Cảm hứng chủ đạo và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Quốc Thanh CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC Mã số: 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHÙNG QUÝ NHÂM Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2006 Mục Lục Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 1 2. Giới hạn của đề tài ...........

pdf114 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4690 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Cảm hứng chủ đạo và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
...................................................................... 2 3. Lịch sử vấn đề ......................................................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................15 5. Những đóng góp của luận văn ...............................................................16 6. Kết cấu của luận văn ..............................................................................16 Chương 1. Cảm hứng chủ đạo trong truyện ngắn của Kim Lân ...........17 1.1. Về khái niệm cảm hứng .......................................................................17 1.2. Cảm hứng chủ đạo trong truyện ngắn của Kim Lân.......................... 20 1.2.1. Động lực thúc đẩy sáng tác và ngọn nguồn, đối tượng tạo nên cảm hứng trong truyện ngắn của Kim Lân .................................................. 20 1.2.2. Về cảm hứng phê phán trong truyện ngắn của Kim Lân.......... 21 1.2.3. Cảm hứng yêu thương và trân trọng con người ...................... 28 1.2.4. Cảm hứng về những sinh hoạt văn hoá ở vùng thôn quê ......... 45 Chương 2. Phương thức trần thuật trong truyện ngắn của Kim Lân 62 2.1. Các vấn đề về phương thức trần thuật trong loại hình tự sự ............ 62 2.2. Phương thức trần thuật khách quan trong truyện ngắn của Kim Lân 64 2.2.1. Kiểu người trần thuật lạnh lùng .............................................. 65 2.2.2. Kiểu trần thuật hoà mình với nhân vật ................................... 72 2.2.3. Phương thức trần thuật khách quan và những truyện ngắn mang dấu ấn tự truyện của Kim Lân ..................................................................... 74 2.3. Phương thức trần thuật chủ quan trong truyện ngắn của Kim Lân 79 2.3.1. Kiểu người trần thuật xưng tôi đóng vai trò người dẫn truyện 80 2.3.2. Kiểu người trần thuật xưng tôi vừa là người dẫn truyện vừa là một nhân vật ................................................................................................. 85 Chương 3. Cấu trúc trần thuật trong truyện ngắn của Kim Lân ..........92 3.1. Cấu trúc trần thuật trong tác phẩm tự sự........................................... 92 3.2. Các dạng cấu trúc trần thuật trong truyện ngắn của Kim Lân ......... 93 3.2.1. Dạng cấu trúc trần thuật theo trình tự thời gian...................... 94 3.2.2. Dạng cấu trúc trần thuật rẽ ngang lồng ghép nhiều tầng bậc trần thuật, ở nhiều thời điểm khác nhau ...............................................................99 3.2.3. Dạng cấu trúc trần thuật theo tâm lí ........................................105 3.2.4. Dạng cấu trúc trần thuật đảo lộn trình tự thời gian ................111 Kết luận .........................................................................................................116 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh ngày 1 tháng 8 năm 1921, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, tỉnh Bắc Ninh. Bởi rất mê tuồng nên nhân vật tuồng Kim Lân đã trở thành bút danh của ông từ những năm bốn mươi của thế kỉ trước. Kim Lân sinh ra ở mảnh đất “đời tạo văn nhân”, “nhân tài nảy nở” nhưng lại không giống như nhiều nhân tài ở mảnh đất này. Ông có một đời sống riêng thua thiệt: con một người vợ thứ ba trong một gia đình bình thường, bị mọi người rẻ rúng... Do điều kiện khó khăn nên Kim Lân chỉ học hết bậc tiểu học. Sau đó làm thợ sơn guốc, sơn bình phong, thợ sơn tranh sơn mài... Kim Lân đến với văn học ban đầu là từ say mê và ham thích. Ông bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941. Tác phẩm của Kim Lân đăng trên báo Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ nhật. Ông quan niệm viết văn như cách “đòi cho mình một thân phận, một nhân phẩm, một chỗ đứng trong cuộc sống bé nhỏ quẩn quanh của quê hương” [54, tr.15]. Kim Lân bắt đầu sự nghiệp bằng truyện ngắn Đứa con người vợ lẽ đăng trên báo Trung Bắc chủ nhật (1942). Đây là tác phẩm mang tính tự truyện. Trong những năm 1941 đến năm 1944, Kim Lân viết khá đều. Những truyện ngắn của ông đăng trên báo Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ nhật, ông tập trung phản ánh khung cảnh làng quê với cuộc sống và số phận của người nông dân. Những cuộc đời lam lũ, đói nghèo trực tiếp bước vào tác phẩm của ông và những cuộc đời ấy đã toát lên ý nghĩa hiện thực sâu sắc. Một số tác phẩm của ông như: Đuổi tà, Con Mã Mái, Ông Cản Ngũ… đi vào đề tài độc đáo: tái hiện những sinh hoạt phong phú ở vùng thôn quê. Qua những tác phẩm này, tác giả tập trung biểu hiện vẻ đẹp 2 tâm hồn của người dân quê - những con người cực nhọc nghèo khổ, nhưng vẫn yêu đời, trong sáng và tài hoa. Sau cách mạng tháng tám, Kim Lân tiếp tục viết về làng quê Việt Nam. Trong những tác phẩm: Làng, Vợ nhặt, Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê, Người chú dượng... ông tiếp tục viết về những cảnh đời Tội nghiệp, khốn khó và sự đổi đời của người nông dân nhờ cách mạng. Trong những tác phẩm viết ở giai đoạn này, Kim Lân đi sâu vào thể hiện những thay đổi tình cảm của người nông dân trong cách mạng, kháng chiến, sự đổi đời của họ trong cải cách ruộng đất và những hoạt động cách mạng thầm lặng bình thường nhưng thật đáng quý của họ. Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Trong cả hai giai đoạn sáng tác trước và sau cách mạng tháng tám, Kim Lân viết không nhiều nhưng ở giai đoạn nào ông cũng có tác phẩm hay. Ông là cây bút viết truyện ngắn vững vàng. “Thành công của Kim Lân chủ yếu do năng khiếu bẩm sinh và vốn sống của người vốn là con đẻ của đồng ruộng. Một lòng đi về với “đất”, với “ thuần hậu nguyên thuỷ” của cuộc sống nông thôn” [89, tr.758]. Truyện ngắn Kim Lân hấp dẫn và được các nhà nghiên cứu quan tâm, đề cập đến ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề cảm hứng chủ đạo và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của Kim Lân cần được xem xét ở bình diện rộng và mức độ bao quát hơn để hiểu rõ tài năng và đóng góp của nhà văn. 2. Giới hạn của đề tài 2.1. Đối tượng khảo sát Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Tác phẩm đã xuất bản: - Làng, truyện ngắn, Tạp chí Văn nghệ, 1948, nhà xuất bản Văn nghệ, Hà Nội, 1955. 3 - Nên vợ nên chồng, tập truyện ngắn, nhà xuất bản Văn nghệ, Hà Nội, 1955. - Ông lão hàng xóm (cùng Nguyên Hồng, Nguyễn Văn Bổng), nhà xuất bản Văn nghệ, Hà Nội, 1957. - Anh chàng hiệp sĩ gỗ, nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội, 1958 . - Cô gái công trường, truyện phim, nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 1960. - Vợ nhặt, tập truyện ngắn, nhà xuất bản Văn học, Hà nội, 1984. - Ông Cản Ngũ, nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội, 1984. - Tuyển tập Kim Lân, nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1996. - Kim Lâm - Tác phẩm chọn lọc, nhà xuất bản Hội nhà văn, 2004. Để phục vụ cho đề tài khoa học, đáng lẽ người viết phải khảo sát toàn bộ truyện ngắn của Kim Lân nhưng do khó khăn trong việc sưu tập tư liệu, hạn chế về thời gian nên người viết chỉ tập trung khảo sát 28 truyện ngắn từ bốn nguồn tư liệu sau: - Truyện Cô Vịa, báo Trung Bắc chủ nhật, số135, ngày 8-11-1942. - Truyện Vợ chồng anh đội trưởng, báo Văn nghệ, số13, 1965. - Tuyển tập Kim Lân, nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1996. - Kim Lân - Tác phẩm chọn lọc, nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội, 2004. Bên cạnh việc khảo sát 28 truyện ngắn nêu trên, chúng tôi còn tiếp thu một cách chọn lọc những nhận định đánh giá của các công trình nghiên cứu đã có và những ý kiến của chính tác giả để đảm bảo tính khoa học, tính khách quan cho luận văn. 2.2. Nội dung vấn đề Tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn của một tác giả là đề tài gồm nhiều vấn đề. Nhưng do nhu cầu nghiên cứu, nguồn tư liệu, quỹ thời gian và những 4 hạn chế nhất định của bản thân, chúng tôi chỉ tập trung vào ba vấn đề: cảm hứng chủ đạo, phương thức trần thuật và cấu trúc trần thuật trong truyện ngắn của Kim Lân . 3. Lịch sử vấn đề 3.1. Phần mở đầu Như đã trình bày ở trên, các công trình nghiên cứu về truyện ngắn của Kim Lân chưa thật nhiều. Các công trình nghiên cứu này có thể chia làm bốn nhóm. Một là, các bài viết của nhà nghiên cứu về nội dung, nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân. Hai là, một số bài viết về hai tác phẩm (Làng, Vợ nhặt) giảng dạy ở trường phổ thông. Ba là, các bài viết của Kim Lân nói về những tác phẩm của mình. Bốn là, luận văn nghiên cứu về đặc điểm truyện ngắn Kim Lân. Nhìn chung, các bài nghiên cứu đã đi vào đặc điểm truyện ngắn của Kim Lân ở những phương diện và những mức độ khác nhau. Trong phạm vi giới hạn của đề tài, chúng tôi sẽ hệ thống những ý kiến nổi bật, những nhận định quan trọng liên quan đến đề tài. 3.2. Để hệ thống các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn, chúng tôi phân chia ra các nhóm ý kiến sau 3.2.1. Hướng tiếp cận về nội dung Kim Lân đến với văn học bằng sự say mê ham thích và ý chí vượt lên số phận. Ông bước vào đời sống văn học còn bởi sự gặp gỡ tình cờ, gắn bó với nhà văn Nguyên Hồng. Nguyên Hồng - người bạn văn của Kim Lân đã nhận xét về những tác phẩm đầu tay của ông: Từ giữa những năm 1943 - 1944 ấy, tôi được đọc mấy truyện của Kim Lân. Thoạt tiên tôi chẳng những không để ý mà còn thấy cái tên Kim Lân chương chướng thế nào ấy… Nhưng rồi, chỉ bập vào mấy truyện của anh mà tôi thấy không phải loại ướt át một cách bợm bãi, trái lại nó có cái gì chân chất của đời sống và con người nghèo hèn, khổ đau… [31, tr.10]. 5 Ở lời nhận xét này, nhà văn Nguyên Hồng đã rất chính xác khi đánh giá về phương diện nội dung và mối quan hệ giữa tác phẩm - hiện thực trong văn chương của Kim Lân. Cũng gần với quan điểm của nhà văn Nguyên Hồng, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đưa ra nhận xét: Đọc văn xuôi Kim Lân, ta bắt gặp cái thế giới của những người thường dân nghèo khổ vốn là hạng “hạ lưu” ở xã hội cũ: Những người nông dân miền xuôi mất nhà mất đất xiêu dạt lên miền ngược, táp vào một xóm chợ bến sông, một góc phố núi hay ven một đồn điền, một xóm trai, tiếp tục vật lộn với miếng sống sơ đẳng hằng ngày. Đã có lúc nhà văn gọi những nhân vật thân thuộc ấy của ngòi bút mình là “ những đầu thừa đuôi thẹo ở khắp xó xỉnh cuộc sống”. Cách gọi giống như là sự tự mệnh danh đầy đau xót của chính các nhân vật ấy (…) Mạch kể chuyện của Kim Lân dường như bắt rất nhạy vào những cảnh thương tâm: cảnh bỏ nhà xiêu dạt vì công nợ, thuế khoá, cảnh ăn xin, cảnh chết đường chết chợ, cảnh bị áp bức, đoạ đầy… [2, tr.56]. Khẳng định lại điều này, năm 1994 trong bài viết Nghĩ về nghề văn , nhà văn Kim Lân bộc bạch: Tôi đến với văn học ban đầu là từ sự say mê ham thích. Những truyện ngắn đầu tay của tôi như Đứa con người vợ lẽ, Người kép già, Cô Vịa là những truyện ngắn viết về đề tài xã hội. Đó là những câu chuyện về bản thân tôi, tâm tư và số phận của tôi cũng như những người gần gũi trong làng xóm của tôi (…) Tôi viết như một việc được thôi thúc từ bên trong. Những cảm xúc suy tư của tôi đòi hỏi tôi phải viết. Thực chất, viết văn, trước tiên tôi viết về mình [16, tr.262] (…) Nói đến tình yêu đất nước, nghe cảm thấy xa xôi, nhưng tình cảm đối với làng thì thật gần gũi, gắn bó. Đối với con người Việt Nam, làng xóm nuôi những con người lớn lên bằng cả vật chất cũng như tinh thần. 6 Tình yêu của tôi đối với làng cũng như đối với cách mạng là nguồn cảm hứng sâu sắc nhất khi tôi viết Làng [16, tr.268]. Ở những ý kiến trên, Kim Lân khẳng định viết văn đối ông như một sự đòi hỏi cho mình một thân phận, một chỗ đứng trong xã hội. Văn ông là những câu chuyện về bản thân và những người gần gũi trong làng xóm. Nguồn cảm hứng của ông là con người làng quê, quê hương và cách mạng. Năm 1996 trong lời giới thiệu Tuyển tập Kim Lân, nhà nghiên cứu Lữ Huy Nguyên có trích dẫn ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu: Vương Trí Nhàn, Lữ Quốc Văn và Nguyễn Đăng Mạnh: Hình như những mẫu người đầu thừa đuôi thẹo ấy đã gửi một đại diện của họ vào văn học và Kim Lân đã làm việc này một cách đàng hoàng chững chạc [54, tr.16]. Đó là những trang số phận của các đầu thừa đuôi thẹo, được đưa từ các xó xỉnh tối khuất lên mặt trang giấy trắng chất chứa nhân thế, nhân tình hoặc những trang tuy nghiêng về nhiều phía phong tục, trình bày cặn kẽ những thú chơi lành mạnh…, nhưng vẫn biểu hiện một phần vẻ đẹp tâm hồn của một người nông dân trước cách mạng - những người sống vất vả, khổ nghèo nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, thông minh, tài hoa [54, tr.18]. Kim Lân là một nhà tiểu thuyết phong tục hạng nhất của Việt Nam [54, tr.18 - 19]. Ở ba ý kiến trên, các nhà nghiên cứu đã rất tinh tế khái quát đặc điểm về nội dung trong truyện ngắn của Kim Lân. Từ các ý kiến này, nhà nghiên cứu Lữ Huy Nguyên bổ sung và nhấn mạnh: Tuy nhiên nếu có dịp đọc lại các tác phẩm của Kim Lân mà chủ yếu Là truyện ngắn, ta sẽ thấy ông không phải chỉ là đại diện văn học của loại nhân vật đầu thừa, đuôi thẹo; ông còn là đại diện văn học sáng giá của 7 những lớp người tài hoa, bặt thiệp, phong lưu riêng thú… chọi gà, thả chim, đấu võ, đánh vật… [54, tr.16]. Cùng thống nhất với các quan điểm trên, nhà nghiên cứu Hoài Việt đưa ra nhận xét về hai đề tài chính trong truyện ngắn của Kim Lân: Chính cái vốn sống phong phú của ông đã dẫn ông tới với hai đề tài chủ yếu trong nghiệp văn của ông: - Số phận những người thấp cổ bé họng trong xã hội cũ. - Phong tục tập quán, những thú vui, trò chơi nơi thôn dã [88, tr.88]. Ngoài ý kiến về hai đề tài chủ yếu trong truyện ngắn của Kim Lân, nhà nghiên cứu Hoài Việt còn chỉ ra nguồn gốc thành công của Kim Lân là ở cái tâm và cái tài. Cái tâm của ông là lòng thương xót con người hay con vật, là sự chân thật, thẳng thắn, ghét sự khuất tất, ám muội. Cái “tài là con mắt nhìn, cái óc nghĩ, cây bút viết ra” [88, tr.89]. Năm 2003 trong phần giới thiệu về tác giả Kim Lân, nhà nhiên cứu Trần Hữu Tá đưa ra nhận xét: Thế giới nghệ thuật của ông chỉ tập trung ở khung cảnh làng quê cùng với cuộc sống, thân phận người nông dân (…) Những con người của quê hương ông, thân thiết ruột thịt với ông, từ cuộc sống đói nghèo lam lũ trực tiếp bước vào tác phẩm, tự nó toát lên ý nghĩa hiện thực, mặc dù nhà văn chưa thật tự giác về điều đó . Kim Lân viết rất hay về những cái gọi là “thú đồng quê” hay “phong lưu đồng ruộng”. Đó là những thú chơi lành mạnh mang màu sắc văn hoá truyền thống của người dân quê như đánh vật, nuôi chó săn, gà chọi, thả chim v.v…Những truyện ngắn Kim Lân viết về phong tục (Đuổi tà, Đôi chim thành, Con Mã Mái (…) hấp dẫn không phải chỉ vì đã cung cấp được những trang tri thức về phong tục mà chủ yếu là vì nhà văn đã làm hiển hiện lên được cuộc sống và con người làng quê Việt Nam cổ truyền, tuy 8 nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn có nhiều thú vui thanh lịch. Những con người thật thà chất phác, nhưng thông minh, hóm hỉnh và tài hoa, đã đặt tất cả niềm say mê của mình vào những thú chơi giản dị mà tao nhã tinh tế ấy, chẳng khác gì những tâm hồn nghệ sĩ say mê sáng tạo nghệ thuật [90, tr.758]. Ở ý kiến này, nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá cũng nhấn mạnh hai nội dung nổi bật trong truyện ngắn Kim Lân là: con người, cuộc sống nông thôn và những sinh hoạt văn hoá phong phú ở vùng thôn quê. Sau cách mạng tháng tám, Kim Lân tìm thấy nguồn cảm hứng mới, ý thức hơn về trách nhiệm của một nhà văn cách mạng: Sau cách mạng tháng tám, ngòi bút Kim Lân tập trung vào phương diện xã hội chính trị, của đời sống nông dân gắn liền với vận mệnh đất nước. Về đề tài này, Làng và Vợ nhặt xứng đáng được xem là những truyện ngắn xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại [62, tr.49]. Với quan điểm lịch sử và cái nhìn biện chứng sắc sảo, Nguyễn Đăng Mạnh đã đưa ra nhận xét thuyết phục về đặc điểm nội dung và vị trí truyện ngắn của Kim Lân. Cũng cùng quan điểm này, khi giới thiệu truyện ngắn Làng, nhà nghiên cứu Lữ Huy Nguyên khẳng định: “Phải nói đây là một chuyển biến mới, khá thành công của Kim Lân viết về người nông dân sau cách mạng” [54, tr.20]. Năm 1991, Trần Ninh Hồ đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá về truyện ngắn của Kim Lân: Tuy tầm vóc, vị trí của mỗi nhà văn một khác, nhưng Kim Lân cũng là một nhà văn thường đến với ta trong những khoảng chợt nhớ của đời người rất khó diễn đạt thành lời ấy (…) Năm mươi năm, một nửa thế kỉ cầm bút mà chỉ vẻn vẹn có chừng ngót chục truyện ngắn thì quả là ít ỏi. Nhưng cũng kỳ lạ thay, mỗi khi lần mở những trang văn ít ỏi ấy, ta lại cảm 9 thấy không có một bước ngoặt, một chặng đường nào của con người Việt Nam trong gần nửa thế kỉ qua mà Kim Lân không đá động tới dẫu chỉ bằng sự chạm trổ hết sức khiêm tốn là: truyện ngắn [75, tr.106 - 107]. Đây có lẽ là nhận xét của người rất hiểu truyện ngắn Kim Lân. Nhưng ở vấn đề này, chúng tôi thống nhất với quan điểm của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân hơn: Do chỗ tập trung miêu tả người nông dân trong cách mạng dân tộc dân chủ cho nên ở hầu hết truyện ngắn của ông, Kim Lân chưa chú trọng khám phá óc tư hữu của họ. Nét tâm lý căn bản này, chỉ cần bước vào thời kì đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa là lập tức bộc lộ rõ rệt. Nhà văn đã thấy ngay nét đó: ở ông cả Luốn gốc me trong truyện ngắn cùng tên, nhà văn đã khá tinh tế nhận thấy có một tương quan nào đó giữa thói gia trưởng và óc tư hữu trong tâm lý người nông dân này (…) Đáng tiếc là những tâm lí ứng xử như vậy của người nông dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa đã không được Kim Lân tiếp tục phân tích và thể hiện nữa trong văn xuôi của ông: giữa những năm sáu mươi về sau, hầu như ông đã thôi không sáng tác nữa [2, tr.58 - 59]. Năm 2005 trong luận văn Đặc điểm truyện ngắn Kim Lân, tác giả Đặng Thị Huy Lam đã dành hẳn một chương viết về Người lao động nghèo ở làng quê Việt Nam và tấm lòng của nhà văn Kim Lân. Trong chương này, tác giả đi vào hai nội dung. Một là, hiện thực về làng quê Việt Nam và người lao động nghèo. Ở nội dung này, tác giả khảo sát các vấn đề: phong tục và sinh hoạt văn hoá làng quê, những mảnh đời đầu thừa đuôi thẹo, cuộc sống mới của người lao động nghèo sau cách mạng tháng tám. Hai là, tấm lòng của nhà văn Kim Lân. Nội dung này bao gồm vấn đề: cái tôi giàu lòng nhân ái, sự trân trọng và ca ngợi cái đẹp trong tâm hồn của người lao động nghèo. Với những nội dung trên, có thể nói tác giả Đặng Thị Huy 10 Lam đã tìm hiểu nội dung của truyện ngắn Kim Lân theo các định hướng của những công trình nghiên cứu đã có. Đóng góp của tác giả là đã hệ thống và cụ thể các quan điểm để phục vụ cho luận văn của mình. 3.2.2. Hướng tiếp cận về nghệ thuật Như đã trình bày, các công trình nghiên cứu truyện ngắn của Kim Lân chưa nhiều. Đặc điểm các công trình nghiên cứu về nghệ thuật truyện ngắn của Kim Lân cũng chỉ ở mức độ riêng lẻ, chưa tập trung và hệ thống. Năm 1986 trong bài Văn xuôi Kim Lân, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đưa ra nhận định: Có lẽ do số lượng tác phẩm không nhiều nên truyện ngắn Kim Lân cũng không thật đa dạng về các kiểu cấu tứ. Bằng vào hai tập Vợ nhặt và Nên vợ nên chồng, có thể kể được khoảng ba kiểu truyện chính. Kiểu phổ biến hơn cả có thể gọi là những truyện ngắn tính cách. Nhiệm vụ nghệ thuật mà nhà văn vẽ ra ở đó là vẽ ra một con người (…) Hơi khác chút ít với kiểu truyện tính cách này, Vợ nhặt là truyện ngắn không chú tâm hẳn vào nhân vật nào (…) Diễn biến của truyện không nhằm khám phá một nét tính cách nào của một trong số các nhân vật. Cái được chủ yếu ở đây là miêu tả một tình huống. Đây có thể gọi là ước lệ là truyện ngắn tình huống (…) Có một kiểu truyện nữa mà Kim Lân viết rất ít. Tôi muốn nói truyện ngắn Con chó xấu xí từng được đặt làm cái tên chung cho tập truyện Vợ nhặt hồi in lần đầu thành sách. Đây là truyện có hơi hướng ngụ ý [2, tr.59 - 61]. Ở ý kiến này, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân chia truyện ngắn Kim Lân thành ba loại: truyện ngắn tính cách, truyện ngắn tình huống và truyện ngắn ngụ ý. Cũng trong bài viết này, nhà nghiên cứu còn đưa ra nhận xét về ngôn ngữ và chất giọng trong văn xuôi Kim Lân: 11 Chất giọng thường xuyên trong truyện ngắn của Kim Lân là chất giọng thực sự văn xuôi. Nó không thích hướng vào chất trữ tình, không thích nống lên thống thiết. Nó thích phô bày cái nôm na thật thà, đáng yêu nhưng cũng đáng tức cười của những sự thật xung quanh chứ không thích phủ lên các sự thật ấy một sự cảm động đến rưng rưng. Chính là do thích phô bày nôm na thực thà của những con người và sự vật xung quanh nên văn xuôi này đã chú trọng khai thác các khả năng miêu tả của các ngôn ngữ (…) Nhà văn rất chú ý miêu tả lời ăn tiếng nói của họ và đã biến thứ ngôn ngữ sống của những cư dân sống thực đó thành một đối tượng nghệ thuật rất đáng lắng nghe, nếu ta biết nghiệm ra cái vẻ đẹp rất thực của lời ăn tiếng nói ấy [2, tr.62]. Ở cả hai ý kiến trên, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã rất có cơ sở khi nhận xét về ba kiểu truyện trong truyện ngắn của Kim Lân. Đặc biệt hơn, tác giả rất sắc sảo khi phát hiện một trong những đặc sắc của văn xuôi Kim Lân là ngôn ngữ. “Ngôn ngữ nhân vật có vai trò quyết định trong việc thể hiện những tâm lí cổ truyền của người nông dân” [2, tr.62]. Năm 1994 trong bài Nghĩ về nghề văn , Kim Lân bộc bạch: Khi sáng tác truyện ngắn, đối với tôi chi tiết vô cùng quan trọng. Trong truyện ngắn của tôi đầy ắp chi tiết. Tôi nói bằng chi tiết. Truyện của tôi viết ra không ai kể lại được . Truyện Làng, Vợ nhặt, Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê, Ông lão hàng xóm nếu kể cốt truyện ra thì tẻ nhạt không có gì đáng chú ý cả. Chi tiết lấn át cốt truyện, chi tiết thể hiện một cách tinh tế nhất và rõ ràng nhất tính cách nhân vật cũng như hoàn cảnh sống của nhân vật [16, tr.264]. Năm 1996 trong lời giới thiệu Tuyển tập Kim Lân, nhà nghiên cứu Lữ Huy Nguyên đã mượn lời của nhà nghiên cứu Nguyên An để đánh giá 12 về truyện ngắn của Kim Lân “ông là một nhà văn kỹ lưỡng, tinh tế trong việc lựa chọn chi tiết, kỳ khu và tài hoa trong việc lựa chọn ngôn từ, hình ảnh. Vì thế mà Nguyễn Khải coi ông là một bậc thầy để noi theo” [54, tr.18]. Năm 1994 trong bài viết về truyện Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân nói: Tôi quan niệm: truyện ngắn cũng như tiểu thuyết và điều quan trọng nhất là nhân vật. Nhân vật phải có tính cách và phải hành động theo tính cách nhân vật một cách tự nhiên, không giả tạo sáo rỗng (…) Ngôn ngữ trong truyện ngắn phải tinh hơn, gạn lọc kỹ hơn và phải có ý tứ từ bên trong (…) Tôi nghĩ văn chương bây giờ kêu quá, bóng bẩy quá cũng như đánh bóng mạ kền, cái đó không cần có trong văn chương; điều quan trọng văn chương phải thật giản dị. Văn của tôi đã nói được tiếng nói và suy nghĩ của tôi [16, tr.41]. Trong cả ba ý kiến trên, Kim Lân và các nhà nghiên cứu đều khẳng định thành công của truyện ngắn Kim Lân tập trung ở ba phương diện: lựa chọn, thể hiện chi tiết; xây dựng nhân vật và sử dụng ngôn ngữ. Năm 1997 trong bài Sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc của truyện Kim Lân tác giả Bảo Nguyên cũng cùng quan điểm với các nhà nghiên cứu khác, khi chỉ ra thành công của truyện ngắn Kim Lân ở các phương diện: sử dụng ngữ âm và từ vựng. Kim Lân đã dùng hàng loạt từ láy: xác xơ, heo hút,ngăn ngắt, úp súp, sù sì, dật dờ, thê thiết (…) Từ láy đã góp phần tích cực tạo ra âm điệu trầm, nhịp ngôn ngữ chậm, có tác dụng nhấn mạnh những đặc tính cần miêu tả (…) Ông lựa chọn những từ ngữ còn mang hơi thở của cuộc sống hàng ngày, để diễn đạt chúng đúng cái cuộc sống miền quê với những con người quê giản dị và đáng yêu (…) 13 Trong việc sử dụng từ ngữ, Kim Lân đặc biệt chú ý những thành ngữ, những từ đệm vốn là những từ ngữ cửa miệng của người dân: “giời đất cha mẹ ơi”, “cụ bảo thì là dân ta”, “dầu bây giờ đắt gớm”(…) Những từ ngữ này đặt đúng hoàn cảnh đã tạo ra tác dụng vừa khắc hoạ tính cách nhân vật vừa gợi nên nét đời thường rất phù hợp với cuộc sống miền quê [68, tr.230 - 231]. Nhận xét về giọng văn của Kim Lân, ngoài việc thống nhất với đánh giá của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, tác giả Bảo Nguyên rất tinh tế khi bổ sung thêm: Giọng văn chủ đạo của ông thường trầm sáng như giọng ca dao, cổ tích. Nhịp văn của ông chậm gọn… Đó là một thứ giọng đệm phù hợp với quang cảnh nông thôn, với văn minh nông nghiệp (…) Yêu thương ca ngợi là nét giọng chủ đạo trong các truyện ngắn Kim Lân. Song ở mỗi truyện ở mỗi hoàn cảnh, ở mỗi nhân vật trong từng điều kiện Kim Lân sử dụng các giọng khác nhau để miêu tả. Giọng phẫn uất lẫn mỉa mai trong “Đứa con người vợ lẽ” giọng cảm thương và mỉa mai trong“Con chó xấu xí” giọng cảm thông lẫn kính phục trong “Thượng tướng Trần Quang Khải - Trạng vật”. (…) Trong các truyện tâm lí xã hội của Kim Lân ta thường bắt gặp một giọng kể, giọng tả đồng tình, cảm thương [68, tr.232]. Từ những ý kiến đánh giá trên tác giả Bảo Nguyên đã đưa ra kết luận khái quát: Ngữ âm từ vựng, giọng điệu được bàn tay nhà nghệ sĩ tài ba Kim Lân đã sắp đặt tạo ra một thứ ngôn từ mang đậm chất “văn xuôi ”. Đó là một đoá hoa tạo nên sức hút ban đầu cho các độc giả. Đó là phong cách giản dị mà độc đáo của Kim Lân [68, tr.233]. 14 Năm 2005 trong luận văn Đặc điểm truyện ngắn Kim Lân, tác giả Đặng Thị Huy Lam dành hai chương để khảo sát nghệ thuật truyện ngắn của Kim Lân. Ở chương Nghệ thuật dựng truyện và xây dựng nhân vật, tác giả đã đi sâu tìm hiểu các vấn đề cốt truyện, tình huống, chi tiết, nghệ thuật miêu tả ngoại hình, miêu tả và biểu hiện tâm lý nhân vật. Ở chương Ngôn ngữ và giọng điệu, ngoài những định hướng của công trình nghiên cứu có trước, tác giả luận văn đã có những tìm tòi, phát hiện về đặc điểm câu văn và biện pháp so sánh tu từ trong truyện ngắn của Kim Lân. 3.3. Nhận định chung Các công trình nghiên cứu về truyện ngắn của Kim Lân được thực hiện ở các phương diện và mức độ khác nhau. Nhìn chung các nhà nghiên cứu và tác giả đều công nhận: - Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Ông “là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Kim Lân đã tạo được cách viết độc đáo. Phải nói rằng Kim Lân viết không nhiều nhưng sáng tác của ông đã gây được ấn tượng với người đọc” [16, tr.31]. - Thế giới nghệ thuật của Kim Lân tập trung ở khung cảnh làng quê cùng với cuộc sống, thân phận người dân quê. - Kim Lân viết rất hay về những cái gọi là “thú đồng quê” hay “phong lưu đồng ruộng”. Đó là những sinh hoạt văn hoá của người dân quê. - Trong các truyện ngắn, Kim Lân thể hiện rất rõ cái tôi giàu lòng nhân ái, trân trọng và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người lao động nghèo. - Kim Lân là nhà văn kỹ lưỡng tinh tế trong việc lựa chọn chi tiết, kỳ khu và tài hoa trong việc lựa chọn ngôn ngữ và hình ảnh. 4. Phương pháp nghiên cứu 15 4.1. Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sẽ vận dụng quan điểm duy vật, quan điểm lịch sử và phương pháp biện chứng làm nền tảng cho nhận thức và nghiên cứu. Chúng tôi sẽ vận dụng những thành tựu của các khoa học liên ngành như: phương pháp luận nghiên cứu văn học, phong cách học, thi pháp học, lý luận văn học… để làm nổi bật vấn đề. 4.2. Ngoài những vấn đề có tính chất phương pháp luận nêu trên, chúng tôi sẽ sử dụng phối hợp hai phương pháp chủ yếu là phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp hệ thống. Phương pháp phân tích, tổng hợp là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong luận văn. Chúng tôi sẽ đi từ việc khảo sát phân tích từng truyện ngắn, các yếu tố nổi bật thể hiện cảm hứng và nghệ thuật trần thuật, để từ đó rút ra những nhận xét có tính tổng hợp, khái quát. Đồng thời, để triển khai vấn đề một cách khoa học, biện chứng, chúng tôi sẽ đặt đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ với các yếu tố khác của hệ thống để làm rõ cảm hứng chủ đạo và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của Kim Lân. Vận dụng phương pháp hệ thống, chúng tôi nhằm mục đích phát hiện tính lặp lại nhiều lần của các phương diện liên quan đến đề tài. Từ bước tập hợp các phương diện lặp lại liên quan đến đề tài, chúng tôi sẽ đi đến việc khẳng định những đặc điểm mang tính ổn định về cảm hứng và nghệ thuật trần thuật. Từ đó tạo cơ sở vững chắc cho những nhận xét của luận văn. Ngoài các phương pháp vừa nêu, chúng tôi còn sử dụng phương pháp so sánh và thống kê ở những chừng mực nhất định. Khi trình bày cảm hứng chủ đạo, chúng tôi có so sánh những tác phẩm của Kim Lân với những tác phẩm của các nhà văn Nguyễn Tuân, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Thạch Lam… Sử dụng phương pháp so sánh, chúng tôi nhằm để hình dung rõ vấn đề chứ không nhằm mục đích khẳng định sự hơn kém ở các nhà văn. Phương pháp 16 thống kê sẽ được sử dụng để xem xét các phương thức trần thuật, các dạng cấu trúc trần thuật có tính tập trung cao và có tấn số xuất hiện nhiều lần trong truyện ngắn của Kim Lân, từ đó hướng đến việc tìm ra các đặc điểm riêng, ổn định, có dụng ý của nhà văn, nhằm làm vững chắc hơn cho những nhận xét của luận văn. 5. Những đóng góp của luận văn Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Ông là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Mặc dù được đánh giá là nhà văn có tài nhưng những công trình nghiên cứu về truyện ngắn của ông còn khá ít. Luận văn của chúng tôi sẽ đi vào các vấn đề: cảm hứng chủ đạo, phương thức trần thuật và cấu trúc trần thuật. Dù các vấn đề đặt ra trong luận văn chưa là tổng quát nhưng chúng tôi hi vọng sẽ góp thêm hiểu biết về phong cách nghệ thuật của Kim Lân. Từ đó, góp phần khẳng định vị trí của Kim Lân trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại và đóng góp một phần nhỏ vào việc học tập, giảng dạy truyện ngắn Kim Lân ở nhà trường phổ thông. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần dẫn nhập, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo luận văn gồm có ba chương: Chương 1. Cảm hứng chủ đạo trong truyện ngắn của Kim Lân. Chương 2. Các phương thức trần thuật trong truyện ngắn của Kim Lân. Chương 3. Cấu trúc trần thuật trong truyện ngắn của Kim Lân. 17 Chương 1 CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA KIM LÂN 1.._.1. Về khái niệm cảm hứng Phương diện chủ quan của nội dung tư tưởng tác phẩm là lý giải chủ đề, cảm hứng tư tưởng, tình điệu thẩm mỹ. Tư tưởng của tác phẩm bao gồm khuynh hướng triết học, chính trị, đạo đức, khuynh hướng nhận thức, khuynh hướng tình cảm, thẩm mỹ thể hiện trong tác phẩm. Tư tưởng của tác phẩm có quan hệ chặt chẽ với quan niệm về thế giới, với quan niệm về nhân sinh, với tình cảm và thái độ của nhà văn. Tư tưởng của nhà văn sẽ chi phối sự đánh giá các hiện tượng đời sống trong tác phẩm. Xuất phát từ đặc điểm này, nghiên cứu văn học đã hình thành khái niệm cảm hứng chủ đạo với tư cách là nhân tố tư tưởng trong sáng tạo nghệ thuật. Cảm hứng thường được hiểu là trạng thái tâm lý đặc biệt khi sức chú ý được tập trung cao độ, kết hợp với cảm xúc mãnh liệt, tạo điều kiện để óc tưởng tượng, sáng tạo hoạt động có hiệu quả. Cảm hứng là hứng thú sáng tạo nói chung và sáng tạo văn học nói riêng. Hê Ghen và Bêlinxki đều dùng từ “cảm hứng” “để chỉ trạng thái hưng phấn cao độ của nhà văn do việc chiếm lĩnh được bản chất của cuộc sống mà họ miêu tả. Sự chiếm lĩnh ấy bao giờ cũng bắt nguồn từ lý tưởng xã hội của nhà văn nhằm phát triển và cải tạo thực tại” [dẫn theo 74, tr.141]. Theo Pôxpêlốp thì cảm hứng là “sự lý giải, đánh giá sâu sắc và chân thực - lịch sử đối với tính cách được miêu tả vốn nảy sinh từ ý nghĩa dân tộc khách quan của các tính cách ấy là cảm hứng tư tưởng sáng tạo của nhà văn và của tác phẩm của nhà văn” [74, tr.141]. Cảm hứng là một phương diện chủ quan thuộc về nội dung tư tưởng tác phẩm. Lênin từng viết trong bút ký triết học: “Tư tưởng - đó là 18 nhận thức và khát vọng (mong muốn) của con người” [dẫn theo 57, tr.265]. Cùng quan điểm với Lênin, Pôxpêlốp khẳng định: Tư tưởng của tác phẩm văn học là sự thống nhất tất cả các mặt nội dung của nó như hệ đề tài, hệ vấn đề và sự đánh giá tư tưởng - cảm xúc đối với cuộc sống, đó là tư tưởng khái quát, tư tưởng bằng hình tượng, bằng cảm xúc của nhà văn. Tư tưởng đó thể hiện cả ở sự lựa chọn, cả ở sự lý giải và cả ở sự đánh giá các tính cách [74, tr.124]. Nội dung tư tưởng tác phẩm văn học luôn gắn liền với cảm xúc mãnh liệt. Nhà phê bình Bêlinxki nói: “Tư tưởng thơ, đó không phải là phép tam đoạn thức, không phải là giáo điều, không phải là qui tắc, mà là một ham mê sống động, đó là cảm hứng” [dẫn theo 57, tr.268]. Bêlinxki giải thích rõ hơn: “Trong cảm hứng nhà thơ là người yêu tư tưởng như yêu cái đẹp, yêu một sinh thể sống, thấm nhuần tư tưởng một cách nhiệt tình” [dẫn theo 57, tr.268]. Cụ thể các quan điểm của Bêlinxki, Trần Đình Sử đưa ra quan điểm về cảm hứng: Cảm hứng là một tình cảm mạnh mẽ, mang tư tưởng, là một ham muốn tích cực đưa đến hành động. Điều quan trọng là cần nhận ra cảm hứng như một lớp nội dung đặc thù của tác phẩm văn học . Cảm hứng trong tác phẩm trước hết là niềm say mê khẳng định chân lý, lý tưởng, phủ định sự giả dối mà mọi hiện tượng xấu xa, tiêu cực là thái độ ngợi ca, đồng tình với nhân vật chính diện, là sự phê phán tố cáo các thế lực đen tối, các hiện tượng tầm thường [57, tr.268]. Với tính chất là một trong những yếu tố hợp thành tư tưởng tác phẩm, Hêghen xem cảm hứng chủ đạo như là “ trung tâm điểm ”, “ vương quốc sự thật” của nghệ thuật. Ông cho rằng: Cảm hứng chủ đạo là biểu hiện của tâm hồn người nghệ sĩ say mê thâm nhập vào bản chất của đối tượng, trở thành tương ứng với nó, gần 19 như là xuyên suốt vào nó. Theo ông, cảm hứng chủ đạo cần được xem như là một sản phẩm của “một tinh thần phong phú và hoàn thiện, một cá tính mà trong đó tất cả những lực lượng bản thể phổ quát đều được thực hiện” [dẫn theo 20, tr.208]. Về khái niệm cảm hứng chủ đạo, Bêlinxki quan niệm cụ thể hơn: Trong những tác phẩm thi ca (hiểu theo nghĩa rộng: tác phẩm nghệ thuật - người soạn) đích thực, tư tưởng không phải là một khái niệm trừu tượng, được diễn tả một cách giáo điều, mà nó tạo thành linh hồn toả vào trong tác phẩm, giống như ánh sáng chiếu vào pha lê. Tư tưởng trong sáng tạo thi ca - đó chính là cảm hứng… Cảm hứng là sự thiết tha và nhiệt tình nồng cháy gợi nên bởi một tư tưởng nào đó [dẫn theo 20, tr.208]. Cũng với quan điểm trên, Bêlinxki viết: Nghệ thuật không cho phép thâm nhập vào nó những tư tưởng triết học trừu tượng, những tư tưởng lý tính; tư tưởng thi ca - đó không phải là một thứ tam đoạn luận, không phải là giáo điều, không phải là qui luật; đó là nhiệt tình sinh động. Cảm hứng biến sự nhận thức của trí tuệ về một tư tưởng nào đó trở thành niềm say mê đối với tư tưởng đó, trở thành năng lượng và thành khát vọng nồng nhiệt [dẫn theo 20, tr.209]. Từ những quan điểm trên, Bêlinxki đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu cảm hứng chủ đạo của nhà văn trong tác phẩm để tìm hiểu đặc điểm sáng tác của nhà văn ấy: “Công việc đầu tiên, nhiệm vụ đầu tiên của người phê bình là giải đoán cảm hứng chủ đạo của tác phẩm” [dẫn theo 20, tr.209]. Về khái niệm cảm hứng chủ đạo, Huỳnh Như Phương đưa ra quan điểm: Cảm hứng chủ đạo thấm nhuần vào toàn bộ cấu trúc của tác phẩm, vào thế giới hình tượng, bao gồm không gian, thời gian, tính cách nhân vật, 20 vào xung đột và cốt truyện, vào ngôn từ và giọng điệu của một bài thơ, một truyện ngắn, một thiên tuỳ bút hay một cuốn tiểu thuyết [20, tr.210] . Từ quan điểm này, tác giả khẳng định: “Việc tìm hiểu cảm hứng chủ đạo không phải chỉ căn cứ trên một bộ phận, một thành tố nào, mà phải căn cứ trên toàn bộ lô gích nghệ thuật của tác phẩm” [20, tr.210]. Như vậy, cảm hứng là một trong những yếu tố chính hợp thành tư tưởng của tác phẩm. Cảm hứng chủ đạo được xem là “trung tâm điểm”, là “vương quốc sự thật” của nghệ thuật. Cảm hứng chủ đạo không chỉ toát ra từ tác phẩm mà còn xuyên suốt toàn bộ sáng tác của một tác giả. 1.2. Cảm hứng chủ đạo trong truyện ngắn của Kim Lân 1.2.1. Động lực thúc đẩy sáng tác và ngọn nguồn, đối tượng tạo nên cảm hứng trong truyện ngắn của Kim Lân Nhà văn Kim Lân từng kể về đời mình: Tôi không được học đến nơi đến chốn. Đang học lớp nhất ở trường huyện thì bố tôi mất, tôi bỏ nhà xuống Hải Phòng tìm việc làm, không được, lại quay về làng. Tôi đi học nghề sơn guốc của một ông hoạ sĩ làng bên. Trong sự rẻ rúng của gia đình (ông là con trai người vợ ba cụ thân sinh), nhiều bạn bè đồng học vẫn đi, đèn sách nhởn nhơ, tôi buồn bực vô cùng. Đúng ra là tự ái. Tự nhiên tôi nhìn xung quanh thấy nhiều sự nhăng nhít, vô lý và nhất là lòng ham viết, thích viết của tôi lại càng nung nấu [54, tr.14 - 15]. Theo cách nói của Lữ Huy Nguyên “cái ý nghĩ cương quyết, ngây thơ: ta chẳng kém gì các người” của anh thợ sơn guốc đã đưa Kim Lân đến với nghề văn. Như vậy, Kim Lân viết văn trước hết có hai động lực khởi nguồn: lòng “ham viết, thích viết” và “nhiều sự nhăng nhít, vô lý” của cuộc sống xung quanh nhà văn lúc ấy. Mặc nhiên, việc cầm bút viết văn của người thợ sơn guốc đó có ý nghĩa lớn lao, mang tính nhân đạo và nhân văn 21 là “đòi cho mình một thân phận, một nhân phẩm, một chỗ đứng trong cuộc sống nhỏ bé quẩn quanh của quê hương” [54, tr.15]. Và “người thợ sơn guốc” ấy đã có truyện ngắn đầu tay đăng trên báo Trung Bắc chủ nhật số 120 ra ngày 26-7-1942. Đó là truyện Đứa con người vợ lẽ thấm đẫm tính chất tự truyện. Cái “nhăng nhít, vô lý ” từ cảnh ngộ của bản thân mình đến cái “nhăng nhít, vô lý” ở xung quanh dần dần được Kim Lân đưa vào các truyện của mình (Nỗi này ai có biết - 1943, Cơm con - 1943,…). Những trang viết theo cuộc đời, càng ngày nhà văn càng mở rộng không gian nghệ thuật trong các truyện của mình, từ một số mặt của cuộc sống ở vùng quê quen thuộc của những lớp người “đầu thừa đuôi thẹo” (chữ của Vương Trí Nhàn) trước năm 1945, đến những con người đói nghèo lam lũ vì miếng cơm tấm áo đổi đời, đi theo cách mạng và kháng chiến sau năm 1945. Theo trình tự những trang viết của Kim Lân, người đọc có thể thấy nội dung và chất lượng các truyện ngắn cứ mở dần mở dần, cứ cao dần cao dần… 1.2.2. Về cảm hứng phê phán trong truyện ngắn của Kim Lân Kim Lân cho rằng “điều quan trọng là văn chương phải thật, phải giản dị” [16, tr.39]. Nhà văn không bằng lòng với thứ văn chương “kêu quá, bóng bẩy quá, cứ như là đánh bóng mạ kền …” [16, tr.39]. Tất nhiên, cái mà Kim Lân gọi là thật là cái thật của văn chương, theo cách văn chương. Và cái giản dị cũng vậy, nó là cái giản dị nghệ thuật. Bởi vậy, nhìn vào các truyện của Kim Lân viết, người đọc bắt gặp hầu hết là những cảnh những người mà nhà văn đã từng sống, từng quen biết, từng gần gũi và hiểu biết một cách cặn kẽ, sâu sắc. Đó là những làng quê xung quanh quê nhà văn, những con người sinh sống ở các làng quê ấy mà mỗi lần bước chân ra ngõ xóm đường làng là Kim Lân đã gặp. Một vấn đề khác trong sáng tác truyện mà Kim Lân coi trong đó là vấn đề khắc hoạ nhân vật. Nhà văn nói: “Tôi quan niệm: truyện ngắn cũng là 22 tiểu thuyết và điều quan trọng là nhân vật. Nhân vật phải có tính cách và phải hành động theo tính cách nhân vật một cách tự nhiên, không giả tạo sáo rỗng” [16, tr.38 - 39]. Tính cách ở đây là một khái niệm thuộc phạm trù mỹ học của chủ nghĩa hiện thực, nó vạch ra đường biên khu biệt những nét riêng biệt của một (hay một nhóm) đối tượng này so với một (hay một nhóm) đối tượng khác. Ở một mức nào đó, có thể phân ra làm hai loại nhân vật: loại nhân vật “đầu thừa đuôi thẹo” và loại nhân vật là hình tượng của quần chúng bình thường. Nhiều nhân vật trong các truyện của Kim Lân, đặc biệt là các truyện viết trước năm 1945, đã có dấu ấn chung về tính cách của lớp người mà nhà văn quen thuộc ở cả một vùng quê ông lúc đó. Có nhà nghiên cứu nhận thấy nhân vật trong nhiều truyện của Kim Lân là những người “đầu thừa đuôi thẹo”, ông chẳng ra ông, thằng chẳng ra thằng (Vương Trí Nhàn). Cũng có nhà nghiên cứu phát hiện ở một tầng sâu khác: “Ông còn là đại diện văn học sáng giá của những lớp người tài hoa bặt thiệp, phong lưu riêng thú… chọi gà, thả chim, đấu võ, đánh vật …” [54, tr.16]. Đúng là có điều này, nhiều nhân vật trong nhiều truyện viết trước năm 1945 của Kim Lân thuộc lớp người “đầu thừa đuôi thẹo” ấy là những nhân vật có những nét tài hoa riêng, bặt thiệp riêng (Cả Chuẩn trong Con Mã Mái, Trưởng Thuận trong Đôi chim thành …). Hình như ở vùng đất quê Kim Lân, những người như vậy có nhiều và họ đã tạo nên cái nét đặc sắc riêng, khơi gợi sự chú ý của nhà văn. Kim Lân đã viết về họ, về những cái mà họ vốn có và đã có, về cuộc sống mà họ đã sống. Những điều ấy có khi “nhăng nhít, vô lý” nhưng đều là hiện thực đáng kính, đáng yêu, như là dấu vết riêng biệt của một thời đã qua không còn lặp lại. Hầu hết những truyện ngắn viết sau năm 1945, “Kim Lân vẫn tiếp tục viết về làng quê Việt Nam. Ông thường viết về những cảnh tội nghiệp, cuộc sống khốn khó đến cùng cực của người nông dân dưới chế độ cũ và sự đổi 23 đời của họ nhờ cách mạng” [89, tr.758]. Trong các truyện ngắn sau cách mạng tháng tám, các nhân vật hầu như không có những cái phô ra bên ngoài một cách đặc biệt, nổi trội. Họ sống bình dị lẫn vào trong lớp người mà họ đại diện nhưng tiếp xúc lâu dài với họ, sẽ thấy ở họ một sức chịu đựng đói khổ, cực nhọc và cả đắng cay thật mạnh mẽ để vươn lên. Họ hoạt động phục vụ cách mạng thầm lặng, bình thường nhưng đáng quí. Ở họ luôn toả ra tình yêu sâu đậm từ trong trái tim đối với quê hương, đất nước và cách mạng… Cuộc sống con người muôn màu muôn vẻ, tính cách con người càng lắm dạng lắm hình. Kim Lân quan niệm viết truyện phải chân thật, phải giản dị. Nhà văn rất coi trọng việc khắc hoạ nhân vật trong truyện. Để ghi lại một cách chân thật và giản dị theo tinh thần hiện thực chủ nghĩa những con người và cuộc sống những con người đó, Kim Lân thường vận dụng phương thức trần thuật khách quan và phương thức trần thuật chủ quan. Ở phương thức trần thuật khách quan, nhà văn để cho người trần thuật tách khỏi diễn biến câu chuyện, tránh xa các nhân vật… để cho nhân vật và sự kiện tự nó hiện ra như vốn có trong cuộc đời thực. Từ đó, tác giả tạo cho người đọc cảm tưởng như tự mình trực tiếp tiếp xúc với nhân vật và sự kiện, không qua khâu trung gian của người trần thuật. Ở phương thức trần thuật chủ quan, nhà văn lại để cho nhân vật xưng tôi kể lại câu chuyện mà chính nhân vật xưng tôi này đã trực tiếp có mặt, trực tiếp tham gia. Nhìn chung hai phương thức trần thuật này đã giúp cho người trần thuật - nhà văn tránh được sự có mặt trong câu chuyện, trong các sự kiện được trần thuật. Từ đó, câu chuyện được kể gia tăng ảo ảnh về tính hiện thực đối với người đọc ở mức cao hơn. Đọc truyện của Kim Lân, người đọc hình như không bắt gặp, nói đúng hơn là rất ít bắt gặp và khó nhận ra một cách rõ ràng thái độ của nhà văn trước các sự kiện và nhân vật được miêu tả. Nhà 24 văn từng nói. “Tôi quan niệm chi tiết là những hình tượng. Tôi muốn nói thật ít, nói bằng hình tượng chi tiết để người đọc tự cảm nhận những điều mình viết muốn nói cũng như để khắc hoạ nhân vật” [16, tr.265]. Có thể nói, Kim Lân là nhà văn rất tôn trọng tính khách quan của hiện thực và rất đề cao năng lực thẩm mỹ của người đọc. Truyện của Kim Lân là truyện hiện thực. Nhà văn kể mọi chuyện từ chọi gà, thả chim, đánh vật trong những dịp lễ hội; đến chuyện mấy cậu choai choai thách đố nhau chim gái dẫn đến “nỗi này ai có biết”; chuyện các đại ca “tập hợp” nhau tiến hành một buổi “chợ đồng” ở làng bên để thực lời nguyền từ kiếp nào (Trả lại đòn); chuyện con cái đối với bố già (Cơm con); chuyện anh chàng ngụ cư nhặt được vợ giữa nạn đói khủng khiếp (Vợ nhặt); chuyện một gia đình tản cư trong kháng chiến mà lòng lúc nào cũng không rời làng, rời xóm và tuyệt đối trung thành với cách mạng (Làng); chuyện cải cách ruộng đất có sai lầm gây oan sai nhưng cơ bản đã đáp ứng được quyền lợi cơ bản của người nông dân (Ông lão hàng xóm, Người chú dượng); chuyện người nông dân đắn đo khi phải đưa ruộng đưa trâu vào hợp tác xã (Ông Cả Luốn gốc me); chuyện sinh hoạt của gia đình cán bộ trong kháng chiến (Con chó xấu xí); chuyện sơ tán trong cuộc chiến tranh phá hoại của máy bay Mỹ (Bà mẹ Cẩn)… Người đời có tốt có xấu, sự việc xảy ra hàng ngày có đúng có sai. Trong các trang viết của Kim Lân, hình ảnh con người và cuộc sống cứ tự nhiên như vậy mà hiện ra. Có thể nói, hầu như nhà văn không muốn bày tỏ thái độ khẳng định, khen chê về những gì mà mình miêu tả, khắc hoạ trong tác phẩm. Tác giả để cho bản thân hình tượng tự nói những gì cần nói và để cho người đọc tự rút ra những nhận định, đánh giá. Ở những hình tượng này, người trần thuật - tác giả không cần đem cái chủ quan của mình ra để định hướng cho người đọc một cách lộ liễu, thiếu tế nhị. Kim Lân hướng đến sự định hướng cảm nhận 25 cho người đọc khi tiếp nhận tác phẩm văn chương bằng cách nâng cao tính nghệ thuật khi khắc hoạ hình tượng. Đọc truyện ngắn của Kim Lân, người đọc nhận thấy truyện của ông như không có cảm hứng phê phán, mặc dù ở một số truyện, nhân vật được khắc hoạ có những biểu hiện sai trái trong hành vi, trong ứng xử. Trong truyện ngắn Đứa con người vợ lẽ (1942), người đọc bắt gặp thái độ lạnh lùng ích kỉ đến vô cảm của ông anh cả đối với Tư - người em cùng cha khác mẹ. Ông anh cả vừa vào đến nhà đã “ nghiêm nghị đảo mắt chung quanh, sẽ cau mặt lại gắt”. “Ông ngáp thốc ngáp tháo một hồi, rồi ngủ lúc nào không biết” [54, tr.28]. Sau khi ăn xong bát phở, “ông Cả vội vã cắp cặp ra đi”. Ông không hề ghé mắt đến thằng em “gày còm” đã hai ngày không có một hạt cơm vào cái dạ dày lép kẹp. Tuy vậy, Tư vẫn không oán trách người anh cả, chỉ lầm lũi thực hiện những điều ông anh sai bảo như một người em ngoan ngoãn, biết điều. Ở truyện ngắn này, người trần thuật, ngoài việc khắc hoạ một số nét về hình dạng, cử chỉ, hành động, lời nói… cũng không bình luận gì thêm. Trong các truyện ngắn của Kim Lân, một số nhân vật vẫn có mặt trái của nó. Ở truyện Nỗi này ai có biết, các nhân vật Kiến, Dần, chỉ vì một cô gái (Lan) mà trêu chọc nhau, khích nhau chim, chuột,… rồi lấy cớ bỏ ngang để cô cuồng giận mắc phải lỗi lầm với người khác (Mộ) đến nỗi phải bỏ nhà ra tỉnh làm cô đầu. Truyện dừng lại ở đó, người trần thuật không thêm một lời nào. Ở truyện Con Mã Mái, người đọc cũng bắt gặp đặc điểm này. Cả Chuẩn vì thích con Mái Ô sò của Tư Méo, muốn có nó để gây được những con gà chọi tốt nên đã giao du với tên chuyên câu gà Cả Cúi để hắn câu trộm cho mà chẳng nề hà tai tiếng. Đến như Chánh Bảy (Trả lại đòn) chiêu mộ các “hảo hán” trong vùng Phủ Từ Sơn để đi chuyến “chợ đồng” (gặt cướp lúa ngoài đồng) ở làng Trang Liệt để thực hiện một lời nguyền thù hận từ kiếp 26 nào và người kể chuyện cũng lùi về một khoảng cách rất xa, không bộc lộ gì. Nếu nói Kim Lân có một tác phẩm viết dưới ánh sáng của cảm hứng phê phán thì đó có thể kể đến truyện Cơm con (1943). Ở truyện ngắn này, nhà văn cũng dùng phương thức trần thuật khách quan. Cơm con viết về chuyện người con trai trưởng - cả Anh và vợ đối xử tàn tệ với người bố già. Sau khi vợ chết, cụ Nhiêu đã hy sinh cả thời trai trẻ để nuôi nấng hai anh em cả Anh khôn lớn: Một mình cụ tần tảo mua rau bán hành, buôn đấu bán thúng, thôi thì xoay xoả đủ vành. Anh em trong họ khuyên cụ lấy thêm vợ hai. Trước nữa là có người đỡ đần công việc, sau là vui thú cảnh già. Nhưng cụ Nhiêu thương con. “Biết rằng người ta về nhà mình người ta có thực thương con mình không ? Hay lại tan cửa nát nhà”. Nên cụ không dám tơ tưởng đến đường vợ lẽ con thêm làm gì. Vốn là người lo xa, cụ Nhiêu đã tậu hơn mẫu ruộng đẳng điền dưỡng lão [54, tr.550]. Để lấy lòng cụ, vợ chồng cả Anh đã chu đáo ngày hai bữa rượu. Cả Anh dỗ dành: Thôi thì bố già rồi chả kiếm được nữa, ông cứ về ở với chúng con cho vui cửa vui nhà… Còn mấy mẫu ruộng đấy. Chả trước, thì sau cũng là của chúng con; nhưng ý con muốn ông cứ sang tên ngay cho chúng con thì vẫn hơn. Chứ để người ta cấy rẽ: phân do, cỏ dã có đâu họ chăm chỉ bằng mình, họ bỏ dài rồi nó rạc cả chân ruộng của mình đi [54, tr.550]. Cụ Nhiêu bằng lòng vì cho lời con là phải. Nhưng trớ trêu thay “ sang tên mấy mẫu ruộng ấy cho cả Anh được ít lâu thì vợ chồng hắn ra ý khủng khỉnh với ông cụ ngay” [54, tr.551]. Từ đấy, “chiều nào cũng vậy rượu vào, cả Anh lại cà khịa với cụ Nhiêu móm”. Cả Anh hết đòi bố trả lại mấy 27 cái mâm cụ cầm cho người ta lấy tiền cưới vợ cho đứa em, cả Anh lại coi bố là “cái nợ”, “ám” không cho hắn “ngóc đầu lên được”. Kể ra những thái độ, hành động, lời lẽ ngang ngạo của đứa con bất hiếu, bất mục đối với cụ Nhiêu rồi kết thúc truyện bằng tiếng thằng Kề nhớn ra rả bài học luân lý: Bổn phận đối a với a cha mẹ. Bổn ư a phận đối a với a cha mẹ… Cách ngôn: cha mẹ nuôi a con bằng a giời bằng bể; con nuôi a cha mẹ con kể từng ngày [54, tr.553]. Đây là một sự đối lập có ý thức của người trần thuật, của người viết truyện. Như vậy, ở truyện ngắn này, cảm hứng phê phán kẻ không có đạo lý làm con là khá rõ. Cảm hứng phê phán trong văn học hiện thực được thể hiện bằng nhiều phương cách và ở nhiều mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào phong cách sáng tác của mỗi tác giả. Có thể là vạch trần sự xấu xa tàn bạo như Giông tố (Vũ Trọng Phụng), Tắt đèn (Ngô Tất Tố); Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan), có thể là trào phúng như Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), và ở nhiều truyện ngắn của Nam Cao, Nguyên Hồng,… Ở các tác giả này, trong các tác phẩm của họ, khi tiếp cận, người đọc dễ dàng nhận ra ý đồ chủ đạo và sự phê phán, thái độ lên án, đả kích là rõ rệt. Đối với Kim Lân, việc phân tích, biện luận về cảm hứng phê phán có phần khó hơn. Nếu nói trong tác phẩm văn học, sự kiện được miêu tả và nhân vật được khắc hoạ thể hiện ý đồ nghệ thuật, tư tưởng nghệ thuật của tác giả thì không nhiều thì ít, một số truyện của Kim lân có cảm hứng phê phán, như đã tìm hiểu ở trên. Nhưng nếu xem xét phương cách miêu tả sự kiện, khắc hoạ nhân vật ở mặt ngôn ngữ và giọng điệu trong trần thuật thì người đọc có cảm nhận là nhà văn không (trừ một số trường hợp như truyện Cơm con,...) hoặc hầu như không phê phán. Ở điểm này, không phải là nhà văn không nhận ra cái đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu của người đời. Muốn đi sâu tìm hiểu vấn đề này, có lẽ 28 phải trở về điểm xuất phát là hoàn cảnh riêng của nhà văn lúc thiếu thời. Hoàn cảnh của Kim Lân đã tạo cho nhà văn một tâm lý, tính cách mang đậm một niềm khát khao hướng thiện, một lòng bao dung nhân ái tràn đầy. 1.2.3. Cảm hứng yêu thương và trân trọng con người Khi nói về truyện Vợ nhặt, Kim Lân đưa ra ý kiến về chân lý của văn chương : “Trong văn phải có cái tâm” [16, tr.35]. Đối với Kim Lân cái tâm là lòng thương xót con người hay con vật (Vợ nhặt, Con chó xấu xí…), là sự thẳng thắn ghét cay ghét đắng sự khuất tất ám muội (Con chó xấu xí…). Theo Kim Lân, cái tâm là cái tâm đạo lý, nhân ái. Cái tâm ấy đã khiến cho cụ Cả Lẫm (Ông Cản Ngũ) không dùng miếng võ hiểm độc để tiêu diệt đối thủ vì cụ Cả Lẫm phân vân: “Có nên vì một keo vật mà làm hại một người bấy lâu vì dân, vì nước được không” [54, tr.303]. Cụ đã nhận cái thua về mình bởi một duyên cớ rất đẹp: “Trong cái buổi còn đang nước mất nhà tan này, có nên vì hơn thua một keo vật mà đánh một người nghĩa khí, một người vì dân, vì nước như ông bác đây thành một người tàn phế, bỏ đi được không?” [54, tr.303]. Điều cần nói thêm ở đây, trong cái tâm đạo lý, nhân ái chung mà mọi người cần có, cái tâm của Kim Lân có riêng một độ sâu thấm thía. Vì cái tâm này, Kim Lân đã không để cho anh chàng hiệp sĩ gỗ (Anh chàng hiệp sĩ gỗ) giết một cô gái lương thiện theo ý mụ phù thuỷ khi hứa biến anh ta thành người thật để thực hiện ước mơ cứu nạn cho đời. Dù chỉ là một con rối nhưng anh chàng hiệp sĩ gỗ lại giàu lòng trắc ẩn. Khi âm thanh của cuộc sống bất công, nghèo khổ của những người bất hạnh theo gió đêm những ngày cuối năm lọt vào chiếc thùng gỗ, người anh chàng hiệp sĩ gỗ bỗng sôi lên: Anh muốn hoá thành người thực, và thanh gươm của anh thành một thanh gươm thực. Anh sẽ mang thanh gươm báu ấy ra khỏi cái hòm bé nhỏ này bước vào cuộc đời đầy khổ cực, bất công của xã hội bên ngoài kia. Anh sẽ vung thanh gươm ấy lên như khi anh vung gươm diễn trò trên sân khấu, san bằng mọi bất công, oan trái ở trên đời. Anh sẽ làm cho trên mặt đất này không còn tiếng khóc thảm thiết như tiếng khóc của ông lão mù mất chó [54, tr.317]. 29 Như vậy, điều cần thiết đối với anh chàng hiệp sĩ gỗ là trái tim con người - cái tâm con người. Với hai cách nói bằng chính luận và bằng nghệ thuật, Kim Lân đã nhấn mạnh điều kiện tiên quyết đối với con người là lòng yêu thương con người, yêu thương cuộc sống con người. Nhà văn lại cần hơn thế. Bởi có cái tâm yêu thương con người và cuộc sống con người mới thực sự rung động trước những cảnh đời bất hạnh, khổ cực mới thật sự căm giận bất công tàn bạo. Đó là cơ sở để sáng tạo ra những tác phẩm đạt tới tính nhân đạo chủ nghĩa và tinh thần nhân văn cao đẹp. Có thể nói, cái tâm của Kim Lân là sự phản ứng tích cực trước cảnh ngộ và thân phận. Nhà văn đã từng trực tiếp chứng kiến những điều “nhăng nhít, vô lý” của cuộc đời, trực tiếp chịu đựng sự lạnh lùng nghiệt ngã của ngay những người cùng chung một dòng máu. Kim Lân đã đi từ cảm thương cho mình đến cảm thương đối với người. Trong truyện ngắn Đứa con người vợ lẽ, Tư (nhân vật mang dấu ấn rõ rệt của tác giả tự truyện) không oán hận ông anh cả mà buồn nhiều về cái đói, cái khổ đày đoạ mình, Tư thương mình, Tư thương mẹ. Như một ẩn dụ, anh chàng hiệp sĩ gỗ trong thùng đựng các con rối của ông lão múa rối rong, vào một đêm gần tết “nghe tiếng khóc của ông lão mù loà ấy, bỗng sinh ra nghĩ ngợi”. Tiếng khóc của ông lão “sói vào mặt anh, kể lể những đau khổ cùng cực” [54, tr.315]. Và không chỉ có mỗi ông lão ăn mày mù: Mấy hôm nay anh chàng hiệp sĩ còn nhận ra dưới gốc đa đen ngòm và lạnh lẽo kia… còn có nhiều tiếng khóc tiếng rên rỉ, than thở khác nữa. Càng gần ngày giáp tết tiếng rền rĩ từ trong bóng tối cây đa đưa ra càng nhiều. Đó là những người ăn mày, những đứa trẻ vô thừa nhận, những người già ốm yếu không có con cái, cửa nhà; ban ngày lang thang đầu đường xó chợ kiếm ăn, ban đêm lại kéo nhau về nằm vạ nằm vật dưới bóng cây đa này [54, tr.317]. Anh chàng hiệp sĩ gỗ cũng nhìn thấy “những ánh đèn đỏ úa đang lừ đừ qua lại dưới mấy cái xóm nghèo ngoài bến sông” - những “ánh đèn quỷ quái” của những người đi đòi nợ đêm ba mươi tết và nghe “tiếng chửi bới cứ rú lên những tiếng nanh ác, sắc nhọn như mũi dao đâm vào da thịt” của họ, “tiếng than thở rền rĩ” “thê thảm ai oán hơn” của những con nợ. Hình ảnh hai mẹ con người 30 đàn bà trốn nợ ôm nhau nằm dưới gốc đa, trong “đêm tối thăm thẳm” và “lạnh buốt”. Tiếng đứa bé “thanh thanh, run rẩy như tiếng chim non”. Đứa bé chỉ dám khe khẽ nói với mẹ nó những điều đang xảy ra mà nó không hiểu và những ước mơ của nó. Tất cả những điều ấy làm cho anh chàng hiệp sĩ gỗ “tối sầm cả tâm trí”. “Ý muốn hoá thành người thật lai càng nung nấu, day dứt trong người anh chàng hiệp sĩ gỗ” [54, tr.318]. Đọc truyện của Kim Lân, người đọc thường bắt gặp hình ảnh những con người trong cảnh đói khổ, phải tha phương cầu thực. “Mạch kể chuyện của Kim Lân dường như bắt rất nhạy vào những cảnh thương tâm: cảnh bỏ nhà xiêu dạt vì công nợ, thuế khoá, cảnh ăn xin, cảnh chết đường, chết chợ, cảnh bị áp bức, đoạ đày…” [2, tr.56]. Ông Tư Mủng (Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê) là một nhân vật như thế. Ông là người làm ruộng không có đất. Từ đời ông nội, đến đời ông… cả gia đình bỏ làng quê, mồ mả ông cha, siêu bạt khắp nơi: Trên đường đi đã có người chết, có người đi ở, có người bán làm lẽ thứ tư, thứ năm cho nhà người. Ốm đau, đói rét rơi rụng dần suốt dọc đường. Người ông nội chỉ cái da bọc xương, gục đầu trên cây gậy lết theo con cháu. Người ông vẫn rền rĩ mấy câu như mấy câu tụng niệm, khấn khứa:“…Cố lên! Các con ơi! Thái Nguyên, Bắc Giang đất rộng người thưa …” Mấy người còn xót lại trong gia đình vẫn lùi lũi dắt díu nhau đi. Con đường tìm đất nắng, mưa kiền kiệt. Cho đến một buổi chiều, người ông chết cóng trong túp lều nát, chơ vơ giữa đồng. Gia đình lúc ấy chỉ còn ba người. Chiều hai mươi tám tết, đồng không mông quạnh, mưa gió mù mịt bốn bề. Ba bốn con người ngồi thầm bên xác người ông suốt đêm hôm ấy [54, tr.378 - 379]. Trong truyện ngắn Người chú dượng, nhân vật ông Mộc cũng “vốn không phải là người ở đây” (người sở tại) mà đã người “nông dân vùng xuôi không thể sống nổi trên mảnh đất quê hương của mình” [54, tr.484 - 485]. Ông cũng giống như những người khác “siêu dạt lên vùng bán sơn địa này phá rừng vỡ bãi, nửa sống bằng nghề làm ruộng, nửa sống bằng nghề sơn tràng, luồn rừng đốt than, lấy nâu, lấy vỏ…” [54, tr.485]. Những ngày đầu lên đến trai Han này, ông Mộc 31 còn trẻ. Các bạn thường gọi là “anh đỏ Mộc”. Vợ chồng anh “vào làm thuê cho nhà ông bạ Dưỡng bên làng Vầu. Chồng cày mùa, vợ đi cấy, tát nước gánh phân, làm cỏ và trông nom mấy chục đõ ông mật” [54, tr.485]. Vợ chồng anh đỏ Mộc đang sống yên ổn thì thằng con trai ông bạ Dưỡng “tán tỉnh”, “thí dỗ” chị đỏ Mộc. Từ đó, cuộc đời anh đỏ Mộc trở nên oan nghiệt và đắng cay: một mình “gà trống nuôi con”, bị người đời coi là kẻ bất lương phải xa lánh, phải đề phòng… Nạn đói năm 1945 đã tác động đến sáng tác của nhiều nhà văn như: Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan… Trong các tác phẩm của các nhà văn này, cái đói đã vít đầu con người xuống, làm cho họ mất cả nhân cách (Một bữa no - Nam Cao). Kim Lân cũng nhận thấy những hậu quả xấu xa của cái đói. Kim Lân đã xúc động sâu sắc bởi thảm hoạ huỷ diệt của cái đói mà những kẻ nghèo khổ phải gánh chịu. Đọc Vợ nhặt, có lẽ tất cả những ai đã trải qua nạn đói năm 1945 ở miền Bắc đều thấy hiện lên không phải là những dòng chữ mà là những cảnh rất thật: Những gia đình từ vùng Nam Định, Thái Bình đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngã rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẫn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây gây của xác người (…) Dưới những gốc đa, gốc gạo sù sì bóng những người đói dật dờ đi lại như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ gào lên từng hồi thê thiết [54, tr.198 - 200] . Cả mặt đất bầu trời ngập tràn hình ảnh cái chết, màu sắc cái chết, mùi vị cái chết. Có lẽ trong văn học Việt Nam hiện đại chưa có một tác giả, tác phẩm nào viết về nạn đói năm 1945 vừa giản dị, vừa chân thật, vừa đạt đến độ sâu sắc thấm thía như Vợ nhặt của Kim Lân. Những trang viết về những con người nghèo khổ trong cảnh đói khát của Kim Lân gợi lên ở người đọc một cảm nhận: hình như những cảnh những người trong các truyện với những cảnh những người trong cuộc đời thực mà nhà văn đã từng chung sống, đã từng gặp,… cứ trộn lẫn vào nhau. Cuộc đời của bản thân Kim Lân, cuộc đời của những con người nơi làng 32 quê nhà văn và cuộc đời những con người nghèo khổ trong nạn đói năm 1945 hoà nhập vào nhau, thực - hư - hư - thực hiện lên trong tâm tưởng của tác giả khi cầm bút. Người đọc có thể xâu chuỗi các nhân vật loại này vào chung một nguồn mạch cảm thương trắc ẩn của tác giả. Từ Tư (Đứa con người vợ lẽ), ông Mộc gù (Người chú dượng), ông Tư Mủng (Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê), đến Tràng, đến người Vợ Nhặt (Vợ nhặt),… Kim Lân viết về họ mà như để nói về mình và viết về những điều của mình cũng là để nói về những điều của họ. Những con người mà Kim Lân quen thuộc và hiểu sâu sắc là những con người của quê hương và những con người trong cuộc kháng chiến của dân tộc. Trong sáng tác của Kim Lân, những con người ở quê hương được khắc hoạ nhiều trong các truyện trước năm 1945, những người kháng chiến được thể hiện nhiều trong các truyện viết sau năm 1945. Kim Lân từng quan n._. thân đã khiến anh ôm choàng lấy vợ. Ở đây, hành động của nhân vật không chỉ là kết quả của 92 một quá trình tâm lí mà nó còn trở thành chi tiết rất đắt góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm. Khai thác hình tượng nhân vật và tổ chức mạch tự sự theo quá trình tâm lí, ngòi bút Kim Lân còn thể hiện thế mạnh ở khả năng phân tích và biểu hiện tâm trạng nhân vật. Trong truyện ngắn Làng, Kim Lân đã thể hiện rất xúc động tâm trạng nhân vật lão Hai. Lão vô cùng đau khổ khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây. Nỗi đau lên đến tột độ, lão căm thù cả làng chợ Dầu. Nỗi mặc cảm, nhục nhã về cái tin làng chợ Dầu theo giặc khiến lão tưởng như tuyệt đường sinh sống: Ông Hai ngồi lặng trên một góc giường, bao nhiêu ý nghĩ đen tối, ghê rợn, nối tiếp bời bời trong đầu óc ông lão. Biết đem nhau đi đâu bây giờ? Biết đâu người ta chứa bố con ông mà đi bây giờ?… Thật là tuyệt đường sinh sống! Mà không một gì cái đất Thắng này. Ở Đài, ở Nhã Nam, ở Bố Hạ, Cao Thượng… đâu đâu có người chợ Dầu người ta cũng đuổi như đuổi hủi. Mà cho dẫu vì chính sách Cụ Hồ người ta chẳng đuổi đi nữa, thì mình cũng chẳng còn mặt mũi nào đi đến đâu. “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…” cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông. Hay là quay về làng?… Vừa chớm nghĩ như vậy. Lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến. Bỏ Cụ Hồ… [54, tr.192] Với sự sâu sắc, Kim Lân đã thể hiện rất xúc động cõi lòng thâm sâu của người nông dân. Họ một lòng đi theo cách mạng. Dù hoàn cảnh nào họ cũng hướng về kháng chiến, hướng về Cụ Hồ. Chính những tình cảm ấy đã khiến lão Hai vô cùng sung sướng và tự hào khi nghe tin làng chợ Dầu không theo giặc. Nhìn lại toàn bộ sáng tác của Kim Lân trong cả hai giai đoạn trước và sau cách mạng tháng tám, người đọc có thể nhận ra sự am hiểu sâu sắc về tâm lí con người của nhà văn. Sự am hiểu này đã giúp Kim Lân có những trang biểu hiện một cách tinh tế, chân thực và cảm động những tình cảm của người lao động 93 nghèo. Có thể nói, chính vốn sống và sự sâu sắc đã đưa ngòi bút của ông gần như đến tận cùng những tâm trạng, nỗi niềm của con người. Điều này cũng như sự thành công của Nam Cao khi khắc hoạ những bi kịch của người nông dân và người trí thức trước cách mạng tháng tám. Cũng bởi những thành công này mà nhà thơ Trần Ninh Hồ đã đưa ra một nhận xét khá sát đáng về truyện ngắn của Kim Lân. “Tất cả, tất cả, dường như đã được ghi lại bằng những thân phận, những tâm trạng sắc sảo đến cốt, đến lõi. Nếu như cho rằng văn chương là lịch sử tâm trạng con người thì Kim Lân quả là nhà văn đích thực trên cái ý nghĩa ấy” [75, tr.87]. 3.2.3.3. Cùng với việc tổ chức mạch tự sự theo quá trình diễn biến tâm lí nhân vật, việc tổ chức điểm nhìn trần thuật cũng là một yếu tố trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Kim Lân. Khi miêu tả, trần thuật các sự kiện nhà văn bao giờ cũng bộc lộ quan điểm đánh giá, cảm thụ về các sự kiện, các loại nhân vật trong tác phẩm. Ở những truyện viết về đề tài những sinh hoạt văn hoá nhà văn thường tiến hành trần thuật theo quan điểm ca ngợi, trân trọng những giá trị văn hoá truyền thống. Ở các truyện viết về đề tài xã hội, vấn đề tổ chức điểm nhìn trần thuật diễn ra rất linh hoạt. Có khi nhà văn tiến hành trần thuật theo quan điểm của mình, có khi theo quan điểm nhân vật, có khi là sự kết hợp luân phiên giữa các quan điểm. Trong các truyện ngắn cấu trúc trần thuật theo quá trình tâm lí, Kim Lân thường sử dụng linh hoạt hai loại điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài. Đặc biệt, với loại điểm nhìn bên trong, sự trần thuật thường được tiến hành qua lăng kính của một tâm trạng cụ thể. Điều này giúp nhà văn tái hiện thành công các quá trình tâm lí của nhân vật. Có thể nói, với dạng cấu trúc trần thuật theo tâm lí, Kim Lân đã mang đến cho nhân vật một đời sống nội tâm phong phú, đa chiều hơn các nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố… Dạng cấu trúc trần thuật này chúng ta thường gặp trong các truyện ngắn của Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Minh Châu,… 3.2.4. Dạng cấu trúc trần thuật đảo lộn trình tự thời gian 3.2.4.1. Hình thức tổ chức sự kiện cơ bản nhất là liên kết các sự kiện thành truyện. Lối tự sự truyền thống thường tổ chức mạch phát triển của câu chuyện 94 theo trật tự từ trước đến sau, từ mở đầu đến kết thúc. Cách tổ chức sự kiện này thường hướng đến sự thể hiện ý nghĩa của chuỗi sự kiện trong mối quan hệ nhân quả. Kim Lân cũng kế thừa cách tổ chức trần thuật này. Bên cạnh đó, có một số lượng đáng kể truyện ngắn của ông mở đầu thời điểm trần thuật ở nhiều thời điểm khác nhau của thời gian cốt truyện. Ở những trường hợp như vậy, mạch tự sự của tác giả sẽ không xuôi chiều mà có sự trở đi trở lại, có sự xen kẽ giữa hiện tại và quá khứ. Sự xáo trộn thời gian này thường gắn với quy luật tâm lí, với việc hướng người đọc đến việc đi tìm nguyên nhân, cội nguồn của hiện tại… Dạng cấu trúc trần thuật đảo lộn trình tự thời gian trong truyện ngắn Kim Lân mang đặc điểm khá đa dạng. Mạch tự sự có thể mở đầu từ hiện tại rồi trở về quá khứ, từ quá khứ gần đến quá khứ xa rồi trở về hiện tại. Hoặc mạch tự sự không xuôi chiều mà có sự trở đi trở lại, xen kẽ giữa quá khứ và hiện tại… 3.2.4.2. So với các dạng cấu trúc trần thuật khác, sự đa dạng và mức độ rõ ràng của dạng cấu trúc trần thuật đảo lộn trình tự thời gian được thể hiện ít hơn. Nhưng với con số 10/28 truyện là một con số đáng kể để định hình nên một dạng cấu trúc trần thuật khác của nhà văn Kim Lân. Ở nhóm truyện thứ nhất (gồm các truyện: Nên vợ nên chồng, Chị Nhâm…), mạch tự sự không xuôi chiều mà đi từ hiện tại trở về quá khứ, từ quá khứ gần đến quá khứ xa. Trong truyện Nên vợ nên chồng, mạch trần thuật bắt đầu từ sự kiện anh Thế chị Hoà xây dựng gia đình trong một hoàn cảnh hết sức cảm động và được mọi người vun vén rất nhiệt tình. Từ sự kiện này, mạch tự sự trở về quá khứ gần với câu chuyện về các tên “anh cu Ế” trong những ngày tháng sống tủi nhục. Từ quá khứ gần, mạch trần thuật trở về quá khứ xa với nhiều chuyện: chuyện “một năm đói mẹ Thế đem bốn đứa con nhỏ lên đất Triều Dương kiếm việc”, chuyện đồng chí Vân giúp Thế kể khổ, chuyện hai lần lấy vợ không thành của Thế. Ở phần hai của truyện, mạch tự sự cũng trở về quá khứ với các câu chuyện: chuyện bố mẹ Hoà đem con tìm đất kiếm sống, chuyện bố Hoà và em Hoà bị giết, chuyện mẹ Hoà thương chồng thương con khóc cho đến chết, chuyện Hoà dũng cảm kể tội thằng Khang… Tương tự, ở truyện Chị Nhâm, mạch tự sự mở đầu bằng việc giới thiệu câu chuyện chị Nhâm vì địa chủ phải 95 trốn lên rừng 27 tháng. Tiếp đó, mạch truyện trở về quá khứ hai mươi năm trước với câu chuyện hai vợ chồng ông lão đánh dậm có hai cô con gái là Nhâm và Cấn. Sau những sự kiện về quãng đời bất hạnh của Nhâm và gia đình, truyện kết thúc bằng sự kiện Dung và Nhâm trở thành vợ chồng. Họ thoát khỏi cảnh đời khốn khổ, trở thành chủ nhân của cuộc đời mình. Ở hai truyện Nên vợ nên chồng, Chị Nhâm, với việc tổ chức mạch tự sự từ hiện tại trở về quá khứ, tác giả đã làm nổi bật quá khứ đau thương của những số phận bất hạnh. Sự đối lập giữa hiện tại cuộc đời mới với quá khứ bất hạnh đã làm nổi bật chủ đề tác phẩm: chỉ có cách mạng mới thay đổi được số phận bất hạnh của người nông dân, chỉ có cách mạng mới đem lại hạnh phúc cho họ. Ở nhóm truyện thứ hai (gồm các truyện: Thượng tướng Trần Quang Khải - Trạng vật, Người chú dượng, Bà mẹ Cẩn…), cấu trúc trần thuật lại mang một đặc điểm khác: mạch tự sự không xuôi chiều mà có sự trở đi trở lại, có sự xen kẽ giữa hiện tại và quá khứ. Trong truyện Thượng tướng Trần Quang Khải - Trạng Vật, mạch tự sự bắt đầu từ thời điểm một đêm cuối xuân Tần ru con ngủ với bao tâm trạng ngổn ngang. Tiếp đó, mạch tự sự có sự trở đi trở lại, xen kẽ giữa nhiều câu chuyện của quá khứ với hiện tại: chuyện tình giữa Tần và Đức Thái Tông Trần Cảnh; chuyện về chàng đô vật Trạng Sặt; chuyện về hai ông đô Voi, đô Nghê thời Lý; chuyện cha con Đức Thái Tông Trần Cảnh nhận ra nhau… Như vậy, ở truyện ngắn này, sự trở đi trở lại xen kẽ của quá khứ nhằm hướng người đọc đến việc giải thích nguyên nhân, cội nguồn của hiện tại . Đó là sự dở dang của cuộc đời Tần; sự say mê, hiểu biết cặn kẽ của Đức Thái Tông Trần Cảnh với môn võ vật… Nói cách khác, việc xáo trộn trật tự cốt truyện trong truyện ngắn này đã mở hướng đưa thêm vào tác phẩm một số cốt truyện khác: cốt truyện của câu chuyện tình giữa cô gái tên Tần với Đức Thái Tông Trần Cảnh, cốt truyện của câu chuyện về hai ông tướng Đá Rãi… Tương tự, trong truyện Bà mẹ Cẩn, sự xen kẽ giữa hiện tại và quá khứ trong mạch tự sự cũng mang ý nghĩa đi tìm nguyên nhân hoàn cảnh hình thành nên tính cách “khó hiểu” của bà mẹ Cẩn. Đó là quá khứ đau khổ, dở dang về đường chồng 96 con. Ngoài ra, ở đây mạch tự sự còn nhằm hướng người đọc đến sự đồng cảm với nhân vật. Ở truyện Người chú dượng, với kiểu người trần thuật xưng tôi vừa là người dẫn truyện vừa là một nhân vật, Kim Lân có chín lần hồi ức. Theo mạch hồi ức, mạch tự sự không xuôi chiều mà có sự trở đi trở lại, xen kẽ giữa quá khứ và hiện tại. Mỗi khi hồi ức hiện ra, mạch tự sự lại chuyển sang một câu chuyện thuộc về quá khứ: chuyện cái bến Mảng - thủ đô Lửa với bao con người thân thiết mà nhân vật tôi đã từng gắn bó; chuyện cái lối đi qua làng U, làng Ngò; chuyện thân một cây trám và những cụm sau sau xơ xác; chuyện vợ chồng ông phán già; chuyện về trại Han những ngày kháng chiến; chuyện dì Bản; chuyện ông Mạc và con dao rừng vỏ gỗ… Những câu chuyện xuất hiện theo kí ức của nhân vật tôi có khi vài trang, có khi là một đoạn. Đó là những thông tin ngắn gọn về quá khứ nhân vật. Cũng có khi, chỉ mấy dòng ngắn ngủi mà Kim Lân đã có cả hình ảnh gợi nhớ của hiện tại và một câu chuyện thuộc về quá khứ: Tôi đã đến dẫy tường đổ, trơ vơ bên sườn một quả đồi sỏi đỏ. Cái nhà này tôi biết. Đấy là nhà vợ chồng một ông phán già ở Hà Nội có con cùng làm một cơ quan với vợ tôi. Anh con giai ấy ốm, rồi chết từ hồ còn kháng chiến. Vợ chồng ông phán tôi có gặp mấy lần ở Hà Nội, tôi có lại nhà chơi. Bây giờ vợ chồng ông ở với người con gái đã luống tuổi làm trong một hợp tác xã đan len gần chợ Cửa Nam [54, tr.453]. 3.2.4.3. Ở dạng cấu trúc trần thuật này, chúng tôi nhận thấy mạch tự sự thường diễn ra theo hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất, mạch từ sự bắt đầu từ thời điểm hiện tại sau đó trở về quá khứ rồi kết thúc ở hiện tại. Ở trường hợp này, mạch tự sự thường trở về một khoảng dài của quá khứ. Trường hợp thứ hai, mạch tự sự có sự trở đi trở lại, xen kẽ giữa hiện tại và quá khứ với những khoảnh khắc nhớ ở nhiều thời điểm khác nhau. Trong cả hai trường hợp, mạch tự sự có thể diễn ra theo mạch hồi ức nhân vật, theo hướng đi tìm nguyên nhân cội nguồn của hiện tại hay theo hướng truyện lồng truyện… Ở cả hai trường hợp trên, tác giả thường hướng đến sự so sánh, đối lập giữa quá khứ đau buồn bất hạnh với hiện tại về sự đổi đời của nhân vật trong cuộc sống mới. Có thể nói, ở dạng cấu trúc 97 trần thuật này, Kim Lân có những nét tương đồng và khác biệt với Nam Cao. Trong truyện ngắn Nam Cao, mạch tự sự cũng có sự trở về của những khoảng dài quá khứ nhân vật. Nhưng trong truyện ngắn Nam Cao, quá khứ nhân vật thường là quá khứ êm đềm, trong sáng, đáng nhớ hơn so với hiện tại (Đời thừa, Trăng sáng, Chí Phèo…). Những quá khứ này thường đặt Trong sự so sánh đối lập với tương lai bế tắc do hoàn cảnh xã hội tạo ra. Ở truyện ngắn của Nam Cao, sự trở về của quá khứ trong mạch tự sự thường nhằm chuyển sự chú ý của người đọc từ sự việc sang nội tình bên trong của nhân vật. Đó là những bi kịch của con người trong xã hội cũ… 98 KẾT LUẬN Kim Lân đến với văn học bằng sự say mê ham thích và ý chí vượt lên số phận. Ông viết văn với một tâm niệm chân thành: đòi cho mình một chỗ đứng, một nhân phẩm trong cuộc sống quẩn quanh ở nông thôn bấy giờ. Chính vì tâm niệm chân thành, đẹp đẽ ấy mà hầu hết các sáng tác của Kim Lân đều tập trung vào hai mảng đề tài lớn: cuộc sống, tâm tư tình cảm của người nghèo khổ và những sinh hoạt văn hoá cổ truyền, những thuần phong mỹ tục ở nông thôn. Trước cách mạng tháng tám, Kim Lân bước vào làng văn với những truyện ngắn mang tính tự truyện đăng trên báo Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ nhật. Ở giai đoạn sáng tác này, ý thức trách nhiệm của nhà văn đối với ông còn mơ hồ. Ông thường viết về bản thân và cái mình thích. Tuy nhiên, với tấm lòng của người vốn là con đẻ của đồng ruộng, Kim Lân đã hướng ngòi bút vào cuộc sống và con người của quê hương. Ông tập trung phản ánh cuộc sống nông thôn cùng với những cảnh đời nghèo khổ, lam lũ của người nông dân. Bên cạnh đó, Kim Lân còn có một số tác phẩm viết về những thú vui, trò chơi nơi thôn dã như: chọi gà, thả chim, chó săn, đánh vật… Có thể nói, những truyện ngắn viết về những sinh hoạt văn hoá cổ truyền của ông đã tạo được những ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Đây là những trang viết thể hiện rất rõ vốn hiểu biết tường tận, phong phú của nhà văn về những giá trị văn hoá truyền thống. Sau cách mạng tháng tám, nhà văn ý thức hơn về trách nhiệm của mình đối với cuộc sống và xã hội. Ông tiếp tục viết về những cảnh đời khốn khó, tội nghiệp. Ông đi sâu vào thể hiện những thay đổi tình cảm, nhận thức, sự đổi đời của người nông dân nhờ cách mạng, những hoạt động phục vụ cách mạng bình thường nhưng đáng quí của họ. Với một tầm nhìn, tầm nghĩ mới, Kim Lân đã sáng tạo ra những tác phẩm có giá trị như: Vợ nhặt, Làng… Cả đời văn, Kim Lân chủ yếu viết truyện ngắn. Hơn ba mươi truyện ngắn là con số không nhiều so với các nhà văn cùng thời nhưng ông đã có những đóng góp đáng kể cho đề tài nông thôn, thể tài truyện ngắn và nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Thành công của Kim Lân xuất phát từ tài năng bẩm sinh, vốn sống đầy 99 đặn, phong phú, khả năng quan sát và thể hiện độc đáo. Mỗi tác phẩm của ông là một sự phát hiện, khẳng định bản chất tốt đẹp của con người. Ông luôn hướng ngòi bút của mình tới điều thiện, cố gắng tìm tòi để nhận ra những biểu hiện tốt đẹp của cuộc sống và của con người với tấm lòng bao dung, nhân ái tràn đầy. Bởi vậy, đọc truyện Kim Lân, người đọc luôn cảm nhận được ở tác phẩm của ông thường toát lên cảm hứng ca ngợi những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, cảm hứng yêu thương trân trọng con người và cuộc sống của con người. Nguồn mạch cảm hứng ấy xuất phát từ cái tâm của con người nhân ái, cái tâm của người cầm bút. Cái tâm ấy bình dị, chất phác mà sâu sắc như con người ông. Trong văn Kim Lân, người đọc không bắt gặp những câu chữ được đánh bóng mạ kền. Ông có cái nhìn, lối nghĩ và cách diễn đạt của người vốn bình dị chất phác. Văn của ông không ồn ào mà chân chất, trong sáng mà chững chạc. Kim Lân từng quan niệm: trong truyện ngắn, chi tiết vô cùng quan trọng. Truyện của ông đầy ắp những chi tiết. Trước khi viết, nhà văn chuẩn bị rất kỹ chi tiết, cốt truyện và nhân vật. Để khắc hoạ chân thật, giản dị hình ảnh con người và cuộc sống của con người, nhà văn thường vận dụng các kiểu trần thuật trong phương thức trần thuật khách quan và phương thức trần thuật chủ quan. Ở phương thức trần thuật khách quan, kiểu trần thuật lạnh lùng là kiểu trần thuật được sử dụng nhiều nhất. Với những đặc điểm của kiểu trần thuật này, tác giả để cho nhân vật, sự kiện tự nó hiện ra và diễn biến như trong đời sống thật. Nhà văn tách khỏi câu chuyện, tạo cho người đọc cảm giác Như được tiếp xúc trực tiếp với các nhân vật và các sự kiện. Từ đó, người đọc có thể cảm nhận, đánh giá theo cách của riêng mình. Bên cạnh đó, trong một số truyện ngắn, khi cần thiết, tác giả lại hoà mình vào nhân vật để bộc lộ thế giới nội tâm của nhân vật. Ở những trường hợp này, lời nói nửa trực tiếp được sử dụng nhằm khai thác triệt để tâm lý nhân vật. Ngoài ra, trong một số truyện ngắn như: Đứa con người vợ lẽ, Cô Vịa, Vợ nhặt, Làng… người đọc bắt gặp rất nhiều yếu tố tự truyện. Đó là nét tương đồng giữa những dấu vết về hoàn cảnh, những trải nghiệm, những ấn tượng của nhà văn với thế giới nhân vật mà nhà văn thể hiện trong tác phẩm. Ở đặc điểm này, nhà văn đã vận dụng sáng tạo phương thức trần thuật khách quan. 100 Sự vận dụng sáng tạo này đã mang đến cho truyện ngắn Kim Lân sự đa dạng về phương thức trần thuật và mang đến cho chủ thể trần thuật một tư cách xuất hiện mới. Ở phương thức trần thuật chủ quan, truyện ngắn Kim Lân trần thuật chủ yếu với hai kiểu trần thuật: kiểu người trần thuật xưng tôi đóng vai trò dẫn truyện và kiểu người trần thuật xưng tôi vừa là người dẫn truyện vừa là một nhân vật. Ở kiểu người trần thuật xưng tôi đóng vai trò người dẫn truyện, người trần thuật là một hình tượng giả định đóng vai trò người dẫn truyện và thường bộc lộ quan điểm của tác giả. Ở kiểu người trần thuật xưng tôi vừa là người dẫn truyện vừa là một nhân vật, do khoảng cách giữa người trần thuật và câu chuyện được rút ngắn nên tạo điều kiện thuật lợi cho việc miêu tả trực tiếp các biến cố, sự kiện xảy ra cũng như khả năng thâm nhập vào chiều sâu thế giới nội tâm của nhân vật. Ngoài ra, ở một số truyện, hai kiểu trần thuật trên còn được vận dụng trong sự kết hợp với kiểu trần thuật uỷ thác cho nhân vật. Phương thức trần thuật liên chủ quan này đã góp phần rất lớn vào việc thể hiện chủ đề tác phẩm và cảm hứng của nhà văn. Góp vào đặc điểm của nghệ thuật trần thuật, cấu trúc trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân cũng là một yếu tố quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Trong những sáng tác của mình, Kim Lân thường sử dụng nhiều dạng cấu trúc trần thuật: dạng tự sự theo trình tự thời gian, dạng tự sự hay rẽ ngang với những kiểu rất riêng, dạng tự sự theo quá trình tâm lí và dạng tự sự đảo lộn trình tự thời gian. Các dạng cấu trúc trần thuật này được sử dụng, kết hợp với nhau rất linh hoạt, hợp lí và đa dạng. Bên cạnh đó, việc thâm nhập, khám phá thế giới hình tượng nhân vật từ nhiều điểm nhìn trần thuật cũng góp phần tạo nên sự hấp dẫn, nét độc đáo trong cách tự sự của nhà văn. Trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, Kim Lân thuộc lớp nhà văn viết không nhiều. Kim Lân viết không nhiều cũng bởi ông rất thận trọng với mình và với người. Trong những sáng tác thành công của Kim Lân, người đọc đều tìm 101 thấy con người ông trong đó. Văn ông thường bộc lộ sự thận trọng, sâu sắc trong suy nghĩ; sự nhân hậu, ôn hoà trong tình cảm. Dù số lượng trang viết không nhiều nhưng với ba truyện ngắn được đưa vào chương trình giảng dạy của tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông (Ông Cản Ngũ, Làng, Vợ nhặt) và hai truyện ngắn được xem là mẫu mực về nghệ thuật viết truyện (Vợ nhặt, Làng), có thể nói, văn xuôi Kim Lân rất tương đắc khi đứng cạnh văn xuôi của các nhà văn cùng thời như: Tô Hoài, Nguyên Hồng,… 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoài Anh (2003), “Kim Lân nhà tiểu thuyết phong tục, sở trường về miêu tả trạng thái nhân thế”, Tạp chí Văn (số 13), Hội văn nghệ TP.HCM. 2. Lại Nguyên Ân (1986), “Văn xuôi Kim Lân”, Tạp chí Văn học (số 6), Viện văn học - uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam. 3. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 4. Bakhtin M. (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết (bản dịch của Phạm Vĩnh Cư), Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội. 5. Bakhtin M. (1998) Những vấn đề thi pháp Dostoievski (bản dịch của Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Y Ban (2004), “Nhà văn Kim Lân: thuở ấy chúng tôi sống bằng hữu lắm”, Giáo dục và thời đại chủ nhật (số 17). 7. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, Tạp chí Văn học (số 9). 8. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, Nxb Đồng Tháp. 9. Nam Cao (1986), Truyện ngắn chọn lọc, Hội văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh, Nxb Văn học, Hà Nội. 10. Lê Tư Chỉ (1996), Để phân tích một tác phẩm truyện ngắn, Nxb Trẻ, TP.HCM. 11. Nguyễn Văn Dân (1998), Lí luận văn học so sánh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 12. Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học lý luận và ứng dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 13. Đặng Anh Đào (2001), Tài năng và người thưởng thức, Nxb Văn nghệ TP.HCM. 14. Lê Tiến Dũng (2003), Giáo trình lý luận văn học phần tác phẩm văn học, Nxb Đại học quốc gia TP.HCM. 103 15. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội. 16. Hà Minh Đức (chủ biên) (1994), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội. 17. Hà Minh Đức (2000), Đi tìm chân lý nghệ thuật, Nxb Văn học, Hà Nội. 18. Lê Bá Hán (chủ biên) (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 19. Nguyễn Văn Hạnh (2002), Văn học văn hoá - vấn đề và suy nghĩ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 20. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1998), Lý luận văn học - Vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục, TP.HCM. 21. Hoàng Ngọc Hiến (1999), Năm bài giảng về thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 22. Hoàng Ngọc Hiến (1999), Văn học và học văn, Nxb Văn học, Hà Nội. 23. Hoàng Ngọc Hiến (2003), Nhập môn văn học và phân tích thể loại, Nxb Đà Nẵng. 24. Phùng Minh Hiến (2002), Tác phẩm văn chương một sinh thể nghệ thuật, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 25. Đỗ Đức Hiểu (1993), Đổi mới phê bình văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 26. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội . 27. Nguyễn Thái Hoà (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 28. Nguyễn Công Hoan (1969), “Viết truyện ngắn”, Văn nghệ (số 30). 29. Nguyễn Công Hoan (1995), Bước đường cùng, Nxb Văn nghệ TP.HCM. 30. Trần Ninh Hồ (1991), “Một ngày Kim Lân”, Văn nghệ (số 34). 31. Nguyên Hồng (1970), Bước đường viết văn, Nxb Văn học, Hà Nội. 32. Nguyên Hồng (1978), Những nhân vật ấy đã sống với tôi, Nxb Tác phẩm mới. 33. Nguyễn Khải (2003), Nghề văn cũng lắm công phu, Nxb Trẻ, TP.HCM. 104 34. Nguyễn Thị Dư Khánh (1995), Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp, Nxb Giáo dục TP.HCM. 35. Trần Đăng Khoa (1998), Chân dung và đối thoại, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 36. Lê Đình Kỵ (1984), Cơ sở lí luận văn học, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 37. M.B. Khrapchenco (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Nxb Tác phẩm mới (Hội nhà văn Việt Nam), Hà Nội. 38. M.B. Khrapchenko (2002), Những vấn đề lí luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 39. Đinh Trọng Lạc (1994), Phong cách học văn bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 40. Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học tiếng việt, Nxb Giáo dục,Hà Nội. 41. Thạch Lam (1988), Tuyển tập, Nxb Văn học, Hà Nội. 42. Đặng Thị Huy Lam (2005), Đặc điểm truyện ngắn Kim Lân, Luận văn thạc sĩ, Đại học sư phạm TP.HCM . 43. Kim Lân (1942), Cô Vịa, Trung Bắc chủ nhật (số 135) (in lại trong luận văn thạc sĩ Đặc điểm truyện ngắn Kim Lân, Đặng Thị Huy Lam (2005), Đại học sư phạm TP.HCM). 44. Kim Lân (1955), Làng, Truyện ngắn, Nxb Văn nghệ, Hà Nội. 45. Kim Lân (1957), Ông lão hàng xóm, Nxb Văn nghệ, Hà Nội. 46. Kim Lân (1958), Anh Chàng hiệp sĩ gỗ, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 47. Kim Lân (1960), Cô gái công trường, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 48. Kim Lân (1962), Con chó xấu xí, Nxb Văn học, Hà Nội. 49. Kim Lân (1965), Vợ chồng anh đội trưởng, Văn nghệ (số 13), Tuần báo của hội liên hiệp văn học - nghệ thuật Việt Nam. 50. Kim Lân (1982), “Nguyên Hồng - một nhà văn”, Tạp chí văn học, (số 3). 51. Kim Lân (1983), Vợ nhặt, Nxb Văn học, Hà Nội. 52. Kim Lân ( 1984), “Chặng đường đi tới”, Tạp chí Văn học (số 4). 53. Kim Lân(1984), Ông Cản Ngũ, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 54. Kim Lân (1996) Tuyển tập Kim Lân, Nxb Văn học, Hà Nội. 105 55. Kim Lân (2004), Tác phẩm chọn lọc, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 56. Nguyễn Văn Long, Trần Đăng Xuyền (1999), Tư liệu văn 12 - phần văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 57. Phương Lựu (chủ biên), Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hoà, Thành Thế Thái Bình, (2001), Lý luận Văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 58. Hoàng Như Mai, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Hữu Tá (1992), Văn học 12 (tập1) Nxb Giáo dục TP.HCM . 59. Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn tư tưởng và phong cách, Nxb Văn học, Hà Nội. 60. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (1986), Các nhà văn nói về văn (tập 2), Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 61. Nguyễn Đăng Mạnh (1993), Các tác giả văn học Việt Nam (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 62. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 63. Nguyễn Đăng Mạnh (1995), Tổng tập văn học Việt Nam tập 30A, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 64. Nguyễn Đăng Mạnh, Hoàng Dung, Trần Hữu Tá (1995), Tổng tập văn học Việt Nam tập 30B, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 65. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nhà văn Việt Nam hiện đại chân dung và phong cách, Nxb Trẻ, TP.HCM. 66. Trần Đồng Minh (1994), Tiếng nói tri âm, Nxb Trẻ, TP.HCM. 67. Hồ Quí Nghĩa (2004), “Sức sống trong truyện ngắn Vợ nhặt”, Giáo dục và thời đại, (số 49). 68. Bảo Nguyên (1997), “Sử dụng ngôn ngữ - nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn Kim Lân”, Tạp chí Ngữ học trẻ, Nxb Hội ngôn ngữ học VN. 69. Lữ Huy Nguyên (1997), “Kim Lân với những thú chơi ngày xuân Kinh Bắc”, Văn nghệ (số 5 + 6), Hội nhà văn VN. 70. Lữ Huy Nguyên (2000), Ấn tượng văn chương, Nxb Văn hoá thông tin. 106 71.Vương Trí Nhàn (2001), Sổ tay truyện ngắn, Nxb Văn nghệ TP.HCM. 72. Phùng Quý Nhâm (2003), Văn học và văn hoá - Từ một góc nhìn, Nxb Văn học, Trung tâm nghiên cứu Quốc Học. 73. Ngô Văn Phu, Phong Vũ, Nguyễn Phan Hách (1999), Nhà văn Việt Nam thế kỷ XX (tập 4), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 74. G.N.Pospelov (chủ biên) (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 75. Vũ Dương Quỹ (tuyển chọn và biên soạn) (1999), Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 76. Trần Đình Sử (1993), Giáo trình thi pháp học, Trường Đại học sư phạm TP.HCM. 77. Vương Thảo(2004), “Nhà văn Kim Lân và sự im lặng của nỗi buồn”, An ninh thế giới cuối tháng (số 30). 78. Bùi Việt Thắng (2002), Văn học Việt Nam 1945 - 1954 (văn tuyển), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 79. Nguyễn Quang Thiều (chủ biên), Nguyễn Quyến, Trần Thanh Hà (2000), Tác giả nói về tác phẩm, Nxb Trẻ, TP.HCM. 80. Phạm Ngọc Thưởng (2004), “ Nghệ thuật xây dựng đối thoại trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân”, Tuyển tập 10 năm tạp chí Văn học và tuổi trẻ, Nxb Giáo dục. 81.TIMÔFÊÉP(1962), Nguyên lý lý luận văn học, Nxb Văn hoá, Hà Nội. 82. Lê Ngọc Trà (1990), Lý luận và văn học, Nxb Trẻ TP.HCM. 83. Nguyễn Tuân (1995), Vang bóng một thời , Nxb Văn nghệ TP.HCM. 84. Phùng Văn Tửu (1996), “Một phương diện của truyện ngắn”, Tạp chí Văn học (số 2). 85. Phùng Văn Tửu (2002), Tiểu thuyết pháp hiện đại, những tìm tòi đổi mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 86. Hoà Vang (2004), “Kim Lân những ấn tượng”, Văn học và tuổi trẻ (số7), Nxb Giáo dục. 107 87. Hoài Việt (1999), Nhà văn trong nhà trường Kim Lân, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 88. YuLốtman, Kết cấu tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, (in trong sách: Trịnh Bá Đĩnh, (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb Văn học, Hà Nội). 89. Nhiều tác giả (2003), Từ điển văn học bộ mới, Nxb Thế giới, Hà Nội. 90. Nhiều tác giả (2004), Từ điển tác giả tác phẩm văn học Việt Nam dùng cho nhà trường, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 91. Nhiều tác giả (1992), Khảo cứu về các phong tục và những thú chơi đẹp ở đồng quê miền Bắc Việt Nam, Nxb Văn hoá, Hà Nội. 92. Nhiều tác giả (2001), Hợp tuyển công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 108 PHỤ LỤC Bảng khảo sát phương thức trần Thuật trong truyện ngắn của Kim Lân PHƯƠNG THỨC TRẦN THUẬT SỐ THỨ TỰ TÊN TÁC PHẨM NĂM SÁNG TÁC CHỦ QUAN KHÁCH QUAN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đứa con người vợ lẽ Cô Vịa Đứa con người cô đầu Người kép già Đôi chim thành Cầu đánh vật Chó săn Nỗi này ai có biết Con Mã Mái Trả lại đòn Cơm con Thượng tướng Trần Quang Khải - Trạng Vật Đuổi tà Làng Thư phát động Nên vợ nên chồng Tìm em Chị Nhâm Vợ nhặt Ông lão hàng xóm Anh chàng hiệp sĩ gỗ Ông Cản Ngũ Ông Cả Luốn gốc me Con chó xấu xí Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê Người chú dượng 1942 1942 1942 1942 1943 1943 1943 1943 1944 1944 1944 1945 1948 1952 1954 1954 1954 1957 1957 1958 1960 1962 1965 1969 X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 109 Vợ chồng anh đội trưởng Bà mẹ Cẩn Tổng Cộng 8 22 110 Bảng khảo sát sự phân bố các dạng cấu trúc trần Thuật trong truyện ngắn của Kim Lân DẠNG CẤU TRÚC TRẦN THUẬT SỐ THỨ TỰ TÊN TÁC PHẨM (1) (2) (3) (4) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đứa con người vợ lẽ Cô Vịa Đứa con người cô đầu Người kép già Đôi chim thành Cầu đánh vật Chó săn Nỗi này ai có biết Con Mã Mái Trả lại đòn Cơm con Thượng tướng Trần Quang Khải - Trạng vật Đuổi tà Làng Thư phát động Nên vợ nên chồng Tìm em Chị Nhâm Vợ nhặt Ông lão hàng xóm Anh chàng hiệp sĩ gỗ Ông Cản Ngũ Ông Cả Luốn gốc me Con chó xấu xí Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê Người chú dượng Vợ chồng anh đội trưởng Bà mẹ Cẩn X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X Tổng cộng 17 10 13 10 111 (1): Dạng cấu trúc trần thuật theo trình tự thời gian. (2): Dạng cấu trúc trần thuật theo tâm lí. (3): Dạng cấu trúc trần thuật rẽ ngang lồng ghép nhiều tầng bậc trần thuật. (4): Dạng cấu trúc trần thuật đảo lộn trình tự thời gian. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7116.pdf
Tài liệu liên quan