Luận văn Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng tại tỉnh Nam Định

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THỊ NGỌC TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH NAM ĐỊNH Ngành: Phát triển bền vững Mã số: 8.31.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ ANH VŨ HÀ NỘI, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng tại tỉnh Nam Định” do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Anh Vũ. C

pdf93 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận văn Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng tại tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả luận văn Vũ Thị Ngọc Tâm MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIÊN VỀ PTNN BỀN VỮNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG ................................................................................ 14 1.1. Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 14 1.2. Sự cần thiết của phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng. ............ 26 1.3. Những nhân tố chính ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng. ........................................................................................................................... 31 1.4. Nội dung hoạt động của PTNN bền vững dựa vào cộng đồng. ............................... 24 1.5. Kinh nghiệm thực tiễn về PTNN bền vững dựa vào cộng đồng. ............................. 24 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2015-2017 .................. 41 2.1. Khái quát phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng tại tỉnh Nam Định giai đoạn 2015-2017 ........................................................................................................... 41 2.2. Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng tại Nam Định. .................................................................................................................................... 44 2.3. Thực trạng phương thức sản xuất PTNN bền vững dựa vào cộng đồng tỉnh Nam Định. .................................................................................................................................... 54 2.4. Thực trạng về những nhân tố ảnh hưởng phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng tỉnh Nam Định. ................................................................................................. 59 2.5. Đánh giá hạn chế và nguyên nhân hạn chế của PTNN bền vững dựa vào cộng đồng tỉnh Nam Định giai đoạn 2015-2017 ................................................................................. 65 Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PTNN BỀN VỮNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2019-2025. .................. 70 3.1. Bối cảnh mới PTNN bền vững dựa vào cộng đồng tại tỉnh Nam Định. .................. 70 3.2. Quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng tại tỉnh Nam Định đến năm 2025..................................................................................................... ............. ..72 3.3. Các giải pháp nhằm tăng cường vai trò của cộng đồng trong phát triển nông nghiệp bền vững .............................................................................................................................. 72 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 80 PHỤ LỤC........................................................................................................................... 84 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa BĐKH Biến đổi khí hậu BVMT Bảo vệ môi trường BVTV Bảo vệ thực vật CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DN Doanh nghiệp FAO Tếng Anh: Food and Agriculture Organization of the United Nations Tiếng Việt: Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc HTX Hợp tác xã KHCN Khoa học công nghệ KHKH Khoa học kỹ thuật NN Nông nghiệp NTM Nông thôn mới NTTS Nuôi trồng thủy sản PTBV Phát triển bền vững PTNN Phát triển nông nghiệp SXNN Sản xuất nông nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNTN Tài nguyên thiên nhiên UBND Ủy ban nhân dân UNDP Tiếng Anh: United Nations Development Programme Tiếng việt: Chương trình phát triển Liên hợp quốc DANH MỤC HỘP Hộp 1: Chia sẻ của một đại lý phân bón 44 Hộp 2: Chia sẻ của hộ nông dân 45 Hộp 3: Chia sẻ của một trưởng thôn 50 Hộp 4: Chia sẻ của cán bộ sở NN&PTNN tỉnh Nam Định 51 Hộp 5: Chia sẻ của cơ sở kinh doanh 52 Hộp 6: Chia sẻ của cán bộ phòng nông nghiệp huyện 55 Hộp 7: Chia sẻ của thành viên tổ hợp tác nông nghiệp 59 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Nam Định qua các năm 43 Biểu đồ 2.2: Quan điểm của các hộ dân về việc tham gia đề án NN 49 Biểu đồ 2.4.1: Tỷ lệ độ tuổi tham gia trả lời phỏng vấn 61 Biểu đồ 2.4.6: Tỷ lệ số hộ được nghe về PTNN bền vững của các hộ 67 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là một ngành sản xuất chủ yếu của nền kinh tế, cung cấp các sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho con người tồn tại. Không những thế, nông nghiệp còn là nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất ra hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Nông nghiệp cũng sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ của mỗi quốc gia. Ngày nay, trước nhu cầu của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm phục vụ cho sức khỏe, thì các sản phẩm nông nghiệp truyền thống đang chuyển dần từ chiều rộng sang chiều sâu, chú trọng hơn vào các sản phẩm nông sản sạch, thân thiện với môi trường. Những bài học trong các giai đoạn phát triển vừa qua đã cho thấy những hạn chế, khiếm khuyết trong các lý thuyết về phát triển nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng. Vì lợi ích trước mắt, con người chỉ quan tâm đến sản lượng nông nghiệp và thu nhập kinh tế đã gây ra những tổn thương ngiêm trọng về mặt môi trường, làm suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên của trái đất. Chính điều này đã đặt ra một vấn đề đó là chúng ta không chỉ PTNN đơn thuần mà cần phải PTNN bền vững. Trong phát triển nông nghiệp thì điều kiện là phải có các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên năng lực tài chính, sức lao động và không thể thiếu được đó là sự tham gia của cộng đồng mà trụ cột chính là người nông dân. Ở nông thôn trong quá trình tồn tại và phát triển, luôn hình thành một tập quán sản xuất và những cơ chế quản lý cộng đồng do người dân tạo ra và chính họ điều hành. Trong phát triển nông nghiệp bền vững, vai trò đó cần được coi trọng vì nó sẽ góp phần phát triển được kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường. Trong những năm gần đây, những rủi ro từ BĐKH đã khiến những sinh kế dựa vào nguồn TNTN sẵn có của cộng đồng bị tổn thương nghiêm trọng. Người nông dân thiếu những nguồn lực cần thiết và năng lực thích ứng để đương đầu với những rủi ro này. Một số những lĩnh vực nông nghiệp như lâm nghiệp thủy sản và trồng trọt chịu ảnh hưởng từ những thói quen canh tác cũ nên càng phải gánh chịu 1 những hậu quả của BĐKH do những phương thức cũ đều bộc lộ những hạn chế nhất định về kỹ thuật và khả ứng phó với thời tiết và thiên tai và biến động của thị trường. Như vậy, PTNN bền vững cần gắn với vai trò cộng đồng. Nếu thiếu vai trò của cộng đồng trong phát triển, thì sự bền vững trong bất cứ một lĩnh vực nào cũng sẽ không được đảm bảo. Hơn nữa người dân là chủ thể trong mọi phương diện hoạt động xã hội nên họ là những người có quyền được hưởng lợi nhờ sự sử dụng nông nghiệp bền vững trong các hoạt động sinh kế, và đáp ứng các nhu cầu văn hóa xã hội. Những chính sách, kế hoạch để phát triển nông nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của cộng đồng bởi vì họ là người sinh sống, học tập và làm việc tại khu vực đó. Nên họ hiểu địa phương họ có nguồn lực gì, bản thân họ cần gì và họ sẽ nỗ lực hết mình để đáp ứng được những nhu cầu của họ trong hiện tại và thế hệ con cái họ trong tương lai. Nam Định là tỉnh ven biển nằm ở phía Nam đồng bằng sông Hồng, có nhiều tiềm năng để phát triển SXNN toàn diện cả trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng rừng ngập mặn. Mặc dù là địa phương có hai khu công nghiệp, làng nghề tương đối phát triển, song đến nay nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất quan trọng, đóng góp lớn vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Năm 2016, ngành nông nghiệp Nam Định tạo việc làm cho gần 60% lao động xã hội và cung cấp sinh kế cho khoảng 80% dân số, đóng góp 22,99% vào giá trị gia tăng của tỉnh [6]. “Tuy nhiên, ngành nông nghiệp Nam Định vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém như chất lượng tăng trưởng nông nghiệp thấp; chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp diễn ra một cách chậm chạp; thu nhập và đời sống của người SXNN thấp, tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng. Đặc biệt, SXNN của tỉnh đang chịu tác động của BĐKH ngày càng gia tăng. Hàng năm, Nam Định phải hứng chịu từ 2 đến 4 cơn bão với cường độ lớn, bất thường, khó dự đoán; tình trạng sâu bệnh, ngập úng, khô hạn làm thoái hóa đất nông nghiệp ngày càng gia tăng, xâm nhập mặn ngày càng lấn sâu nội đồng, đa dạng sinh thái ngày càng suy giảm nên SXNN của tỉnh không hiệu quả, kém bền vững, chưa đảm bảo cuộc sống cho nông dân. Những bất cập đó 2 khiến cho một bộ phận nông dân không thiết tha với đồng ruộng, tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang ngày càng tăng. Vì vậy, cần phải tìm ra cách thức sản xuất mới để ngành nông nghiệp của tỉnh khai thác được tiềm năng, lợi thế phát triển hiệu quả và bền vững. Trước những vấn đề đó ngành nông nghiệp Nam Định đang đứng trước thách thức lớn là làm thế nào để phát triển một cách bền vững và để cho nông dân thực sự là những người chủ nhân của quá trình phát triển nông nghiệp, họ được quyết định các hướng phát triển và tham gia vào quá trình phát triển đó. Cho đến nay, hầu như chưa có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này tại Nam Định. Vì vậy, từ góc nhìn của Phát triển bền vững tác giả chọn đề tài “Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng tại tỉnh Nam Định” làm đề tài luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Những nghiên cứu về lý thuyết phát triển nông nghiệp bền vững 2.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài. Phát triển nông nghiệp bền vững là một chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Do đó, tùy từng giai đoạn nghiên cứu và phát triển, dưới phương pháp tiếp cận khác nhau, các khái niệm PTNN theo hướng bền vững cũng có những cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Có thể kể đến một vài công trình tiêu biểu như sau: Tổ chức Lương thực của Liên hiệp Quốc (FAO) (1990) trong “World Food Dry” cho rằng: “Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và duy trì sự thay đổi về tổ chức, kỹ thuật và thể chế nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người cả cho hiện tại và mai sau” [40]. Quan niệm của FAO nhấn mạnh cách thức để PTNN theo hướng bền vững, đó là phải thay đổi tổ chức, kỹ thuật và thể chế. Richard R. Harwood (1990) trong công trình nghiên cứu “Lịch sử nông nghiệp bền vững” cho rằng: “Nông nghiệp bền vững là một nền nông nghiệp mà các hoạt động của các tổ chức kinh tế đều hướng đến bảo vệ và phát huy lợi ích của con người và xã hội trên cơ sở duy trì và phát triển nguồn lực, tối thiểu hóa chi phí để 3 sản xuất một cách hiệu quả các sản phẩm nông nghiệp và hạn chế tác hại môi trường, trong khi duy trì và không ngừng nâng cao thu nhập cho dân cư nông nghiệp” [43] . Tác giả Maureen (1990) trong “Nông nghiệp ứng biến” (Alternative agriculture) đã dẫn quan điểm của Hội đồng nghiên cứu quốc gia Mỹ cho rằng: “Nông nghiệp bền vững tương ứng với nông nghiệp tùy cơ ứng biến, chứa một phổ đa dạng về các loại hình canh tác, trong đó mỗi loại hình lại có khả năng thích ứng với một kích cỡ quy mô sản xuất trong những điều kiện cụ thể về điều kiện tự nhiên, đất đai và con người. Do vậy, không thể có một khuôn mẫu chung về PTNN bền vững cho các vùng khác nhau, quy mô sản xuất khác nhau”[42] 2.1.2 Các nghiên cứu trong nước Tác giả Nguyễn Văn Mẫn và Trịnh Văn Thịnh (2002) trong công trình “Nông nghiệp bền vững cơ sở và ứng dụng” [17] đã đưa ra quan điểm “Nông nghiệp bền vững không chỉ bảo vệ những hệ sinh thái đã có trong tự nhiên mà còn tìm cách khôi phục những hệ sinh thái đã bị suy thoái”. Quan niệm này chỉ ra, trong PTNN bền vững việc bảo vệ môi trường hiện tại luôn phải song hành việc tái tạo lại hệ sinh thái đã bị suy thoái trong tự. Trong một ngiên cứu khác của tác giả Vũ Đình Thắng và cộng sự (2006) trong “Giáo trình Kinh tế nông nghiệp” cho rằng, “phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững là khả năng duy trì hay tăng thêm năng suất và sản lượng nông sản trong một thời gian dài mà không ảnh hưởng xấu đến điều kiện sinh thái”. Đồng thời, các tác giả cũng đưa ra quan điểm, nông nghiệp bền vững chỉ có ý nghĩa tương đối trong một giai đoạn nhất định, con người cần phải điều chỉnh để lập nên một thế bền vững mới [34]. Quan niệm về SXNN theo hướng bền vững như trên cũng đã đề cập đến vấn đề kinh tế, môi trường và xã hội trong quá trình phát triển. Như vậy có thể thấy, trong từng giai đoạn, trước yêu cầu thực tiễn phát triển của ngành nông nghiệp đặt ra, quan niệm về PTNN theo hướng bền vững có sự khác nhau nhất định, song về 4 cơ bản đã nhấn mạnh đến giải quyết hợp lý, chặt chẽ, hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng nông nghiệp với BVMT và cải thiện cuộc sống con người. 2.2. Những nghiên cứu về PTNN bền vững dựa vào cộng đồng Theo như báo cáo nghiên cứu của một số các tổ chức quốc tế như: Báo cáo cáo rà soát Nông nghiệp và lương thực (2015) của Tổ chức hợp tác và phát triển quốc tế [26]; Báo cáo 40 năm lâm nghiệp cộng đồng (2016) - Quy mô và hiệu quả của Tổ chức Nông lương Thế giới [27]; Báo cáo nghiên cứu của UNDP (2015) “Được mùa”: Những lựa chọn chiến lược để phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam” của UNDP [15]. Các báo cáo khẳng định các mô hình nông nghiệp dựa vào cộng đồng là công cụ hữu hiệu thúc đẩy phát triển bền vững, đồng thời kêu gọi các Chính phủ có những hành động để khai thác hết tiềm năng của lâm nghiệp dựa vào cộng đồng. Trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 của Chính phủ cũng đề cao vai trò làm chủ của người dân trong phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam. Tác giả Đặng Kim Sơn (2008), trong “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau” [25] trên cơ sở nghiên cứu thực trạng nông nghiệp Việt Nam sau 20 năm đổi mới đã chỉ ra, “để nông nghiệp PTBV cần phải chú trọng phát triển cả nông dân, nông nghiệp, nông thôn”. Cụ thể, đối với nông dân, tác giả đã phân ra thành 3 nhóm: “nông dân SXNN lâu dài; nông dân chuyển đổi sang sản xuất phi nông nghiệp; nông dân tham gia vào sản xuất ở đô thị, công nghiệp và từng tùy nhóm nông dân sẽ có các chính sách tác động khác nhau cho phù hợp. Đối với nông nghiệp, để PTBV cần phải tăng tỷ lệ đầu tư và đổi mới cơ cấu đầu tư theo hướng đầu tư vào kết cấu hạ tầng, phát triển KHCN, thu hút DN; đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng rộng rãi tiến bộ KHCN từ nước ngoài, kết hợp tăng cường đầu tư nghiên cứu trong nước; bảo vệ quỹ đất lúa, cân bằng lợi ích giữa các vùng quy hoạch SXNN; tăng cường đầu tư KCHT phục vụ đời sống nông dân và SXNN; phát triển sản xuất và chế biến; ưu tiên hỗ trợ xây dựng hệ thống HTX kiểu mới”. 5 Tác giả Trần Đại Nghĩa (2012), trong “Liên kết nông dân doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa quy mô lớn tại Việt Nam” chỉ ra yêu cầu tất yếu của liên kết nông dân – doanh nghiệp trong SXNN theo quy mô lớn và khẳng định “mối liên kết nông dân – doanh nghiệp mang lại lợi ích cho cả hai bên. Việc áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật và sử dụng dịch vụ phục vụ SXNN chỉ phát huy hiệu quả tối đa khi thực hiện theo thời gian nhất định và đồng loạt trên một diện tích lớn”. Đồng thời, tác giả chỉ ra, “liên kết sẽ giúp SXNN tiết kiệm chi phí, gia tăng năng suất và chất lượng nên ngành nông nghiệp sẽ tăng giá trị, tăng lợi nhuận và PTBV” [18]. Bộ NN&PTNT (2013) trong “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và PTBV” [1] trên cơ sở nghiên cứu của đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp chỉ ra những hạn chế, bất cập mà ngành nông nghiệp Việt Nam đang gặp phải, như: “giá trị gia tăng thấp, thu nhập của người làm nông nghiệp thấp, ô nhiễm môi trường gia tăng đã đưa ra hệ thống giải pháp, như: nâng cao chất lượng quy hoạch; khuyến khích, thu hút đầu tư tư nhân; nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công; cải cách thể chế; hoàn thiện hệ thống chính sách để ngành nông nghiệp PTBV”. 2.3 Những nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến PTNN bền vững dựa vào cộng đồng. Ở hướng nghiên cứu này, các công trình nghiên cứu đã chỉ ra hệ thống chính sách, các nguồn lực đầu vào như: khoa học công nghệ (KHCN), vốn đầu tư, lao động, vv... hội nhập kinh tế và BĐKH có ảnh hưởng đến PTNN theo hướng bền vững. Tiêu biểu có thể kể đến như: Frans Elltis (1994) trong “Chính sách nông nghiệp của các nước đang phát triển” [41] cho rằng, “ở các nước đang phát triển, chính sách vùng, chính sách hỗ trợ đầu vào, đầu ra cho SXNN, chính sách thương mại nông sản, những vấn đề phát sinh trong quá trình đô thị hóa ảnh hưởng lớn đến PTNN”. Phạm Thị Khanh (2004) trong “Huy động vốn trong nước phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng” chỉ ra, vốn tác động đến SXNN nông nghiệp 6 một cách gián tiếp thông qua đất đai, cây trồng, vật nuôi hay phương tiện kỹ thuật Gia tăng vốn đầu tư PTNN sẽ góp phần làm tăng năng lực sản xuất, thúc đẩy gia tăng năng suất, sản lượng và nâng cao chất lượng nông sản phẩm hàng hóa. Bởi vì, “vốn là tiền để phát triển kết cấu hạ tầng (KCHT), ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ phục vụ SXNN, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp [14]. Tác giả Nguyễn Thị Tố Quyên (2012) trong “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới” [20] cho rằng, “các nguồn lực đầu vào, như: vốn, đất đai, chất lượng lao động, kết cấu hạ tầng có ảnh hưởng đến PTNN theo hướng bền vững vì đây là điều kiện để phát triển SXNN [22]. Một nghiên cứu hác của tác giả Đào Duy Khuê (2012) trong “ Khoa học và công nghệ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa - giảm nghèo nhanh cho nông dân” [13] đã chỉ ra, KHCN phát triển và được ứng dụng mạnh mẽ vào lĩnh vực nông nghiệp đã tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị cao và đây là cơ sở hàng đầu để PTNN theo hướng bền vững. Ngoài các công trình trên, còn có nhiều bài viết tham luận về PTNN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành. Các nghiên cứu này đã chỉ ra, “hội nhập kinh tế quốc tế có tác động hai mặt đến phát triển ngành nông nghiệp. Trước hết, hội nhập kinh tế sẽ mang lại cơ hội cho ngành nông nghiệp Việt Nam như mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, học hỏi được kinh nghiệm tổ chức sản xuất tiên tiến, nhập khẩu vật tư, nguyên liệu trong nước chưa sản xuất được phục vụ SXNN. Tuy nhiên, thách thức do hội nhập mang lại cho ngành nông nghiệp cũng không hề nhỏ, đó là: cạnh tranh ngày càng gay gắt cả ở thị trường trong nước và quốc tế; ảnh hưởng đến tăng trưởng, xuất khẩu của ngành nông nghiệp [7] Ảnh hưởng của BĐKH đến phát triển ngành nông nghiệp cũng đã được nhiều nghiên cứu chỉ ra. Tác giả Đinh Vũ Thanh, Nguyễn Văn Viết (2012) trong “Tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực nông nghiệp và giải pháp ứng phó” [35] 7 cho rằng, BĐKH đã tác động đến các lĩnh vực của ngành nông nghiệp, như: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; tài nguyên nước và thủy lợi, 2.4. Nghiên cứu giải pháp PTNN bền vững dựa vào cộng đồng Nghiên cứu "Tăng cường nông nghiệp cho phát triển" của Ngân hàng thế giới [44] đã nêu bật nông nghiệp là công cụ phát triển sống còn để đạt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Báo cáo đã đề cập đến 3 vấn đề chính, đó là: Nông nghiệp có thể làm gì để góp phần vào phát triển; công cụ hữu hiệu trong việc sử dụng nông nghiệp vì sự phát triển; làm thế nào để thực hiện tốt nhất các chương trình nghị sự nông nghiệp vì sự phát triển. “Báo cáo này hướng dẫn cho các Chính phủ và cộng đồng quốc tế khi thiết kế và thực thi các chương trình nông nghiệp cho phát triển, mà những chương trình này có thể đổi đời cho hàng triệu người đói nghèo, cơ cực ở nông thôn”. Luận án "Phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam" của tác giả Nguyễn Hữu Sở [21] xoay quanh vấn đề phát triển kinh tế bền vững, luận án đã nhấn mạnh đến “khả năng phát triển liên tục, lâu dài, không gây ra những hậu quả tai hại khó khôi phục ở những lĩnh vực khác, nhất là thiên nhiên và xã hội. Tác giả cũng nêu lên quan điểm cho rằng, phát triển kinh tế mà để phụ thuộc quá nhiều vào ngoại lực cũng là khó bền vững, vì nguồn ấy có nhiều rủi ro, không chắc chắn. Muốn phát triển nông nghiệp bền vững cần dựa vào nội lực của chính của con người đó là năng lực và vai trò của người nông dân. 2.5.Các công trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam Định Tác giả Nguyễn Thị Miền trong luận án nghiên cứu: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Nam Định (2017) [16]. Luận án đã làm rõ nội dung của khái niệm PTNN theo hướng bền vững, đó là: “(i) Tăng trưởng nông nghiệp theo hướng bền vững; (ii) Tăng trưởng nông nghiệp gắn với giải quyết các vấn đề xã hội trong SXNN; (iii) Tăng trưởng nông nghiệp gắn với BVMT và ứng phó với BĐKH; và xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá PTNN theo hướng bền vững ở địa bàn cấp tỉnh gắn với 3 nội dung trên. Đồng thời luận án cũng chỉ ra các nhân tố ảnh 8 hưởng đến PTNN theo hướng bền vững ở địa bàn cấp tỉnh, gồm có 2 nhóm nhân tố: (i) Nhóm nhân tố thuộc về địa phương và (ii) nhóm nhân tố bên ngoài”. Liên quan đến phát triển ngành trồng trọt có đề tài: “Phát triển ngành trồng trọt theo hướng bền vững tại tỉnh Nam Định, giai đoạn 2015-2020” của tác giả Nguyễn Văn Tuấn (2016) [29] và đề tài “Phát triển nông nghiệp sạch ở Nam Định- Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Văn Vũ [36]. Các luận văn đưa ra quan điểm hoàn thiện công tác phát triển ngành trồng trọt theo hướng bền vững, và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển trồng trọt theo hướng bền vững, đánh giá thực trạng phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Nam Định giai đoạn 2010-2015, từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản để hoàn thiện công tác quản lý phát triển ngành trồng trọt theo hướng bền vững tại tỉnh Nam Định giai đoạn 2015-2020. Trong bối cảnh BĐKH hiện nay, Nam Định luôn là tỉnh chịu nhiều ảnh hưởng do đặc thù địa lý ven biển. Tác giả Quyền Đình Hà, Đặng Thị Hoa (2014), trong đề tài nghiên cứu “Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của người dân tỉnh Nam Định” [9] đã chỉ ra, BĐKH đã tác động lớn đến nuôi trồng thủy sản và trồng trọt vùng ven biển Nam Định và nhiệm vụ thích ứng của người dân với BĐKH ở các huyện ven biển để làm giảm thiểu những thiệt hại nặng nề ngày càng gia tăng, góp phần quan trọng cho phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Có thể nói, các công trình và bài viết đã được công bố trong và ngoài nước nêu trên đã giải quyết được một số vấn đề về lý luận và thực tiễn PTNN theo hướng bền vững. Cụ thể: - Các nghiên cứu đã tập trung lý luận các vấn đề PTNN bền vững từ thực tiễn và các góc độ nghiên cứu khác nhau như là: sản xuất nông nghiệp tập trung vào việc nâng cao quá trình quản lý, tổ chức kỹ thuật, nâng cao thu nhập cho nông dân ở hiện tại và tương lai. - Các nghiên cứu cũng khẳng định PTNN theo hướng bền vững trước hết phải có tiềm lực kinh tế, phát huy lợi ích của con người và xã hội, bảo vệ môi trường đồng thời chỉ ra “mối quan hệ mật thiết giữa kinh tế, xã hội và môi trường trong PTNN theo hướng bền vững” 9 - Các nghiên cứu đưa ra những nhân tố ảnh hưởng đến PTNN bền vững như: Chính sách PTNN bền vững, các nguồn lực đầu vào, cơ hội hội nhập kinh tế, các ảnh hưởng của BĐKH, trình độ lao động, nhận thức văn hóa của nông dân. Những nhân tố này ảnh hưởng đến việc người dân sẽ tiếp cận và sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững. - Các nghiên cứu góp phần làm rõ vai trò của PTNN bền vững trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo ra thu nhập và việc làm, giảm nghèo ở khu vực nông thôn. - Một số nghiên cứu đã đưa ra giải pháp PTNN theo hướng bền vững như: quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp, tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH và hội nhập quốc tế; xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật phụ vụ cho SXNN, lựa chọn phương thức sản xuất phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng địa phương; ứn dụng KHKT vào SXNN; đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho SXNN; mở rộng thị trường để tiêu thụ nông sản hàng hóa, giải quyết an sinh xã hội cho nông dân, thiết lập và đẩy mạnh liên kết hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Riêng về Nam Định, gần đây đã có một số công trình, bài viết nghiên cứu liên quan đến PTNN theo hướng bền vững như quy hoạch đất đai trong PTNN bền vững, BĐKH và các vấn đề về PTBV, các mô hình sản xuất phù hợp trong điều kiện PTNN bền vững. Từ đó, đề xuất một số giải pháp để ngành nông nghiệp của Nam Định phát triển, như sự thích ứng với BĐKH trong SXNN; chuyển đổi mục đích sử dụng đất bị ngập và mặn hóa; ứng dụng mô hình canh tác lúa giảm phát thải; tập trung ruộng đất. Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên ít nhiều đều đề cập đến nông nghiệp và phát triển nông nghiệp hướng tới mục tiêu bền vững. Mỗi nghiên cứu có cách nhìn nhận từ góc độ khác nhau cũng như đưa ra những quan điểm và kiến nghị các giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững. Một số ít các nghiên cứu, hội nghị thảo luận cũng chỉ ra rằng để phát triển nông nghiệp bền vững thì cần phải có có sự tham gia của người trực tiếp sản xuất [8]. Tuy vậy, nhìn từ góc độ PTBV, cộng 10 đồng làm nông nghiệp tại tỉnh Nam Định với trình độ dân trí, văn hóa, tập quán và thói quen sản xuất còn có nhiều đặc thù riêng trong khi đó các nghiên cứu chưa đi sâu nghiên cứu về phương thức PTNN bền vững dựa vào cộng đồng dựa trên các đặc điểm này để kiến nghị giải pháp có hệ thống. Đây là khoảng trống đặt ra cần nghiên cứu và tôi lựa chọn làm luận văn đề tài nghiên cứu với tư cách là một đề tài độc lập, đề cập đến vai trò “là chỗ dựa” của những người nông dân làm nông nghiệp và các dịch vụ về nông nghiệp nhằm đẩy mạnh PTNN bền vững tại tỉnh Nam Định. 3. Mục đich và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục tiêu tổng thể: Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, luận văn làm rõ thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng tại tỉnh Nam Định; từ đó đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng tại tỉnh Nam Định - Mục tiêu cụ thể: + Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về PTNN bền vững dựa vào cộng đồng + Làm rõ thực trạng PTNN bền vững dựa vào cộng đồng; phương thức PTNNBV dựa vào cộng đồng; các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng tại Nam Định; hạn chế, khó khăn thách thức trong PTNN bền vững dựa vào cộng đồng tại Nam Định. + Đề xuất được quan điểm, giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng tại Nam Định, giai đoạn 2019-2025 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu vai trò của cộng đồng trong phát triển nông nghiệp bền vững với tư cách là ”chỗ dựa” trong phát triển nông nghiệp bền vững thông qua các hoạt động thể hiện vai trò của cộng đồng nhằm tiến đến nền nông nghiệp bền vững. 11 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng từ năm 2015 đến năm 2017 và giải pháp cho giai đoạn 2019 – 2025 - Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại tại tỉnh Nam Định, trong đó tập trung khảo sát tại 3 huyện là Giao Thủy, Ý Yên và Nam Trực. - Phạm vi nội dung: + Trong cộng đồng có rất nhiều mô hình và ngành nghề sản xuất nông nghiệp từ đó phát sinh các nhóm cộng đồng làm nông nghiệp khác nhau. Nếu phân loại theo ngành nghề ta có phân loại như sau: cộng đồng phát triển nuôi trồng thủy sản, cộng đồng sinh kế dựa vào trồng trọt, cộng đồng chuyên làm nghề chăn nuôi, cộng đồng nuôi trồng hỗn hợp, vv.. Tuy nhiên, trong giới hạn của luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu đối với cộng đồng làm hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt và dịch vụ liên quan đến trồng trọt. + Phạm vi không gian: Đề tài luận văn nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nam Định. - Câu hỏi nghiên cứu: + Vì sao lại phải PTNN bền vững dựa vào cộng đồng? + Điều kiện và nguyên tắc để PTNN bền vững dựa vào cộng đồng? + Những nhân tố, yếu tố ảnh hưởng đến PTNN bền vững dựa vào cộng đồng tại tỉnh Nam Định là gì? + Làm thế nào để PTNN bền vững dựa vào cộng đồng? 5. Phương pháp nghiên cứu. - Thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp bao gồm các đề tài nghiên cứu của các tác giả; Kế hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2019-2025. - Phương pháp phân tích thống kê. - Phương pháp điều tra xã hội học 12 + Lựa chọn địa bàn nghiên cứu là 3 huyện là: Giao Thủy (khu vực ven biển), huyện Nam Trực (tiếp giáp với tỉnh Thái Bình, huyện có sông Nam Định chảy qua) và huyện Ý Yên (tiếp giáp với tỉnh Ninh Bình). + Phỏng vấn theo bảng hỏi: Tổng số 165 phiếu, mỗi xã phỏng vấn 55 đại diện hộ nông dân tại 3 xã: xã Nam Hùng (huyện Nam Trực), xã Yên Đồng (huyện Ý Yên), xã Giao Phong (huyện Giao Thủy). + Phỏng vấn 10 cá nhân đại diện cho đơn vị quản lý cấp tỉnh, huyện xã bao gồm: Sở NN&PTNN tỉnh, phòng NN huyện, trung tâm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật, các hội đoàn thể. + Phỏng vấn 10 cá nhân đại diện cho các đơn vị cung ứng dịch vụ (chuyển giao công nghệ, cung ứng giống, vật tư đầu vào, thu gom) liên quan đến tr...ây là cơ hội để ngành nông nghiệp tổ chức lại sản xuất, phát triển các ngành hàng có lợi thế về nguồn lực, thị trường, thích ứng với BĐKH. 1.3.2.2. Tham gia đóng góp ý kiến và kiểm soát nguồn lực Tham gia đóng góp ý kiến thể hiện trình độ và năng lực của cá nhân cũng như của cả cộng đồng nói chung. Nội dung và mức độ tham gia này được đặt trong bối cảnh thực hành dân chủ cơ sở tại các địa phương có những tiến bộ, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định. Đó là do thói quen còn lại từ cơ chế quản lý tập 27 trung, trong đó các kế hoạch được xác định và xây dựng từ các cấp chính quyền, quản lý cấp trên, cộng đồng địa phương chỉ giữ vai trò thụ động. Trong các mục tiêu phát triển nông thôn, người nông dân được coi là là trung tâm của sự phát triển bởi vì vai trò chính của nông dân là sản xuất đảm bảo tăng trưởng kinh tế, và tạo ra thu nhập cho các cộng đồng nông thôn. Người nông dân phải được lựa chọn các hình thức và phương pháp sẳn xuất, cách thức kinh doanh. Đồng thời họ cũng là người trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm và phân phối các sản phẩm của quán trình sản xuất [37]. Với tư cách là chủ thể, người nông dân biến các chương trình, kế hoạch đó trở thành hiện thực và giám sát các kế hoạch đó theo đúng quyền và nghĩa vụ của công dân. Trong nông nghiệp, tư liệu chính và nguồn lực cơ bản ban đầu cho sản xuất nông nghiệp là đất đai. Diện tích và mức độ tập trung của đất sản xuất nông nghiệp là một trong những nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến tiến trình liên kết giữa nông dân với các chủ thể khác. Ruộng đất càng manh mún và phân tán thì xác định phí sản xuất trên mỗi đơn vị diện tích càng cao và việc liên kết giữa nông dân với các chủ thể khác càng diễn ra khó khăn. Ngược lại, khi các mảnh ruộng được tập trung gần nhau và tạo ra một diện tích đủ lớn, việc áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ cho sản xuất sẽ thuận lợi hơn; đồng thời, công tác giám sát toàn bộ quá trình sản xuất cũng thực hiện dễ dàng, nhờ đó chất lượng của sản phẩm đầu ra đồng đều và đảm bảo hơn. Cộng đồng cung cấp nguồn vốn để PTNN bền vững: Nguồn lực tài chính bao gồm khả năng tự trang trải nguồn vốn sản xuất và khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay. Khả năng tiếp cận vốn vay phụ thuộc vào khả năng chi trả các khoản vay trên cơ sở đánh giá mức độ khả thi của phương án kinh doanh cũng như nguồn tài sản đảm bảo cho khoản vay đó. Khả năng tài chính càng tốt thì nguồn vốn cung ứng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp càng dồi dào. 1.3.2.3. Lựa chọn hình thức canh tác Trong canh tác nông nghiệp, cây trồng là đối tượng bị chi phối nhiều bởi các phương tiện sản xuất như đất đai, khí hậu, nước; trong khi các phương tiện để sản 28 xuất này lại chịu tác động lớn của tự nhiên, biến đổi khí hậu như thay đổi lượng mưa, thiên tai, hạn hán, xâm lấn mặn dẫn đến tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất và điều kiện để đảm bảo năng suất cây trồng. Vì thế đòi hỏi phải có các giải pháp, các cải tiến kỹ thuật canh tác phù hợp để đảm bảo được năng suất cây trồng mà lại bảo vệ được môi trường đất sản xuất trong những điều kiện và vùng sinh thái cụ thể. Biến đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng, hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ chịu những tác động ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực và cả tích cực. Khi nhiệt độ tăng cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát sinh, phát triển của cây trồng làm thay đổi về năng suất và sản lượng, nhiệt độ tăng làm băng tan, nước biển dâng dẫn đến nhiều vùng đất bị xâm lấn và ngập mặn làm suy giảm chất lượng nước và đất trồng, nhiều vùng không thể tiếp tục canh tác hoặc giảm năng suất; nhiệt độ tăng còn gây ra những đợt nắng nóng, hạn hán kéo dài làm nhiều vùng thiếu nước để tiếp tục canh tác. Sự thay đổi về thời tiết khí hậu làm mất cân bằng sinh thái, suy giảm đa dạng sinh học, đặc biệt là thiên tai làm phát sinh bệnh dịch ảnh hưởng đến sự phát triền của cây trồng. Hơn nữa các hiện tượng thời tiết cực đoan, không theo quy luật như bão sớm, muộn, mưa không đúng mùa sẽ gây khó khăn cho bố trí cơ cấu mùa vụ. Điều này đang đe dọa đến an ninh lượng thực trong tương lai khi nhiều vùng đất trở nên khô hạn hoặc bị nước mặn xấm lấn do biến đổi khí hậu gây ra. Do vậy, cộng đồng cần phải được lựa chọn kỹ thuật canh tác phù hợp để thích ứng với những vấn đề BĐKH ngày nay. 1.3.2.4. Xây dựng mối liên kết để tiêu thụ nông sản Để đáp ứng được nhu cầu cung ứng và tiêu dùng của thị trường thì quá trình PTNN bền vững phải mở rộng quy mô sản xuất, phải ứng dụng KHKT, công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Cộng đồng phải biết được mình cần những gì, cần tìm ai, cần đầu tư bao nhiêu vốn để đổi mới phương thức canh tác, công nghệ, cây trồng vật nuôi, tăng sản lượng và chất lượng và cải thiện thu nhập. Họ cần được tiếp cận với những thông tin phục vụ sản xuất, được sử dụng những thành tựu của KHKT và 29 công nghệ vào SXNN nhằm xây dựng một nền công nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả bền vững, có sức cạnh tranh cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Muốn trở thành ngành phát triển bền vững, thì nền nông nghiệp phải là nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Và nhất thiết, nông nghiệp truyền thống phải xóa đi tình trạng nhỏ lẻ, phân tán, rời rạc cùng tâm lý “đèn nhà ai nấy rạng” của nông nghiệp truyền thống. Nông thôn truyền thống bằng việc tạo ra những mối quan hệ dựa trên việc chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan. Đó có thể là: “Liên kết giữa nhà nông với nhà nông; Liên kết giữa các nhà nông với các doanh nghiệp nông nghiệp; Liên kết sản xuất với chế biến với thị trường; liên kết các vùng, miền - liên kết sản xuất với khoa học - công nghệ, liên kết nhà nông – chính quyền. Lợi ích riêng nằm trong lợi ích chung. Lợi ích chung đảm bảo hài hòa với lợi ích riêng. Mối quan hệ liên kết này được thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau, được đảm bảo bằng pháp lý chặt chẽ. Việc thiết lập các mối quan hệ giữa cộng đồng và các bên liên quan là một trong những nội dung quan trọng khẳng định vai trò của cộng đồng trong phát triển bền vững”[33]. 1.3.2.5. Bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH Trong điều kiện BĐKH, để PTNN theo hướng bền vững thì trong quá trình phát triển, tăng trưởng nông nghiệp phải gắn với BVMT và ứng phó BĐKH. Điều này có nghĩa, tăng trưởng nông nghiệp phải gắn với sử dụng tiết kiệm, có hiệu TNTN, BVMT và ứng phó với BĐKH gồm 2 khía cạnh sau đây - Tăng trưởng nông nghiệp gắn với sử dụng tiết kiệm, hiệu quả TNTN và bảo vệ môi trường Tài nguyên thiên nhiên là đầu vào của SXNN, trong đó đất đai, nguồn nước là hai yếu tố quan trọng nhất và không thể thay thế song lại khan hiếm. Các yếu tố này vừa là tài nguyên, vừa là môi trường để phát triển SXNN. Quá trình tăng trưởng nông nghiệp phải luôn gắn với sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ tài nguyên nhờ đó mà SXNN của quốc gia hay địa phương hiệu quả và bền vững. Nông nghiệp truyền thống có tính chất đặc trưng, đó là: Sản xuất nhỏ, sản xuất tự cấp, tự túc; đạt trình độ thâm canh nhất định dựa trên kinh nghiệm được tích lũy 30 nhiều đời, dựa vào lao động thủ công và truyền nghề theo kiểu cha truyền con nối [2]. Do người nông dân chỉ tập trung cho lợi ích gia đình, canh tác đơn lẻ nên nông nghiệp không thể phát triển quy mô sản xuất. Mặt khác, do quá lạm dụng phân bón vô cơ, và các loại hóa chất trong nuôi, trồng và bảo vệ cây trồng, vật nuôi để tăng năng suất và thu nhập cá thể nên môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí ngày một xấu đi, dịch bệnh không giảm, ngược lại có chiều hướng tăng. Các sản phẩm nông nghiệp có nguồn gốc từ thiên nhiên rất an toàn cho sức khỏe con người, nhưng qua bàn tay của người lao động không có trình độ và nhận thức về PTBV lại trở nên nguy hại không chỉ cho thế hệ hiện tại mà còn trong thế hệ tương lai. - Tăng trưởng nông nghiệp gắn với ứng phó BĐKH Theo Báo cáo của Liên Hợp Quốc, nguyên nhân của hiện tượng BĐKH hơn 90% là do hoạt động của con người làm gia tăng phát thải khí nhà kính gây ra, trong đó có hoạt động SXNN. Ngược lại, BĐKH với những biểu hiện như nước biển dâng, thời tiết cực đoan, hạn hán khốc liệt... đã ảnh hưởng đến SXNN [1]. Trong bối cảnh đó, PTNN của quốc gia hay địa phương, một mặt, phải hướng đến các phương án canh tác thân thiện với môi trường, ít gây tổn hại đến môi trường nhằm giảm phát thải khí nhà kính, qua đó, làm chậm tốc độ BĐKH; mặt khác, sử dụng các biện pháp thích ứng với BĐKH như: sử dụng giống cây, con chịu mặn, chịu hạn, chịu úng; chuyển đổi cơ cấu mùa vụ; thay đổi biện pháp canh tác... nhằm giảm nhẹ thiệt hại do BĐKH gây ra, nhờ đó, SXNN hiệu quả và bền vững [7]. Ngày nay, trước áp lực của quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu, đất nông nghiệp bị thu hẹp và càng ngày càng ô nhiễm, cộng đồng cần nâng cao trách nhiệm hơn trong hoạt động sản xuất. Cồng đồng góp phần quan trọng trong việc sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn, quản lý rủi ro thiên tai, nâng cao kiến thức và kỹ năng ứng phó với BĐKH, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường. 1.4. Những yếu tố chính ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng. 31 Có rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, bao gồm: - Nhóm các yếu tổ chủ quan như: niềm tin, tính đồng thuận trong cộng đồng, trình độ dân trí, giới tính, thu nhập. - Nhóm các yếu tố khách quan như: Quy hoạch và chính sách liên quan đến phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, ảnh hưởng của, thói quen và tập quán sản xuất nông nghiệp truyền thống, các liên kết xã hội và mạng lưới xã hội. Trong phạm vi giới hạn, nghiên cứu chỉ xem xét các nhân tố chính có ảnh hưởng lớn đến phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng: 1.4.1. Yếu tố giới tính, độ tuổi và điều kiện kinh tế Tham gia của cộng đồng vào PTNN bền vững có sự tác động của các nhân tố như: giới tính, độ tuổi và điều kiện kinh tế hộ gia đình. Cụ thể: trong nghiên cứu về sự tham gia Cohen và Uphoff đã liệt kê các tác động ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân như: độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân và thu nhập [37]. Điều kiện cần để người dân tham gia hiệu quả vào phát triển nông nghiệp bền vững đó là họ phải có đủ thu nhập cơ bản để việc tham gia vào các hoạt động xã hội khác không ảnh hưởng vào đến việc lo cho gia đình. Điều kiện kinh tế hộ gia đình là một phần nguồn gốc đáp ứng nhu cầu của con người. Vì vậy điều kiện kinh tế càng nhiều thì nhu cầu con ngƣời càng đòi hỏi các nhu cầu cao hơn.Tài sản cố định và tài chính có ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân. Thông thường thu nhập của gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến sự tham gia. Những người gia đình có thu nhập cao sẽ tham gia nhiều hơn những ngừời gia đình có thu nhập thấp. Qua đó ta nhận thấy, sự tham gia của người dân vào quá trình phát triển nông nghiệp bền vững có sự tác động của các nhân tố chủ quan thuộc về người dân như: giới tính, độ tuổi, đặc biệt là điều kiện kinh tế hộ gia đình. 1.4.2. Yếu tố về chính sách liên quan đến phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững là quy hoạch PTNN của địa phương là cách bố trí, sắp xếp tổ chức lãnh thổ phát triển SXNN cùng với 32 các ngành kinh tế khác theo một hệ thống phân bổ hợp lý. Quy hoạch PTNN trước hết là quy hoạch đất đai, bố trí, sắp xếp sử dụng đất đai hợp lí; phát huy các nguồn lợi khí hậu, nước, giống cây trồng, vật nuôi, tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt các điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường sản xuất. Quy hoạch PTNN góp phần phát triển nền nông nghiệp toàn diện, cân đối hài hoà với phát triển kinh tế xã hội, có hiệu quả và bền vững. Khi quy hoạch PTNN của tỉnh phù hợp với thực tiễn và tổ chức thực hiện theo quy hoạch sẽ khai thác được lợi thế TNTN, tận dụng được nguồn nhân lực cũng như tiến bộ kỹ thuật của tỉnh vào SXNN. Nhờ đó, năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi cao; giá trị sản xuất tạo ra trên một đơn vị diện tích càng lớn; bảo vệ được nguồn TNTN. Ngược lại, khi quy hoạch không phù hợp, việc tổ chức thực hiện kém sẽ dẫn đến tình trạng SXNN tràn lan, kém hiệu quả và TNTN bị khai thác cạn kiệt” [33]. Chính sách liên quan đến phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững là sự cụ thể hóa của thể chế có ảnh hưởng rất lớn đến PTNN theo hướng bền vững và là bệ đỡ để ngành nông nghiệp của quốc gia hay địa phương phát triển theo hướng bền vững. Chính sách liên quan đến PTNN theo hướng bền vững được ban hành dựa trên thể chế, chính sách về nông nghiệp từ Chính phủ, Bộ nông nghiệp và các bộ, ngành có liên quan nhằm định hướng, hỗ trợ các chủ thể sản xuất kinh doanh nông nghiệp và cũng là những quy định cụ thể, bắt buộc phải tuân thủ trong quá trình sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản. Hệ thống chính sách liên quan đến PTNN theo hướng bền vững, đáng chú ý nhất là các chính sách: đất đai; đầu tư; nguồn nhân lực; KHCN; thị trường nông sản; giá cả; thuế; môi trường; chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp Vì vậy, khi chính sách được ban hành hợp lý, đồng bộ, đầy đủ, kịp thời, chính xác sẽ tạo động lực để người nông dân tích cực đầu tư thâm canh sản xuất, qua đó, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi nên hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích ngày càng tăng và bảo vệ được các nguồn TNTN. Ngược lại, chính sách không hợp lý, không đầy đủ, không kịp thời, không chính xác, người nông dân sẽ nặng về khai thác, bóc lột TNTN để thực hiện mưu sinh, 33 dẫn đến SXNN kém bền vững, nguồn TNTN ngày càng cạn kiệt và người nông dân không thoát khỏi nghèo đói. 1.4.3. Yếu tố thói quen và tập quán sản xuất nông nghiệp truyền thống Phương thức sản xuất và sinh sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm cốt lõi sinh tồn đã trở thành tập quán sinh sống của người nông dân. Có những thói quen tập quán thay đổi do những điều kiện khách quan và chủ quan. Nhưng nói chung, hoạt động sản xuất của cộng đồng nông thôn vẫn chủ yếu dựa vào những tri thức truyền thống, vào tập quán, kinh nghiệm và thói quen sản. Không ít những tri thức, kinh nghiệm sản xuất tương thích với nền sản xuất nhỏ, dựa vào tự nhiên đã được đúc kết, lưu truyền và trở thành “kế mưu sinh” bền chặt của họ từ đời này sang đời sau. Đặc biệt là những tri thức, kinh nghiệm về canh tác cây trồng, chọn giống gia súc, gia cầm, về thời vụ sản xuất và các điều kiện tự nhiên của sản xuất. Tuy nhiên một số tập quán canh tác cũ đã không còn phù hợp với sự phát triển ngày này như thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan để tăng năng suất cây trồng. Thói quen lệ thuộc vào tự nhiên và những dự báo theo cảm tính cũng không còn phù hợp với bối cảnh BĐKH ngày nay, khi thời tiết khí hậu ngày càng phức tạp không còn diễn biến như trước như mùa mưa ngắn gây ra hạn hán, mùa rét kéo dài làm gia tăng dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi khiến cho người nông dân không còn chủ động để phòng chống thiên tai, bảo vệ mùa màng như trước. Chính vì vậy, trong định hướng phát triển nông nghiệp bền vững của Việt Nam, một trong những ưu tiên hàng đầu đó là thay đổi phương thức canh tác, ứng dụng khoa học kỹ thuật để sản xuất nông nghiệp được an toàn và nâng cao sản lượng tiêu thụ. Tuy nhiên để người nông dân có thể thay đổi tư duy, chuyển sang sản xuất nông nghiệp an toàn, cần có thời gian để họ thấy được hiệu quả mà phương pháp canh tác mới mang lại cũng như các chương trình hành động vì mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững là đúng đắn. 1.4.4. Yếu tố đất đai Đất đai tham gia vào hầu hết các quá trình sản xuất, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp thì đất đai là vừa là nguồn tư liệu chính với tư cách là yếu tố tích cực không 34 thể thay thế được. Nông nghiệp có tính thời vụ nên đất đai sẽ bị hao mòn và đào thải trong quá trình sản xuất. Tại Việt Nam, người dân được giao 5 quyền sử dụng đất bao gồm: quyền chuyển nhượng, trao đổi, cho thuê, thừa kế và thế chấp.Quyền sử dụng đất là một tài sản và hàng hóa đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu của người dân. Nhà nước thực hiện quyền sở hữu thông qua quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cho phép loại hình đầu tư, chuyển đổi mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng. Vì vậy, dất đai là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển dưới sự tác động của con người. Phát triển bền vững với 3 mục tiêu cơ bản là: chất lượng môi trường, lợi ích kinh tế, công bằng xã hội. Muốn đảm bảo PTBV cần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhất là chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp để khu vực này hỗ trợ cho công nghiệp hóa, thì chuyển đổi cơ cấu đất đai một cách hợp lý. Việc quy hoạch đất đai dù là sản xuất nhỏ lẻ hay tích tụ, tập trung thì cũng phải kết hợp chặt chẽ giữa khai thác, sử dụng ruộng đất với việc bảo vệ, bồi dưỡng và cải tạo đất. Ruộng đất vừa là phương tiện để đảm bảo đời sống, vừa là một nhân tố sản xuất để tích lũy vốn. Vì vậy, việc tổ chức sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng đảm bảo cho nền nông nghiệp phát triển bền vững. 1.4.5. Yếu tố khí hậu thời tiết Nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc thù là nuôi trồng hệ thực vật, động vật trực tiếp hoặc gián tiếp trong điều kiện tự nhiên. Khí hậu là một trong những yếu tố quyết định đến diện tích, năng suất, sản lượng của cây trồng, thủy sản. Tính chất biến động và sự phân hoá về khí hậu làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như: nhiệt độ cao, lượng mưa thấp, tăng mức độ lũ lụt, ngập úng do xâm nhập mặn... Độ ẩm không khí lớn cũng là điều kiện để sâu bệnh lây lan, phát triển. Biến đối khí hậu đang được coi là một thách thức lớn trong của nhân loại. Sinh kế của người dân ngày càng nhiều rủi ro và mất ổn định. Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trước kia là nguồn thu chủ yếu duy trì cuộc sống thì ngày nay lại càng trở nên hạn hẹp, đời sống của người dân sống bằng nghề nông trở 35 nên khó khăn. Trong bối cảnh này, phát triển bền vững nông nghiệp cũng chính là duy trì bền vững sự sinh tồn của người nông dân và các nghề nông nghiệp. Sự biến đổi của khí hậu có từ hai nhóm nguyên nhân chính: - Nhóm nguyên nhân khách quan (do sự biến đổi tự nhiên) bao gồm: sự biến đổi của các hoạt động mặt trời, sự thay đổi quỹ đạo trái đất, sự thay đổi vị trí và quy mô các châu lục, sự biến đổi của các dạng hải lưu, sự lưu chuyển nội bộ hệ thống khí quyển. - Nhóm nguyên nhân chủ quan (do sự tác động của con người) xuất phát từ sự thay đổi mục đích sử dụng đất và nguồn nước và sự gia tăng lượng phát thải khí CO2 và các khí nhà kính khác từ các hoạt động của con người. Chính vì vậy, để phát triển bền vững nông nghiệp thì cộng đồng cần phải quan tâm đến yếu tố thời tiết, khí hậu để có những hành động cụ thể để ứng phó với BĐKH cũng như hạn chế những hành vi gây ra BĐKH. 1.4.6. Yếu tố nhận thức và năng lực của cộng đồng về PTNN bền vững Từ góc nhìn phát triển nông nghiệp bền vững, trình độ nhận thức có thể được hiểu là sự hiểu biết của người dân về các hoạt động sản xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo các mục tiêu bền vững . Đó là yếu tố quan trọng đảm bảo cho việc thực hiện một chương trình hành động. Các chương trình phát triển đặt ra dựa trên cơ sở trình độ dân trí, song song đó sự nhận thức giúp cho việc thực thi các chương trình một cách trọn vẹn. Người có trình độ cao sẽ có nhận thức xã hội đúng đắn, hiểu biết về chính sách rõ ràng, hiểu đầy đủ về lợi ích của cộng đồng và theo đó là các quyết định có tính chuẩn mực, có thể tự cùng nhau giải quyết các vấn đề tranh chấp trong nội bộ cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng trong quá trình thực hiện phát triển nông nghiệp bền vững. Trong sản xuất nông nghiệp bền vững, tập huấn, đào tạo chính là một phương pháp truyền thống để tăng cường nhận thức của cộng đồng về quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với vai trò tham gia vào phát triển nông nghiệp bền vững. 1.5. Kinh nghiệm PTNN bền vững dựa vào cộng đồng trên thế giới và Việt Nam. 36 1.5.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản. Nhật Bản là một quốc gia có nhiều rủi ro về thiên tai và động đất do đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình. Tuy vậy, nông nghiệp Nhật Bản đang đứng đầu thế giới về chất lượng và sản lượng. Khi nhắc đến nền nông nghiệp Nhật Bản, người ta có thể nghĩ ngay đến một nền nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi với những máy máy móc hiện đại được áp dụng vào sản xuất. Song những thành công này phần lớn lại dựa vào chính nội lực của cộng đồng nông dân Nhật Bản, họ đã vượt qua những khó khăn bằng tinh thần học hỏi và sự phấn đấu không ngừng nghỉ để đạt được mục tiêu bền vững trong ngành nông nghiệp [4]. Từ những năm 1980, mô hình PTNN bền vững dựa vào cộng đồng đã được khởi xướng tại Nhật Bản qua mô hình “Mỗi làng một sản phẩm” (OVOP-One Village One Product). Theo đó, tại mỗi làng, cộng đồng sẽ tùy theo vào điều kiện và văn hóa sản xuất của mình để lựa chọn ra những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, có tiềm năng để tiếp cận thị trường để phát triển. Ba nguyên tắc của phương thức này là: (i) Nhận biết và khai thác các nguồn lực sẵn có tại địa phương để phát triển theo hướng toàn cầu; (ii) Tự lực - tự tin và sáng tạo; (iii) Phát triển nguồn nhân lực. Người dân là chủ thể chính thực hiện mô hình này, còn chính quyền địa phương đóng vai trò hỗ trợ kỹ thuật, quảng báo xúc tiến và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cơ sở hạ tầng, trợ giúp tài chính và đào tạo nguồn nhân lực. Mô hình này đã thành công và được nhân rộng ở toàn Nhật Bản và một số quốc gia khác trên thế giới. Bởi vì, mô hình đã khai thác được các nguồn lực sẵn có ở địa phương, trao quyền chủ động cho cộng đồng để họ tìm cách phát triển các sản phẩm nông nghiệp tiếp cận với thị trường toàn cầu bằng cách gia tăng giá trị bằng văn hóa bản địa và tiêu chuẩn của thị trường quốc tế. Cộng đồng cũng chủ động nâng cao năng lực để cạnh tranh với thị trường quốc tế bằng tinh thần sáng tạo và phát huy sự độc đáo của sản phẩm mà không một nơi nào có được. Cộng đồng cũng luôn chú trọng duy trì và thu hút nguồn nhân lực có trình độ vào PTNN đồng thời xây dựng mạng lưới để sản phẩm có sức lan tỏa đến mọi quốc gia trên thế giới [4]. 1.5.2. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh. 37 Năm 2012, dựa trên kinh nghiệm của Nhật Bản, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện mô hình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Mô hình được xây dựng và triển khai dựa trên ba nguyên tắc phát triển của Nhật Bản, đồng thời bổ sung thêm nguyên tắc mới phù hợp với tình hình sản xuất nông nghiệp của Việt Nam đó là: Xuất phát từ nhu cầu cộng đồng và hiểu biết cặn kẽ về cộng đồng và các sản phẩm tại cộng đồng. Mô hình có sự tham gia đầy đủ của bốn “nhà” gồm có: Chính quyền địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng và các nhà nghiên cứu. Các nguồn lực được huy động đầy đủ, từ tri thức, công nghệ đến vốn góp. Vai trò của cộng đồng được đẩy mạnh thông qua việc họ chủ động tham gia và quyết định tổ chức, quản lý, xây dựng chiến lược cho sản phẩm và sản xuất nông nghiệp bền vững. Khi các sản phẩm địa phương được phát triển và thương mại hóa, người đân được hưởng các lợi ích về tăng thu nhập và giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống. Nhà nước đóng vai trò là người tạo ra môi trường thuận lợi để triển khai vận hành sản xuất, liên kết với các bên, hỗ trợ cộng đồng những phần còn thiếu như nguồn vốn, chính sách. Hiện nay, PTNN bền vững dựa vào cộng đồng của tỉnh Quảng Ninh thông qua mô hình “Phát triển mỗi xã một sản phẩm” đang được Bộ NN&PTNT yêu cầu các lãnh đạo ngành nông nghiệp địa phương tham khảo, vận dụng cách làm để lồng ghép vào chương trình xây dựng nông thôn và tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại Việt Nam [10]. 1.5.3. Bài học kinh nghiệm rút ra tại tỉnh Nam Định. Mặc dù, mô hình “Mỗi xã một sản phẩm”tại tỉnh Quảng Ninh đã mang lại những hiệu quả tích cực trong việc phát triển các mô hình sản xuất dựa vào chính nội lực cộng đồng. Tuy nhiên, tại Nam Định mô hình này vẫn chưa được áp dụng do địa phương vẫn còn lúng túng chưa lựa chọn được những sản phẩmưu tiên để phát triển thương hiệu và sản xuất theo chuỗi. Nguyên nhân có thể do nông nghiệp Nam Định vẫn chủ yếu tập trung sản xuất theo kiểu định hướng từ trên xuống và khi triển khai thì lại yêu cầu hộ nông dân thực hiện đầy đủ các quá trình từ quản lý vốn, tổ chức sản xuất, đến nghiên cứu thị trường, tiếp thị và phát triển sản phẩn. Trong khi đó người dân lại đang cần được hỗ trợ nguồn lực trong giai đoạn ban đầu như: năng lực 38 sản xuất, nguồn vốn, kỹ thuật, mối quan hệ thị trường. Chính điều này khiến cho mô hình “Mỗi xã một sản phẩm” vẫn chưa được triển khai mặc dù Nam Định có rất nhiều lợi thế để phát triển nhiều thương hiệu nông sản có chất lượng cao. Đến nay kế hoạch triển khai đề án “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đang được các bên liên quan lập dự thảo theo quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 7-5-2018 của Thủ tướng Chính phủ. Theo lộ trình, đề án sẽ được phê duyệt vào tháng 10/2018 với việc thực hiện thí điểm 03 mô hình tiêu biểu do các huyện lựa chọn. Trong bối cảnh của toàn cầu hóa và hội nhập khi hàng hóa của nước ngoài tràn ngập, với giá rẻ, chất lượng tương đối tốt tràn ngập thị trường, tỉnh Nam Định đã đúc kết những kinh nghiệm từ các địa phương khác làm bài học cho mình. Ngành NN tỉnh Nam Định yêu cầu các cấp ban ngành địa phương, đặc biệt là cộng đồng phải hiểu biết cặn kẽ bản chất, cách triển khai và áp dụng của OCOP. Đồng thời, cộng đồng phải có nghĩa vụ và trách nhiệm tham gia ngay từ đầu và tham gia một cách chủ động vào mô hình. Song song đó phải nâng cao năng lực tổ chức của cộng đồng, xem xét các yếu tố kinh tế-văn hóa – xã hội trong từng sản phẩm tiềm năng để phát triển sản phẩm có hệ thốn, hiểu biết về hiện trạng các sản phẩm, xu hướng, các sản phẩm tiềm năng, trình độ tổ chức của cộng đồng, khả năng hấp thụ vốn, khoa học công nghệ, các yếu tố kinh tế - văn hóa - xã hội. Mô hình sẽ không bộc lộ được hiệu quả nếu không có sự tham gia của các cấp ban ngành đại phương với vai trò cố vấn, bám sát cộng đồng trong suốt quá trình, từ hình thành quy mô sản phẩm, tổ chức sản xuất, nghiên cứu phát triển, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng, xúc tiến thương mại, và kết nối với các bên liên quan. Tiểu kết chương Việt Nam là một quốc gia đang trong giai đoạn phát triển để tiến kịp cùng các nước tiên tiến trong khu vực. Nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là có tăng trưởng nhưng chưa thực sự ổn định. Tình trạng lạm phát, chênh lệch giàu nghèo vẫn còn tồn tại và ngày càng có chiều hướng gia tăng. Trong hoạt động sản xuất, tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái và ô nhiễm nặng. Đây là một khó khăn rất lớn đối với việc thực hiện PTBV nông nghiệp tại Việt Nam. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khắc 39 phục những khó khăn trên một cách hiệu quả, điều đó phụ thuộc chủ yếu vào việc phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển. Trên cơ sở tổng quan các khái niệm về cộng đồng, phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, tác giả đã xác định nội dung PTBV dựa vào cộng đồng và những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến vai trò của cộng đồng trong PTNN bền vững. 40 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2015-2017 2.1. Khái quát phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng tại tỉnh Nam Định giai đoạn 2015-2017 Nam Định là tỉnh đồng bằng ven biển có tổng diện tích tự nhiên năm 2016 là 166.854 km2. Địa hình Nam Định khá bằng bẳng, chia thành 2 vùng chính là vùng đồng bằng bao gồm các huyện Ý Yên, Nam Trực, Mỹ Lộc, Vụ Bản, Trực Ninh, Xuân trường và TP Nam Định, vùng ven biển gồm các huyện Giao Thủy, Nghĩa Hưng, Hải Hậu. Vùng đồng bằng chiếm diện tích đất tự nhiên lơn hơn và có lợi thế phát triển thâm canh cây lương thực (lúa, ngô, khoai), các cây rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày (đậu, lạc, vừng), chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong khi nó vùng ven biển với chiều dài 72km đường biển song bị chia cắt bởi các cửa sông Ba Lạt (sông Hồng), cửa Hà Lan (sông Sò), cửa Lạch Giang (sông Ninh Cơ), cửa Đáy (sông Đáy) lại có lợi thế về nuôi trồng đánh bắt thủy sản, chăn nuôi trang trại và một số ngành công nghiệp phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như đóng tàu, chế biển hải sản. Biểu đồ 2.1: Giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Nam Định qua các năm (Nguồn: Báo cáo hoạt động sản xuất nông nghiệp năm 2015,2017 – Sở NN&PTNNT tỉnh Nam Định) 41 Năm 2017, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh đạt 18.449 tỷ đồng, tăng 24,02% so vơi năm 2014. Cơ cấu nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng trong lĩnh vực chăn nuôi và thủy sản, giảm tỷ trọng trồng trọt [24]. Ngành nông nghiệp Nam Định đã đóng góp đáng kể vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập và tạo việc làm cho người lao động. Thu nhập của người dân khu vực nông thôn năm 2017 gấp 1,5 lần so với năm 2014, mức độ độ thu nhập giữa thành thị và nông thôn được thu hẹp, năm 2017 là 1,44 lần giảm 0,26 lần so với năm 2014. Tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm qua các năm, năm 2010 là 9,95% và chỉ còn 2,91% vào năm 2017. Trong lĩnh vực trồng trọt, tỉnh đã khảo nghiệm, đánh giá và lựa chọn bổ sung vào cơ cấu sản xuất nhiều giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao và chống chịu tốt với sâu bệnh. Ở vùng ven biển đã đổi mới cơ cấu giống cây trồng theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu. Tỷ lệ lúa chất lượng cao đạt trên 70% diện tích. Cơ cấu giống cây rau màu cũng được đổi mới nhanh theo hướng chất lượng và hiệu quả. Năm 2017, toàn tỉnh chuyển đổi khoảng 270 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các cây rau màu có giá trị và hiệu quả kinh tế cao như: lạc, cà chua, bí xanh, ớt, cây dược liệu, xây dựng 276 “Cánh đồng mẫu lớn” với diện tích 13.810 ha. Trong đó trồng lúa vẫn chiếm vai trò chủ đạo với 269 mô hình gồm quả vụ mùa và vụ xuântrong khi chỉ có 7 mô hình trồng rau [23]. Trong lĩnh vực chăn nuôi, tỉnh tiếp tục thực hiện tái cơ cấu chăn nuôi. Các mô hình chăn nuôi...với nền kinh tế trong bị suy 70 giảm, coi nhẹ. Nhưng đứng trước những yêu cầu mới của phát triển kinh tế - xã hội, nông nghiệp cần luôn được khẳng định vai trò và do đó cần đặt cộng đồng vào vị trí PTNN bền vững. Cùng với chính sách nhằm tăng trưởng kinh tế thì các chính sách hỗ trợ, phân bổ nguồn lực xã hội hợp lý hơn phục vụ cho nhiệm vụ đổi mới mô hình phát triển bền vững nền nông nghiệp theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) đã đề ra. Tăng trưởng nông nghiệp trong thời gian qua chủ yếu theo chiều rộng, mô hình tăng trưởng hiện nay mới chỉ tạo ra khối lượng nhiều nhưng giá trị thấp, hiệu quả sử dụng tài nguyên chưa cao và đang dần đi đến giới hạn. Các vấn đề về BĐKH, thói quen sản xuất thiếu quan tâm đến môi trường đang gây ra những tác động to lớn đối với ngành nông nghiệp. Nông dân Việt Nam đa phần vẫn là lực lượng lao động với phương thức sản xuất truyền thống, chưa phát huy được vai trò chủ động trong thời đại mới. Xu hướng tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp chuyển dần từ số lượng sang chất lượng, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp được chứng nhận an toàn thực phẩm có xu hướng tăng. Trước áp lực của bối cảnh mới hội nhập kinh tế quốc tế với sự tham gia tích cực của Việt Nam vào các cơ chế liên kết kinh tế kiểu mới như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định thương mại tự do (FTA) của Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu và nhiều hiệp định hợp tác khác mà ở đó nông nghiệp là một trong những vấn đề được quan tâm hợp tác hàng đầu sẽ tạo ra những cơ hội to lớn để ngành nông nghiệp Việt Nam chuyển mình thay đổi sâu sắc chất lượng. Vì vậy, Việt Nam cần những thay đổi về phương thức sản xuất cũng như chỗ dựa vững chắc và lâu dài để PTBV trên mọi phương diện kinh tế-xã hội- môi trường. 3.2. Quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng ở tỉnh Nam Định đến năm 2025. • PTNN bền vững dựa vào cộng đồng là một nhiệm vụ, nội dung quan trọng, cốt lõi trong tổng thể xây dựng nông thôn mới để nâng cao thu nhập, cải thiện tốt hơn đời sống của nông dân. Thực chất của PTNN bền vững dựa vào cộng đồng là Nhà nước cùng cộng đồng xác định và cơ cấu lại các ngành hàng nông sản, 71 thực phẩm chủ lực, có lợi thế và tiềm năng phát triển cho phù hợp với nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu; định hướng và thúc đẩy cộng động thực hiện đồng bộ các giải pháp về giống, kỹ thuật, phương thức tổ chức sản xuất - dịch vụ, quản lý nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của nông sản, thực phẩm, tăng xuất khẩu; quản lý, khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái và thích ứng với BĐKH để phát triển bền vững. • Trong quá trình PTNN bền vững dựa vào cộng đồng, các bên liên quan như chính quyền địa phương, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp là chủ thể; chính quyền các cấp giữ vai trò định hướng, hỗ trợ, tạo môi trường đầu tư thuận lợi thông qua việc ban hành và thực hiện tốt các cơ chế, chính sách để khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, liên kết với nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới quy trình công nghệ, đổi mới mô hình tổ chức sản xuất, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, cung cấp thông tin, dịch vụ, khai thác tối đa các tiềm năng đất đai, lao động và nguồn lợi biển, trên cơ sở đó đổi mới toàn diện nền nông nghiệp tỉnh nhà theo hướng sản xuất hàng hóa. • Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng tại tỉnh Nam Định phải đảm bảo: + Phù hợp với phương hướng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Gắn với chương trình xây dựng NTM và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững. + Phù hợp với cơ chế thị trường; đảm bảo các mục tiêu cơ bản về phúc lợi cho nông dân, lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng. + Phải kế thừa và phát huy tối đa các giải pháp thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh về nông nghiệp, nông thôn. 3.3. Các giải pháp nhằm tăng cường vai trò của cộng đồng trong phát triển nông nghiệp bền vững 72 Xuất phát từ những hạn chế nêu trên, nghiên cứu xin đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò của cộng đồng trong phát triển nông nghiệp bền vững như sau: 3.3.1. Giải pháp về nâng cao năng lực nhận thức cho cộng đồng. - Tổ chức các chương trình nâng cao nhận thức về 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc giai đoạn 2016 – 2030; đồng thời nhấn mạnh và thúc đẩy chương trình hành động của Mục tiêu phát triển bền vững trong xu thế toàn cầu hóa. Đặc biệt tập trung vào các mục tiêu về phát triển nông nghiệp bền vững. Đối tượng tập huấn bao gồm cả cán bộ quản lý nhà nước, cộng đồng làm nông nghiệp và các bên liên quan. - Để cộng đồng không còn suy nghĩ PTBV nông nghiệp là một thuật ngữ chung chung, hàn lâm thì cần phải cụ thể hóa bằng các sáng kiến và hành động về ”Phát triển nông nghiệp bền vững” trong sản xuất nông nghiệp. Qua đó, PTNN bền vững mới đi vào đời sống của cộng đồng và trở thành tập quán canh tác lâu bền. - Cần tuyên truyền để mỗi người dân phải hiểu bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của mỗi người dân, phải làm gì để bảo vệ môi trường cho chính bản thân mình, gia đình mình, cho cộng đồng mà mình đang sống. Nghĩa vụ đó còn có ý nghĩa đối với sự phát triển trong tương lai mà thế hệ con cháu chúng ta sau này được thừa hưởng và duy trì. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về BĐKH để người dân thích nghi và có biện pháp ứng phó. 3.3.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ tích cực cho nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững - Vận dụng các chính sách của trung ương, UBND tỉnh cần tiếp tục thực hiện một số giải pháp hỗ trợ sản xuất, nhất là đối với nuôi trồng, khai thác, đánh bắt thủy sản, hỗ trợ kịp thời những hộ nông dân bị thiệt hại do trận hạn hán lịch sử giữa năm 2017; hỗ trợ hình thành, phát triển những ngành, những khu công nghiệp mới, dịch vụ chất lượng cao, những ngành có khả năng phát triển KT-XH, có chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn và các dịch vụ 73 khuyến công theo quy hoạch phát triển công nghiệp nông thôn và các dịch vụ khuyến công theo quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh, huyện, thành phố và các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. - Tạo sự gắn kết nông dân với thị trường cũng như tạo mối liên kết bền vững giữa nông dân và các chủ thể khác là một trong những điều kiện để đảm bảo tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp. 3.3.3. Giải pháp về đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp - Tiếp tục thực hiện Luật HTX năm 2012; hướng dẫn chuyển đổi đầy đủ, toàn diện các nội dung theo Luật ở các HTXNN, tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác và cán bộ chủ chốt của các HTXNN; Khuyến khích thành lập các tổ hợp tác, các HTX chuyên ngành và các HTX dịch vụ đa ngành phục vụ sản xuất nông nghiệp và xây dựng NTM. - Khuyến khích phát triển phát triển mạnh trang trại, gia trại tạo ra các sản phẩm nông nghiệp sạch phù hợp với khả năng sản xuất của cộng đồng. - Tiếp tục tạo điều kiện, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp với nhiều mô hình phát huy hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng NTM. - Phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị thông qua hợp đồng kinh tế giữa nông dân với doanh nghiệp để thay thế cho mô hình kinh tế hộ nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả thấp. Tiếp tục nghiên cứu, thí điểm, tìm chọn các mô hình mới; tổng kết đánh giá, nhân rộng các mô hình liên kết có hiệu quả cao trên các lĩnh vực, thực sự tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp. - Tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, vật tư nông nghiệp, tăng cường quan trắc và cảnh báo môi trường dịch bệnh, đảm bảo an toàn dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. - Phát triển các hình thức hợp tác đầu tư giữa nhà nước và tư nhân (đối tác công tư, hợp tác công tư,...); tạo điều kiện về quyền sử dụng đất, hỗ trợ cơ sở hạ 74 tầng, hỗ trợ chuyển giao và ứng dụng tiến bộ KHKT và các cơ chế chính sách để khuyến khích thu hút đầu tư của tư nhân nhằm huy động cao các nguồn lực xã hội cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. - Ðể khắc phục tình trạng phân bón giả, nhái, kém chất lượng, các cơ quan chức năng ngoài việc tuyên truyền để bà con nông dân biết tác hại của phân bón giả, nhái, kém chất lượng; hỗ trợ bà con sử dụng phân bón an toàn hiệu quả, tăng giá trị sản phẩm, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón để kịp thời phát hiện những hành vi sản xuất, kinh doanh sai trái. - Thực hiện mô hình PTNN dựa vào cộng đồng “Mỗi xã một sản phẩm” với những sản phẩm chủ lực của tỉnh như: “Gạo tám Hải Hậu”, “Cá bống bớp Nghĩa Hưng”. 3.3.4. Giải pháp phát triển dịch vụ nông nghiệp - Các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần phát huy sự năng động, sáng tạo của mình nhằm cung ứng các thiết bị máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện sản xuất nông nghiệp và với giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo; cung ứng các loại giống cây trồng đảm bảo chất lượng. - Đặc biệt, để hình thành thói quen sử dụng các loại phân bón an toàn từ khâu cung cấp dịch vụ, cần phải tuyên truyền để các cơ sở đại lý không buôn bán các loại phân bón Trung Quốc, trôi nổi trên thị trường giá rẻ nhưng gây nguy hại đến môi trường và con người. Đồng thời có chế tài xử lý với những đại lý cố tình vì lợi nhuận mà không quan tâm đến lợi ích cộng đồng. - Xây dựng các thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của cộng đồng, do cộng đồng vì lợi ích của cộng đồng. 3.3.5. Giải pháp về tăng cường vai trò HTX, tổ hợp tác nông nghiệp và xây dựng các mối quan hệ đoàn thể. - Liên minh HTX tỉnh cần tăng cường củng cố và phát triển kinh tế tập thể, với nòng cốt là HTX, nhất là ở vùng nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi chuyên môn hóa lớn, phát triển các làng nghề thủ công. - Tập huấn nâng cao năng lực cho các HTX giúp các HTX tự tin về năng 75 lực để đàm phán và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp, làm đầu mối thông tin thị trường, hướng dẫn kỹ thuật mới; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ, kinh tế nông trại, trang trại, khuyến khích đầu tư sản xuất kinh doanh. Đây là nhu cầu rất quan trọng trong điều kiện sản phẩm sản xuất ra trên địa bàn cần cạnh tranh ngay cả trên thị trường trong nước, chưa kể ở thị trường nước ngoài. - Các tổ hợp tác sản xuất cần được hỗ trợ để thành lập theo đúng quy định của Nhà nước, thay thế cho mô hình HTX kiểu cũ. Với những tổ hợp tác hiệu quả cần phát động liên kết sản xuất theo chuỗi các tổ hợp tác để nhân rộng các mô hình tổ hợp tác hiệu quả, giúp người nông dân tránh được rủi ro trong quá trình sản xuất và hình thành vùng sản xuất theo chuỗi giá trị mang lại giá trị kinh tế cao. - Thành lập các hiệp hội cho từng ngành nghề sản xuất (như: hiệp hội khoai tây, hiệp hội cá bống bớp, vv...) để cộng đồng hỗ trợ nhau cùng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 3.3.6. Giải pháp về bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH - Khơi dậy tính tự giác, trách nhiệm của người nông dân. Phát huy và nhân rộng các mô hình có sẵn ở địa phương như "Bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp", mô hình đăng ký "Không vứt rác, xác động vật gây ô nhiễm môi trường". Khuyến khích sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi, xây dựng hầm bi-ô-ga để kết hợp xử lý chất thải chăn nuôi và nhà vệ sinh. - Để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, địa phương cần tổ chức tập huấn cho cán bộ kỹ thuật BVTV ở cấp cơ sở và nông dân về: cách sử dụng thuốc BVTV, thu gom bao bì các loại thuốc BVTV đã sử dụng, sử dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm, rạ, phụ phẩm ngay tại ruộng để trả lại chất dinh dưỡng cho đất trồng. - Chủ động triển khai các giải pháp thiết thực, hiệu quả; trong đó, tính dự báo luôn được ngành chuyên môn đặt lên hàng đầu và theo dõi chặt chẽ, thường xuyên để kịp thời có những điều chỉnh phù hợp cả về khung thời vụ và cơ cấu giống cây trồng. 76 - Nhân rộng mô hình “Sản xuất phân bón hữu cư từ phế phụ phẩm nông nghiệp” đã thực hiện thành công tại 3 xã khảo sát trên quy mô toàn tỉnh. - Với quy mô sản xuất tại một số trang trại, gia trại trên địa bàn tỉnh rất phù hợp để xây dựng hệ thống thu hồi khí metan để giải quyết chất thải chăn nuôi và sử dụng làm năng lượng. 3.3.7. Các giải pháp khác - Hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường nhằm kịp thời phát hiện cảnh báo ô nhiễm môi trường, tác động của BĐKH, thiên tai, phục vụ cho công tác ngăn ngừa, thích ứng và giảm tổn thất từ tác động tiêu cự một cách kịp thời. - Nghiên cứu lai tạo các giống mới chịu mặn đưa vào trồng tại các vùng xâm nhập mặn đảm bảo vừa sản xuất bền vững vừa cung cấp nguồn dinh dưỡng an toàn trong đời sống cộng đồng và phục vụ xuất khẩu phát triển kinh tế, xã hội. - Tiếp tục cho phép chuyển đổi các vùng trồng lúa năng suất thấp do ảnh hưởng nhiễm mặn sang nuôi trồng thủy sản gắn với quy hoạch chi tiết, đầu tư hệ thống kênh tưới tiêu phù hợp và quản lý môi trường vùng nuôi. - Bảo tồn giữ gìn các giống cây trồng bản địa, ứng dụng khoa học trong việc lai tạo giống mới năng suất cao thích ứng với điều kiện thiếu nước, xâm nhập mặn, chịu úng tại tỉnh Nam Định. - Quy hoạch các vùng nuôi trồng tập trung theo phương thức bán thâm canh và thâm canh trên các vùng diện tích đất ngập nước - Trong quy hoạch nông nghiệp cần lồng ghép đánh giá vai trò giảm thiểu phát thải khí Carbon từ các hoạt động nông nghiệp. - Có chính sách cải thiện điều kiện sống môi trường sống của người dân nông thôn bằng cách quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn một cách hợp lý, hiệu quả. Đặc biệt tập trung thực hiện bố trí sắp xếp giãn dân tại các vùng chịu tác động lớn của BĐKH (khu vực dân cư sinh sống ngoài đê biển, đê sông, các khu vực có địa hình thấp, ... điều kiện sống khó khăn) 77 KẾT LUẬN Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững là sự phát triển kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa tăng trưởng nông nghiệp theo hướng bền vững với giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội nảy sinh trong sản xuất nông nghiệp và BVMT, ứng phó với BĐKH trong quá trình phát triển. Vì vậy, PTNN theo hướng bền vững là một nhu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay đối với ngành nông nghiệp cả nước nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh Nam Định nói riêng. Nông dân là chủ thể của quá trình đó, vì vậy cần có các phương hướng giải quyết vấn đề nông nghiệp một cách khoa học, chặt chẽ, phù hợp với nhu cầu và năng lực thực tiễn của cộng đồng, vừa đảm bảo cho yêu cầu trước mắt vừa đáp ứng được cho chiến lược phát triển lâu dài Cộng đồng cần được phát huy vai trò chủ thể để làm chỗ dựa của phát triển nông nghiệp bền vững. Vai trò đó thể hiện thông qua nhận thức, hành vi, hoạt động cụ thể trong sản xuất nông nghiệp. Nam Định là một tỉnh nông nghiệp mang đặc thù riêng với những thói quen sinh hoạt và tập quán sản xuất truyền thống từ lâu đời. Những đặc thù đó hàm chứa không ít những nguy cơ tác động bất lợi tới môi trường sinh thái cũng như sự phát triển lâu dài. Từ nhận thức được bối cảnh phát triển hiện tại và tinh thần nỗ lực thực hiện các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luận của Nhà nước về PTBV trong quá trình kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng, tỉnh Nam Định đã có nhận thức đúng đắn từ đó cụ thể hóa vào các chương trình, đề án, kế hoạch quy hoạch phát triển và đạt được thành tựu khá toàn diện cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, trong tiến trình PTNN tỉnh Nam Định cũng còn những hạn chế đang thách thức sự PTBV như: nông nghiệp vẫn bị động trong ứng phó với BĐKH; kết cấu hạ tầng nông thôn còn chưa đồng bộ; khoa học công nghệ còn đang trong giai đoạn thí điểm nên chưa tạo được sự đột phá; sản xuất vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ trong điều kiện thị trường cạnh tranh rộng lớn; vấn đề suy thoái tài nguyên đất, ô nhiễm môi trường và những hạn chế trong chính sách, yếu kém về năng lực quản lý vẫn còn tồn tại. Đặc biệt, trình độ nhận thức và năng lực của cộng đồng làm nông nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế 78 dẫn đến người dân chưa phát huy được vai trò làm chủ; chưa chủ động tham gia vào các kế hoạch phát triển; chưa có ý thức sẵn sàng thay đổi phương thức sản xuất cũ bằng phương thức sản xuất mới mà vẫn còn bị động phụ thuộc trông chờ vào sự chỉ đạo định hướng của Nhà nước. Những hạn chế đó đã làm cho nông nghiệp tỉnh Nam Định phát triển chưa đảm bảo được các mục tiêu bền vững. Vì vậy, đòi hỏi phải có sự quan tâm, nỗ lực chung của cộng đồng và các cấp, các ngành từ tỉnh và cơ sở. Với đề tài “Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng tại tỉnh Nam Định”, tác giả tiếp cận vấn đề nghiên cứu đã làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về PTNN bền vững dựa vào cộng đồng, thực trạng về vai trò cộng đồng với tư cách là chỗ dựa của PTNN bền vững tại Nam Định, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm PTNN bền vững dựa vào cộng đồng tỉnh Nam Định với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé cho PTNN bền vững tại tỉnh Nam Định. 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Bộ NN&PTNT (2013), Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Hà Nội. 2. Ban chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản Trung ương (2016), Báo cáo sơ bộ kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016, Nxb Thống kê, Hà Nội. 3. Ban chỉ đạo chương trình hành động thích ứng với BĐKH ngành NN&PTNT, Tổng quan về BĐKH toàn cầu, doi-khi-hau-toan-cau 4. Báo Nông nghiệp, 5. Cục thống kê tỉnh Nam Định (2016), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2015, Nxb Thống kê, Hà Nội. 6. Cục thống kê Nam Định (2017), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2016, NXB Thống kê, Hà Nội. 7. Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam (2016), Báo cáo nghiên cứu chiến lược phát triển các mô hình sinh kế nông nghiệp thích ứng với BĐKH tỉnh Nam Định, Nam Định . 8. Nguyễn Tiến Dũng (2007), Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, Luận văn Thạc sĩ khoa học, Đại Học Khoa học xã hội và nhân văn 9. Quyền Đình Hà, Đặng Thị Hoa (2014), “Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của người dân tỉnh Nam Định”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, (12) 10. Việt Hoa (2017), “Mô hình OCOP tại Quảng Ninh đủ điều kiện nhân rộng tại Việt Nam”, baoquangninh.com.vn (26/8/2018) 80 11. Nguyễn Thanh Hải (2014), Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam theo hướng bền vững, Luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế phát triển, Viện Chiến lược phát triển - Bộ KH&ĐT, Hà Nội. 12. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (2003), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 13. Đào Duy Khuê (2012), “Khoa học và công nghệ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa - giảm nghèo nhanh cho nông dân”, > (15/6/2018) 14. Phạm Thị Khanh (2004), Huy động vốn trong nước phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Liên hiệp quốc (2015), Những lựa chọn chiến lược để phát triển nông nghiệp và Nông thôn Việt Nam. 16. Nguyễn Thị Miền (2017), Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Nam Định, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Chuyên ngành kinh tế phát triển, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 17. Nguyễn Văn Mẫn - Trịnh Văn Thịnh (2002), Nông nghiệp bền vững cơ sở và ứng dụng, Nxb Thanh Hóa. 18. Trần Đại Nghĩa (2012), Liên kết nông dân doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa quy mô lớn tại Việt Nam, NXB Lao Động, Hà Nội. 19. Phát triển NNBV ở Việt Nam trong bối cảnh mới của hội nhập kinh tế quốc tế, https://www.researchgate.net/publication/phát_triển_NNBV_ở Việt_Nam_trong_bối_cảnh_hội_nhập_kinh_tế_quốc_tế> (28/08/2018) 20. Nguyễn Thị Tố Quyên (2012), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Nguyễn Hữu Sở (2015), Phát triển kinh tế bền vững Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế phát triển, Viện Chiến lược phát triển - Bộ KH&ĐT, Hà Nội. 22. Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Nam Định (2017), Báo cáo tình hình sử dụng đất Nam Định năm 2016, Nam Định. 81 23. Sở Nông nghiệp &PTNN tỉnh Nam Định (2018), Báo cáo hoạt động sản xuất nông nghiệp năm 2017, Nam Định. 24. Sở Nông nghiệp &PTNN tỉnh Nam Định (2018), Kế hoạch và phương hướng nhiệm vụ năm 2019, Nam Định 25. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân và nông thôn, Hà Nội 26. Tổ chức hợp tác và phát triển quốc tế (2015), Báo cáo rà soát Nông nghiệp và Lượng thực. 27. Tổ chức nông lương thế giới (2016), Báo cáo 40 năm lâm nghiệp cộng đồng – Quy mô và hiệu quả 28. Tạp chí cộng sản, 29. Nguyễn Văn Tuấn (2015), Phát triển ngành trồng trọt theo hướng bền vững tại tỉnh Nam Định giai đoạn 2015-2020 30. Đào Thế Tuấn (2007), “Tổng hợp phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng”, Hà Nội 31. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 17 tháng 08 năm 2014 Phê duyệt “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam”, Hà Nội. 32. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 2341/QĐ-TTg ngày 2 tháng 12 năm 2013 Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, Hà Nội. 33. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 2341/QĐ-TTg ngày 2 tháng 12 năm 2013 Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, Hà Nội. 34. Vũ Đình Thắng và cộng sự (2006) trong , Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, Hà Nội. 35. Đinh Vũ Thanh, Nguyễn Văn Viết (2012), Tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực nông nghiệp và giải pháp ứng phó, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 82 36. Nguyễn Văn Vũ (2014), Phát triển nông nghiệp sạch tại Nam Định- Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ PTBV, Học viện khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 37. Cohen and Uphoff (1980), Rural Development Participation, World Development, America. 38. DARA International (2013), Kết quả nghiên cứu giám sát tính dễ bị tổn thương do BĐKH năm 2012 (trường hợp của Việt Nam). 39. Dinesh Kumar, Sivamohan, Nitin Bassi (2013), Water Management, Food Security and Sustainable Agriculture in Developing Economies, Springer, New York City. 40. FAO (1990), World Food Dry, FAO, Rome. 41. Frans Elltics (1994), Chính sách nông nghiệp của các nước đang phát triển, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 42. Maureen B. Fant (1990), Alternative agriculture (by National Research Council of United States), CERES, The FAO Review 43. Richard R. Harwood (1990), Lịch sử nông nghiệp bền vững – Hệ thống nông nghiệp bền vững, St, Lucie Press. 44. World Bank (2007), Tăng cường Nông nghiệp cho phát triển, Nxb Văn hóa – Thông tin Hà Nội. 83 PHỤ LỤC BẢNG HỎI ĐIỀU TRA Nhằm tìm hiểu về vai trò của người dân trong phát triển nông nghiệp, đề tài nghiên cứu “Phát triển bền vững nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng tại tỉnh Nam Định” rất mong nhận được ý kiến của ông bà thông qua một số câu hỏi trong phiếu điều tra sau đây Tôi cam đoan rằng những thông tin mà ông (bà) cung cấp sẽ được giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu chứ không sử dụng vào mục đích nào khác. Rất mong được sự hợp tác của Ông (Bà)! Xin chân thành cảm ơn! A. Thông tin cơ bản A1. Họ tên người trả lời: .................................................................. A2. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ A3. Năm sinh: ..................... A4. Địa chỉ: 1. Xã Nam Hùng 2. Xã Yên Đồng 3. Xã Giao Phong B. Sản xuất nông nghiệp B1. Ông/bà đang sản xuất lĩnh vực nông nghiệp nào dưới đây 1. Thủy sản 2. Chăn nuôi 3. Trồng trọt  Hỏi tiếp B2. Đất sản xuất nông nghiệp của ông/bà đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chưa? 1. Đã được cấp 100% 2. Được cấp một phần 3. Chưa cấp B3. Ông bà có biết về các quy hoạch đất nông nghiệp tại nơi ông bà sinh sống không? 1. Có, chính quyền địa phương thông báo 2. Có, biết từ nguồn khác 3. Không biết B4. Ông/bà có được đóng góp ý kiến gì cho kế hoạch sử dụng đất này không? 1. Có 2. Không B5. Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp của huyện có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của gia đình ông bà 1. Ảnh hưởng tốt 2. Không ảnh hưởng mấy 3.Ảnh hưởng xấu 84 B6. Ông/bà có vay vốn từ chính sách hỗ trợ của nhà nước để sản xuất nông nghiệp không? 1. Có 2. Không B7. Nếu gặp khó khăn về sản xuất nông nghiệp ông/bà sẽ lựa chọn phương án nào dưới đây? 1. Tự quyết định cách khắc phục dựa trên khả năng của mình 2. Bàn bạc với các hộ khác tìm cách khắc phục 3. Đợi chủ trương, chính sách của Nhà nước B8. Nếu có một đề án sản xuất nông nghiệp mới của Nhà nước cần sự tham gia của ông bà. Ông/bà sẽ lựa chọn phương án nào dưới đây? 1. Không tham gia vì đã quen với cách làm cũ 2. Sẽ tìm hiểu, nếu thích hợp sẽ tham gia mà không cần nhà nước hỗ trợ kinh phí 3. Chỉ tham gia nếu được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí. B9. Nếu có một đề án sản xuất nông nghiệp mới của Nhà nước cần sự đóng góp nguồn lực (đất đai, tiền, công lao động) của ông/ bà. Ông /bà sẽ lựa chọn phương án nào dưới đây? 1. Không đóng góp vì đây là chương trình của Nhà nước 2. Có bao nhiêu thì đóng góp bấy nhiêu 3. Vay vốn từ ngân hàng theo chính sách của xã, huyện để đóng góp B10. Để tiêu thụ sản phẩm của mình, ông/bà hiện nay đang lựa chọn phương án nào dưới đây? 1. Tự cung cấp ra thị trường qua các chợ đầu mối 2. Liên hệ với Doanh nghiệp 3. Liên hệ với hợp tác xã B11. Ông/bà hiện nay có liên kết với các hộ gia đình khác để đàm phán về giá với các đơn vị thu gom không? 1. Có 2. Không 3. Đã thử nhưng vẫn bị ép giá B12. Nếu gặp khó khăn trong sản xuất nông nghiệp thì ông/bà sẽ liên hệ với tổ chức nào nào dưới đây để đề nghị giúp đỡ? (Chỉ được lựa chọn tối đa 2 đoàn thể) 1. Chi bộ Đảng 2. Hội phụ nữ 3. Hội nông dân 4. Hội làm vườn 5. Hợp tác xã nông nghiệp 6. Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông nghiệp đóng trên địa bàn 7. Trung tâm khuyến nông/trạm khuyến nông huyện B13. Để cho năng suất cao, ông bà có sử dụng thuốc trừ sâu, hoặc phân bón hóa học để bón cho đồng ruộng của mình không? 1. Có 2. Không 3. Dùng khi cần thiết 85 B14. Ông bà có biết về Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững không 1. Biết một ít 2. Không biết gì B15. Theo quan điểm của ông/bà, thế nào là nông nghiệp bền vững 1. Là sản xuất nông nghiệp lâu dài, đủ nuôi sống gia đình trong nhiều năm 2. Là nông nghiệp cho ra sản lượng tốt 3. Là nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao 4. Là nông nghiệp vừa cho năng suất cao, chất lượng sạch, không làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. B16. Theo ông bà, tiết kiệm nguồn nước, sử dụng phân bón hữu cơ được tái tạo từ phế phẩm nông nghiệp có tác dụng gì? 1. Bảo vệ đất đai 2. Bảo vệ môi trường 3. Bảo vệ sức khỏe của người dân 4. Cả 3 phương án trên B17. Theo ông bà, việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón có ảnh hưởng đến đất và nước ở ruộng không? 1. Có 2. Không B18. Ông bà có tiêu hủy rác thải nông nghiệp bằng cách nào 1. Chôn lấp tại chỗ 2. Không chôn lấp B19. Ông bà có tập trung rác thải nông nghiệp vào nơi quy định không 1. Có 2. Không vì quá xa. B20. Ông bà phân loại rác thải nông nghiệp như thế nào? 1. Phân loại vào cùng rác sinh hoạt hàng ngày 2. Phân loại riêng để phục vụ cho mục đích khác. B21. Nếu ông/bà được đề nghị làm tuyên truyền viên cho chương trình nông nghiệp bền vững, ông bà có sẵn sàng thực hiện không? 1. Không vì không có thời gian 2. Không, vì không đủ năng lực 3. Đi, nếu như có tiền trợ cấp 4. Đi, kể cả không có gì. B22. Trước tình hình biến đổi khí hậu hiện nay, có ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất nông nghiệp của gia đình 1. Ảnh hưởng xấu 2. Chưa ảnh hưởng mấy 3. Không ảnh hưởng gì B23. Ông/ bà cần làm gì để đối phó với biến đổi khí hậu 86 1. Tìm hiểu các kiến thức để ứng phó với nó 2. Áp dụng các kỹ thuật canh tác mới thông minh thích ứng với BĐKH 3. Đến đâu tính đến đó B24. Nếu được đề nghị đóng góp ý kiến cho chính sách nông nghiệp nào đó có liên quan đến ông/bà. Ông/bà sẽ làm gì sau đây? 1. Không vì không biêt gì 2. Không đưa ra vì có đưa ra cũng sẽ không có giá trị 3. Đưa ra luôn quan điểm cá nhân của mình 4. Đưa ra quan ý kiến luôn nếu lợi ích cá nhân phù hợp với lợi ích chung của các hộ nông dân khác. B25. Theo ông/bà, người nông dân có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp bền vững. 1. Vai trò làm chủ (tham gia, đóng góp ý kiến, quyết định vấn đề) 2. Vai trò sản xuất để nuôi sống gia đình. B26. Theo ông bà việc sửa dụng đất hiện nay có hiệu quả không 1. Có 2. Không B27. Hiện nay ông bà đang làm công việc cụ thể gì liên quan đến trồng trọt 1. Chỉ trồng trọt 2. Vừa trồng trọt vừa làm các dịch vụ kinh doanh đến trồng trọt B28. Theo ông/bà, việc sửa dụng đất nông nghiệp của ông bà là do ai quyết định 1. Do xã quyết định và hộ gia đình quyết định 2. Hộ dân tự quyết định. B29. Ông/bà đang lưa chọn nhà cung cấp đầu vào nào dưới đây: 1. Nhà cung cấp trên địa bàn (hợp tác xã, đại lý) 2. Nhà cung cấp ngoài địa bàn (TT giống cây trồng, doanh nghiệp) B30. Ông/bà mua giống bằng hình thức nào 1. Liên hệ trực tiếp 2. Qua giới thiệu B31. Ông/bà tiêu thụ đầu ra qua kênh nào? 1. Chọn thương lái trong xã hoặc HTX 2. Bán trực tiếp cho DN 3. Tự cung cấp ra thị trường qua chợ đầu mối, đại lý thu gom 87

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_phat_trien_nong_nghiep_ben_vung_dua_vao_cong_dong_t.pdf
Tài liệu liên quan