Nghiên cứu một số kỹ thuật hái hợp lý cho hai giống chè mới tại Trung tâm nghiên cứu chè Phú Hộ – Phú Thọ

Bộ giáo dục và đào tạo trường đại học nông nghiệp hà nội ------------------ hoàng thị lệ thu Nghiên cứu một số kỹ thuật hái hợp lý cho hai giống chè mới tại Trung tâm nghiên cứu chè Phú Hộ – Phú Thọ Luận văn thạc sĩ nông nghiệp Chuyên ngành: trồng trọt Mã số: 60.62.01 Người hướng dẫn khoa học: ts. Nguyễn đình vinh Hà Nội, 2008 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào và các thông

doc116 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1872 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu một số kỹ thuật hái hợp lý cho hai giống chè mới tại Trung tâm nghiên cứu chè Phú Hộ – Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./. Tác giả luận văn Hoàng Thị Lệ Thu Lời cám ơn Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo giảng dạy, Thầy giáo hướng dẫn khoa học, được sự giúp đỡ của các cơ quan, các đồng nghiệp và gia đình. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến: TS. Nguyễn Đình Vinh – Bộ môn Cây công nghiệp và Cây thuốc - Khoa Nông học – Trường Đại Học Nông nghiệp Hà Nội. TS. Nguyễn Thị Ngọc Bình – Trưởng bộ môn Khoa học đất và sinh thái vùng cao – Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc. Ban Giám hiệu, Khoa sau đại học - Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội Tập thể lãnh đạo Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc; Tập thể giảng viên Khoa Nông – Lâm – Ngư - Trường Đại học Hùng Vương Gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài. Hà Nội, tháng 9 năm 2008 Tác giả luận văn Hoàng Thị Lệ Thu Mục lục Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt vi Danh mục các bảng vii Danh mục các hình ix Danh mục các chữ viết tắt Từ viết tắt Viết đầy đủ BVTV Bảo vệ thực vật CT Công thức C Cá CHT Chất hoà tan Đ/C Đối chứng FAO Tổ chức nông lương thế giới HQKT Hiệu quả kinh tế HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp KAT Keo Am Tích KTCB Kiến thiết cơ bản LAI Chỉ số diện tích lá LN Lần nhắc NTQD Nông trường quốc doanh NSTB Năng suất trung bình NSTT Năng suất thực thu PVT Phúc Vân Tiên SXKD Sản xuất kinh doanh T Tôm TNHH Trách nhiệm hữu hạn TBKT Tiến bộ kỹ thuật TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam Toàn TG Toàn thế giới Danh mục các bảng STT Tên bảng Trang 2.1. Diện tích chè thế giới và một số nước trồng chè chính năm 2001 - 2006 10 2.2. Năng suất chè của thế giới và một số nước trồng chè chính năm 2002 - 2006 11 2.3. Sản lượng chè trên thế giới và một số nước trồng chè chính 11 2.4. Diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam từ năm 1999 - 2006 15 2.5. Thành phần cơ giới búp chè 25 2.6. Tỷ lệ tanin và chất hoà tan trong búp chè Trung Du 26 4.1. ảnh hưởng của các công thức hái đến sinh trưởng thân cành giống chè Keo Am Tích 43 4.2. ảnh hưởng của công thức hái đến hệ số diện tích lá và năng suất của giống chè Keo Am Tích 48 4.3. ảnh hưởng của công thức hái đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất trên giống chè Keo Am Tích 49 4.4. Sơ bộ hiệu quả kinh tế của các công thức hái 52 4.5. ảnh hưởng của công thức hái đến sinh trưởng giống chè Phúc Vân Tiên 53 4.6. ảnh hưởng của công thức hái đến hệ số diện tích lá và năng suất của giống chè Phúc Vân Tiên 57 4.7. ảnh hưởng của công thức hái đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống chè Phúc Vân Tiên 58 4.8. Hiệu quả kinh tế của các công thức hái giống chè Phúc Vân Tiên giai đoạn kiến thiết cơ bản 61 4.9. ảnh hưởng của công thức hái đến sự sinh trưởng thân cành của giống chè Keo Am Tích 62 4.10. ảnh hưởng của công thức hái đến hệ số diện tích lá và tỷ lệ nụ hoa của giống chè Keo Am Tích 64 4.11. ảnh hưởng của các công thức hái đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống chè Keo Am Tích 66 4.12. ảnh hưởng của công thức hái đến thời gian sinh trưởng, năng suất của 1 lứa hái giống chè Keo Am Tích 69 4.13. ảnh hưởng của công thức hái đến thành phần cơ giới búp chè giống Keo Am Tích 71 4.14. ảnh hưởng của công thức hái đến tỷ lệ mù xoè và phẩm cấp nguyên liệu chè Keo Am Tích 73 4.15. ảnh hưởng công thức hái đến thành phần sinh hoá của giống chè Keo Am Tích 76 4.16. ảnh hưởng của kỹ thuất hái đến kết quả thử nếm sản phẩm chè xanh của giống chè Keo Am Tích 78 4.17. Hiệu quả kinh tế của các công thức hái giống chè Keo Am Tích 79 4.18. ảnh hưởng của công thức hái đến sinh trưởng thân cành của giống chè Phúc Vân Tiên 81 4.19. ảnh hưởng của công thức hái đến hệ số diện tích lá và tỷ lệ nụ hoa của giống chè Phúc Văn Tiên 83 4.20. ảnh hưởng của các công thức hái đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống chè Phúc Vân Tiên 85 4.21. ảnh hưởng của công thức hái đến thời gian sinh trưởng của 1 lứa hái giống chè Phúc Vân Tiên 88 4.22. ảnh hưởng của công thức hái đến thành phần cơ giới búp chè giống Phúc Vân Tiên 90 4.23. ảnh hưởng của công thức hái đến tỷ lệ mù xoè và phẩm cấp nguyên liệu của giống chè Phúc Vân Tiên 91 4.24. ảnh hưởng công thức hái đến thành phần sinh hoá chè giống Phúc Vân Tiên 92 4.25. ảnh hưởng của kỹ thuất hái đến kết quả thử nếm cảm quan chè xanh của giống chè Phúc Vân Tiên 94 4.26. Hiệu quả kinh tế của các công thức hái giống chè Phúc Vân Tiên 95 Danh mục hình STT Tên hình Trang 3.1. Giống chè Phúc Vân Tiên 34 3.2. Giống chè Keo Am Tích 35 4.1. ảnh hưởng của các công thức hái đến chiều rộng tán chè giống Keo Am Tích 44 4.2. ảnh hưởng của các công thức hái đến số lượng cành các cấp giống chè Keo Am Tích 44 4.3. ảnh hưởng của công thức hái đến năng suất của giống chè Keo Am Tích 48 4.4. ảnh hưởng của công thức hái đến mật độ búp giống chè Keo Am Tích 50 4.5. ảnh hưởng của công thức hái đến chiều rộng tán của giống chè Phúc Vân Tiên 54 4.6. ảnh hưởng của công thức hái đến số lượng cành các cấp giống chè Phúc Vân Tiên 56 4.7. ảnh hưởng của công thức hái đến năng suất của giống chè Phúc Vân Tiên 57 4.8. ảnh hưởng của công thức hái đến mật độ búp của giống chè Phúc Vân Tiên 59 4.9. ảnh hưởng của công thức hái đến chiều rộng tán của giống chè Keo Am Tích 63 4.10. ảnh hưởng của công thức hái đến hệ số diện tích lá của giống Keo Am Tích 65 4.11. ảnh hưởng của các công thức hái đến mật độ búp của giống Keo Am Tích 67 4.12. Động thái tăng trưởng búp cây chè 68 4.13. ảnh hưởng của công thức hái đến năng suất giống chè Keo Am Tích 70 4.14. ảnh hưởng của công thức hái đến thành phần cơ giới búp giống chè Keo Am Tích 72 4.15. ảnh hưởng của công thức hái đến tỷ lệ mù xoè và phẩm cấp nguyên liệu giống chè Keo Am Tích 73 4.16. ảnh hưởng của công thức hái đến chiều rộng tán giống chè Phúc Vân Tiên 82 4.17. ảnh hưởng của công thức hái đến hệ số diện tích lá của giống chè Phúc Văn Tiên 84 4.18. ảnh hưởng của các công thức hái đến mật độ búp của giống chè Phúc Vân Tiên 86 4.19. Động thái tăng trưởng búp của giống chè Phúc Vân Tiên 87 4.20. ảnh hưởng của công thức hái đến năng suất của giống chè Phúc Vân Tiên 89 4.21. ảnh hưởng của công thức hái đến thành phần cơ giới búp chè Phúc Vân Tiên 90 4.22. ảnh hưởng của công thức hái đến tỷ lệ mù xoè và phẩm cấp nguyên liệu của giống chè Phúc Vân Tiên 91 1. Mở đầu 1.1. Đặt vấn đề 1.1.1. ý nghĩa cây chè trong đời sống con người * ý nghĩa về giá trị dinh dưỡng Cây chè có tên khoa học là Camellia sinensis O.Kuntze từ lâu đã được biết đến là một thức uống có giá trị. Uống chè đã trở thành tập tục và là nhu cầu văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc. Người ta ưa thích uống chè không chỉ vì hương vị thơm ngon độc đáo của nó mà uống chè còn có tác dụng bảo vệ sức khoẻ. Theo đông y “ Trà vị khổ, ẩm chi sử nhân ích tư, thiểu ngoạ, khinh thân, minh mục”. (Chè vị đắng, uống vào tư duy tốt, nằm ít đi, thân nhẹ nhàng, mắt tinh sáng). Trong dân gian người dân sử dụng chè làm vị thuốc chữa tả lị, sỏi thận, đau dạ dày và trở thành thức uống giải khát phổ thông cho mọi tầng lớp nhân dân, được coi là một trong bảy thực phẩm quan trọng “ Sài, mễ, do, diêm, tương, sú, trà” (củi, gạo, dầu, muối, tương, giấm, chè). Ngày nay con người đã sản xuất nhiều loại chè có tác dụng giải nhiệt, an thần, chè lợi mật, chè chữa thận…Khoa học hiện đại đã đi sâu nghiên cứu bản chất cây chè và đã phát hiện ra hàng trăm hoạt chất quý trong chè. Thành phần hoá học chủ yếu của lá chè là Tanin chiếm 20 – 35%, cafein chiếm 2,5%. Trong lá chè còn chứa nhiều loại vitamin A, B, K, PP, đặc biệt có rất nhiều vitamin C. Chính vì vậy chè có tác dụng tốt trong phòng và chữa bệnh đường ruột, chống nhiễm khuẩn (nhờ Tanin), có tác dụng lợi tiểu (do Teofilin, Teobromin), kích thích tiêu hoá mỡ, chống béo phì, chống sâu răng, hôi miệng. Chất Catechin trong chè còn có chức năng phòng ngừa phóng xạ, ung thư, phòng bệnh huyết áp cao, chống lão hoá. Với tác dụng như vậy mà cho đến ngày nay nước chè vẫn được sử dụng rộng rãi trong nhân dân. Nước chè được coi là nước uống của thời đại nguyên tử khi sự nhiễm xạ ngày càng cao. * ý nghĩa về giá trị kinh tế của cây chè Lịch sử tồn tại của cây chè ở Việt Nam đã được phát hiện từ lâu nhưng cây chè mới chỉ trồng và phát triển với quy mô lớn từ khoảng 100 năm nay và nó cũng đã nhanh chóng trở thành cây công nghiệp mũi nhọn có giá trị kinh tế cao tham gia vào thị trường xuất khẩu. Hiện nay Việt Nam là một trong 10 nước có diện tích trồng và sản lượng chè cao nhất thế giới. Sản phẩm chè Việt Nam có mặt trên thế giới với các thị trường xuất khẩu chính là Đài Loan, Liên Bang Nga, Trung Quốc, Irac…và gần đây đã bước đầu đưa vào thị trường khó tính như Tây âu, Nhật Bản, Bắc Mỹ. Do đó sẽ đem lại nguồn kim ngạch xuất khẩu đáng kể cho đất nước. Ngoài hiệu quả kinh tế, nghề trồng và chế biến chè còn đem lại hiệu quả lớn về xã hội, tạo công ăn, việc làm và đảm bảo thu nhập cho hàng triệu người. Đồng thời phân bố lại nguồn lao động giữa các vùng nông thôn và thành thị, đảm bảo cho nền kinh tế quốc dân phát triển đồng đều, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá cho nhân dân. Đặc biệt nghề trồng chè đã giúp cho đồng bào dân tộc vùng cao định canh, định cư, ổn định cuộc sống, giảm bớt nạn chặt phá rừng, đốt nương rẫy, bảo vệ sinh thái góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải thiện môi trường. 1.1.2. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Việt Nam được đánh giá là nước có ngành sản xuất chè phát triển nhanh với nhiều vùng chè đặc sản nổi tiếng. Chè Việt Nam đã được xuất sang thị trường 107 nước trên thế giới trong đó có 68 thị trường thuộc các Quốc gia là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn xuất khẩu chủ yếu ở dạng chè bán thành phẩm với chất lượng ở mức trung bình và thấp. Câu hỏi mà ngành chè quan tâm nhất hiện nay là làm sao quy hoạch tốt nguồn nguyên liệu, nâng cao chất lượng chè phục vụ xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh, khẳng định được thương hiệu chè Việt Nam trên thị trường thế giới. Để trả lời câu hỏi đó, bên cạnh sự phát triển nhanh chóng về diện tích, sản lượng, áp dụng TBKT trong thâm canh chè ở các kỹ thuật bón phân, tưới nước …thì việc đưa giống mới, giống có chất lượng cao vào sản xuất được đặc biệt chú ý. Giống chè Keo Am Tích, Phúc Vân Tiên là hai giống mới được nhập nội năm 2000. Đây là giống dễ trồng, tỷ lệ sống cao, sinh trưởng khoẻ, bước đầu cho thấy có khả năng thích ứng với điều kiện sinh thái miền Bắc nước ta. Tuy nhiên để cho kết quả của việc đưa giống mới thành công trong sản xuất, người trồng chè cần phải am hiểu và lựa chọn các kỹ thuật canh tác phù hợp với bản chất vật liệu giống, điều kiện và trình độ kỹ thuật của người làm chè. Trong sản xuất chè, hái chè có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Việc lựa chọn hái búp dài hay ngắn, cách hái chừa lại nông hay sâu, không chỉ ảnh hưởng đến độ non già của búp mà còn ảnh hưởng đến độ cao thấp của tán chừa, thời gian cho búp, mật độ búp, khối lượng búp và hiệu quả lao động hái. Vì thế hái chè là một thao tác kỹ thuật được khẳng định có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, phẩm cấp chè. Hiện nay có rất nhiều quy trình hái chè cho các giống ở các thời kỳ sinh trưởng khác nhau, song với các giống nhập nội mới như giống chè Phúc Vân Tiên, Keo Am Tích hiện còn chưa được nghiên cứu đầy đủ và việc xây dựng một quy trình hái hợp lý cho hai giống chè trên là rất cần thiết. Dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Đình Vinh chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:’’Nghiên cứu một số kỹ thuật hái hợp lý cho hai giống chè mới tại Trung tâm nghiên cứu chè Phú Hộ – Phú Thọ.” 1.2. Mục đích – yêu cầu 1.2.1. Mục đích Nghiên cứu một số công thức hái chè áp dụng trên giống Phúc Vân Tiên, Keo Am Tích để lựa chọn công thức hái có hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo cho cây chè sinh trưởng tốt, nâng cao năng suất, phẩm chất chè búp từ đó xây dựng thành quy trình hái hợp lý cho hai giống chè trên. 1.2.2 Yêu cầu - Đánh giá ảnh hưởng của các công thức hái khác nhau đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây chè. - Đánh giá ảnh hưởng của các công thức hái khác nhau đến năng suất, chất lượng búp chè nguyên liệu và chè thành phẩm. - Đánh giá được HQKT của từng công thức hái trên hai giống chè Phúc Vân Tiên, Keo Am Tích ở thời kỳ SXKD. - Xác định được công thức hái hợp lý cho giống chè Phúc Vân Tiên, Keo Am Tích. 1.3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1. ý nghĩa khoa học - Xác định có cơ sở khoa học về một số kỹ thuật hái hợp lý cho hai giống chè nhập nội tại địa phương. - Góp phần hoàn thiện quy trình hái hợp lý cho hai giống chè nhập nội tại tỉnh Phú Thọ. - Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy và chuyển giao cho sản xuất. 1.3.2. ý nghĩa thực tiễn - Xác định được kỹ thuật hái hợp lý cho giống chè Phúc Vân Tiên, Keo Am Tích được trồng tại địa phương. - Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm tăng năng suất và chất lượng chè búp từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng chè khi trồng hai giống chè này. 2. Tổng quan tài liệu 2.1. Cơ sở khoa học xác định biện pháp kỹ thuật hái Trong quá trình sản xuất chè, hái có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Hái chè vừa là sự kết thúc giai đoạn trồng trọt (thu hoạch), vừa là sự khởi đầu của giai đoạn chế biến (nguyên liệu). Do vậy mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây chè, mỗi loại hình năng suất búp đòi hỏi có biện pháp hái thích hợp để vừa thu được sản lượng cao, vừa nuôi chừa được cây sinh trưởng tốt. Mỗi loại sản phẩm chè cần được chế biến từ một phẩm cấp búp nhất định từ một kỹ thuật hái tương ứng. Sẽ không có hiệu quả khi áp dụng một kỹ thuật hái để cung cấp nguyên liệu chế biến cho mọi sản phẩm chè. 2.1.1. Mối quan hệ của hái búp với sinh trưởng của cây chè + Cây chè (Camellia sinensis O.Kuntze) là thực vật bậc cao thuộc ngành hạt kín, lớp 2 lá mầm. Cây chè là cây công nghiệp lâu năm, sản phẩm cho thu hoạch là búp và lá non, đồng thời đó cũng là cơ quan đồng hoá tích luỹ dinh dưỡng cho cây. Trong điều kiện tự nhiên sự sinh trưởng của búp hàng năm thường có 3 – 4 đợt sinh trưởng do chỉ có mầm đỉnh và một hoặc hai mầm nách trên cùng là có ưu thế sinh trưởng đỉnh, những mầm phía dưới ở trạng thái ngủ nghỉ và bị mầm đỉnh lấn át. Hái búp đỉnh tức là phá vỡ ưu thế sinh trưởng ngọn để tăng khả năng phân cành, phân nhánh. Với cây chè năng suất có tương quan chặt với số lượng búp trên cây. Nếu chiều dài tán chè bị hạn chế bởi khoảng cách trồng cây trong hàng thì việc hái búp sẽ tăng khả năng sinh trưởng của các cành chè phía dưới. Theo quy luật phát triển cành thì cành chè luôn phát triển theo chiều ngang. Do vậy hái búp sẽ làm tăng chiều rộng tán, tăng diện tích mặt tán, tăng số lượng búp là cơ sở cho việc tăng năng suất chè. Ngoài ra hái chè còn phá vỡ cân bằng giữa bộ phận trên mặt đất và bộ phận dưới mặt đất. Vì vậy cần căn cứ vào tuổi cây và tình trạng sinh trưởng để có chế độ hái hợp lý. + Búp chè trong quá trình sinh trưởng cần có một lượng lớn vật chất dinh dưỡng mà lá non giữ một vai trò quan trọng trong việc quang hợp, tạo thành chất hữu cơ. Khi hái, nếu để lưu số lá non lại càng nhiều thì càng có lợi cho quang hợp tạo thành vật chất dinh dưỡng cho cây. Song đối tượng của trồng trọt là lá non và búp, cho nên giữa hái và sinh trưởng của cây tồn tại một mâu thuẫn nhất định. Nếu hái không hợp lý, không chừa lại một số lá thích hợp thì quá trình quang hợp không thể tiến hành thuận lợi, cây sinh trưởng kém, giảm sản lượng. Số lá trên cây càng nhiều thì mức độ hái càng nhẹ, thường phải áp dụng cho các đồi chè suy yếu, sâu bệnh. Thực tế chứng minh rằng các phương pháp hái khác nhau (chủ yếu là để chừa lại số lá nhiều hay ít khác nhau) có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chiều cao của cây, chiều rộng của tán và sức sinh trưởng của cây. 2.1.2. Mối quan hệ giữa hái chè với sự phát dục của cây Hái búp có quan hệ rất lớn đến sự ra hoa kết quả. Cây chè không có riêng cành dinh dưỡng và cành sinh thực mà mùa hạ và mùa thu cả hai loại mầm này đều có trên nách lá của cành. Giữa chúng có mối tương quan với nhau và đây là sự tương quan ức chế. Thân lá sinh trưởng mạnh mẽ làm chậm sự hình thành hoa; ngược lại sự hình thành hoa, quả sẽ làm chậm và ngừng sinh trưởng của cơ quan dinh dưỡng. Đối với chè kinh doanh, ra hoa kết quả nhiều không phải là tốt bởi vì quá trình từ khi phân hoá phát dục của nụ hoa cho đến khi hình thành quả và quả chín cây đã bị tiêu hao một lượng lớn vật chất dinh dưỡng làm cho các mầm sinh trưởng ở vào trạng thái bị ức chế, ảnh hưởng đến sản lượng búp trong năm. Các phương pháp hái khác nhau, tỷ lệ ra hoa kết quả cũng khác nhau. Hái chừa càng nhiều thì tỷ lệ ra hoa kết quả càng ít. 2.1.3. Mối quan hệ giữa kỹ thuật hái búp với năng suất búp Năng suất búp chè phụ thuộc và số lượng búp và khối lượng búp. Số lượng búp phụ thuộc vào mật độ búp trên tán và số lần hái. Cùng một kỹ thuật thu hái như nhau nếu số lứa hái càng nhiều sẽ cho năng suất càng cao. Khối lượng búp phụ thuộc vào số lá trên búp. Tiêu chuẩn hái khác nhau sản lượng thu được sẽ khác nhau. Hái già do số lượng lá trên búp nhiều, khối lượng búp lớn nên năng suất thu được sẽ cao. 2.1.4. Quan hệ giữa kỹ thuật hái và phẩm chất chè Phẩm chất của chè phụ thuộc vào thành phần hoá học trong búp chè như: chất hoà tan, catechin, cafein, đường khử…Những chất có lợi cho phẩm chất chè thường tập trung chủ yếu vào bộ phận non của búp chè. Vì vậy hái búp càng non phẩm chất càng tốt. Hái già có khối lượng búp lớn, sản lượng tăng song tỷ lệ xơ gỗ cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng sản phẩm. Độ non già của búp phụ thuộc vào số lá hái đi và thời gian sinh trưởng của búp. Thời gian giữa hai lứa hái càng dài thì số lượng búp mù càng nhiều làm cho chất lượng nguyên liệu càng kém. Hái chè không triệt để đúng 100% có thể bỏ xót một số búp trở nên quá già trong lứa hái sau và hái quá non một số búp vừa mới phát triển. Trong thực tiễn sản xuất chỉ có 9 phương pháp: 1. Hái tiến cung vua Tôm / C + 1 2. Hái búp tuyết T + 1/ C + 1 3. Hái rất non T + 1/ C + 2 4.Hái non T + 2/ C + 2 5. Hái non và nhẹ T + 2/ C + 2 6. Hái già T + 3/ C + 1 7. Hái già và nhẹ T + 3/ C + 2 8. Hái già và đau T + 3/ C 9. Hái rất già T + 4/ C + 1 Ba phương pháp đầu (1,2,3) là đặc biệt, vì quá đắt và sản lượng quá thấp. Phương pháp cuối (9) rất già, có thể nhặt riêng ra phần non để chế biến chè có chất lượng hơn nhưng không bao giờ được chè tốt. Hái già và nhẹ (7) đặc biệt chỉ áp dụng cho các đồi chè suy thoái bị sâu bệnh. Chỉ còn lại (4,5,6), nhưng hái non và nhẹ T + 2/ C + 2 (5) chỉ dùng cho các đồi chè suy yếu. Trong thực tế, không thể ngày nào cũng quan sát búp của từng cây chè để thu hái những búp đủ tiêu chuẩn vì quá tốn kém, mà chỉ quay lại vườn chè sau một số ngày nhất định khi có nhiều búp đã đến tuổi hái. Mặt khác, do đặc điểm của quá trình chế biến và phẩm chất của từng loại chè, tiêu chuẩn hái búp cũng khác nhau. Trong cùng một giống nếu lấy nguyên liệu cho chế biến chè đen cần hái non hơn so với nguyên liệu dùng chế biến chè xanh. Do vậy khoảng cách ngày giữa hai lứa hái biến đổi theo từng đồi chè, khí hậu và sức sinh trưởng của cây chè cũng như loại chè cần chế biến. 2.1.5. Quan hệ giữa kỹ thuật hái với các giống chè Do đặc điểm sinh trưởng của các giống chè khác nhau nên cần có chế độ hái hợp lý tương ứng với từng giống chè. Những giống có năng suất cao, chất lượng tốt song thời gian sinh trưởng nhanh, hoá gỗ sớm cần hái non hái sớm. Những giống có khả năng sinh trưởng khoẻ, số lượng búp nhiều, búp to cần có chế độ hái để hạn chế ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguyên liệu chế biến và hệ số tiêu hao nguyên liệu cho nhà máy. 2.1.6. Quan hệ giữa kỹ thuật hái với hiệu suất lao động Hái chè có liên quan mật thiết với hiệu suất lao động. Hái san trật (hái khi trên mặt tán có khoảng 30% số búp đủ tiêu chuẩn hái) có số lứa hái nhiều và khi hái còn phải lựa chọn để hái những búp hái đủ tiêu chuẩn nên mất thời gian và hiệu suất lao động hái thấp. Hái lứa có số lứa hái ít lại có thể sử dụng cơ giới hoá nên hiệu suất hái cao. 2.1.7. Mối quan hệ giữa hái với các biện pháp kỹ thuật khác - Mối quan hệ giữa kỹ thuật hái với kỹ thuật đốn chè: Đốn chè và hái chè rất giống nhau vì cùng lấy đi những phần non nhất của cây chè. Phản ứng của cây chè là sự tái sinh bằng các hiện tượng sinh trưởng. Nếu phần hái đi quá ít, số lá để lại nhiều thì làm tán chè chóng mọc cao, như vậy phải đốn sớm, đốn nhiều. Đốn chè tạo cho cây chè có bộ khung tán to rộng, vừa ngang tầm người hái, nâng cao hiệu suất lao động hái. - Mối quan hệ giữa kỹ thuật hái với phòng trừ sâu bệnh: Hái chè nếu phần chừa lại cao sẽ tạo độ thông thoáng trong tán hạn chế sự trú ngụ của sâu bệnh hại. Hái san trật có số lứa hái nhiều, trên nương chè luôn tồn tại búp chè là thức ăn nên số lượng sâu bệnh hại vượt ngưỡng phòng trừ cao dẫn đến trong sản xuất phải áp dụng kỹ thuật phun thuốc định kỳ sau mỗi lứa hái. Mà thời gian giữa hai lứa hái ngắn nên không đảm bảo thời gian cách ly, dư lượng thuốc tồn tại trong sản phẩm sẽ không an toàn cho người sử dụng. Hái theo lứa làm cho số lứa hái trong năm ít đảm bảo thời gian cách ly thuốc BVTV, giảm thiểu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong chè thành phẩm. - Mối quan hệ giữa kỹ thuật hái với công nghệ chế biến: Mỗi loại hình chế biến yêu cầu chất lượng nguyên liệu khác nhau với độ non già khác nhau. Hái non thì thời gian giữa hái lứa hái ngắn hơn, số lượng lá hái đi ít hơn. Do vậy tuỳ theo từng loại hình chế biến mà có kỹ thuật thu hái cho phù hợp. 2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè 2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới Chè là cây trồng có lịch sử lâu đời (trên 5000 năm). Ngày nay, cây chè đã trở thành một cây không còn xa lạ với bất cứ một dân tộc nào trên thế giới. Chè là thứ nước uống có giá trị, phổ biến với những sản phẩm đa dạng và phong phú như chè đen, chè xanh, chè vàng, chè phổ nhĩ, chè Ôlong... Ngoài việc đáp ứng các nhu cầu giải khát, dinh dưỡng, thưởng thức chè ở nhiều nước đã được nâng lên tầm văn hoá với cả những nghi thức trang trọng của trà đạo. Chè được xem như vị thuốc cổ xưa, nó còn cổ hơn nhiều loại thuốc nổi tiếng từ hàng ngàn năm trước đây. Từ lâu, chè được dùng để chế biến các loại thuốc trợ tim, cầm máu, lợi tiểu, ...Những công trình nghiên cứu gần đây cho thấy uống nước chè có tác dụng làm giảm quá trình viêm ở người bệnh thấp khớp, viêm gan mãn tính, làm tăng tính đàn hồi của thành mạch máu. Nước chè được dùng điều trị có kết quả các bệnh như lị, xuất huyết dạ dày, xuất huyết não và suy yếu mao mạch do tuổi già, làm giảm tác hại của phóng xạ [9]. Hàng tỷ người trên thế giới đã dùng chè làm nước uống hàng ngày và xu hướng hiện nay ở một số nước phương Tây, đặc biệt các nước theo đạo Hồi, số người uống chè rất nhiều. Nguồn gốc của cây chè là ở Trung Quốc, cây chè vào Nhật Bản ở thế kỷ thứ 8, sang ảrập thế kỷ 9, đến Nga, Pháp, Mỹ thế kỷ 17. Bắt đầu từ thế kỷ 18 đến nay, cây chè phát triển với tốc độ nhanh cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Tình hình sản xuất chè, tiêu thụ chè trên thế giới tính đến năm 2006 như sau: +Về diện tích Bảng 2.1: Diện tích chè thế giới và một số nước trồng chè chính năm 2001 - 2006 [40] Đơn vị tính: ha Tên nước Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Trung Quốc 913.100 943.400 989.262 1.058.100 1.117.500 ấn Độ 510.000 516.000 518.000 490.000 Srilanka 210.620 210.620 212.720 212.720 212.720 Nhật Bản 44.800 49.500 49.100 48.700 48.500 Kenya 131.450 131.450 136.700 141.300 147.080 Inđônêxia 115.803 116.200 116.200 116.200 116.200 Việt Nam 98.000 86.100 120.800 122.500 122.700 Toàn TG 2.478.052 2.505.494 2.594.322 2.652.809 2.727.398 Qua bảng 2.1 cho thấy: tính đến năm 2006, diện tích chè toàn thế giới tương đối cao đạt 2.727.398 ha tăng 74.589 ha, tương đương với 2,8% so với năm 2005. Trong đó Trung Quốc là nước có diện tích chè lớn nhất thế giới với diện tích đạt 1.117.500 ha, chiếm 40,97% diện tích chè toàn thế giới. Thấp nhất là Nhật Bản với 48.500 ha, chiếm 1,77% diện tích chè toàn thế giới. + Về năng suất Qua bảng 2.2 cho thấy năng suất chè khô trung bình toàn thế giới năm 2006 đạt 1343,01 kg/ha tăng 7,49 kg/ha tương ứng với 0,56% so với năm 2005. Trong đó, các nước đạt năng suất chè cao như: Inđônêxia, ấn Độ, Nhật Bản, Kenya đạt từ 1475,13 kg – 2111,64 kg chè khô/ha. Thấp nhất là Trung Quốc chỉ đạt 939,15 kg/ha tương ứng 80,97% so với năng suất toàn thế giới. Bảng 2.2: Năng suất chè của thế giới và một số nước trồng chè chính năm 2002 - 2006 [40] Đơn vị: (kg khô/ha) Tên nước Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Trung Quốc 838,59 836,14 864,71 901,43 939,15 ấn Độ 1674,51 1624,03 1654,44 1695,41 1821,90 Srilanka 1471,85 1439,70 1448,34 1491,16 1461,08 Nhật Bản 1870,00 1856,57 2050,92 2053,39 1892,78 Kenya 2183,68 2234,08 2374,54 2324,84 2111,64 Inđônêxia 1400,6 1461,43 1418,39 1475,13 1475,13 Việt Nam 961,22 1211,38 989,24 1081,84 1159,74 Toàn TG 1288,12 1288,38 1308,22 1335,52 1343,01 + Về sản lượng Bảng 2.3: Sản lượng chè trên thế giới và một số nước trồng chè chính [40] Đơn vị: Tấn Tên nước Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Trung Quốc 765.719 788.815 855.422 953.803 1.049.800 ấn Độ 854.000 838.000 857.000 830.750 892.730 Srilanka 310.000 303.230 308.090 317.200 310.800 Nhật Bản 84.000 91.900 100.700 100.000 91.800 Kenya 287.045 293.670 324.600 328.500 310.580 Inđônêxia 162.194 169.818 164.817 171.410 171.410 Việt Nam 94.200 104.300 119.500 132.525 142.300 Toàn TG 3.192.030 3.228.016 3.393.932 3.542.876 3.649.490 Qua bảng 2.3 cho thấy: sản lượng chè trung bình toàn thế giới năm 2006 đạt 3.649.490 tấn, tăng 106.614 tấn tương đương với 2,9% so với năm 2005. Đứng đầu về sản lượng là Trung Quốc đạt 1.049.800 tấn, chiếm 28,76% so với tổng sản lượng toàn thế giới. Sản lượng thấp nhất là Nhật Bản đạt 91.800 tấn, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng sản lượng chè toàn thế giới. + Về tiêu thụ Năm 2005, chè đen tiêu thụ trên thế giới ước đạt 2,67 triệu tấn, tăng trung bình hàng năm là 2,8%. Trong đó, mức tăng chủ yếu tập trung ở các nước phát triển đạt 1,95 triệu tấn, tăng 3%. Tiêu thụ chè đen của các nước phát triển cũng đạt mức tăng hàng năm là 2,2 %, đạt 719.000 tấn. Đặc biệt, tiêu thụ chè đen của ấn Độ tiếp tục tăng khá mạnh, đạt 832.000 tấn năm 2005, tăng trung bình hàng năm 3,2% [40]. Theo số liệu thống kê, các nước tiêu thụ chè hàng năm thường phải nhập khẩu chè bao gồm 115 nước: 34 nước châu Phi, 29 nước châu á, 28 nước châu Âu, 19 nước châu Mỹ, 5 nước châu Đại Dương. Qua số liệu bảng 2.1, 2.2, 2.3 cho thấy, 2 nước có diện tích và sản lượng chè cao nhất là ấn Độ và Trung Quốc cũng là 2 nước có khả năng tiêu thụ chè lớn nhất thế giới. Các nước còn lại như Anh, Mỹ, ... sẽ là thị trường tiềm năng cho những nước xuất khẩu chè. Sản phẩm phong phú đa dạng, chè xanh được tiêu dùng chủ yếu ở các nước châu á và Tây Bắc Phi, chè đen được tiêu dùng ở một số nước châu Âu, châu Mỹ, châu úc, các nước Trung Đông và một số nước châu Phi. Hiện nay, tỷ lệ chè đen trong tổng sản lượng chè thế giới đang tăng lên. Trung Quốc là nước đứng đầu trong sản xuất chè xanh, chiếm khoảng 63% tổng sản lượng chè xanh thế giới. Ngoài hai loại chè chủ yếu trên, các nước sản xuất và tiêu dùng còn tái chế ra nhiều loại chè ướp hương hoa, chè đóng lon, chè hoà tan, ... Những năm cuối thập kỷ 20, sản lượng chè hoà tan đã tăng lên một cách nhanh chóng do thị hiếu của người tiêu dùng tăng lên và sự tiện lợi của nó trong sử dụng. + Về nhập khẩu EU vẫn dẫn đầu với 21,8%; SNG 16,5%, Pakistan 11,2%; Hoa Kỳ 8,2%; Nhật Bản 5% tổng khối lượng nhập khẩu của thế giới [40]. + Về xuất khẩu Tính đến 2006, xuất khẩu chè trên thế giới đã tăng bình quân 2,5% năm, đạt 1,3 triệu tấn vào năm 2005 và 1,47 triệu tấn vào năm 2010. Trong đó sản lượng xuất khẩu của Trung Quốc, ấn Độ, Indonexia, Srilanka, Kenya chiếm 75% tổng sản lượng xuất khẩu toàn thế giới, tăng tập trung ở Bangladet, Tanzania và Zimbabue chủ yếu vẫn là mặt hàng chè đen [40]. + Về giá Năm 2005, giá chè có phục hồi. Theo FAO, năm 2005 là 1.790 USD/tấn, đến năm 2010 là 1.950 USD/tấn [40]. 2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam Với 3/4 diện tích đất là đồi núi, Việt Nam có điều kiện tự nhiên rất phù hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, ở Việt Nam sản xuất chè chỉ thực sự bắt đầu sau năm 1925. Trước năm 1882, nhân dân Việt Nam chủ yếu dùng chè tươi, chè nụ. Ngay sau khi thực dân Pháp chiếm đóng Đông Dương, người Pháp đã phát triển cây chè, một sản phẩm quý của Việt Nam. Lịch sử phát triển cây chè Việt Nam được chia thành các giai đoạn sau: + Giai đoạn 1890 - 1945 Những đồn điền chè ở Việt Nam được thành lập ở Tình Cương (Phú Thọ) 60 ha, đến nay vẫn còn mang tên địa danh là Chủ Chè [23], ở Đức Phổ (Quảng Nam) 250 ha. Trong những năm 1925 - 1940, người Pháp đã mở thêm các đồn điền chè ở cao nguyên Trung bộ với diện tích khoảng 2.750 ha. Tính đến năm 1938, Việt Nam có 13.505 ha chè với sản lượng 6.100 tấn chè khô [11]. Diện tích chè phân bố chủ yếu ở các vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ và cao nguyên Trung bộ, trong đó trên 75% diện tích do người Việt Nam quản lý. Năm 1939, Việt Nam đạt sản lượng 10.900 tấn chè khô, đứng thứ 6 sau ấn Độ, Trung Quốc, Srilanka, Nhật Bản và Inđônexia [11], [24]. Đặc điểm nổi bật ở giai đoạn này là diện tích trồng chè phân tán mang tính tự cấp, tự túc, kỹ thuật canh tác sơ sài, phương thức quảng canh là chính. ở giai đoạn này có 3 cơ sở nghiên cứu chè được thành lập : + Trạm nghiên cứu chè Phú Hộ (Phú Thọ) thành lập năm 1918. + Trạm nghiên cứu chè Plâycu (Gia Lai) thành lập năm 1927. + Trạm nghiên cứu chè Bảo Lộc (Lâm Đồng) thành lập năm 1931. + Giai đoạn 1945 - 1954 Giai đoạn này bị ảnh hưởng của chiến tranh, các vườn chè bị bỏ hoang, ít được đầu tư chăm sóc. Diện tích, sản lượng chè trong thời gian này bị giảm sút nhiều [24]. + Giai đoạn 1954 - 1990 Giai đoạn này nhờ có các chương trình phát triển nông nghiệp của Nhà nước ta, cây chè đã dần được chú ý, chè là cây trồng có giá trị kinh tế cao, có tầm quan trọng trong chiến lược phát tr._.iển kinh tế - xã hội ở vùng trung du và miền núi. Trong những năm 1958 - 1960, hàng loạt các nông trường chè được thành lập dưới sự quản lý của các đơn vị quân đội. Từ những năm 1960 - 1970 chè được phát triển mạnh ở cả 3 khu vực: Quốc doanh, hợp tác xã chuyên canh chè và hộ gia đình [11], [24]. Các cơ sở nghiên cứu chè ở Phú Hộ (Phú Thọ), Bảo Lộc (Lâm Đồng) được củng cố và phát triển. Hàng loạt các vấn đề như giống, kỹ thuật canh tác, chế biến được đầu tư nghiên cứu. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng rộng rãi vào sản xuất, góp phần tăng nhanh diện tích chè lên 60.000 ha (tăng 28%); sản lượng tăng từ 21.000 tấn chè khô lên 32.000 tấn chè khô (tăng 53,3%) [11], [24]. Công nghệ chế biến chè cũng được phát triển mạnh, nhiều nhà máy chè xanh, chè đen được xây dựng ở Phú Thọ, Nghĩa Lộ, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, … với sự giúp đỡ về kỹ thuật, vật chất của Liên Xô (cũ), Trung Quốc. Phần lớn chè được xuất khẩu sang Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu [24]. + Giai đoạn 1990 đến nay Giai đoạn này, lúc đầu bình quân mỗi năm diện tích trồng chè tăng 4,16%, sản lượng tăng 6,9%. Năm 1998 tổng diện tích chè là 80.000 ha, trong đó trồng mới 1.400 ha, sản lượng 50.000 tấn chè búp khô. Năm 2002, diện tích đạt 98.000 ha, sản lượng đạt 94.200 tấn chè khô. Năm 2005 đến tháng 2 năm 2006, tổng diện tích chè đạt 125.000 ha, trong đó diện tích chè kinh doanh đạt 105.000 ha, sản lượng chè khô đạt 133.350 tấn chè khô. Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam từ năm 1999 - 2006 [40] Năm Diện tích (ha) Năng suất (kg/ha) Sản lượng (tấn khô) 1999 69.500 1011,5 70.300 2000 70.300 994,3 69.900 2001 80.000 946,3 75.700 2002 98.000 961,2 94.200 2003 99.000 954,5 94.500 2004 102.000 951,0 97.000 2005 122.500 1081,8 132.525 2006 122.700 1159,7 142.300 Số liệu tại bảng 2.4 cho thấy: - Về diện tích: tính đến năm 2006 diện tích chè của cả nước đạt 122.700 ha, tăng 200 ha cao so với 2005, tương đương 0,16% [40]. - Về năng suất: năm 2006 đạt 1159,7 kg/ha, có tăng so với năm 2005, 74,9kg/ha tương đương 6,9 % [40]. - Về sản lượng: năm 2006 đạt 142.300 tấn chè khô các loại, cao hơn năm 2005 là 9.775 tấn khô, tương đương 7,37%. Trong đó, chè đen 70.000 tấn, chiếm 72,16%; chè xanh và chè khác đạt 27.000 tấn chiếm 27,83% [40]. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam theo bản tin Sản xuất- Xuất khẩu-Thị trường Chè Việt Nam năm 2005 đến tháng 2/2006 của Hiệp hội chè Việt Nam như sau: - Về Sản xuất: Tổng diện tích chè:125.000 ha Trong đó diện tích chè kinh doanh:105.000 ha Sản lượng chè khô: 133.350, tấn Năng suất bình quân (tấn khô/ha): 1,27 - Về Xuất khẩu: Tổng sản phẩm: 87.920 tấn Trị giá: 96.934.000 USD Giá bình quân: 1.102,6 USD/tấn - Cơ cấu sản phẩm Chè đen: 66% khối lượng; 59% giá trị Chè xanh: 32% khối lượng; 38% giá trị Chè khác: 2% khối lượng; 3% giá trị - Giá bình quân các loại: Chè đen 985,6USD/ tấn Chè xanh 1309,3USD/ tấn Chè khác: 1654,2USD/ tấn Tính đến hết tháng 12/2007 sản lượng chè xuất khẩu cả nước đạt 113.172 tấn với giá trị 129,454 triệu USD, tăng 7,139% về lượng và tăng 17,23% về giá trị so với cả năm 2006. Dự báo đến năm 2008, sản lượng chè đạt 120 nghìn tấn với kim ngạch 136 triệu USD, tăng 6% về lượng và tăng 5% về giá trị so với năm 2007. * Những mặt đạt được và tồn tại trong sản xuất chè tại Việt Nam - Những mặt đạt được: + Diện tích chè tăng nhanh vượt qua mục tiêu đề ra cho năm 2010, nhiều giống chè mới năng suất và chất lượng cao được đưa nhanh vào sản xuất. Do đó, năng suất và sản lượng chè tăng với tốc độ khá cao. Cơ cấu giống chè đã có sự thay đổi, đến năm 2003 giống Trung du 62,72%, Shan 31,1%, các giống chè khác 5,53%. + Nhiều mô hình thâm canh đạt năng suất và chất lượng cao, phát triển bền vững xuất hiện ở nhiều địa phương, doanh nghiệp như mô hình trồng chè có hiệu quả ở tỉnh Phú Thọ và Công ty chè Đoan Hùng đạt 80 - 100 tạ/ha theo phương thức nông lâm kết hợp, tận dụng đất, bảo vệ môi trường sinh thái. + Công nghiệp chế biến chè phát triển nhanh, nhiều cơ sở có công nghệ chế biến chè tiên tiến, hiện đại thông qua những công trình liên doanh và hợp tác với nước ngoài như Nhật Bản, Đài Loan, Bỉ, ...sản xuất chè đã thu hút được hàng triệu USD vốn đầu tư, góp phần mở rộng thị trường thúc đẩy ngành chè Việt Nam phát triển, cải thiện đời sống người lao động như liên doanh chè Phú Bền (liên doanh với Bỉ), liên doanh chè Phú Đa (liên doanh với Iran) Mộc Châu - Sơn La, Sông Cầu - Thái Nguyên, Hà Tây, Lâm Đồng, ... với Đài Loan và Nhật Bản + Thị trường xuất khẩu chè được mở rộng nhanh từ 41 nước năm 1999 lên trên 70 nước và khu vực năm 2006. - Những mặt tồn tại: + Diện tích sử dụng giống mới còn ít, mới chỉ đạt 15% so với mục tiêu đề ra, giống tạp còn nhiều, diện tích chè trồng hạt còn chiếm tới 35 - 40% tổng diện tích, nên năng suất chè bình quân còn thấp (51 tạ/ha/năm), hiệu quả kinh tế chưa cao. + Việc phát triển nhanh các cơ sở chế biến chè những năm vừa qua không theo quy hoạch và không gắn với vùng nguyên liệu. + Chất lượng chè tiêu thụ trên các thị trường còn thấp. Nông dân trồng chè chủ yếu là ở miền núi, vùng dân tộc, vùng cao, đời sống còn nhiều khó khăn, khả năng phát triển còn hạn chế. * Nhận định và hưóng phát triển Năm 2006 lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu chè vượt con số 100 triệu USD và đạt tới 110 triệu USD. Đến năm 2007 tình hình xuất khẩu chè của cả nước vẫn tương đối khả quan. Thế nhưng, bên cạnh niềm vui do kim ngạch xuất khẩu tăng, ngành chè Việt Nam đạng bị Anh, EU và nhiều nước khác cảnh báo có dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép nhiều lần. Đây là hệ quả của sự mất cân đối giữa sự phát triển ồ ạt của các cơ sở chế biến chè dẫn đến việc khai thác cạn kiệt các vùng nguyên liệu. Tình trạng này cũng sẽ đe doạ không nhỏ đến mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu của ngành chè. Xảy ra tình trạng này phải kể đến nguyên nhân: Các cơ sở chế biến mọc lên hàng loạt, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên liệu sản xuất. Chính do thiếu nguyên liệu nên các cơ sở chế biến không hoặc ít quan tâm đến chất lượng nguyên liệu đầu vào, đặc biệt kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên chè, giá cả thu mua không hợp lý nên không khuyến khích người sản xuất coi trọng chất lượng nguyên liệu, cũng như chăm sóc vườn chè đúng quy trình. Bên cạnh đó, trang thiết bị công nghệ chế biến lạc hậu nên hầu hết chè Việt Nam được xuất khẩu ở dạng nguyên liệu, chè thành phẩm mới chỉ chiếm 7% tổng kim ngạch xuất khẩu, chè nguyên liệu chiếm xấp xỉ 80%. Trước tình hình này, ngành chè Việt Nam cần có những biện pháp thiết thực hơn nữa để cải thiện tình hình chất lượng và hình ảnh cho chè Việt Nam. Ngành chè đã đặt mục tiêu đến năm 2010, tổng khối lưọng xuất khẩu chè của cả nước đạt được 120.000 tấn có chất lượng, giá trị cao và an toàn vệ sinh thực phẩm với kim ngạch 200 triệu USD, giải quyết việc làm cho 1 triệu lao động, doanh thu bình quân 20 triệu đồng/ha. Bộ NN và PTNT đã đưa ra 5 giải pháp chính nhằm phát triển ngành chè trong thời gian tới gồm: - Tiến hành quy hoạch phát triển chè - Tăng cường công tác khoa học công nghệ và chuyển giao kỹ thuật trong sản xuất và chế biến chè - Tăng cường công tác hợp tác Quốc tế, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ chè. - Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến chè theo quy hoạch và từng bước hiện đại hoá các cơ sở đã có theo hướng tăng nhanh tỷ lệ các sản phẩm chè tinh chề, đảm bảo đủ công suất chề biến có chất lượng cao và đa dạng hoá sản phẩm. - Tổ chức sản xuất lại ngành chè. 2.3. Tình hình nghiên cứu về hái chè trong và ngoài nước 2.3.1. Tình hình nghiên cứu về hái chè trên thế giới Cùng với sự phát triển của ngành chè trong nước cũng như ngoài nước các nhà khoa học luôn luôn không ngừng nghiên cứu để tìm ra các biện pháp, kỹ thuật hái phù hợp nhất cho các loại chè ở các độ tuổi, hình thức đốn khác nhau với mục đích khác nhau. Một số tác giả đã nghiên cứu về lĩnh vực này đã rỳt ra một số kết luận cú ý nghĩa: Năm 1923 Du Pasquier [23] trong báo cáo kết quả nghiên cứu về cây chè ở Trạm Phú Thọ – Tập san kinh tế Đông Dương – 1923, đã viết: Về thí nghiệm “ Tapping” hay bấm bẻ búp (cành non) sau đốn chè cho thấy: Cành non giữa tán cây bấm bẻ vào quãng 10cm cao hơn mức đốn chè, sau đó hái độ cao 20cm thì lô chè có những cây chè hình dạng đồng đều và dễ hái hơn lô chè không bấm bẻ búp non. Sản lượng ở ô có bấm bẻ cao hơn ở ô không bấm bẻ. Năm 1934 theo F. Roule [23] ở các đồn điền chè người châu Âu ở Tây Nguyên đã thực hiện hái búp non khi trên ngọn chè đã có 3 lá và búp (tôm) thì hái 1 tôm + 2 lá. Nếu ngọn chè có 4 lá, hái lá thứ hai trên lá cá vứt đi. Lúc đầu hái 15 ngày 1 lần, về sau cứ cách 8 ngày hái 1 lần vào vụ mưa. Năm 1936, J.J.Deuss (Hà Lan) [23] viết trong tài liệu “Hái chè” (Tạp chí thực vật học ứng dụng và nông nghiệp nhiệt đới): Đốn và hái chè rất giống nhau vì cùng lấy đi những phần non nhất của cây chè (chặt đốn cây chè). Phản ứng của cây chè là sự tái sinh, bằng các hiện tượng sinh trưởng. Theo Eden (1947) [23] hái chè chỉ để lại lá cá, làm giảm kích thước búp 30%, nhưng số lượng búp tăng. Nghiên cứu của Wight (1948) [23] còn thấy đường kính cành chè giảm, mà số cành chè tăng lên. Nếu chừa lại 2 lá (C + 2) cây chè ít bị tác động như nói trên, nhưng tán nhanh cao nhất, nhất là đối với giống chè có lóng dài, nên phải đốn sớm và đốn nhiều, vì thế nên hạn chế áp dụng. Nếu số lá chừa như nhau thì hái non (Tôm + 2) làm kiệt sức cây chè hơn hái già (tôm + 3 hay tôm + 4) vì lá chừa để lại non hơn, khả năng quang hợp kém hơn. Lá chè già có hàm lượng tanin thấp, khó làm héo, khó vò, vị chè nhạt, nước kém và nhiều vụn nát. Hái già làm lá non và già trộn lẫn, phải phân riêng loại để chế biến nên tốn công, giá thành cao. Theo Eden (1949) [23], hái đau (chỉ để lại lá cá) so với hái nhẹ ( để lại 1 lá cá và 1 lá thật, LC + 1), trong 4 năm liền đã làm giảm 2/3 trọng lượng gỗ của cây chè và 1/3 sinh khối cây chè (gỗ và lá trưởng thành). Thành phần cơ giới búp chè biến động theo chu kỳ đốn. Càng xa ngày đốn búp chè càng nhỏ đi và sản lượng bị giảm (Tubbs, 1949).[23] Năm 1953. A.Guinard [23] viết trong tài liệu “ Sản xuất chè ở Đông Dương” cho biết: Hái chè là một cách đốn xanh liên tục, lấy đi phần đầu của ngọn (cành) chè để kích thích mầm nách mọc ra cành chè mới. Hái non chỉ gồm các lá non (tôm + lá 1 và lá 2). Hái già là hái tôm (búp) + 4 –5 lá thật. Hái đau nhiều hay nhẹ tuỳ số lá chừa lại trên ngọn (cành) chè ít hay nhiều. Về sinh trưởng cây chè, sau khi hái búp sinh trưởng ngọn bị gián đoạn, cây chè phản ứng bằng cách mọc ra những búp chè mới nhờ các chất dinh dưỡng dự trữ trong rễ và nhựa tạo nên trong các lá trưởng thành. Cây chè bị hái lá liền bị suy yếu ngay, nhưng khi cành lá non mọc lên và phát triển sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây chè. Hái đau sẽ làm kiệt cây chè. Hái đi càng nhiều búp non và để càng chừa lại ít lá trưởng thành thì tuổi thọ cây chè càng giảm. Theo tiến sĩ Cohen Stuart – Hà Lan [23] tiến trình mọc lá của ngọn chè không hái, đốn như sau: Cây chè sau khi đốn mọc lên những lá cá. Lá cá không phải lá thông thường, có kích hước nhỏ hơn và không có răng cưa rìa lá, tiếp theo là những lá chè bình thường, rồi búp (tôm) chè. Búp chè không phát triển tiếp, trở thành búp mù. Những búp này ở trạng thái ngủ nghỉ một thời gian rồi lại mọc lên lá cá, lá bình thường. Búp mù ngủ nghỉ trong một – hai tuần và cứ tiếp tục quanh năm dưới tác động của nhiệt độ và ẩm độ. Trên cành chè có búp hái số lượng lá chè mọc lên sau khi tái sinh phụ thuộc vào cường độ sinh trưởng của cành chè và số lượng lá chè hái đi. Sau khi hái chè, xuất hiện 2 hiện tượng: - Chu kỳ sản xuất đều đặn của các cây chè có năng suất rộ sau 6 – 8 ngày. - Giảm sút của trọng lượng búp chè theo quá trình hái trong thí nghiệm đã quan sát được, trọng lượng búp 1 tôm + 3 lá hái lần đầu là 1,25g và lần cuối sau 15 tuần lễ là 0,89g. Điều này nói lên sự cần thiết phải đốn chè. Theo nghiên cứu của Deuss [23] ở Java ( Inđônêxia) khi kéo dài khoảng cách giữa hai lứa hái 4 – 12 ngày cho những số liệu như trong bảng sau: Sinh trưởng Khoảng cách 2 lứa hái ( ngày) Số búp chín (búp) Số búp “quá chín” (búp) Tổng số búp hái 4 ngày 6 4 0 4 6 4 2 6 8 4 4 8 10 4 6 10 12 4 8 12 6 ngày 6 4 0 4 9 4 2 6 12 4 4 8 8 ngày 6 3 0 3 8 4 0 4 10 4 1 5 12 4 2 6 Từ những số liệu của bảng, rút ra những kết luận sau: Búp chè phát triển càng chậm, càng ít ảnh hưởng đến số búp “ chín” vừa mới hái, nếu khoảng cách thời gian 2 lứa hái kéo dài. Khoảng cách 2 lứa hái càng dài, theo tỷ lệ thuận với phát triển càng dài, thì càng có nhiều búp quá chín. Phát triển búp như nhau, số búp “ chín” vừa tuổi hái ít đi nếu khoảng cách hai lứa hái rút ngắn đi. Các phương pháp hái Tôm + 2 già và Tôm + 3 non, Tôm + 2 non và già và Tôm + 3 non và già là phổ biến nhất, khoảng cách hai lứa hái bằng tốc độ phát triển bình quân và như vậy chỉ có ít búp quá “ chín”. Nhưng khoảng cách 2 lứa hái ngắn, chỉ hái được ít búp và giá hái chè đắt hơn nên khoảng cách hai lứa hái dài thì búp quá chín sẽ quá nhiều. Do đó cần phải có điều tra, thực nghiệm cho các đồi chè khác nhau về tốc độ phát triển búp trong thời kỳ mưa nhiều cũng như khô hạn. Công trình nghiên cứu của Duess đã cung cấp cơ sở khoa học cũng như phương pháp để xác định kỹ thuật hái chè ở Đông Dương. Theo K.E.Bakhơtadze số lượng búp có liên quan chặt chẽ với sản lượng và chất lượng chè với hệ số tương quan r = 0,956 [28]. + Theo Tan Tôn [28] kích thước búp là nhân tố tiềm năng quan trọng để hình thành sản lượng, người trồng chè thường chọn cây chè có búp to để trồng. Tuy nhiên kích thước búp ít ảnh hưởng tới sản lượng khi có sự thay đổi về mùa vụ. Kích thước búp chỉ chiếm 11% trong tổng số biến động sản lượng theo tuần, còn mùa vụ là 89% . + Theo Carr và Tan Tôn [28] quá trình sinh trưởng của búp chè hoàn toàn bị khống chế bởi yếu tố nhiệt độ. Tốc độ sinh trưởng búp là yếu tố chính để tạo ra sản lượng. Sản lượng chè biến động theo vụ trong năm, yếu tố nhiệt độ là nhân tố chính kiểm soát tốc độ sinh trưởng búp . + Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, Pháp, Anh, Hà Lan thấy rõ vai trò của lá chừa lại trên cây chè. Hái chừa hợp lý thì số búp mọc từ kẽ lá nhiều hơn hái trụi lá cá, độ dày tán chè tăng, hệ số diện tích lá tăng, năng suất sinh học tăng. Hái chừa nhiều quá thì phần hái đi sẽ giảm dẫn đến năng suất kinh tế thấp. Theo tài liệu Trung Quốc hệ số diện tích lá trong điều kiện hái búp biến động từ 1- 6. Tương quan giữa hệ số diện tích lá với sản lượng chè r = 0,8087. Hệ số diện tích lá từ 3 - 4 thì sản lượng tăng dần cho tới khi đạt tới 5 thì năng suất cao nhất, vượt qua giới hạn này thì năng suất sẽ giảm . Vậy so sánh việc hái chừa 1 lá và hái chừa lá cá các tác giả có kết luận: Hái sát cá tốn công lao động hơn và nó ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây . Nghiên cứu mối quan hệ giữa kỹ thuật hái với khả năng cơ giới hoá và hiệu suất lao động hái cho thấy: Hái chè bằng máy, kéo ở Nhật Bản có túi hứng búp nhanh hơn hái bằng tay trên chè trồng theo kiểu hàng rào ( 100 – 125 kg so với hái bằng tay 10 – 40 kg/ngày). ở Liên Xô, Sadovsky chế tạo được một máy hái chè nhanh bằng 25 người công nhân. ở ấn Độ, Srilanca, Malaixia, Grafton và Tarpen chế tạo máy hái chè chạy bằng mô tơ điện, lưỡi hái kiểu tôngđơ nhẹ do 2 công nhân điều khiển, chất lượng búp hái giảm. Muốn có chất lượng búp hái tốt phải tạo mặt tán bằng phẳng mỗi lần đốn phải cao hơn lên 1 cm sau mỗi lần hái máy. Theo Portsmouth [23] đề xuất 14 ngày hái 1 lần (hái máy) so với 7 ngày hái 1 lần (hái tay). Fay [23] nhận thấy hái máy có hiệu suất lao động hái chè tăng 25 – 40% so hái tay, giá thành hái máy tăng 30 – 50% so với hái tay, 1 máy có thể hái 1/3 – 1/2ha/ngày. Các máy chè chế tạo đều không hoàn chỉnh. Glove và Glafton (ấn Độ) đang nghiên cứu máy hái chè bánh xích, trèo lên hàng chè hái 3 hàng một lúc, 4ha/ngày. Máy hái chè sẽ có tương lai đối với chè trồng theo kiểu hàng rào. 2.3.2. Tình hình nghiên cứu về hái chè ở Việt Nam Trước thời kỳ Pháp đô hộ ở Việt Nam có hai tập quán uống chè khác nhau giữa vùng chè tươi vùng đồi của người Kinh và vùng chè rừng, vùng núi của dân tộc, dẫn đến hai phương pháp hái chè khác nhau: - Vùng chè tươi có nguyên liệu là lá già và lá bánh tẻ, hái tươi về đun sôi để uống như vùng đồng bằng và khu ba. Nhưng vùng khu bốn (Nghệ An ) lại cắt cả cành non lẫn lá bánh tẻ buộc thành bó còn tươi, đem về đun sôi để uống. - Vùng chè rừng có nguyên liệu hái về là búp chè non (tôm + 2,3 lá) đem về chế biến thành chè mạn, bảo quản khô, khi dùng pha nước sôi để uống. Sau khi chiếm đóng Đông Dương (1884), người Pháp đã mở những đồn điền chè, chế biến chè đen để xuất khẩu sang thị trường Tây Âu và chè xanh sang thị trường Bắc Phi. Nguyên liệu để chế biến chè xanh và chè đen là búp và lá non, có hàm lượng tanin, cafêin và aminoaxit cao hơn lá già và lá bánh tẻ, chế biến cũng hoàn toàn khác chè tươi và chè mạn của Việt Nam. Do đó cách thu hoạch hoàn toàn khác tập quán hái chè của cách trồng chè cổ truyền Việt Nam. Nghiên cứu về kỹ thuật hái chè ở Việt Nam cho thấy: ở vùng chè Bảo Lộc [23], hái búp chè chừa lá cá, tăng sản lượng đáng kể so với hái chừa (lá cá + 1) là 50%. Hái tôm + 4 lá so với tôm + 2 lá sản lượng tăng 25%. Kéo dài khoảng cách hái chè từ 7 – 14 ngày, trọng lượng tôm và lá non giảm, làm chất lượng giảm rõ rệt. Hái già thì rẻ hơn hái non nhưng chất lượng chè thành phẩm kém. Qua nghiên cứu cho thấy: Muốn thu được sản lượng tối đa mà không làm kiệt cây chè phải cân bằng được sản lượng hái đi và chất dinh dưỡng hình thành tích trữ ở rễ cũng như nhựa tạo ra từ lá chè. Hái chè sát lá cá chỉ áp dụng ở cây chè khoẻ vào cuối vụ chè sắp đốn. Cây chè non cần tạo hình, khung tán, cần hái để chừa lá cá + 1 hay lá cá + 2. Hái non hay nhiều tuỳ yêu cầu chất lượng cần đạt. Sau khi quy định kiểu hái cần chọn nhịp hái chè tức là ổn định số khoảng cách ngày giữa hai lứa hái. Khoảng cách ngày này phải bằng số ngày cần để hình thành lá của một ngọn “chín” đến tuổi hái. Nếu kiểu hái tôm + 2 lá/cá + 1 thì ngọn chè “ chín” là có 3 lá thật. Như vậy khoảng cách gữa hai lứa hái phải bằng số ngày để ngọn chè mọc thêm một lá thứ 3. Nếu hái chậm búp “ quá chín” sẽ mất lá chè, nếu hái sớm búp non quá nhiều không hái được hết và hiệu quả lao động của người hái sẽ giảm. Không hái búp dìa tán để tán phát triển, che đất trồng. Hái chè giữa tán thấp hơn dìa tán sẽ giảm mật độ búp chè giữa tán gần gấp 2 dìa tán. Muốn giữ mặt tán bằng phải sửa ngay từng lứa hái. Theo Nguyễn Phi Long (1965) [23] đề nghị hái chè theo công thức tôm + 2 lá chừa lại lá cá + 1 lá thật với chu kỳ 7 ngày /1lần vào mùa mưa. Hái cả búp điếc (mù). Chu kỳ hái ở Lâm Đồng một tuần vào tháng mưa, nhưng có biến động theo khí hậu, đất đai. Chu kỳ hái quá dài, sinh ra nhiều lá quá cần loại bớt, phẩm chất lại kém, cây nhanh cao quá tầm hái. Chu kỳ hái quá ngắn gây ra lá chè màu vàng và nhiều búp chè điếc (mù). Lê Văn Thái [23] đề xuất hái chè theo đúng công thức tôm + 2 lá, chừa lại lá cá + 1 lá thật, búp điếc “mù” hái thay công thức tôm + 1 lá thật chừa lại lá cá + 1 lá thật. Kết quả nghiên cứu Nguyễn Tâm Đài, Phạm Kiến Nghiệp (1968 – 1971) [23] trên giống chè Trung Du xanh 7 – 10 tuổi cho thấy sự tương quan chặt chẽ giữa HSDT lá với năng suất chè (r = 0,73). Hai tác giả đề nghị HSDT lá thích hợp nhất của giống chè Trung Du xanh là 6 – 8. Năm 1975 nghiên cứu thành phần cơ giới búp chè cho thấy sản lượng chè cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào vị trí và số lá hái đi [23]. Bảng 2.5. Thành phần cơ giới búp chè Trọng lượng 1 búp Số búp trong 1 kg Thành phần trọng lượng búp (%) trong 100 g Tôm Lá 1 Lá 2 Lá 3 Cuộng 1,189 840 4,38 9,01 20,44 32,03 33,95 Chất lượng búp chè cũng phụ thuộc rất lớn vào vị trí lá, số lá hái đi và vụ chè. Tỷ lệ tanin và chất hoà tan là 2 chỉ tiêu sinh hoá chủ yếu để đánh giá chất lượng búp. Bảng 2.6. Tỷ lệ tanin và chất hoà tan trong búp chè Trung Du Loại lá Tháng 3 - 4 Tháng 7 - 9 Tháng 10 - 11 Tanin (%) CHT (%) Tanin (%) CHT (%) Tanin (%) CHT (%) Tôm 27,14 46,12 30,00 39,45 28,06 47,54 Lá 1 28,52 45,94 31,52 49,72 27,64 46,26 Lá 2 27,05 45,50 31,72 49,45 24,98 46,80 Lá 3 23,00 40,40 28,42 47,52 25,13 42,15 Lá 4 18,50 36,25 22,17 42,15 19,30 35,52 Lá 5 15,25 26,41 16,35 39,00 16,42 27,37 Hai bảng trên cho thấy hái càng già càng nhiều lá, sản lượng càng cao nhưng chất lượng càng kém, ngược lại hái non và ít lá sản lượng càng thấp nhưng chất lượng càng cao. Hái đi chừa lại vừa hái vừa nuôi. Từ kết quả nghiên cứu trên tại Viện nghiên cứu chè Phú Hộ đã xây dựng quy trình hái chè tiến bộ sau : Vụ chè Tháng Số lứa Số ngày giữa 2 lứa Kỹ thuật hái Mức độ hái Xuân 3- 4 03- 05 10-15 T+ 2-3 Chè tốt: ------------- C+1-2 T+1-2 Chè xấu: ------------ C + 1 Nhẹ Vừa Hè Thu 5 -10 15 -20 7-10 T + 2-3 ------------ C + 1 Vừa Thu Đông 10-12 03-04 10-20 T + 2-3 ------------- C + 1- 0 Đau Nghiên cứu về khả năng cơ giới hoá trong hái chè cho thấy: Hái chè bằng kéo Nhật Bản: Bắt đầu ứng dụng từ năm 1969, kết quả 6 năm (1970 – 1975) thí nghiệm hái kéo ở Phú Hộ cho thấy: - Hiệu suất hái chè bằng kéo nhanh gấp 1,5 – 52 lần hái tay. ở hội thao hái chè Tân Trào (9/1971), năng suất hái 4h là 21,6kg (hái tay) và 53,6 kg (hái kéo). - Phẩm chất chè đọt nguyên liệu bánh tẻ hái tay là 15,5%, hái kéo là 20,25%. Có 2 kiện tướng đạt 7,3% (Tân Trào) và 9,3% (Tháng Mười), tức là loại A (dưới 10%). - Năng suất và sinh trưởng cây chè ở thí nghiệm chè Trung Du gieo hạt 10 – 15 tuổi ở Phú Hộ (1970 – 1975) năng suất vẫn đạt 7.000 – 8.000 kg búp/ha. Hiệu suất hái chè bình quân 6 năm là 55,67/công (tay) và 65,9kg /công(kéo), hái kéo tăng 18,7%. Các nghiên cứu của Ngô Minh Tú, Bùi Thị Nguyệt, Lê Sỹ Nhượng [23] khi so sánh hái chè bằng kéo và hái chè bằng tay đã có kết luận: Hái chè bằng tay năng suất lao động thấp song không ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng cây chè. Hái chè bằng kéo có năng suất hái cao hơn song chất lượng nguyên liệu không đảm bảo do lẫn lá và cành già. Hiện nay qua điều tra cho thấy nhiều hộ có thói quen kéo dài khoảng cách giữa các lứa hái, sau đó người ta dùng liềm hoặc tay để thu hoạch tất cả các búp trên mặt tán. Chính tập quán này đã ảnh hưởng xấu đến chất lượng chè tại Lâm Đồng (do thu hái nhiều búp không đạt tiêu chuẩn, tỷ lệ bánh tẻ cao…). Các hộ dân cho rằng hái như vậy giá chè có thấp nhưng năng suất trên lứa lại cao nên xét về hiệu quả kinh tế vẫn có lợi hơn hái 7 – 10 ngày/lứa. Với các giống chè Đài Loan, khoảng cách giữa 2 lần hái là 40 – 45 ngày trong mùa khô. Cách hái có sự khác nhau giữa các giống chè địa phương và các giống chè Đài Loan. Các giống chè địa phương thường hái các búp có 1 tôm + 3,4 lá non và búp mù xoè có trên mặt tán, nuôi lại các búp thấp hơn mặt tán. Các giống chè Đài Loan người ta hái tất cả các búp non, kể cả những búp thấp hơn mặt tán chè. * Những tiến bộ mới trong kỹ thuật hái chè gần đây - Đỗ Văn Ngọc (1983 – 1987) [14] nghiên cứu trên giống chè Trung Du xanh 20 tuổi cho thấy có sự tương quan chặt chẽ giữa HSDT lá và năng suất chè r = 0,94. LAI thích hợp nhất là từ 4 – 6. - Đối với giống chè khác tác giả Nguyễn Văn Toàn (1985 – 1993) cho biết hệ số tương quan giữa năng suất chè và LAI là r = 0,52 và đề nghị không nên để HSDT lá vượt quá 6. - Theo Nguyễn Ngọc Kính [12] (1981) trên cành chè để sinh trưởng tự nhiên mỗi năm có 03 - 04 đợt sinh trưởng, trong điều kiện thu hái liên tục có 06-07 đợt sinh trưởng, khi thâm canh cao có thể đạt 08 - 09 đợt sinh trưởng. Cũng theo Nguyễn Ngọc Kính ở điều kiện sinh trưởng vùng Batumi (Gruzia), cành chè có 05 lá ở nách lá thứ 01 và thứ 02 xuất hiện mầm nách, khi có lá thứ 06 trên cành chè thì mầm nách lá thứ 03 xuất hiện. Nếu hái búp, các mầm nách của lá chừa hoạt động mạnh và tiếp tục hình thành các đợt sinh trưởng tiếp theo. Theo kết quả nghiên cứu của Đỗ Văn Ngọc, Nguyễn Thị Ngọc Bình, Đào Bá Yên, Nguyễn Thị Huệ [16] – Viện nghiên cứu chè Việt Nam – về kỹ thuật hái chè PH1 năng suất cao ở Phú Hộ với các công thức hái: - Hái chè theo quy trình tháng 2/1980 - Hái chè A (tỷ lệ bánh tẻ < 12%) - Hái chè B (tỷ lệ bánh tẻ 10 – 20 %) - Hái chè C (tỷ lệ bánh tẻ 20 – 30 %) Kết quả cho thấy: + ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến sinh trưởng cây chè - Hái chè A mặt tán bằng hơn, bề rộng tán lớn hơn nhưng chiều cao cây nhỏ nhất - Hái chè B, C mặt tán nhấp nhô, không bằng. - Hái chè C chiều cao cây lớn nhất, chiều rộng tán nhỏ nhất. Diện tích lá chừa của công thức A nhỏ nhất, công thức hái C là lớn nhất. Trọng lượng búp và tỷ lệ mù xoè của công thức hái A tốt nhất, công thức hái C là cao nhất. + ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến năng suất Năng suất của công thức hái A bằng 98,96% so với đối chứng. + ảnh hưởng đến chất lượng chè: Các công thức hái A có tổng thu hồi “ thành phẩm” cao nhất 98,5%, chè cấp cao đạt tỷ lệ 87,3%. Công thức hái C có chỉ tiêu tương ứng là 96,8% và 70,4%. + Sơ bộ tính hiệu quả kinh tế cho thấy công thức hái A có hiệu quả cao nhất. Hái B tuy năng suất hái cao nhưng không đạt hiệu quả cao nhất. Phối hợp gữa hái A và hái B sẽ đạt kết quả cao trong từng mùa vụ và giải quyết được vấn đề lao động. Trên cơ sở kế thừa các kinh nghiệm hái chè cũ, các kết quả ngiên cứu mới, kỹ thuật hái chè trong những năm gần đây đã có một số tiến bộ mới đó là: Xây dựng quy trình hái theo các tuổi sinh trưởng của cây và kết hợp kỹ thuật hái và kỹ thuật đốn chè. Theo quy trình kỹ thuật năm 2002 các kỹ thuật hái chè cụ thể như sau: + Hái chè kiến thiết cơ bản: Chè tuổi 1: Trong năm không hái, từ tháng 10 – 12 hái những búp cao trên 60cm so với mặt đất. Chè tuổi 2: Từ tháng 6 trở đi hái nhẹ các búp cao trên 65cm so với mặt đất. Chè tuổi 3: Chỉ hái các búp cao trên 65 cm so với mặt đất, quy cách hái 1 tôm + 2,3 lá non. Các cành thấp hơn 65cm không hái búp. Không hái các đọt khi chưa đủ số lá quy định. Các lần hái sau chừa như chè sản xuất kinh doanh. Chè tuổi 4: Lần hái đầu cách mặt đất 50 – 55 cm, hái 1 tôm + 2,3 lá non, chừa 2 – 4 lá. Các lần tiếp theo hái như chè sản xuất kinh doanh. + Hái chè tạo hình sau đốn: Đối với chè đốn lần 1: Đợt hái đầu cách mặt đất 40 – 45 cm, tạo thành mặt phẳng nghiêng theo sườn dốc. Đợt 2 hái chừa 1 lá cá và 2 lá thật. Đối với chè đốn lần 2: Đợt đầu hái cao hơn chè đốn lần 1 từ 25 – 30cm, các đợt sau hái chừa bình thường như ở chè đốn lần 1. + Hái chè kinh doanh Hái tôm + 2,3 lá non, khi trên tán có 30% số búp đủ tiêu chuẩn thì hái, tận thu các búp mù xoè. Vụ xuân (tháng 3 – 4): Hái chừa lá cá và 2 lá thật, tạo tán bằng, những búp cao hơn mặt tán thì hái sát lá cá. Vụ hè thu (tháng 5 – 10): Hái chừa 1 lá và lá cá, tạo tán bằng, những búp cao hơn mặt tán thì hái sát lá cá. Vụ thu đông (T11 – T12): T11 hái chừa lá cá, tháng 12 hái cả lá cá. Với những giống chè có dạng hình thân bụi, sinh trưởng búp đều nhau có thể hái kéo hay hái bằng máy để nâng cao năng suất lao động. + Hái chừa theo vết đốn chè Đốn từ 60 – 65cm: Hái chừa đầu vụ cách vết đốn 15cm Đốn từ 65 – 75cm: Hái chừa đầu vụ cách vết đốn 10cm Đốn trên 75 cm: Hái chừa đầu vụ cách vết đốn 7 – 10 cm Đốn đau, đốn trẻ lại: Hái chè đốn đau, đốn trẻ lại nuôi chừa theo KTCB + Chè bị nhện đỏ hại nặng lứa đầu hái già chừa lại 2 lá cá. Chè bị bọ xít muỗi, rầy xanh hại nặng tiến hành hái chạy non. Sau mỗi lứa hái phải sửa bằng mặt tán, tạo tán phẳng. + Hái chè theo giống: Do đặc điểm sinh trưởng của các giống chè khác nhau do vậy ở Phú Hộ đã nghiên cứu xây dựng các quy trình hái cụ thể cho các giống đang phổ biến trong sản xuất như sau: - Giống chè PH1: Do có khả năng sinh trưởng khoẻ, số lượng búp nhiều, búp to, phần cuống hái có ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguyên liệu chế biến và hệ số tiêu hao nguyên liệu cho nhà máy. Do vậy cần hái theo quy trình: Hái B ở đầu vụ xuân có tỷ lệ búp tôm + 2 lá non trên 70%, từ tháng 5 – 10 hái chè A có tỷ lệ búp có tôm + 2 lá non đạt 95%, từ tháng 11 – 12 áp dụng hái chè B + C với tỷ lệ có tôm + 2 lá đạt 60%. - Giống chè 1A: Có ưu điểm có năng suất cao, chất lượng tốt song có nhược điểm là thời gian sinh trưởng nhanh, hoá gõ sớm nên búp nhanh mù xoè. Chính vì vậy cần hái non vào khoảng thời gian 4 ngày/lứa so với bình thường 6 ngày/lứa. Hái non làm sản lượng giảm 15%, hiệu quả lao động hái thấp song do chất lượng nguyên liệu cao do vậy làm tăng hiệu quả kinh tế 16,1% so với hái 6 ngày /lứa. + Quy trình hái theo khung cố định của công ty chè Phú Bền đã áp dụng phương pháp hái chè theo độ cao nhất định trên mặt tán để khống chế độ cao mặt tán chè và tạo mặt tán bằng. Phương pháp này giới hạn một độ cao hái nhất định so với mặt đất, dựa trên các khung cố định với khoảng thời gian 7 ngày/lứa. Người ta sẽ hái tất cả những búp vượt quá độ cao mặt tán cho phép. Quy trình hái được kiểm soát chặt chẽ bởi các cán bộ kỹ thuật và được nông dân chấp nhận và đánh giá là dễ thao tác, năng suất hái cao. + Khoảng thời gian giữa hai lứa hái: Với mục đích sản xuất các loại chè đặc sản theo quy trình chế biến chè ÔLong, chè xanh đặc sản và thuận lợi cho việc áp dụng kỹ thuật hái máy. Một số công ty chè ở Lâm Đồng và Thái Nguyên đã áp dụng kỹ thuất hái chè theo lứa, khoảng thời gian giữa hai lứa hái biến động từ 28 – 45 ngày. Kỹ thuật hái này đã làm giảm số công lao động hái đồng thời tăng chất lượng của nguyên liệu chè búp dùng chế biến chè xanh và chè Ôlong. Hiện nay kỹ thuật hái theo lứa đang được nghiên cứu và hoàn thiện ở Việt Nam. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Bình, Đỗ Văn Ngọc [17]– Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía bắc – cho thấy: Hái chè có tạo tán bằng, hái chừa cách vết đốn 10 – 15 cm trên hái giống chè PH1, Trung Du xanh sẽ làm tăng diện tích lá, tăng số lượng búp trên một đơn vị diện tích do đó có tác dụng làm tăng năng suất. Ngoài ra, chất lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm cũng tăng lên đáng kể. Hàm lượng axitamin cao, hàm lượng đạm tổng số cao nhưng hàm lượng đường khử thấp hơn hái già. Nghiên cứu và ứng dụng các quy trình kỹ thuật hái theo tuổi cây, theo mùa vụ, theo kỹ thuật đốn khác nhau là những tiến bộ mới trong sản xuất chè ở Việt Nam. Các tiến bộ này đã góp phần làm tăng sản lượng, phẩm chất búp chè đồng thời tạo điều kiện c._.nếm của hội đồng đã đánh giá: Các công thức hái nhìn chung có kết quả thử nếm đều đạt loại khá. Tuy nhiên qua đánh giá và cho điểm các công thức hái đều có tổng điểm cao hơn công thức đối chứng. CT2 với ngoại hình mặt chè xoăn tự nhiên có tuyết, màu nước vàng xanh, có hương vị đặc trưng cho giống cùng với vị dịu đậm đã đạt được tổng điểm là 18,14 điểm, trong khi đó ở CT1 đánh giá về chất lượng cho thấy sản phẩm sau chế biến kém hương hơn, hương không đặc trưng, và chỉ có vị hơi dịu nên kết quả tổng điểm cũng thấp nhất là 17,29 điểm. Bảng 4.16: ảnh hưởng của công thức hái đến kết quả thử nếm sản phẩm chè xanh của giống chè Keo Am Tích Công thức Ngoại hình Màu nước Hương Vị Tổng điểm Xếp loại Đánh giá Điểm Đánh giá Điểm Đánh giá Điểm Đánh giá Điểm CT1 Mặt chè xoăn tự nhiên có tuyết 4,44 Vàng xanh 4,38 Thơm đặc trưng không bền hương 4,23 Đậm hơi dịu 4,24 17,29 Khá CT2 Mặt chè xoăn tự nhiên có tuyết 4,58 Vàng xanh 4,52 Thơm đặc trưng, bền hương 4,58 Đậm dịu 4,46 18,14 Khá CT3 Mặt chè xoăn tự nhiên có tuyết 4,58 Vàng xanh 4,50 Thơm đặc trưng, bền hương 4,56 Đậm dịu 4,42 18,06 Khá CT4 Mặt chè xoăn tự nhiên có tuyết 4,50 Vàng xanh 4,44 Thơm đặc trưng, bền hương 4,44 Đậm dịu 4,38 17,76 Khá CT5 Mặt chè xoăn tự nhiên có tuyết 4,50 Vàng xanh 4,48 Thơm đặc trưng, bền hương 4,50 Đậm dịu 4,34 17,82 Khá 4.2.1.5. Hiệu quả kinh tế các công thức hái của giống chè Keo Am Tích Tất cả mọi vấn đề chúng ta luôn phải quan tâm đến hiệu quả của nó. ở đây có thể là hiệu quả kinh tế hoặc hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả lao động. Bất kỳ một giải pháp kỹ thuật nào cũng cần hách toán để so sánh với các kỹ thuật hiện hành. Bởi vì một kỹ thuật mới chỉ được đưa vào sử dụng khi thể hiện được tính hiệu quả của nó. Trong thực tế có những biện pháp kỹ thuật có tác động rất tốt đến sự sinh trưởng của cây trồng nhưng giá trị ứng dụng thực tiễn của nó bị hạn chế bởi vì không có tính hiệu quả và ngược lại. Như đã trình bày từ những phần trên, hái nuôi chừa tạo tán bằng cho chất lượng nguyên liệu tốt hơn, phẩm cấp chè A+B cao hơn, cây chè sinh trưởng tốt hơn, giãn thời gian giữa hái lứa hái đảm bảo đủ thời gian cách ly thuốc BVTV. Tuy nhiên để xây dựng quy trình đưa ra ứng dụng vào sản xuất cần phải so sánh hiệu quả của nó với kỹ thuật hái hiện hành. Muốn vậy chúng tôi phải tiến hành khảo sát giá chè nguyên liệu và công thu hái chè ở thời điểm năm 2008 để đánh giá hiệu quả kinh tế được thể hiện trong bảng 4.17. Bảng 4.17: Hiệu quả kinh tế của các công thức hái giống chè Keo Am Tích Công thức Sản lượng (kg) Tổng thu (đồng) Tổng chi Lợi nhuận (đồng) Công hái (công) Thành tiền (đồng) CT1 3273,33 19.639.980 163,67 2.454.998 17.184.983 CT2 3146,67 18.880.020 89,90 1.348.573 17.531.447 CT3 3073,33 18.439.980 87,81 1.317.141 17.122.839 CT4 2666,67 16.000.020 76.19 1.142.859 14.857.161 CT5 2586,67 15.520.020 73.90 1.108.573 14.411.447 Trên giống chè Keo Am Tích, căn cứ vào sản lượng thu được và hiệu quả lao động của các công thức hái chúng tôi thấy: CT1 (hái theo quy trình hiện hành) có sản lượng cao nhất là 3273,33kg với tổng thu là 19.639.980 đồng, tổng chi (chỉ tính cho phần thu hái búp) là 2.454.998 đồng thì số tiền lợi nhuận thu về là 17.184.983 đồng. CT2 (hái cách vết đốn 5cm, hái tạo tán bằng) với sản lượng thu được là 3146,67kg (thấp hơn đối chứng), nhưng do hái tạo tán bằng, hiệu suất hái cao hơn và số lần hái cũng ít hơn nên tiền chi phí cho việc thu hái búp thấp hơn (chi phí thu hái là 1.348.573 đồng) do vậy lợi nhuận thu về cao hơn. (Lợi nhuận CT2 là 17.531.447 đồng). Các công thức CT4; CT5 có năng suất thấp hơn đồng thời hiệu suất hái cũng thấp hơn nên cho hiệu quả kinh tế cũng thấp hơn. Tóm lại, qua nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất, chất lượng chè chúng tôi đã đánh giá được một cách khách quan các kỹ thuật hái khác nhau trên giống chè Keo Am Tích. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy hái nuôi chừa cách vết đốn cố định 5cm, hái tạo tán bằng tuy không đạt được năng suất cao nhất nhưng cho chất lượng chè tốt nhất, hiệu suất lao động hái cao nên có hiệu quả kinh tế lớn nhất mà vẫn đảm bảo được sự sinh trưởng của cây. 4.2.2. ảnh hưởng của công thức hái đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng của giống chè Phúc Vân Tiên 4.2.2.1. ảnh hưởng của các công thức hái đến sinh trưởng thân cành của giống chè Phúc Vân Tiên Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức hái đến sinh trưởng thân cành của giống chè Phúc Vân Tiên chúng tôi có kết quả trình bày bảng 4.18. Bảng 4.18: ảnh hưởng của công thức hái đến sinh trưởng thân cành của giống chè Phúc Vân Tiên Công thức Chiều cao cây (cm) Chiều rộng tán (cm) Chiều dày tán (cm) CT1 73,5 101,2 21,8 CT2 68,8 110,8 22,5 CT3 75,6 114,5 25,6 CT4 69,2 104,3 24,8 CT5 77,5 107,6 27,5 CV% 3,35 2,12 4,22 LSD0,05 4,60 4,29 1,94 * ảnh hưởng của công thức hái đến sinh trưởng chiều cao cây của giống chè Phúc Vân Tiên Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức hái đến chiều cao cây của giống chè Phúc Vân Tiên chúng tôi thấy các công thức hái khác nhau có chiều cao cây khác nhau. Nếu hái ở vị trí cách vết đốn cố định 15cm thì chiều cao cây ở các công thức có sự sai khác không rõ ràng ( CT1: 73,5 cm; CT3: 75,6 cm; CT5: 77,5 cm), tuy nhiên nếu hái ở vị trí cố định cách vết đốn 10cm thì chiều cao cây thấp hơn so với đối chứng và thấp hơn CT3; CT5 là khá rõ. (CT2: 68,8 cm; CT4: 69,2 cm ). Như vậy do chè Phúc Vân Tiên thuộc loại hình thân gỗ có khả năng sinh trưởng mạnh cộng với hái chừa cao ngay từ đầu làm tăng số lá trên cây đã tạo cho cây có chiều cao cây lớn hơn. Hái nuôi chừa cách vết đốn cố định một khoảng như nhau ta thấy các công thức hái tạo tán bằng có chiều cao cây thấp hơn, đồng đều hơn. Đó là do khi hái tạo tán bằng ta đã hạn chế được các búp vượt bị sót lại từ các lứa hái trước. Chính điều này đã nâng cao hiệu suất hái chè và là cơ sở để thực hiện việc thu hái búp bằng cơ giới hoá. * ảnh hưởng của các công thức hái đến chiều rộng tán chè Hình 4.16. ảnh hưởng của công thức hái đến chiều rộng tán giống chè Phúc Vân Tiên Qua kết quả bảng trên cho thấy các công thức hái khác nhau có chiều rộng tán chè khác nhau và đều tăng hơn so với đối chứng. CT3 có chiều rộng tán chè lớn nhất là 114,5 cm; sau đó đến CT2 là 110,8 cm; và thấp nhất CT1 là 101,2 cm. Như vậy các công thức hái tạo tán bằng là những công thức có chiều rộng tán lớn hơn. Điều này được giải thích là do khi hái tạo tán bằng ta chỉ hái những búp ở phía trên mặt tán cách vết đốn 10, 15cm còn những búp phía dưới không tiến hành hái mà để cho sinh trưởng tự nhiên. Theo quy luật cành chè trong quá trình sinh trưởng thường phát triển theo chiều ngang nên đã góp phần làm cho chiều rộng tán chè ở CT2, CT3 tăng lên đáng kể. *ảnh hưởng của công thức hái đến chiều dày tán chè giống Phúc Vân Tiên Nương chè Phúc Vân Tiên đang trong thời kỳ kinh doanh được đốn vào ngày 12/01/2008. Mặt tán chè được đốn dạng bằng, không đốn cành la. Qua nghiên cứu cho thấy độ tán chè ở các công thức khác nhau được thể hiện ở bảng 4.18. Trong đó CT5 có chiều dày tán chè lớn nhất là 27,5 cm, CT1 có độ dày tán thấp nhất là 21,8 cm. Do chiều dày tán chè có liên quan chặt chẽ đến phần chừa lại nên hái chừa càng cao thì độ dày tán chè càng lớn. Độ dày tán chè lớn sẽ tạo độ thông thoáng trong tán chè, hạn chế được sự trú ngụ của sâu bệnh hại, đồng thời sẽ nâng cao được hiệu suất quang hợp giảm hô hấp vô hiệu. * ảnh hưởng của công thức hái đến chỉ số diện tích lá trên cây giống chè Phúc Vân Tiên Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức hái đến chỉ số diện tích lá của giống chè Phúc Vân Tiên được thể hiện qua bảng 4.19. Bảng 4.19: ảnh hưởng của công thức hái đến chi số diện tích lá và tỷ lệ nụ hoa của giống chè Phúc Văn Tiên Công thức Tổng diện tích lá (m2) Chỉ số diện tích lá Số lượng nụ hoa (nụ hoa/cây) CT1 1,65 3,63 9,54 CT2 1,57 3,46 7,46 CT3 1,75 3,86 7,82 CT4 1,52 3,37 8,45 CT5 1,70 3,74 8,68 CV% 4,35 LSD0,05 0,3 Kết quả bảng trên cho thấy : Chỉ số diện tích lá của các công thức nghiên cứu nằm trong khoảng từ 3,37 - 3,74. Các công thức hái có phần chừa lại trên cây lớn hơn thì chỉ số diện tích lá lớn hơn. CT3 có chỉ số diện tích lá lớn nhất lá 3,86; CT4 có chỉ số diện tích lá thấp nhất là 3,35. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì chỉ số diện tích lá tương quan chặt với năng suất. Do vậy những công thức có hệ số diện tích lá cao hợp lý sẽ có khả năng cho năng suất cao hơn. Hình 4.17. ảnh hưởng của công thức hái đến hệ số diện tích lá của giống chè Phúc Văn Tiên * ảnh hưởng của công thức hái đến tỷ lệ nụ hoa trên cây Hái chè là một trong những tác động có thể điều chỉnh được mối quan hệ giữa cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản theo hướng có lợi cho con người. Đối với nương chè Phúc Vân Tiên đang bước vào thời kỳ sản xuất kinh doanh, với mục đích chính là có được năng suất cao và ổn định thì cần thiết phải có một kỹ thuật hái hợp lý để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của quá trình sinh trưởng sinh thực. Qua nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức hái đến tỷ lệ nụ hoa trên cây chúng tôi thấy: Hái theo quy trình thông thường (CT1) có số lượng nụ hoa trên cây nhiều nhất trong khi hái theo các công thức khác đều có số lượng nụ hoa trên cây ít hơn, đặc biệt là CT2, CT3. ( CT1 là 9,54; CT2 là 7,46; CT3 là 7,82 nụ hoa/cây). Như vậy mặc dù mới ở giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng sinh thực song sự tương quan giữa giữa cơ quan sinh trưởng và cơ quan sinh thực đã được thể hiện rất rõ ở các công thức thí nghiệm trên. 4.2.2.2. ảnh hưởng của công thức hái đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống chè Phúc Vân Tiên Nghiên cứu ảnh hưởng của công thức hái đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống chè Phúc Vân Tiên chúng tôi có kết quả bảng 4.20 Bảng 4.20: ảnh hưởng của các công thức hái đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống chè Phúc Vân Tiên Công thức Mật độ búp Chiều dài búp Khối lượng búp Năng suất lý thuyết (búp/m2/lứa) (cm) (gam) (kg/ha) CT1 82,6 7,3 0,595 4914,70 CT2 90,7 6,9 0,586 4783,52 CT3 94,5 6,8 0,574 4881,87 CT4 84,3 7,2 0,624 4208,26 CT5 88,9 7,0 0,614 4366,77 CV% 4,60 2,40 2,42 LSD0,05 7,57 0,32 0,03 * ảnh hưởng của công thức hái đến mật độ búp Kết quả trình bày ở bảng 4.20 cho thấy hái nuôi chừa, tạo tán bằng đã làm cho mật độ búp chè tăng lên. CT3 có mật độ búp cao nhất là 94,5 búp/m2; CT2 là 90,7 búp/m2. Các công thức hái nuôi chừa nhưng không tạo tán bằng có số lượng búp tăng lên không đáng kể so với đối chứng. (CT1 là 82,6 búp/m2; CT4 là 84,3 búp/m2; CT5 là 88,9 búp/m2). Qua kết quả này cho chúng ta thấy rõ hơn tính ưu việt của hái tạo tán bằng. Mật độ búp tăng sẽ tạo cho tiềm năng năng suất của giống được phát huy, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất chè. Hình 4.18. ảnh hưởng của các công thức hái đến mật độ búp của giống chè Phúc Vân Tiên * ảnh hưởng của công thức hái đến khối lượng búp Qua bảng trên cho thấy CT3 có khối lượng búp nhỏ nhất là 0,574g; CT4 có khối lượng búp lớn nhất là 0,624g. Tuy nhiên cũng như giống chè Keo Am Tích, mật độ búp và khối lượng búp của giống chè Phúc Vân Tiên cũng tuân theo một quy luật chung là các công thức có mật độ búp cao thì khối lượng búp nhỏ. Đây là một chỉ tiêu nổi bật có lợi cho chế biến chè xanh. Khối lượng búp nhỏ tạo điều kiện cho quá trình diệt men bằng phương pháp sao. Nhờ đó nguyên liệu chỉ cần sao ở nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt độ diệt men cho nguyên liệu bình thường. Thời gian sao mỗi mẻ ngắn mà vẫn có thể diệt men được triệt để trong khi nguyên liệu khác phải diệt lâu hơn với cùng một loại thiết bị. Nhiệt độ diệt men thấp giúp cho đọt chè sau diệt men và chè thành phẩm vẫn giữ được sắc xanh tự nhiên. Các CT1, CT4, CT5 có sự sai khác về mật độ búp không rõ rệt nên khối lượng búp giữa các công thức cũng không sai khác rõ lắm. Như vậy khi thực hiện hái tạo tán bằng thì mật độ búp đã tăng lên đáng kể do đó khối lượng búp cũng có được giảm đi. * ảnh hưởng của công thức hái đến chiều dài búp Theo dõi ảnh hưởng của các công thức hái đến chiều dài búp chè Phúc Vân Tiên chúng tôi thấy: CT1 có chiều dài búp lớn nhất là 7,3 cm; CT3 có chiều dài búp nhỏ nhất là 6,8 cm. Chiều dài búp ở công thức hái nuôi chừa có tạo tán bằng thấp hơn so với các công thức khác song không rõ rệt. Điều này có thể giải thích là do mặc dù CT2 có mật độ búp lớn nhưng sự sinh trưởng của búp đồng đều trong khi các công thức khác thì các búp bình thường có khối lượng búp, chiều dài búp lớn hơn nhưng tỷ lệ búp mù xoè nhiều hơn. Mà các búp mù xoè là những búp đã ngừng sinh trưởng, có khối lượng và chiều dài búp nhỏ nên làm cho chiều dài trung bình của búp giảm đi so với thực tế. Hình 4.19. Động thái tăng trưởng búp của giống chè Phúc Vân Tiên 4.2.2.3. ảnh hưởng của công thức hái đến năng suất chè của giống Phúc Vân Tiên * ảnh hưởng của công thức hái đến diễn biến số lứa hái của giống Phúc Vân Tiên Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức hái đến số lứa hái chúng tôi có kết quả bảng 4.21. Bảng 4.21: ảnh hưởng của công thức hái đến thời gian sinh trưởng của 1 lứa hái giống chè Phúc Vân Tiên Công thức Tổng thời gian theo dõi Số lứa hái Số ngày/lứa NSTB lứa (kg/ha) NS thực thu (kg/ha) CT1 163 10 16,3 414,67 4146,67 CT2 163 9 18,1 418,52 3766,67 CT3 163 9 18,1 446,67 4020,00 CT4 163 8 20,4 436,67 3493,33 CT5 163 8 20,4 426,67 3413,33 CV% 3,80 LSD0,05 269,91 Trong cùng thời gian nghiên cứu các công thức hái khác nhau có số lứa hái khác nhau.Cũng như giống chè Keo Am Tích, CT1 vẫn là công thức có số lứa hái nhiều nhất là 10 lứa với 16,3 ngày/lứa. CT2, CT3 có số lứa hái là 9 lứa với 18,1 ngày/lứa; CT4, CT5 có số lứa hái là 8 lứa với 20,4 ngày/lứa, và các công thức đều có năng suất trung bình một lứa hái cao hơn đối chứng. Tuy nhiên do giống chè Phúc Vân Tiên có khả năng sinh trưởng mạnh, trọng lượng búp lớn hơn nên số lứa nhiều đã làm cho năng suất tăng lên. So sánh giữ CT1 và CT3 cho thấy sự sai khác này là không rõ rệt. Như vậy hái theo CT3 đã không làm giảm năng suất mà còn nâng cao được chất lượng chè. * ảnh hưởng của công thức hái đến năng suất chè Năng suất thu được ở các công thức thí nghiệm cho thấy CT1 vẫn là công thức có năng suất cao nhất là 4146,67 kg/ha; CT5 có năng suất thấp nhất là 3413,33kg/ha. Năng suất giữa CT1 và CT3 có sự sai khác không rõ rệt. (CT3 là 4020,00 kg/ha). Như vậy hái nuôi chừa có tác dụng đảm bảo được hệ số diện tích lá ngay từ đầu cùng với việc tạo tán bằng đã phá vỡ ưu thế sinh trưởng đỉnh, kích thích tạo ra nhiều búp đã góp phần ổn định năng suất. Đây sẽ là công thức có triển vọng cho kỹ thuật hái chè theo hướng đảm bảo sinh trưởng của cây mà vẫn giữ được năng suất ổn định. Hình 4.20. ảnh hưởng của công thức hái đến năng suất của giống chè Phúc Vân Tiên 4.2.2.4. ảnh hưởng của công thức hái đến chất lượng chè giống Phúc Vân Tiên * ảnh hưởng công thức hái đến thành phần cơ giới búp chè giống Phúc Vân Tiên ảnh hưởng của các công thức hái đến thành phần cơ giới búp chè giống Phúc Vân Tiên được trình bày bảng 4.22 Bảng 4.22: ảnh hưởng của công thức hái đến thành phần cơ giới búp chè giống Phúc Vân Tiên (Theo % khối lượng búp) Công thức Tôm Lá 1 Lá 2 Lá 3 Cuộng CT1 6,5 10,3 23,6 26,8 32,8 CT2 8.6 18,2 27,8 18,2 27,2 CT3 7,8 17,6 26,5 17,8 30,3 CT4 7,2 11,8 23,2 25,9 31,9 CT5 6,9 11,4 22,9 27,5 31,3 CV% 3,5 7,5 4,6 5,7 4,6 LSD0,05 0,48 1,95 2,16 2,51 2,64 Hình 4.21. ảnh hưởng của công thức hái đến thành phần cơ giới búp chè Phúc Vân Tiên Qua kết quả bảng trên cho thấy các công thức hái khác nhau có liên quan chặt đến thành phần cơ giới của búp chè. CT2, CT3 do hái tạo tán bằng, các búp chè sinh trưởng đồng đều hơn mà khi hái thì tất các các búp trên mặt tán đều được hái kể cả búp 1tôm +1 lá nên số lượng búp non nhiều hơn. Điều đó thể hiện ở các chỉ tiêu: Tỷ lệ cuộng ở CT2là 27,2%; CT3 là 30,3%, tỷ lệ tôm và lá 1 ở CT2 là 26,8%; CT3 là 25,4%. Trong khi đó hái theo các công thức CT1, CT4, CT5 thường hay hái sót búp, sang lứa sau trở thành búp quá già thậm chí đã bước vào giai đoạn ngừng sinh trưởng, trở thành các búp mù xoè nên tỷ lệ tôm + lá 1 thấp (CT1 là 16,8%; CT4 là 19%; CT5 là 18,3%), tỷ lệ cuộng cao (CT1là 32,8%; CT4 là 31,9%; CT5 là 31,3%). * ảnh hưởng của công thức hái đến tỷ lệ búp mù xoè của giống chè Phúc Vân Tiên Bảng 4.23. ảnh hưởng của công thức hái đến tỷ lệ mù xoè và phẩm cấp nguyên liệu của giống chè Phúc Vân Tiên Công thức Tỷ lệ mù xoè Chè loại A Chè loại B Chè loại C Phẩm cấp A+B CT1 12,2 25,5 51,3 21,9 78,1 CT2 8,5 30,6 54,7 15,3 84,7 CT3 9,1 32,7 55,6 11,7 88,3 CT4 10,6 27,2 52,3 20,5 79,5 CT5 11,4 29,7 52,7 18,6 81,4 CV% 3,6 3,8 LSD0,05 0,70 5,94 Hình 4.22. ảnh hưởng của công thức hái đến tỷ lệ mù xoè và phẩm cấp nguyên liệu của giống chè Phúc Vân Tiên Qua kết quả bảng 4.23 cho thấy CT1 có tỷ lệ búp mù xoè cao nhất là 12,2%; sau đó đến CT5 là 11,4%, công thức có tỷ lệ này thấp nhất là CT2 là 8,5%. Tỷ lệ mù xoè thấp phản ánh rõ nét phẩm cấp nguyên liệu. * ảnh hưởng của công thức hái đến phẩm cấp chè A+B giống chè Phúc Vân Tiên Nghiên cứu trên cây chè Phúc Vân Tiên cho thấy CT3 là công thức có tỷ lệ phẩm cấp A+B cao nhất là 88,3%; CT1có tỷ lệ thấp nhất là 78,1%. Tỷ lệ chè loại C cao nhất là CT1 chiếm 21,9% trong khi các công thức khác đều thấp hơn (CT2là 15,3%; CT3 là 11,7%) *ảnh hưởng của các công thức hái đến thành phần hoá học búp chè giống Phúc Vân Tiên + ảnh hưởng của công thức hái đến hàm lượng tanin và chất hoà tan trong chè giống Phúc Vân Tiên Bảng 4.24: ảnh hưởng công thức hái đến thành phần sinh hoá chè giống Phúc Vân Tiên Đơn vị tính: % Công thức Tanin CHT Đường khử Axitamin Đạm tổng số CT1 26,34 42,15 2,57 2,28 3,81 CT2 27,58 43,88 2,36 2,34 4,17 CT3 27,94 43,16 2,44 2,48 4,22 CT4 27,32 42,94 2,38 2,41 4,06 CT5 26,86 42,58 2,51 2,38 3,96 Qua kết quả bảng 4.24 cho thấy: CT3 có hàm lượng tanin cao nhất là 27,94%; CT1 có hàm lượng thấp nhất là 26,34%. Nhìn chung các công thức hái non có hàm lượng tanin cao hơn đối chứng, song thành phần này còn phụ thuộc và bản chất giống nên các hàm lượng tanin ở công thức trên đều ở mức phù hợp để chế biến. - Về chất hoà tan các công thức đều có hàm lượng cao hơn đối chứng. Trong đó CT1 có hàm lượng thấp nhất là 42,15%, CT2 có hàm lượng cao nhất là 43,88%. CT3 là 43,16%. Như vậy cùng hái nuôi chừa như nhau nhưng nếu tạo tán bằng trong mỗi lứa hái sẽ có tác dụng làm tăng hàm lượng chất hòa tan trong búp chè tươi để tăng chất lượng sản phẩm. + ảnh hưởng của công thức hái đến thành phần hoá học khác Kết quả nghiên cứu trên cây chè Phúc Vân Tiên chúng tôi thấy các công thức hái đều có hàm lượng đường khử thấp hơn đối chứng. CT1 là 2,57% trong khi CT2 là 2,36%; CT3 là 2,44%; CT4 là 2,38%. Như vậy từ các số liệu trên cho thấy hái nuôi chừa tạo tán bằng cố định đã làm tăng chất lượng sản phẩm chế biến đặc biệt là đặc biệt là chế biến chè xanh chất lượng cao. *ảnh hưởng của công thức hái đến chất lượng chè thành phẩm Qua bảng 4.25 cho thấy các công thức hái đều có chất lượng cảm quan đạt loại khá trở lên. CT1 theo đánh giá là có hương kém hơn, vị chát dịu nhưng kém đậm đà hơn do đó tổng điểm chỉ đạt là 15,99 điểm. Trong khi hái như CT2; CT3 đều có hương thơm hơn, vị dịu đậm đà hơn nên kết quả cũng cao hơn (CT2 là 17,18 điểm; CT3 là 17,06 điểm). Bảng 4.25: ảnh hưởng của công thức hái đến kết quả thử nếm cảm quan chè xanh của giống chè Phúc Vân Tiên Công thức Ngoại hình Màu nước Hương Vị Tổng điểm Xếp loại Đánh giá Điểm Đánh giá Điểm Đánh giá Điểm Đánh giá Điểm CT1 Mặt chè xoăn đều,xanh tự nhiên có tuyết 4,35 Xanh vàng sáng 4,25 Thơm nhẹ 3,45 Chát dịu 3,94 15,99 Khá CT2 Mặt chè xoăn đều, xanh tự nhiên có tuyết 4,52 Xanh vàng sáng 4,44 Thơm vừa 3,90 Đậm hơi dịu 4,32 17,18 Khá CT3 Mặt chè xoăn đều, xanh tự nhiên có tuyết 4,52 Xanh vàng sáng 4,44 Thơm vừa 3,85 Đậm hơi dịu 4,25 17,06 Khá CT4 Mặt chè xoăn đều, xanh tự nhiên có tuyết 4,38 Xanh vàng sáng 4,35 Thơm vừa 3,65 Đậm hơi dịu 4,12 16,50 Khá CT5 Mặt chè xoăn đều, xanh tự nhiên có tuyết 4,38 Xanh vàng sáng 4,35 Thơm vừa 3,70 Đậm hơi dịu 4,04 16,47 Khá 4.2.2.6. Hiệu quả kinh tế của các công thức hái Trên cơ sở năng suất thu được qua sơ bộ tính hiệu quả kinh tế của các công thức hái chúng tôi có kết quả bảng sau: Bảng 4.26: Hiệu quả kinh tế của các công thức hái giống chè Phúc Vân Tiên Công thức Sản lượng (kg) Tổng thu (đồng) Tổng chi Lợi nhuận (đồng) Công hái (công) Thành tiền (đồng) CT1 4146,67 16.586.680 207,33 3.110.003 13.476.678 CT2 3766,67 15.066.680 107,62 1.614.287 13.452.393 CT3 4020,00 16.080.000 114,86 1.722.857 14.357.143 CT4 3493,33 13.973.320 99,81 1.497.141 12.476.179 CT5 3413,33 13.653.320 97,52 1.462.856 12.190.464 Trên giống chè Phúc Vân Tiên, CT3 là công thức tuy có sản lượng thấp hơn đối chứng nhưng hái tạo tán bằng có số lứa hái ít hơn, hiệu suất hái cao lại cao hơn nên chi phí cho thu hái búp thấp hơn do đó hiệu quả kinh tế trong công thức hái này lớn hơn (đạt 14.357.143 đồng trong khi CT1 chỉ đạt được là 13.476.678 đồng). Các công thức hái nuôi chứa cách vết đốn 10, 15cm hái triệt để do có năng suất thấp nên hiệu quả kinh tế thu được cũng thấp hơn đối chứng. Ngoài ra trên cả hai giống chè, hái nuôi chừa tạo tán bằng cố định hiệu quả đạt được còn là khả năng sinh trưởng của cây tốt hơn, chu kỳ kinh tế được kéo dài hơn, tạo công ăn việc làm thường xuyên hơn cho người lao động, đặc biệt có thể đổi công hái cho nhau, tránh để búp quá lứa ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu. Như vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức hái khác nhau đến khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng chè giống Phúc Vân Tiên cho thấy công thức hái cách vết đốn 15cm hái tạo tán bằng đã không bị giảm năng suất, mà còn làm tăng chất lượng nguyên liệu, tạo cho cây chè có khả năng sinh trưởng khoẻ và giảm thiểu dư lượng thuốc BVTV trên sản phẩm do thời gian cách ly dài. Điều này sẽ góp phần vào việc xây dựng quy trình sản suất chè an toàn chất lượng cao. 4.2.3. Quan sát đặc điểm hình thái nương chè Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các công thức hái có tạo tán bằng, phần chừa lại có bộ khung tán đều, thông thoáng hơn, cây sinh trưởng khoẻ, khả năng chống chịu tốt hơn. Một số chỉ tiêu sinh trưởng như diện tích lá, độ đồng đều bề mặt lá, độ ròn của búp hái cao hơn, dễ hái hơn, cho số lượng búp thực thu nhiều hơn đối chứng. Đây chính là vấn đề mà ngành chè đang cố gắng phấn đấu theo tiêu chí chè sạch, chất lượng cao. 5. Kết luận và đề nghị Từ kết quả theo dõi ảnh hưởng của công thức hái đến sự sinh trưởng, năng suất, chất lượng chè Keo Am Tích, Phúc Vân Tiên tại Viện khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc chúng tôi có các kết luận và đề nghị sau: 5.1. Kết luận Thí nghiệm 1: Hái cách mặt đất 45 cm có ảnh hưởng tốt nhất đến sự sinh trưởng của cây chè, bước đầu đây cũng là công thức hái co năng suất cao nhất. - Thí nghiệm 2: Hái cách mặt đất 55cm có ảnh hưởng tốt nhất đến sự sinh trưởng của cây chè và là công thức bước đầu cho năng suất cao nhất. - Thí nghiệm 3: Hái cách vết đốn 5cm tuy không đạt được năng suất cao nhất nhưng cây sinh trưởng mạnh nhất, chất lượng chè thành phẩm tốt nhất do đó vẫn đạt hiệu quả cao nhất. - Thí nghiệm 4: Hái cách vết đốn 15cm cây có khả năng sinh trưởng mạnh nhất, năng suất không sai khác so với đối chứng đồng 5.2. Đề nghị Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi có một số đề nghị sau: 1. Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản - Giống chè Keo Am Tích hái cách mặt đất 45cm. - Giống chè Phúc Vân Tiên hái cách mặt đất 55cm. 2. Trong thời kỳ sản xuất kinh doanh + Với mục đích lấy nguyên liệu phục vụ cho chế biến chè xanh chất lượng cao - Giống chè Keo Am Tích hái cách vết đốn 5cm hái tạo tán bằng. - Giống chè Phúc Vân Tiên hái cách vết đốn 15cm hái tạo tán bằng. + Với mục đích lấy nguyên liệu phục vụ cho chế biến chè ÔLong hái 1 tôm + 2-3 lá non (Hái theo quy trình hiện hành) đối với cả 2 giống. 3. Trên đây mới chỉ là số liệu trong một vụ. Do vậy đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu trong các năm tiếp theo, ở các vụ hái khác nhau để có kết luận chính xác hơn góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật hái cho 2 giống chè trên nhằm nâng cao hiệu qủa sản xuất cho người trồng chè. Tài liệu tham khảo Tiếng Việt Báo cáo của Tổng công ty Chè Việt Nam về chương trình phát triển chè 1996 – 2000 và 2010. Bộ Nông nghiệp & PTNT (1996), Báo cáo định hướng phát triển chè Việt Nam đến năm 2000 và 2010, Hà Nội. Đỗ Trọng Biểu, Trịnh Văn Loan, Đoàn Hùng Tiến, “ Nghiên cứu thành phàn cơ giới và hoá học chè PH1”, Mười năm nghiên cứu sinh hóa kỹ thuật chè. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005), Niên giám thống kê, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Djemukhatze (1981), Cây chè Miền Bắc Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Chu Thúc Đạt, (2003), Đánh giá tiềm năng phát triển chè và nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống chè mới ở Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp. Giáo trình cây công nghiệp, (1996), NXB Nông nghiệp Hiệp hội chè Nhật Bản, Chè xanh sức khoẻ con người – Hà Nội 1995 Hiệp hội chè Việt Nam (2002, 2003), Tạp chí người làm chè các số 12,13,16,17,18 Nguyễn Hanh Khôi (1983), Chè và công dụng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 13. Lê Tất Khương (1997), Nghiên cứu đặc điểm của một số giống chè mới trong điều kiện Bắc Thái và những biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý cho những giống chè có triển vọng, Luận án Phó tiến sỹ khoa học nông nghiệp. Nguyễn Ngọc Kính (1979), Giáo trình cây chè, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Kính (1981), Đời sống cây chè, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Trịnh Văn Loan, Hoàng Cự, “ Công nghệ chế biến chè đen từ nguyên liệu giống PH1 tại xí nghiệp chè Phú Sơn 1989 – 1992”, Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ về cây chè 1989 – 1993. Đỗ Văn Ngọc (1991),“Nghiên cứu ảnh hưởng của các dạng đốn đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng của cây chè Trung du lớn tuổi ở Phú Hộ“, Viện Nghiên cứu chè Việt Nam, Luận án PTS khoa học nông nghiệp. Đỗ Văn Ngọc, Nguyễn Văn Tạo, “ Cây chè kinh doanh”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu về chè (1988 – 1997) Đỗ Văn Ngọc và cộng sự, “ Kỹ thuật hái chè trên nương chè PH1 năng suất cao ở Phú Hộ”, Kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ về cây chè (1989 – 1993 Đỗ Văn Ngọc, Nguyễn Thị Ngọc Bình, 2002, “Nghiên cứu kỹ thuật hái chè hợp lý”, Đề tài KC0607, Viện nghiên cứu chè Việt Nam. Đỗ Ngọc Quỹ, (1976), Trồng chè, Nhà xuất bản Nông thôn, Hà Nội. Đỗ Ngọc Quỹ, (1980), “Kết quả 10 năm nghiên cứu về chè (1969 - 1978)”, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật (1969 - 1979), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội, tr.5-77. Dupasquier, Sản xuất chè ở Đông Dương, (Đỗ Ngọc Quỹ dịch năm 1990), Tài liệu dịch của Viện nghiên cứu chè, tr. 2 – 6. Đỗ Ngọc Quỹ (1991), Sự thành lập và hoạt động của Trạm nghiên cứu nông nghiệp Phú Hộ 1918 – 1945 Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong (1997), Cây chè Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Đỗ Ngọc Quỹ, Lê Tất Khương, (2000), Giáo trình cây chè sản xuất,chế biến, tiêu thụ ( Giáo trình cao học), NXB Nông nghiệp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ (2005), Báo cáo rà soát quy hoạch nông lâm nghiệp tỉnh Phú Thọ đến năm 2010 định hướng đến năm 2020. Nguyễn Văn Tạo, (1997), “ Cơ sở khoa học một số biện pháp thâm canh tăng năng suất chè”, Mười năm nghiên cứu sinh hoá kỹ thuật chè. Phạm Chí Thành (1976), Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Đình Trung, (2002), Nghiên cứu ảnh hưởng của công thức hái đến năng suất, chất lượng chè giống PH1, Trung du xanh tại Phú Hộ, Báo cáo tốt nghiệp K43 – Khoa nông học ĐHNN I Hà Nội. Đoàn Hùng Tiến, (1996), Nghiên cứu những đặc điểm cơ bản về sinh hoá và công nghệ của một số giống chè chọn lọc ở Phú Hộ, Luận án Phó tiến sỹ khoa học kỹ thuật 1996, tr. 33. Đoàn Hùng Tiến, Đỗ Văn Ngọc (1998),“Viện Nghiên cứu chè – 10 năm xây dựng, nghiên cứu và phương hướng phát triển“, Tuyển tập các công trình nghiên cứu về chè 1988 – 1997, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr.78-84. Nguyễn Văn Toàn (2002), Hiện trạng giống chè ở Việt Nam và hướng phát triển giống chè trong thời gian tới. Báo cáo nghiên cứu khoa học Trịnh Khởi Khôn – Trang Tuyết Phong (8/1995), 100 năm ngành chè thế giới, Nhà xuất bản Khoa Kỹ giáo dục Thượng Hải – Trung Quốc, Tài liệu dịch, Tổng công ty chè Việt Nam, Hà Nội. Người dịch: Đỗ Ngọc Quỹ (6/1997). Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2006), “Đánh giá kết quả thưc hiện quy hoạch phát triển chè giai đoạn 2001 – 2005”, Kế hoạch phát triển chè tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 – 2010. Viện Nghiên cứu chè, (2002), Báo cáo kết quả khảo nghiệm các giống chè nhập nội vào Việt Nam năm 2000, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học. Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (2006), Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ giai đoạn 2001 – 2005, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 7, 31 Vũ Văn Vụ – Hoàng Đức Cự – Trần Văn Lài (1996), Giáo trình sinh lý thực vật (Cao học nông nghiệp), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Đình Vinh, Nguyễn Ngọc Kính, Trần Thị Lư (1995), “Nghiên cứu mối quan hệ giữa một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất búp chè”, Kết quả nghiên cứu khoa học, Khoa nông học- Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Trang 68 – 73. Tiếng Anh Aono H., Saba T., Tanaka S., H. Sugimoto (1985), “Propagation of tea by cuttings and grafting in the nurserly“, Study of tea, No.68, p.1-16. Barua D. N (1989), Science and practice in tea culture, Tea research Association Calcutta – Jorhat, p.118-121. FAOStat Citation 2002 - 2006 Hartmann H.T., D.E. Kester (1983), Plant Propagation, principles and practices, Prentice Hall, Inc, Englewood Cliff, New Jersey 07632. Narender.K, Global advances in tea science and technology and the future of tea economy contibutions anh new oppovtunities. International tea warkshop Beijing China 9-11, July 1996, p. 12-16. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn up.doc
Tài liệu liên quan