Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội phân tích vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam

mục lục mục trang phần mở đầu 1 Vấn đề là gì? 1 Mục đích của đề tài 2 phần chính 1. Cơ sở lí luận 3 1.1. Các khái niệm 3 1.2. Mối quan hệ biên chứng giữa tự nhiên và xã hội 3 1.2.1. Xã hội - bộ phận đặc thù của tự nhiên 3 1.2.2. Tự nhiên - Con người - Xã hội nằm trong 4 một chỉnh thể thống nhất 1.2.3. Tự nhiên - nền tảng của xã hội 5 1.2.4. Tác động của xã hội đến tự nhiên 5 1.2.5. Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa 6 tự nhiên và xã hội 1.2.6. Môi trư

doc28 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1705 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội phân tích vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng - vấn đề của chúng ta 7 2. Vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam 7 2.1. Khái quát về môi trường và các nguồn tài nguyên của 7 Việt Nam 2.1.1. Tài nguyên đất Việt Nam 12 2.1.2. Tài nguyên nước Việt Nam 12 2.1.3. Tài nguyên khoáng sản Việt Nam 13 2.1.4. Môi trường và tài nguyên biển Việt Nam 13 2.1.5. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học 13 2.1.6. Vấn đề môi trường ở Việt Nam 15 2.2. Nhìn ra thế giới - Những bài học 17 2.2.1. Vấn đề môi trường trên thế giới 17 2.2.2. Thế giới hành động - Lối thoát 18 2.3. Việt Nam hành động 20 phần kết 22 tài liệu tham khảo 23 phần chính Vấn đề là gì? Trái Đất một hành tinh kì diệu và khác biệt. Nó khác với mọi hành tinh khác ở chỗ nó có sự sống và nó là ngôi nhà duy nhất của chúng ta. Sự sống trên Trái Đất đã bắt đầu từ những thành phần nhỏ bé nhất. Sự sống ấy đã phát triển lên ngày một lớn mạnh. Thế rồi con người xuất hiện. Kể từ lúc ấysự sống trên Trái Đất đã thực khác trước. Con người đã làm biến đổi thế giới xung quanh họ một cách mạnh mẽ hơn bất kì sinh vật nào khác cùng tồn tại trên Trái Đất này. Điều gì đã làm cho họ có được khả năng đó - đó là tư duy để hành động. Một trong số những vấn đề làm cho con người phải tư duy nhiều nhất, có lịch sử lâu dài nhất là mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội. Tự nhiên và xã hội là hai khái niệm lớn nhất và gần gũi nhất với con người. Con người đồng thời tồn tại và là sản phẩm của tự nhiên và xã hội do đó con người quan tâm đến hai thực thể này là lẽ đương nhiên. Kể từ khi ra đời quan điểm về mối quan hệ này đã thay đổi khá nhiều. Trong một thời gian rất dài hai khái niệm này đã được đem đối lập nhau, theo quan điểm đó tự nhiên và xã hội hoàn toàn tách rời nhau, không liên quan đến nhau. Quan điểm này ngày nay vẫn còn tồn tại trong quan điểm nhiều người đã dẫn đến nhiều hành vi phá hủy thiên nhiên mà họ không biết rằng đang phá hủy tương lai chính con em mình. Quan niệm này quả là một sai lầm lớn, thưc tế và lí luận khoa học đều chứng tỏ rằng tự nhiên và xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nó cùng nằm trong một tổng thể bao gôm tự nhiên, con người và xã hội. Con người và xã hội đã dựa trên nền tảng tự nhiên mà tồn tại và phát triển, nhưng chính trong quá trình tồn tại và phát triển ấythì nền tảng tự nhiên lại bị phá hủy, đăc biệt là trong thời đại hiện nay khi khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ va dân số toàn cầu đang bùng nổ thì tự nhiên và môi trường càng bị phá hủy mạnh mẽ hơn. Các nhà bác học nhìn xa trông rộng như Z.Lamark, 1820 đã viết: "Mục đích của con người dường như là tiêu diệt nòi giống mình, trước hết là làm cho Trái Đất trở thành không thích hợp với sự cư trú". Nếu chúng ta không muốn tiên đoán oan nghiệt này trở thành sự thật thì đã đến lúc để hành động trước khi quá muộn. Đã đến lúc con người cần xác định rõ mối quan hệ giữa xã hội của họ vơí tự nhiên và quan tâm đến các vấn đề môi trường. Việt Nam một nước đang trong quá trình CNH-HĐH đất nước, chúng ta cũng có những vấn đề về môi trường, chúng ta cần phải có quan điểm đúng đắn để giải quyết những vấn đề này trước khi mọi việc trở nên quá tồi tệ. Mục đích của đề tài Tiểu luận này được viết nhằm nêu lại quan điểm của Triết học Mác-Lênin về mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội đồng thời trên cơ sở: Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội phân tích vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam. Bên cạnh đó nó cũng được hi vọng có thể thay đổi được nhận thức xã hội nhằm tạo ra những thay đổi tích cực trong hành động của mỗi cá nhân, tạo thuận lợi cho việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam. phần một 1. Cơ sở lí luận: Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội đã được con người quan tâm từ rất sớm, cho đến nay quan niệm về vấn đề này đã trở nên hoàn thiện hơn bao giờ hết. 1.1. Các khái niệm: Để bắt đầu chúng ta hãy làm rõ các khái niệm: Tự nhiên: theo nghĩa rộng tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất vô cùng vô tận. Theo nghĩa này thì con người vã xã hội loài người cũng là một bộ phận của tự nhiên. Chúng ta xem xét tự nhiên theo nghĩa này. Xã hội: xã hội là hình thái vận động cao nhất của vật chất, hình, thái này lấy mối quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng. Theo Mác: "Xã hội không phải gồm các cá nhân người. Xã hội biểu hiện tổng số mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân với nhau". 1.2. Mối quan hệ biên chứng giữa tự nhiên và xã hội: Tự nhiên và xã hội thực sự có một mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau: 1.2.1 Xã hội - bộ phận đặc thù của tự nhiên: Theo định nghĩa tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan vậy con người và xã hội loài người cũng là một bộ phận của thế giới vật chất ấy - con người và xã hội ncũng là bộ phận của tự nhiên. Nguồn gốc của con người là tự nhiên. Quá trình phát triển của tự nhiên đã sản sinh ra sự sống và theo quy luật tiến hóa, trong những điều kiện nhất định, con người đã xuất hiên từ động vật. Con người sống trong giới tự nhiên như mọi sinh vật khác bởi con người là một sinh vật của tự nhiên. Ngay cả bộ óc con người, cái mà con người vẫn tự hào cũng chính là sản phẩm cao nhất của vật chất. Chính tự nhiên là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của con người. Con người ra đời không chỉ nhờ những quy luật sinh học mà còn nhờ lao động. Lao động là một quá trình được tiến hành giữa con người với tự nhiên, trong quá trình này con người khai thác và cải tiến giới tự nhiên để đáp ứng nhu cầu tồn tại của mình. Trong lao động cấu tạo cơ thể người dần hoàn thiện và do nhu cầu trao đổi thông tin ngôn ngữ xuất hiện. Lao động và ngôn ngữ là hai kích thích chủ yếu chuyển biến bộ não động vật thành bộ não người, tâm lý động vật thành tâm lý người. Sự hình thành con người đi kèm với sự hình thành các quan hệ giữa người vứi người, cộng đồng người dần thay đổi từ mang tính bầy đàn sang một cộng đồng mới khác hẳn về chất, ta gọi đó là xã hội. Đây cũng là quá trình chuyển biến từ vận động sinh học thành vận động xã hội. Vậy xã hội là gì? Xã hội là hình thái vận động cao nhất của vật chất, hình thái này lấy mối quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng. Xã hội biểu hiện tổng số mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân với nhau, "là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người". Như vậy xã hội cũng là một bộ phận của tự nhiên. Song bộ phận này có tính đặc thù thể hiện ở chỗ: phần còn lại của tự nhiên chỉ có những nhân tố vô thức và mù quáng tác động lẫn nhau; còn trong xã hội, nhân tố hoạt động là của con người có ý thức, hành động có suy nghĩ và theo đuổi những mục đích nhất định. Hoạt động của con người không chỉ tái sản xuất ra chính bản thân mình mà còn tái sản xuất ra giới tự nhiên. 1.2.2. Tự nhiên - Con người - Xã hội nằm trong một chỉnh thể thống nhất: Con người và xã hội không chỉ là một bộ phận của tự nhiên. Hơn thế tự nhiên - con người - xã hội nằm trong một chỉnh thể thống nhất. Theo nguyên lí về tính thống nhất vật chất của thế giới thì thế giới tuy vô cùng phức tạp, đa dạng và được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau song suy đến cùng có ba yếu tố cơ bản là tự nhiên, con người và xã hội loài người. Ba yếu tố này thống nhất với nhau trong một hệ thống tự nhiên - con người - xã hội bởi chúng đều là những dạng thức khác nhau, những trạng thái, đặc tính, mối quan hệ khác nhau của vật chát đang vận động. Thế giới vật chất luôn luôn vận động theo những qui luật, tất cả các quá trình trong tự nhiên, con người và xã hội đều chịu sự chi phối của những qui luật phổ biến nhất định. Sự hoạt động của các qui luật đó đã nồi liền các yếu tố của thế giới thành một chỉnh thể thống nhất vĩnh viễn và phát triển không ngừng trong không gian và theo thời gian. Con người là hiện thân của sự thống nhất giữa tự nhiên và xã hội: Con người là sản phẩm của tự nhiên. Con người tạo ra xã hội. Con người vốn tồn tại trong tự nhiên nhưng sau khi tạo ra xã hội thì lại không thể tách rời xã hội. Để trở thành một con người đích thực con người cần được sống trong môi trường xã hội, trong mối quan hệ qua lại giữa người với người với người.Con người mang trong mình bản tính tự nhiên và bản chất xã hội. Chính vì thế ta có thể nói rằng con người còn là hiện thân của sự thống nhất giữa xã hội và tự nhiên. 1.2.3. Tự nhiên - nền tảng của xã hội: Xã hội và tự nhiên thống nhất với nhau nên nó tương tác với nhau. Đây là một mối quan hệ biện chứng hai chiều, trước hết ta xét chiều thứ nhất là những tác động của tự nhiên lên xã hội loài người. Tự nhiên vô cùng quan trọng với xã hội .Tự nhiên vừa là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội vừa là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội. Tự nhiên là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội vì xã hội đựoc hình thành trong sự tiến hóa của thế giới vật chất. Tự nhiên là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội vì chính tự nhiên đã cung cấp những điều kiện cần thiết nhất cho sự sống của con người và cũng chỉ có tự nhiên mới cung cấp được những điều kiện cần thiết cho các hoạt động sản xuất xã hội. Theo Mác, con người không thể sáng tạo ra được cái gì nếu không có giới tự nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài. Đó là vật liệu trong đó lao động của con người được thực hiện, trong đó lao động của con người tác động, từ đó và nhờ đó, lao độn của con người sản xuất ra sản phẩm. Tóm lại tự nhiên đã xung cấp mọi thứ cho sự tồn tại của xã hội, mọi thứ mà lao động của con người cần. Mà chính lao động đã tạo ra con người và xã hội do đó vai trò của tự nhiên với xã hội là vô cùng to lớn. Tự nhiên có thể tác động thuận lợi hoặc gây khó khăn cho sản xuất xã hội; có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm xã hội phát triển bởi nó là nền tảng của xã hội. 1.2.4. Tác động của xã hội đến tự nhiên: Tự nhiên tác động đế xã hội nhiều như thế nào thĩ xã hội cũng tác động lại vào tự nhiên như thế. Trước hết phải khẳng định lại rằng xã hội là một bộ phận của tự nhiên như vậy mỗi thay đổi của xã hội cũng có nghĩa là tự nhiên thay đổi. Bên cạnh đó xã hội còn tương tác với phần còn lại của tự nhiên một cách mạnh mẽ. Sự tương tác này thông qua các hoạt động thực tiễn của con người trước hết là quá trình lao động sản xuất. Lao động là đặc trưng cơ bản đầu tiên phân biệt hoạt động của con người với động vật. Song lao động cũng là yếu tố đầu tiên, cơ bản nhất, quan trọng nhất tạo nên sự thống nhất hữu cơ giữa xã hội và tự nhiên. Bởi "lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm soát sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên". Sự trao đổi chất giữa con người và tự nhiên thể hiện ở chỗ: tự nhiên cung cấp cho con người điều kiện vật chất để con người sống và tiến hành hoạt động sản xuất. Cũng chính trong quá trình sử dụng những nguồn vật chất này con người đã làm biến đổi nó và các điều kiện môi trường xung quanh tức là làm biến đổi tự nhiên một cách mạnh mẽ. Hoạt động sống và lao động sản xuất của con người trong xã hội là vô cùng phong phú nên sự tác động vào tự nhiên cũng vô cùng phong phú nên sự tác động vào tự nhiên cũng vô cùng phong phú như khai thác khoáng sản, đánh bắt cá hay kể cả đốt rừng, đẩy trả rác thải ra tự nhiên... Thực tế xã hội luôn tác động tự nhiên. Giờ đây với sức mạnh của khoa học công nghệ, một lực lượng dân số khổng lồ, sự tác động này trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Vấn đề hiện nay là trong quá trình tác động nàycon người cần kiểm tra, điều tiết việc sử dụng khai thác, bảo quản các nguồn vật chất của tự nhiên, nếu không thì khủng hoảng sẽ xảy ra, sự cân bằng của hệ thống tự nhiên - xã hội sẽ bị đe dọa. ấy vậy mà hiện nay con người lại đang đi ngược lại với những điều đúng đắn: Con người chính là sinh vật có khả năng làm biến đổi tự nhiên nhiều nhất - Chính vì vậy họ đang là sinh vật tàn phá thiên nhiên khủng khiếp nhất. Tóm lại trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên xã hội có vai trò ngày càng quan trọng. Để giữ gìn môi trường tồn tại và phát triển của mình con người cần nắm chắc các qui luật tự nhiên, kiểm tra điều tiết sử dụng hợp lí, bảo quản khai thác có hiệu quả đảm bảo khả năng tái tạo các nguồn vật chất của tự nhiên, đảm bảo cân bằng hệ thống tự nhiên - xã hội. 1.2.5. Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội: Có nhiều yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội trong đó quan trọng nhất là trình độ phàt triển của xã hội và sự độ nhận thức, vận dụng qui luật tự nhiên, xã hội vào hoạt động thực tiễn của con người. Mối quan hệ tự nhiên và xã hội phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội: Thông qua các hoạt động của con người lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội đã trở nên gắn bó và quy định lẫn nhau. Sự gắn bó và quy định này phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội mà tiêu chí để đánh giá là phương thức sản xuất. Sự ra đời của những phương thức sản xuất mới quyết định sự biến chuyển về chất của xã hội loài người. Chính phương thức sản xuất quy định tính chất của mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội vì mỗi phương thức sản xuất khác nhau sẽ có những công cụ lao động khác nhau để khai thác giới tự nhiên, sẽ có những mục đích tiến hành sản xuất khác nhau. Khi công cụ thay đổi, mục đích sản xuất của mỗi chế độ sản xuất thay đổi thì tính chất của mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên cũng thay đổi theo. Ngày nay, khi có khoa học và kĩ thuật phát triển song với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa thì con người coi tự nhiên không chỉ là môi trường sống mà còn là đối tượng chiếm đoạt nhằm mục đích lợi nhuận. Khủng hoảng môi trường đã xảy ra ở nhiều nơi và đang đe dọa sự sống của nhân loại. Để tồn tại và phát triển con người phải chung sống hòa bình với thiên nhiên, thay đổi cách đối xử với tự nhiên mà quan trọng nhất là phải xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa - nguồn gốc sâu xa của việc phá hoại tự nhiên nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Nhiệm vụ này là nhiệm vụ của tất cả mọi người. Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội phụ thuộc vào trình độ nhận thức và vận dụng các quy luật trong hoạt động thực tiễn: Mối quan hệ giữa tự nhiên và con người được thể hiện thông qua hoạt động của con người. Song con người hành động theo suy nghĩ do đó mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội phụ thuộc vào trình độ nhận thức, trước hết là nhận thức các quy luật và việc vận dụng nó trong các hoạt động thực tiễn. Một nhận thức tốt đi kèm với những hành động theo quy luật thì con người đã tạo ra một thế giới hài hỏa, thuận lợi cho sự phát triển lâu dài của xã hội. Ngược lại, nếu làm trái quy luật, chỉ khai thác, chiếm đoạt những cái có sẵn trong giới tự nhiên thì sự nghèo nàn đi của giới tự nhiên và việc phá vỡ cân bằng hệ thống tự nhiên - xã hội là không tránh khỏi. Con người sẽ phải trả giá và chịu diệt vong. Việc nhận thức quy luật tự nhiên cần đi kèm việc nhận thức quy luật của xã hội và đồng thời vận dụng chúng trong thực tiễn. Thời đại ngày nay khoa học kĩ thuật phát triển, nhận thức đã được nang lên nhiều vấn đề còn lại là phải hành động cho đúng. Để tuân theo các quy luật tự nhiên thì việc xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa là con đường duy nhất. 1.2.6. Môi trường - vấn đề của chúng ta: Nằm trong mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội, môi trường và ảnh hưởng của nó đến sự tồn tại và phát triển của xã hội có lẽ là vấn đề quen thuộc nhất, nó thường xuyên được nhắc đến quanh ta. Môi trường là gì? Môi trường là toàn bộ những điều kiện mà trong đó con người sinh sống. Khái niệm này bao hàm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. ở đây chúng ta sẽ chỉ chủ yếu xét đến môi trường tự nhiên. Môi trường tự nhiên được sử dụng với nhiều tên gọi khác nhau như môi trường sinh thái, môi trường sinh quyển. Môi trường sinh thái là điều kiện thường xuyên và tất yếu đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Như vậy trong mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội thì môi trường sinh thái đại diện cho bộ phận còn lại của tự nhiên bên cạnh bộ phận đặc thù của tự nhiên là xã hội. Vai trò của môi trường sinh thái đối với xã hội trong quá trình lịch sử ở những giai đoạn khác nhau cũng được thể hiện một cách khác nhau. Khi xã hội còn ở trình độ mông muội - khi con người chủ yếu chỉ biết săn bắt hái lượm những sản phẩm có sẵn trong tự nhiên thì hầu như con người hoàn toàn bị giới tự nhiên chi phối, thống trị. Cuộc sống xã hội hoàn toàn phụ thuộc môi trường tự nhiên. Khi con người văn minh hơn - nhất là khi khoa học kĩ thuật phát triển thì con người đã từng bước chế ngự được tự nhiên. Con người đã từng bước chế ngự , khai thác tự nhiên phục vụ cho nhu cầu của mình. Nhiều ngành nghề ra đời từ những điều kiện tự nhiên như nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác khoáng sản, đồng thời có những ngành ít phụ thuộc tự nhiên hơn cũng ra đời như điện tử, phần mềm (mới ra đời trong thời gian gần đây). Tuy nhiên cho đến nay xã hội vẫn phụ thuộc môi trường tự nhiên rất nhiều, nó có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho sản xuất, do đó ảnh hưởng đến năng suất lao động, tốc độ phát triển của xã hội. Ta có thể lấy một ví dụ về sự ảnh hưởng của môi trường đối với sự phát triển của xã hội, hãy xem những sự phụ thuộc vào môi trường tự nhiên từ xa xưa của các xã hội đã ảnh hưởng đến tận ngày nay như thế nào: Đây là một đoạn trích từ bài viết "Jared Diamond và vận mệnh của các nền văn minh" của tác giả Trần Hữu Dũng đăng trên tạp chí Tia Sáng số 3, tháng 3, năm 2005: Trong cuốn "Súng, Vi trùng, và Thép: Định mệnh của các Xã hội Loài người" (Guns, germs and Steel: The Fates of Human Societies", New York: Norton, 1997) Jared Diamond viện dẫn những yếu tố môi trường và cấu trúc để giải thích tại sao các nước Tây phương trổ nên thống trị thế giới. Mục đích của ông, Diamond bộc bạch ngay từ đầu, là nhằm triệt hạ những ý kiến cho rằng chủng tộc, văn hóa và truyền thống có ảnh hưởng quyết định đến những khác biệt về công nghệ của những xã hội khác nhau, trên những châu lục khác nhau, trong suốt lịch sử. Diamond tóm tắt phát hiện của ông như sau: Lịch sử của các nhóm dân khác nhau không phải vì sự khác biệt sinh học (biological) giữa các sắc dân mà vì sự khác biệt về môi trường sinh sống ngay từ đầu. Nói cách khác, lý do căn bản của sự bất bình đẳng trong thế giới ngày nay bắt nguồn từ rất xa trong quá khứ. Hãy lấy năm 1500 sau công nguyên làm điểm mốc. Có thể xem năm này là khởi điểm thời kỳ các nước châu Âu đi chinh phục các châu lục khác. Lúc ấy thì các nước đã có sự khác biệt về trình độ công nghệ và tổ chức chính trị. Phần lớn Âu, á và Bắc Phi đã có những quốc gia ở vào thời kỳ đồ sắt thậm chí vài nước đã sắp sang thời kỳ công nghiệp hóa. Hai nhóm ở châu Mỹ (Inca và Aztec) đã là những đế quốc có dụng cụ bằng đá và bắt đầu thử nghiệm với đồng. Những dân tộc khác thì kém phát triển hơn: Đa số dân ở châu úc, châu Mỹ và châu Phi (vùng dưới Sahara) vẫn còn hoàn toàn dựa vào nông nghiệp, thậm chí vài nhóm vẫn còn sống nhờ săn bắn và lượm nhặt với khí cụ bằng đá. Lẽ dĩ nhiên, những khác biệt ấy về trình độ công nghệ vào khoảng năm 1500 là nguyên do gần gũi nhất đưa đến sự chênh lệch hiện nay trên thế giới. Những đế quốc có khí cụ bằng sắt sẽ chinh phục hoặc tiêu diệt những nhóm dân chỉ có khí cụ bằng đá. Nhưng Jared Diamond không hoàn toàn thỏa mãn với cách trả lời này. Ông gặng hỏi: Nhưng tại thế giới lại có tình trạng ấy vào năm 1500? Ngược dòng lịch sử xa hơn nữa, từ khi thời đại băng hà chấm dứt cho đến 11000 năm trước tây lịch, mọi người ở khắp các châu lục đều sống nhờ săn bắn và hái nhặt. Như vậy, chính sự khác biệt về tốc độ phát triển (cụ thể là giữa lục địa Âu á và những lục địa khác) từ năm 11000 trước tây lịch đến 1500 năm sau tây lịch đã đưa đến sự chênh lệch mà ta thấy khoảng năm 1500. Diamond đơn cử trường hợp châu Âu thuộc địa hóa Tân Thế giới. Hiển nhiên, đó là vì người châu Âu có tàu bè, có tổ chức chính trị, có súng, có gươm thép, có ngựa, rồi cơ may lại đem theo những loại vi trùng bệnh tật giết thổ dân da đỏ ngay trước khi những người này đứng lên chống cự (vì thế sách có tên "Súng, Vi trùng và Thép"). Song Diamond không dừng lại ở đó, ông tra hỏi thêm. Thế thì tại sao dân châu Âu có những lợi điểm ấy mà thổ dân châu Mỹ không có (đặc biệt, tại sao các vi trùng của dân châu Âu lại độc địa đối với thổ dân châu Mỹ thay vì ngược lại?). Càng truy gặng, càng lùi ngược về quá khứ, Diamond càng thấy các yêu tố môi trường là quan trọng. Cụ thể, Diamond phân biệt bốn cách khác nhau về môi trường: Khác nhau thứ nhất giữa các đại lục là về các giống thảo mộc và động vật hoang dã mà con người có thể đem về nuôi trồng. Ông lý luận rằng khả năng nuôi trồng là quyết định khả năng có lương thực thặng dư, và chỉ khi lương thực có thặng dư thì xã hội mới "nuôi" được một thành phần "chuyên viên" giúp xã phát triển những lĩnh vực như công nghệ, văn hóa, v.v...Chính những phát triển này sẽ tạo cho xã hội liên hệ những ưu thế chính trị và quân sự so với láng giềng. Khác nhau thứ hai là về những yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch (cả người lẫn vật) trong cùng một lục địa. Những sự chuyển dịch này là dễ dàng nhất ở lục địa Âu á, bởi vì hướng chính của lục địa này là đông tây, tương đói ít ngăn trở môi sinh và địa lý. Khác nhau thứ ba là về những yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch giữa các lục địa. Vì những ngăn cản địa lý, nhiều lục địa không nhận được những công nghệ hay thú vật, thảo mộc từ các lục địa khác. Song, Diamond cũng nhìn nhận, sự biệt lập này lắm khi cũng có lợi vì nó khuyến khích phát triển những giống vật nuôi trồng tại địa phương, cũng như các công nghệ bản địa. Cái khác nhau cuối cùng là về dân số và diện tích đất đai. Lục địa càng rộng càng đông dân thì càng có nhiều người phát minh. Hơn nữa, trong một lục địa như vậy sẽ có nhiều xã hội tranh đua hơn, rồi chính sự tanh đua giữa các xã hội gần gũi nhau đó sẽ gây áp lực phát minh và cải cách, bởi lẽ những quốc gia "tụt hậu" sẽ bị các quốc gia khác thống trị, thậm chí tiêu diệt. Một đoạn thích thú trong quyển sách là sự so sánh của Diamond về sự tiến bộ công nghệ giữa Trung Quốc và Tây phương. Trung Quốc đã có những hạm đội viễn dương vào những năm đầu của thế kỷ XV nhưng sau đó không lâu thì lại giải thể hạm đội này, chấm dứt mọi hoạt động viễn du, vì lệnh triều đình (cụ thể là do sự tranh chấp quyền lực giữa các phe trong triều đình lúc ấy). ở châu Âu, trái lại, nhà thám hiểm Columbus đã tìm được tài trợ cho chuyến đi của ông từ triều đình Tây Ban Nha sau khi bị nhiều nơi khác từ chối. Theo Diamond, sự thống nhất của Trung quốc cho phép nước này canh tân trước phương Tây, song cũng chính sự thống nhất sớm của Trung quốc đã làm giảm đi khả năng đổi mới của nước này. Triều đình ra lệnh một cái là mọi hoạt động canh tân dừng lại ngay! ở châu âu thì khác: Một tiến bộ bị ngăn chặn ở nước này có thể được tiếp tục ở nước khác. các nước châu Âu đủ gần gũi nhau để chia sẻ những ý kiến mới, nhưng quyền hành lại không tập trung đến độ có thể hoàn toàn giết chết một ý mới... Có nhiều người có thể không thấy thực sự bị thuyết phục bởi trọng tâm ý kiến của ông (mà họ cho rằng) theo đó mọi việc đều là hậu quả tất nhiên của địa lí, cộng với tình trạng dân số ngày càng cao. Nhiều người cho rằng Diamond coi nhẹ vai trò của trí tuệ và do đó không thấy hết được sự quan trọng của khoa học trong tiến trình lịch sử. Tuy nhiên trong lời bạt viết thêm khi cuốn sách này tái bản năm 2003, Diamond khẳng định ông không hề xem nhẹ những yếu tố về con người, tư tưởng hay văn hóa. Ông chỉ muốn nói rằng nhìn suốt nhiều nghìn năm lịch sử thì vai trò của môi trường và địa lí thực có tính quyết định. Vài nét về Jared Diamond: Jared Diamond (người Mỹ, sinh năm 1937) hiện là giáo sư địa lí của trường Đại học California tại Los Angeles (UCLA). Tuy ông có bằng tiến sĩ về sinh lí học, nhưng kiến thức của ông bao trùm hầu như mọi ngành, từ kiến trúc, ngôn ngữ, khảo cổ, đến động vật học, y học. Ông cũng không phải là một học giả "tháp ngà": ông đã đi khắp châu lục, thậm chí sống nhiều năm ở những nơi "gần như tận cùng thế giới" (như đảo Tân Ghi-nê, đảo Phục Sinh). Hai cuốn sách của ông (một cuốn ra năm 1997, đoạt giải Pulitzer, thuộc hàng "best seller", và một cuốn vừa ra cuối năm 2004) đã đặt ông vào hàng ngũ những nhà tư tưởng hiện đại có nhiều ảnh hưởng nhất ở Mỹ. Bài trích trêm được đưa ra chỉ nhằm đưa thêm một ý kiến khẳng định tầm quan trọng của môi trường tự nhiên với xã hội chứ không có ý định bác bỏ vai trò của con người. Sự bùng nổ dân số: Khi nói đến vấn đề môi trường, tự nhiên và xã hội có một điểm ta không thể không đề cập, đó là sự bùng nổ dân số. Mỗi cá thể người đều có những nhu cầu của riêng nó, nó cần tiêu thụ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, và gây ra các ảnh hưởng nhất định đến môi trường. Khi dân số phát triển ngày càng cao thì như cầu với tự nhiên càng lớn; những nhu cầu thiết yếu như ăn mặc, thực phẩm, thuốc men, nước sạch ngày càng thiếu thốn. Đồng thời nhiều vấn đề môi trường cũng nảy sinh như ô nhiễm nguồn nước, rác thải đặc biệt là việc tăng cường khai thác các nguồn đến cạn kiệt các nguồn tài nguyên nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người. áp lực lên môi trường ngày càng lớn và thực sự khả năng chịu đựng của môi trường là có hạn. Sự bùng nổ dân số thực tế là sự tăng lên rất nhanh của số lượng cá thể của quần thẻ người là một ví dụ cho sự phát triển vốn có ở tất cả các loài. Một quy luật kèm theo là: Khi số lượng cá thể của quần thể vượt quá khả năng chịu đựng của môi trường thì sự chết hàng loạt sẽ xảy ra nhưng thường là từng vùng chứ không phải là quy mô toàn cầu (I.M. Barrett and oth, 1986) Nếu điều này xảy ra với loài người thì quả là tai họa. Mà những cách ứng xử sai của con người với tự nhiên hiện nay đang làm giảm đi sức chịu đựng của tự nhiên. Do đó chúng ta cần giải quyết tốt vấn đề môi trường va cư xử đúng với tự nhiên. Nguyên nhân của sai lầm này là do chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, cần xóa bỏ nó, khi xây dựng đựoc chế độ xã hội chủ nghĩa, con người sẽ cư xử tốt hơn với tự nhiên vì không còn bị lợi nhuận chi phối. 2. Vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam: Qua phần trên chúng ta thấy rõ ràng cần phải bảo vệ môi trường, gìn giữ sự cân bằng của hệ thống tự nhiên - xã hội nhằm đảm bảo sự tồn tại phát triển lâu dài và ổn định cho xã hội loài người. Giờ chúng ta sẽ xem xét vấn đề trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. 2.1. Khái quát về môi trường và các nguồn tài nguyên của Việt Nam: Việt Nam: Những số liệu thống kê chính Thủ đô : Hà Nội Ngôn ngữ chính thức : tiếng Việt Đơn vị tiền tệ : đồng Diện tích : 329.566 km2 Dân số ước tính (năm 1998) : 78 triệu người Tốc độ tăng trưởng dân số : 2,3% Mật độ dân cư : 210 người/km2 Thời gian tăng gấp đôi số dân : 31 năm Diện tích bảo tồn trên tổng số diện tích : 7 % Tổng số diện tích được bảo tồn : 22.976 km2 Số khu vực được bảo tồn : 101 Nguồn: UNFPA, Cục kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Các nguồn tài nguyên Việt Nam: 2.1.1. Tài nguyên đất Việt Nam: Quỹ đất của việt Nam có tổng diện tích hơn 33 triệu ha, tổng diện tích đất bình quân đầu người là 0,6 ha (đứng thứ 159 trên thế giới). Tổng số có hơn 16 triệu ha đất feralit, 3 triệu ha đất phù sa, đất mùn vàng đỏ hơn 3 triệu ha, đất xám bạc màu hơn 3 triệu ha... Tổng tiềm năng dự trữ quỹ đất nông nghiệp của Việt Nam là 10 - 11 triệu ha, trong đó gần 7 triệu ha được sử dụng vào nông nghiệp, 3 trên 4 trong số đó là trồng cây hàng năm. Mặn hóa, chua phèn hóa, bạc màu hóa, cát lấn , đất trũng úng nước, đất dễ bị thoái hóa, đất khó phục hồi là những vấn đề cần phải lưu ý. 2.1.2. Tài nguyên nước Việt Nam: Việt Nam có khoảng 2345 con sông (dài từ 10 km trở lên). Tổng dòng chảy của hệ thống sông Cửu long là 520 km3 /năm, của sông Hồng và sông Thái bình 120 km3/năm. Nước ngầm có thể khai thác khoảng 2,7 triệu km3/ngày. Đến năm 2000 lượng nước lấy đi cho tiêu dùng ở Việt nam tổng số khoảng 90 đến 100 km3 (xấp xỉ 30% lượng nước sản sinh ra trong lãnh thổ. 2.1.3. Tài nguyên khoáng sản Việt Nam: Nước ta nằm giữa hai vành đai tạo khoáng lớn của thế giới là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. Việt nam có hơn 3500 mỏ gồm 80 loại khoáng sản. Mới chỉ có 270 mỏ được khai thác gồm 32 loại khoáng sản. Khoáng sản chủ yếu: Than trữ lượng 3 đến 3,5 tỷ tấn; dầu mỏ trữ lượng Vịnh Bắc bộ là 500 triệu tấn, Nam Côn sơn 400 triệu tấn, Cửu long 300 triệu tấn, Vịnh Thái lan 300 triệu tấn; quặng sắt trữ lượng 700 triệu tấn; khí đốt thiên nhiên có trữ lượng lớn. Tài nguyên khoáng vật của Việt nam được đánh giá là to lớn, đủ cơ sở cho công nghiệp hóa. 2.1.4. Môi trường và tài nguyên biển Việt Nam: Việt Nam có vùng biển rộng trên 1 triệu km2 có nhiều tiềm năng về kinh tế và có độ đa dạng sinh học cao. Việt Nam có trên 100 loài cá có sản lượng cao, còn có nhiều hải sản quý như: cua, mực, sò huyết, trai, hàu, hải sâm, bào ngư, rùa biển, đồi mồi, ngọc trai. Ven bờ có sò, ngao , điệp, hàu, phi, don với sản lượng hàng chục vạn tấn một năm. Biển Việt Nam nằm trong một trong 5 ổ bão của hành tinh. Hơn 100 năm gần đây có 493 cơn bão, trung bình 4,7 cơn một năm. 2.1.5. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học: Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên rừng lớn và có giá trị. Nhiều người dân sống phụ thuộc vào rừng: Việt Nam có từ 7 đến 8 triệu dân sống ở rừng, 18 triệu dân có cuộc sống gắn với rừng. Rừng cho vật liệu xây dựng, năng lượng, dược liệu, gien động vật hoang dã. Rừng ngập măn là cái nôi của tôm cá biển, bảo tồn sinh học, chống sói mòn đất, điều hòa khí hậu, tăng nước ngầm, chống lũ lụt, xâm thực. Thảm thực vật phong phú của rừng Việt Nam đã tạo cho lãnh thổ Việt Nam có một hệ động vật và nguồn tài nguyên động vật vô cùng phong phú, đa dạng và đày sự hấp dẫn. Chính nguồn tài nguyên động vật này đã từng là nguồn cung cấp thực phẩm, là nguồn dược liệu độc đáo, là nguyên liệu chế biến ra các mặt hàng mỹ nghệ trang điểm cho cuộc sống. Tuy nhiên tài nguyên rừng Việt Nam lại chưa được khai thác hợp lý. Trung bình hàng năm Việt Nam mất 200 ngàn ha rừng. Độ che phủ rừng từ 37% năm 1943, năm 2000 còn khoảng 20%(66.420 km2). Về đa dạng sinh học, Việt nam có độ đa dạng sinh học cao: Về thực vật: Có khoảng 12.000 loài cây có mạch, 10% là đặc hữu. 800 loài rêu, 600 loài nấm lớn.2300 loài dùng làm lương thực, thực phẩm, thức ăn cho gia súc, lấy gỗ, tinh dầu,1500 loài cây làm dược liệu. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9660.doc