Luận án Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN THÀNH THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH NGHỆ AN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2020 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN THÀNH THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH NGHỆ AN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 931 01 02 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. NGUYỄN THỊ NHƯ HÀ 2. TS. HOÀNG NGỌC HẢI HÀ NỘI - 2020 i L

pdf205 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 198 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Nguyễn Văn Thành ii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................... 6 1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ Ở NƯỚC NGOÀI LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .............................................................. 6 1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ......................................................................... 13 1.3. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ KHOẢNG TRỐNG LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU ........................................... 23 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH CẤP TỈNH .... 13 2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở CẤP TỈNH .............................. 27 2.2. NỘI DUNG, TIÊU CHÍ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT ÐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH CẤP TỈNH ........ 37 2.3. KINH NGHIỆM THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO TỈNH NGHỆ AN .............................................................................................. 50 Chương 3. THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN ............................................. 61 3.1. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA TỈNH NGHỆ AN ĐỐI VỚI THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH ..................................... 61 3.2. THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN ............................................................................ 67 3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN............................................................... 101 iii Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2030 ...................................................................... 116 4.1. QUAN ĐIỂM THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2030 ...................................................... 116 4.2. GIẢI PHÁP ÐẨY MẠNH THU HÚT ÐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN............................................................... 122 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 148 KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 152 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 160 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BCCI Bưu chính công ích BOO Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh BOT Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao BT Xây dựng chuyển giao BTO Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh CCHC Cải cách hành chính CNTT Công nghệ thông tin DL Du lịch HĐND Hội đồng nhân dân PAPI Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh PAR INDEX Chỉ số cải cách hành chính PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh QL Quốc lộ QPPL Quy phạm pháp luật TP Thành phố TTHC Thủ tục hành chính UBND Ủy ban nhân dân UNWTO Tổ chức du lịch thế giới VCCI Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam XTĐT Xúc tiến đầu tư FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân v DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Kinh phí giải phóng mặt bằng cho các dự án du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2019 ...................................................................... 74 Bảng 3.2: Đào tạo nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An 2015-2019 ....... 76 Bảng 3.3: Bồi dưỡng nhân lực du lịch tỉnh Nghệ An 2015-2019 ........................ 77 Bảng 3.4: Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư vào phát triển du lịch Nghệ An ................ 86 Bảng 3.5: Các hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp đối với nước ngoài ............... 88 Bảng 3.6: Kết quả thực hiện cải cách thể chế của Nghệ An từ 2015-2019 ......... 96 Bảng 3.7: Số lượng doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Nghệ An từ 2015-2019 .... 104 Bảng 3.8: Vốn đầu tư của doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Nghệ An từ 2015-2019 .......................................................................................... 105 Bảng 3.9: Doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Nghệ An từ 2015-2019 .......................................................................................... 107 Bảng 3.10: Lao động của doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Nghệ An từ 2015-2019 .......................................................................................... 108 Bảng 3.11: Số doanh nghiệp kinh doanh du lịch phân theo quy mô vốn năm 2019.................................................................................. 112 Bảng 3.12: Loại hình doanh nghiệp kinh doanh du lịch giai đoạn 2015-2019 .. 113 vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Vốn Đầu tư đào tạo nhân lực du lịch tỉnh Nghệ An từ năm 2015 - 2019 ................................................................................78 Biểu đồ 3.2: Ngân sách đầu tư cho công tác xúc tiến đầu tư Du lịch Nghệ An giai đoạn 2015-2019 ............................................................................ 89 Biểu đồ 3.3: Vốn Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế- xã hội, góp phần phát triển du lịch tỉnh Nghệ An từ năm 2015- 2019 ........... 92 Biểu đồ 3.4: Vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh Nghệ An dành cho tu bổ, tôn tạo cơ sở vật chất góp phần phát triển du lịch từ 2015-2019 .................... 94 Biểu đồ 3.5: Xếp thứ bậc của tỉnh Nghệ An trong 63 tỉnh thành của cả nước về PCI, PAR INDEX, PAPI ................................................................ 99 Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ vốn đầu tư của doanh nghiệp vào các loại hình dịch vụ năm 2019.................................................................................. 106 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nghệ An là tỉnh có tiềm năng lớn về phát triển du lịch. Tỉnh có bờ biển dài, phẳng với nhiều bãi tắm đẹp, hấp dẫn, có diện tích rừng rộng lớn, danh lam thắng cảnh phong phú, khu dự trữ sinh quyển phía Tây Nghệ An với nhiều khu rừng nguyên sinh, nhiều hang động, khe suối, thác nước đẹp và hùng vĩ. Tỉnh có nhiều di tích lịch sử trong đó có các di tích Quốc gia, di tích Quốc gia đặc biệt. Tỉnh còn có hàng chục lễ hội đặc trưng gắn liền với sinh hoạt cộng đồng. Bên cạnh đó, Nghệ An còn có nhiều sản phẩm và làng nghề thủ công lâu đời, nhiều di sản văn hóa phi vật thể có giá trị, đặc biệt là dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh. Nghệ An còn là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều danh nhân, trí thức có tiếng và nhiều địa danh ghi dấu ấn trong lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay tiềm năng đó phần lớn chưa được khai thác, trong khi Nghệ An vẫn đang là tỉnh nghèo. Để khai thác hiệu quả những tiềm năng đó cho phát triển du lịch cần phải có nguồn lực đầu tư lớn. Những năm qua, tỉnh Nghệ An đã đạt được những thành công nhất định trong việc thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch. Điều này được thể hiện qua số lượng doanh nghiệp kinh doanh du lịch ngày càng tăng, vốn, dự án đầu tư, cơ sở kinh doanh du lịch ngày càng nhiều hơn. Một số dự án du lịch lớn đã, đang và sẽ triển khai như khu du lịch biển Cửa Lò, khu du lịch Bãi Lữ, khu du lịch Cửa Hội, khu du lịch sinh thái Mường Thanh Safari Diễn Lâm, Dự án tổ hợp khách sạn, khu vui chơi giải trí và biệt thự nghỉ dưỡng Vinpearl Cửa Hội.., một số khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí lớn đã được đầu tư xây dựng, nâng cấp và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đầu tư của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch ngày càng tăng Chương trình hành động số 55-CTr/TU ngày 04/1/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017-2030 đã đề ra mục tiêu từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp tích cực vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2030, Nghệ An trở thành một trong những trung tâm du lịch của vùng Bắc Trung Bộ và là điểm đến hấp dẫn của cả nước. 2 Trong khi nhu cầu về các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế nói chung, đầu tư phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An nói riêng ngày càng tăng nhưng khả năng đáp ứng từ ngân sách nhà nước của tỉnh lại hạn chế. Vì vậy, để đạt được mục tiêu mà chương trình hành động đã đề ra, đòi hỏi cần có sự đầu tư nhiều hơn của các loại hình doanh nghiệp. Mặt khác, đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An sẽ góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội, thích ứng ngày càng hiệu quả với xu hướng phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế Tuy nhiên, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch của tỉnh Nghệ An vẫn còn bộc lộ không ít khó khăn, bất cập, số lượng vốn đầu tư hạn chế, số dự án du lịch chưa nhiều, số doanh nghiệp kinh doanh du lịch vẫn còn ít, nhất là các doanh nghiệp lớn Thực tế đó đòi hỏi tỉnh Nghệ An cần có những đột phá trong thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch, thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển tương xứng với tiềm năng. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần có nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện, có hệ thống để xác định rõ những thành tựu, những hạn chế và nguyên nhân để đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào du lịch tỉnh Nghệ An, góp phần vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện thành công mục tiêu trở thành tỉnh khá trong khu vực phía Bắc vào năm 2025, trở thành tỉnh khá của cả nước vào năm 2030 đã được đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An khóa XIX nhiệm kỳ 2020-2025 xác định [67]. Đó cũng là lý do tác giả lựa chọn chủ đề: “Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu cho Luận án tiến sĩ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch cấp tỉnh, luận án phân tích, đánh giá thực trạng thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An trong thời gian qua, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An trong thời gian tới. - Nhiệm vụ nghiên cứu 3 + Góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận, kinh nghiệm của một số tỉnh ở Việt Nam trong việc thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch cấp tỉnh. + Đánh giá thực trạng thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An trong thời gian từ 2015 - 2019. + Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu những vấn đề về thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch cấp tỉnh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận án nghiên cứu việc thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch tỉnh Nghệ An từ năm 2015 đến năm 2019 và các giải pháp được đề xuất đến năm 2030. - Về nội dung: + Chủ thể thu hút đầu tư: Luận án tập trung vào chính quyền tỉnh Nghệ An (cấp tỉnh). + Đối tượng thu hút đầu tư là các loại hình doanh nghiệp bao gồm: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. + Lĩnh vực thu hút đầu tư của doanh nghiệp: là lĩnh vực du lịch. Cụ thể là: đầu tư của doanh nghiệp vào kinh doanh lưu trú, kinh doanh lữ hành, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh ăn uống, kinh doanh hoạt động vui chơi giải trí + Hình thức đầu tư: Luận án này nghiên cứu thu hút đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp vào phát triển du lịch. 4 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và đặc biệt sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để nghiên cứu từ chương 1 đến chương 4. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh từ các số liệu, tư liệu thu thập được ngoài nước, trong nước, trong tỉnh Nghệ An, trên cơ sở đó xây dựng các nội dung của luận án. - Phương pháp phỏng vấn được thực hiện với một số đối tượng là các chủ doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cán bộ lãnh đạo, quản lý các sở, ban, ngành, UBND tỉnh. Trong phương pháp này, các câu hỏi theo mục đích khảo sát đã được chuẩn bị trước, sau đó thông qua phỏng vấn trực tiếp các cá nhân để thu thập thông tin (xem phụ lục 3). Kết quả của phương pháp này làm cơ sở để góp phần đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp cho vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp điều tra xã hội học: + Thiết kế phiếu: Gồm những câu hỏi liên quan đến công tác thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An để người được điều tra có thể đánh dấu X vào một hoặc nhiều các phương án trả lời đã cho sẵn hoặc trả lời câu hỏi ngắn gọn (xem mẫu phiếu điều tra ở phụ lục 1 và phụ lục 2). + Đối tượng điều tra: Chủ doanh nghiệp kinh doanh du lịch (kinh doanh lưu trú, kinh doanh lữ hành, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh ăn uống và kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí) và cán bộ thực hiện công tác thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch cấp tỉnh gồm: Sở Du lịch, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Tài chính, Sở giao thông vận tải Nghệ An, Cục thuế, UBND tỉnh, trung tâm thông tin xúc tiến du lịch, Trung tâm xúc tiến hỗ trợ đầu tư tỉnh. + Tổng số phiếu điều tra: Đã gửi 220 phiếu điều tra, trong đó 170 phiếu điều tra đối với chủ doanh nghiệp và 50 phiếu điều tra cán bộ lãnh đạo, quản lý thực hiện công tác thu hút đầu tư. Chúng tôi thu về được 218 phiếu điều tra, trong đó 168 phiếu điều tra đối với chủ doanh nghiệp (2 phiếu không gửi lại do doanh nghiệp quá bận công việc nên không thực hiện) và thu về đủ 50 phiếu điều tra cán bộ lãnh đạo, quản lý thực hiện công tác thu hút đầu tư. 5 + Địa phương điều tra: Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý thực hiện công tác thu hút đầu tư ở các sở, ban, ngành, UBND tỉnh đều đóng tại địa bàn thành phố Vinh vì vậy chúng tôi chỉ điều tra trên địa bàn thành phố Vinh. Đối với chủ doanh nghiệp kinh doanh du lịch, chúng tôi tập trung chủ yếu vào những địa phương cấp huyện có nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch đầu tư gồm: thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, huyện Diễn Châu, huyện Quỳnh Lưu, huyện Nam Đàn. + Phương pháp xử lý dữ liệu: dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel để có được các kết quả phân tích nhằm phản ánh thực trạng vấn đề nghiên cứu. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận giải và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào phát triển du lịch. Đưa ra và phân tích khái niệm thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào du lịch cấp tỉnh, xác định các đặc điểm của thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào du lịch, vai trò của thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch. Xây dựng các tiêu chí đánh giá và xác định nội dung thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch cấp tỉnh. - Phân tích, đánh giá thực trạng việc thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch của tỉnh Nghệ An trong giai đoạn từ 2015 đến 2019, luận án chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch, trong đó nhấn mạnh bên cạnh các nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp đầu tư vào Nghệ An vào du lịch còn ít về số lượng doanh nghiệp và dự án, nhỏ về quy mô vốn đầu tư là do các biện pháp, chính sách và hoạt động thu hút đầu tư chưa được chú trọng, chưa phù hợp. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch tỉnh Nghệ An đến năm 2030. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án được kết cấu thành 4 chương với 11 tiết. Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Chương 2. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch cấp tỉnh. Chương 3. Thực trạng thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch tỉnh Nghệ An. Chương 4. Quan điểm và giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An đến năm 2030. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ Ở NƯỚC NGOÀI LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư vào du lịch - Bài viết “Key factors influencing foreign direct investment in the tourism industry in South Africa” (Các yếu tố chính ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Nam Phi) của tác giả J.A. Snyman and M. Syman [104]. Theo tác giả, đầu tư vào ngành du lịch mất rất nhiều vốn vì chi phí kết cấu hạ tầng cao (khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, trung tâm mua sắm, khu vui chơi, giải trí và đầu tư thiết bị cho các cơ sở này). Do đó, nhà đầu tư sẽ lo lắng việc đầu tư của mình sẽ mang lại một khoản lỗ thay vì lợi nhuận. Các yếu tố có thể ngăn cản các nhà đầu tư tiềm năng đầu tư đó là: hỗ trợ chính phủ không đầy đủ; ưu đãi đầu tư thấp; thiếu kết cấu hạ tầng hỗ trợ; khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai; phải làm việc với nhiều cơ quan với nhiều chức năng chồng chéo; mất nhiều thời gian cần thiết để có được quyết định đầu tư, thiếu lao động có chuyên môn ở địa phương có thể sử dụng cho dự án Từ sự phân tích trên, tác giả chỉ ra 5 nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành du lịch đó là: Thứ nhất, kết cấu hạ tầng và sự ổn định chính trị xã hội. Kết cấu hạ tầng như đường sá, sân bay, thông tin liên lạc, nước sinh hoạt như một yếu tố hết sức quan trọng đối với việc thu hút các nhà đầu tư. Sự ổn định chính trị và an ninh ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư vì sự lo lắng về việc bảo toàn vốn đầu tư. Thứ hai, là chính phủ và chính sách của chính phủ. Thực tế cho thấy bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả sẽ tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Các chính sách của chính phủ nhằm tạo ra một nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện tiên quyết cho FDI vào ngành du lịch như: chính sách hỗ trợ của chính phủ, chính sách đào tạo lao động, chính sách sử dụng lao động, đảm bảo quyền tự chủ về kinh tế cho các doanh nghiệpThứ ba, tình hình nền kinh tế của đất nước. Nhân tố này bao gồm tình hình lạm phát, triển vọng kinh tế, lợi nhuận kỳ vọng, quy mô thị trường, khả năng tăng trưởng của thị trường dịch vụ du lịch được đầu tư. Thứ tư, năng lực cạnh tranh của ngành du lịch. Khía cạnh này liên quan đến các chương trình khuyến khích, thu hút đầu tư, quy mô thị trường và sự phát triển của du lịch quốc 7 tế. Nhân tố này tác động rất lớn đến quyết định của nhà đầu tư, đặc biệt là trong ngành du lịch. Thứ năm, tài nguyên thiên nhiên. Nhân tố này hết sức quan trọng vì phần lớn đầu tư vào du lịch là hướng đến khám phá tài nguyên thiên nhiên. - Công trình “Attracting Investment in Tourism” (thu hút đầu tư vào du lịch) của Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA), Ngân hàng thế giới [105]. Công trình này đưa ra những nhân tố để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển du lịch ở Tanzania. Các nhân tố được đưa ra ở đây bao gồm những thuận lợi mà các nhà đầu tư vào du lịch mong muốn khi tiến hành bỏ vốn đầu tư. Cụ thể là: (1) Tài sản và kết cấu hạ tầng. Về tài sản du lịch, đó là các tài sản về tự nhiên, văn hóa, lịch sử và khảo cổ bao gồm các nơi nổi tiếng như: Khu bảo tồn, công viên quốc gia, công viên biển, di tích lịch sử Về kết cấu hạ tầng phục vụ du lich đó là các khách sạn, nhà nghỉ và các công trình giao thông. (2) Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch. Theo các tác giả của công trình này, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sẽ định hướng cho các nhà đầu tư tìm nơi đầu tư phù hợp với dịch vụ du lịch mà mình cung cấp, qua đó, nhà nước cũng xây dựng được kế hoạch đầu tư của mình để thu hút các nhà đầu tư, đảm bảo cho phát triển du lịch một cách hiệu quả và bền vững. (3) Xây dựng lợi thế cạnh tranh. Mục đích của việc chính phủ xây dựng lợi thế cạnh tranh là để tăng sức hấp dẫn đầu tư đối với các nhà đầu tư. Lợi thế cạnh tranh đó là: (a) bằng cách gia tăng giá trị sản phẩm dịch vụ; (b) thông qua phân khúc thị trường; và (c) thông qua sự khác biệt hóa sản phẩm. (4) Chính phủ. Theo công trình nghiên cứu này, để thu hút đầu tư, chính phủ cần ban hành các chính sách về thuế, hỗ trợ đầu tư, công nhận đầu tư của khu vực tư nhân là động lực tăng trưởng du lịch, chính phủ phải cải cách bộ máy để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư thực hiện các thủ tục hành chính. (5) Hoạt động xúc tiến đầu tư. Nhân tố này bao gồm các hoạt động như cung cấp các thông tin cần thiết cho nhà đầu tư, giới thiệu cơ chế hỗ trợ nhà đầu tư, giải quyết những vấn đề vướng mắc cho các nhà đầu tư, tạo thuận lợi cho đầu tư vào du lịch. - Công trình “Tourism investment and finance” (đầu tư du lịch và tài chính) của Jim Phillips và Jamie Faulkner [96]. Công trình này đề cập đến một nhân tố quan trọng trong thu hút đầu tư vào du lịch đó là xu hướng của khách du lịch. Theo các tác giả, khi internet, truyền thông xã hội, phương tiện giao thông ngày càng thuận lợi cho phép khách du lịch thực hiện các chuyến đi theo sở thích riêng của mình thì các điểm đến mới nổi là nơi hấp dẫn khách du lịch, do đó, xu hướng này của du khách sẽ là 8 định hướng để các nhà đầu tư bỏ vốn vào những địa điểm mới này. Khi các mối đe dọa môi trường vì sự gia tăng dân số, sự mở rộng nhanh chóng của các ngành công nghiệp khai thác (dầu, khí đốt, khoáng sản) và biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng gia tăng thì du lịch sinh thái là lựa chọn hàng đầu của du khách. Do đó, đầu tư vào du lịch sinh thái cũng thu hút được các doanh nghiệp kinh doanh du lịch quan tâm. Theo các tác giả, phát triển du lịch bền vững cũng là kinh doanh thông minh, khi ngày càng nhiều du khách tìm kiếm các điểm đến nghỉ mát thân thiện với môi trường. Vì vậy, xu hướng du lịch của du khách tác động rất lớn đến quyết định của các nhà đầu tư. - Công trình “promoting foreign investment in tourism” (Quảng bá đầu tư nước ngoài vào du lịch) của Liên hợp quốc [106]. Công trình này đã chỉ ra rằng, các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm các yếu tố để quyết định đầu tư vào du lịch là: (1) Quy mô và phạm vi của thị trường: Quy mô hiện tại, tiềm năng tương lai cho du lịch trong nước và quốc tế; cơ cấu các loại hình dịch vụ du lịch; chất lượng của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch hiện có. (2) Lực lượng lao động: Quy mô và độ tuổi của lực lượng lao động, kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ đào tạo và chất lượng của lực lượng này; chất lượng lao động quản lý của địa địa phương, kiến thức ngoại ngữ; chi phí sử dụng lao động. (3) Cơ sở hạ tầng: Đường bộ, cảng biển và sân bay (chất lượng, sức chứa, điểm đến, khoảng cách); hệ thống cấp điện, nước, và viễn thông. Các dịch vụ thông tin du lịch, đại lý du lịch, mạng lưới tiếp thị và phân phối dịch vụ du lịch. (4) Dịch vụ vận tải khách du lịch (hãng hàng không, xe buýt, cho thuê xe). (5) Khung pháp lý cho hoạt động đầu tư và kinh doanh du lịch như: luật thương mại và môi trường, luật du lịch, khả năng mua lại hoặc cho thuê đất; ưu đãi đầu tư, quản lý nhà nước về du lịch, việc đảm bảo thực thi pháp luật. (6) Yếu tố văn hóa của người dân trong nước về lòng hiếu khách, lịch sự và văn minh, về sự an toàn của du khách - Bài viết “China's outward foreign direct investment in tourism” (Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào du lịch) của Xinjian Li, Songshan (Sam) Huang và Changyao Song [98]. Trong bài viết này, các tác giả đã đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào du lịch. Các nhân tố này là: Thứ nhất, môi trường đầu tư. Các tác giả cho rằng môi trường đầu tư đề cập đến ở đây là môi trường pháp lý của nước chủ nhà, môi trường thể chế, chính sách kinh tế và sự hiếu khách đối với đầu tư nước ngoài. Một môi trường đầu tư tốt ở nước sở tại 9 sẽ thu hút đầu tư nước ngoài vào nước này mạnh mẽ. Thứ hai, quy mô du lịch nước ngoài đến nước chủ nhà. Các tác giả đã dẫn chứng rằng so với kinh doanh du lịch nội địa ở Trung Quốc, kinh doanh du lịch ở nước ngoài có tỷ suất lợi nhuận cao hơn đối với các doanh nghiệp Trung Quốc. Một lượng lớn khách du lịch đến nước sở tại từ Trung Quốc có nghĩa là có một cơ sở tốt để điều hành kinh doanh du lịch nước ngoài tại quốc gia đó. Do đó, số lượng khách du lịch từ Trung Quốc đến nước sở tại được chọn là một trong những tiêu chí quan trọng để thu hút các nhà đầu tư kinh doanh du lịch đầu tư từ Trung Quốc đến nước sở tại. Thứ ba, quy mô kinh tế du lịch. Theo các tác giả thì việc tìm kiếm thị trường là một trong những lý do chính của đầu tư du lịch ra bên ngoài. Do đó, quy mô kinh tế du lịch của nước chủ nhà sẽ đại diện cho quy mô thị trường của du lịch của đất nước, nó có thể sẽ ảnh hưởng đến quyết định của các công ty nước ngoài đầu tư vào ngành du lịch. Khi có quy mô thị trường lớn ở nước chủ nhà và mức độ tiêu dùng du lịch cao, khả năng thu được lợi nhuận thông qua đầu tư vào ngành du lịch của nước chủ nhà có thể được đảm bảo thì mức độ thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch sẽ tăng lên. Thứ tư, cấp độ thương mại và đầu tư giữa quốc gia đầu tư và quốc gia nhận đầu tư vào du lịch. Các tác giả cho rằng có một mối quan hệ bổ sung và thay thế giữa thương mại và đầu tư. Nhiều doanh nghiệp đầu tư du lịch là các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng, xây dựng, bất động sản.. để phát triển kinh doanh họ đẩy mạnh các hoạt động thương mại và lấy du lịch làm kinh doanh phụ trợ. 1.1.2. Nghiên cứu vai trò của nhà nước trong thu hút đầu tư vào phát triển du lịch Có rất nhiều nghiên cứu về vai trò của nhà nước trong thu hút đầu tư vào phát triển du lịch. Các nghiên cứu này tập trung về vai trò xây dựng và thực thi chính sách thu hút đầu tư vào du lịch. - Bài viết “The Role of the Government in Promoting Tourism Investment in Selected Mediterranean Countries - Implications for the Republic of Croatia” (Vai trò của chính phủ trong khuyến khích đầu tư vào du lịch ở một số quốc gia Địa Trung Hải – Vận dụng cho cộng hòa Croatia) của tác giả Ivo Kunst [97]. Bài viết đã chỉ ra vai trò của chính phủ trong việc khuyến khích đầu tư vào du lịch ở các quốc gia có ngành du lịch phát triển tại vùng Địa Trung Hải như Malta, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ. Theo tác giả, vai trò của chính phủ trong việc thu hút đầu tư vào du lịch thể hiện ở những nội dung sau: (1) Ban hành khung khổ pháp lý cho hoạt động đầu tư vào kinh 10 doanh du lịch. Trong đó có pháp luật đầu tư vào du lịch, các quy định hướng dẫn các nhà đầu tư vào du lịch, các chính sách ưu đãi cụ thể đối với các nhà đầu tư vào du lịch. (2) Lập quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết và kế hoạch phát triển du lịch theo các bản quy hoạch đó. (3) Sau khi xác định các khu vực theo quy hoạch phù hợp với các dự án phát triển du lịch, các cơ quan của chính phủ thực hiện điều chỉnh và kiểm soát sự phát triển của các khu vực đó thông qua quy hoạch chi tiết và quy hoạch tổng thể. (4) Trong trường hợp đặc biệt, chính phủ thực hiện đầu tư công trực tiếp vào kết cấu hạ tầng các khu vực phát triển du lịch còn chủ yếu là chính phủ đóng vai trò của một cơ quan hướng dẫn, quản lý và kiểm soát đầu tư phát triển du lịch; (5) Chính phủ quy định rõ chính sách về đất đai đối với đầu tư kinh doanh du lịch. Đất mà chính phủ dự kiến phát triển du lịch được bán cho các nhà đầu tư kinh doanh du lịch (Ai Cập, Malta) hoặc được cấp bằng hợp đồng nhượng quyền dài hạn (Thổ Nhĩ Kỳ, Malta), sau khi hết hạn hợp đồng, tất cả cơ sở vật chất đã đầu tư đó trở thành tài sản của chính phủ. - Bài viết “The role of government in planning tourism development in Macedonia” (Vai trò của chính phủ trong việc xây dựng kế hoạch phát triển du lịch ở Macedonia) của Biljana Petrevska [102]. Trong bài viết này tác giả đã nêu rõ vai trò của chính phủ trong việc xây dựng kế hoạch phát triển du lịch. Tác giả cho rằng du lịch là một ngành có thể không tự phát triển, do đó, cần phải áp dụng một số hình thức can thiệp của nhà nước. Về mặt này, sự can thiệp của nhà nước vào du lịch có nghĩa là sự tham gia trực tiếp của chính phủ vào thị trường du lịch. Điều này có thể được thực hiện theo hai cách: Đầu tiên là phân bổ vốn có chọn lọc, có nghĩa là sự can thiệp vào thị trường du lịch của chính phủ với tư cách là một tổ chức tài chính đầu tư vốn vào những nơi có tiềm năng phát triển du lịch. Cách tiếp cận thứ hai là kiểm soát trực ti...ềm năng du lịch mà thiên nhiên ưu đãi cho tỉnh Nghệ An là vấn đề quan trọng có tính chiến lược. Các tác giả đã đề ra các giải pháp thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch Nghệ An là: (1) Thu hút đầu tư phát triển du lịch Nghệ An đến năm 2020 theo hướng bền vững. Trong đó, phải chú trọng bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ các tài sản văn hóa lịch sử. (2) Sử dụng hợp lý nguồn vốn ngân sách nhà nước để hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch như: giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, cải tạo môi trường là tiền đề quan trọng thu hút các nhà đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt đối với các khu du lịch quốc gia, các khu, điểm du lịch quan trọng có khả năng thu hút khách lớn. (3) Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch. Công tác xúc tiến, quảng bá cần phải được chuyên nghiệp và chủ động hơn như tham gia các hội chợ, triển lãm, hội thảo, festival trong và ngoài nước, thông qua đó quảng bá, kêu gọi đầu tư, tìm đối tác kinh doanh cũng như tìm thị trường và nguồn khách du lịch (4) Hợp tác, liên kết vùng. Du lịch là ngành kinh tế mang tính liên vùng vì vậy phối hợp liên kết vùng là hướng mở phát triển du lịch cho các địa phương nói chung và Nghệ An nói riêng. (5) Chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch. Đó là việc đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thuật nghiệp vụ du lịch. (6) Các doanh nghiệp du lịch cần phải đa dạng và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch. Du lịch biển, bao gồm cả du lịch đảo được phát triển ở dải ven biển từ biển Quỳnh Lưu đến Cửa Lò, Cửa Hội với việc phát triển các loại hình du lịch thể thao, khám phá đáy biển, lướt ván, đua thuyền, vui chơi giải trí,.. Sản phẩm du lịch còn gắn với khai thác giá trị văn hóa, tài nguyên nhân văn. (7) Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư lành mạnh. Có làm được điều này mới hạn chế được sự “dựa dẫm” vào những quy định không rõ ràng của thủ tục hành chính mà cán bộ nhân viên thừa hành gây khó khăn. Chính quyền tỉnh kiên quyết xóa bỏ các dự án treo và thu hồi đất đối 23 với các nhà đầu tư không đủ năng lực tài chính bằng cách quy định khi đấu thầu các dự án khuyến khích đầu tư, các chủ đầu tư phải ký quỹ và chứng minh năng lực tài chính có thể đầu tư dự án. Nếu sau 2 năm không khởi động dự án thì phần ký quỹ sẽ sung vào ngân sách nhà nước và sẽ mời nhà đầu tư khác. (8) Tăng cường công tác hỗ trợ nhà đầu tư hiện có. Nếu thực hiện tốt thì chính các doanh nghiệp đó sẽ trở thành một trong những cầu nối thu hút các nhà đầu tư mới đến làm ăn tại tỉnh Nghệ An. - Luận án tiến sĩ “Chiến lược phát triển du lịch bền vững tỉnh Nghệ An đến năm 2020” của Nguyễn Tư Lương [33], Luận án này đã làm rõ Nghệ An là một vùng đất có tiềm năng phát triển du lịch tương đối thuận lợi với nhiều tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch văn hóa, tâm linh, du lịch sinh thái Trong luận án này tác giả đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng các điều kiện nhằm xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững tỉnh Nghệ An, đánh giá được các quan điểm, nhận thức về phát triển du lịch của tỉnh Nghệ An cũng như đánh giá được các mục tiêu về khách du lịch, về thu nhập du lịch và đóng góp của du lịch vào GDP của tỉnh cũng như các mục tiêu về xã hội, môi trường của tỉnh. Bên cạnh đó, luận án cũng đưa ra cái nhìn khái quát về công tác xác định thị trường khách du lịch cũng như công tác xác định tiềm năng của tỉnh kết hợp cùng việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động du lịch của tỉnh Nghệ An. Ngoài ra, luận án xác định thực trạng công tác xây dựng và thực hiện hoạt động du lịch trên các lĩnh vực phát triển thị trường, và phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, công tác đầu tư phát triển du lịch, phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch, phát triển du lịch theo lãnh thổ, tổ chức quy hoạch du lịch, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển du lịch, công tác quản lý nhà nước về du lịch và đưa ra những kết luận về những thành tựu đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, đề tài đưa ra quan điểm xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững của tỉnh Nghệ An và đề xuất các giải pháp trong đó có giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư để phát triển du lịch Nghệ An theo hướng bền vững. 1.3. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ KHOẢNG TRỐNG LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.3.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài luận án Các nghiên cứu liên quan đến thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch có thể khái quát như sau: 24 - Các nghiên cứu đều tiếp cận theo hướng thu hút đầu tư phát triển du lịch, chưa đi sâu cụ thể vào đối tượng thu hút đầu tư là doanh nghiệp. - Các quan điểm lý luận liên quan đến thu hút đầu tư của doanh nghiệp để phát triển du lịch đã dần dần được bổ sung hoàn chỉnh hơn. Các công trình nghiên cứu, ở từng thời điểm cụ thể, với chủ đề, quy mô, phương pháp tiếp cận khác nhau đã khai thác khá đa dạng, ở nhiều góc độ và mức độ có đề cập đến thu hút đầu tư của doanh nghiệp để phát triển du lịch. Nhiều công trình khá công phu, có sự bổ sung, cập nhật các thành tựu cả về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về thu hút đầu tư nói chung để phát triển du lịch. Các nghiên cứu vận dụng những nội dung lý luận chung về thu hút đầu tư để phát triển du lịch nhằm đề xuất các giải pháp thu hút đầu tư phát triển du lịch ở các vùng miền, khu vực, địa phương, điểm đến du lịch cụ thể. - Các công trình nghiên cứu đã công bố ở nước ngoài và trong nước liên quan đến thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch phần nhiều được tiếp cận, trình bày như một trong những nội dung của các nghiên cứu chung về thu hút đầu tư. Các góc độ nghiên cứu đã đi sâu về hệ thống chính sách thu hút đầu tư phát triển khu du lịch, điểm du lịch, các giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển du lịch, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển du lịch, xúc tiến đầu tư phát triển du lịch, hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư cơ sở vật chất phát triển du lịch, kinh nghiệm của các địa phương về thu hút đầu tư phát triển du lịch, quy hoạch phát triển du lịch, chiến lược phát triển du lịch. Đặc biệt, có khá nhiều công trình nghiên cứu về các giải pháp thu hút đầu tư phát triển du lịch trong phạm vi cả nước cũng như từng địa phương, từng khu du lịch cụ thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu những nội dung lớn, chung cho các đối tượng, chủ thể đầu tư vào phát triển du lịch mà chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu trực tiếp vấn đề thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch dưới góc độ kinh tế chính trị. 1.3.2. Khoảng trống về vấn đề thu hút đầu tư vào phát triển du lịch luận án cần tiếp tục nghiên cứu Một là, từ cách tiếp cận khác nhau, góc độ khác nhau về vấn đề thu hút đầu tư phát triển du lịch nên mỗi tác giả có một góc độ riêng về đánh giá tình hình thu hút đầu tư và đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh thu hút đầu tư vào phát triển du lịch nói chung cho quốc gia hay một địa phương, địa bàn nhất định. Do đó, chưa có tác giả 25 nào đề cập một cách có hệ thống, đầy đủ, hoàn thiện về khái niệm, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch. Hai là, các công trình nghiên cứu lý luận liên quan đến thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch đều tiếp cận và phân tích vấn đề nghiên cứu ở khía cạnh chính sách thu hút đầu tư, kinh nghiệm thu hút đầu tưnhưng chưa có công trình nào tiếp cận và phân tích sâu về mặt lý luận để làm rõ các nội dung, đặc biệt là đặc điểm thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch. Ba là, khi đi sâu vào nghiên cứu thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch thì việc đánh giá thực trạng thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch vào một địa phương cụ thể là cần thiết. Vì vậy, để thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch có tính khả thi trên thực tế, vấn đề này cần được nghiên cứu sâu hơn, gắn với không gian, thời gian và địa bàn cụ thể. Bốn là, hệ thống các giải pháp đưa ra để thu hút đầu tư vào phát triển du lịch vẫn còn chung chung và chưa đầy đủ, chưa thể áp dụng hiệu quả vào địa phương cụ thể và đối tượng cụ thể là doanh nghiệp; chưa có công trình nào đề xuất được bộ giải pháp khả thi, cụ thể để thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch. Do đó cần thiết phải có bộ giải pháp thu hút đầu tư phù hợp với đối tượng cụ thể đó là doanh nghiệp kinh doanh du lịch, nhất là một địa phương như tỉnh Nghệ An. Năm là, vấn đề nghiên cứu, tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị về thu hút đầu tư của doanh nghiệp để phát triển du lịch địa phương thì chưa có công trình nào đề cập mối quan hệ giữa chủ thể thu hút và doanh nghiệp đầu tư vào phát triển du lịch, quan hệ lợi ích giữa địa phương và doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Trên cơ sở khái quát và kế thừa những kết quả nghiên cứu đã công bố, Luận án tiếp tục nghiên cứu là: Chính quyền cấp tỉnh làm gì để thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch? Thực tiễn giai đoạn 2015-2019 tỉnh Nghệ An đã thực hiện được ở mức độ nào? Trong thời gian tới, tỉnh Nghệ An cần phải tiếp tục giải quyết những vấn đề gì đẩy mạnh thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch một cách hiệu quả hơn? - Về lý luận: + Hệ thống hóa các vấn đề về khái niệm, vai trò, nội dung thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch, chỉ ra những đặc điểm của thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở cấp tỉnh. 26 + Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở cấp tỉnh. - Về thực tiễn: + Nghiên cứu kinh nghiệm thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở một số tỉnh trong nước và rút ra những bài học cho tỉnh Nghệ An. + Nghiên cứu và đánh giá thực trạng thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An trên cơ sở các nội dung lý luận về thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch cấp tỉnh; chỉ rõ những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch của tỉnh Nghệ An + Đề xuất dự báo, quan điểm và giải pháp thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An trong những năm tới. 27 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH CẤP TỈNH 2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở CẤP TỈNH 2.1.1. Khái niệm, các hình thức đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch cấp tỉnh 2.1.1.1. Khái niệm đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch Nhà kinh tế học Samuelson cho rằng đầu tư là sự hy sinh tiêu dùng hiện tại để tăng tiêu dùng tương lai [38]. Theo Mankiw (2007) các khoản đầu tư là “những hàng hóa do cá nhân hay doanh nghiệp mua sắm để tăng thêm khối lượng tư bản của họ” [99]. Do đó, đầu tư là một hành động sử dụng nguồn lực cho những mục đích để phát triển năng lực sản xuất trong tương lai, hành động này làm cho người đầu tư phải hy sinh một phần nguồn lực có thể được sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng hiện tại. Năng lực sản xuất trong tương lai phải mang lại những kết quả lớn hơn so với nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó. Như vậy, mục tiêu của hoạt động đầu tư là nhằm đạt được các kết quả lớn hơn so với những hy sinh về nguồn lực mà nhà đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư. Các nguồn lực đầu tư này có thể là tiền vốn, máy móc, công cụ lao động, dây chuyền sản xuất, tài sản trí tuệ (trình độ văn hóa, chuyên môn, quản lý, khoa học kỹ thuật) và sức lao động. Kết quả đạt được sau quá trình đầu tư là sự tăng thêm các nguồn lực kể trên cho nhà đầu tư và mang lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế. Lợi ích trực tiếp mang lại cho nhà đầu tư là lợi nhuận. Lợi ích cho nền kinh tế là thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng (cho sản xuất và cho sinh hoạt) tăng thêm của nền kinh tế, đóng góp cho ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động. Đối với doanh nghiệp, đầu tư là việc bỏ ra một lượng giá trị vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu về một lượng giá trị lớn hơn. Khoản 1 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2005 của Việt Nam nêu rõ “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật liên quan” [41]. Theo khái niệm này, đã là đầu tư thì phải bỏ vốn, chính là các tài 28 sản hữu hình và vô hình để tiến hành các hoạt động đầu tư được pháp luật cho phép. Tuy nhiên, quan niệm này lại chưa phản ánh được mục tiêu của các nhà đầu tư là phải sinh lợi. Luật đầu tư được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26-11-2014 có hiệu lực thi hành ngày 1-7-2015 (số 67/2014/QH13) không đưa ra khái niệm đầu tư mà đề cập đến khái niệm đầu tư kinh doanh. Theo đó, Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư. Trong đó, Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh [40]. Với tư cách là nhà đầu tư vào phát triển du lịch, doanh nghiệp kinh doanh du lịch bỏ ra một lượng giá trị dưới dạng vốn đầu tư để kinh doanh du lịch nhằm tìm kiếm lợi nhuận đồng thời hoạt động này cũng giúp nơi được đầu tư gia tăng nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch là việc doanh nghiệp bỏ ra một lượng giá trị để thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch nhằm thu về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị đã bỏ ra thông qua việc thành lập doanh nghiệp kinh doanh du lịch, đầu tư góp vốn, mua cổ phần hoặc thực hiện dự án đầu tư thuộc lĩnh vực du lịch. 2.1.1.2. Các hình thức đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch Có nhiều hình thức thực hiện đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch. Trong luận án này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp vào kinh doanh du lịch theo các hình thức sau: Một là, doanh nghiệp đầu tư vào du lịch thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư hoặc thông qua thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, qua việc mua cổ phần hoặc góp vốn để trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Theo đó, doanh nghiệp đầu tư và trực tiếp tổ chức sản xuất ra toàn bộ hoặc một số dịch vụ du lịch như: dịch vụ lưu trú, dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển khách du lịch, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi, giải trí 29 Hai là, doanh nghiệp đầu tư vào một dịch vụ trong chuỗi dịch vụ du lịch. Như việc doanh nghiệp chỉ đầu tư kinh doanh lưu trú hoặc kinh doanh ăn uống, hoặc vui chơi giải trí 2.1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch cấp tỉnh 2.1.2.1. Khái niệm thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch cấp tỉnh Theo công trình “Investment Attraction”, các nhà nghiên cứu người Australia cho rằng chính phủ thực hiện thu hút đầu tư bằng cách tạo lập môi trường kinh doanh hấp dẫn nhà đầu tư, thúc đẩy các địa phương cải thiện môi trường đầu tư, cung cấp các ưu đãi tài chính cũng như các dịch vụ phục vụ nhà đầu tư [107]. Tổ chức OECD khẳng định, các biện pháp đẩy mạnh, tạo thuận lợi cho đầu tư, khuyến khích đầu tư là những công cụ hiệu quả để thu hút đầu tư khi các biện pháp này nhằm mục đích khắc phục những thất bại của thị trường và các biện pháp này được xây dựng, phát triển theo hướng phát huy những lợi thế, điểm mạnh của quốc gia muốn thu hút đầu tư [101]. Ở cấp tỉnh (gồm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, sau đây gọi chung là tỉnh), thu hút đầu tư là các chính sách, biện pháp của tỉnh nhằm xúc tiến, kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư trong các lĩnh vực mà cả nhà đầu tư và các chủ thể thu hút đầu tư đều muốn thực hiện. Thu hút đầu tư là hoạt động làm gia tăng sự quan tâm và chú ý của các nhà đầu tư để huy động, khai thác các nguồn lực đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Đây là tổng thể các biện pháp, cách thức, các chính sách được tỉnh lựa chọn sử dụng nhằm gia tăng số lượng nhà đầu tư, vốn đầu tư, gia tăng số lượng các dự án mới hoặc các dự án mở rộng đầu tư vào một ngành nghề, lĩnh vực hoặc một vùng, một địa phương trong tỉnh. Du lịch là một ngành kinh tế cần được sự quan tâm đầu tư của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện hiện nay nguồn ngân sách của nhà nước dành cho đầu tư sản xuất kinh doanh, trong đó có kinh doanh du lịch ở cấp tỉnh ngày càng hạn chế. Ở những tỉnh nghèo, nguồn ngân sách đầu tư cho phát triển du lịch càng khó khăn hơn. Vì vậy, chính quyền cấp tỉnh cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch. Do đó, chúng ta có thể hiểu: Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch cấp tỉnh là việc chính quyền cấp tỉnh tổ chức thực hiện tổng thể các chính sách, biện pháp để tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để gia tăng sự chú ý, quan tâm và 30 hiện thực hóa hành động đầu tư của các doanh nghiệp vào lĩnh vực du lịch của tỉnh nhằm khai thác các tiềm năng du lịch, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đưa lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Khái niệm này bao gồm các nội dung sau đây: Thứ nhất, chủ thể thu hút đầu tư đó là chính quyền cấp tỉnh. Chính quyền cấp tỉnh có chức năng xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, biện pháp tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch của tỉnh. Bao gồm các đơn vị cấp tỉnh như Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, các sở chuyên ngành như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ; các cơ quan trực thuộc theo ngành dọc, trực thuộc các Bộ như Cục Hải quan, Cục thuế, dưới các Cục là các chi cục như Chi cục Hải quan, Chi cục thuế. Ngoài ra còn có đơn vị sự nghiệp là Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tuy không thực hiện chức năng quản lý nhà nước nhưng góp phần vào việc tổ chức thực hiện việc thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch của tỉnh. Thứ hai, đối tượng thu hút đầu tư vào phát triển du lịch của tỉnh là các doanh nghiệp. Đây là các tổ chức kinh tế, đơn vị kinh tế hoạt động theo Luật doanh nghiệp; bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân Thứ ba, lĩnh vực thu hút đầu tư là dịch vụ du lịch. Dịch vụ du lịch được quy định tại Điều 4 của Luật du lịch 2017 như sau: “Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch” [42]. Thứ tư, phương pháp, cách thức thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch là chính quyền cấp tỉnh thực hiện các hoạt động như xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư, cải cách hành chính, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực nhằm tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào dịch vụ du lịch của tỉnh. Thứ năm, mục đích thu hút đầu tư là khai thác các tiềm năng phát triển du lịch, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu ngân sách tỉnh, xóa đói, giảm nghèo và đưa lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. 31 2.1.2.2. Đặc điểm thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch cấp tỉnh Một là, chính sách thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch của một tỉnh được cả cơ quan trung ương và chính quyền cấp tỉnh ban hành. Chính sách của tỉnh thường gắn với đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh, áp dụng phù hợp với tỉnh đó, trong khi chính sách của cơ quan Trung ương có phạm vi áp dụng rộng hơn, trên quy mô cả nước. Như vậy là thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh nằm trong hoạt động thu hút đầu tư để phát triển du lịch của cả nước. Vì vậy, nếu chức năng, nhiệm vụ giữa trung ương và tỉnh không được phân cấp rõ ràng, không có sự phối hợp tốt thì sẽ dẫn đến chồng chéo, mâu thuẫn, xung đột chính sách, từ đó, tác dụng khuyến khích đầu tư sẽ hạn chế. Chính sách thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch một tỉnh là việc chính quyền cấp tỉnh vừa thực hiện chính sách của trung ương vừa xây dựng và thực hiện chính sách của tỉnh. Tuy nhiên, giới hạn của chính sách một tỉnh là mức độ khuyến khích đầu tư cao nhất mà trung ương cho phép, không được vượt qua, hay “xé rào” những chính sách mà trung ương ban hành. Vì vậy, một tỉnh đã có chính sách thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch với ưu đãi ở mức cao nhất mà chính sách trung ương đưa ra và trong phạm vi đã được phân cấp thì để tiếp tục thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh cần phải kết hợp thực hiện tốt hơn các hoạt động khác mà tỉnh còn hạn chế và có thể làm được đó là: quy hoạch phát triển du lịch, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, cải cách hành chính Hai là, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch của một tỉnh có đối tượng khá đa dạng. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch với quy mô, tiềm lực kinh tế khác nhau có thể kinh doanh một dịch vụ như lưu trú, vui chơi giải trí, dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển khách du lịch, dịch vụ ăn uống hoặc kết hợp kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ. Vì vậy, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh muốn có hiệu quả cao cần hướng đến những doanh nghiệp vừa và lớn để có thể kinh doanh kết hợp nhiều loại hình dịch vụ, mỗi dịch vụ có chất lượng tốt, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Ba là, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch của một tỉnh có sự phối hợp với thu hút đầu tư vào một số ngành khác. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đầu tư vào đâu trước hết là do kỳ vọng 32 kinh doanh thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận. Để có được thuận lợi thì cần có kết cấu hạ tầng tốt, các dịch vụ phục vụ các nhu cầu khác ngoài du lịch phải được cung cấp đầy đủ. Các nhu cầu về những dịch vụ gắn với chuyến du lịch của du khách như mua sắm, chữa bệnh, giao dịch, hội nghị, hội thảo, có xu hướng ngày càng tăng lên. Du khách thường muốn trải nghiệm thêm những dịch vụ ngoài dịch vụ du lịch tại nơi đến một cách thuận lợi, sử dụng những dịch vụ có chất lượng tốt. Do đó, các ngành như thương mại, tài chính ngân hàng, y tế, giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước sạch được thu hút đầu tư một cách đồng bộ gắn với thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch để đảm bảo cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch có môi trường kinh doanh tốt. Bốn là, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch của một tỉnh cần có quy mô thị trường khách du lịch ngày càng tăng. Doanh nghiệp đầu tư vào kinh doanh du lịch quyết định đầu tư vào tỉnh nào chủ yếu là nhận thấy khả năng về số lượng khác du lịch đến với tỉnh nhiều, thu nhập của khách du lịch cao và sẵn sàng chi trả khi sử dụng các dịch vụ du lịch. Nếu quy mô thị trường khách du lịch quá nhỏ bé thì chính sách thu hút dù tốt cũng khó làm cho doanh nghiệp đi đến quyết định đầu tư vì quan trọng nhất của doanh nghiệp vẫn là hiệu quả kinh doanh. Những biến động của thị trường khách du lịch do bất ổn an ninh – quốc phòng, dịch bệnh (như dịch covid-19), xu hướng du lịch tác động lớn đến thị trường khách du lịch. Do đó, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch phải gắn với xúc tiến, quảng bá du lịch để thu hút du khách đến với tỉnh. Năm là, chính quyền cấp tỉnh có thể thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch bằng các hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp. Hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch được chính quyền tỉnh thực hiện qua các hoạt động như miễn, giảm thuế, ưu đãi về lãi suất tín dụng, hỗ trợ kinh phí đào tạo lao động cho doanh nghiệp Các ưu đãi này cần phải dùng đến nguồn lực tài chính. Vì vậy, những ưu đãi nay phải được tính toán, cân nhắc để phù hợp với điều kiện và khả năng của tỉnh, đồng thời phù hợp với các quy định của trung ương. Trong giai đoạn đầu khi kinh doanh, trong điều kiện năng lực của doanh nghiệp du lịch bị hạn chế, các biện pháp khuyến khích về tài chính trực tiếp thường phát huy hiệu quả, tác dụng cao. Sau khi kinh doanh bước vào giai đoạn ổn định, các doanh nghiệp đã có nguồn vốn tích lũy, chính quyền tỉnh có thể chuyển sang thực 33 hiện các chính sách ưu đãi gián tiếp như thông qua tạo lập môi trường thuận lợi cho đầu tư kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp. Sáu là, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào du lịch của một tỉnh được thực hiện theo phân cấp. Ngày nay, xu hướng chung của thế giới cũng như của nước ta về phân cấp quản lý là chính quyền cấp tỉnh được Trung ương giao phó đảm nhiệm nhiều chức năng, nhiệm vụ gắn với tỉnh. Trong thu hút đầu tư cũng như vậy, các tỉnh chủ động trong xây dựng chính sách thu hút trên cơ sở khung chính sách của Trung ương. Để thu hút đầu tư cần có nguồn lực tài chính nhất định. Việc sử dụng nguồn lực tài chính này cũng do ngân sách tỉnh tự cân đối, trang trải. Chính vì thế thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch gắn bó chặt chẽ với chi phí và lợi ích của tỉnh. Bảy là, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch tỉnh đòi hỏi thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó cần có giải pháp mạnh, đột phá. Do đầu tư vào du lịch gắn với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh, mỗi tỉnh có những điều kiện khác nhau, nhất là ở tỉnh có điều kiện tự nhiên, khí hậu không thuận lợi, trình độ nguồn nhân lực du lịch thấp, kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch chưa đảm bảo, thủ tục hành chính chưa được nhanh, gọn, thị trường khách du lịch khó dự báo thì cần có và thực hiện đồng bộ những giải pháp để tạo sự cộng hưởng, trong đó có những giải pháp mạnh, đột phá mới có thể hấp dẫn đầu tư của doanh nghiệp. 2.1.2.3. Vai trò thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch cấp tỉnh Một là, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hoạt động của ngành du lịch góp phần làm tăng thu nhập của nền kinh tế của tỉnh thông qua nguồn thu từ dịch vụ lưu trú, vui chơi giải trí, vận chuyển, sản xuất, chế biến các đồ ăn, thức uống và bán các mặt hàng lưu niệm phục vụ du khách. Do nhu cầu của khách du lịch rất đa dạng và phong phú cho nên ngành du lịch tạo điều kiện cho các ngành khác đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ ngay tại tỉnh giúp cho quá trình lưu thông được nhanh hơn, tăng vòng quay của vốn, từ đó sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Đặc thù của ngành du lịch là ngành dịch vụ nên có hệ số sử dụng lao động cao, do đó du lịch là ngành tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch sẽ kích thích các ngành khác phát 34 triển ví dụ như ngành xây dựng, viễn thông, giao thông vận tải, văn hóa nghệ thuật, thể thao, sản xuất hàng lưu niệm Từ đó góp phần tăng nguồn thu ngân sách tỉnh, giải quyết việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân của tỉnh. Việc thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh sẽ tác động làm gia tăng sản lượng theo lý thuyết bội số đầu tư của Keynes, thu nhập của xã hội tăng lên sẽ tạo cho người dân có nhiều cơ hội và điều kiện để chi tiêu cho du lịch nhiều hơn và đến lượt nó sẽ góp phần làm tăng GRDP của tỉnh. Hai là, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình phát triển của các ngành kinh tế dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành và làm thay đổi tương quan giữa chúng so với một thời điểm trước đó. Đầu tư chính là phương tiện đảm bảo cho cơ cấu kinh tế được hình thành hợp lý. Ngành du lịch là một bộ phận cấu thành nên nền kinh tế của tỉnh do đó thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch sẽ làm thay đổi cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu GRDP của tỉnh. Cùng với vai trò trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành, hoạt động thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh còn tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu vùng, hình thành và phát huy vai trò của các vùng trọng điểm của tỉnh, đồng thời tăng cường tiềm lực kinh tế cho các vùng khó khăn, thúc đẩy mối liên hệ, giao lưu kinh tế liên vùng, đảm bảo phát triển kinh tế của tỉnh bền vững. Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch của tỉnh nếu có chiến lược, kế hoạch đúng sẽ làm cho cho cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh được thay đổi theo hướng hợp lý. Giữa ngành du lịch và các ngành kinh tế khác của tỉnh có mối quan hệ biện chứng, hỗ trợ lẫn nhau nhưng vẫn mang tính độc lập tương đối. Các ngành kinh tế khác của tỉnh phát triển sẽ tạo tiền đề cho ngành du lịch phát triển, ngược lại du lịch phát triển sẽ là động lực thúc đẩy các ngành khác của tỉnh phát triển. Thực tế chứng minh rằng ở các tỉnh có ngành du lịch ph...năm 1930-1931, xã Mỹ Thành, Yên Thành 7337436 2,143,000,000 78 Trung tâm bảo tồn và phát huy di sản Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh. 7386881 11,000,000,000 79 Tu bổ, tôn tạo, di tích nhà thờ và mộ Hồ Tùng Mậu tại xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu 7511146 2,000,000,000 80 Tu bổ, tôn tạo Nhà thờ gia tộc Đại tôn họ Hoàng Xuân tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn. 7534801 1,000,000,000 81 Tu bổ nâng cấp di tích nhà ông Hoàng Viện - cơ sở của xứ ủy Trung Kỳ năm 1930-1931 xã Hưng Châu, huyện Hưng Nguyên 7578414 1,000,000,000 82 Hạ tầng khu bảo tồn di chỉ khảo cổ làng Vạc gắn với du lịch, thị xã Thái Hòa 7634845 6,000,000,000 83 Tu bổ tôn tạo đền Pu Nhạ Thầu, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An 7670961 2,000,000,000 Tổng 227,865,739,100 Nguồn: Sở tài chính tỉnh Nghệ An 179 PHỤ LỤC 5 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2015-2019 Đơn vị tính: Đồng TT Dự án đầu tư Mã dự án Vốn đầu tư NĂM 2015 1 Xây dựng đường giao thông vào trung tâm xã Tân Hợp - Khu du lịch sinh thái Thung Khiển - Huyện Tân Kỳ 7055195 3,000,000,000 2 Xây dựng Đại lộ Vinh - Cửa Lò 7111408 10,500,000,000 3 Đường GT thuộc khu Du lịch biển Diễn Thành huyện Diễn Châu 7187344 5,000,000,000 4 Khu di tich Pham Hồng Thái -Hưng Nhân- Hưng Nguyên 7223357 228,421,000 5 Đường vào khu di tích Lịch sử VH Quốc gia nhà thờ trạng nguyên Hồ Tông Thốc 7273695 5,500,000,000 6 Đường GT vào di tích Lịch sử văn hóa xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu 7445282 1,930,000,000 7 Hệ thống giao thông trục chính khu du lịch biển Hòn Câu, xã Diễn Hải, huyện Diễn Châu 7445878 11,500,000,000 8 Tuyến đường nối Khu di tích gốc - Chùa Chí Linh đến khu tâm linh thuộc khu du lịch sinh thái và tâm linh Rú Gám huyện Yên Thành 7464167 7,000,000,000 9 Đường GT liên xã Mỹ Sơn - Hiến Sn đến Khu di tích LS Truông Bồn huyện Đô Lương 7476277 1,500,000,000 10 SC, cải tạo đường GT Ngọc - Lam - Bồi đi qua di tích lịch sử Quả sơn huyện Đô Lương 7484824 13,500,000,000 11 Đường GT từ QL 46 vào khu mộ Cả Khiêm và Cụ Thanh; vào khu mộ cụ Hoàng Đường, ông, bà ngoại của chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên 7512337 300,000,000 12 NC, MR đường GT từ khu di tích Tổng bí thư Lê Hồng Phong tại xã Hưng Thông đến Xứ ủy Trung Kỳ năm 1930-1931 tại xã Hưng Châu và khu di tích Phạm Hồng Thái tại xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên 7515487 300,000,000 180 NĂM 2016 13 XD đường GT nối từ QL 1A vào khu du lịch Bãi lữ 7025438 1,000,000,000 14 Đường du lịch Quỳnh Bảng - Quỳnh Phương - Vực mấu 7053471 6,120,000,000 15 Xây dựng đường giao thông vào trung tâm xã Tân Hợp - khu du lịch sinh thái thung khiển - Huyện Tân Kỳ 7055195 100,000,000 16 Đường GT nối từ QL 1A (Q.xuân) đi biển Quỳnh Liên 7057252 1,900,000,000 17 Đường vào khu di tích Phạm Hồng Thái -Hưng Nhân-Hưng Nguyên 7223357 211,000,000 18 Đường vào khu di tích LS VH Quốc gia nhà thờ trạng nguyên Hồ Tông Thốc 7273695 683,000,000 19 Tuyến đường du lịch sinh thái núi Đại Huệ, huyện Nam Đàn 7353988 29,867,315,284 20 Đường GT vào di tích LSVH xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu 7445282 2,000,000,000 21 Hệ thống giao thông trục chính khu du lịch biển Hòn Câu, xã Diễn Hải, huyện Diễn Châu 7445878 12,000,000,000 22 Đường GT từ khu Trung tâm TX Hoàng Mai đến Đền Cờn 7450570 6,800,000,000 23 NC, MR đường GT từ khu di tích Tổng bí thư Lê Hồng Phong tại xã Hưng Thông đến Xứ ủy Trung Kỳ năm 1930-1931 tại xã Hưng Châu và khu di tích Phạm Hồng Thái tại xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên 7515487 2,439,147,200 24 Nâng cấp, mở rộng đường giao thông từ tỉnh lộ 542D đi đền thờ Tướng quân Nguyễn Đắc Đài lên đền Chung Sơn xã Kim Liên, huyện Nam Đàn 7564249 737,000,000 25 Sửa chữa, NC tuyến đường vào đền Nguyễn Cảnh Hoan xã Tràng Sơn huyện Đô Lương 7566235 1,461,000,000 26 Sữa chữa, cải tạo đường giao thông Ngọc-Lam- Bồi đi qua di tích lịch sử đền Quả Sơn đoạn qua xã Ngọc Sơn, huyện Đô Lương 7570300 10,700,000,000 NĂM 2017 27 XD đường GT nối từ QL 1A vào khu du lịch Bãi lữ 7025438 578,000,000 181 28 NC, MR đường GT từ khu di tích Tổng bí thư Lê Hồng Phong tại xã Hưng Thông đến Xứ ủy Trung Kỳ năm 1930-1931 tại xã Hưng Châu và khu di tích Phạm Hồng Thái tại xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên 7515487 12,500,000,000 29 Đường ngang trục chính số 22 đô thị du lịch biển Cửa Lò 7585811 125,889,500 NĂM 2018 30 Đường GT nối KDT Kim Liên với KDT Lê Hồng Phong 7046157 1,500,000,000 31 Đường du lịch Quỳnh Bảng - Quỳnh phương - Vực mấu 7053471 2,780,000,000 32 Đường GT nối từ QL 1A (Q.xuân) đi biển QLiên 7057252 6,000,000,000 33 Hệ thống GT trục chính KDL biển Hòn Câu xã Diễn Hải, huyện Diễn Châu 7445878 5,240,000,000 34 Tuyến đường nối Khu di tích gốc - Chùa Chí Linh đến khu tâm linh thuộc khu du lịch sinh thái và tâm linh Rú Gám huyện Yên Thành 7464167 7,000,000,000 35 SC, cải tạo đường GT Ngọc - Lam - Bồi đi qua di tích lịch sử Quả sơn huyện Đô Lương 7484824 7,000,000,000 36 Đường vào Khu du lịch thác Khe Bàn, Bản Can, Xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu 7613068 1,500,000,000 NĂM 2019 37 Đường GT nối từ QL 1A (Quỳnh Hậu) đi Quỳnh Đôi nối đường du lịch biển Quỳnh 7053475 2,000,000,000 38 Đường GT nối từ QL 1A (Q.xuân) đi biển Quỳnh Liên 7057252 958,397,000 39 Xây dựng đại lộ Vinh – Cửa Lò 7111408 12,000,000,000 40 HTKT DA: Bảo tồn, tôn tạo khu di tích lịch sử Truông Bồn tại xã Mỹ Sơn huyện Đô Lương 7347833 2,000,000,000 41 Hệ thống GT trục chính KDL biển Hòn Câu xã Diễn Hải, huyện Diễn Châu 7445878 1,800,000,000 42 Tuyến đường nối Khu di tích gốc - Chùa Chí Linh đến khu tâm linh thuộc khu du lịch sinh thái và tâm linh Rú Gám huyện Yên Thành 7464167 10,500,000,000 43 Đường GT liên xã Mỹ Sơn - Hiến Sơn đến khu di tích LS Truông Bồn huyện Đô Lương 7476277 985,706,000 44 Đường GT từ QL 46 vào khu mộ Cả Khiêm và Cụ Thanh; vào khu mộ cụ Hoàng Đường, ông, bà ngoại của chủ tịch HCM tại xã Kim Liên 7512337 1,000,000,000 45 Sữa chữa, cải tạo đường giao thông Ngọc-Lam- Bồi đi qua di tích lịch sử đền Quả Sơn đoạn qua xã Ngọc Sơn, huyện Đô Lương 7570300 3,000,000,000 46 Hạ tầng khu bảo tồn di chỉ khảo cổ Làng Vạc gắn với du lịch, thị xã Thái Hòa 7634845 1,500,000,000 Nguồn: Sở tài chính tỉnh Nghệ An 182 PHỤ LỤC 6 DANH MỤC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÀO DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2015-2020 VÀ ĐẾN NĂM 2030 TT Tên dự án Địa điểm Vốn đầu tư (Tỷ đồng) 1 Khu trung tâm thương mại Lotte TP Vinh 500 2 Trung tâm thương mại và hội chợ triển lãm Nghệ An TP Vinh 300 3 Trung tâm Logistics Vinh TP Vinh 450 4 Dự án Bảo tồn và phát triển khu dự trữ sinh quyển thế giới miền Tây Nghệ An (Phù Mát, Phù Huống, Phù Hoạt) Huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, An Sơn và Thanh Chương 400 5 Quần thể vui chơi giải trí tại TX Cửa Lò Cửa Lò 2.000 6 Khu du lịch biển Quỳnh Quỳnh Lưu 250 7 Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng KKT Đông Nam 561 8 Trung tâm thương mại tại TX Hoàng Mai TX Hoàng Mai - 9 Khu du lịch sinh thái Hồ Vực Mấu TX Hoàng Mai 200 10 Khu du lịch Lâm viên Núi Quyết – Bến Thủy TP Vinh 450 11 Hạ tầng du lịch Nam sông Vinh Tp Vinh 1.000 12 Dự án khu du lịch Thác Kèm Huyện Con Cuông 1.000 13 Dự án bãi đậu xe kết hợp dịch vụ thương mại tại chân núi Đại Huệ Huyện Nam Đàn - 14 Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu dịch vụ tại các điểm du lịch: Hồ Thủy Điện Hủa Na – Quần thể thác Bảy tầng – Làng Thái cổ - Thác Sao va – Đền Chín gian. Huyện Quế Phong. 300 183 15 Dự án khu du lịch di chỉ Làng Vạc Thị xã Thái Hòa. 300 16 Dự án khu du lịch sinh thái, trải nghiệm vườn trại Suối Sanh. Xã Nghĩa Phúc và xã Tân An, huyện Tân Kỳ. 75 17 Dự án Khu du lịch Lâm viên Núi Quyết. Phường Trung Đô, thành phố Vinh. 600 18 Dự án khu du lịch sinh thái Hang Mó gắn với du lịch cộng đồng làng nghề thổ cẩm Thái Min. Xã Tiên Kỳ, huyện Tân Kỳ. 50 19 Dự án Công viên thành cổ Vinh Phường Cửa Nam, thành phố Vinh 1000 20 Dự án Công viên cây xanh hồ Điều hòa Xã Hưng Hòa, Hưng Lộc, thành phố Vinh 1000 21 Dự án cụm du lịch sinh thái Thung Khiển; thác Bồn và cây Sanh ngàn tuổi. Huyện Tân Kỳ 100 22 Dự án công viên Vui chơi, giải trí, thể dục thể thao tại xã Hưng Hòa Thành phố Vinh 1000 Nguồn: UBND tỉnh Nghệ An 184 PHỤ LỤC 7 MỘT SỐ CƠ SỞ LƯU TRÚ CỦA DOANH NGHIỆP NĂM 2019 STT Tên CSLT Huyện, thành, thị Loại hạng Vốn ĐT (Triệu đồng) 1 Khách sạn Mường Thanh Sông Lam TP Vinh 5 sao 600.000 2 Khách sạn Mường Thanh Luxury Diễn Lâm Diễn Châu 5 sao 400.000 3 Vinpearl Cửa Hội Thị xã Cửa Lò 5 sao 500.000 4 Khách sạn Sài Gòn Kim Liên TP Vinh 4 sao 220.000 5 Khách sạn Mường Thanh Phương Đông TP Vinh 4 sao 222.470 6 Chi nhánh Sài gòn Kim Liên Resort Thị xã Cửa Lò 4 sao 203.555 7 Khách sạn Mường Thanh Cửa lò Thị xã Cửa Lò 4 sao 400.000 8 Khách Sạn Mường Thanh Diễn Châu Diễn Châu 4 sao 350.000 9 Khách sạn Mường Thanh Hoàng Mai TX Hoàng Mai 4 sao 300.000 10 Khách sạn Mường Thanh Con Cuông Con Cuông 4 sao 120.000 11 Khách sạn Summer * Thị xã Cửa Lò 4 sao 200.000 12 Khách sạn Beijing TP Vinh 3 sao 20.000 13 Khách sạn Anphaan TP Vinh 3 sao 40.000 14 Khách sạn Hữu Nghị TP Vinh 3 sao 29.000 15 Khách sạn Lam Giang TP Vinh 3 sao 120.000 16 Khách sạn Thái Bình Dương Thị xã Cửa Lò 3 sao 50.000 17 Khách sạn Duy Tân TP Vinh 3 sao 61.000 18 Khách sạn Mường Thanh Vinh TP Vinh 3 sao 100.000 19 Khách sạn Mường Thanh- Thanh Niên TP Vinh 3 sao 45.000 20 Khách sạn Thượng Hải TP Vinh 3 sao 70.000 21 Khách sạn MEDIA TP Vinh 3 sao 16.600 22 Khách sạn Avatar TP Vinh 3 sao 8.000 23 Khách sạn Kim Ngân 2 Thị xã Cửa Lò 3 sao 3.400 24 Khách sạn Xanh Thị xã Cửa Lò 3 sao 210.000 25 Khách sạn Tecco Hoa Phượng Đỏ TP Vinh 3 sao 20.000 26 Khách sạn Đức Tài Tâm Đạt Quỳnh Lưu 3 sao 100.000 27 Khách sạn Mường Thanh Cửa Đông TP Vinh 3 sao 283.000 28 Khách sạn Lộc Anh III Thị xã Cửa Lò 3 sao 30.000 29 Khách sạn Hải Đăng Thị xã Cửa Lò 3 sao 15.000 30 khách sạn Blue Wave TX Cửa Lò 3 sao 65.000 Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An 185 PHỤ LỤC 8 DOANH NGHIỆP LỮ HANH DANG HOẠT DỘNG HỢP PHAP TREN DỊA BAN TỈNH NGHỆ AN I. DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH VÀ CHI NHÁNH, ĐẠI LÝ LỮ HÀNH QUỐC TẾ 1. Công ty Cổ phần Du lịch Nghệ An Địa chỉ: 14 Quang Trung –TP.Vinh – Nghệ An 2. Công ty CP Du lịch Trường Sơn COECCO Địa chỉ: 187 Đường Lê Duẩn –TP.Vinh, Nghệ An. 3. Trung tâm lữ hành Sài Gòn-Kim Liên Công ty CP Sài Gòn-Kim Liên Địa chỉ: 25 Quang Trung – Thành phố Vinh-Nghệ An. 4. Trung tâm dịch vụ lữ hành quốc tế Công ty CPXKLĐ và lữ hành quốc tế Nghệ An Địa chỉ: Số 8 B4 Duy Tân – P.Hưng Phúc- Thành phố Vinh-Nghệ An. Số 8 Yên Vinh – Phường Hưng Phúc – thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An 5. Công ty CP Lữ hành Quốc tế Thái Sơn Địa chỉ: Phòng 811, CT2 Arita HOME; Số 35 Phan Bội Châu – Tp.Vinh-Nghệ An 6. Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Anh Em Travel Địa chỉ: Lô 35, LK 03, khu đô thị mới Vinh Tân, đường Lê Mao kéo dài, TP Vinh, Nghệ An. 7. Công ty CP XNK và Du lịch quốc tế Thái Bình Dương Địa chỉ: số 109 Bùi Dương Lịch, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An; 8. Công ty CP Lữ hành quốc tế và Thương mại NETVIET Địa chỉ: Tầng 1 Tòa nhà Mai Linh – Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh – Thành phố Vinh Nghệ An 9. Công ty TNHH một thành viên Đầu tư Du lịch PHUCGROUP Địa chỉ: Khu văn phòng 24H NEWS, số 20/3 Ngõ 1 Nguyễn Trường Tộ, Tp Vinh, Nghệ An 10. Công ty TNHH Du lịch quốc tế ABC Travel Địa chỉ: số 32 – Nguyễn Viết Xuân – TP Vinh – Nghệ An 11. Công ty CP Thương mại và Du lịch Đại Dương. Địa chỉ : Đường Tô Ngọc Vân – phường Hà Huy Tập- Tp. Vinh-Nghệ An. 12. Công ty Cổ phần dịch vụ tổng hợp Tràng An Địa chỉ : số 25, đường Bùi Thị Xuân, Phường Trung Đô, thành phố Vinh. 13. Công ty CPTM và Du lịch Quốc tế Hương Sen Địa chỉ : số 8 – Đường Nguyễn Quốc Trị - Thành phố Vinh – Nghệ An 186 14. Công ty TNHH Thảo Đan Địa chỉ: Xóm 23 – Nghi Phú – Thành phố Vinh – Nghệ An. 15. Công ty TNHH Du lịch Quốc tế Max Địa chỉ: 157A Nguyễn Trường Tộ, Tp. Vinh, Tỉnh Nghệ An. 16. Công ty TNHH Du lịch Việt Lào Địa chỉ: Số 81 đường Phạm Đình Toái, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 17. Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Du lịch TM Địa chỉ: Số nhà 4ª, Ngõ 145, đường Nguyễn Sinh Sắc – Tp. Vinh, Nghệ An. 18. Công ty TNHH Thương mại và Du lịch SAB Địa chỉ: SN 06, ngõ 28, đường Hàm Nghi, Tp. Vinh, Nghệ An 19. Công ty TNHH Du Lịch & Sự Kiện Vinh Guru Địa chỉ: P801 – Chung Cư Handico 30 – Số 23 Đ. Quang Trung – TP Vinh – Nghệ An 20. Công ty TNHH Lữ hành quốc tế Tour Việt Nam Địa chỉ : Số 96 – Đường Trần Quốc Toản – Thành Phố Vinh – Nghệ An 21. Công ty CP Du lịch Quốc tế Hoàng An Địa chỉ: số 12, ngõ 470, Nguyễn Trường Tộ - Xã Hưng Đông – Thành phố Vinh – Nghệ An. Văn phòng giao dịch: Số 171, đường Trường Chinh – Thành phố Vinh – Nghệ An. 22. Công ty CP Đông Dương Travel Địa chỉ: 7A/24 Đường Phạm Đình Toái – Tp. Vinh – Nghệ An. 23. Công ty CP TM & Du lịch Quốc tế Rich Địa chỉ: Tầng 3, toà nhà Trung Anh Building, Km2 Đại Lộ Lê Nin, xã Nghi Phú, Tp. Vinh, Nghệ An 24. Công ty Du lịch & Tiếp thị GTVT Việt Nam – Vietravel chi nhánh Vinh Địa chỉ : Số 111, đường Lê Lợi, phường Lê Lợi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ; 25. Chi nhánh Công ty TNHH TM & DV Tổng hợp Thiên Nhân Địa chỉ : 23 Lê Mao, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Liên đoàn lao động Thành phố 26. Chi nhánh Công ty Cổ phần cung ứng Nghiệp vụ Chất lượng cao quốc tế (GoldenServices J.S.C) Địa chỉ : Số 180 B đường Mai Hắc đế, phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. 27. Công ty Cổ phần Tập đoàn Du lịch An Tín – Chi nhánh Bắc Trung Bộ Địa chỉ : Số 71 – đường Đào Tấn – Phường Quang Trung – TP Vinh – Nghệ An . 28. Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Lữ hành Saigontourist – Chi nhánh Nghệ An Địa chỉ : Số 25, đường Quang Trung, TP Vinh, Nghệ An 29. Công ty Cổ phần Truyền thông Du lịch Việt Đại lý Du lịch: Công ty TNHH Roompro Địa chỉ: nhà liền kề số 1, 28B Nguyễn Sỹ Sách – Tp. Vinh, Nghệ An. 187 II. DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH NỘI ĐỊA 30. Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Miền Đất Việt Địa chỉ: Khối 9, thị trấn Quán Hành, huyện Nghi Lộc , Nghệ An 31. Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Việt An Địa chỉ: Số 179/5 Hà Huy Tập- Phường Hà Huy Tập -Tp.Vinh. 32. Công ty TNHH Du lịch-Thương mại Đất Việt Số 75 - đường Trần Quang Khải – Phường Hà Huy Tập -Tp.Vinh – Nghệ An 33. Công ty TNHH Du lịch Mường Thanh Hoa Ban Địa chỉ: số 74- đường Lê Hồng Phong - Thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An. 34. Công ty TNHH Lữ hành VL68 Địa chỉ: Khối 6, thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ , Nghệ An 35. Công ty Cổ phần Du lịch và TM Chân Trời Mới Địa chỉ: Số 30, ngõ 1, đường Phan Bội Châu - Thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An. Văn phòng giao dịch: P 705 – Tòa nhà VCCI, số 01 – Đại Lộ Lê Nin - Thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An. 36. Công ty TNHH Du lịch Phan Huệ Địa chỉ: Thôn 1, xã Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An; 37. Công ty Cổ phần Thuận An Nghệ An Địa chỉ: Số nhà 34, ngách 11, ngõ 60, đường Trần Tấn, xã Hưng Lộc, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 38. Công ty Cổ phần Dịch vụ và Du lịch Vạn An Địa chỉ: Xóm 7, xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 39. Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Châu Á Địa chỉ: Xóm Yên Hội, xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An 40. Công ty Cổ phần Dịch vụ Lữ hành Nghệ An Địa chỉ: Xóm 7, xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 41. Công ty TNHH TM Dịch vụ Du lịch Anh Pháp Địa chỉ: Phòng 207, tầng 2, tòa nhà Mai Linh, đường Lê Nin, xã Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. 42. Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Fussa Địa chỉ: Xóm Trung tâm, xã Nghi Ân, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. 43. Công ty Cổ phần Du lịch Phương Trí Chi Địa chỉ: Nhà số 10, ngõ 42 đường An Dương Vương – Phường Trường Thi – Thành phố Vinh – Nghệ An 44. Công ty TNHH Thương mại Quốc tế News Travel Trụ sở chính: Xóm Kim Bình, xã Nghi Ân, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. 45. Công ty TNHH Du lịch lữ hành Bích Thủy 188 Trụ sở chính: Khối 17 - thị trấn Quỳ Hợp – huyện Quỳ Hợp - tỉnh Nghệ An. 46. Công ty cổ phần xây dựng và Du lịch Lâm Khang Trụ sở chính: Khối 8 – Thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. 47. Công ty Cổ phần TM&DV Phương Dũng Trụ sở chính: Khối 15 – đường Nguyễn Huy Oánh – thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An. 48. Công ty TNHH Sắc Việt Travel Trụ sở chính: Xóm 11 – xã Nghi Kim - thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An. 49. Công ty Cổ phần Vietgolden Trụ sở chính: Số 60 đường Lê Hồng Phong - thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An. 50. Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Phú Thành Đạt Trụ sở chính: Xóm Hiếu Thành – Xã Tây Hiếu – Thị xã Thái Hòa – Tỉnh Nghệ An. Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An 189 PHỤ LỤC 9 MỘT SỐ NHÀ HÀNG ĂN UỐNG PHỤC VỤ KHÁCH DU LỊCH Ở NGHỆ AN 1. Trung tâm tổ chức sự kiện và nhà hàng Minh Hồng - Địa chỉ: Số 9B Mai Hắc Đế, Tp.Vinh 2. Nhà hàng Dê leo núi, gà đi bộ - Địa chỉ: CS1: + Xóm 15, xã Nghi Phú, Tp.Vinh CS2: + Số 9 Nguyễn Duy Trinh, TX Cửa Lò, Nghệ An (bên cạnh KS Thái An) CS3: + Ngõ số 3 đường Hoàng Phan Thái, Khối 15 Nghi Phú, TP. Vinh 3. Nhà hàng Ngọc Châu- Địa chỉ: CS1: + Số 181, đường Đặng Thái Thân, Tp.Vinh CS2: + Số 34, đường Tô Hiến Thành, Tp.Vinh CS3: + Số 02 Lê Mao (Phí sau Nhà Văn hóa Lao động Nghệ An) 4. Nhà hàng ăn uống Toàn Hữu - Địa chỉ: Km 02, đại lộ Lê Nin, P.Hà Huy Tập, Tp.Vinh 5. Nhà hàng Suối Mơ - Địa chỉ: Số 02, đường Lê Mao, P.Lê Mao, Tp.Vinh, NA 6. Nhà hàng Vườn đá Suiseki - Địa chỉ: Số 50, Đường Nguyễn Sơn, P.Trung Đô, Tp.Vinh (Chân cầu Thông đối diện cung Lễ Hội rẽ xuống 250m ) 7. Nhà hàng Hương Rừng - Địa chỉ: Số 08, Đường Kim Đồng, Tp.Vinh 8. Nhà hàng gà tươi sạch 424 - Địa chỉ: Số 20, Ngách 86, Đường Đốc Thiết, P.Hưng Bình, Tp.Vinh 9. Nhà hàng Vuvuzela & Gogi House - Địa chỉ: Số 45, đường Qung Trung, Tp.Vinh 10. Nhà hàng Cung Lễ hội - Địa chỉ: Số 01-1A, đường Trường Thi, Tp.Vinh 11. Nhà hàng ẩm thực 5A Nguyễn Trãi - Địa chỉ: Số 5A, đường Nguyễn Trãi, Tp.Vinh 12. Nhà hàng Gogi House- Địa chỉ: + CS1: Số 45, đường Qung Trung, Tp.Vinh + CS2: Số 15, đường Hồ Tùng Mậu, tp.vinh 13. Nhà hàng Huynh Đệ - Địa chỉ: Số 27, Đường Đinh Công Trứ, P.Hưng Phúc, Tp.Vinh 14. Nhà hàng Rừng Xanh - Địa chỉ: Lê Mao, KĐT Vinh Tân, P.Vinh Tân, Tp.Vinh 16. Nhà hàng Song Quỳnh - Địa chỉ: Số 09, đường Hồ Tùng Mậu, Tp.Vinh 17. Nhà hàng Dê Núi - Địa chỉ: Số 135, khối Tân Lộc, P.Hưng Dũng, Tp.Vinh 18. Nhà hàng Sen vàng - Địa chỉ: Số 39A, Lê Hồng Phong, Tp.Vinh 19. Nhà hàng Việt Đức - Địa chỉ: Số 03 Tôn Thất Tùng, Phường Hưng Dũng, Tp.Vinh 20. Nhà hàng Thuỷ Linh Nghệ An - Địa chỉ: Số 144 - Đường Lê Hồng Phong - TP Vinh - Nghệ An 190 21. Nhà hàng Quán Ngon 3 Miền - Địa chỉ: Số 115 Lý Thường Kiệt - TP. Vinh - Tỉnh Nghệ An 22. Nhà hàng Ẩm thực Việt - Địa chỉ: Số 99 - Đường Kim Đồng - Thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ An 23. Nhà hàng Bò Úc quán - Địa chỉ: Số 07 Nguyễn Tiến Tài – TP Vinh 24. Nhà hàng Làng Việt - Địa chỉ: Số 183 - Phong Định Cảng - TP Vinh 25. Nhà hàng Khách sạn Thành Vinh - Địa chỉ: Sô 213 - Đường Lê Lợi – TP.Vinh - Nghệ An 26. Nhà hàng Hương Giang - Địa chỉ: Số 1 Phan Đăng Lưu - Tp. Vinh - Nghệ An 27. Nhà hàng Hoa Ngọc Châu - Địa chỉ: 77B Nguyễn Du - Tp. Vinh - Nghệ An 28. Nhà hàng Khách sạn Sài Gòn - Kim Liên - Địa chỉ: 25 Quang Trung, Tp. Vinh, Nghê An 29. Nhà hàng, bar Quán Lau - Địa chỉ: 71B Hồ Tùng Mạu - Tp. Vinh - Nghệ An 30. Nhà hàng Huynh Đệ - Địa chỉ: 120 Hecmann 31. Nhà hàng khách sạn Hữu Nghị - Địa chỉ: 74 Lê Lợi 32. Nhà hàng Khách sạn Phương Đông - Địa chỉ: 02 Trường Thi 33. Nhà hàng Hàn Quốc Quán - Địa chỉ: số 49 Nguyễn Tiến Tài, Tp.Vinh 34. Nhà hàng Đại Huệ Palace - Địa chỉ: số 2- Nguyễn Phong Sắc, Tp Vinh 35. Nhà hàng Ngọc Vinh - Địa chỉ: Ki ốt Số 50 đường Bình Minh, Thu Thủy, Cửa Lò 36. Nhà hàng Lam Giang -Địa chỉCS1: KM số 3 đường Ven Sông Lam –Phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò -Địa chỉCS2: Số 05 đường Sào Nam, xã Nghi Thu, Tx.Của Lò 37. Nhà hàng Thúy Hằng -Địa chỉ: số 38, 39 đường Bình Minh, phường Thu Thủy, Cửa Lò 38. Nhà Hàng Thúy Hiếu- Địa chỉ: 136 Nghi Hương, thị xã Cửa Lò. 39. Nhà Hàng Biển Ngọc – Đường Bình Minh, Nghi Hương, Thị xã Cửa Lò, Nghệ An 40. Nhà Hàng Thúy Hồng- Số 04 Khu ẩm thực Hải Đội, Đại Lộ Ven Sông, Nghi Hải, Cửa Lò, Nghệ An 41. Nhà Hàng Ngon- Đường Bình Minh, Nghi Hương, Thị xã Cửa Lò, Nghệ An 42. Nhà Hàng Trung Hồng- Đường Bình Minh, Thu Thuỷ, Cửa Lò, Nghệ An 43. Nhà Hàng Minh Tiến 99- số 99, Thu Thuỷ, Cửa Lò, Nghệ An 44. Nhà hàng Hoan Hợi -Địa chỉ: Chợ Bò, xã Nam Nghĩa, huyện Nam Đàn 45. Nhà hàng Sen Quê -Địa chỉ: Xóm Mậu 4, Nam Đàn, Nghệ An 46. Nhà hàng, cafe Không gian xanh -Địa chỉ: Đại lộ Lê Nin , thành phố Vinh 47. Nhà Hàng Lan Châu - Địa chỉ: 01 Đảo Lan Châu phường Thu Thuỷ, thị xã Cửa Lò 48. Café sân vườn Điện ảnh 2 – Số 42 Nguyễn Quốc Trị, P.Hưng Bình, Tp.Vinh. 49. Coffee Star movie – Số 22 Quang trung, Tp.Vinh. 191 50. Phố Hoa cafe – Số 04 Hồ Tùng Mậu, Tp.Vinh. 51. Trà sữa Chago – Số 87 , đường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Vinh 52. Trà sữa Gong Cha – Số 175, đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Vinh 53. Coffee Trang Hoa Viên – Số 6, đường Mai Thúc Loan, phường Nghi Thu, Cửa Lò 54. Coffee Khách sạn Mường Thanh – Tầng 26- số 232 đường Bình Minh, phường Thu Thủy, thị xã Cửa Lò 55. Coffee Đại Tây Dương – số 246 đường Nguyễn Thức Tự - phường Nghi Hương , thị xã Cửa Lò 56. Coffee 182 : Đường Mai Thúc Loan – phường Nghi Hương , thị xã Cửa Lò. 57. Coffee khách sạn Sài Gòn Kim Liên – số 212 đường Bình Minh - phường Thu Thủy, thị xã Cửa Lò 58. Rooftop coffee bar – Mường Thanh Sông Lam Hotel: Số 13 Quang Trung, tp.Vinh. Nguồn: Trung tâm thông tin xúc tiến Du lịch Nghệ An 192 PHỤ LỤC 10 MỘT SỐ TRUNG TÂM VUI CHƠI GIẢI TRÍ PHỤC VỤ KHÁCH DU LỊCH TẠI TỈNH NGHỆ AN 1. Lotte Cinema Vinh - Địa chỉ:Tầng 5 Số 1 Phan Bội Châu, P. Quán Bàu, TP. Vinh, Nghệ An 2. CGV Vinh Center - Địa chỉ: Số 69- Hồ Tùng Mậu -TP Vinh, Nghệ An 3. Rạp 12-9 - Địa chỉ: Tầng 4, số 22, đường Quang Trung - TP. Vinh - Nghệ An 4. Galaxy Vinh- Địa chỉ: 1 Đường Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An 5. HD Cinema Coffee - An Dương Vương - Địa chỉ: 18E An Dương Vương, P. Trường Thi, Tp. Vinh, Nghệ An 6. Khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm - Địa chỉ: Xóm Đồng Nông, xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. 7. Khu Vui Chơi Big Fun- Địa chỉ: 39 Quang Trung, Thành phố Vinh, Nghệ An 8. VRC Vinh Recreation Center - Địa chỉ: Số 01 Phan Bội Châu, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. 10. Khu công viên trung tâm thành phố Vinh - Địa chỉ: Số 2 Lê Mao - Tp. Vinh - Nghệ An 11. Quảng Trường Hồ Chí Minh- Đường Trường Thi – Thành phố Vinh 12. Khu vui chơi, giải trí Phà Lài, xã Môn sơn, huyện Con cuông, tỉnh Nghệ An- Địa chỉ: Môn Sơn, Con Cuông, Nghệ An 13. Khu vui chơi giải trí Waterfun tại biển Cửa Lò - Địa chỉ: Số 01, Hoàng Văn Tâm, Nghi Hương, Cửa Lò 14. Khu Vui Chơi Thiếu Nhi- Địa chỉ: Khối 1, Phường Thu Thuỷ, Thị Xã Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An 15. Công Viên Thiếu Nhi- 210 Bình Minh, Thu Thuỷ, Cửa Lò, Nghệ An 16. Khu vui chơi Vinpearl Cửa Hội Nghệ An - Địa chỉ: Cửa Hội, Cửa Lò, Nghệ An 17. Cualo Golf Resort - Địa chỉ: Nghi Hương, Cửa Lò, Nghệ An 18. Sân Golf tại Khu du lịch sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm- Địa chỉ: Xóm Đồng Nông, xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. 19. Du thuyền trên sông Lam- Địa chỉ: 78 Ngô Thì Nhậm, Trung Đô, Thành phố Vinh, Nghệ An 20. Du thuyền trên Biển Cửa Lò - Địa chỉ: Đảo Lan Châu, Cửa Lò, Nghệ An 21. Khu vui chơi Time Zone - Địa chỉ: Số 01 Lê Hồng Phong-TP Vinh, Nghệ An Nguồn: Trung tâm thông tin xúc tiến Du lịch Nghệ An 193 PHỤ LỤC 11 DOANH NGHIỆP HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN KHÁCH DU LỊCH BẰNG Ô TÔ TẠI NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2015-2019 TT TÊN DOANH NGHIỆP SỐ LƯỢNG XE 2015 2016 2017 2018 2019 1 HTX DVVT THÀNH AN 0 0 22 38 67 2 HTX VẬN TẢI HUY HẢI 22 22 22 22 24 3 HTX VẬN TẢI THÀNH VINH 0 0 18 26 58 4 HTX DVVT HÒA QUANG 16 16 18 19 20 5 HTX CP DVKD VTHK NGHỆ AN 16 16 16 18 21 6 CTY TNHH VẬN TẢI THỦY HIẾU 12 14 15 15 16 7 CTY CP TM&DL ĐẤT NGHỆ 13 13 13 12 14 8 HTX DVVT BÌNH MINH 8 12 14 14 15 9 HTX DVVT&TM NGHỆ AN 0 9 12 14 15 10 HTX DVVT SỰ CHUYÊN 9 9 9 9 12 11 CTY CP ĐÔNG DƯƠNG TRAVEL 9 9 8 9 10 12 HTX DVVT LẠC HỒNG 8 8 8 8 9 13 CTY TNHH DL TM THANH ANH 8 8 8 8 9 14 CTY CP TM&DV PHƯƠNG DŨNG 8 8 8 8 8 15 HTX VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI VÂN KỲ 8 8 8 8 8 16 CTY TNHH TM&DV DL THÀNH TRUNG 6 6 6 6 7 17 HTX DVVT&TM MIỀN TÂY 6 6 6 6 7 18 CTY TNHH VT DL THANH HOAN 6 6 6 6 7 19 CTY TNHH XD&TM ĐỨC HIỀN 6 6 6 6 6 20 CTY TNHH TM VẬN TẢI SƠN THÀNH 5 5 5 5 6 21 CTY CP TVXD&DVTM HỒNG VINH 5 5 5 5 4 22 CTY CP DL TM HÙNG CÚC 4 4 4 6 6 23 CTY TNHH TM&DV HẢI THÁI 4 4 4 4 8 24 HTX VẬN TẢI HOÀNG TRANG 4 4 4 5 5 25 CTY TNHH VT&DL ĐỨC LAN 4 4 4 4 5 26 CTY TNHH DVVT DU LỊCH TUẤN LỢI 4 4 4 4 5 27 HTX DVVT TRUNG MINH 4 4 4 4 4 28 CTY TNHH MAI LINH NGHỆ AN 4 4 4 4 4 29 HTX DV VT&TM QUANG MINH 0 0 5 6 7 30 CTY TNHH THANH HỒNG SƠN 3 3 4 4 4 31 HTX DVVT&TM SÔNG LAM 0 0 3 7 8 32 CTY TNHH QUÝ DƯƠNG HÙNG 0 0 6 6 6 33 CTY TNHH DVVT LỮ HÀNH QUỐC TẾ 0 0 6 6 6 194 VIỆT NAM 34 CTY CP TM&DV PHỦ DIỄN 4 4 4 4 0 35 CTY CP VẬN TẢI BẮC NGHỆ TĨNH 3 3 3 3 3 36 CTY TNHH VĂN MINH 3 3 3 3 3 37 CTY TNHH XD&VT LÂN THÀNH 3 3 3 3 3 38 CTY TNHH TM&DV Ô TÔ VINH 3 3 3 3 2 39 CTY TNHH KHANH QUỲNH 0 3 3 3 3 40 HTX VTTM NHẬT HOÀNG 0 0 0 3 8 41 CTY TNHH DV&DL TÂN PHƯƠNG THẢO 2 2 2 2 2 42 CTY TNHH DV VTHK HÙNG HƯỜNG 2 2 2 2 2 43 CTY TNHH VIỆT KHÁNH TRAVEL N.A 2 2 2 2 2 44 CTY TNHH VT DL&TM THẠCH THÀNH 2 2 2 2 2 45 CTY TNHH MTV ĐT TM&VT THÀNH VINH 2 2 2 2 2 46 HTX DVVT BÔNG SEN 2 2 2 2 2 47 CTY TNHH HOÀI KHÁNH 2 2 2 2 2 48 CTY TNHH TRUNG TRẦM 2 2 2 2 2 49 CTY CP TM & DL HẠ VINH 1 2 2 2 2 50 HTX VT&DL THÀNH VINH 0 0 0 0 8 51 DNTN LONG ANH 0 2 2 2 2 52 CTY TNHH NAM QUỲNH ANH 1 1 1 1 2 53 CTY TNHH DVVT&DL DŨNG ANH 0 0 2 2 2 54 CTY TNHH TM NGHĨA LINH 0 0 2 2 2 55 CTY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU PHÚ AN 0 0 0 3 3 56 HTX TM&DVVT MINH HƯNG 0 0 2 2 2 57 CTY CP CẦU ĐƯỜNG NGHỆ AN 0 0 2 2 2 58 CN NGHỆ AN – CTY CP VINPEARL 0 0 0 3 3 59 CTY TNHH VT&TM LỘC THỦY 1 1 1 1 1 60 CN CTY CP TV BĐS ĐẦU TƯ TRUNG NAM 1 1 1 1 1 61 CTY CP LỮ HÀNH DU LỊCH QUỐC TẾ PHÚC LỢI 1 1 1 1 1 62 HTX TM&DVVT MIỀN TRUNG 0 0 0 0 4 63 CTY CP TM&DV HẢI HOÀNG GIA 0 0 0 1 1 Tổng số 239 260 336 383 Nguồn: Sở giao thông vận tải Nghệ An 195 PHỤ LỤC12 CÁC KHU, ĐIỂM DU LỊCH KHUYẾN KHÍCH THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP THEO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TT Khu, điểm du lịch Địa điểm (Huyện, TP) 1 Khu du lịch Quốc gia tại Khu di tích Kim Liên Nam Đàn 2 Khu du lịch quốc gia Con Cuông và phụ cận Con Cuông 3 Khu du lịch Nghi Lộc và phụ cận Nghi Lộc 4 Khu du lịch Quỳnh Lưu và phụ cận. Quỳnh Lưu 5 Khu du lịch Quỳ Châu và phụ cận. Quỳ Châu 6 Khu du lịch Đô Lương và phụ cận. Đô Lương 7 Khu du lịch biển Nghi Thiết-Nghi Lộc Nghi Lộc 8 Khu du lịch biển Bãi Lữ - Mũi Rồng Nghi Lộc 9 Khu du lịch Đền Cuông - Cửa Hiền Diễn Châu 10 Khu du lịch Suối nước nóng Cồn Soi Nghĩa Đàn 11 Khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia Pù Mát Con Cuông 12 Khu du lịch sinh thái rừng nguyên sinh Pù Huống Quỳ Châu, Quỳ Hợp 13 Khu du lịch sinh thái rừng nguyên sinh Pù Hoạt Quế Phong 14 Khu du lịch sinh thái văn hóa Quỳ Châu Quỳ Châu 15 Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp hồ Tràng Đen Nam Đàn 16 Khu du lịch Núi Đụn Nam Đàn 17 Khu du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển cao cấp Đông Hồi Quỳnh Lưu 18 Khu du lịch tắm biển Quỳnh Bảng Quỳnh Lưu 19 Khu du lịch, thương mại cửa khẩu Nậm Cắn Kỳ Sơn 20 Khu du lịch, thương mại cửa khẩu Thanh Thủy Thanh Chương 21 Khu du lịch cửa khẩu Thông Thụ Quế Phong 22 Khu du lịch Cửa Hội Cửa Lò 23 Điểm du lịch biển Cửa Lò Cửa Lò 24 Điểm du lịch Vườn quốc gia Pù Mát Con Cuông 25 Khu lâm viên núi Quyết TP.Vinh 196 26 Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh TP.Vinh 27 Công viên trung tâm TP.Vinh 28 Công viên Nguyễn Tất Thành TP.Vinh 29 Công viên giải trí Hồ Cửa Nam TP.Vinh 30 Quảng trường Hồ Chí Minh TP.Vinh 31 Điểm du lịch hồ Tràng Đen Nam Đàn 32 Điểm du lịch nhà lưu niệm Phan Bội Châu Nam Đàn 33 Điểm du lịch bãi biển Cửa Hiền - Nghi thiết Nghi Lộc 34 Điểm du lịch Bãi Lữ - Mũi Rồng Nghi Lộc 35 Điểm du lịch Đền Cuông Diễn Châu 36 Điểm du lịch Đền Cờn Quỳnh Lưu 37 Điểm du lịch biển Quỳnh Phương - Quỳnh Lập Quỳnh Lưu 38 Điểm du lịch di chỉ Làng Vạc Nghĩa Đàn 39 Điểm du lịch suối nước nóng Giang Sơn Đô Lương 40 Hang Đá Trắng Bài Sơn Đô Lương 41 Bảo tàng dân tộc Thái Quỳ Châu 42 Điểm du lịch Hang Bua Quỳ Châu 43 Điểm du lịch Thác Xao Va Quế Phong Nguồn : [45] 197 PHỤ LỤC 13 CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO KHU DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2015-2019 TT Dự án Doanh nghiệp đầu tư Năm Vốn đầu tư (tỷ đồng) 1 Khu du lịch sinh thái Mường Thanh Safari Diễn Lâm, huyện Diễn Châu Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 Điện Biên 2017 1.300 2 Khu du lịch Vinpearl Cửa Hội Tập đoàn Vingroup 2017 900 3 Khu du lịch sinh thái Đập Cầu Cau, xã Thanh An và Thanh Thịnh, huyện Thanh Chương Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco4) 2017 1.500 4 Khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí tại xã Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc Tập đoàn FLC 2018 10.500 5 Khu du lịch sinh thái Phà Lài, xã Môn Sơn huyện Con Cuông. Công ty TNHH Dịch vụ & Du lịch VSC 2018 18 6 Khu vui chơi giải trí Cửa Hội, Cửa Lò Tập đoàn Vingroup 2019 5.000 7 Khu du lịch sinh thái cao cấp Bãi Lữ xã Nghi Yên và Nghi Tiến - Huyện Nghi Lộc Tập đoàn Tân Á Đại Thành 2019 4.000 Tổng vốn đầu tư 23.218 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An [24].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_thu_hut_dau_tu_cua_doanh_nghiep_vao_phat_trien_du_li.pdf
  • pdfScanned Documents_1220d3ffb9cba68c725b37aa256b117b.pdf
  • pdfTóm tắt Luận án Nguyễn Văn Thành.pdf
Tài liệu liên quan