Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH NISHU Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta chuyển qua nền kinh tế thị trường với sự biến chuyển mạnh mẽ làm thay đổi một cách có hệ thống trong tình hình và cung cách kinh doanh, đem lại cho đất nước những thành tựu đáng kể và đang có những bước đột phá mạnh mẽ. Cơ chế kinh tế mới thúc đẩy sự vận động của các Doanh nghiệp, Doanh nghiệp được chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cơ chế kinh tế mới tạo ra nhiều cơ hội mới đồng thời cũng tạo ra cho các Doanh nghiệp nhiều thách

doc80 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH NISHU Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thức trong môi trường cạnh tranh cực kỳ khốc liệt. Để tồn tại và phát triển bền vững trong nền Kinh tế nói chung, Doanh nghiệp phải luôn tìm kiếm các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Quản lý hiệu quả và sử dụng hợp lý các nguồn lực là một nội dung cực kỳ quan trọng trong công tác quản lý của mỗi Doanh nghiệp. Hoạt động này giúp cho Doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ cho Doanh nghiệp luôn ở trạng thái cân bằng, ổn định và lành mạnh, và quyết định sự thành công hay thất bại của Doanh nghiệp. Đây cũng là một vấn đề luôn thu hút sự quan tâm của các Nhà đầu tư, Người lãnh đạo trong các Doanh nghiệp hay những người làm công tác quản lý nói chung. Tiếp cận với vấn đề nguồn lực về mặt tài chính mà chúng ta quen gọi là nguồn vốn hay vốn thì vốn luôn được xem là nguồn máu để nuôi dưỡng Doanh nghiệp, là một trong những nguồn lực không thể thiếu và quan trọng bậc nhất để một Doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường thì vốn nói riêng và tài chính nói chung, là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp để Doanh nghiệp khẳng định sự tồn tại và phát triển của mình. Xuất phát từ quan điểm trên, khi được thực tập tại Công ty TNHH NISHU Việt Nam, em đã chọn lựa đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH NISHU Việt Nam” làm chủ đề cho Chuyên đề thực tập của mình. Với chủ đề này, em muốn được thử sức để nghiên cứu và tìm hiểu cách thức hoạch định, quản lý, thực hiện và sử dụng nguồn lực tài chính của Công ty, một Doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam được thành lập với sự đóng góp về vốn của các thành viên là cá nhân với ngành nghề chính là Sản xuất và Cung ứng chất phủ bề mặt phục vụ cho ngành Xây dựng, Giao thông, Vận tải, Công nghiệp Tàu thủy và cảng biển... Từ đầu những năm 2000, nhu cầu sử dụng các loại vật liệu mới như bột bả mastic và sơn dùng trang trí nội ngoại thất công trình xây dựng đã trở nên phổ biến, tuy nhiên các sản phẩm trên thị trường lúc đó chưa phù hợp với các điều kiện và yêu cầu của các công trình về tính ứng dụng, chưa phù hợp với người tiêu dùng về giá trị, chưa phù hợp với các yêu cầu của Pháp luật Việt Nam về đảm bảo an toàn cho môi trường. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong thời điểm đó đã kéo theo sự phát triển của các ngành, nghề trong nền kinh tế quốc dân. Theo các số liệu thống kê và dự báo, tốc độ phát triển bình quân của riêng ngành xây dựng đạt khoảng 20% năm (tính từ năm 2000 đến nay). Hơn nữa, với quá trình hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế, Việt Nam trở thành địa điểm đầu tư hấp dẫn và cởi mở, tất yếu phải hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm thu hút đầu tư có chất lượng, hiệu quả và ở trình độ cao. Có được những điều kiện thuận lợi như trên cộng với sự am hiểu lĩnh vực thị trường này, Công ty TNHH NISHU Việt Nam đã ra đời với sự đóng góp của 7 thành viên sáng lập vào ngày 09/5/2005 theo Luật Doanh nghiệp 1999. Đáp ứng các yêu cầu của Nhà nước Việt Nam về môi trường và các yêu cầu kỹ, mỹ thuật của thị trường tiêu thụ theo ngành, Công ty đã lựa chọn công nghệ sản xuất mới, ứng dụng vật liệu mới theo Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản JIS hợp chuẩn với các tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước Việt Nam. Hơn nữa, ngay từ khi mới thành lập, Công ty đã bắt tay vào xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001, phiên bản 2000 nhằm đảm bảo chất lượng và tính ổn định của sản phẩm cung ứng ra thị trường. Với những nhận thức của mình và sau một thời gian thực tập tại Công ty TNHH NISHU Việt Nam, em thực hiện bài viết này và hy vọng nó có thể chỉ ra được những vấn đề đang tồn tại trong Công ty, trên cơ sở đó tiến hành phân tich và đánh giá các số liệu được cung cấp nhằm đưa ra những giải pháp, những kiến nghị góp phần nâng cao hơn nữa về hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty. Chuyên đề thực tập này được chia thành 3 chương: Chương I: Tổng quan về Công ty TNHH NISHU Việt Nam và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH NISHU Việt Nam. Chương III: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty TNHH NISHU Việt Nam. Sau thời gian thực tập, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của Thày giáo Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Đình Phan, Chủ tịch Hội đồng trường, Đại học Kinh tế Quốc dân đã giúp đỡ em nghiên cứu đề tài này. Và em cũng xin gửi lời chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo Công ty cùng các anh, chị công tác tại Công ty TNHH NISHU Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thiện bài viết này. Chương I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NISHU VIỆT NAM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY I. THÔNG TIN VỀ CÔNG TY 1. Tên gọi Tên công ty: CÔNG TY TNHH NISHU VIỆT NAM Tên giao dịch: NISHU VIETNAM COMPANY LIMITED Tên viết tắt: NISHU CO.,LTD 2. Địa chỉ giao dịch Địa chỉ trụ sở chính: số 516 đường Hà Huy Tập, thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Điện thoại : (84.4) 698 1557~9 Fax: (84.4) 698 1556 Email: sales@nishu.com.vn Webside: www.nishu.com.vn 3. Hình thức pháp lý Công ty TNHH NISHU Việt Nam là công ty thuộc hình thức Công ty Trách nhiệm hữu hạn với các thành viên sáng lập là cá nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các quy định hiện hành liên quan khác của Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chứng nhận Đăng ký kinh doanh số: 0102020413 ngày 09/5/2005 Vốn điều lệ: 29.000.000.000 đồng Việt Nam Đăng ký MST, mã số XNK số: 0101650283 ngày 14/5/2005 Đại diện theo pháp luật: ông Đặng Anh Tú 4. Ngành và lĩnh vực kinh doanh Công ty kinh doanh những ngành nghề sau: Sản xuất và mua bán sơn, vécni và các chất sơn, quét tương tự; mực in và matít; Sản xuất sản phẩm từ plastic; Sản xuất các cấu kiện kim loại; Thùng, bể chứa và dụng cụ chứa đựng bằng kim loại; Gia công cơ khí; Xây dựng công trình, hạng mục công trình: Dân dụng, Công nghiệp, Giao thông, Thủy lợi; Đại lý mua bán và ký gửi hàng hóa; Mua bán đồ điện gia dụng; máy móc, thiết bị điện, vật liệu điện nước; Mua bán sắt, thép; Mua bán vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất và các vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng; Tư vấn đầu tư; Khảo sát địa hình, địa chất công trình đối với các công trình: xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, kho, bến bãi và công trình điện; Kinh doanh nhà hàng, khách sạn và du lịch lữ hành nội địa; Vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng đường bộ; Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 1. Lịch sử hình thành và phát triển 1.1. Quá trình hình thành Công ty TNHH NISHU Việt Nam được Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận ĐKKD số: 0102020413 ngày 09 tháng 5 năm 2005. Có trụ sở chính tại: số 53-55, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Công ty TNHH NISHU Việt Nam là công ty thuộc hình thức Công ty Trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên (Luật Doanh nghiệp 1999) với các thành viên sáng lập là cá nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các quy định hiện hành liên quan khác của Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Công ty TNHH NISHU Việt Nam đăng ký vốn điều lệ khi mới thành lập là: 10.500.000.000 đồng Việt Nam, với sự đóng góp vốn bằng tiền mặt của 07 thành viên. Công ty đăng ký mã số thuế và mã số xuất nhập khẩu ngày 14/5/2005 theo mã số: 0101650283 được Cục thuế Hà Nội chấp nhận. Từ khi được thành lập đến nay, hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất và cung ứng các loại vật liệu hóa ứng dụng, trong đó các mặt hàng chủ lực của công ty là: Bột bả cho các loại bề mặt tường vữa, bêtông, sắt kết cấu; Sơn lót nội, ngoại thất hệ nước; Sơn trang trí nội, ngoại thất hệ nước; Sơn EPOXY hệ nước và hệ không dung môi cho các bề mặt bêtông, sắt; Sơn kẻ vạch đường giao thông. Thị trường cung ứng của Công ty đến giai đoạn này mới chỉ đáp ứng được sản lượng yêu cầu trong nước. 1.2. Các giai đoạn phát triển Ngay từ khi mới thành lập (tháng 5/2005), Công ty đã triển khai các công tác đảm bảo cho sự ra đời của thương hiệu “NISHU” như: nộp đơn đăng ký bảo hộ logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa số 04/2005/04862; công bố tiêu chuẩn cơ sở cho các loại sản phẩm cung ứng ra thị trường. Ngày 06/9/2005, Công ty thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh lần thứ nhất về việc chuyển địa chỉ trụ sở chính: số 516 đường Hà Huy Tập, thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Và đến ngày 19/9/2005, Công ty đã công bố thành công 14 bộ Tiêu chuẩn cơ sở và được Sở Khoa học Công nghệ thành phố Hà Nội tiếp nhận công bố theo các số hiệu từ HN-0763/2005/TCCB-TCĐ đến HN-0776/2005/TCCB-TCĐ về sơn dân dụng. Công ty bắt đầu triển khai sản xuất và cung ứng hàng hóa ra thị trường từ tháng 10/2005. Đến hết 2005, Công ty đã cơ bản hoàn thành đầu tư giai đoạn 1: hoàn thiện bộ phận sản xuất với khả năng cung ứng: 300 tấn sản phẩm/tháng; xây dựng phòng thí nghiệm và kiểm tra kỹ thuật phù hợp tiêu chuẩn đã công bố, thiết lập hệ thống phân phối trên toàn miền Bắc và miền Trung thông qua các hệ thống gần 200 đại lý bán hàng trực tiếp và gián tiếp. Trong thời gian nay, Công ty cũng đã triển khai xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO 9001, phiên bản 2000. Đến cuối năm 2005, Công ty đã xây dựng xong hệ thống tài liệu theo yêu cầu của Tiêu chuẩn gửi đến Tổ chức chứng nhận GLOBAL, Vương quốc Anh đề nghị đánh giá. Tháng 02/2006, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ cấp cho Công ty Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số: 69980 theo quyết định số: A1142/QĐ-ĐK ngày 08/02/2006 cho nhãn hiệu “NISHU”. Đến ngày 09/5/2006, Công ty thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh lần thứ hai về nhãn hiệu “NISHU” đã được bảo hộ kèm theo tên Công ty. Và đến ngày 31/7/2006, Tổ chức chứng nhận GLOBAL đã cấp chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 số: (Reg.No) 6814731204 cho Công ty. Trong năm 2006, Công ty công bố các tiêu chuẩn cơ sở từ số: HN-1055/2006/TCCB-TCĐ đến số: HN-1060/2006/TCCB-TCĐ về các loại sơn EPOXY hệ nước và hệ không dung môi. Năm 2006, về cơ bản Công ty đã hoàn chỉnh được hệ thống phân phối thông qua đại lý cho khu vực miền Bắc và miền Trung, bước đầu triển khai cung ứng sản phẩm đến các tỉnh thành phía Nam và khu vực Tây Nguyên thông qua việc thành lập Công ty thành viên đầu tiên là Công ty Cổ phần NISHU Sài Gòn với số vốn góp chiếm 60% vốn điều lệ đăng ký. Hơn nữa, Công ty còn rất quan tâm đến kênh phân phối thông qua các dự án đầu tư về hạ tầng, kiến trúc như: cầu, đường, cảng biển, cảng hàng không; khu đô thị; khu chế xuất; khu công nghiệp và các nhà thầu trên toàn quốc. Với năng lực của mình, Công ty mạnh dạn đầu tư góp vốn thành lập Công ty Cổ phần NISHU Trường Thành, công ty thành viên thứ hai trong hệ thống NISHU, với kỳ vọng thông qua việc nhận thầu thi công trực tiếp các sản phẩm mang thương hiệu “NISHU” trên cả nước làm một kênh phân phối mới chủ yếu với các sản phẩm sơn kỹ thuật. Trong năm 2007, Công ty tiếp tục cải tiến và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO và được GLOBAL đánh giá duy trì có hiệu quả lần thứ nhất và thứ hai. Tiếp tục công bố tiêu chuẩn cơ sở số: HN-0446/2007/TCCB-TCĐ về sơn kẻ vạch đường giao thông. Sau hai năm hoạt động và chứng minh được sự tồn tại và phát triển của mình trên thị trường, Hội đồng thành viên của Công ty đã quyết định tăng vốn từ 10,5 tỷ đồng lên: 29 tỷ đồng và thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh lần thứ 3 ngày 22/6/2007 để góp vốn thành lập Công ty thành viên thứ ba trong hệ thống NISHU, Công ty Cổ phần NISHU Nam Hà để trực tiếp đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất tại Khu công nghiệp Đồng Văn tỉnh Hà Nam với sản lượng thiết kế giai đoạn 1 là: 20.000 tấn sản phẩm/năm và dự kiến đưa vào hoạt động trong quý IV/2008 nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Tính đến cuối năm 2007, quy mô tài sản của Công ty đạt xấp xỉ 44 tỷ đồng (trong đó đầu tư dài hạn là: 18,75 tỷ đồng chiếm 42,6% tổng tài sản); Quy mô về lao động là: 157 người (trong đó có 48 người đạt trình độ đại học trở lên chiếm 30,6%); Quy mô về sản lượng đạt hơn 5.000 tấn sản phẩm/năm chiếm 1,6% thị phần sản phẩm cho dân dụng trên toàn quốc; Về kết cấu khách hàng: nhóm các đại lý phân phối là chủ yếu và có tầm ảnh hưởng lớn đến doanh thu hàng năm của Công ty (chiếm đến 85% giá trị doanh thu năm của Công ty), vì kênh phân phối hệ thống sản phẩm dân dụng (hệ sản phẩm chủ đạo của Công ty hiện nay) chủ yếu thông qua việc giới thiệu, bán hàng tại các cửa hàng, đại lý. Nhóm khách hàng dự án mới được triển khai trong năm 2007, chủ yếu là các nhà thầu chính của các dự án, đã chiếm được 14% giá trị doanh thu năm của Công ty và sẽ là đối tác chiến lược của Công ty trong tương lai gần. Còn lại, nhóm khách hàng khác mang tính chất quan hệ, giới thiệu sản phẩm không phải kênh phân phối chính thức, không mang tính thường xuyên. Hình 1: Kết cấu khách hàng đến năm 2007 (Nguồn: Báo cáo Kinh doanh năm 2007, Công ty TNHH NISHU Việt Nam) Năm 2007, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty phát triển tương đối nhanh so với quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ. Công ty đã có những bước tiến đáng kể với việc mở rộng thị trường cung ứng theo các kênh phân phối khác nhau. Qua các năm hoạt động sản xuất kinh doanh: số lượng, chủng loại sản phẩm, sản lượng và doanh thu bán hàng không ngừng tăng, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động, hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách với nhà nước, góp phần củng cố nền kinh tế nước nhà. Hiện nay, Công ty không những đã có chỗ đứng trên thị trường mà còn vận động và phát triển mở rộng quy mô kinh doanh tạo ra xu thế tiếp tục phát triển trong những năm sắp tới. Tuy nhiên, với sự đầu tư dàn trải mở rộng như hiện nay, Công ty cũng cần phải có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ để nắm chắc các cơ hội để đầu tư có hiệu quả và đảm bảo sự phát triển lâu dài mang tính bền vững. 2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty Công ty TNHH NISHU Việt Nam hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các quy định hiện hành khác của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là do các thành viên là cá nhân đóng góp. Bộ máy quản lý trong Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng, phân công rõ trách nhiệm để quản lý. Hình 2: Cơ cấu tổ chức của Công ty Sơ đồ tổ chức Công ty mã số: BM-HC 00-00-01 đính kèm (Nguồn: Sổ tay chất lượng và Điều lệ của Công ty TNHH NISHU Việt Nam) Trách nhiệm, quyền hạn và trao đổi thông tin trong sơ đồ Ban Lãnh đạo * Giám đốc Công ty: đại diện theo pháp luật của Công ty Là người có quyền hạn tối cao với trách nhiệm điều hành mọi hoạt động hàng ngày của Công ty, bao gồm cả Hệ thống quản lý chất lượng, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. . Giám đốc có các quyền sau đây:   (a)    Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên; (b)   Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty; (c)    Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty; (d)   Ban hành quy chế quản lý nội bộ Công ty; (e)    Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên; (f)     Ký kết hợp đồng nhân danh Công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên; (g)    Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức công ty. (h) Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên. (i) Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc sử lý các khoản lỗ trong kinh doanh. (k) Tuyển dụng lao động; (l) Các quyền khác được quy định tại Hợp đồng lao động mà Giám đốc ký với Công ty và theo quyết định của Hội đồng thành viên. Giám đốc có các nghĩa vụ sau đây:   (a)   Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, mẫn cán vì lợi ích hợp pháp của Công ty; (b)   Không được lạm dụng địa vị và quyền hạn, sử dụng tài sản của Công ty để thu lợi riêng cho bản thân, cho người khác; không được tiết lộ bí mật của Công ty, trừ trường hợp được Hội đồng thành viên chấp thuận; (c)    Khi Công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả thì phải thông báo tình hình tài chính của Công ty cho tất cả thành viên của Công ty và chủ nợ biết; không được tăng tiền lương, không được trả tiền thưởng cho công nhân viên của Công ty, kể cả cho người quản lý; phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với chủ nợ do không thực hiện các nghĩa vụ qui định tại điểm này; kiến nghị biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính của Công ty; (d)   Thực hiện các nghĩa vụ khác do pháp luật quy định. * Đại diện lãnh đạo (ĐDLĐ) về chất lượng (QMR): (a) Được Giám đốc Công ty chỉ định để đại diện trong việc thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng; (b) Phải đảm bảo rằng việc đánh giá chất lượng nội bộ phải được thực hiện theo đúng kế hoạch. Tất cả các quá trình và sản phẩm không phù hợp, bao gồm cả khiếu nại của khách hàng đều phải được ghi nhận, phân tích và kiểm soát vì đây là cơ sở cho việc cải tiến quy trình/ sản phẩm thông qua việc xác định và kiểm soát hành động khắc phục và phòng ngừa; (c) Báo cáo trực tiếp với Giám đốc Công ty về kết quả hoạt động của Hệ thống quản lý chất lượng và đảm bảo rằng tất cả các nhân viên của Công ty đều được đào tào vàhiểu rõ Chính sách chất lượng của Công ty, các quy trình liên quan đến mình và trong toàn bộ cơ cấu tổ chức; (d) Đảm bảo khuyến khích sự nhận thức về các yêu cầu của khách hàng trong toàn bộ cơ cấu tổ chức. * Phó Giám đốc Kinh doanh: Là người giúp việc cho Giám đốc Công ty trong việc quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty theo sự chỉ đạo, phân công, ủy quyền của Giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về nhiệm vụ được giao. * Phó Giám đốc Sản xuất: Là người giúp việc cho Giám đốc Công ty trong việc quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động thiết kế, phát triển sản phẩm, hoạt động sản xuất và giám sát kỹ thuật của Công ty theo sự chỉ đạo, phân công, ủy quyền của Giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về nhiệm vụ được giao. * Phó Giám đốc Nội vụ: Là người giúp việc cho Giám đốc Công ty trong việc quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động hành chính và nhân sự của Công ty theo sự chỉ đạo, phân công, ủy quyền của Giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về nhiệm vụ được giao. Các bộ phận chức năng * Tài chính - Kế toán: Trưởng bộ phận báo cáo trực tiếp với Giám đốc Công ty về hệ thống kế toán và hạch toán cho toàn bộ hệ thống các hoạt động của Công ty; Cân đối các nguồn tài chính, đáp ứng mục tiêu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng thời kỳ. Trưởng bộ phận quản lý, điều hành bộ phận nhằm: Tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác tài chính kế toán đảm bảo kinh doanh có lãi và thực hiện theo đúng chính sách chế độ quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước và Pháp luật; Tổng hợp Báo cáo tình hình tài chính kịp thời chính xác theo quy định; Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính của Công ty phục vụ kịp thời công tác sản xuất kinh doanh, hạch toán có hiệu quả, bảo toàn và tăng trưởng vốn; Chủ động khai thác các nguồn vốn đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty; Tổ chức quản lý, theo dõi chặt chẽ sự vận động của tài sản - vật tư - tiền vốn; Thường xuyên kiểm tra và có kế hoạch bồi duỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ kế toán viên của Công ty; Tổng hợp Báo cáo kết qủa sản xuất kinh doanh theo định kỳ, Báo cáo quyết toán quý, 6 tháng, 9 tháng và năm cung cấp số liệu cho Ban lãnh đạo Công ty phân tích hoạt động kinh tế, hiệu quả sử dụng vốn từng khâu: mua vật tư, sản xuất, dự trữ và tiêu thụ hàng hóa, giảm chi phí lưu thông, tăng lợi tức sản xuất kinh doanh; Thực hiện đúng, đủ các nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước; Tổ chức lưu trữ chứng từ, sổ sách kế toán an toàn theo trình tự phát sinh từng năm và niên độ lưu trữ do Nhà nước quy định. * Vật tư: Trưởng bộ phận báo cáo trực tiếp với Giám đốc Công ty/ Phó giám đốc Sản xuất; Chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động cung ứng vật tư phục vụ cho sản xuất của Công ty; Đảm bảo chất lượng vật tư đầu vào; Cân đối các khoản thanh toán cho Nhà cung cấp một cách hợp lý nhất đảm bảo quyền và nghĩa vụ của cả hai bên. Trưởng bộ phận quản lý, điều hành bộ phận nhằm: Tổ chức lập kế hoạch mua, cấp phát vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất của Công ty; Đảm bảo chất lượng vật tư, nguyên liệu đầu vào bằng công tác kiểm soát chất lượng theo cam kết của Nhà cung cấp; Xây dựng định mức vật tư, nguyên liệu cho sản xuất; Tổ chức giám sát công tác bảo quản lưu kho vật tư, nguyên liệu đảm bảo chất lượng trong thời gian lưu kho. * Nhà máy: Trưởng bộ phận báo cáo trực tiếp với Giám đốc Công ty/ Phó giám đốc Sản xuất; Chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động sản xuất của Công ty; Trưởng bộ phận quản lý, điều hành bộ phận nhằm: Tổ chức lập kế hoạch sản xuất của Công ty; Đảm bảo chất lượng sản phẩm bằng công tác kiểm soát chất lượng tại từng qua trình sản xuất; Xây dựng định mức nhân công cho sản xuất; Tổ chức giám sát công tác bảo quản, lưu kho chuyển giao thành phẩm, bán thành phẩm đảm bảo chất lượng. * Kỹ thuật: Trưởng bộ phận báo cáo trực tiếp với Giám đốc Công ty/ Phó giám đốc Sản xuất; Chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm và giám sát các quá trình kỹ thuật của Công ty. Trưởng bộ phận quản lý, điều hành bộ phận nhằm: Tổ chức lập kế hoạch phát triển sản phẩm của Công ty; Đảm bảo chất lượng công tác kiểm soát chất lượng theo yêu cầu của quy trình vật tư; quy trình sản xuất; Xây dựng định mức vê sai số cho phép trong các quy trình vật tư, quy trình sản xuất. * Kinh doanh - Dự án: Trưởng bộ phận báo cáo trực tiếp với Giám đốc Công ty/ Phó giám đốc Kinh doanh; Chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động xây dựng kế hoạch kinh doanh, phát triển thị trường, xây dựng chính sách giá cả, khuyến mãi, phân phối, vận chuyển cho các sản phẩm của Công ty, công tác bán hàng, thu tiền, kiểm soát công nợ khách hàng. Trưởng bộ phận quản lý, điều hành bộ phận nhằm: Tham mưu giúp Giám đốc xác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với cơ chế thị trường. Chỉ đạo khai thác nguồn hàng, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, thực hiện được mục tiêu kinh doanh của ngành và đúng pháp luật; Xây dựng và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của Công ty theo tháng, quý, năm; Tổ chức tốt việc thực hiện các Hợp đồng kinh tế về mua- bán hàng hoá có hiệu quả; Tổ chức tốt việc thực hiện công tác tiếp nhận, vận chuyển, quản lý hàng hoá của Công ty tại kho Công ty và hàng gửi; Chủ động nắm bắt thông tin về giá thị trường, nguồn hàng, phương thức tiêu thụ và kiến nghị với Ban lãnh đạo Công ty duyệt từng phương án cụ thể; Tổng hợp Báo cáo thống kê lưu chuyển hàng hoá theo tháng, quý, năm giúp Ban lãnh đạo chủ động điều hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả; Theo dõi, tổ chức thực hiện quyết toán thanh lý hợp đồng với khách hàng, kết hợp với các phòng ban chức năng thu hồi công nợ với các khách hàng. * Hành chính - Nhân sự: Trưởng bộ phận báo cáo trực tiếp với Giám đốc Công ty/ Phó giám đốc Nội vụ; Chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động quản lý nguồn nhân lực, các hoạt động hành chính của Công ty. Trưởng bộ phận quản lý, điều hành bộ phận nhằm: Giúp việc cho Giám đốc tuyển dụng, đào tạo, tiếp nhận, quản lý và điều phối nguồn nhân lực của toàn Công ty; Tham mưu cho Giám đốc thực hiện các chính sách liên quan của Đảng và Nhà nước Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tao, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên kỹ thuật, công nhân sản xuất theo định kỳ; Xác lập chế độ đãi ngộ đối với người lao động phù hợp với chủ trương của Công ty và tuân thủ Pháp luật hiện hành; Xác lập, tổ chức bộ máy nhân sự ở các phòng chức năng, và các bộ phận; Công tác quản trị hành chính: Tổ chức mua sắm trang thiết bị, làm công tác văn thư lưu trữ, in ấn tài liệu, quản lý sử dụng con dấu đúng quy định của Nhà nước. Tổ chức tiếp khách, phục vụ hội nghị, quản lý, điều hành phương tiện phục vụ công tác của cán bộ quản lý trong Công ty; Công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kiểm tra mọi hoạt động hành chính của bộ phận trong Công ty nhằm giải quyết kịp thời những tồn tại, vướng mắc từ khiếu nại của cán bộ nhân viên trong Công ty; Tổ chức tốt công tác bảo vệ, đảm bảo trật tư, an toàn về người, tài sản, vật tư hàng hoá của Công ty. 2.1. Về sản phẩm, thị trường và đối thủ cạnh tranh Các sản phẩm của Công ty hiện nay đều mang tính đặc thù kỹ thuật nhưng có tính phổ biến gần như hàng tiêu dùng thông thường. Hệ thống sản phẩm được phân chia thành hai hệ chính: Hệ sản phẩm dân dụng sử dụng phổ biến trong các công trình dân dụng để bảo vệ và trang trí bề mặt, và Hệ sản phẩm kỹ thuật (công nghiệp) chuyên dùng cho các bề mặt cần xử lý, bảo quản, sử dụng trong các điều kiện không thông thường. Bảng 1. Hệ thống sản phẩm NISHU STT Tên sản phẩm Công dụng Hệ sản phẩm Tiêu chuẩn 1 Mastic Trám sửa bề mặt 1.1 NISHU Nội, ngoại thất Dân dụng & Công nghiệp JIS, TCVN 1.2 PLAT Nội, ngoại thất Dân dụng JIS, TCVN 1.3 AVEN Nội, ngoại thất Dân dụng JIS, TCVN 2 Sơn lót Lót chống kiềm 2.1 CRYS Ngoại thất Dân dụng & Công nghiệp JIS, TCVN 2.2 CRYSIN Nội thất Dân dụng JIS, TCVN 3 Sơn chống thấm STON Chống thấm đa năng Dân dụng & Công nghiệp JIS, TCVN 4 Sơn ngoại thất Trang trí bề mặt 4.1 GRAN Ngoại thất Dân dụng JIS, TCVN 4.2 AGAT Ngoại thất Dân dụng JIS, TCVN 5 Sơn nội thất Trang trí bề mặt 5.1 RUBY Nội thất Dân dụng JIS, TCVN 5.2 GRAN Nội thất Dân dụng JIS, TCVN 5.3 MARB Nội thất Dân dụng JIS, TCVN 5.4 AGAT Nội thất Dân dụng JIS, TCVN 6 Sơn trong suốt GLAS Sơn phủ bóng trong suốt cho nội, ngoại thất Dân dụng & Công nghiệp JIS, ASTM, TCVN 7 EPOXY mastic Trám vá bề mặt Công nghiệp JIS, ASTM,TCVN 8 EPOXY hệ nước Bảo vệ bề mặt 8.1 Sơn lót Trong, ngoài Công nghiệp JIS, ASTM, TCVN 8.2 Sơn phủ Trong, ngoài Công nghiệp JIS, ASTM, TCVN 9 EPOXY hệ không dung môi tự phẳng 2 phần Bảo vệ bề mặt 9.1 Sơn phủ tạo lớp đệm Trong, ngoài Công nghiệp JIS, ASTM, TCVN 9.2 Sơn phủ thông thường Trong, ngoài Công nghiệp JIS, ASTM, TCVN 9.3 Sơn phủ hoàn thiện Trong, ngoài Công nghiệp JIS, ASTM, TCVN 9.4 Sơn lót hệ thông thường Trong, ngoài Công nghiệp JIS, ASTM, TCVN 9.5 Sơn lót hệ ẩm Trong, ngoài Công nghiệp JIS, ASTM, TCVN 10 Sơn giao thông Kẻ vạch đường 10.1 NISHU-WAY Chống mài mòn Công nghiệp JIS, ASTM, TCVN 10.2 NISHU-LINE Phân tuyến Công nghiệp JIS, ASTM, TCVN (Nguồn: TCCS Công ty TNHH NISHU Việt Nam) Tất cả các sản phẩm của Công ty đều được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa theo thương hiệu NISHU, được thí nghiệm trên cơ sở Tiêu chuẩn công bố theo các tiêu chuẩn JIS, ASTM và hợp chuẩn với tiêu chuẩn Việt Nam TCVN trước khi đưa ra thị trường. Các sản phẩm của Công ty được thị trường chấp nhận bởi các đặc tính ứng dụng cao và phù hợp với hầu hết điều kiện môi trường thời tiết ở Việt Nam. Bảng 2: Chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm MASTIC Màu sắc Trắng (max 97%) Tỷ trọng 990 g/dm3 Thời gian đông kết 3 - 5 giờ Độ cứng bề mặt sau 96 giờ 0,15 N/mm2 Độ bám dính bề mặt sau 24 giò 0,30 N/mm2 Độ bền nước (ngâm mẫu 96 giờ trong nước) Không bong rộp Khả năng chống thấm Tốt Độ phủ lý thuyết 0,95 kg/m2 Chính tính chất đa dạng về sản phẩm, phù hợp với nhiều điều kiện sử dụng cả về giá trị lẫn tính ứng dụng nên Công ty đã tổ chức hệ thống phân phối theo hai kênh: thông qua các đại lý và thông qua các nhà thầu dự án để cung ứng sản phẩm trên toàn quốc. Công ty chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm tại khu vực các tỉnh phía Bắc, các tỉnh miền Trung (đến Quảng Nam) và một phần khu vực Tây Nguyên, các khu vực còn lại giao cho đơn vị thành viên là Công ty Cổ phần NISHU Sài Gòn đảm nhiệm. (Công ty Cổ phần NISHU Sài Gòn cũng có chức năng sản xuất một số sản phẩm đặc thù theo vùng miền dưới sự nhượng quyền của NISHU Việt Nam, còn lại đa số sản phẩm được NISHU Việt Nam cung ứng theo đường biển và đường bộ đến kho của NISHU Sài Gòn). Bảng 3: Chỉ tiêu chất lượng của một số sản phẩm sơn dân dụng Sản phẩm Chỉ tiêu Sơn lót ngoại thất Sơn lót nội thất Sơn phủ ngoại thất Sơn phủ nội thất Sơn chống thấm Sơn phủ bóng Độ mịn ≤ 50µm ≤ 40µm ≤ 30µm ≤ 30µm ≤ 50µm ≤ 10µm Độ phủ lý thuyết 15m2/l/l 15m2/l/l 15m2/l/l 15m2/l/l 3m2/kg/l 15m2/l/l Kháng nước JIS JIS JIS JIS JIS JIS Kháng kiềm Ca(OH)2 JIS JIS JIS JIS JIS JIS Thời gian khô 30’ 30’ 30’ 30’ 60’ 30’ Số lớp sơn đề nghị 01 01 02 02 02 01 Tính năng đặc trưng lót nền lót nền trang trí trang trí chống thấm phủ bóng Trên thị trường tại Việt Nam về loại sản phẩm này, theo thống kê không chính thức của Hiệp hội Sơn và Mực in Việt Nam (VIPA), hiện nay có trên dưói 2.000 đơn vị lớn nhỏ tham gia từ sản xuất đến cung ứng với nhiều loại nhãn hiệu khác nhau. Đại đa số các đơn vị đều sản xuất các loại sản phẩm tương tự như sơn và không được thị trường công nhận về mặt chất lượng và cũng không có xuất sứ rõ ràng. Vậy nên công ty tập trung vào hai loại đối thủ cạnh tranh chính: đối thủ cạnh trạnh trực tiếp và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp là các thương hiệu đã có tiếng như: ICI, Nippon, Akzo Nobel, 4 Oranges, joton tồn tại trên thị trường từ nhiều năm nay và hầu hết là các thương hiệu ngoại, tiềm lực đầu tư mạnh, năng lực sản xuất tốt, sản lượng tiêu thụ lớn, chiếm đa số thị phần trong dòng thị trường này (khoảng 60% thị phần). Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các tập đoàn kinh tế với thương hiệu nổi tiếng tại thị trường Việt Nam đã sản xuất kinh doanh sản phẩm chính trong ngành xây dựng và nay đầu tư thêm các dây chuyền để sản xuất sơn. Đáng kể như: Gạch Đồng Tâm, Sứ Thanh Trì Viglacera, Mikado, tập đoàn Dầu khí Quốc gia Petrolimex, Alphanam,... Xét về thị trường tiềm năng còn rất lớn, với tốc độ phát triển như hiện nay thì cơ hội để tham ._.gia vào thị trường còn khá nhiều, tuy nhiên với đặc tính tiêu dùng của phần lớn người tiêu dùng trong nước hay “nghe” để quyết định mua, hoặc nhờ tư vấn để quyết định mua thì việc khẳng định được uy tín về chất lượng và thương hiệu của mình không phải là điều dễ dàng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa như Công ty TNHH NISHU Việt Nam. Ngoài sự cạnh tranh bằng các chính sách giá, khuyến mại, khả năng tín dụng, chính sách Marketting tổng thể, chương trình quảng bá,.. thì nhiều thương hiệu lớn chấp nhận thiệt hại về kinh tế tại một số khu vực thị trường nhằm ngăn cản sự gia nhập của các thương hiệu mới. Hơn nữa vì các chính sách về ưu đãi tín dụng thanh toán cũng như chiết khấu, một số khu vực thị trường được đại lý lớn bao tiêu sản phẩm của một hãng, một thương hiệu, cho nên việc tham gia vào những khu vực thị trường này ngày càng trở nên khó khăn và khốc liệt hơn bao giờ hết. 2.2. Về lao động Số lượng lao động của Công ty tăng từng năm theo yêu cầu của kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tính đến ngày 31/12/2007, tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty có hợp đồng lao động hưởng lương là: 157 người, được phân bố như Bảng 4. Công ty sử dụng lao động theo đúng các Quy định của Nhà nước Việt Nam hiện hành về lao động và sử dụng lao động. Toàn bộ các lao động được hưởng lương thời gian trong Công ty đều được ký kết Hợp đồng lao động sau khi được nhận vào làm việc và được Công ty lập danh sách đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định. Lao động có thời gian làm việc ít nhất từ 06 tháng trở lên được ký Hợp đồng lao động dài hạn, được hưởng theo Quy chế lương của Công ty đã đăng ký với Sở Lao động TBXH Hà Nội và huyện Gia Lâm, được hưởng các quyền lợi theo các quy định của nhà nước Việt Nam về lao động và sử dụng lao động như chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ nghỉ lễ, nghỉ phép, chế độ thai sản (đối với phụ nữ). Ngoài ra Công ty còn rất quan tâm đến việc đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người lao động thể hiện qua việc tổ chức phục vụ bữa ăn giữa ca miễn phí cho người lao động và mua bảo hiểm tai nạn con cho người lao động 24/24h với mức đền bù cao nhất đến 30.000.000 đồng/người/vụ. Với các lao động ngắn hạn thực hiện nghiêm chỉnh Nội quy-Quy chế của Công ty thì vẫn được hưởng đầy đủ các chế độ như những người có hợp đồng dài hạn trừ các khoản bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, nhưng họ vẫn có thể đăng ký các loại bảo hiểm này theo hình thức tự nguyện trên danh sách đăng ký lao động có thời hạn của Công ty. Bảng 4: Cơ cấu lao động của Công ty Tiêu chí phân loại Số lượng Tỷ lệ I. PHÂN THEO TRÌNH ĐỘ Trên đại học Đại học Cao đẳng Kỹ thuật viên Công nhân kỹ thuật Lao động phổ thông II. PHÂN THEO TÍNH CHẤT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Hợp đồng dài hạn Hợp đồng ngắn hạn và thời vụ III. PHÂN THEO ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG Lao động ở độ tuổi đến 25 tuổi Lao động ở độ tuổi đến 35 tuổi Lao động ở độ tuổi trên 35 tuổi IV. PHÂN THEO GIỚI TÍNH 1. Lao động nam 2. Lao động nữ 157 3 45 19 27 30 33 157 118 39 157 40 83 34 157 120 37 100,00% 1,91% 28,66% 12,10% 17,20% 19,10% 21,03% 100,00% 75,16% 24,84 100% 25,48% 52,87% 21,65% 100,00% 76,43% 23,57% (Nguồn: Báo cáo HC-QTNS 2007, Công ty TNHH NISHU Việt Nam) Công ty lập Quy chế lương theo hệ số ngạch, bậc và mức lương tối thiểu vùng theo quy định của pháp luật tại từng thời điểm. Thu nhập của người lao động ngoài các khoản lương cơ bản, lưong năng suất theo thời gian làm việc còn có các khoản phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp tiết kiệm và các khoản thưởng định kỳ và sáng kiến. Công ty, ngoài việc lập các quỹ theo quy định, Công ty còn lập quỹ khen thưởng, kỷ luật kèm theo Quy chế trách nhiệm đảm bảo rằng việc làm thiệt hại đến tài sản, lãng phí nguồn lực trong Công ty đều phải được đền bù và đánh lỗi về trách nhiệm và ngược lại, những việc làm tiết kiệm nguồn lực, gia tăng lợi ích đều phải được động viên khen thưởng kịp thời. Công ty thiết lập một quy trình về nhân sự từ tuyển dụng, tiếp nhận, đào tạo, đánh giá đến luân chuyển đáp ứng các yêu cầu của Tiêu chuẩn ISO 9001:2000, quy trình có đầy đủ hồ sơ để ghi nhận thông tin về nhân sự và kiểm soát hoạt động liên quan đến nhân sự mang mã số: QT-NS 01. (Nguồn: Ban chất lượng Công ty TNHH NISHU Việt Nam) Kết cấu nguồn lao động của phù hợp với tính chất hoạt động của Công ty, đội ngũ lao động tương đối có chất lượng, tuy nhiên độ tuổi trung bình lao động tương đối cao. Ban lãnh đạo Công ty hướng tới việc tuyển dụng, đào tạo đội ngũ lao động nhằm đảm bảo lực lượng lao động có chất lượng phù hợp với các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ban lãnh đạo Công ty đã có bề dày thâm niên về quản lý, bên cạnh đó còn có đội ngũ nhân viên trẻ tuổi năng động, sáng tạo và có trình độgóp phần dần hoàn thiện cơ cấu nhân sự phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh chung của Công ty và phù hợp với môi trường đầu tư của Công ty trong cơ chế thị trường hiện tại, tạo đủ điều kiện cho toàn thể đội ngũ lao động phát huy năng lực và nâng cao trình độ. Công ty có các chính sách về lao động tương đối ưu việt và phù hợp với tình hình hiện tại, vì vậy đã tạo được động lực cho người lao động cùng với tinh thần và ý thức trách nhiệm, thái độ làm việc nghiêm túc, do đó năng suất lao động đạt trên mức quy định. 2.3. Về nguyên vật liệu Do đặc trưng của sản phẩm mang tính công nghệ hóa ứng dụng, nên các loại nguyên vật liệu sử dụng trong công thức hình thành nên mỗi sản phẩm đều bắt buộc phải có sự tương thích hợp lý. Vì vậy ngay từ khi thiết kế sản phẩm, bộ phận kỹ thuật đã phải thí nghiệm các công thức để tìm ra một vài công thức phù hợp nhất cho mỗi loại sản phẩm. Nguyên vật liệu chính sử dụng trong quá trình sản xuất của Công ty bao gồm các loại chính như: nhựa nhũ tương tổng hợp Arcrylic; bột tạo màu nền Dioxite Titan; các chất phụ gia tạo màng, phá bọt, tăng độ bám dính, bảo quản, chống mốc, chống thối,...màu pha chế Tinter; cement cao cấp PC30/PC40; bột độn, bột nhẹ Cabonate Canxy cỡ nhỏ < 50µm; Ngoài các nguyên liệu này thì còn cần những vật tư khác để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh là bao bì đóng gói (bao craft, thùng carton, thùng nhựa và thùng thiếc) và nhãn mác bên ngoài. Bảng 5: Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu năm 2007 Tên vật tư nguyên liệu Số lượng sử dụng Nguồn cung cấp 1. Nhựa Acrylic 892,5 tấn Nhập khẩu 2. Titan 650 tấn Nhập khẩu 3. Phụ gia các loại 58,5 tấn Nhập khẩu 4. Tinter 3,2 tấn Nhập khẩu 5. Cement 1.000 tấn Trong nước/ Nhập khẩu 6. Bột nhẹ, bột độn 2.500 tấn Trong nước/ Nhập khẩu 7. Bao bì 1.998 tấn Trong nước (Nguồn: Báo cáo vật tư 2007, NISHU Việt Nam) Kết cấu sử dụng nguyên vật liệu của Công ty chủ yếu là nhập khẩu, lượng chiếm không nhiều nhưng giá trị lại cao, còn hàng mua trực tiếp trong nước như cement, bột nhẹ, bột độn, bao bì thì khối lượng nhiều nhưng giá trị thấp. Bảng 6: Danh sách Nhà cung cấp được duyệt Mã Tên NCC Loại SP Mã Tên NCC Loại SP S0002 CT CP Minh Đức bột nhẹ S0025 CT Đức Long craft S0003 Bao Bì Nam Việt thùng thiếc S0026 CT Tràng Kênh bột nhẹ S0005 CT Hồng Ngọc tinter S0028 XM Yên Bái bột đá, XM S0006 CT Thành Hưng Bột đá S0029 CT Hữu Tín phụ gia S0007 XM Thái Bình cement S0031 Clariant AG tinter S0008 CT Liên Hiệp bột mịn S0038 Bao bì Quang Huy thùng nhựa S0009 CT MKVN phụ gia S0039 CT Kim Hải phụ gia S0010 CT Phương Đông thùng nhựa S0041 BEZV Vietnam arcrylic S0011 CT Thái Sơn GM phụ gia S0042 CT Doanh chính titan S0012 CT SADACO phụ gia S0045 CT Thái Lai titan S0013 CT CMS phụ gia S0047 CT Đông Hải sơn GT S0014 CT Đức Thạnh titan S0050 CT Cát Việt phụ gia S0015 CT Việt Hóa Sinh phụ gia S0053 Nam Thiên Sơn bột đá S0016 CT K&K phụ gia S0054 CT Kiến Vương phụ gia S0017 Revertex(Malaysia) SHD.Berhad nhựa acrylic S0055 CT Cửu Bảo Châu phụ gia S0018 Alliance Chemicals Pte.Ltd tinter S0056 CT TTK phụ gia S0019 Connell Bros. arcrylic S0057 BASF AG arcrylic S0020 CT VietCom arcrylic S0058 Diethelm VN arcrylic S0021 CT MAHA phụ gia S0030 CT Nhân Việt phụ gia S0022 CT Mặt trời vàng carton S0059 DOW (USA) arcrylic, titan S0024 CT ADV arcylic S0060 DuPont titan, phụ gia (Nguồn: Quy trình Mua hàng QT-VT 07, NISHU Việt Nam) 2.4. Về công nghệ, máy móc và thiết bị Công ty lựa chọn công nghệ sản xuất sản phẩm theo Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản JIS và một số chỉ tiêu chất lượng theo Tiêu chuẩn Mỹ ASTM đã hợp chuẩn với Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN. Quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng được thể hiện chi tiết tại Quy trinh QT-SX 08 và được mô tả tại Lưu đồ sản xuất Sơn đính kèm. Hình 3: Mô tả quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng Công ty thực hiện kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng qua từng quá trình theo Lưu đồ quá trình sản xuất và kế hoạch kiểm tra chất lượng (đính kèm). Công ty đảm bảo việc kiểm tra được thực hiện đầy đủ và ghi hồ sơ việc thực hiện đó. Các thiết bị kiểm tra, đo lường và thí nghiệm được kiểm định, hiệu chỉnh, hiệu chuẩn theo Hướng dẫn kiểm soát phương tiện theo dõi - đo lường HD-KS 00-02. Bảng 7: Danh mục thiết bị kỹ thuật TT Tên thiết bị Xuất xứ Năm SX Năm SD Mã số (TBKT) 1 Tủ sấy MERMENT PB400 Đức 2004 2005 301 2 Máy đo độ bóng 3 góc PICOLOS Thụy Sỹ 2005 2006 302 3 Máy đo độ nhớt Brookweld Anh 2005 2005 303 4 Máy đo màu X-Rite Mỹ 2005 2005 303 5 Thước kéo màng sơn (50-200µm) Thụy Sỹ 2005 2005 305-307 6 Máy đo độ pH EUTGH Ecoscan Thụy Sỹ 2005 2005 308 7 Thước đo độ mịn (0-100µm) Thụy Sỹ 2005 2006 309-311 8 Cốc đo tỷ trọng (50-200ml) Thụy Sỹ 2005 2006 312-313 9 Cân điện tử 4số Sartorius Đức 2005 2006 314-315 10 Máy khuyếch tán ROTH Mỹ 2005 2006 316 11 Máy khuyếch tán Dispertech Singapore 2006 2006 317 12 Ẩm kế Testo Thụy Sỹ 2005 2006 318 13 Thiết bị đo độ dẫn điện Singapore 2006 2006 320 14 Máy đo độ ẩm Singapore 2005 2006 321 15 Máy đo độ nhớt KU Thụy Sỹ 2007 2007 322 (Nguồn: HD-KS 00-02, NISHU Việt Nam) Công ty lựa chọn thiết bị theo yêu cầu của tiêu chuẩn áp dụng và phù hợp với công thức và quy trình sản xuất, đảm bảo các yếu tố dây chuyền qua các công đoạn sản xuất. Bảng 8: Danh mục máy móc thiết bị sản xuất TT Tên thiết bị Xuất xứ Năm SX Năm SD Mã số (TBNM) 1 Máy khuyếch tán HSD-800L Singapore/VN 2005 2005 51-58 2 Máy tạo khí nén PUMA-5HP Ý 2005 2005 59 3 Máy đóng nắp thùng, lon Singapore/VN 2005 2005 60,62 4 Tank chứa inox 800 lít VN 2005 2005 63-78 5 Tank chứa inox 500 lít VN 2005 2005 79-85 6 Tank chứa inox 200 lít VN 2005 2005 86-88 7 Tank inox rót VN 2005 2005 89-91 8 Dàn khuấy trộn màu Singapore/VN 2005 2005 92-93 9 Máy nghiền màu Đức 2005 2005 94 10 Sàn thao tác Singapore/VN 2005 2005 95-96 11 Máy trộn mastic Singapore/VN 2005 2005 97,99 12 Cân điện tử 4 số Sartorius Đức 2005 2005 100 13 Cân điện tử 2 số KingBird Mỹ 2005 2005 101 14 Forklift FD25M 2,5ton Nhật 2005 2005 102 15 Xe nâng thủy lực 2,5ton Đức 2005 2005 103-104 16 Xe nâng thủy lực 1ton Đức 2005 2005 105 17 Xe nâng thủy lực kẹp phuy Đức 2005 2005 106 18 Xe nâng thủy lực 3ton Đức 2005 2005 107 19 Máy in nhãn Link 4900 Anh 2005 2005 109 20 Hệ thống xử lý nước 2 phần RO/WaterCham Anh/VN 2005 2005 110 (Nguồn: Danh mục tài sản, NISHU Việt Nam) 3. Chiến lược kinh doanh và kế hoạch phát triển 3.1. Chiến lược kinh doanh của Công ty Chiến lược kinh doanh của Công ty được thể hiện rõ trong Chính sách chất lượng được Ban Lãnh đạo Công ty phê duyệt: - Toàn thể Cán bộ nhân viên Công ty quyết tâm phấn đấu xây dựng Công ty trở thành một trong nhưngz đơn vị sản xuất sơn và chất phủ hàng đầu tại Việt Nam và khu vực; - Hướng về khách hàng là tôn chỉ cho mọi hoạt động trong Công ty. Mục tiêu cao nhất của chúng ta là thỏa mãn mọi nhu cầu chính đáng của khách hàng bằng những sản phẩm chất lượng cao và dịch vụ hoàn hảo; - Đầu tư thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến, từng bước tự động hóa các quá trình sản xuất và kiểm soát sản xuất; - Tổ chức bộ máy nhân sự trên cơ sở kết hợp giữa chính sách thu hút nguồn nhân lực và hoạt động đào tạo tại chỗ. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo môi trường làm việc thuận lợi mang tính chuyên nghiệp nhằm phát huy một cách tốt nhất khả năng sáng tạo của người lao động; - Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2000 được thiết lập, duy trì và cải tiến có hiệu quả bằng sự tham gia tích cực của mọi thành viên trong Công ty. Khái quát hóa Chính sách chất lượng trên thì chiến lược kinh doanh của Công ty là chiến lược tăng trưởng toàn diện vươn lên dẫn đầu thị trường bằng các phương pháp như mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm và tự tăng trưởng nội bộ thể hiện qua việc Công ty chiếm lĩnh thị trường và có được thị phần trong chiến lược trung hạn, hơn nữa không ngừng phát triển danh mục sản phẩm nhằm thỏa mãn được đa dạng những nhu cầu của khách hàng bằng hệ thống sản phẩm có chất lượng và tự đầu tư mở rộng bằng việc thành lập các đơn vị thành viên để chuyên biệt hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh chung của Công ty. 3.2. Kế hoạch phát triển Bước vào năm 2008, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế nước ta nói riêng đã và đang lâm vào một đợt biến động lớn, giá cả các loại mặt hàng leo thang, khan hiếm các nguồn lực vật chất và bất ổn về năng lượng và lương thực, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất, tinh thần và các nhu cầu tối thiểu của đại đa số người dân. Nó cũng tác động xấu đến việc triển khai các mục tiêu kế hoạch của cả nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng và nhất là với các doanh nghiệp sản xuất. Kiên định với những mục tiêu đã đề ra Công ty vẫn triển khai các mục tiêu kế hoạch dài hạn như đã hoạch định; điều chỉnh một số các chỉ tiêu trong kế hoạch trung hạn như: giá trị sản lượng doanh thu, giá trị đầu tư cơ bản,... mà không làm ảnh hưởng đến các mục tiêu lâu dài. 3.2.1. Kế hoạch phát triển trung hạn Công ty xác lập kế hoạch phát triển trung hạn cụ thể như sau: (a) Không điều chỉnh kế hoạch doanh thu năm 2008 dự kiến đạt mức: 55 tỷ đồng, là cơ sở để lập kế hoạch cho những năm sau theo nhu cầu thực tế thị trường; (b) Cắt giảm các chương trình khuyến mại cho đại lý, nhà thầu trong năm nay. Dự kiến mức cắt giảm 20% so với kế hoạch ước đạt giá trị 1,5 tỷ đồng; (c) Tập trung đủ nguồn vốn đăng ký góp điều lệ (16 tỷ đồng) cho Công ty CP NISHU Nam Hà để việc xây dựng và đưa vào hoạt động của Nhà máy đúng tiến độ (quý IV/2008); (d) Nghiên cứu hoàn chỉnh, sản xuất thử 05 loại sản phẩm (Vữa tự phẳng, vữa dán ốp lát, sơn tạo vân, sơn giả đá và sơn nền dân dụng) như kế hoạch mục tiêu nhưng chưa đưa ra thị trường trong năm nay, nhằm giảm áp lực về vốn cấp cho việc triển khai thực hiện; (e) Đàm phán lại với đối tác tại Singopore về thời điểm thực hiện việc cung ứng nguyên vật liệu thanh toán bằng thành phẩm. Dự kiến dời đến quý III/2009 sẽ thực hiện đảm bảo các điều kiện cho việc thực hiện đạt hiệu quả cao nhất. 3.2.2. Kế hoạch phát triển dài hạn Công ty xác lập các mục tiêu kế hoạch đến 2010 và 2015 theo chiến lược đã hoạch định: (a) Đến 2010, đạt được mức giá trị doanh thu trên 100 tỷ đồng và chiếm lĩnh từ 3 đến 5% thị phần ngành tại Việt Nam; và tương ứng đến 2015 là trên 500 tỷ đồng và trên 7% thị phần; (b) Đến 2010, hoàn thành việc đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật ở phía Bắc (Nhà máy, kho hàng, khu văn phòng) và triển khai đầu tư cho miền Nam (Nhà máy sản xuất); (c) Từ 2010, Công ty tiến hành xuất khẩu trực tiếp sản phẩm ra thị trương ngoài nước; (d) Đến 2010, Công ty hoàn chỉnh hệ thống sản phẩm ngành sơn và chất phủ bề mặt, từ đây tập trung nâng cao và mở rộng tính ứng dụng của hệ thống sản phẩm này; (e) Trong giai đoạn 2010 đến 2015, Công ty hoạch định chiến lược mở rộng ngành hàng theo hướng phát triển bền vững và không đầu tư dàn trải sau khi đã đạt được những thành quả như đã xác lập. III. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2005 TỚI NAY. 1. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty TNHH NISHU Việt Nam là một Công ty mới thành lập và đầu tư bằng nguồn vốn tự có, tạo thành tài sản để thế chấp vay thêm vốn tăng cường đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện tại, Công ty thực hiện quá trình từ sản xuất đến kinh doanh sản phẩm vì vậy nguồn vốn đưa vào đầu tư là khá lớn, tập trung vào các khoản mục như: nhà xưởng kho bãi; dây chuyền thiết bị sản xuất; thiết bị đo lường thí nghiệm; dự trữ nguyên vật liệu; tồn kho hàng thành phẩm; phương tiện thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh;... do vậy Công ty đã tính toán và cân nhắc kỹ càng cho sự đầu tư của mình và xác định thời điểm có thể đạt được điểm hòa vốn sau 18 tháng kể từ thời điểm có doanh thu bán hàng. Với sự nỗ lực của mình, đến năm 2007 Công ty đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ về thị trường, về thị phần và có đạt được một số chỉ tiêu hiệu quả tạo nên một số lợi ích kinh tế nhất định. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thời gian qua được thể hiện qua một số chỉ tiêu sau: Bảng 9: Một số chỉ tiêu chính đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo các năm hoạt động Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng vốn SXKD - Vốn (TS) cố định - Vốn (TS) lưu động đồng VN 10.520.056.206 2.495.333.934 8.024.722.272 15.890.960.311 13.673.547.006 2.217.413.305 43.992.901.053 22.663.950.349 21.328.950.704 Tổng doanh thu đồng VN 1.674.468.522 10.714.174.606 26.771.261.880 Tổng chi phí đồng VN 2.067.109.588 11.041.928.875 24.934.553.494 Tổng nộp ngân sách đồng VN 262.524.623 291.894.671 920.306.045 Lợi nhuận sau thuế đồng VN (392.641.066) (327.754.269) 1.836.708.386 ( Nguồn: Báo cáo tài chính, Công ty TNHH NISHU Việt Nam) 2. Nhận xét Công ty TNHH NISHU Việt Nam thành lập tháng 5/2005 với số vốn góp điều lệ là 10,5 tỷ đồng. Công ty đã đầu tư vào tài sản cố định (TSCĐ) với giá trị đối tương lớn là 2,5 tỷ đồng; dự trù để lại 8 tỷ cho tài sản lưu động (TSLĐ) gồm: nhập khẩu và mua nguyên vật liệu: 2,5 tỷ, tồn kho thành phẩm và bán thành phẩm khoảng 4,5 tỷ còn lại là vốn lưu động (VLĐ). Đến tháng 10/2005 Công ty có sản phẩm bán tham gia thị trường, và theo các chính sách tín dụng bán hàng của Công ty áp dụng vào thời điểm đó về thời hạn nợ là 45 ngày kể từ ngày lấy hàng. Vậy nên Công ty chỉ thực sự có doanh thu thu về sớm nhất từ ngày 15/11/2005. Từ Bảng chỉ tiêu trên về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua, có thể đưa ra một số nhận xét đánh giá như sau: Nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh của Công ty tăng nhanh từ 10,5 tỷ đồng năm 2005 lên gần 16 tỷ đồng trong năm 2006 và xấp xỉ 44 tỷ đồng vào năm 2007 tương đương mức tăng 150% và 275% ứng với các thời kỳ bổ sung nguồn vốn. thực chất quá trình này là hợp lý theo việc đàu tư của Công ty cho các hoạt động của mình như: nguồn TSCĐ tăng khoảng 10 tỷ đồng/năm do Công ty đầu tư thành lập thành viên mới và ứng với khoảng thời gian quá độ để thành viên mới tiếp nhận chuyển giao hoặc thực hiện các phần việc của mình thì bản thân Công ty cũng vẫn phải tự đảm trách do vậy trong giai đoạn này Công ty chấp nhận phương án đầu tư “chồng” trong ngắn hạn. Trong khi đó thời gian đầu, Công ty tập trung nguồn vốn khá lớn cho tài sản lưu động (TSLĐ): 8 tỷ năm 2005 thì đến năm 2006 khi nguồn cung ứng nguyên vật liệu được thiết lập ổn định, tồn kho giảm, thành phẩm chuyển ra thị trường trở thành nguồn vào thì nguồn này giảm còn 2,2 tỷ đồng, cho đến 2007 do quá trình tăng trưởng nhanh làm cho lượng tồn kho nguyên vật liệu, thành phẩm và bán thánh phẩm tăng, các khoản phải thu, công nợ khách hàng cũng tăng mạnh dẫn đến nguồn TSLĐ tăng lên gần 10 lần so với năm 2006 ở mức 21,3 tỷ đồng Số liệu về doanh thu cho thấy việc tăng trưởng nhanh theo các năm, (số liệu năm 2005 chỉ gồm 3 tháng cuối năm có doanh thu nên không thể dùng số liệu này để đánh giá được mà chỉ xác lập số liệu lấy mốc để so sánh) từ 1,67 tỷ tăng lên 10,7 tỷ năm 2006 và 26,77 tỷ năm 2007 tương đương với các mức tăng trưởng 640% và 250%. Số liệu về chí phí qua các năm phản ánh đúng quá trình đầu tư của Công ty bao gồm các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí vốn liên tục tăng từ 2,06 tỷ lên 11,04 tỷ vào năm 2006 và 24,9 tỷ vào năm 2007 tương ứng mức tăng 535% và 225% thấp hơn mức tăng doanh thu. Từ đó xác định đúng mức lợi nhuận của Công ty. Tỷ lệ tăng doanh thu cao hơn tỷ lệ tăng chi phí đã giúp cho Công ty giảm lỗ trong năm đầu từ: 392.641.066 đồng (8 tháng/2005) còn: 327.754.269 và có lãi trong năm thứ hai: 1.836.708.386 đồng. Các số liệu này cho ta thấy thực chất sự tăng trưởng trong đầu tư và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Số liệu về nộp ngân sách phản ánh các khoản thuế Công ty đã thực hiện với Nhà nước trừ khoản ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, năm 2005 là: 262.524.623 đồng, năm 2006 là: 291.894.671 đồng và 920.306.045. Tổng số thuế mà Công ty đã nộp từ khi hoạt động đến hết 31/12/2007 là: 1.474.725.339 đồng cho thấy rằng Công ty ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh sinh lời còn rất chú trọng đến nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội. Tóm lại, từ các số liệu tại Bảng 9 phản ánh về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong ba năm vừa qua cho thấy rằng: Công ty đã và đang đầu tư đúng hướng và có hiệu quả, Công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng nên tận dụng tối đa các cơ hội và sử dụng hợp lý các nguồn lực để đạt được kết quả cao hơn nữa nhằm tăng trưởng ổn định thu được nhiều lợi ích cho bản thân, cho công đồng và xã hội. IV. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY 1. Khái niệm về vốn và cơ cấu vốn Vốn là một trong những nguồn lực đầu tiên hình thành và có vai trò quan trọng bậc nhất trong mọi hoạt động kinh tế. Nó là nguồn cung ứng ban đầu cho các hoạt động mang tính kinh tế và là phương tiện để thực hiện các hoạt động mang tính kinh tế. Nguồn vốn trong Doanh nghiệp được xem như nguồn máu trong cơ thể người, nó lưu thông tuần hoàn trong Doanh nghiệp nhằm nuôi sống và làm lớn mạnh cho Doanh nghiệp. Chính vì vậy, nếu Doanh nghiệp có nguồn máu tốt sẽ khỏe mạnh và phát triển và ngược lại, nguồn máu không tốt sẽ làm cho Doanh nghiệp ốm đau, bệnh tật,... Cơ cấu vốn là khái niệm dùng để chỉ tỷ trọng của nguồn vốn cố định và tỷ trọng nguồn vốn lưư động trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Sự phân bổ nguồn vốn theo cơ cấu phụ thuộc vào hoạt động của từng Doanh nghiệp và do Doanh nghiệp tự quyết định. 2. Khái niệm về hiệu quả vốn và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả Hiệu quả đó là mối quan hệ giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Trong hoạt động kinh tế thì hiệu quả là mối quan tâm hàng đầu của các chủ thể kinh tế. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để tồn tại và phát triển, Doanh nghiệp nào cũng phải xem xét các kết quả của quá trình hoạt động so với các chi phí đã bỏ ra. Hiệu quả trong một hoạt động phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực cung ứng cho hoạt động đó. Hiệu quả kinh tế của một nền phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ sử dụng các yếu tố của nền sản xuất đó, tiêu chuẩn của nó là tối thiểu hóa chi phí hoặc tối đa hóa kết quả có tính tới các yếu tố nguồn lực hay yếu tố ràng buộc khác. Hiệu quả vốn là việc sử dụng hợp lý vốn trong hoạt động kinh tế nhằm phát huy tối đa năng lực của nguồn vốn. Hiệu quả vốn cũng là sự so sánh kết quả của các hoạt động kinh tế tương tự như nhau sau một khoảng thời gian nhất định nhằm đánh giá khả năng và trình độ của lực lượng sử dụng nó. Trong điều kiện khan hiếm nguồn lực như hiện nay, Doanh nghiệp nào sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn của mình mới có thể tồn tại và trụ vững được. Một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn: Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu được sự quan tâm đặc biệt của chủ sở hữu vốn và là thước đo năng lực của nhà quản trị doanh nghiệp. Trong nền kinh tế hiện đại khi mà các nguồn lực ngày một hạn hẹp và chi phí cho việc sử dụng chúng ngày càng cao, vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn lực là vấn đề sống còn của Doanh nghiệp. (a) Số vòng quay của vốn: là hệ số tổng quát về số vòng quay tổng tài sản: so sánh mối quan hệ giữa tổng tài sản và doanh thu. Hệ số vòng quay nói lên doanh thu được tạo ra từ tổng tài sản hay nói cách khác: một đồng tài sản nói chung mang lại được bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao Số vòng quay = Doanh thu từ hoạt động chính Tổng tài sản (b) Số vòng luân chuyển hàng hóa: là chỉ tiêu diễn tả tốc độ lưu chuyển hàng hóa, nói lên chất lượng và chủng loại hàng hóa phù hợp với thị trường. Chỉ tiêu này rất thường dùng khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn Số vòng luân chuyển = Trị giá hàng bán ra theo giá vốn Trị giá hàng tồn kho bình quân (c) Thời hạn thanh toán Thời hạn thu tiền: thể hiện phương thức thanh toán trong việc tiêu thụ Thời hạn thu tiền = Các khoản phải thu bình quân Doanh thu bình quân 1 ngày Trong đó, Các khoản phải thu BQ = Các khoản phải thu (đầu kỳ + cuối kỳ) 2 Hệ số trên về nguyên tắc càng thấp càng tốt, tuy nhiên phải căn cứ vào chiến lược kinh doanh, phưong thức thanh toán, tình hình cạnh tranh trong từng thời điểm cụ thể. Thời hạn trả tiền: kiểm soát dòng tiền chi trả, đặc biệt là khoản phải trả cho nhà cung cấp, giúp nhà quản trị xác định áp lực các khoản nợ, xây dựng kế hoạch ngân sách và chủ động điều tiết lưu lượng tiền tệ trong kinh doanh Thời hạn trả tiền = Các khoản phải trả bình quân Giá vốn bán hàng bình quân 1 ngày (d) Tỷ suất Doanh thu/ Vốn kinh doanh Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị Vốn đầu tư sản xuất kinh doanh (Vốn kinh doanh) sẽ thu được bao nhiêu đơn vị Doanh thu. Chỉ tiêu này được tính bằng công thức: Tỷ suất Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu/ = Vốn kinh doanh Tổng số vốn kinh doanh (e) Tỷ suất Lợi nhuận/ Vốn kinh doanh Chỉ tiêu này phản ánh kết quả cuối cùng sẽ thu được bao nhiêu đơn vị Lợi nhuận khi bỏ ra một đơn vị Vốn đầu tư sản xuất kinh doanh (vốn kinh doanh). Chỉ tiêu này được tính bằng công thức: Tỷ suất Tổng lợi nhuận Lợi nhuận/ = Vốn kinh doanh Tổng số vốn kinh doanh 3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nền kinh tế quốc dân hiện tại ở Việt Nam đang dần hội nhập với kinh tế quốc tế, sự canh tranh mỗi lúc lại thêm phần gay gắt. Các Doanh nghiệp Việt Nam mới thoát khỏi ảnh hưởng của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, chuyển sang nền kinh tế thị trường với rất nhiều sự tự chủ về: vốn, lĩnh vực kinh doanh, lựa chọn công nghệ ứng dụng, lựa chọn nguồn nhân lực phù hợp,... và đề là các nguồn lực bên trong của Doanh nghiệp. Với trình độ của mình, mỗi Doanh nghiệp lại có một cách sử dụng khác nhau các nguồn lực hiện có để đạt được kết quả vào cuối các chu kỳ sản xuất kinh doanh của mình. Sự tận dụng hiệu quả các nguồn lực nói chung và nguồn lực tài chính (vốn) nói riêng tạo ra một kết quả tốt hơn cho Doanh nghiệp, mang lại nhiều lợi ích hơn cho Doanh nghiệp đó và cho toàn xã hội. Chương II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY I. TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO CÁC NGUỒN VỐN CHO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Công ty TNHH NISHU Việt Nam là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thương mại với ngành nghề chính là: Sản xuất và cung ứng sơn và chất phủ bề mặt cao cấp. Sản phẩm chủ yếu là hệ thống sản phẩm sơn hệ nước trang trí nội ngoại thất công trình xây dựng cung ứng trên toàn quốc thông qua kênh phân phối chính là hệ thống các Đại lý bán hàng. Với đặc thù là nhà sản xuất, đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu rất lớn để trang bị cở sỏ vật chất từ nhà xưởng sản xuất, kho vật tư, kho thành phẩm, trang thiết bị dây chuyền công nghệ, phương tiện vận tải vận chuyển,... đến cung ứng vốn dự trữ nguyên vật liệu, hàng thành phẩm, chí phí quản lý và chi phí cho bán hàng. Do đó, để đảm bảo các nguồn tài trợ lành mạnh và an toàn phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty có giải pháp tốt giải quyết được nhu cầu về vốn. Công ty huy động nguồn góp ban đầu (nguồn vốn chủ sở hữu) của các thành viên sáng lập, một phần dùng để mua sắm trang thiết bị dây chuyền công nghệ, thiết bị và phương tiện,... sau đó thế chấp tlượng tài sản này để vay lại vốn trung hạn bổ sung cho nguồn vốn lưu động, một phần dành để dự trữ nguyên vật liệu đảm bảo cho sản xuất với sản lượng sản xuất ban đầu khá lớn để cung ứng ồ ạt ra thị trường. Việc phân bổ nguồn vốn cho tài sản cố định (TSCĐ), tài sản lưu động (TSLĐ) hợp lý sẽ giúp Công ty nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Xem xét các số liệu tại Bảng 10, ta thấy rằng: Tổng tài sản của Công ty năm 2006 so với 2005 đã tăng thêm về lượng là 5 tỷ 370,8 triệu tương đương tỷ lệ là 51% và năm 2007 so với năm 2006 tăng 28 tỷ 102 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 177% là do Công ty mở rộng thị trường, lượng hàng hoá luân chuyển nhiều, doanh thu tăng các khoản chi cho bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng theo, đáng kể nhất là hoạt động đầu tư dài hạn trong năm 2007 khiến TSCĐ & ĐTDH tăng cao. Điều này cho thấy quy mô và kết cấu về tài sản của Công ty tăng lên. Tài sản lưu động và tài sản cố định là hai yếu tố quyết định đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chúng có vai trò và tính chất khác nhau, sự biến động của chúng làm ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản. Bảng 10: Tình hình tài chính của Công ty giai đoạn 2005 - 2007 Đơn vị tính: triệu đồng VN 2005 2006 2007 Chênh lệch Lượng % Lượng % Lượng % Lượng Lượng I. Tổng tài sản 10.520,1 100 15.890,9 100 43.992,9 100 +5.370,8 +28.102 1. TS Lưu động 8.024,7 76 13.673,5 86 22.663,9 51,5 +5.648,8 +8.990,4 2. TS Cố định 2.495,4 24 2.217,4 14 21.329,0 48,5 -278,0 +19.111,6 II. Tổng NV 10.520,1 100 15.890,9 100 43.992,9 100 +5.370,8 +28.102 1. Nợ phải trả 3.912,7 37 6.111,3 38,5 13.876,6 31,5 +2.198,6 +7.765,3 2. Vốn CSH 6.607,4 63 9.779,6 61,5 30.116,3 68,5 +3.172,2 +20.336,7 ( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH NISHU Việt Nam) Tưong ứng với việc tăng tài sản, quy mô và kết cấu nguồn vốn cũng thay đổi, nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng chủ yếu Công ty huy động vốn tự có cho hoạt động đầu tư của mình chứ không dựa nhiều vào các khoản vay. Điều đó sẽ làm giảm chi phí s._.ộng đến giá hàng bán ra cao hay hạ và tác động đến tiêu thụ hàng hoá, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Thuế trực thu trực tiếp làm giảm lợi nhuận để lại cho doanh nghiệp, tức là tác động đến tích luỹ của doanh nghiệp. Sự biến động giá trị tiền tệ Khi giá trị đồng tiền thay đổi do lạm phát hay do tỷ giá hối đoái giữa ngoại tệ với đồng tiền trong nước biến động tăng hoặc giảm, sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu vào và đầu ra vốn kinh doanh của Công ty và giá cả thị trường. Do đó, sự biến động của giá trị đồng tiền sẽ tác động đến lợi nhuận thực tế của Công ty đạt được. Sự biến động của nguyên vật liệu đầu vào Gần đây cùng với sự biến động của xăng dầu thế giới, giá xăng dầu trong nước cũng liên tục tăng kéo theo giá cả nguyên vật liệu, giá cước vận chuyển cũng tăng theo. Điều này làm tăng giá vốn hàng bán của Công ty dẫn đến lợi nhuận giảm làm cho các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn cũng giảm. Khả năng về vốn Vốn là tiền đề vật chất cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy nó là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong quá trình cạnh tranh trên thương trường Công ty có lợi thế về vốn và biết sử dụng vốn một cách có hiệu quả nên đã giành được lợi thế kinh doanh. Tuy nhiên tình hình sử dụng vốn lưu động đang ngày càng kém hiệu quả, Công ty nên chú ý tập trung chấn chỉnh công tác sử dụng vốn lưu động. Nhân tố con người Nhận thấy nhân tố con người luôn đóng vai trò trung tâm và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty luôn chú trọng tập trung vào khâu quản trị nguồn nhân lực. Công ty đã tạo được một sự đoàn kết gắn bó từ trên xuông dưới. Luôn tạo điều kiện nâng cao trình độ kỹ thuật, năng lực chuyên môn và ý thức trách nhiệm trong lao động của cán bộ công nhân viên. Với một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cao thích ứng với yêu cầu của thị trường, Công ty có thể nâng cao năng suất lao động, từ đó tạo điều kiện nâng cao lợi nhuận. 2.1. Vê quá trình sử dụng vốn lưu động Thứ nhất, do sự gia tăng liên tục với tốc độ cao của giá trị hàng tồn kho và các khoản phải thu. Vấn đề này làm đau đầu các nhà quản trị trong công tác quản lý và sử dụng vốn của Công ty. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng chưa được công ty quản lý chặt chẽ. Hơn nữa, hệ thống ngân hàng Việt Nam tuy đã phát triển nhưng vẫn còn yếu kém so với hệ thống ngân hàng của các nước trên thế giới. Việc thanh toán của người Việt Nam chúng ta hầu như là bằng tiền mặt không quen thanh toán bằng các hình thức khác như: chuyển khoản, thẻ tín dụng… mặc dù đã có nhưng chưa phổ biến. Điều này gây khó khăn trong việc nắm bắt tài chính liệu có đáng tin cậy được không? Do vậy, vấn đề xảy ra nợ quá hạn hay nợ khó đòi là điều khó tránh khỏi đối với Công ty. Về hàng tồn kho: Hàng tồn kho tăng lên trong thời gian qua với tốc độ tăng khá nhanh. Điều này làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, gây lãng phí vốn. Lượng tồn kho này chủ yếu là các mặt hàng dự trữ cần thiết của Công ty. Sự gia tăng này là do Công ty chưa thực hiện tốt khâu xác định nhu cầu lớn hơn thực tế và Công ty cũng chưa quan tâm đến việc xác định nhu cầu hàng hóa của các khách hàng qua từng thời kỳ để tạo ra sự cân đối giữa cung - cầu về hàng hóa. Điều này sẽ làm cho Công ty gặp nhiều khó khăn trong công tác quản trị vốn của mình. Thời gian tới, Công ty nên tìm biện pháp nhằm giảm thiểu hàng tồn kho này một cách tốt nhất góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Thứ hai, Chi phí quản lý của Công ty còn quá cao làm giá thành sản phẩm của Công ty cao lên, khó khăn trong lĩnh vực cạnh tranh. Công ty phải đi thuê kho bãi của các đơn vị bạn do đó chi phí có tăng. Điều này đòi hỏi Công ty phải chú trọng hơn nữa nhằm quản lý tốt các chi phí đã bỏ ra cho kinh doanh của mình. Thứ ba, Do tình trạng khan hiếm vốn, Công ty phải đi vay ngắn hạn ngân hàng để tài trợ cho kinh doanh của mình. Việc đi vay ngân hàng Công ty phải mất một khoản chi phí không nhỏ, nó làm giảm đi lợi nhuận của Công ty làm cho Công ty ít có cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh khác. 2.2. Về quá trình sử dụng vốn cố định Cơ cấu vốn chưa cân đối, tỷ trọng Tài sản cố định và đầu tư dài hạn còn nhỏ trong tổng số. Nguồn vốn chủ sở hữu cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Hiện nay Công ty cũng như phần lớn các doanh nghiệp khác đang sử dụng phương pháp khấu hao cơ bản và sửa chữa lớn. Theo phương pháp này hàng năm TSCĐ sẽ dược tính khấu hao theo một tỷ lệ nhất định. Hạn chế của phương pháp này là chậm thu hồi vốn đầu tư TSCĐ, chưa tính đến hao mòn vô hình của TSCĐ, phân bổ khấu hao chưa hợp lý. Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác nữa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp như: Hành lang pháp luật, định hướng phát triển kinh tế đất nước và nhiều nhân tố khác nữa. Nói tóm lại, vấn đề sử dụng vốn ở Công ty trong thời gian qua tuy đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới. Công ty cần phải có những biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình, nâng cao hiệu quả trong tất cả các khâu trong quá trình kinh doanh. Chương III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Ở CÔNG TY TNHH NISHI VIỆT NAM I. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC 1. Cơ hội Trong xu thế toàn cầu hoá, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển mình phát triển, bên cạnh sự phát triển đó đã kéo theo phát triển cơ sở hạ tầng nên ngành công nghiệp sản xuất và xây dựng không ngừng được đầu tư đổi mới. Do đó nhu cầu về kim khí vật tư và các thiết bị máy móc chuyên dùng cho ngành công nghiệp và xây dựng không ngừng tăng lên tạo cơ hội thuận lợi cho công ty phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Việc Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại lớn nhất Thế Giới - WTO cũng đã đem lại cho các doanh nghiệp Việt Nam những bạn hàng và một thị trường rộng lớn. Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp thu các kỹ thuật công nghệ tiên tiến, kinh nhiệm quản lý, nguồn vốn đầu tư và các ưu đãi đáng kể để các sản phẩm Việt Nam có thể xâm nhập rộng hơn trên thị trường thế giới. Nhũng năm gần đây nước ta có chế độ chính trị ổn định, nền kinh tế đất nước tiếp tục tăng trưởng khá cao, năm sau cao hơn năm trước. Đảng và Nhà nước luôn có những biện pháp chính sách nhằm thúc đẩy nền kinh tế nhiều thành phần, đẩy nhanh, đẩy mạnh công tác sắp xếp đổi mới, phát huy và nâng cao hiệu quả kinh doanh và có nhiều chính sách tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư phát triển. Bên cạnh đó chính phủ thường xuyên điều chỉnh mức thuế phù hợp, nhiều thủ tục giấy tờ có nhiều thay đổi, giảm phiền hà cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, Chính phủ còn mở rộng chính sách ngoại giao tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội làm ăn với các doanh nghiệp nước ngoài. Sự thuận lợi về chính trị đã tạo điều kiện cho thị trường thép trong nước phát triển mạnh, sản lượng thép tăng nhanh qua từng năm đã đưa Việt Nam trở thành thị trường thép có mức tiêu thụ cao nhất khu vực Đông Nam Á. 2. Thách thức Tuy nhiên ngoài những cơ hội bao giờ cũng là những thách thức lớn cho mỗi doanh nghiệp thuộc bất kỳ ngành kinh tế nào. Lúc này đòi hỏi các nhà quản lý cần đưa ra các quyết định đúng và kịp thời. Khi Việt Nam gia nhập WTO đồng nghĩa với việc thị trường được mở rộng, đối thủ cạnh tranh tăng lên, sức cạnh tranh trên thị trường thế giới ngày càng trở lên gay gắt hơn. Đặc biệt là khả năng cạnh tranh của các công ty nội địa với các công ty nước ngoài còn kém. Trong năm 2007, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bị tác động bởi sự biến động của nền kinh tế thế giới: giá xăng dầu, giá vàng, đôla ... tăng giảm đột biến bởi các nguyên nhân khách quan hay chủ quan của các nước có nền kinh tế mạnh dẫn đến giá cả sản phẩm không ổn định sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty. Vì là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nên nhu cầu về vốn lưu động thường là rất lớn, vì vậy doanh nghiệp thường xuyên phải vay vốn ngân hàng. Do đó nếu lãi suất cho vay của ngân hàng tăng quá cao thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc hoàn trả số tiền lãi ngày càng lớn... Hiện nay ngành cung ứng vật liệu xây dựng với sự tham gia của nhiều chủ đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau và các doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, Công ty sẽ chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các doanh nghiệp đang hoạt động cũng như các doanh nghiệp sắp tới sẽ đầu tư, trong đó có các doanh nghiệp có tiềm lực mạnh về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật...Mặt khác mẫu mã sản phẩm của các doanh nghiệp trên thị trường cũng rất phong phú, đa dạng do đó Công ty còn phải đối mặt trực tiếp với sự cạnh tranh về giá cả và chủng loại sản phẩm. Trước những thách thức và khó khăn không nhỏ, đòi hỏi phải có những bước đi đúng đắn, phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước và điều kiện hoạt động của công ty. II NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 1. Những thuận lợi và khó khăn Trước những vấn đề về hiệu quả sử dụng vốn cũng như những biến động trong các chỉ tiêu của công ty trong các năm qua, ban lãnh đạo công ty có những buổi họp, đánh giá những khó khăn và thuận lợi của mình, những gì làm được và chưa làm được để đề ra phương hướng kinh doanh trong thời gian tiếp theo. Công ty có một đội ngũ cán bộ CNV năng động, yêu nghề cùng với sự đổi mới và hoàn thiện bộ máy quản lý, tất cả đã tạo nên một động lực từ bên trong làm nên sức mạnh của Công ty có thể thích ứng nhanh chóng với cơ chế mới và đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của thị trường. Hơn nữa, Ban lãnh đạo Công ty là những người được đào tạo có trình độ chuyên môn, có kinh nhiệm lâu năm làm việc trong ngành, đã có uy tín có mối quan hệ tốt với các đối tác kinh doanh và các khách hàng. Đây là thuận lợi mà không phải doanh nghiệp nào cũng có được, nó tạo ra một tiềm năng và tiền đề cho Công ty mạnh dạn tăng cường sản xuất và đầu tư trong những năm tiếp theo. Bên cạnh những thuận lợi đó bước sang năm 2008, Công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn khách quan cũng như chủ quan, có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh. Khó khăn lớn nhất đối với Công tỵ vẫn là những tác động của thị trường khi các loại nguyên vật liệu không ngừng tăng cao cộng với khó khă về vận tải và cước phí tăng ảnh hưởng bất lợi đến doanh thu của Công ty. Hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu dựa trên nguồn vốn vay của Ngân hàng nên phải chịu lãi suất tiền vay lớn. Bên cạnh đó dưới sự tác động của quy luật cạnh tranh thị trường Công ty vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp cùng lĩnh vực kinh doanh về khả năng tiêu thụ và mở rộng thị trường tiêu thụ. Do vậy trong thời gian tới Công ty cần chủ động tìm ra giải pháp để khắc phục những khó khăn đó, đồng thời tận dụng được mọi lợi thế của mình để đưa ra những chiến lược hợp lý đảm bảo thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển. Đó là những thuận lợi và khó khăn trước mắt mà công ty phải chú trọng để trong thời gian tiếp theo công ty có thể đạt được những kết quả tốt trong hoạt động kinh doanh của mình. 2. Phương hướng phát triển kinh doanh trong thời gian tới Hiện nay, nền kinh tế thế giới và khu vực đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ và tốc độ phát triển kinh tế các nước ngày càng cao. Trước tình hình đó, để tránh nguy cơ tụt hậu và bắt kịp xu thế thời đại. Chính vì vậy, Công ty không ngừng phấn đấu vươn lên góp phần vào công cuộc đổi mới chung của đất nước. Là một doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều do doanh nghiệp trực tiếp điều hành, các nguồn vốn sử dụng chủ động. Trong thời gian trước mắt Công ty trực tiếp đề ra phương hướng phát triển.như sau: Mục tiêu tổng quát - Nâng cao tốc độ tăng doanh thu - Tăng tổng lợi nhuận của Công ty - Tăng thu nhập bình quân cho công nhân viên - Tăng cường quy mô của doanh nghiệp và đa dạng hoá sản phẩm - Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp - phục vụ tận tâm Mục tiêu và phương hướng hoạt động trước mắt - Tăng cường nguồn vốn, mở rộng quy mô hoạt động của Công ty; phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty theo cả chiều rộng và chiều sâu; - Hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý trong Công ty nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, nhân viên Công ty; - Thực hiện các biện pháp nhằm đáp ứng kịp thời các chủng loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Ở CÔNG TY 1. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Giải pháp 1: Tiết giảm tối đa các khoản chi phí thường xuyên. Công ty cần xem xét cắt giảm các khoản chi phí thường xuyên như: - Chi phí văn phòng: Văn phòng phẩm, điện, nước, điện thoại,... - Chi phí thuê văn phòng, và các khu phụ trợ, Đồng thời có các biện pháp điều chỉnh giãn các khoảng thời gian chi trả các khoản như chi phí lương, thưởng, phụ cấp, tam ứng để cân đối các khoản chi hợp lý hơn nhằm tận dụng nguồn vốn chính phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh chung. Giải pháp 2: Tận dụng tối đa các nguồn tín dụng ngắn hạn từ nhà cung cấp và khách hàng Để đảm bảo cho hoạt động Công ty cần phải luôn dự trù nguồn vốn lưu động. Do việc đi vay vốn sẽ rất khó khăn và làm chi phí tài chính tăng lên làm giảm lợi nhuận nên việc tận dụng khả năng cung ứng tín dụng từ Nhà cung cấp và Khách hàng là giải pháp tình thế hiện nay. Do đo Công ty cần phải tiến hành: Xác định đúng nhu cầu cần thiết về VLĐ cho từng chu kỳ kinh doanh nhằm huy động hợp lý các nguồn vốn bổ sung. Xác định đúng mức hợp lý dự trữ vật tư nhằm bảo đảm cung đủ vật tư, giảm ứ đọng vốn. Cải tiến thủ tục, phương thức thanh toán để đảm bảo thu hồi vốn nhanh, quản lý tốt vốn bằng tiền trên cơ sở lập kế hoạch ngân quỹ, thực hiện tốt chức năng tổ chức và phân phối vốn. Đàm phán với Nhà cung cấp giãn thời hạn thanh toán nợ Xác lập các điều kiện đặt tiền mua hàng từ đại lý Giải pháp 3: Giảm giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, ta thấy giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( năm 2005 là: 95%). Muốn lợi nhuận tăng cao thì Công ty cần tìm cách giảm bớt chi phí kinh doanh, đó là: Tích cực tìm kiếm nguồn vật tư với chi phí thấp, ổn định, thiết lập mối kinh doanh chặt chẽ với nhà cung ứng đảm bảo cung ứng nguồn hàng kịp thời phục vụ công tác sản xuất kinh doanh của công ty. Giám sát chặt trẽ và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất. Tránh sử dụng lãng phí vật tư hoặc thất thoát vật tư của Công ty dẫn đến tăng chi phí sản xuất kinh doanh. Có các biện pháp hành chính trong việc quản lý vật tư, tài sản. Thưởng cho công nhân nào sử dụng tiết kiệm và có sáng kiến tận dụng được vật tư trong công việc và kỷ luật những người nào sử dụng lãng phí tài sản của Công ty. Xác lập lượng tồn kho thành phẩm hợp lý tránh dư thừa. Tăng cường công tác bán hàng trực tiếp, giảm các yếu tố phụ thuộc kênh phân phối. Giải pháp 4: Huy động nguồn tín dụng tại chỗ Bằng hình thức chia sẻ lợi ích, Công ty có các giải huy động nguồn vốn sẵn có nội bộ bằng cách vay ngắn hạn cao hơn mức lãi suất huy động tiết kiệm của ngân hàng nhưng phải thấp hơn lãi suất cho vay hay cổ phần một phần Công ty cho cán bộ nhân viên góp vốn Giải pháp 5: Đẩy mạnh công tác thanh toán, thu hồi công nợ. Công ty có những khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản lưu động (đặc biệt là khoản phải thu của khách hàng), năm 2005 là 18,6%; năm 2006 là 28,3% và năm 2007 là 54,8%, do vậy Công ty cần có các biện pháp thu hồi công nợ thích hợp; đốc thúc việc thanh đúng hạn để hạn chế các khoản dây dưa khó đòi. Nếu giảm được các khoản phải thu của khách hàng tức là Công ty đã có tiền để thanh toán các khoản phải trả cho người bán(giảm các khoản nợ ngắn hạn), góp phần nâng cao khả năng thanh toán của Công ty. Nếu không có các biện pháp cải thiện tình hình công nợ hiện nay thì khi nợ ngắn hạn đến hạn trả Công ty sẽ không dủ khả năng thanh toán dẫn đến tình trạng phải vay nợ mới để trả nợ cũ . Vì thế Công ty cần lưu tâm giải quyết để tránh những khó khăn về tài chính sau này. Để thực hiện điều đó, Công ty nên thực hiện những biện pháp sau: Thường xuyên theo dõi nắm chắc từng khoản công nợ , nhắc nhở khách hàng thanh toán để tránh có khoản phải thu khó đòi, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn quá lớn làm ảnh hưởng tới nhu cầu vốn sản xuất. Đối với những trường hợp nợ khó đòi cần có các biện pháp giải quyết rốt ráo. Phải lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi để đảm bảo các khoản phải thu. Cần chú ý tới việc thanh toán các khoản nợ đến hạn trả cũng như những khoản nợ cần thiết, phù hợp để đảm bảo mối quan hệ làm ăn lâu dài với khách hàng. Công ty cần duy trì tỷ lệ thanh toán lãi vay như hiện nay để đảm bảo uy tín với các tổ chức tài chính, giúp cho Công ty có thể vay để thanh toán hoặc bổ sung vốn khi cần thiết. 2. Một số giải pháp chung Giải pháp 6: Bảo toàn và phát triển vốn Để đảm bảo cho quá trình hoạt động, các doanh nghiệp phải bảo toàn nguồn vốn kinh doanh của mình. Vì vậy, để bảo toàn và phát triển vốn, công ty cần thực hiện một số giải pháp sau: Sử dụng nguồn vốn hiện có đúng mục đích, tránh lãng phí. Trích quỹ dự phòng tài chính để bù đắp thiệt hại do rủi ro gây ra. Phân tích môi trường kinh doanh, môi trường hoạt động của Công ty phòng ngừa rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích khả năng của mình công ty sẽ thấy được những điểm mạnh và điểm yếu của mình từ đó phát huy và tận dụng những điểm mạnh, loại bỏ những điểm yếu nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu thị trường. Giải pháp 7. Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp để đánh giá được tiềm năng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như triển vọng của doanh nghiệp,... Để đạt được kết quả tốt, cần phải hoàn thiện phân tích chi tiết, đầy đủ các bước trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp. Trên cơ sở kế hoạch kinh doanh cùng những mục đích và yêu cầu đặt ra, công ty tiến hành thu thập những thông tin cần thiết để đáp ứng yêu cầu đó. Nguồn thông tin này bao gồm cả thông tin nội bộ lẫn thông tin bên ngoài như các báo cáo tài chính kỳ trước, các biến động thị trường, nhu cầu đối với sản phẩm của công ty. Sau đó tiến hành đánh giá các chỉ số, bảng biểu, thông tin và các kết quả có được để xác định các điểm yếu, điểm mạnh, các mặt còn tồn tại nhằm đưa ra giải pháp thúc đẩy phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Cuối cùng công ty tổng hợp lại toàn bộ các kết quả đã đánh giá để vạch ra kế hoạch kinh doanh mới. Giải pháp 8 Thực hiện cơ chế thưởng phạt trong quá trình sử dụng vốn Nguồn vốn được giao cho các bộ phận khác nhau sử dụng theo kế hoạch chi phí của các bộ phận, việc sử dụng vốn của các bộ phận này có hiệu quả hay không phụ thuộc vào khả năng, trình độ, mức độ nhiệt tình của họ đối với công việc. Điều đó yêu cầu công ty phải có một chế độ thưởng phạt phân minh trong vấn đề sử dụng vốn. Để làm tốt công tác này công ty nên tiến hành các biện pháp tài chính và hành chính trong quá trình quản lý và sử dụng vốn nhằm gắn trực tiếp quyền lợi với trách nhiệm của từng cán bộ công nhân viên đối với công việc được giao. Giải pháp 9. Đẩy mạnh vai trò chuyên môn của bộ phận tài chính kế toán đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Bộ phận quản lý tài chính kế toán của công ty nơi đánh giá cuối cùng về hiệu quả sử dụng vốn, cần phải tham gia ngay từ đầu vào công việc từ khi lập kế hoạch đầu tư phát triển kinh doanh Bộ phận quản lý tài chính kế toán của công ty phải tiến hành công việc kiểm tra các chế độ sử dụng vốn của Công ty, tính toán kịp thời các khoản tiết kiệm do tăng hiệu quả sử dụng vốn, các khoản chi phí gia tăng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Bộ phận cần phải có các cảnh bảo tức thì về các yếu tố xấu trong việc sử dụng vốn nói chung. IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Trong nền kinh tế thị trường có điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì vai trò quản lý của Nhà nước đối với các doanh nghiệp đã được nới lỏng hơn; các doanh nghiệp hoàn toàn độc lập tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động trong việc huy động và sử dụng vốn. Nhà nước chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô, với những chính sách của Nhà nước luôn có ảnh hưởng trực tiếp hoặc giàn tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. Những chính sách đúng đắn, đang tồn tại và thu hút thêm nhiều thành phần kinh tế khác tham gia hoạt động kinh tế. Ngược lại, những chính sách không hợp lý sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy đòi hỏi nhà nước phải có biện pháp thích hợp. 1. Về môi trường kinh tế: Đó là tất cả những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Cụ thể, đó là chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Các chính sách này đúng đắn và phù hợp sẽ là yếu tố quan trọng dể tạo nên môi trường kinh tế ổn định và phát triển. Nhà nước phải có biện pháp đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát tạo ra các yếu tố cơ bản khuyến khích đầu tư, nhất là chính sách lãi suất và thuế. Đa dạng hoá các công cụ tài chính tạo ra phương tiện chu chuyển vốn, các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp, tín phiếu kho bạc. Sự tác động của các chính sách vĩ mô được thể hiện ở các khía cạnh sau: Lãi suất Vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn tài trợ hữu hiệu và đắc lực nhất đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường. Nhưng mối quan tâm hàng đầu của Công ty khi vay vốn ngân hàng là lãi suất và điều kiện thanh toán. Lãi suất hiện nay tại các ngân hàng quá đối với Công ty. Lãi suất phải trả cho các khoản vay ngân hàng vẫn còn là một khoản chi phi không nhỏ trong tổng chi phí làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Thủ tục vay vốn của ngân hàng hiện nay cũng rất phức tạp. Vì vậy nhiều Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cân các nguồn vốn. Vì vậy thiết nghĩ Nhà nước cần tiếp tục có những điều chỉnh nhằm khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả, chẳng hạn như: Thủ tục hành chính: Mặc dù cải cách hành chính đang được tiến hành nhưng thủ tục hành chính vẫn là vấn đề gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Ngoài các thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp và mất thời gian thì nạn tham nhũng hối lộ cửa quyền của các nhân viên hành chính đã gây trở ngại không nhỏ khi các doanh nghiệp muốn xin dấu xác nhận cho các loại giấy tờ cần thiết nào đó. Vì vậy, Nhà nước cần đẩy nhanh tốc độ cải cách hành chình, ban hành các quy định hành chính thuận tiện, rõ ràng gọn gàng, giảm bớt các loại chi phí, thời gian cho việc xác nhận các loại giấy tờ. Chính sách thuế: Luật thuế giá trị gia tăng bắt đầu đi vào thực hiện từ ngày 1/1/1999 với mục đích tạo ra sự cân bằng hơn cho các doanh nghiệp. Nhưng do chưa có kinh nghiệm nên quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại những trở ngại, gây khó khăn cho các doanh nghiệp nói chung và các Công ty nói riêng. Có khí cũng là một sản phẩm nhưng do có quan niệm khác nhau nên áp dụng mức thuế khác nhau. Cán bộ ngành thuế cần nghiên cứu theo mục đích sử dụng của sản phẩm để quy định thuế suất cho hợp lý. Ngành thuế cần tổ chức các buổi tập huấn hơn nữa cho cán bộ ngành. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp và đặc điểm cụ thể mà doanh nghiệp có các phương thức huy động vốn khác nhau. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn khác nhau. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn cho doanh nghiệp được đa dạng hoá sẽ thúc đẩy sự thu hút vốn vào các doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần lưu ý trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam do thị trường tài chính chưa phát triển, chưa hoàn chỉnh nên việc khai thác nguồn vốn kinh doanh có những nét riêng. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và thị trường tài chính sẽ làm sớm tạo điều kiện để các doanh nghiệp có những chính sách xây dựng một thị trường tài chín, thị trường chứng khoán ổn định. Bên cạnh đó, chính phủ cần đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá khuyến khích các doanh nghiệp có đủ điều kiện cổ phần hoá tham gia vào thị trường chứng khoán. 2. Môi trường pháp lý Môi trưòng pháp lý là điều kiện tiền đề cho sự ổn định của xã hội nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng. Một hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế một sự ổn định để phát triển. Môi trường pháp lý nghiêm minh, công bằng sẽ tạo ra sự bình đẳng trong kinh doanh giữa các thành phần kinh tế, xoá bỏ các tiêu cực trong kinh doanh như buôn lậu trốn thuế, tham nhũng… tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường. Vì vậy, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý theo hướng đồng bộ thống nhất. Nhà nước cẩn sửa đổi, bổ sung những bộ luật cũ, ban hành những bộ luật mới sao cho phù hợp với tình hình cụ thể của đất nước từng giai đoạn. Với mỗi bộ luật, cần phải có cá nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành cụ thể, rõ ràng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. KẾT LUẬN Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các Công ty là vấn đề mang tính thời sự cấp bách, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và đang là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công tác quản lý vốn trong sản xuất kinh doanh và quản lý hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh là vấn đề quyết định sự thành công hay thất bại của mọi chiến lược sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp nói chung. Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn kinh doanh là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp hiện nay. Chuyên đề thực tập " Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH NISHU Việt Nam " nêu lên những nét khái quát nhất về thực trạng sử dụng vốn tại Công ty TNHH NISHU Việt Nam; đồng thời chỉ ra những kết quả đạt được và những tồn tại của quá trình quản lý sử dụng vốn. Và đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý sử dụng vốn. Em hy vọng với những ý kiến đóng góp của mình phần nào giúp Công ty có được cách nhìn tổng thể nhất về những tồn tại đó và cũng giúp em tích lũy được thêm những kiền thức nghiên cứu thực tế phục vụ chính bản thân mình sau này. Tuy nhiên, do trình độ lý luận còn hạn chế và thời gian thực tập tại Công ty không nhiều nên bài viết sẽ không tránh khỏi thiếu sót, vì vậy chính bản thân em cũng rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý của Thày giáo hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Đình Phan và Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ nhân viên trong Công ty TNHH NISHU Việt Nam, nơi em thực tập, để em có thể hoàn thiện bài viết này một cách tốt nhất. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Thày giáo hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Đình Phan và Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ nhân viên trong Công ty TNHH NISHU Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong thời gian vừa qua. Sinh viên: Đỗ Việt Anh Lớp: Quản trị KDTH B - K36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp, tác giả Trần Phước, Nhà xuất bản Thống kê; 2. Giáo trình Lý thuyết Thống kê ứng dụng trong Quản trị và Kinh tế, PGS.PTS.Bùi Xuân Phong, Nhà xuất bản Thống kê 2004; 3. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp, GS.TS.Phạm Ngọc Kiểm, Nhà xuất bản Tài chính 2006; 4. Thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư, ThS. Đinh Thế Hiển, Nhà xuất bản Thống kê; 5. Phân tích hoạt động doanh nghiệp, tác giả Nguyễn Tấn Bình, Nhà xuất bản Thống kê; 6. Các trang Web: Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Báo Thương mại, Doanh nghiệp 24H,... 7. Giáo trình quản trị Doanh nghiệp vừa và nhỏ, PGS.TS. Đồng Xuân Ninh và TS. Vũ Kim Dung, Nhà xuất bản Lao động-Xã hội; 8. Các Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm; 9. Các Báo cáo Tài chính của Công ty qua các năm; Và các giáo trình có liên quan của Đại học Kinh tế quốc dân. NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP CÔNG TY TNHH NISHU VIỆT NAM MỤC LỤC Chương, Mục Nội dung Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY 4 I Thông tin về Công ty 4 1 Tên gọi 4 2 Địa chỉ giao dịch 4 3 Hình thức pháp lý 4 4 Ngành và lĩnh vực kinh doanh 4 II Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 5 1 Lịch sử hình thành và phát triển 5 1.1 Quá trình hình thành 5 1.2 Các giai đoạn phát triển 6 2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty 9 2.1 Về sản phẩm, thị trường và đối thủ cạnh tranh 14 2.2 Về lao động 18 2.3 Về nguyên vật liệu 21 2.4 Về công nghệ, máy móc và thiết bị 23 3 Chiến lược kinh doanh và kế hoạch phát triển 26 3.1 Chiến lược kinh doanh của Công ty 26 3.2 Kế hoạch phát triển trung và dài hạn 27 III Kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty giai đoạn 2005 tới nay 29 1 Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 29 2 Nhận xét 30 IV Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 32 1 Khái niệm về vốn và cơ cấu vốn 32 2 Khái niệm về hiệu quả vốn và chỉ tiêu đánh giá hiệu 32 3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 34 Chương II THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY 35 I Tình hình đảm bảo các nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh 35 II Tình hình phân bổ vốn lưu động và vốn cố định 37 III Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn 39 1 Vốn lưu động 39 1.1 Cơ cấu vốn lưu động 39 1.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 41 2 Vốn cố định 47 2.1 Cơ cấu vốn cố định 47 2.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định 49 3 Hiệu quả sử dụng vốn chung 51 IV Đánh giá chung 57 1 Thành công và nguyên nhân 57 2 Hạn chế và nguyên nhân 59 2.1 Hạn chế trong quá trình sử dụng vốn lưu động 61 2.2 Hạn chế trong quá trình sử dụng vốn cố định 62 Chương III GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU SỬ DỤNG VỐN Ở CÔNG TY TNHH NISHU VIỆT NAM 64 I Cơ hội và thách thức 64 1 Cơ hội 64 2 Thách thức 65 II Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới 66 1 Những thuận lợi và khó khăn 66 2 Phương hướng sản xuất kinh doanh trong thời gian tới 67 III Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty 68 1 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 68 2 Một số giải pháp chung 70 IV Một số kiến nghị 72 KẾT LUẬN 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37255.doc
Tài liệu liên quan