Phần 1: Hoạt động gia công hàng may
mặc xuất khẩu ở nước ta trong thời gian vừa qua
Chương 1: Vai trò của hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế việt nam theo định hướng XHCN.
I. Khái niệm, đặc điểm, phương thức của hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu.
1.Khái niệm .
Theo luật thương mại:
Gia công là một hành vi thương mại , theo đó bên nhận gia công thực hiện việc gia công hàng hoá theo yêu cầu bằng nguyên liệu vật liệu của bên đặt gia công để hưởng
44 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh kim ngạch hàng may mặc Xuất khẩu tại Công ty sản xuất gia công hàng xuất khẩu (PROSIMEX), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiền gia công ,bên đặt gia công nhận hàng hoá đã gia công để kinh doanh thương mại và phải trả tiền gia công cho bên nhận gia công .
Qua khái niệm này cho thấy :
Bên đặt gia công là một chủ thể kinh doanh với mục đích gia công là để kinh doanh thương mại, và phải đặt hàng theo yêu cầu của mình với những quy cách phẩm chất, mẫu mã và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác .
Bên đặt gia công phải cung cấp nguyên liệu vật liệu phù hợp với quy cách phẩm chất mà mình yêu câù, ở đây có thể giao một phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu, có khi là bán thành phẩm, có khi là máy móc thiết bị công nghệ chuyển giao cho bên kia .
Bên đặt gia công có thể chỉ định bên nhận gia công mua nguyên vật liệu từ các nơi cụ thể, sau đó gia công giao thành phẩm theo các tiêu chuẩn theo mẫu mã của mình.
Còn bên nhận gia công tiếp nhận hay mua nguyên vật liệu và tổ chức gia công theo đúng yêu cầu của bên đặt gia công với công nghệ , máy móc, sức lao động của chính doanh nghiệp mình. Hoặc tổ chức sản xuất gia công theo công nghệ của bên đặt gia công cung cấp. Sau đó nhận lại từ bên đặt gia công khoản tiền gọi là phí gia công.
Khi hoạt động gia công vượt khỏi biên giới của một quốc gia thì gọi là gia công quốc tế (Gia công hàng xuất khẩu). Các yếu tố phục vụ cho quá trình sản xuất gia công có thể đưa vào thông qua con đường nhập khẩu. Hàng hoá sản xuất ra không phải để tiêu dùng trong nước mà để xuất khẩu nhằm thu lại ngoại tệ chênh lệch giá phụ lợi cung cấp, tiền công và các chi phí khác đem lại.Thực chất là hình thức xuất khẩu lao động nhưng là lao động dưới dạng được sử dụng, thể hiện trong hàng hoá chứ không phải là xuất khẩu nhân công ra nước ngoài.
Gia công hàng may mặc xuất khảu cũng là một trong các hình thức gia công quốc tế. Trong trường hợp này, nước nhận nguyên phụ liệu sẽ nhập nguyên phụ liệu là vải, tài liệu kỹ thuật, mẫu vẽ, có khi cả chuyên gia, máy móc để thực hiện công việc gia công.
2.Đặc điểm của phương thức gia công hàng xuất khẩu:
(Gia công hàng may mặc xuất khẩu)
* Nhập nguyên phụ liệu từ bên đặt gia công, tổ chức sản xuất và giao sản phẩmcho bên đặt gia công tại địa điểm ban đầu.
- Thị trường đầu vào và đầu ra là do bên đặt gia công phải cung cấp, sắp xếp và tìm kiếm.
- Kỹ thuật mẫu mã do bên đặt gia công cung cấp.
- Bên nhận gia công chỉ nhận nguyên phụ liệu và tiến hành tổ chức gia công theo yêu cầu của bên đặt gia công.
* Nhập nguyên liệu, máy móc, thiết bị, tổ chức tiến hành gia công và giao thành phẩm cho bên đặt gia công theo địa điểm quy định. Còn bên nhận gia công tự lo nguyên phụ liệu.
* Nhập đại bộ phận nguyên liệu, sau đó hai bên cùng có trách nhiệm lo thị trường đầu vào. Đầu ra có thể do bên đặt gia công tự lo hoặc theo địa chỉ của một nước thứ 3.
Hầu hết hiện nay hoạt động gia công của nước ta chủ yếu là do phía nước ngoài cung cấp nguyên phụ liệu, mẫu mã, công nghệ. Có nghĩa là gia công theo hình thức nhận nguyên vật liệu và giao thành phẩm. Đây là hình thức gia công thuần tuý bỏ sức lao động và được tiền công, nó giống như là xuất khẩu lao động dưới dạng được sử dụng chứa trong thành phẩm, vượt khỏi biên giới của một quốc gia.
Nguyên liệu được nhập từ nhiều nước trên thế giới, do đó bên đặt gia công thường nắm lấy trách nhiệm gửi hàng theo điều kiện CIF và nhận hàng theo điều kiện FOB.
Hàng may mặc là mặt hàng mang tính thời vụ cao, nên giá gia công cũng chịu ảnh hưởng theo thời vụ. Do tình trạng thiếu việc làm của các xí nghiệp may nên phía nước ngoài thường lợi dụng lúc các vụ ký hợp đồng gia công với giá rẻ hơn. Và khi thực hiện công việc gia công, họ thường cử các chuyên gia nước ngoài giám sát hoặc đứng vị trí kỹ thuật cho nên tranh chấp về chất lượng ít khi xảy ra lúc giao hàng.
3.Phương thức gia công hàng xuất khẩu.
Có nhiều cách phân loại gia công quốc tế, dựa theo các tiêu thức cụ thể khác nhau như:
-Theo quyền sở hữu nguyên liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm.
-Theo giá cả gia công.
-Theo công đoạn sản xuất.
Song để phân loại phương thức gia công hàng may mặc xuất khẩu thích hợp nhất thì căn cứ vào quyền sở hữu nguyên liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm. Theo phương thức này thì bao gồm:
* Phương thức nhận nguyên phụ liệu, giao thành phẩm.
Đây là hình thức sơ khai của hoạt động gia công, bởi vì trước đó thị trường trong nước chưa có đủ điều kiện để tiến hành sản xuất các nguyên phụ liệu.
Thêm vào đó trình độ kỹ thuật, máy móc, trang thiết bị của ta còn nghèo nàn lạc hậu, nên việc phụ thuộc vào nước ngoài là điều không thể tránh khỏi.
Thực chất đây là hình thức mà bên đặt gia công giao nguyên phụ liệu cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất sẽ thu hồi thành phẩm và trả cho bên nhận gia công khoản tiền gọi là phí gia công. Trong thời gian gia công, quyền sở hữu về nguyên phụ liệu vẫn thuộc về bên đặt gia công(ở đây không có sự chuyển giao quyền sở hữu).
Bên nhận gia công nhận nguyên liệu và tiến hành tổ chức gia công. Trong khi thực hiện gia công bên đặt gia công có thể chuyển giao máy móc thiết bị và các chuyên gia sang phục vụ quá trình thực hiện gia công. Bên nhận gia công có thể đi mua nguyên phụ liệu nếu được sự đồng ý của bên đặt gia công. Sau khi thực hiện song quá trình gia công hai bên tiến hành giao nhận thành phẩm và thanh lý hợp đồng, và bên đặt gia công phải trả cho bên nhận gia công khoản tiền gọi là phí gia công.
* Phương thức mua đứt bán đoạn.
Đây là hình thức dựa trên hợp đồng mua bán với nước ngoài. Bên đặt gia công bán đứt nguyên vật liệu cho bên nhận gia công. Sau thời gian sản xuất sẽ mua lại toàn bộ thành phẩm. Trong trường hợp này quyền sở hữu nguyên vật liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công. Hợp đồng này còn quy định số sản phẩm làm ra với số lượng nguyên liệu nhất định và phải bán lại cho bên đặt gia công.
Như vậy thông qua phương thức này ta thấy nó không những nâng cao được trình độ kỹ thuật cho cán bộ công nhân làm công tác thiết kế mẫu mã, mà còn làm tăng hiệu quả sản xuất, không còn phải nhận một khoản chi phí rất ít từ phía khách hàng nước ngoài trả nữa. Hơn nữa còn giúp ta chủ động trong vấn đề giá cả. Từ đó nâng cao một phần giá trị của hàng hoá sản xuất ra, lao động cũng nâng cao được tay nghề và có trách nhiệm trong việc sản xuất hơn.
* Phương thức kết hợp.
Đây cũng là phương thức phổ biến áp dụng đối với hình thức gia công của nước ta hiện nay. Thông qua hình thức này bên đặt gia công chỉ giao nguyên phụ liệu chính cùng các tài liệu kỹ thuật, còn bên nhận gia công cung cấp những phụ liệu.
Gia công theo hình thức này nước nhận gia công có thể bán một phần nguyên liệu trong nước theo gía quốc tế, nhưng việc bán nguyên phụ liệu chính như vải, sợi trong nước sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Không những vậy nó còn làm tăng khả năng cạnh tranh với hàng ngoại nhập.
II. Vai trò của hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế của nước ta .
Do đặc điểm của gia công, đặc biệt gia công hàng may mặc cần nhiều lao động sống nên nó có vai trò tạo công ăn việc làm để đảm bảo đời sống cho người lao động, phát triển và mở rộng quy mô, gia công may mặc sẽ giải quyết được nạn thất nghiệp, mở rộng thị phần ở nước ngoài. Nó mang lại lợi ích xã hội to lớn, nó tác động làm giảm tệ nạn xã hội góp phần đảm bảo an ninh trật tự xã hội.
Làm tăng tích luỹ cho đất nước, là nguồn thu đáng kể về ngoại tệ đối với các nước chậm phát triển và đang phát triển.
Khi tiến hành gia công may mặc xuất khẩu có cơ hội tiếp thu và làm quen với công nghệ mới, nâng cao tay nghề cho người lao động. Do các nước đặt gia công thường là nước phát triển hoặc đang phát triển nên họ trả tiền công lao động cao hơn, họ thuê gia công với mục đích giảm phí gia công, từ đó hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh bởi nhiều nước nhận gia công thường là nước nghèo nền công nghiệp chưa phát triển, tiền công lao động thấp.
Hình thành cách quản lý mới, để hoạt động sản xuất có hiệu quả đòi hỏi phải tổ chức sản xuất cho phù hợp, dẫn tới cách quản lý công nghiệp dần dần hình thành.
Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá của quốc gia, mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Gia công hàng xuất khẩu nói chung và hàng may mặc nói riêng góp phần nhằm chuyển dịch nền kinh tế.
Mặt khác nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, do vậy khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật là rất cần thiết. Với dân số gần 80 triệu người, sẽ có nguồn lực lao động dồi dào với chi phí tương đối thấp so với các nước trong khu vực. Đây sẽ là lợi thế đối với nước ta trong quá trình phát triển hàng may mặc xuất khẩu.
Với những vai trò như trên Việt Nam phải vươn lên để tự cung tự cấp phụ liệu và một số nguyên liêụ để tiến tới tự lo nguyên liệu. Từ đó công nghiệp dệt phải được chăm lo phát triển góp phần phân bố lại vùng sản xuất.
Thực tế đã chứng minh rằng từ năm 1999 đến nay, uy tín của hàng may mặc Việt Nam đã được nâng cao một bước trên thị trường quốc tế và trong khu vực.
Chương 2: Tình hình hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu ở nước ta trong thời gian vừa qua.
I.Thuận lợi của gia công hàng may mặc xuất khẩu.
Hiện nay công nghiệp dệt may có dung lượng lao động lớn tăng lên ở các nước có chi phí lao động thấp. Xu hướng chung của thế giới là xoá bỏ hàng rào thuế quan chống lại các nhà sản xuất có giá thành cao.
Từ những năm đầu thập kỷ 90 đến nay, ngành may mặc Việt Nam bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh, cùng với việc hình hành mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Đây là hướng đi đúng cần quân tâm và đầu tư hơn nữa vì:
+ Theo kinh ngiệm của các nước đi trước, ngày nay thế giới đã bước sang thời kỳ hợp tác phát triển kinh tế, khu vực Châu á Thái Bình Dương trở thành khu vực năng động nhất. Đó là việc hình thành năm con rồng Châu á và sự bùng nổ kinh tế của một số nước xung quanh ta như: Hồng Kông, Thái Lan, Indonesia...
Nhìn lại các bước đi của họ ta nhận thấy rằng họ đặt vị trí công nghiệp hàng may mặc xuất khẩu lên hàng đầu trong quá trình công ngiệp hoá đất nước.
Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang phát triển vơí tốc độ nhanh thu nhập của người lao động ngày càng tăng, nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng đòi hỏi nhiều về số lượng và chất lượng, mẫu mã.
Việt Nam có lợi thế so sánh để phát triển ngành may mặc, đó là lực lượng lao động trẻ và đã tốt nghiệp phổ thông trung học, giá nhân công thấp. Việt Nam là nước đang phát triển nên được hưởng chế độ quota và ưu đãi thuế quan. Mặt khác nước ta là thành viên của ASEAN, OPEC, do vậy nước ta sẽ có cơ hội tăng cường buôn bán với các nước trên thế giới cũng như trong khu vực.
Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc trong những năm gần đây chiếm tới 60-70% tổng giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp Việt Nam thực sự đưa sản phẩm dệt may trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đem lại kim ngach xuất khẩu khá cao.
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Kim ngạch
0,35
0,6
0,9
1,3
1,8
2,2
(Nguồn tổng công ty dệt may Việt Nam)
Năm 2002 dự kiến kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đạt khoảng 2,5 tỷ USD. Tất cả các số liệu trên phản ánh tốc độ phát triển của hàng may mặc xuất khẩu đạt được khá cao. Năm 2001 kim ngạch tăng gấp 6,5 lần so với năm 1996. Song thực chất may mặc Việt Nam chủ yếu là gia công cho nước ngoài vì chúng ta chưa đủ sức thiết kế mẫu mã, chưa tự chủ được nguyên phụ liệu tiêu thụ rộng rãi trên thế giới. Thị trường xuất khẩu của ngành may Việt Nam hiện nay thực chất là của người đặt gia công. Việc phân phối sản phẩm may hoàn chỉnh đi vào thị trường nào là quyền của họ. Nếu muốn xuất khẩu sang thị trường có hạn ngạch thì họ phải tìm đến các doanh nghiệp có hạn ngạch xuất khẩu do liên Bộ Thương Mại Công Nghiệp phân phối để đặt hàng. Do vậy yếu tố quyết định thế phát triển của ngành may mặc xuất khẩu của Việt Nam là chất lượng và giá gia công thấp hơn các nước trong khu vực với tính nghiêm túc trong việc đảm bảo lịch giao hàng. Hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu có những lợi ích sau:
Trước tiên là tạo công ăn việc là và tăng thu nhập cho đất nước, nó đảm bảo đời sống cho người lao động, góp phần làm ổn định trật tự an ninh xã hội. Tính đến nay, nước ta đã có khoảng 350 doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may, thu hút 70.000 lao động với hơn 60.000 đơn vị máy móc, thiết bị may năng lực sản xuất có thể đạt 2,5 tỷ USD. Hầu hết các địa phương đều có các xí nghiệp may ra đời, giải quyết được khó khăn về việc làm cho các thành phố, thị xã, khu công nghiệp tập trung lớn như: Hải Phòng, Hà Nội, TP Hồ CHí Minh...
Vốn đầu tư vào ngành may không lớn, chủ yếu là máy, còn phần lớn là tận dụng nhà xưởng, các nhà kho và các cơ sở sản xuất thời cữ( thời bao cấp) để lại. Đây cũng là một hướng đi phù hợp với thực trạng của nước ta.
Với việc gia công may mặc cho nước ngoài chúng ta có thể tiếp thu được KHKT tiên tiến với cả mặt quản lý công nghiệp và đào tạo được một đội ngũ công nhân có tay nghề cao, có kỹ thuật tiên tiến và tính tổ chức tốt. Nhờ nó mà các nhà máy xí nghiệp may mặc không bị lạc hậu với thế giới, luôn tự trang bị mẫu mốt theo yêu cầu của khách hàng nước ngoài.
Gia công may mặc tuy không tạo được lợi nhuận lớn nhưng luôn tái tạo được ngoại tệ và không bao giờ bị nợ nước ngoài, không sợ bị lỡ, sợ ế vì khách hàng bao tiêu toàn bộ sản phẩm.
Ngoài gia công xuất khẩu ra một số công ty XNK của nước ta còn tranh thủ xuất khẩu một số mặt hàng thông qua việc thông tin với bạn hàng, sử dụng mạng lưới và kinh nghiệm tiêu thụ của bạn hàng ta. Phần nào nắm được thị hiếu của người tiêu dùng.
II.Khó khăn của gia công hàng may mặc xuất khẩu.
Thời kỳ 1994-1998 ngành dệt may của chúng ta có nhiều khởi sắc, từ một ngành chủ yếu làm hàng gia công theo hiệp định hàng năm với chính phủ các nước trong hội đồng tương trợ kinh tế, lấy tiền công bằng nguyên phụ liệu, may mặc...phục vụ cho nhu cầu trong nước, nay đã mở được thị trường sang các nước công nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc...bằng uy tín chất lượng sản phẩm của mình, do đã thay đổi một số thiết bị công nghệ mới của thế giới.
Trong năm năm qua, ngành đã đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 10,7% chiếm 9,14% giá trị tổng sản lượng công nghiệp kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tạo việc làm cho hơn nửa triệu lao động, góp phần ổn định để thực hiện công cuộc đổi mới.
Tuy có nhiều tiến bộ trong cơ chế mới nhưng ngành công nghiêp dệt may Việt Nam còn ở mức thấp hơn so với các nước trong khu vực về số lượng máy móc, thiết bị, trình độ công nghệ, khối lượng mẫu mã, chất lượng giá thành, về kim ngạch xuất khẩu. Ngoài sức lao động dồi dào, có khả năng tiếp thu nhanh, giá công lao động còn tương đối thấp cho nên ngành dệt may còn phụ thuộc vào thị trường thế giơí, chỉ một biến động bất lợi của thị trường thế giới dù ở đầu vào hay đầu ra đều tác động đến ngành dệt may cũng như ngành gia công trong cả nước.
Ngành công nghiệp dệt may đang chịu sức ép cạnh tranh gay gắt của hàng nhập lậu, hàng trốn thuế, hàng tiểu ngạch và sản phẩm của các liên doanh, của các xí nghiệp có vốn đầu tư 100% của nước ngoài tràn ra thị trường nội địa bằng nhiều cách khác nhau mà chưa có cách nào kiểm soát nổi gây nhiều tác động xấu cho sản xuất trong cả nước.
Việc thực hiện tiến trình cắt giảm thuế quan CEPT, AFTA đến năm 2003 và xoá bỏ hoàn toàn hạn ngạch buôn bán hàng dệt may vào năm 2005 theo như quy định trong hiệp định thuế quan và mậu dịch GATT ở vòng đàm phán tháng 12/1997 thì sức ép cạch tranh trong tương lai diễn ra hết sức quyết liệt đối với ngành dệt may của cả nước,cả thị trường nội địa lẫn thị trường thế giới.
III. Thị trường hàng gia công may mặc xuất khẩu của Việt Nam.
Trong sản xuất và kinh doanh vấn đề thị trường là yếu tố then chốt. Bởi vì thị trường quyết định sự tồn tại và phát triển của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Sản xuất cái mà thị trường cần và kinh doanh mặt hàng phù hợp với điều kiện và khả năng của mình. Muốn đạt được các mục tiêu đó buộc ta phải tìm hiểu nghiên cứu thị trường một cách cụ thể chi tiết từ đó chọn cho mình sách lược và chiến lược sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả nhất.
Thị trường là nơi xảy ra sự cạnh tranh về chất lượng, giá cả, mẫu mã,... vì vậy phải đưa ra được hàng hoá có tính cạnh tranh cao đó chính là tạo ra cho mình một chỗ đứng trong cơ chế thị trường.
Nắm bắt kịp thời: Chủ trương chính sách cơ chế, tình hình giá cả diễn biến từng thời điểm từng khu vực một; từ đó đưa ra kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.
Thị trường đối với hàng may mặc có thể xuất khẩu được nếu nó đáp ứng được yêu cầu về thị hiếu, giá cả của người tiêu dùng, do đó vấn đề đặt ra đối với các nhà sản xuất là nắm bắt nhu cầu cuả thị trường.
Ngược lại đối với một mặt hàng có rất nhiều nhà cung cấp, thị trường luôn luôn đứng về phía người mua các nhà sản xuất phải cạnh tranh khốc liệt với nhau để tranh giành thị trường. Bởi vậy các nhà sản xuất phải tìm ra được sách lược, chiến lược mới có thể đứng vững trên thương trường.
1/ Thị trường trong nước đối với hàng may mặc.
Thị trường nội địa quả là không nhỏ đối với các nhà sản xuất hàng may mặc. Với dân số khoảng 80 triệu dân đã tạo ra sức cầu rất lớn. Sẽ là rất phiến diện nếu như chỉ chú trọng tới thị trường nước ngoài trong khi rất nhiều hàng ngoại nhập đã có mặt ở trong nước. Hiện nay, hàng may mặc của Trung Quốc với mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng đã hấp dẫn được khách hàng trong nước. Nên chăng các nhà sản xuất chú trọng hơn nữa tới thị hiếu của người tiêu dùng trong nước. Đến năm 2010 số dân của Việt Nam sẽ lên tới gần 97 triệu dân, sức mua hàng dệt may rất lớn. Nếu có chính sách bảo hộ tạo điều kiện cho hàng nội phát triển đồng thời chú trọng tới tập quán, thị hiếu thì đây sẽ là thị trường tiềm năng trong những năm tới.
2/ Thị trường ngoài nước
a/ Thị trường EU
Đây là thị trường lớn của Việt Nam, hàng năm EU nhập khoảng trên 89 tỷ USD quần áo. Hiện nay hạn ngạch mà EU dành cho Việt Nam mỗi năm khoảng 30 nghìn tấn hàng dệt may, khoảng 600 triệu USD.
Việt Nam và EU đã ký hiệp định về hàng may mặc từ tháng 12/1995. Ngày 16/7/96 vừa qua tại Brucxen- Bỉ, Việt Nam và EU đã ký hiệp định về “buôn bán hàng dệt - may mặc”. Trong hiệp định cũng qui định rõ danh mục hàng hoá và kim ngạch mà Việt Nam được đưa vào EU tổng cộng 151 nhóm mặt hàng, 108 theo hạn ngạch và 43 tự do. Hạn ngạch không được phép cộng dồn, năm nào phải dùng hết năm ấy. Đặc biệt, hiệp định còn qui định rõ Việt Nam và EU sẽ xem xét đến khả năng tăng số lượng có tính đến nhu cầu của ngành công nghiệp dệt EU và khả năng xuất khẩu của Việt Nam. Đây là thị trường lớn, các doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ các qui định này để không làm tổn hại đến quan hệ giữa nước ta và cộng đồng kinh tế Châu Âu.
b/ Thị trường Nhật Bản.
Là thị trường lớn lại không cần hạn ngạch. Năm 2000 hàng dệt may của ta xuất khẩu sang Nhật xấp xỉ 200 triệu USD. Mặt hàng xuất khẩu của ta thường là áo Jacket, áo sơ mi, áo Kimono. Đây là thị trường khó tính tuy nhiên nếu đáp ứng được yêu cầu của họ thì đây sẽ là thị trường tiềm năng đầy hứa hẹn.
c/ Thị trường Canada.
Đây là thị trường cần hạn ngạch. Hàng dệt may của ta khi vào thị trường này thường là quần aó thể thao, áo sơ mi, áo dài váy của phụ nữ. Con người Canada vốn lịch sự, hiếu khách vừa phóng túng nên hàng may mặc sản xuất sang họ cũng có phần dễ hơn các thị trường khác. Tuy nhiên, ở thị trường này thì số lượng khách hàng cạnh tranh nhiều hơn rất nhiều so với các thị trường khác. Theo số liệu của nghành dệt - may thì đây là thị trường lớn thứ 3 của Việt Nam.
d/ Thị trường Hoa Kỳ và Bắc Mỹ
Hàng năm Mỹ phải nhập 34 tỷ USD quần áo. Nguồn nhập chủ yếu từ các nước Châu á như:
Trung Quốc : 8,9 tỷ USD
Đài Loan: 4 tỷ USD
Hàn Quốc: 3 tỷ USD
Các nước Asean: 2,5 tỷ USD
(Nguồn Tổng công ty dệt may Việt Nam 2001)
Năm 2001 Mỹ mới nhập từ Việt Nam khoảng 10 triệu USD loại hàng này. Thị trường Hoa kỳ và Bắc Mỹ có sức tiêu thụ gấp rưỡi thị trường EU.
e/ Thị trường SNG và một số nước Đông ÂuU.
Trong những năm trước đây khi các nước XHCN Đông Âu chưa tan vỡ thì tỷ trọng kim ngạch hàng dệt - may của ta vào thị trường này chiếm vị trí khá lớn và đóng vai trò quan trọng, xuất khẩu theo những hiệp định hàng đổi hàng. Thông qua một thời gian đó nhà xuất khẩu của ta phần nào nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ở khu vực này và người tiêu dùng cũng phần nào quen với hàng may mặc của ta. Tuy nhiên, kể từ khi các nước XHCN Đông Âu tan vỡ thì kim ngạch hàng may mặc của ta vào thị trường này giảm hẳn. Hiện nay, hàng may mặc của ta vào thị trường này chủ yếu do các thương gia buôn chuyến còn kim ngạch do các Doanh nghiệp thì ở mức thấp do chưa tìm được phương thức thanh toán thích hợp thay thế phương thức hàng đổi hàng truyền thống.
Phần 2: Thực trạng gia công hàng may
mặc xuất khẩu tại công ty PROSIMEX.
Chương 1. Vài nét tổng quan về Công ty sản xuất gia công hàng xuất khẩu đối với ngành hàng may mặc.
I/ Sự ra đời, chức năng, nhiệm vụ.
1.Sự ra đời.
Công ty sản xuất gia công hàng xuất khẩu:
Tên giao dịch Quốc tế: Import - Export Production and Processing Corporation (PROSIMEX)
Trụ sở chính: Khương Đình - Thanh Xuân - Hà Nội.
Trụ sở giao dịch: 46 Ngô Quyền - Hà Nội.
Thành lập theo quyết định số 778/ KTĐN-TCCB ngày 25 tháng 11 năm 1989 trên cơ sở nâng cấp Xí nghiệp sản xuất gia công hàng xuất khẩu mà tiền thân là cơ sở tăng gia sản xuất của Bộ Ngoại thương có từ 20 năm trước. Công ty hoạt động theo điều lệ đã được Bộ Kinh tế đối ngoại (nay là Bộ Thương mại) phê duyệt theo quyết định số 55/KTĐN -TCCB ngày 12 tháng 2 năm 1993. Là một công ty trực thuộc Bộ Thương mại được kinh doanh xuất nhập khẩu, được tổ chức gia công hàng xuất khẩu, được tham gia liên doanh liên kết với nước ngoài để sản xuất và gia công hàng xuất khẩu.
Từ một cơ sở nhỏ bé, vật chất ban đầu thiếu thốn với nhiệm vụ chủ yếu tăng gia sản xuất để cải thiện đời sống cán bộ, công nhân viên của Bộ Ngoại thương thời kỳ bao cấp. Chỉ có 25.000 vốn lưu động, 450m2 nhà xưởng làm việc, một hệ thống lò sản xuất nước chấm, 5 máy sản xuất đinh thủ công, 10 máy may đạp chân và 30 lao động. Công ty đã không ngừng phấn đấu vươn lên từ nhiều mặt như sản xuất, gia công, đầu tư, kinh doanh xuất nhập khẩu. Nguồn vốn tích luỹ cũng như cơ sở vật chất ngày càng dồi dào. Đội ngũ cán bộ công nhân viên không ngừng được đào tạo có tay nghề và nghiệp vụ chuyên môn cao. Đóng góp nghĩa vụ cho nhà nước tăng dần theo các năm. Theo báo cáo tổng kết cuối năm 2001, vốn lưu động của Prosimex lên tới hơn 22 tỷ đồng, đã xây dựng được hơn 8.000 m2 nhà xưởng kiên cố, 1 trụ sở làm việc khang trang với diện tích gần 1.500 m2. Cơ cấu tổ chức được kiện toàn, hoạt động có hiệu quả.
2.Chức năng.
Công ty thực hiện công việc sản xuất và gia công hàng xuất khẩu và nội địa Mục đích nhằm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, làm tốt công tác nhập khẩu phục vụ cho nhu cầu sản xuất , góp phần nâng cao chất lượng hàng hoá ,tăng thu ngoại tệ và phát triển kinh tế đất nước.
3. Nhiệm vụ .
Tự chủ sản xuất kinh doanh trong phạm vi pháp luật quy định ,không ngừng nâng cao và mở rộng sản xuất kinh doanh tự bù đắp chi phí , tự trang trải vốn đóng góp đầy đủ với ngân sách Nhà Nước theo pháp luật quy định.
Thực hiện phân phối lao động và công bằng xã hội , tổ chức tốt đời sống văn hoá và không ngừng nâng cao nghề nghiệp của cán bộ công nhân viên
II/ Bộ máy tổ chức của Công ty.
a/Ban Giám đốc: Gồm: Giám đốc, Phó giám đốc phụ trách kinh doanh và Phó giám đốc phụ trách sản xuất.
b/Khối quản lý, phục vụ.
Phòng tổng hợp( kế hoạch, thống kê, thị trường, giá cả, pháp chế)
Phòng tổ chức cán bộ(Tổ chức bộ máy, cán bộ, lao động, tiền lương, bảo vệ, đào tạo, phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão lụt)
Phòng kế toán, tài vụ.
Phòng hành chính, quản trị.
c/Khối kinh doanh.
Phòng nghiệp vụ 1: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
Phòng nghiệp vụ 2: Xuất khẩu hàng thêu ren thủ công, hàng may mặc.
Phòng nghiệp vụ 3 : Nhập khẩu sắt thép, ô tô, xe máy, thiết bị xây dựng, giao thông công trình.
Phòng nghiệp vụ 4 : Xuất khẩu hàng lâm sản, nhập khẩu hàng tiêu dùng.
Phòng nghiệp vụ 5 : Xuất khẩu nông sản, nhập khẩu xi măng, phân bón.
Ngoài ra, trong mối quan hệ với bạn hàng trong và ngoài nước và theo nhu cầu của thị trường các phòng nghiệp vụ còn xuất nhập hàng uỷ thác cho các đơn vị yêu cầu.
đ/ Khối sản xuất.
* Xí nghiệp may xuất khẩu - PROSIMEX chuyên làm hàng gia công may mặc, xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU, CANADA, Nhật Bản.., và các nước trong khu vực, ngoài ra còn kinh doanh hàng hoá tổng hợp.
* Hantex - Xí nghiệp liên doanh với Cộng hoà liên bang Đức sản xuất hàng may mặc cho thị trường EC với 250 công nhân mà Prosimex góp trên 4 tỷ đồng tiền vốn, là một trong những cơ sở sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
* Phân xưởng đinh
* Phân xưởng sản xuất đèn
* Phân xưởng lắp ráp xe máy
* Phân xưởng may thêu.
e/ Văn phòng đại diện.
Chi nhánh tại Hải Phòng
Chi nhánh tại Quảng Ninh.
Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng đại diện tại Mátcơva (CHLB Nga).
Các chi nhánh này là bộ phận kinh doanh các mặt hàng xuất nhập khẩu tổng hợp. Tuỳ từng công việc cụ thể được Giám đốc uỷ quyền ký kết các hợp đồng kinh tế cũng như hợp đồng ngoại thương với khách hàng trong và ngoaì nước đáp ứng cho nền kinh tế hàng hoá nhằm khai thác các lợi thế tại các địa phương mà các chi nhánh đặt trụ sở.
f/ Phòng trưng bày sản phẩm, tham gia liên doanh.
* Cửa hàng giới thiệu sản phẩm 48B Lê Đại Hành - Hà Nội
* Phòng trưng bày sản phẩm tại Trụ sở Công ty 46 Ngô Quyền, Hà Nội.
* Phòng trưng bày sản phẩm tại cơ sở may Hantex.
Như vậy có thể khái quát bộ máy tổ chức của Công ty theo sơ đồ sau.
Ban giám đốc
Khối quản lý Khối kinh Khối sản Phòng đại Phòng trưng bày
phục vụ doanh xuất diện sản phẩm
Các phân xưởng sản xuất
Các bộ phận này đảm nhận những chức năng riêng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuỳ từng hoạt động cụ thể sẽ được giám đốc uỷ quyền ký kết các hợp đồng kinh tế.
Các phân xưởng sản xuất với chức năng sản xuất gia công hàng xuất khẩu sẽ chịu sự quản lý trực tiếp của ban giám đốc và các phòng ban khác trong Công ty, trong đó gia công hàng may mặc xuất khẩu là một ví dụ điển hình.
III.Mặt hàng kinh doanh.
- Xuất khẩu : Các sản phẩm may mặc, thủ công mỹ nghệ, nông lâm sản.
- Nhập khẩu: Vật tư, thiết bị máy móc, ô tô, xe máy, phương tiện vận tải...
- Sản xuất gia công chế biến hàng may mặc xuất khẩu.
- Làm dịch vụ thương mại, nhập khẩu tái xuất, chuyển khẩu quá cảnh, môi giới thương mại, liên doanh liên kết với nước ngoài.
Chương 2: Tình hình sản xuất và gia công hàng may mặc xuất khẩu tại công ty PROSIMEX.
Vấn đề đặt ra không phải là: “ Tôi bán những cái gì tôi có”, mà phải là “ Tôi bán những cái gì Anh cần”; đó là một bài toán để các Doanh nghiệp muốn tồn tại phải tìm ra lời giải. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt được những kết quả không những nỗ lực bằng chính bản thân mình mà còn phải biết nắm bắt được cơ hội: Cơ hội không có nhiều nhưng nếu ta biết nắm bắt đúng nhịp đúng thời điểm thời gian, biết tận dụng triệt để thì mới có thể đi đến thành công.
Công ty sản xuất gia công hàng xuất khẩu (PROSIMEX) nhiều năm qua đã nghiên cứu và tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước. Từ đó chọn cho mình mặt hàng sản xuất và gia công hàng may mặc xuất khẩu, đây là mặt hàng chiến lược của Công ty, mặt hàng này đã dần dần từng bước chiếm một tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Công ty.
I/ Tiếp cận thị trường trong và ngoài nước.
Đối với những đơn vị kinh doanh kinh tế đôí ngoại, việc nghiên cứu thị trường nước ngoài có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
Trong việc nghiên cứu đó, những nội dung mà Công ty tập trung nắm vững là: Điều kiện chính trị - thường mại nói chung, luật pháp và chính sách buôn bán, điều kiện về tiền tệ, tín dụng, nghệ thuật kinh doanh, điều kiện về vận tải và giá cước trên từng thị trường.
Riêng đối với hàng may mặc xuất khẩu, Công ty thường nghiên cứu xem thị trường cần hạn ngạch hay phi hạn ngạch. Nếu là thị trường cần hạn ngạch cần đệ đơn lên Bộ Thương mại xin hạn ngạch hay tìm đơn vị trong nước có hạn ngạch để tiến hành uỷ thác làm hàng may mặc xuất khẩu.
Đặc thù của nghành sản xuất và gia công hàng may mặc là thực hiện hợp đồng thường kéo dài rất lâu, bởi vậy việc nghiên cứu điều kiện chính trị - thương mại như đã kể trên được Công ty xem là rất cần thiết. Nếu điều kiện chính trị ở nước đó không ổn định thì không thu được phí gia công hay hợp đồng bị huỷ bỏ bất kỳ lúc nào.
Mỗi nước đều có chính sách kinh tế đối ngoại áp dụng cho từng quốc gia : Ví dụ Mỹ xây dựng lên 3 loại chính sách thương mại áp dụng cho 3 loại nước khác nhau dựa trên quan hệ của nước đó với Mỹ. Trước đây, khi mà Mỹ áp dụng lệnh cấm vận với nước ta thì hàng của ta khó lòng mà vào thị trường này, phần lớn đều phải qua người trung gian. Bởi vây, việc nghiên cứu chính sách buôn bán cũng như hệ thống luật pháp của mỗi thi trường là rất quan trọng. Nó không những quyết định đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh mà còn giúp cho Công ty tiến hành xuất khẩu nói chung và sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu nói riêng dễ dàng. Chẳng hạn luật pháp của Mỹ qui định nếu hàng may mặc của ta sản xuất bằng nguyên liệu ngoại nhập thì phải chịu mức thuế suất là 90% (trừ khi nguyên liệu ngoại nhập từ các nước Asean). Do nghiên cứu kỹ chính sách này nên Công ty quyết định đưa vào chiến lược cuả Công ty là tìm biện pháp nhập nguyên liệu từ các nước Châu á khác gia công xuất khẩu vào thị trường Mỹ hoặc là không xuất vào thị trường này(vì thuế suất khá cao). Một số chính sách khác có thể tác động vào lĩnh vực sản xuất hàng may mặc xuất khẩu mà Công ty quan tâm, nghiên cứu như: Chính sách liên quan đến lĩnh vực giao nhận, những thủ tục tại mỗi cảng giao hàng về kiểm tra hàng hoá, nhận hàng.
Sau khi nghiên cứu những chính sách buôn bán và hệ thông pháp luật thì Công ty thường nghiên cứu phí gia công và sự biến động của phí gia công, điều kiện về tiền tệ, tín dụng ở thị trường đó. Tiền tệ, tín dụng ở thị trường đó ổn định thì có thể dùng đồng tiền ở nước đó làm đồng tiền thanh toán, nếu không ổn định thì phải dùng những qui định về bảo đảm hối đoái.
Đó là những nghiên cứu có tích chất vi mô,._. đi sâu vào từng thị trường cần phải xem dung lượng thị trường đó ra sao, điều kiện cạnh tranh như thế nào. Tuy Công ty nhận gia công thì bên đặt gia công sẽ cung cấp vải, phụ liệu, mẫu vẽ và cử chuyên gia hường dẫn và bao tiêu sản phẩm. Chỉ khi nắm vững được những điều đó Công ty mới tiến hành thuê công nhân, trang bị máy móc, thiết bị, hay tìm đơn vị gia công thích hợp, tính phí gia công có sức thuyết phục, có thể đóng góp ý kiến với bên đặt gia công khi cần thiết nhằm cho ra đời sản phẩm chất lượng cao nâng cao uy tín của Công ty trong quan hệ bạn hàng trong nước và quốc tế.
Sau khi quyết định thị trường nào Công ty sẽ thâm nhập, thì phải lựa chọn đối tác trong nước cũng như ngoài nước.
* Nghiên cứu bạn hàng.
Mục đích là tìm được bạn hàng trong nước cũng như ngoài nước ổn định và tin cậy.
Để lựa chọn khách hàng, Công ty không căn cứ vào những lời quảng cáo, giới thiệu mà tìm hiểu khách hàng về thái độ chính trị, khả năng tài chính, lĩnh vực và uy tín của họ trong kinh doanh.
Khả năng tài chính của khách hàng được thể hiện qua hệ thống cơ sở vật chất, tài sản cố định, tài sản lưu động, trạm trại, cửa hàng. Cũng chớ nên nhìn vào cơ sở vật chất của họ mà kết luận họ có khả năng về tài chính, dẫn đến chấp nhận phương thức thanh toán dễ dàng, lỏng lẻo. Rất nhiều thương gia nước ngoài vay vốn để mua sắm trang thiết bị, mua nguyên phụ liệu nhờ chúng ta gia công mà không có khả năng thanh toán tiền gia công. Kết quả là hàng không bán được, không có tiền trả phí gia công còn chúng ta thì không có tiền trả lương cho công nhân. Bởi vậy, không nên nghĩ khách hàng chuyển nguyên phụ liệu, trị gía rất lớn vào trong nước mà họ còn không lo trong khi chúng ta chỉ có một chút tiền phí gia công và chấp nhận phương thức chuyển tiền. Chính từ suy nghĩ và định hướng đúng đắn mà Công ty chỉ áp dụng phương thức chuyển tiền với khách hàng quen, có quan hệ lâu dài, còn đối với khách hàng mới Công ty thì có thể yêu cầu thanh toán bằng thư tín dụng.
Thái độ, uy tín trong kinh doanh của thương gia cho biết mức độ sòng phẳng của họ. Đây là thông tin mà Công ty cho là rất quan trọng và đưa lên thành nguyên tắc đối với bất kỳ khách hàng nào. Thông tin này có thể thu được từ Ngân hàng hay các tổ chức tín dụng. Nếu họ là thương gia có uy tín, thì sẽ nâng cao uy tín của chúng ta lên rất nhiều, còn ngược lại thì có khả năng uy tín của chúng ta bị tổn hại và không thanh toán được.
Một nhân tố quan trọng mà Công ty tập trung nghiên cứu là lĩnh vức mà họ kinh doanh. Điều này quyết định việc mở rộng mặt hàng kinh doanh và mối quan hệ lâu dài giữa Công ty với họ.
Để có thông tin về thị trường, thương nhân, Công ty thường điều tra qua tài liệu, sách báo, tham khảo ý kiến của chuyên gia trên Bộ hay cử chuyên gia sang tận thị trường nước ngoài để nghiên cứu.
Đối với đối tác trong nước, việc tìm hiểu họ có phần đơn giản hơn. Tuy vậy, Công ty vẫn phải nắm những thông tin về khả năng tài chính, uy tín và thái độ kinh doanh của họ. Việc lựa chọn cuối cùng còn phụ thuộc vào mức độ hiện đại của máy móc, thiết bị và trình độ tay nghề của công nhân ở Xí nghiệp họ.
II/ Hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu, hợp đồng mua bán hàng may mặc .
Trước kia ta thường nói đến “ Hợp đồng” thì người nghe thường nghĩ ngay đó là hợp đồng kinh tế hoặc hợp đồng ngoại thương, nhưng trong các loại hợp đồng thì hợp đồng gia công là một trong những loại phức tạp nhất.
Với hợp đồng mua bán hàng may mặc xuất khẩu nó cũng là đặc trưng của một hợp đồng mua bán ngoại thương; các điều kiện, điều khoản đều do hai bên lựa chọn, khách hàng có thể là có quan hệ làm ăn lâu dài hoặc mang tính chất thăm dò, các hợp đồng này các đơn vị làm uỷ thác hơn là tự bỏ vốn ra kinh doanh.
Khác với hợp đồng mua bán thông thường, hợp đồng gia công thường được ký dưới dạng “hợp đồng khung”, nó mang tính chất thời vụ, thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu và xuất khẩu thành phẩm là 0%.
Ví dụ: Một hợp đồng gia công may mặc với nước ngoài. Khi đàm phán ký kết hợp đồng thường là cuối năm và đến đầu năm bắt đầu thực hiện, đa số các hợp đồng có rất nhiều đơn hàng( Mã hàng). Thời hạn giao sản phẩm đã được cố định trong hợp đồng.
- Hợp đồng ký tháng 12/2001 hoặc đầu năm 2002.
- Bên đặt gia công sẽ tiến hành gửi nguyên phụ liệu, mẫu, tác nghiệp ,..cho bên nhận gia công. Bên nhận gia công chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến hành gia công sản phẩm.
- Thời gian giao nguyên phụ liệu bắt đầu từ tháng 2, giao sản phẩm vào tháng 4 hoặc tháng 5( tuỳ vào từng đơn hàng ít hay nhiều).
Sau khi hợp đồng khung được ký kết, quá trình thực hiện có bổ sung thêm phụ lục có bản định mức nguyên phụ liệu với đầy đủ chi tiết cần thiết. Nếu cần thiết các bên liên quan ký bản bổ sung cho hợp đồng.
Khi kết thúc hợp đồng các bên cam kết sẽ giải quyết số nguyên phụ liệu nhập khẩu thừa (Thiếu), nhằm tìm ra hướng giải quyết tiến đến thanh lý hợp đồng giữa các bên.
Hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu gồm những điều khoản chính như sau: Tên hàng, điều kiện và địa điểm giao hàng, số lượng quy cách chất lượng, giá gia công(CMP) hoặc giá(CMPQ), trị giá, cách thức sản xuất mẫu hoặc giao nhận mẫu, giao nhận nguyên phụ liệu, giao nhận thành phẩm, kiểm tra nguyên phụ liệu NK/ Sản phẩm XK, bao bì đóng gói, thanh toán, khiếu nại và các quy định khác.
Phụ lục kèm định mức tiêu hao nguyên phụ liệu được chi tiết hoá cụ thể cho từng chủng loại kiểu dáng kích cỡ, điều kiện và địa điểm giao hàng, đơn hàng, thời gian giao nguyên phụ liệu, thời gian giao nhận sản phẩm .,.
Để bổ sung thêm cho hợp đồng nếu cần thiết ký các bản bổ sung theo thoả thuận giữa các bên có liên quan.
Đối với hợp đồng mua bán hàng may mặc thì cũng giống như các hợp đồng mua bán thông thường khác gồm các điều khoản như : Tên hàng, điều kiện & địa điểm giao hàng, số lượng, giá cả, qui cách phẩm chất, thời hạn giao hàng, phương thức thanh toán, tài phán và các điều kiện khác.
1/. Hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu.
Đối với 1 hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu nó cũng bao gồm tất cả các điều kiện, điều khoản cần thiết để hình thành một hợp đồng hoàn chỉnh.
Dưới đây xin nêu một số điều khoản chủ yếu của hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu mà ta cần chú ý khi ký kết và thực hiện hợp đồng.
Điều 1: Tên hàng, số lượng, giá cả.
Tên hàng: Cần ghi rõ cụ thể đó là loại quần (áo) gì, mấy lớp, chất liệu vải thuộc loại gì, điều kiện giao hàng, xuất vào thị trường nào có cần sử dụng hạn ngạch hay không.
Số lượng: Nếu hàng sử dụng hạn ngạch, thì khi ký hợp đồng không được vượt quá số lượng hạn ngạch cho phép; Nếu hàng không sử dụng hạn ngạch thì phải xem xét nhà máy có đủ khả năng sản xuất hay không hoặc chuyển giao sang nhà máy thuộc đơn vị khác để sản xuất. Điều này nhằm đảm bảo thời hạn giao hàng đúng theo hợp đồng ký kết.
Giá cả: Luôn là yếu tố cần quan tâm trong tất cả các hợp đồng . Riêng đối với Hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu thì cần phải ghi cụ thể đó là giá gia công bao gồm những gì (Ví dụ: Giá gia công bao gồm cả chỉ may và bao bì và đóng gói sản phẩm).
Điều 2: Giao nhận nguyên phụ liệu và thành phẩm
Nhận nguyên phụ liệu
Nguyên phụ liệu nhận về để sản xuất bao giờ cũng căn cứ theo mẫu thành phẩm được khách hàng gửi. Từ đó tính được lượng nguyên phụ liệu cần thiết phải nhập và có % hao hụt được tính toán hợp lý để khi nhận nguyên phụ liệu về tránh tình trạng thiếu thì sẽ không sản xuất được liên tục (Thường phần trăm hao hụt là 3 %).
Đối với nguyên phụ liệu bị lỗi cần phải thông báo kịp thời cho khách hàng biết và lập biên bản giữa các bên có liên quan để làm cơ sở giải quyết sau này. Có thể nhập bổ sung phần nguyên phụ liệu bị lỗi hoặc giảm bớt lượng thành phẩm với sự đồng ý của các bên liên quan.
Giao thành phẩm: Thường từ khi nhận nguyên phụ liệu đến khi giao thành phẩm được gói gọn trong vòng 1 năm đối với hàng gia công may mặc.
Điều 3: Kiểm tra chất lượng thành phẩm.
Đây là yếu tố quan trọng, thường thành phẩm từ khi sản xuất cho đến khi hoàn thành đều được đại diện của khách ngoại xem xét kiểm tra lại. Nếu không đạt tiêu chuẩn đơn vị nhận gia công sẽ phải tái chế lại hoặc bị trừ tiền gia công. Điều khoản này cần được nêu ra một cách cụ thể và rõ ràng. (VD: Trước khi xuất hàng phải có xác nhận về chất lượng của đại diện khách hàng bằng văn bản)
Điều 4: Thời gian và địa điểm giao hàng
Thông thường hợp đồng hàng gia công may mặc xuất khẩu kéo dài trong năm, là hàng có tính chất thời vụ nên phải tổ chức sản xuất kịp thời hạn giao hàng tránh giao hàng chậm sẽ gây mất uy tín với khách hàng. Đối với HĐ gia công hàng may mặc XK khách ngoại thường chỉ định thời gian xuất hàng và Tàu vận chuyển (Cước vận chuyển khách ngoại chi trả cho hãng vận chuyển).
Điều 5: Thanh toán
Đối với hàng gia công may mặc khách hàng thường là truyền thống có mối quan hệ tốt. Thanh toán theo từng đợt giao hàng.
Trong thanh toán thường sử dụng phương thức T.T.R (Điện chuyển tiền). Đây là phương thức được áp dụng hầu hết cho các hợp đồng gia công may mặc vì hợp đồng gia công nó có tính đặc thù riêng thời hạn kéo dài, nguyên phụ liệu gửi liên tục dưới dạng hàng lẻ. Thành phẩm giao theo thời hạn ấn định nếu có thay đổi về thời hạn thì đàm phán bằng văn bản nhanh và tiện lợi hơn so với phương thức thanh toán bằng L/C. Sau từng đợt giao hàng bên nhận gia công chỉ cần gửi Invoice cho bên đặt gia công và yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản của mình.
(Ví dụ: Một mã hàng sản xuất 5.000 sản phẩm, trong đó có một số bị lỗi về kỹ thuật bên đặt gia công yêu cầu để lại toàn bộ số sản phẩm bị lỗi đó tái chế lại và sẽ xuất cùng với mã hàng sau).
Điều 6: Kháng nghị (Giống như các hợp đồng mua bán thông thường khác)
Điều 7: Điều khoản chung
Các bên thường thoả thuận thêm một số điểm quan trọng khác cho hợp đồng.
Ví dụ: sau đây là một hợp đồng gia công hàng may mặc XK :
Hợp đồng gia công may mặc giữa C.ty Prosimex với Hansa Trading. LTD
Hợp đồng gia công số: 01/PRO-HANSA/2001 Ngày 18/11/2001
Bên A: HANSA TRADING LTD.
Địa chỉ:
Bên B: Công ty sản xuất gia công hàng XK (PROSIMEX)
Địa chỉ:
Cam kết chung:
Điều 1 : Tên hàng, số lượng, đơn giá và trị giá.
Tên hàng: áo Jacket (Cat 21 ) theo hạn ngạch của Prosimex:
Số lượng: 50.000 chiếc
Ví dụ: Giá gia công: ( Theo phụ lục 01)
Đơn hàng S.lượng Đ.giá GC Trị giá
1. Mã YE 32021 3.600PCS 3,7USD/PC 13.320 USD
2. Mã YE 32022 1.200PCS 3,7USD/PC 4.440 USD
............. ............. ............. ....................
+ 3,40 USD/PC ( giá này bao gồm: Giá gia công, chi phí chỉ may, phí bao bì, đóng gói sản phẩm, giao thành phẩm).
+ 0,30 USD/PC là phí hạn ngạch cho một sản phẩm.
Trị giá:185.000 USD
Điều 2: Giao nhận nguyên phụ liệu.
Bên A cung cấp mẫu cho từng mã hàng, tác nghiệp., nguyên phụ liệu bao gồm +/-3% hao hụt theo định mức.., . từ ngày ... tháng ... đến ngày ...,. thông báo hàng đến bằng, Fax, DHL.,
Nguyên phụ liệu được nhập theo điều kiện CIF Haiphong,Incoterm 1993.
Bên B có trách nhiệm tổ chức nhận hàng, tiến hành sản xuất gia công sản phẩm,...
Điều 3: Kiểm tra chất lượng sản phẩm
- Kiểm tra Thành phẩm.
- Số Sản phẩm đạt tiêu chuẩn, số sản phẩm không đạt tiêu chuẩn nếu có (Tái chế, trừ tiền gia công,..).
- Kiểm tra quy cách phẩm chất, đóng gói bao bì..,.
Điều 4: Thời gian và địa điểm giao hàng(Phụ lục 01).
- Giao hàng theo điều kiện FOB HAI PHONG, Incoterm 1993.
- Thời gian giao nhận trước 15/05/2002 cảng đích ROTERDAM - Hà Lan.
* Bộ chứng từ gửi hàng: + B/L : 03 Original
+ Commercial Invoice: 3 Copies
+ Packing list: 03 Copies
+ Export licence: 01 Original
+ Certificate of Origin: 01 Original
Trong bộ chứng từ lưu ý đến: Vận đơn sạch gửi hàng đã xếp hàng lên tàu, cước phí trả tại cảng đích, bộ chứng từ gửi hàng càng sạch bao nhiêu càng thuận lợi cho các bên trong việc thanh toán cũng như khiếu nại.
Điều 5 Thanh toán
Thanh toán bằng điện chuyển tiền (T.T.R) vào tài khoản của Công ty Prosimex tại Ngân hàng Công thương Việt Nam số 10 Lê Lai, Hà Nôi.
Điều 6: Kháng nghị
-Thời gian kháng nghị trong vòng 40 ngày kể từ ngày nhận hàng.
- Nếu xảy ra tranh chấp hai bên sẽ cùng đàm phán thương lượng trên cơ sở hợp tác, hoặc đưa ra Toà án trọng tài kinh tế tại Việt Nam, phán quyết của trọng tài là bắt buộc, bên nào thua kiện sẽ chịu bồi thường theo pháp luật Việt Nam quy định.
Điều 7: Những điều kiện khác
Quy định rủi ro, bất khả kháng, chiến tranh, thiên tai,.,.
Bất kỳ sửa đổi, bổ sung, phụ lục chỉ có gía trị pháp lý nếu dưới dạng văn bản được cả hai bên ký.
2/.Phụ lục của hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu.
Như đã đề cập ở trên, phụ lục thường có những điều khoản chủ yếu như sau: Tên hàng, số lượng của vải và phụ liệu, ngày giao vải và phụ liệu, phí vận chuyển vải và phụ liệu đến cảng tới do người nhận gia công chịu( Các chi phí này được tính vào đơn giá gia công).
Sau khi hợp đồng gia công được ký kết một thời gian nhất định các bên tiến hành ký phụ lục cho hợp đồng, quy định các điều kiện cụ thể để thực hiện cho từng mã hàng.
Sau đây là các điều khoản chủ yếu của phụ lục của hợp đồng giữa Prosimex và Công ty Hansa của HongKong.
Phụ lục 01 ngày 06/01/2001
(Theo hợp đồng gia công số: 01/Hansa-Prosimex/2001 ngày 18/11/2001)
Là bộ phận không thể tách rời của HĐ 01/Hansa-Prosimex/2001.
I/. Tên hàng: áo Jacket (cat 21)
II/.Số lượng: 20.000 chiếc
Đơn hàng S.lượng Đ.giá GC Trị giá
1. Mã YE 32021 3.600PCS 3,7USD/PC 13.320 USD
2. Mã YE 32022 1.200PCS 3,7USD/PC 4.440 USD
............. ............ ........... ...........
Trị giá: 74.000 USD
III/.Giao hàng: Trước: 15/05/2002.
- Giao hàng theo điều kiện FOB HAI PHONG
- Cảng xếp hàng: Hải phòng
- Cảng dỡ hàng: Roterdam - Hà Lan
IV/.Thanh toán:
Bằng điện chuyển tiền T.T.R vào TK của Prosimex số 10 Lê Lai - Hà Nội.
Chứng từ gửi hàng:
(Vận đơn gốc: 03bản gốc; bảng kê chi tiết đóng gói: 03 bản gốc; hoá đơn thương mại: 03 bản gốc; giấy phép XK: 01 bản gốc; Chứng nhận xuất xứ: 01 bản gốc.)
Bản phụ lục này ký ngày 06/01/2001 tại Hà Nội, thành 4 bản mỗi bên giữ 2 bản có giá trị pháp lý như nhau.
Định mức tiêu hao nguyên phụ liệu
STT
Tên nguyên phụ liệu
Đ.mức tiêu hao/Đv SF
Đ.mức hao hụt có +/-3%
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Vải chính
Vải lót
Dựng xốp
Khoá các loại
Nút chặn
Dây luồn
Ô zê
Nhãn các loại
Chuông nhựa
......................
1,875 Yds
1,217 Yds
0,217 Yds
5 Pcs
2 Pcs
3,2 Yds
0,56 Yds
7 Pcs
6 Pcs
.................
1,931Yds
1.254 Yds
0,224 Yds
5,15 Pcs
2,06 Pcs
3,3 Yds
0,58 Yds
7,21 Pcs
6,18 Pcs
.................
( Mầu và kích cỡ theo hợp đồng và phụ lục)
Phụ lục trong hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu nó là bộ phận rất quan trọng không thể tách rời hợp đồng. Mỗi một phụ lục đều được chi tiết hoá ghi các mã hàng cần sản xuất, số lượng giá cả, thời gian giao hàng có kèm theo bản định mức tiêu hao nguyên phụ liệu ký giữa các bên (Có tỷ lệ % hao hụt thường là từ 3-5%), bản định mức này nhằm định ra một sản phẩm sản xuất ra cần bao nhiêu mét vải chính , vải lót, vải Mex, bao nhiêu cái khoá, bao nhiêu nhãn mác, ... để bên đặt gia công căn cứ vào đó gửi nguyên phụ liệu cho việc sản xuất gia công và bên nhận gia công căn cứ vào đó cùng với các tài liệu kỹ thuật mẫu mã để tiến hành việc gia công sản xuất theo hợp đồng đã ký kết.
III/ quá trình Thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu.
1/ Đấu thầu hạn ngạch.
Hạn ngạch là một trong những biện pháp quản lý xuất nhập khẩu của mỗi quốc gia. Hạn ngạch chỉ ra số lượng hàng hoá được xuất khẩu hoặc nhập khẩu vào một nước.
Hiện nay, hàng may mặc của ta khi vào các thị trường EU, Canađa, Na-Uy cần hạn ngạch. Bộ Thương mại sẽ thay mặt chính phủ ký các hiệp định may mặc nhằm phân định chỉ tiêu giao quyền sử dụng hạn ngạch cũng như hạn ngạch được trúng thầu của các đơn vị làm hàng may mặc trong nước.
Trước đây, Bộ Thương mại thường căn cứ vào khả năng sản xuất của từng Doanh nghiệp, để tiến hành cung cấp trực tiếp hạn ngạch nhưng hiện nay Bộ Thương mại chọn ra 20% để đấu thầu trên tổng số hạn ngạch dự định cấp trong năm.
Kết quả đấu thầu phụ thuộc vào khả năng sản xuất, xuất khẩu của các đơn vị và phụ thuộc vào giá bỏ thầu hợp lý được chấp nhận theo quy định nhà thầu đối với từng hạn ngạch.Các đơn vị dự thầu vừa phải đưa ra được giá thuyết phục, có đầy đủ khả năng về năng lực sản xuất và lưu thông và nhiều yếu tố bổ trợ khác thì mới có khả năng trúng thầu.
Sau khi đấu thầu hạn ngạch thành công đơn vị phải chủ động tiến hành tìm kiếm, lựa chọn đối tác để ký kết hợp đồng gia công hàng may mặc.
2/ Đăng ký hợp đồng với Hải quan và xin cấp phiếu theo dõi hạn ngạch.
Sau khi hợp đồng gia công được ký kết bên nhận gia công phải tiến hành đăng ký hợp đồng tại Bộ Thương mại (Theo quy định của nghị định trước ngày 01/09/2001) và phải được Bộ cho phép thì hợp đồng mới đầy đủ các điều kiện cho một hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu.
Nay, với cơ chế đổi mới của Chính phủ đã tạo nhiều thuận lợi cho các đơn vị sản xuất, gia công hàng may mặc xuất khẩu. Sau khi hợp đồng được ký kết, doanh nghiệp phải đăng ký hợp đồng tại Hải quan nơi đơn vị cư trú.
Hồ sơ để đăng ký hợp đồng gia công gồm:
Hợp đồng ngoại : 02 bản gốc (Kèm theo bản dịch).
Phụ lục hợp đồng kèm bản dịch: 02 bản gốc
Bản định mức tiêu hao nguyên phụ liệu kèm bản dịch: 02 bản gốc
Bản thống kê tờ khai XNK: 04 bản( Theo mẫu quy định có dấu Hải quan).
Giấy phép kinh doanh của Doanh nghiệp.
Mã đăng ký thuế.
Hải quan sau khi xem xét hồ sơ sẽ xác nhận và cho phép thực hiện hợp đồng.
Xin cấp phiếu theo dõi hạn ngạch.
Bộ Thương mại giao quyền sử dụng hạn ngạch cho Doanh nghiệp gồm: 01 bản giao cho Doanh nghiệp; 01 bản gửi Hải quan.
Để xin cấp phiếu theo dõi hạn ngạch các đơn vị sẽ nộp 2 bản hạn ngạch (01 cho Doanh nghiệp và 1 gửi Hải quan). Phiếu theo dõi hạn ngạch phải ghi đầy đủ chi tiết theo quy định.
3/ Làm thủ tục Hải quan nhận nguyên phụ liệu ( áp dụng đối với hàng gia công may mặc xuất khẩu).
Bộ hồ sơ nhận hàng gồm:
Tờ khai Hải quan (Ghi đầy đủ chi tiết): 03 bản chính
Vận đơn: 01bản sao.
Bản kê chi tiết: 01 bản chính và 02 bản sao.
Hợp đồng đã đăng ký với Hải quan.
Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp.
Đăng ký thuế của doanh nghiệp.
Giấy giới thiệu.
Sau khi hoàn thành thủ tục tiếp nhận tờ khai, hồ sơ được chuyển sang bộ phận kiểm hoá, cán bộ Hải quan kiểm hoá xác nhận và cho phép Doanh nghiệp nhận hàng.
4/ Gia công hàng may mặc xuất khẩu.
Khi tiến hành sản xuất ta phải căn cứ vào tác nghiệp mà khách hàng gửi kèm mẫu sản phẩm . Tác nghiệp là yếu tố quan trọng để từ đó ta tiến hành . Tác nghiệp ví như bản vẽ thiết kế cho một ngôi nhà mà ta sắp phải xây dựng (Gồm cách sử dụng vải để may, mầu pha vải...chỗ nào cần chú ý cẩn thận ).Phần này cán bộ phụ trách kỹ thuật phải có trách nhiệm theo dõi sát sao .Từ đó báo cáo cho bộ phận kế hoạch lên kế hoạch cho từng công đoạn sản xuất .Sau khi đã lên kế hoạch sản xuất cán bộ kỹ thuật trực tiếp chỉ đạo từng khâu.
a/. Giáp mẫu:
Cán bộ kỹ thuật trực tiếp tính toán và căn chỉnh sao cho khi cắt vải phải theo đúng chiều vải và tận dụng vải (tránh để phí vải và ngược chiều vải ). Khâu giáp mẫu rất quan trọng nếu sai sẽ kéo theo các khâu sau bị hỏng. Ví dụ: Giáp mẫu mà không tính khi cắt ngược chiều vải dẫn đến hai nửa thân trước của áo có hai mầu khác nhau. Sau khi giáp mẫu xong ta bắt đầu cắt công nghiệp.
b/. Cắt vải :
+Phải xếp các lớp vải phẳng sao cho không bị nếp gấp vải ở giữa dẫn đến phần bị gấp sẽ bị hỏng
+Đặt mẫu giáp cố định tiến hành cắt vải.
c/. Rải truyền :
Phân công may từng phần (tức là một số người may một công đoạn) .Ví dụ: Một số người chỉ may túi và một số người chỉ may cổ,...Mỗi công đoạn khi may phải mang một mẫu đầu tiên để kiểm tra. Sau khi cán bộ kỹ thuật kiểm tra cho phép mới tiếp tục may.
d/. Hoàn thành sản phẩm:
Sản phẩm sau khi đã qua các công đoạn được hoàn thành đều được chuyển sang bộ phận kiểm tra thành phẩm. Bộ phận kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm. Sản phẩm bị may lỗi sẽ được tái chế lại (trong trường hợp có thể được ).
e/. Đóng gói sản phẩm :
Những sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ được đóng gói theo yêu cầu của khách đã được ghi trong tác nghiệp . Khi đóng gói phải lập bảng kê chi tiết (P/L) để làm thủ tục xuất hàng sau này và để tiện theo dõi .
Tất cả các khâu trên phải được phối hợp nhịp nhàng thì năng suất lao động sẽ cao và mang lại lợi ích cho người lao động (Thường lương trả theo năng suất và hiệu quả lao động ).
Chú ý : Trong tất cả các khâu từ khi nhận nguyên phụ liệu cho đến khi hoàn thành đều có đại diện của khách hàng phối hợp và có xác nhận của người đại diện khách hàng làm cơ sở cho các tranh chấp phát sinh sau này có thể xảy ra.
5/ Làm thủ tục Hải quan xuất hàng.
Lập tờ khai hải quan ghi đầy đủ chi tiết trên các mục bắt buộc, hồ sơ gồm :
Hợp đồng đã đăng ký tại Hải quan
Hạn ngạch ( với hàng xuất vào thị trường cần hạn ngạch)
Phụ lục tờ khai Hải quan
Định mức tiêu hao nguyên phụ liệu
Bản kê khai chi tiết
Hoá đơn thương mại
Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
Mã thuế của doanh nghiệp
Giấy giới thiệu .
Hải quan sẽ tiến hành kiểm hoá và cho phép xuất hàng nếu hàng hợp lệ
Đối với hợp đồng gia công may mặc xuất khẩu, khi hết hiệu lực hợp đồng, Doanh nghiệp phải tiến hành thanh khoản hợp đồng với Hải quan. Việc thanh khoản này nhằm xác định số nguyên phụ liệu thiếu hoặc thừa.
Nếu thừa:
Doanh nghiệp phải nộp thuế cho số nguyên phụ liệu thừa.
Chuyển toàn bộ số nguyên phụ liệu thừa sang hợp đồng sau.
Xuất trả cho đối tác nước ngoài.
Chuyển số nguyên phụ liệu thừa cho các tổ chức từ thiện trong nước được sự đồng ý của các cơ quan hữu quan.
Nếu thiếu:
Doanh nghiệp phải chứng minh được toàn bộ số nguyên phụ liệu thiếu mua tại thị trường trong nước.
6/ Chứng từ thanh toán.
Sau khi đã hoàn tất việc xuất hàng ta phải lập bộ chứng từ để thanh toán . Tuỳ theo hợp đồng ký sử dụng phương thức thanh toán nào thì lập bộ chứng từ phù hợp với phương thức thanh toán đó.
Đây là một trong những điều khoản then chốt của một hợp đồng, nó là cả một quá trình lao động đối vối người công nhân và là kết quả đối với nhà kinh doanh.
Một hợp đồng gia công may mặc thường được thanh toán theo phương thức Điện chuyển tiền(T.T.R), vì khách hàng đã quá hiểu về nhau trong lĩnh vực may mặc. Đây là cách tiện lợi và nhanh không mất nhiều thời gian cho các bên dựa trên cơ sở hợp đồng đã ký kết số lượng thực xuất so với hợp đồng, bên nhận gia công làm các thủ tục cho lô hàng và gửi Hoá đơn đòi tiền bên đặt gia công. Bên đặt gia công căn cứ số hàng đã nhận và hồ sơ chứng từ tiến hành thanh toán và chuyển tiền vào Tài khoản của bên nhận gia công.
a/. Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (L/C):
Trong phương thức này đối với hàng gia công may mặc ít sử dụng, tuy nhiên có một số đơn hàng vẫn dùng phương thức thanh toán này. Đối với phương thức tín dụng chứng từ, bộ chứng từ thanh toán là một nội dung duy nhất.
Bộ chứng từ thanh toán gồm:
- Hợp đồng
- Vận đơn
- Hoá đơn thương mại
- Giấy phép xuất khẩu
- Giấy chứng nhận xuất xứ
b/. Phương thức điện chuyển tiền(T.T.R).
Phương thức thanh toán này phổ biến ở hợp đồng gia công may mặc hàng xuất khẩu, bởi đã được nói ở phần thanh toán trong hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu. Phương thức thanh toán này chiếm hầu như toàn bộ các hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu ở công ty PROSIMEX, vì khách hàng thuê gia công là khách hàng truyền thống và có lượng hàng ổn định (Thường ký hợp đồng vào đầu năm ) tiện lợi cho cả hai bên. Nếu như có vấn đề gì phát sinh thì chỉ cần căn cứ vào việc thực xuất, khách hàng chuyển tiền vào tài khoản của PROSIMEX thông qua hệ thống ngân hàng .
Bộ chứng từ thanh toán bao gồm :
- Vận đơn : (Thường là vận đơn đường biển và hàng không ) .3/3 bản gốc.
Kiểm tra đối chiếu chính xác (tên người gửi, tên người nhận ,số tàu ,số ký mã hiệu hàng hoá,...)
- Hoá đơn thương mại:03 bản gốc. Hoá đơn phải chính xác đầy đủ
- Bảng kê chi tiết :03 bản gốc. Hàng đóng được kê khai chi tiết, cụ thể.
- Giấy phép xuất khẩu: 01 bản gốc.
- Giấy chứng nhận xuất xứ: 01 bản gốc.
Như đã dẫn giải ở trên, thanh toán bằng phương thức này nó rất tiện lợi cho đôi bên. Vì đây là hợp đồng mang tính chất thời vụ đơn giá gia công so với trị giá lô hàng mà đối tác nước ngoài tính toán để kinh doanh bao giờ họ cũng thu lợi nhận tối đa nên họ sẵn sàng thanh toán theo thoả thuận hợp đồng, mặt khác đây là phương thức đỡ tiêu tốn thời gian của các bên. Việc thanh toán được tiến hành thông qua hệ thống Ngân hàng.
Thấy rõ được ưu điểm này, nên Công ty Prosimex đã và đang chọn hình thức thanh toán này trong thanh toán hiện nay đối với hàng gia công may mặc xuất khẩu.
7/ Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Nếu xảy ra tranh chấp hai bên tự thương lượng trên tinh thần hợp tác cùng có lợi, nếu không giải quyết được sẽ cùng nhau đưa ra Toà án trọng tài kinh tế - Nơi mà hai bên đã đề cập trong hợp đồng, phán xét của trọng tài là bắt buộc đối với các bên, bên nào thua kiện sẽ phải chịu bồi thường theo luật định.
Đối với Prosimex chưa xảy ra tranh chấp nào, vì Công ty chúng tôi luôn lấy chữ ”tín” đặt lên hàng đầu, nếu xẩy ra tranh chấp: Với con người và trình độ chuyên môn giám nghĩ, giám làm nên cũng có đủ khả năng giải quyết được khúc mắc này. Trên thực tế điều này ở công ty PROSIMEX đều có đề cập trong hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu xong chưa có tranh chấp lớn xảy ra. Những tranh chấp xảy ra thường nhỏ và công ty đã tự thương lượng giải quyết với phía đối tác. (VD: Khách hàng giao nguyên phụ liệu bị lỗi và dẫn đến thời gian giao thành phẩm chậm so với quy định, hoặc công ty PROSIMEX trong sản xuất có một số sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng khách hàng yêu cầu tái chế lại và xuất sau bằng đường hàng không).
IV.Đánh giá thực trạng gia công hàng may mặc xuất khẩu tại công ty PROSIMEX.
1.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây.
Bảng số phân tích kết quả kinh doanh trong 3 năm 1999-2000-2001.
Đơn vị : Triệu đồng.
chỉ tiêu
năm
so sánh 2000/1999
so sánh 1998/2000
1999
2000
2001
s.tiền
tt
s.tiền
tt
1.Tổng d. thu
102.015
120.186
131.533
18.177
17,8
11.347
9,44
- Từ gia công XK
6.155
18.160
20.834
12.005
195
2.674
14,7
- Từ XK T.tiếp
75.720
78.818
87.614
3.098
4,1
8.796
11,2
- D.thu khác
20.140
23.208
23.085
3.068
15,2
-123
-0,5
2. Chi phí
12.500
14.628
15.546
2.128
17
918
6,3
- Do gia công
1.110
2.650
3.010
1.540
139
360
13,6
- XNK T.tiếp
10.450
11.360
11.860
910
8,7
500
4,4
- Chi phí khác
940
618
676
-322
-34
58
1
3. Lợi nhuận
2.400
2.923
3.344
523
21,8
421
14,4
-Từ gia công
290
715
834
425
146
119
16,6
- Kinh doanh #
2.110
2.208
2.510
98
4,6
302
13,7
4.Thu nhập BQ
0,525
0,675
0,725
0,15
28,6
0,05
7,4
5.Thuế, lệ phí nộp NSNN
1.725
1.917
2.160
192
11,1
243
12,7
-Thuế d.thu
205
240
263
35
17,1
23
9,6
-Thuế lợi tức
897
974
1.115
77
8,6
141
14,5
-Thuế XNK
320
360
405
40
12,5
45
12,5
-Thuế TTĐB
115
117
146
2
1,7
29
24,8
-Thuế, lệ phí #
188
226
231
38
20,2
5
2,2
Nhận xét:
* Về tổng doanh thu:
Tổng doanh thu năm 2000 tăng 18.171 triệu so với năm 1999 (hay là tăng 17,8%) trong đó doanh thu từ hoạt động gia công tăng đáng kể là 12.005 triệu đồng ( hay là tăng 195%). Đây là nguồn thu chủ yếu trong năm của công ty. Có được kết quả khả quan này là do trong năm 2000 công ty đã mở rộng được thị trường ra nước ngoài và ký được nhiều đơn hàng có giá trị cao.
Đóng góp chung vào kết quả này còn có doanh thu của hoạt động xuất khẩu trực tiếp với doanh thu là 3.096 triệu đồng(tăng 4,1%) và doanh thu của các hoạt động khác với số tiền là 3.068 triệu đồng(tăng 15,2%).
Tổng doanh thu năm 2001 tăng 11.347 triệu đồng so với năm 2000 (hay là tăng 9,44%). Trong đó từ gia công là 2.674 triệu đồng ( tăng 14,7%), từ XK trực tiếp là 8.796 triệu đồng(tăng 11,2%)và doanh thu khác giảm 123 triệu đồng(giảm 0,5%)
Như vậy doanh thu từ hoạt động gia công chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh thu(15%) và 30% trong XK của PROSIMEX. Thể hiện hướng đi đúng của công ty trong nền kinh tế thị trường.
* Chi phí :
Năm 2000 chi phí tăng 2.128 triệu đồng so với năm 1999 (tăng 17%). Trong đó từ gia công là 1.540 triệu đồng (tăng 139%) và từ XNK T.tiếp là 910 triệu(tăng 8,7%), trong khi các chi phí của các hoạt động khác giảm 322 triệu đồng(Giảm 34%).
Như vậy tỷ lệ tăng của chi phí năm 2000/1999 nhỏ hơn tỷ lệ tăng của tổng doanh thu, cho thấy đó là một hướng đi phù hợp trong nền kinh tế hiện nay, mà gia công hàng xuất khẩu là một ví dụ điển hình.
Năm 2001 tăng 918 triệu đồng so với năm 2000 (tăng 6,3%) trong đó từ gia công là 360 triệu, từ XNK t.tiếp là 500 triệu và từ các chi phí khác là 58 triệu đồng (tăng1%). Như vậy tỷ lệ tăng chi phí năm 2001 (6,3%) giảm so với năm 2000 (17%) và nhỏ hơn tỷlệ tăng của tổng doanh thu. Đây là dấu hiệu tích cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh chung của Công ty và hoạt động gia công hàng xuất khẩu nói riêng.
*Lợi nhuận:
Năm 2000 tăng 523 triệu đồng so với năm 1999 (tăng 21,8%) trong đó từ gia công là 425 triệu (tăng 146%) và từ hoạt động kinh doanh khác là 98 triệu(tăng 4,6%).
Năm 2001 tăng 421 triệu so với năm 2000 (tăng 14,4%) trong đó từ gia công là 119 triệu đồng (tăng 16,6%) và từ hoạt động kinh doanh khác là 302 triệu (tăng 13,7%).
* Thu nhập:
Thu nhập bình quân của người lao động năm 2000 là 675.000 ngàn đồng tăng so với năm 1999 là 150.000 ngàn đồng(tăng 28,6%). Và năm 2001 tăng 50.000 ngàn đồng so với năm 2000 (tăng 7,4%). Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty và mức sinh hoạt của người lao động tăng đều qua các năm.
*Nghĩa vụ đối với nhà nước:
Năm 2000 đóng góp vào ngân sách chung của nhà nước tăng 192 triệu đồng(tăng11,1%)so với năm 1999. Còn năm 2001 tăng 243 triệu đồng so với năm 2000. Điều này khẳng định việc tuân thủ các quy định pháp luật của doanh nghiệp đối với nhà nước. Đóng góp vào xu hướng phát triển của nền kinh tế nói chung.
Kết luận: Từ các kết quả phân tích trên có thể khẳng định gia công hàng may mặc xuất khẩu trong Công ty là một hướng đi thích hợp trong điều kiện nền kinh tế hiện na._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0487.doc