Luận án Thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở tỉnh Vĩnh Long

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Lữ Quang Ngời THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO THEO CHUẨN NGHÈO TIẾP CẬN ĐA CHIỀU Ở TỈNH VĨNH LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ Nghệ An, 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Lữ Quang Ngời THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO THEO CHUẨN NGHÈO TIẾP CẬN ĐA CHIỀU Ở TỈNH VĨNH LONG Chuyên ngành: Chính trị học Mã số: 9310201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học :

pdf180 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở tỉnh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. PGS.TS Lê Văn Đính 2. PGS.TS Đinh Trung Thành Nghệ An, 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân tôi. Các kết quả số liệu nêu trong luận án này là trung thực và chưa từng được công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào. Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nghệ An, 2020 TÁC GIẢ Lữ Quang Ngời LỜI CẢM ƠN Tác giả luận án xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo và quý thầy cô Trường Đại học Vinh, Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn, Phòng Đào tạo Sau đại học của Nhà trường. Đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS Lê Văn Đính, PGS.TS Đinh Trung Thành đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận án. Tác giả xin cảm ơn lãnh đạo cơ quan công tác, những người thân trong gia đình cùng anh em bạn bè đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện, khuyến khích động viên, chia sẻ khó khăn trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa 1 ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á 2 ASXH An sinh xã hội 3 BHYT Bảo hiểm y tế 4 CSXH Chính sách xã hội 5 CT-XH Chính trị xã hội 6 DA Dự án 7 HĐND Hội đồng nhân dân 8 HĐCS Hoạch định chính sách 9 KCB Khám chữa bệnh 10 KT-XH Kinh tế - xã hội 11 NSTW Ngân sách trung ương 12 TB-XH Thương binh - Xã hội 1 NXB Nhà xuất bản 3 UBND Ủy ban nhân dân 14 UNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc 15 XĐGN Xóa đói giảm nghèo 16 XHH Xã hội hóa 17 WB Ngân hàng Thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Chuẩn nghèo của Việt Nam được xác định qua các thời kỳ (1993 - 2015)....43 Bảng 2.2. Xác định nghèo đa chiều ở Việt Nam...44 Bảng 2.3 Đề xuất các chiều và chỉ số đo lường nghèo đa chiều tại Việt Nam ..47 Bảng 3.1 Thống kê tỷ lệ hộ nghèo ở tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2015..........................................................................................................90 Bảng 3.2 Tổng hơp số liệu hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016-2019112 Bảng 3.3 Kết quả đánh giá chính sách có tính đặc thù quan trọng nhất để giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở tỉnh Vĩnh Long115 Bảng 3.4 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tình hình nghèo ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay...116 Bảng 3.5 Kết quả đánh giá nguyên nhân hạn chế trong việc xây dựng và thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều tỉnh Vĩnh Long118 Bảng 3.6 Đánh giá mức độ hạn chế trong xây dựng và thực thi chính sách giảm nghèo ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay..119 Bảng 4.1 Bộ chỉ số tham vấn.129 MỤC LỤC Trang A MỞ ĐẦU 1 B NỘI DUNG 11 Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 11 1.1. Các nghiên cứu liên quan công bố trong và ngoài nước 11 1.2 Một số nhận xét về các công trình nghiên cứu 33 1.3 Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết 36 Chương 2 Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều 38 2.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều và chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều 38 2.2 Thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều 54 2.3 Kinh nghiệm một số địa phương và bài học về thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều cho tỉnh Vĩnh Long 69 Chương 3 Thực trạng thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở tỉnh Vĩnh Long 77 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Vĩnh Long tác động đến thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều 77 3.2 3.3 Thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016-2019 Đánh giá chung về thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn 91 nghèo tiếp cận đa chiều ở tỉnh Vĩnh Long 111 Chương 4 Quan điểm và giải pháp thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở tỉnh Vĩnh Long giai đoạn hiện nay 123 4.1 Quan điểm, mục tiêu thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở tỉnh Vĩnh Long 123 4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở tỉnh Vĩnh Long 133 C Kết luận 151 D Danh mục các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến đề tài 155 E Danh mục tài liệu tham khảo 155 G. Phụ lục 166 1 A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta xác định giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của đất nước và đã có nhiều chủ trương, chính sách về giảm nghèo; nước ta được Liên hợp quốc công nhận là một trong các quốc gia đi đầu trong việc thực hiện một số mục tiêu Thiên niên kỷ [24, tr.70,71]. Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổng thể chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều (9/2015) với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, cơ bản bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, tiếp cận giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin, góp phần từng bước nâng cao thu nhập, tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, bảo đảm an sinh xã hội, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân. Việt Nam là quốc gia tiên phong trong khu vực Đông Nam Á và châu Á trong đo lường nghèo đa chiều với chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều được ban hành theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/11/2015 áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Trong bối cảnh đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long khóa X khi thống nhất ban hành Nghị quyết về giảm nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020 đã nêu rất rõ: “bảo đảm đến cuối năm 2020 thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng lên 2 lần so với cuối năm 2015; cơ bản đáp ứng khả năng tiếp cận của hộ nghèo đối với các dịch vụ y tế, giáo dục, tiếp cận thông tin, nhà ở, nước sạch, vệ sinh; giải quyết một cách cơ bản về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo, xã, thôn đặc biệt khó khăn theo tiêu chí nông thôn mới”[17]. Như vậy, cùng với việc hỗ trợ cho người nghèo nâng cao thu nhập cải thiện đời sống, việc cần làm sắp đến là hỗ trợ để họ có thể tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản. Thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long, các cấp, các ngành ở Vĩnh Long đã triển khai các chủ trương, chính sách của cấp trên đến các đoàn thể và nhân dân; phân công cán bộ, công chức theo dõi, giúp 2 đỡ, hướng dẫn bản trong quá trình thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều. Để thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, tỉnh Vĩnh Long đã chỉ đạo các địa phương rà soát, điều tra, xác định chính xác đối tượng thụ hưởng chính sách bảo đảm tính minh bạch, đúng quy định, đúng đối tượng, từ đó hỗ trợ tạo điều kiện cho các hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất nhằm khắc phục tình trạng trông chờ, ỷ lại của đối tượng thụ hưởng... Cùng với đó, các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức hướng dẫn cách sản xuất, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao khoa học - kỹ thuật, công nghệ để người dân áp dụng vào phát triển kinh tế nhằm xóa nghèo nhanh và bền vững. Theo số liệu thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, qua hơn 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều đã có nhiều chuyển biến tích cực; nhận thức của người dân nói chung và của chính người nghèo nói riêng từng bước được nâng lên, ý thức vươn lên thoát nghèo của người nghèo được thay đổi. Số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo hàng năm đều giảm và có xu hướng bền vững hơn. Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm dần, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại tăng; tỷ trọng lao động trong các ngành chuyển dịch theo hướng tích cực. Cùng với việc giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm, đời sống nhân dân cũng dần được cải thiện rõ rệt. Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng, tuy nhiên thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long vẫn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc, như: Một số mô hình phát triển sản xuất, chăn nuôi chưa duy trì và nhân ra diện rộng; tái cơ cấu ngành nông nghiệp chậm. Mức độ đầu tư, quy mô sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu, số lượng, chất lượng sản phẩm không cao, sức cạnh tranh trên thị trường thấp; việc điều tra, rà soát hộ nghèo hàng năm thực hiện đúng quy trình nhưng có huyện, xã kết quả chưa được như 3 mong muốn, chưa phản ánh đúng tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn... Thời gian tới, một trong những mục tiêu lớn của tỉnh Vĩnh Long trong thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, đó là tăng dần sự chủ động tiếp cận các chính sách về giảm nghèo đối với người nghèo, nhất là tiếp cận vốn vay để sản xuất, phát huy tính tự lực, chủ động tiếp cận các dịch vụ xã hội, tránh việc hộ nghèo có tâm lý ỷ lại vào sự hỗ trợ, không có tư tưởng vươn lên thoát nghèo. Để thực hiện mục tiêu này, cùng với việc thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, tỉnh Vĩnh Long tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều. Cùng với đó, từ việc triển khai những dự án, mô hình phù hợp với điều kiện địa phương sẽ nhân rộng, khuyến khích người dân làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Trong bối cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam cũng như của địa phương đã có nhiều thay đổi, chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều được ban hành theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg cần được xem xét, đánh giá sự phù hợp, tính khách quan và bền vững trong việc xác định hộ nghèo ở địa phương. Việc đánh giá kết quả thực thi chính sách giảm nghèo thời gian qua nhằm có giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều trong những năm tới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long là vấn đề vô cùng cấp thiết, nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện, do vậy tác giả chọn đề tài “Thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở tỉnh Vĩnh Long” làm luận án tiến sĩ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở tỉnh Vĩnh Long. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 Thứ nhất, tổng quan kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đến đề tài, đánh giá những kết quả các công trình đã đạt được, chỉ ra khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu. Thứ hai, hệ thống hóa, bổ sung một số vấn đề lý luận về thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều. Thứ ba, đánh giá thực trạng thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở tỉnh Vĩnh Long. Thứ tư, đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở tỉnh Vĩnh Long trong bối cảnh mới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở tỉnh Vĩnh Long. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1.Về nội dung Quá trình chính sách bao gồm 3 giai đoạn cơ bản là: hoạch định chính sách, thực thi chính sách và đánh giá chính sách, trong đó giai đoạn thực thi chính sách có ý nghĩa quyết định đến kết quả và hiệu quả mà chính sách mang lại cho đời sống xã hội. Luận án tập trung đi sâu nghiên cứu về quy trình tổ chức thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở Vĩnh Long. 3.2.2. Về không gian Luận án tập trung nghiên cứu thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở tỉnh Vĩnh Long. 3.2.3. Về thời gian 5 Nghiên cứu thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2020 (theo Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 – 2015, chiến lược xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2010-2020 và quyết định số: 59/2015/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020), xây dựng định hướng nâng chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở Vĩnh Long giai đoạn đến 2025 và những năm tiếp theo. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; chính sách, pháp luật của Nhà nước về chính sách an sinh xã hội nói chung và chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều nói riêng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng bao gồm: - Phương pháp nghiên cứu văn kiện, tài liệu Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, văn bản pháp luật, tài liệu, giáo trình và các công trình, bài viết có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Đề tài cũng kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có, bổ sung và phát triển các luận cứ khoa học và thực tiễn mới phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài. Các thông tin thu thập được từ hệ thống cơ sở dữ liệu thứ cấp của Tổng cục Thống kê, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc và Ủy ban nhân dân các tỉnh thuộc phạm vi nghiên cứu. Đối với thông tin thứ cấp từ Tổng cục thống kê, luận án sẽ tiếp cận nguồn chính là: Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. Về hệ thống cơ sở dữ liệu của các bộ: Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc và Tỉnh ủy, HĐND,Ủy ban 6 nhân dân tỉnh Vĩnh Long, luận án chủ yếu tiếp cận các số liệu liên quan đến các hợp phần của chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều như; hỗ trợ ưu đãi cho hộ nghèo, hỗ trợ giáo dục cho người nghèo, hỗ trợ y tế cho người nghèo, qua đó đối chiếu với tình hình thực tế để có thể có một bức tranh tổng thể về thực trạng thực hiện những hợp phần nói trên của chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở tỉnh Vĩnh Long. – Chọn mẫu điều tra Tham gia vào chương trình giảm nghèo có các cán bộ làm công tác quản lý và trực tiếp thực thi chính sách giảm nghèo, do đó nghiên cứu sinh tiến hành phỏng vấn 200 cán bộ các cấp. Sở dĩ nghiên cứu sinh lựa chọn 200 mẫu đó là do với số lượng mẫu này có thể đủ điều kiện để đưa các số liệu vào phân tích định lượng theo lý thuyết, số lượng mẫu được phân bổ như sau: Cán bộ quản lý và trực tiếp thực thi chính sách giảm nghèo: 200, trong đó: - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: 30 - Sở Kế hoạch và Đầu tư: 11 - Sở Nông nghiệp và PTNN: 11 - Sở Y tế: 10 - Sở Giáo dục và Đào tạo: 11 - Ngân hàng chính sách xã hội: 10 - Hội Phụ nữ: 29 - Hội Cựu chiến binh: 10 - UBND 5 huyện/thị xã: 68 - Ban Dân tộc: 10 Ngoài bảng hỏi được thiết kế để thu thập thông tin định lượng còn có các công cụ thu thập thông tin định tính để vừa đi sâu tìm ra những vấn đề mới, vừa tính được tần suất và tương quan giữa các số liệu liên quan . - Phương pháp thống kê mô tả 7 Dựa trên các thông tin số liệu mới nhất mà luận án có thể thu thập được từ các nguồn thông tin rất đáng tin cậy (từ các cơ quan thống kê, các cuộc điều tra), phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích thực trạng tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều dựa trên các số liệu thứ cấp và sơ cấp. - Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả trực tiếp tham khảo ý kiến 330 lượt các cán bộ khoa học, các nhà quản lý có kinh nghiệm để tham vấn về Bộ chiều chỉ số đo lường nghèo đa chiều mới cho tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn 2021-2025 (Phụ lục 2) - Phương pháp điều tra phỏng vấn: Được sử dụng khi phân tích các vấn đề nhạy cảm và khó áp dụng các mô hình toán học trong quá trình phân tích. Phương pháp này có nhược điểm dễ bị chi phối bởi ý kiến chủ quan của người được phỏng vấn cũng như cách thức đặt câu hỏi. - Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu và số liệu: Được sử dụng khi tiến hành đánh giá những nội dung có tính hệ thống hóa cao. Bằng phương pháp này cho phép quan sát được kết quả thay đổi của vấn đề liên quan đến chính sách. Tuy nhiên những kết luận được rút ra từ phương pháp này có độ tin cậy không cao nếu như số liệu bị gián đoạn. - Phương pháp phân tích: Dựa trên kết quả đầu ra của một chính sách cụ thể, phương pháp này có ưu điểm có thể dùng kết quả theo dõi giám sát của các chính sách để đánh giá chính sách và đây cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến, nhưng phương pháp này cũng có hạn chế đó là cùng một vấn đề nhưng các chính sách khác nhau có kết luận có thể trái ngược nhau nên gây khó khăn trong việc đưa ra kết luận cuối cùng. Phương pháp phân tích định tính dùng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát đại diện cho các thành phần của các chính sách. Nghiên cứu định tính được sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu nhằm tổng hợp phân tích các chính sách có liên quan đến thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở tỉnh Vĩnh Long. 8 5. Đóng góp mới của luận án 5.1. Về mặt lý luận - Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, trên cơ sở đó xây dựng và đề xuất các chiều và chỉ số đo lường nghèo đa chiều tại Việt Nam. - Luận án tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở tỉnh Vĩnh Long, làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế cần khắc phục trong giai đoạn tới - Xây dựng định hướng, mục tiêu, phương án thiết kế chuẩn nghèo ở tỉnh Vĩnh Long: Hướng tới xây dựng chuẩn nghèo theo cách tiếp cận quốc tế; rà soát, bổ sung, sửa đổi đa chiều và chỉ số để đảm bảo phản ánh các quyền cơ bản; cân nhắc về chiều, chỉ số thích ứng với thiên tai, biến đổi khí hậu; sửa đổi ngưỡng thiếu hụt các chiều, chỉ số cũ để phù hợp với bối cảnh mới. 5.2. Về mặt thực tiễn - Qua phân tích, đánh giá các bước trong quy trình tổ chức thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, luận án sẽ tổng kết thực tiễn và chỉ ra những vấn đề bất cập trong thực thi chính sách cũng như nguyên nhân của những bất cập trong quá trình thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở địa phương. - Trên cơ sở thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều của Vĩnh Long, luận án đề xuất các giải pháp thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều phù hợp với đặc thù của khu vực Tây Nam Bộ nói chung, Vĩnh Long nói riêng góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo cho những người làm công tác giảng dạy về chính sách, cho sinh viên, học viên nhất là học viên chuyên ngành chính sách công, chính trị học, hành chính công, quản lý công ở các bậc đại học và sau đại học tra cứu, khảo nghiệm trong quá trình 9 học tập và nghiên cứu về chính sách công trong đó có chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều. - Góp phần hiện thực hóa Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020 (Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01 tháng 06 năm 2012). 6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 6.1. Câu hỏi nghiên cứu Luận án được thực hiện xuất phát từ những câu hỏi nghiên cứu sau: - Cơ sở lý luận về thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận tiếp cận đa chiều đã hoàn chỉnh chưa? - Việc thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở tỉnh Vĩnh Long đã đạt được kết quả như thế nào? - Để nâng cao hiệu quả thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở Vĩnh Long hiện nay cần phải thực hiện những giải pháp nào? 6.2. Giả thuyết nghiên cứu. Chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều đã được tổ chức triển khai thực thi ở Vĩnh Long nhưng chưa mang lại kết quả và hiệu quả như mong muốn của nhà nước cũng như của các đối tượng chính sách. Vì vậy, chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều nếu được tổ chức thực hiện một cách khoa học, hợp lý và phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Vĩnh Long thì kết quả mang lại sẽ cao hơn so với hiện tại. 7. Kết cấu của luận án Tên luận án: Thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở tỉnh Vĩnh Long. Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và phần phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương như sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 10 Chương 2. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều Chương 3. Thực trạng tổ chức thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở tỉnh Vĩnh Long Chương 4. Quan điểm và giải pháp thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở Vĩnh Long trong giai đoạn hiện nay. 11 B. NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Các nghiên cứu liên quan công bố trong và ngoài nước 1.1.1. Các nghiên cứu về thực thi chính sách 1.1.1.1. Các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Theo các tác giả: Elizabeth Eppel, David Tuner và Amanda Wolf, trong bài viết Experimentation and learning in public policy implementation: Implementations for public management (Thực nghiệm và học tập trong thực thi chính sách: Những hàm ý cho quản lý công), 6/2011 [87], thực hiện chính sách vốn là rất phức tạp cho dù mục tiêu chính sách được tuyên bố là đơn giản hay phức tạp. Có hai mô hình thiết kế và thực hiện chính sách trái ngược nhau, đó là mô hình thiết kế và thực hiện chính sách thể hiện vai trò trung tâm của cơ quan nhà nước và mô hình thiết kế và thực hiện chính sách thực nghiệm. Những đặc điểm của thực hiện chính sách, các nhân tố và vai trò trung tâm của cơ quan nhà nước trong thực hiện chính sách sẽ ảnh hưởng như thế nào đến kết quả của chính sách cũng đã được tác giả trình bày tương đối hệ thống. Basir Chand trong bài viết Public Policy: Implementation Approaches (Chính sách công: Các phương pháp tiếp cận thực hiện) 2009 [85], trên cơ sở so sánh hai phương pháp tiếp cận thực hiện chính sách công là phương pháp từ trên xuống và phương pháp từ dưới lên, tác giả đã đề xuất vận dụng thêm các phương pháp khác nhau như: phương pháp cơ cấu, phương pháp thủ tục, phương pháp hành vi và phương pháp chính trị trong quá trình thực hiện chính sách trên cơ sở thấu hiểu bản chất của chính sách. Cuốn sách Public Policy Analysis An Introduction (Phân tích chính sách nhập môn) của William N Dunn, NXB Prentice Hall, 2007. Cuốn sách này đã đề cập và phân tích một số nội dung liên quan đến những nội dung như: Cấu trúc 12 vấn đề chính sách, giám sát kết quả đầu ra của chính sách, đánh giá kết quả thực hiện chính sách [89]. Cuốn sách Policy Analysis Concepts and Practice (Phân tích chính sách các khái niệm và thực hành) của David L. Weimer and Aidan R.Vining NXB Prentice Hall, 1989. Cuốn sách này đề cập một số nội dung liên quan đến phương pháp phân tích chính sách như; phương pháp phân tích vấn đề chính sách và phương pháp phân tích giải pháp chính sách [86]. Cuốn sách The Policy Process in the Modern stale (Quá trình chính sách trong nhà nước hiện đại) của Michael Hill, NXB Prentice Hall, 1997. Cuốn sách này đề cập đến một số nội dung liên quan đến mô hình thực hiện chính sách và trách nhiệm giải trình trong thực hiện chính sách của các cơ quan công quyền trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách [88]. Cuốn sách Studying Public Policy: Policy Cycles and Policy Subsystems (Nghiên cứu chính sách công: Chu trình chính sách và tiểu hệ thống chính sách của Michael Owlett và M.Ramesh, NXB Oxford University Press, 1995. Cuốn sách này hướng tới việc nghiên cứu mang tính lý thuyết về thực hiện chính sách trên cơ sở đưa ra khái niệm thực hiện chính sách, những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách và các phương pháp tiếp cận thực hiện chính sách [91]. 1.1.1.2. Các nghiên cứu của các tác giả trong nước Nghiên cứu của tác giả Lê Chi Mai, có tên gọi, Những vấn đề cơ bản về chính sách và quy trình chính sách, NXB Đại học Quốc gia TP. HCM, 2001. Nội dung của cuốn sách này đề cập đến những nội dung mang tính lý luận về những vấn đề cơ bản của chính sách và quy trình chính sách, trong đó tác giả chú trọng trình bày những giai đoạn cuả quá trình thực hiện, các yếu tố tác động đến quá trình thực thi chính sách cũng như các hình thức và công tác tổ chức thực hiện chính sách công [22]. Nghiên cứu của tác giả Lê Vinh Danh, với tựa đề Chính sách công của Hoa Kỳ, Giai đoạn 1935-2001, NXB Thống kê, 2001. Đây được xem là một 13 nghiên cứu rất công phu của tác giả về chính sách của Hoa Kỳ giai đoạn 1935- 2001. Mặc dù có tên gọi Chính sách công của Hoa Kỳ, giai đoạn 1935-2001 nhưng cuốn sách này lại được chia làm những phần nội dung khác nhau trình bày cả lý luận và thực tiễn về chính sách và quá trình chính sách. Phần một có tên gọi: Chính sách công và chính quyền, trong đó chương 2 tác giả nghiên cứu và trình bày những vấn đề cơ bản mang tính lý thuyết về chính sách và những vấn đề có liên quan đến chính sách. Phần hai có 7 chương nghiên cứu về tiến trình lập và thực hiện chính sách trong đó tác giả tập trung trình bày những vấn đề về lý thuyết thực hiện và điều chỉnh chính sách [14]. Giáo trình của Trường đại học Kinh tế quốc dân, Khoa Khoa học quản lý, Giáo trình chính sách kinh tế-xã hội, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2000 dùng cho đào tạo đại học chuyên ngành quản lý kinh tế, nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản có hệ thống về quá trình hoạch định, tổ chức thực thi và phân tích các chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước do TS Đoàn Thị Thu Hà và TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền đồng chủ biên [61]. Giáo trình Hoạch định và phân tích chính sách công. Học viện Hành chính, NXB Khoa học và kĩ thuật, 2008 dùng cho đào tạo cử nhân hành chính của Học viện Hành chính. Giáo trình cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về chính sách công và phân tích chính sách công. Chương 3 của tài liệu này trình bày những vấn đề cơ bản về thực thi chính sách công, trong đó trình bày tương đối khoa học và đầy đủ về quy trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách [16]. - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Khoa học chính trị (1999), Tìm hiểu về khoa học chính sách công, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về khái niệm, cấu trúc và chu trình chính sách công - hoạch định, thực thi, đánh giá chính sách công. Chu trình chính sách với 4 giai đoạn chính, trong đó có giai đoạn đánh giá chính sách (đánh giá việc thực hiện mục tiêu và đặt ra các vấn đề mới). Tuy nhiên, cuốn 14 sách cũng chỉ rõ: Chính sách công là lĩnh vực nghiên cứu tương đối mới, vì vậy đó chỉ là những nhận thức và cơ sở lý luận ban đầu cho những khảo sát cụ thể hơn về thực tế quy trình hoạch định chính sách ở nước ta. - Nguyễn Hữu Hải (Chủ biên) (2012), Giáo trình Hành chính nhà nước, Nxb Giáo dục, Hà Nội; Nguyễn Hữu Hải, Lê Văn Hòa (Đồng chủ biên) (2013), Đại cương về Chính sách công, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Hữu Hải (2013), Chính sách công - Những vấn đề cơ bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Các cuốn sách đã trình bày những nội dung cơ bản về Chính sách công như: Đặc điểm, vai trò, phân loại chính sách công; cấu trúc nội dung và chu trình chính sách công; hoạch định chính sách công; tổ chức thực thi chính sách công; đánh giá chính sách công; tổ chức công tác phân tích, đánh giá chính sách công. Đây là tư liệu cung cấp khá hệ thống những kiến thức cơ bản về chính sách công, vận dụng những kiến thức cơ bản đã học vào thực tiễn đánh giá chính sách công, góp phần hoàn thiện công tác hoạch định và thực thi chính sách công trong quản lý nhà nước. - Lê Văn Hòa (2016), Giám sát và đánh giá chính sách công, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đã trình bày những vấn đề cơ bản về giám sát và đánh giá thực hiện chính sách công; trong 8 chương thì có 7 chương tác giả bàn sâu về những nội dung đánh giá thực hiện chính sách công – quan niệm, tác động, đo lường, phương pháp và tổ chức đánh giá. - Nguyễn Văn Vĩnh, Lê Văn Đính (2012), Giáo trình Chính trị học Đại cương, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.Chuyên đề Chính sách công đã trình bày quan niệm, đặc trưng, chu trình chính sách công. Đây là những tư liệu tiếp cận vấn đề chính sách công ở giác độ của Chính trị học: quan tâm đến vai trò của nhà nước trong việc thực thi chính sách công nói chung và các chính sách xã hội nói riêng nhằm đảm bảo công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - PGS, TS Nguyễn Hữu Hải, PGS, TS Lê Văn Đính, TS Đinh Trung Thành, (2016), Giáo trình Đại cương về chính sách công, Nxb CTQG, Hà Nội. 15 Cuốn sách đã trình bày những nội dung cơ bản về Chính sách công như: Đặc điểm, vai trò, phân loại chính sách công; cấu trúc nội dung và chu trình chính sách công; hoạch định chính sách công; tổ chức thực thi chính sách công; đánh giá chính sách công; tổ chức công tác phân tích, đánh giá chính sách công. Trong đó nội dung đánh giá về chính sách công được các tác giả chỉ rõ quan niệm (đánh giá chính sách là việc kiểm tra thực tế một cách có hệ thống những tác động của việc thực hiện các giả... 1.1.3.2. Các nghiên cứu của các tác giả trong nước Từ năm 2016-2020, Việt Nam bắt đầu chuyển sang giai đoạn mới hướng tới giảm nghèo bền vững, tiếp cận đa chiều theo xu hướng chung của các nước 29 trên thế giới. Đây là phương pháp tiếp cận mới, tiến bộ hơn, có tính nhân văn, tác động toàn diện hơn đến người nghèo, nhưng cũng là thách thức mà Việt Nam phải đối mặt. Trước đó, Thái Phúc Thành (2010) trong bài viết “Giảm nghèo ở Việt Nam” đã phân tích dự báo những nhân tố trong nước và Thế giới có ảnh hưởng tích cực, tiêu cực tới việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2011-2020 và những quan điểm cơ bản cần nắm vững, như mục tiêu giảm nghèo vẫn phải coi là mục tiêu phát triển KT-XH của đất nước, Chính phủ tiếp tục giữ vai trò điều phối các hoạt động giảm nghèo, tiếp tục đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhằm đạt mục tiêu giảm nghèo ở Việt Nam, [70]. Bùi Sỹ Lợi (2011), với bài viết “Giải pháp giảm nghèo bền vững ở Việt Nam” giới thiệu những thành công nổi bật về giảm tỷ lệ nghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn, tăng thu nhập bình quân đầu người, sau 10 năm thực hiện chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo ở Việt Nam, một số giải pháp cần được thực thi như xây dựng chiến lược giảm nghèo toàn diện, đẩy mạnh phân cấp ngân sách cho địa phương, đổi mới cách tiếp cận đa dạng chính sách hỗ trợđể kết quả giảm nghèo mang tính bền vững [37]. Nguyễn Đăng Bình (2011), bài viết “Kinh nghiệm đầu tư và giảm nghèo trên thế giới và liên hệ với Việt Nam” trình bày kinh nghiệm của Hàn Quốc, Trung Quốc, Brazil trong giảm nghèo, từ đó rút ra một số bài học cho Việt Nam, phải tiết kiệm nội địa, phân bổ vốn dựa trên các tín hiệu của thị trường và lợi thế cạnh tranh từng ngành, huy động và sử dụng vốn đầu tư gắn với tăng trưởng nhanh và giảm nghèo, đầu tư theo hướng tăng trưởng nhanh và bền vững gắn với việc khai thác có hiệu quả kinh tế hế giới, phát huy cao độ vai trò của Nhà nước [10]. Phạm Tất Thắng với bài viết “Giảm nghèo đa chiều bền vững cho các tỉnh Tây Bắc” đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử ngày 14/9/2016 [71] nhấn mạnh bên cạnh mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo, thực hiện tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, Chương 30 trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 còn nhấn mạnh tới việc tạo điều kiện cho người nghèo được tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin), đặc biệt là đối với người dân ở các địa bàn nghèo, trong đó có các tỉnh Tây Bắc. Luận án Tiến sỹ kinh tế “Những giải pháp kinh tế-xã hội nhằm nâng cao thu nhập của nông dân nghèo vùng ĐBSCL” của Lê Thị Nghệ. Trong Luận án, tác giả đã nêu lên thực trạng mức thu nhập của nông dân vùng ĐBSCL và nguyên nhân. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra những giải pháp cơ bản để nâng cao thu nhập cho những nông dân nghèo vùng này. Luận án đã thực hiện điều tra rất chi tiết về thu nhập của các bộ phận dân cư ở ĐBSCL, phân tích chỉ ra những nguyên nhân của bộ phận dân cư thu nhập thấp. Tiến sỹ Phạm Bảo Dương: “Nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo cho khu vực ĐBSCL”. Đề tài nghiên cứu thuộc Dự án VIE/02/001 Hỗ trợ cải thiện và thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, năm 2008. Trong đề tài, với phương pháp điều tra khảo sát thực tế kết hợp cả định lượng và định tính, tác giả làm rõ nguyên nhân đói nghèo, đánh giá thực trạng và biểu hiện đặc thù về đói nghèo của người dân trong vùng. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp và các chính sách giảm nghèo phù hợp với tính đặc thù của khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, trong khuôn khổ nghiên cứu của một chương trình mục tiêu, những giải pháp chỉ được thực hiện trong kinh phí định trước và chỉ là hỗ trợ do đó chưa mang tính toàn diện. Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Dũng, Võ Thị Kim Thu, Giảm nghèo đối với đồng bào Khmer Tây Nam Bộ trong quá trình phát triển bền vững [15]. Nội dung cuốn sách nhằm giải quyết một số vấn đề về giảm nghèo đối với đồng bào Khmer trên cơ sở tiếp cận không chỉ qua các chính sách hỗ trợ về kinh tế, mà còn đi sâu nghiên cứu về đời sống tinh thần, phong tục, tập quán, nét văn hóa truyền thống, tín ngưỡng đặc thù của dân tộc Khmer, tìm ra nguyên nhân chính 31 dẫn đến đói nghèo và đề ra phương hướng, giải pháp cơ bản góp phần giảm nghèo cho đồng bào một cách thiết thực nhất. Đặng Kim Sơn, Xóa đói giảm nghèo bằng phát huy nội lực của tổ chức cộng đồng [67]. Nội dung cuốn sách giới thiệu khái quát về tổ chức cộng đồng, về sự phát triển của tổ chức cộng đồng ở Việt Nam hiện nay; về vai trò và các hình thức tổ chức cộng đồng nhằm góp phần tập hợp người dân trong cộng đồng phát huynội lực thúcđẩy phát triển kinh tế để xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là những người dân ở vùng khóa khan, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa Vũ Thị Vinh, Tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay [98]. Nội dung của cuốn sách này đề cập đến trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng quan tâm phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Trong suốt gần ba thập kỷ, sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam đã làm thay đổi tích cực đời sống của nhân dân. Công cuộc đổi mới không chỉ đạt được những thành tựu đáng khích lệ về tăng trưởng kinh tế mà còn đem lại những thành tích đầy ấn tượng về xóa đói, giảm nghèo. Việt Nam đã được quốc tế đánh giá cao về các thành tựu đạt được trong tăng trưởng kinh tế và xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, giảm nghèo đói ở Việt Nam vẫn đang là vấn đề bức xúc. Tình trạng chênh lệch giàu nghèo và sự phát triển không đồng đều giữa các vùng đang có chiều hướng gia tăng có thể gây ra những hậu quả xã hội tiêu cực khó lường. Trong quá trình hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, tăng trưởng kinh tế và xóa đói, giảm nghèo có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến ổn định chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường. Phát triển bền vững là chủ trương lớn, là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong những năm tiếp theo. Cuốn sách tập trung trình bày thực trạng tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, sự tác động của 32 các chính sách vĩ mô của Nhà nước đến giải quyết mối quan hệ đó. Từ đó, nêu ra một số giải pháp nhằm tăng tính đồng thuận trong giải quyết mối quan hệ này. Võ Thị Thu Nguyệt (2019), Xóa đói giảm nghèo ở Malaixia và Thái Lan, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam [51], nội dung cuốn sách làm rõ chiến lược xóa đói giảm nghèo của Malaixia và Thái Lan là bài học quý báu đối với những quốc gia đang hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao đi đôi với công bằng xã hội, đặc biệt là những nước trong cùng khu vực phát triển sau và có điều kiện về địa lý cũng như dân tộc tương đối gần gũi. Là một nước có tỉ lệ cư dân nông nghiệp cao và mới trong bước đầu quá trình công nghiệp hóa thì Việt Nam cũng gặp phải không ít khó khăn nhất là vấn đề đói nghèo như Malaixia và Thái Lan từng đương đầu. Để thực hiện mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo phải trở thành quốc sách, trong đó việc xóa đói giảm nghèo cho khu vực nông thôn cũng như khắc phục tình trạng bất bình đẳng về lảnh thổ là rất quan trọng, Việt Nam có thể học tập những kinh nghiệp quý ở lĩnh vực này từ Malaixia và Thái Lan. Ngoài các công trình nghiên cứu như tổng quan, một số quy định chính sách về nghèo đa chiều ở Việt Nam là luận cứ cho luận án như: Nghị quyết số 15-NQ/TW Hội nghị TƯ lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 đã đề ra nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội, chú trọng đến việc làm, bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội cho những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc ít người, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập và một số dịch vụ xã hội cơ bản như khám chữa bệnh, học hành, nhà ở, nước sạch, thông tin, truyền thông. Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo hiệu quả, bền vững hơn, Quốc hội khóa 13, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Nghị quyết số 76/2014/QH13 về việc đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020, trong đó nêu rõ: xây dựng chuẩn nghèo mới theo phương pháp tiếp cận đa chiều nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu và đáp ứng các dịch vụ xã hội cơ bản; Quyết định số2324/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch 33 hành động triển khai Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội đã xác định rõ nhiệmvụ xây dựng, nghiên cứuxây dựng đề án tổng thể về đổi mới phương pháp tiếp cận nghèo đói ở Việt Nam từ đơn chiềusang đa chiều, trình Chính phủ xem xét vào cuối năm nay. Ngày 15/9/2015 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1614/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020”; Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 59/QĐ-TTg, ngày 19 tháng 11 năm 2015, về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016- 2020. Chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020 của Việt Nam được xây dựng theo hướng: sử dụng kết hợp cả chuẩn nghèo về thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Theo đó, tiêu chí đo lường nghèo được xây dựng dựa trên cơ sở: (1) Các tiêu chí về thu nhập, bao gồm: chuẩn mức sống tối thiểu về thu nhập, chuẩn nghèo về thu nhập, chuẩn mức sống trung bình về thu nhập. (2) Mức độ thiếu hụt trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, bao gồm: tiếp cận về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin. Những quy định chính sách nói trên tạo cơ sở pháp lý cho việc chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho chương trình giảm nghèo của nước ta trong giai đoạn 2016-2020. 1.2 Một số nhận xét về các công trình nghiên cứu 1.2.1 Các nghiên cứu về giải quyết đói nghèo Khi nghiên cứu nhóm các công trình nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy, hầu hết các nghiên cứu đều hướng tới việc chỉ ra nguyên nhân của tình trạng đói nghèo trên thế giới hoặc của một quốc gia cụ thể với mục tiêu là giúp các Chính phủ tìm ra phương cách tối ưu nhất để giải quyết vấn đề đói nghèo của quốc gia hoặc khu vực. Tuy nhiên nhìn chung các nghiên cứu này mới chỉ bước đầu đi vào nghiên cứu để chứng minh cho một câu hỏi là; các chính sách xóa đói giảm nghèo của khu vực hoặc của các quốc gia đã phù hợp với tình hình thực tiễn chưa? từ đó các tác giả đưa ra những khuyến nghị cần thiết cho việc xác lập và 34 thực hiện một chính sách phù hợp nhất trong việc giải quyết vấn đề mà chính sách hướng tới trên cơ sở giải quyết những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo như; cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng, chăm lo cho giáo dục, khám chữa bệnh (KCB) dựa trên những điều kiện hiện có về các nguồn lực vốn “hạn chế” của quốc gia đó. Một số nghiên cứu trong số đó đã chỉ ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đói nghèo của các quốc gia, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc tìm kiếm việc làm cho người dân bởi chính việc thiếu việc làm đã đẩy người dân đến với tình trạng nghèo khổ, họ cho rằng; duy trì tỷ lệ có công ăn việc làm cao và phát triển xã hội đồng đều phụ thuộc vào thành công của đa dạng hóa nền kinh tế. Các cuộc khủng hoảng kinh tế đang mở ra cơ hội cho các nước nghèo tạo nền tảng phát triển bền vững và tăng trưởng dựa vào các ngành sản xuất tập trung nhiều lao động. Nhấn mạnh tạo công ăn việc làm là vấn đề rất quan trọng để phát triển xã hội của các nước nghèo. Chính sách của những nước này cần đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực, huy động nguồn lực trong nước, cải cách thị trường, hỗ trợ cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển, tăng năng suất lao động và tăng thu nhập cho người dân mà không nên quá dựa vào các nguồn xuất khẩu nguyên liệu thô hoặc dựa vào đầu tư nước ngoài và viện trợ phát triển, vì đây là những nguồn lực “không dự báo trước được”. 1.2.2. Các nghiên cứu về chính sách xóa đói giảm nghèo của Việt Nam Có thể nói các nghiên cứu thuộc nhóm này tương đối phong phú và đa dạng trên cả phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn về chính sách xóa đói giảm nghèo của Việt Nam. Hầu hết các nghiên cứu thuộc nhóm này đều hướng đến mục tiêu cung cấp và tìm hiểu về tình trạng đói nghèo của Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị chính sách trên cả hai phương diện hoạch định và thực hiện. Chính những nghiên cứu này đã và đang giúp cho Chính phủ Việt Nam đạt được những tiến bộ quan trọng trong chiến lược xóa đói giảm nghèo của mình đồng thời các nghiên cứu đó cũng góp phần nâng cao chất lượng của những chính sách giảm nghèo trên cơ sở giải quyết được hai khía cạnh quan trọng trong quá trình giải 35 quyết vấn đề của chính sánh là phù hợp với quan điểm và cách thức ứng xử của Chính phủ đối với vấn đề nghèo đói và thứ hai là việc tìm kiếm giải phải để giải quyết vấn đề đó ngày càng sát thực hơn với nhu cầu nguyện vọng và khả năng của các đối tượng chính sách. Tuy nhiên, các nghiên cứu này hoặc là tập trung vào việc tìm kiến những giải pháp vĩ mô nhằm đạt được những mục tiêu lớn bao quát trên phạm vi toàn lãnh thổ hoặc là chỉ tập trung vào những địa phương cụ thể. Như vậy, nếu nhìn một cách tổng thể về những nghiên cứu giảm nghèo có thể nhận thấy các nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào việc nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi là làm thế nào để tạo ra một chính sách tốt, đủ sức hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững mà chưa đi sâu nghiên cứu một giai đoạn có ý nghĩa quyết định đến kết quả của chính sách, đó là quá trình tổ chức thực thi chính sách. Bởi chính sách dù có được hoạch định dựa trên một cơ sở lý luận và thực tiễn sát thực cao nhưng trong quá trình thực thi không được quan tâm sẽ dẫn đến những kết quả trái ngược với mong muốn của nhà nước. Nhìn chung các nghiên cứu thuộc nhóm này dù được tiến hành đồng thời và độc lập ở các địa bàn khác nhau nhưng đều tập trung vào một vấn đề liên quan đến chính sách XĐGN cụ thể. Kết quả của các nghiên cứu có kết luận về tác động của chính sách XĐGN đến thành tựu giảm nghèo là khá tương đồng, những tồn tại trong thực hiện chính sách cũng được phát hiện bao gồm từ tổ chức đến cơ chế thực hiện cũng như phạm vi ảnh hưởng của chính sách còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tế. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đánh giá kết quả thực hiện chính sách mà chưa đi sâu nghiên cứu cách thức thực hiện chính sách XĐGN, một yếu tố bảo đảm kết quả và hiệu quả của chính sách trên thực tế. Mặc dù trong số này cũng đã có những nghiên cứu tiến hành những đánh giá riêng lẻ từng chính sách nhưng cũng chưa làm rõ những thành tựu cũng như tồn tại trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách XĐGN của các cơ quan nhà nước. Đặc biệt là chưa đánh giá được kết quả và chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chính sách XĐGN trên phạm vi cả nước nói chung và ở từng vùng lãnh thổ nói riêng. Phần lớn các đánh giá này 36 mang nặng tính hành chính nhiều hơn là một nghiên cứu, do đó kết quả của nghiên cứu cũng không phục vụ được nhiều cho công tác thực hiện chính sách. 1.2.3 Các nghiên cứu về thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều Như đã phân tích và tổng hợp, các tài liệu nghiên cứu cho thấy vấn đề thực thi chính sách giảm nghèo nói chung, giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều nói riêng luôn được các nhà khoa học cũng như nhiều chính phủ, tổ chức trên thế giới quan tâm. Chúng tôi nhận thầy hầu hết các nghiên cứu, mặc dù hướng tới mục tiêu là đánh giá việc thực hiện chính sách, nghĩa là xác định kết quả và hiệu quả của chính sách trên thực tế đồng thời chỉ ra những vấn đề mới phát sinh có liên quan đến chính sách và quá trình thực hiện chính sách. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này mới chỉ đánh giá chính sách dựa trên cơ sở định tính và chỉ số cảm nhận rút ra từ những cuộc điều tra xã hội học mà không dựa trên một hệ thống tiêu chí cụ thể do vậy kết luận và những khuyến nghị được các tác giả đưa ra có thể chưa phù hợp với việc thực hiện mchính sách. Mỗi chính sách được thực hiện ở những địa bàn khác nhau với những điều kiện kinh tế xã hội tương đối khác biệt. Bởi vậy việc đánh giá chính sách ở những vùng miền khác nhau cũng cần phải được tiến hành dựa trên những tiêu chí khác nhau mà điều này dường như các nghiên cứu thuộc nhóm này chưa giải quyết được 1.3. Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết Tổng quan các tài liệu nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan tới vấn đề nghiên cứu đã được nêu trên, tác giả nhận thấy các nhà khoa học rất quan tâm và nghiên cứu tới vấn đề giảm nghèo. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều dưới góc độ Khoa học chính trị, chuyên ngành Chính trị học. Việc nghiên cứu cơ chế, cách thức để thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở Tây Nam Bộ nói chung, tỉnh Vĩnh Long nói riêng đang là một lỗ hổng lớn cần tiếp tục nghiên cứu thể hiện ở những điểm sau: 37 Thứ nhất, chưa có những nghiên cứu nhằm hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều của cả nước nói chung và Vĩnh Long nói riêng. Thứ hai, các nghiên cứu chưa tập trung phân tích, đánh giá quy trình tổ chức thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều để từ đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong quy trình tổ chức thực thi chính sách. Thứ ba, chưa có nghiên cứu nào hướng tới mục tiêu xây dựng các giải pháp để nâng cao hiệu quả của các bước trong quy trình thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều nhằm nâng cao kết quả thực hiện chính sách cho tỉnh Vĩnh Long. Kết luận chương 1 Để góp phần giải quyết vấn đề nghèo, đói trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả, nhóm tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu chủ yếu tập trung vào những vấn đề: hoạch định chính sách giảm nghèo và những bất cập tồn tại trong việc tìm kiếm các cơ chế chính sách giảm nghèo ở Việt Nam; hầu hết các nghiên cứu tập trung đánh giá quá trình chính sách trong phạm vi cả nước hoặc từng vùng, từng tỉnh nhưng tuyệt nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào phân tích về thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở tỉnh Vĩnh Long. Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá một số hợp phần chủ yếu của chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều nhưng mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá, xác định những bất cập hạn chế trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều nói chung trong phạm vi cả nước hoặc một địa phương cụ thể. Từ tổng quan về tình hình nghiên cứu đã cho tác giả luận án những gợi ý cả về lý luận và thực tiễn để tác giả lựa chọn nghiên cứu trong luận án của mình nhằm góp phần thực hiện thành công mục tiêu của giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều trong thời gian tới. 38 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO THEO CHUẨN NGHÈO TIẾP CẬN ĐA CHIỀU 2.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều và chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều 2.1.1. Nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều 2.1.1.1. Khái niệm nghèo đa chiều Khái niệm nghèo trên thế giới Theo Ủy ban Kinh tế xã hội khu vực Châu Á Thái Bình Dương: “Nghèo là một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển KT-XH phong tục tập quán của địa phương” [50]. Theo báo cáo tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen Đan Mạch năm 1995 đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về nghèo như sau: "Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới một đô la (1$) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm cần thiết để tồn tại" [50]. Theo nhóm nghiên cứu của UNDP (Chương trình phát triển liên hợp quốc), UNFPA (Quỹ dân số Liên hợp quốc), UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc) trong công trình "Xoá giảm nghèo ở Việt Nam - 1995" đã đưa ra định nghĩa: “Nghèo là tình trạng thiếu khả năng trong việc tham gia vào đời sống quốc gia, nhất là tham gia vào lĩnh vực kinh tế” [29]. Theo báo cáo về tình hình phát triển Thế giới - Tấn công nghèo năm 2000, Ngân hàng Thế giới (WB) thừa nhận quan điểm truyền thống hiện nay về nghèo: “Nghèo không chỉ bao hàm sự khốn cùng về vật chất được đo lường theo một khái niệm thích hợp về thu nhập và tiêu dùng mà còn là sự hưởng thụ thiếu 39 thốn về y tế” [29]. Báo cáo còn mở rộng đến sự nghèo khi tính đến cả nguy cơ dễ bị tổn thương dễ gặp rủi ro của người nghèo. Báo cáo nêu bật “Nghèo có nghĩa là không có nhà cửa quần áo, ốm đau không có ai chăm sóc, mù chữ và không được đến trường” [29]. Báo cáo chỉ ra “Người nghèo đặc biệt là dễ bị tổn thương trước những biểu hiện bất lợi nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ. Họ thường bị các thể chế của Nhà nước và xã hội đối xử tàn tệ, bị gạt ra rìa và không có tiếng nói quyền lực trong các thể chế đó” [29]. Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về nghèo, nhưng nhìn chung các quan niệm đó đều được phản ánh trên các khía cạnh: Không có hoặc ít được hưởng thụ những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu của cuộc sống con người, mức sống thấp hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư địa phương; thiếu hoặc không có cơ hội lựa chọn để tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng. Quan niệm nghèo của Việt Nam là thừa nhận định nghĩa chung về nghèo do Ủy ban Kinh tế xã hội khu vực Châu Á Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tháng 91993 tại Bangkok Thái Lan, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao và cho rằng: “Nghèo là một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển KT-XH phong tục tập quán của địa phương” [50]. Nghèo của Việt Nam đang được nghiên cứu là nghèo tuyệt đối, thước đo đói nghèo mà Việt Nam đã áp dụng là cách tiếp cận đơn chiều (gần đây cũng có một số nghiên cứu tiếp cận nghèo đa chiều). Trên cơ sở quan niệm về nghèo, Việt Nam đưa ra các khái niệm tương xứng đó là hộ nghèo, xã nghèo, vùng nghèo... Quan niệm về nghèo: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện” [102]. Quan niệm về hộ nghèo: “Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình chỉ thoả mãn một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện” [102]. 40 Quan niệm về xã nghèo: “Xã nghèo là xã có trên 40% tổng số hộ nghèo, không có hoặc có rất ít những cơ sở hạ tầng thiết yếu, trình độ dân trí theo tỉ lệ mù chữ cao” [102]. Quan niệm về vùng nghèo: “Vùng nghèo là chỉ địa bàn tương đối rộng có thể là một số xã liền kề nhau hoặc một vùng dân cư nằm ở vị trí rất khó khăn hiểm trở, giao thông không thuận tiện, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, không có điều kiện phát triển sản xuất đảm bảo cuộc sống và là vùng có số hộ nghèo và xã nghèo cao” [102]. Quan niệm về tái nghèo: Bên cạnh nghèo hiện nay ở Việt Nam còn dùng nhiều đến thuật ngữ tái nghèo để chỉ những hộ đã thoát được nghèo trong quá trình phát triển nhưng sau do nhiều lý do khách quan (tăng chuẩn nghèo) và lý do chủ quan (làm ăn thất bát) lại rơi vào tình trạng nghèo. Khái niệm nghèo có thể thống nhất về mặt định tính song không thể thống nhất về mặt định lượng. Bởi vì mỗi quốc gia khác nhau thì mức sống của người dân cũng khác nhau hoặc ngay trong một quốc gia mức sống giữa các vùng miền cũng có sự khác nhau. Hơn nữa mặt định lượng của mức nghèo cũng biến động theo thời gian tương ứng với sự biến động về sự phát triển KT-XH của quốc gia đó. 2.1.1.2. Nghèo đa chiều ở Việt Nam Khái niệm nghèo ở Việt Nam Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng trong công tác XĐGN do đó, thời gian qua chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động này cả về mặt lý luận và thực tiễn trong đó việc thống nhất khái niệm đói nghèo của Việt Nam cũng được xác định: Chúng ta đã thừa nhận khái niệm chung về đói nghèo do Hội nghị chống đói nghèo khu vực châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/1993: “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận, tuỳ theo trình độ phát triển KT- XH và phong tục tập quán của từng địa phương” [50]. 41 Nghèo là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện như: Thu nhập: Đa số những người nghèo thường làm những công việc đơn giản, lao động chân tay nhiều, công việc cực nhọc nhưng thu nhập thấp. Hơn nữa, công việc bấp bênh, không ổn định, phụ thuộc vào thời vụ và có tính rủi ro cao do liên quan nhiều đến thời tiết. Do thu nhập thấp nên chi tiêu cho cuộc sống là rất hạn chế. Hầu hết các nhu cầu cơ bản, tối thiểu của con người như cái ăn, cái mặc, chỗ ở chỉ được đáp ứng với mức độ rất thấp, thậm chí còn không đủ. Điều này đã kéo theo hàng loạt các vấn đề khác như làm giảm sức khoẻ của người nghèo, do đó giảm năng suất lao động, từ đó giảm thu nhập... cứ như thế, nó đã tạo nên vòng luẩn quẩn mà người nghèo rất khó thoát ra được. Y tế - giáo dục: Những người nghèo có nguy cơ mắc phải các bệnh thông thường cao như ốm đau, các bệnh về đường giao tiếp, tình trạng sức khoẻ không được tốt do ăn uống không đảm bảo, lao động cực nhọc. Người nghèo thường sống ở những vùng có điều kiện vệ sinh, y tế thấp, còn nhiều hạn chế, chẳng hạn, họ không được sử dụng nguồn nước sạch, không có công trình phụ hợp vệ sinh, điều này cũng làm giảm đáng kể sức khoẻ của họ. Do người nghèo có thu nhập thấp, không đủ trả khoản tiền viện phí lớn cũng như các chi phí thuốc men khác, thêm vào đó có thể do đối xử bất bình đẳng trong xã hội nên tỷ lệ tiếp cận các dịch vụ y tế của người nghèo là rất thấp. Bên cạnh đó, do nhận thức của người nghèo, họ thường không quan tâm lắm bệnh tật của mình, chỉ đến khi bệnh trở nên trầm trọng họ mới vào viện vì vậy việc điều trị đem lại hiệu quả không cao mà còn tốn thêm nhiều khoản tiền không đáng có. Không có tiếng nói và quyền lực: Những người nghèo thường bị đối xử không công bằng, họ thường không có tiếng nói quyết định trong các công việc chung của cộng đồng cũng như các công việc liên quan đến chính bản thân họ. Trong cuộc sống những người nghèo chịu nhiều bất công do sự phân biệt đối xử, bị tước đi những quyền mà những người bình thường khác nghiễm nhiên được hưởng. Người nghèo luôn cảm thấy bị sống phụ thuộc, luôn nơm nớp lo sợ mọi thứ, trở nên tự ti, không kiểm soát được cuộc sống của mình. 42 Khái niệm nghèo có thể thống nhất về mặt định tính song không thống nhất về mặt định lượng. Mỗi quốc gia khác nhau mức sống của người dân cũng khác nhau hoặc ngay trong một quốc gia mức sống giữa các vùng miền cũng có sự khác nhau. Hơn nữa mặt định lượng của mức nghèo cũng biến động theo thời gian tương ứng với sự biến động về sự phát triển KT-XH của quốc gia đó. Trên cơ sở các quan niệm về nghèo, luận án sử dụng khái niệm nghèo như sau: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có những điều kiện về cuộc sống như ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục, đi lại, quyền được tham gia vào các quyết định của cộng đồng”. Cách tiếp cận này giúp chúng ta nâng cao nhận thức về các nguyên nhân gây ra nghèo đói nhằm có những phương hướng cách thức hành động đúng đắn để tấn công đẩy lùi nghèo đói, làm cho chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng tốt đẹp hơn. 2.1.1.3. Chuẩn nghèo ở Việt Nam Tiếp cận đo lường nghèo đơn chiều giai đoạn 1993-2015 Để xác định được ngưỡng đói nghèo thì điểm mấu chốt của vấn đề phải xác định được chuẩn đói nghèo. Chuẩn đói nghèo biến động theo thời gian và không gian, nên không thể đưa ra được một chuẩn mực chung để áp dụng trong công tác giảm nghèo, mà cần phải có chỉ tiêu, tiêu chí riêng cho từng vùng, miền ở từng thời kỳ lịch sử. Nó là một khái niệm động, phải căn cứ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, nguồn lực tài chính và qua điều tra, khảo sát, nghiên cứu nước ta đã đưa ra mức chuẩn về đói nghèo phù hợp với tình hình thực tế củaViệt Nam trong từng giai đoạn. Từ năm 1993 đến nay Việt Nam đã có 7 lần thay đổi chuẩn nghèo, các mức chuẩn nghèo của Việt Nam trong 3 giai đoạn đầu: giai đoạn 1993-1994, giai đoạn1995-1997 và giai đoạn 1998-2000 chúng ta sử dụng mức chuẩn nghèo theo thu nhập bình quân đầu người trên tháng nhưng được tính quy đổi bằng gạo (kg/người/tháng). Từ năm 2000 trở đi nước ta về cơ bản đã xoá được tình trạng đói, do đó mức chuẩn nghèo các giai đoạn 2001-2005 và giai đoạn 2006 - 2010 43 vẫn được tính theo thu nhập bình quân đầu người trên tháng nhưng được tính bằng giá trị (đồng/người/tháng) (xem bảng 2.1). Bảng 2.1 Chuẩn nghèo của Việt Nam được xác định qua các thời kỳ (1993 - 2015) Giai đoạn Đơn vị tính Hộ đói Hộ nghèo 1. Giai đoạn 1993-1994 ≤ mức ≤ mức Vùng nông thôn kg gạo/người/tháng 8 15 Vùng thành thị kg gạo/người/tháng 13 20 2. Giai đoạn 1995-1997 Vùng nông thôn miền núi, hải đảo kg gạo/người/tháng 13 15 Vùng nông thôn đồng bằng, trung du kg gạo/người/tháng 13 20 Vùng thành thị kg gạo/người/tháng 13 25 3. Giai đoạn 1998-2000 Vùng nông thôn miền núi, hải đảo đồng/người/tháng 45.000 55 Vùng nông thôn đồng bằng, trung du đồng/người/tháng 45.000 70 Vùng thành thị đồng/người/tháng 45.000 90 4. Giai đoạn...sách. Cần đảm bảo tính khách quan trong việc thu thập, xử lý tính toán, tổng hợp và báo cáo các tiêu chí nghèo, trong đó điểm mấu chốt là xác định đúng các trọng số cho phù hợp. Hệ thống giám sát đánh giá cần được triển khai, vận hành gắn liền với cách tiếp cận nghèo đa chiều, trong đó sự tham gia, đồng thuận và tiếng nói của người dân là rất quan trọng. Khi chính sách giảm nghèo chuyển sang phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều đòi hỏi phải có sự thay đổi trong thực thi các chính sách hỗ trợ giảm nghèo theo hướng bền vững hơn; tác động trực tiếp giúp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo không chỉ vượt chuẩn nghèo vể thu nhập (bằng tiền) mà còn giảm nghèo về con người và nghèo vể xã hội; tạo điều kiện và môi trường tác động để người nghèo an tâm, tổ chức 152 sản xuất kinh doanh, đồng thời tăng cường các khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản cho họ, đảm bảo cải thiện được cuộc sống, tự vươn lên giảm nghèo và làm ăn phát triển vươn lên khá, giàu. Việc thực thi chính sách giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã từng bước được hoàn thiện theo hướng hỗ trợ có điều kiện, không tạo tư tưởng trông chờ ỷ lại, khơi dậy ý chí vươn lên của người nghèo. Từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và cộng đồng đã làm cho diện mạo các huyện, xã, hộ gia đình nghèo thoát nghèo và có bước thay đổi rõ rệt. Kết quả này góp phần ổn định, phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn xã, góp phần hoàn thành tiêu chí nông thôn mới ở những vùng đặc biệt khó khăn, từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các địa bàn, nhóm dân cư. Các cơ quan chức năng trong tỉnh cần đã rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách giảm nghèo, tích hợp chính sách thuộc các lĩnh vực bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, dễ theo dõi, thực hiện. Trong đó, tập trung ba nhóm chính sách: hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo; hỗ trợ hiệu quả người nghèo tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, ưu tiên các dịch vụ thuộc nội dung giảm nghèo đa chiều như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh, thông tin; phát triển hạ tầng các vùng khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Căn cứ các chính sách giảm nghèo hiện hành, từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước, các địa phương tổ chức phân loại đối tượng hộ nghèo, xác định nhu cầu hỗ trợ, tổ chức để hộ nghèo đăng ký phấn đấu thoát nghèo, từ đó có giải pháp hỗ trợ tạo sinh kế, vay vốn tín dụng ưu đãi, đào tạo nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động. Phân công đảng viên, các tổ chức chính trị, đoàn thể cơ sở theo dõi giúp đỡ; tăng cường nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói, giảm nghèo cấp xã, huyện. Gắn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững với thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tăng cường phân cấp cho cơ sở, chủ động trong lập kế hoạch, điều hành quản lý các hoạt động của chương trình. Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, mới thoát nghèo, ưu tiên người nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số thông qua hệ thống chính sách giảm nghèo. Thực hiện đa dạng nguồn vốn huy 153 động, tăng cường huy động vốn từ ngân sách địa phương và các nguồn đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Thực hiện nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, phát huy các sáng kiến giảm nghèo dựa vào cộng đồng... Để giảm nghèo bền vững, trước hết các cơ quan chức năng của tỉnh Vĩnh Long cần tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách giảm nghèo, tích hợp chính sách thuộc các lĩnh vực bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, dễ theo dõi, thực hiện. Trong đó, tập trung 3 nhóm chính sách gồm: Hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo; hỗ trợ hiệu quả người nghèo tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, ưu tiên các dịch vụ thuộc nội dung giảm nghèo đa chiều như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh, thông tin; phát triển hạ tầng các vùng khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao. Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa công tác giảm nghèo, tập trung nguồn lực, giải pháp giảm nghèo bền vững cho các vùng dân tộc thiểu số, miền núi, địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao, đặc biệt gắn chương trình giảm nghèo với xây dựng nông thôn mới để tăng hiệu quả thực hiện. Để giảm nghèo bền vững, cùng với sự nỗ lực của các cấp chính quyền, sự chung tay của cả cộng đồng, thì sự nỗ lực vươn lên của chính những người nghèo là hết sức quan trọng. Chỉ khi nào bản thân người nghèo nhận thức được cần phải nỗ lực vươn lên thì khi đó các chính sách hỗ trợ của chính quyền, của xã hội mới thực sự hiệu quả, việc thoát nghèo mới thực sự bền vững. 154 D. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Đinh Trung Thành, Lữ Quang Ngời (2017), Chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế; Những thách thức và giải pháp, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, só 3 (144) 2017, tr.30-35. 2. Le Van Dinh, Dinh Trung Thanh, Lu Quang Ngoi (2018), Public policy an the impact of group interests on the planing an implementation of policy in Vietnam, European Journal of Law and Political Sciences, ISSN 2310-5712, № 3 2018, p.7-10. DOI: https://doi.org/10.29013/EJLPS-18-3-7-10 3. Dinh Trung Thanh, Nguyen Thi My Huong, Lu Quang Ngoi, Ton Nu Hai Yen (2019), Policy of social security policy in Vietnam, European Journal of Law and Political Sciences, ISSN 2310-5712, № 1,2 2019, p.40-45. DOI: https://doi.org/10.29013/EJLPS-19-1.2-40-45 4. Lữ Quang Ngời (2020), Tỉnh Vĩnh Long: Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, Tạp chí Cộng sản, số 937 (3-2020), tr. 76-79. 5. Lữ Quang Ngời, Đinh Trung Thành (2020), Giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Vinh, số 1B, 2020. 155 E. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2013 ở Việt Nam, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội. 2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2015), Đề án tổng thể Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều dựa vào thu nhập sang đa chiều, áp dụng trong giai đoạn 2016-2020. 3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2015), Quyết định số 1294/QĐ- LĐTBXH, ngày 10/9/2015 quyết địnhcông bố kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2014. 4. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2016), Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 Hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016- 2020, Hà Nội. 5. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2016), Quyết định số 1095/QĐ- LĐTBXH, ngày 22/8/2016 quyết địnhphê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. 6. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2017), Quyết định số 945/QĐ- LĐTBXH, ngày 22/6/2017 quyết địnhphê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. 7. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2018), Quyết định số 862/QĐ- LĐTBXH, ngày 04/7/2018 quyết địnhcông bố kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2017 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. 8. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2019), Quyết định số 1052/QĐ- LĐTBXH, ngày 29/7/2019 quyết địnhcông bố kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. 156 9. Mai Ngọc Cường (Chủ biên) (2009), Xây dựng và hoàn thiện chính sách An sinh xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Đàm Viết Cường (2005), Tác động của Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo đối với hộ gia đình tại hai tỉnh Hải Dương và Bắc Giang, Hà Nội. 11. Chính phủ (2008), NQ 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008,Về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo, Hà Nội. 12. Chính phủ (2018), Nghị quyết 71/NQ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2018 về một số chính sách đối với hộ nghèo thiếu hụt đa chiều, Hà Nội. 13. Chương trình phát triển Liên hợp quốc (2009), Rà soát tổng quan các chương trình dự án giảm nghèo ở Việt Nam, Hà Nội. 14. Lê Vinh Danh (2001), Chính sách công của Hoa Kỳ, Giai đoạn 1935- 2001, NXB Thống kê. 15. Nguyễn Quốc Dũng, Võ Thị Kim Thu (Đồng chủ biên) (2016), Giảm nghèo đối với đồng bào Khmer Tây Nam Bộ trong quá trình phát triển bền vững, NXB CTQG, Hà Nội. 16. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long (2010), Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ IX Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long, Vĩnh Long. 17. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long (2015), Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ X Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long, Vĩnh Long. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 157 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 24. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương (2012), Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 26. Nguyễn Hữu Hải (Chủ biên) (2012), Giáo trình Hành chính nhà nước, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 27. Nguyễn Hữu Hải - Lê Văn Hòa (2013), Sách chuyên khảo Đại cương về Phân tích chính sách công, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 28. Nguyễn Hữu Hải (2013), Chính sách công - Những vấn đề cơ bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Nguyễn Thị Hoa (2010), Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam đến năm 2015, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 30. Học viện Hành chính (2008), Giáo trình Hoạch định và phân tích chính sách công, NXB Khoa học và kĩ thuật. 31. Phạm Thái Hưng (2010), Nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam, thực trạng và thách thức tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135-II, Hà Nội. 32. Hiến pháp năm 2013, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 158 33. Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2016), Nghị quyết số 37/2016/NQ-HĐND ngày 09/12/2016 của HĐND tỉnh về chính sách cho vay vốn hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016-2020, Vĩnh Long 34. Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2017), Nghị quyết số 77/2017/NQ- HĐND ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh quy định mức hỗ trợ dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, Vĩnh Long 35. Bùi Sỹ Lợi (2011), “Giải pháp giảm nghèo bền vững ở Việt Nam”, Tạp chí Lao động và xã hội, 2011, số 402, tr37-39. 36. Lê Quốc Lý (2012), Chính sách xoá đói giảm nghèo thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. Lê Quốc Lý (2014), Chính sách an sinh xã hội - thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38. Lê Chi Mai (2001), Những vấn đề cơ bản về chính sách và qui trình chính sách, NXB Đại học quốc gia TP. HCM. 39. C.Mác và Ph.Ăng ghen (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40. C.Mác và Ph.Ăng ghen (1995),Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. C.Mác và Ph.Ăng ghen (1993),Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 42. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 43. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 44. Phạm Xuân Nam và Peter Boothroyd (2003), Về đánh giá chính sách và hoạch định chính sách giảm nghèo, Kỷ yếu hội thảo, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 159 45. Ngân hàng Thế giới và Trung tâm phát triển nông nghiệp (2003), Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Ninh Thuận, Hà Nội. 46. Ngân hàng Thế giới và Đại học Thái Nguyên (2014), Hội thảo Quốc tế “Phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi”, Thái Nguyên. 47. Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển/Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam (2016), Báo cáo Tổng quan Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ, NXB Hồng Đức, Hà Nội. 48. Ngân hàng phát triển Châu Á (2008), Tổng quan tác động của hội nhập kinh tế tiểu vùng sông Mê Kông đến đói nghèo, NXB Tài Chính. 49. Ngân hàng phát triển Châu Á (2007) Sổ tay đánh giá nghèo đói và thị trường có sư tham gia, NXB Lao động xã hội. 50. Nguyễn Thị Nhung (2012), Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế xã hội các tỉnh Tây Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 51. Võ Thị Thu Nguyệt (2019), Xóa đói giảm nghèo ở Malaixia và Thái Lan, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội. 52. Phùng Hữu Phú, Nguyễn Văn Đặng và Nguyễn Viết Thông (2016), Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 53. Nguyễn Lan Phương (2019),Các xu hướng ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Tài chính, kỳ 2 tháng 8/2019 54. Chu Tiến Quang (2010), Sách chuyên khảo Xây dựng và phân tích chính sách nông nghiệp nông thôn, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 55. Quốc hội, UB về các vấn đề xã hội (2018), số 1576 /BC-UBVĐXH14 ngày 09 tháng 9 năm 2018, Báo cáo thẩm tra sơ bộ Báo cáo của Chính phủ về kết quả 2 năm (2017 - 2018) thực hiện Nghị quyết 76/2014/QH13 của Quốc hội 160 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020, Hà Nội. 56. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Vĩnh Long (2011), Báo cáo kết quả điều tra hộ nghèo năm 2010, Vĩnh Long. 57. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Vĩnh Long (2012), Báo cáo kết quả điều tra hộ nghèo năm 2011, Vĩnh Long. 58. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Vĩnh Long (2013), Báo cáo kết quả điều tra hộ nghèo năm 2012, Vĩnh Long. 59. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Vĩnh Long (2014), Báo cáo kết quả điều tra hộ nghèo năm 2013, Vĩnh Long. 60. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Vĩnh Long (2015), Báo cáo kết quả điều tra hộ nghèo năm 2014, Vĩnh Long. 61. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Vĩnh Long (2016), số: 153/BC- SLĐTBXH ngày 29 tháng 7 năm 2016 Báo cáo Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011- 2015, Vĩnh Long. 62. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Vĩnh Long (2016), Báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, Vĩnh Long. 63. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Vĩnh Long (2017), Báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, Vĩnh Long. 64. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Vĩnh Long (2018), Báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2017 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, Vĩnh Long. 65. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Vĩnh Long (2019), Báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, Vĩnh Long. 161 66. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Vĩnh Long (2019), số 290/BC- SLĐTBXH ngày 03 tháng 12 năm 2019, Báo cáo lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội phục vụ Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh khóa X (2015- 2020) trình tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (2020-2025, Vĩnh Long. 67. Đặng Kim Sơn (2018), Xóa đói giảm nghèo bằng phát huy nội lực của tổ chức cộng đồng, NXB CTQG, Hà Nội. 68. Nguyễn Đăng Thành (2012), "Đánh giá chính sách công ở Việt Nam - Vấn đề và giải pháp", Tạp chí Cộng sản, (836). 69. Phạm Tất Thắng (2016), “Giảm nghèo đa chiều bền vững cho các tỉnh Tây Bắc”, Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 14/9/2016. 70. Nguyễn Đức Thắng (2017), Thực hiện chính sách XĐGN ở các tỉnh Tây Bắc đến năm 2020”, Luận án Tiến sĩ , Trường Đại học Nội vụ, Bộ Nội vụ 71. Tổng cục Thống kê, Cục thống kê Vĩnh Long (2020), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2019, Vĩnh Long. 72. Tổng cục Thống kê, Cục thống kê Vĩnh Long (2016), Niên giám Thống kê năm 2015, Vĩnh Long. 73. Thủ tướng Chính phủ (2011), QĐ số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011, về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015, Hà Nội. 74. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011, Về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015, Hà Nội. 75. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011, phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. 162 76. Thủ tướng Chính phủ (2012), QĐ số 1489/QĐ-TTg ngày 08 tháng 10 năm 2012, Về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 – 2015, Hà Nội. 77. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013, Về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo, Hà Nội. 78. Thủ tướng Chính phủ (2013), QĐ số 2405/QĐ-TTg ngày 10/12/2013, về Phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư củ Chương trình 135 năm 2014 và năm 2015, Hà Nội. 79. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định Số: 1614/QĐ-TTg, ngày 15 tháng 9 năm 2015, Về phê duyệt đề án tổng thể “chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, Hà Nội. 80. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định Số: 59/QĐ-TTg, ngày 19 tháng 11 năm 2015, về việcban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016- 2020, Hà Nội. 81. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 08 năm 2015về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020, Hà Nội. 82. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2016,Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020, Hà Nội. 83. Thủ tướng Chính phủ (2019), Quyết định số 03/2019/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2019 Ban hành tiêu chí xác định xã, thôn hoàn thành mục tiêu Dự án 2 (Chương trình 135) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020, Hà Nội. 163 84. Thủ tướng Chính phủ (2019), Quyết định số 1824/ QĐ-TTg ngày 25/12/2018, Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. 85. Hà Quang Trung, 2014, Cơ sở khoa học của việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, Luận án Tiến sĩ, Đại học Thái Nguyên. 86. Trường đại học Kinh tế quốc dân (2000), Giáo trình chính sách kinh tế-xã hội, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 87. UNDP (1995), Xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam”, Hà Nội. 88. UNDP và AusAID (2003), Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Đồng bằng sông Cửu Long, Hà Nội. 89. Ủy Ban thường vụ Quốc hội (2014), Báo cáo giám sát của đoàn giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005-2012 tại 15 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hà Nội. 90. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2012), Quyết định số 1369 /QĐ- UBND ngày 28 /8/2012 về Kế hoạch giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2015, Vĩnh Long. 91. UBND tỉnh Vĩnh Long (2014), Quyết định số 74/QĐ-UBND, ngày 17/01/2014 về Phê duyệt kế hoạch thực hiện Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh,Vĩnh Long. 92. UBND tỉnh Vĩnh Long (2016), Chương trình phối hợp số 04/CTrPH- UBND-UBMTTQVN ngày 21/12/2016 của Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh thực hiện Nghị quyết liên tịch số 88/NQ- ĐCTUBTWMTTQVN về thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, Vĩnh Long. 93. UBND tỉnh Vĩnh Long (2017), Quyết định số 368/QĐ-UBND ngày 28/02/2017, về việc ban hành Quy chế cho vay vốn hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016- 2020, Vĩnh Long. 164 94. UBND tỉnh Vĩnh Long (2017), Quyết định số 592/QĐ-UBND ngày 28/3/2017, Kế hoạch thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2017-2020,Vĩnh Long. 95. UBND tỉnh Vĩnh Long (2017), Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 30/10/2017, về đẩy mạnh thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long,Vĩnh Long. 96. UBND tỉnh Vĩnh Long (2018), Quyết định 984/QĐ-UBND ngày 22/5/2018, về việc quy định định mức thu hồi, luân chuyển kinh phí ngân sách Nhà nước hỗ trợ dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long,Vĩnh Long. 97. UBND tỉnh Vĩnh Long (2019), Quyết định số 2145/QĐ-UBND ngày 20/8/2019, Thành lập Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững, xây dựng đời sống văn hóa, nông thôn mới và đô thị văn minh, Vĩnh Long. 98. Vũ Thị Vinh (2019), Tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay, XNB CTQG, Hà Nội. 99. UNDP Việt Nam (2017), Báo cáo nghèo đa chiều ở Việt Nam: giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống có chất lượng cho mọi người, Hà Nội. 100. World Bank (2012), Khởi đầu tốt, nhưng chưa phải đã hoàn thành: Thành tựu ấn tượng của Việt Nam trong giảm nghèo và những thách thức mới, Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam 2012, Hà Nội. 101. World Bank (2018) Bước tiến mới giảm nghèo và thịnh vượng chung ở Việt Nam, báo cáo cập nhật 2018, Hà Nội. 102.https://voer.edu.vn/c/nhung-ly-luan-chung-ve-doi-ngheo-va-xoa- doigiam-ngheo/208005ac. 165 103. NVietNam/ThongTinTongHop/noidungvankiendaihoidang?categoryId=100007 16&articleId=1003838. 104.https://thaibinh.gov.vn/gnbv/tin-tuc-su-kien/tin-giam-ngheo/thuc- hien-hieu-qua-cac-chinh-sach-giam-ngheo.html 105. ngheo-ben-vung-o-tra-vinh 106. Katsushi S. Mmai, Raghav Gaiha, Ganesh Thapa (2012), Tài chính vi mô và nghèo đói (Microfinance and Poverty) Tiếng Anh: 107.Asselin Loius-Marie//Vietnam's Socio-Economic Development (2005), Multidimensional Poverty Monitoring: A Methodology and Implementation in Vietnam, Hanoi. 108. Asselin Loius-Marie//Vietnam's Socio-Economic Development (2005), Multidimensional Poverty Monitoring: A Methodology and Implementation in Vietnam, Hanoi. 109. Oxfam and ActionAid (2012), Looking ahead: Challenges to rural poverty reduction in Vietnam, Hà Nội. 110. Rolph Van der Hoeven, Anthony Shorrocks ch.b. - Tokyo; NewYork; Paris: United Nations University Press (2003), Perspectives on Growth and Poverty, Hanoi. 111. The World Bank H: CPRGS Drafting Committee (2002), “Community Views on the Poverty Reduction Strategy”. 166 F. PHỤ LỤC Phụ lục 1. PHIẾU ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC CẤP Để có căn cứ kiến nghị với Đảng và Nhà nước về chính sách giảm nghèo ở tỉnh Vĩnh Long, Xin Ông/Bà trả lời một số vấn đề trong phiếu phỏng vấn dưới đây. Họ và tên người được phỏng vấnTuổi Chức vụ: Đơn vị công tác: Xã/Phường:..Thành phố/Thị /Huyện Câu 1: Theo Ông/Bà chính sách nào là có tính đặc thù quan trọng nhấtđể giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở tỉnh Vĩnh Long ? STT Câu hỏi 1 Chính sách tín dụng ưu đãi 2 Chính sách đầu tư CSHT 3 Chính sách y tế 4 Chính sách giáo dục 5 Chính sách khuyến nông 6 Chính sách tạo việc làm 7 Chính sách khác 8 Ý kiến khác 167 Câu 2: Xin Ông/bà đánh giá tác động của các yếu tố sau đây đến tình hình nghèo ở tỉnh Vĩnh Long bằng cách cho điểm từ 1 đến 5 trong đó 5 là có mức độ tác động lớn nhất? STT Các yếu tố 1 2 3 4 5 1 Ngân sách nhà nước hạn hẹp, nguồn lực thực hiện chính sách giảm nghèo còn thiếu và yếu 2 Ảnh hưởng của hậu quả chiến tranh kéo dài 3 Sinh đẻ nhiều do phong tục tập quán lối sống còn lạc hậu 4 Thói quen tâm lý sản xuất tự nhiên tự cấp tự túc của người dân còn nặng nề 5 Tiếp thu và ứng dụng khoa học công nghệ; kỹ thuật canh tác của người dân còn lạc hậu do trình độ văn hóa thấp 6 Sản xuất thiên tai mất mùa bệnh dịch không được ứng phó kịp thời do thời tiết khắc nghiệt gây ảnh hưởng 7 Tiếp giáp với các vùng kém phát triển nền kinh tế thấp, sự phát triển không đều giữa các vùng do xa trung tâm phát triển của đất nước, 8 Cơ sở hạ tầng hệ thống giao thông tới các thôn, ấp còn hạn chế do địa hình hiểm trở 9 Cơ sở hạ tầng giáo dục y tế còn yếu kém 168 Câu 3: Ông/Bà đánh giá nguyên nhân hạn chế của việc xây dựng và thực thi chính sách giảm nghèo tỉnh Vĩnh Long bằng cách cho điểm từ 1 đến 5, trong đó 5 là nguyên nhân hạn chế lớn nhất. STT Các yếu tố 1 2 3 4 5 1 Công tác xây dựng, quy hoạch kế hoạch về xóa đói giảm nghèo chưa đồng bộ;Thiếu kế hoạch đào tạo người lao động nghèo 2 Cơ chế chính sách và cụ thể hóa chính sách giảm nghèo còn hạn chế, chưa thật sự thích hợp với vùng dân tộc thiểu số và còn nhiều sơ hở 3 Các chính sách xây dựng còn chồng chéo, thiếu sự phối hợp, lồng ghép chính sách, các nguồn hỗ trợ của Nhà nước còn phân tán, thiếu đồng bộ, hiệu quả sử dụng thấp 4 Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong tổ chức thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo chưa tốt 5 Công tác kiểm tra giám sát Nhà nước về xóa đói giảm nghèo chưa tốt, việc xử lý những sai phạm, tiêu cực và tham nhũng trong thực thi chính sách chưa được nghiêm minh và kịp thời 6 Thiếu đội ngũ và thiếu chính sách cho cán bộ làm công tác giảm nghèo, công tác giáo dục y tế ở các bản vùng sâu vùng xa. Năng lực tổ chức quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo còn hạn chế, tinh thần trách nhiệm chưa cao 7 Sự tham gia của doanh nghiệp của các tổ chức xã hội vào xóa đói giảm nghèo chưa mạnh, chưa có hiệu quả 8 Công tác tuyên truyền giảm nghèo còn yếu nhân dân vùng cao vùng sâu vùng xa chưa hiểu chính sách giảm nghèo, nhiều nơi chưa phổ biến chính sách tới người dân 9 Người nghèo chưa thật sự chủ động vươn lên, còn có tư tưởng phó mặc cho số phận trông chờ ỉ lại 10 Thiếu cơ chế chính sách và tổ chức để người nghèo chủ động tham gia vào các dự án giảm nghèo 169 Câu 4: Xin Ông/Bà đánh giá mức độ hạn chế trong xây dựng và thực thi chính sách giảm nghèo ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay bằng cách cho điểm từ 1 đến 5 trong đó 5 là mức độ hạn chế lớn nhất? STT Các yếu tố 1 2 3 4 5 1 Xóa đói giảm nghèo chưa toàn diện, chạy theo số lượng chưa quan tâm đầy đủ đến chất lượng giảm nghèo 2 Chưa có các biện pháp giảm nghèo bền vững, tái nghèo còn nhiều 3 Chính sách còn gây tác động ngược, chưa tạo tâm lý và điều kiện cho người dân chủ động vượt nghèo (tâm lý muốn nghèo) 4 Tính đồng bộ của các chính sách xóa đói giảm nghèo thấp 5 Tính hiệu quả của các chính sách xóa đói giảm nghèo chưa cao 6 Tính hiệu lực của các chính sách xóa đói giảm nghèo chưa cao 7 Tính phù hợp của các chính sách xóa đói giảm nghèo với nguyên tắc thị trường chưa cao 170 Phụ lục 2. Bộ chỉ số tham vấn đo lường nghèo đa chiều mới Câu hỏi tham vấn: Ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về các chiều và chỉ số trong Bộ chỉ số tham vấn sau: Chiều Chỉ số Hợp lý/k hả thi Không hợp lý/khô ng khả thi Ý kiế n kh ác Giáo dục Hộ gia đình có ít nhất một thành viên trong độ tuổi từ 15 đến 30 tuổi không có bằng cấp giáo dục đào tạo phù hợp với độ tuổi tương ứng (Người từ 15 đến 17 tuổi tốt nghiệp THCS; 18 đến 24 tuổi tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trung cấp nghề, 25 đến 30 tuổi tốt nghiệp trung cấp nghề, trung học chuyên nghiệp hoặc cao đẳng trở lên) Hộ gia đình có ít nhất 1 trẻ em từ 3 đến 14 tuổi không được học đúng bậc, cấp học phù hợp với độ tuổi (Trẻ từ 3-5 tuổi được tiếp cận giáo dục mầm non, trẻ từ 6-10 tuổi được tiếp cận giáo dục tiểu học, và trẻ từ 11-14 tuổi được tiếp cận giáo dục THCS) Y tế Hộ gia đình có ít nhất một trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi hoặc cân nặng theo tuổi; hoặc có ít nhất một phụ nữ 15-49 tuổi thiếu năng lượng trường diễn. Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6 tuổi trở lên (sinh trước năm 2014) không có bảo hiểm y tế Nhà ở Hộ gia đình đang ở trong nhà không bền chắc (thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ) Diện tích nhà ở bình quân dưới 10m2/người Nước an toàn và nhà Hộ gia đình không được tiếp cận nguồn nước an toàn (Nguồn an toàn bao gồm: nước máy vào nhà, nước máy công cộng, giếng khoan, giếng đào được bảo vệ, nước 171 vệ sinh khe/mó được bảo vệ và nước mua) Hộ gia đình không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh (tự hoại/bán tự hoại, thấm dội nước (Suilabh), cải tiến có ống thông hơi (VIP), hai ngăn và ủ phân trộn) Tiếp cận thông tin Hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng thuê bao điện thoại và internet Hộ gia đình không có ti vi, radio, máy tính; Việc làm và bảo hiểm xã hội Hộ gia đình có người trong độ tuổi lao động có việc làm công ăn lương nhưng không được ký kết hợp đồng lao động Hộ gia đình có người trong độ tuổi lao động có việc làm công ăn lương có mức lương thấp hơn tiền lương tối thiểu vùng; Hộ gia đình có thành viên từ 15 tuổi trở lên có việc làm hoặc đang thất nghiệp không tham gia bảo hiểm xã hội Hộ gia đình có thành viên từ 60 tuổi trở lên đối với nam và 55 tuổi trở lên đối với nữ không làm việc và không có lương hưu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_thuc_thi_chinh_sach_giam_ngheo_theo_chuan_ngheo_tiep.pdf
  • pdf2a. File Tóm tắt Luận án (Tiếng Việt).pdf
  • pdf2b. File Tóm tắt Luận án (Tiếng Anh).pdf
  • pdf3a. File Trích yếu luận án (Tiếng Việt).pdf
  • pdf3b.File Trích yếu Luận án (Tiếng Anh).pdf
  • pdf4a. File Thông tin điểm mới của Luận án (Tiếng Việt).pdf
  • docx4b. Thông tin điểm mới của Luận án (Tiếng Việt).docx
  • pdf4c. File Thông tin điểm mới của Luận án (Tiếng Anh).pdf
Tài liệu liên quan