Mỏ than vàng danh trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước (những năm 1965 - 1975)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM MAI THANH TÙNG MỎ THAN VÀNG DANH TRONG THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƢỚC (NHỮNG NĂM 1965-1975) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS NGUYỄN XUÂN MINH THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Xuân Minh đã nhiệt tình h

pdf108 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1781 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Mỏ than vàng danh trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước (những năm 1965 - 1975), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Đảng uỷ - Ban Giám đốc Công ty Cổ phần than Vàng Danh, Ban Tuyên giáo và Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình, bạn bè, người thân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để hoàn thành luận văn này. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2009 Tác giả Mai Thanh Tùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chiến thắng đông - xuân 1953-1954, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã buộc thực dân Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ (1954), cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân ba nước Đông Dương. Miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng và bước vào thời kì quá độ đi lên CNXH. Ở miền Nam, đế quốc Mĩ từng bước gạt Pháp và dựng lên chính quyền tay sai do Ngô Đình Diệm cầm đầu. Chúng âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, biến nước ta trở thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự để thực hiện các mục đích xâm lược. Từ đây, nhân dân ta tiếp tục tiến hành cuộc đấu tranh đương đầu với một kẻ thù xâm lược có tiềm lực kinh tế và quân sự hùng mạnh nhất thế giới. Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954-1975) một lần nữa đã khẳng định tinh thần đoàn kết và ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của dân tộc ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta ở hai miền đất nước lần lượt đập tan các chiến lược chiến tranh, mọi mưu đồ xâm lược của kẻ thù để tiến tới hoà bình, thống nhất Tổ quốc. Trong quá trình thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Bắc phải trực tiếp đương đầu với hai lần giặc Mĩ leo thang phá hoại và làm nghĩa vụ hậu phương chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các ngành, các giới trên toàn miền Bắc đã nỗ lực tham gia sản xuất với khẩu hiệu " Vì miền Nam ruột thịt ", " Tất cả để đánh thắng giặc Mĩ xâm lược ". Trên toàn miền Bắc, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đã xuất hiện nhiều nhà máy, công trường, xí nghiệp đã vượt qua nhiều khó khăn, tích cực sản xuất, góp phần không nhỏ vào thắng lợi của công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc. Với khẩu hiệu "Vừa sản xuất, vừa chiến đấu", công nhân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 ở các nhà máy, công trường kiên quyết không rời vị trí chiến đấu mỗi khi máy bay địch xuất hiện, giữ vững nhịp độ sản xuất phục vụ đời sống nhân dân và nhu cầu của cuộc kháng chiến. Để thực hiện cùng một lúc hai nhiệm vụ vừa chiến đấu, vừa sản xuất đòi hỏi Đảng và nhân dân ta phải có quyết tâm cao, có tinh thần sáng tạo, vận dụng linh hoạt cả qui luật chiến tranh cách mạng và qui luật kinh tế xã hội chủ nghĩa. Hai nhiệm vụ chiến đấu và sản xuất ở miền Bắc có quan hệ khăng khít với nhau, đồng thời quan hệ với cuộc chiến đấu ở miền Nam. Sản xuất nhằm phục vụ cho cuộc chiến đấu tại chỗ ở miền Bắc vừa cho cả cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam. Mặt khác, chiến đấu còn nhằm bảo vệ sản xuất, bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và phối hợp với cuộc chiến đấu ở miền Nam. Từ trong phong trào yêu nước, quân và dân ta ở miền Bắc đã tỏ rõ sức mạnh của một dân tộc có truyền thống yêu nước, tinh thần lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm, nêu cao tấm gương sáng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, giành nhiều thắng lợi trong lao động sản xuất và xây dựng đất nước. Thành công của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đã góp phần to lớn chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam, động viên tinh thần cho quân và dân miền Nam chiến đấu trên trận tuyến chống quân thù. Mỏ than Vàng Danh được thành lập theo Quyết định số 262/BCNNg- KB2, ngày 6-6-1964, trong bối cảnh cả miền Bắc đang ra sức thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965). Trong hoàn cảnh đó, Mỏ than Vàng Danh vừa củng cố bộ máy tổ chức và cải tiến kĩ thuật, đẩy nhanh tốc độ sản xuất phục vụ công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, vừa hai lần đương đầu với chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ và không ngừng chi viện cho chiến trường miền Nam. Những kết quả đạt được của Mỏ than Vàng Danh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 trên cả mặt trận sản xuất và chiến đấu đã cho thấy sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Đảng và ngành Than đối với Mỏ, tinh thần vượt khó vươn lên, dám nghĩ, dám làm của các thế hệ thợ mỏ than Vàng Danh, biết phát huy cao độ khẩu hiệu Kỉ luật - Đồng tâm để góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Từ lí do trên đây, chúng tôi chọn "Mỏ than Vàng Danh trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước (những năm 1965-1975)" làm Luận văn Thạc sĩ khoa học Lịch sử. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Tìm hiểu về hoạt động sản xuất và chiến đấu của công nhân nói chung, công nhân ngành than nói riêng là đề tài thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu lịch sử ở cả Trung ương và địa phương. Trong những thập niên gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuốn sách, bài viết, hồi kí.. của các học giả được công bố về hoạt động của các mỏ than trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, trong đó có Mỏ than Vàng Danh. Đề tài lịch sử nghiên cứu về 21 năm tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) đã thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu lịch sử. Đến nay, nhiều công trình nghiên cứu đã được xuất bản có giá trị khoa học và thực tiễn to lớn. Trong những thập niên 90 của thế kỉ trước, Trung ương đã thành lập Ban chỉ đạo tổng kết cuộc chiến tranh, xuất bản cuốn "Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mĩ - Thắng lợi và bài học", 1996; Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam biên soạn "Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước", Tập 1 - Tập 2, (Nxb Sự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 thật, 1991); và "Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam", (Nxb Quân đội nhân dân, 1997)… Đề tài về cuộc kháng chiến chống Mĩ nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu. Văn Tiến Dũng biên soạn "Cuộc kháng chiến chống Mĩ - Bước ngoặt lớn", (Nxb Sự thật, 1989) và "Cuộc kháng chiến chống Mĩ - Toàn thắng", (Nxb Sự thật, 1991). Những công trình nghiên cứu trên đã cho thấy sự chỉ đạo kịp thời, đúng đắn về đường lối cách mạng của Đảng ta, đồng thời ghi lại những dấu mốc lịch sử quan trọng có tính bước ngoặt của cuộc kháng chiến. Nhà nghiên cứu Hồ Khang biên soạn "Tết Mậu Thân - Bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước", (2005); Phan Ngọc Liên biên soạn "Hậu phương lớn - Tiền tuyến lớn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước" (1954-1975),(2005)… Những tác phẩm của các nhà nghiên cứu nêu trên, tuy không đề cập đến hoạt động của Mỏ than Vàng Danh nhưng là nguồn tài liệu quan trọng để chúng tôi tham khảo khi tìm hiểu, nghiên cứu về quá trình chiến đấu của lực lượng tự vệ Mỏ than Vàng Danh chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, bảo vệ Mỏ và giữ vững nhịp độ sản xuất. Ở địa phương, công tác chỉ đạo biên soạn lịch sử Đảng bộ tỉnh và các địa phương, lịch sử các ngành, nghề, các nhà máy, xí nghiệp... rất được coi trọng. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Ninh biên soạn "Lịch sử phong trào công nhân khu mỏ than Quảng Ninh", tập III (1820-1975), (1996); "Quảng Ninh đất và người", (Nxb Lao động - Xã hội, 2005).. Ngoài các tác phẩm nghiên cứu về lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương, hướng tìm hiểu về lịch sử phong trào công nhân cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đến nay, đã có rất nhiều tác phẩm nghiên cứu về đề tài này; Hoàng Quốc Việt biên soạn "Giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam trên con đường cách mạng dân tộc dân chủ và chủ nghĩa xã hội", (Nxb Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 Sự thật, 1959); Hữu Tuấn biên soạn "Công nhân đô thị trên tuyến đầu Tổ quốc" (Nxb Lao động xã hội,1965); Văn Tạo và Đinh Thu Cúc đồng biên soạn "Giai cấp công nhân miền Bắc Việt Nam" (1955-1960) và "Giai cấp công nhân miền Bắc trong thời kì khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế, phát triển văn hoá" (1955-1960), (Nxb Uỷ ban Khoa học Xã hội, 1974); Lê Duẩn với tác phẩm "Vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam và nhiệm vụ của công đoàn trong cách mạng xã hội chủ nghĩa", (Nxb Sự thật, 1975); Hoàng Quốc Việt biên soạn "Vai trò, xứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân", (Nxb Lao động, 1976); Cao Văn Biền biên soạn "Giai cấp công nhân Việt Nam thời kì 1936-1939", Uỷ ban KHXH Việt Nam, 1979); Ngô Văn Hoà, Dương Kinh Quốc biên soạn "Giai cấp công nhân Việt Nam những năm trước khi thành lập Đảng", (Nxb KHXH,1978); Thi Sảnh biên soạn " Lịch sử phong trào công nhân Mỏ Quảng Ninh", tập 2, (1983); Phạm Quang Toàn và Nguyễn Hữu Hợp (chủ biên), "Giai cấp công nhân Việt Nam thời kì 1945- 1954", (Nxb Khoa học Xã hội, 1987); Trần Văn Giàu biên soạn "Giai cấp công nhân Việt Nam", (2003). Từ năm 2002 trở lại đây, thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 28-8-2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, công văn số 218 - CV/TG ngày 27-3-2006 của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Ninh về "Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ", công văn số 367-CV/TU ngày 26-3-2008 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ninh về "Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ và lịch sử truyền thống", các đơn vị cấp huyện và cơ sở trong tỉnh đã tiến hành sưu tầm biên soạn lịch sử Đảng và lịch sử truyền thống. Đến nay, đã có 14/14 huyện, thị xã, thành phố biên soạn và phát hành rộng rãi lịch sử đảng bộ cấp huyện; lịch sử kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ban Chấp hành Đảng bộ Thị xã Uông Bí biên soạn "Lịch sử Đảng bộ Thị xã Uông Bí", tập 1, (2006); Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 nhiều xã trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố biên soạn được lịch sử đảng bộ xã. Đối với các mỏ than trên địa bàn tỉnh cũng rất coi trọng công tác biên soạn lịch sử ngành, lịch sử truyền thống của đơn vị. Đến nay, các công ti than Vàng Danh, Núi Béo, Cao Sơn, Đèo Nai, Cọc Sáu, Hòn Gai, Hà Tu, Hà Lầm, Mạo Khê… lần lượt biên soạn lịch sử ngành. Riêng đối với Mỏ than Vàng Danh, năm 2004, nhân dịp kỉ niệm 40 năm ngày thành lập đã biên soạn "Truyền thống công nhân mỏ - Công ty than Vàng Danh", (1964-2004), (Nxb Chính trị Quốc gia, 2004). Tiếp đó, vào năm 2009, Công ti than Vàng Danh tiếp tục biên soạn " 45 năm truyền thống công nhân mỏ Công ti Cổ phần than Vàng Danh - TKV (1964-2009)", (Nxb Chính trị Quốc gia, 2009) trên cơ sở kế thừa nguyên bản từ cuốn sách trước (2004), được sưu tầm và biên soạn tiếp giai đoạn 2004-2009. Hai cuốn sách cho đến nay viết về Mỏ than Vàng Danh được các nhà nghiên cứu biên soạn theo phương pháp lịch sử truyền thống. Việc Công ti than Vàng Danh xuất bản hai cuốn sách là cơ sở quan trọng để chúng tôi tham khảo khi nghiên cứu, bổ sung thêm tư liệu để thực hiện đề tài này. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống Mỏ than Vàng Danh trong những năm 1965- 1975. Chúng tôi đánh giá rất cao những công trình kể trên và coi đó là những nguồn tài liệu quý giúp chúng tôi hoàn thành Luận văn này. 3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Hoạt động sản xuất và chiến đấu của Mỏ than Vàng Danh trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước (những năm 1965-1975). 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Mỏ than Vàng Danh xét theo giới hạn địa lí thời kì 1965-1975. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 - Thời gian: Từ năm 1965 đến năm 1975. Tuy nhiên, để làm rõ yêu cầu của đề tài, Luận văn đề cập đến tình hình Mỏ than Vàng Danh thời gian trước năm 1965. 3.3 Nhiệm vụ của đề tài - Khái quát tình hình Mỏ than Vàng Danh từ cuối thế kỉ XIX đến trước khi thành lập Mỏ. Đời sống khốn cùng của công nhân dưới bàn tay cai trị tàn bạo của thực dân Pháp. - Qúa trình thành lập Mỏ cùng với nhiệm vụ sản xuất và trực tiếp hai lần đương đầu với chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ. - Sự đóng góp của Mỏ than Vàng Danh trong sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước nói chung và cách mạng giải phóng miền Nam nói riêng. 4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Nguồn tài liệu Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các văn kiện Đảng, các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lần về thăm và nói chuyện với công nhân vùng Mỏ; các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã được công bố, các bài viết đăng trên tạp chí, các hồi kí, bút kí cùng các nhân chứng lịch sử đã trực tiếp lãnh đạo hoặc tham gia vào quá trình sản xuất, chiến đấu của Mỏ than Vàng Danh trong những năm từ 1965 đến 1975. 4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic là chủ yếu. Các phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp cũng được sử dụng để làm sáng tỏ nội dung của đề tài. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát, phỏng vấn nhân chứng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN - Luận văn trình bầy một cách cơ bản và hệ thống quá trình thành lập cũng như từng bước vượt qua những khó khăn ban đầu để ổn định sản xuất của Mỏ than Vàng Danh. - Luận văn làm rõ vị trí, tầm quan trọng của mặt trận sản xuất than cho đất nước, đặc biệt trong hoàn cảnh miền Bắc vừa có hoà bình, vừa có chiến tranh. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu để nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử địa phương ở các trường chuyên nghiệp và phổ thông. - Luận văn góp phần vào việc giáo dục truyền thống và niềm tự hào quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ, trước hết là các thế hệ công nhân Mỏ. 6. KẾT CẤU LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, Luận văn kết cấu thành 3 chương nội dung: Chương 1: Mỏ than Vàng Danh trƣớc năm 1965. Chương 2: Mỏ than Vàng Danh trong thời kì 1965-1968. Chương 3: Mỏ than Vàng Danh trong thời kì 1968-1975. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 Chƣơng 1 MỎ THAN VÀNG DANH TRƢỚC NĂM 1965 1.1 KHÁI QUÁT VỀ MỎ THAN VÀNG DANH TRONG THỜI KÌ PHÁP THUỘC VÀ TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1894 - 1954) 1.1.1 Mỏ than Vàng Danh trong thời thuộc Pháp (1894-1945) Mỏ than Vàng Danh là một đơn vị kinh tế nằm trên địa bàn hành chính phường Vàng Danh thuộc khu vực rừng núi Yên Tử - Bảo Đài. Mỏ than Vàng Danh trong vòng cung Đông Triều, cách thủ đô Hà Nội 165 km, Hải Phòng 55 km và trung tâm thị xã Uông Bí 12 km. Về phía bắc, Mỏ giáp huyện Sơn Động (Bắc Giang), phía nam giáp phường Bắc Sơn (thị xã Uông Bí), phía đông giáp huyện Hoành Bồ và cách thành phố Hạ Long khoảng 50 km, phía tây là khu danh lam thắng tích Yên Tử. 1.1.1.1 Tình hình khai thác của thực dân Pháp và các cuộc đấu tranh của công nhân Mỏ than Vàng Danh * Tình hình khai thác và chính sách bóc lột công nhân mỏ than Vàng Danh của thực dân Pháp Dưới thời Nguyễn, ở Vàng Danh chỉ có vài chục gia đình người Kinh sống tập trung ở hai xóm thuộc Thượng Mộ Công, một số gia đình người Dao ở Lán Tháp, Nam Mẫu trong khu vực núi Yên Tử. Khi đó, một số người Hoa đã được triều đình cho phép khai thác than ở đây nhưng do sử dụng phương pháp thủ công nên số lượng than khai thác được không đáng kể. Nhận thấy Vàng Danh nằm trên bể than vùng Đông Bắc, theo mạch Cái Bầu - Mạo Khê chạy dài 125 km chủ yếu là than đá ăngtơraxit chất lượng tốt, nhiệt lượng cao, nên giới tư bản khai khoáng người Pháp tìm mọi thủ đoạn để độc chiếm vùng mỏ này. Sau một thời gian vận động, ngày 15-2-1894, Xalađanh đã được Toàn quyền Đông Dương ra nghị định nhượng bán cho khu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 vực đất mỏ nằm trên tổng Bí Giàng, thuộc huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên với diện tích 1.080 ha. Năm 1910, Đờrăngđông sang Việt Nam và bắt tay vào khảo sát khu vực Vàng Danh-Uông Bí. Nhận thấy đây là vùng mỏ có trữ lượng cao về than đá nên ông ta tìm mọi cách chiếm đoạt quyền khai thác. Và chỉ 2 năm sau (1912), Đờrăngđông đã chiếm được mỏ Uông Bí-Vàng Danh. Năm 1914, những mẻ than khai thác đầu tiên đã cho nhiều hứa hẹn, do đó đã thu hút Thống đốc Nam Kì Bơlăngsa đờ la Bơrôsơ (Blanchard de la Broche) và viên Thiếu tướng không quân Anbe Latasơ (Albert Latache) hùn được tất cả 2.500.000 phrăng để thành lập công ti. Do vậy, từ năm 1915, quyền khai thác mỏ đã thuộc về Đờrăngđông. Ngày 18/4/1916 ,Công ti mỏ than Đông Triều đã ra đời và trụ sở được đặt tại Hải Phòng, trong đó quản lí 3 cơ sở khai thác là Uông Bí (1.800 công nhân), Vàng Danh khi đó gọi là Clotilde (Clôtinđơ, 8.700 công nhân) và cảng Điền Công. Theo thống kê đề ngày 23/8/1925 của Công ti Mỏ than Đông Triều do Đuycơrơ (Ducreux) kí, tại Mỏ Vàng Danh (Clotilde) từ năm 1918 đến 1/8/1925, thực dân Pháp đã khai thác 263.200 tấn, cụ thể như sau: Đơn vị tính: tấn 1918 1919 1920 1921 1922 1923 1924 Tháng 7/1925 432 5.144 14.247 24.857 27.649 41.065 83.211 66.295 Việc khai thác than ở Vàng Danh hoàn toàn theo phương pháp thủ công. Năm 1925, cảng Điền Công, Nhà máy điện 500KW, Trạm cơ khí Vàng Danh, đường xe lửa nội bộ có 2 đầu tầu kéo lần lượt hoàn thành. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 Trong những năm 1926 - 1930, để phục vụ cho công cuộc khai thác than, thực dân Pháp đã xây dựng xong Nhà máy sàng Vàng Danh, Nhà máy cơ khí Uông Bí, Nhà máy điện 5000KW, đường xe lửa Vàng Danh - Điền Công và bắt tay vào việc mở rộng Nhà máy cơ khí Uông Bí, xây dựng Nhà máy sửa chữa đầu tầu, Nhà máy sửa chữa và đóng xe Barchice, Nhà máy đóng và sửa chữa toa xe, hệ thống bể than bùn, cầu Uông Bí… Đến năm 1931, sản lượng khai thác than ở khu vực Mỏ đạt 161.000 tấn. Để tăng hơn nữa khối lượng khai thác, chủ Mỏ cho khôi phục lại phương pháp bóc nóc các tầng than (dùng phần đất đá phá hoả của tầng lớp trên lấp tầng dưới đã khai thác xong) để tránh rủi ro cho người đào lò, tiết kiệm vật liệu. Nhờ cách làm này mà năng suất khai thác đã tăng lên đáng kể. Số vốn của Công ti than Đông Triều tính đến ngày 1- 3- 1933, tăng đến 28.000.000 phrăng. Mặt khác, số kĩ sư, kĩ thuật viên và công nhân cũng tăng lên ở Vàng Danh - Uông Bí. Ngoài đường xe lửa được mở rộng, thường xuyên có 44 đầu máy hoạt động, chủ Mỏ còn đầu tư xây dựng Nhà máy đúc gang, Xưởng sửa chữa xà lan với năng lực sửa chữa hằng năm là 30 xà lan và 4 tầu kéo. Trong năm 1941 - 1942 lại cho xây dựng thêm Nhà máy đất đèn Vàng Danh, Nhà máy giấy Uông Bí và mở thêm tuyến đường sắt sang tả ngạn sông Uông Bí. Sự đầu tư vốn lớn đã mang lại cho chủ Mỏ kết quả là sản lượng khai thác than ở Uông Bí - Vàng Danh từ năm 1937 đến 1942 một khối lượng than đáng kể, được thể hiện ở bảng thống kê dưới đây: Đơn vị tính: tấn 1937 1938 1939 1940 1941 1942 482.600 458.300 562.600 484.800 383.580 144.200 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 Nhìn chung, sản lượng khai thác than hằng năm của Mỏ Vàng Danh - Uông Bí là khá cao, chiếm 20% sản lượng khai thác than trên toàn Đông Dương. Giai đoạn thịnh vượng nhất của Công ti than Đông Triều là trong khoảng 15 năm, kể từ năm 1925 đến năm 1940, sau khi hoàn thành việc cơ giới hoá, dây chuyền sản xuất đi vào ổn định và hoàn chỉnh. Công nhân được hai mỏ thu hút có lúc lên tới 30.000 người (theo báo Bạn dân, số 20, ngày 29- 9-1937). Theo số thẻ phát cho thợ mỏ Vàng Danh - Uông Bí vào năm 1914 đã có 93.000 người đến làm việc. Từ cuối năm 1944, đầu năm 1945, khi Chiến tranh thế giới thứ hai sắp bước vào giai đoạn kết thúc thì số lượng tầu vào ăn than đã giảm đi rõ rệt. Lúc này, than sản xuất ra không có nơi tiêu thụ, rơi vào cảnh đình trệ, công nhân bị sa thải hàng loạt. Cùng với đó là nạn thổ phỉ nổi dậy cướp phá khu Mỏ Vàng Danh, càng làm cho mọi hoạt động ở đây trở nên tiêu điều, khó khăn. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), thổ phỉ lại hoành hành dữ dội hơn. Ngày nào ở đây cũng xẩy ra nạn giết người cướp của. Hơn thế nữa, nhà cầm quyền Nhật còn cho lính tới Vàng Danh vơ vét tài sản do bọn chủ mỏ người Pháp để lại, tổ chức bán số than tồn đọng. Như vậy, đến cuối năm 1944, thực dân Pháp đã ngừng khai thác than ở Vàng Danh. Để bảo vệ khu Mỏ cũng như kiểm soát công nhân, bọn chủ mỏ đã cho lập hai đồn lính khố xanh ở Vàng Danh, biên chế một trung đội do một viên quan người Pháp chỉ huy. Các đồn này còn phối hợp hành động với viên Giám binh ở thị xã Quảng Yên. Ngoài ra còn nhiều lính khố xanh và khố đỏ được sử dụng để canh gác các kho sở, kiểm soát an ninh. Về sau, số này được thay bằng lính Ân Độ. Một hệ thống mật thám đông đảo với 40 nhân viên đặt dưới sự chỉ huy của người Pháp và một quản lí người Việt. Các xóm thợ được chia thành các bang, có nhiều cảnh sát người Việt, do Quản Đằng cầm đầu, canh giữ lúc nào cũng tỏ ra hung ác, đến mức công nhân mỏ phải truyền tụng câu ca: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 " Ở nhà sợ mẹ sợ cha, Khi tới Uông Bí sợ dây da ông Quản Đằng " Tác phẩm Qúa trình chuyển biến tư tưởng từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lênin trong phong trào công nhân khu mỏ Quảng Ninh của nhà nghiên cứu Thi Sảnh đã cho thấy, làm việc tại đây có 60% người thợ đến từ tỉnh Thái Bình, Nam Định; người đến từ Kiến An khoảng 7%; người Hà Nam khoảng 4,5%; người Ninh Bình 3,5%; Hưng Yên và Hải Dương - mỗi tỉnh 2,5%. Với mỏ Uông Bí - Vàng Danh, ngoài nguồn công nhân tại chỗ thuộc các huyện Yên Hưng, Đông Triều còn có tới 80% được tuyển từ các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hoá, Nghệ An. Phần lớn họ là những nông dân bị bần cùng hoá. Công nhân mỏ phải lao động cật lực từ 10 đến 12 giờ trong một ngày với đồng lương rẻ mạt. Trong những năm 1914 - 1926, tiền công của thợ lò chỉ bằng 47% tiền công của thợ cơ khí, tiền công của thợ nhặt than, đội than, làm đường còn thấp hơn, chỉ bằng 40% so với tiền công của thợ cơ khí. Để giảm chi phí đến mức tối đa, bọn chủ còn tăng cường sử dụng cả thợ đàn bà và trẻ em, số lao động này chỉ nhận được 30 - 50% tiền công so với thợ đàn ông. Tại Vàng Danh - Uông Bí, bọn chủ mỏ thực hiện chế độ cai thầu một cách triệt để trong hầu hết các công việc nặng nhọc và lao động thủ công. Để tiết kiệm nguyên liệu, vật tư, chủ mỏ thường cho mở những đường lò hẹp khiến cho người thợ phải trườn bằng cùi tay và đầu gối để bò qua các mảnh than đá sắc như dao mới vào được nơi cuốc than. Người thợ phải vác gỗ ngược trong hầm có chỗ dốc tới 400 hoặc đẩy goòng trong những hầm lò chật hẹp chỉ cao 1,3m, cõng vật liệu trên lưng đi bằng đầu gối và hai tay. Để trả lương cho công nhân, chủ mỏ Vàng Danh còn thâm độc sử dụng loại tiền 8 cạnh được làm từ kẽm hòm mìn. Chính vì thế, loại tiền này được Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 công nhân gọi là tiền mìn, tiền xiềng xích vì nó không có giá trị sử dụng ở ngoài khu vực Mỏ. Muốn tới Uông Bí hay về quê, phải xin phép đổi qua cai thầu và chỉ được hưởng 80% giá trị thường dùng của loại tiền này. Ngoài loại tiền mìn, chủ Mỏ còn dùng hình thức phát bông thay tiền buộc, người thợ chỉ mua được hàng của các nhà thầu do chúng chỉ định với giá cắt cổ. Những tờ bông này hoàn toàn không có giá trị đối với bên ngoài. Công nhân Vàng Danh phải ở trong những túp nhà lụp xụp làm bàng tre nứa hoặc xây gạch lợp tôn thấp lè tè, ngủ trên những chiếc giường cao ba tầng. Cứ ba tầng giường hình thành một cặp gồm hai thợ xúc và một thợ vận hành để khi làm thì chống được ba vì, lấy được 12 xe than. Thợ vận hành có quần áo dài, còn thợ xúc chỉ quần đùi, áo may ô đi làm. Công nhân bị cấm tụ tập quá năm người, giờ cấm không được ra đường phố. Khi làm việc, người công nhân không được trang bị thiết bị an toàn. Do vậy, nhiều công nhân đã bị chết do điện giật, xe lửa cán hoặc do sập lò. Nhiều tài liệu khảo sát cho thấy, với số tiền lương ít ỏi như vậy, nhưng người thợ không bao giờ được lĩnh đủ bởi sự bòn rút, bớt xén thường xuyên của cai kí hay sự cúp phạt trắng trợn của bọn chủ Mỏ. Mặt khác, do công việc ở Mỏ quá nặng nhọc, sinh hoạt lại thiếu thốn nên người thợ mỏ không đủ sức để làm hết số ngày trong một tháng. Bởi vậy, đời sống của họ rất khốn đốn, phải ăn cá dích thối, mặc bì gai, ở nhà cũi chó, thường xuyên bị các loại bệnh tật hoành hành. Những chứng bệnh công nhân thường mắc phải là thương hàn, sốt rét, dịch tả và những chứng bệnh nghề nghiệp như ho ra đờm đen, khó thở, rối loạn tim đã giết dần giết mòn những người thợ mỏ. Cả khu mỏ chỉ có một nhà bệnh, một bác sĩ và một y sĩ, thuốc men rất thiếu thốn. Ở Mỏ Vàng Danh, tỉ lệ thợ mỏ hằng ngày chết rất cao vì bệnh tật, tai nạn lao động, và bọn chủ mỏ đánh đập. Không người thợ nào ở mỏ sống qua tuổi 60. Hơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 thế nữa, bọn chủ mỏ còn kiềm chế gắt gao người thợ trong giờ làm việc cũng như những lúc về lán trại. Chúng tạo ra cảnh đám thợ này đối lập với đám thợ kia, khuyến khích tệ nạn cờ bạc, rượu chè, nhà thổ và tạo điều kiện cho tôn giáo phát triển. Thợ mỏ không chỉ bị quản lí theo ca kíp mà còn bị quản lí rất chặt chẽ trong các lán thợ. Ở Vàng Danh, họ phải sống chen chúc trong một thung lũng hẹp chưa tới 1km2. Trên một bài phóng sự đăng trên báo Đông Pháp số 3654 ra ngày 29-9- 1937, có đoạn viết: "Một khoảng đất núi mênh mông hàng trăm km mà không khác gì một khu nhà thu hẹp trong 4 bức tường. Mỏ muốn cho ai đến thì người đó được đến còn nếu không đã có bọn mật thám riêng của Mỏ ngăn lại và đuổi đi. Từ hôm xẩy ra cuộc đình công của phu Mỏ Vàng Danh, sự canh mỏ lại càng nghiêm ngặt hơn mọi ngày. Các đầu đường vào Uông Bí và các chỗ xe song loan (một loại xe goòng đặc biệt chuyên dùng để chở thợ mỏ đi làm) đỗ ở Mỏ Vàng Danh đều có rất đông mật thám của sở mỏ và lính đứng đón để cấm không cho người lạ mặt tới đất Mỏ…" [16, 27]. Cùng với thiên nhiên khắc nghiệt, "Ruồi vàng, bọ chó, gió Vàng Danh", thì sự bóc lột tàn nhẫn của chủ Mỏ người Pháp đã khiến cho những ai đã bước chân đến đây, nếu không gửi lại nắm xương thì cũng mang nhiều bệnh tật, như sốt rét, tiêu chảy và thường xuyên phải nơm nớp lo sợ bị điện giật, xe cán, sập lò hay bị đánh cho thân tàn ma dại… Câu ca ai oán ngày xưa vừa gợi nỗi hờn căm , vừa là nỗi niềm thương cảm: " Ai đi đến chốn Vàng Danh Má hồng để lại, má xanh đem về " Những thủ đoạn cai trị và bóc lột tàn bạo của bọn chủ Mỏ đã buộc người công nhân không còn con đường lựa chọn nào khác là phải đoàn kết và tổ chức đấu tranh để giành lấy tự do và quyền sống cho chính mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 * Phong trào đấu tranh của công nhân Mỏ than Vàng Danh. Bước sang đầu thế kỉ XX, những thay đổi nhanh chóng từ tình hình trong và ngoài nước đã có tác động đến nhận thức của những người thợ mỏ Vàng Danh. Ngay trong năm 1928, một số hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên về vùng mỏ thực hiện vô sản hoá. Qua đó, một số công nhân đã tìm được ánh sáng của cách mạng. Tiếp theo người thợ đường sắt Phạm Văn Kiều được hội viên Trần Bá Dương giác ngộ, kết nạp rồi đến một số thợ tiện, thợ nguội, thợ đường sắt cũng lần lượt gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Trong năm 1929, thông qua giao thông viên, hội viên Phạm Văn Kiều đã liên hệ được với các đồng chí Đỗ Huy Liêm, Vũ Thị Mai để nhận nhiệm vụ chuyển thư từ, tài liệu từ Hải Phòng về Vàng Danh. Tháng 5/1929, đồng chí Nguyễn Văn Cừ và đồng chí Bùi Đắc Thanh về Mỏ Vàng Danh vừa thực hiện nhiệm vụ vô sản hoá, vừa tiến hành gây dựng cơ sở cách mạng ở vùng mỏ. Tại đây, đồng chí đã thâm nhập vào hàng ngũ những người thợ mỏ, cũng làm việc quần quật từ sáng tinh mơ cho đến chiều tối, nhưng đêm đến vẫn không quên làm công tác tuyên truyền trong công nhân. Nhờ tác phong cùng ăn, cùng ở, cùng làm rất sâu sát đó, đồng chí đã giác ngộ và vận động được nhiều công nhân ưu tú hiểu biết về chủ nghĩa cộng sản, sẵn sàng đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Vào dịp kỉ niệm 12 năm Cách mạng tháng Mười Nga (7/11/1929), tại Vàng Danh và nhiều nơi khác trên đất Mỏ đã xuất hiện nhiều truyền đơn và áp phích cách mạng kêu gọi công nhân mỏ vùng dậy đấu tranh đánh đổ ách thống trị và bóc lột của đế quốc Pháp. Trong hoàn cảnh đấu tranh sôi nổi đó, qua thực tiễn hoạt động, Chi hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Vàng Danh-Uông Bí đã chuyển thành Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng, do đồng chí Bùi Đắc Thanh làm Bí thư. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 Một thời gian sau, đồng chí Bùi Đắc Thanh nhận nhiệm vụ mới, đồng chí Đỗ Huy Liêm lên thay. Tháng 4/1930, Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Vàng Danh-Uông Bí lại được đổi tên thành Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuối tháng 5/1930, cấp trên quyết định thành lập Đảng uỷ Mỏ Vàng Danh-Uông Bí với ban lãnh đạo gồm đồng chí Phạm Văn Ngọ làm Bí thư. Sự kiện này đánh dấu chuyển biến quan trọng về tổ chức và chỉ đạo của Đảng ở nơi tập trung công nhân, là bước chuẩn bị thành lập Đảng bộ Đặc khu Mỏ Đông Triều-Hòn Gai-Cẩm Phả. Do địch khủng bố dữ dội, Đảng uỷ Mỏ Vàng Danh-Uông Bí bị phá vỡ nhiều lần. Mỗi lần như vậy, Đảng uỷ lại nhanh chóng khôi phục để đi vào hoạt động và chỉ đạo phong trào. Trong báo cáo của Trung ương Đảng, đến tháng 10/1930, toàn bộ vùng Mỏ có 64 đảng viên thì mỏ Vàng Danh có 6 đảng viên, Mỏ Uông Bí có 12 đảng viên. Vào dịp kỉ niệm Cách mạng tháng Mười Nga (7-11-1930), Đảng uỷ Mỏ Vàng Danh-Uông Bí đã có nhiều hoạt động quan trọng, như tổ chức treo cờ Đảng, rải truyền đơn, dán áp phích kêu gọi công nhân đấu tranh chống chủ mỏ, đòi không được lưu lương của thợ. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng uỷ, công nhân Uông Bí đã nhất tề nghỉ việc đấu tranh chống chủ mỏ. Để hỗ trợ cho phong trào, Tỉnh uỷ Hải Phòng đã cử đồng chí Phạm Văn Kiều chu._.yển một số tiền cho Đảng uỷ Mỏ Vàng Danh-Uông Bí đem phân phát cho công nhân, giúp đỡ họ cho tới lúc đấu tranh thắng lợi [30, 8]. Đầu năm 1931, Đảng bộ Vàng Danh-Uông Bí phát triển đến 24 đảng viên. Tuy nhiên, do việc Trần Văn Trí đầu hàng, khai báo nên chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều cán bộ, đảng viên thuộc Đảng bộ Đặc khu Mỏ đã sa vào tay địch. Nhiều đảng viên chưa bị bắt cũng phải tạm lánh đi nơi khác, cơ sở quần chúng ở nhiều nơi bị phá vỡ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 Ngày 26-01-1931, nhà cầm quyền Pháp mở phiên toà đề hình tại Kiến An để xét xử 72 đảng viên cộng sản bị bắt và giam giữ trong các đợt khủng bố cuối năm 1930. Đồng chí Bùi Đắc Thanh - người chiến sĩ cộng sản trung kiên, đã từng đảm nhiệm trọng trách Bí thư Đảng uỷ Mỏ Vàng Danh-Uông Bí đã nêu cao tấm gương chiến đấu kiên cường của mình. Trong bài viết bằng tiếng Pháp ngày 19-02-1931 có nhan đề " Khủng bố trắng ở Đông Dương ", lãnh tụ Nguyễn Aí Quốc đã ghi lại lời tuyên bố đanh thép của đồng chí trước toà án thực dân ở Kiến An: "Tôi có gan theo Đảng Cộng sản thì tôi cũng có can đảm chịu lấy trách nhiệm, chúng tôi không xem cách mạng như một trò trẻ con" [27, 69]. Tại Uông Bí, một số công nhân đứng ra tổ chức Nhóm nghiên cứu Macxit bí mật, liên hệ với đồng chí Ninh Văn Phan - một tù cộng sản vừa ở Nhà tù Côn Đảo trở về và xuống vùng Mỏ theo sự phân công của đồng chí Hoàng Đình Giong [31, 1]. Trong năm 1935, phong trào cách mạng ở vùng Vàng Danh trở nên sôi nổi hơn. Trong công văn mật của Sở Mật thám Hải Phòng ngày 19 - 11- 1935 gửi cho Công sứ Quảng Yên ghi rõ: " Tôi hân hạnh báo để ông biết: một thông tín viên báo cho tôi biết là do sự kích động của tên Đỗ Văn Chung, tổ trưởng tổ thợ lấy dầu ở mỏ Côtxôtin (Cao Sơn) nên đã có những cuộc hội họp tổ chức ở Vàng Danh ( Quảng Yên) Cuộc họp đầu tiên vào ngày 31 - 10 - 1935 tại nhà tên Đỗ Văn Chung có những tên bản xứ sau đây tham dự: Đỗ Văn Chung, Phạm Văn Mạc, Nguyễn Đình Nghiệp, Tường (cảnh sát mới ở Mỏ), Thăng, Trần Văn Thành, A Sinh, Bút, Nền (giám thị), Tâm (nhân viên điện báo), Nguyễn Văn Đức (nhân viên thư ký), Hùng (cai mỏ). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 Tất cả những tên bản xứ trên đây phải chăng đều là cựu binh sỹ hoặc thiếu sinh quân thuộc loại đáng ngờ vực hoặc bị tình nghi. Ngày 3 và 5 - 11 cũng có hai cuộc họp tại nhà chứa cô đầu. Tên thông tín viên cho biết là không nắm được mục đích các cuộc họp đó và vì sao nó được tổ chức rất kín đáo và bí mật " [16, 33]. Bước sang năm 1936, hoạt động đấu tranh có nhiều thuận lợi hơn trước, các đồng chí như Nguyễn Huy Sán, Nguyễn Văn Hô, Lê Thanh Nghị đã từng hoạt động ở Vàng Danh sau khi thoát khỏi các nhà tù của đế quốc lần lượt trở lại khu Mỏ. Các đồng chí Tô Hiệu, Hoàng Văn Nọn, Lương Khánh Thiện cũng được Xứ uỷ Bắc Kì cử về vận động và khôi phục phong trào cách mạng ở Vàng Danh - Uông Bí. Tháng 9 - 1936, Toà soạn báo Le Travail ( Lao động) cử cán bộ về Mỏ Vàng Danh lập ra tổ chức Công hội, hướng dẫn phương pháp tổ chức đấu tranh. Nhờ vậy, ngay lập tức thợ mỏ đã đấu tranh với chủ đòi tăng lương và đã giành được thắng lợi bước đầu. Báo Đông Pháp cho biết: " Ngót một vạn phu Mỏ Vàng Danh đình công dạo vừa rồi để đòi lương. Sau cuộc điều đình của các nhà chức trách chủ Mỏ với các cai phu, cuộc đình công kết thúc. Chủ đã trả lương cho phu và khi đã lĩnh lương rồi thì quang cảnh tấp nập. Hàng vạn phu làm ở mỏ đã đổi thay, người ta thấy trong Mỏ có phần vắng bớt hai, ba nghìn phu với số tiền lương bỏ vào túi. Rồi cũng sau ngày ấy, sự giữ gìn trật tự trong Mỏ người ta cũng lưu ý lắm. Nào là lùng bắt các nhà trong Mỏ xem có tàng trữ những đồ vật hôm đình công phu đã phá phách và lượm lặt của các cửa hiệu và nhà của những viên thư ký và giám thị. Cũng vì sự lùng bắt gắt gao ấy mà những đồ dùng đáng giá và tiền bạc các phu lấy được cũng không có chỗ cất " [16, 34]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 Tháng 11 - 1936, dưới sự lãnh đạo của Công hội đỏ Hồng Gai, cuộc tổng đình công của thợ mỏ " đã đạt được một thắng lợi rực rỡ, lần đầu tiên kỷ luật vô sản đã thắng sự kháng cự của bọn chủ, khiến cho Đông Dương đã bị rung chuyển bởi một làn sóng bãi công chưa từng thấy xưa nay và không một thuộc địa nào của nước Pháp có thể so sánh nổi" (Báo Le Travail, ngày 27-11-1936). Hoà vào không khí chung đó, công nhân Mỏ than Vàng Danh cũng ráo riết chuẩn bị cho việc tham gia hưởng ứng cuộc tổng bãi công làm cho chủ mỏ vô cùng hoảng sợ, phải đồng ý tăng lương đồng loạt 10% giống như ở Mạo Khê và Uông Bí. Phát huy đà thắng lợi, nhiều hội viên Công hội đã bí mật đến các lán vận động công nhân đấu tranh, đòi chủ phải thi hành luật làm 8 giờ và cấp thuốc cho thợ khi ốm đau, xây thêm nhà ở và mở trường học cho con em thợ, không cúp phạt lương vô cớ và đánh đập thợ, lập nghiệp đoàn và quỹ bảo hiểm cho công nhân già yếu [32, 1]. Các cuốn sách: "ABC Mácxít", "Tư bản hấp hối", "Bệnh ấu trĩ tả khuynh", "Đời sống thợ thuyền Liên Xô"... cũng được bí mật đưa vào khu Mỏ. Đại diện báo "Tương lai" đặt ở Hải Phòng là Lê Bá Chấn cũng vào Vàng Danh tìm cách xây dựng các tổ chức nghiệp đoàn, ái hữu nhưng bị bọn chủ mỏ và mật thám ngăn cản [33, 1]. Ngày 18-1-1937, hơn 9.000 công nhân hầm lò và 300 công nhân nhà Sàng Vàng Danh lại đứng dậy đấu tranh đòi chủ mỏ phải tăng lương 27% như thợ mỏ Hòn Gai, bãi bỏ các tên đốc công người Pháp và người Việt hay đánh đập thợ, phát thuốc mỡ vàng hằng ngày và phát đủ đồ nghề cho thợ không phải trả tiền. Trước khí thế mạnh mẽ của cuộc bãi công, bọn chủ mỏ không dám khủng bố, bọn tay chân cũng bỏ trốn. Một số tên chuyên bóc lột thợ thậm tệ bị hỏi tội, tài sản bị phá. Hai đốc công gian ác người Việt bị đánh chết. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 Ngày 21-1-1937, chủ mỏ xin điều đình nhưng ngoan cố không chịu thoả mãn các yêu sách. Cuộc bãi công tiếp tục. Công sứ Pháp ở Quảng Yên và Án sát Cung Đình Vận đem theo hai cơ lính vào Vàng Danh vừa dụ dỗ, vừa đe doạ khủng bố nhưng cuối cùng phải rút về nhiệm sở. Công nhân được bố trí thường trực đấu tranh theo từng ca kíp. Việc chuẩn bị tiếp tế lương thực và vũ khí tự vệ được tiến hành chu đáo. Cuối cùng, chủ Mỏ phải đồng ý thi hành các điều nêu ra, tăng lương cho công nhân 20%. Ngoài các việc ngăn phòng, làm thêm nhà, phát thuốc, phát giầy và dụng cụ, chúng còn phải bãi bỏ chế độ thầu khoán. Chủ Mỏ trực tiếp trả lương theo mức thợ chống lò và cuốc than là 1$20/ngày, thợ đẩy xe goòng 0$95/ngày, thợ xúc đội 0$70/ngày. Tên đốc công người Pháp tuy chưa bị đuổi, nhưng đã bớt hách dịch và đánh đập người thợ hơn trước. Đầu tháng 2- 1937, thợ Mỏ Uông Bí - Vàng Danh lại tổ chức đấu tranh với chủ mỏ đòi được tiếp xúc với phái viên Giuytxtanh Gôđa từ Pháp mới sang để điều tra về tình cảnh thợ thuyền ở Việt Nam. Được sự chỉ đạo trực tiếp của Khu uỷ B, thuộc Xứ uỷ Bắc Kì, sự lăn lộn với phong trào của các đồng chí cán bộ cách mạng mới thoát khỏi lao tù đế quốc và thực tiễn của các cuộc đấu tranh, Chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương ở Vàng Danh - Uông Bí được tái thành lập, do đồng chí Nguyễn Huy Sán làm Bí thư, sau đó là đồng chí Nguyễn Văn Phương. Chi bộ Đảng ở Vàng Danh - Uông Bí được Khu uỷ B chỉ đạo khá chặt chẽ. Đồng chí Tô Hiệu trực tiếp đến Uông Bí nhiều lần để nắm tình hình sinh hoạt. Đồng chí Thành Ngọc Quản (Đào Văn Trường), Trần Quang Huy thường xuyên về cơ sở, đem theo tài liệu và chỉ thị của cấp trên để hướng dẫn Chi bộ hoạt động. Đồng chí Nguyễn Văn Hách có nhiệm vụ giữ mạng lưới giao thông ở khu Mỏ và toàn bộ khu vực Liên tỉnh B. Đồng chí Tô Quang Đẩu sinh hoạt trong Chi bộ với tư cách là đại diện của báo "Đời nay" nhưng mới sinh hoạt được vài lần thì bị địch bắt. Nhờ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 sự chỉ đạo trực tiếp đó, Chi bộ Đảng ở Vàng Danh - Uông Bí đã nắm vững được tinh thần của các chủ trương và đường lối của Trung ương, nhận thức rõ được việc cần hạn chế các hoạt động thuộc về bề nổi, tập trung vào việc bảo vệ tổ chức. Từ giữa năm 1937, Ban Giám đốc Công ti than Đông Triều thực hiện chính sách giữ lương của công nhân, không trả hằng tháng mà 3 tháng mới trả một lần. Đây thực chất vẫn là một thủ đoạn quen thuộc của bọn chủ Mỏ, đã gây ra nhiều khó khăn cho công nhân. Do vậy, hàng ngàn công nhân đã tỏ thái độ phản đối kịch liệt. Đồng tình với công nhân còn có cai thầu Vũ Xuân Phương - còn gọi là sếp Sâm. Lợi dụng mối quan hệ họ hàng, đồng chí Vũ Khắc Ca đã đề nghị Vũ Xuân Phương ủng hộ công nhân tiến hành cuộc bãi công đòi chủ Mỏ phải trả lương đúng kì hạn và nhận được sự đồng ý. Hơn thế, cai thầu Vũ Xuân Phương còn hứa thuê cả luật sư, cho vay tiền để mua gạo dự trữ đề phòng khi chủ Mỏ cắt lương thực khi bãi công xẩy ra. Tuy vậy, âm mưu bãi công của công nhân Mỏ than Uông Bí - Vàng Danh đã bị bọn chủ mỏ phát hiện. Sở Cảnh sát Hải Phòng đã nắm được tình hình và gửi thông báo về cho viên Phó Giám thị Cảnh sát Uông Bí. Trong nội dung thông báo có đoạn: "Vào ngày 10 tháng này (tháng 7 năm 1937), tức là ngày trả lương cho các phu mỏ, nếu Sở than Đông Triều không trả hết tháng cho các phu mỏ đó thì sẽ có khoảng 700 phu làm việc ở mỏ Vàng Danh có thể tổ chức bãi công. Những phu này đều làm dưới quyền Cai Xuân, họ hàng thân thiết của Vũ Xuân Phương, tức sếp Sâm. Đã từ nhiều tháng nay, những người phu lò này mới chỉ nhận được một phần lương của họ. Họ đã tính toán rằng Sở than Đông Triều đã không trả đủ lương cho họ và tháng 7 là thời gian họ phải nộp thuế vì thế họ có thể quyết định tổ chức cuộc tổng bãi công để phản đối" [13, 1]. Do sự phối hợp thiếu thống nhất, cuộc bãi công của gần một vạn công nhân tham gia tới ngày 22-9-1937 mới nổ ra. Mục đích của cuộc bãi công để Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 chống lại việc chủ mỏ lưu lương ba tháng mới trả một lần và ép công nhân phải mua hàng của chủ thầu với giá cao gấp nhiều lần giá thị trường. Mô tả cuộc đình công này của công nhân Vàng Danh, báo Đông Pháp viết: "…Trong khi họ đang làm giữ thì ông đồn trưởng và lính ở Uông Bí tới. Đang hăng, họ không sợ gì súng ống, vây cả ông đồn và ném đá vào lính. Đã được lệnh của Quan sứ Quảng Yên, dẫu gặp phải sự nguy đến bực nào cũng không được bắn súng vào đám đông người nên lính chỉ bắn súng chỉ thiên để doạ bọn phu làm dữ. Ông chủ mỏ và các người Tây làm ở Mỏ cũng bị phu ném đá gạch vào nhà, vào người... " [16, 44]. Trước sự uy hiếp mạnh mẽ của công nhân, cuộc đình công đã thu được kết quả bước đầu. Bọn chủ mỏ đã từng bước phải nhượng bộ, bắt đầu trả lương cho công nhân, người nhận được 5 đồng, 10 đồng, có người chỉ nhận được vài ba đồng. Tuy vậy, về căn bản các yêu cầu của công nhân đưa ra vẫn không được giải quyết thoả đáng. Bọn chủ mỏ cấu kết với cảnh sát địa phương nhanh chóng đàn áp cuộc bãi công. Lí giải cho nguyên nhân thất bại của cuộc đình công năm 1937 của công nhân mỏ Vàng Danh, trong hồi kí của đồng chí Nguyễn Văn Phương - một đảng viên làm việc tại Mỏ ghi rõ: "Cuộc bãi công ở Vàng Danh năm 1937 có tính chất tự phát, không có sự lãnh đạo của chi bộ. Công nhân Vàng Danh đã bỏ việc, đập phá, cướp các cửa hiệu buôn. Do manh động, lại thiếu tổ chức nên bị địch khủng bố, cuộc bãi công này nhanh chóng bị thất bại." Bước sang năm 1938, Chi bộ Đảng ở Vàng Danh - Uông Bí đã tiến hành nhiều hoạt động có ý nghĩa, như cổ động tuyên truyền cho hoạt động của Hội Truyền bá Quốc ngữ, tham gia cuộc mít tinh ở nhà Đấu xảo Hà Nội nhân kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động 1-5, dự đám tang chiến sĩ cách mạng Nguyễn Thế Rục. Tháng 7-1938, Chi bộ đứng ra thành lập Đoàn Thanh niên Dân chủ vùng mỏ Uông Bí - Vàng Danh với 16 đoàn viên. Ngày 04-05-1939, Chi bộ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 Đảng Vàng Danh - Uông Bí còn cử đại biểu ra Hà Nội dự đám tang của chiến sĩ Mặt trận Dân chủ xuất sắc Phan Thanh. Cuối tháng 5-1939, Ban Cán sự Khu uỷ B cử đồng chí Tô Quang Đẩu về Uông Bí lập chi nhánh tờ "Đời nay", tổ chức phát hành một số báo công khai của Đảng tại Điền Công. Đồng chí Tô Quang Đẩu đã trực tiếp giao báo đến tận tay công nhân, thu thập tin tức để viết bài gửi về toà soạn. Bọn mật thám suốt ngày rình rập, theo dõi trụ sở của chi nhánh. Tháng 7-1939, Công sứ Quảng Yên là Méclô cho mời đồng chí Tô Quang Đẩu lên Toà sứ hăm doạ và yêu cầu chuyển trụ sở đi nơi khác, cấm đặt chân đến đất nhượng điạ Vàng Danh. Trở về, đồng chí viết bài tố cáo hành động đàn áp này, cho đăng trên tờ "Đời nay" và thuê một em nhỏ mang báo vào Vàng Danh làm tài liệu tuyên truyền đấu tranh. Ngày 1-9-1939, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ. Ngay lập tức, nhà cầm quyền Pháp ra nhiều nghị định thủ tiêu các quyền dân chủ, dân sinh do nhân dân ta giành được trong thời kì Mặt trận Dân chủ. Vào lúc 5 giờ sáng ngày 9-9-1939, mật thám đã ập vào chi nhánh báo "Đời nay" ở Uông Bí, bắt giữ đồng chí Tô Quang Đẩu đem về Hải Phòng khám xét để truy tìm tài liệu nhưng không thu đựơc chứng cứ gì để có thể khép án. Cuối cùng, chúng căn cứ vào các tấm ảnh Mác, Ăngghen và Lênin treo trên tường, kết án đồng chí 6 tháng tù giam. Tháng 12-1939, đồng chí Tô Hiệu bị địch bắt. Phong trào cách mạng ở Hải Phòng, Hòn Gai - Cẩm Phả, Vàng Danh - Uông Bí gặp nhiều khó khăn. Đầu năm 1940, đồng chí Hoàng Văn Nọn và Trần Quang Huy được cử về tăng cường cho Khu uỷ B, lúc đó chỉ còn đồng chí Thành Ngọc Quản và đồng chí Trần Quang Huy được phân công phụ trách khu vực Quảng Yên, Hải Phòng và hai Đặc khu Vàng Danh - Uông Bí, Hòn Gai - Cẩm Phả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 Mặc dù địch khủng bố gắt gao, nhưng chi bộ Đảng ở Vàng Danh - Uông Bí vẫn được bảo toàn và giữ được liên lạc với Khu uỷ B và Xứ uỷ Bắc Kì. Để kỉ niệm ngày Quốc tế lao động 1-5, và đẩy mạnh phong trào quần chúng, Xứ uỷ Bắc Kì chủ trương phát động toàn xứ theo cờ đỏ búa liềm, rải truyền đơn, dán áp phích và tổ chức mit tinh vào ngày 13-5-1940. Ngày 1-8-1940, Chi bộ Đảng ở Vàng Danh - Uông Bí chấp hành chỉ thị của Xứ uỷ Bắc Kì, tổ chức chống chiến tranh đế quốc. Kẻ thù đã thẳng tay đàn áp, nhiều đảng viên và quần chúng của Chi bộ bị bắt, một số cơ sở bị vỡ. Mãi tới năm 1944, một số hoạt động cách mạng mới được khôi phục trở lại trên đất Vàng Danh nhưng đây lại là thời điểm khu Mỏ bước vào thời kì đình đốn. Bọn phỉ người Hoa nổi dậy hoành hành ở Nam Mẫu. Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, theo sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ Quảng Yên, Chi bộ Đảng Uông Bí - Vàng Danh tổ chức cho công nhân khai thác than ở Vàng Danh để có tiền phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. 1.1.2 Mỏ than Vàng Danh trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) Cách mạng Tháng Tám thành công, nhân dân cả nước phấn khởi bước vào thời kì xây dựng chính quyền mới. Ở Uông Bí-Vàng Danh, lợi dụng có quân đội Trung Hoa dân quốc, bọn phản động đã cướp đồn Uông Bí khiến lực lượng kháng chiến của ta ở chiến khu Đông Triều phải tiến đánh Đông Triều, kéo quân vào Đồng Tranh, Nam Mẫu. Ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Mỏ than Vàng Danh trở nên tiêu điều vì ta tiến hành tiêu thổ, phá hoại những cơ sở kinh tế còn lại của Công ti than Đông Triều. Đường sá, cầu cống cũng không còn nguyên vẹn. Để cầm chân địch, anh em công nhân đã tham gia tháo gỡ đường ray cắm cọc rào sông Bến Chụp (Nam Khê), nhân dân đóng góp tre, gỗ đóng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 bè, rào sông Sinh tại cảng Điền Công. Nhân dân thôn Đồng Nối đào đường, đắp ụ cản xe tăng của địch từ cảng Điền Công, tiến vào phá nhà chủ Mỏ ở Uông Bí và cầu trên sông Sinh, sông Uông. Lực lượng vũ trang được lệnh rút vào hậu cứ Đồng Tranh - Nam Mẫu để bảo tồn và củng cố lực lượng. Tháng 3- 1947, quân Pháp chiếm lại Uông Bí - Vàng Danh và tiếp tục tiến hành khai thác. Đầu năm 1948, Công ti than Đông Triều cử chủ nhì là Vuysa (Vuichard) và viên kĩ sư quan tư Pơdơđa (Peseda) trở lại tổ chức khai thác phục vụ nhu cầu về than cho chiến tranh. Nhưng đến hết năm, kết toán bị lỗ 100.428$57, do đó đầu năm 1949, chúng tạm ngừng khai thác. Đến 8-1949, Mỏ mới bắt tay vào việc chuẩn bị tiếp tục khai thác, chủ yếu là sàng lại số than cũ, còn việc sản xuất mới chưa làm được vì thiếu dụng cụ và nhân công. Mỗi ngày Mỏ làm được từ 70 đến 100 tấn than. Số tiền Công ti than Đông Triều nhận được khoản bồi thường chiến tranh theo thông báo từ Chính phủ Pháp là 24.300.000$00, nhưng mới được lĩnh 6.310.000$00. Dự kiến Công ti sẽ cấp tốc trang bị dụng cụ để tăng năng lực sản xuất. Trong một báo cáo (số 860/P4B, ngày 27-6-1950) của Uỷ ban kháng chiến hành chính Quảng Yên gửi Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu Việt Bắc, cho biết tại Mỏ than Uông Bí có khoảng 1.000 thợ thuyền, trong đó có 100 thợ lò, mỗi ngày 7 lò khai thác sản xuất được chừng 100 tấn than và được 7 đầu tầu kéo ra cảng Điền Công chở đi Hải Phòng bán. Chủ mỏ tìm mọi cách để giữ được thợ, ngoài lương hằng ngày còn phát cho 1 kg gạo , thỉnh thoảng còn cấp vải, chăn, đường, sữa. Những người thợ vào làm việc ở mỏ tuy chưa có cuộc tranh đấu nào, nhưng có ý thức giúp đỡ cán bộ của Chính phủ được phái đến hoạt động ở vùng Mỏ, giúp sức nhân viên công an phá hoại một đầu xe lửa của địch. Để đối phó lại, địch đã cho chỉ điểm trà trộn trong số thợ để dò la thông tin và chống phá ta. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 Tuy nhiên, do làm ăn thua lỗ triền miên và tình hình chiến sự bất lợi cho việc khai thác than của Pháp, vì thế đến ngày 30-11-1950, toàn bộ hai Mỏ Vàng Danh và Uông Bí thuộc Công ti than Đông Triều ngừng khai thác than hoàn toàn. Báo cáo của Ti Công an Quảng Yên ngày 8-12-1950 ghi rõ: " Sau khi tháo xong máy móc chuyển về Hải Phòng, bọn Tây ở Uông Bí tiếp tục cho dỡ nốt các tấm kim khí, tôn kẽm trong các xưởng, đồng thời cho gỡ cả đường xe lửa từ Mỏ Vàng Danh ra đến cảng Điền Công và hiện đã tháo gần đến Lán Tháp. Ngày 12-11-1950, chúng cho các cai lò vào Vàng Danh dùng mìn làm sập các lò chính, lấy gỗ đá ghép kín các lò ngách rồi thanh toán hết lương bổng cho thợ…" [16, 51]. Từ tháng 3 đến 4/1951, ta mở chiến dịch Đường số 18, sử dụng 7 trung đoàn đánh vào phòng tuyến của địch từ Phả Lại đến Uông Bí. Mặt khác, ta còn phát động chiến tranh du kích, phá cầu cống, cản trở giao thông và tạo điều kiện vận chuyển lương thực ra vùng tự do. Từ ngày 23-3 đến ngày 5-4- 1951, dân quân, du kích vùng Uông Bí - Vàng Danh phối hợp với bộ đội tấn công vào các đồn Lán Tháp, Lọc Nước, Sông Châu, Bí Chợ, Dốc Đỏ…, càng khiến cho bọn chủ mỏ không dám nghĩ đến việc khai thác lại, phải cho tháo gỡ nốt máy móc chuyển đi nơi khác. Các nhà máy điện, nhà Sàng chỉ còn lại bộ khung. Trong suốt mấy năm quân thù chiếm đóng, ta đã tiêu diệt một số phản động, bắt sống một số lính gác và mật thám cùng bọn lính tuần tiễu từ Uông Bí đi cảng Điền Công, đánh mìn xe tiếp tế lương thực, đánh đổ tầu hoả, phục kích xe tăng, cắt dây điện thoại trên tuyến Uông Bí - Điền Công và Uông Bí - Bí Trung, đột nhập vào văn phòng Mỏ than Vàng Danh đốt hết giấy tờ, thu hai máy chữ. Đầu tháng 11-1953, quân Pháp huy động 9 đại đội biệt kích cùng 2 tiểu đoàn pháo yểm trợ tấn công vào căn cứ Thượng Yên Công nhưng bị thiệt hại nặng, phải rút lui. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 Vào lúc 7 giờ sáng ngày 24-4-1955, lực lượng tiếp quản của ta từ Đông Triều, Lán Tháp tiến vào Uông Bí - Vàng Danh. Đến 9 giờ sáng ngày 25-4-1955, tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi cảng Điền Công. Ngay chiều hôm đó, hơn 7.000 người đã đổ về Uông Bí dự cuộc mit tinh mừng quê hương giải phóng. 1.2 MỎ THAN VÀNG DANH TRONG 10 NĂM SAU KHI HOÀ BÌNH LẬP LẠI (1955 - 1965) 1.2.1 Khôi phục, ổn định tổ chức và sản xuất sau chiến tranh (1955-1960) Sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Trung ương Đảng và Chính phủ chủ trương khôi phục và phát triển mạnh ngành Than. Khu Mỏ Vàng Danh đã ngừng khai thác từ năm 1950 nên tất cả tài liệu liên quan đến kĩ thuật và quản lí đều không còn, hầm lò sạt lở nhiều không được tu bổ. Tuy nhiên, các đường lò chính ở Vàng Danh vẫn còn khá tốt, việc phục hồi sẽ không tốn kém nhiều. Để có thể tiếp tục khai thác được, phải lập kế hoạch khôi phục, xây dựng Mỏ với công suất 60 vạn tấn/năm, trong đó có nhà Sàng, đường sắt và cảng Điền Công. Từ đầu thế kỉ XX, người Pháp đã khai thác 7/10 vỉa than tại Vàng Danh, lấy đi 5 đến 5,5 triệu tấn than, trong đó sản lượng khai thác cao nhất là năm 1939 đạt 56,2 vạn tấn. Theo đánh giá sơ bộ ban đầu của các chuyên gia Liên Xô thì trữ lượng than ở khu Uông Bí và khu Franois kế cận từ mức +70 trở lên vào khoảng 80 đến 90 triệu tấn. Tài liệu và các bản phân tích của Pháp đánh giá than ở đây có độ rắn cao, thuộc loại than gầy dễ cháy, tỉ lệ cục chiếm tới 60-70%. Ngày 20-12-1958, Trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô Điđơcôpxki lập bản Sơ giải về vấn đề phục hồi Mỏ than Uông Bí. Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 Trần Đại Nghĩa đã duyệt bản báo cáo trên và kí văn bản số 2801/BCN-VP2 ngày 28-12-1958 trình lên Chính phủ. Việc khôi phục khu Mỏ Vàng Danh - Uông Bí được Chính phủ chấp nhận. Theo Hiệp định hợp tác kinh tế khoa học và kĩ thuật được kí giữa Việt Nam và Liên Xô ngày 7-3-1959 tại Hà Nội, Chính phủ Liên Xô sẽ giúp thiết kế, trang bị để khôi phục Mỏ than Vàng Danh với công suất 60 vạn tấn/năm. Ngày 15-4-1959, trong tờ trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Lê Thanh Nghị cho biết nhu cầu than gầy trong nước từ 1960 trở đi sẽ tăng lên nhanh chóng. Để đáp ứng yêu cầu đó, khu mỏ Vàng Danh - Uông Bí phải khai thác được khoảng 642.500 tấn than nguyên khai /năm (257.000 tấn than cám, 385.000 tấn than cục). Số than khai thác được sau khi cung ứng cho các nhà máy và nhu cầu trên sẽ thừa trên 200.000 tấn than cục, sẽ cung ứng cho các nhà máy điện đang dùng than cục (30.583 tấn) và các nhu cầu khác ở miền Bắc (185.000 tấn), nếu chưa sử dụng hết sẽ chuyển sang xuất khẩu. Điện dùng cho việc khai thác vào khoảng 2000 KW, lấy từ nhà máy nhiệt điện Uông Bí. Về biện pháp thực hiện, căn cứ theo Hiệp định về hợp tác kinh tế và khoa học - kĩ thuật kí với Liên Xô hồi tháng 3-1959, đề nghị Liên Xô viện trợ theo hình thức thiết bị toàn bộ, đưa chuyên gia sang trong quý IV năm 1959 để sưu tầm tài liệu làm cơ sở trong công tác thiết kế khôi phục Mỏ. Việc thăm dò do chuyên gia Trung Quốc giúp đỡ. Tháng 8-1959, Bộ Công nghiệp đã tổ chức một đoàn khảo sát thăm dò địa chất sơ bộ khu Mỏ Vàng Danh gồm Đoàn Địa chất II với sự phối hợp của các chuyên gia Trung Quốc. Qua ba tháng, đoàn đã lập được báo cáo sơ bộ về địa chất ở ba khu vực gồm Vàng Danh, Cánh Gà và Than Thùng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 Ngày 15-12-1959, văn bản Nhiệm vụ thiết kế khôi phục Mỏ than Vàng Danh ở vùng Uông Bí được Bộ Công nghiệp thông qua và trình lên Chính phủ. Theo đó, " Vùng Mỏ Vàng Danh có triển vọng tốt và sẽ khai thác được lâu dài. Những điều kiện khai thác ở Mỏ sẽ thuận lợi vì Mỏ gồm một số vỉa than dầy và trung bình. Than khai thác ở Vàng Danh là than gầy (anthracite) và tỉ lệ than cục cao hơn các mỏ khai thác anthracite khác ở Việt Nam. Công suất Mỏ Vàng Danh khi khôi phục xong được quy định là 600.000 tấn trong một năm. Khi thiết kế có dự tính khả năng tăng công suất cử Mỏ trong tương lai lên đến 1,2 triệu rồi 1,5 triệu tấn trong một năm" [16, 57]. Cùng với việc chỉ ra những công việc chủ yếu trong nhiệm vụ thiết kế khôi phục Mỏ than Vàng Danh. Trong văn bản còn nêu rõ một số qui định khác, như số ngày làm việc trong năm đối với cán bộ, công nhân là 300 ngày, số ca làm việc trong 24 giờ là 3 ca, trong đó 2 ca tiến hành khai thác than và 1 ca tiến hành sửa chữa máy móc, chuẩn bị vật tư sản xuất. Thời gian làm việc của mỗi ca là 8 giờ. Việc khôi phục Mỏ Vàng Danh về cơ bản mới nhằm vào khu vực Tây Vàng Danh trên những nét hết sức sơ bộ vì tài liệu địa chất không chính xác, tình hình lò cũ chưa khảo sát được. Ngày 17-12-1959, Bộ Công nghiệp gửi văn bản số 5553- BCN/TK trình lên Chính phủ xin phê chuẩn nhiệm vụ thiết kế, khôi phục Mỏ Vàng Danh với công suất thiết kế bước đầu là 600.000 tấn/năm, sau này phát triển về khu Cánh Gà và Than Thùng có thể công suất lên 1.500.000 tấn/năm. Căn cứ vào tờ trình trên và tinh thần cuộc họp cùng ngày giữa Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Công nghiệp và Bộ Giao thông - Bưu điện, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước có tờ trình số 3174/UBCN lên Thường vụ Hội đồng Chính phủ bày tỏ sự nhất trí với đề án và các vấn đề được nêu. Tờ trình cũng cho Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 biết giá thành khôi phục tuy chưa khảo sát kĩ lưỡng và chi tiết được nhưng ước tính khoảng 20 triệu rúp. Đường vận chuyển do Việt Nam phụ trách ước khoảng 60 đến 70 triệu đồng Việt Nam. Ngoài ra, tờ trình lưu ý: Trong năm 1960, Bộ Giao thông - Bưu điện cần tổ chức làm đường vận chuyển từ cảng Điền Công đến thị trấn Uông Bí, chủ yếu bảo đảm vận chuyển thiết bị vật liệu vào quý II năm 1960, có thiết bị nặng 60 tấn, còn đường sắt và đường bộ phục vụ cho Mỏ than Vàng Danh phải khảo sát thiết kế và chuẩn bị lực lượng thi công để đầu năm 1961 có thể thi công và cuối năm 1961 có thể bước đầu vận chuyển vật liệu thiết bị cho công tác chuẩn bị sản xuất của Mỏ, nghiên cứu việc khôi phục cảng Điền Công. Ngày 14-1-1960, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Hùng kí văn bản số 150/CN phê chuẩn nhiệm vụ thiết kế khôi phục Mỏ Vàng Danh với công suất 60 vạn tấn/năm và các công trình xây dựng, như nhà Sàng rửa (lợi dụng nhà Sàng và boongke cũ), phân xưởng sửa chữa cơ khí, nhà văn phòng, kho vật liệu, trạm biến thế. Qua một thời gian chuẩn bị, sau khi căn cứ vào qui hoạch và thiết kế sơ bộ, Bộ Công nghiệp nặng (khi đó Bộ Công nghiệp đã được tách thành hai Bộ Công nghiệp nặng và Bộ Công nghiệp nhẹ) ra Quyết định thành lập Ban kiến thiết Mỏ Vàng Danh để làm chức năng chủ công trình với bộ khung gồm cán bộ ở Ban kiến thiết nhà Máy Suppe Lâm Thao được bổ sung một số cán bộ Cục kiến thiết cơ bản với khoảng 30 cán bộ, công nhân viên. Ông Đặng Văn Sơ được cử làm Trưởng ban kiêm Bí thư chi bộ, các ông Nguyễn Sơn Sát và Lê Đức Tiến làm Phó ban. Chi bộ của Ban Kiến thiết Mỏ Vàng Danh có 10 đảng viên. Một trong những nhiệm vụ trước mắt của Ban Kiến thiết Mỏ Vàng Danh là chuẩn bị nhà của, nơi ăn chốn ở, điều kiện làm việc cho chuyên gia Liên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 Xô sang tiếp tục khảo sát và tiến hành thiết kế kĩ thuật. Nhiều nhà tranh tre đã được xây dựng sát bờ sông Uông Bí dùng để ở, làm nơi tập kết vào làm việc ở Mỏ Vàng Danh. Như vậy, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Chính phủ về việc khôi phục và phát triển mạnh ngành Than, với sự cố gắng của cán bộ và công nhân Mỏ cùng sự nhiệt tình giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô, Trung Quốc, chỉ trong một thời gian ngắn, đến năm 1960, công tác khôi phục, ổn định tổ chức và sản xuất của Mỏ than Vàng Danh đã căn bản hoàn thành. 1.2.2 Mỏ than Vàng Danh trong trong thời kì thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) Tháng 9/1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã diễn ra tại thủ đô Hà Nội. Đại hội đã thông qua đường lối cách mạng XHCN ở miền Bắc và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ nhất (1961-1965). Nghị Quyết Đại hội khẳng định: "Muốn phát triển mạnh mẽ sức sản xuất, củng cố và phát triển quan hệ sản xuất mới, đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, thì trong thời gian kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, chúng ta phải ra sức phấn đấu để thực hiện một bước công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, đồng thời hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, làm cho kinh tế miền Bắc nước ta thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa" [19, 566]. Về phương hướng, nhiệm vụ của ngành Than, Đại hội chỉ rõ "Cần thoả mãn đầy đủ nhu cầu trong nước về các loại than không khói, đồng thời tăng thêm mức xuất khẩu. Về than mỡ, cần hết sức đẩy mạnh thăm dò, tiết kế…để tiến tới giải pháp cho nhu cầu luyện than cốc. Hướng chính để tăng sản lượng than vẫn là Hòn Gai, Cẩm Phả. Cần chú trọng nâng cao trình độ khai thác cơ giới hoá ở đấy và dần dần mở rộng việc khai thác bằng hầm lò. Đồng thời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 tranh thủ mở rộng các công trường khai thác ở Uông Bí, Mạo Khê, Tràng Bạch, Làng Cẩm. Ngoài ra, các địa phương cũng có những mỏ than nhỏ, cần tổ chức khai thác để phục vụ nhu cầu công nghiệp của địa phương" [19, 857]. Tiếp đó, Đại hội đại biểu khu Hồng Quảng lần thứ I (kỳ 2) cũng chỉ rõ: " Phải coi trọng nhiệm vụ phát triển công nghiệp mỏ, năm 1961 khai thác than phải tăng 6,36% than sạch so với năm 1960 " [3, 165]. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu khu Hồng Quảng là ánh sáng soi đường cho ngành Than phát triển. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Khu uỷ Hồng Quảng, ngành Than Quảng Ninh đã phát động nhiều phong trào thi đua yêu nước. Tiêu biểu trong số đó là phong trào " Đăng kí tình nguyện hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước năm 1961 và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ". Với mỏ than Vàng Danh, căn cứ vào "Nhiệm vụ thiết kế khôi phục Mỏ Vàng Danh" đã được Chính phủ phê duyệt và tài liệu khảo sát sơ bộ về địa chất khu Mỏ lập tháng 11-1959, Viện Lenghiprôsak đã tiến hành thiết kế sơ bộ các hạng mục đã được nêu ra. Thực hiện chủ trương trên, lãnh đạo Bộ Công nghiệp nặng đã tổ chức Hội nghị thẩm tra đề án Sơ giải về vấn đề phục hồi Mỏ than Uông Bí từ ngày 10-2-1961 tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Công nghiệp nặng Trần Đại Nghĩa. Sau khi nghe Tổng Công trình sư E. Êmilin và T.Vasiliêva trình bày về thiết kế Mỏ và._.ố 1 Phân xưởng K2 được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Ba. Năm 1974, Phân xưởng lò chợ C.45 được Nhà nước tặng thưởng Huân chuương Kháng chiến hạng Ba. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 3.2 PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, GÓP PHẦN CHI VIỆN CHIẾN TRƢỜNG MIỀN NAM (1973-1975) Trước những thất bại nặng nề trên cả hai miền Nam - Bắc, đặc biệt là sự thất bại trong cuộc tập kích bằng máy bay B52 ném bom xuống Hà Nội, Hải Phòng… (18 - 29/12/1972), ngày 27-1-1973, Chính phủ Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pari về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Ngày hôm sau, 28-1-1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra lời kêu gọi, chỉ rõ: "Nhiệm vụ trước mắt của đồng bào ta ở hai miền là tăng cường đoàn kết, luôn luôn đề cao cảnh giác, ra sức phấn đấu để củng cố những thắng lợi đã giành được, giữ vững hoà bình lâu dài, hoàn thành độc lập, dân chủ ở miền Nam, tiến tới hoà bình, thống nhất Tổ quốc" [22, 13]. Về phương hướng và nhiệm vụ của miền Bắc trong thời gian 1973-1975, Trung ương Đảng xác định: "Nhanh chóng hoàn thành việc hàn gắn vết thương chiến tranh, ra sức khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hoá, tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất và kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội; củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, củng cố chế độ xã hội chủ nghĩa về mọi mặt, ổn định tình hình kinh tế và đời sống nhân dân; củng cố quốc phòng, ra sức chi viện cuộc đấu tranh cách mạng và xây dựng vùng giải phóng của đồng bào miền Nam" [22, 397]. Trong không khí phấn khởi cùng cả nước mừng chiến thắng, chỉ sau 3 ngày Trung ương Đảng ra lời kêu gọi, ngành Than đã hoạt động trở lại. Máy móc ở nơi sơ tán được chuyển về lắp đặt lại và nhanh chóng đi vào sản xuất. Từ năm 1973 đến 1975, nhờ chuẩn bị tốt về tư tưởng và tổ chức, cùng với những nỗ lực cao độ trong lao động của cán bộ và công nhân Mỏ, nên công tác khắc phục hậu quả chiến tranh được tiến hành nhanh gọn. Mỏ đã tập trung khôi phục hoạt động của nhà máy Sàng trên hai tuyến chủ yếu là sàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90 BKT và sàng tuyển. Sau hai lần tháo dỡ máy móc, thiết bị để di chuyển sơ tán, đây là lần lắp lại toàn bộ thứ ba, được căn chỉnh chạy thử không tải và có tải trước khi bàn giao cho sản xuất. Trong quá trình thi công, cán bộ và công nhân đã có nhiều sáng kiến cải tiến dây chuyền công nghệ như cải tạo hệ thống đổ đá thải thành hệ thống sàng BKT, thiết kế và lắp đặt tuyến sàng 1b, thiết kế kho than dự phòng cạnh nhà máy tuyển, thiết kế hệ thống tháo bùn từ trong lò kéo ra, nghiên cứu thay thế chế độ tuyển than bằng 2 tỉ trọng, nghiên cứu thiết kế hệ thống cấp nước trong nhà máy tuyển, dùng manhêtít Trại Cau (Thái Nguyên) thay thế cho manhêtít trước đây phải nhập về từ Liên Xô… Các lĩnh vực bảo dưỡng, bổ sung thêm năng lực vận tải trong lò, vận tải ô tô và tầu hoả được chú trọng. Mỏ đã bố trí tầu hoả, ô tô và tầu điện đưa đón công nhân, viên chức. Nhờ đó đã giảm bớt được thời gian ách tắc, nâng cao sản lượng khai thác than một cách rõ rệt. Lĩnh vực cơ điện đã bảo dưỡng được toàn bộ các trạm điện 35/6KV và các trạm điện cục bộ. Trong công tác chăm lo đời sống công nhân, Mỏ đã xây dựng được một số nhà mới, củng cố, sửa chữa một số nhà cũ bị bom đạn làm hư hại, tập trung vào khu nhà máy Sàng, khu 314 và 274. Các nhà ăn công nhân cũng được củng cố và mở rộng, tạo điều kiện thông thoáng cho việc ăn ca kíp của thợ lò. Ngoài ra, Mỏ còn có chính sách khuyến khích công nhân tăng gia sản xuất để cải thiện bữa ăn hằng ngày. Nhờ đó đời sống của công nhân giảm bớt khó khăn hơn trước. Để kịp thời bổ sung lực lượng lao động cho Mỏ trong sản xuất và đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển, Trường Đào tạo công nhân kĩ thuật của Mỏ mở rộng diện tuyển sinh để đào tạo theo chương trình, kế hoạch cơ bản đã được thống nhất, hằng năm đều có các khoá học ra trường, bổ sung thêm vào đội ngũ lao động lành nghề cho hoạt động sản xuất của Mỏ. Đến cuối năm 1975, trải qua 3 năm lao động với nhịp độ khẩn trương, Mỏ than Vàng Danh đã được khôi phục lại nguyên trạng là Mỏ than liên hợp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 hiện đại với công suất thiết kế ban đầu 600.000 tấn/năm. Đây là mỏ than lớn đầu tiên ở Việt Nam chống lò bằng vì sắt và khai thác theo phương pháp khấu giật, nhà máy Sàng áp dụng công nghệ tuyển nặng, dùng huyền phù manhêtít để tuyển lựa than sạch. Tuy nhiên, sau khi khôi phục và đến cuối năm 1975, Mỏ than Vàng Danh vẫn chưa hoàn toàn đồng bộ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Hệ thống kho tàng, bến bãi, tuyến vận tải trong lò vẫn còn đang xây dựng dở dang… Bộ máy cán bộ tổ chức quản lí không ổn định mà luôn trong tình trạng bị xáo trộn, thay đổi, đặc biệt là sau khi Công trưòng xây lắp Mỏ tách ra, Mỏ than và Ban kiến thiết đã hợp nhất lại nhưng ngay một lúc chưa thể đưa mọi hoạt động trở lại ổn định. Trình độ quản lí của cán bộ chưa tiến kịp với sự lớn mạnh của cơ sở vật chất, kĩ thuật, dẫn đến có lúc, có nơi còn để xẩy ra tình trạng lãng phí, tuỳ tiện trong sử dụng các trang thiết bị, vật tư của Mỏ. Công tác quản lí của Mỏ đã có nhiều cải tiến, luôn được ghi nhận và đánh giá cao, được các nhà máy, xí nghiệp trong và ngoài ngành Than đến tham quan, học tập kinh nghiệm. Để làm tốt hơn, Mỏ đã áp dụng đầy đủ các biện pháp khoa học - kĩ thuật vào tổ chức sản xuất theo những phương án tốt nhất để phấn đấu đưa công suất lò lên ngang bằng thiết kế. Bên cạnh đó, nhiều hạng mục công trình quan trọng khác cũng được Mỏ thực hiện để nâng cao năng lực sản xuất, như tiếp tục đầu tư để hoàn chỉnh hệ thống sàng rửa, hệ thống kho bãi và bến cảng để giữ lại được nhiều than tốt trong quá trình khai thác, không ngừng cải tiến, nâng cao hơn nữa việc sử dụng hiệu quả thiết bị sản xuất, giảm đến mức tối đa thời gian con người và máy móc ngừng làm việc, điều chỉnh hệ số ca, hệ số giờ làm việc cho đạt hiệu quả hơn. Trong quá trình triển khai kế hoạch, Mỏ đã được Nhà nước đã tạo mọi điều kiện tốt nhất trong việc thay thế phụ tùng sản xuất, mua sắm trang thiết bị để phục vụ quá trình xây dựng và sản xuất của Mỏ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 Trong suốt cuộc kháng chiến, Đảng ta luôn xác định việc chi viện cho chiến trường miền Nam để đánh thắng giặc Mĩ xâm lược là trách nhiệm lớn lao của miền Bắc. Trong Chỉ thị ngày 24-1-1973, Trung ương Đảng đã chỉ rõ: "Miền Bắc phải ra sức đẩy mạnh sản xuất… đồng thời có nghĩa vụ trọng đại chi viện cho miền Nam và các cấp uỷ Đảng phải không ngừng giáo dục cho nhân dân tinh thần kiên trì cách mạng, tinh thần trách nhiệm đối với miền Nam" [22, 12]. Với khẩu hiệu "Vì miền Nam ruột thịt", "Tất cả để đánh thắng giặc Mĩ xâm lược", 213 thanh niên phường Vàng Danh lên đường chiến đấu tại các chiến trường miền Nam [6, 27]. Tại Mỏ than Vàng Danh, phong trào tòng quân, sẵn sàng lên đường giết giặc, cứu nước đã diễn ra sôi nổi. Riêng trong năm 1972, Mỏ đã vượt mức kế hoạch tuyển quân 17%, riêng đợt 3 vượt chỉ tiêu 25% [38, 9]. Nhiều thanh niên đang làm việc tại Mỏ đã tình nguyện làm đơn xin nhập ngũ vào chiến trường miền Nam chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh:"Sản xuất than cũng như quân đội đánh giặc", Đảng uỷ và Ban Giám đốc Mỏ đã phát động nhiều phong trào thi đua sôi nổi, thu hút được đông đảo cán bộ và công nhân tham gia. Qua đó khơi dậy tinh thần đoàn kết, đồng tâm trong lao động của người thợ mỏ Vàng Danh. Dù trong điều kiện chiến tranh ác liệt, nhưng hoạt động sản xuất của Mỏ vẫn không bị ngưng trệ. Vượt qua nhiều khó khăn, Mỏ đã thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, kế hoạch đặt ra. Mỏ than Vàng Danh đã cùng với các mỏ khác trong toàn ngành Than hoàn thành kế hoạch do Đảng và Nhà nước giao phó. Trong những bước đi ban đầu vươn lên sản xuất lớn, Mỏ than Vàng Danh đã gặp không ít khó khăn do hậu quả của chiến tranh phá hoại và những trở ngại do sự khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên. Vượt qua mọi khó khăn, cán bộ và công nhân Mỏ luôn đoàn kết, sát cánh bên nhau vừa sản xuất, vừa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 chiến đấu chống quân xâm lược Mĩ khi chúng mở rộng đánh phá miền Bắc. Năm 1975, Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng cho tập thể cán bộ và công nhân Mỏ nhiều Huân chương Kháng chiến. Sự quan tâm, động viên về tinh thần và vật chất của Trung ương và ngành Than là nguồn cổ vũ, khích lệ cho những bước đi của Mỏ trong giai đoạn tiếp theo. Sau 3 năm phấn đấu (1973-1975), dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ và Ban Giám đốc, cán bộ và công nhân Mỏ than Vàng Danh đã đem hết sức mình để hàn gắn vết thương chiến tranh, từng bước ổn định sản xuất và đời sống cho người lao động, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế. Tiểu kết: Những năm 1968 - 1975 đã chứng kiến bước đi thăng trầm của Mỏ than Vàng Danh. Sản xuất trong điều kiện đang xây dựng, với cơ sở vật chất thiếu thốn trầm trọng, lại phải liên tiếp đương đầu với giặc Mĩ leo thang mở rộng đánh phá miền Bắc, Mỏ than Vàng Danh chịu những tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất. Mặc dù vậy, bằng tinh thần trách nhiệm và kỉ luật cao trong lao động sản xuất, cán bộ và công nhân Mỏ than Vàng Danh đã phấn đấu, nỗ lực hết mình vì mục tiêu sản xuất than phục vụ Tổ quốc. Vươn lên từ trong gian khó, trưởng thành trong điều kiện chiến tranh ác liệt, tập thể cán bộ và công nhân Mỏ than Vàng Danh đã tiếp tục phát huy tinh thần Kỉ luật - Đồng tâm của các thế hệ thợ mỏ Quảng Ninh. Đồng thời với quá trình khôi phục và phát triển sản xuất, Mỏ than Vàng Danh đã thực hiện tốt nghĩa vụ hậu phương đối với tiền tuyến lớn. Những đóng góp to lớn của Mỏ đã thể hiện sâu sắc tinh thần trách nhiệm, tình cảm của các thế hệ thợ Mỏ Vàng Danh đối với đồng bào miền Nam, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94 KẾT LUẬN 1. Những thành tích to lớn của cán bộ, công nhân Mỏ than Vàng Danh trong 10 năm (1965-1975) đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của toàn dân tộc. Từ những ngày mới thành lập, Mỏ than Vàng Danh đã phải đương đầu với chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ (1965-1968). Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ vừa sản xuất, vừa chiến đấu và chi viện cho chiến trường miền Nam ruột thịt, cán bộ và công nhân Mỏ than Vàng Danh luôn tự hào được làm chủ một vùng mỏ giàu đẹp nhất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, các thế hệ công nhân lao động Quảng Ninh nói chung và công nhân Mỏ than Vàng Danh nói riêng luôn luôn nhất trí với đường lối, quan điểm của Đảng, ra sức phát huy truyền thống bất khuất của công nhân vùng Mỏ trong lao động, sản xuất và chiến đấu. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, cán bộ và công nhân Mỏ vẫn luôn nêu cao tinh thần làm chủ nước nhà, làm chủ nhà máy, đức hi sinh xả thân cứu nước với khẩu hiệu "Không có gì quý hơn độc lập tự do", "Tất cả để đánh thắng giặc Mĩ xâm lược"… đã cùng quân và dân cả nước viết tiếp những trang sử vẻ vang của dân tộc trong thời đại mới. Trong khoảng thời gian này, khẩu hiệu "Sản xuất thật nhiều than cho Tổ quốc" đã trở thành mục tiêu phấn đấu, là tiếng gọi thiêng liêng đối với mọi thế hệ công nhân làm việc tại Mỏ than Vàng Danh. Với tinh thần đó, Mỏ đã đẩy mạnh việc cơ khí hoá trong sản xuất, tăng cường công tác quản lí kinh tế, nên sản lượng khai thác than hằng năm không ngừng tăng lên. Thành công của Mỏ sau ngày thành lập đã cùng với toàn ngành Than trong tỉnh Quảng Ninh được Bác tặng "Cờ thưởng luân lưu thi đua khá nhất" cho ngành Than. Nhiều phong trào thi đua được Đảng uỷ - Ban Giám đốc Mỏ phát động nối tiếp nhau và toàn diện trong nhiều lĩnh vực: Sản xuất, chiến đấu, xây dựng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95 và học tập. Mỏ than Vàng Danh đã lập được nhiều thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó. 2. Thành tích xây dựng và phát triển trong 10 năm (1965-1975) của Mỏ than Vàng Danh đã đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển những năm về sau. Nhờ có trong tay một đội ngũ cán bộ kĩ thuật và công nhân đông đảo, có tri thức và kỉ luật, có tác phong công nghiệp trong sản xuất và được rèn luyện, thử thách qua chiến tranh, có ý chí độc lập, tự chủ, dám nghĩ dám làm và dám chịu trách nhiệm trước Đảng và nhân dân nên Mỏ than Vàng Danh đã đạt được những thành tích rất đáng khích lệ. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành Than, đội ngũ công nhân, viên chức của Mỏ đã trưởng thành rõ rệt cả về số lượng và chất lượng. Trình độ chính trị, văn hoá, kĩ thuật của công nhân đã không ngừng được nâng cao hơn trước. Hàng trăm công nhân, viên chức của Mỏ đã trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, đa số lớp công nhân trẻ trở thành đoàn viên Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh. Từ trong lao động, sản xuất và chiến đấu, nhiều cán bộ được rèn luyện, trưởng thành, đã phát huy phẩm chất của người cách mạng, đã giữ các cương vị chủ chốt của cơ sở, huyện, thị xã và một số ban, ngành trong tỉnh. Mỏ đã thiết lập được kỉ luật trong lao động sản xuất công nghiệp, từng bước tiến hành cơ khí hoá hệ thống điều hành, chỉ huy hiện đại. Những tiến bộ của khoa học và kĩ thuật được trang bị vào Mỏ đã từng bước làm thay đổi về chất trong đội ngũ cán bộ, công nhân kĩ thuật và quá trình sản xuất của Mỏ, tạo ra những bước phát triển nhanh chóng về sản lượng và qui mô khai thác. Thông qua hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong Mỏ, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, chế độ của Nhà nước đã đến với công nhân, viên chức và được tổ chức thực hiện có hiệu quả. Tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh luôn giáo dục, động viên và tổ chức cho Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96 công nhân, viên chức phát huy truyền thống cách mạng, vai trò làm chủ đất nước, làm chủ xí nghiệp, đoàn kết thi đua phấn đấu thực hiện đường lối của Đảng, kế hoạch của Nhà nước với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao nhất. Trước mọi diễn biến của tình hình, cán bộ và công nhân Mỏ than Vàng Danh luôn tiên phong, gương mẫu đảm nhận những phần việc khó khăn nhất, xung phong đứng trên tuyến đầu của mặt trận sản xuất và chiến đấu, phấn đấu thực hiện tốt vai trò là người làm chủ Mỏ, làm chủ máy móc và thiết bị sản xuất. Đó chính là nhân tố đảm bảo cho Mỏ tiếp tục phát triển vững chắc trong những năm tiếp theo. 3. Thành tích sản xuất và chiến đấu của Mỏ than Vàng Danh trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước (những năm 1965-1975) là sự tiếp nối và phát huy truyền thống tốt đẹp của các thế hệ công nhân Mỏ. Từ cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã tìm mọi thủ đoạn để độc quyền khai thác than tại khu mỏ Vàng Danh. Trong quá trình khai thác và bóc lột công nhân, thực dân Pháp không từ bỏ một thủ đoạn nào. Những người công nhân Mỏ phải chịu sự áp bức, bóc lột đến cùng cực. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ các phong trào đấu tranh của công nhân Mỏ than Vàng Danh chống lại bọn chủ mỏ. Bước sang những năm 20 của thế kỉ XX, chủ nghĩa Mac-Lênin được truyền bá vào nước ta. Công nhân Mỏ than Vàng Danh đã nhanh chóng tiếp thu lí luận cách mạng khoa học, chuyển các cuộc đấu tranh lên một trình độ mới cao hơn. Các cuộc bãi công diễn ra trong tháng 1/1937 và 9/1937 có sự tham gia của đông đảo công nhân Vàng Danh đã thể hiện tinh thần đoàn kết, tính kỉ luật cao của công nhân mỏ. Vào dịp kỉ niệm Cách mạng tháng Mười Nga (7/11), Quốc tế lao động (1/5)..., nhiều hoạt động tuyên truyền, cổ động cho phong trào cách mạng cũng được tổ chức tại khu mỏ, góp phần rèn luyện ý chí và tinh thần đấu tranh cho công nhân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 Sau khi hoà bình được lập lại ở miền Bắc, cán bộ, công nhân Mỏ than Vàng Danh bắt tay vào thời kì khôi phục và phát triển sản xuất. Với tinh thần tự giác, ý thức làm chủ, cán bộ và công nhân Mỏ không ngừng cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động. Mặc dù Mỏ than Vàng Danh được thành lập trong điều kiện vừa có hoà bình, vừa có chiến tranh (1965-1975), nhưng cán bộ và công nhân Mỏ đã hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ chiến lược mà Đảng và Nhà nước giao phó. Trong điều kiện chiến tranh ác liệt, cán bộ, công nhân Mỏ vừa tổ chức tốt nhiệm vụ chiến đấu vừa hoàn thành kế hoạch sản xuất. 4. Trong 10 năm (1965-1975), cùng với những thành tựu trong sản xuất và chiến đấu, Mỏ than Vàng Danh cũng cho thấy nhiều mặt hạn chế, tồn tại cần được khắc phục. Trong khoảng thời gian đó, Mỏ luôn đứng trước những yêu cầu và nhiệm vụ to lớn do thực tiễn cách mạng đặt ra. Mâu thuẫn giữa một bên là đòi hỏi ngày càng cao về nhiều mặt của cuộc cách mạng, của Đảng, Nhà nước đối với giai cấp công nhân, viên chức lao động với một bên là trình độ, năng lực, chất lượng và hiệu quả sản xuất của đội ngũ công nhân vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Các phong trào thi đua do Đảng uỷ, Ban Giám đốc Mỏ phát động diễn ra sôi nổi nhưng chưa liên tục và đều khắp, có lúc, có nơi phong trào còn trì trệ đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng và kế hoạch của Nhà nước giao cho Mỏ. Trong công tác kiến thiết và xây dựng, mặc dù Mỏ nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của đội ngũ cán bộ, chuyên gia kĩ thuật của Liên Xô, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ngành Than, nhưng ở nhiều thời điểm, Mỏ than Vàng Danh đã không đạt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng tuy được Đảng uỷ - Ban Giám đốc Mỏ quan tâm nhưng nội dung và hình thức học tập chưa được chú ý cải tiến cho phù hợp với nhiệm vụ chính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98 trị trong từng giai đoạn và từng đối tượng, nên kết quả đạt được còn thấp. Việc chuẩn bị điều kiện cho sản xuất ở nhiều phân xưởng, tổ sản xuất chưa thực sự được coi trọng. Do đó, chưa động viên và phát huy được khả năng làm việc của từng cá nhân trong quá trình sản suất, việc sử dụng hiệu quả máy móc, trang thiết bị vật tư chưa đạt yêu cầu đề ra. Những biểu hiện hữu khuynh, tránh né, buông lỏng quản lí lao động, vật tư còn phổ biến ở nhiều phân xưởng. Việc chăm lo đời sống cho người công nhân đã được coi trọng hơn, đặc biệt là nơi ăn, chốn ở, nhưng trong khâu chế biến và quản lí tại các nhà ăn lại chưa tốt, công tác vệ sinh kém và chưa chú ý đúng mức đến khu vực các hộ gia đình công nhân sinh sống. Còn tồn tại những hạn chế này là do Mỏ liên tiếp phải đương đầu với hai lần giặc Mĩ leo thang phá hoại. Các loại máy móc, thiết bị sản xuất quan trọng đều phải tháo gỡ, di chuyển nhiều lần, gây gián đoạn hoạt động sản xuất và khai thác. Bên cạnh đó, các phương tiện, máy móc thiếu đồng bộ cũng là trở ngại lớn đối với quá trình vận hành, sản xuất. Trong những năm 1965 - 1975, Mỏ than Vàng Danh xây dựng và phát triển trong cơ chế quản lí kế hoạch tập trung bao cấp, sản xuất chủ yếu theo mệnh lệnh mà không tính đến yếu tố thị trường, giá cả. Nguồn vật tư, thiết bị sản xuất hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài. Do đó sản xuất không chủ động, lúc lên, lúc xuống mà không hoạch định nổi kế hoạch sản xuất. Đó là những khó khăn, tồn tại của Mỏ than Vàng Danh trên bước đường trưởng thành. Bằng tinh thần lao động kỉ luật, đầy tinh thần trách nhiệm, các thế hệ công nhân Mỏ than Vàng Danh đã vượt qua khó khăn, vươn lên làm chủ máy móc và công nghệ một cách chủ động, sáng tạo. Thành công trong sản xuất và chiến đấu của Mỏ than Vàng Danh trong những năm 1965-1975 mãi được các thế hệ công nhân Mỏ ghi nhận, trở thành hành trang đi cùng những thành công của Mỏ trong giai đoạn phát triển tiếp theo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, (1985), Lịch sử Đảng bộ Quảng Ninh (1928-1945), tập 1. 2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, (1993), Lịch sử Đảng bộ Quảng Ninh (1945-1955), tập 2. 3. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, (2003), Lịch sử Đảng bộ Quảng Ninh (1955-1975), tập 3. 4. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, (2007), Những sự kiện lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (1965-2005). 5. Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Uông Bí, (2006), Lịch sử Đảng bộ Thị xã Uông Bí, tập I (1930-2006). 6. Ban Chấp hành Đảng bộ phường Vàng Danh (2006), phường Vàng Danh 25 năm xây dựng và phát triển. 7. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ - Sở Văn hoá Thông tin Quảng Ninh (1990), Bác Hồ với Quảng Ninh. 8. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Ninh (1980), Những sự kiện Lịch sử Đảng tỉnh Quảng Ninh ( 1928-1955). 9. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng, Tỉnh uỷ Quảng Ninh (2000), Những sự kiện Lịch sử Đảng tỉnh Quảng Ninh( 1955-1965). 10. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Ninh (2005), Quảng Ninh Đất và Người, Nxb Lao động Xã hội. 11. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Ninh (1996), Lịch sử phong trào công nhân Khu mỏ than Quảng Ninh (1820-1975). 12. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh (1996), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước - Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 13. Báo cáo của giám thị cảnh sát đặc biệt Hải Phòng, ngày 5-7-1937. Tài liệu lưu trữ tại Văn phòng Đảng uỷ Công ti than Vàng Danh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100 14. Cao Văn Biền (1998), Công nghiệp than Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 15. Cao Văn Biền (1979), Giai cấp công nhân Việt Nam thời kì 1936-1939, Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội. 16. Công ti than Vàng Danh (2004), Truyền thống công nhân Mỏ - Công ti than Vàng Danh ( 1964-2004), Nxb Chính trị Quốc gia. 17. Công ti than Vàng Danh (2009), 45 năm truyền thống công nhân mỏ Công ti Cổ phần than Vàng Danh - TKV (1964 - 2009), Nxb Chính trị Quốc gia. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2002) Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2003) Văn kiện Đảng toàn tập, tập 26, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2004) Văn kiện Đảng toàn tập, tập 33, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2004) Văn kiện Đảng toàn tập, tập 34, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập II, (1954-1975), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 24. Đảng uỷ - Ban Chỉ huy Quân sự thị xã Uông Bí (2006), Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân thị xã Uông Bí (1945-2005). 25. Hoàng Quốc Việt (1976), Vai trò - sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, Nxb Lao động, Hà Nội. 26. Hồ Khang (2005), Tết Mậu Thân 1968 - Bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 27. Hồ Chí Minh (2002) , Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101 28. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 29. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 30. Hồi kí của đồng chí Phạm Văn Kiều, viết tay, lưu tại Văn phòng Đảng uỷ Công ti than Vàng Danh. 31. Hồi kí của đồng chí Nguyễn Đình Khôi, viết tay, lưu tại Văn phòng Đảng uỷ Công ti than Vàng Danh. 32. Hồi kí của đồng chí Vũ Đình Dụ, viết tay, lưu tại Văn phòng Đảng uỷ Công ti than Vàng Danh. 33. Hồi kí của đồng chí Vũ Khắc Ca, viết tay, lưu tại Văn phòng Đảng uỷ Công ti than Vàng Danh. 34. Lê Duẩn, (1975), Vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam và nhiệm vụ công đoàn trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội. 35. Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh (1998), Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn Quảng Ninh, tập I (1860-1955). 36. Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh (2000), Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn Quảng Ninh, tập II (1955-1975). 37. Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh (2002), Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn Quảng Ninh, tập III (1976-2000), Nxb Lao động, Hà Nội. 38. Mỏ than Vàng Danh, Những kinh nghiệm của Mỏ than Vàng Danh trong sản xuất, chiến đấu và công tác thời chiến năm 1972. Tài liệu lưu tại Văn phòng Đảng uỷ Công ti than Vàng Danh. 39. Mỏ than Vàng Danh, Báo cáo tổng kết năm 1965. Tài liệu lưu tại Văn phòng Đảng uỷ Công ti than Vàng Danh. 40. Ngô Văn Hoà, Dương Kinh Quốc (1978), Giai cấp công nhân Việt Nam những năm trước khi thành lập Đảng, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 41. Nguyễn Trọng Phúc (chủ biên - 2003), Tìm hiểu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kì Đại hội và Hội nghị Trung ương (1930-2003), Nxb Lao động, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102 42. Phan Ngọc Liên (2005), Hậu phương lớn - Tiền tuyến lớn trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước(1954-1975), Nxb Từ điển Bách khoa. 43. Phủ Thủ tướng, Chỉ thị về tăng cường sẵn sàng chiến đấu và phòng không nhân dân trong tình hình mới, số 81/TTg, ngày 1-4-1972. Tài liệu lưu tại Văn phòng Đảng uỷ Công ti than Vàng Danh. 44. Quyết định số 645/ BCNNg-KB ngày 19/7/1963 của Bộ Công nghiệp nặng. Tài liệu lưu tại Văn phòng Đảng uỷ Công ti than Vàng Danh. 45. Quyết định số 788/BCNNg-KB ngày 3/9/1963 của Bộ Công nghiệp nặng. Tài liệu lưu tại Văn phòng Đảng uỷ Công ti than Vàng Danh. 46. Trần Văn Giàu (1962), Giai cấp công nhân Việt Nam, tập 2 (1936- 1939), Nxb Sử học, Hà Nội. 47. Trần Văn Giàu (1963), Giai cấp công nhân Việt Nam, tập 3 (1939- 1945), Nxb Sử học, Hà Nội. 48. Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (chủ biên - 2002), Đại cương Lịch sử Việt Nam, toàn tập, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 49. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1991), Lịch sử kháng chiến chống Mĩ cứu nước, tập 1-2, Nxb Sự thật, Hà Nội. 50. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1997), Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 51. Văn Tiến Dũng, (1989), Cuộc kháng chiến chống Mĩ - Bước ngoặt lớn, Nxb Sự thật, Hà Nội. 52. Văn Tiến Dũng (1991), Cuộc kháng chiến chống Mĩ - Toàn thắng, Nxb Sự thật, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104 MỤC LỤC Mở đầu ....................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài ............................ 6 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................. 7 5. Đóng góp của luận văn ............................................................................ 8 6. Kết cấu luận văn ...................................................................................... 8 Chương 1: Mỏ than Vàng Danh trƣớc năm 1965 ..................................... 9 1.1. Khái quát về Mỏ than Vàng Danh trong thời kì Pháp thuộc và trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1894-1954) ................................... 9 1.1.1. Mỏ than Vàng Danh trong thời thuộc Pháp (1894-1945) ......................... 9 1.1.1.1. Tình hình khai thác của thực dân Pháp và các cuộc đấu tranh của công nhân Mỏ than Vàng Danh ................................................................... 9 1.1.2. Mỏ than Vàng Danh trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) ................................................................................................. 25 1.2. Mỏ than Vàng Danh trong 10 năm đầu sau khi hoà bình lập lại (1955-1965)........ 28 1.2.1. Khôi phục, ổn định tổ chức và sản xuất sau chiến tranh (1955-1960) . 28 1.2.2. Mỏ than Vàng Danh trong thời kì thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965). ........................................................................................................ 32 Chƣơng 2: Mỏ than Vàng Danh trong thời kì 1965-1968 ........................ 42 2.1. Đế quốc Mĩ leo thang mở rộng chiến tranh và nhiệm vụ cách mạng miền Bắc ..................................................................................................... 42 2.2. Mỏ than Vàng Danh vừa sản xuất vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ và góp phần chi viện chiến trường miền Nam (1965-1968) ........................................................................................ 46 2.2.1. Củng cố bộ máy tổ chức, giữ vững sản xuất ....................................... 46 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105 2.2.2. Tổ chức chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ, góp phần chi viện chiến trường miền Nam (8/1965 - 1/1968) ....... 63 Chƣơng 3: Mỏ than Vàng Danh trong thời kì 1968 - 1975 ...................... 69 3.1. Khôi phục và phát triển sản xuất, trực tiếp chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mĩ (1968 - 1972) .................................................... 69 3.1.1. Khôi phục và phát triển sản xuất....................................................................... 69 3.1.2. Cán bộ, công nhân Mỏ than Vàng Danh trực tiếp chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mĩ (5-9/1972) ......................... 84 3.2. Khôi phục và phát triển sản xuất, góp phần chi viện chiến trường miền Nam (1973 - 1975). ..................................................................................... 89 Kết luận ..................................................................................................... 94 Tài liệu tham khảo ..................................................................................... 99 Phụ lục ....................................................................................................... 103 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA9146.pdf
Tài liệu liên quan