Năng suất sinh sản của hai dòng lợn VCN01 và VCN02 qua các thế hệ nuôi tại Trạm nghiên cứu nuôi giữ giống lợn hạt nhân Tam Điệp - Ninh Bình

Tài liệu Năng suất sinh sản của hai dòng lợn VCN01 và VCN02 qua các thế hệ nuôi tại Trạm nghiên cứu nuôi giữ giống lợn hạt nhân Tam Điệp - Ninh Bình: ... Ebook Năng suất sinh sản của hai dòng lợn VCN01 và VCN02 qua các thế hệ nuôi tại Trạm nghiên cứu nuôi giữ giống lợn hạt nhân Tam Điệp - Ninh Bình

doc118 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3220 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Năng suất sinh sản của hai dòng lợn VCN01 và VCN02 qua các thế hệ nuôi tại Trạm nghiên cứu nuôi giữ giống lợn hạt nhân Tam Điệp - Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI -------------- TRỊNH HỒNG SƠN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HAI DÒNG LỢN VCN01 VÀ VCN02 QUA CÁC THẾ HỆ NUÔI TẠI TRẠM NGHIÊN CỨU NUÔI GIỮ GIỐNG LỢN HẠT NHÂN TAM ĐIỆP - NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành : Chăn nuôi Mã số : 60.62.40 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐINH VĂN CHỈNH HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc Tác giả Trịnh Hồng Sơn LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS TS. Đinh Văn Chỉnh, người hướng dẫn khoa học, về sự giúp đỡ một cách nhiệt tình và có trách nhiệm đối với tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Lời cảm ơn chân thành của tôi cũng xin gửi tới GS TS. Đặng vũ Bình, TS. Phan Xuân Hảo, Th.S Đỗ Đức Lực và các thầy cô trong Bộ môn Di truyền - Giống Khoa Chăn nuôi thú y, Khoa Sau đại học Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội và nhiều bạn bè đồng nghiệp. Cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn tới Viện Chăn Nuôi, Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương, Trạm nghiên cứu nuôi giữ giống lợn hạt nhân Tam Điệp. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó. Tác giả Trịnh Hồng Sơn MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CS  : Cộng sự P : Khối lượng SSS : Sơ sinh sống SCS : Sau cai sữa TDLD : Tuổi đẻ lứa đầu KCLD : Khoảng cách lứa đẻ TCVN  : Tiêu chuẩn Việt Nam TNHH  : Trách nhiệm hữu hạn TTTA : Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng lợn sữa PGCCSCS  : Thời gian phối giống có chửa sau cai sữa DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu sinh sản ở lợn 12 3.1  Số nái và ổ đẻ theo dõi qua các thế hệ 31 3.2 Tiêu chuẩn và khầu phần cho từng loại lợn 34 4.1 Năng suất sinh sản của hai dòng lợn VCN01 và VCN02 36 4.2 Năng suất sinh sản của VCN01 qua các thế hệ 44 4.3 Năng suất sinh sản của VCN02 qua các thế hệ 47 4.4 Năng suất sinh sản của VCN01 phối thuần và phối lai 50 4.5 Năng suất sinh sản của VCN01 phối thuần qua các thế hệ 52 4.6 Năng suất sinh sản của VCN01 phối lai qua các thế hệ 55 4.7 Năng suất sinh sản của VCN02 phối thuần và phối lai 58 4.8 Năng suất sinh sản của VCN02 phối thuần qua các thế hệ 60 4.9 Năng suất sinh sản của VCN02 phối lai qua các thế hệ 63 4.10 Năng suất sinh sản của VCN01 và VCN02 phối thuần ở thế hệ 1 qua các lứa (1 - 3) 66 4.11 Năng suất sinh sản của VCN01 và VCN02 phối thuần ở thế hệ 2 qua các lứa (1 - 3) 69 4.12 Năng suất sinh sản của VCN01 và VCN02 phối thuần ở thế hệ 3 qua các lứa (1 - 3) 71 4.13 Năng suất sinh sản của VCN01 và VCN02 phối thuần ở thế hệ 4 qua các lứa (1 - 3) 74 4.14 Năng suất sinh sản của VCN01 và VCN02 phối thuần ở thế hệ 5 qua các lứa (1 - 3) 76 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Tên biểu đồ Trang 4.1 Số con/ổ của nái VCN01 và nái VCN02 38 4.2 Số con/ổ của nái VCN01 qua các thế hệ 45 4.3 Số con/ổ của nái VCN02 qua các thế hệ 48 4.4 Số con/ổ của nái VCN01 phối thuần và phối lai 51 4.5 Số con/ổ của nái VCN01 phối thuần qua các thế hệ 53 4.6 Số con/ổ của nái VCN01 phối lai qua các thế hệ 56 4.7 Số con/ổ của nái VCN02 phối thuần và phối lai 59 4.8 Số con/ổ của nái VCN02 phối thuần qua các thế hệ 61 4.9 Số con/ổ của nái VCN02 phối lai qua các thế hệ 64 4.10 Số con/ổ của nái VCN01 và VCN02 phối thuần ở thế hệ 1 qua các lứa (1-3) 67 4.11 Số con/ổ của nái VCN01 và VCN02 phối thuần ở thế hệ 2 qua các lứa (1-3) 70 4.12 Số con/ổ của nái VCN01 và VCN02 phối thuần ở thế hệ 3 qua các lứa (1-3) 72 4.13 Số con/ổ của nái VCN01 và VCN02 phối thuần ở thế hệ 4 qua các lứa (1-3) 75 4.14 Số con/ổ của nái VCN01 và VCN02 phối thuần ở thế hệ 5 qua các lứa (1-3) 77 1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Hiện tại, trong nước với trên 85 triệu dân, với kinh tế phát triển ở mức cao (7,5-8%/năm) thì nhu cầu tiêu dùng nông sản thực phẩm sẽ tăng nhanh (dự báo của Ngân hàng Thế giới, trong thời gian tới nhu cầu tiêu thụ thịt của Việt Nam tăng 7,8%/năm). Mục tiêu phát triển chăn nuôi lợn tập trung, hàng hoá, hiệu quả và bền vững; có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu về thực phẩm trong nước và xuất khẩu. Chuyển dịch mạnh phương thức chăn nuôi nhỏ, phân tán trong nông hộ sang phương thức chăn nuôi tập chung, công nghiệp; giảm tỷ lệ đầu con nuôi theo phương thức truyền thống hiện nay từ trên 75% hiện nay xuống 60% vào năm 2010. Đổi mới cơ cấu giống theo hướng tăng tỷ lệ giống lợn ngoại và lợn lai, từ 9,6% nái ngoại hiện nay tăng lên 19,2% vào năm 2010 và 26,6% năm 2015. Sản lượng thịt lợn xuất khẩu bình quân trong giai đoạn 2006-2010 mỗi năm là 25-30 ngàn tấn, và giai đoạn 2010-2015 bình quân là 35-40 ngàn tấn. Trước yêu cầu của thị trường về chất lượng và số lượng, rất cần các giải pháp công nghệ phù hợp và quy mô sản xuất đủ lớn để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu. Để có được đàn lợn thịt có tốc độ tăng trưởng nhanh và đạt tỷ lệ nạc ở mức tối đa của phẩm giống, bên cạnh cải tiến chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và điều kiện chuồng trại thì phải nâng cao tiến độ di truyền, chọn lọc tốt các dòng cụ kỵ để cung cấp cho các tổ hợp lai tốt, có xu hướng tăng số con sơ sinh sống mỗi ổ, nâng cao khả năng sinh trưởng, giảm chi phí thức ăn cho mỗi kg tăng trọng, nâng cao tỷ lệ nạc và chất lượng thịt. Hầu hết các nước có nền chăn nuôi lợn phát triển trên thế giới đều sử dụng tổ hợp lai để sản xuất hàng thương phẩm mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao, giảm chi phí thức ăn, tiết kiệm thời gian nuôi. Để tạo được những tổ hợp lai tốt đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì chúng ta phải bảo tồn chọn lọc giống gốc, những dòng cụ kỵ có những đặc điểm tốt cung cấp cho các công thức lai. Có rất nhiều công trình nghiên cứu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái nhưng việc đánh giá năng suất sinh sản qua các thế hệ còn rất nhiều hạn chế. Xuất phát từ thực tế và yêu cầu trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Năng suất sinh sản của hai dòng lợn VCN01 và VCN02 qua các thế hệ nuôi tại Trạm nghiên cứu nuôi giữ giống lợn hạt nhân Tam Điệp - Ninh Bình” 1.2 Mục tiêu của đề tài - Xác định năng suất sinh sản của hai dòng lợn VCN01 và VCN02. - Xác định năng suất sinh sản của hai dòng lợn VCN01 và VCN02 qua các thế hệ. - Xác định năng suất sinh sản của hai dòng VCN01 và VCN02 phối thuần và phối lai qua các thế hệ. - Xác định năng suất sinh sản của hai dòng VCN01 và VCN02 phối thuần qua các lứa đẻ (1 -3). 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1 Ý nghĩa khoa học Hiện nay nhu cầu thịt nạc của thị trường trong nước và xuất khẩu ngày càng tăng. Vấn đề đặt ra cho công tác giống là chọn tạo những giống cụ kỵ tốt làm nền tảng cho các công thức lai để tạo ra được những giống lợn thương phẩm nuôi thịt có tốc độ sinh trưởng và khả năng cho thịt nạc cao. Để giải quyết tốt được yêu cầu trên chúng ta phải tiến hành chọn lọc, nhân thuần, lai tạo nhằm sản xuất những đàn giống ngoại có năng suất sinh sản cao đáp ứng nhu cầu của những cơ sở chăn nuôi lợn nái. Đó cũng chính là cơ sở để những nhà chuyên môn có được định hướng đúng đắn trong chiến lược phát triển đàn nái ngoại, góp phần đẩy nhanh tiến độ của chương trình “nạc hoá” đàn lợn của nước ta. 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở đánh giá đúng thực trạng của đàn lợn cụ kỵ qua các thế hệ, từ đó có những định hướng đúng đắn bảo tồn, phát triển đàn cụ kỵ - Cung cấp thêm thông tin để cơ sở biết được khuynh hướng thực trạng của đàn lợn cụ kỵ qua các thế hệ để có chiến lược và kế hoạch cho tương lai. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Những kết quả đạt được trong chăn nuôi lợn ở nước ta Theo báo cáo tổng kết chăn nuôi thời kỳ 1990-2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [3], năm 1980 tổng đàn lợn cả nước mới có 10,0 triệu con, năm 1990 có 12,2 triệu con (tăng 1,2 lần), năm 2000 là 20,2 triệu con (tăng gấp 1,7 lần) so với năm 1990 và tính đến năm 2002 đàn lợn trên toàn quốc đã lên tới 23,2 triệu con (gấp 1,9 lần so với năm 1990). Bình quân tốc độ tăng đàn từ năm 1990 - 2002 đạt 5,5%. Hệ thống giống vật nuôi từ Trung ương xuống đến tỉnh dần được củng cố theo mô hình giống kỹ thuật, có các cấp giống theo chương trình nhân giống hình tháp hoặc chương trình lai cấp tiến được thực hiện để cải tạo chất lượng đàn giống vật nuôi. Thực hiện Quyết định 225/1999/QĐ-TTg của Chính phủ, một số cơ sở giống lợn của trung ương và địa phương đã được đầu tư nâng cấp với các trang thiết bị tiên tiến để đảm bảo điều kiện nuôi giữ và sản xuất giống (cải tạo nâng cấp 9 trại lợn giống Trung ương và khoảng 30 trại lợn giống tỉnh). Tuy số lượng cơ sở giống được nâng cấp này chưa nhiều nhưng cũng đã góp phần nâng cao chất lượng giống theo hệ thống giống hình tháp hiện nay. Để đạt hiệu quả của việc phát triển ngành chăn nuôi toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước có quy mô vừa và lớn, cần phải coi trọng phát triển đàn gia súc - gia cầm có khả năng cung cấp thực phẩm lớn, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Lấy chăn nuôi lợn, gia cầm, bò sữa, trâu bò thịt làm trọng tâm, mở rộng chăn nuôi theo hướng thâm canh, năng suất chất lượng cao, sớm có nhiều sản phẩm hàng hóa. Đồng thời, khai thác triệt để phương thức chăn nuôi tận dụng trong nông thôn, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất về giống, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh, công nghiệp chế biến và cơ sở Nhà nước kiểm tra chất lượng sản phẩm (Lê Bá Lịch, 1996) [28]. Các giống lợn địa phương ở nước ta như Móng Cái, ỉ đã không còn thích hợp với người tiêu dùng và người sản xuất, vì các giống lợn này hướng mỡ, tăng trọng chậm, tiêu tốn thức ăn cao, thời gian nuôi kéo dài, hiệu quả kinh tế thấp, song chúng lại có những đặc tính tốt là tạp ăn, mắn đẻ, có khả năng sinh sản tốt, đẻ nhiều con (10 - 16 con/lứa), chịu đựng điều kiện dinh dưỡng thấp, khả năng kháng bệnh cao, thích ứng tốt với môi trường nuôi nhốt, phẩm chất thịt ngon.(Võ Trọng Hốt,1998)[20]. Nhằm khắc phục khuyết điểm và phát huy thế mạnh của các giống lợn nội từ nhiều năm qua, nhiều tác giả như Trần Đình Miên (1977) [26], Đinh Hồng Luận (1979) [30], Phạm Hữu Doanh (1985) [12]... đã sử dụng các giống lợn nội (Móng Cái, ỉ, Lang Hồng) đã thu được kết quả tốt. Các kết quả đó đã được áp dụng vào thực tiễn sản xuất với các công thức lai (đực ngoại, cái nội) chủ yếu là lai kinh tế đơn giản, tạo ra con lai F1 có ưu thế lai rõ rệt. Lợn lai F1 đều có tỷ lệ nạc khá cao, ở 8 tháng tuổi tỷ lệ móc hàm và tỷ lệ thịt xẻ đều cao (Đinh Hồng Luận,1998) [29]. Lợn lai F1 ra đời đã được người chăn nuôi nhanh chóng tiếp thu làm cho tỷ lệ lợn lai kinh tế tăng từ 20% năm 1987 lên đến 65% năm 1994 và trên 70% năm 1998. Lợn F1 tăng khối lượng xuất chuồng bình quân/con từ 47 kg năm 1980 lên 65,7 kg năm 1989 và 69,1 kg năm 1998. Chất lượng thịt xẻ đều tăng rõ rệt, tỷ lệ nạc tính trên thịt xẻ đã đạt 43%, tăng khá nhiều so với giống địa phương. Tuy nhiên đàn lợn nước ta nói chung, năng suất và chất lượng còn thấp, tiêu tốn thức ăn/1kg tăng trọng cao, chăn nuôi vẫn còn mang tính quảng canh quy mô nhỏ, phân tán, chủ yếu tận dụng điều kiện sẵn có ở địa phương, vì vậy đã bộc lộ nhiều yếu điểm: số lượng và chất lượng sản phẩm thịt chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu thị trường nhất là thị trường xuất khẩu. Nguyễn Khắc Tích (2002) [36] đánh giá đặc điểm của chăn nuôi lợn ở nước ta là: quy mô chăn nuôi nhỏ, năng suất thấp. Những năm gần đây ngành chăn nuôi lợn ở nước ta phát triển rất mạnh. Cùng với các trung tâm quốc doanh, trạm trại trực thuộc các tỉnh, các trang trại tư nhân, còn có hàng loạt các công ty nước ngoài, các tổ chức liên doanh liên kết đã và đang đầu tư vào Việt Nam. Nó là động lực thúc đẩy ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển. Để khắc phục được tình trạng trên trong những năm gần đây, nước ta đã được nhập các giống lợn có năng suất chất lượng cao của thế giới như: Yorkshire, Landrace, Meishan, Duroc, Hampshire, Pietrain..., 2.2 Đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn 2.2.1 Tuổi thành thục về tính và các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thành thục về tính 2.2.1.1 Tuổi thành thục về tính Tuổi thành thục về tính là tuổi con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục và có khả năng sinh sản. Thành thục về tính được đánh dấu bằng hiện tượng động dục đầu tiên. Tuy vậy trong lần động dục này hầu như lợn cái không chửa đẻ vì vậy nó chỉ báo hiệu cho khả năng có thể sinh sản của lợn cái. Hệ số di truyền của tuổi thành thục về tính rất thấp Burger (1952) [45] nhận thấy sự khác biệt giữa các gia đình về tuổi thành thục của lợn cái. Nhận xét này cũng được xác nhận trong các công trình nghiên cứu của Hughes P. E và cs (1980) [57]. Theo Banne Bonadona (1995) [2]: thành thục tính dục ở lợn nái bắt đầu khoảng 6 tháng tuổi. Tác giả Sechegel và Sklener (1979) [24] thì cho rằng lợn Yorkshire có tuổi thành thục về tính là 250 ngày, đạt khối lượng 90 kg và tương ứng với lợn Ban Lan - Trung Quốc, loại nhỏ thì tuổi thành thục về tính là 207 ngày, đạt khối lượng 85 kg (Xuxoep, 1985) [25]. Một tác giả khác nghiên cứu trên lợn Meishan cho thấy: lợn cái hậu bị Meishan thành thục về tính 100 ngày, sớm hơn lợn cái hậu bị Large White. Tỷ lệ trứng rụng của lợn Meishan ở lần động dục đầu tiên thấp hơn so với lợn Large White (Bolet, Locatelli, 1986) [48]. Như vậy, lợn cái ngoại thường thành thục về tính lúc 6 - 8 tháng tuổi. Lợn Móng Cái thành thục về tính lúc 4 tháng tuổi, chu kỳ động dục 21 ngày, thời gian kéo dài động dục 3 ngày (Phạm Hữu Doanh, 1985) [14]. Lợn ỉ nuôi tại trại Nam Phong - Nam Định có tuổi thành thục về tính là 4 tháng 12 ngày (Lê Xuân Cương, 1986) [9]. 2.2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thành thục về tính - Các yếu tố về di truyền Giống khác nhau thì sự thành thục về tính dục cũng khác nhau. Sự thành thục về tính của gia súc nhỏ sớm hơn gia súc lớn. Sự thành thục về tính ở lợn cái được định nghĩa là thời điểm rụng trứng lần đầu tiên và xảy ra lúc 3 - 4 tháng tuổi đối với các giống lợn thành thục sớm (các giống lợn nội và một số giống lợn Trung Quốc) và 6 - 7 tháng tuổi đối với hầu hết các giống lợn phổ biến ở các nước phát triển (Rothschild và Bidanel, 1998) [69]. Giống lợn Meishan có tuổi thành thục về tính sớm, năng suất sinh sản cao và chức năng làm mẹ tốt. So với giống lợn Large White lợn Meishan đạt tuổi thành thục về tính sớm hơn khoảng 100 ngày và có số con đẻ ra nhiều hơn từ 2,4 - 5,2 con trên ổ (Despres và cs, 1992) [55]. Đánh giá ảnh hưởng của giống đối với năng suất sinh sản, nhiều tác giả cho biết lợn nái lai có tuổi thành thục về tính sớm hơn (11,3 ngày), tỷ lệ thụ thai cao hơn (2 - 4%), số trứng rụng lớn hơn (0,5 trứng), số con đẻ ra/ổ (0,6 - 0,7 con) và số con cai sữa/ổ (0,8 con) nhiều hơn so với nái thuần chủng. Tỷ lệ nuôi sống lợn con ở nái lai cao hơn (5%) và khối lượng sơ sinh/ổ (1 kg), khối lượng 21 ngày/ổ (4,2 kg) cao hơn so với giống thuần (Gunsett và Robison, 1990) [56]. Theo Phạm Hữu Doanh và cs (1995) [13] thì tuổi thành thục sinh dục ở lợn lai muộn hơn lợn cái nội thuần chủng (ỉ, Móng Cái...) thường ở tháng thứ 4, thứ 5 (120 - 150 ngày tuổi). ở lợn F1 thường động dục lần đầu ở 6 tháng tuổi và lợn ngoại 6 - 8 tháng tuổi. - Các yếu tố ngoại cảnh Ngoài các yếu tố về di truyền, các yếu tố ngoại cảnh như chế độ nuôi dưỡng, bệnh tật,... cũng ảnh hưởng rất rõ ràng đến tuổi thành thục về tính. + Chế độ nuôi dưỡng: chế độ nuôi dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính dục. Những lợn được chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì tuổi thành thục về tính dục sớm hơn những lợn được nuôi dưỡng trong điều kiện kém. Nguyễn Tấn Anh (1998) [1] cho biết, để duy trì năng suất sinh sản cao thì nhu cầu dinh dưỡng đối với lợn cái hậu bị cần lưu ý đến cách thức nuôi dưỡng. Cho ăn tự do đến khi đạt khối lượng 80 - 90kg, sau đó cho ăn hạn chế đến lúc phối giống (chu kỳ động dục thứ 2 hoặc thứ 3) 2kg/ngày (khẩu phần 14% protein thô). Điều chỉnh mức ăn để khối lượng đạt 120 - 140kg ở chu kỳ động dục thứ 3 và được phối giống. Trước khi phối giống 14 ngày cho ăn chế độ kích dục, tăng lượng thức ăn từ 1 - 2,5kg, có bổ sung khoáng và sinh chất thì sẽ giúp cho lợn nái ăn được nhiều hơn và tăng số trứng rụng từ 2 - 2,1 trứng/lợn nái. Lợn cái hậu bị phát triển từ 40 - 80kg ở độ tuổi từ 4 - 6 tháng với khẩu phần thích hợp sẽ bộc lộ đến mức tối đa tiềm năng di truyền về tốc độ sinh trưởng và tích lũy mỡ. Sau khi đạt khối lượng 80kg mà sự thành thục về tính dục không bị chậm trễ, có thể khống chế mức tăng trọng bằng cách mỗi ngày cho lợn nái hậu bị ăn 2kg/con/ngày với loại thức ăn hỗn hợp có giá trị 2900 Kcal ME/kg thức ăn và 14% protein thô. Việc khống chế năng lượng và protein chẳng những tiết kiệm chi phí thức ăn mà còn tránh được tăng trọng không cần thiết. Sau khi phối giống cần chuyển chế độ ăn hạn chế và thay bằng mức năng lượng trung bình. Còn nếu tiếp tục cho ăn ở mức năng lượng cao ở giai đoạn chửa đầu sẽ làm cho tỷ lệ phôi chết cao và làm giảm số lợn con sinh ra trong một ổ. + Ảnh hưởng của mùa vụ và thời gian chiếu sáng tới tuổi động dục Theo Cẩm nang chăn nuôi (1996) thấy rằng: những lợn cái hậu bị sinh ra trong mùa đông thì động dục lần đầu chậm hơn những con cái hậu bị được sinh ra trong các mùa khác trong năm. Ngoài ra sự thành thục về tính dục bị chậm là do nhiệt độ. Nếu nhiệt độ quá thấp cũng sẽ ảnh hưởng tới phát dục. Vì vậy cần có những biện pháp chống nóng, chống lạnh cho lợn. Còn đối với thời gian chiếu sáng nó được xem như là một phần của ảnh hưởng mùa vụ. Mùa đông thì thời gian chiếu sáng trong ngày thấp hơn so với các mùa khác trong năm. Thời gian chiếu sáng trong ngày là 12 giờ bằng ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo sẽ làm cho lợn cái hậu bị động dục sớm hơn so với những lợn có thời gian chiếu sáng trong ngày thấp hơn. + Ảnh hưởng của việc nuôi nhốt đến tính phát dục Mật độ nuôi nhốt ảnh hưởng đến sự thành thục về tính dục. Những lợn cái hậu bị nuôi nhốt đông trên một đơn vị diện tích trong suốt thời gian phát triển sẽ làm chậm tuổi động dục. Tuy nhiên việc nuôi nhốt lợn cái hậu bị tách biệt đàn trong thời kỳ phát triển cũng làm chậm sự thành thục về tính. Như vậy đối với lợn cái hậu bị cần được nuôi theo nhóm ở mật độ thích hợp thì sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển tính dục. Mặt khác, điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của lợn và tuổi động dục lần đầu. Tiểu khí hậu chuồng nuôi được hình thành do nhiều tác nhân: khí hậu vùng, kiểu chuồng, hướng chuồng, độ thông thoáng, khả năng thoát nước, hàm lượng khí NH3, CO2, H2S... Sự trao đổi khí và lượng phân trong chuồng quyết định đến tiểu khí hậu chuồng nuôi. Thí nghiệm được tiến hành ở úc cho thấy hàm lượng amoniac (NH3) cao sẽ làm chậm thời gian động dục lần đầu là 25 - 30 ngày (Paul Hughes và James Tilton, 1996) [63]. + Ảnh hưởng của con đực: sự kích thích của con đực cũng ảnh hưởng đến tuổi thành thục về tính dục của lợn cái hậu bị. Người ta làm thí nghiệm thấy rằng nếu cách ly lợn cái hậu bị (ngoài 5 tháng tuổi) khỏi lợn đực sẽ dẫn đến làm chậm sự thành thục về tính dục so với những cái hậu bị cùng lứa tuổi được tiếp xúc với lợn đực. Tuy nhiên, việc xác định tuổi lợn cái hậu bị lúc bắt đầu cho tiếp xúc hoặc tuổi đực giống cho tiếp xúc với lợn cái có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vấn đề này cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng trong một nhóm nhỏ của đàn nái hậu bị chỉ cần cho lợn đực tiếp xúc 10 - 15 phút/ngày, ý kiến khác lại cho rằng nếu cho tiếp xúc hạn chế với lợn đực thì động dục lần đầu chậm hơn so với lợn nái được tiếp xúc hàng ngày. Theo Paul Hughes and James Tilton (1996) [63] nếu cho lợn cái hậu bị tiếp xúc với lợn đực 2 lần/ngày với thời gian 15 - 20 phút/lần thì kết quả 83% lợn nái (ngoài 90kg thể trọng) động dục lúc 165 ngày tuổi. Theo Hughes P.E (1982) [64] thì những lợn đực dưới 10 tháng tuổi không có tác dụng trong việc kích thích phát dục, bởi vì những lợn đực còn non này chưa tiết ra lượng feramon đó là thành phần cần thiết của "hiệu ứng đực giống". Tác dụng "hiệu ứng đực giống" khi tiếp xúc với con cái hậu bị thì kích thích con đực có thể tách ra thành các kích thích thành phần để tạo ra tín hiệu nào đó là tín hiệu đặc biệt mà nó đưa ra để kích thích sự thành thục của con cái. "Hiệu ứng đực giống" được thực hiện thông qua feromon trong nước bọt của con đực (3µ andiosterol) được truyền trực tiếp cho con cái qua đường miệng. Tuy nhiên những nghiên cứu sau đã cho thấy nếu chỉ có feromon mà không có mặt của lợn đực thì tác dụng kích thích cũng tương đối thấp. "Hiệu ứng đực giống" tốt nhất khi lợn cái hậu bị khoảng 160 ngày tuổi và lợn đực ít nhất là 10 tháng tuổi, việc nhốt lợn cái hậu bị cạnh chuồng đực giống và cho chúng tiếp xúc trực tiếp trong 1 khoảng thời gian ngắn mỗi ngày sẽ tạo ra đáp ứng tốt nhất ở lợn cái hậu bị. Thêm vào đó, đực giống cần cho phối giống đều đặn vì điều đó sẽ làm cho cả lượng feromon và tính hăng tăng lên. Như vậy, việc sử dụng đực giống cho tiếp xúc trực tiếp với cái hậu bị là cách tốt nhất cho việc thành thục tính dục ở lợn cái hậu bị nhưng cũng cần chú ý đến yếu tố ngoại cảnh làm giảm tác dụng của việc tiếp xúc giữa đực giống và con cái hậu bị. 2.2.2 Chu kỳ tính Khi gia súc thành thục về tính thì cơ thể con cái đặc biệt là cơ quan sinh dục có biến đổi kèm theo sự rụng trứng. Sự phát triển của trứng dưới sự điều tiết của hormone thùy trước tuyến yên làm cho trứng chín và rụng một cách có chu kỳ và biểu hiện bằng những triệu chứng động dục theo chu kỳ được gọi là chu kỳ tính. Thời gian một chu kỳ tính là từ lần rụng trứng trước đến lần rụng trứng sau. Chu kỳ tính của lợn trung bình là 21 ngày (dao động từ 17- 28 ngày). Theo các tác giả Trần Cừ, Cù Xuân Dần, Lê Thị Minh (1975)[8], lợn nội thành thục về tính khoảng 4 - 5 tháng tuổi, còn lợn ngoại khoảng 6 - 7 tháng tuổi. 2.3 Khả năng sinh sản của lợn nái 2.3.1 Các tham số di truyền với các chỉ tiêu sinh sản - Các chỉ tiêu sinh sản thường có hệ số di truyền thấp. Hệ số di truyền đối với một số chỉ tiêu sinh sản: Tuổi đẻ lứa đầu có h2 = 0,27 (Rydhmer và cs, 1995 [67]); Số con đẻ ra/ lứa có h2 = 0,13 (Nguyễn Văn Thiện, 1995 [40]), h2 = 0,15 (Bourdon RM, 1997 [50]); Khối lượng sơ sinh/con có h2 = 0,3 (Webb và King, 1976 [78]), h2 = 0,4 (Rydhmer, 1992 [70); Khối lượng toàn ổ 21 ngày tuổi có h2 = 0,15 (Bourdon RM, 1997 [50]); Số con cai sữa/ ổ có h2 = 0,10 (Bourdon RM, 1997 [50]), h2 = 0,12 (Nguyễn Văn Thiện, 1995 [40]); Khối lượng cai sữa/ổ có h2= 0,10 (Bourdon RM, 1997 [50]), h2 = 0,17 (Nguyễn Văn Thiện, 1995 [40]); Khoảng cách giữa hai lứa đẻ có h2 = 0,08 (Rydhmer và cs, 1995 [67]). - Các chỉ tiêu sinh sản có mối quan hệ với nhau, độ lớn của hệ số là khác nhau và tuỳ thuộc vào kết quả nghiên cứu (bảng 2.1). Bảng 2.1: Hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu sinh sản ở lợn Hệ số tương quan kiểu gen Tác giả , năm Số con đẻ ra và số con đẻ ra còn sống Số con đẻ ra sống và số con 21 ngày Số con đẻ ra sống và số con cai sữa 0,99 - 0,94 Bolet and Felgines(1981) [49] 0,88 0,89 0,83 Ber Kin ( 1984) [51] O,83 - - Irving and Swiger (1984) [76] 0,97 - 0,85 Ferguson et al (1985) [77] 0,94 0,57 - Johanson and Kenedy(1985) [75] - 0,87 - Kaplon et al (1991) [74] 0,967 - 0,597 Roeche (1996 ) [71] 0,999 - 0,815 - - 0,81 Blasco et al (1995) [47] 2.3.2. Các chỉ tiêu và các yếu tố ảnh hưởng năng suất sinh sản lợn nái 2.3.2.1. Các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái Các tác giả Nguyễn Thiện, Hoàng Kim Giao (1996) [32] cho rằng, trong các trang trại chăn nuôi lợn hiện đại, số lợn con cai sữa do một nái sản xuất ra trong 1 năm là chỉ tiêu đánh giá đúng đắn nhất năng suất sinh sản của lợn nái, chỉ tiêu này được tính chung trong toàn bộ thời gian sử dụng lợn nái (từ lứa đẻ 1 đến lứa đẻ cuối cùng). Cũng theo tác giả trên, các thành phần cấu thành chỉ tiêu số lợn con cai sữa, thời gian bú sữa, tuổi đẻ lứa đầu và thời gian bú sữa tới khi thụ thai lứa sau. Đỗ Thị Thoa (1998) dịch từ báo cáo của Harman (1994) thì cho biết các đặc tính sinh sản cần ở lợn nái gồm: tuổi đẻ lứa đầu, số con đẻ ra còn sống, số con cai sữa, khoảng cách lứa đẻ, thời gian cai sữa và theo tác giả số con cai sữa/nái/năm của lợn Large White là 21,2, lợn Landrace Pháp 21,2 và lợn Landrace Bỉ nuôi tại Pháp là 17,9 con. ở Việt Nam tiêu chuẩn Nhà nước về giống lợn (TCVN-1647-82, TCVN-3666-89) đã đề ra các chỉ tiêu giám định khả năng sinh sản của lợn nái nuôi tại các cơ sở chăn nuôi lợn Nhà nước bao gồm: số con đẻ ra còn sống/lứa, khối lượng 21 ngày tuổi/lứa, khối lượng cai sữa/lứa, tuổi đẻ lứa đầu đối với nái đẻ lứa 1 hoặc khoảng cách giữa 2 lứa đẻ đối với những nái đẻ lứa 2 trở lên. Năm 1980, Hughes và Varley [57] đã cho rằng các thành phần cấu thành năng suất sinh sản của lợn nái được thể hiện như sau: Khoảng cách lứa đẻ Số con cái chửa Thời gian chửa Thời gian tiết sữa Thời gian từ cai sữa đến phối giống có kết quả Số lợn con đẻ ra còn sống Tỷ lệ chết cho đến khi cai sữa Tỷ lệ đẻ Tỷ lệ thụ thai Thời gian từ cai sữa đến lúc động dục trở lại Số trứng rụng Tỷ lệ thụ thai Tỷ lệ không chửa đẻ Tỷ lệ phôi bị chết Tỷ lệ thai bị chết Sức sản xuất hàng năm của lợn nái ­ 2.3.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái Năng suất sinh sản của lợn nái được đánh giá trên rất nhiều chỉ tiêu. Do vậy cũng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái. * Ảnh hưởng của yếu tố di truyền Sự khác nhau giữa các giống lợn về các tính trạng năng suất sinh sản đã được nhiều tác giả công bố. Dựa vào năng suất sinh sản và sức sản xuất thịt các giống lợn được chia làm 4 nhóm chính (Legault, 1985) [61]. Với mục đích đa dạng các giống như Large White (Yorkshire, Landrace), một vài dòng nguyên chủng được xếp vào loại có khả năng sản xuất thịt và sinh sản khá. Các giống chuyên dụng "dòng bố" như Pietrain, Landrace Bỉ, Hampshire và Poland - China có năng suất sinh sản trung bình nhưng năng suất thịt cao. Các giống chuyên dụng "dòng mẹ" đặc biệt là một số giống nguyên sản của Trung Quốc như Taihu (điển hình là Meishan) có năng suất sinh sản đặc biệt cao nhưng năng suất kém. Cuối cùng là nhóm giống "nguyên sản" có năng suất sinh sản cũng như năng suất thịt thấp nhưng có khả năng thích nghi tốt với môi trường riêng của chúng. Các giống "dòng bố" thường có năng suất sinh sản thấp hơn so với các giống đa dạng. Ngoài ra chúng có chiều hướng hơi kém về khả năng nuôi con, điều này được minh chứng là chúng có tỷ lệ lợn con chết trước lúc cai sữa cao hơn so với giống đa dạng như Landrace và Large White. Theo Đặng Vũ Bình (1999) [5], Schimidlin (1994) [80] năng suất sinh sản của lợn nái phụ thuộc vào giống. Qua đó cho thấy rằng năng suất sinh sản của lợn nái phụ thuộc vào giống, việc tác động vào giống để nâng cao năng suất sinh sản là cần thiết trong việc chăn nuôi lợn. Hệ số di truyền cũng là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái. Đa số các tính trạng về năng suất sinh sản của lợn nái đều có hệ số di truyền thấp (Schmitten, 1989) [81]. * Ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng Thức ăn là nguồn cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cho tất cả các hoạt động sống của cơ thể, nó đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. + Ảnh hưởng của protein Lợn nái ngoại khẩu phần ăn thường chiếm từ 15 - 17% protein, tùy thuộc vào thể trạng và các giai đoạn. Đối với lợn có 9 axit amin không thay thế đó là lyzin, methionin, threonin, phenilalanin, histidin, trytophan, leucin, isoleucin, valin. Nếu cung cấp thừa hay thiếu protein đều ảnh hưởng tới sinh sản của lợn nái. Nếu thiếu ở giai đoạn mang thai sẽ làm khối lượng sơ sinh thấp, số con đẻ ra ít, thể trạng yếu ớt. ở giai đoạn nuôi con sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sữa từ đó ảnh hưởng đến khả năng nuôi con của lợn mẹ. Nếu cung cấp protein thừa ở giai đoạn mang thai sẽ làm tăng tỷ lệ thai chết, gây lãng phí protein, không đem lại hiệu quả kinh tế. Hàm lượng protein có trong khẩu phần thức ăn tùy thuộc vào từng giai đoạn nuôi dưỡng của lợn nái. Theo tiêu chuẩn Việt Nam (1994) thì hàm lượng protein trong thức ăn đối với lợn nái chửa là 14%, đối với nái nuôi con là 16%. Theo tiêu chuẩn Nhật Bản (1993), hàm lượng protein thu nhận hàng ngày đối với lợn nái chửa là 248 gam/con/ngày, đối với nái nuôi con là 812 gam/con/ngày. Tuy nhiên việc cung cấp protein cho lợn nái còn phụ thuộc số con để nuôi và thể trạng của con mẹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy cung cấp 246 gam protein tiêu hóa/ngày thì lợn mẹ tiết được 3,6 kg sữa/ngày, nếu cung cấp 736 gam protein tiêu hóa/ngày thì lợn mẹ tiết được 10,7 kg sữa/ngày. Qua nhiều nghiên cứu còn cho thấy cung cấp protein có nguồn gốc động vật thì năng suất sinh sản cao hơn so với protein có nguồn gốc thực vật. + Ảnh hưởng của năng lượng Việc cung cấp năng lượng theo nhu cầu của lợn nái cho từng giai đoạn có ý nghĩa rất quan trọng, vừa đảm bảo cho sinh lý bình thường và nâng cao được năng suất sinh sản. Nếu cung cấp thừa hay thiếu năng lượng đều không tốt. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sinh sản của lợn nái. Cung cấp thừa năng lượng trong thời gian mang thai sẽ làm cho lợn nái béo gây chết phôi, đẻ khó và sau khi đẻ sẽ kém ăn làm giảm khả năng tiết sữa đặc biệt là sữa đầu, từ đó ảnh hưởng đến sức sống cũng như sự phát triển của đàn con. Mặt khác làm cho lợn con có tỷ lệ ỉa chảy cao do sữa nhiễm mỡ. Nếu cung cấp thiếu năng lượng cho lợn nái trong giai đoạn mang thai sẽ làm cho lợn nái quá gầy, không đảm bảo cho quá trình sinh trưởng, phát triển của thai. Nếu thiếu trầm trọng có thể dẫn đến tiêu thai, sẩy thai. Nhu cầu năng lượng phù hợp cho nái ngoại và lợn nái lai ngoại là 3000 - 3100 Kcal/kg thức ăn hỗn hợp. Khẩu phần ăn cho lợn nái chửa kỳ I là 1,8 - 2,5 kg/nái/ngày. Lợn nái chửa kỳ II là 2,5 - 3 kg/con/ngày. Nái nuôi con trung bình là từ 4,5 - 5 kg/con/ngày. + Ảnh hưởng của khoáng chất Trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp, lợn mẹ ít cơ hội chăn thả để bổ sung rau xanh và khoáng chất. Vì vậy, ta phải bổ sung đầy đủ khoáng chất cho lợn mẹ để đảm bảo sự sống bình thường cho lợn mẹ. Lợn nái thiếu Ca, P, nguyên nhân là do trong khẩu phần ăn thiếu Ca, hoặc thiếu Vitamin D. Ca và P có trong khẩu phần thức ăn quyết định bởi các thành phần các chất đó có trong nguyên liệu phối trộn. Trong khẩu phần thức ăn của lợn nái không những phải cung cấp đầy đủ Ca và P mà còn cung cấp đầy đủ Vitamin D điều này rất cần thiết cho quá trình hấp thu Ca và P. Thiếu Ca và P ảnh hưởng rất lớn tới lợn nái, đặc biệt trong giai đoạn mang thai.Trong giai đoạn mang thai lợn mẹ cần rất nhiều Ca và P để cung cấp cho quá trình tạo mô xương của bào thai, nếu không cung cấp đủ thì cơ thể mẹ tự huy động Ca và P tro._.ng các mô xương ra, do đó hệ xương của cơ thể mẹ bị loãng và yếu dẫn đến trước và sau đẻ lợn nái dễ bị bại liệt. Ngược lại nếu thừa Ca và P cũng ảnh hưởng đến lợn nái và gây ra một số bệnh như sỏi thận, gây lắng đọng Ca ở phủ tạng, thừa Ca và P làm tăng nhu cầu Zn và vitamin K và cản trở sự hấp thụ P. Nhu cầu Ca, P phụ thuộc vào từng giai đoạn của quá trình mang thai, đặc biệt ở giai đoạn cuối của quá trình mang thai là cần lượng Ca, P lớn nhất vì thai lợn phát triển mạnh nhất ở giai đoạn này. Trong giai đoạn nuôi con lượng Ca, P còn phụ thuộc vào số lượng lợn con và lượng sữa tiết ra trong ngày. Theo tiêu chuẩn của Nhật Bản (1993) thì nhu cầu Ca, P hàng ngày cho lợn nái như sau: đối với lợn nái chửa cần lượng Ca, P tương ứng là 14,9 - 11,9 gam. Đối với nái nuôi con cần lượng Ca, P tương ứng là 40,6 - 32,5 gam. + Ảnh hưởng của khoáng vi lượng (Cu, Fe, Zn...) Theo tiêu chuẩn Nhật Bản (1993) thì lợn nái cần 150 mg Fe, 99 mg Zn và 9,9 mg Cu, còn lợn nái nuôi con cần một lượng tương ứng là 443 mg Fe; 271 mg Zn; 27,1 mg Mn. + Ảnh hưởng của vitamin Thiếu vitamin A dẫn đến chết phôi, chết non, thai phát triển kém, sẩy thai, khô mắt. Thiếu vitamin D cũng như thiếu Ca, P thì lợn con đẻ ra còi cọc, lợn nái sẽ bị bại liệt trước và sau đẻ, chất lượng sữa và số lượng sữa kém. Thiếu vitamin B1 dẫn tới hiện tượng thần kinh yếu, co giật, bại liệt tứ chi. Thiếu vitamin C làm giảm sức đề kháng của cơ thể, vi khuẩn dễ xâm nhập và gây bệnh. Thiếu vitamin E có hiện tượng chết phôi, chết thai, trứng rụng ít dẫn đến số con đẻ ra ít, ngoài ra còn gây bệnh trắng cơ. Nếu bổ sung vitamin thừa cũng là liều thuốc độc cho cơ thể. Ví dụ, thừa vitamin A sẽ gây ảnh hưởng hấp thu vitamin E gây cho lợn không động dục hay động dục kém, thai phát triển kém. Thừa vitamin D thì sẽ bị vôi hóa, tim, phổi, thận. * Ảnh hưởng của số trứng rụng Trứng được sản xuất ra từ buồng trứng sau khi rụng xuống trứng sẽ đến tử cung chờ thụ tinh, số trứng rụng nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng số con sinh ra. Như vậy, số trứng rụng trong một chu kỳ động dục là giới hạn cao nhất của số con đẻ ra trong một lứa, trong thực tế mỗi lợn nái đẻ trên dưới 10 con điều đó chứng tỏ số trứng rụng sẽ nhiều hơn số con đẻ ra. Rapael, Dioz Motila, (1971) [23] cho biết: sự rụng trứng ở lợn nái trưởng thành xảy ra sau 20 - 29 giờ tính từ khi bắt đầu động dục, còn ở lợn Hậu bị thời điểm này chậm hơn 25 - 32 giờ. Novikov (1979) [22] cho rằng số trứng rụng xảy ra ở ngày thứ 2 của chu kỳ động dục, lợn nái tơ là từ 24 - 30 giờ còn lợn nái trưởng thành là 20 - 24 giờ tính từ khi bắt đầu động dục. Trong suốt thời kỳ động dục, số tế bào trứng rụng trong 1 lần động dục bình quân là 14 trứng, giao động 7 - 16 trứng, ở lợn trưởng thành 15 - 25 trứng. Số tế bào trứng rụng tăng lên theo chiều tăng của tuổi lợn, đặc biệt là sau lứa đẻ thứ nhất, tuy nhiên sau khi đạt đến tuổi trưởng thành thì số tế bào trứng rụng lại giảm dần. Theo Burger (1952) [45], các giống lợn màu trắng có số trứng rụng nhiều hơn các giống lợn màu đen. Tác giả Perry (1954) [66] cho thấy số trứng rụng của nái tơ là 13,5 và nái trưởng thành là 21,4 trung bình số trứng rụng của lợn nái là 15 - 20. Mỗi chu kỳ động dục của lợn có thể rụng 15 - 20 trứng có khi đến 40 trứng, trong đó buồng trứng bên trái thường rụng nhiều hơn (Trần Cừ và cs 1975) [8]. Hệ số cận huyết cũng ảnh hưởng đến số trứng rụng, theo Stewart (1975) [84], cứ khi hệ số cận huyết tăng lên 10% thì số trứng rụng sẽ giảm đi 0,6 - 1,7. Trong nuôi dưỡng lợn cái hậu bị trước ngày dự kiến phối giống 10 -14 ngày tập trung mức năng lượng cao để tăng số lượng trứng rụng ngay từ lần động dục đầu tiên. Điều này đã được áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi lợn nái hậu bị. Theo Hughes và Varley (1980) [57] nếu lợn được ăn với mức dinh dưỡng cao trong vòng 0 - 1 ngày trước động dục thì số trứng rụng tăng 0,4 trứng, trong vòng 2 - 7 ngày thì số trứng rụng tăng 3,1 trứng. Trong quy trình chăn nuôi lợn nái của tập đoàn Cargil (Mỹ) áp dụng chương trình nuôi dưỡng theo 4 giai đoạn. + Giai đoạn tăng số lợn con/lứa: trước khi phối giống 14 ngày với mức ăn 2,8 - 3,6 kg/ngày đối với nái hậu bị và nái nuôi con từ khi cai sữa đến phối giống. + Giai đoạn kinh tế: 91 ngày sau khi phối giống có chửa khẩu phần ăn của lợn nái mang thai là 1,8-2,2 kg/con/ngày. + Giai đoạn tăng khối lượng lợn con sơ sinh 21 - 23 ngày trước khi đẻ với mức 2,8 - 3,2 kg/con/ngày. + Giai đoạn tạo sữa: (sau khi đẻ) cho ăn không hạn chế. * Ảnh hưởng của tỷ lệ thụ tinh và thụ thai Tỷ lệ thụ tinh của các trứng rụng trong chu kỳ động dục của lợn nái chủ yếu phụ thuộc vào thời điểm phối giống. Trong điều kiện bình thường tỷ lệ thụ tinh là 90 - 100% nếu số trứng rụng ở mức bình thường và tỷ lệ thụ tinh sẽ không ảnh hưởng gì tới sự phát triển của các trứng đã được thụ tinh (Self, 1956) [83]; (Hancock, 1961) [58]. Người ta đã chứng minh rằng nếu số trứng rụng quá mức bình thường thì tỷ lệ trứng phát triển bình thường ngay sau khi thụ tinh sẽ giảm đi, tức là tỷ lệ con đẻ ra/số trứng rụng sẽ giảm thấp khi số trứng rụng tăng lên (Cunningham, 1979) [52]. Thời điểm phối giống thích hợp nhất không phải có khoảng cách dài mà chỉ ở một biên độ thời gian nhất định. Thời gian động dục kéo dài 5 -7 ngày, nhưng thời gian chịu đực chỉ khoảng 2,5 ngày. Muốn nâng tỷ lệ thụ thai phải nắm được thời điểm rụng trứng và quãng thời gian trứng rụng, phối tinh quá sớm hoặc quá muộn đều dẫn đến kết quả thụ tinh không cao. Thời điểm phối giống là từ 24 - 30 giờ kể từ khi con cái chịu đực là thích hợp nhất. Nguyễn Thiện (1998) [33] đã tổng kết công trình nghiên cứu xác định thời điểm rụng trứng và thụ tinh thích hợp nhất: phối giống tại các thời điểm: 18, 24, 30, 36 và 42 giờ kể từ khi con vật bắt đầu chịu đực tỷ lệ thụ thai lần lượt là 80%, 100%, 100%, 80%, 70% và số con đẻ ra tương ứng là: 8,20; 11,80; 10,50; 9,80; 7,80 con và tác giả đã đi đến kết luận thời điểm phối giống thích hợp nhất vào lúc 24 - 30 tính từ giờ chịu đực đầu tiên, giao động từ 15 - 45 giờ. Để có kết quả cao, cần phối giống cho lợn nái bằng phương thức phối kép (2 lần), lần sau cách lần trước 10 - 12 giờ trong ngày hoặc cuối ngày hôm trước và đầu ngày hôm sau (Phạm Hữu Doanh, Đinh Hồng Luận 1985) [14]. Phương pháp phối giống cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai, có 2 phương pháp phối giống là phương pháp nhẩy trực tiếp và thụ tinh nhân tạo. Theo Lee và cs (1995) [62], tỷ lệ thụ thai của lợn thụ tinh nhân tạo và nhảy trực tiếp là 92,3 và 94,4%. Số con đẻ ra của lợn thụ tinh nhân tạo và nhảy trực tiếp là 10,64 và 11,48 con. Số con đẻ ra còn sống lần lượt là 9,81 và 10,76 con nhưng ở đây không có sự sai khác (P > 0,05). Brooks (1969) [46] đánh giá rằng các mức ăn khác nhau trong giai đoạn từ cai sữa đến phối giống trở lại có ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ thai. Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ cải thiện được số trứng rụng nhưng lại làm giảm tỷ lệ thụ thai (Hafez, 1960) [59]. * Ảnh hưởng của lứa đẻ Khả năng sinh sản của lợn nái bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các lứa đẻ khác nhau. Lợn cái hậu bị ở lứa đẻ thứ nhất cho số lượng con đẻ ra thấp nhất sau đó từ lứa thứ 2 trở đi số lượng con đẻ ra sẽ tăng dần lên cho đến lứa sau, lứa thứ 7 thì bắt đầu giảm dần. Trong sản xuất người ta thường chú ý giữ vững số lượng con đẻ ra/ổ các lứa thứ sáu trở đi bằng kỹ thuật chăn nuôi, quản lý, chăm sóc sao cho đàn lợn mẹ không tăng cân quá và cũng không gầy sút quá. * Ảnh hưởng của yếu tố tuổi và khối lượng phối giống lần đầu Để tiến hành phối giống lần đầu thì lợn cái hậu bị phải thành thục cả về tính và thể vóc. Nếu tuổi đẻ lứa đầu và khối lượng phối giống lần đầu quá sớm hay quá muộn, quá thấp hay quá cao đều ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái. Nếu lợn hậu bị đưa vào khai thác quá sớm cơ thể phát triển chưa hoàn thiện nên số trứng rụng ít, tỷ lệ thụ thai kém. Hơn nữa nó còn ảnh hưởng đến phát triển thể chất, thể vóc sau này. Nếu lợn hậu bị đưa vào khai thác muộn giảm hiệu quả kinh tế. * Ảnh hưởng của thời gian tiết sữa Theo Hughes và cs (1980) [57]: cai sữa ở 8 tuần tuổi là tốt cho cả mẹ và con, nhưng sẽ giới hạn số lứa đẻ/nái/năm là 1,8 - 2,0. Cai sữa ở 3 tuần tuổi có thể đạt 2,5 lứa với chi phí rất rẻ, lợn con ít bệnh. * Ảnh hưởng của số con trong ổ Năng suất của đàn lợn nái được xác định bởi chỉ tiêu số lợn con được cai sữa/nái/năm. Do đó, số con trên ổ là tính trạng năng suất sinh sản rất quan trọng (Lê Xuân Cương, 1986) [9]. Người ta thường quan tâm đến các chỉ tiêu số con trong ổ là: số con đẻ ra, số con đẻ ra còn sống, số con cai sữa. Theo Thomas (1973) [85], số con đẻ ra trung bình trên lứa của đàn lợn nước Anh là 11,0 con số con đẻ ra còn sống: 10,4 con, số con đến cai sữa; 8,60 con và tỷ lệ nuôi sống: 86,7%. Trương Văn Đa, Lê Thanh Hải (1987) [16] nghiên cứu ở Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh: số con sơ sinh của lợn nái Yorkshire là 9,12 - 9,88 con, số con cai sữa là 8,88 - 9,64 con/lứa. Số con bị giảm dần là do các nguyên nhân: - Một số trứng không được thụ tinh. - Một số phôi bị tiêu ngay trong thời gian chửa của mẹ. - Một số thai chết khi đẻ. - Một số lợn chết từ sơ sinh đến cai sữa. Người ta thống kê có khoảng 3 - 5% lợn con chết khi sơ sinh bao gồm do khó đẻ và lợn con chết trong giai đoạn chửa đẻ cuối cùng. Tác giả Ridgon (1974) [68] đưa ra mục tiêu phấn đấu cho mỗi ổ đẻ là 10 - 12 lợn con còn sống và 9,6 - 10,5 lợn con cai sữa. Tỷ lệ chết nhỏ hơn 10 - 13%. Tạp chí Veterinary Investigation Service (1982) nhận định, các nguyên nhân chủ yếu gây chết lợn con trong giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa là do: - Mẹ đè và thiếu sữa: 50%. - Nhiễm khuẩn: 11,1%. - Dinh dưỡng kém: 8%. - Di truyền: 4,5%. - Các nguyên nhân khác: 26,4%. Tỷ lệ chết của lợn sơ sinh đến cai sữa tùy thuộc vào ngày tuổi khác nhau: dưới 3 ngày tuổi: 50%, 3 - 7 ngày tuổi: 18%, 8 - 21 ngày tuổi: 17% và 22 - 56 ngày tuổi: 15%. * Ảnh hưởng của thời gian động dục trở lại sau cai sữa Thời gian động dục trở lại sau cai sữa không giống nhau giữa các giống. Burger (1952) [45] cho biết, lợn Large White sớm động dục trở lại sau cai sữa hơn giống Black White (7,85 so với 16,08 ngày). Hughes thì lại nhận định, sự khác biệt về tính trạng này giữa các giống lợn Yorkshire, Large White và Landrace có thể có ý nghĩa nhưng trên thực tế sự khác biệt này là rất nhỏ. Theo Nguyễn Thiện, Hoàng Kim Giao (1996) [32], cai sữa sớm không đi liền với động dục sớm và ngược lại, cai sữa càng sớm thì khoảng cách từ cai sữa tới ngày động dục càng dài, rụng trứng ít. Cai sữa vào 10 ngày có thời gian động dục trở lại là 14,7 ngày; cai sữa 28 ngày động dục trở lại sau 12,20 ngày, cai sữa 50 ngày thì động dục trở lại 6 ngày và số trứng rụng 15 - 16 trứng. Tác giả cho rằng tốt nhất là cai sữa lợn con từ 21 - 28 ngày tuổi. 2.4. Quá trình phát triển của lợn ở giai đoạn trong thai và giai đoạn bú sữa 2.4.1 Quá trình phát triển của lợn ở trong thai Quá trình phát triển của lợn ở giai đoạn trong thai được tính từ khi trứng được thụ tinh cho đến khi lợn con được sinh ra. Giai đoạn trong thai thường kéo dài trung bình 114 ngày. Giai đoạn này được chia làm ba thời kì: thời kì phôi thai, thời kì tiền thai và thời kì bào thai. + Thời kì phôi thai: được tính từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 22 của quá trình mang thai. Sau khi trứng và tinh trùng gặp nhau ở 1/3 phía trên ống dẫn trứng, tại đây diễn ra sự thụ tinh. Trứng được thụ tinh hình thành hợp tử, 1 đến 3 ngày sau khi thụ tinh hợp tử di chuyển về hai bên sừng tử cung và làm tổ tại đó. Thời kì này phôi phát dục mạnh nhất và chất dinh dưỡng được cung cấp từ noãn hoàng, đó chính là hình thức tự dưỡng. Sau 5 - 6 ngày mầm thai và túi phôi được hình thành, ngày thứ 7 - 8 màng ối hình thành có tác dụng bảo vệ và cung cấp chất dinh dưỡng cho thai. Sau 10 ngày màng đệm hình thành, màng này có nhiều lông nhung, có tác dụng chuyển chất dinh dưỡng cho thai. Sau 12 ngày màng niệu được hình thành, thai lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ bằng cách thẩm thấu. Cuối thời kì này các khí quan đầu tiên được hình thành, nhau thai chưa phát triển, phôi bám vào thành tử cung chưa chắc chắn và chỉ nặng 1 -2 g. + Thời kì tiền thai: thời kì này kéo dài từ ngày thứ 23 đến ngày thứ 39. Đặc điểm của thời kì này là phôi thai phát triển mạnh dần, bắt đầu hình thành nhau thai, mối liên hệ giữa phôi thai và tử cung chắc chắn hơn, ít xảy ra hiện tượng xảy thai. Các khí quan hình thành rõ rệt. Cuối thời kì này khối lượng thai đạt 6 - 7g. + Thời kì bào thai: thời kì này kéo dài từ ngày thứ 39 đến khi đẻ. Ở thời kì này, thai phát triển mạnh nhất là 30 ngày trước khi đẻ. Khối lượng bào thai tăng lên ở tháng cuối cùng trước khi đẻ có thể chiếm 2/3 hoặc 3/4 so với toàn bộ khối lượng bào thai. Trong thực tế để thuận tiện cho áp dụng kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc, người ta chia giai đoạn chửa của lợn nái thành hai thời kỳ, chửa kỳ I: từ ngày có chửa thứ 1 đến ngày thứ 84; chửa kỳ II: từ ngày chửa thứ 85 trở đi. Cần chú ý việc nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái chửa kỳ II : cung cấp thức ăn có chất lượng tốt, khẩu phần được chia nhỏ thành nhiều bữa/ngày để tránh sự chèn ép, gây ảnh hưởng cho thai. 2.4.2 Quá trình phát triển của lợn ở giai đoạn bú sữa Giai đoạn này nguồn dinh dưỡng cho lợn con được cung cấp chủ yếu từ sữa mẹ vì quá trình trao đổi chất ở lợn con diễn ra mạnh và khối lượng cơ thể tăng nhanh. Theo Trương Lăng (1993) [27] thì khối lượng cơ thể lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần lúc sơ sinh. Các cơ quan tiêu hoá phát triển, tăng về kích thước và hoàn thiện dần về chức năng. Dung tích dạ dày sau 10 ngày tăng gấp 3 lần lúc sơ sinh; sau 20 ngày tăng lên 8 lần và khi trưởng thành đạt 3,5 - 4 lít. Chiều dài ruột non sau 20 ngày tăng 3 lần, ruột già tăng 1,5 lần so với lúc sơ sinh. Chức năng của bộ máy tiêu hoá chưa được hoàn chỉnh nhất là ở 3 - 4 tuần đầu. Nguyên nhân do thiếu HCl tự do trong dạ dày nên men pepsinogen không được hoạt hoá thành pepsin mà HCl có chức năng diệt khuẩn vì vậy ở giai đoạn này lợn con tiêu hoá rất kém, đặc biệt là các thức ăn ngoài sữa, nên lợn con dễ mắc bệnh ỉa chảy và ỉa phân trắng. Lợn con tiêu hoá protein sữa là nhờ men catepsin và trypsin hỗ trợ. Chỉ sau 4 tuần men pepsin mới có hoạt tính mạnh, còn các men amilase, maltase trong 2 - 4 tuần hoạt tính yếu, nên lợn con tiêu hoá tinh bột rất kém đặc biệt là tinh bột sống. Chính vì vậy, trong công nghệ sản xuất thức ăn cho lợn hiện nay, thành phần tinh bột cần được làm chín bằng phương pháp ép đùn. Ngoài ra, ở giai đoạn này phản xạ thần kinh và thể dịch của lợn con còn yếu, khả năng phân tiết dịch vị chậm, hoạt tính của dịch vị và khả năng kháng khuẩn còn kém nên cần phải chú ý tới vệ sinh thức ăn, nước uống, chuồng trại. Lợn con khi sinh ra thường bị thiếu sắt do sữa me bị thiếu, vì thế cần phải bổ sung bằng cách tiêm sắt dưới dạng Dextran Fe ở ngày tuổi thứ 3 và ngày tuổi thứ 10. 2.5 Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài 2.5.1 Các dòng lợn cụ kỵ của tập đoàn PIC  Các dòng lợn PIC được đưa vào Việt Nam năm 1997 nuôi tại Trạm nghiên cứu, nuôi giữ giống lợn hạt nhân Tam Điệp thuộc Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương - Viện Chăn Nuôi gồm: - Dòng L95 (VCN05): là dòng Meishan tổng hợp, màu trắng, phối với đực dòng L06 sản xuất lợn nái ông bà C1230 Dòng L95 được tạo ra từ nước Anh từ kết quả lai tạo giữa các giống lợn Yorkshire và lợn Meishan của Trung Quốc. Dòng lợn này sinh sản tốt (đẻ từ 13 - 14 con/lứa). - Dòng L06 (VCN02): là dòng Landrace tổng hợp, phối với đực dòng L11 sản xuất lợn nái ông bà C1050 - Dòng L11 (VCN01): là dòng Yorkshire tổng hợp, phối với đực dòng L06 để sản xuất lợn nái ông bà C1050 và phối với đực L64 để sản xuất đực cuối cùng 402. - Dòng L19 (VCN03): là dòng Duroc tổng hợp, màu trắng chuyên sản xuất lợn đực để phối giống với lợn nái ông bà sản xuất lợn nái bố mẹ. Dòng L19 được tạo ra tại Anh từ 2 giống lợn Duroc và lợn Yorkshire. Lợn có màu lông da trắng, thân hình phát triển cân đối, bốn chân tương đối vững chắc. - Dòng L64 (VCN04): là dòng Pietran tổng hợp dùng để phối với lợn cái dòng L11 sản xuất lợn đực cuối cùng 402. Đực 402 chuyên dùng phối với lợn nái bố mẹ để sản xuất lợn thương phẩm 4 và 5 giống. 2.5.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Các giống lợn Yorkshire, Landrace, Duroc ... được nuôi phổ biến ở tất cả các nước có nghề chăn nuôi lợn hướng nạc phát triển và nhân ra khắp thế giới bởi các ưu điểm của nó là khối lượng cơ thể lớn, tăng trọng nhanh, tỷ lệ nạc cao, năng suất sinh sản khá, khả năng thích nghi tốt. ở Liên Xô (cũ) lợn Yorkshire chiếm 85% còn ở Châu Âu chiếm khoảng 54%. Năm 1960 tỷ lệ Landrace trong cơ cấu đàn lợn của Cộng hòa dân chủ Đức là 56,5%. Chính vì vậy mà cho đến nay có rất nhiều nghiên cứu và thông báo về khả năng sinh sản của 2 giống lợn Yorkshire và Landrace. White và cs (1991) [86] đã nghiên cứu trên lợn Yorkshire cho thấy: tuổi động dục lần đầu là 201 ngày (Số mẫu nghiên cứu là 444) số con đẻ ra còn sống của 20 ổ ở lứa 1 trung bình là 7,2 con/ổ. Stoikov và cs (1996) [82] đã tiến hành nghiên cứu về khả năng sinh sản của lợn Yorkshire và Landrace có nguồn gốc khác nhau được nuôi ở Bungari cho biết số con đẻ ra/ổ ở các giống là khác nhau. Cụ thể là lợn Yorkshire Anh 9,7 con/ổ, Yorkshire Thụy Điển 10,6 con/ổ, Yorkshire Ba lan 10,5 con, Landrace Anh là 9,8 con, Landrace Bungari 10 con, Landrace Bỉ là 8,5 con/ổ. Theo Lê Thanh Hải và cs (1997) [17] thì ở Pháp số con đẻ ra còn sống/ổ của giống Yorkshire năm 1991 là 11,4, năm 1992 là 11,5 con. Còn với Landrace thì số liệu tương ứng là 11,7 và 12 con. ở Anh lợn Landrace có số con đẻ ra còn sống/ổ là 10,82 và lợn Yorkshire là 10,73 con. Nghiên cứu trên 4 nhóm lợn nái Large White (LW) x Landrace (L): L x Pietrain, LW x LW; L x L, Radovie (1998) [74] đã công bố tỷ lệ đẻ trên 4 nhóm lần lượt là 89,4; 76,5; 81,2 và 83,3%, số con đẻ ra là 9,67, 9,15, 10,81 và 10,47 con, khối lượng sơ sinh toàn ổ đạt 12,29; 11,31; 13,44 và 13,40 kg, tỷ lệ hao hụt từ sơ sinh đến cai sữa là 7,49; 23,48; 12,64 và 6,58%. Các giống lợn ngoại mà đặc biệt là 2 giống lợn Yorkshire và Landrace là nguyên liệu được sử dụng trong nhiều chương trình lai Hybrid tạo ra các con lai Hybrids như Kemboroy (Anh), Costiwol (Anh), Ahip, Khip (Hungari), Hypor (Hà Lan)... Một số kết quả về khả năng sinh sản của lợn ngoại ở các nước đã được thông báo. Các nước chăn nuôi tiên tiến chủ yếu sử dụng một số giống lợn cao sản Landrace, Yorkshire, Duroc, Hampshire thực hiện các công thức lai từ 4 giống trên tạo ra lợn lai 3, 4 giống nuôi thịt. Du x F1 (LRxLW) = Lợn thương phẩm 3 giống (Du x LR) x F1 (Ham x LW) = Lợn thương phẩm 4 giống Hiện nay, ở một số nước trong đó có Anh đã sử dụng các giống thuần chủng hoặc tổng hợp. Từ đó sản xuất các con lai ông bà, bố mẹ và sau cùng được phối với lợn đực cuối cùng để sản xuất con lai thương phẩm từ 3 giống trở lên. Lợn đực cuối cùng có thể là thuần chủng như Duroc, Pietrain, Hamshire cũng có thể là con lai 402. Công nghệ giống lợn PIC sử dụng sơ đồ lai tạo lợn thương phẩm 4 và 5 giống với dòng đực cuối cùng 402 là con lai ( Pi x Y). Công thức lai của con lai thương phẩm như sau: Thương phẩm 5 giống: Đực ( L64 x L11) x Cái [ L19 x( L06 x L95)] Thương phẩm 4 giống: Đực ( L64 x L11) x Cái [ L19 x (L06 xL11)] Giống lợn Meishan có nguồn gốc từ Trung Quốc với nhiều ưu thế vượt trội về khả năng sinh sản đã được nhiều nước có nền chăn nuôi lợn tiên tiến như Anh, Pháp, Mỹ... nhập về và sử dụng làm nguyên liệu để lai giống tạo ra các dòng lợn có khả năng sinh sản cao. 2.5.3 Tình hình nghiên cứu trong nước Vào những năm đầu của thập kỷ 60 và 70 của thế kỷ 20 nước ta đã nhập một số lợn ngoại như Lanđrace, Yorkshire, Duroc, Hampshire, Pietrain... để cải tiến giống lợn nội thông qua việc lai giữa hai giống với nhau giữa đực ngoại với cái nội tạo con lai F1 nuôi thịt làm tăng tỷ lệ nạc lên tới 40 - 45%. Nguyễn Văn Thiện và cs (1995) [40], Phạm Hữu Doanh (1995) [13] đã nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn Yorkshire, Landrace và Duroc. Kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân (1998) [44] về khả năng sinh sản của giống lợn Landrace cho biết, trên 140 ổ đẻ có số con sơ sinh sống/ổ trung bình đạt 8,66 với khối lượng bình quân 1,42 kg/con. Số con sơ sinh đạt cao nhất là dòng lợn Landrace Nhật (9,02 con) nhưng có khối lượng sơ sinh thấp nhất với 1,29 kg/con. Còn số con SSS/ổ của dòng Landrace Bỉ là 8,04 con, khối lượng sơ sinh lại đạt tỷ lệ khá cao là 1,54 kg/con. Khả năng tiết sữa bình quân 31,5 kg và không có biểu hiện sai khác đáng kể giữa 3 dòng Landrace. Khối lượng toàn ổ lúc cai sữa bình quân đạt 76,5kg, dòng Landrace Cuba cao hơn hai dòng Landrace Nhật, Bỉ nhưng không đáng kể. Khối lượng trung bình lợn con cai sữa của dòng Landrace Bỉ cao nhất 12,72 kg/con. Kết quả theo dõi trên 122 ổ đẻ lợn Đại Bạch có số con sơ sinh trung bình còn sống là 8,62 con, khối lượng trung bình lợn con sơ sinh là 1,29 kg. Riêng dòng Đại Bạch Cuba đạt 8,40 con, dòng Đại Bạch Nhật đạt 1,29 kg/con, thấp hơn so với dòng Đại Bạch Bỉ (11,54 con) ở mức (P<0,05). Cũng nghiên cứu khả năng sinh sản trên lợn nái Yorkshire. Trịnh Xuân Lương (1998) [31] đã đưa ra kết quả: số con đẻ ra còn sống là 11,50 ± 0,12, khối lượng toàn ổ sơ sinh đạt 11,5 kg và khi cai sữa ở 50,80 ngày khối lượng toàn ổ cai sữa là 149,35 ± 2,73 kg, số con cai sữa: 10,30 ± 0,20 con. Như vậy khi cai sữa ở 50,8 ngày thì trung bình 1 lợn con đạt 14,5 kg/con. - Từ năm 1996 - 2000 các giống lợn ngoại nhập cũng là nguồn nguyên liệu chính trong chương trình tạo lợn lai giữa 3 - 4 máu ngoại đạt tỷ lệ nạc cao. Nhiều công trình nghiên cứu về khả năng sinh sản của các giống lợn ngoại được công bố. Trần Thế Thông và cs (1990) [39] cho biết lợn Yorkshire đạt: Số con sơ sinh sống là : 10 con Khối lượng sơ sinh : 1,2 kg/con Khối lượng cai sữa/ổ : 109 kg/ổ Khối lượng hậu bị 8 tháng : Đực: 101kg ; Cái : 94 kg Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng : 4,5 kg Tỷ lệ nạc trong thân thịt là 52%, độ dày mỡ là 3 cm. Lê Thanh Hải và cs (2001) [19], nái lai F1 (L x Y) và F1 (Y x L) đều có các chỉ số sinh sản cao hơn so với nái thuần L, Y. Nái lai F1 (L x Y) và F1 (Y x L) và nái thuần L, Y có số con cai sữa/ổ tương ứng là 9,27; 9,25; 8,55 và 8,60 con; với khối lượng cai sữa/ổ tương ứng là 78,90; 83,10; 75,00 và 67,20 kg. Phùng Thị Vân và cs (2001, 2002) [39, 43] cho biết lai hai giống giữa Y, L và ngược lại đều có ưu thế về nhiều chỉ tiêu sinh sản so với giống thuần, (Y x L) và (L x Y) có số con cai sữa/ổ tương ứng là 9,38 và 9,36 con; với khối lượng cai sữa/ổ ở 35 ngày tuổi là 79,30 và 81,50 kg. Trong khi đó nái thuần Y, L có số con cai sữa/ổ tương ứng là 8,82 và 9,26 con, với khối lượng cai sữa/ổ ở 35 ngày tuổi chỉ dạt 72,90 kg cho cả hai giống. Ở nước ta, nhiều công thức lai đã được thực hiện bằng cách cho lai các giống lợn nội và ngoại khác nhau. Miền Bắc đã lai tạo được nhiều tổ hợp lai giữa lợn ngoại nhập và lợn nội như Móng Cái, ỉ. Các công thức lai thành công và đã được đưa vào sản xuất như: LW xMC LR x MC LW x I LR x I LW x ( LW x I) LR x ( LW x I) LW x LR x ( LW x MC) Miền Nam đã thực hiện thành công nhiều công thức lai giữa các giống lợn nội với các giống lợn ngoại nhập, giữa các giống ngoại nhập với nhau, những tổ hợp lai này đã đưa vào sản xuất như: LR x BX Du x (Ham x LW) Du x (LR x LW) Ham x ( LR x LW) Nguồn gen của các giống lợn do công ty PIC đưa vào là nguồn nguyên liệu quý cho phép chúng ta mở rộng khả năng chọn lọc và lai tạo, nhằm tạo ra các tổ hợp lai mới có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu chăn nuôi hiện nay. 3. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu Hai dòng lợn nái cụ kỵ VCN01(dòng L11 tổng hợp của PIC mang nguồn gen chính của giống Yorkshire) và VCN02(dòng L06 tổng hợp của PIC mang nguồn gen chính của giống Landrace) có nguồn gốc PIC nuôi tại Trạm nghiên cứu nuôi giữ giống lợn hạt nhân Tam Điệp - Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương - Viện Chăn Nuôi. Số liệu năng suất sinh sản thu thập từ năm1997 đến 2009 qua các lứa đẻ (từ lứa 1 đến lứa 6). Số lượng nái và số ổ đẻ được dẫn ra ở bảng 3.1 Bảng 3.1 : Số nái và ổ đẻ theo dõi qua các thế hệ Thế hệ VCN01 VCN02 Số nái Số ổ đẻ Số nái Số ổ đẻ Thế hệ 1 169 589 193 632 Thế hệ 2 53 228 188 681 Thế hệ 3 95 482 120 539 Thế hệ 4 58 306 123 573 Thế hệ 5 63 217 108 356 Tổng 438 1822 732 2781 3.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu - Đề tài được thực hiện tại Trạm nghiên cứu nuôi giữ giống lợn hạt nhân Tam Điệp thuộc Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương - Viện Chăn nuôi. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12 năm 2008 đến tháng 8 năm 2009. 3.3 Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu 3.3.1 Nội dung nghiên cứu - Đánh giá năng suất sinh sản của hai dòng lợn VCN01 và VCN02. - Đánh giá năng suất sinh sản của hai dòng lợn VCN01 và VCN02 qua các thế hệ. - Đánh giá năng suất sinh sản của hai dòng VCN01 và VCN02 phối thuần và phối lai qua các thế hệ. - Đánh giá năng suất sinh sản của hai dòng VCN01 và VCN02 phối thuần qua các lứa đẻ (1 -3). 3.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) Khoảng cách lứa đẻ (ngày) Số con sơ sinh sống/ổ (con) Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) Khối lượng sơ sinh/con (kg) Số con để nuôi/ổ (con) Số con cai sữa/ổ (con) Khối lượng cai sữa/ổ (kg) Khối lượng cai sữa/con (kg) Tuổi cai sữa (ngày) Tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa (%) Tiêu tốn thức ăn/ 1 kg lợn sữa (kg) Thời gian phối giống có chửa sau cai sữa (ngày) 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Điều kiện nghiên cứu - Các loại lợn được chăm sóc theo quy trình kỹ thuật của Trung tâm. - Thực hiện quy trình phòng bệnh, thú y theo quy trình của Trung tâm. - Lợn thí nghiệm được nuôi theo phương thức công nghiệp, chuồng trại đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc đồng đều. 3.4.2 Thu thập số liệu và theo dõi các chỉ tiêu về năng suất sinh sản * Thu thập số liệu các chỉ tiêu sinh lý, sinh sản khai thác từ phần mềm quản lý chuyên dụng PPM của tập đoàn PIC của Anh quốc. * Cách xác định phối thuần và phối lai - Dòng VCN01 phối thuần: Cái VCN01 x Đực VCN01. - Dòng VCN01 phối lai: Cái VCN01 x Đực VCN02 và Cái VCN01 x Đực VCN04. - Dòng VCN02 phối thuần: Cái VCN02 x Đực VCN02. - Dòng VCN02 phối lai: Cái VCN02 x Đực VCN01. * Theo dõi các chỉ tiêu về năng suất sinh sản: - Với các chỉ tiêu số lượng: đếm số lượng lợn con sơ sinh còn sống, để lại nuôi và số con còn sống ở từng thời điểm cần theo dõi. - Với các chỉ tiêu khối lượng: Cân xác định khối lượng lợn con ở các thời điểm cần theo dõi bằng một loại cân thống nhất ở tất cả các lần cân. * Các chỉ tiêu cần theo dõi như sau: - Số con đẻ ra còn sống/ổ (con): là tổng số con đẻ ra còn sống trong vòng 24 giờ kể từ khi lợn nái đẻ xong con cuối cùng của lứa đẻ đó. - Khối lượng sơ sinh/ổ: là tổng khối lượng của lợn con sơ sinh còn sống theo dõi trong 24 giờ sau khi lợn nái đẻ xong con cuối cùng. - Số con để nuôi/ổ (con): là số lợn con sơ sinh sống do chính lợn nái đẻ ra để lại nuôi/lứa (không tính con ghép). - Số con 21 ngày tuổi: là số con đẻ ra còn sống đến 21 ngày tuổi. - Khối lượng toàn ổ 21 ngày tuổi: cân khối lượng toàn ổ lợn con vào lúc 21 ngày tuổi. - Số con cai sữa/ổ là tổng số lợn con còn sống đến lúc tách mẹ nuôi riêng của từng lứa đẻ. - Khối lượng cai sữa/ổ (kg): là tổng khối lượng của lợn con ở thời điểm cai sữa. - Theo dõi tiêu tốn thức ăn: xác định tổng lượng thức ăn tiêu thụ cho 1 lợn nái từ chờ phối đến phối giống có chửa và đến cai sữa. Đối với lợn nái thống nhất sử dụng thức ăn công nghiệp ép viên có thành phần dinh dưỡng phù hợp cho từng giai đoạn. Bảng 3.2: Tiêu chuẩn và khầu phần cho từng loại lợn Đối tượng Giai đoạn Định mức (kg) Giá trị dinh dưỡng của 1 kg thức ăn hỗn hợp Prôtêin thô(%) ME (kcal) Lợn nái chửa 1 - 21 ngày 2,0 - 2,5 14 2900 22- 84 ngày 2,0 - 2,5 85- 110 ngày 2,5- 3,0 111-112 ngày 2,0 113 ngày 1,5 Ngày cắn ổ đẻ 0,5 hoặc 0 Lợn nái nuôi con Ngày thứ nhất sau đẻ đến trước ngày cai sữa. Theo thể trạng và nhu cầu thực tế nái 16 3000 Ngày cai sữa Không cho ăn Lợn con theo mẹ Lúc tập ăn (7 ngày tuổi) đến cai sữa Tự do 20 3200 Ngày cai sữa Giảm 1/2 3.5 Phương pháp xử lý số liệu Số liệu nghiên cứu được xử lý bằng chương trình Exel và SAS 8.0 (2000) tại Bộ môn Di truyền - Giống, Khoa Chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản - Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội. Mô hình phân tích: Thống kê mô tả, phân tích phương sai (Analysis of Variance - ANOVA) để so sánh nhiều giá trị. 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Năng suất sinh sản của lợn nái dòng VCN01 và dòng VCN02 4.1.1 Năng suất sinh sản chung của lợn nái VCN01 và VCN02 Việc nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái VCN01 và VCN02 nuôi trạm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó là nguồn gen quý cung cấp cho các công thức lai. Khả năng sinh sản của lợn nái VCN01 và VCN02 được đánh giá qua nhiều chỉ tiêu khác nhau, kết quả về năng suất sinh sản của lợn nái VCN01 và VCN02 nuôi tại Trạm nghiên cứu nuôi giữ giống lợn hạt nhân Tam Điệp được trình bày ở bảng 4.1. + Tuổi đẻ lứa đầu Tuổi đẻ lứa đầu có mối quan hệ mật thiết với tuổi động dục lần đầu, tuổi phối giống lần đầu, tỉ lệ phối giống có chửa lứa đầu và thời gian mang thai thường ổn định, do vậy tuổi đẻ lứa đầu được quyết định bởi tuổi phối giống lần đầu. Tuổi đẻ lứa đầu có hệ số di truyền thấp (h2 = 0,27). Tuổi đẻ lứa đầu của VCN01 (360,84 ngày) cao hơn so với VCN02 (356,24 ngày), sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Kết quả nghiên cứu thấp hơn so với các thông báo của các tác giả trong và ngoài nước, cụ thể: Đinh Văn Chỉnh và cs (1995) [10] cho biết tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái Yorkshire là 396,3 ngày, của Landrace là 367,0 ngày. ở các tài liệu tham khảo khác cũng cho thấy giá trị về chỉ tiêu này có phần cao hơn so với kết quả đạt được trong theo dõi. Tuổi đẻ lứa đầu của lợn Yorkshire là 373,69 ngày (Đoàn Xuân Trúc và cs, 2001)[38]; 368,11 ngày (Đinh Văn Chỉnh và cs, 2001)[11]; 365,6 ngày (Nguyễn Khắc Tích, 1995)[35] và 367,8 ngày (Doucos và Bidanel 1996)[54]. Có được kết quả trên là do trạm đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc thích hợp đối với lợn nái hậu bị, nhất là việc sử dụng thức ăn cho từng giai đoạn hợp lý. Bảng 4.1. Năng suất sinh sản của hai dòng lợn vcn01 và vcn02 Chỉ tiêu VCN01 VCN02 n ± mx n ± mx Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 438 360,84a ± 1,70 732 356,24b ± 1,20 Khoảng._.), Giáo trình chăn nuôi lợn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Trang 166-190. 21 Từ Quang Hiển, Trần Văn Phùng, Lương Nguyệt Bích (2004), “Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái lai F1 (Yorkshire x Landrace) nuôi tại trại chăn nuôi Tân Thái tỉnh Thái Nguyên” Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi, Hội chăn nuôi Việt Nam. Số 10 [68] 2004. 22 IV:Novikov (1979), Hormon và vấn đề sinh sản gia súc, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 23 Rapael-Dioz Motila (1971), Chăn nuôi lợn sinh sản, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 24 Sechegel và Sklener (1979), Xác định tuổi động hớn ở lợn nái và đặc điểm quan hệ với số con trong ổ, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 25 A.A. Xuxoep (1985), Sinh lý sinh sản gia súc, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 26 Trần Đình Miên (1997), Chọn giống và nhân giống gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang 50. 27 Trương Lăng (1993), Nuôi lợn gia đình, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 28 Lê Bá Lịch (1996), "Định hướng phát triển chăn nuôi từ nay đến 2005", Hội thảo quốc gia Khoa học và phát triển chăn nuôi đến năm 2000, Hội chăn nuôi Việt Nam, Hà Nội. Trang 28. 29 Đinh Hồng Luận (1998), “Tăng nhanh đàn lợn có tỷ lệ nạc cao ở Việt Nam là bước đi tất yếu”, Chuyên san chăn nuôi lợn - Hội chăn nuôi Việt Nam. Trang 29. 30 Đinh Hồng Luận (1979), "Kết quả nghiên cứu bước đầu lai kinh tế giữa giống lợn Landrace và lợn Đại Bạch”, Kết quả nghiên cứu khoa học (1969- 1979), Viện Chăn nuôi. Trang 30. 31 Trịnh Xuân Lương (1998), "Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái ngoại nhân giống thuần nuôi tại xí nghiệp lợn giống Thiệu Yên- Thanh Hoá", Kết quả nghiên cứu khoa học, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, III, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Trang 31. 32 Nguyễn Thiện, Hoàng Kim Giao (1996), Nâng cao năng suất sinh sản của gia súc cái, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 33 Nguyễn Thiện (1998), "Xác định thời điểm rụng trứng và dẫn tinh thích hợp nhất đối với lợn nái", Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Trang 34. 34 Nguyễn Văn Thiện, Đinh Hồng Luận (1-1994), "Một số đặc điểm về năng suất của hai giống lợn nội ỉ và Móng Cái", Kết quả bảo tồn quỹ gen vật nuôi, Bộ khoa học công nghệ- Môi trường và Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, Hà Nội, trang 101-104. 35 Nguyễn Khắc Tích (1995), "Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh dục, khả năng sản xuất của lợn nái ngoại nuôi tại xí nghiệp giống vật nuôi Mỹ Văn- Hải Hưng", Kỷ yếu kết quả nghiên cứu khoa học chăn nuôi thú y (1991-1995), NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 36 Nguyễn Khắc Tích (2002), Chăn nuôi lợn, Bài giảng cao học, trang 3-10. 37 Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Bình (2005), “So sánh khả năng sinh sản của nái lai F1 (Landrace x Yorkshire) phối với lợn đực giống Pietain và Duroc” Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I. Số 2/2005. 38 Đoàn Xuân Trúc, Tăng Văn Lĩnh, Nguyễn Thái Hoà và Nguyễn Thị Hường (2001), "Nghiên cứu chọn lọc xây dựng đàn lợn hạt nhân giống Yorkshire và Lanđrace dòng mẹ có năng suất cao tại xí nghiệp giống vật nuôi Mỹ Văn", Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1999-2000, Phần chăn nuôi gia súc, thành phố Hồ Chí Minh, Trang 152-158. 39 Trần Thế Thông, Lê Thanh Hải, Nguyễn Thị Hiền (1990), Tuyển chọn và nhân thuần giống lợn Yorkshire ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, trang 551-553. 40 Nguyễn Văn Thiện và cộng sự (1995), Di truyền học ứng dụng trong chăn nuôi, Nhà xuất bản Hà Nội, trang 70. 41 Hoàng Thị Thuý (2008). Đánh giá tính năng sản suất của tæ hîp lai gi÷a n¸i Yorkshire, Landrace, F1(L*Y) phèi víi ®ùc PiDu (Pietrain * Duroc) ë Tr¸ng ViÖt, Mê Linh, Vĩnh Phúc. Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp. 42 Phùng Thị Vân, Trần Thị Hồng, Hoàng Thị Phượng, Lê Thế Tuấn (2001), "Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái Landrace và yorkshire phối chéo giống, đặc điểm sinh trưởng, khả năng sinh sản của lợn nái lai F1(YL) x đực Duroc", Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y (1999-2000, phần chăn nuôi gia súc), Thành phố Hồ Chí Minh, tr 50. 43 Phùng Thị Vân, Hoàng Hương Trà, Trần Thị Hồng và cs (2002), "Nghiên cứu khả năng cho thịt của lợn lai và ảnh hưởng của hai chế độ nuôi tới khả năng cho thịt của lợn ngoại có tỷ lệ nạc trên 50%", Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Vụ Công nghệ khoa học và chất lượng sản phẩm, Kết quả nghiên cứu KHCN trong nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 1996 - 2000, Hà nội, trang 482 -493. 44 Phïng ThÞ V©n (1998), "KÕt qu¶ ch¨n nu«i lîn ngo¹i t¹i trung t©m lîn gièng Thuþ Ph­¬ng", KÕt qu¶ nghiªn cøu khoa häc ch¨n nu«i, NXB N«ng nghiÖp, Hµ Néi. II - Tài liệu nước ngoài 45 Burger. J.P (1952), “Sex phyisiology of pigs onderster poort”, Journal Vet, Res. Supp, pp 218. 46 Brooks.P.H; D.J.A. Cole (1969), The effect of boar presence on age at puberty of gilts, .Rep. Sch. Agr. Uni. Nottingham, pp. (74-77) 47 Blasco A; Bidanel J. P and Haley C.S (1995), “Genetic and neonatal survial”, The neonatal pig, Development and survial, Valey M.A (Ed), CAB, Intenational, Walling ford, oxen, UK, pp.17-18. 48 Bolet. G; Martinat - Botte. F; Locatelli. P; Gruand.J; Terqui.M and Berthelot F. (1986), ”Components of prolificacy of hyperprolific Large White sows comparison with Meishan and control Large White sows”, Génétique sélection Evolution 18, pp. 333-342. 49 Bolet G. and G. Felgines (1981), Hentabilete prolificite correlations phenotypiques et genetiques entre les quatre premieres protees chez des truies de race Large White, 32 th Annual Meeting of the European Association for Animal production, Zagreb. 50 Bourdon R.M. (1997), Understanding animal breeding, Prentice Hall, Upper saddle River, New Jersey, (152) . 51 BerKin B. (1984), A Genetic analyis of sow productivity traits, Journal of Animal Sciences 59, 1984, 1149 - 1163. 52 Cunningham P.J; M.E England; L.D Young; R.D Zimmerman (1979), “Selection for ovulation in swine. Correlated responses in litter size and weight”, Journal of Animal Science, pp. 509 -516. 53 Cassar. G., Kirkwood. R.N., Seguin. M.J., Widowski. T.M., Zanella. A.J, Friendship. R.M. (2008) “Influence of stage of gestation at grouping and presence of boars on farrowing rate and litter size of group-housed sows”, Journal of Swine Health and Production 16 (2), 81-85 54 Ducos A; Bidanel.J.P (1996), “Genetic correlations between production and reproductive traits measured on the farm, in the Large White and French Landrace pig breeds”, Journal of animal Breeding genetic, 113, pp. 493-504. 55 Despres.P; Matinal-Botté F; Lagant H; Terqui M and Legault C (1992), “Comparison of reproduction perfomance of three genetic types of sows: Large White (LW) hyperprolific Large White (LWH); Meishan (MS) (in French)”, Journécs de la Recherche porcine en France 24, pp. 25-30. 56 Gunsett F.C and Robison O.W (1990), Crossbreeding effects on reproduction, growth and carcass traits in genetics of swine, Young L.D (ed) N.C-103 publication, pp. 120 - 256. 57 Hughes P.E; M. Varley (1980), Reproduction in the pig, Butter Worth and Co , (publishers).LTD, pp. 2-3. 58 Hancock J.L (2. 1961), “Fertilization in the pig”, Journal of repoduction and fertilization, pp. 307-333. 59 Hafez E.S.E (1960), “Nutrition in relation to reproduction in sows” Journal of Agriculture Science 54, pp.170-178. 60 Heyer. A, Andersson. K, Leufven. S, Rydhmer. L and Lundstrom. K, (2005), “The effects of breed cross on performance and meat quality of once-bred gilts in a seasonal outdoor rearing system”, Arch. Tierz., Dummerstorf, 48 (4), 359-371. 61 Legault C (1985), “Selection for breeds, straits and individual pigs for proloficaly”, Journal of reproduction and fertility 33, pp. 156-166. 62 Lee J.H.Chang W.K.Park J.K.Gill J. C (1995), “Practical vitilization of liquid semen”, RDA Journal of Agricultural sciencce livestock 37 (2), pp. 484-488. 63 Paul Hughes and James Tilton (1996), Maximising pig production and reproduction, Campus, Hue University of Agriculture and Forestry, pp. 23-27. 64 Hughes P.E (1982),Veterinary in vestigation service from pig rerproduction, pp.7. 65 Park Y.I and KimJ.B (1982), “Evoluation of litter size of purebed and specific to breed crosses producced from five breeds of swine”; In: 2 nd World congress on genetics Aplied to Livestock production, Vol. VIII, Editorial Grsi; Madrid, p p. 519-522. 66 Perry J.S (1954), “Fecundity and embryonic mortality in pigs”, J. Embryol, EXP: Morphy. 2, pp .308 -322. 67 Rydhmer L; Lundchein N and Johansson K (1995), Genetic parameters for reproduction traits in sows and relations to performence test measurements, J. Anim. Breed. Genet 112, pp. 33-42 68 Ridgcon R.F , Pig management scheme, Results for 1974. Uneversity of Cambridge, pp. 56 69 Rothschild M.F and Bidanel J.P (1998), “Biology and genetics of reproduction”, The Genetics of the pigs, Rothschild, M.F and Ruvinsky, A (eds), CAB international, pp.313-345. 70 Rydhmer L., (1992), Relations between piglet weight and survival, Neonatal Survival Growth. Occ. Publ. Br.Soc.Anim Prod 15, 183 - 184. 71 Roeche. R. (1996), Problematik der zuechterischen Verbesserung der Fruchbakeit. GGFZ, Schriftenreihe, H4, pp.60 - 69. 72 Ramanau A., Kluge H., Spilke J., Eder K., (2008), Effects of dietary supplementation of L-carnitine on the reperductive performance of sows in production stocks”, Livestock Science (113),34-42. 73 Rosendo. A, Druet. T, Gogues. J, Canario. L and Bidanel. J. P., (2007), “Correlated responses for litter traits to six generations of selection for ovulation rate or prenatal survival in French Large White pigs”, Journal of Animal Science, 85, 1615-1624. 74 Kaplon M.J., M.F. Rothschild, P.J. Berer and M. Healey (1991), Population parameters Estimates for performance and Reproductive traits in polish large with nucleus herds, Journal of Animal science 69, p. 91 - 98. 75 Johansson K. and B.W. Kenedy (1985), Genetic a phenotypic relationships of performance test measurements with fertility in Swedish Landrace and Yorkshire sow, Acta Agrialtara Scandanivica 33, 195 - 199. 76 Irving K.M. and L.A. Swiger (1984), Genetic and phenotypic parameters for sow productivity, Journal of Animal Science 58, 1144-1150. 77 Ferguson P.W., W.R. Harvey and K.M. Irvin (1985), Genetic, phenotypic and environmental Relationships between sow body weight and sow productivity traits, Journal of Animal science 60, p. 375 - 384. 78 Webb,A.J. and King, J.W.B, ( 1976), Development of synthetic pig sine line by selection with immigration. I. Renelts of selection and heritabilyty estimates. Anim. Prod. 22. 231 - 244. 79 Wolf. J, Zaskovas. E, Groeneveld. E, (2008), “Within-litter variation of birth weight in hyperprolific Czech Large White sows and its relation to litter size traits, stillborn piglets and losses until weaning”, Livestock Science, 115, 195-205. 80 Schmidlin J.Jahresberichi (1994), KVZ Sch weiz, Zentralstelle fuer klein Vichzucht. 81 Schimitten. F. ET.AL, Haudbuch schuein- production.auflafe, DLG. Verlag franlert, (Main, 1989). 82 Stoikov; A. Vassilev (1996), M Wer fund und Aufeuchibistunger Bungarischer Schweinerassen, Arch. Tiez. 83 Self H.L; R.H Grunner; L.E Casida (1956), “The effects of various sequences of full and limited feeding on the reproductive phenomena in Chester White and Poland-China gils”, Journal of Animal science N.14, pp 572-592. 84 Sterward J.A (4/1975), “The inheritance of prolificasy in swine”, Journal of animal science, pp. 359. 85 Thomas. W.J K, E. Buruside, Pig production results of a study in south west England in 1972- 1973,. University of Exeter, pp .118-123. 86 White B.R; MC Laren D.G; Dzink P.J and wheeler M.B. (1991), “Attainment of puberty and the mechanism of large litter size in chinese Meishan females versus Yorkshire females”, Biology of Reproduction 44 (Suppl.1) 160 ( abstract) Bảng phụ lục Bảng PL1. Năng suất sinh sản của VCN01 phối lai ở thế hệ 1 qua các lứa Chỉ tiêu Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5 Lứa 6 n ± mx n ± mx n ± mx n ± SE n ± mx n ± mx TDLD (ngày) 138 358,82 ± 3,22 KCLD(ngày) 117 158,23 ± 2,21 83 149,47 ± 1,62 68 151,06 ± 2,44 54 146,91 ± 2,11 38 152,08 ± 3,19 Số con SSS/ổ (con) 138 7,80 ± 0,33 117 9,62 ± 0,32 83 10,96 ± 0,37 68 10,87 ± 0,36 54 11,33 ± 0,40 38 10,39 ± 0,51 P sơ sinh/ổ (kg) 53 11,23 ± 0,59 47 14,07 ± 0,54 42 15,18 ± 0,60 34 15,00 ± 0,61 28 15,39 ± 0,61 19 14,38 ± 0,60 P sơ sinh/con (kg) 53 1,55 ± 0,03 47 1,48 ± 0,02 42 1,43 ± 0,02 34 1,41 ± 0,02 28 1,35 ± 0,02 19 1,37 ± 0,02 Số con để nuôi (con) 138 7,67 ± 0,40 117 9,56 ± 0,23 83 10,83 ± 0,23 68 9,79 ± 0,35 54 10,74 ± 0,43 38 9,08 ± 0,55 Số con cai sữa (con) 138 6,65 ± 0,37 117 8,79 ± 0,19 83 9,22 ± 0,21 68 8,49 ± 0,35 54 8,91 ± 0,37 38 7,11 ± 0,54 Tỉ lệ nuôi sống (%) 108 85,52 ± 2,06 114 93,01 ± 0,93 83 85,46 ± 1,74 65 85,77 ± 2,29 52 84,64 ± 2,47 35 77,44 ± 4,00 P cai sữa/ổ (kg) 34 54,09 ± 2,34 35 56,71 ± 1,98 34 59,49 ± 2,24 23 56,75 ± 2,45 22 55,75 ± 1,58 16 48,23 ± 2,49 P cai sữa/con (kg) 34 6,43 ± 0,18 35 6,40 ± 0,13 34 6,36 ± 0,16 23 6,43 ± 0,13 22 6,17 ± 0,12 16 6,38 ± 0,15 TTTA/kg lợn sữa (kg) 34 6,99 ± 0,32 35 6,55 ± 0,20 34 6,43 ± 0,28 23 6,74 ± 0,34 22 6,53 ± 0,17 16 7,52 ± 0,34 Tuổi cai sữa (ngày) 107 23,98 ± 0,56 114 22,10 ± 0,31 82 21,70 ± 0,63 65 20,38 ± 0,43 52 20,98 ± 0,51 35 21,97 ± 0,72 PGCCSCS (ngày) 117 17,11 ± 1,23 83 11,84 ± 1,17 68 11,56 ± 1,46 54 11,65 ± 1,70 38 14,42 ± 1,88 Bảng PL2. Năng suất sinh sản của VCN01 phối lai ở thế hệ 2 qua các lứa Chỉ tiêu Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5 Lứa 6 n ± mx n ± mx n ± mx n ± mx n ± SE n ± mx TDLD (ngày) 45 348,49 ± 2,45 KCLD(ngày) 32 151,84 ± 3,61 31 149,71 ± 3,04 33 150,82 ± 3,46 31 147,68 ± 2,06 21 146,29 ± 3,54 Số con SSS/ổ (con) 45 9,78 ± 0,65 32 10,16 ± 0,42 31 10,84 ± 0,56 33 10,88 ± 0,61 31 11,16 ± 0,49 21 10,81 ± 0,70 P sơ sinh/ổ (kg) 24 14,51 ± 0,78 19 12,81 ± 0,67 13 15,22 ± 0,97 18 14,54 ± 0,96 22 14,26 ± 0,73 15 13,82 ± 0,87 P sơ sinh/con (kg) 24 1,39 ± 0,03 19 1,42 ± 0,04 13 1,42 ± 0,04 18 1,39 ± 0,04 22 1,34 ± 0,03 15 1,29 ± 0,03 Số con để nuôi (con) 45 8,80 ± 0,62 32 10,06 ± 0,47 31 10,74 ± 0,41 33 10,03 ± 0,54 31 10,97 ± 0,39 21 10,71 ± 0,53 Số con cai sữa (con) 45 7,60 ± 0,56 32 8,91 ± 0,44 31 9,55 ± 0,36 33 8,91 ± 0,54 31 9,03 ± 0,32 21 9,19 ± 0,38 Tỉ lệ nuôi sống (%) 39 86,93 ± 3,00 31 89,12 ± 2,15 31 89,64 ± 1,96 31 88,94 ± 2,61 31 83,68 ± 2,74 21 87,66 ± 3,01 P cai sữa/ổ (kg) 15 56,78 ± 3,12 13 61,28 ± 2,69 13 62,16 ± 3,02 15 52,53 ± 3,59 18 57,62 ± 3,00 11 53,47 ± 3,24 P cai sữa/con (kg) 15 6,43 ± 0,25 13 6,52 ± 0,13 13 6,78 ± 0,16 15 6,40 ± 0,21 18 6,04 ± 0,16 11 5,68 ± 0,17 TTTA/kg lợn sữa (kg) 15 6,90 ± 0,71 13 5,96 ± 0,26 13 6,00 ± 0,29 15 7,25 ± 0,53 17 6,53 ± 0,37 11 7,01 ± 0,55 Tuổi cai sữa (ngày) 39 22,44 ± 0,66 31 21,55 ± 0,47 31 21,94 ± 0,48 30 23,47 ± 0,72 31 23,58 ± 0,60 21 20,95 ± 1,20 PGCCSCS (ngày) 32 15,84 ± 2,93 31 13,39 ± 2,98 33 11,67 ± 2,08 31 10,29 ± 1,91 21 8,62 ± 1,75 Bảng PL3. Năng suất sinh sản của VCN01 phối lai ở thế hệ 3 qua các lứa Chỉ tiêu Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5 Lứa 6 n ± mx n ± mx n ± mx n ± mx n ± mx n ± mx TDLD (ngày) 90 362,41 ± 2,76 KCLD(ngày) 81 157,26 ± 2,75 65 150,69 ± 2,21 57 152,74 ± 3,11 57 149,18 ± 3,46 56 144,59 ± 1,33 Số con SSS/ổ (con) 90 9,50 ± 0,38 81 10,05 ± 0,32 65 10,02 ± 0,35 57 9,96 ± 0,36 57 9,89 ± 0,34 56 9,18 ± 0,35 P sơ sinh/ổ (kg) 35 11,75 ± 0,78 39 13,88 ± 0,58 23 13,90 ± 0,68 21 14,01 ± 0,73 20 12,95 ± 0,69 23 11,54 ± 0,63 P sơ sinh/con (kg) 35 1,38 ± 0,03 39 1,45 ± 0,03 23 1,46 ± 0,03 21 1,48 ± 0,03 20 1,40 ± 0,03 23 1,39 ± 0,04 Số con để nuôi (con) 90 9,39 ± 0,40 81 9,94 ± 0,30 65 9,82 ± 0,34 57 9,79 ± 0,38 57 9,54 ± 0,31 56 9,07 ± 0,43 Số con cai sữa (con) 90 8,53 ± 0,36 81 9,22 ± 0,28 65 9,25 ± 0,33 57 8,70 ± 0,39 57 8,44 ± 0,32 56 7,80 ± 0,39 Tỉ lệ nuôi sống (%) 79 91,48 ± 1,02 77 93,19 ± 0,91 62 94,29 ± 1,05 54 88,06 ± 2,35 56 86,64 ± 2,65 51 86,36 ± 1,83 P cai sữa/ổ (kg) 39 54,85 ± 1,92 32 63,23 ± 1,92 17 62,03 ± 3,79 15 55,69 ± 1,82 13 51,88 ± 4,13 16 51,39 ± 2,69 P cai sữa/con (kg) 39 5,68 ± 0,17 32 6,59 ± 0,17 17 6,62 ± 0,18 15 6,28 ± 0,20 12 6,09 ± 0,24 16 6,27 ± 0,20 TTTA/kg lợn sữa (kg) 38 6,83 ± 0,24 32 5,91 ± 0,21 17 6,34 ± 0,55 15 6,54 ± 0,19 13 7,30 ± 0,59 16 7,22 ± 0,33 Tuổi cai sữa (ngày) 79 22,27 ± 0,34 76 23,09 ± 0,31 62 22,35 ± 0,37 54 22,06 ± 0,47 57 19,18 ± 1,13 51 22,98 ± 0,30 PGCCSCS (ngày) 81 15,12 ± 1,50 65 13,34 ± 1,59 57 12,74 ± 1,59 51 10,12 ± 1,57 56 9,34 ± 1,57 Bảng PL4. Năng suất sinh sản của VCN01 phối lai ở thế hệ 4 qua các lứa Chỉ tiêu Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5 Lứa 6 n ± mx n ± mx n ± mx n ± mx n ± mx n ± SE TDLD (ngày) 56 355,07 ± 4,43 KCLD(ngày) 51 152,29 ± 2,43 42 153,95 ± 2,65 32 147,84 ± 2,08 22 145,77 ± 2,57 20 151,50 ± 4,21 Số con SSS/ổ (con) 56 9,27 ± 0,39 51 9,90 ± 0,44 42 9,62 ± 0,33 32 9,56 ± 0,46 22 9,45 ± 0,63 20 8,85 ± 0,82 P sơ sinh/ổ (kg) 27 11,43 ± 0,47 16 13,66 ± 0,77 15 13,73 ± 0,73 20 13,60 ± 0,80 11 14,40 ± 0,66 12 12,61 ± 0,98 P sơ sinh/con (kg) 27 1,44 ± 0,03 16 1,47 ± 0,03 15 1,56 ± 0,05 20 1,50 ± 0,04 11 1,39 ± 0,06 12 1,34 ± 0,05 Số con để nuôi (con) 56 9,18 ± 0,47 51 9,73 ± 0,39 42 9,38 ± 0,39 32 9,41 ± 0,45 22 9,36 ± 0,75 20 8,70 ± 0,75 Số con cai sữa (con) 56 8,34 ± 0,44 51 9,29 ± 0,37 42 8,69 ± 0,39 32 8,47 ± 0,41 22 8,73 ± 0,71 20 8,10 ± 0,68 Tỉ lệ nuôi sống (%) 50 91,10 ± 1,39 48 95,66 ± 0,88 40 92,55 ± 1,61 31 90,45 ± 1,84 20 93,55 ± 2,31 18 93,76 ± 1,74 P cai sữa/ổ (kg) 14 58,51 ± 2,40 8 68,46 ± 5,00 13 56,70 ± 5,08 19 54,92 ± 3,20 10 60,54 ± 4,31 10 63,92 ± 4,93 P cai sữa/con (kg) 14 6,53 ± 0,20 8 7,16 ± 0,21 13 6,86 ± 0,45 19 6,58 ± 0,28 10 6,29 ± 0,41 10 7,30 ± 0,45 TTTA/kg lợn sữa (kg) 14 6,28 ± 0,21 8 5,57 ± 0,38 13 7,16 ± 0,84 19 6,95 ± 0,42 10 6,35 ± 0,60 10 6,17 ± 0,60 Tuổi cai sữa (ngày) 50 22,18 ± 0,31 48 23,15 ± 0,34 39 24,00 ± 0,63 31 23,65 ± 0,45 20 23,40 ± 0,62 18 25,00 ± 0,43 PGCCSCS (ngày) 51 13,04 ± 1,93 42 14,64 ± 2,33 32 8,78 ± 1,54 22 7,36 ± 1,56 20 9,90 ± 2,33 Bảng PL5. Năng suất sinh sản của VCN01 phối lai ở thế hệ 5 qua các lứa Chỉ tiêu Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5 Lứa 6 n ± mx n ± mx n ± mx n ± mx n ± mx n ± SE TDLD (ngày) 61 369,08 ± 5,57 KCLD(ngày) 47 158,55 ± 3,97 26 153,73 ± 5,02 24 156,58 ± 6,31 18 156,33 ± 7,08 11 144,82 ± 2,21 Số con SSS/ổ (con) 61 8,62 ± 0,40 47 9,81 ± 0,41 26 10,31 ± 0,41 24 10,71 ± 0,59 18 10,11 ± 0,80 11 9,27 ± 0,49 P sơ sinh/ổ (kg) 48 13,53 ± 0,31 43 14,22 ± 0,40 20 14,34 ± 0,50 17 14,41 ± 0,62 13 12,88 ± 1,19 7 12,84 ± 0,70 P sơ sinh/con (kg) 48 1,40 ± 0,01 43 1,42 ± 0,02 20 1,42 ± 0,02 17 1,33 ± 0,03 13 1,35 ± 0,05 7 1,38 ± 0,06 Số con để nuôi (con) 61 8,56 ± 0,47 47 9,53 ± 0,40 26 9,31 ± 0,77 24 10,21 ± 0,35 18 9,50 ± 0,69 11 9,18 ± 0,44 Số con cai sữa (con) 61 8,05 ± 0,46 47 8,77 ± 0,37 26 8,50 ± 0,71 24 8,54 ± 0,53 18 8,44 ± 0,69 11 8,64 ± 0,47 Tỉ lệ nuôi sống (%) 53 94,11 ± 1,40 45 92,26 ± 1,34 23 91,79 ± 2,02 24 83,00 ± 4,56 17 88,79 ± 2,80 11 94,40 ± 3,35 P cai sữa/ổ (kg) 50 63,61 ± 2,13 42 63,76 ± 2,00 18 63,40 ± 3,27 13 55,72 ± 4,33 10 47,73 ± 4,46 6 55,50 ± 6,15 P cai sữa/con (kg) 50 6,73 ± 0,15 42 7,06 ± 0,14 18 6,50 ± 0,25 13 6,36 ± 0,19 10 5,59 ± 0,24 6 6,23 ± 0,20 TTTA/kg lợn sữa (kg) 50 6,05 ± 0,22 42 5,92 ± 0,21 18 6,00 ± 0,31 13 6,98 ± 0,57 10 8,13 ± 0,82 6 6,83 ± 0,63 Tuổi cai sữa (ngày) 53 25,49 ± 0,42 45 26,80 ± 0,51 22 25,41 ± 0,70 24 23,25 ± 0,85 16 22,88 ± 0,85 11 22,18 ± 0,71 PGCCSCS (ngày) 47 8,55 ± 1,08 26 13,96 ± 2,48 24 9,08 ± 2,21 18 10,22 ± 2,76 11 7,73 ± 2,46 Bảng PL6. Năng suất sinh sản của VCN02 phối lai ở thế hệ 1 qua các lứa Chỉ tiêu Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5 Lứa 6 n ± mx n ± mx n ± mx n ± mx n ± mx n ± SE TDLD (ngày) 163 369,66 ± 3,31 KCLD(ngày) 128 170,98 ± 2,68 86 146,80 ± 1,44 56 144,09 ± 1,26 51 146,41 ± 1,98 43 151,07 ± 3,92 Số con SSS/ổ (con) 163 7,41 ± 0,31 128 10,16 ± 0,26 86 10,23 ± 0,30 56 10,54 ± 0,37 51 10,04 ± 0,55 43 10,23 ± 0,50 P sơ sinh/ổ (kg) 49 11,84 ± 0,48 34 14,67 ± 0,55 24 14,07 ± 0,58 19 13,79 ± 0,63 16 13,74 ± 1,12 12 13,89 ± 0,54 P sơ sinh/con (kg) 49 1,47 ± 0,02 34 1,45 ± 0,02 24 1,48 ± 0,03 19 1,47 ± 0,03 16 1,42 ± 0,05 12 1,31 ± 0,03 Số con để nuôi (con) 163 7,33 ± 0,33 128 9,98 ± 0,17 86 10,05 ± 0,21 56 10,38 ± 0,20 51 9,90 ± 0,35 43 9,98 ± 0,38 Số con cai sữa (con) 163 6,66 ± 0,31 128 9,50 ± 0,16 86 9,13 ± 0,22 56 9,39 ± 0,20 51 9,06 ± 0,35 43 8,98 ± 0,35 Tỉ lệ nuôi sống (%) 128 91,04 ± 1,50 127 95,62 ± 0,61 85 90,96 ± 1,28 56 90,84 ± 1,26 49 91,88 ± 1,78 42 90,27 ± 1,55 P cai sữa/ổ (kg) 48 55,62 ± 2,09 34 63,14 ± 2,08 24 60,00 ± 1,99 19 57,71 ± 2,72 16 57,83 ± 3,34 12 53,48 ± 3,41 P cai sữa/con (kg) 48 6,34 ± 0,15 34 6,33 ± 0,12 24 6,54 ± 0,16 19 6,08 ± 0,16 16 5,85 ± 0,17 12 5,93 ± 0,29 TTTA/kg lợn sữa (kg) 48 7,07 ± 0,36 34 6,20 ± 0,36 23 6,26 ± 0,19 18 6,55 ± 0,34 15 6,68 ± 0,50 11 7,14 ± 0,49 Tuổi cai sữa (ngày) 124 24,69 ± 0,45 125 21,34 ± 0,31 85 21,72 ± 0,34 56 20,95 ± 0,32 49 21,45 ± 0,38 42 22,33 ± 0,46 PGCCSCS (ngày) 128 18,84 ± 1,26 86 8,86 ± 1,02 56 8,36 ± 1,23 51 9,16 ± 1,53 43 7,21 ± 1,23 Bảng PL7. Năng suất sinh sản của VCN02 phối lai ở thế hệ 2 qua các lứa Chỉ tiêu Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5 Lứa 6 n ± mx n ± mx n ± mx n ± mx n ± mx n ± SE TDLD (ngày) 150 350,45 ± 1,63 KCLD(ngày) 107 150,01 ± 1,58 87 148,75 ± 1,45 86 150,01 ± 1,95 76 156,00 ± 3,39 61 157,80 ± 3,40 Số con SSS/ổ (con) 150 9,00 ± 0,25 107 9,64 ± 0,25 87 10,02 ± 0,34 86 10,06 ± 0,36 76 10,17 ± 0,34 61 10,38 ± 0,41 P sơ sinh/ổ (kg) 35 13,63 ± 0,60 24 12,86 ± 0,59 27 13,07 ± 0,71 32 14,40 ± 0,62 32 13,21 ± 0,65 32 14,57 ± 0,54 P sơ sinh/con (kg) 35 1,45 ± 0,03 24 1,53 ± 0,02 27 1,50 ± 0,03 32 1,43 ± 0,02 32 1,45 ± 0,04 32 1,37 ± 0,03 Số con để nuôi (con) 150 8,92 ± 0,22 107 9,59 ± 0,21 87 9,80 ± 0,28 86 9,85 ± 0,28 76 9,96 ± 0,30 61 10,25 ± 0,30 Số con cai sữa (con) 150 8,32 ± 0,20 107 9,07 ± 0,20 87 9,22 ± 0,29 86 9,17 ± 0,26 76 9,42 ± 0,29 61 9,31 ± 0,28 Tỉ lệ nuôi sống (%) 145 93,84 ± 0,77 104 95,05 ± 0,79 84 94,04 ± 1,44 82 93,43 ± 0,94 73 94,84 ± 0,88 59 91,32 ± 1,34 P cai sữa/ổ (kg) 36 60,35 ± 2,38 24 60,56 ± 2,03 26 60,70 ± 1,75 33 63,38 ± 1,82 31 54,62 ± 2,29 33 54,94 ± 1,81 P cai sữa/con (kg) 36 6,29 ± 0,14 24 6,34 ± 0,18 26 6,42 ± 0,18 33 6,40 ± 0,16 31 5,88 ± 0,16 33 5,60 ± 0,15 TTTA/kg lợn sữa (kg) 36 6,54 ± 0,30 24 6,27 ± 0,22 26 6,17 ± 0,18 33 6,05 ± 0,17 31 7,10 ± 0,41 33 6,90 ± 0,25 Tuổi cai sữa (ngày) 143 22,88 ± 0,23 104 22,55 ± 0,31 84 22,55 ± 0,34 82 22,78 ± 0,37 73 22,14 ± 0,42 59 21,46 ± 0,31 PGCCSCS (ngày) 107 11,73 ± 1,39 87 10,72 ± 1,14 86 9,22 ± 1,05 76 11,76 ± 1,31 61 14,54 ± 1,70 Bảng PL8. Năng suất sinh sản của VCN02 phối lai ở thế hệ 3 qua các lứa Chỉ tiêu Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5 Lứa 6 n ± mx n ± mx n ± mx n ± mx n ± mx n ± SE TDLD (ngày) 116 352,50 ± 2,61 KCLD(ngày) 92 164,03 ± 3,82 80 153,49 ± 2,67 64 152,44 ± 3,15 61 149,46 ± 1,97 54 159,81 ± 5,12 Số con SSS/ổ (con) 116 8,75 ± 0,34 92 9,90 ± 0,24 80 10,10 ± 0,28 64 9,66 ± 0,33 61 9,85 ± 0,33 54 8,78 ± 0,38 P sơ sinh/ổ (kg) 22 10,92 ± 0,75 35 14,30 ± 0,56 28 15,26 ± 0,57 25 13,93 ± 0,81 14 13,22 ± 0,82 8 12,96 ± 0,71 P sơ sinh/con (kg) 22 1,49 ± 0,03 35 1,53 ± 0,03 28 1,50 ± 0,03 25 1,47 ± 0,04 14 1,44 ± 0,05 8 1,33 ± 0,03 Số con để nuôi (con) 116 8,64 ± 0,36 92 9,79 ± 0,28 80 10,04 ± 0,30 64 9,48 ± 0,35 61 9,74 ± 0,30 54 8,69 ± 0,45 Số con cai sữa (con) 116 8,09 ± 0,34 92 8,99 ± 0,30 80 9,53 ± 0,29 64 8,81 ± 0,33 61 8,98 ± 0,30 54 7,87 ± 0,41 Tỉ lệ nuôi sống (%) 99 94,16 ± 0,94 87 92,10 ± 1,63 76 95,07 ± 0,88 60 93,32 ± 1,13 59 92,93 ± 1,66 49 91,25 ± 1,76 P cai sữa/ổ (kg) 21 62,27 ± 2,89 34 59,64 ± 2,09 28 63,05 ± 2,28 22 56,20 ± 2,00 14 63,87 ± 2,80 8 56,23 ± 4,20 P cai sữa/con (kg) 21 6,21 ± 0,21 34 6,14 ± 0,12 28 6,13 ± 0,20 22 6,45 ± 0,19 14 6,50 ± 0,20 8 6,39 ± 0,25 TTTA/kg lợn sữa (kg) 21 6,08 ± 0,26 34 6,39 ± 0,28 28 6,07 ± 0,29 22 6,68 ± 0,24 14 6,01 ± 0,23 8 6,69 ± 0,53 Tuổi cai sữa (ngày) 97 22,24 ± 0,25 87 22,05 ± 0,26 76 22,30 ± 0,30 57 22,65 ± 0,41 58 22,47 ± 0,34 49 21,84 ± 0,32 PGCCSCS (ngày) 92 12,15 ± 1,21 80 9,88 ± 1,16 64 10,42 ± 1,24 61 9,46 ± 1,14 54 9,94 ± 1,31 Bảng PL9. Năng suất sinh sản của VCN02 phối lai ở thế hệ 4 qua các lứa Chỉ tiêu Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5 Lứa 6 n ± mx n ± mx n ± mx n ± mx n ± mx n ± SE TDLD (ngày) 118 347,72 ± 2,75 KCLD(ngày) 99 158,56 ± 2,89 83 152,43 ± 2,91 72 152,86 ± 2,22 57 155,04 ± 3,58 57 154,79 ± 3,67 Số con SSS/ổ (con) 118 8,19 ± 0,31 99 9,43 ± 0,21 83 9,52 ± 0,26 72 9,51 ± 0,32 57 9,54 ± 0,36 57 8,93 ± 0,32 P sơ sinh/ổ (kg) 19 12,93 ± 0,60 17 14,15 ± 0,75 30 14,66 ± 0,46 40 13,40 ± 0,53 43 13,25 ± 0,44 47 12,09 ± 0,43 P sơ sinh/con (kg) 19 1,42 ± 0,03 17 1,58 ± 0,03 30 1,50 ± 0,03 40 1,46 ± 0,02 43 1,43 ± 0,02 47 1,40 ± 0,02 Số con để nuôi (con) 118 7,87 ± 0,36 99 9,36 ± 0,24 83 9,48 ± 0,30 72 9,32 ± 0,34 57 9,42 ± 0,27 57 8,79 ± 0,39 Số con cai sữa (con) 118 7,29 ± 0,35 99 9,04 ± 0,24 83 9,00 ± 0,30 72 8,89 ± 0,34 57 8,86 ± 0,28 57 8,14 ± 0,41 Tỉ lệ nuôi sống (%) 97 92,51 ± 1,10 95 96,52 ± 0,66 78 95,02 ± 0,82 67 95,37 ± 0,94 56 93,97 ± 1,05 54 92,04 ± 2,62 P cai sữa/ổ (kg) 17 59,12 ± 2,40 17 74,00 ± 3,01 30 64,18 ± 2,59 40 59,24 ± 2,41 43 61,39 ± 2,46 47 57,58 ± 2,09 P cai sữa/con (kg) 17 6,47 ± 0,13 17 7,55 ± 0,23 30 6,76 ± 0,25 40 6,36 ± 0,20 43 6,60 ± 0,16 47 6,54 ± 0,13 TTTA/kg lợn sữa (kg) 17 6,23 ± 0,27 17 5,13 ± 0,17 30 5,97 ± 0,22 40 6,56 ± 0,27 43 6,34 ± 0,22 47 6,85 ± 0,35 Tuổi cai sữa (ngày) 96 22,94 ± 0,25 95 23,49 ± 0,25 77 24,39 ± 0,31 66 24,44 ± 0,42 56 24,66 ± 0,43 54 24,28 ± 0,60 PGCCSCS (ngày) 99 12,15 ± 1,20 83 7,48 ± 0,99 72 11,25 ± 1,42 57 11,00 ± 1,48 57 8,05 ± 1,07 Bảng PL10. Năng suất sinh sản của VCN02 phối lai ở thế hệ 5 qua các lứa Chỉ tiêu Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5 Lứa 6 n ± mx n ± mx n ± mx n ± mx n ± mx n ± SE TDLD (ngày) 105 354,47 ± 2,74 KCLD(ngày) 82 164,88 ± 4,48 61 156,69 ± 2,57 33 152,73 ± 4,25 28 152,50 ± 2,86 8 150,25 ± 3,27 Số con SSS/ổ (con) 105 9,50 ± 0,29 82 10,17 ± 0,22 61 9,92 ± 0,37 33 10,06 ± 0,62 28 10,21 ± 0,41 8 10,88 ± 0,52 P sơ sinh/ổ (kg) 79 14,17 ± 0,34 73 14,59 ± 0,31 51 14,61 ± 0,49 28 15,01 ± 0,50 27 14,53 ± 0,32 8 14,90 ± 0,69 P sơ sinh/con (kg) 79 1,48 ± 0,02 73 1,45 ± 0,01 51 1,48 ± 0,02 28 1,37 ± 0,02 27 1,39 ± 0,02 8 1,38 ± 0,04 Số con để nuôi (con) 105 9,37 ± 0,27 82 9,59 ± 0,28 61 9,62 ± 0,33 33 9,58 ± 0,58 28 10,00 ± 0,47 8 10,38 ± 0,26 Số con cai sữa (con) 105 8,40 ± 0,26 82 8,96 ± 0,28 61 8,61 ± 0,37 33 8,97 ± 0,55 28 9,36 ± 0,45 8 10,13 ± 0,30 Tỉ lệ nuôi sống (%) 99 90,39 ± 1,42 79 93,52 ± 1,13 59 88,70 ± 2,54 30 93,96 ± 1,51 27 93,74 ± 1,62 8 97,73 ± 2,28 P cai sữa/ổ (kg) 78 59,81 ± 1,34 73 62,65 ± 1,55 51 61,07 ± 1,99 28 64,80 ± 2,91 27 63,67 ± 2,48 8 65,34 ± 4,44 P cai sữa/con (kg) 78 6,66 ± 0,11 73 6,77 ± 0,12 51 6,64 ± 0,14 28 6,49 ± 0,20 27 6,60 ± 0,22 8 6,43 ± 0,32 TTTA/kg lợn sữa (kg) 78 6,36 ± 0,15 73 6,19 ± 0,18 51 6,26 ± 0,19 28 6,05 ± 0,25 27 6,02 ± 0,22 8 5,90 ± 0,32 Tuổi cai sữa (ngày) 97 24,98 ± 0,29 78 25,69 ± 0,38 59 23,68 ± 0,52 30 24,50 ± 0,49 27 26,70 ± 0,72 8 25,38 ± 1,32 PGCCSCS (ngày) 82 11,90 ± 1,22 61 13,97 ± 1,55 33 8,45 ± 1,32 28 9,39 ± 1,72 8 10,13 ± 4,30 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHCN012.doc
Tài liệu liên quan