Luận án Tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI CAO THỊ HỒNG NHUNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI NHẰM PHÁT TRIỂN LỜI NÓI MẠCH LẠC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Hà Nội, 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI CAO THỊ HỒNG NHUNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI NHẰM PHÁT TRIỂN LỜI NÓI MẠCH LẠC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON Chuyên ngành: Giáo dục mầm non Mã số: 9.14.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hướng dẫn:

docx201 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PGS.TS. Lã Thị Bắc Lý PGS.TS. Bùi Thị Lâm Hà Nội, 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lã Thị Bắc Lý và PGS.TS. Bùi Thị Lâm. Các số liệu và kết quả được đưa ra trong luận án là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa công bố trong các công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả Cao Thị Hồng Nhung LỜI CẢM ƠN Trước tiên, với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Lã Thị Bắc Lý và PGS.TS. Bùi Thị Lâm đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Khoa Giáo dục Mầm non, Phòng Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ủng hộ và cho phép tôi tham gia học tập và làm nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè và các đồng nghiệp gần, xa đã chia sẻ, động viên tinh thần, giúp tôi vượt qua những lúc khó khăn để hoàn thành luận án của mình. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả Cao Thị Hồng Nhung MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ĐC Đối chứng ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTB Điểm trung bình GDMN Giáo dục mầm non GV Giáo viên HĐNT Hoạt động ngoài trời LNML Lời nói mạch lạc MN Mầm non SL Số lượng TN Thực nghiệm TNGĐ 01 Thực nghiệm giai đoạn 01 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.2: Phân biệt giữa môi trường giáo dục trong lớp và ngoài trời 36 Bảng 2.1: Các tiêu chí và mức độ đánh giá sự phát triển LNML của trẻ 5 - 6 tuổi 52 Bảng 2.2: Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của việc phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi 57 Bảng 2.3: Nhận thức của giáo viên về mục tiêu phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi 58 Bảng: 2.4. Giáo viên nhận thức về nhiệm vụ phát triển LNML cho trẻ 5 - 6 tuổi 59 Bảng 2.5: Các phương pháp phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi 61 Bảng 2.6: Các hình thức phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi 63 Bảng 2.7: Mức độ ảnh hưởng của việc tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi 64 Bảng 2.8: Các bước tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi qua dự giờ 66 Bảng 2.9: Nguyên tắc tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi 68 Bảng 2.10: Những khó khăn trong tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi 70 Bảng 2.11: Đề xuất, kiến nghị về tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi 71 Bảng 2.12: Khả năng nói/kể đúng chủ đề 74 Bảng 2.13: Khả năng nói/kể lôgic 75 Bảng 2.14: Khả năng nói/kể có bố cục 76 Bảng 2.15: Khả năng sử dụng các phương thức liên kết câu khi nói/kể 77 Bảng 2.16: Khả năng sử dụng các phương tiện biểu cảm khi nói/kể 78 Bảng 3.1. Khung nội dung HĐNT nhằm phát triển LNML 84 Bảng 4.1: Kết quả phát triển lời nói mạch lạc của trẻ nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm 119 Bảng 4.2: Kết quả điểm trung bình phát triển lời nói mạch lạc ở thực nghiệm giai đoạn 01 của nhóm thực nghiệm của nhóm đối chứng và thực nghiệm 124 Bảng 4.4: Kết quả thực nghiệm giai đoạn 01 về nói/kể logic của nhóm đối chứng và thực nghiệm 125 Bảng 4.5: Kết quả thực nghiệm giai đoạn 01 về nói/kể có bố cục của nhóm đối chứng và thực nghiệm 126 Bảng 4.6: Kết quả thực nghiệm giai đoạn 01 về sử dụng các phương thức liên kết câu của nhóm đối chứng và thực nghiệm 127 Bảng 4.7: Kết quả thực nghiệm giai đoạn 01 về sử dụng các phương tiện biểu cảm của nhóm đối chứng và thực nghiệm 127 Bảng 4.8: Kết quả sau thực nghiệm của nhóm đối chứng và thực nghiệm 129 Bảng 4.9: Tỷ lệ phát triển lời nói mạch lạc sau thực nghiệm của nhóm đối chứng và thực nghiệm theo khu vực 129 Bảng 4.10: Kết quả các tiêu chí phát triển lời nói mạch lạc sau thực nghiệm của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm 130 Bảng 4.11: Mức độ phát triển lời nói mạch lạc nhóm thực nghiệm qua hai giai đoạn triển khai thực nghiệm 132 Bảng 4.12: Tỷ lệ kết quả mức độ phát triển lời nói mạch lạc nhóm thực nghiệm 133 Bảng 4.13: Kết quả từng tiêu chí của nhóm thực nghiệm theo khu vực sống 134 Bảng 4.14: Kết quả từng tiêu chí của nhóm thực nghiệm theo giới tính 134 Bảng 4.15: Khả năng nói/kể đúng chủ đề của nhóm thực nghiệm 135 Bảng 4.16: Khả năng nói/kể có bố cục của nhóm thực nghiệm 136 Bảng 4.17: Khả năng nói/kể có bố cục rõ ràng của nhóm thực nghiệm 138 Bảng 4.18: Khả năng sử dụng các phương thức liên kết câu khi nói/kể của nhóm thực nghiệm 139 Bảng 4.19: Khả năng sử dụng các phương tiện biểu cảm nhóm TN 140 Bảng 4.20: Mức độ tham gia hoạt động ngoài trời của trẻ nhóm thực nghiệm 141 Bảng 4.21: Kết quả lời nói mạch lạc trước và sau thực nghiệm của nhóm ĐC 142 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ: 2.1: Nhận thức của giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi 60 Biểu đồ 2.2: Tần suất tổ chức hoạt động ngoài trời trong đó có mục tiêu phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi 65 Biểu đồ 2.3: Điểm trung bình các tiêu chí phát triển lời nói mạch lạc 72 Biểu đồ 2.4: Điểm trung bình các tiêu chí phân chia theo giới tính 73 Biểu đồ 2.5: So sánh mức độ phát triển LNML của trẻ 5 - 6 tuổi qua 05 tiêu chí 74 Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ về mức độ phát triển lời nói mạch của trẻ nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm 120 Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ phát triển lời nói mạch lạc của nhóm thực nghiệm ở thực nghiệm giai đoạn 01 122 Biểu đồ 4.3: Phân bố kết quả phát triển LNML của nhóm TN 132 Biểu đồ 4.4: Kết quả phân bố điểm TB về khả năng nói/kể đúng chủ đề của nhóm TN 136 Biểu đồ 4.5: Kết quả phân bố điểm TB về khả năng nói/kể lôgic của nhóm thực nghiệm 137 Biểu đồ 4.6: Kết quả phân bố điểm TB về khả năng nói/kể có bố cục của nhóm thực nghiệm 138 Biểu đồ 4.7: Kết quả phân bố điểm trung bình khả năng sử dụng các phương thức liên kết câu của nhóm thực nghiệm 139 Biểu đồ 4.8: Kết quả phân bố triểm trung bình về khả năng sử dụng các phương tiện biểu cảm của nhóm thực nghiệm 140 Biểu đồ 4.9: So sánh tỷ lệ mức độ tham gia hoạt động của trẻ nhóm TN 142 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1.1. Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, với mục tiêu “nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một” [45]. Phát triển ngôn ngữ nói chung, phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ nói riêng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong giáo dục trẻ mẫu giáo. Phát triển lời nói mạch lạc góp phần hình thành, tích lũy và mở rộng vốn hiểu biết, giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh một cách đầy đủ, chính xác hơn. Bên cạnh vai trò giao tiếp với mọi người xung quanh, lời nói còn làm phong phú đời sống tinh thần, là phương tiện giúp trẻ tham gia vào môi trường xã hội và tự khẳng định vị trí của mình trong môi trường đó. Lời nói còn là phương tiện điều chỉnh hành vi, cũng như thể hiện thái độ và các giá trị đạo đức - xã hội mang tính chuẩn mực. Phát triển lời nói mạch lạc là nội dung quan trọng của việc chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông. 1.2. Thực hiện mục tiêu của Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, bậc học giáo dục mầm non đã chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theo hướng tăng cường trải nghiệm, thực hành, tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục nhằm phát huy ở trẻ tính tích cực, khả năng chủ động, sáng tạo, linh hoạt. Hoạt động ngoài trời có nhiều lợi thế trong việc phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ. Trong quá trình trải nghiệm, quan sát, khám phá, tham gia hoạt động ngoài trời, một lượng lớn thông tin được trẻ tiếp nhận và trở thành kiến thức, kinh nghiệm. Trẻ trao đổi, chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm đó với bạn bè, người lớn xung quanh bằng những câu chuyện theo cách của mình. Hoạt động ngoài trời giúp trẻ phát triển các năng lực ứng xử, giao tiếp, từ đó kinh nghiệm được xây dựng và kiến tạo. 1.3. Trẻ ở giai đoạn 5 - 6 tuổi có nhu cầu lớn trong việc tích lũy kiến thức, phát triển tư duy và nhận thức. Trẻ bước đầu có khả năng nhận thức chính xác về môi trường xung quanh thông qua các thao tác trí tuệ như: quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, suy luận. Ngôn ngữ là điều kiện cần thiết để trẻ thể hiện tư duy và thúc đẩy tư duy phát triển, chuẩn bị học tập ở bậc cao hơn. Do đó, việc chuẩn bị các điều kiện trong đó có phát triển lời nói mạch lạc là nhiệm vụ cần thiết trong quá trình giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi. 1.4. Hiện nay việc tổ chức hoạt động ngoài trời ở trường mầm non đã được quan tâm. Tuy nhiên, hiệu quả chưa cao. Đặc biệt, giáo viên chưa coi trọng việc tổ chức hoạt động ngoài trời để phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ, mà mới chỉ chú ý đến giúp trẻ phát triển thể chất, nhận thức, khám phá môi trường xung quanh. Giáo viên còn quan niệm cứng nhắc hoạt động ngoài trời được tổ chức vào buổi sáng, sau giờ hoạt động chơi ở các góc trong chế độ sinh hoạt hằng ngày. Họ chưa biết cách tổ chức linh hoạt và hợp lý hoạt động ngoài trời theo hướng trải nghiệm đảm bảo mục đích giáo dục nói chung và phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ nói riêng. Tại Việt Nam, chưa có công trình nghiên cứu nào về tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, thực tiễn về tổ chức hoạt động ngoài trời và lời nói mạch lạc, Luận án xây dựng các biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non, góp phần phát triển ngôn ngữ, chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng vào lớp 1. 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Mối quan hệ giữa tổ chức hoạt động ngời trời và phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non. 4. Giả thuyết khoa học Hoạt động ngoài trời là một trong những phương tiện hiệu quả nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo. Nếu các biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 5 - 6 tuổi được xây dựng và thực hiện theo hướng tăng cường các cơ hội cho trẻ trải nghiệm, tương tác, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và tái hiện kinh nghiệm bằng lời nói trong các hoạt động giáo dục khác sẽ giúp trẻ phát triển lời nói mạch lạc, góp phần chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng vào lớp 1. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non. 5.2. Khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non. 5.3. Đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non. 5.4. Thực nghiệm sư phạm các biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non đã được đề xuất. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non dạng lời nói độc thoại. Các biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi tập trung vào nội dung khám phá khoa học và xã hội. 6.2. Phạm vi về khách thể khảo sát và địa bàn nghiên cứu Khảo sát thực trạng trên 210 giáo viên mầm non tại 03 tỉnh/thành phố: Kon Tum, An Giang, Hà Nội; 60 trẻ tại thành phố Hà Nội. Thực nghiệm trên 136 trẻ 5 - 6 tuổi tại một số trường MN trên địa bàn thành phố Hà Nội. 7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Cách tiếp cận 7.1.1. Tiếp cận theo hướng trải nghiệm: Trải nghiệm thực tiễn là môi trường phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi một cách hiệu quả. Các biện pháp giáo dục được đề xuất theo hướng tăng cường cho trẻ được hoạt động, tích cực trải nghiệm trong môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường ngôn ngữ. 7.1.2. Tiếp cận tương tác: Mối quan hệ và sự tương tác là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Quá trình tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi theo hướng tăng cường các mối quan hệ, tương tác trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Trong đó, lời nói là phương tiện giao tiếp để duy trì sự tương tác, trao đổi, chia sẻ những thông tin mà trẻ đã trải nghiệm qua hoạt động ngoài trời. 7.1.3. Tiếp cận phát triển: Lời nói mạch lạc là biểu hiện của sự phát triển ngôn ngữ. Việc xác định mục tiêu, nội dung và biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi cần dựa trên khả năng hiện tại của trẻ và hướng đến “vùng phát triển gần nhất” của lời nói. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2.1.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp: tổng quan tư liệu khoa học bao gồm các tài liệu giáo dục học, tâm lý học, các công trình nghiên cứu khoa học giáo dục trên thế giới và trong nước về giáo dục trẻ mẫu giáo; hệ thống hóa các quan điểm và lý thuyết tổ chức HĐNT nhằm phát triển LNML cho trẻ 5 - 6 tuổi. 7.2.1.2. Phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa lí luận: xác định hệ thống khái niệm và quan điểm, xây dựng khung lý thuyết, đường lối phương pháp luận và thiết kế điều tra, thiết kế thực nghiệm khoa học. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp quan sát: Quan sát trẻ em và giáo viên trong các HĐNT nhằm phát hiện các biểu hiện LNML của trẻ 5 - 6 tuổi, cách tổ chức HĐNT và áp dụng các biện pháp của GV để phát triển LNML cho trẻ. Sử dụng phiếu quan sát HĐNT ở phần khảo sát thực trạng và thực nghiệm sư phạm, phiếu quan sát hoạt động lời nói của trẻ em trong phần đánh giá mức độ phát triển LNML của trẻ. Kết quả quan sát được ghi chép, mô tả và kết hợp với các thông tin thu thập được từ các phương pháp nghiên cứu khác để phân tích kết quả nghiên cứu. 7.2.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng phiếu hỏi đối với GV về các vấn đề liên quan đến tổ chức HĐNT nhằm phát triển LNML cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN. Các thông tin thu thập từ phiếu hỏi để phân tích thực trạng việc tổ chức HĐNT nhằm phát triển LNML cho trẻ 5 - 6 ở trường mầm non. 7.2.2.3. Phương pháp thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu: Thảo luận nhóm và phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý, giáo viên để có thêm thông tin về thực trạng tổ chức hoạt động ngoài trời; phương pháp, hình thức và những thuận lợi, khó khăn trong việc tổ chức HĐNT nhằm phát triển LNML cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN. 7.2.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Nhằm kiểm nghiệm tính khoa học, sự phù hợp, khả thi của biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN. 7.2.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: Sử dụng một số công thức toán học thống kê để xử lí các số liệu thu được từ khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ và thực nghiệm sư phạm. 8. Những luận điểm bảo vệ 8.1. Trẻ 5 - 6 tuổi đã có đủ những điều kiện về mặt vốn từ, ngữ âm, cấu trúc câu để tạo nên một diễn ngôn mạch lạc ở dạng đơn giản. 8.2. Lời nói mạch lạc của trẻ 5 - 6 tuổi được hình thành và phát triển khi trẻ được thực hành, trải nghiệm ngôn ngữ thường xuyên trong các hoạt động giáo dục ở trường mầm non. Trong đó HĐNT là hoạt động giáo dục có nhiều lợi thế trong việc tạo cơ hội cho trẻ thực hành, trải nghiệm, trao đổi, chia sẻ và liên kết với các hoạt động giáo dục khác để phát triển LNML cho trẻ. 8.3. Khi giáo viên có năng lực tổ chức và hiểu rõ mối quan hệ giữa hoạt động ngoài trời với việc phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi, họ sẽ linh hoạt lựa chọn và áp dụng hiệu quả các biện pháp giáo dục trong quá trình tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển lời nói mạch lạc. 8.4. Việc áp dụng hợp lý và linh hoạt các biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời tăng cường cơ hội cho trẻ được tương tác, trao đổi, tái hiện kinh nghiệm bằng lời nói trong cả quá trình tổ chức hoạt động, từ lập kế hoạch, tham gia hoạt động và đánh giá hoạt động có thể nâng cao hiệu quả phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi. 9. Đóng góp mới của luận án 9.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận của tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non; phân tích được mối quan hệ giữa hoạt động ngoài trời với việc phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi; xác định tiêu chí đánh giá sự phát triển lời nói mạch lạc của trẻ 5 - 6 tuổi; đề xuất các bước tổ chức hoạt động ngoài trời theo hướng trải nghiệm nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi. 9.2. Mô tả và đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi của giáo viên; thực trạng phát triển lời nói mạch lạc của trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non. 9.3. Đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non có giá trị tham khảo cho giáo viên trong tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non; Làm cơ sở cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý đưa ra những định hướng, giải pháp phát triển Chương trình giáo dục nhà trường theo hướng tăng cường cho trẻ thực hành, trải nghiệm, hoạt động ngoài trời nhằm phát triển ngôn ngữ cũng như phát triển toàn diện cho trẻ. 10. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án gồm 4 chương: - Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý luận của tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non; - Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non; - Chương 3: Biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non; - Chương 4: Thực nghiệm sư phạm. Chương 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI NHẰM PHÁT TRIỂN LỜI NÓI MẠCH LẠC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1.Những nghiên cứu về phát triển lời nói mạch lạc Phát triển lời nói mạch lạc của trẻ là nội dung không thể thiếu trong phát triển ngôn ngữ nói riêng và phát triển toàn diện của trẻ mẫu giáo nói chung. Có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này theo các khía cạnh khác nhau: Thứ nhất: Những nghiên cứu về bản chất, chức năng, vai trò của lời nói mạch lạc, có các tác giả như: F.de Saussure, A.N.Leonchiev, L.S.Vygotxky, Ph.A.Sokhin, Rubinstein, E.I.Tikheeva [23], D.B.Enconhin, A.M.Borodich [39], Haliday và Hasan [99], Nguyễn Ánh Tuyết [85], Diệp Quang Ban [8], Lương Kim Nga [58], Nguyễn Xuân Khoa [35], Đinh Hồng Thái [80],[81],[82], Nguyễn Thị Oanh [64]. Về bản chất của lời nói mạch lạc, có nhiều quan điểm khác nhau. Rubinstein [23] cho rằng “lời nói mạch lạc” dùng để diễn đạt trọn vẹn, rõ ràng suy nghĩ và mong muốn của người nói. Theo E.I.Tikheeva [23] lời nói mạch lạc của trẻ trước tuổi học là sự diễn đạt logic, chính xác, đúng trình tự, đúng ngữ pháp một nội dung nhất định. Tác giả Lương Kim Nga [58] cho rằng lời nói mạch lạc là lời nói diễn đạt rõ ràng, đầy đủ thông tin, giọng nói có sắc thái biểu cảm. Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết [85] lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo thể hiện tính chặt chẽ, khúc chiết, trình tự và tính liên kết... Tất cả các quan điểm trên đều chung ở luận điểm: lời nói mạch lạc có đặc điểm logic về nội dung, tính biểu cảm và thể hiện sự sáng rõ của tư duy. Người nói có khả năng diễn đạt rõ ràng, lưu loát nội dung nhất định, thể hiện trọn vẹn ý nghĩ, đạt được sự thông hiểu của người nghe. Về chức năng, vai trò của lời nói mạch lạc, nghiên cứu của các tác giả L.S.Vygotxky [93], Ph.A.Sokhin, E.I.Tikheeva [23], Nguyễn Thị Oanh [64] Đinh Hồng Thái [81], đều nhận định ngôn ngữ nói chung và lời nói mạch lạc nói riêng là công cụ của tư duy, là phương tiện giao tiếp giúp trẻ trao đổi thông tin, lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng, giá trị chuẩn mực của xã hội. Lời nói của trẻ mạch lạc đồng nghĩa với tư duy mạch lạc (tư duy logic), giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh một cách chính xác, đầy đủ và sâu sắc. Thứ hai: Những nghiên cứu về đặc điểm lời nói mạch lạc của trẻ. Trong các nghiên cứu về đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ trước tuổi học, các tác giả đã phân tích sự phát triển lời nói mạch lạc của trẻ, điển hình như: L.S.Vygotxky [28], E.I.Tikheeva [23], Kak-hainơdich, Rubinstein, L.P.Phêdôrencô, Ph.A.Sokhin [64], Nguyễn Ánh Tuyết [78], Diệp Quang Ban [9], Nguyễn Huy Cẩn [16], Nguyễn Thị Oanh [64], Đinh Hồng Thái [81], [82]...Các tác giả đã phân tích đặc điểm lời nói mạch lạc của trẻ ở các khía cạnh sau: Xét về mối quan hệ giữa lời nói mạch lạc và sự phát triển tư duy: Đặc điểm lời nói mạch lạc mang đặc điểm của tư duy logic giữa nội dung và hình thức, giữa suy nghĩ của người nói và nội hàm của lời nói. E.I.Tikheeva [23] nhận định: “Ngôn ngữ có liên hệ với biểu hiện của tư duy và bị tư duy chi phối”. Mặc dù tư duy và ngôn ngữ có nguồn gốc khác nhau, nhưng đến giai đoạn 2 tuổi, tư duy và ngôn ngữ gặp nhau, từ đó xuất hiện “tư duy ngôn ngữ” [94]. Kiểu tư duy trực quan logic ở cuối giai đoạn tuổi mẫu giáo góp phần làm thay đổi về chất lượng lời nói của trẻ [64]. Xét về biểu hiện của lời nói mạch lạc: Trong nghiên cứu “Những bước phát triển ngôn ngữ trẻ em từ 0 - 6 tuổi”, tác giả Lưu Thị Lan [38] đã phân tích về đặc điểm phát triển vốn từ, phát âm, câu nói và những lỗi sai thường gặp trong lời nói của trẻ... Tác giả cho rằng biểu hiện của lời nói mạch lạc là: nói đúng cấu trúc tiếng Việt; lời nói có nội dung thông báo chính xác, đầy đủ, rõ nét suy nghĩ của người nói; lời nói logic, có hình ảnh; diễn đạt rõ ràng, ngắt nghỉ đúng chỗ. Tác giả khác cho rằng lời nói mạch lạc thể hiện tính chính xác, trình tự, liên kết, chặt chẽ và khúc triết; phát âm đúng, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng chỗ; sử dụng từ phù hợp trong từng hoàn cảnh phát ngôn (danh từ, động từ, tính từ ...) [58]; nói câu đúng ngữ pháp; sử dụng nhiều dạng câu (câu đơn, câu mở rộng, câu phức hợp...); lời nói có nội dung phong phú, thể hiện các mối quan hệ, liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trẻ nhận thức được. Về sắc thái biểu cảm trong lời nói: Trong nghiên cứu “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo”, tác giả Lương Kim Nga [58] đã phân tích các biểu hiện LNML của trẻ mẫu giáo, trong đó có nhấn mạnh đến giọng nói có sắc thái biểu cảm, gắn với tình cảm, xúc cảm của người nói. Đặc điểm của LNML không chỉ thể hiện ở tư duy logic, nói đúng ngữ pháp, nội dung ngắn gọn, đầy đủ xúc tích... mà còn thể hiện qua màu sắc xúc cảm, biểu cảm của người nói. Như vậy, LNML không chỉ dừng lại ở việc có đầy đủ nội dung, mà cần có xúc cảm của người nói phù hợp với hoàn cảnh và tình huống. Thứ ba: Những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển lời nói mạch lạc của trẻ. Hướng nghiên cứu này được phản ánh trong các công trình nghiên cứu của các tác giả như L.S.Vygotxky [28], Ph.A.Sokhin, E.I.Tikheeva [23], Kak-hainơdich, Helen Gloeb, Kak siat Yeom, Robert J. Canady [98], Courtney B. Cazden, Lưu Thị Lan [38] Nguyễn Thị Oanh [64], Đinh Hồng Thái [82]... Trên cơ sở nghiên cứu về đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ trước tuổi học, các tác giả đã xác định những điều kiện, yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển LNML của trẻ như sau: Đặc điểm tư duy, tâm sinh lý của cá nhân trẻ: Bộ máy phát âm hoàn chỉnh kết hợp với tư duy logic (kiểu tư duy trực quan sơ đồ xuất hiện ở trẻ 5 - 6 tuổi) góp phần phát triển LNML, làm cho lời nói của trẻ có những nét mới khác hẳn với lời nói ở giai đoạn trước. Tác giả Lưu Thị Lan [38] cho rằng: “Quá trình học nói của trẻ diễn ra cùng với sự hoàn thiện dần của sự phát triển sinh lý và tâm lý của trẻ”. Môi trường ngôn ngữ nói xung quanh trẻ: E.I.Tikheeva [23] nhận định: “trẻ học nói nhờ vào tai nghe và khả năng bắt chước của mình”. Điều này cho thấy môi trường ngôn ngữ xung quanh trẻ (gia đình, nhà trường, các phương tiện thông tin đại chúng...) có ảnh hưởng rất lớn tới lời nói của trẻ. Nó có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển LNML. Tác giả Lưu Thị Lan [39] cho rằng: “Những đứa trẻ là con của bác sỹ thường hay nói những từ ngữ bác sỹ. Những người xung quanh trẻ nói cộc lốc, thiếu văn hóa, gắt gỏng... thì lời nói của trẻ cũng mang những đặc điểm đó”. Như vậy, các tác giả đều khẳng định việc xây dựng môi trường ngôn ngữ chuẩn mực, mang tính sư phạm, đặc biệt là xây dựng môi trường ngôn ngữ trong gia đình, lớp học và nhà trường là nhiệm vụ quan trọng để phát triển LNML cho trẻ. Thứ tư: Những nghiên cứu về nhiệm vụ, nội dung, hình thức, biện pháp phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo: Trên cơ sở nghiên cứu về đặc điểm phát triển LNML của trẻ mẫu giáo, các tác giả đã xác định nhiệm vụ, nội dung và biện pháp cụ thể nhằm phát triển LNML cho trẻ, cụ thể như sau: Nhiệm vụ, nội dung phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ: các tác giả Ph. A. Sokhin, Jobert J.Canady [98] cho rằng phát triển LNML cho trẻ bao gồm giải quyết các nhiệm vụ: (1) Phát triển vốn từ và kĩ năng sử dụng từ ngữ để diễn đạt ý nghĩ một cách chính xác và ngắn gọn; (2) Giáo dục ngữ âm; (3) Hình thành cấu trúc ngữ pháp. Theo tác giả X.L.Rubinstein [64]: “nhiệm vụ phát triển LNML cho trẻ là phát triển tư duy, phát triển kĩ năng thể hiện ý nghĩ”. E.I.Tikheeva [23] trên quan điểm “ngôn ngữ có liên hệ mật thiết với tư duy và bị tư duy chi phối’’ cũng xác định nhiệm vụ phát triển LNML cho trẻ là phát triển từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm và khả năng diễn đạt ý nghĩ bằng lời nói của trẻ. Các tác giả trong nước như Nguyễn Huy Cẩn [16], Lưu Thị Lan [37] chú trọng vào nhiệm vụ dạy trẻ phát âm đúng, làm giầu vốn từ, nói đúng ngữ pháp. Tác giả Lương Kim Nga [58] đã đề cập đến các nội dung phát triển LNML cho trẻ mẫu giáo: nói đúng cấu trúc câu tiếng Việt; lời nói có nội dung, hình ảnh và logic; diễn đạt rõ ràng, có sắc thái biểu cảm. Hình thức, biện pháp phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ: Xuất phát từ nhiệm vụ, nội dung phát triển LNML cho trẻ, các tác giả xác định về hình thức, phương pháp, biện pháp tương ứng. Tác giả Đinh Hồng Thái [82] đã tổng hợp các hình thức, biện pháp phát triển LNML cho trẻ mẫu giáo của các nhà sư phạm trên thế giới (E.I.Tikheeva, Ph. A. Sokhin) gồm: nói chuyện với các em; giao nhiệm vụ cho các em; đàm thoại; kể chuyện; kể lại chuyện theo tác phẩm văn học; kể chuyện theo tranh; kể chuyện theo đồ chơi; kể chuyện theo kinh nghiệm; sáng tác truyện; kể chuyện sáng tạo hay phát triển LNML thông qua trò chơi đóng kịch [4]. Tùy thuộc vào từng hình thức mà giáo viên linh hoạt sử dụng các phương pháp, biện pháp phù hợp nhằm phát triển LNML cho trẻ. Tác giả Nguyễn Thị Oanh [64] đã đưa ra các biện pháp phát triển LNML cho trẻ: dạy trẻ tập nói thành câu với vốn từ cho sẵn; nói tiếp câu bỏ dở; nói theo chủ đề; cho trẻ mô tả đồ chơi mà trẻ thích; tập đặt câu đố thông qua tranh; tổ chức cho trẻ nghe và kể lại chuyện. Tác giả Vũ Thị Ánh Ngọc [61] đề xuất biện pháp phát triển LNML cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi đóng kịch. Có thể thấy nghiên cứu của các tác giả đã chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa các nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ khác (giáo dục chuẩn mực ngữ âm, phát triển vốn từ, hình thành và phát triển các mẫu câu) với việc phát triển LNML cho trẻ. Tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ trọng tâm đến nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ nói chung và đưa ra quá trình thực hành, luyện tập trong một hoạt động riêng lẻ. Do vậy, việc xác định nhiệm vụ, biện pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục hiệu quả nhằm phát triển LNML có ý nghĩa lớn với phát triển toàn diện cho trẻ chuẩn bị bước vào trường phổ thông. 1.1.2. Những nghiên cứu về tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo Hoạt động ngoài trời là hình thức giáo dục mang lại sự hứng khởi, thích thú, thoải mái, tích cực trong quá trình tiếp nhận kiến thức, kỹ năng của người học. Có nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về hoạt động này ở những khía cạnh khác nhau. Thứ nhất: Vai trò của hoạt động ngoài trời đối với sự phát triển của trẻ. Khi nói về vai trò của HĐNT, các tác giả thường bàn đến vai trò của môi trường tự nhiên ngoài trời đối với phát triển của trẻ. Quan điểm môi trường thiên nhiên có vai trò to lớn đối với sự phát triển trí tuệ của con người có trong các công trình nghiên cứu của các nhà giáo dục như: J.J.Ruxô, P.H.Phrebel, J.A.Comenxki [65]. Việc trẻ thường xuyên quan sát, tiếp xúc với thiên nhiên là cơ hội cho trẻ lĩnh hội kiến thức về môi trường xung quanh, từ đó trí tuệ của trẻ phát triển. Các tác giả L.X Vygotsky [94], J. Piaget [66] cho rằng sự tích cực trải nghiệm làm nên sự phát triển của trẻ, hiểu biết được xây dựng thông qua sự tham gia hứng thú tích cực của trẻ trong môi trường; trẻ sẽ thay đổi kiến thức hiện có khi tương tác với môi trường xung quanh; kinh nghiệm quá khứ thường ảnh hưởng tới kinh nghiệm của trẻ. Tác giả Hoàng Thị Oanh và Nguyễn Thị Xuân [65] đã tổng hợp lịch sử của môn học Phương pháp cho trẻ mầm non khám phá môi trường xung quanh, chỉ ra những quan điểm giáo dục Xô Viết về vai trò của môi trường tự nhiên đối với sự phát triển của trẻ như: sự chuyển đổi từ phương pháp cho trẻ làm quen với thiên nhiên (mầm non Liên Xô) chuyển thành giáo dục sinh thái (mầm non Nga hiện nay). Qua các hoạt động khám phá môi trường xung quanh, trong đó có môi trường tự nhiên ngoài trời trẻ thu được một lượng nhỏ kiến thức khoa học đơn giản và phát triển các kỹ năng tư duy, quan sát, hợp tác, giải quyết vấn đề Nghiên cứu của các tác giả trong nước như Nguyễn Ánh Tuyết [78], Hoàng Thị Phương [72], Nguyễn Thị Lan Anh [2], Hoàng Thị Oanh và Nguyễn Thị Xuân [64], Lê Thị Kim Anh [3], Hoàng Thị Huế [32], Phạm Thị Loan [46]đều khẳng định trẻ được tham gia HĐNT sẽ phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹThiên nhiên với sự đa dạng về chủng loại, cấu tạo, môi trường sốngvới các quy luật...“cái mới” đã xuất hiện trong lần nói thứ hai của trẻ (đối tượng tham gia góc chơi; sử dụng phép thế “chúng con”). Trường hợp này cho thấy trong lời nói của trẻ đã có biểu hiện của tính mạch lạc. Có thể nói, sự tác động nhằm phát triển LNML cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua các hoạt động giáo dục ở trường MN nói chung và HĐNT nói riêng cần phải có quá trình. Nhà giáo dục cần có kỹ năng quan sát từng sự biến đổi về lời nói của trẻ trong quá trình giáo dục để lựa chọn các biện pháp giáo dục phù hợp và hiệu quả. 1.2.2.2. Ý nghĩa của phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi Trẻ 5 - 6 tuổi là giai đoạn chuẩn bị bước vào lớp 1. Ở độ tuổi này với tư duy logic đang dần hoàn thiện, trẻ có khả năng nhận biết các thuộc tính của sự vật, hiện tượng xung quanh và bị lôi cuốn bởi các mối quan hệ, liên hệ giữa các sự vật đó [53]. Trẻ có nhu cầu cao hơn về kỹ năng ngôn ngữ so với giai đoạn trước - đó là kỹ năng nói rõ ràng, mạch lạc thể hiện nhu cầu, ý nghĩ và quan điểm của bản thân. Vì vậy, việc phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sự phát triển của trẻ. Phát triển lời nói mạch lạc giúp trẻ 5 - 6 tuổi phát triển tư duy, cả tư duy trực quan hình tượng và tư duy logic. Ngôn ngữ có liên hệ với những biểu hiện của tư duy và bị tư duy chi phối. Sự phát triển lời nói mạch lạc không nằm ngoài mối quan hệ này. Trẻ 5 - 6 tuổi có kiểu tư duy trực quan - hình tượng. Để thực hiện kiểu tư duy này, trẻ phải hiểu được các sự kiện có liên quan đến trực quan - hình tượng và dùng ngôn ngữ để lập luận, giải thích cho người nghe hiểu. Để diễn tả trình tự diễn biến của một hiện tượng phức tạp cho người khác hiểu, trẻ dùng ngôn ngữ kết hợp với sự phân tích tư duy. Như vậy, nhờ lời nói mạch lạc, rõ ràng, mọi người xung quanh hiểu được trẻ cần gì, nghĩ gì. Lời nói mạch lạc làm cho quá trình tư duy, nhận thức của trẻ cụ thể, rõ ràng hơn. Lời nói mạch lạc còn là phương tiện để hình thành và phát triển tư duy logic ở mức độ cao hơn. Phát triển lời nói mạch lạc giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, mở rộng phạm vi giao tiếp, từ đó nhận thức thế giới xung quanh đầy đủ và chính xác hơn. Giai đoạn này, nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh đã thay đổi cả về số lượng và chất lượng. Nhu cầu muốn khám phá thế giới, thể hiện bản thân trước nhóm bạn bè và những người xung quanh ngày càng rõ nét. Để đáp ứng nhu cầu này, ngôn ngữ của trẻ dần phát triển. Trẻ không chỉ dừng lại nói những câu đơn giản, mà sử dụng câu ghép, câu phức, câu mở rộng, sử dụng các liên từ, từ nối để diễn đạt mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh. Khi trẻ nói rõ ràng, mạch lạc trẻ càng có nhu cầu giao tiếp với mọi người xung quanh và luôn mong muốn diễn đạt để mọi người hiểu, đồng cảm với cảm xúc, tình cảm của trẻ. Phạm vi giao tiếp mở rộng, tri thức của trẻ được nâng cao, trẻ càng có nhu cầu giao tiếp, trao đổi, trò chuyện với bạn bè và giãi bày suy nghĩ, tình cảm của trẻ. Phát triển lời nói mạch lạc giúp trẻ phát triển mạnh tình cảm, xúc cảm. Giao tiếp bằng lời nói là một nhu cầu không thể thiếu của con người. Trẻ 5 - 6 tuổi không chỉ dừng lại ở mong muốn chia sẻ, trao đổi thông tin, mà còn có nhu cầu thể hiện cảm xúc, tình cảm bản thân. Phạm vi và đối tượng giao tiếp được mở rộng, trẻ trở lên mạnh dạn, tự tin hơn khi được bày tỏ tình cảm, thể hiện nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ của bản thân với sự vật, hiện tượng và mọi người xung quanh [86]. Trong quá trình giao tiếp, đặc biệt khi tham gia trò chơi đóng vai, trẻ có nhu cầu thể hiện quan điểm cá nhân qua các vai chơi. Khi tham gia các cuộc đối thoại, trẻ biết lắng nghe hoặc phản biện; trẻ có nhu cầu thể hiện tình cảm vui, buồn, đồng ý hoặc không đồng ý với những trải nghiệm mà trẻ tham gia. Vì vậy, phát triển lời nói mạch lạc kịp thời sẽ giúp trẻ phát triển mạnh xúc cảm, tình cảm. Phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ làm tiền đề tạo lập các diễn ngôn ở dạng viết cho bậc học tiếp theo. Trẻ 5 - 6 tuổi là giai đoạn chuyển tiếp từ bậc học Mầm non lên bậc học Tiểu học cùng với sự thay đổi hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang học tập. Việc hình thành và phát triển cho trẻ các kỹ năng nói đúng chủ đề; kể câu chuyện có tính logic, bố cục và kỹ năng sử dụng các phương tiện liên kết câu sẽ tạo nền tảng vững chắc cho việc tạo diễn ngôn dạng viết trong hoạt động học tập. Những kĩ năng nói mạch lạc sẽ được trẻ vận dụng trong quá trình tạo lập văn bản. Trẻ có tư duy hợp lý và lời nói mạch lạc, rõ ràng sẽ tác động tích cực đến quá trình tạo văn bản viết. Như vậy, việc phát triển LNML cho trẻ 5 - 6 tuổi có vai trò quan trọng đối với việc chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng vào lớp 1. 1.2.2.3. Nhiệm vụ phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi Đến 5 - 6 tuổi, trẻ có nhu cầu diễn đạt ý nghĩ, mong muốn của mình cho người khác hiểu; có khả năng mô tả về đối tượng, sự vật, trần thuật về sự kiện, kể lại chuyện, sáng tác chuyện. Do đó, nhiệm vụ cơ bản của phát triển LNML dạng lời nói thoại cụ thể như sau: a. Mở rộng vốn từ và các kiểu tạo câu - tạo nền tảng vững chắc cho việc phát triển LNML Mức độ cao nhất của phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi là lời nói mạch lạc. Chính vì vậy, giáo viên cần xây dựng “bệ đỡ” cho việc phát triển LNML như: phát triển vốn từ và khả năng sử dụng từ trong câu; giúp trẻ nói đúng ngữ pháp, biết nói nhiều các loại mẫu câu tiếng Việt. * Phát triển vốn từ và kỹ năng sử dụng từ trong câu Đến 5 - 6 tuổi trẻ phải có một vốn từ cần thiết để giao tiếp với mọi người xung quanh. Nếu thiếu từ và không có kỹ năng sử dụng từ trong câu, giao tiếp sẽ trở nên khó khăn, quá trình nhận thức bị hạn chế. Vì vậy, cung cấp từ cho trẻ cần tiến hành song song với các nhiệm vụ giúp trẻ nhận thức được ý nghĩa của từ; phát âm đúng từ; sử dụng từ để nói rõ ràng, mạch lạc; phát triển nội dung từ ngữ và mở rộng vốn từ. Nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ 5 - 6 tuổi gồm: tích lũy số lượng vốn từ cần thiết, cơ cấu các từ loại hợp lý; giúp trẻ lĩnh hội ý nghĩa của từ; tích cực hóa vốn từ; sử dụng hợp lý vốn từ trong lời nói [83]. Ví dụ như giúp trẻ sử dụng các từ: đáng yêu → em bé thật đáng yêu; rộng lớn → bầu trời thật rộng lớn; xa tít → các ngôi sao xa tít. Khi sử dụng các từ trong câu, trẻ biết gắn với cảm xúc thật của mình tại thời điểm nói. Xuất phát từ đặc điểm tư duy trực quan, việc mở rộng vốn từ của trẻ luôn gắn với thế giới vật thể [16], [84]. Quá trình nhận thức thế giới vật thể xung quanh (thế giới đồ vật, thế giới tự nhiên, xã hội loài người) giúp trẻ hiểu nghĩa của từ. Thông qua cảm giác, tri giác cụ thể trẻ phân biệt các loại từ, hiểu nghĩa của từ một cách chính xác và sử dụng từ linh hoạt trong từng hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ: nóng – lạnh, tối – sáng, lười biếng – chăm chỉ, tốt – xấu... Các từ như chăm chỉ, lười biếng, hiếu thảo, bất hiếu,...được hình thành trên cơ sở nhận thức những nét tính cách qua tình cảm, hành động của con người, ví dụ: trong câu chuyện “Ba cô gái”, qua tính cách và hành động của ba nhân vật, trẻ hiểu và biết sử dụng các từ như: lười biếng, lười nhác, chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Việc học một từ mới đồng nghĩa với việc phát âm từ vựng đó. Thế giới vật thể xung quanh trẻ là môi trường thuận lợi giáo viên có thể khai thác để mở rộng vốn từ cho trẻ. Ví dụ, hoạt động trải nghiệm tại công viên, quan sát các loại hoa, cô hướng trẻ tri giác vào những đặc điểm, dấu hiệu nổi bật về màu sắc, mùi hương, biết so sánh, phân loại chúng... Cho trẻ tập dùng ngôn ngữ nói để diễn tả sự phân loại đó bằng việc nắm được nội dung các từ như: trắng, hồng, đỏ, thơm mát, thơm hắc. Cô gợi ý cho trẻ quan sát hoạt động chăm sóc cây xanh để trẻ hiểu được từ ngữ sinh động, có hình ảnh như: cây hoa tươi tốt, chăm sóc cẩn thận, chăm sóc chu đáo... Trên cơ sở đó trẻ biết sử dụng từ mới để diễn tả rõ ràng, mạch lạc về vẻ đẹp của hoa, công lao của người chăm sóc hoa theo cảm nhận và cảm xúc của mình. Khi dạo chơi trong sân trường, cho trẻ cảm nhận cái lạnh của mùa đông hoặc cái nóng của mùa hè. Cô gợi ý cho trẻ cảm nhận cái lạnh bằng cách đưa ra một số từ đồng nghĩa để diễn tả các mức độ khác nhau: lạnh buốt, lạnh thấu xương, lạnh giá; nóng nực, nóng vã mồ hôi; Cùng với mở rộng vốn từ, cần phải giúp trẻ có kỹ năng sử dụng vốn từ linh hoạt và hiệu quả trong lời nói. Cho trẻ tham gia HĐNT sẽ là cơ hội để làm giầu vốn từ cũng như kỹ năng sử dụng vốn từ khi phản hồi lại các thông tin mà trẻ đã trải nghiệm [41]. Tóm lại, phát triển vốn từ, mở rộng nội dung ý nghĩa của từ, phát triển kỹ năng sử dụng từ là một nhiệm vụ quan trọng trong phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi. Đó là một quá trình lâu dài để tích lũy cả số lượng và chất lượng từ vựng. Không có hệ thống từ vựng phong phú trẻ không thể nói mạch lạc. Vốn từ và khả năng sử dụng từ trong câu là một trong những điều kiện để trẻ nói đúng và hay trong giao tiếp và nói theo chủ đề. * Dạy trẻ các mẫu câu tiếng Việt Câu tiếng Việt là sự kết hợp của nhiều từ riêng lẻ theo những kiểu cấu trúc nhất định. Khi thay đổi trật tự các từ thì nghĩa của câu thay đổi, đồng thời thay đổi cả nội dung thông tin. Việc tạo môi trường để trẻ cọ xát, tham gia các hoạt động ngôn ngữ, thường xuyên được nghe người khác nói, được nói, được “thử” và “sai” trong hoạt động giao tiếp là điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các loại câu và kỹ năng nói đúng ngữ pháp. Thông qua các hoạt động giáo dục ở trường mầm non, giáo viên có thể cung cấp cho trẻ các hình thức khẩu ngữ, mà xét về mặt cú pháp là các loại hình câu: câu đơn, câu đơn mở rộng, câu ghép, xét về mục đích giao tiếp đó là các loại câu tường thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán [64]. Phát triển LNML cho trẻ 5 - 6 tuổi cần chú ý tới việc cung cấp các hình thức khẩu ngữ. Trẻ sẽ khó khăn trong giao tiếp nếu như thiếu các hình thức khẩu ngữ mang tính chuẩn mực. Vì vậy, bên cạnh việc phát triển vốn từ, giáo viên cần chú ý dạy trẻ nói các mẫu câu khác nhau. Giáo viên cần chủ động tích hợp, giúp trẻ nói các mẫu câu Tiếng Việt, thực hành thường xuyên. Trẻ được nghe cô nói, bạn nói và tự mình nói, dần dần ghi nhớ cấu trúc ngữ pháp một cách tổng quát và sử dụng hiệu quả vào các tình huống trong hoạt động ngôn ngữ. Thông qua hệ thống câu hỏi, giáo viên dẫn dắt trẻ đến với nhiều mẫu câu khác nhau và phát hiện các lỗi sai trong câu trả lời của trẻ để kịp thời chỉnh sửa, uốn nắn. Cô cần chú ý sửa ngay khi trẻ mắc lỗi. Tuy nhiên cần tránh cứng nhắc, làm cho giao tiếp trở nên nặng nề, thiếu tự nhiên, hiệu quả dạy trẻ nói đúng ngữ pháp sẽ giảm. Hoạt động kể chuyện theo chủ đề, kể chuyện theo tranh, kể chuyện sáng tạo không chỉ giúp trẻ hiểu về nội dung câu chuyện mà còn hình thành các mẫu câu đúng chuẩn mực ngữ pháp. Trong truyện có nhân vật với hành động và tính cách khác nhau. Quan hệ từ có ý nghĩa rất lớn khi biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp tiếng Việt [17]. Dạng láy là phương tiện ngữ pháp độc đáo. Vì vậy, GV dạy trẻ nói các loại câu ghép khi phân tích các nhân vật; sử dụng ngữ điệu, quan hệ từ, từ láy trong câu khi nói/kể. Việc tổ chức khám phá thế giới xung quanh không chỉ giúp trẻ tích lũy thêm kinh nghiệm mà còn phát triển khả năng phân tích, tổng hợp thông qua việc sử dụng từ ngữ, câu nói trong giao tiếp. Khi quan sát một hiện tượng và yêu cầu kể lại hiện tượng đó, buộc trẻ phải huy động trí nhớ và tư duy để sắp xếp lại sự việc một cách logic theo cách của mình. Việc kể lại một hiện tượng đã xảy ra không chỉ giúp trẻ phát hiện các mối liên hệ của sự vật hiện tượng mà còn giúp trẻ biết phân loại, so sánh, phân tích thông qua hệ thống từ ngữ của mình. Kết quả nhận thức chính là hệ thống các loại câu đã sử dụng nhằm diễn đạt lại thông tin rõ ràng, mạch lạc để người khác nghe hiểu một cách đầy đủ. Các trò chơi ngôn ngữ sẽ mang lại cơ hội để trẻ rèn luyện việc sử dụng các phép liên kết trong câu. Bằng thủ thuật và yêu cầu khác nhau, cô đưa ra các câu nói bỏ lửng và khuyến khích trẻ nói tiếp, thể hiện rõ ràng ý nghĩa của câu nói đầy đủ. Ví dụ như: “Vì Lan không đội mũ khi đi dưới trời nắng nên”; “Hôm nay Hoa đi học muộn vì”, trẻ phải nói tiếp thành các câu khác nhau từ các câu nói chưa trọn vẹn đó. Giáo viên cần khuyến khích cho tất cả trẻ tham gia, chú ý đến những trẻ nhút nhát, giúp trẻ tập nói các câu từ đơn giản đến phức tạp. Với mỗi câu bỏ lửng, cô khuyến khích trẻ nói với nhiều cách khác nhau để hoàn thiện câu; chú ý lắng nghe và kịp thời sửa sai cho trẻ; thường xuyên động viên, khích lệ trẻ tham gia trò chơi. Cô có thể tổ chức trò chơi ở các thời điểm phù hợp trong chế độ sinh hoạt hàng ngày như: hoạt động học; giờ sinh hoạt chiều; nêu gương cuối tuần; đón trẻ; trả trẻ Có thể nói, dạy trẻ các mẫu câu đúng ngữ pháp là một nhiệm vụ cần thiết để phát triển LNML cho trẻ. Giáo viên cần hiểu đặc điểm phát triển lời nói của trẻ, các nguyên tắc phát triển LNML để tổ chức các hoạt động giáo dục hiệu quả. b. Hình thành và phát triển khả năng nói/kể theo chủ đề Trong nghiên cứu về sự phát sinh lời nói, L.X.Vugotxky [52] nhận định: “Hoạt động lời nói của trẻ được phát triển tùy theo sự phức tạp và mở rộng của tình huống giao tiếp”. Như vậy, việc giúp trẻ sử dụng từ câu đơn lẻ đến sử dụng các câu khác nhau để nói về một chủ đề là một nhiệm vụ quan trọng của việc phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi. Yêu cầu đối với khả năng nói/kể theo chủ đề bao gồm: - Trẻ nói/kể đầy đủ nội dung; - Lời kể của trẻ rõ ràng, hướng đến chủ đề; - Trẻ nói/kể có tính logic: logic về nội dung và bố cục. Trong từng đơn vị câu trẻ nói đúng ngữ pháp, rõ ràng, nhưng các câu nói của trẻ không cùng hướng đến một chủ đề cụ thể, thì chưa được gọi là lời nói mạch lạc. Có nhiều mức độ khác nhau của hoạt động nói năng trước khi trẻ phát triển đến đỉnh cao của lời nói mạch lạc. Giáo viên cần nắm được bản chất của các mức độ này để có biện pháp giáo dục tác động phù hợp và hiệu quả: Thứ nhất, sự duy trì và triển khai chủ đề: Như đã phân tích, tính mạch lạc cần được xem xét ở mỗi chuỗi câu nói [30], có nghĩa là từ 2 câu trở lên. Giáo viên khai thác các bước tổ chức hoạt động ngoài trời nói riêng và các hoạt động giáo dục nói chung để tạo cơ hội cho trẻ được nói. Ví dụ như: trẻ trả lời câu hỏi : “Tại sao con thích chơi ở công viên ?” của giáo viên như sau: “Con thích chơi ở công viên. Vì ở đó có rất nhiều đồ chơi”. Khi trẻ nói về vị chua của quả khế: “Quả Khế chua lắm. Mẹ con nấu canh chua cho cả khế”. Như vậy, mức độ đơn giản của LNML thể hiện ở việc trẻ nói/diễn đạt/kể một nội dung hay trả lời câu hỏi có số lượng từ hai câu trở lên và nội dung giữa các câu logic và hợp lý, người nghe hiểu ý muốn nói của trẻ. Đỉnh cao của phát triển LNML dạng độc thoại là kể chuyện trong đó câu chuyện có nội dung, bố cục và các phương tiện tạo ra sự mạch lạc. Ở đó đảm bảo tính liên tục, nhất quán, logic về không gian, thời gian, sự kiện và hành động cụ thể. Do đó, trong các hoạt động kể chuyện theo tranh, theo kinh nghiệm, kể chuyện sáng tạogiáo viên cần chú trọng đến việc khơi gợi trí nhớ; sử dụng các bài tập/trò chơi ngôn ngữ; sử dụng tranh, ảnh, video, hệ thống câu hỏi để giúp trẻ nhớ đúng, nói/kể đầy đủ nội dung; lời nói/kể rõ ràng, logic và hướng đến chủ đề cụ thể. Duy trì chủ đề là trường hợp sự vật, hiện tượng, sự việc được nhắc lại trong các câu nói. Bằng nhiều dạng câu nói khác nhau nhưng người nghe vẫn hiểu trẻ đang muốn nói về một chủ đề. Sự duy trì đề tài được thực hiện bằng các phép liên kết từ vựng thích hợp như: phép lặp; phép thế bằng đại từ và phép tỉnh lược. Ví dụ, khi trẻ nói: “Cháu muốn vẽ tranh về hoa Hồng, vì hoa Hồng mẹ cháu thích nhất”. Ở đây, trẻ dùng phép lặp từ ngữ “hoa Hồng” trong lời nói. Trẻ nói: “Mẹ ơi! Con xin phép sang chơi với bạn Dũng. Bạn ấy rủ con sáng nay ạ!”. Ở đây, dùng phép thế bằng đại từ thay thế: bạn Dũng - bạn ấy. Các từ ngữ khác nhau, có quan hệ gần nghĩa với nhau, nhưng thực tế đều chỉ về một đối tượng mà trẻ muốn nói đến. Nhớ đó, đề tài trong các câu nói của trẻ được duy trì. Triển khai chủ đề là trường hợp đề tài của câu này có liên tưởng, móc nối với đề tài của câu kế tiếp theo một quan hệ từ ngữ nhất định nhằm mục đích kể lại diễn tiến của một sự việc, làm cho sự việc, hiện tượng được nói đến phát triển thêm. Như vậy, cần đảm bảo yêu cầu về tính logic giữa các câu nói trong một chủ đề [30]. Để triển khai đề tài, có thể sử dụng các phép liên kết như: so sánh; phối hợp từ ngữ; sử dụng các loại câu khác nhau (câu dài - câu ngắn; câu đơn giản - câu phức hợp) . Khi nói/kể theo chủ đề, tính mạch lạc của lời nói còn biểu hiện trong trật tự hợp lý giữa các câu cụ thể như: Trật tự giữa các câu diễn đạt quan hệ thời gian: thời điểm (hôm qua - hôm nay - ngày mai; bốn hôm nữa; hôm kia); thời gian trước - sau (Xe buýt vừa dừng bánh. Em nhìn thấy ba và mẹ); trật tự giữa các câu diễn đạt quan hệ nguyên nhân (Trời mưa to, nên mẹ em không đi xe nhanh được) . Đặc biệt hơn, logic trong lời nói/kể còn thể hiện nhận thức của trẻ về mối quan hệ logic giữa các tình tiết trong câu chuyện, chẳng hạn các tình tiết có quan hệ nguyên nhân - kết quả, điều kiện - hệ quả. Ví dụ: Khi tham gia hoạt động trải nghiệm về mùa đông, trẻ nói về nguyên nhân hay bị ốm vào mùa đông như: “Vì mùa đông trời lạnh giá nên bé hay bị ốm. Nếu không muốn bị ốm vào mùa đông thì bé cần mặc áo ấm” Như vậy, trong việc dạy trẻ kể và kể lại, giáo viên hướng dẫn trẻ qua các hình thức khác như: sắp xếp các câu nói theo đề tài; đưa ra mẫu của câu chuyện; phân tích mẫu của câu chuyện; cùng kể chuyện với trẻ (kể từng câu, kể cùng lúc, kể liên kết ); lập dàn ý câu chuyện; sắp xếp câu chuyện theo từng phần; đánh giá câu chuyện. Thứ hai, tính logic về bố cục. Bài phát biểu hay câu chuyện trẻ kể có bố cục gồm ba phần: mở đầu, triển khai và kết thúc. Đây là nội dung quan trọng trong nhiệm vụ phát triển LNML cho trẻ 5 - 6 tuổi. Phần mở đầu và kết thúc là câu nói khái quát, bao trùm toàn bộ nội dung chủ đề. Phần triển khai là việc trẻ nói về diễn biến tình tiết sự việc, kết hợp với nhận xét, đánh giá và cảm xúc cá nhân. Ở đây, GV nên chú ý hướng dẫn trẻ duy trì và triển khai đề tài để câu chuyện có tính logic. Đối với trẻ 5 - 6 tuổi, điều quan trọng là phát triển khả năng suy nghĩ logic, giải thích, chứng minh, đưa ra kết luận và khái quát hóa những gì đã thể hiện. Việc hình thành và phát triển khả năng nói/kể theo chủ đề bao gồm các nhiệm vụ sau: Mô tả các hành động/trò chơi đã thực hiện: Với trải nghiệm ngoài trời nói riêng và các hoạt động giáo dục nói chung, giáo viên tạo cơ hội cho trẻ mô tả các hoạt động theo trình tự, diễn biến ở đó có bình luận về nhiệm vụ của hoạt động. Ví dụ như trò chơi trẻ tham gia, cô gợi ý trẻ đặt tên trò chơi; mô tả về nhiệm vụ chơi. Nhờ đó, khả năng nói khái quát và tổng hợp vấn đề của trẻ được phát triển. Mô tả/kể chuyện về đối tượng cụ thể: Khả năng nói/kể theo chủ đề được phát triển khi trẻ thường xuyên kể chuyện sáng tạo về các con vật/ đồ vật/ sự vật yêu thích; kể lại những gì đã chứng kiến và trải nghiệmĐây là cơ hội giúp trẻ duy trì và triển khai đề tài. Giáo viên nên khai thác hoạt động thăm quan, dã ngoại ngoài trường MN mang lại cho trẻ cảm xúc chân thực và sống động. Việc kể về sự việc/hiện tượng mà trẻ có cảm xúc mạnh mẽ khi tham gia HĐNT, là cơ hội để rèn luyện các kỹ năng nói rõ ràng, mạch lạc về chủ đề. Giáo viên đưa ra các bài tập, trò chơi khuyến khích trẻ về nhà kể lại chuyện cho gia đình nghe về những điều hấp dẫn ở trường MN, cũng như khuyến khích trẻ nói/kể về những đối tượng khi trải nghiệm ngoài trời. Giáo viên cùng trẻ phân tích mẫu câu chuyện như: Mở đầu câu chuyện tôi nói gì ? Sau đó tôi nói gì ? Kết thúc câu chuyện tôi mô tả như thế nào ? Dựa trên ngôn ngữ tổng quát, giáo viên giúp trẻ nắm được ý nghĩa chủ đề của câu chuyện; lựa chọn những chất liệu ngôn ngữ theo trình tự cần thiết; biết cách xây dựng bố cục câu chuyện một cách hợp lý; giáo viên có thể tổ chức linh hoạt các hoạt động giáo dục, bài tập, tình huống khác nhau; tận dụng tranh/ảnh thật về sự vật, hiện tượng, con người trong buổi hoạt động ngoài trời để trẻ nói/kể. Khi trẻ có cơ hội rèn luyện cách duy trì và triển khai chủ đề sẽ tăng khả năng nói/kể có bố cục logic. Trẻ cần chọn lọc từ ngữ phù hợp và sắp xếp chúng thành những cấu trúc liên kết, liền mạch phù hợp với ý tưởng. Việc tạo nhiều cơ hội cho trẻ miêu tả, kể chuyện dựa trên kinh nghiệm cá nhân, diễn đạt lại nội dung câu chuyện theo tranh là nhiệm vụ cần thiết phát triển LNML cho trẻ 5 - 6 tuổi. Giáo viên có thể sử dụng những bức ảnh chụp khi trẻ tham gia HĐNT để khơi gợi trẻ kể lại những hoạt động, sự vật, hiện tượng và cảm xúc mạnh mẽ và chân thực. Các câu chuyện cho trẻ 5 - 6 tuổi không chỉ cần bố cục cấu trúc mà còn cần cả sự truyền cảm, bao hàm tính ngữ và so sánh. Điều này đặc biệt quan trọng trong câu chuyện mô tả (mô tả tranh nghệ thuật, phong cảnh thiên nhiên), khi trẻ sáng tác câu chuyện. Khi đó sẽ góp phần hình thành và phát triển ở trẻ kĩ năng lắng nghe, phân tích câu chuyện; hướng sự chú ý của trẻ đến việc diễn đạt có hình ảnh trong câu chuyện; lựa chọn tính ngữ và ngữ cảnh đặc trưng. Khả năng nói/kể theo chủ đề của trẻ được nâng lên khi trẻ có nhiều cơ hội được nói và thể hiện mong muốn của các nhân vật trong trò chơi đóng kịch. Các nhân vật được miêu tả, phản ánh y hệt như chúng vốn có trong tác phẩm văn học từ hành vi đến lời nói, biểu cảm. Trò chơi đóng kịch là hoạt động nghệ thuật, sáng tạo trong trường mầm non. Ngôn ngữ trong kịch bản phong phú, có tính logic, phát triển trong các sự kiện của tác phẩm. Trẻ tái hiện lại ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm - nhất là những nhân vật trong chuyện cổ tích, thần thoại, ngụ ngôn. Từ đó, trẻ cảm thụ được sự giàu có của ngôn ngữ, phương tiện thể hiện ngôn ngữ và sự phong phú của tiếng mẹ đẻ. Giáo viên cần chủ động dạy trẻ nói các mẫu câu khác nhau, tạo nhiều cơ hội cho trẻ phát triển ngôn ngữ nghệ thuật. Cao hơn nữa, giáo viên có thể cùng trẻ xây dựng kịch bản từ các nhân vật tự nhiên như: cây, hoa, lá, động vậtở môi trường ngoài trời mà trẻ có cảm xúc và ấn tượng mạnh mẽ. Từ đó, phát triển ở trẻ sự sáng tạo, trí tưởng tượng và cảm xúc tích cực. Nhiệm vụ phát triển LNML dạng độc thoại cho trẻ 5 - 6 tuổi là hình thành và phát triển khả năng nói/kể theo chủ đề và phát triển chủ đề. Giáo viên cần nắm được đặc điểm phát triển LNML của trẻ; các dạng lời nói độc thoại; biết khai thác HĐNT nhằm tạo cơ hội cho trẻ được nói/kể và diễn đạt bằng lời về các chủ đề khác nhau; biết xây dựng môi trường ngôn ngữ phong phú và tổ chức hoạt động để phát triển ở trẻ các kỹ năng diễn đạt mạch lạc, đạt được sự thông hiểu của người nghe. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục, sự phát triển LNML của trẻ, giáo viên lựa chọn các bài tập/trò chơi phù hợp và hiệu quả. c. Giáo dục chuẩn mực ngữ âm và sử dụng các phương tiện biểu cảm khi nói/kể Rèn luyện chuẩn mực ngữ âm và sử dụng các phương tiện biểu cảm khi nói được tiến hành song song với các nhiệm vụ phát triển LNML cho trẻ 5 - 6 tuổi. Thông qua các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ hàng ngày, giáo viên có kế hoạch và ý thức trong việc giáo dục ngữ âm và sử dụng các phương tiện biểu cảm khi nói cho trẻ. Trong giao tiếp, giáo viên nói cho trẻ nghe các câu với âm sắc và ngữ điệu khác nhau, kết hợp với những sắc thái cảm xúc của người nói. Ví dụ, giáo viên sử dụng các ngữ điệu khác nhau trong các câu tường thuật, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm thán; điều chỉnh tốc độ nói phù hợp với nội dung của thông tin, môi trường giao tiếp để tạo sự hấp dẫn, cuốn hút trong lời nói. Hiệu quả giáo dục chuẩn mực ngữ âm sẽ không cao khi cô nói trước và yêu cầu trẻ nói đúng giọng điệu như cô, mà cần phải gắn vào các tình huống cụ thể và khuyến khích trẻ tự thể hiện giọng điệu, ngữ điệu theo cách hiểu của mình. Vì trong các tình huống với nhiều cung bậc cảm xúc, mới có cơ hội và điều kiện để nói với nhiều ngữ điệu khác nhau, phù hợp với nhân vật và hoàn cảnh. Giờ kể chuyện là môi trường tốt để rèn luyện ngữ âm cho trẻ. Giáo viên dễ dàng đánh giá khả năng phát âm và sử dụng các phương tiện biểu cảm của trẻ, phát hiện những lỗi sai trong việc ngắt, nghỉ, thể hiện ngữ điệu, cường độ khi trẻ đọc thơ, hay kể chuyện. Đặc biệt, khi tái hiện lại lời đối thoại của các nhân vật trong chuyện, giáo viên giúp trẻ kết hợp giữa lời nói có ngữ điệu, âm giọng và nét tính cách cũng như biểu hiện cảm xúc của nhân vật. Giáo viên chú ý đến phát âm rõ ràng, sử dụng ngữ điệu biểu cảm; chú ý đến sắc thái cảm xúc khi trẻ kể chuyện, đọc thơ. Khuyến khích trẻ sử dụng ngữ điệu: lên giọng, xuống giọng, kéo dài giọng. Ví dụ: khi trẻ nói “Con yêu mẹ vô cùng/ em bé thật dễ thương” kèm theo biểu cảm trong ngữ điệu và nét mặt thì lời nói sẽ đạt tới mạch lạc và đầy cảm xúc. Do đó, bên cạnh việc cung cấp cho trẻ các hình thức khẩu ngữ khác nhau, còn khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc khi nói/kể chuyện. Trong hoạt động chơi, trẻ thực hiện các quan hệ chơi, được giao tiếp và diễn tả những sắc thái biểu cảm, tình cảm, trạng thái khác nhau của các nhân vật cũng là lúc trẻ sử dụng các phương tiện biểu cảm và cảm xúc cá nhân. Ví dụ như: vai bác sĩ: ân cần, chu đáo; vai bệnh nhân: buồn đau vì bệnh tật; vai người bán hàng: vui vẻ chào đón khách hàng; vai người mua: cẩn thận xem hàng và giá cả...Tất cả các cảm xúc: dịu dàng, buồn rầu, lo lắng, vui sướng...được trẻ tự nhiên đưa vào lời nói và giao tiếp khi chơi. Giáo viên có thể khai thác trò chơi ngôn ngữ để giúp trẻ phát triển ngữ âm. Ví dụ: trò chơi phân biệt chữ r và d, chữ ch và tr; trò chơi nói câu bỏ dở khi diễn tả biểu cảm của nhân vật Thông qua hoạt động chơi ngoài trời, giáo viên dễ dàng giáo dục ngữ âm cho trẻ khi nói về những trải nghiệm, kinh nghiệm kèm theo những cảm xúc như: tò mò, ngạc nhiên, vui sướng Hoạt động học là hình thức phù hợp để giáo dục ngữ âm cho trẻ 5 - 6 tuổi. Việc lập kế hoạch giáo dục với mục đích cụ thể, các hoạt động được thiết kế sẵn, giáo viên dễ dàng lồng ghép nội dung giáo dục ngữ âm. Chính tính chủ định của hoạt động học giúp giáo viên xác định được mức độ phát âm, tác động chỉnh sửa lỗi sai khi trẻ nói, giúp trẻ hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo liên quan đến các chuẩn mực ngữ âm. Ngoài ra hoạt động lao động, dạo chơi, thăm quan, lễ hội...là thời điểm giáo dục ngữ âm cho trẻ. Việc trẻ tham gia quá trình quan sát, khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh, nói lại cảm xúc khi tham gia hoạt động, trẻ sẽ được cung cấp các chuẩn mực ngữ âm phù hợp với hoàn cảnh, được thực hành, luyện tập. Như vậy, ở đâu có hoạt động ngôn ngữ, ở đó có thể tổ chức giáo dục chuẩn mực ngữ âm và sử dụng các phương tiện biểu cảm cho trẻ. Giáo viên cần linh hoạt lựa chọn thời điểm và lồng ghép nội dung giáo dục cho phù hợp và hiệu quả. 1.3. Tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non 1.3.1. Khái niệm hoạt động ngoài trời và tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi Hoạt động ngoài trời là các hoạt động giáo dục theo chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ được tổ chức ở ngoài trời. Môi trường “ngoài trời” là không gian tự nhiên ở ngoài lớp học, ngoài trường mầm non. Như vậy, hiểu theo cách thông thường, hoạt động ngoài trời là hoạt động giáo dục được tiến hành ở môi trường không gian ngoài trời tự nhiên như: buổi dạo chơi xung quanh sân trường; hoạt động học ở sân trường, vườn trường; một buổi thăm quan, dã ngoại, vui chơi ở ngoài trường mầm non (công viên, vườn rau cạnh trường, khu di tích lịch sử, làng nghề, chợ quê. ) Tham gia hoạt động ngoài trời có nghĩa là trẻ được tham gia các hoạt động đa dạng ở ngoài trời như: vui chơi, quan sát, khám phá các sự vật, hiện tượng; chơi các trò chơi cũng như vận động: chạy, nhảy, bò, trườn; được tắm gió, nắng ở ngoài trời; Trẻ mầm non rất thích thú với HĐNT. Nó không chỉ giúp trẻ phát triển về thể chất mà còn phát triển toàn diện. Tổ chức là tiến hành một công việc theo cách thức, trình tự, là sắp xếp, bố trí thành các bộ phận để cùng thực hiện một nhiệm vụ hoặc cùng một chức năng chung. Hay theo Hoàng Phê [67]: “Tổ chức là những gì cần thiết để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm hiệu quả tốt nhất”. Tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi: Trên cơ cở khái niệm tổ chức và phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi, chúng tôi hiểu “Tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi là quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục ở môi trường ngoài trời, nhằm giúp trẻ 5 - 6 tuổi có khả năng diễn đạt bằng lời nói rõ ràng, lưu loát, có sự kết nối hợp lý về ý nghĩ, cảm xúc hay một nội dung/chủ đề nhất định để đạt được sự thông hiểu của người nghe” Các hoạt động giáo dục được tổ chức ở môi trường ngoài trời nhằm phát triển LNML cho trẻ 5 - 6 tuổi cần đảm bảo đầy đủ các yếu tố như mục tiêu giáo dục; nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và các định hướng của giáo viên trong quá trình chuẩn bị - tổ chức - đánh giá các hoạt động ngoài trời nhằm nâng cao hiệu quả phát triển LNML cho trẻ ở trường mầm non. 1.3.2. Ý nghĩa của hoạt động ngoài trời đối với sự phát triển lời nói mạch lạc của trẻ 5 - 6 tuổi Trước hết phải nói đến vai trò của môi trường thiên nhiên là nguồn cung cấp các điều kiện cần thiết cho sự sống của sinh vật nói chung và trẻ nói riêng. Các yếu tố như không khí, ánh sáng, nhiệt độ, nắng, giócó tác động lớn tới sức khỏe, phát triển thể chất, kích thích hứng thú của người học. Tăng cường tổ chức các hoạt động ở ngoài trời đảm bảo sự phù hợp với nhu cầu, thể chất của trẻ, đảm bảo tính hợp lý của cơ chế vận động và sức khỏe của trẻ sẽ giúp đẩy mạnh sự tăng trưởng và phát triển cơ thể. Môi trường trong lớp học và môi trường ngoài trời có sự khác biệt rõ nét. Nếu như trong lớp với diện tích chật chội, nhiều thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ở các góc chơi quá đỗi quen thuộc với trẻ thì môi trường ngoài trời mang đến cho trẻ một không gian rộng mở, thoáng đãng với nhiều sự vật, hiện tượng mới lạ. Sự mới mẻ, hấp dẫn ở các góc chơi ngoài trời mang đến cho trẻ tâm lý thoải mái, hứng thú và hoạt động một cách tự nhiên. Trẻ khám khá, quan sát, trao đổi, chia sẻ nhiều hơn khi tâm lý thoải mái, được hoạt động ở môi trường mới và rộng mở. Sự khác nhau giữa môi trường trong lớp và môi trường ngoài trời được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1.2: Phân biệt giữa môi trường giáo dục trong lớp và ngoài trời Môi trường trong lớp Môi trường ngoài trời - Diện tích lớp học theo quy định c...n Ánh Tuyết (2004), Giáo dục mầm non từ lý luận đến thực tiễn, NXB Đại học sư phạm Hà Nội. [86] Nguyễn Thị Ánh Tuyết (1987), Giáo dục trẻ trong nhóm bạn bè, NXB Giáo dục. [87] Nguyễn Thị Ánh Tuyết (chủ biên), Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa, Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB Đại học sư phạm. [88] Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 07 năm 2010 Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. [89] Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết (2009), Hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non - mẫu giáo lớn (5-6 tuổi), NXB Giáo dục Việt Nam. [90] Vũ Thị Ngọc Uyên (2013),“Vận dụng môi hình giáo dục trải nghiệm của David A. Kolb vào dạy học môn tự nhiên và xã hội ở tiểu học”,Tạp chí Giáo dục số 314, trang 36 - 38. [91] Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (1979) Ngữ pháp Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội. [92] Nguyễn Thị Hồng Vân (2019), Giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động ngoài trời, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 2 - 5/2019, tr 138 - 141. [93] Vưgotxky L.X (1978), Sự phát triển các chức năng tâm lý cấp cao, NXB Đại học sư phạm Hà Nội. [94] L.X. Vygotsky (1997), Tuyển tập tâm lí học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [95] Phạm Viết Vượng (2000), Giáo dục học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [96] Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (2001), Từ điển tiếng Việt thông dụng. TIẾNG ANH [97] Kolb, D. (1984). Experiential Learning: experience as the source of learning and development. Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall. [98] Shirley C. Raines/Robert J. Canady (1990), The whole language kindergarten (Teacher College, Colunbia University), New York-London. [99] Deway J. (1938), Experience and Education. New York: Collier Books. TIẾNG NGA [100] Лебедева Л.В. «Обучение дошкольников перессказу. Подготовительная группа». – М.,Центр педагогического образования, 2016. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 : PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN GIÁO VIÊN MẦM NON Để góp phần nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động ngoài trời (HĐNT) nhằm phát triển lời nói mạch lạc (LNML) cho trẻ 5 - 6 tuổi xin Anh/Chị vui lòng cho biết thông tin/ý kiến bằng cách đánh dấu (X) vào ô thích hợp hoặc viết câu trả lời vào chỗ chấm (Phiếu này chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu, không nhằm để đánh giá giáo viên). Câu 1: Anh/Chị hãy cho biết mức độ cần thiết của việc phát triển LNML cho trẻ 5 - 6 tuổi STT Mức độ cần thiết 1 Rất cần thiết o 2 Cần thiết o 3 Không cần thiết o Câu 2: Anh/Chị hãy cho biết mục tiêu phát triển LNML cho trẻ 5 - 6 tuổi STT Mục tiêu 1 Chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1 ¨ 2 Hình thành và phát triển các kỹ năng ngôn ngữ o 3 Giúp trẻ thuận tiện và hiệu quả trong quá trình giao tiếp o 4 Góp phần phát triển toàn diện nhân cách của trẻ o 5 Giúp trẻ thành thạo tiếng mẹ đẻ o 6 Mục tiêu khác: Câu 3: Anh/Chị hãy cho biết nhiệm vụ phát triển LNML cho trẻ 5 - 6 tuổi STT Nhiệm vụ phát triển LNML 1 Phát triển vốn từ và kỹ năng sử dụng từ trong câu. o 2 Hình thành và phát triển cấu trúc ngữ pháp. o 3 Hình thành kỹ năng sử dụng phương tiện liên kết trong lời nói/kể. o 4 Hình thành và phát triển kỹ năng sử dụng câu khi nói/kể về một chủ đề. o 5 Giáo dục chuẩn mực ngữ âm tiếng Việt. o 6 Hình thành kỹ năng nói/kể có bố cục rõ ràng. o 7 Hình thành và phát triển kỹ năng sử dụng các phương tiện biểu cảm khi nói/kể. o 8 Các nhiệm vụ khác (Giáo viên liệt kê) Câu 4: Anh/Chị hãy cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển LNML của trẻ 5 - 6 tuổi STT Các yếu tố ảnh hưởng 1 Đặc điểm sinh lý, tâm lý của trẻ o 2 Năng lực tổ chức hoạt động của giáo viên ¨ 3 Môi trường tổ chức hoạt động giáo dục o 4 Các yếu tố khác.. Câu 5: Anh/Chị hãy cho biết các phương pháp, hình thức phát triển LNMLcho trẻ 5 - 6 tuổi STT Phương pháp, hình thức Phương pháp phát triển LNML cho trẻ 5 - 6 tuổi 1 Tạo tình huống o 2 Thảo luận nhóm o 3 Đàm thoại, trò chuyện o 4 Trò chơi o 5 Dự án o 6 Thực hành, luyện tập o 7 Động não 8 Các phương pháp khác (Liệt kê): Hình thức phát triển LNML cho trẻ 5 - 6 tuổi 1 Trò chơi o 2 Làm quen với tác phẩm văn học o 3 Tham quan, dã ngoại o 4 Kể chuyện, đọc thơ o 5 Các hoạt động giao lưu o 6 Hoạt động lao động o 7 Hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày: ăn, ngủ... o 8 Hoạt động ngoài trời o 9 Các hình thức khác (kể tên). Câu 6: Quan điểm của Anh/Chị về mức độ ảnh hưởng và tần suất tổ chức HĐNT trong đó có mục tiêu phát triển LNML cho trẻ 5 - 6 tuổi STT Mức độ ảnh hưởng 1 Rất ảnh hưởng o 2 Ảnh hưởng trung bình o 3 Ít ảnh hưởng o Tần suất tổ chức HĐNT trong đó có mục tiêu phát triển LNML cho trẻ 5 - 6 tuổi 1 Không bao giờ o 2 Thỉnh thoảng o 3 Thường xuyên o Câu 7: Anh/Chị hãy nêu các bước tổ chức HĐNT nhằm phát triển LNML cho trẻ 5 - 6 tuổi ............. Câu 8: Khi tổ chức HĐNT nhằm phát triển LNML cho trẻ 5 - 6 tuổi cần theo các nguyên tắc nào sau đây STT Các nguyên tắc 1 Tất cả trẻ đều được tham gia hoạt động o 2 Môi trường trẻ trải nghiệm đảm bảo tính giáo dục và tính “mở”. o 3 Mục tiêu, nội dung, phương pháp tổ chức HĐNT phù hợp với đặc điểm phát triển LNML của trẻ. o 4 Quá trình tổ chức HĐNT linh hoạt với kế hoạch giáo dục o 5 Nguyên tắc khác (Liệt kê các nguyên tắc):.. Câu 9: Các điều kiện tổ chức HĐNT nhằm phát triển LNML cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non STT Điều kiện tổ chức HĐNT nhằm phát triển LNML Môi trường vật chất 1 Đồ dùng, đồ chơi o 2 Cách sắp xếp môi trường giáo dục o 3 Học liệu cho trẻ o 4 Các điều kiện về môi trường vật chất khác Môi trường xã hội 1 Lời nói mẫu của giáo viên o 2 Cách tổ chức hoạt động ngoài trời của giáo viên o 3 Môi quan hệ/giao tiếp giữa cô và trẻ; trẻ và trẻ; trẻ và những người xung quanh o 4 Các điều kiện về môi trường tinh thần khác Câu 10: Những khó khăn khi tổ chức HĐNT nhằm phát triển LNML cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non STT Khó khăn 1 Giáo viên chưa nhận thức rõ về bản chất và ý nghĩa của việc tổ chức HĐNT nhằm phát triển LNML cho trẻ o 2 Chưa có quy trình cụ thể về tổ chức HĐNT nhằm phát triển LNML cho trẻ o 3 Số lượng trẻ trong lớp quá đông o 4 Áp lực công việc của giáo viên MN trong một ngày quá nhiều o 5 Giáo viên còn cứng nhắc, khuôn mẫu trong việc tổ chức HĐNT cho trẻ o 6 Chưa có nhiều tài liệu hướng dẫn tổ chức HĐNT nhằm phát triển LNML cho trẻ o 7 Chưa được bồi dưỡng tập huấn về việc tổ chức HĐNT nhằm phát triển LNML cho trẻ o 8 Thiếu về cơ sở vật chất, môi trường để tổ chức HĐNT o Câu 11: Đề xuất, kiến nghị về HĐNT nhằm phát triển LNML cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non STT Các đề xuất 1 Cần có tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức HĐNT nhằm phát triển LNML cho trẻ trong trường MN o 2 Hướng dẫn cách xác định mục tiêu phát triển LNML trong lập kế hoạch HĐNT o 3 Đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, môi trường, đồ chơi ngoài trời theo quy chuẩn của Bộ GDĐT o 4 CBQL cần linh hoạt hơn trong việc đánh giá việc tổ chức các hoạt động giáo dục, khuyến khích cho GV sáng tạo o 5 Bổ sung các bài tập phát triển LNML cho trẻ o 6 Chú trọng hơn nữa đến phát triển LNML cho trẻ ở trường MN o 7 Hướng dẫn tổ chức hoạt động chơi ngoài trời theo chế độ sinh hoạt trong Chương trình GDMN o Câu 12. Xin Anh/Chị cho biết một số thông tin về bản thân Họ và tên: Tuổi: Dưới 30 Từ 30 đến 40 Trên 40 Trường MN: Lớp mình phụ trách: .................................................................................... Thành phố/tỉnh: Trình độ được đào tạo: Sơ cấp: Trung cấp: Cao đẳng: Đại học: Sau đại học: Thâm niên đứng lớp: Dưới 5 năm Từ 5 đến 10 năm Trên 15 năm Trên 20 năm Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Anh/Chị! PHỤ LỤC 2: PHIẾU QUAN SÁT HOẠT ĐỘNG LỜI NÓI CỦA TRẺ Lớp:.Trường: Giờ hoạt động. Thời gian quan sát:. Người quan sát:.. Địa điểm:.. Số trẻ/ nhóm, lớp:. Tiến trình HĐNT Hoạt động lời nói của trẻ Hoạt động của GV PHỤ LỤC 3 CHỌN MẪU ĐIỀU TRA Chọn mẫu giáo viên Do không thể điều tra tất cả GV trong khu vực nội và ngoại thành Hà Nội nên chúng tôi điều tra sác xuất mẫu n được xác định theo công thức: n= t2/4e2 Trong đó, t là hệ số tương quan phụ thuộc vào độ tin cậy, e là sai số chọn mẫu, n = 210. Lựa chọn độ tin cậy y = 0,95%, e = 0,05 ta thấy cần điều tra trên mẫu n = 210 đơn vị sẽ phản ánh được đặc điểm của tổng thể chung với độ chính xác là 95%. Như vậy khảo sát trên 210 GV là đảm bảo yêu cầu của xác xuất thống kê. Chọn mẫu trẻ Đánh giá về chất lượng của trẻ dựa vào công thức: n = (t2 x s2)/e2 , Trong đó t là hệ số tương quan phụ thuộc vào độ tin cậy y, e là sai số chọn mẫu, s là phương sai. Chúng tôi lựa chọn độ tin cậy y = 0,95%. Do đó t =1,96, e = 0,5. Thay số vào công thức, ta có n = 89,6 là đạt độ tin cậy ở mức 95%. Như vậy đã tiến hành đo trên 136 trẻ (68 trẻ khu vực thành phố và 68 trẻ khu vực nông thôn) là đã đáp ứng được yêu cầu của xác xuất thống kê. PHỤ LỤC 4 BÀI TẬP KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ TRƯỚC THỰC NGHIỆM Bài tập 1: Kể lại chuyện theo tranh “ Bé cẩn thận hơn nhé” Mục đích: - Đánh giá khả năng kể chuyện đúng chủ đề của trẻ; - Đánh giá khả năng sử dụng các phương tiện liên kết câu và các phương tiện biểu cảm khi kể chuyện Chuẩn bị: - Tranh 1 - Tranh 2 - -Tranh 3 - Tranh 4: Tiến hành: - Yêu cầu trẻ kể lại câu chuyện “ Bé cẩn thận hơn”. - Người đánh giá dùng các tình huống để thu hút trẻ vào hoạt động kể lại chuyện. - Người đánh giá theo dõi và ghi chép lời kể chuyện của trẻ và chấm điểm - Nếu trẻ không nhớ câu chuyện, người đánh giá có thể gợi ý khen ngợi, cỗ vũ trẻ. Bài tập 2: Kể chuyện theo tranh “Điều bé thích” Mục đích: - Đánh giá khả năng kể chuyện logic; - Đánh giá khả năng sử dụng các phương tiện liên kết câu và các phương tiện biểu cảm khi kể chuyện - Đánh giá khả năng kể chuyện có bố cụ ba phần rõ ràng Chuẩn bị: - Tranh 1: Mẹ và bé nói về chuyện bé được mẹ thưởng cho đi chơi công viên - Tranh 2: Mẹ dẫn bé đến chơi đu quay, bé không thích chơi đu quay - Tranh 3: Mẹ dẫn bé đến chơi nhà bóng, bé thích chơi nhà bóng - Tranh 4: Mẹ dẫn bé đến chơi ở khu nhà quái vật, bé không thích chơi và muốn về nhà Tiến hành: - Cho trẻ quan sát các bức tranh. - Đàm thoại về nội dung các bức tranh và sự logic giữa các bức tranh (có thể thay đổi thứ tự tranh 2 và 3) - Yêu cầu trẻ kể chuyện theo thứ tự của tranh - Người đánh giá theo dõi và ghi chép lời kể chuyện của trẻ và chấm điểm - Trong quá trình trẻ kể chuyện, người đánh giá có thể gợi ý khen ngợi, cỗ vũ trẻ. Bài tập 3: Nói tiếp câu theo chủ đề Mục đích: - Trẻ sử dụng các câu diễn đạt quan hệ nguyên nhân - hệ quả hoặc hệ quả - nguyên nhân để kể lại chuyện, sự việc - Đánh giá khả năng sử dụng các phương tiện liên kết câu và các phương tiện biểu cảm khi kể chuyện Chuẩn bị: các tranh vẽ ở bài tập 1,2. Tiến hành: - Dùng tình huống để khơi gợi câu chuyện theo tranh vẽ. - Tổ chức trò chơi để trẻ tham gia trờ chơi nói tiếp câu theo chủ đề. - Yêu cầu lần lượt từng trẻ nói 1-2 câu theo chủ đề - Người đánh giá theo dõi và ghi chép lời kể chuyện của trẻ và chấm điểm - Trong quá trình trẻ nói tiếp theo chủ đề, người đánh giá có thể gợi ý khen ngợi, cỗ vũ trẻ. PHỤ LỤC 5. BÀI TẬP ĐO THỰC NGHIỆM Bài tập 1: Hoạt động thăm quan trường Tiểu học Chuẩn bị: - Đồ dùng, đồ chơi, vật liệu cần thiết: nước uống, phương tiện, trang phụ, kinh phí; - Giáo viên tiền trạm trước cho buổi thăm quan: phân công nhân lực, giáo viên Tiểu học tham gia buổi trò chuyện. - Trò chuyện trước với trẻ về kế hoạch đi thăm trường Tiểu học; gợi ý để trẻ lên ý tưởng hoạt động trong buổi thăm quan trường Tiểu học; cho trẻ quan sát trường Tiểu học qua video, tranh, ảnh... - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và dự kiến tình huống trong buổi thăm quan. - Thông báo cho gia đình trẻ về buổi hoạt động thăm quan ngoài trường mầm non - Thời gian: 1 buổi (buổi sáng) - Địa điểm: Trường Tiểu học - Các lực lượng tham gia cùng trẻ: phụ huynh, giáo viên Tiểu học Tiến hành: - Cả lớp đi quan sát khuôn viên trường Tiểu học: cổng, các phòng học, phòng bộ môn, sân trường, sân vận động. Trong quá trình quan sát trẻ được nghe giới thiệu về khuôn viên khu vực quan sát, đặc điểm, các thiết bị, đồ dùng như: bàn, ghế, bảng, phấn. Trẻ được nghe giới thiệu về công việc của thầy giáo, cô giáo, anh/chị học sinh ở trường Tiểu học. - Tập trung trẻ tại một phòng học/sân trường để trò chuyện với 1 giáo viên trường Tiểu học. Vừa trò chuyện, vừa giới thiệu cho trẻ về đồ dùng học tập, nhiệm vụ, những kỹ năng cần phải có của học sinh Tiểu học như: học bài, làm bài tập, tập trung nghe giảng - Giáo viên mầm non và trẻ đặt các câu hỏi - Cho trẻ trải nghiệm một hoạt động học (Khoảng 15 phút) tại lớp học: + Giáo viên Tiểu học tổ chức một hoạt động (nhiệm vụ) cho trẻ: yêu cầu trẻ ngồi ngay ngắn ở bàn học - 2 trẻ/bàn, giáo viên đưa ra một nhiệm vụ học tập cho trẻ. Ví dụ: con xếp lại sách, vở trên bàn và trong ngăn bàn ngay ngắn, gọn gàng; con hãy tô chữ theo nét chấm mờvà yêu cầu trẻ nộp lại bài tập cô giao. + Giáo viên nhận xét sản phẩm/bài tâp của trẻ. Vừa khen ngợi, động viên khích lệ trẻ chưa hoàn thành. + Giáo viên trao đổi, trả lời những câu hỏi của trẻ. - Giáo viên Tiểu học cùng với trẻ chụp ảnh lưu niệm; - Trẻ được cầm sản phẩm/bài tập của trẻ đã thực hiện về lớp hoặc nhà của bé. - Tập trung trẻ di chuyển về trường mầm non PHIẾU ĐO BÀI THỰC NGHIỆM 01 Họ và tên trẻ:.. Lớp: Trường:.. Điểm .. MHS ... STT Hoạt động của cán bộ đo TN Hoạt động của trẻ Điểm 1 Con hãy kể lại buổi đi thăm quan trường Tiểu học - Tiêu chí 1: - Tiêu chí 2: - Tiêu chí 3: - Tiêu chí 4: - Tiêu chí 5: 2 Đàm thoại - Con hãy nói về những điều con thích nhất trong buổi thăm quan trường Tiểu học - Con cảm thấy thế nào khi được thăm trường Tiểu học - Con hãy kể lại trình tự các hoạt động trong buổi sáng đi thăm trường Tiểu học. - Con hãy kể lại nhiệm vụ được giao ở lớp học. - Muốn hoàn thành bài tập cô giao con phải làm gì? (Kinh nghiệm về thực hiện nhiệm vụ của học sinh). - Khi bạn cần mượn tẩy, thước con làm gì? (kinh nghiệm về kỹ năng chia sẻ) - Khi thấy bạn mệt, cần giúp đỡ con phải làm gì? (Kinh nghiệm chia sẻ, hợp tác) - Muốn lớp học sạch sẽ con cần phải làm gì? (Kinh nghiệm về kỹ năng lao động, vệ sinh tập thể) Bài tập 2: Hoạt động học có chủ đích: Vườn rau của bé Chuẩn bị: - Đồ dùng, đồ chơi, vật liệu cần thiết: thùng tưới nước, giỏ đựng lá cây, khăn lau, quần áo, bảo hộ lao động. - Trò chuyện trước với trẻ về kế hoạch chăm sóc vườn rau; gợi ý để trẻ lên ý tưởng hoạt động và những công việc dự định trẻ sẽ làm. - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và dự kiến tình huống trong buổi chăm sóc vườn rau - Thời gian: 30 - 35 phút - Địa điểm: Vườn rau trường mầm non. Tiến hành: - Giáo viên tạo tình huống hướng trẻ đến hoạt động lao động chăm sóc vườn rau: tổ chức một cuộc thi “bác nông dân tài ba” - Giáo viên cùng thảo luận với trẻ về nhiệm vụ lao động và cùng trẻ lên ý tưởng làm những gì để xứng đáng là bác nông dân tài ba: tưới rau; nhổ cỏ; nhặt sâu; cắt là vàng - Giáo viên cho trẻ cùng quan sát vườn rau, cùng đàm thoại với trẻ về tên, đặc điểm, công dụng của các loại rau, các món ăn chế biến từ rau. - Cho trẻ tiến hành các công việc chăm sóc vườn rau: gợi ý các công việc trẻ làm khi chăm sóc vườn rau. Giáo viên chia theo nhóm hoặc để trẻ làm cá nhân. - Giáo viên quy định thời gian cho trẻ thực hiện - Dùng hệ thống các câu hỏi trao đổi với trẻ: + Để tưới cây con phải dùng dụng cụ nào? Đứng ở đâu để tưới rau? Cầm bình tưới như thế nào?... + Khi bắt sâu, cắt lá vàng cho rau con làm như thế nào? Con cầm kéo ra sao? + Con phân biệt đâu là cỏ đâu là rau - Tổ chức cuộc thi: “Bác nông dân tài ba” - Trẻ thực hiện cuộc thi bác nông dân tài ba - Giáo viên quan sát trẻ, hướng dẫn, động viên, khích lệ trẻ thực hiện công việc - Giáo viên yêu cầu trẻ nói về hoạt động của mình trong cuộc thi bác nông dân tài ba. Trẻ tự đánh giá nhận xét công việc của mình. - Giáo viên nhận xét, đánh giá và công nhận bác nông dân tài ba - Trao phần thưởng cho trẻ bằng cách chụp hình cá nhân với dụng cụ trẻ sử dụng trong cuộc thi - Trẻ cất đồ dùng đồ chơi, rửa tay sạch sẽ di chuyển vào lớp PHIẾU ĐO BÀI THỰC NGHIỆM 02 Họ và tên trẻ:.. Lớp: Trường:.. Điểm .. MHS ... STT Hoạt động của cán bộ đo TN Hoạt động của trẻ Điểm 1 Con hãy kể lại buổi chăm sóc vườn rau - Tiêu chí 1: - Tiêu chí 2: - Tiêu chí 3: - Tiêu chí 4: - Tiêu chí 5: 2 Đàm thoại: - Con hãy kể lại những gì con đã nhìn thấy ở vườn rau - Con hãy kể lại những việc con đã làm để trở thành bác nông dân tài ba - Con hãy nói về những điều con thích nhất khi chăm sóc cây xanh - Con cảm thấy thế nào khi được chăm sóc vườn rau và trở thành bác nông dân tài ba - Con hãy kể lại trình tự các hoạt động trong buổi chăm sóc vườn rau - Con hãy kể lại những công việc con đã làm - Muốn trở thành bác nông dân tài ba con phải làm gì? (Kinh nghiệm về thực hiện nhiệm vụ đến cùng). - Muốn rau được xanh tốt con cần phải làm gì? (kinh nghiệm về kỹ năng chăm sóc rau xanh) - Sau khi chăm sóc rau xanh cất dụng cụ như thế nào? (Kinh nghiệm về bảo vệ dụng cụ lao động, kỹ năng lao động tập thể) Bài tập 3: Hoạt động học có chủ đích: Tại sao nước bốc hơi? Chuẩn bị: - Đồ dùng, đồ chơi, vật liệu cần thiết: bút lông, khăn, thùng/xô/ca đựng nước, các vật liệu thí nghiệm. - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và dự kiến tình huống trong giờ học. - Thời gian: 30 - 35 phút. - Địa điểm: Sân trường (có nắng nhẹ). Tiến hành: - Cô tạo hứng thú cho trẻ qua bằng hình về hiện tượng bốc hơi nước. Nội dung băng hình: Một cậu bé chơi cùng bố trên sân trò chơi: thi vẽ nhanh bằng bút lông có nước, vẽ xuống nền gạch dưới ánh nắng mặt trời. Sau khi vẽ xong được một lúc, bé trai không thấy hình vẽ của mình đâu. - GV đặt câu hỏi: “Tại sao chúng ta không nhìn thấy hình vẽ của bạn trai nữa?” - Giáo viên hướng dẫn trẻ làm thí nghiệm: chia thành món nhỏ. - Các trẻ thực hiện thí nghiệm giống cậu bé trong băng hình - GV quan sát thái độ của trẻ khi không thấy hình vẽ của mình đâu - Giáo viên đặt các câu hỏi đàm thoại với trẻ - GV tạo tình huống: vẽ 2 hình tròn: một hình vẽ bằng phấn, một hình vẽ bằng nước. Giáo viên đặt câu hỏi cho trẻ suy luận: + Hình tròn nào sẽ biến mất? + Tại sao? - GV cho trẻ chơi trò chơi kết thúc hoạt động học. PHIẾU ĐO BÀI THỰC NGHIỆM 03 Họ và tên trẻ:.. Lớp: Trường:.. Điểm .. MHS ... STT Hoạt động của cán bộ đo TN Hoạt động của trẻ Điểm 1 Con hãy kể lại buổi chơi vẽ bằng nước/Con hãy sáng tác một câu chuyện về hình tròn nước? - Tiêu chí 1: - Tiêu chí 2: - Tiêu chí 3: - Tiêu chí 4: - Tiêu chí 5: 2 Một số câu hỏi đàm thoại cùng trẻ: - Con thích nhất hiện tượng gì? - Tại sao hình trong vẽ bằng nước lại biến mất - Tại sao hình tròn vẽ bằng nước biến mất, hình tròn vẽ bằng phấn lại không biến mất? Bài tập 4: Hoạt động chơi: Bé đi chợ quê Chuẩn bị: - Bố trí các gian hàng bán rau theo mô phỏng chợ quê (hàng bác rau; hàng bán quả; hàng bán vải; hàng bán đồ ăn) Sắp xếp các kệ hàng theo từng dãy, thuận tiện đi lại và vừa tầm với trẻ - Chuẩn bị tiền giấy (mô phỏng) cho trẻ; ví đựng tiền; túi sách cho trẻ. - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và dự kiến tình huống trong giờ chơi - Thời gian: 40 - 45 phút - Địa điểm: Sân trường Tiến hành: - Định hướng cho trẻ đến chủ đề bằng cách thông báo cho trẻ có một phiên chợ quê. - Đàm thoại với trẻ về những hoạt động và hàng hóa ở chợ quê - Cho trẻ lựa chọn vai chơi theo ý thích của trẻ. - Cô cho trẻ lên xe để đi chợ - Trẻ đóng vai bán hàng vào đúng vị trí của mình - Trẻ đóng vai người đi chợ được chuẩn bị túi đi chợ, tiền với các mệnh giá khác nhau đựng trong ví - Trẻ thực hiện hoạt động mua sắm tại “Chợ quê” - Giáo viên đứng quan sát trẻ ở các vị trí khác nhau - Tùy từng thời điểm, cô đóng vai người mua hàng - Khi thấy trẻ đã mua đường nhiều hàng, cô thông báo đến giờ về. - Kết thúc hoạt động chơi PHIẾU ĐO BÀI THỰC NGHIỆM 04 Họ và tên trẻ:.. Lớp: Trường:.. Điểm .. MHS ... STT Hoạt động của cán bộ đo TN Hoạt động của trẻ Điểm 1 Con hãy kể lại buổi đi chợ quê? - Tiêu chí 1: - Tiêu chí 2: - Tiêu chí 3: - Tiêu chí 4: - Tiêu chí 5: 2 Một số câu hỏi đàm thoại cùng trẻ: - Con hãy kể những đồ mà con đã mua được - Đồ mua các con đựng vào đâu? - Con thích mặt hàng gì nhất ở chợ quê? - Con hãy kể những hoạt động khi con mua hàng. PHỤ LỤC 6: ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO Đánh giá hệ số tin cậy của thang đo qua 4 bài đánh giá cuối kỳ Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến – Tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến Biến TC1 Cronbach's Alpha = .968 CKI.TC1.1 3.7 .353 .939 . CKI.TC1.2 3.8 .387 .939 . Biến TC2 Cronbach's Alpha= .924 CKI.TC2.1 3.5 .340 .858 . CKI.TC2.2 3.6 .348 .858 . Biến TC 3 Cronbach's Alpha =.964 CKI.TC3.1 7.2 1.463 .933 .941 CKI.TC3.2 7.2 1.454 .928 .944 CKI.TC3.3 7.2 1.387 .912 .957 Biến TC4 Cronbach's Alpha =.956 CKI.TC4.1 10.6 2.641 .904 .938 CKI.TC4.2 10.6 2.781 .893 .942 CKI.TC4.3 10.7 2.767 .891 .942 CKI.TC4.4 10.7 2.760 .880 .945 Biến TC5 Cronbach's Alpha = .931 CKI.TC5.1 3.2 .335 .871 . CKI.TC5.2 3.4 .334 .871 . PHỤ LỤC 7 CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON - TẾT TRUNG THU Chủ đề nhánh: ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI CỦA BÉ Thời gian thực hiện chủ đề: 4 tuần, từ ngày 3 đến ngày 28 tháng 9 năm 2018 Tuần 1: Từ ngày 03 tháng 09 đến ngày 07 tháng 09 năm 2018 Hoạt động Thời gian Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ, chơi 80 - 90 Phút - Cô nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ . - Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. -Trò chuyện với trẻ về chủ đề: Trường mầm non thân yêu: các cô bác trong trường, các bạn... - Chơi theo ý thích Thể dục sáng * Nội dung: HH: Thổi bóng bay - Tay: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên (kết hợp với vẫy bàn tay, kiễng chân). - Lưng, bụng, lườn:Quay sang trái, sang phải kết hợp tay chống hông, chân bước sang phải, sang trái. - Chân: Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau. * Mục tiêu - Trẻ biết tập đúng động tác theo nhạc. - Phát triển các cơ bắp tay, chân - Trẻ có ý thức tập luyện * Chuẩn bị: - Hoa, nơ tay * Tổ chức hoạt động: - Khởi động: Trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy xen kẽ, chuyển đội hình 3 hàng - Trọng động: Tập các động tác theo sự hướng dẫn của cô. Mỗi động tác tập 2 lần 8 nhịp - Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng 1-2 vòng. * Chơi trò chơi “Cây cao cỏ thấp” Hoạt động học 30 - 40 phút Nghỉ bù ngày lễ 2/9 * THỂ DỤC - Đi khụyu gối. - TCVĐ: Mèo đuổi chuột * KHÁM PHÁ MTXQ: cây xanh trong trường mầm non thân yêu của bé * VĂN HỌC Thơ: Cô giáo của em * ÂM NHẠC NDTT: DH: Ngày vui của bé. NDKH: NH: Ngày đầu tiên đi học TCAN: Ai nhanh nhất Hoạt động chơi ngoài trời 30 - 40 phút - Quan sát, đàm thoại cây xanh trong sân trường -Trò chơi: Dung dăng dung dẻ, mèo đuổi chuột, tìm bạn, lộn cầu Trò chơi phát triển ngôn ngữ; trò chơi vận động: Đu quay, cầu trượt, bập bênh cầu vồng, chuyền bóng, Cáo và Thỏ, Dệt vải, Luồn tổ dế Chơi,hoạt động chơi các góc 40 - 50 phút * Nội dung: 1. GPV: Lớp học; cấp dưỡng 2. GXD: Xây dựng vườn trường 3. GNT: Vẽ, xé dán, tô màu tranh về vườn trường MN. 4. GHT & sách: Xem tranh ảnh về trường mầm non. NB các con số. 5. GTN: Chăm sóc cây, hoa * Mục tiêu: - Trẻ nhớ được các cây xanh trồng trong trường. - Trẻ kể lại hoạt động chăm sóc cây xanh trong sân trường - Trẻ có thể phối hợp chơi cùng nhau trong các nhóm chơi, chơi với đồ chơi, không tranh giành đồ chơi. Cầm sách đúng chiều mở sách - Biết lấy và cất đồ dùng đồ chơi theo yêu cầu của cô. * Chuẩn bị - Bộ đồ chơi bán hàng: Đồ dùng học tập: Sách bút, phấn, bảng..., đồ chơi, - Tranh ảnh về trường MN: Giấy màu, bút sáp, sách vở... - Bộ nấu ăn, bác sĩ, - Các khối nút nhựa, cây hoa * Tổ chức hoạt động: - Cô giới thiệu chủ đề chơi: Trường Mầm non thân yêu, các góc chơi, nội dung chơi. - HD Trẻ thỏa thuận vai chơi, nội dung chơi. - HD Trẻ gài thẻ vào góc chơi, lấy đồ dùng ra chơi - Cô bao quát trẻ chơi và nhập vai chơi cùng trẻ để giúp đỡ trẻ nhập vai chơi, sử dụng ĐDĐC đúng cách, kỹ năng chơi - Cô nhận xét các nhóm chơi, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định. Ăn trưa 60 - 70 phút - Hướng dẫn trẻ xếp hàng, rửa tay, rửa mặt, ngồi vào bàn ăn. - Nhắc trẻ giữ vệ sinh trong ăn uống, không nói chuyện. - Cô giới thiệu món ăn. Chú ý đến cháu ăn chậm làm rơi, vãi thức ăn, nhắc trẻ ăn hết xuất, ăn xong thu dọn đồ dùng để đúng nơi quy định, xúc miệng Ngủ trưa 140 - 150 phút - Chuẩn bị phòng ngủ cho trẻ, nhắc trẻ đi vệ sinh trước khi ngủ. - Ngủ, ngủ đúng giờ, đủ giấc. Đảm bảo an toàn. - Giáo viên trò chuyện với một số trẻ nhút nhát về hoạt động chơi “Xây dựng vườn trường” ở thời gian chuyển tiếp giờ ăn phụ. Ăn phụ 20 - 30 phút - Cho trẻ đi vệ sinh, ngồi vào bàn ăn, cô giới thiệu món ăn. - Chú ý trẻ ăn chậm, ăn xong thu dọn đồ dùng. Chơi, hoạt động theo ý thích 70 - 80 phút Nghỉ bù ngày lễ 2/9 -TCVĐ: Chuyền bóng; Qua đầu, qua phải, qua trái -Chơi tự do -Nêu gương cuối ngày. - Hoạt động phòng đàn - LQKT: Thơ: Cô giáo của em - Nêu gương cuối ngày - LQKT: ÂN:Ngày vui của bé - Chơi tự do - Nêu gương cuối ngày - Ôn KT cũ: Thơ cô giáo của em - Chơi trò chơi phát triển LNML về nội dung cây xanh trong trường mầm non của bé - Nêu gương cuối tuần Trả trẻ 60 - 70 phút -Cô vệ sinh, rửa tay, mặt mũi cho trẻ, dạy trẻ kỹ năng vệ sinh cá nhân. Trả trẻ, cho trẻ lấy đồ dùng. TCTV: Xếp túi; xếp dép, gọn gàng - Cô cho trẻ chơi tự do ở các góc, đọc truyện cho trẻ nghe. - Trò chơi ngôn ngữ “Chiếc túi bé mật”. Mục đích cho trẻ nói/kể về buổi trải nghiệm chăm sóc cây xanh trong trường mầm non CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON - TẾT TRUNG THU Chủ đề nhánh: ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI CỦA BÉ Tuần 2: Từ ngày 10 tháng 09 đến ngày 14 tháng 09 năm 2018 Hoạt động Thời gian Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ, chơi 80 -90 Phút - Cô nhắc trẻ chào cô giáo chào bố mẹ. - Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. - Trò chuyện với trẻ về buổi trải nghiệm chăm sóc xây xanh ở vườn trường (ở tuần 1) - Chơi theo ý thích; Điểm danh số trẻ đi học Thể dục sáng * Nội dung: - Hô hấp: thổi nơ - Tay: Co và duỗi từng tay, kết hợp kiễngchân. - Lưng, bụng, lườn: Nghiêng người sang hai bên, kết hợp tay chống hông, chân bước sang phải, sang trái. - Chân: Nhảy lên đưa một chân về phía trước, một chân về sau. * Mục tiêu - Trẻ biết tập đúng động tác theo nhạc. - PT các cơ bắp tay, chân - Trẻ có ý thức tập luyện * Chuẩn bị: Hoa, nơ tay * Tổ chức hoạt động: - Khởi động: Trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy xen kẽ, chuyển đội hình 3 hàng - Trọng động: Tập các động tác theo sự hướng dẫn của cô. Mỗi động tác tập 2 lần 8 nhịp - Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng 1-2 vòng. * Chơi trò chơi “chim bay cò bay” Hoạt động học 30 - 40 phút * THỂ DỤC Bò bằng bàn tay, bàn chân 4- 5 m. TC: mèo và chim sẻ * KPXH Trò chuyện về lớp học, đồ dùng đồ chơi của bé * VĂN HỌC Truyện: Nếu không đi học * LQCC: Làm quen chữ cái o,ô,ơ * TẠO HÌNH Vẽ chân dung cô giáo Hoạt động chơi ngoài trời 30 - 40 phút - QSCMĐ: Cây hoa Cúc, cây hoa Ngọc Thảo, Cây hoa Mai - Trò chơi: Kéo cưa lừa sẻ, mèo và chim sẻ, Dệt vải; Tung bóng - Quan sát: Cây Vú Sữa, Cây hoa Nhài nhật. - Vận động: Chơi bóng, Dung dăng dung dẻ; Nhảy bao bố, Lộn cầu vồng, Thỏ tìm chuồng; Kéo co Chơi, hoạt động chơi các góc 40 - 50 phút * Nội dung: 1. GPV: Gia đình; cô giáo 2. GXD: Xây vườn trường Mầm non (luân phiên nhóm chơi khác) 3. GNT: Vẽ, xé dán, làm an bum về lớp học, đồ chơi của lớp. 4. KPKH: Xem tranh ảnh về trường MN. NB các con số. 5. Góc TN: Chơi với chai lọ, đóng mở nắp chai * Mục tiêu: - Trẻ nhớ được các cây xanh trồng trong trường. - Trẻ kể lại hoạt động chăm sóc cây xanh trong sân trường - Trẻ nghe hiểu và nói được các từ: thái rau, băm thịt, vo gạo, nấu chín.. - Biết lấy và cất đồ dùng đồ chơi theo yêu cầu của cô. * Chuẩn bị - Bộ đồ chơi bán hàng: Đồ dùng học tập, đồ chơi, - Tranh ảnh về trường MN, lớp học. - Bộ nấu ăn, bác sĩ, sách vở - Các khối nút nhựa, cây hoa - Các dụng cụ cho trẻ chăm sóc cây xanh * Tổ chức hoạt động - Cô giới thiệu chủ đề, góc chơi, thoả thuận về nội dung chơi. - Hướng dẫn trẻ về các góc gài thẻ vào góc chơi, lấy đồ chơi ra chơi. - Cô chơi cùng với trẻ gợi ý để trẻ giao lưu nhóm chơi. Trong quá trình chơi cô TCTV các từ: thái rau, băm thịt, vo gạo, nấu chín.. - Cô nhận xét nhóm chơi, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định. Ăn trưa 60 - 70 phút - Hướng dẫn trẻ xếp hàng, rửa tay, rửa mặt, ngồi vào bàn ăn. - Nhắc trẻ giữ vệ sinh trong ăn uống, không nói chuyện, không - Cô giới thiệu món ăn. Chú ý đến cháu ăn chậm làm rới vãi thức ăn, nhắc trẻ ăn hết xuất, ăn xong thu dọn đồ dùng đúng nơi quy định, xúc miệng Ngủ trưa 140 - 150 phút - Chuẩn bị phòng ngủ cho trẻ, nhắc trẻ đi vệ sinh trước khi ngủ. Khuyến khích trẻ thực hiện những công việc đơn giản cùng cô. - Ngủ, ngủ đúng giờ, đủ giấc. Đảm bảo an toàn. - Giáo viên trò chuyện với một số trẻ nhút nhát về hoạt động chơi “chăm sóc cây xanh vườn trường” ở thời gian chuyển tiếp giờ ăn phụ Ăn phụ 20 - 30 phút - Cho trẻ đi vệ sinh, ngồi vào bàn ăn, cô giới thiệu món ăn , cô chú ý trẻ ăn chậm, ăn xong thu dọn đồ dùng Chơi, hoạt động theo ý thích 70 - 80 phút - TCVĐ:Tung bóng - Chơi trò chơi nói câu bỏ dở liên quan đến trải nghiệm chăm sóc cây xanh của trẻ - Nêu gương cuối ngày - LQKTM: Truyện “Nếu không đi học”; Rèn KN chào hỏi. . - Chơi tự do - Nêu gương cuối ngày - LQ: chữ cái o, ô, ơ; - Chơi tự do - Nêu gương cuối ngày - Hoạt động phòng âm nhạc - Chơi trò chơi "kể chuyện về xanh trong vườn trường trẻ yêu quý nhất" - Nêu gương cuối ngày - Ôn KT cũ: Vẽ chân dung cô giáo - Chơi trò chơi "kể chuyện về cây xanh trong vườn trường bé yêu quý nhất" - Nêu gương cuối tuần Trả trẻ 60 - 70 phút - Trẻ vệ sinh, rửa tay, mặt mũi, rèn cho trẻ kỹ năng nghe, thu dọn đồ dùng đồ chơi. Nhắc trẻ chào cô, bạn -Trò chuyện cá nhân/nhóm về trải nghiệm của trẻ chăm sóc cây xanh ở vườn trường. - Cô cho trẻ chơi tự do ở các góc, đọc truyện tranh về chủ đề -Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở lớp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_to_chuc_hoat_dong_ngoai_troi_nham_phat_trien_loi_noi.docx
  • docx3. a. NHUNG- Tiếng Anh_THÔNG TIN TÓM TẮT CỦA LUẬN ÁN.docx
  • pdf3. a. NHUNG- Tiếng Anh_THÔNG TIN TÓM TẮT CỦA LUẬN ÁN.pdf
  • docx3. NHUNG-THÔNG TIN TÓM TẮT CỦA LUẬN ÁN.docx
  • pdf3. NHUNG-THÔNG TIN TÓM TẮT CỦA LUẬN ÁN.pdf
  • docxBản tóm tắt _ENG.docx
  • pdfBản tóm tắt _ENG.pdf
  • docxBản tóm tắt tiếng việt.docx
  • pdfBản tóm tắt tiếng việt.pdf
  • pdfLuan an.pdf
Tài liệu liên quan