BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM
VŨ BÌNH TUYỂN
QUÂN VÀ DÂN KHU V CHỐNG PHÁ BÌNH ĐỊNH
LẤN CHIẾM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
GIAI ĐOẠN 1973 - 1975
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
HÀ NỘI, NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM
VŨ BÌNH TUYỂN
QUÂN VÀ DÂN KHU V CHỐNG PHÁ BÌNH ĐỊNH
LẤN CHIẾM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
GIAI ĐOẠN 1973 - 1975
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 9 22 90 13
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA
209 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Quân và dân khu V chống phá Bình Định lấn chiếm trong kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1973 - 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC:
1. PGS, TS Nguyễn Xuân Tú
2. TS Nguyễn Văn Lượng
HÀ NỘI, NĂM 2021
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
Chữ viết đầy đủ
Ban chấp hành
Bình định lấn chiếm
Chính quyền Sài Gòn
Chính trị quốc gia
Đồng bằng ven biển
Lực lượng cách mạng
Lực lượng vũ trang
Mặt trận Tây Nguyên
Nhà xuất bản
Quân đội nhân dân
Quân đội Sài Gòn
Quân Giải phóng
Xã hội chủ nghĩa
Chữ viết tắt
BCH
BĐLC
CQSG
CTQG
ĐBVB
LLCM
LLVT
MTTN
Nxb
QĐND
QĐSG
QGP
XHCN
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khu V là mảnh đất có truyền thống yêu nước và cách mạng. Trong hai
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, mặc dù phải chịu bao
tổn thất của chiến tranh, nhưng quân và dân Khu V vẫn kiên cường bám trụ,
đánh địch để giữ đất, giữ dân. Càng trong gian khổ của chiến tranh, bản lĩnh,
ý chí kiên cường, sức sáng tạo của quân và dân Khu V càng được thể hiện rõ.
Mặc dù Hiệp định Paris được kí kết (27/01/1973), nhưng Mỹ và chính
quyền, QĐSG vẫn thực hiện kế hoạch BĐLC được vạch ra từ trước, mở các
cuộc hành quân “tràn ngập lãnh thổ” nhằm xóa thế “da báo” tiến tới bình định
toàn bộ miền Nam. Ở Khu V, từ ngày 28/01/1973, QĐSG mở nhiều cuộc
hành quân càn quét lấn chiếm quy mô cấp tiểu đoàn, trung đoàn; kết hợp giữa
lấn chiếm phía trước với ổn định và củng cố phía sau, đồng thời sử dụng các
biện pháp về chính trị, kinh tế, văn hóa để kìm kẹp nhân dân trong vùng kiểm
soát. Với thủ đoạn lấn chiếm có trọng điểm nên mật độ phi pháo, bom đạn ở
một số khu vực còn ác liệt hơn trong giai đoạn quân Mỹ có mặt trên chiến
trường miền Nam.
Những âm mưu, thủ đoạn và hoạt động BĐLC của Mỹ và chính quyền,
QĐSG làm cho quân và dân Khu V chịu nhiều tổn thất. Trước những khó
khăn trong giai đoạn mới đã xuất hiện tư tưởng “hữu” khuynh trong một bộ
phận cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, làm cho thế tiến công của
Khu V bị chững lại trong nửa đầu năm 1973. Nhân cơ hội đó, QĐSG thực
hiện thủ đoạn “hòa hợp” ở nơi này nhưng lại tập trung lực lượng lấn chiếm ở
nơi khác, thậm chí có nơi chúng đã lấn chiếm cả vào vùng giải phóng. Thực
tiễn trên đã đặt ra cho Khu V phải có chủ trương và biện pháp để chặn đứng
các hoạt động BĐLC của chính quyền và QĐSG.
Sau khi quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 của BCH Trung
ương Đảng (7/1973), Khu ủy Khu V đã chủ trương: Ra sức đánh bại BĐLC
2
của địch, giành dân, giữ dân, mở rộng quyền làm chủ, phát triển thực lực cách
mạng. Từ đây, phong trào cách mạng Khu V có bước chuyển mình, từ phòng
giữ chuyển sang chủ động phản công và tiến công địch. Đến cuối năm 1974,
đầu năm 1975, kế hoạch BĐLC của chính quyền và QĐSG đã cơ bản bị thất
bại. Đây là thời cơ thuận lợi cho quân và dân Khu V nổi dậy phá hệ thống
bình định của địch, giải phóng toàn Khu, mở đầu cho cuộc Tổng tiến công và
nổi dậy mùa Xuân 1975.
Thực tiễn quá trình quân và dân Khu V chống phá BĐLC trong giai
đoạn 1973 - 1975 quyết liệt, phức tạp, có cả những thắng lợi to lớn và những
sai lầm, tổn thất, nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào trực
tiếp nghiên cứu vấn đề này một cách hệ thống, toàn diện, chuyên sâu. Vì vậy
cần có một công trình độc lập để nghiên cứu, đánh giá về quá trình quân và dân
Khu V chống phá BĐLC khách quan, toàn diện, thấy được cả những ưu điểm,
hạn chế từ nhận thức về địch, chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy
Đảng đến chỉ đạo hoạt động thực tiễn, kết quả chống phá BĐLC và rút ra
những kinh nghiệm lịch sử, có thể tham khảo vận dụng trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Đó là những lý do cơ bản để nghiên cứu sinh chọn chủ đề “Quân và
dân Khu V chống phá bình định lấn chiếm trong kháng chiến chống Mỹ
giai đoạn 1973 - 1975” làm đề tài luận án tiến sĩ Lịch sử của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ quá trình quân và dân Khu V chống phá BĐLC của Mỹ và
chính quyền, QĐSG giai đoạn 1973 - 1975; trên cơ sở đó nhận xét ưu, khuyết
điểm và đúc rút những kinh nghiệm lịch sử có thể vận dụng trong sự nghiệp
bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
3
Phân tích những yếu tố tác động đến quá trình quân và dân Khu V
chống phá BĐLC
Trình bày quá trình quân và dân Khu V chống phá BĐLC giai đoạn
1973 - 1975
Nhận xét ưu điểm, hạn chế và đúc rút một số kinh nghiệm của quân và
dân Khu V chống phá BĐLC, hướng vận dụng của kinh nghiệm trong giai
đoạn cách mạng hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Quân và dân Khu V chống phá BĐLC của Mỹ và chính quyền, QĐSG
giai đoạn 1973 - 1975.
3.2. Phạm vi
Về nội dung: Luận án trình bày những hoạt động của quân và dân Khu V
chống phá BĐLC trên các lĩnh vực: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội,
trong đó chủ yếu tập trung vào hoạt động quân sự.
Về thời gian: Luận án nghiên cứu trong khoảng thời gian từ ngày
28/01/1973 đến ngày 03/4/1975. (từ 07 giờ ngày 28/01/1973 Hiệp định Paris
bắt đầu có hiệu lực, cả hai bên phải thực hiện ngừng bắn; đến ngày 03/4/1975,
Khu V hoàn toàn giải phóng). Tuy nhiên, để bảo đảm tính hệ thống của vấn
đề nghiên cứu và triển khai các yếu tố tác động, luận án có đề cập đến một số
nội dung liên quan trước tháng 1/1973 và sau 3/4/1975.
Về không gian: Luận án nghiên cứu trong phạm vi chiến trường Khu V
bao gồm 9 tỉnh: Quảng Đà, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,
Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án nghiên cứu dựa trên những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối và nghệ thuật quân sự của Đảng.
4
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic cùng với
một số phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh... Trong
đó sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chủ yếu.
5. Nguồn tư liệu
Những văn kiện, tài liệu gốc của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung
ương, Bộ Quốc phòng; các công trình nghiên cứu, tổng kết liên quan đến cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Những tài liệu nghiên cứu về địch trong cuộc chiến tranh xâm lược
Việt Nam (1954 - 1975).
Các công trình lịch sử, tổng kết chiến tranh nhân dân ở địa phương và các
đơn vị trên địa bàn Quân khu 5 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, bao gồm:
Quân khu 5, MTTN (Quân đoàn 3); các sư đoàn, trung đoàn, các tỉnh, huyện.
Các công trình, đề tài, luận án, luận văn trong nước và nước ngoài; các
bài viết đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, hồi kí của các tướng
lĩnh, cựu chiến binh đã từng tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
6. Đóng góp mới của luận án
Góp phần phục dựng một cách khách quan quá trình quân và dân Khu
V chống phá BĐLC trong kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1973 - 1975.
Đưa ra những nhận xét, đánh giá và đúc kết một số kinh nghiệm từ quá
trình quân và dân Khu V chống phá BĐLC trong kháng chiến chống Mỹ giai
đoạn 1973 - 1975 để vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
hiện nay.
Góp thêm tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
7. Kết cấu của luận án
Gồm: Mở đầu, Nội dung (4 chương), Kết luận, Danh mục các bài viết
của tác giả được công bố liên quan đến đề tài luận án, Danh mục tài liệu tham
khảo, Phụ lục.
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các công trình của tác giả nước ngoài
Viết về cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, đã có nhiều công
trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài (chủ yếu là Mỹ). Nội dung các công
trình đó đã đề cập tới nhiều vấn đề: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội
trong đó có hoạt động bình định, BĐLC của Mỹ và chính quyền, QĐSG; sự
chống lại của QGP và nhân dân miền Nam Việt Nam.
Cuốn sách: Robet Thompson (1966), Defeating communist
insurgency (Đánh bại sự nổi dậy của cộng sản) [156]. Nội dung cơ bản của
cuốn sách đề cập đến vấn đề chống nổi dậy dựa trên kinh nghiệm của tác
giả ở Malaysia từ năm 1948 đến năm 1960 và ba năm rưỡi ở miền Nam
Việt Nam từ năm 1961- 1965. Tác giả đi sâu phân tích, lý giải vì sao các
lực lượng du kích cộng sản, với trang bị thô sơ nghèo nàn, lại có thể làm
kiệt sức và gây nỗi kinh hoàng cho một quân đội chính quy quy mô lớn.
Thompson còn chỉ ra cách thức để ngăn chặn các lực lượng du kích mà
không phải tổn thất lớn về con người, tiền của, vật chất nhưng lại có thể
làm giảm hoạt động, cô lập quân du kích và đánh bại sự nổi dậy - đó chính
là phải tiêu diệt các tổ chức chính trị cơ sở của cộng sản. Đây là bài học
kinh nghiệm của tác giả rút ra từ cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và
Malaysia. Thông qua cuốn sách này ta thấy đối phương rất coi trọng vai trò
của làng, xã trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Vì vậy, đề tài
nghiên cứu cần thấy rõ và khai thác toàn diện về cuộc “chiến tranh làng xã”
của Mỹ và chính quyền, QĐSG cũng như những hoạt động của LLCM ở
nông thôn trong việc chống phá bình định.
6
Đánh giá chính sách bình định của Mỹ và nguyên nhân dẫn đến thất bại
của chính sách này có cuốn A Bright Shinning Lie (Lời nói dối hào nhoáng)
[155] của Niel Sheehan (1988). Cuốn sách dày 826 trang, với nhiều tư liệu có
giá trị liên quan đến chương trình bình định của Mỹ ở Việt Nam. Chương mở
đầu của cuốn sách nói về nhân vật John Paul Van - cố vấn cấp cao về bình định
ở Nam Việt Nam. Thông qua mô tả “đám tang” John Paul Van để nói rõ hơn về
quá trình thai nghén và triển khai chính sách bình định của Mỹ ở Nam Việt
Nam, đồng thời cũng lý giải nguyên nhân thất bại của chính sách này. Sự thất
bại nằm ngay ở giới “chóp bu” của Nhà Trắng và Lầu Năm Góc vì những bất
đồng, mâu thuẫn ngày càng sâu sắc trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Năm 1990, Mai-cơn Mac-lia cho ra mắt cuốn sách Việt Nam - Cuộc
chiến tranh mười nghìn ngày [154]. Đây là cuốn sách được Mai-cơn Mac-lia
viết dựa trên cuộc phỏng vấn những người Mỹ, Pháp và những người Việt Nam
từng tham gia cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ đối với Việt Nam. Tác giả đã
dành 13 trang (tr.158 - tr.171) để viết về cuộc chiến tranh ở làng xã, trong đó đã
mổ xẻ những quan điểm, tư tưởng của các quan chức chính phủ Mỹ về “công
cuộc” bình định miền Nam Việt Nam, tiêu biểu là quan điểm của Rô-bớt Cô-
mơ (Robert Komer) - người điều hành viện trợ Mỹ từ giữa năm 1967. Cô-mơ
cho rằng chỉ có tiến hành chương trình bình định mới thắng được về mặt chính
trị ở làng xã bởi: “Các cuộc hành quân của Mỹ làm cho nhân dân căm thù và xa
lánh bao nhiêu thì công tác bình định phải cố gắng giúp đỡ họ bấy nhiêu” [154,
tr.159]. Theo Cô-mơ, phải tìm một giải pháp khác thay cho giải pháp quân sự
và lúa mì thay cho bom đạn để giải quyết công việc (tức là phải tiến hành bình
định để chiếm được trái tim khối óc của dân chúng thay vì bom đạn). Tiếp theo
Cô-mơ là Uy-liêm Côn-bai, cựu ngoại trưởng cơ quan tình báo ở Sài Gòn cho
rằng để bình định nông thôn phải tập trung vào tình báo và gọi tên nó là
“Phượng Hoàng” để trực tiếp kiểm soát nông thôn. Ông ta cho rằng, vấn đề
Việt Nam không thể giải quyết bằng quân sự. “Cuối cùng tính chất cuộc chiến
7
chủ yếu phải giải quyết ở cấp xã” [154, tr.163]. Như vậy, theo Mai-cơn Mac-
lia thì chương trình bình định được đặt ra từ đầu đến cuối cuộc chiến tranh
xâm lược của Mỹ ở Việt Nam. Bình định vừa là mục tiêu chiến lược, vừa là
biện pháp để nắm giữ trái tim khối óc của dân chúng. Mặc dù Mỹ đã đưa ra
nhiều chiến lược chiến tranh với những “chuyên gia” hàng đầu nghiên cứu về
bình định nhưng khi áp dụng vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đều
thất bại. Thông qua cuốn sách này cho thấy vai trò quan trọng của nông thôn
trong chương trình bình định của Mỹ và chính quyền, QĐSG. Tuy nhiên,
chúng không thể nào bình định được nông thôn vì LLCM luôn giữ được đất,
bám được dân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các
chương trình bình định của Mỹ và chính quyền, QĐSG ở miền Nam Việt
Nam đều bị thất bại.
Nghiên cứu về các tổ chức thực hiện chương trình bình định ở nông
thôn miền Nam, năm 1993, Zalin Grant cho ra mắt cuốn sách Giáp mặt với
Phượng Hoàng, CIA và sự thất bại chính trị của Hoa Kỳ ở Việt Nam [159].
Tác giả đã đề cập đến tổ chức “Phượng Hoàng” - một tổ chức mà Mỹ thiết lập
trong thực hiện chương trình bình định ở Việt Nam mà “Colby thường được
coi là cha đẻ của chương trình Phượng Hoàng” [159, tr.384]. Đây là một tổ
chức chống phá phong trào cách mạng ở cơ sở do Cục tình báo Trung ương
Mỹ (CIA) điều khiển và nuôi dưỡng. Mục đích của chương trình “Phượng
Hoàng” là thâu tóm mọi nguồn tình báo lại một mối, ở cấp tỉnh hoặc cấp
huyện, để phát hiện và tiêu diệt tổ chức chính trị và hành chính của “Việt
Cộng”. Với việc thanh lọc, bắt bớ, tra tấn bừa bãi không chỉ khủng bố tinh
thần dân chúng mà còn tạo ra sự căm phẫn của dân chúng đối với chính quyền
tay sai Nguyễn Văn Thiệu. Mặc dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng tổ
chức “Phượng Hoàng” do Mỹ và CQSG tổ chức, hoạt động đã đạt được
những mục tiêu nhất định trong thực hiện chương trình bình định nông thôn
8
miền Nam, gây ra nhiều thiệt hại cho các cơ sở cách mạng từ sau năm 1967
đến kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ. Từ nội dung của cuốn sách giúp
cho nghiên cứu sinh hiểu rõ hơn về những tổ chức do Mỹ và chính quyền,
QĐSG tạo ra nhằm kiểm soát dân chúng ở nông thôn.
Trong chương trình bình định của Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã phân
định rất rõ nhiệm vụ và phạm vi đảm trách của từng lực lượng. Thomas L.
Abern, Jr (2001), CIA and rural pacification in south Vietnam (CIA và
chương trình bình định nông thôn ở Nam Việt Nam) [149] đã viết: Bộ Quốc
phòng Mỹ và cơ quan tình báo CIA rất chú trọng đến chương trình bình định
miền Nam Việt Nam. Theo quan điểm của Mỹ, bình định là một chiến lược
tiến công trong “phòng ngự diện địa”, “một cuộc chiến tranh lãnh thổ” với
nhiều lực lượng tham gia gồm cả quân Mỹ và QĐSG. Nguyễn Cao Kỳ cũng
cho rằng bình định nông thôn là “cần thiết, không chỉ giúp chúng ta giành
thắng lợi quân sự mà còn chiến thắng cả về chính trị” [149, tr.558]. Cuốn sách
cũng đề cập tới việc phân chia lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ bình định.
Khi chiến trường có hai lực lượng thì quân Mỹ làm nhiệm vụ “tìm diệt”,
QĐSG làm nhiệm vụ “bình định”, cũng có lúc quân Mỹ phân tán một bộ phận
để làm nhiệm vụ bình định dưới hình thức “các đội hòa bình quân sự”. Bình
định là mục tiêu xuyên suốt của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt
Nam. Trong từng giai đoạn thì biện pháp bình định kết hợp với đòn tiến công
quân sự có những cấp độ khác nhau, hỗ trợ cho nhau nhằm ổn định tình hình
miền Nam Việt Nam. Thông qua cuốn sách này để thấy được các lực lượng
tham gia trên từng địa bàn, thực hiện từng nhiệm vụ, sự phối hợp giữa các lực
lượng khi tiến hành BĐLC.
Năm 2007, Nxb Công an Nhân dân xuất bản cuốn sách: Hồ sơ chiến
tranh Việt Nam - Tiết lộ lịch sử bí mật của chiến lược thời Nixon của tác giả
Jeffrey Kimball [153]. Nội dung của cuốn sách cho thấy, dưới thời Nixon,
9
cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam được đẩy lên mức độ tàn khốc nhất. Mỹ
đã củng cố và tăng cường quân đội Mỹ ở mức độ cần thiết, đồng thời củng cố
chính quyền và QĐSG để tiếp tục “càn quét và giữ đất”, củng cố các khu vực
phòng thủ, xúc tiến chương trình bình định để kiểm soát nhân dân và lãnh thổ;
tìm cách làm suy yếu lực lượng quân sự và chính trị của đối phương, tạo điều
kiện để Mỹ có thể rút dần quân đội Mỹ... Với mục đích đó nên trước khi rút
quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, Mỹ đã kịp chi viện cho QĐSG một số
lượng lớn vũ khí để tiếp tục lấn đất giành dân khi quân Mỹ không còn trên
chiến trường miền Nam Việt Nam.
1.1.2. Các công trình của tác giả trong nước
1.1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ
nói chung, trong đó có chống phá bình định, bình định lấn chiếm trên toàn
chiến trường miền Nam
Mục đích bình định của Mỹ và chính quyền, QĐSG nhằm ổn định tình
hình miền Nam trên tất cả các lĩnh vực: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội. Viết về bình định trên lĩnh vực kinh tế có cuốn: 21 năm viện trợ Mỹ ở
Việt Nam [107] của Đặng Phong (1991). Nội dung cuốn sách thể hiện một
phần kế hoạch BĐLC của Mỹ và CQSG ở góc độ kinh tế bằng việc bao vây,
phong tỏa, thu mua, cướp bóc lương thực. Tác giả cho rằng sau Hiệp định
Paris, chính quyền và QĐSG rất khó khăn về kinh tế nên để tồn tại phải có sự
viện trợ của Mỹ. Mặc dù Mỹ đã viện trợ kinh tế, quân sự nhưng cũng chỉ đáp
ứng được phần nào nhu cầu tiêu dùng của chính quyền và QĐSG. Để bù đắp
lại những thiếu hụt về kinh tế, CQSG đẩy mạnh chương trình thu mua, cướp
bóc lương thực ở những vùng đông dân, nhiều của; ra sức bao vây phong tỏa
kinh tế vùng giải phóng nhằm thực hiện cuộc chiến tranh “bóp nghẹt”. Vì vậy,
những hoạt động kinh tế của CQSG là nội dung trong chương trình bình định
nhằm cướp bóc lương thực phục vụ cho cuộc chiến tranh lâu dài.
10
Lột tả bản chất chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ khi tiến hành chiến tranh
xâm lược Việt Nam, năm 1991, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Bộ Quốc
phòng đã ra mắt cuốn Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc
Mỹ ở Việt Nam [36]. Nội dung cuốn sách đã phân tích những âm mưu, thủ đoạn
và hoạt động xâm lược của Mỹ trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Trong
giai đoạn thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, mặc dù Mỹ rút
quân nhưng vẫn tiếp tục hỗ trợ cho CQSG về kinh tế và quân sự nhằm kéo dài
cuộc chiến tranh. Được sự giúp đỡ của Mỹ, chính quyền, QĐSG đã mở những
cuộc hành quân “tràn ngập lãnh thổ” nhằm lấn đất, giành dân và tiêu diệt QGP.
Đề cập đến hoạt động BĐLC, cuốn sách đã khái quát âm mưu, thủ đoạn, mục
tiêu, biện pháp, lực lượng BĐLC của Mỹ và chính quyền, QĐSG Không cho
chúng “tự tung, tự tác” BĐLC, quân và dân miền Nam từng bước đẩy lùi các
cuộc lấn chiếm, phá vỡ nhiều địa bàn bình định của chính quyền, QĐSG.
Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ và rút ra bài học là một công trình
lớn, có tính khái quát cao ở tầm chiến lược, công trình Tổng kết cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước - thắng lợi và bài học [7] của Ban Chỉ đạo tổng kết
chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995) đã khái quát những bước phát triển
của cuộc kháng chiến chống Mỹ qua 5 giai đoạn và rút ra những bài học kinh
nghiệm. Trong giai đoạn thứ năm (1973 - 4/1975), từ trang 87 đến trang 97,
cuốn sách đã khái quát những nét cơ bản về âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và chính
quyền, QĐSG tiến hành BĐLC; những chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng
chống lại kế hoạch BĐLC. Đây là công trình tham khảo rất có giá trị, làm cơ sở
để nghiên cứu sinh vận dụng phương pháp phân kỳ lịch sử trong quá trình triển
khai luận án.
Tổng kết chiến tranh và rút ra bài học kinh nghiệm là vấn đề quan trọng
của một công trình tổng kết lịch sử. Tiêu biểu cho thể loại công trình này là
cuốn sách: Chiến tranh nhân dân địa phương trong kháng chiến chống Mỹ, cứu
11
nước (1954 - 1975) [31] của Bộ Quốc phòng (1996). Nội dung cuốn sách đã
làm rõ phương thức tiến hành chiến tranh và đấu tranh cách mạng của quần
chúng nhân dân; sự lãnh đạo, chỉ đạo phong trào chiến tranh nhân dân địa
phương của Đảng và thực tiễn hoạt động đấu tranh sáng tạo của nhân dân miền
Nam; nghệ thuật tổ chức vũ trang quần chúng và động viên quần chúng đánh
giặc. Khi đề cập đến vấn đề chống phá BĐLC, cuốn sách cũng chỉ ra những
khó khăn của quân và dân miền Nam trong khoảng thời gian đầu năm 1973.
Sau khi quán triệt quan điểm bạo lực cách mạng của Đảng, việc kết hợp chặt
chẽ các lực lượng chống phá BĐLC đã diễn ra đều khắp trên cả ba vùng chiến
lược, làm cho kế hoạch BĐLC của Mỹ và chính quyền, QĐSG bị thất bại về cơ
bản... Trong đúc kết những bài học kinh nghiệm về chiến tranh nhân dân, cuốn
sách có đề cập đến phong trào của quần chúng nhân dân chống phá BĐLC,
nhưng dung lượng chưa nhiều. Đây là cuốn sách rất quan trọng cho việc khai
thác, tìm hiểu về chiến tranh nhân dân ở địa phương, trong đó có phong trào
chống phá BĐLC giai đoạn 1973 - 1975.
Tổng kết chiến tranh và rút ra bài học kinh nghiệm còn có cuốn Chiến
tranh cách mạng Việt Nam (1945 - 1975), thắng lợi và bài học [8] của Ban Chỉ
đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000). Khi đúc kết những bài
học kinh nghiệm, cuốn sách có đề cập đến giai đoạn chống phá BĐLC (1973 -
1975) bao gồm cả về chủ trương đường lối, về phát huy sức mạnh tổng hợp, về
chiến tranh nhân dân Công trình này ở phần phụ lục, nhiều số liệu thống kê
chính thống quan trọng liên quan đến giai đoạn 1973 - 1975.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ trong giai đoạn 1973 - 1975 còn được thể
hiện tương đối đầy đủ và toàn diện thông qua cuốn sách: Lịch sử cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), tập VIII, Toàn thắng [48] của Viện
Lịch sử quân sự Việt Nam - Bộ Quốc phòng (2013). Nội dung cuốn sách đã
khẳng định: sau Hiệp định Paris, mặc dù rút quân, nhưng Mỹ vẫn tăng cường
12
viện trợ kinh tế và quân sự cho CQSG, nhằm xây dựng QĐSG mạnh lên để thay
thế cho quân Mỹ. Được sự giúp đỡ của Mỹ, chính quyền và QĐSG ra sức phá
hoại Hiệp định bằng việc thực hiện kế hoạch BĐLC, mở những cuộc hành quân
“tràn ngập lãnh thổ” hòng xóa thế “da báo”; sử dụng các đơn vị chủ lực tăng
cường lấn chiếm nhằm tiêu diệt và đẩy LLCM ra sát biên giới Việt Nam -
Campuchia, đồng thời tiến hành di dân, xúc dân, san ủi địa hình, lấn dũi mở rộng
địa bàn sau đó thiết lập bộ máy chính quyền quân sự để kìm kẹp dân chúng...
Nghiên cứu về chống phá bình định còn có cuốn sách: Lịch sử phong
trào đấu tranh chống phá bình định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước (1954 - 1975), tập IV (1969 - 1975) [51] của Viện Lịch sử quân sự Việt
Nam - Bộ Quốc phòng (2018). Đây là công trình chuyên khảo nghiên cứu về
lịch sử phong trào chống phá bình định của Mỹ và CQSG trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước (1969 - 1975). Nội dung cuốn sách cho thấy “bình
định” là vấn đề chiến lược của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt
Nam, được thực hiện bằng các biện pháp chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa,
tư tưởng Nhằm kiểm soát đại bộ phận nông thôn, đồng bằng, kìm kẹp nhân
dân miền Nam trong các “Ấp chiến lược” để tách “Cộng sản” ra khỏi dân
chúng, cắt đứt địa bàn hoạt động của LLVT cách mạngTuy nhiên, do phản
ánh phong trào đấu tranh trên toàn miền Nam nên những hoạt động của quân
và dân Khu V chống phá BĐLC mới chỉ đề cập một cách khái lược.
1.1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về chống phá bình định lấn chiếm
của Mỹ và chính quyền, quân đội Sài Gòn ở các vùng, miền, địa phương
Đây là những công trình nghiên cứu về chống phá bình định và BĐLC
ở các vùng, miền, địa phương khác làm cơ sở để tham khảo, so sánh, đối
chiếu với kết quả chống phá BĐLC ở Khu V.
Đông Nam Bộ là địa bàn có truyền thống đấu tranh cách mạng, được thể
hiện trong nhiều công trình nghiên cứu, tiêu biểu là cuốn sách: Miền Đông
Nam Bộ kháng chiến (1945 - 1975), tập II [85] của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân
13
khu 7 (1993). Trong chương VIII, cuốn sách cho thấy: Mỹ và chính quyền,
QĐSG cố tình vi phạm Hiệp định Paris bằng việc thực hiện kế hoạch BĐLC,
mở các cuộc hành quân “tràn ngập lãnh thổ” nhằm xóa thế “da báo”, đẩy chủ
lực QGP ra sát biên giới, lấn chiếm vùng giải phóng và tiến hành bình định,
kiểm soát toàn bộ miền Đông Nam Bộ. Hoạt động BĐLC của chính quyền và
QĐSG đã gây cho cách mạng những tổn thất nhất định. Những nơi ta vừa mở
ra trước khi Hiệp định Paris kí kết đã bị QĐSG chiếm lại hết, thậm chí chúng
còn lấn chiếm vào cả vùng giải phóng của ta, nhiều nơi nhân dân bị QĐSG dồn
vào các khu dồn dân hoặc đưa ra khu vực giáp ranh để tạo “vùng đệm” cho
chúng. Với những nỗ lực của quân và dân miền Đông Nam Bộ chống phá
BĐLC, đến cuối năm 1974, đầu năm 1975, QĐSG hầu như không còn khả
năng lấn chiếm, mà chỉ tổ chức những cuộc hành quân phản kích, giải tỏa để
ngăn chặn các đợt tiến công của QGP. Thông qua cuốn sách này có nhiều tư
liệu để đối chiếu, so sánh với chủ trương, biện pháp chống phá BĐLC ở Khu
V, trên cơ sở đó rút ra những nhận xét, đánh giá khách quan, khoa học.
Nghiên cứu về chống phá BĐLC của Mỹ và chính quyền, QĐSG trên địa
bàn Tây Nam Bộ có cuốn sách: Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, tập 3 (1969 -
1975) [3] của Ban biên soạn lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến (2010). Nội dung
cuốn sách cho thấy: Trước những hành động phá hoại Hiệp định Paris một cách
nghiêm trọng của Mỹ và chính quyền, QĐSG, Khu ủy Khu IX đã kịp thời, chủ
động đề ra chủ trương, biện pháp chống phá BĐLC. Chủ trương phân tán bộ đội
chủ lực về phối hợp cùng với LLVT địa phương chống phá BĐLC là một chủ
trương đúng đắn và sáng tạo của Khu ủy Khu IX, phù hợp với đặc điểm tình
hình. Thực hiện chủ trương đó, quân và dân Khu IX đã đánh bại những nỗ lực
cao nhất của QĐSG khi chúng huy động tới 75 tiểu đoàn (11/1973) để BĐLC
các tỉnh Chương Thiện, Rạch Giá, Cà Mau, Bạc Liêu. Đây là tài liệu rất quan
trọng để so sánh, đối chiếu với kết quả quân và dân Khu V chống phá BĐLC
giai đoạn 1973 - 1975, từ đó thấy được tính sáng tạo của Khu V.
14
Viết về chống phá bình định ở nông thôn Nam Bộ còn có Luận án phó
tiến sĩ Lịch sử của Hà Minh Hồng (1997), Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước trong giai đoạn 1969 - 1972: Chống phá bình định nông thôn ở Nam Bộ
[97]. Bằng những nguồn tư liệu phong phú, luận án đã dựng lại cuộc đấu
tranh của quân và dân Nam Bộ chống phá “bình định” của Mỹ và chính
quyền, QĐSG giai đoạn 1969 - 1972 và rút ra một số nhận xét. Trong những
nhận xét, tác giả đã khẳng định đây là cuộc đấu tranh khó khăn, gian khổ nhất
đối với nhân dân ở nông thôn Nam Bộ, vì thời kỳ này Mỹ và chính quyền,
QĐSG dồn toàn lực vào thực hiện “bình định nông thôn”. Với những biện
pháp rất tinh vi, thâm độc và xảo quyệt cả về quân sự, kinh tế, chính trị, văn
hóa, tư tưởng, chúng đã dồn dân vào trong các “ấp chiến lược”, các “khu dồn”
để kìm kẹp nhân dân và cô lập, tiêu diệt LLCM. Để phá “bình định” của Mỹ
và chính quyền, QĐSG, tác giả cũng chỉ ra những biện pháp kết hợp “ba mũi”
đấu tranh, bí quyết ba bám; tích cực xây dựng cơ sở cách mạng và lực lượng
nòng cốt trong các “ấp chiến lược”; xây dựng và phát triển phong trào du kích
chiến tranh để phá vỡ các đồn, bốt, tiêu diệt những tên ác ôn Vì vậy, quân
và dân vùng nông thôn Nam Bộ đã giành được những kết quả nhất định. Đây
là những kinh nghiệm quý về phong trào chống phá “bình định” ở nông thôn
Nam Bộ giai đoạn 1969 - 1972, có thể vận dụng trong nghiên cứu chống phá
BĐLC giai đoạn 1973 - 1975 trên địa bàn Khu V.
Viết về cuộc đấu tranh chống lại QĐSG lấn chiếm ở các địa phương ở
miền Nam còn có bài viết của Nguyễn Huy Thục (1991), “Đánh địch bình
định lấn chiếm ở Chương Thiện năm 1973” [124]. Bài viết đã phân tích khá
rõ biện pháp của quân và dân Khu IX chống phá BĐLC diễn ra trên địa bàn
tỉnh Chương Thiện (nay thuộc tỉnh Hậu Giang) trong năm 1973. Việc sử dụng
các đơn vị chủ lực của Khu, kết hợp với LLVT địa phương đã đánh bại mọi
hoạt động BĐLC của QĐSG Thông qua bài viết này cho thấy, để đánh bại
mọi hoạt động BĐLC của QĐSG thì phải lấy hoạt động tác chiến của bộ đội
15
chủ lực làm nòng cốt. Trên cơ sở đánh thắng hoạt động lấn chiếm của QĐSG
thì mới phát huy vai trò các lực lượng khác phá bình định giành thắng lợi.
Bên cạnh đó còn có bài viết của Nguyễn Đệ (1994), “Đánh địch bình
định lấn chiếm Chương thiện năm 1973 - Một chủ trương đúng đắn táo bạo và
kịp thời” [92]. Bài viết đã khái quát chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng chống
phá BĐLC ở Chương Thiện năm 1973; phân tích những biện pháp chống phá
BĐLC, trong đó kết hợp “ba mũi giáp công” rất hiệu quả nên đã đánh bại lực
lượng lấn chiếm, phá nhiều đồn bốt của QĐSG. Bài viết đã rút ra một số kinh
nghiệm về chống phá BĐLC, như: phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của
Đảng; kết hợp ba mũi giáp công (quân sự, chính trị, binh vận); Kết hợp chặt
chẽ đấu tranh du kích với tác chiến của bộ đội chủ lực; tích cực vận động binh
lính QĐSG Nhưng đây là những kinh nghiệm về chống phá BĐLC trên
phạm vi một tỉnh (Hậu Giang) - là cơ sở để nghiên cứu sinh tham khảo, tiếp
cận về phương pháp khi đúc rút kinh nghiệm chống phá BĐLC trên chiến
trường Khu V.
1.1.2.3. Nhóm công trình nghiên cứu về quân và dân Khu V chống phá
bình định lấn chiếm của Mỹ và chính quyền, quân đội Sài Gòn
Cuốn sách: Khu 5 - 30 năm chiến tranh giải phóng, tập III, cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước (Thời kỳ 1969 - 1975) [63] của Bộ Tư lệnh Quân
khu 5 (1989). Cuốn sách đã dành phần lớn dung lượng viết về hoạt động tác
chiến trên chiến trường Khu V giai đoạn 1973 - 1975. Đề cập đến vấn đề chống
phá BĐLC, cuốn sách đã chỉ rõ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Khu ủy, Đảng ủy,
Bộ Tư lệnh Quân khu 5; hoạt động của LLVT và quần chúng nhân dân Khu V
chống phá BĐLC, trong đó bộ đội chủ lực là lực lượng nòng cốt tiêu diệt các
đơn vị chủ lực QĐSG; bộ đội địa phương, dân quân du kích tác chiến rộng
khắp, tập trung vào bóc gỡ đồn bốt ở xã, ấp, thị trấn và làm nòng cốt cho quần
chúng đấu tranh chính trị, binh vận Do giới hạn trong phạm vi và mục đích
nghiên cứu nên cuốn sách mới chỉ khái quát những sự kiện tiêu biểu của từng
16
trung đoàn, sư đoàn, nhiều sự kiện lịch sử ở các địa phương chống phá bình
định chưa được đề cập. Cuốn sách là tài liệu quan trọng khi viết về Khu V, làm
cơ sở để so sánh, đối chiếu với các sự kiện khác diễn ra trên địa bàn, đồng thời
cũng định hướng cho nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu, bổ sung những
khoảng trống chưa được đề cập.
Sư đoàn 304 là một đơn vị chủ lực đứng chân trên địa bàn Khu V, trực
tiếp tham gia chiến dịch Nông Sơn - Thượng Đức năm 1974. Cuốn sách: Sư
đoàn 304 (1990), tập II, [122] đã khái quát quá trình huấn luyện, chiến đấu của
Sư đoàn từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) đến kết thú...t phục. Tuy nhiên, những công trình này thường có khuynh
hướng xuyên tạc bản chất cuộc chiến tranh, cố gắng luận giải những vấn đề
nhằm bao biện cho cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ, thậm chí ca ngợi
tính đúng đắn của các chương trình, kế hoạch bình định mà Mỹ đã thực
hiện ở miền Nam Việt Nam.
Từ những đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu trên cho thấy: dù đã có
nhiều công trình đề cập tới BĐLC và chống phá BĐLC, nhất là quân và dân Khu
V chống phá BĐLC trong những năm 1973 - 1975, nhưng cho đến nay vẫn chưa
có công trình nào đi sâu nghiên cứu có tính chất hệ thống, toàn diện, chuyên sâu
quá trình quân và dân Khu V chống phá BĐLC của Mỹ và chính quyền, QĐSG
giai đoạn 1973 - 1975, để từ đó rút ra nhận xét và đúc kết những kinh nghiệm
lịch sử. Vì vậy, đề tài luận án được nghiên cứu sinh chọn nghiên cứu “Quân và
dân Khu V chống phá bình định lấn chiếm trong kháng chiến chống Mỹ giai
đoạn 1973 - 1975” là công trình độc lập, không trùng lặp bất cứ một công trình
nào đã được công bố.
1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
Một là, phân định rõ phạm vi của Khu và những yếu tố tác động đến
quá trình quân và dân Khu V chống phá BĐLC giai đoạn 1973 - 1975
Làm rõ địa giới hành chính của khu, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối
với MTTN; những đặc điểm về dân cư, kinh tế, xã hội, truyền thống đấu tranh
chống giặc ngoại xâm và chống phá bình định của Mỹ và CQSG; hình thái
chiến trường giữa LLCM và QĐSG để thấy được đối phương phá hoại Hiệp
định Paris bằng biện pháp lấn chiếm, giành đất, giành dân.
Hai là, tái hiện quá trình quân và dân Khu V chống phá BĐLC của Mỹ và
chính quyền, QĐSG để giành đất, giành dân giai đoạn 1973 - 1975.
32
Luận án tập trung làm rõ quân và dân Khu V tiến hành chống phá BĐLC
trong những năm 1973 - 1975 theo hai giai đoạn (tháng 01/1973 - tháng 6/1973
và tháng 7/1973 - tháng 4/1975). Trong đó, từ tháng 01/1973 đến tháng 6/1973
thực hiện đấu tranh chính trị, pháp lý kết hợp với đấu tranh quân sự từng bước
chống lấn chiếm. Từ tháng 7/1973 đến tháng 4/1975 thực hiện đẩy mạnh chống
lấn chiếm, phá bình định, làm thay đổi cục diện chiến trường và tiến lên tiến
công nổi dậy đập tan hệ thống bình định, kìm kẹp của chính quyền, QĐSG, giải
phóng hoàn toàn địa bàn Khu V, góp phần cùng quân và dân cả nước giành
thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Ba là, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và đúc rút những kinh nghiệm lịch
sử từ quá trình quân và dân Khu V chống phá BĐLC giai đoạn 1973 - 1975
Luận án khái quát những ưu điểm, hạn chế, từ nhận thức, chủ trương,
sự chỉ đạo, hoạt động của quân và dân Khu V chống phá BĐLC, kết quả đạt
được trên các mặt quân sự, chính trị, kinh tế trong đó tập trung vào vấn đề
giành đất, giành dân; phát động quần chúng đấu tranh; quá trình xây dựng,
phối hợp giữa các lực lượng để bám đất, bám dân ở các địa phương; đồng thời
đúc kết những kinh nghiệm lịch sử, luận giải ý nghĩa lịch sử, gợi mở, định
hướng vận dụng các kinh nghiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới.
33
Tiểu kết chương 1
Qua khảo cứu các công trình khoa học liên quan đến đề tài cho thấy bối
cảnh chung của chiến trường Khu V giai đoạn 1973 - 1975 và thấy được quan
điểm, cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu của mỗi cá nhân, tập thể là khác nhau.
Đặc điểm chung nhất của các công trình khoa học (trong nước) khi đề cập đến
vấn đề chống phá BĐLC đều cho rằng vấn đề giành dân và giữ đất, giữ dân là
vấn đề quan trọng hàng đầu. Mọi biện pháp quân sự, chính trị, kinh tế đều
nhằm thực hiện vấn đề quan trọng này.
Mặc dù các công trình đều có đề cập đến chống phá BĐLC giai đoạn
1973 -1975 nhưng dung lượng chỉ chiếm phần ít trong mỗi công trình nghiên
cứu. Các công trình, đề tài mới mô tả hoạt động BĐLC của chính quyền,
QĐSG và quân dân miền Nam chống phá BĐLC. Cho đến nay chưa có một
công trình độc lập nào nghiên cứu về quân và dân Khu V chống phá BĐLC
giai đoạn 1973 - 1975. Vì vậy, việc tổng quan tình hình nghiên cứu có liên
quan đến luận án để luận giải, làm rõ vấn đề nghiên cứu đặt ra, nhất là việc
phát hiện những vấn đề mới trong nghiên cứu để đề tài vừa có ý nghĩa lý luận,
vừa có ý nghĩa thực tiễn.
Trên cơ sở khảo cứu các công trình khoa học có liên quan, nghiên cứu
sinh vừa tiếp thu những vấn đề cần khai thác, sử dụng, kế thừa trong luận án,
đồng thời phát hiện “khoảng trống” trong mỗi công trình nghiên cứu, qua đó
hình thành mạch tư duy logic, từ đánh giá, tiếp thu sử liệu, thu thập số liệu, sử
dụng các phương pháp lịch sử, lôgic, thống kê, so sánh từ đó, luận án luận
giải một cách khách quan, khoa học các vấn đề cơ bản về “Quân và dân Khu V
chống phá bình định lấn chiếm trong kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1973 -
1975”, bảo đảm cho công trình nghiên cứu là một sản phẩm độc lập, có tính
sáng tạo, không trùng lặp bất cứ công trình nào đã được công bố.
34
Chương 2
QUÁ TRÌNH QUÂN VÀ DÂN KHU V CHỐNG PHÁ
BÌNH ĐỊNH LẤN CHIẾM (28/01- 6/1973)
2.1. Những yếu tố tác động đến quá trình quân và dân Khu V
chống phá bình định lấn chiếm
2.1.1. Đặc điểm Khu V và quá trình chống phá bình định giai đoạn
trước năm 1973
2.1.1.1. Đặc điểm Khu V
Khu V nằm trên dải đất miền Trung kéo dài từ các tỉnh ở ĐBVB đến Tây
Nguyên. Do yêu cầu nhiệm vụ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Khu V đã nhiều
lần thay đổi địa giới hành chính.
Từ năm 1954 đến năm 1961, Liên khu V từ Quảng Trị đến giáp Nam
Bộ. “Tháng 5 năm 1961 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương quyết định tổ
chức chiến trường miền Nam thành hai khu và thành lập Quân khu 5, Quân khu
6. Khu 5 gồm các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình
Định, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai. Khu ủy 5 được chỉ định 9 đồng chí, đồng
chí Võ Chí Công ủy viên Trung ương Đảng (nguyên Bí thư Liên Khu ủy 5) làm
bí thư Khu ủy 5” [80, tr.96]. Từ tháng 7/1961 đến giữa năm 1963, Khu V vẫn
gồm các tỉnh như trên. Từ giữa năm 1963 đến năm 1966, Khu V được bổ sung
thêm 2 tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa. Trong những năm 1966 - 1975, Khu V
bao gồm các tỉnh: Quảng Đà (Đà Nẵng), Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,
Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk [62, tr.359].
Ngày 01/5/1964, “Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định thành lập Mặt
trận Tây Nguyên, lấy phiên hiệu là chiến trường B3. Mặt trận Tây Nguyên đặt
dưới sự lãnh đạo và chỉ huy trực tiếp của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng
- Tổng Tư lệnh; đồng thời chịu sự lãnh đạo của Khu ủy V và quan hệ mật thiết,
hiệp đồng tác chiến chặt chẽ với Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5” [130, tr.63].
35
Phạm vi hoạt động của MTTN gồm 3 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk. Đảng bộ
MTTN trực thuộc Quân Khu ủy, nhưng về chỉ huy trực tiếp chịu sự chỉ đạo của
Bộ Tổng Tư lệnh, có quan hệ hiệp đồng với Bộ Tư lệnh Quân khu 5.
Để lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, sâu sát kịp thời đối với LLVT MTTN,
đầu tháng 01/1969, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định:
Giao cho Khu ủy, Quân khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 lãnh đạo,
chỉ đạo trực tiếp Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Chiến trường Tây Nguyên.
Ngày 5 tháng 1 năm1969, Thường vụ Khu ủy và Quân khu ủy quy định
cụ thể về việc lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng vũ trang Tây Nguyên, trong
đó giao cho Đảng ủy, Bộ Tư lệnh B3 chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp ba tỉnh
đội Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk. Đến đây chiến trường Tây Nguyên
giữ vai trò của một “phân khu quân sự” của Quân khu 5, vừa làm
nhiệm vụ bộ đội chủ lực của một mặt trận, vừa đảm nhiệm vai trò lực
lượng vũ trang địa phương ở Tây Nguyên [130, tr.238-239].
Trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới trên chiến trường Khu V và xem
xét đề nghị của Quân khu 5, ngày 28/8/1973, Thường trực Quân ủy Trung
ương họp nghiên cứu và quyết định “Từ nay Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Mặt
trận Tây Nguyên trực thuộc trực tiếp và toàn diện Quân khu ủy và Bộ Tư
lệnh Quân khu 5” [129, tr.311].
Giai đoạn 1973 - 1975 Khu V có hai chiến trường ĐBVB (B1) và
MTTN (B3) bao gồm 9 tỉnh: Quảng Đà, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,
Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk với diện tích tự nhiên
khoảng 82.900km2. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế (Quân khu 4), phía
Nam giáp tỉnh Ninh Thuận (nay thuộc Quân khu 7), phía Tây có đường biên
giới (761km) chung với hai nước Lào và Campuchia, phía Đông giáp Biển
Đông, có các đảo và quần đảo chiếm một vị trí quan trọng Mặc dù có hai
chiến trường tương đối độc lập, mỗi chiến trường có vị trí chiến lược riêng
nhưng đều nằm trong hướng chiến lược chung của toàn Miền. Vì vậy, xét trong
36
tổng thể, chiến trường Khu V là một thể thống nhất, vừa có tính độc lập tương
đối, vừa nương tựa, hỗ trợ cho nhau.
Mặt trận Tây Nguyên (B3) đảm nhiệm địa bàn 3 tỉnh Gia Lai, Kon Tum,
Đắk Lắk, có diện tích tự nhiên khoảng 44.900km2, chiếm trọn một vùng cao
nguyên rộng lớn ở phía Tây Nam Trung Bộ, là cửa ngõ để LLCM tiến xuống các
tỉnh miền Đông Nam Bộ hoặc là bàn đạp tiến xuống các tỉnh ĐBVB.
Địa hình Tây Nguyên chủ yếu là rừng núi và cao nguyên, xen kẽ là
những thung lũng dọc lưu vực sông Đắk Bla, Pô Kô, Sa Thầy (Kon Tum),
Sông Ba, Ayun (Gia Lai), Krông Ana (Đắk Lắk). Núi ở Tây Nguyên không
phải là một dải liên tục liền nhau, mà tạo thành những khối phân cắt. Phần Bắc
Tây Nguyên thuộc tỉnh Kon Tum có nhiều núi cao rừng rậm, phân bố tập trung
ở phía Bắc và Đông Bắc, chiếm 2/5 diện tích toàn Tỉnh. Phía Nam Tây
Nguyên, từ Nam tỉnh Đắk Lắk đến Lâm Đồng có nhiều dãy núi lớn với độ cao
trên dưới 2.000m, thấp dần về cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng).
Cao nguyên chiếm một phần lớn diện tích của Tây Nguyên, có độ cao
từ 400m đến trên 1.000m, sườn phía Đông dốc đứng, sườn phía Tây nghiêng
thoai thoải về phía sông Mê Kông. Địa hình tương đối bằng và dốc nhưng ở
các cao nguyên lại đột xuất nổi lên một số núi có giá trị khống chế các khu
vực xung quanh rất thuận lợi cho hoạt động tác chiến.
Khu vực đất bằng Tây Nguyên trải dài hai bên Đường 14 của các cao
nguyên Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk. Ở đây có hai thị xã Buôn Ma Thuột và
Pleiku - nơi tập trung kinh tế, chính trị, dân cư của Tây Nguyên, đồng thời
cũng là căn cứ quân sự, nơi đặt đại bản doanh của Quân đoàn 2 - Quân khu 2
QĐSG. Địa hình ở đây tương đối bằng phẳng với độ cao trung bình 700m -
800m, trong đó nổi lên một số dãy núi cao có giá trị khống chế các khu vực
xung quanh. Hai cao nguyên Pleiku và Đắk Lắk nối liền nhau hợp thành vùng
đất rộng ở Trung Tây Nguyên, nối liền với Nam Lào và Đông Bắc Campuchia
tạo thành mái nhà của Nam Đông Dương. Với địa hình có giá trị về chiến
37
thuật như vậy nên QGP có thể thực hiện tác chiến hiệp đồng binh chủng, đánh
tiêu diệt lớn QĐSG.
Khu vực phía Tây Tây Nguyên phần lớn là núi rừng trùng điệp, dân cư
thưa thớt, khí hậu rất khắc nghiệt, nhưng đây là khu vực có vị trí chiến lược
quan trọng. Nếu LLCM xây dựng vùng rừng núi phía Tây Trường Sơn thành
một căn cứ bàn đạp vững chắc sẽ tạo thế trận uy hiếp QĐSG từ phía Tây, thu
hút giam chân một bộ phận quan trọng lực lượng cơ động của chúng về
hướng này. Khu căn cứ địa và vùng rừng núi phía Tây Tây Nguyên trải dài từ
Bắc Kon Tum xuống các huyện phía Đông các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk
Lắk, nối liền với các huyện miền núi phía Tây các tỉnh ĐBVB tạo thành căn
cứ địa cách mạng Tây Nguyên, cung cấp nhân lực, vật lực cho cách mạng.
Chiến trường các tỉnh ĐBVB (B1) có diện tích tự nhiên khoảng
38.000km2. Đây là một dải đất dài và hẹp chạy dọc ven Biển Đông từ Nam
đèo Hải Vân đến giáp Đông Nam Bộ. Địa hình ở khu vực này có cả rừng núi,
nông thôn đồng bằng, ven biển và đô thị.
Rừng núi nằm trải dài hầu hết phía Tây của các tỉnh (chiếm 2/3 diện
tích), tựa lưng vào Tây Nguyên. Đây là căn cứ của Khu và các tỉnh, đồng thời
cũng là chỗ đứng chân của bộ đội chủ lực. Ở căn cứ, LLCM vừa phát triển
nhân lực, vật lực, tài lực phục vụ kháng chiến, vừa tiếp nhận nguồn cung từ
dưới đồng bằng lên. Khu vực nông thôn ĐBVB với những cánh đồng lúa nhỏ
xen kẽ với làng mạc. Bờ biển dài 922km hình vòng cung nhô ra Biển Đông,
có nhiều cụm điểm cao sát biển rất có giá trị chiến thuật. Đồng ruộng ở đây
xen kẽ với đồi núi, làng mạc, tạo thành từng cụm dân cư thuận lợi cho LLCM
trong việc bám giữ địa bàn, hình thành thế trận xen kẽ, thế bao vây áp sát đô
thị. Khu vực đô thị (Đà Nẵng, Hội An, Quy Nhơn... và một số thị xã, thị trấn)
tập trung đông dân cư, đời sống có khá hơn các vùng khác. Nối liền giữa các
thị trấn và quận lỵ là các tuyến đường, xe cơ giới có thể hoạt động quanh
năm. Khu vực nông thôn ĐBVB với không gian hẹp, lực lượng đông, hệ
38
thống phòng thủ vững chắc, địa hình trống trải là những yếu tố góp phần làm
cho thế trận của QĐSG khó bị chia cắt, mỗi khi bị tiến công chúng có khả
năng ứng cứu nhanh từ nhiều hướng.
Các tỉnh ĐBVB vừa là hậu phương, vừa là nơi tập trung các cơ quan
đầu não của chính quyền và QĐSG, là đầu cầu chủ yếu để chúng thực hiện
các cuộc hành quân lấn chiếm và bình định. Những sân bay, bến cảng lớn vừa
là căn cứ quân sự, vừa là nơi trung chuyển lực lượng và phương tiện để thực
hiện các cuộc hành quân lấn chiếm. Cùng với đó, QĐSG xây dựng một hệ
thống cứ điểm dày đặc để kìm kẹp nhân dân và chia cắt ĐBVB thành từng
khu vực nhỏ. Phần lớn căn cứ của Khu ở ĐBVB đều bị hệ thống cứ điểm của
QĐSG vây xung quanh, nhiều nơi cứ điểm của chúng cắm vào cả vùng giải
phóng của Khu. Vì vậy, ở ĐBVB Khu V, QĐSG tập trung lực lượng đông
nhất, đánh phá dai dẳng và ác liệt nhất - là một trọng điểm đánh phá của Mỹ
và QĐSG trong các chương trình bình định nông thôn.
Về sông suối: Ở các tỉnh ĐBVB Nam Trung Bộ chủ yếu là sông nhỏ và vừa
với mật độ dày. Sông, suối ở đây có độ dốc lớn, ở thượng nguồn có nhiều thác
ghềnh nên LLCM không tận dụng được nhiều trong vận chuyển hậu cần, đạn
dược. Ở Tây Nguyên có rất nhiều sông, suối với độ dốc lớn, trong đó có ba sông
chính là Sê San, Sê Rê Pôk và Sông Ba. Nhìn chung, sông suối ở Tây Nguyên
thường dốc, bắt nguồn từ các vùng núi cao đổ về hai hướng Đông và Tây. Mùa
mưa nước dâng cao chảy xiết gây cản trở giao thông. Do chảy theo hướng từ Tây
sang Đông và có nhiều sông lớn nên đã tạo ra thế chia cắt chiến trường.
Về đường sá: Xuất phát từ đặc điểm chiến trường Khu V có ba vùng
chiến lược hoàn chỉnh nên hệ thống đường sá ở đây tương đối phát triển, nhất là
các tuyến đường nối liền giữa thị xã, thị trấn, quận lỵ. Từ Bắc vào Nam có
Đường 1 và Đường sắt xuyên Việt chạy song song đi qua vùng ĐBVB phía
Đông. Phía Tây có Đường mòn Hồ Chí Minh - tuyến vận tải chiến lược nối liền
hậu phương miền Bắc với tiền tuyến miền Nam. Ngoài hai tuyến đường lớn, từ
39
ĐBVB Khu V lên các tỉnh Tây Nguyên và ngược lại có nhiều tuyến đường chiến
lược quan trọng khác: Đường 14 từ Đà Nẵng lên Tây Nguyên qua Kon Tum -
Pleiku - Buôn Ma Thuột đến Đông Nam Bộ chia Tây Nguyên thành hai phần
Đông - Tây; Đường 5B (nay là Tỉnh lộ 24) từ Quảng Ngãi lên Kon Tum; Đường
19 từ Quy Nhơn (Bình Định) lên Pleiku (Gia Lai); Đường 7B (nay là Tỉnh lộ 25)
từ Tuy Hòa (Phú Yên) đi Cheo Reo lên Pleiku; Đường 21 (nay là Quốc lộ 26) từ
Ninh Hòa (Khánh Hòa) lên Buôn Ma Thuột. Đây là những con đường chiến lược
quan trọng nối đồng bằng Nam Trung Bộ với Tây Nguyên. Ngoài ra còn hệ
thống đường liên tỉnh chạy ngang từ đồng bằng lên miền núi như Đường 104,
Đường 105, Đường 16
Trong những năm chống Mỹ, LLCM đã mở thêm một số tuyến đường
phục vụ cho các hoạt động quân sự, vận chuyển, tập trung ở phía Tây như
Đường 128 thuộc hệ thống Đường Hồ Chí Minh chạy dọc biên giới Việt Nam
- Campuchia. Phía Đông Bắc có Đường 220 nối Đường 14 ở Võ Định (Kon
Tum) chạy sang phía Đông tỉnh Gia Lai. Bên cạnh đó còn có những đường
kéo dài sang đất Bạn như: Đường 18 từ Tân Cảnh qua Plei Kần sang A Tô Pơ,
cao nguyên Bô Lô Ven, Pắc Xế (nước Lào) và Đường 19 kéo dài từ Pleiku
qua Đức Cơ sang thị xã Stung Treng (Campuchia). Đường biên giới rất thuận
tiện cho những đơn vị bộ binh lớn cơ động qua lại, tác chiến.
Về khí hậu: Do địa hình trải dài dọc theo bờ biển nên khí hậu giữa hai
vùng có khác nhau. Các tỉnh ĐBVB mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ẩm,
gió mùa; có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu
từ tháng 10 năm trước đến tháng 01 năm sau, mùa khô từ tháng 01 đến tháng 9.
Tuy nhiên mùa mưa ở đây không diễn ra liên miên nhiều ngày như ở Tây
Nguyên, số ngày khô ráo nhiều hơn nên thuận tiện cho hoạt động tác chiến.
Tây Nguyên có độ cao từ 400m - 2.000m so với mực nước biển và nằm trong
vùng nhiệt đới gió mùa nên khí hậu ở Tây Nguyên vừa có những điểm chung
của vùng, vừa có những nét riêng, đan xen, phức tạp. Mùa mưa ở Tây Nguyên
40
bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 (ở Đắk Lắk kết thúc vào tháng 11).
Mưa thường liên miên, có trận kéo dài nhiều ngày làm cho sông suối nước lũ
dâng cao, gây ngập lụt, khó khăn về giao thông và cơ động lực lượng. Mùa khô
kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, đất đai se cứng, nhiều nơi
khô hạn thiếu nước, nhưng cơ bản rất thuận tiện cho các hoạt động giao thông
và quân sự.
Về dân cư: Xuất phát từ vị trí địa lý của Khu V chủ yếu là núi cao, rừng
rậm, khó khăn trong sản xuất nên dân cư trên địa bàn thưa thớt và thường tập
trung ở các thành phố, thị xã. Ở các tỉnh ĐBVB dân cư tập trung đông đúc
hơn Tây Nguyên, nhưng phần lớn do CQSG kiểm soát ở trong thành phố, thị
xã, thị trấn, vùng ven và các khu dồn dân. Trong các đô thị và vùng ven, quần
chúng giác ngộ cách mạng chiếm một phần không đáng kể, chủ yếu là lực
lượng ở trong các “lõm chính trị” hoặc “căn cứ lõm”; số ít trà trộn vào sống
cùng với nhân dân để hoạt động cách mạng. Lực lượng du kích hoạt động ở
vùng ven khá mạnh. Đây là một mũi phá bình định và làm công tác binh vận
rất hiệu quả.
Ở vùng ven, LLCM đấu tranh quyết liệt với chính quyền, QĐSG để
giành đất, giành dân nên nhân dân chịu nhiều tổn thất do những cuộc càn
quét, thanh lọc, bắt bớ của QĐSG gây ra. Khu vực miền núi của các tỉnh
ĐBVB cũng như phía Tây Tây Nguyên dân cư thưa thớt. Mặc dù vậy, nhưng
nhân dân các tỉnh ĐBVB luôn nêu cao truyền thống cách mạng, kiên quyết
đánh giặc giữ đất, giữ làng khiến cho Mỹ và QĐSG vô cùng khiếp sợ khi phải
tác chiến trên chiến trường này.
Ở MTTN, nhân dân các dân tộc Tây Nguyên vốn có truyền thống yêu
nước, đoàn kết trong chống giặc ngoại xâm để bảo vệ buôn làng. Đồng bào các
dân tộc ở đây khá thành thạo việc chế tạo và sử dụng vũ khí thô sơ như cạm,
bẫy, chông, thò Tuy nhiên, với trình độ dân trí thấp nên họ dễ bị địch lợi
dụng trong việc dụ dỗ di dân vào sống trong các ấp chiến lược. Nhân dân ở các
41
thị xã, thị trấn, trung tâm quận lỵ và vùng ven bị chính quyền và QĐSG kiểm
soát rất gắt gao, phần lớn bị dồn vào các ấp chiến lược, khu dồn dân nên phong
trào đấu tranh rất hạn chế. Một số “căn cứ lõm” trong vùng địch lâu nay giữ thế
hợp pháp, khi Hiệp định Paris được kí kết, ta huy động “cắm cờ giành đất” nên
đã bộc lộ lực lượng, bị địch khủng bố, đàn áp, vì vậy dân số vùng tranh chấp
cũng cơ bản do chính quyền và QĐSG nắm. Nhân dân trong vùng giải phóng
kinh tế rất khó khăn và sống phân tán rải rác, nên việc huy động nhân công
phục vụ cho hoạt động tác chiến còn hạn chế. Nhìn chung nhân dân các dân tộc
trên địa bàn Tây Nguyên trong giai đoạn này phía cách mạng nắm chưa nhiều
[Phụ lục 2], phần lớn nằm trong vùng CQSG kiểm soát.
2.1.1.2. Quá trình quân và dân Khu V chống phá bình định trước
tháng 1/1973
Đặc điểm tự nhiên, xã hội và những yếu tố truyền thống là điều kiện
thuận lợi để quân và dân Khu V đánh địch, giữ đất, giữ dân. Trong giai đoạn
1954 - 1960, phong trào đấu tranh chống địch “tố Cộng”, “diệt Cộng”, chống
dồn dân lập khu Dinh điền diễn ra mạnh mẽ từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ. Với
hình thức đấu tranh chính trị là chủ yếu, quần chúng nhân dân đã tố cáo tội ác,
vạch trần mưu đồ phá hoại Hiệp định của Mỹ và CQSG. Nhân dân nhiều nơi
không chịu nộp thuế, không chấp nhận đi xây đồn, xây căn cứ cho địch, không
chịu chụp ảnh làm thẻ căn cước, không treo ảnh Ngô Tổng thống và cờ ba que.
Một số nơi, nhân dân đem ảnh Ngô Đình Diệm và cờ ba que treo xó bếp, góc
vườn. Nhân dân nhiều nơi còn kéo lên xã, quận đòi chính quyền bán muối, vải,
nông cụ; đòi tự do đi lại; tổ chức cắm chông, gài thò, rào đường để bảo vệ
làng Đến năm 1960, cùng với phong trào “Đồng khởi”, nhân dân các tỉnh
Khu V vùng lên đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị nhằm mở
rộng căn cứ vùng núi, phá lỏng thế kìm kẹp của chính quyền và QĐSG. Ở các
tỉnh Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Bình Định, Phú Yên lực lượng vũ trang
đã chủ động mở các trận tiến công cứ điểm, chặn đánh các cuộc hành quân, càn
42
quét của của QĐSG, hỗ trợ cho nhân dân nổi dậy phá banh, phá rã nhiều khu
dồn dân, giải phóng nhiều vùng nông thôn rộng lớn. “Đến cuối năm 1960, ta đã
phá sạch bộ máy ngụy quyền ở 3.200 thôn trong tổng số 5.721 thôn của Tây
Nguyên và miền Tây các tỉnh đồng bằng. Vùng làm chủ của nhân dân mở rộng
và nối liền nhau thành từng vùng rộng lớn” [62, tr.75].
Trong giai đoạn 1961 - 1965, Mỹ triển khai chiến lược “Chiến tranh
đặc biệt” nhằm dồn dân, lập ấp chiến lược, tiêu diệt QGP miền Nam. Trước
tình hình đó, Bộ Chính trị chủ trương đẩy mạnh tiến công địch, đồng thời
khẩn trương xây dựng lực lượng về mọi mặt nhằm đánh thắng chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt”. Quán triệt chủ trương trên, Khu ủy Khu V đã phát
động quần chúng giành lại nông thôn đồng bằng, xây dựng và phát triển
phong trào ở thành phố và các khu Dinh điền; kết hợp tiến công với nổi dậy
bẻ gãy các cuộc càn quét của QĐSG. Để kết hợp chặt chẽ ba mũi giáp công
phá bình định, lực lượng vũ trang Quân khu 5 và MTTN chủ động tiến công
tiêu diệt đồn, bốt, cứ điểm của địch, hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị,
binh vận. Ở Kon Tum và Gia Lai, du kích, tự vệ thôn, buôn cùng với nhân
dân tiến công diệt đồn, giành quyền làm chủ, lập chính quyền tự quản ở nhiều
buôn, làng. Ở Quảng Ngãi, Phú Yên, hàng nghìn đồng bào kéo đến bao vây
quận lỵ đòi CQSG phải cứu trợ nạn nhân bão lụt, đấu tranh đòi QĐSG không
được càn quét giết hại nhân dân. Ở Nha Trang, hàng nghìn học sinh bãi khóa,
biểu tình phản đối hành động đàn áp, khủng bố của Mỹ và CQSG với sự
kết hợp chặt chẽ các lực lượng trong phá bình định, đến cuối năm 1964 Quân
và dân Khu V đã:
Phá 1.248 ấp chiến lược ở đồng bằng và 292 ấp chiến lược ở rừng núi.
Số dân làm chủ và tranh chấp đã lên đến 1.897.000 - trong đó dân làm
chủ là 1.476.000. Căn cứ rừng núi đã nối liền từ Trị - Thiên đến Đắk
Lắk. Ở đồng bằng, vùng giải phóng xã liền xã, huyện liền huyện hình
43
thành thế bao vây uy hiếp các thị trấn, thị xã, căn cứ quân sự quan trọng
của Mỹ - ngụy Kế hoạch “bình định” Khu V trong năm 1964 đã thất
bại hoàn toàn [62, tr.159 - 160].
Sau khi chiến lược “chiến tranh đặc biệt” bị thất bại, Mỹ chuyển sang
chiến lược “chiến tranh cục bộ” với biện pháp hai gọng kìm “tìm diệt” và
“bình định”. Để giữ đất, giữ dân, phá kế hoạch bình định của Mỹ và chính
quyền, QĐSG, quân và dân Khu V đã kiên trì thực hiện phương châm “ba
bám”, kết hợp chặt chẽ đấu tranh “hai chân, ba mũi”. Theo đó, lực lượng vũ
trang vừa diệt địch bảo vệ dân, phát triển lực lượng du kích, vừa làm hậu
thuẫn cho phong trào đấu tranh chính trị, binh vận của quần chúng nhân dân.
Được sự hỗ trợ của chủ lực, du kích địa phương bám trụ quần lộn với địch,
diệt ác, trừ gian, đánh phá giao thông Phong trào đấu tranh chính trị của
quần chúng phản đối các hành động khủng bố, đốt phá, cướp bóc tài sản, gom
dân lập ấp của Mỹ và QĐSG ngày càng lên cao. Ở một số địa phương, đấu
tranh binh vận đã lôi kéo một bộ phận viên chức, gia đình quân đội, CQSG
tham gia. Mặc dù Mỹ và chính quyền, QĐSG tăng cường lực lượng để bình
định nhưng đã “không khuất phục được quân dân Khu V và Tây Nguyên kiên
cường bất khuất. Chúng càn quét đánh phá với quy mô và mức độ ác liệt bao
nhiêu cũng không dập tắt được phong trào đấu tranh của nhân dân tinh thần
đấu tranh của đồng bào, chiến sĩ ta càng mạnh mẽ quyết liệt” [46, tr.315]. Đến
cuối năm 1968, “dân số vùng giải phóng của Khu còn 1.100.000 so với
1.219.000 trước Tết Mậu Thân” [62, tr.352]. Đây là kết quả của những nỗ lực
đấu tranh giành đất, giành dân với địch trên chiến trường Khu V giai đoạn
1965 - 1968.
Bước sang giai đoạn thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”,
Mỹ xác định mục tiêu đến tháng 6 năm 1972, cơ bản bình định được miền Nam
Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu đó, Mỹ và chính quyền, QĐSG thực hiện một
loạt các chương trình bình định như: “Bình định cấp tốc”, “Bình định xây
44
dựng”, “Bình định phát triển” nhằm kiểm soát phần lớn nông thôn, đồng
bằng. Không để cho Mỹ và chính quyền, QĐSG kiểm soát chiến trường trọng
điểm này, tháng 3 năm 1970, Hội nghị Khu ủy V tiếp tục khẳng định nhiệm vụ
trọng tâm của toàn Khu là: “Đánh bại bình định, diệt kẹp, giành dân, giữ dân,
xây dựng vùng căn cứ, vùng giải phóng” [63, tr.32]. Căn cứ vào chủ trương của
Khu ủy, bộ đội chủ lực Quân khu 5 và MTTN liên tiếp mở các chiến dịch nhằm
tiêu diệt chủ lực địch, phá các cuộc càn quét, bảo vệ căn cứ cách mạng, giành
đất, giành dân. Bộ đội và du kích các tỉnh tích cực tiêu hao bảo an, dân vệ,
thanh niên tân trang và những tên ác ôn, hỗ trợ và bảo vệ cho quần chúng đấu
tranh chính trị, binh vận. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 1970, toàn Khu đã
“diệt gần 2.000 tên ác ôn đầu sỏ” [63, tr.38]. Những cuộc diệt ác có hiệu quả đã
đánh một đòn mạnh vào tinh thần nhân viên CQSG ở cơ sở, làm lỏng hệ thống
kìm kẹp ở nhiều địa phương. Phối hợp với diệt ác, nhân dân đã uy hiếp, hù dọa,
vận động giáo dục binh lính, nhân viên chính quyền, QĐSG ở cơ sở, buộc
chúng phải nới lỏng kìm kẹp, để cho nhân dân đi lại, làm ăn, buôn bán. Cơ sở
chính trị của cách mạng ở bên trong vùng địch kiểm soát dần dần được xây
dựng lại Với chỉ sự đạo kịp thời, kiên quyết của Khu ủy và các cấp ủy Đảng
trên chiến trường Khu V; sự kiên cường, dũng cảm của quân và dân toàn Khu
trong chống phá bình định, đến cuối năm 1972, Khu V đã “phá vỡ từng đoạn
hệ thống phòng ngự cơ bản của địch, giải phóng từng khu vực rộng lớn, đánh
bại căn bản chương trình “Bình định nông thôn”. Thắng lợi to lớn của chiến
trường đã góp phần tích cực cùng cả nước đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa
chiến tranh” của đế quốc Mỹ” [63, tr.126].
Như vậy, Khu V là một trong những chiến trường trọng điểm trong
chương trình bình định của Mỹ và chính quyền, QĐSG. Kế thừa truyền thống
chống giặc ngoại xâm; phát huy lợi thế của chiến trường, quân và dân Khu V
đã kiên cường chống phá bình định, giành đất, giành dân với địch. Mặc dù kết
quả phá bình định ở các địa phương chưa đều, địa bàn nông thôn, đồng bằng
45
của Khu có thời điểm phần lớn bị địch kiểm soát, nhưng xét trong tổng thể,
Khu V đã tích cực phá bình định, giành đất, giành dân, giữ vững những bàn
đạp quan trọng, tạo thế, tạo lực cho cách mạng miền Nam từng bước phát triển.
Đây là điều kiện thuận lợi để quân và dân Khu V thực hiện chống phá BĐLC
trong giai đoạn 1973 - 1975
2.1.2. Hình thái chiến trường Khu V khi Hiệp định Paris được kí kết
Sau Cuộc tiến công chiến lược năm 1972, LLVT Khu V đã giành được
thắng lợi lớn, tiêu diệt nhiều sinh lực, phá huỷ nhiều vũ khí phương tiện chiến
tranh của QĐSG, giành dân, giữ vững và mở rộng vùng giải phóng, củng cố
căn cứ địa cách mạng, tăng thêm thế và lực để bước sang giai đoạn cách mạng
mới. Ở Tây Nguyên, “vùng giải phóng của ta bao gồm hầu hết tỉnh Kon Tum,
Tây Nam thị xã Pleiku và phía Tây Đường 14” [47, tr.189] tạo ra thế đan xen
giữa LLCM và chính quyền, QĐSG. Ở các tỉnh ĐBVB, LLCM vẫn giữ vững
ba bàn đạp quan trọng: Hiệp Đức (Quảng Nam), Ba Tơ (Quảng Ngãi), Hoài
Ân (Bình Định). Nhân dân ở vùng giải phóng và làm chủ luôn có sự hỗ trợ
của LLVT trong đấu tranh chính trị, kinh tế với CQSG. Ở những nơi tiếp giáp
giữa chủ lực QGP và QĐSG, cả hai bên đều chiếm giữ và xây dựng trận địa
phòng ngự vững chắc. Tuy nhiên, lực lượng của chính quyền và QĐSG trên
chiến trường Khu V còn khá mạnh [Phụ lục 3]. Dựa vào ưu thế đó, chính
quyền và QĐSG nhanh chóng củng cố lại các đơn vị chủ lực, bảo an, dân vệ,
cảnh sát, phòng vệ dân sự, nghĩa quân, Phượng Hoàng và chính quyền cơ sở ở
tất cả các thôn, buôn, làng, thị trấn, tiểu khu, thị xã để đẩy mạnh bình định,
kìm kẹp nhân dân.
Trên địa bàn tỉnh Kon Tum:
Về phía QĐSG: Quân đoàn 2 - Quân khu 2 QĐSG đã lập tuyến phòng
thủ mạnh ở Bắc thị xã Kon Tum với 02 trung đoàn bộ binh (44, 53) của Sư
đoàn 23; 02 trung đoàn bộ binh (42, 47) của Sư đoàn 22, cùng với 09 tiểu đoàn
biệt động, 02 trung đoàn thiết giáp, 03 tiểu đoàn pháo binh chiếm giữ các vị trí
46
kéo dài từ Ngô Trang, Ngọk Bay, Ngọk Quăn, Kroong, Trung Nghĩa, Ngô
Thạnh và các điểm cao 673, 865, 727 đến Tây Nam Gia Lai. Trong đó, Trung
đoàn 42 ở Đắk Mót; Trung đoàn 47 chốt giữ Nam điểm cao 1015, Nam Ngọk
Bơ Biêng, Nam Ngọk Rinh Rong và La Sơn (Nam Pleiku); Lữ dù 2 ở Tây sông
Pô Kô (Tiểu đoàn 1 ở Điểm cao 966, Cư Tơ Sung, Tiểu đoàn 2 ở Điểm cao
1049, Nam Điểm cao 1015, Tiểu đoàn 3 ở Điểm cao 838, chỉ huy Lữ đoàn dù ở
thị xã Kon Tum, trận địa pháo 155mm ở Kông Trăng Klả); Trung đoàn 44 và
Trung đoàn 53 chốt giữ Đường 14 đoạn Pleiku - Kon Tum; các tiểu đoàn thiết
giáp triển khai trên các hướng Pleiku - An Khê, Buôn Ma Thuột.
Về phía LLCM: Sư đoàn 10 (có 4 trung đoàn bộ binh: 24, 28, 66, 95)
phòng ngự ở phía Bắc thị xã Kon Tum, trên một vòng cung dài hơn 20km từ
Điểm cao 751 qua căn cứ Lam Sơn đến Kông Trăng Klả xuống Bắc Ngọc Bay
tới Điểm cao 674 Kroong - Bắc Trung Nghĩa. Theo đó, Trung đoàn Bộ binh 24,
Trường Quân chính B3, Tiểu đoàn 20 đặc công, Tiểu đoàn pháo phòng không
37mm triển khai phòng ngự các mục tiêu chính ở Đắk Tô, Tân Cảnh, Plei Kần,
xây dựng các trận địa chốt ở Bắc Ngọc Rinh Rua, Bắc Ngọk Bơ Biêng, Bắc
Điểm cao 1015, 1038, các điểm cao phía Đông Tân Cảnh. Các trung đoàn 66
và 28 Sư đoàn 10 phòng ngự dọc tuyến Đông - Tây suối Đắc Le, dài hơn 20km
từ Ngọk Quăn...right Shining Lie (Lời nói dối hào nhoáng):
John Paul Vann and America in Vietnam, Random House, New York.
156. Robet Thompson, Defeating communist insurgency (1966) - (Đánh
bại sự nổi dậy của cộng sản), NewYork Frederick A.Praeger.
157. Harôn Mo và J. L. Galôuây (1993), Đã một thời chúng tôi là người
lính và trẻ trung, Nxb QĐND, Hà Nội.
158. George c.Herring (1998), Cuộc chiến đấu dài ngày nhất của nước Mỹ,
Nxb CTQG, Hà Nội.
159. Zalin Grant (1993), Giáp mặt với Phượng Hoàng, CIA và sự thất bại
chính trị của Hoa Kỳ ở Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
160. William J.Pomeroy, Guerrilla and counter-Guerrilla warfare (1964)
(Chiến tranh du kích và chiến tranh chống du kích), NewYork: International.
182
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
CÁC TỈNH THUỘC KHU V GIAI ĐOẠN 1973 - 1975
ĐÀ NẴNG
QUẢNG NAM
BÌNH ĐỊNH
KON TUM
LÂM ĐỒNG
TÂY NINH
BIỂN ĐÔNG
B.Đ Sơn Trà
HỘI AN
TAM KỲ
BA TƠ
PLEIKU
QUY NHƠN
TUY HÒA
NHA TRANG
CAM RANH
PHAN RANG
ĐÀ LẠT
BẢO LỘC
Trà xuân
Đ. Lý Sơn
Châu Ổ
Dung Quất
Bạch mã
Tây Giang
Đắc Hà
Bồng Sơn
Sa Thầy
S.
B
a
Đắc Doa
An Nhơn
ĐăkĐoa
Koong Chro
Đèo Cù Mông
Ayun Pa La Hai
Chư Sê S
.I
aA
Y
un
M Đại Lãnh
Vũng Rô
Hòn Lớn
Khánh Vĩnh
Lạc Dương
Tân Sơn
Phước Dân
Liên Nghĩa
Đèo Bảo Lộc
Krông Nô
Gia Nghĩa
Ô Rang
Tuy Đức
S
.
B
a
S
ôn
g
V
ệ
BUÔN MA THUỘT
Buôn Hồ
Ia Đrăng
Krong Krai
Ea Ka
Liên Sơn
Ea Súp
ĐẮC LẮC
Thác Mơ
Lộc Ninh
Bù Đốp
CĂM PU CHIA
LÀO
THƯÀ THIÊN HuẾ
Đăk Glei
Núi Thành
Tiên Kỳ
Điện Bàn
Hải Vân
S.K
r
n
o
g
P
ơ
GIA LAI
KON TUM
Đắc Tô Tân Cảnh
Chư Mom Ray
Tam Quan
An Khê
Phù Mỹ
K Bang
Phú Hòa
Chí Thạnh
PhÚ YÊN
ĐẮC NÔNG
Vạn Giã
Đắc Min
Buôn Đôn
Ninh Hòa
KHÁNH HÒA
NINH THUẬN
BÌNH PHƯỚC
QUẢNG NGÃI
Tăng Bạt Hổ
QĐ
Hoàng sa
QĐ
Trường sa
Nguồn: Căn cứ vào bản đồ Việt Nam và bản đồ các tỉnh để vẽ lại
183
PHỤ LỤC 2
DÂN SỐ KHU VỰC THUỘC MẶT TRẬN TÂY NGUYÊN TỪ 1/1973 - 4/1975
Đơn vi tính: người
Thời gian
Giải phóng
và làm chủ
Tranh chấp Vùng địch
1/1973 178.954 37.500 468.500
7/1973 138.602 19.020 528.670
12/1974 206.200 42.000 458.170
4/1975 706.370
Nguồn: Dư địa chí các tỉnh, Lịch sử Đảng bộ các tỉnh, Lịch sử LLVT các tỉnh thuộc Khu V; Một số chiến dịch
trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ, Khu 5-30 năm chiến tranh giải phóng, Lịch sử các Sư đoàn:
10, 320, 2, 3; các trung đoàn: 24, 48, 66 để tổng hợp.
184
PHỤ LỤC 3
LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CỦA QUÂN ĐỘI SÀI GÒN TRÊN CHIẾN TRƯỜNG KHU V
(từ năm 1961 đến tháng 4 năm 1975)
Thời
gian
Tổng số
(Chủ lực và
địa phương)
Số đơn vị
chủ lực
Các loại quân
Chủ lực Địa phương
Mỹ Nam Triều Tiên Ngụy Bảo an Dân vệ
Biệt kích
cảnh sát
Số quân Đơn vị Số quân Đơn vị Số quân Đơn vị Số quân Đơn vị
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13)
1961 105.500 3f (38d) 3.000 64.000 3f 20.000 4d, 125c 13.000 6.500
1962 155.000 5f (53d) 5.000 67.000 5f 26.000 18d, 62c 32.000 25.000
1963 155.000 4f, 1e (43d) 5.000 67.000 4f, 1e 26.000 11d, 80c 32.000 25.000
1964 156.000 4f, 1e (42d) 9.000 67.000 4f, 1e 26.000 12d, 100c 30.000 20.000
1965 257.800 5f, 3e (86d) 104.000 3f, 1e 24.000 1f, 1 lữ 67.000 2f, 1e 37.000 10d, 150c 28.000 16.800
1966 354.000 7f, 1lữ, 3e, (93d) 160.000 3f, 3e 40.000 2f, 1lữ 68.000 2f 40.000 10d, 192c 29.000 17.000
1967 360.000 8f, 11e, (100d) 180.000 4f, 1e 42.000 2f, 1lữ 70.000 2f, 6e 38.000 10d, 202c 28.300 17.700
1968 365.000 7f, 8e (100d) 185.000 3f, 2e 42.000 2f, 1lữ 60.000 2f, 5e 34.000 10d, 387c 23.000 21.000
1969 389.000 7f,8e (99d) 186.000 3f, 2e 41.000 2f, 1lữ 65.000 2f, 5e 47.300 10d, 436c 28.400 22.100
1970 352.000 6f, 6e (88d) 143.000 2f, 1e 40.000 2f, 1lữ 61.000 2f, 4e 48.300 12d, 63 liên đội 36.800 22.900
1971 307.000 4f, 6e (91d) 80.000 1e 40.000 2f, 1lữ 74.000 2f, 4e 43.000 14d, 63 liên đội 39.000 31.000
1972 241.000 6f (84d) 9.000 31.000 2f 101.000 4f 43.000
103d, 10
liên đội
33.240 35.000
1973 212.400
3f, 1e, 8 liên
đoàn (55d)
101.000
3f, 1e, 8
liên đoàn
43.000
103d, 10
liên đội
33.240 35.000
1974 201.600
5f, 11e, 01 liên
đoàn (69d)
100.500
5f, 11e và
liên đoàn
41.800
104d, 10
liên đội
30.800 28.500
1975 268.000
5f, 11e và liên
đoàn (70d)
116.124
5f, 1e và
liên đoàn
63.455
103d, 10
liên đội
60.421 28.000
Nguồn: Bộ Quốc phòng, Tổng kết chiến thuật của LLVT Quân khu 5 trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ (1945 - 1975), Nxb QĐND, Hà Nội, 2005
185
PHỤ LỤC 4
Nguồn: Nghiên cứu sinh căn cứ vào các tài liệu: Lịch sử LLVT các tỉnh,
Lịch sử MTTN (Quân đoàn 3), Tóm tắt một số chiến dịch trong KCCM
186
PHỤ LỤC 5
TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ĐỊNH NÔNG THÔN
MIỀN NAM VIỆT NAM NĂM 1973
Các chương trình Các chương trình Các chương trình
Kế hoạch cộng đồng tái thiết và
cộng đồng phát triển
Mục tiêu 1
Củng cố an ninh
Mục tiêu 2
Ổn định đời sống
Mục tiêu 3
XD LL Chính trị
Bảo vệ
H. chính
C sát
Quốc gia
Nhân D
tự vệ
An ninh
Lãnh thổ
Phát triển
thị tứ
Y tế Nông
nghiệp
Giáo
dục
Kinh tế Tài
chính
Tín dụng
N.nghiệp
Phát triển
nhân lực
Phát triển
sắc tộc
Cải cách
Thủ tục H.chính
Bài trừ
TNXH
C.chánh thiết
kế gia cư
Cựu C.
binh
Nông
nghiệp
Tổ chức
Th.niên
Tăng thu
hoa lợi
H.chính Đ.P
nắm dân
Nắm dân
Tổ chức
Nông dân
Dân
vận
Nguồn: Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hệ thống tổ
chức quân sự của Mỹ và VNCH trong chiến trang Việt Nam (1965 -1975),
Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2002.
187
PHỤ LỤC 6
DÂN SỐ VÀ DIỆN TÍCH ĐẤT ĐAI VÙNG ĐỊCH - TA Ở KHU V THÁNG 1/1973
T. Tích
Đ. Phương
Giải phóng (căn cứ) Làm Chủ Tranh chấp Vùng địch
Km2 Dân số
(Người)
Km2 Dân số
(Người)
Km2 Dân số
(Người)
Km2 Dân số
(Người)
Quảng Đà 4.160 53.377 253 38.850 44 7.771 1.562 450.434
Quảng Nam 4.172 90.431 974 11.150 900 12.028 3.090 302.631
Quảng Ngãi 2.967 96.000 900 72.000 1.200 80.000 1.413 194.000
Bình Định 2.100 116.126 762 53.874 748 60.052 2.415 300.000
Phú Yên 1.445 86.000 420 68.000 500 40.000 2.612 200.000
Khánh Hòa 100 10.000 134 9.200 200 7.500 4.941 345.800
Kon Tum 8.653 36.000 264 4.670 177 5.000 645 73.000
Gia Lai 5.885 86.000 1.567 40.000 780 29.000 7.263 174.000
Đắk Lắk 3.654 8.270 112 4.014 87 3.500 15.843 221.500
Tổng 33.136 582.204 5.386 301.758 4.636 244.851 39.784 2.261.365
Nguồn: Dư địa chí các tỉnh, Lịch sử Đảng bộ các tỉnh, Lịch sử LLVT các tỉnh thuộc Khu V; Một số chiến dịch
trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ, Khu 5-30 năm chiến tranh giải phóng, Lịch sử các Sư đoàn: 10,
320, 2, 3; các trung đoàn: 24, 48, 66 để tổng hợp.
188
PHỤ LỤC 7
TÌNH HÌNH QUÂN SỐ CỦA MỸ VÀ QUÂN ĐỘI SÀI GÒN Ở TÂY NGUYÊN (1964 - 1975)
QUÂN SỐ
NĂM
1964 1965 1966 1967 1968 1969 1970 1971 1972 1973 1974 1975
(1) (2) (3) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13)
Tổng quân số 25.100 35.200 59.700 68.400 69.700 68.792 65.757 64.500 64.800 68.800 66.800 63.000
Quân Mỹ 1.600 10.000 29.200 31.500 28.700 15.600 10.000 3.150 2.800
2.000
cố vấn
1.500
cố vấn
1.200
cố vấn
Chủ lực ngụy 10.500 11.200 12.500 13.600 14.500 15.792 14.100 16.160 30.800 34.300 33.800 30.900
Địa phương ngụy 13.000 14.000 18.000 13.300 16.500 37.400 14.657 45.190 31.200 32.500 31.500 30.900
Bảo an 3.200 3.500 4.600 5.800 6.200 7.450 8.820 10.650 8.500 11.000 15.000 12.000
Biệt kích 1.950 4.100 5.350 6.000 6.650 6.800 5.050 4.000
Dân vệ 4.100 3.500 5.000 6.200 8.100 9.300 11.300 11.660 10.900 9.000 10.100 10.000
Phòng vệ dân sự 5.100 6.400 8.300 10.000 10.000 14.875 13.937 14.982 8.250 6.650 5.000 5.200
Cảnh sát 600 700 900 1.000 1.300 2.738 2.250 1.900 2.900 3.150 4.200 4.100
Nguồn: Lịch sử bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên - Quân đoàn 3, Biên niên sự kiện (1964 - 2000), Nxb
QĐND, Hà Nội, 2002, tr.1092.
189
PHỤ LỤC 8
QUÂN SỐ BỘ ĐỘI CHỦ VÀ BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG THUỘC MẶT TRẬN TÂY NGUYÊN (1965 - 1975)
NĂM
PHÂN LOẠI
1965 1966 1967 1968 1969 1970 1971 1972 1973 1974 1975
1.Tổng quân số bộ đội
chủ lực B3 (lấy quân
số tháng 2):
12.000 23.000 28.100 27.800 19.800 21.000 25.150 37.650 41.500 43.750 42.000
- Cao nhất trong năm - - - 43.500 28.000 23.700 25.600 47.800 44.200 47.400 65.100
- Thấp nhất trong năm - - - 27.300 19.800 19.600 21.800 27.500 27.100 43.600
2. Tổng quân số bộ đội
địa phương B3
- - - 6.316 5.159 5.950 6.517 6.851 5.655 - -
-Tỉnh Kon Tum - - - 1.796 1.196 1.809 2.406 2.634 2.134 - -
-Tỉnh Gia Lai - - - 2.504 2.342 2.514 2.406 2.634 2.134 - -
-Tỉnh Đắk Lắk - - - 2.016 1.621 1.627 1.705 1.583 1.387 - -
Nguồn: Lịch sử bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên - Quân đoàn 3, Biên niên sự kiện (1964 - 2000), Nxb
QĐND, Hà Nội, 2002, tr.1008.
190
PHỤ LỤC 9
TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG CỦA BỘ ĐỘI CHỦ LỰC MẶT TRẬN TÂY NGUYÊN (1964 - 1975)
BINH
CHỦNG
NĂM
1964 1965 1966 1967 1968 1969 1970 1971 1972 1973 1974 1975
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13)
Bộ binh
1e
(e320)
=3d
1f(f1: 66,
320, 33) và
e101A
=12d
3f: f1(66, 320,
33), f6(24,
88), f10
(201B, 95B)
= 21d
1f (f1) và
4e (24A,
33, 95,
174) = 20d
2f (f1, f6), 5e
(24, 95, 174,
33, 320)
= 27d
4e (66, 24,
95, 28)
= 13d
4e (66, 24,
95, 28), 2d
hỗn hợp
(631, 394) =
15d
5e (66, 24,
95, 28, 31/f2)
= 17d
2f (f320, f2),
4e (66, 24,
95)
= 28d
2f (f320,
f10), 3e (24,
25, 26)
= 23d
2f (f320,
f10), 2e
(95, 25) =
26d
4f (320, 10,
316, 968), 4e
(25, 95A,
95B, 271)
= 45d
Đặc
công
1d (925) 1d (925) 1d(37) 2d(37, 20) 1e(400) 1e(400)
4d (20, 57,
37/f10,
17/f320)
4d (20, 408,
37, 17)
1e (198)
1e(198), 1d
(27)
Xe tăng
thiết
giáp
1d
(8 chiếc)
1d
(8 chiếc)
1d và 1c
pháo cao xạ
tự hành
1e (273) 1e (273) 1e (273)
Pháo
binh
1d (200) 2d 6d 1e (40) 2e 1e (40) 1e (40) 1e (40) 2e (40, 675) 2e (40, 675)
4e (40, 675
và 2e PB
của 2 f)
5e (40, 675
và 3e PB của
3f)
Pháo
phòng
không
3d
12,7mm
5d 12,7mm
3d
12,7mm
5d (có 2d
37mm)
3d (có 2d
37mm)
1d 12,7mm
2d (12,7mm
và 14,5mm)
8d (4d
37mm)
2e (234,
593), 6d
2e (234,
593), 6d
3e (234, 593,
232)
Nguồn: Lịch sử bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên - Quân đoàn 3, Biên niên sự kiện (1964-2000), Nxb
QĐND, Hà Nội, 2002, tr.1089 - 1090.
191
PHỤ LỤC 10
DÂN SỐ VÀ DIỆN TÍCH ĐẤT ĐAI VÙNG ĐỊCH - TA Ở KHU V ĐẾN THÁNG 7/1973
T. Tích
Đ. Phương
Giải phóng(căn cứ) Làm Chủ Tranh chấp Vùng địch
Km2 Dân số
(Người)
Km2
Dân số
(Người)
Km2
Dân số
(Người)
Km2
Dân số
(Người)
Quảng Đà 3.893 28.517 150 9.723 228 5.000 1.748 490.192
Quảng Nam 3.772 89.031 676 9.150 400 7.000 4.288 322.659
Quảng Ngãi 2.967 96.000 400 32.000 500 55.000 2.613 258.500
Bình Định 1.344 106.126 456 44.368 348 55.052 3.877 324.506
Phú Yên 800 38.000 270 8.000 200 60.500 3.707 288.500
Khánh Hòa 70 9.000 84 6.200 200 3.500 5.021 354.800
Kon Tum 8.553 36.000 90 318 30 2.520 1.066 80.670
Gia Lai 7.226 84.000 2.259 8.000 1.110 14.000 4.900 222.500
Đắk Lắk 3.654 8.270 62 2.014 80 2.500 15.900 225.500
Tổng 32.279 494.944 4.447 119.773 3.096 205.072 43.120 2.567.827
Nguồn: Dư địa chí các tỉnh, Lịch sử Đảng bộ các tỉnh, Lịch sử LLVT các tỉnh thuộc Khu V; Một số chiến dịch trong hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ, Khu 5-30 năm chiến tranh giải phóng, Lịch sử các Sư đoàn: 10, 320, 2, 3;
các trung đoàn: 24, 48, 66 để tổng hợp.
192
PHỤ LỤC 11
TRẬN CHƯ NGHÉ (9/1973)
Trận tiến công cứ điểm Chư Nghé ngày 22/9/1973 của Trung đoàn 48, Sư
đoàn 320A và các đơn vị phối thuộc nhằm tiêu diệt cứ điểm tiền tiêu quan trọng
của QĐSG để bảo vệ hành lang chiến lược của ta, đồng thời trừng trị thích đáng
quân địch vi phạm Hiệp định Paris. Thắng lợi của trận đánh không những mở ra
cho ta triển vọng đánh tiêu diệt các cứ điểm của địch còn nằm sâu trong vùng
giải phóng mà còn cung cấp cơ sở khoa học cho Khu ủy V và các cấp ủy Đảng
trong Khu xác định chủ trương, biện pháp chống phá BĐLC phù hợp.
Về địch: Chư Nghé còn có tên là Lệ Minh nay thuộc xã Ia Krai, huyện Ia
Grai, tỉnh Gia Lai. Đây là một cứ điểm biên phòng kiên cố của địch nằm sâu
trong vùng giải phóng của ta, cách thị xã Pleiku 35km về phía Tây. Cứ điểm này
là bàn đạp để QĐSG tổ chức các cuộc hành quân, lấn chiếm vào vùng giải
phóng của ta. Lực lượng địch trong cứ điểm có Tiểu đoàn 80 Biệt động biên
phòng được biên chế thành 3 đại đội bộ binh, 01 đại đội công vụ và chỉ huy, 01
trung đội trinh sát, pháo binh với tổng quân số khoảng 300 tên. Vũ khí, trang
bị có: 02 khẩu 105mm, 01 khẩu cối 107,6mm, 01 khẩu ĐKZ 96mm và nhiều
tiểu liên. Lực lượng địch liên quan có Sư đoàn 22 ở Pleiku, Trung đoàn 41 ở La
Sơn, Tiểu đoàn bảo an 215 ở Tây Pleiku, 03 tiểu đoàn biệt động quân ở Đường
10 và Sư đoàn 8 không quân ở sân bay Cù Hanh sẵn sàng yểm trợ khi cứ điểm bị
ta tiến công.
Về ta: Trung đoàn 48 có 03 tiểu đoàn bộ binh (1, 2, 3). Khi bước vào
chiến đấu được cấp trên phối thuộc 02 tiểu đoàn bộ binh, 01 tiểu đoàn cao xạ
(thiếu), Tiểu đoàn 17 công binh, 01 đại đội xe tăng (07 chiếc T54), Trung đoàn
pháo binh 675 (thiếu).
Diễn biến: từ ngày 17 đến ngày 20/9/1973, các lực lượng vào chiếm lĩnh
trận địa, bảo đảm bí mật và sẵn sàng chờ lệnh tiến công. Đến 13 giờ 00 ngày
22/9, khi Trung đoàn trưởng ra lệnh tiến công, ngay lập tức pháo Đ74, 105mm,
85mm, cối 160mm ầm ầm trút đạn vào mục tiêu đã được phân công. Đến 15 giờ
193
30 phút, trên hướng chủ yếu phía Nam đã có 30/36 mục tiêu của địch bị tiêu
diệt, 02 khẩu pháo 105mm của địch bị cối 160mm của ta phá hủy. Trên hướng
thứ yếu phía Bắc, địch phản ứng yếu ớt.
Nhanh chóng nắm bắt tình hình địch, Trung đoàn trưởng tiếp tục bổ sung
nhiệm vụ cho các bộ phận, sử dụng hỏa lực bắn cấp tập trong 20 phút (từ 15 giờ
30 -15 giờ 50), tiêu diệt các hỏa điểm của địch tạo điều kiện cho bộ binh tiếp tục
mở cửa đưa lực lượng thọc sâu đánh thẳng vào trung tâm căn cứ của địch. Trước
sự tiến công mạnh mẽ của ta, đến 16 giờ 40 phút, cứ điểm Chư Nghé và Tiểu
đoàn 80 biệt động biên phòng quân đội Sài Gòn hoàn toàn bị xóa sổ.
Kết quả và ý nghĩa: sau 3 giờ 40 phút chiến đấu, ta đã làm chủ cứ điểm Chư
Nghé, xóa sổ Tiểu đoàn 80 biệt động biên phòng, tiêu diệt 87 tên, bắt 204 tên, thu
205 súng các loại, 50 tấn đạn dược và nhiều trang bị kỹ thuật khác. Ta hy sinh 18
đồng chí, bị thương 24 đồng chí. Trận tiến công cứ điểm Chư Nghé là trận đánh
tiêu diệt đầu tiên trên chiến trường Tây Nguyên kể từ sau Hiệp định Paris.
Thắng lợi của trận đánh đã được, Bộ Tổng Tham mưu phổ biến kinh nghiệm cho
toàn Miền, làm cơ sở thực tiễn cho chiến trường miền Nam từng bước tiến công
và phản công địch, đẩy lui hoạt động BĐLC của chúng, tạo ra thế và lực cho
cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.
Nguồn: Vũ Bình Tuyển, “Kinh nghiệm rút ra từ trận tiến công cứ điểm
Chư Nghé của Trung đoàn 48, Sư đoàn 320”, Tạp chí khoa học quân sự, số 06
(06/2018), tr. 120 - 123.
194
PHỤ LỤC 12
DÂN SỐ VÀ DIỆN TÍCH ĐẤT ĐAI VÙNG ĐỊCH - TA Ở KHU V ĐẾN THÁNG 12/1974
T. Tích
Đ. Phương
Giải phóng(căn cứ) Làm Chủ Tranh chấp Vùng địch
Km2
Dân số
(Người)
Km2
Dân số
(Người)
Km2
Dân số
(Người)
Km2
Dân số
(Người)
Quảng Đà 4.255 50.310 148 19.135 281 17.980 1.335 425.837
Quảng Nam 5.278 159.030 900 16.650 822 24.450 2.136 226.659
Quảng Ngãi 3.295 147.000 680 41.500 667 75.000 1.838 177.500
Bình Định 3.602 106.472 120 44.308 488 121.811 1.815 257.329
Phú Yên 1.067 46.000 356 38.000 500 71.000 3.054 238.000
Khánh Hòa 120 11.700 500 8.200 1.000 10.500 3.755 341.900
Kon Tum 8.855 48.000 94 5.500 145 7.000 645 62.670
Gia Lai 5.185 90.000 500 20.500 260 20.000 9.550 200.500
Đắk Lắk 11.210 23.700 315 18.500 307 15.000 7.864 195.000
Tổng 42.867 682.212 3.613 212.293 4.470 362.741 31.992 2.127.395
Nguồn: Dư địa chí các tỉnh, Lịch sử Đảng bộ các tỉnh, Lịch sử LLVT các tỉnh thuộc Khu V; Một số chiến dịch
trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ, Khu 5-30 năm chiến tranh giải phóng, Lịch sử các Sư đoàn: 10,
320, 2, 3; các trung đoàn: 24, 48, 66 để tổng hợp.
195
PHỤ LỤC 13
Nguồn: Nghiên cứu sinh căn cứ vào các tài liệu: Lịch sử LLVT các tỉnh,
Lịch sử MTTN (Quân đoàn 3), Tóm tắt một số chiến dịch trong KCCM
198
PHỤ LỤC 16
CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊN (043 - 03/4/1975)
Sau hơn hai năm chống phá BĐLC của Mỹ và chính quyền, QĐSG, trên
chiến trường Tây Nguyên, địch ngày càng lún sâu vào thế bị động lúng túng.
Mọi hoạt động lấn chiếm bị chững lại và chỉ lo cố thủ trong các trung tâm thị xã,
thị trấn, quận lỵ, cứ điểm. Quán triệt chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Chấp
hành Trung ương, nắm vững thời cơ cách mạng đang tiến triển thuận lợi, ngày
9/01/1975, Thường trực Quân ủy Trung ương họp và quyết định mở chiến dịch
Tây Nguyên với mật danh “Chiến dịch 275”.
Về địch: Tây Nguyên là chiến trường chiến lược quan trọng của Mỹ và
chính quyền, QĐSG. Vì vậy, chúng đã tập trung một lực lượng lớn tại đây, gồm:
Sở chỉ huy Quân đoàn 2- Quân khu 2, Sư đoàn 23 bộ binh (3 trung đoàn: 44, 45,
53), 7 tiểu đoàn biệt động quân (21, 22, 23, 24, 25, 4, 6), 36 tiểu đoàn bảo an, 4
thiết đoàn thiết giáp, 230 khẩu pháo, Sư đoàn 6 không quân với 150 máy bay.
Về ta: Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương ra quyết định thành lập
Đảng ủy và Bộ Tư lệnh chiến dịch. Trung tướng Hoàng Minh Thảo được giao
làm Tư lệnh, Đại tá Đặng Vũ Hiệp làm Chính ủy- Bí thư Đảng ủy chiến dịch.
Lực lượng tham gia chiến dịch gồm các sư đoàn: 10, 320A, 316, 3, 968; 04
trung đoàn bộ binh: 25, 29B, 271, 95A; Trung đoàn đặc công 198, hai tiểu
đoàn đặc công 14, 27, hai trung đoàn pháo binh 40, 675, ba trung đoàn phòng
không 232, 234, 593, Trung đoàn xe tăng thiết giáp 273, hai trung đoàn công
binh 7, 575, Trung đoàn thông tin 29, trung đoàn ô tô vận tải cùng toàn bộ
LLVT Mặt trận Tây Nguyên (B3).
Diễn biến chiến dịch: Từ ngày 04 đến ngày 09/3/1975, ta tổ chức đánh
nghi binh, tạo thế, triển khai lực lượng, chia cắt chiến dịch, tạo điều kiện đánh
Buôn Ma Thuột. Sau 06 ngày đêm chiến đấu, lực lượng của ta đã cắt đứt Đường
19, 21, 14 (ở Thuần Mẫn, Đức Lập), bao vây, cô lập Buôn Ma Thuột. Từ ngày
10 đến ngày 11/3, các lực lượng tham gia trận then chốt chiến dịch đã lần lượt
tiến công các mục tiêu trong thị xã như kho Mai Hắc Đế, sân bay Hòa Bình, hậu
199
cứ Trung đoàn 53, tiểu khu Đắk Lắk, Sở chỉ huy Sư đoàn 23 Đến 11 giờ, ta đã
làm chủ hoàn toàn thị xã Buôn Ma Thuột. Từ ngày 14 đến 18/3, ta tiêu diệt các
mục tiêu ngoại vi và đánh địch phản kích, làm tan rã Sư đoàn 23, Liên đoàn biệt
động 21. Từ ngày 17 đến 03/4, ta tiêu diệt địch rút chạy trên các đường 5, 7, 21,
19 về các tỉnh ĐBVB. Ngày 3/4/1975, Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng.
Kết quả và ý nghĩa: ta đã diệt và làm ta rã Quân đoàn 2 - Quân khu 2
QĐSG cùng một bộ phận cơ động chiến lược của chúng. Tiêu diệt 23 và một
phần Sư đoàn 22, Lữ đoàn 3 dù, 08 liên đoàn biệt động quân, 01 liên đoàn công
binh, 4 thiết đoàn thiết giáp, 10 tiểu đoàn pháo binh, đánh thiệt hại nặng Sư đoàn
6 không quân, tiêu diệt và làm tan rã 7 tiểu khu, 26 chi khu, 50 tiểu đoàn và 51
đại đội bảo an, loại khỏi vòng chiến đấu 20.000 tên địch, thu và phá hủy 154
máy bay, 1.096 xe, 17.188 khẩu súng, giải phóng 5 tỉnh Tây Nguyên với khoảng
600.000 dân.
Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã tạo ra sự thay đổi cơ bản về so sánh
lực lượng và thế chiến lược giữa ta và địch. Chiến thắng Tây Nguyên đã dẫn tới
sự sụp đổ về chiến lược và về tinh thần của QĐSG, tạo ra một bước ngoặt quyết
định đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta đến thắng lợi hoàn toàn.
Nguồn: Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Tóm tắt các
chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Nxb QĐND,
Hà Nội, 2001.
200
PHỤ LỤC 17
TRẬN TIÊN PHƯỚC - PHƯỚC LÂM - SUỐI ĐÁ
TRONG CHIẾN DỊCH NAM NGÃI MÙA XUÂN 1975
Quán triệt chủ trương của Bộ Chính trị, để phối hợp với chiến trường Tây
Nguyên, tháng 3/1975, Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 quyết định mở chiến
dịch Nam - Ngãi1 (10/3/1975 – 25/3/1975), lấy quận lỵ Tiên Phước - Phước Lâm
và dãy điểm cao Suối Đá là mục tiêu then chốt của chiến dịch.
Về địch: Tiên Phước - Phước Lâm là thung lũng rộng khoảng 200km2 nằm
ở phía Tây tỉnh đường Quảng Tín (cách mạng gọi là Quảng Nam). Tại đây,
QĐSG xây dựng một cụm chốt tiền tiêu trong hệ thống phòng ngự cơ bản gồm 3
cụm: Tiên Phước - Phước Lâm và dãy điểm cao Suối Đá với 77 cứ điểm lớn,
nhỏ, với khoảng 3.000 tên, bố trí thành 6 tiểu đoàn bảo an, 02 đại đội biệt lập, 41
trung đội dân vệ và 2 pháo đội (10 khẩu) 105mm và 155mm. Lực lượng liên
quan gồm Sư đoàn 2 ở Chu Lai, Sư đoàn 3 ở phía Bắc Quảng Nam, Liên đoàn
biệt động quân số 12 ở Phú Lộc (Huế), Thiết đoàn tăng thiết giáp ở Tam Kỳ, lực
lượng không quân ở sân bay Đà Nẵng và Chu Lai.
Về ta: Chỉ huy chiến dịch do Bộ Tư lệnh tiền phương Quân khu 5 đảm
nhiệm. Đồng chí Nguyễn Chánh (Bình) - Phó Tư lệnh Quân khu làm Tư lệnh;
đồng chí Đoàn Khuê - Phó Chính ủy Quân khu làm Chính ủy. Lực lượng tham gia
chiến dịch gồm: Lữ đoàn 52, Sư đoàn 2, gồm 4 trung đoàn (1, 31, 36, 38), Trung
đoàn pháo binh 368, Trung đoàn cao xạ 573, 10 chiếc xe tăng và xe bọc thép của
Trung đoàn 574, Trung đoàn công binh 83 và 01 đại đội vệ binh của Quân khu.
Ngoài ra còn có lực lượng vũ trang ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Đà
cùng phối hợp tác chiến.
Diễn biến: Đúng 04 giờ 30 phút ngày 10/3/1975, sau hai phát pháo hiệu,
các đơn vị đồng loạt nổ súng đánh chiếm mục tiêu. Trận đánh diễn ra quyết liệt ở
điểm cao Suối Đá và Đồi 211. Dưới sự chi viện của hỏa lực, Trung đoàn 38 nhanh
chóng tiêu diệt địch ở điểm cao Núi Vú, Núi Ngọc, Núi Dương Côn, Hố Bạch.
1 Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975, tập
VIII, Toàn thắng, Nxb CTQG, H, 2013, tr.342.
201
Trung đoàn 31 tiêu diệt địch ở các cứ điểm: Trung Liên, Đồi Đá, Đồi Không Tên,
Dương Ươi, Hố Tre, Điểm cao 215. Lữ đoàn 52 diệt địch ở Gò Hàn, Cù Lao Thôn
1 Phước Tiên, Dương Ông Lựu, Đồi Đất Đỏ, Hòn Nhọn Trước sức tiến công và
vây ép của QGP, sau gần 12 giờ tiến công, ta đã tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ Tiên
Phước - Phước Lâm - Suối Đá, phá toang cánh cửa thép phía tây Tam Kỳ của
địch, lực lượng còn lại buộc phải chạy về thị xã Tam Kỳ.
Kết quả và ý nghĩa: Sau gần 12 giờ chiến đấu, ta đã hoàn toàn làm chủ
quận lỵ Tiên Phước - Phước Lâm và dãy điểm cao Suối Đá, diệt 1.011 tên địch,
bắt 991 tên, thu 779 súng các loại, giải phóng 20.000 dân. Đây là trận đánh dứt
điểm nhanh, đạt được hiệu suất chiến đấu cao. Thắng lợi của trận đánh đã tạo
thế cho các lực lượng tiến công vào giải phóng thị xã Tam Kỳ và hai tỉnh Quảng
Ngãi, Quảng Nam, chia cắt chiến trường phía nam Quân khu 1 Quân đội Sài
Gòn, tạo thời cơ chiến lược cho LLCM giải phóng các huyện của tỉnh Quảng
Đà, vây ép, cô lập Đà Nẵng, tiếp tục tạo thế cho lực lượng của Bộ giành thắng
lợi trong chiến dịch Đà Nẵng.
Nguồn: Vũ Bình Tuyển, “Trận Tiên Phước - Phước Lâm - Suối Đá trong
Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975”, Tạp chí Chiến lược quốc phòng, số
07 (01&2/2019), tr. 79 - 82.
202
PHỤ LỤC 18
CHIẾN DỊCH ĐÀ NẴNG (26 - 29/3/1975)
Sau thắng lợi lớn của chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Nam Ngãi và
chiến dịch Trị Thiên- Huế cùng với những chuyển biến mau lẹ của chiến trường,
ngày 25/3, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chính thức quyết định mở chiến
dịch Đà Nẵng (Mặt trận Quảng Đà) tiêu diệt quân địch co cụm ở Quảng Đà và
thành phố Đà Nẵng.
Về địch: Lực lượng co cụm tại Đà Nẵng và vùng ngoại vi có: Sư đoàn 3
bộ binh, Sư đoàn 1 thủy quân lục chiến (thiếu 1 lữ đoàn), lực lượng còn lại của
Sư đoàn 1 bộ binh, Lữ đoàn 147 thủy quân lục chiến, các liên đoàn biệt động
quân (11, 12, 14, 15) và một bộ phận của Sư đoàn 2, Thiết đoàn 11, Thiết đoàn
20, 12 tiểu đoàn pháo binh, Sư đoàn 1 không quân, 15 tiểu đoàn bảo an với
tổng quân số khoảng 75.000 tên đặt dưới sự chỉ huy của Trung tướng Ngô
Quang Trưởng - Tư lệnh Quân khu 1 - Quân đoàn 1.
Về ta: Lực lượng tham gia chiến dịch có Quân đoàn 2 và Quân khu 5. Cụ
thể: Quân đoàn 2 (thiếu Sư đoàn 324), có Sư đoàn 325, Sư đoàn 304, Lữ đoàn
Tăng thiết giáp 203, Lữ đoàn Pháo binh 164, 03 trung đoàn cao xạ (243, 245,
284), Lữ đoàn Công binh 219. Lực lượng của Quân khu 5 gồm có: Sư đoàn 2
(tăng cường Trung đoàn 36), Trung đoàn 3, Lữ đoàn 52, Trung đoàn Xe tăng
574, Trung đoàn Pháo binh 572, Trung đoàn Cao xạ 573, Tiểu đoàn Cao xạ 124,
Trung đoàn Công binh 83 cùng LLVT địa phương của tỉnh Quảng Đà, Quảng
Nam. Đồng chí Lê Trọng Tấn là Tư lệnh chiến dịch.
Diễn biến: Từ 26 đến 28/3, các lực lượng tham gia chiến dịch tiến công tiêu
diệt các mục tiêu ngoại vi trong hệ thống phòng thủ Đà Nẵng của địch, theo đó,
Sư đoàn 325 đánh chiếm căn cứ của Lữ đoàn 258 thủy quân lục chiến ở Phước
Tượng, Thừa Lưu và các mục tiêu ở Phú Gia, Phú lộc, Lăng Cô; Trung đoàn 9 Sư
đoàn 304 tiến công địch ở Thủy Tú, Đá Đen, Ái Nghĩa, sân bay Nước Mặn, căn
cứ Hòa Cầm và tòa thị chính thành phố Đà Nẵng; Sư đoàn 2 cùng với LLVT
Quân khu 5 tiến công theo trục Đường 1A, vây ép từ phía nam Đà Nẵng. Sáng
203
ngày 29/3, pháo lớn của ta bắn vào các mục tiêu bên trong Đà Nẵng. Trên các
hướng, bộ binh, xe tăng mở cuộc tiến công vào Đà Nẵng, trong nội đô, quần
chúng nổi dậy giành chính quyền. Đến 12 giờ ngày 29/3, QGP đã chiếm được
trung tâm Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1, Quân khu 1 QĐSG. 15 giờ 30 phút ngày
29/3/1975 chiến dịch Đà Nẵng kết thúc.
Kết quả, ý nghĩa: Sau hơn 3 ngày tiến công, các lực lượng của Quân khu 5
và Quân đoàn 2 đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng còn lại của Quân
khu 1- Quân đoàn 1 QĐSG, tiêu diệt khoảng 90.000 tên địch và thu nhiều vũ
khí, trang bị kỹ thuật khác gồm: 129 máy bay, 80 xe tăng, thiết giáp, 47 tàu
xuồng, 216 khẩu pháo, 184 xe vận tải Thắng lợi của chiến dịch Đà Nẵng có ý
nghĩa chiến lược và chính trị vô cùng quan trọng, đẩy địch vào thế thất bại
nghiêm trọng không gì cứu vãn nổi và tiếp tục tạo thế cho LLCM tiến vào giải
phóng Sài Gòn.
Nguồn: Bộ Quốc phòng- Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử chiến
dịch Trị - Thiên và chiến dịch Đà Nẵng Xuân 1975, Nxb QĐND, Hà Nội, 2006.
204
PHỤ LỤC 19
DÂN SỐ VÀ DIỆN TÍCH ĐẤT ĐAI VÙNG ĐỊCH - TA Ở KHU V ĐẾN THÁNG 4/1975
Đ. Phương
Vùng giải phóng (căn cứ) Vùng mới giải phóng
Km2 Dân số
(người)
Km2 Dân số
(người)
Quảng Đà 4.255 50.310 1.764 462.952
Quảng Nam 5.278 159.030 3.858 267.759
Quảng Ngãi 3.295 147.000 3.185 294.000
Bình Định 3.602 106.472 2.423 423.448
Phú Yên 1.067 46.000 3.910 347.000
Khánh Hòa 120 11.700 5.255 360.600
Kon Tum 8.855 48.000 884 75.170
Gia Lai 5.185 90.000 10.310 241.000
Đắk Lắk 11.210 23.700 8.486 228.500
Tổng 42.867 682.212 40.075 2.700.429
Nguồn: Dư địa chí các tỉnh, Lịch sử Đảng bộ các tỉnh, Lịch sử LLVT các tỉnh thuộc Khu V; Một số chiến
dịch trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ, Khu 5-30 năm chiến tranh giải phóng, Lịch sử các
Sư đoàn: 10, 320, 2, 3; các trung đoàn: 24, 48, 66 để tổng hợp.
205
PHỤ LỤC 20
DÂN SỐ VÙNG ĐỊCH - TA TRÊN ĐỊA BÀN KHU V TỪ 1/1973 - 4/1975
Đơn vi tính: người
Thời gian
Dân số
Mặt trận Tây Nguyên Các tỉnh đồng bằng ven biển
Giải phóng
và làm chủ
Tranh chấp Vùng địch Giải phóng
và làm chủ
Tranh chấp Vùng địch
1/1973 178.954 37.500 468.500 705.008 207.351 1.792.865
7/1973 138.602 19.020 528.670 476.115 186.052 2.039.157
12/1974 206.200 42.000 458.170 688.305 320.741 1.669.225
4/1975 706.370 2.678.271
Nguồn: Dư địa chí các tỉnh, Lịch sử Đảng bộ các tỉnh, Lịch sử LLVT các tỉnh thuộc Khu V; Một số chiến dịch
trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ, Khu 5 - 30 năm chiến tranh giải phóng, Lịch sử các Sư đoàn:
10, 320, 2, 3; các trung đoàn: 24, 48, 66 để tổng hợp.
206
PHỤ LỤC 21
DIỆN TÍCH ĐẤT ĐAI VÙNG ĐỊCH - TA Ở KHU V TỪ 1/1973 - 4/1975
Đơn vị tính: Km2
Thời gian
Đất đai
Mặt trận Tây Nguyên Các tỉnh đồng bằng ven biển
Giải phóng
và làm chủ
Tranh chấp Vùng địch Giải phóng
và làm chủ
Tranh chấp Vùng địch
1/1973 20.135 1.044 23.751 18.387 3.592 16.033
7/1973 21.844 1.220 21.866 14.882 1.876 21.254
12/1974 26.159 712 18.059 20.321 3.758 13.933
4/1975 44.930 38.012
Nguồn: Dư địa chí các tỉnh, Lịch sử Đảng bộ các tỉnh, Lịch sử LLVT các tỉnh thuộc Khu V; Một số chiến dịch
trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ, Khu 5 - 30 năm chiến tranh giải phóng, Lịch sử các Sư đoàn:
10, 320, 2, 3; các trung đoàn: 24, 48, 66 để tổng hợp.
207
PHỤ LỤC 22
SỐ LƯỢNG DU KÍCH TOÀN KHU V
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
Năm Số lượng du kích Số dân làm chủ
1 2 3
1961 8.080 310.000
1962 15.542 652.000
1963 18.789 502.000
1964 42.221 1.520.000
1965 95.879 2.104.000
1966 75.186 1.626.000
1967 58.365 1.219.000
1968 53.924 1.110.000
1969 49.729 839.000
1970 47.729 846.000
1971 44.849 699.000
1972 41.700 803.000
1973 37.693 564.000
1974 39.940 764.000
SỐ LƯỢNG DU KÍCH MIỀN NÚI
1963 14.564 142.000 6,8%
1964 20.000 328.000 6,1%
1965 35.687 412.000 8,6%
1966 32.211 367.000 8,7%
1967 25.716 335.000 7,3%
1968 30.897 275.000 11,2%
1969 31.401 263.000 11,9%
1970 31.070 258.000 12,0%
1971 31.726 219.000 14,5%
1972 28.335 246.000 11,5%
1973 27.897 250.000 10,9%
208
SỐ LƯỢNG DU KÍCH ĐỒNG BẰNG
1963 4.225 260.000 1,6%
1964 22.221 1.192.000 1,9%
1965 60.192 1.692.000 3,5%
1966 45.171 1.259.000 3,5%
1967 32.211 844.000 3,6%
1968 21.966 850.000 2,6%
1969 16.933 575.000 2,9%
1970 16.933 588.000 2,7%
1971 12.647 480.000 2,8%
1972 12.650 557.000 2,3%
1973 9.774 309.000 31,%
Nguồn: Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Quân khu 5- Viện Lịch
sử quân sự Việt Nam, Một số kinh nghiệm chỉ đạo chiến tranh nhân dân địa
phương ở Khu 5 trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Nxb
QĐND, Hà Nội, 1999, tr.187-188.