Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng và dinh dưỡng qua lá đến năng suất và phẩm chất của giống vải chín sớm Yên Phú trồng tại Gia Lâm - Hà Nội

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng và dinh dưỡng qua lá đến năng suất và phẩm chất của giống vải chín sớm Yên Phú trồng tại Gia Lâm - Hà Nội: ... Ebook Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng và dinh dưỡng qua lá đến năng suất và phẩm chất của giống vải chín sớm Yên Phú trồng tại Gia Lâm - Hà Nội

doc132 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3617 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng và dinh dưỡng qua lá đến năng suất và phẩm chất của giống vải chín sớm Yên Phú trồng tại Gia Lâm - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ----------eêf---------- TRÇN THÞ DËU NGHI£N CøU ¶NH H¦ëNG CñA mét sè CHÊT §IÒU HOµ SINH TR¦ëNG Vµ DINH D¦ìNG QUA L¸ §ÕN n¨ng suÊt vµ phÈm chÊt cña GIèNG V¶I CHÝN SíM Y£N PHó TRåNG T¹I GIA L¢M - Hµ NéI LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT Mã số: 60.62.01 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. HOÀNG MINH TẤN HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu trong luận văn này là kết quả nghiên cứu của tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Kết quả này hoàn toàn trung thực, số liệu chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thiện luận văn, mọi sự giúp đỡ đều đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2009 Tác giả luận văn Trần Thị Dậu LêI C¶M ¥N Trong suèt qu¸ tr×nh häc tËp vµ thùc hiÖn ®Ò tµi nghiªn cøu, t«i lu«n nhËn ®­îc sù quan t©m cña c¬ quan, nhµ tr­êng vµ sù gióp ®ì tËn t×nh cña c¸c thÇy c« gi¸o, c¸c ®ång nghiÖp, b¹n bÌ vµ gia ®×nh. Nh©n dÞp hoµn thµnh luËn v¨n, t«i xin bµy tá lßng biÕt ¬n ch©n thµnh tíi ban l·nh ®¹o ViÖn Nghiªn cøu Rau qu¶ ®· t¹o ®iÒu kiÖn gióp ®ì cho t«i ®­îc tham gia kho¸ ®µo t¹o nµy. T«i xin bµy tá lßng biÕt ¬n s©u s¾c tíi GS.TS Hoµng Minh TÊn, ng­êi h­íng dÉn khoa häc ®· tËn t×nh gióp ®ì, h­íng dÉn t«i trong suèt qu¸ tr×nh thùc hiÖn ®Ò tµi vµ hoµn thµnh luËn v¨n tèt nghiÖp. T«i xin tr©n träng c¶m ¬n l·nh ®¹o Bé m«n Nghiªn cøu C©y ¨n qu¶, c¸c thÇy c« gi¸o ViÖn Sau ®¹i häc, Bé m«n Sinh lý thùc vËt, Khoa N«ng häc - Tr­êng ®¹i häc n«ng nghiÖp - Hµ Néi vµ c¸c ®ång nghiÖp ®· t¹o ®iÒu kiÖn, h­íng dÉn, gióp ®ì t«i trong qu¸ tr×nh häc tËp, nghiªn cøu ®Ó cã thÓ hoµn thµnh luËn v¨n nµy. Nh©n dÞp nµy, t«i còng xin ch©n thµnh c¶m ¬n toµn thÓ gia ®×nh, b¹n bÌ ®· cæ vò vµ gióp ®ì t«i trong suèt qu¸ tr×nh häc tËp vµ nghiªn cøu hoµn thµnh luËn v¨n nµy. Hµ Néi, ngµy 25 th¸ng 8 n¨m 2009 T¸c gi¶ luËn v¨n TrÇn ThÞ DËu MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1. Diện tích và sản lượng vải của một số nước chủ yếu trên thế giới 10 2.2. Lượng xuất khẩu các mặt hàng từ quả vải 6 tháng đầu năm 2007 12 4.1. Ảnh hưởng của α - NAA đến thời gian ra hoa của giống vải Yên Phú 39 4.2. Ảnh hưởng của α - NAA đến kích thước chùm hoa 40 4.3. Ảnh hưởng của α - NAA đến số lượng hoa và thành phần các loại hoa 42 4.4. Ảnh hưởng của α - NAA đến tỷ lệ đậu quả 43 4.5. Ảnh hưởng của α - NAA đến khả năng giữ quả 46 4.6. Ảnh hưởng của α - NAA đến động thái tăng trưởng quả 49 4.7. Ảnh hưởng của α - NAA đến các yếu tố cấu thành năng suất 51 4.8. Ảnh hưởng của α - NAA đến một số chỉ tiêu đánh giá quả 53 4.9. Ảnh hưởng của α - NAA đến chất lượng quả 56 4.10. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng α - NAA trên vải Yên Phú 58 4.11. Ảnh hưởng của GA3 đến thời gian ra hoa 60 4.12. Ảnh hưởng của GA3 đên kích thước chùm hoa 61 4.13. Ảnh hưởng của GA3 đến số lượng hoa và thành phần các loại hoa 62 4.14. Ảnh hưởng GA3 đến tỷ lệ đậu quả 63 4.15. Ảnh hưởng của GA3 đến khả năng giữ quả 65 4.16. Ảnh hưởng của GA3 đến động thái tăng trưởng quả 66 4.17. Ảnh hưởng của GA3 đến các yếu tố cấu thành năng suất 68 4.18. Ảnh hưởng của GA3 đến một số chỉ tiêu đánh giá quả 70 4.19. Ảnh hưởng của GA3 đến chất lượng quả 73 4.20. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng GA3 trên vải Yên Phú 75 4.21. Ảnh hưởng của các chế phẩm dinh dưỡng bổ sung qua lá đến thời gian ra hoa 76 4.22. Ảnh hưởng của dinh dưỡng bổ sung qua lá đến kích thước chùm hoa 77 4.23. Ảnh hưởng của dinh dưỡng bổ sung qua lá đến số lượng hoa và thành phần các loại hoa 79 4.24. Ảnh hưởng của dinh dưỡng bổ sung qua lá đến tỷ lệ đậu quả 80 4.25. Ảnh hưởng của dinh dưỡng bổ sung qua lá đến các yếu tố cấu thành năng suất 83 4.26. Ảnh hưởng của dinh dưỡng bổ sung qua lá đến một số chỉ tiêu đánh giá quả 86 4.27. Ảnh hưởng của dinh dưỡng bổ sung qua lá đến chất lượng quả 88 4.28. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm dinh dưỡng trên vải Yên Phú 90 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 4.1. Ảnh hưởng của α - NAA đến tỷ lệ đậu quả 45 4.2. Ảnh hưởng của α - NAA đến tỷ lệ đậu quả so với ban đầu của giống vải chín sớm Yên Phú 47 4.3. Ảnh hưởng của α - NAA đến năng suất của giống vải chín sớm Yên Phú 52 4.4. Ảnh hưởng của α - NAA đến khối lượng quả 55 4.5. Ảnh hưởng GA3 đến tỷ lệ đậu quả 64 4.6. Ảnh hưởng của GA3 đến năng suất 69 4.7. Ảnh hưởng của GA3 đến khối lượng quả 72 4.8. Ảnh hưởng của GA3 đến khối lượng hạt 72 4.9. Ảnh hưởng của GA3 đến tỷ lệ phần ăn được 73 4.10. Ảnh hưởng của chất dinh dưỡng bổ sung qua lá đến tỷ lệ đậu quả của vải Yên Phú 82 4.11. Ảnh hưởng của một số chất dinh dưỡng bổ sung qua lá đến khối lượng quả 85 4.12. Ảnh hưởng của một số chất dinh dưỡng bổ sung qua lá đến năng suất 85 1. MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Cây vải (Litchi chinensis Sonn) là cây ăn quả Á nhiệt đới có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao, được xác định là loại cây đặc sản của miền Bắc Việt Nam. Về chất lượng, quả vải được đánh giá cao với hương vị thơm ngon, nhiều chất bổ dưỡng, được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Quả vải ngoài sử dụng ăn tươi còn được chế biến như: sấy khô, làm đồ hộp, làm nước giải khát được thị trường trong nước và thế giới ưa thích. Những năm qua, cây vải được coi là loại cây tiên phong trong phong trào xoá đói giảm nghèo, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn và từng bước giúp người dân làm giàu đặc biệt là các vùng đồi núi và trung du các tỉnh phía Bắc. Phần lớn các mô hình chuyển đổi cây trồng đều lấy cây vải, cây nhãn làm cây chủ lực để phát triển. Tính đến năm 2007, diện tích vải của cả nước đã đạt 88.900 ha (chiếm 29% tổng diện tích cây ăn quả cả nước), sản lượng đạt 428.900 tấn. Trong đó, diện tích cho sản phẩm là 77.500 ha, năng suất trung bình: 55,3 tạ/ha. Song giống trồng chủ yếu là vải thiều Thanh Hà (chiếm trên 95% tổng diện tích vải của cả nước). Đây là giống chín chính vụ có thời gian thu hoạch ngắn (khoảng 20 - 25 ngày). Điều này đã gây trở ngại cho việc thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ, đặc biệt là tình trạng khủng hoảng về giá vải thường xuyên xảy ra trong mùa thu hoạch, làm giảm hiệu quả kinh tế của người trồng vải [2], [49]. Một trong những biện pháp kéo dài thời gian cung cấp vải cho thị trường và tăng hiệu quả kinh tế là bố trí cơ cấu giống có thời gian cho thu hoạch khác nhau gồm các giống chín sớm, chín chính vụ và chín muộn. Do đó, việc chọn lọc các dòng vải chín sớm, chín muộn bổ sung vào cơ cấu giống vải hiện nay có ý nghĩa thực tiễn rất lớn và có giá trị kinh tế cao, kéo dài thời gian cung cấp vải tươi trên thị trường, đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng. Hiện nay, các giống vải chín sớm ưu tú đang rất được quan tâm phát triển để bổ sung vào cơ cấu giống vải. Cụ thể, theo định hướng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cơ cấu các giống vải trong giai đoạn 2005 - 2012 sẽ bao gồm: 10 - 15% diện tích là giống chín sớm; 70 - 75% diện tích là giống chính vụ; 5 - 10% diện tích là giống chín muộn [1], [12]. Trong những năm vừa qua, Viện Nghiên cứu Rau quả đã tuyển chọn được một số giống vải chín sớm (có thời gian cho thu hoạch từ 5/5 - 25/5 hàng năm), đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống chính thức năm 2005 như: Bình Khê và hai giống được công nhận tạm thời là: Yên Hưng và Yên Phú. Ngoài ưu thế chín sớm, giá bán cao, chúng còn có khả năng sinh trưởng khỏe, có tiềm năng cho năng suất cao và có khả năng chống chịu sâu bệnh khá tốt. Tuy nhiên, việc đưa nhanh các giống này bổ sung vào cơ cấu phục vụ sản xuất gặp một số trở ngại sau: - Do khả năng sinh trưởng khỏe nên lộc của các giống vải chín sớm thường có số lượng lớn dẫn đến một số cành thu không tích lũy đủ dinh dưỡng để ra hoa, đậu quả. - Đợt lộc thu thường thành thục sớm (vào tháng 9, 10) do đó xác suất bật lộc đông cao làm cho cây không ra hoa, đậu quả. - Do thời gian ra hoa sớm nên lúc nở hoa thường gặp nhiệt độ thấp, mưa phùn... gây khó khăn cho thụ phấn, thụ tinh dẫn đến tỷ lệ đậu quả thấp. Mặc dù vậy, do thời gian thu hoạch quả rất sớm nên giá trị quả tươi trên thị trường vẫn đạt từ 18.000 - 22.000đồng/kg, hiệu quả thu được từ vườn vải vẫn cao hơn nhiều so với giống vải thiều. Nếu sử dụng các biện pháp kỹ thuật tác động làm tăng tỷ lệ đậu quả, tăng năng suất và chất lượng của quả thì hiệu quả kinh tế mang lại còn lớn hơn rất nhiều. Chính vì vậy, cùng với việc chọn tạo các giống vải ưu tú có khả năng cho hiệu quả kinh tế cao thì việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trong đó có việc sử dụng chất điều hoà sinh trưởng và bổ sung các nguyên tố vi lượng nhằm nâng cao khả năng ra hoa, đậu quả, tăng năng suất phẩm chất giống, đồng thời có thể điều chỉnh thời gian thu hoạch, góp phần vào việc rải vụ, nâng cao hiệu quả kinh tế là hết sức cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng và dinh dưỡng qua lá đến năng suất và phẩm chất của giống vải chín sớm Yên Phú trồng tại Gia Lâm - Hà Nội”. 1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1 Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của α-NAA, GA3 và một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến sự ra hoa, đậu quả và năng suất của giống vải chín sớm Yên Phú để bổ sung vào quy trình thâm canh tăng năng suất giống vải này. 1.2.2 Yêu cầu - Xác định ảnh hưởng của α-NAA đến ra hoa, đậu quả và năng suất của giống vải Yên Phú. - Xác định ảnh hưởng của GA3 đến ra hoa, đậu quả và năng suất của giống vải Yên Phú. - Xác định ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến ra hoa, đậu quả và năng suất của giống vải Yên Phú. 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1 Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về ảnh hưởng của một số chất điều hoà sinh trưởng (α - NAA, GA3) và chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống vải chín sớm Yên Phú. - Làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và phát triển sản xuất giống vải chín sớm. 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn Đề xuất công thức xử lý tối ưu chất điều hoà sinh trưởng (α - NAA, GA3) và chế phẩm dinh dưỡng qua lá làm cơ sở cho việc thâm canh tăng năng suất giống vải chín sớm Yên Phú. 1.4 Giới hạn của đề tài - Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 9 năm 2008 đến tháng 5 năm 2009. - Các thí nghiệm được thực hiện trên giống vải chín sớm Yên Phú trồng tại Gia Lâm - Hà Nội, cây trồng bằng cành chiết 4 năm tuổi. - Các chất điều hòa sinh trưởng: α - NAA, GA3 - Các chế phẩm dinh dưỡng qua lá gồm: hỗn hợp H3BO3 + Ure, Master-Grow, Fisomix - Super, Bortrac. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 2.1 Cơ sở khoa học của đề tài Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiện nay, khả năng phát triển diện tích trồng vải của nước ta là rất lớn. Cây vải tuy là loại cây xanh quanh năm, nhưng lại có tính cách niên khá rõ và có tính thích ứng sinh thái hẹp. Mặt khác, vải có số hoa lớn nhưng tỷ lệ đậu quả thấp, tỷ lệ rụng quả rất cao, nên năng suất thường thấp và không ổn định [15], [16], [18], [19]. Những năm gần đây, nhiều nghiên cứu về sinh lý thực vật cho thấy vai trò tác động của chất điều hoà sinh trưởng và nguyên tố vi lượng trong việc nâng cao năng suất cây trồng qua việc làm tăng khả năng ra hoa, đậu quả và chống rụng quả. Ở nước ta, việc nghiên cứu chế độ dinh dưỡng, nhất là ảnh hưởng của nguyên tố vi lượng và chất điều hoà sinh trưởng đối với cây vải chín sớm còn rất ít. Vũ Mạnh Hải (1986) [15], bước đầu cho thấy ảnh hưởng của K, B và một số chất điều hoà sinh trưởng đối với việc giảm rụng quả vải. Chu Văn Chuông và cộng sự (1994) [5] cũng sơ bộ cho kết quả khả quan của một số chế phẩm trong việc làm tăng tỷ lệ đậu quả vải. Cây vải có yêu cầu rất nghiêm ngặt đối với nhiệt độ. Trong năm phải có một thời kỳ nhiệt độ hạ thấp và khô (vào các tháng 11, 12) tạo điều kiện ức chế mầm mùa đông, làm cho cành thu sung sức, tăng cường khả năng quang hợp, tích luỹ chất dinh dưỡng và tăng nồng độ dịch bào để xúc tiến quá trình phân hoá mầm hoa [45]. Do vậy, khi không có tác động của những biện pháp kỹ thuật, đặc biệt là khi gặp những biến động bất thường của thời tiết thì việc vải ra hoa cách năm là rất có thể xảy ra và thậm chí là nhiều năm liên tục [8]. Thời kỳ ra hoa và nở hoa của cây vải thường gặp nhiệt độ thấp, mưa phùn kéo dài nên tỷ lệ đậu quả non thấp. Sau khi quả non đậu hiện tượng rụng quả vẫn tiếp tục diễn ra làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất vải. Ngoài yếu tố thời tiết khí hậu, tình trạng thiếu chất dinh dưỡng, thụ phấn, thụ tinh không hoàn toàn hoặc do sâu bệnh phá hại đã gây ra hiện tượng rụng quả hàng loạt ở vải [8]. Một trong các giải pháp là bổ sung các nguyên tố vi lượng và chất điều hòa sinh trưởng làm cân bằng dinh dưỡng, giúp cho cây thụ phấn, thụ tinh được thuận lợi, đồng thời có thể điều chỉnh thời gian ra hoa, góp phần rải vụ thu hoạch, làm giảm sự thiệt hại do sâu bệnh, nâng cao năng suất và phẩm chất vải, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế [11]. Chính vì vậy, thực tế sản xuất đòi hỏi phải có những nghiên cứu sâu hơn về sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng và bổ sung dinh dưỡng qua lá, nhằm nâng cao năng suất vải mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng quả và môi trường. 2.2 Giới thiệu chung về cây vải 2.2.1 Nguồn gốc, phân bố Cây vải có nguồn gốc ở giữa miền Nam Trung Quốc, bắc Việt Nam và bán đảo Malay và được trồng trọt cách đây trên 3.000 năm. Hiện tại, ở Trung Quốc vẫn còn những cây vải tổ ở huyện Bồ Điền (Phúc Kiến), có tuổi cây trên 1.000 năm [26], [54]. Thực tế, nhiều tài liệu Trung Quốc cho biết, nhiều nơi cây vải mọc dại như: núi Tạ Hoài Sơn, huyện Liên Giang, tỉnh Quảng Đông; Thạch Phượng Sơn, huyện Bác Bạch, tỉnh Vân Nam; núi Lôi Hồ Lĩnh; Bá Vương Lĩnh... Tại núi Kim Cổ Lĩnh (đảo Hải Nam), vải dại mọc thành rừng. Ngoài ra, ở Dương Xuân, Hoá Châu, Liêm Giang và trên sáu vạn núi ở vùng giáp gianh huyện Bác Bạch và huyện Hồ Bắc của tỉnh Quảng Tây... đều có cây vải dại, điều đó chứng tỏ cây vải có nguồn gốc từ Trung Quốc [26]. Theo FAO (1989) [58], Tài liệu đầu tiên viết về cây vải đã ghi lại vào năm 100 trước công nguyên, Hoàng Đế Hán Vũ đã đem vải vào miền Nam Trung Quốc và miền Bắc Indonexia. Cuối thế kỷ 17, cây vải từ Trung Quốc đầu tiên được đưa vào Mianma, cuối thế kỷ 18 đưa sang Ấn Độ (Singh, 1954), năm 1775 đưa sang quần đảo Tây Ấn, năm 1854 đưa sang Ôxtralia (Queens và Anon, 1962). Năm 1870 vải được du nhập vào Nam Phi (Meulen, 1957), năm 1873 sang Hawai của Mỹ (Grove, 1952), đến năm 1886 vào Florida của Mỹ (Barley, 1916). Vào những năm 30 của thế kỷ 20, công nhân Hoa Kiều gốc Quảng Đông đã đưa vải vượt qua xích đạo vào Công Gô (Cao Lệ Hoa, 1985) [26]. Ở Việt Nam, cây vải được trồng từ cách đây khoảng 2000 năm và phân bố từ 18 - 190 vĩ Bắc trở ra. Tuy nhiên, do yêu cầu chặt chẽ về điều kiện thời tiết, nên tập trung chủ yếu vẫn là vùng đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc và một phần khu Bốn cũ [41]. Sử sách đã chép lại rằng cách đây 10 thế kỷ, dưới thời Bắc thuộc, vải (tiếng Hán là Lệ Chi) là một trong những cống vật hàng năm Việt Nam phải đem nộp cho Trung Quốc [19], [45]. Theo C. Petelot (1952), (dẫn theo Vũ Công Hậu, 1999) [19], có nhiều cây vải dại mọc ở sườn núi Ba Vì. Năm 1982, đã phát hiện cây vải mọc ở chân núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) [19], [45]. Từ đó miền Bắc Việt Nam cũng được coi là nơi có nguồn gốc phát sinh của cây vải. Hiện nay, vải được trồng ở các nước nằm trong phạm vi 20 - 30 vĩ độ Bắc và Nam đường xích đạo [22], [41]. Ở Châu Á vải được trồng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Mianma, Lào, Campuchia, Malaixia, Philippin, Indonexia, Srilanca, Bănglades, Nhật Bản và Ixrael. Ở Châu Phi vải có ở Nam Phi, Morithiuyt, Madagasca, Ga Bông, Công Gô và Rêuyniông. Châu Mỹ có Hoa Kỳ, Hundurat, Panama, Cu Ba, Tirinidat, Pooctoricô và Braxin. Châu Đại Dương có Australia và Newzeland. Đến nay, ở Việt Nam đã hình thành một số vùng trồng vải mang tính sản xuất hàng hoá như: Thanh Hà (Hải Dương); Đông Triều (Quảng Ninh); Lục Ngạn (Bắc Giang); Đồng Hỷ (Thái Nguyên)... Một số vùng thuộc các tỉnh miền Trung như Đăk Nông, Đăk Mil, Đăk R, Lâp (Đăk Lak); Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng trồng được vải [42]. 2.2.2 Phân loại giống và giống vải Theo Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1987) [3]; Menzel (2002) [68]; Hoàng Thị Sản, 2003 [28], cây vải có tên khoa học là Litchi chinensis Sonn thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae), bộ Bồ hòn (Sapindales), phân lớp hoa hồng (Rosidae). Họ Bồ hòn có 150 chi với trên 2.000 loài được phân bố ở vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới, tập trung chủ yếu ở Châu Á và Châu Mỹ [75], [76]. Ở Việt Nam, họ Bồ hòn có 25 chi và trên 70 loài, phân bố trên khắp các miền của đất nước. Về đặc điểm phân loại, cây vải là cây gỗ nhỡ, xanh tốt quanh năm, lá kép lông chim, hoa nhỏ không có cánh hoa, bầu có 2 ngăn. Trên cùng chùm hoa có 3 loại hoa: Hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính, và một số ít hoa dị hình. 2.2.3 Các giống vải chủ yếu trên thế giới và trong nước Hiện tại, Trung Quốc có số lượng giống vải nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 15 giống trong số hơn 100 giống vải ở Trung Quốc có khả năng sản xuất thương mại như: Wai chee, Baila, Baitangying, Heiye, Feizixiao, Huaizhi..., đặc biệt hai giống Gwiwei và Nuomici được trồng ở tỉnh Quảng Đông với diện tích lớn (trên 60.000 ha mỗi giống). Tỉnh Phúc Kiến có 2 giống chủ lực là Soney Tung và Haak Yip. Ở tỉnh Vân Nam, Lanzhu là giống trồng chính. Các giống quan trọng khác là Taiso, Chen Zi, Sum Yee Hong, Kwai May và NoMai Chee (Menzel và Simpson, 1986) [55], [65]. Một số giống mới được chọn tạo có năng suất phẩm chất tốt như: giống hạt lép Hoong Hu, giống chín sớm Dong guan Seedless [26], [62], [69], [81]. Ấn Độ có khoảng 50 giống vải, được trồng ở các bang khác nhau. Bihar là nơi trồng vải với diện tích lớn nhất của Ấn Độ (chiếm trên 74% diện tích). Các giống quan trọng là: Shahi, Bombai, China, Deshi, Purbi, Cabcutta, Rose Scenetd và Mazaffarpur, trong đó những giống cho năng suất và chất lượng tốt là West Bengal, Bom bai, China và Bedana. Hai giống lai mới được chọn tạo là H - 105 và H - 73 có tiềm năng cho năng suất cao đang được phát triển mạnh trong sản xuất [59], [60], [71]. Ở Australia, có trên 40 giống vải được trồng tập trung ở những vùng nằm theo dải bờ biển phía Đông. Các giống chính hiện nay là: Taiso, Haak Ip, Kwai May Pink, Wai Chi, FayZee Siu, Salathiel [66], [69], [57]. Ở Việt nam, sự phân chia các giống còn mang tính tương đối, xét theo thời gian thu hoạch có: nhóm chín sớm, chính vụ và chín muộn, xét theo phẩm chất quả: nhóm vải chua, vải nhỡ và vải thiều [45]. Theo Vũ Mạnh Hải và cộng sự (2002) [13], [48], Viện Nghiên cứu Rau quả đã thu thập và mô tả 33 giống vải được trồng ở các vùng khác nhau. Trong đó 8 giống có triển vọng, đã và đang được phát triển ngoài sản xuất như giống vải thiều Thanh Hà, Hùng Long, Yên Hưng, Bình Khê, Yên Phú... 2.2.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới và trong nước 2.2.4.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới Thế giới hiện có trên 20 nước trồng vải, diện tích trồng vải năm 2000 là 780.000 ha với tổng sản lượng đạt 1,95 triệu tấn. Trong đó, các nước Đông Nam Á chiếm khoảng 600.000 ha và sản lượng đạt 1,75 triệu tấn (chiếm 77% diện tích và 90% sản lượng vải của thế giới) [45], [49]. Trung Quốc đứng đầu thế giới về diện tích và sản lượng vải. Năm 2001, diện tích trồng vải của Trung Quốc đã lên đến 584.000 ha, sản lượng 958.700 tấn. Quảng Đông là tỉnh đứng đầu cả về diện tích và sản lượng: 303.080 ha và 793.200 tấn [59], [67], [69], [72]. Đứng thứ hai trên thế giới về diện tích và sản lượng vải là Ấn Độ. Theo Ghosh (2000) [59], Singh H.P và Babita (2002) [69], [72], năm 2000 diện tích vải của Ấn Độ là 56.200 ha, sản lượng đạt 428.900 tấn. Vùng sản xuất vải chủ yếu của Ấn Độ là Bihar với sản lượng là 310.000 tấn, Wesst Bengal (36.000 tấn), Tripura (27.000 tấn) và Uttar Pradesh (14.000 tấn)... Theo Minas (2002) [69], năm 1999 diện tích vải ở Thái Lan là 22.200 ha, sản lượng 85.083 tấn. Vùng sản xuất vải chủ yếu của Thái Lan là Phayao, Nan, Chiang Mai, Lamphun, Phrae và Fang với các giống chính: Tai So (Hong Huay), Chacapat, Wai chi (Kim Cheng), Haak Yip (Ohia) và Kom. Cây vải được trồng tại bang Queensland của Australia từ rất sớm. Theo Mezel C.(2000), Australia có khoảng 350 người trồng vải với tổng sản lượng khoảng 3.000tấn. Đến năm 2002, Australia có khoảng 250 hộ trồng vải với sản lượng lên đến 6.000 tấn. Ở Australia, thời gian thu hoạch vải từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 4 năm sau [57], [65], [69]. Ở Châu Phi có 4 nước trồng vải theo hướng hàng hóa là: Nam Phi, Madagasca, Renyniong, Moritiuyt. Trong đó Madagasca nằm ở phía Tây Ấn Độ Dương là nước có sản lượng vải lớn nhất Châu Phi, sản lượng hàng năm đạt 3,5 vạn tấn [45]. Theo số liệu của FAO (2002) [68], [65] và báo cáo của X. Huang, L. Zeng, H.B. Huang [63], R.J. Knight (2000) [64], diện tích và sản lượng vải của một số nước được thể hiện ở bảng 2.1. Bảng 2.1. Diện tích và sản lượng vải của một số nước chủ yếu trên thế giới STT Tên nước Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) 1 Trung Quốc 2001 584.000 958.000 2 Ấn Độ 2000 56.200 429.000 3 Thái Lan 1999 22.200 85.083 4 Đài Loan 2001 12.000 108.668 5 Bangladesh 1998 4.750 12.755 6 Australia 2001 2.500 6.000 7 Nepal 1999 2.830 13.875 8 Florida 2001 486 - Hai thị trường Hồng Kông và Singapore tiêu thụ vải lớn nhất thế giới. Trong hai tháng 6-7, thị trường này tiếp nhận khoảng 12 tấn vải từ Trung Quốc, Đài Loan và Thái Lan. Đức và Pháp nhập 10 - 12 tấn vải từ Madagasca và Nam Phi trong tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Sau năm 1980, vải từ Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc được bán sang Châu Âu. Đến năm 1990, một lượng nhỏ xuất sang Ấn Độ. Vải đóng hộp chất lượng tốt xuất sang Malaixia, Singapore, Mỹ, Australia, Nhật Bản và Hồng Kông [59]. Năm 2000 Thái Lan xuất khẩu 12.475 tấn vải tươi và sấy khô trị giá 15,4 triệu đô la Mỹ sang Singapore, Hồng Kông, Malaisia, Mỹ [53]. Australia sản xuất vải với số lượng ít, nhưng tập trung chủ yếu cho xuất khẩu, hàng năm Australia xuất khẩu 30% sản lượng vải cho Hồng Kông, Singapore, Châu Âu và các nước Ả Rập nhưng lại nhập khẩu vải của Trung Quốc vào những tháng trái vụ [68]. Thị trường nội địa là thị trường tiêu thụ mạnh vải tươi của hầu hết các quốc gia sản xuất vải trên thế giới, đặc biệt Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về diện tích và sản lượng, nhưng hàng năm chỉ xuất khẩu khoảng 10.000 - 20.000 tấn (chiếm khoảng trên dưới 2% sản lượng vải) [63], [68]. 2.2.4.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trong nước Năm 2007, diện tích trồng vải của cả nước đạt 88.900 ha với năng suất bình quân đạt hơn 5,5 tấn/ha và đạt sản lượng cao nhất với 428.900 tấn [2]. Một số tỉnh có diện tích trồng vải lớn như: Quảng Ninh (diện tích 5.174 ha; sản lượng 17.349 tấn), Thái Nguyên (diện tích 6.861ha; sản lượng 8.787 tấn), Lạng Sơn (diện tích 7.473 ha; sản lượng 12.684 tấn), Hải Dương (diện tích 14.219 ha; sản lượng 47.632 tấn). Tỉnh có diện tích và sản lượng lớn nhất là Bắc Giang: 39.835 ha (chiếm 40,42% tổng diện tích vải), sản lượng đạt 228.558 tấn (chiếm 51,36% sản lượng vải của cả nước) [49]. Khoảng 75% sản lượng vải được tiêu thụ ngay trong thị trường nội địa, phần còn lại được sơ chế, xuất khẩu tươi và chế biến. Thị trường xuất khẩu vải của Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản... và một số nước khác trong khu vực và thị trường Châu Âu. Lượng xuất khẩu các mặt hàng từ quả vải 6 tháng đầu năm 2007 được trình bày ở bảng 2.2. Bảng 2.2. Lượng xuất khẩu các mặt hàng từ quả vải 6 tháng đầu năm 2007 TT MẶT HÀNG NƯỚC NHẬP KHẨU SẢN LƯỢNG GIÁ TRỊ (USD) 1 Vải tươi Hàn Quốc 34.000 2 Vải hộp Nhật Bản, Pháp 17,35 125,84 14.700 116.225 3 Vải đông lạnh Hà Lan, Hàn Quốc 46,00 22,00 51.750 22.810 Tổng cộng 211,19 239.495 Nguồn: Tổng công ty rau quả VN năm 2007 2.3 Yêu cầu sinh thái của cây vải 2.3.1 Yêu cầu về nhiệt độ Nhiệt độ là một trong những nhân tố chủ yếu tác động đến sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây vải. Theo Groff (1921), vải được trồng ở các vùng lạnh thường cho năng suất cao, nhiệt độ thấp (từ -1,1 đến 4,4oC) sẽ ức chế việc sinh ra hoocmon sinh trưởng, từ đó làm giảm sự phát lộc và tăng sự ra hoa. Theo Nguyễn Thiếu Đường (1984), cây vải sinh trưởng ở những vùng có nhiệt độ bình quân năm từ 21 - 25oC có phản ứng tốt. Giống chín muộn ở nhiệt độ 00C và giống chín sớm ở 40C thì ngừng sinh trưởng sinh dưỡng. Khi nhiệt độ từ 8 - 100C thì khôi phục sinh trưởng, 10 - 120C cây sinh trưởng chậm, nếu 210C trở lên thì sinh trưởng tốt. Ở nhiệt độ 23 - 260C cây sinh trưởng mạnh nhất. Tổng nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng, phát triển cả năm của vải là 2.500 - 2.8000C [26]. Quá trình phân hóa mầm hoa vải được thuận lợi hay không có liên quan chặt chẽ tới nhiệt độ thấp của mùa đông. Theo thống kê của Cục Nông nghiệp Quảng Đông, những năm được mùa vải đều là những năm có nhiệt độ thấp nhất nằm trong phạm vi 1,5 - 140C. Năm 1975 Bành Kính Ba theo dõi trên các giống vải Nếp, Hoài Chi... cho thấy, thời gian nhiệt độ từ 0 - 100C thuận lợi cho chùm hoa phân nhánh và phân hóa mầm hoa. Ở điều kiện nhiệt độ 11 - 140C cành hoa và lá đều có thể phát triển sớm trở thành chùm hoa có giá trị kinh tế. Nhiệt độ từ 18 - 190C trở xuống vẫn có thể hình thành chùm hoa nhưng nhỏ, không có giá trị kinh tế [26]. Nghê Diệu Nguyên (1985) [26], theo dõi trên giống vải Hắc Diệp cho rằng: Nhiệt độ thấp trong thời gian kéo dài có ảnh hưởng tốt đến sự phân hóa mầm hoa. Từ thượng tuần tháng 12 đến trung tuần tháng 1 nhiệt độ không khí bình quân khoảng ³ 150C, nhiệt độ bình quân thấp nhất khoảng 120C thì thời gian phân hóa mầm hoa kéo dài, còn thời gian ra hoa tương ứng lại ngắn. Ngược lại, nếu nhiệt độ không khí £ 130C, nhiệt độ không khí bình quân thấp nhất £ 100C thì thời gian phân hóa mầm hoa ngắn và thời gian ra hoa kéo dài. Thời gian nhiệt độ thấp càng dài thì chùm hoa càng to, số lượng hoa càng nhiều. Nhiệt độ còn liên quan đến tỷ lệ hoa đực và hoa cái của vải trong thời gian phân hoá mầm hoa từ tháng 1 đến tháng 3, nhiệt độ bình quân trong ngày thấp thì tỷ lệ hoa cái cao, nhiệt độ tăng cao thì tỷ lệ hoa cái giảm. Thể nguyên thủy của hoa vải là mầm hỗn hợp, có hoa, có lá. Nhiệt độ cao ức chế hình thành các cơ quan hoa, kích thích sinh trưởng sinh dưỡng, thúc đẩy sự phát triển của lá. Ngược lại, nhiệt độ thấp thúc đẩy sự phân hóa mầm hoa và cơ quan hoa, ức chế sự phát dục thể nguyên thủy của lá, thiên hướng về sinh thực. Nhiệt độ còn ảnh hưởng tới tỷ lệ hoa đực, cái của vải. Ở Trung Quốc, Lâm Khả Đào và cộng sự qua phân tích 8 năm liên tục từ 1978 - 1985 về quan hệ giữa nhiệt độ bình quân ngày của tháng 1 - 2 và tỷ lệ phần trăm hoa cái trong năm đã phát hiện giữa chúng có mối tương quan nghịch, R = - 0,86 có nghĩa là nhiệt độ càng thấp thì tỷ lệ hoa cái càng cao. Ngoài ra, nhiệt độ còn ảnh hưởng tới thời kỳ nở hoa và sự phát triển của quả, nhiệt độ bình quân hữu hiệu càng cao thì quả phát triển càng nhanh và ngược lại [26]. Theo Vũ Công Hậu (1999), Trần Thế Tục (1998), nhiệt độ có ảnh hưởng sâu sắc đến sinh trưởng và phát triển của cây vải. Những vùng trồng vải thường có nhiệt độ bình quân 10 - 170C, nhiệt độ tối thấp không quá -20C, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng phát triển là 24 - 290C [19], [44]. Theo Phạm Văn Côn (2004), nhiệt độ là một trong những nhân tố khí hậu chính không thể điều khiển được, nó quyết định diện tích trồng trọt và ảnh hưởng đến năng suất cây vải. Với cây vải khi ra hoa đậu quả cần nhiệt độ lạnh và khô, tổng tích ôn khoảng 2.500 - 2.600oC. Thời kỳ hình thành chồi hoa tháng 11, 12 nếu trời lạnh và khô sẽ ra đọt hoa, còn gặp trời nóng và ẩm thì ra đọt lá. Thời kỳ nở hoa (tháng 1, 2) và đậu quả không gặp gió bắc, mưa phùn kéo dài thì thụ phấn thuận lợi, đậu quả nhiều [7]. Như vậy, nhiệt độ là một trong các yếu tố quan trọng nhất đối với cây vải. Để phân hoá mầm hoa được tốt thì cây vải cần phải có mùa đông lạnh. 2.3.2 Yêu cầu về chế độ nước và độ ẩm Cây vải có khả năng chịu hạn tương đối tốt. Tuy nhiên, để cho cây vải sinh trưởng và ra hoa đậu quả được tốt, có sản lượng cao và phẩm chất thơm ngon phải chú ý cung cấp đầy đủ nước trong các thời kỳ phát triển của cây, kịp thời chống úng cho vườn khi mưa lớn. Lượng mưa thích hợp nhất cho vải khoảng 1.500mm phân bố đều trong năm. Cây vải sinh trưởng mạnh vào những tháng mùa hè và mùa thu nên yêu cầu lượng nước lớn. Những tháng mùa đông nếu mưa nhiều vải sẽ phát lộc đông không thuận lợi cho phân hoá mầm hoa. Theo Nghê Diệu Nguyên và cộng sự, lượng mưa ảnh hưởng tới hoa vải chủ yếu trong giai đoạn phân hoá trục chùm hoa và thời kỳ phân hoá hoa. Giai đoạn này đủ nước thì tổng số hoa/chùm và số hoa đực/chùm giảm nhưng số hoa cái không bị ảnh hưởng nhiều nên tỉ lệ hoa cái tăng [26]. Trong thời gian hoa nở, nếu mưa phùn kéo dài làm thối hoa tỷ lệ đậu quả rất thấp, có thể dẫn đến mất mùa. Phấn hoa trong nước quá nửa giờ, màng ngoài của 70% số hạt phấn bắt đầu trương lên. Sau khoảng 1 giờ, đầu trên ống phấn bị vỡ ra, nguyên sinh chất chảy ra ngoài và ngừng sinh trưởng [26]. Cây vải có nguồn gốc ở các vùng có lượng mưa hàng năm là 1.250 - 1.700 mm, độ ẩm không khí là 75 - 85% nên nó chịu được độ ẩm không khí cao ở thời kỳ sinh trưởng thân lá. Các tỉnh miền Bắc nước ta có chế độ mưa ẩm tương đối thích hợp trùng với thời gian cây vải sinh trưởng mạnh. Thời kỳ cây vải cần điều kiện khô và lạnh để phân hoá mầm hoa cũng là thời điểm mùa khô bắt đầu (tháng 11, 12). Mùa mưa bắt đầu vào tháng 4, 5 là lúc cây vải cần nhiều nước để nuôi quả đang lớn, nhưng thời kỳ nở hoa (tháng 2, 3) thường gặp mưa phùn kéo dài làm thối hoa, tỷ lệ đậu quả rất thấp [7]. 2.3.3 Yêu cầu về ánh sáng Vải là cây ưa ánh sáng, người Trung Quốc có câu “Đương nhật lệ chi, bối nhật long nhãn” nghĩa là cây nhãn có thể sinh trưởng phát triển ở những chỗ ít ánh sáng hơn, còn vải phải trồng ở nơi ánh sáng chiếu trực xạ. Cây vải cần ánh sáng chiếu quanh năm, đặc biệt là thời kỳ hình thành, phân hoá mầm hoa. Thời kỳ hoa nở (tháng 2, 3) nếu có nắng quá trình thụ phấn thụ tinh thuận lợi, đậu quả nhiều là tiền đề cho năng suất cao [26], [35]. Tổng số giờ chiếu sáng trong năm từ 1.800 giờ trở lên là khá thích hợp với cây vải. Ánh sáng đầy đủ thì quá trình quang hợp được tốt đồng thời làm tăng khả năng đồng hoá của cây, tăng tích lũy chất khô giúp cây vải sinh trưởng, phân hoá mầm hoa, đậu quả tốt hơn, giảm sâu bệnh hại. Kết quả nghiên cứu của Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần (1991) trên giống vải Hắc Diệp, số giờ chiếu sáng nhiều thì lượng hoa cái trên chùm tăng lên tương ứng [27]. Vì vậy, khi trồng vả._.i cần bố trí khoảng cách trồng hợp lý, hàng năm cần cắt tỉa tạo tán tránh sự che khuất lẫn nhau. Tận dụng tối đa nguồn ánh sáng nhằm tăng khả năng quang hợp cho cây, giúp cây tích luỹ được nhiều chất dinh dưỡng, giảm sâu bệnh hại, phân hoá hoa và đậu quả tốt hơn. 2.3.4 Yêu cầu về đất đai Cây vải có khả năng thích nghi trên nhiều loại đất. Các loại đất đỏ, đất vàng, đất cát pha, đất thịt, đất có tầng canh tác dày... đều thích hợp cho cây vải sinh trưởng và phát triển. Kể cả trên đất chua, độ phì nhiêu kém vải vẫn sinh trưởng và phát triển tốt, vì rễ vải có thể cộng sinh với một loại vi khuẩn rễ (Mycorrhira) sống ở đất chua, có thể phân giải các hợp chất khó tan trong đất để rễ hút nuôi cây [8], [27]. Độ pH tốt nhất cho vải là từ 5 - 6. Bộ rễ của vải to có thể ăn sâu và rộng gấp 1 - 2 lần tán, có sức hút nước rất mạnh, nhưng phần lớn rễ tập trung ở tầng đất từ 0 - 50cm [26]. Theo Trần Thế Tục (2004) [45]. Trần Thế Tục và Vũ Thiện Chính [43]. Vũ Thiện Chính [4], ở nước ta cây vải là loại cây không kén đất, có thể trồng được trên nhiều loại đất từ đất bãi ven sông, đất ruộng đến đất gò đồi [4], [25], [37]. Theo Nghê Diệu Nguyên (1991) đất núi, đất đồi địa thế cao nghèo chất hữu cơ, độ phì thấp, muốn trồng vải có hiệu quả kinh tế cao cần cày xới, bón phân tưới nước đầy đủ thì cây vải có tuổi thọ cao hơn, mã quả tươi hơn, vị ngọt, chất lượng khá hơn so với vải trồng ở vùng đồng bằng [26]. 2.3.5 Yêu cầu về gió Gió có lợi cho cây trao đổi không khí, nâng cao năng lực và hiệu quả quang hợp, tích luỹ dinh dưỡng có lợi cho sinh trưởng và kết quả, giảm nhẹ một số sâu bệnh hại. Tuy nhiên, cây vải có tán dầy và rộng, thường được trồng bằng cành chiết nên bộ rễ ăn nông và kém phát triển do đó ít chịu được gió bão. Gió mạnh trong thời kỳ nở hoa làm ảnh hưởng đến thụ phấn thụ tinh, cản trở côn trùng chuyển phấn, tổn thương bộ rễ ảnh hưởng đến sự hút nước và dinh dưỡng khoáng. Thời gian mang quả, nếu gặp giông bão sẽ gây rụng quả, vì vậy nơi nhiều gió bão cần phải trồng rừng chắn gió và phòng hộ [41]. 2.4 Đặc tính sinh trưởng phát triển của cây vải 2.4.1 Đặc điểm sinh trưởng sinh dưỡng 2.4.1.1 Đặc điểm sinh trưởng của cây theo độ tuổi Cây vải nhân giống bằng phương pháp chiết hay ghép từ khi trồng đến 3 năm tuổi chủ yếu là sinh trưởng sinh dưỡng. Thời kỳ này bộ khung tán phát triển mạnh, một năm có thể ra 4 - 5 đợt lộc [45]. Theo Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần (1991) [26], cây vải từ 4 - 7 năm tuổi, sinh trưởng vẫn mang tính chủ đạo, cành chính vẫn hình thành và phát triển mạnh dẫn đến tiêu hao nhiều dinh dưỡng. Nên chất dinh dưỡng dự trữ không nhiều, từ đó rất khó hình thành mầm hoa, tỷ lệ hoa cái thấp, thường chỉ chiếm 20% trở xuống. Đối với cây 7 - 20 năm tuổi, bộ khung tán đã cơ bản ổn định, sinh trưởng vẫn khoẻ nhưng không quá mạnh. Thời kỳ này, quá trình sinh thực chiếm ưu thế, lượng hoa quả nhiều. Những cây trên 20 năm tuổi, lượng quả và sinh trưởng bắt đầu giảm, số cành phát sinh ít, yếu, rễ mới ít, bộ rễ suy yếu, cây già cỗi nhanh, vì vậy thời kỳ này cần chú ý biện pháp chăm sóc và cải tạo hợp lý (bổ sung dinh dưỡng, đốn phớt, đốn trẻ lại..., phòng trừ sâu bệnh kịp thời) [26]. 2.4.1.2 Đặc điểm sinh trưởng thân cành vải Số lần ra lộc của cây vải trong một năm phụ thuộc vào giống, tuổi cây, thế sinh trưởng của cây, điều kiện ngoại cảnh... Thường một năm, cây vải to chưa ra quả, có thể ra lộc 5 - 6 đợt. Cây vải mới cho quả 1 - 2 năm đầu một năm chỉ ra 2 - 3 đợt lộc sau khi thu hoạch. Những cây đã trưởng thành sinh trưởng khoẻ mạnh cho 2 đợt lộc, ít khi 3 đợt. Trên cùng một giống, cùng thế sinh trưởng như nhau, cây được chăm sóc tưới nước, bón phân đầy đủ hơn có thể ra lộc sớm hơn, cho nhiều đợt lộc hơn [26]. - Lộc xuân: Thường xuất hiện từ tháng 1 đến tháng 3. Trong thời điểm này, nếu lộc xuân ra nhiều sẽ ảnh hưởng tới quá trình ra hoa, số lượng cành hoa sẽ ít đi và chất lượng hoa kém, thậm chí còn làm cho quả rụng nhiều do có sự cạnh tranh về dinh dưỡng giữa lộc và hoa [26]. - Lộc hè: Thường xuất hiện từ tháng 5 đến cuối tháng 7. Cây non hoặc cây vải tơ có thể ra từ 1 - 2 đợt lộc. Những cây vải trưởng thành nếu không ra hoa thì sau khi ra lộc xuân rất ít khi ra lộc hè. Những cây đang mang quả, lộc hè được xuất hiện sau khi đã thu hoạch. - Lộc thu: Thông thường đợt lộc thu ra từ tháng 8 đến tháng 10, cũng có khi ra sớm hơn từ cuối tháng 7. Đợt lộc này rất quan trọng đối với năng suất của vải vụ tới. Nếu đợt lộc thu ra sớm vào tháng 7 được chăm sóc tốt, có thể ra tiếp thêm một đợt lộc nữa trong tháng 9. Đối với cây vải kinh doanh, thời điểm phát sinh lộc thu đúng lúc sẽ hình thành cành mẹ chất lượng tốt, thuận lợi cho việc ra hoa và đậu quả ở thời kỳ sau. - Lộc đông: Là đợt lộc ra vào các tháng 10, 11 và 12, lộc đông vừa tiêu hao nhiều dinh dưỡng, lại vừa ảnh hưởng đến phân hoá mầm hoa. Đối với cây vải chín chính vụ và muộn, lộc đông ra sớm vào đầu tháng 10 nếu được chăm sóc tốt gặp điều kiện thời tiết ấm vẫn có thể ra hoa kết quả tốt. 2.4.2 Đặc điểm ra hoa, đậu quả của cây vải 2.4.2.1 Sự phân hoá mầm hoa Phân hoá mầm hoa là quá trình chuyển hoá từ trạng thái sinh lý và tổ chức của mầm lá sang trạng thái sinh lý và tổ chức của mầm hoa. Cành mẹ của cây vải thành thục về sinh trưởng sớm hay muộn ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian phân hoá mầm hoa. Trên cùng một cây, thông thường cành thành thục sớm sẽ phân hoá mầm hoa sớm hơn cành thành thục muộn [26], [41]. Theo Vũ Công Hậu (1982, 1999) [18], [19], Phạm Văn Côn (1992) [6], Trần Thế Tục (1994, 1997) [41], [44], điều kiện cho vải phân hoá mầm hoa được thuận lợi là cần có nhiệt độ thấp trong một khoảng thời gian nhất định, song phản ứng với nhiệt độ thấp ở các giống có khác nhau, các giống vải chín sớm có thể hình thành mầm hoa ở nhiệt độ cao hơn so với các giống vải chính vụ và chín muộn. Theo Lương Vũ Nguyên (1986) hàm lượng IAA trên đỉnh cành non rất cao, khi lá chuyển màu xanh, mầm ngừng sinh trưởng tương đối thì hàm lượng IAA giảm thấp, về sau mới bắt đầu phân hoá mầm hoa. Trong quá trình phân hoá mầm hoa, đối với cây năm sai quả (hình thành hoa nhiều), hàm lượng IAA và gibberellin ở đầu ngọn cành hơi thấp. Điều này chứng tỏ hàm lượng các chất này thấp có lợi cho sự phân hoá mầm hoa [26]. 2.4.2.2 Sự phát triển của chùm hoa và nở hoa của vải Tốc độ phát triển của chùm hoa phụ thuộc vào giống và vùng trồng. Các giống chín sớm thường xuất hiện hoa vào tháng 12, ra hoa tháng 1 và nở hoa tháng 2. Các giống chín chính vụ và chín muộn ra hoa cuối tháng 1 đầu tháng 2, nở hoa tháng 3 [26]. Cây vải nở hoa theo thứ tự từ dưới lên trên, những hoa ở các nhánh giữa nở trước, sau đến các nhánh ở trên đỉnh và ở gốc. Trên một chùm hoa thì thời gian hoa đực và hoa cái nở rộ cũng không trùng nhau, thường thì hoa đực nở trước, rồi mới đến hoa cái, rồi lại hoa đực. 2.4.2.3 Quá trình đậu quả Tỷ lệ đậu quả của vải phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: Đặc tính ra hoa, môi giới truyền phấn, nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa hay hàm lượng các chất dinh dưỡng, các loại phytohoocmon trong cây. Trong quá trình nở hoa nếu gặp mưa phùn kéo dài sẽ làm hạn chế sự tung phấn, hạt phấn bị trương lên, ống phấn có thể vỡ khi đang kéo dài, do đó rất khó khăn cho việc thụ phấn, thụ tinh. Trái lại, nếu nhiệt độ cao quá sẽ làm cho hạt phấn mất sức nảy mầm, thậm chí còn làm hạt phấn khô và chết khi chưa kịp nảy mầm. Nhiệt độ thích hợp cho thụ phấn, thụ tinh là 22 - 27oC, mặt khác, ở khoảng nhiệt độ này mật hoa vải tiết nhiều hấp dẫn sự hoạt động của ong (môi giới truyền phấn) làm tăng tỷ lệ đậu quả. Thời gian nở hoa nếu tạnh nắng, ấm áp thì tỷ lệ đậu quả của chùm ngắn cao, ngược lại thời tiết mưa râm thì chùm dài mọc ngoài tán thoáng gió nhanh khô nước nên tỷ lệ đậu quả cao. Ngoài ra, môi giới truyền phấn (côn trùng, gió...) cũng đóng vai trò tích cực trong việc làm tăng tỷ lệ đậu quả [41], [42], [44], [45]. 2.4.2.4 Các giai đoạn phát triển của quả Nghê Diệu Nguyên (1991) [26], quan sát trên giống vải Tam Nguyệt Hồng, Hắc Diệp và vải Nếp cho thấy: Sau khi thụ tinh xong, bầu nhuỵ bắt đầu phát triển, tiến trình phát triển của quả vải được chia làm 3 giai đoạn: + Giai đoạn phát triển của phôi và vỏ quả: Là giai đoạn từ khi hoa cái thụ tinh xong cho đến trước khi cùi xuất hiện rõ (khoảng 34 ngày). Giai đoạn này một ngăn bầu nhụy phát triển, còn ngăn kia không phát triển bị rụng đi, ít khi cả hai ngăn bầu nhụy đều phát triển thành quả. Phôi hạt phình to hoặc ngừng phát triển. Sau 30 ngày cuống hạt nổi rõ, cùi quả bắt đầu xuất hiện. + Giai đoạn tử diệp tăng trưởng nhanh: Được tính từ khi cùi xuất hiện đến khi hạt đầy đặn (khoảng 14 ngày). Cùi xuất hiện và phát triển từ gốc hạt lên phía trên bao bọc lấy hạt, trong khoang hạt dần dần đầy tử diệp. Hạt lớn nhanh và tăng khối lượng, vỏ hạt từ mềm dần chuyển sang cứng và rắn chắc. + Giai đoạn cùi tăng trưởng nhanh và quả chín: (Khoảng 20 ngày). Sau khi bao kín hạt, cùi dày lên nhanh chóng và tăng khối lượng. Do cùi bị ép chặt trong lớp vỏ nên cùi bị gấp nếp. Tiếp theo là sự chuyển hoá chất hữu cơ, chất đặc dễ hoà tan ngày càng tăng nhanh, hàm lượng nước tăng lên, vỏ quả quanh cuống bắt đầu chuyển sang màu hồng, vỏ phẳng hơn, cùi đầy đặn và chín. Trong thực tế sản xuất thường gặp những giống kết quả đơn tính (quả không hạt) như giống Giả Quái Lục, Hoà Hà Xuyên, Giả Hương Lệ; những giống có quá trình phát triển của phôi thuộc loại không hoàn thiện như giống Lam Trúc (Trung Quốc). Khi hoa nở 30 - 35 ngày, phôi phát triển bình thường, nhưng sau đó một bộ phận phôi tiếp tục phát triển hình thành hạt to, bộ phận còn lại phôi ngừng phát triển, nếu ngừng sớm thì hạt lép, ngừng muộn hơn thì tạo hạt to nhỏ khác nhau. Thực chất sự phát triển của hạt bao gồm quá trình sinh trưởng của phôi và quá trình sinh trưởng của nội nhũ. Hiện tượng hạt lép xảy ra là do: phôi chết làm nội nhũ ngừng phát triển hoặc phôi sống nhưng nội nhũ bị ức chế không hình thành. Kích thước hạt là một trong những tiêu chuẩn đánh giá tốt xấu của quả vải, vì vậy nếu đảm bảo năng suất và chất lượng thì việc ứng dụng các chất ức chế sự phát triển của phôi hạt là điều hoàn toàn có ý nghĩa [26]. Hiện tượng rụng quả vải diễn ra liên tục từ khi đậu quả non đến trước thu hoạch và được chia làm 3 thời kỳ: Thời kỳ rụng quả non: Khi quả bằng hạt đậu xanh, quả non rụng hàng loạt (rụng quả sinh lý đợt 1). Nguyên nhân chủ yếu của đợt rụng quả này là do thụ phấn, thụ tinh không hoàn toàn hoặc do thiếu dinh dưỡng hay nhiệt độ không thích hợp làm phôi teo quắt hoặc ngừng phát triển. Đợt rụng quả này thường chiếm 30 - 35% tổng lượng quả rụng cả năm. Thời kỳ rụng quả khi quả đang phát triển: Khi cùi quả đã bao bọc được một nửa hạt, những hạt được phát triển đầy đủ thì to lên rất nhanh, những hạt không có khả năng phát triển thì phôi chết đi, nội nhũ ngừng sinh trưởng, thiếu dinh dưỡng và các chất điều hoà sinh trưởng gây rụng quả. Đây là thời kỳ rụng quả sinh lý đợt 2, tỷ lệ rụng chiếm 5 - 6% tổng lượng rụng quả non. Thời kỳ rụng quả trước thu hoạch: Thời kỳ này quả đã tích luỹ được phần lớn các chất dinh dưỡng, sự chuyển hoá các chất trong quả diễn ra nhanh, hàm lượng đường tăng lên. Nguyên nhân rụng quả thời kỳ này chủ yếu là do thời tiết và sâu bệnh hại. Nếu gặp mưa lâu ngày hay đang nắng hạn gặp mưa đột ngột sẽ làm nứt và rụng quả. Rụng quả thời kỳ này tập trung vào 10 - 15 ngày trước thu hoạch. 2.5 Những nghiên cứu về các chất điều hoà sinh trưởng và các chế phẩm dinh dưỡng bổ sung qua lá trên cây vải 2.5.1 Các chất điều hoà sinh trưởng Các chất điều hoà sinh trưởng có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều khiển sinh trưởng, phát triển của cây, gồm có: các chất kích thích sinh trưởng và các chất ức chế sinh trưởng. Tuy nhiên, tuỳ từng loại chất mà chúng có thể tham gia vào các quá trình cơ bản như: Điều khiển các quá trình sinh trưởng (ra lá, phát chồi, tăng trưởng chiều cao cây, đường kính thân); điều khiển quá trình phát triển (ra hoa, đậu quả chính vụ và trái vụ); điều khiển quá trình ra rễ cho cành giâm, cành chiết; điều khiển quá trình bảo quản hoa, quả trên cây và trong kho; điều chỉnh quá trình hoá già của các bộ phận trên cây [24], [32], [33], [34], [51], [52]. Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học đã nghiên cứu các quá trình biến động, tích luỹ các chất điều hoà sinh trưởng trong từng giai đoạn phát triển của cây, biết được những phát triển bất thường của cây do chất nào gây nên để từ đó có những quyết định đúng đắn trong việc bổ sung các chất điều hoà sinh trưởng tương ứng cho cây, nhằm làm cho cây phát triển bình thường hoặc điều khiển phát triển theo hướng mong muốn của con người. Theo Lê Văn Tri (2001), để nghiên cứu ảnh hưởng của từng chất, người ta có thể phun trực tiếp lên từng bộ phận của cây trồng các chất riêng biệt ở các nồng độ khác nhau. Những nghiên cứu về tác dụng của các chất điều hoà sinh trưởng trên cây vải đến nay còn rất hạn chế, tuy nhiên các kết quả nghiên cứu đều cho kết quả khá rõ về tác động của chúng [39]. 2.5.1.1 Các chất kích thích sinh trưởng Các chất kích thích sinh trưởng bao gồm các nhóm chất auxin, gibberellin và xytokinin được sản xuất từ các cơ quan non như: Lá non, chồi non, quả non... chúng kích thích quá trình sinh trưởng của cây ở nồng độ thấp và chi phối sự sinh trưởng hình thành các cơ quan dinh dưỡng. Nhiều nước trồng cây ăn quả, ngoài công tác chọn tạo giống đã sử dụng một số chất điều hòa sinh trưởng tác động tới quá trình sinh trưởng, ra hoa, đậu quả của cây nhằm tăng năng suất, phẩm chất quả, góp phần vào rải vụ thu hoạch. Auxin tổng hợp đã được sử dụng để điều khiển sinh trưởng và ra hoa vải ở Florida và Hawai vào những năm 1950 - 1960 [68]. Ở Hawai phun NAA trên cây vải vào mùa thu thúc đẩy quá trình ra hoa [54], [55]. Theo Singh (1969), phun GA3 nồng độ 25 và 50 mg/l vào tuần thứ 4 sau khi quả đậu đã làm tăng kích thước quả, ở nồng độ 75 mg/l đã làm tăng kích thước quả đồng thời pH và axit ascobic tăng [73]. R.C.Das (1971), những cụm hoa riêng biệt trên cây trưởng thành được phun chất điều hoà sinh trưởng GA3 ở nồng độ 10 - 40 mg/l vào 4 giai đoạn sinh trưởng khác nhau đã cho quả to và thịt quả nhiều hơn đối chứng, riêng GA3 ở nồng độ 40 mg/l có hiệu quả tốt nhất [78]. V.Surnarayana và R.C.Das (1971) [78], S.Vecra và R.C.Das (1972) [79], (1973) [80], khẳng định: Sử dụng các chất để phun cho vải như: 2,4D; NAA; GA3 và 2,4,5 - T làm tăng tỷ lệ đậu quả, tăng khối lượng và chống nứt quả vải. Năm 1976, Khan và cộng sự đã dùng GA3 nồng độ 100 ppm, α-NAA 20ppm, 2,4,5 - TP 10 ppm phun trên giống vải Rose Scented vào giai đoạn quả bằng hạt đậu đã làm giảm tỉ lệ rụng quả [54]. Trên giống Early Seedless và calcuttia, phun IAA 20 ppm làm giảm rụng quả, GA3 50 ppm có tác dụng giữ quả tốt, GA3 100 ppm làm tăng kích thước quả (Singh và Lal, 1980) [73]. Giberelin có tác dụng thúc cây con phát triển, cây lớn mọc nhiều mầm mới, nâng cao tỷ lệ đậu quả, kích thích quả lớn nhanh, phòng vỏ quả suy thoái làm cho quả chín chậm lại. Khi phun GA3 cho vải ở thời kỳ hoa nở và thời kỳ quả non nồng độ 50 ppm có tác dụng tăng tỷ lệ đậu quả và thúc quả lớn, phun GA3 nồng độ 50 - 100 ppm khi hoa nở sẽ nâng cao tỷ lệ đậu quả, tăng khối lượng quả. Phun GA3 nồng độ 250 - 300 ppm vào lúc nở hoa và quả non cũng có tác dụng bảo vệ quả và thúc quả lớn [26]. Để giảm kích thước hạt hay sản xuất quả không hạt, Kadman và Gzit (1970) đã sử dụng 2,4,5-Trechlorophenoxypropionic acid (2,4,5 - TP) để ngăn ngừa rụng quả ở mức độ cao, ngoài ra còn làm cho trên 75% số quả có hạt nhỏ. Tuy nhiên, nếu lần đầu cho xử lý 2,4,5-TP khi hoa nở và 10 ngày sau cho phun phối hợp 2,4,5 - TP và GA3 thì sẽ đạt 50 - 100% số quả có kích thước lớn hơn so với xử lý một lần trước đó và 90 - 100% quả không có hạt [73]. R.A. Stern, D. Stern, H. Miller, Xu Huafu và S. Grazit (1999) xử lý 67 ppm 2,4,5 -TP; 50 ppm 3,5,6 - TPA trên hai giống vải Feizixiao và Heiye khi quả được khoảng 2 gam hoặc có thể phối hợp phun 2,4,5 - TP lần thứ nhất, 4 ngày sau phun tiếp 3,5,6 - TPA đã làm năng suất trên cây của cả hai giống tăng đáng kể. Giống Feizixiao từ 1,3 kg/cây tăng lên xấp xỉ 3,6 kg/cây, giống Heiye từ 1,0 kg/cây tăng lên 3,1 kg/cây và không có sự khác nhau giữa các công thức xử lý. Tất cả 3 công thức trên đều làm khối lượng quả của giống Feizixiao (từ 21,5g lên 28g) tăng xấp xỉ 30%. Khối lượng quả của giống Heiye cũng tăng 20% với công thức xử lý là 3,5,6 - TPA [77]. Những năm gần đây, các nhà nghiên cứu trong nước cũng đang tập trung tìm hiểu kỹ tính năng của các chất điều hoà sinh trưởng đối với từng loại cây ăn quả nhằm xây dựng những quy trình thâm canh thích hợp, nâng cao năng suất phẩm chất của vải. Theo Trần Thế Tục (1998), dùng 4 - CPA để chống rụng quả vải, dùng GA3, NAA, H3BO3, sunphát đồng có thể dùng riêng rẽ hay dùng hỗn hợp các nguyên tố vi lượng với các chất kích thích sinh trưởng phun cho nhãn, vải khi hoa bắt đầu nở và nở rộ có tác dụng làm tăng tỷ lệ đậu quả, giảm tỷ lệ rụng quả non và làm quả vải lớn nhanh [44]. Theo Phạm Minh Cương (1998), phun α - NAA 20 ppm + 2,4D 10 ppm làm giảm rụng quả, tăng tỷ lệ đậu quả, tăng năng suất và chất lượng của hai giống vải thiều Thanh Hà (số quả đậu tăng 112,9%) và thiều Phú Hộ (số quả đậu tăng 68,6%). Trong khi đó, GA3 50 ppm chỉ có tác dụng làm tăng tỷ lệ đậu quả của giống vải thiều Thanh Hà, còn đối với giống vải thiều Phú Hộ thì số quả tăng so với đối chứng là không có ý nghĩa. Phun IAA 20 ppm làm số quả của giống vải thiều Phú Hộ tăng 40% so với đối chứng [8]. Theo Nguyễn Văn Dũng và cộng sự (2005), phun B 0,1% + urê (46%) 10g/l và SF - 900 0,3% làm rút ngắn thời gian từ ra lộc đến thành thục của lộc thu, tăng tỷ lệ hoa cái đồng thời tăng tỷ lệ đậu quả và khả năng giữ quả của giống vải chín sớm Yên Hưng, phun GA3 tăng số lượng lộc/cành và kích thước lộc của giống vải chín sớm Yên Hưng [11]. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Khắc Thái Sơn (2004), phun 4 lần GA3 cho vải thiều Thanh Hà 8 năm tuổi với các nồng độ 15, 30, 75, 75 ppm hoặc 20, 40, 100, 100 ppm (vào các thời điểm: hoa nở rộ, hình thành quả, hình thành cùi, quả chắc xanh) đã làm tỷ lệ đậu quả tăng lên từ 2,78% lên 4,92 - 5,05%; quả to hơn; mã đẹp hơn; tỷ lệ nứt vỏ giảm; tỷ lệ phần ăn được tăng từ 70,5% lên 75 - 75,85%; thời gian từ khi hoa nở rộ đến khi quả chín từ 75 lên 78 ngày; năng suất tăng từ 51% đến 59% [30]. Đối với việc sử dụng chất kích thích sinh trưởng trong công tác bảo quản vải tươi, Nguyễn Mạnh Khải và Nguyễn Quang Thạch (1999), bước đầu cho thấy hỗn hợp chất kích thích sinh trưởng và vi lượng có tên là KIVIVA làm tăng tỷ lệ đậu quả (tăng 10% so với đối chứng), chống rụng quả (phun hai lần vào lúc hoa nở rộ và sau đó 10 ngày), làm tăng kích thước quả và cải thiện tình trạng vỏ quả (phun sau khi hoa nở rộ 45 ngày), làm chậm chín 10 ngày so với đối chứng và tăng khả năng bảo quản (phun vào lúc kích thước quả đạt tối đa và đang bước vào giai đoạn chín) [22]. 2.5.1.2 Các chất ức chế sinh trưởng Trong các chất ức chế sinh trưởng, ethrel có tác dụng diệt lộc đông, khống chế việc ra lộc đông của cây vải, kìm hãm sinh trưởng, xúc tiến phân hoá mầm hoa giúp cây vải ra hoa đậu quả tốt hơn. Năm 1984, Khâu Tự Đức dùng malein hydrazit (MH) 1.000 - 1.500 ppm phun lên quả sau khi hoa nở 7 - 13 ngày đã làm cho hạt quả vải Hoài Chi nhỏ đi rất nhiều, hiệu quả đạt 73 - 100% và nâng cao phẩm chất quả [26]. Ghosh và cộng sự (1986), xử lý ethrel nồng độ 1,25 đến 2,5 mg/l làm cho ra hoa sớm 7 - 13 ngày và làm tăng số lượng hoa cái [59]. Sanyal và cộng sự (1996), cũng cho biết, khi xử lý ethrel (1ml/l), KNO3104mg/l trên giống vải Bombai đã làm 70% số cành ra hoa. Những tác động đó không hứa hẹn một vụ quả bội thu nhưng những năm mất mùa thì sự ra hoa đó sẽ làm tăng năng suất đáng kể [55]. Theo Trang Vương Bích và cộng sự (1988), ở Phúc Kiến căn cứ vào dự báo thời tiết sẽ thuận lợi cho việc ra hoa muộn của vải đã dùng ethrel 800ppm + MH 750 - 1000 ppm khống chế chùm hoa, làm giảm lượng hoa trên chùm, tăng tỷ lệ hoa cái và tỷ lệ đậu quả [26]. S.K. Mitra và Sanyal (2000) cũng cho thấy việc xử lý TIBA làm tăng số lượng hoa lưỡng tính và tăng tỷ lệ nảy mầm của hạt phấn [70]. Theo Zhiyuan Huang và cộng sự (2000), một trong các biện pháp để khắc phục những hạn chế trong sản suất vải ở Trung Quốc là sử dụng ethrel, paclobutrazol và B9 để ức chế sinh trưởng và thúc đẩy phân hoá mầm hoa. Theo Nirmala Ramburn (2000), phun paclobutrazol 500 ppm + ethrel 1.000 ppm làm tăng khả năng ra hoa của giống Tai So trồng ở Mauritius [82], [74]. Theo Nguyễn Thị Ngà (1999), xử lý ethrel cho vải sau khi đậu quả 50 - 60 ngày đã làm cho vải chín sớm hơn từ 5 - 7 ngày tùy thuộc vào nồng độ sử dụng [24]. Theo nghiên cứu của Lê Đình Danh và Nguyễn Thị Thanh (2000) [47], Phạm Minh Cương, Lê thị Thanh (2002) [48], xử lý ethrel ở nồng độ 500 - 1.500 ppm làm tăng tỷ lệ cành ra hoa và tăng tỷ lệ đậu quả, tỷ lệ này đạt giá trị cao nhất ở nồng độ 1.000 ppm; phun ethrel phối hợp với GA3 làm giảm lượng hoa tổng số, tăng tỷ lệ hoa cái và đặc biệt làm tăng tỷ lệ đậu quả. Theo Đào Quang Nghị (2005), với việc xử lý thiourea cho cây vải Bình Khê (4 tuổi) ở nồng độ từ 300 - 900 ppm, tỷ lệ đậu quả cao hơn so với đối chứng. Trong đó, công thức phun thiourea ở nồng độ 500 ppm làm tăng năng suất 52,4%. Xử lý paclobutrazol trên cây vải Bình Khê (5 tuổi) bằng phun ở nồng độ 900 ppm làm tăng năng suất 43,1%; xử lý paclobutrazol trong tháng 9 bằng phương pháp tưới gốc (5gam - 20 gam ai/cây) có khả năng hạn chế sinh trưởng của cây, giảm kích thước chùm hoa, giảm tỷ lệ hoa đực, tăng tỷ lệ hoa cái, từ đó làm tăng tỷ lệ đậu quả và tăng năng suất đáng kể so với đối chứng không xử lý trong năm đầu tiên. Công thức tưới 15gam ai/cây cho năng suất cao nhất và tăng 85,2% so với đối chứng [25]. Những nghiên cứu trên cũng cho thấy: vải tuy là cây dễ thích nghi về mặt sinh trưởng nhưng sự ra hoa đậu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hiện tượng ra hoa không tập trung và rụng quả non thực sự là nguy cơ làm giảm năng suất vải. Nguyên nhân gây ra rụng quả có nhiều nhưng một trong những nguyên nhân đó là do dinh dưỡng và thiếu những chất điều hoà sinh trưởng nội sinh, đặc biệt là trong điều kiện bất thuận của thời tiết. Việc nghiên cứu sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng và dinh dưỡng qua lá nhằm có được đợt lộc cành mẹ tập trung và đúng thời điểm cũng như tăng khả năng ra hoa, đậu và giữ quả là yếu tố quyết định năng suất, chất lượng của vải. 2.5.2 Sử dụng phân bón lá Ngoài phương pháp bón phân vào đất qua rễ hấp thụ cung cấp cho cây, ta vẫn có thể cung cấp dinh dưỡng trực tiếp cho cây bằng cách phun qua lá. Biện pháp này có tác dụng bổ sung nhanh chóng một vài yếu tố cần thiết cho cây nhằm hạn chế kịp thời tác động xấu do thiếu chúng gây ra [67]. Phân bón lá thường gồm 3 thành phần chính: các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng, ngoài ra còn có một số chất kích thích sinh trưởng. Vai trò của phân bón lá đối với cây trồng là tác động tổng hợp của từng nhóm các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng, chúng có vai trò rất quan trọng trong đời sống cây trồng [10], [41]. - Nitơ: Rất cần cho cây ở các giai đoạn sinh trưởng, có tác dụng nâng cao năng suất, phẩm chất quả. N thúc đẩy quá trình sinh trưởng dinh dưỡng, bón N hợp lý sẽ tạo cho cây phát triển khoẻ mạnh, nâng cao hiệu suất quang hợp, tích luỹ được nhiều chất dinh dưỡng, thuận lợi cho quá trình phân hoá hoa, tăng năng suất. Bón thừa N làm cho cành lá phát triển quá mạnh, khó phân hoá mầm hoa, rụng hoa, rụng quả làm giảm sản lượng và phẩm chất quả kém, sức chống chịu sâu bệnh giảm. Thiếu N, cây có màu vàng nhạt, sinh trưởng kém, lộc mọc yếu, cành lá bé, lá rụng sớm, hoa và quả rụng nhiều, năng suất thấp, tuổi thọ của cây ngắn. - Phospho: giúp cho sự phát triển của rễ, tăng cường khả năng chống hạn, chống rét cho cây, thúc đẩy quá trình phân hoá mầm hoa, sự phát dục của quả, sự thành thục của hạt, nâng cao phẩm chất quả. Thiếu lân cây vải có lá to hơn và có màu xanh tối, nếu thiếu nghiêm trọng lá nhọn ra, chóp lá có màu nâu sẫm, có đốm khô và sau loang ra gân chính. - Kali: giúp cho cấu tạo mô cây thêm cứng cáp, việc vận chuyển các sản phẩm quang hợp đến các tổ chức của cây được thuận lợi. Kali làm tăng sức đề kháng của cây như: chịu hạn, chịu lạnh, chịu nóng, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh... Kali thúc đẩy chuyển hoá và vận chuyển đường, giúp cho quả lớn nhanh, tăng phẩm chất quả, tăng khả năng bảo vệ của vỏ quả. - Can xi: Tham gia vào cấu tạo của vách tế bào, thiếu can xi lá nhỏ lại, mép lá có những đốm khô và uốn cong, rễ sinh trưởng kém, lá non dễ bị rụng. - Magiê: Tham gia vào cấu tạo diệp lục, thúc đẩy quá trình tăng trưởng quả, nâng cao chất lượng quả. Thiếu Mg lá nhỏ lại, hai bên gân chính xuất hiện nhiều đốm khô nhỏ gần như phân bố song song với nhau, rễ ít [41], [45]. Các nguyên tố vi lượng giữ vai trò quan trọng đối với sinh trưởng và phát triển của cây. Theo Lê Văn Tri (1992) [38], Dương Văn Đảm (1994) [14], ngoài các nguyên tố đa lượng và trung lượng còn có một số nguyên tố mà cây cần rất ít nhưng nếu thiếu thì cây không thể phát triển bình thường được, những nguyên tố đó được gọi là nguyên tố vi lượng. Vai trò sinh lý và nông hoá của các nguyên tố vi lượng trong đời sống cây trồng thể hiện ở nhiều mặt, chúng thúc đẩy sự trao đổi chất trong cây, tác động tốt đến các quá trình sinh lý và sinh hoá, ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp diệp lục và nâng cao cường độ quang hợp, tăng cường khả năng chống chịu của cây đối với bệnh nấm, vi khuẩn và các điều kiện bất lợi của môi trường. Theo Nguyễn Văn Uyển (1995) [46], Võ Minh Kha (1996) [21], các nguyên tố vi lượng có thể được phun lên lá nhằm kịp thời cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây, nhất là các nguyên tố như: B, Mn, Cu, Zn, Mo... Khi cung cấp B cho vải trong trường hợp cấp bách dùng 50 ppm axit boric (H3BO3) phun liên tiếp 2-3 lần sẽ có tác dụng tăng tỷ lệ đậu quả từ 2,4 lên 4 lần so với đối chứng. Dùng axit boric nồng độ 60 ppm để phun vào giai đoạn nở hoa làm tăng khả năng nảy mầm của hạt phấn và ống phấn kéo dài có lợi cho việc thụ tinh. Nếu sử dụng axit boric 80 ppm không có lợi cho sự nảy mầm của hạt phấn, với 300 ppm có hại cho hoa cái. Vì vậy, khi sử dụng axit boric cần chú ý đến nồng độ của B, nồng độ phun thường là 0,05 - 0,1% [45]. Theo Phạm Văn Côn (2004), phun B và phun phối hợp B + Zn trên vải thiều Phú Hộ đều làm tăng số quả so với đối chứng (tăng 50,4 - 92,8%). Phun B + Cu, B + Zn trên giống vải thiều Lục Ngạn, làm tăng số quả thu hoạch tới 90,3 - 109,5%; khối lượng quả tăng từ 5,9 - 8,5%; do đó năng suất tăng từ 101,3 - 127,3%. Chất lượng quả cũng tăng, cụ thể: độ Brix tăng từ 4,5% lên 7,3%; đường tổng số tăng từ 4,5% lên 12,1%; axit giảm 3,4%; vitamin C giảm 3,7 đến 3,1% [7]. Theo Brenchley W.E. và cộng sự (1927), B là nguyên tố rất cần thiết đối với đời sống cây trồng. Vai trò của B ở trong cây rất đặc thù mà không thể thay thế bằng bất cứ nguyên tố nào khác. Cây thiếu B sinh trưởng của rễ và thân ngừng lại. Thiếu B nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các cơ quan sinh sản, có thể hoàn toàn không ra hoa hoặc rất ít hoa, điểm sinh trưởng bị chết. B rất cần cho cây khi ra hoa, vì trong núm nhị, bầu nhị, nhị và nhuỵ đều chứa nhiều B, vì vậy B có vai trò nhất định vào việc kết quả của vải [38], [39], [40]. Dung dịch kẽm sunfat nồng độ 0,5 - 1,0% phun cho cây có tác dụng chống rụng quả và làm cho cây ít hình thành tầng rời. - Molipđen (thường dùng dung dịch amôni môlipđat) có tác dụng đối với sự nảy mầm của hạt phấn, nhưng nồng độ không nên cao quá 5 ppm. Nếu nồng độ quá cao sẽ có tác dụng ức chế sự nảy mầm của hạt phấn. Theo Trần Thế Tục (1997) [41], để tăng khả năng đậu hoa, đậu quả cần phun các chất dinh dưỡng cho vải vào lúc hoa tàn, vì: - Mùa hoa nở cây huy động rất nhiều dinh dưỡng, sau khi hoa tàn là lúc cây đang khủng hoảng về mặt dinh dưỡng, bởi vậy cần bổ sung kịp thời dinh dưỡng cho cây. - Lúc này bộ rễ hoạt động yếu vì bị ức chế do hoa nở rộ, nếu bón phân vào đất lúc này rễ cũng chưa có điều kiện hấp thu. Phun lên lá vào giai đoạn này nhằm bổ sung kịp thời dinh dưỡng cho cây, giảm bớt rụng quả sinh lý. Thường có thể dùng dung dịch ure 0,2% thêm dung dịch magiê sulfat 0,1% để phun. Với cây có nhiều quả hay cây yếu có thể phun 2-3 lần vào buổi chiều mát, vào mặt dưới (lưng lá) để cây dễ hấp thu vì mặt dưới lá có nhiều khí khổng. Theo Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần (1991), phun ure nồng độ 0,3 - 0,5% cho cây thiếu N, phản ứng của chúng rất nhanh, sau 3 - 5 ngày đã thấy lá chuyển màu xanh. Tuy nhiên, nếu dùng nồng độ ure cao quá sẽ gây ngộ độc cho cây, do đó trong dung dịch ure thường cho thêm vôi hoặc đường sacaroza để giảm độc [26]. Tóm lại, phun chất điều hoà sinh trưởng và phân bón lá không những thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát triển của cây, mà còn làm giảm việc hình thành tầng rời, bảo đảm cho vận chuyển các chất dinh dưỡng vào nuôi quả, do đó giảm được tỷ lệ rụng quả, nâng cao năng suất và phẩm chất vải. Để có được năng suất cao và ổn định lâu dài cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh đồng bộ, tiên tiến như bón phân, cắt tỉa, sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng và dinh dưỡng qua lá, phòng trừ sâu bệnh đồng thời áp dụng quy trình sản xuất theo hướng sản phẩm an toàn (quy trình GAP), đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu nghiên cứu 3.1.1 Giống vải - Thí nghiệm được bố trí trên giống vải chín sớm Yên Phú trồng tại vườn của Viện Nghiên cứu Rau quả. Giống được tuyển chọn tại Xã Giai Phạm, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên, được Bộ công nhận giống tạm thời và cho sản xuất thử tại vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc Bộ năm 2006. Thời gian cho thu hoạch sớm từ 10/5 - 20/5, sớm hơn vải thiều Thanh Hà 20 - 25 ngày. Cây sinh trưởng khoẻ, lá có màu xanh vàng, dầy, phẳng, mép lượn sóng. Chùm hoa to trung bình, phân nhánh dài, cuống hoa có màu trắng hơi vàng. Quả chín hình cầu, màu đỏ sẫm, gai thưa, khối lượng quả trung bình 27,2g, tỷ lệ phần ăn được trung bình 74,5%, đường tổng số 16,7%. 3.1.2 Hoá chất sử dụng cho thí nghiệm - Chất điều hòa sinh trưởng: + α - NAA (α-Naphthyl axetic acid), dạng bột trong lọ thủy tinh, (sản xuất tại Trung Quốc) với hàm lượng hoạt chất 98%. + GA3 (gibberel._.────────────────────────────────┐ │ Muc 1 │ Muc 2 │ Muc 3 │ Muc 4 │ │────────────────────────────────────────────│ Muc 1 │ │ Muc 2 │ -0.180 │ │ Muc 3 │ -0.293 │ -0.113 │ │ Muc 4 │ -3.603*│ -3.423*│ -3.310*│ │ Muc 5 │ -3.537*│ -3.357*│ -3.243*│ 0.067 │ └────────────────────────────────────────────┘ So sanh theo DUNCAN M[1] M[2] M[3] M[5] M[4] 21.09 21.27 21.38 24.62 24.69 a──────a──────a b──────b Bang so lieu goc Nhan to Gia tri ( Muc ) lan 1 lan 2 lan 3 1 21.980 21.160 20.120 2 22.150 21.990 19.660 3 21.270 22.390 20.480 4 24.300 25.540 24.230 5 25.480 24.080 24.310 CHUONG TRINH PHAN TICH PHUONG SAI MOT NHAN TO Ver 3.0 Nguyen dinh Hien 1996 TNo NAA: NANG SUAT(kg/cay) Nam 2009 THONG KE CO BAN MUC SO LAN LAP TRUNG BINH DL(H chinh) HS B DONG MIN MAX Muc 1 3 4.073 0.065 0.016 4.010 4.140 Muc 2 3 4.467 0.379 0.085 4.200 4.900 Muc 3 3 5.500 0.755 0.137 4.800 6.300 Muc 4 3 7.030 0.324 0.046 6.800 7.400 Muc 5 3 5.650 0.541 0.096 5.200 6.250 BANG PHAN TICH PHUONG SAI Nguon bien dong Bac tu do Tong BP Trung binh FTN Muc 4 16.035 4.009 25.283 ** Khoi 2 0.961 0.481 3.031 Sai so 8 1.268 0.159 Toan bo 14 18.264 MO HINH NGAU NHIEN Phan ngau nhien = 0.159 Phan do nhan to = 1.283 Chiem ti le : 11.00% 89.00% Cac Trung binh cua cac muc So lan 3 3 3 3 3 Gia tri 4.073 4.467 5.500 7.030 5.650 Sai so binh phuong cua mot quan sat (Se2) : 0.159 Do lech chuan cua mot quan sat (Se) : 0.398 Gia tri Tlt o muc tin cay 5%, 8 bac tu do : 2.306 He so bien dong CV : 7.45 % BANG SO SANH THEO STUDENT CUA CAC TRUNG BINH CUA CAC MUC ┌────────────────────────────────────────────┐ │ Muc 1 │ Muc 2 │ Muc 3 │ Muc 4 │ │────────────────────────────────────────────│ Muc 1 │ │ Muc 2 │ -0.393 │ │ Muc 3 │ -1.427*│ -1.033*│ │ Muc 4 │ -2.957*│ -2.563*│ -1.530*│ │ Muc 5 │ -1.577*│ -1.183*│ -0.150 │ 1.380* │ └────────────────────────────────────────────┘ So sanh theo DUNCAN M[1] M[2] M[3] M[5] M[4] 4.07 4.47 5.50 5.65 7.03 a──────a b──────b c Bang so lieu goc Nhan to Gia tri ( Muc ) lan 1 lan 2 lan 3 1 4.070 4.010 4.140 2 4.200 4.900 4.300 3 4.800 6.300 5.400 4 6.890 6.800 7.400 5 5.200 6.250 5.500 CHUONG TRINH PHAN TICH PHUONG SAI MOT NHAN TO Ver 3.0 Nguyen dinh Hien 1996 TNo GA3: SO QUA DAU SAU TAT HOA(qua) Nam 2009 THONG KE CO BAN MUC SO LAN LAP TRUNG BINH DL(H chinh) HS B DO MIN MAX Muc 1 3 19.800 0.173 0.009 19.600 19.900 Muc 2 3 20.800 1.300 0.062 19.300 21.600 Muc 3 3 22.667 2.079 0.092 20.300 24.200 Muc 4 3 19.867 1.790 0.090 17.900 21.400 Muc 5 3 20.200 1.418 0.070 18.600 21.300 BANG PHAN TICH PHUONG SAI Nguon bien dong Bac tu do Tong BP Trung binh FTN Muc 4 16.880 4.220 2.162 Khoi 2 6.897 3.449 1.767 Sai so 8 15.616 1.952 Toan bo 14 39.393 MO HINH NGAU NHIEN Phan ngau nhien = 1.952 Phan do nhan to = 0.756 Chiem ti le : 72.08% 27.92% Cac Trung binh cua cac muc So lan 3 3 3 3 3 Gia tri 19.800 20.800 22.667 19.867 20.200 Sai so binh phuong cua mot quan sat (Se2) : 1.952 Do lech chuan cua mot quan sat (Se) : 1.397 Gia tri Tlt o muc tin cay 5%, 8 bac tu do : 2.306 He so bien dong CV : 6.76 % BANG SO SANH THEO STUDENT CUA CAC TRUNG BINH CUA CAC MUC ┌────────────────────────────────────────────┐ │ Muc 1 │ Muc 2 │ Muc 3 │ Muc 4 │ │────────────────────────────────────────────│ Muc 1 │ │ Muc 2 │ -1.000 │ │ Muc 3 │ -2.867*│ -1.867 │ │ Muc 4 │ -0.067 │ 0.933 │ 2.800*│ │ Muc 5 │ -0.400 │ 0.600 │ 2.467 │ -0.333 │ └────────────────────────────────────────────┘ So sanh theo DUNCAN M[1] M[4] M[5] M[2] M[3] 19.80 19.87 20.20 20.80 22.67 a──────a──────a──────a b──────b──────b Bang so lieu goc Nhan to Gia tri ( Muc ) lan 1 lan 2 lan 3 1 19.900 19.900 19.600 2 21.500 19.300 21.600 3 23.500 20.300 24.200 4 17.900 20.300 21.400 5 18.600 20.700 21.300 CHUONG TRINH PHAN TICH PHUONG SAI MOT NHAN TO Ver 3.0 Nguyen dinh Hien 1996 TNo GA3: So qua/chum khi thu hoach (qua) Nam 2009 THONG KE CO BAN MUC SO LAN LAP TRUNG BINH DL(H chinh) HS B DONG MIN MAX Muc 1 3 2.900 0.100 0.034 2.800 3.000 Muc 2 3 3.733 0.321 0.086 3.500 4.100 Muc 3 3 3.867 0.351 0.091 3.500 4.200 Muc 4 3 4.467 0.321 0.072 4.100 4.700 Muc 5 3 3.533 0.321 0.091 3.300 3.900 BANG PHAN TICH PHUONG SAI Nguon bien dong Bac tu do Tong BP Trung binh FTN Muc 4 3.853 0.963 8.731 ** Khoi 2 0.004 0.002 0.018 Sai so 8 0.883 0.110 Toan bo 14 4.740 MO HINH NGAU NHIEN Phan ngau nhien = 0.110 Phan do nhan to = 0.284 Chiem ti le : 27.96% 72.04% Cac Trung binh cua cac muc So lan 3 3 3 3 3 Gia tri 2.900 3.733 3.867 4.467 3.533 Sai so binh phuong cua mot quan sat (Se2) : 0.110 Do lech chuan cua mot quan sat (Se) : 0.332 Gia tri Tlt o muc tin cay 5%, 8 bac tu do : 2.306 He so bien dong CV : 8.98 % BANG SO SANH THEO STUDENT CUA CAC TRUNG BINH CUA CAC MUC ┌────────────────────────────────────────────┐ │ Muc 1 │ Muc 2 │ Muc 3 │ Muc 4 │ │────────────────────────────────────────────│ Muc 1 │ │ Muc 2 │ -0.833*│ │ Muc 3 │ -0.967*│ -0.133 │ │ Muc 4 │ -1.567*│ -0.733*│ -0.600 │ │ Muc 5 │ -0.633*│ 0.200 │ 0.333 │ 0.933* │ └────────────────────────────────────────────┘ So sanh theo DUNCAN M[1] M[5] M[2] M[3] M[4] 2.90 3.53 3.73 3.87 4.47 a b──────b──────b c──────c Bang so lieu goc Nhan to Gia tri ( Muc ) lan 1 lan 2 lan 3 1 3.000 2.900 2.800 2 3.500 4.100 3.600 3 3.900 3.500 4.200 4 4.100 4.700 4.600 5 3.900 3.400 3.300 CHUONG TRINH PHAN TICH PHUONG SAI MOT NHAN TO Ver 3.0 Nguyen dinh Hien 1996 TNo GA3: KHOI LUONG QUA(g/qua) Nam 2009 THONG KE CO BAN MUC SO LAN LAP TRUNG BINH DL(H chinh) HS B DONG MIN MAX Muc 1 3 21.090 1.628 0.077 20.130 22.970 Muc 2 3 23.390 1.538 0.066 22.120 25.100 Muc 3 3 26.287 1.504 0.057 24.720 27.720 Muc 4 3 25.777 0.385 0.015 25.400 26.170 Muc 5 3 22.477 0.960 0.043 21.580 23.490 BANG PHAN TICH PHUONG SAI Nguon bien dong Bac tu do Tong BP Trung binh FTN Muc 4 58.062 14.516 7.355 ** Khoi 2 0.913 0.456 0.231 Sai so 8 15.788 1.974 Toan bo 14 74.763 MO HINH NGAU NHIEN Phan ngau nhien = 1.974 Phan do nhan to = 4.181 Chiem ti le : 32.07% 67.93% Cac Trung binh cua cac muc So lan 3 3 3 3 3 Gia tri 21.090 23.390 26.287 25.777 22.477 Sai so binh phuong cua mot quan sat (Se2) : 1.974 Do lech chuan cua mot quan sat (Se) : 1.405 Gia tri Tlt o muc tin cay 5%, 8 bac tu do : 2.306 He so bien dong CV : 5.90 % BANG SO SANH THEO STUDENT CUA CAC TRUNG BINH CUA CAC MUC ┌────────────────────────────────────────────┐ │ Muc 1 │ Muc 2 │ Muc 3 │ Muc 4 │ │────────────────────────────────────────────│ Muc 1 │ │ Muc 2 │ -2.300 │ │ Muc 3 │ -5.197*│ -2.897*│ │ Muc 4 │ -4.687*│ -2.387 │ 0.510 │ │ Muc 5 │ -1.387 │ 0.913 │ 3.810*│ 3.300* │ └────────────────────────────────────────────┘ So sanh theo DUNCAN M[1] M[5] M[2] M[4] M[3] 21.09 22.48 23.39 25.78 26.29 a──────a──────a b──────b c──────c Bang so lieu goc Nhan to Gia tri ( Muc ) lan 1 lan 2 lan 3 1 22.970 20.170 20.130 2 25.100 22.950 22.120 3 24.720 26.420 27.720 4 25.760 25.400 26.170 5 21.580 22.360 23.490 CHUONG TRINH PHAN TICH PHUONG SAI MOT NHAN TO Ver 3.0 Nguyen dinh Hien 1996 TNo GA3: Nang suat (kg/cay) Nam 2009 THONG KE CO BAN MUC SO LAN LAP TRUNG BINH DL(H chinh) HS B DONG MIN MAX Muc 1 3 4.073 0.153 0.038 3.900 4.200 Muc 2 3 5.367 0.551 0.103 5.000 6.000 Muc 3 3 6.067 0.351 0.058 5.700 6.400 Muc 4 3 6.833 0.451 0.066 6.400 7.300 Muc 5 3 5.533 0.351 0.063 5.200 5.900 BANG PHAN TICH PHUONG SAI Nguon bien dong Bac tu do Tong BP Trung binh FTN Muc 4 12.740 3.185 17.500 ** Khoi 2 0.097 0.049 0.267 Sai so 8 1.456 0.182 Toan bo 14 14.293 MO HINH NGAU NHIEN Phan ngau nhien = 0.182 Phan do nhan to = 1.001 Chiem ti le : 15.38% 84.62% Cac Trung binh cua cac muc So lan 3 3 3 3 3 Gia tri 4.033 5.367 6.067 6.833 5.533 Sai so binh phuong cua mot quan sat (Se2) : 0.182 Do lech chuan cua mot quan sat (Se) : 0.427 Gia tri Tlt o muc tin cay 5%, 8 bac tu do : 2.306 He so bien dong CV : 7.66 % BANG SO SANH THEO STUDENT CUA CAC TRUNG BINH CUA CAC MUC ┌────────────────────────────────────────────┐ │ Muc 1 │ Muc 2 │ Muc 3 │ Muc 4 │ │────────────────────────────────────────────│ Muc 1 │ │ Muc 2 │ -1.333*│ │ Muc 3 │ -2.033*│ -0.700 │ │ Muc 4 │ -2.800*│ -1.467*│ -0.767 │ │ Muc 5 │ -1.500*│ -0.167 │ 0.533 │ 1.300* │ └────────────────────────────────────────────┘ So sanh theo DUNCAN M[1] M[2] M[5] M[3] M[4] 4.07 5.37 5.53 6.07 6.83 a b──────b──────b c──────c Bang so lieu goc Nhan to Gia tri ( Muc ) lan 1 lan 2 lan 3 1 4.200 4.120 3.900 2 5.100 6.000 5.000 3 6.400 5.700 6.100 4 6.800 6.400 7.300 5 5.900 5.500 5.200 CHUONG TRINH PHAN TICH PHUONG SAI MOT NHAN TO Ver 3.0 Nguyen dinh Hien 1996 TNo PHAN BON LA: So qua đau sau tat hoa (qua) Năm 2009 THONG KE CO BAN MUC SO LAN LAP TRUNG BINH DL(H chinh) HS B DONG MIN MAX Muc 1 3 19.800 0.173 0.009 19.600 19.900 Muc 2 3 24.167 1.504 0.062 22.600 25.600 Muc 3 3 23.233 1.150 0.050 22.100 24.400 Muc 4 3 22.867 2.558 0.112 20.200 25.300 Muc 5 3 25.300 1.418 0.056 24.200 26.900 BANG PHAN TICH PHUONG SAI Nguon bien dong Bac tu do Tong BP Trung binh FTN Muc 4 50.809 12.702 4.271 * Khoi 2 0.549 0.275 0.092 Sai so 8 23.791 2.974 Toan bo 14 75.149 MO HINH NGAU NHIEN Phan ngau nhien = 2.974 Phan do nhan to = 3.243 Chiem ti le : 47.84% 52.16% Cac Trung binh cua cac muc So lan 3 3 3 3 3 Gia tri 19.800 24.167 23.233 22.867 25.300 Sai so binh phuong cua mot quan sat (Se2) : 2.974 Do lech chuan cua mot quan sat (Se) : 1.724 Gia tri Tlt o muc tin cay 5%, 8 bac tu do : 2.306 He so bien dong CV : 7.47 % BANG SO SANH THEO STUDENT CUA CAC TRUNG BINH CUA CAC MUC ┌────────────────────────────────────────────┐ │ Muc 1 │ Muc 2 │ Muc 3 │ Muc 4 │ │────────────────────────────────────────────│ Muc 1 │ │ Muc 2 │ -4.367*│ │ Muc 3 │ -3.433*│ 0.933 │ │ Muc 4 │ -3.067 │ 1.300 │ 0.367 │ │ Muc 5 │ -5.500*│ -1.133 │ -2.067 │ -2.433 │ └────────────────────────────────────────────┘ So sanh theo DUNCAN M[1] M[4] M[3] M[2] M[5] 19.80 22.87 23.23 24.17 25.30 a──────a b──────b──────b──────b Bang so lieu goc Nhan to Gia tri ( Muc ) lan 1 lan 2 lan 3 1 19.900 19.900 19.600 2 24.300 25.600 22.600 3 23.200 22.100 24.400 4 20.200 23.100 25.300 5 26.900 24.200 24.800 CHUONG TRINH PHAN TICH PHUONG SAI MOT NHAN TO Ver 3.0 Nguyen dinh Hien 1996 TNo PHAN BON LA: So qua/chum khi thu hoach(qua) Nam 2009 THONG KE CO BAN MUC SO LAN LAP TRUNG BINH DL(H chinh) HS B DONG MIN MAX Muc 1 3 2.900 0.100 0.034 2.800 3.000 Muc 2 3 3.870 0.201 0.052 3.680 4.080 Muc 3 3 3.680 0.380 0.103 3.300 4.060 Muc 4 3 3.473 0.316 0.091 3.200 3.820 Muc 5 3 4.270 0.332 0.078 4.000 4.640 BANG PHAN TICH PHUONG SAI Nguon bien dong Bac tu do Tong BP Trung binh FTN Muc 4 3.080 0.770 8.748 ** Khoi 2 0.105 0.053 0.598 Sai so 8 0.704 0.088 Toan bo 14 3.890 MO HINH NGAU NHIEN Phan ngau nhien = 0.088 Phan do nhan to = 0.227 Chiem ti le : 27.91% 72.09% Cac Trung binh cua cac muc So lan 3 3 3 3 3 Gia tri 2.900 3.870 3.680 3.473 4.270 Sai so binh phuong cua mot quan sat (Se2) : 0.088 Do lech chuan cua mot quan sat (Se) : 0.297 Gia tri Tlt o muc tin cay 5%, 8 bac tu do : 2.306 He so bien dong CV : 8.15 % BANG SO SANH THEO STUDENT CUA CAC TRUNG BINH CUA CAC MUC ┌────────────────────────────────────────────┐ │ Muc 1 │ Muc 2 │ Muc 3 │ Muc 4 │ │────────────────────────────────────────────│ Muc 1 │ │ Muc 2 │ -0.970*│ │ Muc 3 │ -0.780*│ 0.190 │ │ Muc 4 │ -0.573*│ 0.397 │ 0.207 │ │ Muc 5 │ -1.370*│ -0.400 │ -0.590*│ -0.797* │ └────────────────────────────────────────────┘ So sanh theo DUNCAN M[1] M[4] M[3] M[2] M[5] 2.90 3.47 3.68 3.87 4.27 a b──────b──────b c──────c Bang so lieu goc Nhan to Gia tri ( Muc ) lan 1 lan 2 lan 3 1 3.000 2.900 2.800 2 3.680 3.850 4.080 3 3.300 3.680 4.060 4 3.820 3.400 3.200 5 4.170 4.000 4.640 CHUONG TRINH PHAN TICH PHUONG SAI MOT NHAN TO Ver 3.0 Nguyen dinh Hien 1996 TNo PHAN BON LA: Khoi luong qua (g/qua) Nam 2009 THONG KE CO BAN MUC SO LAN LAP TRUNG BINH DL(H chinh) HS B DONG MIN MAX Muc 1 3 21.090 1.625 0.077 20.130 22.970 Muc 2 3 25.253 1.193 0.047 24.110 26.490 Muc 3 3 24.410 1.907 0.078 23.230 26.610 Muc 4 3 22.250 1.357 0.061 21.230 23.790 Muc 5 3 24.303 1.130 0.047 23.190 25.450 BANG PHAN TICH PHUONG SAI Nguon bien dong Bac tu do Tong BP Trung binh FTN Muc 4 35.827 8.957 4.646 * Khoi 2 6.217 3.109 1.613 Sai so 8 15.422 1.928 Toan bo 14 57.466 MO HINH NGAU NHIEN Phan ngau nhien = 1.928 Phan do nhan to = 2.343 Chiem ti le : 45.14% 54.86% Cac Trung binh cua cac muc So lan 3 3 3 3 3 Gia tri 21.083 25.253 24.410 22.250 24.303 Sai so binh phuong cua mot quan sat (Se2) : 1.928 Do lech chuan cua mot quan sat (Se) : 1.388 Gia tri Tlt o muc tin cay 5%, 8 bac tu do : 2.306 He so bien dong CV : 5.92 % BANG SO SANH THEO STUDENT CUA CAC TRUNG BINH CUA CAC MUC ┌────────────────────────────────────────────┐ │ Muc 1 │ Muc 2 │ Muc 3 │ Muc 4 │ │────────────────────────────────────────────│ Muc 1 │ │ Muc 2 │ -4.170*│ │ Muc 3 │ -3.327*│ 0.843 │ │ Muc 4 │ -1.167 │ 3.003*│ 2.160 │ │ Muc 5 │ -3.220*│ 0.950 │ 0.107 │ -2.053 │ └────────────────────────────────────────────┘ So sanh theo DUNCAN M[1] M[4] M[5] M[3] M[2] 21.09 22.25 24.30 24.41 25.25 a──────a b──────b──────b c──────c──────c Bang so lieu goc Nhan to Gia tri ( Muc ) lan 1 lan 2 lan 3 1 22.970 20.170 20.130 2 24.110 26.490 25.160 3 23.390 26.610 23.230 4 21.230 23.790 21.730 5 25.450 24.270 23.190 CHUONG TRINH PHAN TICH PHUONG SAI MOT NHAN TO Ver 3.0 Nguyen dinh Hien 1996 TNo PHAN BON LA: Nang suat (kg/cay) Nam 2009 THONG KE CO BAN MUC SO LAN LAP TRUNG BINH DL(H chinh) HS B DONG MIN MAX Muc 1 3 4.073 0.065 0.016 4.010 4.140 Muc 2 3 6.300 0.346 0.055 6.100 6.700 Muc 3 3 5.133 0.379 0.074 4.700 5.400 Muc 4 3 5.100 0.361 0.071 4.700 5.400 Muc 5 3 6.180 0.451 0.073 5.740 6.600 BANG PHAN TICH PHUONG SAI Nguon bien dong Bac tu do Tong BP Trung binh FTN Muc 4 9.926 2.481 31.973 ** Khoi 2 0.581 0.290 3.742 Sai so 8 0.621 0.078 Toan bo 14 11.128 MO HINH NGAU NHIEN Phan ngau nhien = 0.078 Phan do nhan to = 0.801 Chiem ti le : 8.83% 91.17% Cac Trung binh cua cac muc So lan 3 3 3 3 3 Gia tri 4.073 6.300 5.133 5.100 6.167 Sai so binh phuong cua mot quan sat (Se2) : 0.078 Do lech chuan cua mot quan sat (Se) : 0.279 Gia tri Tlt o muc tin cay 5%, 8 bac tu do : 2.306 He so bien dong CV : 5.20 % BANG SO SANH THEO STUDENT CUA CAC TRUNG BINH CUA CAC MUC ┌────────────────────────────────────────────┐ │ Muc 1 │ Muc 2 │ Muc 3 │ Muc 4 │ │────────────────────────────────────────────│ Muc 1 │ │ Muc 2 │ -2.227*│ │ Muc 3 │ -1.060*│ 1.167*│ │ Muc 4 │ -1.027*│ 1.200*│ 0.033 │ │ Muc 5 │ -2.093*│ 0.133 │ -1.033*│ -1.067* │ └────────────────────────────────────────────┘ So sanh theo DUNCAN M[1] M[4] M[3] M[5] M[2] 4.07 5.10 5.13 6.18 6.30 a b──────b c──────c Bang so lieu goc Nhan to Gia tri ( Muc ) lan 1 lan 2 lan 3 1 4.070 4.010 4.140 2 6.100 6.700 6.100 3 4.700 5.400 5.300 4 4.700 5.400 5.200 5 6.200 6.600 5.740 PHỤ LỤC 3: SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THÁNG 9/2008 (Trạm Láng – Hà Nội) Ngày Nhiệt độ (oC) Độ ẩm (%) Mưa (mm) Nắng (giờ) Bốc hơi (mm) TB Tối cao Tối thấp TB Tối cao Tối thấp 1 28.2 32.0 23.8 83.0 96.0 62.0 3.5 2.4 2 29.4 34.1 20.8 81.0 94.0 63.0 6.8 2.7 3 30.2 34.3 20.4 82.0 98.0 61.0 0.0 4.3 2.6 4 25.9 30.5 20.4 91.0 99.0 80.0 53.6 0.0 1.4 5 26.5 28.8 21.9 89.0 97.0 74.0 20.7 1.0 1.0 6 25.7 27.1 23.6 92.0 94.0 82.0 9.9 0.2 1.1 7 27.0 31.4 20.5 84.0 95.0 62.0 10.7 4.0 1.7 8 27.6 32.0 20.2 80.0 93.0 56.0 3.2 2.0 9 28.1 32.6 19.0 80.0 92.0 57.0 6.7 3.0 10 27.4 30.5 18.4 84.0 94.0 66.0 2.3 1.7 11 28.3 32.9 17.2 80.0 92.0 55.0 0.8 5.5 2.0 12 27.6 32.5 15.8 82.0 93.0 60.0 13.7 5.7 2.3 13 28.3 33.1 16.4 77.0 90.0 56.0 5.7 2.6 14 28.6 33.4 16.8 77.0 92.0 56.0 3.6 2.5 15 29.8 34.2 18.4 72.0 90.0 50.0 7.5 2.9 16 30.2 34.2 22.5 69.0 88.0 48.0 8.7 3.8 17 30.5 34.2 22.9 71.0 91.0 52.0 4.7 3.4 18 30.7 34.5 20.6 72.0 92.0 50.0 6.3 3.5 19 29.3 32.3 17.8 78.0 92.0 58.0 0.1 2.7 2.3 20 29.4 33.5 16.8 78.0 92.0 57.0 3.2 4.9 2.2 21 28.8 32.8 16.6 83.0 93.0 60.0 3.4 4.2 2.0 22 29.9 35.3 19.3 72.0 93.0 46.0 8.2 3.1 23 31.1 36.0 21.2 72.0 92.0 48.0 9.0 3.3 24 30.1 33.5 18.2 77.0 93.0 61.0 1.3 0.0 2.9 25 25.7 28.4 17.6 92.0 95.0 88.0 47.8 0.0 0.8 26 27.6 30.9 18.9 86.0 94.0 73.0 4.1 0.0 1.4 27 25.9 28.7 20.1 87.0 94.0 70.0 24.5 0.9 1.3 28 27.5 31.2 14.7 80.0 94.0 60.0 1.1 4.8 2.0 29 28.3 32.4 13.8 70.0 93.0 49.0 0.0 8.8 2.7 30 25.4 29.4 13.4 74.0 89.0 63.0 4.5 0.0 3.1 Tổng số 849.0 966.7 568.0 2395.0 2794.0 1823.0 199.4 123.2 69.7 TB 28.3 32.2 18.9 79.8 93.1 60.8 11.7 4.1 2.3 Max 31.1 36.0 23.8 92.0 99.0 88.0 53.6 9.0 3.8 Min 25.4 27.1 13.4 69.0 88.0 46.0 0.0 0.0 0.8 SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THÁNG 10/2008 (Trạm Láng – Hà Nội) Ngày Nhiệt độ (oC) Độ ẩm (%) Mưa (mm) Nắng (giờ) Bốc hơi (mm) TB Tối cao Tối thấp TB Tối cao Tối thấp 1 25.9 29.1 23.8 76.0 86.0 64.0 0.6 1.4 2.6 2 27.5 29.1 24.6 77.0 92.0 56.0 3.4 2.3 3 28.7 32.5 25.5 77.0 94.0 57.0 5.1 2.6 4 29.0 33.1 26.1 76.0 90.0 57.0 2.5 2.8 5 24.8 33.2 23.5 87.0 95.0 72.0 53.5 1.2 1.6 6 26.9 29.7 23.7 69.0 91.0 40.0 7.8 3.0 7 26.4 31.8 23.3 71.0 92.0 46.0 5.5 2.9 8 27.2 30.8 24.6 75.0 89.0 58.0 3.5 2.6 9 27.0 31.2 25.1 79.0 88.0 60.0 0.0 1.5 2.3 10 28.0 30.7 25.8 77.0 91.0 55.0 4.5 2.4 11 27.1 32.4 24.3 83.0 93.0 58.0 31.1 4.1 2.1 12 27.3 32.0 24.5 76.0 93.0 56.0 0.0 4.2 2.5 13 26.8 30.8 24.1 67.0 76.0 51.0 1.4 4.9 4.0 14 23.9 31.0 22.1 79.0 94.0 63.0 1.5 0.0 2.7 15 24.1 27.6 21.9 86.0 93.0 74.0 0.1 0.0 1.1 16 26.6 27.0 22.9 76.0 92.0 49.0 0.0 7.9 2.3 17 27.8 31.9 24.2 70.0 92.0 47.0 7.5 3.1 18 28.0 33.0 24.8 69.0 89.0 50.0 0.0 4.6 3.3 19 27.3 32.3 26.0 78.0 92.0 66.0 2.9 0.0 2.5 20 26.8 29.6 25.1 83.0 93.0 66.0 0.2 0.7 1.3 21 26.7 30.4 24.4 84.0 95.0 69.0 0.0 1.1 1.8 22 28.1 32.9 25.3 79.0 96.0 59.0 0.0 7.7 2.4 23 27.2 32.2 24.4 82.0 93.0 60.0 0.0 4.4 2.3 24 25.2 28.5 22.9 84.0 94.0 71.0 0.0 1.4 2.0 25 25.9 28.3 23.6 79.0 90.0 71.0 0.0 1.8 2.0 26 25.3 27.2 24.1 90.0 97.0 79.0 17.6 0.0 1.2 27 25.9 29.2 23.7 83.0 94.0 69.0 0.1 3.0 1.7 28 25.7 29.3 23.6 79.0 86.0 64.0 1.6 2.1 29 25.8 28.5 24.7 87.0 94.0 73.0 4.5 0.3 1.3 30 25.3 28.2 23.6 93.0 96.0 81.0 8.7 0.0 0.6 31 24.7 25.6 23.8 97.0 97.0 93.0 347.0 0.0 0.4 Tổng số 822.9 939.1 750.0 2468.0 2847.0 1934.0 469.2 91.6 67.8 TB 26.5 30.3 24.2 79.6 91.8 62.4 21.3 3.0 2.2 Max 29.0 33.2 26.1 97.0 97.0 93.0 347.0 7.9 4.0 Min 23.9 25.6 21.9 67.0 76.0 40.0 0.0 0.0 0.4 SỐ LIỆUKHÍ TƯỢNG THÁNG 11/2008 (Trạm Láng – Hà Nội) Ngày Nhiệt độ (oC) Độ ẩm (%) Mưa (mm) Nắng (giờ) Bốc hơi (mm) TB Tối cao Tối thấp TB Tối cao Tối thấp 1 24.2 25.4 23.8 98.0 99.0 95.0 128.2 0.3 0.5 2 23.6 26.7 20.8 96.0 99.0 84.0 88.1 1.7 0.5 3 21.2 22.2 20.4 94.0 98.0 85.0 5.0 0.0 0.6 4 21.6 23.4 20.4 93.0 97.0 82.0 19.7 0.0 0.7 5 23.4 26.5 21.9 92.0 95.0 77.0 0.4 0.0 0.6 6 25.8 29.7 23.6 89.0 96.0 67.0 0.9 5.3 1.2 7 24.3 27.9 20.5 90.0 97.0 70.0 8.9 0.6 0.7 8 22.8 27.5 20.2 73.0 94.0 41.0 7.4 7.8 2.9 9 21.6 26.9 19.0 66.0 78.0 42.0 8.9 3.7 10 20.6 25.0 18.4 65.0 77.0 47.0 8.7 3.7 11 19.9 24.9 17.2 66.0 83.0 38.0 9.0 3.1 12 19.4 24.8 15.8 74.0 97.0 41.0 8.6 2.4 13 20.0 25.4 16.4 69.0 91.0 38.0 8.9 2.2 14 20.4 26.0 16.8 78.0 97.0 41.0 7.2 2.5 15 22.2 27.3 18.4 75.0 94.0 52.0 6.2 2.3 16 24.3 27.5 22.5 80.0 94.0 68.0 0.0 2.2 1.5 17 25.0 28.9 22.9 81.0 96.0 61.0 0.0 3.7 2.1 18 22.7 26.1 20.6 80.0 97.0 62.0 4.0 2.3 19 18.9 20.6 17.8 71.0 83.0 63.0 0.0 0.0 2.6 20 18.9 22.5 16.8 62.0 75.0 48.0 7.2 3.6 21 19.5 22.2 16.6 71.0 82.0 57.0 0.0 2.1 22 21.6 24.7 19.3 73.0 85.0 62.0 3.1 2.1 23 21.7 23.2 21.2 84.0 95.0 72.0 0.1 0.0 0.9 24 20.7 24.6 18.2 67.0 88.0 54.0 6.2 3.4 25 21.0 25.0 17.6 70.0 91.0 52.0 4.7 2.7 26 21.9 26.0 18.9 68.0 83.0 50.0 7.7 3.5 27 21.6 25.1 20.1 57.0 72.0 39.0 8.3 4.8 28 18.4 23.5 14.7 59.0 86.0 37.0 9.3 3.6 29 17.4 23.9 13.8 67.0 91.0 41.0 9.3 3.3 30 17.4 24.0 13.4 65.0 100.0 30.0 8.8 2.9 Tổng số 642.0 757.4 568.0 2273.0 2710.0 1696.0 258.7 147.7 69.0 TB 21.4 25.2 18.9 75.8 90.3 56.5 21.6 4.9 2.3 Max 25.8 29.7 23.8 98.0 100.0 95.0 128.2 9.3 4.8 Min 17.4 20.6 13.4 57.0 72.0 30.0 0.0 0.0 0.5 Số liệu khí tượng tháng 12 năm 2008 trạm HAU-JICA Ngày Hướng gió Tốc độ gió Max (m/s) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) Nhiệt độ không khí TB (oC) Nhiệt độ không khí Max (oC) Nhiệt độ không khí Min(oC) 1 NNW 3.5 0 7.9 16.7 24.6 11 2 NW 2.5 0 7.7 17.7 25 12.2 3 SE 3 0 0 18.6 20.5 17.7 4 NW 5.4 4.5 5.5 21.3 25.5 17.9 5 NNE 4.6 0 5.9 20 22.7 16.9 6 NE 2.3 0 2.5 18.5 21.5 16 7 N 2.4 0 3.7 18 21.6 16.1 8 N 6.1 0 6.3 17.7 22 13.9 9 N 3.2 0 7.3 16.8 23.5 11.7 10 SE 3.5 0 4.5 18 23.8 12.9 11 NW 3.2 0 5.8 19.8 25.2 16.5 12 SE 5.2 0 6.9 20 27 14.6 13 WNW 3.7 0 3.7 20.1 25 17.5 14 N 4.4 0 6.1 20.2 24.5 17.3 15 NNE 3.1 0 3.8 18.3 22.6 14.5 16 17 NE 1.4 0 0 16.8 19.8 15.2 18 WSW 3.3 0 6.1 20.1 25.3 14.5 19 NNW 2.9 0 6.2 18.1 24.9 12.9 20 N 3.2 0 1.8 17.2 23 15.2 21 22 NNE 5.3 0 0.9 17.1 22.3 13.7 23 NNE 4.7 0 0.1 13.1 14.4 12.2 24 N 4 0 0 13.4 15 11.8 25 NNW 4.2 0 5.2 16 20.1 13.6 26 27 28 29 N 2.3 0 1.1 22.0 23.2 19.4 30 31 Tổng 87.4 4.5 99 435.50278 543 355.2 Max 6.1 4.5 7.9 21.977778 27 19.4 Min 1.4 0 0 13.1 14.4 11 TB 3.641667 0.1875 4.125 18.1 22.6 14.8 Số liệu khí tượng tháng 1 năm 2009 trạm HAU-JICA Ngày Hướng gió Tốc độ gió Max (m/s) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) Nhiệt độ không khí TB (oC) Nhiệt độ không khí Max (oC) Nhiệt độ không khí Min(oC) 1 ESE 2,6 0 1,1 17 20,7 15,7 2 NNE 3,9 0 2,6 16,1 18,7 13,6 3 N 2,1 0 3,1 15,8 19,9 12,8 4 SE 4,8 0,5 4,4 16,4 22,5 17,8 5 SE 3,1 0 0,2 19,7 22,2 17,8 6 SE 2,8 0 0 18,9 22,9 17,9 7 NNE 4,7 0 0,1 16,5 18 14,1 8 N 3,9 0 0 14,1 15,2 13,2 9 N 4,8 0 5,3 15 19,8 11,8 10 N 4 0 8,1 13,4 20,2 8,8 11 SE 3,2 0 7,7 13,2 20,7 6,6 12 N 3,3 0 7,1 14 21,3 8,5 13 N 3,7 0 7,1 14,2 20,5 9,2 14 N 3,2 0 6,7 13,5 19,6 8,6 15 NNW 2,8 0 6,9 13,8 20,7 8,5 16 N 2,4 0 6,8 14,7 21,6 8,6 17 SE 4,2 0 7,1 16,2 23,1 10 18 WEW 3,8 0 0 17,2 19,3 15,5 19 SE 6,8 0 6,3 19,8 25,6 16,1 20 SE 5 0 1,5 19,8 24 18 21 NNE 5 0 4,5 19,7 25,3 17 22 SE 5,4 0 5 18,6 22,4 16,2 23 NNE 4,8 0,5 0 17 18,1 15 24 NNE 5,1 0,5 0 11,4 15 10,2 25 NE 3,1 0 0,5 11,1 12,7 9,7 26 N 5,2 0,5 0 11,2 12,8 9,1 27 N 2,8 0 4,4 13,8 16,8 11,5 28 ESE 4,2 0 0 14,1 15,7 12,9 29 N 3,9 1 3,1 14,9 18,4 12,3 30 NNW 3,8 0 8,4 16,8 23,5 11,3 31 SE 5,5 0 6 17,5 21,9 13,5 Tổng 123,0 2,5 108,5 485,37 619,1 391,8 Max 6,8 1 8,4 19,8 25,6 18 Min 2,1 0 0 11,1 12,7 6,6 TB 4,02 0,09 3,74 15,65 19,97 12,64 Số liệu khí tượng tháng 2 năm 2009 trạm HAU-JICA Ngày Hướng gió Tốc độ gió Max (m/s) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) Nhiệt độ không khí TB (oC) Nhiệt độ không khí Max (oC) Nhiệt độ không khí Min(oC) 1 ESE 2,6 0 1,1 18 20,7 15,7 2 NW 3,2 0 0,9 18,8 23,2 17,3 3 SE 5,2 0 3,3 20,2 24,5 17,9 4 SE 4,8 3,5 4,4 20,4 25,5 17,8 5 SE 4,5 0 0,4 19,5 21,8 17,9 6 SE 4,1 0 8,1 21,1 25,9 17,5 7 SE 4,2 0 0,8 19,7 23,7 17,5 8 SE 3,3 0 4,1 19,9 24 17,5 9 SSE 2,7 0 3,9 20,5 25,5 17,4 10 ESE 3,1 0 8,1 21,5 27,3 15,9 11 SE 7,3 0 6,7 21,7 27,8 17,6 12 SE 5,2 0 5,9 22,7 27,5 19,6 13 ESE 4,4 0 6,9 25 31,3 21,4 14 SE 5,5 0 6,2 23,9 30,4 20,9 15 SE 5,6 0 5,1 24,3 28,5 21,5 16 SE 6,9 0 4 24,8 28,6 22,7 17 SE 7,7 0 3,7 24,4 28 22,6 18 SE 6,8 0 4,2 23,9 27 22,3 19 SE 7,1 0 2,8 24,2 27,6 21,9 20 ESE 4,5 1,5 0,1 21,1 25,6 17,4 21 SE 5,6 0,5 0 19,4 22,1 17,7 22 SE 5,1 1 0 22,3 23,7 20,1 23 ESE 4 0 0,9 23,7 25,6 22,9 24 SE 7,4 0 3,3 24,8 28,2 22,9 25 26 SE 5,2 0,5 0 23,9 24,8 23,2 SE 3,9 0,5 0 23,9 25 23,1 27 28 Tổng 129,9 7,5 84,9 573,6 673,8 510,2 Max 7,7 3,5 8,1 25,0 31,3 23,2 Min 2,6 0,0 0,0 18,0 20,7 15,7 TB 5,0 0,3 3,3 22,1 25,9 19,6 Số liệu khí tượng tháng 3 năm 2009 trạm HAU-JICA Ngày Hướng gió Tốc độ gió Max (m/s) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) Nhiệt độ không khí TB (oC) Nhiệt độ không khí Max (oC) Nhiệt độ không khí Min(oC) 1 1 3,7 2 0 17,9 19,8 16,6 2 16 4,3 16 0 17,3 18,5 16,2 3 6 5,1 0,5 1,5 20,8 24 17,7 4 6 3,9 0,5 2,1 23,4 26,6 21,1 5 15 8 11 1,1 21,4 25,4 18,3 6 16 3,9 0 5,2 20,3 24 18,4 7 3,2 0 2,2 16,8 18,4 15,6 8 6 5,6 0 1,7 22,7 25,4 21,3 9 6 6,2 0 4,6 23,4 26,8 21,3 10 6 5,8 0 4,3 24,2 27,6 22,6 11 11 4,9 1 1,7 23,7 26,4 22,8 12 6 7 0,5 5,2 24,9 28,7 23 13 7 3,9 0 6,2 26,7 30,7 24,2 14 4,9 0 7,5 17,5 22,2 12,7 15 6 5,5 0 3,5 26,6 29,5 24,4 16 6 3,5 3,5 6,7 27,1 32 24,2 17 6 5,1 0 2,6 25,6 28,5 24 18 6 5,8 0 5,2 27 31,2 24,7 19 6 3,2 0 8 29,5 35,8 25,2 20 16 6,2 2 7,3 27,2 32,1 23,3 21 6 3,5 0 9,3 26,9 32,2 23 22 6 5,2 0 8 26,3 30,5 22,9 23 6 4,3 0 4,4 27,0 29,9 24,9 24 6 5,5 0 0,1 27,1 31,4 24 25 16 5 3,5 3,4 24,3 27,1 21,9 26 6 4,6 0 2,3 24,1 29,4 21,3 27 7 4,4 0 4,6 23,6 28,1 20,6 28 6 2,4 0 0 23,5 25,2 22 29 5 4,4 4,5 0,4 23,7 25 22,9 30 6 4,7 0,5 0,3 24,3 26,1 23 Tổng 218,0 135,6 45,5 99,7 680,5 777,9 615,8 Max 16,0 8,0 16,0 9,3 29,5 35,8 25,2 Min 1,0 2,4 0,0 0,0 17,3 18,5 16,2 TB 8,5 5,2 8,0 4,7 23,4 27,2 20,7 Số liệu khí tượng tháng 4 năm 2009 trạm HAU-JICA Ngày Hướng gió Tốc độ gió Max (m/s) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) Nhiệt độ không khí TB (oC) Nhiệt độ không khí Max (oC) Nhiệt độ không khí Min(oC) 1 2 NNE 3,8 0 0 14,7 16,3 13,8 3 NNE 4,6 0 0,7 16 18,8 13,7 4 NNE 2,4 2,5 0 17,3 19,3 15,6 5 NNE 5,7 1 0 18,3 20 17,4 6 SE 3,4 0 1,6 17,6 19,8 16,7 7 NNE 3,2 0 2,2 16,8 18,4 15,6 8 N 2,3 0 0 15,6 16,3 14,9 9 SSE 3,5 0 1,9 20,5 23,9 17,7 10 SE 4 0 0 19,6 20,3 19 11 SE 2,7 0,5 0 20,8 22,3 19 12 SE 2,8 3,5 0 22,4 22,9 21,6 13 NNE 8,9 3,5 1 21,0 25,7 16,1 14 NNE 4,9 0 7,5 17,5 22,4 13,7 15 SE 3,9 0 7,7 17,5 22,2 12,7 16 N 0,8 0 0 16,3 17 15,9 17 18 19 SE 3,6 0 0 24,8 26,6 24,2 20 SE 4,2 1 0 23,8 25,1 23,2 21 SE 5 0 7,1 25,5 30,3 22,4 22 ESE 4 0 5,1 25,6 29,3 23,7 23 ESE 6 0 5,8 26,2 30,6 23,8 24 NE 3,1 0 0 24,5 26,7 23,4 25 NNE 3,2 19 0 21,7 24 19,8 26 SE 4,6 0 0,2 21,2 23,2 19,5 27 SE 6,6 1 6,5 24,6 29,4 21 28 SE 4,5 0,5 8,4 26 30,7 22,8 29 S 5,1 0 5,6 25,0 27,9 22,1 30 NE 3 0,5 0 21,3 22,8 18,7 31 NNE 3,7 1 0 18,4 19,8 17 Tổng 113,5 34,0 61,3 580,6 652,0 525,0 Max 8,9 19,0 8,4 26,2 30,7 24,2 Min 0,8 0,0 0,0 14,7 16,3 12,7 TB 4,1 1,2 2,2 20,7 23,3 18,8 Số liệu khí tượng tháng 5 năm 2009 trạm HAU-JICA Ngày Hướng gió Tốc độ gió Max (m/s) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) Nhiệt độ không khí TB (oC) Nhiệt độ không khí Max (oC) Nhiệt độ không khí Min(oC) 1 SE 4,8 0 4,9 24,8 28,6 22,3 2 N 2,8 0 8,2 25,2 29,7 21,1 3 4 SE 4,9 0 8,5 26,8 31,3 22,8 5 SE 5,5 0 7,4 25,2 29,5 22,3 6 SE 4,4 0 1,3 24,6 27,2 23,2 7 SE 5,4 4,5 2 25,1 28,5 23,6 8 SE 9,6 149 0 24,8 25,8 22,8 9 10 SE 5,2 0 1,9 26,9 28,6 25,7 11 SE 7 0 4,7 27,4 30,9 24 12 SE 6,7 0,5 8,1 27,8 31,6 25,4 13 SE 6,1 0 9,6 27,7 32,1 25,2 14 SE 6,3 3,5 5 26,8 31,3 24,7 15 SE 8 24,5 6,1 26,6 30,5 23,5 16 SE 6,3 28 3,3 27,2 29,9 25,5 17 SE 5 0,5 6 28,4 32,9 25,7 18 SE 4,7 9,5 1 26 28,8 24,2 19 SE 2,8 0 1,4 25,54 29,1 24,4 20 21 22 23 ESE 2,1 0 2,6 29,1 33,1 26,5 24 N 3,7 0 11,3 29,3 33,7 25,6 25 SE 3,9 0 10,6 29 33,5 25,7 26 SE 4,7 0 10,5 29 33,6 25,7 27 SE 4,8 0 8,6 29,3 34,3 26,4 28 E 4,2 0 5,3 29,1 31,6 26,7 29 NNW 5,4 50 0,5 23,3 27,7 21,8 30 N 2,5 0 1,7 24,42 29 22,9 31 Tổng 126,8 270,0 130,5 669,4 762,8 607,7 Max 9,6 149,0 11,3 29,3 34,3 26,7 Min 2,1 0,0 0,0 23,3 25,8 21,1 TB 5,1 10,8 5,2 26,8 30,5 24,3 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn up.doc
Tài liệu liên quan