Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của gà tại một số cơ sở chăn nuôi gà giống Quốc gia được sử dụng vaccine phòng chống cúm gia cầm H5N1

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ------------------*---------------- NGUYỄN THỊ THUÝ HÀ NGHIÊN CỨU ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA GÀ TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ CHĂN NUÔI GÀ GIỐNG QUỐC GIA ĐƯỢC SỬ DỤNG VACCINE PHÒNG CHỐNG CÚM GIA CẦM H5N1 LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Thú y Mã số :60.62.50 Người hướng dẫn khoa học:TS. TÔ LONG T

pdf103 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1682 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của gà tại một số cơ sở chăn nuôi gà giống Quốc gia được sử dụng vaccine phòng chống cúm gia cầm H5N1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÀNH HÀ NỘI – 2007 Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii ii LỜI CÁM ƠN fl  Đầu tiên cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Đào tạo Sau đại học - Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam và các Thầy cô giáo đã giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập tại Viện. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng sâu sắc tới TS. Tô Long Thành - Phó giám đốc Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương, người thầy đã giành thời gian quý báu tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Cho tôi được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ths. Tạ Hoàng Long - Giám đốc Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc Thú y Trung ương I và tập thể cán bộ nhân viên trong Trung tâm đã động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Qua đây tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Ban lãnh đạo Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương, Ban lãnh đạo các cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia, các nhà khoa học trong ngành, các bạn bè đồng nghiệp người thân và gia đình đã tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Một lần nữa tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn, cảm ơn chân thành tới những tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả Nguyễn Thị Thuý Hà Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii iii LỜI CAM ĐOAN fl  Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu, số liệu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác cũng như chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Thị Thuý Hà Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv iv MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU i ii iii viii ix xi 01 1. 2. 3. 4. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 01 03 03 03 4.1. 4.2. 4.3. Đối tượng nghiên cứu Thời gian nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu 03 03 03 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 04 1.1. 1.2. LỊCH SỬ BỆNH CÚM GIA CẦM TÌNH HÌNH DỊCH CÚM GIA CẦM TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 04 05 1.2.1. 1.2.2. Tình hình dịch cúm gia cầm trên Thế giới Tình hình dịch cúm gia cầm ở Việt Nam 05 07 1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA VIRUS CÚM GIA CẦM 09 1.3.1. 1.3.2. 1.3.3. 1.3.4. Hình thái, cấu trúc của virus cúm gia cầm Thành phần hoá học của virus cúm gia cầm Biến đổi về tính kháng nguyên của virus cúm gia cầm Độc lực của virus cúm gia cầm 10 14 14 16 Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v v 1.3.5. 1.3.6. Nuôi cấy và lưu giữ virus cúm gà Sức đề kháng của virus cúm gia cầm 17 17 1.4. MIỄN DỊCH CHỐNG BỆNH CÚM GIA CẦM 18 1.4.1. 1.4.2. Miễn dịch tự nhiên Miễn dịch đặc hiệu 18 20 1.5. DỊCH TỄ HỌC BỆNH CÚM GIA CẦM 24 1.5.1. 1.5.2. 1.5.3. 1.5.4. 1.5.5. Phân bố dịch Động vật cảm nhiễm Động vật mang virus Sự truyền lây Cơ chế sinh bệnh 24 24 25 26 26 1.6. 1.7. 1.8. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH CÚM GIA CẦM BỆNH TÍCH CHẨN ĐOÁN 27 28 28 1.8.1 1.8.2. Chẩn đoán lâm sàng Chẩn đoán phòng thí nghiệm 28 28 1.9 VACCINE PHÒNG BỆNH CÚM GIA CẦM 29 1.9.1. 1.9.2. 1.9.3. 1.9.4. 1.9.5. Vaccine và những yếu tố ảnh hưởng đáp ứng miễn dịch với Vaccine Sự cần thiết của tiêm vaccine phòng bệnh cúm gia cầm Sơ lược các loại vaccine phòng bệnh cúm gia cầm Tình hình sử dụng và sản xuất vaccine cúm gia cầm trên thế giới Các loại vaccine phòng bệnh cúm gia cầm được sử dụng ở Việt Nam 29 31 33 34 36 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU 39 Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi vi 2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 39 2.1.1. 2.1.2. 2.1.3. Điều tra một số chỉ tiêu chăn nuôi và biểu hiện lâm sàng của đàn gà sau khi tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1 tại 4 cơ sở gà giống quốc gia trong 2 năm 2006 - 2007 Đánh giá đáp ứng miễn dịch của đàn gà tại 4 cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia ở các thời điểm khác nhau sau khi được tiêm phòng đầy đủ các mũi vaccine cúm gia cầm H5N1 theo quy định trong năm 2006 - 2007 Kiểm tra sự lưu hành của virus cúm gia cầm H5N1 trên đàn gà được tiêm phòng vaccine trong năm 2006 - 2007 39 39 39 2.2. NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU 39 2.2.1. 2.2.2. 2.2.3. 2.2.4. 2.2.5. Đối tượng nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu Vaccine Các hoá chất dùng trong xét nghiệm Các trang thiết bị và cơ sở vật chất 39 40 40 41 42 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42 2.3.1. 2.3.2. 2.3.3. Giám sát lâm sàng - Điều tra một số chỉ tiêu liên quan đến chăn nuôi và dịch cúm gia cầm của đàn gà ở 4 cơ sở sau khi tiêm phòng vaccine Giám sát huyết thanh - Đánh giá mức độ đáp ứng miễn dịch của đàn gà tại 4 cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia ở các thời điểm 1, 2, 3, 4 tháng sau khi tiêm phòng vaccine cúm gia cầm H5N1 Giám sát virus - Kiểm tra sự lưu hành của virus cúm H5N1 trong đàn gà được tiêm phòng vaccine bằng phản ứng RT - PCR 42 42 47 2.4. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 49 Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vii vii CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 50 3.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GIA CẦM VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CHỐNG DỊCH CỦA CÁC CƠ SỞ CHĂN NUÔI GÀ GIỐNG QUỐC GIA GIAI ĐOẠN NĂM 2006 - 2007 50 3.1.1. 3.1.2. 3.1.3. Đặc điểm, tình hình chăn nuôi của các cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia Kết quả thực hiện chương trình tiêm phòng vaccine cúm gia cầm H5N1 cho đàn gà của 4 cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia trong 2 năm 2006 - 2007 Công tác phòng chống dịch cúm gia cầm của 4 cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia 50 53 56 3.2. 3.3. KẾT QUẢ GIÁM SÁT LÂM SÀNG TRÊN ĐÀN GÀ SAU KHI TIÊM VACCINE CÚM GIA CẦM H5N1 TẠI CÁC CƠ SỞ CHĂN NUÔI GÀ GIỐNG QUỐC GIA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA ĐÀN GÀ GIỐNG Ở CÁC THỜI ĐIỂM KHÁC NHAU KHI ĐƯỢC TIÊM PHÒNG ĐẦY ĐỦ 2 MŨI VACCINE CÚM GIA CẦM TRONG 2 NĂM 2006 - 2007 56 58 3.3.1. 3.3.2. 3.3.3. Giám sát huyết thanh và virus cúm H5 của đàn gà trước khi tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1 tại 4 cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia Kết quả nghiên cứu đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch của đàn gà khi được tiêm phòng đầy đủ 2 mũi vaccine cúm gia cầm H5N1 năm 2006 Kết quả nghiên cứu đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch của đàn gà khi được tiêm phòng đầy đủ 2 mũi vaccine cúm gia cầm H5N1 năm 2007 59 60 68 Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………viii viii 3.3.4. 3.3.5. So sánh hiệu giá kháng thể trung bình trong huyết thanh của đàn gà tại 4 cơ sở giống quốc gia sau khi tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1 trong 2 năm 2006 - 2007 Tỷ lệ bảo hộ của đàn gà sau khi tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1 tại 4 cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia trong 2 năm 2006 - 2007 76 79 3.4. KIỂM TRA SỰ CÓ MẶT CỦA VIRUS CÚM GIA CẦM H5N1 TRÊN ĐÀN GÀ ĐƯỢC TIÊM PHÒNG VACCINE TRONG 2 NĂM 2006 - 2007 82 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 85 1. 2. KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ 85 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ix ix DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AGP :Agar gel precipitation AI :Avian Influenza ARN :Acid ribonucleic CTCPGC :Công ty Cổ phần Giống Gia cầm ELISA :Enzime Linked Immunosozbent Assay FAO :Food and Agriculture Organisation H :Hemagglutinin HGKTTB :Hiệu giá kháng thể trung bình HA :Hemagglutination test HI :Hemagglutination Inhibition test HPAI :Highly Pathogenic Avian Influenza N :Neuraminidase NK :Nature kill NN&PTNT :Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn LPAI :Lowly Pathogenic Avian Influenza OIE :Office International de Epizooties PBS :Phosphate Buffered Saline RT - PCR :Reverce Transcription Polymerase Chain Reaction TTNCGC :Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm WHO :World Health Organisation Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………x x DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG TÊN BẢNG Trang Bảng 3.1. Kết quả điều tra cơ cấu đàn gà giống tại 4 cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia năm 2006 - 2007 51 Bảng 3.2. Kết quả theo dõi tiêm phòng vaccine cúm gia cầm H5N1 cho đàn gà tại 4 cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia trong 2 năm 2006 - 2007 55 Bảng 3.3. Kết quả theo dõi độ an toàn của đàn gà giống tại 4 cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia sau khi tiêm vaccine cúm gia cầm 1 tháng trong năm 2006 57 Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể và sự có mặt của virus cúm H5 trong đàn gà giống trước khi tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1 tại 4 cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia 60 Bảng 3.5. Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể kháng virus cúm H5 trong huyết thanh gà ở các thời điểm sau khi tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1 tại Trại gà Liên Ninh năm 2006 61 Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể kháng virus cúm H5 trong huyết thanh gà ở các thời điểm sau khi tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1 tại TTNCGC Thụy Phương năm 2006 63 Bảng 3.7. Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể kháng virus cúm H5 trong huyết thanh gà ở các thời điểm sau khi tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1 tại CTCPGGC Ba Vì năm 2006 65 Bảng 3.8. Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể kháng virus cúm H5 trong huyết thanh gà ở các thời điểm sau khi tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1 tại CTCPGGC Lương Mỹ năm 2006 66 Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………xi xi Bảng 3.9. Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể kháng virus cúm H5 trong huyết thanh gà ở các thời điểm sau khi tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1 tại Trại gà Liên Ninh năm 2007 69 Bảng 3.10. Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể kháng virus cúm H5 trong huyết thanh gà ở các thời điểm sau khi tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1 tại TTNCGC Thụy Phương năm 2007 71 Bảng 3.11. Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể kháng virus cúm H5 trong huyết thanh gà ở các thời điểm sau khi tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1 tại CTCPGGC Ba Vì năm 2007 72 Bảng 3.12. Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể kháng virus cúm H5 trong huyết thanh gà ở các thời điểm sau khi tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1 tại CTCPGGC Lương Mỹ năm 2007 74 Bảng 3.13. Tổng hợp kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể kháng virus H5 trong huyết thanh gà sau khi tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1 trong 2 năm 2006 - 2007 77 Bảng 3.14. Tổng hợp tỷ lệ bảo hộ của đàn gà ở các thời điểm sau khi tiêm vaccine tại 4 cở sở chăn nuôi gà giống quốc gia trong 2 năm 2006 - 2007 80 Bảng 3.15. Kết quả kiểm tra sự có mặt của virus cúm H5 trong dịch ngoáy ổ nhớp của gà sau khi tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1 tại 4 cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia năm 2006 - 2007 bằng kỹ thuật RT - PCR 83 Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………xii xii DANH MỤC CÁC HÌNH HÌNH TÊN HÌNH Trang Hình 1.1. Hình thái virus cúm gia cầm dưới kính hiển vi điện tử 10 Hình 1.2. Cấu trúc virus cúm H5N1 11 Hình 1.3. Cấu trúc phân đoạn sợi ADN của virus cúm H5N1 12 Hình 1.4. Các kiểu đột biến 15 Hình 2.1. Vaccine phòng bệnh cúm gia cầm H5N1 - Trung Quốc 40 Hình 2.2. Phản ứng ngưng kết hồng cầu (HA) 45 Hình 2.3. Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) 46 Hình 3.1. Tổng số lượng gà của 4 cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia trong 2 năm 2006 - 2007 53 Hình 3.2. Biến động HGKTTB và độ dài miễn dịch của đàn gà tại các cơ sở giống quốc gia sau khi tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1 năm 2006 67 Hình 3.3. Biến động HGKTTB và độ dài miễn dịch của đàn gà tại các cơ sở giống quốc gia sau khi tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1 năm 2007 75 Hình 3.4. So sánh HGKTTB trong huyết thanh của đàn gà ở các thời điểm sau khi tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1 tại 4 cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia trong 2 năm 2006 - 2007 79 Hình 3.5. So tỷ lệ bảo hộ của đàn gà ở các thời điểm sau khi tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1 tại 4 cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia trong 2 năm 2006 - 2007 82 Hình 3.6. Kết quả kiểm tra dịch ổ nhớp (swab) của đàn gà tại các cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia bằng phản ứng RT - PCR 84 Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hiện nay, ngành chăn nuôi gia cầm của Việt Nam, đặc biệt là chăn nuôi gà đang giữ một vị trí quan trọng, cung cấp một phần đáng kể thịt và trứng cho nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng của nhân dân. Trong những năm gần đây, chúng ta thường xuyên nhập gia cầm giống, trứng gia cầm giống nhằm phát triển chăn nuôi trong nước. Tuy nhiên, việc nhập gia cầm và các sản phẩm của gia cầm luôn là nguy cơ lây lan dịch bệnh từ nước ngoài vào nước ta. Một trong những bệnh gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi gia cầm hiện nay, đang được Việt Nam cũng như thế giới quan tâm đó là cúm gia cầm. Bệnh Cúm gia cầm thể độc lực cao (HPAI - Highly Pathogenic Avian Influenza) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm có tốc độ lây lan nhanh, với tỷ lệ chết cao trong đàn gia cầm nhiễm bệnh. Căn bệnh do virus thuộc họ Orthromyxoviridae gây ra (Easterday, 1997) [33], là virus ARN phân mảnh có khả năng đột biến mạnh. Vì thế, bệnh cúm gia cầm đã được tổ chức Dịch tễ thế giới OIE (Office International des Epizooties ) xếp vào bảng A - Bảng danh mục các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất của động vật. Bệnh cúm gia cầm được phát hiện vào năm 1878 tại Italia, sau đó đã xảy ra ở khắp nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, bệnh cúm gia cầm xảy ra vào cuối năm 2003 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng mạnh đến đời sống xã hội, làm thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi gia cầm. Trước khi dịch cúm xảy ra tổng đàn gia cầm trong cả nước là 261 triệu con, trong đó có 192 triệu gà và khoảng 68,8 triệu thuỷ cầm khác chủ yếu là vịt. Cho đến nay, cúm gia cầm đã xảy ra với 5 đợt dịch lớn. Ước tính thiệt hại do tiêu huỷ số gia cầm và nghi bệnh năm 2004 là 60 triệu con gia cầm các loại (Cục Thú y, 2005) [11]. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2 2 Sự nguy hại của bệnh cúm gia cầm không phải chỉ gây tỷ lệ chết cao ở gia cầm, mà đặc biệt virus cúm chủng H5N1 hiện nay có nguy cơ lây truyền bệnh cho gia súc, người và thậm chí có thể gây chết người. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới đã có 328 người mắc bệnh cúm gia cầm và 200 người đã tử vong (trong đó Việt Nam có 47 trường hợp). Nhằm phòng chống và khống chế tốt dịch cúm gia cầm, ngoài các biện pháp về an toàn sinh học trong chăn nuôi như kiểm tra chặt chẽ nguồn gốc gia cầm, vệ sinh, tiêu độc khử trùng trong chăn nuôi, kết hợp tiêu huỷ gia cầm nhiễm bệnh…Biện pháp đang thực hiện là sử dụng vaccine tiêm phòng để tạo đáp ứng miễn dịch chủ động chống lại bệnh cúm. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phê duyệt “Dự án sử dụng vaccine nhằm khống chế và thanh toán bệnh cúm gia cầm” giai đoạn I (2005 - 2006), giai đoạn II (2007 - 2008). Để việc tiêm phòng có hiệu quả, nước ta đã tiến hành nhập vaccine cúm gia cầm từ Trung Quốc tiêm phòng cho đàn gia cầm. Từ cuối năm 2005 đến nay, công tác tiêm phòng vaccine cúm gia cầm đã được triển khai ở hầu hết các địa phương và các cơ sở giống quốc gia trong phạm vi cả nước. Để có thể đưa ra những đánh giá sát thực về hiệu quả của việc tiêm phòng vaccine tại các cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia, nhất là khả năng đáp ứng miễn dịch của gà, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của gà tại một số cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia được sử dụng vaccine phòng chống cúm gia cầm H5N1” Từ kết quả của những nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng sẽ giúp các cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia có thể chủ động xây dựng lịch dùng vaccine phòng bệnh cúm gia cầm hợp lý và khoa học cho đàn gà của mình, đồng thời cũng giúp cho công tác phòng và chống cúm gia cầm ở nước ta ngày một tốt hơn. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3 3 2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI - Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của đàn gà được tiêm phòng vaccine cúm gia cầm H5N1 tại một số cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia. - Giám sát lâm sàng và kiểm tra sự lưu hành của virus cúm H5N1 trong đàn gà tại các cơ sở trên khi được tiêm vaccine phòng bệnh cúm gia cầm. - Đánh giá hiệu quả sử dụng vaccine H5N1 phòng bệnh cúm gia cầm. - Đánh giá tính khả thi của chương trình tiêm phòng vaccine cúm gia cầm cho đàn gà. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Các kết quả nghiên cứu về đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine cúm gia cầm H5N1 cho đàn gà tại một số cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia có thể được dùng làm tài liệu tham khảo, bổ sung thêm số liệu vào kết quả đánh giá hiệu quả của việc tiêm phòng trong công tác phòng chống dịch cúm gia cầm ở Việt Nam. - Các kết quả thu được sẽ là cơ sở để rút kinh nghiệm, định hướng và xây dựng kế hoạch cho chương trình tiêm phòng vaccine cúm gia cầm tại các cơ sở chăn nuôi gà giống khác trong phạm vi cả nước. 4. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Bao gồm các chủng loại gà giống ông bà, bố mẹ hướng thịt và hướng trứng đã tiêm vaccine phòng bệnh cúm gia cầm H5N1. 4.2. Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2006 đến năm 2007. 4.3. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu tại 4 cơ sở sau: + Trại gà Liên Ninh, Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm (TTNCGC)Vạn Phúc thuộc Viện Chăn nuôi quốc gia. + Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương thuộc Viện Chăn nuôi quốc gia. + Công ty Cổ phần Giống Gia cầm (CTCPGGC) Ba vì, Hà Tây. + Công ty Cổ phần Giống Gia cầm (CTCPGGC) Lương Mỹ, Hà Tây. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. LỊCH SỬ BỆNH CÚM GIA CẦM Bệnh cúm gia cầm (Avian Influenza - AI) đã được phát hiện và nói tới từ rất lâu trên thế giới. Năm 1878, bệnh cúm gia cầm được Porroncito mô tả lần đầu tiên ở Italy với tên gọi là bệnh “Dịch tả gia cầm” (Fowl plague). Đây là một bệnh rất nguy hiểm và gây tử vong rất cao ở đàn gia cầm. Đến năm 1901, Centanni và Savunozzi đã xác định được yếu tố gây bệnh dịch tả gà là căn nguyên siêu nhỏ có khả năng qua lọc (filterable agent) (Stubbs, 1965) [43]. Sau đó cho đến năm 1955, Schafer [41] cũng đã xác định được căn nguyên gây bệnh thuộc nhóm virus cúm type A thông qua kháng nguyên bề mặt H7N1 và H7N7 gây chết nhiều gà, gà tây và chim hoang ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Trung Cận Đông, Châu Phi. Năm 1963, virus cúm type A được phân lập từ gà tây ở Bắc Mỹ do loài thuỷ cầm di trú lây nhiễm virus vào đàn gà. Cuối thập kỷ 60, thấy phân type H1N1 ở lợn và có liên quan đến những ổ dịch ở gà tây với biểu hiện đặc trưng là những triệu chứng ở đường hô hấp và giảm đẻ. Mối liên hệ giữa lợn và gà tây là những dấu hiệu đầu tiên về virus cúm ở động vật có vú có thể lây nhiễm và gây bệnh cho gia cầm. Những nghiên cứu đều cho rằng virus cúm type A phân type H1N1 có ở lợn và truyền cho gà tây. Ngoài ra phân type H1N1 ở vịt còn truyền cho lợn (Trần Hữu Cổn, 2004) [9]. Năm 1971, Beard đã mô tả rất kỹ về virus gây bệnh và đặc điểm bệnh lý lâm sàng của gà trong các ổ dịch cúm gà, gà tây khá lớn xảy ra ở Mỹ mà chủng gây bệnh là H7N1. Từ năm 1960 đến năm 1979 bệnh được phát hiện ở Canada, Mexico, Arghentina, Brazin, Nam Phi, Italia, Pháp, Hà Lan, Australia, Anh, Nhật Bản, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5 5 Hồng Kông, các nước thuộc Liên hiệp Anh và Liên Xô, các nước vùng Trung Cận Đông (Phạm Sỹ Lăng, 2004) [20]. Đặc biệt ở Hồng Kông (1997) virus không chỉ gây bệnh cho gia cầm mà còn lây nhiễm và gây tử vong cho người (Tô Long Thành, 2005) [24]. Nhiều công trình nghiên cứu về bệnh cúm gia cầm lần lượt được công bố ở Australia năm 1975, ở Anh năm 1979, ở Ai Len năm 1983 - 1984, ở Mỹ năm 1983 - 1984 (Alexander và cộng sự, 1993) [29] . Các nghiên cứu này đã tập trung nghiên cứu về đặc điểm sinh học, bệnh học và dịch tễ học, các phương pháp chẩn đoán miễn dịch và biện pháp phòng chống bệnh. Ngày nay, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở khắp nơi với mức độ ngày càng nguy hiểm đối với các loài gia cầm và sức khoẻ của con người. Xuất phát từ lý do này đã thôi thúc Hiệp hội các nhà chăn nuôi gia cầm liên tục tổ chức các hội thảo chuyên đề về bệnh cúm gà (Lê Văn Năm, 2004) [21]. Hội thảo chuyên đề về bệnh cúm gia cầm lần đầu tiên tổ chức tại Beltsville MD vào năm 1981, lần thứ hai tổ chức tại Ailen vào năm 1987, lần thứ ba cũng tổ chức tại Ailen năm 1992. Đến nay, bệnh cúm gia cầm vẫn luôn là một trong những nội dung quan trọng trong các Hội nghị về dịch tễ trên Thế giới. 1.2. TÌNH HÌNH DỊCH CÚM GIA CẦM TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 1.2.1. Tình hình dịch cúm gia cầm trên Thế giới Dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở rất nhiều nơi trên thế giới. Vụ dịch xảy ra lần đầu tiên ở gia cầm được ghi nhận vào năm 1878 với tỷ lệ chết cao được gọi là bệnh “ Dịch tả gia cầm”. Năm 1959 bệnh xảy ra trên đàn gà ở Scotland do virus cúm A H5 gây ra (Cục Thú y, 2004) [10]. Nhiều tác giả đã cho rằng bệnh dịch nghiêm trọng nhất xảy ra đối với gia cầm là những chủng gây bệnh có độc lực cao thuộc subtype H5 và H7, như ở Scotland năm 1959 là H5N1, ở Mỹ năm 1983 - 1984 là H5N2 (Swayne và cộng sự, 2003) [44]. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6 6 Năm 1963, virus cúm type A được phân lập từ gà tây ở Bắc Mỹ do loài thuỷ cầm di trú lây truyền virus vào đàn gà. Từ cuối năm 2003, dịch cúm gia cầm đã xảy ra với quy mô lớn, diễn biến hết sức phức tạp và tốc độ bùng phát rất nhanh ở các nước Châu Á và đã lan sang các quốc gia khác. Cuối tháng 02/2004 đã có rất nhiều nước và vùng lãnh thổ công bố dịch cúm gia cầm do virus H5N1 gây ra trong đó có: Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, Hồng Kông và Việt Nam (Tô Long Thành, 2004) [23]. Bên cạnh các ổ dịch do virus cúm H5N1 nêu trên, còn có một số nước và vùng lãnh thổ cũng có các ổ dịch cúm gia cầm do các chủng virus khác gây ra như Pakistan do chủng H7N3 và H9N2, Canada do chủng H7N3, Mỹ do chủng H7N2, Nam Phi do chủng H6 và H5N2, Triều Tiên do chủng H7, Ai Cập do chủng H10N7. Sau khi dịch cúm gia cầm bùng phát một số nước công bố khống chế được dịch, một số nước lại bị tái phát trở lại, đây là lần đầu tiên trong lịch sử dịch cúm gia cầm xảy ra nhanh trên diện rộng và diễn biến phức tạp ở các nước Châu Á. Đến giữa năm 2005, dịch cúm gia cầm do H5N1 bắt đầu xuất hiện tại Kazakhstan, Nga rồi nhanh chóng lan rộng sang các nước khác ở khu vực Châu Âu như Rumani, Hy Lạp , Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan, rồi tràn sang Châu Phi và các nước khác thuộc khu vực Châu Á như ở vùng Vịnh, Trung Quốc và Iraq. Theo Đỗ Ngọc Thuý (2007) [27], chính dòng virus mới Âu - Phi là thủ phạm đã gây ra các trường hợp tử vong cho người Ai Cập và Iraq vào năm 2006, đã xâm nhập ít nhất là ba lần vào chủng EMA và đã phân chia thành ba dòng khác nhau, tiến hoá độc lập. Theo thống kê của Tổ chức Dịch tễ Thế giới - OIE (2006) [39], tính đến ngày 02 tháng 08 năm 2006 chủng virus độc lực cao H5N1 đã có mặt tại 51 Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7 7 quốc gia và vùng lãnh thổ trên hầu hết các Châu lục, tập trung chủ yếu ở Châu Á và Châu Âu. Theo báo Vietnam net ( http: //www.vietnamnet.vn ) ngày 28 tháng 11 năm 2006 trên thế giới dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 58 nước và vùng lãnh thổ. Ngoài những thiệt hại về kinh tế, dịch cúm gia cầm xảy ra còn gây tử vong rất nhiều người do virus cúm A H5N1 ở các quốc gia và vùng lãnh thổ như Azerbaijan, Campuchia, Trung Quốc, Ai Cập, Indonesia, Iraq, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và trong đó có Việt Nam. Số người chết do nhiễm cúm gia cầm ngày một tăng đã làm cho cộng đồng quốc tế lo ngại về nguy cơ xảy ra đại dịch cúm ở người. 1.2.2. Tình hình dịch cúm gia cầm ở Việt Nam Ở nước ta, dịch cúm gia cầm được thông báo lần đầu tiên vào cuối tháng 12 năm 2003 và đến nay đã được ghi nhận xảy ra gồm 5 đợt dịch lớn. * Đợt dịch thứ nhất: Từ tháng 12/2003 đến ngày 30/03/2004. Cuối tháng 12/2003, dịch cúm gia cầm thể độc lực cao với tác nhân gây bệnh do virus cúm gia cầm H5N1 đã xảy ra ở Việt Nam. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử bệnh được ghi nhận tại Việt Nam chủ yếu xuất hiện ở Hà Tây, Long An và Tiền Giang, sau đó dịch nhanh chóng lan rộng ra khắp các tỉnh thành. Chính vì thế nó có thể được coi là bệnh mới trên gia cầm ở nước ta. Đặc điểm của đợt dịch này là dịch lây lan rất nhanh, với nhiều ổ bệnh xuất hiện cùng một lúc tại nhiều địa phương khác nhau đã gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi gia cầm. Hầu hết các trại chăn nuôi gia cầm nằm ở những vùng không có dịch cũng gặp phải khó khăn trong việc duy trì đàn gia cầm dẫn đến việc phải tiêu hủy. Đợt dịch này đã làm cho gia cầm của 2.574 xã, phường thuộc 381 huyện, thị trấn của 57/61 tỉnh, thành phố của Việt Nam bị mắc bệnh (Cục Thú y, 2004) [10]. Tổng số gia cầm bị chết do bệnh và bị tiêu hủy là hơn 43,9 triệu con chiếm 16,8% tổng số gia cầm trong cả nước. Trong đó, gà là: 30,4 triệu con và thủy cầm là: 13,5 triệu con. Ngoài ra còn có 14,76 triệu con chim cút và các loại chim khác bị chết và bị tiêu hủy. Theo thống kê của Cục Thú y Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8 8 năm 2004 [10], cho thấy đến cuối đợt dịch ở Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long là những khu vực có tỷ lệ số xã, phường có gia cầm bị mắc bệnh cao nhất. Chỉ có 4 tỉnh là Tuyên Quang, Phú Yên, Khánh Hoà và Bình Thuận là không bị dịch. * Đợt dịch thứ hai: Từ tháng 4 đến tháng 11/2004. Các ổ dịch cúm gia cầm thể độc lực cao đã tái xuất hiện vào tháng 4 năm 2004 ở một số tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long. Trong đợt dịch tái phát lại này, các ổ bệnh chủ yếu xuất hiện ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và hầu như không có trại chăn nuôi theo quy mô lớn nào bị nhiễm bệnh. Dịch bệnh có khuynh hướng xuất hiện ở những vùng có chăn nuôi nhiều thủy cầm. Bệnh xuất hiện ở 46 xã, phường tại 32 quận, huyện, thị xã thuộc 17 tỉnh. Thời gian cao điểm nhất của đợt dịch là tháng 7 sau đó giảm dần, đến tháng 11 cả nước chỉ có một điểm phát dịch. Theo Bùi Quang Anh năm 2005 [2], cho thấy tổng số gia cầm bị tiêu hủy trong thời gian này là 84.078 con, trong đó có 59.999 gà, 8.132 vịt và 19.947 chim cút. * Đợt dịch thứ ba: Từ tháng 12/2004 đến tháng 06/2005. Trong đợt dịch này bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao đã xuất hiện ở 670 xã, phường tại 182 huyện, thị trấn thuộc 36 tỉnh thành phố (trong đó 15 tỉnh phía Bắc và 21 tỉnh phía Nam). Thời điểm xuất hiện các ổ dịch nhiều nhất là vào tháng 1/2005 với 143 ổ dịch xảy ra trên 31 tỉnh thành. Ở đợt dịch này có 470.495 con gà, 825.689 vịt, ngan và 551.029 chim cút đã chết hoặc bị tiêu hủy. Bệnh xuất hiện ở hầu khắp các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm, 2005) [3] . * Đợt dịch thứ tư: Từ tháng 10/2005 đến tháng 10/2006. Dịch tái phát ở một số tỉnh thành trên cả nước. Để ngăn ngừa đại dịch do virus cúm H5N1 gây ra, nhiều địa phương đã phải áp dụng các biện pháp quyết liệt như: Đề nghị phải tiêu diệt toàn bộ thủy cầm thả rông, đóng cửa rừng, đóng cửa các vườn chim, không nuôi gia cầm, chim cảnh trong nội thành. Trong nỗ lực Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9 9 khống chế dịch cúm gia cầm Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn đã ban hành lệnh cấm ấp mới thủy cầm đến hết tháng 2/2007. * Đợt dịch thứ năm: Từ ngày 06/12/2006 đến tháng 05/2007. Dịch tái phát lại ở rất nhiều tỉnh thành trong cả nước, nhưng tập trung chủ yếu ở 8 tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long. Đặc điểm của đợt dịch này là bệnh phát mạnh trên vịt nhất là ở các đàn vịt 1 đến 2 tháng tuổi chưa được tiêm phòng vaccine. Do ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long vẫn tồn tại tập quán chăn nuôi vịt thả rông trên các kênh rạch dẫn đến việc lây lan bệnh nhanh và mạnh, khó khống chế. Trong đợt dịch này thiệt hại chủ yếu là ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không áp dụng các biện pháp phòng dịch triệt để. Từ lý do này Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành quy định tiêm phòng và giám sát sau tiêm phòng vaccine cúm gia cầm cho tất cả các đàn gà, vịt trong phạm vi cả nước, nhằm hạn chế dịch bệnh xảy ra (Cục thú y, 2007) [12]. Nhìn chung qua các đợt dịch, chúng ta thấy rằng thiệt hại do bệnh cúm gia cầm gây ra là rất lớn, đã gây ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước. Ngoài ra còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động của xã hội đặc biệt là sức khỏe cộng đồng. 1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA VIRUS CÚM GIA CẦM Virus cúm gia cầm thuộc họ Orthomyxoviridae (Easterday, 1997) [33] là virus ARN phân mảnh có khả năng đột biến rất mạnh. Hiện nay họ Orthomyxoviridae gồm có một giống được tạo thành từ các virus cúm type A, B, C. Chỉ có virus cúm type A đã được phân lập từ gia cầm còn virus cúm type B, C gây cúm điển hình ở người và động vật. Cấu trúc sợi ARN chia làm 8 mảnh và nối với nhau nhờ các protein có vỏ bọc. Virus được bọc bên ngoài bằng các protein và có màng Lipit ở ngoài cùng. Bề mặt ngoài phủ bằng 2 hệ thống protein có các phản ứng ngưng kết hồng cầu và phản ứng trung hòa._. được kết hợp với nhau một cách riêng biệt (Kawaoka, 1988) [37]. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10 10 1.3.1. Hình thái, cấu trúc của virus cúm gia cầm Qua kính hiển vi điện tử tương phản âm, các virus họ Orthomyxoviridae có dạng gần như hình cầu hoặc các hạt mỏng, đường kính chung của hạt virus từ 80 - 100 nm (Easterday, 1997) [33]. Hình 1.1. Hình thái virus cúm gia cầm dưới kính hiển vi điện tử Cấu trúc di truyền của virus thuộc loại ARN sợi âm ở dạng đơn bào gồm 8 loại khác nhau (PB2, PB1, PA, HA, NP, NA, NS, M) mã hóa cho 10 loại protein khác nhau: PB2, PB1, PA, HA, NP, NA, NS1, NS2, M1 và M2 (Easterday, 1997) [33]. Đoạn ARN có trọng lượng nhỏ nhất mã hóa cho 2 loại protein không cấu trúc là NS1 và NS2, chúng dễ dàng tách được ở tế bào bị nhiễm. Các đầu 5’ và 3’ của hệ gen chứa những chuỗi nucleotit bảo tồn về thành phần có chức năng là promotor khởi động sao chép của hệ gen virus. Tất cả 8 đoạn của sợi ARN có thể tách và phân biệt dễ dàng qua phương pháp điện di. - Phân đoạn 1 - 3: Mã hóa cho protein PB1, PB2 và PA là các protein có chức năng là enzim polymerase tổng hợp axit Ribonucleic nguyên liệu cho hệ gen và các ARN thông tin tổng hợp protein của virus (Biswas và cộng sự, 1996) [30]. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………11 11 Hình 1.2. Cấu trúc virus cúm H5N1 Nguồn: [www.biolog.p/ptasia-grypa-5.htm] - Phân đoạn 4: Mã hóa cho protein Hemagglutilin (HA) là một protein bề mặt cắm gốc vào bên trong, có chức năng bám dính vào thụ thể của tế bào, có khả năng gây ngưng kết hồng cầu, có khả năng hợp nhất vỏ virus với màng tế bào bị nhiễm và tham gia phản ứng trung hòa virus (Bosch và cộng sự, 1979) [31]. HA là polypeptit gồm 2 chuỗi HA1 và HA2 nối với nhau bằng đoạn oligopeptit ngắn, thuộc loại hình mô type riêng đặc trưng cho các subtype H (H1 - H16) trong tái tổ hợp tạo nên biến chủng (Vey và cộng sự, 1992) [46]. Mô type của chuỗi oligopeptit này chứa một số axit amin cơ bản làm khung, thay đổi đặc hiệu theo từng loại hình subtype H. Sự thay đổi thành phần của chuỗi nối quyết định độc lực của virus thuộc biến chủng mới (Lê Thanh Hoà, 2004) [17]. - Phân đoạn 5: Mã hóa cho protein Nucleoprotein (NP) một loại protein được phosphoryl hóa, có biểu hiện tính kháng nguyên đặc hiệu nhóm Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………12 12 (Group - Specific), tồn tại trong hạt virion trong dạng liên kết với mỗi phân đoạn ARN nên loại NP còn được gọi là Ribonucleo protein. - Phân đoạn 6: Mã hóa cho protein enzim Neuraminidase (NA), có chức năng làm một enzim phân cắt HA sau khi virus vào bên trong tế bào nhiễm. - Phân đoạn 7: Mã hóa cho 2 tiểu phần protein đệm (Matrix protein) M1 và M2 là protein màng không được glycosyl hóa, có vai trò làm đệm bao bọc lấy ARN hệ gen. Theo nghiên cứu của Holsinger và cộng sự năm 1994 [34], cho thấy M2 là một tetramer có chức năng tạo khe H+ giúp cởi vỏ virus sau khi xâm nhập vào tế bào cảm nhiễm. M1 có chức năng tham gia vào quá trình tổng hợp và nảy mầm của virus. - Phân đoạn 8: Có độ dài ổn định (890 nucleotit) mã hóa cho 2 tiểu phần protein không cấu trúc NS1 và NS2 có chức năng chuyển ARN từ nhân ra kết hợp với M1, kích thích phiên mã, chống interfron. Hình 1.3. Cấu trúc phân đoạn sợi ADN của virus cúm H5N1 Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………13 13 Các phân đoạn này được nối với nhau nhờ nucleocapsit có cấu trúc đối xứng xoắn, tạo vòm ở giới hạn cuối của mỗi phân đoạn, và liên kết với nhau qua các cầu nối peptit. Bề mặt ngoài màng phủ bằng 2 hệ thống protein (HA và NA) có các phản ứng ngưng kết hồng cầu và phản ứng trung hòa được kết hợp với nhau một cách riêng biệt (Ngọc Lan, 2005) [19]. Dựa trên cơ sở xác định đặc tính glycoprotein bề mặt, yếu tố ngưng kết hồng cầu (Hemagglutinin - HA) và trung hòa (Neuraminidase - NA) là những kháng nguyên có vai trò quan trọng trong miễn dịch bảo hộ và có tính đa dạng cao mà virus cúm type A được định phân type (World Health Organization (1980) [47]. Đến nay virus cúm type A chia thành 16 phân type trên cơ sở kháng nguyên liên kết HA (H1 - H16) và 9 kháng nguyên NA (N1 - N9). Trong mỗi phân type lại có nhiều chủng virus khác nhau trong đó các virus cúm lưu hành ở người đã được biết gồm 3 subtype HA (H1, H2 và H3) và 2 subtype NA (N1 và N2). Đối với gia cầm chỉ có phân type H5 và H7 của virus cúm là có độc lực cao mặc dù có rất nhiều chủng cũng thuộc 2 phân type này phân lập từ chim có độc lực thấp (Trần Thị Thu, 2006) [26]. Các chủng virus gây bệnh trầm trọng trên gà được gọi là chủng gây bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao (HPAI) với tỷ lệ chết có thể lên tới 100%. Khi phân tích trình tự nucleotit 8 đoạn ARN của 9 chủng virus cúm H5N1 được phân lập từ người, chim cút, gà và vịt trong đợt dịch xảy ra cuối năm 2003 và đầu năm 2004 và lập cây phả hệ của chúng, tác giả Nguyễn Tiến Dũng cùng các cộng sự năm 2004 [13] đã kết luận rằng: - Các chủng virus cúm H5N1 lưu hành ở Việt Nam đều giống nhau và có cùng nguồn gốc. - Mặc dù chưa biết nguồn gốc của 2 đoạn M và NP, các đoạn gen của virus đều đã được phát hiện và công bố ở Trung Quốc trước khi xảy ra dịch cúm ở nước ta. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………14 14 - Như vậy có thể kết luận rằng virus cúm H5N1 ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc và virus lưu hành ở nước ta chỉ có một loại xuất phát từ một ổ dịch ban đầu. Việc virus này được đưa vào Việt Nam theo con đường nào chưa được xác định chính xác nhưng đã có giả thiết cho rằng việc nhập lậu gia cầm bị nhiễm từ nước ngoài vào nước ta là một trong các nguyên nhân gây ra dịch. Ngoài ra, với đặc điểm khí hậu ấm áp và có nhiều sông ngòi, các loài chim và thủy cầm di cư thường xuyên ra vào Việt Nam nên chúng cũng có thể là tác nhân gây bệnh cơ giới. 1.3.2. Thành phần hóa học của virus cúm gia cầm ARN của virus chiếm 0,8 - 1,1%; protein: 70 - 75%; Lipit: 20 - 24% và 5 - 8 % hidrocacbon. Lipit tập trung ở màng virus và chủ yếu là Lipit có gốc phospho, số còn lại là Cholesterol, glucolipit và một ít hidrocacbon gồm các loại men galactose, manose, ribose, fruccose, glucosamin. Thành phần chính Protein của virus chủ yếu là glycoprotein. 1.3.3. Biến đổi về tính kháng nguyên của virus cúm gia cầm Virus cúm có đặc tính đặc trưng khác hẳn so với các loại virus khác là chúng thường có sự biến đổi về tính kháng nguyên diễn ra liên tục. Sự thay đổi tính kháng nguyên này, được thể hiện bằng sự thay đổi về các protein có khả năng kích thích sinh đáp ứng miễn dịch trên bề mặt virus cúm, thực chất là hệ quả của quá trình biến đổi (hay còn gọi là đột biến) của bộ gen của virus. Sự biến đổi kháng nguyên cho phép virus có khả năng thích nghi cao để tồn tại, nhưng với con người đây là điều rất nguy hiểm, vì biến đổi kháng nguyên sẽ tạo ra những biến thể virus mới nguy hiểm. Điều mà cả loài người đang lo sợ là một chủng virus mới có khả năng lây nhanh như virus cúm người và sức tấn công mãnh liệt như virus cúm gà, lúc đó sẽ xảy ra trận đại dịch gây chết rất nhiều người như vụ dịch năm 1918 ở Tây Ban Nha đã làm chết hơn 40 triệu người. Người ta ghi nhận hai khả năng đột biến của virus cúm đó là: Đột biến điểm và đột biến do tái tổ hợp di truyền. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………15 15 Hình 1.4. Các kiểu đột biến Đột biến điểm (Drift): A/Wuhan/95 (H3N2) → A/Sydney/96 (H3N2) Đột biến do tái tổ hơp di truyền (Shift): (H2N2) → A/Hongkong/68 (H3N2 * Đột biến điểm (còn gọi là đột biến ngẫu nhiên hoặc hiện tượng trôi trượt hoặc lệch lạc về kháng nguyên - Antigenic drift): Đột biến điểm là kiểu đột biến xảy ra thường xuyên, đặc biệt là đối với kháng nguyên H và kháng nguyên N. Hàng năm, có thể phát hiện những sự thay đổi nhỏ về trình tự nucleotit của gen mã hoá cho kháng nguyên H và kháng nguyên N của một virus cúm. Hiệu quả của biến dị điểm là ở chỗ nếu như quá trình dập dịch không triệt để, virus vẫn tồn tại trong đàn gia cầm và biến đổi. Kết quả là virus ở giai đoạn đầu của ổ dịch sẽ khác với virus xuất hiện ở các giai đoạn sau. Gia cầm (kể cả các động vật khác, trong đó có người) có thể mắc các virus biến dị này với hậu quả khó lường. * Đột biến do tái tổ hợp di truyền (còn gọi là đột biến thay đổi bản chất kháng nguyên - Antigenic shift): Đột biến này là sự tái tổ hợp di truyền xảy ra định kỳ trong đó có sự sắp xếp lại các nucleotit do sự trộn lẫn hai bộ gen của virus cúm khác nhau. Điều đó đã tạo nên những sai khác cơ bản về bộ gen của virus đời con so với virus bố mẹ và và virus đời con, mặc dù vẫn là virus cúm, nhưng lại là một virus hoàn toàn khác lạ. Vì vậy, do kiểu gen của virus type A gồm 8 đoạn nên về lý thuyết từ 2 virus bố mẹ có thể xuất hiện 256 kiểu kết hợp khác nhau của các virus thế hệ sau. Trong thực tế, sự kết hợp này đã phân lập được từ gia cầm 117 trường hợp. Từ kết quả trên cho thấy chúng ta cần giám sát các chủng virus cúm đang lưu hành một cách hệ thống và thường Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………16 16 xuyên bởi những đột biến quan trọng có thể xảy ra đột ngột, bất kỳ thời điểm nào. Việc lưu hành nhiều loại virus cùng lúc, sẽ tạo điều kiện cho sự trao đổi gen của các loại virus tạo ra virus mới. 1.3.4. Độc lực của virus cúm gia cầm Độc lực của virus cúm gia cầm có sự dao động lớn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để đánh giá độc lực của virus cúm, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp gây bệnh cho gà 3 - 6 tuần tuổi bằng cách tiêm vào tĩnh mạch 0,2ml nước trứng đã được gây nhiễm virus với tỷ lệ pha loãng 1/10. Sau đó đánh giá mức độ nhiễm bệnh của gà để cho điểm (chỉ số IVPI). Điểm tối đa là 3 điểm và đó là virus có độc lực cao nhất. Theo Quy định của Tổ chức Dịch tễ Thế giới (OIE) năm 1992 [38], bất cứ virus cúm nào có chỉ số IVPI > 1,2 trên gà 6 tuần tuổi, hoặc bất kỳ virus cúm nào thuộc subtype H5 hoặc H7 có trình tự axit amin trùng với trình tự axit amin của chủng độc lực cao là thuộc loại - HPAI (Highly Pathogenic Avian Influenza). Căn cứ vào độc lực, các nhà khoa học đã thống nhất chia độc lực của virus cúm ra làm 3 loại: + Virus có độc lực cao: Sau 10 ngày tiêm tĩnh mạch cho gà, virus phải làm chết 75% - 100% số gà thực nghiệm. Khi phân lập từ gà bệnh, virus phát triển tốt và gây bệnh tích tế bào trong môi trường nuôi cấy tế bào không có Tripsin. Riêng đối với chủng virus H5 và H7 độc lực thấp, nếu mọc tốt trên môi trường tế bào không có Tripsin, trình tự axit amin trùng với trình tự axit amin của đoạn H chủng độc lực cao thì được xác định là chủng độc lực cao. + Virus có độc lực trung bình: Là những chủng virus gây dịch cúm gà với triệu chứng lâm sàng rõ rệt nhưng gây chết gà không quá 15% số gà bị nhiễm bệnh tự nhiên hoặc không gây quá 20% số gà mẫn cảm thực nghiệm. + Virus có độc lực thấp (nhược độc): Là những virus phát triển tốt trong cơ thể gà, có thể gây ra dịch nhưng không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt, không tạo bệnh tích đại thể và không làm chết gà. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………17 17 Trong thực tế người ta chia virus cúm gà ra làm 2 loại: Loại virus có độc lực thấp - LPAI (Lowly Pathogenic Avian Influenza) và loại virus có độc lực cao - HPAI (Highly Pathogenic Avian Influenza). Cho đến nay người ta thừa nhận chỉ có 2 biến chủng virus có cấu trúc kháng nguyên H5, H7 được coi là loại có độc lực cao gây bệnh ở gia cầm, nhưng không phải tất cả các chủng mang gen H5, H7 đều gây bệnh. Các vụ dịch lớn xảy ra đều do virus HPAI gây ra thường là virus có kháng nguyên H5, H7 và H9. Thực tế chứng minh rằng các chủng có độc lực thấp trong quá trình lưu hành trong thiên nhiên và trong đàn thuỷ cầm có thể đột biến nội gen hoặc đột biến tái tổ hợp để trở thành các chủng có độc lực cao - HPAI (Collins, 2002) [32]. 1.3.5. Nuôi cấy và lưu giữ virus cúm gà Virus cúm gà phát triển tốt trên phôi gà 9 - 11 ngày tuổi. Trong dịch niệu của phôi gà tập trung khá nhiều virus và có thể lưu giữ được vài tuần ở điều kiện 40C. Khả năng tồn tại và gây bệnh của virus rất cao nếu ta bảo quản dịch niệu đó ở - 700C hoặc cho đông khô. Virus cúm gà cũng phát triển tốt trong tế bào xơ phôi gà CEF - (Chicken Embryo Fibroblast) và tế bào dòng có nguồn gốc thận chó MDCK - (Madin Darby Canine Kidney cell) với điều kiện môi trường nuôi cấy tế bào không chứa Trypsin (Ninh Văn Hiểu, 2006) [16]. 1.3.6. Sức đề kháng của virus cúm gia cầm Virus cúm gia cầm tương đối nhạy cảm với các tác nhân vật lý hoá học dễ dàng bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao, (56oC trong 3 giờ, 60oC trong 30 phút và 70oC virus bị chết ngay). Điểm đẳng điện của virus tương ứng với pH = 5,3; ở khu vực axit, độc tính của virus giảm nhanh hơn khu vực kiềm. Ở nhiệt thấp, virus vẫn có thể tồn tại trong phân ít nhất là 3 tháng. Trong nước, virus có thể sống tới 4 ngày ở nhiệt độ 30oC và trên 30 ngày ở Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………18 18 nhiệt độ 0oC, vô hạn định ở nơi nguyên liệu bị đông lạnh. Trong phủ tạng gia cầm, virus tồn tại từ 24 - 39 ngày, ánh sáng chiếu trực tiếp virus sống được 40 giờ còn chiếu bình thường thì sống được 15 ngày. Do virus cúm gia cầm có vỏ bọc ngoài là Lipit nên chúng mẫn cảm với các chất dung môi và chất tẩy rửa như formaldehyde, β - propiolacton, ethyle, sau khi tẩy vỏ các hoá chất như phenolic, NH4, natrihypochlorit, axit loãng và hydroxylanine có thể phá huỷ virus cúm gia cầm. Người ta thường dùng các chất này như là các chất sát trùng hữu hiệu để tổng tẩy uế chuồng trại, dụng cụ và các thiết bị chăn nuôi khi cơ sở chăn nuôi có nguy cơ bị đe doạ bởi dịch cúm gia cầm. 1.4. MIỄN DỊCH CHỐNG BỆNH CÚM GIA CẦM Cũng như miễn dịch chống lại các bệnh khác, miễn dịch chống bệnh cúm gia cầm bao gồm: Miễn dịch tự nhiên (miễn dịch không đặc hiệu) và miễn dịch đặc hiệu. 1.4.1. Miễn dịch tự nhiên Gia cầm cũng như các vật chất sống khác đều có cơ chế phòng chống tự nhiên. Những hàng rào vật lý như da hoặc hệ lông nhầy bình thường ngăn cản tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, gia cầm bảo vệ trước hết bằng miễn dịch không đặc hiệu nhằm ngăn cản hoặc giảm số lượng và khả năng gây bệnh của chúng. Miễn dịch tự nhiên không đặc hiệu có vai trò quan trọng khi miễn dịch đặc hiệu chưa phát huy tác dụng. Hệ thống miễn dịch tự nhiên không đặc hiệu của gia cầm rất phát triển bao gồm: * Hàng rào vật lý Hàng rào vật lý như da, niêm mạc và các dịch tiết có tác dụng bảo vệ cơ thể ngăn cản tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Khi mầm bệnh xâm nhập qua hàng rào da và niêm mạc nó gặp phải hàng rào hoá học là kháng thể dịch thể tự nhiên không đặc hiệu. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………19 19 - Bổ thể là phần quan trọng và nhạy cảm của hệ phòng thủ chống lại mầm bệnh hiện diện trong huyết tương của gia cầm. Bổ thể có tác dụng làm tan màng vi khuẩn, làm tăng khả năng thực bào của đại thực bào, opsinin hoá. Bổ thể còn có vai trò nhất định trong cơ chế đáp ứng miễn dịch đặc hiệu (nhiều trường hợp sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể cần sự có mặt của bổ thể) (Nguyễn Như Thanh, 1997) [22]. - Interferol (IFN) do nhiều loại tế bào tiết ra nhưng nhiều nhất là tế bào diệt tự nhiên (NK). Khi interferol được sản sinh ra, nó gắn vào tế bào bên cạnh và cảm ứng tế bào đó sản sinh ra protein kháng virus (Antivirus protein - AVP), làm cho virus có xâm nhập vào trong tế bào nhưng cũng không nhân lên được. * Hàng rào tế bào - Tiểu thực bào, quan trọng nhất là bạch cầu đa nhân trung tính chiếm 60% - 70% tổng số bạch cầu ở máu ngoại vi, nó thực bào những phân tử nhỏ và vi khuẩn ngoài tế bào. - Đại thực bào là các tế bào lớn có khả năng thực bào, khi được hoạt hoá nó sẽ nhận biết và loại bỏ các vật lạ. Ngoài ra, nó còn giữ vai trò quan trọng trong sự trình diện kháng nguyên tới tế bào T và kích thích tế bào T sản sinh ra IL-1. Đại thực bào còn tiết ra interferol có hoạt tính kháng virus, lysozyme và các yếu tố khác có tác dụng kích thích phản ứng viêm. - Các tế bào diệt tự nhiên (NK) là một quần thể tế bào lympho có nhiều hạt với kích thước lớn. Các tế bào này có khả năng tiêu diệt các tế bào đã bị nhiễm virus và các tế bào đích đã biến đổi, nó còn tiết ra interferol làm tăng khả năng thực bào của đại thực bào. Những tế bào diệt tự nhiên của gia cầm là tế bào lympho hạt lớn gây nên sự phá huỷ của tế bào đích gắn kháng thể. Ở gia cầm tế bào diệt tự nhiên có thể tái tạo ở nhiều nơi như lách, máu và ruột… là một phần của hệ thống bảo vệ. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………20 20 1.4.2. Miễn dịch đặc hiệu Những mầm bệnh vượt qua hàng rào vật lý hoặc cơ chế phòng vệ miễn dịch tự nhiên sẽ kích thích một đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. Miễn dịch đặc hiệu có tính đặc hiệu cao đối với tác nhân kích thích đặc hiệu. Khi kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể đặc hiệu để loại trừ kháng nguyên đó. Kháng thể đặc hiệu có thể là dịch thể hoặc có thể là tế bào, đó là các lympho T mẫn cảm. Một số tế bào limpho sau khi nhận biết kháng nguyên sẽ thành thục thành tế bào limpho nhớ (Ian Tizard, 1982) [35]. Những tế bào nhớ có đáp ứng đối với lần phơi nhiễm sau, đối với cùng mầm bệnh bằng cách kích thích một đáp ứng miễn dịch có tính đặc hiệu cao và rất nhanh chóng. Tính hiệu quả chống bệnh của một vaccine phụ thuộc vào các phản ứng của hệ miễn dịch với vaccine. Tế bào T, các tế bào chính của hệ miễn dịch trung gian tế bào, nhận biết kháng nguyên lạ sau khi kháng nguyên đã được xử lý bởi các tế bào trình diện kháng nguyên. Đáp ứng tế bào lympho T gây độc có thể làm giảm sự bài thải các virus cúm có độc lực thấp (LPAI) nhưng liệu chúng có khả năng bảo vệ chống lại các virus có độc lực cao (HPAI). Theo nghiên cứu của Seo và cộng sự năm 2001 [42], cho thấy virus H9N2 có khả năng bảo hộ chéo chống lại virus H5N1 thông qua miễn dịch tế bào. Hầu hết các loại kháng nguyên kích thích miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào, mặc dù kiểu miễn dịch tối ưu nhất cho phòng vệ có thể khác nhau đối với từng loại (Seo và cộng sự, 2001) [42]. Các chủng virus cúm có thể bị tác động trực tiếp của đáp ứng miễn dịch ở những gia cầm bị nhiễm. Miễn dịch chống lại NA đóng vai trò bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhiễm của virus do kháng thể chống NA ngăn cản virus chui ra khỏi các tế bào đã bị nhiễm. Chính vì vậy người ta chia miễn dịch đặc hiệu ra thành 2 loại: Miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………21 21 * Miễn dịch dịch thể Miễn dịch dịch thể do các tế bào lympho B đảm nhiệm. Các lympho bào bắt nguồn từ tế bào nguồn ở tuỷ xương đi tới túi Fabricius, ở đây chúng được biệt hoá để trở thành các lympho B, sau đó di tản đến các cơ quan lympho ngoại biên. Các tế bào lympho B khu trú ở các tâm điểm mầm và vùng tuỷ của lách, hạch lâm ba. Trong hạch lâm ba, các tế bào lympho B có thể gặp một kháng nguyên và nhận biết kháng nguyên đó bởi các kháng thể có trên bề mặt của chúng. Tế bào B có thể nhận dạng kháng nguyên khi nó tương tác với globulin miễn dịch nhô ra trên bề mặt tế bào. Sau khi nhận biết kháng nguyên và được kích thích bởi các cytokines do tế bào T tiết ra, các tế bào lympho B được biệt hoá thành tương bào (plasma) để sản sinh kháng thể (Ian Tizard, 1982) [35]. Chúng tiết ra các loại glubulin miễn dịch (Ig) gồm có 3 lớp chính là IgA, IgG, IgM. Đáp ứng của kháng thể khi gặp kháng nguyên lần đầu tiên được gọi đáp ứng tiên phát (sơ cấp). Sau khi xuất hiện vài ngày, hàm lượng kháng thể trong máu mới tăng và các kháng thể đầu tiên chủ yếu là IgM. Đáp ứng tiên phát cũng có thể có IgG nhưng với hàm lượng thấp. Kháng thể dịch thể chỉ có tác dụng với virus khi nó còn ở ngoài tế bào, lớp IgM và IgG kết hợp với virus với sự tham ra của bổ thể làm tiêu diệt virus. Hai lớp kháng thể này còn ngăn virus không cho kết hợp với thụ thể (Recepter) trên bề mặt tế bào vật chủ tương ứng, ngăn cản sự hoà màng giữa vỏ virus và màng tế bào. Kháng thể dịch thể có thể hiện diện trong các loại dịch trong cơ thể nhưng thường được xác định (định lượng) trong huyết thanh. Ở gia cầm có 3 lớp chính là: + IgA là Ig quan trọng nhất trong miễn dịch thuộc màng nhầy và tập trung nhiều nhất ở các bề mặt nhầy. IgA bảo vệ màng nhầy chống lại các mầm bệnh đặc biệt là virus bằng cách trung hoà và ngăn cản sự liên kết của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………22 22 chúng với các điểm tiếp nhận trên bề mặt tế bào đích, không cho virus xâm nhập vào trong. + IgG của gia cầm lớn hơn của động vật có vú, thường được gọi là IgY. IgY có thể là tiền chất tổ tiên của IgE và IgG của động vật có vú. + IgM được tìm thấy trên bề mặt của hầu hết các tế bào B và là kháng thể được sản xuất ra đầu tiên trong phản ứng miễn dịch sơ cấp. Sau đó các tế bào chuyển sang sản xuất IgG hoặc IgA (sự chuyển lớp). Khả năng gắn kết kháng nguyên của kháng thể không thay đổi trong hoặc sau khi chuyển lớp. Các cytokin IL-4, TGF-β và IFN-γ kích thích tế bào trải qua sự chuyển lớp. Một đáp ứng miễn dịch điển hình của gia cầm bắt đầu bằng sự sản xuất ra IgM. Sau vài lần đáp ứng miễn dịch chuyển sang sản xuất IgY. IgG là kháng thể chính sinh ra trong miễn dịch thứ phát và chiếm ưu thế trong máu gia cầm. Kháng thể IgM có thể phát hiện ở gia cầm chỉ sau khi bị nhiễm 5 ngày trong khi kháng thể IgG chỉ được phát hiện ở 7 - 9 ngày sau khi bị nhiễm. Kháng thể IgA dường như rất yếu. Vịt thường có đáp ứng miễn dịch yếu và thiếu kháng thể kháng kháng nguyên HA cả trong trường hợp nhiễm tự nhiên và gây bệnh thực nghiệm. Một số nghiên cứu so sánh tính đáp ứng ở các loài chim khác nhau sử dụng nhiều loại kháng nguyên khác nhau cho thấy rằng việc tạo kháng thể mạnh hơn thường theo thứ tự: gà > gà lôi > gà tây > cút > vịt. Kết quả nghiên cứu của Tian và cộng sự năm 2005 [45] cho thấy vaccine cúm gia cầm H5N1 vô hoạt nhũ dầu có thể bảo hộ cho vịt chống lại virus. * Miễn dịch đặc hiệu qua trung gian tế bào Quá trình đáp ứng miễn dịch đặc hiệu qua trung gian tế bào do tế bào lympho T đảm nhiệm. Các lympho bào bắt nguồn từ tuỷ xương di chuyển đến tuyến ức, tại đó chúng được huấn luyện, biệt hoá thành tiền lympho T, rồi thành lympho T chưa chín, sau đó thành lympho T chín. Từ tuyến ức chúng di Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………23 23 tản đến các cơ quan lympho ngoại vi như các hạch lâm ba, các mảng Payers ở ruột hoặc tới lách. Khi đại thực bào đưa thông tin đến các lympho T, chúng tiếp nhận, biệt hoá trở thành nguyên bào lympho T rồi thành tế bào mẫn cảm với kháng nguyên có chức năng như một kháng thể đặc hiệu và gọi là kháng thể tế bào. Các lympho T thực hiện 2 chức năng quan trọng như sau: - Chức năng hỗ trợ: Do các lympho T có dấu ấn CD4 đảm nhiệm (TH) + Giúp đỡ các tế bào lympho B phát triển thành tương bào để sản xuất kháng thể. + Giúp các tế bào TCD8 trở thành tế bào TC gây độc. Tế bào TC được hoạt hoá và tiêu diệt tế bào đích. + Thực hiện phản ứng quá mẫn muộn. + Sản xuất ra các cytokines có tác dụng điều khiển sự phát triển của các dòng tế bào bạch cầu và các tế bào mầm của hệ thống tạo máu. + Sản xuất các cytokines có tác dụng hoạt hoá các tế bào đại thực bào. + Thúc đẩy quá trình sản xuất các phân tử glycoprtein MHC trên các tế bào trình diện kháng nguyên. Đa số các tế bào T hỗ trợ thể hiện dấu ấn CD4 nhận biết kháng nguyên được trình diện trên bề mặt của các tế bào trình diện kháng nguyên với các phân tử MHC lớp II. Chức năng này do 2 tiểu quần thể TH đảm trách. TH1 tham gia phản ứng quá mẫn muộn, sản xuất IL-2 và Interferol γ, TH2 hỗ trợ tế bào B và sản xuất chủ yếu IL - 4, IL - 5. - Chức năng thực hiện: Do các lympho T mang dấu ấn CD8 đảm nhiệm có 2 loại: + Lympho T gây độc (TC): Chúng gây độc đối với tế bào bị nhiễm virus, tế bào ung thư và mảnh ghép dị loài. Chúng có khả năng nhận biết các mảnh peptit của kháng nguyên của tế bào đích gắn với phân tử MHC lớp 1. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………24 24 + Lympho T ức chế (TS): Chúng triệt thoái quá trình sản xuất imunoglomunin của tế bào B và triệt thoái ức chế các phản ứng quá mẫn muộn và miễn dịch tế bào. 1.5. DỊCH TỄ HỌC BỆNH CÚM GIA CẦM 1.5.1. Phân bố dịch Virus cúm gia cầm phân bố ở khắp nơi trên thế giới trong các loài gia cầm, dã cầm và cả động vật có vú. Sự phân bố và lưu hành của virus cúm gia cầm khó xác định được chính xác và còn chịu ảnh hưởng bởi các loài vật nuôi, hoang dã, tập quán chăn nuôi gia cầm, đường di trú của dã cầm, mùa vụ, hệ thống báo cáo dịch bệnh và phương pháp nghiên cứu. Sự phân bố và lưu hành virus cúm gia cầm đã xảy ra trong phạm vi toàn cầu do sự di trú của các dã cầm, do đó rất khó dự đoán khi nào virus xuất hiện, gây thành dịch cho đàn gia cầm nuôi và việc ngăn chặn sự tiếp xúc giữa các loài dã cầm với loài gia cầm nuôi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển chăn nuôi gia cầm (Nguyễn Trung Tiến, 2006) [28]. 1.5.2. Động vật cảm nhiễm Tất cả các loài chim thuần dưỡng (gia cầm), chim hoang dã (đặc biệt thuỷ cầm di trú) đều mẫn cảm với virus. Bệnh thường phát hiện khi lây nhiễm cho gia cầm (gà, gà tây, chim cút). Phần lớn các loài gia cầm non đều mẫn cảm với virus cúm type A. Virus cúm type A còn gây bệnh cho nhiều loài động vật có vú từ loài sống trên cạn đến loài sống dưới nước như lợn, ngựa, chồn, cá voi, hải cẩu, thú hoang dã và cả con người. Lợn mắc bệnh cúm thường do phân type H1N1 và H3N2 với biểu hiện giãn phế quản, phế nang có dịch tiết và hạch khí quản, phổi bị sưng, tụ huyết. Vịt nuôi cũng bị nhiễm virus cúm nhưng ít phát bệnh do vịt có sức đề kháng với virus bệnh, kể cả những chủng có độc lực cao gây bệnh nặng cho Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………25 25 gà và gà tây. Tuy nhiên, năm 1961 ở Nam Phi đã phân lập được virus cúm type A H5N1 gây bệnh cho cả gà và vịt. Loài chồn cảm nhiễm cao với virus cúm. Trong một ổ dịch tại một trại nuôi chồn ở Thụy Điển đã phân lập được virus cúm type A H4N10, chồn mắc bệnh 100% nhưng chỉ chết 3%. Phân type này đang lưu hành trong các loài gia cầm. Hiện nay đã phân lập được virus cúm từ vịt bầu, ngỗng, gà Nhật, gà gô, gà lôi . 1.5.3. Động vật mang virus Virus cúm hầu hết đã được phân lập từ các loài chim hoang dã như vịt, thiên nga, vẹt, vẹt đuôi dài, vẹt mào, diều hâu, chim sẻ, mòng biển… Tần suất và số lượng virus phân lập được ở loài thuỷ cầm đều cao hơn các loài khác. Những kết quả điều tra thuỷ cầm di trú ở Bắc Mỹ cho thấy trên 60% chim non mang virus do tập hợp đàn trước khi di trú. Trong các loài thuỷ cầm di trú thì vịt trời có tỷ lệ bị nhiễm virus cao hơn các nhóm khác. Các kết quả điều tra về sự phân bố rộng của virus cúm type A ở chim hoang dã và đặc biệt là vịt trời đã cho thấy: Sự kết hợp các kháng nguyên bề mặt H và N của các subtype virus cúm type A diễn ra ở chim hoang dã. Những virus này không gây độc đối với vật chủ, chúng được nhân lên ở đường ruột khiến cho các loài này mang virus và là nguồn reo rắc virus cho các loài khác, đặc biệt là gia cầm. Đã có nghiên cứu phát hiện nhiều virus cúm từ những loài vịt đi đầu trong mùa di trú, sau khi xuất hiện đã gây ra dịch ở gà tây. Vịt từ khi bị nhiễm đến khi bắt đầu thải virus trong vòng 30 ngày. Theo tác giả Bùi Quang Anh và cộng sự năm 2004 [1] cho biết, virus được duy trì trong số đông vịt trời cho tới mùa sinh sản tiếp theo lại truyền cho các con non theo đường tiêu hoá do virus bài thải theo phân, gây ô nhiễm ao, hồ. Nghiên cứu sự lưu hành của virus cúm gia cầm ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long tác giả Nguyễn Tiến Dũng và cộng Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………26 26 sự năm 2005 [14], đã phát hiện thấy vịt nuôi là con vật mang trùng và gây bệnh trong khu vực Châu thổ Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long, chính đàn vịt thuần hoá là nơi lưu giữ virus cúm gia cầm và gây ra dịch ở địa phương sau khi đợt dịch lần thứ nhất kết thúc. 1.5.4. Sự truyền lây Khi gia cầm nhiễm virus cúm, virus được nhân lên trong đường hô hấp và đường tiêu hoá. Sự truyền lây của bệnh được thực hiện theo 2 phương thức: - Lây trực tiếp: Do con vật mẫn cảm tiếp xúc với con vật mắc bệnh thông qua các hạt khí dung được bài tiết từ đường hô hấp hoặc qua phân, thức ăn và nước uống bị nhiễm. Theo các tổ chức WHO và FAO thì con người có nguy cơ lây nhiễm virus cúm gia cầm cao nhất là do tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị bệnh trong quá trình bắt và giết mổ. - Lây gián tiếp: Lây gián tiếp qua các hạt khí dung trong không khí với khoảng cách gần hoặc những dụng cụ chứa virus do gia cầm mắc bệnh bài thải qua phân hoặc lây qua chim, thú, thức ăn, nước uống, lồng nhốt, quần áo, phương tiện vận chuyển … Đây chính là phương thức lây truyền chủ yếu. Như vậy virus cúm dễ dàng lây truyền tới vùng khác do con người, dụng cụ, thức ăn chăn nuôi và các phương tiện vận chuyển. Đối với các virus gây bệnh cúm truyền nhiễm cao ở gia cầm thì sự truyền lây chủ yếu qua phân và đường miệng. Bệnh chủ yếu truyền ngang (do tiếp xúc), chưa có bằng chứng cho thấy bệnh có thể truyền dọc (qua phôi thai) vì những phôi bị nhiễm virus thường chết mà không phát triển được. 1._.0 0 21 70 9 30 7,67 30 100 2 tháng 30 0 0 0 0 26 86,67 4 13,33 7,30 30 100 3 tháng 30 0 0 1 3,33 24 80 5 16,67 7,07 29 96,67 4 tháng 30 3 10 0 0 27 90 0 0 5,63 27 90 Qua số liệu của bảng 3.11 cho thấy: Số lượng mẫu lấy năm 2007 đồng đều ở cả 4 thời điểm tất cả đều có 30 mẫu. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………73 73 So với năm 2006, năm 2007 hiệu giá kháng thể đã cao hơn rất nhiều. Có ba thời điểm hiệu giá kháng thể đạt mức khá cao > 7 log2 đó là 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng sau tiêm. Thời điểm 1 tháng sau khi tiêm vaccine, hiệu giá kháng thể trung bình đạt mức cao nhất 7, 67 log2, cả 30 mẫu kiểm tra đều dương tính, mức bảo hộ đạt tỷ lệ 100%, có 9/30 mẫu đạt hiệu giá kháng thể > 8 log2 chiếm tỷ lệ 30%. Số mẫu đạt hiệu giá kháng thể từ 4 log2 - 8 log2 chiếm 70%. Đặc biệt không có mẫu nào không có kháng thể và có hiệu giá > 4 log2. Tháng thứ 2 sau khi tiêm vaccine, hiệu giá kháng thể trung bình giảm xuống còn 7,30 log2, 26/30 số mẫu có hiệu giá kháng thể từ 4 log2 - 8 log2 chiếm tỷ lệ 86,67%. Ở thời điểm này tỷ lệ bảo hộ đạt 100% và cũng không có mẫu nào có hiệu giá kháng thể < 4 log2. Tình trạng miễn dịch của đàn gà tiếp tục tăng cao tại thời điểm 3 tháng sau khi tiêm, hiệu giá kháng thể trung bình vẫn đạt 7,07 log2. Nhưng ở đây đã xuất hiện số mẫu có hiệu giá kháng thể < 4 log2 là 1 mẫu 3.33%. Đến thời điểm 4 tháng sau tiêm, hiệu giá kháng thể giảm xuống còn 5,63 log2 và đã có 3 mẫu không có kháng thể chiếm 10% và có 27/30 mẫu có hiệu giá kháng thể từ 4 log2 - 8 log2, không có mẫu nào đạt hiệu giá kháng thể < 8 log2. Tuy vậy đàn gà vẫn đạt tỷ lệ bảo hộ là 90%. Như vậy, có thể thấy rằng năm 2007 đàn gà của Công ty Cổ phần Giống Gia cầm Ba Vì có đáp ứng miễn dịch khá tốt với vaccine cúm gia cầm vô hoạt nhũ dầu H5N1, cho đàn gà khả năng bảo hộ chống bệnh cao 90% - 100%. Kết quả cao hơn rất nhiều so với năm 2006. 3.3.3.4. Kết quả nghiên cứu đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch của đàn gà sau khi được tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1 ở 4 thời điểm khác nhau tại Công ty Cổ phần Giống Gia cầm Lương Mỹ năm 2007 Công ty Cổ phần Giống Gia cầm Lương Mỹ năm 2007 có số lượng gà tương đối lớn bao gồm 78.708 con. Tất cả đều đã được tiêm đầy đủ vaccine Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………74 74 phòng bệnh cúm gia cầm. Đàn gà cũng được lấy mẫu ngẫu nhiên vào 4 thời điểm 1, 2, 3, 4 tháng sau khi tiêm vaccine, nhằm đánh giá được hiệu quả sử dụng vaccine, khả năng đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch của đàn gà sau khi tiêm vaccine. Kết quả được thể ghi nhận ở bảng 3.12 như sau. Bảng 3.12. Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể kháng virus cúm H5 trong huyết thanh gà ở các thời điểm sau khi tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1 tại CTCPGGC Lương Mỹ năm 2007 Hiệu giá kháng thể (log2) 0 8log2 Thời điểm sau khi tiêm vaccine Mẫu kiểm tra (n) n % n % n % n % HGKT TB (log2) Mẫu bảo hộ (n) Tỷ lệ bảo hộ (%) 1 tháng 30 0 0 0 0 30 100 0 0 7,20 30 100 2 tháng 30 4 13,33 2 6,67 24 80 0 0 5,33 24 80 3 tháng 30 1 3,33 0 0 29 96,67 0 0 5,90 29 96,67 4 tháng 30 2 6,67 4 13,33 22 73,33 2 6,67 5,60 26 86,67 Qua kết quả trên bảng 3.12 cho thấy: Hiệu giá kháng thể trung bình của đàn gà cao nhất vào thời điểm 1 tháng sau khi tiêm vaccine 7, 20 log2, sau đó giảm xuống còn 5,33 log2. Thời điểm 2 tháng sau khi tiêm vaccine hiệu giá kháng thể bình quân thấp nhất so với 4 thời điểm, đã có 4 mẫu không có kháng thể 13,33%. Không có mẫu nào đạt hiệu giá kháng thể > 8 log2. Trong 30 mẫu huyết thanh kiểm tra có 26/30 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 86,67%, trong đó có 24 mẫu đạt tỷ lệ bảo hộ chiếm 80%. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………75 75 Tháng thứ 3 sau khi tiêm vaccine, hiệu giá kháng thể trung bình cao hơn so với tháng thứ 2 sau tiêm, có 29/30 mẫu dương tính chiếm 96,67%. Đây cũng chính là tỷ lệ bảo hộ của đàn gà. Đến thời điểm 4 tháng sau khi tiêm vaccine, hiệu giá kháng thể bình quân lại giảm xuống thấp còn 5,60 log2. Tuy vậy, vẫn có 2 mẫu đạt hiệu giá kháng thể > 8 log2. Có 28/30 mẫu có kháng thể chiếm tỷ lệ 93,33%. Ở thời điểm này số mẫu bảo hộ chiếm tỷ lệ khá cao 26/30 mẫu 86,67%. Nhìn chung năm 2007 đàn gà của Công ty có khả năng đáp ứng miễn dịch khá tốt sau khi được tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1, đàn gà có tỷ lệ bảo hộ rất cao ở cả 4 thời điểm. Để thấy rõ hơn về độ dài miễn dịch và biến động hàm lượng kháng thể trung bình trong huyết thanh của đàn gà sau khi tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1 tại 4 cơ sở giống do trung ương quản lý năm 2007, chúng tôi thể hiện kết quả qua hình 3.3. NĂM 2007 5.25 7.41 6.42 5.88 7.39 7.20 6.67 6.48 5.63 7.67 7.30 7.07 7.20 5.33 5.90 5.60 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng Thời điểm H iệ u g iá k h á n g t h ể t ru n g b ìn h L o g 2 Liên Ninh Thụy Phương Ba Vì Lương Mỹ Hình 3.3. Biến động HGKTTB và độ dài miễn dịch của đàn gà tại các cơ sở giống quốc gia sau khi tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1 năm 2007 Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………76 76 Qua đồ thị 3.2 các đường biểu diễn cho thấy, trong năm 2007 hiệu giá kháng thể trung bình dao động từ 5,25 log2 - 7,67 log2. Có 3 cơ sở hiệu giá kháng thể đều cao nhất ở thời điểm 1 tháng sau khi tiêm, sau đó giảm từ từ và thấp nhất ở thời điểm 4 tháng sau khi tiêm vaccine đó là Trại gà Liên Ninh, Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương, Công ty Cổ phần Giống Gia cầm Ba Vì. Như vậy chứng tỏ đáp ứng miễn dịch của đàn gà giảm dần sau khi tiêm vaccine từ 1 tháng đến 4 tháng. Duy nhất chỉ có Công ty Cổ phần Giống Gia cầm Lương Mỹ hiệu giá kháng thể lúc 2 tháng lại thấp hơn thời điểm 3 và 4 tháng sau tiêm. Tuy nhiên, năm 2007 đàn gà của 4 cơ sở giống quốc gia đều đạt hiệu giá kháng thể trung bình rất cao, tất cả các thời điểm đều > 4 log2. 3.3.4. So sánh hiệu giá kháng thể trung bình trong huyết thanh của đàn gà tại 4 cơ sở giống quốc gia sau khi tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1 trong 2 năm 2006 - 2007 Để so sánh kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể của đàn gà sau khi tiêm vaccine của cả 4 cơ sở trong 2 năm 2006 và 2007, chúng tôi có bảng tổng hợp 3.13. Qua kết quả nghiên cứu được tổng hợp từ bảng 3.13 cho thấy, nhìn chung ở thời điểm 1 tháng sau khi tiêm vaccine năm 2007, đàn gà của cả 4 cơ sở đều đạt hiệu giá > 7 log2 với số mẫu chiếm tỷ lệ khá cao. Theo tác giả Đào Yến Khanh, 2005 [18], gà sau khi tiêm vaccine 1 tháng, số mẫu có hiệu giá HI 7 log2 chiếm tỷ lệ cao nhất. Như vậy so với kết quả nghiên cứu này thì kết quả trên của chúng tôi là tương đương. Ở 2 cơ sở đó là Trại gà Liên Ninh và Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương thời điểm 1 tháng sau tiêm năm 2007 so với năm 2006 hiệu giá kháng thể bình quân của đàn gà không có sự sai khác đáng kể (P > 0,05). Tuy nhiên 2 Công ty Cổ phần Giống Gia cầm Ba Vì và Lương Mỹ thì 1 tháng sau tiêm năm 2006 mới đạt 5,10 log2 nhưng sang năm 2007 hiệu giá kháng thể đã tăng lên rõ rệt 7,67 log2 và 7,2 log2. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………77 77 Bảng 3.13. Tổng hợp kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể kháng virus H5 trong huyết thanh gà sau khi tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1 trong 2 năm 2006 - 2007 Năm 2006 Năm 2007 HGKTTB (log 2) HGKTTB (log2) Cơ sở giống 1tháng 2tháng 3tháng 4tháng 1tháng 2tháng 3tháng 4tháng Trại gà Liên Ninh 7,08 6,88 5,94 3,32 7,41 6,42 5,88 5,25 TTNCGC Thụy Phương 6,35 5,64 4,50 4,39 7,39 7,20 6,67 6,48 CTCPGGC Ba Vì 5,10 5,05 4,03 0,23 7,67 7,30 7,07 5,63 CTCPGGC Lương Mỹ 5,10 4,24 3,80 0,50 7,20 5,33 5,90 5,60 Ở thời điểm 2 tháng sau khi tiêm đã thấy sự khác biệt giữa 2 năm 2006 và 2007 ở 2 cơ sở đó là Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương và Công ty Cổ phần Giống Gia cầm Ba Vì hiệu giá kháng thể tăng từ 5 log2 đến > 7 log2. Còn 2 cơ sở là Trại gà Liên Ninh và Công ty Cổ phần Giống Gia cầm Lương Mỹ hiệu giá kháng thể trung bình của đàn gà năm 2007 không sai khác so với 2 tháng sau tiêm năm 2006 (P > 0,05). Tại thời điểm 3 tháng sau tiêm vaccine cúm gia cầm năm 2006, 3 cơ sở đó là Trại gà Liên Ninh, Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương, Công ty giống gia cầm Lương Mỹ hiệu giá kháng thể không có sự sai khác so với cùng thời điểm năm 2007 (P > 0.05). Riêng chỉ có Công ty Cổ phần Giống Gia cầm Ba Vì là có sự sai khác khá rõ rệt giữa 2 năm (P < 0,01). Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………78 78 Thời điểm 4 tháng sau khi tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1 cho đàn gà tại 4 cơ sở năm 2007 hiệu giá kháng thể cao hơn so với năm 2006 nhưng không có sự sai khác (P > 0,05). Mặc dù vậy trong năm 2006 hiệu giá kháng thể bình quân của đàn gà ở thời điểm này rất thấp có đến 3 cơ sở không đạt hiệu giá bảo hộ cho đàn gà, có cơ sở chỉ đạt 0,23 log2. Hầu như cả 4 cơ sở năm 2007 đàn gà sau khi tiêm vaccine có đáp ứng miễn dịch tốt hơn so với năm 2006, hiệu giá kháng thể cao hơn rất nhiều. Nổi bật nhất là Công ty giống gia cầm Ba vì năm 2006 hiệu giá kháng thể bình quân cao nhất là 5,10 log2 thì năm 2007 hiệu giá kháng thể trung bình thấp nhất ở thời điểm 4 tháng sau tiêm cũng đạt 5, 63 log2. Ở Công ty Cổ phần Giống Gia cầm Lương Mỹ cũng vậy. Như vậy, sau 2 năm tiến hành tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1 cho đàn gà giống ông bà, bố mẹ hướng trứng và hướng thịt ở cả 4 cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia, tỷ lệ hiệu giá kháng thể trung bình đạt 4 log2 trở lên chiếm tỷ lệ khá cao. Chứng tỏ đàn gà có khả năng đáp ứng miễn dịch và bảo hộ chống bệnh tốt sau khi được tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1. So sánh với nghiên cứu của tác giả Ninh Văn Hiểu, 2006 [16] hiệu giá kháng thể trung bình của gà được tiêm vaccine năm 2006 cao nhất tại 30 ngày (1 tháng) sau tiêm là 5.42 log2, và nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thu, 2006 [26] thì kết quả kiểm tra đáp ứng miễn dịch của đàn gà tại thời điểm 1 tháng sau tiêm phòng mũi 2 có hiệu giá kháng thể trung bình là 4,38 log2. Như vậy so với các kết quả trên, kết quả của chúng tôi thu được năm 2006 có cơ sở cao hơn đó là Trại gà Liên Ninh hiệu giá kháng thể trung bình ở thời điểm 1 tháng là 7,08 log2. Và tất cả 4 cơ sở chúng tôi giám sát, hiệu giá kháng thể trung bình của đàn gà đều cao nhất ở thời điểm 1 tháng sau khi tiêm vaccine. Hiệu giá kháng thể trung bình trong huyết thanh của đàn gà ở 4 thời điểm khác nhau sau khi tiêm vaccine tại 4 cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia trong 2 năm 2006 và 2007, được thể hiện trên hình 3.4. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………79 79 7.08 7.41 6.88 6.42 5.94 5.88 3.32 5.25 6.35 7.39 5.64 7.20 4.50 6.67 4.39 6.48 5.10 7.67 5.05 7.30 4.03 7.07 0.23 5.63 5.10 7.20 4.24 5.33 3.80 5.90 0.50 5.60 0 1 2 3 4 5 6 7 8 H iệ u g iá k h án g th ể tr u n g b ìn h (L o g 2) Liên Ninh Thụy Phương Ba Vì Lương Mỹ 1 tháng năm 2006 1 tháng năm 2007 2 tháng năm 2006 2 tháng năm 2007 3 tháng năm 2006 3 tháng năm 2007 4 tháng năm 2006 4 tháng năm 2007 Hình 3.4. So sánh HGKTTB trong huyết thanh của đàn gà ở các thời điểm sau khi tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1 tại 4 cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia trong 2 năm 2006 - 2007 3.3.5. Tỷ lệ bảo hộ của đàn gà sau khi tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1 tại 4 cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia trong 2 năm 2006 - 2007 Các đàn gà của 4 cơ sở chăn nuôi sau khi tiêm vaccine theo quy trình (2 mũi cách nhau 1 tháng) được lấy mẫu huyết thanh 4 lần để kiểm tra hiệu giá kháng thể. Mỗi lần lấy mẫu kiểm tra cách nhau một tháng. Tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng được tính trên cơ sở hiệu giá kháng thể của các mẫu huyết thanh kiểm tra. Mẫu huyết thanh có hiệu giá kháng thể ≥ 4 log2 được xem là mẫu bảo hộ. Cơ sở chăn nuôi có từ 70% số mẫu bảo hộ trở lên được xem là đàn bảo hộ (Cục Thú y, 2007) [12]. Nhằm đánh giá rõ hơn về tỷ lệ bảo hộ của đàn gà sau khi tiêm phòng vaccine cúm gia cầm H5N1 ở 4 cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia trong 2 năm 2006 - 2007, chúng tôi tổng hợp kết quả thu được trên bảng 3.14. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………80 80 Bảng 3.14. Tổng hợp tỷ lệ bảo hộ của đàn gà ở các thời điểm sau khi tiêm vaccine tại 4 cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia trong 2 năm 2006 - 2007 Năm 2006 Năm 2007 Tỷ lệ bảo hộ (%) Tỷ lệ bảo hộ (%) Cơ sở giống 1tháng 2tháng 3tháng 4tháng 1tháng 2tháng 3tháng 4tháng Trại gà Liên Ninh 93,55 91,67 95,65 50,77 96,92 95,24 87,78 79,66 TTNCGC Thụy Phương 94,37 91,04 68,96 80,64 100 96,67 100 93,55 CTCPGGC Ba Vì 90 73,33 62,13 3,33 100 100 96,67 90 CTCPGGC Lương Mỹ 91,67 65,15 66,67 6,67 100 80 96,67 86,67 Qua số liệu tổng hợp trong bảng 3.14 cho thấy, nhìn chung tỷ lệ bảo hộ của đàn gà giảm dần từ 1 - 4 tháng sau khi tiêm vaccine ở cả 2 năm 2006 và 2007. Theo tiêu chí đánh giá của Công văn số 623 của Cục Thú y năm 2007 (Cục Thú y, 2007) [12] thì mẫu huyết thanh có hiệu giá kháng thể HI ≥ 1/16 (4 log2) được coi là hiệu giá bảo hộ của cá thể gia cầm; đàn gia cầm được bảo hộ là đàn có ≥ 70% số cá thể có hiệu giá HI ≥ 1/16 (4 log2), huyết thanh có kháng thể cao khi hiệu giá huyết thanh > 4 log2, huyết thanh không được bảo hộ khi hiệu giá huyết thanh < 4 log2. Và theo Phòng quản lý chất lượng của Intervet International, Boxmeer, Hà Lan dựa trên tiêu chuẩn của EU cũng đưa ra mức hiệu giá kháng thể tối thiểu có trong huyết thanh có khả năng bảo hộ phải đạt 4 log2 (Ito và Kawaoka, 1998) [36]. Như vậy, so với tiêu chí đánh giá Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………81 81 trên thì hầu như ở tất cả các thời điểm lấy mẫu kiểm tra năm 2007 đàn gà đều có khả năng bảo hộ chống cúm gia cầm. Năm 2007, có nhiều thời điểm đàn gà còn có khả năng bảo hộ 100%, nhất là ở thời điểm 1 tháng sau khi tiêm vaccine cả 3 cơ sở là Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương, Công ty Cổ phần Giống Gia cầm Ba Vì, Công ty Cổ phần Giống Gia cầm Lương Mỹ đàn gà đều đạt tỷ lệ bảo hộ 100% chống bệnh cúm gia cầm. Đây chính là con số mong muốn của các nhà chăn nuôi cho đàn gia cầm của mình sau khi tiêm vaccine. So với năm 2006 có rất nhiều thời điểm đàn gà không đạt mức bảo hộ, không đủ 70% số mẫu đạt hiệu giá bảo hộ. Năm 2006 Trại gà Liên Ninh ở 3 tháng đầu sau khi tiêm tỷ lệ bảo hộ đạt từ 91,67% - 95,65%, nhưng đến thời điểm 4 tháng sau khi tiêm giảm hẳn còn 50,77% đàn gà lúc này không đủ khả năng bảo hộ chống bệnh. Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương thời điểm 3 tháng sau tiêm năm 2006 giảm gần mức bảo hộ 68,96%. Đặc biệt năm 2006 Công ty Cổ phần Giống Gia cầm Ba Vì có 2 thời điểm 3 và 4 tháng sau tiêm không đạt mức bảo hộ, 4 tháng sau tiêm còn 3,33% bảo hộ tỷ lệ này là quá thấp. Ở Công ty Cổ phần Giống Gia cầm Lương Mỹ có tới 3 thời điểm từ 2 tháng đến 4 tháng sau tiêm đàn gà không đủ 70% tỷ lệ bảo hộ cho đàn gà, chỉ có 1 tháng sau tiêm là đạt khả năng bảo hộ. So sánh với tỷ lệ bảo hộ chung của cả nước ở lần giám sát thứ nhất là 67,06% (Bùi Quang Anh, 2005) [2], thì tỷ lệ bảo hộ của đàn gà trong nghiên cứu của chúng tôi năm 2006 có một số thời điểm thấp hơn nhưng sang năm 2007 đã cao hơn rất nhiều. Từ kết quả này đã chứng tỏ rằng công tác tiêm phòng cho đàn gà ở cả 4 cơ sở giống quốc gia năm 2007 tốt hơn so với năm 2006. Năm 2007, hầu hết các cơ sở đã có nhiều kinh nghiêm trong việc tiêm phòng cho đàn gà của mình, kỹ thuật tiêm cũng được nâng cao. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………82 82 Tỷ lệ bảo hộ của đàn gà ở 4 thời điểm khác nhau sau khi tiêm vaccine tại 4 cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia trong 2 năm 2006 và 2007, được thể hiện trên hình 3.5. 93.55 96.92 91.67 95.24 95.65 87.78 50.77 79.66 94.37 100 91.04 96.67 68.96 100 80.64 93.55 90.00 100 73.33 100 62.13 96.67 3.33 90.00 91.67 100 65.15 100 66.67 96.67 6.67 86.67 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 T ỷ lệ b ả o h ộ (% ) Liên Ninh Thụy Phương Ba Vì Lương Mỹ 1 tháng năm 2006 1 tháng năm 2007 2 tháng năm 2006 2 tháng năm 2007 3 tháng năm 2006 3 tháng năm 2007 4 tháng năm 2006 4 tháng năm 2007 Hình 3.5. So sánh tỷ lệ bảo hộ của đàn gà ở các thời điểm sau khi tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1 tại 4 cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia trong 2 năm 2006 - 2007 3.4. KIỂM TRA SỰ CÓ MẶT CỦA VIRUS CÚM GIA CẦM H5N1 TRÊN ĐÀN GÀ ĐƯỢC TIÊM PHÒNG VACCINE TRONG 2 NĂM 2006 - 2007 Song song với việc lấy mẫu huyết thanh trên đàn gà được tiêm vaccine để đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch, chúng tôi đồng thời lấy mẫu dịch ổ nhớp (swab) để xác định xem virus cúm H5 có lưu hành trên đàn gà trong suốt thời gian giám sát hay không. Sự có mặt của virus được giám định bằng phản ứng RT - PCR tại Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương. Kết quả giám sát virus được trình bày ở bảng 3.15. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………83 83 Bảng 3.15. Kết quả kiểm tra sự có mặt của virus cúm H5 trong dịch ngoáy ổ nhớp của gà sau khi tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1 tại 4 cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia năm 2006-2007 bằng kỹ thuật RT - PCR Năm 2006 Năm 2007 Cơ sở giống Tổng số mẫu kiểm tra Kết quả RT-PCR Tổng số mẫu kiểm tra Kết quả RT-PCR Trại gà Liên Ninh 256 ( - ) 311 ( - ) TTNCGC Thụy Phương 227 ( - ) 122 ( - ) CTCPGGC Ba Vì 182 ( - ) 120 ( - ) CTCPGGC Lương Mỹ 186 ( - ) 120 ( - ) Qua kết quả giám sát sự lưu hành của virus cúm H5 được trình bày tại bảng 3.15 cho thấy, với 1.524 mẫu swab kiểm tra trong cả 2 năm 2006 và 2007 tại 4 cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia đều không phát hiện được mẫu nào có mặt virus cúm H5. Các mẫu kiểm tra bằng phản ứng RT - PCR đều cho kết quả ( - ) âm tính chứng tỏ không có sự cảm nhiễm và lưu hành của virus cúm trong đàn gà. Tóm lại, đàn gà sau khi được tiêm phòng vaccine cúm gia cầm H5N1 không có sự bài thải virus ra ngoài môi trường. Điều này cho thấy hiệu quả của công việc chăn nuôi an toàn sinh học ở các cơ sở giống là rất tốt. Kết quả này đồng nhất với kết quả nghiên cứu về hiệu giá miễn dịch toàn đàn tại 4 cơ sở trong 2 năm 2006 - 2007. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………84 84 Kết quả kiểm tra mẫu dịch ổ nhớp (swab) bằng phản ứng RT - PCR được thể hiện trên hình 3.6. Hình 3.6. Kết quả kiểm tra dịch ổ nhớp (swab) của đàn gà tại các cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia bằng phản ứng RT - PCR Từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy, chủ trương tiêm vaccine để tạo miễn dịch chủ động cho đàn gia cầm nhằm tiêu diệt mầm bệnh, đã đem lại hiệu quả rõ rệt ở 4 cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia nói riêng cũng như cả nước nói chung trong 2 năm 2006 và 2007. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………85 85 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. KẾT LUẬN Dựa vào những kết quả thu được trong nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của gà tại các cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia sau khi tiêm vaccine phòng bệnh cúm gia cầm H5N1 do Trung Quốc sản xuất, chúng tôi có một số kết luận như sau:  Tiêm phòng vaccine cúm gia cầm H5N1 không gây phản ứng cho đàn gà giống ông bà, bố mẹ và không ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ đẻ trứng của đàn gà.  Tất cả các đàn gà của 4 cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia đều có đáp ứng miễn dịch khi được tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1.  Trong 2 năm 2006 và 2007, đối với cả 4 cơ sở giống do trung ương quản lý, hiệu giá kháng thể đạt cao nhất của đàn gà là 1 tháng sau khi tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1, sau đó giảm dần đến 4 tháng sau khi tiêm. Hiệu giá kháng thể trung bình đạt mức cao nhất ở thời điểm 1 tháng là 7,67 log2.  Đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch bảo hộ cho đàn gà kéo dài 4 tháng sau khi tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1.  Tỷ lệ bảo hộ của đàn gà ở cả 4 cơ sở giống quốc gia năm 2007 cao hơn năm 2006. Năm 2007 tất cả các thời điểm lấy mẫu kiểm tra tỷ lệ bảo hộ đạt từ 79,66% - 100%, trong khi đó năm 2006 còn rất nhiều thời điểm đàn gà không đủ khả năng bảo hộ.  Kết quả kiểm tra sự có mặt của virus qua mẫu dịch ổ nhớp (swab) của đàn gà được tiêm vaccine của 4 cơ sở bằng phản ứng RT - PCR đều cho kết quả âm tính. Kết quả giám sát sau tiêm phòng vaccine cúm gia cầm ở cả 4 cơ sở giống do trung ương quản lý năm 2007 tốt hơn năm 2006. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………86 86 Tiêm vaccine phòng cúm gia cầm đã góp phần đem lại hiệu quả rõ rệt cho các cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia, dịch cúm gia cầm đã không xảy ra ở các cơ sở này. 2. ĐỀ NGHỊ Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi không đánh giá hết được đáp ứng miễn dịch của gia cầm tại nhiều cơ sở chăn nuôi trên phạm vi cả nước. Vì vậy, chúng tôi đề nghị:  Tiếp tục nghiên cứu đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng đối với các loại vaccine cúm trên gia cầm (gà, vịt) tại tất cả các cơ sở chăn nuôi.  Cần phải có lịch tiêm phòng vaccine cúm gia cầm cụ thể không chỉ đối với các trại giống quốc gia mà với tất cả các cơ sở chăn nuôi gia cầm trên phạm vi cả nước, vì hiện tại đang tiêm đại trà 2 lần trong năm.  Phải thường xuyên giám sát sau tiêm phòng vaccine cúm đối với đàn gia cầm, để xác định thời gian cần phải tiêm nhắc lại.  Kiểm tra, đánh giá và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng khi tổ chức tiêm phòng trên diện rộng.  Nghiên cứu biến đổi của chủng virus H5N1 trên thực tế và sự lưu hành chủng virus khác để xem xét phù hợp đối với các loại vaccine đang sử dụng tại Việt Nam. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………87 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt 1. Bùi Quang Anh, Văn Đăng Kỳ (2004), “Bệnh cúm gia cầm: lưu hành bệnh, chẩn đoán và kiểm soát dịch bệnh”, Khoa học Kỹ thuật Thú y, XI(3), tr.69 - 75. 2. Bùi Quang Anh (2005), Báo cáo về dịch cúm gia cầm tại Hội nghị kiểm soát dịch cúm gia cầm khu vực Châu Á do FAO, OIE tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh từ 23 - 25/2/2005. 3. Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm (2005), Báo cáo tổng kết công tác 2 năm (2004 - 2005) phòng chống dịch cúm gia cầm, Hội nghị Tổng kết 2 năm phòng chống dịch cúm gà, ngày 18 tháng 04 năm 2005, Hà Nội. 4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2005a), Dự án sử dụng vaccine nhằm khống chế và thanh toán bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao H5N1, Hà Nội. 5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2005b), Quy trình chẩn đoán bệnh cúm gia cầm - Tiêu chuẩn ngành, Hà Nội. 6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2005c), Quyết định số 1715 QĐ/BNN – TY về việc ban hành Quy định tạm thời về sử dụng vaccine cúm gia cầm, Ngày 14/07/2005, Hà Nội. 7. Breytenbach (2004), “Tiêm chủng, một phần của chiến lược khống chế bệnh cúm gà”, Khoa học Kỹ thuật Thú y, XI(2), tr. 72 - 80. 8. Caroline Yuen (2004), “Đánh giá tiêm chủng vaccine cúm gà H5 năm 2003 tại Hồng Kông”, Khoa học Kỹ thuật Thú y, XI(2), tr. 79 - 80. 9. Trần Hữu Cổn, Bùi Quang Anh (2004), Bệnh cúm ở gia cầm và biện pháp phòng chống, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………88 88 10. Cục Thú y (2004), Bệnh cúm ở gia cầm và biện pháp phòng chống, Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 11. Cục Thú y (2005), Sổ tay hướng dẫn phòng chống bệnh cúm gia cầm và bệnh cúm trên người, Hà Nội. 12. Cục Thú y (2007), Công văn 623/TY - DT - Hướng dẫn giám sát sau tiêm phòng cúm gia cầm năm 2007, Hà Nội. 13. Nguyễn Tiến Dũng, Malik Peiris, Robert Webster, Đào Thanh Vân, Bùi Ngọc Anh, Nguyễn Thế Vinh, Kent Inui, Bùi Nghĩa Vượng, Nguyễn Viết Không và Ngô Thanh Long (2004), “Nguồn gốc virus cúm gia cầm H5N1 tại Việt Nam năm 2003 - 2004”, Khoa học Kỹ thuật Thú y, XI(3), tr.6 - 14. 14. Nguyễn Tiến Dũng, Đào Thanh Vân, Bùi Ngọc Anh, Kenjiro Inui, Bùi Nghĩ Vượng, Nguyễn Thế Vinh, Nguyễn Bá Thành, Phạm Thị Kim Dung (2005), “Giám sát tình trạng nhiễm virus cúm gia cầm tại Đồng Bằng Sông Cửu Long cuối năm 2004” Khoa học Kỹ thuật Thú y, XII(2), tr.13 - 18. 15. Trần Xuân Hạnh (2004), “Một vài vấn đề phòng bệnh cúm gia cầm bằng vaccine”, Khoa học Kỹ thuật Thú y, XI(3), tr.84 - 85. 16. Ninh Văn Hiểu (2006), Tình hình dịch cúm gia cầm và kết quả tiêm vacxin H5N2, H5N1 của Trung Quốc để phòng bệnh cho gà, vịt trên địa bàn tỉnh Nam Định, Luận văn Thạc sĩ Nông Nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 17. Lê Thanh Hoà (2004), Họ Orthomyxoviridase và nhóm virus cúm A gây bệnh cúm trên gà và người, Viện Khoa học công nghệ, Hà Nội. 18. Đào Yến Khanh (2005), “Kiểm nghiệm và khảo nghiệm vaccine cúm gia cầm ngoại nhập, Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 19. Ngọc Lan (2005), Giải phẫu virus H5N1 ở Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………89 89 20. Phạm Sỹ Lăng (2004), “Diễn biến bệnh cúm gia cầm ở Châu Á và các hoạt động phòng chống bệnh”, Khoa học Kỹ thuật Thú y, XI(3), tr.91 - 94. 21. Lê Văn Năm (2004), “Bệnh cúm gà”, Khoa học Kỹ thuật Thú y, 11(1), tr.81 - 86. 22. Nguyễn Như Thanh (1997), Miễn dịch học Thú y, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 23. Tô Long Thành (2004), “Thông tin cập nhật về tái xuất hiện bệnh cúm gia cầm tại các nước Châu Á”, Khoa học Kỹ thuật Thú y, XI(4), tr.87 - 93. 24. Tô Long Thành (2005), “Một số thông tin mới về bệnh cúm gia cầm”, Khoa học Kỹ thuật Thú y, XII(1), tr.50 - 53. 25. Tô Long Thành (2006), “Thông tin cập nhật về bệnh cúm gia cầm và vaccine phòng chống”, Khoa học Kỹ thuật Thú y, XIII(1), tr.66 - 76. 26. Trần Thị Thu (2006), “Đánh giá hiệu quả sử dụng vaccine trong chương trình phòng chống dịch cúm gia cầm H5N1 của tỉnh Bắc Ninh”, Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 27. Đỗ Ngọc Thuý (2007), “Xuất hiện các chủng virus cúm gia cầm mới lây lan sang các nước phương tây”, Khoa học Kỹ thuật Thú y, XIX(4), tr.99 - 100. 28. Nguyễn Trung Tiến (2006), “Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến dịch cúm gia cầm ở Việt Nam và kết quả các biện pháp đã áp dụng để ngăn chặn dịch”, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Tài liệu tiếng anh. 29. Alexander D.J. (1993), Orthomyxovirus Infections. In Viral Infections of Vertebrates, Volume 3: Viral Infections of Birds, McFerran J.B. & McNulty M.S., eds. Horzinek M.C., Series editor. Elservier, Amsterdam, The Netherlands, 287 - 316. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………90 90 30. Biswas. S. K and D. P. Nayak (1996), “Influenza virus plymerase basic prtein 1 interacts with influenza virus polymerase basic protein 2 at multiple sites”, J. Virology 70:6716 - 6722. 31. Bosch. F. X, M. Orlich, H. D. Klenk and R. Rott (1979), “The structure of the hemagglutinin, a determinant for the pathogenicity of influenza viruses”, Virology 95:197 - 207. 32. Collins RA, Ko LS, So KL, Ellis T, Lau LT, Yu AC (2002), “Detection of highly pathogenic avian influenza subtype H5 (Euracian lineage) using NASBA”, J. Virology Methods, 103(2):213 - 215. 33. Easterday B. C, Virginia S, Hinshaw, David A. Halvorson (1997), “Influenza”, Diseases of Poultry, 10th edition, Iowa State University Press, Ame, pp.583 - 606. 34. Holsinger, L. J, D. Nichani, L. H. Pinto and R. A. Lamb (1994), “Influenza A virus M2 ion chanel protein: a structurefunction analysis”, J. Virology, 68:1551 - 1563. 35. Ian Tizard (1982), An introduction to veterinary immunology, Second edition, W. B. Saunders company. 36. Ito, T and Y. Kawaoka (1998), Avian Influenza, Blackwell Sciences Ltd, Oxford, United Kingdom. 37. Kawaoka (1988), Virology 179:759-767 and Murphy (Virology, Raver press New York (1179 - 1240)). 38. Office International des Epizooies (OIE) (1992), Manual of Standards for Diagnostic Tests and Vaccines, Second Edition, Paris, France. 39. Office International des Epizooties (2006), Update on avian influenza in animals (type H5). 40. Pastoret .P. P., Blancou J., Vannier P. & Verchueren C. (1997), Veterinary Vaccinology, Elsevier Science B. V. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………91 91 41. Schafer, W (1955), “Vergleichende sero_immunologische Untersuchungen uber die viren der Influenza und Klassichen”, Gefuegelpest Z Naturforsch, 10b:81 - 91. 42. Seo. S and R. G Webster (2001), “Cross-reactive cell-mediated immunity and protection of chickens from lethal H5N1 influenza virus infection in the HongKong poultry markets”, J. Virology 75, pp.2516 - 2525. 43. Stubbs, E.L (1965), “Fowl Plague”, Diseases of Poultry, 5th edition, Iowa State University Press, Ame, pp.813 - 822. 44. Swayne, D.E., Suarez, D.L. (Eds) (2003), “Proceeding of the fifth International Syposium on Avian Influenza”, Avian Diseases (Special isues), Carter Comp., Richmond, USA. 45. Tian G, Zhang S, Li Y, Bu Z, Liu P, Zhou J, Li C, Shi J, Yu K, Chen H (2005), “Protective efficacy in chickens, geese ang ducks of an H5N1 - inactivated vaccine developed by reverse genetics”, Virology, 2005 Oct. 10; 341(1):153 - 62. 46. Vey. M, M. Orlich, S. Adle, H. D. Klenk, R. Rott and W. Garten (1992), ”Hemagglutinin activation of pathogenic avian influenza viruses of serotype H7 requires the protease recognition motif R-X-K/R-R”, Virology, 188:408 - 413. 47. World Health Organization (1980). A revision of the sytem of nomenclature for Influenza viruses: a WHO memorandum, Bull, WHO, 58:585 - 591. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCH2600.pdf
Tài liệu liên quan