Nghệ thuật xây dựng nhân vật Acxinhia trong tiểu thuyết Sông Đông êm đềm của Mikhain Sôlôkhốp

Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài: Thế kỷ XX đã trôi qua, và những cuốn sách sẽ còn lại mãi. Tiểu thuyết vĩ đại chất của thế kỷ chúng ta, thế kỷ đang dần khuất chính là tiểu thuyết sông Đông êm đềm của nhà văn Nga vĩ đại Mikhain Sôlôkhôp. Tổng thống Nga đương nhiệm Vladimir Putin khẳng định sông Đông êm đềm là "tương lai, danh dự, lương tâm của nước Nga". Từ khi thiên sử khi nhân dân mãnh liệt sông Đông êm đềm ra đời, trên thế giới chưa có tác phẩm nào có thể sánh được với nó cả về tầm cao vĩ

doc80 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3038 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật Acxinhia trong tiểu thuyết Sông Đông êm đềm của Mikhain Sôlôkhốp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đại lẫn sức cuốn hút mạnh mẽ. Tác phẩm có một thế giới nhân vật cực kỳ phong phú, đa dạng, đặc sắc. Mỗi nhân vật, kể cả những nhân vật chỉ thoáng hiện một lần trên trang sách đều để lại dấu ấn của mình trên tấm vải dệt tài hoa của người nghệ sĩ. Có thể nói, sông Đông êm đềm là tác phẩm không cùng về tư tưởng cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật. Câu chuyện về mối tình đầy khát vọng tự nhiên, đầy bi kịch của Grigôri Mêlêkhôp và Acxinhia Axtakhôp cùng những diễn biến tâm lý vô cùng phức tạp, những phút giây cuồng dại, bồng bột với sự ràng buộc ngăn cản, giằng xé của danh dự, nghĩa vụ tập tục... được trình bày trên tấm phông đầy sự kiện chính trị của thời đại rung chuyển không chỉ nước Nga mà cả thế giới. Cho đến tận bây giờ người ta vẫn không sao hiểu hết được đầy đủ, tận cùng tính cáh và bản năng sục sôi, số phận bi thảm cũng như nội lực yêu đương rực cháy của hai nhân vật trung tâm này. Đó luôn luôn là những bí mật nghệ thuật đầy sức cuốn hút khám phá. Axinhia là một trong những hình tượng phụ nữ ưu tú nhất của văn học thế giới, cùng với những Lênêlôp trang sử thi của Home, Dextêmona, Juliet của Sêhpia; Tachiana của Puskin; Natasa, Annakarênina của L.Tônxtôi, Lâm Đại Ngọc của Tào Tuyết Cần, Thuý Kiều của Nguyễn Du... đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bao nhiêu thế hệ độc giả. Một vẻ đẹp rực lửa, hết sức gợi cảm; một tâm hồn phong phú dồi dào cảm xúc; một tính cách nổi loạn mạnh mẽ; một số phận đau đớn thảm thương... và nhất là một khả năng vô tận làm cháy rực lên ngọn lửa của tình yêu và sự hy sinh. Tội lỗi và thánh thiện; trần trụi và lý tưởng; sa ngã và thủy chung; đáng trách và đáng thương, tàn nhẫn và nhân hậu dịu dàng... hiện thân của cái đẹp bị chà đạp. Đó là gương mặt kỳ lạ của Acxinhia, người phụ nữ nông dân vùng sông Đông, người phụ nữ Nga truyền thống và mới mẻ mà ngòi bút hiện thực nghiêm ngặt, tài hoa của nghệ sĩ trẻ Sôlôkhôp đã làm cho bất tử. Dù cho "gió vẫn thổi, trời giông bão vẫn làm núi ầm ầm tiếng sấm và sông Đông in hình bầu trời thu xanh, trong suốt vẫn thờ ơ trôi a biểu..." dù cho cuộc sống có thay đổi thế nào đi nữa thì trong nó vẫn có một cái gì bền vững, vĩnh hằng, "êm đềm" và dữ dội như dòng sông Đông. Đó là ý nghĩa và vẻ đẹp thẩm mỹ của hình tượng Acxinhia. Đối với công chúng Việt Nam, Sôlôkhôp là người đến sớm. Xuất hiện từ những năm 1930, đến 1954 hầu hết tác phẩm của ông đều được dịch ra tiếng Việt, đến khoảng những năm 1980 được đưa vào giảng dạy ở các bậc đại học và trung học phổ thông. Điều đó chứng tỏ Sôlôkhôp và dặc biệt là sông Đông êm đềm rất gần gũi với tâm hồn người Việt. Độc giả Việt Nam tìm thấy ở Acxinhia vẻ đẹp của một Thuý Kiều "đã mang lấy một chữ tình..." hay một chị Dậu mạnh mẽ, lực điền... Vì vậy tìm hiểu, khám phá giá trị nghệ thuật của tác phẩm Sôlôkhốp là nhu cầu tự nhiên và luôn mang tính thời sự đối với bạn độc, nhất là các bạn đọc "trẻ tuổi, trẻ lòng". Chọn đề tài "Nghệ thuật xây dựng nhân vật Acxinhia trong tiểu thuyết sông Đông êm đềm của Mikhain Sôlôkhốp " chúng tôi không có tham vọng giải quyết thấu triệt mọi vấn đề liên quan đến Acxinhia mà chỉ mong muốn đưa ra một cách nhìn tương đối hệ thống, toàn diện dưới góc độ tiếp cận thi pháp học để thưởng thức một giá trị thẩm mỹ độc đáo trong thế giới nghệ thuật giàu có của "nhà văn vĩ đại nhất thời đại chúng ta". II. Lịch sử vấn đề: Acxinhia là một nhân vật lớn, có vai trò và sức hấp dẫn ngang với Grigôri trong kết cấu tiểu thuyết và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Sôlôkhôp. ở Liên Xô đã ra đời ngành Sôlôkhôp học chuyên nghiên cứu về nhà văn và các trước tác của ông. Những vấn đề gây nhièu tranh cãi trong giới nghiên cứu bình (không chỉ ở Nga mà cả ở Phương Tây) là vấn đề quyền tác giả sông Đông êm đềm, nghệ thuật tiểu thuyết của Sôlôkhôp, về nhân vật Grigôri Mêlêkhôp, nhân vật Acxinhia Axtakhôp... Do hạn chế về trình độ ngoại ngữ chúng tôi chỉ tham khảo được một vài tài liệu tiếng Nga cơ bản nhất, có liên quan trực tiếp đến đề tài. Đó là hai cuốn sách giáo khoa lớp 11 cho học sinh phổ thông trung học ở Nga hiện nay. Không hẹn mà nên cả hai cuốn sách đều giành một số lượng trang viết tương đương về Sôlôkhôp và sông Đông êm ddềm. (cuốn "Văn học Nga thế kỷ XX" tập II của NXBGD Matxcova 2001 từ trang 172 đến 199; cuốn của nhà xuất bản Dpopha Matxcova 1999 từ trang 61 đến 87). ở hai cuốn giáo khoa này, các nhà giáo dục Nga đều có những cách nhìn mới về Acxinhia. Trang 193 đến 194 cuốn "Văn học Nga XX" của NXBGD viết riêng về Acxinhia. Tác giả sách giáo khoa đặc biệt chú trọng đến vấn đề tính cách và số phận của nữ nhân vật Sông Đông êm đềm và khẳng định: " Acxinhia là nhân vật bi đát nhất của tiểu thuyết sau Grigôri Mêlêkhôp - một trong những khám phá nghệ thuật cao nhất của Sôlôkhôp". Nàng là người đàn bà có sắc biết yêu mãnh liệt tình yêu là thứ tình cảm đọc tôn trong lòng Acxinhia. Người viết sách giáo khoa luôn đặt Acxinhia trong tương quan so sánh với Natalia như một đối cực. Nếu như ở Natalia tình cảm yêu đương dẫu mạnh mẽ nhưng vẫn bị san sẻ cho tình mẫu tử, tình cảm gia đình; còn ở Acxinhia thì ".. chỉ có một mình Grisca trên đời này thôi. Người đầu tiên và cũng là người cuối cùng" (233/IV). Nếu như Natalia "rực lên vẻ đẹp bên trong thuần khiết" thì sức hấp dẫn ở Acxinhia là vẻ đẹp "tội lỗi, khiêu khích". Đặc biệt về tính bi đát của số phận Acxinhia, tác giả đặt nữ nhân vật trong tương quan với Grigôri. Đến phút cuối cùng của cuộc đời trong lòng Acxinhia vẫn ấp ủ giấc mơ về hạnh phúc, về một thiên đường cùng Grigôri. Sau cùng tác giả nhấn mạnh, nhân vật Acxinhia thể hiện tập trung tài nghệ, sự sáng tạo mới mẻ của Sôlôkhôp trong nghệ thuật miêu tả tinh yêu của người phụ nữ lao động. Cuốn giáo khoa xuất bản 1999 về cơ bản cũng chú trọng đến số phận bi kịch của Acxinhia. Acxinhia là mặt cắt đối lập với Natalia và Ilinhitna nhưng thống nhất ở chỗ cả ba là bức chân dung hoàn chỉnh về "hình tượng dân tộc của người phụ nữ Nga", Sôlôkhôp đánh giá cao Acxinhia ở tình cảm nhất quán khát vọng tích cực vươn tới hạnh phúc và khẳng định tình yêu của ngàng không phải là truỵ lạc. Tình yêu thiên nhiên, yêu trẻ thơ của Acxinhia được tác giả em như một biểu hiện sâu sắc của đạo đức, nhân phẩm. Cuốn sách giáo khoa này còn cung cấp cho học sinh những thông tin rất mới về nguyên mẫu hình tượng Acxinhia chính là bà mẹ của Sôlôkhôp. Nhiều chi tiết trong tiểu sử của bà được nhà văn khai thác như một chất liệu nghệ thuật để xây dựng cuộc đời nữ nhân vật chính của Sông Đông êm đềm. Nhìn chung hai cuốn sách giáo khoa trên đều đưa ra những nhận định chung, có tính chất khái quát về nhân vật và khẳng định sự bất tử của hình tượng này. ở nước ta, Sông Đông êm đềm được giảng dạy ở cả bậc phổ thông và đại học như một tác phẩm kinh điển của văn học thế giới. Trong cuốn "Lịch sử văn học Xô Viết" (Tập II) viết khoảng những năm năm mươi, tác giả S.O. Mêlich Nubarôp đã giành nhiều trang cho nhân vật Acxinhia của Sôlôkhôp. Ông cho rằng Sôlôkhôp là "nhà nghệ thuật nổi tiếng có biệt tài trong việc tái hiện tính cách phụ nữ, đồng thời đưa ra cách nhìn khá toàn diện và nghiêm khắc về nhân vật Acxinhia. Một mặt ông khẳng định vẻ đẹp khoẻ khoắn, tình yêu mạnh mẽ, số phận bi thảm của nàng là một hình thức phân kháng quyết liệt chống lại những tập tụ dã man, cổ hủ trong xã hội cô rắc gia trưởng. Mặt khác Nubarôp cũng chỉ ra rằng Acxinhia hoàn toàn không phải là "nhân vật lý tưởng" "không có tội lỗi". Ngòi bút táo bạo của Sôlôkhôp đã phơi bày cả những ''khuyết điểm của Acxinhia như: đời sống bản năng quá mạnh, tăm tối "mù tịt" về các vấn đề thời đại, xã hội... Nubarôp cho rằng đó là sản phẩm của một chủ nghĩa hiện thực nghiêm ngặt chứ hoàn toàn không phải sa đà tự nhiên chủ nghĩa. Nubarôp cũng đề cập đến nghệ thuật tâm lý của Sôlôkhôp khi miêu tả thế giới nhân vật nói chung và Acxinhia nói riêng. "Tài năng của Sôlôkhôp là ở chỗ ông biết vạch ra mối liên hệ trực tiếp của những biến đổi trong tính cách con người với những biến đổi trong bản thân cuộc sống. Biến đổi nhưng không phá vỡ tính toàn vẹn của tính cách". Acxinhia chính là kết tinh nghệ thuật miêu tả tâm lý của Sôlôkhôp. Cuốn "Những kiệt tác của nhân loại" của hai tác giả I.A.A BRAMOP và V.N.Đêmin do nhà xuất bản thế giới ấn hành năm 2001 có năm trang về Sông Đông êm đềm. Người viết đặc biệt chú ý đến nghệ thuật tâm lý của Sôlôkhôp trong thể hiện nhân vật Grigôri và Acxinhia. Hai ông gọi Sông Đông êm đềm là "tiểu thuyết tâm lý đạo đức" vĩ đại nhất thế kỷ XX. Các nhà nghiên cứu Việt Nam viết về Sôlôkhôp và Sông Đông êm đềm không thật nhiều. Đề cập đến Acxinhia đầu tiên là giáo sư Hoàng Trinh và Nguyễn Thuỵ ứng - người dịch Sông Đông êm đềm. Họ đều nhìn nhận Acxinhia bằng cách tiếp cận xã hội học; quan niệm văn học như một tấm gương để soi vào con người; chủ yếu nghiên cứu ở khía cạnh nghệ sĩ "viết cái gì" ở góc độ tiếp cận đó, các nhà nghiên cứu đã cố gắng chỉ ra những phẩm chất giai cấp, xã hội tích cực của Acxinhia. "Trong lịch sử văn học, chưa từng thấy một nhân vật phụ nữ nào trong tầng lớp lao động được thể hiện với những tình cảm sâu sắc, phức tạp, mãnh liệt với vẻ đẹp tâm hồn như Acxinhia" (Nguyễn Thuỵ ứng - Lời giới thiệu Sông Đông êm đềm). "Nghệ thuật cao cường" của Sôlôkhôp đã tạo dựng được những hình tượng văn học chân thực, sinh động "đầy những tình cảm lớn lao say đắm của con người" (Nguyễn Thuỵ ứng - SĐD). Cuối những năm tám mươi trở lại đây, một hình thức khám phá giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm văn chương khoa học và hệ thống hơn đã nở hoa mạnh mẽ ở nước ta: đó là hình thức tiếp cận thi pháp học ; không chỉ xem xét nhà văn "viết cái gì" mà cùng một lúc xem anh ta "viết cái gì" và "viết như thế nào". Giáo sư Nguyễn Hải Hà và Huy Liên là những người đi tiên phong, đưa thi pháp học vào nghiên cứu thế giới nghệ thuật Sông Đông êm đềm và đã thu được những thành tựu đáng kể. Nhân vật Acxinhia được soi chiếu ở những góc nhìn mới, những vẻ đẹp thẩm mỹ lấp lánh của nàng được khám phá, soi rọi. Trong cuốn giáo trình "văn học Nga XX" (tập II) xuất bản 1988 giáo sư Nguyễn Hải Hà giành gần ba mươi trang cho Sôlôkhôp cùng những sáng tác tiêu biểu nhất của nhà văn. ở góc độ thi pháp học, giáo sư cho rằng nhân vật của Sôlôkhôp sinh động và được soi sáng từ nhiều phía, được thể hiện bằng nhiều biện pháp như: miêu tả trực tiếp bằng lời lẽ, hành động, suy nghĩ; thể hiện tâm trạng qua đối thoại, độc thoại nội tâm, ngôn ngữ bán trực tiếp, phong cảnh thiên nhiên... nhà văn rất chú ý đến các tương tác biện chứng giữa tính cách và môi trường, cá nhân và xã hội, con người và lịch sử... không trực tiếp đề cập đến nhân vật Acxinhia nhưng giáo sư cũng đã nhắc đến nàng như một thành tố quan trọng thể hiện tính cách số phận nhân vật Grigôri. "Bi kịch cá nhân đã làm sâu sắc thêm bi kịch xã hội của Grigôri... Chàng phải lấy người đàn bà mà chàng không yêu và yêu người đàn bà mà chàng không lấy được". Acxinhia và Natalia đều yêu Grigôri mãnh liệt - đều có số phận bi đát. Bằng tinh yêu tuyệt vời của hai người phụ nữ này, Sôlôkhôp đã làm một cuộc đấu tranh đến cùng để bảo vệ Grigôri và "muốn hay không thì Acxinhia, Natalia, Ilinhitna đã góp phần làm suy sụp những nền móng của gia đình côrăc". Giáo sư cũng cho rằng những nét còn thô và nặng nề trong chân dung cũng như tính cách của Acxinhia là do ngòi bút hiện thực nghiêm ngặt của Sôlôkhôp có xu hướng muốn gọi tên bản chất của sự vật, mô tả chân thực hiện thực, không tô vẽ. Bởi lẽ đối với Sôlôkhôp cuộc sống con người không chỉ có những phong vị dịu dàng mà còn có cả những phong vị đắng cay. Gần đây trong cuốn "Lịch sử văn học Nga" xuất bản 1998, Huy Liên đã khái quát "thi páp Sôlôkhôp..." và khẳng định Acxinhia là nhân vật thăng hoa phong cách tâm lý của Sôlôkhôp. Tình yêu lãng mạn đầy bi kịch của nàng chính là một hành động khiêu chiến quyết liệt đối với xã hội cô rắc bảo thủ, lạc hậu. Từng diễn biến tâm lý trong tâm hồn Acxinhia khi mối tình muộn màng và cuồng dại với Grigôri nảy nở được Sôlôkhôp nắm bắt tinh tế và thể hiện tài hoa thông qua phong cảnh thiên nhiên, ngôn ngữ, đặc biệt là qua "hành vi hướng nội" và những so sánh táo bạo, bất ngờ. Đời sống nội tâm của Acxinhia được "hình tượng hoá" trở nên có da cơ thịt, có sinh khí, sống động và phong phú vô cùng. Có thể thấy giáo sư Nguyễn Hải Hà và Huy Liên đều đã chỉ ra những thủ pháp nghệ thuật cơ bản và đặc sắc của Sôlôkhôp trong nghệ thuật xây dựng nhân vật và cách thể hiện tâm lý. Tuy nhiên do khuôn khổ của giáo trình nên hai tác giả trên chưa đi sâu vào phân tích cụ thể nhân vật Acxinhia mà chỉ điểm qua về nhân vật để soi chiếu vào bi kịch đời tư của Grigôri Mêlêkhôp. Acxinhia vẫn còn là một lãnh địa văn học để ngỏ... Sông Đông êm đềm nói chung và nhân vật Acxinhia nói riêng quả là có sức hấp dẫn lớn lao đối với những người say mê văn học Nga. Nhiều sinh viên đã tìm đến Sông Đông êm đềm như một mảnh đất màu mỡ để làm luận văn tốt nghiệp, luận án thạc sĩ... Dù viết về đề tài nào trong Sông Đông êm đềm thì người viết cũng ít nhiều đề cập đến Acxinhia. Đáng chú ý có Lê Tuấn Anh trong đề tài "Vai trò các đoạn tả thiên nhiên trong việc thể hiện nội tâm nhân vật chính của tiểu thuyết Sông Đông êm đềm". Luận văn tốt nghiệp sau đại học 1985 - có hẳn một chương đề cập đến Acxinhia "Bức tranh thiên nhiên với việc thể hiện đời sống nội tâm nhân vật Acxinhia". Acxinhia có một tâm hồn "đa sầu, đa cảm, đa tình thậm chí phong tình" được thể hiện độc đáo qua hình ảnh thiên nhiên là các loài hoa. Năm 1992 đề tài tốt nghiệp của Lê Ngọc Quỳnh là "Nghệ thuật thể hiện chân dung Acxinhia" người viết chủ yếu đi vào khảo sát các chi tiết, đường nét tạo nên chân dung ngoại hình của nhân vật. Song cả hai luận văn trên đây cũng mới chỉ đề cập đến một vài khía cạnh của nhân vật chứ chưa đưa ra một cái nhìn tổng quát, toàn diện về Acxinhia. Chọn đề tài "Nghệ thuật xây dựng nhân vật Acxinhia trong tiểu thuyết Sông Đông êm đềm của Mikhain Sôlôkhôp" đối với chúng tôi có nhiều thuận lợi nhưng cũng là một thử thách lớn. Con đường của những người đi trước là những gợi ý cho chúng tôi tham khảo, đồng thời kích thích sự tìm tòi, khám phá riêng nhằm hệ thống hoá, tiếp cận nhân vật toàn diện hơn. Acxinhia là một hình tượng văn học phức tạp. Tính cách và số phận của nàng cũng giống như dòng Sông Đông chứa đầy bí mật với chiều sâu không cùng luôn quyến rũ và làm say mê những ai muốn tìm hiểu, thưởng thức. III. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu. 1. Phạm vi: Sông Đông êm đềm là một pho "Chiến tranh và hoà bình thứ hai" hết sức đồ sộ gồm bốn tập với hai nhìn sáu trăm trang sách và hơn bảy trăm nhân vật (theo thống kê trong cuốn "những kiệt tác của nhân loại"). Trong khuôn khổ một luận văn tốt nghiệp chúng tôi không thể khảo sát tất cả các phương diện nghệ thuật của tác phẩm mà chỉ đi vào lĩnh vực nghệ thuật xây dựng nhân vật. ở trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi cũng chỉ khảo sát ở một nhân vật trung tâm là Acxinhia. Trong "nghệ thuật xây dựng nhân vật Acxinhia" chúng tôi cũng chỉ đi vào ba mảng chính: nghệ thuật miêu tả ngoại hình, nghệ thuật thể hiện nội tâm và vị trí, vai trò của hình tượng Acxinhia trong thế giới nhân vật Sông Đông êm đềm. ở cách miêu tả ngoại hình nhân vật, chúng tôi quan tâm đến nghệ thuật khắc hoạ chân dung trên nền phong cảnh thiên nhiên, trong lao động tạo nên sự sống động cho nhân vật. Đồng thời khai thác những thành công đặc biệt của tác giả trong cách thể hiện ngoại hình nhân vật qua nhiều lăng kính và chân dung tâm lý. Phần cách thức thể hiện nội tâm nhân vật, chúng tôi lưu ý đến nghệ thuật miêu tả tâm lý qua hành vi hướng nội, ngôn ngữ (nhất là ngôn ngữ đối thoại và lời văn *** trực tiếp) và phong cảnh thiên nhiên. Trong chương mối quan hệ của hình tượng Acxinhia trong thế giới nhân vật, chúng tôi chủ yếu đặt nhân vật tương quan, so sánh những nhân vật có liên quan trực tiếp tới cuộc đời và tính cách của nữ nhân vật chính có tính chất tương đồng hoặc tương phản làm nổi bật phần ánh sáng và bóng tối trong "con người bên trong..." của Acxinhia. Còn hệ thống nhân vật lịch sử chúng tôi không đề cập đến. Acxinhia là một nhân vật vừa mang tính điển hình vừa có một số phận cá nhân cực kỳ phong phú, phức tạp, gần như vô tận vươn ra ngoài khuôn khổ các trang sách. Vì thế chỉ xét riêng nghệ thuật xây dựng nữ nhân vật Acxinhia chúng tôi cũng không thể nói lời cuối cùng về nàng cũng như về cái tài và cái tâm của nghệ sĩ Sôlôkhôp. 2. Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi chủ yếu tiếp cận tác phẩm bằng thi pháp học, xem tác phẩm như một sinh thể, thống nhất, toàn vẹn và nhân vật là một phương diện trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Chính vì vậy cần tìm hiểu nhân vật trong mối quan hệ hữu cơ với toàn bộ tác phẩm từ kết cấu, hệ thống nhân vật, những đặc sắc nghệ thuật... Các yếu tố đó luôn soi chiếu, bổ sung cho nhau... Luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu là thống kê sơ bộ, so sánh liên hệ, phân tích, tổng hợp, khái quát... IV. Cấu trúc luận văn. Luận văn của chúng tôi gồm....... trang. Ngoài phần mở đầu ( trang); phần kết luận ( trang); thư mục tham khảo ( trang); phần nội dung ( trang) được triển khai trên ba chương: Chương I: Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật ( trang) Chương II: Nghệ thuật thể hiện nội tâm nhân vật ( trang) Chương III: Hình tượng Acxinhia trong thế giới nhân vật Sông Đông êm đềm ( trang). Chương I Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật - Mặn khen nét bút càng nhìn càng tươi- Từ khi những tác phẩm đầu tiên ra mắt bạn đọc, nhà văn Xô Viết lão thành A.Xêrafimôvits đã sớm nhận ra tài năng của M.Sôlôkhôp trong việc tạo ra khuôn mặt độc đáo cho từng nhân vật từ ngoại hình đến cách buồn vui. Sôlôkhôp rất biết cách làm nổi bật con người. Acxinhia là nhân vật thể hiện tập trung nhất tài miêu tả ngoại hình nhân vật nữ của Sôlôkhôp. Nhà văn không đóng khung nhân vật của mình mà vẽ nó trên nền bao la của thiên nhiên Nga hùng vĩ. Sôlôkhôp cũng không tạo ra những nhân vật cứng đỏ, nằm bẹp trên trang giấy mà miêu tả họ trong trạng thái hoạt động, đi lại, nói cười, luôn luôn biến đổi theo thời gian và tâm trạng... mà chúng tôi tạm gọi là "ngoại hình động". Acxinhia được nhìn qua nhiều lăng kính khác nhau: qua sự miêu tả khách quan của tác giả; qua con mắt say đắm của người tình, qua cái nhìn bên trong của chính nhân vật. Trong Sông Đông êm đềm, Acxinhia là một gương mặt ấn tượng. I. Sức sống mãnh liệt của người phụ nữ lao động trên nền     khung cảnh thiên nhiên. Vùng đất Sông Đông dữ dằn và thơ mộng đã sản sinh ra nhà nghệ thuật có tâm hồn rộng mở. Sôlôkhôp quan niệm con người phải luôn gắn bó giao hoà với tự nhiên. Con người đẹp ở trong lao động. Đắm mình trong thiên nhiên con người sẽ nhận ra gương mặt của chính mình. Acxinhia trước hết là một phụ nữ nông dân. Một phụ nữ lao động rất đẹp và biết yêu của vùng Sông Đông êm đềm. Trên nền khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và trong những công việc quen thuộc hàng ngày Acxinhia thể hiẹn một sức sống trào sôi, khoẻ khoắn, tự nhiên, hấp dẫn. Những giọt mồ hôi lấp lánh lẫn cái mùi "ngầy ngậy" của nó là những nét đặc sắc tô điểm cho bức chân dung Acxinhia thêm phần chân xác, gần với cuộc sống. Sông Đông và đồng cỏ là hai không gian quen thuộc gắn bó với đời sống thường nhật của người cô răc yêu lao động, yêu thiên nhiên. Sôlôkhôp đã để cho nhân vật Acxinhia bộc lộ sức sống tràn trề trong chính cuộc đời thực của mình. 1. Hình ảnh Acxinhia trên bến Sông Đông. Bức chân dung đầu tiên của Natalia được Sôlôkhôp khắc hoạ trong khung cảnh gia đình; còn Acxinhia là trên bến Sông Đông. Đó là bến sông cuộc dời của Acxinhia, là nơi in đậm dấu ấn cuộc tình kỳ lạ của nàng, cũng là khung nền để tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ khác thường ấy. Sức sống hừng hực của Acxinhia được thể hiện sống động trong hai công việc khá nặng nhọc là gánh nước và đánh cá. Khi Acxinhia gánh nước ở bến sông, Sôlôkhôp đã đặc tả nàng bởi những đường nét khoẻ mạnh, rắn rỏi của một phụ nữ quen lao động, rất thạo việc. "Acxinhia đặt bàn tay rám nắng xuân lên đòn gánh" (511/III); "Gió thổi phần phật cái váy, nghịch những món tóc xoăn trên cái gáy rám nắng... cái áo hồng ôm lẳn cái lưng ngay ngắn và cặp vai chắc nịch... lằn rõ đường sống lưng dưới làn áo" (38/I). Cái áo Acxinhia mặc có thể nhìn rõ "hai đám nâu nâu chỗ nách áo bạc màu vì mồ hôi" (38/I); còn khi đi đánh cá "Acxinhia mặc chiếc áo rách màu xanh da trời" (45/I). Nàng làm việc thành thạo và trong từng cử động đều đượm một vẻ duyên dáng riêng: "Acxinhia đứng trên ván cầu cúi xuống múc rất khéo một thùng nước... nhẹ nhàng nhún nhảy đi lên dốc" (38/I). Ngắm nhìn Acxinhia trong khung cảnh ấy thật khác xa với "bộ mặt yêu kiều, cặp mắt xám long lanh... cùng một lúc vừa tìm kiếm vừa ban phát hạnh phúc" của Anna Kaxenince được vẽ trong những phòng khách thượng lưu hay trong những chuyến du lịch; khác xa với vẻ yếu liễu đào tơ "vẻ thư nhàn hoa rọi mặt hồ, dáng đi đứng liễu nghiêng trước gió" của cô tiểu thư lá ngọc cành vàng Lâm Đại Ngọc lúc âu sầu trong quán Tiêu Tương hay khi thư nhân làm thơ, thưởng nguyệt. Acxinhia mang vẻ đẹp điển hình của người phụ nữ lao động trong khu cảnh lao động. Thậm chí Sôlôkhôp không bỏ qua cả những nét thô khi mô tả ngoại hình nữ nhân vật. Tuy nhiên, điểm chung lớn nhất ở những người phụ nữ rất khác nhau ở dáng vẻ bề ngoài ấy là một sức hấp dẫn, một sự quyến rũ mãnh liệt. Họ là hiện thân của cái Đẹp. 2. Hình ảnh Acxinhia trên cánh đồng: Trên mảnh "đất đen" màu mỡ của phù sa Sông Đông, Sôlôkhôp đã thể hiện sức sống mãnh liệt, nghị lực tuyệt vời của một Acxinhia - người tình và Acxinhia - người mẹ. Trong lần đi cắt cỏ trên cánh đồng ven sông sau ngày lễ lá là khi tâm hồn Acxinhia đang bị xáo trộn bởi những tình cảm mới mẻ, lạ lùng đối với Grigôri. Có cái gì đó rất truyền thống nhưng cũng rất khác thường trong trang phục của Acxinhia..."Acxinhia ngồi phía sau với chiếc khăn vật đầu che nắng... quần áo chải chuốt .." đeo "chiếc tạp dề trắng có cạp viền" (72/I) và "nhìn Grigôri bằng cặp mắt vừa lãnh đạm, vừa nghiêm khắc" (72/I). Lao động đã làm Acxinhia đẹp hơn trong mắt Grigôri "cả buổi Grigôri đưa mắt tìm nàng... " (74/I). Trên đồng cỏ, lần đầu tiên Acxinhia đến với Grigôri với tất cả những khát khao cháy bỏng, với ngọn lửa yêu đương rừng rực. Sức mạnh phi thường của Acxinhia còn được Sôlôkhôp thể hiện qua cảnh Acxinhia sinh con trên chiếc xe ngựa phi như bay từ đồng cỏ về thôn. Dường như toàn bộ sức lựuc của người phụ nữ khoẻ khoắn ấy đã được trút sang cho đứa trẻ sơ sinh. Ngòi bút hiện thực nghiêm ngặt của Sôlôkhôp miêu tả tỉ mỉ và sống động những đau đớn điên cuồng của Acxinhia cũng như sức lực dồi dào của người đàn bà đã quen với những công việc nặng nhọc. Trên ba trang sách (327 đến 330/I) Sôlôkhôp đã viết được những điều mà M.Gorki triển khai trong một truyện ngắn ("Một con người ra đời"), khác chăng là Gorki thì chú ý nhiều hơn đến đứa trẻ còn Sôlôkhôp lại nghiêng về hình ảnh người mẹ. Thể chất khoẻ mạnh sẽ nuôi dưỡng cho một tâm hồn sôi nổi mãnh liệt ở Acxinhia. II. Vẻ đẹp rực lửa, giết người trong mối tình say đắm. Acxinhia trong lao động, Acxinhia trong tình yêu hoàn toàn không tách biệt. Chúng tôi chỉ phân chia có tính chất tương đối để khảo sát. Má hồng không chỉ ở người thiếu nữ mà cả trong mắt của kẻ ngắm nhìn. Acxinhia cuốn hút Grigôri bởi những nét hấp dẫn ma quái của hình thể; bởi gió nội hương đồng của thảo nguyên - của mảnh đất mà Grigôri yêu đến nhức nhối - đã quyện thấm vào nhan sắc của nàng tạo nên một mãnh lực đặc biệt. Grigôri nhìn thấy tâm hồn nồng cháy và thân thuộc của người mình yêu sự đắm say cuồng dại khi ở gần và trên về với nàng như bến bờ bình yên vĩnh cửu khi xa cách, khi bão tố của cuộc đời đang thổi qua trên đầu chàng. Sôlôkhôp miêu tả Acxinhia đẹp hơn bao giờ hết trong tình yêu lớn với Grigôri. 1. Trong con mắt của kẻ si tình.. ... Acxinhia là hiện thân của sắc đẹp tội lỗi, khiêu khích đầy nhục thể mà lại nồng nàn thuần hoà như hoa cỏ của thảo nguyên. a. Vẻ đẹp tội lỗi, khiêu khích ma quái, đầy nhục thể... Trong mắt Anđrây, Natasa là những gì trong trẻo, tự nhiên, tươi mát "không Peterbua một chút nào". Vẻ hồn nhiên, đáng yêu; sự nồng nhiệt trẻ thơ của nàng đã phục sinh "cho tâm hồn mỏi mệt, tàn úa của Anđrây". "Tất cả niềm vui cuộc đời đã mở rộng trước mắt, chàng và người đàn ông đã trải nhiều khổ đau, tuyệt vọng ấy lại "ôm ấp những mộng tưởng thi vị về tình yêu và hạnh phúc với nàng" (285/II-). L.Tônxtôi đã viết về tình yêu một cách "cổ điển như vậy trong "chiến tranh và hoà bình". "Bằng những lời mới..." Sôlôkhôp đã thể hiện tuyệt vời mối tình đầy khát vọng tự nhiên của những con người Cô rắc vùng Sông Đông nồng nhiệt. Nếu Natasa điển hình cho vẻ đẹp trẻ thơ thì Acxinhia lại trát lên cái mặn mà của một người đàn bà từng trải. Grigôri say đắm nàng trước hết là vì bị "khiêu thích" bởi vẻ đẹp "tội lỗi" luôn bừng cháy trong đôi mắt đen huyền và trên đôi môi mọng thắm, đa tình. Lần đầu tiên Grigôri bị khiêu khích là khi chàng sang đánh thức anh hàng xóm Xêhêpan dậy để chuẩn bị đi trại cùng Pêtơrô và vô tình chứng kiến cái cảnh "Xêhêpan ngủ trên một tấm thảm trải trong bếp, đầu người vợ rúc vào nách anh ta ... Grigôri nhìn thấy cái váy của Acxinhia tốc lên quá đầu gối cặp chân trắng muốt như gỗ bạch dương dạng ra một cách hớ hênh" (35/I). Và cũng chính Grigôri là người đầu tiên nhận ra "Acxinhia có một cặp môi mọng mọng dâm đến là trắng trợn" (39/I). Sức quyến rũ ma quái của Acxinhia được Sôlôkhôp đặc tả qua hai chi tiết ngoại hình giàu sức gợi cảm nhất là môi và mắt. Trong toàn bộ tác phẩm có đến hơn mười lần Sôlôkhôp tả cặp môi Acxinhia. "Cặp môi sưng mọng, thèm khát, hơi hơn hớt, luôn có nụ cười lo lắng và khiêu khích" (86/I). Những tính ngữ thường xuyên gắn với cặp môi của Acxinhia là "sưng mọng, thèm khát" hoặc hay gắn với nụ cười của nàng "nụ cười ỡm ờ..." (200/I) rất gợi tình luôn làm Grigôri bối rối. Đôi mắt Acxinhia cũng được miêu tả rất nhiều lần. Đó là đôi mắt đa tình với "màu đen huyền biêng biếc... long lanh" (88/I) lúc nào nhìn Grigôri cũng "bừng bừng một ánh nũng nịu liều lĩnh" (240/I). Khi diễn tả đôi mắt của Acxinhia, Sôlôkhôp thường dùng những tính ngữ có sắc thái biểu cảm ở mức cực độ như: "cháy rực", "bừng bừng", "rực lên..." và trong đôi mắt ấy luôn chứa chất một ngon lửa những ánh mắt là những ánh lửa... "trong hai con mắt hung dữ mở trừng trừng cháy lên ngọn lửa tình cuồng dại" (636/III) đến nỗi mỗi lần Grigôri nhìn vào đôi mắt người yêu "trái tim chàng run lên sung sướng" (636/III). Và cũng chính Grigôri đã nhận xét về sắc đẹp của Acxinhia ... "cái sắc đẹp chết người, cái sắc đẹp nẩy lửa" (596/I)... đã lôi cuốn Grigôri ngay từ phút đầu. Cái vẻ gợi cảm, gợi hình của Acxinhia là biểu hiện của một sắc đẹp nổi loạn, "cuồng dại" rất hoà hợp với những nét "man rợ" "hơi hoang dã" của nòi nhà Mêlêkhôp. Sắc thái "tội lỗi" gắn với đôi mắt, cặp môi Acxinhia tạm thời mất đi khi nàng làm mẹ "hai con mắt đẹp ra với một ánh nhìn ấm áp khác trước làm khuôn mặt rõ ràng càng thêm ưa nhìn" (324/I). Càng về cuối khi tình yêu của Grigôri và Acxinhia chuyển vào chiều sâu, trở nên đằm lắng, gần như tình cảm mẫu tử thì tĩnh ngữ "tội lỗi" không tồn tại nữa, thay vào đó Grigôri nhìn thấy ở Acxinhia vẻ "đáng thương", sự gắn bó của tâm hồn. b... Và hương đồng gió nội: Nếu như vẻ đẹp gợi tình của Acxinhia tạo nên sức quyến rũ mãnh liệt đối với Grigôri thì cái còn lại trong tâm hồn chàng mãi mãi lại chính là vẻ thanh tân, thuần hậu, nồng nàn của nàng. ở Acxinhia còn toả ra vẻ đẹp ngát hương, mát mẻ của nắng gió, cỏ hoa thảo nguyên Sông Đông. Grigôri không chỉ thấy ở Acxinhia một bản năng yêu đương dữ dội mà dường như ở nàng còn kết tinh những tinh hoa của cảnh sắc thiên nhiên, linh hồn của đất, của nước... làm nê vẻ thuần khiết tự bên trong. Sôlôkhôp để cho Grigôri cảm nhận được một cách sâu sắc, cảm động những mùi hương ấm áp, thân thuộc của quê hương qua Acxinhia. Trong tình yêu với Acxinhia còn ẩn chứa cả tình yêu với mảnh "đất đen" màu mỡ, với thiên nhiên... hương đồng gió nội đã "thanh lọc" tình yêu của họ... Grigôri cảm nhận thấy rõ rệt từ mái tóc dày của người yêu "một mùi hương dìu dịu nhưng ngây ngất... dễ say như rượu... cứ như thứ hoa nho nhỏ, trăng trắng" (51/I); từ đôi môi đa tình "một mùi hương thanh thanh không biết là hơi gió hay hương cỏ xa xôi trên đồng cỏ" (259/I) "trên môi Grigôri còn lưu mùi hương không biết là của gió đông hay mùi hương xa xôi khó tả của cỏ khô trên đồng sau trận mưa xuân" (261/I). Cuộc sống lao động hàng ngày với bao vất vả cũng để lại trên người Acxinhia "mùi mồ hôi hăng hắc ngầy ngậy như hốt bố chưa lên men" (87/I), hay "mùi sữa tươi" còn nồng trên những ngón tay chai sần của nàng mà Grigôri đã cảm nhận một cách tinh thế, thấm thía. Và "cái mùi hương xa xôi", "ngây ngất".... ấy trở thành nỗi ám ảnh, thành những ấn tượng sâu đậm trong lòng Grigôri. Nó cứ thường xuyên trở đi trở lại trong nỗi nhớ da diết khắc khoải về Acxinhia, về quê hương yêu dấu... trong những giờ phút khắc nghiệt nhất của đời chàng. Sau bao nhiêu năm lăn lộn ngoài chiến trường, bao nhiêu lãng quên xa cách, lúc gặp lại Acxinhia bước vào căn phòng thân thuộc của nàng, điều đầu tiên mà Grigôri cảm thấy là những mùi hương nồng ấm.. "vẫn nồng nặc cái mùi ngây ngất của men rượu mới, mùi bách lý hương héo thoang thoảng... tựa hồ thời gian trôi qua nhưng quên ngó vào căn phòng này... Tất cả vẫn còn chưa lâu lắm" (589/IV). Những mùi hương như đẩy lùi thời gian, xoá nhoà khoảng cách của lòng người, níu giữ kỷ niệm, làm sống dậy tình yêu xưa trong tâm hồn cả hai người. Có thể nói, trong mắt Grigôri, Acxinhia là sự kết hợp tuyệt vời của tội lỗi và thanh cao; vừa gợi cảm đã tình vừa lắng sâu thuần khiết. Tất cả tạo nên sức hút kỳ lạ làm Grigôri trong suốt cuộc đời không sao cưỡng nổi, không sao quên nổi. Acxinhia trở thành niềm an ủi, nỗi nhớ mong, sự day dứt... trong trái tim chàng. Acxinhia luôn sống động trong những giấc mơ của Grigôri. 2. ... Và trong những giấc mơ. Grigôri trải qua một cuộc đời vô cùng sóng gió, có những lúc tưởng chừng như tắc lối thoát. Trong tâm khảm của chàng ngọn lửa của tình yêu không bao giờ vơi cạn với Acxinhia đã giúp chàng có thêm sức mạnh để vượt qua những khúc ngoặt dữ dội trên đường đời. Sôlôkhôp đã khắc hoạ hình ảnh Acxinhia trong những giấc mơ của Grigôri rực rỡ nhất, toàn vẹn nhất. Trong Sông Đông êm đềm, Acxinhia xa lạ hoàn toàn với chiến tranh. Những rung chuyển long trồi lở đất của thời._. đại dường như không tác động mảy may đến tâm tư của nàng. Nhưng Sôlôkhôp lại để cho chính người phụ nữ ấy xoa dịu đi những khốc liệt của chiến tranh. Nàng là một thế giới của hoà bình và yên ấm. Của đời thường của tình yêu và khát vọng. Cuộc thế chiến một đã cuốn Grigôri đi trong cái guồng quay dữ dội của nó. Nhưng trong phút im lặng ngắn ngủi giữa hai trận đánh ý nghĩ đầu tiên của Grigôri là về Acxinhia. Chiến trường bên bờ sông Stôkhôt một đêm băng giá... bóng đèn dày đặc khu rừng bị đạn pháo làm gãy làm gãy nát nham nhở. Grigôri nheo mắt nhìn sao Bắc Đẩu... ánh sáng giá băng của ngôi sao làm rỉ ra dưới hàng mi của chàng vài giọt nước mắt cũng lạnh buốt như thế... Hình ảnh Acxinhia hiện ra lung linh trong giọt nước mắt đàn ông lạnh buốt của chàng, ngọt ngào như một nỗi đau thương... "Kìa nàng đã quay đầu lại, nghịch ngợm âu yếm, hai con mắt đen láy bừng bừng như hai hòn than... cặp môi mỏ đọng, đa tình và thèm khát đang thì thầm một lời gì sôi nổi, vô cùng trìu mến... hai món tóc xoăn rất dày trên chiếc gáy rám nắng... hai món tóc đúng như ngày xưa Grigôri rất thích hơn...". "Grigôri rùng mình. Chàng có cảm tưởng như thoáng ngửi thấy trong giấy phút mùi hương hết sức kín đáo nhưng ngây ngất của làn tóc" (65/II). Grigôri lại ngước lên bầu trời, nhìn rất lâu ngôi sao Bắc Đẩu "lấp lánh như con bướm xanh rất đẹp vỗ cánh đứng yên một chỗ sa cây thông gãy ở đường chân trời" (65/II). Grigôri yêu thích những vì sao và yêu mến quê hương. Acxinhia phải chăng là hình ảnh của một ngôi sao Bắc Đẩu trong tâm hồn Grigôri dẫn đường và cứu rỗi chàng. "Những đường nét vô vàn thân thương" trên gương mặt, dánh hình và mùi thơm trong làn tóc người yêu dấu không bao giờ thôi khiến Grigôri nhức nhối. Chiến tranh đã tàn phá thể xác và linh hồn Grigôri, khiến chàng "không bao giờ còn cất tiếng cười như xưa được nữa" (72/II). Có lẽ một trong những điều thiêng liêng giữ cho nhân tính của Grigôri không bị huỷ diệt hoàn toàn là tình yêu, là những giấc mơ, những hình ảnh về Acxinhia mà chàng gọi là "sợi chỉ rất mảnh màu xanh da trời..." mà con mắt bên trong của chàng âu yếm và man mác buồn thỉnh thoảng lại soi vào đó, tìm một phút bình yên... Trong Sông Đông êm đềm Sôlôkhôp ba lần để cho Grigôri mơ về Acxinhia. Những giấc mơ rực rỡ ấy lại thường đến trong Grigôri vào những giờ khắc quan trọng, có tính chất bước ngoặt của số phận Grigôri. Lần thứ hai hình ảnh Acxinhia được khắc họa trong cõi vô thức của chàng là lần chàng đi vận tải (ngay sau đó chàng chính thức trở thành phần tử nguy hiểm nhất cần phải tiêu diệt của đối với phu cộng sản, Grigôri bỏ theo quân phiến loạn). Trên con đường vô tận, nặng nề, chàng đã nằm "rúc mặt vào đống rơm thơm phức mùi cỏ Sông Đông ngủ thiếp đi...". Chàng lại mơ về Acxinhia, sống lại mối tình mãnh liệt xưa kia của mình. "Grigôri nhìn thấy những món tóc xoăn mịn màng trên gáy nàng khx đập dưới làn gió nghịch ngợm... chàng nhìn thấy hết sức rõ ràng, ngay trong thực tế cũng chưa bao giờ nhìn rõ đến thế" (260/III). Nếu như ở thời điểm ban đầu chàng say mê Acxinhia phần nhiều là do sắc đẹp mê hồn của nàng chứ tình cảm chưa lấy gì làm sâu sắc. Dần dần qua thời gian và khoảng cách tình yêu ấy ngày một lớn lao, mãnh liệt. Chiến tranh và những đau khổ trên đường đời đã khiến Grigôri hiểu hơn tình cảm của trái tim mình dành cho Acxinhia tha thiết, khắc sâu đến nhường nào. Trong giấc mơ nà những chi tiết, đường nét của nàng không được khắc hoạ nhiều (chỉ có làn tóc xoăn đầy ám ảnh) như lần đầu - phần vì thời gian đã phủ bụi mờ lên trí nhớ, nhưng những điều mà tiềm thức, mà cõi lòng thẳm sâu của chàng lưu giữ về Acxinhia lại còn thật và sống động hơn cả khi chàng nhìn nàng ở ngoài. Nếu ở lần thứ nhất nỗi đau của Grigôri khi nghĩ về Acxinhia là do chàng chưa quên được lỗi lầm của nàng, thì ở đây tình cảm trong lòng Grigôri thật là phức tạp với vô vàn cung bậc, sắc thái khác nhau... "Trái trơn chàng chạm phải mũi dùi nhọn hoắt của những tình cảm xưa... lòng đau đớn day dứt nhưng đồng thời tràn trề hạnh phúc" (260/III). Tâm hồn Grigôri bị những hồi ức về Acxinhia dày vò đến "ứa máu". Và cho đến những ngày sống sa đoạ trong hoan lạc, "tuý ngoạ sa trường" những phút "giật mình mình lại..." Grigôri đã bới tung trong mở kí ức hỗn độn của mình để tìm hình bóng của người xưa. Cả trái tim và tâm hồn Grigôri nghẹn ngào: "Em yêu dấu ! Acxinhia mà anh không bao giờ quên được" (343/III). Khoảng cách của ký ức và thời gian đã gọi dũa những nét thô nhóm trong chân dung của Acxinhia. Trên khung nền của thiên nhiên và tình yêu, ngoại hình của nhân vật Acxinhia đã được khắc hoạ một cách ấn tượng. Sức sống mãnh liệt, tự nhiên, vẻ đẹp nồng nàn và cực kỳ quyến rũ của Acxinhia ẩn chứa một tâm hồn cuồng nhiệt, một tính cách mạnh mẽ... Acxinhia là người phụ nữ của lao động và của tình yêu. Acxinhia còn là một người phụ nữ tự biết mình đẹp. Điều đó được thể hiện qua chân dung tâm lý. III. Chân dung tâm lý. Acxinhia là nữ nhân vật chính của bản anh hùng ca - bi kịch. Vẻ đẹp vừa quê mùa vừa lộng lẫy, bốc lửa của Acxinhia phần nào biểu hiện một con người bên trong cực kỳ phức tạp với những mâu thuẫn nội tâm giằng xé, tâm hồn khoẻ khoắn, trẻ trung đầy khổ ải. Điểm sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật khắc hoạ chân dung tâm lý nhân vật của Sôlôkhôp là nhà văn để cho nhân vật tự soi ngắm mình nhìn nhận, đánh giá, xúc cảm trước gương mặt của mình hoặc là nhân vật khi trong tâm tư mang nặng nỗi niềm thì tìm đến gương soi như một hình thức giải toả. Sôlôkhôp đã để cho Acxinhia tự vẽ chân dung của mình trong gương và bên các loài hoa - để cho nàng được nhìn thấu chính bản thân mình, nhìn vào tận cõi lòng riêng tư sâu thẳm. 1. Soi mình trong hoa: Sôlôkhôp đã lắng nghe từng rung động, từng nhịp đập trái tim của người đàn bà nhiều đau khổ, nhiều khao khát khi miêu tả chân dung Acxinhia bên cá loài hoa. Trong "Hồng Lâu Mộng" có một bức tranh rất đẹp và rất buồn vẽ cảnh một mỹ nhân âu sầu chôn cất những cánh hoa tàn mà than thở cho số phận, lại có một bức tranh rất tươi sáng, tự nhiên vẽ cảnh một thiếu nữ trẻ trung xinh đẹp ngủ quên dưới những bông thược dược rực rỡ. Sôlôkhôp trong Sông Đông êm đềm cũng có một bức tranh liên hoàn gồm bốn cảnh. Acxinhia cuồng dại và đau đớn trong tuổi trẻ khi tình yêu với Grigôri chớm nở và bị dày xéo (bên hoa dại và hoa hướng dương); Acxinhia đẹp u buồn, háo hức, mệt mỏi, đằm lắng (bên hoa linh đan và hoa tầm xuân). Hoa là tấm gương thiên nhiên đặc biệt phản chiếu gương mặt và tâm tư Acxinhia. * Hoa dại - một tình yêu kỳ lạ: "Khi tình yêu đến muộn màng với người đàn bà thì nó không nở thành một đoá hoa ** kim hương ngoài đồng nội mà thành một thứ hoa dại mọc ở lề đường có mùi hương ngây ngất ma quái" (78/I). Cho đến khi yêu Grigôri, Acxinhia đã là người đàn bà phải nếm trải nhiều cay đắng của số phận. Bóng ma trong bi kịch thời thiếu nữ đã đẩy nàng đến với cuộc hôn nhân vội vàng, không tình yêu bên người chồng vũ phu, tàn bạo, gia trưởng. Cũng như trăm ngàn phụ nữ Cô zắc thời bấy giờ, Acxinhia chịu đựng âm thầm và giữ tình cảm với chồng như thói quen, của một con chó đối với chủ. Sự theo đuổi táo bạo của chàng trai liều lĩnh, đáng yêu nòi nhà Mêlêkhôp đã làm thức dậy khát vọng yêu đương lâu nay thiếp ngủ trong Acxinhia. Cặp mắt đen "ve vuốt thô lỗ và điên cuồng..." của Grigôri đã sưởi ấm tâm hồn giá lạnh và đốt cháy lên ngọn lửa tình muộn màng, kỳ lạ trong Acxinhia. Gương mặt Acxinhia rạng ngời hạnh phúc và sự thách thức. Acxinhia mang theo vào mối tình với Grigôri cả nỗi đau, cả khát vọng được giải thoát và sẵn sàng tranh đấu. Nàng muốn dứt đứt mọi xiềng xích trói buộc, đạp đổ bức tường đen ngòm của dư luận. Sôlôkhôp đã vẽ Acxinhia bên một thứ hoa dại ở lề đường, toả ra mùi hương ma quái. Soi mình vào loại hoa ấy, gương mặt Acxinhia mang một vẻ đẹp nổi loạn: "... cứ như có ai đánh dấu lên mặt nàng in lên đó con dấu sắt nung... Acxinhia kiêu hãnh ngẩng cao đầu vẻ mặt tràn trề hạnh phúc không chút hổ thẹn" (78/I). Acxinhia lao mình như điên dại vào mối tình muộn màng và cay đắng của nàng. "Hai vệt sâu hoắm dưới con mắt nàng thâm lại như màu trong" (86/I). Trong cả Acxinhia và Grigôri đều "cháy bừng bừng ngọn lửa tình điên rồ, trâng tráo" (86/I). Mối quan hệ cuồng loạn và công khai của họ như một cái tát vào dư luận, một sự thách thức. Cái hương thơm ma quái của một tình yêu dữ dội, ngông cuồng vừa bản năng, vừa chân thành làm cả Grigôri và Acxinhia ngây ngất. Giữa họ "có một mối liên hệ quan trọng, chẳng có vẻ gì một sự tằng tựu phất phơ" (87/I). Acxinhia yêu vì chưa bao giờ được yêu, vì chưa bao giờ yêu và sẽ không bao giờ yêu ai như vậy nữa. Qua gương mặt rạng ngời xao xuyến, kiêu hãnh của Acxinhia, Sôlôkhôp đã diễn tả tuyệt vời tình yêu kỳ lạ trong tâm hồn nàng. Cho đến những trang cuối cùng của cuộc đời, Acxinhia lại tết vòng hoa dại đặt lên đầu người nàng yêu tha thiết. Hoa dại tượng trưng cho mối tình nồng say và bi kịch ngay từ phút đầu của nữ nhân vật chính. Acxinhia với mối tình nở hoa muộn màng ngỗ ngược của nàng mãi mãi cuốn hút Grigôri. * Hoa hướng dương - nỗi đau rực rỡ: Nghệ sĩ Sôlôkhôp để cho Acxinhia soi mình trong hoa hướng dương loài hoa "luôn nhìn thẳng vào mặt trời" như một sự khẳng định: tình yêu của nàng không phải là truỵ lạc. Gắn với hình ảnh Acxinhia là những bông hoa rực rỡ, chói chang, tươi rói như tính cách của nàng như tính chất tình yêu của nàng. ở một đoạn khác Sôlôkhôp cũn miêu tả hình ảnh hoa hướng dương, nhưng là những bông hoa "chín rũ, bị chim sẻ mổ nham nhở, nặng nề trĩu đầu xuống đất để rơi những hạt long ra" (201/I) gắn liền với Lida - người đàn bà phóng đăng. Acxinhia có tâm hồn mãnh liệt, nỗi đau của nàng cũng khác thường. Loài hoa rực rỡ ấy còn là tiếng lòng đau đớn của một mối tình bị chà đạp "Đôi ủng da của chính Grigôri đã dẫm nát cái tình cảm vừa nở rộ thành những bông hoa vàng óng" (147/I) trong tim Acxinhia. Grigôri đã không thể vượt qua những rào cản của trách nhiệm, tập tục trong xã hội Cô zắc, không vượt qua thói gia trưởng của ông Panchêlây mà rũ bỏ tình yêu, gây nên vết thương nhói đau trong Acxinhia "Một dé nắng lấm tấm bụi chiếc chếch trong đám hướng dương um tùm, xuyên qua giọt nước mắt trong vắt..." (119/I); giọt nước mắt tuyệt vọng cho nỗi đau rực rỡ ấy không rơi xuống đất mà tự nó vút lên tận trời xanh. Những bông hoa hướng dương tươi rói đã chứng kiến tất cả. Cho dù bị vò xé, nhưng tình yêu khi đã nở thành những bông hoa vàng óng trong tâm hồn Acxinhia thì mãi mãi rực lửa, ngời sáng. Hình ảnh Acxinhia phấn hoa lem luốc cả mặt, hình ảnh nắng xuyên qua giọt nước mắt trong vắt của nàng, hình ảnh nàng vùng chạy ngực đập vào những bông hướng dương vàng hoe... là những nét vẽ rất ấn tượng của Sôlôkhôp khi diễn tả chân dung tâm lý của một người đàn bà đau khổ mãnh liệt và càng đau khổ lại càng đẹp lộng lẫy. * Hoa linh đan - tâm hồn phong phú. .."Nàng cúi cái lưng ong đã bắt đầu đẫy ra để ngửi hoa... bỗng nhiên nàng cảm thấy thoang thoảng mùi hương ngọt lịm và lả lướt của hoa linh đan ..." (20/IV). Và cái hương thơm man mác u sầu của những bông linh đan tàn héo đã gọi dậy trong lòng Acxinhia những hồi ức, những kỷ niệm, những vui sướng và đau khổ thực sự của thời son trẻ đã qua từ lâu. Hình ảnh những bông hoa mục nát, rỉ vàng, đã sống gần hết cuộc đời của nó khiến Acxinhia nghĩ đến cuộc đời dài ngọt bùi thì ít mà cay đắng thì nhiều của mình, nghĩ đến tuổi già phía trước đang đến rất gần mà hạnh phúc thì vẫn cứ xa xôi ở mãi đường chân trời. Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi soi mình trong hoa linh đan mà Acxinhia đã sống, đã cảm những nỗi niềm dài rộng của cả một đời người: nỗi buồn vì tuổi thanh xuân của người đàn bà không còn nữa, xót xa cho thân phận, ngậm ngùi cho hạnh phúc, hoảng sợ trước tuổi già, rối bời vì những hồi ức ngẫu nhiên ập đến trong lòng; sự tích tụ và vỡ đà của những giọt nước mắt trong veo... Acxinhia úp mặt vào lòng bàn tay, khuôn mặt đẫm lệ của nàng phản chiếu trong hoa linh đan là khuôn mặt đẫm lệ của nàng phản chiếu trong hoa linh đan là khuôn mặt bên trong rất nhạy cảm, đa cảm, đa sầu, đa đoan... Acxinhia bắt đầu già rồi, đã thấy trước mắt đoạn đường xa ngái, thăm thẳm của cô đơn, sự tàn phai của nhan sắc... Acxinhia không chỉ là người phụ nữ có sắc đẹp rực lửa mà còn có một tâm hồn phong phú, cực kỳ tinh tế và sâu sắc. Lâm Đại Ngọc trong Hồng Lâu Mộng thương hoa, chôn hoa xót xa cho những kiếp hoa tàn và gửi theo những nỗi niềm khắc khoải "ngẫm khi xuân muộn hoa tàn..." của đời mình. Phải chăng đó là nỗi lòng của con người muôn thuở. Với hoa linh đan Acxinhia đã sống với con người bên trong và những tình cảm sâu lắng nhất, thầm kín nhất, u buồn nhất. * Hoa tầm xuân - dự cảm về cực lạc: Số phận Acxinhia, cõi lòng sóng gió, thấp thỏm lo sợ của nàng, từ đầu đến cuối cuộc tình với Grigôri, luôn ôm ấp giấc mộng hạnh phúc ở một vùng đất hứa xa xôi, luôn mơ hồ linh cảm về một miền cực lạc... khiến tâm tình này quằn quại, hoang mang... cảnh Acxinhia úp mặt vào hai bàn tay ngả thiếp đi dưới gốc tầm xuân, những cánh hoa hồng rụng lả tả lên người nàng là một bức tranh tuyệt đẹp về sự giao hoà đặc biệt giữa con người và tự nhiên phảng phất chất thần thoại: những lá tầm xuân bay thốc lên trong gió với những tiếng rì rào đầy lo lắng; những con chim xanh hoảng sợ bay lên trong khi Acxinhia vẫn ngủ vùi. Dường như có một sự xao động nào đó đang mơ hồ đánh động vô thức của người đàn bà kỳ lạ này. Những bông tầm xuân xinh đẹp, bạc mệnh còn xuất hiện cùng hình ảnh Acxinhia lân cuối cùng trước khi nàng lìa đời: Lần ra đi sau cuối với Grigôri - nhiều lần Sôlôkhôp đã để cho Acxinhia thoáng thấy ảo ảnh của hạnh phúc. Nàng khóc cay đắng cho thân phận người đàn bà trong bài dân ca về con ngỗng xám bơi đi mất hút. "Em sẽ theo anh đến tất cả mọi nơi, dù là đi đến cái chết !". Câu nói chan chứa tinh yêu và đầy linh cảm ấy, cùng với những bông tầm xuân định mệnh Acxinhia đã kết thúc cuộc đời hạnh phúc thì ít mà cay đắng thì nhiều của mình. Nhưng dù ngọt ngào hay cay đắng thì cũng đều hết sức mãnh liệt, nồng cháy. Hình ảnh hoa tầm xuân đã lưu giữ gương mặt Acxinhia - gương mặt của người đàn bà sống và chết vì yêu ấy. Một viên đạn lạc đã đem Acxinhia về thế giới bên kia, về miền cực lạc như linh cảm trước đó rất lâu trong nàng. Thế giới tâm hồn bên trong vô cúng bí ẩn của Acxinhia đã được nghệ sĩ Sôlôkhôp khắc hoạ tài tình qua những nét vẽ Acxinhia bên các loài hoa. Mỗi loài hoa như soi tỏ một góc tâm tư của nàng làm nổi bật một nét đẹp độc đáo của gương mặt bên trong mà Acxinhia đã tự bộc lộ một cách kín đáo. 2. Soi mình trong gương. Nếu như Natasa của L.Tônxtôi soi mình trong gương, tự phân thân, hồn nhiên tự khen mình "xinh, rất xinh", cười khanh khách rồi nằm xuống "ngủ ngay lập tức". Điều đó thể hiện một tâm hồn trong trẻo, trẻ thơ ròn tan như nắng sớm. Acxinhia của Sôlôkhôp soi gương là để "nhổ đi những sợi tóc bạc", rồi nằm úp mặt trên nắp rương khóc suốt buổi chiều đến sưng cả mắt. Đó là sự soi chiếu vào tận đáy tâm tư của một người đàn bà từng trải, chợt nhận ra dấu ấn thời gian, sự phôi pha. Nữ nhân vật chính Sông Đông êm đềm soi gương là để dấu đi những hồi hộp, khao khát đang tràn ngập trong lòng. Nàng soi gương để nhìn lại gương mặt mà nhan sắc đã bắt đầu phai tàn, cố vớt tìm chút bóng hình của hạnh phúc muộn màng và cay đắng cứ chập chờn vẫy gọi. Acxinhia trong gương vẫn "đẹp lẳng lơ mê hồn" (514/III) nhưng đằng sau vẻ dẹp giết người ấy đã có cả một vực thẳm thời gian và biến đổi. Có sai lầm nặng nề, có chờ đợi mòn mỏi, có khát vọng sục sôi... Acxinhia như đằm lắng xuống. Con người cuồng dại đã lui bước cho người đàn bà đa sầu hiện ra. Nhưng có một điều không bao giờ thay đổi trong Acxinhia đó là sự tranh đấu dữ dội vươn tới hạnh phúc, tình yêu với Grigôri. Nàng soi ngắm mình trong gương, hồi hộp, xót xa, than khóc... tất cả là vì tình yêu với Grisca lại trỗi dậy mạnh mẽ nhức nhối hơn bao giờ hết trong lòng. Acxinhia trong gương là chân dung tâm lý đặc sắc, chứa đầy những biến động trong tâm hồn Acxinhia. Lần đầu tiên Sôlôkhôp miêu tả Acxinhia soi gương là khi nàng gặp lại Grigôri sau bao nhiêu năm xa cách. Lời chào âu yếm "chào Acxinhia, Acxinhia yêu quý" của Grigôri đã làm thức dậy trong nàng những tình cảm yêu đương say đắm ngày xưa. Acxinhia vô cùng xúc động "vừa về đến nhà... nàng đã bước tới mảnh gương nhỏ treo trên bếp lò, bồi hồi nhìn đi nhìn lại mãi gương mặt đã già nhưng còn rất đẹp của mình" (513/IV). Cùng một lúc, trong gương Acxinhia thấy mình vẫn còn nhan sắc nhưng tuổi trẻ thì đã qua rồi và thấy mình vẫn còn rất yêu Grigôri. Bao nhiêu năm tháng trôi qua "Sông Đông đã chảy bao nhiêu nước" rồi mùa thu cuộc đời cũng đã để lại trên khuôn mặt Acxinhia những màu tàn úa. Chỉ có cái cây tình yêu trong trái tim là vẫn xanh tươi và nở hoa. Một người phụ nữ cứng cỏi, mạnh mẽ, gan góc như Acxinhia mà trong cái khoảnh khắc đối diện với gương mặt của mình, với chính cõi lòng mênh mang của mình ấy đã phải "khóc nức nở, những giọt nước mắt tràn trề". Lâu lắm rồi, nàng không được khóc một lần nào như thế. Những giọt nước mắt đàn bà, những giọt nước mắt tình yêu tích tụ bao ngày tháng đã rửa sạch tâm hồn nàng, làm nàng "nhẹ lòng nhẹ dạ" (514/III). Dù cho thời gian đã phủ lên má nàng những màu héo hắt, làm mí mắt nàng úa vàng, dệt thêm vài sợi bạc như tơ nhện lẫn trong làn tóc mun, làm mờ đi cái ánh long lanh trong con mắt ngày nay đã thoáng một vẻ mệt mỏi bi thảm... nhưng dường như những điều đó chỉ càng làm cho Acxinhia đẹp và gần gũi hơn trong mắt Grigôri. Giờ đây ngoài vẻ "lẳng lơ mê người, Acxinhia còn có vẻ quyến rũ âu sầu, vẻ đẹp toả ra từ tâm hồn nàng" - "Ngày xuân càng gió càng mưa càng nồng". Acxinhia lại tự tin, ngọn lửa tình lại rực cháy, thiêu đốt nàng. Nàng rửa mặt, chải đầu, mặc chiếc sơ mi sạch và "nhìn lại mình loáng một cái trong gương" (515/III) để tìm cách gặp Grigôri. "Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa". Nếu như ở tập một, Sôlôkhôp chủ yếu miêu tả sự cuồng nhiệt, những khao khát yêu đương đầy bản năng, đầy mãnh liệt của Acxinhia thì ở tập bốn nhà văn lại diễn tả nhiều lần nỗi lòng khắc khoải mong chờ, lo lắng triền miên của nàng cho tính mạng của người yêu, sự mệt mỏi u buồn của bản thân nàng vì bao lần ước mơ hi vọng nhưng đều không thành sự thật. Khi những nỗi niềm ấy chất chứa trong lòng Acxinhia, Sôlôkhôp lại để nhân vật soi mình trong gương như một thói quen tâm lý. Sau lần ra đi thứ ba không thành vì Acxinhia ốm một trận thập tử nhất sinh, nàng phải quay về Tatacxki một mình. Từ đó bặt tin Grigôri. Acxinhia đã sống những ngày chờ đợi và lo âu dằng dặc, căng thẳng. Khi Grigôri trở về sau cuộc nội chiến đẫm máu hi vọng hạnh phúc lại cháy lên trong lòng Acxinhia. Hy vọng nhưng nàng hoàn toàn không tin vào điều đó. Từ nhà Mêlêkhôp về Acxinhia "theo thói quen khom lưng soi gương" (556/IV). Trời tối nên nàng không thấy bóng mình trong đó, nhưng nàng vẫn sửa lại tóc, vuốt lại váy áo rồi đi đến cửa sổ và "ngồi phịch xuống chiếc ghế dài một cách mệt mỏi". Lần này Sôlôkhôp không trực tiép miêu tả gương mặt với những đường nét cụ thể của Acxinhia trong gương mà chỉ miêu tả tâm trạng của nàng qua hành động tâm lý là soi gương. Cảm xúc của nàng thật phức tạp: vừa mệt mỏi, trống rỗng; vừa bối rối xúc động; vừa hy vọng lại vừa thất vọng "cặp mắt bình thản và có phần âu sầu nhìn đăm đăm vào bóng tối" (556/IV) của nàng đã nói lên thật đầy đủ những giằng xé trong tâm tư. Đằm lắng hơn nhưng sôi trào, mãnh liệt vẫn là bản chất của Acxinhia mà mọi ba động của cuộc đời không thể làm thay đổi, phai lạt. Khi được ở gần bên Grigôri, Acxinhia lại thấy mình trẻ lại, vẫn đẹp như bảy tám năm về trước. "Một nụ cười có phần hơi ngạc nhiên thoáng hiện trên môi nàng: hai con mắt rất trẻ, bừng bừng như hai hòn than của một người nào đó, đang tò mò và vui vẻ nhìn nàng" (586/IV). Người đàn bà vui vẻ và rất trẻ trong gương đang nhìn Acxinhia bằng đôi mắt ngạc nhiên: "Sắc đẹp của nàng vẫn chưa phai tàn" chút nào sao. Không còn những nếp nhăn trên má, không có những vết quầng thâm dưới mắt, môi thì rực rỡ nụ cười... tình yêu có sức mạnh diệu kỳ hồi xuân cho cả thể xác và linh hồn Acxinhia. Con người Acxinhia, đúng như lời nàng nói: khi ở bên Grigôri cả thế gian bừng sáng, xao xuyến, rạng ngời và vắng chàng thì tất cả trở nên nhạt nhoà u tối. Gương mặt của Acxinhia cũng biến đổi linh hoạt theo những trạng thái tình yêu trong lòng. Bởi vì đó là lúc Acxinhia chuẩn bị đón Grigôri sang nhà nàng, đón Grigôri trở lại với nàng sau bao nhiêu năm tháng đợi chờ khao khát. Trong gương lúc đó dường như lại là Acxinhia ngày xưa cuồng dại trong cộc tình sôi nổi Acxinhia không gìm nổi nụ cười cứ nở rạng trên môi, nàng thốt lên thành tiếng niềm hạnh phúc dào dạt, khát vọng yêu đương đang chín rực trong người: "chà, anh Grigôri Mêtêkhôp, anh hãy cẩn thận đấy..." (586/IV). Tuy vậy "nàng vẫn tìm trên thái dương vài sợi tóc bạc và nhổ đi". Sôlôkhôp đã cực kỳ tinh tế khi miêu tả hành động ấy của Acxinhia. Ông đã nhìn thấu tâm hồn nhân vật, nắm bắt tinh nhạy những quy luật tâm lý, những diễn biến tinh vi trong nội tâm con người. Acxinhia cũng không thể thoát khỏi quy luật thời gian nhưng vì tinh yêu Acxinhia có thể làm tất cả. Nàng muốn giữ mãi sự trẻ trung, tuổi thanh xuân, nhan sắc của mình cho người tình mà cuồng si. Miêu tả chân dung Acxinhia trong gương, Sôlôkhôp đã soi chiếc kính hiển vi nghệ thuật màu nhiệm để nó phản chiếu diện mạo tâm hồn của nhân vật qua bức chân dung tâm lý độc đáo. Kết luận chương I: Như vậy, những chi tiết về ngoại hình, dù là ngoại hình thuần tuý hay mang tính tâm lý ở Acxinhia đều cho thấy Acxinhia là một phụ nữ nông dân Cô zắc vùng Sông Đông điển hình có sức sống tràn trề, vẻ đẹp rực cháy, tâm hồn mãnh liệt, cực kỳ phong phú. Hình ảnh Acxinhia không chỉ in đậm trong tâm trí Grigôri suốt đời mà mãi mãi là một bức chân dung đặc sắc, không thể lẫn những người phụ nữ bất tử trong văn học thế giới. Chương II Nghệ thuật thể hiện nội tâm nhân vật - Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ - Thể hiện nội tâm là phương thức quan trọng nhất để chiếm lĩnh đời sống con người bằng văn học nghệ thuật. Thể hiện nội tâm nhân vật là sự tái hiện cá thể hoá chi tiết các thể nghiệm của nhân vật trong quan hệ qua lại giữa chúng với nhau và trong sự vận động. Các tác phẩm văn học Xô Viết những năm 1920 - 1930 như "Thành phố và năm tháng" của Fêđin ; "Cuộc đời Khin Samghin" của Gorki, "Piôt đệ nhất" của A.Tônxtôi; các tác phẩm của Lêônôp; V.S.Ivanôp Bugacôp... đều tràn đầy miêu tả tâm lý. Đối với Sôlôkhôp là sự thể hiện nội tâm "rõ rệt, công khai, trực quan" (Pêxpêlôp). Thế giới nội tâm nhân vật Acxinhia được thể hiện rõ rệt, công khai, trực quan qua ngoại hình, ngôn ngữ và phong cảnh thiên nhiên. I. Ngoại hình và các trạng thái tâm lý. Đối với Acxinhia tình yêu là tất cả đời sống nội tâm của nàng. Các trạng thái tâm lý thường diễn ra trong đời sống nội tâm của Acxinhia đều liên quan trực tiếp đến mối tình nồng nàn, khác thường của mình - Chúng tôi tạm quy về hai trạng thái cơ bản, thường xuyên diễn ra và được biểu hiện trực quan bởi ngoại hình của Acxinhia là: những hồi hộp, rạo rực, khao khát yêu đương hạnh phúc và những đau đớn, tức giận, lo âu phấp phỏng... Những chi tiết ngoại hình "ngoại hiện" hai trạng thái tâm lý kể trên được lặp lại nhiều nhất là má, mắt, môi... 1. Trạng thái hồi hộp - rạo rực- khao khát yêu đương hạnh phúc. Là người đàn bà sinh ra để yêu và ban phát tình yêu, Acxinhia đã lao mình vào cuộc tình với tất cả sức lực, niềm khao khát yêu đương, tích tụ, dồn nén âm thầm trong cả quãng đời son trẻ đầy bi kịch của mình. Tình yêu nảy nở trong tâm hồn Acxinhia xiết bao kỳ lạ: lúc nào nàng cũn như ở trong trạng thái không kiểm soát nổi, hồi hộp và rạo rực đón chờ vừa hoảng sợ trước một thứ tình cảm mới mẻ, chưa từng thấy cứ ngày một lớn lên trong mình như một mầm cây căng nhựa. Acxinhia không dấu nổi những run rẩy, những rung động mãnh liệt của cõi lòng, tất cả cứ hiện hình lên từng khoé mắt, từng ánh nhìn, từng nét môi. Trạng thái tinh thần xao xuyến cực điểm luôn thường trực ở Acxinhia. Nàng không có thói quen dấu diếm những cảm xúc của mình. Trong tác phẩm bốn lần Acxinhia bỏ đi theo Grigôri, lần nào cũng hồi hộp. Niềm vui sướng, hân hoan, những kỳ vọng về hạnh phúc hiện ra trên nét mặt biểu cảm tuyệt vời của nàng. Lần đầu tiên, khi nhận được tin nhắn của Grigôri gọi đi Cu-ban (sau lại đi Iagôtnôie). "Từ sáng, hai gò má Acxinhia cứ đỏ hây hây. Mắt nàng long lanh nom trẻ hẳn ra" (237/I). Lần thứ hai Grigôri hẹn nàng đến Vôsenxcair. Sau bao năm xa cách, tình yêu xưa lại hồi sinh và còn rực cháy gấp bội lần. Acxinhia đi tìm Grigôri, sẵn sàng từ bỏ gia đình vượt qua lửa đạn chiến tranh, chỉ cần Grigôri lên tiếng gọi. Bao nhiêu chờ đợi, rạo rực, yêu thương bừng bừng trong tim khiến chân nàng chạy nhanh đến nỗi một gã lực điền như Prôkho không tài nào theo kịp. Khi vừa nhìn thấy người yêu "vừng trán trắng trắng của nàng đầm đìa mồ hôi. Trên khuôn mặt nhợt nhạt, trong hai con mắt mở trừng trừng hung dữ cháy lên ngọn lửa tình cuồng dại dến nỗi Grigôri vừa nhìn thấy nàng trái tim chàng đã run lên sung sướng" (636/III). Bao nhiêu chờ đợi khắc khoải, bao nhiêu nhung nhớ đêm ngày tình yêu vô bờ bến đều chất chứa trong ánh mắt Acxinhia. Đôi mắt nàng là cả một thế giới ngôn ngữ đặc sắc; hé mở cánh cửa bí ẩn, dào dạt cảm xúc - đôi mắt của người đàn bà có tâm hồn mãnh liệt, có những tình cảm lớn, say đắm "trong ánh mắt nàng nung nấu một cái gì rất đáng thương, nhưng đồng thời cũng vô cùng tàn nhẫn hệt như mắt con thú bị vây bắt, làm cho trong khi nhìn nàng Grigôri bỗng thấy ngượng ngùng đau khổ" (637/III). Trong ánh mắt kỳ lạ của Acxinhia, Grigôri đã đọc thấy một niềm khát yêu đương vừa sôi nổi vừa đau đớn vừa chất chứa hy vọng vừa âm thầm tuyệt vọng. Tâm hồn Acxinhia lúc ấy đã mang những vết thương đau. Lần thứ hai, hạnh phúc đến với họ quá ngắn ngủi, chỉ vẻn vẹn có hai ngày cho cả một sự chờ đợi thăm thẳm... Sôlôkhôp rất chú trọng đến những nét ngoại hình tâm lý của Acxinhia lần ra đi thứ ba, giấc mơ về hạnh phúc vẫn làm Acxinhia ngời lên niềm háo hức; chỉ có điều lần này sự biểu hiện thật dịu dàng sâu lắng: "cặp mắt đen của nàng long lanh, toả ra những tia hân hoan dưới chiếc khăn len trắng lồm xòm.. nàng mỉm cười vì thấy ước mơ của mình sao mà được thực hiện bất ngờ và lạ lùng đến thế" (383/IV). Acxinhia lúc nào cũng thế, sẵn sàng vì tình yêu mà làm bất cứ việc gì. Cuộc đời nhiều cay đắng đã dạy cho nàng biết vươn tới hạnh phúc. Toàn bộ đời sống nội tâm của nàng lúc nào cũng sục sôi, nung nấu những khát vọng tình yêu. "Nàng mỉm cười, từng đường gân thớ thịt đều cảm thấy có Grigôri bên cạnh và không hề nghĩ rằng mình phải trả giá như thế nào để có được hạnh phúc này, không nghĩ tới các tương lai mù mịt bóng đem không kém những đường chân trời trên đồng cỏ đang vẫy chào nàng phía xa" (384/IV). Một người đơn giản như Prôkhô không thể nào hiểu được "nụ cười run run trên cặp môi thắm mọng vì băng buốt của Acxinhia" chính là biểu hiện tâm hồn đang sôi trào hát ca niềm xúc động nghẹn ngào vì hạnh phúc của nàng mạnh mẽ đến mức nào. Cho đến lần ra đi định mệnh cuối cùng, "đi đến cái chết" gương mặt Acxinhia vẫn phản chiếu rực rỡ tâm hồn nồng nhiệt yêu đương. Vẫn những hồi hộp, xao xuyến, bừng bừng khát vọng như buổi ban đầu. Grigôri nhìn mãi "hai con mắt sưng húp vì nước mắt long lanh sung sướng", "nụ cười lặng lẽ không lúc nào rời khỏi môi nàng, hai con mắt long lanh tràn trề hạnh phúc" (738/IV). Đôi mắt long lanh, nụ cười xao xuyến, làn má nhợt nhạt của Acxinhia đã thể hiện một cách đặc sắc những trạng thái cảm xúc đầy tinh tế trong lòng nàng. Tình yêu dào dạt nồng cháy đã chi phối mãnh liệt đến ngoại hình Acxinhia. Và ngược lại, qua những chi tiết ngoại hình, Sôlôkhôp đã hé mở cho người đọc về thế giới tâm tư sâu kín của nhân vật. Nhưng tình yêu muộn màng và cay đắng không chỉ đem đến cho Acxinhia những hồi hộp, ngọt ngào mà còn khiến nàng luôn phải sống trong lo âu phấp phỏng, đau đớn, tức giận. Vì tin yêu của họ đi ngược, phá vỡ, là một sự mới mẻ, ngỗ ngược không thể chấp nhận được đối với xã hội Cô zắc đầy hủ tục nặng nề. Vì chiến tranh luôn là vực sâu ngăn cách chia rẽ Grigôri và Acxinhia. 2. Trạng thái tức giận - đau đớn - phấp phỏng lo âu. Cuộc tình trớ trêu của Acxinhia gặp bao nhiêu thế lực ngáng trở. Nàng thường xuyên phải sống trong những nỗi lo sợ khủng khiếp, khắc khoải. Trước hết Acxinhia sợ sự trừng phạt của người chồng vũ phu. Nếu như sự chờ đợi, rạo rực yêu đương làm đôi mắt Acxinhia long lanh rực sáng, thì những âu lo lại khiến cho "cặp mắt nàng mờ đi như rắc tro vì khiếp sợ" (133/I). Acxinhia là nạn nhân tiêu biểu của lối sống gia trưởng. Tình yêu nổi loạn, vượt mọi khuôn khổ đã khiến Acxinhia phải chịu những đòn trừng phạt dã man. Nỗi đau đớn tinh thần được vật chất hoá bằng những đau đớn thể xác. Khi nàng bỏ chồng đi theo tiếng gọi của tình yêu, Xêhêpan đã hành hạ nàng tàn nhẫn, dã man. Sức lực phi thường đã khiến nàng cắn răng chịu đựng tất cả: "Acxinhia rụt cổ, thu thật nhỏ người, hai tay che bụng..., khuôn mặt hốt hoảng đến đờ đẫn, không còn ra hình thù gì nữa cặp mắt thâm quầng..." (100/I) "má Acxinhia nóng bừng bừng như lửa đốt... những ngón tay Xêhêpan cảm thấy hai hàm răng Acxinhia nghiến vào rồi lại mở ra" (113/I). Acxinhia còn luôn lo sợ người ta sẽ cướp mất Gusca của nàng. Nàng tức giận, đau đớn và hung dữ bảo vệ cái hạnh phúc quá đỗi mong manh. Những lúc như vậy Acxinhia đáng sợ, như phát ra một luồng điện ghê gớm. Lần đụng độ với ông Panchêlây, Acxinhia đã thể hiện một sức mạnh điên cuồng "hai con mắt đen láy của nàng nẩy lửa như muốn thiêu ông lão ra teo" (81/I). Sau này suốt những năm Grigôri biền biệt ngoài chiến trường, Acxinhia luôn phải sống trong tâm trạng chờ đợi, lo âu không lúc nào nguôi. Nỗi lo sợ cho tính mạng người yêu chi phối toàn bộ hoạt động, sinh hoạt, lao động và đời sống nội tâm của nàng. Khi Grigôri bị thương hàn, phải trở về nhà bằng cáng: "Acxinhia nhợt nhạt, cắt không còn hột máu. Nàng đứng dựa vào hàng rào, hai tay thõng xuống như không còn sức sống. Cặp mắt đen ảm đạm như phủ một màn sương không long lanh một giọt nước mắt nào... nhưng trong đó hiện lên một vẻ đau khổ, van lơn..." (359/IV). Qua những chi tiết ngoại hình Sôlôkhôp đã phần nào thể hiện được thế giới tâm hồn đầy sắc thái, những trạng thái tâm lý phổ biến và thường trực trong nội tâm Acxinhia. Nữ nhân vật chính Sông Đông êm ._.nh yêu đương sôi nổi, mạnh mẽ, dữ dội đến thế. Quả thực "tình cảm trong cuốn tiểu thuyết được miêu tả với một sức mạnh rất lớn" (A.Tônxtôi). Đó không chỉ là mối tình lãng mạn, đó còn là một sự khiêu chiến quyết liệt, một sự nổi loạn, một hành vi phản kháng của lớp trẻ mới mẻ trong cách suy nghĩ, trong ý niệm về cuộc sống và đạo đức. Nó là một trong những nhân tố góp phần làm sụp đổ nền móng của chế độ nam quyền, gia trưởng hà khắc cùng những tập tục cổ hủ trong xã hội Cô zắc nhiều mâu thuẫn. Cùng với mối tình với Grigôri Mêlêkhôp, Acxinhia đã trải qua con đường đầy rẫy xung đột suốt cuốn tiểu thuyết, sống một cuộc đời bi thảm đầy kịch tính. Grigôri là toàn bộ cuộc đời nàng, chi phối tất cả những buồn vui, những trạng thái tâm lý, sự phản ứng dữ dội với xã hội, với các nhân vật khác, với chính mình... suốt cuộc đời đầy rẫy đau buồn và sai lầm của mình, Acxinhia vẫn chỉ yêu một mình Grigôri, yêu cuồng dại đến phút cuối cùng. Chàng không chỉ là người tình say đắm mà còn là cứu cánh của Acxinhia, là cái phao hi vọng cứu vớt số phận nàng khỏi chìm đắm trong đau khổ. Bi kịch lớn nhất của nàng lại chính là ở đó, ở chỗ Grigôri là con người suốt đời ngả nghiêng chao đảo "bập bềnh như cục phân trong hố nước trên băng". Chàng không chọn được một con đường đi trong cả sự nghiệp và tình yêu. Nếu như ý định chọn "con đường thứ ba" trên đường đời đã khiến Grigôri phải trả giá đắt, "uống tận đáy li rượu đắng cuộc đời" thì sự lựa chọn con đường thứ ba trong tình yêu đã gây nên nỗi đau khổ triền miên, bi kịch nặng nề cho cả hai người phụ nữ yêu chàng. Acxinhia được Grigôri thực sự yêu thương, say đắm nhưng chàng không bao giờ dám dứt bỏ hẳn cuộc sống yên ấm bên Natalia để lấy nàng. Acxinhia bám vào Grigôri chẳng khác nào bám lấy cọng rơm, bám lấy cánh bèo trong thác lũ "Lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh". Acxinhia đã giành cho Grigôri tình yêu trọn vẹn "chung thuỷ". Câu tổng kết cuộc đời Grigôri của nàng thật thấm thía: "anh chỉ là một người bất hạnh" (741/IV). Câu nói ấy đã chứng tỏ Acxinhia là tri kỷ của Grigôri. Mặc dù nàng không hề biết Grigôri chiến đấu ở phe nào, bảo vệ quyền lợi cho ai, vật vã đau đớn thế nào khi giết một người lính vô tội rồi trở thành chỉ huy, giết người không ghê tay ra sao... nhưng nàng hiểu chàng không phải là người xấu. Bản chất của Grigôri là chàng trai tốt bụng, nhân hậu, từng rơi nước mắt vì một con vịt trời bé bỏng vô tình bị giết hại. Hoàn cảnh khắc nghiệt bao nhiêu đắng cay của cuộc sống đã xô qua trên đầu Grisca của nàng. Grigôri "hoang mang như cơn bão tuyết trên thảo nguyên" không tìm ra lối thoát trên đường đời, bị chiến tranh vùi dập đến biến dạng. Hoàn cảnh đã tác động đến Grigôri một cách ghê gớm, buộc Grigôri phải bộc lộ hết nội lực của mình nếu không muốn bị nhấn chìm trong sự tha hoá. Cho nên ký ức của Acxinhia ít khi xuất hiện hình ảnh Grigôri sau này mà thường là gương mặt hiền hậu, cuồng si của chàng Grisca liều lĩnh dòng giống nhà Mêlêkhôp thuở xưa - đó là con người nguyên uỷ của chàng. Tuy vậy, Acxinhia yêu Grigôri trong cả hình hài của bây giờ, yêu với một lòng xót thương vô hạn. Lần cuối cùng nàng "buồn rầu ngắm gương mặt Grigôri", thấy "chàng đã thay đổi bao nhiêu" với những nét "khắc nghiệt gần như tàn bạo" hằn in trên trán, trên môi, trên má... người mà nàng yêu say đắm, Acxinhia "tự nhiên thở dài" (737/IV). Đó là tiếng thở dài của một nỗi lòng đồng cảm và thấu hiểu cho thân phận bất hạnh của người nàng yêu và thương suốt đời. "Acxinhia hôn rất lâu hai con mắt nhắm nghiền của chàng..." (742/IV). Người đàn bà của tình yêu từ biệt cuộc đời bằng nụ hôn. Dòng sông tình yêu chảy qua đời Acxinhia có những quãng vẩn đục nhưng càng về cuối càng trong trẻo và sâu lắng. Xuất phát điểm tình yêu của Grigôri "thấp " hơn Acxinhia: chỉ là sự say mê tạm thời, chưa có gì sâu sắc. Trải qua thử thách của thời gian và bão táp của cuộc đời tình cảm của chàng ngày một lớn và sánh ngang với Acxinhia. Chàng hiểu Acxinhia nhiều nhất và thương yêu nàng thực sự chân thành. Grigôri sung sướng (636/III) trong mối tình nồng nàn thực sự chân thành. Grigôri sung sướng (636/III) trong mối tình nồng nàn của Acxinhia, nhiều lúc giễu cợt nàng một cách âu yếm trước tình cảm mãnh liệt, cuồng si của nàng: "em thật thế nào ấy... em điên mất rồi" (637/III). Và thực sự xúc động, cảm phục trước tình yêu hết mình và đầy can đảm của nàng: "chẳng có gì làm Acxinhia sợ. Quả là một tay đàn bà gan óc" (734/IV). Trong những năm tháng kề cận với cái chết ở sa trường, những lúc lầm đường lạc lối, tiêu sầu trong nhữn cuộc tình thoảng qua.. hình ảnh Acxinhia vẫn sống động trong tâm trí chàng. "khi tỉnh rượu, lúc tàn canh" trái tim Erigôri vẫn nhức nhối gọi tên: "Em yêu dấu ! Acxinhia mà anh không bao giờ quên được" (434/III). Tình yêu của chàng ngày càng sâu sắc, lớn lao. Nếu Acxinhia xem Grigôri như cứu cánh của đời nàng, thì với Grigôri nàng là niềm an ủi, là động lực giúp chàng vượt qua những giây phút tuyệt vọng. Cuộc sống của chàng có lúc tưởng như "không nét cười, không niềm vui" không còn gì để hy vọng nữa thì nơi sâu thẳm trái tim "điều duy nhất còn lại cho chàng trong cuộc đời là tinh yêu say đắm với Acxinhia nó vừa cháy lên với một sức mạnh mới không có gì thể kìm hãm được. Chỉ mình Acxinhia còn thu hút chàng như cái ánh mắt lập loè của đống củi trên dồng cỏ thu hút người lữ hành trong đêm thu tối đen lạnh lẽo" (586/III). Khi Acxinhia chết, cuộc đời Grigôri không còn ý nghĩa gì nữa. "Thế là hết". Mặt trời của chàng đã vụt tắt. Sự chia lìa đến bất ngờ như một cơn ác mộng. Nỗi đau đớn cuối cùng cho niềm hy vọng cuối cùng "cùng với cái chết của Acxinhia, chàng mất cả lý trí lẫn lòng dũng cảm xưa kia", một cành cây gẫy, một tiếng lạc đàn cũn làm chàng sợ hãi, luống cuống" chứng tỏ sự suy sụp hoàn toàn ở một người đàn ông, một chiến binh Cô zắc mạnh mẽ, can trường. Con ngỗng xám đã bơi về nhà, về miền cực lạc. Chỉ còn Grigôri trên cõi đời trơ trọi "tâm hồn đen lại như cánh đồng cháy" (747/IV)... Chỉ có yêu thương mới chữa lành được vết thương tình yêu. Hai đứa con như một chất keo kỳ diệu của sự sống đã hàn gắn những "đổ vỡ tan tành" của chàng. Trở về ngôi nhà thân yêu, bồng đứa con trai nhỏ trên tay - thế là "ước mơ nhỏ nhoi của Grigôri" trong bao năm đã được thực hiện. "Đó là tất cả những gì trong đời còn lại được cho chàng" - Đúng như những lời cuối cùng mà Grigôri nghe được trên môi Acxinhia: trẻ thơ và tình yêu ! Dù cho cuộc sống thay đổi thế nào đi nữa thì trong nó vẫn có một cái gì bền vữn, vĩnh cửu, bất tử. Trẻ thơ và tình yêu ! Dòng sông tình yêu của Grigôri chảy từ quãng nông càng ra đến biển lại càng sâu thẳm, mạnh mẽ, tràn bờ. Mối tình đắm say đã kết thúc không có hậu. Nhưng những gì trong sáng, cao cả gắn với cuộc tình bi kịch của hai nhân vật chính trong Sông Đông êm đềm như một khúc nhạc diệu từ, bất tuyệt cứ mãi vang lên trong lòng người. 2. Acxinhia - Xchêpan: Bi kịch hôn nhân. Acxinhia lấy chồng k hông tình yêu. Nàng bị chồng hành hạ dã man, bị đánh đập tàn nhẫn ngay trong đêm tân hôn cũng như suốt mấy năm chung sống. Ban đầu, cũng như trăm ngàn người phụ nữ Cô zắc bấy giờ, Acxinhia phục tùng và cam chịu. Đối với chồng Acxinhia giữ thói quen vâng chịu như một "con chó đối với chủ" (42/I). Cũng như Grigôri, Acxinhia phải lấy người mà nàng không yêu và yêu người nàng không bao giờ lấy được. Nhưng khác Grigôri, nàng đã không chấp nhận cuộc hôn nhân ấy, đã "nổi loạn" chống lại nó một cách can đảm, và kiên quyết. Sự theo đuổi táo tợn, tình yêu nồng cháy, chân hành của chàng trai mắt đen nhà Mêlêkhôp đã thổi bùng lên ngọn lửa yêu đương mãnh liệt trong tâm hồn Acxinhia. Về sau này, Xchêpan cũng yêu Acxinhia "tình yêu đầy đau khổ và căm hờn" (112/I); cũng có lúc tha thứ cho nàng (không phải cho tội lỗi của nàng mà là cho nỗi đau khổ thời con gái). Nhưng anh ta là hiện thân đầy đủ nhất, là đại diện tiêu biểu của chế độ nam quyền khắc nghiệt, lối sống gia trưởng, thói vũ phu, tính rượu chè bê tha và những dục vọng thô lỗ... chính Xchêpan đã đẩy vợ mình đến với Grigôri. Những trang đời bên Xchêpan là những trang cay đắng, nhục nhằn. Suốt cuộc đời, Acxinhia cũng không sao quên được những ấn tượng khủng khiếp về chuỗi ngày đen tối bên chồng. Xchêpan không hề đem lại hạnh phúc cho người vợ xinh đẹp, hồn hậu thậm chí còn chà đạp lên sức sống tự nhiên của nàng. Và đã đến lúc sự cuồng nhiệt, khát khao được yêu, được sống tự do của Acxinhia không thể kìm hãm trong cuộc hôn nhân nhạt nhẽo được nữa. Grigôri chân thành và nồng nàn, rất tôn trọng Acxinhia - trái ngược hẳn với Xchêpan đã khiến Acxinhia rung động và lập tức lao đầu vào tình yêu như con thiêu thân lao vào ánh lửa. Acxinhia yêu đắm đuối, công khai như để trả thù chồng, để bù lại tất cả những tình cảm bị đè nén mà nàng phải chịu đựng trong cuộc hôn nhân bế tắc. Cũng như Anna Karênina của L.Tônxtôi, Acxinhia muốn xé toang màn đen dối trá, u ám mà Xchêpan đã phủ lên đời nàng. Nàng đã bỏ Xchêpan "ngay lập tức, không thương tiếc" để theo Grigôri - đó là một sự nổi loạn, một sự khiêu khích, một sự phản kháng quyết liệt không chỉ đối với chồng mà đối với cả xã hội Cô zắc "bảo thủ về cơ bản" ấy. Nhưng khác với Anna Karênina; cuộc tình giữa nàng và Vêrônxki cuối cùng cũng trở thành tầm thường, hèn kém không hơn gì cuộc hôn nhân đầu, Anna không vượt thoát được vòng tiêu cực, thoái hoá của hoàn cảnh sống; tình yêu của Acxinhia và Grigôri thực sự cao đẹp, là sự lựa chọn đúng đắn của Acxinhia. Acxinhia đã tranh đấu tới cùng, không mệt mỏi để bảo vệ tình yêu của mình. Sẵn sàng đi theo Grigôri cho dù có "đi đến cái chết" cả hai người đàn bà mãnh liệt "nổi loạn" ấy cuối cùng đều chịu số phận bi kịch và đi đến cái chết. Nhưng néu cái chết bất dắc kỳ tử, thảm khốc của Anna là sự trả thù người mình đã yêu, trả thù chồng, trả thù xã hội thượng lưu thể hiện sự bế tắc, cùng đường thì cái chết của Acxinhia là chết cho tình yêu, để khẳng định sự bất tử của tình yêu chân chính. Phần cuối Sông Đông êm đềm, Xchêpan ra đi không tăm tích, thậm chí cũng không còn sống trong lòng căm thù của Acxinhia. Thực chất, cuộc đời Xchêpan cũng rơi vào bi kịch và sự biến mất lặng lẽ của anh ta đồng nghĩa với sự sụp đổ, tan rã của cái cũ, cái lạc hậu trong xã hội, trong nếp sinh hoạt của người Cô zắc. 3. Acxinhia - Ilitnhitxki: Bi kịch lầm lạc: Acxinhia bị lên án, bị mất mát cảm tình của bạn đọc rất nhiều trong mối quan hệ tội lỗi, đen tối với Ilitnhitxki - đây là phần bóng tối trong tâm hồn, tính cách của nàng. Ngòi bút hiện thực nghiêm nhặt của nghệ sĩ Sôlôkhôp đã không hề tô hồng nữ nhân vật chính. Nhà văn đã dũng cảm thể hiện nhân vật của mình ở cả thái cực xấu xa, tội lỗi, sai lầm. Cả Acxinhia và Grigôri đều không phải kiểu nhân vật chính diện, nhân vật tích cực. Họ là những con người phức tạp, sống động và chân thực như trong cuộc sống thật với cả phần tốt - xấu; ánh sáng - bóng đêm trong tính cách, số phận. Một "sự thực táo bạo" được Sôlôkhôp phơi bày trong con người Acxinhia là cái mặt trái của sự cuồng nhiệt, sôi nổi, khao khát yêu đương khiến nàng không quen chịu đựng, không biết ghìm nén cảm xúc như Natalia. Acxinhia đã sa ngã trong mối quan hệ với Ilitnhitxki - một kẻ ích kỷ, đểu cáng "đối với mình mọi việc đều có thể được phép làm" (377/I). Tuy nhiên Acxinhia không hoàn toàn trụy lạc, buông thả mình theo tiếng gọi tăm tối của dục vọng như Đaria hay Lida. Điểm xuất phát trong sai lầm của nàng là vì quá đau khổ - nàng vừa mất đứa con gái nhỏ thân yêu, không còn được làm mẹ. Khi không còn được che chở cho con, không được làm mẹ, Acxinhia trở nên yếu đuối, lại cần được che chở, âu yếm. Nàng đã ngã vào vòng tay của tên khốn kiếp Ilitnhitxki trong phút mù quáng, mất hết lý trí. Về sau nàng chấp nhận hắn như một thói quen bản năng. Với Ilitnhitxki, Acxinhia đã sống cái phần vô thức tăm tối nhất, sống bằng cái góc khuất của con người, chứ tuyệt nhiên không phải là tình yêu. Acxinhia đã phải trả giá cho sai lầm của mình. Nàng chỉ cứu chuộc được lỗi lầm bằng tình yêu thuỷ chung thực sự với Grigôri. Khi đã nếm trải nhiều đau khổ, chua xót ở đời Grigôri đã rộng lòng tha thứ cho Acxinhia. Xét cho đến cùng thì nàng đáng thương nhiều hơn là đáng trách. Acxinhia đã sống đến tận cùng và chân thực con người bản chất của mình. Nàng mắc sai lầm vì "cuộc sống còn có những phong vị đắng cay..." những quy luật bất thành văn" của nó. Sôlôkhôp đã miêu tả con người theo đúng nghĩa của từ này. Tài năng của nghệ sĩ là mô tả Acxinhia "thiếu trong sạch" nhưng không bị rơi xuống vũng bùn truỵ lạc, không tầm thường hoá nhân vật. Acxinhia vẫn hấp dẫn người đọc một cách mãnh liệt ngay cả khi nàng không phải là thánh nữ, nàng chỉ là một phụ nữ nông dân bình thường, một con người sống và "trôi chảy" đúng theo quy luật nội tại của nó. Miêu tả con người đúng như nó vốn thế trong cuộc đời mà lại có sức quyến rũ kỳ lạ như Acxinhia - đó là không chỉ là tài năng mà còn là bản lĩnh và tấm lòng nhân hậu của người nghệ sĩ ở trái tim vĩ đại. III. Acxinhia và các nhân vật thoáng qua. Một trong những thủ pháp xây dựng nhân vật của Sôlôkhôp là nhân vật dưới nhiều lăng kính. Nhà văn đặt nhân vật dưới nhiều góc nhìn khác nhau của nhiều nhân vật khác nhau, mỗi góc nhìn lại soi rọi một khía cạnh của tính cách, số phận nhân vật. Trong Sông Đông êm đềm, Sôlôkhôp tạo dựng hệ thống nhân vật thoáng qua. Họ thường là những nười mà các nhân vật chính tình cờ gặp gỡ trên dường đời hoặc là đám đông. Những nhân vật thoáng qua ít có vai trò trong kết cấu tác phẩm, đều có vài nét hoạ cụ thể về chân dung, họ thường đưa ra nhận xét về nhân vật chính. Dù chỉ xuất hiện "thoáng qua" nhưng bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ đã không "để họ là những con người, trên mặt giấy mà là đám đông sinh động ngời sán, và người nào cũng có mũi, nếp nhăn, cặp mắt loé sáng ở khoé mắt, lối nói của mình. Mỗi người một kiểu cười..." (A.Xêraphimôvit). Với Acxinhia, các nhân vật thoáng qua đại diện cho hai tiếng nói: tiếng nói của dư luận - thứ dư luận đại biểu cho những luân lý đạo đức cho những tập tục cổ hủ, dã man của người Cô zắc Sông Đông và tiếng nói của nhân dân lao động. Dưới hai lăng kính này tính cách và số phận Acxinhia được soi sáng và biểu hiện khá độc đáo. 1. Acxinhia và dư luận. Sông Đông êm đềm mở đầu bằng những trang dữ dội. Sôlôkhôp kể về cái chết thê thảm của người đàn bà Thổ Nhĩ Kỳ về làm dâu vùng Sông Đông - thôn Tatacrki. Máu kỳ thị chủng tộc thậm căn cố đế trong những người Cô zắc đã tạo nên một luồng dư luận độc địa về người vợ ngoại lai của Prôcôphi. Cả thôn từ đàn ông đến đàn bà, từ người già đến bọn "lóc nhóc những thằng Cô zắc con nhớp nhúa" đều "moi óc" "bàn ra tán vào" theo dõi từng cử chỉ, hành động, nét mặt hình dáng, trang phục... của người đàn bà tha hương khốn khổ. Cuối cùng "trong ngõ ngoài phố bắt đầu lan truyền một tin đồn ma quái... " rằng prôcôphi đã lấy một cô vợ phù thuỷ và thảm kịch đã diễn ra khi "năm ấy phát ra một nạn dịch gia súc tai hại chưa từng thấy...". Thay vì đi tìm nguyên nhận, cứu chữa cho gia súc, lũ người ngu dốt, tăm tối, man rợ đã kéo đến nhà Prôcôphi "hoá kiếp" người đàn bà Thổ Nhĩ Kỳ vô tội, để lại một đứa trẻ đẻ non đỏ hỏn. Sau này là Panchêlây Prôcôphiêvit cha đẻ của Grigôri Mêlêkhôp (từ trang 12 đến 16/I). Khi mối tình của Acxinhia và Grigôri cháu nội của người đàn bà xấu số - nẩy nở cũng đã phải đương đầu với dư luận nghiệt ngã: "những lời dị nghị truyền lan như làn sóng đập vào bờ, dồn dập và ngầu đục" (78/I). "Họ khoái trá một cách ác ý, họ mong chờ ngày Xchêpan trở về... người nào cũng cố đoán trước màn chót của tấn bi kịch" (86/I). Có một nghịch lý trong cái thứ gọi là "đạo lý" của người Cô zắc là họ chấp nhận và cho chuyện trăng hoa ong bướm giữa những ả vợ lính vắng chồng và bọn Cô zắc là chuyện bình thường; còn tình yêu chân chính thì bị xem là "phạm tội", "Người ta thấy giữa Grigôri và Acxinhia một mối liên hệ quan trọng, chẳng có vẻ gì một sự tằng tịu phất phơ vì thế thôn xóm nhận định rằng như thế là trái luân thường đạo lý" (87/I). Bởi vì đối với họ khái niệm tình yêu tự do là một cái gì mới mẻ, xa lạ, không thể chấp nhận được. Mối tình "không bình thường" và công khai của Acxinhia và Grigôri như một sự thách thức, một sự khiêu chiến, đi ngược lại hoàn toàn "thói quen đạo đức" xưa nay. Thế nên "ai nấy đều nung nấu một sự chờ đợi khá bẩn thỉu: Xchêpan về..." (87/I). Nhưng khác với người đời bạc phận xưa kia, Acxinhia đã tranh đấu đến cùng cho tình yêu bằng một bản lĩnh phi thường, một sự gan góc chưa từng thấy. Nàng đã dũng cảm đương đầu với dư luận thậm chí còn thách thức tất cả bằng cách công khai mối tình cuồng loạn của mình. Dư luận dẫu khắc nghiệt cũng không giết chết được tình yêu thực sự. Acxinhia "kiêu hãnh ngẩng cao đầu..." không chút hổ thẹn. Ngược lại chính những người đàn bà chưa bao gờ biết và dám yêu thương kia phải ghen với nàng, không dám nhìn gương mặt hạnh phúc ngời sáng của Acxinhia, phải ngượng ngùng cúi xuống... Acxinhia đã tuyên chiến với cả dư luận (qua câu nói đanh thép khiến một người hùng hổ như ông Panchêlây cũng phải khiếp sợ): "Tôi đã sống cuộc đời đầy đoạ khổ cực quá rồi, tôi chán ngấy rồi !... các người giết tôi đi tôi cũng chẳng sợ". (81/I). Cuối cùng người đàn bà can đảm, bất khuất ấy đã thắng dư luận. Nhưng Grigôri Mêlêkhôp, trong cuộc chiến giữa tình yêu và tập tục, cái "bản chất Cô zắc mà Grigôri đã bú cùng với dòng sữa mẹ" (66/II) đã thắng cả tình yêu ở những phút ban đầu. Bi kịch cuộc đời Acxinhia bắt đầu từ đấy... 2. Tiếng nói của nhân dân lao động. Nhân dân là một hình tượng lớn trong "thiên sử thi nhân dân mãnh liệt" Sông Đông êm đềm. Tiếng nói của nhân dân âm vang trực tiếp đến cuộc đời Acxinhia thường là tiếng nói của những con người nàng thoáng gặp trên đường đời như cụ già có ngựa xasca, ông lão thợ may vui tính, những gã tráng đinh Cô zắc phong trần... Họ có cái nhìn nghiêm khắc nhưng nhân hậu đối với nàng. Nhân dân bao giờ cũng rất công bằng. Họ thấy, chỉ ra phần bóng tối trong con người Acxinhia và thái độ lên án gay gắt. Cụ Xasca rất yêu mến Acxinhia nhưng cụ đã lên án hành động sa ngã của nàng trong mối quan hệ đen tối với Litnhitki. Cụ gọi Acxinhia là "con rắn" mà thắt rất "đau lòng" (594/I). Nhưng đồng thời tiếng nói của nhân cũng ngợi ca những phần tốt đẹp cao quý trong Acxinhia, bày tỏ niềm yêu thương, cảm phục, bao dung... đối với cuộc đời nhiều thăng trầm của nàng. Ông lão thợ may, người đồng hương Vôsenxcaia mà Acxinhia tình cờ gặp khi nàng đang lưu lạc nơi đất khách quê người đã bày tỏ niềm thương mến vô hạn đối với nàng. Bản tính hồn hậu, dễ gần của nàng, lòng tốt và sự ngay thẳng của một phụ nữ nông dân ở Acxinhia chính là hiện thân của những nét đẹp truyền thống của người dân Sông Đông. Cụ già vui tính đã gọi Acxinhia là "con gái" và rất bịn rịn khi phải chia tay với người bạn đồng hành dễ mến. "Sự bần cùng không phải là mẹ đẻ của mọi người, nhưng nó làm người ta thân thiết với nhau... vì thế tôi thương cô quá" (457/IV). Tâm hồn giản dị của Acxinhia cũng là một phần cao quý, tốt đẹp mà nhân dân là đại diện. Acxinhia không quan tâm đến chiến tranh. Nhưng có những lúc vì Grigôri mà nàng phải lặn lội ra chiến trường. "Sắc đẹp đập ngay vào mắt" của Acxinhia dường như làm cho không khí căng thẳng, khốc liệt dịu lại trong giây lát. Những tên lính Cô zắc thán phục trước nhan sắc rực rỡ của Acxinhia. "khắp gầm trời này không thể kiếm đâu một chị chàng đẹp như thế này đâu" (17/IV). Vẻ đẹp của Acxinhia cũng là một tài sản vô giá, được nâng niu, trân trọng. Có thể nói, tiếng nói của nhân dân trong Sông Đông êm đềm cũng là tiếng nói và cảm tình của đa số độc giả đối với nữ nhân vật có cuộc đời và tính cách hết sức phức tạp, độc đáo này. * Kết luận chương III: Acxinhia là một gương mặt ấn tượng trong tiểu thuyết Sông Đông êm đềm của nhà văn Mikhain Sôlôkhôp. Cuộc đời sôi nổi, tính cách phong phú luôn luôn vận động, biến đổi của nàng có liên quan đến hầu hết thế giới nhân vật đa dạng, giàu có của tác phẩm đồ sộ này. Ngòi bút hiện thực nghiêm nhặt với những khám phá và thể hiện đặc sắc khắc hoạ một cách sống động và chân thực con người Acxinhia với tất cả những sắc điệu tâm hồn, cả phần ánh sáng và bóng đêm, sức hút và sức đẩy ở nữ nhân vật chính. Dù trong mối quan hệ nào, nhân vật của Sôlôkhôp cũng sống hết mình, sống thật với bản ngã, với quy luật nội tại của mình. Acxinhia đã sống, đã yêu, đã sai lầm, đã vượt qua số phận bi thảm và đã chết đúng như nó vốn thế trong cuộc đời. ấn tượng kỳ lạ mà nhân vật để lại trong lòng người đọc là một khả năng mãnh liệt đốt cháy lên ngọn lửa của yêu thương và tranh đấu đến cùng cho tình yêu chân chính và mới mẻ. Vì thế, cho dù không phải là con người hoàn toàn tốt, là nhân vật tích cực, không có tội lỗi và và thất bại, Acxinhia đã chiếm được cảm tình của đông đảo bạn đọc, nhất là những độc giả trẻ tuổi, trẻ lòng trên khắp thế giới trong suốt hơn một thế kỷ qua. Phần kết luận "Đọc Sông Đông êm đềm của M.Sôlôkhôp tôi nhớ tới phương xa xanh lam. Con đại bàng non mỏ vàng vẫy cánh..." (A.Xêraphi môvit). Sôlôkhôp viết Sông Đông êm đềm khi chưa đầy hai mươi tư tuổi. Nhan đề của tác phẩm là "Sông Đông êm đềm". Thực chất Sông Đông không êm đềm mà luôn sục sôi mãnh liệt, vô cùng phong phú sức sống con người. Thiên sử thì nhân dân mãnh liệt "tác phẩm toàn Nga" (A.Tônxtôi) ấy được đấu lên trên cái nền xã hội Cô zắc đầy mâu thuẫn, trên các nền những số phận cá nhân vừa điển hình vừa riêng biệt của con người vùng Sông Đông. Số phận lịch sử hoà quyện với số phận cá nhân, bi kịch thời đại xuyên thấm vào bi kịch của từng con người, dưới từng mái nhà. Sông Đông hùng vĩ chảy tràn cuốn theo ra biển Adôp những cơn sóng hung cuồng của một tình yêu nồng cháy... Táo bạo vốn là nét riêng trong sáng tác của nhà nghệ sĩ trẻ và đó cũng là cống hiến lớn lao của M.Sôlôkhôp... Acxinhia là một "sự thật táo bạo" mà "nhà hiện thực thuần tuý". Sôlôkhôp đã dũng cảm phơi bày trên trang sách của mình. Nàng là một phụ nữ nông dân, cày cuốc và yêu đương trên mảnh đất vừa bình yên vừa giông bão của vùng Sông Đông, nơi mỗi tấc đất đều thấm máu và nước mắt của người Cô zắc. Sôlôkhôp không né tránh miêu tả cả những giọt mồ hôi, nhưng nét thô nhám, nặng nề ở ngoại hình; những nét trần trụi trong bản năng sôi sục và số phận cay đắng nhọc nhằn của Acxinhia. "Ông không che dấu tình huống bi kịch trong đoá hoa đồng nội bé xíu" (Phê đen). Đẹp rực rỡ, sức sống tràn trề, khao khát tình yêu, ước muốn đạt được, tranh đấu không mệt mỏi cho hạnh phúc cho một cuộc sống mới mẻ và sáng sủa hơn - đó là phần tốt đẹp nhất trong nữ nhân vật chính Sông Đông êm đềm. Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật Acxinhia có thể thấy rằng nhà văn đã sử dụng sáng tạo những thủ pháp truyền thống. Trong nghệ thuật miêu tả ngoại hình, Sôlôkhôp đặt nhân vật dưới nhiều góc nhìn, soi chiếu nhân vật ở nhiều toạ đọ khác nhau để thấy những nét dáng riêng biệt nhất của nữ nhân vật. Ngoại hình Acxinhia được thể hiện sống động, linh hoạt trong lao động, trong thiên nhiên trong tình yêu, dưới con mắt của tác giả, của các nhân vật khác và của chính Acxinhia. Hình ảnh Acxinhia rực rỡ nhất, trọn vẹn nhất trong con mắt si tình của chàng Grigôri. Nhưng sự biến đổi, những sắc mầu tâm lý của ngoại hình lại in dấu ấn nhiều nhất lên những nét chân dung Acxinhia tự hoạ mình, tự soi ngắm mình trong gương và bên hoa. Đã có rất nhiều người phụ nữ đẹp được khắc hoạ trong văn chương, nhưng Acxinhia của Sôlôkhôp vẫn có những nét hấp dẫn riêng không thể lẫn với bất kỳ một ai khác. Acxinhia là hiện thân cho vẻ đẹp của người phụ nữ lao động vừa quyến rũ, vừa hoang dã tiêu biểu của vùng Sông Đông êm đềm. Chính vẻ dẹp kỳ lạ của nàng đã ít nhiều hứa hẹn một cuộc đời sóng gió, một tâm hồn phức tạp, sôi động "nghìn thu bạc mệnh". "Con người bên trong" của Acxinhia quả thực phong phú. Sôlôkhôp đã thể hiện bức tranh tâm trạng của nàng bằng những mảng màu rất đậm, giàu tính sáng tạo. Ngoại hình tâm lý là một trong những biện pháp hữu hiệu để khắc hoạ nội tâm Acxinhia. Hành vi hướng nội, ngôn ngữ và phong cách thiên nhiên đã giúp nhà văn đi sâu vào tâm hồn nhân vật, khám phá và thẩm định những giá trị tinh thần trong con người Acxinhia. Trôi chảy như dòng sông nhưng có một hằng số bất biến ở nàng là tình yêu bền vững, thuỷ chung, cuồng dại với Grigôri Mêlêkhôp. Cuộc sống "quay tít thò lò" xung quanh Acxinhia cuối cùng cũng châu tuần về mối tình ấy làm nên diện mạo đặc sắc của tính cách và số phận Acxinhia. Là nhân vật bi kịch trong thiên anh hùng ca không có nhân vật lý tưởng, Acxinhia còn được thể hiện trong nhiều mối quan hệ phức tạp, chồng chéo. Có một tình yêu chung thuỷ đến phút cuối cùng và có cả sự sai lầm, phản bội, có sự can đảm thuần hậu lại có cả phần sôi sục mờ mịt của bản năng; có khát khao hạnh phúc yêu đương và có cả sự chối từ, phá bỏ cuộc sống hôn nhân; có ánh và bóng đêm trong tâm hồn... Sôlôkhôp không bao giờ làm ngơ trước những mâu thuẫn thường có trong cuộc sống, trong con người. Ông mô tả con người "nghiêm nhặt" như nó vốn thế, không tô vẽ. Chính vì thế Sông Đông êm đềm nói chung và Acxinhia nói riêng luôn gây cho bạn đọc "ảo giác tối" về cuộc sống. Tác giả "Con đường đau khổ" cho rằng, chủ đề lớn nhất trong sáng tác của Sôlôkhôp là về "sự ra đời xã hội mới qua đau đớn và những khổ ải của cuộc đấu tranh xã hội". Mối tình của Acxinhia; tính cách nổi loạn và số phận bi thảm của nàng chính là một cuộc đấu tranh "đau đớn và khổ ải" cho sự biến cải, tiến bộ của nền văn hoá Cô zắc bốn trăm năm, cho cuộc sống tốt đẹp hơn, con người tốt đẹp hơn, con người tốt đẹp hơn. Hình tượng Acxinhia có sức hấp dẫn kỳ diệu là vì nàng toả sáng vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân Nga, là vì nhà văn Sôlôkhôp đã xây dựng nhân vạt của mình chân thực, sống động. Grigôri Mêlêkhôp, Acxinhia Axtakhôp cũng sẽ bất tử như người cha đẻ của mình - nhà nghệ sĩ vĩ đại của thế kỷ XX. Sông Đông êm đềm là "lương tâm, danh dự, là tương lai của nước Nga" "Sông Đông êm đềm là nước Nga (Anderxen Nexo)" - Một phần là vì thế./. 1. Lê Tuấn Anh: Vai trò của các đoạn tả thiên nhiên trong việc miêu tả nội tâm các nhân vật chính trong Sông Đông êm đềm. - Luận văn sau Đại học - Hà Nội, 1985. 2. Nguyễn Văn Bổng: Cánh đại bàng trên nền trời văn học Xô Viết - Báo Văn nghệ số 10/1984 3. I.A.. Bramôp và V.N.Đêmin: Những kiệt tác của nhân loại - NXB Thế giới, Hà Nội 2001. 4. Tào Tuyết Cần: Hồng Lâu Mộng (3 tập) - NXB Văn học, Hà Nội 1999. 5. Nguyễn Du: Truyện Kiều - NXB Văn học, Hà Nội 1979. 6. Trần Xuân Đề: Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. - NXB Giáo dục, Hà Nội 1999. 7. Nguyễn Hải Hà: Văn học Xô Viết (tập II) Đỗ Xuân Hà - NXB Giáo dục, Hà Nội 1988. 8. Nguyễn Hải Hà: Thi pháp tiểu thuyết L.Tônxtôi - NXB GD, Hà Nội 1992. 9. Nguyễn Hải Hà: Những chân trời văn học Xô Viết hiện nay. - Tạp chí văn học 2/1983. 10. Nguyễn Hải Hà: Khám phá giá trị thẩm mĩ trong tác phẩm văn học - Thông báo khoa học số 6/1991 - Khoa Ngữ Văn,    ĐHSP I Hà Nội. 11. Nguyễn Hải Hà: Nhìn lại văn học Nga XX - Tạp chí văn học 3/1995. 12. Nguyễn Hải Hà: Văn học Xô Viết trong nhà trường PTTH - Tạp chí văn học 6/2001. 13. Nguyễn Hải Hà: Tư liệu văn học 12 (tập II, phần văn học nước ngoài) (chủ biên) - NXB GD, Hà Nội 2001. 14. Bùi Hiển: Đọc lại Sôlôkhôp. - Báo Văn nghệ số 23/1985. 15. Vũ Phương Hậu: Thiên nhiên trong thế giới nghệ thuật Sông Đông êm đềm. - Luận văn tốt nghiệp, Hà Nội 1996. 16. M.Khrachenkô: Sáng tạo nghệ thuật - hiện thực - con người (tập I) - NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1984. 17. M.Khrapchenkô: Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học - NXB tác phẩm mới, Hà Nội 1978. 18. Phạm Gia Lâm: Những chuyển biến của tư duy nghệ thuật trong văn xuôi Nga cuối XIX đầu XX. - Tạp chí Văn học 11/1997. 19. Huy Liên: Đặc điểm thi pháp Sôlôkhôp trong Sông Đông êm đềm. - Tạp chí văn học 5/1984. 20. Trần Hiền Lương: ảnh hưởng của Folklone trong tiểu thuyết Sông Đông êm đềm của M.Sôlôkhôp. - Luận văn sau đại học - Hà Nội 1985. 21. Nhiều tác giả: Mỹ học đại cương. - NXBGD, Hà Nội 1997. 22. Nhiều tác giả: Từ điển thuật ngữ văn học - NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội 2000. 23. Nhiều tác giả: Lịch sử văn học Nga - NXB GD, Hà Nội, 1998. (Phần "Sôlôkhôp" do Huy Liên viết). 24. Nhiều tác giả: Lý luận văn học. - NXB Giáo dục, tập III 1987; tập III 1988. 25. Nhiều tác giả: Từ điển văn học (tập II). - NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1984. (Từ "Sôlôkhôp" do Huy Liên viết; từ "Sông Đông êm đềm" do Nguyễn Kim Đính viết). 26. Nhiều tác giả: Tác giả tác phẩm văn học nước ngoài - NXB Giáo dục, Hà Nội 1999. (Phần Sôlôkhôp-Sông Đông êm đềm do Phạm Gia Lâm viết). 27. S.D. Mêlich Nubarôp: Lịch sử văn học Xô Viết (tập II) - NXB Văn hoá, Viện văn học, Hà Nội 1961. 28. Nguyễn Thị Nương: Nghệ thuật xây dựng nhân vật Grigôri trong "Sông Đông êm đềm". - Luận văn sau Đại học, Hà Nội 1985. 29. G.N. Pôxpêlôp: Dẫn luận nghiên cứu văn học (chủ biên) - NXB Giáo dục, Hà Nội 1998. 30. A.Puskin: Epghênhi Ônêghin (Thái Bá Tân dịch) - NXB Đông Tây, Hà Nội 1999. 31. Lê Ngọc Quỳnh: Nghệ thuật thể hiện chân dng Acxinhia. - Luận văn tốt nghiệp, Hà Nội 1992. 32. V.Secbina và A.I. Vaseakô: Những cuộc thảo luận về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô. - NXB Văn học, 1961. 33. M.Sôlôkhôp: Sông Đông êm đềm (4 tập) Nguyễn Thuỵ ứng dịch. - NXB Văn học, Hà Nội 2000. 34. M.Sôlôkhôp: Đất vỡ hoang (2 tập) Nguyễn Trấn Thư dịch - NXB Cầu Vồng, Matxcova 1985. 35. M.Sôlôkhôp: Truyện Sông Đông (Hà Ngọc dịch) - NXB Văn học 1984. 36. M.Sôlôkhôp: Số phận con người (Mạnh Cầm dịch) - NXB Văn học, Hà Nội 1960. 37. Secpia: Tuyển tập kịch Secpia - NXB Sân khấu, Hà Nội 1995. 38. Hoàng Trinh: Tuyển tập văn học. - NXB Hội nhà văn, Hà Nội 1998. 39. Hoàng Trinh: Thử tìm hiểu Sôlôkhôp một nghệ sĩ của cuộc sống và của thời đại. - Tạp chí Nghiên cứu văn học 5/1960. 40. L.Tônxtôi: Anna Karênia - 2 tập (Nhị, Ca dịch) - NXB Văn học, Hà Nội 1998. 41. L.Tônxtôi: Chiến tranh và hoà bình (4 tập) Cao Xuân Hạo dịch - NXB Văn hóa, Hà Nội 1962. 42. Nguyễn Thuỵ ứng: Lời giới thiệu Sông Đông êm đềm. Sông Đông êm đềm (tập I) - NXB tác phẩm mới, hội nhà văn Việt Nam, Hà Nội 1983. * Tài liệu tiếng Nga: (GS Nguyễn Hải Hà lược dịch) 1. Văn học Nga thế kỷ XX, sách báo khoa lớp 11 (tập II). - NXB Giáo dục, Matxcơva 2001. 2. Văn học Nga thế kỷ XX, sách giáo khoa lớp 4 (tập II). - NXB Dpopha, Matxcova 1999. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29891.doc
Tài liệu liên quan