Luận án Xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính - Kinh tế đặc biệt ở Việt Nam hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THÁI HÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HÀ NỘI - 2019 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THÁI HÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁ

pdf175 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính - Kinh tế đặc biệt ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
P LUẬT Mã số: 62 38 01 01 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS TRẦN QUANG HIỂN 2. TS TRẦN XUÂN HỌC HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Trần Thái Hà MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 8 1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan đến đề tài, những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 26 Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT 30 2.1. Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt 30 2.2. Nguyên tắc, nội dung và điều kiện bảo đảm việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt 43 2.3. Mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính lãnh thổ đặc biệt ở một số quốc gia trên thế giới và gợi ý tham khảo cho Việt Nam 65 Chương 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 75 3.1. Kết quả đạt được trong xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt ở Việt Nam hiện nay 75 3.2. Hạn chế trong xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt ở Việt Nam hiện nay 101 3.3. Nguyên nhân 111 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 121 4.1. Quan điểm chỉ đạo xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt ở Việt Nam trong thời gian tới 121 4.2. Giải pháp xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt ở Việt Nam trong thời gian tới 124 KẾT LUẬN 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153 PHỤ LỤC 170 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân ở nước ta hiện nay, vấn đề tiếp tục cải cách, kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước là yêu cầu khách quan và tất yếu. Việc đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước không chỉ thực hiện ở các cơ quan nhà nước ở Trung ương, mà còn phải thực hiện đồng bộ đối với chính quyền địa phương, nhằm đảm bảo tính thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 được thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII, có hiệu lực từ ngày 01-01-2014 đã mở ra nhiều cải cách quan trọng liên quan đến việc tổ chức các cơ quan nhà nước và thực hiện quyền lực nhà nước; trong đó, một trong những điểm mới về chính quyền địa phương được đề cập đến là cho phép thành lập các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (ĐVHC-KTĐB). Đây là một quy định ngắn gọn trong Hiến pháp, nhưng là một thay đổi lớn trong tổ chức các đơn vị hành chính và có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Quy định này tạo điều kiện cho một số địa phương có tiềm năng, điều kiện thuận lợi để phát triển, bứt phá bằng những mô hình và cơ chế đột phá, phù hợp. Việc thành lập các ĐVHC-KTĐB cũng phù hợp với xu hướng chung của các nước trên thế giới. Để cụ thể hóa quy định trên của Hiến pháp, năm 2015 Quốc hội đã thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương để thay thế cho Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) năm 2003. Luật Tổ chức chính quyền địa phương dành một chương (chương V, từ điều 74 đến điều 77) quy định về chính quyền địa phương ở ĐVHC-KTĐB. Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã ghi nhận trên nguyên tắc khả năng thành lập những ĐVHC-KTĐB với tổ chức, bộ máy quản lý đặc thù, gắn với điều kiện địa lý, không gian riêng, không giống với các 2 đơn vị hành chính hiện có, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của nước ta hiện nay. Tuy nhiên, chỉ với một điều luật trong Hiến pháp và bốn điều luật trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương, việc xây dựng mô hình ĐVHC-KTĐB trên thực tế là rất khó khăn. Vì vậy, về mặt lý luận, cần tiếp tục nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB để tạo cơ sở pháp lý cho việc thành lập những đơn vị này ở Việt Nam. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước 5 năm 2016-2020 được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng nêu ra: “Hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm ở nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo luật định” [33, tr.180]. Mới đây, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII nêu chủ trương: "Nghiên cứu, xây dựng thể chế vượt trội cho những địa phương, vùng kinh tế động lực, khu hành chính - kinh tế đặc biệt để thực hiện tốt vai trò đầu tàu, thúc đẩy kinh tế - xã hội" [26, tr. 61]. Về mặt lý luận, hiện nay khái niệm ĐVHC-KTĐB đã được quy định trong các văn bản bản quy phạm pháp luật, các đặc điểm của loại hình đơn vị này cũng dần được các nhà khoa học làm sáng tỏ. Tuy nhiên, nhiều vấn đề lý luận cơ bản về quá trình xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB hiện nay, như khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, nội dung, các điều kiện bảo đảm cho việc xây dựng thành công mô hình này vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và sâu sắc. Chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định: lý luận được khái quát từ những kinh nghiệm thực tiễn, đến lượt mìn, lý luận dẫn dắt, chỉ đạo, điều chỉnh hoạt động thực tiễn đạt kết quả cao; lý luận khoa học làm cho hoạt động của con người trở nên chủ động tự giác, hạn chế tình trạng mò mẫm, tự phát. Vì vậy, nếu thiếu những nghiên cứu về mặt lý luận thì quá trình xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam hiện nay sẽ khó có thể thành công. Về mặt thực tiễn, Kết luận của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (số 74-KL/TW ngày 17-10-2013) đã nêu: “Sớm xây dựng, phê duyệt, triển khai thực hiện một số đề án thành lập khu hành chính - kinh tế đặc biệt” [32, tr. 3 80]. Ba địa điểm gồm Vân Đồn (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) đã được lựa chọn. Hiện nay, ba địa phương trên đang nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB để trình Quốc hội. Trong quá trình nghiên cứu cũng nảy sinh nhiều ý kiến khác nhau trên những vấn đề cơ bản về quan niệm và thiết kế mô hình tổ chức, hoạt động của loại hình đơn vị hành chính mới này. Xuất phát từ những yêu cầu bức thiết về lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả chọn đề tài "Xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ở Việt Nam hiện nay" để nghiên cứu, viết luận án tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB, luận án đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau: Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Hai là, làm rõ những vấn đề lý luận về xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB như: khái niệm, nguyên tắc, nội dung và các điều kiện bảo đảm xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB; kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của những đơn vị hành chính lãnh thổ có tính chất đặc biệt. Ba là, phân tích, đánh giá ưu điểm, hạn chế trong xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam hiện nay và chỉ ra nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế đó. 4 Bốn là, xác định những quan điểm và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng thành công mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam hiện nay dưới góc độ khoa học Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, cụ thể tiếp cận lý luận và lịch sử xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB. - Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu quá trình xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam. Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả có tham khảo một số mô hình đặc khu kinh tế (ĐKKT), khu kinh tế tự do (KTTTD) của các quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc... Do khó khăn trong việc thu thập và tiếp cận tài liệu về quá trình xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của các ĐKKT thành công trên thế giới, nên tác giả chỉ phân tích một số mô hình ĐKKT, KKTTD như đặc khu Thâm Quyến (Trung Quốc), KKTTD Incheon (Hàn Quốc) để lựa chọn những yếu tố hợp lý nhằm áp dụng trong việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam hiện nay. - Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu quá trình xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam từ năm 2013 (năm Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 2013) đến nay. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật nói chung, về xây dựng chính quyền địa phương nói riêng. Luận án khai thác các quan điểm, đường lối của Đảng 5 Cộng sản Việt Nam và chính sách, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về xây dựng Nhà nước. 4.2. Cơ sở thực tiễn Cơ sở thực tiễn của luận án là tình hình nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở một số địa phương, có tham khảo thực tiễn mô hình ĐVHC-KTĐB và ĐKKT, đặc khu hành chính (ĐKHC) ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Luận án sử dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu cụ thể: lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, tổng kết thực tiễn, so sánh. - Phương pháp lịch sử và logic: Bằng phương pháp lịch sử và logic được sử dụng ở chương 2 và chương 3, tác giả đã khái quát quá trình ra đời, phát triển để tìm ra quy luật và xu hướng vận động của các đơn vị hành chính lãnh thổ có tính chất đặc biệt ở Việt Nam, cũng như quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp phân tích được sử dụng ở tất cả các chương của luận án để làm rõ vấn đề lý luận về xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam hiện nay như: phân tích khái niệm, nội dung, nguyên tắc, các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB. Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng hợp các tri thức, số liệu, thông tin có được từ việc phân tích tài liệu, ý kiến của các chuyên gia nhằm tạo ra một hệ thống lý thuyết về vấn đề nghiên cứu của luận án. - Phương pháp diễn dịch và quy nạp: Hai phương pháp này được sử dụng trong toàn bộ luận án để tác giả đưa ra các giả thiết nghiên cứu và kiểm định tính đúng đắn của các giả thiết đó. 6 - Phương pháp tổng kết thực tiễn: Phương pháp tổng kết thực tiễn được sử dụng chủ yếu ở chương 3 để đánh giá mức độ thành công, hạn chế trong thực tiễn xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam trong thời gian qua. - Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng ở chương 2 để có sự đối chiếu giữa mô hình ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam với mô hình các đơn vị hành chính lãnh thổ có tính chất đặc biệt khác như ĐKKT, ĐKHC ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, từ đó rút ra kinh nghiệm và lựa chọn những yếu tố hợp lý, phù hợp để áp dụng trong việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu có tính hệ thống và toàn diện về việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam hiện nay. Trong đó, luận án có những điểm mới chủ yếu sau đây: Một là, đưa ra khái niệm, chỉ ra những đặc trưng cơ bản và sự cần thiết của việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam. Hai là, làm rõ nội dung, nguyên tắc cơ bản, cũng như những điều kiện bảo đảm cho việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB. Ba là, khái quát quá trình hình thành và phát triển chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam. Bốn là, trên cơ sở đánh giá thực trạng việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB, luận án đề xuất quan điểm chỉ đạo và một số giải pháp chủ yếu, đồng bộ, khả thi để thực hiện tốt việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận về xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB, làm phong 7 phú thêm kho tàng lý luận về xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương nói chung ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam hiện nay. Luận án được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập về bộ máy nhà nước nói chung, về xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB nói riêng tại các cơ sở đào tạo chuyên và không chuyên về Nhà nước và pháp luật. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các công trình của tác giả liên quan đến đề tài luận án đã công bố, nội dung luận án gồm 04 chương, 10 tiết. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về mô hình tổ chức và hoạt động của đặc khu kinh tế và các mô hình tương tự tại Việt Nam - Bộ Khoa học và công nghệ, Đề tài “Xây dựng các khu kinh tế mở và các đặc khu kinh tế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, [13]. Báo cáo tổng quan kết quả nghiên cứu của đề tài gồm 06 chương: chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về KKTTD; chương 2: Các KKTTD trên thế giới; chương 3: Vấn đề xây dựng các loại hình KKTTD ở Việt Nam; chương 4: Thể chế kinh tế cho các loại hình KKTTD ở Việt Nam; chương 5: Vấn đề lựa chọn địa điểm và xác định các tuyến phát triển gắn với các KKTTD ở Việt Nam; chương 6: Những định hướng vận động đầu tư. Với nội dung 06 chương nêu trên, đề tài đã làm rõ tiêu chí của KKTTD trong điều kiện mới trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm của một số nước châu Á và trên thế giới. Đề tài cũng đã đánh giá thực trạng việc xây dựng các khu kinh tế (KKT) mở, khu thương mại tự do ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề tài đã xây dựng định hướng phát triển cụ thể các KKT mở, ĐKKT ở Việt Nam. - Kỷ yếu hội thảo khoa học “Góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương” [144]. Trong kỷ yếu hội thảo có bài viết “Những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công một đặc khu kinh tế - bài học từ một số đặc khu kinh tế không thành công trên thế giới” của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh. Bài viết phân tích những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công một ĐKKT. Một là, lựa chọn đúng địa điểm. Hai là, lựa chọn chiến lược phát triển ngành nghề phù hợp với tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của địa điểm xây dựng ĐKKT. Ba là, cơ chế, chính sách ưu đãi cạnh tranh toàn cầu ở mức cao nhất. Bốn là, thể chế đủ mạnh và ổn định, được trao quyền tự chủ cao. Năm là, có nền hành chính hiện đại; bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu quả; thủ tục hành chính đơn giản, minh bạch và công khai. Sáu là, cần có quyết tâm chính trị của cấp cao và khát vọng vươn lên của chính quyền 9 và nhân dân địa phương. Bảy là, có sự hỗ trợ ban đầu của Chính phủ cho sự phát triển hạ tầng và nguồn nhân lực. Tám là, có quy mô và lộ trình phát triển phù hợp. Chín là, có sự lãnh đạo, điều hành, quản lý xuyên suốt từ Chính phủ đến địa phương với mô hình Ban Chỉ đạo quốc gia. Bên cạnh đó, các tác giả đã nêu ra một số mô hình ĐKKT thất bại trên thế giới và chỉ rõ, nguyên nhân chính dẫn tới sự thất bại của các mô hình đã nêu là do chưa đáp ứng đủ chín yếu tố đã được phân tích ở trên. - Hoàng Xuân Hòa, “Xây dựng và phát triển mô hình đặc khu kinh tế - một số kinh nghiệm đối với Việt Nam” [52]. Bài viết tập trung vào hai nội dung. Một là, giới thiệu xu hướng xây dựng và phát triển các ĐKKT ở một số nước đang phát triển trong khu vực. Hai là, phân tích một số vấn đề rút ra đối với Việt Nam trong xây dựng và phát triển ĐKKT hiện nay, bao gồm: dự báo, đánh giá đúng tình hình trong nước, bối cảnh thế giới, tận dụng triệt để thời cơ và thống nhất trong nhận thức; xác định rõ chức năng cơ bản của ĐKKT; khung pháp lý rõ ràng, dễ thực hiện, thể chế quản lý linh hoạt, bộ máy gọn nhẹ, hiện lực quản lý cao và hệ thống chính sách ưu đãi hiệu quả; lựa chọn loại hình kinh tế phù hợp với mục tiêu xây dựng ĐKKT; chọn địa điểm thích hợp để xây dựng ĐKKT; đa dạng hóa hình thức huy động vốn phát triển hạ tầng; thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. - Võ Đại Lược, “Vấn đề xây dựng các loại hình khu kinh tế tự do ở Việt Nam” [72]. Trong bài viết của mình, tác giả khẳng định việc xây dựng các loại hình KKTTD ở Việt Nam là yêu cầu bức thiết hiện nay. Đồng thời, tác giả chỉ ra những tiêu chí KKTTD về vị trí địa lý, thể chế kinh tế - hành chính hiện đại, kết cấu hạ tầng hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao, phải trong một quy hoạch phát triển liên hoàn của một vùng hoặc một tuyến tăng trưởng. Bên cạnh đó, tác giả cũng liệt kê các loại hình KKTTD có thể xây dựng ở Việt Nam: khu chế xuất, cảng tự do, khu kinh tế mở, ĐKKT hay KKTTD, các thành phố mở, khu thương mại tự do. - Đặng Phương Hoa, “Một số tiền đề cho việc thành lập khu kinh tế tự do ở Việt Nam” [49]. Bài viết phân tích: công cuộc đổi mới của Việt Nam đã tạo dựng được những tiền đề quan trọng cho một thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng 10 nói chung và tiền đề xây dựng và phát triển thành công KKTTD hiện đại nói riêng. Mặc dù các quy chế, chính sách của Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh, nhưng ngày càng được điều chỉnh theo định hướng kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, việc bước đầu phân cấp quản lý, tạo điều kiện cho các chính quyền địa phương nơi có khu công nghiệp được tự chủ về tài chính và hành chính là bước tiến căn bản, tạo tiền đề cho những thể chế tiến bộ hơn về sau này. - Hoàng Tùng, “Xây dựng đặc khu kinh tế: bắt đầu từ thể chế vượt trội” [134]. Bài viết phân tích yêu cầu phải xây dựng và ban hành các thể chế hành chính và kinh tế của các ĐKKT theo hướng hiện đại, mang tầm quốc tế, có sức cạnh tranh vượt trội với các đặc khu đã hình thành trên thế giới. Để có thể phát triển các ĐKKT cần sớm xây dựng, thông qua Luật về ĐKKT (hoặc Luật về đặc khu hành chính - kinh tế), đã có trong chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội khóa XIII. - Nguyễn Thanh Nghị, “Xây dựng và phát triển Phú Quốc thành đặc khu kinh tế” [78]. Bài viết phân tích những tiềm năng, lợi thế và sự cần thiết xây dựng ĐKKT Phú Quốc. Tác giả cũng làm rõ những thuận lợi và thách thức trong quá trình xây dựng ĐKKT Phú Quốc, đưa ra kết luận: để thực hiện mục tiêu và định hướng trên, một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu là phải xây dựng được một hành lang pháp lý phù hợp với các cơ chế, chính sách và thể chế quản lý đặc thù cho Phú Quốc. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về đặc khu kinh tế, khu kinh tế tự do của nước ngoài và kinh nghiệm đối với Việt Nam 1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước - Viện Kinh tế học, Kinh nghiệm thế giới về phát triển khu chế xuất và đặc khu kinh tế [143]. Nội dung cuốn sách gồm 02 phần: Phần thứ nhất: Kinh nghiệm thế giới về phát triển khu chế xuất (KCX). Trong phần này, các tác giả đưa ra những thông tin khái quát về KCX và giới thiệu kinh nghiệm của Ngân hàng thế giới và một số quốc gia trong việc phát triển các KCX và khuyến nghị đối với Việt Nam. 11 Phần thứ hai: Các ĐKKT và các thành phố ven biển ở Trung Quốc. Ở phần này, các tác giả tập trung phân tích vai trò, các chính sách phát triển, quản lý hành chính và cấu trúc pháp luật của các ĐKKT ở Trung Quốc. Cuốn sách là một tài liệu tham khảo tốt, giúp tác giả hiểu rõ hơn về hệ thống tổ chức chính quyền địa phương ở các ĐKKT của Trung Quốc thời kỳ trước năm 1994. - Đặng Thị Phương Hoa, Khu kinh tế tự do - thực tiễn phát triển ở Trung Quốc và Ấn Độ [51]. Nội dung cuốn sách gồm 3 chương: Chương 1: Thực tiễn của KKTTD trên thế giới. Trong chương này, tác giả nêu lên những đặc điểm của KKTTD; phân loại KKTTD; sự cần thiết phải phát triển KKTTD; thực tiễn phát triển KKTTD trên thế giới; các tiêu chí thành công của KKTTD. Chương 2: Thực tiễn phát triển KKTTD ở Trung Quốc và Ấn Độ. Ở chương này, tác giả tập trung phân tích bối cảnh kinh tế; quy trình thành lập và phát triển KKTTD; những cải cách đột phá về thể chế và kết quả phát triển; khả năng liên kết của KKTTD; khả năng vượt qua khủng hoảng và triển vọng của các KKTTD ở Trung Quốc và Ấn Độ. Chương 3: Phát triển KKTTD - một số gợi ý. Tác giả phân tích xu hướng tiếp tục hình thành KKTTD trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; những bài học rút ra từ thực tiễn phát triển KKTTD của Trung Quốc và Ấn Độ, kể cả bài học từ sự thất bại cũng như kinh nghiệm từ sự thành công. Ngoài ra, tác giả đã đưa ra một số gợi ý khi phát triển KKTTD. Khác với các nghiên cứu trước đó, cuốn sách tập trung trình bày sự khác nhau nổi bật giữa các khái niệm cũ và mới về KKTTD để khẳng định KKTTD trong điều kiện mới phải đổi mới thể chế, chứ không dừng lại ở những ưu đãi tài chính. KKTTD được tiếp cận theo hướng thử nghiệm cải cách thể chế, dùng yếu tố hướng ngoại truyền thống của khu vực này để phát triển các vùng khác trong nước, liên kết vùng và phát triển vùng - một đặc tính then chốt mà khi vận hành KKTTD nhất thiết phải đảm bảo. - Cù Chí Lợi (chủ biên), Khu kinh tế tự do - những vấn đề lý luận và thực tiễn, [68]. Cuốn sách được kết cấu thành ba chương. Chương I: phân tích “Những vấn đề 12 lý luận và kinh nghiệm quốc tế trong việc phát triển khu kinh tế tự do”. Đây là phần nội dung quan trọng của cuốn sách, giúp người đọc định hình KKTTD hiện đại theo cách tiếp cận của thế giới mà hiện nay ở Việt Nam chưa xây dựng được. Chương này cũng phân tích sâu những kinh nghiệm của nước ngoài trong việc xây dựng các KKT, đặc biệt là Trung Quốc. Chương 2: “Các khu kinh tế ở Việt Nam và bước chuyển sang khu kinh tế tự do”, tập trung làm rõ các bước xây dựng KKT ở Việt Nam theo hướng tiến tới KKTTD. Trong chương này, tác giả chủ yếu phân tích kết quả khảo sát thực tiễn hệ thống các chính sách và thực tế phát triển của một số KKT (KKT đặc biệt, KKT mở, KKT cửa khẩu) gắn với biển, cửa khẩu, hành lang kinh tế, có cơ chế hoạt động gần giống với KKT. Chương 3: Dựa trên những đánh giá sự phát triển KKT và KKTTD ở Việt Nam, cơ sở khoa học cũng như những kinh nghiệm quốc tế, tác giả đưa ra “Những quan điểm và giải pháp phát triển khu kinh tế tự do ở Việt Nam”. Tuy nhiên, trong cuốn sách này, tác giả mới chỉ tập trung vào yếu tố kinh tế, chưa đi sâu khai thác yếu tố hành chính của mô hình này. Tuy vậy, đây cũng là những gợi mở cho luận án tiếp tục khai thác và giải quyết. - Nguyễn Ngọc Dung, Phát triển đặc khu kinh tế ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, [23]. Tác giả khái quát quá trình hình thành, phát triển và vai trò của KKT nói chung và ĐKKT nói riêng đối với các nền kinh tế đang phát triển. Tác giả đã phân tích, đánh giá thực tiễn phát triển của các ĐKKT ở Trung Quốc (Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn và Hải Nam) trên các phương diện: vị trí địa lý, cơ chế chính sách áp dụng, thành tựu kinh tế và những vấn đề còn vướng mắc, từ đó rút ra những bài học cho chiến lược xây dựng các ĐKKT của Trung Quốc. Tác giả đã phân tích điều kiện, khả năng của Việt Nam và những điểm tương đồng, khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc để làm cơ sở cho Việt Nam vận dụng những bài học kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc xây dựng và phát triển các ĐKKT của Việt Nam. - Nguyễn Thị Thanh Hà, Đặc khu kinh tế Thâm Quyến – hai tiến trình phát triển kinh tế từ khi cải cách, mở cửa đến nay, [42]. Tác giả phân tích một cách tổng quát và toàn diện tiến trình phát triển kinh tế của đặc khu Thâm Quyến; 13 nghiên cứu sâu về phương thức phát triển kinh tế, những thành tựu đạt được, những hạn chế và khó khăn của ĐKKT Thâm Quyến nói riêng và của các ĐKKT của Trung Quốc nói chung. Qua đó, tác giả rút ra các bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng các KKT ở Việt Nam. - Nguyễn Thị Quỳnh Thúy, Mô hình thí điểm cải cách kinh tế ở Trung Quốc – nghiên cứu trường hợp các đặc khu kinh tế, [108]. Tác giả tập trung nghiên cứu các mô hình thí điểm cải cách kinh tế ở Trung Quốc, trong đó có chương 3: Đặc trưng thí điểm cải cách thông qua nghiên cứu về các đặc khu kinh tế. Nội dung chương 3 đã khái quát quá trình thành lập các ĐKKT, ý nghĩa của việc xây dựng các ĐKKT ở Trung Quốc và chỉ rõ tính chất thí điểm chính sách trong sự phát triển của các ĐKKT ở quốc gia này. - Cù Chí Lợi và Hoàng Thế Anh, “Đặc khu kinh tế Thâm Quyến Trung Quốc - những đột phá và phát triển” [67]. Bài viết đã khái quát sự phát triển của ĐKKT Thâm Quyến, tiến trình cải cách, mở cửa thị trường tại ĐKKT này. Bên cạnh đó, các tác giả đã chỉ ra những điều kiện và đột phá chính sách góp phần tạo nên sự thành công của Thâm Quyến, trong đó nhấn mạnh sự phân quyền lập pháp kinh tế ở đây. - Nguyễn Văn Lịch, “Đặc khu kinh tế của Ấn Độ” [65]. Bài viết giới thiệu quá trình hình thành và đặc điểm của các ĐKKT ở Ấn Độ. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kết luận về các ĐKKT ở Ấn Độ: các ĐKKT ở đây chủ yếu vẫn dựa vào ưu đãi về chính sách còn thể chế kinh tế và hành chính về cơ bản vẫn chưa có sự vượt trội. Đây là điểm yếu cơ bản khiến các đặc khu của quốc gia này không thể phát triển mạnh mẽ. - Hà Thị Hồng Vân, ““Đặc khu kinh tế mới” ở Trung Quốc - trường hợp Trùng Khánh”, [142]. Bài viết gồm ba phần chính: phần một điểm lại sự phát triển của các ĐKKT từ năm 1978 đến nay; phần hai phân tích về đặc khu thử nghiệm phối hợp phát triển nông thôn – thành thị Trùng Khánh; phần ba so sánh về sự khác nhau cơ bản giữa ĐKKT cũ và đặc khu Trùng Khánh. - Nguyễn Minh Hằng và Trịnh Thị Hiên, “Bàn về đặc khu kinh tế của Trung Quốc”, [44]. Bài viết giới thiệu những loại hình KKTTD của Trung Quốc và chỉ ra 14 những đặc điểm của các ĐKKT ở Trung Quốc. Bên cạnh đó, các tác giả cũng phân tích thành tựu phát triển và những thách thức mới của các ĐKKT ở Trung Quốc. - Lê Văn Sang và Nguyễn Minh Hằng, “Các đặc khu kinh tế của Trung Quốc và những gợi ý cho Việt Nam”, [109]. Bài viết đã giới thiệu khái quát về các loại hình ĐKKT của Trung Quốc. Trên cơ sở đó, các tác giả đưa ra một số kết luận về sự phát triển các ĐKKT của Trung Quốc: về sự lựa chọn địa điểm xây dựng ĐKKT; các đặc điểm của các ĐKKT Trung Quốc. Từ đó, các tác giả nêu một số gợi ý cho Việt Nam khi xây dựng các ĐKKT. - Đặng Thị Phương Hoa, “Các khu kinh tế tự do Hàn Quốc”, [47]. Bài viết đã phân tích những điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các KKTTD ở Hàn Quốc và thực tiễn việc xây dựng các KKTTD ở Hàn Quốc hiện nay. - Đặng Thị Phương Hoa, “Khu kinh tế tự do: khái niệm, đặc điểm, vai trò và sự phát triển”, [50]. Bài viết đã nêu khái niệm KKTTD, các đặc điểm của KKTTD (có chế độ ưu đãi đặc biệt, cơ cấu hành chính, các lĩnh vực ngành nghề trong KKTTD). Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra vai trò của các KKTTD trong phát triển KT-XH: thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; đẩy mạnh tạo việc làm; nâng cao xuất khẩu; khuyến khích tạo ra những liên kết trong nước thông qua việc sử dụng công nghệ và nguyên liệu địa phương. - Nguyễn Văn Cường, “Chính sách, thể chế cho các khu kinh tế tự do: kinh nghiệm thế giới” [22]. Bài viết đã phân tích bảy chính sách, thể chế được áp dụng ở các KKTTD trên thế giới (chính sách thuế, chính sách đất đai, chính sách lưu thông tiền tệ, chính sách tiêu thụ hàng hóa, chính sách bảo hộ thuế linh hoạt, chính sách môi trường, thể chế hành chính và kinh tế hiện đại). - Trần Duy Đông, “Kinh nghiệm phát triển các khu kinh tế tự do tại Hàn Quốc”, [39]. Bài viết giới thiệu quá trình hình thành và phát triển cũng như một số vấn đề cụ thể trong phát triển của các KKTTD tại Hàn Quốc. Bên cạnh đó, bài viết cũng nêu ra một số nhận xét, đánh giá, một số kinh nghiệm của Hàn Quốc trong phát triển KKTTD và khả năng vận dụng tại Việt Nam như: cần xem xét thực hiện thí điểm hình thành 15 một số khu công nghi...iền đề cho việc thành lập các đơn vị này trên thực tế như: khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, nội dung, điều kiện bảo đảm xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB. Hai là, phân tích, đánh giá ưu điểm, hạn chế trong xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam hiện nay và chỉ ra nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế đó. Ba là, xác định những quan điểm và đề xuất các giải pháp xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam trong thời gian tới. 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 1.2.3.1. Câu hỏi nghiên cứu - Để xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB cần tiến hành những công việc gì, tuân thủ những nguyên tắc nào và cần có những điều kiện bảo đảm gì? - Quá trình quá trình xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC- KTĐB ở Việt Nam hiện nay có những kết quả và hạn chế gì? Nguyên nhân của những kết quả, hạn chế đó? - Cần có quan điểm và giải pháp gì để tiếp tục xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam trong thời gian tới? 1.2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu Việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam hiện nay nhằm tạo cực tăng trưởng và thử nghiệm đổi mới, hoàn thiện tổ 29 chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu phát triển chậm lại, sức hút của các mô hình KTT, KCN, KCX, khu công nghệ cao giảm dần, thiếu động lực phát triển đột phá và các quốc gia trong khu vực đang tích cực xây dựng các ĐKKT để thu hút đầu tư, việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở nước ta hiện nay là rất cần thiết. Thực trạng quá trình xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC- KTĐB ở Việt Nam hiện nay đã có một số kết quả bước đầu và cũng còn không ít hạn chế. Những kết quả và hạn chế đó do các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Mỗi ĐVHC-KTĐB cần có hệ thống các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, thể chế vượt trội, đủ sức cạnh tranh khu vực và quốc tế, nhưng vẫn phù hợp với Hiến pháp và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, bảo đảm quốc phòng, an ninh, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Vì vậy, muốn thành công trong xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cần thực hiện đồng bộ, kịp thời các nhóm giải pháp khác nhau. 30 Chương 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT 2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT 2.1.1. Khái niệm xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và một số khái niệm có liên quan 2.1.1.1. Một số khái niệm liên quan Cho đến nay, Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa ra khái niệm ĐVHC-KTĐB. Trên thế giới hiện tồn tại một số mô hình tổ chức chính quyền địa phương với tư cách những “khu vực đặc biệt” – những khu vực có thể chế hành chính và kinh tế đặc biệt so với phần lãnh thổ còn lại của quốc gia. Nổi bật nhất trong số đó là: ĐKKT (Special Economic Zone) và ĐKHC (Special Aministrative Region). Đặc khu kinh tế: Theo tác giả Dobronogov A. và Farole T, ĐKKT được hiểu là: Tất cả các hình thức của một khu vực địa lý được phân định trong một quốc gia, với các chế độ hành chính, quản lý và tài chính khác so với phần còn lại của đất nước. Các quy tắc khác nhau được áp dụng trong các khu vực này thường liên quan đến các điều kiện về đầu tư, thuế và các quy định thương mại quốc tế và thường nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh tự do hơn với các chính sách và các quy tắc được áp dụng có hiệu quả hơn từ góc độ hành chính so với phần còn lại của nền kinh tế trong nước [147, tr. 5]. Có rất nhiều dạng thức của ĐKKT như: KCX, khu tự do, khu thương mại tự do, KCN với sự khác biệt về quy mô, phạm vi kinh doanh và mục tiêu. Nhìn một cách khái quát, ĐKKT có các đặc trưng cơ bản sau: Về vị trí: ĐKKT là một khu vực có ranh giới xác định. ĐKKT có thể trực thuộc trung ương hoặc trực thuộc cấp tỉnh. Về thể chế hành chính: các ĐKKT có tính tự chủ tương đối cao, thể hiện ở thẩm quyền quyết định của chính quyền địa phương ở ĐKKT đối với những vấn 31 đề của đặc khu, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý kinh tế như: quyền cho thuê đất, quyền cấp giấy phép đầu tư Về thể chế kinh tế: ĐKKT được áp dụng những cơ chế, chính sách ưu đãi so với các khu vực còn lại của đất nước nhằm thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế trong nước. Về cơ cấu kinh tế: ĐKKT có cơ cấu kinh tế đa ngành, với nhiều mô hình khác nhau như: khu thương mại tự do, KCX, KCN, khu cảng tự do, khu công nghệ cao, khu chuyên dụng Về mục đích thành lập: mục đích thành lập các ĐKKT chủ yếu là mục đích kinh tế. Đặc khu hành chính: Bên cạnh mô hình ĐKKT, trên thế giới hiện tồn tại một mô hình khác cũng mang những đặc trưng về thể chế kinh tế - chính trị khác biệt so với phần lãnh thổ còn lại của đất nước, đó là ĐKHC. Mô hình ĐKHC được thành lập tại một số quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên, Inđônêxia, trong đó hai ĐKHC nổi bật nhất trên thế giới là ĐKHC Hồng Kông và ĐKHC Ma Cao của Trung Quốc. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Luật Luật cơ bản Hồng Kông và Luật cơ bản Ma Cao, có thể hiểu ĐKHC như sau: Đặc khu hành chính là một phần không thể tách rời của Trung Quốc và là các khu vực hành chính địa phương trực thuộc Chính phủ Trung ương. Mối quan hệ giữa Chính phủ Trung ương và đặc khu hành chính là mối quan hệ giữa Chính phủ Trung ương và các đơn vị địa phương trong một nhà nước đơn nhất. Các đặc khu hành chính có quyền tự chủ cao do cơ quan trung ương uỷ quyền nhưng không có quyền hạn, chức năng ngoại giao và quốc phòng tối cao, và không phải là các thực thể chính trị độc lập hoặc bán độc lập. Tư cách pháp lý của họ tương đương với các tỉnh, khu và thành phố tự trị thuộc Chính phủ Trung ương [199]. 32 Nhìn chung, khác với ĐKKT được thành lập với mục đích tạo ra những khu vực thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước, ĐKHC được thành lập “thường là vì lý do chính trị. Nó có thể là một vùng đất đang tranh chấp, hoặc được trao trả, hoặc đòi ly khai. Việc tồn tại của mô hình này có thể nhằm mục đích giữ gìn sự ổn định của vùng đất đó mà vẫn đảm bảo cho sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia” [112]. Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt: Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về ĐVHC-KTĐB. Theo TS Trần Anh Tuấn, khái niệm ĐVHC-KTĐB được hiểu theo nghĩa rộng, có thể bao hàm cả ĐKKT và nhấn mạnh vào các chính sách ưu đãi được áp dụng ở đơn vị này: Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là một vùng lãnh thổ của quốc gia có địa giới hành chính được xác định, với các tên gọi khác nhau, trong đó chính quyền địa phương được tổ chức một cách đặc biệt nhưng không trái với Hiến pháp, được Nhà nước bảo đảm về thể chế và cho hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, hải quan, xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, tài chính, ngân hàng, lao động... để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, tạo sức lan tỏa trong phạm vi vùng, miền và quốc gia. [130, tr. 10] Theo tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lan, ĐVHC-KTĐB là “một đơn vị hành chính lãnh thổ gắn với một phạm vi lãnh thổ nhất định có những điều kiện phát triển kinh tế, xã hội hoặc an ninh, quốc phòng đặc biệt, có thể được xây dựng trên một đơn vị hành chính hoặc nhiều đơn vị hành chính gộp lại, gắn liền với hoạt động quản lý hành chính của chính quyền Trung ương” [60, tr. 14]. Khái niệm nêu trên tập trung vào tính chất đặc biệt về tổ chức hành chính tại ĐVHC-KTĐB và mối quan hệ giữa ĐVHC-KTĐB với chính quyền Trung ương. Khái niệm ĐVHC-KTĐB được quy định tại điều 74 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015: “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập, được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt về kinh tế - xã hội, có chính quyền địa phương được tổ chức phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó”. 33 Trên cơ sở phân tích khái niệm cũng như những đặc điểm cơ bản của hai mô hình ĐKKT và ĐKHC trên thế giới có thể thấy, ĐVHC-KTĐB được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 của Việt Nam có nhiều nét tương đồng với mô hình ĐKKT. Bởi, ĐVHC-KTĐB của Việt Nam được xây dựng nhằm mục đích tạo điều kiện cho một số địa phương có tiềm năng, điều kiện thuận lợi để phát triển, bứt phá bằng những mô hình và cơ chế đột phá, phù hợp, chứ không phải vì mục đích chính trị hay lịch sử như các ĐKHC. Từ khái niệm ĐVHC-KTĐB được nêu trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 có thể thấy, những đặc trưng cơ bản của đơn vị này gồm: Một là, ĐVHC-KTĐB là một đơn vị hành chính của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Khoản 1 Điều 110 Hiến pháp năm 2013 quy định: Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập. Như vậy, ĐVHC-KTĐB là một đơn vị hành chính của Việt Nam. Đơn vị hành chính là thuật ngữ được sử dụng để chỉ: Một bộ phận lãnh thổ và dân cư trong một quốc gia được Nhà nước phân định theo cấp độ về phạm vi địa lý với tổ chức chính quyền nhà nước tương ứng được thành lập và hoạt động theo đúng thẩm quyền mà pháp luật quy định để thực hiện quyền lực nhà nước và quản lý mọi mặt của xã hội trên cơ sở quyền làm chủ của nhân dân, phát huy tiềm năng kinh tế - xã hội của từng vùng lãnh thổ và dân cư đó [54, tr. 112]. 34 ĐVHC-KTĐB là một loại đơn vị hành chính; vì vậy, nó mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản của một đơn vị hành chính: là một đơn vị lãnh thổ, một địa bàn dân cư và có tổ chức chính quyền theo quy định của pháp luật. Đây là đặc điểm để phân biệt ĐVHC-KTĐB với các mô hình đã và đang tồn tại ở nước ta thời gian qua như: KKT, KCN, KCX. Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14-3-2008 của Chính phủ quy định về KCN, KCX và KKT thì: “Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này”; “Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp quy định tại Nghị định này”; “Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này”. Cũng theo Điều 36 Nghị định trên, KCN, KCX, KTT được quản lý bởi các ban quản lý - “là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và địch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế”. Như vậy, KCN, KCX, KKT không phải là một loại đơn vị hành chính, chỉ là một khu vực được thành lập trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương, được quản lý bởi các ban quản lý - cơ quan trực thuộc UBND cấp tỉnh, chứ không có chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật. Hai là, ĐVHC-KTĐB được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt về hành chính và kinh tế. 35 Với tên gọi là ĐVHC-KTĐB, đơn vị này phải thể hiện tính chất đặc biệt về mặt hành chính và kinh tế. Về mặt hành chính, ĐVHC-KTĐB phải có bộ máy hành chính khác biệt so với các đơn vị hành chính khác trên cả nước và khác biệt so với các mô hình KCN, KCX, KKT đã và đang tồn tại ở Việt Nam. Do phát triển kinh tế là mục đích của việc thiết lập ĐVHC-KTĐB, nên để đạt được mục đích đó, hệ thống các cơ quan nhà nước ở các đơn vị này cần được tổ chức một cách đặc biệt để tạo môi trường thúc đẩy phát triển kinh tế, thu hút đầu tư. Bộ máy của các tổ chức trong HTCT của ĐVHC-KTĐB phải tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, trong đó bộ máy hành chính phải có thẩm quyền mạnh, đội ngũ cán bộ, công chức được lựa chọn bài bản, có đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Về mặt kinh tế, các ĐVHC-KTĐB phải được áp dụng thể chế kinh tế vượt trội so với thể chế kinh tế hiện tại được áp dụng trong cả nước. “Gọi là “hành chính - kinh tế dặc biệt” vì ở các đơn vị này, chức năng kinh tế là điểm nhấn cơ bản và là mục tiêu chính” [130, tr. 9]. Để các ĐVHC-KTĐB có thể trở thành vùng động lực tăng trưởng cho đất nước, điều kiện tiên quyết là phải có mô hình và cơ chế đột phá. Các ĐVHC-KTĐB được áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt về thuế, hải quan, sử dụng đất, xuất nhập cảnh để tạo môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi, thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài, nhằm thúc đẩy phát triển nhanh công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Những chính sách này có tính chất ưu đãi cao hơn, thuận lợi hơn so với những chính sách hiện đang áp dụng tại các KCN, KCX, KKT, khu công nghệ cao ở trong nước và có thể so với cả những ĐKKT, KKTTD tại các nước trong khu vực, nhằm tạo lợi thế cạnh tranh. Bên cạnh đó, những quy định về thủ tục hành chính tại các ĐVHC-KTĐB cũng phải đơn giản, thuận tiện hơn so với quy định hiện hành, tăng tính công khai, minh bạch nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trong tiếp cận và thực hiện các thủ tục đầu tư. Ba là, ĐVHC-KTĐB có chính quyền địa phương được tổ chức phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, mục tiêu phát triển KT-XH của ĐVHC-KTĐB. 36 Như đã phân tích, ĐVHC-KTĐB là một đơn vị hành chính ở Việt Nam, vì vậy nó cũng mang đặc trưng của một đơn vị hành chính – có chính quyền được tổ chức theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do tính chất đặc biệt về hành chính của mình, đơn vị này có thể có chính quyền địa phương được tổ chức khác biệt với các đơn vị hành chính khác, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, mục tiêu phát triển KT-XH của ĐVHC-KTĐB đó. Vì vậy, tùy thuộc vào tính chất đặc biệt được trao cho từng ĐVHC-KTĐB để có thể lựa chọn một cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền tương ứng. Những đặc trưng cơ bản nêu trên của ĐVHC-KTĐB chính là cơ sở để xác định ĐVHC-KTĐB và phân biệt đơn vị này với các mô hình ĐKKT, ĐKHC và các mô hình tương tự trên thế giới, cũng như mô hình KCN, KCX, KKT mở ở Việt Nam. Trên cơ sở những phân tích trên, có thể hiểu: ĐVHC-KTĐB là một đơn vị hành chính nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt về KT-XH, có chính quyền địa phương được tổ chức phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, mục tiêu phát triển KT-XH của ĐVHC-KTĐB đó. 2.1.2.2. Khái niệm xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Thuật ngữ "mô hình" có nguồn gốc từ tiếng latinh là modus (hoặc modulus), nghĩa là "đại lượng", "hình ảnh", "phương pháp". Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, khái niệm mô hình có thể được hiểu ở nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa hẹp, mô hình là “mẫu, khuôn, tiêu chuẩn theo đó mà chế tạo ra sản phẩm hàng loạt; cũng ở nghĩa hẹp này, mô hình còn được hiểu là thiết bị, cơ cấu tái hiện hay bắt chước cấu tạo và hoạt động của cơ cấu khác (của nguyên mẫu hay cái được mô hình hóa) vì mục đích khoa học và sản xuất” [135, tr. 932]. Còn theo nghĩa rộng, mô hình được hiểu là “hình ảnh (hình tượng, sơ đồ, sự mô tả...) ước lệ của một khách thể, các quá trình hoặc hiện tượng” [135, tr. 932]. Theo Từ điển Tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ học biên soạn, mô hình là “hình thức diễn đạt hết sức gọn theo một ngôn ngữ nào đó các đặc trưng của một đối tượng để nghiên cứu đối tượng ấy” [145, tr. 638]. Cách định nghĩa này tương tự cách định nghĩa “mô hình” theo nghĩa rộng trong Từ điển Bách khoa Việt Nam. 37 Trong khoa học pháp lý, mô hình là thuật ngữ được sử dụng để chỉ hình hài của một tổ chức, là căn cứ để phân biệt giữa tổ chức này với tổ chức khác. Nội hàm của mô hình (ở đây hiểu là mô hình tổ chức) bao gồm bốn yếu tố cơ bản: vị trí pháp lý của tổ chức; chức năng của tổ chức; cơ cấu của tổ chức và cơ chế vận hành của tổ chức. Luận án tiếp cận khái niệm mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC- KTĐB trong khoa học pháp lý. Theo đó, mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB là sự mô tả những đặc trưng cơ bản của ĐVHC-KTĐB về vị trí pháp lý, chức năng, cơ cấu và cơ chế hoạt động của ĐVHC-KTĐB. Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, “xây dựng” là “làm cho hình thành một tổ chức hay một chỉnh thể về xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa theo một phương hướng nhất định” hoặc là “tạo ra, sáng tạo ra cái có giá trị tinh thần, có ý nghĩa trừu tượng” [145, tr. 1145]. Trên cơ sở các khái niệm “xây dựng” và “mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” có thể hiểu: xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB là hoạt động tạo ra mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB, thông qua việc xác định vị trí pháp lý, chức năng, cơ cấu và cơ chế hoạt động của ĐVHC-KTĐB. 2.1.2. Đặc điểm của việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Do tính chất đặc biệt cả về mặt hành chính và kinh tế của ĐVHC-KTĐB, nên việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị này cũng mang nhiều đặc trưng, khác biệt với việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của các đơn vị hành chính lãnh thổ tương đương khác. Một là, về thẩm quyền quyết định thành lập ĐVHC-KTĐB. Việc xác định thẩm quyền quyết định thành lập ĐVHC-KTĐB thuộc về Quốc hội đã được nhắc đến nhiều lần trong Hiến pháp. Khoản 9 điều 70 Hiến pháp năm 2013 quy định: Quốc hội có thẩm quyền “quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - 38 kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật” [93]. Khoản 1 điều 110 Hiến pháp năm 2013 cũng một lần nữa khẳng định: “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập” [93]. Nội dung này tiếp tục được ghi nhận trong Điều 74 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015: “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập” [99]. Toàn bộ cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của chính quyền địa phương ở ĐVHC-KTĐB do Quốc hội quy định: “Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân, số lượng thành viên Ủy ban nhân dân, cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó” (Khoản 2 Điều 75 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015). Việc quy định thẩm quyền quyết định thành lập ĐVHC-KTĐB thuộc về Quốc hội tiếp tục được thể hiện trong Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (tại Điều 14). Thẩm quyền quyết định thành lập ĐVHC-KTĐC thuộc Quốc hội là một đặc điểm cơ bản khiến việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị này khác biệt so với việc xây dựng các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh. Đối với các đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì thẩm quyền quyết định thành lập các đơn vị này thuộc về Ủy ban Thường vụ Quốc hội – cơ quan thường trực của Quốc hội. Khoản 8 Điều 74 Hiến pháp năm 2013 quy định Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền: “Quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” [93]. Quy định trên cũng được ghi nhận tại Điều 56 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014. Việc quy định Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam – là cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập các ĐVHC-KTĐB đã thể hiện vị trí của đơn vị này trong hệ thống các đơn vị hành chính lãnh thổ ở nước ta và cũng thể hiện tính chất quan trọng của việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị này so với việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh khác. 39 Hai là, về trình tự, thủ tục quyết định thành lập ĐVHC-KTĐB. Theo Điều 76 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, trình tự, thủ tục quyết định thành lập ĐVHC-KTĐB được quy định rất chặt chẽ, gồm nhiều giai đoạn khác nhau, với sự tham gia của nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có thể khái quát trình tự, thủ tục quyết định thành lập ĐVHC-KTĐB thành bốn giai đoạn cụ thể như sau: Giai đoạn 1: Chính phủ xây dựng đề án thành lập ĐVHC-KTĐB trình Quốc hội. Đề án thành lập ĐVHC-KTĐB phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Giai đoạn 2: Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thẩm tra đề án thành lập ĐVHC-KTĐB do Chính phủ trình. Trong trường hợp cần thiết, Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời để thẩm tra đề án thành lập ĐVHC-KTĐB. Giai đoạn 3: Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về đề án thành lập ĐVHC-KTĐB trước khi trình Quốc hội. Giai đoạn 4: Quốc hội xem xét, thông qua đề án thành lập ĐVHC-KTĐB theo quy trình tại một hoặc nhiều kỳ họp Quốc hội. Trong khi đó, trình tự, thủ tục quyết định thành lập một đơn vị hành chính cấp huyện được quy định đơn giản hơn. Giai đoạn 1: Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh (Khoản 2 Điều 23 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015). Giai đoạn 2: Ủy ban của Quốc hội thẩm tra đề án về việc thành lập đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Khoản 2 Điều 56 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014). Giai đoạn 3: Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo đề nghị của Chính phủ (Khoản 2 Điều 56 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014). 2.1.3. Sự cần thiết xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Một là, ĐVHC-KTĐB tạo động lực để khuyến khích phát triển kinh tế quốc gia. 40 Các ĐVHC-KTĐB được hình thành với mục đích chính là phát triển kinh tế. Các ĐVHC-KTĐB - với bộ máy quản lý tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, thủ tục hành chính thông thoáng, thuận lợi, có các chính sách ưu đãi đặc biệt, vượt trội (nhất là chính sách thuế, chính sách sử dụng đất) - sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho việc phát triển kinh tế của địa phương thông qua việc thu hút nguồn lực từ bên ngoài, nhất là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); tạo việc làm một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến; tiếp thu các phương pháp quản lý hiện đại của nước ngoài; tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Không chỉ có tác động đến kinh tế địa phương, các ĐVHC-KTĐB ra đời còn tạo tác động lan tỏa cho sự phát triển KT-XH ở các vùng chung quanh trong lãnh thổ Việt Nam và cả khu vực. Các ĐVHC-KTĐB được xây dựng nhằm khai thác tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, thu hút đầu tư, hình thành mô hình động lực mới thúc đẩy phát triển đột phá về kinh tế đối với các địa phương, các vùng và cả nước. Vai trò này của các ĐVHC-KTĐB đã được khẳng định trong Thông báo Kết luận số 21-TB/TW ngày 23-3-2017 của Bộ Chính trị về các Đề án xây dựng ĐVHC-KTĐB Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang). Bộ Chính trị đã kết luận: mục tiêu xây dựng ba ĐVHC-KTĐB nêu trên là “nhằm khai thác tốt nhất các tiềm năng khu vực có lợi thế vượt trội, thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư, công nghệ cao, phương thức quản lý mới tiên tiến, hình thành khu vực tăng trưởng cao, tạo thêm nguồn lực và động lực, góp phần thúc đẩy nhanh phát triển và tái cơ cấu kinh tế cho tỉnh, vùng và cả nước” [12]. Trong giai đoạn từ năm 1991 đến nay, tại Việt Nam đã hình thành và phát triển các mô hình KKT khác nhau. Theo Báo cáo tổng kết hoạt động các mô hình KCN, KKT và các mô hình tương tự khác của Ban Soạn thảo Luật ĐVHC-KTĐB, tính đến hết năm 2017, Việt Nam đã xây dựng 06 mô hình KKT, trong đó có: 16 KKT ven biển, 26 KKT cửa khẩu, 03 khu công nghệ cao, 07 khu công nghệ thông tin tập trung, 09 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và 325 KCN, KCX. Trong đó, các KKT ven biển, KKT cửa khẩu và khu công nghệ cao được hưởng 41 chính sách ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, đến nay, việc phát triển và thu hút đầu tư của các KKT này đã có nhiều hạn chế: Thứ nhất, cơ chế, chính sách ưu đãi tại các KKT không còn đủ sức cạnh tranh trong khu vực. Thứ hai, bộ máy quản lý của các KKT bị hạn chế về thẩm quyền khiến cho hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao, thủ tục hành chính, rườm rà, chưa thông thoáng; việc phân cấp, ủy quyền cho ban quản lý KKT còn chưa được thực hiện đầy đủ, nhất quán và mạnh mẽ nên cơ chế “một cửa, tại chỗ” cho nhà đầu tư chưa được thực hiện tốt. Thứ ba, kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực của đa số các KCN chưa đáp ứng yêu cầu và chưa tạo được sự liên kết, tương hỗ giữa các KKT làm cho sức cạnh tranh thấp. Những hạn chế trên là do một số nguyên nhân chủ yếu sau: Thứ nhất, việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội của các KKT chủ yếu dựa vào ngân sách Trung ương trong khi ngân sách nhà nước hạn chế, nên không đáp ứng đủ yêu cầu của nhà đầu tư. Thứ hai, các KKT có mục tiêu phát triển và ngành, lĩnh vực tương đối giống nhau, chưa định hướng thu hút các ngành, lĩnh vực có lợi thế so sánh, dẫn tới tình trạng cạnh tranh không hiệu quả giữa các KKT. Thứ ba, các KCN chưa tạo được những thể chế, chính sách đặc thù, đột phá, nên giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường. Thứ tư, cơ quan có thẩm quyền quản lý các KKT là các ban quản lý. Cơ quan này mới chỉ được phân cấp, ủy quyền trong một số lĩnh vực nhất định về kinh tế, đầu tư, thương mại, lao động, đất đai, xây dựng, môi trường, chưa được giao thực hiện các nhiệm vụ quản lý về hành chính, dân cư trên địa bàn KKT. Những hạn chế và nguyên nhân nêu trên đã khiến cho các KCN, KCX, KKT ở Việt Nam trong thời gian qua chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và mục tiêu xây dựng. Vì vậy, việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của 42 ĐVHC-KTĐB với những đặc điểm “vượt trội” về thể chế kinh tế và hành chính trong thời điểm này để tạo động lực phát triển kinh tế là rất cần thiết. Hai là, các ĐVHC-KTĐB giúp tạo lợi thế cạnh tranh quốc gia. Việc xây dựng các ĐVHC-KTĐB trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới không chỉ là nhu cầu tất yếu, mà còn là giải pháp tốt để Việt Nam tận dụng các lợi thế so sánh của đất nước. Nếu các ĐVHC- KTĐB được xây dựng và hoạt động thành công, các đơn vị này sẽ góp phần tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài (đặc biệt là những nhà đầu tư chiến lược) vào môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi và minh bạch ở nước sở tại; nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế. Ba là, các ĐVHC-KTĐB là môi trường thể nghiệm thể chế quản trị nhà nước hiện đại. Có thể coi các ĐVHC-KTĐB là phòng thí nghiệm cho đổi mới thể chế và thực nghiệm các chính sách mới. Những mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan quản lý cũng như các chính sách quản lý mới (trọng tâm là chính sách phát triển kinh tế) sẽ được thể nghiệm áp dụng tại các ĐVHC-KTĐB. Tại đây, Nhà nước có thể kiểm tra, đánh giá ưu điểm, hạn chế, mức độ phù hợp và hiệu quả, cũng như xem xét sự tác động của các mô hình, chính sách đó trên thực tế. Trên cơ sở đó, Nhà nước có thể tu chỉnh các mô hình, chính sách đó và nhân rộng những mô hình, chính sách phù hợp trong phát triển và quản lý KT-XH của cả nước. Vai trò này của các ĐVHC-KTĐB đã được chứng minh trên thực tế. Nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng các ĐKKT (mô hình có nhiều điểm tương đồng, gần gũi với mô hình ĐVHC-KTĐB của Việt Nam) làm khu vực mô hình để kiểm tra tác động của các chính sách mới được thiết kế để cải thiện môi trường kinh doanh. Ví dụ: các ĐKKT của Trung Quốc đã thử nghiệm các chính sách định hướng thị trường, FDI và đất đai trước khi mở rộng cho tất cả các doanh nghiệp. Cốtxta Rica đã sử dụng các ĐKKT làm cơ chế hiệu quả để thu hút đầu tư nước ngoài trước khi mở rộng hơn các cách tiếp cận này tới các doanh nghiệp. Tại Giamaica, các dịch vụ viễn thông tốc độ cao đã bị mất độc quyền trong ĐKKT tại 43 vịnh Montego trước khi bãi bỏ quy định về viễn thông ở cả nước. Các ĐKKT ở Panama và Ấn Độ đang được sử dụng để kiểm tra các chính sách lao động của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) linh hoạt hơn và theo định hướng thị trường hơn các phương pháp hiện tại [158, tr. 42]. Bốn là, các ĐVHC-KTĐB góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân tại các đơn vị này. Các ĐVHC-KTĐB có tác động mạnh mẽ đến môi trường xã hội của người dân trên địa bàn và các khu vực lân cận. Trên cơ sở thu hút nguồn đầu tư lớn trong và ngoài nước vào việc xây dựng các dự án kinh tế, các ĐVHC-KTĐB sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho người dân sở tại, đồng thời cũng kích thích các ngành dịch vụ phục vụ cho các cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác đến sinh sống và làm việc. Điều này giúp nâng cao thu nhập của người dân tại các ĐVHC-KTĐB. Bên cạnh đó, Nhà nước và các nhà đầu tư cũng quan tâm đến việc xây dựng hệ thố... 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. 11. Bộ Chính trị (2012), Thông báo số 108-TB/TW ngày 01-10-2012 về Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, cũng như thí điểm xây dựng hai Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Hà Nội. 12. Bộ Chính trị (2017), Thông báo Kết luận số 21-TB/TW ngày 23-3-2017 của Bộ Chính trị về các Đề án xây dựng Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang), Hà Nội. 13. Bộ Khoa học và công nghệ (2010), Chương trình KX01/06-10, Đề tài KX01.07/06-10 “Xây dựng các khu kinh tế mở và các đặc khu kinh tế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Hà Nội. 14. Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (1949), Nghị định số 142-NV/3 ngày 19-7-1949 về việc thành lập Đặc khu Hồng Gai từ khu Hồng Gai (Hòn Gay), Hà Nội. 15. Chính phủ (2017), Hồ sơ dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt của Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (kèm theo Tờ trình số 363/TTr-CP ngày 31-8-2017 của Chính phủ), Hà Nội. 16. Chính phủ (2008), Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14-3-2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, Hà Nội. 17. Chính phủ (2017), Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 31-8-2017 phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2017, Hà Nội. 18. Chính phủ (2017), Tờ trình số 78/TTr-CP ngày 10-3-2017 của Chính phủ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018; điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017, Hà Nội. 155 19. Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (1955) Sắc lệnh số 230/SL ngày 29-4-1955 thành lập Khu tự trị Thái – Mèo, Hà Nội. 20. Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (1956) Sắc lệnh số 268/SL ngày 7 năm 6 thành lập Khu tự trị Việt Bắc, Hà Nội. 21. Bùi Hồng Cường (2013), Xây dựng khu kinh tế tự do: kinh nghiệm các nước châu Âu , tạp chí Những vấn đề kinh tế chính trị thế giới, (8, 208). 22. Nguyễn Văn Cường (2011), Chính sách, thể chế cho các khu kinh tế tự do: kinh nghiệm thế giới, tạp chí Những vấn đề kinh tế chính trị thế giới, (5, 181). 23. Nguyễn Ngọc Dung (2008), "Phát triển đặc khu kinh tế ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam", Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 24. Nguyễn Ngọc Dung (2016), Kinh nghiệm quốc tế về phát triển mô hình đặc khu kinh tế, Tạp chí Tài chính, kỳ 2, (2). 25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (lưu hành nội bộ), Hà Nội. 26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội. 32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 156 33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội. 35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội. 36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2018), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội. 37. Đảng Cộng sản Việt Nam (2018), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội. 38. Thái Văn Đoàn (2018), Một số vấn đề về mô hình “Đặc khu kinh tế” ở Việt Nam, _hinh_Dac_khu_kinh_te_o_Viet_Nam (truy cập ngày 13/6/2018). 39. Trần Duy Đông (2011), Kinh nghiệm phát triển các khu kinh tế tự do tại Hàn Quốc, tạp chí Khu Công nghiệp Việt Nam, (2). 40. Bùi Trường Giang (2012), Khu kinh tế tự do trên thế giới: quan niệm và nền tảng lý thuyết, tạp chí Những vấn đề kinh tế chính trị thế giới, (12). 41. Lê Thu Hà (2018), Tổ chức tòa án tại đặc khu hành chính – kinh tế đặc biệt, tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, luatvietphong.vn/to-chuc-toa-an-tai-dac- khu-hanh-chinh-kinh-te-dac-biet-n9785.html, truy cập ngày 20-7-2018. 42. Nguyễn Thị Thanh Hà (2010), Đặc khu kinh tế Thâm Quyến – hai tiến trình phát triển kinh tế từ khi cải cách mở cửa đến nay, Luận văn thạc sĩ Khu vực học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 43. Nguyễn Thu Hà (2014), Đặc khu kinh tế - thực tiễn của Trung Quốc và bài học rút ra cho Việt Nam, tạp chí Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội, (107), tháng 11. 44. Nguyễn Minh Hằng, Trịnh Thị Hiên (2009), Bàn về đặc khu kinh tế của Trung Quốc, tạp chí Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, (287), tháng 11. 157 45. Đoàn Thị Bích Hiền (2016), Vài kinh nghiệm về khu kinh tế tự do của môt số nước trên thế giới, Tạp chí Khu Công nghiệp Việt Nam, (2). 46. Bùi Đức Hiển (2018), Thực trạng các quy định về bảo vệ môi trường trong Dự thảo Luật Tổ chức đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, Tạp chí Môi trường, (2). 47. Đặng Thị Phương Hoa (2009), Các khu kinh tế tự do Hàn Quốc, tạp chí Những vấn đề kinh tế chính trị thế giới, (2, 154). 48. Đặng Phương Hoa (2008), Đặc khu kinh tế Thâm Quyến, tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, (6, 146). 49. Đặng Phương Hoa (2009), Một số tiền đề cho việc thành lập khu kinh tế tự do ở Việt Nam, tạp chí Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, (10, 285). 50. Đặng Thị Phương Hoa (2010), Khu kinh tế tự do: khái niệm, đặc điểm, vai trò và sự phát triển, tạp chí Những vấn đề kinh tế chính trị thế giới, (3, 167). 51. Đặng Thị Phương Hoa (2012), Khu kinh tế tự do – thực tiễn phát triển ở Trung Quốc và Ấn Độ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 52. Hoàng Xuân Hòa (2008), Xây dựng và phát triển mô hình đặc khu kinh tế - một số kinh nghiệm đối với Việt Nam, tạp chí Quản lý kinh tế, (360), tháng 5. 53. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị, Khối kiến thức thứ ba Các vấn đề khoa học chính trị và lãnh đạo, quản lý, môn Khoa học lãnh đạo, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 54. Học viện Hành chính, Viện Nghiên cứu khoa học hành chính (2009), Thuật ngữ hành chính, Hà Nội. 55. Nguyễn Vân Hồng (chủ biên) (2003), Trung Quốc cải cách và mở cửa – những bài học kinh nghiệm, Nxb Thế giới, Hà Nội. 56. 57. Đặng Vũ Huân (2018), Điều chỉnh pháp luật đối với đặc khu kinh tế ở Việt Nam – Nhu cầu và định hướng, bat.aspx?ItemID=47 158 58. Vũ Thiện Hương (2001), Triết học Mác - Lênin về con người và xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 59. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2014), Bàn về xây dựng tổ chức chính quyền của đặc khu hành chính – kinh tế ở nước ta, tạp chí Quản lý nhà nước, (8, 223). 60. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2015), Chính quyền địa phương tự quản trong tổ chức chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt ở Việt Nam, tạp chí Tổ chức nhà nước, (5). 61. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2015), Tổ chức đơn vị hành chính lãnh thổ đặc thù ở Việt Nam từ 1945 đến nay, tạp chí Quản lý nhà nước, (6, 233). 62. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2016), Tổ chức chính quyền tại các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt phù hợp điều kiện hiện nay, tạp chí Quản lý nhà nước, (4, 243). 63. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2016), Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tổ chức các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, tạp chí Tổ chức nhà nước, (4). 64. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2017), Tổ chức chính quyền địa phương tại các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội. 65. Nguyễn Văn Lịch (2008), Đặc khu kinh tế của Ấn Độ, tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, (7, 147). 66. Trịnh Mạnh Linh (2015), Kinh nghiệm phát triển đặc khu kinh tế ở một số nước châu Á và bài học rút ra cho Việt Nam, tạp chí Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội, (11, 119). 67. Cù Chí Lợi, Hoàng Thế Anh (2008), Đặc khu kinh tế Thâm Quyến - những đột phá và phát triển, tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, (5, 84). 68. Cù Chí Lợi (chủ biên) (2013), Khu kinh tế tự do những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 69. Võ Đại Lược (chủ biên) (2008), Thâm Quyến: Phát triển thần kỳ - Hiện đại hóa – Quốc tế hóa, Nxb Thế giới, Hà Nội. 159 70. Võ Đại Lược (2009), Khu kinh tế tự do ở Dubai, Hàn Quốc và Trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 71. Võ Đại Lược (2012), Khu kinh tế tự do: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 72. Võ Đại Lược (2009), Vấn đề xây dựng các loại hình khu kinh tế tự do ở Việt Nam, tạp chí Những vấn đề kinh tế chính trị thế giới, (10, 162). 73. Võ Đại Lược (2011), Khu kinh tế tự do trên thế giới, tạp chí Những vấn đề kinh tế chính trị thế giới, (5, 181). 74. Phan Minh Mẫn (2012), Quan điểm xây dựng và phát triển khu kinh tế ở Việt Nam hiện nay, tạp chí Đại học Đông Á, (8). 75. Guangwen Meng (Đặng Thị Phương Hoa dịch) (2009), Kinh nghiệm và triển vọng của khu kinh tế tự do Trung Quốc sau hơn 20 năm, tạp chí Những vấn đề kinh tế chính trị thế giới, số (6 ,158). 76. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 77. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 78. Nguyễn Thanh Nghị (2015), Xây dựng và phát triển Phú Quốc thành đặc khu kinh tế, tạp chí Cộng sản, (3, 869). 79. Trần Minh Ngọc (2018), Các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt trên thế giới và những gợi ý đối với Việt Nam, tạp chí Cộng sản, (5, 907). 80. Trần Thị Diệu Oanh (2017), Một số vấn đề trong thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, tạp chí Tổ chức nhà nước, (9). 81. Quốc hội (1946), Hiến pháp Việt Nam năm 1946, Hà Nội. 82. Quốc hội (1959), Hiến pháp Việt Nam năm 1959, Hà Nội. 83. Quốc hội (1975), Nghị quyết “về việc cải tiến các đơn vị hành chính”, ngày 27-12-1975, Hà Nội. 84. Quốc hội (1979), Nghị quyết về việc thành lập đặc khu kinh tế Vũng Tàu, Côn Đảo trực thuộc Trung ương, ngày 30-5-1979, Hà Nội. 85. Quốc hội (1980), Hiến pháp Việt Nam năm 1980, Hà Nội. 86. Quốc hội (1992), Hiến pháp Việt Nam năm 1992, Hà Nội. 160 87. Quốc hội (2001), Luật Tổ chức Quốc hội, Hà Nội. 88. Quốc hội (2001), Luật Tổ chức Chính phủ, Hà Nội. 89. Quốc hội (2003), Luật Biên giới quốc gia, Hà Nội. 90. Quốc hội (2003), Luật Tổ chức Hội đồng nhân và Ủy ban nhân dân, Hà Nội. 91. Quốc hội (2004), Luật An ninh quốc gia, Hà Nội. 92. Quốc hội (2005), Luật Quốc phòng, Hà Nội. 93. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội. 94. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư, Hà Nội. 95. Quốc hội (2014), Luật Nhập cảnh xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội. 96. Quốc hội (2014), Luật Tổ chức Quốc hội, Hà Nội. 97. Quốc hội (2014), Luật Tổ chức tòa án nhân dân, Hà Nội. 98. Quốc hội (2014), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội. 99. Quốc hội (2014), Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Hà Nội. 100. Quốc hội (2015), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội. 101. Quốc hội (2015), Luật Tổ chức Chính phủ, Hà Nội. 102. Quốc hội (2015), Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, Hà Nội. 103. Quốc hội (2016), Nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày 12-4-2016 về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020, Hà Nội. 104. Quốc hội (2016), Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08-11-2016 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, Hà Nội. 105. Quốc hội (2017), Luật Quy hoạch, Hà Nội. 106. Quốc hội (2017), Nghị quyết số 34/2017/QH14 ngày 08-6-2017 về việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, Hà Nội. 107. Đinh Hữu Quý (2008), Nghiên cứu xây dựng mô hình khu kinh tế đặc biệt, Luận án Tiến sĩ, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. 108. Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (2014), Mô hình thí điểm cải cách kinh tế ở Trung Quốc – nghiên cứu trường hợp các đặc khu kinh tế, Luận văn thạc sĩ Khu 161 vực học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 109. Lê Văn Sang, Nguyễn Minh Hằng (2009), Các đặc khu kinh tế của Trung Quốc và những gợi ý cho Việt Nam, tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, (2, 90). 110. Nguyễn Văn Sơn (2012), Một số khuynh hướng phát triển khu kinh tế tự do, tạp chí Giao thông vận tải, (12). 111. Võ Kim Sơn (2018), Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, tạp chí Tổ chức nhà nước, (2). 112. Nguyễn Quốc Sửu (2016), Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt trong Hiến pháp 2013, te.aspx?ItemID=92. 113. Nguyễn Quang Thái (2010), Vấn đề phát triển các khu kinh tế mở hiện đại ven biển Việt Nam, Nxb Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 114. Nguyễn Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Hạnh (2013), Góp ý chương Chính quyền địa phương (Chương IX Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992), tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (3). 115. Lê Minh Thông (2015), Một số vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, tạp chí Tổ chức nhà nước, (4). 116. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17-9- 2001 ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001–2010, Hà Nội. 117. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 786/2006/QĐ-TTg ngày 31-5- 2006 về việc phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội khu kinh tế Vân Đồn, Hà Nội. 118. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 120/2007/QĐ-TTg ngày 26-7- 2007 về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của khu kinh tế Vân Đồn, Hà Nội. 162 119. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 1151/2007/QĐ-TTg ngày 30-8- 2007 về phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt - Trung đến năm 2020, Hà Nội. 120. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 1353/2008/QĐ-TTg ngày 23-9- 2008 phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển Việt Nam đến năm 2020”, Hà Nội. 121. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 34/2009/QĐ-TTg ngày 02-3- 2009 về phê duyệt quy hoạch phát triển vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ đến năm 2020, Hà Nội. 122. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 1269/2009/QĐ-TTg ngày 19-8-2009 về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng khu kinh tế Vân Đồn, Hà Nội. 123. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định số 948/2017/QĐ-TTg ngày 05-7- 2017 về việc thành lập Hội đồng thẩm định 03 đề án thành lập đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh; Bắc Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa; Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Hà Nội. 124. Nguyễn Thị Quỳnh Thúy (2013), Mô hình thí điểm cải cách kinh tế ở Trung Quốc – nghiên cứu trường hợp các đặc khu kinh tế, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 125. Vũ Thư (2014), Chính quyền địa phương trong Hiến pháp sửa đổi, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (4). 126. Nguyễn Ngọc Toán (2014), Đổi mới tổ chức đơn vị hành chính theo Hiến pháp năm 2014, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (3). 127. Phan Thị Thùy Trâm (2014), Phát triển và quản lý đặc khu kinh tế - kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, tạp chí Thông tin đối ngoại, (10). 128. Nguyễn Thị Thiện Trí (2014), Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt: vấn đề nhận thức và vận dụng ở nước ta hiện nay, tạp chí Nhà nước và Pháp luật (10). 163 129. Nguyễn Thị Thiện Trí (2018), Một số bất cập của mô hình đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt theo Dự thảo Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Phú Quốc, Vân Đồn, Bắc Vân Phong, tạp chí Nghiên cứu lập pháp (361). 130. Trần Anh Tuấn (2017), Mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, Tạp chí Tổ chức nhà nước, (10). 131. Trần Anh Tuấn (2017), Tổ chức chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, tạp chí Lý luận chính trị, (11). 132. Dương Quang Tung (2017), Tổ chức chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, tạp chí Tổ chức nhà nước, (8). 133. Đinh Thanh Tùng (2018), Một góp ý về mô hình đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt ở Việt Nam, tạp chí Lý luận chính trị, (1). 134. Hoàng Tùng (2014), Xây dựng đặc khu kinh tế: bắt đầu từ thể chế vượt trội, tạp chí Thông tin tài chính, (8), kỳ 2, tháng 4. 135. Từ điển Bách khoa Việt Nam (1999), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 136. Đào Trí Úc (2014), Hiến pháp năm 2013 và việc xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương, tạp chí Tổ chức nhà nước, (4). 137. Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa (2017), Dự thảo Đề án thành lập đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong thuộc tỉnh Khánh Hòa, Khánh Hòa. 138. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2014), Đề án số 294/ĐA-UBND ngày 12- 02-2014 về thành lập Khu Hành chính - Kinh tế đặc biệt Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Kiên Giang. 139. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2017), Đề án thành lập Khu Hành chính - Kinh tế đặc biệt Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Kiên Giang. 140. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2017), Dự thảo Đề án thành lập đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Quảng Ninh. 141. Văn phòng Quốc hội (2009), Tuyển tập hiến pháp một số nước trên thế giới, Nxb Thống kê, Hà Nội 142. Hà Thị Hồng Vân (2009), “Đặc khu kinh tế mới” ở Trung Quốc - trường hợp Trùng Khánh, tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, (12, 100). 164 143. Viện Kinh tế học (1994), Kinh nghiệm thế giới về phát triển khu chế xuất và đặc khu kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 144. Viện Nghiên cứu lập pháp (2015), Kỷ yếu hội thảo khoa học “Góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương”, Nxb Lao động, Hà Nội. 145. Viện Ngôn ngữ học (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 146. B. Tiếng Anh 147. Dobronogov A. and Farole T. (2012), An Economic Intergration Zone for the East African Community: Exploiting regional potential and addressing commitment challenges, World Bank Policy Research Working Paper 5967, Wasington DC. 148. Andray Abrahamian (chủ biên) (2014), The ABCs of the North Korea’s SEZs tại www.uskoreainstitute.org. 149. Andray Abrahamian - Curtis Melvin (2015), North Korea’s Special econmic zones: Plans vs Progress, www.38north.com. 150. Jose Daniel Amado (2014), Free industrial zones: Law and industrial development in the new international division of labor, University of Pennsylvania Journal of International Law, Vol.11, Issue 1(2014), Art.2. 151. Asian Development Bank (2007), Special Economic Zones and Competitiveness: A Case Study of Shenzhen, China, PRM (Pakistan Resident Mission) Policy Note. Islamabad. 152. Aggarwal Aradhna (2010), Economic Impacts of SEZs: Theoretical Approaches and Analysis of Newly Notified SEZs in India, Department of Business Economics, University of Delhi, India. 23. February. MPRA Paper No. 20902. February. 153. S. Chandrachud, Dr. N. Gajalakshmi (2014), A study on special economic zones (SEZs) in Tamilnadu State, IOSR Journal of Humanities and Social science Volume 19, Issue 3, Ver.III (Mar.2014), PP. 35-41. 165 154. China Development Zones Association (2011), China Development zones Yearbook, China Financial Economic Publising House, Beijing. 155. Stephen Creskoff, Peter Walkenhorst (2009), Implications of WTO disciplines for Special economic zones in developing countries, 156. Jona Aravind Dohrmann (2008), Special economic zones in India – An introduction, ASIEN 106, S.66-80. 157. Thomas Farole (2011), Special economic zones: What have we learn?, www.worldbank.org/economicprimise. 158. FIAS (2008), Special Economic Zone: Performance, Lessions learned, and Implication for Zone development, World Bank, Washington DC. 159. Durantan Gilles (2008): Cities: Engies of Growth and Prosperity for Developing Countries', University of Toronto, Toronto, Canada. 160. Shankar Gopalakrishnan (2007), Negative aspects of SEZ in China, Economic and Politicial Weekly 28-4-2007. 161. Wanda Guo and Yueqiu Feng (2007): Special Economic Zones and Competitiveness: A Case Study of Shenzhen, the People's Republic of China. 162. 163.https://www.doe.gov.ph/sites/default/files/pdf/ocsp/ra7916_special_econom ic_zone_act_of_1995.pdf 164.https://japarliament.gov.jm/attachments/article/341/The%20Special%20Eco nomic%20Zones%20Act,%202016%20No.%207.pdf 165. https://jic.gov.jo/portal/Documents/en/ASEZA%20law_English.pdf 166.https://www.wto.org/english/thewto_e/acc_e/rus_e/WTACCRUS58_LEG_ 324.pdf 167. Indian Council for research on international economic realations (2007), Impact of special economic zones on employment, poverty and human development, India. 166 168. International Property Reduction Center in China và UNDP (2015), If Africa builds nests, will the birds come? Comparative Study on Special Economic Zones in Africa and China, Working Paper series, No.06.2015. 169. Wang J. (2013), The economic impact of special economic zones: Evidence from Chinese municipalites, Journal of Development Economics, 101, 133-147. 170. White J. (2011), Foster innovation in developing economies through SEZs, Special Economic Zones, 183. 171. Rob Jenkins (2007), The politics of Indian’s s special economic zones, Researh Colloquium: “India’s Great Transformation?”, Columbia University. 172. Ruan Jianqing and Xiaobo Zhang (2008), Finance and cluster – based industrial development in China, International Fool Policy Research Institute Discussion Paper 768, May 2008. 173. Hammad Altaf Khan (2016), Special economic zones, Business recorder, Pakistan. 174. Hazakis K.J. (2014), The rational of special economic zones (SEZs): An institutional approach, Regional Science Policy, Vol.6/1, 85-101. 175. Michael Levien (2011), Special economic zones and accumulation by dispossession in India, Journal of Agraian Change, 11 (4), 454-483. 176. Michael Levien (2012), The land question: special economic zones and the political economy of dispossession in India, The Journal of Peasant Studies, 39:3-4, 933-969, DOI: 10.1080/03066150.2012.656268. 177. Ishida M. (2009), Special economic zones and economic corridors, ERIA Discussion Paper Series, ERIA-DP-2009-16. 178. Sandni-Jallab M. and Banco de Armat (2002): A Review of Role and Impact of Export processing Loues in World Trade, The cae of Mexico, Working paper 02-07, Insitute of Developing Study, Brighton, June. 179. Andrew M. Marton, Wei Wu (2003), A case study of the development of the Shanghai Pudong New Area, International Business Journal Vol.2, Issue 1. 167 180. Guangwen Meng (2003), The Theory and Practice of Free Economic Zones: A Case Study of Tianjin/People's Republic of China, Peter Lang Press. 181. Koyama N. (2011), SEZs in the Context of regional integration: Creating Synergies for Trade and Investment, Special Economic Zones, 127. 182. Li Nanling, Chen Yani (2000), The Great Project - SEZ's Historic Contribution to China's Open Policy and Refrom, People's Daily 14-11-2000. 183. Thomas Parole, Gokhan Akind (2011), Special economic zones. Progress, emerging challenges and future direction, World Bank. 184. Patchree Pakdeenurit, Nanthi Suthikarnnarunai, Wanchai Rattanawong (2017), Location and key success factors of special economic zone in Thailand, Marketing and Branding research 4 (2017), 169-178. 185. Susan Pozo, José R.Sánchez – Fung, Amelia U.Santos-Paulino (2010), Economic development Strategies in the Dominican Republic, Working Paper No.2010/115. 186. Meng Quang-wen (2005): Evolutionary Model of Free Economic Zones: Differrent Generations and Structure Feateres, Chinesse Geographical Science, Vol.15, No. 2, June. 187. Ram Krishna Ranjan (2006), SEZ, Are they good for the country? Working paper No.l 56, Centre for Civil Society. 188. Prihodko S., Volovik N., Hecht A., Sharpe B., Mandres M. (2007), Special economic zones, Moscow tại địa chỉ 189. Farole Thomas (2011), Special Economic Zone in Africa: Comparing performance and learning from global experience, World Bank, Washington DC. 190. UNIDO country office in Vietnam (2015), Economic zones in the Asean industrial parks, special economic zones, eco industrial parks, innovation district as strategies for industrial competitiveness tại https://www.unido.org/fileadmin/user_media_upgrade/Resoures/Publicati ons/UCO_Viet_Nam_Study_FINAL.pdf 168 191. Milberg W. (2007), Exporting Processing Zones. Industrial Upgrading and Economic Development: A Survey, SCEPA Working Papers 2007-10, Schwartz Center for Economic Policy Analysis (SCEPA), New School University. 192. Jin Wang (2013), The economic Impact of Special Economic Zones: Evidence from Chinese municipalities, Journal of Development Economics. Volume 101, March. 193. Sean Woolfrey (2013), Special economic zones and regional integration in Africa, Tralac Working Paper, No. S13 WP10/2013 (7/2013). 194. World Bank (2007), India: land policies for growth and poverty reduction, Oxford University, New Delhi. 195. Website chính thức của Khu kinh tế tự do Incheon https://www.ifez.go.kr/eng/en/m1/ifez2/screen.do 196. Website chính thức của đặc khu kinh tế Thâm Quyến 197. Eric Yong-Joong Lee (2003), The Special economic zones and North Korea Economic reform with a viewpoint of international law, Fordham International law Journal, Volume 27, Issue 4, Article 5. 198. Wang Yu (2008), The Study of the Constitutional Spirit of “One Country, Two System”, Guangdong People’s Publishing House, Guangzhou. 199. Wang Yu, A Brief Review of the Special Administrative Regions and the Special Administrative Region system, https://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&cad=r ja&uact=8&ved=0ahUKEwjhuu3h8pnVAhWBj5QKHSbZA3wQFggpMAA&url= http%3A%2F%2Fwww.ipm.edu.mo%2Fcntfiles%2Fupload%2Fdocs%2Fresearch %2Fcommon%2F1country_2systems%2Facademic_eng%2Fissue3%2F07.pdf&usg =AFQjCNHlCTSI4UZRpkQLM9d9Xu7uLud6pA 200. Yeung Yue-man, J. Lee and G. Kee (2009), China’s Special economic zones at 30, Eurasian Geography and Economics, Vol.50, No.2, pp.222-240. 169 201. Douglas Zhihua Zeng (2011), How Do Special Economic Zones and Industrial Clusters Drive China's Rapid Development? Policy Research Working Paper No. 5583. 202. Douglas Zhihua Zeng (2015), Global Experiences with Special economic Zones focus on China and Africa, Policy research working paper No. 7204, World Bank. 203. Zeng Douglas Zhihua (2010), Building engines for growth and competitiveness in China: Experience with Special economic zones & industrial clusters, World Bank, Washington DC. 204. Huang Zuhui, Xiaobo Zhang and Yunwei Zhu (2008), The role of clustering in rural industrialization: A case study of the footwear industry in Wenzhou, China Economic Review, 19, 409-420. 170 PHỤ LỤC Bảng 1: Các đặc khu kinh tế ở khu vực Đông Nam Á (tính đến tháng 12 năm 2017) STT TÊN QUỐC GIA SỐ LƯỢNG ĐẶC KHU KINH TẾ TÊN ĐẶC KHU KINH TẾ 1 Brunây 01 Khu xuất khẩu Muara 2 Campuchia 22 - Đặc khu kinh tế Sihanoukville - Đặc khu kinh tế Neang Kok Koh Kong - Đặc khu kinh tế Suoy Chheng - Đặc khu kinh tế S.N.C - Đặc khu kinh tế Stung Hav - Đặc khu kinh tế N.L.C - Đặc khu kinh tế Manhattan (Svay Reing) - Đặc khu kinh tế Poipet O’Neang - Đặc khu kinh tế Doung Chhiv Phnom Den - Đặc khu kinh tế Phnom Penh - Đặc khu kinh tế Kampot - Đặc khu kinh tế Sihanoukville - Đặc khu kinh tế Tai Seng Bavet - Đặc khu kinh tế Oknha Mong - Đặc khu kinh tế Goldfame Pak Shun - Đặc khu kinh tế Thary Kampong Cham - Đặc khu kinh tế Sihanoukville 2 - Đặc khu kinh tế D&M Bavet - Đặc khu kinh tế Kiri Sakor Koh Kong - Đặc khu kinh tế Kampong Saom - Đặc khu kinh tế Pacific 3 Đông Timo 0 4 Lào 10 - Đặc khu kinh tế Savan-Seno - Đặc khu kinh tế Golden Triangle - Đặc khu kinh tế Boten Beautiful Land - Khu công nghiệp và thương mại Vientiane - Khu phát triển Saysettha - Đặc khu kinh tế Phoukyou - Đặc khu kinh tế Thatluang Lake - Đặc khu kinh tế Longthanh - Vientiane - Đặc khu kinh tế Dongphosy - Đặc khu kinh tế Thakhek 5 Malaixia 02 - East Coast Economic Region - Port Klang Free Zone 6 Myanma 03 - Đặc khu kinh tế Dawei - Đặc khu kinh tế Thilawa - Đặc khu kinh tế Kyuakpyu 171 7 Philippin 358 - 73 Khu kinh tế sản xuất - 243 Trung tâm Công nghệ thông tin - 21 Khu kinh tế nông - công nghiệp - 19 Khu kinh tế du lịch - 2 Trung tâm Du lịch Y tế 8 Xingapo 05 - Khu thương mại tự do Keppel - Khu thương mại tự do Jurong Port - Khu thương mại tự do Sembawang Wharves - Khu thương mại tự do Pasir Panjang Wharves - Airport Logistics Park of Singapore 9 Thái Lan 10 - Đặc khu kinh tế Kaeo - Đặc khu kinh tế Trat - Đặc khu kinh tế Chiang Rai - Đặc khu kinh tế - Đặc khu kinh tế Nakhon Phanom - Đặc khu kinh tế Nong Khai - Đặc khu kinh tế Narathiwat - Đặc khu kinh tế Songkhla - Đặc khu kinh tế Kanchanaburi - Đặc khu kinh tế Tak 10 Việt Nam 384 - 16 khu kinh tế ven biển - 26 khu kinh tế cửa khẩu - 03 khu công nghệ cao - 07 khu công nghệ thông tin tập trung - 09 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - 325 khu công nghiệp, khu chế xuất Tổng cộng 797 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_xay_dung_mo_hinh_to_chuc_va_hoat_dong_cua_don_vi_han.pdf
  • pdfFinal tom tat Tieng Viet.pdf
  • pdfTRẦN THÁI HÀ-TTLA.pdf
Tài liệu liên quan