Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học của mọt Callosobruchus chinensis L. trên hạt đậu bảo quản và biện pháp phòng trừ ở Hà Nội, vùng phụ cận

Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học của mọt Callosobruchus chinensis L. trên hạt đậu bảo quản và biện pháp phòng trừ ở Hà Nội, vùng phụ cận: ... Ebook Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học của mọt Callosobruchus chinensis L. trên hạt đậu bảo quản và biện pháp phòng trừ ở Hà Nội, vùng phụ cận

doc85 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 5031 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học của mọt Callosobruchus chinensis L. trên hạt đậu bảo quản và biện pháp phòng trừ ở Hà Nội, vùng phụ cận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o tr­êng ®¹I häc n«ng nghiÖp Hµ NéI ------------------------- NguyÔn cao s¬n Nghiªn cøu ®Æc ®iÓm h×nh th¸i, sinh vËt häc, sinh th¸i häc cña mät Callosobruchus chinensis L. trªn h¹t ®Ëu b¶o qu¶n vµ biÖn ph¸p phßng trõ ë Hµ Néi, vïng phô cËn luËn v¨n th¹c sÜ N¤NG NGHIÖP Chuyªn ngµnh : b¶o vÖ THùc VËT M· sè : 60.62.10 Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: PGS.TS. §Æng ThÞ Dung Hµ néi - 2009 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2009 Tác giả luận văn Nguyễn Cao Sơn Lời cảm ơn Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được nhiều sự động viên giúp đỡ quý báu. Trước tiên tôi xin trên trọng cảm ơn Ban giám đốc cùng các phòng chức năng của Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I – Cục Bảo vệ thực vật đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn - PGS.TS. Đặng Thị Dung đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt tôi trong thời gian thực hiện đề tài cũng như quá trình hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy, các cô, các cán bộ thuộc Bộ môn Côn Trung – Nông dược –Khoa nông học cùng các thầy, các cô các cán bộ của Viện đào tạo sau Đại học - Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới toàn thể anh chị em cán bộ Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I đã cổ vũ, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo đã tham gia giảng dạy chương trình cao học cùng toàn thể gia đình, bạn bè, đồng nghiệp gần xa đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu trên. Tác giả luận văn Nguyễn Cao Sơn MỤC LỤC Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục bảng v Danh mục hình vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích và yêu cầu 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 4 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 24 PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 28 3.2. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 28 3.3. Nội dung nghiên cứu 28 3.4. Phương pháp nghiên cứu 29 3.5. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tính toán 34 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thành phần loài côn trùng gây hại trên đậu đỗ sau thu hoạch ở Miền Bắc - Việt Nam 37 4.2. Sự lây nhiễm mọt đậu xanh trên hạt đậu giai đoạn cận thu hoạch tại Hà Nội và vùng phụ cận 39 4.3. Một số đặc điểm hình thái của mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis L. 40 4.4. Một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis L. 49 4.4.1. Thời gian các pha phát dục của mọt đậu xanh C. chinensis 49 4.4.2. Ảnh hưởng của sự hiện diện cá thể đực đến sức đẻ trứng của mọt đậu xanh C. chinensis 51 4.4.3. Ảnh hưởng của môi trường có ký chủ và không có ký chủ đến sức đẻ trứng của mọt xanh C. chinensis 53 4.4.4. Tập tính đẻ trứng của mọt xanh C. chinensis 54 4.4.5. Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sức đẻ trứng và tỷ lệ sống sót của mọt đậu xanh C. chinensis 55 4.5. Nghiên cứu tốc độ gia tăng quần thể của trưởng thành mọt C. chinensis 58 4.5.1. Nghiên cứu tốc độ gia tăng quần thể của trưởng thành mọt đậu xanh C. chinensis trong điều kiện nuôi 1 cặp và 3 cặp 58 4.5.2. Đánh giá khả năng gia tăng quần thể mọt đậu xanh C. chinensis trên hai loại thức ăn khác nhau. 61 4.4.3. Đánh giá sức tăng trưởng của quần thể mọt đậu xanh C. chinensis trong điều kiện sống chung với mọt đậu nành (A. obtectus) 64 4.6. Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ mọt đậu xanh C. chinensis 66 4.6.1. Biện pháp dùng lá cây (lá xoan, lá trúc đào) 66 4.6.2. Biện pháp dùng thuốc thảo mộc 67 4.6.3. Biện pháp dùng thuốc hoá học phosphin 68 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận 69 5.2. Đề nghị 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1. Thành phần sâu mọt hại trên đậu đỗ bảo quản sau thu hoạch tại Hà Nội và vùng phụ cận 38 Bảng 2. Tần suất bắt gặp con trùng lây nhiễm trên hạt đậu giai đoạn cận thu hoạch 39 Bảng 3. Kích thước các pha phát dục của mọt đậu xanh C. chinensis 40 Bảng 4. Thời gian phát dục các pha mọt đậu xanh C. chinensis 50 Bảng 5. Ảnh hưởng sự hiện diện cá thể đục đến sức đẻ trứng của mọt đậu xanh C. chinensis 51 Bảng 6. Ảnh hưởng của môi trường có ký chủ và không có ký chủ đến sức đẻ trứng của mọt đậu xanh C. chinensis 53 Bảng 7. Tập tính để trứng của mọt đậu xanh C. chinensis 55 Bảng 8.Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sức đẻ trứng và tỷ lệ sống sót của mọt đậu xanh C. chinensis 56 Bảng 9. Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sức để trứng hàng ngày của mọt cái C. chinensis 57 Bảng 10. Khả năng gia tăng quần thể của mọt đậu xanh C. chinensis 58 Bảng 11. Mức độ hao hụt trọng lượng do mọt đậu gây ra trên đậu xanh sau 90 ngày bảo quản. 61 Bảng 12. Hệ số gia tăng quần thể và tốc độ gia tăng quần thể của trưởng thành mọt đậu xanh C. chinensis trên các loại ký chủ khác nhau 62 Bảng 13. Số lượng trưởng thành sau thời gian bảo quản 90 ngày. 63 Bảng 14. Sức tăng trưởng của mọt đậu xanh trong điều kiện sống cạnh tranh với mọt đậu nành. 65 Bảng 15. Hiệu lực phòng trừ mọt đậu xanh bằng lá cây 66 Bảng 16. Hiệu lực phòng trừ mọt đậu bằng thuốc Gu Chung Jing 67 Bảng 17. Hiệu lực phòng trừ mọt đậu xanh bằng thuốc phosphin 68 DANH MỤC HÌNH ẢNH Trang Hình 1. Trứng của mọt đậu xanh C. chinensis 41 Hình 2. Sâu non trong trứng của mọt đậu xanh C. chinensis 41 Hình 3. Sâu non tuổi 1 mọt đậu xanh C. chinensis 42 Hình 4. Sâu non tuổi 2 mọt đậu xanh C. chinensis 43 Hình 5. Sâu non tuổi 3 mọt đậu xanh C. chinensis 43 Hình 6. Sâu non tuổi 4 mọt đậu xanh C. chinensis 44 Hình 7. Sâu non cuối tuổi 4 mọt đậu xanh C. chinensis 44 Hình 8. Sâu non các tuổi khác nhau mọt đậu xanh C. chinensis 45 Hình 9. Các giai đoạn phát triển của nhộng C. chinensis 46 Hình 10. Các đốt cuối bụng của nhộng cái C. chinensis 47 Hình 11 . Các đốt cuối bụng của nhộng đực C. chinensis 47 Hình 12. Cặp mọt trưởng thành C. chinensis 48 Hình 13. Triệu chứng hạt đậu xanh bị hại do C. chinensis 49 Hình 14. Ảnh hưởng của sự hiện diện cá thể đực đến nhịp điệu sinh sản của mọt đậu xanh C. chinensis 52 Hình 15. Ảnh hưởng của các yếu tố thức ăn đến nhịp điệu sinh sản của mọt đậu xanh C. chinensis 57 Hình 16. Sự tăng trưởng mật độ trưởng thành mọt C. chinensis theo thời gian 59 Hình 17. Diễn biến số lượng mọt trưởng thành trên các loại đậu xanh, đậu đen 63 Hình 18. Diễn biến số lượng trưởng thành mọt đậu xanh C. Chinensis trong điều kiện sống cạnh tranh với mọt đậu nành A. Obtectus. 65 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một nước Nông nghiệp nhiệt đới, Bốn mùa đều có các sản phẩm thu hoạch từ cây lương thực và cây công nghiệp. Đối với cây công nghiệp không thể không nhắc tới cây đậu xanh (tên khoa học Phaseolus radiatus L., tên tiếng Anh là Mungbean, Green gram). Đậu xanh được trồng khá rộng rãi tại các vùng tiểu lục Ấn Độ và các vùng phụ cận từ hàng ngàn năm nay, nhờ có giao lưu kinh tế và khoa học kỹ thuật giữa các nước trong khu vực cũng như trên thế giới, cây đậu xanh đã được phát triển tới các vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới, Châu Phi, Tây Ấn, Bắc Mỹ, Australia. Theo kết quả điều tra của Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau quả Châu Á (AVRDC), năm 1986 hàng năm trên thế giới có ít nhất 23 nước sản xuất đậu xanh. Trong giai đoạn 1965 - 1986 Ấn Độ là nước có diện tích trồng cây đậu xanh lớn nhất, sau đó là các nước: Thái Lan, Pakistan, Philipine, diện tích và sản lượng đậu xanh hàng năm tăng mạnh. Do đặc tính dễ hấp thụ của thực phẩm được chế biến từ cây đậu xanh nên nhu cầu tiêu thụ đậu không ngừng tăng lên. Ở nước ta, cây đậu xanh là một trong những cây trồng truyền thống. Đậu xanh được trồng với nhiều mục đích chế biến khác nhau như : có khả năng cung cấp dinh dưỡng cao, dễ tiêu hoá, là cây phân xanh, cải tạo đất trống xói mòn, chính vì vậy cây đậu xanh là một trong 3 cây công nghiệp ngắn ngày chính, sau lạc, đậu tương (Trần Đình Long, Lê Khả Tường, 1998 ) [8]. Nước ta có nhiều thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp song cũng có nhiều cơ hội tốt để sâu hại phát sinh phát triển và phá hại nghiêm trọng các loại cây trồng ngoài đồng ruộng cũng như trong kho bảo quản sau thu hoạch. Sau khi thu hoạch về nếu không có sự bảo quản hoặc bảo quản không tốt sẽ làm nông sản hao hụt rất lớn cả về số lượng lẫn chất lượng. Nguyên nhân dẫn đến sự hao hụt đó là sâu mọt hại kho, chúng không những làm thiệt hại về số lượng nông sản, làm giảm chất lượng, giảm giá trị thương phẩm, gây mùi khó chịu, mầu sắc không bình thường mà còn là nguyên nhân ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng. Hiện nay trong các kho đậu đỗ đang bị các loài sâu mọt gây hại như: mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis L., mọt đậu đỏ Bruchus quadrimaculatus, mọt đậu nành Ancanthoscelides obtectus, mọt đậu tằm Bruchus rufimanus, đặc biệt là mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis L. thuộc họ Bruchid, bộ Coleoptera, đây là loài dịch hại chủ yếu và nguy hiểm. Chúng không những gây hại trong kho mà chúng còn lan truyền và gây hại cả ở ngoài đồng. Mọt đậu xanh gây hại trên các loại đậu: đậu xanh, đậu tằm, đậu đũa, đậu Hà Lan, trong đó hại nặng nhất là đậu xanh với tỷ lệ hại 100% nhưng đậu đen chỉ hại 30 %. Sự thiệt hại do chúng gây ra là rất lớn, làm ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân, do đó công tác phòng trừ sâu mọt đậu nói chung và mọt đậu xanh nói riêng đang là một vấn đề cấp thiết cần được giải quyết. Chính vì vậy trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học về lĩnh vực côn trùng học, sinh thái học, bảo vệ thực vật và bảo quản trong nước đã quan tâm đến việc nghiên cứu ảnh hưởng của sâu mọt hại đến chất lượng nông sản đặc biệt đối với hạt làm lương thực. Với mong muốn góp phần vào việc làm giảm tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch và trong quá trình bảo quản, đồng thời nâng cao hiệu quả của công tác kiểm dịch thực vật, hạn chế tối đa sự phát sinh, phát triển và gây hại của sâu mọt hại, mang lại hiệu quả kinh tế đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học của mọt Callosobruchus chinensis L. trên hạt đậu bảo quản và biện pháp phòng trừ ở Hà Nội, vùng phụ cận” 1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU * Mục đích Những số liệu nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài mọt Callosobruchus chinensis L. làm cơ sở đề xuất biện pháp phòng trừ chúng một cách có hiệu quả tại Hà Nội và vùng phụ cận. * Yêu cầu: - Xác định thành phần loài sâu mọt gây hại trên hạt đậu đỗ trong bảo quản tại Hà Nội và vùng phụ cận. - Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái học, sinh vật học của loài mọt Callosobruchus chinensis L. - Tìm hiểu một số biện pháp phòng trừ loài mọt Callosobruchus chinensis L. PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NGOÀI NƯỚC 2.1.1. Nghiên cứu về côn trùng gây hại hạt bảo quản sau thu hoạch Việc bảo quản các sản phẩm sau thu hoạch đảm bảo tốt về chất lượng trong một thời gian dài hay ngắn còn tuỳ thuộc vào các biện pháp bảo quản, trong thời gian bảo quản xuất hiện các loài sinh vật gây hại phát triển thành quần thể với số lượng lớn gây ra những vụ cháy ngầm, tiêu huỷ một phần hoặc hoàn toàn hàng hoá bảo quản trong kho (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995)[5]. Sự phá hại của côn trùng đối với sản phẩm bảo quản sau thu hoạch thật đa dạng, trước hết chúng làm giảm phẩm chất hoặc phá huỷ vật chất, làm cho sản phẩm bảo quản bị giảm hoặc mất giá trị sử dụng. Trong nhiều trường hợp thiệt hại do chúng gây ra là rất lớn, ví dụ như các sản phẩm bảo quản làm giống mất khả năng nẩy mầm. Danh mục côn trùng hại kho trên thế giới đã được đề cập như: danh mục côn trùng gây hại sản phẩm ngũ cốc và hạt dự trữ của Cotton (1937), danh mục dịch hại sản phẩm bảo quản của Cotton và Wilbur (1974), thành phần côn trùng ở Úc của Anonymus (dẫn theo Snelson, J.T.,1987) [50]; côn trùng hại và sản phẩm dự trữ của Cotton R.T (1963) (dẫn theo Christoph and Reichmuth, 2000) [33]. Bên cạnh đó còn có một số công trình nghiên cứu về sinh thái học côn trùng trên hạt đóng bao của Graham (1970), Smith (1963), Prevett (1964) hoặc sinh thái học côn trùng trong các kho ngũ cốc của Richards và Waloff (1946), Wilson (1946), Sinha và Wallace (1966), Coombes và Woodroffe (1968) hoặc dẫn liệu về côn trùng hại kho của nông dân của Markham (1981) (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995)[5]. Theo Cotton và Wilbur (1974), côn trùng gây hại hạt dự trữ trong kho trên thế giới gồm 43 loài được chia làm 2 nhóm: nhóm côn trùng gây hại chủ yếu gồm 19 loài, nhóm gây hại thứ yếu nhưng thường xuyên phát hiện trên hạt gồm 24 loài (dẫn theo Snelson, J.T.,1987) [50]. N. Keals, D. Hardie, R. Emery, (2005)[44] cho rằng hầu hết các loại đậu, cả ngoài đồng và trong kho đều bị tấn công bởi các loài mọt.Trên thế giới có gần 200 loài thuộc họ Bruchidae là dịch hại của cây trồng, trong đó có 6 giống gây hại chính trên đậu trong kho là Bruchus, Bruchidius, Callosobruchus, Acanthoscelides, Zabotes và Caryedon, chúng thích nghi cao và có sự phân bố ngày càng rộng từ việc vận chuyển của con người. Christoph Reichmuth (1997) [32] đã ghi nhận được 55 loài côn trùng trên hàng bảo quản ở Đức. Đặc điểm nổi bật của côn trùng là tính thích nghi cao với cuộc sống trên trái đất, chúng có thể tồn tại và phát triển trong cả điều kiện khô hạn (Van der Lann, P.A., 1981) [51]. Sự phát triển của côn trùng vượt xa các loài dịch hại khác về số lượng cá thể và số loài, chúng cạnh tranh với con người về nguồn cung cấp lương thực, chúng lan truyền dịch bệnh cho cây trồng, người và gia súc. 2.1.2. Nghiên cứu về thiệt hại do côn trùng gây ra đối với sản phẩm sau thu hoạch Tổn thất sau thu hoạch đối với hạt ngũ cốc dự trữ thường ít được đánh giá một cách đầy đủ. Số liệu tổn thất sau thu hoạch được công bố là số liệu tổn thất về trọng lượng, chưa có công bố nào về tổn thất về chất lượng của hạt ngũ cốc bảo quản sau thu hoạch. Những sản phẩm bảo quản sau thu hoạch ở dạng hạt khô và là một nguồn dự trữ lương thực duy nhất. Chúng bị tấn công bởi nhiều loài côn trùng, gây ra thiệt hại lớn là một trong những nguyên nhân gây ra nạn đói ở nhiều châu lục. Subrahmanyan,(1962) đã chỉ ra rằng tổng lượng lương thực trên thế giới đã có thể tăng lên 25 - 30 %, nếu chúng ta có thể tránh được mất mát sau thu hoạch. Bakal (1963) đánh giá sự mất mát lương thực hàng năm do chuột, côn trùng và nấm mốc là 33 triệu tấn, lượng lương thực này đủ để nuôi sống người dân Mỹ trong một năm (dẫn theo Snelson, J.T.,1987) [50]. Năm 1973, tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hiệp quốc (FAO) đã chỉ ra rằng không lâu nữa, nguồn cung cấp lương thực của thế giới sẽ không đủ để chống lại thiệt hại mùa màng và nạn đói. Ít nhất 10% lương thực sau thu hoạch bị mất mát do dịch hại trong kho và thiệt hại lên tới 30% là phổ biến ở nhiều khu vực trên thế giới (Hall, 1970) (dẫn theo Snelson, J.T.,1987) [50]. Những tổn hại do côn trùng gây ra trong kho được quan tâm nhiều nhất là những tổn thất mà chúng đã gây ra đối với ngũ cốc, Tuy nhiên, cơ quan Nông lương thuộc Liên hợp quốc (Food and Agicultre Orggnisation - FAO), các hội nghị quốc tế chuyên đề, thì cho hay vẫn không thể đánh giá đầy đủ toàn bộ quy mô và mức độ tổn hại trong hàng hoá do côn trùng gây ra đối với tất cả các nước trên hành tinh của chúng ta. Theo thống kê của FAO từ năm 1980 đến năm 1987 số lượng đậu không dầu trên thế giới không ngừng tăng lên và đạt tới 39.382.200 tấn/năm tương ứng với diện tích trồng 56.701.000 ha và sản lượng đậu ở 8 nước vùng Đông Nam Á (FAO, 1988) là 1.476.000 tấn/năm tương ứng với diện tích 1.986.122 ha. Tuy nhiên sản lượng từ các nông hộ sản xuất chiếm một phần không nhỏ do đó gặp nhiều khó khăn trong các khâu bảo quản và vận chuyển. Hàng hoá tổn thất về ngũ cốc dự trữ trên toàn thế giới vào khoảng 10%, có nghĩa là 13 tấn ngũ cốc đã bị mất chỉ do côn trùng và 100 tấn đã bị mất giá trị (Wolpert, 1967). Theo Powley (1963) ở Mỹ, mất mát hàng năm trong các kho dự trữ ngũ cốc thường dao động giữa 15 và 23 triệu tấn, trong đó khoảng 7 triệu tấn do chuột phá hại và 8 - 16 triệu tấn do côn trung phá hại. Nếu tính giá trị bằng tiền mặt đã mất khoảng 465 triệu USA [39]. Hall (1970) thông qua nhiều báo cáo đã cho biết ở các nước Mỹ latinh, thiệt hại được đánh giá vào khoảng 25 - 50 % đối với riêng các mặt hàng ngũ cốc và đậu đỗ; còn ở châu Phi thiệt hại vào khoảng 30 %. ở khu vực Đông Nam á những năm gần đây đã xảy ra một số vụ dịch hại lớn do côn trùng gây ra đối với ngũ cốc, làm tổn thất tới trên 50 % (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995)[5]. 2.1.3. Nghiên cứu về các biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại hạt ngũ cốc dự trữ bảo quản Phòng trừ tự nhiên Phòng trừ tự nhiên là việc làm giảm quần thể côn trùng bởi các yếu tố tự nhiên (không do con người). Đáng chú ý có 3 yếu tố sau: Các yếu tố về khí hậu: Điều kiện về thời tiết, đặc biệt là nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển và gây hại của côn trùng (như số lứa trong năm, số trứng đẻ hoặc mức độ gây hại). Ẩm độ và nhiệt độ tác động đến cường độ trao đổi chất của hàng hoá, đến thuỷ phần của hàng hoá bảo quản nên có sự ảnh hưởng trực tiếp đến côn trùng gây hại. Các yếu tố địa hình: ảnh hưởng trực tiếp đến phân bố cây ký chủ và côn trùng gây hại. Địa hình có sự tác động đến yếu tố khí hậu (ảnh hưởng đến lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm tương đối của không khí bên trong và ngoài kho...) Kẻ thù tự nhiên: có rất nhiều loài sinh vật là kẻ thù tự nhiên của côn trùng gây hại trong kho như côn trùng ký sinh và bắt mồi, vi sinh vật gây bệnh, tuyến trùng ký sinh. ... Lợi dụng những yếu tố trên, con người đã sử dụng nhiều cách khác nhau để lựa chọn khu vực xây dựng kho tàng bảo quản (hướng nhà, loại hình kho, cấu trúc kho, biện pháp phòng trừ và thời gian phòng trừ,....để bảo vệ và khuyến khích sự phát triển một cách hợp lý kẻ thù tự nhiên của côn trùng gây hại nhằm giữ cho quần thể loài côn trùng gây hại luôn ở dưới ngưỡng gây hại kinh tế . Phòng trừ bằng biện pháp kiểm dịch thực vật Phòng trừ bằng biện pháp kiểm dịch thực vật là ban hành và thực hiện các quy định mang tính pháp lý về điều kiện nhập khẩu thực vật, sản phẩm thực vật và vật thể khác thuộc diện kiểm dịch thực vật nhằm hạn chế sự du nhập và lây lan của các loài côn trùng nguy hiểm đối với các loại hạt ngũ cốc nhập khẩu nói riêng và sản xuất nông lâm nghiệp nói chung. Việc ban hành danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam để ngăn chặn sự du nhập và lây lan của các loài dịch hại nguy hiểm đối với sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết đối với mỗi quốc gia trong hoạt động thương mại quốc tế hoặc thương mại trong nước . Công tác quản lý nhà nước về phòng trừ côn trùng gây hại trong bảo quản, hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ côn trùng gây hại các sản phẩm dự trữ bảo quản ở các quốc gia trên thế giới tuỳ thuộc vào tổ chức bộ máy chính trị của mỗi nước, nhiệm vụ này được giao cho Bộ Nông Nghiệp, ví dụ như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc ...v.v. Tuy vậy, không có nghĩa là việc chỉ đạo và thực hiện công tác phòng trừ côn trùng gây hại trên hàng hoá bảo quản dự trữ phải do Bộ Nông Nghiệp thực hiện. Ở Trung Quốc việc chỉ đạo và thực hiện phòng trừ côn trùng gây hại trên hạt ngũ cốc dự trữ được giao cho Tổng sở dự trữ hạt ngũ cốc ( trực thuộc Uỷ ban nhà nước về ngũ cốc) hoặc ở philippines công tác này do Cơ quan lương thực quốc gia (National Food Service) đảm nhận. Phòng trừ bằng biện pháp sinh học Biện pháp sinh học là biện pháp làm giảm các quần thể côn trùng gây hại bằng việc sử dụng các sinh vật sống hay các chế phẩm sinh học do con người tạo ra. Tổ chức đấu tranh sinh học quốc tế (IOBC, 1971), định nghĩa : “Biện pháp sinh học là sử dụng những sinh vật sống hay các sản phẩm hoạt động sống của chúng nhằm ngăn ngừa hoặc làm giảm bớt tác hại do các sinh vật gây ra (dẫn theo Phạm văn Lầm, 1995) [21]. Biện pháp sinh học bao gồm các khía cạnh sinh học khác nhau của hệ thống sống ảnh hưởng tới quá trình sinh sản, tập tính và chất lượng thức ăn của côn trùng gây hại. Biện pháp sinh học cũng bao gồm việc sử dụng các chất độc có nguồn gốc tự nhiên, các chất xua đuổi hay dẫn dụ, những chất có thể sử dụng trong hệ thống phòng trừ tổng hợp côn trùng gây hại trong kho, những kỹ thuật này được gọi là kỹ thuật công nghệ sinh học. Biện pháp sinh học tạo ra cơ hội để đấu tranh có hiệu quả chống lại một loài dịch hại riêng biệt mà không gây ảnh hưởng đến các loài dịch hại khác hoặc các loài côn trùng có ích (Christoph and Reichmuth, 2000) [33]. Các công trình nghiên cứu tập trung vào việc điều tra, ghi nhận thành phần loài sinh vật ký sinh, nhân nuôi trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm sử dụng chúng trong điều kiện thực tiễn sản xuất ở quy mô nhỏ và vừa, đồng thời hướng tới mục đích sử dụng trong phòng trừ tổng hợp côn trùng gây hại trong bảo quản. Christoph Reichmunth (2000) [33] cho biết ong Trichogramma evanescens Wetw. Ký sinh trứng nhiều loài côn trùng trong kho như: Plodia interpunctella, Ephestia kuehniella, Corcyra cephalonica, Acanthoscelides obtectus, Dermestes maculatus. Hiện tượng côn trùng bị tiêu diệt bởi các sinh vật khác là rất phổ biến ở trong tự nhiên và tồn tại từ khi có những đại diện đầu tiên của chúng trên trái đất. Khi những loài côn trùng nhỏ bé xuất hiện thì cũng đồng thời xuất hiện những loài côn trùng và động vật ăn thịt khác và các loài côn trùng này có thể trở thành thức ăn cho một số loài côn trùng khác (dẫn theo Phạm văn Lầm, 1995) [21]. Hoạt động bắt mồi ở các loài côn trùng có ích và động vật bắt mồi côn trùng gây hại có thể xẩy ra ở pha sâu non hoặc trưởng thành hoặc xẩy ra đồng thời ở cả hai pha phát dục là sâu non và trưởng thành. Christoph Reichmunth (2000) [33] cho biết bọ xít Xylocoris flavipes Reuter ăn trứng, sâu non và nhộng nhiều loài côn trùng gây hại trong kho như: Plodia interpunctella, Ephestia kuehniella, Corcyra cephalonica, Acanthoscelides obtectus, Dermestes maculatus, Sitophilus zeamais, Crytolestes ferrugineus, Sitophilus granarius, Tribolium confusum, Triborium castaneum, Lasioderma serricorne và Sitotroga cerealla. Sinh vật gây bệnh cho côn trùng gây hại trong kho cũng giống như các loài sinh vật khác, các loài côn trùng gây hại trong kho cũng bị các loài sinh vật gây bệnh như nấm, tuyến trùng, vi khuẩn, virus hoặc các loài động vật nguyên sinh gây bệnh cho côn trùng. Berlinder (1911) phân lập được vi khuẩn Bacillus thuringensis từ sâu ngài mạch Ephestia kuehniniella Zeller tại Thuringia. Người ta đã phát hiện được 525 loài thuộc 13 bộ họ côn trùng bị nhiễm vi khuẩn Bacillus thuringensis, trong đó nhiều nhất là bộ cánh vẩy (318 loài), bộ hai cánh (59 loài), bộ cánh cứng (34 loài), và còn lại là các bộ khác (khoảng từ 1-12 loài) (dẫn theo Phạm văn Lầm, 1995) [21]. Mc Gaughey (1980) cho biết việc xử lý bề mặt (khoảng 10 cm) với một lượng nhỏ chế phẩm Bacillus thuringensis đã hạn chế được khoảng 81% quần thể ngài Ấn Độ (Plodia interpunctella) và ngài bột điểm (Ephestia cautella), kết quả đã hạn chế sự ăn hại của chúng tới 92%. Subramanyan và Cutkomp (1985) báo cáo về vai trò của Bacillus thuringensis đối với phòng trừ các loại ngài thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) gây hại trong kho. Các nghiên cứu được tiến hành tại Mỹ với các loài như: Plodia interpunctella, Ephestia cautella, E. Kuehniella và Sitotroga cerealla. Kết quả cho thấy chỉ cần sử dụng chế phẩm này với liều lượng > 10 mg/kg đã hạn chế được sự gây hại của chúng trong kho ngũ cốc (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995)[5]. Sử dụng các loài sinh vật gây bệnh để trừ côn trùng gây hại cần phải hiểu rằng hàng hoá bảo quản trong kho nói chung và hạt dự trữ nói riêng thưòng bị nhiều loài con trùng gây hại và đa số thuộc loài cánh cứng (Coleoptera) nên tác dụng của biện pháp này còn bị hạn chế. Phương pháp phòng trừ bằng cơ học và vật lý Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về phòng trừ cơ học và vật lý. Có tác giả cho rằng phòng trừ vật lý là bao gồm cả phòng trừ cơ học, có tác giả không nhất trí quan điểm này mà tách phòng trừ cơ học thành biện pháp riêng. Phòng trừ vật lý là việc làm thay đổi môi trường trong kho bằng các yếu tố vật lý làm cho bất lợi đối với sự phát triển của côn trùng gây hại hoặc không cho chúng tiếp cận với hàng hoá bảo quản. Whitney (1974) (dẫn theo Marcos Kogan, 1998)[43] đưa ra một tổng quan với trên 300 công trình nghiên cứu của các tác giả trên thế giới về phương pháp phòng trừ vật lý và chia ra thành các nhóm yếu tố như: Quản lý vệ sinh; Sinh thái học; Chiếu xạ; Cơ học, rào chắn vật lý và sử dụng khí trơ; Phương pháp vệ sinh kho tàng Vệ sinh kho tàng sạch sẽ trước khi nhập hàng, xắp xếp và bố trí hàng hoá bảo quản trong kho gọn gàng, ngăn nắp và giữ gìn kho tàng sạch sẽ trong suốt quá trình bảo quản có tác dụng loại bỏ nguồn lây nhiễm côn trùng gây hại trong kho. Đa số côn trùng gây hại thường sống trong phần hàng hoá còn sót lại trong kho sau khi xuất hàng hoặc ẩn nấp trong khe kẽ của sàn và tường kho, trong các phương tiện khác như máy móc và dụng cụ bảo quản. Việc giữ vệ sinh kho tàng trong suốt quá trình bảo quản kết hợp với kiểm tra định kỳ hàng hoá, kho tàng giúp phát hiện sớm sự xuất hiện của côn trùng gây hại cũng như hỏng hóc của kho hàng để kịp thời có biện pháp sử lý. Evans (1981) đã coi biện pháp vệ sinh kho tàng là biện pháp đầu tiên, trước khi áp dụng các biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại (sinh học, hoá học và vật lý). Phương pháp làm khô hàng hoá bảo quản Trong công tác bảo quản hàng hoá nói chung, bảo quản hạt ngũ cốc nói riêng, điều quan trọng nhất là độ khô của hạt sẽ hạn chế sự bốc hơi nóng trong khối hàng cũng như hạn chế sự xâm nhiễm gây hại của côn trùng, đồng thời cho phép sử dụng các biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại (sử dụng thuốc xông hơi). Davey và Elcoate (1966) kết luận rằng thuỷ phần an toàn đối với hạt ngũ cốc vào khoảng 12 -13 %; lạc là 8%, hạt cọ dầu là 6%. Hyde (1969) cho rằng nấm mốc và côn trùng chỉ phát triển khi ẩm độ tương đối của không khí trong kho lớn hơn 70 - 75 % (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995)[5]. Desmarchelier et al (1979) đã ghi nhận việc phối hợp làm lạnh kho với việc sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật sẽ nâng cao hiệu quả phòng trừ và giá thành rẻ hơn so với việc xử lý từng biện pháp riêng rẽ. Quilan (1980) đã công bố kết quả sử dụng Malathion (dạng khói) với việc làm khô để phòng trừ côn trùng. Việc xử lý 100 tấn hạt trong máy sấy hồi lưu có dòng khí Malathion đã giết chết hầu hết côn trùng và giảm sức sinh sản tới 99 % (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995)[5]. Phương pháp bảo quản kín Spart (1979) đã báo cáo kinh nghiệm ở Úc trong việc bảo quản kín khi lượng oxy đạt 5% thì mọt đục hạt nhỏ (Rhizopttha dominica Fab.) vẫn tồn tại và sinh sản được. Nhìn chung, phương pháp bảo quản kín chỉ thích hợp với điều kiện hạt khô và nồng độ ôxy đạt từ 5 - 10 % và cacbônic cũng chiếm tỷ lệ tương tự (Yang Longde; et al, 2003) [53]; (Yao Mechi; et al, 1998) [54]. Việc bảo quản hạt ngũ cốc ở Úc và Trung Quốc hiện nay chủ yếu sử dụng các loại kho silô và hệ thống thông gió hiện đại có sức chứa từ 50.000 - 70.000 tấn. Với các loaị kho này, côn trùng rất khó xâm nhiễm từ bên ngoài vào trong kho để gây hại cho hạt ngũ cốc bảo quản (Lin Fenggang et al., 2003) [42]; (Zhanggui et al, 2003)[55]. Bên cạnh đó, ở Úc áp dụng phương pháp bảo quản kín dưới đất bằng việc đào các hố sâu khoảng 1 - 2m dưới đất sau đó trải bạt để cách nhiệt và ẩm, rồi đổ rời hạt luá mỳ xuống; sau đó chụp lên phía trên bằng một tấm bạt khác, ghép mép các tấm bạt lại với nhau và làm kín khí (không cần đến nhà hoặc mái cho loại kho này). Phương pháp bảo quản này kết hợp với sử dụng thuốc xông hơi Phosphine để trừ côn trùng gây hại trên hạt lúa mỳ. Bảo quản theo phương pháp này có thể kéo dài trong thời gian 6 tháng. Phương pháp bảo quản dưới mặt đất cũng rất phổ biến ở các nước Châu Phi hiện nay, nơi có điều kiện thời tiết khô và nóng. Bảo quản hạt theo phương pháp dưới mặt đất có chi phí thấp hơn nhiều so với bảo quản hạt trong các kho silô. Tuy nhiên, phẩm chất của hạt bảo quản cũng giảm đi nhanh hơn, nên thời gian bảo quản thường là 6 tháng (Collins; et al, 2002) [34]. Phương pháp làm lạnh (bảo quản lạnh) Cùng với độ ẩm độ, nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát sinh và gây hại của côn trùng gây hại trong kho. Mỗi loại côn trùng đều có giới hạn nhiệt độ trên, dưới và tối thích cho sự phát triển của chúng. Lợi dụng đặc điểm này, con người đã áp dụng trong bảo quản hàng hoá ở mức nhiệt độ nằm ngoài giới hạn tối ưu cho sự phát triển của chúng để hạn chế mức độ thiệt hại do côn trùng gây hại trong kho gây ra. Biện pháp ngăn cản vật lý Biện pháp này là sử dụng các vật dụng bảo quản để ngăn cách sự xâm nhiễm và gây hại của côn trùng. Từ rất lâu, con người đã biết sử dụng nhiều phương tiện với các vật liệu khác nhau để đóng gói, chứa đựng hàng hoá bảo quản như các loại hòm, thùng bằng gỗ, kim loại hay chum vại, hiện nay là những phương tiện hiện đại được thiết kế đồng bộ với các chất liệu khác như như chất dẻo, kim loại hoặc kho si lô. Việc đóng gói thực phẩm để ngăn chặn sự tấn công của côn trùng gây hại có lịch sử lâu đời. Nhưng phát triển gần đây chỉ sử dụng rộng rãi các loại chất dẻo (Wilkin và Green, 1970); Mallikarjuna Rao; et al, 1972) hay tráng một lớp thiếc mỏng để sử dụng cho vùng nhiệt đới ( McFarlane, 1970 ) (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995)[5]. Banks (1976) lưu ý cả hai kiểu bảo quản kín truyền thống và hiện đại cần phải kiểm soát được áp suất phù hợp và đòi hỏi trình độ hoàn thiện cao để giữ cho khối khí bên trong không bị bục vỡ (dẫn theo Adler, C., 2001) [23]. Phương pháp bức xạ ion Nhiều công trình nghiên cứu xác định liều gây chết và gây bất thụ ở côn trùng gây hại trong kho cho biết liều chiếu 0,5 KGy đã đủ gây bất thụ cho các loài ngài thuộc bộ cánh vẩy (Lepidoptera) và ở mức 0,25 KGy đã gây bất thụ cho loài côn trùng cánh cứng (Coleoptera) (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995)[5]. Phòng chống bằng thuốc thảo mộc và hoá học. Thuốc thảo mộc dùng để trừ các loài côn trùng gây hại ở ngoài đồng cũng như trong kho tàng đã được con người biết đến ứng dụng từ rất lâu. Goblob và Webley (1980) đã tổng kết nghiên cứu các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng thuốc thảo mộc ở nhiều nơi trên thế giới với các loài thực vật khác nhau, trong đó việc tạo ra các chế phẩm thuốc thảo mộc từ cây Neem Ấn Độ (Azadirachta indica), cỏ mạt (Acorus calamus), cây ruốc cá (Derris spp.), cây._. thuốc lá, thuốc lào[27]. Theo Adlel .C (2001) [23]; Sabah (2001) [48] thì thực vật làm thay đổi tập tính của côn trùng thông qua việc tạo ra mùi vị hấp dẫn hay xua đuổi. Phòng trừ côn trùng gây hại kho có thể sử dụng các chiết xuất của thực vật và các hợp chất làm sạch hoặc tổng hợp theo 3 cách. Dùng mùi vị xua đuổi để ngăn côn trùng ở khu vực xung quanh của hàng hoá đóng gói hoặc xung quanh cửa kho lây nhiễm vào trong kho. Dùng mùi vị hấp dẫn để phát hiện sớm côn trùng gây hại, giám sát kỹ thuật phòng trừ hoặc bẫy bả. Các hợp chất độc đối với côn trùng. Hiệu quả của các chiết xuất từ dầu thực vật đối với côn trùng gây hại trong kho là rất tổng hợp. Các loài dịch hại khác nhau và các pha phát dục khác nhau của cùng một loài dịch hại có phản ứng không giống nhau đối với chiết xuất nhất định. Lượng chất tinh khiết trong một chất chiết xuất từ thực vật có thể khác nhau phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa lý và giống cây (Prasantha, B. D. Rohitha, 2002)[47]. Đánh giá dầu thực vật trừ sâu hại bắt đầu được sử dụng từ những năm đầu của thế kỷ 19. Năm 1927, một công trình nghiên cứu tiến hành tại Mỹ đã ghi nhận hạt dầu bông, hạt lanh, hạt thầu dầu có hiệu quả trừ sâu [27]. Messina & Renwich (1983) đã sử dụng dầu lạc, dầu dừa Cocos nucifera L., [Arecales:Arecaceaee] và dầu cây rum nhuộm để bảo quản hạt đậu đỗ, trừ loài mọt ngũ cốc Sitophilus granarius (L) [Coleoptera: Curculionidae]. Dầu thực vật như hạt dầu lanh, (Lnum usitatissium L., bộ Linales: họ Linaceae), hạt thầu dầu (Ricinus communis L., bộ Euphorbiales: họ Euphobiaceae), ... cây ô liu (oler europaea.L. bộ Scophulariales: họ Oleaceae) (dẫn theo Snelson, J.T., 1987) [50]. 2.1.4. Những nghiên cứu về mọt đậu xanh C. chinensis Các loài côn trùng hại kho thuộc họ Bruchid có rất nhiều loài khác nhau trong đó có mọt đậu xanh là loài mọt nhỏ với chiều dài khoảng 2 - 3 mm. Chúng được tìm thấy chủ yếu trên hạt đậu xanh trong kho[29] VÞ trÝ ph©n lo¹i C. chinensis L. Có tên tiếng Anh là Chinese bruchid, Oriental cowpea bruchid, Southern cowpea weevil và Adzuki bean weevil, Thuộc lớp côn trùng, bộ cánh cứng (Coleoptera), họ Bruchidae. Ngoài tên Callosobruchus chinensis, loài mọt này còn có một số tên khoa học khác như: Bruchus chinensis Linnaeus 1888, Mylabris chinensis Linnaeus 1878, Pachymerus chinensis Linnaeus 1905, Curculio chinensis Linnaeus 1758, Callosobruchus barbicornis (Fabricius 1801), Callosobruchus bistriatus (Fabricius 1801), Bruchus scutellaris Fabricius 1792, Callosobruchus scutellaris (Fabricius), Bruchus barbicornis Fabricius 1801, Bruchus bistriatus Fabricius 1801 (dẫn theo CAB International, 2007) [26]. Phạm vi ký chủ C. chinensis là dịch hại chủ yếu trên cây đậu xanh, cây đậu lăng, đậu tằm, đậu tương, đậu adzuki và đậu đũa ở khu vực nhiệt đới. Đôi khi nó cũng xuất hiện trên đậu Hà Lan nhưng không có khả năng phát triển. Giai đoạn cây bị xâm nhiễm: Giai đoạn quả và sau thu hoạch Bộ phận của cây bị ảnh hưởng: Hạt Ký chủ chính: Đậu Hà lan (Cajanus cajan), đậu xanh (Cicer arietinum), đậu tương (Glycine max), đậu lăng (Lens culinaris ssp), đậu adzuki (Vigna angularis), đậu đen (Vigna mungo), đậu Vigna radiata, đậu đũa (Vigna unguiculata). Ký chủ phụ: Lablab purpureus (hyacinth bean), Lathyrus sativus (grasspea), Mucuna pruriens (Buffalobean), Oryza sativa (rice), Phaseolus (beans), Phaseolus lunatus (lima bean), Phaseolus vulgaris (common bean), Pisum sativum (pea), Psophocarpus tetragonolobus (winged bean), Triticum aestivum (wheat), Vicia (vetch), Vicia faba (broad bean), Vigna (cowpea), Vigna aconitifolia (moth beans), Voandzeia subterranea (bambara groundnut) (dẫn theo CAB International, 2007) [26]. Phân bố địa lý Hai loài phân bố rộng khắp nhất của họ bruchidae là C. chinensis và C. maculatus, hai loài này phân bố rộng khắp khu vực nhiệt đới và bán nhiệt đới. C. chinensis có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới của châu á và hiện nay nó vẫn là loài phổ biến nhất. Ở châu Á, loài này đã xuất hiện ở một số nước như Bangladesh, Brunei, China, Taiwan, India, Indonesia, Japan, Lebanon, Malaysia, Myanmar, Singapore, Syria, Thailand, Vietnam, Yemen. Ngoài ra, loài này cũng xuất hiện ở một số châu lục khác như châu phi (Egypt, Ethiopia, Kenya, Malawi, Sierra Leone,...), châu đại dương (Australia). Đặc điểm sinh học và sinh thái Trưởng thành của Callosobruchus không ăn sản phẩm bảo quản và sống rất ngắn, thường không quá 12 ngày trong điều kiện tối thích. Trong thời gian này con cái đẻ khá nhiều trứng (C. chinensis đẻ đến 70 quả). Vòng đời của hầu hết các loài thuộc họ Bruchidae tương đối ngắn. Dưới điều kiện tối thích, vòng đời khoảng 22-25 ngày. Nhiệt độ tối thích cho sự đẻ trứng của C. chinensis là 230C. Trứng dính chặt vào vỏ của hạt ký chủ, những giống có vỏ hạt nhẵn phù hợp cho sự đẻ trứng hơn những giống có vỏ hạt ráp (Parr, 1996; Chavan et al., 1997). Trứng có cấu trúc vòng hình ô van, đáy bằng. Khi mới nở trứng nhỏ, có màu xám mờ và nhìn không rõ. Trứng nở trong vòng 5-6 ngày sau khi đẻ (Howe and Currie, 1964). Khi nở, ấu trùng cắn phần đáy cuả trứng, qua vỏ hạt vào nội nhũ. Phân thải ra trong thời gian này được chứa trong trứng rỗng và làm cho trứngcó màu trắng và nó có thể nhìn thấy dễ dàng bằng mắt thường. C. chinensis cũng giống như C. maculatus được nuôi dễ dàng trong phòng thí nghiệm và đã được sử dụng như một sinh vật tiêu chuẩn trong một số nghiên cứu về sinh thái. Sự phát triển của nó bị ảnh hưởng lớn bởi nhiệt độ và ẩm độ (Borikar and Pawar, 1996; Yongxue et al., 1998b). Một số khía cạnh về tập tính của C. chinensis đã được nghiên cứu chi tiết như nghiên cứu về tập tính giao phối của con đực (Lan and Horng, 1999; Takakura, 1999), nghiên cứu về vai trò của con đực đối với khả năng sinh sản của con cái (dẫn theo CAB International, 2007) [26]. Ấu trùng phát triển hoàn toàn trong một hạt, tạo thành hang khi phát triển. Nhiệt độ tối thích cho C. chinensis phát triển lá 370C và ẩm độ 90%; Thời gian phát triển tối thiểu là 22-23 ngày. Sự xâm nhiễm thường xẩy ra trên đồng ruộng, trứng được đẻ trên vỏ quả khi chín (Singh, 1997; Nahdy et al., 1999). Khi quả khô, khả năng xâm nhiễm bị giảm (dẫn theo CAB International, 2007) [26]. Koichi FUJII, 1967 [41] đã tiến hành thí nghiệm về sự cạnh tranh giữa loài C. chinensis và C. maculatus, kết quả thí nghiệm đã chỉ ra rằng, trong cùng điều kiện thí nghiệm, Ở nhiệt độ 300C và ẩm độ 70%, sự thay đổi về khoảng thời gian bổ xung thêm thức ăn không ảnh hưởng đến kết quả của sự cạnh tranh và sự cạnh tranh luôn luôn kết thúc khi C. muculatus chết. Nhưng có xu hướng là thời gian cùng tồn tại được kéo dài khi thời gian bổ xung thức ăn kéo dài.Cũng ở điều kiện trên, không có sự khác nhau về kết quả cạnh tranh khi sử dụng 2 nguồn thức ăn khác nhau là đậu khô (hàm lượng nước là 11%) và đậu bình thường (hàm lượng nước khoảng 15%). Tuy nhiên, khi thí nghiệm ở 320C và ẩm độ 64% kết quả của sự cạnh tranh ngược lại. Điều này do sự khác nhau về tỷ lệ phát triển và số lượng trứng đẻ giữa 2 loài Đặc điểm hình thái Trứng: Trứng được gắn chặt vào vỏ hạt, có cấu trúc dạng vòm nhẵn, hình ô van, đáy bằng. Ấu trùng và nhộng: Ấu trùng và nhộng thường chỉ tìm thấy trong hạt. Trưởng thành: Trưởng thành của C. chinensis dài 2.0-3.5 mm. Râu con đực hình răng lược, con cái râu hình răng cưa. Cánh cứng màu nâu nhạt, có chấm màu đen nhỏ ở giữa và các mảng tối lớn ở phía sau, chúng có thể kết hợp lại với nhau làm cho phần sau của cánh cứng có màu tối. Phần mép bụng có các đám lông cứng trắng rõ ràng, đây là đặc điêm để phân loại C. rhodesianus và C. theobromae. Cũng giống như các loài thuộc giống Callosobruchus phổ biến khác, C. chinensis có hai gò rất rõ (Bên trong và bên ngoài) ở phần bụng của đùi sau và mỗi gờ này có một cái răng ở phần đỉnh. Răng ở phía trong mảnh, tương đương về kích thước và tương xứng (hoặc hơi dài hơn) răng ở phía ngoài. Sự khác nhau về thông số đo được về hình thái có thể do mật độ ký chủ khác nhau, có thể do sự xâm nhiễm xẩy ra trên quả hay trên hạt rời (Nahdy et al., 1995), hoặc do quần thể ban đầu khác nhau (George and Verma, 1997) (dẫn theo CAB International, 2007) [26]. Khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng của ký chủ đến sức đẻ trứng của mọt đậu, Parsons và Credlad, (2003) [33] đã tiến hành nuôi cá thể mọt cái trên hai loại đậu red kiney bean và haricot bean. Kết quả cho thấy số lượng trứng đẻ trung bình c ủa m ọt cái trên hai loại đậu có sự khác nhau, trên đậu red kiney bean là 61,6 ± 2,2 trứng còn trên đậu haricot bean là 49,3 ± 1,9 trứng. Những con cái được nuôi trên ký chủ quen thuộc sẽ đẻ nhiều trứng hơn những con nuôi trên ký chủ lạ. Như vậy môi trường ký chủ ảnh hưởng rất lớn đến sức đẻ trứng của mọt. Kẻ thù tự nhiên Các loài ong ký sinh như Dinarmus basalis, Lariophagus distinguendus và Anisopteromalus calandrae đã được báo cáo là ký sinh trên một số loài Callosobruchus. Một số loài ong ký sinh có khả năng ký sinh trên nhiều loài thuộc bộ cánh cứng như Theocolax elegans cũng sẽ được sử dụng giống Callosobruchus làm ký chủ. Một số loài ký sinh sâu non: Anisopteromalus calandrae, Dinarmus basalis, Heterospilus prosopidis; Ký sinh nhộng và sâu non: Lariophagus distinguendus; Ký sinh trứng: Uscana lariophaga Tác hại Côn trùng thường gây hại nhiều loại ngũ cốc trong bảo quản, thiệt hại có thể lên đến 5-10% ở khu vực ôn đới và 20-30% ở những vùng nhiệt đới (Nakakita, 1998). Các loài Callosobruchus là dịch hại quan trọng chủ yếu trên đậu. sự xâm nhiễm có thể bắt đầu từ ngoài đồng trước khi thu hoạch sau đó theo vào trong bảo quản[28] sự lây nhiễm có thể làm giảm đáng kể về trọng lượng, chất lượng, hàm lượng protein của hạt. Hạt đậu xanh bảo quản trong kho bị gây hại bởi nhiều loài côn trùng khác nhau nhưng C. chinensis là một trong những dịch hại quan trọng nhất. Ngoài ra nó còn gây hại nghiêm trọng trên đậu tương, đậu hà lan, đậu đũa và đậu năng. Loài mọt này cũng được báo cáo là gây hại trên hạt bông, lúa miến và ngô (Ahmed et al.2003). Cả trưởng thành và sâu non đều gây hại. Theo Gujar và Yadav (1978), thiệt hại trọng lượng hạt lên đến 55-60% và thiệt hại hàm lượng Protein là 45.50-66.30% (Koichi fujii, 1967) [41]. Một ấu trùng có thể ăn một vài hạt đậu (Howe và Currie, 1964; Singh, 1964). Trong trường hợp bị xâm nhiễm nặng, hạt bị mất khả năng nẩy mầm và không sử dụng được. Khi bị xâm nhiễm nặng, thiệt hại có thể lên đến 100% và chỉ còn lại phần vỏ hạt. Ngoài thiệt hại về khối lượng, thiệt hại về chất lượng đến 90% đã được tính toàn trên đậu xanh (Khare và Johari, 1984) (Farid Asif Shaheen, 2006) [40]. Theo Farid Asif Shaheen (2006) [40], phần trăm thiệt hại hạt đậu xanh bảo quản do C.chinensis gây ra ở Pakistan là 12.18%. Những nghiên cứu về biện pháp phòng trừ Phòng trừ bằng hoá học Callosobruchus có thể phòng trừ bằng xử lý xông hơi methyl bromide hoặc phosphine, mặc dù sự đăng ký sử dụng sản phẩm này ở nhiều khu vực có thể bị hạn chế hoặc bị cấm. Việc bảo quản kín cũng có hiệu qủa trong việc hạn chế tác hại của loài mọt này (Singh and Yadav, 1996; Shaw, 1998). Philips T.W.(1994) [45] cho rằng biện pháp hóa học có hiệu quả rất cao đối với mọt đậu. Hiệu quả có thể đạt 90 – 99% với các loại thuốc hóa hocjthuoocj nhóm Lân hữu cơ và Pyrethroid Hiện nay, việc phòng trừ dịch hại trong bảo quản ít khi sử dụng các thuốc trừ côn trùng nhân tạo và thuốc khử trùng. Việc sử dụng bừa bãi thuốc trừ công trùng dẫn đến một số vấn đề như tăng tính kháng thuốc của côn trùng, các tàn dư độc hại trên hạt ngũ cốc (Fishwick, 1988), gây ô nhiễm môi trường và tăng chi phí. Do đó hiện nay người ta quan tâm nhiều đến việc sử dịch hại trong bảo quản bằng các hoá chất có hoạt chất sinh học được chiết xuất từ thực vật. Việc trộn hạt với dầu thực vật, tro hoặc lá có mùi thơm,... cũng có hiệu quả trong việc hạn chế tác hại của C. chinensis (Koichi fujii, 1967) [41]. Danh sách các các loài cây, sản phẩm chiết xuất từ cây có tác dụng hạn chế tác hại của C. chinensis và các loài dịch hại thuộc họ bruchidea khác rất dài, ví dụ như Acacia nilotica (Chiranjeevi and Sudhakar, 1996); Acorus calamus (Chiranjeevi and Sudhakar, 1996; Ignatowicz and Wesolowska, 1996; Schmidt et al., 1997); Achyranthus aspera (Chiranjeevi and Sudhakar, 1996); Alpinia galanga (Dadang et al., 1998); Amoora rohituka (Miah et al., 1996); Cassia occidentalis (Maheshwari and Dwivedi, 1997); Cedrus deodara (Singh and Mehta, 1998); Chamomilla recutita (Singh and Mehta, 1998); Crinum defixum (Chiranjeevi and Sudhakar, 1996); Cymbopogon citratus (Rajapakse et al., 1997; Rajapakse and Senanayake, 1997); Cinnamomum spp. (Rajapakse et al., 1997; Tiwari and Dixit, 1997); Clerodendron siphonanthus (Pandey and Khan, 1998; Pandey and Khan, 1999); Croton bonplandianus (Maheshwari and Dwivedi, 1997); Derris inudata (Rajapakse et al., 1997); Eucalyptus tereticornis (Khan and Shahjahan, 1998); Lantana camara (Chiranjeevi and Sudhakar, 1996); Ledum palustre (Ignatowicz and Wesolowska, 1996); Linum usitatissimum (Miah et al., 1996); Madhuca longifolia (Rajapakse and Senanayake, 1997) (dẫn theo CAB International, 2007) [26]. Hoá chất mang tích chất thực vật (phytochemicals) được biết đến phổ biến nhất là azadirachtin, chất này được dùng riêng ở dạng thuốc thảo mộc hoặc ở dạng hỗn hợp như một thành phần của lá hoặc dạng chiết xuất (dạng dung dịch hoặc dạng bột) của cây xoan ấn độ (neem)(Azadirachta indica). Azadirachtin có tác dụng hạn chế sự đẻ trứng và tiêu diệt côn trùng (sâu non và trưởng thành). Dầu của cây xoan ấn độ (Neem) và chất chiết xuất khác hoặc dẫn xuất từ cây neem có thể sử dụng trực tiếp trên hạt [27] Khi nghiên cứu về biện pháp phòng trừ loài mọt C. chinensis, Farid Asif Shaheen (2006) [41] đã chỉ ra rằng, số ngày tối thiểu để đạt hiệu lực 100% của bột quả ớt đen là 1.71 ngày ở liều lượng 1g trong khi đó bột ô liu và bột lá chè mất 18.58 và 18.48 ngày theo thứ tự. Các loại bột trên ở liều lượng 1g, 0.5 g và 0.25g làm giảm có ý nghĩa số lượng trứng đẻ khi so sánh với công thức đối chứng không xử lý. Số trứng đẻ tối thiểu 1.11 quả trên hạt đối với công thức xử lý bằng bột quả ớt đỏ ở liều lượng 1g. Công thức xử lý bằng bột lá chè (0.25g) số lỗ đục là 1.19 lỗ/hạt. Trái lại số lỗ đục tối thiểu là 0.11 lỗ/hạt đối với công thức xử lý bằng bột quả ớt đen và ớt đỏ ở liều lượng 1g. Bột hạt ớt đen ở liều lượng thấp nhất (0.25g) cũng có hiệu quả cao trong việc hạn chế thiệt hại do mọt C. chinensis gây ra so với hầu hết các loại bột khác ở liều lượng 1g. Thiệt hại trọng lượng tối thiểu là 2.74 và 5% đối với công thức xử lý bột quả ớt đen ở liều lượng 1g và 0.5 g, trái lại, thiệt hại tối thiểu ở công thức đối chứng là 46,15%. Phòng trừ bằng biện pháp vật lý Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của côn trùng. Việc xử lý nhiệt đã được quan tâm nhiều trong những năm gần đây trong việc làm sạch hàng hoá bảo quản và xu hướng này đang tiếp tục được áp dụng rộng rãi để diệt trừ dịch hại khi mới bị xâm nhiễm và khi việc sử dụng methyl bromide bị hạn chế (Mahroof et al. 2003a,b và Roesli et al, 2003). Việc sử dụng nhiệt độ cao là một biện pháp được sử dụng phổ biến để phòng trừ dịch hại trong bảo quản. Hầu hết các dịch hại trong bảo quản bị chết ở nhiệt độ trên 400C (Gwinner, et al, 1996); Tuy nhiên, nhiệt độ thấp cũng được sử dụng trong phòng trừ. Evans (1987) công bố rằng xử lý nhiệt độ thấp, kết hợp với làm khô bảo vệ hạt khỏi sự tấn công và gây hại của dịch hại hơn là việc xử lý diệt trừ. Việc tăng nhiệt độ làm tăng tỷ lệ trao đổi chất theo đó làm giảm trọng lượng sản phẩm bảo quản nhanh hơn (Bursell, 1974).Ở nhiệt độ thấp khả năng đẻ trứng giảm và khả năng phát triển của côn trùng chậm điều này kéo dài thời gian trước khi quần thể tăng đến ngưỡng gây hại kinh tế (Flinn và Hagstrum, 1990) (Koichi fujii, 1967) [41]. Sử dụng năng lượng điện tử ở mức nhẹ để phòng trừ mọt, thí nghiệm này được tiến hành trong phòng thí nghiệm đối với mọt ở các các giai đoạn khác nhau (0, 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16 và 18 ngày tuổi) xử lý ở mức 170 kv trong vòng 20 phút kết quả cho thấy sự nhậy cảm đối với bức xạ điện tử giảm khi tuổi của mọt tăng, giai đoạn trứng dễ nhiễm bức xạ điện tử cao nhưng ngược lại giai đoạn 18 ngày tuổi thì mọt trưởng thành vẫn hoàn toàn phát triển được do vậy để đạt được tỷ lệ chết ở giai đoạn trưởng thành 80 % phải xử lý ở mức năng lượng cao hơn (200 kv tức = 10 kGY). Còn đối với trưởng thành sống sót còn lại thì ảnh hưởng tới sức đẻ trứng, thời gian sống và những con này không có khả năng hoàn thành chu kỳ sống. Đây là một biện pháp rất hiệu quả và an toàn vì nó không là ảnh hưởng tới khả năng nẩy mầm của hạt đậu [31]. Đối với bất kỳ một loại sâu bệnh nào việc nghiên cứu để tìm ra các giống chống chịu là khâu không thể thiếu trong công tác quản lý dịch hại tổng hợp, vì vậy các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm 6 giống đậu xanh: Parbat, Paidar-91, Pb-2000, CM-2000, Bittle-98 thì thấy khả năng trống chịu mọt ở các giống là rất khác nhau thể hiện ở số lượng trứng, phần trăm mất mát trọng lượng, số lượng trưởng thành, số lượng lỗ đục. Kết quả thí nghiệm cho thấy giống Parbat là giống bị nhiễm nặng, còn giống Bittle-98 là giống có triển vọng, có khả năng trống chịu mọt rất cao [30]. Phòng trừ bằng biện pháp sinh học Biện pháp phòng trừ sinh học không được áp dụng rộng rãi trong việc phòng trừ các loài Callosobruchus. 2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC Côn trùng hại kho trở thành mối nguy hại đối với ngành sản xuất nông nghiệp, chúng gây ra những thiệt hại rất to lớn về mặt số lượng và chất lượng các nông sản phẩm, bên cạnh đó chúng còn gây hại đến sức khoẻ của con người, thậm chí nếu không có sự bảo quản tốt các sản phẩm sau thu hoạch sẽ dẫn đến nạn đói, nghèo, đặc biệt đối với các nước có nền nông nghiệp kém phát triển. Tuy nhiên việc nghiên cứu các côn trùng hại kho ở nước ta bắt đầu rất muộn, lẻ tẻ và số lượng cũng như chất lượng của các nghiên cứu còn rất hạn chế, đặc biệt là nhóm côn trùng hại đậu hạt. Các nghiên cứu trước đó chủ yếu chú trọng quan tâm đến thành phần sâu mọt hại kho nói chung. Nguyễn Công Tiễu (1936) là người đầu tiên quan tâm đến vấn đề này, ông cũng là dịch giả cuốn “Cho được có hoa lợi nhiều và tốt hơn” của P.Braemen, trong đó chủ yếu giới thiệu vắn tắt các đặc điểm, hình thái, đặc tính gây hại của một số loài mọt trong kho thông thường (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995)[5]. Nghiên cứu về thành phần sâu mọt hại kho Vào khoảng năm 1960, việc nghiên cứu côn trùng kho mới lại được tiếp tục. Bắt đầu bằng những kết quả điều tra thành phần loài côn trùng gây hại ở một số kho lương thực ở tỉnh Thanh Hoá. Tiếp theo là một số nghiên cứu như: Kết quả điều tra côn trùng trong kho lương thực ở các tỉnh Miền Bắc, Miền Nam Việt Nam sau giải phóng 1975 (Bùi Công Hiển và cộng sự, 1980) [4]; Kết quả theo dõi thành phần côn trùng trong các mặt hàng nhập khẩu 30 năm qua ở nước ta (Phạm Thị Vân, 1995) [20]; Côn trùng hại kho là đối tượng kiểm dịch (Dương Quang Diệu, Nguyễn Thị Giáng Vân, 1976) [1]; Thành phần côn trùng thuộc đối tượng kiểm dịch ở Việt Nam (Phòng KDTV TW, 2003) [11]. Trong những năm gần đây có những kết quả khá chi tiết về thành phần sâu mọt hại kho được công bố của tác giả: Bùi Minh Hồng, Hà Quang Hùng, 2005 [6]; Dương Minh Tú, Ngô Ngọc Thành, Hà Thanh Hương, 2003 [16]; Phạm Thị Vân, 1995 [20]. Năm 1962 - 1963, Cục Bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật đã điều tra côn trùng trên 50 loại cây trồng ở 32 tỉnh, thu thập và giám định được 266 loài côn trùng. Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu và bảo quản trong kho, Viện BVTV - Bộ Nông nghiệp năm 1966 - 1969 điều tra trên 113 mặt hàng để trong kho ở các tỉnh phía Bắc đã thu thập được 78 loài côn trùng, trong đó có 51 loài gây hại kho, có 5 loài côn trùng và một số loài nhện có ích (Viện bảo vệ thực vật - ủy ban nông nghiệp Trung ương, 1968) [22]. Phòng Kiểm dịch thực vật (Cục BVTV) đã thống kê từ năm 1998 - 2002 toàn ngành đã phát hiện được 40 loài côn trùng, gần 30 loài nấm bệnh, 58 loài cỏ dại ... trong đó có 10 đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam trên hàng hoá nhập khẩu. Trong những năm qua sinh vật gây hại trên hàng hoá nhập khẩu ngày càng nhiều, đa dạng về loài, Đặc biệt các đối tượng kiểm dịch thực vật bị phát hiện tới gần 800 lần (Phòng KDTV TW, 2003)[11]. Nghiên cứu về sinh thái học côn trùng hại kho Nghiên cứu về lĩnh vực sinh vật học - sinh thái học chỉ có mới lác đác một số dẫn liệu sinh học và sinh thái học mọt đậu xanh (Callosobruchus chinensis L.) của Nguyễn Vân Đình (1964) [2]; Sinh học và sinh thái học của mọt bột đỏ (Tribolium castaneum Herbst.) của Hà Thanh Hương (2002) [7]. Những kết quả gần đây tập trung chủ yếu vào việc đánh giá và tìm các biện pháp phòng trừ hữu hiệu đối với các loại mọt. Nghiên cứu về mọt đục hạt đậu Mọt đậu thuộc nhóm ăn hại thời kỳ đầu, chúng có khả năng đục phá, ăn hại các sản phẩm còn nguyên vẹn, làm cho sản phẩm rỗng ruột, tổn thương. Sự phá hại do nhóm này gây ra rất lớn và tạo điều kiện cho sâu hại thời kỳ sau phá hoại (Vũ Quốc Trung, 1981) [15]. Tính trưởng thành về sinh dục và trưởng thành về mặt hình thái của trưởng thành mọt đậu là song song với nhau, có nghĩa là khi hình thái trưởng thành đã ổn định thì tính sinh dục cũng phát triển đầy đủ. Do vậy trưởng thành mọt đậu không ăn thêm, không gây hại. Mọt trưởng thành có thể uống thêm nước hoặc các chất dịch trên phiến lá hoặc các bộ phận khác, nhưng không ăn chúng vẫn đẻ được do sau khi vũ hoá bộ phận sinh dục của mọt đã phát triển đầy đủ. Trong một năm, mọt có 4 - 5 lứa, nếu sống trong điều kiện thích hợp có thể sinh 8 - 11 lứa. Con đực nở ra độ nửa giờ bắt đầu giao phối nhưng nói chung 5 giờ rưỡi sau khi giao phối, con cái bắt đầu đẻ trứng, trứng được đẻ 2 - 3 quả trên cùng một hạt. Mọt có tính giả chết. Ở nhiệt độ 22 - 29,50C và ẩm độ 88 - 100% phát dục thích hợp nhất, dưới 10 0C và trên 37 0C mọt không có khả năng đẻ trứng. Thời gian thực hiện một vòng đời của mọt đậu xanh sai khác nhau rất nhiều, phụ thuộc vào các yếu tố: nhiệt độ, ẩm độ, thức ăn, thời gian đó từ 18 - 60 ngày. Trong điều kiện hoàn toàn thích hợp, một con cái có thể đẻ được 80 - 100 trứng, nếu điều kiện không thích hợp, vòng đời của mọt có thể kéo dài đến 196 ngày (Vũ Quốc Trung, 1981) [15]. Đối với biện pháp phòng trừ côn trùng hại kho Nguyễn Văn Tình (2004) [14] tiến hành phòng trừ mọt gạo, mọt đục hạt nhỏ bằng thuốc xông hơi nhôm phốt phua (AlP) ở các liều lượng 9 gam, 15 gam và 21 gam thuốc/ 1000 kg thóc hay 1,5 g thuốc /1 m2 đối với khoảng không gian cho thấy với cùng hàm lượng xử lý như nhau thì thấy mọt gạo rất mẫn cảm với thuốc, hiệu lực của thuốc với mọt gạo từ 94,8 - 100%, còn đối với mọt đục hạt nhỏ, hiệu lực của thuốc là 62,5%, nếu tăng liều lượng của thuốc lên, hiệu lực của thuốc tăng không đáng kể. Nguyễn Minh Mầu (1998) [9] đã tiến hành thử khả năng phòng trừ mọt cho thóc bằng các loại lá thảo mộc có tính chất xua đuổi như lá xả, lá xoan hay lá trúc đào. Kết quả cho thấy lá xả có tác dụng phòng trừ mọt cao nhất (Mật độ giảm 36%), sau đó là lá xoan (mật độ giảm 26%), còn lá trúc đầu lúc đầu có giảm sau hiệu lực không cao và thời gian có hiệu lực không lâu, mật độ lúc đưa lá vào là 6,7 con/kg, sau 50 ngày đặt lá, mật độ tăng lên là 6,8 con/kg (tăng 14%). PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Địa điểm nghiên cứu Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I - Đông Ngạc - Từ Liêm - Hà Nội và một số kho bảo quản nông sản ở Hà Nội và vùng phụ cận. 3.1.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 10 năm 2009 3.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 3.2.1. Đối tượng nghiên cứu Mọt đậu xanh (Callosobruchus chinesis L) 3.2.2. Vật liệu nghiên cứu - Đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ và một số loại đậu trồng phổ biến ở Việt Nam. - Hộp các cỡ to, nhỏ, ẩm độ kế, panh, bút lông, lọ ngâm mẫu, cồn 70oC - Kính lúp, kính lúp điện, thị kính đo sâu, tủ định ôn, lồng nuôi sâu. - Thuốc, buồng khử trùng. - Dụng cụ cân đong thuốc. 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.3.1. Điều tra thành phần, mức độ gây hại của sâu mọt hại hạt đậu đỗ và một số loại đậu đỗ bảo quản tại Hà Nội và vùng phụ cận. 3.3.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học của mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis L. (các pha phát dục) 3.3.3. Đánh giá mức độ gây hại của loài mọt Callosobruchus chinensis L. đối với đậu xanh, đậu đỏ trong điều kiện phòng thí nghiệm. 3.3.4. Thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ mọt Callosobruchus chinensis L bằng thuốc xông hơi và thuốc bảo quản ở điều kiện phòng thí nghiệm. 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Phương pháp điều tra thành phần sâu mọt hại trên đậu xanh và một số loại đậu đỗ bảo quản sau thu hoạch tại Hà Nội và vùng phụ cận Điều tra xác định thành phần sâu mọt hại đậu đỗ bảo quản sau thu hoạch được tiến hành theo tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 4731- 89: Kiểm dịch thực vật - Phương pháp lấy mẫu; tiêu chuẩn ngành 03 - 2001 và phương pháp điều tra cơ bản của Bùi Công Hiển (1995). 3.4.2. Phương pháp điều tra sự lây nhiễm mọt hại trên đậu xanh giai đoạn cận thu hoạch tại Chương Mỹ - Hà Nội Phương pháp điều tra sự lây nhiễm mọt đậu xanh trên đồng ruộng được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu Bảo vệ thực vật, tập III Phương pháp điều tra, đánh giá sâu, bệnh, cỏ dại, chuột hại trên cây trồng cạn NXB Nông nghiệp – Hà nội, (2000). Ruộng đậu được chọn thu mẫu khi quả đã chín đen và thu mẫu ngẫu nhiên 100 quả / ruộng (được tính là 1 mẫu). Mẫu quả thu về được bảo quản trong hộp nhựa có nắp lưới ngăn côn trùng trong phòng thí nghiệm ở điều kiện thường. Kiểm tra định kỳ 2 ngày/lần sự xuất hiện pha trưởng thành côn trùng kho trong các hộp bảo quản sau 30 ngày tính từ ngày thu mẫu. 3.4.3. Nghiên cứu đặc điểm hình thái học của mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis L. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của mọt Callosobruchus chinensis L. Nguồn mọt: Thu thập mọt từ các kho, nhân nuôi trong phòng thí nghiệm Quan sát, mô tả, đo đếm kích thước của mọt Callosobruchus chinensis L. với số lượng cá thể (n = 30) 3.4.4. Nghiên cứu đặc sinh vật học, sinh thái học của mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis L. 3.4.4.1. Nghiên cứu thời gian các pha phát dục của mọt đậu xanh C. chinensis Bố trí thí nghiệm: cho mọt ghép đôi tối thiểu 12 - 13 cặp, thả vào hộp đựng 50 gam đậu xanh ở điều kiện nhiệt độ phòng, thủy phần hạt 17% Chỉ tiêu theo dõi: thời gian phát dục của từng pha phát dục (ngày): trứng, sâu non, nhộng và trưởng thành của mọt đậu xanh 3.4.4.2. Ảnh hưởng của môi trường có ký chủ và không có ký chủ đến sức đẻ trứng của mọt C. chinensis Bố trí thí nghiệm: 2 công thức CT 1. Môi trường có đậu CT 2. Môi trường không có đậu Nhắc lại 10 lần/1 công thức Chỉ tiêu theo dõi: số lượng trứng đẻ 3.4.4.3. Ảnh hưởng của sự hiện diện cá thể đực đến sức đẻ trứng của mọt C. chinensis Bố trí thí nghiệm: 2 công thức CT 1. Có sự hiện diện của con đực CT 2. Không có sự hiện diện của con đực Nhắc lại 10 lần/1 công thức Chỉ tiêu theo dõi: số lượng trứng đẻ/1 cái 3.4.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến khả năng gia tăng quần thể của mọt C. chinensis Thả trưởng thành mới vũ hoá (1 cặp ) vào các hộp đựng các loại thức ăn khác nhau. Thí nghiệm với 3 công thức: Công thức 1: Đậu xanh nguyên hạt Công thức 2: Đậu trắng Công thức 3: Đậu đỏ Mỗi công thức nhắc lại 3 lần. 3.4.4.5. Khả năng sinh sản của mọt đậu xanh trong điều kiện giao phối cưỡng bức 30 cặp trưởng thành mới vũ hoá (cùng ngày tuổi) được ghép đôi trong 1 ngày.Sau đó từng cặp được nuôi riêng rẽ trong từng hộp nhựa có chứa 50 gam hạt đậu xanh. Hàng ngày kiểm tra số trứng được đẻ ra của mỗi cặp. Nuôi ở điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm và độ ẩm 70% 3.4.5. Nghiên cứu tốc độ gia tăng quần thể mọt Callosobruchus chinensis L. 3.4.5.1. Nghiên cứu tốc độ gia tăng quần thể mọt C. chinensis trong điều kiện nuôi 1 cặp và 3 cặp Bố trí 01 cặp và 03 cặp trưởng thành mới vũ hóa trên 1 kg thức ăn mỗi loại, với 3 lần nhắc lại và 1 đối chứng. Kiểm tra thí nghiệm 10 ngày 1 lần. Tại thời điểm kiểm tra, dùng sàng rây mọt ra khỏi đậu để kiểm tra mật độ mọt (pha trưởng thành; con/kg). Sau khi kiểm tra toàn bộ số mọt được đưa trả về hộp ban đầu để kiểm tra ở lần tiếp theo. Chỉ tiêu theo dõi: - Sức tăng trưởng của quần thể - Tính % mất mát về trọng lượng khô của thức ăn theo công thức của Kenton L. Harris và Carl J. Lindbland, 3.4.5.2. Đánh giá khả năng gia tăng quần thể của mọt C. chinensis trên các loại thức ăn khác nhau Thí nghiệm với 2 công thức: Công thức 1: Đậu xanh Công thức 2: Đậu đen Mỗi công thức bố trí 1 kg hạt đậu và thả 3 cặp mọt trưởng thành. Thí nghiệm lặp lại 4 lần Chỉ tiêu theo dõi: đếm số lượng cá thể trưởng thành sau: 30; 45; 60; 75 và 90 ngày. 3.4.5.3. Đánh giá sức tăng trưởng của quần thể mọt đậu xanh (C. chinensis L.) trong điều kiện sống cạnh tranh với mọt đậu nành (A.obtectus). Bố trí thí nghiệm: bắt 5 cặp trưởng thành 1 ngày tuổi của mọt đậu xanh và 5 cặp trưởng thành 1 ngày tuổi của mọt đậu nành vào hộp đựng 1 kg đậu xanh.Thí nghiệm lặp lại 4 lần Chỉ tiêu theo dõi: đếm số lượng cá thể trưởng thành sau: 30; 45; 60 và 75 ngày. 3.4.6. Thử nghiệm một số loại thuốc xông hơi và thuốc bảo quản trong điều kiện phòng thí nghiệm 3.4.6.1. Thuốc xông hơi: Phosphine (dạng viên). Côn trùng thu thập về được nuôi bằng hạt đậu xanh (thức ăn đã được xông hơi trước đó 1 tuần để đảm bảo không có sự lây nhiễm trước đó) trong các hộp nguồn Thu thập nhộng có cùng ngày tuổi chuyển sang hộp nuôi mới cho chúng vũ hoá và giao phối. Sử dụng các cá thể trưởng thành thế hệ F1 để làm thí nghiệm Sử dụng 100 cá thể trưởng thành /công thức/lần lặp lại. Mỗi công thức nhắc lại 3 lần 4 công thức thí nghiệm được bố trí với liều lượng Phosphin khác nhau ở 3 ngưỡng thời gian là 2 giờ, 24 giờ và 72 giờ. CT1 - Phosphine 0.5 g/m3 CT2 - Phosphine 1 g/m3 CT3 - Phosphine 2 g/m3 CT4 - Đối chứng (không xử lý) Mọt được đặt trong các hộp nhựa có sẵn thức ăn là đậu xanh và nắp có gắn lưới ngăn côn trùng. Các hộp nhựa có ký hiệu riêng cho từng lần lặp lại của mỗi công thức. Đưa các hộp nhựa chứa mọt thí nghiệm vào trong thùng gỗ ép có thể tích 1m3. Đặt thuốc Phosphine ở liều lượng thí nghiệm vào trong thùng xông hơi rồi dùng giấy Kraft và hồ làm kín thùng xông hơi. Kết thúc thời gian xông hơi, mở nắp dùng quạt đảo khí để thôn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHBVTV09023.doc
Tài liệu liên quan