Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh sản của Ốc nhảy (Strombus Canarium Linneaus,1758)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I ---------&--------- NGUYỄN TIẾN THẮNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN ỐC NHẢY (Strombus canarium Linneaus, 1758) LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Nuôi Trồng Thuỷ Sản Mã số : 60.62.70 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Xuân Thu HÀ NỘI - 2008 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là một công trình nghiên cứu do chính tôi đã tham gia thực hiện nghiêm túc trong chương trình thực tập tốt nghiệp thạc sỹ

doc97 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4516 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh sản của Ốc nhảy (Strombus Canarium Linneaus,1758), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng vào bất cứ mục đích nào. Tác giả Nguyễn Tiến Thắng LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp tôi đã nhận được sự giúp đỡ và quan tâm của Phòng giáo vụ Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I; Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I; trường đại học nông nghiệp I; Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III; Trung tâm KHKT và sản xuất giống thủy sản Quảng Ninh; Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh; Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh. Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Xuân Thu, người đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong việc định hướng chọn đề tài, thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn đến KS. Nguyễn Ngọc Hòa, người cùng tôi, giúp đỡ tôi và tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài cũng hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Dương Văn Hiệp và lãnh đạo Trung tâm KHKT và SX giống thủy sản Quảng Ninh; ThS. Phan Thị Vân (Trung tâm quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh thủy sản miền Bắc) đã tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến, sự cung cấp tài liệu và những nhận xét quý báu của PGS-TS. Nguyễn Kim Độ; GS-TS Nguyễn Chính, Th.S Phùng Bẩy. Các cộng tác Bùi Hữu Sơn, Kiều Tiến Yên, Trần Thị Hiền, Nguyễn Thị Bích Thoan đã gắn bó với tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Gia đình và bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin được bày tỏ những lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Ý nghĩa 1 χ2 Chi bình phương 2 ANOVA Phân tích phương sai 3 Ctv Cộng tác viên 4 LSD Tiêu chuẩn sai khác nhỏ nhất 5 L Chiều dài 6 LT Độ dày vỏ 7 T0 Nhiệt độ(C0) 8 Tb Trung bình 9 TSD Tuyến sinh dục 10 S.E. Sai số chuẩn 11 S.D. Độ lệch chuẩn 12 S‰ Độ mặn (‰). 13 SL Chiều dài vỏ 14 W Trọng lượng Ctv: Cộng tác viên µM: Micromol LSD: Tiêu chuẩn sai khác nhỏ nhất ANOVA (ANalisis Of VAriation): Phân tích phương sai. W: Trọng lượng L: chiều dài SL: chiều dài vỏ LT: độ dày vỏ Tb: trung bình SE: sai số chuẩn S‰: độ mặn (‰). T0(C0): Nhiệt độ FAO: Tổ chức lương thực thế giới χ2: chi bình phương TB: Trung bình DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Tương quan thành thục sinh dục ốc nhảy theo thời gian 36 Bảng 2: Tỉ lệ giới tính và giá trị χ2 của ốc nhảy Strombus canarium 37 Bảng 3: Tỉ lệ thành thục sinh dục của ốc nhảy theo nhóm kích thước chiều dài vỏ 38 Bảng 4: Tỉ lệ thành thục sinh dục ốc nhảy theo nhóm kích thước độ dày môi vỏ 39 Bảng 5: Sức sinh sản của ốc nhảy 40 Bảng 6: Các giai đoạn phát triển phôi và ấu trùng ốc nhảy Strombus canarium 4747 Bảng 7: Tỉ lệ nở của ốc nhảy ở các độ mặn khác nhau 51 Bảng 8: Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng của ấu trùng Veliger 53 Bảng 9: Tỉ lệ sống của ấu trùng Veliger ốc nhảy ở các độ mặn thí nghiệm 54 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ii LỜI CẢM ƠN iiii CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT iiiiii DANH MỤC CÁC HÌNH iviv DANH MỤC CÁC BẢNG vv MỞ ĐẦU 11 Chương I- 33 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 33 1.1. Hệ thống phân loại và cấu tạo 33 1.2. Sinh thái và phân bố 55 1.3. Tập tính sống 77 1.4. Đặc điểm dinh dưỡng 99 1.5. Đặc điểm sinh trưởng 1111 1.6. Đặc điểm sinh học sinh sản 1313 1.6.1. Giới tính, tỉ lệ giới tính và kích thước thành thục 1313 1.6.2. Mùa vụ sinh sản 1414 1.6.3. Sự phát triển của tuyến sinh dục 1515 1.6.4. Quá trình sinh sản và phát triển 1818 1.7. Tình hình nghiên cứu về sinh sản nhân tạo ốc nhảy 2020 1.8. Tình hình khai thác và phát triển nuôi ốc nhảy 2222 Chương 2- 2525 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2525 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2525 2.2. Vật liệu nghiên cứu 2525 2.3. Thu mẫu và phương pháp phân tích mẫu 2525 2.3.1. Thu mẫu 2525 2.3.2. Xác định các chỉ tiêu sinh học 2525 2.3.2.1. Đặc điểm hình thái giới tính 2525 2.3.2.2. Xác định mùa vụ sinh sản 2525 2.3.2.3. Xác định tỉ lệ giới tính 2626 2.3.2.4. Quan sát tập tính sinh sản 2626 2.3.2.5. Sức sinh sản 2626 3.3.2.6. Kích thước thành thục lần đầu 2727 2.3.2.7. Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục 2727 2.3.2.8. Quan sát các giai đoạn phát triển của phôi và ấu trùng 2727 2.3.2.9. Xác định một số chỉ tiêu tăng trưởng và tỉ lệ sống 2828 2.3.2.10. Xác định các chỉ tiêu về hình thái ngoài theo Zaidi et al (2008) 2929 2.4. Phương pháp bố trí các thí nghiệm 2929 2.4.1. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến tỉ lệ nở của ốc nhảy 2929 2.4.2. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của ốc nhảy trong giai đoạn Veliger. 2929 2.5. Xử lý số liệu 3030 Chương III - 3131 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3131 3.1. Đặc điểm sinh học sinh sản của ốc nhảy S. canarium 3131 3.1.1. Đặc điểm cấu tạo và phân biệt cơ quan sinh đục đực và cái 3131 3.1.2. Hình thái và sự phát triển của tuyến sinh dục 3232 3.1.3. Mùa vụ sinh sản 3535 3.1.4. Tỉ lệ giới tính 3636 3.1.5. Kích thước thành thục lần đầu 3838 3.1.6. Sức sinh sản 4040 3.1.7. Tập tính sinh sản 4141 3.1.8. Sự phát triển của phôi và ấu trùng 4343 3.1.8.1. Sự phát triển của phôi và ấu trùng trước khi nở 4343 3.1.8.2. Sự phát triển của ấu trùng sau khi nở 4444 3.1.8.3. Thời gian biến thái và kích thước ấu trùng 4646 3.2. Một số thí nghiệm sinh thái 5151 3.2.1. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên sự phát triển phôi 5151 3.2.2. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng Veliger ốc nhảy 5252 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 5656 I. Kết luận 5656 II. Đề xuất ý kiến 5757 TÀI LIỆU THAM KHẢO 5858 PHỤ LỤC 6464 Mr Chi: xem lai chữ Chỉ tiêu mục 2.3.2; thêm chữ Hoạt động vào mục 2.3.2.8; xem lại đề mục 2.3.2.8.1 chô ấu trùng trước khi nở. MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Ốc nhảy (Strombus canarium Linneaus, 1758) là một đối tượng thân mềm biển có triển vọng trong nuôi trồng thuỷ sản do có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao. Khảo sát giá trị dinh dưỡng cho thấy thịt ốc có chứa 17 loại axit amin và nhiều khoáng vi lượng [88](Dương Văn Hiệp và ctv, 2007). Vỏ ốc còn có thể được làm đồ mỹ nghệ rất có giá trị. Ốc thường sống thành quần đàn trên nền đáy là cát, bùn hoặc cát-bùn và trong hệ sinh thái cỏ biển [2222],[3131],[22],[4545](Abbott, 1960; Erlambang & Siregar, 1995; Nguyễn Chính, 1996 và Zaidi et al., 2005). Cũng như các loài trong giống ốc nhảy Strombus, ốc S. canarium là loài ăn thực vật là chủ yếu. Thức ăn của ốc bao gồm một số loài tảo đáy, thực vật phù du, vật chất lắng đọng và cỏ biển [3131],[4545],[4747]. (Erlambang & Siregar, 1995; Zaidi et al, 2005, 2008). Trên thế giới, ốc S. canarium phân bố ở vùng biển Ấn Độ - Tây Thái Bình dương, vùng biển Đông Nam Á, vùng biển TTrung Quốc, Nhật Bản và Australia [38],[2](Nateewathana, 1994; Nguyễn Chính, 1996). Theo Nguyễn Chính (1996) ốc nhảy phân bố ở Việt Nam dọc theo đường bờ biển từ Bắc vào Nam. Trong vùng sinh thái, ốc nhảy phân bố chủ yếu ở vùng triều ở độ sâu dưới 30m nước, đặc biệt phân bố nhiều ở vùng hạ triều đến dưới triều [2] (Nguyễn Chính, 1996).. Hiện nay, nguồn lợi ốc nhảy tự nhiên bị khai thác quá nhiều mức đang có nguy cơ bị cạn kiệt [38],[45](Nateewathana, 1994; Zaidi et al, 2005). Mặt khác, nhu cầu tiêu thụ ốc nhảy ngày càng tăng [38],[31] (Nateewathana, 1994; Erlambang & Siregar, 1995). Ở Việt Nam, ốc nhảy có giá trị kinh tế nên trở thành đối tượng khai thác của rất nhiều ngư dân ven biển bằng nhiều hình thức khác nhau làm cho nguồn lợi ốc nhảy suy giảm nghiêm trọng [22],[77](Nguyễn Chính, 1996; Dương Văn Hiệp, 2005). Chính vì những điều này nên việc đưa ốc nhảy trở thành một đối tượng nuôi trồng thuỷ sản là cần thiết. Mặc dù vậy, cho đến nay các công trình nghiên cứu trên loài ốc này vẫn còn rất hạn chế. Các nghiên cứu hoặc là đã giải quyết một khâu nhỏ trong vấn đề sinh sản ốc hoặc là nghiên cứu được thực hiện khá toàn diện xong mức độ nghiên cứu chưa sâu và chưa có một công nghệ sản xuất giống cũng như công nghệ nuôi thương phẩm hoàn thiện. Do chưa sản xuất đại trà được giống nên rất khó khăn trong việc phát triển nghề nuôi ốc nhảy. Để góp phần tìm kiếm giải pháp cho việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi ốc nhảy, những vấn đề tồn tại trên thì việc nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản ốc nhảy là cần thiết, chính vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản ốc nhảy Strombus canarium Linneaus, 1758”. Kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của ốc nhảy Strombus canarium nhằm tăng thêm sự hiểu biết về ốc nhảy và làm cơ sở khoa học cho nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc nhảy. 3. Nội dung nghiên cúứu 1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của ốc nhảy 1.3.1. Phân biệt ốc đực và ốc cáiĐặc điểm hình thái cấu tạo cơ quan sinh dục của ốc đực và ốc cái. 1.2. Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục 1.3. Mùa vụ sinh sản, sức sinh sản, kích thước thành thục lần đầu và tỉ lệ đực cái. 3.2. Các chỉ tiêu về sinh sản: Sức sinh sản thực tế, kích thước thành thục lần đầu, tỉ lệ đực cái. 3.3. Tập tính và mùa vụ sinh sản 3.4. Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục 3.1.4. 5. Tập tính sinh sản, Ssự phát triển phôi và phát triển ấu trùng ốc nhảy 2. Một số thí nghiệm về sinh thái 2.1. 3.6. Phần thí nghiệm: ẢThí nghiệm ảnh hưởng của độ mặn lên sự phát triển và tỉ lệ sống của phôi. 2.2. Ảnh hưởng của độ mặn đến phát triển và tỉ lệ sống ấu trùng và sinh trưởng của ấu trùng Veliger và ấu trùng bám đáy.. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Những nNghiên cứu của chúng tôiđã bổ sung các thông tin và sự hiểu biết về những đặc điểm sinh học của ốc nhảy, đồng thời cũng có thể làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu sâu hơn hoặc mở rộng cho một số đối tượng khác cùng nhóm loàiòai. Về mặt thực tiễn, những nghiên cứu này làm cơ sở khoa học thiết thực cho việc xây dựng các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi ốc nhảy tại Việt Nam, cũng như làm căn cứ để nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất giống nhân tạo giống và nuôi thương phẩm ốc nhảy. Mặt khác, xét trên một phương diện nào đó những thông tin này còn góp phần trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại Việt Nam Chương I- TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Hệ thống phân loại và cấu tạo Theo Abbott (1960), hệ thống phân loại của ốc nhảy như sau: Ngành động vật thân mềm: Mollusca Lớp chân bụng: Gastropoda Lớp phụ mang trước: Prosobranchia Bộ trung phúc túc: Mesogastropoda Họ ốc nhảy: Strombidae Giống ốc nhảy: Strombus Loài ốc nhảy: S. canarium Linneus, 1758. Theo FAO, Ốc nhảy Strombus canarium có tên tiếng aAnh là Dog conch (Abbott, 1960), tên tiếng Việt là Ốc nhảy da vàng [2] (Nguyễn Chính, 1996). Theo Hylleberg (2000), Hylleberg (2000) cho biết Ốốc nhảy Strombus canarium có các synonyms sau [33]: Strombus isabella Lamarck, 1822; Laevistrombus canarium Linneaus, 1758 và Strombus canarium var isabella Tryon, 1885 . Ở Việt Nam, tên Strombus isabella Lamarch, 1822 thường được các tác giả Nguyễn Chính (1996), Nguyễn Xuân Dục và ctv (1997), Bùi Quang Nghị (1999) sử dụng để mô tả loài ốc này. Theo Oliver (1975), giống Strombus có số lượng loài khá lớn với khoảng 54 loài đã được mô tả [26](Betutu, 2005). Hylleberg (2000) đã thống kê trong giống Strombus xuất hiện ở Việt Nam có đến 28 loài bao gồm các loài sau: 1. S. aratrum Roding, 1798 15. S. luhuanus Linneaus, 1758 2. S.marginatus marginatus Linneaus,1758 16. S. aurisdianea Linneaus, 1758 3. S. canarium Linneaus, 1758 17. S. mutabilis Swainson, 1821 4. S. bulla Roding, 1798 18. S. pipus Roding, 1758 5. S. chrysostomus Kuruda, 1942 19. S. plicatus pulchellus Reeve, 1851 6. S. dentatus Linneaus, 1758 20. S. sinuatus Humphrey, 1786 7. S. dilatatus dilatatus Swainson, 1821 21. S. thesiter Swainson, 1823 8. S. dilatatas Reeve, 1850 22. S. tartarella Roding, 1789 9. S. spidromus Linneaus, 1758 23. S. variabilis Swainson, 1820 10. S. erythrinus Dillwyn, 1858 24. S. vittatus Linneaus, 1758 11. S. gibberulus Linneaus, 1758 25. S. vittatus japonnicus Reeve, 1841 12. S. labiatus Roding, 1798 26. S. vomer Roding 1789 13. S. labiosus Wood, 1828 27. S. marginatus nobustus Sowerby, 1874 14. S. lontiginosus Linneaus, 1758 28. S. marginatus succiatus Linneaus, 1758 27. S. marginatus nobustus Sowerby, 1874 28. S. marginatus succiatus Linneaus, 1758 (Nguồn: Marine Moluscs of Vietnam/ Tropical Marine Moluscs Programme (TMTP). Special publ. Phuket Mar. Biol. Centre (28) ) Theo Nguyễn Chính (1996), một số loài thuộc giống Strombus xuất hiện có ở Việt Nam có giá trị kinh tế như: Ốc nhảy da vàng: S. canarium Linneaus, 1758 Ốc nhảy đỏ lợi: S. luhuanus Linneaus, 1758 Ốc bàn tay: S. sinuatus Humphrey, 1786 Ốc latic S. latissimus Linne, 1758 [22]. (Nguyễn Chính, 1996). Đặc điểm hình thái phân loại ốc nhảy Strombus canarium Linneaus, 1758 được tác giả Nguyễn Chính (1996) mô tả như sau: Hình 1.11:. Hình thái ngoài ốc nhảy S. canarium Ốc có vỏ chắc chắn, tỉ lệ chiều rộng trên chiều cao bằng 3/5. Bộ phận soắn ốc thấp, có dạng hình tháp, số tầng soắn ốc là 9. Tầng trên cùng trơn tru, tiếp đến 3-4 tầng là các vòng sinh trưởng và sxoắn ốc cắt nhau dạng mặt vải thô. Mặt ngoài của vỏ trơn láng, có màu vàng do lớp da mỏng hình thành, mặt trong của vỏ màu trắng sữa. Miệng vỏ hẹp, dài, màu trắng. Mép ngoài và mép trong miệng vỏ dày, có xu hướng bẻ ngược ra ngoài. Nắp vỏ hình lá liễu, mép có răng cưa. Ở cá thể lớn, vỏ có chiều cao 57-58mm, rộng 37 -38mm (Nguyễn Chính, 1996).. 1.2. Sinh thái và phân bố Hầu hết các loài thuộc họ ốc nhảy Strombidae phân bố ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, sống ở vùng nước nông ven bờ nơi có đáy bùn, cát, đá hoặc trên thảm cỏ biển [22]. Vùng phân bố ốc nhảy Hình 1.22:. Sơ đồ phân bố ốc nhảy Strombus canarium trên thế giới Theo Abbott (1960), ốc nhảy S.canarium phân bố ở vùng biển ấm Tây Thái Bình Dương như Trung Quốc, Nhật Bản, một số vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Phillipine, Malaysia, Việt Nam và vùng Biển Australia [2],[21],[38](Nguyễn Chính, 1996; Tế Trọng Nghiêm, 1996; Nateewathana, 1994). Ở Việt Nam, ốc nhảy phân bố từ Bắc đến Nam (Nguyễn Chính, 1996). Một số tác giả đã cho biết ốc nhảynhưng phân bố ttập chung trung ở một số vùng như Quảng Ninh - Hải Phòng [16](Đỗ Công Thung và ctv, 2005), Bỉm Sơn- Thanh Hoá [3](Nguyễn Chính, 1999), Vịnh Cam Ranh, Vịnh Bình Canhg, Nha Trang [3],[12],[4](Nguyễn Chính, 1999; Bùi Quang Nghị, 1999; Nguyễn Văn Chung và ctv, 2003 ), và Kiên Giang, Cà Mau (Nguyễn Văn Chung và ctv, 2005). Ốc nhảy S.canarium thuộc lớp chân bụng, chúng sống trên nền đáy là Cát, bùn hoặc cát – bùn. Soeharmoko (1985) cho rằng ốc Strombus canarium thích hợp hơn với nền đáy mọc cỏ biển và tảo đáy [31],[9](Erlambang & Serigal, 1995). Đào Tấẩn Hổ và ctv (19956) cũng cũng cho biết rằngphát hiện ốc nhảy phân bố nhiều ở vùng thuộc hệ sinh thái cỏ biển [9]. Ốc nhảy S. canarium phân bố chủ yếu ở vùng triều, tập chtrung từ vùng hạ triều đến dưới triều [31],[2],[21](Erlambang và Siregar, 1995; Nguyễn Chính, 1996; Tế Trọng Nghiêm, 1996). Erlambang và Siregar (1995) đã so sánh và kết luận rằng ốc nhảy Strombus canarium phân bố ở vùng hạ triều (với mật độ (2,2 con/m2) ) cao hơn, khác biệt có ý nghĩa so với ốc phân bố ở vùng trung triều và cao triều (mật độ tương ứng 0,87 và 0,65 con/m2)) (p 0.05). Đồng thời tác giả cũng thấy rằng trong vùng triều, nNhóm kích thước ốc nhỏ có tần suất bắt gặp cao hơn đặc trưng cho giai đoạn con non thường thấy ở vùng hạ triều trong khi với tần suất bắt gặp cao hơn, nhóm kích thước lớn hơn (>345mm) xuất hiện với tần suất lớn hơn ở vùng trung và cao triều [31]với tần suất lớn hơn vùng hạ triều(Erlambang & Siregar, 1995). Điều đó gợi ý cho chúng ta rằng ốc có xu hướng di cư từ vùng hạ triều đến vùng trung và cao triều trong vòng đời cùng với sự lớn lên của chúng và vùng hạ triều đóng vai trò như một bãi ương nuôi giống ốc nhảy. Theo Tế Trọng Nghiêm (1996) và Nguyễn Chính (1996), ốc nhảy S. canarium và ốc nhảy đỏ lợi S. luhuanus phân bố ở vùng triều đến độ sâu 30m [2],[10](Nguyễn Chính, 1996; Hoàng Thị Châu Long, 2005). Loài ốc S. gigas phân bố ở vùng biển Caribean ở độ sâu có thể đạt tới 75m nhưng thường phân bố ở độ sâu dưới 30 m [36]( Stoner, A. & V.J. Sandt, 1992). Tính chất vật lý và hoá học, loại nền đáy và nơi sống có thể ảnh hưởng lớn đến sự đa dạng của quần thể ốc phân bố (Marwoto et al, 1993). Đồng thời nguồn thức ăn đáy cũng có liên quan đến mật độ ốc hay sự phân bố tự nhiên của ốc [31](Erlambang & Siregal, 1995). Độ mặn cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài nhuyễn thể [6](Hà Quang Hiến, 1964). Ốc nhảy thích nghi ở độ mặn khá cao và ổn định 26-32 ‰, tương ứng với vùng phân bố là vùng triều đến dưới triều. Độ mặn thích hợp nhất cho ấp trứng ốc nhảy là khoảng 30‰, ở độ mặn này tỉ lệ nở có thể đạt 96,6% [26](Betutu et al, 1998). 1.3. Tập tính sống Trong vòng đời phát triển của hầu hết các loài ốc biển thuộc bộ trung phúc túc Mesogastropoda được đặc trưng bởi 2 dạng sống cơ bản đó là giai đoạn sống trôi nổi hay còn gọi là giai đoạn ấu trùng veliger và giai đoạn sống đáy[28](Edward.E, 1994). Giai đoạn sống trôi nổi hay giai đoạncòn gọi là ấu trùng Veliger đặc trưng cho giai đoạn từ khi ấu trùng mới nở đến khi ấu trùng biến thái chuyển sang sống đáy. Sở dĩ ấẤu trùng Vverliger bơi tự do trong nước biển là nhờ vào vành bơi (velum) với những chiếc thuỳ (lopes) phát triển. Tác dụng của vành bơi không chỉ đóng vai trò như những mái chèo đập nước làm cho ấu trùng ốc có thể trôi nổi và chuyển động nhanh trong nước mà nó còn được coi như những cánh tay gom thức ăn vào miệng hay còn giúp cho việc hô hấp [28](Edward. E, 1994). Zaidi et al (2005b),; Patcheree (1998),; Hoàng Châu Long và ctv (2004) và; Dương Văn Hiệp (2005) xác định thời gian sống trôi nổi của ốc nhảy Strombus canarium kéo dài 12- 16 ngày. Thời gian kéo dài của giai đoạn này là khác nhau tuỳ theo các loài khác nhau và phụ thuộc vào nhiệt độ, thức ăn và tính chất vật lý, hoá học của nền đáy mà chúng sẽ chuyển phương thức sống sau khi biến thái (Pechenic, 1980; Pechenic & Lima, 1984). Một số tác giả đã ghi nhận tThời gian sống trôi nổi của ốc nhảy ngắn hơn so với kéo dài của giai đoạn này đối với một số loài ốc như Nguyễn Thị Xuân Thu và ctv (2003) trên ốc Hương Babiylonia areolata, , giai đoạn sống trôi nổi kéo dài 118-20 ngày ở nhiệt độ 25-28oC [18](Nguyễn Thị Xuân Thu và ctv (2003); Harding & Mann (2006) trên ốc Vặn Rapana venosa, giai đoạn này kéo dài 24-30 ngày ở nhiệt độ 25-28oC [32](Harding & Mann (2006); Mc Carthy(2007) trên ốc Strombus gigas, giai đoạn này kéo dài 24-26 ngày ở nhiệt độ 25-28oC [36](Mc Carthy(2007).; Zaidi et al (2005b); Patcheree (1998); Hoàng Châu Long và ctv (2004); Dương Văn Hiệp (2005) trên ốc nhảy Strombus canarium kéo dài 12- 16 ngày. Edward(1994) cho rằng nhiều loài động vật không xương sống có đời sống đáy cũng dựa vào sự phát triển của giai đoạn ấu trùng trôi nổi như một phần trong vòng đời của chúng. Crisp (1974) và Pechenic (1980) cho biết mặc dù ấu trùng trôi nổi phô bàycó thể làm thức ăn cho với cá hoặc động vật dữ khác sống ở biển và phân tán khỏi nơi sống thích hợp nhưng sự phát triển của ấu trùng trôi nổi như một phương thức để tránh vật động vật dữ ở nền đáy ngay sau khi ấu trùng nở ra từ trứng và điều đó tạo cho chúng một cơ chế phát tán và trao đổi gen [42](Scheltema, 1971). Ấu trùng phát triển càng nhanh thì càng giảm được nguy hiểm đối với động vật dữ sống trong bBiển và phát tán nhanh ra nhiều hướng. Điều đó cũng làm tăng tỉ lệ sống sót của ấu trùng đến giai đoạn sống đáy [32]. (Harding, J. M, 2006). Ấu trùng khi chuyển từ giai đoạn sống trôi nổi đến giai đoạn sống đáy phải trải qua sự biến thái. Sự biến thái làm cho chúng biến đổi hình dáng, mất hẳn cấu trúc bơi, chân kéo dài và hoạt động tích cực để thích ứng với đời sống mới, ở một môi trường sống mới trong suốt cuộc đời còn lại của chúng –- đặc trưng đầu tiên của giai đoạn trưởng thành được hình thành [28],[32](Edward. E, 1994; Harding, J. M, 2006). Ốc nhảy Strombus canarium trưởng thành thường sống tụ tập theo nhóm ở nền đáy là cát, bùn hoặc cát-bùn và thảm cỏ biển [22],[31],[2](Abbott, 1960; Erlambang & Siregar, 1995; Nguyễn Chính, 1996). Vì chúng là loài ăn chủ yếu thực vật (herbivorous) nên hệ sinh thái cỏ biển đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nguồn lợi ốc S.canarium [47](Zaidi et al., 2005). Sự vận động của ốc nhảy cũng hơi khác so với các loài trong lớp Gastropoda. Trong khi phần lớn các loài thuộc lớp Gastropoda thích nghi với việc bò trên bề mặt của nền đáy thì các loài ốc nhảy Strombus dùng chiếc vẩy lớn giống như móng vuốt thọc vào trong cát và sau đó đẩy cơ thể của chúng tiến về phía trước bằng việc duỗi chân (solo) [28](Edward.E, 1994). Hoạt động này có thể làm cho chúng có tên là ốc nhảy. Chiếc vẩy giống như chiếc móng vuốt còn có thể trở thành vũ khí tự vệ của các loài trong giống Strombus [22](Abbott, 1960). 1.4. Đặc điểm dinh dưỡng Cũng như các loài trong giống Strombus, ốc nhảy S.canarium là loài dinh dưỡng chủ yếu là thực vật và mùn bã hữu cơ [31],[47](Erlambang & Siregar, 1995; Zaidi at al, 2005). Thêm vào đó, Edward (1994) phát hiện cho biết các loài ốc nhảy Strombus và các loài đào bới có liên quan trong giống Aporrhais là nhữngcòn loài ăn vật chất lắng đọng hoặc gặm trên tảo trên đá lớn với cái vòi (ống hút) có khả năng co dãn giãn (dưới sự bảo vệ của vòm cửa miệng ốc) mà nên nó cuốn sạch các vật chất lắng đọng ở nền đáy giống như những chiếc máy hút bụi [28]. Nghiên cứu thành phần thức ăn có trong ruột của ốc nhảy S. canarium, Erlambang & Serigar (1995) đã cho biết dung lượng của dạ dày khoảng 0,3ml đối với ốc con và 1,5 ml đối với ốc lớn hơn. Trong ruột có chứa hỗn hợp khoảng 30% tảo đáy, 25% cỏ biển, 10% thực vật phù du, 5% động vật phù du và 20% là mảnh vụn hữu cơ. Tảo Rong đáy bao gồm: Gracilaria sp., Euchema sp., và Padina sp. Cỏ biển là Enhaulus sp., Thalassia sp., và Halophila sp. Các mẫu Diatoma halina, Bacillaria sp., Navicula sp., Closterium sp., và Trichodesmium sp. là những đại diện vật chấttảo đáy và các thực vật phù du lắng đọng. Một số nauplii của các loài giáp xác cũng được tìm thấy trong dạ dày của ốc [31]. Nguồn thức ăn tảo đáy và cỏ biển có thể liên quan đến sự phân bố của các loài ốc nhảy S. canarium [31](Erlambang & Serigar, 1995). Stoner &Waite (1991) cho biết ốc S. gigas ăn tảo lam: Batophora oerstedii, Cladophoropis membranacea, Gracilaria compressa, Laurencia poitei, L. obtusa, Sargassum pteropleuron và cỏ biển Syringodium filiform, lá cỏ biển xanh và mảnh vụn của Thalassia testudinium. Đồng thời Soehermoko (1985) thấy rằng ốc nhảy S. canarium phân bố nhiều ở nơi có đáy bùn mà với sự có mặt của cỏ biển và tảo đáy (Thalassia sp., Halimeda sp., Diplanthera sp., Zostrea sp. và Padina sp [31].) (Erlambang & Serigar, 1995). Sự liên quan về nguồn thức ăn và mật độ phân bố của ốc Strombus canarium cũng được Erlambang & Serigar (1995) đề cập đến khi cho biết tảo (Padina sp., Gracilaria sp., Euchema sp.) và cỏ biển Enhalus accoroides, Thalassia sp. tập trung nhiều ở vùng hạ triều. Các loài tảo và cỏ biểnnày phát triển ít ở trên một vùng nhỏ ở trung triều và rất nghèo nàn ở cao triều. Điều đó tương quan với sự phân bố đa dạng hơn nếucủa ốc nhảy đi từ cao triều đến hạ triều. Thêm vào đó, Kusdiarti et al. (1989) cũng thấy rằngxác định ốc S. canarium ở quần đảo Riau – Indonesia ăn chủ yếu các loài Enhalus sp., Thalassia sp., thực vật phù du vvà động vật phù du [31]. Các nghiên cứu về dinh dưỡng trên gợi ý cho chúng ta về chức năng của vùng triều và hệ sinh thái cỏ biển trong việc nuôi dưỡng ốc con và làm cơ sở trong việc lựa chọn thức ăn thích hợp để ương nuôi ấu trùng ốc nhảy cũng như việc chọn địa điểm để trong quá trình nuôi thương phẩm ốc nhảy. Đặc tính dinh dưỡng của nhiều loài ốc biển thay đổi theo các giai đoạn phát triển. Giai đoạn phát triển trong trứng, ấu trùng dinh dưỡng chủ yếu bằng noãn hoàng. Hoạt động của cơ quan tiêu hoá chỉ bắt đầu khi ấu trùng veliger nở ra. Trong giai đoạn ấu trùng Veliger, ấu trùng có khả năng bắt mồi và có tính ăn lọc các loài thực vật phù du đơn bào có kích thước nhỏ [17],[32],[39](Nguyễn Thị Xuân Thu, 2005). Những Nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực sản xuất giống cho thấy rằng một số loài tảo đơn bào có kích thước nhỏ như Isochrysis sp., Tetraselmis sp., Nanochloropsis sp., Cheatoceros sp là thức ăn thích hợp cho ương nuôi ấu trùng verliger ốc Hương Babiylonia areolata [18],[32](Nguyễn Thị Xuân Thu và ctv, 2003), ốc vặn Rapana venosa (Juliana M.Harding, 2006), ốc nhảy Strombus canarium [41](Syamsul et al, 2005). Khi ấu trùng chuyển sang đời sống đáy, chúng dần dần trở về tập tính dinh dưỡng đặc trưng của loài (ốc hương ăn thịt động vật, ốc nhảy ăn thực vật, …).. 1.5. Đặc điểm sinh trưởng Tăng trưởng của các loài trong lớp Gastropoda được thể hiện qua sự tăng lên về kích thước vỏ và trọng lượng cơ thể [17](Nguyễn Thị Xuân Thu, 2005). Các yếu tố tăng trưởng được xác định thông qua các đại lượng như chiều cao của vỏ (tính từ đỉnh vỏ đến mép miệng vỏ xa đỉnh nhất), chiều rộng vỏ (tính từ mép loephần rộng nhất của miệng vỏ đến điểm đối xứng), độ đdày (khoảng cách lớn nhất nằm trên trục vuông góc với trục độ dày vỏ), trọng lượng toàn thân (trọng lượng bao gồm cả vỏ) và trọng lượng phần mềm (trọng lượng phần mềm đã tách khỏi vỏ và được thấm khô nước) [45](Zaidi et al, 2005). Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của các loài nhuyễn thể bao gồm: Loài, tuổi, giới tính, thức ăn và các yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ mặn…), mùa vụ sinh sản [6](Hà Quang Hiến, 1964). Ở cCác loài khác nhau có kích thước và tốc độ lớn tăng trưởng khác nhau. Ốc S. gigas trưởng thành có chiều dài vỏ lớn hơn 30 cm (tăng gấp khoảng 800 lần so với ấu trùng mới nở), khối lượng thân mềm trung bình 2 kg [36](McCarthy, 2007). Loàiòai , trong khi đó ốc nhảy S. canarium có chiều dài vỏ trung bình 6,5 cm (tăng khoảng 200 lần), và ốc nhảy đỏ lợi S. luhuanus có chiều dài vỏ trung bình 6,5 cm (tăng khoảng 200lần) vàcó chiều dài TB 6,0 cm (tăng khoảng 180 lần) [2] và loài S. helli có chiều dài vỏ chưa đạt đến 2,5 cm [22]. tương ứng (Nguyễn Chính, 1996),. Thêm vào đó, loài S. helli có chiều dài vỏ chưa đạt đến 2,5 cm. Tuổi của động vật thân mềm cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng. Nhìn chung, tốc độ lớn tỉ lệ nghịch với tuổi, cá thể càng non càng lớn nhanh, cá thể càng già càng lớn chậm, thậm chí còn ngừng hẳn [6](Hà Quang Hiến, 1964). Ở một số cá thể, có sự khác biệt về sinh trưởng có khác biệt giữa con đực và cái. Abbott (1960) cho biết Ccác loài trong giống Strombus thường thì con đực nhỏ hơn con cái nhưng . Đđối với ốc nhảy Strombus canarium thì cá thể đực thường lớn hơn so với cá thể cái [31],[45](Erlambang & Siregar, 1995; Zaidi et al, 2005). Bên cạcnh các yếu tố nội sinh, tốc độ lớn của động vật thân mềm còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại sinh trong đó các yếu tố quan trọng nhất là nhiệt độ, độ muối và thức ăn., Ba yếu tố này thường tạo nên tính mùa vụ sinh trưởng ddo đó sinh trưởng của động vật thân mềm còn thay đổi theo mùa [6](Hà Quang Hiến, 1967). Mùa vụ và thời gian sinh sản cũng ảnh hưởng nhiều lớn đến tốc độ sinh trưởng. Khi tham gia vào mùa vụ sinh sản, động vật thân mềm nhuyễn thể thường giảm tốc độ sinh trưởng. Ốc thường mang trứng vào thời kỳ có trăng tròn [41](Syamsul et al, 1998). Có lẽ chính vì điều đó nên ốc thường gầy và dân gian thường không ăn thịt ốc vào thời điểm có trăng tròn. Thêm vào đó, sự có mặt của vật ăn thịt (predators) cũng làm ảnh hưởng đến tăng trưởng của ốc non. Degodo et al (2002) cho biết rằng ốc con S. gigas lớn chậm hơn và có vỏ nặng hơn trong môi trường sống có mặt vật dữ (ví dụ Mực) so với khi vắng mặt chúng. Các yếu tố vô sinh như độ sâu và loại nền đáy cũng được coi là những nhân tố có ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của ốc [36](McCarthy, 2007). McCarthy (2007) cũng cho rằng tăng trưởng của ốc S. gigas trước giai đoạn thành thục thường được xác định bởi sự tăng lên về chiều dài vỏ. Ở giai đoạn này sự tăng về chiều dài vỏ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi hoạt động soắn xoắn của vỏ. Ốc nhảy S. canarium khi mới nở có chiều dàicao khoảng 275µm, khi biến thái thành ấu trùng bò lê chiều cao tăng lên thành 685µm (15 ngày), đạt tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và tỉ lệ tăng trưởng bình quân ngày là 27, 3µm và 6,08%/ngày, tăng trưởng nhanh hơn so với ốc hương Babiylonia areolata cùng giai đoạn (26,5µm và 3,89%/ngày). Ấu trùng bò lê tiếp tục ương nuôi sau 40 ngày đạt kích thước 6,0 ± 1,4mm chiều dài và 3,2 ± 0,5mm chiều rộng và trọng lượng 0,2g. Ốc nuôi thương phẩm sau 105 ngày ở mật độ 120 con/m2 ngày có thể đạt 57,6 ± 2,7mm chiều dàicao, 29,7 ± 2,1 mm chiều rộng và trọng lượng 25 ± 2,6 g [10](Hoàng Thị Châu Long và ctv, 2004). 1.6. Đặc điểm sinh học sinh sản và phát triển 1.6.1. Giới tính, tỉ lệ giới tính và kích thước thành thục Các loài trong giống Strombus đều có giới tính riêng biệt [22](Abbott, 1960). Theo các nhà nghiên cứu, ở các loài động vật thân mềm thường có tỉ lệ giới tính không đều., Ccác cá thể cái thường chiếm tới 60% trong quần đàn [6] nhất là các cá thể càng già thì tỉ lệ con cái càng tăng (Hà Quang Hiến, 1964). Về sự khác biệt kích thước tính, Webber (1977) và Fretter (1984) đã cho biết rằng thông thường con cái lớn hơn con đực [44]. (Voltzow, 1994) Các loài ốc khác nhau có tỉ lệ giới tính cũng khác nhau, ngay cả trong cùng một giống tỉ lệ này cũng khác nhau ở mỗi loài. Randall (1964) cho biết tỉ lệ giới tính ốc S. gigas là 1:1 [31](Erlambang & Siregar, 1995);, Huỳnh Minh Sang và ctv (2005) thấy rằngxác định ốc nhảy đỏ lợi S. luhuanus có tỉ lệ con đực: cái là 1,27: 1[14]. Trong khi đó với phương pháp thu mẫu tại vùng triều của quần đảo Bintan, Sumatra, Indonesia, Erlambang & Serigar (1995) cho thấy tỉ lệ đực: cái ốc S. canarium là 1:2 (372 mẫu)[31]. Trong nghiên cứu sinh học sinh sản, tuổi và kích cỡ thành thục lần đầu là một trong những chỉ tiêu quan trọng được quan tâm. Đối với các loài ốc nhảy Strombus, việc xác định kích thư._.ớc thành thục giới tính không chỉ dựa vào chiều cao vỏ (được tính từ đỉnh vỏ đến mép ngoài của cửa miệng) mà còn dựa vào độ dày môi của vỏ. Hai đặc điểm chính này liên quan đến sự thành thục của các loài trong giống [22],[24](Abbott, 1960; Appeldoorn, 1988). Theo nghiên cứu của Zaidi et al (2008b), kích thước thành thục lần đầu (chiều cao và độ dày môi vỏ mà có trên 50% cá thể thành thục) của ốc S. canarium đực tại Johor Straits, Malaysia thấp hơn ốc cái. Kích thước thành thục lần đầu của ốc đực là 54,14 ± 0,86mm đối với ốc đực và ốc cái 58,51 ± 1,02mm; đối với ốc cái và độ dày môi là 0,69 ± 0,0003 mm đối với ốc đực và 0,08 ± 0,014mm đối với ốc cái. Chiều cao của vỏ ốc nói lên sự sinh trưởng của ốc có thể xảy ra nhanh trong thời gian đầu tuỳ thuộc vào các điều kiện thức ăn, hay môi trường sống hay có thể ngừng khi cá thể đạt đến một kích cỡ nhất định. Mặt khác, độ dày của vỏ ốc, trong đó có độ dày môi của vỏ thì tăng lên theo tuổi và yếu tố này có thể dùng để xác định tuổi của ốc [24](Appeldoorn, 1988). Chính vì điều đó, dùng chỉ tiêu độ dày môi vỏ để xác định kích thước thành thục và tuổi thành thục của ốc dường như có ý nghĩa hơn. Chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu nào liên quan đến tuổi thành thục thành thục của ốc nhảy S. canarium, tuy nhiên Appeldoorm (1990) cho biết tuổi nhỏ nhất mà ốc S.gigas thành thục giới tính là 3,2-3,3 năm [37](Louis, A.G et al,1997). 1.6.2. Mùa vụ sinh sản Mùa vụ sinh sản của động vật thân mềm khác nhau tuỳ theo loài và điều kiện sống. Một số loài có tuyến sinh dục thành thục sinh dục quanh năm và những loài khác có tuyến sinh dục chỉ thành thục sinh dục trong mùa nhất định do đó chúng có thể đẻ được quanh năm hoặc chỉ đẻ vào một mùa nhất định [6](Hà Quang Hiến, 1964). Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Thu (2003), ốc Hương Babiylona areolata có khả năng thành thục quanh năm nhưng tỉ lệ thành thục cao nhất đạt được trong tháng 3-10 (đạt 60 -90%), các tháng còn lại vẫn bắt gặp các cá thể thành thục nhưng với tỉ lệ thấp18. Lê Đức Minh và ctv (2000) cho biết 3 loài Bào ngư (Haliotis sp: Gastropoda) được nghiên cứu đều có mùa vụkhả năng sinh sản quanh năm nhưng tập chung trung vào tháng 4-8 đối với Bào ngư bầu dục (H. ovina), tháng 5-8 đối với bào ngư dài (H.vario) và tháng 1-2 và 9 đối với bào ngư Vành Tai (H. asinina) [11]. Mùa vụ sinh sản của ốc còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố môi trường trong đó nhiệt độ và độ mặn là các yếu tố quan trọngảnh hưởng hơn cả. Stoner et al.(1992) thấy rằng sinh sản của ốc S.gigas tăng khi nhiệt độ nước nằm gần đường biên dưới trong giới hạn nhiệt độ sinh sản thích hợp của loài và giảm trong suốt và sau giai đoạn nhiệt độ ấm nhất. Điều đó còn cũng gợi ý rằng ánh sáng giữ vai trò quan trọng trong sự quyết định thời gian sinh sản của ốc [36](McCarthy, 2007). Các yếu tố môi trường không chỉ có vai trò trong việc kích thích thành thục sinh dục, sinh sản và đẻ trứng mà còn đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của trứng, phôi và ấu trùng. Một số tác giả cũng đã chú ý đến sự khác nhau trong mùa vụ sinh sản ở các địa phươngvùng khác nhau trong cùng một loài [36](McCathy, 2007). Zaidi et al (2005) và Japar Sidik (2006) cho biết ở Indonesia, hàng năm loài ốc nhảy Strombus canarium xuất hiện nhiều vào mùa sinh sản bắt đầu từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 3 năm sau [47](Zaidi et al, 2008), vào lúc này cũng là thời điểm thuận lợi nhất để khai thác ốc ngoài tự nhiên. Jesus S. Libutaque (2000) cho biết ở Miag-ao, lloilo, Philippine ốc nhảy Strombus canarium sinh sản liên tục trong năm nhưng ốc đực sinh sản cao nhất các tháng trong năm nhưng tập chung trung vào các tháng 1, 4 và 5 và, ốc cái sinh sản các tháng trong năm nhưng tập trung vào tháng 4, 8, 9 và 10 [35]. , các tháng khác tỉ lệ thành thục sinh dục thấp. (THẮNG XEM LẠI Ý NÀY, NẾU KHÁC NHAU MÙA VỤ THÌ LÀM SAO TRỨNG THỤ TINH?) Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra của Dương Văn Hiệp tại Quảng Ninh, mùa vụ sinh sản của ốc nhảy S. canarium diễn ra vào tháng 4-8 hàng năm. Thêm vào đó, một số ngư dân tạiTrong khi, tại Khánh Hoà ngư dân cho biết vào thời điểm tháng 8-9 và tháng 2-3 ốc thường đẻ trứng dính vào các búi rong dạt vào bờ và cũng vàođây cũng là lúc này là mùa khai thác ốc nhảy. Tại Kiên Giang, thời điểm này là tháng 4-8 trong năm. Mùa vụ sinh sản của động vật thân mềm không chỉ phụ thuộc vào chu kỳ trong năm mà còn phụ thuộc vào một số chu kỳ khác nữa như chu kỳ mặt trăng, chu kỳ thuỷ triều [6](Hà Quang Hiến, 1964). Dường như cũng tuân theo đặc điểm chung đó, ốc nhảy Strombus canarium thường đẻ nhiều vào thời gian lúc trăng tròn [41]( Syamsul, 1998). Hiện nay, phương pháp xác định mùa vụ sinh sản động vật thân mềm dựa trên việc theo dõi hàng tháng tỉ lệ thành thục % tuyến sinh dục (giai đoạn III &IV) hàng tháng phát triển từ giai đoạn III trở lên (>50%) được sử dụng phổ biến. Phương pháp này nhằm đánh giá mùa vụ sinh sản của loài theo chu kỳ năm. 1.6.3. Sự phát triển của tuyến sinh dục Xác định sự phát triển của tuyến sinh dục là một trong những việc có ý nghĩa quan trọng và làm cơ sở khoa học cho sản xuất giống nhân tạo. Ở mức tế bào, nhiều tác giả đã đồng ý với sự phân chia các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục cái thành 4 giai đoạn (hay pha) căn cứ vào sự phát triển của nhân, tế bào chất và các cơ quan tử trong noãn bào, 4 giai đoạn như sau: - Giai đoạn (pha) noãn nguyên bào hay còn gọi là giai đoạn tiền phân bào: Nhân mở rộng để trở thành xoang phôi, noãn nguyên bào được sinh ra bởi mô phôi có kích thước nhỏ. - Giai đoạn (pha) tiền tạo noãn (previtellogenosis): được mô tả bởi sự tổng hợp trong xoang phôi và sự dự trữ trong tế bào chất của ARN. Tế bào chất trở thành ưa kiềm, noãn bào tăng trưởng, nhân và tế bào chất tăng lên về thể tích và rất nhiều cơ quan tử đặc biệt là ti thể giảm. - Giai đoạn (pha) tạo noãn (Vitellogenosis): trong đó nhiễm sắc thể trở thành ưa toanacid, noãn bào tăng trưởng nhanh chóng và chồng chất noãn hoàng, glycogen và lipid. Rất nhiều cơ quan tử được sinh ra bao gồm: các hạt vỏ, các hạt sắc tố và phiến vòng. - Giai đoạn (pha) noãn bào thành thục (mature oocytes): Sự thành thục noãn bào thường trở thành cực hoá. Sự phân cực cơ bản tương đương với cực động vật và thực vật của trứng [44],[30].(Voltzow, 1994; Chung et al, 2006). Tương ứng với sự phát triển của tuyến sinh dục là chu kỳ sinh sản được Chung et al (2006) mô tả trên ốc Neptunea arthritica cumingii gồm 5 giai đoạn: Giai đoạn hoạt động đầu, giai đoạn hoạt động sau, giai đoạn chín, giai đoạn đẻ trứng và giai đoạn phục hồi. Trong đó giai đoạn phục hồi là giai đoạn sau khi ốc đẻ, các noãn bào ở giai đoạn tiền tạo noãn và giai đoạn tạocác noãn chưa được phóng thích ra thì sẽ bị tiêu biến, nang trứng bị thu nhỏ, mô liên kết có sự sắp xsếp lại và noãn nguyên bàoà mới được sinh ra bắt đầu một chu kỳ sinh sản mới [30](Chung et al, 2006). Một số tác giả khác, điển hình là Webber (1977) đã phân chia các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của Prosobranchia thành 5 giai đoạn căn cứ vào sự phát triển của nhân trong suốt quá trình tạo noãn [44]: - Giai đoạn I hay còn gọi là giai đoạn noãn nguyên bào, chất nhiễm sắc nằm trong một dải, và nhân thì rất nhỏ và đồng nhất. - Giai đoạn II: chất nhiễm sắc đã phân tán và nhân thì lớn hơn. - Giai đoạn III: Nhân và hạch nhân tăng lên về kích thước, chất nhiễm sắc bắt đầu cô đặc lại. - Giai đoạn IV: Sự tạo noãn bắt đầu, và hạch nhân thì ít đồng nhất hơn. - Giai đoạn V: giai đoạn noãn bào thành thục, nhân thấy rõ ràng, chuyển về cuối của tế bào và trở thành to hơn và tạo thành xoang phôi. Hạch nhân biến mất và pha trước của sự phân chia thành thục lần thứ nhất xảy ra (Voltzow, 1994). Khi nghiên cứu về quá trình sinh tinh và sự phát triển của tinh bào, Walker and MacGregor (1968); Webber (1977) và Dohmen (1983) cho biết: trong suốt giai đoạn sinh tinh, tế bào gốc tinh nguyên bào trải qua sự giảm phân để cho 32 tinh nguyên bào sơ cấp mà chúng sinh trưởng và phân chia thành 64 nguyên tinh bào thứ cấp. Điều này phân biệt với các xoang chứa tinh sơ cấp mà sẽ trải qua giảm phân để thành 128 tinh xoang tinh thứ cấp. Sau lần giảm phân thứ 2, có 256 tinh tử đơn bội. Trong suốt các giai đoạn tạo tinh, các tinh tử sẽ được chuyển thành các tinh trùng hay gọi là giao tử vận động của cá thể đực [44](Voltzow, 1994). Theo Webber (1977), các loàiòai trong bộ Mesogastropoda và Neogastropoda, Ttrong suốt giai đoạn sinh tinh trong bộ Mesogastropoda và Neogastropoda các bộ phận giữa và chóp được hình thành và phân biệt. Các thể hạt sợi (ty thể) sẽ dính vào thành một khối hình cầu ở cuối phía sau của nhân, , và khối thể hạt sợi được kéo dài hơn và trở thành đoạn giữa. Chóp đỉnh có hình dạng biến thiên và các sợi roi nhỏ có thể hình thành từ trung thể phía trước [44](Voltzow, 1994). Ở mức vĩ mô, Zaidi et al (2008b) đã phân biệt được sự phát triển của tuyến sinh dục của ốc Strombus canarium dựa vào sự thay đổi diễn ra với màu sắc của tuyến sinh dục khi chúng đã thành thục. tTừ màu nâu trắng đến màu kem hayoặc màu vàng nhạt đến vàng đậm (vàng nâu) hayoặc màu da cam xẫm ở giai đoạn thành thục [47]. 1.6.4. Quá trình sinh sản và phát triển Các loài trong giống Strombus đều thụ tinh trong, cá thể đực có cơ quan giao cấu gọi là penis hay verge, là đặc điểm quan trọng để phân biệt với những cá thể cái [46](Zaidi, 2008). Khi đến mùa sinh sản, chúng thường bắt cặp và thực hiện quá trình giao phối. Trong những loài có sựkhi giao cấu, cá thể đực có thể trèo lên mặt phải vỏ của cá thể cái, hai cá thể quay mặt theo một hướng và con đực đưa penis vào xoang màng áo của con cái, thông qua quá trình này mà tinh trùng cũng được chuyển đến cơ quan tiếp nhận của con cái [44](Voltzow, 1994). Trong các loài thụ tinh trong, trứng từ buồng trứng khi được đẻ ra ngoài thường đi qua một cơ quan gọi là tuyến albulmen, tuyến albumen tiết ra một chất lỏng gắn vàobao bọc trứng mà nó sẽvà bổ sung cho noãn hoàng của trứng chất dinh dưỡng. Sau đó trứng và albumen đi qua cơ quan gọi là tuyến sinh bọc trứng (capsule gland), ở đây chúng được phủ một lớp nhầy bao gồm: mucoproteins, calcium, mucus và protein. Lớp chất nhầy này có tác dụng bảo vệ cho trứng tránh các tác động bất lợi của môi trường, ngoài ra nó còn chung cấp calcium trong quáa trình phát triển của phôi sau này. Tuyến tạo bọc trứng ngoài chức năng cung cấp cho trứng một lớp gelatin bảo vệ thì chúng còn tạo hình dáng của bọc trứng mà sẽ được đẻ ra. Mỗi loài khác nhau thì có kiểu bọc trứng khác nhau. Kiểu trứng được bao bọc bởi khối gelatin mà được kéo dài thành chuỗi hay những dải dây là đặc điểm quan trọng của đa số các loài trong bộ trung phúc túc Mesogastropoda. Vỏ Bọc trứng không chỉ bảo vệ cho các thành phầnphôi bên trong khỏi các tác động bất lợi của các yếu tố môi trường mà còn là nguồn cung cấp Canxi cho sự phát triển của phôi và ốc nhỏ [28],[39]. (Edward, 1994; Orhan Uyan & Orhan Aral, 2003). McCarthy (2006) cho biết đối với ốc Strombus gigas, những cá thể đực và cái có thể giao cấu với nhiều cá thể khác trong mùa sinh sản, nhiều cá thể đực có thể thụ tinh cho các trứng của một cá thể cái [36]. Theo Nguyễn Thị Xuân Thu (2003), quá trình giao phối của ốc hương Babiylona areorata xảy ra vào chiều tối và ban đêm trước khi con cái đẻ trứng. Ốc thường đẻ vào ban đêm hoặc cũng có khi kéo dài từ chiều hôm trước đến sáng hôm sau [18]. Ốc S.gigas cái thường đẻ trứng chìm trên những vùng cát trống hoặc đôi khi đẻ trong vùng cỏ biển. Syamsul (2005) cho rằng ốc S. canarium thích đẻ trên những búi cỏ biển hơn, trứng ốc S. canarium nằm trên một dải dây và thường cuộn lại thành búi như cuộn chỉ rối, cứ 15 cm dải dây trứng chứa khoảng 1750450-500 trứng và một cá thể cái có thể đẻ được 10-20 búi nhỏ tương đương với 17.55000 - 35.7000 trứng trong một lần đẻ [41](Syamsul, 2005). Dương Văn Hiệp (2005) cho biết trứng ốc S. canarium nằm trong một sợi dây nhầy, được chia thành nhiều ngăn nhỏ, mỗi ngăn chứa 1 phôi,. tTrứng được ấp trong điều kiện bằng nước biển sạch nở sau 5 ngày ở nhiệt độ 21-280C thì sau 5 đến và nở sau 2 ngày ở 280oC [7]2 ngày tương ứng trứng nở (Dương Văn Hiệp, 2005). Trong quá trình phát triển của các loài trong lớp chân bụng Gastropoda, ấu trùng Trochophora bơi tự do chỉ thấy trong các loài ốc nguyên thuỷ Archaeogastropoda - những loài này phóng trứng trực tiếp vào nước biển. Ở các loài khác, giai đoạn này hầu như không có hoặc trải qua trước khi nở. Ấu trùng Veliger phát triển từ ấu trùng trochophora và hiện diện một giai đoạn phát triển dài hơn [28](Edward, 1994). Ở giai đoạn Verliger các cơ quan dần được hình thành và hoàn thiện cho đến khi biến thái [6](Hà Quang Hiến, 1967). Theo Edward (1994), chân, mắt và xúc tu có thể phân biệt được trong thể phôi của các loài trong lớp chân bụng [28](Edward, 1994). Một số tác giả đã chia giai đoạn phát triển ấu trùng Veliger trong các bộ Meso-Neogastropoda thành 2 giai đoạn phân biệt: Giai đoạn Verliger trước khi nở và Veliger sau khi nở. như Nguyễn Thị Xuân Thu(2003) trên ốc hương Babilona areorata; Syamsul (1998) trên ốc nhảy Strombus canarium; Orhan UYAN (2003) trên ốc vặn Rapana thomasiana… Tuy nhiên, đặc trưng quan trọng nhất của giai đoạn này đó là vành bơi (Velum). , Khi mới hình thành vành bơi mới được hình thành có 2 thuỳ rộng hình bán nguyệt, mà xung quanh có một lớp tiêm mao. Trải qua quá trình phát triển, vành bơi dần dần được phân chia làm 4 thuỳ như loàiòai Rapana thomasiana, R. venosa, Babiylona areorata hay tiếp tục phân chia thành 6 thuỳ như Strombus gigas, Strombus canarium, tuỳ thuộc vào từng loài. Vành bơi ngoài tác dụng bơi nó còn giúp cho việc thu gom thứưc ăn vào miệng cho ấu trùng [25],[18](Barnes, 1978; Nguyễn Thị Xuân Thu, 2003). Sự sxoắn vỏ là một đặc điểm quan trọng trong sự phát triển trong lớp Gastropoda. Trong suốt quá trình phát triển của giai đoạn Veliger, hiện tượng xsoắn ốc xảy ra. Vỏ và khối nội tạng quay một góc 1800 theo trục đầu và chân. Hiện tượng sxoắn xảy ra rất nhanh (3 phút trong các loài Acmaea) và cũng có thể là một quá trình dần dần. Sự sxoắn vỏ còn tiếp tục và hoàn thiện ở giai đoạn con non (Juvenile) [28](Edward, 1994). Trong giai đoạn phát triển ấu trùng Veliger, một số cơ quan được hình thành dần dần và ngày một hoàn chỉnh [6](Hà Quang Hiến, 1964). Thời gian phát triển của giai đoạn này phụ thuộc theo loài và môi trường sống. Sự biến thái cũng là một đặc điểm rất quan trọng trong sự phát triển của các loài trong lớp Gastropods. Ấu trùng Veliger phát triển đến một lúc nào đó, khi đã tích lũy đủ về chất và đến một thời điểm thích hợp sự biến thái xảy ra. Khi đó ấu trùng chuyển hoàn toàn phương thức sống từ dạng bơi tự do sang dạng bò lê ở nền đáy. Nền đáy (nơi mà ốc sẽ bám) quan trọngliên quan mật thiết đến tỉ lệ sống của ấu trùng. Nếu những tín hiệu từ nền đáy cho biết không thích hợp thì ốc có thể trì hoãn hoặc kéo dài thời gian biến thái cho đến khi nào tìm thấy vị trí thích hợp [28](Edward, 1994). 1.7. Tình hình nghiên cứu về sinh sản nhân tạo ốc nhảy Đã có nhiều loài trong giống Strombus được nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo như S. gigas, S. canarium, S. luhuanus…, nguồn ốc bố mẹ có thể lấy từ tự nhiên và cũng có thể được lấy từ nguồn ốc nuôi thương phẩm. Sự kích thích bằng phương pháp sốc nhiệt đã được Syamsul (20051998) thực hiện trên ốc S. canarium. Tác giả đã lấy ốc mẹ thành thục từ tự nhiên cho vào những cái giỏ nhựa mà ở đáy có phủ một lớp lưới được treo trong bẻể xi măng có sục khí. Kết quả ốc đã đẻ trứng dính vào lớp lưới, trứng ốc nằm trong một chuỗi sợi và thường cuộn lại thành từng búi, một cá thể cái có thể đẻ 10-20 búi trong một lần đẻ tương đương khoảng 17.000- 35.000 trứng. Sau 61,5 giờ ấp ốc nở thành ấu trùng bơi tự do trong khối nước, tỉ lệ nở khá cao từ 90-95% [41]. Betutu Sengagau et al (2005) đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của độ mặn đến tỉ lệ nở của ốc nhảy S. canarium, các mức độ mặn 0‰; 5‰; 10‰; 15‰; 20‰; 25‰; 30‰; 32‰ được thí nghiệm và ở mức 30‰ cho tỉ lệ sống cao nhất (khoảng 96,6%) [26]. Patchee et al (1998), và Hoàng Thị Châu Long và ctv (2005) đã công bố kết quả ương nuôi thành công ấu trùng ốc nhảy S. canarium giai đoạn ấu trùng veliger đến tiền con giống. Hoàng Thị Châu Long (2005) còn thí nghiệm nuôi thương phẩm bằng nguồn giống đó và cho kết quả tăng trưởng khá cao. Theo Patchee (1998), mật độ ương nuôi ấu trùng veliger phù hợp nhất từ 50 - 200 con/l, ở mật độ 50 con/l nuôi trong thùng nhựa 40 lít đạt tỉ lệ sống cao nhất là 97,7% [40]. Hoàng Thị Châu Long (2005) cho biết tỉ lệ sống từ giai đoạn ấu trùng bò lê đến con giống đạt 10% tuy nhiên tác giả không công bố ở mật độ nào[10]. Nghiên cứu về kích thích ấu trùng bám đáy đã được Anna(1996) thực hiện trên ốc nhảy Strombus gigas. Tác giả đã sử dụng H2O2 với nồng độ 200 µM và đã thành công với tỉ lệ ấu trùng biến thái và tỉ lệ sống tương ứng là 82-85% và 82-92% [23]. Chất đáy là một yếu tố quan trọng trong sản xuất giống nhân tạo. Một số tác giả cho rằng chất đáy rất quan trọng đối với ốc S.gigas trong giai đoạn biến thái. Tuy nhiên, trong thí nghiệm về 2 loại chất đáy là bùn cát và cát, Patchee (1998) đã không thấy có tác độngsự khác nhau đến về tỉ lệ sống của ốc S. canarium. Các thí nghiệm đã được thực hiện trong bể thuỷ tinh (45 x 90 x45cm) [40]. Nghiên cứu thức ăn ương nuôi ấu trùng ốc cũng là một phần đóng vai trò quan trọng trong sản xuất giống nhân tạo. Phần lớn thức ăn để ương nuôi ấu trùng là tảo đơn bào20. Các loại tảo đã được dùng để ương nuôi ấu trùng veliger: Pseudoisochrysis .,sp., Cheatocerous., sp., Tetrasalmis., sp., Nannochloropsis., sp., Platymonas., sp., Isocrysis galbana, Chrorella., sp. [32],[40],[10],[7] (Harding, J.M. (2006), Patchee et al (1998), Hoàng Thị Châu Long (2005), Dương Văn Hiệp (2006)). Patchee (1998) và Hoàng Thị Châu Long (2005) cho biết ương ấu trùng Verliger ốc nhảy S. canarium thích hợp với 4 loại tảo: Cheatocerous,. sp.,; Tetrasalmis,. sp.,; Nannochloropsis ,.sp.,; Isocrysis galbana, Chrorella,. sp. [10],[40]. Dương Văn Hiệp và ctv (2006) đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và đã cho sinh sản nhân tạo ốc nhảy Strombus canarium thành công. Về đặc điểm sinh sản, nhóm tác giả đã tìm hiểu mùa vụ sinh sản ốc nhảy thông qua phương pháp phỏng vấn người dân và cho thấy mùa vụ sinh sản của ốc nhảy ở Quảng Ninh diễn ra vào tháng 4-8 hàng năm [7]. Một số đặc điểm phát triển phôi và ấu trùng ốc nhảy cũng được nghiên cứu nhưng tác giả mô tả rất đơn giản, không nói thời gian phát triển và đặc điểm về kích thước.... Về việc thăm dò khả năng sản xuất giống, nhóm tác giả Nhóm tác giả đã tiến hành thực hiện tương đối đầy đủ các khâu như nuôi vỗ ốc bố mẹ, cho sinh sản và ương nuôi ấu trùng Veliger, ấu trùng sống đáy và con giống, tuy nhiên do hạn chế về kinh phí và cơ sở vật chất nên các thí nghiệm không được lặp lại nhiều lần do đó kết quả chưa được thuyết phục và cần thiết phải tiếp tục tiến hànhnghiên cứu. Nhìn chung, ốc nhảy là đối tượng mới và chưa được nghiên cứu nhiều ở nước ta. Những nghiên cứu trước về ốc nhảy là cơ sở cho việc nghiên cứu sâu hơn. Để nghiên cứu về sản xuất giống ốc nhảy thì cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu đặc điểm sinh học một cách nghiêm túc và đầy đủ hơn. 1.8. Tình hình khai thác và phát triển nuôi ốc nhảy Trong giống Strombus, loài ốc Strombus gigas đã được phát triển nuôi rất mạnh ở vùng Caribean châu Mỹ [36] (McCarthy, 2007) do ốc có giá trị về thực phẩm và vỏ có thể làm đồ mỹ nghệ có giá trị. Ốc nhảy S. canarium xuất hiện nhiều ở vùng biển nhiệt đới, do có giá trị về dinh dưỡng nên hiện nay sự khai thác quá mức dẫn đến ngày càng cạn kiệt nguồn lợi ốc nhảy [38],[31],[2],[45](Nateewathanaa, 1994; Zaidi, 2005; Erlambang & Serigar, 1995, Nguyễn Chính; 1996). Các điểm thành phố lớn, các trung tâm du lịch là nơi thu hút chính nguồn ốc nhảy này [31](Elambang & Serigar, 1995). Ở một số nước Đông Nam Á, ốc nhảy Strombus canarium không chỉ được tiêu thụ ở thị trường trong nước mà còn được tiêu thụ sang thị trường nước ngoài như Malaysia, Indonesia, đến Singapore, Thái Lan [31]sang Singapore (Elambang & Serigar, 1995). Ở Việt Nam, theo Nguyễn Chính (1996) và điều tra của Dương Văn Hiệp (2005) cho biết ốc nhảy S. canarium đã được ngư dân khai thác từ rất lâu và hiện nay nguồn lợi ốc nhảy bị suy giảm đáng kể [2],[7]. Đối với nghề nuôi thì những khó khăn nhất đối với người dân là khôngDo chưa chủ động về nguồn giống để nuôi nên có thể nói rằng khái niệm vềnghề nuôi ốc nhảy vẫn chưa phát triểnxuất hiện. Hoàng Thị Châu Long và ctv (2005) đã thử nghiệm nuôi thương phẩm ốc nhảy S. canarium trong trong bể ximăng với mật độ 120 con/m2 (SL = 6,0 ± 1,4mm; SW = 3,2 ± 0,5mm và W = 0,2 ± 0,0g) trong điều kiện không cho thức ăn bổ sung và thay nước 100% hàng ngày. Kết quả sau 105 ngày nuôi ốc đạt kích thước chiều dài vỏ SL = 57,6 ± 2,7mm và trọng lượng W = 25 ± 2,6g, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối được tính toán là 0,49mm/ngày theo chiều cao vỏ ốc và 0,24g/ ngày theo trọng lượng, tỉ lệ sống đạt 50%[10]. Cùng thời gian, nhóm tác giả Huỳnh Minh Sang và ctv (2005) thuộc viện Hải Dương Học cũng thử nghiệm nuôi giữ ốc nhảy đỏ lợi S. luhuanus với hai loại thức ăn là rong mơ xay và cám gạo. Hai nhóm ốc có kích thước ban đầu là SL = 36,10 ± 2,45 (s.d.) mm và 55,24 ± 3,88 (s.d.) mm được nuôi trong 105 ngày cho tỉ lệ sống 96%. Tốc độ tăng trưởng của ốc cho ăn cám gạo cao hơn so với cho ăn rong và tốc độ tăng trưởng khi so sánh giữa 2 nhóm kích thước ốc không thấy khác nhau đáng kể [14],[15]. Kết quả này có ý nghĩa quan trọng trong việc làm cơ sở để nghiên cứu nuôi ốc bố mẹ phục vụ sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm. Ở nước ta hiện nay những nghiên cứu về ốc còn rất ít, mới chỉ có nghiên cứu về ốc Hương Babiylona areolata được thực hiện đầy đủ, các công trình nghiên cứu về ốc nhảy ở trong tình trạng đang tiến hành. Có 2 cơ quan đang tiến hành thực hiện trên ốc nhảy S. canarium đó là Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản III với đề tài “Xây dựụng quy trình sản xuất ốc nhảy Strombus canarium” và Trung tâm KHKT và SX giống thuỷ sản Quảng Ninh với đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và khả năng sản xuất giống ốc nhảy Strombus canarium”. Do đó tình hình nuôi ốc nhảy sẽ có cơ sở để phát triển sau một vài năm nữa. Tóm lại, những nghiên cứu trên ốc nhảy trong nước chưa nhiều và chưa đầy đủ. Các nghiên cứu mới chỉ hoặc là giải quyết một mảng rất nhỏ trong vấn đề nghiên cứu đặc điểm sinh học của ốc nhảy hoặc là cũng nghiên cứu khá toàn diện nhưng chưa sâu. Bên cạnh đó, quy trình sản xuất giống hiện chưa có và chưa thể tạo ra con giống ổn định. Do đó, để đưa ốc nhảy trở thành đối tượng nuôi phát triển thì những nghiên cứu cần phải sâu và toàn diện hơn, trong đó những nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản là cần thiết. Chương 2- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Thu mẫu ốc nhảy tại Nha Trang – Khánh Hòa. Phân tích mẫu tại Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3. - Thời gian : Từ tháng 2 đến tháng 8 năm 2008. 2.2. Vật liệu nghiên cứu - Ốc nhảy (Strombus canarium) trưởng thành. - Ấu trùng Verliger ốc nhảy được sản xuất tại Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III. - Các dụng cụ phân tích: Thước kẹp panme có độ chính xác 0,1mm, cân điện tử thực địa có độ chính xác 0,1g, kính hiển vi điện có trắc vi thị kính, máy cắt mô Microtom (5-8µm). - Các loại hóa chất: Thuốc nhuộm Hematoxylin, Eosine, dung dịch cố định mẫu Bouin, dung dịch loại nước Alcol và Xylen… 2.3. Thu mẫu và phương pháp phân tích mẫu 2.3.1. Thu mẫu - Mẫu nghiên cứu sinh học sinh sản được thu thập vào ngày 1 và 15 hàng tháng, mỗi lần thu 30 mẫu, tổng số 420 mẫu. - Thu mẫu nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản ở các điểm thu gom hải sảnkhai thác ốc nhảy tại Nha Trang – Khánh Hòa. 2.3.2. Xác định các chỉ tiêu sinh học 2.3.2.1. Đặc điểm hình thái giới tính - Quan sát và mô tả hình thái bên ngoài ốc đực và cái. - Giải phẫu ốc trưởng thành, quan sát phân biệt và mô tả cơ quan sinh dục của ốc đực và ốc cái dựa theo tài liệu thực hành giải phẫu ốc của GS-TS Thái Trần Bái [1](Động vật không xương sống). 2.3.2.2. Xác định mùa vụ sinh sản Phân tích 420 mẫu thu được từ tháng 2 đến tháng 8. Mùa vụ sinh sản được theo dõi thông qua số lượng cá thể và tỉ lệ % số cá thể ở các giai đoạn thành thục sinh dục (giai đoạn III và IV) hàng tháng. 2.3.2.32. Xác định tỉ lệ giới tính - Thu ốc tự nhiên hàng tháng, mỗi tháng 60 mẫu rồi xác định tỉ lệ đực cái. Dùng Chi square χ2 Test (SPSS software) để xác nhận về tỉ lệ giới tính. Giá trị χ2 Chi square được tính theo công thức sau: (O-E)2 x 2 Chi square value χ2 = ---------------- E Trong đó, O là tần suất quan sát, E là tần suất mong đợi. Giá trị tần suất lý thuyết được lấy là 30, theo sự phân bố giới tính trong giới động vật 50%. 2.3.2.43. Quan sát tập tính sinh sản - Ốc nhảy bố mẹ được thu thập từ tự nhiên với số lượng 200 con được nuôi trong bể composite có diện tích 3m2. Đáy bể có để giá thể là vỏ sò và giá thể là những búi dây nilon để cho ốc đẻ trứng. Nguồn nước biển sạch đã qua lọc cơ học được dùng để cấp nuôi ốc. Hàng ngày cho ốc bố mẹ ăn tảo phù du và tảo đáy. Trong bể sục khí 24/24h. - Quan sát ốc hiện tượng ốc cặp đôi, thụ tinh và quá trình ốc đẻ trứng. Khi ốc đẻ xong, quan sát hình thái trứng và xác định số lượng trứng mà ốc đẻ ra, đo kích thước trứng. 2.3.2.53. Sức sinh sản - Xác định sức sinh sản thực tế của ốc chính là số trứng của một cá thể mẹ trong một lần sinh sản. - Do trứng của ốc nhảy nằm trong sợi gelatin cuộn lại thành búi nên khi xác định số trứng phải gỡ và tách sợi trứng ra rồi đo chiều dài của sợi trứng, đồng thời đếm số trứng trên đoạn dài 10cm rồi đem nhân với chiều dài của búi trứng. - Số lượng mẫu: 30 32.3.2.65. Kích thước thành thục lần đầu Phân tích với tổng số 420 mẫu được thu ở các tháng. Kích thước cá thể thành thục lần đầu được xác định là nhóm kích thước nhỏ nhất có tuyến sinh dục phát triển ở giai đoạn III và IV với tỉ lệ đạt từ 50% trở lên. Đo chỉ tiêu chiều dàicao vỏ và độ dày môi vỏ Để để phân tích và xác định mối tương quan với sự thành thục của ốc nhảy theo phương pháp của thì chỉ tiêu chiều cao vỏ và độ dày môi vỏ có liên quan rất lớn đến độ thành thục của các loài trong giống ốc nhảy Strombus(Abbott (1960) và; Appeldoon (, 1988)). 2.3.2.76. Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục Làm tiêu bản buồng trứng và tinh sào theo phương pháp của Sheckan và Hrapchack (1980). Tuyến sinh dục được cố định bằng formol 10% pha trong nước biển. Loại nước bằng Ethanol và làm sạch trong Xylene sau đó đúc farafin và cắt lát mỏng từ 2-6µm bằng dao cắt vi quang học (American Optical Microtome). Cuối cùng nhuộm bằng Hematoxyline và Eosine. Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi điện tử và, chụp ảnh. và đo kích thước bằng thước đo µm hoặc bằng trắc vi thị kính. 2.3.2.87. CQuan sát các giai đoạn phát triển của phôi và ấu trùng Quan sát sSự phát triển phôi Trứng ốc vừa mới đẻ xong được lấy để theo dõi các giai đoạn phát triển của phôi. Trong búi trứng, tách lấy 3 đoạn của sợi trứng có chiều dài khoảng 10 cm rồi thả vào 3 cốc thủy tinh 500ml chứa nước biển sạch. Chế độ đảo khí làm tăng hàm lượng ôxy 2 h/ lần, thay nước mới 1 ngày/lần. Theo dõi sự phát triển của phôi qua kính hiển vi quang học. Quan sát, ghi chép, đo đạc và chụp ảnh các giai đoạn phát triển của phôi dựa trên sự phân chia tế bào phôi ốc nhảy của theo Syamsul (2005). đã thực hiện trên ốc nhảy. Quan sát sSự phát triển giai đoạn ấu trùng và con non Giai đoạn Ấu trùng Veliger được tính từ khi ốc nở đến khi bắt đầu biến thái. Giai đoạn ấu trùng sống đáy được xác định từ sau khi biến thái đến khi xuất hiện 52 vòng vỏ. Giai đoạn con non (Juvenile) được xác định từ khi xuất hiện 5 vòng vỏ. Quan sát các trên kính hiển vi, cghi chép, chụp ảnh và mô tả các đặc điểm hình thái cấu tạo, thời gian phát triển của ấu trùng và con non. 2.3.2.98. Xác định một số chỉ tiêu tăng trưởng và tỉ lệ sống của Veliger Chiều dàicao vỏ đặc trưng cho sự tăng trưởng của ốc nhảy. Đo kích thước ấu trùng: + Ấu trùng có kích thước nhỏ hơn 1mm được đo trên kính hiển vi có dùng trắc vi thị kính để xác định kích thước. Thời gian xác định 2 ngày/ lần. + Ấu trùng lớn hơn 1mm dùng thước và đo ấu trùng trên kích giải phẫu. Thời gian xác định 5 ngày/lần. + Ốc lớn hơn 5mm dùng thước kẹp panme để xác định kích thước vỏ. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối L = (L2-L1)/(t2-t1) Tốc độ tăng trưởng tương đối theo công thức của Richer. W. E (1979). G% = (LnL2-LnL1)*100/Δt Trong đó: L1: kích thước ở thời điểm ban đầu t1 (µm) L2: Kích thước ở thời điểm xác định t2 (µm) Δt: Khoảng thời gian thí nghiệm. t1, t2: thời gian thí nghiệm (ngày). Tỉ lệ sống TLS = (N2/N1)*100% N1: số cá thể tham gia thí nghiệm N2: số cá thể thu được khi kết thúc thí nghiệm 2.3.2.109. Xác định các chỉ tiêu vềsố đo theo hình thái ngoài theo Zaidi et al (2008) Độ dày môi vỏ Độ rộng vỏ Độ dài vòng thân Độ dài miệng Độ dài vỏ Độ dày vỏ Độ dày môi vỏ Độ rộng vỏ Độ dài vòng thân Độ dài miệng Độ dài vỏ SL Độ dày vỏ Hình 2.13: Các đại lượng đo hình thái ngoài ốc nhảy (S. canarium) 2.4. Phương pháp bố trí các thí nghiệm 2.4.1. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến tỉ lệ nở của ốc nhảy Thí nghiệm được bố trí với các thang độ mặn từ 15 đến 40 ‰ (mỗi nấc thang cách nhau 5‰). Trứng ốc vừa mới đẻ tách làm từng đoạn, mỗi đoạn chứa 500 trứng được đặt vào từng cốc thủy tinh 500ml để ấp. Chế độ thay nước 2 lần /ngày. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần, được thiết kế theo mô hình CRD (Complately Random Design). Xác định tỉ lệ nở của trứng: H(%) = (số ấu trùng nở ra/500) * 100 2.4.2. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của ốc nhảy trong giai đoạn Veliger. Thí nghiệm được bố trí với các thang độ mặn từ 15- 40‰ (mỗi thang cách nhau 5‰). Ấu trùng mới nở ra (coi là ngày thứ nhất) được ương nuôi trong thùng nhựa 160lít ở các nồng độ muối khác nhau. Mật độ thả ấu trùng ban đầu 200 con/lit. Cho ấu trùng ăn bằng các loài tảo đơn bào : Nannochloropsis oculata, Isocrysis galbana, Chaetoceros sp., Platymonas sp. Chế độ thay nước 50%/ ngày và siphong đáy 2 ngày/1lần. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần và thiết kế theo mô hình hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD). Xác định tăng trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng theo định kỳ 2 ngày/lần. lấy mẫu xác định tăng trưở._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCH2948.doc
Tài liệu liên quan