Tài liệu Luận chứng vai trò của tri thức khoa học – công nghệ với phát triển kinh tế: Luận chứng vai trò của tri thức khoa học – công nghệ với phát triển kinh tế
1.Khái niệm tri thức khoa học, tri thức công nghệ và mối quan hệ giữa chúng Tri thức là kết quả của quá trình nhận thức của con người về thế giới hiện thực,làm tái hiện trong tư tưởng những thuộc tính ,những qui luật của thế giới ấy và diễn đạt chúng dưới hình thức ngôn ngữ hoặc các hệ thống kí hiệu khác
Tri thức thông thường được hiểu là sự hiểu biết của con người về sự vật hiện tượng của tự nhiên hoặc xã hội.nhờ c... Ebook Luận chứng vai trò của tri thức khoa học – công nghệ với phát triển kinh tế
13 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận chứng vai trò của tri thức khoa học – công nghệ với phát triển kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó tri thức nên con ngưòi biết lao động khác hẳn với các động vật khác.Mỗi sản phẩm của lao động sản xuất đều là kết quả vật hoá của tri thức.xét về nguồn gốc phát sinh và phương thức hoạt động tri thức là một hiện tượng xã hội.
Có 3 nguồn để tiếp nhận tri thức.Một là tiếp thu các tri thức của tổ tiên truyền lại từ sách vở ,từ các nguồn truyền bá tri thức các nơi khác…Hai là từ các thực nghiệm khoa học có được các dữ liệu,thông tin rồi dùng tư duy nhân thức xử lí chúng để đạt được những tri thức mới.Ba là suy luận lí thuyết từ các tri thức đã có thể đạt được những tri thức sáng tạo.ngày nay nhờ có mạng Internet,mạng viễn thông toàn cầu,những tri thức mới được tiếp nhận một cách phong phú và nhanh chóng với khối lượng kiến thức cực lớn so với trước đây.Tri thức có thể phân thành: tri thức thưòng nghiệm, tri thức nghệ thuật và tri thức khoa học
-tri thức thường nghiệm ( còn gọi là tri thức đời thường, tri thức thực tiễn khoa học) nó dựa trên lẽ phải và y thức thông thường nó là cơ sở định hướng quan trọng cho các hành vi hàng ngày của con người. Hình thức này của tri thức phát triển phong phú thêm cùng với sự tiến bộ của tri thức khoa học.
-tri thức nghệ thuật là tri thức phương thức đặc thù nhằm nắm bắt hiện tượng về mặt thẩm mĩ
1.-tri thức khoa họclà sự phản ánh trình độ của con người đi sâu vào nhận thế giới hiện thực. Tri thức khoa học bao gồm : tri thức kinh nghiệm và tri thức lí luận. Trong đó tri thức king nghiệm là trình độ thấp còn tri thức lí luận là trình độ cao của tri thức khoa học.Giữa 2 trình độ này các tri thức khoa học có mối quan hệ mật thiết với nhau, làm tiền đề, cơ sở cho nhau cùng phát triển phản ánh ngày càng gần đúng hơn và sâu sắc hơn về thế giới vật chất đang vận động không ngừng.
+Tri thức kinh nghiêm thu nhận được thông qua quan sát những thí nghiệm. Nó nảy sinh một cách trực tiếp từ thực tiễn, từ lao động sản xuất đến đấu tranh xã hội hoặc từ thí nghiệm khoa học. Xét một cách toàn diện và đầy đủ hơn tri thức kinh nghiệm được chia làm 2 loại:
-Một là tri thức kinh nghiệm thông thường còn gọi là tri thức tiền khoa học, tri thức thường nghiệm. Tri thức kinh nghiệm thông thường chủ yếu thu nhận từ những qua sát hang ngày trong cuộc sống. Loại tri thức này phản ánh trực tiếp vẻ bề ngoài và mang đậm màu sắc cảm tính nhưng không đồng nhất với nó
-Hai là tri thức kinh nghiệm khoa học được thu nhận từ những thí nghiệm khoa học, từ sự khái quát các thực nghiệm khoa học trong sự phát triển của xã hội
Hai loại tri thức này có sự xâm nhập và bổ sung lẫn nhau,giả định chuyển hoá lẫn nhau, làm phong phú thêm quá trình nhận thức
Nói tóm lại tri thức kinh nghiệm là sự phản ánh các hiện tượng đơn nhất,cái cụ thể , tiếp bề ngoài của sự vật
+Tri thức lí luận là một trình độ cao hơn về chất so với tri thức kinh nghiệm tri thức lí luận được khái quát từ tri thức kinh nghiệm.Nó tồn tại trong hệ thống các khái niệm ,phạm trù,qui luật,giả thiết,học thuyết nào đó.Lí luận hình thành từ kinh nghiệm nhưng nó không xuất hiện một cách trực tiếp, tự phát và không phải mọi lí luận đều xuất phát từ kinh nghiệm.Tri thức lí luận ở vào trình độ cao nhất của tri thức khoa học, là sản phẩm của tư duy bậc cao.Cố nhiên nó phải là kết quả của quá trình nghiên cứu,học tập bền bỉ có hệ thống của con người
Tri thức lí luận và tri thức kinh nghiệm là 2 trình độ khác nhau nhưng chúng có mối liên hệ hữu cơ mật thiết với nhau và bổ sung cho nhau để nắm bắt chuẩn xác hơn bản chất của sự vật.Thực ra nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lí luận không đồng nhất với nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính.Tuy nhiên trên thực tế ranh giới giữa tri thức kinh nghiệm và tri thức lí luận đôi khi chỉ là tương đối vì không có kết quả nào của nhận thức lại không phải là sản phẩm của sự thống nhất biện chứng của hai quá trình nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính.Tri thức kinh nghiệm chính là cơ sở dữ liệu để khái quát hình thành nên nhận thức lí luận.Tri thức lí luận nâng tri thức kinh nghiệm nên trình độ cao hơn về chất, từ chỗ cái cụ thể , đơn chất trở thành cái có tính khái quát phổ biến
2.Tri thức công nghệ: là tập hợp những hiểu biết (các phương pháp, các quy tắc, các kỹ năng) hướng vào cải thiện thiên nhiên phục vụ cho các nhu cầu của con người. Công nghệ là hiện thân của văn minh xã hội và sự phát triển của nhân loại.
Trong tất cả các nghành công nghệ thì công nghệ thông tin là nghành được chú trọng nhất. ở các nước tư bản công nghệ thông tin được khai thác ở mức rất cao trong mọi lĩnh vực kinh tế,xã hội,văn hoá…Đặc biệt trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng,thương mại việc áp dụng công nghệ này đem lại nhiều hiệu quả và lợi nhuận kếch sù.Chủ nghĩa tư bản lợi dụng tính chất đặc biệt của tiền tệ và hệ thống máy tính ngày càng tinh xảo đã tạo lập được một hệ thống tài chính tiền tệ có vị trí độc lập,tách rời hệ thống sản xuất và các nhà tư bản tài chính đã kiếm lời trên hệ thống này
3.mối quan hệ giữa tri thức khoa v à tri thức công nghệ:Trong giai đoạn hiện nay khoa học và công nghệ luôn gắn bó chặt chẽ với nhau.Khoa học là tiền đề trực tiếp của công nghệ và công nghệ lại là kết quả trực tiếp của khoa học.Tri thức công nghệ là tri thức phát triển trên nền tảng của các tri thức khoa học cơ bản được hình thành trong nửa đầu của thế kỉ XX.Muốn có tri thức công nghệ một mặt phải có tri thức khoa học cơ bản. Tuy mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ hết sức gắn bó, nhưng giữa chúng cũng có những khác biệt quan trọng:
Một là, nếu như các tri thức khoa học có thể được phổ biến không hạn chế, thì công nghệ lại là một thứ hàng dùng để mua bán với các yếu tố sở hữu và giá cả.
Hai là, trong khi các hoạt động khoa học thường được giá bằng các thước đo trực cảm thì thước đo đối với công nghệ lại là phần đóng góp cụ thể đối với việc giải quyếtcác mục tiêu kinh tế xã hội.
Ba là, các hoạt động khoa học thường đòi hỏi phỉ có một khoảng thời gian giải quyết dài với các yếu tố bất định khá lớn, ngược lại, đối với hoạt động công nghệ thời gian giải quyết thường ngắn hơn.
2.Vai trò của tri thức khoa học công nghệ với hoạt động kinh tế của xã hội
-Vai trò của tri thức khoa học vơí hoạt động kinh tế
+Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp: Khoa học vốn là sản phẩm của tư duy trí tuệ nếu không thông qua hoạt động cua người lao động (công nhân, nông dân,tầng lớp trí thức….)mà chỉ tự bản thân nó thôi thì như Mác nói khoa học không thể biến thành caí gì cả không thể sinh ra tác động tiêu cực hay tích cực .Ngày nay khoa học ngày càng đóng góp vai trò to lớn trong nền sản xuất xã hội nói riêng trong đời sống nhân loại nói chung.Tri thức khoa học thì được con người ứng dụng.sử dụng trong sản xuất, được chuyển hoá,vật chất hoá thành máy móc ,công cụ sản xuất thì nó trở thành lựu lượng sản xuất trực tiếp.Ngày nay khi mà quá trình ứng dụng khoa học vào sản xuất diễn ra một cách nhanh chóng kịp thời thì rõ ràng là khoâ học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.Nhận định khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là nhận định đúng đắn,dựă trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử.Trong bản sơ thảo đầu tiên của bộ tư bản,C.Mác đã nhiều lần nói đến điều kiện để khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.C.Mác viết: Sự phát triển của hệ thống máy móc trên con đường ấy chỉ bắt đầu khi nền đại công nghiệp đã đạt đến trình độ phát triển cao hơn và tất cả các bộ môn khoa học đều được đưa vào phục vụ tư bản, còn bản than hê thống máy móc hiện có thì có những nguồn lực to lớn.Như vậy phát minh trở thành nghề đặc biệt, đối với nghề đó thì việc vận dụng khoa học vào nền sản xuất trực tiếp tự nó trở thành một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định và kích thích.Qua đoạn nghị luận đó chúng ta thấy để vận dụng được khoa học vào trong sản xuẩt trực tiếp tức là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì phải có phát minh sang tạo, phải có sự phát triển của hệ thống máy móc
-Vai trò của tri thức công nghệ với hoạt động kinh tế
Do sự phát triển của công nghệ ngày càng được ứng dụng nhiều vào trong quá trình sản xuất nên máy móc ngày càng được cải tiến kĩ thuật hiện đại hơn số lượng công nhân ngày càng được giảm bớt do đó hiệu suất sử dụng các nguồn lực ngày càng được nâng cao. Đặc biệt việc ứng dụng công nghệ thông tin phải đi kèm với sự thay đổi to lớn về tổ chức lao động nếu kết hợp đổi mới tổ chức với áp dụng công nghệ thông tin thì hiệu suất lao động sẽ tăng lên rõ rệt.Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nhất là công nghệ thông tin có tác động mãnh mẽ và làm thay đổi các phương pháp tổ chức công việc sản xuất kinh doanh.Khuyến khích phân cấp chức năng và tăng cường hiệu quả của tính đa năng trong doanh nghiệp.việc ứng dụng công nghệ thông tổ chức lại lao động dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu lao động, một mặt với các phương thức mới linh hoạt đòi hỏi nhân viên phải có trình độ nhận thức và chuyên môn cao hơn
Do các nước phát triển ngày càng chú trọng đến việc phát triển khoa học công nghệ vì đây là một mặt hàng hàm lượng chất xám cao nhưng chi phí sản xuất lại thấp và ngày càng cần thiết cho cuộc sống .Các nước này đang ráo riết mở rộng việc tin học hoá trong toàn xã hội. Ở các nước chậm và đang phát triển do công nghệ thông tin đòi hỏi tương đối ít vốn đầu tư lại có thể áp dụng được ngay để cải tiến công tác quản lí,nâng cao trình độ dân trí,cải thiện đời sống là những động lực quan trọng để phát triển kinh tế nên nó cũng rất được quan tâm khai thác tuy mức độ không được cao như các nước phát triển.Vì vậy việc phát triển khoa học cộng nghệ ứng dụng những thành tựu mới của công nghệ vào trong sản xuất và sử dụng lợi thế so sánh để tạo ra những sản phẩm với giá thành thấp hơn thì mới có thể cạnh tranh được với hàng hoá của các nước phát triển.Phát triển tri thức công nghệ sẽ có tác động giúp những nước này theo kịp các nước phát triển. Năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia trên thị trường quốc tế được định đoạt ngày càng mạnh mẽ bởi trình độ phát triển công nghệ của quốc gia đó. Những xu hướng hiện nay đã chỉ rõ rằng mô hình thương mại quốc tế được hình thành do sự biến đổi công nghệ trong đó những sản phẩm có đầu tư khoa học – công nghệ cao ngày càng chiếm vai trò nổi bật, đặc biệt là trong trao đổi thương mại giữa các nước công nghiệp hoá. Hiện trạng công nghệ trong một nền kinh tế có thể được đánh giá là kém phát triển, nếu như nó không có khả năng trợ giúp cho 4 yếu tố cơ bản của phát triển là: 1/ Các phương tiện sản xuất hiện đại. 2/ Các tri thức có ích và khả năng tiếp thu. 3/ Tổ chức và quản lý hiệu quả. 4/ Các kỹ năng và khả năng kỹ thuật.
Nếu thiếu những yếu tố này thì cần phải đầu tư cho nâng cao công nghệ, thu nhập và truyền bá thông tin, đổi mới cơ cấu tổ chức cho giáo dục và đào tạo nhằm thúc đẩy hoạt động công nghệ.
Vì kinh tế luôn luôn phát triển, nên vai trò của công nghệ cũng luôn thay đổi. Ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, mức tăng trưởng dường như phụ thuộc cứng nhắc vào khả năng tiếp thu và sử dụng một cách hiệu quả công nghệ. Tiếp thu công nghệ nước ngoài tạo ra một bước rất quan trọng để cải tiến khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước, cũng như quốc tế.Cho nên vấn đề phát triển và hoàn thiện công nghệ là vấn đề cấp thiết hiện nay với những nước này. Hoàn thiện và phát triển công nghệ đã tăng cường khả năng công nghệ của các nước đang phát triển. Các biện pháp hỗ trợ như khuyến khích tài chính là cần thiết để thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động nghiên cứu và phát triển, nâng cao trình độ công nghệ thông qua kiểm tra chất lượng, thử nghiệm và huấn luyện công nghệ. Yếu tố quyết định khả năng công nghệ và khả năng cạnh tranh trong nước cũng như quốc tế là số người có khả năng quyết định mọi vấn đề công nghệ. Trong phương diện này, đầu tư đào tạo nhân lực kỹ thuật là quan trọng, đặc biệt là đầu tư phát triển hệ thống giáo dục khoa học kết hợp với trương trình huấn luyện thực tế một cách hiệu quả và linh hoạt.
Vấn đề phát triển và hoàn thiện công nghệ Quá trình phát triển công nghệ có thể đi tuần tự hoặc thực hiện xen kẽ theo các giai đoạn từ thấp đến cao
Giai đoạn 1: Công nghệ có cường độ lao động cao và công nghệ sử dụng chủ yếu nguồn tài nguyên thiên nhiên (mà ta là một trong những nước đang thực hiện chủ yếu).
Giai đoạn 2: Công nghệ dựa chủ yếu vào trang thiết bị kỹ thuật, giai đoạn này chủ yếu dựa vào các công nghệ nước ngoài, thích nghi vào công nghệ nước ngoài và cải tiến công nghệ nước ngoài, chuẩn bị cho nguồn nhân lực có trí thức và có kỹ năng.
Giai đoạn 3: Công nghệ dựa chủ yếu vào vốn trí thức và sự thành thạo tay nghề của con người trong đất nước mình.
Đối với nước ta tiến lên từ một nền kinh tế nông nghiệp thủ công lạc hậu .Theo đường lối công nghiệp hoá,hiện đại hoá mà đảng ta đã đề ra nhằm xây dựng đất nước cơ bản trở thành nước công nghiệp sau khoảng 20 năm nữa .thực hiện công nghiệp hoá tức là phải chuyển cho được nền sản xuất thủ công cơ khí tức là phải thực hiện cho được cuộc cách mang công nghiệp mà các nướn tư bản đã thực hiện cách đây 200 năm. Đồng thời phải tranh thủ hiện đại hoá từng bộ phận trong sản xuất, thực hiện một số bộ phân trong nội dung cuộc cách mạng khoa học công nghệ và cần tận dụng lợi thế về khả năng trí thức của nhân dân để phát triển công nghệ thông tin nhằm một mặt tăng năng suất ,chất lượng lao động ,cải thiện đời sống ,mặt khác tranh thủ xuất khẩu phần mềm để góp phần tích luỹ vốn
3.Vai trò của tri thức khoa học, công nghệ cao với phát triển kinh tế tri thức
Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra,phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải,nâng cao chất lượng cuộc sống .Với định nghĩa trên, có thể hiểu kinh tế tri thức là trinh độ cao của lực lượng sản xuất xã hội, mà trong quá trình lao động của từng người lao động và toàn bộ lao động xã hội,trong từng sản phẩm và trong tổng sản phẩm quốc dân thì hàm lượng lao động cơ bắp, hao phí lao động cơ bắp giảm đi khi hàm lượng tri thức,hao phí lao động trí óc tăng lên
Ở trình độ kinh tế tri thức những nghành dựa vào tri thức,dựa vào những thành tựu mới của khoa học,công nghệ có tác động to lớn tới sư phát triển xã hội.Chẳng hạn như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học….Nhưng cũng xó thể là nghành kinh tế truyền thống (như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) được ứng dụng khoa học công nghệ cao
Nền kinh tế tri thức ra đời trong bối cảnh công nghệ thông tin toàn cầu phát triển mạnh mẽ với tốc độ chưa từng có.Những đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế tri thức dưới góc độ nào thì công nghệ thông tin vẫn có vai trò rất quan trọng và là một trong những đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế tri thức
Nền kinh tế tri thức có 5 đăc trưng nổi bật :
+Vai trò quan trọng của công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin. thông tin trở vốn thông tin trở thành nguồn tài nguyên quan trọng của nền kinh tế
+Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Là vốn quí nhất, là nguồn lực quan trọng hàng đầu,quyết định sự tăng trưởng và phát triển cuả nền kinh tế
+Quá trình công nghiệp hóa diễn ra nhanh do ứng dụng những tựu mới nhất của khoa học công nghệ vào trong sản xuất,góp phần nâng cao năng suất lao động
+Chất lượng nguồn lực cao, nguồn lực nhanh chóng được tri thức
hóa, sự sáng tạo đổi mới học tập trở thành yêu cầu thường xuyên
đối với mọi người và phát triển con người trở thành nhiệm vụ trung tâm của xã hội
+Cơ cấu tổ chức xã hội thay đổi,cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động kinh tế có những biến đổi sâu sắc, nhanh chóng
Tri thức công nghệ thông tin luôn có vai trò thúc đẩy phát triển sản xuất và vai trò ấy cũng tăng dần cùng với quá trình phát triển.Nền kinh tế có 10 đặc trưng chủ yếu:
Thứ nhất là sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Trong 15 năm qua, các nền kinh tế phát triển trên thế giới đã có những chuyển đổi to lớn, sâu sắc về kinh tế, về cách thức và qui tắc hoạt động, đang phát triển nhanh các nghàng kinh tế dựa vào tri thức
Thứ hai là sản xuất công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất, tiêu biểu nhất trong nền sản xuất tương lai. Các nghành kinh tế tri thức đều phải dựa vào công nghệ mới để đổi mới và phát triển
Thứ ba là việc ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong mọi lĩnh vực và thiết lập mạng thông tin đa phương tiện. Mọi người đều có nhu cầu thông tin và được truy nhập vào các kho thông tin cần thiết cho mình. Mọi lĩnh vực họat động trong xã hội đều có tác động củ công nghệ thông tin để nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả
Thứ tư là các doanh nghiệp vừa cạnh tranh vừa hợp tác để cùng phát triển.Trong cùng một lĩnh vực khi công ti lớn mạnh thì các công ti khác tìm cách sát nhập hoặc chuyển hướng ngay nếu không muốn bị phá sản
Thứ năm là xã hội thông tin thúc đẩt sự dân chủ hóa. Mọi người dễ dàng truy nhập đến các thông tin cần thiết. Dân chủ hóa các hoạt động và tổ chức điều hành trong xã hội được mở rộng
Thứ sáu,xã hội thông tin là một xã hội học tập. Giáo dục phát triển, hệ thống giáo dục phải đảm bảo cho mọi người học tập ở bất cứ lúc nào bất cứ nơi đâu
Thứ bảy, vốn quí nhất trong nền kinh tế tri thức là tri thức. Tri thức là nguồn lực hàng đầu tạo sự tăng trưởng. Không phải như các nguồn lực khác bị mất đi trong khi sử dụng, tri thức và thông tin có thể được chia sẻ và trên thực tế lại tăng lên khi sử dụng
Thứ tám, sự sáng tạo, đổi mới thường xuyên là động lực chủ yếu nhất thúc đẩy sự phát triển. Công nghệ đổi mới rất nhanh, vòng đời công nghệ rút ngắn vì vậy các doanh nghiệp muốn trụ được thì phải luôn luôn đổi mới công nghệ và sản phẩm
Thứ chín, nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu hóa. Thị trường và sản phẩm mang tính toàn cầu. Quá trình toàn cầu hóa cũng là quá trình chuyển sang nền kinh tế tri thức, toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức thúc đẩy nhau phát triển
Thứ mười là sự thách thức đối với văn hóa. Trong nền kinh tế tri thức xã hội thông tin văn hóa có điều kiện phát triển nhanh và văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, Nhưng mặt khác nền văn hóa đứng trước những rủi ro lớn: bị pha tạp, dễ mất bản sắc, dễ bị các sản phẩm văn hóa độc hại tấn công mà rất khó ngăn chặn. Nhiệm vụ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trở nên rất nặng nề
-Đối với nước ta việc phát triển kinh tế tri thức là hết sức cần thiết, nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển. Nhận thấy được những đặc điểm và vai trò ngày càng to lớn của kinh tế tri thức, báo cáo chính trị đại hội đại biểu lần thứ X của đảng nhấn mạnh: “tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tao ra và tiềm năng lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa
4.Kết luận
Qua phần luận chứng trên có thể thấy được vai trò quan trọng của tri thức khoa học, công nghệ là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển đặc biệt là nghàng kinh tế tri thức. chính vì vậy đối nước ta là nước đang phát triển thực hiện quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước cần ưu tiên cho phát triển khoa học công nghệ đặc biệt là các nghành có hàm lượng chất xám cao như công nghệ thông tin
Đối với em sau khi làm xong bài này em cũng thấy được tầm quan trọng hơn của tri thức khoa học công nghệ. Là một doanh nhân tương lai em thấy mình cần phải học tập thật tốt để sau này có thể góp một phần công sức cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước
Các tài liệu sử dụng :
Tạp chí đảng cộng sản số 52
Tạp chí triết học số 47, 49, 50
Báo cao chính trị đại hội đại biểu lần thứ X
Bộ tư bản ( C.Mác )
Một số thông tin trên các website
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11233.doc