Nâng cao năng lực đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề cơ điện-Luyện kim Thái Nguyên

Nguyễn Thị Minh Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 79 - 84 79 NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN - LUYỆN KIM THÁI NGUYÊN Nguyễn Thị Minh Phương1, Lê Thị Thu Hương1, Trần Đình Tuấn2* 1Trường Cao đẳng nghề Cơ điện - Luyện kim Thái Nguyên, 2Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Đào tạo nghề là một trong những nhiệm vụ quan trọng quyết định sự phát triển nguồn nhân lực của đất nước, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐ

pdf6 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao năng lực đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề cơ điện-Luyện kim Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H và hội nhập kinh tế Quốc tế. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng chính là chìa khóa để phát triển nền kinh tế. Nhưng điều đó cũng đặt ra yêu cầu và nhiệm vụ quan trọng cho các trường đào tạo nói chung và các trường đào tạo nghề nói riêng, trong đó có trường Cao đẳng nghề Cơ điện – Luyện kim Thái Nguyên. Những năm qua, Nhà trường đã có nhiều cố gắng trong công tác đào tạo nghề cho Ngành Thép Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp, các địa phương nói chung, hàng năm đào tạo và cung cấp cho các cơ sở kinh doanh hơn 2000 lao động nghề có chất lượng. Tuy nhiên, những năm gần đây do khó khăn chung của nền kinh tế, nhu cầu học nghề giảm dẫn đến nhiều khó khăn cho Nhà trường về công tác tuyển sinh, về nguồn kinh phí, về tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên,... Vì vậy cần phải thực hiện một số giải pháp như: Tăng cường cơ sở vật chất cho đào tạo, đội ngũ giáo viên, quản lý đào tạo,... và đặc biệt là phải tăng cường công tác liên kết đào tạo trực tiếp cho các doanh nghiệp, địa phương,... nhằm tăng cường năng lực đào tạo nghề cho Nhà trường trong giai đoạn tới, đáp ứng nhu cầu lao động cho nền kinh tế. Từ khóa: Dậy nghề, Đào tạo nghề, Cao đẳng nghề Cơ điện - Luyện kim Thái Nguyên ĐẶT VẤN ĐỀ* Dạy nghề (đào tạo nghề) là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học. Đào tạo nghề là một trong những nhiệm vụ quan trọng quyết định sự phát triển nguồn nhân lực của đất nước, nhưng ở nước ta trước đây ít quan tâm đến giáo dục nghề nghiệp, xã hội nhìn nhận thang giá trị của con người chủ yếu thông qua trình độ Đại học. Chính vì vậy mặc dù có nguồn lao động dồi dào, nhưng lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp (gần 20%), trong đó lao động qua đào tạo nghề chiếm khoảng 13% cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ và cơ cấu vùng mất cân đối và chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường sức lao động; hệ thống đào tạo nghề đang bộc lộ những bất hợp lý, cản trở sự phát triển của đào tạo nghề. Tuy nhiên, trong những năm * Tel: 0912 039920, Email: trantuankt@gmail.com gần đây, với xu thế hội nhập và quá trình CNH, HĐH ở nước ta đang là sức ép lớn buộc xã hội phải có cái nhìn mới về đào tạo nghề. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 số lao động qua đào tạo phải đạt khoảng 60 - 70%. Trường Cao đẳng nghề Cơ điện - Luyện kim Thái Nguyên là một trong số trường đào tạo nghề phục vụ ngành Thép Việt Nam, hàng năm trường được giao đào tạo nghề cho 2000 lao động. Song việc khuyến khích học sinh vào học nghề công nghiệp nặng hiện nay rất khó khăn không chỉ đối với trường Cao đẳng nghề Cơ điện - Luyện kim Thái Nguyên mà còn với tất cả các trường dạy nghề công nghiệp khác. Vì vậy, nghiên cứu tìm hướng đi và biện pháp để có thể nâng cao năng lực đào tạo bắt kịp với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước là yêu cầu hết sức cần thiết đối với Nhà trường trong quá trình CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Nguyễn Thị Minh Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 79 - 84 80 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN LUYỆN KIM THÁI NGUYÊN Khái quát về quá trình phát triển của trường Cao đẳng nghề Cơ điện - Luyện kim Trường Cao đẳng nghề Cơ Điện - Luyện kim Thái Nguyên, tiền thân là trường Công nhân kỹ thuật 3, được thành lập ngày 04/11/1965, trụ sở chính tại phường Tích Lương, thành phố Thái Nguyên. Trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng nghề Cơ điện - Luyện kim Thái Nguyên tại Quyết định số: 76/QĐ- BLĐTBXH ngày 12/01/2007 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH. Qua 47 năm hình thành và phát triển, Trường đã và đang đào tạo 47 khoá học với trên 38.000 HSSV chính quy và 24.000 học sinh ngắn hạn đã tốt nghiệp ra trường. Nhiều giáo viên và học sinh của trường đã trưởng thành trong nhiều lĩnh vực và giữ các cương vị cao trong các cơ sở sản xuất kinh doanh và các cơ quan quản lý khoa học kỹ thuật. Trường được Nhà nước lựa chọn đầu tư trọng điểm chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2001-2005 và giai đoạn 2006-2010. Kết quả kiểm định chất lượng đào tạo 5 năm (2006-2010) và xếp hạng của Tổng cục Dạy nghề, Trường được đánh giá là trường Cao đẳng nghề hạng 1 và được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề. Trường đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các khu công nghiệp phía Bắc như: Gang Thép Thái Nguyên, các khu công nghiệp như Sông Công; liên kết đào tạo với các cơ sở dậy nghề và các địa phương như Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Nam Định, Thăng Long, Mê Linh; đào tạo nâng bậc cho tất cả các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam trên cả 3 miền Bắc – Trung – Nam như: Gang Thép, Luyện kim Lào Cai, Khoáng sản Núi Pháo, Vina AusSteel Hải phòng, Thép Posco Hải Phòng, Thép Đà Nẵng , Thép Miền Nam, Thép Thủ Đức, Thép Phú Mỹ, Thép Biên Hòa, Thép Tây Đô,... Phân hiệu của trường tại thị xã Hồng Lĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) với diện tích 60.500 m2 chủ yếu đào tạo công nhân phục vụ các khu công nghiệp thuộc tỉnh các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa như: Khu công nghiệp Vũng Áng, Quỳ Hợp,.. và phục vụ xuất khẩu lao động cho các tỉnh trong khu vực. Ngoài ra trường còn có một Trung tâm đào tạo liên kết đặt tại trung tâm khu công nghiệp Gang Thép - Thái Nguyên (Phường Trung Thành - TP Thái Nguyên) dành đào tạo các lớp liên thông, liên kết với các trường đại học, cao đẳng, phổ thông như: Đại học Điện lực, Đại học Bách khoa Hà Nội,... Đây cũng là địa điểm tuyển sinh, tuyển nhân lực xuất khẩu lao động cho các đơn hàng của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phía Bắc. Hầu hết học sinh của trường tốt nghiệp đều có việc làm ổn định được các nhà máy, xí nghiệp đánh giá cao về chất lượng tay nghề cũng như khả năng thích ứng với công việc. Kết quả đào tạo nghề của trường giai đoạn 2008-2010 Quy mô tuyển sinh hàng năm Bảng 1. Kết quả tuyển sinh của trường phân theo trình độ đào tạo Đơn vị tính: người TT Năm Tổng số Trong đó So sánh (%) Cao đẳng nghề Trung cấp nghề Sơ cấp nghề Bồi dưỡng nâng bậc 1 2008 2.005 600 320 450 635 100 2 2009 2.171 428 560 525 658 108 3 2010 2452 384 652 660 756 113 Tổng số 6.628 1.412 1.532 1.635 2.049 - (Nguồn: Trung tâm Tuyển sinh và Giới thiệu việc làm) Nguyễn Thị Minh Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 79 - 84 81 Số liệu thống kê được cho thấy, quy mô tuyển sinh cả 3 năm là 6.628 người. Số lượng tuyển sinh hàng năm có tăng, nhưng không đáng kể. Tỷ lệ trình độ đào tạo giảm dần từ thấp lên cao, cao nhất là bồi dưỡng nâng bậc (30,9%) và tỷ lệ thấp nhất là đào tạo cao đẳng (21,3%). Kết quả đào tạo thường xuyên Bảng 2. Kết quả đào tạo thường xuyên TT Hệ đào tạo Lý thuyết % Thực hành % Đạt yêu cầu Khá giỏi Đạt yêu cầu Khá giỏi 1 Cao đẳng nghề 88,6 24,5 95,8 44,7 2 Trung cấp nghề 97,4 24,7 100 49,9 Tính chung 93 24,6 97,9 47,4 (Nguồn: Phòng Đào tạo) Kết quả đào tạo của trường nhìn chung khá cao, HSSV tốt nghiệp đều vững về lý thuyết và giỏi về thực hành, đáp ứng được yêu cầu công việc. Tỷ lệ tốt nghiệp loại khá giỏi về lý thuyết đạt 25% và về thực hành đạt xấp xỉ 50%. Tình hình việc làm của HSSV sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng nghề Cơ điện - Luyện kim Thái Nguyên là đơn vị đào tạo duy nhất trực thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước nói chung và chiến lược phát triển của ngành Thép Việt Nam nói riêng. Tổng công ty Thép Việt Nam là một Tổng công ty lớn với 35 đơn vị thành viên, số lượng lao động trên 20.000 người. Tổng Công ty hiện đang đầu tư nhiều Dự án lớn về sản xuất thép như: Dự án cải tạo, mở rộng giai đoạn 2 Công ty Gang thép Thái Nguyên, Dự án liên doanh với Trung Quốc đầu tư xây dựng Công ty Cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung, Dự án khai thác Mỏ sắt Thạch Khê, Dự án nhà máy Thép liên hợp Hà Tĩnh, Chính vì thế mà hàng năm nhu cầu đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo nâng bậc rất lớn. Đây là một yếu tố thuận lợi cho công tác đào tạo của Nhà trường do có sự chỉ đạo thống nhất từ Tổng Công ty đến hệ thống các đơn vị cấp dưới trong đào tạo nghề. Song trong quá trình triển khai thực hiện với từng đơn vị đòi hỏi Nhà trường phải chủ động nắm được những thông tin từ các đơn vị để tổ chức thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật có hiệu quả. Năm 2000 Nhà trường đã thành lập Trung tâm tuyển sinh và giới thiệu việc làm. Nhiệm vụ của Trung tâm là xây dựng hệ thống thông tin về thị trường đào tạo, thị trường tuyển dụng lao động, là cầu nối giữa Nhà trường với các doanh nghiệp, với người học trong việc tuyển sinh, tư vấn nghề nghiệp, liên kết đào tạo và tuyển dụng lao động. Là đơn vị thành viên của Tổng công ty Thép Việt Nam nên Nhà trường được tham gia việc xây dựng quy hoạch phát triển và chiến lược về đội ngũ, tham gia vào các Dự án đầu tư mới nên có nhiều thông tin về nhu cầu lao động để từ đó có kế hoạch trong công tác đào tạo cũng như giới thiệu việc làm cho HSSV tốt nghiệp. Theo số liệu điều tra của Nhà trường, hàng năm có đến 70-80% HSSV tốt nghiệp có việc làm. Thực trạng đội ngũ giáo viên của Nhà trường Đội ngũ giáo viên là một trong những yếu tố hết sức quan trọng, quyết định cho việc mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo và đặc biệt là xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ phục vụ cho quy hoạch phát triển Nhà trường. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ luôn được lãnh đạo Nhà trường đặc biệt quan tâm bằng nhiều hình thức như: cử cán bộ, giáo viên đi học tập, khuyến khích cán bộ giáo viên tự học tập nâng cao trình độ; đồng thời có những chính sách hỗ trợ kinh phí cho những người đi học tập nâng cao trình độ. Nguyễn Thị Minh Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 79 - 84 82 Bảng 3. Trình độ đội ngũ giáo viên của Nhà trường TT Năm Số lượng (người) Trình độ đội ngũ Trên đại học Cao đẳng, Đại học Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 2008 130 22 17 108 83 2 2009 131 22 17 109 83 3 2010 123 24 20 99 80 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính ) Tuy nhiên thực tế công tác phát triển đội ngũ đến nay vẫn còn một số hạn chế như: Các chế độ chính sách đãi ngộ nhằm thu hút và phát triển đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập do một số năm gần đây nhà trường còn gặp khó khăn về tài chính; Tay nghề của một số giáo viên trẻ chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, nhất là cập nhật công nghệ mới. Song vẫn chưa có kế hoạch đào tạo lại hay bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề. Nguồn tài chính cho đào tạo của trường Nhà trường là đơn vị sự nghiệp công lập có thu tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên. Các nguồn thu của nhà trường bao gồm: Kinh phí hỗ trợ chi thường xuyên của Tổng công ty Thép Việt Nam; Kinh phí đặt hàng đào tạo của nhà nước; Kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động tại các địa phương; Kinh phí đặt hàng đào tạo của các doanh nghiệp; Kinh phí thực tập kết hợp sản xuất; Học phí đào tạo hệ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và bồi dưỡng nghề; Các nguồn thu hợp pháp khác. Nhưng hiện nay do tình hình tuyển sinh rất khó khăn thường không đạt chỉ tiêu, định mức kinh phí chi cho đào tạo nghề của Nhà nước thấp,... nên các nguồn thu của Nhà trường rất hạn hẹp. Điều đó gây khó khăn cho các hoạt động của Nhà trường trong đó có hoạt động đào tạo nghề. Vì vậy việc mở rộng liên kết trong đào tạo nghề với các cơ sở bên ngoài để vừa hoàn thành nhiệm vụ của Nhà nước giao, vừa tăng thêm nguồn thu cho Nhà trường là nhiệm vụ rất cấp bách hiện nay. Một số tồn tại, hạn chế trong công tác đào tạo nghề của Nhà trường - Việc tổ chức lấy ý kiến phản hồi giữa Nhà trường, doanh nghiệp và người học để đổi mới nội dung, chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và của người sử dụng lao động chưa được thực hiện tốt, nhất là từ phía các doanh nghiệp. Việc phối hợp tổ chức đánh giá kết quả công tác liên kết đào tạo giữa các đối tác với Nhà trường để kịp thời điều chỉnh các kế hoạch, nội dung đào tạo cho phù hợp chưa được quan tâm. - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và năng lực hướng dẫn thực hành nghề của giáo viên còn có những hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu. - Việc huy động các chuyên gia của Nhà trường, của doanh nghiệp tham gia xây dựng nội dung, chương trình đào tạo còn hạn chế. - Nhà trường không được hưởng kinh phí cho đào tạo trực tiếp từ ngân sách Nhà nước mà do Tổng Công ty Thép Việt Nam cấp. Kinh phí của Nhà trường còn hạn hẹp do đó việc đầu tư trang thiết bị cho đào tạo và nâng cao đời sống cho cán bộ, giáo viên gặp nhiều khó khăn. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN - LUYỆN KIM Giải pháp chung Thứ nhất, thực hiện việc xác định nhu cầu nguồn nhân lực theo cơ cấu nghề, trình độ đào tạo để từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Đẩy mạnh mối quan hệ cầu nối giữa Nhà nước - Nhà trường - Doanh nghiệp - Người lao động nhằm đào tạo đáp ứng nhu cầu cho doanh nghiệp và phù hợp Nguyễn Thị Minh Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 79 - 84 83 nguyện vọng người lao động. Phối hợp chặt chẽ với các địa phương, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn về yêu cầu trình độ ngành nghề cần đào tạo sẽ giúp cho Nhà trường có chương trình, kế hoạch cụ thể để từng bước đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động. Đồng thời nắm bắt được các thông tin về nhu cầu lao động của các doanh nghiệp để giới thiệu việc làm cho HSSV tốt nghiệp. Thứ hai, phát triển mạng lưới đào tạo nghề tại chỗ, đa dạng hoá các loại hình dạy nghề học nghề. Đồng thời, trên cơ sở đánh giá đúng năng lực đào tạo của Nhà trường để lựa chọn các hợp đồng đào tạo nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp, chuyển mạnh dạy nghề từ hướng cung sang hướng cầu của thị trường lao động. Kể cả đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho các tập đoàn lớn như VINASHIN, Than- Khoáng sản, dệt may, Điện, Thép.. Thứ ba, hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy - học, đổi mới phương pháp đào tạo, đặc biệt nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ giáo viên. Thực hiện để doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo về: Tiêu chuẩn, kỹ năng nghề, thiết kế chương trình và tham gia vào quá trình giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của người học. Thứ tư, đẩy mạnh xã hội hoá công tác dạy nghề nhằm huy động mọi nguồn lực, các thành phần kinh tế và các doanh nghiệp tham gia vào công tác dạy nghề. Thứ năm, tăng cường hợp tác liên kết đào tạo với các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, hợp đồng đào tạo nghề trực tiếp cho các doanh nghiệp, các địa phương để có thể tìm ra hướng đào tạo phù hợp nhất với yêu cầu thị trường. Hiện tại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhiều cơ sở dạy nghề trong đó có 1 số trường cao đẳng đăng ký dạy nghề như: Trường Cao đẳng nghề Cơ điện - Luyện kim; Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, Đại học Thái Nguyên; Trường Cao đẳng Nghề Việt Bắc TKV; Trường Cao đẳng Cơ khí – Luyện kim; Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức; Trường Cao đẳng nghề số 1- Bộ Quốc Phòng; và nhiều trường trung cấp nghề như: Trường Trung cấp nghề Thái Nguyên; Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên và nhiều trường trung cấp nghề mới được nâng cấp từ các trung tâm dạy nghề trong tỉnh. Trên một địa bàn không lớn nhưng có nhiều cơ sở dậy nghề nên đã tạo ra sức ép cạnh tranh lớn giữa các cơ sở dậy nghề. Trước tình hình đó, đòi hỏi Nhà trường phải tăng cường đầu tư vào cơ sở vật chất, nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, thường xuyên đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất để nâng cao chất lượng đào tạo; đồng thời phải vừa kết hợp đào tạo nghề phục vụ yêu cầu sản xuất của Ngành, vừa phải mở rộng việc liên kết đào tạo với các cơ sở dậy nghề khác để đào tạo các lĩnh vực là thế mạnh của trường; liên kết với các địa phương trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” nhằm tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật và độ ngũ giáo viên của Nhà trường để vừa góp phần thực hiện đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, vừa tăng thêm nguồn tài chính cho Nhà trường. Các giải pháp cụ thể - Về cơ sở vật chất: Bổ sung trang thiết bị dạy học tiên tiến, phù hợp sự phát triển khoa học công nghệ của các cơ sở sản xuất trong và ngoài Ngành Thép. - Về đội ngũ: Tăng cường nâng cao trình độ tay nghề cho giáo viên bằng mọi hình thức. - Đối với người học nghề: Đảm bảo chế độ, chính sách đối với HSSV, cải thiện môi trường học tập cho HSSV nhằm nâng cao chất lượng tiếp thu kiến thức. Tăng cường liên hệ sắp xếp việc làm đúng nghề với thu nhập thỏa đáng cho HSSV sau khi tốt nghiệp. - Về quản lý tài chính: Tăng cường kiểm soát chi phí đào tạo và mở rộng nguồn thu kinh phí từ phía doanh nghiệp tuyển dụng và địa phương. - Về quản lý đào tạo: Cải tiến phương thức quản lý đào tạo theo phương thức quản lý theo tiêu chuẩn. Tăng cường quản lý rèn luyện kỹ năng nghề cho người học, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp tuyển dụng. Nguyễn Thị Minh Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 79 - 84 84 KẾT LUẬN Nguồn nhân lực nói chung, công nhân kỹ thuật nói riêng đang trở thành yếu tố cơ bản trong sự nghiệp CNH, HĐH, đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của đất nước, tạo sức cạnh tranh trên thị trường lao động trong nước, khu vực và quốc tế. Đào tạo nghề là một trong những vấn đề hiện nay được Đảng và nhà nước rất quan tâm. Đối với Trường Cao đẳng nghề Cơ điện - Luyện kim Thái Nguyên, việc nâng cao năng lực đào tạo là vấn đề rất quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển trong điều kiện hiện nay vì Nhà trường thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam nên không được nhà nước cấp kinh phí chi thường xuyên và kinh phí cho đầu tư xây dựng hàng năm. Vì vậy, tăng cường liên kết với các doanh nghiệp và với các cơ sở đào tạo khác, với các địa phương khác trong đào tạo ngoài mục tiêu tăng cường nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo còn có mục tiêu để tạo nguồn tài chính phục vụ cho tất cả các hoạt động của Nhà trường. Qua nghiên cứu đánh giá thực trạng tác giả đã đề ra một số giải pháp nhằm tăng cường năng lực đào tạo cho nhà trường trong giai đoạn tới, nếu được thực hiện sẽ góp phần thúc đẩy Nhà trường vượt qua khó khăn để phát triển trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Dạy nghề tại Việt Nam, giáo dục chuyên nghiệp “”. [2]. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (2010), Dự thảo Chiến lược An sinh xã hội và Chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2020. [3]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X. [4]. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật dạy nghề, số 76/2006/QH11. [5]. Trường Cao đẳng nghề Cơ điện - Luyện kim Thái Nguyên, Báo cáo kết quả công tác đào tạo nghề năm 2008-2010. SUM MARY IMPROVE VOCATIONAL TRAINING CAPACITY IN THAI NGUYEN COLLEGE OF MECHANICS AND METALLURGY Nguyen Thi Minh Phuong1, Le Thi Thu Huong1, Tran Dinh Tuan2* 1Thai Nguyen College of Mechanics and Metallurgy, 2College of Economics and Business Administration - TNU Vocational training is an important task to decide the country's human resource development, to meet the requirements of modernization and international economic integration. Therefore, the development of quality human resources is the key to economic development. But it also sets out requirements and important task for schools in general and vocational schools in particular and Thai Nguyen College of Mechanics and Metallurgy. In recent years, the school has many efforts in vocational training for Vietnam's steel industry in particular, and businesses, in general, local, annual training and providing facilities for business than 2000-quality craft workers. However, due to the difficulties of the economy, reduced demand for vocational training leads to many difficulties for the school enrollment, about funding sources, increase investment for physical facilitiesand faculty, ... Hence the need to implement a number of measures such as: Increase physical facilities for training, faculty, training management, ... and especially to strengthen the link direct training for business, local, ... training to enhance the capacity of the school in phases to meet the needs of the labor for the economy. Key words: vocational teaching, vocational training, Thai Nguyen College of Mechanics and Metallurgy Ngày nhận bài: 03/10/2012, ngày phản biện: 17/10/2012, ngày duyệt đăng:12/11/2012 * Tel: 0912 039920, Email: trantuankt@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_nang_luc_dao_tao_nghe_tai_truong_cao_dang_nghe_co_d.pdf
Tài liệu liên quan