Luận án Ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay (qua một số trường hợp tiêu biểu) chuyên ngành: Văn học Việt Nam

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HƢỞNG Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1986 ĐẾN NAY (QUA MỘT SỐ TRƢỜNG HỢP TIÊU BIỂU) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số : 62 22 01 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. LƢU KHÁNH THƠ Hà Nội - 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HƢỞNG Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1986

pdf176 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Luận án Ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay (qua một số trường hợp tiêu biểu) chuyên ngành: Văn học Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 ĐẾN NAY (QUA MỘT SỐ TRƢỜNG HỢP TIÊU BIỂU) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số : 62 22 01 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. LƢU KHÁNH THƠ Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Hƣởng MỤC LỤC MỞ ĐẦU . 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ GIỚI THUYẾT VỀ NỮ QUYỀN, Ý THỨC NỮ QUYỀN . 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ............ 8 1.2. Giới thuyết nữ quyền và ý thức nữ quyền.................... 28 Chƣơng 2: Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM TRƢỚC 1986 ....... 42 2.1. Ý thức nữ quyền trong thơ nữ cổ điển ................ 42 2.2. Ý thức nữ quyền trong thơ nữ đầu thế kỷ XX .... 54 2.3. Ý thức nữ quyền trong thơ nữ giai đoạn từ 1945 đến 1975 ... 61 2.4. Ý thức nữ quyền trong thơ nữ từ 1975 đến 1985 66 Chƣơng 3: CÁC CẤP ĐỘ THỂ HIỆN Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1986 ĐẾN NAY ........ 71 3.1. Hành trình xác lập bản thể nữ ........ 72 3.2. Thiết tạo quan niệm mới về người phụ nữ ........ 102 3.3. Bi kịch của sự nhận thức và ý thức phản tỉnh ... 107 Chƣơng 4: MỘT SỐ PHƢƠNG THỨC NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1986 ĐẾN NAY 120 4.1. Biểu tượng thơ gắn với người phụ nữ ................. 120 4.2. Giọng điệu ... 130 4.3. Ngôn ngữ ................. 140 KẾT LUẬN ................ 146 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..... 152 DANH MỤC CÁC BẢNG Số Tên bảng Trang 3.1. Số lượng bài thơ nói về nhu cầu giải phóng bản năng 85 3.2 Số lượng bài thơ thể hiện khao khát làm Mẹ.. 95 4.1. Hệ thống biểu tượng gắn với người phụ nữ................. 121 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Trong bối cảnh của thời đại mới, văn học nói chung, thơ nói riêng đã có những chuyển biến mạnh mẽ, trong đó, không thể không nhắc tới sự xuất hiện và khẳng định tiếng nói của đội ngũ tác giả nữ trẻ. Điều kiện giao lưu và hội nhập quốc tế, đời sống xã hội, tư tưởng, văn hóa khá cởi mở đã giúp cho họ được thể hiện bản ngã, cá tính sáng tạo độc đáo của mình. Điều này khiến cho ý thức nữ quyền xuất hiện trong văn học mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nhiều vấn đề về nữ quyền được đặt ra như quan niệm về vai trò, vị trí của người phụ nữ trong cuộc sống cũng như trong văn chương; những đặc trưng của bản thể nữ; nhu cầu và quyền lợi của người phụ nữthậm chí tất cả những cảm xúc đời thường, thầm kín nhất như khát vọng về tình yêu, nhu cầu giải phóng bản năng, khát vọng làm mẹ, ngay cả bi kịch của nhận thức như mất niềm tin, cảm thức về nỗi buồn và sự cô đơn, cũng được thể hiện một cách chân xác trong sáng tác của các cây bút nữ. Trên ý nghĩa như vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu ý thức nữ quyền trong thơ trẻ đương đại, giai đoạn từ năm 1986 đến nay là việc làm cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 1.2. Trong sáng tạo nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng, thế hệ các nhà thơ nữ trẻ giai đoạn từ 1986 đến nay đã mang đến cho đời sống văn học một tiếng nói mới mẻ, đầy đam mê và nhiệt huyết. Họ dám sống và sống hết mình cho nghệ thuật. Họ khao khát được giải phóng nội tâm, khao khát được thể hiện những suy nghĩ bản ngã hết sức riêng tư, khao khát muốn được nói ra tất cả những gì họ suy nghĩ mà trước đây có thể vì những lí do khách quan và chủ quan mà cha anh của họ đã không nhắc đến, hoặc có nhắc tới cũng chưa đầy đủ, thấu triệt. Họ chính là nguồn sinh lực dồi dào báo hiệu một tiềm năng mạnh mẽ, đầy sáng tạo cho thơ ca nước nhà. Họ sẽ là những người đưa thơ ca Việt lên một tầm cao mới, một phẩm chất mới, diện mạo mới. Trong số những sáng tác thu hút sự quan tâm của dư luận hiện nay chắc chắn chúng ta phải nhắc tới những tên tuổi như Dư Thị Hoàn, Đinh Thị Như Thúy, Tuyết Nga, Phạm Thị Ngọc Liên, Phan Thị Vàng Anh, Dạ Thảo 1 Phương, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Lê Ngân Hằng, Bình Nguyên Trang, Lê Thị Mỹ Ý, Vi Thùy Linh, Lê Vi Thủy, Lê Viết Hoàng Mai, Nhật Lệ, Khương Hà, Thanh Xuân, Nguyệt Phạm, Trương Quế Chi Trong sáng tác của họ, chúng tôi nhận thấy vấn đề ý thức nữ quyền được đề cập tới một cách khá trực diện, với muôn sắc điệu. Nghiên cứu về ý thức nữ quyền trong thơ của họ, chúng tôi cũng muốn hướng đến việc khẳng định tài năng, vị trí, bản lĩnh và phong cách thơ của các tác giả nữ giai đoạn từ 1986 đến nay, góp phần vào việc khái quát diện mạo thơ đương đại nói chung. 1.3. Số lượng những bài viết, bài nghiên cứu về thơ trẻ và ý thức nữ quyền trong thơ trẻ nói chung khá phong phú. Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở một vài khía cạnh nội dung, nghệ thuật và cũng mới chỉ đề cập đến một, hai hiện tượng đơn lẻ. Trong số các công trình này, cũng có ý kiến khen, thậm chí khen hết lời; lại cũng có những ý kiến phê, thậm chí phê hết lời. Ở đó, không ngoại trừ những ý kiến còn khá chủ quan, thiên về cảm tính và với các góc nhìn, quan điểm đánh giá khác nhau, đôi khi lại chưa thâm nhập được vào thế giới nghệ thuật thơ nữ trẻ đương đại. Vì vậy, việc khảo sát trên diện rộng về ý thức nữ quyền và việc thể hiện ý thức nữ quyền trong thơ nữ giai đoạn từ 1986 đến nay (qua một số trường hợp tiêu biểu) sẽ giúp chúng tôi có được một cách nhìn, một phương diện đánh giá khách quan hơn, chân xác hơn về những đóng góp của họ cho văn học dân tộc. Đồng thời qua đề tài nghiên cứu, chúng tôi cũng hướng tới việc khơi gợi những bài học, kinh nghiệm nghệ thuật khi đi tìm một con đường hội nhập trong thơ trẻ Việt Nam với thế giới. Đó là lí do mà chúng tôi đã lựa chọn vấn đề “Ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay (qua một số trường hợp tiêu biểu)” làm đề tài nghiên cứu của luận án. 2. Mục đích và nghiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi hướng đến việc làm rõ thêm những vấn đề lý thuyết về nữ quyền, việc tiếp nhận ý thức nữ quyền phương Tây 2 vào thực tiễn nghiên cứu đời sống văn học Việt Nam; việc các tác giả Việt Nam (trong trường hợp này là thơ nữ giai đoạn từ 1986 đến nay) tiếp nhận và thể hiện ý thức nữ quyền ra sao trong sáng tạo nghệ thuật trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật, từ đó hướng đến sự hình dung trên những nét tiêu biểu và đặc trưng nhất của một hệ hình thơ ca nữ Việt Nam giai đoạn hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Giới thiệu tổng quan về vấn đề nữ quyền, nữ quyền luận của phương Tây và sự du nhập lí thuyết nữ quyền luận vào văn học Việt Nam đương đại; - Khái lược về nữ quyền và sự thể hiện ý thức nữ quyền trong văn xuôi và trong thơ Việt Nam; - Sự thể hiện ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn trước 1986; - Các cấp độ thể hiện ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay; - Một số phương thức nghệ thuật thể hiện ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu là ý thức nữ quyền trong thơ của đội ngũ các tác giả nữ tiêu biểu sau đây: (1) Dư Thị Hoàn (1946), (2) Phạm Thị Ngọc Liên (1952), (3) Tuyết Nga (1960), (4) Đinh Thị Như Thúy (1965), (5) Lê Ngân Hằng (1971), (6) Phan Huyền Thư (1972), (7) Ly Hoàng Ly (1975), (8) Bình Nguyên Trang (1977), (9) Vi Thùy Linh (1980) và (10) Trương Quế Chi (1987). 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ đề tài của luận án, trên cơ sở giới thuyết về thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay, xét ở mặt bằng chung, có thể khẳng định về sự hình thành của một lực lượng, đội ngũ tác giả nữ trong văn học Việt Nam. Chúng tôi lựa chọn phạm vi nghiên cứu của luận án là thơ của 10 tác giả nữ tiêu biểu sau đây. Cụ thể: (1) Dƣ Thị Hoàn (1946) với tập thơ Lối nhỏ (Hội Văn học nghệ thuật Hải Phòng, 1988); (2) Phạm Thị Ngọc Liên (1952) với 3 tập thơ: Những vầng trăng chỉ 3 mọc một mình (Nxb Trẻ, 1989), Em muốn giang tay giữa trời mà hét (Nxb Hội Nhà văn, 1992) và Thức đến sáng và mơ (Nxb Văn nghệ, 2004); (3) Tuyết Nga (1960) với 3 tập thơ: Viết trước tuổi mình (Nxb Hội Nhà văn, 1992), Ảo giác (Nxb Hội Nhà văn, 2002) và Hạt dẻ thứ tư (Nxb Hà Nội, 2008); (4) Đinh Thị Nhƣ Thúy (1965) với 3 tập thơ: Cùng đi qua mùa hạ (Nxb Văn nghệ, 2005), Phía bên kia cây cầu (Nxb Phụ nữ, 2007) và Ngày linh hương nở sáng (Nxb Hội Nhà văn, 2011); (5) Lê Ngân Hằng (1971) với 3 tập thơ: Xe chở mùa (Nxb Hội Nhà văn, 2003), Orient - Trên những vòm cây (Nxb Hội Nhà văn, 2006) và Harvest - mùa màng đọc lại nỗi đau (Nxb Hội Nhà văn, 2013); (6) Phan Huyền Thƣ (1974) với 2 tập thơ: Nằm nghiêng (Nxb Hội Nhà văn, 2002) và Rỗng ngực (Nxb Văn học, 2005); (7) Ly Hoàng Ly (1975) với 2 tập thơ là Cỏ trắng (Nxb Hội Nhà văn, 1999) và Lô lô (Nxb Hội Nhà văn, 2005); (8) Bình Nguyên Trang (1977) với 2 tập thơ Chỉ em và chiếc bình pha lê biết (Nxb Hội Nhà văn, 2003) và Những bông hoa đang thiền (Nxb Hội Nhà văn, 2012); (9) Vi Thùy Linh (1980) với 5 tập thơ: Khát (Nxb Hội Nhà văn, 1999), Linh (Nxb Thanh niên, 2000), Đồng tử (Nxb Văn nghệ, 2005), Vili in love (Nxb Văn nghệ, 2008) và Phim đôi - tình tự chậm (Nxb Thanh niên, 2010) và (10) Trƣơng Quế Chi (1987) với tập thơ Tôi đang lớn (Nxb Trẻ, 2005). 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận nghiên cứu của luận án Ngoài phương pháp luận chung của nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn, thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi xác định việc triển khai trên nguyên tắc phương pháp luận riêng sau đây: - Đặt văn học nghê thuật trong chỉnh thể kiến trúc thượng tầng để thấy được mối quan hệ và sự ảnh hưởng qua lại của văn học nghệ thuật với cơ sở hạ tầng (cơ sở kinh tế) cũng như các yếu tố khác trong hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội cùng với các thiết chế chính trị - xã hội tương ứng (chính trị, pháp luật, khoa học, triết học, đạo đức, tôn giáo,). Cụ thể là đặt văn học mang nội dung ý thức nữ quyền trong mối quan hệ với cơ sở kinh tế cùng với hệ ý thức xã hội cũng như các thiết chế chính trị xã hội tương ứng để thấy được nguyên nhân xuất hiện cũng như 4 quá trình phát triển của văn học mang nội dung ý thức nữ quyền trong nền văn học dân tộc; - Vận dụng linh hoạt lý thuyết phương Tây, cụ thể là lý thuyết nữ quyền trong nghiên cứu thực tiễn đời sống văn học Việt Nam. Chúng tôi cho rằng, việc áp dụng, vận dụng lý thuyết phương Tây để khám phá văn học dân tộc là cần thiết và có thể mang lại những kết luận khoa học lí thú và bổ ích. Tuy thế, việc vận dụng này cần linh hoạt, tránh cực đoan cứng nhắc; - Nhìn nhận các cấp độ nội dung cũng như những phương thức nghệ thuật thể hiện ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay từ thực tiễn đời sống văn hóa, chính trị - xã hội của dân tộc, trong cái nhìn cũng như những khuôn khổ chế định của nền văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. Cách làm này giúp cho những vấn đề được đặt ra trong quá trình nghiên cứu sẽ trở nên khách quan và trung thực hơn, tránh thiên kiến, định kiến, hoặc ngợi ca hết lời, hoặc phê phán hết lời. 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án Từ nguyên tắc phương pháp luận trên, để hoàn thành nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp chính sau đây: - Phương pháp thống kê - phân loại: Thống kê và phân loại các sáng tác của các tác giả nữ theo từng nội dung được triển khai trong luận án. Quá trình thống kê và phân loại được tham chiếu từ cả hai tiêu chí định lượng (ở những luận điểm, luận cứ thực sự cần thiết) và định tính để việc minh chứng cho các luận điểm có tính thuyết phục hơn. - Phương pháp phân tích tác phẩm văn học: Đây là phương pháp được sử dụng xuyết suốt luận án nhằm tường giải cũng như bình luận, đánh giá giá trị thơ nữ từ phương diện thể hiện ý thức nữ quyền trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Việc phân tích được căn cứ trên cơ sở tiếp cận hệ thống chỉnh thể đơn vị tác phẩm, kết hợp với các yếu tố khác như thời đại, trào lưu, khuynh hướng và cá tính sáng tạo. 5 - Phương pháp so sánh văn học: Đây là một phương pháp được sử dụng nhằm so sánh việc thể hiện ý thức nữ quyền ở từng cây bút trong phạm vi khảo sát của luận án khi chúng tôi thấy cần thiết. So sánh sẽ giúp cho người nghiên cứu thấy được rõ hơn đặc điểm cá tính sáng tạo của mỗi thi sĩ trong quá trình vận động của thơ trẻ nói chung và thơ nữ giai đoạn từ 1986 đến nay nói riêng. - Phương pháp loại hình học văn học: Loại hình học văn học hướng tới việc chỉ ra những đặc điểm chung của thơ nữ bao gồm các cấp độ nội dung cũng như một số phương thức nghệ thuật thể hiện ý thức nữ quyền. Tuy nhiên, để tránh sơ lược hóa và khiên cưỡng vấn đề, chúng tôi cũng dành sự quan tâm tới cá tính sáng tạo của từng cây bút nữ cũng như chỉ ra những điểm độc đáo ở mỗi người trên bức tranh chung của một lực lượng sáng tác trẻ. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Nhìn nhận, đánh giá việc thể hiện ý thức nữ quyền của thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay trong bối cảnh của lịch sử, hội nhập văn hóa quốc tế trong một vài thập niên trở lại đây, cũng như là trong sự phát triển chung của ý thức xã hội, chúng tôi vận dụng kiến thức của Lịch sử, Văn hóa học, Ngôn ngữ học, Luật học, Tâm lý học, Xã hội học để tìm hiểu những biểu hiện của ý thức nữ quyền trong các sáng tác của các tác giả thơ nữ từ 1986 đến nay trên cả hai phương diện nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 5.1. Luận án là công trình khoa học đầu tiên đặt ra và nghiên cứu một cách hệ thống về nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ năm 1986 đến nay (qua một số trường hợp tiêu biểu). Trong đó, các vấn đề lý thuyết về giới, về nữ quyền, về sự thể hiện ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam trước 1986 đã được làm rõ. Đặc biệt, các cấp độ nội dung cũng như nghệ thuật của việc thể hiện ý thức nữ quyền trong thơ nữ đương đại, từ năm 1986 đến nay đã được khảo sát, mô tả và tổng kết tương đối đầy đủ. 5.2. Công trình đồng thời cũng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho giới nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam hiện đại. 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Đề tài có ý nghĩa lý luận: Khái quát tương đối đầy đủ một số phương diện quan trọng trong lịch sử cũng như những nội dung quan trọng nhất của lý thuyết Nữ quyền phương Tây và đặc biệt là cách thức vận dụng lý thuyết này vào nghiên cứu thực thể văn học Việt Nam; - Đề tài cũng có ý nghĩa thực tiễn: Từ cái nhìn ý thức nữ quyền, chúng tôi đã có những nhận định, đánh giá về các cấp độ nội dung và phương thức nghệ thuật của thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay (qua một số trường hợp tiêu biểu). 7. Cấu trúc của luận án Đề tài sẽ được trình bày theo đúng quy định. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình nghiên cứu của tác giả có liên quan đến đề tài luận án, Tài liệu tham khảo, nội dung chính được triển khai trên 4 chương: - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và giới thuyết nữ quyền, ý thức nữ quyền (32 tr, từ tr.8 - tr.39); - Chương 2: Ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam trước 1986 (29 tr, từ tr.40 - tr.68); - Chương 3: Các cấp độ thể hiện ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay (47 tr, từ tr.69 -115); - Chương 4: Các phương thức thể hiện ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay (25 tr, từ tr.116 -140) 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ GIỚI THUYẾT VỀ NỮ QUYỀN, Ý THỨC NỮ QUYỀN 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Cho đến nay, việc ứng dụng lí thuyết phê bình nữ quyền vào nghiên cứu văn học ở Việt Nam đã được một thời gian nhất định, đó là điểm đáng ghi nhận trong nỗ lực đổi mới lí thuyết lí luận - phê bình để phù hợp với diện mạo của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Khảo sát hệ thống tài liệu tham khảo chúng tôi nhận thấy, việc nghiên cứu bộ phận văn học Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn của nữ quyền luận là tương đối phong phú. Tuy đã có nhiều ý kiến đề cập đến âm hưởng nữ quyền trong sáng tác của một số tác phẩm ở một vài tác giả nhưng số công trình nghiên cứu dài hơi dường như còn thưa vắng. Trước thực tế này, chúng tôi cố gắng chọn lọc và điểm lại những ý kiến được xem là xác đáng, cụ thể nhất và có tính gợi mở cho đề tài với hai nhóm ý kiến sau: (1) Nhóm ý kiến bàn về ý thức nữ quyền trong văn học Việt Nam và (2) Nhóm ý kiến bàn về ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam đương đại. 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ý thức nữ quyền trong văn học Việt Nam Nhìn một cách tổng quan, việc nghiên cứu ý thức nữ quyền trong văn học Việt Nam chỉ thực sự được tiến hành từ những thập niên đầu thế kỉ XX đến nay. Xu hướng nghiên cứu này cũng có những bước phát triển thăng trầm theo ý thức xã hội cũng như thực tế phát triển của văn học nước nhà. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu xoay quanh hai thể loại nổi bật của nền văn học là thơ và văn xuôi. Cụ thể như sau: 1.1.1.1. Từ đầu thế kỉ XX đến trước năm 1945 Đây là giai đoạn có tính chất tiên phong trong việc nghiên cứu văn học nữ cũng như ý thức nữ quyền trong văn học Việt Nam. Có thể kể đến công trình, bài viết của các tác giả như Phan Khôi, Manh Manh nữ sĩ (Nguyễn Thị Kiêm), Vân Hương nữ sĩ, Nguyễn Thị Hồng Đăng, Lệ Hương, Lê Thị Huỳnh Lan, Đạm Phương nữ sĩ, Phan Thị Bạch Vân... 8 Phan Khôi được coi là người có đóng góp nổi bật trong việc đề cập đến dòng văn học “nữ lưu” và mối quan hệ giữa phái đẹp với văn chương qua hàng loạt bài viết đăng trên tờ Phụ nữ tân văn như: “Về văn học của phụ nữ Việt Nam” [85], “Văn học với nữ tánh” [86], “Lại nói về vấn đề văn học với nữ tánh” [87] Trong bài viết “Văn học và nữ tánh”, ông viết: “Chúng ta có những cái tánh trầm tĩnh, nhẫn nại, dùng những cái tánh ấy mà nghiên cứu văn học, thì không có gì hạp cho bằng, có lẽ chúng ta theo nghề văn học còn dễ dàng hơn đờn ông nữa. Còn có một điều thích hiệp nữa, là văn học chuyên trọng về đường tình cảm, mà chúng ta là giống có tình cảm nhiều hơn đàn ông, thì thật là tiện lợi cho chúng ta biết mấy” [87]. Ở đây Phan Khôi đã đồng nhất phụ nữ với văn chương, bởi vì phụ nữ vốn là cái đẹp mà văn chương hướng tới. Mặt khác, học giả Phan Khôi cho rằng, với bản chất nhu mì, nhạy cảm, phụ nữ rất có tiềm năng trong sáng tác văn chương. Ý kiến này xuất phát từ cách nhìn nhận cảm tính của “tâm lí học sáng tạo văn học” mặc dù tại thời điểm đó, lí thuyết về phê bình nữ quyền ở ta vẫn chưa được xác lập. Nguyễn Thị Kiêm (với bút danh Manh Manh nữ sĩ) cũng bày tỏ quan điểm của mình khi nhìn nhận về văn học nữ qua bài viết “Nữ lưu và văn học” đăng trên Phụ nữ tân văn, số 131, ngày 26/5/1932. Trong bài viết, bà cho rằng: “ cái địa vị của đàn bà ở trong văn học cũng không phải là thấp thỏi gì, theo như nhiều người đã tưởng. Và cái ảnh hưởng của đàn bà đối với những bậc văn nhân tao sĩ cũng rất là nặng nề thâm thiết, nhờ đó mà văn học phát đạt vô cùng” [88]. Nhận định này của nữ sĩ có phần gặp gỡ với quan điểm của Phan Khôi. Điều đáng nói hơn, nhận định này xuất phát từ ý thức của một phụ nữ, dùng tiếng nói của phụ nữ để khẳng định vị thế của giới mình trong việc phát triển văn học nước nhà. Không dừng lại ở đó, bà còn cho rằng: “Những của cải tích trữ ở trong cái kho tàng đó, nếu có thể phân phát ra bằng ngọn bút đường văn, thì cái văn ấy là cái hình ảnh của nỗi lòng, khi thường, khi biến, lúc an, lúc nguy, tùy theo với sự kích thích của ngoại cảnh mà thăng trầm, mà theo với cái ca điệu của thiên nhiên mà họa vận” [88]. Đây chính là nét khác biệt của văn học mà ý thức giới quy định đã được nữ sĩ chỉ ra một cách cụ thể. 9 Tuy nhiên, do xuất hiện trong bối cảnh sôi động của văn học đương thời như phong trào Thơ mới, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, cuộc tranh luận “Thơ mới thơ cũ” và do cả đối tượng nghiên cứu là văn học nữ còn hạn chế nên khuynh hướng này nhanh chóng bị chìm khuất. Phải đến những nghiên cứu về nữ quyền gần đây mới xác lập lại vai trò và đóng góp của các tác giả trên. 1.1.1.2. Từ năm 1945 đến 1975 Do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, đất nước bị chia cắt nên văn học cũng như hoạt động lí luận - phê bình văn học ở giai đoạn này mang những nét đặc thù. Ở miền Bắc, do yêu cầu phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu, văn học chủ yếu mang âm hưởng sử thi và cảm hứng lãng mạn với phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa. Có lẽ do đề cao sức mạnh cộng đồng, muôn người như một nên ý thức về giới, về thân phận cũng đồng nhất với ý thức công dân, theo đó mà vấn đề nữ quyền là điều mặc nhiên được thừa nhận lúc bấy giờ. Và trong một thời gian dài, vấn đề nghiên cứu văn học nữ, ý thức phái tính hay tiếng nói nữ quyền không thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu. Ở miền Nam, tình hình nghiên cứu nữ quyền trong văn học cũng hết sức mờ nhạt, mặc dù đời sống sáng tác cũng phong phú và quan điểm của nhà cầm quyền cũng tỏ ra cởi mở trong việc du nhập nhiều lí thuyết phê bình văn học phương Tây. Việc nghiên cứu văn học nữ nói chung và ý thức nữ quyền nói riêng trong giai đoạn này vẫn cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc bằng những chuyên luận dài hơi mới có thể cung cấp được một cái nhìn khách quan và chân xác về mảng sáng tác văn học nói trên. 1.1.1.3. Từ sau năm 1986 đến 1998 Vấn đề ý thức nữ quyền giai đoạn này đã được khơi gợi trở lại bởi các ý kiến của Võ Phiến, Trương Chính, Phương Lựu Trong cuốn “Văn học miền Nam tổng quan” xuất bản tại Hoa Kì năm 1988, Võ Phiến đã đề cập đến sự tồn tại của một lối viết nữ trong văn học miền Nam giai đoạn 1954 - 1975. Ông viết: “Đứng về phương diện phái tính, văn học miền Nam thời kì 54 - 75 càng ngày càng nghiêng về nữ phái... Thoạt đầu trên văn đàn nghe tiếng ồm ồm, cuối cùng nghe ra eo éo” [152]. Với nhận định này, tác giả Võ Phiến đã tỏ ra nắm bắt được đặc trưng về thi pháp giọng điệu trong sáng tác của các nhà 10 văn nữ. Đây chính là một trong những đặc trưng mà nhà nghiên cứu dùng để nhận diện phong cách nhà văn. Đó là giọng “ồn trong cái yêu” của tiểu thuyết Nguyễn Thị Hoàng, là giọng “bù lu bù loa” của tiểu thuyết Nhã Ca. Tuy nhiên, nhận định này cũng như những phân tích của Võ Phiến về khuynh hướng tiểu thuyết nữ trong văn học đô thị miền Nam vẫn chưa làm rõ được âm hưởng nữ quyền hay phái tính như một phương diện mang tính đặc thù. Trong bài viết “Nhìn nhận lại vấn đề giải phóng phụ nữ trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn”, đăng trên Tạp chí Văn học, số 5 năm 1990, nhà nghiên cứu Trương Chính đã đánh giá rất cao đóng góp của Tự lực văn đoàn trên vấn đề kêu gọi giải phóng phụ nữ và tự do hôn nhân. Theo ông, “Các nhà văn Tự lực văn đoàn đã công kích nhiều mặt của chế độ phong kiến, đặc biệt là luân lý phong kiến đối với phụ nữ. Họ chủ trương tự do hôn nhân, tự do yêu đương xây dựng hạnh phúc gia đình trên tình yêu đôi lứa. Họ căm thù cảnh mẹ chồng nàng dâu, họ chủ trương đàn bà trẻ được tự do cải giá, họ vạch bộ mặt giả dối, xảo quyệt của những bà mẹ ghẻ. Họ đứng về phía những người chống lại lớp người cũ. Họ đứng về phía cá nhân chống lại chế độ gia đình” [17]. Nhận định này của Trương Chính đã chỉ ra những đổi mới về cái nhìn của các nhà văn Tự lực văn đoàn trong việc bênh vực những người phụ nữ tân thời với tư tưởng tiến bộ, không cam chịu khuôn mình theo những lễ giáo phong kiến đã tỏ ra lạc hậu bấy giờ. Tuy nhiên, ý kiến của Trương Chính mới xuất phát từ việc nhận ra tư tưởng tiến bộ của văn chương Tự lực văn đoàn và ông xem người phụ nữ là hình tượng văn học trung tâm của khám phá nghệ thuật. Đáng chú ý trong giai đoạn này phải kể đến cuộc trao đổi ý kiến của các nhà nghiên cứu như Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn, Phạm Xuân Nguyên, Đặng Anh Đào về vấn đề văn học nữ và các tác giả nữ viết văn được đăng trên Tạp chí Văn học, số 6/1996. Các ý kiến chủ yếu làm rõ những thế mạnh và hạn chế của các cây bút nữ trong khoảng 10 năm (từ 1986 đến 1996). Tuy thế, các ý kiến mới dừng lại ở việc nhận diện đội ngũ và thành tựu văn học nữ, còn vấn đề nữ quyền vẫn chưa được bàn luận sôi nổi. Điều này chỉ thực sự được bàn đến như một vấn đề trung tâm để nghiên cứu trong bài viết của Phương Lựu với tựa đề “Suy nghĩ về đặc điểm của nữ văn sĩ” 11 đăng trên tạp chí Tác phẩm mới, số 3/1996. Trong bài viết này, tác giả đã chỉ ra thể loại tự truyện là đặc trưng và chiếm ưu thế trong văn học đương thời, nó tỏ ra phù hợp với tâm lí của phái nữ. Những đặc điểm được phân tích trong bài viết này sẽ tiếp tục được Phương Lựu đào sâu phân tích trong chuyên luận “Lý luận văn học hậu hiện đại” [125] với những phác thảo diện mạo mang tính hàn lâm về lí thuyết phê bình nữ quyền. Cũng trong năm này, cuốn sách nổi tiếng Giới thứ hai của nhà nữ quyền luận người Pháp Simone de Beauvoir được dịch và giới thiệu ở Việt Nam đã tạo điều kiện cho học giả Việt được tiếp cận gần gũi với những tư tưởng nữ quyền Tây phương. Đây là một nỗ lực đáng ghi nhận của giới dịch thuật trong vai trò là cầu nối độc giả Việt Nam với những tri thức nữ quyền thế giới. Khép lại giai đoạn này, vấn đề nghiên cứu ý thức nữ quyền trong văn học Việt Nam nhìn chung vẫn dừng lại ở mức khiêm tốn cả về số lượng lẫn diện tiếp xúc giữa người nghiên cứu, phê bình và đối tượng của nghiên cứu, phê bình (các hiện tượng văn học). Lí do giải thích cho tình trạng này là các nhà thơ nữ thuộc thế hệ 7x, 8x - lực lượng sáng tác chủ đạo của thơ thể hiện ý thức nữ quyền vẫn chưa xuất hiện một cách rầm rộ, đông đảo như ở những giai đoạn sau. 1.1.1.4. Từ 1999 đến 2006 Chúng tôi chia sẻ với ý kiến của Nguyễn Thị Thanh Xuân khi chị cho rằng đây là “giai đoạn bùng nổ” của phê bình nữ quyền ở Việt Nam [272]. Nguyên nhân chính có thể giải thích ở đây là những nỗ lực của các trang mạng tiếng Việt ở hải ngoại như talawas.com, tienve.org, damau.org... đã liên tục giới thiệu một cách sâu rộng lí thuyết phê bình văn học nữ quyền ở Việt Nam tiêu biểu là chuyên đề “Tình yêu, tình dục và phái tính trong văn học”. Có thể kể đến các bài viết như “Nữ quyền luận” [155], Nữ quyền và đồng tính luận” [156], “Chuyện hiếp dâm và vấn đề phái tính trong văn học Việt Nam” [157] của tác giả Nguyễn Hưng Quốc; “Phụ nữ và văn chương” của Châm Khanh [81]; “Dục tính trong văn chương và vấn đề đạo đức” của Hoàng Ngọc Tuấn [239]; “Dục tính: chân móng hay đỉnh tháp văn chương” của Nguyễn Hoàng Đức [43]; “Tính dục trong văn học Việt Nam dưới 12 cách nhìn của đạo lí hồn nhiên và của đạo lý học thuyết” của Nguyễn Hữu Lê [101]... Trong bài “Chuyện hiếp dâm và vấn đề phái tính trong văn học Việt Nam” [157], tác giả Nguyễn Hưng Quốc đã có những phân tích khá sắc sảo khi xem vấn đề tình dục, chuyện hiếp dâm không đơn giản là vấn đề tội phạm mà trở thành một vấn đề của phái tính trong văn học Việt Nam. Tác giả viết: “trong văn học, hiếp dâm không được mô tả như một tội phạm. Nó chỉ đơn thuần là một sự kiện, một thứ tai nạn, hay có khi, lạ lùng hơn, một thứ “may mắn” đối với nạn nhân”. Từ những dẫn chứng trong văn học Việt Nam, Nguyễn Hưng Quốc đã đề cập đến vấn đề cốt lõi của nữ quyền đó là sự khống chế ngôn ngữ của nam giới (duy dương vật luận) trong văn học mà đôi khi phía nữ giới mặc nhiên thừa nhận trong vô thức như câu chuyện hiếp dâm hay thông dâm kia. Theo đó, “người ta viết và đọc bao giờ cũng như một người nam hoặc một người nữ chứ không bao giờ như một người chung chung”. Và như vậy, muốn giải phóng được nữ giới phải giải phóng được ngôn ngữ, phải chống lại sự nam hóa trong ngôn ngữ. Trong bài viết “Phụ nữ và văn chương”, tác giả Châm Khanh đã tiến hành thống kê và đặt lại vấn đề về phê bình nữ quyền ở Việt Nam theo tiến trình từ đầu thế kỉ XX đến năm 2000. Trong bài viết này, tác giả đã đề cập đến nhiều nhận định của các học giả nổi tiếng đã từng nhận xét về âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam như Hoài Thanh, Phan Khôi, Võ Phiến, Đặng Anh Đào, Vương Trí Nhàn... Tác giả Châm Khanh đã đề cập đến sự cần thiết trong việc tiến hành nghiên cứu và chỉ ra nét khác biệt giữa văn học của nữ giới và nam giới [81]. Tác giả Hoàng Ngọc Tuấn đã viết một tiểu luận trong chuyên đề “Tình yêu và tình dục trong văn chương” với tựa đề “Dục tính trong văn chương và vấn đề đạo đức” [239]. Trong bài viết của mình, nhà nghiên cứu này đã đưa ra được một cái nhìn tương đối tổng quát về những chuyển biến và tiến bộ của phê bình nữ quyền. Theo ông, thoạt đầu, đề cao dục tính là tinh thần phản kháng bồng bột, về sau, các nhà văn nữ đã tỏ ra bình tĩnh hơn, sáng suốt hơn trong việc giải phóng phụ nữ khỏi 13 những ràng buộc phái tính và dục tính để hướng đến những giá trị tinh thần bình dị của con người là hạnh phúc, tự do, gia đình, tình yêu, chiến tranh, đạo đức... Nguyễn Hoàng Đức đã đề cao vai trò của tình dục trong việc giải phóng phụ nữ. Trong bài “Dục tính: Chân móng hay đỉnh tháp văn chương” ông viết: “Cuộc giải phóng phụ nữ là cuộc cách mạng về nhân vị và nhân tính, nâng phái yếu lên ngang tầm bình đẳng với đàn ông, một cuộc cách mạng từ cổ chí kim chưa từng có... Hoàn toàn, có thể nói, thế kỷ XX là thế kỷ giải phóng phụ nữ, đó cũng chính là sự thiết lập tự do giới tính - và tất yếu dẫn đến tự do tình dục” [43]. Nhìn chung, phê bình nữ quyền giai đoạn này hướng đến cuộc giải phóng phụ nữ, giải phóng tình dục. Bởi lẽ, đàn bà cũng là con người, họ có quyền phát biểu khát vọng dục tính của mình, họ cũng có quyền chủ động trong đời sống tình dục. Điều này cũng dễ hiểu khi một số nữ nhà văn xây dựng những nhân vật nữ trong tác phẩm của mình luôn giành thế chủ động và sử dụng đàn ông như một thứ công cụ nhằm thỏa mãn khát vọng cá nhân và bản năng tốt đẹp. 1.1.1.5. Từ 2006 đến nay Giai đoạn ...u quốc gia phương Tây và cả ở một số quốc gia phương Đông. Vấn đề phụ nữ đã từng bước gây được tiếng nói trong xã hội nam quyền với mong muốn hướng đến một xã hội bình đẳng về chất lượng sống. Lí thuyết phê bình nữ quyền nhanh chóng ra đời và từng bước được hoàn thiện đã mở ra một hướng tiếp cận năng động và mới mẻ đối với những sáng tác văn học. Đặc biệt là các sáng tác văn học của các nhà văn 27 nữ viết về người phụ nữ, với một thứ diễn ngôn nữ quyền đã hướng đến xác lập một nền tảng nữ quyền luận trong đời sống học thuật cũng như phong trào tranh đấu nữ quyền. Hoạt động nghiên cứu văn học nữ từ lí thuyết nữ quyền luận đã được tiến hành rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, vấn đề nữ quyền và vai trò của người phụ nữ từ lâu đã được đề cao trong văn hóa và thực sự trở lại hồi đầu thế kỉ XX. Văn học Việt Nam thời kì đổi mới nói chung, thơ nữ Việt Nam đương đại nói riêng là một giai đoạn mà cái tôi cá nhân được đề cao. Người phụ nữ cũng đặt ra nhiều vấn đề trong văn học mà vốn trước đây do hoàn cảnh nên còn e ngại. Ý thức nữ quyền bừng nở trong văn học nên hơn lúc nào hết, việc vận dụng lí thuyết nữ quyền luận vào tìm hiểu thơ nữ nói riêng và văn học nữ nói chung là hướng đi triển vọng ở nước ta hiện nay. Và có thể khẳng định rằng, những thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước sẽ là những tham khảo cần thiết để chúng tôi tiến hành các nội dung tiếp theo của luận án. 1.2. GIỚI THUYẾT NỮ QUYỀN VÀ Ý THỨC NỮ QUYỀN 1.2.1. Giới thuyết về nữ quyền Lâu nay, trong đời sống cũng như trong học thuật trên thế giới, vấn đề nữ quyền đã thu hút nhiều nghiên cứu bao gồm cả các chính trị gia, các nhà tâm lí học, xã hội học và cả các nhà nghiên cứu văn học. Tuy nhiên, những vấn đề về nữ quyền vẫn còn là điều khá thưa vắng ở Việt Nam. Trong phần này chúng tôi đi vào trình bày những vấn đề về nữ quyền ý thức nữ quyền với mục đích nhận diện những thuật ngữ liên quan và có cái nhìn khái quát trên bình diện lí thuyết làm điểm tựa cho những nghiên cứu mà đề tài đặt ra. 1.2.1.1. Chủ nghĩa nữ quyền phương Tây * Phong trào đấu tranh nữ quyền Trong lịch sử phong trào nữ quyền, người ta vẫn lấy mốc sự kiện đánh dấu sự ra đời là khi Đại cách mạng tư sản Pháp, một nhóm phụ nữ Paris xông thẳng vào trụ sở Quốc dân đại hội để đòi quyền bình đẳng nam nữ (10/1789). Tiếp đó, năm 1790, nữ tác giả viết kịch người Pháp có tên là Olempe de Coarges đã phát biểu 28 “Tuyên ngôn quyền lợi phụ nữ” gồm 17 điều là những yêu cầu của phụ nữ. Đây chính là sự khởi đầu cho một phong trào đấu tranh chính trị với mục đích đem lại quyền lợi chính đáng cho người phụ nữ và kéo dài từ đó đến nay. Cho đến nay, lịch sử nữ quyền phương Tây được chia làm ba giai đoạn, mỗi giai đoạn phong trào hướng đến những mục đích cụ thể dựa trên tiến bộ trước đó. Giai đoạn thứ nhất diễn ra ở cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 xuất hiện ở các nước công nghiệp phát triển, có liên quan chặt chẽ tới phong trào đòi quyền tự do cho phụ nữ ở Pháp, Mỹ và Châu Âu, gắn với phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng về chính trị và pháp lý đối với nữ giới, nhất là quyền đầu phiếu. Quyền đầu phiếu trở thành mục đích chính yếu của chủ nghĩa nữ quyền giai đoạn này. Đó không chỉ là một bước quan trọng trên con đường tiến đến sự bình đẳng về pháp luật mà còn là một điều kiện tiên quyết nhằm cải cách xã hội. Phong trào đấu tranh đã đạt được những thành quả đáng kể. Một mốc lịch sử đáng chú ý của phong trào nữ quyền giai đoạn này đó là, vào ngày 21 tháng tư năm 1944, trước làn sóng đấu tranh biểu tình của phụ nữ Pháp và trên toàn châu Âu, chính phủ Pháp đã thông qua việc phụ nữ cũng có quyền và nghĩa vụ bầu cử như nam giới. Và, sau chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều công nhận nam nữ có quyền bình đẳng trong Hiến pháp. Đặc biệt, ở giai đoạn này, dưới sự đấu tranh của nữ công nhân ngành dệt may tại thành phố Chicago (Mỹ), “Ngày Quốc tế phụ nữ” (8/3) đã ra đời và trở thành ngày hội của phụ nữ thế giới, đoàn kết đấu tranh để tự giải phóng, thực hiện quyền nam nữ bình đẳng và cũng từ đó đến nay, phụ nữ tiến bộ khắp năm Châu tổ chức ngày 8/3 với những nội dung và hình thức phong phú. Giai đoạn thứ hai của phong trào nữ quyền phương Tây có nguồn gốc từ phòng trào giải phóng phụ nữ của phái nữ quyền cấp tiến (radical feminism) vào cuối thập niên 60, đầu thập niên 70 của thế kỷ 20. Sự bùng phát dữ dội của phong trào xã hội đấu tranh cho quyền tự do và dân chủ của nữ giới trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ gia đình đến xã hội đã khiến cho phong trào đấu tranh nữ quyền giai đoạn này phát triển lên một bước mới. Tiêu biểu nhất có thể kể đến phong trào 29 đấu tranh của Tổ chức quốc gia vì phụ nữ (NOW) ở Hoa Kì và Phong trào giải phóng phụ nữ ( Women‟s Liberration) tại Pháp. Chủ nghĩa nữ quyền lúc này quan tâm đến các vấn đề chính trị xã hội như chỉ trích chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc, đấu tranh kêu gọi quyền lợi cho những nhóm người chịu thiệt thòi như công nhân lao động, người da màu, phụ nữ, những người đồng tính. Phụ nữ giai đoạn này đã tích cực tham gia vào các cuộc diễu hành, biểu tình đòi quyền lợi, điển hình là các cuộc biểu tình chống Chiến tranh Việt Nam, các cuộc biểu tình của sinh viên, biểu tình ủng hộ người đồng tính. Đặc biệt là vấn đề bình đẳng giới và chống phân biệt đối xử với phụ nữ dưới mọi hình thức được các nhà đấu tranh nữ quyền đặc biệt quan tâm. Cũng ở giai đoạn này, tiếp nối thành quả của phong trào đấu tranh của nữ giới giai đoạn trước, năm 1975, Liên Hiệp Quốc đã lấy ngày 8/3 hằng năm làm ngày Quốc tế Phụ nữ. Hai năm sau, Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết các nước thành viên kỷ niệm ngày này như là ngày vì quyền bình đẳng, sự tiến bộ của phụ nữ và hòa bình cho thế giới. Giai đoạn thứ ba ((từ cuối thập niên 1970 đến cuối thế kỷ XX), được xem như là sự tiếp nối của phong trào đâu tranh giai đoạn hai và sự đáp trả đối với những thất bại nhìn thấy được của nó. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tự do thông tin và chính trị toàn cầu, phụ nữ tự tin rằng họ là những nhân tố xã hội tích cực, có khả năng, mạnh mẽ và quyết đoán. Họ nỗ lực chỉ ra những áp chế ngầm đối với phụ nữ tiềm ẩn trong những chiến lược chính trị và các mưu đồ toàn cầu hóa; các nhà hoạt động nữ quyền da màu nêu lên vấn đề về chủng tộc và sắc tộc ngay trong bối cảnh xã hội các nước Thế giới thứ nhất. Các nhà đấu tranh nữ quyền kêu gọi xây dựng một liên minh đoàn kết giữa các phong trào nữ quyền khác nhau, mở rộng thuyết đồng tính ra nhiều mảng như đồng tính nam, đồng tính nữ, chuyển đổi giới tính. Thành quả lớn nhất của giai đoạn này là việc các học giả nữ tham gia vào nghiên cứu các chuyên ngành khác nhau của triết học, tư tưởng, văn hóa... và đòi hỏi thành quả của mình được nhập vào hệ thống tri thức hàn lâm của nhân loại. Điều này đã dáng một đòn mạnh vào chủ nghĩa nam quyền ở chỗ mà nó tự hào nhất, xem là “đất cấm”, “đặc sản” của riêng mình. Như vậy, đến đây, cuộc đấu tranh nữ quyền đã tấn 30 công một cách toàn diện vào tình trạng bất bình đẳng xã hội, đòi hỏi quyền tự do và khẳng định giá trị cho người phụ nữ ở mọi lĩnh vực. * Chủ nghĩa nữ quyền Chủ nghĩa nữ quyền hay nữ quyền luận là những lý luận, học thuyết về quyền lợi của người phụ nữ. Cho đến nay, tương ứng với ba giai đoạn phát triển của phong trào đấu tranh nữ quyền phương Tây, chủ nghĩa nữ quyền trên thế giới trải qua ba làn sóng đấu tranh. Làn sóng thứ nhất của chủ nghĩa nữ quyền được khởi đầu từ nước Anh rồi lan ra các quốc gia phương Tây từ nửa sau thế kỉ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX. Đại diện của giai đoạn này chính là Mari Wollstonerast được ví như người mẹ đẻ của chủ nghĩa nữ quyền với cuốn “Bản chứng minh các quyền của phụ nữ” (A Vindication of the Rights of Woman, 1792), bà cho rằng phụ nữ không phải tự nhiên thấp kém so với đàn ông, mà chỉ do họ thiếu đi sự giáo dục. Theo bà, cả đàn ông và phụ nữ phải được đối xử bình đẳng và mường tượng về một trật tự xã hội dựa trên nguyên lý đó. Người thứ hai là Viginia Woolf, nhà nữ quyền học đầu tiên của phương Tây sáng lập ra bộ môn phê bình văn học cho nữ giới - với tác phẩm “Một căn phòng riêng” (A Rom of One‟s Own, 1929) được coi như “sách vỡ lòng” của phê bình nữ quyền, với những khái niệm mở về đàn bà và tinh thần dung hòa cả hai mối. Bà khẳng định những nhà văn nữ đáng được đứng ngang hàng với các nhà văn nam. Làn sóng thứ hai của chủ nghĩa nữ quyền bắt đầu sôi nổi ở Tây Âu và Bắc Mỹ từ sau Đại chiến thế giới lần thứ hai và phát triển lên cao trào trong thập niên 60 của thế kỉ XX. Gương mặt tiêu biểu nhất của giai đoạn này là Simone de Beauvoir, người được xem là nhà lý luận tiên phong của chủ nghĩa nữ quyền Pháp với tác phẩm “Giới thứ hai” (The second Sex, 1949). Trong tác phẩm này, bà đã có một tuyên ngôn làm nghiêng ngả tri thức nhân loại: “Người ta sinh ra không phải là đàn bà, mà trở thành đàn bà”. Đây là sự khu biệt giữa tính hữu sinh và sinh thành, giữa hiện thể và sự chuyển biến, giữa giống và phái. “Trở thành” là kết quả của quá trình giáo huấn từ phía gia đình, xã hội, đạo đức, văn hóa... mà người phụ nữ được/ bị tiếp thu khi tham gia vào cuộc đời. “Trở thành” còn được hiểu là sự 31 phụ thuộc của người phụ nữ vào đàn ông. Như thế, người phụ nữ luôn ở trong trạng thái bị động. Qua lý luận của mình, Beauvoir khẳng định: Phụ nữ có khả năng lựa chọn như nam giới và vì thế có thể lựa chọn nâng cao vị thế của mình. Bà chỉ ra rằng phụ nữ cần phải giải phóng mình và phục hồi cái tôi của mình, trước hết bằng cách cho phép mình vượt lên bằng những hướng đi tự do, tự hào về bản thân mình trong suy nghĩ, trong sáng tạo, trong hành động giống như nam giới. Bà cũng đặt ra những đòi hỏi đối với xã hội trong mục tiêu hướng tới bình đẳng nam nữ. Theo bà, muốn đạt được mục tiêu đó thì các cấu trúc xã hội như luật pháp, giáo dục, phong tục... cần phải được điều chỉnh. “Giới thứ hai” có thể hiểu là một cách nhìn thứ hai về thế giới - cách nhìn trên sự bình đẳng, độc lập trong thế giới quan, nhân sinh quan của người phụ nữ. Tác phẩm được đánh giá là một bản tuyên ngôn nữ quyền và từng bị Vatican liệt vào danh sách những cuốn sách bị cấm còn tác giả của nó Beauvoir được tôn là mẹ đẻ của phong trào đòi nam nữ bình quyền hậu 1968. Làn sóng nữ quyền thứ ba của chủ nghĩa nữ quyền ứng với những năm 1980, 1990. Làn sóng này không ồn ào mà lắng xuống bề sâu với những thành tựu to lớn về tư tưởng, triết học và văn hóa. Đại diện cho làn sóng thứ ba này phải kể đến tên tuổi của Doris Lesing với tác phẩm “Cuốn sổ tay vàng” (The Golden Notebook, 1962). Tiểu thuyết này cũng được coi là tuyên ngôn về nữ quyền khi đào sâu vào thế giới suy tư, xúc cảm của người phụ nữ một cách tường tận, chân thực, mạnh bạo ở hầu khắp các phương diện của đời sống, đặc biệt là ở ba khía cạnh: tình dục, làm mẹ, những góc nhìn về thế giới đàn ông. Làm nên sự phát triển của tư tưởng nữ quyền thời kì này, chúng ta không thể không nhắc đến gương mặt tiêu biểu trong phong trào phụ nữ cuối thế kỉ XX - Antoinette Fouque, với tác phẩm “Có hai giới tính: lý luận về khoa học phụ nữ” (1989-1995) nói về những điều kiện của phụ nữ và vị trí của người phụ nữ trong xã hội. Cuốn sách không nhằm đến sự xóa nhòa ranh giới, khẳng định mạnh mẽ sự khác biệt về giới tính. Bà cho rằng người ta có thể đạt đến sự bình đẳng trên cơ sở hiểu được những khác biệt của phụ nữ so với đàn ông. Bà khẳng định: “Nhân loại gồm hai giới phân biệt trong đó một giới bị lãng quên”, và “Coi người phụ nữ là một 32 người đàn ông là đã làm khô cằn người phụ nữ, làm nghèo đi một phần của nhân loại”. Bà đặc biệt nhấn mạnh đến tính từ “cái” (femelle) để bày tỏ quan điểm tạo hóa ban tặng cho người phụ nữ những thiên chức đặc biệt mà người đàn ông không thể nào có, trong đó có thiên chức làm mẹ. Qua đó, bà lên án mạnh mẽ thuyết Phân tâm học của Frued khi ông cho rằng phụ nữ chỉ là một người đàn ông không hoàn chỉnh và tôn thờ dương vật như là biểu tượng của mọi sức mạnh. Người đại diện thứ hai của chủ nghĩa hậu nữ quyền đó là Luce Irigaray. Bà phản bác lại lí thuyết Phân tâm học của Frued và cho rằng Phân tâm học là chế độ phụ quyền, là chủ nghĩa duy dương vật. Nó không nhận thức được dục vọng của phụ nữ hay nữ giới có thể phát huy tác dụng như thế nào. Đồng thời, bà cũng phê phán lí thuyết Phân tâm học của Lacan khi cho rằng “cơ thể đàn bà chỉ được coi như một hố đen”, và yêu cầu cần phải nhìn thấy điều đặc biệt ở nữ giới. Và mặc dù tiếp thu có chọn lọc những ý tưởng của Beauvoir về giải phóng phụ nữ nhưng Irigaray đi đến kết luận ngược lại với Beauvoir. Bà cho rằng: giải pháp cho vấn đề nữ quyền không phải là đồng hóa mà là dị biệt. Và bà nhấn mạnh phụ nữ cần phải tích cực hoạt động để khẳng định đặc trưng của nữ giới chứ không đơn giải là bị giản lược, đồng hóa vào tính chủ thể nam giới. Các nhà nữ quyền thuộc “thế hệ thứ ba” lại xây dựng lí thuyết phê bình nữ quyền từ quan điểm cho rằng vấn đề giới tính thực chất là vấn đề thể hiện, một hệ thống biểu trưng hay một hệ thống ý nghĩa nào đó nối liền giữa các giống với những nội dung văn hóa tương ứng. Julia Kristeva quan tâm đến vấn đề chủ thể lời nói. Dựa vào sự phân biệt hai thuật ngữ của mình là “kí hiệu” và “biểu tượng”, bà đã thiết lập lại sự phân biệt hai khái niệm tưởng tượng và tượng trưng của Lacan: dùng kí hiệu mang ý nghĩa nữ giới làm kẻ phá vỡ biểu tượng phụ quyền và quyền lực sáng tạo. Barbra Johnson xem “vấn đề giới tính thực chất là vấn đề ngôn ngữ” [156]. Điều này cũng gần với quan điểm của M. Foucault khi cho rằng: “Chân lí được quyết định bởi ai khống chế được ngôn ngữ, thì quyền khống chế ngôn ngữ của nam giới đã dụ dỗ nữ giới phải mắc vào tròng chân lí của họ” [125; 186]. 33 Trở lên là những vấn đề cơ bản của nữ quyền và lí thuyết phê bình nữ quyền trên thế giới. Sau hơn nửa thế kỉ ra đời và phát triển, tinh thần nữ quyền phương Tây cùng với lí thuyết phê bình này đã xuất hiện và ảnh hưởng tốt đến đời sống học thuật ở Việt Nam những năm gần đây. 1.2.1.2. Vấn đề nữ quyền ở Việt Nam Nằm trong vùng ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu bám rễ trong văn hóa người Việt. Tuy nhiên, sự phân biệt nam - nữ của người Việt bớt nặng nề hơn một số nước trong khu vực. Người phụ nữ Việt Nam được nền văn hóa gốc nông nghiệp bảo lưu bằng những tín ngưỡng dân gian, cụ thể là tín ngưỡng thờ Mẫu. Bởi lẽ “người nông dân bao giờ cũng biện lí từ cái nhìn cụ thể, mà cái cụ thể về sự sinh tồn nảy nở không gì khác ngoài việc người mẹ mang nặng đẻ đau sinh ra, nuôi dưỡng nên những đứa con và những cái gì nuôi sống, che chở bảo vệ cho con người chiến thắng thiên tai và thú dữ ấy đều được coi là mẹ”. Công lao của người mẹ vẫn được dân gian đề cao bằng những truyền thuyết về người anh hùng sinh ra bằng cách “thụ thai thần kì” của người mẹ, vai trò của người bố ở đây hoàn toàn mờ nhạt. Đó là trường hợp của Thánh Gióng, của Đinh Bộ Lĩnh... Cũng trong tín ngưỡng thờ Mẫu, nghi lễ lên đồng là một hình thức diễn xướng mà ở đó, người phụ nữ vốn bị áp bức, đè nén bởi chế độ nam quyền trong thực tế. Nhưng một khi, người phụ nữ ấy bắc ghế hầu thánh sẽ trở thành một con người khác. Họ được đề cao bằng khả năng phán truyền, ban tài ban lộc cho những người xung quanh kể cả những người đàn ông. Hình tượng Mẫu Liễu Hạnh ra đời vào thế kỉ XVI, đã được Đoàn Thị Điểm văn bản hóa trong “Truyền kỳ tân phả” chính là biểu trưng cho khát vọng được giải phóng của người phụ nữ khỏi những luật tục khắt khe của chế độ Nho giáo nam quyền. Hoặc như một trường hợp khác, trong những lễ hội dân gian mà ngày nay ít nhiều chúng ta vẫn còn thấy ở đám rước, đi đầu bao giờ cũng có “con đĩ đánh bồng” do hai chàng trai ăn vận giống phụ nữ như độn ngực, mặc áo váy và chít khăn mỏ quạ như nữ giới. Hai nhân vật này đi lại và thực hiện những cử chỉ để thu hút sự chú ý của người xem và gây cười. Theo chúng tôi, bản chất của hiện tượng này là sự đề cao người phụ nữ và giễu nhại nam 34 quyền bằng việc đánh ngược nội dung và bản chất để tạo nên không khí cacnavan. Mà theo nhà mĩ học người Nga M. B. Bakhtin, đó là hiện tượng giải tỏa những cấm kị vốn được xem là nghiêm túc trong cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên, việc đề cao người phụ nữ ở đây mới chỉ nằm trong đời sống tinh thần. Trong lĩnh vực pháp luật, địa vị và quyền lợi của người phụ nữ Việt Nam chỉ thực sự được bắt đầu từ Hiến pháp năm 1946: “Đàn bà ngang quyền đàn ông về mọi phương diện” (Điều 9). Từ đó, bình đẳng nam nữ là một trong những nguyên tắc hiến định xuyên suốt trong tất cả các Hiến pháp về sau: Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 (được sửa đổi bổ sung năm 2001, 2013) của Việt Nam. Điều này cho thấy, việc tôn trọng và đảm bảo quyền lợi của người phụ nữ không chỉ thuộc phạm trù giáo dục đạo đức mà còn là vấn đề được chú trọng trong lĩnh vực giáo dục pháp luật và nhiều lĩnh vực khác. Trong lĩnh vực văn học, trước khi có sự du nhập của chủ nghĩa nữ quyền phương Tây, ý thức nữ quyền trong văn hóa đã ngấm vào mạch ngầm của văn học dân tộc. Tuy nhiên, do sự phát triển của ý thức xã hội mà ở nền văn học trung đại ý thức nữ quyền mới chỉ dừng lại ở những hiện tượng văn học đơn lẻ, mang tính tự phát. Từ năm 1945 trở về trước được xem như giai đoạn tiền đề cho tư tưởng nữ quyền. Cho đến những thập niên đầu thế kỉ XX ý thức đề cao nữ giới mới được dấy lên bởi những bàn luận của Phan Khôi, Manh Manh nữ sĩ, Đạm Phương nữ sĩ và những hoạt động xã hội và văn học của Nữ lưu thơ quán do Phan Thị Bạch Vân làm chủ bút. Đúng như nhận định của Hồ Khánh Vân “Tất cả đều bộc lộ quan điểm và tìm tòi về các vấn đề nữ quyền, nhằm trao đổi, tranh luận với nhau. Thế nhưng, phải thấy rằng, tư tưởng nữ quyền đầu thế kỷ XX tập trung vào phương diện xã hội nhiều hơn. Trong lĩnh vực phê bình và nghiên cứu văn học, các bài viết này chỉ dừng lại ở việc khảo sát một số tác phẩm để tìm ra tư tưởng nữ quyền. Vì vậy, về mặt lý luận, phê bình nữ quyền Việt Nam thời kỳ này còn ở dạng sơ khai, phác thảo và có tính xã hội nhiều hơn” [322]. Do hoàn cảnh chiến tranh nên mãi đến những năm sau 1975, đặc biệt là sau 1986, ý thức nữ quyền mới tiếp tục xuất hiện trở lại trong đời sống văn học nước ta. 35 Trong lĩnh vực lí luận phê bình văn học, lí thuyết phê bình nữ quyền bắt đầu được giới thiệu và có những ứng dụng vào nghiên cứu các hiện tượng của văn học Việt Nam. Đến những năm cuối của thế kỉ XX, việc ứng dụng lí thuyết nghiên cứu văn chương này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống sáng tác và phê bình văn học. Minh chứng cho điều này chính là sự xuất hiện và nổi đình nổi đám của hàng loạt nhà thơ nữ với các hiện tượng Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Đinh Thị Như Thúy, Ly Hoàng Ly... hay như nhóm thơ Ngựa trời với tập “Dự báo phi thời tiết” là những chất liệu nghệ thuật phong phú và đáng tin cậy để khẳng định có một khuynh hướng mang tên âm hưởng nữ quyền trong giai đoạn này. Mặt khác, trong đời sống phê bình, đã có hàng chục cuộc phỏng vấn và nhiều bài nghiên cứu có chất lượng tốt, đánh giá khách quan và xác đáng các hiện tượng văn học nữ nước ta giai đoạn này. Và đặc biệt, diện mạo của phê bình nữ quyền ở nước ta cũng đã có những đổi khác mạnh mẽ. Hàng loạt bài viết về nữ quyền trong văn học Việt Nam của các nhà nghiên cứu như Nguyễn Đăng Điệp, Văn Giá, Lưu Khánh Thơ, Chu Văn Sơn... được đăng tải rộng rãi (về những ý kiến cụ thể sẽ được chúng tôi đề cập cụ thể ở phần sau). Thêm vào đó, trên tạp chí Nghiên cứu văn học, số 8 năm 2013 đã đăng tải cụm bài về phê bình nữ quyền của các tác giả, trong đó có 2 bài của hai học giả nước ngoài. Đó là Ellen Messer - Davidow với bài “Lý thuyết và phê bình nữ quyền: Từ phê bình xã hội đến phân tích diễn ngôn (1963 - 1973)”, trang 3; John C. Schafer với “Những quan niệm đương đại về giới nữ Việt Nam”, trang 22. Bên cạnh đó là bài “Diễn ngôn về giới tính và thi pháp nhân vật”, trang 40 của Trần Văn Toàn; “Đạm Phương với vấn đề nữ học: Giáo dục phụ nữ và trẻ em trong gia đình” của Đoàn Ánh Dương. Trước đó vào ngày 29 tháng 11/2012, Viện Văn học Việt Nam đã tổ chức thành công buổi tọa đàm khoa học “Văn xuôi nữ trong bối cảnh văn học Việt Nam đương đại”. Các tham luận đã tập trung là rõ những vấn đề tiếp nhận và vận dụng lí thuyết phê bình nữ quyền trong văn học nước nhà và từ góc nhìn nữ quyền luận cắt nghĩa văn học Việt Nam. Trên đây là những nỗ lực của những nhà chuyên môn nhằm mục đích phổ biến tư tưởng nữ quyền và lí thuyết phê bình nữ quyền vào đời sống học thuật để tạo ra 36 nhiều góc nhìn trong đánh giá, xem xét những hiện tượng văn học nữ Việt Nam thời kỳ đổi mới. 1.2.1.3. Quan niệm về ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay - Dõi theo lịch sử phát triển của chủ nghĩa nữ quyền có thể thấy, nữ quyền (Feminism, women’s right) là một khái niệm xuất phát từ phong trào đấu tranh chính trị nhằm mục đích đòi quyền nam nữ bình đẳng, gắn liền với hoạt động chính trị và xã hội, nhằm đạt đến sự bình đẳng trên phương diện giới. Thông qua những hoạt động đấu tranh chính trị và xã hội, giới nữ đòi lại những lợi ích chính đáng của mình để đạt đến sự bình đẳng với nam giới. Do vậy, “nữ quyền” nhấn mạnh đến phương diện quyền lợi của phụ nữ, bao gồm: quyền bình đẳng nam nữ, sau đó tiến tới đấu tranh giành quyền bầu cử, quyền lao động, quyền sinh tồn và những quyền lợi kinh tế chính trị khác. Tuy nhiên, do đặc thù lịch sử, văn hóa, chính trị, xã hội khái niệm này lại gây nên những phản ứng khác nhau gắn liền với vấn đề nữ quyền ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Ở phương Tây, nơi khai sinh ra phong trào nữ quyền, phụ nữ đặt mình trong tư thế đối lập với nam giới để đấu tranh giành quyền bình đẳng và dấy lên những hoạt động chính trị - xã hội mang tính nữ quyền thuần túy. Trong khi đó, ở phương Đông nói chung, ở Việt Nam nói riêng, phong trào nữ quyền gắn liền với phong trào cứu quốc và nữ giới sát cánh cùng nam giới vừa đấu tranh giải phóng dân tộc, vừa cởi trói cho giới mình thoát khỏi những ràng buộc cũ của xã hội. Chính vì vậy, trào lưu nữ quyền ở phương Đông không diễn ra một cách mạnh mẽ, độc lập và có tính đối kháng với nam giới quyết liệt như ở phương Tây. Đó không phải là cuộc đấu tranh của một giới phản kháng lại một giới mà là cuộc đấu tranh chung của một cộng đồng xã hội có tư tưởng cấp tiến về giới chống lại những hệ tư tưởng cổ hủ áp bức người phụ nữ. Chính vì vậy mà ý thức nữ quyền ở phương Đông tồn tại trong trạng thái thầm lặng và kín đáo có tính chất của một ý thức xã hội hơn là một hệ tư tưởng. Trong sáng tác, nghiên cứu và phê bình văn học sau 1986, khái niệm “nữ quyền” thường được nhắc đến cùng với các khái niệm “giới” (giới tính), “phái tính” 37 và “nữ tính”. Giới - giới tính (gender) là sự cộng hưởng nhiều yếu tố sinh lí sẵn có do sự ngẫu nhiên trong quá trình chọn lọc tự nhiên quy định. Những đặc tính đó một lần nữa chịu sự tác động, áp chế từ nhiều mặt của đời sống xã hội khiến con người tự ý thức được vị thế và vai trò, sứ mệnh của mình trong thế giới và đặc trưng, nhiệm vụ của mỗi giới trong xã hội cũng được định hình. Nữ tính dùng để chỉ tính chất, bản tính, tức là đi vào vấn đề bản thể. Nữ tính bao hàm những tính chất đặc trưng của người phụ nữ (trong sự phân biệt với nam tính - tính chất/ đặc điểm của giới nam), bộc lộ trong hành vi ứng xử và những mối quan hệ mang tính chuẩn mực khuôn mẫu của xã hội và văn hoá. Nữ tính vừa có độ ổn định, vừa biến đổi theo môi trường văn hoá - xã hội trong những thời đại khác nhau, ở những nền văn hóa khác nhau. Phái tính (sex) “chỉ sự liên kết giữa gới tính và những bản tính đặc trưng cho từng phái riêng biệt” [10; 272]. Như vậy, phái tính là sự tổng hợp những đặc điểm tự nhiên, sinh học (giống) và những đặc điểm xã hội, tính cáchcủa từng giới cụ thể. Trong mối quan hệ với hai khái niệm giới tính và nữ tính thì khái niệm phái tính là sự tổng hợp của hai khái niệm trên. Như vậy, khái niệm nữ quyền nếu hiểu ở cấp độ rộng là quyền lợi của người phụ nữ đặt trong thế tương quan với quyền lợi của nam giới để đạt đến cái gọi là nam nữ bình quyền. Ở cấp độ hẹp thì nữ quyền có mối liên quan với các khái niệm như giới tính, phái tính, nữ tính trong văn học. Nếu giới tính, phái tính, nữ tính là những công cụ để khu biệt đặc tính giữa hai phái (nam/ nữ) thì khái niệm nữ quyền không chỉ dừng lại ở đó mà mục đích của nó hướng tới là sự bình quyền của nam/ nữ đồng thời tạo ra hệ quy chuẩn riêng của giới nữ. Ngoài ra, Feminism ngoài ý nghĩa biểu đạt là chỉ nữ quyền, nó còn là một lí thuyết dùng để nghiên cứu văn chương, mang tính chất học thuật. Bởi vậy, có thể hiểu, “nữ quyền” là một chủ trương, một cách tiếp cận về người phụ nữ theo hướng tôn trọng, đề cao, xem người phụ nữ là trung tâm của mọi sự phản ánh. Qua đó, khẳng định bản sắc, giá trị riêng của giới nữ, nhấn mạnh đến sự khác biệt phái tính và đề cao nữ tính. - Quan niệm về ý thức nữ quyền trong văn học: Trong phạm vi luận án, chúng tôi đề xuất khái niệm “ý thức nữ quyền” trong khi nghiên cứu sáng tác của các nhà 38 thơ nữ từ 1986 đến nay. Các nhà triết học duy vật biện chứng đã khẳng định rằng: ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con người, là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu trong qua trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan. Theo chiều ngang, ý thức bao gồm các yếu tố như tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí, ý chí..., trong đó tri thức là yếu tố cơ bản, cốt lõi; theo chiều dọc, ý thức bao gồm các yếu tố như tự ý thức, tiềm thức, vô thức. Ý thức nữ quyền vì thế nhấn mạnh đến quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng, từ đó tác động đến nhận thức, tư duy, cảm xúc của chủ thể sáng tạo. Nó là cái được bắt dễ từ sâu trong vô thức, tiềm thức và ý thức của người sáng tạo. Bởi vậy mà chúng ta có thể tìm thấy nó trong tín ngưỡng, hội họa, điêu khắc, âm nhạc, trong tất cả các di sản vật thể và phi vật thể Nó là thứ manh nha từ trong tâm thức của con người, và nó được gìn giữ không chỉ bởi nhận thức mà còn từ chiều sâu vô thức. Cho nên, tùy theo mỗi hoàn cảnh nó được biểu hiện ra bên ngoài với những trạng thái khác nhau. Bởi vậy, đề xuất khái niệm “ý thức nữ quyền” chúng tôi còn muốn nhấn mạnh đến quá trình hình thành và phát triển của trào lưu nữ quyền ở Việt Nam. Trên thực tế, ở Việt Nam nói riêng, ở các nước phương Đông nói riêng, do đặc thù phát triển của xã hội mà cho đến nay, chưa thực sự có một phong trào nữ quyền theo đúng nghĩa của từ này. Mọi sự đấu tranh mới chỉ dừng lại dưới dạng một ý thức xã hội hơn là một hệ tư tưởng. Ý thức nữ quyền vì thế luôn là một dòng chảy không ngừng từ văn học truyền thống đến hiện đại. Cùng với nó, ở mỗi giai đoạn văn học nhất định, ý thức nữ quyền được biểu hiện ở các cấp độ đậm nhạt khác nhau. Chẳng hạn ngay từ trong văn dân gian ý thức nữ quyền mới chỉ dừng lại ở những biểu hiện đơn lẻ, cảm tính. Phải đến văn học sau 1986, nữ quyền mới xuất hiện trở lại với tư cách là một trong những cảm hứng trung tâm của văn học, với những biểu hiện rõ ràng và mạnh mẽ. Trên cơ sở tham chiếu từ các khái niệm, đồng thời xuất phát từ chính thực tiễn sáng tạo của văn học Việt Nam nói chung, của các cây bút thơ nữ nói riêng, chúng tôi quan niệm, ý thức nữ quyền trong văn học là tiếng nói của những cây bút nữ thể hiện nhu cầu giãi bày những trăn trở, suy tư của mình về hiện thực cuộc sống cũng như bày tỏ những quan điểm về vị trí, vai trò, quyền lợi của giới mình và 39 khát vọng giải phóng những ẩn ức tinh thần thầm kín của bản thân thông qua cái nhìn mang đậm cảm quan về giới, mang đặc trưng tâm lí của nữ giới trước hiện thực. Qua đó, đề cao vẻ đẹp thể xác và tâm hồn của người phụ nữ, khẳng định bản sắc riêng của giới nữ. Như vậy, ý thức nữ quyền trong cách triển khai của chúng tôi sẽ bao hàm cả ý thức về phái tính. Trong hoạt động sáng tác và nghiên cứu, phê bình văn học, nữ quyền không chỉ là một ý thức chính trị mà còn là ý thức về giới nữ từ góc độ văn hóa, lịch sử, xã hội, tôn giáo Bên cạnh đó, với việc xác lập và phân định các khái niệm để định tính đặc trưng ý thức nữ quyền của văn học nữ, có thể thấy rằng một tác phẩm, một trào lưu, một giai đoạn văn học có ý thức nữ quyền hay không không hoàn toàn phụ thuộc vào sự tồn tại hay không tồn tại ý thức nữ quyền của nhà văn khi sáng tác tác phẩm, nó còn nằm trong nội tại bản thân tác phẩm và tồn tại từ góc nhìn của Phê bình văn học Nữ quyền như một phương thức tiếp cận trong hoạt động sáng tác và nghiên cứu, phê bình văn học. - Về cách hiểu “thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay”: cũng có thể gọi ngắn gọn lại là “thơ nữ đương đại”. Đây là khái niệm quen thuộc với giới nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại. Cách gọi của chúng tôi nhằm mục đích cụ thể hóa về mặt thời gian của sự xuất hiện thơ nữ “giai đoạn từ 1986 đến nay” - tức là lấy mốc từ năm 1986 - thời điểm diễn ra công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế của đất nước đến khoảng hai thập niên đầu tiên của thế kỉ XXI. Với cách quan niệm như vậy, xét ở khoảng thời gian trưởng thành, thành danh, nở rộ (từ 1986 trở về sau) với những sáng tác thể hiện rõ các cấp độ ý thức nữ quyền, các tác giả nữ trong phạm vi khảo sát của đề tài luận án sẽ thuộc vào nhiều độ tuổi khác nhau. - Phạm trù “thơ nữ” dùng để phân định về mặt chủ thể sáng tạo, nhấn mạnh đến những cây bút nữ làm thơ. Tiểu kết Chương 1 Trong Chương 1, chúng tôi khái quát tình hình nghiên cứu của đề tài và bước đầu làm rõ diễn trình lịch sử của nữ quyền và nữ quyền luận phương Tây cũng như 40 quá trình du nhập của lý thuyết này vào đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, đặc biệt là việc vận dụng nó trong nghiên cứu, phê bình văn học dân tộc. Cách làm này sẽ trở nên thực sự có ý nghĩa khoa học và thực tiễn khi ...nữ quyền ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, nguồn: 15. Nguyễn Việt Chiến (2006), “Trương Quế Chi, một cá tính đặc biệt”, Báo Văn nghệ trẻ, (số ra ngày 15/ 10/ 2006), tr.5. 16. Nguyễn Việt Chiến (2007), Thơ Việt Nam - tìm tòi và cách tân1975-2005, Nxb Hội Nhà văn - Công ty Văn hóa Trí Việt, Hà Nội. 17. Trương Chính (1990), “Nhìn nhận lại vấn đề giải phóng phụ nữ trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn”, Tạp chí Văn học, (5). 18. Thiều Chửu (2005), Hán Việt tự điển, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 19. John C. Cavanaugh, Robert V. Kail, (2006), Vai trò giới tính và nhận biết giới tính: Nghiên cứu về sự phát triển con người, Nguyễn Kiên Trường dịch, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 20. Chris Weedon, Phê bình nữ quyền Anh Mỹ, Nhã Thuyên dịch, nguồn: 21. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 22. Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 23. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 24. Trương Đăng Dung (2014), Những kỉ niệm tưởng tượng, Nxb Thế giới, Hà Nội. 25. Đoàn Ánh Dương (2013), “Đạm Phương với vấn đề nữ học: giáo dục phụ nữ và trẻ em trong gia đình”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (8), tr.51-65. 26. Đoàn Ánh Dương (2014), Không gian văn học đương đại (phê bình vấn đề và hiện tượng văn học), Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 27. Đông Dương, Sex trong tác phẩm của các cây bút nữ, nguồn: http:// www.thotre.com/luutru/index.php?menu=detail&mid=3&nid=128. 153 28. Nguyễn Sĩ Đại (2002), “Nằm nghiêng - tập thơ thiếu sự nghiêm túc và cảm xúc trong sáng”, Báo Nhân dân cuối tuần, số 29/ra ngày 21-07. 29. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn Học, Hà Nội. 30. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Thơ ca Việt Nam sau 1975 - từ một góc nhìn, Phụ bản Thơ, BáoVăn nghệ, quý III. 31. Nguyễn Đăng Điệp (2006), “Thơ chống Mĩ và những kinh nghiệm nghệ thuật”, kinh-nghiem-nghe-thuat-4773.html 32. Nguyễn Đăng Điệp chủ biên, Đoàn Ánh Dương (2012), Thơ Việt Nam hiện đại và Nguyễn Quang Thiều, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 33. Nguyễn Đăng Điệp, Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại, nguồn: va-am-huong-nu-quyen-trong-van-hoc-viet-nam-duong-dai. 34. Nguyễn Đăng Điệp (2014), Thơ Việt Nam hiện đại - Tiến trình và hiện tượng, Nxb Văn học, Hà Nội. 35. Trĩnh Bá Đĩnh (2011), Phê bình văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Văn học, Hà Nội. 36. Trần Thái Đỉnh (2012), Triết học hiện sinh (Tái bản), Nxb Văn học - Công ty sách Thời Đại, Hà Nội. 37. Phan Trắc Thúc Định (2012), Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ đương đại (Qua Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Văn Cầm Hải), Luận văn thạc sĩ văn học, Trường ĐHKHXH & NV - ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 38. Phan Cự Đệ (2002), Văn học lãng mạn Việt Nam (1930-1945), tái bản lần thứ 4, có sửa chữa và bổ sung, Nxb Văn học, Hà Nội. 39. Lý Đợi (2003), “Phan Huyền Thư - ngọn cây tìm nỗi cô đơn trên trời”, Tạp chí Tia sáng, số tháng 01. 40. Lý Đợi, Thơ Việt những năm đầu thế kỷ XXI,nguồn: Nguyen huuhongminh.com/chi-tiet-tac-pham/774.aspx. 41. Khổng Đức, Chủ nghĩa nữ tính, nguồn: ndex.php?comp=tacpham&action=detail&id=8523. 154 42. Nguyễn Hoàng Đức (2009), “Nữ giới, nữ văn sĩ và văn giới”, Tạp chí Sông Hương, 21/02/2009. 43. Nguyễn Hoàng Đức, “Dục tính: chân móng hay đỉnh tháp văn chương”, rtworkId=285 44. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 45. Văn Giá (2006), “Sex với những xúc cảm thiêng liêng”, Tạp chí sông Hương, số 213. 46. Nguyễn Thị Hồng Giang (2009), Về một đặc điểm tư duy thơ nữ gần đây: ý thức phái tính (qua Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly và Vi Thùy Linh), Luận văn thạc sĩ văn học, Trường ĐHKHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 47. Jean Chevalier, Alain Gheerbran (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nhiều người dịch, Nxb Đà Nẵng - Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội. 48. Gilles Deleuze (2010), Nietzsche và triết học, Nguyễn Thị Từ Huy dịch, Nxb Tri thức, Hà Nội. 49. A.Ja. Gurêvich (1996), Các phạm trù văn hóa trung cổ, Hoàng Ngọc Hiến dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 50. S. Freud, E. Fromm, A. Schopenhaure, V. Soloviev (2003), Phân tâm học và tình yêu, Đỗ Lai Thúy dịch, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 51. Lê Ngân Hằng (2003), Xe chở mùa, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 52. Lê Ngân Hằng (2006), Orient - trên những vòm cây, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 53. Bích Hạnh, Mấy xu hướng sáng tác của văn học trẻ hôm nay, nguồn: 54. Bích Hạnh (2009), Biểu tượng ngôn ngữ trong ca từ của Trịnh Công Sơn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 55. Văn Cầm Hải (2002), Phan Huyền Thư, cây huyền cầm đau vùng sao sáng, Tạp chí Sông Hương, số 162, tháng 08, nguồn: vn/tap- chi/c101/n675/Phan-Huyen-Thu-cay-huyen-cam-dau-vung-sao-sang .html. 155 56. Nguyễn Hòa, Lịch sử - văn hóa và “sex” trong văn chương, nguồn: van-chuong.html. 57. Trần Mạnh Hảo (2002), “Từ “thơ vọt trào” đến “hội chứng khen trào vọt: cứ tiếp tục đanh đá, lắm lời, cứ xổ hết ra đi!”, www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=867&rb=0101. 58. Dư Thị Hoàn (1988), Lối nhỏ, Hội Văn học nghệ thuật Hải Phòng, Hải Phòng. 59. Việt Hoài (thực hiện) (2006), “Trương Quế Chi và tiếng thở dài không hề nhẹ nhõm”, Báo Văn nghệ trẻ (số ra ngày 17/ 9/ 2006), tr.12. 60. Đào Duy Hiệp (2003), “Lao động và nỗi buồn trong tập thơ “Nằm nghiêng” của Phan Huyền Thư”, phụ bản Thơ, Báo Văn nghệ, (6). 61. Hoàng Hưng (1994), “Thơ Việt Nam đang chờ phiên đổi gác, Báo Lao động, xuân Giáp Tuất. 62. Mai Hương (1997), “Mười năm thơ những xu hướng tìm tòi”, Tạp chí Văn nghệ quân đội. 63. Mai Hương biên soạn và tuyển chọn (1997), Nữ văn sĩ Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 64. Nguyễn Thị Hải Hà, Ý thức nữ quyền và ảnh hưởng văn hóa phụ hệ thể hiện trong tác phẩm của nhà văn, nguồn: ThiHaiHa.html. 65. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 66. Lê Bá Hán (chủ biên), Lê Quang Hưng, ChuVăn Sơn (2005), Tinh hoa thơ mới thẩm bình và suy ngẫm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 67. Như Hiên, Nguyễn Ngọc Hiền (2006), Nữ sĩ Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 68. Nguyễn Thanh Huyền (2012), Những biểu hiện của chủ nghĩa hậu hiện đại trong thơ Việt Nam đương đại, Luận văn thạc sĩ văn học, Trường ĐHKHXH & NV - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 156 69. Phạm Thị Thu Huyền (2012), Ý thức phái tính trong sáng tác văn xuôi nữ từ sau 1975 (Nguyễn Thị Thu Huệ, Trần Thùy Mai, Y Ban, Phạm Thị Hoài, Đỗ Hoàng Diệu), Luận văn thạc sĩ Ngữ Văn, Trường Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng. 70. Hoàng Hưng, “Thơ Việt đang chờ phiên đổi gác”, www.talawas.org/tala DB/showFile.php?res=866&rb=0101 71. Nguyễn Giáng Hương, Văn học của phái nữ và một vài xu hướng văn chương nữ quyền Pháp thế kỷ XX, nguồn: .edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=1481%3Avn- hc-ca-phai-n-va-mt-vai-xu-hng-vn-chng-n-quyn-phap-th-k-xx&catid=94% 3Aly- lun-va-phe-binh-vn-hc&Itemid=135&lang=vi. 72. Nguyễn Thị Thu Hương (2015), “Vấn đề nữ quyền trong hệ thống pháp luật Việt Nam”, Nữ quyền những vấn đề lí luận và thực tiễn (kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc gia), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr.217-226. 73. Inrasara (2008), Song thoại với cái mới, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 74. Inrasara (2004), “Chất liệu ngôn ngữ mới của nhà thơ đương đại”, Phụ bản Thơ, Báo Văn nghệ, số 11/ tháng 5. 75. Inrasara, Thơ Việt đương đại, các khuynh hướng sáng tác, nguồn: http:// bichkhe.org/home.php?cat_id=147&id=1611. 76. John C. Schafer (2013), “Những quan niệm đương đại về giới nữ ở Việt Nam (nhìn từ các văn bản văn hóa quy chiếu quá trình sáng tạo và tiếp nhận tự truyện: Lê Vân: yêu và sống”, Nguyễn Trương Quý dịch, Nghiên cứu văn học, (8), tr.22-39. 77. Judith Lorber, Chủ nghĩa nữ quyền cải cách giới tính, Hồ Liễu dịch, nguồn: 78. Ellen Messer - Davidow (2013), “Lý thuyết và phê bình nữ quyền: từ phê bình xã hội đến phân tích diễn ngôn (1963-1973”, Đặng Thị Thái Hà dịch, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (8), tr.3-21. 79. Nguyễn Thụy Kha (2001), “Thơ Vi Thùy Linh - một khát vọng trẻ”, Báo Người Hà Nội, số 8 ngày 24/02. 157 80. Nguyễn Thụy Kha (2002), “Phan Huyền Thư - nằm nghiêng về cách tân”, Báo Sinh viên Việt Nam, số 20 ngày 29/7. 81. Châm Khanh, Phụ nữ và văn chương, nguồn: /home/literature/viewLiterature.do;jsessionid=06780090C8DD71FFE50A457FA DCA2885?action=viewArtwork&artworkId=279. 82. Trần Thiện Khanh, “Vi Thùy Linh và một kiểu tư duy về lời”, nguồn: 83. Nguyễn Vy Khanh, “Tản mạn về dục - tính và nữ quyền”, nguồn: http:// vanchuongplusvn.blogspot.com/2012/02/nguyen-vy-khanh-tan-man-ve-duc-tinh- va.html. 84. Khrapchenko M.B. (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Lê Sơn, Nguyễn Minh dịch, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội 85. Phan Khôi (1929), “Về văn học của phụ nữ Việt Nam”, Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, (1). 86. Phan Khôi (1929), “Văn học với nữ tánh”, Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, (2). 87. Phan Khôi (1929), “Lại nói về vấn đề văn học với nữ tánh”, Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, (6). 88. Nguyễn Thị Kiêm (1932), “Nữ lưu và văn học”, Phụ nữ tân văn, số 131. 89. Thụy Khuê (2006), “Vi Thùy linh, nhục cảm sáng tạo”, http:// thuy khue.free.fr/stt/v/VTLinh.html 90. Thụy Khuê (2006), “Ly Hoàng Ly và bóng đêm”, /stt/l/bongdem.html 91. Trần Hoàng Thiên Kim, “Thơ nữ trẻ đương đại: khẳng định một cái tôi mới”, nguồn: &nid =1 92. Trần Hoàng Thiên Kim, “Nỗi cô đơn trong thơ nữ trẻ đương đại”, 93. Trần Hoàng Thiên Kim, “Nhận diện thơ nữ trẻ đương đại”, nguồn: ong-dai.htm. 158 94. Trần Hoàng Thiên Kim, “Sex trong văn học trẻ”, nguồn: com.vn/vi-VN/diendan/2008/12/53392.cand. 95. Trần Hoàng Thiên Kim, “Thơ nữ trẻ đương đại và hành trình tìm kiếm cái tôi mới”, 96. Lý Lan, “Phê bình văn học nữ quyền”, nguồn: /Default.aspx?tabid=115&News=2707&CategoryID=41. 97. Mã Giang Lân (2003), Văn học Việt Nam 1945-1954, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 98. Mã Giang Lân (2004), Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, tái bản lần thứ hai, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 99. Mã Giang Lân (2005), “Thơ mở rộng biên độ”, Phụ bản Thơ, Báo Văn nghệ, số 4 tháng 10. 100. Phong Lê (1997), Văn học trên hành trình của thế kỷ XX, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 101. Nguyễn Hữu Lê, “Tính dục trong văn học Việt Nam dưới cái nhìn của đạo lí hồn nhiên và đạo lý học thuyết”, Literature.do; sessionid=F301B5426A0E4892432CB77151916286? action= viewArtwork&artworkId=284 102. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, tái bản lần thứ nhất, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 103. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn đồng chủ biên (2006), Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 104. Nguyễn Văn Long chủ biên (2012), Phê bình văn học Việt Nam 1975 - 2005, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 105. Hà Linh thực hiện, “Vi Thùy Linh - kẻ si tình chung thân với nghệ thuật”, nguồn: tinh-chung-than-voi-nghe-thuat-1887086.html. 106. Vi Thùy Linh (2001), “Thơ tự do - một cuộc vật lộn tiếp diễn của sáng tạo và tiếp nhận”, Về một dòng văn chương (Phạm Việt Phương và Huỳnh Phan Anh dịch), Nxb Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh. 159 107. Phạm Thị Ngọc Liên, “Nhục cảm trong văn chương”, nguồn: vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/nhuc-cam-trong-van-chuong-2140399. 108. Nguyễn Phương Linh (2010), “Ly Hoàng Ly sinh ra để làm nghệ thuật”, org.vn/NewsDetails.aspx?NewID=140&cate=138. 109. Phạm Thị Ngọc Liên (1989), Những vầng trăng chỉ mọc một mình, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 110. Phạm Thị Ngọc Liên (1992), Em muốn giăng tay giữa trời mà hét, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 111. Phạm Thị Ngọc Liên (2004), Thức đến sáng và mơ, Nxb Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh. 112. Vi Thùy Linh (1999), Khát, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 113. Vi Thùy Linh (2003), Linh, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 114. Vi Thùy Linh (2005), Đồng tử, Nxb Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh. 115. Vi Thùy Linh (2008), ViLi in love, Nxb Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh. 116. Vi Thùy Linh (2010), Phim đôi - Tình tự chậm, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 117. Vũ Quỳnh Loan (2005), Thơ Vi Thùy Linh, Luận văn thạc sĩ ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 118. Dương Kiều Minh (2008), “Thơ văn xuôi - vài cảm nhận ban đầu”, Tạp chí Thơ, (6), tr.56-59. 119. Trường Lưu (1996), Chủ nghĩa nhân văn và văn hóa dân tộc, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 120. Phương Lựu (1998), “Suy nghĩ về đặc điểm của nữ văn sĩ”, Tạp chí Tác phẩm mới, số 3. 121. Phương Lựu (2001), Lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX, Nxb Văn học - Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội. 122. Phương Lựu chủ biên (2011), Lí luận văn học, 3 tập, in lần thứ tư, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 123. Phương Lựu chủ biên (2011), Lí luận văn học, in lần thứ tư, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 160 124. Phương Lựu chủ biên (2012), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, in lần thứ 3, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 125. Phương Lựu (2012), Lí luận văn học hậu hiện đại, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 126. Ly Hoàng Ly (1999), Cỏ trắng, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 127. Ly Hoàng Ly (2005), Lô lô, Nxb Hội Nhà văn, Tp. Hồ Chí Minh. 128. John J Macionis (2004), Giới tính và giống phái, Xã hội học, Nxb Thống kê, Hà Nội. 129. Nguyễn Hữu Hồng Minh (2002), “Thơ Việt Nam từ góc nhìn của một thế hệ”, Tạp chí Tia sáng, (1). 130. Lê Trà My (2015), “Trở về với bản thể nữ (Một cách nhìn về nữ quyền trong sáng tác của Y Ban)”, Nữ quyền những vấn đề lí luận và thực tiễn (kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc gia), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr.311-316. 131. Tuyết Nga (1992), Viết trước tuổi mình, Nxb Nghệ An, Nghệ An. 132. Tuyết Nga (2002), Ảo giác, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 133. Tuyết Nga (2008), Hạt giẻ thứ tư, Nxb Văn học, Hà Nội. 134. Nguyễn Thị Việt Nga (2012) Vấn đề thân phận con người trong tiểu thuyết đô thị miền Nam 1954 - 1975, Luận án tiến sĩ văn học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. 135. Lê Thành Nghị (2009), “Khi khát vọng cái tôi trữ tình được đánh thức” cai-toi-tru-tinh-duoc-danh-thuc.html 136. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (2006), Thơ ca Việt Nam - hình thức và thể loại, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 137. Phạm Xuân Nguyên (2001), “Thơ Linh”, Tạp chí Sông Hương, (4). 138. Vương Trí Nhàn (1996), “Phụ nữ và sáng tác văn chương”, Tạp chí Văn học, (6). 161 139. Vương Trí Nhàn, “Văn học sex: chấp nhận để tìm cách đổi khác”, nguồn: doi-khac.html. 140. Ý Nhi (2010), Tuyển tập Ý Nhi, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 141. Nicholas Davidson, Lược sử nữ quyền Hoa Kì, Hồ Liễu dịch, nguồn: quyen/luoc-su-ve-nu-quyen-hoa-ki_117.html. 142. Nhiều tác giả (1977), Thơ văn Lý - Trần, Tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 143. Nhiều tác giả (1978), Thơ văn Lý - Trần, Tập 3, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 144. Nhiều tác giả (1988), Thơ văn Lý - Trần, Tập 2 - quyển thượng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 145. Nhiều tác giả (2000), Tuyển thơ tác giả nữ Việt Nam, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 146. Nhiều tác giả (2005), Tuyển tập thơ văn nữ Việt Nam, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 147. Nhiều tác giả (2008), Almanach Người mẹ và Phái đẹp, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 148. Nhiều tác giả (2008), Thơ nữ Việt Nam từ xưa đến nay, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 149. Nhiều tác giả (2002), Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX, Viện Văn học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 150. Vũ Nho (sưu tuyển) (2009), 33 gương mặt thơ nữ, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 151. Lê Lưu Oanh (1996), Thơ trữ tình Việt Nam 1975-1990, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 152. Võ Phiến (1988), “Văn học miền nam tổng quan”, http//: vitnamvanhien 153. Hoàng Phê (chủ biên) (2009), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 154. Đặng Phùng Quân, “Từ lý luận phụ nữ: Từ Simone de Beauvoir đến Judith Butler”, nguồn: ]. 155. Nguyễn Hưng Quốc (2000), Nữ quyền luận, nguồn: /home/ literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=3822. 162 156. Nguyễn Hưng Quốc, “Nữ quyền luận và đồng tính luận”, nguồn: rtworkId=3469. 157. Nguyễn Hưng Quốc (1999), “Chuyện hiếp dâm và vấn đề phái tính trong văn học Việt Nam”, nguồn: Journa ls.do?action=viewArtwork&artworkId=276. 158. Samuel Enoch Stumpf & Donald C. Abel (2004), Nhập môn triết học phương Tây, Lưu Văn Hy biên dịch, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 159. Arthur Schopenhauer (2006), Siêu hình tình yêu - Siêu hình sự chết, (Hoàng Thiên Nguyễn dịch), Nxb Văn học, Hà Nội. 160. Nguyễn Thanh Sơn (2001), “Linh ơi!”, Báo Người Hà Nội, số 8/ ra ngày 24-02. 161. Nguyễn Thanh Sơn (2002), Phê bình văn học của tôi, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. 162. Nguyễn Thanh Sơn (2002), “Nằm nghiêng - Phan Huyền Thư”, Báo Thể thao văn hóa, số 89. 163. ChuVăn Sơn (2007), Thơ điệu hồn và cấu trúc, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 164. Chu Văn Sơn, Vi Thùy Linh - thi sĩ của ái quyền, nguồn: vanhoadoc.vn/van-hoc-tre/tac-gia-tre/2840-vi-thuy-linh-thi-si-cua-ai-quyen. html. 165. Trần Đăng Suyền (2012), Phương pháp nghiên cứu và phân tích tác phẩm văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 166. Trần Đình Sử (1996), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 167. Trần Đình Sử chủ biên (2007), Tự sự học một số vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 168. Trần Đình Sử (2001), Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 169. Trần Đình Sử (2005), Tuyển tập Trần Đình Sử, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 170. Trần Đình Sử (2005), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Huế. 171. Trần Đình Sử chủ biên (2008), Tự sự học một số vấn đề lí luận và lịch sử, phần 1, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 172. Trần Đình Sử chủ biên (2011), Giáo trình lí luận văn học, tập 1, in lần thứ 4, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 163 173. Trần Đình Sử (2011), Giáo trình lí luận văn học, tập 3, in lần thứ 4, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 174. Trần Đình Sử (2012), Lí luận văn học, tập 2, in lần thứ tư, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 175. Nguyễn Trọng Tạo (2002), Trình diễn thơ, Phụ bản Thơ, Báo Văn nghệ, số 7/15- 02. 176. Đoàn Minh Tâm (2006), “Rỗng ngực - vài cảm nhận”, press.net/tin-tuc/sach/lang-van/rong-nguc-vai-cam-nhan-1974267.html. 177. Lê Văn Tấn, Nguyễn Thị Hưởng (2013), Hành trình nghiên cứu ngữ văn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 178. Nguyễn Thanh Tâm, “Vi Thùy Linh - giữa những quyền lực của lời”, nguồn: &n=12458. 179. Nguyễn Thanh Tâm, “Một số hiện tượng văn học nổi bật thời kỳ đổi mới”, nguồn: 180. Đặng Tiến (2009), Thơ thi pháp và chân dung, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 181. Hoài Thanh, Hoài Chân (2008), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 182. Nguyễn Bá Thành (1995), Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 183. Nguyễn Bá Thành (2006), Bản sắc Việt Nam qua giao lưu văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 184. Nguyễn Bá Thành (2012), Giáo trình tư duy thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 185. Nguyễn Văn Thắng (2008), Thơ làng quê trong phong trào Thơ Mới 1932- 1941, Luận án tiến sĩ Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 186. Đoàn Cầm Thi, “Chiến tranh, tình yêu và tình dục trong văn học Việt Nam đương đại”, nguồn: tinh-yeu-tinh-duc-trong-van-hoc-vn-duong-dai-22-1973865. 187. Nguyễn Huy Thiệp, “Tính dục trong văn học hôm nay”, nguồn: 164 188. Ngô Đức Thịnh (2010), Đạo Mẫu Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 189. Ngô Đức Thịnh (2010), Lên đồng, hành trình của thần linh và thân phận, Nxb Thế giới, Hà Nội. 190. Hoàng Bá Thịnh (2008), Giáo trình Xã hội học về giới, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 191. Trần Nho Thìn (2010), “Nho giáo và nữ quyền”, Tham luận trình bày tại Hội thảo khoa học quốc tế Nho giáo Việt Nam và văn hóa Đông Nam Á, nguồn: nho-thin-nho-giao-va-nu-quyen.html. 192. Trần Nho Thìn (2009), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, tái bản lần thứ nhất, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 193. Trần Nho Thìn, Nho giáo và quyền của phụ nữ trong lịch sử, nguồn: phu-nu-trong-lich-su. 194. Đỗ Thị Thoan, Thơ nữ: giới là một vấn đề, nguồn: /Nghiencuu/VanhocVietNamhiendai/tabid/103/newstab/25/Default.aspx. 195. Võ Thị Thoa (2013), “Vấn đề tình dục trong văn học Việt Nam sau 1975”, nam-sau-1975-%28vo-thi-thoa%29-657.html. 196. Lưu Khánh Thơ (1994), Thơ tình Xuân Diệu, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Ngữ Văn, Viện Văn học, Hà Nội. 197. Lưu Khánh Thơ (2005), Thơ và một số gương mặt thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 198. Lưu Khánh Thơ, “Suy nghĩ về thơ hôm nay”, Phụ bản Thơ, Báo Văn nghệ, quý III/2003. 199. Lưu Khánh Thơ, “Cách tân nghệ thuật và thơ trẻ đương đại”, nguồn: 200. Lưu Khánh Thơ (2008), “Thơ văn xuôi trong sự vận động của thể loại thơ sau 1975”, Tạp chí Thơ, (6), tr. 40-51. 165 201. Lưu Khánh Thơ, “Vi Thùy Linh phiêu du cùng Phim đôi tình tự chậm”, nguồn: ttp://vnca.cand.com.vn/vi-vn/doisongvanhoa/2011/6/56116.cand. 202. Chu Thị Thơm (2002), “Nằm nghiêng - báo động về tính thẩm mĩ của một tập thơ”, Báo Giáo dục và Thời đại, số đặc biệt tháng 8. 203. Bích Thu (1998), Theo dòng văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 204. Bích Thu (2006), “Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (11), tr.15-28. 205. Bích Thu (2015), “Nỗ lực đổi mới trong thơ nữ đương đại”, Văn học Việt Nam hiện đại sáng tạo và tiếp nhận, Nxb Văn học, Hà Nội. 206. Lý Hoài Thu (2002), “Sự vận động của các thể loại văn xuôi trong văn học thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (1), tr.55-59. 207. Lý Hoài Thu (2008), “Hồi ký và bút ký văn học thời kỳ đổi mới”, Trong sách Đồng cảm và sáng tạo, Nxb Văn học, Hà Nội. 208. Lý Hoài Thu (2001), “Tiểu thuyết - tầm vóc hiện thực và số phận con người”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (2). 209. Mai Thị Thu (2016), Tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986, Luận án tiến sĩ Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 210. Vũ Hoàng Thuật (2003), “Cần một tiếng nói đồng tình”, Phụ bản Thơ, Báo Văn nghệ, số 6/ tháng 12. 211. Hoàng Vũ Thuật, “Cội nguồn và hành trình của thơ hôm nay”, nguồn: 212. Đinh Thị Như Thúy (2005), Cùng đi qua mùa hạ, Nxb Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh. 213. Đinh Thị Như Thúy (2007), Phía bên kia cây cầu, Nxb Phụ nữ, Tp. Hồ Chí Minh. 214. Đinh Thị Như Thúy (2011), Ngày linh hương nở sáng, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 215. Đỗ Lai Thúy biên soạn (2001), Nghệ thuật như là thủ pháp (Lí thuyết chủ nghĩa hình thức Nga), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 216. Đỗ Lai Thúy (2009), Bút pháp của ham muốn, Nxb Tri thức, Hà Nội. 166 217. Đỗ Lai Thúy (2011), Hồ Xuân Hương - hoài niệm và phồn thực, Nxb Tri thức, Hà Nội. 218. Đỗ Lai Thúy (2012), Mắt thơ - phê bình phong cách Thơ Mới, in lần thứ 5, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 219. Đỗ Lai Thúy (2012), Thơ như là mỹ học của cái khác, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 220. Lộc Phương Thủy (2002), Andre Gide - Đời văn và tác phẩm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 221. Lộc Phương Thủy (2005), Tiểu thuyết Pháp thế kỷ XX - truyền thống và cách tân, Nxb Văn học, Hà Nội. 222. Lộc Phương Thủy (2007) (chủ biên), Lý luận phê bình văn học thế giới thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 223. Đặng Thu Thủy (2011), Thơ trữ tình Việt Nam từ giữa thập kỉ 80 đến nay, những đổi mới cơ bản, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 224. Phan Huyền Thư (2001), Xin lỗi nếu thơ tôi không dành cho bạn, Tạp chí Tia sáng, ngày 01 tháng 4. 225. Phan Huyền Thư (2002), Nằm nghiêng, Nx Hội Nhà văn, Hà Nội. 226. Phan Huyền Thư (2005), Rỗng ngực, Nxb Văn học, Hà Nội. 227. Phan Trọng Thưởng (2001), Văn chương - tiến trình - tác giả - tác phẩm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 228. Phan Trọng Thưởng (2005), “Văn học Việt Nam 60 năm nhìn lại (1945- 2005)”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (9), tr.3-12. 229. Phan Trọng Thưởng (2005), “Vì một nền mĩ học phê bình”, Lý luận và phê bình văn học - Đổi mới và phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 230. Đặng Tiến (2009), Thơ - thi pháp & chân dung, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 231. Tess Cosslett, Celia Lury, Penny Summerfield (chủ biên) , Nữ quyền và tự truyện, Nguyễn Thị Thanh Xuân dịch, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 232. Trần Văn Toàn (2010), Tả thực với việc hiện đại hóa văn xuôi quốc ngữ giai đoạn giao thời, Luận án tiến sĩ Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 167 233. Trần Văn Toàn (2013), “Diễn ngôn về giới tính và thi pháp nhân vật (trường hợp của Dũng trong Đoạn tuyệt của Nhất Linh)”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (8), tr.40- 50. 234. Trần Văn Toàn, Vấn đề tính dục trong văn học Việt Nam, nguồn: http:// vietvan.vn/vi/bvct/id344/Van-de-tinh-duc-trong-van-hoc-Viet-Nam/ 235. Trần Văn Toàn, Về một diễn ngôn tính dục trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam (từ đầu thế kỷ 20 đến 1945), nguồn: .php?option=com_content&view=article&id=145:dienngon-tinhduc-vanxuoi- nghethuat-vietnam&catid=70:gii-trong-vn-hc-va-ngon-ng-hc-29-4- 2009&Itemid=204. 236. Trần Văn Toàn, “Nam tính hóa nữ tính - đọc“Đoạn tuyệt” của Nhất Linh từ góc nhìn giới tính”, nguồn: 237. Hoàng Ngọc Tuấn (1999), “Dục tính trong văn chương và vấn đề đạo đức”, workId=1620. 238. Nhật Tuấn (2013), Cảm xúc thơ Đinh Thị Như Thúy”, thu y_poetry 239. Hoàng Ngọc Tuấn, “Dục tính trong văn chương và vấn đề đạo đức, 240. Phạm Nữ Hương Trà (2013), Vần và nhịp trong thơ nữ Việt Nam đương đại, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân ngôn ngữ học, Trường ĐHKHXH & NV - Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 241. Lê Ngọc Trà (1991), Lí luận và văn học, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 242. Lê Ngọc Trà (2007), “Văn học Việt Nam những năm đầu đổi mới”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (1). 243. Bình Nguyên Trang (2003), Chỉ em và chiếc bình pha lê biết, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 244. Bình Nguyên Trang (2012), Những bông hoa đang thiền, Nxb Văn học, Hà Nội. 168 245. Vân Trang, Ngô Hoàng, Bảo Hưng sưu tầm và biên soạn (1997), Văn học 1975 - 1985, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 246. Nguyễn Mạnh Trinh, Tình dục trong văn chương xã hội chủ nghĩa, nguồn: 247. Trần Văn Trọng, Ý thức nữ quyền trong thơ Đạm Phương nữ sĩ, nguồn: thuc-nu-quyen-trong-tho-dam-phuong-nu-su.html 248. Lê Thị Dục Tú (1997), Quan niệm về con người trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 249. Lê Dục Tú (1999), “Văn học năm 1998 - có gì mới?”, Tạp chí Văn học, (1), tr.49- 54. 250. Lê Dục Tú (2008), “Những đóng góp của các cây bút nữ trong phong trào thơ mới, cay-but-tho-nu-trong-phong-trao-tho-moi.html 251. Nguyễn Đình Tú, Văn trẻ đội ngũ và một vài khuynh hướng sáng tác gần đây, nguồn: nh - huong-sang-tac-gan-day/. 252. Nguyễn Đức Tùng (2009), “Những kỷ niệm của tôi về văn học miền Nam”, Tạp chí Sông Hương (244/6). 253. Phùng Văn Tửu (2002), Tiểu thuyết Pháp hiện đại những tìm tòi đổi mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 254. Phùng Văn Tửu (2010), Tiểu thuyết trên đường đổi mới nghệ thuật, Nxb Tri thức, Hà Nội. 255. Tzvetan Todorov (2004), Thi pháp văn xuôi (Đặng Anh Đào, Lê Hồng Sâm dịch), Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 256. Tzvetan Todorov (2004), M. Bakhtin - Nguyên lý đối thoại (Đào Ngọc Chương dịch), Nxb Đại học Quốc gia, Tp Hồ Chí Minh. 257. Eco Umberto (2004), Đi tìm sự thật biết cười, Nxb Hội Nhà văn - Trung tâm văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội 169 258. Hồ Khánh Vân, Một vài lý giải về hiện tượng tự thuật trong sáng tác văn xuôi của tác giả nữ Việt Nam từ 1990 đến nay, nguồn: http:// pctu.edu.vn/Trangch%E1%BB%A7/Khoa/Khoah%E1%BB%8DcXHNV/T%C3 %A0inguy%C3%AAn/tabid/161/cate/99/ADId/444/AId/436/Default.aspx. 259. Hồ Khánh Vân, “Ý thức nữ quyền và sự phát triển bước đầu của văn học nữ Nam Bộ trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc đầu thế kỷ XX”, nguồn: 260. Viện Văn học (1990), Văn học và hiện thực, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 261. Viện văn học (2002), Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 262. Võ Khánh Vinh chủ biên (2010), Giáo dục quyền con người: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 263. Võ Khánh Vinh chủ biên (2011), Quyền con người, Giáo trình giảng dạy Sau đại học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 264. Võ Khánh Vinh chủ biên (2011), Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhóm quyền kinh tế, văn hoá và xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 265. Võ Khánh Vinh chủ biên (2011), Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhóm quyền dân sự và chính trị, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 266. Võ Khánh Vinh chủ biên (2011), Quyền con người: Tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã hội, tái bản lần 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 267. Võ Khánh Vinh chủ biên (2011), Quyền con người: Tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học, tái bản lần 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 268. L.X. Vưgotxki (1995), Tâm lý học nghệ thuật, Nxb Khoa học xã hội - Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội. 269. Trần Ngọc Vương (1997), Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 270. Trần Ngọc Vương (2010), Thực thể Việt nhìn từ các tọa độ chữ, Nxb Tri Thức, Hà Nội. 170 271. Trần Quốc Vượng (2003), Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn học, Hà Nội. 272. Nguyễn Thị Thanh Xuân (2013), Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam đương đại, Luận án tiến sĩ Văn học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. 273. Lê Thị Hà Xuyên (2015), “Một số vấn đề lý luận của chủ nghĩa nữ quyền đương đại phương Tây”, Nữ quyền những vấn đề lí luận và thực tiễn (kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc gia), Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội, tr.22-30. 274. Nguyễn Hải Yến, Chủ nghĩa nữ quyền trong văn học, nguồn: judak.blogspot.chhhom/2010/11/chu-nghia-nu-quyen-trong-van-hoc- bai.html?zx=1aabea3087e4ce1b. 275. Cát Yên (2006), “Trương Quế Chi: Tìm kiếm gì trong hành trình “đang lớn”?”, Báo Tiền phong, số ra ngày 7 - 6 - 2006, tr. 08. 171

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_y_thuc_nu_quyen_trong_tho_nu_viet_nam_giai_doan_tu_1.pdf
Tài liệu liên quan