Nghiên cứu thành phần bệnh nấm hại hạt giống lúa nhập nội năm 2008 và 2009 tại Hải Phòng và biện pháp quản lý hạt giống phòng trừ bệnh

Tài liệu Nghiên cứu thành phần bệnh nấm hại hạt giống lúa nhập nội năm 2008 và 2009 tại Hải Phòng và biện pháp quản lý hạt giống phòng trừ bệnh: ... Ebook Nghiên cứu thành phần bệnh nấm hại hạt giống lúa nhập nội năm 2008 và 2009 tại Hải Phòng và biện pháp quản lý hạt giống phòng trừ bệnh

doc106 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4689 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu thành phần bệnh nấm hại hạt giống lúa nhập nội năm 2008 và 2009 tại Hải Phòng và biện pháp quản lý hạt giống phòng trừ bệnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o tr­êng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi ----------eêf---------- trÇn thÞ ph­¬ng nh· NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN BỆNH NẤM HẠI HẠT GIỐNG LÚA NHẬP NỘI NĂM 2008 VÀ 2009 TẠI HẢI PHÒNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HẠT GIỐNG PHÒNG TRỪ BỆNH LuËn v¨n th¹c sÜ n«ng nghiÖp 3 bia (102 trang) Chuyªn ngµnh: b¶o vÖ thùc vËt M· sè: 60.62.10 Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: PGS.TS. ng« thÞ bÝch h¶o Hµ Néi - 2009 LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 9 tháng 12 năm 2009 Tác giả luận văn Trần Thị Phương Nhã LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và người thân. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS. TS. Ngô Thị Bích Hảo đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong Khoa Nông học - Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội - những người đã trực tiếp giảng dạy, trang bị những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học cao học. Tôi xin được chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô Viện Sau Đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Cán bộ giáo viên trường Đại học Hải Phòng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và công tác. Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới cán bộ nhân viên chi cục Kiểm dịch thực vật vùng I, chi cục Bảo vệ thực vật Hải Phòng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả người thân, bạn bè, gia đình - những người luôn bên cạnh, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Hà Nội, ngày 9 tháng 12 năm 2009 Tác giả luận văn Trần Thị Phương Nhã MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục ảnh viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT A.p: Alternaria padwickii B.o:Bipolaris oryaze C.sp: Curvularia sp F.m: Fusarium Moliniorme M.o: Fusarium Moliniorme P.o: Pyricularia oryzae Rh.s: Rhizoctonia solani S.o: Sacroladium oryzae CSB: Chỉ số bệnh TLB: Tỉ lệ bệnh BTST: Bồi tạp Sơn Thanh B.ưu: Bác ưu N.ưu: Nhị ưu Mầm bbt: Mầm bất bình thường Mầm bt: Mầm bình thường DANH MỤC BẢNG 4. 1. Thành phần và tần suất xuất hiện của các loài nấm trên các lô thóc giống nhập khẩu tại trung tâm KDTV sau nhập khẩu vùng I từ năm 2006 - 2008 32 4. 2 Thành phần nấm hại trên hạt giống lúa nhập khẩu năm 2008 35 4. 3: Thành phần và tần số xuất hiện của các loại nấm trên một số giống lúa nhập khẩu năm 2008 37 4.4 Thành phần nấm bệnh có trên hạt lúa nhập vào Việt Nam là đối tượng kiểm dịch thực vật của một số nước trên thế giới 39 4.5 Ảnh hưởng của nấm bệnh đến khả năng nảy mầm của giống lúa D.ưu527 40 4.6. Đặc điểm hình thái của một số loài nấm bệnh gây hại chủ yếu trên các hạt lúa giống nhập khẩu. 42 4.7 Kết quả lây bệnh nhân tạo một số loại nấm phân lập từ thóc lên cây mạ 48 4.8 Tình hình nhiễm nấm gây bệnh trên một số giống lúa thuần Việt Nam thu thập tại Hải Phòng 50 9 Kết quả điều tra tình hình bệnh ngoài đồng trên giống D.ưu527 tại Hải Phòng vụ xuân 2009 52 10 Kết quả điều tra tình hình bệnh ngoài đồng trên giống Nhị ưu 838 tại Hải Phòng vụ xuân 2009 53 4.11. Kết quả điều tra tình hình bệnh ngoài đồng trên giống Bắc Thơm số 7 tại Hải Phòng vụ xuân 2009 54 4. 12: Một số kết quả kiểm tra chỉ tiêu chất lượng hạt trên các mẫu giống lúa D.ưu 527 57 4. 13: Một số kết quả kiểm tra chỉ tiêu chất lượng hạt trên các mẫu giống lúa Nhị ưu 838 60 4. 14: Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường tới chất lượng cây mầm trên các mẫu hạt giống nhiễm bênh giống D.ưu 527 62 4.15 Khảo sát khả năng truyền bệnh từ hạt giống mang nấm gây bệnh sang cây mạ 64 4.15: Tỷ lệ nấm gây bệnh trên hạt sau khi xử lý nhiệt 66 4. 17 Kết quả xử lý hạt lúa giống D.ưu 527 bằng dịch chiết tỏi 68 4.18 Kết quả xử lý hạt lúa giống D.ưu 527 bằng dịch chiết hành 69 4.19: Kết quả xử lý hạt giống nhiễm bệnh bằng thuốc hóa học nồng độ 0,3% 71 DANH MỤC ẢNH Ảnh 4.1 Bào tử phân sinh nấm Curvularia lunata. 45 Ảnh 4.2 Bào tử phân sinh nấm Curvularia sp 45 Ảnh 4.3 Nấm Curvularia lunata trên môi trường PAG 45 Ảnh 4.4 Bào tử phân sinh nấm Bipolaris oryzae 46 Ảnh 4.5 Nấm Bipolaris oryzae trên môi trường PAG 46 Ảnh 4.6 Bào tử phân sinh nấm Tilletia barclayana 47 Ảnh 4.7 Bào tử phân sinh nấm Alternaria padwickii 47 Ảnh 4.8 Triệu chứng gây hại của nấm Bipolaris oryzae 49 Ảnh 4.9 Nấm Bipolaris oryzae trên hạt thóc 59 Ảnh 4.10 Ảnh hưởng của nấm bệnh đến chất lượng cây mầm 59 1: MỞ ĐẦU 1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ Lúa gạo là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế giới: lúa gạo, lúa mì, ngô. Khoảng 40% dân số thế giới coi lúa gạo là nguồn lương thực chính, 25% sử dụng lúa gạo trên 1/2 khẩu phần lương thực hàng ngày. Như vậy lúa gạo có ảnh hưởng tới đời sống của ít nhất 65% dân số trên thế giới. Tại kỳ họp lần thứ 57 hằng niên của Hội đồng liên hiệp Quốc đã chọn năm 2004 là năm Lúa gạo quốc tế với khẩu hiệu “ Cây lúa là cuộc sống”. Trong lúa gạo có đầy đủ các chất dinh dưỡng như ở các cây lương thực khác (tinh bột, protein, lipid...), ngoài ra còn có các loại vitamin thuộc nhóm B như B1, B2, B6, B12... Từ những đặc điểm dinh dưỡng của hạt gạo, từ lâu lúa gạo đã được coi là nguồn thực phẩm, dược phẩm có giá trị. Sản xuất lúa gạo trong nước có bước phát triển nhảy vọt trong khoảng 20 năm gần đây, năm 1990 sản lượng toàn quốc đạt 19.225.100 tấn đến năm 1999, sản lượng đã đạt 31.393.800 tấn thóc. Từ năm 2004 – 2007, sản lượng lúa gạo cả nước đạt trên 35 triệu tấn/ năm, dự tính năm 2008, sản lượng đạt trên 36 triệu tấn Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới trong những thập kỷ gần đây có mức tăng trưởng đáng kể: Năm 1992 diện tích gieo trồng là 147, 168 triệu ha so với năm 1970 là 134, 390 ha; năng suất tăng từ 23,0 tạ/ha năm 1970 lên 35,7 tạ/ha năm 1992, sản lượng tăng từ 308,767 triệu tấn lên 523,475 triệu tấn. Sản lượng toàn cầu năm 2006, đạt 634.575.804 so với năm 2005 là 631. 508.532 Tuy sản lượng lúa tăng nhưng vấn đề thiếu lương thực vẫn diễn ra rất nghiêm trọng đặc biệt tại một số nước vùng châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh. Đặc biệt cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu đang trở thành mối nguy hiểm đe dọa nền an ninh lương thực toàn thế giới, đặc biệt đối với các nước nghèo. Giá gạo hiện đang ở mức cao nhất kể từ năm 1974. Nguyên nhân chính là do sự tăng dân số quá nhanh, mặt khác việc sản xuất lúa gạo phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, bên cạnh đó là việc sử dụng đất trồng lương thực để sản xuất các loại cây trồng phục vụ sản xuất nguyên liệu sinh học, quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, quá trình sa mạc hoá... làm thu hẹp diện tích đất trồng cây lương thực Ngoài ra, việc sán xuất lúa gạo còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố bất lợi như sự thay đổi khí hậu toàn cầu, sự nóng lên của vỏ trái đất, các thiên tai, dịch hại v.v... Trong đó theo tài liệu của viện nghiên cứu lúa quốc tế cho thấy các loài dịch hại là yếu tố hạn chế lớn nhất đối với lúa gạo. Đặc biệt là các loài bệnh hại thường làm giảm năng suất một cách rõ rệt. Việc phòng trừ các loài bệnh hại thường chỉ được chú trọng trong các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa trên đồng ruộng. Nhưng có rất nhiều loài mầm bệnh kí sinh trên hạt giống, gây hại từ giai đoạn nảy mầm đến các giai đoạn tiếp theo, trở thành nguồn bệnh lan truyền trong các quần thể lúa trồng. Các loại bệnh hại trên hạt thường dễ di chuyển từ vùng này sang vùng khác bằng con đường nhập khẩu hạt giống. Vì vậy việc kiểm soát sự lây lan các loài bệnh hại trên hạt giống là rất cần thiết và có ý nghĩa trong sản xuất lúa gạo, tạo ra một quần thể lúa trồng sạch bệnh ngay từ giai đoạn đầu tiên, là cơ sở cho sự sinh trưởng và phát triển, cho năng suất cao và phẩm chất tốt trong những giai đoạn tiếp theo. Để tìm hiểu thực trạng tình hình bệnh trên hạt giống lúa, chọn ra các đối tượng chính, đề xuất các biện pháp phòng trừ nhằm cải thiện chất lượng hạt giống lúa trước khi đưa vào sản xuất, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thành phần bệnh nấm hại hạt giống lúa nhập nội năm 2008 và 2009 tại Hải Phòng và biện pháp quản lý hạt giống phòng trừ bệnh” 1.2.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU. 1.2.1.Mục đích Điều tra, xác định thành phần bệnh nấm hại trên hạt giống lúa và mức độ nhiễm bệnh qua hạt của các giống lúa nhập nội năm 2008 Hải Phòng và đề xuất một số biện pháp hạn chế bệnh nấm hại trên hạt giống trước khi đưa vào sản xuất. 1.2.2. Yêu cầu Điều tra, giám định thành phần bệnh nấm hại trên hạt của các giống lúa nhập nội năm 2008 Điều tra thành phần bệnh nấm hại trên một số giống lúa nhập khẩu ngoài đồng ruộng Đánh giá mức độ nhiễm bệnh của một số giống lúa nhập khẩu, so sánh với giống địa phương Theo dõi sự phát triển của một số bệnh nấm hại hạt giống và trên đồng ruộng vụ xuân 2009 Xác định ảnh hưởng của bệnh hại đến khả năng nảy mầm của hạt và sức sống cây mạ Thử nghiệm một số biện pháp xử lý hạt trước khi gieo trồng bằng biện pháp vật lý và hoá học 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC 2.1.1. Những nghiên cứu về thành phần bệnh trên hạt lúa và công tác kiểm dịch thực vật. Trong các loại cây trồng nông nghiệp có tới 90% các loại cây lương thực thực phẩm nhân giống bằng hạt và chính việc gieo trồng bằng hạt này đã khiến chúng đều chịu ảnh hưởng của các bệnh truyền qua hạt giống. Hiện nay bệnh truyền qua hạt giống là một trong những nguyên nhân chính gây suy giảm năng suất và phẩm chất nông sản của nhiều nước trên thế giới. Mà cây lúa là loại cây trồng không nằm ngoài quy luật chung đó do vậy nó cũng chịu nhiều tác động của các loại bệnh hại truyền qua hạt giống. Ở nước ta bệnh hại trên hạt lúa là một trong những nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và phẩm chất hạt làm giảm giá trị xuất khẩu của mặt hàng này. Trong thực tế có rất nhiều biện pháp được sử dụng để phòng trừ hạt nhiễm bệnh như các biện pháp thủ công: sàng, sẩy, phơi…; các biện pháp xử lý bằng nhiệt độ, bằng thuốc trừ nấm… Tuy nhiên, do quá trình phát triển của ngành thương mại, các loài thực vật, các nông sản, hạt giống v.v… được di chuyển từ vùng này sang vùng khác có thể mang theo nguồn bệnh. Khi một nguồn bệnh xâm nhập vào một vùng lãnh thổ mới có thể bị tiêu diệt do các tác nhân hữu sinh và vô sinh nhưng trong nhiều trường hợp chúng thích nghi với điều kiện mới, phát triển mạnh và trở thành nguồn dịch hại chủ yếu đe dọa nền sản xuất của khu vực mới. Đây là mối quan tâm và là vấn đề đặt ra đối với công tác kiểm dịch thực vật. Kiểm dịch thực vật là sự phối hợp các biện pháp để ngăn chặn các loại dịch hại có thể du nhập và lan rộng hoặc để đảm bảo kiểm soát hợp pháp đối với các đối tượng đó. Đây là công tác quan trọng của bảo vệ thực vật, góp phần ngăn chặn những loài dịch hại mới du nhập và góp phần giảm khả năng gây hại của một số loài dịch hại ngay từ khâu hạt giống. Hiện nay theo IRRI có tới 43 trong tổng số 53 loại nấm có thể gây hại vào mọi giai đoạn phát triển của cây lúa trên tất cả các nước trồng lúa trên thế giới. Nghiên cứu về tình hình nhiễm nấm bệnh trên hạt lúa đã được nhiều tác giả công bố. Theo Richardson (1981) [41],[44] cho biết có 41 loại nấm truyền qua hạt giống lúa và chúng cũng gây bệnh trên thân, lá bao gồm một số loại điển hình như: Pyricularia oryzae, Bipolaris oryzae, Ustilaginoides virens, Fusarium molinlforme, Alterlaria Padwickii, Microdochium oryzae, Sacroladium oryzae, Rhizoctonia solani, . . .Trong những năm 1984 – 1986 [39], viên nghiên cứu lúa quốc tế đã phân lập trên 4744 mẫu hạt giống lúa với phương pháp giấy ẩm đã phân lập được 20 loài nấm trong đó có những loài nấm xuất hiện phổ biến trong các mẫu kiểm tra với tỉ lệ cao bao gồm: Trichoniella padwickii (tên gọi khác của Altemaria padwickii), Fusarium moliniforme, Curvularia spp, Nigrospora oryzae, Tilletia barclayana, Phoma spp… Năm 1986 cũng tại Viện nghiên cứu lúa quốc tế (New, 1994) (dẫn qua tài liệu [36], [42], [43] khi tiến hành kiểm tra 327 mẫu hạt giống lúa đã phát hiện 17 loài nấm truyền qua hạt. Các loại nấm xuất hiện phổ biến lần lượt là Curvularia spp, tiếp theo là Altenaria padwickii, Phoma spp, Nigrospora oryzae, Tilletia barclayana, Leptospharia spp.,… Bệnh truyền qua hạt giống đã được xác định rõ rằng chu kỳ sống của chúng có nhiều giai đoạn tồn tại được trên hạt giống và hầu hết các nấm gây bệnh trên cây lúa đã được ghi nhận có truyền qua hạt giống. Phạm vi hạt giống bị nhiễm các vi sinh vật là rất rộng tuy nhiên hiểu biết về vai trò và sự quan trọng của nấm bệnh truyền qua hạt giống còn chưa nhiều [24]. 2.1.2. Tác hại của bệnh nấm truyền qua hạt lúa Đối với nấm trên hạt nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy một số loại nấm làm biến màu hạt, ảnh hưởng đến chất lượng hạt. [48], [43] Một số loại nấm mốc trong bảo quản như Aspergillus, Penicillium, không những làm biến màu hạt mà còn sản sinh ra độc tố (Lizuka, 1958 [42]). Nhiều nghiên cứu cho rằng nấm trên hạt không những gây thiệt hại trên hạt lúa mà chúng còn là nguồn lây nhiễm trên đồng ruộng và sự thiệt hại của chúng gây ra là rất lớn như Nấm gây bệnh đạo ôn (pyricularia oryzae), Nấm gây bệnh tiêm lửa (Bipolaris oryzae), nấm gây vết đốm cháy trên lá (Altemaria padwickii), Nấm gây bệnh hại có thể phát triển và gây hại rất nhanh chóng trên các loài cây trồng ở mọi giai đoạn, mọi nơi, mọi lúc [16]. Trên hạt, một số nấm gây bệnh phá huỷ axit béo, vitamin và tạo ra các hợp chất hoá học có thể gây nguy hại tới sức khoẻ của con người, ví dụ nấm Aspegillus flavus khi phát triển trên hạt lạc tạo ra hợp chất Flavor toxin có thể gây ra ung thư và ngộ độc trực tiếp cho người ăn. Các nhà khoa học đã thống kê có khoảng 55 loài nấm gây hại ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây lúa trên tất cả các nước trồng lúa trên thế giới [33]. Sự tồn tại và phát triển của các loài nấm này đã được các nhà khoa học quan tâm từ rất sớm (từ cuối thế kỷ 18) [42]. Tuy nhiên, sự tồn tại của nấm trên hạt đến giữa thế kỷ 19 mới được nghiên cứu kỹ, cuối thế kỷ đã có nhiều công bố về bệnh trên hạt của các nhà nghiên cứu như Richarson, 1979, 1981, Neergard, Ou năm 1985... Hiện nay, theo thống kê của Viện nghiên cứu lúa quốc tế (International Rice Reseach Institute gọi tắt là IRRI) có khoảng 43 loài nấm được xác định là có truyền qua hạt giống [45]. Nấm gây bệnh truyền qua hạt giống có ý nghĩa đặc biệt với lúa, gồm nhiều loài khác nhau, thay đổi tuỳ theo từng vùng, từng giai đoạn, từng thời kỳ sinh trưởng của lúa. Một số bệnh hại trên lúa đã được ghi chép lại từ cuối thế kỷ 19. Tại thời điểm này, nhiều nhà khoa học đã có cùng mục đích nghiên cứu để tìm ra tác nhân gây bệnh đối với một số bệnh thường gặp. Các bệnh hại lúa phân bố ở khắp nơi tại tất cả các vùng trồng lúa trên thế giới. Tuy nhiên, không phải loài nấm gây bệnh nào cũng phát triển được ở tất cả các vùng sinh thái. Vào giữa thế kỷ 20, sau một thời gian dài nghiên cứu các loài bệnh hại lúa, một số nhà khoa học đã chú ý tới khả năng truyền bệnh của chúng qua hại giống. Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên một số bệnh chủ yếu đã góp phần làm sáng tỏ thêm một nguồn lây nhiễm trên đồng ruộng đó là bệnh truyền qua hạt giống. 2.1.2.1. Bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia oryzae Bệnh đạo ôn là bệnh được chú ý nghiên cứu sớm nhất. Năm 1881 Cavara đã mô tả bệnh này một cách tỉ mỉ tại Italia và ông đặt tên nấm là Pyricularia oryzae. Cũng khoảng thời gian đó, Saccardo (1880) cũng nghiên cứu mô tả loài nấm này và đặt tên cho nấm là Pyricularia grisea. Đã xảy ra những cuộc tranh luận kéo dài tới tận những năm 1965, Asuyama [47] vẫn cho rằng nên gọi nấm gây bệnh đạo ôn là Pyricularia grisea. Mãi tới những năm đầu thế kỷ 20, Manandhas và cộng sự (1994, 1995) công bố các thí nghiệm lây nhiễm các chủng đạo ôn từ cỏ Echinochloa colona, Eleusine india và Eleusine coracana lên một số giống lúa mẫn cảm với bệnh đạo ôn nhưng các chủng này đã không thể phát triển được, điều này chứng tỏ rằng có một chủng chuyên hoá gây hại trên lúa và nên gọi chúng là Pyricularia oryzae. Sự phát triển của công nghệ sinh học cũng góp phần làm sáng tỏ hơn về vấn đề này, các nòi gây nhiễm cho lúa và cho cỏ là có tính chuyên hoá chủ riêng biệt (Borromeo 1993, Leong (1994) [45], [37]. a. Phân bố Bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia oryzae gây ra có phổ phân bố rất rộng, bệnh này phát triển mạnh ở tất cả các châu lục như châu Á, châu Phi, châu Đại Dương, Trung Mỹ và Tây Ấn Độ, Nam và Bắc Mỹ. b. Thiệt hại Theo S.H:Ou [45]thì hiện nay bệnh này được coi là bệnh chính hại trên lúa vì diện phân bố rộng và gây tác hại nghiêm trọng. Bệnh xảy ra trên mạ hoặc lúa đẻ nhánh có thể làm cây lúa bị chết hoàn toàn, nếu bệnh tấn công vào thời kỳ sinh trưởng gây hại trên cổ bông và gié hạt dẫn đến hạt bị khô và lép. Theo Goto, Padmanabhan (1965) bệnh đã găy hại nghiêm trọng ở Nhật Bản và Ấn Độ. Nói chung cho đến nay vẫn chưa tính được mức thiệt hại cụ thể do bệnh này gây ra vì đây là vấn đề phức tạp phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như giống lúa, biện pháp phòng trừ, phân bón, thời tiết và thời vụ.... Năm 1952 Kuribayashi và Ichikawa đã xây dựng một công thức tính tác hại của bệnh đạo ôn cổ bông y = 0,68x + 2,8 (y tỷ lệ thịêt hại, x là tỷ lệ bông bị đạo ôn). Theo Padmanabha (1965) khi lúa bị đạo ôn cổ bông 1% thì năng suất có thể giảm từ 0,7 đến 17,4% tuỳ thuộc vào các yếu tố liên quan khác. Ông cũng thống kê trong năm 1965 tại Ấn Độ 75% năng suất bị mất do bệnh đạo ôn gây ra. Trong khi đó ở Philippin vài nghìn ha cũng bị giảm 50% năng suất do bệnh này. Tại Nigeria và Liberia, năm 1975 Awoderu và Esuruosu đã thống kê 40% năng suất bị giảm do bị nhiễm đạo ôn, bệnh đạo ôn cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất ở vùng cao nguyên sản xuất lúa gạo của châu Phi. c. Sự gây hại của bệnh trên hạt Theo Mathur (1981) [44], bào tử của nấm Pyricularia oryzae có thể tồn tại trên bề mặt hạt và sợi nấm phát triển vào bên trong tế bào của phôi, nội nhũ, bào tử nấm có thể tồn tại trong phôi, giữa lớp vỏ trấu và hạt gạo, kẹt giữa mày hạt thóc và vỏ trấu. Cũng theo Mathur thì những hạt thóc khỏe phải là những hạt không mang tác nhân gây bệnh. Những mẫu hạt được Jinheung thu nhập từ cánh đồng nhiễm bệnh đạo ôn nặng ở Hàn Quốc đem kiểm tra trong phòng thí nghiệm cho thấy có 65% bào tử nằm trên vỏ trấu, 4% nằm trong phôi, 25% nằm ở vỏ cám. Những hạt thóc trong cùng lô này khi kiểm tra bằng cách gieo trên water agar (mặt thạch), kết quả cho thấy 7-8% cây mạ có triệu chứng rất điển hình, còn khoảng 90% cây mạ không có biểu hiện rõ ràng triệu chứng nhiễm bệnh. Một nghiên cứu khác ở Mỹ của Lamey năm 1970, cho thấy những hạt giống lúa với 40% bề mặt bị gây hại đem gieo trồng thì có 7-13% cây mạ biểu hiện triệu chứng bệnh. Cũng tương tự như vậy, Mathur và Aulakh, Meergaard (1974) cũng thu được kết quả tương tự 7-18% cây mạ có triệu chứng bệnh khi gieo những hạt thóc thu từ ruộng bị nhiễm bệnh đạo ôn. 2.1.2.2. Bệnh tiêm lửa do nấm Bipolaris oryzae Cũng tương tự như bệnh đạo ôn, bệnh tiêm lửa cũng được ghi nhận rất sớm. Vào năm 1990 Breda de Haan là người đầu tiên mô tả và đặt tên bệnh là Helminthosporium oryzae [42]. Bệnh này cũng được mô tả ở Nhật bởi Hori năm 1901 và nghiên cứu sâu hơn bởi Tanaka năm 1922, sau đó là nghiên cứu của Hori (1918), Nishikado và Hemmi (1920-1930) Oku, Akai và cộng tác viên (1950 - 1958), Asaka và Baba (1951-1957) [42]. Hiện nay nấm gây bệnh này được đặt tên là Bipolaris oryzae. a. Phân bố Bệnh tiêm lửa do nấm Bipolaris oryzae gây ra. Theo CMI Ditribution Map of plant Diseases No 92 năm 1972 [25] thì nấm này gây bệnh hầu hết ở tất cả các nước trồng lúa nước trên tất cả các châu lục. b. Thiệt hại Đây là bệnh dẫn tới nạn đói ở Bengal và Ấn Độ 1942, theo thống kê cho thấy có khoảng 2 triệu người đã chết đói, có thể so sánh với nạn mất mùa khoai tây dẫn đến nạn đói ở Ailen năm 1845. Theo Ghose, Ghatge và Subramanyan (1960), Padmanabhan (1973) thì tỷ lệ thiệt hại do nấm này gây ra từ 50-90%.[28], Tại Nigeria Aluko thống kê năm 1975 năng suất lúa giảm từ 12-43% và trọng lượng của hạt giảm từ 12-30%, tỷ lệ hạt chắc giảm từ 18-22%. Tỷ lệ này cũng được xác nhận ở Nhật Bản và Surinam bởi Ou (1985), Prahb, Lopez và Zimmerrmam (1980) tại bang Para, Braxil.[43] c. Sự gây hại của bệnh trên hạt Bipolaris oryzae thường tồn tại ở trên vỏ trấu của hạt thóc, ở mày hạt có khi ở nội nhũ (Ocfemia, 1924; Nisikado và Nakayama, 1943, Fazli và Cát Hải - HP.Choroeder, 1966). Những hạt bị bệnh thường có đốm nâu trên vỏ trấu, đôi khi trên hạt còn có những khối đen hoặc nâu của bào tử (ISTA, 1964). Những hạt có biểu hiện khoẻ mạnh cũng không loài trừ khả năng mang nấm bệnh này. (Hegde, 1981). Theo Ou (1985)[43], những hạt nhiễm bệnh sơ cấp thường truyền bệnh sang cho cây con, nhưng một số cây non lại không mang nguồn bệnh của cây mẹ, mà từ những nguồn bệnh khác như đất, nước tưới... Kuribaya (1929) đã thí nghiệm với những mẫu bệnh lấy từ bắc Nhật Bản và Uokloaido, và thấy rằng nấm có thể tồn tại trên hạt một thời gian dài trung bình là 2 năm. Nấm bệnh còn được tìm thấy cả ở trên những hạt có biểu hiện khoẻ mạnh bởi Suzuki (1930). Ông cũng tìm thấy nấm bệnh tồn tại trên hạt sau 4 năm và ông xác định tại Nhật Bản những hạt lúa thu hoạch vào mùa xuân thường mang nhiều nấm hơn các mùa khác.[46] Tỷ lệ nảy mầm cuả những hạt mang nấm bệnh thường thấp hơn tỷ lệ nảy mầm của các hạt khoẻ mạnh. Singh và Shukla (1979) đã quan sát thấy tỷ lệ nảy mầm của những hạt mang nấm Bipolais oryzae giảm 11-9% , Herera và Seidel (1978) cho rằng tỷ lệ này lên tới 66% và Aluko (1970) cho là 29%. Tương tự những quan sát trên, Kulkarni, Ramakrishnan và Hegde (1980) tại Ấn Độ và Kulik (1977) tại Mỹ đã thí nghiệm cho thấy tỷ lệ nảy mầm của lô hạt giống nhiễm bệnh Bipolaris oryzae giảm 17,5% trong đó 59,4% nấm bệnh được truyền từ hạt sang cây mạ. Tại Nigeria, Aluko (1969) đã quan sát thấy mẫu lúa có 81,9% số hạt nhiễm bệnh khi đem gieo sẽ có 90% cây con bị chết. Mẫu này nếu đem gieo ra ngoài đồng sẽ có 45% hạt nảy mầm và 6 tuần sau những cây mạ đã nhiễm bệnh sẽ tiếp tục bị chết. Tại Ấn Độ, Hiremath và Hegle (1981) xác định được nếu mẫu giống lúa nhiễm nấm với tỷ lệ 60-72% thì những cây mạ gieo từ mẫu giống đó sẽ bị chết trước khi đẻ nhánh. Guerrero, Mathur và Neergaard năm 1972 có hai nhận xét khi quan sát lô hạt giống: lô hạt giống nhiễm bệnh quan sát được 60% cây mầm bất thường, trong số những cây mầm bất thường đó có 78% bị thối ở rễ và thân.[18], [19] 2.1.2.3. Bệnh cháy lá do nấm Alternaria padwickii Bệnh cháy lá được Godfrey mô tả đầu tiên vào năm 1916 ở Mỹ. Năm 1930 Tullis đã phát hiện ra loài nấm này trên vết bệnh và đặt tên là Triconis padwickiii. Năm 1947 Ganguly cũng tìm thấy loài nấm tương tự và đặt tên là Triconis padwickiii. Những nghiên cứu sau này của Ellis (1971) đã quyết định gọi theo một tên mới Alternaria padwickii [45]. a. Phân bố Bệnh đốm lá do nấm Alternaria padwickii gây ra. Theo CMI Ditribution Map of plant Diseases No314, 1994, bệnh này phân bố nhiều ở Châu Phi, Châu Á, Nam Mỹ và Bắc Mỹ. b. Thiệt hại Bệnh này nhìn chung gây hại không đáng kể trên thân và lá vì những vết bệnh trên lá thường không gây hại nặng nề. Những thiệt hại thường là khi nấm Alternaria padwickii tấn công lên hạt. Theo Rangaswana (1975), đây là nguyên nhân chính gây giảm đáng kể lượng hạt giống tốt tại bang Kerada và Tây Bengal ở Ấn Độ. Một số báo cáo đã cho thấy tỷ lệ phần trăm gây hại trên hạt là rất cao. Tại ấn Độ, Padmanabhan (1949) đã thống kê thấy 51% đến 76% hạt bị nhiễm bệnh. Đến năm 1966, Cheerran và Raj cho rằng tỷ lệ này đã lên đến 80%. Kết quả điều tra ở 11 nước châu Á và Châu Phi của Mathur, Mallya và Neergaard năm 1972 đã quan sát thấy tỷ lệ hạt nhiễm bệnh cũng lên tới 80% và tỷ lệ này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nảy mầm của hạt. c. Sự gây hại của bệnh trên hạt Theo Ou (1985), Cheeran và Raj (1966), bào tử của nấm Alternaria padwickii có thể tồn tại trên bề mặt hạt, tản nấm có thể phát triển trong tế bào nội nhũ, phôi, mày hạt và vỏ cám của hạt thóc. Những quan sát theo phương pháp giấy thấm cho thấy nấm đã làm ảnh hưởng tới sự phát triển của mầm, để làm hạt bị chết hoặc rất khó phát triển thành cây mầm bình thường.[43] Theo Mathur (1972), Cheeran và Raj (1966), 50% hạt nhiễm bệnh sẽ bị chết khi đem trồng ra các chậu nhỏ, Gurrero (1972) quan sát thấy Alternaria padwickii gây ra 23% cây mầm bất thường, trong đó có 15% bị thối thân hoặc rễ. Tisdale (1922) thấy rằng nấm có thể sống qua đông ở trong đất và trong tàn dư của cây lúa và sự ảnh hưởng của chúng đối với lúa là theo mùa vụ. Ou (1985) quan sát thấy có tới 60% hạt lúa biến màu mang loài nấm này tại Thái Lan. Đây là nguồn bệnh quan trọng lây nhiễm cho vụ sau. 2.1.2.4 Bệnh lúa von do nấm Furarium moniliforme Bệnh lúa von cũng được phát hiện từ rất sớm. Bệnh được ghi nhận lần đầu tiên tại Nhật Bản vào năm 1931 do Kimura. Đến năm 1924, Hori đã giám định loài nấm này và đặt tên là Gibberella fujikuroi. Năm 1924, Wineland đã mô tả Gibberella moniliforme và đề nghị dùng tên này, sau đó một số nhà khoa học đã thống nhất đặt tên là Furarium moniliforme mặc dù tên này không phù hợp đầy đủ với điều lệ quốc tế về danh pháp thực vật học (Synder và Hansen, 1945; Snyder và Tousso, 1965). a. Phân bố Bệnh von do nấm Furarium moniliforme gây ra cũng đã phát hiện thấy ở tất cả các nước trồng lúa. Nấm này cũng được xác định là có mặt tại hầu hết ở các nước tại Châu Á [42]. b. Thiên hại Bệnh này nhìn chung gây hại không đáng kể, chỉ có ý nghĩa đối với từng địa phương, từng mùa vụ và từng giống. Năng suất giảm nhiều nhất là từ 20-50%. Năm 1985 Ou đã báo cáo bệnh gây hại ở Nhật Bản và Ấn Độ làm giảm 15% năng suất lúa tại Thái Lan năng suất đã giảm 3,7% đến 14,7%. Tại Bangladesh năng suất đã giảm 21% ở trên những giống lúa mẫn cảm với bệnh này (Anomymous 1976). c. Sự gây hại của bệnh trên hạt Nấm Furarium moniliforme được tìm thấy chủ yếu ở phôi hạt (Vidhya Sekaran, Subramanian và Govindaswamy 1970); Hino và Furuta 1968). Ngoài ra nấm cũng tồn tại trên mày hạt, vỏ trấu trên và vỏ trấu dưới, nấm tồn tại trên hạt có thể làm mất màu tự nhiên của hạt. Đôi khi có những đám cành bào tử, bào tử mầu hồng nằm trên bề mặt hạt, có những hạt nhìn rất khoẻ nhưng thực tế đã bị nhiễm nấm. Yu và Sun (1976) báo cáo từ Đài Loan có xuất hiện bệnh von và đang phát triển mạnh trên cánh đồng, 100% hạt đều mang bào tử nấm Furarium moniliforme , trong số đó 30% sẽ biểu hiện bệnh von khi gieo trồng và 1-31,2% cây mạ nhiễm bệnh từ những hạt lúa không mang vết bệnh nào được thu hoạch từ cánh đồng bị nhiễm và đem gieo. 2.1.2.5. Bệnh khô vằn đo nấm Rhizoctonia solani Bệnh khô vằn do nấm Rhizoctonia solani gây ra được phát hiện vào năm 1910 do Miyake và Sawada năm 1912. Các nhà khoa học tại các nước khác cũng công bố sự phát hiện nấm bệnh này như Reinking (1918), Palo (1926) Park và Bertus (1932). a. Phân bố Bệnh khô vằn do nấm Rhizoctonia solani gây ra, theo báo cáo ở các nước Bangladesh, Braxil, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Madagascar, Nepal, Nigeria, Philippin, Srilanka, Surinam, Đài Loan Venezuela đều có nấm này xuất hiện và gây hại. b. Thiệt hại Bệnh này gây hại kinh tế khá nặng nề, mức độ gây hại chỉ đứng sau bệnh đạo ôn, gây hại nặng ở Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Srilanca và Mỹ. Tại Nhật Bản, lúa bị nhiễm bệnh làm thiệt hại 24.000 đến 38.000 tấn hàng năm và gây hại 120.000 đến 190.000 ha (Ou, 1985) và năng suất có thể giảm 30- 40%. Năm 1975, Rangawani thống kê cho thấy 25-50% diện tích lúa sản xuất bị gây hại hàng năm bởi bệnh này [44]. Ở Mỹ, theo báo cáo của Lee và Rush năm 1983, năng suất lúa bị giảm 50% trên những giống mẫn cảm với bệnh. c. Sự gây hại của bệnh trên hạt Theo Ou (1985) bệnh chỉ có mặt ở trên hạt khi nấm bệnh đã lan tới cổ bông và khi đó hạt lúa mới có nhiều khả năng mang bệnh. Sợi nấm có thể được trộn lẫn với hạt thóc, các mẩu gẫy của sợi nấm có thể quan sát được dưới kính hiển vi soi nổi do kích thước của sợi nấm rất lớn. 2.1.2.6. Bệnh hoa cúc lúa do nấm Ustilaginoidae virens Bệnh hoa cúc lúa được Cookd mô tả năm 1878 và Takahash mô tả năm 1896 và đặt tên nấm là Ustilaginoidae virens, nó còn có một số tên khác như Ustilaginoidae virens, Claviceps virens... sau này các nhà khoa học thống nhất đặt tên nấm là Ustilaginoidae virens. a. Phân bố Theo CMI Ditribution Mapof plant Diseases No 347.1982. Đã công bố bệnh này phát triển mạnh ở châu Phi, châu Á, châu Đại Dương, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Trung Mỹ và Tây Ấn Độ. Bệnh này cũng được báo cáo đã tìm thấy ở châu Âu, tại Italia [42]. b. Thiệt hại Bệnh gây thiệt hại 20% năng suất ở Cauca Valley Colombia (Martinez, 1953) hơn 25% năng suất của Peru (Revilla, 1955) 10% ở Fuji (Morwood, 1966) và trên 44% ở Ấn Độ (Singh và Pube 1978). Theo V.T.John thì bệnh đang gây nguy hiểm ở một số nước Tây Phi. 2.1.2.7. Bệnh than do nấm Tilletia barclayana Bệnh than đen do nấm Tilletia barclayana gây ra cũng đã được mô tả vào những năm 1896, 1899 do Takahashi và Anderson. Bệnh này đang gây hại ở châu Phi (Sierra Leone), châu Á tại Brunay, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Pakistan, Philippin. Ngoài ra bệnh còn phát triển ở châu Úc, châu Đại Dương. Ở châu Âu nấm gây hại tại Hy Lạp, tại châu Mỹ nấm gây hại ở một số nước như Mexico, Mỹ, Trinidad (theo CMI Ditribution Map of plant Diseases No 76.1976). Bệnh này được coi là bệnh phụ. Tại thời gian bệnh gây hại thì năng suất cũng giảm không đáng kể và thiệt hại về kinh tế cũng không nhiều. Năm 1933, Su đã thống kê ở Mandalay, Burmado bệnh chỉ gây thiệt hại 2-5%. 2.1.2.8. Bệnh đốm hạt Một số bệnh được ghi nhận muộn hơn như bệnh đốm lá nhỏ do nấm Nigrospora oryzae gây ra (Hopkin, 1950; Prasad, 1960), bệnh đốm hạt do nấm Septoria oryzae Gattaneo (Haskell, 1962) [25]. Bệnh đốm nhỏ là do nấm Nigrospora oryzae gây ra, được báo cáo là xuất hiện ở tất cả các nước trồng lúa trên thế giới. [26]. 2.1.2.9. Bệnh thối bẹ do nấm Sarocladium oryzae Bệnh thối bẹ do nấm Sarocladium oryzae gây ra được báo cáo là tồn tại ở Đài Loan, Nhật Bản và rất phổ biến ở các nước Tây Nam châu Á. Theo CMI Ditribution of pathogenic Fungi and Bacteria số 673 (1980), bệnh này còn tồn tại ở cả Keny._.a và Nigerria. Theo Mathur, đã phân lập được nấm này tại Braxil, Ou (1985) cho rằng đây là loài nấm hại chủ yếu ở vùng cao nguyên ở Tây Phi và đặc biệt hại trên những giống lúa lấy về từ Châu Á. a. Thiệt hại Theo báo cáo của Chen (1975) bệnh gây thiệt hại từ 3-20%. Cũng theo Chien and Huang (1979) thì bệnh đã gây thiệt hại 85% tại Đài Loan. Tại Ấn Độ, Chakravarty và Biswas (1978) ghi nhận 9,6-26% năng suất bị giảm và tới 7 giống lúa thí nghiệm đã xác định thiệt hại là 14,5%. Raina và Sight năm 1980 đã quan sát thấy có những giống lúa bị lùn đi khi nhiễm phải bệnh này. Mura Lidharan và Venkata năm 1980 đã quan sát bệnh này gây hại tại giai đoạn làm đồng đã làm giảm năng suất lúa 85%. Theo thống kê của Mohan và Subramanian (1979), bệnh gây hại nặng nhất là 57% và gây hại trên nhiều giống lúa khác nhau. Tổng số thiệt hại 52,8% bị thiệt hại đã được ghi nhận bởi Estada, Tores và Bonman năm 1984 tại Philipin. b. Sự gây hại của bệnh trên hạt Milagrosa (1987) đã phân lập được nấm Sarocladium oryzae trên hai loại hạt biến màu và không biến màu thu từ cây lúa bị bệnh thối bẹ nhưng mức độ nhiễm bệnh của hạt không biến màu thấp hơn so với loài hạt biến màu. Hsich, Shue và Liang (1980) không tìm thấy một dấu hiệu nào cho thấy bệnh này truyền từ hạt giống mẹ sang cây con khi đem gieo ra chậu hay khay. Tuy nhiên, Chuke (1983) tại trường đại học Tổng hợp Philippin đã thấy cây con của giống TN1 và RGS20 mang triệu chứng bệnh khi hạt mẹ được gieo trồng đất giàu dinh dưỡng. Milagrosa (1987) làm thí nghiệm tại IRRI (Philippin) với hạt lúa giống IR36, thu từ bông của những cây bị bệnh gieo sang khay nhựa chứa đất giàu dinh dưỡng và đất trong nhà kính và đã phân lập được nấm từ những cây này mặc dù chúng không biểu hiện triệu chứng bênh. Tại Đan Mạch, khi lấy hạt giống CR333-1-2 từ CRRI Ấn Độ gieo những hạt nhiễm bệnh xuống đất, để trong phòng với chế độ 12 giờ sáng/12 giờ tối, triệu chứng bệnh chỉ biểu hiện rõ khi cây lúa bắt đầu trổ bông. 2.1.2.10. Bệnh khô đầu lá do nấm Microdochium oryzae Bệnh khô đầu lá do nấm Microdochium oryzae gây ra, được báo cáo tìm thấy ở Châu Phi, Châu Á, Châu Đại Dương, ở Bắc, Nam, Trung và Tây Mỹ đều có bệnh này xuất hiện (CMI Ditribution Map or plant Diseases No92,).[14] a. Gây hại của nấm Nấm Microdochium oryzae gây hại trên lá làm đầu lá khô dần đi dẫn tới làm giảm diện tích quang hợp của lá. Trong những năm gần đây, bệnh dần trở nên phổ biến, đôi khi gây nguy hiểm ở một số vùng của châu Phi và châu Á. Năm 1975, Lammy và Wiliám báo cáo ở Tây Phi bệnh này có lúc gây thiệt hại tương tự như bệnh đạo ôn. Tại Bangladesh Bakr và Miah (1975) thống kê cho thấy năng suất lúa bị giảm từ 20-30% khi bị nhiễm bệnh này, cây lúa khi nhiễm bệnh nặng có thể bị lùn xuống. Năm 1985, Ou thông báo ở các nước châu Mỹ la tinh cũng đã bị loại nấm này gây hại. b. Sự gây hại của bệnh trên hạt Singh và Sengupta (1981) tìm thấy nấm Microdochium oryzae ở phía ngoài vỏ hạt. Nhưng Mia, Safeculla và Shetty (1986) xác định rằng nấm còn tồn tại cả ở bên trong của hạt, trong nội nhũ, phôi với tỷ lệ khá cao 35,21%. Với tỷ lệ hạt nhiễm nấm này sẽ có 10% số cây bị gây hại nghiêm trọng. Yu và Mathur cũng quan sát thấy tương tự như trên với tỷ lệ hạt mang nấm 29,5-30% thì có 9% số hạt bị gây hại. Theo Mia, Mathur và Neergaard (1985), nấm có thể tồn tại trên hạt tới 11 năm trong điều kiện 50C. Cũng theo Mia (1985), 40% hạt nhiễm bệnh có thể truyền bệnh cho cây con. 2.1.2.11. Bệnh đốm lá mạ do nấm Cercospora janseana Bệnh đốm lá mạ do nấm Cercospora janseana gây ra, theo CMI Ditribution Map or plant Diseases No71, 1985, bệnh này phân bố ở châu Phi, châu Á, châu Úc, châu Đại Dương, Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Tây Ấn Độ và Nam Mỹ. Theo thống kê của Overwater năm 1960 thì ở Surinam trong suốt những năm 1953 - 1954 thì năng suất lúa đã bị giảm do bệnh này. Nấm gây bệnh Cercospora janseana gây hại nặng trên các giống lúa mẫn cảm. 2.1.2.12. Bệnh que hương lúa do nấm Ephelis oryzae Bệnh que hương lúa do nấm Ephelis oryzae gây ra, hiện nay đang là đối tượng kiểm dịch của nước ta. Bệnh này đã được phát hiện thấy ở Ấn Độ, Trung Quốc, Hồng Kông, New Caledonia và Tây Phi (CMI Decriptions of pathogenic Fungi and Bacteria No 640, 1979). Tại Ấn Độ, năm 1979 bệnh gây thiệt hại 2-3%, năng suất bị mất từ 10-11% trên những giống lúa mẫn cảm. Theo H.S.Shetty (1986-1988) tại bang Karnataka năng suất bị mất tới 30%. Tại Trung Quốc số bông bị ảnh hưởng từ 5-20% có thể tới 30% (Ou, 1985). Ở Ấn Độ, cũng tương tự tỷ lệ bệnh trên bông bị gây hại là 11%. Govindu (1969) báo cáo có 10% bị gây hại trên giống IR.8. Cũng theo Govindu và Shivann Dappa (1976) bệnh này rất quan trọng ở một số vùng của Bangalore và là nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại 1,75 - 3,69% năng suất trên các giống lúa khác nhau. 2.1.2.13. Một số loại bệnh khác gây hại trên hạt lúa Bệnh đen hạt do nấm Curvularia luanata gây ra được Boedijim công bố năm 1933, Bugnicourt năm 1950, Grove và Skolko, 1954; Padwick năm 1950, Wei năm 1957. Bệnh mốc hồng do nấm Fusarium graminearum gây ra, bệnh này phân bố nhiều tại các nước nhiệt đới (CMI Decriptions of pathogenic Fungi and Bacteria No 384, 1973), bệnh này được phát hiện rất sớm ở Italia vào năm 1877. Năm 1910 tìm thấy bệnh ở Nhật Bản sau đó là Braxin, Trung Quốc, Ấn Độ, Uganda. Bệnh bạc lá do nấm Phoma glumarum gây ra. Bệnh này phát hiện tại Mỹ đầu tiên sau đó đến Nhật Bản, Braxin, Srilanca, Trung Quốc, Tây Phi, Ấn Độ, Tanzania và các vùng khác. Bệnh phát triển mạnh ở các nước nhiệt đới có ẩm độ cao [42]. Bệnh đốm hạt do Epicoccum purpurascens gây ra được tìm thấy ở Nhật Bản, Braxin, Italia, Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Uganda, Mỹ và một số vùng khác [42]. Bệnh đốm hạt do nấm Septonia oryzae gây ra chúng được tìm thấy tại Floria, Italia, Nhật Bản, Braxin và Mỹ [42]. 2.1.3. Phương pháp kiểm tra nấm Để kiểm tra nấm trên hạt lúa các nhà khoa học trên thế giới đã áp dụng rất nhiều phương pháp khác nhau. Một số phương pháp được sử dụng thông thường như phương pháp rửa hạt, phương pháp giấy ẩm, phương pháp huyết thanh và phương pháp gieo hạt trên môi trường phù hợp hoặc cũng có thể kiểm tra trực tiếp. - Phương pháp rửa hạt thường áp dụng cho việc kiểm tra các loại bào tử có mặt trên bề mặt hạt. Mẫu hạt được đưa vào bình tam giác sau đó cho ngập nước và lắc để bào tử hoặc sợi nấm tách khỏi bề mặt hạt rơi vào dung dịch. Sau đó dung dịch đưa vào ly tâm ở tốc độ 3000 - 5000 vòng/phút trong thời gian khoảng 5 phút. Cuối cùng phần bào tử và nấm được kiểm tra các đặc điểm hình thái như: hình dạng, kích thước, màu sắc dưới kính hiển vi. - Phương pháp giấy ẩm: Phương pháp này dùng để phân lập nấm từ trong hạt. Mẫu hạt được đặt vào hộp petri có giấy ẩm và để ở nhiệt độ 200C -280C tuỳ từng loại nấm trong điều kiện chiếu sáng 12 giờ tối và 12 giờ sáng. Sau 6- 8 ngày kiểm tra sự phát triển của từng loại nấm. - Phương pháp đĩa Agar: Phương pháp này dùng để giám định nấm từ hạt thông qua sự hình thành tản nấm trên môi trường thạch (Agar) như một số loại nấm Altemaria padwickii, Bipolaris oryzae, Sarocladium oryzae, Microdochium oryzae. Mẫu hạt được đặt trên môi trường agar và nuôi cấy ở 220C trong 5-8 ngày trong điều kiện 12 giờ sáng và 12 giờ tối. Kiểm tra đặc điểm hình thái của tản nấm bắt đầu từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 8 của quá trình nuôi cấy. Phương pháp gieo hạt: kiểm tra các loại nấm có khả năng truyền qua hạt. Hạt được gieo trên những môi trường phù hợp cho nảy mầm và theo dõi quá trình hình thành triệu chứng bệnh. 2.1.4. Phòng trừ nấm trên hạt Trên thế giới, phòng trừ nấm trên hạt được thực hiện hai phương pháp xử lý hạt bằng nhiệt độ và thuốc hoá học. Phương pháp dùng thuốc hoá học được dùng khá phổ biến, ví dụ như đối với bệnh đạo ôn, Dekker (1971) đã dùng Kasugamycin, Polyakov và Petrova (1962) đã dùng Rhodane, hoặc Benomil + Thiaram; Mogi (1979) Topsin M + Thiaram để diệt trừ nấm bệnh. Xử lý hạt nhiễm nấm Bipolaris oryzae bằng thuốc hoá học cho kết quả khá tốt như xử lý bằng thuốc Carboxin + Thiaran với nồng đội 225g a.i./100kg thóc cho kết quả 97-100% hạt không nhiễm nấm. Một số loài thuốc khác cũng đã được thử nghiệm như Hinosan, Fuji - one, Carbendazim... Phương pháp xử lý nhiệt cùng được dùng từ lâu. Hạt được xử lý ở 520C trong vùng 10 phút cho hiệu quả cao nhưng ảnh hưởng tới tỷ lệ này mầm của hạt. Ram Nath và Lal (1963) dùng phương pháp xử lý hạt nhiễm nấm Alternaria padwickii ở 500C trong vòng 15 phút cũng cho kết quả khá tốt. 2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC Theo kết quả nghiên cứu của Trần Đình Nhật Dũng( 1996) [14] bước đầu đã xác định được 7 loại nấm bệnh được phân lập bao gồm: nấm Pyricularia oryzae gây bệnh đạo ôn, Rhizoctonia solani gây bệnh khô vằn, Bipolaris oryzae gây bệnh tiêm lửa, Fusarium moliniforme gây bệnh lúa von, Alternaria padwidkii gây bệnh cháy lá, Sarocladium oryzae gây bệnh thối bẹ, Microdochium oryzae gây bệnh khô đầu lá. Các loài nấm bệnh này gây nhiễm cao trên các giống lúa: VNIO, A20, Mộc tuyền, Bao thai, CR 203, Vi4, NN8, tỷ lệ nhiễm từ 1 5 - 3 8 % . Ngô Bích Hảo kết hợp với viện nghiên cứu bệnh hạt giống Đan Mạch, 1998 - 1999 đã kiểm tra mẫu hạt giống thu thập tại các tỉnh như Hà Nội, Hà Tây, Hưng Yên Hải Dương cũng đã giám định được các loài nấm: Fusarium moliniforme, Microdochium oryzae, Alternaria padwickii, Bipolaris oryzae, Ustilaginoides virens, Fusarium palidoroseum, Tilletia barclayana, Pyricularia oryzae, Curvularia lunata. Trong đó 90% số mẫu nhiễm nấm Alternaria padwickii, 65% nhiễm nấm Microdochium oryzae, 61% nhiễm nấm Bipolaris oryzae, còn lại dưới 10% là nhiễm các loại nấm khác.[15] Tại Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 1 - Hà Nội [13]cũng đã điều tra giám định trước gieo trồng đối với các giống lúa nhập khẩu cho thấythành phần nấm gây bệnh thông thường mang theo hạt giống khá đa dạng và xuất hiện với mức độ khá cao trên 50% là các loài nấm: Fusarium moliniforme, Curvularia lunata, Nigrospora oryzae, Alternaria padwidkii, mứcđộ phổ biến dưới 25% là: Microdochium oryzae, Sarocladium oryzae, Bipolaris oryzae còn lại dưới 10% là các loại nấm khác. Vào năm 2003 Trung tâm KDTV SNK I đã phát hiện ra loại nấm thuộcđối tượng kiểm dịch nhóm II của Việt Nam đó là nấm Ephilis oryzae gây bệnhcây hương lúa xuất hiện trên các giống lúa Bồi tạp sơn thanh nhập khẩu từ Quảng Đông, Quảng Tây - Trung Quốc vào Việt Nam.Trong quá trình giám định đã phát hiện thấy một số loài nấm: Alternaria padwidkii, Culvularia lunata, Fusarium moniliforme, Fusarium sp, Nigrospora oryzae, Tilletia barclayana, Ustilaginoides virens xuất hiện thường xuyên trong các mẫu phân tích trên. Trung t©m kh¶o kiÓm nghiÖm gièng c©y trång Trung ­¬ng n¨m 1999 ®· c«ng bè kÕt qu¶ ®iÒu tra vÒ nÊm bÖnh ë mét sè l« h¹t gièng lóa nhËp khÈu vµ s¶n xuÊt t¹i c¸c tØnh ven biÓn phÝa B¾c vµ duyªn h¶i miÒn trung do TrÇn §×nh NhËt Dòng, Ph¹m ThÞ Thoa, NguyÔn ThÞ Hoa thùc hiÖn nh­ sau: tû lÖ h¹t gièng nhiÔm bÖnh ë c¸c l« kiÓm tra trung b×nh tõ 11,6-51,6% trong ®ã Qu¶ng Ninh lµ 51,6%, Thanh Ho¸ lµ 41,3% Th¸i B×nh 37,2% sau ®ã lµ Nam §Þnh 28,6%, Qu¶ng Ng·i 27,1%, Thõa Thiªn HuÕ 25,1%, NghÖ An 21,8% vµ Hµ TÜnh lµ 12,9%. C¸c loµi nÊm bÖnh ph¸t hiÖn ë c¸c l« h¹t gièng lµ: bÖnh ®èm l¸ (Alternaria padwidkii) víi tû lÖ trung b×nh lµ 15,9%, bÖnh ®èm n©u (Bipolaris oryzae) tû lÖ nhiÔm trung b×nh lµ 5,5% bÖnh von (Fusarium moniliforme) tû lÖ nhiÔm bÖnh lµ 4,1%, bÖnh kh« v»n, bÖnh ®¹o «n, bÖnh kh« ®Çu l¸, bÖnh than ®en. C¸c gièng lóa bÞ nhiÔm bÖnh víi tû lÖ cao lµ Méc TuyÒn (47,7%), c¸c gièng lóa thuÇn Trung Quèc (39,2%) CR 203(34,9%) vµ IR 17494 (23,4%). Tû lÖ c¸c bÖnh chÝnh trªn mçi gièng còng kh¸c nhau: Méc tuyÒn chñ yÕu nhiÔm bÖnh ®èm l¸ víi tû lÖ trung b×nh lµ 20,5%, bÖnh von 13,5% vµ tiªm löa 9,5%; h¹t gièng lóa thuÇn Trung Quèc chñ yÕu nhiÔm bÖnh ®èm l¸ víi tû lÖ trung b×nh lµ 37,7%; h¹t gièng CR203 chñ yÕu nhiÔm bÖnh ®èm l¸ (37,7%), tiªm löa (6,5%) h¹t gièng IR17494 chñ yÕu nhiÔm bÖnh ®èm l¸ 11,9% vµ ®èm n©u 32% h¹t gièng IR352, CN2 vµ c¸c gièng lai s¶n xuÊt t¹i ViÖt Nam chñ yÕu nhiÔm bÖnh ®èm l¸ 12,4%. N¨m 1999, Olga Kongsda vµ Ph¹m ThÞ Hoa c«ng bè kÕt qu¶ nghiªn cøu ®¸nh gi¸ møc ®é nhiÔm nÊm bÖnh trªn h¹t gièng lóa ë ViÖt Nam kh¸ cao: 96% sè mÉu kiÓm tra bÞ nhiÔm nÊm Alternaria padwickii, nÊm Bipolaris oryzae lµ 87%, Microdochium oryzae lµ 52%, Sacroladium oryzae lµ 39%. Trong sè c¸c mÉu bÞ nhiÔm bÖnh tû lÖ h¹t nhiÔm nÊm còng kh¸c nhau. §èi víi nÊm Alternaria padwickii cã 48/74 mÉu (65%) cã møc ®é nhiÔm bÖnh d­íi 15%, 23/74 mÉu (31%) møc ®é nhiÔm bÖnh trªn 15%, cã 6 mÉu cã tû lÖ trªn 60% sè h¹t mang nÊm bÖnh. §èi víi nÊm Bipolaris oryzae chØ cã 5/62 mÉu (8%) nhiÔm tõ 15-60%, kh«ng cã mÉu nhiÔm nÊm nÆng trªn 60% sè h¹t, ®a sè c¸c mÉu (79%) nhiÔm ë møc d­íi 15%. §èi víi hai lo¹i nÊm g©y bÖnh kh« ®Çu l¸ vµ thèi bÑ gÇn nh­ toµn bé mÉu nhiÔm bÖnh víi tû lÖ d­íi 15% sè h¹t. 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được tiến hành tại trung tâm Bệnh cây nhiệt đới trường đại học Nông nghiệp Hà Nội, Chi cục Kiểm dịch vùng I, Chi cục Bảo vệ Thực vật Hải Phòng và một số vùng trồng lúa tại ngoại thành Hải Phòng 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nấm trên hạt lúa của các giống nhập nội 3.3 Vật liệu nghiên cứu: Hạt giống lúa nhập nội: Các giống lúa nhập nội tại chi cục kiểm dịch vùng I Dụng cụ thí nghiệm: + Dụng cụ: Pipet, túi đựng mẫu, bình thủy tinh, cốc thuỷ tinh, ống đong, hộp nhựa có nắp, đĩa petri.... + Giấy lọc + Hoá chất: Agar, Khoai tây, đường glucose, cồn, nước cất và một số hoá chất + Máy móc: máy đo pH, Kính hiển vi, cân phân tích... 3.4 Nội dung nghiên cứu Điều tra, giám định thành phần bệnh nấm hại trên hạt của các giống lúa nhập nội năm 2008. Dự báo loài có khả năng gây bệnh, ảnh hưởng đến sản xuất lúa tại Việt Nam Điều tra thành phần bệnh nấm hại trên các giống lúa nhập khẩu ngoài đồng ruộng vụ mùa 2008 Điều tra thành phần bệnh nấm hại trên các giống lúa thuần sau nhập khẩu trong một vài năm gần đây. Đề ra một số biện pháp quản lý hạt giống. Đánh giá mức độ nhiễm bệnh của các lô hạt giống lúa nhập khẩu, so sánh với giống địa phương Xác định loài gây hại phổ biến nhất trên hạt giống lúa nhập nội và đánh giá biến động của chúng sau nhập khẩu trên đồng ruộng Theo dõi sự phát triển của một số bệnh nấm hại hạt giống và trên đồng ruộng vụ xuân 2009 Xác định ảnh hưởng của bệnh hại đến khả năng nảy mầm của hạt và sức sống cây mạ Thử nghiệm một số biện pháp xử lý hạt trước khi gieo trồng bằng biện pháp vật lý và hoá học 3.5 Phương pháp nghiên cứu: 3.51 Phương pháp nghiên cứu trong phòng: 3.5.1.1. Phương pháp lấy mẫu Lấy mẫu theo tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật Việt Nam TCVN 4731-89 Lấy mẫu trên các lô hạt giống vừa nhập khẩu và một số loại giống thuần tương ứng được giữ giống tại các hộ gia đình qua các vụ để giám định thành phần nấm bệnh hại. 3.5.1.2. Phương pháp giám định thành phần nấm bệnh trên các hạt . Phương pháp giấy thấm - theo phương pháp của ISTA ( Internationa Seed Testing Association) + Lấy 400 hạt/ 1 mẫu, chia thành 16 phần, mỗi phần 25 hạt + Chuẩn bị đĩa Petri và giấy thấm ( blotter paper) đường kính 9cm ( đã được khử trùng), 16 đĩa/ 1 mẫu./ + Lấy 3 tờ giấy thấm nhúng vào nước cất sao cho toàn bộ giấy thấm được thấm ướt đều, sau đó đặt vào hộp Petri ( 3 tờ/ hộp) + Cách đặt hạt: Đặt 25 hạt/1 đĩa Petri, đặt thành 3 vòng, vòng ngoài 15 hạt, vòng giữa 9 hạt, 1 hạt ở trung tâm của đĩa, khoảng cách giữa các hạt và các vòng bằng nhau. Sau khi đặt xong ghi mã số mẫu hoặc tên mẫu giống, ngày đặt và ngày kiểm tra trên mặt của đĩa đem toàn bộ số đĩa hạt đã đặt để trong phòng nuôi cấy ở nhiệt độ 200C với thời gian chiếu sáng 12 giờ tối xen kẽ 12 giờ sáng. Sau 7 ngày đem kiểm tra hạt dưới kính hiển vi soi nổi, soi lần lượt từ vòng ngoài vào vòng trong theo tâm đĩa, đánh dấu mẫu kiểm tra và tên nấm. + Chỉ tiêu theo dõi: đếm tổng số hạt bị nhiễm nấm, tổng số hạt kiểm tra 3.5.1.3. Phương pháp nghiên cứu, quan sát và mô tả đặc điểm hình thái của một số loại nấm bệnh gây hại chủ yếu trên các hạt lúa giống nhập khẩu. Chuẩn bị các môi trường nuôi cấy nấm bao gồm môi trường PGA - Môi trường PGA thành phần gồm: + Khoai tây 200 gram + Glucose 20 gram + Agar 20 gram + Nước cất 1000ml Lấy các hạt lúa đã bị nhiễm các loài nấm khác nhau đem cấy trên môi trường PGA đã được chuẩn bị sẵn để trong phòng nuôi cấy từ 5-7 ngày trong điều kiện nhiệt độ 200C với chu kì 12 giờ sáng, tối xen kẽ, sau đó quan sát nấm bệnh dưới kính hiển vi. Dùng kim khêu nấm đặt trên lam dùng kính hiển vi quang học để quan sát hình thái nấm và định tên nấm theo tài liệu giám định của Mathur và Olga(1999). Sau đó mô tả và chụp ảnh hình thái của một số loài nấm chính tồn tại trên hạt giống lúa nhập khẩu. Xác định những loài nấm gây hại đã có mặt phổ biến trên đồng ruộng, các loài có nguy cơ gây hại đến sản xuất lúa gạo tại Việt Nam. 3.5.1.4. Phương pháp lây bệnh nhân tạo Tạo nguồn bào tử và chuẩn bị dung dịch chứa nấm: Nấm được nuôi cấy trên đĩa petri sau đó đổ 10 – 20ml nước cất vào đĩa, cào nhẹ trên bề mặt để bào rử nấm hòa tan trong nước. Lọc dung dịch bào tử nấm để loại bỏ chất căn bã và thạch. Đếm lượng bào tử trong dung dịch sao cho phải đạt được 120 – 150 bào tử trên một quang trường, tương đương với 105 bào tử/ml. Bổ sung vào dung dịch bào tửb một giọt Tween 20 (nồng độ 0,02%) để tăng độ bám dính trên lá lúa. Chuẩn bị cây con: Gieo 10 hạt lúa trên 1 hộp, có 3 lần nhắc lại. Sau 21 ngày khi gieo hạt, cây lúa có 5 -6 lá thì có thể sử dụng cho lây nhiễm bệnh. Lây nhiễm: trung bình mỗi cây lúa được phun lên lá khoảng 1ml dung dịch bào tử nấm. Những cây lúa đã lây nhiễm được đưa vào phòng tối có độ ẩm cao, nhiệt độ 20 – 25oC trong 24 giờ để bào tử nấm nảy mầm sau đó chuyển sang phòng có ánh sáng thường, độ ẩm cao, nhiệt độ từ 25 – 30oC để nấm phát triển và gây bệnh, sau đó theo dõi tình hình nhiễm bệnh của từng giống. 3.5.1.5. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của bệnh đến tỉ lệ nảy mầm và sức sống cây mạ: Theo tiêu chuẩn của ISTA, 1998 3.5.2. Các phương pháp xử lý hạt lúa giống bị nhiễm các loại nấm gây hại chính trong phòng thí nghiệm 3.5.2.1. Phương pháp xử lý nhiệt độ Cân 25 gram hạt lúa cho vào đĩa mỗi Petri và để trong tủ định ôn ở nhiệt độ 45oC và 520C trong thời gian là 2 giờ. Sau đó lấy ngẫu nhiên 400 hạt và làm theo phương pháp giấy thấm ở trên để kiểm tra nấm bệnh. 3.5.2.2. Phương pháp xử lý nước nóng: Cho hạt vào nước nóng ở 45 và 520C lượng nước cần lớn hơn lượng hạt để nhiệt độ tương đối ổn định, đảo đều hạt trong thời gian 15 phút, cần tiếp thêm nước khi nhiệt độ giảm xuống dưới ngưỡng đã định sau đó vớt hạt ra và đếm ngẫu nhiên 400 hạt rồi lại đem kiểm tra nấm bệnh bằng phương pháp giấy thấm 3.5.2.3. Phương pháp xử lý hạt giống bằng thuốc hoá học Xử lý hạt giống bằng phương pháp hoá học với các loại thuốc trừ nấm; Topsin 70 WP, Kasumin 2L, Anvil 5SC, Uthan M-45, Hinosan 30EC, Validacin 5L, Carbendazim 50WP. Với mỗi loại thuốc ngâm hạt giống trong dung dịch nồng độ 3% trong vòng 1 giờ, sau đó rửa sạch hạt. Sau khi hạt đã được xử lý tiến hành kiểm tra sự nẩy mầm của hạt và kiểm tra nấm bệnh bằng phương pháp để ẩm và nuôi cấy trên môi trường PGA. Tính tỷ lệ hạt chết (%) và hạt nẩy mầm (%), hạt có mầm bất bình thường (%) so sánh với đối chứng 3.5.2.4 Phương pháp xử lý hạt giống bằng dịch chiết thực vật Lấy 100g mỗi loại hành, tỏi bóc ép lấy dịch, sau đó pha loãng ở các nồng độ 5%, 10%, 15%. Ngâm 200 hạt giống lúa vào cốc đong chứa dịch chiết thực vật ở các nồng độ trên trong thời gian 10 phút, lấy đũa thủy tinh khuấy đều sau đó gạn hết nước và thấm khô bằng giấy thấm vô trùng rồi đặt hạt vào khay có lót giấy ẩm vô trùng đã chuẩn bị sẵn. Sau đó đặt khay trong điều kiện 12 giờ sáng và 12 giờ tối, trong 7 ngày và quan sát dưới kính hiển vi. 3.5.3 Điều tra thành phần bệnh trên đồng ruộng Để điều tra thành phần bệnh trên các giống lúa nhập nội ngoài sản xuất, chúng tôi tiến hành điều tra trên các giống lúa nhập nội ở các giai đoạn sinh trưởng tại một số xã thuộc 3 huyện An Lão, Kiến Thụy,Vĩnh Bảo. Điều tra theo phương pháp của cục bảo vệ Thực vật (năm 1995) ngẫu nhiên chọn ruộng điều tra theo 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra 10 khóm để xác định: + Thành phần bệnh, giai đoạn hại, mức độ xuất hiện + Tỷ lệ cây bị hại (%) + Chỉ số bệnh Cách tính Tổng số cây bị hại Tỷ lệ bệnh (%) = -------------------------- . 100 Tổng số cây điều tra å (a.n) - Chỉ số bệnh( %) = ------------------ .100 TN a: Cấp bệnh hại n: Số cây lá bị bệnh ở cấp tương ứng N: Tổng số lá điều tra T: Cấp bệnh cao nhất trong bảng phân cấp Bảng phân cấp bệnh theo thang 9 cấp của IRRI như sau: Cấp 0: Không bị bệnh Cấp 1: Diện tích vết bệnh <1% diện tích lá Cấp 3: Diện tích vết bệnh từ 1 – 5 % diện tích lá Cấp 5: Diện tích vết bệnh từ 6 – 25 % diện tích lá Cấp 7: Diện tích vết bệnh từ 26 – 50 % diện tích lá Cấp 9: Diện tích vết bệnh >51 % diện tích lá - Đánh giá mối quan hệ giữa bệnh nấm hại trên hạt và ngoài đồng ruộng. - Đánh giá mức độ nhiễm bệnh của một số giống lúa thuần nhập khẩu được giữ giống tại gia đình, so sánh với các giống tương tự vừa nhập khẩu 3.6. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tính toán Phương pháp điều tra theo quy định hiện hành của cục Bảo vệ thực vật. - Tỷ lệ hạt nhiễm nấm (%) = Tổng số hạt nhiễm x100% Tổng số hạt kiểm tra - Tỷ lệ mẫu nhiễm (%) = Tổng số mẫu nhiễm x100% Tổng số mẫu kiểm tra - Tỷ lệ hạt nảy mầm(%) = số hạt nảy mầm x100% Tổng số hạt đặt - Tỷ lệ cây khoẻ (%) = Tổng số mầm khoẻ x100% Tổng số hạt đặt - Tỷ lệ cây bất bình thường(%) = Tổng số mầm bất thường x100% Tổng số hạt (mầm) theo dõi - Hiệu lực thuốc: tính theo công thức Abbott 3.7 Phương pháp xử lý số liệu: Bằng phần mềm IRRI STAR và EXCEL 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1.Thành phần năm bệnh trên hạt giống lúa kiểm tra các lô giống nhập khẩu năm 2006 - 2008. Bệnh hại trên hạt giống luôn luôn là yếu tố làm giảm năng suất, chất lượng gạo ngoài đồng cũng trong quá trình bảo quản. Không những thế nấm bệnh truyền qua hạt giống còn là nguồn bệnh quan trọng gây ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ nảy mầm và tạo nguồn khởi đầu hình thành dịch bệnh trên đồng ruộng. Ở Việt Nam, nguồn hạt giống lúa gieo trồng một phần được tích trữ trong các nông hộ, một phần do các công ty giống cây trồng trong nước cung cấp và một phần đáng kể là do nhập khẩu từ các nước chủ yếu là từ Trung Quốc. Việc nhập khẩu một lượng lớn lúa giống lúa này với nhiều chủng loại khác nhau từ Trung Quốc ngoài việc các giống lúa này đem lại năng suất cao thường kèm theo nhiều loại dịch hại. Trong đó có những loài dịch hại chưa từng có mặt tại Việt Nam, khi xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam có thể trở thành đối tượng gây hại nguy hiểm cho sản xuất nông nghiệp trong nước. Chính vì vậy, từ nhiều năm nay Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu đã tiến hành kiểm tra tất cả các lô hạt giống lúa nhập khẩu vào Việt Nam nhằm xác định thành phần dịch hại trên các giống lúa nhập khẩu để ngăn chặn các loài dịch hại của nước ngoài xâm nhập gây hại cho các cây trồng trong nước đồng thời để lập danh mục cung cấp cho ban thư ký ASEAN về thành phần dịch hại trên một số cây trồng và sản phẩm cây trồng phục vụ cho công tác Kiểm dịch thực vật. Bảng 4. 1.Thành phần và tần suất xuất hiện của các loài nấm trên các lô thóc giống nhập khẩu tại trung tâm KDTV sau nhập khẩu vùng I từ năm 2006 - 2008 STT Tên nấm Mức độ nhiễm (%) 2006 2007 2008 Alternaria padwidkii 89 100 85 Aspergillus flavus 20 28 31 Aspergillus niger 27 21 35 Bipolaris oryzae 60 50 61 Cercospora oryzae 15 15 13 Cladosporium oryzae 45 36 48 Curvularia geniculata 7 2 4 Curvularia lunata var aeria 36 19 32 Curvularia lunate 75 79 77 Curvularia sp 45 36 38 Fusarium moniliforme 99 91 87 Leptosphaeria oryzae 15 10 25 Leptosphaeria sp 1 5 3 Microdochium oryzae 12 10 16 Nigrospora aryzae 99 100 97 Penicillum sp 29 43 39 Phoma sp 10 8 11 Pyricularia oryzae 82 71 87 Rhizoctonia solani 92 67 84 Rhizopus oryzae 9 12 7 Sacroladium oryzae 28 35 21 Tilletia barclayana 100 100 100 Ustilaginodis virens 63 75 65 Số liệu thu thập tại Trung tâm kiểm dịch sau nhập khẩu vùng 1 Kiểm tra từ năm 2006 - 2008, trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu đã công bố kết quả điều tra thành phần bệnh hại trên hạt giống lúa nhập khẩu. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1. Có hơn 20 loài nấm hại xuất hiện phổ biến là các loài nấm Alternaria padwidkii, Bipolaris oryzae, Curvularia geniculata, Fusarium moniliforme, Nigrospora oryzae, Pyricularia oryzae, Rhizoctonia solani, Tilletia barclayana, Ustilaginoides virens đều nhiễm ở ngưỡng cao trên 70% số mẫu nhiễm/ tổng số mẫu kiểm tra. Một số loài nấm như Alternaria padwidkii, Bipolaris oryzae, Fusarium moniliforme, Pyricularia oryzae, Tilletia barclayana, ....., có khả năng truyền bệnh qua hạt giống xuất hiện hầu hết trên các mẫu và các lô hạt giống kiểm tra và có xu thế ngày càng gia tăng. Các mẫu nhiễm nấm Alternaria padwidkii từ 89% (2006) tăng đến 100% (2007) và sang đến năm 2008 lại giảm chỉ còn 85%, các mẫu nhiễm nấm Bipolaris oryzae năm 2006 là 60% nhưng sang đến năm 2006 thì tỷ lệ này giảm xuống là 50% và đến năm 2007 tăng lên 61%. Các loài nấm Alternaria padwidkii, Nigrospora oryzae, Tilletia barclayana trong các năm luôn ở mức độ nhiễm bệnh cao nhất trên tất cả các mẫu và các lô giống lúa nhập khẩu. Đặc biệt có loài xuất hiện với tần suất 100% trong các lô kiểm tra như nấm Tilletia barclayana. Tuy đây không phải là loài dịch hại nguy hiểm ở nước ta nhưng trong những điều kiện cụ thể, nấm Tilletia barclayana có thể gây hại làm ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất hạt gạo. Hơn nữa hiện nay nấm Tilletia barclayana là một trong những đối tượng kiểm dịch của một số nước như Bungari, Rumani, Cuba; việc xuất hiện bào tử nấm trên hạt gạo xuất khẩu sẽ là một cản trở để các sản phẩm gạo của chúng ta thâm nhập vào những thị trường này. 4.1.1. Thành phần nấm bệnh trên hạt giống lúa nhập khẩu năm 2008 Các mẫu hạt giống đều được thu thập tại cửa khẩu và đưa về phân tích tại Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I. Nguồn hạt giống này được nhập khẩu từ rất nhiều nước như Philippin, Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan và Trung Quốc. Trong đó số mẫu giống nhập từ Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn là 80% tổng số mẫu nhằm phục vụ cho việc gieo trồng đại trà và ngoài sản xuất. Riêng với năm 2008 khối lượng nhập khẩu để gieo trồng trong 09 tỉnh phía Bắc là hơn 7 nghìn tấn. Nguồn hạt giống lúa nhập khẩu từ các nước Philipin, Ấn Độ, Nhật Bản và Thái Lan với số lượng ít và với mục đích phục vụ công tác khảo nghiệm và chọn tạo giống mới. Kết quả phân tích giám định thành phần nấm trên hạt giống lúa nhập khẩu năm 2008 được trình bày ở bảng 4.2. STT Tên khoa học Họ Bộ 1 Alternaria padwidkii Eliss Dematiaceae Moniliales 2 Aspergillus flavus Link Trichocomaceae Eurotiales 3 Aspergillus nigerTiegh Trichocomaceae Eurotiales 4 Bipolaris oryzae Shoem Dematiaceae Moniliales 5 Cercospora janseana Const Mycosphaerellaceae Mycosphaerellales 6 Cladosporium oryzae Vries Moniliaceae Moniliales 7 Curvularia lunata Boedjin Dematiaceae Moniliales 8 Curvularia sp Dematiaceae Moniliales 9 Fusarium moniliforme Sheldon Nectriaceae Hypocreales 10 Fusarium sp Nectriaceae Hypocreales 11 Microdochium oryzae Gam and Haw Moniliaceae Moniliales 12 Nigrospora oryzae Petch Tilletiaceae Ustilagiales 13 Pyricularia oryzae Cavara Moniliaceae Moniliales 14 Penicillium sp Moniliaceae Moniliales 15 Rhizopus oryzae Wen & Prinsen Geerling Mucoraceae Mucorales 16 Rhizoctonia solani Palo Corticiaceae Polyporales 17 Sarocladium oryzae Gam and Haw Moniliaceae Moniliales 18 Tilletia barclayanaSacc. And Syd Tilletiaceae Ustilaginales 19 Ustilaginoides virens Tak Ustilaginaceae Ustilaginales Bảng 4. 2 Thành phần nấm hại trên hạt giống lúa nhập khẩu năm 2008 Năm 2008, trên hạt giống lúa nhập khẩu có 19 loài nấm luôn luôn tồn tại với mức độ lây nhiễm cao. Trong đó nhiều loài nấm được tìm thấy trên hạt cũng là các loài đang gây bệnh trên cây lúa ngoài đồng ruộng và đã gây ra những thiệt hại đáng kể như Pyricularia oryzae gây bệnh đạo ôn, nấm Rhizoctonia solani gây bệnh khô vằn, Fusarium moniliforme gây bệnh lúa von, Ustilaginoides virens gây bệnh hoa cúc, Bipolaris oryzae gây bệnh tiêm lửa... Một số loại nấm là loài truyền qua hạt nhưng không phảI là đối tượng gây hại nặng trên đồng ruộng Việt Nam như Tilletia barclayana, Cercospora janseana, Fusarium moniliforme… Tuy nhiên việc kiểm soát những loài nấm này là hết sức cần thiết vì trong những điều kiện cụ thể phù hợp, chúng có thể gây hại, hình thành dịch và trở thành dịch hại chủ yếu trên đồng ruộng. 4.1.2. Mức độ nhiễm nấm phổ biến trên một số giống lúa nhập khẩu năm 2008 Ngoài việc kiểm tra, xác định thành phần nấm hạt hạt giống lúa nhập khẩu chúng tôi tiến hành kiểm tra mức độ nhiễm nấm trên 10 giống lúa lai Bồi tạp sơn thanh, Bác ưu 253, Nhị ưu 838, D.ưu 527, Nhị ưu 63, Bác ưu 903, Sán ưu 63, Khải phong 1, Bồi tạp 49, Thục hưng số 6. Đây là các giống lúa được nhập khẩu với số lượng nhiều, khoảng 6700 tấn (chiếm gần 87% lượng giống lúa nhập khẩu năm 2008). Kết quả được trình bày ở bảng 4.3. Bảng 4. 3: Thành phần và tần số xuất hiện của các loại nấm trên một số giống lúa nhập khẩu năm 2008 STT Tên khoa học D.ưu 527 N.ưu 838 N.ưu 63 B.ưu 253 B.ưu 903 B.ưu 49 Sán ưu63 BT ST Khải Phong 1 Thục Hưng 6 1 Alternaria padwidkii ++ +++ +++ +++ + +++ +++ +++ +++ ++ 2 Aspergillus flavus + + + + ++ ++ + ++ + + 3 Aspergillus niger + + + + + + + + + + 4 Bipolaris oryzae ++ ++ ++ + - - - + ++ ++ 5 Cercospora janseana + - + + - - - + - + 6 Cladosporium oryzae + + + ++ ++ - - ++ - + 7 Corynespora cassicola ++ + + ++ - - - + - + 8 Curvularia lunata + + ++ +++ ++ ++ + ++ + - 9 Fusarium moniliforme ++ ++ +++ + ++ +++ ++ + - ++ 10 Fusarium sp + + ++ - + - + + - - 11 Microdochium oryzae + + ++ + ++ - - + - - 12 Nigrospora oryzae ++ ++ +++ + - - ++ +++ - +++ 13 Pyricularia oryzae + +++ ++ +++ + ++ + ++ + ++ 14 Penicillium sp + ._.H.OU.(1972), "Rice diseases". Suzuki, H. (1954) “Studies on antiblastin”, Annals of the phytopathological society ò Japan Van der Plak, J.E (1963), “Plant disease”, Epidemics anh control, NewYork Academic. Vidhyasekaran, P. Govindaswani C.V. (1968) , "Role of seed born fungi in paddy seed spoilage III. Productioll of cacbondioxide, free fatty acids, reducing sugar atld starch content", Indian phytopathology. PHỤ LỤC BALANCED ANOVA FOR VARIATE TL NHIEM FILE PNHIET 15/12/** 3:26 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Ảnh hưởng của phưưong pháp xử lý nhiệt độ đến nấm P.oryzae VARIATE V003 TL NHIEM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 3.56933 .892333 148.72 0.000 2 * RESIDUAL 10 .600004E-01 .600004E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 3.62933 .259238 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE PNHIET 15/12/** 3:26 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Anh huong cua PP xu ly nhiet den nam P.o MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS TL NHIEM nuoc 45o 3 1.16667 say kho 45o 3 1.23333 nuoc 52o 3 0.000000 say kho 52 o 3 1.20000 D/C 3 1.26667 SE(N= 3) 0.447215E-01 5%LSD 10DF 0.140919 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE PNHIET 15/12/** 3:26 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Ảnh hưởng của phưưong pháp xử lý nhiệt độ đến nấm B.oryzae F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | TL NHIEM 15 0.97333 0.50915 0.77460E-01 8.0 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE TL NHIEM FILE BONHIET 15/12/** 3:32 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Anh huong cua PP xu ly nhiet den nam B.o VARIATE V003 TL NHIEM NHIEM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 42.7427 10.6857 ****** 0.000 2 * RESIDUAL 10 .866651E-01 .866651E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 42.8293 3.05924 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BONHIET 15/12/** 3:32 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Anh huong cua PP xu ly nhiet den nam B.o MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS TL NHIEM nuoc 45o 3 1.16667 say kho 45o 3 1.23333 nuoc 52o 3 4.96667 say kho 52 o 3 0.000000 D/C 3 1.26667 SE(N= 3) 0.537479E-01 5%LSD 10DF 0.169362 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BONHIET 15/12/** 3:32 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Anh huong cua PP xu ly nhiet den nam B.o F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | TL NHIEM 15 1.7267 1.7491 0.93094E-01 5.4 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE TL NHIEM FILE APNHIET 15/12/** 3:39 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Ảnh hưởng của phưưong pháp xử lý nhiệt độ đến nấm A.p VARIATE V003 TL NHIEM NHIEM NHIEM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 72.3640 18.0910 484.58 0.000 2 * RESIDUAL 10 .373337 .373337E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 72.7373 5.19552 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE APNHIET 15/12/** 3:39 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Anh huong cua PP xu ly nhiet den nam A.p MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS TL NHIEM nuoc 45o 3 6.03333 say kho 45o 3 4.96667 nuoc 52o 3 1.66667 say kho 52 o 3 1.83333 D/C 3 7.06667 SE(N= 3) 0.111555 5%LSD 10DF 0.351514 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE APNHIET 15/12/** 3:39 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Anh huong cua PP xu ly nhiet den nam A.p F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | TL NHIEM 15 4.3133 2.2794 0.19322 4.5 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE TL NHIEM FILE MONHIET 15/12/** 3:43 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Ảnh hưởng của phưưong pháp xử lý nhiệt độ đến nấm M.oryzae VARIATE V003 TL NHIEM NHIEM NHIEM NHIEM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 8.13733 2.03433 1.64 0.239 2 * RESIDUAL 10 12.4000 1.24000 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 20.5373 1.46695 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE MONHIET 15/12/** 3:43 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Anh huong cua PP xu ly nhiet den nam M.o MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS TL NHIEM nuoc 45o 3 0.933333 say kho 45o 3 1.96667 nuoc 52o 3 0.000000 say kho 52 o 3 0.000000 D/C 3 1.03333 SE(N= 3) 0.642910 5%LSD 10DF 2.02583 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE MONHIET 15/12/** 3:43 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Anh huong cua PP xu ly nhiet den nam M.o F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | TL NHIEM 15 0.78667 1.2112 1.1136 141.6 0.2389 BALANCED ANOVA FOR VARIATE TL NHIEM FILE SONHIET 15/12/** 3:48 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Ảnh hưởng của phưưong pháp xử lý nhiệt độ đến nấm S.oryzae VARIATE V003 TL NHIEM NHIEM NHIEM NHIEM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 282.191 70.5477 ****** 0.000 2 * RESIDUAL 10 .253336 .253336E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 282.444 20.1746 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SONHIET 15/12/** 3:48 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Anh huong cua phuong phap xu ly nhiet den nam S.o MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS TL NHIEM nuoc 45o 3 3.56667 say kho 45o 3 5.03333 nuoc 52o 3 0.000000 say kho 52 o 3 0.000000 D/C 3 11.8000 SE(N= 3) 0.918941E-01 5%LSD 10DF 0.289562 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SONHIET 15/12/** 3:48 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Anh huong cua phuong phap xu ly nhiet den nam S.o F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | TL NHIEM 15 4.0800 4.4916 0.15917 3.9 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE TL NHIEM FILE CLNHIET 15/12/** 3:57 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Ảnh hưởng của phưưong pháp xử lý nhiệt độ đến nấm C.l VARIATE V003 TL NHIEM NHIEM NHIEM NHIEM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 38.1760 9.54400 166.47 0.000 2 * RESIDUAL 10 .573329 .573329E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 38.7493 2.76781 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CLNHIET 15/12/** 3:57 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Anh huong cua PP xu ly nhiet den nam C.l MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS TL NHIEM nuoc 45o 3 15.0333 say kho 45o 3 15.0333 nuoc 52o 3 11.0667 say kho 52 o 3 12.9667 D/C 3 15.0333 SE(N= 3) 0.138242 5%LSD 10DF 0.435607 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CLNHIET 15/12/** 3:57 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Anh huong cua PP xu ly nhiet den nam C.l F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | TL NHIEM 15 13.827 1.6637 0.23944 1.7 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE A.P FILE DUNGTOI 15/12/** 4:40 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Kết quả xử lý hạt giống bằng dịch chiết tỏi VARIATE V003 A.N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 439.816 146.605 ****** 0.000 2 * RESIDUAL 8 .283826E-01 .354783E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 439.844 39.9858 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE A.N FILE DUNGTOI 15/12/** 4:40 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Xu ly hat bang dich chiet toi VARIATE V004 B.O LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 20.2059 6.73530 ****** 0.000 2 * RESIDUAL 8 .446696E-02 .558369E-03 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 20.2104 1.83731 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE B.O FILE DUNGTOI 15/12/** 4:40 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Xu ly hat bang dich chiet toi VARIATE V005 C.L LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 249.949 83.3165 ****** 0.000 2 * RESIDUAL 8 .513687 .642109E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 250.463 22.7694 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE C.L FILE DUNGTOI 15/12/** 4:40 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 Xu ly hat bang dich chiet toi VARIATE V006 F.M LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 52.2445 17.4148 493.10 0.000 2 * RESIDUAL 8 .282535 .353169E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 52.5270 4.77518 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE F.M FILE DUNGTOI 15/12/** 4:40 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 Kết quả xử lý hạt giống bằng dịch chiết tỏi VARIATE V007 M.O LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 119.630 39.8767 ****** 0.000 2 * RESIDUAL 8 .927459E-02 .115932E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 119.639 10.8763 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE M.O FILE DUNGTOI 15/12/** 4:40 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 Xu ly hat bang dich chiet toi VARIATE V008 RH.O LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 38.8580 12.9527 324.29 0.000 2 * RESIDUAL 8 .319531 .399414E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 39.1775 3.56159 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE RH.O FILE DUNGTOI 15/12/** 4:40 ---------------------------------------------------------------- PAGE 7 Xu ly hat bang dich chiet toi VARIATE V009 S.O LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 30.4553 10.1518 ****** 0.000 2 * RESIDUAL 8 .673239E-03 .841548E-04 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 30.4560 2.76872 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE S.O FILE DUNGTOI 15/12/** 4:40 ---------------------------------------------------------------- PAGE 8 Xu ly hat bang dich chiet toi VARIATE V010 S.O LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 59.6580 19.8860 ****** 0.000 2 * RESIDUAL 8 .280946E-02 .351183E-03 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 59.6608 5.42371 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DUNGTOI 15/12/** 4:40 ---------------------------------------------------------------- PAGE 9 Xu ly hat bang dich chiet toi MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS A.P A.N B.O C.L 5% 3 4.96667 1.20333 7.24667 2.13667 10% 3 2.74333 0.720000 4.65000 0.650000 15% 3 0.900000 0.000000 2.35000 0.000000 D/C 3 16.4500 3.47000 14.5000 5.40333 SE(N= 3) 0.343891E-01 0.136427E-01 0.146300 0.108500 5%LSD 8DF 0.112139 0.444874E-01 0.477069 0.353808 CT$ NOS F.M M.O RH.O S.O 5% 3 5.10000 2.45667 0.746667 3.02000 10% 3 2.57000 0.760000 0.000000 0.180000 15% 3 0.240000 0.420000 0.000000 0.140000 D/C 3 8.75333 4.96667 3.86000 5.50000 SE(N= 3) 0.196581E-01 0.115385 0.529638E-02 0.108195E-01 5%LSD 8DF 0.641031E-01 0.376260 0.172709E-01 0.352812E-01 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE DUNGTOI 15/12/** 4:40 ---------------------------------------------------------------- PAGE 10 Xu ly hat bang dich chiet toi F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | A.P 12 6.2650 6.3234 0.59564E-01 1.0 0.0000 A.N 12 1.3483 1.3555 0.23630E-01 1.8 0.0000 B.O 12 7.1867 4.7717 0.25340 3.5 0.0000 C.L 12 2.0475 2.1852 0.18793 9.2 0.0000 F.M 12 4.1658 3.2979 0.34049E-01 0.8 0.0000 M.O 12 2.1508 1.8872 0.19985 9.3 0.0000 RH.O 12 1.1517 1.6639 0.91736E-02 0.8 0.0000 S.O 12 2.2100 2.3289 0.18740E-01 0.8 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NAM A.P FILE HANH 15/12/** 16:44 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Kết quả xử lý hạt giống bằng dịch chiết hành VARIATE V003 NAM A.P A.P LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 301.147 100.382 327.01 0.000 2 * RESIDUAL 8 2.45575 .306968 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 303.603 27.6003 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NAM A.N FILE HANH 15/12/** 16:44 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Xu ly hat bang dich chiet hanh VARIATE V004 NAM A.N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 18.6594 6.21980 93.18 0.000 2 * RESIDUAL 8 .534003 .667504E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 19.1934 1.74485 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NAM B.O FILE HANH 15/12/** 16:44 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Xu ly hat bang dich chiet hanh VARIATE V005 NAM B.O LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 228.762 76.2539 358.53 0.000 2 * RESIDUAL 8 1.70149 .212687 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 230.463 20.9512 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NAM C.L FILE HANH 15/12/** 16:44 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 Xu ly hat bang dich chiet hanh VARIATE V006 NAM C.L LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 52.3212 17.4404 225.69 0.000 2 * RESIDUAL 8 .618199 .772748E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 52.9394 4.81267 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NAM F.M FILE HANH 15/12/** 16:44 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 Xu ly hat bang dich chiet hanh VARIATE V007 NAM F.M LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 99.3146 33.1049 ****** 0.000 2 * RESIDUAL 8 .952040E-01 .119005E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 99.4098 9.03726 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NAM M.O FILE HANH 15/12/** 16:44 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 Xu ly hat bang dich chiet hanh VARIATE V008 NAM M.O LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 44.6600 14.8867 415.83 0.000 2 * RESIDUAL 8 .286401 .358002E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 44.9464 4.08604 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NAM RH.O FILE HANH 15/12/** 16:44 ---------------------------------------------------------------- PAGE 7 Xu ly hat bang dich chiet hanh VARIATE V009 NAM RH.O LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 28.1834 9.39448 793.92 0.000 2 * RESIDUAL 8 .946648E-01 .118331E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 28.2781 2.57074 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NAM S.O FILE HANH 15/12/** 16:44 ---------------------------------------------------------------- PAGE 8 Xu ly hat bang dich chiet hanh VARIATE V010 NAM S.O LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 41.2783 13.7594 202.07 0.000 2 * RESIDUAL 8 .544741 .680926E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 41.8231 3.80210 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NAM T.B FILE HANH 15/12/** 16:44 ---------------------------------------------------------------- PAGE 9 Xu ly hat bang dich chiet hanh VARIATE V011 NAM T.B LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 660.924 220.308 ****** 0.000 2 * RESIDUAL 8 .755695 .944618E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 661.680 60.1527 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HANH 15/12/** 16:44 ---------------------------------------------------------------- PAGE 10 Kết quả xử lý hạt giống bằng dịch chiết hành MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS NAM A.P NAM A.N NAM B.O NAM C.L D/C 3 16.3333 3.47000 14.5000 5.60000 5% 3 7.33333 1.45000 7.00333 3.98000 10% 3 5.15000 1.20000 4.65000 2.14000 15% 3 3.27000 0.000000 3.14000 0.000000 SE(N= 3) 0.319879 0.149165 0.266262 0.160494 5%LSD 8DF 1.04309 0.486411 0.868254 0.523354 CT$ NOS NAM F.M NAM M.O NAM RH.O NAM S.O D/C 3 8.75000 5.00000 3.86000 5.50000 5% 3 4.78000 2.67000 2.78000 3.56333 10% 3 2.96000 0.780000 0.363333 2.47333 15% 3 0.940000 0.000000 0.340000 0.370000 SE(N= 3) 0.629828E-01 0.109240 0.628042E-01 0.150657 5%LSD 8DF 0.205380 0.356221 0.204798 0.491277 CT$ NOS NAM T.B D/C 3 21.3000 5% 3 18.5900 10% 3 5.92333 15% 3 4.59000 SE(N= 3) 0.177447 5%LSD 8DF 0.578635 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HANH 15/12/** 16:44 ---------------------------------------------------------------- PAGE 11 Xu ly hat bang dich chiet hanh F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | NAM A.P 12 8.0217 5.2536 0.55405 6.9 0.0000 NAM A.N 12 1.5300 1.3209 0.25836 6.9 0.0000 NAM B.O 12 7.3233 4.5772 0.46118 6.3 0.0000 NAM C.L 12 2.9300 2.1938 0.27798 9.5 0.0000 NAM F.M 12 4.3575 3.0062 0.10909 2.5 0.0000 NAM M.O 12 2.1125 2.0214 0.18921 9.0 0.0000 NAM RH.O 12 1.8358 1.6034 0.10878 5.9 0.0000 NAM S.O 12 2.9767 1.9499 0.26095 8.8 0.0000 NAM T.B 12 12.601 7.7558 0.30735 2.4 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE TL NHIEM FILE BO THUOC 16/12/** 3:20 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Ảnh hưởng của thuốc hóa học đến nấm B.oryzae VARIATE V003 TL NHIEM NHIEM NHIEM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 7 3.09156 .441652 73.20 0.000 2 * RESIDUAL 16 .965333E-01 .603333E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 3.18810 .138613 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BO THUOC 16/12/** 3:20 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Ảnh hưởng của thuốc hóa học đến nấm B.oryzae MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS TL NHIEM D/C 3 1.03333 Topsin 3 0.733333 Kasumin 3 0.500000 Anvil 3 0.000000 Uthan 3 0.000000 Hinosan 3 0.500000 Validacin 3 0.000000 Cacbendazim 3 0.250000 SE(N= 3) 0.448454E-01 5%LSD 16DF 0.134447 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BO THUOC 16/12/** 3:20 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Ảnh hưởng của thuốc hóa học đến nấm B.oryzae F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 24) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | TL NHIEM 24 0.37708 0.37231 0.77675E-01 20.6 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE TL NHIEM FILE APNHIET 16/12/** 3:27 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Ảnh hưởng của thuốc hóa học đến nấm A.p VARIATE V003 TL NHIEM NHIEM NHIEM NHIEM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 7 170.655 24.3793 433.79 0.000 2 * RESIDUAL 16 .899215 .562010E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 171.554 7.45888 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE APNHIET 16/12/** 3:27 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Ảnh hưởng của thuốc hóa học đến nấm A.p MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS TL NHIEM D/C 3 6.00000 Topsin 3 0.250000 Kasumin 3 0.000000 Anvil 3 0.000000 Uthan 3 0.000000 Hinosan 3 4.80000 Validacin 3 5.75000 Cacbendazim 3 0.000000 SE(N= 3) 0.136871 5%LSD 16DF 0.410341 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE APNHIET 16/12/** 3:27 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Ảnh hưởng của thuốc hóa học đến nấm A.p F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 24) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | TL NHIEM 24 2.1000 2.7311 0.23707 11.3 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE TL NHIEM FILE CLTHUOC 16/12/** 3:35 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Ảnh hưởng của thuốc hóa học đến nấm C.l VARIATE V003 TL NHIEM NHIEM NHIEM NHIEM NHIEM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 7 332.715 47.5307 288.53 0.000 2 * RESIDUAL 16 2.63571 .164732 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 335.351 14.5805 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CLTHUOC 16/12/** 3:35 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Ảnh hưởng của thuốc hóa học đến nấm C.l MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS TL NHIEM D/C 3 11.0000 Topsin 3 4.30000 Kasumin 3 6.69333 Anvil 3 0.000000 Uthan 3 0.000000 Hinosan 3 1.50000 Validacin 3 4.00000 Cacbendazim 3 8.25000 SE(N= 3) 0.234330 5%LSD 16DF 0.702526 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CLTHUOC 16/12/** 3:35 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Ảnh hưởng của thuốc hóa học đến nấm C.l F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 24) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | TL NHIEM 24 4.4679 3.8184 0.40587 9.1 0.0000 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHBVTV09037.doc
Tài liệu liên quan