Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa Vạn Thọ lùn lùn (Tagetes patula L.) và Lộc Khảo (Phlox drummoldi Hook.) trồng trong chậu phục vụ trang trí tại Hà Nội

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa Vạn Thọ lùn lùn (Tagetes patula L.) và Lộc Khảo (Phlox drummoldi Hook.) trồng trong chậu phục vụ trang trí tại Hà Nội: ... Ebook Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa Vạn Thọ lùn lùn (Tagetes patula L.) và Lộc Khảo (Phlox drummoldi Hook.) trồng trong chậu phục vụ trang trí tại Hà Nội

doc137 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 5785 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa Vạn Thọ lùn lùn (Tagetes patula L.) và Lộc Khảo (Phlox drummoldi Hook.) trồng trong chậu phục vụ trang trí tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ------------------ LÊ THỊ THU HƯƠNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ CHẤT LƯỢNG HOA VẠN THỌ LÙN (Tagetes patula L.) VÀ LỘC KHẢO (Phlox drummoldi Hook.) TRỒNG TRONG CHẬU PHỤC VỤ TRANG TRÍ TẠI HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT Mã số: 60.62.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ QUANG SÁNG HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Lê Thị Thu Hương LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới: - PGS.TS Vũ Quang Sáng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cặn kẽ cho tác giả trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này. - Tập thể các thầy giáo, cô giáo khoa Nông học, Viện đào tạo sau đại học, đặc biệt các thầy cô trong Bộ môn Sinh lý thực vật Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã trực tiếp đóng góp nhiều ý kiến quý báu về chuyên môn cho tác giả hoàn thành luận văn. - Các cán bộ, công nhân viên Công ty cổ phần Thương mại Công nghệ Bình Minh, tổ 6, phường Giang Biên, Long Biên, Hà Nội đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho tác giả triển khai luận văn. - Cảm ơn bạn bè và người thân đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2009 Tác giả luận văn Lê Thị Thu Hương MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt vi Danh mục các bảng vii Danh mục các hình ix DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CT Công thức Cs Cộng sự CNTP Công nghệ thực phẩm ĐC Đối chứng ĐK Đường kính ĐKT Đường kính tán ĐVT Đơn vị tính ĐBTT Độ bền trồng thảm N Phân đạm P Phân lân K Phân kali PC Phân chuồng SCC1 Số cành cấp 1 SCC2 số cành cấp 2 TC Thân chính Tr.đ Triệu đồng Tr Trang SN Số nụ SH Số hoa TT Trồng thảm C1 Cấp 1 DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1. Diện tích trồng hoa và cây cảnh ở các nước (ha) 9 2.2. Tốc độ phát triển của nghành hoa, cây cảnh giai đoạn 1994-2006 10 2.3. Diện tích, giá trị sản lượng hoa tại Hà Nội 15 2.4. Thành phần giá thể trồng hoa sau invitro 23 2.5: Phân bố diện tích sản xuất hoa tại Hà Nội 32 4.1. Tỷ lệ sống và thời gian ra lá sau trồng của giống cúc Vạn Thọ lùn trên các loại giá thể khác nhau. 45 4.2. Tỷ lệ sống và thời gian ra lá sau trồng của giống Lộc Khảo trên các loại giá thể khác nhau. 46 4.3. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến sự sinh trưởng, phát triển thân lá của cây hoa cúc Vạn Thọ lùn 48 4.4. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến sự sinh trưởng, phát triển thân lá của cây hoa Lộc Khảo 49 4.5. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến thời gian sinh trưởng của cây hoa Vạn Thọ lùn 51 4.6. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến thời gian sinh trưởng của cây hoa Lộc Khảo 52 4.7. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến tỷ lệ nở hoa và chất lượng hoa của cây hoa Vạn Thọ lùn 54 4.8. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến tỷ lệ nở hoa và chất lượng hoa của cây hoa Lộc Khảo 56 4.9. Hiệu quả kinh tế của giá thể trồng hoa Vạn Thọ lùn và hoa Lộc Khảo 57 4.10. Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá khác nhau tới động thái tăng trưởng chiều cao cây và số lá/thân chính của cây hoa Vạn Thọ lùn 60 4.11. Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá khác nhau tới động thái tăng trưởng chiều cao cây và số lá/cây của cây hoa Lộc Khảo. 61 4.12. Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá khác nhau đến thời gian sinh trưởng của hai giống hoa nghiên cứu 66 4.13. Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá khác nhau đến sinh trưởng cành, tán của giống hoa Vạn Thọ lùn 68 4.14. Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá khác nhau đến sinh trưởng cành, tán của giống hoa Lộc Khảo 70 4.15. Ảnh hưởng của chế phẩm bón lá đến chất lượng hoa và tỷ lệ nở hoa của Vạn Thọ lùn lùn 71 4.16. Ảnh hưởng của chế phẩm bón lá đến chất lượng hoa và tỷ lệ nở hoa của Lộc Khảo 72 4.17. Hiệu quả kinh tế của chế phẩm phân bón lá đến cây hoa Vạn Thọ lùn và hoa Lộc Khảo (Tính cho 150 bầu cây) 74 4.18. Ảnh hưởng của biện pháp bấm ngọn đến sinh trưởng chiều cao cây, cành, lá của cây hoa Vạn Thọ lùn 76 4.19. Ảnh hưởng của biện pháp bấm ngọn đến thời gian sinh trưởng của cây hoa Vạn Thọ lùn 78 4.20. Ảnh hưởng của biện pháp bấm ngọn đến số lượng và chất lượng hoa của cây hoa Vạn Thọ lùn 80 DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang Hình 4.1. Hiệu quả kinh tế của việc trồng hoa Vạn Thọ lùn và Lộc Khảo trên các loại giá thể khác nhau 59 Hình 4.2. Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá đến động thái tăng trưởng số lá/thân chính của cây hoa Vạn Thọ lùn 62 Hình 4.3. Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao cây hoa Vạn Thọ lùn 62 Hình 4.4. Ảnh hưởng của chế độ phân bón lá khác nhau đến chiều cao cây hoa Lộc Khảo 64 Hình 4.5. Ảnh hưởng của chế độ phân bón lá khác nhau đến số lá/cây hoa Lộc Khảo 64 Hình 4.6. Hiệu quả kinh tế của chế phẩm phân bón lá đến cây hoa Vạn Thọ lùn và hoa Lộc Khảo 75 1. MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Hoa là một sản phẩm đặc biệt khác với các loại sản phẩm khác vì hoa mang một giá trị tinh thần không thể thiếu đuợc đối với con người. Mỗi loài hoa đều gắn liền với tình cảm của con người và nó mang sắc thái riêng cho từng vùng, từng dân tộc. Người Nga rất thích hoa Cẩm Chướng thơm là loại hoa tượng trưng cho tâm hồn cao quý, tình yêu thiêng liêng, sự may mắn và hạnh phúc. Hoa Tuy Líp luôn là vẻ đẹp huy hoàng và mạnh mẽ của các dân tộc Châu Âu và Bắc Mỹ. Hoa Hồng là biểu tượng cho sức mạnh của tình yêu. Hoa Cúc không thể thiếu được trong ngày hội Đại Hoàng gia của các dân tộc Trung Hoa và Nhật Bản. Chậu Quất, cành Đào là sắc xuân riêng của người Hà Nội, còn cành Mai lại tượng trưng cho sắc xuân của người Miền Nam Việt Nam. Việt Nam có truyền thống chơi hoa từ lâu đời. Với khí hậu đa dạng, đất đai màu mỡ, phần lớn dân sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp nên rất thuận lợi cho nghề trồng hoa phát triển. Thực tế những năm gần đây diện tích và sản lượng hoa ở Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là các sản phẩm hoa trồng thảm, trồng chậu cũng gia tăng, đóng một vai trò quan trọng đối với môi trường cảnh quan và là một phần không thể thiếu được trong trang trí vườn cảnh, công viên, các trục đường giao thông, các công trình kiến trúc. Đặc biệt là các điểm thu hút nhiều khách du lịch nước ngoài vào các ngày lễ lớn của dân tộc và nhiều sự kiện quan trọng diễn ra trong khu vực. Hoa trồng thảm, trồng chậu phục vụ trang trí đã xuất hiện ở nước ta từ xa xưa nhưng số lượng và chủng loại hoa còn nghèo nàn dẫn đến chất lượng hoa chưa đảm bảo, thiếu sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Nguyên nhân của tình trạng này là do chúng ta chưa quan tâm đầu tư nhiều đến việc phát triển các giống hoa thảm trồng chậu. Tuy trong những năm gần đây Việt Nam đã nhập nội và tuyển chọn được một số giống hoa trồng thảm có triển vọng nhưng các nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chất lượng cây hoa vẫn còn nhiều hạn chế, người nông dân chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của mình. Thành phố Hà Nội có tốc độ đô thị hoá khá nhanh đặc biệt là phải hoàn tất nhiều công trình trước đại lễ Nghìn năm Thăng Long (2010), do đó nhu cầu về xây dựng các công viên, vườn hoa, sinh cảnh ngày càng cấp bách nên yêu cầu đối với hoa trồng thảm ngày càng khắt khe như: chủng loại đa dạng nhiều màu sắc, màu sắc phải sặc sỡ, 30-45 ngày thay hoa một lần, hoa thấp cây từ 30-60 cm, thân khoẻ, khả năng chống chịu tốt, hoa phải lộ rõ trên mặt tán, độ bền tự nhiên cao, thời gian hồi xanh nhanh khi trồng trưng bày. Hoa Vạn Thọ lùn lùn và hoa Lộc Khảo là hai giống hoa mới được nhập nội và được các công ty cây xanh trồng thảm ở Hà Nội trong vài năm nay vào vụ Thu Đông và Đông Xuân đã tỏ ra thích ứng và đáp ứng được tiêu chuẩn trên nhưng để hoàn thiện quy trình kỹ thuật cho các giống hoa này cần có các nghiên cứu cụ thể đồng thời khắc phục được nhược điểm của hoa sản xuất dưới đất hiện nay. §ã lµ, trồng dưới đất khi đánh xuất sẽ bị héo làm cho màu sắc hoa nhạt, thời gian duy trì ngắn, không trồng trang trí được ở các đảo giao thông và không chủ động được trong các buổi trang trí đột xuất). Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa Vạn Thọ lùn lùn (Tagetes patula L.) và Lộc Khảo (Phlox drummoldi Hook.) trồng trong chậu phục vụ trang trí tại Hà Nội” nhằm góp phần phát triển nghề trồng hoa thảm tại Hà Nội để Hà Nội trở thành thủ đô đẹp nhất Việt Nam. 1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài 1.2.1 Mục đích - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật: giá thể trồng, phân bón lá, bấm tỉa ngọn đến sự sinh trưởng, phát triển, chất lượng hoa Vạn Thọ lùn và hoa Lộc Khảo trồng trong túi bầu phục vụ trưng bày và trồng khuôn viên. Trên cơ sở đó đề xuất loại giá thể, phân bón lá cũng như biện pháp bấm tỉa ngọn thích hợp cho giống hoa nghiên cứu góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật cho hoa trồng chậu, hoa trồng khuôn viên tại thủ đô Hà Nội. 1.2.2 Yêu cầu - Xác định giá thể trồng thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển và chất lượng giống hoa Vạn Thọ lùn lùn và Lộc Khảo trồng trong túi bầu phục vụ trưng bày. - Xác định loại phân bón lá thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển và chất lượng giống hoa Vạn Thọ lùn lùn và hoa Lộc Khảo trồng trong túi bầu phục vụ trưng bày và hoa trồng khuôn viên. - Xác định được thời gian bấm ngọn thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển và chất lượng giống hoa Vạn Thọ lùn lùn. - Tính hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón lá, giá thể trồng đối với giống hoa nghiên cứu. 1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài * Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về ảnh hưởng của giá thể trồng, phân bón lá và thời gian bấm ngọn đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng giống hoa nghiên cứu trồng chậu phục vụ trưng bày tại Hà Nội. - Kết quả nghiên cứu làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu về hoa trồng chậu. * Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào việc xây dựng quy trình kỹ thuật trồng hoa trong chậu phục vụ trưng bày tại Hà Nội cũng như các thành phố khác. - Các kết quả nghiên cứu cũng giúp cán bộ kỹ thuật và công nhân trong đơn vị sản xuất lựa chọn được biện pháp canh tác phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình khi trồng cây và hướng tăng năng suất, chất lượng, tận dụng được các nguyên vật liệu hiện có làm giá thể góp phần tăng thu nhập cho người lao động. Mặt khác, các kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các cán bộ kỹ thuật bố trí lịch sản xuất phù hợp khi có kế hoạch trang trí vào các ngày lễ tết. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Nguồn gốc, vị trí, phân loại, đặc điểm thực vật học, giá trị sử dụng và gía trị kinh tế của hai giống hoa nghiên cứu 2.1.1 Cây hoa cúc Vạn Thọ lùn Cây hoa cúc giống Vạn Thọ thuộc lớp hai lá mầm (Dicotyleonae), phân lớp cúc (Asteroideae), chi Chrysanthemum, loài Marigold, giống Tagetes (Võ Phương Chi, Dương Đức Tiến, 2004) [3]. Nó có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản du nhập sang Đài Loan và nhập nội về Việt Nam. Hoa cúc giống Vạn Thọ lùn có bộ rễ chùm, phân nhánh nhiều. Chiều cao thân đối với giống thấp chỉ khoảng 20-30 cm, phân cành mạnh rất thích hợp cho trồng chậu và trồng thảm. Lá mọc cách và thành vòng xoắn trên thân. Lá có mùi hăng hắc khi vò nát, nay có giống lá không hôi và đôi khi còn thơm nữa. Hoa Vạn Thọ là hoa đơn hoặc hoa kép, nước ta thường thích hoa Vạn Thọ kép. Hoa Vạn Thọ lùn đặc trưng là cụm hoa đầu trạng, trên một cụm hoa có hàng nghìn hoa nhỏ, trình tự nở hoa từ ngoài vào trong. Quả Vạn Thọ là loại quả bế, trong quả có một hoặc nhiều hạt, trọng lượng 1000 hạt khoảng 1g. Hoa Vạn Thọ lùn trồng để phủ đầy bồn cảnh, làm hoa viền quanh bồn, quanh liếp, trồng chậu kiểng, trồng giỏ treo hay làm hoa cắt cành cắm chung với các hoa khác. Những loại Vạn Thọ lùn nở nhiều tháng và lâu tàn đáng cho chúng ta trang điểm các bồn hoa công viên, biệt thự, dọc xa lộ, đường phố, dưới các hàng cổ thụ đặc thù cho công chúng chiêm ngưỡng. Trên thế giới, hoa Vạn Thọ chia làm ba loài nguyên và ba loài lai (hybrids) sau đây: + Loài Vạn Thọ Phi Châu Tên khoa học là Tagetes erecta, tiếng Anh gọi là Affrican Marigold. Đây thường là giống Vạn Thọ cây cao nhất và to nhất. Đáng kể nhất hiện nay là loài hoa kép, to, nở tròn xoe không cồi ngọn gọi là ánh Nguyệt (Moonlight), cây cao chừng 40cm và mọc dày khít nhau. Trổ hoa sớm như các giống Vạn Thọ lai vậy. Cây làm bồn cảnh hay cắt cành cắm hoa rất ngoạn mục. + Loài Vạn Thọ Pháp Tên khoa học là Tagetes patula L., tên tiếng Anh gọi là French Marigold. Loài này thường hấp dẫn hơn loài Châu Phi, hoa cũng nhỏ hơn. Nhưng hoa đủ màu đủ kiểu. Như giống Oai Vệ, cây lùn, cao độ 30-35cm, hoa vàng đơn cánh, cánh sọc nâu hay sọc màu gõ đỏ, cồi vàng. Loài này trồng ở vùng đồng bằng nước ta có thể cao đến 60cm. + Loài Vạn Thọ nhỏ. + Loài hoa Vạn Thọ lai có tên American Marigold + Loài lai Antigua Yellow là loài Vạn Thọ vàng tươi, hoa kép to 7-8cm. Sau 60 ngµy gieo hạt là đã trổ hoa, và hoa nở liên tiếp nhiều tháng, lâu nhất trong các loài hoa Vạn Thọ. Cây mọc khít và cao 30-50cm, có khi gọi là Inca lùn. + Loài lai Inca Hybrid hoa kép và rất to, 10-13 cm. Cây cao 50-70cm, cũng ra hoa sớm và vụ hoa kéo dài, vẫn còn hoa khi các Vạn Thọ khác đã tàn. Chịu nhiệt độ đến 390C - 400C. 2.1.2 Cây hoa Lộc Khảo Có nguồn gốc từ Châu Mỹ (Texas), thuộc họ Lốc (Polemoniaceae). Tên gọi khác: Dwarf annual phlox, Phlox drummoldi Hook. + Thân: Là dạng cây thân cỏ hàng năm, mọc bụi nhỏ có lông trắng, phân cành ít, cao 40 – 50 cm. + Lá: Lá mọc cách, hình giáo phẳng không cuống, có lông dài thưa màu xanh bóng. + Hoa: Cụm hoa nhiều, dài. Hoa có cuống dài, xếp sát dạng xim ở đỉnh. Cánh hoa hợp thành ống trên chia 5 thuỳ. Màu sắc hoa từ trắng hồng đến tím, đỏ, một màu hay có đốm đậm. Hoa đẹp nở dần từng bông + Quả: quả nang tròn có đài còn lại, mở 3 mảnh Theo Trần Hợp (2008) [15] cây hoa thích hợp với khí hậu mát mẻ, chịu rét do vậy rất thích hợp trồng vào vụ đông, có khả năng chịu hạn tốt, rất thích hợp cho việc trồng bồn, trồng chậu hay thành luống để trang trí ở các vườn hoa. Đây là một trong số những giống hoa thảm được trồng rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan …. 2.2 Tình hình sản xuất và phát triển hoa cây cảnh trên thế giới và ở Việt Nam 2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa cây cảnh trên thế giới Hiện nay sản xuất hoa cây cảnh trên thế giới đang phát triển mạnh và mang tính thương mại cao. Ngành sản xuất hoa cây cảnh đã mang lại nhiều lợi nhuận cho nền kinh tế một số nước đặc biệt là các nước đang phát triển. Theo số liệu thống kê của WTO, sản lượng hoa xuất khẩu chiếm hơn 13,362 tỷ USD năm 2006, trong số đó hoa cắt cành là 6,12 tỷ USD chiếm 45,9%, hoa chậu và hoa trồng thảm là 5,79 tỷ USD chiếm 43,3%, loại chỉ dùng lá để trang trí là 893 triệu USD chiếm 6,7% và các loại hoa khác là 559 triệu USD chiếm 4,1%. Nhìn chung hoa cắt cành, hoa chậu và hoa trồng thảm trên thế giới được tiêu thụ với một số lượng khá lớn và ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm, bởi các loại hoa này được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như phục vụ tiêu dùng, trang trí công cộng. Hoa cắt cành thường tập trung vào các chủng loại như hồng, cúc, cẩm chướng, đồng tiền, lyly, lay ơn. Nhưng ngược lại hoa trồng thảm lại rất phong phú về chủng loại và đa dạng về màu sắc. Hiện nay có trên 150 nước tham gia vào sản xuất hoa cắt cành và hoa trồng thảm mang lại nguồn thu nhập lớn. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại hoa (Thụy sĩ, 2005) thì tổng lượng hoa tiêu thụ trên thế giới tăng hàng năm là 10%, trong đó tỷ lệ tiêu thụ hoa cắt chiếm 60%, hoa chậu hoa thảm 30% và các loại cây trang trí khác 10%. Hàng năm lượng hoa thảm, hoa chậu tiêu thụ ở Mỹ đạt 6,5 tỷ USD và Đài Loan xấp xỉ 9,2 tỷ USD. Các nước xuất khẩu hoa thảm, hoa chậu lớn nhất thế giới là Hà Lan, Đan Mạch và Bỉ. Đặc biệt là Đài Loan hàng năm xuất khẩu một số lượng lớn hạt giống hoa các loại. Ở Châu Á, những nước có xu hướng phát triển hoa trồng thảm và các loại lá dùng để trang trí phải kể đến Đài Loan, Thái Lan, Israel, Ấn Độ, Malaysia, và Trung Quốc bao gồm các giống hoa Salvia, Begonia, Pansy, Viola, Primula, Cinneraria, Torenia với diện tích xấp xỉ khoảng 50.000 ha. Trong các nước Châu Âu, Hà Lan có thể xem là nước đứng đầu trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu hoa phục vụ cho thị trường tiêu thụ rộng lớn gồm 80 nước trên thế giới bao gồm hoa cắt, hoa trồng thảm, trồng chậu và cây trang trí. Trung bình một năm Hà Lan cung cấp cho thị trường 7 tỷ bó hoa tươi và 600 triệu chậu hoa cảnh các loại, với tổng kim ngạch xuất khẩu là 2 tỷ USD/năm. Riêng diện tích trồng hoa thảm chiếm tới gần 10% diện tích hoa của Hà Lan. Tiếp đến là Mỹ, ngành trồng hoa có thể xem như là một thành phần trong nền kinh tế Mỹ, chiếm khoảng 10 tỷ USD bao gồm hoa cắt, hoa trồng thảm, trồng chậu và các loại lá để trang trí. Trong các nước Châu Á thì Nhật Bản là nước dẫn đầu về áp dụng thành tựu khoa học tiên tiến để tạo ra các giống hoa cây cảnh có giá trị kinh tế cao. Thế mạnh của nước này là cây bon sai, nghệ thuật cắm hoa và lối trang trí độc đáo cho các vườn hoa công viên. Riêng Trung Quốc, ngành công nghiệp hoa của nước này đã trở thành một ngành công nghiệp có nhiều hứa hẹn bởi sản xuất hoa tăng hàng năm. Hiện nay diện tích trồng hoa của Trung Quốc là 117.000 ha vào năm 2000, số lượng hoa cắt cành được bán là 3,22 tỷ cành và hoa chậu, hoa thảm là 810 triệu cây. Trung Quốc đang phấn đấu để thúc đẩy công nghiệp hoa phát triển và sẽ trở thành một trong những nước dẫn đầu Châu Á về sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu hoa.Tiếp đến là Đài Loan với các giống hoa thảm được tuyển chọn hàng năm phục vụ cho nhu cầu trang trí vườn cảnh, công viên. Hạt giống hoa của Đài Loan như Verbena, Vinca, Cinneraria, Salvia… là những mặt hàng đang được tiêu thụ mạnh trên thế giới. Bảng 2.1. Diện tích trồng hoa và cây cảnh ở các nước (ha) Diện tích (ha) Năm Diện Tích (ha) Năm Châu Âu Hà Lan Ý Đức Anh Tây Ban Nha Pháp Bỉ Hungary Hy Lạp Châu Á Israel Trung Quốc Ấn Độ Nhật Bản Thái Lan 8.004 7.654 7.066 6.804 4.325 3.795 1.642 1.050 990 1.910 59.527 34.000 8.050 7000 1996 1994 1996 1993 1994 1990 1993 1993 1995 1996 1994 1994 1994 1995 Châu Mỹ La Tinh Zimbabuê Cujte d,lvoire Morocco Châu Mỹ Mỹ Mêxico Côlômbia Costa Rica Êcuador Cộng hoà Dominican Pêru Châu Phi Kênya 940 690 427 15.522 5.000 4.200 3.600 500 400 200 1.280 1995 1995 1992 1995 1994 1995 1994 1994 1995 1994 1995     (Nguyễn Xuân Linh, Nguyễn Thị Kim Lý, 2005) [21] Như vậy, không riêng gì Châu Á mà hầu hết các nước trên thế giới đều rất quan tâm trong việc sản xuất, phát triển và nghiên cứu các giống hoa, cây cảnh nói chung và hoa trồng thảm nói riêng. Phát triển hoa cây cảnh không chỉ đóng một vai trò quan trọng là đem lại lợi nhuận to lớn cho nền kinh tế của đất nước mà còn góp phần đáng kể trong việc cải tạo môi trường sống phục vụ cho nhu cầu thiết kế, xây dựng, trang trí công cộng và làm cho cuộc sống con người trở nên gần gũi với thiên nhiên hơn. 2.2.2 Tình hình sản xuất hoa cây cảnh ở Việt Nam Nghề sản xuất hoa, cây cảnh ở Việt Nam có từ lâu đời nhưng chỉ được coi là một ngành kinh tế hàng hoá có giá trị từ năm 1980. Sự phát triển của ngành này cũng đã góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Trong tương lai với tốc độ đô thị hoá như hiện nay thì ngành sản xuất hoa cây cảnh sẽ đem lại lợi nhuận cao và giải quyết việc làm cho rất nhiều người lao động ở thành phố cũng như ở nông thôn. Tốc độ phát triển của ngành hoa cây cảnh được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.2. Tốc độ phát triển của nghành hoa, cây cảnh giai đoạn 1994-2006 Chỉ tiêu Năm 1994 Năm 1997 Năm 2000 Năm 2003 Năm 2006 Tổng diện tích (ha) 3.500 4.800 7.600 10.300 13.400 Giá trị sản lượng(tr.đ) 175.000 268.800 463.600 964.800 1.045.200 Giá trị thu nhập TB (tr.đ/ha/năm) 51 56 61 72 78 Mức tăng diện tích so với 1994 (lần) 1,0 1,38 2,17 2,94 3,83 (Nguồn: Số liệu thống kê và điều tra tổng hợp của Viện Nghiên cứu Rau quả năm 2006) Theo bảng số liệu trên cho thấy, năm 2000 tổng diện tích trồng hoa cây cảnh là 7.600 ha, cho giá trị sản lượng 463.600 triệu đồng, thu nhập trung bình một năm đạt 61 triệu đồng/ha. Đến năm 2006 thì tổng diện tích trồng hoa cây cảnh đã tăng gần gấp đôi 13.400 ha, giá trị sản lượng đạt 1.045.200 triệu đồng và cho thu nhập bình quân một năm là 78 triệu đồng/ha. Trong những năm qua với chủ trương phát triển nền nông nghiệp bền vững góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa một phần diện tích trồng lúa, rau sang trồng hoa nâng cao thu nhập cho người dân như việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang sản xuất cây cảnh lâu năm: chi phí cho 1 ha là 28.000.000 đồng, lợi nhuận thu được là 90.000.000 đồng/ha/năm so với trồng 2 lúa 1 màu chi phí là 11.400.000 đồng/ha/năm, lợi nhuận đạt 7.600.000 đồng/ha/năm [22]. Một sào hoa Vạn Thọ vốn ban đầu 3 triệu đồng và hơn 1 tháng chăm sóc, chi phí cho xịt thuốc, tưới nước cho thu nhập 12 triệu đồng tại Tân Phú. Nghề trồng hoa không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn đóng góp nhiều lợi ích to lớn khác như: những vùng khô cằn trồng các loại cây hoa màu gặp khó khăn nhưng trồng hoa cây cảnh lại chiếm ưu thế hơn vì hoa cây cảnh thường là những cây có sức sống mãnh liệt, làm đẹp cảnh quan môi trường, tận dụng được không gian chật hẹp, nhiều loại hoa cây cảnh còn là vị thuốc chữa bệnh [5]. Tuy nhiên do quá trình đô thị hóa nhanh dẫn đến nhiều diện tích trồng hoa bị thu hẹp lại nhưng nhu cầu về sản xuất hoa cây cảnh không giảm. Do đó ngoài các khu vực sản xuất hoa cây cảnh ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt … thì còn xuất hiện nhiều các vùng sản xuất ở các tỉnh lẻ, khu vực nông thôn. Hoa trồng thảm là những cây hoa thân thảo hoặc thân gỗ có chiều cao dưới 1 mét, sống theo mùa trong năm hoặc 2-3 năm. Màu sắc của hoa đa dạng, tạo nên những mảng màu rực rỡ, chúng thường được trồng trong các công viên, mảng vườn trong các khu biệt thự, phối kết tạo thành cảnh ở tầng thấp, ngoài ra chúng còn trồng được ở trong bồn, chậu để trang trí trong công viên, các loại công trình kiến trúc, đường quốc lộ, nút giao thông… thường được áp dụng nhiều trong việc quy hoạch xây dựng đô thị [39]. Trong những năm gần đây, vấn đề nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ hoa trồng thảm ở nước ta cũng được quan tâm nhiều hơn. Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 235 ha công viên tại nội thành trong đó có khoảng 11 ha (5%) là diện tích các bồn hoa. Hàng năm thành phố Hồ Chí Minh cần khoảng 38,5 triệu cây hoa thời vụ các loại (khoảng 14 lần thay hoa/năm) cho nhu cầu trang trí, chưa kể đến diện tích công viên sinh thái như công viên du lịch Suối Tiên, lâm viên Thủ Đức và vành đai xanh thành phố. Tại thành phố Hồ Chí Minh có khoảng trên 20 chủng loại hoa trồng thảm khác nhau đang được trồng phổ biến [18]. Trong những năm gần đây sản xuất hoa ở nước ta tăng nhanh nhưng chủ yếu vẫn là trồng ngoài tự nhiên, người nông dân trồng hoa cây cảnh phải đối đầu với rủi ro thất thu do ảnh hưởng của thời tiết như tại Làng hoa Hiệp Chánh – TP. Hồ Chí Minh hàng nghìn cây mai bị hư hại vỡ ngập lũ [40] hay trận mưa lịch sử cuối tháng 10 năm 2008 đó phá hoại toàn bộ diện tích hoa của khu vực Hà Nội và nhiều khu vực sản xuất hoa khác. Sản xuất hoa cây cảnh ở nước ta còn nhỏ lẻ, chưa tập trung. Để khắc phục những khó khăn và tận dụng tiềm năng lợi thế về điều kiện khí hậu, quy hoạch sản xuất và áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất là việc làm hiệu quả và đang được quan tâm. Hiện nay, hoa ở nước ta tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt, SaPa. - Vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng là một vùng có nền văn minh nông nghiệp xa xưa nhất trong vùng Đông Nam Á, bao gồm các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình. Là vùng có diện tích trồng hoa lớn, khoảng 2000 ha chủ yếu được trồng trên đất phù sa cổ, thành phần dinh dưỡng tốt, pH đất từ 6,5 – 7. Nông dân có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp về nghề trồng hoa, nhưng chủ yếu là sản xuất hoa cắt cành, còn hoa thảm thì rất ít chỉ chiếm 3 - 5%. Việc sản xuất hoa trồng thảm với số lượng lớn theo quy mô tập trung mới chỉ làm ở khu vực nhà nước như công ty Công viên cây xanh, Công viên Thống Nhất, Công viên Thủ Lệ, khu vực Lăng Bác thuộc thành phố Hà Nội và một số vùng chuyên canh hoa thảm như Phụng Công - Văn Giang (Hưng Yên), La Phù - An Khánh (Hà Tây), Quảng Bá - Hà Nội. - Thành phố Hồ Chí Minh là vùng trung tâm của các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ tiếp giáp với các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Tây Ninh, miền Đông Nam Bộ, cảng Vũng Tàu và cảng Sài Gòn. Đây là thành phố có mật độ dân cư cao và tốc độ đô thị hoá mạnh, nhu cầu về hoa thường rất cao. Sađéc, Gò Vấp, Vĩnh Long ngoài việc sản xuất hoa cắt cành còn là những vùng chuyên sản xuất hoa trồng thảm và hoa chậu, không chỉ phục vụ nhu cầu hoa của người dân thành phố mà còn cung cấp cho các công ty, công viên gồm các loại hoa như Vạn Thọ lùn, Mẫu đơn, Cúc mâm xôi, Mào gà, Hồng tiểu muội, Cúc bách nhật…. Hiện tại thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 20 loại hoa trồng thảm khác nhau, là sản phẩm của quá trình vừa sản xuất vừa nhập nội và tuyển chọn giống. Kết quả đã có hệ thống giống hoa trồng thảm tương đối đầy đủ, đa dạng về chủng loại, phong phú về màu sắc, phù hợp với thời gian gieo trồng trong năm, có khả năng phối kết tốt trên các bồn hoa thảm cỏ công viên. - Cao nguyên Đà Lạt là một trung tâm du lịch nghỉ ngơi tốt nhất của Việt Nam, thuộc cao nguyên miền trung du, có truyền thống lâu đời và có kinh nghiệm trong việc trồng và phát triển các loại hoa ôn đới, cây cảnh nghệ thuật kiến trúc phong cảnh. Khí hậu và đất đai Đà Lạt thích hợp cho việc trồng các loại phong lan và địa lan. Diện tích trồng hoa của Đà Lạt khoảng 200 – 250 ha gồm các loại Cúc, Hồng, Lyly, Cẩm chướng thơm, Đồng tiền, địa lan…. Hoa của Đà Lạt có chất lượng tốt hơn so với cả nước, được tiêu thụ chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, nhiều tỉnh thành khác và còn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Đài Loan. Với vai trò là khu du lịch nổi tiếng của phía Nam, Đà Lạt rất chú trọng đến việc phát triển cảnh quan từ việc xây dựng những mảng cây xanh, bồn hoa trên các trục đường, các khu công viên được đặt lên hàng đầu. Bởi vậy trong những năm qua rất nhiều những giống hoa thảm đã được nhập nội và sinh trưởng phát triển tốt ở đây như Begonia, Cyclamen, Pansy, Viola… - Sa Pa: Nằm ở 103o49’ kinh độ Đông, 22o21 vĩ độ Bắc, đỉnh cao nhất (Phanxipăng) so với mặt nước biển 1640 mét, là nơi có khí hậu ôn đới tương đối thuận lợi cho việc phát triển hoa, cây cảnh, đặc biệt là các loại hoa ôn đới. Đây là một khu du lịch nổi tiếng ở phía Bắc, do vậy việc sản xuất và tiêu thụ các giống hoa thảm tại đây đang phát triển mạnh. Nhạy bén với thị trường, một số cơ sở trồng hoa ở Sapa (Lào Cai) đã nhập một số giống hoa mới từ nước ngoài để gieo trồng và đã đáp ứng một phần không nhỏ cho thị trường tết 2005 như Pansy, Viola, Cineraria, Hyacine, Tuy líp, Geranium…. Hà Nội là trung tâm văn hoá, chính trị của cả nước. Hiện nay Thành phố đang quan tâm quy hoạch các vùng trồng hoa ven đô và ngoại thành, tập trung đầu tư cho trồng hoa Tây Tựu với quy mô 500 ha, trong đó dành 90 ha cho việc áp dụng công nghệ nông nghiệp cao để nâng cao năng suất, chất lượng hoa nhằm tạo một vành đai hoa, cây cảnh có sức hấp dẫn với thị trường trong và ngoài nước, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích nông nghiệp, tạo môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp. Về diện tích, giá trị sản lượng trồng hoa (trong đó có hoa, cây cảnh) tại Hà Nội (bảng 2.3) cho thấy, diện tích trồng hoa mỗi năm một tăng, năm 2004 là 81,03 ha, năm 2006 tăng lên 106,64 ha. Giá trị sản lượng cũng tăng từ 158.323 triệu đồng/năm 2004 lên 180.584 triệu đồng/năm 2006. Diện tích trồng hoa thảm, cây cảnh có ở tất cả 14 quận huyện và một số cơ sở kinh doanh hoa cây cảnh, chiếm tỷ lệ khoảng 3 - 5 % diện tích trồng hoa thành phố. Về hiệu quả kinh tế của nghề trồng hoa, cây cảnh tại Hà Nội: Năm 1997, thu nhập bình quân từ lúa, hoa màu đạt 30 - 45 triệu đồng/ha. Ở Tây Hồ, thu nhập từ trồng hoa đạt 90 triệu đồng/năm. Ở Từ Liêm đạt 141 triệu đồng/ha. Năm 2007, thu nhập bình quân là 73 triệu đồng/ha, thu nhập bình quân từ trồng hoa ở Từ Liêm đạt 150 - 180 triệu đồng/ha. Bảng 2.3. Diện tích, giá trị sản lượng hoa tại Hà Nội Các chỉ tiêu theo dõi ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1. Diện tích đất nông nghiệp Ha 47.025 47.025 46.791 - Sóc Sơn Ha 19.179 19.179 19.100 - Đông Anh Ha 9.798 9.798 9.759 - Gia Lâm Ha 6.438 6.438 6.430 - Từ Liêm Ha 3.529 3.529 3.506 - Thanh Trì Ha 3.548 3.548 3.548 - Các quận Ha 4.533 4.533 4.448 2. Giá trị sản xuất nông nghiệp tính theo giá trị thực tế Tỷ đồng 94,1 94,3 94,2 3. Giá trị sản lượng hoa theo giá trị thực tế Triệu đồng 158.323 180.986 180.584 4. Diện tích trồng hoa thảm, cây cảnh. Ha 81,03 97,56 106,64 - Sóc Sơn Ha 5,0 7,2 6,8 - Đông Anh Ha 12,3 15,1 18,0 - Gia Lâm Ha 16,6 16,7 17,6 - Từ Liêm Ha 18,3 20,4 21,5 - Thanh Trì Ha 3,5 8,5 8,8 - Các quận Ha 6,7 10,6 12,3 + Lăng Bác và Quảng trường Ba Đình Ha 0,33 0,56 0,84 + Công ty công viên cây xanh Ha 10,8 11,0 12,5 + Công ty công viên thống nhất Ha 7,5 7,5 8,3 (Nguồn: Cục thống kê Hà Nội năm 2006 và số liệu điều tra 2006) Như vậy có thể thấy hoa trồng thảm cũng đang phát triển ở Việt Nam, cùng với tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá ở Việt Nam thì yêu cầu phát triển các khu công viên giải trí là rất lớn. Bởi vậy nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật về hoa trồng thảm, trồng chậu là hướng đi phù hợp với yêu cầu phát triển chung của thế giới. 2.3 Tình hình nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật trên cây hoa liên quan đến nội dung nghiên cứu 2.3.1 Tình hình nghiên cứu về giá thể Đất không phải là môi trường tốt cho cây con. Cho thêm cát hoặc cát + than bùn sẽ tạo ra một hỗn hợp rất tốt. Nhiều nơi đã và đang phát triển những hỗn hợp đặc biệt mà có thể được sử dụng. Những hỗn hợp này không sử dụng đất ruộng khi đất ruộng bị ô nhiễm do sâu bọ và do hóa chất. Sự khác nhau của môi trường nhân tạo được thể hiện như sau:           Theo Lawtence; Neverell (1950) [46] cho biết ở Anh sử dụng hỗn hợp đất mùn + than bùn + cát thô (tính theo thể tích) có tỷ lệ 2:1:1 để gieo hạt, để trồng cây là 7:3:2. Từ những năm 60 của thế kỷ 20, ở Liên Xô cũ đã ._.tiến hành nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật trồng cây con trong túi nilon trong nhà lưới có mái che đã đạt kết quả cao. Sau đó, phương pháp này đã được phổ biến trong sản xuất nông nghiệp. Theo ΚΑΠΛИНΑ (1976) [53], đối với cùng một loại cây nhưng với thành phần giá thể khác nhau cho năng suất khác nhau: Để gieo hạt cải bắp, cải xanh nếu thành phần giá thể gồm 3 phần mùn + 1 phần đất đồi + 0,3 phần phân bò và trong 1kg hỗn hợp trên cho thêm 1gN, 4gP2O5, 1gK2O thì năng suất sớm đạt 181,7 tạ/ha. Nếu thành phần giá thể gồm than bùn 3 phần + mùn 1 phần + phân bò 1 phần và lượng chất khoáng như trên thì năng suất sớm đạt 170 tạ/ha. Không chỉ đối với cải bắp, cải xanh mà đối với dưa chuột cũng thế. Nếu thành phần giá thể cây con gồm 4 phần mùn + 1 phần đất đồi và trong 1kg hỗn hợp trên cho thêm 1g N, 4g P2O5 và 1g K2O thì năng suất sớm đạt 238 tạ/ha. Nếu thành phần giá thể gồm 4 phần mùn + 1 phần đất trồng thì năng suất sớm đạt là 189 tạ/ha. Masstalerz (1977) [47] cho biết ở Mỹ đưa ra công thức phối trộn (tính theo thể tích) thành phần hỗn hợp bầu bao gồm mùn sét, mùn cát sét và mùn cát có tỷ lệ 1:2:2; 1:1:1 hay 1:2:0 đều cho hiệu quả. Cho thêm 5,5 - 7,7g bột đá vôi và 7,7 - 9,6g supe photphat cho 1 đơn vị thể tích.           Trong “Kỹ thuật quản lý vườn ươm” khi nghiên cứu về kỹ thuật làm bầu cây con cho hầu hết các loại rau, Trung tâm nghiên cứu phát triển Rau châu Á (AVRDC) (1992) [42] đã giới thiệu cách pha trộn giá thể gồm đất + phân + cát + trấu hun theo tỷ lệ 5:3:1:1. Bầu có thể sử dụng lá chuối hoặc bầu nilon có đường kính  5 - 7 cm cao 10 cm. Cây trồng trong bầu có thể đạt 100% tỷ lệ sống ngoài đồng, bộ rễ phát triển, lá nhiều, hạn chế sự chột của cây sau khi cấy chuyển ra ngoài ruộng. Cây trồng trong bầu có thể vận chuyển đi xa.           Nghiên cứu về thành phần giá thể cho cây con cà chua ở Thái Lan, Lorena (1997) [48] cho biết: với một khay có kích thước 35 x 21 x 10 cm có 72 lỗ (kích thước lỗ là 6 x 6 cm) thì thành phần bầu có tỷ lệ đất, phân chuồng, trấu hun là 1:1:1 (theo thể tích) và 10g N-P-K (15 - 15 - 15).           Đối với cây ớt, nhiệt độ thích hợp cho sự nảy mầm của hạt là 20 - 30oC. Số ngày trung bình sau khi gieo hạt cho tới khi cây mọc ở nhiệt độ đất khác nhau là khác nhau. Sự nảy mầm của hạt có thể thay đổi phụ thuộc vào giống, chất lượng hạt giống và hỗn hợp đất gieo cây. Berke (1997) [52] cho biết: ở Trung tâm nghiên cứu phát triển Rau châu Á sử dụng khay có 70 lỗ để gieo cây con. Môi trường trong các khay là rêu than bùn, đất đã chuẩn bị, hoặc hỗn hợp trong chậu được chuẩn bị từ: đất + phân chuồng + trấu hun + chất khoáng và cát. Sử dụng hỗn hợp 70% rêu than bùn và 30% chất khoáng thô. Nếu tự chuẩn bị hỗn hợp trong chậu sử dụng các thành phần không thô nếu có thể nên khử trùng bằng nồi hấp hoặc lò nóng ở nhiệt độ 120oC trong 2 giờ. Ngoài ra cho thêm một lượng phụ P2O5 và K2O vào giúp cho sự phát triển của cây con. Chất thải hữu cơ là tiền đề làm tăng giá trị thương mại của các loại giá thể. Nhờ vào kỹ thuật, công nghệ mà làm tăng chất lượng cây và giảm thời gian sản xuất. Cho thấy lợi nhuận của việc sử dụng giá thể trên vùng đất nghèo dinh dưỡng (Hoitink và cs., 1991 [45], Hoitink và cs., 1993 [44], Stoffella và Graetz (1996) [51] ) và làm tăng thêm lượng đạm trong đất (Sims, 1995 [50]).   Ở các nước đang phát triển, hỗn hợp đặc biệt gồm đá trân châu, than bùn có sẵn ở dạng sử dụng được, cung cấp ngay cho mục đích thay thế cho đất. Các trang trại thâm canh chủ yếu ở các nước đang phát triển thiên về nhập khẩu những hỗn hợp không phải là đất này, không có khả năng khai thác việc sử dụng vật liệu sẵn có ở địa phương. Thực tế, môi trường nhiệt đới có rất nhiều vật liệu có thể sử dụng pha chế hỗn hợp bầu trong vườn ươm. Hỗn hợp bầu trong vườn ươm cần đảm bảo khả năng giữ nước và làm thoáng khí, khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, sạch bệnh. Hỗn hợp bầu vườn ươm được sử dụng có rất nhiều công thức phối trộn, dựa vào khả năng có sẵn của nguyên vật liệu có tỷ lệ 1:1:1 là cát rây + đất vườn + phân hữu cơ; đất vườn + bột xơ dừa + phân hữu cơ hay đất vườn + phân chuồng + bột xơ dừa. Những vùng sản xuất chuyên canh, sản xuất cây con trong khay đã góp phần cải tiến kỹ thuật vườn ươm, nó đã trở thành một nghề kinh doanh, một số nông dân sản xuất cây con với số lượng lớn để bán cho nông dân khác (Theo Trần Văn Lài và cs., 2002 [20]. Kết quả nghiên cứu của Jiang Qing Hai (2004) [11], [12], [13] và [14] cho thấy, để cây sinh trưởng, phát triển tốt khi phối chế các vật liệu nuôi cấy cần chú ý các điều kiện cơ bản bao gồm các tính chất: - Tính chất vật lý, chủ yếu là mức độ tơi xốp, thông thoáng khí, khả năng hấp thu, khả năng hút nước và độ dày của vật liệu. - Tính chất hoá học, chủ yếu là độ chua (trị số pH) và mức độ hút dinh dưỡng. Nếu vật liệu có khả năng hấp thu giữ các ion dinh dưỡng khó bị nước rửa trôi mới có thể giải phóng dinh dưỡng cung cấp cho cây, hoặc vật liệu nuôi cấy có lượng trao đổi iôn khá cao có thể tích nhiều dinh dưỡng. Nếu lượng trao đổi iôn thấp chỉ tích được một ít dinh dưỡng thì cần phải thường xuyên bón phân. Đồng thời lượng trao đổi iôn cao còn có thể hạn chế tốc độ biến đổi trị số pH. - Tính chất kinh tế, chủ yếu là mức độ hữu hiệu của vật liệu nuôi cấy có thể sử dụng lại, dễ lấy, tiện cho việc trộn, sạch sẽ, không mùi, giá cả rẻ. Các vật liệu nuôi trồng hoa và cây cảnh thường dùng là: đất, lá mục, đất rác, than bùn, gạch vụn, mùn cưa, trấu, vỏ cây, sỏi… phần lớn các giá thể nuôi phải trộn 2-3 vật liệu khác nhau. Ở nước ta cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về thành phần của giá thể ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng. Tùy từng loại cây khác nhau mà giá thể có thành phần khác nhau. Tác giả Trần Khắc Thi (1980) [31] cho biết để trồng cây dựa trên diện tích dành cho cây vụ thu đông, dùng bầu đất để gieo cây con với thành phần vật liệu gồm: 60% mùn trấu hoặc rơm đã mục + 20% bùn + 15% phân bắc mục và 5% cát (tỷ lệ 3:1:0,75:0,25). Có thể trộn thêm phân hóa học với số lượng: 1m3 hỗn hợp rắc 0,5kg đạm sun phát và kali, 1,5kg lân. Kết quả cho thấy: Gieo bầu đảm bảo mật độ cây (do tỷ lệ cây sống rất cao); chất lượng cây con tốt hơn, tranh thủ được thời gian gieo sớm hơn từ 10 - 20 ngày; mỗi ha tiết kiệm được 120 - 150 công, giảm nhẹ công gieo và tưới nước. Theo Ngô Sỹ Hoài và cs., (1995) [10]: đất dùng cho vườn ươm phải màu mỡ, tơi xốp và dễ thấm nước. Bầu phải đổ đầy với hỗn hợp những phần bằng nhau (1:1:1) gồm có đất, phân hữu cơ và cát (trộn đều trước khi cho vào bình). Cần đổ hỗn hợp đất đầy túi bầu để phần trên của túi không quăn xuống ngọn cây con làm chết cây. Theo Ngô Thị Hạnh (1997) [8] cho biết: cải bao gieo trong khay có tỷ lệ đất + cát + phân chuồng + trấu hun là 3:1:1:1 thì lượng N-P-K bổ sung vào hỗn hợp này 500g sunfat amôn, 500g supe phosphat và 170g clorua kali trong 1 tấn đất. Theo Dương Thiên Tước (1997) [35] để nhân giống cây trong vườn dùng chậu, bồn để giâm. Dưới đáy bồn chậu nên lót bằng than củi để dễ thoát nước, bên trên dùng 4/5 bùn ao phơi khô, đập nhỏ và 1/5 cát vàng (hoặc cát đen) trộn phủ một lớp tro bếp mịn. Tác giả Phạm Thị Kim Thu và Đặng Thị Vân cho biết (1997) [33]: nền đất + phân hữu cơ + cát đen tỷ lệ là 1:1:1 có phủ một lớp cát đen 2cm lên trên là tốt nhất khi đưa chuối nuôi cấy mô ra vườn ươm. Đối với cây con được gieo từ hạt khả năng thích ứng với môi trường là cao hơn so với cây in vitro nhưng thời kỳ cây con ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển, năng suất của cây sau này. Vì vậy, việc xác định giá thể và hàm lượng chất khoáng cho cây con trong bầu cũng rất quan trọng.           Theo Vũ Công Hậu (1999) [9], để ươm cây ăn quả trong túi PE lý tưởng nhất là dùng một phần mùn hoai + một phần cát và một phần đất thịt trộn đều, cây còn nhỏ cần thoáng thì tăng mùn lên 1 chút. Có người dùng tro + xơ dừa + vụn trấu + mùn cá thay cho mùn nhưng không tốt bằng và chỉ nên dùng khi cây mới mọc, cần thoáng hơn là cần ăn. Khi ươm cây giống bằng hom thì đất cắm hom phải thật thoát nước. Lúc đầu dùng một phần mùn và một phần cát, sau khi hom ra rễ, bắt đầu nảy mầm có thể chuyển sang ở giá thể có thêm một phần đất thịt (li-mông) để tăng dinh dưỡng.. ở bể, ở túi polyetylen (PE) dưới đáy nên bỏ thêm một lớp đá răm, cát thô v.v.. cho thoát nước.           Với cây ăn quả khi gieo hạt trong túi bầu cho cây gốc ghép và cây trồng từ hạt. Thì hỗn hợp bầu được sử dụng là đất + phân chuồng hoai mục với tỷ lệ là 1m3 đất mặt + 200 – 300 kg phân chuồng + 10 - 15kg supe lân. Khi nhân giống cây có múi trong hỗn hợp túi bầu màu đen cỡ 16 – 35 cm thì đất màu là 1/3 + 1/3 cát vàng + 1/3 mùn hữu cơ + 100 g/bầu phân N-P-K (Viện Nghiên cứu rau quả, 2002 [36]). Ở cây hoa hồng, các tác giả Đặng Văn Đông và cs., (2002) [6] cho biết: khi gieo hạt làm gốc ghép cho thấy vườn ươm tốt nhất là trong nhà che nilon hoặc giá thể gieo trên khay. Cây gieo trên khay mọc đều hơn, nhanh hơn và rút ngắn được thời gian ươm cây. Khi gieo trên nền đất ngoài trời thì phải đưa ra trồng sớm hơn vì sau trồng phải mất khoảng 1 tháng cây mới phục hồi sinh trư ởng. Với giá thể giâm cành, nó ảnh hưởng rất lớn tới khả năng ra rễ và tỷ lệ sống của cây, các tác giả đã đưa ra 2 công thức tốt nhất là: 30% đất đồi + 30% đất phù sa + 40% trấu hun và 20% xỉ than + 40% đất phù sa + 40% trấu hun.   Theo kết quả điều tra của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (2003) [37]: Việc nghiên cứu và sử dụng giá thể cho cây con giai đoạn vườn ươm ở Việt Nam trên nhiều đối tượng cây trồng như: cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả, rau giống và rau an toàn, hoa cây cảnh.v.v.. Kết quả cho thấy:           - Nhóm cây lâm nghiệp: tỷ lệ đất là 100%, do vậy độ pH khá thấp và giá thể rất nặng, khả năng giữ ẩm và sức chứa ẩm tối đa không cao, dung trọng lớn nhưng độ trương lại nhỏ, cac bon tổng số (OC) thấp và N-P-K ít.           - Nhóm cây công nghiệp: giá thể cho chè ở Phú Thọ và điều ở Quy Nhơn có những nhược điểm tương tự như nhóm cây lâm nghiệp. Riêng với cây điều Nam Bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, thì thành phần chất độn hữu cơ, độ ẩm và sức chứa ẩm tối đa khá cao, cac bon tổng số và NPK lớn cũng như hầu hết các nguyên tố khác.           - Nhóm cây ăn quả: giá thể cho cây ăn quả của Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam có tỷ lệ và thành phần dinh dưỡng tương đối hợp lý, của Bến Tre tỷ lệ đất còn cao, giá thể của Hải Dương đất 100%, do vậy cac bon tổng số, độ ẩm khá thấp và sức chứa ẩm hạn chế.           - Nhóm rau giống và rau an toàn: giá thể vườn ươm giống rau của Thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ đất, hữu cơ và dinh dưỡng hợp lý, ổn định, giá thể của Đà Lạt thành phần đất than bùn khá cao nhưng các thành phần khác phù hợp.           - Nhóm hoa, cây cảnh: giá thể cho hoa và cây cảnh của công ty Đất Sạch Thành phố Hồ Chí Minh cũng có những tính chất lý, hóa học tương đối thích hợp đối với cây trồng, nguyên liệu hữu cơ (xơ dừa) được xử lý tốt để phối trộn giá thể. - Nhóm giá thể của nước ngoài: giá thể trồng hoa hồng của Thái Lan thu thập được có nhiều hạn chế về dinh dưỡng, cả hai loại cúc và hồng tỷ lệ hữu cơ còn ít do vậy khả năng giữ ẩm không cao.           Tác giả Lê Quang Thái (2003) [28] cho biết giá thể 3 đất + 1 xơ dừa (hoặc cỏ khô) + 0,1 phân chuồng + 0,02 - 0,04 supe lân và tưới nước vừa đủ để sản xuất cây lâm nghiệp cho kết quả tốt, bầu không bị vỡ khi va đập mạnh, cây sinh trưởng phát triển tốt, tiết kiệm được hạt giống và diện tích vườm ươm. Tuy nhiên, giá thành sản xuất cây giống còn cao.       Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội (2003) [23] bằng nghiên cứu bước đầu, đã đưa ra kết quả 5 công thức phối trộn giá thể cho 5 loại cây trồng như sau: cây hồng Đà Lạt: than bùn 76,5% + bèo dâu 13,5% + đất 10%; cây cảnh: than bùn 76,5% + 6,75% trấu + 6,75% bèo dâu + 10% đất. ; hoa giống: than bùn 45% + 22,5% trấu + 22,5% bèo dâu + 10% đất; ớt: than bùn 67,5% + 22,5% trấu hun + 10% đất và cà chua: 67,5% than bùn + 22,5% bèo dâu + 10% đất. Tác giả Nguyễn Duy Minh (2004) [17] cho biết, đất phân thích hợp cho các loại cây non gồm có ba loại chính. Chúng được phối hợp với tỷ lệ khac nhau: - Loại 1 gồm 7 phần đất màu sát trùng + 3 phần than bùn đã rây sạch + 2 phần cát hạt 1,5-3mm + 50g vôi bột +200g phân bón/ cho 50 lít đất phân. - Loại 2 gồm 3 phần đất than bùn đã rây sạch + 1 phần cát hạt 1,5-3mm + 200g vôi bột +200g phân bón/ cho 50 lít đất phân. - Loại 3 gồm 3 phần đất than bùn đã rây sạch + 1 phần cát hạt 1,5-3mm + 1 phần đất màu tiệt trùng + 200g vôi bột + 200g phân bón/cho 50 lít đất phân. Các công thức đất phân trên đảm bảo cho cây non mọc tốt cũng như hạt nảy mầm thuận lợi vì nó đủ nước, cân bằng axit và bazơ, đầy đủ chất dinh dưỡng. Năm 2005 Hà Thị Thúy và cs [34] đã tiến hành thí nghiệm trồng củ lily invitro trên các loại giá thể khác nhau, gồm có giá thể cát + mùn hòa lạc theo tỷ lệ 1 : 1 và bọt núi lửa + trấu hun tỷ lệ 2:1. Các tác giả đã kết luận, giá thể bọt núi lửa + trấu hun tỷ lệ 2:1 là tốt nhất. Trên giá thể này củ nảy mầm đồng đều, khỏe, chất lượng tốt và tỷ lệ sống cao. Hiện nay nhiều loại hoa được nhân giống bằng phương pháp invitro giai đoạn sau nuôi cấy trong ống nghiệm quyết định tỷ lệ sống và chất lượng cây, giá thể giâm đóng vai trò quan trọng. Yêu cầu của giá thể là vừa đảm bảo độ tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt, có tính giữ ẩm cao đồng thời phải hoàn toàn sạch các mầm bệnh. Viện nghiên cứu Rau quả Hà Nội đã có kết luận bước đầu các loại giá thể trồng sau invitro. Kết luận được trình bày ở bảng sau: Bảng 2.4. Thành phần giá thể trồng hoa sau invitro STT Thành phần giá thể Tỷ lệ phối trộn (%) Đối tượng cây hoa 1 2 3 4 5 Cát sạch có độ ẩm >90% Trấu hun + đất đồi Trấu hun+cát vàng được khử trùng bằng thuốc trừ bệnh Viben 10% Trấu hun Vỏ dừa chặt khúc 100 2:1 2:1 100% 100% Hoa Cúc Hoa hồng Hoa hồng, Cẩm chướng Hoa lay ơn Hoa phong lan Trần Khắc Thi và cs, 2006, [32]. Trồng cây sau invitro trên các giá thể trên thường xuyên tưới nước giữ ẩm, không cần bổ xung dinh dưỡng. Giá thể được sử dụng phổ biến nhất trong việc trồng lan, các nguyên liệu sử dụng gồm: than gỗ, gạch, thân rễ cây dương xỉ, xơ dừa cắt khúc, rễ lục bình, vỏ thông... Tác giả Nguyễn Thị Hải (2006) [7] khi nghiên cứu giá thể trồng chậu trên cây hoa Cúc Vàng pha lê và cúc Mâm xôi kết luận: giá thể trồng với thành phần bao gồm Trấu hun + đất + mùn rơm với tỷ lệ 1:1:1 cho cây hoa sinh trưởng phát triển tốt nhất, chất lượng hoa đạt cao nhất. Còn giá thể gồm than bùn + bã mía + phân chuồng + đá Perlit + đất bột với tỷ lệ 1:1:1:1 lại cho cây hoa lily Sorbonne và lily Siberia sinh trưởng phát triển tốt nhất, chất lượng hoa cao nhất. Năm 2006, tác giả Lê Xuân Tảo [25], đã tiến hành làm thí nghiệm để nghiên cứu loại giá thể thích hợp cho một số loại hoa trồng chậu là hoa Báo Xuân, hoa Hồng tỷ muội, cúc Indo. Trong đó tác giả đưa ra kết luận, giá thể thích hợp cho trồng cúc Indo trong chậu gồm: 1/4 trấu hun +2/4 vụn dừa + 1/4 phân chuồng, đồng thời tác giả cũng đề nghị giá thể thích hợp cho cây cúc nói chung là 2 phần đất vườn + 1 phần phân chuồng hoai mục + 1 phần than bùn + 1 phần đá mạt. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các loại giá thể trồng tới hai giống hoa cúc Vàng mai và hoa Sô đỏ tác giả Đỗ Thị Thu Lai (2008) [19] cũng kết luận: sử dụng giá thể TN1 của viện thổ nhưỡng nông hoá đối với cây hoa cúc,  hoa Sô đỏ trồng chậu đạt kết quả cao nhất. Cây sinh trưởng phát triển tốt nhất, chất lượng hoa đạt cao nhất. Nhìn chung, việc nghiên cứu giá thể trồng hoa trong túi bầu hoặc trong chậu chỉ dùng chủ yếu ở cây cảnh và cây bon sai còn đối với cây hoa mà đặc biệt là hoa trồng thảm phục vụ trang trí rất ít. Mặc dù cũng có một số nghiên cứu trên cây hoa như hoa Hồng, Cúc, Cẩm chướng nhưng mới chỉ dừng lại bước thử nghiệm chưa đưa rộng rãi trong sản xuất. Nguyên nhân cụ thể do đây là lĩnh vực được coi mới mẻ, thứ hai do thành phần các giá thể còn phức tạp người nông dân không thể tự tạo được giá thể, trong khi đó các Viện và Cơ quan nghiên cứu chưa đưa những giá thể này vào sản xuất đại trà. 2.3.2 Nghiên cứu về phân bón lá Bên cạnh quá trình hút chất dinh dưỡng bằng rễ là chủ yếu, cây vẫn có thể lấy một phần dinh dưỡng bằng lá thông qua khí khổng và tầng cutin. Chất dinh dưỡng hấp thu qua lá nhiều hay ít phụ thuộc vào tốc độ thâm nhập, vào tốc độ khô của dung dịch trên mặt lá và vào khả năng tan lại của các loại muối khoáng trên mặt lá. Gần đây, trong sản xuất người ta áp dụng phổ biến phương pháp dinh dưỡng ngoài rễ chủ yếu bằng phun lên lá. Phương pháp này có những ưu điểm sau: - Tiết kiệm được phân - Tiết kiệm được nhiên liệu. - Tiết kiệm được thời gian và sức lao động Theo Hoàng Minh Tấn và Cs (200) [27] nên phun phân bón lá vào lúc cây còn non khi màng cutin chưa thật phát triển, hoặc vào lúc cây sắp đạt cường độ cực đại của quá trình trao đổi chất. Hiện nay các chế phẩm trên thị trường rất phong phú, trong đó chủ yếu các loại phân bón lá là do cơ sở trong nước sản xuất, chỉ có một số chế phẩm phân bón lá là nhập từ nước ngoài. Loại phân bón lá do các cơ sở trong nước sản xuất được chia thành hai nhóm chính: + Nhóm có thêm các chất kích thích sinh trưởng nhằm thúc đẩy sinh trưởng, hoặc thúc đẩy ra hoa kết trái, giảm tỷ lệ rụng quả, thúc đẩy quá trình chín hoặc làm nhanh quá trình ra rễ. + Nhóm không chứa các chất kích thích sinh trưởng mà chỉ chứa các nguyên tố khoáng vi lượng, đa lượng được phối trộn theo một tỷ lệ hợp lý giúp cây sinh trưởng ổn định một cách tự nhiên. Năm 1992, Sanjaya. L [49] khi nghiên cứu ảnh hưởng của 6 công thức xử lý chất điều tiết sinh trưởng là IBA (axit indol butyric), IAA (axit indol axetic), NAA (Naphyl axetic axit), Biorota, Rootonef và đối chứng không xử lý đã chỉ ra IBA là có hiệu quả cao nhất trong việc nâng cao số lượng rễ cũng như chiều dài rễ. Năm 1995, Danai và Tongmai [43] khi đánh giá về ảnh hưởng của phân bón lá, mật độ khoảng cách và các giai đoạn thu hoạch hoa đã cho thấy chiều cao cây giảm với khoảng cách cây, nhưng lại làm tăng chiều rộng và chiều dài lá. Việc bón phân qua lá đã làm tăng số lượng lá/cây, mức bón phân là 150 ppm N-K (đạm-kali) đã làm tăng độ bền hoa. Việc thu hoạch hoa ở khoảng cách 15x15 cm và 20x20 cm cho tuổi thọ trung bình hoa là 9,3 ngày còn ở 25x25 cm là 8,7 ngày và thu muộn 75% số hoa nở là 8,7 ngày. Ngoài ra Báo cáo khoa học của trường ĐHNN I (1997) [2] cũng đã kết luận, SNG 1% đã làm tăng đường kính bông ở loại nụ 3 cm, nhưng không có hiệu quả ở loại nụ 1,5 cm, làm cho hoa nở sớm hơn so với đối chứng. Đới với cúc Hè vàng khi phun thuốc này cũng cho sự hình thành sớm, làm tăng cường đường kính bông và tỷ lệ nở hoa cao hơn so với đối chứng. Theo Nguyễn Mạnh Khải, Nguyễn Quang Thạch (1999)[16] và Thông tin KHKT rau hoa quả (1997), việc sử dụng các loại chế phẩm và chất kích thích sinh trưởng như Spray N-grow (SNG) 1%, Atonik 0,5%, GA3 50 ppm đều có tác dụng rõ rệt tới sự sinh trưởng phát triển của cúc Vàng Đài Loan. Trong đó GA3 tác động mạnh ở giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, làm tăng chiều cao cây và rút ngắn thời gian sinh trưởng, nâng cao tỷ lệ hoa và kéo dài độ bền hoa cắt. Hai loại thuốc SNG 1% và GA3 100 ppm cũng có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng phát triển của cúc CN93 trong vụ Đông, làm tăng tỷ lệ nở hoa, đặc biệt là chiều cao cây, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tác giả Trịnh Văn An (1995) [1] cho rằng, nếu xét về khía cạnh bền vững và lành mạnh môi trường thì sử dụng phân vi sinh, phân sinh hóa hữu cơ vào sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa lớn trong sự phát triển Nông nghiệp bền vững. Vũ Cao Thái (2000) [29] đã nhận định, bón phân qua lá là một giải pháp chiến lược an toàn dinh dưỡng cây trồng. Cũng theo tác giả vì diện tích lá của cây bằng 15-20 lần diện tích đất do tán che phủ, do đó nhận được dinh dưỡng bằng phun qua lá nhiều hơn. Biện pháp bón phân qua lá là biện pháp có tính chiến lược của ngành Nông nghiệp. Thực tế cho thấy, việc sử dụng phân bón qua lá giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất thuận. Bón phân qua lá giúp cây mau chóng phục hồi đồng thời cho hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích cao hơn bón vào đất hoặc không bón. Việc bón phân qua lá cần tiến hành thường xuyên, nhất là giai đoạn cây đang bắt đầu ra nụ đến nở hoa. Việc bón phân qua lá giúp cây sinh trưởng ổn định, chắc khỏe, ít sâu bệnh, và cho năng suất cao hơn. Vì vậy trước khi sử dụng phân bón lá cần chọn đúng loại ứng với từng loại cây trồng khác nhau. Sử dụng đúng lúc, đúng cách (khi phun phân cần tránh lúc trời nắng, trước hoặc sau khi mưa), nên phun vào những ngày râm mát hoặc buổi chiều hết nắng. (Nguyễn Văn Uyển,1995), [38]. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Linh (2005) [21] thì cây hoa cúc nếu được bón đầy đủ và cân đối các loại phân: Phân hữu cơ (phân bắc, phân chuồng, nước giải, phân vi sinh), phân vô cơ (đạm, lân, kali) và các loại phân vi lượng (Cu, Fe, Zn, Mo, Bo, Co) sẽ sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng hoa cao. Phân vi lượng tuy cần ít nhưng không thể thiếu và cũng không thể thay thế được. Đối với loại phân này không nên bón thẳng vào đất vì ít có lợi mà thường bón qua lá vào thời kỳ cây con với nồng độ thấp từ 0,01- 0,02%. Hiện nay loại phân này được làm và pha chế để tưới phun qua lá rất dễ sử dụng. Tác giả Nguyễn Xuân Linh cũng cho rằng, để đảm bảo sự sinh trưởng cân đối giữa lá, chiều dài cành và hoa dù có sử dụng loại thuốc kích thích nào ta cũng nên dùng thêm phân bón qua lá với liều lượng 50gam pha trong 10 lít nước (của công ty hoá phẩm Thiên Nông) hoặc Antonix, Komix… để cho cây cúc cứng, có bộ lá xanh đẹp. Trong những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nhật, Anh, Úc, Thái Lan… đã sản xuất và sử dụng nhiều chế phẩm phân bón qua lá đã được khảo nghiệm ở Việt Nam. 2.3.3 Nghiên cứu về kỹ thuật bấm tỉa ngọn và kỹ thuật khác         * Cơ sở khoa học của biện pháp bấm ngọn: Dựa vào hiện tượng ưu thế ngọn ở thực vật, đó là sự ức chế của chồi ngọn lên sự sinh trưởng của chồi bên. Nếu cắt bỏ chồi ngọn tức là loại bỏ ưu thế ngọn thì các chồi bên được giải phóng khỏi trạng thái ức chế tương quan của chồi ngọn và lập tức sinh trưởng. Điều này rất có ý nghĩa trong sản xuất. Loại bỏ ưu thế ngọn để tăng phân cành, phân nhánh như với các cây ăn quả, cây cảnh, cây công nghiệp… [27]. Dựa vào hiện tượng này mà trong sản suất người ta bấm ngọn đối với một số cây hoa, cây cảnh như cây hoa cúc chi thường bấm ngọn để tăng chồi bên sẽ răng số nụ, số hoa trên cây. Theo Đỗ Thị Thu Lai (2008) [19] khi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian bấm ngọn đối với cây hoa cúc Vàng Mai đã kết luận: Bấm ngọn khi cây đạt chiều cao 20 cm cây hoa cúc có chất lượng tốt nhất. (đường kính nụ đạt 0,9 cm, đường kính hoa 4,66 cm, độ bền tự nhiên 26,3 ngày). Tuy nhiên đối với từng mục đích sản xuất khác nhau cũng như từng loại cây trồng mà tiến hành bấm ngọn hoặc tỉa cành khác nhau. Vì vậy cần có những nghiên cứu cụ thể cho từng loại cây trồng nói chung cây hoa nói riêng. 2.4 Đánh giá về điều kiện khí hậu và thực trạng các chủng loại hoa trồng thảm phục vụ trang trí tại Hà Nội. 2.4.1 Điều kiện tự nhiên của Hà Nội Điều kiện khí hậu thời tiết tại Hà Nội trong một năm có thể chia làm 4 mùa là Xuân - Hạ - Thu - Đông. Mùa xuân từ tháng 2- 5, thời tiết đẹp, nhiệt độ trung bình từ 18 - 20oC, độ ẩm không khí cao rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển các loại hoa, đặc biệt cho sự ra rễ của cành chiết, cành giâm. Tuy nhiên mùa này thường có mưa phùn, mây mù nhiều nhất trong năm nên sâu bệnh nhiều, hạt nảy mầm dễ bị thối. Mùa hè từ tháng 6 - 8, thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, nhiệt độ có ngày cao lên đến 38 - 39oC. Thêm vào đó bị ảnh hưởng của gió tây khô nóng làm cho độ ẩm không khí xuống thấp tới 55 - 60%, ngoài ra Hà Nội còn phải chịu các đợt bão, gây ra các trận mưa làm ngập úng nên ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng phát triển của cây, đặc biệt là cho việc nhân giống các loại hoa. Tuy nhiên đây lại là mùa mà Hà Nội rất cần nhiều hoa cây cảnh để trang trí phục vụ cho các ngày lễ hội như 1/5, 27/7, 19/8, 2/9,... Hơn nữa những tháng mùa hè lại không thích hợp cho các loại hoa có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới như Hồng, Cúc, Cẩm chướng, Pansy, Xusi,.. chỉ có một số loại hoa nhiệt đới như Mào gà, Vạn Thọ lùn Châu Phi, Cúc bách Nhật, Cosmos, Zinnia... hoặc một số giống cúc chịu nhiệt như CN 93, CN 98, CN 01, Cúc vàng hè... mới sinh trưởng phát triển bình thường. Do vậy để đáp ứng yêu cầu trồng hoa trong giai đoạn này Hà Nội cần phải có một bộ giống mới, đa dạng về màu sắc, đặc biệt phải có khả năng chống chịu cao trong điều kiện mùa hè như chịu nóng, chịu úng, và khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Ngoài ra, cũng cần phải có các biện pháp kỹ thuật để tạo cho cây sinh trưởng phát triển tốt như làm bầu cho cây, gieo hạt trên khay, có các biện pháp che chắn như dùng nilon che mưa, lưới đen hạn chế bớt ánh nắng trực xạ, hệ thống tưới tiêu tốt, có nhà che ươm cây con giống, che phủ đất, sử dụng một số loại thuốc điều tiết sinh trưởng cũng như sử dụng các loại phân bón lá, phân vi lượng để tăng khả năng chống chịu cho cây. Mùa thu từ tháng 9 - 11, có thể xem là mùa đẹp nhất trong năm rất thuận lợi cho cây sinh trưởng phát triển. Cây trồng, cây giâm cũng như việc gieo hạt ra rễ rất cao, nhiều loại hoa ôn đới đều có thể trồng được vào vụ này như Pansy, Cẩm chướng, Hồng, Cúc, Violet, Thược dược.... Tuy nhiên các giống này hiện nay có chiều cao cây cao nên nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trang trí cho Hà Nội, do vậy mà việc nhập nội và tuyển chọn những giống mới cũng như sử dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lý để có được bộ giống mới có chiều cao cây thấp, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, tán cây đẹp, thời gian ra hoa lâu mới đáp ứng được nhu cầu trang trí cho Hà Nội là việc làm rất cần thiết hiện nay. Mùa đông bắt đầu từ tháng 12 đến hết tháng 2 năm sau, đây là thời gian lạnh nhất trong năm, có những ngày nhiệt độ có thể xuống tới 7 - 8oC, đầu mùa không khí lạnh và khô, ngoài ra chịu ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông - Bắc, cuối đông mưa phùn ẩm ướt, độ ẩm cao 85 - 90% nên sâu bệnh phát triển nhiều. Như vậy cho thấy, điều kiện tự nhiên và khí hậu thời tiết tại Hà Nội rất thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của nhiều chủng loại hoa, hoa trồng được quanh năm, hoa có nguồn gốc ôn đới hay nguồn gốc nhiệt đới đều có thể trồng được ở Hà Nội, đây là cơ sở cho việc nhập nội các giống hoa mới, chất lượng cao vào Hà Nội góp phần làm phong phú tập đoàn các chủng loại hoa nói chung và hoa thảm nói riêng. Tuy nhiên, tùy điều kiện khí hậu thời tiết của từng mùa vụ mà bố trí cơ cấu chủng loại hoa cho phù hợp để đạt hiệu quả cao. 2.4.2 Tình hình trồng và sử dụng hoa thảm ở Hà Nội Trong thời gian qua, Hà Nội chủ yếu trồng các loại hoa thảm sẵn có trong nước, nhưng không có sự đầu tư về công nghệ, cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật nên giống bị thoái hoá, chất lượng kém. Vài năm trở lại đây, các nhà nghiên cứu và các công ty cây xanh đã nhập nhiều chủng loại hoa mới tương đối phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu tại Hà Nội, nhưng riêng bộ giống hoa thảm còn nghèo nàn chưa đáp ứng với nhu cầu trang trí và tiêu dùng hiện tại. Đặc biệt năm 2008 Hà Nội mở rộng diện tích, sát nhập toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh - Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình làm tăng diện tích của Hà Nội lên 3324 km2 gấp 3 lần diện tích năm 2007, dân số tăng lên gần 6 triệu người, nhu cầu công viên và khu vui chơi giải trí cũng như nhiều tuyến đường quốc lộ được xây dựng như : Công viên Hoà Bình, công viên tuổi trẻ, khu đô thị CiênCo5, đường láng Hoà Lạc kéo dài.... Do vậy rất cần diện tích cây xanh, các loại hoa trồng thảm cả về số lượng và chất lượng để phục vụ cho việc trang trí, duy trì cân bằng sinh thái. Đặc biệt nhu cầu về hoa trồng thảm tăng đột xuất trong năm 2009-2010 để phục vụ đại lễ nghìn năm Thăng long – Hà Nội. * Diện tích sản xuất hoa ở Hà Nội Diện tích trồng hoa tại Hà Nội có ở tất cả 14 quận, huyện nhưng diện tích trồng hoa tập trung lớn nhất là ở Tây Tựu (325 ha/năm 2006) trong đó diện tích trồng hoa cắt cành là chủ yếu, diện tích trồng hoa thảm chỉ chiếm khoảng 3 – 5% so với tổng diện tích trồng hoa, Công viên Cây Xanh là địa điểm trồng nhiều chủng loại hoa thảm và có diện tích trồng hoa thảm lớn nhất 12,5 ha, tiếp đến là Công viên Thống Nhất 8,3 ha, Lăng Bác và Quảng trường Ba Đình là 0,33 ha (3.300 m2) thể hiện ở bảng 2.5 Bảng 2.5: Phân bố diện tích sản xuất hoa tại Hà Nội (ĐVT: ha) Năm 2004 2005 2006 Chỉ tiêu Vùng trồng Tổng diện tích Diện tích trồng hoa cắt Diện tích trồng hoa thảm Tổng diện tích Diện tích trồng hoa cắt Diện tích trồng hoa thảm Tổng diện tích Diện tích trồng hoa cắt Diện tích trồng hoa thảm Hà Nội 1.630,0 1.549,3 80,7 1.952,0 1.855,0 97,0 2.125,0 2.018,8 106,2 Xã Tây Tựu 230,0 221,6 8,4 275,0 265,4 9,6 325,0 313,7 11,3 Xã Minh Khai 125,0 120,7 4,3 137,0 131,8 5,2 152,0 146,7 5,3 Quận Tây Hồ 80,0 77,3 2,7 85,0 81,9 3,1 70,0 67,0 3,0 Công viên Cây xanh 15,0 4,2 10,8 15,0 4,0 11,0 15,0 2,5 12,5 Công viên Thống Nhất 10,0 2,5 7,5 10,0 2,5 7,5 10,0 1,7 8,3 Lăng Bác và Quảng trường Ba Đình 0,33 - 0,33 0,56 - 0,56 0,84 - 0,84 (Nguồn: Báo cáo điều tra viện Di truyền Nông nghiệp, 2008) Ngoài các đơn vị quản lý duy tu, duy trì cây xanh thuộc nhà nước thì còn có rất nhiều các Công ty tư nhân tham gia quản lý duy tu, duy trì cây xanh thành phố Hà Nội như: Công ty CPTMCN Bình Minh với diện tích quản lý duy tu lên tới 0,6 ha hoa thời vụ (năm 2008-2009)... * Cơ cấu chủng loại hoa trồng thảm tại Hà Nội Qua điều tra khảo sát các giống hoa trồng thảm tại Hà Nội, hiện nay Hà Nội chủ yếu sử dụng một số chủng loại hoa sau: - Thu hải đường (Begoniasemper florens): Được trồng chủ yếu vào vụ đông. Có chiều cao cây thấp khoảng 30cm, tán dày. Hoa có nhiều màu trắng, đỏ, hồng. Dễ trồng không kén đất. Tuy nhiên giống hoa này không chịu được mưa và nắng nóng do vậy chỉ có thể trang trí trong điều kiện thời tiết tháng 3 - 4 nhằm khắc phục tình trạng thiếu hoa. - Hoa Cúc thuý (Callistephus sinensis): Được trồng vào vụ đông xuân. Có cụm hoa lớn ._.-------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 17 2429.63 142.919 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE SH FILE LOC KHAO 31/12/** 23:33 ---------------------------------------------------------------- PAGE 12 VARIATE V014 SH LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 5 2419.96 483.992 244.03 0.000 3 2 REP 2 341.333 170.667 86.05 0.000 3 * RESIDUAL 10 19.8335 1.98335 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 17 2781.12 163.596 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE TLN FILE LOC KHAO 31/12/** 23:33 ---------------------------------------------------------------- PAGE 13 VARIATE V015 TLN LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 5 649.833 129.967 27.49 0.000 3 2 REP 2 1.84529 .922647 0.20 0.827 3 * RESIDUAL 10 47.2714 4.72714 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 17 698.950 41.1147 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKH FILE LOC KHAO 31/12/** 23:33 ---------------------------------------------------------------- PAGE 14 VARIATE V016 DKH LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 5 .342778 .685555E-01 123.40 0.000 3 2 REP 2 2.90111 1.45056 ****** 0.000 3 * RESIDUAL 10 .555562E-02 .555562E-03 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 17 3.24944 .191144 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DBTT FILE LOC KHAO 31/12/** 23:33 ---------------------------------------------------------------- PAGE 15 VARIATE V017 DBTT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 5 770.778 154.156 149.58 0.000 3 2 REP 2 336.194 168.097 163.11 0.000 3 * RESIDUAL 10 10.3056 1.03056 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 17 1117.28 65.7222 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE LOC KHAO 31/12/** 23:33 ---------------------------------------------------------------- PAGE 16 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS TLS TGHX CC DKTHAN 1 3 96.0000 5.50000 20.5000 0.316667 2 3 93.0000 5.36667 22.3333 0.300000 3 3 100.000 4.33333 25.3333 0.400000 4 3 98.0000 4.56667 23.8333 0.416667 5 3 100.000 4.16667 27.6667 0.516667 6 3 100.000 3.76667 30.6667 0.550000 SE(N= 3) 0.747217 0.178263 0.622868 0.123378E-01 5%LSD 10DF 2.35451 0.561714 1.96268 0.388770E-01 CT$ NOS SL/CAY DKT SCC1 T-N 1 3 36.6667 12.0667 3.80000 45.1667 2 3 41.0000 13.5000 4.13333 42.6667 3 3 52.0000 17.3333 7.33333 39.1667 4 3 51.3333 17.0000 7.00000 36.0000 5 3 60.3333 19.0000 8.33333 38.3333 6 3 64.0000 21.6667 9.10000 30.1667 SE(N= 3) 1.05234 0.552939 0.176698 0.519080 5%LSD 10DF 3.31595 1.74233 0.556782 1.63564 CT$ NOS T-H10 T-H90 SN SH 1 3 50.5000 58.2333 40.1667 28.1667 2 3 48.6667 55.8333 43.3333 31.5000 3 3 45.5000 52.6000 59.8333 47.8333 4 3 43.0000 50.0000 50.6667 38.3333 5 3 44.6667 53.5000 63.3333 53.1667 6 3 36.3333 44.5000 69.1667 60.5000 SE(N= 3) 0.314762 0.447050 1.13896 0.813090 5%LSD 10DF 0.991826 1.40867 3.58889 2.56208 CT$ NOS TLN DKH DBTT 1 3 70.0867 1.10000 30.0000 2 3 72.6800 1.20000 32.5000 3 3 80.3433 1.40000 41.6667 4 3 76.6000 1.23333 38.5000 5 3 84.1633 1.40000 45.3333 6 3 87.0367 1.50000 48.3333 SE(N= 3) 1.25527 0.136084E-01 0.586107 5%LSD 10DF 3.95542 0.428804E-01 1.84684 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT REP ------------------------------------------------------------------------------- REP NOS TLS TGHX CC DKTHAN 1 6 97.5833 4.71667 23.4167 0.408333 2 6 98.8333 4.41667 26.5833 0.421667 3 6 97.0833 4.71667 25.1667 0.420000 SE(N= 6) 0.528362 0.126051 0.440434 0.872417E-02 5%LSD 10DF 1.66489 0.397192 1.38782 0.274902E-01 REP NOS SL/CAY DKT SCC1 T-N 1 6 48.8333 15.0333 6.06667 42.5000 2 6 52.1667 17.6667 6.88333 38.7500 3 6 51.6667 17.5833 6.90000 34.5000 SE(N= 6) 0.744115 0.390987 0.124944 0.367045 5%LSD 10DF 2.34473 1.23201 0.393705 1.15657 REP NOS T-H10 T-H90 SN SH 1 6 49.3333 58.1667 48.5833 37.9167 2 6 44.7500 52.3000 54.6667 43.2500 3 6 40.2500 46.8667 60.0000 48.5833 SE(N= 6) 0.222570 0.316112 0.805364 0.574942 5%LSD 10DF 0.701327 0.996080 2.53773 1.81166 REP NOS TLN DKH DBTT 1 6 78.6350 0.816667 34.1667 2 6 78.0400 1.30000 39.2500 3 6 78.7800 1.80000 44.7500 SE(N= 6) 0.887613 0.962256E-02 0.414440 5%LSD 10DF 2.79690 0.303210E-01 1.30592 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE LOC KHAO 31/12/** 23:33 ---------------------------------------------------------------- PAGE 17 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |REP | (N= 18) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | TLS 18 97.833 2.9605 1.2942 1.3 0.0003 0.0999 TGHX 18 4.6167 0.70147 0.30876 6.7 0.0003 0.2007 CC 18 25.056 3.8036 1.0788 4.3 0.0000 0.0018 DKTHAN 18 0.41667 0.97075E-010.21370E-01 5.1 0.0000 0.5261 SL/CAY 18 50.889 10.174 1.8227 3.6 0.0000 0.0209 DKT 18 16.761 3.6175 0.95772 5.7 0.0000 0.0012 SCC1 18 6.6167 2.1044 0.30605 4.6 0.0000 0.0012 T-N 18 38.583 6.0104 0.89907 2.3 0.0000 0.0000 T-H10 18 44.778 6.0348 0.54518 1.2 0.0000 0.0000 T-H90 18 52.444 6.5750 0.77431 1.5 0.0000 0.0000 SN 18 54.417 11.955 1.9727 3.6 0.0000 0.0000 SH 18 43.250 12.790 1.4083 3.3 0.0000 0.0000 TLN 18 78.485 6.4121 2.1742 2.8 0.0000 0.8267 DKH 18 1.3056 0.43720 0.23570E-01 1.8 0.0000 0.0000 DBTT 18 39.389 8.1069 1.0152 2.6 0.0000 0.0000 ¶nh h­ëng cña chÕ phÈm ph©n bãn l¸ kh¸c nhau ®Õn sinh tr­ëng, ph¸t triÓn cña c©y hoa Léc Kh¶o trång trong tói bÇu BALANCED ANOVA FOR VARIATE CC FILE BLLK 2/ 1/** 19:26 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V003 CC LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 96.1000 24.0250 961.09 0.000 3 2 REP 2 189.300 94.6500 ****** 0.000 3 * RESIDUAL 8 .199982 .249977E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 285.600 20.4000 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKTHAN FILE BLLK 2/ 1/** 19:26 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 VARIATE V004 DKTHAN LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 .230667 .576667E-01 49.43 0.000 3 2 REP 2 .640000E-01 .320000E-01 27.43 0.000 3 * RESIDUAL 8 .933335E-02 .116667E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 .304000 .217143E-01 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE SL/CAY FILE BLLK 2/ 1/** 19:26 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 VARIATE V005 SL/CAY LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 741.767 185.442 160.67 0.000 3 2 REP 2 384.933 192.467 166.76 0.000 3 * RESIDUAL 8 9.23329 1.15416 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 1135.93 81.1381 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKT FILE BLLK 2/ 1/** 19:26 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 VARIATE V006 DKT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 34.8333 8.70833 10.77 0.003 3 2 REP 2 32.0333 16.0167 19.81 0.001 3 * RESIDUAL 8 6.46667 .808333 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 73.3333 5.23810 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE SCC1 FILE BLLK 2/ 1/** 19:26 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 VARIATE V007 SCC1 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 17.0427 4.26067 113.11 0.000 3 2 REP 2 4.25200 2.12600 56.44 0.000 3 * RESIDUAL 8 .301334 .376667E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 21.5960 1.54257 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE TC FILE BLLK 2/ 1/** 19:26 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 VARIATE V008 TC LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 143.167 35.7917 175.31 0.000 3 2 REP 2 40.0333 20.0167 98.04 0.000 3 * RESIDUAL 8 1.63333 .204166 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 184.833 13.2024 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE T-NR FILE BLLK 2/ 1/** 19:26 ---------------------------------------------------------------- PAGE 7 VARIATE V009 T-NR LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 265.767 66.4417 346.66 0.000 3 2 REP 2 172.633 86.3167 450.36 0.000 3 * RESIDUAL 8 1.53329 .191662 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 439.933 31.4238 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE T-HR FILE BLLK 2/ 1/** 19:26 ---------------------------------------------------------------- PAGE 8 VARIATE V010 T-HR LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 327.100 81.7750 99.12 0.000 3 2 REP 2 308.233 154.117 186.81 0.000 3 * RESIDUAL 8 6.59995 .824994 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 641.933 45.8524 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE SN FILE BLLK 2/ 1/** 19:26 ---------------------------------------------------------------- PAGE 9 VARIATE V011 SN LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 540.767 135.192 106.73 0.000 3 2 REP 2 298.033 149.017 117.65 0.000 3 * RESIDUAL 8 10.1333 1.26666 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 848.933 60.6381 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE SH FILE BLLK 2/ 1/** 19:26 ---------------------------------------------------------------- PAGE 10 VARIATE V012 SH LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 705.400 176.350 123.75 0.000 3 2 REP 2 61.4333 30.7167 21.56 0.001 3 * RESIDUAL 8 11.4000 1.42500 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 778.233 55.5881 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE TLN FILE BLLK 2/ 1/** 19:26 ---------------------------------------------------------------- PAGE 11 VARIATE V013 TLN LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 274.706 68.6765 16.33 0.001 3 2 REP 2 1.76296 .881478 0.21 0.816 3 * RESIDUAL 8 33.6389 4.20486 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 310.108 22.1506 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKH FILE BLLK 2/ 1/** 19:26 ---------------------------------------------------------------- PAGE 12 VARIATE V014 DKH LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 .220000 .550000E-01 48.89 0.000 3 2 REP 2 .144333 .721667E-01 64.15 0.000 3 * RESIDUAL 8 .900003E-02 .112500E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 .373333 .266667E-01 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DBTT FILE BLLK 2/ 1/** 19:26 ---------------------------------------------------------------- PAGE 13 VARIATE V015 DBTT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 548.649 137.162 446.30 0.000 3 2 REP 2 163.281 81.6407 265.64 0.000 3 * RESIDUAL 8 2.45867 .307334 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 714.389 51.0278 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BLLK 2/ 1/** 19:26 ---------------------------------------------------------------- PAGE 14 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS CC DKTHAN SL/CAY DKT 1 3 21.3333 0.350000 39.5000 15.8333 2 3 25.3333 0.550000 48.1667 18.0000 3 3 26.5000 0.583333 52.0000 17.5000 4 3 28.5000 0.716667 59.0000 20.3333 5 3 27.8333 0.650000 57.5000 19.1667 SE(N= 3) 0.912829E-01 0.197203E-01 0.620258 0.519080 5%LSD 8DF 0.297664 0.643058E-01 2.02260 1.69267 CT$ NOS SCC1 TC T-NR T-HR 1 3 5.33333 13.0000 35.0000 48.5000 2 3 7.33333 18.5000 40.6667 54.1667 3 3 7.66667 20.1667 37.1667 51.0000 4 3 8.43333 21.5000 47.1667 62.1667 5 3 7.93333 21.0000 37.8333 52.0000 SE(N= 3) 0.112052 0.260874 0.252759 0.524403 5%LSD 8DF 0.365389 0.850685 0.824222 1.71002 CT$ NOS SN SH TLN DKH 1 3 48.1667 33.6667 69.8467 1.20000 2 3 56.6667 44.3333 78.2533 1.40000 3 3 60.5000 48.1667 79.6800 1.45000 4 3 64.6667 53.3333 82.5133 1.56667 5 3 63.8333 50.6667 79.3633 1.46667 SE(N= 3) 0.649785 0.689204 1.18390 0.193649E-01 5%LSD 8DF 2.11888 2.24742 3.86058 0.631471E-01 CT$ NOS DBTT 1 3 33.3333 2 3 46.0000 3 3 47.8333 4 3 50.3667 5 3 48.0000 SE(N= 3) 0.320070 5%LSD 8DF 1.04371 ------------------------------------------------------------------------------ MEANS FOR EFFECT REP ------------------------------------------------------------------------------ REP NOS CC DKTHAN SL/CAY DKT 1 5 21.5000 0.490000 44.9000 16.2000 2 5 26.0000 0.570000 51.5000 18.6000 3 5 30.2000 0.650000 57.3000 19.7000 SE(N= 5) 0.707074E-01 0.152753E-01 0.480450 0.402078 5%LSD 8DF 0.230570 0.498111E-01 1.56670 1.31114 REP NOS SCC1 TC T-NR T-HR 1 5 6.66000 16.8000 43.6000 59.2000 2 5 7.40000 18.9000 39.8000 53.4000 3 5 7.96000 20.8000 35.3000 48.1000 SE(N= 5) 0.867949E-01 0.202072 0.195786 0.406201 5%LSD 8DF 0.283029 0.658938 0.638440 1.32458 REP NOS SN SH TLN DKH 1 5 53.5000 43.8000 78.4160 1.30000 2 5 58.4000 45.6000 77.7000 1.41000 3 5 64.4000 48.7000 77.6780 1.54000 SE(N= 5) 0.503321 0.533855 0.917045 0.150000E-01 5%LSD 8DF 1.64128 1.74085 2.99039 0.489136E-01 REP NOS DBTT 1 5 41.0200 2 5 45.2000 3 5 49.1000 SE(N= 5) 0.247925 5%LSD 8DF 0.808458 ------------------------------------------------------------------------------ ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BLLK 2/ 1/** 19:26 ---------------------------------------------------------------- PAGE 15 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |REP | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | CC 15 25.900 4.5166 0.15811 0.6 0.0000 0.0000 DKTHAN 15 0.57000 0.14736 0.34157E-01 6.0 0.0000 0.0004 SL/CAY 15 51.233 9.0077 1.0743 2.1 0.0000 0.0000 DKT 15 18.167 2.2887 0.89907 4.9 0.0030 0.0009 SCC1 15 7.3400 1.2420 0.19408 2.6 0.0000 0.0000 TC 15 18.833 3.6335 0.45185 2.4 0.0000 0.0000 T-NR 15 39.567 5.6057 0.43779 1.1 0.0000 0.0000 T-HR 15 53.567 6.7714 0.90829 1.7 0.0000 0.0000 SN 15 58.767 7.7870 1.1255 1.9 0.0000 0.0000 SH 15 46.033 7.4557 1.1937 2.6 0.0000 0.0007 TLN 15 77.931 4.7064 2.0506 2.6 0.0008 0.8162 DKH 15 1.4167 0.16330 0.33541E-01 2.4 0.0000 0.0000 DBTT 15 45.107 7.1434 0.55438 1.2 0.0000 0.0000 ¶nh h­ëng cña biÖn ph¸p bÊm ngän ®Õn sinh tr­ëng, ph¸t triÓn cña gièng hoa V¹n Thä BALANCED ANOVA FOR VARIATE CC FILE BNVT 1/ 1/** 20: 2 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V003 CC LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 176.327 58.7756 22.59 0.002 3 2 REP 2 1.16667 .583333 0.22 0.807 3 * RESIDUAL 6 15.6134 2.60223 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 193.107 17.5552 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKT FILE BNVT 1/ 1/** 20: 2 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 VARIATE V004 DKT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 429.022 143.007 161.74 0.000 3 2 REP 2 5.00167 2.50083 2.83 0.136 3 * RESIDUAL 6 5.30506 .884177 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 439.329 39.9390 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE SCC1 FILE BNVT 1/ 1/** 20: 2 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 VARIATE V005 SCC1 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 11.0425 3.68083 107.73 0.000 3 2 REP 2 .216666E-01 .108333E-01 0.32 0.742 3 * RESIDUAL 6 .205001 .341668E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 11.2692 1.02447 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE SCC2 FILE BNVT 1/ 1/** 20: 2 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 VARIATE V006 SCC2 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 93.8025 31.2675 114.74 0.000 3 2 REP 2 2.62500 1.31250 4.82 0.057 3 * RESIDUAL 6 1.63501 .272502 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 98.0625 8.91477 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE TC FILE BNVT 1/ 1/** 20: 2 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 VARIATE V007 TC LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 345.396 115.132 144.16 0.000 3 2 REP 2 2.54167 1.27083 1.59 0.279 3 * RESIDUAL 6 4.79170 .798617 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 352.729 32.0663 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE CDCC1 FILE BNVT 1/ 1/** 20: 2 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 VARIATE V008 CDCC1 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 101.289 33.7631 366.10 0.000 3 2 REP 2 10.1400 5.07000 54.98 0.000 3 * RESIDUAL 6 .553336 .922227E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 111.982 10.1802 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE T-N FILE BNVT 1/ 1/** 20: 2 ---------------------------------------------------------------- PAGE 7 VARIATE V009 T-N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 361.000 120.333 361.00 0.000 3 2 REP 2 40.6667 20.3333 61.00 0.000 3 * RESIDUAL 6 2.00000 .333333 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 403.667 36.6970 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE T-HR FILE BNVT 1/ 1/** 20: 2 ---------------------------------------------------------------- PAGE 8 VARIATE V010 T-HR LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 539.000 179.667 239.56 0.000 3 2 REP 2 78.1667 39.0833 52.11 0.000 3 * RESIDUAL 6 4.50001 .750001 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 621.667 56.5152 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE T-HT FILE BNVT 1/ 1/** 20: 2 ---------------------------------------------------------------- PAGE 9 VARIATE V011 T-HT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 1132.92 377.639 799.69 0.000 3 2 REP 2 190.500 95.2500 201.70 0.000 3 * RESIDUAL 6 2.83340 .472233 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 1326.25 120.568 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE SN FILE BNVT 1/ 1/** 20: 2 ---------------------------------------------------------------- PAGE 10 VARIATE V012 SN LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 566.562 188.854 83.93 0.000 3 2 REP 2 .666667 .333333 0.15 0.865 3 * RESIDUAL 6 13.5001 2.25002 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 580.729 52.7936 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE SH FILE BNVT 1/ 1/** 20: 2 ---------------------------------------------------------------- PAGE 11 VARIATE V013 SH LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 360.062 120.021 198.65 0.000 3 2 REP 2 .541667 .270833 0.45 0.662 3 * RESIDUAL 6 3.62503 .604171 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 364.229 33.1117 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKH FILE BNVT 1/ 1/** 20: 2 ---------------------------------------------------------------- PAGE 12 VARIATE V014 DKH LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 1.26000 .420000 126.00 0.000 3 2 REP 2 .846667 .423333 127.00 0.000 3 * RESIDUAL 6 .199999E-01 .333332E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 2.12667 .193333 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DBTT FILE BNVT 1/ 1/** 20: 2 ---------------------------------------------------------------- PAGE 13 VARIATE V015 DBTT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 499.000 166.333 887.07 0.000 3 2 REP 2 72.0417 36.0208 192.10 0.000 3 * RESIDUAL 6 1.12505 .187509 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 572.167 52.0152 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BNVT 1/ 1/** 20: 2 ---------------------------------------------------------------- PAGE 14 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------ CT$ NOS CC DKT SCC1 SCC2 1 3 34.5000 15.0667 3.00000 5.50000 2 3 24.9333 30.6667 5.60000 13.0000 3 3 25.7667 25.6667 4.30000 9.50000 4 3 30.2667 19.1667 3.66667 7.30000 SE(N= 3) 0.931348 0.542887 0.106719 0.301387 5%LSD 6DF 3.22168 1.87793 0.369158 1.04255 CT$ NOS TC CDCC1 T-N T-HR 1 3 15.6667 10.3667 30.0000 35.0000 2 3 29.6667 18.5000 34.0000 40.0000 3 3 24.0000 15.4333 40.6667 48.3333 4 3 18.5000 14.6000 44.0000 52.0000 SE(N= 3) 0.515951 0.175331 0.333333 0.500000 5%LSD 6DF 1.78476 0.606497 1.15305 1.72958 CT$ NOS T-HT SN SH DKH 1 3 64.0000 18.3333 11.3333 3.26667 2 3 86.3333 36.0000 25.5000 4.03333 3 3 87.6667 27.0000 17.0000 3.86667 4 3 85.0000 20.5000 13.0000 3.36667 SE(N= 3) 0.396750 0.866028 0.448765 0.333333E-01 5%LSD 6DF 1.37242 2.99573 1.55235 0.115305 CT$ NOS DBTT 1 3 29.0000 2 3 46.0000 3 3 39.3333 4 3 33.0000 SE(N= 3) 0.250006 5%LSD 6DF 0.864810 ------------------------------------------------------------------------------ MEANS FOR EFFECT REP ------------------------------------------------------------------------------ REP NOS CC DKT SCC1 SCC2 1 4 29.2000 23.5250 4.20000 9.32500 2 4 28.4500 22.0000 4.12500 8.95000 3 4 28.9500 22.4000 4.10000 8.20000 SE(N= 4) 0.806571 0.470154 0.924213E-01 0.261009 5%LSD 6DF 2.79006 1.62634 0.319700 0.902871 REP NOS TC CDCC1 T-N T-HR 1 4 22.0000 13.6250 35.0000 40.7500 2 4 22.5000 14.6750 37.0000 43.7500 3 4 21.3750 15.8750 39.5000 47.0000 SE(N= 4) 0.446827 0.151841 0.288675 0.433013 5%LSD 6DF 1.54565 0.525242 0.998572 1.49786 REP NOS T-HT SN SH DKH 1 4 75.7500 25.6250 17.0000 3.30000 2 4 81.0000 25.6250 16.5000 3.65000 3 4 85.5000 25.1250 16.6250 3.95000 SE(N= 4) 0.343596 0.750003 0.388642 0.288674E-01 5%LSD 6DF 1.18855 2.59438 1.34438 0.998571E-01 REP NOS DBTT 1 4 33.8750 2 4 36.7500 3 4 39.8750 SE(N= 4) 0.216512 5%LSD 6DF 0.748948 ------------------------------------------------------------------------------ ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BNVT 1/ 1/** 20: 2 ---------------------------------------------------------------- PAGE 15 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |REP | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | CC 12 28.867 4.1899 1.6131 5.6 0.0016 0.8065 DKT 12 22.642 6.3197 0.94031 4.2 0.0000 0.1359 SCC1 12 4.1417 1.0122 0.18484 4.5 0.0001 0.7420 SCC2 12 8.8250 2.9858 0.52202 5.9 0.0001 0.0566 TC 12 21.958 5.6627 0.89365 4.1 0.0000 0.2791 CDCC1 12 14.725 3.1906 0.30368 2.1 0.0000 0.0003 T-N 12 37.167 6.0578 0.57735 1.6 0.0000 0.0002 T-HR 12 43.833 7.5177 0.86603 2.0 0.0000 0.0003 T-HT 12 80.750 10.980 0.68719 0.9 0.0000 0.0000 SN 12 25.458 7.2659 1.5000 5.9 0.0001 0.8651 SH 12 16.708 5.7543 0.77728 4.7 0.0000 0.6616 DKH 12 3.6333 0.43970 0.57735E-01 1.6 0.0000 0.0001 DBTT 12 36.833 7.2122 0.43302 1.2 0.0000 0.0000 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn up.doc
Tài liệu liên quan