Nghiên cứu ảnh hưởng của lân (P2O5), molypden (Mo) và a - NAA đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của giống đậu tương ĐT22 vụ xuân hè tại Gia Lâm - Hà Nội

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của lân (P2O5), molypden (Mo) và a - NAA đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của giống đậu tương ĐT22 vụ xuân hè tại Gia Lâm - Hà Nội: ... Ebook Nghiên cứu ảnh hưởng của lân (P2O5), molypden (Mo) và a - NAA đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của giống đậu tương ĐT22 vụ xuân hè tại Gia Lâm - Hà Nội

doc182 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3170 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của lân (P2O5), molypden (Mo) và a - NAA đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của giống đậu tương ĐT22 vụ xuân hè tại Gia Lâm - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ----------eêf---------- Bïi V¨N Dòng Nghiªn cøu ¶nh h­ëng cña l©n (P2O5), molypden (Mo) vµ a - NAA ®Õn sinh tr­ëng ph¸t triÓn, n¨ng suÊt vµ chÊt l­îng cña gièng ®Ëu t­¬ng §T22 vô xu©n hÌ t¹i Gia L©m - Hµ Néi LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT Mã số: 60.62.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vò quang s¸ng HÀ NỘI – 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Bùi Văn Dũng LỜI CẢM ƠN Tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: PGS.TS Vũ Quang Sáng, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ với tinh thần trách nhiệm cao và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận án này. Tập thể Thầy, Cô giáo khoa Nông học, đặc biệt các Thầy, Cô giáo trong Bộ môn Sinh lý thực vật trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và người thân đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tiến hành đề tài. Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2009 Tác giả luận văn Bùi Văn Dũng MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Danh mục các chữ viết tắt vii Danh mục bảng viii Danh mục hình xi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CT : Công thức CSDTL : Chỉ số diện tích lá CĐQH : Cường độ quang hợp NSTS : Nốt sần tổng số NSHH : Nốt sần hữu hiệu TS : Tổng số HLDL : Hàm lượng diệp lục Mo : Molypden P1000 hạt : Khối lượng 1000 hạt NSCT : Năng suất cá thể NSLT : Năng suất lý thuyết NSTT : Năng suất thực thu DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1. Tình hình sản xuất đậu tương thế giới từ 1997 - 2007 5 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương của một số nước trên thế giới. 6 2.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam từ 1997 - 2007 10 4.1. Ảnh hưởng của liều lượng Mo đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính giống đậu tương ĐT22. 45 4.2. Ảnh hưởng của liều lượng Mo đến động thái ra lá trên thân chính giống đậu tương ĐT22. 46 4.3. Ảnh hưởng của liều lượng Mo đến khả năng phân cành giống đậu tương ĐT22. 48 4.4. Ảnh hưởng của liều lượng Mo đến sự hình thành nốt sần giống đậu tương ĐT22. 49 4.5. Ảnh hưởng của liều lượng Mo đến chỉ số diện tích lá đậu tương ĐT22. 51 4.6. Ảnh hưởng của liều lượng Mo đến hàm lượng diệp lục trong lá giống đậu tương ĐT22. 53 4.7. Ảnh hưởng của liều lượng Mo đến khả năng tích luỹ chất khô giống đậu tương ĐT22. 54 4.8. Ảnh hưởng của liều lượng Mo đến cường độ quang hợp giống đậu tương ĐT22. 56 4.9. Ảnh hưởng của liều lượng Mo đến các yếu tố cấu thành năng suất giống đậu tương ĐT22. 57 4.10. Ảnh hưởng của liều lượng Mo đến năng suất giống đậu tương ĐT22. 59 4.11. Hiệu quả kinh tế khi sử dụng Mo cho giống đậu tương ĐT22. 61 4.12. Ảnh hưởng của liều lượng lân kết hợp với Mo đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính giống đậu tương ĐT22. 62 4.13. Ảnh hưởng của liều lượng lân kết hợp với Mo đến động thái ra lá trên thân chính giống đậu tương ĐT22. 63 4.14. Ảnh hưởng của liều lượng lân kết hợp với Mo đến khả năng phân cành giống đậu tương ĐT22. 64 4.15. Ảnh hưởng của liều lượng lân kết hợp với Mo đến sự hình thành nốt sần giống đậu tương ĐT22. 66 4.16. Ảnh hưởng của liều lượng lân kết hợp với Mo đến chỉ số diện tích lá giống đậu tương ĐT22. 67 4.17. Ảnh hưởng của liều lượng lân kết hợp với Mo đến hàm lượng diệp lục giống đậu tương ĐT22. 68 4.18. Ảnh hưởng của liều lượng lân kết hợp với Mo đến khả năng tích luỹ chất khô giống đậu tương ĐT22. 69 4.19. Ảnh hưởng của liều lượng lân kết hợp với Mo đến cường độ quang hợp giống đậu tương ĐT22. 71 4.20. Ảnh hưởng của liều lượng lân kết hợp với Mo đến các yếu tố cấu thành năng suất giống đậu tương ĐT22. 72 4.21. Ảnh hưởng của liều lượng lân kết hợp với Mo đến năng suất giống đậu tương ĐT22. 74 4.22. Hiệu quả kinh tế khi sử dụng lân và Mo cho giống đậu tương ĐT22 trồng vụ xuân hè 2009 trên đất Gia Lâm - Hà Nội. 76 4.23. Ảnh hưởng của thời kỳ xử lý Mo và a - NAA đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính giống đậu tương ĐT22. 77 4.24. Ảnh hưởng của thời kỳ xử lý Mo và a - NAA đến động thái ra lá trên thân chính giống đậu tương ĐT22. 78 4.25. Ảnh hưởng của thời kỳ xử lý Mo và a - NAA đến khả năng phân cành giống đậu tương ĐT22. 79 4.26. Ảnh hưởng của thời kỳ xử lý Mo và a - NAA đến sự hình thành nốt sần giống đậu tương ĐT22. 81 4.27. Ảnh hưởng của thời kỳ xử lý Mo và a - NAA đến chỉ số diện tích lá giống đậu tương ĐT22. 82 4.28. Ảnh hưởng của thời kỳ xử lý Mo và a - NAA đến hàm lượng diệp lục trong lá giống đậu tương ĐT22. 83 4.29. Ảnh hưởng của thời kỳ xử lý Mo và a - NAA đến khả năng tích luỹ chất khô giống đậu tương ĐT22. 84 4.30. Ảnh hưởng của thời kỳ xử lý Mo và a - NAA đến cường độ quang hợp giống đậu tương ĐT22. 86 4.31. Ảnh hưởng của thời kỳ xử lý Mo và a - NAA đến các yếu tố cấu thành năng suất giống đậu tương ĐT22. 87 4.32. Ảnh hưởng của thời kỳ xử lý Mo và a - NAA đến năng suất giống đậu tương ĐT22. 89 4.33. Hiệu quả kinh tế khi sử dụng Mo và a - NAA cho giống đậu tương ĐT22 trồng vụ xuân hè 2009 trên đất Gia Lâm - Hà Nội. 91 4.34. Ảnh hưởng của Mo; lân kết hợp với Mo; Mo kết hợp với a - NAA đến chất lượng hạt giống đậu tương ĐT22 trồng vụ xuân hè 2009. 92 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 4.1. Ảnh hưởng của liều lượng Mo đến khả năng tích luỹ chất khô giống đậu tương ĐT22. 55 4.2. Ảnh hưởng của liều lượng Mo đến năng suất giống đậu tương ĐT22. 60 4.3. Ảnh hưởng của liều lượng lân kết hợp với Mo đến khả năng tích luỹ chất khô giống đậu tương ĐT22. 70 4.4. Ảnh hưởng của liều lượng lân kết hợp với Mo đến năng suất giống đậu tương ĐT22. 75 4.5. Ảnh hưởng của thời kỳ xử lý Mo và a - NAA đến khả năng tích luỹ chất khô giống đậu tương ĐT22. 85 4.6. Ảnh hưởng của thời kỳ xử lý Mo và a - NAA đến năng suất giống đậu tương ĐT22. 90 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cây đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) là một trong những cây trồng cổ xưa nhất. Trước đây cây đậu tương được mệnh danh là "Vàng mọc trên đất" đến nay đậu tương vẫn là cây "chiến lược của thời đại" là cây trồng được mọi người quan tâm nhất trong số 2000 loại đậu đỗ khác nhau. Đậu tương được trồng phổ biến ở Đông Nam Á, Bắc và Nam Mỹ. Quê hương của đậu tương là Đông Nam châu Á, nhưng diện tích và sản lượng đậu tương của thế giới lại nằm chủ yếu ở Mỹ. Ngoài ra, các nước sản xuất đậu tương lớn khác là Brazil, Argentina, Trung Quốc và ấn Độ ( [52]. Hạt đậu tương là nguồn cung cấp protein và dầu thực vật cho con người, ngoài ra còn là nguồn thức ăn quan trọng trong chăn nuôi. Ngày nay với sự gia tăng nhanh chóng của dân số, nhu cầu dinh dưỡng của con người, đặc biệt nhu cầu về protein đang trở thành một vấn đề cấp bách trong phát triển kinh tế, xã hội của nhiều quốc gia đang và kém phát triển của thế giới. Theo Wijeratne và Welson (1987), khoảng 90% Calo và trên 80% protein có trong bữa ăn hàng ngày của người dân các nước Châu Á được cung cấp từ nguồn thực vật. Vì vậy với hàm lượng protein trong hạt từ 38% - 42%, dầu từ 18% - 24%, Hydratcacbon 30% - 40%, chất khoáng 4% - 5%, đậu tương chiếm vị trí hàng đầu trong việc cung cấp protein, dầu thực vật và chất khoáng cho con người thông qua các sản phẩm chế biến khác nhau (Ngô Thế Dân và cộng sự, 1999) [7]. Ở Việt Nam cây đậu tương được trồng từ hàng ngàn năm, nhưng trước kia chưa được coi trọng. Trong những năm gần đây đã có những tiến bộ đáng kể, từ vài chục ngàn ha trong những năm 1980 đến nay diện tích đậu tương của cả nước đã đạt 185 ngàn ha, với sản lượng 245 ngàn tấn, năng suất bình quân đạt 13,2 tạ/ha (Niên giám thống kê Việt Nam năm 2005)[25]. Sản phẩm ngoài việc sử dụng làm thực phẩm cho người, thức ăn cho gia súc, nguyên liệu cho công nghiệp, còn góp phần cải tạo đất trong hệ thống luân canh cây trồng. Hiện nay nhu cầu đậu tương tiêu dùng trong nước rất cao, chỉ riêng dùng làm thức ăn cho gia súc đã cần trên 600.000 tấn, dự kiến kế hoạch năm 2010 diện tích đậu tương sẽ tăng lên 400.000 ha. Tuy nhiên giá thành sản xuất 1kg đậu tương tại Việt Nam rất cao (gấp 1,3 - 1,5 lần so với giá của thế giới). Nguyên nhân do năng suất đậu tương của ta quá thấp chỉ đạt trên dưới 1 tấn/ha. Vì vậy cần phải có bộ giống đậu tương có năng suất cao và quy trình thâm canh hợp lý, đặc biệt là bố trí thời vụ phù hợp để khai thác tiềm năng khí hậu, đất đai là yêu cầu bức thiết (Ngô Thế Dân và cộng sự, 1999) [7]. Trước những nguồn lợi to lớn do cây đậu tương mang lại, từ nhiều năm qua Nhà nước đã chú trọng phát triển, mở rộng diện tích trồng đậu tương, đầu tư nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm tăng năng suất và sản lượng đậu tương. Tuy nhiên, kết quả còn hạn chế, chất lượng hạt chưa cao, do phần lớn giống chưa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Vì vậy, những năm gần đây đậu tương được phát triển theo hướng chuyên canh. Hiện nay, đã có nhiều giải pháp nhằm tăng năng suất chất lượng trong đó sử dụng phân bón là hướng rất được coi trọng. Việc sử dụng phân lân, nguyên tố vi lượng và chất kích thích sinh trưởng là hướng có nhiều triển vọng để nâng cao năng suất và chất lượng đậu tương. Xuất phát từ vấn đề đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của lân (P2O5), molypden (Mo) và a - NAA đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của giống đậu tương ĐT22 vụ xuân hè tại Gia Lâm - Hà Nội”. 1.2. Mục đích, yêu cầu 1.1.1 Mục đích Trên cơ sở tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng lân và các thời kỳ xử lý molypden kết hợp với a - NAA đến sinh trưởng phát triển và năng suất, chất lượng đậu tương giống ĐT22 trồng trên đất Gia Lâm - Hà Nội, từ đó đề xuất kỹ thuật sử dụng lân và thời kỳ xử lý molypden kết hợp với a - NAA thích hợp góp phần xây dựng quy trình thâm canh đậu tương đạt hiệu quả cao. 1.2.2. Yêu cầu - Xác định được ảnh hưởng của liều lượng lân (P2O5) đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng đậu tương giống ĐT22. - Xác định được thời kỳ xử lý Mo kết hợp với a - NAA cho cây đậu tương giống ĐT22 sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất chất lượng cao nhất. - Sơ bộ hoạch toán kinh tế khi sử dụng lân, Mo và a - NAA 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về ảnh hưởng của liều lượng lân, thời kỳ xử lý Mo kết hợp với a - NAA đến hiệu quả sản xuất đậu tương giống ĐT22. - Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu về cây đậu tương dưới tác động của lân, Mo và a - NAA. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Giống đậu tương ĐT22 vừa được khảo nghiệm và công nhận giống vào tháng 04/2006, do đó những kết quả nghiên cứu về phân bón sẽ góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh cây đậu tương ĐT22 cho năng suất và đạt hiệu quả kinh tế cao. 1.4. Giới hạn của đề tài Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu ảnh hưởng của phân lân, nguyên tố vi lượng (Mo) và chất kích thích sinh trưởng a - NAA đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của đậu tương ĐT22 vụ xuân hè 2009 trồng trên đất phù sa cổ của Gia Lâm - Hà Nội. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam 2.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới Đậu tương là một cây trồng có khả năng thích ứng rộng nên được phân bố ở khắp các châu lục và được trồng ở nhiều nước trên thế giới, tập trung ở các nước có vĩ độ từ 480 vĩ độ Bắc đến 300 vĩ độ Nam. (Nguyễn Xuân Hiển, 2000) [14]. Đậu tương là một trong 8 cây trồng quan trọng, chiếm 97% sản lượng cây lấy dầu trên thế giới, có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Trong những năm 70, diện tích trồng đậu tương trên thế giới tăng ít nhất 2 lần so với những cây lấy dầu khác. Bảng 2.1. Tình hình sản xuất đậu tương thế giới từ 1997 - 2007 Năm Diện tích (Triệu ha) Năng suất (Tạ/ha) Sản lượng (Triệu tấn) 1997 66,94 21,57 144,42 1998 70,98 22,56 160,11 1999 72,05 21,90 157,81 2000 74,33 21,71 161,41 2001 76,74 23,18 177,93 2002 78,98 23,03 181,91 2003 83,65 22,80 190,77 2004 91,61 22,43 205,48 2005 92,43 23,18 214,24 2006 94,93 23,43 222,40 2007 94,90 22,78 216,14 Nguồn: FAOSTAT |Ó FAO Statistics Division 2009 | 01 June 2009 Trong các cây lấy dầu của thế giới sản lượng đậu tương tăng từ 32% năm 1965 tới 50% vào những năm 1980. Ngược lại sản lượng của lạc lại giảm từ 18% xuống còn 11% trong cùng thời kỳ (Ngô Thế Dân và cộng sự, 1999) [7]. Qua số liệu ở bảng 2.1 diện tích trồng đậu tương trên thế giới những năm qua liên tục tăng, năm 2007 diện tích đạt 94,90 triệu ha so với năm 1997 là 66,94 triệu ha (tăng gần 1,42 lần). Đạt tốc độ tăng trưởng 4,18%/ năm về diện tích và 0,56%/ năm về năng suất. Đây là sự đóng góp to lớn của các nhà chọn tạo giống đậu tương thế giới góp phần vào sự phát triển của ngành nông nghiệp toàn cầu. Thể hiện tầm quan trọng của cây đậu tương đối với mỗi quốc gia. Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương của một số nước trên thế giới. Tên nước Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn) Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn) Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn) Thế giới 92.43 23.18 214.24 94.93 23.43 222.40 94.90 22.78 216.14 Achentina 14.04 27.29 38.30 15.10 26.80 40.47 16.10 28.26 45.50 Braxin 22.95 22.30 51.18 22.05 23.80 52.46 20.64 28.20 58.20 Trung Quốc 9.59 17.04 16.35 9.10 17.03 15.50 8.90 17.53 15.60 Mỹ 28.83 28.91 83.37 30.19 29.04 87.67 30.56 23.14 70.71 Nguồn: FAOSTAT |Ó FAO Statistics Division 2009 | 01 June 2009. Hiện nay, sản xuất đậu tương đã được mở rộng và phát triển trên toàn thế giới, tuy nhiên diện tích chủ yếu vẫn tập trung ở một số nước châu Mỹ (73,03%) và châu Á. (Phạm Văn Thiều, 2002) [32]. Các nước có trình độ thâm canh cao và diện tích trồng đậu tương lớn của thế giới là Mỹ, Braxin, Achentina và Trung Quốc, chiếm khoảng 90 - 95% tổng sản lượng đậu tương toàn thế giới. (Ngô Thế Dân và cs, 1999) [7]. + Mỹ vẫn là quốc gia đứng đầu về diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương thế giới. Năm 2007, diện tích trồng đậu tương của Mỹ đạt 30,56 triệu ha (chiếm 32,2%), sản lượng đạt 70,71 triệu tấn (chiếm gần 32,71%), năng suất đạt 23,14 tạ/ha (cao gần 1,02 lần) so với diện tích và năng suất chung của thế giới (năng suất đậu tương bình quân của thế giới là 22,78 tạ/ha), riêng năm 2006 sản lượng đậu tương của toàn nước Mỹ đạt 87,67 triệu tấn, chiếm 60,7% so với sản lượng toàn thế giới năm 1997 là 144,42 triệu tấn. Hiện nay Mỹ vẫn là nước xuất khẩu đậu tương lớn nhất thế giới, chiếm 60% thị trường xuất khẩu thế giới. + Brazil là nước sản xuất đậu tương lớn thứ hai trên thế giới. Sản lượng đậu tương tăng nhanh sau khi đất nước này chú trọng phát triển (1960). Tù năm 1980 - 1994, diện tích đậu tương tăng từ 8,5 - 11,5 triệu ha, sản lượng tăng từ 13 - 25 triệu tấn, năng suất xấp xỉ 20 tạ/ha. (Đoàn Thị Thanh Nhàn, 1996) [23]. Đến năm 2007, diện tích đậu tương của Brazil có xu thế giảm hơn so với năm 2005 và 2006 đạt diện tích là 20,64 triệu ha (chiếm 21,75% tổng diện tích đậu tương thế giới); đạt sản lượng là 58,20 triệu tấn (chiếm 26,93% tổng sản lượng đậu tương thế giới). + Argentina là nước sản xuất đậu tương lớn thứ ba trên thế giới. Những năm 60, năng suất bình quân của đậu tương khoảng 1,1tạ/ha, vào đầu những năm 70 năng suất đậu tương đạt kỷ lục là 2,3 tạ/ha. (Ngô Thế Dân và cộng sự, 1999)[7]. Giai đoạn gần đây, diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương của nước này tăng lên rõ rệt. Từ năm 2002 - 2007, diện tích tăng từ 11,40 - 16,10 triệu ha; sản lượng tăng từ 30,0 - 45,5 triệu tấn. Đặc biệt, năng suất đậu tương năm 2007 đạt 28,26 tạ/ha cao hơn so với năng suất bình quân của thế giới (22,78 tạ/ha) là 5,48 tạ/ha. + Trung Quốc đứng đầu Châu Á và đứng thứ tư thế giới về sản xuất đậu tương. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về diện tích và sản lượng đậu tương, nhưng từ năm 1999 đến nay Trung Quốc chỉ còn đứng thứ tư trên thế giới. Năm 2007, diện tích đậu tương của Trung Quốc là 8,90 triệu ha; sản lượng đạt 15,60 triệu tấn so với năng suất bình quân là 17,53 tạ/ha. Năm 2007, diện tích của 4 nước (Mỹ, Braxin, Achentina, Trung Quốc) đạt 76,2 triệu ha, chiếm 80,3% và sản lượng đạt 190,01 triệu tấn, chiếm 87,91% cả thế giới năm 2007. Ngoài 4 nước nói trên thì Pháp, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản cũng là những nước sản xuất đậu tương lâu đời. Tại Nhật Bản, cây đậu tương tuy đã được đưa vào khoảng 200 năm trước và sau công nguyên, nhưng phải đến năm 1960 cây đậu tương mới được chú ý phát triển (Nogata, 2000) [46]. Diện tích đậu tương của Nhật Bản năm 1960 là 340 nghìn ha, năng suất 78,5 tạ/ha cao nhất thế giới với giống Miyagishironma, năm 1997 diện tích đạt tới 832 nghìn ha (Nguyễn Văn Luật, 2005) [18]. Ở Ấn Độ, đậu tương là cây trồng được chú ý phát triển khá mạnh. Năm 1979, diện tích đậu tương của Ấn Độ mới đạt khoảng 500 nghìn ha; sản lượng đạt là 280 nghìn tấn. (Bhatnagar, 1990)[37] Đến năm 2007, diện tích tăng lên 8,55 triệu ha; sản lượng đạt 9,43 triệu tấn, chiếm 4,36% sản lượng đậu tương thế giới. Thành công đáng kể trong những năm gần đây của Ấn Độ là áp dụng giống mới và kỹ thuật thâm canh nên năng suất bình quân đã tăng gấp 2,5 lần đạt 26,7 tạ/ha (Saleh, N. and Sumarno, 2002) [48]. Một số nước Đông Âu cũng có nhu cầu nhập đậu tương lớn chủ yếu từ Mỹ và Braxin như Hà Lan: 5,06 triệu tấn; Đức: 3,9 triệu tấn; Tây Ban Nha: trên 3 triệu tấn (Ngô Thế Dân và cs, 1999) [7]. Khu vực châu Á có diện tích đậu tương thứ hai thế giới sau châu Mỹ nhưng năng suất bình quân so với thế giới vẫn còn rất thấp tổng diện tích trồng đậu tương chỉ tương đương với của Brazil, sản lượng đạt xấp xỉ 50% của nước này. Nguyên nhân chủ yếu là do đậu tương được trồng nhiều ở những vùng đất xấu, chưa được đầu tư thâm canh và trồng chủ yếu với mục đích cải tạo đất do vậy năng suất rất thấp như Ấn Độ 7 - 10 tạ/ha, Việt Nam 11 - 12 tạ/ha, Indonesia 8 - 12 tạ/ha... Sản lượng đậu tương ở Châu Á mới chỉ đáp ứng được khoảng 1/2 nhu cầu trong khu vực còn lại vẫn phải nhập khẩu. Những nước nhập khẩu đậu tương nhiều là: Trung Quốc, Nhất Bản, Triều Tiên, Indonesia, Malaysia, Phillipines...Sau Trung Quốc, Ấn Độ thì Thái Lan, Nhật Bản, Triều Tiên, Indonesia, Malaysia,... cũng góp phần thúc đẩy mạnh sản xuất đậu tương khu vực châu Á, đặc biệt Thái Lan còn có đậu tương xuất khẩu. 2.1.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam Ở Việt Nam, đậu tương là cây trồng cổ truyền đã thích ứng cao với các vùng sinh thái trong nước. Trước cách mạng tháng 8/1945 diện tích trồng đậu tương ít, khoảng 32.200 ha (năm 1944), năng suất thấp 4,1 tạ/ha. Sau khi đất nước thống nhất diện tích đậu tương cả nước là 39.954 ha, năng suất đạt 5,2 tạ/ha. (Ngô Thế Dân và cộng sự, 1999) [7]. Diện tích trồng đậu tương của nước ta mới chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng diện tích gieo trồng, khoảng 1,5-1,6% (Phạn Văn Thiều, 2002) [32]. Hiện tại cả nước đã hình thành 6 vùng sản xuất đậu tương, vùng Đông Nam Bộ có diện tích lớn nhất cả nước (chiếm 26,2%), miền núi Bắc bộ 24,7%, Đồng bằng sông Hồng 17,5%, Đồng bằng sông Cửu Long 12,4%. Tổng diện tích 4 vùng này chiếm 66,6%. Còn lại là đồng bằng ven biển, miền Trung và Tây Nguyên, đậu tương được trồng trong vụ xuân (chiếm 14,2% diện tích), vụ hè thu 31,3%, vụ mùa 2,68%, vụ thu đông 22,1%, vụ đông xuân 29,7% (Ngô Thế Dân và cộng sự, 1999) [7]. Hiện nay, Việt Nam được xếp thứ 6 trong các nước châu Á về sản xuất đậu tương, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên và Thái Lan. Số liệu bảng 2.3 cho thấy diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương của Việt Nam liên tục tăng trong các năm qua. Trong vòng 10 năm lại đây từ năm 1997-2007 thì diện tích tăng 2,63 lần, năng suất tăng 1,38 lần và sản lượng tăng 3,63 lần. Đạt được thành tựu này có sự đóng góp tích cực của nhiều nhà nghiên cứu và các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương. Bảng 2.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam từ 1997 - 2007 Năm Diện tích (1000 ha) Năng suất (Tạ/ha) Sản lượng (1000 tấn) Chỉ số phát triển về sản lượng (%) (Năm trước = 100%) 1997 106.4 10.6 113 100.00 1998 129.4 11.3 146.7 129.82 1999 129.1 11.4 147.2 100.34 2000 124.1 12.0 149.3 101.43 2001 140.3 12.4 173.7 116.34 2002 158.6 13.0 205.6 118.36 2003 165.6 13.3 219.7 106.86 2004 183.8 13.4 245.9 111.93 2005 204.1 14.3 292.7 119.03 2006 185.8 13.9 258.2 88.21 2007 280 14.6 410 158.79 Nguồn: FAOSTAT | FAO Statistics Division 2009 | 01 June 2009. Trong những năm qua, công tác chọn tạo giống đậu tương đã được tiến hành ở các cơ sở nghiên cứu theo các hướng khác nhau. Mặc dù mỗi hướng đều có những thành công riêng, nhưng thành công lớn nhất phải kể đến là phương pháp lai hữu tính, đây là hướng nghiên cứu cơ bản để tạo ra các đột biến, biến dị tổ hợp phục vụ cho chọn lọc. Nhờ đó có thể phối hợp được các đặc tính và tính trạng có lợi của các dạng bố mẹ và con lai. Nước ta trước đây, trên đất trồng 2 vụ lúa thường không trồng hoặc có trồng rất ít cây vụ đông, một số năm gần đây nhờ ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật: Trồng đậu tương Đông trên nền đất ướt, trồng theo phương pháp làm đất tối thiểu… đã làm cho ruộng 2 vụ lúa thành trồng được 3 vụ trong năm (Trần Đình Long, 1998) [20]. Hiện nay ở miền Bắc đã hình thành cơ cấu 3 vụ/năm (Nguyễn Ngọc Thành, 1996) [30], bao gồm: + Vụ đậu tương xuân gieo 10/2 - 10/3 + Vụ đậu tương hè gieo 20/5 - 15/6 + Vụ đậu tương đông gieo 05/9 - 05/10 Để tranh thủ thời vụ trên đất sau lúa mùa sớm, một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Hà Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ… nông dân trồng đậu tương bằng phương thức làm đất tối thiểu hoặc gieo vãi không làm đất nhờ đó tiết kiệm nhân lực, tiết kiệm chi phí và cho thu nhập khá, mở ra khả năng khai thác mở rộng diện tích đậu tương vụ đông. Điển hình tại tỉnh Hà Tây vụ đông 2004 trồng 24 nghìn ha đậu tương thì có 10 nghìn ha gieo vãi, năm 2005 trồng 28.830 ha thì chủ yếu là gieo vãi và làm đất tối thiểu (Cục Nông nghiệp, 2005) [5]. Ở các tỉnh phía Nam: thường chỉ có 2 vụ đậu tương/năm và tuỳ từng vùng địa lý cụ thể có thời vụ trồng thích hợp. Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ: vụ 1 gieo tháng 4, 5 thu hoạch tháng 7, 8 hay gặp mưa, chất lượng hạt kém; vụ 2 gieo tháng 7, 8 và thu hoạch tháng 10, 11. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: vụ 1 gieo tháng 12, thu hoạch tháng 2, 3; vụ 2 gieo cuối tháng 2 đầu tháng 3, thu hoạch tháng 5. Khi nghiên cứu về thời vụ trồng đậu tương Đông tác giả (Ngô Quang Thắng và Cao Phượng Chất, 1979) [31] nhận xét: Đối với cây đậu tương cần phải được gieo sớm từ 20/9 đến 15/10 để cây đậu tương phát triển thân cành lá và ra hoa rộ trong điều kiện thời tiết ấm áp mới có thể cho năng suất cao và ổn định. Còn Lê Song Dự và Ngô Đức Dương (1988) [9] nghiên cứu về thời vụ đậu tương Đông ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ cho rằng: Khi ra hoa do nhiệt độ thấp và lượng mưa giảm nên thời gian ra hoa rất ngắn 10 - 15 ngày. Trong những năm qua các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu lai tạo thành công một số giống đậu tương thích nghi cho vụ Đông ở Đồng bằng sông Hồng và các vụ khác như xuân, hè. Theo tác giả Trần Đình Long, (1991) [19], muốn tăng hiệu quả chọn lọc giống phải căn cứ vào các tính trạng ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện ngoại cảnh, vì vậy đồng thời với việc xác định hệ số biến dị còn phải xác định nguồn gốc gây ra biến dị ấy (do điều kiện ngoại cảnh hay do đặc tính của giống), tác giả cho biết muốn có dòng, giống đậu tương năng suất cao phải căn cứ vào các chỉ tiêu: Số quả/đốt, số hạt/quả, khối lượng 1000 hạt để phân lập và chọn lọc. Bằng phương pháp lai hữu tính, các nhà khoa học có thể tạo ra các tổ hợp lai có khả năng thích ứng rộng, chịu rét (trồng trong vụ đông) như giống VX 93, ĐT92, DN42... giống DT84 có khả năng chịu nóng, chịu hạn (trồng trong vụ hè). Từ những thành công đó, các nhà khoa học đã hình thành ý tưởng có thể tập hợp những kiểu gen tốt vừa có khả năng chịu rét, vừa có khả năng chịu nóng của các bố mẹ vào cùng một con lai tạo ra giống đậu tương có năng suất cao trồng được 3 vụ trong năm như ĐT 93. Theo số liệu thống kê của Trần Đình Long, (2003) [22]: Giai đoạn 1991 - 1995 các cơ quan nghiên cứu đã cải tiến được nhiều giống đậu tương thích hợp cho nhiều vùng sinh thái, 6 giống đã được công nhận quốc gia: M103, ĐT80, VX92, AK05, DT84, HL2, năng suất trung bình đạt 2,4 - 2,5 tấn/ha. Cùng với nhiều giống được khu vực hoá như: G87 - 1, 87- 5, G87 - 8, VX 9 - 1, L1, L2, DT90, DT2, VN1, AK04, ĐT93 và V47. Giai đoạn các năm 1997 - 2002 có thêm 19 giống đậu tương được công nhận trong số 324 giống cây trồng mới. Tuy nhiên năng suất so với thế giới và các nước trong khu vực thì đậu tương ở Việt Nam mới chỉ bằng 65% (17 tạ/ha). Hiện nay công tác chọn tạo giống và phát triển sản xuất đậu tương ở Việt Nam đang tập trung vào các hướng chính sau đây: + Tiếp tục nhập nội các nguồn gen quý hiếm ở trên thế giới + Sử dụng các phương pháp chọn tạo giống truyền thống (chọn lọc, lai tạo, xử lý đột biến). + Đối với dầu, cần tập trung chọn tạo giống có hàm lượng dầu cao 22 - 27% khối lượng hạt (Trần Đình Long, 2000)[21]. Kết quả đánh giá một số đặc tính sinh trưởng và năng suất của tập đoàn giống đậu tương vụ hè, các tác giả Vũ Đình Chính, Trần Đình Long, Đoàn Thị Thanh Nhàn (1994) [4] đã phân lập được tập đoàn giống đậu tương nghiên cứu vụ hè thành 4 nhóm: Chín rất sớm (71 - 80 ngày), chín sớm (81 - 90 ngày), chín trung bình sớm (91 - 100 ngày), chín trung bình (101 - 110 ngày). Các dòng, giống có năng suất cao điển hình cho nhóm chín rất sớm là 356, 329, các dòng, giống hạt to có thể làm vật liệu lai tạo là M103, DT16, 913. Theo Nguyễn Danh Đông (1993) [11] tại Viện nghiên cứu cây Công nghiệp cũng bằng phương pháp thu thập ở trong và ngoài nước, Viện đã thu thập được gần 250 dòng giống. Các giống đã được trồng nhiều năm ở Định Tường (vĩ độ 19059' Bắc, kinh độ 105040' Đông) và đã phân các giống đậu tương thành 6 nhóm tuỳ theo độ chín. Nhóm I chín rất sớm, thời gian sinh trưởng dưới 80 ngày, nhóm II chín sớm, thời gian sinh trưởng 80 - 90 ngày, nhóm III chín trung bình, thời gian sinh trưởng 90 - 100 ngày, nhóm IV chín trung bình muộn, thời gian sinh trưởng 100 - 110 ngày, nhóm V chín muộn, thời gian sinh trưởng 110 - 120 ngày, nhóm VI chín rất muộn, thời gian sinh trưởng hơn 120 ngày. Tác giả nhấn mạnh khái niệm giống chín sớm, chín trung bình, chín muộn phải gắn liền với vị trí địa lý và mùa vụ nhất định. Mai Quang Vinh và cộng sự (1997) [34] đã áp dụng phương pháp gây đột biến thực nghiệm mang lại khá nhiều thành công theo hướng tăng năng suất, tăng hàm lượng và chất lượng protein trong hạt đậu tương đồng thời tạo ra các giống ngắn ngày năng suất cao, thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh khá. Các tác giả đã đột biến dòng AK04/021 của giống AK04, tạo ra giống đậu tương DT95 là giống thấp cây, khả năng chống đổ cao, được công nhận giống khu vực hoá năm 1997, bằng xử lý chiếu xạ Co60 - 15Krad trên dòng F4 (được chọn tạo từ tổ hợp lai giữa 2 số 98 (IS - 011 x cúc Hà Bắc) tác giả đã tạo ra giống DT99 được cho phép khu vực hoá năm 2000. Các giống này có đặc điểm chung là sinh trưởng hữu hạn, phản ứng yếu với độ dài ngày, thời gian sinh trưởng ngắn 70 - 80 ngày. Hiện nay Việt Nam đã là thành viên WTO, việc nhập khẩu ngô, đậu tương phục vụ chăn nuôi sẽ là bất hợp lý, vì tiềm năng trồng cây họ đậu của chúng ta rất lớn, lao động nông nghiệp và đất trồng trọt còn rất tốt; những cây trồng tiết kiệm nước như đậu tương nên được ưu tiên phát triển. Theo quyết định số 150/2005/QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản cả nước đến 2010 và tầm nhìn 2020 nêu rõ: “ Đến năm 2010, diện tích đậu tương khoảng 400 nghìn ha, trong đó trồng trên đất chuyên màu là 200 nghìn ha, còn lại bố trí luân canh trên đất 2 vụ lúa, 1 lúa - 1 màu. Định hướng năm 2020 khoảng 430 nghìn ha. Bố trí chủ yếu ở đồng bằng Sông Hồng, trung du miền núi Bắc Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”. Như vậy, cây đậu tương đã và đang được nhà nước nhìn nhận đúng vị trí và vai trò của nó. 2.2. Phân bón với cây đậu tương. 2.2.1. Đặc điểm sinh lý dinh dưỡng của cây đậu tương. * Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương được chia thành các giai đoạn sau: - Thời kỳ nảy mầm và mọc: Bắt đầu từ khi hạt hút nước trương lên đến khi mầm mọc lên khỏi mặt đất, kéo dài 5 - 7 ngày với điều kiện phù hợp. Thời kỳ này cây lấy dinh dưỡng chủ yếu từ 2 lá mầm của hạt giống. - Thời kỳ cây con: tính từ khi cây con mọc đến lúc cây nở hoa đầu tiên. Đây là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng. Sự sinh trưởng của thời kỳ cây con quyết định đến kích thước cuối cùng của cây, số đốt hữu hiệu, tổng vị trí mang hoa/ cây. Vì vậy, cần tránh sinh dưỡng quá mạnh gây rụng hoa, quả giai đoạn sau. - Thời kỳ nở hoa: tính từ khi cây nở hoa đầu tiên, thường kéo dài 3 - 4 tuần. Ở thời kỳ này cây vừa ra hoa, vừa sinh trưởng mạnh thân, lá, rễ nên cây hấp thu rất nhiều dinh dưỡng. Vì vậy, cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đặc biệt là đạm và kali. - Thời kỳ hình thành quả, hạt: Sau khi hoa nở khoảng 5 - 7 ngày thì quả được hình thành, lúc đầu quả lớn chậm, tốc độ lớn của quả tăng nhanh khi tắt hoa. Tốc độ tích lũy chất khô tăng đều cho tới khi hạt chắc. Thời kỳ hạt mẩy là giai đoạn khủng hoảng nhất của cây, cần quan tâm đáp ứng đủ ẩm và dinh dưỡng cho đậu tương. - Thời kỳ chín: Độ ẩm trong hạt giảm nhanh, tích lũy chất không mạnh, khoảng 1 - 2 tuần trước khi chín sinh lý lá vàng và rụng. * Đặc điểm hệ rễ của cây đậu tương: Hệ rễ của đậu tương gồm rễ chính và rễ bên, rễ chính mọc từ phôi rễ của hạt, từ rễ chính phát triển nhiều rễ bên. Hệ rễ đậu tương phân bố chủ yếu ở lớp đất 10 - 15cm, phát triển lan rộng ra xung quanh 40 - 50cm. Hệ rễ đậu tương có đặc điểm quan trọng là hình thành nốt sần do sự xâm nhập của vi khuẩn Rhizobium Japonnium sống cộng sinh tạo nên hệ thống rễ có khả năng cố định đạm khí quyển thành đạm rễ tiêu cung cấp cho cây. Sau khi cây đậu tương mọc từ 10 - 15 ngày thì vi khuẩn mới xâm nhập vào rễ và hình thành nốt sần. Nốt sần được phân bố ở rễ chính và rễ bên với số lượng hàng chục, hàng trăm cái. Khả năng cố định đạm của đậu tương đạt đỉnh cao vào giai đoạn cây tắt hoa và nó có khả năng tự đáp ứng 60 - 70% nhu cầu đạm của cây. Vì vậy, cần tạo môi trường thích hợp cho vi khuẩn cố định đạm hoạt động, làm đất tơi xốp, thoáng khí, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng khác như P, K, Mg, Mo... 2.2.2. Vai trò của nguyên tố ._.khoáng đối với đậu tương Đậu tương cũng giống như bất kì một cây trồng nào khác, muốn cây sinh trưởng phát triển tốt thì phải cung cấp đầy đủ, cân đối các yếu tố dinh dưỡng. Nếu thiếu một hoặc vài nguyên tố đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây. + Vai trò của nitơ (N) So với một số nguyên tố khác như C, H,O thì lượng nitơ ở trong cây không lớn lắm và thường chiếm khoảng 1 - 3% trọng lượng chất khô. Mặc dù hàm lượng trong cây không cao nhưng nitơ lại có vai trò quan trọng vào bậc nhất. Thiếu nitơ, cây không thể tồn tại được. Nitơ tham gia vào thành phần của hàng loạt các chất quan trọng trong cơ thể thực vật, quyết định các quá trình trao đổi chất, những biến đổi sinh hóa sinh lý và quá trình sinh trưởng phát triển của cây. (Hoàng Minh Tấn và cộng sự, 2000) [28]. Nitơ có trong thành phần cơ bản của axit nuclêic, trong các ADN, ARN của nhân tế bào, trong các bazơ, trong thành phần của diệp lục, sắc tố quang hợp và các men xúc tác cho các phản ứng sinh lý, sinh hóa trong cây. Vì vậy, đạm là yếu tố cơ bản trong quá trình đồng hóa cacbon, kích thích sự phát triển của bộ rễ và quá trình hút các yếu tố dinh dưỡng khác...(Hà Thị Thanh Bình và cộng sự, 2002) [2]. Theo bộ môn cây công nghiệp trường ĐHNN năm 1996 thì để đạt năng suất 3 tấn hạt/ha đậu tương cần 285 kg N/ha. Nhu cầu N của đậu tương tăng từ khi cây mọc nhưng tăng mạnh nhất vào thời kì cây ra hoa rộ đến khi hạt mẩy. Tuy nhiên, đậu tương có khả năng sử dụng N từ 2 nguồn: cố định đạm qua nốt sần và N trong đất thông qua rễ, trong đó nguồn N cố định thông qua vi khuẩn nốt sần có thể cung cấp 60 - 70 % tổng nhu cầu N của cây. Vì thế, nhu cầu về N cao nhưng nhu cầu cung cấp cho cây qua phân bón lại không cao. (Nguyễn Như Hà, 2006) [12]. + Vai trò của phốt pho (P) Phospho là yếu tố dĩnh dưỡng đặc biệt quan trọng với cây đậu tương. P có mặt trong thành phần hệ thống men, có ý nghĩa trong trao đổi gluxit, sự cố định đạm; tổng hợp protein, lipit và chuyển hóa năng lượng trong quá trình quang hợp và hô hấp. P có tác dụng kích thích sự ra rễ đặc biệt là rễ bên và lông hút, sự hình thành nốt sần; thúc đẩy việc ra hoa, hình thành quả và phẩm chất hạt (Đoàn Thị Thanh Nhàn và ctv, 1996) [24]. Phospho giữ vai trò quan trọng trong việc kiến tạo nên membran (Plasmalem, tonoplast và membran của tất cả các cơ quan trong tế bào), có tác dụng rất lớn trong việc tạo thành tính thấm của tế bào và hình thành áp suất thẩm thấu. Phospho là một thành viên quan trọng trong quá trình trao đổi năng lượng, nên nó có tác dụng làm tăng tính chịu lạnh cho cây trồng. Đi đôi với việc làm tăng cường quá trình tổng hợp nên nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng, phospho có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ: Trong tất cả các trường hợp đủ phospho đều làm cho cây có bộ rễ phát triển tốt. Phospho có tác dụng thúc đẩy mô phân sinh phân chia nhanh, cho nên đã tạo điều kiện cho cây phát dục thuận lợi. (Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch và Vũ Quang Sáng, 2006) [29]. Phốt pho xúc tiến phát triển bộ rễ và hình thành nốt sần, nên P có vai trò quan trọng đối với cây đậu tương. Cây đậu tương được cung cấp đủ P có số lượng và khối lượng nốt sần tăng mạnh, cây sinh trưởng thân lá tốt. P cũng ảnh hưởng tốt đến các yếu tố cấu thành năng suất đậu tương, làm tăng: số quả/cây, số hạt/quả, tỉ lệ quả chắc và khối lượng hạt. Đồng thời P cũng ảnh hưởng tốt đến hàm lượng protein trong hạt, tăng khả năng chống chịu hạn và sâu bệnh cho đậu tương. + Vai trò của kali Kali đóng vai trò then chốt trong sự hoạt hoá hơn 60 loại enzim trong cây. Do vậy, kali có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp, tổng hợp gluxit và vận chuyển vật chất về hạt, củ, quả,...Từ đó làm tăng năng suất, phẩm chất nông sản, tăng độ lớn của hạt, giảm rụng quả (Công Doãn Sắt, Phạm Thị Đoàn, Võ Đình Long, 1995) [27]. Kali làm tăng áp suất thẩm thấu nhờ vậy làm tăng khả năng hút nước của rễ, điều khiển hoạt động của khí khổng giúp cây quang hợp cả trong điều kiện thiếu nước. Kali đóng vai trò quan trọng trong sự phân chia tế bào. Do có khả năng làm tăng lượng nước trong tế bào, điều hoà sự xâm nhập CO2 và thoát hơi nước nên kali có tác dụng giúp cây khắc phục được các điều kiện khắc nghiệt như khô hạn, giá lạnh. Kali tăng cường tạo bó mạch, độ dài, số lượng, bề dày các giác mô nên chống được đổ cho cây. Thiếu kali cây không thể sử dụng nước và các dưỡng chất khác một cách hữu hiệu và giảm tính chống chịu với môi trường như khô hạn, thừa nước, nhiều gió, nhiệt độ thất thường,…Khi thiếu kali lá cây thường bị uốn cong rũ rượi, lá khô dần từ ngoài rìa dọc theo mép lá và gân lá, cây chậm phát triển, quả chín chậm, phẩm chất nông sản kém, hạt nhỏ. Để tăng trưởng khoẻ mạnh, cây cần hấp thu một lượng kali lớn. Nhưng kali là một dưỡng chất di động khá mạnh trong cây cũng như trong đất. Kali tham gia vào hầu hết nếu như không muốn nói là tất cả các quá trình sinh học trong cây mà không trở thành một phần của hợp chất hữu cơ (Công Doãn Sắt, Phạm Thị Đoàn, Võ Đình Long, 1995) [27]. Kali có tác dụng điều chỉnh mọi quá trình trao đổi chất và các hoạt động sinh lý đồng thời có tác dụng điều chỉnh đặc tính lý, hoá học của keo nguyên sinh chất. Do kali tác động đến quá trình quang hợp và hô hấp và điều hoà các quá trình đồng hoá đạm, tổng hợp protein, cân bằng nước và các phản ứng khác trong cây đậu tương nên ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh hại, khả năng chịu rét, chịu hạn, chống đổ cho cây (Nguyễn Như Hà, 2006) [12]. * Vai trò của các nguyên tố trung lượng + Canxi (Ca) Vai trò hàng đầu của Ca trong tế bào là tham gia vào sự hình thành tế bào. Canxi kết hợp với axit pectinic tạo pectat can xi, chất này như một vật liệu xây dựng thành tế bào và có mặt ở các lớp giữa tế bào, ở thành tế bào lông hút và ở ống phấn. Chính vì thế khi thiếu canxi sự nảy mầm và sinh trưởng của hạt phấn bị ức chế, mô phân sinh và nhất là mô phân sinh đỉnh rễ bị hại (Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch và Vũ Quang Sáng, 2006) [29]. Canxi có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện môi trường đất, thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn nốt sần, sự hình thành nốt sần và hoạt động cố định đạm của cây (Nguyễn Văn Bộ, 2001) [3]. Ở thời kỳ cây đậu tương có 4 - 5 lá kép thiếu canxi lá có mầu xanh lục xen với mầu đỏ. Thiếu canxi ở thời kỳ trước khi ra hoa mép lá đơn có mầu đen; về sau mép lá kép 1, 2, 3 có những vết xanh tối hoặc xanh vàng. Khi ra hoa kết quả thiếu canxi lá có mầu vàng hoặc tím nhạt, lá rụng (Đoàn Thị Thanh Nhàn và ctv, 1996) [24]. + Magiê (Mg) có vai trò quan trọng trong 2 quá trình: quang hợp và trao đổi gluxit. Mg tham gia vào thành phần diệp lục và một số coenzim, là chất hoạt hoá rất nhiều enzim trong các phản ứng trao đổi gluxit, đặc biệt các phản ứng có liên quan đến ATP (Hoàng Minh Tấn và cs, 2000) [28]. Magiê có tác dụng điều chỉnh pH đất thích hợp cho vi khuẩn nốt sần phát triển và quá trình cố định đạm giúp cây sinh trưởng phát triển tốt (Nguyễn Như Hà, 2006) [12]. + Lưu huỳnh (S): là yếu tố dĩnh dưỡng rất quan trọng với cây đậu tương. Lưu huỳnh là thành phần cấu tạo của axit amin và protein nên rất cần thiết cho quá trình tổng hợp protein vốn xảy ra mạnh ở cây đậu tương. Lưu huỳnh có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình trao đổi chất trong cây: quang hợp, hô hấp...đặc biệt trong quá trình hình thành nốt sần và hoạt động cố định đạm của cây đậu tương. Do vậy thiếu lưu huỳnh ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ và chất lượng protein trong hạt, việc hình thành nốt sần và khả năng cố định đạm làm cho cây đậu tương sinh trưởng, phát triển kém, năng suất và phẩm chất giảm thấp (Nguyễn Như Hà, 2006) [12]. Biểu hiện thiếu S của cây đậu tương gần giống như thiếu đạm, đặc biệt hơn là nốt sần hình thành kém đi; quả và hạt thành thục muộn hơn (Vũ Hữu Yêm, 1995) [35]. Đồng thời S còn tham gia vào quá trình oxi hoá khử, là một nguyên tố kích hoạt sự hình thành diệp lục. * Vai trò của các nguyên tố vi lượng Các nguyên tố vi lượng chỉ chiếm 0,05% chất sống của cây nhưng lại đóng vai trò sinh lý cực kỳ quan trọng ( Hoàng Đức Cự và cs, 1995) [6]. Về mặt số lượng cây không có yêu cầu nhiều, nhưng mỗi nguyên tố đều có vai trò xác định trong đời sống của cây không thể thay thế lẫn nhau (Vũ Hữu Yêm, 1995) [35]. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng thiếu hay thừa quá mức một nguyên tố này hay một nguyên tố khác, trong một vùng sinh thái khác nhau làm phát sinh các triệu chứng bệnh có tính địa phương cho cây (Nguyễn Xuân Hiển, 1997) [13]. Nguyên tố vi lượng có vai trò chủ yếu là hình thành và kích thích hoạt động của các hệ thống men trong cây. Cho nên nguyên tố vi lượng xúc tiến, điều tiết toàn bộ các hoạt động sống trong cây: quang hợp, hô hấp, hình thành, chuyển hoá và vận chuyển các hợp chất hữu cơ trong cây (Vũ Hữu Yêm, 1995) [35]. Xuất phát từ tầm quan trọng của chúng mà trong sản xuất nông nghiệp trong vài chục năm gần đây ở nhiều nước trên thế giới, các nguyên tố vi lượng đã được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi và có nhiều kết quả khả quan. Cây đậu tương cũng có nhu cầu khá cao về các nguyên tố vi lượng mà các chất này lại thường bị thiếu trên các đất có pH gần trung tính vốn rất phù hợp cho đậu tương. + Vai trò của Bo (B) B là nguyên tố hoàn toàn cần đối với đời sống của cây. Vai trò của B ở trong cây rất đặc thù. B là nguyên tố không thay thế được bằng bất cứ nguyên tố nào khác, đã chứng thực cho điều trên Brenchley W.E, (1927) trồng đậu tằng trong nước đã thí nghiệm 52 nguyên tố, không một nguyên tố nào trong số này có thể thay thế cho B. B ảnh hưởng đến sự hút các nguyên tố dinh dưỡng khác của cây. Khi có mặt B thì cây hút nitrat và lân giảm, thúc đẩy hút kali và canxi. Cây cần B ở tất cả các thời kì sinh trưởng, phát triển. Do đó, loại B ra khỏi môi trường dinh dưỡng trong bất kì thời điểm nào cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sinh trưởng, phát triển của cây. B còn cần cho sinh trưởng, thành thục của tế bào, có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi hydratcacbon. Cung cấp đủ B cho cây sẽ giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, đặc biệt có ảnh hưởng tốt đến quá trình ra hoa, ra quả. (Hoàng Minh Tấn và cs, 2000) [28]. Những triệu chứng bên ngoài của hiện tượng thiếu B thay đổi tuỳ theo loài cây, tuy nhiên có nhiều triệu chứng chung đặc trưng cho phần lớn những cây bậc cao. Khi bị đói B trước hết sinh trưởng của rễ và thân bị ngừng lại. Sau đó xuất hiện úa vàng ở điểm sinh trưởng tận cùng rồi khi bị đói B nghiêm trọng, điểm sinh trưởng bị chết hẳn. Từ nách lá có phát triển những mầm bên, cây đẻ nhánh mạnh tuy nhiên chẳng bao lâu những mầm mới hình thành cũng ngừng sinh trưởng và tất cả những triệu chứng bệnh lại xuất hiện như ở thân chính. Khi thiếu B đặc biệt nghiêm trọng thì có ảnh hưởng đến sự phát triển của các cơ quan sinh sản. Khi bị đói B nghiêm trọng, cây có thể hoàn toàn không ra hoa hoặc ra rất ít hoa, quả có hình dạng khác thường (Nguyễn Xuân Hiển, 1997) [13]. Thiếu B gây ra các bệnh đặc trưng ở các cây như ở cây củ cải đường và củ cải - bệnh thối nhũn đen, ở cây táo tây - quả táo hoá bần, ở cây hoa lơ - bệnh hoa bị thối nâu, cây thuốc lá - bệnh thối ngọn...ngoài triệu chứng bên ngoài của bệnh khi đói B cũng đã thấy những thay đổi lớn về cấu tạo giải phẫu của cây: Làm cho việc phân chia sinh trưởng và phân hoá tế bào không bình thường làm cho tế bào có hình dạng và kích thước không bình thường, đói B nghiêm trọng ảnh hưởng đến mô phân sinh và cả hệ dẫn nên có ảnh hưởng đến sinh trưởng của thân và rễ (Nguyễn Xuân Hiển, 1997) [13]. Những nghiên cứu về ý nghĩa của B đối với các thời kỳ phát triển khác nhau của cây của nhiều tác giả (Skolnik M.Ya, 1939; Txerling V.V,1941; Shive J.M, 1945; Kibalenco A.P, 1972...) cho thấy rằng cây cần B ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây, loại bỏ B khỏi môi trường dinh dưỡng vào bất cứ thời kỳ nào cũng có ảnh hưởng tiêu cực thể hiện rõ ở những thời kỳ phát triển đầu của cây. Điều kiện dinh dưỡng B có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tất cả hoặc hầu như tất cả các quá trình trao đổi chất ở trong cây. B có ảnh hưởng đến sự thu hút những nguyên tố khác và cây. Theo Juld, 1970 [43] thì B làm giảm sự hút lân nhưng hút kali lại tăng. Theo Jacobs.W.A (1968) [42] cho rằng khi có mặt của B, sự hút nitrat đã giảm, kali lại tăng, thúc đẩy hút canxi. Theo (Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch và Vũ Quang Sáng, 2006) [29] cho rằng B có ảnh hưởng tích cực đến sự nảy mầm của hạt phấn và sự phát triển của ống phấn như giảm bớt khả năng oxy hoá một số chất hữu cơ để giữ năng lượng, thúc đẩy khă năng làm thành ống phấn, tăng nhanh tốc độ phát triển ống phấn. (Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch và Vũ Quang Sáng, 2006)[29] cho rằng B cần cho sự sinh trưởng, thành thục phân hoá và phân chia tế bào. B có vai trò đặc biệt trong quá trình trao đổi hyđratcacbon: đường khi tạo phức với borat sẽ vận chuyển thuận lợi hơn qua các menbran và trong mạch rây nên thiếu B các cơ quan cần đường như nụ hoa, quả non...dễ bị rụng. Trong nhiều công trình nghiên cứu (Xivorotkin G.X, 1937; Xkolnik M.Ya, 1939; Yakovlena V.V, 1952) cho thấy ảnh hưởng của B đến quá trình tổng hợp các chất có đạm ở trong cây. Khi thiếu B, tiến trình bình thường của các quá trình tổng hợp các chất Protein bị phá hỏng nghiêm trọng. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch và Vũ Quang Sáng (2006) [29] đã nhẫn mạnh B có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi axit nucleic ở trong cây và kết luận rằng những rối loạn trong quá trình trao đổi axit nucleic là nguyên nhân khiến điểm sinh trưởng bị chết khi cây đói B. Điều kiện dinh dưỡng B có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình quang hợp của cây. Khi thiếu B làm giảm mạnh lượng chứa chất diệp lục ở trong cây. Theo nhiều tác giả (Bobko E.V, 1950; Ivanov Ya.M, 1937; RicherA.A, 1941...) thấy rằng khi thiếu B cường độ quang hợp giảm. Bên cạnh B có ảnh hưởng đến quá trình sống của cây, B còn có vai trò trong việc rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng tỷ lệ đậu quả, tăng kích thước và trọng lượng quả, tăng năng suất và phẩm chất cũng như tăng khả năng chống chịu cho cây trong điều kiện bất lợi như hạn hán, nhiệt độ thấp, sâu bệnh gây hại,...(Võ Minh Kha, 1966) [16]. Theo Đoàn Thị Thanh Nhàn (1996) [23]. B có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển nốt sần ở rễ cây họ đậu. Khi thiếu B hoặc không có B trong môi trường dinh dưỡng, nốt sần phát triển rất yếu hoặc thậm chí hoàn toàn không phát triển. Thiếu B thường làm cho nốt sần có cấu tạo không bình thường dẫn tới phá hỏng mối quan hệ cộng sinh của vi khuẩn với cây họ đậu. + Vai trò đồng (Cu) Cu là thành phần của chuỗi chuyển vận điện tử trong quang hợp. Cu hoạt hoá nhiều enzim oxi hoá khử, các enzim mà Cu hoạt hoá liên quan rất nhiều đến quá trình sinh lý, hoá sinh trong cây như: tổng hợp protein, axit nucleic, dinh dưỡng nitơ, hoạt động quang hợp,…(Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch và Vũ Quang Sáng, 2006) [29]. Với hoạt động của cây thượng đẳng Cu có mặt trong các men laccaza và một số men oxydaza khác thấy trong việc quang hợp trao đổi protein và hydratcacbon và có lẽ cả quá trình cố định đạm (Vũ Hữu Yêm, 1995) [35]. Đồng tham gia vào thành phần của các loại enzym như polyphenoloxydaza và axcobinoxydaza, syperoxyt, dehydrogenaza, uricom - oxydaza, dismutaza, xytocrom oxydaza, phenolaza, laccaza. Những enzym tham gia tích cực vào các phản ứng oxy hóa khử mà đặc biệt là các phản ứng tối trong quá trình quang hợp. Đồng còn là thành phần của phostoxyamin, một thành viên của chuỗi vận chuyển điện tử trong pha sáng của quang hợp. Khi thiếu Cu hoạt động của các men oxy hóa trong thành phần của chúng có nguyên tố này - bị yếu nhiều. Tuy rằng nguyên tố vi lượng Mn, Zn và vài nguyên tố khác có ảnh hưởng lớn đến tốc độ của quá trình oxy hóa khử trong cơ thể, tác động của Cu trong những phản ứng đó là đặc thù và không thể do nguyên tố khác thực hiện được (Kwon, S.H; K.H; Im; JR. Kim and H.S. Song, 1972) [44]. Ouakfaoui S.E and Asselin.A (1992) [47] thấy đồng cũng ảnh hưởng lớn đối với quá trình quang hợp và đặc biệt là đối với việc hình thành chất diệp lục, và đối với tính bền vững của chất diệp lục, làm cho diệp lục không bị phá hỏng nên nó kéo dài hoạt động quang hợp của các cơ quan có mầu lục, làm trì hoãn quá trình già sinh lý của lạp thể. Đồng cũng tham gia vào quá trình trao đổi hydrat các bon và protein ở trong cây, còn thấy ảnh hưởng của Cu đến trao đổi đạm ở trong cây. Khi bón phân đồng cũng như một vài phân vi lượng khác, tính chống chịu của cây với các điều kiện không thuận lợi của môi trường bên ngoài đã tăng như tính chống chịu hạn, nhiệt độ thấp, sâu bệnh,...(Nguyễn Xuân Hiển, 1997) [13]. Khi thiếu ít đồng, sinh trưởng, phát triển của cây bị kìm hãm và năng suất giảm, khí đói nặng có xuất hiện những triệu chứng bệnh cây rất rõ rệt, không những làm cho thu hoạch bị mất trắng mà còn làm cho cây bị chết. Khi thiếu Cu cây thường mắc bệnh exanthema và bệnh reclamtion (Nguyễn Xuân Hiển, 1997) [13]. + Vai trò của kẽm (Zn). Cho đến nay đã thấy sự cần thiết của Zn trên 40 loại cây trồng bậc cao. Không có Zn trong môi trường dinh dưỡng, cây không thể phát triển và chết nhanh chóng sau khi nảy mầm dù có đầy đủ các nguyên tố khác. Zn tham gia vào thành phần của 70 loại enzim (Nguyễn Xuân Hiển, 1997) [13]. Zn còn đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp protein. Đối với cây, bón Zn sẽ tăng cường sự hút K, Si, Mo, Mn, tăng tính chống chịu với điều kiện bất lợi. Thiếu Zn sẽ gây rối loạn về trao đổi phytohocmon của cây dẫn đến sinh trưởng bất thường: lá cây nhỏ, xoăn, đốt cây ngắn và bị biến dạng…(Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch và Vũ Quang Sáng, 2006) [29]. Thông thường thấy hiện tượng đói kẽm ở cây ăn quả (cam quýt, lê, mậm...), những cây ngoài đồng ruộng (đậu tương, ngô...). Khi cây bị đói Zn thấy xuất hiện những vết đốm chết khô trên lá, những đốm này trở thành xanh trắng bẩn và ở một vài cây lại trở thành hầu như trắng. Khi thiếu Zn thường gây ra những bệnh đăc trưng như cây táo tây - bệnh chùn lá, cây ăn quả có hột và nho - bệnh lá nhỏ, cam quýt - bệnh đốm lá...Khi thiếu Zn cây hình thành rất ít chồi quả, năng suất giảm mạnh hơn, quả lại nhỏ và có dạng kỳ quái (Nguyễn Xuân Hiển, 1997) [13]. Trong hoạt động của cây thượng đẳng Zn có mặt trong một số men dehydrogenaza, proteinaza, peptidanaza, kích thích các chất kích thích sinh trưởng và hình thành tinh bột, kích thích sự thành thục và hình thành hạt. Nên có thể nói nó đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp protein trong việc hình thành một số chất sinh trưởng và trong quá trình sinh thực của một số loại cây trồng (Vũ Hữu Yêm, 1995) [35]. Zn là thành phần không thể tách khỏi của men Caboanhydraza là men xúc tác cho phản ứng thuận nghịch phân giải axit H2CO3 thành CO2 và H2O. Hoạt tính của men polyphinoloxydaza tăng nhiều nhất khi bón thúc Zn, Zn làm tăng hoạt tính của men Catalaza trong cây. Kẽm tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp chất diệp lục và có ảnh hưởng tới quá trình quang hợp trong cây. Khi thiếu Zn cường độ quang hợp giảm, số lượng chất diệp lục cũng giảm. Trong nhiều nghiên cứu Zn ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp các chất protein trong cây. Bón Zn làm tăng lượng chứa protein và chứa nhiều axit amin và đặc biệt là các amít. Zn có tác động tích cực trong việc hình thành các vitamin nhóm B cũng như nhóm C và P. Khi cải thiện dinh dưỡng Zn thúc đẩy quá trình tổng hợp vitamin. Theo Baihaki (1976) [36], Zn có vai trò quan trọng trong quá trình thụ tinh và phát triển phôi. Khi thiếu Zn cây có thể hoàn toàn không ra hạt. Trong bài tổng hợp đầy đủ của các nhà khoa học Ấn Độ (Lal K.N, Subba Rao M.S, 1954) thấy Zn có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành và lượng chứa saccaroza, tinh bột, đạm đồng hóa, các phospholipit, các axit hữu cơ, các men oxydaza, catalaza, hexokinaza, cacboanhydraza, phosphoryllaza, dehydrogenaza, cacoxin, triptophan, vitamin, các phenol, tanin. + Vai trò của mangan (Mn) Mn đóng vai trò rất quan trọng trong cây như nhiều Cafacto của nhiều Enzym. Mn hoạt hóa đặc biệt cho nhiều Enzym của chu trình Krebs và của quá trình khử Nitrat. Trong chu trình Krebs thì các enzym malatderogenaza, oxalatsuxinat decacboxynaza đều được hoạt hóa nhờ Mn. Trong quá trình khử nitrat, Mn hoạt hóa các enzym nitrit reductaza và hydroxylamym reductaza. Mn cũng có liên quan đến IAA - oxydaza, vốn xúc tác cho sự oxy hóa axit indolaxetic - chất auxin tự nhiên trong cây. Người ta cũng phát hiện vai trò của Mn trong quá trình phân ly nước xẩy ra trong quang hợp (Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch và Vũ Quang Sáng, 2006) [29]. Vai trò sinh lý của Mn ở trong cây có liên quan trước hết với sự tham gia của Mn vào quá trình oxi hóa - xẩy ra trong tế bào sống. Những công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đã chứng minh điều trên. (Evans L.T, 1982) [41] đã cho thấy rõ tác dụng tích cực của Mn đến cường độ hô hấp, nó thúc đẩy sự oxy hóa (Fe) ở trong cây, tính đối kháng của Fe và Mn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình trao đổi chất ở trong cây. Mn làm tăng hoạt tính của các men có Fe và làm chúng hoạt động bình thường trong các phản ứng oxy hóa và khử. Mn kích thích cây hút nhiều lân, tăng hiệu lực của phân lân. Mn thúc đẩy quá trình hô hấp thông qua vai trò xúc tiến oxi hoá các hydratcacbon tạo CO2 và H2O. Mn làm tăng hoạt tính các men trong quá trình tổng hợp diệp lục (Đường Hồng Dật, 2002) [8]. Trong nhiều công trình nghiên cứu (Mulder E.G, 1952 tổng hợp những công trình nghiên cứu 1951) đã thấy vai trò của Mn trong quá trình quang hợp, nó tham gia vào các phản ứng quang hóa ở bất cứ cường độ chiếu sáng nào. Khi đói Mn, ở cây có phát triển những triệu chứng bệnh đặc biệt, chỉ có thể thanh toán hoặc khắc phục được những triệu chứng đó nhờ cải thiện dinh dưỡng Mn của cây. Hiện tượng Mn của cây thể hiện ở việc xuất hiện trên lá những đỗm úa vàng nhỏ rải rác, giữa những lá còn xanh. Khi bị đói Mn nặng, trên lá xuất hiện những đốm chết khô của mô chết, hơn nữa, không chỉ thấy hiện tượng chết khô ở lá mà đôi khi còn thấy ở những cơ quan khác ví dụ như hạt, rễ,...(Nguyễn Xuân Hiển, 1997) [13]. + Vai trò của Molypden (Mo) Molypden tồn tại trong đất ở 3 dạng: dạng tan được trong dung dịch đất như các ion molypdat (Mo, HMo), dạng trao đổi được hấp phụ trên các hạt keo sét, dạng bị giữ chặt có trong các chất hữu cơ hoặc cấu thành của chất khoáng chất. Hàm lượng molypden tan được trong đất là rất thấp. Theo kết quả phân tích đất ở bang Califocnia, hàm lượng Mo trong đất dao động từ 0,3 - 3,9ppm (tính theo đất khô kiệt). Tuy vậy, hàm lượng rất nhỏ này đã được coi là các hàm lượng cao bất thường. Khác với các nguyên tố khác, khi tăng pH đất lại làm tăng lượng Mo di động. (Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch và Vũ Quang Sáng, 2006) [29]. Một phần hàm lượng Mo trong đất thường ở dạng các oxyt: trioxyt molypden (MoO3), dioxyt molypden (MoO2), pentoxyt molypden (Mo2O5). Các dạng này là khó tiêu đối với cây trồng. Dạng MoO3 có thể sau khi tương tác với các cation thì trở nên di động và cây có thể lấy được. Như thế, sự tăng cường oxy hóa đã làm tăng khả năng dễ tiêu của Mo ngược với mangan, chất này trở nên dễ tiêu hơn khi bị khử mạnh hơn. Các anion molypdat (Mo, HMo) có thể được hấp phụ trên keo sét tượng tự như các ion sulphat và phosphat. Các ion này có thể trao đổi với các ion OH -. (Hoàng Minh, Tấn Nguyễn Quang Thạch và Vũ Quang Sáng, 2006) [29]. Một số nước như Trung Quốc, Nhật, Đài Loan, châu Âu và Mỹ đã công bố năng suất đậu tương tăng do bón thêm vi lượng Mo. Lượng Mo dùng để xử lý hạt cần 17g/ha, trong khi đó nếu bón vào đất cần 800 g/ha. Bón vôi để giữ pH đất 6,2 có thể có tác dụng phòng chống hiện tượng thiếu Mo. Nguyễn Tấn Lê (1990 - 1992) [17] nghiên cứu ảnh hưởng của các nguyên tố vi lượng B, Mo và NaSO3 ( chất ức chế hô hấp sáng) đến các chỉ tiêu sinh học của lạc ở Quảng Nam - Đà Nẵng. Kết quả cho thấy đã làm tăng tỉ lệ nảy mầm của hạt từ 17,8 - 32,2%, tổng số quả chắc trên cây từ 10 - 19,2%, trọng lượng quả khô tăng từ 7,6 - 11,9%, năng suất trung bình trong ba vụ tăng từ 6,2 - 11,1% so với đối chứng. Theo Hà Thị Thanh Bình và ctv (2002) [2] nghiên cứu ảnh hưởng của (NH4)2Mo4 0,05% và CoSO4 0,03% đối với đậu tương DT74 trồng trên đất đồi Mai Sơn - Hà Sơn Bình. Các dung dịch được phun ở giai đoạn 3 lá, 5 lá, 7 lá kết quả cho thấy, Mo và Co có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng của cây (hàm lượng chlorophill, chiều cao cây, diện tích lá) và năng suất do Mo là 20,2%, Co là 7%, hỗn hợp Mo + Co là 13,8% hàm lượng protein tương ứng là 13%, 0% và 13,5%, hàm lượng lipit tương ứng là 10%, 13,4% và 9,5%. Mo có vai trò rất quan trọng trong việc trao đổi nitơ, nó có mặt trong enzim nitrateductaza và nitrogenaza trong việc khử nitrat và cố định nitơ phân tử. Vì vậy Mo có vai trò quan trọng với cây họ đậu vì đã làm tăng khả năng cố định đạm của các vi khuẩn cộng sinh. Khi thiếu Mo thì quá trình trao đổi đạm bị gián đoạn, lá dễ bị trắng... ảnh hưởng xấu đến năng suất, phẩm chất của đậu tương. Molypden là thành phần của men nitrogenaza rất cần thiết cho quá trình cố định đạm của vi khuẩn Rhyzobium Japonicum sống cộng sinh trong nốt sần ở rễ cây đậu tương. Mo cũng được tìm thấy trong men khử nitrat chịu trách nhiệm trong quá trình khử nitrat trong cây và trong đất. Mo còn có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển các electron trong hệ thống men thực hiện các phản ứng oxi hóa khử trong cây. Mo cũng rất cần thiết cho sự chuyển hóa đạm trong tế bào cũng như trong cây (Vũ Hữu Yêm, 1995) [35]. Molypden còn có tác dụng tăng cường hiệu quả việc sử dụng phân lân (Đường Hồng Dật, 2002) [8]. Mo có vai trò quan trọng trong sự cố định nitơ và đồng hóa nitrat. Do đó molypden có tác dụng rất tốt đối với sự sinh trưởng của các loài cây họ đậu. Mo còn có vai trò quan trọng trong sự tổng hợp vitamin C của cây. Thiếu molypden cấu trúc bình thường của lục lạp cũng bị ảnh hưởng. Các loại cây đậu đỗ được xử lý bằng dung dịch muối molypden trước khi gieo đều cho quả sáng, hạt to và ít lép. (Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch và Vũ Quang Sáng, 2006) [29]. Theo Đoàn Thị Thanh Nhàn và ctv (1996) [24] cây đậu tương nếu thiếu Mo có biểu hiện vàng lá và đình trệ sinh trưởng. Hiện tượng thiếu molypden thường xảy ra ở đất chua, đất có nhiều nhôm. Do đó khi thiếu các nguyên tố vi lượng đều ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển, làm giảm năng suất thu hoạch. 2.2.3. Cơ sở khoa học và thực tiễn sử dụng phân bón cho đậu tương. * Lân là một yếu tố dinh dưỡng đặc biệt quan trọng với cây đậu tương và nhu cầu về lân của cây đậu tương cũng rất lớn (lớn hơn dinh dưỡng đạm và kali), đặc biệt giai đoạn cây hút lân có ý nghĩa quan trọng nhất là thời kỳ đầu sinh trưởng (Nguyễn Như Hà, 2006) [12]. Vì vậy, cần cung cấp đầy đủ và kịp thời dinh dưỡng lân cho cây đậu tương để sinh trưởng, phát triển tốt, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Tỉ lệ lân trong đất thường biến động trong khoảng 0,03 - 0,12% đặc biệt là một số loại đất hình thành trên đá mẹ giàu lân thì có tỉ lệ lân tổng số có thể lên đến 0,6%. Tỉ lệ lân trong đất phụ thuộc vào thành phần đá mẹ hình thành nên đất, chất hữu cơ có trong đất. Đất được hình thành trên đá mẹ giầu lân (Basalt, đá vôi), đất giàu chất hữu cơ thì tỉ lệ lân cao. Tuy nhiên, hàm lượng lân trong đất chủ yếu ở dạng khó tiêu cây trồng không thể hấp thu được (Vũ Hữu Yêm, 1995) [35]. Theo Dickson và Graswell (1987) [40], hàm lượng lân dễ tiêu trong đất thấp là yếu tố quan trọng nhất gây ra năng suất thấp ở nhiều nước Châu Á. Tianaran và cs (1987) [51] đã khẳng định, nhiều vùng sản xuất đậu đỗ ở Thái Lan có hàm lượng lân dễ tiêu trong đất thấp (1 - 5ppm), khi được bón bổ sung lân năng suất tăng lên gấp 2 lần. Tác giả cho rằng mức lân trong đất thích hợp với đậu tương khoảng 8ppm. Nhìn chung, đất càng chua mức độ dễ tiêu của lân trong đất với cây trồng càng giảm. Chailakyan M.K (1968) [39] cho biết: việc bón phân lân cho đậu tương đã làm tăng đáng kể năng suất ở nhiều vùng của Indonexia. Kết quả nghiên cứu của Dickson và cs (1987) [40] về lượng phân lân bón ở 27 cánh đồng Queenland của Úc đã cho thấy năng suất đậu tương tăng đáng kể khi được bón lân. Theo Trần Văn Điền (2001) [10], khi nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân lân đến năng suất và khả năng cố định đạm của đậu tương trên đất đồi ở trung du phía bắc Việt Nam đã cho rằng: khi bón phân lân cho đậu tương tăng lên, với giống đậu tương không có nốt sần thì hầu như không có phản ứng, với giống đậu tương có nốt sần thì có tác dụng làm tăng năng suất hạt và thân lá rõ rệt. Mengel (1987) [45] cho biết, lân có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nốt sần ở rễ đậu tương, bón bổ sung vào đất với lượng 400 - 500 mg P2O5/ kg đất có tác dụng kích thích hoạt động của vi khuẩn nốt sần. Theo Borkert và Sfredo (1994) [38], ở đất chua nếu pH được nâng lên thì quá trình khoáng hoá lân - Phytat được tăng lên, nhờ đó nâng cao lượng lân dễ tiêu cho cây trồng. Các tác giả này cũng cho rằng bón phân lân là biện pháp cơ bản nâng cao năng suất đậu tương, đặc biệt là với đất chua, đất có khả năng giữ chặt lân cao. Vì thiếu lân sẽ ngăn cản cây trồng hấp thu các yếu tố dinh dưỡng khác. Theo Nguyễn Văn Bộ (2001) [3], ở Việt Nam trên đất phèn nếu không bón phân lân cây chỉ hút được 40 - 50kg N/ha, song bón phân lân đã làm cho cây trồng hút được 120 - 130 kg N/ha. Theo Võ Minh Kha (1996) [16], trên đất đồi chua hàm lượng Fe3+, Al3+ cao, bón phân lân và phân đạm có tác dụng nâng cao năng suất đậu tương rõ rệt. Như vậy, nhiều nghiên cứu đã khẳng định vai trò quan trọng của phân lân đến năng suất chất lượng đâu tương. * Chất kích thích sinh trưởng axit a - naphtyaxetic (a - NAA) a - NAA là chất điều hòa sinh trưởng thuộc nhóm auxin. Tong nhiều năm các nhà khoa học đã chứng minh được rằng auxin là một phytohormon quan trọng trong cây. Nó có tác dụng nhiều mặt nên quá trình sinh trưởng của cây là quá trình kết quả, đậu quả và sinh trưởng của quả có ý nghĩa quan trọng và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất (Jacobs.W.P, 1968) [42]. Auxin là phytohormon đầu tiên trong cây được phát hiện năm 1934. Trong cây, nó chính là axit a - indolaxetic (IAA). Con người đã tổng hợp được nhiều chất có bản chất hóa học khác nhau nhưng có hoạt tính sinh lý tương tự như IAA gọi là auxin ngoại sinh. Các auxin ngoại sinh được sử dụng rộng rãi trong sản xuất là: a - NAA, IBA, 2,4D...(Hoàng Minh Tấn và ctv, 2000) [28]. Nhiều kết q._.P VOI NAA DEN CHI SO DIEN TICH LA GIONG DAU TUONG ĐT22 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS PHANCANH HOARO QUANON 1 3 1.67667 3.07667 3.41000 2 3 1.71667 3.21667 3.66333 3 3 2.00667 3.67000 4.06667 4 3 1.66333 3.11333 3.35333 5 3 2.04000 3.81000 4.13000 SE(N= 3) 0.915181E-01 0.133770 0.158575 5%LSD 8DF 0.298431 0.436211 0.517098 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT REP ------------------------------------------------------------------------------- REP NOS PHANCANH HOARO QUANON 1 5 1.78600 3.47400 3.82400 2 5 1.85000 3.25400 3.67200 3 5 1.82600 3.40400 3.67800 SE(N= 5) 0.708896E-01 0.103618 0.122832 5%LSD 8DF 0.231164 0.337887 0.400542 ------------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TN3 20/ 7/** 9:57 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 TN3: ANH HUONG CUA MO KET HOP VOI NAA DEN CHI SO DIEN TICH LA GIONG DAU TUONG ĐT22 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |REP | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | PHANCANH 15 1.8207 0.21188 0.15851 8.7 0.0417 0.8175 HOARO 15 3.3773 0.37149 0.23170 6.9 0.0134 0.3576 QUANON 15 3.7247 0.40030 0.27466 7.4 0.0237 0.6331 3.6. ẢNH HƯỞNG CỦA MO VÀ a-NAA ĐẾN HÀM LƯỢNG DIỆP LỤC TRONG LÁ CỦA GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐT22 BALANCED ANOVA FOR VARIATE PHANCANH FILE TN3 20/ 7/** 14:22 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 TN3: ANH HUONG CUA MO KET HOP VOI NAA DEN HAM LUONG DIEP LUC GIONG DAU TUONG ĐT22 VARIATE V003 PHANCANH LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 2259.54 564.884 3.38 0.067 3 2 REP 2 27.4212 13.7106 0.08 0.922 3 * RESIDUAL 8 1338.67 167.334 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 3625.63 258.974 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HOARO FILE TN3 20/ 7/** 14:22 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 TN3: ANH HUONG CUA MO KET HOP VOI NAA DEN HAM LUONG DIEP LUC GIONG DAU TUONG ĐT22 VARIATE V004 HOARO LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 2402.27 600.566 5.22 0.023 3 2 REP 2 203.884 101.942 0.89 0.452 3 * RESIDUAL 8 920.670 115.084 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 3526.82 251.916 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE QUANON FILE TN3 20/ 7/** 14:22 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 TN3: ANH HUONG CUA MO KET HOP VOI NAA DEN HAM LUONGDIEP LUC GIONG DAU TUONG ĐT22 VARIATE V005 QUANON LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 1207.85 301.962 2.68 0.109 3 2 REP 2 373.992 186.996 1.66 0.249 3 * RESIDUAL 8 900.587 112.573 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 2482.43 177.316 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TN3 20/ 7/** 14:22 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 TN3: ANH HUONG CUA MO KET HOP VOI NAA DEN HAM LUONG DIEP LUC GIONG DAU TUONG ĐT22 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS PHANCANH HOARO QUANON 1 3 121.753 139.160 128.683 2 3 147.433 143.273 142.463 3 3 123.420 161.640 149.270 4 3 120.303 149.600 139.600 5 3 146.133 169.923 155.103 SE(N= 3) 7.46847 6.19365 6.12572 5%LSD 8DF 24.3539 20.1969 19.9754 ------------------------------------------------------------------------------ MEANS FOR EFFECT REP ------------------------------------------------------------------------------- REP NOS PHANCANH HOARO QUANON 1 5 130.972 148.968 140.694 2 5 130.738 147.342 138.416 3 5 133.716 155.848 149.962 SE(N= 5) 5.78505 4.79758 4.74496 5%LSD 8DF 18.8645 15.6444 15.4728 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TN3 20/ 7/** 14:22 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 TN3: ANH HUONG CUA MO KET HOP VOI NAA DEN HAM LUONG DIEP LUC GIONG DAU TUONG ĐT22 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |REP | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | PHANCANH 15 131.81 16.093 12.936 9.8 0.0673 0.9216 HOARO 15 150.72 15.872 10.728 7.1 0.0233 0.4518 QUANON 15 143.02 13.316 10.610 7.4 0.1094 0.2490 3.7. ẢNH HƯỞNG CỦA MO VÀ a-NAA ĐẾN KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CHẤT KHÔ CỦA GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐT22 BALANCED ANOVA FOR VARIATE PHANCANH FILE TN3 20/ 7/** 20:27 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 TN3: ANH HUONG CUA MO KET HOP VOI NAA DEN KHA NANG TICH LUY CHAT KHO GIONG DAU TUONG ĐT22 VARIATE V003 PHANCANH LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 .940907 .235227 3.22 0.075 3 2 REP 2 .258533E-01 .129267E-01 0.18 0.841 3 * RESIDUAL 8 .584414 .730517E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 1.55117 .110798 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HOARO FILE TN3 20/ 7/** 20:27 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 TN3: ANH HUONG CUA MO KET HOP VOI NAA DEN KHA NANG TICH LUY CHAT KHO GIONG DAU DAU TUONG ĐT22 VARIATE V004 HOARO RO RO RO RO RO RO LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 22.6452 5.66131 7.58 0.008 3 2 REP 2 .271614 .135807 0.18 0.838 3 * RESIDUAL 8 5.97745 .747182 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 28.8943 2.06388 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE QUANON FILE TN3 20/ 7/** 20:27 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 TN3: ANH HUONG CUA MO KET HOP VOI NAA DEN KHA NANG TICH LUY CHAT KHO GIONG DAU DAU TUONG ĐT22 VARIATE V005 QUANON LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 81.5393 20.3848 6.98 0.011 3 2 REP 2 14.8119 7.40593 2.54 0.139 3 * RESIDUAL 8 23.3641 2.92052 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 119.715 8.55110 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TN3 20/ 7/** 20:27 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 TN3: ANH HUONG CUA MO KET HOP VOI NAA DEN KHA NANG TICH LUY CHAT KHO GIONG DAU DAU TUONG ĐT22 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS PHANCANH HOARO QUANON 1 3 2.27333 7.34000 15.7767 2 3 2.84000 7.80333 19.2333 3 3 2.32667 9.50667 20.8400 4 3 2.32333 7.08667 18.5700 5 3 2.79333 10.1667 22.7567 SE(N= 3) 0.156047 0.499060 0.986664 5%LSD 8DF 0.508852 1.62738 3.21741 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT REP ------------------------------------------------------------------------------- REP NOS PHANCANH HOARO QUANON 1 5 2.55600 8.24000 18.7700 2 5 2.45600 8.34000 18.6960 3 5 2.52200 8.56200 20.8400 SE(N= 5) 0.120873 0.386570 0.764267 5%LSD 8DF 0.394155 1.26057 2.49220 ------------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TN3 20/ 7/** 20:27 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 TN3: ANH HUONG CUA MO KET HOP VOI NAA DEN KHA NANG TICH LUY CHAT KHO GIONG DAU DAU TUONG ĐT22 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |REP | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | PHANCANH 15 2.5113 0.33286 0.27028 10.8 0.0747 0.8415 HOARO 15 8.3807 1.4366 0.86440 10.3 0.0084 0.8377 QUANON 15 19.435 2.9242 1.7090 8.8 0.0106 0.1394 3.8. ẢNH HƯỞNG CỦA MO VÀ a-NAA ĐẾN CƯỜNG ĐỌ QUANG HỢP CỦA GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐT22 BALANCED ANOVA FOR VARIATE PHANCANH FILE TN3 29/ 7/** 14:25 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 TN3: ANH HUONG CUA Mo VA NAA DEN CUONG DO QUANG HOP GIONG DAU TUONG DT22 VARIATE V003 PHANCANH LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 15.5094 3.87736 3.26 0.073 3 2 REP 2 3.76385 1.88193 1.58 0.263 3 * RESIDUAL 8 9.51228 1.18904 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 28.7856 2.05611 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HOARO FILE TN3 29/ 7/** 14:25 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 TN3: ANH HUONG CUA Mo VA NAA DEN CUONG DO QUANG HOP GIONG DAU TUONG DT22 VARIATE V004 HOARO LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 64.0940 16.0235 8.86 0.005 3 2 REP 2 1.10009 .550047 0.30 0.749 3 * RESIDUAL 8 14.4718 1.80898 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 79.6660 5.69043 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE QUANON FILE TN3 29/ 7/** 14:25 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 TN3: ANH HUONG CUA Mo VA NAA DEN CUONG DO QUANG HOP GIONG DAU TUONG DT22 VARIATE V005 QUANON LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 42.7021 10.6755 5.66 0.019 3 2 REP 2 4.84096 2.42048 1.28 0.329 3 * RESIDUAL 8 15.0825 1.88531 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 62.6256 4.47326 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TN3 29/ 7/** 14:25 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 TN3: ANH HUONG CUA Mo VA NAA DEN CUONG DO QUANG HOP GIONG DAU TUONG DT22 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS PHANCANH HOARO QUANON 1 3 9.33667 12.2200 12.1533 2 3 12.3567 16.6333 15.5600 3 3 10.7500 15.4300 14.4267 4 3 10.4400 12.6900 13.0867 5 3 11.5100 17.3533 16.8733 SE(N= 3) 0.629560 0.776527 0.792741 5%LSD 8DF 2.05293 2.53217 2.58505 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT REP ------------------------------------------------------------------------------- REP NOS PHANCANH HOARO QUANON 1 5 10.8500 14.9780 14.6600 2 5 11.5060 15.1260 14.9640 3 5 10.2800 14.4920 13.6360 SE(N= 5) 0.487655 0.601495 0.614054 5%LSD 8DF 1.59019 1.96141 2.00237 ------------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TN3 29/ 7/** 14:25 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 TN3: ANH HUONG CUA Mo VA NAA DEN CUONG DO QUANG HOP GIONG DAU TUONG DT22 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |REP | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | PHANCANH 15 10.879 1.4339 1.0904 10.0 0.0727 0.2634 HOARO 15 14.865 2.3855 1.3450 9.0 0.0053 0.7486 QUANON 15 14.420 2.1150 1.3731 9.5 0.0188 0.3292 3.9. ẢNH HƯỞNG CỦA MO VÀ a-NAA ĐẾN CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐT22 BALANCED ANOVA FOR VARIATE T.SOQUA FILE TN3 28/ 7/** 20:46 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 TN3: ANH HUONG CUA Mo VA NA A DEN CAC YEU TO CAU THANH NANG SUAT GIONG DAU TUONG DT22 VARIATE V003 T.SOQUA LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 219.615 54.9038 2.83 0.098 3 2 REP 2 7.85433 3.92716 0.20 0.822 3 * RESIDUAL 8 155.104 19.3880 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 382.573 27.3267 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE QUACHAC FILE TN3 28/ 7/** 20:46 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 TN3: ANH HUONG CUA Mo VA NA A DEN CAC YEU TO CAU THANH NANG SUAT GIONG DAU TUONG DT22 VARIATE V004 QUACHAC LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 64.5276 16.1319 0.34 0.845 3 2 REP 2 202.536 101.268 2.12 0.182 3 * RESIDUAL 8 381.908 47.7384 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 648.971 46.3551 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE QUA1HAT FILE TN3 28/ 7/** 20:46 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 TN3: ANH HUONG CUA Mo VA NA A DEN CAC YEU TO CAU THANH NANG SUAT GIONG DAU TUONG DT22 VARIATE V005 QUA1HAT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 139.767 34.9418 2.58 0.118 3 2 REP 2 13.1336 6.56682 0.48 0.637 3 * RESIDUAL 8 108.344 13.5430 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 261.245 18.6604 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE QUA2HAT FILE TN3 28/ 7/** 20:46 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 TN3: ANH HUONG CUA Mo VA NA A DEN CAC YEU TO CAU THANH NANG SUAT GIONG DAU TUONG DT22 VARIATE V006 QUA2HAT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 184.826 46.2066 3.63 0.057 3 2 REP 2 75.5111 37.7556 2.97 0.108 3 * RESIDUAL 8 101.722 12.7153 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 362.060 25.8614 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE QUA3HAT FILE TN3 28/ 7/** 20:46 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 TN3: ANH HUONG CUA Mo VA NA A DEN CAC YEU TO CAUTHANH NANG SUAT GIONG DAU TUONG DT22 VARIATE V007 QUA3HAT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 122.089 30.5222 14.41 0.001 3 2 REP 2 1.06585 .532926 0.25 0.785 3 * RESIDUAL 8 16.9458 2.11822 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 140.101 10.0072 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE P1000HAT FILE TN3 28/ 7/** 20:46 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 TN3: ANH HUONG CUA Mo VA NA A DEN CAC YEU TO CAU THANH NANG SUAT GIONG DAU TUONG DT22 VARIATE V008 P1000HAT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 586.221 146.555 3.57 0.059 3 2 REP 2 11.3079 5.65395 0.14 0.873 3 * RESIDUAL 8 328.180 41.0225 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 925.709 66.1220 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TN3 28/ 7/** 20:46 ---------------------------------------------------------------- PAGE 7 TN3: ANH HUONG CUA Mo VA NAA DEN CAC YEU TO CAU THANH NANG SUAT GIONG DAU TUONG DT22 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS T.SOQUA QUACHAC QUA1HAT QUA2HAT 1 3 27.3333 82.5633 35.3200 37.0767 2 3 32.8833 85.4300 35.6933 38.5767 3 3 35.1833 86.9900 31.7167 38.7900 4 3 31.6333 86.2067 28.7300 46.3867 5 3 38.8833 88.8900 28.6600 43.5533 SE(N= 3) 2.54218 3.98909 2.12470 2.05875 5%LSD 8DF 8.28978 13.0080 6.92843 6.71336 CT$ NOS QUA3HAT P1000HAT 1 3 10.1667 151.953 2 3 11.1533 162.273 3 3 16.4833 164.487 4 3 11.0900 160.827 5 3 16.6800 171.327 SE(N= 3) 0.840281 3.69786 5%LSD 8DF 2.74007 12.0583 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT REP ------------------------------------------------------------------------------- REP NOS T.SOQUA QUACHAC QUA1HAT QUA2HAT 1 5 33.7000 80.9820 30.8820 37.7100 2 5 33.6900 87.4160 33.1740 42.2860 3 5 32.1600 89.6500 32.0160 42.6340 SE(N= 5) 1.96916 3.08993 1.64578 1.59470 5%LSD 8DF 6.42124 10.0760 5.36674 5.20015 REP NOS QUA3HAT P1000HAT 1 5 13.3900 163.064 2 5 12.7540 162.460 3 5 13.2000 160.996 SE(N= 5) 0.650879 2.86435 5%LSD 8DF 2.12245 9.34035 ------------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TN3 28/ 7/** 20:46 ---------------------------------------------------------------- PAGE 8 TN3: ANH HUONG CUA Mo VA NAA DEN CAC YEU TO CAU THANH NANG SUAT GIONG DAU TUONG DT22 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |REP | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | T.SOQUA 15 33.183 5.2275 4.4032 13.3 0.0980 0.8216 QUACHAC 15 86.016 6.8085 6.9093 8.0 0.8455 0.1816 QUA1HAT 15 32.024 4.3198 3.6801 11.5 0.1181 0.6366 QUA2HAT 15 40.877 5.0854 3.5659 8.7 0.0570 0.1077 QUA3HAT 15 13.115 3.1634 1.4554 11.1 0.0012 0.7853 P1000HAT 15 162.17 8.1315 6.4049 2.9 0.0593 0.8731 3.10. ẢNH HƯỞNG CỦA MO VÀ a-NAA ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐT22 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT FILE TN3 22/ 7/** 9:26 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 TN3: ANH HUONG CUA MO KET HOP VOI NAA DEN NANG SUAT GIONG DAU TUONG DT22 VARIATE V003 NSTT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 110.941 27.7351 6.40 0.013 3 2 REP 2 14.8009 7.40045 1.71 0.241 3 * RESIDUAL 8 34.6933 4.33666 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 160.435 11.4596 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TN3 22/ 7/** 9:26 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 TN3: ANH HUONG CUA MO KET HOP VOI NAA DEN NANG SUAT GIONG DAU TUONG DT22 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS NSTT 1 3 16.1100 2 3 20.2733 3 3 21.5633 4 3 18.6700 5 3 24.2067 SE(N= 3) 1.20231 5%LSD 8DF 3.92062 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT REP ------------------------------------------------------------------------------- REP NOS NSTT 1 5 19.0340 2 5 21.4520 3 5 20.0080 SE(N= 5) 0.931307 5%LSD 8DF 3.03690 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TN3 22/ 7/** 9:26 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 TN3: ANH HUONG CUA MO KET HOP VOI NAA DEN NANG SUAT GIONG DAU TUONG DT22 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |REP | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NSTT 15 20.165 3.3852 2.0825 10.3 0.0135 0.2411 PHỤ LỤC 4: BẢNG SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG TRẠM LÁNG - HÀ NỘI 2009 Số liệu khí tượng tháng 1 năm 2009 trạm HAU - JICA Ngày Hướng gió Tốc độ gió Max (m/s) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) Nhiệt độ không khí TB (oC) Nhiệt độ không khí Max (oC) Nhiệt độ không khí Min (oC) 2 NNE 3,9 0 2,6 16,1 18,7 13,6 3 N 2,1 0 3,1 15,8 19,9 12,8 5 SE 3,1 0 0,2 19,7 22,2 17,8 6 SE 2,8 0 0 18,9 22,9 17,9 7 NNE 4,7 0 0,1 16,5 18 14,1 8 N 3,9 0 0 14,1 15,2 13,2 9 N 4,8 0 5,3 15 19,8 11,8 10 N 4,0 0 8,1 13,4 20,2 8,8 11 SE 3,2 0 7,7 13,2 20,7 6,6 12 N 3,3 0 7,1 14 21,3 8,5 13 N 3,7 0 7,1 14,2 20,5 9,2 14 N 3,2 0 6,7 13,5 19,6 8,6 15 NNW 2,8 0 6,9 13,8 20,7 8,5 16 N 2,4 0 6,8 14,7 21,6 8,6 17 SE 4,2 0 7,1 16,2 23,1 10 18 WNW 3,8 0 0 17,2 19,3 15,5 19 SE 6,8 0 6,3 19,8 25,6 16,1 20 SE 5,0 0 1,5 19,8 24 18 21 NNE 5,0 0 4,5 19,7 25,3 17 22 SE 5,4 0 5 18,6 22,4 16,2 23 NNE 4,8 0,5 0 17 18,1 15 24 NNE 5,1 0,5 0 11,4 15 10,2 25 NE 3,1 0 0,5 11,1 12,7 9,7 26 N 5,2 0,5 0 11,2 12,8 9,1 27 N 2,8 0 4,4 13,8 16,8 11,5 28 ESE 4,2 0 0 14,1 15,7 12,9 29 N 3,9 1 3,1 14,9 18,4 12,3 30 NNW 3,8 0 8,4 16,8 23,5 11,3 31 SE 5,5 0 6 17,5 21,9 13,5 Tổng 116,5 2,5 108,5 452 575,9 358,3 Max 6,8 1 8,4 19,8 25,6 18 Min 2,1 0 0 11,1 12,7 6,6 TB 4,0 0,1 3,7 15,5 19,8 12,3 Số liệu khí tượng tháng 2 năm 2009 trạm HAU - JICA Ngày Hướng gió Tốc độ gió Max (m/s) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) Nhiệt độ không khí TB (oC) Nhiệt độ không khí Max (oC) Nhiệt độ không khí Min (oC) s1 ESE 2,6 0 1,1 18 20,7 15,7 2 NW 3,2 0 0,9 18,8 23,2 17,3 3 SE 5,2 0 3,3 20,2 24,5 17,9 4 SE 4,8 3,5 4,4 20,4 25,5 17,8 5 SE 4,5 0 0,4 19,5 21,8 17,9 6 SE 4,1 0 8,1 21,1 25,9 17,5 7 SE 4,2 0 0,8 19,7 23,7 17,5 8 SE 3,3 0 4,1 19,9 24 17,5 9 SSE 2,7 0 3,9 20,5 25,5 17,4 10 ESE 3,1 0 8,1 21,5 27,3 15,9 11 SE 7,3 0 6,7 21,7 27,8 17,6 12 SE 5,2 0 5,9 22,7 27,5 19,6 13 ESE 4,4 0 6,9 25 31,3 21,4 14 SE 5,5 0 6,2 23,9 30,4 20,9 15 SE 5,6 0 5,1 24,3 28,5 21,5 16 SE 6,9 0 4 24,8 28,6 22,7 17 SE 7,7 0 3,7 24,4 28 22,6 18 SE 6,8 0 4,2 23,9 27 22,3 19 SE 7,1 0 2,8 24,2 27,6 21,9 20 ESE 4,5 1,5 0,1 21,1 25,6 17,4 21 SE 5,6 0,5 0 19,4 22,1 17,7 22 SE 5,1 1 0 22,3 23,7 20,1 23 ESE 4,0 0 0,9 23,7 25,6 22,9 24 SE 7,4 0 3,3 24,8 28,2 22,9 25 SE 5,2 0,5 0 23,9 24,8 23,2 26 SE 3,9 0,5 0 23,9 25 23,1 Tổng 129,9 7,5 84,9 573,6 673,8 510,2 Max 7,7 3,5 8,1 25 31,3 23,2 Min 2,6 0 0 18 20,7 15,7 TB 5,0 0,3 3,3 22,1 25,9 19,6 Số liệu khí tượng tháng 3 năm 2009 trạm HAU - JICA Ngày Hướng gió Tốc độ gió Max (m/s) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) Nhiệt độ không khí TB (oC) Nhiệt độ không khí Max (oC) Nhiệt độ không khí Min (oC) 2 NNE 3,8 0 0 14,7 16,3 13,8 3 NNE 4,6 0 0,7 16 18,8 13,7 4 NNE 2,4 2,5 0 17,3 19,3 15,6 5 NNE 5,7 1 0 18,3 20 17,4 6 SE 3,4 0 1,6 17,6 19,8 16,7 7 NNE 3,2 0 2,2 16,8 18,4 15,6 8 N 2,3 0 0 15,6 16,3 14,9 9 SSE 3,5 0 1,9 20,5 23,9 17,7 10 SE 4,0 0 0 19,6 20,3 19 11 SE 2,7 0,5 0 20,8 22,3 19 12 SE 2,8 3,5 0 22,4 22,9 21,6 13 NNE 8,9 3,5 1 21 25,7 16,1 14 NNE 4,9 0 7,5 17,5 22,4 13,7 15 SE 3,9 0 7,7 17,5 22,2 12,7 16 N 0,8 0 0 16,3 17 15,9 19 SE 3,6 0 0 24,8 26,6 24,2 20 SE 4,2 1 0 23,8 25,1 23,2 21 SE 5,0 0 7,1 25,5 30,3 22,4 22 ESE 4,0 0 5,1 25,6 29,3 23,7 23 ESE 6,0 0 5,8 26,2 30,6 23,8 24 NE 3,1 0 0 24,5 26,7 23,4 25 NNE 3,2 19 0 21,7 24 19,8 25 NNE 3,2 19 0 21,7 24 19,8 26 SE 4,6 0 0,2 21,2 23,2 19,5 27 SE 6,6 1 6,5 24,6 29,4 21 28 SE 4,5 0,5 8,4 26 30,7 22,8 29 S 5,1 0 5,6 25 27,9 22,1 30 NE 3 0,5 0 21,3 22,8 18,7 31 NNE 3,7 1 0 18,4 19,8 17 Tổng 113,5 34 61,3 580,5 652 525 Max 8,9 19 8,4 26,2 30,7 24,2 Min 0,8 0 0 14,7 16,3 12,7 TB 4,1 1,2 2,2 20,7 23,2 18,7 Số liệu khí tượng tháng 4 năm 2009 trạm HAU - JICA Ngày Hướng gió Tốc độ gió Max (m/s) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) Nhiệt độ không khí TB (oC) Nhiệt độ không khí Max (oC) Nhiệt độ không khí Min (oC) 1 NNE 3,7 2,0 0 17,9 19,8 16,6 2 N 4,3 16,0 0 17,3 18,5 16,2 3 SE 5,1 0,5 1,5 20,8 24 17,7 4 SE 3,9 0,5 2,1 23,4 26,6 21,1 5 NNW 8 11 1,1 21,4 25,4 18,3 6 N 3,9 0 5,2 20,3 24 18,4 8 SE 5,6 0 1,7 22,7 25,4 21,3 9 SE 6,2 0 4,6 23,4 26,8 21,3 10 SE 5,8 0 4,3 24,2 27,6 22,6 11 WSW 4,9 1 1,7 23,7 26,4 22,8 12 SE 7,0 0,5 5,2 24,9 28,7 23 13 SSE 3,9 0 6,2 26,7 30,7 24,2 15 SE 5,5 0 3,5 26,6 29,5 24,4 16 SE 3,5 3,5 6,7 27,1 32 24,2 17 SE 5,1 0 2,6 25,6 28,5 24 18 SE 5,8 0 5,2 27 31,2 24,7 19 SE 3,2 0 8 29,5 35,8 25,2 20 N 6,2 2 7,3 27,2 32,1 23,3 21 SE 3,5 0 9,3 26,9 32,2 23 22 SE 5,2 0 8 26,3 30,5 22,9 23 SE 4,3 0 4,4 27 29,9 24,9 24 SE 5,5 0 0,1 27,1 31,4 24 25 N 5,0 3,5 3,4 24,3 27,1 21,9 26 SE 4,6 0 2,3 24,1 29,4 21,3 27 SSE 4,4 0 4,6 23,6 28,1 20,6 28 SE 2,4 0 0 23,5 25,2 22 29 ESE 4,4 4,5 0,4 23,7 25 22,9 30 SE 4,7 0,5 0,3 24,3 26,1 23 Tổng 135,6 45,5 99,7 680,5 777,9 615,8 Max 8 16 9,3 29,5 35,8 25,2 Min 2,4 0 0 17,3 18,5 16,2 TB 4,8 1,6 3,5 24,3 27,8 22,0 Số liệu khí tượng tháng 5 năm 2009 trạm HAU - JICA Ngày Hướng gió Tốc độ gió Max (m/s) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) Nhiệt độ không khí TB (oC) Nhiệt độ không khí Max (oC) Nhiệt độ không khí Min (oC) 1 SE 4,8 0 4,9 24,8 28,6 22,3 2 N 2,8 0 8,2 25,2 29,7 21,1 4 SE 4,9 0 8,5 26,8 31,3 22,8 5 SE 5,5 0 7,4 25,2 29,5 22,3 6 SE 4,4 0 1,3 24,6 27,2 23,2 7 SE 5,4 4,5 2 25,1 28,5 23,6 8 SE 9,6 149 0 24,8 25,8 22,8 10 SE 5,2 0 1,9 26,9 28,6 25,7 11 SE 7,0 0 4,7 27,4 30,9 24 12 SE 6,7 0,5 8,1 27,8 31,6 25,4 13 SE 6,1 0 9,6 27,7 32,1 25,2 14 SE 6,3 3,5 5,0 26,8 31,3 24,7 15 SE 8,0 24,5 6,1 26,6 30,5 23,5 16 SE 6,3 28 3,3 27,2 29,9 25,5 17 SE 5,0 0,5 6,0 28,4 32,9 25,7 18 SE 4,7 9,5 1,0 26,0 28,8 24,2 19 SE 2,8 0 1,4 25,54 29,1 24,4 23 ESE 2,1 0 2,6 29,1 33,1 26,5 24 N 3,7 0 11,3 29,3 33,7 25,6 25 SE 3,9 0 10,6 29 33,5 25,7 26 SE 4,7 0 10,5 29 33,6 25,7 27 SE 4,8 0 8,6 29,3 34,3 26,4 28 E 4,2 0 5,3 29,1 31,6 26,7 29 NNW 5,4 50,0 0,5 23,3 27,7 21,8 30 N 2,5 0 1,7 24,42 29,0 22,9 Tổng 126,8 270 130,5 669,3 762,8 607,7 Max 9,6 149 11,3 29,3 34,3 26,7 Min 2,1 0 0 23,3 25,8 21,1 TB 5,1 10,8 5,2 26,7 30,5 24,3 Số liệu khí tượng tháng 6 năm 2009 trạm HAU - JICA Ngày Hướng gió Tốc độ gió Max (m/s) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) Nhiệt độ không khí TB (oC) Nhiệt độ không khí Max (oC) Nhiệt độ không khí Min(oC) 1 SE 6,4 0,5 6,5 29,6 33,1 26,7 2 SE 5,9 17,5 6,3 29,2 34,9 26,7 3 NW 7,1 7,0 6,5 24,8 28,7 21,7 4 NW 3,6 0 11,0 27,8 34,0 22,7 5 SW 3,8 0 4,7 28,0 33,0 24,5 6 S 4,0 0 6,8 29,5 34,6 25,8 7 S 4,6 0 7,5 30,9 36,2 27,3 8 SW 4,6 0 7,9 31,8 37,5 27,5 9 ESE 3,6 0 2,7 32,6 37,4 29,1 10 ESE 3,8 0 9,0 31,6 36,8 27,5 11 N 8,0 6,0 7,0 28,7 31,9 24,8 13 SE 3,0 0 0,6 30 33,5 28,6 14 ESE 4,1 0 6,3 30,6 35,5 27,3 15 NNE 9,7 19,0 6,3 28,9 35,6 25,4 Tổng 72,2 50,0 89,1 414 482,7 365,6 Max 9,7 19,0 11,0 32,6 37,5 29,1 Min 3,0 0 0,6 24,8 28,7 21,7 TB 5,2 3,5 6,3 29,5 34,4 26,1 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn up.doc
Tài liệu liên quan