Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật, ảnh hưởng đến chất lượng gieo trồng của hai giống lúa Bắc thơm số 7 và nếp BM 9603 trong sản xuất hạt giống nguyên chủng tại Hà Nam

Phần thứ nhất 1.1- Đặt vấn đề Lúa gạo là lương thực chính cho hơn nửa dân số thế giới, tinh bột của gạo cung cấp năng lượng cho cuộc sống. Ngoài cung cấp ca lo lúa gạo còn cung cấp các chất dinh dưỡng khác cho sự sống con người như Protein, chất béo,vitaminB1, B6, B2, PP. Việt Nam có 7,5 triệu ha đất trồng lúa chiếm 90,3% tổng diện tích đất trồng cây lương thực có hạt Để nâng cao năng suất, sản lượng lúa cần có những giống lúa có chất lượng tốt và năng suất cao. Trong đó việc áp dụng các bi

doc19 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2885 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật, ảnh hưởng đến chất lượng gieo trồng của hai giống lúa Bắc thơm số 7 và nếp BM 9603 trong sản xuất hạt giống nguyên chủng tại Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện pháp kỹ thuật phù hợp và một yếu tố vô cùng quan trọng đó là có hạt giống tốt. Hạt giống tốt, giá thành rẻ giúp cho người nông dân giảm chi phí sản xuất. Để tạo ra được hạt giống tốt và giá thành rẻ thì các giải pháp kỹ thuật trong sản xuất hạt giống là yếu tố quyết định. Xuất phát từ yêu cầu trên , chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật, ảnh hưởng đến chất lượng gieo trồng của hai giống lúa Bắc thơm số 7 và nếp BM 9603 trong sản xuất hạt giống nguyên chủng tại Hà Nam” 1.2- Mục đích và yêu cầu của đề tài: 1.2.1. Mục đích: - Xác định phân bón và mật độ phù hợp nhằm tăng năng suất và chất lượng hạt giống lúa Bắc thơm số 7 và BM9603 nguyên chủng 1.2.2 Yêu cầu: - Đánh giá sinh trưởng phát triển của giống lúa Bắc thơm số 7 và BM 9603 trong sản xuất hạt giống nguyên chủng ở các mức phân bón và mật độ khác nhau - Đánh giá năng suất và yếu tố tạo thành năng suất của giống lúa Bắc thơm số 7 và BM 9603 trong sản xuất hạt giống nguyên chủng ở các mức phân bón và mật độ khác nhau - Đánh giá khả năng chống chịu của giống Bắc thơm số 7 và BM 9603 trong sản xuất hạt giống nguyên chủng ở các mức độ phân bón và mật độ khác nhau - Đánh giá chất lượng hạt giống theo tiêu chuẩn hạt giống lúa Bắc thơm số 7 và BM 9603 trong sản xuất hạt giống lúa nguyên chủng ở các mức phân bón và mật độ khác nhau về sức sống ,sức khoẻ hạt giống và theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1776-1995 Phần thứ hai Tổng quan tài liệu 2.1 Những nghiên cứu trên thế giới. Hạt là một trong những cơ quan quan trọng của cây, nó đóng vai trò dự trữ dinh dưỡng và duy trì nòi giống của loài. Hạt cho gia súc là cơ sở đầu tiên cho nền văn minh nhân loại, khi con người biết trồng cây, thu hoạch và bảo quản qua mùa đông đã chuyển từ sống du canh, du cư sang định cư. Tất cả văn minh nhân loại và văn hoá các dân tộc đều gắn liền với hạt ngũ cốc. Tuy nhiên, vai trò to lớn của hạt giống vói đời sông con người phải kể đến vai trò tạo ra số lượng lớn hơn để duy trì nòi giống của loài, giúp con người tiếp tục thu được nhiều sản phẩm cho dời sau. Bên trong hạt là quá trình phát triển tổng hợp dinh dưỡng, hình thái, trao đổi chất … cho quá trình sinh trưởng của thế hệ tiếp theo Theo L.O.Copeland và M.B.McDonad, 1985 Hình thái và phát triển hạt trải qua một loạt các giai đoạt từ phát triển hình thành quả hạt, tích luỹ dinh dưỡng, chín, làm khô, ngủ nghỉ. Mỗi giai đoạn có những thay đổi về hình thái và sinh lý có thể thay đổi tiềm năng của hạt. Sản xuất hạt giống là duy trì bảo tồn kiểu gen hiện có là những giống địa phương như cây ăn quả, lúa, ngô...khi nhân giống và sản xuất giống đáp ứng mục tiêu nào đó của con người. Sản xuất giống dựa trên những tính trạng và đặc điểm của giống cần xây dựng phương phát chọn lọc sản xuất để bảo tồn nguồn gen hoặc bồi dục phục tráng kiểu gen bị thoái hoá sau một quá trình sản xuất. ở Trung Quốc ngày nay, ngoài mục tiêu chọn giống lúa siêu cao sản để bảo đảm an ninh lương thực, mục tiêu chọn giống lúa có năng suất chất lượng cao vừa có chất lượng tốt cũng đang được triển khai mạnh mẽ nhất là những giống lúa thơm và lúa nếp. Nghiên cứu của De Datta 1981 chỉ ra rằng biện pháp nâng cao khả năng quang hợp của quần thể cây trồng nói chung và quần thể ruộng lúa nói riêng là áp dụng các bieenj pháp kỹ thuật để nâng cao khả năng tiếp nhận ánh sáng của cá thể và đặ biệt là của quần thể. đây cũng là kỹ thuật quan trọng để nâng năng suất lúa trong sản xuất hạt giống.Với các biện pháp để áp dụng là: Cải tiến giống lúa: Những giống có năng suất thấp có nhiều nguyên nhân ,nhưng nguyên nhân cơ bản là lá xoè hay nằm ngang, chính do đặc điểm này mà bộ lá tạo ra sự che khuất lớn trong các tầng lá dưới làm giảm quang hợp của cá thể cũng như quần thể. Thành công của những giống lúa cải tiến vào những năm 60 của thế kỷ 20 là tạo ra giống thấp cây, lá đứng đã giúp nâng cao năng suất lúa lên gấp 3-5 lần giống lúa địa phương. Như vậy biện pháp cải tiến giống có ý nghĩa tích cực trong việc nâng cao khả năng quang hợp của ruộng lúa. Gieo cấy đúng thời vụ: Thời vụ có ý nghĩa quan trọng cho quang hợp của lúa tạo ra năng suất cao, đặc biệt giai đoạn phân hoá, trỗ đến chín, vì giai đoạn này tạo ra 2/3 lượng chất hữu cơ tích luỹ vào hạt. Do vậy cần bố trí cho lúa trỗ vào thời gian ánh sáng trong năm. Thời điểm phân hoá, làm đòng, trỗ vào thời điểm ánh sáng đầy đủ, trời quang mây, nhiệt độ 25-27 oC sẽ tạo cho một giống lúa đạt được năng suất tiềm năng của nó. Mật độ khoảng cách hợp lý : Mật độ, hướng hành cấy cũng là những kỹ thuật tăng khả năng quang hợp do tăng khả năng tiếp nhận ánh sáng, tạo diện tích lá và chỉ số diện tích lá thích hợp. Nhân tố ngoại cảnh là dinh dưỡng khoáng ảnh hưởng đến chất lượng hạt ( hay thành phần hoá học) dễ nhận thấy. Hầu hết các trường hợp dinh dưỡng khoáng kém, hạt kém, không đãy hạt so với cung cấp đủ dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của đạm, lân, kali đến chất lượng hạt. Bón phân đặc biệt là bón thúc đạm và điều tiết nước một cách hợp lý vào các giai đoạn đẻ nhánh làm đòng đã có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của lá lúa về diện tích và số lượng lá, tạo điều kiện cho quang hợp, nâng cao hiệu suất quang hợp thuần và làm tăng năng suất hạt. Theo Togải và Mastuo, khi nghiên cứu ảnh hưởng của nguyên tố đạm cho thấy: muốn tăng năng suất lúa đừng làm cho lúa thiếu đạm, thiếu đạm không có lợi cho cây lúa,cách bón thì tuỳ điều kiện sinh trưởng của cây lúa. Bón đúng lượng và loại phân là rất cần thiết trong sản xuất hạt giống lúa, bón đạm đúng kỹ thuật đảm bảo cho các cây chín đồng đều, hạt đẫy,lô hạt giống có chất lượng tốt hơn lô hạt của các ruộng chín không đều. Bón phân không đúng kỹ thuật có thể kích thích đẻ nhánh lai rai dẫn đến bông chính chín nhanh hơn những bông đẻ muộn, những hạt ỏ bông nhánh chưa chín khi thu hoạch, độ ẩm cao tăng khả năng bị bệnh, ngược lại bón thiếu đạm sẽ làm giảm kích thước hạt và sức sống của hạt kém hơn. Thiếu lân năng suất hạt thấp hơn bón lân đầy đủ. Những nghiên cứu khác cho thấy hạt của cây thiếu lân mọc cây thấp bé hơn hạt đủ lân. Thiếu kali hạt không bình thường, dị dạng cao, phôi và rìa hạt bị đen. Thiếu kali tỷ lệ nảy nầm hạt kém, sức sống của hạt cũng giảm nhanh trong quá trình bảo quản. 2.2 Những nghiên cứu trong nước Những nghiên cứu trong nước về phân bón và mật độ ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất lúa được đề cập trong nhiều nghiên cứu về thâm canh lúa thuần. Tuy nhiên ảnh hưởng của phân bón và phân bón đến sản xuất hạt giống còn ít nghiên cứu đề cập. Khi nghiên cứu về kỹ thuật bón phân cho cây trồng, Vũ Hữu Yêm (1998) cho rằng : bón phân cân đối và vừa phải thì việc bón phân có thể làm tăng chất lượng sản phẩm. Thiếu dinh dưỡng, bón phân không cân đối hoặc quá nhu cầu đều làm giảm chất lượng sản phẩm. Theo Bùi Huy Đáp (1999) thì đạm là yếu tố dinh dưỡng chủ yếu của lúa, nó ảnh hưởng nhiều đến số lượng thu hoạch vì chỉ khi có đủ đạm, các chất khác mới phát huy tác dụng. Theo Đinh Thế Lộc, Vũ Văn Liết (2004): đủ đạm ở giai đoạn đầu sẽ làm tăng chiều cao, số nhánh, tăng khích thước lá, tăng số hạt trên bông, tăng % hạt chắc. Nừu thiếu đạm quá trình sinh trưởng sinh dưỡng bị hạn chế, số hạt trên bông sẽ giảm. Lúa cần đạm ở giai đoạn đầu và giai đoạn đẻ nhánh để hình thành số bông tối đa. Sau khi tiến hành thí nghiệm 3vụ liền ở đất phù sa sông hồng tác giả Đào Thế Tuấn(1970) đã rút ra kết luận: vụ chiêm cũng như vụ mùa, nếu bón đạm tập trung vào thời kỳ đầu đẻ nhánh thì số nhánh tăng lên rất nhiều về sau lụi đi cũng nhiều, nếu bón tập chung vào thời kỳ cuối đẻ nhánh thì số nhánh lụi đi ít và tổng số nhanh s cũng ít, vì vậy cần chú ý cả 2 mặt. Trong trường hợp đạm bón tương đối ít nên bón tập chung vào thời kỳ giũa tức là lúc đẻ nhánh rộ. Theo Đinh Thế Lộc, Vũ Văn Liết: Lân cung cấp năng lượng cho tất cả các quá trình hoá sinh xẩy ra trong cây lúa,kích thích rễ phát triển,tăng cường hoạt động đẻ nhánh đặc biệt trong điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Kích thích phát triển hạt và tăng giá trị lương thực của hạt gạo. Thiếu lân cây lúa đẻ nhánh kém, còi cọc, lá hẹp ngắn, có mầu xanh tối bẩn, trên lá có mầu xanh hơi tía. Theo Đào Thế Tuấn (1970) thì thiếu kali sẽ ảnh hưởng mạnh đến khả năng đẻ nhánh. Kali được cây hút mạnh vào thời kỳ đẻ nhánh rộ và sau trỗ 5 đến 10 ngày đẻ tăng khối lượng hạt. Đối với chất lượng hạt lúa nếu thiếu kali hạt giống sẽ khônh bình thường, dị dạng cao, phôi và rìa bị đen. Thiếu kali tỷy lệ nẩy nầm kém, súc sống của hạt giảm nhanh trong quá trình bảo quản. Mật độ là một kỹ thuật làm tăng khả năng quang hợp của cá thể và quần thể ruộng lúa, do tăng khả năng tiếp nhân ánh sáng, tạo số lá và chỉ số diện tích lá thích hợp cho cá thể và quần thể ruộng lúa, ảnh hưởng đến khả năng đẻ nhánh và số nhánh hữu hiệu/khóm, khả năng chống chịu sâu bệnh…từ đó mà ảnh hưởng mạnh mẽ đến năng suất lúa. Theo Nguyễn Văn Hoan(1995) :trên một đơn vị diện tích nếu mật độ càng cao thì bông càng nhiều, song số hạt trên bông càng ít. Tốc độ giảm số hạt/ bông mạnh hơn tốc độ tăng của mật độ, vì thế cấy quá dầy sẽ làm cho năng xuất giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu cấy với mật độ quá thưa đối với các giống có thời gian sinh trưởng ngắn rất khó đạt số bông tối ưu. Kết quả nghiên cứu của Trương Đích(1999) thì mật độ cấy còn phụ thuộc vào vụ và giống: vụ xuân hầu hết các giống cải tiến cấy mật độ thích hợp 45-50 khóm/m2 nhưng vụ mùa thì cấy 55-60 khóm/m2 Theo Nguyễn Văn Hoan thì tuỳ từng giống lúa để chọn mật độ thích hợp vì cần tính đến khoảng cánh đủ rộng để làm hàng lúa thông thoáng, các khóm lúa không chen nhau. Cánh bố trí khóm lúa theo hình chữ nhật (hành sông rộng hơn hàng con) là phù hợp nhất vì thế mật độ trồng được đảm bảo nhưng lại tạo ra được sợ thông thoáng trong quần thể, tăng khả năng quang hợp, chống bệnh tốt, và tạo hiệu ứng rìa cho năng suất cao hơn. Như vậy mật độ cấy có ý nghĩa quan trọng đến cấu trúc quần thể ruộng lúa. Một quần thể ruộng lúa tốt phải đản bảo những chỉ tiêu nhất định về thông gió, thấu quang trong suốt thời kỳ sinh trưởng và phân bố không gian trên một ruộng lúa, đặc biệt là thời kỳ sinh trưởng mạnh nhất. Mật độ thích hợp tạo cho cây lúa phát triển tốt, tận dụng hiệu quả chất dinh dưỡng, nước và ánh sáng. Mật độ thích hợp còn tạo nên sự tương tác hài hoà giữa các cá thể cây lúa và quần thể ruộng lúa và mục đích cuối cùng là cho năng suất cao trên một đơn vị diên tích. Phần thứ ba Nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.1. Vật liệu nghiên cứu Hạt giống lúa BT số 7 và BM 9603 siêu nguyên chủng của Công ty cổ phần giống cây trồng TW 3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm được thực hiện trong 2 vụ , vụ mùa 2007 và vụ xuân 2008 2.1 Vụ mùa 2007 Thí nghiệm 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của phân đạm đến chất lượng hạt giống nguyên chủng của giống Bắc thơm số 7 và BM 9603. * Giống: G1: Bắc thơm số 7 G2: BM 9603 * Mức phân bón : Có 5 mức phân bón khác nhau(kg/ha) P1: 8 tấn phân chuồng + 50kg N +90kgP2O5 +90kgK2O P2: 8 tấn phân chuồng + 70kgN +90kgP2O5 + 90kgK2O P3: 8 tấn phân chuồng + 90kgN + 90kgP2O5 + 90kgK2O P4: 8 tấn phân chuồng + 110kgN + 90kgP2O5 +90kgK2O P5: 8 tấn phân chuồng + 130kgN + 90kgP2O5 + 90kgK2O + Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm bố trí theo kiểu ô chính, ô phụ. ô chính là mức phân đạm, ô phụ là 2 giống. Diện tích 10 m2/ô, tổng toàn bộ thí nghiệm 300 m2 không kể phân cách và hàng bảo vệ 3.2.2. Vụ xuân 2008: Thí nghiệm 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của mật độ cấy đến chất lượng hạt giống nguyên chủng giống lúa Bắc thơm số 7 và BM9603 * Mật độ cấy M1: 18cm x 15cm ( 40 khóm/m2) M2: 18cm x 12cm ( 50 khóm/m2) M3: 18cm x 10cm ( 60 khóm/m2) M4: 18cm x 8 cm (70 khóm/m2) M5: 18cm x 6 cm (90 khóm/m2) * Giống. G1: Bắc thơm số7 G2: BM 9603 3.3. Các chỉ tiêu theo dõi: • Thời gian sinh trưởng - Ngày gieo - Ngày trỗ - Ngày bén rẽ hồi xanh - Ngày đẻ nhánh - Ngày trỗ - Ngày chín - Tổng thời gian sinh trưởng • Các dặc điểm sinh trưởng - Động thái tăng trưởng chiều cao theo dõi 7 ngày 1lần , đo từ mặt đất đến đỉnh lá cao nhất - Động ra lá theo dõi 7 ngày 1 lần - Tổng số lá trên cây - Chiều cao cây cuối cùng ( cm ) đo từ mặt đất đến đỉnh hạt đầu bông - Động thái đẻ nhánh - Số nhánh tối đa • Đặc điểm hình thái -Mẫu sắc thân, lá (cho điểm ) - Góc độ lá đòng - Chiều dài, chiều rộng lá đòng - Chiều dài cổ bông - Chiều dài bông • Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suầt (xác định trên tất cả các cây theo dõi trên công thức) - Số bông hữu hiệu trên khóm - Số bông trên hạt - Số hạt chắc trên bông - Khối lượng 1000 hạt • Năng suất lý thuyết Năng suất lý thuyết được tính bằng công thức NSLT (kg/ha) = ( số cây /m2 x Số bông/khóm/cây x Số hạt chắc/bông x khối lượng 1000 hạt )/100 • Năng suất thực thu Thu riêng phơi khô từng ô, cân, tính năng suất từng ô, sau đó tính năng suất trung bình • Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng hạt giống lúa nguyên chủng - Khối lượng 1000 hạt bằng cân 4 mẵu mỗi mẵu 100 hạt bằng cân điện tử Hạt giống lấy từ mẵu hạt sạch , đếm số hạt ngẫu nhiên bằng tay hay bàn đếm xong cân tính toán bằng gam . Để chính xác phải tính hệ số biến động giữa các lần cân Hệ số biến động CV(% ) = x 100 trong đó X giá trị trung bình của 100 hạt S độ lệch chuẩn S = ( n ( SX2 ) – ( SX )2 /n (n -1) Trong đó n số lần nhắc lại , X là khối lượng của một lần nhắc lại. Nếu hệ số biến động không vượt quá 6 đối với hạt có vỏ trấu thì các kết quả được xác định và tính toán. + Kích thước và độ đồng đều của kích thước hạt: Đo 30 hạt thóc /công thức về chiều dài và chiều rộng hạt bằng thước và tính hệ số biến động + Đánh giá độ ẩm hạt bằng máy đo độ ẩm. + Tỷ lệ nẩy mầm bằng gieo trên đĩa petri gieo trên giấy thấm ba lần nhắc lại mỗi lần gieo 100 hạt. + Độ thuần bằng tính tỷ lệ cây khác dạng trên đồng ruộng , hạt khác dạng bằng soi kinh lúp. + Tính khối lượng riêng hạt giống của từng công thức. + Sức sống hạt giống thử tetrazolium. + Đánh giá súc khoẻ hạt giống bằng phương pháp Hiltne, 1911 một phương pháp phổ biến ở Mỹ để đáng giá súc sống hạt giống hạt ngũ cốc. Phương pháp Hiltne nhu sau: Hạt được gieo trong gạch vụn ẩm hoặt trong hộp cát rồi rải lớp gạch vụn ẩm dày 3 cm lên trên . Đặt hộp trong phòng tối điều chỉnh nhiệt độ một thời gian 7 ngày . Những hạt bị bệnh , tổn thương cơ giới hoặc hư hỏng không thể nẩy mầm xuyên qua lớp gạch vụn. Phần trăm cây con bình thường được xem là mức độ sức khoẻ hạt giống + Đánh giá sức sống hạt giống thông qua tỷ lệ sinh trưởng cây con của Kimel 1979 : Gieo hạt thành cây con hoàn chỉnh sau đó sấy khô ở nhiệt độ 800C trong 24 giờ và cân khối lượng. Lượng mẫu 3 lần nhắc lại mỗi lần 30 cây con + Sức khoẻ hạt giống lúa: * Đánh giá bệnh bạc lá vi khuẩn qua triệu chứng cây con * Kiểm tra bệnh nấm bằng phương pháp nuôi cấy trên agar Một phương pháp lâu đời nhất và phổ biến nhất để test bệnh nấm trên hạt , Agar là cacbohydrat trung tính chế từ rong biển . Nó chứa một ít dinh dưỡng Cho sinh trưởng của nấm , vì thế khi Test cần bổ xung thêm chất chiết từ cây như củ khoai tây, rau và quả. Agar trung tính được pha chế nhu sau : Agar dạng bột với một lượng phù hợp phối hợp với nước và dinh dưỡng bổ xumg làm môi trường. Hỗn hợp được khử trùng trong nồi hấp 15-20 phút và làm lạnh đén 500C và có thể cho thêm chất kháng sinh Hỗn hợp rót cẩn thận vào đĩa petri vùa đủ tránh làm nhiễm bẩn , rồi để nguội sau 20 phút là có thể dùng được. Hạt Test làm sạch bề mặt trước khi sử lý bằng NaOCL 1% ( dung dịch chlortimne của cloritnatri ) Chuẩn bị như sau: Pha 20 phần nước tẩy (NaOCL 5,25%) với 85 phần nước. Với những loại ký sinh ăn ngầm có thể pha đặc hơn. Công việc này để loại trừ nấm hoại sinh trên vỏ hạt có thể phát triển rất nhanh trên agar và có thể ngăn cản hoặc che lấp nấm bệnh hạt phát triển chậm hơn. Thông thường 10 hạt được vệ sinh sau đó tert từng hạt và đặt lên mặt agar với một cái kẹp. Sau khi đặt mỗi hạt , đỉnh của kẹp được vệ sinh bằng cách nhúng nó vào trong cồn 70% rồi hơ qua ngọn lửa. Đôi khi vi khuẩn phát triển trên agar hoặc giấy thấm chiếm mất môi trường của nấm, ngăn cản nấm không phát triển được nhận biết rất khó khăn. Khắc phục điều này bằng cách cộng thêm chất kháng sinh Stetomycine sulfate vào nồi hấp agar trung tính khi để nguội 50 -550C hoặc sử lý nước trong trường hợp Test bằng giấy thấm. Sau khi cấy đĩa petri được ủ 20-250C khoảng 8 ngày với hạt nhiễm bẹnh có thể nhận biết trên cơ sở đặc điểm của cơ quan sinh dưỡng và bào tử. Các thang điểm để theo dõi một số chỉ tiêu không đo đếm mà bằng cho điểm theo Standard evaluation system for rice Phần thứ tư Tiến độ thực hiện và kết quả thực hiện 4.1 Tiến độ thực hiện. Đã gieo cấy và theo dõi chỉ tiêu ở vụ M2007 và đang gieo cấy vụ X2008 và tiếp tục theo dõi các chỉ tiêu. Đã và đang đọc một số tài liệu trong và ngoài nước để bổ sung viết tổng quan 4.2 Tóm tắt một số kết quả thực hiện. Ngày gieo: 14/6/2007 Ngày cấy : 31/6/2007 Mạ sinh trưởng, phát triển bình thường. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển thí nghiệm 1 (Vụ mùa 2007) CT G Thời gian gieo đến đẻ nhánh Thời gian gieo đến trỗ Thời gian chín Thời gian gieo đến chín PB G1 23 88 28 116 G2 22 89 30 119 P1 G1 23 88 28 116 G2 22 89 30 119 P2 G1 23 89 28 117 G2 22 89 29 119 P3 G1 23 88 28 116 G2 22 89 30 119 P4 G1 23 89 28 117 G2 22 89 30 119 P5 G1 23 89 28 117 G2 22 89 30 119 Động thái đẻ nhánh CT PB Ngày theo dõi G 10/7 17/7 24/7 1/8 8/8 15/8 22/8 ncc P1 G1 3,1 4,7 5,9 7,6 8,2 9,3 9,3 10,5 G2 2.7 4,3 4,6 6,2 7,1 8,3 8,7 9,1 P2 G1 2,9 3,7 5,2 6,8 7,9 8,4 8,5 9,5 G2 2,5 3,3 6,1 6,5 7,1 8,7 8,5 8,5 P3 G1 2,2 2,9 4,7 5,9 6,3 6,9 7,7 8,2 G2 3,2 4,6 6,7 6,7 7,5 8,4 8,2 8.3 P4 G1 2,1 3,5 5,7 5,9 6,1 7,6 7,9 7,9 G2 2,9 4,2 5,9 6,3 6,3 7,2 8,1 6,9 P5 G1 2,3 2,8 4,9 6,4 7,1 8,7 9,6 9,8 G2 2,8 4,3 5,2 6,7 8,1 9,5 9,5 9,5 Động thái ra lá CT PB Ngày theo dõi G 10/7 17/7 24/7 1/8 8/8 15/8 22/8 slcc P1 G1 5,2 6,7 7,2 8,5 10,1 11,7 12,8 13,9 G2 4,9 6,8 8,4 9,8 11,4 12,6 13,8 14,5 P2 G1 5,0 6,4 7,7 8,9 10,4 12,1 12,9 14,0 G2 4,8 6,6 8,3 9,9 11,5 12,7 13,9 14,7 P3 G1 5,1 6,8 7,9 9,1 10 ,6 12,5 13,1 14,1 G2 4,9 7,0 8,2 9,5 10,8 12,3 13,8 14,6 P4 G1 5,2 6,5 7,8 9,0 10,4 11,8 12,9 13,9 G2 5,0 6,7 8,1 9,6 11,8 13,0 13,7 14,5 P5 G1 5,1 6,9 8,8 10,2 11,9 12,9 13,5 13,9 G2 4,9 6,8 8,4 9,8 11,5 12,8 13,9 14,4 Một số đặt tính nông sinh học CT PB G Chiều dài lá đòng (cm) Chiều rộng lá đòng (cm) Góc lá đòng (độ) Chiều dài bông (cm) P1 G1 29,7 1,5 45,2 23,7 G2 27,3 1,7 39,7 21,5 P2 G1 30,1 1,5 46,9 24,1 G2 26,4 1,6 38,1 20,6 P3 G1 29,8 1,6 45,8 25,3 G2 26,7 1,7 38,5 22,3 P4 G1 29,6 1,5 45,2 24,7 G2 25,9 1,7 39,2 21,7 P5 G1 30,2 1,6 45,6 24,4 G2 26,4 1,7 38,7 226 Năng suất yếu tố cấu thành năng suất PB G Số bông/khóm Số hạt hạt/bông Số hạt chắc/bông Tỷlệ hạt chắc KL 1000 hạt (%) NSLT (Ta/ha) (g) NSTT (Ta/ha) P1 G1 4,7 128,5 109,1 84,9 19,1 58,8 48,8 G2 3,3 115,3 96,4 83,6 29,8 56,9 46,1 P2 G1 4,5 131,7 111,0 84,3 19,1 57,2 45,9 G2 3,1 107,6 88,9 83,1 29,9 49,4 40,3 P3 G1 4,5 139,8 119,1 85,2 19,2 61,7 50,3 G2 3,6 120,2 101,8 84,7 30,0 65,4 52,7 P4 G1 4,2 123,6 104,2 84,3 19,1 50,2 40,8 G2 3,5 114,3 94,3 82,5 29,8 59,0 46,1 P5 G1 4.8 126,7 105,0 82,9 19,1 57,7 46,8 G2 3,7 109,1 88,6 81,3 29,8 58,6 45,3 Kế hoạch đến khi hoàn thành đề tài. Stt Thời gian Kế hoạch 1 Từ 15/4 đến 30/05/2008 - Làm các thí nghiệm trong phòng về đánh giá sức khỏe, sức sống hạt giống, và các chỉ tiêu khác. - Theo dõi giai đoạn trỗ số lá đẻ nhánh tối đa, chiều cao cây, góc độ lá đòng chiều dài bông, tình hình sâu bệnh, tham khảo tài liệu, viết báo cáo. 2 Từ 01/06 đến 30/06/2008 - Thu hoạch, đo đếm, phân tích số liệu - Làm các thí nghiệm trong phòng về sức khỏe, sức sống hạt giống và các chỉ tiêu khác. - Tham khảo tài liệu, viết báo cáo. 3 Từ 01/07 đến 30/09/2008 - Hoàn chỉnh báo cáo chi tiết Người thực hiện Nguyễn Ngọc Đức bộ giáo dục và đào tạo trường đạI học nông nghiệp Hà NộI ---------------------------- BáO CáO TIếN Độ luận văn thạc sĩ NÔNG NGHIệP Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật, ảnh hưởng đến chất lượng gieo trồng của hai giống lúa Bắc thơm số 7 và nếp BM 9603 trong sản xuất hạt giống nguyên chủng tại Hà Nam Chuyên ngành : trồng trọt Mã số : 60.62.01 Người hướng dẫn khoa học : Pgs.ts. nguyễn văn hoan Người thực hiện : nguyễn ngọc đức Hà Nội - 2008 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBao cao TD - Duc.doc
  • pptNGOC DUC (15B).ppt
Tài liệu liên quan