Luận án Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ KHÁNH CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ KHÁNH CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 9 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. NG

pdf245 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GUYỄN NGỌC THAO 2. TS. NGUYỄN THỊ HƯỜNG HÀ NỘI, 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các tư liệu, số liệu được sử dụng và trích dẫn trong luận án này là trung thực và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chính xác. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Lê Khánh Cường LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án với đề tài “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam”, trước hết tôi xin đặc biệt cảm ơn 2 thầy hướng dẫn đã tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tác giả luận án xin trân trọng cám ơn Ủy ban nhân dân các tỉnh, huyện, xã và bà con nhân dân nơi đề tài tiến hành nghiên cứu, điều tra, các nhà quản lý, nhà khoa học...đã tạo những điều kiện tốt nhất, tham gia góp ý kiến khoa học, cung cấp tài liệu, ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu, điều tra khảo sát để hoàn thành luận án. Xin bày tỏ lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn hỗ trợ, động viên, chia sẻ và tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành luận án này. Với những điều kiện khách quan và chủ quan, chắc chắn kết quả nghiên cứu của luận án còn có những thiếu sót. Tác giả luận án rất mong tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp để luận án được hoàn thiện hơn góp phần tích cực cho công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam nói chung và ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam nói riêng trong những năm tới. Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2020 Tác giả luận án Lê Khánh Cường MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ iii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ............................................ iv MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ........................................................ 14 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về giảm nghèo bền vững ......................... 14 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về giảm nghèo bền vững trên thế giới ........... 14 1.1.2. Các công trình trong nước ...................................................................... 18 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ................................................................................................................. 24 1.2.1. Các công trình trên thế giới .................................................................... 24 1.2.2. Các công trình trong nước ...................................................................... 30 1.3. Đánh giá chung về tổng quan tình hình nghiên cứu ................................... 36 1.3.1. Những nội dung nghiên cứu và luận án có thể kế thừa ............................ 36 1.3.2. Những khoảng trống và giả thuyết tập trung nghiên cứu ......................... 38 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................... 39 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ...................................................................................... 41 2.1. Những khái niệm cơ bản ............................................................................ 41 2.1.1. Quan niệm về nghèo, đói ........................................................................ 41 2.1.2. Xóa đói, giảm nghèo ............................................................................... 46 2.1.3. Giảm nghèo bền vững............................................................................. 48 2.1.4. Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ............................................ 49 2.2. Nguyên tắc, nội dung, phương thức quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ................................................................................................................. 52 2.2.1. Nguyên tắc cơ bản của quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ........ 52 2.2.2. Tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững 52 2.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ............................. 54 2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam ............................................................... 58 2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước trong hoạt động giảm nghèo bền vững ở một số nước và địa phương ..................................................................................... 64 2.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở một số quốc gia trên thế giới ................................................................................................ 64 2.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại một số địa phương Việt Nam ............................................................................................. 73 2.3.3. Bài học kinh nghiệm cho các tỉnh miền núi phía Bắc về quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững .................................................................................. 76 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................... 77 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM ................ 79 3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam ................................................................................................... 79 3.1.1. Điều kiện tự nhiên của các tỉnh miền núi phía Bắc ................................. 79 3.1.2. Khái quát về kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc ........................ 84 3.2. Thực trạng nghèo đói các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam ...................... 87 3.2.1. Đặc điểm nghèo đói và các nhân tố ảnh hưởng tới giảm nghèo bền vững tại các tỉnh miền núi phía Bắc .......................................................................... 87 3.2.2. Hiện trạng nghèo đói tại các các tỉnh miền núi phía Bắc ....................... 102 3.3. Thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại các tỉnh miền núi phía Bắc trong thời gian qua ........................................................................... 111 3.3.1. Ban hành chính sách mới về giảm nghèo bền vững .............................. 111 3.3.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững .............................................................................................. 119 3.3.3. Nguồn lực tài chính để thực hiện giảm nghèo bền vững ....................... 131 3.3.4. Thanh tra, kiểm tra và chế độ báo cáo, phối hợp giữa các cấp .............. 136 3.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam .......................................................................... 141 3.4.1. Những ưu điểm ..................................................................................... 141 3.4.2. Những tồn tại hạn chế ........................................................................... 145 3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế .............................................. 148 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ................................................................................. 151 CHƯƠNG 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM ........................................................................................... 153 4.1. Quan điểm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam trong thời gian tới ............................................................ 153 4.1.1. Đổi mới nội dung, phương thức xây dựng chính sách giảm nghèo bền vững ............................................................................................................... 153 4.1.2. Việc kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững phải đặc biệt coi trọng ................................................. 156 4.1.3. Về nguồn lực tài chính để thực hiện giảm nghèo bền vững phải được triển khai có hiệu quả và huy động mọi nguồn lực trong xã hội để thực hiện công tác giảm nghèo bền vững ở mỗi địa phương ........................................................ 157 4.1.4. Việc kiểm tra, giám sát công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại các tỉnh miền núi phía Bắc phải thực hiện thường xuyên và có kế hoạch ....................................................................................................................... 158 4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc .......................................................................................... 159 4.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách về giảm nghèo bền vững .......... 159 4.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy thực hiện quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam .............................. 169 4.2.3. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng các nguồn lực ........................ 171 4.2.4. Giải pháp về công tác thanh tra, kiểm tra .............................................. 178 4.3. Một số kiến nghị để thực hiện các giải pháp ............................................ 179 4.3.1. Đối với Quốc hội .................................................................................. 179 4.3.2. Đối với chính phủ ................................................................................. 180 4.3.3. Đối với các địa phương ở miền núi phía Bắc nước ta ........................... 181 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ................................................................................. 184 KẾT LUẬN .................................................................................................... 186 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ............................................... 189 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 190 PHỤ LỤC i DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa 1 ADB Ngân hàng phát triển Châu Á 2 ANQP An ninh quốc phòng 3 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông nam Á 4 ASXH An sinh xã hội 5 BHYT Bảo hiểm y tế 6 BTB Bắc Trung Bộ 7 CSXH Chính sách xã hội 8 CSHT Cơ sở hạ tầng 9 CSDT Chính sách Dân tộc 10 CT-XH Chính trị xã hội 11 DA Dự án 12 DHMT Duyên hải Miền Trung 13 DNNN Doanh nghiệp nhà nước 14 DTTS Dân tộc thiểu số 15 ĐBKK Đặc biệt khó khăn 16 HĐND Hội đồng nhân dân 17 HĐCS Hoạch định chính sách 18 HĐDT Hội đồng dân tộc 19 HTCS Hạ tầng cơ sở 20 HTKT Hạ tầng kinh tế 21 GDP Tổng sản phẩm trong nước ii STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa 22 KCB Khám chữa bệnh 23 KT-XH Kinh tế - xã hội 24 LLLĐ Lực lượng lao động 25 NLLĐ Nguồn lực lao động 26 NSTW Ngân sách trung ương 27 NN Nhà nước 28 NHTM Ngân hàng thương mại 29 NXB Nhà xuất bản 30 QL Quản lý 31 TB-XH Thương binh - Xã hội 32 UBND Ủy ban nhân dân 33 UNDP Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc 34 USD Đô la Mỹ 35 XĐGN Xóa đói giảm nghèo 36 XHH Xã hội hóa 37 XTĐT Xúc tiến đầu tư 38 WB Ngân hàng thế giới iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Tổng hợp phân loại hộ nghèo ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam từ năm 2016 – 2018 ................................................................................. 89 Bảng 3.2. Đặc điểm hộ nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam ............. 91 Bảng 3.3 Tổng hợp diễn biến hộ nghèo ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam từ năm 2016 – 2018 ............................................................................... 103 Bảng 3.4 Tổng hợp diễn biến hộ cận nghèo ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam từ năm 2016 – 2018 ............................................................................... 106 Bảng 3.5. Tổng hợp mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo của một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam từ năm 2016 - 2018 ....... 109 Bảng 3.6. Tác động của các chính sách đến hoạt động sản xuất và đời sống của hộ gia đình ..................................................................................................... 112 Bảng 3.7. Đánh giá mức độ hạn chế trong xây dựng và thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay ................ 114 iv DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Hình 2.1. Các tiêu chí phản ánh giảm nghèo bền vững ..................................... 49 Hình 3.1. Các tiểu vùng địa lý tự nhiên của các tỉnh miền phía Bắc Việt Nam . 80 Hình 3.2. Đặc điểm hộ nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam ............. 92 Hình 3.3. Mức độ tham gia của người dân vào quá trình xây dựng biện pháp thực hiện chính sách ....................................................................................... 117 Hình 3.4. Sự phù hợp của chính sách với địa phương và người nghèo ............ 118 Hình 3.5. Phân cấp quản lý Chương trình XĐGN ........................................... 122 Hình 3.6. Nhận xét về hiệu quả hoạt động tuyên truyền chính sách ................ 126 Hình 3.7. Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy để thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ........................................................................................................ 128 Hình 3.8. Nhận xét của cán bộ, công chức xã về hiệu quả trong phối hợp thực hiện chính sách ............................................................................................... 129 Hình 3.9. Nhận xét của công chức lãnh đạo quản lý từ cấp huyện trở lên về hiệu quả phối hợp thực hiện chính sách ................................................................. 130 Hình 3.10. Quy trình phân bổ ngân sách của Chương trình giảm nghèo bền vững ....................................................................................................................... 132 Hình 3.11. Tỷ lệ người dân tham gia kiểm tra, giám sát qúa trình thực hiện chính sách ................................................................................................................ 139 Hình 3.12. Sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội trong kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện chính sách .................................................................. 140 Hình 4.1. Những chính sách đang được thực hiện có thể giúp người dân thoát nghèo. ............................................................................................................ 154 Hình 4.2. Cải thiện cuộc sống của người nghèo khi thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo đến nay.................................................................................. 155 Hình 4.3. Mức độ tham gia đề xuất các biện thực hiện chính sách của người nghèo ............................................................................................................. 169 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, xóa đói giảm nghèo được mọi quốc gia trên thế giới coi như một yêu cầu, đòi hỏi bắt buộc về mặt đạo đức, xã hội, văn hóa, kinh tế chính trị. Bởi vì đói nghèo không những là lực cản lớn nhất của sự phát triển mà nó còn gây nên sự tàn phá ghê gớm về đạo đức tinh thần, làm thiếu an toàn xã hội, làm suy kiệt kinh tế và làm suy sụp về chính trị, phương hại đến an ninh. Đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, giảm nghèo là một trọng trách lớn của toàn Đảng, toàn dân. Đảng, chính phủ, nhân dân Việt Nam cùng nhiều tổ chức trong nước và quốc tế tại Việt Nam đang cùng nhau tìm kiếm những giải pháp tiếp cận để giảm tỷ lệ nghèo đói, đặc biệt là ở các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng sâu, vùng xa. Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam được thực hiện từ nhiều năm qua, là Chiến lược phát triển toàn diện về tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo phê duyệt tháng 5/2002, được coi là một bộ phận cấu thành của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2010, đặc biệt là Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 -2015 được tổ chức triển khai và thực hiện đã mang lại cho đồng bào ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam những công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, cải thiện một phần đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào, góp phần tích cực giảm tỷ lệ đói nghèo, nâng cao niềm tin của đồng bào vào đường lối phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước. Qua đó giúp thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước tăng lên 1,6 lần so với cuối năm 2011 (riêng các hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi tăng gấp 2,5 lần); tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm bình quân 2%/năm (riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm) theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2011 – 2015, thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống của người nghèo, trước hết là về y tế, giáo dục, văn hoá, nước sinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt 2 Giảm nghèo ở Việt Nam đã đạt được thành tựu đáng kể và được quốc tế ghi nhận: tỷ lệ nghèo trên đầu người (tính theo chi tiêu tiền tệ) đã giảm mạnh từ 57% năm 1990 xuống còn 13.5% năm 2014. Nhận thức được chất lượng cuộc sống của con người liên quan đến nhiều khía cạnh khác ngoài thu nhập, năm 2015, Chính phủ Việt Nam đã ban hành chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, đánh dấu bước quan trọng trong quá trình chuyển đổi của Việt Nam từ đo lường nghèo theo thu nhập sang đo lường đa chiều. Là một trong số những nước đi đầu ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong áp dụng phương pháp đo lường nghèo đa chiều để giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh, trong Kế hoạch phát triển Kinh tế Xã hội (2016-2020), Việt Nam đã đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều bình quân cả nước là 1% - 1.5%/năm và riêng các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn giảm 4%/năm. Đo lường nghèo theo cách tiếp cận đa chiều, bao gồm cả thu nhập và các chiều phi tiền tệ như nhà ở, tiếp cận nước sạch và vệ sinh, dịch vụ giáo dục, y tế, bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội đã được sử dụng trong thiết kế Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững (CT MTQG GNBV) giai đoạn 2016-2020 và trong quá trình rà soát hộ nghèo để xác định đối tượng hưởng lợi của Chương trình, cũng như các chính sách giảm nghèo và trợ giúp xã hội. Việt Nam có gần 70% dân số làm nông nghiệp tại các vùng nông thôn và vùng dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa nơi tập trung hầu hết các hộ nghèo đói, tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc, miền núi vẫn chiếm 52,7% số hộ nghèo cả nước. Trong thời gian vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp đẩy mạnh công tác xóa giảm nghèo, cùng với sự trợ giúp của các tổ chức trong nước và quốc tế trong hoạt động giảm nghèo. Việt Nam đã thu được những kết quả bước đầu rất khả quan thể hiện ở tăng mức chi tiêu bình quân trên đầu người. Trên thực tế trên cho thấy rằng, chính sách giảm nghèo bền vững của Đảng và Nhà nước có nhiều ưu việt. Song, việc triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đến các vùng khó khăn vẫn còn nhiều lúng túng, bất cập và thiếu đồng bộ. Hệ thống chính sách, chương trình, cơ chế về xóa đói giảm nghèo, việc tổ chức thực hiện, công tác kiểm tra, giám sát còn nhiều bất cập, chưa thực sự phù hợp với điều kiện vị trí địa lý, phong tục tập quán của đại đa số đồng bào đang sinh sống nơi đây. Khối lượng vốn giành cho chương trình giảm nghèo bền vững còn chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi, vấn đề đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng nhiều nơi còn chưa thực sự mang lại hiệu quả, đầu tư còn tràn lan, lãng phí, thất 3 thóat... Một trong những nguyên nhân của sự bất cập đó là do quản lý nhà nước trong hoạt động giảm nghèo tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam chưa thực sự được phát huy. Điều đó cho thấy cần phải nâng cao hơn nữa quản lý nhà nước trong hoạt động giảm nghèo để chương trình thực sự có hiệu quả và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân nơi đây. Các tỉnh miền núi phía Bắc (MNPB) có 15 tỉnh, được chia làm 2 vùng Đông Bắc Bộ và Tây Bắc Bộ. Trong thời gian qua, tuy đạt được rất nhiều thành công nhất định trong hoạt động giảm nghèo, nhưng thành tựu giảm nghèo chưa vững chắc; điển hình nên các vấn đề như: nghèo đói ở vùng nông thôn, vùng núi, khác biệt về nghèo đói giữa các dân tộc còn lớn, sự chênh lệch giàu - nghèo đang gia tăng, hiệu quả và hiệu lực của các chính sách hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo chưa cao. Khu vực này có 33 huyện nghèo (theo nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của chính phủ và bổ sung theo Quyết định số 1791/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ), đồng thời theo Quyết định số 529/QĐ- BLĐTBXH ngày 06/5/2014 thì tính đến hết năm 2013 thì trong 33 huyện nghèo này tỷ lệ hộ nghèo chiếm 40,67% và hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 22,65%. Nhiều hộ gia đình vừa thoát ra khỏi nghèo đói, nhưng chỉ ở trên ngưỡng nghèo một chút, nên chỉ một vài biến động không lớn trong đời sống (như người nhà đau ốm đột xuất, mất việc làm, con cái đến độ tuổi đi học, sinh thêm con, thiên tai, hạn hán, ) cũng sẽ làm các hộ gia đình này trở lại tình trạng nghèo đói. Như vậy, vấn đề đặt ra là nhà nước cần có các chính sách như thế nào để nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo? Đặc điểm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại các tỉnh miền núi phía Bắc có những đặc thù, nhiều vấn đề đặt ra như: nội dung quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo đối với vùng đặc thù là gì? Bộ máy quản lý nhà nước ở các cấp được tổ chức và hoạt động ra sao? Hình thức và phương pháp quản lý nhà nước ở các cấp đối với giảm nghèo bền vững ở vùng đặc thù các tỉnh miền núi phía Bắc là gì? Từ đó tác giả thấy cần thiết phải hoàn thiện và ban hành một số chính sách mới có tính đặc thù để phục vụ công tác giảm nghèo bền vững tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Đồng thời để góp phần bổ sung cơ sở khoa học nhằm nâng cao quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam ở trên cả năm thành tố: thể chế, tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, tài chính công và công tác thanh tra, kiểm tra. Từ đó mang lại hiệu quả thiết 4 thực cho các chính sách sách giảm nghèo và đạt được mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra, tác giả đã chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Từ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững của cả nước nói chung và vùng miền núi phía Bắc nói riêng, luận án xây dựng và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững để sớm đạt được mục tiêu xác định tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về giảm nghèo và quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững từ đó góp phần hệ thống hóa các vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. - Nghiên cứu cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về giảm nghèo, áp dụng cho giảm nghèo bền vững tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. - Đánh giá thực trạng giảm nghèo bền vững tại các tỉnh miền núi phía Bắc trong những năm qua. - Phân tích thực trạng QLNN về giảm nghèo bền vững tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. - Phân tích làm rõ quan điểm, phương hướng, mục tiêu giảm nghèo ở các tỉnh miền núi. Từ đó đề xuất các giải pháp tiếp tục giảm nghèo bền vững tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động quản lý của nhà nước về giảm nghèo bền vững tại các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Khi nghiên cứu về quản lý của nhà nước về giảm nghèo bền vững, luận án tập trung đi sâu nghiên cứu về quy trình tổ chức thực hiện chính sách về giảm nghèo bền vững ở các tình miền núi phía Bắc nước ta. Từ khung lý thuyết về quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững, luận án đề xuất các giải pháp nhằm 5 nâng cao hơn nữa hoạt động quản lý của nhà nước về giảm nghèo bền vững ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta trong thời gian tới. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Trong khuôn khổ luận án tiến sĩ, tác giả thực hiện các nghiên cứu về quản lý nhà nước giảm nghèo bền vững tại 6 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam (3 tỉnh Tây Bắc Bộ và 3 tỉnh Đông Bắc Bộ mang đầy đủ các đặc trưng của các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam) bao gồm: Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Phú Thọ, Lạng Sơn, Hòa Bình (sau đây gọi tắt là các tỉnh miền núi phía Bắc). Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay (tác giả lấy mốc bám sát Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2 từ 2006 - 2010, Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015 và Chương trình mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020). Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu về hoạt động QLNN trên các khía cạnh: ban hành chính sách mới về giảm nghèo bền vững; kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững; nguồn lực tài chính để thực hiện giảm nghèo bền vững; hoạt động thanh tra, kiểm tra quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trong quá trình thực thi nhiệm vụ giảm nghèo bền vững theo quy định của pháp luật. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Tác giả dựa trên nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta về giảm nghèo bền vững trong thời kỳ đổi mới. Tiếp cận đề tài từ góc độ khoa học quản lý công. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng các phương pháp chủ yếu sau đây trong nghiên cứu: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng 6 4.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp Áp dụng phương pháp phân tích tổng hợp trong luận án để xem xét xem có các nghiên cứu nào trong lĩnh vực QLNN về giảm nghèo bền vững đã được nghiên cứu, các nghiên cứu đó đã được thực hiện như thế nào, kết quả của các nghiên cứu là gì?... phân tích tổng hợp để phát hiện những “khoảng trống” trong các nghiên cứu trước, làm cơ sở cho việc thực hiện các nội dung của đề tài. Trên cơ sở mối quan hệ biện chứng của cá phương pháp nghiên cứu trong khoa học kinh tế - xã hội, luận án phân tích làm rõ những tác động của QLNN đối với QLNN thông qua thực hiện các nội dung QLNN về giảm nghèo bền vững; phân tích và làm rõ các nguyên nhân ảnh hưởng đến QLNN về giảm nghèo bền vững; phân tích và đánh giá việc thực hiện chức năng về giảm nghèo bền vững qua các tiêu chí xây dựng. Phương pháp phân tích tổng hợp được thực hiện qua các bước sau: Hình 1. Các bước thực hiện phương pháp phân tích tổng hợp Bước 1: Tìm kiếm nguồn tài liệu Đối với các số liệu thứ cấp, luận án sử dụng năm nguồn số liệu chính đó là: hệ thống thư viện; số liệu từ các Bộ, ngành; số liệu từ các từ các cơ quan; Tổng cục thống kê; Bộ lao động thương binh và xã hội. Hệ thống Thư viện, Thư viện quốc gia, thư viện của các trường đại học, kinh tế quốc dân, đại học Thương mại, để tìm kiếm các công trình có liên quan đến đề tài nghiên cứu như: luận văn, luận án, các đề tài, các bài báo trong và ngoài nước v..v.. Số liệu từ các Bộ, Ngành: Bộ công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Tổng cục Thống kê, Bộ tư pháp v..v.. để tìm kiếm các báo cáo có liên quan đến đề tài nghiên cứu như: Báo cáo về tình hình KT-XH hàng năm. Tìm kiếm các văn bản quy phạm pháp luật về giảm nghèo, QLNN về giảm nghèo bền vững và các chiến lược, kế hoạch phát triển KT-XH cho các tỉnh miền núi phía Bắc. Tìm kiếm nguồn tài liệu Thu thập và xử lý số liệu Thực hiện phân tích tổng hợp 7 Số liệu thống kê từ các cơ quan, viện nghiên cứu có liên quan đến giảm nghèo bền vững như: Ủy ban dân tộc Quốc hội, Bộ lao động Thương binh – xã hội, Ngân hàng pát triển Châu Á (ADB), Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Ngân hàng thế giới (WB), Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê của các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam để tìm kiếm các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. Các buổi hội thảo chuyên đề: thông qua các buổi hội thảo về đề án các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam về xóa đói giảm nghèo và về phát triển kinh tế xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam ở Đại học Quốc gia Hà Nội tác giả thu thập được rất nhiều ý kiến của các chuyên gia tham dự hội thảo về đề tài nghiên cứu cũng như nguồn số liệu từ tham luận của các chuyên gia trong các buổi hội thảo. Đây là nguồn tư liệu rất có ích trong quá trình thực hiện các nội dung của đề tài. Các website của các tổ chức hoạt động về giảm nghèo bền vững ở Việt Nam như: các web site của UBND các tỉnh, Đối với các dữ liệu sơ cấp sử dụng trong đề tài được tác giả thu thập số liệu thông qua hình thức điều tra khảo sát các hộ gia đình, người dân và các cơ quan QLNN theo các bước được trình bày trong phương pháp nghiên cứu địn...ải pháp để giảm nghèo bền vững trong những năm tiếp theo [4]. Năm 2008 Lê Đức An đã nghiên cứu đề tài “Xóa đói giảm nghèo ở khu vực duyên hải miền Trung” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình, ở đó tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về đói nghèo và kinh nghiệm thực tiễn về công tác xóa đói giảm nghèo ở một số địa phương ở nước ta trong thời gian qua. Phân tích thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh duyên hải miền Trung và chỉ ra thành tựu đạt được, những hạn chế, tồn tại trong việc xóa đói giảm nghèo. Đồng thời đề ra các giải pháp xây dựng chương trình xóa đói giảm nghèo, cơ chế chính sách về đất đai, tài chính, tín dụng, đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn cho người nghèo nhất là phụ nữ, người dân tộc về kiến thức, kỹ năng sản xuất kinh doanh và chính sách cứu trợ xã hội nhằm xóa đói giảm nghèo phù hợp với điều kiện ở khu vực duyên hải miền Trung[2] . Năm 2008 tác giả Trần Thọ Đạt và Đỗ Tuyết Nhung xuất bản cuốn “Tác động của vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố Việt Nam” đã nghiên cứu dựa trên hàm sản xuất Cobb - Douglas mở rộng để kiểm chứng vai 22 trò của vốn con người đến TTKT ở Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2004. Nghiên cứu cho thấy vốn con người là một trong những yếu tố quan trọng để giải thích sự TTKT của các tỉnh, thành phố Việt Nam, giải thích khoảng cách chênh lệch giữa các vùng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 2000-2004. Nghiên cứu cũng đã đưa ra một số kiến nghị chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng và PTKT trong đó nhấn mạnh sự gia tăng đầu tư vào giáo dục và lưu ý sự tác động khác nhau của vốn con người ở các vùng kinh tế khác nhau [8]. Tiếp đó, năm 2009 Viện Dân tộc xuất bản cuốn “Cơ hội thách thức đối với vùng dân tộc thiểu số hiện nay” trên cơ sở tập hợp các tham luận trong Hội thảo khoa học “Cơ hội và thách thức đối với vùng DTTS khi Việt Nam gia nhập WTO”. Cuốn sách đã nêu được tổng quan về tình hình dân số, kinh tế, xã hội vùng DTTS ở Việt Nam; dự báo cơ hội và thách thức đối với một số ngành nghề ở vùng DTTS khi Việt Nam gia nhập WTO đồng thời cũng đưa ra một số yêu cầu đổi mới trong bối cảnh hội nhập góp phần đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính sách dân tộc. Nhằm đổi mới phương thức thực hiện chính sách dân tộc bên cạnh các chính sách phát triển CSHT, trang bị kiến thức khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực cho đồng bào DTTS để họ thoát ngèo. Các tham luận đã góp cung cấp thêm thông tin, luận cứ khoa học cho các nghiên cứu tới vùng DTTS và sự phát triển của đồng bào DTTS trong tiến trình phát triển chung của đất nước [67]. Hay là cuốn “Tác động kinh tế của Nhà nước góp phần xoá đói giảm nghèo trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của Ngô Quang Minh và các cộng sự đã phân tích và đánh giá mối quan hệ giữa CNH, HĐH theo CCTT với tình trạng đói nghèo và sự phân hóa giàu nghèo cũng như nêu khái quát được thực trạng đói nghèo ở Việt Nam để đưa ra một số giải pháp tác động của nhà nước nhằm giảm nghèo bền vững trong quá trình CNH, HĐH đất nước [21]. Năm 2010, Tạ Đức Khánh đã nghiên cứu đề tài “Nâng cao vai trò nhà nước trong xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn”, ở đó tác giả đã hệ thống hóa lý luận về xóa đói, giảm nghèo và về vai trò của Nhà nước trong hoạt động xóa đói giảm nghèo. Phân tích, đánh giá thực trạng về vai trò Nhà nước trong hoạt động xóa đói giảm nghèo tại Lạng Sơn. Đề xuất và luận cứ có cơ sở khoa học về giải pháp nhằm nâng cao vai trò Nhà nước trong hoạt động xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn[17] . 23 Các nghiên cứu đánh giá tác động của các chính sách về y tế đối với người nghèo năm 2005: “Tác động của quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo đối với hộ gia đình tại hai tỉnh Hải Dương và Bắc Giang”, của Đàm Viết Cường và các cộng sự [7] và năm 2006 tác giả Nguyễn Thành Trung với bài“Đánh giá việc thực hiện chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo ở miền núi phía Bắc” [36] và năm 2005 tác giả Trần Tuấn và các cộng sự “Phân tích thực trạng chi phí trong điều trị nội trú của bệnh nhân nghèo 139 tại ba bệnh viện U Bướu, Nhi, Phụ sản Trung ương” [34]. Luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Thanh Thủy năm 2011 với đề tài“Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” tác giả đã trình bày những nội dung cơ bản về đói nghèo như khái niệm, phân loại đói nghèo và các chuẩn đói nghèo; phân tích tác động của hội nhập quốc tế và vai trò của các tổ chức quốc tế đến phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo trên thế giới; nghiên cứu kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của các nước khu vực và rút ra bài học cho Việt Nam. Phân tích về tình hình đói nghèo tại Việt Nam từ năm 1998 đến nay, phân tích đánh giá những thành công và hạn chế của các chương trình, chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn này; phân tích tác động của hội nhập quốc tế và vai trò của các chương trình hỗ trợ của các quốc gia và tổ chức quốc tế đến công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn vừa qua. Một số khuyến nghị, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế: tìm hiểu bối cảnh mới ở trong nước và quốc tế để phân tích những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam; từ đó đặt ra yêu cầu và mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam và đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế [35]. Năm 2012 tác giả Hoàng Văn Vinh đã nghiên cứu đề tài “Xóa đói giảm nghèo trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Bắc Giang”, ở đó tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, cũng như kinh nghiệm của các địa phương khác về công tác xóa đói, giảm nghèo trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác xóa đói, giảm nghèo trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Bắc Giang từ 1997 đến nay. Trên cơ sở lý luận, thực tiễn và bài học kinh nghiệm của 24 một số địa phương khác đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm giải quyết tốt hơn công tác xóa đói, giảm nghèo nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững ở Bắc Giang trong những năm tiếp theo [68]. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững 1.2.1. Các công trình trên thế giới Vào năm 1995 WB đã nghiên cứu trên qui mô và phạm vi lớn để đánh giá thực trạng nghèo đói ở Việt Nam và đề ra chiến lược xóa đói giảm nghèo trong nghiên cứu “Đánh giá nghèo đói và chiến lược” (1995) [26]. Qua công trình nghiên cứu này cho thấy để tấn công đói nghèo không chỉ các chính sách góp phần tăng trưởng kinh tế mà cần phải có các chính sách tác động trực tiếp đến người nghèo. Trong đó, một số chính sách như đất đai, CSHT, giáo dục và y tế đã được đề cập đến. Trong năm 1995 UNDP cũng đã tiến hành nghiên cứu về đói nghèo ở Việt Nam trong bài “Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam”(1995) [50]. Điểm nổi bật của nghiên cứu này đó là đã làm rõ được nguyên nhân gây ra đói nghèo ở Việt Nam và phân tích tác động của các nhóm giải pháp thực hiện tương ứng với các nguyên nhân. Trong đó, một số chính sách giảm nghèo bền vững như chính sách đất đai, chính sách tín dụng ưu đãi, chính sách xây dựng CSHT cũng được đánh giá khá chi tiết. Có thể nói trong giai đoạn này các nghiên cưu trên đều có một điểm chung là đã đề cập đến một số chính sách liên quan trực tiếp đến giảm nghèo bền vững và các kết quả nghiên cứu đó đã góp phần quan trọng cho chính phủ Việt Nam trong xây dựng chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn sau đó. Một trong những nghiên cứu được coi là đầu tiên liên quan đến chính sách giảm nghèo bền vững đó là “Nghèo đói và chính sách giảm nghèo ở Việt Nam, kinh nghiệm từ nền kinh tế chuyển đổi” (Poverty and policy of poverty reduction in Vietnam, experience from transformation economy) của Tuan Phong Don và Hosenin Jalian (1998) [80]. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã tập trung phân tích đánh giá một số chính sách giảm nghèo như chính sách đất đai, chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo và chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng. Nghiên cứu đã chỉa ra tầm quan trọng của các chính sách giảm ghèo trong công cuộc giảm nghèo bền vững ở Việt Nam. Trong cuốn “Kinh tế học của các nước phát triển”, (Nhà xuất bản Thống kê, 1998) [9] tác giả E.Wayne Nafziger đã phân tích khá cụ thể sự nghèo đói và bất công 25 về thu nhập ở các nước đang phát triển, xác định các nhóm nghèo đói, nguyên nhân nghèo đói, tình hình nghèo đói ở khu vực nông thôn, tình hình nghèo đói theo giới, hậu quả của tình trạng nghèo đói và các chính sách biện pháp giảm nghèo. Tác giả Khan, Mahmood Hasan năm 2001 có cuốn “Rural poverty in developing countries: Implication for public policy” [88] thì lại đi sâu phân tích về sự nghèo đói ở vùng nông thôn các quốc gia đang phát triển, về các dạng người nghèo, tài sản của người nghèo, nguyên nhân của sự nghèo đói, các chính sách giảm nghèo bền vững & các yếu tố cần thiết trong chính sách giảm nghèo bền vững. Sau khi triển khai chương trình giảm nghèo bền vững (giai đoạn 1998-2000), với hệ thống các chính sách trực tiếp tác động đến người nghèo, một loạt các nghiên cứu của các tổ chức phi chính phủ được thực hiện với mục tiêu tiếp tục hỗ trợ chính phủ Việt Nam xây dựng chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn tiếp theo. Trong số đó, báo cáo “tấn công đói nghèo” (2000) [27] của WB được coi là nghiên cứu đầu tiên mà trong đó có đánh giá tác động của hệ thống chính sách giảm nghèo bền vững trên phạm vi cả nước. Kết quả đánh giá (tuy mục đích báo cáo không phải trọng tâm vào chính sách giảm nghèo bền vững) có ý nghĩa lớn vì đã chỉ ra những tác động tích cực của các chính sách cũng như những điểm bất cập trong mỗi chính sách. Đồng thời được coi là một kênh thông tin quan trong phục vụ cho công tác hoạch định chính sách trong chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2001- 2005. Dù là nghiên cứu của các tổ chức hay cá nhân nhưng chúng đều có điểm chung như: (i) chính sách đã được triển khai nhưng chưa đến được đúng đối tượng; (ii) nhiều người nghèo chưa biết đến chính sách; (iii) việc tổ chức cũng như phối hợp thực hiện còn nhiều điểm bất cập đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực hiện chính sách. Đến năm 2000, với những gì đã đạt được trong giảm nghèo bền vững đã khiến cho nhiều nhà tài trợ quan tâm hơn đến Việt Nam. Sự quan tâm đó không dừng lại ở tập trung nguồn lực nhiều hơn cho công cuộc tấn công nghèo đói mà các nhà tài trợ và tổ chức phi chính phủ đã tiến hành một loạt các nghiên cứu. Đây cũng là những năm đầu tiên trong thực hiện chiến lược giảm nghèo bền vững đến năm 2010 ở Việt Nam. Vì vậy, các nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá để tìm ra điểm không phù hợp trong hệ thống chính sách, trên cơ sở đó, điều chỉnh và xây dựng chính sách cho giai đoạn tiếp theo (2006-2010). Để đánh giá chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2001-2005, một loạt các nghiên cứu do các tổ 26 chức phi chính phủ tại Việt Nam thực hiện và công bố vào năm 2003 như: UNDP có nghiên cứu “Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Hà Giang” [51], “Đánh giá nghèo theo vùng tại đồng bằng sông Hồng” [41] và “Đánh giá nghèo theo vùng miền núi phía Bắc” của UNDP [53] Ta nhận thấy các nghiên cứu này dù được tiến hành đồng thời và độc lập ở các địa bàn khác nhau hay trên phạm vi cả nước nhưng đều tập trung vào cùng một số vấn đề liên quan đến các chính sách giảm nghèo bền vững chủ yếu. Kết quả các nghiên cứu có kết luận về tác động của chính sách đến thành tựu giảm nghèo là khá tương đồng. Những vấn đề tồn tại trong thực hiện chính sách cũng được phát hiện bao gồm từ tổ chức đến cơ chế thực hiện cũng như phạm vi ảnh hưởng của chính sách còn nhiều điểm không phù hợp với thực tế. Điều đáng lưu ý ở đây, một số nghiên cứu độc lập về lĩnh vực cụ thể đã được thực hiện. Nghiên cứu “Chiến lược thực hiện các mục tiêu phát triển của Việt Nam - Cải thiện việc tiếp cận cơ sở hạ tầng thiết yếu” (2002) [24] của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tập trung vào một số CSHT thiết yếu như điện, giao thông, thuỷ lợi và thông tin liên lac. Trong đó, nghiên cứu đánh giá tác động chính sách đầu tư xây dựng CSHT trên bốn khía cạnh là khả năng tiếp cận, tính ổn định, tính bền vững tài chính và khả năng quản lý. Phát hiện chính mà nghiên cứu có được đó là chính sách đã cải thiện đáng kể khả năng tiếp cận đến các CSHT. Tuy nhiên, tính ổn định cũng như bền vững tài chính và khả năng còn bộc lộ nhiều yếu kém nên đã ảnh hưởng đến tác động của chính sách. Nghiên cứu “Cung cấp giáo dục cơ bản có chất lượng cho mọi người” (2002) [6] của Bộ Phát triển Quốc tế Anh tập trung vào vấn đề giáo dục trong đó có giáo dục cho người nghèo. Nghiên cứu đã phát hiện, người nghèo gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận giáo dục, đặc biệt giáo dục có chất lượng. Từ đó cho phép kết luận, chính sách hỗ trợ giáo dục chưa thực sự có lợi cho người nghèo. Một nghiên cứu khác về lĩnh vực y tế của Ngân hàng Phát triển Châu Á và Tổ chức Y tế Thế giới (2002) “Cải thiện tình trạng sức khoẻ và giảm bớt bất bình đẳng” [25] nghiên cứu tập trung vào đánh giá thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân, trong đó chú trọng người nghèo. Kết quả được phát hiện như người nghèo còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt bất bình đẳng trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế, nghiên cứu cũng đã đề xuất được một số kiến nghị quan trọng cho 27 chính phủ Việt Nam như cần tăng cường giám sát chặt chẽ và có hiệu quả hỗ trợ từ phía chính phủ để cải thiện khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế cho người nghèo. Thời gian qua, các nghiên cứu về chính sách giảm nghèo bền vững của Việt Nam chủ yếu tập trung vào đánh giá kết quả thực hiện chính sách hơn là đánh giá tác động của chúng. Điều quan trọng, các nghiên cứu này có đánh giá thì cũng không theo một khung đánh giá chính sách nào. Một nghiên cứu tổng quan lý thuyết phục vụ đánh giá chính sách ở Việt Nam được thực hiện năm 2003, đó là “Đánh giá chính sách: từ phương pháp thực tế đến thói quen cùng tham gia” của Peter Boothroyd (2003) [23]. Trong nghiên cứu, bên cạnh việc đưa ra khái niệm về đánh giá chính sách, tác giả đã giới thiệu các phương pháp đánh giá chính sách mang tính kỹ thuật như phân tích chi phí và lợi ích, phân tích tác động về xã hội và môi trường. Năm 2004, Chen, Martha Alter và các cộng sự (2004), với nghiên cứu “Mainstreaming informal employment and gender in poverty reduction: A handbook for policy - makers and other stakeholders”, Nxb London: Commonealth secretariat [73] các tác giả cho rằng việc giảm nghèo phần lớn sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm, đặc biệt là những người đi kèm với quyền, bảo vệ và tiếng nói cho người nghèo. Tạo việc làm cho người nghèo là một trong các mục tiêu của chính phủ và nó cũng là một tiêu chí đầu tiêu để đánh giá công tác xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, mục tiêu chính này không thể đạt được mà không có việc tham gia có sự điều hành của chính phủ và người nghèo và đặc biệt là phụ nữ phải có tiếng nói trong việc góp ý và hoạch định chính sách. Đặc biệt cuốn sách nhấn mạnh sự phân biệt bình đẳng giới và kêu gọi chính phủ phải có chính sách hơn nữa đối với phụ nữ để thúc đẩy công tác giảm nghèo ở mỗi quốc gia. Năm 2006, World Bank (WB) đã thực hiện nghiên cứu và xuất bản cuốn sách: “Beyond the numbers: Understanding the institutions for monitoring poverty reduction strategies” (Washington, DC) bởi tập thể các tác giả: Tara Bedi, Aline Coudouel, Marcus Cox, Markus Goldstein, Nigel Thornton. Cuốn sách đã chỉ ra nền tảng của mối quan hệ trong việc tăng cường hệ thống hướng dẫn chi tiết chiến lược giảm nghèo, qua đó xây dựng chính sách và đánh giá tác động của chính sách đối với các nước nghèo. Phân tích thực tiễn chính sách và kết quả thu được ở một số nước Anbani, Bolivia, Guyana, Honduras [89]... Trong cùng năm này World Bank 28 (2006), cũng công bố nghiên cứu “Poverty and social impact analysis of reforms: Lessons and examples from implementation”, Nxb Washington, DC [86] nghiên cứu chỉ ra nghèo đói và phân tích tác động xã hội (PSIA) là một phương pháp được sử dụng ngày càng bởi các chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự, Ngân hàng Thế giới và các đối tác phát triển khác để kiểm tra tác động phân phối của cải cách chính sách về phúc lợi của các nhóm đối tượng khác nhau, đặc biệt là người nghèo và dễ bị tổn thương. Nghiên cứu tác động xã hội có một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược xóa đói giảm nghèo ở các nước đang phát triển vì nó thúc đẩy sự lựa chọn chính sách dựa trên bằng chứng và thúc đẩy cuộc tranh luận về các phương án cải cách chính sách. Cuốn sách này trình bày một bộ sưu tập các nghiên cứu tình huống minh họa quang phổ của các ngành, các cải cách chính sách mà nghiên cứu tác động xã hội có thể được áp dụng; nó cũng làm rõ về các loạt các công cụ phân tích và kỹ thuật có thể được sử dụng. Các nghiên cứu trường hợp cung cấp các ví dụ về tác động mà nghiên cứu tác động xã hội có thể có trên các thiết kế của cải cách chính sách và rút ra bài học cho việc thực hiện hoạt động nghiên cứu tác động xã hội. Các nghiên cứu trường hợp thỏa thuận lớn với cải cách chính sách trong một lĩnh vực duy nhất, như nông nghiệp (ban tiếp thị cây trồng ở Malawi và Tanzania và bông tư nhân trong Tajikistan); (trợ cấp ngành khai thác mỏ ở Romania và dầu trong Ghana) năng lượng; tiện ích (cải cách ngành điện ở Ghana, Rwanda, và các nền kinh tế chuyển đổi, và lĩnh vực cải cách trong nước Albania); lĩnh vực xã hội (cải cách giáo dục ở Mozambique và cải cách phúc lợi xã hội ở Sri Lanka); cải cách thuế (Nicaragua); cũng như mô hình kinh tế vĩ mô (Burkina Faso). Năm 2008 WorldBank, có nghiên cứu “Land in transition: Reform and poverty in rural Vietnam - Martin Ravallion, Dominique van de Walle”, Nxb Washington, DC [90] nghiên cứu chỉ ra các cải cách chính sách đã đề ra trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa sang nền kinh tế thị trường phát triển mang lại cả cơ hội và rủi ro đối với công dân của một quốc gia. Trong nền kinh tế nghèo, trọng tâm ban đầu của nỗ lực cải cách là tự nhiên khu vực nông thôn, đó là nơi mà người ta tìm thấy phần lớn dân số và gần như tất cả người nghèo. Phát triển kinh tế thường sẽ đòi hỏi di chuyển nhiều hộ gia đình nông thôn ra khỏi nông nghiệp vào các hoạt động phi nông nghiệp có lợi hơn (đô thị và nông thôn). Cải 29 cách chuyển đổi kinh tế nông thôn từ, kiểm soát dựa trên các tổ chức nông nghiệp tương đối cứng nhắc tìm thấy trong nông nghiệp xã hội chủ nghĩa một mô hình dựa trên thị trường linh hoạt hơn, trong đó khuyến khích sản xuất là mạnh mẽ như vậy, có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, cải cách như vậy là một thách thức lớn đối với các nhà hoạch định chính sách, những người đang lo ngại rằng họ sẽ tạo ra sự bất bình đẳng xã hội không thể chấp nhận trong đất và kích thước khác có liên quan đến đời sống nhân dân. Cuốn sách chỉ ra những thay đổi trong tổ chức đất và giao đất cần thiết cho việc chuyển đổi nông nghiệp của Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu chuẩn đặc biệt là đời sống nhân dân của người nghèo nông thôn của đất nước. Cùng năm đó WB cũng công bố nghiên cứu “Poverty and regional development in Eastern” [75] nghiên cứu chi ra việc phân tích sự cân bằng giữa các mục tiêu môi trường và xã với xóa đói giảm nghèo có vai trò đặc biệt quan trọng trong việch hoạch định chính sách trong xóa đói giảm nghèo. Nói chung từ năm 2006 - 2013 có khá nhiều các nghiên cứu về các chính sách giảm nghèo nhưng có nhiều điểm khác biệt so với giai đoạn trước, các nghiên cứu được triển khai theo vùng hay trên phạm vi toàn quốc được thực hiện có phần ít đi. Thay vào đó, các nghiên cứu độc lập và tập trung vào một chính sách nhiều hơn. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này phần lớn quan tâm đến chính sách y tế. Một trong lý do để lý giải điều này chính là trong các chính sách, chính sách y tế có nhiều biến động nhất. Bên cạnh các nghiên cứu trên, các cơ quan hữu quan Việt Nam, nơi chịu trách nhiệm giám sát thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững cũng đã tiến hành đánh giá riêng lẻ từng chính sách nhưng cũng chưa làm rõ những thành tựu cũng như tồn tại của chính sách. Phần lớn các đánh giá này mạng nặng tình hành chính nhiều hơn là một nghiên cứu. Do đó, kết quả đánh giá cũng không phục vụ được nhiều cho công tác hoàn thiện chính sách. Như vậy, tính đến thời điểm thực hiện nghiên cứu, tác giả nhận thấy về mặt lý luận, đến nay chưa có một nghiên cứu nào đưa ra được một khung lý thuyết hoàn thiện chính sách, đặc biệt là đánh giá chính sách giảm nghèo bền vững hoàn chỉnh. Về thực tiễn, các cá nhân hay các tổ chức phi chính phủ và nhà tài trợ dù đã thực hiện nhiều nghiên cứu về đói nghèo nhưng liên quan đến đánh giá chính sách giảm nghèo bền vững lại rất hạn 30 chế. Nếu có thì cũng chỉ là chính sách riêng lẻ hoặc tập trung vào một số chính sách chính thì lại bị hạn chế về thời điểm đánh giá. 1.2.2. Các công trình trong nước Vào năm 1995 một nghiên cứu của UNDP đã được tiến hành nghiên cứu về giảm nghèo bền vững ở Việt Nam với nghiên cứu “Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam” [38]. Nghiên cứu đã làm nổi bật được nguyên nhân gây ra đói nghèo ở Việt Nam và phân tích tác động của các nhóm giải pháp được thực hiện trong giảm nghèo bền vững như chính sách đất đai, chính sách tín dụng ưu đãi, chính sách giảm nghèo bền vững, CSHT đã được đánh giá tương đối cụ thể. Tiếp đó một nghiên cứu khác của WB đã được thực hiện với tên gọi là “đánh giá nghèo đói và chiến lược” [26]. Nghiên cứu này đã đánh giá thực trạng đói nghèo của Việt Nam, bước đầu đã đưa ra các giải pháp và các chính sách tác động trực tiếp đến đến giảm nghèo ở Việt Nam. Nghiên cứu khẳng định: để tấn công đói nghèo không chỉ thực hiện chỉ bởi các chính sách thúc đẩy TTKT mà cần phải có các chính sách tác động trực tiếp đến người nghèo, trong đó bao gồm các chính sách về đất đai, CSHT, y tế và giáo dục. Năm 1998, cuốn sách “Nghèo đói và chính sách giảm nghèo đói ở Việt Nam, kinh nghiệm từ nền kinh tế chuyển đổi” [76] của Tuan Phong Don và Hosein Jalian đã đi sâu phân tích, đánh giá một số chính sách giảm nghèo bền vững và đã chỉ ra được tầm quan trọng của các chính sách đó trong công cuộc giảm nghèo bền vững ở Việt Nam. Trần Thị Vân Anh, với nghiên cứu “Về phương pháp đánh giá tác động của chính sách giảm nghèo bền vững và xây dựng chiến lược giảm nghèo bền vững đến năm 2010” (2003) [23], chủ yếu thông qua phân tích văn bản để đánh giá quá trình đánh giá chính sách và hoạch định chính sách giảm nghèo ở Việt Nam. Theo tác giả, việc đánh giá kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo đã được dựa trên các nguồn dữ liệu phong phú, đa dạng do các nhà khoa học, điều tra nghiên cứu được, kết hợp với các nguồn thông tin thu thập trực tiếp từ người nghèo và cộng đồng nghèo. Bên cạnh đó, tác giả cũng phát hiện có những trường hợp chính sách đã không được đánh giá đầy đủ do những người thực hiện thường thiên về trình bày thành tích mà thiếu sự phân tích các vấn đề tồn tại; quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động cụ thể mà thiếu chú ý đến các vấn đề có tính cơ chế, chính sách; quan tâm nhiều đến các ngành, các lĩnh vực chuyên biệt mà ít coi trọng các vấn đề ở tầm vĩ 31 mô chung. Cũng trong nghiên cứu của mình, tác giả đã nêu được mối quan hệ giữa đánh giá chính sách và hoạch định chính sách. Tác giả nhận định, việc đánh giá chính sách càng khách quan, toàn diện bao nhiêu thì càng có căn cứ vững chắc để hoàn thiện các chính sách cũng như đề xuất các chính sách mới có tính khả thi bấy nhiêu. Tác giả Phạm Xuân Nam với nghiên cứu “Góp phần khảo sát mấy khía cạnh phương pháp luận đánh giá chính sách giảm nghèo” (2003) [23] đã giới thiệu quá trình hoạch định chính sách giảm nghèo ở Việt Nam và đưa ra các cách tiếp cận đánh giá chính sách, nêu lên kiến nghị kết hợp chặt chẽ giữa việc đánh giá chính sách với quá trình hoạch định chính sách để các chính sách được đưa ra trong tất cả các lĩnh vực (kinh tế, xã hội) đều có thể đóng góp nhiều hơn cho giảm nghèo bền vững. Năm 2004 Bộ lao động thương binh và xã hội và UNDP công bố “Đánh giá cuối kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và chương trình 135-I” [5]. Trong đó có tập trung vào một số chính sách như tín dụng, y tế, giáo duc, khuyến nông và định cạnh định cư, tuy nhiên thời điểm đánh giá cũng trước năm 2005. Với những hạn chế trên, các kết luận của những nghiên cứu trước đây sẽ không phục vụ được nhiều cho hoạch định chính sách giảm nghèo bền vững đến năm 2015 ở Việt Nam. Tác giả Đàm Viết Cường và các đồng sự với đề tài “Tác động của Qũi khám chữa bệnh cho người nghèo đối với hộ gia đình tại hai tỉnh Hải Dương và Bắc Giang” (2005) [7], tác giả Nguyễn Thành Trung và các cộng sự với đề tài “Đánh giá việc thực hiện chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo ở miền núi phía bắc” (2006) [36] tập trung đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo. Nhiều phát hiện quan trọng được thể hiện trong hai nghiên cứu này như về cơ bản chính sách có tác động tích cực đến người nghèo nhưng chưa thực sự cao vì nhiều lý do liên quan đến cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện. Cùng năm 2006 Ủy ban Dân tộc công bố báo cáo, “Báo cáo kết quả: dự án điều tra, đánh giá hiệu quả đầu tư chương trình 135 và đề xuất các chính sách, giải pháp hỗ trợ đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2006 -2010” [56] báo cáo đã điều tra, đánh giá hiệu quả đầu tư của Chương trình 135 (135) và các chương trình, dự án lồng ghép khác trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn phục vụ cho báo cáo tổng kết Chương trình 135 giai đoạn I, chỉ ra các bài học kinh nghiệp về hỗ trợ đầu tư phát triển KTXH các vùng BĐKK, đặc biệt trên phạm vi địa bàn xã, đồng thời báo cáo đề xuất các cơ 32 chế, giải pháp, chính sách hỗ trợ chương trình phát triển KTXH các xã ĐBKK vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 200-2010, (Chương trình 135 giai đoạn II). Cùng trong thời gian này, tác giả Trần Tuấn và các cộng sự đã thực hiện: “Đánh giá tiếp cận của người dân với quỹ 139 tại ba tỉnh Yên Bái, Ninh Thuận, và Đồng Tháp” (2006) [34] và tác giả Phạm Mạnh Hùng cùng các công sự tiến hành “Phân tích thực trạng chi phí trong điều trị nội trú của bệnh nhân nghèo 139 tại 3 bệnh viện Ung bướu, Nhi, và Phụ sản Trung ương” (2006) [14]. Các nghiên cứu đã phân tích chi phí khám chữa bệnh của người dân, và làm rõ tác động của các quyết định 139 và 3310 đến người nghèo. Trên cơ sở đó, rút ra các kết luận định hướng chính sách giúp người nghèo giảm gánh nặng chi phí khám chữa bệnh. Như vậy, các nghiên cứu nói trên có đóng góp lớn cho công tác hoạch định chính sách giảm nghèo bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, điểm yếu của các nghiên cứu này là cơ bản đều được tiến hành ở thời điểm sau khi triển khai chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2001-2005 không lâu (trừ các nghiên cứu về chính sách y tế). Năm 2007 tác giả Cao Kiên Cường khi ở Singapore đã có nghiên cứu về “Các giải pháp chủ yếu để loại bỏ nghèo đói bền vững tại Việt Nam” (Major solutions for the sustainable elimination of poverty and hunger in Vietnam) [72]. Nghiên cứu này đã đi sâu nghiên cứu lý luận về vai trò chính phủ trong việc giảm nghèo bền vững. Phân tích thực trạng cơ chế, hệ thống chính sách còn bất cập, chưa đúng mức, chưa phù hợp với việc phát huy tác dụng KTTT đồng thời đề xuất giải pháp giảm nghèo bền vững bền vững cũng như đã đề ra chiến lược mang tầm cỡ quốc gia thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển. Tháng 12 năm 2008, Ủy ban Dân tộc nghiên cứu tại “Báo cáo phân tích điều tra cơ bản chương trình 135-II” [57] đã cung cấp một cơ hội tốt để đưa ra những đóng góp quan trọng đối với những thông tin hiện có về điều kiện sống của DTTS tại Việt nam đặc biệt là đưa ra được bức tranh tổng thể về điều kiện sống của các gia đình ở các xã đặc biệt khó khăn thuộc khu vực DTTS và miền núi và sự tham gia của họ vào Chương trình 135. Năm 2009, trong luận án tiến sĩ kinh tế, Vũ Thị Vinh đã nghiên cứu về “Tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo trong quá trình đổi mới ở Việt Nam” [69] . Nghiên cứu này đã phân tích thực trạng của TTKT và giảm nghèo ở Việt Nam, đánh giá sự tác động qua lại giữa TTKT và giảm nghèo và mối quan hệ giữa chúng, đi 33 sâu phân tích các chính sách vĩ mô đã áp dụng ở Việt Nam trong những năm qua và tác động của các chính sách này đối với TTKT và giảm nghèo ở Việt Nam. Mặt khác, nghiên cứu còn đánh giá một cách tương đối toàn diện và có hệ thống tình hình thực hiện mục tiêu TTKT và giảm nghèo của Việt Nam từ sau đổi mới và nêu được một số vấn đề cần đặt ra đối với TTKT và giảm nghèo của Việt Nam. Từ đó nghiên cứu đã đưa ra hệ thống các quan điểm, phương hướng phát triển và đề xuất những giải pháp cơ bản tăng tính đồng thuận giữa TTKT và giảm nghèo nhằm thực hiện mục tiêu TTKT và GNBV ở Việt Nam trong thời gian tiếp theo. Cũng trong năm 2009, luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Hoa nghiên cứu về “Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015” [13], nghiên cứu đã xây dựng một khung lý thuyết hoàn thiện chính sách, trong đó có khung đánh giá chính sách giảm nghèo bền vững dựa trên lý thuyết quản lý theo kết quả. Từ việc tổng kết vai trò của Chính phủ trong tấn công đói nghèo và đi đến kết luận, Chính phủ giữ vai trò quan trọng trong giải quyết tính đa chiều của nghèo đói cũng như đã rút ra được một số bài học từ nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia về giải quyết vấn đề đa chiều của đói nghèo. Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra các mặt được mà mỗi chính sách mang lại và đồng thời cũng đã chỉ ra các vấn đề bất cập trong triển khai chính sách cũng như nguyên nhân của những tồn tại đó. Thêm vào đó, luận án cũng đã đánh giá các tác động...23.334 40 39 1 An Giang 6,75 39 38 -1 Quảng Trị 22.313 41 40 1 Ninh Bình 5,77 40 40 0 Khánh Hòa 21.379 39 41 -2 Bình Phước 5,37 41 45 4 Bắc Kạn 20.809 45 42 3 Lâm Đồng 5,19 42 43 1 Thừa Thiên Huế 20.623 44 43 1 Hải Dương 5,08 43 41 -2 Ninh Thuận 20.253 43 44 -1 Tiền Giang 5,02 44 46 2 Ninh Bình 16.808 46 45 1 Vĩnh Long 4,77 45 44 -1 Hưng Yên 16.661 42 46 -4 Hưng Yên 4,65 46 42 -4 Lâm Đồng 15.908 48 47 1 Thái Bình 4,61 47 50 3 Hải Phòng 15.525 47 48 -1 Bình Thuận 4,57 48 48 0 Long An 14.198 52 49 3 Hà Nam 4,24 49 47 -2 Bình Thuận 13.753 50 50 0 Vĩnh Phúc 3,93 50 52 2 Vĩnh Long 13.229 49 51 -2 Nam Định 3,91 51 49 -2 XẾP HẠNG THEO TỔNG SỐ HỘ NGHÈO (Theo thứ tự từ cao đến thấp) XẾP HẠNG THEO TỶ LỆ HỘ NGHÈO (Theo thứ tự từ cao đến thấp) TỈNH, THÀNH PHỐ TỔNG SỐ HỘ NGHÈO XẾP HẠNG 2015 XẾP HẠNG 2016 TĂNG/GIẢM SO VỚI NĂM 2015 TỈNH, THÀNH PHỐ TỶ LỆ (%) XẾP HẠNG 2015 XẾP HẠNG 2016 TĂNG/GIẢM SO VỚI NĂM 2015 Bình Phước 12.772 55 52 3 Cần Thơ 3,75 52 51 -1 Cần Thơ 11.993 51 53 -2 Long An 3,57 53 54 1 Vĩnh Phúc 11.901 56 54 2 Quảng Ninh 3,39 54 53 -1 Quảng Ninh 11.582 54 55 -1 TP. Đà Nẵng 2,87 55 56 1 Hà Nam 11.456 53 56 -3 Hải Phòng 2,81 56 55 -1 Bắc Ninh 8.266 57 57 0 Bắc Ninh 2,59 57 57 0 TP. Đà Nẵng 7.295 58 58 0 Tây Ninh 2,08 58 59 1 Đồng Nai 6.384 59 59 0 Bà Rịa - Vũng Tàu 1,81 59 60 1 Tây Ninh 6.184 60 60 0 Hà Nội 1,29 60 58 -2 Bà Rịa - Vũng Tàu 4.738 61 61 0 Đồng Nai 0,81 61 61 0 TP. Hồ Chí Minh 0 62 62 0 TP. Hồ Chí Minh 0 62 62 0 Bình Dương 0 63 63 0 Bình Dương 0 63 63 0 Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội PHỤ LỤC 04: TỔNG HỢP TỶ LỆ HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO CUỐI NĂM 2016 CỦA CÁC HUYỆN NGHÈO Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC ĐƯỢC ÁP DỤNG CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG THEO QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ QUYẾT SỐ 30a/2008/NQ-CP NGÀY 27/12/2008 CỦA CHÍNH PHỦ Tỉnh/Huyện Hộ Nghèo Hộ Cận nghèo Số hộ Tỷ lệ Số hộ tăng/giảm so với năm 2015 Tỷ lệ tăng/giảm so với năm 2015 Số hộ Tỷ lệ Số hộ tăng/giảm so với năm 2015 Tỷ lệ tăng/giảm so với năm 2015 Tổng cộng 151.371 35,02 13.925 4,24 52.946 12,25 -6.383 -1,19 Cao Bằng 1. Thạch An 3.667 47,22 -697 -8,70 905 11,65 1.009 13,17 Thái Nguyên 2. Võ Nhai 5.441 31,86 601 4,00 2.211 12,95 -341 -1,85 Tuyên Quang 3. Lâm Bình 3.832 51,42 623 9,36 1.159 15,55 -222 -2,77 Lào Cai 4. Văn bàn 5.425 28,25 1.197 6,92 2.672 13,91 327 2,01 5 Sa Pa 5.529 44,90 501 5,84 1.086 8,82 -68 -0,25 6. Bát Xát 6.110 35,48 1.395 9,62 1.407 8,17 -537 -2,94 Lạng Sơn 7. Bình Gia 5.091 40,11 750 6,30 2.288 18,03 -390 -2,94 8. Đình Lập 2.460 35,95 371 5,99 1.315 19,22 23 0,60 Điện Biên 9. Mường Chà 5.773 66,79 89 3,87 820 9,49 -198 -1,99 10. Tuần Giáo 9.319 52,29 287 3,30 2.302 12,92 -60 0,06 Hòa Bình 11. Đà Bắc 6.505 46,97 617 4,78 2.583 18,65 -677 -4,80 12. Kim Bôi 7.925 29,79 1.311 5,26 5.755 21,63 -629 -2,18 Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội PHỤ LỤC 05: TỔNG HỢP PHÂN TÍCH HỘ NGHÈO CỦA CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC CUỐI NĂM 2016 THEO CÁC NHÓM ĐỐI TƯỢNG STT TỈNH/THÀNH PHỐ Tổng số hộ nghèo năm 2016 Trong đó: Hộ nghèo dân tộc thiểu số Hộ nghèo về thu nhập Hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản Hộ nghèo khu vực thành thị Hộ nghèo khu vực nông thôn Hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội Hộ nghèo thuộc chính sách ưu đãi người có công Cả nước 1.986.697 956.8201.583.764 349.628 185.1871.881.072 300.385 37.511 I Miền núi Đông Bắc 465.424 352.828 422.772 49.076 22.654 443.274 45.779 5.770 1 Hà Giang 67.297 66.760 62.602 4.695 3.039 64.258 6.217 285 2 Tuyên Quang 47.377 37.502 38.151 9.226 659 46.718 1.451 256 3 Cao Bằng 48.070 47.903 44.154 3.946 2.896 45.174 3.041 572 4 Lạng Sơn 42.490 39.961 40.743 1.749 1.399 41.093 3.781 83 5 Thái Nguyên 35.683 19.097 33.993 8.087 2.357 33.326 6.499 735 6 Bắc Giang 51.794 17.787 46.325 5.569 2.003 49.791 8.251 312 7 Lào Cai 43.835 39.484 41.721 2.114 2.250 41.585 1.937 339 8 Yên Bái 55.437 43.726 50.639 4.798 2.494 52.943 5.290 1.215 9 Phú Thọ 41.050 13.625 35.609 5.334 1.632 39.418 5.214 1.374 10 Quảng Ninh 11.582 7.285 10.094 1.490 2.441 9.643 3.206 276 11 Bắc Kạn 20.809 19.698 18.741 2.068 1.484 19.325 892 323 II Miền núi Tây Bắc 218.240 206.477 198.239 20.001 4.633 213.607 13.798 1.912 12 Sơn La 87.146 79.502 78.865 8.281 1.695 85.451 5.367 930 13 Điện Biên 54.723 54.183 52.851 1.872 814 53.909 3.054 283 14 Lai Châu 32.259 31.268 30.100 2.159 1.245 31.014 2.644 110 15 Hòa Bình 44.112 41.524 36.423 7.689 879 43.233 2.733 589 Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội PHỤ LỤC 06: TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 1. Cách tiến hành khảo sát Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong luận án để đo lường các kết quả thực hiện QLNN về giảm nghèo bền vững theo từng tiêu chí đồng thời kiểm tra tính phù hợp của các chỉ tiểu trong thang đo từng tiêu chí. Trên cơ sở bộ tiêu chí đã xây dựng thực hiện việc đánh giá các nội dung QLNN về giảm nghèo bền vững. Đối tượng điều tra là 3 đối tượng: người nghèo, cán bộ công chức ở các xã, cán bộ công chức lãnh đạo quản lý từ cấp huyện trở lên. Đối với đối tượng là người nghèo: Trên cơ sở khoa học về chọn mẫu điều tra, tác giả tính toán và chọn đối tượng điều tra là 600 hộ dân trên 6 tỉnh thành, mỗi tỉnh chọn ngẫu nhiên 5 huyện, mỗi huyện phát 100 phiếu ở 3 xã nghèo, mỗi xã được phát ngẫu nhiên cho 10 hộ nghèo (mẫu phiếu số 1), tổng số phiếu mỗi tỉnh là 5 huyện x 2 xã x 10 phiếu = 100 phiếu/tỉnh. Phiếu trả lời sẽ được thu thập, xử lý và sử dụng vào phân tích, đánh giá các nội dung nghiên cứu để có được các kết quả khách quan, phục vụ cho đề tài nghiên cứu.trong đó:  Tỉnh Hòa Bình: 100 hộ dân.  Tỉnh Sơn La: 100 hộ dân.  Tỉnh Phú Thọ: 100 hộ dân.  Tỉnh Lai Châu: 100 hộ dân.  Tỉnh Lạng Sơn: 100 hộ dân.  Tỉnh Hà Giang: 100 hộ dân. Đối với đối tượng là cán bộ công chức cấp xã: Những người có trách nhiệm trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách (mẫu phiếu số 2), chọn 6 tỉnh, mỗi tỉnh chọn ra 2 huyện, mỗi huyện chọn 3 xã, mỗi xã phát cho 2 phiếu là cán bộ công chức ở xã nghèo, tổng số phiếu điều tra là: 6 tỉnh x 2 huyện x 3 xã x 2 phiếu = 72 phiếu. Đối tượng cán bộ công chức lãnh đạo quản lý từ cấp huyện trở lên (tổng 90 phiếu, mẫu phiếu 03): chọn ra 6 tỉnh, mỗi tỉnh chọn ra 5 huyện ngẫu nhiên, mỗi huyện phát 2 phiếu, như vậy tổng số phiếu là 6 tỉnh x 5 huyện x 2 phiếu = 60 phiếu. Đồng thời 30 phiếu phát ngẫu nhiên ở 6 tỉnh cho cán bộ quản lý cấp tỉnh bao gồm lãnh đạo tỉnh lãnh đạo các sở thuộc UBND tỉnh bao gồm: Sở LĐTBXH, Sở Tài chính, Ban Dân tộc, Sở Giáo dục và Đào tạo, Liên Đoàn Lao động tỉnh. Việc phát phiếu điều tra dành cho các đối tượng này nhằm có được thông tin tham chiếu 2 chiều giữa một bên là các cơ quan nhà nước và một bên là đối tượng thụ hưởng lợi ích của chính sách trên cơ sở đó rút ra những kết luận quan trọng trong quá trình nghiên cứu. 2. Kết quả khảo sát 2.1. Kết quả khảo sát hộ nghèo (Mẫu: 01) Câu 1. Xin ông/bà cho biết ở địa phương nơi ông/bà sinh sống đang thực hiện những chính sách nào dưới đây? STT Phương án trả lời Trả lời Tỷ lệ 1 Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 (Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2) (33/2015/QĐ-TTg ngày 10/08/2015). 207/600 34.50% 2 Chính sách hỗ trợ cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú (TT109/2009/TTLT-BTC- BGDĐT) 319/600 53.17% 3 Chăm sóc sức khỏe cho người nghèo(QĐ 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 157/600 26.17% 4 Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh nông thôn 354/600 59.00% 5 Chính sách về tín dụng cho người nghèo và đối tượng chính sách khác(NĐ 78/2002/NĐ-Cp) 151/600 25.17% 6 Chính sách về vốn vay ưu đãi cho đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn (QĐ 32/2007/QĐ- TTg) 246/600 41.00% 7 Chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, giai đoạn 2012-2015 (QĐ 54/2012/QĐ-TTg) 218/600 36.33% 8 Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn (QĐ102/2009/QĐ-TTg) 134/600 22.33% 9 Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn (QĐ 1956/QĐ-TTg) 327/600 54.50% 10 Chính sách bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo 274/600 45.67% 11 Chính sách giáo dục hỗ trợ con em đi học. 253/600 42.17% 12 Chương trình về phát triển hạ tầng (CT 135) 140/600 23.33% 13 Chính sách về hỗ trợ sản xuát nông nghiệp (bao gồm: giống, vật nuôi) Ct135 473/600 78.83% 14 Hỗ trợ tiếp cận với đất đai, nhà ở và nước sạch (CT134) 224/600 37.33% 15 Chính sách khác 237/600 39.50% Câu 2. Theo ông/bà, có khoảng bao nhiêu người dân trong bản biết được nội dung các chính sách trên của nhà nước? STT Phương án trả lời Trả lời Tỷ lệ 1 Ít hơn 20% 64/600 10.67% 2 Khoảng 40 đến 50% 191/600 31.83% 3 Trên 80% 254/600 42.33% 4 Khoảng 20% đến 40% 91/600 15.17% Câu 3. Ông bà biết chính sách trên từ đâu? STT Phương án trả lời Trả lời Tỷ lệ 1 Nghe trên báo, đài, ti vi 312/600 52.00% 2 Người trong bản nói 63/600 10.50% 3 Trưởng bản họp phổ biến 223/600 37.17% 4 Cán bộ xã đến phổ biến 430/600 71.67% 5 Kênh thông tin khác 237/600 39.50% Câu 4. Những chính sách nào đang được thực hiện có thể giúp ông bà thoát nghèo. STT Phương án trả lời Trả lời Tỷ lệ 1 Chính sách giáo dục 182/600 30.33% 2 Chính sách cho vay vốn để sản xuất 312/600 52.00% 3 Chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt 86/600 14.33% 4 Chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng 182/600 30.33% 5 Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở 342/600 57.00% 6 Hỗ trợ trực tiếp về lương thực 23/600 3.83% 7 Dạy nghề 152/600 25.33% 8 Các chính sách thuộc Chương trình 135 201/600 33.50% Câu 5. Việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phương có mang lại hiệu quả không? STT Phương án trả lời Trả lời Tỷ lệ 1 Không hiệu quả 19/600 3.17% 2 Hiệu quả ít 323/600 53.83% 3 Rất hiệu quả 197/600 32.83% 4 Không có câu trả lời 61/600 10.17% Câu 6. Gia đình ông/bà có được hưởng lợi từ các chính sách xóa đói, giảm nghèo của nhà nước không? STT Phương án trả lời Trả lời Tỷ lệ 1 Có 337/600 56.17% 2 Không 241/600 40.17% 3 Không có câu trả lời 22/600 3.67% Câu 7. Khi tổ chức thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, ông bà có được tham gia họp bàn không? STT Phương án trả lời Trả lời Tỷ lệ 1 Có 317/600 52.83% 2 Không 283/600 47.17% Nếu có thì ai là người tổ chức tiến hành? 1 Thôn bản tổ chức họp 123/317 38.80% 2 Xã tổ chức họp 194/317 61.20% 3 Huyện về tổ chức tại bản, xã 0 0% Câu 8. Ở xã có thành lập ban quản lý thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo không? STT Phương án trả lời Trả lời Tỷ lệ 1 Có 421/600 70.17% 2 Không 120/600 20.00% 3 Không có câu trả lời 59/600 9.83% Câu 9. Công tác tổ chức thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phương diễn ra như thế nào? STT Phương án trả lời Trả lời Tỷ lệ 1 Yếu kém 46/600 7.67% 2 Chưa tốt 181/600 30.17% 3 Đạt yêu cầu 283/600 47.17% 4 Tổ chức tốt 90/600 15.00% Câu 10. Khi thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, ông bà có được tham gia đề xuất các biện pháp thực hiện không? STT Phương án trả lời Trả lời Tỷ lệ 1 Có 413/600 68.83% 2 Không 174/600 29.00% 3 Không có câu trả lời 13/600 2.17% Nếu có thì mức độ tham gia như thế nào 1 Thường xuyên được tham gia ý kiến 232/413 56.17% 2 Thỉnh thoảng 181/413 43.83% Câu 11. Khi được tham gia đóng góp ý kiến về cách thức thực hiện chính sách, những ý kiến của người dân có được chính quyền tiếp thu và thực hiện theo không? STT Phương án trả lời Trả lời Tỷ lệ 1 Có (thường xuyên) 203/600 33.83% 2 Rất hiếm 328/600 54.67% 3 Không bao giờ 69/600 11.50% Câu 12. Ông/bà cho biết cách thức thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo hiện nay có phù hợp với điều kiện của địa phương và điều kiện của gia đình ông/bà không? STT Phương án trả lời Trả lời Tỷ lệ 1 Không Phù hợp 494/600 82.33% 2 Phù hợp 106/600 17.67% Câu 13. Khi thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở địa phương mình, ông/bà có được tham gia kiểm tra quá trình thực hiện và đánh giá kết qủa của quá trình thực hiện không? STT Phương án trả lời Trả lời Tỷ lệ 1 Có 128/600 21.33% 2 Không 422/600 70.33% 3 Không có câu trả lời 50/600 8.33% Câu 14. Người dân có được khuyến khích tham gia tổ chức thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo không? STT Phương án trả lời Trả lời Tỷ lệ 1 Có 479/600 79.83% 2 Không 91/600 15.17% 3 Không có câu trả lời 30/600 5.00% Câu 15. Hai hình thức thực hiện chính sách sau đây ông/bà thấy hình thức nào phù hợp nhất với người dân? STT Phương án trả lời Trả lời Tỷ lệ 1 Khi có chính sách, nhà nước (tỉnh, huyện, xã), xây dựng kế hoach người dân cứ thế thực hiện theo 196/600 32.67% 2 Khi có chính sách của nhà nước, người dân trong bản, trong xã họp bàn rồi quyết định cách thức thực hiện 404/600 67.33% Câu 16. Cuộc sống của gia đình ông/bà từ khi thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo đến nay có được cải thiện không? STT Phương án trả lời Trả lời Tỷ lệ 1 Không thay đổi 72/600 12.00% 2 Cải thiện nhưng không được nhiều 201/600 33.50% 3 Cải thiện đáng kể 273/600 45.50% 4 Thêm nợ nần do được vay tiền của nhà nước nhưng không trả nợ được vì mất mùa, dịch bệnh hoặc nguyên nhân khác. 54/600 9.00% 2.2. Kết quả khảo sát cán bộ, công chức xã (Mẫu: 02) Câu 1. Những chính sách nào sau đây phù hợp với người dân của địa phương và có thể giúp họ thoát nghèo? STT Phương án trả lời Trả lời Tỷ lệ 1 Chính sách giáo dục 18/72 25.00% 2 Chính sách cho vay vốn để sản xuất 68/72 94.44% 3 Chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt 8/72 11.11% 4 Chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng 14/72 19.44% 5 Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở 12/72 16.67% 6 Hỗ trợ trực tiếp về lương thực 0/72 0.00% 7 Dạy nghề 21/72 29.17% 8 Các chính sách thuộc Chương trình 135 32/72 44.44% 9 Chính sách khác 19/72 26.39% Câu 2. Hai hình thức thực hiện chính sách sau đây ông/bà thấy hình thức nào phù hợp nhất với người dân? STT Phương án trả lời Trả lời Tỷ lệ 1 Khi có chính sách, nhà nước (tỉnh, huyện, xã), xây dựng kế hoach người dân cứ thế thực hiện theo 13/72 18.06% 2 Khi có chính sách của nhà nước, người dân trong bản, trong xã họp bàn rồi quyết định cách thức thực hiện 59/72 81.94% Câu 3. Khi tổ chức thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, xã có họp dân để bàn cách thực hiện không? STT Phương án trả lời Trả lời Tỷ lệ 1 Có 72/72 100% 2 Không 0/72 0% Câu 4. Ở xã có thành lập ban quản lý thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo không? STT Phương án trả lời Trả lời Tỷ lệ 1 Có 72/72 100% 2 Không 0/72 0% Câu 5. Việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phương có mang lại hiệu quả không? STT Phương án trả lời Trả lời Tỷ lệ 1 Không hiệu quả 13/72 18.06% 2 Hiệu quả ít 25/72 34.72% 3 Rất hiệu quả 34/72 47.22% Câu 6. Ông/bà cho biết cách thức thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo hiện nay có phù hợp với điều kiện của địa phương và điều kiện của người nghèo không? STT Phương án trả lời Trả lời Tỷ lệ 1 Phù hợp 14/72 19.44% 2 Không phù hợp 58/72 80.56% Câu 7. Khi thực hiện chính sách ở cấp mình, ông/bà thấy sự phối hợp giữa các cấp với nhau không? STT Phương án trả lời Trả lời Tỷ lệ 1 Có 68/72 94.44% 2 Không 4/72 5.56% Nếu có thì hiệu quả thế nào 1 Hiệu quả 5/68 7.35% 2 Không hiệu quả 61/68 89.71% 3 Hiệu quả chưa cao 2/68 2.94% Câu 8. Công tác vận động tuyên truyền ở địa phương ông bà có được thực hiện thường xuyên không? STT Phương án trả lời Trả lời Tỷ lệ 1 Có 27/72 37.50% STT Phương án trả lời Trả lời Tỷ lệ 2 Không 42/72 58.33% Không có câu trả lời 3/72 4.17% Nếu có thì theo ông/bà chất lượng tuyên truyền như thế nào? 1 Tốt 12/27 44.44% 2 Hình thức và không có kết quả 15/27 55.56% Câu 9. Khi thực hiện chính sách cở cấp mình, UBND xã có phối hợp với các cơ quan nhà nước ở tỉnh, huyện và với các tổ chức chính trị xã hội không? STT Phương án trả lời Trả lời Tỷ lệ 1 Có 19/72 26.39% 2 Không 53/72 73.61% Nếu có thì hiệu quả thế nào 1 Hiệu quả 5/19 26.32% 2 Không hiệu quả 12/19 63.16% 3 Hiệu quả chưa cao 2/19 10.53% Câu 10. Người dân có tích cực tham gia thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phương không? STT Phương án trả lời Trả lời Tỷ lệ 1 Tham gia tích cực 15/72 20.83% 2 Tham gia nhưng không tích cực 57/72 79.17% 3 Không tham gia 0 4 Không muốn tham gia 0 Câu 11. Khi thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, người dân có được tham gia đề xuất các biện pháp thực hiện không? STT Phương án trả lời Trả lời Tỷ lệ 1 Có 68/72 94.44% 2 Không 4/72 5.56% Câu 12. Khi người dân tham gia đóng góp ý kiến về cách thức thực hiện chính sách, chính quyền có tiếp thu và thực hiện theo không? STT Phương án trả lời Trả lời Tỷ lệ 1 Có (thường xuyên) 14/72 19.44% 2 Rất hiếm 58/72 80.56% 3 Không bao giờ 0 Câu 13. Khi kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách ở địa phương có sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội không? STT Phương án trả lời Trả lời Tỷ lệ 1 Có 29/72 40.28% 2 Không 42/72 58.33% 2.3. Kết quả khảo sát cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý (Mẫu: 03) Câu 1. Hai hình thức thực hiện chính sách sau đây ông/bà thấy hình thức nào phù hợp nhất với người dân? STT Phương án trả lời Trả lời Tỷ lệ 1 Khi có chính sách, nhà nước (tỉnh, huyện, xã), xây dựng kế hoach người dân cứ thế thực hiện theo 23/90 25.56% 2 Khi có chính sách của nhà nước, người dân trong bản, trong xã họp bàn rồi quyết định cách thức thực hiện 67/90 74.44% Câu 2. Ông/bà cho biết mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện chính sách XĐNG có hiệu quả không? STT Phương án trả lời Trả lời Tỷ lệ 1 Có 52/90 57.78% 2 Không 38/90 42.22% Câu 3. Từ thực tiễn quản lý của mình, ông/bà hãy cho biết công tác vận động tuyên truyền về thực hiện chính sách ở địa phương mình được thực hiện như thế nào? STT Phương án trả lời Trả lời Tỷ lệ 1 Hiệu quả 28/90 31.11% 2 Chưa hiệu quả 62/90 68.89% Câu 4. Ông/bà có nhận xét gì về tính phù hợp của các chính sách giảm nghèo ở nước ta nói chung và các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam nói riêng hiện nay? STT Phương án trả lời Trả lời Tỷ lệ 1 Phù hợp 32/90 35.56% 2 Rất phù hợp 3/90 3.33% 3 Chưa thực sự phù hợp 43/90 47.78% 4 Không phù hợp 12/90 13.33% Câu 5. Với cách thức tổ chức thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo từ trên xuống như hiện nay, theo ông/bà có phù hợp với tình hình thực tiễn của vùng nghèo (xã nghèo, huyện nghèo, tỉnh nghèo) và người nghèo không? STT Phương án trả lời Trả lời Tỷ lệ 1 Có 28/90 31.11% 2 Không 62/90 68.89% Câu 6. Ông/bà cho biết công tác kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện chính sách ở địa phương mình có được thực hiện nghiêm túc không? STT Phương án trả lời Trả lời Tỷ lệ 1 Nghiêm tuc 39/90 43.33% 2 Chưa nghiêm túc 21/90 23.33% 3 Còn hình thức 30/90 33.33% 3. Mẫu phiếu điều tra về thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo MẪU M1. PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NGHÈO VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Để phục vụ cho một nghiên cứu về thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay. Xin ông/bà vui lòng cho chúng tôi biết những thông tin dưới đây. Chúng tôi cam kết thông tin do ông bà cung cấp chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Hiện ông/bà đang sinh sống tại Bản......................xã....................huyện..................... tỉnh Phương án nào phù hợp, ông/bà khoanh tròn vào số thứ tự của phương án đó Câu 1. Xin ông/bà cho biết ở địa phương nơi ông/bà sinh sống đang thực hiện những chính sách nào dưới đây? 1. Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 (Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ- TTg giai đoạn 2) (33/2015/QĐ-TTg ngày 10/08/2015). 2. Chính sách hỗ trợ cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú (TT109/2009/TTLT-BTC-BGDĐT) 3. Chăm sóc sức khỏe cho người nghèo(QĐ 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 4. Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh nông thôn 5. Chính sách về tín dụng cho người nghèo và đối tượng chính sách khác(NĐ 78/2002/NĐ-Cp) 6. Chính sách về vốn vay ưu đãi cho đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn (QĐ 32/2007/QĐ-TTg) 7. Chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, giai đoạn 2012-2015 (QĐ 54/2012/QĐ-TTg) 8. Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn (QĐ102/2009/QĐ-TTg) 9. Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn (QĐ 1956/QĐ-TTg) 10. Chính sách bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo 11. Chính sách giáo dục hỗ trợ con em đi học. 12. Chương trình về phát triển hạ tầng (CT 135) 13. Chính sách về hỗ trợ sản xuát nông nghiệp (bao gồm: giống, vật nuôi) Ct135 14. Hỗ trợ tiếp cận với đất đai, nhà ở và nước sạch (CT134) 15. Chính sách khác Câu 2. Theo ông/bà, có khoảng bao nhiêu người dân trong bản biết được nội dung các chính sách trên của nhà nước? 1. Ít hơn 20% 2. Trên 80% 3. Khoảng 40 đến 50% 4. Khoảng 20% đến 40% Câu 3. Ông bà biết chính sách trên từ đâu? 1. Nghe trên báo, đài, ti vi 3. Trưởng bản họp phổ biến 2. Người trong bản nói 4. Cán bộ xã đến phổ biến 5. Kênh thông tin khác Câu 4. Những chính sách nào đang được thực hiện có thể giúp ông bà thoát nghèo 1. Chính sách giáo dục 2. Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở 3. Chính sách cho vay vốn để sản xuất 4. Hỗ trợ trực tiếp về lương thực 5. Chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt 6. Dạy nghề 7. Chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng 8. Các chính sách thuộc Chương trình 135 9. Chính sách khác Câu 5. Việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phương có mang lại hiệu quả không? 1. Không hiệu quả 2. Hiệu quả 3. Rất hiệu quả Câu 6. Gia đình ông/bà có được hưởng lợi từ các chính sách xóa đói, giảm nghèo của nhà nước không? 1. Có 2. Không Câu 7. Khi tổ chức thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, ông bà có được tham gia họp bàn không? 1. Có 2. Không Nếu có thì ai là người tổ chức tiến hành? 1. Thôn bản tổ chức họp 2. Xã tổ chức họp 3. Huyện về tổ chức tại bản, xã Câu 8. Ở xã có thành lập ban quản lý thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo không? 1. Có 2. Không Câu 9. Công tác tổ chức thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phương diễn ra như thế nào? 1. Yếu kém 2. Chưa tốt 3. Đạt yêu cầu 4. Tổ chức tốt Câu 10. Khi thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, ông bà có được tham gia đề xuất các biện pháp thực hiện không? 1. Có 2. Không Nếu có thì mức độ tham gia như thế nào 1.Thường xuyên được tham gia ý kiến 2. Thỉnh thoảng Câu 11. Khi được tham gia đóng góp ý kiến về cách thức thực hiện chính sách, những ý kiến của người dân có được chính quyền tiếp thu và thực hiện theo không? 1. Có (thường xuyên) 2. Rất hiếm 3. Không bao giờ Câu 12. Ông/bà cho biết cách thức thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo hiện nay có phù hợp với điều kiện của địa phương và điều kiện của gia đình ông/bà không? 1. Không Phù hợp 2. Phù hợp Câu 13. Khi thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở địa phương mình, ông bà có được tham gia kiểm tra quá trình thực hiện và đánh giá kết qủa của quá trình thực hiện không? 1.Có 2. Không Câu 14. Người dân có được khuyến khích tham gia tổ chức thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo không? 1. Có 2. Không Câu 15. Hai hình thức thực hiện chính sách sau đây ông/bà thấy hình thức nào phù hợp nhất với người dân? 1. Khi có chính sách, nhà nước (tỉnh, huyện, 2. Khi có chính sách của nhà nước, người dân xã), xây dựng kế hoach người dân cứ thế thực trong bản, trong xã họp bàn rồi quyết định cách hiện theo thức thực hiện Câu 16. Cuộc sống của gia đình ông/bà từ khi thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo đến nay có được cải thiện không? 1. Không thay đổi 2. Cải thiện đáng kể 3. Cải thiện nhưng không được nhiều 4. Thêm nợ nần do được vay tiền của nhà nước nhưng không trả nợ được vì mất mùa, dịch bệnh hoặc nguyên nhân khác. Xin trân trọng cám ơn những thông tin của ông bà. Người được phỏng vấn (Ký và ghi rõ họ tên) MẪU 2. PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO (Dành cho cán bộ, công chức xã ) Để phục vụ cho một nghiên cứu về thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay. Xin ông/bà vui lòng cho chúng tôi biết những thông tin dưới đây. Chúng tôi cam kết thông tin do ông bà cung cấp chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Hiện ông/bà đang công tác tại xã....................huyện............ tỉnh .. Phương án nào phù hợp, ông/bà khoanh tròn vào số thứ tự của phương án đó Câu 1. Những chính sách nào sau đây phù hợp với người dân của địa phương và có thể giúp họ thoát nghèo 1. Chính sách giáo dục 2. Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở 3. Chính sách cho vay vốn để sản xuất 4. Hỗ trợ trực tiếp về lương thực 5. Chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt 6. Dạy nghề 7. Chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng 8. Các chính sách thuộc Chương trình 135 9. Chính sách khác Câu 2. Hai hình thức thực hiện chính sách sau đây ông/bà thấy hình thức nào phù hợp nhất với người dân? 1. Khi có chính sách, nhà nước (tỉnh, huyện, xã), xây dựng kế hoach người dân cứ trong bản, trong xã họp bàn rồi quyết định cách thức thực hiện 2. Khi có chính sách của nhà nước, người dân huyện, xã), xây dựng kế hoach người dân cứthế thực hiện theo Câu 3. Khi tổ chức thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, xã có họp dân để bàn cách thực hiện không? 1. Có 2. Không Câu 4. Ở xã có thành lập ban quản lý thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo không? 1. Có 2. Không Câu 5. Việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phương có mang lại hiệu quả không? 1. Không hiệu quả 2. Hiệu quả ít 3. Rất hiệu quả Câu 6. Ông/bà cho biết cách thức thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo hiện nay có phù hợp với điều kiện của địa phương và điều kiện của người nghèo không? 1. Phù hợp 2. Không phù hợp Câu 7. Khi thực hiện chính sách ở cấp mình, ông/bà thấy sự phối hợp giữa các cấp với nhau 1. Tốt 2. Rất rốt 3. Không tốt Câu 8. Công tác vận động tuyên truyền ở địa phương ông bà có được thực hiện thường xuyên không 1. Có 2. Không 3. Thỉnh thoảng Nếu có thì theo ông/bà chất lượng tuyên truyền như thế nào? 1. Tốt . Hình thức và không có kết quả Câu 9. Khi thực hiện chính sách cở cấp mình, UBND xã có phối hợp với các cơ quan nhà nước ở tỉnh, huyện và với các tổ chức CT-XH không? 1. Có 2. Không Nếu có thì hiệu quả thế nào 1. Hiệu quả 2. Không hiệu quả 3. Hiệu quả chưa cao Câu 10. Người dân có tích cực tham gia thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phương không? 1. Tham gia tích cực 2. Không tham gia 3. Tham gia nhưng không tích cực 4. Không muốn tham gia Câu 11. Khi thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, người dân có được tham gia đề xuất các biện pháp thực hiện không? 1. Có 2. Không Câu 12. Khi người dân tham gia đóng góp ý kiến về cách thức thực hiện chính sách, chính quyền có tiếp thu và thực hiện theo không? 1. Có (thường xuyên) 2. Rất hiếm 3. Không bao giờ Câu 13. Khi kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách ở địa phương có sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội không? 1. Có 2. Không Xin trân trọng cám ơn những thông tin của ông bà. Người được phỏng vấn (Ký và ghi rõ họ tên) MẪU 3. PHIẾU LẤY Ý KIẾN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO (Dành cho cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý) Để phục vụ cho một nghiên cứu về thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay. Xin ông/bà vui lòng cho chúng tôi biết những thông tin dưới đây. Chúng tôi cam kết thông tin do ông bà cung cấp chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Hiện ông/bà đang giữ chức vụ gì?......................................................... Phương án nào phù hợp, ông/bà khoanh tròn vào số thứ tự của phương án đó Câu 1. Hai hình thức thực hiện chính sách sau đây ông/bà thấy hình thức nào phù hợp nhất với người dân? 1. Khi có chính sách, nhà nước (tỉnh, huyện, xã), xây dựng kế hoach người dân cứ thế thực hiện theo 2. Khi có chính sách của nhà nước, người dân trong bản, trong xã họp bàn rồi quyết định cách thức thực hiện Vì sao ông bà lựa chọn phương án trên?................................................... Câu 2. Ông/bà cho biết sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện chính sách XĐNG có hiệu quả không? 1. Có 2. Không Câu 3. Từ thực tiễn quản lý của mình, ông/bà hãy cho biết hiệu quả công tác vận động tuyên truyền về thực hiện chính sách hiện nay thực hiện như thế nào? 1. Hiệu quả 2. Chưa hiệu quả Câu 4. Ông/bà có nhận xét gì về tính phù hợp của các chính sách giảm nghèo ở nước ta nói chung và các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam nói riêng hiện nay? 1. Phù hợp 2. Chưa thực sự phù hợp 3. Rất phù hợp 4. Không phù hợp Câu 5. Với cách thức tổ chức thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo từ trên xuống như hiện nay, theo ông/bà có phù hợp với tình hình thực tiễn của vùng nghèo (xã nghèo, huyện nghèo, tỉnh nghèo) và người nghèo không? 1. Có 2. Không Xin vui lòng cho biết lý do tại sao?....................................................... Câu 6. Ông /bà cho biết công tác kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện chính sách XĐNG hiện nay có được thực hiện nghiêm túc không? 1. Nghiêm túc 2. Chưa nghiêm túc. 3. Còn hình thức Xin trân trọng cám ơn những thông tin của ông bà. Người được phỏng vấn (Ký và ghi rõ họ tên)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_nha_nuoc_ve_giam_ngheo_ben_vung_tai_cac_tinh.pdf
  • pdfTrang Thong tin luan an.pdf
  • pdfTrich yeu luan an.pdf
Tài liệu liên quan