MỞ ĐẦU
Nấm linh chi đã được nuôi trồng từ rất lâu, không những là nấm ăn mà nó còn là một loại dược liệu quý hiếm. Từ xa xưa đến nay nấm Linh chi vẫn được xem là nguồn thực phẩm cao cấp với mùi vị thơm đặc trưng. Vì vậy nấm không chỉ là thức ăn ngon mà còn là thực phẩm chức năng tốt cho sức khoẻ con người.
Cũng như nhiều loại nấm khác, nấm Linh chi có hàm lượng chất béo thấp. Thành phần chất béo chủ yếu là axít béo chưa no, rất thích hợp cho những người ăn kiêng, chống béo phì. Hàm lượng prot
58 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4288 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nuôi trồng nấm linh chi đỏ (ganoderma lucidum) trên mạt cưa cao su, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ein cao chỉ sau thịt và đậu nành.
Ngoài những giá trị về dinh dưỡng, nấm Linh chi còn có những dược tính quý. Những khảo sát dược lý và lâm sàng hiện nay cho thấy Linh chi không có độc tính, không có tác dụng phụ dù dùng dài ngày, không tương kỵ với những dược liệu khác hoặc tân dược trong điều trị và Linh chi cũng có nhiều công dụng:
Linh chi được dùng trong điều trị viêm gan do virus.
Hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư.
Chống dị ứng, chống viêm.
Tác dụng như chống oxy hoá.
Bảo vệ và chống ảnh hưởng của các tia chiếu xạ.
Nâng cao hệ miễn dịch trong điều trị nhiễm HIV.
Điều hoà và ổn định huyết áp. Chống nhiễm mỡ xơ mạch và các biến chứng, giảm cholesterol.
Chữa loét dạ dày, tá tràng.
Hỗ trợ trong điều trị tiểu đường.
Chống suy nhược thần kinh kéo dài, mất ngủ.
Chống stress gây căng thẳng.Và còn nhiều công dụng khác…
Nhờ những giá trị dinh dưỡng và dược học mà ngày nay ở Việt Nam và trên toàn thế giới việc nuôi trồng, tiêu thụ nấm Linh chi tăng mạnh. Các nước sản xuất nấm Linh chi chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam …
Việt Nam là một nước nông nghiệp và giàu tiềm năng về lâm nghiệp, do đó nguồn phế thải nông - lâm nghiệp như bã mía, rơm rạ, mạt cưa rất dồi dào, đây là nguồn nguyên liệu thích hợp cho việc trồng nấm. Nuôi trồng nấm Linh chi ở nước ta đã tiến hành từ nhiều năm trước đây, nhưng chỉ với những trang trại theo quy mô nhỏ lẻ, tự phát. Do chưa cơ cấu giống thích hợp và chưa có kỹ thuật nuôi trồng cụ thể hoặc có những người nuôi trồng chưa nắm bắt rõ. Nên hầu hết các trang trại nuôi trồng nấm không phát triển so với các nước bạn.
Để bảo vệ môi trường do sự phát triển của ngành nông nghiệp ngày càng thải nhiều chất gây ô nhiễm môi trường. Làm cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm ảnh hưởng tới đời sống và sức khoẻ của con người. Và hiệu quả kinh tế cao mà ngành trồng nấm Linh chi mang lại. Do đó, việc nghiên cứu kỹ thuật nuôi trồng nấm với nhiều loại phế thải nông nghiệp thải ở Việt Nam.
Nấm Linh chi là một loại nấm có giá trị dinh dưỡng, giá trị dược học và giá trị kinh tế cao. Hiểu được những lợi ích của nấm Linh chi đem chúng tôi muốn nghiên cứu để biết rõ về loại nấm quý này. Nội dung đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật trồng nấm Linh chi đỏ (Ganoderma Lucidum) trên mạt cưa cao su”.
Từ những điều trình bày trên, mục tiêu của đề tài là:
Nghiên cứu kỹ thuật trồng nấm Linh chi đỏ (Ganoderma lucidum) trên mạt cưa cao su.
Khảo sát tốc độ phát triển lan tơ của nấm Linh chi.
So sánh tốc độ lan tơ của nấm Linh chi giống trên hạt lúa và trên thân khoai mì.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về nấm Linh Chi
Linh chi có rất nhiều tên gọi: Nấm vạn năm, Nấm thần tiên, Cỏ trường sinh, Hạnh nhĩ,… trong đó Linh chi thảo là phổ biến nhất và được truyền tụng từ hàng ngàn năm nay với rất nhiều truyền thuyết. Ngược dòng thời gian, các ghi chép sớm nhất về Linh chi là từ thời Hoàng đế, cách đây hơn 2000 năm. Theo các sách kim điển thì Linh chi có tác dụng làm trẻ hóa, sống lâu và ngừa được bách bệnh.
Trong truyền thuyết của người Trung Quốc thường lưu truyền các câu chuyện về Linh chi chữa bệnh nan y, khá nhiều chuyện hấp dẫn và cảm động. Trong truyền thuyết nổi tiếng “Bạch xà truyện” kể rằng vì muốn cứu sống người chồng mà xà tinh Bạch nương nương đã không quản ngại hiểm nguy đến tận núi Nga My xa hàng ngàn dặm lấy cắp tiên thảo của Nam Cực tiên ông. Cuối cùng mục đích của nàng đã đạt được, Hứa Tiên được cứu sống và tiên thảo đó chính là Linh chi. Vào thời Hán Vũ đế, trên chiếc xà ngang cung điện, một hôm bỗng mọc ra một cây nấm Linh chi, các vị đại thân đến chúc mừng và tâu rằng: Linh chi mọc là dự báo điềm lành đến với nhà vua. Từ đó Hán Vũ đế đã hai lần hạ chiếu ân xá phạm nhân.
Về công dụng chữa bệnh của Linh chi, lần đầu tiên xuất hiện là trong y văn Hán Vũ đế. Trong “Thần nông bản thảo kinh”, bộ sách nổi tiếng về thảo dược ra đời cách đây hơn 2000 năm được biên soạn từ thời hậu Hán (năm 25 đến 22 trước công nguyên), đề cập đến 365 dược thảo thì Linh chi xếp vào loài Thượng dược, ở vị trí số một sau đó mới đến nhân sâm. Thần nông bản thảo kinh phân biệt Linh Chi theo màu sắc, có ghi: Linh Chi có 6 loại: Xích chi, Thanh chi, Bạch chi, Hoàng chi, Hắc chi, Tử chi.
Đến thời Minh, Lý Thời Trân viết bản thảo cương mục gồm 2000 loài thuốc thì Linh Chi vẫn được xếp vào hàng đầu. Ông viết: “Dùng lâu người nhẹ nhàng, không già, sống lâu như thần tiên”. Ông căn cứ vào tính vị, công năng, tác dụng mà phân Linh Chi ra thành 6 loại :
Thanh chi: Còn có tên là Long chi: Toàn bình, không độc. Chủ trị sáng mắt, bổ can khí, an thần, tăng trí nhớ.
Hồng chi: Còn có tên là Xích chi hay Đơn chi: Vị đắng, tính bình, không độc. Chủ trị xung trung kết (tức ngực) ích tâm khí, bổ trung, tăng trí nhớ, tăng trí tuệ.
Hoàng chi: Còn có tên là Kim chi: Cam (ngọt) bình, không độc. Chủ trị ích trùng khí, an thần.
Bạch chi: Còn có tên là Ngọc chi: Cay, bình, không độc. Chủ trị ích phế khí, làm thông miệng, mũi, an thần.
Hắc chi: Còn có tên gọi là Huyền chi: Mặn, bình, không độc. Chủ trị ù tai, lợi khớp, bảo thần (bảo vệ công năng của hệ thần kinh) ích tinh khí, làm dai gân cốt.
Tử chi: Còn có tên gọi là Mộc chi: Ngọt, ôn, không độc. Chủ trị lợi thủy đạo (lợi tiểu), ích thận khí.
Trong các bức họa hoặc các tướng đạo Trung Quốc, Linh chi thường được mang bên mình. Các đạo sĩ tin rằng Linh chi được các thần linh ban cho và “là hạt giống tinh thần”. Họ tôn trọng Linh chi vì nó làm cân bằng ngũ quan và do đó hỗ trợ trường thọ.
Ở Việt Nam, trong những tác giả xưa có hai ngưới nói đến Linh chi, một là danh y Hải Thượng Lãn Ông (1720 – 1791) trong “Y lý thâu nhàn ngôn phụ chí” (Trong khi làm thuốc tìm thú nhàn, mượn lời quê để nói lên ý chí của mình) bài thơ số 14, Hải Thượng viết:
Xuân nhật đăng sơn thái dược.
Vu hồi thạch kính đạt sơn phi.
Lai tuyết tàn hoa thẩm đạo y.
Phất khứ hoang vân đăng tuyệt hiến.
Phượng hoàng sào hạ mịch Linh chi.
Đã được Nguyễn Thanh Giản, Nguyễn Tử Siêu, Nam Trân cùng dịch như sau:
Ngày xưa lên núi hái thuốc.
Đường lên sườn núi mãi quanh đi.
Tuyết rụng hoa rơi thẫm đạo y.
Rẽ lối mây mù leo tận đỉnh.
Tới vùng tổ phượng hái Linh chi.
Người Việt Nam thứ hai có nói đến Linh chi là nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 – 1784) viết về Linh chi trong “Vân Đoài loại ngư” và “Kiến văn tiểu lục” đánh giá Linh chi là “Một sản vật quý hiếm của đất rừng Đại Nam” với những tác dụng lớn như kiện não, bảo can, cường tâm, kiên vị, cường phế, giải độc, giải cảm và giúp con người sống lâu tăng tuổi thọ.
Nấm Linh chi được Kỹ Sư Nguyễn Thanh đưa từ Trung Quốc về Việt Nam với một số chủng Linh chi đỏ quý Ganoderma lucidum (Leyss ex Fr.) Karst …, và được nuôi trồng ra quả thể tại Đại Học Tổng Hợp Hà Nội. Ở (hình 1.1 và hình 1.2) là quả thể nấm Linh chi đỏ.
Hình 1.1: Bề mặt trên của quả thể nấm Linh chi đỏ (Ganoderma lucidum)
Hình 1.2: Bề mặt dưới của quả thể nấm Linh chi đỏ (Ganoderma lucidum).
Ngày nay, các nhà khoa học đã xác định Linh chi là một loài nấm Linh chi là một loài có tên khoa học là Ganoderma lucidum (Leyss ex Fr.) Karst, tên thông dụng là Linh chi (Việt Nam), Lingzhi (Trung Quốc), Reishi (Nhật Bản). Nấm có màu đỏ, hiện nay có khoảng 45 thứ (variete) Linh chi được xác định, nghĩa là chỉ có Linh chi đỏ ta đã có 45 loại có màu sắc khác nhau thay đỗi từ vàng, vàng cam đến cam, đỏ cam, đỏ, đỏ sậm, đỏ tía, …Ngoài ra còn có Linh chi đen (Ganoderma sinense) như (hình1.4), Linh chi tím (Ganoderma japonicum) là hai loại hoàn toàn khác Linh chi đỏ. Linh chi vàng gặp ở Việt Nam là (Ganoderma colossum) như (hình 1.3) chưa phát hiện ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khác.
Hình 1.3: Qủa thể nấm Linh chi vàng (Ganoderma colossum)
Hình 1.4: Quả thể nấm Linh chi đen (Ganoderma sinense)
Hình 1.5: Quả thể nấm Linh chi trắng
Các loài Linh chi được xếp vào một họ riêng là họ nấm Linh chi Ganodermataceae trong đó chi Ganoderma có rất nhiều loài, đến gần 80 loài, do vậy Linh chi đỏ được gọi là Linh chi chuẩn để phân biệt với những loài khác cùng chi Ganoderma nhưng không phải là Linh chi thật sự. Khi nói đến Linh chi là đề cập đến Linh chi đỏ Ganoderma lucidum đây là loại Linh chi tốt nhất trong các loài thuộc họ Linh chi. Cho đến nay chưa ai thấy và chưa cĩ mơ tả khoa học về Linh chi trắng (hình 1.5) và Linh chi xanh thuộc chi Ganoderma trong họ Ganodermataceae mà chỉ mới thấy Linh chi đỏ, Linh chi đen, Linh chi vàng, Linh chi tím. Ngồi ra, các nhà khoa học Nhật Bản còn cho rằng trồng trong một số điều kiện khác nhau Linh Chi sẽ có màu khác nhau.
Tên khoa học: Ganoderma lucidum (Leyss ex Fr) Kart (Linh Chi có nhiều loài khác nhau).
Nấm Linh Chi thuộc:
Ngành : Eumycota.
Lớp : Basidiomycetes.
Bộ : Polyporales.
Họ : Ganodermataceea.
Chi : Ganoderma
Loài : Ganoderma lucidum
Chi Ganoderma rất phong phú và phân bố khá rộng, nhất là ở vùng nhiệt đới ẩm, một số dùng làm thực phẩm chức năng và dược phẩm. Gặp hầu hết ở các nước Châu Á ở Việt Nam gặp rãi rác từ Bắc đến Nam.
1.1.1. Đặc điểm sinh học
Về hình thái ngoài chúng cũng có ít nhiều sai khác. Quả thể có cuống dài hoặc ngắn, thường đính bên, đôi khi trở thành đính tâm do quá liền tán mà thành. Cuống nấm thường hình trụ, hoặc thanh mảnh (cỡ 0,3 – 0,8 cm đường kính), hoặc mập khỏe (tới 2 – 3,5 cm đường kính). Ít khi phân nhánh, đôi khi có uốn khúc cong quẹo (do biến dạng trong quá trình nuôi trồng). Lớp vỏ cuống láng đỏ – nâu đỏ – nâu đen, bóng, không có lông, phủ suốt lên mặt tán nấm.
Mũ nấm dạng thận – gần tròn, đôi khi xòe hình quạt hoặc ít nhiều dị dạng đồng tâm và có tỉa rảnh phóng xạ, màu sắc từ vàng chanh – vàng nghệ – vàng nâu – vàng cam – đỏ nâu – nâu tím, nhẵn bóng, láng như verni. Khi già, sẫm màu lớp vỏ láng lớùp phấn đỏ nâu trên bề mặt ngày càng nhiều và dày hơn. Kích thước tai nấm biến động lớn, từ 5 – 12 cm, dày 0,8 – 3,3 cm. Phần đính cuống hoặc gồ lên hoặc lõm như lõm rốn (hình 1.6)
Bào tầng – Thụ tầng
Mô thịt nấm
Cuống nấm
Mũ nấm
Hình 1.6: Hình thái giải phẫu thể quả nấm Linh chi
Phần thịt nấm dày từ 0,4 – 2,2 cm, màu vàng kem – nâu nhợt – trắng kem, phân chia kiểu lớp trên và lớp dưới. Thấy rõ ở các lớp trên, các tia sợi hướng lên. Trên lát cắt trên giải phẫu hiển vi, chỉ thấy đầu trên các sợi phình hình chùy, màng rất dày, đan khít vào nhau, tạo thành lớp vỏ láng (dày khoảng 0,2 – 0,5 mm). Nhờ lớp láng bóng không tan trong nước do đó mà nấm chịu được mưa, nắng. Ở lớp dưới hệ sợi tia xuống đều đặn, tiếp giáp vào tầng sinh bào tử.
Tầng sinh sản (bào tầng – thụ tầng - hymenium) là một lớp ống dày từ 0,2 – 1,8 cm màu kem – nâu nhạt gồm các ống nhỏ thẳng, miệng gần tròn, màu trắng, vàng chanh nhạt, khoảng 3 -35 ống/mm. Đảm đơn bào (holobasidie) hình trứng hình chùy, không màu dài 16 – 22 µm, mang 4 đảm bào tử (basidiospores).
Bào tử đảm thường được mô tả có dạng trứng cụt (truncate). Đôi khi có tác giả mô tả là dạng hình trứng có đầu chóp tròn – nhọn. Thực ra đó là do chụp phủ lớp nảy mầm (tectum cap) hoặc phồng căng, hoặc lõm thụt vào mà thành. Bào tử đảm có cấu trúc lớp vỏ kép, màu vàng mật ong sáng, chính giữa khối nội chất tụ lại một giọt hình cầu, dạng giọt dầu, kích thước bào tử rất nhỏ dao động ít nhiều khoảng từ 8 – 11,5 x 6 – 7,7 µm, phải xem dưới kinh hiển vi mới thấy được, khá phù hợp với tác giả (bảng 1.1). Bào tử Linh chi có hai lớp vỏ rất cứng, khó nảy mầm. Bào tử Linh chi có chứa các thành phần giống như Linh chi: Polyssacharide, triterpen, acid béo, acid amin, vitamin và các nguyên tố vi lượng, với hàm lượng đậm đặc hơn Linh chi từ 7 đến khoảng 20 lần (theo một số báo cáo). Khi Linh chi phóng thích bào tử, nhìn xuyên qua ánh nắng sẽ thấy từng đợt bào tử bay như khói bám vào mặt trên Linh chi tạo thành một lớp bụi mỏng màu nâu đỏ, rất mịn, như đất đỏ bazan.
Tuy vậy số lượng bào tử Linh chi là rất ít. Khi thu hoạch 1 tấn nấm Linh chi sẽ thu được 1kg bào tử. Tác dụng của bào tử cũng giống như tác dụng của nấm Linh chi. Thường một vài sản phẩm của các hãng trên thị trường có phối hợp Linh chi và bào tử phá vỏ hoặc không phá vỏ. Các sản phẩm này thường đắt hơn các sản phẩm không có bào tử. Tuy nhiên những bào tử đã phá lớp vỏ thì dễ bị oxy hóa nếu bảo quản không tốt, còn nếu không phá vỏ thì cơ thể khó hấp thụ nếu dùng dưới dạng viên nang.
Bảng 1.1: Biến động kích thước bào tử đảm nấm Linh chi chuẩn ở các mẫu vật khác nhau.
Nguồn
Kích thước bào tử
Vùng thu mẫu
1889Patouuillard
1939 Imazeki
1964 teng
1972 Steyaert
1973 Pegler et al
1976 Ryvarden
1980 Ryvarden et al
1981 Kiet
1982 Bazzalo et al
1986 Melo
1986 Gilbertson et al
1986 Adaskaveg et al
1987 Petersen
1989 Zhao
1990 Hseu
1994 Thu
1994 Tham et al
1996 Tham
10 – 12 x 6 – 8
9,5 – 11 x 5,5 – 7
8,5 – 11,5 x 5 – 6,5
8,5 – 10,8 – 13 x 5,5 – 8,5
9 – 13 x 6 – 8
7 – 12 x 6 – 8
7 – 12 x 6 – 8
7,5 – 10 x 5 – 6,5
9 – 13 x 5 – 7
8,2 – 11,5 – 13,5 x 6,3 – 7,5 –8,1
9 – 12 x 5,5 – 8
10 – 11,8 x 6,8 – 7,8
7 – 8 x 6 – 8
9 – 11 x 6 – 7
8,5–11,5 x 5–7
9 – 12 x 5 – 7
8 – 10,5 x 5 – 7
7,5 - 11,5 x 5,5 – 7
Đông Dương
Nhật Bản
Trung Quốc
Indonesia. Úc Châu
Anh Quốc
Bắc Âu. Phi Châu
Đông Phi Châu
Bắc Việt Nam
Argentine
Bồ Đào Nha
Bắc Mỹ
Bắc Mỹ
Bắc Âu
Trung Quốc
Đài Loan
Hà Bắc Việt Nam
Lạng Sơn Việt Nam
Đà Lạt Việt Nam
Vỏ bào tử khá dày, cỡ 0,7 – 1,2 µm có cấu trúc phức tạp, mặc dù kích thước biến đỗi nhưng cấu trúc tinh vi của bào tử đảm có độ ổn định cao, dù là ở chủng nuôi trồng ở Trung Quốc, Nhật Bản chủng nấm Linh chi Hà Bắc hay chủng Đà Lạt. Rõ ràng kiến tạo lỗ thủng trên bề mặt lớp vỏ ngoài là phổ biến nhất ở các chủng nghiên cứu, và quan sát thường thấy mấu lồi nhỏ (đường kính 0,5 – 1,5µm) ở đầu đối diện với lỗ nảy mầm – tức là ở đáy bào tử (có thể thấy rõ ở chủng nấm Linh Chi). Mới chỉ thấy Steyaert (1972), Futado (1962), Hseu (1990), Buchanan và Wilkie (1994), … chụp và vẽ mô tả cấu trúc này nhưng chưa ai đưa ra nhận xét và thuật ngữ nào.
Lỗ nảy mầm của bào tử đảm khá lớn, là đặc điểm quan trọng của loài Ganoderma (đường kính cỡ 3,2 – 4,2µm). Đã có nhiều thảo luận lý thú, đặc biệt là các thí nghiệm gieo đảm bào tử để xác định chức năng của cấu trúc này. Đặc biệt Furtado và Steyaert thường lưu ý, gọi vùng này là đỉnh bào tử, nhấn mạnh đặc điểm nở phồng dày lên của vùng này của các loài Ganoderma.
Trên lớp vỏ ngoài thấy rõ các trụ chống chính là khái niệm “gai chống” do đa số các tác giả nhận xét đỉnh các trụ nổi gồ thành các mụn cóc. Các trụ chống chính là tầng cột theo phân loại của Erdtman (1952) – các trụ được nối với nhau bằng vách mỏng chống từ tầng nền tới tầng phủ mỏng, trong suốt, bao bọc toàn bộ bên ngoài bào tử. Như thế tạo thành các xoang rỗng ở lớp vỏ ngoài, nhờ đó tạo khả năng bảo vệ cao cho vỏ bào tử.
Lớp vỏ trong mỏng hơn, sát ngay bên dưới tầng nền của lớp vỏ ngoài, thường cảm quan mạnh, do vậy thấy đậm màu dưới kính hiển vi quang học. Cấu trúc của lớp vỏ trong cho đến nay còn chưa được biết rõ.
1.1.2. Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản
Các bào tử đảm đơn bội, trong điều kiện thuận lợi, nảy mầm tạo hệ sợi sơ cấp, trong thực nghiệm thì tỷ lệ nảy mầm ở nhiệt độ 28 – 30oC. Hệ sợi sơ cấp đơn nhân đơn bội mau chóng phát triển, phối hợp với nhau tạo ra hệ sợ thứ cấp – tức hệ sợi song hạch phát triển, phân nhánh rất mạnh, tràn ngập khắp giá thể. Lúc này, thường có hiện tượng hình thành bào tử vô tính màng dày – rất dày.
Chúng dễ dàng rụng ra khi gặp điều kiện phù hợp sẽ nảy mầm cho ra hệ sợi song mạch tái sinh. Hệ sợi thứ cấp phát triển mạnh đạt tới giai đoạn cộng bào – tức các vách ngăn được hòa tan.
Tiếp đó là giai đoạn sợi bện kết để chuẩn bị cho sự hình thành mầm mống quả thể, đây chính là giai đoạn phân hóa hệ sợi. Từ hệ sợi nguyên thủy hình thành các sợi cứng màng dày, ít phân nhánh bên kết lại thành cấu trúc bó được cố kết bởi các sợi bên phân nhánh rất mạnh.
Từ đó hình thành các mầm nấm màu trắng mịn vươn dài thành các trụ tròn mập. Phần đỉnh trụ bắt đầu xòe thành tán, trong lúc lớp vỏ láng đỏ cam xuất hiện. Tán lớn dần hình thành bào tầng và bắt đầu phát tán bào tử đảm liên tục cho đến khi nấm già sẫm màu, khô tóp và lụi dần trong vòng 3 – 4 tháng. Chu trình sống của nấm Linh chi (hình 1.7).
Hình 1.7: Chu trình sống của nấm Linh chi.
Nấm Linh chi có thể mọc trên cây gỗ (thường là thuộc bộ đậu Fabales) đã chết. Quả thể gặp rộ vào mùa mưa (từ tháng 5 – tháng 11 dương lịch), có thể trên thân cây (cuống thường ngắn, tai nấm nhỏ), quanh gốc cây hoặc từ các rễ cây khi ấy cuống thường dài và có thể phân nhánh, đôi khi tán nấm lớn (xấp xỉ 30 cm). Nấm thường mọc tốt dưới bóng rợp, ánh sáng khuyếch tán nhẹ. Do có lớp vỏ láng đỏ, Linh chi có thể chịu nắng rọi, khi ấy sẽ xuất hiện lớp phấn ánh xanh tím, có thể chịu mưa liên tục. Đáng chú ý là các chủng nấm Linh chi thường có màu nâu đỏ bóng sẫm màu hơn, trong khi chủng Linh chi ở Đà Lạt thường đỏ hồng – đỏ cam. Ở những vùng thấp (< 500 m) rõ ràng là ưu thế của các chủng chịu nhiệt độ cao (28 – 35) như ở vùng châu thổ sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long (quanh thành phố Hồ Chí Minh).
Bởi thế, chủng Linh chi đỏ được chúng tôi chọn làm đối tượng để tìm hiểu và nuôi trồng khảo cứu chính phục vụ cho bài tốt nghiệp. Và nghiên cứu chi tiết hơn về kỹ thuật nuôi trồng Linh chi ở điều kiện khí hậu tại TP. Hồ Chí Minh.
1.1.3. Điều kiện sinh trưởng và sinh sản
Nhiệt độ thích hợp:
Giai đoạn nuôi sợi: Từ 20oC đến 30oC
Giai đoạn quả thể: Từ 22oC đến 28oC
Độ ẩm:
Độ ẩm cơ chất: Là lượng nước bổ sung vào cơ chất để nấm có thể mọc được từ 60 đến 65%.
Độ ẩm không khí: Gọi là độ ẩm tương đối không khí. Nó biểu hiện bảng phần trăm của tỉ lệ độ ẩm tuyệt đối trên độ ẩm bảo hoà của không khí, độ ẩm không khí từ 80% đến 95%.
Độ thông thoáng: Trong suốt quá trình nuôi sợi và phát triển quả thể, nấm Linh chi đều cần có độ thông thoáng tốt.
Ánh sáng:
Giai đoạn nuôi sợi: Không cần ánh sáng.
Giai đoạn phát triển quả thể: Cần ánh sáng tán xạ (ánh sáng có thể đọc sách được). Cường độ ánh sáng cân đối từ mọi phía.
pH:
Linh chi thích nghi trong môi trường trung tính đến acid yếu. Đối với nguyên liệu trồng nấm, không ở dạng dung dịch, nên khó đo với các loại máy đo pH ở dạng dung dịch. Người ta có thể dùng “pH đo đất” để xác định độ pH của nguyên liệu. Dụng cụ đơn giản như một cái dùi nhọn, khi ghim vào nguyên liệu sẽ cho biết ngay pH của cơ chất.
Dinh dưỡng:
Sử dụng nguồn dinh dưỡng trực tiếp từ nguồn xenlulo.
1.1.4. Thành phần hóa học và dược tính cơ bản của nấm Linh chi
Số lượng các chủng loài nấm Linh chi được sử dụng trong công nghệ dược liệu, dược phẩm ngày càng tăng và đó cũng là bí quyết của các quốc gia Á Đông. Khái niệm Lục Bảo Linh chi từ thời Lý Thời Trân cách nay 400 năm (1595) có lẽ phải bao hàm hàng chục loài khác nhau. Cho nên, không phải ngẫu nhiên mà ở Trung Quốc có khá nhiều cơ sỡ tầm cỡ nghiên cứu và sản xuất Linh chi (đặc biệt là ở Phúc Kiến và Tứ Xuyên).
Các nước Châu Á dẫn đầu về nghiên cứu hoá dược, nuôi trồng và bào chế các loại Linh chi. Thực tế một số tác giả đã quan tâm phân tích thành phần cấu tạo vỏ láng ở các loài Ganoderma và Amauroderma vào thập niên 20, phát hiện các ergosterol và các enzyme phenoloxydase, peroxydase,…ở G.lucidum (dẫn theo tài liệu Trung Quốc, 1976). Gần đây mới có lẻ tẻ các khảo cứu về tác dụng gây dị ứng và bệnh đường hô hấp bởi bào tử một số loài Ganoderma ở Aukland (New Zealand) (Hasnain. SM. Et al 1985) đặc biệt bởi các thành tố chiết từ G. applanatum, G. lucidum và G. meredithiae ở New Orleans (Hoa Kỳ) (Horner, W. E. et al 1993).
Năm 1936, nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) nuôi trồng đại trà thành công ở Nhật Bản thì trào lưu nghiên cứu về hoá sinh học nấm càng trở nên mạnh mẽ. Sản lượng nấm nuôi trồng chủ động trên thế giới ngày một nâng cao cung cấp đủ nguyên liệu cho các nhà dược học đi dâu vào nghiên cứu thành phần hoá học của nấm Linh chi.
Vào thập niên 70 – 80, bắt đầu một trào lưu khảo cứu hoá dược học các nấm Linh chi (bảng 1.2). Chủ yếu ở trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Gần đây một số phòng thí nghiệm ở Hoa Kỳ và vùng Đông Nam Á cũng bắt đầu tham gia vào tiến trình này.
Với các phương pháp cổ điển trước đây người ta đã phân tích các thành phần hoá dược tổng quát của Linh chi, cho thấy:
Nước : 12 – 13%
(trong cao mềm của Việt Nam thì tới 22,32%)
Cellulose : 54 – 56%
Lignin : 13 – 14 %
Hợp chất nitơ : 1,6 – 2,1%
Chất béo (kể cả dạng xà phòng hoá) : 1,9 – 2%
(có thể có tới 0,4% trong cao)
Hợp chất Sterol toàn phần : 0,11 – 0,16%
Saponin toàn phần : 0,3 – 1,23%
Alcaloide và Glucoside tổng số : 1,82 – 3,06%
Từ những năm 1980 đến nay, người ta, bằng các phương pháp hiện đại: phổ kế UV (tử ngoại), IR (hồng ngoại)…, phổ kế khối lượng – sắc ký khí (GC - MS), phổ kế cộng hưởng từ hạt nhân (đánh dấu với H – 3 và C – 13) (NMR) và đặc biệt là kỹ thuật sắc ký lỏng cao áp (HPLC) và phổ kế plasma (ICP), đã xác định chính xác gần 100 hoạt chất và dẫn xuất trong nấm Linh chi. Dẫn liệu từ MedLine cho thấy cũng có đến gần con số 200 công trình nghiên cứu trong lĩnh vực này (từ 1983 – 1993 ). Có thể khái quát trong (bảng 1.3) dưới đây:
Điều đáng lưu ý là các nhóm hoạt chất chính gặp khá phổ biến ở nhiều loài Ganoderma Kast. Và cả các loài Amauroderma Murr như luận điểm về tính thống nhất của họ Ganodermataceae Donk về phương diện hoá sinh học của (Lê Xuân Thám, Đàm Nhuận, 1994).
Bảng 1.2: Một số loài Linh chi đã được phân chất
Tên loài
Các nhóm hoạt chất
Steroide
Triterpenoide
Polysaccharide
Ganoderma applanatum
+
+
+
G. boninese
+
+
+
G.capense
+
+
+
G. fomosanum
+
+
+
G. japoincum
+
+
+
G. lucidum
+
+
+
Gsinense
+
+
+
G. tenue
+
+
+
G. tsugae
+
+
+
Amauroderma rude
+
+
+
A macer
+
+
+
Điều đáng lưu ý nữa là các nhóm hoạt chất này cũng gặp khá nhiều phổ biến trong các cấu trúc nấm. Trong thể nang bào tử (Sporosphores, Sporocarps) trong bào tử đảm (Basidiospores) và trong hệ sợi (Mycelia) trong nấm tự nhiên hoang dại và nuôi trồng chủ động.
Bảng 1.3: Thành phần hoạt chất cơ bản ở nấm Linh chi
Hoá chất
Nhóm
Hoạt chất dược tính
Cyclooctasulfur
Nucleotide
ƯcÙ chế giải phóng histamine
Adenosine dẫn xuất
Proteine
Ức chế kết dính tiểu cầu, thư giãn cơ, giảm đau
Lingzhi – 8
Alcaloide
Chống dị ứng phổ rộng. Điều hoà miễn dịch
***
Steroide
Trợ tim
Ganodosterone
Steroide
Giải độc gan
Lanosporeric acid A
Steroide
Ức chế sinh tổng hợp Cholesterol
Lanosterol
Steroide
Ức chế sinh tổng hợp Cholesterol
II, III, IV, V
Steroide
Ức chế sinh tổng hợp Cholesterol
Ganoderans A, B, C
Polysaccharide
Hạ đường huyết
Beta – D Glucan
Polysacc
Chống ung thư, tăng tính miễn dịch
BN – 3B; 1, 2, 3, 4
Polysacc
D – 6
Polysacc
Tăng tổng hợp protein, tăng chuyển hoá acid nucleic
***
Polysacc
Trợ tim
Ganoderic acids R, S
Triterpenoide
Ức chế giải phóng histamine
Ganoderic acids B, D, F, H, Y
Triterpen
Hạ huyết áp, ức chế ACE
Ganoderic acids
Triterpen
Ức chế sinh tổng hợp Cholesterol
Ganodermadiol
Triterpen
Hạ huyết áp, ức chế ACE
Ganodermic acids Mf
Triterpen
Ức chế sinh tổng hợp Cholesterol
Ganodermic acids T. O
Triterpen
Ức chế sinh tổng hợp Cholesterol
Lucidone A
Triterpen
Bảo vệ gan
Lucidenol
Triterpen
Bảo vệ gan
Ganosporelacton A
Triterpen
Chống khối u
Ganosporelacton B
Triterpen
Chống khối u
Oleic acid dẫn xuất
Acid béo
Ức chế giải phóng Histamine
Trong số các nhóm hoạt chất, nhóm có bản chất protein nổi bật với Lingzhi – 8 do các nhà khoa học Nhật Bản tìm ra (Kino .K et al 1989, 1991…), được chứng minh là một tác nhân chống dị ứng phổ rộng và điều hoà miễn dịch hữu hiệu, đồng thời duy trì tạo kháng thể chống các kháng nguyên viêm gan B.
Riêng nhóm nucleoside, nổi bật trong Ganoderma lucidum và G. capense có các dẫn xuất của adenosine với tác dụng thư giãn cơ giảm đau và ức chế sự dính kết tiểu cầu.
Nhóm alcaloide còn ít được khảo cứu, mặc dù với tác dụng trợ tim là rõ ràng. Dẫn liệu về nấm Linh chi (G. lucidum) cho thấy hàm lượng alcaoide tổng số rất đáng kể có vẻ mâu thuẫn với ý kiến của G. Paris (1948) cho rằng nấm Linh chi không có alcaloide và không độc.
Nhóm Steroid khá phong phú ở nấm Linh chi với tác dụng chủ đạo ức chế sinh tổng hợp Cholesterol. Đặc biệt từ bào tử đảm G. lucidum ngoài 2 lacton A, B còn có 5 hợp chất sterol đã được Chen – Ry và Yu 1991 xác định chính xác công thức phân tử:
3, 7, 11, 12, 15, 23 - hexaoxo - 5 alpha - lanosta - 8 - en - oic acid (I)
3beta, 7beta - trihydroxy - 11, 25, 23 trioxo - 5 alpha - lanosta 8 - en - 26 oic acid(II)
7beta – hydroxyl – 11, 15, 23 - pentaoxo - 5 alpha - lanosta - 8 - en - oic acid (III)
3,7, 11, 15, 23 – pentaoxo - 5 alpha - alpha - lanosta - 8 - en - oic acid (IV)
24, 25, 26 - trihydroxy - 5 alpha - lanosta – 7, 9 (11) - dien -3- one(V)
Trong đó hợp chất đầu (I) là một chất mới tìm thấy được đặt tên là Ganosporeric A còn 4 chất sau lần đầu tiên thu nhận được từ bào tử G. lucidum. Các hợp chất Lanostannoid có cấu trúc kiểu triterpen được phát hiện ngày một nhiều, năm 1986, Arisawa, M, et al xác định cấu trúc 3 hợp chất mới.
Ganodermenonol:
26 - hydroxyl - 5 alpha - lanosta –7,9,(11)24 - trien – 3 - one
Ganodermadiol:
5 alpha - lanosta - 7,9,(11)24 - trien – 3 beta,26 diol
Ganodermatriol:
5 alpha - lanosta - 7,9,(11)24 - trien – 3 beta, 26, 27 – triol
Trong nhóm các Ganodermic acid, Wang, C.N., et al (1989) đã chứng minh hiệu lực ức chế kết tụ tiểu cầu người và xác định cấu trúc phân tử của ganodermic acid S.
lanosta - 7,9,(11)24 - trien – 3 beta, 15 alpha – diacetoxy – 26 – oic acid
Kết quả gắn đồng vị phóng xạ P- 32 chỉ ra rằng Ganodermic acid S hoạt hoá sự thuỷ phân P1P2 (đó là phosphatidylinostol 4,5- bophosphate). Dưới kính hiển vi điện tử quét, ở dưới ngưỡng kết tụ, tiểu cầu có dạng dĩa với gai nhỏ, còn ở trên ngưỡng, chúng dạng tròn hoặc bất thường có gai và các biến dạng của màng.
Nhóm ester với acid béo không no linoleic được ghi nhận vào 1991 có hoạt tính chống ung thư với công trình của Lin, C.N. et al. Đó là 2 ergosterol mới:
Steryl ester 1:
Ergosta – 7,22 - dien – 3 beta – yl - linoleate
Steryl ester 2:
5 alpha, 8 alpha – epidioxyergosta – 6,22 dien – 3 beta- yl - linoleate
Đồng thời các tác giả còn tìm ra 1 lanostanoid và steroid mới cũng có tác dụng ức chế các tế bào ung thư.
Nhóm Polysaccharide cũng rất phong phú ở các nấm Linh chi và phổ hoạt lực mạnh.
He. Y. et al (1992) đã khảo cứu các BN3B – gồm 4 polysaccharide đồng nhất có hoạt tính tăng miễn dịch. Trong đó arabinogalactan mang các liên kết glycoside.
Hikino. H. et al 1985 – 1989 chứng minh hoạt lực hạ đường huyết của nhiều polysaccharide. Đó chính là các heteroglycan có cả hoạt tính chống ung thư. Đó là ganoderan B có tác dụng làm tăng mức insuline huyết tương, làm giảm sinh tổng hợp glycogen và hàm lượng glycogen trong gan; và đó là cơ sở điều trị liệu trên các bệnh nhân đái đường.
Đặc biệt các phức hợp polysaccharide – protein có hoạt tính chống khối u và tăng miễn dịch đã được chỉ ra từ lâu (Ukai, S. et al 1983). Byong kak Kim (1992, 1994) et al còn tiến hành lai hệ sợi bằng dung hợp Protoplast giữa nấm Linh chi chuẩn G. lucidum với các loài khác: G. applanatum… thậm chí với cả nấm hương Lentinus edodes, nhờ đó tăng cường hoạt tính chống khối u sarcom 180 của các phức polysaccharide – protein lên đáng kể. Gần nay tác dụng tăng sinh tổng hợp IL -2 (Interleukine - 2) và hoạt tính AND polymerase ở chuột già tuổi bởi polysaccharide đã soi sáng thêm khả năng trẻ hoá, tăng tuổi thọ bởi các nấm Linh chi (Lei. L.S và Lin. Z.B 1993).
Loạt nghiên cứu về polysaccharide không tan trong nước của các tác giả Nhật Bản (Sone, Y. et al, 1985; Takashi, M.et al, 1993,...) chứng tỏ hiệu lực chống khối u rất rõ, thậm chí làm tan khối u với tỷ lệ ¾ với các loài G.applanatum và G. lucidum.
Gần đây Lin Zhibin và Lei sheng (1994) đã xác định trọng lượng phân tử của Polysaccharide từ G.lucidum cho kết quả: 7.100 – 9.300. Nhưng tổng kết xác đáng về vai trò sinh – dược học của nhóm hoạt chất này đã được R. Chang (1994) giới thiệu tại hội thảo Bắc Kinh với báo cáo thực nghiệm của tác giả Đài Loan, Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Mặc dù còn ít nghiên cứu, song các alcaloide ở Ganoderma capence (Lloyd) Teng rất đáng lưu ý. Chúng là các pyrroles đặc biệt (Yang, J, J và Yu, DQ, 1990); (Yu, J,G, et al 1990).
ganoine:
N - isopentyl - 5 hydroxymethyl - pyrryl aldehyde
gnaodine:
N - phenylethyl - 5 hydroxymethyl - pyrryl aldehyde
ganoderpurine:
N9 – (anpha, anpha diemethyl – gama - oxybutyl) adenine
Từ đó đã tổng hợp các alkaloid tương tự các mẫu tự nhiên có hiệu quả chống viêm (1A và 1B):
1A: 1 - isopentyl 1- 2 - formyl 5 - hydroxymethylpyrrole
1B: 1 - phenylethyl 1 - 2 – formyl - 5 hydroxymethylpyrrole
Tác dụng bảo vệ gan, chống tác hại của CCl, được chứng minh rõ ràng với các chế phẩm chiết từ các loài linh chi.
Có lẽ đa dạng nhất và tác dụng dược lý mạnh nhất là nhóm sapoine – triterpenoids – các acid ganoderic. Lần đầu tiên Nishtoba et al (1984 - 1987) chứng minh các ganoderic acid C là mới trong tự nhiên, sau đó Morigiwa et al. 1986, tìm ra thêm ganoderic acid B. Chúng thể hiện hoạt lực ức chế giải phóng histamine, ức chế Angiotensine Conversion enzyme (ACE), ức chế sinh tổng hợp Cholesterol và hạ huyết áp. Ngày nay nhóm ganoderic acids đã được phát hiện có tới hàng chục dẫn xuất khác nhau. Kết quả tách trên sắc ký lỏng cao áp (HPLC) loài Linh chi G.tsugae Murrill rất đặc sắc.
Rõ ràng có sự tương đồng lớn với G. lucidum. Ngoài lucideric acid (lucidone) do Kohda et al (1985) tìm ra, còn có dẫn xuất lucidenol được Su. C. H et al (1993) chứng minh là mới hoàn toàn. Cấu trúc phân tử của 4 hoạt chất chính được các kỹ thuật quang phổ và cộng hưởng từ hạt nhân xác định (Su et al, 1993).
Các hợp chất này đều có tác dụng bảo vệ gan, thực nghiệm đặc sắc thu được với việc gây tăng GOT và GOP bằng CCL4 (tetrachlorurcarbon). Điều lý thú là từng triterpenoid tinh khiết riêng rẽ thể hiện hoạt lực thấp hơn khi dùng các phân đoạn tách chưa tinh chế, nghĩa là tổ hợp các đồng phân của chúng hiệu quả hơn. Do vậy dễ hiểu người ta thường dùng tách dịch chiết toàn bộ từ nấm Linh chi.
1.1.5. Tác dụng của nấm Linh chi:
Linh chi được dùng như một thượng dược từ khoảng 4000 năm nay ở Trung Quốc. Chưa thấy có tư liệu về tác dụng xấu, độc tính của Linh chi (ngoại trừ các khảo cứu về khả năng tồn tại các dị ứng nguyên trên bề mặt bào tử một số loài Gano._.