Luận án Quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên trong bối cảnh hiện nay

BỘ QUỐC PHềNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN DIỆU NGỌC QUảN Lý TRUYềN THÔNG GIáO DụC GIá TRị SốNG CHO HọC SINH, SINH VIêN TRONG BốI CảNH HIệN NAY Chuyờn ngành: Quản lý giỏo dục Mó số : 62 14 01 14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN Lí GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS Đặng Quốc Bảo 2. PGS.TS Nguyễn Văn Phỏn HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu và các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ rà

doc211 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên trong bối cảnh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Diệu Ngọc MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU 5 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 13 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH, SINH VIÊN 28 1.1. Các quan điểm chủ đạo về truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên 28 1.2. Quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên 58 1.3 Yếu tố tác động đến quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên trong bối cảnh hiện nay 67 Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH, SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 75 2.1. Khái quát về các phương tiện truyền thông giáo dục ở Việt Nam hiện nay 75 2.2. Thực trạng truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên trong bối cảnh hiện nay 83 2.3 Thực trạng quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên trong bối cảnh hiện nay 96 2.4 Đánh giá chung về quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên hiện nay 108 Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH, SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 114 3.1. Định hướng giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên trên các phương tiện truyền thông trước bối cảnh đổi mới giáo dục 114 3.2. Hệ thống biện pháp quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên trong bối cảnh hiện nay 120 Chương 4 KHẢO NGHIỆM, THỬ NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT 145 4.1. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 145 4.2. Tổ chức thử nghiệm 152 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 164 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 167 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 168 PHỤ LỤC 177 DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ TT TÊN BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ Trang Bảng 2.1 Tình hình đội ngũ cán bộ của Báo Giáo dục và Thời đại 79 Bảng 2.2 Kết quả đánh giá nội dung truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên 85 Bảng 2.3 Tổng hợp phiếu khảo sát đánh giá công tác truyền thông giáo dục giá trị sống của bạn đọc 87 Bảng 2.4 Các trường học đánh giá chất lượng nội dung giáo dục giá trị sống trên báo Giáo dục và Thời đại 88 Bảng 2.5 Kết quả đánh giá thực trạng xây dựng kế hoạch truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên 97 Bảng 2.6 Kết quả đánh giá mức độ tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên 99 Bảng 2.7 Kết quả đánh giá thực trạng đổi mới hình thức, phương pháp sử dụng truyền thông trong giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên 100 Bảng 2.8 Kết quả đánh giá mức độ kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả sử dụng truyền thông trong giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên 102 Bảng 2.9 Tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ quan trọng của một số vấn đề đối với truyền thông giáo dục giá trị sống 106 Bảng 2.10 Ý kiến phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên Báo Giáo dục và Thời đại góp ý cho tin, bài giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên 107 Bảng 4.1 Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp 146 Bảng 4.2 So sánh tương quan sự cần thiết và tính khả thi 149 Bảng 4.3 Đánh giá về nhận thức của nhóm xây dựng kế hoạch về các yếu tố trong nhà trường ảnh hưởng đến định hướng giá trị sống 159 Bảng 4.4 Đánh giá về nhận thức của nhóm xây dựng kế hoạch về ý nghĩa truyền thông giáo dục giá trị sống 160 Bảng 4.5 So sánh kết quả trước và sau thử nghiệm biện pháp 161 Biểu đồ 4.1 Biểu đồ so sánh tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi 148 Biểu đồ 4.2 Thứ tự ưu tiên các biện pháp 150 Hình 1.1 Mô tả tác động của các giá trị sống 33 Hình 1.2 Mô tả 12 giá trị sống nền tảng 53 Hình 1.3 Mô tả cấu trúc giá trị sống 57 Hình 2.1 Ấn phẩm báo Giáo dục và Thời đại số ra hàng ngày 82 Hình 2.2 Báo Giáo dục và Thời đại Chủ nhật 83 Hình 2.3 Báo Giáo dục và Thời đại số đặc biệt tháng 83 Sơ đồ 1.1 Cơ chế tác động của báo chí và truyền thông 37 Sơ đồ 1.2. Phản hồi “vòng tròn khép kín” 39 Sơ đồ 3.1. Tiến trình xây dựng kế hoạch chiến lược truyền thông giáo dục giá trị sống 127 Sơ đồ 3.2 Quan hệ trong tổ chức xây dựng kế hoạch truyền thông giáo dục giá trị sống 128 MỞ ĐẦU Lý do lựa chọn đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, việc hội nhập nhằm đi đến sự phát triển của các quốc gia là tất yếu. Làm sao để có thể chủ động hội nhập mà không bị đánh mất mình là vấn đề đặt ra với mỗi đất nước. Do vậy để có thể vẫn là mình trong khi hòa vào dòng chảy chung của thế giới cần phải xây dựng một cốt cách, một hình mẫu, một giá trị sống phù hợp của mỗi dân tộc. Chính giá trị sống đó là chuẩn mực để các cá nhân đánh giá, soi mình, hành động góp phần vào sự ổn định và phát triển quốc gia trong xu thế hội nhập. Để hình thành nên các chuẩn mực mang tính giá trị cao cho một quốc gia, dân tộc là con đường vô cùng khó khăn, phức tạp và tốn nhiều công sức và thời gian. Hình thành được những giá trị sống mang tính chuẩn mực xã hội đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của mọi lực lượng, mọi tổ chức trong xã hội với quyết tâm cao trên cơ sở xây dựng được chiến lược đúng đắn, toàn diện. Trong hàng loạt các nhân tố, điều kiện... tương tác để hình thành nên giá trị sống, giáo dục ở nhà trường là một hoạt động tác động mạnh mẽ nhất, hiệu quả nhất và nhanh nhất. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi to lớn về kinh tế, chính trị thì hệ thống thang bậc giá trị trong xã hội Việt Nam cũng thay đổi nhanh chóng. Nhiều giá trị mới được tạo dựng, một số giá trị truyền thống khác được mở rộng về nội dung; bên cạnh những giá trị mới được hình thành là sự mai một của các giá trị truyền thống Điều này trở thành nhân tố có ảnh hưởng rất quan trọng đến định hướng giá trị của mỗi cá nhân, nhóm xã hội. Đây chính là nguyên nhân đặc thù làm thay đổi kết cấu các quan hệ xã hội, lối sống và định hướng giá trị của người dân, đặc biệt là đối với nhóm đối tượng thanh niên, học sinh, sinh viên. Điều này tạo nên những điều kiện và tiền đề cho việc thay đổi nhận thức giá trị nói chung và giá trị sống nói riêng. Việc quan trọng là một mặt phải định hình, xác định lại các giá trị đích thực của con người và xã hội Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, mặt khác phải thúc đẩy giáo dục giá trị sống như một biện pháp quan trọng nhằm đảm bảo cho được nhận thức thống nhất trong cộng đồng. Ở Việt Nam thời gian qua đã có nhiều người đề cập đến sự xung đột nhiễu loạn giá trị, khủng hoảng niềm tin, mất phương hướng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rối loạn hành vi và thái độ trong những bộ phận dân cư khác nhau, đặc biệt trong giới trẻ - làm xuất hiện nguy cơ bất ổn xã hội. Nhà trường là chủ thể giáo dục quan trọng nhất, nhưng giáo dục giá trị sống có thể được thực hiện thông qua nhiều biện pháp, hình thức, công cụ khác nhau, trong đó báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng đang trở thành công cụ quan trọng với phương thức đặc thù giáo dục giá trị sống, đặc biệt là với học sinh, sinh viên. Trong bối cảnh hiện nay, truyền thông là công cụ hữu hiệu trong định hướng giá trị, giá trị sống, củng cố niềm tin giá trị và nhanh chóng điều chỉnh định hướng phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Vấn đề xác định giá trị sống, định hướng giá trị sống có quan hệ chặt chẽ với việc xác định nhu cầu phát triển trong cuộc sống nói chung. Truyền thông giáo dục giá trị sống chính là sự tương tác giữa các yếu tố, hiện tượng, quá trình được coi là ý nghĩa đối với toàn bộ tiến trình phát triển của con người và xã hội. Đối tượng xác lập hệ giá trị và truyền thông giáo dục giá trị sống ở Việt Nam hiện nay trước hết là học sinh, sinh viên, những con người sẽ quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc. Truyền thông đại chúng là những phương tiện thông tin đưa các thông điệp đến với công chúng; ngày nay nó ngày càng phát triển nhanh về số lượng và quy mô, về nội dung và hình thức, phát huy vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần xã hội. Truyền thông đại chúng đã góp phần quan trọng vào việc giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống cách mạng, góp phần nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, phong phú và đa dạng về đời sống tinh thần của nhân dân. Trong thời kỳ hội nhập, truyền thông đại chúng còn góp phần nâng cao chất lượng thông tin đối ngoại, giới thiệu đất nước, văn hóa và con người Việt Nam với bạn bè quốc tế, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế của Đảng, Nhà nước ta, nâng cao uy tín và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên bên cạnh những vai trò tích cực như trên, truyền thông đại chúng cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến việc giáo dục giá trị, giá trị sống. Trong một số trường hợp, truyền thông đại chúng lại vô tình hay cố ý trở thành công cụ để những kẻ xấu lợi dụng để phủ nhận các giá trị sống tốt đẹp, thậm chí trở thành công cụ để lăng xê hay cổ súy cho những điều phản giá trị, phi văn hóa. Tình hình đó đòi hỏi phải có những giải pháp quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống với sự hợp tác, vào cuộc của các cơ quan truyền thông và nhà trường Trung học phổ thông, trường đại học, cao đẳng - nơi giáo dục giá trị sống hiệu quả, mẫu mực cho học sinh, sinh viên. Quá trình truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên bắt đầu từ những bài học về đạo lý, đạo đức, lối sống, nhân cách và được thực hiện đồng bộ, nhất quán trong nhà trường, gia đình và xã hội. Bộ Giáo dục và Đào tạo rất quan tâm đến truyền thông giáo dục, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong quản lý giáo dục. Năm 2014, Trung tâm Truyền thông giáo dục được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Phòng Báo chí Tuyên truyền thuộc Văn phòng Bộ, có chức năng phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí và các cơ sở giáo dục và đào tạo để tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ trưởng và hoạt động của ngành, hiện nhận sự chỉ đạo trực tiếp của trợ lý Bộ trưởng, cùng đó, Bộ Giáo dục phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam triển khai kênh VTV7 – Kênh Truyền hình Giáo dục Quốc gia nhằm mục đích dạy học, phổ biến và nâng cao kiến thức phát sóng từ năm 2015. Đặc biệt, Báo Giáo dục và Thời đại - cơ quan ngôn luận của Bộ Giáo dục và Đào tạo, diễn đàn toàn dân về giáo dục – kênh truyền thông giáo dục hiệu quả - là một trong những tờ báo đóng vai trò đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục tới giáo viên, cán bộ ngành và toàn dân; đồng thời chuyển tải tiếng nói từ cơ sở, cũng như phản ánh thực tế lên cấp trên và tới toàn xã hội. Truyền thông đại chúng, trong đó có báo Giáo dục và Thời đại ngày càng có vai trò quan trọng và đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Vì nhiều lý do, hiệu quả công tác truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên trên các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung và báo Giáo dục và Thời đại nói riêng vẫn còn có hạn chế, bất cập trước các yêu cầu của tình hình mới. Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào nghiên cứu sâu về quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên trong bối cảnh hiện nay. Thực tế này đã thôi thúc tác giả lựa chọn hướng nghiên cứu với đề tài: “Quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên trong bối cảnh hiện nay”, làm luận án tiến sĩ của mình với mong muốn đưa ra những biện pháp nhằm phát huy tối đa hiệu quả của truyền thông báo chí trong giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên hiện nay. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích luận giải sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên hiện nay, từ đó đề xuất những biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên, góp phần giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ trong bối cảnh hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên trong bối cảnh hiện nay. Đề xuất biện pháp quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên trong bối cảnh hiện nay. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp và thử nghiệm 01 biện pháp đề xuất. 3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học * Khách thể nghiên cứu Hoạt động truyền thông giáo dục giá trị sống trong bối cảnh hiện nay. * Đối tượng nghiên cứu Quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên trong bối cảnh hiện nay. * Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án chủ yếu bàn đến quản lý sử dụng truyền thông như công cụ chủ yếu để giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông, sinh viên trong bối cảnh hiện nay trên báo Giáo dục và Thời đại. Các đối tượng như mầm non, tiểu học, trung học cơ sở chưa được đặt ra ở luận án này. Về không gian: Nghiên cứu về truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên trong bối cảnh hiện nay; xác định vai trò, yêu cầu, biện pháp quản lý của các chủ thể trong giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên thông qua phương tiện truyền thông. Về thời gian: Nghiên cứu công tác quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên trên báo Giáo dục và Thời đại từ tháng 3/2013 đến nay. * Giả thuyết khoa học Quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên đang là vấn đề cấp thiết hiện nay, tuy vậy, lĩnh vực này còn một số bất cập: Nhận thức của cấp quản lý chưa được hoàn thiện, các chức năng quản lý chưa được bao quát một cách toàn diện, do vậy nếu đề xuất được các biện pháp quản lý vừa nâng cao nhận thức cho cấp chỉ đạo, vừa tác động vào đội ngũ tác nghiệp, vừa giúp quản lý tốt các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc phục vụ cho công tác này, thì công tác truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên sẽ tăng cường và đạt hiệu quả. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận nghiên cứu Đề tài luận án được nghiên cứu dựa trên sự quán triệt phép biện chứng duy vật của triết học Mác – Lê nin, quan điểm tư tưởng giáo dục và quản lý giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời vận dụng các quan điểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc, lịch sử - lôgic, tiếp cận giá trị, tiếp cận chức năng và tiếp cận thực tiễn trong thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án đã xác định. * Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành công trình nghiên cứu, tác giả luận án đã phối hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục như sau: Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Bao gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa những vấn đề lý luận, tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu qua hệ thống sách, báo và tài liệu tham khảo... Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tác giả đã sử dụng các phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn đối với phóng viên, biên tập viên; cán bộ quản lý giáo dục các trường trung học phổ thông, đại họcđể thu thập thông tin về công tác truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên. Tọa đàm trao đổi với lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên, cán bộ quản lý giáo dục các trường trung học phổ thông, đại học, học sinh, sinh viên, đánh giá hiệu quả truyền thông giáo dục giá trị sống trên báo Giáo dục và Thời đại. Tổng kết kinh nghiệm quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống của đội ngũ lãnh đạo Báo. Quan sát quy trình xuất bản nội dung truyền thông giáo dục giá trị sống tại tòa soạn Báo Giáo dục và Thời đại, cách thức tổ chức giáo dục giá trị sống trong đó có nội dung tuyên truyền, truyền thông cho hoạt động tại Trường Đại học Đồng Tháp, trường Đại học Nguyễn Trãi, trường Trung học phổ thông Tháp Mười, trường Trung học phổ thông Lomônôxốp Hà Nội, Trường Trung học phổ thông số 1 Bố Trạch (Quảng Bình). Nội dung quan sát tập trung vào phương pháp quản lí chỉ đạo, thái độ trách nhiệm của các lực lượng có liên quan; cách thức lên kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động tuyên truyền giáo dục giá trị sống tại tòa soạn và các nhà trường. Nghiên cứu những báo cáo tổng kết giáo dục, đào tạo nói chung, các nội dung về tuyên truyền giáo dục giá trị sống tại tòa soạn và các nhà trường. Nghiên cứu các sản phẩm giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên trên các Báo, Đài, Truyền hình..., đặc biệt là báo Giáo dục và Thời đại. Phân tích thống kê và xử lý số liệu: Phân tích và thống kê các bài báo cũng như các phản hồi từ thông tin của báo từ cơ sở và từ cấp trên. Phương pháp hỏi ý kiến các chuyên gia: Trao đổi với tổng biên tập, phóng viên, biên tập viên, thư ký tòa soạn, các trường ban có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động truyền thông giáo dục, các hiệu trưởng, giáo viên, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở các nhà trường trung học phổ thông, đại học. Xin ý kiến một số nhà khoa học và chuyên gia về lĩnh vực giáo dục giá trị sống. 5. Những đóng góp mới của luận án và luận điểm bảo vệ * Những đóng góp mới của luận án Bổ sung làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên. Đánh giá chính xác, khách quan thực trạng quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên, trên cơ sở đó đề xuất hệ thống biện pháp quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên có tính cần thiết và khả thi cao, góp phần định hướng giá trị sống và hoàn thiện nhân cách cho học sinh, sinh viên trong bối cảnh hiện nay. * Những luận điểm bảo vệ Luận điểm 1: Truyền thông giáo dục giá trị sống là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết của sự nghiệp giáo dục. Hoạt động này được tiến hành tại các nhà trường, gia đình, song có một kênh đắc lực là các cơ quan báo chí của ngành. Luận điểm 2: Truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên dù tiến hành bằng phương thức nào cũng cần được quản lý một cách hệ thống. Luận điểm 3: Quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống trong bối cảnh đổi mới giáo dục phải quán triệt sự đồng bộ, nâng cao nhận thức cho những người có trách nhiệm, đồng thời bám sát vào chức năng quản lý bao gồm các việc: Kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án * Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần hoàn thiện, bổ sung và phát triển một số vấn đề lý luận về quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên; xác định rõ vai trò, yêu cầu của quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên. Hệ thống biện pháp quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên trong bối cảnh hiện nay do tác giả đề xuất đã được khảo nghiệm có tính cần thiết, tính khả thi cao và thử nghiệm hiệu quả trên thực tế, do đó có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu. * Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo và vận dụng ngay vào thực tiễn quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên; trên cơ sở đó góp phần nâng cao chất lượng quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên trong bối cảnh hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Kết cấu của luận án gồm: Phần mở đầu; tổng quan tình hình nghiên cứu có liện quan đến đề tài; 4 chương, kết luận, kiến nghị; danh mục các công trình khoa học của tác giả; tài liệu tham khảo và phụ lục. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI QUẢN LÝ TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH, SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Trong những năm gần đây, giáo dục giá trị sống, và truyền thông giáo dục giá trị sống là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà lý luận thể hiện trong nhiều công trình trong và ngoài nước. 1. Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước liên quan đến đề tài 1.1. Về giáo dục giá trị, giá trị sống ở một số quốc gia Nghiên cứu về giáo dục giá trị sống trong các trường học Mỹ [91] với báo cáo trình bày tại Hội nghị Giáo dục Đại học Kutztown. (Kutztown, PA, 16/ 9/1994) nhấn mạnh xu hướng nổi bật trong giáo dục các giá trị trong các trường trung học công lập, các vấn đề quan trọng trong việc đào tạo các giá trị tôn giáo và các chiến lược hiệu quả cho các giá trị giảng dạy trong chương trình chính khoá. Giáo dục giá trị sống là một phần của chương trình giáo dục của hầu như tất cả các trường ở Hoa Kỳ trong những thập niên đầu của thế kỷ 20 và được đặc biệt quan tâm. Sinh viên, học sinh Mỹ được dạy các giá trị sống thông qua các chương trình giảng dạy chính thức, đặc biệt là trong văn học, khoa học xã hội, và các lớp học lịch sử. Nhiều khóa học có thể được thiết kế để dạy các giá trị sống cả trực tiếp và gián tiếp. Tại một trong các chương trình đào tạo cho giáo viên gần đây, John Doyle - Giám đốc hành chính của Bộ phận Khoa học Xã hội một trường học ở Miami (Mỹ) [95] - thực hiện các khóa bồi dưỡng giáo dục giá trị sống. Ông nhắc nhở giáo viên về sự cần thiết phải giáo dục giá trị sống khi trong thực tiễn, học sinh đang bị nhiều yếu tố tác động đến việc xây dựng giá trị sống cho bản thân. Tại Australia, bằng chứng về tác động của giáo dục giá trị sống dựa trên những nghiên cứu của Đại học Newcastle, Australia (2009) [98] cho thấy những tác động tích cực của các giáo dục giá trị sống về mối quan hệ nhà trường, môi trường học tập, phúc lợi học sinh và cải thiện sự siêng năng học tập. Giáo dục giá trị sống được công nhận như là một trong các động lực của nguồn cảm hứng đằng sau những nghiên cứu này. Giáo sư Terry Lovat và các đồng nghiệp của ông tại Đại học Newcastle (Australia) đã nghiên cứu và kết luận: Khi trường học chú trọng giảng dạy giá trị sống, sinh viên sẽ ngày càng trở nên siêng năng khi được học tập trong một bầu không khí bình tĩnh hơn, hòa bình hơn; mối quan hệ thầy trò được vun đắp, học sinh và phúc lợi giáo viên được cải thiện và cha mẹ tham gia nhiều hơn trong các hoạt động của nhà trường. Chia sẻ về giáo dục giá trị cho học sinh, sinh viên - Kinh nghiệm từ Nhật Bản [25] cho thấy: Chính phủ Nhật Bản thời hậu chiến đã dựa vào phẩm chất của dân tộc với những đức tính cần cù, đoàn kết, lòng tự trọng... để đưa ra một chính sách giáo dục rất hợp lý, đóng góp vào sự phục hưng của Nhật Bản. Để đánh giá sự tiến bộ của học sinh, giáo viên không chỉ dựa vào điểm số thu được từ các bài kiểm tra, bài tập mà còn có xu hướng chú trọng đánh giá học sinh thông qua những sản phẩm mà các em tự tạo ra trong quá trình học tập. Còn một nghiên cứu về giáo dục giá trị của giới trẻ và cha mẹ ở Singapore [97] đã sử dụng dữ liệu điều tra về giá trị sống của thanh niên Singapore và cha mẹ họ cho thấy học sinh, sinh viên và cha mẹ ở Singapore rất quan tâm đến giá trị và để hình thành giá trị sống đó, nhà trường là chủ thể rất quan trọng. 59% cha mẹ và 64% học sinh, sinh viên chọn các giá trị đạo đức là giá trị ưu tiên hàng đầu. Họ đặc biệt quan tâm đến lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, tính trung thực/đáng tin cậy và hành xử đúng mực (không vi phạm pháp luật). Để chuẩn bị cho thế kỷ XXI, chính phủ Trung Quốc đã công bố một loạt văn kiện quan trọng về giáo dục, trong đó chú trọng giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tinh thần tập thể cho học sinh, sinh viên. Các giá trị truyền thống được kết hợp với giá trị thế tục; giáo dục cho học sinh, sinh viên bắt đầu từ giá trị gia đình, từ nhà trường với nội dung giáo dục lòng hiếu thảo, lễ giáo đến lòng khoan dung[25]. 1.2. Về quản lý truyền thông giáo dục * Hệ thống thông tin quản lý giáo dục Theo tài liệu của UNESCO [93], EMIS – Education Management Information Systems – Hệ thống thông tin quản lý giáo dục là hệ thống thông tin quản lý cung cấp các thông tin về giáo dục và quản lý giáo dục cho những người quản lý hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và quản lý các cơ quan quản lý giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nói riêng trên hai phương diện quản lý nhà nước về giáo dục và quản lý các cơ sở giáo dục (trong đó chủ yếu là quản lý nhà trường). Trong quản lý một trường học, chủ thể quản lý nhà trường không những tận dụng các tiện ích của EMIS trên phương diện hệ thống giáo dục mà họ còn thiết lập cách thu nhận và xử lý thông tin trong trường học thành một hệ thống tương tự như EMIS trong nhà trường. Như vậy, EMIS không những có ý nghĩa phục vụ cho hoạt động quản lý cả hệ thống giáo dục mà còn có ý nghĩa đối với công tác quản lý của chủ thể quản lý của mỗi nhà trường. Cụ thể: EMIS có giá trị và tác dụng để hoạch định chiến lược phát triển nhà trường và điều hành các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu chiến lược; EMIS có tác dụng và giá trị gắn kết nhà trường với các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên và các bên có liên quan; EMIS có giá trị và tác dụng đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả các hoạt động của nhà trường, trong đó chủ yếu hoạt động đào tạo. * Truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên Một nghiên cứu về giáo dục quốc phòng Mỹ nhấn mạnh đến vấn đề truyền thông phối hợp với giáo dục quốc phòng mang lại hiệu quả to lớn khi có sự quản lý bài bản theo đúng lý thuyết quản lý: Kế hoạch, Tổ chức, Chỉ đạo, Kiểm tra. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Bách khoa Tri thức Trung Quốc [100] phân tích: Chính quyền Mỹ luôn coi trọng sử dụng phương tiện truyền thông tin tức để tiến hành giáo dục chủ nghĩa yêu nước. Nếu không được phép và sự phối hợp tích cực của chính quyền, giới truyền thông không thể nào có được tin tức chiến trường và có một bộ lọc kiểm tra các tin tức đăng tải định hướng này của Bộ Quốc phòng Mỹ. Hình thức truyền thông giáo dục giá trị yêu nước, cống hiến cho đất nước của Bộ Quốc phòng Mỹ cũng rất đa dạng, không chỉ là các bài viết, mà còn tổ chức trò chơi online, làm phim chiếu rạp. Quân chủng Hải quân và Hải quân đánh bộ đã từng đầu tư 1,2 triệu USD, hợp tác quay một bộ phim để tôn tạo hình tượng quân chủng, đây là bộ phim tuyên truyền cho quân đội đầu tiên được chiếu ở các rạp chiếu bóng kể từ Đại chiến thế giới lần thứ hai đến nay. Lục quân cũng đầu tư hơn 6 triệu USD, xây dựng trang Web, thu hút 1,3 triệu người truy cập tham gia trò chơi game online Lục quân Mỹ. Như vậy Lục quân có thể tiềm nhập vào máy tính của các đối tượng sẽ được trưng binh sau này, những người chơi game có thể liên hệ trực tiếp với các nhân viên tuyển mộ lính của Lục quân. Trong nghiên cứu tác động của giáo dục giá trị, dựa trên những nghiên cứu của Đại học Newcastle, Australia (2009) [96], việc thực hiện có hiệu quả các giáo dục giá trị sống được đặc trưng bởi một số yếu tố chung, đáng chú ý trong đó có nhấn mạnh: Giáo dục giá trị sống được giảng dạy một cách rõ ràng trong và ngoài lớp học và thông qua các phương tiện truyền thông (ví dụ như lễ hội, thể thao, trò chơi hợp tác, bộ phim, bài hát, báo chí...); Giáo dục giá trị sống được tăng cường thông qua phương tiện truyền thông trực quan tích cực cũng như phù hợp,  khuyến khích và ghi nhận bằng lời nói. Từ năm 2004, sau khi nghiên cứu, Chính phủ Úc cung cấp kinh phí 29,7 triệu USD trong vòng bốn năm để giúp tăng cường truyền thông giáo dục giá trị thông qua các công cụ truyền thông, trong đó có: Diễn đàn giáo dục giá trị trường trong tất cả các trường tại Úc; Diễn đàn giáo dục thuộc trong từng trường Trong nghiên cứu về Truyền thông mạng và đời sống xã hội, Tác giả John A Bargh và Kate Y.A McKenna - Đại học tổng hợp New York [99] nghiên cứu vai trò của truyền thông mạng đối với tâm lý con người, sự hình thành các giá trị, các mối quan hệ cá nhân, các nhóm, tính chất xã hội và khả năng tương tác cộng đồng. Tác giả nhận định: Truyền thông mạng được coi như phương tiện truyền thông hiện đại nhất trong lịch sử các phương tiện giao tiếp của loài người sau sự tồn tại của điện tín, điện thoại, radio và truyền hình. Nó chứa đựng và bao hàm toàn bộ các khía cạnh truyền thông của các kênh truyền thông đã có trước đó, vượt qua khoảng cách và tiếp cận với đại bộ phận xã hội. Truyền thông mạng có đặc tính là người dùng có thể tạo lập nhân thân ảo và tham gia vào các nhóm xã hội có cùng lợi ích và giá trị, tạo ra các cộng đồng, các mối quan hệ xã hội, xây dựng các giá trị chung của các nhóm và ảnh hưởng đến tâm sinh lý người sử dụng, truyền thông mạng có ảnh hưởng đặc biệt tới việc xây dựng các giá trị sống cho một con người khi nó tác động mạnh đến tâm lý, quan hệ xã hội, nhận thức của người dùng. Nghiên cứu của Sproull & Kiesler's (1985) [97] về ảnh hưởng của giao tiếp qua máy tính; nghiên cứu của Spears và đồng sự (Spear et al 2002 và Reicher et al 1995) ; Khảo sát bởi Cumming et al ( 2002 p104) về giao tiếp mạng trong xây dựng mối quan hệ của giới trẻ; dự án HomeNet của Kraut et al (1998) và khảo sát quy mô lớn của Nie & Erbring (2000; Nie 2000) đều nhấn mạnh tầm quan trọng của thông tin trên truyền thông mạng và giá trị giáo dục hiệu quả của truyền thông mạng đến lớp trẻ. Về các mối quan hệ hình thành trên truyền thông mạng, nghiên cứu của Park & Floyd và nghiên cứu của Brewer 1988, Croker & Major 1989 và Kang 2000 khẳng định truyền thông mạng tạo dựng nên các nhóm giá trị khác nhau trong xã hội. Khi mối quan hệ trên truyền thông mạng đủ bền vững, con người sẽ mang vào đó cả đời thực của mình hoặc mang mối quan hệ trên truyền thông mạng thành đời thực. Theo đó, truyền thông giáo dục giá trị sống thông qua internet, báo chí điện tử, mạng xã hội có tác động đặc biệt đến con người. Để thấy rằng các phương tiện truyền thông: Hình thức truyền thống như báo giấy, báo nói, báo hình... và cả hình thức truyền thông số hóa: Mạng Internet đều góp phần tạo dựng nên các nhóm giá trị khác nhau trong xã hội, là một kênh thúc đẩy liên lạc và tạo dựng các mối quan hệ mới. Khi mối quan hệ trên các phương tiện truyền thông đủ bền vững, con người sẽ mang vào đó cả đời thực - cả tích cực và tiêu cực. Kiểm soát ảnh hưởng cực đoan đòi hỏi cơ quan lập pháp cần can thiệp, hướng dẫn và rà soát các thông tin truyền thông, ví dự như tại Mỹ, đạo luật cho phép rà soát kiểm duyệt thông tin truyền thông mạng để chống khủng bố.Việc tạo ra các nhóm cùng lợi ích để hướng tới tập trung truyền thông cũng sẽ tạo ra các đối tượng để nghiên cứu, tiếp xúc giáo dục và tác động dễ dàng hơn,.. Với các thể chế chính trị khác nhau, quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống cũng có nhiều hình thức. Tại các nước phát triển, mỗi nhà trường có thể...c học nhiều kỹ năng đến đâu, sẽ không biết cách sử dụng nguồn tri thức ấy sao cho hợp lý, mang lại lợi nhuận cho bản thân và cho xã hội. Không có nền tảng giá trị, sẽ không biết cách tôn trọng bản thân và người khác, không biết cách hợp tác, không biết cách xây dựng và duy trì tình đoàn kết trong mối quan hệ, không biết cách thích ứng trước những đổi thay, có khi còn tỏ ra tham lam, cao ngạo về kỹ năng mình có. Thiếu nền tảng giá trị sống vững chắc, con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi những giá trị vật chất, và rồi mau chóng định hình chúng thành mục đích sống, đôi khi đưa đến kiểu hành vi thiếu trung thực, bất hợp tác, vị kỷ cá nhân. Giá trị sống giúp cân bằng lại những mục tiêu vật chất. Các kỹ năng sống trọng yếu là các kỹ năng cá nhân hay xã hội truyền đạt những điều biết (kiến thức), những gì suy nghĩ hay cảm nhận (thái độ) và những gì tin tưởng (giá trị) trở thành khả năng thực tiễn về những gì cần làm và làm như thế nào. Có thể hiểu kỹ năng sống là biểu hiện những giá trị sống trong hoạt động và giao tiếp hàng ngày. Kỹ năng sống giúp người ta học tập, làm việc hiệu quả hơn; giao tiếp, ứng xử với mọi người thân thiện, vui vẻ, hợp tác thành công hơn; biết tự điều chỉnh bản thân làm việc tốt, tránh việc xấu... Giá trị sống là cái định hướng, thúc đẩy cá nhân hành động, kỹ năng sống giúp cá nhân hành động hiệu quả, tránh những sai lầm “kỹ thuật”, tạo ra sự thống nhất, nhất quán giữa nhận thức và hành động, giữa động cơ và hành vi, giữa nội dung và hình thức. * Giáo dục giá trị sống Giáo dục giá trị sống là quá trình tiếp thu, lĩnh hội được những giá trị phổ quát của xã hội, biến thành những giá trị đặc trưng của bản thân mỗi cá nhân, giúp cho mọi người có suy nghĩ, thái độ và hành động tích cực, hiệu quả, phù hợp với bản thân và đáp ứng mong đợi của cộng đồng, xã hội. Mục tiêu giáo dục giá trị sống là một quá trình tổ chức tác động có chủ định của các lực lượng giáo dục nhằm phát huy tính tích cực tự giác rèn luyện, tạo ra động cơ, thái độ đúng đắn trong cuộc sống, học tập và hoạt động xã hội, để mỗi người sống tốt đẹp hơn, làm việc chất lượng hơn, hiệu quả hơn, đem lại lợi ích trước hết cho bản thân, đồng thời cho gia đình và xã hội. Hình 1.1. Mô tả tác động của các giá trị sống Đối với học sinh trung học phổ thông, sinh viên, nội dung giáo dục giá trị sống cần hệ thống hoá những giá trị sống phổ quát, nhưng mở rộng và nâng nội dung lên một tầm cao đáp ứng yêu cầu của cuộc sống đương đại. Hướng các em vươn tới nhân cách lý tưởng mang những giá trị phổ quát của một thanh niên thời đại, không chỉ của dân tộc mà còn của nhân loại trong một thế giới mở. Hiện nay, giá trị sống của không ít học sinh đang thay đổi theo chiều hướng mỗi ngày một phù phiếm. Nguyên nhân đầu tiên chính là sự bùng nổ công nghệ thông tin và truyền thông. Vì vậy, giáo dục để các bạn trẻ, các em học sinh xét đoán, nhận diện, thẩm định đúng đâu là giá trị cuộc sống có vai trò đặc biệt quan trọng. Thứ nhất, giá trị sống là những điều quan trọng đối với cuộc sống của con người, nó thôi thúc con người làm điều gì đó tốt đẹp, có ích cho bản thân và cộng đồng. Giá trị sống có thể là tình yêu thương, lòng kính trọng, sự bình yêu, sự hợp tác, tình bằng hữu. Nhân cách bao gồm những nét đặc trưng riêng của mỗi con người, bao gồm động cơ hành động, khí chất, thái độ, những thuộc tính thể chất. Kỹ năng sống là những hoạt động của con người thực hiện một cách thành thạo, có năng lực, có tài. Chính vì vậy giá trị sống định hướng tư duy, nhân cách và hành động của cá nhân. Thứ hai, giá trị sống là động lực bên trong thúc đẩy hành vi, giữ vai trò và phát khởi hành vi nó thôi thúc con người thực hiện hành vi trong cuộc sống. Vì vậy, nhằm tạo dựng các hành vi có giá trị của mỗi cá nhân phải dự trên cơ sở sự hiểu biết về hệ giá trị chuẩn của cộng đồng xã hội mà cá nhân đó sinh sống. Để có được nhận thức về hệ giá trị chuẩn của cộng đồng thì giáo dục giữ vị trí trung tâm trong quá trình nhận thức. Thứ ba, giá trị sống đóng vai trò duy trì hành vi thể hiện ở chỗ trong quá trình nhận thức, hành vi theo hệ giá trị sẽ chịu tác động của các quan niệm, hành động lệch giá trị. Chính vì vậy, giá trị sống hình thành cho chủ thể về sự kiên cường, ý chí, định hướng trong nhận thức và hành động. Vì vậy, giáo dục cho học sinh, sinh viên ngay trong nhà trường đồng nghĩa tạo dựng, nhận thức, định hướng, bản lĩnh hành động cho quá trình tương tác xã hội hiện tại và tương lại của các em. Thứ tư, giá trị sống có vai trò củng cố hành vi. Khi thực hiện hành vi để đáp ứng một mục tiêu chuẩn về giá trị nào đó, nếu hành vi đó đem lại sự thỏa mãn thì hành vi đó được thực hiện tiếp tục trong các lần sau với cường độ và tần suất cao hơn. Vì lẽ đó, giáo dục giá trị sống đồng nghĩa với việc tạo các tiềm năng cho hành vi có giá trị của học sinh, sinh viên. Giáo dục giá trị sống phải song hành và là nền cho giáo dục kỹ năng sống. Có những giá trị sống đích thực, trở thành những giá trị chung cho nhiều người và toàn xã hội như lòng trung thực, hòa bình, tôn trọng, yêu thương, công bằng, tình bằng hữu, lòng vị tha nhưng không phải ai cũng nhận ra đúng giá trị của cuộc sống. Vì vậy, học tập để nhận diện đúng đâu là giá trị đích thực của cuộc sống là điều cần thiết với tất cả mọi người, nhất là các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. * Học sinh, sinh viên Tư tưởng về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện qua các luận điểm quan trọng nhất về giáo dục học sinh, sinh viên, đó là: “Học sinh, sinh viên là lực lượng quyết định sự phát triển của cách mạng, của dân tộc”. Người đã khẳng định: “Muốn thức tỉnh một dân tộc, trước hết phải thức tỉnh thanh niên”; “Hỡi Đông Dương đáng thương, Người sẽ chết mất nếu đám thanh niên sớm già của người không được hồi sinh” [51, tr.133]. Bởi vì: “Thanh niên là rường cột của nước nhà”; “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”[52, tr.185]. Học sinh, sinh viên - thanh niên - là một khái niệm có thể được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách tùy thuộc vào nội dung tiếp cận và góc độ nhìn nhận hoặc cấp độ đánh giá. Trong tâm lý học lứa tuổi, người ta định nghĩa học sinh, sinh viên là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Theo đề tài "Tình hình tư tưởng thanh niên và công tác giáo dục của Đoàn thanh niên giai đoạn hiện nay” thì "Thanh niên là nhóm nhân khẩu - xã hội đặc thù, có độ tuổi nhất định được phân bố rộng khắp trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội; trong các ngành kinh tế - xã hội của đất nước. Thanh niên được phân chia theo lứa tuổi nên có những đặc điểm riêng biệt về trình độ học vấn, sức khỏe, tâm lý, sinh lý,..." [81, tr.37]. Với điều kiện cụ thể của nước ta và tình hình phát triển thể chất, tâm sinh lý và sự trưởng thành về mặt xã hội của thanh niên Việt Nam, chúng ta có thể nhận thấy thanh niên có những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, thanh niên Việt Nam là một nhân khẩu xã hội đặc thù có độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi. Thanh niên dù xét dưới bất cứ góc độ nào, phương diện nào cũng thuộc phạm trù con người, phạm trù xã hội. Họ là một lớp người, một thế hệ sống trong cộng đồng xã hội với những đặc điểm chung riêng trong quan hệ với chính họ, với giai cấp và với xã hội. Tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, đặc điểm truyền thống, tuổi thọ bình quân... mà mỗi quốc gia có quy định độ tuổi thanh niên khác nhau. Theo quan niệm quốc tế, trẻ em (Child) là người dưới 18 tuổi (Theo Điều 1, Công ước quốc tế về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989), người chưa thành niên (Juvenile) là người từ 15 đến 18 tuổi, thanh niên (Youth) là người từ 15 đến 24 tuổi, người trẻ tuổi (Young persons) bao gồm trẻ em, người chưa thành niên và thanh niên. Theo Báo Pháp luật của Bộ Tư pháp ra ngày 23/12/1997 thì hầu hết các nước trên thế giới đều thống nhất tuổi thanh niên bắt đầu từ 14 hoặc 15. Còn thanh niên kết thúc ở tuổi nào thì có sự khác biệt. Có nước quy định là 25 tuổi, có nước quy định là 30 và cũng có nước quy định là 40. Nhưng xu hướng chung là nâng dần giới hạn kết thúc của tuổi thanh niên, chẳng hạn ở Malaysia độ tuổi thanh niên là 15-40. Ở Việt Nam, độ tuổi người chưa thành niên được xác định thống nhất trong tất cả các văn bản pháp luật là dưới 18 tuổi. Khái niệm người chưa thành niên khác với khái niệm trẻ em. Theo Điều 1, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”. Theo Điều 1, Luật Thanh niên năm 2005 quy định thì thanh niên là “công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.” [49, tr.33]. Độ tuổi thấp nhất của thanh niên xác định là đủ 16 tuổi được căn cứ vào quy định Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Theo đó, trẻ em được xác định là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi. Độ tuổi cao nhất của thanh niên được xác định là đến đủ ba mươi tuổi được căn cứ từ sự phân tích về phát triển thể chất, tâm lý, sinh lý, sự phát triển về mặt xã hội, ý thức tự lập, tự chủ, của thanh niên và từ thực tiễn của nước ta, việc quy định này căn cứ vào độ tuổi cao nhất của Đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, xin chỉ đề cập đến học sinh, sinh viên là đối tượng học sinh trung học phổ thông và sinh viên các trường đại học, cao đẳng (từ 16 – 22 tuổi). 1.1.2. Truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên * Truyền thông Khái niệm này có khá nhiều định nghĩa. Có định nghĩa cho rằng: truyền thông (comunication) là mối quan hệ giữa người với người, bằng tín hiệu (signs) và ký hiệu (symbols). Lại cũng có người nói: truyền thông là một phạm trù về liên hệ giữa con người bằng những ký hiệu, nó có thể là cử chỉ, điệu bộ, hình vẽ hay chữ viết. Do những bất đồng đó, theo nghị quyết của đại hội đồng UNESCO khóa XIX, Uỷ ban quốc tế nghiên cứu những vấn đề thuộc về truyền thông đã được thành lập, thường được gọi “Uỷ ban Mc Bride”, gồm 16 nhà báo và người làm thông tấn có kinh nghiệm, đứng đầu là trạng sư - cựu bộ trưởng ngoại giao Sean Mac Bride, người Ailen. Ông đã từng được giải Nobel và giải Hòa bình Lenin. Uỷ ban này định nghĩa: “Truyền thông có thể là một công cụ của quyền lực, cũng như nó có thể là một vũ khí cách mạng, một sản phẩm thương mại hay một phương tiện giáo dục”. Sơ đồ 1.1: Cơ chế tác động của báo chí và truyền thông Theo đó, truyền thông là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận. ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận. Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một người hiểu những gì người khác nói (ra hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm và biểu tượng, và học được cú pháp của ngôn ngữ. Truyền thông, ngoài mục tiêu, thường gồm hai phần chính: nội dung và hình thức. Nội dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm, hiểu biết, đưa ra lời khuyên hay mệnh lệnh, hoặc câu hỏi. Các hành động này được thể hiện qua nhiều hình thức như động tác, bài phát biểu, bài viết, hay bản tin truyền hình. Mục tiêu có thể là cá nhân khác hay tổ chức khác, thậm chí là chính người/ tổ chức gửi đi thông tin. Có nhiều loại hình truyền thông, đó là truyền thông không bằng lời, truyền thông bằng lời và truyền thông biểu tượng. truyền thông không lời thực hiện thông qua biểu hiện trên nét mặt và điệu bộ. Khoảng 93% “ý nghĩa biểu cảm” mà chúng ta cảm nhận được từ người khác là qua nét mặt và tông giọng. 7% còn lại là từ những lời nói mà chúng ta nghe được. truyền thông bằng lời được thực hiện khi chúng ta truyền đạt thông điệp bằng ngôn từ tới người khác. truyền thông biểu tượng là những thứ chúng ta đã định sẵn một ý nghĩa và thể hiện một ý tưởng nhất định, ví dụ như quốc huy của một quốc gia. Hội thoại giữa các cá nhân thường xuất hiện theo cặp hoặc từng nhóm với qui mô khác nhau. Qui mô của nhóm tham gia thường tác động tới bản chất của cuộc hội thoại. Truyền thông trong nhóm nhỏ thường diễn ra giữa ba đến mười hai cá nhân và khác biệt với trao đổi qua lại giữa các nhóm lớn hơn như công ty hay cộng đồng. Hình thức truyền thông này được hình thành từ một cặp hay nhiều hơn, thông thường được đề cập tới như một mô hình tâm lý học, trong đó thông điệp được truyền từ người gửi đến người nhận qua một kênh thông tin. Truyền thông đại chúng ở cấp độ lớn nhất, chuyển các thông điệp tới một lượng rất lớn các cá nhân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Như vậy, truyền thông đại chúng được hiểu là một quá trình truyền đạt thông tin đến các nhóm cộng đồng đông đảo trong xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Các phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại bao gồm: báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, sách, phim và video, các phương tiện truyền thông mới. Các phương tiện thông lưu mới (ICTs) là khái niệm ra đời sau và được hiểu bao gồm việc truyền đạt thông tin thông qua internet, bao gồm các loại hình như: web, báo điện tử... * Truyền thông giáo dục Giáo dục là một hoạt động đặc trưng của lao động xã hội nhằm thực hiện quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội qua các thế hệ, đồng thời là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Để hoạt động này vận hành có hiệu quả, giáo dục phải được tổ chức thành một hệ thống các cơ sở giáo dục. Điều này dẫn đến một tất yếu là phải có một lĩnh vực hoạt động có tính độc lập tương đối trong giáo dục, đó là công tác quản lý giáo dục (để quản lý các cơ sở giáo dục). Truyền thông giáo dục là một quá trình: Người gửi, người nhận thông điệp, thông tin nhằm trang bị những kiến thức cần thiết nhằm hướng chủ thể truyền thông tới một mục đích, hành vi có chủ đích.Trong khoa học quản lý giáo dục hiện đại, người ta còn nhắc tới khái niệm “phản hồi 360 độ” theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc [8]. Khái niệm này cho phép mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong tổ chức so sánh kết quả làm việc, thành tựu công tác của mình mà họ tự cảm nhận với những thông tin về kết quả, thành tựu đó - đặc biệt là về phương diện hành vi – từ phía người quản lý, những thuộc cấp và người đồng nhiệm. Ngay cả những người bên ngoài tổ chức cũng được lôi cuốn vào quá trình này để hình thành nên cái gọi là “phản hồi vòng tròn khép kín”, như dược mô tả trong hình vẽ dưới đây: Sơ đồ 1.2. Phản hồi “vòng tròn khép kín” [Theo Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc] Ngày nay, cũng như trong các ngành khác, vai trò của thông điệp, thông tin trong quản lý giáo dục càng trở nên quan trọng. Nếu áp dụng sơ đồ trên trong quản lý giáo dục, rõ ràng thông điệp, thông tin cũng là một chức năng quan trọng của quản lý giáo dục, thúc đẩy sự tương tác giữa các thành phần của tổ chức giáo dục: người quản lý giáo dục các cấp, những người tham gia lao động trong ngành giáo dục, và những đối tác của ngành giáo dục cũng như người dân trong toàn xã hội...Khả năng thu thập, tiếp nhận và xử lý thông điệp, thông tin cũng như việc chia sẻ thông điệp, thông tin và đưa thông điệp, thông tin giữa các cấp trong nội bộ ngành và thông điệp, thông tin ra ngoài xã hội tổ chức của người quản lý giáo dục ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của tổ chức giáo dục cũng như góp phần ảnh hưởng đến nền giáo dục nói chung. * Truyền thông giáo dục giá trị sống Giáo dục giá trị sống là quá trình tác động nhằm thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành của con người theo ý muốn, mang lại tình trạng giá trị tốt nhất có thể được cho con người, từ đó mỗi người có thể nhận ra các vấn đề giá trị sống liên quan đến bản thân, gia đình, cộng đồng nơi họ đang sinh sống, dẫn đến thay đổi tích cực giải quyết các vấn đề. Từ khái niệm truyền thông và giáo dục giá trị sống, tác giả quan niệm: Truyền thông giáo dục giá trị sống là quá trình chia sẻ các thông tin kiến thức về giáo dục giá trị sống, nhằm giúp các học sinh, sinh viên, gia đình, cộng đồng có nhận thức và hành vi đúng đắn xây dựng được những giá trị sống cho bản thân và xã hội. Ngày nay, trong xu thế hội nhập và phát triển, loại hình và cách thức giáo dục càng trở nên đa dạng hơn. Tổ chức công tác truyển thông thực chất cũng là một hình thức giáo dục, một cách thức làm giáo dục hữu hiệu. Nếu giáo dục là mục đích thì truyền thông là phương tiện, là con đường tác động đến đối tượng giáo dục để đạt được mục đích giáo dục. Chính vì vậy, trong phạm vi đề tài nghiên cứu, nội hàm của truyền thông và giáo dục có quan hệ mật thiết, không tách rời nhau. Giáo dục ở đây được hiểu là hiệu quả, là hoạt động gắn liền với việc tổ chức hoạt động truyền thông nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng cho học sinh, sinh viên (học sinh, sinh viên) nói riêng và cộng đồng nói chung về các giá trị sống. Truyền thông là để giáo dục, hay nói cách khác, giáo dục bằng giải pháp tổ chức các hoạt động truyền thông. Khái niệm giáo dục trong phạm vi đề tài nghiên cứu không giới hạn trong nội hàm của hệ thống giáo dục chính quy với các con đường giáo dục cụ thể như: Con đường dạy học, con đường tổ chức lao động, con đường tổ chức các hoạt động xã hội, con đường tổ chức hoạt động tập thể... Giáo dục thông qua việc tổ chức hoạt động truyền thông cũng không phải là một con đường riêng mà thực chất, mô hình truyền thông và các giải pháp truyền thông là những hoạt động nằm trong các con đường giáo dục cụ thể. Truyền thông giáo dục giá trị sống giúp cho mọi người có kiến thức tối thiểu và cơ bản nhất về giá trị sống của con người, quốc gia, dân tộc thông qua ba lĩnh vực chủ yếu là giáo dục kiến thức, giáo dục thái độ và hành động của mỗi người trong thực hiện hệ giá trị. Trong bối cảnh truyền thông mang tính chất toàn cầu và sự phát triển của môi trường truyền thông số hiện nay, báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng đang trở thành công cụ quan trọng với phương thức đặc thù trong giáo dục giá trị sống, đặc biệt là với công chúng trẻ Việt Nam. Khi truyền thông tham gia định hướng giá trị sống, làm công việc “giáo dục giá trị sống cho giới trẻ”, có nghĩa là truyền thông đang tác động đến đối tượng của mình trong việc hình thành, thay đổi hệ giá trị của họ. Truyền thông là một trong những con đường giáo dục giá trị sống rất sinh động và có diện bao phủ rộng đến các nhóm công chúng. Với khả năng cung cấp những thông điệp chung và phát tán nhanh (trong thời đại công nghệ số, tính định kỳ và khoảng cách thời gian từ khi thông điệp phát ra đến khi toàn bộ công chúng tiếp nhận có thể bằng không), các phương tiện truyền thông đại chúng là phương thức tác động hoàn toàn khác so với các con đường giáo dục truyền thống trong môi trường sự phạm - với mối quan hệ thầy - trò, hay sự tác động của giáo dục gia đình. Các phương tiện thông tin đại chúng càng hiện đại, phong phú  thì ý nghĩa và hiệu quả tác động giáo dục giá trị đến giới trẻ càng cao, bởi lẽ, truyền thông tác động đến con người nói chung và giới trẻ nói riêng hàng ngày hàng giờ, mọi nơi, làm cho công chúng truyền thông “thấm dần” và dần hình thành tất cả các giá trị sống. Phương thức đặc thù trong giáo dục giá trị sống cho giới trẻ của truyền thông là thông qua việc thông tin và phân tích, bình luận về sự kiện, vấn đề liên quan trực tiếp đến nhu cầu và thị hiếu của thanh thiếu niên, đồng cảm và tăng cường hoặc làm dịu những cảm xúc của người trẻ, hoà cùng và tiếp thêm khát vọng...thông qua dư luận xã hội, để dần từng bước đưa từng giá trị sống vào trong ý thức lịch sử - văn hóa của họ, trong thế giới quan, lý tưởng, niềm tin...Việc chịu ảnh hưởng của truyền thông trong giáo dục giá trị sống được tiến hành dần dần, rất tự nhiên, không cưỡng ép. Nói cách khác là, định hướng giá trị sống của truyền thông đại chúng được thực hiện thông qua việc khơi nguồn, định hướng, điều chỉnh dư luận xã hội. 1.1.3. Vai trò và đặc điểm của truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên * Vai trò của truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên Ở nước ta, trong những năm qua, truyền thông đại chúng đã thể hiện được vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục giá trị nói chung, giá trị sống nói riêng. Thứ nhất, truyền thông đại chúng góp phần định hướng quá trình xây dựng và lựa chọn các giá trị sống. Thứ hai, truyền thông đại chúng góp phần xây dựng, hoạch định đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước về văn hóa, đồng thời phát hiện những thiếu sót, hạn chế trong các văn bản, chính sách, pháp luật về văn hóa. Thứ ba, truyền thông đại chúng góp phần vào cuộc đấu tranh chống lại các luận điệu, âm mưu, hành động dùng chiêu bài “văn hóa” để chống phá Đảng, Nhà nước, đấu tranh chống đồng hóa và phá hoại các giá trị văn hóa, đặc biệt là giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Thứ tư, truyền thông đại chúng góp phần vào việc quảng bá hình ảnh và các giá trị của Việt Nam ra thế giới. Tác giả Trần Ngọc Tăng trong cuốn “Vai trò của truyền thông đại chúng trong Giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay” đã nhận định: Trong điều kiện hiện nay, truyền thông đại chúng phải đáp ứng một trong những quyền cơ bản của nhân dân là quyền được thông tin. Hoạt động sinh sống và sự phát triển nhân cách con người Việt Nam đòi hỏi những thông tin cần thiết mà nếu thiếu truyền thông đại chúng thì không đủ khả năng đáp ứng. Thực hiện chức năng này, các cơ quan, các phương tiện truyền thông đại chúng có trách nhiệm xây dựng, thiết kế những chương trình truyền thông với những nội dung cụ thể, đa dạng, phong phú. Trong quá trình thực hiện trách nhiệm này, sự quán triệt tính đảng sẽ là đảm bảo cho truyền thông đại chúng, một mặt đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, mặt khác đề kháng được những tác động tiêu cực của các chương trình truyền thông do thế lực phản động thực hiện. [67]. Chính vì vậy các phương tiện truyền thông chính là công cụ đắc lực, là vũ khí đấu tranh sắc bén trên mặt trận tư tưởng góp phần làm tốt công tác tuyên truyền tới học sinh, sinh viên. Các phương tiện truyền thông giúp cho học sinh, sinh viên có cái nhìn đúng đắn, toàn vẹn nhất về những sự việc, sự kiện diễn ra trong đời sống. Qua đó tác động vào nhận thức từ đó làm thay đổi hành vi của học sinh, sinh viên góp phần vào việc giáo dục hình thành nhân cách sống tốt cho con người khi các giá trị đạo đức nhân văn của con người đang bị xuống cấp. Các phương tiện truyền thông tham gia giáo dục nhân cách sống cho học sinh, sinh viên trong xã hội hiện đại. Nhà báo không làm chính trị nhưng góp phần làm cho tư tưởng chính trị “đơm hoa, kết trái” trong đời sống xã hội. Mọi thông tin chính xác, lý lẽ sắc bén để cổ vũ các phong trào hành động cách mạng, đấu tranh với cái xấu, cái ác, bênh vực công bằng, lẽ phải sẽ tạo nên những “hiệu ứng xã hội” tốt đẹp, góp phần định hướng dư luận xã hội. Yêu cầu đặt ra cho các phương tiện truyền thông là không chỉ mô tả, phản ánh những sự kiện, hiện tượng mà phải phát hiện ra trong học sinh, sinh viên những mối quan hệ, chỉ ra những vấn đề có tính bản chất, chiều hướng vận động của chính hiện thực cuộc sống; từ đó định hướng cho học sinh, sinh viên nhận thức cái gì là cần thiết. Qua việc đấu tranh, lên án những hiện tượng tiêu cực xảy ra trong xã hội, các phương tiện truyền thông giúp học sinh, sinh viên nhận thức cái sai, cái đúng, để từ đó có thái độ tránh xa những tiêu cực, không những thế còn biết đấu tranh để loại trừ nó. Mặt khác, các phương tiện truyền thông đưa ra những tấm gương người tốt, việc tốt để công chúng noi theo; tác động vào lòng nhân ái của con người để biết cảm thông, chia sẻ, “ tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” ; tác động vào đời sống tinh thần của học sinh, sinh viên, góp phần hình thành lối sống tốt đẹp. Tuy nhiên, mặt trái của kinh tế thị trường, những thách thức của hội nhập kinh tế thế giới, đặc biệt những âm mưu thủ đoạn nham hiểm của các thế lực thù địch đang tác động mạnh mẽ đến thanh niên, khiến cho không ít người chạy theo lối sống thực dụng, sa ngã, hư hỏng, xa rời các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, có thái độ thờ ơ, bàng quan trước các sự kiện kinh tế, chính trị của đất nước. Một số thanh niên mơ hồ về bản chất, âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù. Điều nguy hiểm hiện nay là đã xuất hiện một bộ phận thanh niên tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, sống ích kỷ, chạy theo lợi ích vật chất, coi đồng tiền là trên hết. Cá biệt có một số thanh niên sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. Nhiều vụ án được khám phá trong thời gian gần đây cho thấy tỷ lệ phạm tội trong thanh niên có chiều hướng gia tăng. Trước tình hình đó, các phương tiện truyền thông là công cụ tích cực, hữu hiệu trong việc tuyên truyền những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc hướng tới mục đích giáo dục chính trị - tư tưởng và giáo dục đạo đức thẩm mĩ cho công chúng, hướng công chúng tới chân – thiện – mĩ, làm giàu và phong phú đời sống tinh thần của họ. Vì vậy, có thể nói các phương tiện truyền thông giúp giáo dục hình thành nhân cách sống tốt đẹp cho học sinh, sinh viên. Việc sử dụng các trang mạng xã hội, báo chí, các loại hình thông tin khác trên internet là một xu thế không thể phủ nhận. Hiện nay, các phương tiện truyền thông trên internet tại Việt Nam đang là vấn đề, là thị trường hấp dẫn ở nhiều góc độ của các thế lực, các doanh nghiệp nước ngoài. Điều đáng lo ngại là càng ngày, phía nước ngoài càng gia tăng chi phối, tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực này. Quan điểm của các cơ quan quản lý truyền thông tại Việt Nam là không ngăn cấm mạng internet tại Việt Nam, số lượng người truy cập và tốc độ tăng trưởng hằng năm là minh chứng hiển nhiên cho điều vừa nói. Tuy nhiên, cần phải xử lý kiên quyết một số mạng xã hội, một số website, blog vi phạm pháp luật, chuẩn mực văn hóa, thuần phong mỹ tục của đất nước. Cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, nhất là các quy định đối với doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh lĩnh vực internet, viễn thông, báo chí, phát thanh, truyền hình tại Việt Nam Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý báo chí, nhất là báo chí điện tử, trang tin điện tử và mạng xã hội trên internet; Chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ, biên tập viên, phóng viên các cơ quan báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ. Coi trọng việc giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống cho giới trẻ, quan tâm đến các yêu cầu chính đáng của họ về học hành, việc làm, đời sống. Tích cực, chủ động đấu tranh phản bác thông tin, luận điệu sai trái trên báo chí, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác trên internet của các thế lực thù địch, phản động. * Những đặc điểm của truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên trên phương tiện thông tin đại chúng Tính mục đích Báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung đều hoạt động với mục đích tác động vào số đông quảng đại quần chúng, trực tiếp nhất là ý thức quần chúng trong xã hội. ý thức quần chúng là một dạng biểu hiện của ý thức xã hội, được cấu thành bởi thế giới quan, nhân sinh quan, tri thức lịch sử, vănhoá, dư luận xã hội; trong đó, dư luận xã hội là một bộ phận quan trọng. Báo chí hiện đại coi việc tạo ra luận xã hội là một nhiệm vụ cơ bản, bởi báo chí lấy nội dung từ trong xã hội, xã hội cung cấp nguồn dữ liệu vô tận cho báo chí, để rồi thông qua báo chí lại tác động, định hướng dư luận xã hội. Giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên là một mảng hiện thực khá quan trọng trong lĩnh vực giáo dục nói riêng và lĩnh vực xã hội nói chung. Trong quá trình phát triển kèm theo không ít khủng hoảng đã tạo nên một sự thay đổi to lớn trong hệ giá trị của con người và nền văn hóa truyền thống ở Việt Nam hiện nay đòi hỏi các cơ quan truyền thông phải “nhập cuộc”, trở thành công cụ hữu hiệu trong định hướng giá trị sống, củng cố niềm tin giá trị sống và nhanh chóng điều chỉnh định hướng phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, để những thông tin về các hoạt động giáo dục giá trị sống tại trường học đến với đông đảo bạn đọc, tạo ra dư luận xã hội, đồng thời thúc đẩy sự tương tác giữa các trường và xã hội, giữa những người quản lý giáo dục các cấp, học sinh, sinh viên trong nhà trường và những đối tác của ngành giáo dục cũng như người dân trong toàn xã hội... Ngược lại, khả năng thu thập, tiếp nhận và xử lý thông tin cũng như việc chia sẻ thông tin và đưa thông tin giữa các cấp trong nội bộ ngành và thông tin ra ngoài xã hội thông qua kênh truyền thông của nhà quản lý cấp cơ sở sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giáo dục giá trị sống trong các nhà trường. Tính thực tiễn Về tính thực tiễn của của công tác truyền thông, trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đã khẳng định báo chí là tiếng nói của Đảng, đồng thời cũng là tiếng nói của quần chúng. Các phương tiện thông tin đại chúng có nhiệm vụ truyền bá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, đi sát thực tế, thông tin kịp thời và phân tích sâu sắc về những sự kiện mới; phát hiện và phản ánh trung thực những điển hình tiên tiến, nhiệt tình ủng hộ, cổ vũ những nhân tố mới, dũng cảm đấu tranh chống những hiện tượng lạc hậu, trì trệ và mọi biểu hiện tiêu cực khác; đề cập và chỉ ra phương hướng giải quyết những vấn đề thiết thực mà xã hội quan tâm; xây dựng xã hội lành mạnh, động viên quần chúng tích cực hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Có thể nói báo chí thực hiện chức năng quản lý và giám sát xã hội thông qua tác động có ý thức của chủ thể quản lý vào khách thể, nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của xã hội đạt hiệu quả, ngược lại, cung cấp thông tin phản hồi giúp các cấp quản lý giám sát các hoạt động của xã hội. Theo đó, trong lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên nói riêng, truyền thông giáo dục giá trị sống góp phần kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách, đưa ra được những thực tế trong các trường, phát hiện những vấn đề lớn của lĩnh vực giáo dục giá trị sống, những khiếm khuyết, khó khăn, ách tắc, đi sâu giải quyết các vấn đề về giáo dục giá trị sống nổi cộm đang được xã hội quan tâm; góp phần tham vấn các chính sách về giáo dục giá trị sống, cung cấp các nguồn thông tin quan trọng giúp các cấp quản lý có thẩm quyền kịp bổ sung, ra quyết định, điều chỉnh các hoạt động của mình. Tính hiệu quả Hiệu quả truyền thông được nghiên cứu trên nhiều cấp độ khác nhau. ở mỗi cấp độ, tính hiệu quả của hoạt động báo chí có sự khác nhau do ...của mình về những nội dung sau đây bằng cách điền vào chỗ trống hoặc khoanh tròn vào con số phù hợp nhất với ý kiến trả lời của Thầy /Cô. PHẦN THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƯỜI TRẢ LỜI Họ và tên: . Đơn vị công tác: II.PHẦN NỘI DUNG KHẢO SÁT Trong các hình thức truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên, thầy/ cô đánh giá các mức độ sau? Hình thức Rất tán thành Tán thành Bình thường Không tán thành Rất Không tán thành Thông qua truyền hình o o o o o Thông qua mạng xã hội o o o o o Thông qua báo giấy o o o o o Thông qua đài phát thanh o o o o o Thông qua báo mạng o o o o o Phụ lục 10 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN VỀ QUẢN LÝ TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH, SINH VIÊN Phiếu dành cho tổng biên tập, phó tổng biên tập, biên tập viên, phóng viên Với mong muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác truyền thông giáo dục giá trị sống trong bối cảnh hiện nay, Xin Ông/ Bà vui lòng cho biết ý kiến của mình về những nội dung sau đây bằng cách điền vào chỗ trống hoặc khoanh tròn vào con số phù hợp nhất với ý kiến trả lời của ông/bà. Những ý kiến của Ông/Bà có ý nghĩa rất quan trọng, giúp chúng tôi tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên và chúng tôi cam kết những thông tin mang tính cá nhân của Ông/Bà sẽ không được phổ biến. Chân thành cảm ơn Ông/Bà đã dành thời gian trả lời phiếu khảo sát này! PHẦN THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƯỜI TRẢ LỜI Họ và tên: . Đơn vị công tác: II.PHẦN NỘI DUNG KHẢO SÁT Xin ông/bà cho biết ý kiến đánh của mình về việc xây dựng kế hoạch truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên STT Nội dung Rất tốt Tốt Trung bình Chưa tốt Rất không tốt 1. Kế hoạch truyền thông giáo dục giá trị sống được tích hợp vào kế hoạch chung của tòa soạn o o o o o 2. Kế hoạch bao quát hết các giá trị sống tương ứng đã được chọn lọc phù hợp nhất với học sinh, sinh viên o o o o o 3. Kế hoạch chỉ rõ các mốc thời gian, các nội dung chính của từng giai đoạn, các lực lượng chủ trì, các lực lượng phối hợp và các nguồn lực khác cần huy động. 4. Xây dựng kế hoạch quán triệt cho toàn thể phóng viên, biên tập viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên cũng như sự cần thiết phải huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong hoạt động này. o o o o o 5. Xây dựng kế hoạch tập huấn cho phóng viên, biên tập viên về giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên o o o o o 6. Xây dựng kế hoạch phối hợp với các nhà trường tham gia truyền thông giáo dục giá trị sống o o o o o 7. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong hoạt động giáo truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên sau mỗi giai đoạn. o o o o o Xin ông/bà cho biết ý kiến đánh của mình về việc tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên STT Nội dung Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt Rất không tốt 1. Thành lập nhóm chịu trách nhiệm chính theo từng giai đoạn o o o o o 2. Huy động tối đa nỗ lực của các phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên tham gia thực hiện o o o o o 3. Huy động sự phối hợp thông tin từ các cơ sở giáo dục là nhà trường THPT, trường ĐH. o o o o o 4. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Ban biên tập o o o o o 5. Huy động các lực lượng, tổ chức tham gia truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên o o o o o Xin ông/bà cho biết ý kiến đánh của mình về việc đổi mới hình thức, phương pháp sử dụng truyền thông trong giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên STT Nội dung Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt Rất không tốt 1. Cải tiến hình thức, phương pháp truyền thông truyền thống o o o o o 2. Tích hợp, lồng ghép nội dung truyền thông giáo dục giá trị sống o o o o o 3. Truyền thông giáo dục giá trị sống theo hình thức đa phương tiện (adio, video, trực tuyến...) o o o o o 4. Tổ chức các sư kiện truyền thông tăng tính tương tác trực tiếp o o o o o Xin ông/bà cho biết ý kiến đánh của mình về việc kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả sử dụng truyền thông trong giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên STT Nội dung Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt Rất không tốt 1. Kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch o o o o o 2. Kiểm tra việc phối hợp các lực lượng tham gia truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên o o o o o 3. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên o o o o o 4. Kiểm tra việc sử dụng các nguồn lực trong truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên o o o o o 5. Tổ chức báo cáo kết quả kiểm tra, rút kinh nghiệm, điều chỉnh sau mỗi giai đoạn. o o o o o Phụ lục 11 MINH HỌA MỘT SỐ BÀI BÁO TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG TRÊN BÁO GIÁO DỤC VÀ THỜI ĐẠI Báo Giáo dục và Thời đại đã góp phần tuyên truyền hòa bình, dân chủ, chủ nghĩa xã hội, độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc Cụ thể một số bài viết trên báo giấy và báo điện tử: Hiệu quả từ những mô hình giáo dục tình yêu biển đảo (Trang 4, số 229, thứ 5 ngày 24/9/2015) - Chú trọng thế trận biển đảo, giữ vững thế chủ động (Trang 3, số 228, thứ 4 ngày 23/9/2015). - Ngày thống nhất yêu thương, số chủ nhật (18) ngày 1/5/2016. - Đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu ( ""1846466HYPERLINK ""-c.html) - Công bố danh sách 870 người ứng cử Quốc hội ( ""870HYPERLINK ""-nguoi-ung-cu-dai-bieu-quoc-hoi-khoa-xiv-HYPERLINK ""1826634HYPERLINK ""-b.html) - Những khía cạnh pháp lý xung quanh giàn khoan Hải Dương 981 ( ""981HYPERLINK ""-HYPERLINK ""183537HYPERLINK ""-c.html) - Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền học sinh về chủ quyền biển đảo ( ""97440HYPERLINK ""-v.html) - Vụ dàn khoan Hải Dương 981: Du học sinh Việt Nam gửi kiến nghị tới Chính phủ Mỹ ( ""981HYPERLINK ""-du-hoc-sinh-viet-nam-gui-kien-nghi-toi-chinh-phu-my-HYPERLINK ""95820HYPERLINK ""-v.html) 2. Báo Giáo dục và Thời đại đã góp phần nhân rộng, biểu dương lòng nhân đạo, sống có tình nghĩa cho học sinh, sinh viên Cụ thể một số bài viết trên báo giấy và báo điện tử: - Đến với học sinh nghèo vùng xa.(Kết nối yêu thương, số 226, thứ 2 ngày 21/9/2015). - Ấm lòng Tết trung thu cho học sinh vùng cao (Trang 8, số 234 thứ 4 ngày 30/9/2015). - Đem con chữ đến bản làng vùng cao (Trang8, số 114, thứ năm, ngày 12/5/2016). - Nước mắt bà mẹ nghèo con bị tim bẩm sinh ( ""1904267HYPERLINK ""-c.html) - Chung tay lo nơi an cư cho nhà giáo ( ""1892436HYPERLINK ""-v.html) - Nghĩa tình bữa cơm Nụ cười Sông Trà ( ""1895332HYPERLINK ""-b.html) - Bộ GD&TĐ tặng quà cho học sinh vùng khó khăn tinh Sơn La ( ""1780432HYPERLINK ""-v.html) - Lớp học tình thương nơi cửa Phật ( ""1755918HYPERLINK ""-b.html) - Thầy cô vùng cao nấu bánh chưng tặng học sinh đón Tết ( ""1631126HYPERLINK ""-c.html) - Xuân kết nối yêu thương ( ""1631093HYPERLINK ""-c.html) - Người truyền lửa hiếu học ( ""1516614HYPERLINK ""-b.html) - Cậu học trò mồ côi vươn lên học giỏi cần lắm những tấm lòng ( ""1331371HYPERLINK ""-c.html) 3. Báo Giáo dục và Thời đại đã góp phần giáo dục truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo cho học sinh, sinh viên Cụ thể một số bài viết trên báo giấy và báo điện tử: - Nơi thầy trò đi nhặt rác, số 234, ra thứ tư ngày 30/9/2015. - Nữ giáo viên nâng bước trò nghèo, số 11, thứ 2 ngày 9/5/2016. - Nghĩa tình bữa cơm nụ cười Sông Trà, số 127, thứ 6 ngày 27/5/2016 - Cô giáo mẹ hiền tâm sáng lòng trong ( ""1240661HYPERLINK ""-b.html) - Niềm yêu nghề, yêu đời là động lực sống ( ""1222155HYPERLINK ""-b.html) - Mái nhà chung của những người cầm phấn ( ""1219325HYPERLINK ""-b.html) - Người tiên phong giáo dục ngoài công lập tại Đà Nẵng ( ""1188941HYPERLINK ""-b.html) - Bí quyết học tập của nữ sinh đạt điểm thi THPT cao nhất tỉnh Vĩnh Phúc ( ""1171291HYPERLINK ""-b.html) - Thầy giáo nhân tài Hai nhất ( ""1167746HYPERLINK ""-b.html) - Những người đi gom nhặt hạnh phúc cho trẻ mồ côi ( ""1165730HYPERLINK ""-b.html) - Quả ngọt từ sự dám nghĩ, dám làm ( ""1162268HYPERLINK ""-b.html) - Bé hạt tiêu gặt huy chương vàng ( ""1154478HYPERLINK ""-b.html) - Hạn chế hành vi bạo lực qua câu lạc bộ tư vấn học đường ( ""1841152HYPERLINK ""-b.html) - Dân chủ học đường cần lành mạnh ( ""1849045HYPERLINK ""-v.html) 4. Báo Giáo dục và Thời đại đã góp phần giúp học sinh, sinh viên lựa chọn ngành, nghề phù hợp Cụ thể một số bài viết trên báo giấy và báo điện tử: - “Đắt hàng” sinh viên kỹ thuật (Trang 13, số 127, thứ sáu, ngày 27 tháng 5/2015). - Sinh viên khởi nghiệp. Số chủ nhật 19, ngày 8/5/2015. - Tài chính ngân hàng: Ngành chưa hề nguội, trang 7, số 81, thứ 2 ngày 4/4/2015. - Sinh viên nên định hướng ngành nghề với tầm nhìn dài hạn ( - Hướng nghiệp cho học sinh chuyển biến tích cực trong phân luồng giáo dục phổ thông ( - Ba yêu tố cần thiết giúp học sinh chọn ngành chọn trường phù hợp ( - Xây dựng giá trị cá nhân bắt đầu từ nghề nghiệp ( - Thí sinh nên lượng sức để chọn ngành chọn trường phù hợp ( - Chọn nghề, cha mẹ đừng ép buộc con ( - Tư vấn nghề nghiệp trong trường học: Mọi thông tin phải đến được với học sinh ( - Tuyển sinh ĐH, CĐ 2016: Cân nhắc năng lực để chọn ngành nghề phù hợp ( 5. Báo Giáo dục và Thời đại đã góp phần định hướng giá trị tình yêu, hạnh phúc gia đình cho học sinh, sinh viên Cụ thể một số bài viết trên báo giấy và báo điện tử: - Tội ngoại tình Đông Tây Kim Cổ, số 226, thứ 2 ngày 21/9/2015. - Mạng xã hội và internet: Kích thích bạo lực giới tính? Trang 48, số tháng ra ngày 19/5/2016. - Giúp trẻ không xao nhãng học hành, số 227, thứ 3 ngày 22/9/2015. - Chọn lớp kỹ năng sống cho con, số 127 thứ 6 ngày 27/5/2016. - Tích hợp lồng ghép kiến thức về phòng chống bạo lực gia đình ( - Cần Thơ nỗ lực thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới ( - Quấy rối tình dục: Hãy lên tiếng để bảo vệ mình ( - Tổn thương sức khỏe tinh thần vì bạo lực giao đình ( - Hạn chế hành vi bạo lực qua câu lạc bộ tư vấn học đường ( - Một hình thức sinh hoạt dưới cờ hấp dẫn ( - Huế: Cắt danh hiệu thi đua trường học để xảy ra vụ 4 nữ sinh đánh bạn ( - Phú Yên: Chấn chỉnh giảm thiẻu bạo lực học đường ( 6. Báo Giáo dục và Thời đại đã góp phần hình thành kiến thức bảo vệ sức khỏe, sức khỏe sinh sản cho giới trẻ Cụ thể một số bài viết trên báo giấy và báo điện tử: - Ô nhiễm gây nhiều bệnh nguy hiểm ở phụ nữ. Số 123, thứ 5 ngày 2/6/2015. - Chuyện tế nhị sau khi sinh, số 69, thứ 7 ngày 21/3/2015. - Người mẹ từ bỏ con: Thiếu kiến thức hay thiếu tình người, số 71, thứ 3, ngày 24/3/2015. - Kiên Giang: Hơn 1.400 sinh viên tham gia lớp giáo dục giới tính ( - Tăng cường giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho nữ sinh ( - Sức khỏe sinh sản, tình dục an toàn: Sao cứ phải giấu ( - Quan tâm hơn nữa đến nhóm người yếu thế ( - Kinh nghiệm giảng dạy về giới tính sức khỏe sinh sản ( - Triển khai mô hình cung cấp thông tin sức khỏe sinh sản cho học sinh ( - Giáo dục giới tính và tính yêu tuổi vị thành niên có nên bắt đầu từ sớm ( 7. Báo Giáo dục và Thời đại đã góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trong trường học Cụ thể một số bài viết trên báo giấy và báo điện tử: - Tự hào chàng trai đất học, số 81, thứ 2 ngày 4/4/2016. - Hút thuốc lá: Cái chết từ từ, số 226, thứ 2 ngày 21/9/2015. - Cần nâng cao văn hóa đọc trong nhà trường phổ thông, số 109, thứ 6, ngày 6/5/2016. - Ngôi trường duy nhất ở Hải Phòng cô trò áo dài thướt tha ngày đầu tuần ( - Không để HSSV bị lôi kéo vào các hoạt động phức tạp về an ninh ( - Vườn rau giáo dục lối sống cho học sinh dân tộc nội trú ( - 1.000 bạn trẻ tham gia ngày hội hưởng ứng ngày trái đất tại Huế ( - Ấn tượng với lớp học môi trường vì một Việt Nam xanh ( - Mỗi cá nhân là một sứ giả xanh ( Phụ lục 12 DỰ THẢO HỢP ĐỒNG TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG GIỮA BÁO GIÁO DỤC VÀ THỜI ĐẠI VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁO GIÁO DỤC & THỜI ĐẠI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số:................./HĐTT HỢP ĐỒNG TUYÊN TRUYỀN Căn cứ Bộ luật Dân sự của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam số 33/2005/QH 11 ngày 14/6/2005; Căn cứ Luật Thương mại của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam số 36/2005/QH 11 ngày 14/6/2005; Căn cứ Pháp lệnh Quảng cáo số 39 năm 2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Căn cứ nhu cầu, khả năng và nhiệm vụ của hai bên. Hôm nay, ngày 25 tháng 05 năm 2015 tại Hà Nội Chúng tôi gồm: BÊN A: TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP Người đại diện: Chức vụ: Địa chỉ: ................................................................................... BÊN B: BÁO GIÁO DỤC & THỜI ĐẠI Người đại diện: Chức vụ: Địa chỉ: 29B Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội Điện thoại: 04. 39 365230 Fax: 04. 39 364514. Đồng thoả thuận với các điều khoản sau: Điều 1: Bên B nhận đăng thông tin cho bên A trên ấn phẩm Báo GD&TĐ với các nội dung: Ấn phẩm: Báo ra hàng ngày Ngày ra báo: Từ tháng 9 đến tháng 11/ 2015 3 bài, 3 tin, 1 GLTT/tháng Điều 2: Bên A có trách nhiệm cung cấp nội dung, hình ảnh tuyên truyền cho bên B theo đúng nội dung, yêu cầu và phù hợp với Luật Báo chí hiện hành. Điều 3: Thanh toán: Bên A thanh toán cho bên B chậm nhất 15 ngày kể từ ngày ra báo. Số tiền: Hình thức thanh toán: Bên B chỉ nhận thanh toán bằng hình thức chuyển khoản, không nhận tiền mặt, số tiền được chuyển về chủ tài khoản là: Báo Giáo dục và Thời đại. Số tài khoản: 102010000611631 Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hà Nội. Điều 4: Điều khoản thực hiện: Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã ghi trong hợp đồng. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì thay đổi sẽ cùng nhau bàn bạc, thống nhất giải quyết, không đơn phương phá bỏ hợp đồng. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký và được làm thành 04 bản có giá trị như nhau, bên A giữ 02 bản, bên B giữ 02 bản (Văn thư, Tài vụ ). ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B TỔNG BIÊN TẬP Phụ lục 13 DỰ KIẾN TIN/BÀI ĐĂNG TRÊN BÁO GD&TĐ TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP Thời gian Số lượng tin Chủ đề bài viết Chủ đề giao lưu trực tuyến Tháng 10/2015 5 tin + 5 ảnh - Đổi mới dạy-học giáo dục giá trị sống; (1.000 chữ + 2 ảnh) - Gương sáng, việc hay trường Đại học Đồng Tháp; (1.000 chữ + 2 ảnh) - Phỏng vấn chuyên gia; (1.000 chữ + 2 ảnh) Hươu chạy đúng đường: Chia sẻ, cung cấp những kiến thức cơ bản về vấn đề giới tính, tâm sinh lý, nhận thức về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, phòng chống HIV/AIDS... Khách mời: 1. Chuyên gia Dân số KHHGĐ 2. Chuyên gia chăm sóc sức khỏe sinh sản 3. Giáo viên tư vấn tâm lý học đường trong trường học Tháng 11/2015 5 tin + 5 ảnh - Hoạt động Đoàn thể; (1.000 chữ + 2 ảnh) - Sinh viên Đại học Đồng Tháp, giờ thứ 9; (1.000 chữ + 2 ảnh) - Gương mặt nữ sinh vừa xinh đẹp, vừa học giỏi; (1.000 chữ + 2 ảnh). Cầu vồng tình yêu: Giải đáp thắc mắc về tình yêu, hôn nhân, tình dục an toàn, kỹ năng sống, phòng tránh thai ngoài ý muốn... Khách mời: 1. Chuyên gia chăm sóc sức khỏe sinh sản; 2. Người nổi tiếng; 3. Bí thư Đoàn trường. Tháng 12/2015 5 tin + 5 ảnh - Mô hình câu lạc bộ sinh viên sáng tạo; (1.000 chữ + 2 ảnh). - Chuyện lạ: Trường ĐH có 10 cặp vợ chồng tiến sĩ; (1.500 chữ + 2 ảnh). - Tự hào biển đảo Tổ quốc từ đường đến lớp (câu chuyện về những con đường mang tên biển đảo Việt Nam trong trường (phóng sự ảnh) Lời ru không buồn: Những thông tin, trao đổi, chia sẻ cũng như sự giúp đỡ nhìn nhận đúng về tình yêu, hôn nhân, chăm sóc sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân... Khách mời: 1. Chuyên gia sức khỏe sinh sản; 2. Người nổi tiếng trong giới trẻ; 3. Thầy giáo hotboy hoặc cô giáo hotgirl. Phụ lục 14 SẢN PHẨM TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG SAU THỬ NGHIỆM Trường đại học 12 năm “tiếp lửa” 50 tiến sĩ Thứ Sáu, 20/11/2015 11:59 GMT+7 Trường ĐH Đồng Tháp GD&TĐ - 10 mái ấm đẹp như mơ của các giảng viên trẻ mà cả vợ và chồng đều là tiến sĩ; hoặc một người tiến sĩ, người còn lại là tác giả có lẽ chỉ có ở Trường ĐH Đồng Tháp. Trong câu chuyện của họ, có thể thấy những hành trình đầy gian khó, nhưng kết quả cuối cùng vẫn là trái ngọt. Trái ngọt từ tình yêu đôi lứa và từ “mối tình” sâu đậm với ngôi trường mình gắn bó. Thi đậu tác giả mới về ... cưới vợ Vợ chồng tiến sĩ Phạm Đình Văn và thạc sĩ – tác giả Hà Thị Thanh Nga đều sinh ra trên mảnh đất miền Trung nắng gió. Họ quen nhau khi nàng là sinh viên sư phạm Ngữ văn của Trường ĐH Đồng Tháp, còn chàng đang ôn để dự thi cao học ở Trường ĐHSP Huế.  Ban đầu chỉ là bạn bè, anh em “đồng hương”, sau dần dần tình yêu nảy nở, và những lá thư tay cứ thế vượt gần 2.000 km nuôi dưỡng tình yêu. Cho đến khi cả hai cùng về Trường ĐH Đồng Tháp công tác, rồi nên vợ, nên chồng, những lá thư ấy vẫn được nâng niu, gìn giữ như báu vật. Tiến sĩ Phạm Đình Văn nhớ lại: Gần nhau và đã thực hiện được ước mơ đứng trên bục giảng, nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm “hoãn” cưới để tiếp tục học. Lúc đó, phải vượt qua không ít trăn trở về cơm - áo - gạo - tiền. Năm 2008, tôi quyết định ra Hà Nội dự thi tác giả với lời hứa: Thi đậu thì về mới cưới vợ! Còn Nga ôn thi cao học. Cuối cùng, lời hứa được thực hiện và sau 6 năm quen, biết, yêu nhau, chúng tôi chính thức nên duyên. Cuộc sống hôn nhân bắt đầu với một phòng trọ gần 10 m vuông nhưng vô cùng hạnh phúc. Thế nhưng, sau ngày cưới, hai vợ chồng vẫn tiếp tục đi tìm “con chữ”, rồi lại xa nhau hàng ngàn cây số.  Năm 2011, bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ, Nga ra Hà Nội học tác giả. Có những lúc cả hai vợ chồng cùng đi học nên việc đi lại, ăn ở, sinh hoạt khó khăn vô cùng. Ngay cả chuyện con cái cũng phải “hoãn”, đến khi bố bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, thiên thần nhỏ mới chào đời. Sinh con lúc mẹ đang học tác giả, nên mỗi lần vợ đi học lại cần thêm bố hoặc bà ngoại đi cùng hỗ trợ. Đến cháu nhỏ, vì thường xuyên cùng mẹ hết máy bay lại ô tô từ Đồng Tháp ra Hà Nội nên dường như cũng quen với những cung đường xa, quen với những chuyến đi của mẹ. Hỏi nhỏ vợ chồng tiến sĩ: Có khi nào thấy khó khăn quá mà nản việc học? Tiến sĩ Phạm Đình Văn cười hiền: Với giảng viên trẻ như chúng tôi và các bạn đồng nghiệp, chuyện khó khăn, thiếu thốn về kinh tế để đi học, trang trải cuộc sống dường như là lẽ thường.  Nhưng rất may mắn khi đi học, nhà trường luôn tạo điều kiện “ứng trước trả sau”, rồi hai bên gia đình cùng hỗ trợ. Con đường đi đã gần tới đích và chúng tôi vẫn sẽ không ngừng tiếp tục nỗ lực, phấn đấu. Thua keo này, ta bày keo khác Đã làm công tác giảng dạy ở đại học thì phải học tập để nâng cao trình độ, việc này làm được càng sớm càng tốt. Quan niệm như vậy nên năm 2007, giảng viên Huỳnh Vĩnh Phúc xin đi làm tác giả tại ĐH Huế. Ngay năm sau, giảng viên Hoàng Thị Nghiệp cũng làm hồ sơ dự thi, tiếp bước theo chồng. Không may, đúng ngày đi thi đầu vào, giảng viên Hoàng Thị Nghiệp lúc đó đang mang thai, bác sĩ khuyến cáo không được di chuyển bằng bất cứ phương tiện gì. Vậy là kế hoạch bị tạm thời bỏ lỡ, phải làm đơn cam kết với ĐH Huế xin nghỉ thi. Nhớ lại khi ấy, chị Nghiệp cho biết mình buồn ghê gớm, rồi tự nhủ lòng “thua keo này ta bày keo khác”. Năm 2009, con nhỏ vừa 4 tháng tuổi, nữ giảng viên trẻ quyết tâm gửi bé nhờ bà ngoại chăm để ra Huế ôn tập để được làm tác giả. “4 năm với khó khăn bộn bề vì học xa, con quả nhỏ, tài chính lại eo hẹp. Cứ đến đợt đi học, hai vợ chồng lên xin nhà trường ứng tiền, ứng mãi, ứng mãi cho đến ngày bảo vệ xong, con số tạm ứng của trường lên tới gần 150 triệu đồng. Nhưng cuối cùng, gian khó cũng được bù đắp khi năm 2012, cả hai vợ chồng cùng được nhận học vị tiến sĩ, yên tâm làm việc để “trả nợ” cho trường, cho tỉnh Đồng Tháp.” – giảng viên Hoàng Thị Nghiệp kể lại. “Thoát nghèo” nhờ nghiên cứu khoa học Nỗ lực nhận được học vị tiến sĩ, nhưng với Phó Trưởng khoa Sư phạm Vật lý Huỳnh Vĩnh Phúc, đó mới chỉ là khởi đầu cho việc nghiên cứu khoa học. Thầy Phúc cho biết: Tôi từng tự hỏi, làm khoa học và học tiến sĩ cái nào khó hơn; rồi lại tự trả lời: Cái nào cũng khó, nhưng học tiến sĩ có thầy hỗ trợ, còn làm khoa học thì phần lớn phải tự lực. Tận dụng mọi thời gian có thể cho nghiên cứu khoa học, bao công sức đầu tư, thai nghén, cuối cùng, chỉ trong 2 năm (2012 – 2013), vợ chồng tiến sĩ Huỳnh Vĩnh Phúc liên tiếp trúng thầu hai đề tài cấp Bộ và một đề tài Nafosted. Không chỉ là niềm vinh dự của bản thân, phần nhỏ góp thêm công sức vào xây dựng thương hiệu cho Trường ĐH Đồng Tháp, thành quả này còn giúp trang trải một phần kinh tế cho gia đình. Thầy Phúc nói vui: Chúng tôi thường nói đùa với nhau, làm khoa học cũng giống như coi bóng đá. Khi ý tưởng thăng hoa, khi bài báo được hoàn thành, được nhận đăng, được xuất bản; khi đề tài được phê duyệt thì tác giả cũng làm đủ các động tác ăn mừng như vừa nhảy, vừa hét, vò đầu, bứt tóc, giống như cổ động viên ăn mừng khi đội mình yêu thích ghi bàn thắng vậy. Một số thầy trong trường thường đùa, khen vợ chồng nhà Phúc - Nghiệp giàu lên nhờ khoa học. Tiến sĩ Nghiệp, nay đã là Trưởng bộ môn khoa Sư phạm Hóa – Sinh, thì hay “cãi” lại: Không phải giàu lên nhờ khoa học, mà nhờ khoa học nên tụi em tuyên bố thoát nghèo. Như vậy, làm khoa học có thể coi là động cơ tích cực, mà khi đã có động cơ tích cực, người ta chắc chắn sẽ làm việc tốt hơn. 12 năm, có thêm 50 tiến sĩ Thế mạnh với sức trẻ Trong số 596 cán bộ, giảng viên của Trường ĐH Đồng Tháp, có đến 80% dưới 40 tuổi. Sức trẻ, nhiệt huyết chính là thế mạnh giúp nhà trường không ngừng phát triển năng động. Nhà trường sẽ xây dựng cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao theo hướng tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp và thân thiện, trọng dụng nhân tài, mức thu nhập tương ứng với trình độ khoa học, thành tích giảng dạy, nghiên cứu và quản lý. Câu chuyện của mỗi “cặp đôi” tiến sĩ tại Trường ĐH Đồng Tháp, dù khó khăn mỗi khác, nhưng cùng chung một điểm là nỗ lực đặc biệt, sự quyết tâm phấn đấu vươn lên tự hoàn thiện mình. Chính họ đã làm nên sự đổi thay từng ngày của trường đại học nằm trên cùng đất cửa ngõ sông Tiền. PGS.TS. Hiệu trưởng Nguyễn Văn Đệ tự hào chia sẻ: Những ngày đầu thành lập, Trường ĐH Đồng Tháp chỉ vỏn vẹn 165 cán bộ, giảng viên, với 21 người tốt nghiệp sau đại học. Nhưng nay, sau chưa đầy 12 năm, đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường đã khá hùng hậu với 596 người; trong đó có 3 giáo sư và phó giáo sư, 50 tiến sĩ.  Trong số 286 thạc sĩ của trường hiện nay, đang có 78 người làm tác giả; đồng thời, có 56 người đang học cao học. Đặc biệt, toàn trường có 36 người đang học tập, nghiên cứu ở nước ngoài. Do vậy, số giảng viên có trình độ sau đại học đã lên tới 89%. Hiện, ĐH Đồng Tháp là trường có sự phát triển đội ngũ nhanh và năng động với 435 lượt người đi học nâng cao trình độ, tổng kinh phí hơn 25 tỷ đồng từ sự hỗ trợ đặc biệt của tỉnh Đồng Tháp. Riêng với các giảng viên trẻ, họ vẫn luôn tâm niệm, những khó khăn, thử thách và cả cơ hội luôn chờ đợi mình ở phía trước. Nhưng với hành trang cuộc sống được gom góp từ sự nỗ lực phấn đấu, từ tình yêu, hạnh phúc, từ khích lệ, giúp đỡ to lớn của nhà trường và sự động viên của gia đình, bạn bè, họ sẽ vẫn sẽ không ngừng cố gắng với niềm tin vào tương lai, hạnh phúc, thành công. Hiếu Nguyễn Những con đường đến giảng đường, lớp học mang tình yêu biển đảo Thứ Tư, 28/10/2015 11:44 GMT+7 . GD&TĐ - Khi đến Trường ĐH Đồng Tháp không ít người bất ngờ và xúc động vì những con đường nội bộ được đặt tên theo các quần đảo của Tổ quốc.  Việc đặt tên đường như thế tại ngôi trường có ý nghĩa rất lớn trong giáo dục sinh viên lòng yêu nước và ý thức bảo vệ chủ quyền, biển đảo thiêng liêng của Việt Nam. Theo Ban giám hiệu Trường ĐH Đồng Tháp, việc đặt tên đường theo tên các quần đảo trong khuôn viên trường là sự ghi nhớ và mang một ý nghĩa lịch sử văn hóa nhắc nhở học sinh, sinh viên hôm nay về tầm quan trọng của vùng biển đảo nước ta. Được biết, tháng 2/2014, Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Tháp đã ra quyết định về đặt tên đường trong khuôn viên trường ĐH Đồng Tháp. Từ quyết định này, ngày 1/3/2014 Trường ĐH Đồng Tháp đặt tên cho 7 con đường nội bộ trong khuôn viên trường. Các con đường này tùy thuộc vào địa điểm quan trọng và độ dài đường để chọn đặt tên một số quần đảo lớn của Việt Nam như: Trường Sa, Hoàng Sa, Bạch Long Vĩ, Phú Quốc, Cồn Cỏ, Côn Đảo và Lý Sơn. Theo đó, đường Côn Đảo bắt đầu từ trước dãy nhà B1 kéo dài đến hết dãy nhà B5. Đường Hoàng Sa bắt đầu từ cổng cư xá kéo dài đến dãy nhà B6. Đường Trường Sa chạy dọc xung quanh khuôn viên đài phun nước trước dãy nhà Hiệu bộ, dãy A1, giảng đường và cổng chính của trường. Đường Bạch Long Vĩ - tuyến đường từ cổng phụ kéo dài đến cổng chính... Nhiều bạn sinh viên Trường ĐH Đồng Tháp, chia sẻ: Từ khi các tuyến đường nội bộ trong khuôn viên nhà trường mang tên Trường Sa, Hoàng Sa, Côn Đảo đường đến giảng đường, lớp học trở nên thân thương hơn. Để mỗi lần đi, lại mỗi lần được nhắc nhớ về nghĩa vụ thiêng liêng bảo vệ chủ quyền biển đảo, xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh. Hà Anh Trường sư phạm đổi mới để đào tạo người “truyền cảm hứng” Thứ Tư, 30/12/2015 09:35 GMT+7 Sinh viên Trường ĐH Đồng Tháp GD&TĐ - Ngày nay, vai trò của giáo viên không chỉ là truyền thụ kiến thức mà còn là người tổ chức, dẫn dắt và truyền cảm hứng. Do đó, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy ở trường sư phạm chắc chắn sẽ phải thay đổi. Cần đưa vào nội dung đào tạo các kiến thức thực tiễn Khẳng định trường sư phạm đã và phải tiến hành đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản của chương trình đào tạo theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người giáo viên, PGS,TS. Nguyễn Văn Đệ - Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Tháp - nhấn mạnh: Những thay đổi cụ thể là đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng giáo viên và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện trong đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, trách nhiệm, đạo đức nhà giáo và năng lực nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu mới của giáo dục phổ thông. Trước hết, chương trình đào tạo phải được đổi mới theo mục tiêu chung. Do đó, các trường cần tiếp tục hoàn thiện các quy định trong quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ một cách phù hợp với đối tượng, bối cảnh và vùng văn hoá; trong đó quan tâm đổi mới quản lý: quản lý dạy học, quản lý chất lượng, quản lý người học; quản lý bằng hệ thống văn bản quy phạm trong nhà trường Tiếp theo, để có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội và nền kinh tế thị trường đối với nguồn nhân lực, các trường cần chú trọng trang bị cho sinh viên sư phạm phương pháp học, phương pháp nghiên cứu, phương pháp tư duy, phương pháp áp dụng kiến thức đã học vào công việc cụ thể; Đồng thời, rèn luyện các kỹ năng nghề, kỹ năng sống, kỹ năng bảo vệ môi trường, đạo đức nghề nghiệp cho người học, từng bước góp phần phát triển năng lực tư duy và khát vọng cống hiến của sinh viên sư phạm. Những điều này phải được cụ thể hóa ở chuẩn đầu ra các ngành đào tạo. Bên cạnh đó, theo PGS.TS Nguyễn Văn Đệ, các trường cũng cần đưa vào nội dung đào tạo các kiến thức thực tiễn từ các cơ sở giáo dục; các ngành đào tạo giáo viên gắn kết chặt chẽ với chương trình phổ thông; phải khắc phục triệt để tình trạng “chưa được biết thấu đáo cái cần biết, biết sai cái cần biết hoặc biết cái chưa cần biết”; tạo động lực học tập và nghiên cứu đối với người học, nhằm chủ động trước một bước đối với nhu cầu và yêu cầu tuyển dụng giáo viên trong từng giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. "Bên cạnh đó, chương trình đào tạo, cơ chế quản lý, phương pháp giảng dạy cũng cần kết hợp hiệu quả với vai trò của người thầy, chỉ khi ấy thì công cuộc đổi mới đạt kết quả như mong muốn. Về vai trò của người thầy, lãnh tụ Lê-nin đã từng phát biểu rất hình tượng và ý nghĩa: “Chỗ dựa vững chắc cho nhà nước Xô Viết trước hết là chiến sĩ Hồng quân, tiếp theo là thầy cô giáo”. Chúng ta cũng có thể liên tưởng đến vai trò này của người thầy trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay" - Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Tháp nhấn mạnh. Cần chính sách thu hút người giỏi vào trường sư phạm PGS.TS Nguyễn Văn Đệ cho rằng, trong thời gian đầu triển khai thực hiện đổi mới, căn bản toàn diện GD&ĐT, có thể bước đầu, các trường sư phạm cũng sẽ gặp một số khó khăn như: Sức ì trong nhận thức của một bộ phận giảng viên và cán bộ quản lý, do “quán tính cũ” trong một thời gian dài; nguồn lực vật chất và tài chính còn hạn hẹp; chưa tuyển được những người có năng lực phù hợp vào ngành sư phạm; vấn đề giải quyết việc làm cho sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, theo PGS Nguyễn Văn Đệ, trước mắt các trường sư phạm cần sự trợ giúp từ các cơ quan quản lý về các vấn đề sau: Trong điều kiện kinh tế có nhiều biến động, đề nghị được tăng vốn đầu tư từ trung ương, tăng kinh phí chi thường xuyên và giảm kinh phí đối ứng của các trường, nới rộng cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm đối với các trường sư phạm. Đề nghị Bộ GD&ĐT tham mưu đổi mới cơ chế trong quản lý giáo dục, cơ chế tài chính, tích cực và ưu tiên đầu tư hơn nữa cho các cho các trường, các khoa sư phạm. Đề nghị cho phép liên kết vùng trong đào tạo đối với các trường đại học trực thuộc Bộ để tận dụng và phát huy thế mạnh của các trường. Đồng thời, nhà nước cần có chính sách mới nhằm thu hút người giỏi vào học các ngành sư phạm, tập trung quy hoạch lại hệ thống trường đào tạo sư phạm, cải thiện hơn nữa chế độ đối với giáo viên, tạo cơ chế để tăng cơ hội việc làm đối với sinh viên sư phạm khi tốt nghiệp. "Trường ĐH Đồng Tháp đã phát triển Kế hoạch chiến lược phát triển Nhà trường giai đoạn 2011 – 2020, xác định và bổ sung nhiệm vụ đổi mới theo chủ trương chung. Đồng thời, Chương trình hành động của Trường triển khai Kế hoạch hành động của ngành giáo dục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo cũng tập trung thực hiện hệ thống các giải pháp đáp ứng yêu cầu đổi mới. Cụ thể, Trường ĐH Đồng Tháp đã và đang xây dựng, phát triển bộ chuẩn đầu ra cho các ngành đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực để chuẩn bị cho kế hoạch phát triển chương trình đào tạo sau năm 2015. Hình thức kiểm tra, đánh giá mới đã được cập nhật vào môn học của các ngành đào tạo giáo viên". PGS.TS. Nguyễn Văn Đệ Hiếu Nguyễn (ghi)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_quan_ly_truyen_thong_giao_duc_gia_tri_song_cho_hoc_s.doc
  • docBia L.A.doc
  • docBia tom tat L.A (Tieng Anh).doc
  • docBia tom tat L.A (Tieng Viet).doc
  • docThong tin mang (Tieng Anh).doc
  • docThong tin mang (Tieng Viet).doc
  • docTom tat L.A (Tieng Anh).doc
  • docTom tat L.A (Tieng Viet).doc
Tài liệu liên quan