Mối quan hệ giữa Quan hệ sản xuất & Lực lượng sản xuất qua 3 phương thức sản xuất trước Chủ nghĩa tư bản & vận dụng vào điều kiện hiện nay

Mối quan hệ giữa QHSX và LLSX qua 3 PTSX trớc CNTB và vận dụng vào điều kiện hiện nay của Việt Nam Phần mở đầu Nền kinh tế phát triển là sức mạnh, là uy thế của mỗi quốc gia. Đó là điều mà tất cả cá nước đều mong muốn, vươn đến. Muốn có được điều đó các nhà kinh tế mỗi nước đó phải nghiên cứu, nắm chắc được các quy luật kinh tế để có thể đưa nước mình trở thành nước có nền kinh tế vững mạnh. Một trong những quy luật quan trọng nhất đó là: ‘‘ QHSX phải phù hợp với LLSX ’’. Dưới đây là một số

doc11 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1695 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Mối quan hệ giữa Quan hệ sản xuất & Lực lượng sản xuất qua 3 phương thức sản xuất trước Chủ nghĩa tư bản & vận dụng vào điều kiện hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những phân tích của em về mối quan hệ đó thông qua 3 phương thức sản xuất trước CNTB và việc vận dụng quy luật đó ở Việt Nam. I/ LLSX và QHSX mối liên hệ giữa LLSX và QHSX 1/ LLSX là gì ? có vai trò như thế nào? LLSX biểu hiện mối quan hệ giữa người với thiên nhiên trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. LLSX gồm hai yếu tố cơ bản là: -Tư liệu sản xuất: mà cái quan trọng nhất là công cụ lao động, vì công cụ lao động có phát triển thì con người mới tạo ra được nhiều của cải vật chất, chinh phục thiên nhiên - Con người lao động và kĩ năng của họ: đây là một yếu tố cũng hết sức quan trọng vì nếu có công cụ tốt nhưng trình độ kém thì cũng không làm được. 2/ QHSX là gì? có vai trò như thế nào? QHSX là mối quan hệ giữa người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. QHSX chủ yếu nói. Một là: hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất. Hai là: địa vị của các tập đoàn trong sản xuất, và quan hệ lẫn nhau giữa các tập đoàn ấy. Ba là: hình thức phân phối sản phẩm. Trong hệ thống QHSX thì hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đóng vai trò quyết định. 3/ Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, con người có quan hệ mật thiết với thiên nhiên, đồng thời lại có những quan hệ nhất định với nhau. Nền sản xuất xã hội, vì vậy bao gồm hai mặt luôn luôn gắn liền với nhau đó là: LLSX & QHSX hai mặt này thống nhất lại với nhau tạo thành PTSX của xã hội. Mỗi giai đoạn nhất định của lịch sử lại có những PTSX khác nhau, nhưng chúng đều có một đặc điểm chung là: ‘‘ LLSX phải phù hợp với QHSX ’’ Trình độ phát triển nhất định của LLSX quyết định tính chất của QHSX . QHSX lại tác động trở lại LLSX , khi nó phù hợp với LLSX thì nó giúp cho LLSX phát triển mạnh mẽ, khi nó không phù hợp với tính chất của LLSX thì nó sẽ biến thánh trở ngại đối với sự phát triển của LLSX. Trong quá trình lịch sử con người không ngừng thu thêm kinh nghiệm sản xuất và không ngừng cảI tiến công cụ lao động tức là LLSX được phát triển không ngừng. LLSX phát triển đến một trình độ nào đó thì vượt ra khỏi khuân khổ của QHSX, lúc ấy xảy ra xung đột giữa LLSX và QHSX (đã lỗi thời), rút cục những QHSX này phải được thay thế băng QHSX tiến bộ hơn. Chúng ta hãy nghiên cứu vấn đề này qua 3 PTSX trước CNTB, xem nó như thế nào? II/ BA PHƯƠNG THứC SảN XUấT TRƯớc cntb 1/ PTSX công xã nguyên thuỷ Bắt đầu từ những công cụ thô sơ như hòn đá, và cây gậy có sẵn trong tự nhiên, con người nguyên thuỷ đã chế tạo ra những công cụ bằng đá như: búa đá, dao đá... - Việc phát hiện ra lửa, và biết cách dùng lửa, lấy lửa có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống của người nguyên thuỷ. - Sáng tạo ra cung tên là bước ngoặt quan trọng trong việc cải tiến công cụ sản xuất, cung tên giúp cho nghề săn phát triển từ đó nguồn thưc ăn cũng đươc cải thiện. - Con người trong khi dùng lửa đã biết tạo ra được đồ gốm những công cụ bằng gốm như đồ đựng thức ăn, nước... - Từ việc hái lượm những hoa quả có sẵn, ăn những con thú săn được, con người đã biết cách trồng trọt chăn nuôi, sau này họ còn biết dùng cả sức kéo của xúc vật để làm nông nghiệp. Với công cụ thô sơ như thế thì con người thời kì này, từng cá nhân không thể sống riêng lẻ được họ phải sống thành bầy đàn, chính vì vậy ruộng và tất cả những công cụ sản xuất đều là của chung không có việc sở hữu về tư liệu sản xuất của từng cá nhân. - Nền sản xuất thất kém dẫn đến chỉ đủ ăn không có sản phẩm thừa, mà đã không có sản phẩm thừa thì không có sự bóc lột lẫn nhau, vì nếu một người được chia nhiều thì tất nhiên người khác sẽ chết đói, dẫn đến bầy người sẽ bị tiêu diệt. - Xã hội không có bạo lực không có giai cấp, chính vì vậy cũng không có nhà nước. Cơ sở duy nhất để kết hợp giữa người với người là quan hệ dòng máu. Đến khi LLSX của xã hội nguyên thuỷ đạt tới một đỉnh cao nhất là: Họ đẵ biết chế tạo ra được những công cụ bằng kim khí trước hết là bằng đồng. Chính điều này đẵ làm cho sản phẩm tạo ra trong xã hội ngày càng nhiều và họ đã có sản phẩn thặng dư. Mà đã có sản phẩm thặng dư thì dẫn đến việc bóc lột giá trị thặng dư lúc này đã xuất hiện giai cấp bóc lột, tức là QHSX cũ đã bị phá vỡ và phải chuyển sang một QHSX mới khi LLSX đã phát triển vượt ra khỏi khuôn khổ của nó. Tức là một phương thức sản suất mới được hình thành. 2/ phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ Công cụ được cải tiến thúc đẩy nghề nông và, chăn nuôi phát triển rất mạnh, dẫn đến việc phân công lao động lần đầu tiên trong xã hội là: nghề chăn nuôi tách khỏi nghề nông, xuất hiện những bộ lạc chuyên chăn nuôi bên cạnh những bộ lạc trồng chuyên trồng trọt. - Nhờ phát minh ra công cụ bằng kim thuộc, các nghề thủ công phát triển rất mạnh như, dệt, rèn, nghề làm gốm...Đến lượt các nghề thủ công tách khỏi nghề nông. Đó là cuộc phân công lao động lần thứ hai. - Chính những cuộc phân công lao động này đã lam cho năng xuất lao động được nâng cao, lúc này sản phẩm thặng dư đã được nâng cao đáng kể so với trước. Do việc xuất hiện giá trị thăng dư dẫn đến xuất hiện giai cấp bóc lột. Họ lập ra nhà nước để dễ cai quản, bảo vệ cho giai cấp của mình, họ đi gây chiến để bắt các tù binh chiến tranh để làm nô lệ cho mình =>xã hội hình thành hai giai cấp: giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. - Giai cấp thống trị đã đề ra những điều luật rất dã man để bóc lột người nô lệ và bảo vệ quyền lợi cho chúng. Họ bắt nô lệ làm việc hết sức cực khổ, dưới chế độ chiếm hữu nô lệ dân cư chia thành dân cư tự do và nô lệ, dân tự do được hưởng quyền lợi, còn người nô lệ không có một chút quyền lợi nào. Chế độ chiếm hữu nô lệ là một chế độ dựa trên sự áp bức tàn bạo nhất, bọn chúng sở hữu hết về tư liệu lao động, và bóc lột thậm tệ người nô lệ, ví dụ như chúng bắt họ phải đi phu xây lâu đài cung điện, kim tự tháp...Đã làm cho người nô lệ phải chết rất nhiều dẫn đến sự căm phẫn tột đỉnh của người nô lệ với giai cấp thống trị. Và tất nhiên họ sẽ phải đứng lên để lật đổ nó. Như vậy lúc này với QHSX như thế không còn phù hợp nữa nó phải thay đổi để theo kịp LLSX, và tức là xã hội chuyển sang một phương thức sản xuất khác mới hơn. 3/ phương thức sản xuất phong kiến Trong một giai đoạn nhất định nào đó của lịch sử, chế độ chiếm hữu nô lệ là một bước tiến, nhưng đi đôi với sự phát triển ấy là những mâu thuẫn sâu sắc và cuối cùng tan rã. Lịch sử đòi hỏi phải thay thế QHSX chiếm hữu nô lệ bằng QHSX khác tiến bộ hơn thích ứng hơn cơ bản là phù hợp với quần chúng lao động. - Về LLSX ở chế độ phong kiến thì rất phát triển. Dưới chế độ này cày đã được đưa vào nông nghiệp và phổ biến rộng rãi kĩ thuật canh tác được cải tiến, nông nghiệp được mở rộng, các nghề thủ công cũng được chuyên môn hoá sâu hơn. - Kinh tế thời phong kiến cơ bản là nền kinh tế tự cung tự cấp, mỗi hộ nông dân ngoài nghề làm ruộng còn tự mình làm các nghề thủ công để đảm bảo cho nhu cầu về sinh hoạt cho gia đình. - Cơ sở của QHSX phong kiến là chế độ chiếm hữu về ruộng đất, bọn chúa phong kiến nắm toàn bộ ruộng đất tức là tư liệu sản xuất chủ yếu, nhưng không trực tiếp kinh doanh mà giao thành từng mảnh nhỏ cho nông dân, lệ thuộc cày cấy rồi nộp địa tô cho chúng, như địa tô lao dịch, địa tô hiện vật, địa tô tiền tệ. - Xã hội phong kiến được chia thành hai giai cấp lớn là: Địa chủ phong kiến, và nông dân ( hay nông nô). Giai cấp phong kiến lại chia thành nhiều giai cấp lớn nhỏ để chúng dễ bóc lột hơn. Còn giai cấp nông dân bị áp bức không có chút quyền lợi gì. Vì vậy mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ phong kiến là mâu thuẫn cơ bản của xã hội phong kiến. - Thời kì này đã xuất hiện nhiều phát minh quan trọng như khung cửu, cối xay gió, la bàn, thuốc nổ, máy in, đồng hồ...Với sự phát triển mạnh mẽ như vậy của LLSX đã làm cho năng xuất lao động trong xã hội phong kiến được nâng cao một cách vượt bậc. Và đồng nghĩa với điều đó là QHSX lúc này không còn phù hợp với LLSX nữa và nó sẽ phải cải tiến để phù hợp với LLSX. Xã hội chuyển sang một phương thức sản xuất mới (Phương thức sản xuất CNTB). Như vậy, ta thấy một điều rất rõ trong ba phương thức sản xuất trên là: LLSX luôn luôn phát triển đi trước còn QHSX thì lạc hậu đi sau và cuối cùng phải cải tiến để phù hợp với LLSX phát triển. Những phương thức sản xuất sau lại tiến bộ hơn phương thức sản xuất trước. Chế độ chiếm hữu nô lệ là một chế dựa trên sự áp bức bóc lột tàn bạo nhất. Tuy nhiên không vì thế mà ta phủ nhận ý nghĩa tiến bộ của nó so sánh nó với chế độ công xã nguyên thuỷ thì nó tạo ra khả năng lớn hơn cho sự phát triển của LLSX. Mặc dù nó là một chế độ dã man, nhưng đó cũng là từ cơ sở chế độ chiếm hữu nô lệ mà loai người đã bước vào một nền văn minh, với những nền văn rực rỡ như của Hy Lạp, La Mã, ấn độ, Trung Quốc... III/ Quy luật LLSX phải phù hợp với trình độ phát triển của QHSX ở VIệT NAM ở Việt Nam không trải qua phương thức chiếm hữu nô lệ, chỉ tồn tại chế độ nguyên thuỷ và chế độ phong kiến, nhưng chế độ phong kiến lại tồn tại ở Việt Nam hàng nghìn năm, một thời gian quả là rất dài. Ngay trước CM-8, nông dân nước ta còn phải đi phu cho chúa phong kiến, ( thổ ty, lang đạo, phia tạo..) làm ruộng cho chúa phong kiến, lại phải cắt phiên nhau hầu hạ, làm đủ mọi việc như: trông nhà, chăn lợn, lo ma chay, cưới xin, giỗ tết của chúa phong kiến, nhất nhất nông dân phải è cổ gánh vác. Cho tới tận khi đế quốc pháp đem quân sang xâm lược nước ta. Do sự xâm lược và chính sách khai thác thuộc địa của đế quốc pháp, xã hội phong kiến Việt Nam dần dần biến thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Tính chất nửa phong kiến ấy thể hiện ở chỗ: Chế độ bóc lột phong kiến vẫn còn chiếm địa vị thống trị ở nông thôn Việt Nam, mặc dù nền kinh tế sản xuất hàng hoá và CNTB đã phát triển ở một chừng mực nhất định ở nông thôn. CHỉ đến sau cuộc cải cách ruộng đấ thì quan hệ sản xuất phong kiến mới bị xoá bỏ hoàn toàn ở miền Bắc nước ta. Như ta đã thấy rằng : LLSX luôn đi trước QHSX, còn QHSX thì lạc hậu đi sau và phải cải tiến để theo kịp LLSX. Nhưng ở Việt Nam lại ngược lại QHSX phát triển đi trước, còn LLSX thì lạc hậu đi sau, có người đã ví về QHSX và LLSX ở Việt Nam như sau: ‘‘Đó là một bản nhạc tuyệt vời, nhưng những người thổi nó lại tồi không thể theo kịp nhạc điệu của bản nhạc tuyệt vời đó’’. Từ đó dẫn đến những sai lầm của Đảng, là nguyên nhân tư tưởng chủ yếu dẫn tới cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội 10 năm(1976-1986). 1/ những nguyên dẫn đến cuộc khủng hoảng Bắt đầu từ cuối những năm 70 và kéo dài đến tận những năm 80 đất nước ta lâm vào khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng. Đại hội VI của Đảng( họp tháng 12 năm 1986) đã phân tích nguyên nhân cuộc khủng hoảng nàylà: -Trong 10 năm Đảng đã phạm nhiều sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa, và quản lí kinh tế. -Trong 5 năm 1976-1980, chúng ta đã đẩy mạnh công nghiệp hoá trong khi chưa có đủ tiền đề cần thiết, mặt khác, chậm đổi mới cơ chế quản lí kinh tế đã lỗi thời. -Trong việc bố trí cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu sản xuất và đầu tư, thường chỉ xuất phát từ mong muốn đi nhanh, không tính tới điều kiện và khả nănh thực tế, không kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu công nghiệp và nông nghiệp thành một cơ cấu hợp lí -Trong 5 năm đó đã đề ra những chỉ tiêu kế hoạch quá cao về xây dựng cơ bản và phát triển, sản xuất, không coi trọng đúng mức việc khôi phục và sắp xếp lại nền kinh tế, thiên về xây dựng công nghiệp nặng và những công trình quy mô lớn, không tập trung giải quyết về căn bản vấn đề lương thực, thực phẩm, phát triển sản xuất hàng tiêu dùng, và hàng xuất khẩu. - Đã có những biểu hiện nóng vội muốn xoá bỏ bỏ ngay các nền kinh tế tư bản tư nhân thành quốc doanh... -Trong lĩnh vực tư tưởng đã bộc lộ sự lạc hậu về về nhận thức lý luận và vận dụng các quy luật đang hoạt động trong thời kỳ quá độ; đã mắc bệnh duy ý giản đơn hoá, muốn thực hiện nhanh chóng nhiều mục tiêu của xã hội trong điều kiện nước ta mới ở chặng đường đầu tiên. 2/ những biện pháp cần khắc phục của nền kinh tế ở nước ta qua những phân tích về những sai lầm ở trên, ta thấy rất rõ rằng: nước ta là một nước lạc hậu, đã đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội và bỏ qua phương thức sản xuất TBCN. Đó là một điều mà theo quy luật kinh tế là không hợp lí vì khi LLSX còn lạc hậu chậm phát triển mà QHSX đã tiến một bước nhảy vọt. Và tất yếu sẽ dẫn tới mâu thuẫn và gây ra khủng hoảng. - Bây giờ trước hết chúng ta phải tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, tức là nền công nghiệp nặng phải được ưu tiên hàng đầu tuy nhiên cũng phải chú trọng đến việc phát triển công nghiệp nhẹ vì , công nghiệp nhẹ có phát triển thì nó sẽ là tiền đề cho công nghiệp nặng phát triển( đây cũng là một quy luật kinh tế cơ bản của kinh tế chính trị). Nước ta đã có một chủ trương rất đúng đắn là: không cho phép nhập các thiết bị đã lỗi thời mà các nước tiên tiến thanh lí ra, do đó đã thu hẹp được khoảng cách về kĩ với các nước phát triển. -Tiến hành xoá đói giảm nghèo thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong quần chúng nhân dân. Bởi vì nếu khoảng cách ấy quá lớn thì sẽ gây ra một mâu thuẫn trong QHSX và rất dễ dẫn tới phá huỷ QHSX. Nước ta cũng làm rất tốt điều này và được đứng đầu thế giới về việc thu hẹp khoảng giàu nghèo trong các nước chậm phát triển. -Sử dụng tất cả các thành phần kinh tế (5 thành phần), không phân biệt đó là nhà nước hay tư nhân có, như thế nền kinh tế mới đa dạng thu hút được nhiều nguồn đầu tư và thúc đẩy LLSX phát triển. -Mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài, không phân biệt nước đó là TBCN hay XHCN, không nên coi trọng về chính trị trước đây, mà phải bỏ qua mọi hiềm khích để phát triển nền kinh tế. Tiến hành hội nhập kinh tế khu vực và mở rộng ra thế giới để đưa nền kinh tế nước ta xâm nhập vào các nền kinh tế của các nước phát triển. -Đẩy mạnh việc cổ phần các công ty nhà nước để đa dạng hoá các thành phần kinh tế, phải nâng cao sức mua của người dân ( bởi vì nó sẽ gây ra khủng hoảng theo chu kì giống như ở các nước TBCN). -Thực hiện công bằng dân chủ và văn minh theo con đường mà Đảng ta đã chọn là: vì dân giàu nước xã hội công bằng dân chủ và văn minh. 3/những thành tựu kinh tế mà nước ta đã đạt được trong những năm gần đây Trong năm 2001 và nửa đầu những năm 2002 thu nhập bình quân 1 người/tháng đã đạt 331 nghìn đồng tăng 12.2% so với những năm 1999 bình quân tăng 6%, nếu loại trừ yếu tố tăng giá vẫn còn 5.8% cao hơn tốc độ tăng 4.6% của thời kì 1996-1999, chênh lệch thu nhập giữa nhóm hệ cao nhất với nhóm thấp nhất nếu so sánh 10% thì gấp 12.5 lần (1996 gấp 10,6% lần, 1999 gấp 12 lần ). Nếu so sánh 5% thì gấp 19.9 lần, (1996 gấp 15.1 lần, 1999 gấp 17.1 lần). KếT LUậN Như vậy từ 3 phương thức sản xuất trước CNTB, phương thức sản xuất CXNT, CHNL, PK, rõ ràng ràng ta thấy QHSX luôn luôn phải phải phù hợp với trình độ phất triển của LLSX, LLSX tiến bộ đi trước đi trước còn QHSX bị lạc hậu đi sau, phải cải tiến thay đổi để phù hợp với LLSX. Nhưng ở Việt Nam thì QHSX lại đi trước và LLSX lại lạc hậu đi sau, chính vì vậy đã dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế (1976-1986). Đảng ta đã kịp thời nhận thấy sai lầm và đã chấn chỉnh, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước tức là đẩy mạnh phát triển LLSX đồng thời cải tiến lại QHSX sao cho phù hợp với LLSX. Nhờ đó nước ta đã có những sự phát triển nhảy vọt. Hi vọng rằng một ngày không xa Việt Nam sẽ tiến lên được thành 1 nước XHCN thực sự chứ không phải là theo đườc lối XHCN như hiện nay. Những tài liệu tham khảo 1.Triết học mác-lênin tác giả -pgs.ths phạm văn duyên -Nhà giáo: nguyễn đăng quang 2.kinh tế học phổ thông -nhà xuất bản khoa học - Tác giả: trần phương 3.giáo trình kinh tế chính trị mác-lênin -Nhà xuất bản chính trị quốc gia. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT0304.doc
Tài liệu liên quan