTW Mặt trận tổ quốc Việt Nam 0 0 UBND các tỉnh/thành phố 1 1.1 Tổng 94 100.0 Câu C3: Cơ quan anh/chị có thành lập bộ phận, phòng/ban phụ trách hoạt động tình nguyện của thanh niên không? Số lượng Tỷ lệ % Có 48 51.1 Bộ phận phụ trách Không 46 48.9 Tổng 94 100.0 Câu C4: Bộ phận, phòng ban phụ trách quản lý hoạt động tình nguyện của thanh niên có bao nhiêu người? Số lượng Tỷ lệ % 1người 5 5.3 2 người 10 10.7 3 người 18 19.1 Số người phụ trách 4 người 9 9.6 5 người 6 6.4 Tổng 48 51.1 201 Không có người phụ trách 46 48.9 Tổng 94 100.0 Câu C5: Hằng năm, anh/chị có được đào tạo, tập huấn về công tác quản lý hoạt động tình nguyện của thanh niên không? Số lượng Tỷ lệ % Có 41 43.6 Đào tạo, tập huấn Không 53 56.4 Tổng 94 100.0 Câu C6: Trình độ chuyên môn của anh/chị có phù hợp với vị trí công tác quản lý về hoạt động tình nguyện không? Số lượng Tỷ lệ % Có 72 76.6 Trình độ chuyên môn phù hợp với vị Không 22 23.4 trí công tác Tổng 94 100.0 Câu C7: Theo anh/chị, ngân sách thực hiện các hoạt động tình nguyện đưuọc huy động từ nguồn nào? Số lượng Tỷ lệ % Có Không Có Không Ngân sách nhà nước 41 53 43.6 56.4 Nguồn ngân sách thực Nguồn xã hội hóa 89 5 94.7 5.3 hiện các hoạt động tình Các tổ chức quốc tế 22 72 56.4 43.6 nguyện Khác 1 93 1.1 98.9 202 Câu C8: Theo anh/chị, các hoạt động tình nguyện nào của thanh niên được nhà nước cấp kinh phí Số lượng Tỷ lệ % Có Không Có Không Phát triển kinh tế-xã hội 67 27 71.3 28.7 Nhà nước cấp Bảo vệ tổ quốc 68 26 72.3 27.7 kinh phí cho Hoạt động tình nguyện vì cộng hoạt động 30 64 31.9 68.1 đồng tình nguyện Khác 0 0 0 0 Câu D1: Cơ quan anh/chị có tổ chức các buổi tập huấn, phổ biến quy định pháp luật về hoạt động tình nguyện của thanh niên không Số lượng Tỷ lệ % Có 58 61.7 Tổ chức tập huấn, phổ biến quy định Không 36 38.3 pháp luật về hoạt động tình nguyện Tổng 94 100.0 Câu D2: Anh/chị có thường xuyên tham gia các buổi tuyên truyền, tập huấn pháp luật về hoạt động tình nguyện của thanh niên không? Số lượng Tỷ lệ % Rất thường xuyên 10 10.6 Thường xuyên 40 42.6 Tham gia các buổi tuyên Không thường xuyên 23 24.5 truyền, tập huấn Thỉnh thoảng 15 16.0 Không tham gia 6 6.4 Tổng 94 100.0 203 Câu D3: Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hoạt động tình nguyện của thanh niên do cơ quan anh/chị tổ chức có nhận được sự quan tâm của truyền thông không? Số lượng Tỷ lệ % Có 71 75.5 Sự quan tâm của Không 23 24.5 truyền thông Tổng 94 100.0 Câu D4: Anh/chị cho biết, hiện nay có quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra hoạt động tình nguyện của thanh niên không? Số lượng Tỷ lệ % Có 58 61.7 Quy định về thanh tra, kiểm tra hoạt Không 36 38.3 động tình nguyện Tổng 94 100.0 Câu D5: Anh/chị cho biết, cơ quan nào chịu trách nhiệm về công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động tình nguyện của thanh niên? Số lượng Tỷ lệ % Ủy ban Kiểm tra của đoàn cấp trên 29 30.9 Cơ quan chịu trách Bộ Nội vụ 10 10.6 nhiệm công tác Ủy ban quốc gia về thanh niên 1 1.1 thanh tra, kiểm tra Tổng 40 42.6 Không trả lời 54 57.4 Tổng 94 100.0 204 Câu D6: Cơ quan anh/chị có thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác quản lý hoạt động tình nguyện của thanh niên không? Số lượng Tỷ lệ % Có 62 66.0 Tổ chức thanh Không 32 34.0 tra, kiểm tra Tổng 94 100.0 Câu D7: Đánh giá của anh/chị về hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên? Số lượng Tỷ lệ % Rất hiệu quả 3 3.2 Hiệu quả 42 44.7 Hiệu quả công Bình thường 39 41.5 tác thanh tra, Ít hiệu quả 7 7.4 kiểm tra Không hiệu quả 3 3.2 Tổng 94 100.0 205

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_hoat_dong_tinh_nguyen_thanh.pdf