Luận án Ý thức chính trị của sinh viên ở nước ta hiện nay - Thực trạng và những vấn đề đặt ra

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM ĐÌNH KHUÊ Ý THỨC CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN Ở NƢỚC TA HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS Mã số: 62 22 03 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Viết Thông Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là đáng tin cậy. Kết quả nêu trong luận án là tr

pdf193 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Ý thức chính trị của sinh viên ở nước ta hiện nay - Thực trạng và những vấn đề đặt ra, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Phạm Đình Khuê MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN................................................................................ 7 1.1. Tình hình nghiên cứu về ý thức chính trị và công tác giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên .................................................................................... 7 1.1.1. Quan niệm về ý thức chính trị ................................................................ 7 1.1.2. Quan niệm về ý thức chính trị của sinh viên ....................................... 12 1.1.3. Bàn về thực trạng và giải pháp nâng cao ý thức chính trị cho sinh viên ... 15 1.2. Khái quát kết quả và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ........... 22 1.2.1. Khái quát kết quả nghiên cứu............................................................... 22 1.2.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ................................................. 24 Chƣơng 2. Ý THỨC CHÍNH TRỊ VÀ Ý THỨC CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM ........................................................................................ 27 2.1. Ý thức chính trị ..................................................................................... 27 2.2. Sinh viên và những phƣơng thức thể hiện ý thức chính trị của sinh viên ................................................................................................................. 41 2.2.1. Sinh viên và ý thức chính trị của sinh viên .......................................... 41 2.2.2. Những phương thức thể hiện ý thức chính trị của sinh viên Việt Nam 46 2.3. Sự cần thiết phải nâng cao ý thức chính trị cho sinh viên ................ 55 2.3.1. Nâng cao ý thức chính trị cho sinh viên xuất phát từ vị trí và vai trò của sinh viên trong xã hội ..................................................................................... 55 2.3.2. Góp phần giáo dục - đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ...................... 58 2.3.3. Nâng cao ý thức chính trị cho sinh viên góp phần đấu tranh với những quan điểm sai trái và âm mưu, hoạt động “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch ........................................................................................................... 62 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ........................................ 69 3.1. Những yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến ý thức chính trị của sinh viên Việt Nam ................................................................................ 69 3.1.1. Kinh tế của Việt Nam và toàn cầu hóa hiện nay .................................. 69 3.1.2. Sự tác động của môi trường chính trị - xã hội ..................................... 71 3.1.3. Yếu tố văn hóa, giáo dục ...................................................................... 74 3.1.4. Những đặc điểm, tâm sinh lý lứa tuổi của sinh viên Việt Nam ........... 77 3.2. Thực trạng ý thức chính trị của sinh viên hiện nay ........................... 80 3.2.1. Thái độ trong việc học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ........................................................................................ 80 3.2.2. Niềm tin đối với sự nghiệp đổi mới và định hướng lý tưởng chính trị của bản thân trong quá trình học tập, rèn luyện trên giảng đường đại học .... 84 3.2.3. Thái độ trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc ...................................................................................................... 91 3.2.4. Nhận thức và ý chí chính trị trong việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ................................................................. 96 3.2.5. Hành vi chính trị của sinh viên được biểu hiện trong hoạt động đoàn thể chính trị - xã hội hiện nay ............................................................................ 103 3.3. Nguyên nhân thực trạng ý thức chính trị của sinh viên Việt Nam hiện nay ....................................................................................................... 108 3.3.1. Nguyên nhân của những mặt tích cực ................................................ 108 3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế ....................................................... 112 Chƣơng 4 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN VIỆT NAM .................................................................................................. 117 4.1. Một số vấn đề đặt ra đối với việc nâng cao ý thức chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay .............................................................................. 117 4.1.1. Mâu thuẫn giữa việc phát huy yếu tố tích cực chính trị, với sự thiếu quan tâm tự giác, biểu hiện sai lệch về ý thức chính trị của sinh viên hiện nay ....... 117 4.1.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao ý thức chính trị của chủ thể giáo dục với những hạn chế, bất cập trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và tính đa dạng, phức tạp của thực tiễn đời sống kinh tế, xã hội hiện nay .................................. 120 4.1.3. Mâu thuẫn giữa chính sách đào tạo, việc làm và các chính sách khác góp phần nâng cao ý thức chính trị cho sinh viên với những bất cập trong việc thực hiện những chính sách đó ..................................................................... 123 4.2. Những giải pháp nâng cao ý thức chính trị cho sinh viên Việt Nam giai đoạn hiện nay ....................................................................................... 124 4.2.1. Nhóm giải pháp về kinh tế ................................................................. 124 4.2.2. Nhóm giải pháp về chính trị - tư tưởng .............................................. 128 4.2.3. Nhóm giải pháp về văn hóa - xã hội .................................................. 141 4.2.4. Giải pháp tăng cường giáo dục kết hợp với tự rèn luyện ý thức chính trị của sinh viên ................................................................................................. 145 C. KẾT LUẬN ............................................................................................ 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ Đà ĐƢỢC CÔNG BỐ ...................................................................................... 151 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCHTW Ban chấp hành Trung ương CTQG Chính trị Quốc gia CNXH Ch ủ nghĩa xã hội CNH-HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ĐTN Đoàn thanh niên HĐND Hội đồng nhân dân HSV H ộ i sinh viên KHXH Khoa học xã hội NXB Nhà xu ất bản TNCS Thanh niên cộng sản TTXVN Thông tấn xã Việt Nam TW Trung ương XHCN Xã hội chủ nghĩa 1 A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đây là một sự nghiệp khó khăn, gian khổ, đòi hỏi sự đóng góp của toàn Đảng, toàn dân. Bên cạnh các giai cấp, các tầng lớp cơ bản trong xã hội, lực lượng thanh niên, sinh viên có vai trò vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, họ là người có tri thức về khoa học - kỹ thuật, có tinh thần và nhiệt huyết tuổi trẻ, dám nghĩ, dám làm, dám chấp nhận khó khăn, hy sinh, cống hiến; họ sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước. Chính vì vậy, lực lượng sinh viên luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, bồi dưỡng. Văn kiện Đại hội thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: “Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ cho thế hệ trẻ... hình thành lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [38; tr 243]. Đại hội lần thứ XII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Đổi mới nội dung, phương thức giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng, truyền thống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, xây dựng đạo đức, lối sống lành mạnh, ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật cho thế hệ trẻphát huy vai trò của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [39; tr 162]. Có thể nói đây là chủ trương đúng đắn bảo đảm cho mỗi sinh viên có niềm tin vững chắc vào sự nghiệp đổi mới do Đảng ta lãnh đạo, là yếu tố quyết định tạo ra động lực để mỗi sinh viên phát huy được khả năng của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 2 Sự nghiệp đổi mới ở nước ta ngày càng đi vào chiều sâu, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được khẳng định trên thực tế, việc mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế, đang là cơ hội cho mọi người Việt Nam nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng, học tập, nâng cao ý thức chính trị, đem tài năng và trí tuệ của mình ra phục vụ đất nước. Nhưng, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận sinh viên sống buông thả, thực dụng, xuống cấp về đạo đức, phai nhạt về lý tưởng, thờ ơ với những vấn đề chính trị - xã hội của đất nước đây là một thách thức đặt ra phải quan tâm giải quyết. Đặc biệt ngày nay, các thế lực thù địch đang không ngừng chống phá cách mạng nước ta, thông qua chiến lược "diễn biến hoà bình" trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá, chúng vu cáo, nói xấu Đảng và Nhà nước ta; dựng lên cái gọi là "vấn đề nhân quyền", "vấn đề dân chủ", "vấn đề tôn giáo", "tự quyết dân tộc"; kích động bạo loạn chính trị chúng hô hào xóa bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Trước sự chống phá quyết liệt của kẻ thù, có không ít sinh viên bị mất phương hướng, dao động, hoài nghi, có một bộ phận sinh viên do không theo kịp những diễn biến nhanh và phức tạp của thời cuộc trở nên lẫn lộn, mơ hồ về chính trị, thờ ơ, lãnh đạm với chủ nghĩa xã hội, thiếu tin tưởng vào thắng lợi của công cuộc đổi mới, thiếu quan tâm đến các vấn đề chính trị - xã hội và thậm chí dao động về mục tiêu, lý tưởng phấn đấu. Bên cạnh đó còn một bộ phận sinh viên ngày nay dường như ngại học tập chính trị, thờ ơ với những vấn đề chính trị và lảng tránh những quan hệ xã hội - chính trị. Đây là điều trái ngược hẳn với truyền thống dân tộc Việt Nam trong lịch sử. Thực trạng công tác giáo dục chính trị cho sinh viên hiện nay cũng đang có vấn đề. Hạn chế lớn nhất là công tác giáo dục chính trị cho sinh viên còn thiếu chủ động, nhạy bén, nội dung giáo dục chậm đổi mới, không theo kịp những 3 thông tin cập nhật, nhất là đối với những vấn đề chính trị phức tạp, nhạy cảm đang nảy sinh trong tình hình hiện nay. Phương pháp giáo dục chính trị còn đơn điệu, cứng nhắc, chưa khơi dậy được đặc tính ham hiểu biết của tuổi trẻ. Trong chương trình đào tạo của một số nhà trường, nội dung giáo dục chính trị bị giản lược đến mức tối thiểu, hoặc bị biến thành các kiến thức giáo dục công dân. Trong hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, kể cả tổ chức đoàn thanh niên, hội sinh viên, các cuộc sinh hoạt chính trị dần dần vắng bóng. Những bất cập, hạn chế nêu trên đặt ra cho sự nghiệp giáo dục nhiệm vụ hàng đầu không chỉ là đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ mà còn cần thiết phải giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên, bảo đảm họ thật sự là nguồn nhân lực chất lượng cao - cơ sở để đất nước có sự tăng trưởng về kinh tế và ổn định, bền vững về mặt chính trị - xã hội. Đây là lý do chúng tôi chọn đề tài “Ý thức chính trị của sinh viên ở nước ta hiện nay - thực trạng và những vấn đề đặt ra” vừa là vấn đề cơ bản vừa hết sức cấp thiết. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu ý thức chính trị của sinh viên ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Về phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu diễn biến ý thức chính trị của sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng từ năm 1991 đến nay. - Về không gian nghiên cứu: Một số trường đại học, cao đẳng của Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 3.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn - Đề tài dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về chính trị và giáo dục ý thức chính trị, tư tưởng chính trị. 4 - Cơ sở thực tiễn của đề tài là thực tiễn ý thức chính trị sinh viên trong một số trường đại học, cao đẳng tiêu biểu ở nước ta từ năm 1991 đến nay. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin là phương pháp luận chung nhất. Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp cụ thể khác như: - Phương pháp phân tích tài liệu Phân tích tài liệu thực chất là cải biến những thông tin có sẵn trong tài liệu để rút ra những thông tin cần thiết cho một vấn đề nhất định. Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu này chúng tôi đã tiến hành tìm kiếm và phân tích một số nguồn tài liệu sau: + Những báo cáo có liên quan đến sinh viên, ý thức chính trị, đạo đức lối sống của Trung ương Đoàn, Ban Tuyên giáo Trung ương, Thành đoàn một số thành phố và các nghị quyết của Đảng về thanh viên, sinh viên . + Luận án, luận văn, đề tài khoa học, bài viết trên báo và các tạp chí có liên quan đến chính trị và ý thức chính trị của sinh viên. Từ những nguồn tư liệu này chúng tôi phân tích và rút ra những thông tin cần thiết để phục vụ cho đề tài của mình. - Phương pháp phỏng vấn sâu Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thông qua việc tác động tâm lý - xã hội trực tiếp của người đi hỏi và người được hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục đích nghiên cứu. Việc sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu nhằm tìm hiểu sâu về các đặc tính, tính chất của đối tượng nghiên cứu dựa trên những nhận định đánh giá của người được phỏng vấn. Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu các đối tượng sau: sinh viên, các nhà hoạch định chính sách cho sinh viên, vv... 5 - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Trong xã hội học việc điều tra bằng bảng hỏi với tư cách là thu thập thông tin sơ cấp nhưng chiếm một vị trí chủ đạo trong nghiên cứu bởi tính ưu việt của nó. Đây là một trong những phương pháp được đề tài vận dụng và triển khai theo quy trình phù hợp với chuyên ngành. Để có kết quả và thông tin mang tính đại diện, khách quan, khoa học, chính xác nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành chọn ngẫu nhiên đối với các đối tượng sinh viên một số trường đại học, cao đẳng. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về ý thức chính trị của sinh viên, thực trạng ý thức chính trị của sinh viên, luận án đưa ra những giải pháp nâng cao ý thức chính trị cho sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục đích trên luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau: - Tổng quan các công trình có liên quan đến đề tài luận án. - Làm rõ những vấn đề lý luận về ý thức chính trị và ý thức chính trị của sinh viên. - Phân tích thực trạng ý thức chính trị của sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. - Làm rõ những vấn đề đặt ra về ý thức chính trị trong sinh viên, đưa ra những giải pháp cơ bản góp phần nâng cao ý thức chính trị cho sinh viên. 5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án - Trên cơ sở hệ thống hoá, làm rõ khái niệm về ý thức chính trị, ý thức chính trị sinh viên, tác giả luận án đưa ra những phương thức những biểu hiện ý thức chính trị của sinh viên, trong đó nhấn mạnh tư tưởng yêu nước, tính 6 tích cực hoạt động chính trị - xã hội, thái độ với truyền thống dân tộc, tư tưởng lập thân, lập nghiệp, hợp tác, khát vọng được cống hiến cho đất nước trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là đặc trưng nổi bật về ý thức chính trị của sinh viên Việt Nam hiện nay. - Trên cơ sở khảo sát và đánh giá một cách khoa học thực trạng ý thức chính trị của sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học. Luận án đã đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao ý thức chính trị cho sinh viên Việt Nam trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án góp phần nâng cao nhận thức việc xây dựng ý thức chính trị cho sinh viên nói riêng và cho thế hệ trẻ Việt Nam nói chung. - Cung cấp luận cứ khoa học cho các ngành, các cấp trong việc hoạch định chính sách xây dựng ý thức chính trị cho sinh viên ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. - Kết quả của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy các chuyên đề liên quan đến giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương và 10 tiết. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu về ý thức chính trị và công tác giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên Ý thức chính trị của sinh viên từ lâu đã là trung tâm chú ý của Đảng và Nhà nước cũng như các đoàn thể chính trị - xã hội và nhiều nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trên cơ sở khảo cứu các công trình liên quan đến ý thức chính trị, ý thức chính trị của sinh viên có thể khái quát thành các vấn đề cơ bản sau: 1.1.1. Quan niệm về ý thức chính trị Liên quan đến ý thức chính trị có thể kể đến một loạt các công trình: “Ý thức chính trị của giai cấp công nhân trong một số doanh nghiệp ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” của PGS.TS Phan Thanh Khôi, Nxb Chính trị, năm 2003; “Những yếu tố động lực trong hệ thống chính trị ở Việt Nam” GS.TS Nguyễn Duy Gia, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1994; Dương Thị Thanh Xuân: “Ý thức chính trị của công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta hiện nay”, Luận án Tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 2007; “Tuyên truyền, giáo dục ý thức chính trị cho công nhân thuộc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh” của Vũ Quang Vinh; “Ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa nguồn sức mạnh tinh thần của nhân dân ta” của GS Đỗ Tư (1992); đề tài: “Phát triển ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa trong xã hội và Quân đội thời kỳ đổi mới” của GS.TS Lê Văn Quang (2001); đề tài “Bản chất quá trình phát triển ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa của sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ của Trần Văn Bình, Học viện Chính trị Quân sự, Hà Nội, 1997; đề tài: “Quá trình phát triển ý thức chính trị của học viên sĩ quan 8 pháo binh hiện nay”, Luận văn thạc sĩ của Phùng Văn Ngọc, Học viện Chính trị Quân sự, Hà Nội, 1997. Trong các công trình nêu trên đáng chú ý là công trình: “Những yếu tố động lực trong hệ thống chính trị ở Việt Nam”, GS.TS Nguyễn Duy Gia cho rằng: “ Ý thức chính trị là một bộ phận của ý thức xã hội, tồn tại trong xã hội một cách khách quan do nhu cầu phát triển xã hội... xét về mặt nội dung, ý thức chính trị là một phạm trù chính trị được biểu hiện qua các yếu tố tư duy chính trị, tư tưởng, quan niệm của từng cá nhân và của giai cấp về những vấn đề chính trị” [51; tr 43]. Theo tác giả nội dung của ý thức chính trị thuộc thượng tầng kiến trúc của xã hội, nó có kết cấu phức tạp, bao gồm tư duy chính trị, học thuyết chính trị, thái độ tình cảm, niềm tin chính trị cá nhân, tầng lớp và giai cấp trong xã hội. Tác giả cho rằng ý thức chính trị ở dạng phổ quát nhất được phân chia thành hai mức độ: mức độ tư duy lý luận chính trị và mức độ tâm lý chính trị [51; tr 46]. “Giáo trình Triết học Mác- Lênin”, do Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các môn Khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2004), coi ý thức chính trị là một bộ phận của ý thức xã hội, tuy không đưa ra khái niệm nhưng công trình đã chỉ ra ý thức chính trị là một hình thái ý thức xã hội, nó xuất hiện trong các xã hội có giai cấp và nhà nước. Nó phán ánh các quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội giữa các giai cấp, các dân tộc và các quốc gia, cũng như thái độ của các giai cấp đối với quyền lực nhà nước. Đặc trưng của ý thức chính trị là thể hiện trực tiếp và tập trung lợi ích của giai cấp [52; tr 587]. Cuốn sách khẳng định ý thức chính trị (đặc biệt là hệ tư tưởng chính trị) có vai trò quan trọng đối với sự phát triển xã hội thông qua tổ chức nhà nước nó tác động trở lại cơ sở kinh tế và “có thể, trong những giới hạn nhất 9 định thay đổi cơ sở kinh tế”. Trong ý thức chính trị của giai cấp công nhân thì hệ tư tưởng chính đó là chủ nghĩa Mác - Lênin, đây là hệ tư tưởng triệt để, cách mạng và thật sự khoa học. Đối lập với hệ tư tưởng tư sản, hệ tư tưởng Mác - Lênin dẫn dắt giai cấp công nhân và nhân dân lao động tiến hành cuộc đấu tranh tự giác xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng xã hội mới tốt đẹp, công bằng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với quy luật lịch sử [52; tr 588]. Tiếp tục khẳng định ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa có vai trò quan trọng trong công tác lãnh đạo của đảng cộng sản, trong cuốn:“Đảng lãnh đạo quân đội Liên Xô, Cu ba, Cộng hòa Dân chủ Đức, Triều Tiên” mặc dù các tác giả chưa đưa ra quan quan niệm về ý thức chính trị, nhưng cuốn sách cũng khẳng định: “Ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa, đó chính là chủ nghĩa Mác - Lênin, các nghị quyết của Đảng, phải làm cho những người lính xã hội chủ nghĩa tin tưởng vào nó, từ đó xây dựng ý thức giai cấp, ý thức dân tộc và tinh thần chiến đấu độc lập” [49; tr 42]. Trong đề tài nghiên cứu:“Các biện pháp quản lý nhằm tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính tỉnh Thái Nguyên”, tác giả Chu Mạnh Cường quan niệm: ý thức chính trị là sự phản ánh các quan hệ trong xã hội, phản ánh những lợi ích căn bản và địa vị của các giai cấp và mối quan hệ giữa các giai cấp đó trong quản lý đất nước [18; tr 9]. Theo tác giả ý thức chính trị gồm: Ý thức về quyền dân tộc, sự toàn vẹn lãnh thổ, sự giàu mạnh của đất nước; ý thức về thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, về chiến lược phát triển đất nước; ý thức về quyền lợi là nghĩa vụ công dân được thể hiện trong cuộc sống học tập, lao động và hoạt động chính trị - xã hội về sự giàu mạnh của đất nước và hạnh phúc của nhân dân; ý thức về nghĩa vụ quân sự xây dựng và bảo vệ Tổ quốc chống mọi âm mưu thủ đoạn xâm phạm đến trật tự, an ninh, chủ quyền của quốc gia [ 18; tr 9]. 10 Ý thức chính trị trong học viên các trường quân sự cũng luôn được quan tâm, vì thế đề tài: “Đặc điểm ý thức chính trị trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam và vận dụng trong xây dựng ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa cho học viên ở Trường Quân sự Quân khu 5 hiện nay”, tác giả Vương Hồng Sơn quan niệm: ý thức chính trị là hệ thống các quan điểm, tư tưởng, lý luận, tâm lý và tình cảm của một giai cấp về địa vị vai trò lịch sử, về mục tiêu và nhiệm vụ chính trị, về đường lối chiến lược và sách lược của giai cấp đó trong một giai đoạn nhất định của lịch sử [118; tr 9]. Trong đề tài: “Công đoàn trong việc nâng cao ý thức chính trị của giai cấp công nhân ở nước ta hiện nay”, tác giả Nguyễn Cao Tiến cho rằng: ý thức chính trị chính là sự hiểu biết, sự quan tâm đến những vấn đề chính trị. Cụ thể hơn, ý thức chính trị là sự phản ánh các quan hệ kinh tế - xã hội, phản ánh những lợi ích cơ bản và địa vị của các giai cấp và mối quan hệ giữa các giai cấp đó trong việc giành hoặc duy trì quyền điều hành nhà nước. Theo tác giả ý thức chính trị rất phong phú nhưng cái cốt lõi của nó là những hiểu biết, những nhận thức của một giai cấp về địa vị lịch sử, về đường lối, chiến lược, sách lược, những nhiệm vụ của giai cấp mình trong sự phát triển của lịch sử [103; tr 8]. Trong đề tài: “Nâng cao ý thức chính trị cho đội ngũ công nhân tỉnh Yên Bái trong thời kỳ đổi mới hiện nay”, tác giả Nguyễn Anh Tuấn đã đưa ra quan niệm: “Ý thức chính trị là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh mọi mặt của đời sống xã hội, vì nó phản ánh mọi mặt của đời sống chính trị, đời sống xã hội nên phải có cách nhìn nhận đánh giá về mức độ dân chủ, về cơ chế hoạt động của nhà nước, ý thức chính trị cũng là sự nhìn nhận, thái độ, đánh giá cơ cấu cơ chế hoạt động của nhà nước, hoạt động của các giai cấp( nhà nước bao giờ cũng là của một giai cấp nhất định, chịu sự chi phối của một đảng phái nào đó)” [104; tr 7]. 11 Trong các công trình về ý thức chính trị, thì công trình “ Ý thức chính trị và sự biểu hiện của nó trong thực tiễn ý thức chính trị của giai cấp công nhân nước ta hiện nay” của PGS.TS Phan Thanh Khôi là công trình công phu hơn cả, tác giả đã trình bày rất chặt chẽ về ý thức và chính trị, từ đó đưa ra khái niệm về ý thức chính trị. Theo tác giả: “Ý thức chính trị là thái độ đối với các thể chế chính trị lớn (nhà nước, đảng phái...) là nhận thức về những nội dung chính trị quan trọng (chế độ chính trị, đường lối, chính sách...phát triển quốc gia); là sự hiểu biết về mình với tính cách là một giai cấp trong mối quan hệ với các giai cấp, tầng lớp cơ bản ( kẻ thù, bạn đồng minh...), dân tộc... nảy sinh trong quá trình xây dựng một chế độ chính trị - xã hội của một đất nước” [69; tr 14]. Cùng chung quan điểm với PGS.TS Phan Thanh Khôi, trong đề tài: “Xây dựng ý thức chính trị cho học sinh phổ thông trung học ở tỉnh Hoà Bình hiện nay”, tác giả Nguyễn Thị Thìn cũng cho rằng: ý thức chính trị là nhận thức thái độ của một giai cấp, tầng lớp đối với các vấn đề chính trị lớn của đất nước, là biểu hiện quan điểm đối với những chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước. Theo tác giả ý thức chính trị được tạo thành trong sự thống nhất bởi những thành tố cơ bản, một là tri thức chính trị, hai là tình cảm và niềm tin chính trị, ba là lý tưởng chính trị (lý lưởng xã hội) [114; tr 17-22]. Nói tóm lại, các quan niệm của các tác giả đều cho rằng ý thức chính trị là một bộ phận của ý thức xã hội, nó xuất hiện cùng với giai cấp và nhà nước, nó là sự tham gia vào các công việc của nhà nước, cũng như bất kỳ các hình thái ý thức khác, thuộc phạm trù ý thức xã hội, ý thức chính trị không hoàn toàn phản ánh thụ động đời sống chính trị mà trong quá trình phát triển của mình, bằng cách này hay cách khác nó tác động trở lại đối với đời sống chính trị, kinh tế, xã hội vv... Ý thức chính trị chia thành hai cấp độ, ý thức 12 chính trị lý luận và ý thức chính trị mang tính thực tiễn, đây là một trong những nội dung quan trọng để nghiên cứu và làm sảng tỏ trong luận án. 1.1.2. Quan niệm về ý thức chính trị của sinh viên Trong cuốn sách: “V.I.Lênin, các học sinh và cuộc cách mạng”, tác giả Ninel Olessitch và Victor Privalov cho rằng ý thức chính trị của sinh viên Nga không ai có thể phủ nhận, họ là lớp người có khả năng cách mạng lớn lao, họ hăng hái tham gia vào các sự kiện cách mạng dân chủ tư sản ở Nga lần thứ nhất (1905-1907). Để chứng minh nhận định đó, V.I.Lênin và Đảng Cộng sản Bônsêvích Nga đã tìm cách đưa lực lượng sinh viên cách mạng vào hàng ngũ đồng minh với giai cấp công nhân trong các cuộc cách mạng và đã chứng minh được tính đúng đắn của nó. Bởi sinh viên Nga có nghị lực khát khao vươn tới những giá trị mới, họ có ý thức chính trị tốt nếu như định hướng ngay từ đầu cho họ, họ sẽ là lực lượng đồng minh đáng tin cậy của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống chế độ cũ [82]. Vào những năm 80 của thế kỷ XX vấn đề thanh niên sinh viên trở thành mối quan tâm hàng đầu của Viện nghiên cứu thế giới của Nhật Bản. Trong công trình: “Nghiên cứu về sự phát triển ý thức của thanh niên đo lường những chỉ báo về đời sống cá nhân, lao động, thái độ đối với những vấn đề chính trị- xã hội; thu thập những chỉ báo về đời sống và lợi ích cá nhân”, Viện nghiên cứu thế giới của Nhật bản đã chỉ đạo phòng nghiên cứu thanh niên tiến hành khảo sát lấy mẫu 11 nước theo lứa tuổi từ 18-24: Bao gồm Nhật Bản, Mỹ, Anh, Cộng hòa Dân chủ Đức, Pháp, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Nam Tư, Philippin, Hàn Quốc, Brazin, qua nghiên cứu người ta thấy rằng, thanh niên hiện nay đóng vai trò có ý nghĩa trong việc ủng hộ, hướng dẫn các phong trào xã hội vốn đã có cơ sở rộng rãi ở khắp các nước. Đó là một lực lượng tiềm tàng để động viên tuổi trẻ và rất quan trọng đối với việc giải quyết tình trạnh bất ổn trong tương lai [124; tr 15]. 13 Dưới góc nhìn là một sỹ quan quân đội trong đề tài: “Đặc điểm ý thức chính trị trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam và vận dụng trong xây dựng ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa cho học viên ở Trường Quân sự Quân khu 5 hiện nay”, tác giả Vương Hồng Sơn viết: “ Ý thức chính trị của học viên Trường Quân sự Quân khu 5 là hệ thống những tri thức, nhận thức về chính trị, sự giác ngộ lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiệm vụ chính trị quân đội, của quân khu và của nhà trường trong quá trình giáo dục rèn luyện để trở thành người cán bộ, người chỉ huy cấp trung đội, tiểu đội, bảo đảm cho người học viên thực sự là một chủ thể chính trị độc lập, có khả năng nhận thức đúng đắn bản chất, mặt chính trị của các sự kiện, trong đời sống và trong hoạt động thực tiễn, quân sự của học viên. Sự hiểu biết nắm bắt bản chất cách mạng, khoa học chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự giác ngộ lý tư- ởng và nhiệm vụ củ... nhà nước. 4- Những hoạt động nhằm nâng cao giác ngộ chính trị cho quần chúng, tổ chức quần chúng thực hiện đường lối, những nhiệm vụ chính trị nhất định... 5- Sự khéo léo đối xử để đạt được mục đích mong muốn [111; 158]. Từ điển Triết học thì định nghĩa: Chính trị là sự tham gia vào các công việc nhà nước, việc qui định những hình thức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước. Lĩnh vực chính trị bao gồm các vấn đề chế độ nhà nước, quản lý đất nước, lãnh đạo các giai cấp, vấn đề đấu tranh đảng phái, v.v Những lợi ích căn bản của các giai cấp và những quan hệ qua lại của các giai cấp biểu hiện trong chính trị. Chính trị cũng biểu hiện những quan hệ giữa các dân tộc và giữa các quốc gia (chính sách đối ngoại). Các quan hệ giữa các giai cấp và do đó, cả chính trị của họ nữa bắt nguồn từ địa vị kinh tế của họ. Những tư tưởng chính trị và những thể chế tương ứng với chúng là kiến trúc thượng tầng bên trên cơ sở hạ tầng kinh tế. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn không có nghĩa rằng chính trị là hệ quả thụ động của kinh tế... [110; tr 85... 86]. Từ những định nghĩa trên có thể khẳng định: Chính trị là hoạt động chính trị, thực tiễn chính trị, hay là cuộc cạnh tranh giữa các nhóm lợi ích xung đột với nhau, cũng như giữa các cá nhân vì quyền lực và vai trò thủ lĩnh 30 và hoạt động nhằm mở rộng quyền giám sát và vì một số mục đích khác (của các nhóm nằm ngoài chính phủ); là đời sống chính trị như là lĩnh vực hoạt động hay nghề nghiệp cơ bản; là sự lãnh đạo chính trị (thực hiện chính sách, đường lối) vì các mục đích riêng tư; là các nguyên tắc, các chính kiến, các ý kiến hay sở thích chính trị của các cá nhân riêng biệt; là tổng thể những mối quan hệ tương tác hay cạnh tranh giữa những người sống trong cùng một xã hội; là quan hệ giữa những thủ lĩnh và những người không phải là thủ lĩnh trong bất kỳ một tổ chức xã hội nào (cộng đồng chính trị, giáo hội, câu lạc bộ hay công đoàn); là khoa học chính trị. Xuất phát từ tính đa nghĩa của thuật ngữ “chính trị”, đòi hỏi phải giải thích rõ nghĩa nó được sử dụng: nghĩa khoa học hay nghĩa hàng ngày. Xét cách chung nhất, đời sống chính trị có những nội dung cơ bản sau đây: khoa học ở chừng mực chính trị hòa làm một với tri thức, tư tưởng, dựa vào chúng; định hướng, lợi ích, mục đích của các nhóm xã hội và các thể chế chính trị khác nhau; hoạt động thực tiễn nhằm thực hiện các mô hình chính trị, xã hội tương lai, các chương trình và các đường lối mong muốn; các chủ thể và khách thể của tương tác chính trị (cá nhân, nhóm, giai cấp, quần chúng, nhà nước); tham gia vào nhà nước, tác động đến quyền lực của các lực lượng chính trị khác nhau (đảng, công dân, nhóm gây áp lực); quan hệ giữa các chủ thể xã hội về vấn đề quyền lực nhà nước; điều tiết và thống nhất lợi ích xã hội của các nhóm xã hội, của các giai cấp, đảm bảo tính toàn vẹn của xã hội, giải quyết các xung đột; hoạt động quản lý (chính trị là nghệ thuật của cái có thể). Như vậy, chính trị trước hết và chủ yếu là quan hệ giữa các giai cấp (tương quan lực lượng giữa các giai cấp, các tập đoàn xã hội với nhau). Trong xã hội có giai cấp, mọi hình thái kinh tế - xã hội có một kết cấu giai cấp nhất định, trong đó có những giai cấp cơ bản (là giai cấp tiêu biểu cho bản chất của chế độ kinh tế - xã hội đang tồn tại, quyết định sự tồn tại, phát 31 triển của hệ thống sản xuất trong xã hội đó) và những tầng lớp trung gian. Quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp đó trong việc giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước chính là chính trị. Theo V.I.Lênin: “Chính trị là sự tham gia vào những công việc của nhà nước, là việc vạch hướng đi cho nhà nước, việc xác định những hình thức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước [75; tr 404]. Như vậy, cái quan trọng nhất trong chính trị, theo V.I.Lênin, là “tổ chức chính quyền nhà nước”, chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp và các cộng đồng xã hội về vấn đề nhà nước; là sự tham gia của nhân dân vào các công việc nhà nước; là tổng hợp những phương hướng, những mục tiêu được quy định bởi lợi ích cơ bản của giai cấp, của đảng phái; là hoạt động thực tiễn của các giai cấp, các đảng phái, các nhà nước để thực hiện đường lối đó được lựa chọn nhằm đạt được những mục tiêu đó đề ra. Theo C.Mác và Ph.Ăngghen thì: “Quyền lực chính trị, theo đúng nghĩa của nó, là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp một giai cấp khác” [83; tr 628]. Quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền được tổ chức thành nhà nước. Chính trị là một lĩnh vực hoạt động bao trùm, thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong kinh tế, tư tưởng, khoa học, nghệ thuật. Trong xã hội có giai cấp, chính trị lôi cuốn tất cả mọi thành viên trong xã hội vào các hoạt động xã hội và về thực chất thì không ai có thể “đứng ngoài chính trị” V.I.Lênin có lưu ý: về kẻ thù thứ hai – nạn mù chữ - tôi có thể nói rằng chừng nào ở nước ta, còn có một hiện tượng như vậy, thì rất khó có thể nói đến giáo dục chính trị. Đó không phải là một nhiệm vụ chính trị, đó là một điều kiện mà nếu thiếu, thì không thể nói đến chính trị được. Một người không biết chữ là người đứng ngoài chính trị, ở đây V.I.Lênin lưu ý đến “dân trí”, nếu thấp kém, dễ ngộ nhận, hoạt động chính trị phiêu lưu, mạo hiểm, mù quáng. 32 Con người tham gia vào hoạt động chính trị để đạt được những giá trị nhất định trong xã hội có giai cấp. Nhân tố thúc đẩy con người đi đến hành động chính trị là động lực chính trị. Động lực chính trị hình thành trên cơ sở nhu cầu, lợi ích chính trị. Sự mong muốn đạt được lợi ích chính trị đó chính là động cơ thúc đẩy các hoạt động chính trị của con người, giai cấp, dân tộc, quốc gia. Động lực chính trị bao hàm hai yếu tố: Nhu cầu - lợi ích và giác ngộ lợi ích của mỗi người, mỗi giai cấp, mỗi tổ chức chính trị. Mỗi hành động tự giác của con người đều hàm chứa trong đó những lợi ích nhất định. Khi đạt được lợi ích thì nó lại trở thành động lực thúc đẩy mỗi chủ thể hoạt động một cách nhiệt tình, sáng tạo hơn. Do đó, việc nhận thức đúng về các nhu cầu - lợi ích chính trị là rất quan trọng để nó trở thành động lực thúc đẩy các hoạt động chính trị một cách tự giác. Từ quan niệm về ý thức và chính trị, thấy rằng ý thức chính trị là một khái niệm phức tạp trong triết học cũng như trong chính trị học. Việc đưa ra một định nghĩa chính thống, bảo đảm tính khoa học và được đa số thừa nhận là một việc không hề đơn giản. Tuy nhiên, để phục vụ cho nhận thức chính xác hơn thì sự “trừu tượng hóa” để đạt đến nhận thức khái niệm là công việc cần thiết. Chính V.I.Lênin đã chỉ ra rằng: Chúng ta không thể biểu hiện, thể hiện, đo lường, hình dung sự vận động mà không cắt đứt tính liên tục, không đơn giản hóa, không làm thô lỗ, không tách rời, không làm chết cứng cái đang sống. Việc tư duy (không những tư duy mà cảm giác) hình dung sự vận động (không những sự vận động mà tất cả các khái niệm) bao giờ cũng làm thô lỗ, làm chết cứng. Do đó, trong khoa học không thể lảng tránh việc đưa ra định nghĩa khái niệm, mặc dù mỗi khi định nghĩa khái niệm là làm cho nó trở nên nghèo nàn và khô cứng. Thuật ngữ ý thức chính trị đã được C.Mác, Ph.Ăngghen, đặc biệt là V.I.Lênin nhắc đến khá nhiều lần trong các bài nói, bài viết và trong những 33 công trình nghiên cứu của mình, nhưng các ông không đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về ý thức chính trị. Tuy nhiên, trên cơ sở khái quát những đặc trưng cơ bản của ý thức và chính trị trong quan niệm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin chúng ta có thể định nghĩa về ý thức chính trị như sau: Ý thức chính trị - một bộ phận của hình thái ý thức xã hội trong xã hội có giai cấp và nhà nước, là hệ thống quan điểm, lý luận phản ánh các quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội giữa các giai cấp, các dân tộc và các quốc gia, cũng như thái độ của một giai cấp, tầng lớp về địa vị lịch sử, nhiệm vụ chính trị, chiến lược, sách lược của giai cấp đó trong tiến trình phát triển của lịch sử nói chung, trong phát triển của quốc gia của dân tộc mình nói riêng cũng như thái độ với quyền lực nhà nước. Từ khái niệm trên thấy rằng, ý thức chính trị là ý thức giai cấp, phản ánh mối quan hệ giữa các giai cấp và tầng lớp, cuộc đấu tranh giai cấp trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Ý thức chính trị được chia thành các cấp độ: ý thức chính trị thông thường, ý thức chính trị cấp độ lý luận và ý thức chính trị của cộng đồng và cá nhân. Ý thức chính trị thông thường đó là những biểu hiện của những tâm lý, tình cảm, ước mơ... nảy sinh trong quá trình sản xuất vật chất, hoạt động chính trị- xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học, hay nói cách khác, ý thức chính trị thông thường là những tri thức được chủ thể thu nhận trực tiếp trong quá trình hoạt động thực tiễn. Vì vậy, ý thức chính trị thông thường chưa có hệ thống, không có tầm nhìn lịch sử rộng lớn, chưa có được khái niệm, phạm trù, quy luật chính trị. Nó chưa đi sâu vào bản chất và các quy luật chính trị, nó chưa tạo thành một hệ thống tri thức chính trị chặt chẽ, chưa tìm được mối liên hệ bản chất của chính trị nằm trong lĩnh vực nào. Do vậy, phạm vi áp dụng và tính hướng dẫn của những tri thức chính trị kinh nghiệm 34 thường bị hạn chế trong phạm vi hẹp. Ph.Ăngghen đã khẳng định: “sự quan sát dựa vào kinh nhiệm, tự nó không bao giờ có thể chứng minh được đầy đủ tính tất yếu” [87; tr 718]. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa tri thức chính trị thông thường ít giá trị, mà ngược lại, nó có nội dung rất phong phú, bao hàm nhiều mặt đời sống chính trị và ở một mức độ nào đó đã phản ánh được bản chất của các vấn đề chính trị. So với cấp độ lý luận, ý thức chính trị ở cấp độ thông thường có điểm mạnh ở chỗ nó gần hơn với hiện thực trực tiếp của đời sống chính trị, do đó nó có thể phản ánh những chi tiết của đời sống từ thực tiễn chính trị. Ý thức chính trị lý luận, nó phản ánh đời sống chính trị một cách khái quát và sâu sắc, nó chính là hệ thống tri thức chính trị được khái quát hóa từ những kinh nghiệm thực tiễn, phản ánh mối liên hệ bản chất, tất nhiên mang tính quy luật của các hoạt động chính trị - xã hội, nó có vai trò chỉ đạo, dự báo, định hướng cho những hoạt động chính trị của giai cấp, tầng lớp và xã hội. Theo C.Mác những tri thức lý luận là đem quy sự vận động bề ngoài, chỉ biểu hiện trong hiện tượng về sự vận động bên trong thực sự. Như vậy, tri thức chính trị lý luận thuộc trình độ cao hơn so với tri thức kinh nghiệm. Tri thức chính trị lý luận phản ánh hiện thực trong bản chất, mang tính trừu tượng và khái quát hóa cao, đem lại sự hiểu biết sâu sắc về bản chất, quy luật của các hoạt động chính trị - xã hội của con người mà đỉnh cao là các học thuyết chính trị. Chính vì vậy, ý thức chính trị lý luận làm cho các hoạt động chính trị của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội trở lên chủ động, tự giác, phong phú hơn, tránh được tình trạng mò mẫm, tự phát trong quá trình hoạt động chính trị - xã hội. Ý thức chính trị thông thường và ý thức chính trị lý luận tuy là hai mức độ phát triển khác nhau nhưng chúng đều là sự phản ánh hiện thực đời sống chính trị nên chúng có quan hệ biện chứng với nhau. Ý thức chính trị thông 35 thường biểu hiện với dạng tâm lý, tình cảm giai cấp, là luận cứ để ý thức chính trị lý luận khai thác, khái quát hóa, hệ thống hóa thành những học thuyết, tư tưởng; làm cho lý luận bớt xơ cứng, bớt sai lầm. Và ý thức chính trị lý luận chỉ thực sự khoa học khi nó được khái quát từ ý thức chính trị thông thường. Theo V.I.Lênin “Thiếu cảm xúc con người không thể và không bao giờ tìm kiếm được chân lý” [74; tr 112]. Ngược lại, lý luận, học thuyết lại củng cố, định hướng cho sự phát triển tâm lý, tình cảm cho các giai cấp, tầng lớp. Nếu tư tưởng chính trị đó là khoa học, nó sẽ thúc đẩy tâm lý xã hội phát triển theo hướng tích cực, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Nếu tư tưởng chính trị đó là phản khoa học nó sẽ kích thích những yếu tố tiêu cực sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội. Vì mối quan hệ đó mà trong thực tiễn hoạt động giáo dục ý thức chính trị cho mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng cần khuyến khích, nuôi dưỡng, giáo dục cả ý thức chính trị thông thường và cả ý thức chính trị lý luận. Căn cứ vào chủ thể mang ý thức chính trị, thì ý thức chính trị gồm ý thức chính trị cộng đồng (xã hội, nhóm xã hội, giai cấp, tầng lớp...) và ý thức chính trị cá nhân. Ý thức chính trị cộng đồng là ý thức chính trị nảy sinh từ nhu cầu, lợi ích chính trị của cả cộng đồng xã hội hoặc của nhóm xã hội, một giai cấp, một tầng lớp nào đó trong cộng đồng. Đó là chuẩn mực giá trị chung về nhu cầu, lợi ích chính trị được cả cộng đồng chấp nhận và nó là động lực thúc đẩy các hoạt động chính trị tự giác của cả cộng đồng. Ý thức chính trị cá nhân là nhận thức, là thái độ của từng cá nhân về những vấn đề hiện thực của đời sống chính trị. Vì vậy, ý thức chính trị cá nhân rất đa dạng, phong phú và mang đậm màu sắc chủ quan. Một vấn đề hiện thực của đời sống chính trị có thể được nhìn nhận dưới những lăng kính khác nhau, có thái độ khác nhau và từ đó có thể có những hành động khác nhau. Cho nên trong thực tiễn giáo dục ý thức chính trị cho mỗi cá nhân, cần 36 khuyến khích tính tích cực, sáng tạo, đồng thời phải có sự định hướng để tránh những nhận thức không đúng dẫn đến những hậu quả tiêu cực. Ý thức chính trị cộng đồng và ý thức chính trị cá nhân có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Ý thức chính trị cộng đồng cũng là ý thức chính trị của một xã hội, một nhóm người, một tập đoàn người. Vì vậy, nó chỉ tồn tại, phát triển, thể hiện thông qua ý thức chính trị của mỗi cá nhân. Tất nhiên, ý thức chính trị cộng đồng không phải là phép cộng giản đơn của các ý thức chính trị cá nhân mà nó là chất mới được đúc kết từ những tinh hoa của các ý thức chính trị cá nhân, nó được cả cộng đồng chấp nhận. Ngược lại, mỗi cá nhân là một phần tử đơn giản nhất tạo thành cộng đồng xã hội, được hình thành và phát triển trong quan hệ xã hội, mỗi cá nhân đều là một thành viên của một xã hội cụ thể, một giai cấp cụ thể nên ý thức chính trị của cá nhân đều mang nội dung, mang dấu ấn nào đó, đều là sự biểu hiện ở mức độ này hay mức độ khác của ý thức chính trị cộng đồng và đều bị chi phối, bị định hướng bởi ý thức chính trị cộng đồng. Trong thực tế, có thể biết được ý thức chính trị của cộng đồng nào đó thông qua việc tìm hiểu một cách tổng hợp ý thức chính trị của các thành viên trong cộng đồng và ngược lại. Xét về mặt bản chất: ý thức chính trị chính là ý thức giai cấp, phản ánh mối quan hệ giữa các giai cấp, như vậy, rõ ràng trong xã hội có giai cấp, không ai có thể đứng ngoài chính trị. Nhóm xã hội nào, tầng lớp nào, giai cấp nào trong xã hội cũng có ý thức chính trị. Mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp, mỗi nhóm xã hội có nhận thức, thái độ khác nhau về đời sống chính trị trên cơ sở nhu cầu, lợi ích chính trị của mình. Do đó, trong xã hội có nhiều ý thức chính trị khác nhau (có thể đối lập, có thể không), nhưng không phải ý thức chính trị của nhóm xã hội, tầng lớp, giai cấp nào cũng vươn tới được tầm lý luận, mà biểu hiện cao nhất là hệ tư tưởng chính trị. Chỉ có những giai cấp tiến bộ, có khả năng đại biểu cho phương thức sản xuất mới, và do đó, hình thái kinh 37 tế - xã hội mới, mới có thể hình thành tư tưởng chính trị có hệ thống, có tính lý luận, tính khoa học dưới dạng học thuyết và tất yếu, khi ấy hệ tư tưởng chính trị của giai cấp này sẽ trở thành thống trị trong xã hội, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của hình thái kinh tế - xã hội. Xét về mặt chức năng: ý thức chính trị bao gồm nhiều chức năng, chức năng nhận thức gắn liền với việc phản ánh lợi ích của các giai cấp, tầng lớp, nhóm; chức năng tư tưởng đặc trưng cho khả năng của nó trong việc bảo vệ các lợi ích ấy; chức năng giao tiếp bảo đảm sự tác động qua lại giữa các chủ thể và đại diện quyền lực; chức năng dự báo biểu thị khả năng của ý thức chính trị trong việc nhận thức các quá trình chính trị sắp diễn ra; chức năng giáo dục có nhiệm vụ đem lại một định hướng xác định cho tính tích cực của công dân. Hệ tư tưởng chính trị là những biểu hiện khái quát của ý thức chính trị, là hệ thống các quan điểm chính trị của một giai cấp nhất định được diễn tả dưới dạng các học thuyết chính trị - xã hội. Nó phản ánh một cách sâu sắc lợi ích giai cấp mà nó phản ánh. Hệ tư tưởng chính trị có vai trò to lớn đối với sự phát triển của xã hội, thông qua đường lối, cương lĩnh của chính đảng tác động trở lại cơ sở kinh tế và trong những giới hạn nhất định làm thay đổi cơ sở kinh tế. Trong đời sống xã hội hệ tư tưởng chính trị đóng vai trò chủ đạo, thâm nhập, chi phối các hình thái ý thức xã hội khác như pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, khoa học, nghệ thuật tác dụng tích cực hay tiêu cực của hệ tư tưởng chính trị phụ thuộc vào tính chất cách mạng hay tiến bộ của giai cấp ấy. Khi một giai cấp tiến bộ, cách mạng tiêu biểu cho xu thế phát triển của lịch sử thì hệ tư tưởng có tác dụng tích cực, nó thúc đẩy xã hội phát triển và ngược lại, khi giai cấp đã lỗi thời, lạc hậu, hệ tư tưởng sẽ phản động, kìm hãm sự tiến bộ xã hội, kìm hãm phát triển kinh tế. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, ý thức chính trị mang tính đồng bộ, nó không chỉ biểu hiện tập trung trong kinh tế mà nó còn nằm trong các hình 38 thái ý thức xã hội khác như: triết học, đạo đức, nghệ thuật, văn hóa... Nó không những bao hàm những quan điểm tư tưởng, lý luận đã được hệ thống hóa của giai cấp công nhân mà còn là những quan điểm, quan niệm, những tình cảm, tâm tư của các giai cấp, tầng lớp được hình thành từ hoạt động thực tiễn và môi trường xã hội. Xét về cấu trúc: ý thức chính trị được tạo thành trong sự thống nhất, tác động qua lại của những thành tố cơ bản sau đây: Một là, tri thức chính trị, tri thức chính trị là những hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội. Tri thức chính trị là sản phẩm của hoạt động lao động xã hội và tư duy của con người, làm tái hiện trong tư tưởng dưới hình thức ngôn ngữ, những mối liên hệ khách quan, hợp quy luật của thế giới khách quan đang được cải biến trong thực tế. Tri thức tập trung kết tinh sức mạnh của con người. Tri thức chính trị là yếu tố cơ bản quan trọng nhất của ý thức chính trị. Nó gồm tri thức lý luận là hệ thống các quan điểm, tư tưởng về chính trị do các nhà lý luận nghiên cứu xây dựng trên cơ sở khái quát từ thực tiễn chính trị. Do tính độc lập tương đối của nó, lý luận có thể đi trước, dự báo hướng phát triển của thực tiễn. Tri thức lý luận mang tính trừu tượng và khái quát cao, đem lại sự hiểu biết sâu sắc về bản chất, tính tất yếu, tính quy luật của các quan hệ chính trị và sự kiện chính trị. Hai là, tình cảm, niềm tin và ý chí chính trị, việc nhấn mạnh yếu tố tri thức chính trị không có nghĩa là phủ định hoặc coi nhẹ vai trò của các nhân tố tình cảm. Nếu tri thức chính trị không biến thành tình cảm, niềm tin và ý chí chính trị của con người hành động thì nó cũng không có vai trò gì đối với đời sống hiện thực. Tình cảm là những thái độ cảm xúc ổn định của con người trong quan hệ của mình đối với thực tại xung quanh và đối với bản thân. Tình cảm chính 39 trị của con người là loại tình cảm cấp cao liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người, nó nói lên thái độ của con người đối với những mặt, những hiện tượng chính trị - xã hội khác nhau trong đời sống xã hội. Nó bao gồm lòng yêu nước, tinh thần quốc tế chân chính, danh dự, lương tâm, tình cảm giai cấp, nhạy cảm chính trị, sự cao thượng, lòng trung thành, tính am hiểu biết, sự ngạc nhiên, hoài nghi khoa học. Niềm tin là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên biểu tượng xã hội. Biểu tượng xã hội trước hết là sự biến đổi hiện thực xã hội thành một đối tượng tinh thần, là sự nhào nặn lại hiện thực với mục đích cắt nghĩa hiện thực đó. Hiện thực được sáng tạo lại bằng biểu tượng theo những mô hình văn hóa và hệ tư tưởng thống trị hiện có trong một xã hội nhất định. Niềm tin chính trị cũng có hai loại: niềm tin chuẩn mực và niềm tin tích cực. Niềm tin chuẩn mực quy định tính bổn phận, nghĩa vụ trong mục đích hành vi, không tin vào kết quả tích cực của hành vi. Niềm tin tích cực thể hiện sự tin tưởng vào vai trò căn bản trong đời sống chính trị - xã hội. Nó có thể quy định mục đích, hành vi cá nhân và tập thể trong suốt quá trình hoạt động chính trị, định hướng những phương tiện để đạt được mục đích đó. Sự khủng hoảng niềm tin diễn ra khi có những biến động chính trị mạnh mẽ. Ở một số người, những niềm tin cũ bị lay chuyển và quá trình này dễ làm lan rộng tới đa số. Ý chí là chí hướng tự giác của con người, nhằm thực hiện những hành vi nào đó. Tâm lý học định nghĩa: ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn. Ý chí giúp con người chuyển từ nhận thức và rung động sang hoạt động thực tiễn, biến đổi thực tại theo nhu cầu, dự định và lợi ích của mình. Nhờ ý chí, con người tổ chức hoạt động và điều khiển, điều chỉnh được hành vi của mình. 40 Ý chí chính trị của con người được hình thành, biến đổi và phát triển tùy theo những điều kiện chính trị - xã hội - lịch sử nhất định, nó phản ánh quan hệ chính trị và lợi ích chính trị. Tính chất của ý chí chính trị tùy theo vai trò của các giai cấp khác nhau và tùy theo tính chất của từng thời đại. Giá trị của ý chí chính trị không chỉ được xem xét ở chỗ ý chí đó mạnh, yếu, cao thượng hay thấp hèn như thế nào, mà còn ở chỗ ý chí đó còn được hướng vào ã hội, trình độ ý thức, rung cảm của cá nhân, niềm tin là những thành phần căn bản của con người. Ba là, lý tưởng xã hội, đây là quan niệm, hình ảnh về một chế độ xã hội được coi là hoàn thiện nhất, phù hợp với lợi ích kinh tế và chính trị của một tập đoàn xã hội nào đó. Trong lịch sử ý thức xã hội, đã hình thành những lý tưởng xã hội và cả những lý tưởng đi ngược lại với sự tiến bộ xã hội; phù hợp ở mức độ nào đó với khuynh hướng phát triển khách quan của xã hội, là cơ sở tư tưởng của những phong trào cách mạng hoặc phản lợi ích và quan niệm của các giai cấp lỗi thời, đi ngược lại tiến trình phát triển xã hội và do đó không thực hiện được. Lý tưởng không chỉ là động lực kích thích hoạt động chính trị mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương thức, phương tiện hoạt động chính trị. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã làm cho các tư tưởng xã hội chủ nghĩa từ không tưởng trở thành khoa học, vạch ra những con đường hiện thực, thực hiện lý tưởng chính trị của giai cấp công nhân và những người lao động là giải phóng triệt để con người. Tóm lại, ý thức chính trị bao gồm nhân tố tri thức và các nhân tố tình cảm, ý chí, niềm tin cùng với sự chuyển hóa, sự thống nhất giữa chúng thì các quan điểm chính trị mới mang tính ổn định, vững chắc, mới trở thành thuộc tính bên trong, trở thành biểu tượng tập trung nhất của xu hướng phát triển nhân cách ngay cả tình huống chính trị có những vấn đề gay cấn phức tạp, và mới mang lại hiệu quả thực sự trong công tác giáo dục chính trị. 41 2.2. Sinh viên và những phƣơng thức thể hiện ý thức chính trị của sinh viên 2.2.1. Sinh viên và ý thức chính trị của sinh viên Thuật ngữ “sinh viên” có nguồn gốc tiếng La tinh “Studens” có nghĩa là những người làm việc nhiệt tình để tìm hiểu và khai thác tri thức. Theo từ điển tiếng Việt, “sinh viên” là thuật ngữ dùng để chỉ những người đang học tập ở các trường đại học và cao đẳng. Muốn trở thành sinh viên phải có đủ điều kiện: đã tốt nghiệp phổ thông trung học, bổ túc trung học, hoặc trung học chuyên nghiệp, có đủ sức khoẻ để học tập và lao động, tuổi đời không quá 32 tuổi tính đến ngày tuyển vào (nếu là công nhân, bộ đội được phép đến 35 tuổi); là công dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đạt điểm tuyển chọn qua kỳ thi tuyển quốc gia. Sinh viên là một tầng lớp xã hội gồm những thanh niên xuất thân từ các giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, đa số họ ở giai đoạn thứ hai của tuổi thanh niên từ 18 đến 25 tuổi, là độ tuổi đẹp nhất của con người, đây là giai đoạn đang trưởng thành về thể chất và tinh thần, nhu cầu tình cảm và lý trí, về khả năng và năng lực tư duy hướng tới sự phát triển hài hoà về nhân cách. Ở giai đoạn này, nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm, trí tuệ phát triển hết sức mạnh mẽ và phong phú. Tuy nhiên, trong lứa tuổi này cũng đang diễn ra mâu thuẫn của độ tuổi đang trưởng thành, đó là mâu thuẫn giữa sinh lý và tâm lý, giữa con người tự nhiên và con người xã hội. Bên cạnh đó, sinh viên còn là một tầng lớp xã hội có trình độ học vấn, hoạt động có mục đích tổ chức theo chương trình nhất định để thực hiện vai trò chuyên môn cao trong lĩnh vực sản xuất tinh thần. Nếu xét từ một cá nhân đến một nhóm và một cộng đồng thì sinh viên là một cấp độ mới của sự phát triển toàn diện. 42 Tuy nhiên, họ cũng là nhân tố chịu sự tác động nhiều mặt từ các điều kiện kinh tế - xã hội, trong đó có cả nhân tố truyền thống và nhân tố đương đại; hơn nữa, do họ còn đang trong lứa tuổi thanh niên cho nên đối với quá khứ, họ dễ có cách nhìn nhận và đánh giá theo cảm tính, thậm chí là phiến diện, cực đoan. Đối với hiện tại, họ có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với các giá trị của xã hội hiện đại, có xu hướng bứt ra khỏi các giới hạn truyền thống để hòa nhập vào các yếu tố của cuộc sống hiện đại. Đối với tương lai họ có những hoài bão ước mơ, thậm chí lý tưởng hoá tương lai. Đây là vấn đề bình thường nhưng vấn đề là ở chỗ khi không đạt được mục đích họ dễ thất vọng và chán nản, thậm chí hoài nghi. Bởi vậy, họ là một tầng lớp nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Là một tầng lớp được hưởng một nền giáo dục đào tạo bậc cao nên họ rất có ý thức trong rèn luyện bản thân, nhưng cũng có những trường hợp sống buông thả. Hiện tượng “nổi loạn”, một mặt là sự mong muốn khẳng định mình bất ngờ chống lại những tiêu chuẩn, hành vi và những quy định, những nét ứng xử và đôi khi cả con đường xây dựng đất nước mà cả xã hội chấp nhận, cố ý làm ngược lại những gì mà nhiều người thừa nhận. Họ thường quan tâm tới bản thân và nhân cách của mình, nhưng họ chưa đánh giá đúng nên họ có khuynh hướng đề cao quá mức đối với xung quanh, muốn “nổi bật” trước mọi người. Chính vì vậy, có những người trong cách ăn mặc, nói năng, đi đứng đôi khi mang tính lập dị. Họ tưởng như đã biết làm chủ được cảm xúc và biết ngụy trang nó trước mặt người khác, vì họ có tri thức nhưng nhìn chung hành vi này càng làm cho họ trở nên ngây ngô trước con mắt của những con người từng trải. Trạng thái “si mê”, “tôn thờ” một thần tượng nào đó cũng là một biểu hiện của sự chưa thật chín chắn trong suy nghĩ và hành động của một bộ phận sinh viên hiện nay. 43 Tình bạn, tình yêu, nguyện vọng được cống hiến, tham gia sinh hoạt tập thể là nét tâm lý cơ bản của sinh viên. Một điều dễ nhận thấy ở sinh viên nữa là họ là một tầng lớp sớm tìm tòi ý nghĩa của cuộc sống, luôn xác định cho mình một xu hướng nghề nghiệp một cách rõ ràng, bởi vì trong quá trình học tập ở bậc đại học sinh viên được tiếp cận những tri thức từ các môn khoa học và do tham dự vào các hoạt động khác nhau của đời sống xã hội nên xu hướng nghề nghiệp của sinh viên được hình thành và phát triển. Nội dung hướng nghề nghiệp được biểu hiện tích cực ở chỗ, các động cơ liên quan đến nghề nghiệp tương lai được củng cố, mong muốn thực hiện tốt trách nhiệm công việc; tăng cường khả năng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống, những nhiệm vụ học tập nặng nề; có tình cảm nghề nghiệp và mong muốn đạt thành tích trong học tập cũng như mọi hoạt động trong trường đại học, cao đẳng. Những biểu hiện này có liên quan đến quá trình thích ứng nghề nghiệp của sinh viên. Đó là sự thích ứng đối với các yêu cầu của nghề nghiệp và rèn luyện những thuộc tính, phẩm chất cần thiết để làm việc có hiệu quả. Việc thích ứng tốt là cơ sở cho sự ổn định nghề nghiệp bảo đảm cho niềm tin đúng đắn vào việc chọn nghề, là cơ sở để khẳng định nhân cách và củng cố xu hướng nghề nghiệp của sinh viên. Chính vì thế sinh viên là nhân vật trung tâm, là đối tượng tác động của mọi hoạt động trong nhà trường. Mặc dù mỗi trường đại học có một cách đào tạo riêng nhưng đều có nhiệm vụ chung là tạo lập cho sinh viên của mình chủ động tiếp xúc với các tri thức khoa học. Nhờ vậy người sinh viên có khả năng tiếp thu tri thức, tiếp thu cái mới trên lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ, khả năng nhạy cảm đối với những vấn đề chính trị - xã hội, nắm bắt được thông tin từ nhiều nguồn, biết phân tích tìm tòi những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Chính vì thế ở hầu hết các quốc gia người khởi xướng các trào lưu tư tưởng, chính trị, lối sống mới thường là sinh viên. 44 Sinh viên là một bộ phận hữu cơ không tách khỏi thanh niên nhưng không phải tất cả trong số họ sẽ trở thành trí thức, vì nếu không chịu khó học tập và tu dưỡng đạo đức tốt vẫn có sinh viên không hoàn thành khoá học. Trong thời đại ngày nay, mặc dù nhiều người trở thành trí thức bằng con đường tự học, nhưng chủ yếu vẫn phải trải qua trường lớp. So với các nước công nghiệp, đội ngũ trí thức của nước ta còn rất mỏng, nếu muốn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì đội ngũ trí thức phải đông về số lượng và đa dạng về cơ cấu thành phần nghề nghiệp, có chất lượng cao. Quy mô đào tạo đại học sẽ tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất lượng, vì thế quy mô sinh viên cũng sẽ tăng lên. Sinh viên Việt Nam hiện nay đang sống, học tập và rèn luyện trong bối cảnh hết sức sôi động của thời kỳ đổi mới đất nước với nhiều thuận lợi căn bản nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức mang tính thời đại. Trọng trách nặng nề và vẻ vang của dân tộc giao phó cho sinh viên phải trở thành nguồn nhân lực...ÿ ž¤ƒ…ÿ…¡¥ƒ ÿ ”…ªÿ«¬ƒÿ ž¤ƒ…ÿ…¡¥ƒ ÿ ®¶’ÿž˜ÿž¸’£ÿ Ž¨ªÿŽ€åÿˆŽÿ…‘’ÿŽ“”ÿ‹•ÿ–•ÿ ‰˜•ƒ£ÿœŸ …˜Žÿ’…·ƒ…ÿ –º ƒ …¦ÿƒ …”£ ”…›”ÿ–¨“Žÿ‹¦ÿ ®¡ÿ–¨“ƒÿ œ˜ŽÿžŸƒ ÿž°ÿŽ…˜ÿ –°ÿ¯°ƒ  †ÿ‹ãÿ®¹ƒÿ Ž…—˜ÿ–™ÿš›’ Ž€¤ ÿ‹’ÿ–•  †˜ÿŽ…§ƒ  ’…˜ÿ¯ƒ…ÿ ‹¥ÿ–±ƒ…ÿž˜ÿ’›’ÿ’¢” (ÿWEBÿ EBÿ (ÿ)0#ÿ (ÿ)0#ÿ (ÿ)0#ÿ GH%ÿ(ÿ (ÿ)0#ÿ $#%1ÿ ( ÿ‰àÿˆáÿ $#%1 $#%1ÿ (ÿ0# (ÿ (ÿ ÿÿ (ÿ0# (ÿ0# ÿ)0#ÿ (ÿ ÿ)0#ÿ (ÿ (ÿ0# (ÿ20#ÿ2Xÿ$XÿBT ÿ$#%1ÿ#ÿ #ÿ ÿÿÿ ÿ#ÿ$#%ÿ #ÿ $#%1ÿ#ÿ (ÿ@P (ÿ@P @F BT ÿ ÿ (ÿ@P $#%1ÿ#ÿ $#%1ÿ#ÿ $#%1ÿ#ÿ@Fÿ$#%1ÿ#ÿ @P $#%1ÿ#ÿU'ÿ 2Yÿ20ÿ$#%ÿ &'ÿ $#%ÿ #ÿ$#%ÿ 23ÿ45ÿ $#%ÿ $#%ÿ2Fÿ ÿ ÿ ÿ ÿ ÿ 20ÿ  ÿ ÿQ $#%ÿ &'ÿ $#%ÿ &'ÿ $#%ÿ &'ÿ BT ÿ $#%ÿ &'ÿ ÿ ÿ $#%ÿ &'ÿ Vÿ`ÿa8ÿ#&ÿR)BT ÿ &'ÿ#&ÿ &'ÿ#&ÿ6ÿ 78ÿ$9ÿ 2Fÿ 6ÿ 78ÿ Q Q BT ÿ a8ÿ ÿ !"ÿ #&ÿR@F S #&ÿR@F S #& 20 #& Q #&ÿR@F S  Iÿ@G7ÿ !C 20ÿa8ÿ BT ÿ @9'ÿ ABÿ GH%ÿ R@F S 20 b !Bÿ  !CS 20ÿ @C#ÿDE I #ÿ a8ÿ b $#% ÿÿÿÿÿdÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿeÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿfÿÿÿÿÿÿÿÿgÿÿÿÿÿÿÿhÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿiÿÿÿÿÿpÿÿÿÿÿÿÿÿÿqÿÿÿÿÿÿrÿÿÿÿÿÿÿÿdsÿddÿÿÿÿÿÿÿÿÿdeÿÿÿÿdfÿÿÿÿÿÿÿÿdgÿÿdhÿÿÿÿÿÿÿÿdiÿÿÿdpÿÿÿÿdqÿ tu vwvtvv !CÿÃÿ(ÅÿGÿ po !Y Ã&ÿ#ÿDEBÿEBÿ8ÿ@ “’ )6ÿ$#ÿ 'ÿTÿ)G Ã&ÿ#ÿDEBÿEBÿ8ÿ@ pq !Cÿÿ)ÿÅÿ G w w w w t ‘w•vwww w w w tvwww w wwtvwww w !CÿÃÿ(Åÿ!&ÿ “u #%ÿ)G Ã&ÿ#ÿDEBÿEBÿ8ÿ@ !Cÿÿ)ÿ Hÿ mk tu‘‘”u‘‘”t”v” v”“w“tvww•”wwwt ’‘u•“wwwtwu‘‘”uuvvt•‘w w ½GH% ”t Ãÿÿ(Åÿÿ4ÿ4 t”wwt–wt’v vt”wv’–‘t’–‘t’–‘t’–‘t•tvww m— !CÿÃÿ(ÅÿBG' t–vw–vwv“‘v t‘“w“•v–wt –vwt•w•t•‘”t–vwvvvt•”t–t !Cÿÿ)ÿA!#ÿÿ9ÿ ”• t”“wtv“’t”• •”w”v“”w”t••wt tuwt“•w•tv”w‘vtt–wt ’ T !CÿÃÿ(Åÿÿ9ÿT kk—lkkjmj—mo"kj—j—kkj—j—kk— mok—jjkk—lokkjljmj lkj m mp !Cÿÿ)ÿÿ9ÿT vtwww–vwwtw‘“ –twwv•wwwvv–wwt ”wwvvtwwv“vww•wwtwv –www w !CÿÃÿÿÃ0ÿ2ÿ ”” D"ÿG7 tt“wwvuwwv”v vuww•vut““tvwwt –wwvtwwwv –wwttvt‘”” !CÿÃÿÿ(ÿ8T'ÿ mo D"ÿÅ` Ã&ÿ#ÿDEBÿEBÿ8ÿ@ ÿ‡…¡âƒ ÿ €‚ƒÿ„…†ÿ µ›˜ÿ®¶’ œ˜ŽÿžŸƒ ÿŽ¡ÿ ‡§ƒ ÿŽ›’ÿ ‡§ƒ ÿŽ›’ÿ ‰¤ƒ…ÿ…¡¥ƒ ÿ Ž€ãƒ…ÿä…­”ÿ‡ˆ‰ÿŠƒ…ÿ‹Œƒÿœ‘’ÿŽ“”ÿ …¤ÿ ÿŽ€¨©¦ƒÿ œ˜ŽÿžŸƒ  ‹¢ƒ£ÿ Ž¨©ŒƒÿŽ€¨©¦ƒÿƒ­ÿ«­Ž£ÿ  ›ÿŽ€¤£ÿ ›˜ÿ ¯›ƒ ÿ¡¥’ÿâÿ ˆŽÿ†ÿ ²¨©¬Žÿ’³†ÿ‰´ƒ £ÿŽ…°ƒ £ÿ¯ƒ…ÿ Ž¡ÿ‹¢ƒÿŽ¹ÿ ž¤ƒ…ÿ…¡¥ƒ ÿ ”…ªÿ«¬ƒÿ ž¤ƒ…ÿ…¡¥ƒ ÿ ®¶’ÿž˜ÿž¸’£ÿ Ž¨ªÿŽ€åÿˆŽÿ…‘’ÿŽ“”ÿ‹•ÿ–•ÿ ‰˜•ƒ£ÿœŸ …˜Žÿ’…·ƒ…ÿ –º ƒ …¦ÿƒ …”£ ”…›”ÿ–¨“Žÿ‹¦ÿ ®¡ÿ–¨“ƒÿ œ˜ŽÿžŸƒ ÿž°ÿŽ…˜ÿ –°ÿ¯°ƒ  †ÿ‹ãÿ®¹ƒÿ Ž…—˜ÿ–™ÿš›’ Ž€¤ ÿ‹’ÿ–•  †˜ÿŽ…§ƒ  ’…˜ÿ¯ƒ…ÿ ‹¥ÿ–±ƒ…ÿž˜ÿ’›’ÿ’¢” (ÿWEBÿ EBÿ (ÿ)0#ÿ (ÿ)0#ÿ (ÿ)0#ÿ GH%ÿ(ÿ (ÿ)0#ÿ $#%1ÿ ( ÿ‰àÿˆáÿ $#%1 $#%1ÿ (ÿ0# (ÿ (ÿ ÿÿ (ÿ0# (ÿ0# ÿ)0#ÿ (ÿ ÿ)0#ÿ (ÿ (ÿ0# (ÿ20#ÿ2Xÿ$XÿBT ÿ$#%1ÿ#ÿ #ÿ ÿÿÿ ÿ#ÿ$#%ÿ #ÿ $#%1ÿ#ÿ (ÿ@P (ÿ@P @F BT ÿ ÿ (ÿ@P $#%1ÿ#ÿ $#%1ÿ#ÿ $#%1ÿ#ÿ@Fÿ$#%1ÿ#ÿ @P $#%1ÿ#ÿU'ÿ 2Yÿ20ÿ$#%ÿ &'ÿ $#%ÿ #ÿ$#%ÿ 23ÿ45ÿ $#%ÿ $#%ÿ2Fÿ ÿ ÿ ÿ ÿ ÿ 20ÿ  ÿ ÿQ $#%ÿ &'ÿ $#%ÿ &'ÿ $#%ÿ &'ÿ BT ÿ $#%ÿ &'ÿ ÿ ÿ $#%ÿ &'ÿ Vÿ`ÿa8ÿ#&ÿR)BT ÿ &'ÿ#&ÿ &'ÿ#&ÿ6ÿ 78ÿ$9ÿ 2Fÿ 6ÿ 78ÿ Q Q BT ÿ a8ÿ ÿ !"ÿ #&ÿR@F S #&ÿR@F S #& 20 #& Q #&ÿR@F S  Iÿ@G7ÿ !C 20ÿa8ÿ BT ÿ @9'ÿ ABÿ GH%ÿ R@F S 20 b !Bÿ  !CS 20ÿ @C#ÿDE I #ÿ a8ÿ b $#% ÿÿÿÿÿdÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿeÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿfÿÿÿÿÿÿÿÿgÿÿÿÿÿÿÿhÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿiÿÿÿÿÿpÿÿÿÿÿÿÿÿÿqÿÿÿÿÿÿrÿÿÿÿÿÿÿÿdsÿddÿÿÿÿÿÿÿÿÿdeÿÿÿÿdfÿÿÿÿÿÿÿÿdgÿÿdhÿÿÿÿÿÿÿÿdiÿÿÿdpÿÿÿÿdqÿ tu vwvtvv !CÿÃÿÿ(ÿ8T'ÿ ”’  Hÿ½# Ã&ÿ#ÿDEBÿEBÿ8ÿ@ mq !Cÿÿ)ÿ#XÿÉ#& Ã&ÿ#ÿDEBÿEBÿ8ÿ@ ”u !Cÿÿ)ÿÿÿE8 v’www ’www“w“ “www““www–•www‘ ”ww“”wwwv “ww‘““twww“”ww !CÿÃÿÿÃ0ÿ2ÿ ok ÿÿE8 Ã&ÿ#ÿDEBÿEBÿ8ÿ@ ‘t !Cÿÿ)ÿ!9ÿ¾#tv•“wwvvwwv“tvvt’””v–“ww”w‘vwwv•www•wt’–ww”‘“”•wttt–ww vtwwwt”ww o— !CÿÃÿÿDÿ!A t‘wvtwt‘wvtwt‘wv“t‘wvut’wwtwt‘wv‘vv“vttvw ‘• !Cÿÿ)ÿÁÿÉ#& ’–”•”t“”• vt v“t•”wwv’t–‘wwvvtw“wwtt“‘wwt’‘’ww”“–wwt“v’”w op !Cÿÿ)ÿDTÿ#%G Ã&ÿ#ÿDEBÿEBÿ8ÿ@ !CÿÃÿÿÃ0ÿ2ÿ ‘” #%ÿÉ#& Ã&ÿ#ÿDEBÿEBÿ8ÿ@ !CÿÃÿÿ(ÿ8T'ÿ oo #%ÿÉ#& ww •“wtw• t’ww“t”wwv “tw•t‘ww w “t’wwwwvt“’w w !CÿÃÿ(Åÿ(Uÿ ‘’ !3 w–”•vtt –”•’vt’•u’vwww w v tw”•t vt’w‘ #$%&'ÿ))0123456324706882586)6760578)16336303255661342744))760)12)463637780362607)262205083806126154814)823706 ÈÉÊÿ9ÊËÈÿÌÊÍËÿÌÊ΁ÿËÏÐ gÏËÿeÈÑÒÿÈÓËÈÿÔÕːÿÖ×ː ØØØ Þ°ßÿàß©ÿ˜áÿ½â½ÿÇãäÙÿÚåÅæÿÇç½ÿÙÇèéÙ±ÿÅæÇêëÅÿ½ìèÿÆÇãíÿÇç½ Çºú­ÿ²Á«¬ÿ­óÿòû«±ÿ°üÿ­®ôÿ ½¾¿±ÿ­À±ÿ²Áµ±ÿ õµö«ÿ²´«ÿ­®»ºÿ²Àµÿ Ǻú­ÿ²Á«¬ÿ·«¬ÿ î¸ïÿ°¼©ÿðÀ«¬±ÿñ¸ïÿòóô­ÿ ¦§ÿ©ª«¬ÿ­®¯«°±ÿ²³ÿ­´µÿ ¬µý÷ÿþµ«°ÿòµ¶«ÿ°¼©ÿ­Ä÷±ÿ «°ÂÃÿ°¼©ÿ­°¸Ä­ÿ ÷°óø«¬ÿ÷°ù÷ÿ°¼©ÿ­Ä÷±ÿ ÿß«¬ÿ­°©ÿ­µö« ¹°Â±ÿñ¸ïÿŽÆÇ «¬°µ¶«ÿ©·¸ÿ¹°º»ÿ°¼© ŽÆÇ Å½ÆÇ «¬°µ¶«ÿ©·¸ÿ¹°º»ÿ°¼© 9@ÿBCDEÿ ¦ÙÙ ÚÛÅÿÜÝ 9@ÿ 9@ÿ FGHIÿEiÿ 9@ÿBGV 9@ÿF‡ÿ 9@ÿ 9@ÿ‘V’Hÿ 9@ÿBGVÿ 9@ÿBGV 9@ÿBGV 9@ÿF‡ÿ BCDEÿ9@ÿIVWHIÿ cTdHIÿ PBrPÿ 9@ÿ XVYHhÿ 9@ÿF‡ÿEˆVÿ EˆVÿ ‘V’Hÿ9@ÿ‘V’HÿFˆHÿPQRÿ XVYHhÿqVHBÿ XVYHhÿ XVYHhÿqVHBÿ iHIÿES‚ÿ EˆVÿÿPQRÿ FGHIÿ XVYHÿES`ÿ efghÿEihÿ sVtHÿEuRhÿ cTdHIÿqVHBÿXVYHÿ eQRÿ PQRÿ FˆHÿFˆHÿPQRÿfVYHÿPBVÿ XVYHÿEBabÿ qVHBÿXVYHÿ XVYHÿEBabÿ IVƒÿ„S…F† E‰HBhÿ PQRÿ EBabÿIVa FGVhÿ EBvPÿEuRhÿ wxy FTdPÿB€ÿ ESTUHI wx@Pÿ PQRÿ ESTUHI BGVhÿPBVÿ IVa EBabÿIVa IVa sBxÿXvP ESTUHI HBpbÿ EBabÿ ESd Va E‰HB BGV wxaH “”f • – — ˜ ™ d “e“““”“f“• “–“— ghijÿljmnÿojpmÿqrÿhsÿtij guuguvwxyuzwg{{ggzy|uvvvw}zvwgwvz|gyy|g{xz}xgv{ ggwyg| ~ hijÿljmnÿojpmÿqrÿhjÿrn€m x{ugz}y|u{vgv|{{y{v|zu}wgwzv{zg{}g{g x wg whijÿljmnÿojpmÿ‚ƒmnÿhjÿ„…†mg|w||yygw{gvuvuwgguz}||{gg{ g gzwy ‡ hijÿljmnÿojpmÿ‚ƒmnÿh…mÿˆpm gv{v|zw|u|vv|{||g{||ggzy|zy|u|v{{{{ gv vhijÿljmnÿojpmÿ‚ƒmnÿ‰Šmÿl†m w}xg||{wxy{ww|vwuyg{vug{|gg{ wu ‹ hijÿljmnÿojpmÿ‚ƒmnÿqnŒjÿtŽpm vy}uxgz|{{vvuyygxxgyzguw{guy{g{uuyzwxz{g{ gu uw{wz }hijÿljmnÿojpmÿ‚ƒmnÿ‘ÿtjmn vvgv|y|||{vgg{|u{uyv|gvgzv|u{|u{gvw ’ hijÿljmnÿojpmÿ‚ƒmnÿrn“ÿqn” gg{u{w|xwvvgw{|ggv|gzgwugvu{xug{gx{wg yw xhijÿljmnÿojpmÿ‚ƒmnÿ•–mnÿrn“‘ g{w u v z } y x g|ggg{gwgugv gz —˜ hijÿljmnÿojpmÿ‚ƒmnÿqn™mnÿhš™ {}vy|uw{|w|gwu|gy{|gv u|g|v|g||| z{|gv|u g u gv{ gghijÿljmnÿojpmÿ‚ƒmnÿtn›ÿœm gv}v|}zv|}y{vv|}vuv||u||uyz ggy gv||{ggzg {} uv| —~ hijÿljmnÿojpmÿqnsmnÿrnÿžsÿtŸm uvuv|gwuv{{vuzw}vzu|ywugvv|gv|vw{zu gwhijÿljmnÿojpmÿ‚ƒmnÿ mÿt™¡ ÐVÿEBˆHBÿcuR —‡ hijÿljmnÿojpmÿ‚ƒmnÿ mÿt¢j z{ygvz|wgwv|vvv||vx||y||{v||gg{w{ gvhijÿljmnÿojpmÿ‚ƒmnÿ£mnÿž¤mn wugz}g{vy|gvv{|zvx}xvgvg{g|{xgzvvzuggvgz}}v} —‹ hijÿljmnÿojpmÿ‚ƒmnÿrn“ÿˆpm ugwzv{ggugwuggx|{ zygwxugy g}hijÿljmnÿojpmÿ‚ƒmnÿ¥nŒmnÿh€™ wguvuwugzug{gzx|{}g}{w{gvg{ Ǻú­ÿ²Á«¬ÿ­óÿòû«±ÿ°üÿ­®ôÿ ½¾¿±ÿ­À±ÿ²Áµ±ÿ õµö«ÿ²´«ÿ­®»ºÿ²Àµÿ Ǻú­ÿ²Á«¬ÿ·«¬ÿ î¸ïÿ°¼©ÿðÀ«¬±ÿñ¸ïÿòóô­ÿ ¦§ÿ©ª«¬ÿ­®¯«°±ÿ²³ÿ­´µÿ ¬µý÷ÿþµ«°ÿòµ¶«ÿ°¼©ÿ­Ä÷±ÿ «°ÂÃÿ°¼©ÿ­°¸Ä­ÿ ÷°óø«¬ÿ÷°ù÷ÿ°¼©ÿ­Ä÷±ÿ ÿß«¬ÿ­°©ÿ­µö« ¹°Â±ÿñ¸ïÿŽÆÇ «¬°µ¶«ÿ©·¸ÿ¹°º»ÿ°¼© ŽÆÇ Å½ÆÇ «¬°µ¶«ÿ©·¸ÿ¹°º»ÿ°¼© 9@ÿBCDEÿ ¦ÙÙ ÚÛÅÿÜÝ 9@ÿ 9@ÿ FGHIÿEiÿ 9@ÿBGV 9@ÿF‡ÿ 9@ÿ 9@ÿ‘V’Hÿ 9@ÿBGVÿ 9@ÿBGV 9@ÿBGV 9@ÿF‡ÿ BCDEÿ9@ÿIVWHIÿ cTdHIÿ PBrPÿ 9@ÿ XVYHhÿ 9@ÿF‡ÿEˆVÿ EˆVÿ ‘V’Hÿ9@ÿ‘V’HÿFˆHÿPQRÿ XVYHhÿqVHBÿ XVYHhÿ XVYHhÿqVHBÿ iHIÿES‚ÿ EˆVÿÿPQRÿ FGHIÿ XVYHÿES`ÿ efghÿEihÿ sVtHÿEuRhÿ cTdHIÿqVHBÿXVYHÿ eQRÿ PQRÿ FˆHÿFˆHÿPQRÿfVYHÿPBVÿ XVYHÿEBabÿ qVHBÿXVYHÿ XVYHÿEBabÿ IVƒÿ„S…F† E‰HBhÿ PQRÿ EBabÿIVa FGVhÿ EBvPÿEuRhÿ wxy FTdPÿB€ÿ ESTUHI wx@Pÿ PQRÿ ESTUHI BGVhÿPBVÿ IVa EBabÿIVa IVa sBxÿXvP ESTUHI HBpbÿ EBabÿ ESd Va E‰HB BGV wxaH “”f • – — ˜ ™ d “e“““”“f“• “–“— hijÿljmnÿojpmÿqnsmnÿrnÿhÿnÿ —’ gwvwzx{{x}|vxwx|wxwgvxy|g{yygyvzg{ywx{uvvxgz}zvy|gv} wuv jmn gxhijÿljmnÿojpmÿ‚ƒmnÿžmÿt™j{x{vu}gz{gv}gz{vvz}{gz| | |vgvuvgvg xgyz ~˜ hijÿljmnÿojpmÿ‚ƒmnÿsÿ¤™ÿÿ•mÿqs }z{xywgguzzgyu}}|}z zxg{ywy|||zgu {ghijÿ jmnÿojpmÿ‚ƒmnÿ£mnÿ„…†m gyxzxvy{vwyvv{vggv||} g{|}w|gz|zg|gz {} ~~ hijÿljmnÿojpmÿ‚ƒmnÿ‰mÿœm ÐVÿEBˆHBÿcuR {whijÿljmnÿojpmÿ‚ƒmnÿ•–mnÿ‰m {wu}xvv{}gz}|w}uuu{y{x{wxxwzg{ gzg} ~‡ hijÿljmnÿojpmÿqnsmnÿnÿmÿqn† g}}xgggvww{xvvgggzx{zvy|xzugu|g|z } {v ÈÿÈxt gxzwvuw{guwug}z|{w|g|g{uwvyu|{|||yuvguvx{g uv{ ~‹ STUHIÿÈÿÿBƒVÿgHB eBTaÿI0VÿgƒCÿPƒCÿRB1ÿc1P {}STUHIÿÈÿV‡xÿ‘THIÿËabÿ‚HB eBTaÿI0VÿgƒCÿPƒCÿRB1ÿc1P ~’ STUHIÿÈfÿfTHIÿBtÿÌVHB eBTaÿI0VÿgƒCÿPƒCÿRB1ÿc1P {xSTUHIÿÈÿ9ҁÿËabÿ‚HB eBTaÿI0VÿgƒCÿPƒCÿRB1ÿc1P STUHIÿÈÿsVHBÿEtÿyÿEBxuEÿeËÿËabÿ ˜ eBTaÿI0VÿgƒCÿPƒCÿRB1ÿc1P ‚HB wgSTUHIÿeÿ9TÿRBDbÿËabÿ‚HB eBTaÿI0VÿgƒCÿPƒCÿRB1ÿc1P ~ STUHIÿeÿ9TÿRBDbÿÈCˆÿgHB eBTaÿI0VÿgƒCÿPƒCÿRB1ÿc1P wwSTUHIÿÈÿ!"ÿg#P eBTaÿI0VÿgƒCÿPƒCÿRB1ÿc1P ‡ STUHIÿeÿÿtÿ9Hÿfa eBTaÿI0VÿgƒCÿPƒCÿRB1ÿc1P wvSTUHIÿe9Òÿ9Hÿfa eBTaÿI0VÿgƒCÿPƒCÿRB1ÿc1P ‹ STUHIÿeÿ9TÿRBDbÿYHÿgƒV g{|ggy}ww||guv|v|||gg w}STUHIÿeÿ9TÿRBDbÿȈÿVaHI gw{{||gu}wzxug{xv||||gg ’ STUHIÿeÿ9TÿRBDbÿeaCÿg$HI eBTaÿI0VÿgƒCÿPƒCÿRB1ÿc1P wxSTUHIÿeÿeGHIÿF%HIÿg#PÿDH eBTaÿI0VÿgƒCÿPƒCÿRB1ÿc1P ‡˜ STUHIÿÈÿe&HIÿHIBV'R}{w{vx|gzyv|gvgvz|{g{||vz||wvw||ugu| ugSTUHIÿe9Òÿ(xWHIÿËVHB uz|v||vu||w{u||{{u||w|w|||{v ‡~ STUHIÿÈÿË&HIÿf!b gg|{|z{uvv||ggvwy}{|{ug| uwSTUHIÿe9ÒÿËI&ÿVaÿv eBTaÿI0VÿgƒCÿPƒCÿRB1ÿc1P ‡‡ STUHIÿÈÿȈÿ)HB eBTaÿI0VÿgƒCÿPƒCÿRB1ÿc1P Ǻú­ÿ²Á«¬ÿ­óÿòû«±ÿ°üÿ­®ôÿ ½¾¿±ÿ­À±ÿ²Áµ±ÿ õµö«ÿ²´«ÿ­®»ºÿ²Àµÿ Ǻú­ÿ²Á«¬ÿ·«¬ÿ î¸ïÿ°¼©ÿðÀ«¬±ÿñ¸ïÿòóô­ÿ ¦§ÿ©ª«¬ÿ­®¯«°±ÿ²³ÿ­´µÿ ¬µý÷ÿþµ«°ÿòµ¶«ÿ°¼©ÿ­Ä÷±ÿ «°ÂÃÿ°¼©ÿ­°¸Ä­ÿ ÷°óø«¬ÿ÷°ù÷ÿ°¼©ÿ­Ä÷±ÿ ÿß«¬ÿ­°©ÿ­µö« ¹°Â±ÿñ¸ïÿŽÆÇ «¬°µ¶«ÿ©·¸ÿ¹°º»ÿ°¼© ŽÆÇ Å½ÆÇ «¬°µ¶«ÿ©·¸ÿ¹°º»ÿ°¼© 9@ÿBCDEÿ ¦ÙÙ ÚÛÅÿÜÝ 9@ÿ 9@ÿ FGHIÿEiÿ 9@ÿBGV 9@ÿF‡ÿ 9@ÿ 9@ÿ‘V’Hÿ 9@ÿBGVÿ 9@ÿBGV 9@ÿBGV 9@ÿF‡ÿ BCDEÿ9@ÿIVWHIÿ cTdHIÿ PBrPÿ 9@ÿ XVYHhÿ 9@ÿF‡ÿEˆVÿ EˆVÿ ‘V’Hÿ9@ÿ‘V’HÿFˆHÿPQRÿ XVYHhÿqVHBÿ XVYHhÿ XVYHhÿqVHBÿ iHIÿES‚ÿ EˆVÿÿPQRÿ FGHIÿ XVYHÿES`ÿ efghÿEihÿ sVtHÿEuRhÿ cTdHIÿqVHBÿXVYHÿ eQRÿ PQRÿ FˆHÿFˆHÿPQRÿfVYHÿPBVÿ XVYHÿEBabÿ qVHBÿXVYHÿ XVYHÿEBabÿ IVƒÿ„S…F† E‰HBhÿ PQRÿ EBabÿIVa FGVhÿ EBvPÿEuRhÿ wxy FTdPÿB€ÿ ESTUHI wx@Pÿ PQRÿ ESTUHI BGVhÿPBVÿ IVa EBabÿIVa IVa sBxÿXvP ESTUHI HBpbÿ EBabÿ ESd Va E‰HB BGV wxaH “”f • – — ˜ ™ d “e“““”“f“• “–“— uvSTUHIÿÈÿ(xWHIÿgHB g||{v||vgx||w }||wg{||{||w|g{gww ‡‹ STUHIÿe9Òÿ(xWHIÿS‚ eBTaÿI0VÿgƒCÿPƒCÿRB1ÿc1P u}È2PÿXV'Hÿ!bÿHBDPÿÈxt eBTaÿI0VÿgƒCÿPƒCÿRB1ÿc1P ‡’ STUHIÿÈÿÒB3ÿ4x!H {w|v||{{||gg|v g|||||{ uxSTUHIÿe9ÒÿB5aÿBVYHÿÈxt eBTaÿI0VÿgƒCÿPƒCÿRB1ÿc1P 6˜ STUHIÿÈÿ!"ÿËIx"YH {vxz}v{g}y{v}|||gvuyxgxgg||||{ y vgeÿ9Òÿ#sÿf#s vy{||g}w}gvv 6~ STUHIÿe9ÒÿCHxb {y yuggzw{z}yzywvxyu|||x u vwSTUHIÿÈÿ7SqVHÿˆÿfDE gg|w||}{y|| | gzuxzvy||||g} 6‡ STUHIÿÈÿˆÿfDE {wzggx|| |g{||g}gy}vu||{v|u||g|||||{ g} STUHIÿe9ÒÿˆÿfDE{uxy}z{g||z{g||{v|z|g|||{wg vvSTUHIÿeÿeGHIÿF%HIÿgHBÿBxuH g{zvvzuv|{x||{|w{}{gw 6‹ STUHIÿeÿ9TÿRBDbÿgHBÿÒBTP eBTaÿI0VÿgƒCÿPƒCÿRB1ÿc1P v}STUHIÿeÿ9TÿRBDbÿ!"ÿËVHB eBTaÿI0VÿgƒCÿPƒCÿRB1ÿc1P 6’ STUHIÿÈÿV‡HÿVaHI eBTaÿI0VÿgƒCÿPƒCÿRB1ÿc1P vxSTUHIÿÈÿ%HIÿBƒR yg||v|yv||{|{|||{ u z|v|gu{ u gu ‹˜ STUHIÿeÿeGHIÿF%HIÿ%HIÿBƒR eBTaÿI0VÿgƒCÿPƒCÿRB1ÿc1P zgSTUHIÿÈÿSˆÿÌVHB vwvgz{ {|zy||zv|}|||}||||gvvgy ‹~ STUHIÿeÿgtHÿS7 ug{u||| uv||| | g||||{ | zwSTUHIÿÈÿÏHÿVaHI gguvggv|gw}uw}{yx}gu{}gw||g}u u } ‹‡ STUHIÿÈÿgDPÿfVYx eBTaÿI0VÿgƒCÿPƒCÿRB1ÿc1P zvSTUHIÿeÿeGHIÿF%HIÿVYHÿVaHI eBTaÿI0VÿgƒCÿPƒCÿRB1ÿc1P ‹‹ STUHIÿeÿ9TÿRBDbÿVYHÿVaHI uy { yg}||w {||gg}||u|||||{u z}STUHIÿe9Òÿ9pPÿS8HI uw|}||{{||| gguzvxw{ ÙÀ«¬ ÿÿ˜”±“˜d ÿÿÿÿÿÿ•±–d— ÿÿÿ“d˜±”–— ÿÿdd±•ff ÿÿÿÿ“˜±˜”• ÿÿÿf™±••— ÿÿÿf”e±—“— ÿÿÿ–±ff• ÿÿÿÿ“e±e˜” ÿÿÿd”e±™•™ ÿÿÿÿÿ˜±•—” ÿÿÿÿÿÿÿ“—– ÿÿd”— ÿÿÿÿÿÿ™— ÿÿÿ•±”dd ÿÿÿ—±”—• ´µ¶ÿH¶€´ÿ·¶¸€ÿ·¶¹9ÿ€º» aº€ÿY´¼½ÿ´¾€´ÿ9¿À€ÁÿÂÀÁ ÄÄÄ ÅŸÆÿÇƝÿ‘Èÿ›É›ÿÊËÌÍÿÎÏÐÑÿÑÒÓÅÿÔÒÐÊÿÕÒÖÐÿ×ØÐÿÙÚÛÜÐÿÍÊÝÿ›ÊÞÍß ÊËÌÍÿÎÏÐÑÿÍÊÝÿÍÊàËÿÕáÿÊÏÒÿÐÊâÅÿãÚä›ÿÍå ›œÿŸ ¡¢ÿ£¤¥¦ÿŸ§ÿ ›î±ÿÇ¡ÿï¤ßÿ£¤­ßÿ Ê ¡¢ÿ£¤¥¦ÿò¬¥ÿŸðêßÿͱõ÷¥ÿ¢¨±õó¥ÿòóÿ ›±¤ÿ¢Ÿ­ÿËÇõñ¯­ÿ Ñ­è­ÿ¢Ÿéÿ¢Ÿê ÿ£ë©ÿ¢ìÿŸí ЦôõÿŸ¤­ÿö­¥Ÿÿò­÷¥ÿªŸøù ¢¨©ÿª«ÿ¥¬¥¦ÿŸ¤­ÿ ¥Ÿðñÿòóÿ¢Ÿéÿ¢Ÿê  ò¬¥ÿ¥¦Ÿú ʤ­ÿ¥Ÿ®¯ÿ°±²ÿ¢³ ¢­³¥¦ÿ꥟ ¥Ÿ®¯ÿ°±²ÿ¢³ H99æÀÿ·ç HEÿefAÿQ@ÿ HEÿRvwQÿ 9@ABÿDEÿ 9@ABÿDEÿ HEÿHFARÿ HEÿDFARÿHEÿefAÿQ@ÿ 9@ABÿDEÿ 9@ABÿDEÿ HEÿyU@Fÿ HEÿDFARÿ 9@ABÿDEÿ 9@ABÿDEÿHEÿIPAÿ HEÿY`abÿ gRhgÿABipÿ ScABÿ Y`aÿ gUcgÿQRFÿHEÿDFARÿVFWAÿ VFWAÿQRXIÿ VFWAÿ gRhgÿABipÿ HFARÿVFWAÿ HFARÿVFWAÿStxgÿQ@ÿVFWAÿQRXIÿ Y`aÿV‚ÿ BFGF QRFÿSTU ScFÿARdI RcFÿgTqÿ StxgÿQ@ÿ €BvwFÿ StxgÿQ@ÿ QRXIÿBFX BFX QRXIÿBFXRcFÿgTqÿQrAR QRXIÿBFX QRXIÿBFX gRhg BFX 9FAÿRƒgÿ QstuAB gRhg AB gRhg „…†‡ˆ ‰  ‘’„“„„„…„†„‡„ˆ „‰ •–—ÿ™—deÿf—gdÿhiÿ•jÿk–— ” llmnopppqmnrnnpq omosnppooqqostpplroloppqnsrsns qmmpp •–—ÿ™—deÿf—gdÿhiÿ•v—ÿiewdx u oyqonytmnqynmq tlsrmrsomsppl npppqrs lqrsp •–—ÿ™—deÿf—gdÿ{|deÿ•v—ÿ}~dx z uu€uu”‚ƒ”„…”„”†u”…u†uu”‚u„”” € ” u” •–—ÿ™—deÿf—gdÿ{|deÿ•~dxÿ‡gd € nrlrrlpnnnrppq qqqqmlmmllrpqrlnppqqqqqq nlr •–—ÿ™—deÿf—gdÿ{|deÿˆ‰dxÿ™d  olrtprqonprp nrlpqpropqonqpoqn n n qpon •–—ÿ™—deÿf—gdÿ{|deÿheŠ—ÿkx‹Œgd … qqyoplroyqotrlpq qqrrpponporppnqqnsqlqtnrpnoqqn osss •–—ÿ™—deÿf—gdÿ{|deÿŽÿk—de „ npqonopppomosmpp opqqnloooqoonpqoqlorpqpqotoqop •–—ÿ™—deÿf—gdÿ{|deÿieÿhe‘ † oyrqrplqqqnpyqq qqqmlpnolnypqqotrpqqqqrnoy •–—ÿ™—deÿf—gdÿ{|deÿ’“deÿie ƒ qplrsonqplrpq ronlqrlosnrnloqqp •–—ÿ™—deÿf—gdÿ{|deÿhe”deÿ••” ”‚ orysloqoqnopo mqorpropqorprmqorprm y qp snlp •–—ÿ™—deÿf—gdÿ{|deÿkxe–ÿ—d ”” norqnorpnomqpq yqopppqrtrppqospppotoynqrppp •–—ÿ™—deÿf—gdÿhejdeÿie˜ÿ™jÿ ”u kšdx ortrmslorqporosmrltsyqmopqosormyolonqpmtl ›œÿŸ ¡¢ÿ£¤¥¦ÿŸ§ÿ ›î±ÿÇ¡ÿï¤ßÿ£¤­ßÿ Ê ¡¢ÿ£¤¥¦ÿò¬¥ÿŸðêßÿͱõ÷¥ÿ¢¨±õó¥ÿòóÿ ›±¤ÿ¢Ÿ­ÿËÇõñ¯­ÿ Ñ­è­ÿ¢Ÿéÿ¢Ÿê ÿ£ë©ÿ¢ìÿŸí ЦôõÿŸ¤­ÿö­¥Ÿÿò­÷¥ÿªŸøù ¢¨©ÿª«ÿ¥¬¥¦ÿŸ¤­ÿ ¥Ÿðñÿòóÿ¢Ÿéÿ¢Ÿê  ò¬¥ÿ¥¦Ÿú ʤ­ÿ¥Ÿ®¯ÿ°±²ÿ¢³ ¢­³¥¦ÿ꥟ ¥Ÿ®¯ÿ°±²ÿ¢³ H99æÀÿ·ç HEÿefAÿQ@ÿ HEÿRvwQÿ 9@ABÿDEÿ 9@ABÿDEÿ HEÿHFARÿ HEÿDFARÿHEÿefAÿQ@ÿ 9@ABÿDEÿ 9@ABÿDEÿ HEÿyU@Fÿ HEÿDFARÿ 9@ABÿDEÿ 9@ABÿDEÿHEÿIPAÿ HEÿY`abÿ gRhgÿABipÿ ScABÿ Y`aÿ gUcgÿQRFÿHEÿDFARÿVFWAÿ VFWAÿQRXIÿ VFWAÿ gRhgÿABipÿ HFARÿVFWAÿ HFARÿVFWAÿStxgÿQ@ÿVFWAÿQRXIÿ Y`aÿV‚ÿ BFGF QRFÿSTU ScFÿARdI RcFÿgTqÿ StxgÿQ@ÿ €BvwFÿ StxgÿQ@ÿ QRXIÿBFX BFX QRXIÿBFXRcFÿgTqÿQrAR QRXIÿBFX QRXIÿBFX gRhg BFX 9FAÿRƒgÿ QstuAB gRhg AB gRhg „…†‡ˆ ‰  ‘’„“„„„…„†„‡„ˆ „‰ •–—ÿ™—deÿf—gdÿ{|deÿû‹vdxÿk”ü ”z »#FÿQRiARÿe$q •–—ÿ™—deÿf—gdÿ{|deÿû‹vdxÿkxý— ”€ tlrppqosrpq smppqrrrpptqppppt t n qrp •–—ÿ™—deÿf—gdÿ{|deÿþdeÿ™ÿde ” qoqqmoormnnttrppq qpqlorprrqorlpqrotslmqsqsnorqp •–—ÿ™—deÿf—gdÿ{|deÿieÿ‡gd ”… qnoqqolqtqotp looqpyqolpnolryl l n yl •–—ÿ™—deÿf—gdÿ{|deÿeŠdeÿ•w” ”„ qnsymspnlqslqp lmoppnlrnppn lrol m s rln •–—ÿ™—deÿf—gdÿhejdeÿie˜ÿ•ÿ ”† eÿ—de mpsqroytmqrnqnotmrto qnplmpnlqqrqnrtystnmnqqqlqqnmnqqqlqqnp mtos •–—ÿ™—deÿf—gdÿ{|deÿ™dxÿk”— ”ƒ qsptoroppoqqtopgRtXppqypootpptyqsqtolootpp •–—ÿ™—deÿf—gdÿ{|deÿjÿÿ”ÿÿ u‚ ’dxÿhj‹ syqssproqqp qqtnoqqrmsmsqmsyl n n rrs •–—ÿ—deÿf—gdÿ{|deÿþdeÿ}~dx u” qnqytmrpqoormpq rlsrpqmymppstnqpn o s oqrp •–—ÿ™—deÿf—gdÿ{|deÿˆ dxÿ—d uu »#FÿQRiARÿe$q •–—ÿ™—deÿf—gdÿ{|deÿ’“deÿˆ dx uz ytrqttmpoqsynq myrnprtqlqqsy oorrm n q ns •–—ÿ™—deÿf—gdÿhejdeÿe˜ÿdÿ u€ he oponynlloqyqpq qrrtnyntqoqnpl tptt m p p æ´ÿ´U u qqrsrpppqqlppqpnpppqrrpppqpopppqpqp 9stuABÿæ´ÿÿ9RFÿaAR u… YRtXÿB!FÿavÿgvÿqR"ÿe"g 9stuABÿæ´ÿæF‚UÿtABÿ€XIÿ u„ æAR YRtXÿB!FÿavÿgvÿqR"ÿe"g 9stuABÿæ´`ÿ`t ABÿ9Rÿ u† ·FAR oonppqpnpplqpp ›œÿŸ ¡¢ÿ£¤¥¦ÿŸ§ÿ ›î±ÿÇ¡ÿï¤ßÿ£¤­ßÿ Ê ¡¢ÿ£¤¥¦ÿò¬¥ÿŸðêßÿͱõ÷¥ÿ¢¨±õó¥ÿòóÿ ›±¤ÿ¢Ÿ­ÿËÇõñ¯­ÿ Ñ­è­ÿ¢Ÿéÿ¢Ÿê ÿ£ë©ÿ¢ìÿŸí ЦôõÿŸ¤­ÿö­¥Ÿÿò­÷¥ÿªŸøù ¢¨©ÿª«ÿ¥¬¥¦ÿŸ¤­ÿ ¥Ÿðñÿòóÿ¢Ÿéÿ¢Ÿê  ò¬¥ÿ¥¦Ÿú ʤ­ÿ¥Ÿ®¯ÿ°±²ÿ¢³ ¢­³¥¦ÿ꥟ ¥Ÿ®¯ÿ°±²ÿ¢³ H99æÀÿ·ç HEÿefAÿQ@ÿ HEÿRvwQÿ 9@ABÿDEÿ 9@ABÿDEÿ HEÿHFARÿ HEÿDFARÿHEÿefAÿQ@ÿ 9@ABÿDEÿ 9@ABÿDEÿ HEÿyU@Fÿ HEÿDFARÿ 9@ABÿDEÿ 9@ABÿDEÿHEÿIPAÿ HEÿY`abÿ gRhgÿABipÿ ScABÿ Y`aÿ gUcgÿQRFÿHEÿDFARÿVFWAÿ VFWAÿQRXIÿ VFWAÿ gRhgÿABipÿ HFARÿVFWAÿ HFARÿVFWAÿStxgÿQ@ÿVFWAÿQRXIÿ Y`aÿV‚ÿ BFGF QRFÿSTU ScFÿARdI RcFÿgTqÿ StxgÿQ@ÿ €BvwFÿ StxgÿQ@ÿ QRXIÿBFX BFX QRXIÿBFXRcFÿgTqÿQrAR QRXIÿBFX QRXIÿBFX gRhg BFX 9FAÿRƒgÿ QstuAB gRhg AB gRhg „…†‡ˆ ‰  ‘’„“„„„…„†„‡„ˆ „‰ 9stuABÿæ´ÿH½%9ÿ€XIÿæAR uƒ YRtXÿB!FÿavÿgvÿqR"ÿe"g 9stuABÿæ´ÿ&FARÿQÿ%'ÿQRU$Qÿ z‚ Y€ÿ€XIÿæAR YRtXÿB!FÿavÿgvÿqR"ÿe"g 9stuABÿYæÿHtÿqRwIÿ€XIÿæAR z” YRtXÿB!FÿavÿgvÿqR"ÿe"g 9stuABÿYæÿHtÿqRwIÿ´viÿaAR zu YRtXÿB!FÿavÿgvÿqR"ÿe"g 9stuABÿæ´ÿ9(pÿa)g zz YRtXÿB!FÿavÿgvÿqR"ÿe"g 9stuABÿYæÿÿ9ÿH Aÿ`X z€ YRtXÿB!FÿavÿgvÿqR"ÿe"g 9stuABÿYæH½ÿH Aÿ`X z YRtXÿB!FÿavÿgvÿqR"ÿe"g 9stuABÿYæÿHtÿqRwIÿWAÿaF z… qqnrpnnppp qqqmtlqqmtqqqmtq q q opp 9stuABÿYæÿHtÿqRwIÿ´iÿÁFXAB z„ nnqlnomtp qylrnylrqylrp p p p 9stuABÿYæÿHtÿqRwIÿYXvÿa0AB z† YRtXÿB!FÿavÿgvÿqR"ÿe"g 9stuABÿYæÿYcABÿS1ABÿa)gÿ zƒ %wA loqrponppq lsppnmppqrpp 9stuABÿæ´ÿYPABÿABRF2q €‚ †€€zz”€‚uz…‚”uu‚‚”z‚‚u u € u‚ 9stuABÿYæH½ÿ3UGABÿ€FAR €” lsolppllrpp oolppmnpppoqrppq q q n 9stuABÿæ´ÿ€PABÿ`(I €u mmspprqppq qomnllomnlq oppq q q qol 9stuABÿYæH½ÿ€BPÿÁFXÿ94 €z orqnppnoopprqmpp 9stuABÿæ´ÿ´iÿ95AR €€ YRtXÿB!FÿavÿgvÿqR"ÿe"g ›œÿŸ ¡¢ÿ£¤¥¦ÿŸ§ÿ ›î±ÿÇ¡ÿï¤ßÿ£¤­ßÿ Ê ¡¢ÿ£¤¥¦ÿò¬¥ÿŸðêßÿͱõ÷¥ÿ¢¨±õó¥ÿòóÿ ›±¤ÿ¢Ÿ­ÿËÇõñ¯­ÿ Ñ­è­ÿ¢Ÿéÿ¢Ÿê ÿ£ë©ÿ¢ìÿŸí ЦôõÿŸ¤­ÿö­¥Ÿÿò­÷¥ÿªŸøù ¢¨©ÿª«ÿ¥¬¥¦ÿŸ¤­ÿ ¥Ÿðñÿòóÿ¢Ÿéÿ¢Ÿê  ò¬¥ÿ¥¦Ÿú ʤ­ÿ¥Ÿ®¯ÿ°±²ÿ¢³ ¢­³¥¦ÿ꥟ ¥Ÿ®¯ÿ°±²ÿ¢³ H99æÀÿ·ç HEÿefAÿQ@ÿ HEÿRvwQÿ 9@ABÿDEÿ 9@ABÿDEÿ HEÿHFARÿ HEÿDFARÿHEÿefAÿQ@ÿ 9@ABÿDEÿ 9@ABÿDEÿ HEÿyU@Fÿ HEÿDFARÿ 9@ABÿDEÿ 9@ABÿDEÿHEÿIPAÿ HEÿY`abÿ gRhgÿABipÿ ScABÿ Y`aÿ gUcgÿQRFÿHEÿDFARÿVFWAÿ VFWAÿQRXIÿ VFWAÿ gRhgÿABipÿ HFARÿVFWAÿ HFARÿVFWAÿStxgÿQ@ÿVFWAÿQRXIÿ Y`aÿV‚ÿ BFGF QRFÿSTU ScFÿARdI RcFÿgTqÿ StxgÿQ@ÿ €BvwFÿ StxgÿQ@ÿ QRXIÿBFX BFX QRXIÿBFXRcFÿgTqÿQrAR QRXIÿBFX QRXIÿBFX gRhg BFX 9FAÿRƒgÿ QstuAB gRhg AB gRhg „…†‡ˆ ‰  ‘’„“„„„…„†„‡„ˆ „‰ 9stuABÿæ´ÿ3UGABÿaAR € nqppoooppq qopppqpqyppoosppq o 9stuABÿYæH½ÿ3UGABÿ9s €… YRtXÿB!FÿavÿgvÿqR"ÿe"g ´ƒgÿVF2Aÿ(IÿARwgÿ´U €„ YRtXÿB!FÿavÿgvÿqR"ÿe"g 9stuABÿæ´ÿ½R6ÿ7U(A €† oolppp p p q orpnlrpp p q q p p 9stuABÿYæH½ÿ9R8Xÿ9RFWAÿ´U €ƒ YRtXÿB!FÿavÿgvÿqR"ÿe"g 9stuABÿæ´ÿ9(pÿ€BUpWA ‚ rqqttorlopppp onpppqpqppppq lrpq q qqppp YæÿH½ÿæ)&ÿ`)& ” orrppqqrpnnppqqrp 9stuABÿYæH½ÿ%vA9UI u ooqplqoyp orrto mqp p q q p p 9stuABÿæ´ÿ9sDFAÿæiÿ`wQ z sntmpospp qqmpotopqoqpqoqpq sp 9stuABÿæ´ÿæiÿ`wQ € qysmprpsrlso onrspoptrppq tppq q q tmp 9stuABÿYæH½ÿæiÿ`wQ €zu„u…u‚u”€„”€”‚‚u”z‚‚” ” € €u‚ 9stuABÿYæÿYcABÿS1ABÿaARÿ  9RU$A nsntyplqnpq qyppnrntyq yppq q 9stuABÿYæÿHtÿqRwIÿaARÿ … ½Rt#g YRtXÿB!FÿavÿgvÿqR"ÿe"g 9stuABÿYæÿHtÿqRwIÿ9(pÿ€FAR „ YRtXÿB!FÿavÿgvÿqR"ÿe"g 9stuABÿæ´ÿ9F‚AÿÁFXAB † YRtXÿB!FÿavÿgvÿqR"ÿe"g 9stuABÿæ´ÿæ1ABÿ9Rq ƒ lsnppplrppq orpplopppl lppo q q mpp ›œÿŸ ¡¢ÿ£¤¥¦ÿŸ§ÿ ›î±ÿÇ¡ÿï¤ßÿ£¤­ßÿ Ê ¡¢ÿ£¤¥¦ÿò¬¥ÿŸðêßÿͱõ÷¥ÿ¢¨±õó¥ÿòóÿ ›±¤ÿ¢Ÿ­ÿËÇõñ¯­ÿ Ñ­è­ÿ¢Ÿéÿ¢Ÿê ÿ£ë©ÿ¢ìÿŸí ЦôõÿŸ¤­ÿö­¥Ÿÿò­÷¥ÿªŸøù ¢¨©ÿª«ÿ¥¬¥¦ÿŸ¤­ÿ ¥Ÿðñÿòóÿ¢Ÿéÿ¢Ÿê  ò¬¥ÿ¥¦Ÿú ʤ­ÿ¥Ÿ®¯ÿ°±²ÿ¢³ ¢­³¥¦ÿ꥟ ¥Ÿ®¯ÿ°±²ÿ¢³ H99æÀÿ·ç HEÿefAÿQ@ÿ HEÿRvwQÿ 9@ABÿDEÿ 9@ABÿDEÿ HEÿHFARÿ HEÿDFARÿHEÿefAÿQ@ÿ 9@ABÿDEÿ 9@ABÿDEÿ HEÿyU@Fÿ HEÿDFARÿ 9@ABÿDEÿ 9@ABÿDEÿHEÿIPAÿ HEÿY`abÿ gRhgÿABipÿ ScABÿ Y`aÿ gUcgÿQRFÿHEÿDFARÿVFWAÿ VFWAÿQRXIÿ VFWAÿ gRhgÿABipÿ HFARÿVFWAÿ HFARÿVFWAÿStxgÿQ@ÿVFWAÿQRXIÿ Y`aÿV‚ÿ BFGF QRFÿSTU ScFÿARdI RcFÿgTqÿ StxgÿQ@ÿ €BvwFÿ StxgÿQ@ÿ QRXIÿBFX BFX QRXIÿBFXRcFÿgTqÿQrAR QRXIÿBFX QRXIÿBFX gRhg BFX 9FAÿRƒgÿ QstuAB gRhg AB gRhg „…†‡ˆ ‰  ‘’„“„„„…„†„‡„ˆ „‰ 9stuABÿYæÿYcABÿS1ABÿæ1ABÿ …‚ 9Rq YRtXÿB!FÿavÿgvÿqR"ÿe"g 9stuABÿæ´ÿ9siÿ·FAR …” olsrsproppotrplnsmpprrqppo q 9stuABÿYæÿaAÿ9s9 …u rrqrpplqopp p pqpqspooqspoq p p p 9stuABÿæ´ÿºAÿÁFXAB …z smqqtrlyytolsrrqotsllrqoopo q q qopp 9stuABÿæ´ÿawgÿ`FWU …€ YRtXÿB!FÿavÿgvÿqR"ÿe"g 9stuABÿYæÿYcABÿS1ABÿ%FWAÿ … ÁFXAB YRtXÿB!FÿavÿgvÿqR"ÿe"g 9stuABÿYæÿHtÿqRwIÿ%FWAÿ …… ÁFXAB onsmpp p p p p sqoppp p q q o nrp 9stuABÿYæH½ÿHdgÿ9s@AB …„ llqtspp p oqtpsp p p Í쥦ÿ„ÿÿÿÿÿÿÿ†ß‘’ ÿÿÿÿÿÿÿÿÿ‰ ÿÿÿ’†‡ß…‡’ ÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿ‘„ ÿÿÿÿ†ˆß„‘ˆ ÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿ†“ ÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿÿ…‰ ÿÿÿ…‡‡ß‰‰‡ ÿÿÿÿÿÿÿß‰„ ÿÿÿ‰ˆˆß‰…“ ÿÿÿÿÿÿ“ ÿÿoÿtlbssl ÿÿÿÿÿ’ÿ„…“ ÿÿÿ„‰…ß…†… ÿÿÿÿÿÿÿ’† ÿÿÿÿÿÿÿ„ß’‡“ ¬­®ÿA®H¬ÿ¯®°Hÿ¯®±GÿH²³ ´²Hÿµ¬¶·ÿ¬¸H¬ÿG¹ºH“ÿ»¼H“ ½½½ ¾¿ÀÿÂÀÃÿgÄÿÅÆÅÿÇÈÉÊÿËÌÍÎÿÊÏÍÇÿÍÎÐÑÒÍÿÓÏÿÅÐÌÅÿÔÕÍÎÿÅÌÍÎÿËÖÍÎ ÇÙÚÛÿÜÝÞßÿ Å¿çèÞßÿÛéàÞ¿ÿêÊñæýÿðþÃÿ ÇñæÞÿÿíáÿÛàÞ¿ÿ Å¿çèÞßÿÛéàÞ¿ÿêëáìÞÿÛàÞ¿ÿÅíÃÿ¿ÙÚÛÿÜÝÞßÿÛàÞ¿ÿÞßáâãÞÿ óôÿ¿àÞ¿ÿêÃõÞßÿ ÇÙÚÛÿÜÝÞßÿÛàÞ¿ÿ ÙÿîãÿÿôñÿÛéçöÞß ÛàÞ¿ÿÞßáâãÞÿÛÚñÿ Å¿ñæÞÿøùÿÿÛàÞ¿ÿÞßáâãÞÿ¿ú ÿïÿÛ¿ñê ÞßáâãÞ ÞßáâãÞê îàÿïÞÿðñÞ¿ÿëòÿ¿Ýñ ÛéçöÞßÿ÷ÊÎÊê ÞßáâãÞÿäáåÃÿÛæ ÿû G‚RXÿ G‚RXÿ G‚RXÿ TBÿ “FrÿUvqÿ TBÿ TBÿ ABÿ`abRXÿ fxRXÿ fxRXÿ G‚RXÿTBÿ AGG×¼Hÿ¯Ø ABÿIEFÿ ABÿIEF AB ABÿIEF ABÿIEF ABÿfxRXÿ ABÿIEF ABÿIEF G‚RXÿItuUÿ ABÿIEF G‚RXÿ U‚RXÿ Ra„fÿ GASÿRXadFÿ ABÿ UvyRIÿUvyRIÿ‰ƒÿ G‚RXÿTBÿ TFRIÿ ABÿDEFÿPFQRSÿTFRIÿ PFQRSÿTFRIÿ DpRÿPqÿ PFQRSÿTFRIÿGvqÿXFrÿABÿItuUÿPFQRSÿTFRIÿGvqÿXFrÿABÿItuUÿUvyRISÿ PFQRSÿTFRIÿABÿItuUÿPFQRSÿTFRIÿTBÿDEFÿDERXÿ PFQRSÿTFRIÿ TBÿ TBÿ Dabfÿ RIeÿGAÿ ItuUÿ ‰ƒÿ ‘’RXÿ TFRIÿPFQRÿ PFQRÿ GHGH PFQRÿUIVWÿ PFQRÿUIVWÿ Wrs PFQRÿUIVWÿ YUvwDc DERX PFQRÿUIVWÿ YUvwDc DERX hI€Rÿ PFQRÿUIVWÿ DERX PFQRÿUIVWÿ IyRIÿIa„R PFQRÿUIVWÿ Wxÿ ItuUÿ U‚ÿ DabfÿXFghÿ DERX ‘’RXÿ RxRXÿ UIVWÿXFV UIVWÿ XFVÿY`abUc XFVÿY`abUc ÿYWW`c XFVÿY`abUc XFVÿY`abUc PFf XFVÿY`abUc XFVÿ fIsƒQR XÿP…ÿ XFVÿ IyRI DxRX fI”fÿ Di RxRXÿUIxRÿW„Fÿ XFV †F‡Rÿ ItuUÿ UIxRÿ YGvwDc Dˆt DERXÿ W„F • – — ˜ ™de f g •h•••–•—•˜•™•d•e•f•g–h–•–––—–˜ –™–d jklÿnlopÿqlroÿstÿ wxyxz{{{xy|{{{}y{z~}yw|z~€€y{€{~x€€|xy{x}{xzz{zyw}yx{{}zy{xx{€{{xxz{wy{x~{{}y{{{zyxx{{zyyx i juÿvkl jklÿnlopÿqlroÿstÿ  j‚lÿtpƒo„ w|zz{{~y{{{€w{}y€|}x}y{xz{zyzzy€zw|x{xzw}z€|x|xyw{{xzwx{€{xz|{€z~{{~xz{{~ jklÿnlopÿqlroÿ†‡opÿ … j‚lÿˆ‰Šo„ ‹ŒiiŽ‹…i‹ …ŒiŒ…iiŒiŒ…iii… jklÿnlopÿqlroÿ†‡opÿ Ž j‰o„ÿ‘ro xw€{{~z{{xz€wz{}xzw{{y{zz€{xx{xzzx}}}ww{}yz~y{x{| w }y{}~{€~{{{{{ jklÿnlopÿqlroÿ†‡opÿ  ’“o„ÿnŠo wx{~{€w|~{xz}{z{xz~{yx}}xxz}zw}yx{zxx{z{€€ x~~{x}xxz{{{ jklÿn”ÿ†‡opÿsp•lÿ z€x{|zx~||zxywywyxyx{z}{|~z{~€{~€w~z|wwxxxx~www|w€ xy}w{z€}yxy}zyÿ˜˜ ÿ˜˜ÿ˜˜ Œ v„–—ro jklÿnlopÿqlroÿ†‡opÿ  ™š›ÿvlop yx{w{y{{{xy{{x{y{xzxz~{{}{{yy{{}y}{xyzz{{{{€{yzx{zx{xy{xz{{€xz{{ jklÿnlopÿqlroÿ†‡opÿ ‹ tpœÿsp xxwy~xx{~w~{{z€{{xxxwy}€yxxzy{}}{xxxx~|y{xx€zy{xxyxw|wy€|xxxy{{{{ jklÿnlopÿqlroÿ†‡opÿ ž ”Ÿopÿtpœ› x}z |yxw}~w yz}~x|{x{x{wyx{}€~z xyx|€w~€zx} x{xz{zy~{yz}~y jklÿnlopÿqlroÿ†‡opÿ z{xxywzy}~x}|xyx{zz|z}z|xzy{yxx~ ~ xz{zxx{z i sp opÿj¡  jklÿnlopÿqlroÿ†‡opÿ ii v„p¢ÿ£o x}yzy{{|z{{{xz{{{yy|xy~wx|{}{{|~wx|{xy{|z|z}w{{{}z~x{{{~yyxz{zy{xz{{|x}y{~z{{} jklÿnlopÿqlroÿst¤ÿ i ¥uÿv¦o„ xz{xz~y€~wx€{~xxz{{{zw~€€}|~y€{~y€~y€y|y€wzw}|z~xy|€xy€|yxy~z jklÿnlopÿqlroÿ†‡opÿ i… §–‚o„ÿv ¨ ³„FÿUIeRIÿ`üh jklÿnlopÿqlroÿ†‡opÿ iŽ §–‚o„ÿv„©l }{{xz{{zy{{z}y~z z{{y{{z{|€z~z{{{}{x{{xy{{{z{{x~}z~~x{ }{{y{{}}{{zz{x jklÿnlopÿqlroÿ†‡opÿ ~yy{wyx}|y~yy~yxx~{€|~}x|zw}~~zyxxz{y}~wy|z{xz€}xwzyz{w x~yx}{x i ™ªopÿ¥«op ÇÙÚÛÿÜÝÞßÿ Å¿çèÞßÿÛéàÞ¿ÿêÊñæýÿðþÃÿ ÇñæÞÿÿíáÿÛàÞ¿ÿ Å¿çèÞßÿÛéàÞ¿ÿêëáìÞÿÛàÞ¿ÿÅíÃÿ¿ÙÚÛÿÜÝÞßÿÛàÞ¿ÿÞßáâãÞÿ óôÿ¿àÞ¿ÿêÃõÞßÿ ÇÙÚÛÿÜÝÞßÿÛàÞ¿ÿ ÙÿîãÿÿôñÿÛéçöÞß ÛàÞ¿ÿÞßáâãÞÿÛÚñÿ Å¿ñæÞÿøùÿÿÛàÞ¿ÿÞßáâãÞÿ¿ú ÿïÿÛ¿ñê ÞßáâãÞ ÞßáâãÞê îàÿïÞÿðñÞ¿ÿëòÿ¿Ýñ ÛéçöÞßÿ÷ÊÎÊê ÞßáâãÞÿäáåÃÿÛæ ÿû G‚RXÿ G‚RXÿ G‚RXÿ TBÿ “FrÿUvqÿ TBÿ TBÿ ABÿ`abRXÿ fxRXÿ fxRXÿ G‚RXÿTBÿ AGG×¼Hÿ¯Ø ABÿIEFÿ ABÿIEF AB ABÿIEF ABÿIEF ABÿfxRXÿ ABÿIEF ABÿIEF G‚RXÿItuUÿ ABÿIEF G‚RXÿ U‚RXÿ Ra„fÿ GASÿRXadFÿ ABÿ UvyRIÿUvyRIÿ‰ƒÿ G‚RXÿTBÿ TFRIÿ ABÿDEFÿPFQRSÿTFRIÿ PFQRSÿTFRIÿ DpRÿPqÿ PFQRSÿTFRIÿGvqÿXFrÿABÿItuUÿPFQRSÿTFRIÿGvqÿXFrÿABÿItuUÿUvyRISÿ PFQRSÿTFRIÿABÿItuUÿPFQRSÿTFRIÿTBÿDEFÿDERXÿ PFQRSÿTFRIÿ TBÿ TBÿ Dabfÿ RIeÿGAÿ ItuUÿ ‰ƒÿ ‘’RXÿ TFRIÿPFQRÿ PFQRÿ GHGH PFQRÿUIVWÿ PFQRÿUIVWÿ Wrs PFQRÿUIVWÿ YUvwDc DERX PFQRÿUIVWÿ YUvwDc DERX hI€Rÿ PFQRÿUIVWÿ DERX PFQRÿUIVWÿ IyRIÿIa„R PFQRÿUIVWÿ Wxÿ ItuUÿ U‚ÿ DabfÿXFghÿ DERX ‘’RXÿ RxRXÿ UIVWÿXFV UIVWÿ XFVÿY`abUc XFVÿY`abUc ÿYWW`c XFVÿY`abUc XFVÿY`abUc PFf XFVÿY`abUc XFVÿ fIsƒQR XÿP…ÿ XFVÿ IyRI DxRX fI”fÿ Di RxRXÿUIxRÿW„Fÿ XFV †F‡Rÿ ItuUÿ UIxRÿ YGvwDc Dˆt DERXÿ W„F • – — ˜ ™de f g •h•••–•—•˜•™•d•e•f•g–h–•–––—–˜ –™–d jklÿnlopÿqlroÿ†‡opÿ iŒ tpœÿ‘ro yxz{yxzwxz}xw{x}xzx|xwwyzx~z~xyx{zy~€xz{  wyx}y{~ z€{{{ jklÿnlopÿqlroÿ†‡opÿ x|z}{~€|{zy€{y|{z~xx~z~}xywx€€}€y€zy{x€x i p•opÿjƒ  jklÿnlopÿqlroÿ spuopÿtpÿjÿpÿ yx|xyw}zz~yz{wz{zxzz{€zw~|}}w{z{|wz€~€}~{|w€y{z}xz|~~~}xz~wxyy{}x{y€x~~z}y}xzz~x€x}~||x€ z€x i‹ lop jklÿnlopÿqlroÿ†‡opÿ iž ¥o„ÿv l z{y{{w{{~x{{}~{{x z{{{w{xzxz{{€{{||x{wz€zywxxy}yxy{}€wx{x}z{{{ {{ jklÿnlopÿqlroÿ†‡opÿ zx{  ™uÿ « ÿÿ”o„ÿsu– yyxwxyz€}€{zzxw}y~x€|zw€€xz~}y}}xyww€~{~}w ~wzxz}yw} jklÿlopÿqlroÿ†‡opÿ i ™ªopÿˆ‰Šo„ xzyy{yw~yz}z~{w}wxww}w€}xz€{~}x|z{w}y{}{|{{x{€ w €{x|{{~w}x{z~{{x jklÿnlopÿqlroÿ†‡opÿ  ’o„ÿ£o ³„FÿUIeRIÿ`üh jklÿnlopÿqlroÿ†‡opÿ … ”Ÿopÿ’o„ xzx{zy{{x}z{|xy{~€€|xwy€wz~~xzy~zw{}zz}{}{x € z~{xzy{w xy{ jklÿnlopÿqlroÿ spuopÿpÿoÿ z|{{xz{}|}€zxxxxw€w~x{€y}zz{|zyzxxw|~w€x}}z|xwxxxyzxy}|y~z€{~|{xx Ž spŠ ׬ÿ¬s x{y{{}{{{{y{{}{{x{~{{x{{x{}{{w{}{z~}{{{zyx{{{{x{xzx{z{{z{{{x{z{{{yy{{~  GvadRXÿ׬ÿÿGIrFÿ Œ ´yRI µIaVÿX$Fÿ†rtÿfrtÿhI%ÿ`%f GvadRXÿ׬ÿ×F…sÿ  ‘aiRXÿHVWÿ×qRI µIaVÿX$Fÿ†rtÿfrtÿhI%ÿ`%f GvadRXÿ׬ÿ ‹ apRXÿGIÿ¯FRI zz{xz{{ z}}{{z}{{ GvadRXÿ׬ÿA· Gÿ ž HVWÿ×qRI µIaVÿX$Fÿ†rtÿfrtÿhI%ÿ`%f GvadRXÿ׬ÿ!FRIÿUÿ "ÿUIsüUÿµHÿHVWÿ … ×qRI µIaVÿX$Fÿ†rtÿfrtÿhI%ÿ`%f GvadRXÿµ×ÿAaÿ …i hIuWÿHVWÿ×qRI µIaVÿX$Fÿ†rtÿfrtÿhI%ÿ`%f GvadRXÿµ×ÿAaÿ … hIuWÿ¬teÿ´yRI µIaVÿX$Fÿ†rtÿfrtÿhI%ÿ`%f GvadRXÿ׬ÿGƒÿ …… ´#f µIaVÿX$Fÿ†rtÿfrtÿhI%ÿ`%f GvadRXÿµ×ÿÿGÿ …Ž ApRÿV µIaVÿX$Fÿ†rtÿfrtÿhI%ÿ`%f ÇÙÚÛÿÜÝÞßÿ Å¿çèÞßÿÛéàÞ¿ÿêÊñæýÿðþÃÿ ÇñæÞÿÿíáÿÛàÞ¿ÿ Å¿çèÞßÿÛéàÞ¿ÿêëáìÞÿÛàÞ¿ÿÅíÃÿ¿ÙÚÛÿÜÝÞßÿÛàÞ¿ÿÞßáâãÞÿ óôÿ¿àÞ¿ÿêÃõÞßÿ ÇÙÚÛÿÜÝÞßÿÛàÞ¿ÿ ÙÿîãÿÿôñÿÛéçöÞß ÛàÞ¿ÿÞßáâãÞÿÛÚñÿ Å¿ñæÞÿøùÿÿÛàÞ¿ÿÞßáâãÞÿ¿ú ÿïÿÛ¿ñê ÞßáâãÞ ÞßáâãÞê îàÿïÞÿðñÞ¿ÿëòÿ¿Ýñ ÛéçöÞßÿ÷ÊÎÊê ÞßáâãÞÿäáåÃÿÛæ ÿû G‚RXÿ G‚RXÿ G‚RXÿ TBÿ “FrÿUvqÿ TBÿ TBÿ ABÿ`abRXÿ fxRXÿ fxRXÿ G‚RXÿTBÿ AGG×¼Hÿ¯Ø ABÿIEFÿ ABÿIEF AB ABÿIEF ABÿIEF ABÿfxRXÿ ABÿIEF ABÿIEF G‚RXÿItuUÿ ABÿIEF G‚RXÿ U‚RXÿ Ra„fÿ GASÿRXadFÿ ABÿ UvyRIÿUvyRIÿ‰ƒÿ G‚RXÿTBÿ TFRIÿ ABÿDEFÿPFQRSÿTFRIÿ PFQRSÿTFRIÿ DpRÿPqÿ PFQRSÿTFRIÿGvqÿXFrÿABÿItuUÿPFQRSÿTFRIÿGvqÿXFrÿABÿItuUÿUvyRISÿ PFQRSÿTFRIÿABÿItuUÿPFQRSÿTFRIÿTBÿDEFÿDERXÿ PFQRSÿTFRIÿ TBÿ TBÿ Dabfÿ RIeÿGAÿ ItuUÿ ‰ƒÿ ‘’RXÿ TFRIÿPFQRÿ PFQRÿ GHGH PFQRÿUIVWÿ PFQRÿUIVWÿ Wrs PFQRÿUIVWÿ YUvwDc DERX PFQRÿUIVWÿ YUvwDc DERX hI€Rÿ PFQRÿUIVWÿ DERX PFQRÿUIVWÿ IyRIÿIa„R PFQRÿUIVWÿ Wxÿ ItuUÿ U‚ÿ DabfÿXFghÿ DERX ‘’RXÿ RxRXÿ UIVWÿXFV UIVWÿ XFVÿY`abUc XFVÿY`abUc ÿYWW`c XFVÿY`abUc XFVÿY`abUc PFf XFVÿY`abUc XFVÿ fIsƒQR XÿP…ÿ XFVÿ IyRI DxRX fI”fÿ Di RxRXÿUIxRÿW„Fÿ XFV †F‡Rÿ ItuUÿ UIxRÿ YGvwDc Dˆt DERXÿ W„F • – — ˜ ™de f g •h•••–•—•˜•™•d•e•f•g–h–•–––—–˜ –™–d GvadRXÿµ×A·ÿApRÿ … V µIaVÿX$Fÿ†rtÿfrtÿhI%ÿ`%f GvadRXÿµ×ÿAaÿ }xz{y{x~{xxzxxx€zyx}{{z}}z~{{zx{{x{{{ €{xzy{{{{ …Œ hIuWÿQRÿ´rF GvadRXÿµ×ÿAaÿ … hIuWÿ¬eÿ“FVRX x}{xzyxz|}zy}}z}z|}zx{{{{{{ {x}x{{{ GvadRXÿµ×ÿAaÿ …‹ hIuWÿµVtÿ´&RX µIaVÿX$Fÿ†rtÿfrtÿhI%ÿ`%f GvadRXÿµ×ÿµERXÿ …ž D'RXÿ´#fÿ uR }{{x}wz}{{}xy{xxy{x{€{{xzx }{{x€{{{ GvadRXÿ׬ÿµxRXÿ Ž RXIFhÿ(sˆRXÿHFRI ‹‹…ŽiŽŽii i…iŒ…i…ŽŽ…ŽŽ…iii  i …  GvadRXÿµ×A·ÿ Ži (sˆRXÿHFRI zy{xz{{€{{y{{zz~{{y }€{{z{xzyy{{{}z~{{zzzx{z~{{xz~{{{ {{ GvadRXÿ׬ÿHxRXÿ Ž W xz{xwy}}{{z{{zx{{{z{yxy{~{xw| wy}~z€}~}zxy{}{{x }{{{{ GvadRXÿµ×A·ÿHXxÿ Ž… “FVÿG’ z}{z{{z{{xxw€~xx}{{zz~{{z~{{x~{{ GvadRXÿ׬ÿ¬eÿ ŽŽ G)RI µIaVÿX$Fÿ†rtÿfrtÿhI%ÿ`%f GvadRXÿ׬ÿ(sˆRXÿ Ž ´yRI }~ y{~ ~ }{xyyzxy{{}y}€{x{{xz{{ GvadRXÿµ×A·ÿ ŽŒ (sˆRXÿGvq µIaVÿX$Fÿ†rtÿfrtÿhI%ÿ`%f ¬0fÿPFRÿWÿRIufÿ Ž ¬s µIaVÿX$Fÿ†rtÿfrtÿhI%ÿ`%f GvadRXÿ׬ÿ·Igÿ }x{zy{{{{}}{xyzz }{zy{}xzxy~{{ { {{{ Ž‹ 1sR GvadRXÿµ×A·ÿ Žž GI2VÿGIFQRÿ¬s µIaVÿX$Fÿ†rtÿfrtÿhI%ÿ`%f GvadRXÿ׬ÿGƒÿ z~}xyz~}{{xy{{xz{{xxyz€xzxx{{{xz{y yw{{{xyxz{{{zyz z w{|wwyxy{{{{ {{  HXsƒQR µ×ÿA·ÿ×#!ÿ#! i xz{yw{x|w~y}zy{{z }}{yx x{{ GvadRXÿµ×A·ÿ  tRGsW x~{y{{zx}|xx€xzzz{zzxw~{|}€{z{zywzy{ { {{{ GvadRXÿ׬ÿ3vTFRÿ zy{x}yy{{}{~x y{zxyzy{}xz~w{{}~|x{}zx }{xz{{{{ … ×eÿuU ÇÙÚÛÿÜÝÞßÿ Å¿çèÞßÿÛéàÞ¿ÿêÊñæýÿðþÃÿ ÇñæÞÿÿíáÿÛàÞ¿ÿ Å¿çèÞßÿÛéàÞ¿ÿêëáìÞÿÛàÞ¿ÿÅíÃÿ¿ÙÚÛÿÜÝÞßÿÛàÞ¿ÿÞßáâãÞÿ óôÿ¿àÞ¿ÿêÃõÞßÿ ÇÙÚÛÿÜÝÞßÿÛàÞ¿ÿ ÙÿîãÿÿôñÿÛéçöÞß ÛàÞ¿ÿÞßáâãÞÿÛÚñÿ Å¿ñæÞÿøùÿÿÛàÞ¿ÿÞßáâãÞÿ¿ú ÿïÿÛ¿ñê ÞßáâãÞ ÞßáâãÞê îàÿïÞÿðñÞ¿ÿëòÿ¿Ýñ ÛéçöÞßÿ÷ÊÎÊê ÞßáâãÞÿäáåÃÿÛæ ÿû G‚RXÿ G‚RXÿ G‚RXÿ TBÿ “FrÿUvqÿ TBÿ TBÿ ABÿ`abRXÿ fxRXÿ fxRXÿ G‚RXÿTBÿ AGG×¼Hÿ¯Ø ABÿIEFÿ ABÿIEF AB ABÿIEF ABÿIEF ABÿfxRXÿ ABÿIEF ABÿIEF G‚RXÿItuUÿ ABÿIEF G‚RXÿ U‚RXÿ Ra„fÿ GASÿRXadFÿ ABÿ UvyRIÿUvyRIÿ‰ƒÿ G‚RXÿTBÿ TFRIÿ ABÿDEFÿPFQRSÿTFRIÿ PFQRSÿTFRIÿ DpRÿPqÿ PFQRSÿTFRIÿGvqÿXFrÿABÿItuUÿPFQRSÿTFRIÿGvqÿXFrÿABÿItuUÿUvyRISÿ PFQRSÿTFRIÿABÿItuUÿPFQRSÿTFRIÿTBÿDEFÿDERXÿ PFQRSÿTFRIÿ TBÿ TBÿ Dabfÿ RIeÿGAÿ ItuUÿ ‰ƒÿ ‘’RXÿ TFRIÿPFQRÿ PFQRÿ GHGH PFQRÿUIVWÿ PFQRÿUIVWÿ Wrs PFQRÿUIVWÿ YUvwDc DERX PFQRÿUIVWÿ YUvwDc DERX hI€Rÿ PFQRÿUIVWÿ DERX PFQRÿUIVWÿ IyRIÿIa„R PFQRÿUIVWÿ Wxÿ ItuUÿ U‚ÿ DabfÿXFghÿ DERX ‘’RXÿ RxRXÿ UIVWÿXFV UIVWÿ XFVÿY`abUc XFVÿY`abUc ÿYWW`c XFVÿY`abUc XFVÿY`abUc PFf XFVÿY`abUc XFVÿ fIsƒQR XÿP…ÿ XFVÿ IyRI DxRX fI”fÿ Di RxRXÿUIxRÿW„Fÿ XFV †F‡Rÿ ItuUÿ UIxRÿ YGvwDc Dˆt DERXÿ W„F • – — ˜ ™de f g •h•••–•—•˜•™•d•e•f•g–h–•–––—–˜ –™–d GvadRXÿ׬ÿ×eÿuU Ž x{€{€z{{z{{{x{{x |{}~€{~zz{zy{w~xz{x~z{ { {{{ GvadRXÿµ×A·ÿ×eÿ uU iŽi …Ž…‹Ži Ži   GvadRXÿµ×ÿµERXÿ  D'RXÿ´yRIÿGIsüR }z{z|xz{{|xzz|{{wx{€ € }{{y|{{}}zyz{~{{x ~y GvadRXÿµ×ÿAaÿ Œ hIuWÿ´yRIÿ·Ia„f µIaVÿX$Fÿ†rtÿfrtÿhI%ÿ`%f GvadRXÿµ×ÿAaÿ  hIuWÿGƒÿHFRI µIaVÿX$Fÿ†rtÿfrtÿhI%ÿ`%f GvadRXÿ׬ÿGF…Rÿ ‹ “FVRX µIaVÿX$Fÿ†rtÿfrtÿhI%ÿ`%f GvadRXÿ׬ÿ×'RXÿ ž GIrh ~w{w{{{~{{~{{~y{{x{zz{{xy~wy{{z{z{{z~wy{y{{xz{{}xz{x~ GvadRXÿµ×ÿµERXÿ Œ D'RXÿ×'RXÿGIrh µIaVÿX$Fÿ†rtÿfrtÿhI%ÿ`%f GvadRXÿ׬ÿGveÿ yx}{||y}{{zw|z{{{w€{{x}~w€~{zy{{{}|yy{z{{~x~z}{xzx{x{}{{{zy~xxy~xy z{{y Œi ¯FRI GvadRXÿµ×ÿ´Rÿ Œ Gv3 {{ { z~|z~zz€{{w{{ {~z{{z~}|}}}~{{}ÿYxw{zc{{{ GvadRXÿ׬ÿ²Rÿ Œ… “FVRX ~zz~x€~{{x~y~|z~zxz{}{~y€{{{y{{xx}z{{xz€z{{yz€y{zyx y{ GvadRXÿ׬ÿ´ufÿ ŒŽ FQs µIaVÿX$Fÿ†rtÿfrtÿhI%ÿ`%f GvadRXÿµ×ÿµERXÿ Œ D'RXÿ FQRÿ“FVRX µIaVÿX$Fÿ†rtÿfrtÿhI%ÿ`%f GvadRXÿµ×ÿAaÿ ŒŒ hIuWÿ FQRÿ“FVRX {{ { ~{{~{{{ { { { { { z ~ ~y{€x~{{}{x z xy}{{ { {{ GvadRXÿµ×A·ÿA4fÿ Œ Gv5RX xx{x{{{x€~x€~{ z €{{~zz}}z| ~zy{x{{ }}{x€y}{ 6789 ÿÿÿE@ABBC ÿÿÿÿHFAGEF ÿÿ@HGAHIH ÿÿÿ@PFAFCF ÿÿÿECCAQ@Q ÿÿÿ@GF ÿÿÿ@ICAEG@ ÿÿÿEEA@IC ÿÿÿFACQB ÿÿÿBICAIPE ÿÿÿCFABQF ÿÿÿEAQHI ÿÿÿCAEGP ÿÿÿFEFAEHP ÿÿÿEAHBP ÿÿÿPPHAPEF ÿFA@CE ÿÿGGP ÿÿÿÿ@FQ ÿÿÿ@CAEHF ÿÿÿIIIACCH ÿÿ@PF ÿÿÿEPIAHF@ ÿÿÿPF ÿÿÿHEAFBE ÿÿÿÿB

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_y_thuc_chinh_tri_cua_sinh_vien_o_nuoc_ta_hien_nay_th.pdf
Tài liệu liên quan