Luận án Ứng dụng các phần mềm cờ vua và hệ thống internet trong giảng dạy cờ vua cho sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành giáo dục thể chất trường đại học thể dục thể thao Bắc Ninh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH TRẦN VĂN TRƯỜNG ỨNG DỤNG CÁC PHẦN MỀM CỜ VUA VÀ HỆ THỐNG INTERNET TRONG GIẢNG DẠY CỜ VUA CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH CỜ VUA NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC BẮC NINH – NĂM 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH TRẦN VĂN TRƯỜNG ỨNG DỤNG CÁC PHẦN MỀM CỜ VUA VÀ

pdf317 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Ứng dụng các phần mềm cờ vua và hệ thống internet trong giảng dạy cờ vua cho sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành giáo dục thể chất trường đại học thể dục thể thao Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỆ THỐNG INTERNET TRONG GIẢNG DẠY CỜ VUA CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH CỜ VUA NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH Ngành: Giáo dục học Mã số: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. Đặng Văn Dũng 2. PGS.TS. Vũ Chung Thuỷ BẮC NINH – NĂM 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án: Trần Văn Trường DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN BGD&ĐT Bộ giáo dục và đào tạo CNTT Công nghệ thông tin ĐPH Đòn phối hợp GDĐH Giáo dục Đại học GDTC Giáo dục thể chất HLV Huấn luyện viên KHKT Khoa học kỹ thuật LVĐ Lượng vận động NCKH Nghiên cứu khoa học NXB Nhà xuất bản PPDH Phương pháp dạy học PTDH Phương tiện dạy học SP Sư phạm TC Tiêu chuẩn Tc Tiêu chí TDTT Thể dục thể thao TP Thành phố TT Thứ tự VĐV Vận động viên Trang MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 Mục đích nghiên cứu 4 Mục tiêu nghiên cứu 4 Giả thuyết nghiên cứu 5 Ý nghĩa khoa học 5 Ý nghĩa thực tiễn 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6 1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo Đại học ở Việt Nam 6 1.1.1. Thực trạng giáo dục Đại học ở Việt Nam trong những năm gần đây 6 1.1.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng Giáo dục Đại học ở Việt Nam 9 1.2. Các quan điểm về đổi mới phương pháp dạy học đại học 13 1.2.1. Những yêu cầu của thời đại đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học 13 1.2.2. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học 15 1.3. Các nguyên tắc, phương pháp, phương tiện sử dụng trong giảng dạy cờ vua 19 1.3.1. Các nguyên tắc trong giảng dạy cờ vua 19 1.3.2. Các phương pháp giảng dạy cờ vua 21 1.3.3. Các phương tiện dạy học cờ vua 25 1.4. Công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, huấn luyện Cờ vua 27 1.4.1. Sự phát triển công nghệ thông tin trên thế giới 27 1.4.2. Sự phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam 29 1.4.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong Cờ vua 30 1.4.4. Giảng dạy và huấn luyện từ xa với việc sử dụng những nguồn dữ liệu Cờ vua trên mạng “Internet” 32 1.4.5. Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học cờ vua 35 1.5. Những công trình nghiên cứu có liên quan 38 1.5.1. Những công trình nghiên cứu nước ngoài 38 1.5.2. Những công trình nghiên cứu trong nước 48 1.6. Nhận xét chương 51 CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 53 2.1 Phương pháp nghiên cứu 53 2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 53 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn, toạ đàm 53 2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm 54 2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm 54 2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 55 2.1.6. Phương pháp toán thống kê 56 2.2. Tổ chức nghiên cứu 58 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 58 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu 58 2.2.3. Kế hoạch tiến hành nghiên cứu 58 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 60 3.1. Thực trạng công tác giảng dạy cờ vua cho sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học TDTT Bắc Ninh 60 3.1.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên Bộ môn Cờ 60 3.1.2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giảng dạy - học môn cờ vua 61 3.1.3. Thực trạng chương trình môn học sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành Giáo dục thể chất trường Đại học TDTT Bắc Ninh 62 3.1.4. Thực trạng công tác thi kiểm tra đánh giá môn học chuyên ngành cờ vua ngành Giáo dục thể chất 64 3.1.5. Thực trạng hình thức dạy học cờ vua và kết quả đánh giái của sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học TDTT Bắc Ninh 67 3.1.6. Thực trạng hoạt động ngoại khóa môn chuyên ngành cờ vua của sinh viên ngành giáo dục thể chất Trường Đại học TDTT Bắc Ninh 71 3.1.7. Thực trạng các phương pháp giảng dạy môn chuyên ngành cờ vua ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học TDTT Bắc Ninh 72 3.1.8. Thực trạng các phương tiện giảng dạy môn chuyên ngành cờ vua ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học TDTT Bắc Ninh 74 3.1.9. Đánh giá thực trạng kết quả công tác giảng dạy sinh viên chuyên ngành cờ vua 82 3.1.10. Thực trạng mức độ hài lòng của cơ sở sử dụng về chất lượng cán bộ chuyên ngành được đào tạo tại Bộ môn Cờ 83 3.1.11. Bàn luận về thực trạng công tác giảng dạy sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh 86 3.2. Lựa chọn và khai thác phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học TDTT Bắc Ninh 94 3.2.1. Nghiên cứu lựa chọn các phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu trên mạng Internet sử dụng trong giảng dạy sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học TDTT Bắc Ninh 94 3.2.2. Nghiên cứu khai thác cơ sở dữ liệu các phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy sinh viên chuyên cờ vua ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học TDTT Bắc Ninh 102 3.2.3. Xây dựng giáo án ứng dụng các phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu trên mạng Interent trong giảng dạy 104 3.2.4. Các điều kiện đảm bảo để thực hiện việc ứng dụng các phần mềm cờ vua và hệ thống Internet trong giảng dạy sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành Giáo dục thể chất 110 3.2.5. Bàn luận về kết quả theo 3.2.1. lựa chọn các phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất 112 3.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả của các phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành Giáo dục thể chất trường Đại học TDTT Bắc Ninh 115 3.3.1. Lựa chọn hình thức và test đánh giá hiệu quả ứng dụng các phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy sinh viên chuyên ngành cờ vua 115 3.3.2. Tổ chức ứng dụng các phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu trên mạng Internet trong thực tiễn giảng dạy 117 3.3.3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng các phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học TDTT Bắc Ninh 118 3.3.4. Bàn luận về hiệu quả ứng dụng các phần mềm và hệ thống dữ liệu trên Internet trong giảng dạy sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành Giáo dục thể chất trường đại học TDTT Bắc Ninh 125 Kết luận 126 Kiến nghị 127 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Thể loại Số Nội dung Trang Biểu bảng 3.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên Bộ môn Cờ Trường Đại học TDTT Bắc Ninh 60 3.2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giảng dạy - học tập môn cờ vua tại bộ môn Cờ trường Đại học TDTT Bắc Ninh 62 3.3. Phân phối chương trình môn học cờ vua cho sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành Giáo dục thể chất 64 3.4. Mức độ hài lòng của sinh viên về công tác kiểm tra đánh giá của Bộ môn Cờ Trường Đại học TDTT Bắc Ninh (n=60) 66 3.5. Thống kê thực trạng các hình thức giảng dạy cờ vua cho sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành Giáo dục thể chất trường Đại học TDTT Bắc Ninh 68 3.6. Kết quả phỏng vấn việc xác định thực trạng việc tổ chức giờ học của giảng viên Bộ môn Cờ Trường Đại học TDTT Bắc Ninh (n=14) 69 3.7. Kết quả xác định mức độ hài lòng của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành cờ vua về công tác tổ chức giảng dạy của Bộ môn Cờ (n=60) Sau 69 3.8. Thực trạng hoạt động ngoại khóa môn chuyên ngành của sinh viên cờ vua trường Đại học TDTT Bắc Ninh (n=90) 71 3.9. Thực trạng việc sử dụng các phương pháp giảng dạy cờ vua cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học TDTT Bắc Ninh (n=12) Sau 73 3.10. Thực trạng việc sử dụng bài tập trong giảng dạy môn chuyên ngành Cờ Vua ngành Giáo dục thể chất. 74 3.11. Thực trạng việc sử dụng các phần mềm cờ vua và hệ thống cơ sở dữ liệu trên Internet Sau 76 3.12. Kết quả phỏng vấn về thực trạng mức độ sử dụng các phần mềm cờ vua trong giảng dạy sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học TDTT Bắc Ninh (n=14) Sau 80 3.13. Thực trạng nội dung khai thác các phần mềm cờ vua trong giảng dạy theo học phần 82 3.14. Thực trạng kết quả học tập môn chuyên ngành của sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học TDTT Bắc Ninh năm học 2012 - 2013 83 3.15. Kết quả xác định mức độ hài lòng của cơ sở sử dụng về chất lượng cán bộ chuyên ngành thông qua các nhóm yếu tố (n=50) 85 3.16. Kết quả xác định mức độ hài lòng của cơ sở sử dụng về chất lượng các cán chuyên ngành thông qua các yếu tố (n=50) Sau 85 3.17. Kết quả phỏng vấn xác định các yêu cầu sư phạm trong lựa chọn phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy sinh viên chuyên ngành cờ vua Trường Đại học TDTT Bắc Ninh (n=48) 96 3.18. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các phần mềm cờ vua trong giảng dạy sinh viên chuyên ngành cờ vua Trường Đại học TDTT Bắc Ninh (n=48) Sau 100 3.19. Kết quả phỏng vấn lựa chọn hệ thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy sinh viên chuyên ngành cờ vua Trường Đại học TDTT Bắc Ninh (n=48) Sau 100 3.20. Kết quả phỏng vấn xác định phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy học phần 1 (n=14) Sau 101 3.21 Kết quả phỏng vấn lựa chọn phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy học phần 2 (n=14) Sau 101 3.22. Kết quả phỏng vấn lựa chọn phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy học phần 3 (n=14) Sau 101 3.23. Kết quả phỏng vấn lựa chọn phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy học phần 4 (n=14) Sau 101 3.24. Kết quả phỏng vấn lựa chọn phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy học phần 5 (n=14). Sau 101 3.25. Kết quả phỏng vấn lựa chọn phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy học phần 6 (n=14). Sau 101 3.26 Kết quả phỏng vấn lựa chọn phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy học phần 7 (n=14). Sau 101 3.27 Nội dung cần khai thác phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy học phần 1 Sau 103 3.28 Nội dung cần khai thác phần mềm cờ vua và hệ Sau thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy học phần 2 103 3.29. Nội dung cần khai thác phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy học phần 3. Sau 103 3.30 Nội dung cần khai thác phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy học phần 4 Sau 103 3.31. Nội dung cần khai thác phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy học phần 5 Sau 103 3.32. Nội dung cần khai thác phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy học phần 6 Sau 103 3.33 Nội dung cần khai thác phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy học phần 7 Sau 103 3.34. Kết quả phỏng vấn xác định cách thức đánh giá hiệu quả ứng dụng của các phần mềm và hệ thống dữ liệu trên mạng Internet (n=48) 116 3.35. Các test đánh giá năng lực chuyên môn cơ bản cho sinh viên chuyên sâu cờ vua ngành Giáo dục thể chất 117 3.36. Bảng 3.36. So sánh kết quả kiểm tra trước thực nghiệm giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm của năm thứ nhất (khóa 49) Sau 118 3.37 So sánh kết quả kiểm tra trước thực nghiệm giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm của năm thứ hai (khóa 48) Sau 118 3.38 So sánh kết quả kiểm tra trước thực nghiệm giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm của năm thứ ba (khóa 47) Sau 118 3.39. So sánh kết quả kiểm tra trước thực nghiệm giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm của năm thứ tư (khóa 46) Sau 118 3.40 So sánh kết quả kiểm tra sau thực nghiệm giai đoạn 1 giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm của sinh viên năm thứ nhất (khóa 49) Sau 119 3.41 So sánh kết quả kiểm tra sau thực nghiệm giai đoạn 1 giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm của sinh viên năm thứ hai - kết thúc học phần 3 (khóa 48) Sau 119 3.42. So sánh kết quả kiểm tra sau thực nghiệm giai đoạn 1 giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm của Sau 119 sinh viên năm thứ ba - kết thúc học phần 5 (khóa 47) 3.43. So sánh kết quả kiểm tra sau thực nghiệm giai đoạn 1 giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm của sinh viên năm thứ tư - kết thúc học phần 7 (khóa 46) Sau 119 3.44. So sánh kết quả học tập môn chuyên ngành của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm (kết thúc học kỳ 1) 120 3.45. So sánh chỉ số Elo thông qua ứng dụng Facebook ở thời điểm kết thúc thực nghiệm 121 3.46. So sánh kết quả kiểm tra trước thực nghiệm (giai đoạn 2) giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm của năm thứ nhất (khóa 49) 122 3.47. So sánh kết quả kiểm tra trước thực nghiệm (giai đoạn 2) giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm của năm thứ hai (khóa 48) Sau 122 3.48. So sánh kết quả kiểm tra trước thực nghiệm (giai đoạn 2) giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm của năm thứ ba (khóa 47) Sau 122 3.49. So sánh kết quả kiểm tra sau thực nghiệm (giai đoạn 2) giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm của năm thứ nhất - kết thúc học phần 2 (khóa 49) 123 3.50. So sánh kết quả kiểm tra sau thực nghiệm (giai đoạn 2) giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm của năm thứ hai - kết thúc học phần 4 (khóa 48) Sau 123 3.51. So sánh kết quả kiểm tra sau thực nghiệm (giai đoạn 2) giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm của năm thứ ba - kết thúc học phần 6 (khóa 47) Sau 123 3.52. So sánh kết quả học tập môn chuyên ngành của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm ở thời điểm sau thực nghiệm (học kỳ 2 năm học 2013-2014) 124 3.53 So sánh chỉ số Elo thông qua ứng dụng Facebook ở thời điểm kết thúc thực nghiệm (học kỳ 2 năm học 2013-2014) 124 Sơ đồ 3.1 Quy trình xây dựng giáo án ứng dụng các phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy sinh viên chuyên sâu cờ vua ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học TDTT Bắc Ninh 105 Biểu đồ 3.1 Kết quả xác định mức độ phù hợp của mô hình quy trình ứng dụng các phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu trên mạng Internet trong xây dựng giáo án giảng dạy sinh viên chuyên sâu cờ vua ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học TDTT Bắc Ninh 110 1 PHẦN MỞ ĐẦU Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật đã mang lại cho con người ngày càng nhiều công cụ, phương tiện mới trong mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có cả quá trình dạy học. Việc sử dụng những công cụ, phương tiện khoa học kỹ thuật mới không những giúp cho con người có thêm nhiều khả năng trong việc cải tạo và chinh phục thế giới mà còn giúp cho con người hiểu sâu sắc hơn về bản chất của sự vật, hiện tượng. Trong quá trình dạy học, các phương tiện kỹ thuật vừa giảm nhẹ công việc của giáo viên vừa giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi. Có được các phương tiện thích hợp, người giáo viên sẽ có điều kiện phát huy năng lực sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của học sinh có được nhiều cách tiếp cận và lĩnh hội kiến thức mới hơn, nhờ đó mà quá trình tư duy lôgic của học được rút ngắn. Vì vậy, các phương tiện kỹ thuật như máy vi tính, phần mềm hỗ trợ học tập, cũng như mạng Internet đã trở thành con đường để học sinh khám phá khoa học kỹ thuật và kho tàng tri thức nhân loại. Sự phát triển nhanh chóng và chứng minh khả năng kỳ diệu của con người trong chinh phục tự nhiên của khoa học và công nghệ, đặc biệt là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), nhân loại đang bắt đầu thời kỳ quá độ sang nền kinh tế tri thức. Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới trong tất cả các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Trong bối cảnh đó, ngày 04/11/2013 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ra nghị quyết số 29/2013/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết chỉ ra những công việc cụ thể mà ngành Giáo dục và các trường đại học trực thuộc cần phải thực hiện. Đó là Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo 2 số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.” Trong Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ Tám khóa XII, Đảng ta nhấn mạnh sự quan tâm đặc biệt và làm rõ hơn lập trường, quan điểm, tính nhất quán về sự cần thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, khẳng định đây không chỉ là quốc sách hàng đầu, là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước, mà còn là “mệnh lệnh” của cuộc sống. Trường Đại học TDTT Bắc Ninh là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học của ngành TDTT cũng như của đất nước. Với truyền thống hơn 50 năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã đào tạo những lớp cán bộ TDTT có trình độ lý luận, năng lực chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu của ngành và xã hội. Tuy nhiên, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới - nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường và các bộ môn, trong đó có Bộ môn Cờ. Việc cải tiến chương trình môn học, sử dụng các phương pháp cũng như các phương tiện giảng dạy mới luôn là những vấn đề quan tâm hàng đầu hiện nay của bộ môn. Trong quá trình dạy học, các phương tiện kỹ thuật vừa giảm nhẹ công việc của giáo viên vừa giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi. Có được các phương tiện thích hợp, giáo viên sẽ có điều kiện phát huy năng lực sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của học sinh có nhiều cách tiếp cận và lĩnh hội kiến thức mới hơn, nhờ đó mà quá trình tư duy lôgic của người học được rút ngắn. Vì vậy, các phương tiện kỹ thuật như máy vi tính, phần mềm hỗ trợ học tập, cũng như mạng Internet đã trở thành con đường để học sinh khám phá khoa học kỹ thuật và kho tàng tri thức nhân loại. Ngày nay, với tốc độ khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão thì việc ứng dụng những thành tựu khoa học vào công tác giảng dạy và đào tạo được xác định là hết sức cấp thiết. Một trong những thành tựu quan trọng đã đạt 3 được trong lĩnh vực công nghệ thông tin là hệ thống dữ liệu trên mạng Internet và những phần mềm chuyên dụng dùng cho máy tính. Thực tiễn công tác giảng dạy cờ vua hiện nay đã cho thấy không thể tách rời các phầm mềm chuyên dụng cờ vua, và đặc biệt là những cơ sở dữ liệu điện tử trên hệ thống dữ liệu trên mạng Internet. Trên thế giới, vấn đề nghiên cứu ứng dụng và khai thác hệ thống thông tin trên mạng Internet và các phần mềm cờ vua chuyên dụng đã có khá nhiều tác giả quan tâm như: Botvinnhic M.M. (1979), Dvoretski M.I. (1997), Vonkov V.Iu. (2001), Мikhailova I.V. (2005)... Tuy nhiên, trong điều kiện thực tiễn của hầu hết các nước có phong trào cờ vua phát triển đều có khoảng cách về điều kiện kinh tế cũng như khả năng ứng dụng công nghệ cao trong huấn luyện. Bởi lẽ, hiện nay mức giá của các phầm mềm cờ vua chuyên dụng tiên tiến tương đối đắt, cộng với yêu cầu về ngoại ngữ khi khai thác ứng dụng các chương trình này trong thực tiễn giảng dạy, huấn luyện. Ở Việt Nam hiện nay, việc ứng dụng các phần mềm chuyên dụng cờ vua phục vụ cho công tác giảng dạy và huấn luyện đã được một số trung tâm cờ vua mạnh quan tâm sử dụng như: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Tháp, Cần Thơ... Tuy nhiên, những hạn chế về điều kiện kinh tế cũng như trang thiết bị chưa đảm bảo yêu cầu, bên cạnh đó vấn đề khai thác các phần mềm của người dạy và người học còn gặp nhiều khó khăn, được xác định là những nguyên nhân cơ bản cản trở việc ứng dụng các phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy, huấn luyện cờ vua hiện nay ở nước ta. Các phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu trên mạng Internet có thể được xem như “trợ lý giảng dạy nhân tạo” của các giáo viên trong quá trình đào tạo sinh viên chuyên ngành cờ vua hiện nay. Với những phương tiện hỗ trợ này, có thể giúp nâng cao được mật độ động của các giờ giảng dạy trên lớp cũng như các giờ học tự nghiên cứu. Ngoài ra, mối liên hệ giữa giáo viên và sinh viên cũng được gắn kết chặt chẽ và linh hoạt hơn. Tuy nhiên, cho dù áp dụng công 4 nghệ hiện đại nào, vẫn không thể phủ nhận được vai trò chủ đạo của giáo viên trong tổ chức và quản lý, chuyển tải lượng kiến thức trong mỗi giời học. Việc nghiên cứu ứng dụng các phần mềm: Chessmater, Fritz, Chess Assistant 3.0, Chessbase 9.0,... trong giảng dạy môn cờ vua cho đối tượng chuyên ngành đã được Bộ môn Cờ trường Đại học TDTT Bắc Ninh triển khai trong những năm qua với các tác gia như Trần Văn Trường (2006), Bùi Ngọc (2008), Nguyễn Hải Bằng (2012), Nguyễn Hồng Dương (2012), Đàm Công Tùng (2015). Tuy nhiên, việc triển khai vào thực tiễn giảng dạy không thường xuyên và có hệ thống vì điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế, đã dẫn tới hiệu quả khai thác các phần mềm cờ vua chưa cao và thiếu tính hệ thống. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là cần thiết phải nghiên cứu ứng dụng các sản phẩm của công nghệ thông tin vào giảng dạy sinh viên chuyên ngành cờ vua nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy, góp phần đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng các phần mềm cờ vua và hệ thống Internet trong giảng dạy cờ vua cho sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành giáo dục thể chất Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh” Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn công tác giảng dạy cờ vua cho sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, đề tài tiến hành ứng dụng và đánh giá hiệu quả các phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành GDTC, góp phần giải quyết nội dung chương trình đào tạo đặt ra, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng công tác giảng dạy cờ vua cho sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. 5 Mục tiêu 2: Lựa chọn và khai thác các phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Mục tiêu 3: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả của các phần mềm cờ vua và hệ thống dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Giả thuyết nghiên cứu: Đề tài đặt giả thuyết rằng, trước thực trạng ứng dụng các phương tiện giảng dạy hiện đại trong giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh còn hạn chế, nếu ứng dụng các phương tiện giảng dạy mới – các phần mềm cờ vua và hệ thống Internet một cách khoa học, sẽ cho phép nâng cao được trình độ chuyên môn của sinh viên. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình giảng dạy. Ý nghĩa khoa học: Quá trình nghiên cứu luận án đã khái quát được hệ thống lý luận và phương pháp ứng dụng, đánh giá hiệu quả các phần mềm cờ vua và hệ thống cơ sở dữ liệu trên mạng Internet trong giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành GDTC, đồng thời cung cấp những luận cứ khoa học cho việc tổ chức triển khai ứng dụng chúng trong thực tiễn. Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác giảng dạy cờ vua cho sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, luận án đã lựa chọn, tổ chức ứng dụng và đánh giá được hiệu quả các phần mềm cờ vua và hệ thống cơ sở dữ liệu trên mạng Internet trong thực tiễn giảng dạy. 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo Đại học ở Việt Nam 1.1.1. Thực trạng giáo dục Đại học ở Việt Nam trong những năm gần đây Sự nghiệp giáo dục từ sau cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã trải qua gần 70 năm và đạt được những thành tựu to lớn, trong đó quan trọng nhất là đã góp phần tạo ra các thế hệ nguồn lực con người Việt Nam, nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, nền giáo dục của nước ta ngày càng bộc lộ những bất cập và hạn chế. Về mục tiêu, thời gian gần đây, mục tiêu Giáo dục Đại học (GDĐH) ở nước ta có sự thay đổi, như việc xác định quan niệm, mục đích của GDĐH là đào tạo nhân tài (Luật Giáo dục Việt Nam năm 2012). Tuy nhiên, hiểu thế nào là nhân tài thì cho đến nay vẫn chưa có quan niệm thống nhất. Nếu coi nhân tài là người có sáng kiến, có khả năng, năng động, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển dù trong lĩnh vực nghiên cứu lý luận hay hoạt động thực tiễn, nghĩa là nhân tài phải là những người nổi trội và hiếm trong xã hội thì mục tiêu này khó đạt được đối với chất lượng thực tế của GDĐH ở Việt Nam hiện nay. Trong thực tế, các trường đại học ở Việt Nam hiện nay, nhiều lắm cũng mới chỉ đủ khả năng trang bị cho người học (sinh viên, học viên hay nghiên cứu sinh) kiến thức cơ bản, trang bị khả năng phân tích độc lập, dám suy nghĩ và biết suy nghĩ (suy nghĩ có phương pháp - tư duy khoa học) [47]. Trong khi đó, rất nhiều quốc gia trên thế giới và ngay cả các quốc gia có nền GDĐH tiên tiến khi đặt ra mục tiêu giáo dục, họ đều nêu lên những mục tiêu rất thực tế. Một trường đại học danh tiếng ở Mỹ đã xác định mục tiêu của mình như sau: “Mục đích của môi trường giáo dục và sinh hoạt sinh viên là đào tạo những cá nhân thành đạt và công dân có trách nhiệm. Người tốt nghiệp cảm thấy tự tin trong việc tìm hiểu rộng rãi nhiều vấn đề và kinh nghiệm ở môi trường đại 7 học hay ngoài đời, dù là học bất cứ ngành chuyên môn nào”. Chữ “thành đạt” có thể hiểu là có sự hiểu biết về tri thức cơ bản, được sửa soạn kỹ càng để có thể tự tin vào đời và vào thị trường lao động (kiếm sống cũng như phát triển tri thức). Nhưng mục đích đào tạo thành những “công dân có trách nhiệm” thì được thể hiện rất rõ ràng [75]. Với những mục tiêu như vậy, hầu hết các trường đại học ở Việt Nam hiện nay ít đặt ra hoặc chưa thực sự coi trọng, nên cũng là một trong những nguyên nhân góp phần làm giảm chất lượng sản phẩm (người học) sau đào tạo. Về nội dung, trong một thời gian dài, những nội dung và chương trình giáo dục khá phù hợp với nền giáo dục của nước ta và đã mang lại những thành tựu hết sức quan trọng. Tuy nhiên, trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, nội dung chương trình GDĐH nước ta đang bộc lộ rất nhiều bất cập và hạn chế: Một là, nội dung kiến thức đào tạo còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa tạo được sự thống nhất gắn mục tiêu giáo dục với mục tiêu tìm kiếm việc làm đối với người học. Hai là, chưa tạo được sự liên thông giữa các chuẩn mực GDĐH trong nước và quốc tế. Mặc dù được đặt dưới sự quản lý và giám sát chặt chẽ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhưng trên thực tế, khả năng liên thông kiến thức giữa các cơ sở GDĐH ở nước ta hiện nay còn rất hạn chế, ít thừa nhận và tiếp nhận các kết quả đào tạo của nhau, nên người học rất khó khăn khi chuyển trường, ngành học. Ba là, chương trình học còn nặng với thời lượng lớn. Một thống kê và so sánh cho thấy, thời gian học 4 năm ở một lớp đại học tại Việt Nam là 2.138 giờ so với Mỹ là 1.380 giờ. Như vậy chương trình học ở Việt Nam dài hơn 60% so với Mỹ. Thời gian học nhiều như vậy nên người học khó tránh khỏi việc rơi vào trạng thái luôn bị áp lực hoàn thành các chương trình môn học, ít có thời gian để tự học, tự nghiên cứu, hoặc tham gia các hoạt động xã hội khác [75]. 8 Nhìn chung, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nội dung chương trình GDĐH tại Việt Nam hiện nay tỏ ra bất cập và kém hiệu quả. Đây cũng được coi là nguyên nhân cơ bản khiến nền GDĐH ở Việt Nam đang có xu hướng tụt hậu. Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đại học, các trường đại học ở nước ta hiện nay nhìn chung chưa tiếp cận với các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đại học phổ biến của thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay, do quan niệm giáo dục cần trang bị cho người học một lượng kiến thức càng nhiều càng tốt để họ có thể có một nền tảng vững chãi khi ra trường nên vai trò, vị trí của người học chưa thực sự được quan tâm. Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học còn khá lạc hậu. Kết quả khảo sát thực địa của Viện Hàn lâm quốc gia Hoa Kỳ năm 2006 có phần nhận xét về phương pháp dạy và học đại học của Việt Nam như sau: “Phương pháp giảng dạy không hiệu quả, quá phụ thuộc vào các bài thuyết trình và ít sử dụng các kỹ năng học tích cực, kết quả là có ít sự tương tác giữa sinh viên và giáo viên trong và ngoài lớp học; quá nhấn mạnh vào ghi nhớ kiến thức theo kiểu thuộc lòng mà không nhấn mạnh vào việc học khái niệm hoặc học ở cấp độ cao (như phân tích và tổng hợp), dẫn đến hậu quả là học hời hợt thay vì học chuyên sâu; sinh viên học một cách thụ động” [dòng 7. tr 2. 33]. Mặc dù những năm gần đây, theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều trường đại học, cao đẳng trong cả nước đã bắt đầu áp dụng phương pháp giảng dạy sinh viên theo phương thức tín chỉ, nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia, “Đào tạo tín chỉ ở Việt Nam hiện chưa thực sự đúng với tinh thần của tín chỉ. Cách dạy, học vẫn còn chưa thoát khỏi tinh thần niên chế. Tính ch... thực hành cao. Trong chuyên ngành cờ vua có rất nhiều phần mềm chuyên dụng có dung lượng rất lớn về các phần như: Khai cuộc, trung cuộc, tàn cuộc, cờ thế... đặc biệt có thể khai thác được các ván đấu hay của các đại kiện tướng quốc tế, hay các thế cờ kinh điển. Bên cạnh đó, cũng có thể ứng dụng các phần mềm chuyên dụng để tổ chức bốc thăm, tổ chức giải thi đấu trong các lớp chuyên ngành hay các giải truyền thống và các giải toàn quốc. Hiện nay trường đại học TDTT Bắc Ninh và Bộ môn Cờ đang tồn tại nhiều hình thức thực hành có ứng dụng các phần mềm như: Thực hành chuyên môn (bộ môn chuyên ngành); Thực hành tập luyện trên máy tính; Thực hành kiến tập; Thực hành các bài tập nghiên cứu khoa học; Thực hành giải quyết các tình huống cờ trên máy tính; Thực hành sử dụng đồng hồ; Thực hành các phần mềm chuyên dụng cờ vua; Phương pháp tham quan (tổ chức tham quan các giải đấu lớn...): Người giáo viên đưa học sinh đi xem thực tế tại các giải cờ vua để học hỏi kinh nghiệm về tổ chức, thi đấu, tiến hành giải... Phương pháp bài tập (giải các thế cờ theo các chủ đề đã được chọn lựa riêng nhằm tạo ra những kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn) Giáo viên đưa ra bài tập theo các chủ đề như về cờ tàn, bài tập phân tích tính toán các tình huống, các đòn phối hợp, các bài tập chiến thuật cơ bản của giai đoạn khai cuộc... Phương pháp trò chơi (chơi với bạn cùng nhóm những thế cờ đang học, hoặc các trích đoạn của ván đấu...): Sau khi dạy về một dạng khai cuộc nào đó, người giáo viên yêu cầu cả lớp tạo thành từng cặp đấu cờ theo dạng khai cuộc đó. Phương pháp thi đấu (thi đấu các giải hạn chế thời gian, chơi Blid): phương pháp được tổ chức vào các giờ thực hành, các giờ tự tập luyện, lớp chia 25 thành các cặp thi đấu với nhau theo sở trường của mình hoặc tiến hành các giải trong lớp với thời gian hạn chế. Phương pháp phân tích ván đấu và các thế cờ điển hình (phân tích các tình thế điển hình trong khai cuộc, trung cuộc, tàn cuộc...): Là phương pháp người giáo viên đưa ra những tình thế cờ thường gặp trong cờ vua rồi yêu cầu các thành viên trong lớp cùng phân tích và đánh giá từng nước đi của cả hai bên. 1.3.3. Các phương tiện dạy học cờ vua. 1.3.3.1. Các khái niệm về phương tiện dạy học Theo tác giả Nguyễn Văn Tuấn, Phương tiện dạy học (PTDH) là toàn bộ các yếu tố nhằm xác lập các mối quan hệ trong dạy học, nhằm tăng cường nhận thức của người học trong quá trình dạy học, đó là yếu tố vật chất hoá về hình thức của phương pháp để tác động đến sự chuyển biến nội dung đạt được mục đích dạy học. Dựa vào định nghĩa trên ta thấy PTDH bao gồm các yếu tố như các vật liệu dạy học, các công cụ dạy học, máy móc nguyên vật liệu và kể cả kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo sẵn có của giáo viên và sinh viên cũng như chế độ học tập. Như vậy định nghĩa trên quá rộng nên rất khó đi sâu vào tìm hiểu và khai thác cho có hiệu quả cao trong dạy học, vì vậy các nhà sư phạm, về truyền thông đưa ra định nghĩa như sau: Phương tiện dạy học là những đối tượng vật chất được giáo viên sử dụng với tư cách là phương tiện tổ chức, điều kiện hoạt động nhận thức của người học nhằm đạt mục tiêu dạy học. PTDH là toàn bộ các phương tiện mang tin, phương tiện truyền tin và phương tiện tương tác trong sự hỗ trợ và điều khiển quá trình dạy học. Ví dụ: Sách giáo khoa, giáo trình, bảng viết, bảng dữ liệu đã chuẩn bị sẵn, tranh ảnh, phim, máy chiếu đa năng với sự trợ giúp của phần mềm máy tính...[57]. Có nhiều cách để phân loại phương tiện dạy học, như phân loại theo tính chất của phương tiện dạy học (trong đó nhóm truyền tin cung cấp các giác quan dưới dạng tiếng hoặc hình ảnh hoặc cả hai cùng một lúc như máy chiếu, máy ghi âm, máy thu thanh, máy thu hình, máy chiếu phim, phòng dạy tiếng, máy tính...; Còn nhóm mang tin là nhóm mà bản thân mỗi phương tiện đều chứa đựng một 26 khối lượng tin nhất định); Phân loại theo cách sử dụng được chia thành 2 nhóm: nhóm phương tiện dùng trực tiếp để dạy học, nhóm phương tiện dùng để chuẩn bị và điều khiển lớp học. 1.3.3.2. Phương tiện dạy học trong cờ vua Trong học tập và tập luyện cờ vua có nhiều hình thức học tập và tập luyện khác nhau nên cũng có nhiều phương tiện dạy học phong phú và đa dạng. Theo truyền thống, việc học tập cờ vua được sử dụng các phương tiện dạy học như Bàn cờ treo, quân bàn cờ thi đấu cộng với việc sử dụng các bài tập được in sẵn trên giấy cũng như các tài liệu học tập là sách giáo khoa, giáo trình. Trong đó, các bài tập là phương tiện chính để nâng cao trình độ cờ vua. Việc chủ yếu sử dụng các bài tập cờ vua sẽ tác động vào người học dưới dạng những bài tập có nội dung, tính chất và hình thức thực hiện khác nhau do vậy phương tiện chuyên môn cơ bản trong giảng dạy cờ vua là các bài tập thường được áp dụng phổ biến trong tập luyện cờ vua và được chia thành 3 nhóm: Nhóm bài tập bổ trợ, nhóm bài tập chuyên môn và nhóm bài tập thi đấu. Nhóm bài tập bổ trợ: nhằm tác động gián tiếp đến việc hình thành và phát triển các năng lực chuyên môn cờ vua. Các bài tập thể chất cũng chủ yếu nhằm phát triển thể lực (sử dụng bài tập thể chất thuần tuý), các bài tập "chuyển tốt" trong quá trình phát triển các phát triển năng lực chuyên môn (Cờ Nhảy, Cờ Vây, Cờ Tướng...), các tác động xã hội nhằm phát triển và hình thành nhân cách (hoạt động xã hội) như: Thăm quan, du lịch, hoặc tác động của các môn khoa học khác nhằm phát triển các năng lực tâm lý, sinh lý... [11] Nhóm bài tập chuyên môn: Bao gồm các bài tập nghiên cứu, các bài tập hình thành và phát triển năng lực chuyên môn. Có thể hiểu chúng là các bài tập nghiên cứu các giai đoạn của ván đấu mang tính chất lý luận, các bài tập chiến thuật - chiến lược, bài tập nghiên cứu các yếu tố thành phần (không gian, thời gian, "Temp"...), các bài tập nhằm trực tiếp phát triển các kỹ năng chuyên môn (tác động vào tư duy dưới các tình huống cờ, bài tập hoàn thiện quá trình tư duy 27 - định hướng nhiệm vụ dưới dạng các trích đoạn của ván đấu, cờ thế hoặc thi đấu Blizt... Nhóm bài tập thi đấu: Bao gồm các ván đấu theo quy trình thi đấu (có thời gian hạn định, kiểm tra nước đi...) được thực hiện trong các điều kiện khác nhau. Bên cạnh các bài tập nhằm ứng dụng trong giảng dạy cờ vua thì ngày nay cùng với sự tiến bộ của KHKT, sự phát triển của công nghệ thông tin cùng với sự xuất hiện của hệ thống mạng Internet đã xuất hiện nhiều chương trình phần mềm cờ vua, là phương tiện hiện đại phục vụ đắc lực cho việc giảng dạy và học tập. Càng ngày càng có nhiều chương trình với tính năng mạnh được nghiên cứu sâu và cung cấp cho người học lượng kiến thức lớn tổng hợp về nhiều mặt như: Khai cuộc, trung cuộc, tàn cuộc, chiến lược, chiến thuậtVì vậy mà có thể học tập và nghiên cứu một cách dễ dàng. Các phương tiện mới này đã trở nên rất quan trọng trong công tác giảng dạy và huấn luyện, đặc biệt là sự cập nhật thông tin cần thiết và nhanh nhất. 1.4. Công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, huấn luyện Cờ vua 1.4.1. Sự phát triển công nghệ thông tin trên thế giới Công nghệ thông tin (CNTT) đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. CNTT được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi cơ cấu xã hội. CNTT góp phần tạo ra nhiều ngành nghề kinh tế mới, làm thay đổi sâu sắc các ngành công nghiệp hiện đại, tăng khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp truyền thống, thông qua một hệ thống hỗ trợ như viễn thông, thương mại điện tử, dịch vụ truyền thông đa phương tiện. Nhiều nước đang phát triển, trong đó có không ít quốc gia tuy nghèo và đi sau, song biết tận dụng cơ hội ứng dụng và phát triển CNTT, nên đã tạo được những bước phát triển vượt bậc. Tiêu biểu trong nhóm nước này phải kể tới là Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc. 28 Các tổ chức quốc tế đã đánh giá cao vai trò của CNTT đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các nước, do đó đã tổ chức nhiều diễn đàn, hội nghị, hội thảo để tuyên truyền, quảng bá, tổng kết kinh nghiệm, nêu bài học, khuyến cáo chương trình hành động, hướng dẫn và hỗ trợ các nước hoạch định chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin [3]. Hội nghị thượng đỉnh G8 tại Okinawa - Nhật Bản (07/2000) về xã hội thông tin toàn cầu, đã khẳng định: CNTT đang nhanh chóng trở thành một động lực sống còn, tạo ra tăng trưởng kinh tế thế giới. CNTT mang lại cả cơ hội và thách thức lớn cho cả nền kinh tế mới phát triển và đang phát triển. Nắm bắt được tiềm năng của CNTT, cho phép vượt qua các rào cản lạc hậu về phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ để nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cải thiện điều kiện y tế, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục đào tạo, cũng như thương mại. Để làm được điều đó các nước đang phát triển phải xây dựng các chiến lược quốc gia, xây dựng môi trường pháp lý và chính sách khuyến khích phát triển và khai thác CNTT để thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội; phát triển nguồn nhân lực CNTT; khuyến khích sáng kiến cộng đồng và hợp tác trong nước. Cuộc cách mạng thông tin tác động sâu sắc vào tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, các quá trình sản xuất, thương mại và dịch vụ, làm tăng năng suất lao động và trở thành một yếu tố quan trọng quyết định mức độ tăng trưởng kinh tế ở các nước tiên tiến. Cuộc cách mạng thông tin đã tạo ra sự chuyển biến về chất của nền văn minh, xã hội loài người, chuyển biến từ một nền văn minh công nghiệp tiên tiến sang nền văn minh thông tin và trí tuệ, từ nền kinh tế công nghiệp truyền thống sang nền kinh tế thông tin, dẫn tới sự hình thành một tổng thể kinh tế, xã hội thông tin toàn cầu. Cuộc cách mạng thông tin nói chung và sự phát triển bùng nổ của mạng thông tin thông tin toàn cầu Internet nói riêng đã làm thay đổi một cách toàn diện phương thức sống, điều kiện làm việc và sinh hoạt của con người, phương thức tổ chức và phát triển xã hội; thúc đẩy mạnh mẽ quá trình “quốc tế hóa”, 29 “toàn cầu hóa” nền kinh tế thế giới cũng như của cả xã hội loài người. Quá trình này đã tạo ra những cơ hội và những thách thức to lớn cho tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Thông tin đã trở thành yếu tố quyết định trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, xã hội của mỗi nước. Dựa trên cơ sở hạ tầng về CNTT, các hệ thống tin học đã trở thành những công cụ đắc lực, không thể thiếu để hỗ trợ việc thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin. Hai chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện trình độ ứng dụng và phát triển CNTT của một quốc gia là số người sử dụng Internet và doanh số về thương mại điện tử (kinh doanh trên mạng) [3]; [69]. 1.4.2. Sự phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam Thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, từ những năm 70 CNTT ở nước ta đã được ứng dụng và phát triển, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt từ sau Nghị quyết số 49/CP của Chính phủ, CNTT Việt nam đã đạt được những bước tiến dài, đáng kể: - Nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực về CNTT: Nhận thức của toàn xã hội và cán bộ quản lý về các khái niệm cơ bản, cũng như vai trò của CNTT đối với phát triển kinh tế - xã hội đã được nâng cao một bước. Công tác giáo dục và đào tạo CNTT đã được tăng cường với việc thành lập 7 khoa CNTT trọng điểm với nhiều hình thức đào tạo khác nhau. Nhiều khoa CNTT khác cũng đã được thành lập tại các trường đại học dân lập và đại học vùng. Năm 2000 đã đạt được chỉ tiêu 2 vạn lao động có trình độ đại học về CNTT. Hiện nay đã hình thành hệ đào tạo nghề và cấp bằng kỹ thuật viên tin học ở nhiều trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các khóa đào tạo tại các công ty. Dự kiến đến năm 2005 sẽ có 10.500 sinh viên tốt nghiệp về phần mềm và ứng dụng phần mềm. Nước ta đã đưa được CNTT vào chương trình đào tạo của các trường đại học, bước đầu xây dựng được một đội ngũ chuyên gia trẻ có khả năng tiếp thu và làm chủ CNTT hiện đại, đặc biệt có những học sinh, sinh 30 viên trẻ đoạt giải quốc tế về CNTT; đào tạo được một số lượng đáng kể nhân lực CNTT. - Xây dựng kết cấu hạ tầng về CNTT. Mạng Internet Việt Nam chính thức hoạt động từ tháng 11 năm 1997 và ngày càng trở thành một phương tiện quan trọng trong nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và quản lý Nhà nước. Mạng khung truyền dữ liệu hiện nay là VNN, cung cấp dịch vụ đường truyền cho các cơ quan, tổ chức của Nhà nước, cho các doanh nghiệp và các cá nhân. VNN là mạng quốc gia đường dài, có hai cổng đi quốc tế tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Mạng khung Nam - Bắc có hai đường trung tuyến công suất 2Mb/giây qua vệ tinh và một đường dự phòng 192Kb/giây nối với mạng X25 và cung cấp các dịch vụ nối mạng cho các mạng chuyên dụng và các dịch vụ nối mạng Internet với vận tốc từ 64Kb/giây đến 2Mb/giây. Mặc dù chỉ có trên 140.000 người sử dụng được đăng ký chính thức, song số người đã sử dụng dịch vụ Internet phải kể đến con số triệu người, trong đó hầu hết các sinh viên đại học, cao đẳng đều đã ít nhất một lần sử dụng dịch vụ Internet. Trong năm 2000 đã mở thêm 28 Mb/giây (megabit trên giây) kênh đi quốc tế nâng tổng dung lượng lên 34Mb/giây; nâng dung lượng đường trục Bắc - Nam lên 8Mb/giây. Tuy vậy, hiện nay giá cả truy nhập cũng như chất lượng kỹ thuật của dịch vụ Internet chưa đáp ứng nhu cầu của Internet, tốc độ truy nhập Internet chưa đảm bảo yêu cầu. Giá cước tuy đã giảm 3 lần nhưng vẫn còn cao so với thu nhập của người dân, đặc biệt đối với học sinh, sinh viên và còn rất cao so với giá trong khu vực. Đó là một trong những nguyên chính cản trở việc sử dụng Internet ở Việt nam. 1.4.3. Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học cờ vua Có thể nói, trong các môn thể thao, cờ vua là môn ứng dụng CNTT khá sớm và mạnh mẽ cũng như có hiệu quả cao. Điều này có thể giải thích bởi một số lý do: 31 Do đặc điểm tập luyện và thi đấu môn cờ vua phù hợp và cho phép ứng dụng, triển khai mạnh mẽ CNTT. Do mặt bằng trình độ tin học nói chung của HLV và VĐV cờ vua tương đối tốt. Điều này đã dẫn tới từ những năm 70 của thế kỷ trước, người ta đã vận dụng những thành tựu của CNTT vào quá trình huấn luyện cờ vua. Việc ứng dụng CNTT vào quá trình huấn luyện cờ vua có thể tổng hợp theo 3 góc độ: Sự ra đời của các máy đánh cờ Từ những năm 80 của thế kỷ trước, các nhà khoa học đã nghiên cứu, sáng tạo ra máy đánh cờ để khẳng định những ưu việt của các thương hiệu máy tính đồng thời trả lời câu hỏi, máy và người, ai sẽ chiến thắng trong cuộc đấu cờ vua. Tuy nhiên, được hưởng lợi ích lớn nhất có lẽ là các HLV, VĐV đỉnh cao, bởi sự trợ giúp đắc lực của các máy đánh cờ trong quá trình đào tạo VĐV cờ vua. Các phần mềm, chương trình cờ vua trên máy tính Cùng với sự ra đời của các thế hệ máy đánh cờ, các phần mềm hỗ trợ và chuyên khảo về cờ vua trên máy tính được sản xuất hàng loạt đã góp phần quan trọng nhất của CNTT đối với sự phát triển môn cờ vua trong những năm qua. Hàng loạt chương trình cờ vua, từ dành cho người mới tập chơi tới VĐV cờ vua hàng đầu thế giới, từ hỗ trợ (chứa một dung lượng lớn các ván đấu, khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc) cũng như các chương trình chuyên khảo như Endgame, Middle, Openning ... đã ra đời được những người yêu cờ, các HLV, VĐV sử dụng đã trở thành một cuộc cách mạng quan trọng trong môn cờ vua. Có thể nói, sự ra đời của các chương trình cờ vua trên máy tính trong những năm qua đã đưa môn cờ vua tới đỉnh cao của sự phát triển về kỹ, chiến thuật, chiến lược. Các website thi đấu cờ vua trực tuyến trên mạng Internet (Playchess online) Phần mềm Playchess online có nhiều ưu điểm sau: Giúp cho các vận động viên có thể thi đấu trực tuyến với đối thủ có trình độ khác nhau trên thế giới; 32 Vận động viên tập luyện được theo giáo án của Huấn luyện viên đề ra. Vận động viên còn có trao đổi trực tiếp với đối thủ, tạo nên sự hứng thú trong tập luyện. Có khả năng khai thác thông tin đa dạng, tức tời (truy cập trực tiếp trên mạng Internet để lấy các thông tin về giải đấu và các ván đấu của giải đang diễn ra). Liên kết hoạt động được với chương trình Fritz 9.0 (nhằm thi đấu và phân tích ván đấu) [25]. Tóm lại, với những đặc trưng của môn học cờ vua, việc sử dụng Internet và các phần mềm cờ vua đang được triển khai mạnh mẽ trên thế giới, các thông tin thường xuyên được cập nhật và dễ dàng tra cứu. Do đó, bài giảng có sự tích hợp với công nghệ thông tin có khả năng diễn đạt rất tốt các phương pháp sư phạm, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy. Việc khai thác các nguồn dữ liệu sẽ giúp cho quá trình đào tạo đạt được sự hiệu quả cao. Vì vậy, vai trò và ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy - học - nghiên cứu môn học này đã không còn phải nghi ngờ. Tuy nhiên, để phát huy tối đa hiệu quả của công cụ hỗ trợ này cho công tác giảng dạy – nghiên cứu, người dạy cũng như người học cần phải hoàn toàn chủ động cũng như sáng tạo trong việc sử dụng công nghệ thông tin. 1.4.4. Giảng dạy và huấn luyện từ xa với việc sử dụng những nguồn dữ liệu Cờ vua trên mạng “Internet” Hiện nay Internet là sự thống nhất của một số lượng lớn đường dây liên lạc. Mỗi đường dây bao gồm từ hàng chục hàng trăm máy chủ. Những máy chủ nối với nhau trực tiếp bằng các đường dây liên lạc khác nhau: dây cáp, sóng mặt đất và sóng qua vệ tinh. Nối vào từng máy chủ có một số lượng lớn mạng lưới hạn chế của các máy vi tính. Đến giữa năm 2002 trên toàn thế giới đã có khoảng 580 triệu 780 nghìn người sử dụng và con số này nhanh chóng tăng lên hàng năm. 33 Theo cấu trúc của những nguồn dữ liệu thì hệ thống thế giới “Internet” bao gồm từ những trang chủ. Tất cả những trang chủ được tổ chức như để chơi, dạy hay đào tạo và thông tin. Chính những trang chủ này giới thiệu giá trị để hoàn thiện những kỳ thủ trẻ. Để thuận tiện cho việc trình bày những dữ liệu thì tất cả các dạng hoạt động cờ vua và dịch vụ trên “Internet” có thể chia ra thành 3 nhóm lớn: Nhóm 1. Thông tin chiến thuật – có nghĩa là thông tin và dịch vụ đã một lần thành lập và thay đổi, mà người dùng có thể lợi dụng. Nhóm 2. Sự giao tiếp giữa những người sử dụng. Nhóm 3. Thông tin cơ động hoặc những dịch vụ (có nghĩa là thông tin và dịch vụ mà xuất hiện trong chế độ của thời gian thực tế). Thông tin cơ động thường thay đổi phụ thuộc vào chương trình trong máy chủ hoặc người sử dụng. Những thông tin tĩnh ứng dụng trong cờ vua có: Xem qua trang chủ thông tin cờ vua; Sao chép các File, những ván đấu cờ vua; Sự tìm tòi, lựa chọn và đăng ký những sản phẩm cờ vua trên các của hàng Internet. Sự giao tiếp giữa những người sử dụng bao gồm: Việc tham gia vào những hội thảo –Internet; Chát (sự giao tiếp ở chế độ thời gian thực tế); Bưu điện. Người ta hiểu là làm thế nào gửi những bức thư bình thường và File (ví dụ: qua những chương trình bưu điện tiêu chuẩn), cũng như gửi và nhận thư với các ký hiệu và các hình cờ vua qua những chương trình cờ vua chuyên dụng. Thông tin cơ động và dịch vụ được phân thành những loại sau: Các trò chơi trong miền với những đối thủ được lựa chọn và việc tính hệ số reiting (ELO). Việc tham gia trong các giải trên Internet với bốc thăm tự động; Xem và phân tích trong thời gian thực tế với sự hỗ trợ của những chương trình chơi cờ vua qua những ván đấu của các đối thủ khác; Truyền các ván đấu. Các ván đấu quan trọng với sự chú giải của các huấn luyện viên mạnh hoặc đại kiện tướng ở bất kỳ siêu cúp nào được truyền tức thời cho các VĐV một cách cơ động; Tiến hành giảng bài. Người giảng bài hoặc huấn luyện viên có khả năng trong thời gian thực tế qua Internet chỉ dẫn cho các học trò tư liệu mới, còn học trò không 34 chỉ nhìn thấy tất cả những nước đi và các tình huống mà còn có cả khả năng đưa ra câu hỏi cho người giảng bài hoặc thực hiện phương án của mình (trực tuyến); Những buổi học theo nhóm, các test và thi giải bài tập. Người học chuyển các tài tiệu đã chuẩn bị trước cho huấn luyện viên và nhận được đánh giá phụ thuộc vào kết quả công việc; Internet trở nên một phần không thể tách rời của quá trình đào tạo VĐV cờ vua - những nhà giáo viên và huấn luyện viên. Khi nói về những khả năng sử dụng hệ thống này trong quá trình tập luyện có thể nhận ra 3 vấn đề: Thứ nhất là: Việc đào tạo; Thứ hai là: Những hình thức tập luyện; Thứ ba là: Sự quan sát những sự kiện lớn nhất của cờ vua trong chế độ thời gian thực tế (trực tuyến). Trên những máy chủ có thể trong bất kỳ thời gian nào cũng có thể tìm thấy cặp tương đồng về trình độ của đối thủ cùng thi đấu. Việc này nâng cao một cách cơ bản cường độ thực tế thi đấu của các kỳ thủ, và rất cấp thiết cho các vùng cách xa những trung tâm cờ vua. Trong những máy chủ có khả năng trực tiếp thi đấu với đấu thủ đang ở cách xa hàng nghìn km. Quá trình này này có những đặc trưng về mặt tâm lý cần phải lưu ý đối với trạng thái thi đấu của người chơi. Máy chủ cờ vua thường tiến hành việc truyền những trận đấu với từ những cuộc thi đấu thường niên trong chế độ trực tuyến, những bài giảng cho những kỳ thủ hàng đầu, những lý luận cao cấp, lịch sử và thi đấu cờ vua, công bố những bài viết theo những vấn đề cấp thiết của cờ vua. Việc nghiên cứu những tư liệu này mở rộng tầm nhìn cho những kỳ thủ thiếu niên và nâng cao động cơ và sự hứng thú trong các buổi tập cờ vua. Qua những máy chủ cờ vua rất nhiều giải đấu được tổ chức với việc kiểm tra thời gian khác nhau, và tạo thuận lợi cho việc củng cố thực tế những tư liệu lý luận đã trải qua và sự duy trì tính linh hoạt thể thao cao. Việc tham gia vào những cuộc thi đấu với việc kiểm tra thời gian rút ngắn có thể sử dụng cho việc xác định trạng thái sung sức thể thao của kỳ thủ thiếu niên trước những cuộc thi đấu quan trọng. 35 Cùng với những kỹ năng lý luận trên các bài giảng, người học còn nhận được những kỹ năng thực tế trong khi thi đấu trong miền chơi, miền chơi này là thành phần trung tâm của trang chủ. Tất cả các vận động viên câu lạc bộ đã có khả năng chơi cờ cùng với với đối thủ lựa chọn hoặc với chương trình thông tin, tham gia vào những giải đấu thường xuyên, xem những trận đấu của những người tham gia khác, trao đổi bằng những ý kiến về những sự kiện cờ vua bằng cách Chat hoặc trong các hội thảo. Chúng tôi nhận thấy rằng cờ vua là cuộc chơi mà trong đó hạn chế phối hợp với những công nghệ Internet. Thông tin tạo điều kiện không chỉ có đối thủ chơi điện tử mà qua Internet còn có thể tiến hành bài giảng, các buổi học, thu nhận thông tin, hiệu chỉnh cơ sở dữ liệu với những ván đấu đấu cờ vua. Sự tác động lẫn nhau mềm rẻo như thế khó có thể xuất hiện trong các môn thể thao khác. Cùng với Internet - trang chủ đang làm việc ở chế độ trực tuyến còn tồn tại những hình thức đào tạo khác. Ngày này việc đào tạo từ xa trong những trường dạy cờ vua trên mạng đã nhanh chóng được phổ biến rộng rãi. 1.4.5. Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 1.4.5.1. Mạng Internet: Là hệ thống thông tin toàn cầu phổ biến nhất hiện nay, mạng này có thể được truy nhập công cộng với nhiều mạng máy tính được liên kết với nhau. Tuy đã có nhiều sự cải tiến, nhưng bản chất Internet vẫn sử dụng kiểu truyền thông tin theo dạng chuyển mạch gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). 1.4.5.2. Mạng Lan – Local Area Network: Là mạng máy tính nội bộ. Giao tiếp này cho phép các thiếu bị kết nối với nhau để chia sẻ, gửi và nhận dữ liệu một cách nhanh chóng. Kết nối này được dùng thông qua sợi cáp quang trong một không gian hẹp. Chính vì vậy, được sử dụng trong một phạm vi giới hạn như cá nhân, các hộ gia đình hay trường học [111]. 1.4.5.3. Wide Area Networks – WAN: Là mạng được thiết lập để liên kết các máy tính của hai hay nhiều khu vực khác nhau, ở khoảng cách xa về mặt địa lý, như giữa các quận trong một thành phố, hay giữa các thành phố hay các miền 36 trong nước. Đặc tính này chỉ có tính chất ước lệ, nó càng trở nên khó xác định với việc pháttriển mạnh của các công nghệ truyền dẫn không phụ thuộc vào khoảng cách. Tuy nhiên việc kết nối với khoảng cách địa lý xa buộc WAN phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giải thông và chi phí cho giải thông, chủ quản của mạng, đường đi của thông tin trên mạng[111] 1.4.5.4. Phần mềm: Khái niệm về phần mềm. Máy vi tính chỉ là một thiết bị phần cứng, muốn sử dụng được phải có phần mềm (Software). Phần mềm là hệ thống các chương trình được xây dựng nên để trợ giúp cho việc trao đổi, điều khiển và ứng dụng của máy tính. Người ta chia phần mềm ra các loại sau: Phần mềm cơ sở, phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng... Việc phân chia này cũng chỉ mang tính tương đối căn cứ vào công dụng của chúng [35]. Phần mềm cơ bản. Phần mềm cơ sở là phần mềm quan trọng nhất, làm cơ sở cho việc sử dụng máy tính. Chúng là các hệ điều hành, công cụ trao đổi thông tin giữa người - máy. Không có Phần mềm cơ sở (hay hệ điều hành) thì máy tính không thể làm việc được. Phần mềm cơ sở phục vụ việc khởi động máy, thiết lập cấu hình và rất nhiều công việc chuẩn bị cho máy và các thiết bị ngoại vi làm việc bình thường. Các hệ điều hành thông dụng là MS-DOS, WINDOWS, UNIX cho môi trường máy lẻ và mạng [35]. Phần mềm ứng dụng. Là các chương trình được sử dụng để thực hiện các công việc cụ thể, ví dụ như AutoCAD để thiết kế tự động, MONEY cho quản lý tài chính, MS- WORD để soạn thảo văn bản, MS-EXCEL để lập bảng tính, POWER POINT để vẽ biểu đồ...[35]. Ngôn ngữ lập trình. Là phần mềm cung cấp cho bạn phương tiện để xây dựng các ứng dụng như ngôn ngữ lập trình (C++, PASCAL, VISUAL STUDIO...), các hệ quản trị 37 CSDL (FOXPRO, ACCESS, LOTUS NOTES, ORACLE...) [35]. Hệ điều hành. Hệ điều hành điều khiển tất cả hoạt động của máy tính và các thiết bị ngoại vi. Hệ điều hành là người thông dịch, cầu nối giữa người sử dụng và máy vi tính. Hệ điều hành ms-dos: Hệ điều hành windows: Hệ điều hành ms windows nt: Hệ điều hành unix: Hệ điều hành OS/2: 1.4.5.5. Khái niệm về công nghệ thông tin Thuật ngữ "Công nghệ thông tin" (CNTT), (tiếng Anh: Information Technology hay là IT) xuất hiện lần đầu vào năm 1958 trong bài viết xuất bản tại tạp chí Harvard Business Review. Hai tác giả của bài viết, Leavitt và Whisler đã bình luận: "Công nghệ mới chưa thiết lập một tên riêng. Chúng ta sẽ gọi là công nghệ thông tin (Information Technology - IT). Ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ Thông tin được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết Chính phủ 49/CP ký ngày 04/08/1993: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội" [63]. Các lĩnh vực chính của công nghệ thông tin bao gồm quá trình tiếp thu, xử lý, lưu trữ và phổ biến hóa âm thanh, phim ảnh, văn bản và thông tin số bởi các vi điện tử dựa trên sự kết hợp giữa máy tính và truyền thông. Một vài lĩnh vực hiện đại và nổi bật của công nghệ thông tin như: các tiêu chuẩn Web thế hệ tiếp theo, sinh tin, điện toán đám mây, hệ thống thông tin toàn cầu, tri thức quy mô 38 lớn và nhiều lĩnh vực khác. Các nghiên cứu phát triển chủ yếu trong ngành khoa học máy tính. 1.5. Những công trình nghiên cứu có liên quan 1.5.1. Những công trình nghiên cứu nước ngoài Ngày nay, để quá trình giảng dạy – huấn luyện đạt hiệu quả, đòi hỏi áp dụng nhiều phương tiện kỹ thuật đào tạo, tích lũy trong những tài liệu lý luận và thực tế theo công cuộc đào tạo các vận động viên cờ vua trẻ. Việc này đem lại khả năng nâng cao chất lượng chất lượng của việc tổ chức quá trình học tập. Tất nhiên là những hình thức mới để tiến hành quá trình huấn luyện có thể chỉ xuất hiện trong mối liên hệ với những phát hiện mới và những động cơ mới trong cuộc sống nhân loại. Vì vậy, để đạt được thành tựu các ngành công nghiệp điện tử và tạo ra các máy móc, thiết bị đã đánh dấu sự xuất hiện của công cụ mới mạnh mẽ, đòi hỏi sự phát triển của các hình thức đặc thù mới cụ thể, chẳng hạn như sử dụng máy tính. V.Iu. Volcov đã nhận định là công nghệ đào tạo bằng máy tính được xem xét như việc đào tạo với sự tính toán những kết quả cuối cùng của hoạt động, trong đó được tăng thêm tính chất vững vàng, có xu hướng và hiệu quả của quá trình nhận thức. Cần phải có suy nghĩ rằng những phần mềm vi tính của cờ vua chỉ là một phương tiện và vật thể trung gian giữa huấn luyện viên và VĐV, còn điều hành quá trình huấn luyện diễn ra chỉ trong những giới hạn của hình mẫu được huấn luyện viên lựa chọn trong các thời kỳ huấn luyện. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra sự xác định khái niệm “công nghệ thông tin”, đó là: “những phương tiện thông tin trong TDTT bao gồm máy vi tính và các chương trình video, những tư liệu in ấn. Các phương tiện thông tin, và đặc biệt là để sử dụng chúng có sự hiện diện của thông tin phản hồi, cho phép chúng ta điều chỉnh các chương trình giảng dạy, một thuật ngữ chung cho công nghệ thông tin. "Công nghệ máy tính (CT) là một phần của công nghệ thông tin [95]. Hiện nay tồn tại những nguyên tắc ứng dụng công nghệ máy tính trong quá trình đào tạo sau: 39 Nguyên tắc đổi mới khi tổ chức những khóa học chuyên môn chứa đựng những tư liệu nghiên cứu những luận điểm khác nhau và những khả năng ứng dụng kỹ thuật vi tính trong quá trình học tập. Nguyên tắc mô hình hóa - sử dụng những khóa học chuyên môn kết hợp với việc làm quen lý thuyết với thực tiễn sự dụng kết quả trong những những giờ giảng dạy – huấn luyện. Nguyên tắc đi kèm – ứng dụng những phương pháp giảng dạy lý thuyết và thực hành với việc sử dụng công nghệ... by step 1. Giới thiệu: Strategy – Step by step là một phần mềm tìm kiếm cơ sở dữ liệu Cờ vua Phần mềm này được trình bày trên một bàn cờ đồ hoạ và có tác dụng biết lưu trữ và lấy ra ở trong dữ liệu các ván đấu, các tình huống điển hình, đồng thời thực hiện nhiều công việc trong cùng một lúc. 2. Giao diện Sau khi cài đặt xong, phần mềm sẽ có giao diện như hình 1 dưới đây: Hình 1 3. Khai thác phần mềm: Đây là phần mềm với cơ sở dữ liệu chiến lược với các chủ đề sau: 1. Đánh giá ý đồ hành động của đối phương. 2. Thực hiện di chuyển quân đến ô cờ tốt nhất 3. Lập kế hoạch. 4. Nhìn nhận giá trị của các quân 5. Phát triển quân. 6. Kiểm soát trung tâm. 7. Giữ vua của bạn an toàn. 8. Biết khi buôn bán miếng. 9. Hãy suy nghĩ về kết cục của thế cờ. 10. Tư duy dự phòng. PHỤ LỤC 7: CÁC TEST TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TRA 1. Các test kiểm tra ở giai đoạn 1 (trước thực nghiệm) Năng lực Test đánh giá Tính toán 1. ĐPH chiếu hết trong 2 nước đi (điểm) 2. ĐPH chiếu hết trong 3 nướcđi (điểm) Chiến thuật 3. Thu hút (điểm) 4. Đánh lạc hướng (điểm) Tàn cuộc 5. Tàn cuộc Tốt (điểm) 6. Tàn cuộc Tượng chống Tốt (điểm) Khai cuộc 7. Xác định nước đi sai lầm (điểm) 8. Lập kế hoạch sau khai cuộc (điểm) Chiến lược. 9. Xử lý ưu thế (điểm) 10. Phân tích đánh giá và lập kế hoạch (điểm) Tính toán Test 1. ĐPH chiếu hết trong 2 nước đi (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm Hình 1: Trắng đi trước và chiếu hết trong 2 nước đi Hình 2: Trắng đi trước và chiếu hết trong 2 nước đi Hình 3: Trắng đi trước và chiếu hết trong 2 nước đi Hình 4: Trắng đi trước và chiếu hết trong 2 nước đi tra. Test 2. ĐPH chiếu hết trong 3 nướcđi (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm tra. Hình 5: Trắng đi trước và chiếu hết trong 3 nước đi Hình 6: Trắng đi trước và chiếu hết trong 3 nước đi Hình 7: Trắng đi trước và chiếu hết trong 3 nước đi Hình 8: Trắng đi trước và chiếu hết trong 3 nước đi Chiế n thuật 3. Thu hút (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình Hình 9: Trắng đi trước và thắng Hình 10: Trắng đi trước và thắng chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm tra. Hình 11: Trắng đi trước và thắng Hình 12: Trắng đi trước và thắng 4. Đánh lạc hướng (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm tra. Hình 13: Trắng đi trước và thắng Hình 14: Trắng đi trước và thắng Hình 15: Trắng đi trước và thắng Hình 16: Trắng đi trước và thắng Tàn cuộc 5. Tàn cuộc Tốt (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm tra. Hình 17: 1.? 1...? Hình 18: 1.? 1...? Hình 19: Trắng đi trước và thắng Hình 20: Trắng đi trước và thắng 6. Tàn cuộc Tượng chống Tốt (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. Hình 21: 1.? Hình 22: 1...? - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm tra. Hình 23: Hình 24: Khai cuộc 7. Xác định nước đi sai lầm (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm tra. Hình 25: 1. e4 e5 2. Mf3 Mc6 3. Tc4 Tc5 4. d3 Hình 26: 1. e4 e5 2. Mf3 Mc6 3. Tc4 Tc5 4. c3 Hình 27: 1.e4 e6 2.d4 d5 3.e:d5 e:d5 4.Mf3 Td6 5.c4 Mf6 6.Mc3 c6 7.Tg5?! 7...0–0! Hình 28: 1.e4 e6 2.d4 d5 3. Mc3 Tb4 4.e5 c5 5. a3 Tc3 6.bc3 8. Lập kế hoạch sau khai cuộc (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm tra. Hình 29: Lập kế hoạch chới cho bên Trắng đi trước và thắng Hình 30: Lập kế hoạch chới cho bên Đen đi trước và thắng Hình 31: : Lập kế hoạch chới cho bên Đen đi trước và thắng Hình 32: : Lập kế hoạch chới cho bên Trắng đi trước và thắng Chiế n lược 9. Xử lý ưu thế (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải Hình 33: Thực hiện ưu thế cho bên Trắng đi trước Hình 34: Thực hiện ưu thế cho bên Đen đi trước trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm tra. Hình 35: Thực hiện ưu thế cho bên Đen đi trước Hình 36: Thực hiện ưu thế cho bên Trắng đi trước 10. Phân tích đánh giá và lập kế hoạch (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm tra. Hình 37: Hãy phân tích đánh giá và lập kế hoạch cho bên Trắng đi trước và thắng Hình 39: Hãy phân tích đánh giá và lập kế hoạch cho bên Trắng đi trước và thắng Hình 38: Hãy phân tích đánh giá và lập kế hoạch cho bên Trắng đi trước và thắng Hình 40: Hãy phân tích đánh giá và lập kế hoạch cho bên Trắng đi trước và thắng 2. Các test kiểm tra ở giai đoạn 1 (Sau thực nghiệm) Năng lực Test đánh giá Tính toán 1. ĐPH chiếu hết trong 2 nước đi (điểm) 2. ĐPH chiếu hết trong 3 nướcđi (điểm) Chiến thuật 3. Thu hút (điểm) 4. Đánh lạc hướng (điểm) Tàn cuộc 5. Tàn cuộc Tốt (điểm) 6. Tàn cuộc Tượng chống Tốt (điểm) Khai cuộc 7. Xác định nước đi sai lầm (điểm) 8. Lập kế hoạch sau khai cuộc (điểm) Chiến lược. 9. Xử lý ưu thế (điểm) 10. Phân tích đánh giá và lập kế hoạch (điểm) Tính toán Test 1. ĐPH chiếu hết trong 2 nước đi (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm tra. Hình 1: Trắng đi trước và chiếu hết trong 2 nước đi Hình 2: Trắng đi trước và chiếu hết trong 2 nước đi Hình 3: Trắng đi trước và chiếu hết trong 2 nước đi Hình 4: Trắng đi trước và chiếu hết trong 2 nước đi Test 2. ĐPH chiếu hết trong 3 nướcđi (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm tra. Hình 5: Trắng đi trước và chiếu hết trong 3 nước đi Hình 6: Trắng đi trước và chiếu hết trong 3 nước đi Hình 7: Trắng đi trước và chiếu hết trong 3 nước đi Hình 8: Trắng đi trước và chiếu hết trong 3 nước đi Chiế n thuật 3. Thu hút (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình Hình 9: Trắng đi trước và thắng Hình 10: Trắng đi trước và thắng chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm tra. Hình 11: Trắng đi trước và thắng Hình 12: Trắng đi trước và thắng 4. Đánh lạc hướng (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm tra. Hình 13: Trắng đi trước và thắng Hình 14: Trắng đi trước và thắng Hình 15: Trắng đi trước và thắng Hình 16: Trắng đi trước và thắng Tàn cuộc 5. Tàn cuộc Tốt (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm tra. Hình 17: 1.? 1...? Hình 18: 1.? 1...? Hình 19: Trắng đi trước và thắng Hình 20: Trắng đi trước và thắng 6. Tàn cuộc Tượng chống Tốt (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. Hình 21: 1.? Hình 22: 1...? - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm tra. Hình 23: Hình 24: Khai cuộc 7. Xác định nước đi sai lầm (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm tra. Hình 25: 1. d4 c5 2. dc e6 3. b4 a5 4. c3 ab 5. cb Hf6 Hình 26: 1. e4 e5 2. Mf3 Mc6 3. Tc4 Hình 27: 1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.Tc4 Tc5 4.d3 Hình 28: 1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.Tc4 Tc5 4.c3 8. Lập kế hoạch sau khai cuộc (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm tra. Hình 29: Lập kế hoạch chới cho bên Trắng đi trước và thắng Hình 30: Lập kế hoạch chới cho bên Đen đi trước và thắng Hình 31: : Lập kế hoạch chới cho bên Đen đi trước và thắng Hình 32: : Lập kế hoạch chới cho bên Trắng đi trước và thắng Chiế n lược 9. Xử lý ưu thế (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải Hình 33: Thực hiện ưu thế cho bên Trắng đi trước Hình 34: Thực hiện ưu thế cho bên Đen đi trước trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm tra. Hình 35: Thực hiện ưu thế cho bên Đen đi trước Hình 36: Thực hiện ưu thế cho bên Trắng đi trước 10. Phân tích đánh giá và lập kế hoạch (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm tra. Hình 37: Hãy phân tích đánh giá và lập kế hoạch cho bên Trắng đi trước và thắng Hình 39: Hãy phân tích đánh giá và lập kế hoạch cho bên Trắng đi trước và thắng Hình 38: Hãy phân tích đánh giá và lập kế hoạch cho bên Trắng đi trước và thắng Hình 40: Hãy phân tích đánh giá và lập kế hoạch cho bên Trắng đi trước và thắng 3. Các test kiểm tra ở giai đoạn 2 (trước thực nghiệm) Năng lực Test đánh giá Tính toán 1. ĐPH chiếu hết trong 2 nước đi (điểm) 2. ĐPH chiếu hết trong 3 nướcđi (điểm) Chiến thuật 3. Thu hút (điểm) 4. Đánh lạc hướng (điểm) Tàn cuộc 5. Tàn cuộc Tốt (điểm) 6. Tàn cuộc Tượng chống Tốt (điểm) Khai cuộc 7. Xác định nước đi sai lầm (điểm) 8. Lập kế hoạch sau khai cuộc (điểm) Chiến lược. 9. Xử lý ưu thế (điểm) 10. Phân tích đánh giá và lập kế hoạch (điểm) Tính toán Test 1. ĐPH chiếu hết trong 2 nước đi (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm tra. Hình 1: Trắng đi trước và chiếu hết trong 2 nước đi Hình 2: Trắng đi trước và chiếu hết trong 2 nước đi Hình 3: Trắng đi trước và chiếu hết trong 2 nước đi Hình 4: Trắng đi trước và chiếu hết trong 2 nước đi Test 2. ĐPH chiếu hết trong 3 nướcđi (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm tra. Hình 5: Trắng đi trước và chiếu hết trong 3 nước đi Hình 6: Trắng đi trước và chiếu hết trong 3 nước đi Hình 7: Trắng đi trước và chiếu hết trong 3 nước đi Hình 8: Trắng đi trước và chiếu hết trong 3 nước đi Chiế n thuật 3. Thu hút (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình Hình 9: Trắng đi trước và thắng Hình 10: Trắng đi trước và thắng chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm tra. Hình 11: Trắng đi trước và thắng Hình 12: Trắng đi trước và thắng 4. Đánh lạc hướng (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm tra. Hình 13: Trắng đi trước và thắng Hình 14: Trắng đi trước và thắng Hình 15: Trắng đi trước và thắng Hình 16: Trắng đi trước và thắng Tàn cuộc 5. Tàn cuộc Tốt (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm tra. Hình 17: 1.? 1...? Hình 18: 1.? 1...? Hình 19: Trắng đi trước và thắng Hình 20: Trắng đi trước và thắng 6. Tàn cuộc Tượng chống Tốt (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. Hình 21: 1.? Hình 22: 1...? - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm tra. Hình 23: Hình 24: Khai cuộc 7. Xác định nước đi sai lầm (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm tra. Hình 25: 1. d4 c5 2. dc e6 3. b4 a5 4. c3 ab 5. cb Hf6 Hình 26: 1. e4 e5 2. Mf3 Mc6 3. Tc4 Hình 27: 1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.Tc4 Tc5 4.d3 Hình 28: 1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.Tc4 Tc5 4.c3 8. Lập kế hoạch sau khai cuộc (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm tra. Hình 29: Lập kế hoạch chới cho bên Trắng đi trước và thắng Hình 30: Lập kế hoạch chới cho bên Đen đi trước và thắng Hình 31: : Lập kế hoạch chới cho bên Đen đi trước và thắng Hình 32: : Lập kế hoạch chới cho bên Trắng đi trước và thắng Chiế n lược 9. Xử lý ưu thế (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải Hình 33: Thực hiện ưu thế cho bên Trắng đi trước Hình 34: Thực hiện ưu thế cho bên Đen đi trước trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm tra. Hình 35: Thực hiện ưu thế cho bên Đen đi trước Hình 36: Thực hiện ưu thế cho bên Trắng đi trước 10. Phân tích đánh giá và lập kế hoạch (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm tra. Hình 37: Hãy phân tích đánh giá và lập kế hoạch cho bên Trắng đi trước và thắng Hình 39: Hãy phân tích đánh giá và lập kế hoạch cho bên Trắng đi trước và thắng Hình 38: Hãy phân tích đánh giá và lập kế hoạch cho bên Trắng đi trước và thắng Hình 40: Hãy phân tích đánh giá và lập kế hoạch cho bên Trắng đi trước và thắng 4. Các test kiểm tra ở giai đoạn 2 (Sau thực nghiệm) Năng lực Test đánh giá Tính toán 1. ĐPH chiếu hết trong 2 nước đi (điểm) 2. ĐPH chiếu hết trong 3 nướcđi (điểm) Chiến thuật 3. Thu hút (điểm) 4. Đánh lạc hướng (điểm) Tàn cuộc 5. Tàn cuộc Tốt (điểm) 6. Tàn cuộc Tượng chống Tốt (điểm) Khai cuộc 7. Xác định nước đi sai lầm (điểm) 8. Lập kế hoạch sau khai cuộc (điểm) Chiến lược. 9. Xử lý ưu thế (điểm) 10. Phân tích đánh giá và lập kế hoạch (điểm) Tính toán Test 1. ĐPH chiếu hết trong 2 nước đi (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm tra. Hình 1: Trắng đi trước và chiếu hết trong 2 nước đi Hình 2: Trắng đi trước và chiếu hết trong 2 nước đi Hình 3: Trắng đi trước và chiếu hết trong 2 nước đi Hình 4: Trắng đi trước và chiếu hết trong 2 nước đi Test 2. ĐPH chiếu hết trong 3 nướcđi (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm tra. Hình 5: Trắng đi trước và chiếu hết trong 3 nước đi Hình 6: Trắng đi trước và chiếu hết trong 3 nước đi Hình 7: Trắng đi trước và chiếu hết trong 3 nước đi Hình 8: Trắng đi trước và chiếu hết trong 3 nước đi Chiế n thuật 3. Thu hút (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình Hình 9: Trắng đi trước và thắng Hình 10: Trắng đi trước và thắng chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm tra. Hình 11: Trắng đi trước và thắng Hình 12: Trắng đi trước và thắng 4. Đánh lạc hướng (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm tra. Hình 13: Trắng đi trước và thắng Hình 14: Trắng đi trước và thắng Hình 15: Trắng đi trước và thắng Hình 16: Trắng đi trước và thắng Tàn cuộc 5. Tàn cuộc Tốt (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm tra. Hình 17: 1.? 1...? Hình 18: 1.? 1...? Hình 19: Trắng đi trước và thắng Hình 20: Trắng đi trước và thắng 6. Tàn cuộc Tượng chống Tốt (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. Hình 21: 1.? Hình 22: 1...? - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm tra. Hình 23: Hình 24: Khai cuộc 7. Xác định nước đi sai lầm (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm tra. Hình 25: 1. d4 c5 2. dc e6 3. b4 a5 4. c3 ab 5. cb Hf6 Hình 26: 1. e4 e5 2. Mf3 Mc6 3. Tc4 Hì nh 27: 1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.Tc4 Tc5 4.d3 Hì nh 28: 1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.Tc4 Tc5 4.c3 8. Lập kế hoạch sau khai cuộc (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm tra. Hình 29: Lập kế hoạch chới cho bên Trắng đi trước và thắng Hình 30: Lập kế hoạch chới cho bên Đen đi trước và thắng Hình 31: : Lập kế hoạch chới cho bên Đen đi trước và thắng Hình 32: : Lập kế hoạch chới cho bên Trắng đi trước và thắng Chiế n lược 9. Xử lý ưu thế (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải Hình 33: Thực hiện ưu thế cho bên Trắng đi trước Hình 34: Thực hiện ưu thế cho bên Đen đi trước trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm tra. Hình 35: Thực hiện ưu thế cho bên Đen đi trước Hình 36: Thực hiện ưu thế cho bên Trắng đi trước 10. Phân tích đánh giá và lập kế hoạch (điểm) - Yêu cầu và phương pháp tiến hành: Từng bài thử được xây dựng lên phần mềm, giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài tập và trình chiếu sau đó Sinh viên tìm lời giải trong thời gian 3 phút, ghi lại kết quả trên phiếu kiểm tra. - Dụng cụ: Gồm phông chiếu, Máy chiếu, Phần mềm cờ vua và máy tính, các hình cờ có nội dung và yêu cầu cụ thể, được trình chiếu trên PowerPoint, bút bi, phiếu kiểm tra. Hình 37: Hãy phân tích đánh giá và lập kế hoạch cho bên Trắng đi trước và thắng Hình 39: Hãy phân tích đánh giá và lập kế hoạch cho bên Trắng đi trước và thắng Hình 38: Hãy phân tích đánh giá và lập kế hoạch cho bên Trắng đi trước và thắng Hình 40: Hãy phân tích đánh giá và lập kế hoạch cho bên Trắng đi trước và thắng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_ung_dung_cac_phan_mem_co_vua_va_he_thong_internet_tr.pdf
  • pdf2. Tom tat luan an.pdf
  • doc3. Thong tin moi cua luan an.doc
Tài liệu liên quan