Nghiên cứu chất lượng cuộc sống các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ phục vụ giảng dạy và học tập trường hợp tỉnh Bình Thuận

Tài liệu Nghiên cứu chất lượng cuộc sống các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ phục vụ giảng dạy và học tập trường hợp tỉnh Bình Thuận: ... Ebook Nghiên cứu chất lượng cuộc sống các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ phục vụ giảng dạy và học tập trường hợp tỉnh Bình Thuận

pdf88 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1644 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu chất lượng cuộc sống các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ phục vụ giảng dạy và học tập trường hợp tỉnh Bình Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH ______________ ĐẾ TÀi NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ Mã số : B.2006.19.06. Chủ nhiệm đề tài : TS. PHẠM THỊ XUÂN THỌ TP. HỒ CHÍ MINH-2008 LỜI CẢM ƠN Đề tài được hoàn thành với sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu, phòng Khoa học công nghệ và Sau đại học. Cán bộ giảng dạy khoa Địa lí, với sự nhiệt tình của các công tác viên và sự cung cấp số liệu của các cơ quan ban ngành liên quan. Nhân đây, chúng tôi xin cám ơn: - Ban Giám hiệu - Phòng Khoa học công nghệ và Sau đại học - Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận Đã giúp đỡ vật chất và tinh thần, cung cấp tư liệu quý giá cho nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài. TP. Hồ Chí Minh ngày 20 tháng 4 năm 2008 Chủ nhiệm đề tài TS. Phạm Thị Xuân Thọ TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ Tên đề tài : Nghiên cứu chất lượng cuộc sống các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ phục vụ giảng dạy và học tập – Trường hợp tỉnh Bình Thuận. Mã số : B.2006.19.06 Chủ nhiệm đề tài : TS. Phạm Thị Xuân Thọ. Tel: 0903.308.425. E-mail: ptxtho@yahoo.com Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Cơ quan và cá nhân phối hợp : 1. ThS. La Nữ Ánh Vân – Trưởng khoa Du lịch Trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận. 2. ThS. Phạm Thị Bình - CBGD Khoa Địa lí - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 3. CN. Bùi Vũ Thanh Nhật - CBGD Khoa Địa lí - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Thời gian thực hiện : Từ tháng 4 năm 2006 - tháng 4 năm 2008. 1. Mục tiêu - Khái quát về chất lượng cuộc sống các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và tỉnh Bình Thuận. - Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trong tỉnh Bình Thuận nói riêng và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nói chung. - Làm nguồn tư liệu cho các giảng viên, sinh viên Địa lí tham khảo nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. 2. Nội dung chính - Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và tỉnh Bình Thuận. - Nghiên cứu hiện trạng chất lượng cuộc sống các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và tỉnh Bình Thuận. - Nghiên cứu, đề xuất các kiến nghị phát triển kinh tế nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư. 3. Kết quả đạt được : Nghiên cứu thực hiện qua 2 giai đoạn : - Giai đoạn 1 : Từ tháng 6 - 2006 đến 5 - 2007  Thu thập tư liệu, thông tin  Thực địa, điều tra xã hội học Các kết quả cho thấy chất lượng cuộc sống dân cư các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và tỉnh Bình Thuận thuộc loại trung bình thấp so với nhiều vùng trong cả nước nhưng còn cao hơn vùng Bắc Trung Bộ, Tây Bắc. Điều này cho thấy, các tỉnh DHNTB đã có nhiều chính sách phát triển KT - XH và quan tâm đến các chính sách giảm đói nghèo, phát triển văn hóa, y tế, xã hội và bình đẳng giới. - Giai đoạn 2 : Từ tháng 6- 2007 đến thàng 2 - 2008  Hoàn thiện cơ sở lí luận, phân tích đánh giá khả năng nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư các tỉnh Duyên hải miền Trung và tỉnh Bình Thuận.  Viết báo cáo về chất lượng cuộc sống dân cư, sử dụng GIS và phần mềm Mapinfo, thành lập bản đồ chất lượng cuộc sống dân cư các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và tỉnh Bình Thuận. Qua đó thấy rõ mối tương quan giữa các yếu tố KT - XH với việc nâng cao chất lượng cuộc sống và đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư. SUMMARY Project Title : Researching living quality of Middle Southern Coastal Area for teaching and studying purposes - Binh Thuan Case Code number : B.2006.19.06 Coordinator : Pham Thi Xuan Tho Ph.D Tel: 0903.308.425. E-mail: ptxtho@yahoo.com Implementing Institution : Hochiminh City University of Pedagogy Cooperating Institution : Individuals to anttend the subject : 1. La Nu Anh Van – Dean of the faculty of Faculty of tourism – Binhthuan Junior College of Community. 2. Pham Thi Binh – Lecturer of the faculty of Geography - Hochiminh City University of Pedagogy. 3. Bui Vu Thanh Nhat - Lecturer of the faculty of Geography - Hochiminh City University of Pedagogy. .Duration : From April, 2006 to April, 2008. 1. Objectives: Overview about the living quality of Middle Southern Coastal province. - Solutions proposed to improve the living quailty of the people of Middle Southern Coastal in general and Binhthuan province in particular. - Materials for Geography lecturers and students in studying and teaching 2. Main content :  Understanding factors to living quality of Middle Southern Coastal provinces  Researching current living quality of Middle Southern Coastal provinces  Researching, proposing solutions to develop the economy to improve living condition 3. Result obtained: - 1th period : From April, 2006 to May. 2007 - Collect data and information - Carry out sociological field research, investigation - Results show that inhabitants living quality of Middle Southern Coastal and Binh Thuan provinces is the average low among provinces in the country, yet still is higher than that of Middle Northern Area, North West Area. This shows that Middle Southern Coastal provinces have got many policies to develop sociology economy and concern about policies to reduce poor, drive away hunger, improve sociology, hospitality, and sex equality. - 2th period : From June, 2007 to February. 2008  Complete basic theory, analyse ability to upgrade living quality of inhabitants in Middle Southern Coastal and Binh Thuan provinces - Report about living quality, using GIS and Mapinfo software, creating living quality map of Middle Southern Coastal and Binh Thuan provinces. Therefore we can observe the relationships of socio-economical elements to living quality improvements and propose solutions to improve inhabitants living quality. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT Ý NGHĨA - ANTT : An ninh trật tự - BHYT : Bảo hiểm y tế - BVMT : Bảo vệ môi trường - BVTV : Bảo vệ thực vật - CĐ : Cao đẳng - CLCS : Chất lượng cuộc sống - CNH-HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa - CNKT : Công nhân kỹ thuật - CN-XD : Công nghiệp-xây dựng - CNXH : Chủ nghĩa xã hội - ĐH : Đại học - DHNTB : Duyên hải Nam Trung Bộ - DV : Dịch vụ - GD – ĐT : Giáo dục và đào tạo - GDP : Tổng thu nhập quốc nội - GTSX : Giá trị sản xuất - GTTN : Gia tăng tự nhiên - GV : Giáo viên - HĐND : Hội đồng nhân dân - KHCN & MT : Khoa học công nghệ và môi trường - KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình - KT – XH : KT - XH - LT – TP : Lương thực thực phẩm - LHQ : Liên Hiệp Quốc - PCTP : Phòng chống tội phạm - SX : Sản xuất - THCN : Trung học chuyên nghiệp - THCS : Trung học cơ sở - THPT : Trung học phổ thông - TM-DV : Thương mại-dịch vụ - TNTN : Tài nguyên thiên nhiên - UBND : Ủy ban nhân dân - VAC : Vườn – Ao - Chuồng - VRAC : Vườn - Rừng - Ao - Chuồng - XĐGN : Xóa đói giảm nghèo - XH : Xã hội - XHCN : Xã hội chủ nghĩa PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong phát triển KT - XH, nâng cao chất lượng cuộc sống (CLCS) và nỗ lực xóa đói, giảm nghèo. Tỉ lệ nghèo đã giảm mạnh từ hơn 60% vào năm 1990 xuống còn 18,1% vào năm 2004, nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, với mức tăng bình quân 8 - 9%/năm trong những năm gần đây và chính sách phát triển kinh tế gắn với giảm đói nghèo của Chính phủ. Tuy CLCS của dân cư Việt Nam đã tăng nhanh, chỉ số HDI năm 2007 tăng lên đạt 0,73, xếp hạng 105 trên 177 quốc gia và lãnh thổ. Nhưng CLCS của dân cư Việt Nam có sự phân hóa mạnh mẽ theo vùng, miền và theo nhóm dân cư. Để xã hội phát triển văn minh, công bằng, dân chủ, văn minh và bền vững cần có sự nghiên cứu kĩ lưỡng các yếu tố, các chính sách nhằm đưa ra các giải pháp thích hợp nâng cao CLCS dân cư, giảm bớt sự cách biệt giữa các vùng miền, các tỉnh. CLCS là một khái niệm tổng hợp đo mức sống của con người. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, CLCS của con người, cần được quan tâm nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế – xã hội để thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu của con người, nâng cao CLCS. CLCS cũng phản ánh trình độ phát triển về KT - XH của khu vực hay một quốc gia, một vùng, một tỉnh. Đối với giáo viên, sinh viên ngành Địa lí, việc nghiên cứu CLCS, hiểu rõ bản chất, cách tính, các nhân tố ảnh hưởng đến CLCS dân cư và tình hình biến chuyển CLCS dân cư một nước, một vùng cụ thể có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc. Nhằm ứng dụng lí luận vào thực tiễn để nâng cao hơn nữa CLCS cho dân cư địa phương và đây cũng là mục tiêu hướng tới của đất nước ta cũng như của các quốc gia khác. Duyên hải Nam Trung Bộ, bao gồm 8 tỉnh thành có những đặc điểm tương đồng nhau về mặt tự nhiên, do đó có nhiều điểm tương đồng trong quá trình phát triển KT - XH và CLCS. Bình Thuận là tỉnh cực Nam Trung Bộ, tiếp giáp vùng kinh tế Đông Nam Bộ, gắn với vùng kinh tế Đông Nam Bộ năng động có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tạo điều kiện cho tỉnh Bình Thuận đã phát triển, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong những năm gần đây. Nhưng tốc độ phát triển kinh tế như vậy vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cao CLCS cho nhân dân trong tỉnh, đặc biệt cuộc sống của dân cư các xã vùng sâu, vùng xa, vùng cao còn nhiều khó khăn. Sự cách biệt về CLCS của dân cư giữa các địa phương còn khá lớn. Ở TP. Phan Thiết và các thị trấn kinh tế phát triển nhanh, CLCS được nâng cao rõ rệt, trong khi các vùng nông thôn, miền núi của tỉnh còn nhiều xã nghèo, hộ nghèo, CLCS còn thấp kém. Tỉnh Bình Thuận cũng có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế xã hội, nhưng CLCS dân cư chưa cao. Làm thế nào để nâng cao CLCS của dân cư Bình Thuận cũng như cho dân cư các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ? Tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao CLCS của dân cư vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và tỉnh Bình Thuận. Nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ phục vụ giảng dạy và học tập - Trường hợp tỉnh Bình Thuận” với mong mỏi tìm kiếm một số giải pháp nâng cao CLCS của dân cư. Ở đây, tỉnh Bình Thuận được lựa chọn là một trường hợp điển cứu có nhiều yếu tố nổi bật về tự nhiên còn khó khăn, nhưng cũng có nhiều ưu đãi trong phát triển KT - XH của một tỉnh cực nam của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ,… 2. MỤC ĐÍCH – NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI - Tổng quan có chọn lọc lí luận về CLCS. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến CLCS dân cư các tỉnh DHNTB và tỉnh Bình Thuận. - Tìm hiểu khái quát thực trạng CLCS dân cư các tỉnh DHNTB và thực trạng CLCS dân cư tỉnh Bình Thuận. - Phân tích sự biến động CLCS của dân cư các tỉnh trong vùng và CLCS của các nhóm dân cư trong tỉnh. - Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao CLCS và giảm sự cách biệt giữa các nhóm dân cư ở Bình Thuận nói riêng và các tỉnh DHNTB nói chung. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU * Đối tượng nghiên cứu : Chất lượng cuộc sống của dân cư là vấn đề rộng lớn, phức tạp và biến đổi theo không gian, thời gian, trong đó các tiêu chí để đánh giá CLCS rất đa dạng, trong đó có thể dựa vào chỉ số cơ bản nhất là chỉ số phát triển con người (HDI). Chỉ số HDI cho biết một cách tổng quát về sự phát triển con người: Sống cuộc sống khoẻ mạnh và lâu dài (đo bằng tuổi thọ, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 73,7 tuổi); được học hành (đo bằng tỉ lệ biết chữ ở người lớn và tổng tỉ lệ đi học tiểu học, trung học, đại học - của Việt Nam là 90,3% và 63,9%); có mức sống hợp lí (thu nhập GDP/đầu người theo sức mua tương đương - của Việt Nam là 3.071 USD). Ngoài ra, còn phải tính đến những mặt khác như nhu cầu sống tốt hơn được đáp ứng các nhu cầu về vật chất và tinh thần khác như: cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật, về nhà ở, điện nước, giao thông đi lại, y tế và sống trong một môi trường tự nhiên không ô nhiễm, môi trường xã hội, an toàn, lành mạnh,… Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, bao gồm 8 tỉnh thành giáp biển là một địa bàn rộng lớn. Do vậy, trong khuôn khổ nghiên cứu đề tài, nhóm tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu khái quát về DHNTB và điển cứu tỉnh Bình Thuận từ đó có những giải pháp có tính chất tương đồng để nâng cao CLCS cho vùng, cũng như đề ra các giải pháp riêng cho tỉnh Bình Thuận.  Thời gian nghiên cứu : Nghiên cứu CLCS dân cư các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, điển cứu CLCS dân cư tỉnh Bình Thuận trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến năm 2006. 4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Vấn đề nghiên cứu CLCS dân cư đã được nghiên cứu trên thế giới quan tâm từ rất sớm nhưng ở các khía cạnh khác nhau như : mức sống, chỉ số phát triển con người nhưng chưa thật đầy đủ với nghĩa CLCS. Kể từ khi cách mạng công nghiệp hình thành và phát triển đã nâng cao mức sống của con người và tạo nên sự phân hóa sâu sắc giữ nhóm người giàu và nhóm người nghèo. Ngày nay, trên thế giới người ta thường dùng chỉ số phát triển con người (HDI) để so sánh mức sống của con người giữa các nước. Ở Việt Nam, nhiều cơ quan ban ngành trung ương và địa phương có các đề tài liên quan đến CLCS dân cư như đánh giá mức sống dân cư, các báo cáo phát triển con người. Chương trình phát triển của LHQ tham gia cùng tiến hành nghiên cứu mức sống trong cả nước vào các năm 1992-1993 và 1997-1998, năm 2004. Năm 1996, Viện kinh tế TP. HCM tiến hành đề tài “Phân hóa giàu nghèo trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế TP. HCM”, năm 2000 tiếp tục đề tài “Nghiên cứu diễn biến mức sống dân cư và phân hóa giàu nghèo tại TP. HCM”. Ngoài ra còn có đề tài : “Vấn đề giảm nghèo trong quá trình đô thị hóa ở TP. HCM” của: Nguyễn Thế Nghĩa, Mạc Đường, Nguyễn Quang Vinh. Báo có phát triển con người năm 2007 của UNDP. Nhưng thực tế CLCS còn được thể thiện bằng nhiều tiêu chí khác ngoài mức sống và chỉ số HDI như được sống trong môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn lành mạnh. Do vậy, nhóm đề tài muốn nghiên cứu sâu hơn về CLCS dân cư phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy địa lí. 5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 5.1. Các quan điểm nghiên cứu 5.1.1. Quan điểm hệ thống Các tỉnh DHNTB và Bình Thuận là đơn vị lãnh thổ tự nhiên, KT - XH trong tổng thể tự nhiên và KT - XH của Việt Nam nói chung. Nghiên cứu CLCS gắn với sự phát triển KT - XH của từng tỉnh, của vùng và cả nước. Để nâng cao CLCS cho nhân dân các tỉnh DHNTB và Bình Thuận cần phải đặt trong bối cảnh chung của sự phát triển KT - XH và CLCS của cả nước. CLCS thay đổi theo hướng nào liên quan đến sự phát triển KT - XH của đất nước, của tỉnh, việc sử dụng tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đường lối chính sách của Nhà nước và tỉnh. Do vậy, nghiên cứu CLCS các tỉnh DHNTB và Bình Thuận phải đứng trên quan điểm hệ thống, xét Bình Thuận trong vùng DHNTB, trong hệ thống KT - XH cả nước để đưa ra các giải pháp phù hợp tác động vào hệ thống nhằm nâng cao CLCS một cách bền vững. 5.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Quan điểm tổng hợp lãnh thổ là quan điểm quan trọng, đặc trưng trong quá trình thực hiện các công trình nghiên cứu Địa lí học. Các đối tượng địa lí không tồn tại đơn độc trên một lãnh thổ, mà chúng tồn tại trong mối quan hệ tương tác có những tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của nhau, tạo nên những nét đặc thù riêng về mặt lãnh thổ KT - XH. Chẳng hạn như giữa các tỉnh DHNTB có những nét tương đồng về mặt tự nhiên và KT - XH nên có những điểm khá tương đồng về CLCS. Nhưng giữa các tỉnh cũng có những nét khác biệt và trong một tỉnh cũng có sự khác biệt về mức sống. Ví dụ, ở Bình Thuận có mức sống trung bình, nhưng TP. Phan Thiết có CLCS cao hơn so với Tánh Linh, huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam... Vì vậy, trên quan điểm tổng hợp lãnh thổ có thể đánh giá tổng hợp các yếu tố tự nhiên, KT - XH tạo nên CLCS với nét đặc trưng riêng của lãnh thổ, đồng thời cũng khái quát được những nét tương đồng cho những lãnh thổ lớn hơn. Từ đó đưa ra các giải pháp chung cho cả vùng cũng như các giải pháp đặc thù cho từng địa phương. 5.1.3. Quan điểm lịch sử – viễn cảnh CLCS dân cư không chỉ thay đổi theo không gian mà còn thay đổi theo thời gian. Đánh giá các tác động đến CLCS dân cư trong qua khứ và hiện tại, chúng ta có thể dự báo được sự gia tăng hay suy giảm CLCS trong tương lai. Trong các công trình nghiên cứu Địa lí nói chung và nghiên cứu CLCS nói riêng, cần vận dụng quan điểm lịch sử - viễn cảnh để dự báo và có các chính sách, giải pháp phù hợp nhằm biến đổi CLCS dân cư theo chiều hướng tích cực. 5.1.4. Quan điểm sinh thái, phát triển bền vững CLCS dân cư chịu tác động mạnh mẽ của hai yếu tố tự nhiên, tài nguyên môi trường và KT - XH. Việc gia tăng sản xuất, khai thác tài nguyên mạnh mẽ sẽ làm tăng thu nhập, góp phần nâng cao CLCS, nhưng khi tài nguyên cạn kiệt, thu nhập sẽ giảm, hoặc phát triển kinh tế không chú ý đến việc bảo vệ môi trường, con người không được sống trong môi trường trong sạch thì CLCS sẽ bị giảm. Do vậy, để nâng cao CLCS cần chú ý đến phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường, tạo điều kiện tăng trưởng, phát triển kinh tế liên tục gắn với nâng cao CLCS. Vì vậy, khi nghiên cứu CLCS cần xem môi trường trong sạch, có thể khai thác, sử dụng lâu bền là bộ phận quan trọng để nâng cao CLCS. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thống kê Các số liệu CLCS được thu thập từ các cơ quan ban ngành từ Trung ương đến địa phương như: Niên giám thống kê, tư liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo phát triển con người của Liên Hợp Quốc, cục Thống kê, báo cáo của UBND tỉnh Bình Thuận, Sở Lao động - Thương binh Xã hội và thống kê từ các phiếu điều tra xã hội học, … từ đó nhóm tác giả phân loại, thống kê theo các tiêu chí CLCS. 5.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp Trên cơ sở các nguồn tư liệu, nhóm tác giả phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến CLCS dân cư các tỉnh DHNTB và Bình Thuận. Đồng thời so sánh các chỉ tiêu CLCS Việt Nam với một số nước trên thế giới, so sánh CLCS dân cư giữa các vùng, giữa vùng DHNTB với các vùng và CLCS dân cư Bình Thuận với cả nước và một số tỉnh để thấy được nét tương đồng và di biệt giữa các vùng, các tỉnh với nhau, phân tích nguyên nhân và đề ra giải pháp chung cho vùng, giải pháp riêng cho tỉnh Bình Thuận. 5.2.3. Phương pháp thực địa, điều tra xã hội học Điều tra thực địa nhằm kiểm chứng các số liệu thống kê, đảm bảo tính xác thực của số liệu về CLCS ở địa bàn nghiên cứu. CLCS dân cư được thể hiện qua nhiều mặt vật chất và tinh thần, qua thực địa nhóm nghiên cứu có nhận định tổng hợp, chính xác hơn về CLCS. Điều tra xã hội học và phỏng vấn các nhà quản lí, lãnh đạo các ban ngành và dân cư địa phương để thấy được tâm tư nguyện vọng, phương hướng phát triển kinh tế, dự án và các giải pháp nâng cao CLCS dân cư. 5.2.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ Bản đồ là phương tiện ban đầu cho nhóm nghiên cứu đánh giá khái quát về các nguồn lực phát triển KT - XH và các yếu tố ảnh hưởng đến CLCS của dân cư. Đồng thời, bản đồ cũng là phương tiện thể hiện sinh động kết quả nghiên cứu sự phát triển và phân hóa CLCS. Biểu đồ dùng để thể hiện các mối liên hệ giữa các chỉ tiêu về CLCS. các chỉ tiêu CLCS thể hiện bằng biểu đồ dễ dàng so sánh, phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành CLCS, giữa các địa phương. 5.2.5. Hệ thống thông tin Địa lí GIS và MapInfo Sử dụng hệ thống thông tin đia lí chồng xếp các lớp thông tin, cho phép tổng hợp các yếu tố tạo thành CLCS dân cư. Sử dụng phần mềm MapInfo cho phép thành lập bản đồ CLCS dân cư một cách sinh động, các tiêu chí đánh giá CLCS phân hóa theo vùng lãnh thổ được thể hiện rõ nét trên bản đồ. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Nâng cao CLCS dân cư là mục tiêu phấn đấu của thế giới nói chung cũng như các quốc gia, các vùng nói riêng, đặc biệt là những vùng còn nghèo, khó. Nhưng quan niệm về CLCS cũng chưa thật thống nhất. Trong thực tế có thể hiểu CLCS một cách chung nhất là sự thỏa mãn nhu cầu cuộc sống của con người. CLCS không chỉ là mức sống của người dân về phương diện vật chất mà CLCS còn thể hiện sự cảm nhận hạnh phúc của một cá nhân hay nhóm dân cư như : được sống trong môi trường tự nhiên và môi trường xã hội lành mạnh. CLCS thực chất không chỉ là một khái niệm hữu hình, bởi vậy khó có thể tính toán cụ thể một cách chính xác mọi tiêu chí được. Tuy nhiên, một số tiêu chí về mức sống có thể định lượng khá rõ ràng, các tiêu chí về đời sống tinh thần có thể đo bằng các chỉ số định tính tương đối. CLCS gồm có hai thành phần chính, trước hết xét về khía cạnh vật chất bao gồm thu nhập, lương thực, thực phẩm và y tế - giáo dục. Mặt khác, tinh thần của con người như sự yên vui, an toàn sống trong môi trường trong lành. Nghiên cứu CLCS dân cư đặc biệt quan trọng nhằm tìm cách nâng cao CLCS cho con người. Chất lượng cuộc sống1: “Chất lượng cuộc sống được hiểu là sự thỏa mãn một số nhu cầu cơ bản của con người, CLCS được thể hiện qua hai mặt : lối sống và mức sống”. - Mức sống là trình độ sinh hoạt vật chất của con người phản ánh trình độ đạt được về mặt SX và là phương tiện để đánh giá CLCS. - Lối sống là một phạm trù xã hội học khái quát toàn bộ hoạt động sống của các dân tộc, giai cấp, nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái KT - XH nhất định và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống : trong lao động, hưởng thụ, trong quan hệ, giữa người với người trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa. LHQ đưa ra chỉ số phát triển con người Human Development Index (HDI) là tiêu chí chính để đánh giá CLCS của con người bao gồm cả thu nhập quốc dân bình quân đầu người, thành tựu y tế xã hội và trình độ văn hóa, giáo dục. Tổng hợp lại là chỉ số HDI có giới hạn trong khoảng từ 0,00 đến 1. Nước nào có HDI lớn hơn chứng tỏ sự phát triển con người cao hơn. Chỉ số HDI sẽ thể hiện toàn diện và đầy đủ hơn về sự phát triển, trình độ văn minh của một quốc gia, trên cơ sở đó cho phép nhìn nhận các nước giàu, nghèo một cách chính xác và khách quan hơn. Khái niệm mức sống chủ yếu nói lên khía cạnh số lượng vật chất của đời sống, khía cạnh kinh tế của phúc lợi con người còn lối sống lại bao hàm cả đặc trưng chất lượng của hoạt động sống của con 1 Theo giáo sư Vũ Khiêu người. CLCS là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện sự đáp ứng nhu cầu nâng cao thể chất, trí tuệ, vật chất và tinh thần cho nhân dân. Do vậy, khó có thể định nghĩa một cách hoàn chỉnh thế nào là CLCS, nhưng có thể định nghĩa một cách khái quát là: “CLCS là sự đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người trong hoạt động sống nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người về vật chất và tinh thần”. Theo điều tra đánh giá của New Zeland trong các cuộc điều tra CLCS, họ đã chú ý đến các mặt được hưởng thụ : Sức khỏe và hạnh phúc; Tính cộng đồng; Môi trường không tội ác và sự an toàn; Sự giáo dục và công việc; Xây dựng môi trường; Văn hóa; Chế độ dân chủ. 1.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Các chỉ tiêu đánh giá CLCS chính là chỉ tiêu về thu nhập bình quân đầu người thể hiện mức độ đáp ứng các nhu cầu về vật chất cho con người như: lương thực - dinh dưỡng, mức độ đáp ứng nhu cầu nhà ở, điện nước; tuổi thọ trung bình của con người, mức độ đáp ứng y tế và sự hưởng thụ các mặt tinh thần khác như văn hóa, giáo dục, môi trường sống,… 1.2.1. Thu nhập bình quân đầu người Tiêu chí chính đánh giá CLCS dân cư giữa các nước, các vùng là chỉ số thu nhập quốc dân tính bình quân theo người (GNP/ người hay GNI/ người) hoặc tổng sản phẩm quốc nội tính bình quân theo người (GDP/ người). Tuy nhiên, chỉ số GDP/ người phản ánh mờ nhạt hơn hay có thể nói là chưa chính xác về CLCS dân cư. Vì các nước đang phát triển có chỉ số GDP/ người lớn hơn GNP/ người, do các nước này thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều nên phần giá trị rất lớn của các công ty đầu tư nước ngoài được tính gộp vào GDP. Do vậy, nhiều khi phải tính đến chỉ số GNP (hay GNI/ người) sẽ cho thấy sự chênh lệch chính xác hơn về CLCS dân cư giữa các vùng. Mặt khác, CLCS của dân cư không chỉ khác biệt do ảnh hưởng đơn thuần của giá trị thu nhập theo đầu người, mà nó sẽ bị chi phối lại do giá cả sinh hoạt của mỗi quốc gia, mỗi vùng khác nhau. Ngoài việc quy đổi giá trị GNP/ người hoặc GDP/ người ra USD theo tỉ giá hối đoái, LHQ đã đưa ra phương pháp tính giá trị thu nhập của dân cư các vùng khác nhau theo sức mua tương đương (PPP), để tránh những sai lệch về mức sống thực tế ở các vùng, các nước. Cách tính này cho thấy một cách xác thực sự chênh lệch mức sống giữa các quốc gia khác nhau. Bảng 1.1. GDP bình quân đầu người của các nhóm nước năm 2005 (Theo giá thực tế) Tăng dân số Tổng GDP % GDP so với thế giới GDP / người Nhóm nước % (tỉ USD) 1. Thu nhập cao 0,7 34.446,2 77,7% 43.437 2. Thu nhập trung bình 1,4 8.535,1 19,2% 4.155 3. Thu nhập thấp 2,3 1.391,4 3,1 % 1142 4. Toàn thế giới 1,2 44.384,9 100% 6.954 Nguồn: Niên giám thống kê 2006 và Ngân hàng Thế giới Sự phân hóa GNP/người và GDP/ người rất khác nhau giữa các nước khác nhau tạo nên khoảng cách giữa nhóm nước giàu và nhóm nước nghèo; sự khác biệt về các chỉ số gia tăng dân số và tăng kinh tế liên quan chặt chẽ với thu nhập giữa các nhóm dân cư các vùng, các nước. Đó là nguyên nhân dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo trong các nhóm dân cư và giữa các vùng trong một nước. Sự chênh lệch về thu nhập dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt nhất giữa khu vực nông thôn và thành thị. Theo WB ranh giới nghèo khổ là những người có thu nhập bình quân hàng năm dưới 1 USD/ngày. Tuy nhiên, giữa các vùng và các quốc gia khác nhau chỉ số này có sự thay đổi. Ví dụ người nghèo khổ ở Srilanca thu nhập là 27 USD/ người/ tháng, ở Bănglađét là 11 USD/ người/ tháng, ở Philippin là 85 USD/ người/ tháng. Đến năm 2007, đường ranh giới nghèo theo thu nhập bình quân đầu người được tính dưới 2 USD/ ngày. Thu nhập của dân cư theo nhóm nước rất khác biệt nhau, khoảng cách về thu nhập GDP/ người theo PPP giữa dân cư nhóm nước giàu và nước nghèo rất lớn, năm 2006 là 13,07 lần, theo giá trị thực tế là 56,98 lần. Trong khi tốc độ tăng dân số của nhóm nước thu nhập thấp lại cao hơn tộc độ tăng của nhóm thu nhập cao tới 3,28 lần (Bảng 1.1). Điều đó càng làm cho các nước chậm phát triển càng khó khăn hơn trong việc nâng cao CLCS. Bảng 1.2. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế và theo PPP của một số nước phát triển Dân số GDP (tỉ USD) GDP (USD) Nước Triệu người (2008) Tăng DS/ năm (%) 2006* GDP theo giá thực tế GDP theo PPP GDP theo giá thực tế bình quân/ người GDP / người theo PPP WB -2007 Hàng năm tăng GDP/ thời kỳ 1990-2005 (%) 1.Canada 33,2 0,9 113,8 1078 34.484 36713 2,2 2. Nhật 127,7 -0,02 4534.0 3995,1 35.484 31947 0,8 3. Pháp 64,4 0,49 2126,6 1849,7 34.936 31992 1,6 4. Mỹ 303,9 0,97 12416,5 12416,5 41.890 43968 2,1 5. Anh 60,6 0,42 2198,8 2001,8 36.509 33087 2,5 6. Ý 59,4 0,03 1762.0 1672 30.073 29053 1,3 7. Đức 82,2 -0,07 2794,9 2429,6 33.890 32322 1,4 8. Nga 142 -0,51 763,7 1552 5.336 13116 -0,1 Nguồn: *UN Wordl Population Prospects 2006 dân số TG tăng TB: 1,17% năm. Nhìn chung, mức sống dân cư được cải thiện khi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mức sống sẽ không được cải thiện; Đặc biệt, đối với nhóm dân cư nghèo, nếu tăng trưởng kinh tế không gắn với phát triển bền vững và chú ý đến vấn đề giảm nghèo đói. Trong thực tế, có nhiều nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhưng mức sống không cao tương ứng vì giá các mặt hàng cao và việc chăm lo sức khỏe, phát triển y tế, đảm bảo phúc lợi xã hội cho dân cư còn thấp. Ngược lại, có nước tuy có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn, đời sống vật chất còn khó khăn, nhưng lại quan tâm tới mục tiêu nâng cao trình độ dân trí, phát triển giáo dục, đáp ứng nhu cầu y tế, đảm bảo sức khỏe cho mọi thành viên thì chất lượng cuộc sống dân cư lại cao hơn. Do vậy, LHQ đã dùng chỉ số phát triển con người, một chỉ số tổng hợp để phản ánh cơ bản CLCS trên toàn thế giới từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay. Bảng 1.3. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế và theo PPP của một số nước đang phát triển ở châu Á Dân số GDP (tỉ USD) GDP (USD) Nước Triệu người (2008) Tăng DS % năm (2006) GDP theo giá thực tế GDP theo PPP Giá thực tế bình quân/người GDP/ người theo PPP Hàng năm tăng GDP/ thời kỳ 1990-2005 (%) 1. Trung Quốc 1.323 0,6 2.234,3 8.814,9 1.713 6.757 8,8 2. Ấn Độ 1.131 1,46 805,7 3.779 736 3.452 4,2 3. Inđônêxia 231,6 1,16 287,2 847,6 1.302 3.843 2,1 4. Hàn Quốc 48,2 0,34 787,6 1.063,9 16.309 22.029 4,5 5. Malaixia 27,5 1,69 130,3 275,8 5.142 10.882 3,3 6. Philippin 88,6* 1,72 99 426,7 1.192 5.137 1,6 7. Singapore 4,7 1,19 116,8 128,8 26.893 29.663 3,6 8. Thái Lan 63 0,66 176,6 557,4 2.750 8.677 2,7 9. Việt Nam 87,4* 1,32 52,4 255,3 631 3.071 5,9 Nguồn: Ngân hàng Thế giới 2006 Các kết quả tính toán các tiêu chí HDI cho thấy CLCS dân cư thế giới không ngừng được cải thiện. Tuổi thọ trung bình của dân cư Thế giới luôn tăng lên (năm 2005 là 69), tỉ lệ biết chữ của người lớn và tỉ lệ nhập học các cấp cũng được tăng lên rõ rệt, GDP bình quân đầu người được cải thiện với mức tăng trung bình năm 1%. Chỉ số HDI của một số nước giàu có thu nhập cao nhưng thứ hạng theo HDI thấp hơn vị trí GDP do chưa đầu tư cho y tế, giáo dục hoặc giá cả đắt đỏ. Ngược lại, một số nước thu nhập thấp hơn, nhưng lại có biện pháp, chính sách tích cực quan tâm đến y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục cộng đồng nên thứ hạng theo chỉ số HDI, vị trí nước này tăng lên. Trong số 177 quốc gia cung cấp số liệu để xây dựng HDI cho năm 2007, 70 quốc gia xếp hạng HDI cao với giá trị từ 0,800 đến 0,944; 85 quốc gia trong đó có Việt Nam được xếp hạng HDI trung bình với giá trị từ 0,501 đến 0,799 và 22 quốc gia xếp hạng HDI thấp2. Chênh lệch HDI giữa các quốc gia trong phạm vi một khu vực cũng đáng kể, khu vực Đông Nam Á, giá trị HDI cao nhất thuộc về Singapore, thấp nhất là Lào. Có điều cần chú ý là mối quan hệ giữa các chỉ số thành phần tạo nên giá trị HDI ở mỗi quốc gia rất khác nhau. Vì vậy, có những nước HDI 2 Năm 2001 : 55 nước có chỉ số HDI cao, 88 nước HDI trung bình và 34 nước được xếp hạng HDI thấp như nhau song mức thu nhập lại không giống nhau. Có những nước thu nhập bình quân đầu người như nhau nhưng giá trị HDI lại khác nhau. Bảng 1.4. So sánh mức thu nhập và chỉ số HDI giữa các quốc gia năm 2007 Nước Giá trị HDI GDP/người theo PPP Côoet Croatia 0.891 0.846 39360 14310 Trun._.g Quốc Thái Lan 0.777 0.781 4644 7599 Angiêri Indonesia 0,733 0.728 6347 3454 Nguồn: WB 2007, Ở nước ta, nhờ chính sách và sự quan tâm tới phát triển con người của Đảng và Nhà nước, các chỉ số phát triển con người có sự tiến bộ rõ rệt, với đặc điểm nổi bật là các chỉ số về mặt xã hội cao hơn chỉ số phát triển kinh tế. Ở Việt Nam, GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỉ giá sức mua tương đương đã tăng liên tục qua các năm: năm 1995 mới đạt 1.236 USD, năm 2003 đạt khoảng 2.493 USD, năm 2004 đạt khoảng 2.644 USD. Theo Báo cáo phát triển con người năm 2007 do UNDP công bố GDP/người theo sức mua tương đương (PPP) của Việt Nam đạt 3.071 USD xếp thứ 122/177 nước. Nhưng nếu theo HDI , báo cáo phát triển con người năm 2007 của UNDP thì Việt Nam xếp hạng 105 trên 177 nước theo chỉ số HDI. Xếp hạng của Việt Nam về HDI đã cao hơn xếp hạng về GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỉ giá sức mua tương đương (xếp hạng HDI là 105/177 so với hạng GDP/ người theo PPP là 122/177. Bảng 1.5. So sánh mức thu nhập và thứ hạng HDI năm 2007 Nước GDP/người theo PPP (USD) Giá trị HDI Việt Nam Ấn Độ 3.071 Hạng thứ 122/177 3.452 Hạng thứ 121/177 0,733 Hạng thứ 105/177 0,619 Hạng thứ 128/177 Nguồn: Báo cáo phát triển con người, 2007 của UNDP, WB và IMF So với các nước ASEAN, chỉ số HDI năm 2007 của Việt Nam chỉ trên thứ hạng của Indonesia hạng thứ 107, Lào hạng 130 và Campuchia hạng 131, Myanmar hạng 132, Đông Timor hạng 150, và xếp sau Philippines hạng 90, Thái Lan hạng 78, Malaysia hạng 63, Singapore hạng 25. Như vậy, với tốc độ tăng trưởng hiện nay của Việt Nam và Malaysia thì sau 35 năm nữa GDP/đầu người của Việt Nam mới đuổi kịp Malaysia về phương diện lí thuyết. LƯỢC ĐỒ CHỈ SỐ HDI CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2007 0,950 trở lên 0,900–0,949 0,850–0,899 0,800–0,849 0,750–0,799 0,700–0,749 0,650–0,699 0,600–0,649 0,550–0,599 0,500–0,549 0,450–0,499 0,400–0,449 0,350–0,399 dưới 0,350 không có số liệu Biểu đồ 1. GDP/người của Việt Nam so với một số nước trong khu vực 1.2.2. Lương thực và dinh dưỡng Lương thực, thực phẩm là nhu cầu quan trọng thiết yếu hàng ngày của con người. Nhu cầu về cung cấp năng lượng cũng thay đổi theo vùng, theo thời gian, theo độ tuổi, theo giới, theo nghề nghiệp (cường độ lao động),… Lương thực, thực phẩm là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức sống dân cư. Khả năng cung cấp lương thực, thực phẩm đủ đáp ứng nhu cầu năng lượng hàng ngày cho con người và việc đảm bảo cân đối giữa các hàm lượng chất đạm, chất béo, chất đường và các loại khoáng chất, vitamin trong bữa ăn là một chỉ số quan trọng đo lường mức sống - một mặt quan trọng của CLCS. Bảng 1.6. Lượng calori thực phẩm tính trung bình một người /ngày của 2 nhóm nước cao nhất và thấp nhất thế giới (Đơn vị: Calori) 10 nước có lượng Calori/ người thấp nhất 10 nước có lượng Calori/người cao nhất Thứ hạng Tên nước Giá trị Thứ hạng Tên nước Giá trị 165 Zambia 1,927 1 Hoa Kì 3,774 166 Liberia 1,900 2 Bồ Đào Nha 3,741 167 Ethiopia 1,857 3 Ai Cập 3,721 168 Tajikistan 1,828 4 Áo 3,673 169 Comoros 1,754 5 Italy 3,671 170 Burundi 1,649 6 Israel 3,666 171 Somalia 1,628 7 Ireland 3,656 172 Congo (DRC) 1,599 8 Pháp 3,654 173 Apganistan 1,539 9 Canada 3,589 174 Eritrea 1,513 10 Malta 3,587 Nguồn: Encarta 2007 Nhưng khả năng đáp ứng lương thực, thực phẩm cũng rất khác nhau trên toàn thế giới. Có những nơi dân cư thừa dinh dưỡng, ngược lại có nhiều nơi dân cư thiếu lương thực thực phẩm một cách trầm trọng như các nước kém phát triển ở châu Phi, châu Á. Theo tổ chức Lương Nông của LHQ đưa ra lượng Calori tối thiểu cho một người là 2360 Calori/ ngày là ranh giới cho sự nghèo đói3. Như vậy, các nước đang phát triển ở châu Phi và châu Á là các nước nghèo đói. 1.2.3. Chăm sóc sức khỏe - Dịch vụ y tế Sức khỏe của dân cư là điều kiện quan trọng để xã hội tồn tại và phát triển. Chăm sóc sức khỏe và đảm bảo dịch vụ y tế thể hiện sự quan tâm đến cộng đồng, là nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao CLCS dân cư của mỗi khu vực, mỗi quốc gia. Theo WHO, chỉ tiêu sức khỏe - dịch vụ y tế gồm mức đầu tư ngân sách cho chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y tế tính theo tổng chi ngân sách hoặc GDP, chất lượng và số lượng y bác sĩ, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho khám chữa bệnh - chăm sóc sức khỏe, tuổi thọ bình quân của dân cư, tỉ suất tử vong nói chung. Đặc biệt là tỉ suất chết của trẻ em, tỉ lệ dân số mắc các loại bệnh truyển nhiễm, bệnh xã hội, bệnh hiểm nghèo ở một quốc gia. Người có thu nhập cao sẽ có điều kiện chăm sóc sức khỏe, nâng cao tuổi thọ và trình độ. Có sức khỏe tốt sẽ có điều kiện để nâng cao trình độ học vấn và có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập và nâng cao CLCS, nâng cao tuổi thọ,… Sức khỏe có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng lao động, năng suất lao động của người dân. Nếu không có sức khỏe tốt, sẽ dẫn tới năng suất lao động thấp, thu nhập thấp, đồng thời chi phí cho bệnh tật nhiều và dẫn đến hiện tượng đói nghèo. Để nâng cao dịch vụ y tế, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng thường phải tăng số lượng, chất lượng bác sĩ, nhân viên y tế và các cơ sở khám, chữa bệnh, tăng số giường bệnh,… Vì vậy, các chỉ số bác sĩ / 10.000 dân hoặc số dân/ bác sĩ, số giường bệnh / 1000 dân hoặc số dân / 1 giường bệnh,… là tiêu chí để xác định mức độ đảm bảo y tế cho nhân dân. Bảng 1.7. Tình hình phát triển cơ sở y tế một số nước trên thế giới 3 Theo Tổ chức Y tế Thế giới ranh giới của nghèo đói là 2100 10 nước có tỉ lệ người tính trung trên 1 giường bệnh cao nhất 10 nước có tỉ lệ người tính trung trên 1 giường bệnh thấp nhất Thứ hạng Tên nước Bình quân số người / 1 giường Thứ hạng Tên nước Bình quân số người / 1 giường 1 Niger 8.333 2 Nepal 5.000 168 Azerbaijan 120 3 Bê nanh 4.281 169 Lithuania 115 4 Mali 4.167 170 CH Sec 114 5 Ethiopia 4.141 171 Ukraine 114 6 Bangladesh 3.333 172 Đức 112 7 Apganistan 2.500 173 Nga 95 8 Senegal 2.500 174 Belarus 88 9 Somalia 2.500 175 Mông Cổ 87 10 Madagascar 2.381 176 Nhật Bản 70 Nguồn : Tổ chức Y tế thế giới 2006 Mức độ đảm bảo sức khỏe cho người dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ phát triển kinh tế, mức thu nhập quốc dân, sự phát triển dân số. Các nước có nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao thì mức độ đầu tư cho y tế cao và chăm sóc sức khỏe tốt. Số lượng bác sĩ nhiều, trình độ cao, trang thiết bị hiện đại, có khả năng chữa được những bệnh hiểm nghèo. Ở các nước đang phát triển thu nhập bình quân thấp hơn rất nhiều, dân số phát triển nhanh cho nên việc đầu tư phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe không theo kịp. Chi cho y tế thấp chỉ có 1,7% so với GNP chỉ bằng 1/5 so với các nước có thu nhập cao. Ở các nước kém phát triển thu nhập chủ yếu chi cho ăn uống. Tỉ lệ chi cho y tế, giáo dục, vui chơi giải trí ít. Chất lượng khám chữa bệnh chưa đáp ứng kịp thời với nhu cầu thực tế. Tỉ lệ bác sĩ/ 10.000 dân thấp. Việc quan tâm đến các loại bệnh nhất là bệnh truyền nhiễm tại các nước này chưa được chú trọng, 3 nhóm bệnh phổ biến nhất là bệnh truyền nhiễm, bệnh hô hấp, bệnh do ký sinh trùng chiếm gần nửa số nguyên nhân tử vong. Trong khi đó, ở những nước phát triển thì những bệnh này được kiểm soát khá tốt. Các cơ sở y tế thiếu trầm trọng ở nhóm nước nghèo ở châu Á, châu Phi như Ethiopia, Bănglađét, Apganistan,... Ngược lại, các nước kinh tế phát triển cao như Nhật Bản, Đức và một số nước XHCN trước đây có chính sách phát triển xã hội tốt như Nga, Ucraine, Belarus, Mông cổ có số cơ sở y tế và giường bệnh nhiều (Bảng 1.7). Tình hình này cũng có thể nhận thấy tương tự về số lượng dân cư quá lớn tính trung bình trên 1 bác sĩ ở các nước nghèo như Malawi, Rwanda.. và số dân trung bình khá ít tính trung bình trên 1 bác sĩ ớ các nước giàu như Hoa Kì, Italy, Bỉ và một số nước XHCN : Cuba, Nga , Belarus (Bảng 1.8). Bảng 1.8. Số dân tính trung bình trên 1 bác sĩ của một số nước trên thế giới Thứ hạng Tên nước Bình quân số người / 1 bác sĩ Thứ hạng Tên nước Bình quân số người / 1 bác sĩ 1 Malawi 88363 178 Lithuania 248 2 Rwanda 53370 179 Nga 240 3 Tanzania 44133 180 Bỉ 239 4 Liberia 43478 181 Hy Lạp 227 5 Mozambique 41061 182 Belarus 222 6 Chad 39524 183 St Lucia 193 7 Ethiopia 34988 184 Hoa Kì 182 8 Eritrea 33333 185 Monaco 171 9 Niger 29907 186 Cuba 169 10 CH Trung Phi 28571 187 Italy 165 Nguồn : Tổ chức Y tế thế giới 2006 Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đảm bảo nhu cầu y tế khám và chữa bệnh cho nhân dân qua số liệu thống kê (Bảng 1.9 và 1.10) cho thấy chỉ số tuổi thọ phản ánh rõ nét hơn mức sống nói riêng và CLCS nói chung. Nhưng nhìn chung, các nước nghèo mức độ đảm bảo y tế và tuổi thọ thấp hơn nhiều so với các nước kinh tế phát triển. *Tuổi thọ bình quân hay còn gọi là kỳ vọng sống Trên thế giới do điều kiện sống ngày càng nâng cao, tuổi thọ trung bình trên toàn thế giới có xu hướng ngày càng tăng. Qua nghiên cứu, người ta nhận thấy những nước có thu nhập cao thì tuổi thọ cũng cao. Tuổi thọ bình quân của các nước có kinh tế phát triển luôn cao hơn các nước đang phát triển khoảng 2 - 4 tuổi, cao nhất là Nhật Bản 80, Canađa là 78. Tuổi thọ trung bình của các nước đang phát triển là 63 (nếu không kể đến Trung Quốc còn 61). Bảng 1.9. Tuổi thọ trung bình của một số nước trên thế giới năm 2006 STT TÊN NƯỚC TỔNG SỐ NỮ NAM 1 Hoa Kỳ 77,8 80,8 75,0 2 Canađa 80,2 83,7 76,9 3 Nhật Bản 81,3 84,7 78,0 4 Trung Quốc 72,6 74,5 70,9 5 Hàn Quốc 77,0 80,8 73,6 6 Thái Lan 72,3 74,7 70,0 7 Việt Nam 70,8 73,8 68,0 8 Indonesia 69,9 72,5 67,4 9 Campuchia 59,3 61,3 57,4 10 Apganistan 43,3 43,5 43,2 11 CH Congo 52,8 54,0 51,6 12 Bờ Biển Ngà 48,8 51,5 46,2 13 Somalia 48,5 50,3 46,7 14 Ethiopia 49,0 50,2 47,9 15 Swaziland 32,6 33,2 32,1 16 Lesotho 34,4 33,2 35,5 Nguồn: Thống kê dân số thế giới 2006 Trên thế giới có sự chênh lệch rất lớn về tuổi thọ dân cư giữa các nước kinh tế phát triển (trung bình khoảng 80 tuổi) và các nước đang phát triển dao động từ 50 -70 tuổi, cá biệt có một số nước châu Phi tuổi thọ của cư quá thấp, trung bình chỉ 34 - 40 tuổi: Lesotho 34,4 tuổi, Swaziland 32,6 tuổi. Các nước kinh tế phát triển tuổi thọ cao, tỉ lệ người già cao, hiện tượng lão hóa phổ biến, nên thiếu hụt lực lượng lao động là khó tránh khỏi. Đây là vấn đề mà các nước phát triển phải chú ý giải quyết. Ngược lại, các nước đang và kém phát triển dân số tăng nhanh, kinh tế chậm phát triển, thu nhập thấp và các điều kiện chăm sóc y tế không được đảm bảo, nên tuổi thọ thấp. Một số nước có tuổi thọ thấp nhất thế giới chỉ bằng 1/2 lần tuổi thọ của các nước có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới. Tuổi thọ bình quân có mối liên hệ mật thiết với GDP/đầu người (Bảng 1.10). Việt Nam là một trường hợp ngoại lệ, không theo quy luật trên, do chính sách xã hội chú trọng đến CLCS của dân cư nhất là vấn đề phát triển y tế và giáo dục. Tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh của Việt Nam tăng khá qua các năm: năm 1995 đạt 65,2, năm 1999 đạt 67,4; năm 2002 đạt 69, năm 2007 đạt 70,3; về đích trước 2 năm so với mục tiêu do Đại hội IX đề ra cho năm 2005. Chỉ số tuổi thọ bình quân của Việt Nam đạt 0,76, cao gấp 1,4 lần chỉ số GDP bình quân đầu người và cao hơn HDI, cao hơn mức của thế giới, của các nước đang phát triển và tương đương của các nước châu Á - Thái Bình Dương,... Bảng 1.10. Quan hệ giữa tuổi thọ trung bình với GDP/người Tuổi thọ(b) Số nước Số dân(triệu người) GDP/người (1991) b=,< 55 42 629 270 b=55-64 31 1594 660 b=65-69 34 624 1950 b=70-72 36 1651 1140 b>=73 46 859 20080 Nguồn: Việt Nam dân số và phát triển - Trung tâm dân số, lao động xã hội, UBDS - KHHGĐ Tuổi thọ bình quân tăng và hiện đạt ở mức khá cao là kết quả của việc tăng lên của GDP bình quân đầu người, của công tác y tế và chăm sóc sức khỏe được cải thiện và thu được thành tựu đáng khích lệ : các tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh, tỉ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi, tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ, tỉ lệ xã có bác sĩ đã vượt mục tiêu đề ra cho năm 2005, thậm chí 2010; đã thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, thanh toán bệnh phong,... Nếu theo quy luật trên (Bảng 1.10), thì tuổi thọ bình quân của nước ta sẽ là 55 tuổi vì GDP/người thấp hơn 600 USD. Nhưng thực tế, mặc dù có thu nhập thấp nhưng tuổi thọ trung bình của Việt Nam lại cao hơn của thế giới 1 tuổi, cao hơn các nước đang phát triển tới 4 tuổi. Ngoài ra, trên thế giới nhiều nước đang phát triển cũng có sự phát triển vượt bậc về kinh tế, thu nhập bình quân cũng ngày càng cao. Mức sống được nâng cao nên tuổi thọ trung bình được nâng cao đến năm 2006: ở Cuba 77,4 tuổi, ở Chilê 76,8 tuổi và Uruguay 76,3 tuổi. Sức khỏe của dân cư phụ thuộc vào nhiều yếu tố : Trước hết, phụ thuộc vào khả năng đáp ứng nhu cầu về lương thực, dinh dưỡng cộng với điều kiện sống, môi trường, nhà ở, điện, nước, chăm sóc sức khỏe, chủng ngừa, thuốc chữa bệnh, bác sĩ,…Thỏa mãn được những yếu tố trên thì con người sẽ phát triển về thể chất, tinh thần, thúc đẩy xã hội phát triển. 1.2.4. Giáo dục Giáo dục thể hiện trình độ học vấn, là chỉ tiêu cơ bản phản ánh mức sống dân cư, mức độ phát triển và trình độ văn minh của mỗi quốc gia. Trình độ học vấn cao là điều kiện quan trọng để con người phát triển toàn diện về mặt trí tuệ, góp phần vào sự phát triển của KT - XH và khoa học kỹ thuật. Người dân có trình độ văn hóa cao và được đào tạo hợp lí có thể sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, tiếp thu KHKT, công nghệ từ các nước tiên tiến. Qua đó, tạo thu nhập cao và nâng cao chất lượng cuộc sống của dân. Thực tế, ở các nước nghèo, khoảng 2/3 số người trưởng thành bị mù chữ trong khi ở các nước phát triển, tỉ lệ này thường ít hơn 1%. Các nước nghèo cần phát triển mạnh giáo dục nhưng lại gặp trở ngại lớn là ngân sách không đủ chi cho giáo dục: như chi phí cho đào tạo giáo viên, xây trường, in sách và các thiết bị dạy học. Ngoài ra sự thiếu giáo viên cũng cho thấy việc đào tạo không kịp với sự gia tăng quá nhanh của dân số. Tỉ lệ giáo viên trên số học sinh trong độ tuổi đi học ở các nước phát triển thường lớn hơn 25 đến 35 lần so với các nước kém phát triển. Ở Đan Mạch, vào giữa thập niên 90 của thế kỷ XX, tỉ lệ này là 1/12, trong khi ở Burkina Faso là 1/270. Tỉ lệ này cũng có sự khác biệt ngay trong các nước được xem là có nền kinh tế phát triển. Chẳng hạn giữa Qutar và Ả Rập Saudi, thì tỉ lệ giáo viên trên số dân trong độ tuổi đi học có sự chênh nhau rất rõ giữa 1/11 với 1/30. Tỉ lệ này ở Israel cũng cao hơn các nước giàu khác như Mỹ, Thụy Sĩ. Chỉ tiêu giáo dục của mỗi quốc gia được thể hiện ở ngân sách đầu tư cho giáo dục tính theo tổng chi ngân sách. Theo đánh giá của LHQ, trình độ học vấn là một trong ba thành phần cơ bản có liên quan đến sự phát triển con người gồm: tỉ lệ người lớn biết chữ, số năm đến trường, tỉ lệ nhập học ở các cấp. - Tỉ lệ người lớn biết chữ: là tỉ lệ % số người từ 15 tuổi trở lên biết đọc , biết viết. Bảng 1.11. Mức chi tiêu ngân sách cho y tế, giáo dục, quân sự ở một số nước trên thế giới và Việt Nam Nước Y tế (2004) Giáo dục (2002 - 2005) Quân sự (2005) 1. Trung Quốc 1,8 1,9 2,0 2. Ấn Độ 0,9 3,8 2,8 3. Indonesia 1,6 0,9 1,2 4. Hàn Quốc 2,9 4,6 2,6 5. Malaixia 2,2 6,2 2,4 6. Phlippin 1,4 2,7 0,9 7. Singapore 1,3 3,7 4,7 8. Thái Lan 2,3 4,2 1,1 9. Việt Nam 1,5 5,6%4 ? 4 Báo cáo của Bộ Giáo dục - Đào tạo (2007) cho biết chi giáo dục từ Ngân sách nhà nước tính theo GDP là 5,6% (năm 2006) HDR của UNDP 2007 Chú ý: Trong các công bố chính thức của thế giới, Việt Nam không được ghi. - Tỉ lệ nhập học ở các cấp: tỉ lệ giữa số học sinh và dân số ở trong độ tuổi từng cấp học (mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học). Tỉ số này cho thấy mức độ phát triển giáo dục của từng cấp học. - Số năm đến trường: là số năm trung bình đến trường Ngoài những chỉ tiêu chính trên còn có những chỉ tiêu khác như: số học sinh trung bình trong một lớp, chỉ tiêu số học sinh trung bình trên một giáo viên,… Thông thường các nước kinh tế phát triển chú ý đầu tư cho giáo dục, còn các nước đang phát mức đầu tư cho giáo dục còn rất hạn chế. Sự chênh lệch rất lớn về giáo dục giữa các quốc gia, các quốc gia có tỉ người lớn biết chữ cao tới 92,5% như: Hàn Quốc, Singapore, 96% là Philippin, trong khi Ấn Độ chỉ 61%. Chỉ số giáo dục của Việt Nam tăng cao do tỉ lệ nhập học các cấp: 88% nhập học Tiểu học và 69% nhập học Trung học cơ sở và phổ cập giáo dục PTTH. Chỉ số giáo dục của Việt Nam cao hơn nhiều nước có chỉ số HDI hạng trên và cao hơn hẳn các nước có mức thu nhập bình quân đầu người theo PPP. Ở Singapore, vấn đề giáo dục được chú ý phát triển và tăng cường đầu tư, Thủ tướng Lí Quang Diệu đã khẳng định “Thắng cuộc đua trong giáo dục sẽ thắng trong kinh tế”, quả thực giáo dục luôn là một vấn đề hết sức quan trọng mà bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển theo kịp trình độ của thế giới đều cần phải chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Bảng 1.12. Một số chỉ tiêu chủ yếu về giáo dục Việt Nam và một số nước châu Á Nước Biết chữ người lớn từ 15+ tuổi (%) Biết chữ thanh niên 15-24 tuổi (%) Tỉ lệ nhập học cấp 1 (%) Tỉ lệ nhập học trung học (%) Học xong lớp 5 (%) Số sinh viên học các trường kỹ thuật, khoa học trong tổng sinh viên (%) 1. Trung Quốc 90,9 98,9 - - 86 - 2. Ấn Độ 61 76,4 89 - 73 22 3. Inđônêxia 90,4 98,7 96 58 89 x 4. Hàn Quốc 92,5 99,5 - - - - 5. Malaysia 88,7 97,2 95 76 98 40 6. Philipin 92,6 95,1 94 61 75 27 7. Singapore 92,5 99,5 - - - - 8. Thái Lan 92,6 98 88 64 - - 9. Việt Nam 90,3 93,9 88 69 87 20 Nguồn: HDR của UNDP 2007 1.2.5. Nhà ở và tình hình sử dụng điện nước Nhu cầu về nhà ở, điện nước luôn là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống. Nhà ở, điện nước luôn là mối quan tâm của người dân và các cấp lãnh đạo. Nhà ở là vấn đề bức xúc của nhiều quốc gia, kể cả các nước giàu có, nhưng nó là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng đối với các nước đang phát triển. Chẳng hạn TP. Bombay ở Ấn Độ có khoảng 0,5 triệu người sống trong các căn hộ tồi tàn, rách nát, 100 nghìn người vô gia cư. LHQ ước tính trên thế giới có khoảng 1 tỉ người không có nhà ở đúng nghĩa. Đây là một vấn đề hết sức nan giải khi mà việc đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh, khó kiểm soát. Nhu cầu nhà ở được tính bằng diện tích m2/người, chất lượng nhà được phân làm 3 loại: nhà kiên cố, nhà bán kiên cố, nhà tạm. Tình hình sử dụng điện, nước căn cứ trên tỉ lệ % dân cư có khả năng sử dụng điện và có khả năng sử dụng nước sạch vào các mục đích ăn, uống, nấu nướng và vệ sinh cá nhân. Giữa điện và nước sạch thì chỉ tiêu nước sạch được coi là quan trọng hơn vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu về sức khỏe và vệ sinh. Hiện nay, vấn đề nước cho sinh hoạt luôn là vấn đề quan tâm lớn đối với các nước, bởi khi mà kinh tế phát triển mạnh thì đi kèm với nó là mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường mà môi trường nước là không thể tránh khỏi. Qua khảo sát ở hạ lưu sông Chao Phaya (Thái Lan), lượng vi khuẩn côli hình que lên tới 705.000/1lít nước nên nước không thể dùng trong sinh hoạt được. Hầu hết, các dòng sông ở các đô thị lớn đều bị ô nhiễm. Nhiều người không được sử dụng nước sạch trong sinh hoạt. Ngay cả dân cư đô thi Việt Nam cũng chỉ có khoảng 60% được sử dụng nước máy. 1.2.6. Mức độ hưởng thụ văn hóa, tinh thần Con người sống trong xã hội không chỉ cần đáp ứng những nhu cầu về vật chất, mà cần đáp ứng cả các nhu cầu về tinh thần. Nhu cầu hưởng thụ của con người về mặt văn hóa, tinh thần và được sống trong môi trường trong lành, an bình. Nhu cầu về tinh thần của con người ngày càng đa dạng và phát triển theo thời gian và mang tính khác biệt theo không gian. Tuy nhiên, có thể dùng tiêu chí chung để đánh giá mức độ hưởng thụ cao hay thấp. Đó là những tiêu chí như: số thư viện, số đầu sách, số lần xem biểu diễn văn hóa nghệ thuật, số người tham gia tập luyện thể thao, các hoạt động đi nghỉ mát, du lịch… Đó chính là những tiêu chí cơ bản để có thể đánh giá văn hóa tinh thần của người dân. 1.2.7. Môi trường sống Chất lượng cuộc sống của con người cao hay thấp còn không chỉ là có thu nhập cao, có học vấn rộng và sống lâu, mà còn thể hiện cuộc sống con người sống có hạnh phúc, vui vẻ trong môi trường sống an toàn, lành mạnh, trong lành hay không. Để con người có thể hưởng thụ những thành quả lao động, có cơ hội nâng cao mức sống được làm việc trong xã hội an lành, cảm giác an toàn thoải mái, trong môi trường tự nhiên trong lành, sạch sẽ, không ô nhiễm,… Con người được sống trong môi trường tốt được xã hội chăm lo tạo điều kiện vật chất, tinh thần, họ sẽ an tâm làm việc, cống hiến trong xã hội và tạo điều kiện cho xã hội phát triển. Như vậy, CLCS cần được xem xét dưới nhiều khía cạnh khác nhau trong tổng thể các yếu tố tạo nên đời sống vật chất tinh thần ngày càng cao cho các thành viên trong xã hội. * Nhận định về mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong việc đánh giá chất lượng cuộc sống dân cư. Các chỉ tiêu của CLCS có một sự tác động qua lại với nhau, Chỉ tiêu về lương thực thực phẩm, dinh dưỡng được đảm bảo đầy đủ là yếu tố tiền đề cho việc đảm bảo sức khỏe tốt cho dân cư. Dân cư có sức khỏe tốt là tiền đề cho việc nâng cao dân trí, nâng cao tuổi thọ,… Phần lớn các nước phát triển có khả năng đảm bảo tốt các chỉ tiêu vật chất thì cũng có khả năng đảm bảo tốt đời sống tinh thần và tạo môi trường sống tốt cho dân cư. Tuy nhiên, trong thực tế, có nhiều trường hợp vẫn có sự không đồng nhất giữa thu nhập GDP/ người ở mức cao với chỉ số HDI không cao lắm. Do vậy, cần phải chú ý nâng cao mức sống vật chất đồng thời với việc chú ý đến nhu cầu vui chơi, giải trí, học hành, nâng cao đời sống tinh thần cho con người. Các tiêu chí vật chất sẽ ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của con người và tạo ra lối sông riêng cho công đồng dân cư. Chất lượng cuộc sống dân cư bao gồm tổng thể các chỉ tiêu trong mối quan hệ hữu cơ với nhau tạo ra một tổng thể chất lượng cuộc sống dân cư. Nên khi nghiên cứu chất lượng dân cư cần phải đánh giá một cách tổng thể tránh phiến diện, chủ quan dẫn đến nhận định sai và đưa ra những giải pháp không đúng. Chính vì vậy, cần phân tích chính xác mối quan hệ giữa các bộ phận với nhau, nên cẩn thận khi đưa ra những biện pháp cụ thể. Phạm Thị Xuân Thọ - Bùi Vũ Thanh Nhật CHƯƠNG II CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ VÀ TỈNH BÌNH THUẬN 2.1. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ 2.1.1. Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ  Vị trí địa lí Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng lãnh thổ kéo dài dọc theo bờ biển, về mặt hành chính bao gồm các tỉnh, thành: TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận với tổng diện tích 44.366,1 km2, dân số : 9.862,1 ngàn người (2006) chiếm 14,5 % diện tích tự nhiên và dân số chiếm 11,7% dân số cả nước5. Duyên hải Nam Trung Bộ nằm trên trục giao thông xuyên Việt (kể cả đường bộ, đường sắt và nhiều tuyến đường ngang Đông Tây lên Tây Nguyên, có cảng biển quốc tế Đà Nẵng giữ vai trò quan trọng để xuất nhập khẩu cho vùng và là cửa ngõ quan trọng ra biển của nước bạn Lào anh em. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có đường giao thông quan trọng như QL 1A, đường sắt Bắc – Nam và các QL Đông – Tây nối với Tây Nguyên và Nam Lào, đông bắc Thái Lan, đông bắc Campuchia. Trong vùng có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng cảng nước sâu (Liên Chiểu, Tiên Sa, Dung Quất, Văn Phong, Cam Ranh), gần đường hàng hải quốc tế, cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên. Trong tương lai, vùng này có nhiều cửa khẩu quan trọng của hệ thống đường Xuyên Á, thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ về mọi mặt với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới thông qua hệ thống đường biển, phát triển các ngành kinh tế biển khác như nuôi trồng và đánh bắt hải sản, làm muối, khai thác cát thủy tinh, khai thác khoáng sản biển (Titan), mở ra khả năng to lớn hơn cho Duyên hải Nam Trung Bộ. Với vị trí địa lí có tính chất trung gian và bản lề như vậy, Duyên hải Nam Trung Bộ có ý nghĩa chiến lược về giao lưu kinh tế Bắc – Nam và đặc biệt là Đông – Tây, quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên, với các nước Tiểu vùng sông Mê Kông. 5 Ninh thuận : 3363,1 km2, Dân số :567,9 nghìn người, Bình Thuận: 7836,9 km2. Dân số 1163,0 nghìn người . Dân số 6 tỉnh còn lại là 7131,4 nghìn người và diện tích 33166,1 km2  Địa hình Về mặt địa hình, phía tây của vùng là dãy Trường Sơn Nam, phía Bắc của vùng có những khối núi đâm thẳng ra tận bờ biển, phía Nam địa hình có phần thoải hơn và có những đồng bằng hẹp ven biển. Phía đông, đồng bằng đan xen giữa đồi núi lại có những tài nguyên dưới lòng đất và trên mặt đất. Một số dãy núi sát biển hình thành những cảng, thuận lợi cho việc phát triển giao thông vận tải với các vùng trong nước và xuất khẩu. Ngoài thuận lợi, DHNTB có địa hình phức tạp, chia cắt lớn, hẹp ngang và lại kéo dài. Đại bộ phận lãnh thổ là đồi núi, sườn phía Đông hướng ra biển địa hình dốc lớn, đồng bằng nhỏ hẹp và bị chia cắt, sông suối dốc, chảy xiết, thường gây lũ lụt bất ngờ ảnh hưởng đến đời sống và SX của dân cư.  Khí hậu Vùng DHNTB, có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa; phía nam vùng này có tính chất khí hậu á xích đạo, lượng bức xạ cao, biên độ dao động nhiệt độ thấp. Tổng nhiệt lượng trong năm lớn. Lượng mưa nhìn chung tương đối thấp, trung bình hàng năm khoảng 1200 mm / năm, trong vùng có Ninh Thuận, Bình Thuận lượng mưa thấp nhất nước, trung bình 700 mm / năm. Cát, nước mặn thường xuyên xâm lấn vào đất liền do tác dụng của thủy triều và gió bão… Đây cũng là vùng hàng năm thường bị bão, lũ lụt tàn phá gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động đời sống và sản xuất. Do khí hậu không thuận khô hạn nên một số địa phương chỉ trồng được một vụ lúa một năm, nên đời sống dân cư còn nhiều khó khăn cả về lương thực, thực phẩm và thiếu cả nước tưới tiêu lẫn nước sinh hoạt ăn uống trong mùa khô.  Thủy văn Vùng DHNTB có hệ thống sông suối ngắn và dốc. Các sông chính trong vùng là: sông Thu Bồn, sông Tam Kì ở Quảng Nam, sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi, sông Ba ở Phú Yên, sông Cái ở Khánh Hòa,… Nước ngầm có trữ lượng không lớn, phân bố không đều, tập trung nhiều ở phía Bắc. Hiện nay nước ngầm đang được khai thác quy mô nhỏ phục vụ cho sinh hoạt và SX công nghiệp, một số nguồn nước suối, nước khoáng, nước nóng được khai thác với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng (nước khoáng Nha Trang, nước khoáng Hội Vân - Phù Cát – Bình Định và SX nước khoáng giải khát đóng chai như nước khoáng Vĩnh Hảo – Bình Thuận. Sông ngòi của vùng cũng là nguồn dự trữ thủy năng cho phát triển thủy điện như : Thủy điện sông Hinh – Phú Yên, thủy điện sông Côn – Bình Định. Tài nguyên nước mặn, nước lợ là một trong những thế mạnh của vùng, có giá trị cho việc nuôi trồng thủy sản và công nghiệp muối. Vùng có 670 km đường bờ biển, 23 cửa sông, nhiều hải sản, bãi tắm và cảng nước sâu thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển. Vùng biển DHNTB có nhiều bãi biển đẹp thuận lợi cho du lịch phát triển như: Cảnh Dương, Nha Trang, Ninh Chữ (Ninh Thuận),… Ngoài ra, vùng còn có nhiều bãi bồi đầm phá, có khả năng nuôi trồng hải sản rất lớn. Các cánh đồng muối : Sa Huỳnh, Ninh Chữ, Cà Ná có khả năng khai thác lớn.  Đất đai – Động thực vật Nhóm đất phù sa phân bố chủ yếu dọc các lưu vực sông, phần lớn được sử dụng vào mục đích nông nghiệp. Đất cát hoặc cát pha ven biển, chất lượng kém, chỉ trồng được một số loại cây hoa màu, trồng rừng phi lao, bạch đàn chống gió và cát bay ven biển. Nhìn chung, đất vùng DHNTB có độ phì thấp. Đất nghèo chất dinh dưỡng, lại có địa hình dốc nên nhiều chất dinh dưỡng bị cuốn trôi ra biển. Diện tích đất NN theo đầu người thấp. Đất chưa sử dụng còn lớn, đất trống, đồi trọc nhiều cần được trồng rừng phát triển lâm nghiệp. Đây là tiềm năng lớn cần được khai thác trong tương lai. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ cũng là một trong những vùng có thế mạnh về rừng. Rừng có trữ lượng lớn, song hiện đang bị tàn phá, cạn kiệt. Đó là việc khai thác và chế biến các loại gỗ, kết hợp kinh doanh một số đặc sản như nhựa thông, mây, lá buông, song mây, trầm kì, các loại dược liệu quý và trồng rừng phòng hộ ven biển. Về động vật rừng, vùng có nhiều loại đặc trưng như voi, bò rừng, cheo cheo, sóc chân vàng, voọc ngũ sắc, voọc xanh bạc, gà tiền mặt đỏ, gà lôi hồng tía, trăn gấm. Do khí hậu đa dạng nên động vật có thành phần phong phú và cũng có những dạng đặc hữu. Ở đây có đồng bằng, đầm bãi ven biển nên khu hệ chim nước, chim di cư, chim biển, các loại bò sát, nhất là họ rắn biển, họ rùa, họ vích phong phú. Nguồn động thực vật biển của vùng DHNTB cũng rất phong phú và đa dạng. Vùng biển ở đây có nhiều loài cá có giá trị. Ở tầng nổi có cá trích, cá nục, cá mòi, cá nhồng; ở tầng trung có cá thu (độ sâu 21m), cá chim và ở tầng đáy có cá hồng, cá phèn, cá mối, cá mập, tôm hùm. Trong các đầm phá ven bờ, ngoài những thuận lợi cho việc sinh sản và phát triển của tôm, cá, đây còn là điều kiện tốt cho việc nuôi trồng các loại rong biển.  Khoáng sản Khoáng sản vùng DHNTB khá phong phú. Các loại khoáng sản chủ yếu là graphít, thạch anh, vàng, chì, kẽm, các loại đá ngọc, đá quý, đá ốp lát, đá xây dựng, nhưng trữ lượng không lớn, khó khăn cho việc đầu tư, khai thác công nghiệp. Đặc biệt, vùng này có mỏ cát ở Cam Ranh với trữ lượng lớn, chất lượng tốt, có ý nghĩa kinh tế. Cát ở đây được sử dụng để SX và tinh luyện các loại thủy tinh đặc biệt, sử dụng cho công nghiệp và xây dựng. Ngoài ra, dọc ven biển còn có ti tan với trữ lượng khá lớn, có giá trị công nghiệp. 2.1.2. Các nhân tố KT - XH ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống dân cư các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ  Dân cư Năm 2006 dân số đô thị vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là 2,720 triệu người chiếm 27,58% dân số toàn vùng. Mật độ dân số 222 người._.o đà cho việc nâng cao thu nhập bình quân đầu người. Phấn đấu đến năm 2010 thu nhập bình quân gấp 2,7 - 2,8 lần so với năm 2000; đến năm năm 2010 đạt 680-715 USD..Tổng sản phẩm quốc dân tăng lên 12.244 Tỉ đồng năm 2010. Trong thu nhập bình quân đầu người sẽ nâng cao tỉ lệ hộ giàu và giảm tỉ lệ hộ nghèo. 3.2.2.2 Lương thực và dinh dưỡng Khi xã hội càng phát triển, vấn đề dinh dưỡng phải được đảm bảo không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng. Đối với một tỉnh có tỉ lệ nông nghiệp khá cao, cần chú ý nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế NN nhằm giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp, nhưng trong những năm tới vẫn đảm bảo tăng sản lượng lương thực 548.820 tấn vào năm 2010. Lương thực bình quân đầu người gia tăng từ tăng lên 433 kg/người năm 2010. Trong thu nhập bình quân đầu người của một hộ thì mức tích lũy năm 2000 khoảng 16%, còn lại 84% là chi tiêu các khoản, năm 2010 là 21% còn lại giành cho chi tiêu. Cùng với mức sống ngày một nâng cao thì những nhu cầu đòi hỏi về mặc và chi tiêu khác ngày càng lớn hơn như chi cho ăn uống sẽ thấp hơn so với trước. Bảng 3.3. Cơ cấu chi tiêu của dân cư tỉnh Bình Thuận Năm 2000 Năm 2010 Tổng chi:(%) 100 100 +Chi ăn uống 69 65 +Mặc 13 15 +Học hành 4 4 +Chữa bệnh 4 4 +Chi tiêu khác 10 12 Nguồn: Sở LĐTB và XH tỉnh Bình Thuận 3.2.2.3 Y tế sức khỏe Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu y tế ở Bình Thuận Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2005 2010 Số giường bệnh/10.000 dân Giường 18,11 17,5 16,7 Số cán bộ y tế/10.000 dân Người 23,2 25,76 26 Số bác sĩ/10.000 dân Người 4,8 5,1 6,2 Nguồn:Quy hoạch tổng thể tỉnh Bình Thuận, 2001-2010 Xuất phát từ mục tiêu: “Sức khỏe cho mọi người đến năm 2010”, lấy công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu làm nhiệm vụ chủ yếu. Nâng cao một bước sức khỏe toàn dân theo quan điểm dự phòng tích cực, giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh phòng bệnh, rèn luyện thân thể đi đôi với nâng cao với hiệu quả trị bệnh. Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền. Thanh toán cơ bản các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng như: sốt rét, bệnh tả, dịch hạch, bệnh lao, bướu cổ, 6 bệnh của trẻ em và ngăn chặn bệnh AIDS, tập trung củng cố tuyến y tế cơ sở. Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu tối thiểu về khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Hiện đại hóa công nghệ chế biến dược liệu, tăng thuốc chữa bệnh tại chỗ. 3.2.2.4 Giáo dục - Đào tạo Tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu của hệ thống giáo dục quốc dân: đảm bảo đủ cơ sở trường lớp cho học sinh, thực hiện kiên cố hóa trường lớp. Thực hiện yêu cầu giáo dục tòan diện: đức, trí, thể, mỹ ở tất cả các ngành học, bậc học. Hết sức coi trọng giáo dục chính trị tư tưởng, nhân cách cho học sinh. Mở rộng quy mô đa dạng hóa các hình thức giáo dục, đào tạo. Đối với nội dung phương pháp dạy và học ở tất cả các bậc học, cấp học. Chú trọng phát triển giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng và dân tộc thiểu số. Tích cực nâng tỉ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến lớp: nâng tỉ lệ huy động các cháu vào nhà trẻ lên 12-13% vào năm 2010; các cháu vào mẫu giáo đạt 70-80% vào năm 2010. Năm 2005 hầu hết trẻ em trong độ tuổi vào tiểu học; có 90% các em trong độ tuổi vào trung học cơ sở và mục tiêu đạt xấp xỉ 100% vào năm 2010; phấn đấu đạt tỉ lệ 70%thanh thiếu niên trong độ tuổi vào trung học phổ thông vào năm 2010. Giữ vững công tác phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ. Phấn đấu đến số xã, phường hoàn thành phổ cập THCS và đạt chuẩn quốc gia về phổ cập THCS trước năm 2010. Nâng cấp và xây dựng đảm bảo 100% cơ sở vật chất trường học, phòng học và nhu cầu tối thiểu trang thiết bị phục vụ dạy và học. Đẩy mạnh đào tạo nghề cơ bản ngắn hạn ở các trung tâm dạy nghề, các cơ sở sản xuất, kinh doanh để nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo từ 7,78% năm 2000 lên 30% vào năm 2010. 3.2.2.5 Nhà ở, điện nước  Đầu tư xây dựng những khu dân cư cho người dân, có những chính sách hỗ trợ nhà cho những người là cán bộ công nhân viên. Đối với những vùng khó khăn, những vùng đồng bào dân tộc, tỉnh đã có chủ trương xây dựng, giúp đỡ người dân tái định cư. Có những chính sách giúp đỡ cho các gia đình chính sách, neo đơn. Các phong trào nhà tình thương, nhà tình nghĩa được phát triển. Trong những năm tới phấn đấu không có hộ nào không có nhà ở, nâng tỉ lệhộ có nhà kiên cố và bán kiên lên, giảm tỉ lệnhững nhà đơn sơ không đủ tiêu chuẩn.  Điện sinh hoạt: Tỉnh phấn đấu đến năm 2010, 100% số xã được phủ mạng lưới điện quốc gia, 95% hộ gia đình sử dụng điện. Nâng mức tiêu thụ điện từ 85 kwh/ người/ năm hiện nay lên mức 500 kwh/người vào năm 2010. Tiếp tục cải tạo và nâng cấp mạng lưới điện trong toàn tỉnh nhằm phục vụ cho SX và tiêu dùng.  Nước sinh hoạt: mục tiêu phấn đấu đến năm 2010, 100% dân số được dùng nước sạch. Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hệ thống cấp nước đô thị, nâng công suất cấp nước của hệ thống Phan Thiết, Hàm Tân, Bắc Bình, Tuy Phong lên 1,5 - 2 lần để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước ở các huyện Hàm Thuận Bắc, Đức Linh, Tánh Linh. Nghiên cứu đầu tư xây dựng hệ thống nước tập trung cho các cụm dân cư có quy mô 2.000 hộ dân trở lên. 3.2.2.6 Văn hóa Nâng cao chất lượng và hiệu quả của mọi hoạt động văn hóa, thông tin, phát thanh, truyền hình, thực hiện phủ sóng phát thanh và truyền hình trên 100% địa bàn lãnh thổ để nâng số hộ được xem truyền hình từ 45,1% lên 90% năm 2010. Nâng số hộ được nghe phát thanh từ 39,4% lên 100% năm 2010. Xây dựng củng cố và phát triển đời sống văn hóa cơ sở lành mạnh, bài trừ mê tín dị đoan. Đẩy mạnh phong trào văn nghệ quần chúng, đưa văn hóa nghệ thuật về cơ sở, chú ý các vùng sâu, vùng xa. Phấn đấu đến năm 2010 có 95%. số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Đến năm 2010 có trên 80% đạt số thôn, khu phố đạt tiêu chuẩn làng văn hóa, 100% cơ quan đơn vị đạt danh hiệu nếp sống văn minh, Xây dựng các trung tâm vui chơi thể thao, giải trí. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, dân gian, các công trình kiến trúc cổ. 3.2.2.7 Môi trường sống Đảm bảo ngày càng tốt hơn môi trường sinh sống của người dân. Hạn chế số người bị nhiễm các bệnh có liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi trường gây ra. Đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình xử lý chất thải sinh hoạt và sản xuất. Đẩy mạnh công tác trất tự, trị an đảm bảo an ninh và an toàn xã hội, cần nâng cao ý thức cảnh giác, tố giác tội phạm. Mục tiêu trong những năm tới là hạn chế tối đa tình hình tội phạm các loại, kiên quyết đấu tranh và bài trừ các tệ nạn xã hội. Xây dựng các khu dân cư an ninh, trật tự, phục vụ cho cuộc sống người dân. 3.3 NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ 3.3.1. Nâng cao thu nhập Đây là giải pháp rất quan trọng và nó có ý nghĩa chi phối trực tiếp và mạnh mẽ đến các tiêu chí khác. Có thể nói biện pháp hiệu quả nhất và đúng đắn nhất. Đó là mở rộng và phát triển kinh tế, đa dạng hóa các ngành nghề nhằm tạo ra việc làm và thu nhập, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp lý.  Tận dụng các tiềm năng sẵn có để phát triển kinh tế: khai thác và phát triển ngành ngư nghiệp, phát triển mạnh mẽ về du lịch. Trên thực tế ngành du lịch của tỉnh phát triển rất mạnh mẽ trong những năm qua tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách tỉnh. Đồng thời, còn có thể tận dụng các di tích lịch sử văn hóa phát triển du lịch.  Đẩy mạnh hơn nữa việc đưa những giống mới những biện pháp khoa hoc kỹ thuật vào nông nghiệp. Gắn nông nghiệp với sản xuất hàng hóa .Đẩy mạnh việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả ở các địa phương, phát triển công nghệ sau thu hoạch nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Nâng cao các biện pháp hỗ trợ nông dân, tỉnh cần có những chính sách hợp lí để xây dựng các vùng NN chuyên môn hóa theo hướng SX hàng hóa ổn định..  Đầu tư hoàn thiện mạng lưới thủy lợi, xây dựng hệ thống kênh mương, hồ chứa nước nhằm phục vụ cho sản xuất.Khuyến khích ngưới nông dân thực hiện các mô hình kinh tế VAC, VRAC để nhằm tăng thêm thu nhập cho người dân.  Đẩy mạnh phát triển công nghiệp Công nghiệp luôn là ngành quan trọng trong công cuộc CNH - HĐH. Tỉnh có một số tài nguyên khoáng sản: nước khoáng, đá xây dựng, cát thủy tinh… có thể tận dụng những điều kiện xây dựng các nhà máy chế biến tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong tỉnh và dùng cho xuất1 khẩu. Tỉnh sẽ nâng cấp, đầu tư về trang thiết bị công nghệ cho các nhà máy, xí nghiệp nhằm tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh cao. Cần tận dụng lợi thế của khu vực để tranh thủ sự đầu tư, giúp đỡ từ nhiều nguồn khác nhau tạo đà cho phát triển. Đối với khu vực nông thôn đẩy mạnh tiến hành CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn nhằm tao công ăn, việc làm, tăng thu nhập giảm sức ép vào đô thị.  Khuyến khích các ngành nghề thủ công truyền thống có thể tận dụng nguồn nhân công nhàn rỗi vào hoạt động tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho nhân dân.  Tuyên truyền công tác dân số, kiểm soát tình hình gia tăng dân số. Đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo ở các địa phương trong toàn tỉnh, đặc biệt là đối với các xã miền núi, căn cứ cách mạng, các diện chính sách. Có những quỹ hỗ trợ người nghèo để giúp họ vượt qua khó khăn, làm ăn có lãi, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.  Nâng cao dân trí, tăng cường phát triển, đầu tư cho giáo dục nâng cao trình độ cho người lao động để tiếp thu khoa học kỹ thuật, áp dụng những thành tựu công nghệ vào trong sản xuất nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng. Vì vậy, nên chú ý công tác đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ lao động, nâng cao tay nghề để tăng thu nhập cho người lao động là hết sức cần thiết. Ngoài ra, để có thể nâng cao chất lượng cuộc sống thì cần phải tạo cuộc sống an bình, tư tưởng thoải mái, cho người lao động yên tâm phấn khởi. Có như vậy sẽ nâng cao hiệu suất làm việc và có thể tạo ra năng suất lao động cao, thu nhập nhiều hơn. 3.3.2. Giải pháp về lương thực và dinh dưỡng  Tăng sản lượng lương thực, thực phẩm bình quân đầu người  Sử dụng giống mới có năng suất cao vào sản xuất, lựa chọn cơ cấu cây trồng hợp lý phù hợp với điều kiện sinh thái để có thể tạo ra năng suất cao nhất. Ứng dụng khoa học kỹ thuật để có thể mang lại hiệu quả cao và tạo ra các sản phẩm có chất lượng.  Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ: Đối với những vùng đồng bào dân tộc ít người cần giúp đỡ về kỹ thuật trong quá trình canh tác. Cần tăng cường đội ngũ cán bộ, nâng cao năng lực cho lực lượng cán bộ để có thể đáp ứng với tình hình phát triển SX NN theo quy mô lớn và hướng hang hóa.  Trợ giá cho người nông dân, đảm bảo đầu ra cho họ. Hình thành những vùng chuyên canh ổn định phát triển trồng trọt và chăn nuôi đẩy mạnh xuất khẩu nông sản.  Đẩy mạnh việc phát triển ngành chăn nuôi để bổ sung lượng đạm cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng của dân cư, tăng sản phẩm xuất khẩu. Trước tiên cần xác định cơ cấu vật nuôi: gia súc, gia cầm, các giống tôm, cá và chọn giống nuôi tốt có năng suất cao. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi dưới nhiều hình thức hộ gia đình, trang trại, hướng đến việc sản xuất háng hóa.  Tuyên truyền phổ biến cho dân cư về chế độ dinh dưỡng Để đảm bảo sức khỏe cần có chế độ dinh dưỡng hợp lí, các kênh thông tin tuyên truyền cho người dân biết về tầm quan trọng của các loại lương thực, thực phẩm để người dân có chế độ ăn hợp lý, thực hiện các biện pháp giữ gìn sức khỏe. Đặc biệt chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ em để các em phát triển tốt cả trí lực và thể lực. 3.3.3. Y tế, sức khỏe  Tăng tỉ trọng đầu tư cho y tế dự phòng, chủ động phòng chống dịch, tiến tới giải quyết căn bản các bệnh nhiễm khuẩn, chủ động phòng chống các bệnh tim mạch, tâm thần, HIV - AIDS... đảm bảo vệ sinh môi trường, năm 2010 có 100% số hộ được sử dụng nước sạch và 90% số hộ có hố xí hợp vệ sinh.  Tập trung xây dựng các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện theo đúng tiêu chuẩn phân tuyến kinh tế của ngành. Nâng cao chất lượng hoạt động chẩn đoán, điều trị bệnh, chấn chỉnh trong hoạt động khám chữa bệnh theo BHYT, phát triển loại hình BHYT toàn dân, BHYT người nghèo.  Thực hiện các biện pháp giảm sinh, khống chế tỉ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức 1,2%, giảm nhanh tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ < 5 tuổi xuống còn 15% (2010). Tuyên truyền cho thai phụ ăn uống đủ dinh dưỡng, chăm sóc trẻ tốt.  Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ thuật, lí luận cho đội ngũ cán bộ, chú trọng đào tạo cán bộ tại chỗ cho y tế cơ sở.  Đẩy mạnh xã hội hóa công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân, tăng cho ngân sách cho hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe đạt 8 USD/ người/ năm. (năm 2010). Có thể nói công tác chăm sóc y tế giáo dục luôn luôn là vấn đề quan trọng cần phải quan tâm chăm sóc cho người dân. 3.3.4. Giáo dục - Đào tạo  Nâng cao đội ngũ giáo viên cả số lượng và chất lượng để có thể nâng cao số giáo viên trung bình trên một lớp học, giáo viên cần nâng cao trình độ chuyên môn, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ giảng dạy. Có những chính sách ưu đãi cho giáo viên về những vùng sâu, vùng xa. Nâng cao trình độ của người dân ở những vùng này. Đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, đảm bảo đủ giáo viên cả số và chất lượng, đồng bộ về cơ cấu các bộ môn, có chính sách đào tạo, thu hút và sử dụng giáo viên là người dân tộc và địa phương  Tăng cường đầu tư nâng cấp các cơ sở trường học, các trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập. Cần có những quỹ hỗ trợ những học sinh nghèo học giỏi, những trẻ em không có điều kiện học tập để tạo để tạo cơ hội cho các em có thể học tập. Tiếp tục đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục tiểu học và tiến tới phổ cập trung học cơ sở nhằm nâng cao trình độ học vấn cho người dân.  Đẩy mạnh xã hội hóa công tác GD - ĐT. Mở rộng hệ thống mầm non tư thục, dân lập, xây dựng một số trường mầm non trọng điểm. Các huyện xây dựng và chuyển dần một số trường THCS công lập thành các trường THCS ngoài công lập đảm bảo thu hút khoảng 30% số học sinh THCS. Chuẩn bị chuyển một số trường THPT thành Trung học phân ban, Trung học kĩ thuật nhằm phân luồng học sinh sau THCS. Đa dạng hóa các nguồn vốn trong xây dựng cơ sở vật chất trường học, lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án để sử dụng có hiệu quả trong điều kiện nguồn lực hạn chế. 3.3.5. Nhà ở, điện, nước  Tăng cường cải tạo mạng lưới điện. Trong những năm tới tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư, nâng cấp mạng lưới đường dây truyền tải điện, xây dựng các máy phát điện ở các địa phương nâng tỉ lệ hộ có điện sử dụng lên trên 90% trong những năm tới. Đối với những vùng khó khăn cần có chính sách trợ giá cho người dân sử dụng điện, thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm để hoàn chỉnh mạng lưới cung cấp điện.  Tăng cường xây dựng, cải tạo nhà ở. Tăng cường đầu tư xây dựng các khu dân cư nhằm đáp ứng cho nhu cầu của đại đa số người dân. Có những chính sách hỗ trợ nhà ở cho người dân có thu nhập thấp. Nhân rộng phong trào xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa để xây nhà cho người có công với cách mạng, gia đình neo đơn, hoàn cảnh khó khăn. Đối với những vùng đồng bào dân tộc ít người, cần giúp đỡ họ định cư yên ổn làm ăn, hỗ trợ cho họ xây nhà ổn định cuộc sống. Thực hiện các chương trình “Ngày vì người nghèo”, lá lành đùm lá rách, quyên góp tiền ủng hộ những gia đình khó khăn.  Nâng cao năng suất các nhà máy nước cung cấp cho nhu cầu người dân, đầu tư xây dựng thêm các nhà máy ở Bắc Bình, Tuy Phong. Thực hiện các dự án nước sạch cho vùng nông thôn bằng việc xây dựng các giếng nước hợp vệ sinh nhằm phục vụ cho nhu cầu người dân. Song song với những biện pháp trên cần có những biện pháp tuyên truyền cho ngươì dân ý thức tiết kiệm điện và nước, giữ gìn nguồn nước sạch phục vụ cho người dân. 3.3.6. Văn hóa tinh thần  Xây dựng Trung tâm văn hóa tỉnh tại thành phố Phan Thiết, xây dựng và hoàn thiện thiết chế văn hóa – thông tin cấp quận, huyện. Đến 2010 đảm bảo 100% các xã, phường thị trấn có nhà văn hóa, thư viện kết hợp điểm vui chơi cho trẻ em.  Tổ chức và sắp xếp lại các loại hình hoạt động văn hóa - nghệ thuật, rạp chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật. Đẩy mạnh xã hội hóa các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, tăng chỉ số hưởng thụ nghệ thuật của nhân dân, phát triển nghệ thuật quần chúng.  Quy hoạch tổ chức các lễ hội truyền thống và văn hóa dân gian nhằm phátr huy tính cộng đồng, hướng về cội nguồn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa.  Tập trung xây dựng môi trường văn hóa cơ sở, xây dựng làng văn hóa, khu dân cư văn hóa, tăng cường hoạt động của các tổ dân phố tăng cường tình nhà, nghĩa xóm. Củng cố, phát triển hệ thống cơ sở dịch vụ văn hóa nghệ thuật.  Xây dựng kế hoạch sưu tầm, phục chế hiện vật nhằm bảo tồn văn hóa vật thể và phi vật thể. Phát huy các giá trị du tích danh thắng và khoanh vùng cảnh quan liên quan đến di tích, thắng cảnh, khai thác theo hướng bảo vệ môi trường. Phát triển hệ thống thư viện từ cấp tỉnh đến các cấp cơ sở, đưa công nghệ thông tin vào hoạt động thông tin vào hoạt động và quản lí của thư viện, tăng cường xây dựng mạng lưới thư viện, tủ sách cơ sở tại các xã, phường, thị trấn, cơ quan, trường học... góp phần mở mang dân trí và làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân. 3.3.7. Môi trường sống  Xây dựng các nhà máy xử lý chất thải ở những nơi sản xuất, các cơ sở y tế, ở những khu vực thành phố, những vùng đông dân cư. Bên cạnh đó cần có những biện pháp xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm vệ sinh môi trường. Công tác tuyên truyền cho người dân ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường sống xung quanh như: phải có hố xí hợp vệ sinh, những nơi xử lý rác thải. Từng bước hạn chế và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường đặc biệt ở các khu công nghiệp và đô thị, đảm bảo mội trường lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi cho người lao động, tiến tới nâng cao chất lượng môi trường sống, chấm dứt tình trạng ô nhiễm rác thải. Hạn chế quá trình suy thoái môi trường, đặc biệt quá trình hoang mạc hóa, đất trống đồi trọc...Quy hoạch, khai thác hợp lí TNTN, bảo tồn đa dạng sinh học tại vùng biển và các vùng đồi cát tự nhiên. Nâng cao nhận thức cộng đồng về BVMT, nâng cao năng lực quản lí môi trường Chấm dứt tình trạng khí thải ô nhiễm của các dự án đầu tư, nhà máy, bệnh viện...áp dụng rộng rãi công nghệ sạch, ít phế thải, ít tiêu hao năng lượng. Đối với vấn đề an ninh trật tự phải hết sức coi trong công tác xây dựng đội ngũ an ninh trật tư ở các khu phố, phát huy sức mạnh của mặt trật an ninh nhân dân. Có những biện pháp xử lý thật nghiêm minh đối với những trường hợp phạm tội. Phát huy phong trào xây dựng khu phố văn hóa, gia đình văn hóa, xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư. Thường xuyên quán triệt sâu sắc và thực hiện đầy đủ nghị quyết của Đảng về nhiệm vụ quốc phòng-an ninh Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế xã hội với tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh và đối ngoại, xây dựn thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và biêtn phòng nhân dân, xây dựng các lực lượng vũ trang của tỉnh trong sạch vững mạnh, đủ sức đánh bại âm mưu diễn biến hòa bình , bạo loạn lật đổ, sẵn sàng đánh bại chiến tranh xâm lượng của địch trong mọi tình hướng, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng và phát triển tỉnh nhà giàu mạnh. 3.4 KIẾN NGHỊ Để thực hiện những giải pháp trên được hiệu quả theo chúng tôi cần tiến hành những biện pháp sau: Quy hoạch rõ ràng những khu vực phát triển kinh tế, những khu vực phục vụ cho những nhu cầu người dân như: vui chơi, mua sắm, y tế, văn hóa nghệ thuật,…Chú trọng phát triển những ngành kinh tế là thế mạnh của tỉnh. Cần tiến hành đồng bộ những giải pháp ở các cấp, các địa phương và cần được kiểm tra đôn đốc kịp thời, tránh xảy ra những sai phạm dẫn đến hiệu quả không cao. Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong việc phát triển kinh tế, cũng như phát triển các mặt xã hội khác.Vì vậy, cần có những chính sách thu hút nguồn đầu tư đó. Đối với các dân tộc ít người cần có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ họ kịp thời bằng những biện pháp đúng đắn phù hợp với tập quán, phong tục của họ. Trong khi thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao mức sống dân cư, cần phải nhìn rõ mối quan hệ giữa những chỉ tiêu hình thành nên mức sống dân cư để từ đó có những các giải quyết phù hợp. Xây dựng đội ngũ cán bộ có chuyên môn trong việc hoạch định những biện pháp thực hiện. Muốn tiến hành các biện pháp một cách suôn sẻ, đạt hiệu quả cao, trong quá trình thực hiện phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể. KẾT LUẬN Phấn đấu nâng cao CLCS dân cư là mục tiêu của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Xem xét các tiêu chí CLCS dân cư, có thể đánh giá được trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Các tiêu chí quan trọng thể hiện CLCS: thu nhập, thu nhập bình quân đầu người, sản lượng lương thực/ người là tiêu chí vật chất quan trọng nhất, các tiêu chí phi kinh tế như giáo dục và tuổi thọ và tinh thần, môi trường sống. Tỉnh Bình Thuận với vùng biển giàu tiềm năng, nhiều tài nguyên thiên có giá trị, các nhiều dân tộc sinh sống trên khắp tỉnh. Những gần đây, kinh tế tỉnh Bình Thuận đã tăng trưởng nhanh : Các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch phát triển với tốc độ cao góp phần nâng cao CLCS dân cư. Thu nhập của Bình Thuận đã tăng từ hơn 800 nghìn đồng/ người tăng lên hơn 3 triệu (2001), hiện nay năm 2005 khoảng 6 triệu đồng /người. Mức chênh lệch giữa thành thị và nông thôn được rút ngắn theo thời gian, nếu năm 1996 là 1,4 lần thì đến năm 2000 con số này là đã giảm còn 1,1 lần chứng tỏ mức sống người dân nông thôn được cải thiện mạnh mẽ đây là kết quả đáng khích lệ. Ngoài ra, lương thực bình quân đầu người cũng tăng, tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm hẳn. Việc chăm sóc sức khỏe, y tế cho người dân được đảm bảo tốt hơn. Mạng lưới các cơ sở y tế được mở rộng, số lượng các cán bộ y tế, bác sĩ cũng gia tăng qua các năm. Tỉ lệ bác sĩ trên 10.000 dân tăng nhanh, 100% số xã có trạm y tế, các cán bộ y tế về phục vụ cho những vùng sâu, vùng xa được ưu đãi, tình hình nhận thức về y tế của các bộ phận dân cư có sự thay đổi theo thời gian. Giáo dục phát triển : tỉ lệ người biết chữ tăng cao, số lương cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học tăng cao. Mạng lưới trường lớp, giáo viên, học sinh được phát triển một cách mạnh mẽ. Các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp được đầu tư phát triển Nhà ở được cải thiện, tỉ lệ nhà ở thô sơ, hộ không có nhà ở giảm hẳn qua các năm. Tỉ lệ hộ nghèo đói giảm, số hộ giàu tăng theo các năm. Tình hình cung cấp điện, nước được đầu tư xây dựng và phát triển. Tỉ lệ hộ có nước sạch để dùng gia tăng, tỉ lệcác hộ dùng điện cũng có gia tăng đáng kể. Nhu cầu văn hóa tinh thần gia tăng, số lượng các buổi biểu diễn nghệ thuật, số lượng các thư viện, nhà văn hóa phát triển qua các năm. Số xã được phú sóng phát thanh, phát hình gia tăng qua các năm. Bên cạnh đó, môi trường sống, an ninh được củng cố tạo cảm giác an toàn và thoải mái cho người dân. Nhìn chung, có thể thấy mức sống dân cư đã có những cải thiện đáng kể. Tuy vậy, vẫn còn những hạn chế nhưng sự phân hóa khá lớn giữa thành thị và nông thôn. Tỉ lệ hộ nghèo đói vẫn còn cao, mạng lưới cơ sở hạ tầng vẫn còn yếu. Những khu vực có nhiều đồng bào dân tộc ít người, vùng thuần nông mức sống dân cư vẫn còn thấp. Vì vậy, cần có những biện pháp để nâng cao mức sống cho người dân. Đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn, thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao các mặt về xã hội như: y tế, giáo dục, văn hóa, y tế…Những biện pháp này hết sức cấp bách và cần thiết. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Thị An, Nguyễn Thị Nghĩa, Tài liệu tập huấn phương pháp phân tích giới và kế hoạch hành động giới, Dự án phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ, Bộ NN và phát triển nông thôn 2. Bộ Kế hoạch và đầu tư 2006, Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, Phan Thiết tháng 8 năm 2006 3. Nguyễn Thị Cành (chủ biên) 2001, Diễn biến mức sống dân cư, phân hóa giàu nghèo và các giải pháp XĐGN trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam nhìn từ thực tiễn TPHCM, NXB Lao động xã hội, TPHCM. 2001 4. Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận, Niên giám Thống kê 1995-2005 5. Thái thị Ngọc Dư, 2004, Giới và phát triển, 178 trang, Đại học mở bán công xuất bản. 6. FAO, Socio – Economic and Gender analysis Programme (SEAGA), 2004, Rural Households and Resourcess, a pocket guide for extension workers, 44 trang. 7. PGS. TS Phạm Xuân Hậu 1996, Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam, phần 2. ĐHSP. TP. HCM 8. Ngân hàng thế giới, 2007, Đưa vấn đề giới vào phát triển, 385 trang, Nhà xuất bản Văn hóa- Thông tin. 9. Sở Công an tỉnh Bình Thuận 2004, Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm, 10. Sở Lao động thương bình tỉnh Bình Thuận, Quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Bình Thuận 2003-2010. 11. Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh Bình Thuận, Công tác xóa đói giảm nghèo tỉnh Bình Thuận. 12. Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Bình Thuận, Bình Thuận 10 năm hình thành và phát triển. 13. Tạp chí Thế giới toàn cảnh, 2002-2005 14. Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức 2002, Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam . NXB Giáo dục 15. Lê Thông 2005. , Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam NXB Giáo dục 16. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông, Địa lý kinh tế xã hội đại cương. NXB Đại học Sư phạm. 17. Nguyễn Minh Tuệ 1996, Dân số và sự phát triển kinh tế xã hội, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 18. Lê thị Nhâm Tuyết, 2005, Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trên thềm thế kỷ XXI, 335 trang, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội. 19. Ủy ban dân số kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam dân số và phát triển, tăng trưởng dân số lao động xã hội 20. Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, 2004, Hướng dẫn lồng ghép giới trong họach định và thực thi chính sách. 21. Trang web: http:// www.apafri.org Chữ kí của chủ nhiệm đề tài TS. Phạm Thị Xuân Thọ PHỤ LỤC Bảng 1.Thu nhập bình quân đầu người của một số tỉnh thành Việt Nam Đơn vị : USD 5 TØnh giµu nhÊt: GDP b×nh qu©n GDP b×nh qu©n tÝnh theo PPP Bµ RÞa Vòng Tµu 6.156 10.543 Tp. Hå ChÝ Minh 1.520 7.375 Hµ Néi 1.220 6.294 B×nh D­¬ng 930 4.384 §µ N½ng 786 3.954 5 TØnh nghÌo nhÊt: GDP b×nh qu©n GDP b×nh qu©n tÝnh theo PPP - Hoµ B×nh 238 1.155 - S¬n La 223 1.084 - B¾c K¹n 194 993 - Hµ Giang 174 888 - Lai Ch©u 169 820 TØnh giµu nhÊt so víi tØnh nghÌo nhÊt: Th«ng th­êng Søc mua 6.116 / 169 = 36,4 lÇn 10.543 / 820 = 12,8 lÇn (Nguån: Ph¸t triÓn con ng­êi ViÖt Nam 1999 - 2004. NXB ChÝnh trÞ Quèc gia HN.2006) Bảng 2. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế- xã hội chủ yếu trong kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 Đơn vị : % Kế hoạch Thực hiện 1. Tỉ lệ hộ nghèo đến năm 2005 <10 6,9 (1) 2. Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đến năm 2005 22 – 25 25,2 3. Tỉ lệ tăng dân số vào năm 2005 1,2 1,33 4. Tuổi thọ bình quân năm 2005 70 71,5 5. Tỉ lệ dân cư nông thôn được cung cấp nước sạch vào năm 2005 60 62,0 (1) Năm 2004 Bảng 3.Thu nhập bình quân một người / tháng và khoảng cách chênh lệch giàu nghèo Thu nhập bình quân một người một tháng theo giá thực tế (Nghìn đồng) Nhóm thu nhập cao nhất Nhóm thu nhập thấp nhất Chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao nhất so với nhóm thu nhập thấp nhất (Lần) 1995 519,6 74,3 7,0 1996 574,7 78,6 7,3 1999 741,6 97,0 7,6 2001-2002 872,9 107,7 8,1 2003-2004 1 182,3 141,8 8,3 Nguồn: Báo cáo phát triển con người của UNDP, 2005 Bảng 4. Tỉ lệ hộ nghèo theo thành thị, nông thôn và theo vùng Đơn vị : % Theo chuẩn nghèo LTTP 2004 Theo chuẩn nghèo của CP đã qui về giá tháng 1/2004 Theo chuẩn nghèo của CP (giá hiện hành) 6,92 18,10 23,17 Thành thị 3,33 8,60 13,74 Nông thôn 8,13 21,20 26,35 Đồng bằng sông Hồng 4,59 12,90 18,48 Đông Bắc 9,35 23,20 29,21 Tây Bắc 21,81 46,10 51,93 Bắc Trung Bộ 12,24 29,40 36,45 Duyên hải Nam Trung Bộ 7,58 21,30 27,09 Tây Nguyên 12,30 29,20 32,87 Đông Nam Bộ 1,82 6,10 8,40 Đồng bằng sông Cửu Long 5,22 15,30 20,11 - Chuẩn nghèo LTTP năm 2004 là 124 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực nông thôn và 163 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực thành thị. - Chuẩn nghèo của Chính phủ thời kỳ 2006-2010 là 200 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực nông thôn và 260 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực thành thị. Nguồn : www.gso.gov.vn Bảng 5. Phân loại nhà ở thành thị, nông thôn Việt Nam Loại nhà Chung Nhà kiên cố Nhà bán kiên cố Nhà tạm và nhà khác CẢ NƯỚC 100.00 20,77 58,78 20,45 Thành thị, nông thôn Thành thị 100.00 38,71 52,37 8,92 Nông thôn 100.00 14,72 60,95 24,33 Nguồn : www.gso.gov.vn Bảng 6. Tỉ lệ hộ giàu, nghèo tỉnh Bình Thuận Mức sống Giàu Khá Trung bình Nghèo, đói Số lượng Năm Số lượng % % Số lượng % Số lượng % 1996 10.253 5,7 38.490 21,3 97.864 54,1 34.214 18,9 Thành thị 3.274 7,4 9.658 21,83 24.415 55,18 6.899 15,59 Nông thôn 6.979 5,11 28.831 21,11 73.449 53,78 27.315 20,0 1997 11.024 6,0 36.668 21,7 102.908 56,0 29.900 16,3 Thành thị 3.672 8,1 10.122 22,6 24.544 54,8 6.451 14,5 Nông thôn 7.352 5,3 29.546 21,3 78.364 56,49 23.449 16,91 1998 11.978 6,1 41.969 21,6 109.608 56,1 31.515 16,2 Thành thị 3.960 8,4 10.343 22,2 25.717 55,2 6.570 14,2 Nông thôn 8.018 5,4 31.626 21,3 83.891 56,5 24.945 16,8 1999 13.273 6,42 46.954 22,71 122.761 59,27 23.760 11,6 Thành thị 4.256 8,74 11.298 23,2 28.198 57,9 4.947 10,16 Nông thôn 9.017 5,72 35.656 21,39 94.563 59,71 18.813 13,18 2000 14.041 6,74 49.624 23,82 124.665 59,84 20.000 9,6 Thành thị 4.539 9,08 12.097 24,2 29.355 58,72 3.999 8,8 Nông thôn 9.564 6,04 34.011 21,48 98.764 62,38 16.001 10,10 2002 17.103 7,93 45.614 21.15 95.422 44.26 57.453 26.65 Thành thị 7.992 11,3 16.843 23,7 29.518 41,6 14.541 20,5 Nông thôn 9.111 6,3 28.771 19,9 65.904 45,5 40.912 28,3 Trong đó các xã khó khăn 1.171 4.023 12.181 8959 Nguồn : Sở LĐTBXH tỉnh Bình Thuận, 2002 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5647.pdf
Tài liệu liên quan