Nghiên cứu thay thế Protein bột cá trong thức ăn cho Cá Hồi vân (Oncorhynchus Mykiss) giai đoạn thương phẩm

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………iii BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NƠNG NGHIỆP HÀ NỘI --------------------------------- TỐNG HỒI NAM NGHIÊN CỨU THAY THẾ PROTEIN BỘT CÁ TRONG THỨC ĂN CHO CÁ HỒI VÂN (Oncorhynchus mykiss) GIAI ðOẠN THƯƠNG PHẨM LUẬN VĂN THẠC SĨ NƠNG NGHIỆP Chuyên ngành: NUƠI TRỒNG THUỶ SẢN Mã số : 60.62.70 Người hướng dẫn: GS. TS. VŨ DUY GIẢNG HÀ NỘI, 2008 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận vă

pdf75 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2309 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu thay thế Protein bột cá trong thức ăn cho Cá Hồi vân (Oncorhynchus Mykiss) giai đoạn thương phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………iv LỜI CAM ðOAN Tơi cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tơi cũng cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Tống Hồi Nam Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………v LI CM ƠN ðể hồn thành khố học này cĩ sự ủng hộ và giúp đỡ khơng nhỏ của trường ðại học Nơng nghiệp Hà nội, Viện Nghiên cứu Nuơi trồng thuỷ sản 1. Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến Ban giám hiệu trường ðại học Nơng nghiệp Hà nội, Khoa sau đại học, Ban giám đốc Viện Nghiên cứu nuơi trồng thuỷ sản 1, Phịng ðào tạo và hợp tác quốc tế - Viện Nghiên cứu nuơi trồng thuỷ sản. ðặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến GS. TS. Vũ Duy Giảng, người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tơi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Qua đây tơi cũng xin gửi tới TS. Lê Thanh Lựu, TS. Bùi Thế Anh, NCS Nguyễn Văn Tiến đã cĩ những đĩng gĩp quý báu giúp tơi hồn thành tốt luận văn này. Tơi xin cám ơn Ban lãnh đạo cùng tồn thể cán bộ phịng Nguồn Lợi và Khai thác nội địa, Xưởng sản xuất thức ăn - Viện Nghiên cứu nuơi trơng thuỷ sản 1, Cơng ty Cổ phần thuỷ sản VNS đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi thực hiện luận văn này. Lời cám ơn chân thành xin gửi tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những người đã luơn giúp đỡ và động viên tơi trong học tập cũng như trong cuộc sống. Hà nội, tháng 11 năm 2008 Tác giả Tống Hồi Nam Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………vi MỤC LỤC LỜI CAM ðOAN ................................................................................................. iv LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... v MỤC LỤC........................................................................................................... vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................... ix DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... x DANH MỤC CÁC HÌNH.................................................................................... xi MỞ ðẦU.............................................................................................................. 1 Mục tiêu của đề tài ............................................................................................ 2 Nội dung nghiên cứu......................................................................................... 2 PHẦN I. TỔNG QUAN....................................................................................... 4 1.1. ðặc điểm sinh học của cá hồi vân........................................................... 4 1.1.1. ðặc điểm phân bố ........................................................................... 4 1.1.2. ðặc điểm hình thái .......................................................................... 4 1.1.3. Nhiệt độ .......................................................................................... 5 1.1.4. Oxy hồ tan..................................................................................... 5 1.1.5. pH của nước.................................................................................... 6 1.1.6. Tốc độ dịng chảy............................................................................ 7 1.1.7. ðặc điểm dinh dưỡng ...................................................................... 7 1.1.8. Tốc độ sinh trưởng .......................................................................... 8 1.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cá hồi vân........................................................ 8 1.2.1. Nhu cầu protein và axit amin........................................................... 8 1.2.2. Nhu cầu lipit và axit béo................................................................ 10 1.2.3. Nhu cầu năng lượng ...................................................................... 11 1.2.4. Nhu cầu cacbonhydrat ................................................................... 12 1.2.5. Nhu cầu vitamin ............................................................................ 13 1.2.6. Nhu cầu khống ............................................................................ 14 1.3. Nguyên liệu sản xuất thức ăn cho cá..................................................... 14 1.3.1. Các loại nguyên liệu làm thức ăn................................................... 14 1.3.2. Thành phần dinh dưỡng của nguyên liệu ....................................... 15 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………vii 1.4. Sử dụng nguyên liệu............................................................................. 17 1.4.1. Khả năng tiêu hĩa nguyên liệu ...................................................... 17 1.4.2. Nghiên cứu thay thế bột cá trong thức ăn thủy sản ........................ 18 1.5. Tình hình nghiên cứu và nuơi cá hồi vân ở Việt Nam........................... 19 1.5.1. Nghiên cứu.................................................................................... 19 1.5.2. Tình hình nuơi............................................................................... 21 PHẦN II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................... 23 2.1. ðịa điểm và thời gian ........................................................................... 23 2.2. Vật liệu nghiên cứu .............................................................................. 23 2.3. Thức ăn thí nghiệm .............................................................................. 23 2.3.1. Thành phần dinh dưỡng của nguyên liệu ....................................... 23 2.3.2. Cơng thức thức ăn và mật độ dinh dưỡng ...................................... 24 2.3.3. Chế biến thức ăn thí nghiệm.......................................................... 25 2.4. Thiết kế thí nghiệm .............................................................................. 26 2.5. Phương pháp phân tích dinh dưỡng ...................................................... 27 2.6. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi................................................... 27 2.6.1. Mơi trường.................................................................................... 27 2.6.2. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày ADG (Averag daily growth) .. 28 2.6.3. Tốc độ tăng trưởng đặc trưng SGR (Special growth rate ) ............. 28 2.6.4. Tỷ lệ sống ..................................................................................... 28 2.6.5. Thu nhận thức ăn (FC – feed consumption)................................... 28 2.6.6. Hệ số chuyển đổi thức ăn FCR (Feed conversion rate) .................. 28 2.6.7. Tỷ lệ hiệu quả protein PER (Protein efficiency ratio) và tích luỹ protein PR (Protein retention) ...................................................................... 28 2.6.8. Chi phí thức ăn cho 1 kg cá tăng trọng (đồng/kg): ......................... 29 2.7. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 29 PHẦN III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................... 30 3.1. ðiều kiện mơi trường ........................................................................... 30 3.1.1. Nhiệt độ ........................................................................................ 30 3.1.2. Oxy hồ tan................................................................................... 31 3.1.3. pH của nước.................................................................................. 32 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………viii 3.1.4. Tốc độ dịng chảy.......................................................................... 33 3.2. Chất lượng viên thức ăn ....................................................................... 34 3.2.1. Cảm quan của viên thức ăn............................................................ 34 3.2.2. Dinh dưỡng của thức ăn ................................................................ 35 3.3. Tốc độ tăng trưởng ............................................................................... 36 3.3.1. Tốc độ tăng trưởng ở giữa các cơng thức thí nghiệm ..................... 36 3.3.2. Tốc độ tăng trưởng qua các lần thu mẫu ........................................ 37 3.3.3. Khối lượng cá tăng lên .................................................................. 39 3.4. Thu nhận thức ăn và hệ số chuyển đổi thức ăn...................................... 40 3.4.1. Thu nhận thức ăn (FC – Feed consumption) .................................. 40 3.4.2. Hệ số chuyển đổi thức ăn .............................................................. 41 3.5. Tỷ lệ sống............................................................................................. 42 3.6. Chất lượng protein................................................................................ 42 3.7. Hiệu quả kinh tế ................................................................................... 43 3.8. Thảo luận ............................................................................................. 44 PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................... 46 4.1. Kết luận................................................................................................ 46 4.2. Khuyến nghị......................................................................................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 48 Tài liệu tiến Việt ............................................................................................. 48 Tài liệu tiếng Anh ........................................................................................... 49 PHỤ LỤC........................................................................................................... 57 1. Số liệu về mơi trường............................................................................... 57 2. Khối lượng cá ở các lần cân mẫu ............................................................. 59 3. Số liệu phân tích ANOVA ....................................................................... 63 4. Kết quả phân tích Duncan ........................................................................ 65 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADG Average daily growth DO Oxy hồ tan FC Feed consumption FCR Feed conversion rate KL Khối lượng nnk Những người khác PER Protein efficiency ratio PR Protein retention SGR Special growth ratio TN Thí nghiệm Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………x DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.2-1. Nhu cầu protein trong khẩu phần của cá hồi vân....................... 9 Bảng 1.2-2. Nhu cầu acid amin khơng thay thế của cá hồi vân (% protein) 10 Bảng 1.2-3. Nhu cầu vitamin của cá hồi vân (mg/kg)................................. 13 Bảng 1.3-1. Thành phần dinh dưỡng của một số nguyên liệu làm thức ăn cho cá hồi vân............................................................................... 16 Bảng 1.3-2. Thành phần acid amin của của một số nguyên liệu (% protein). ............................................................................................... 17 Bảng 1.4-1. Khả năng tiêu hố nguyên liệu của cá hồi vân ........................ 18 Bảng 2.3-1. Thành phần dinh dưỡng của nguyên liệu................................. 23 Bảng 2.3-2. Cơng thức và thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm. 24 Bảng 3.2-1. Dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm (tính theo vật chất khơ)... 35 Bảng 3.3-1. Tăng trọng ở cá hồi vân .......................................................... 36 Bảng 3.3-2. Mối quan hệ giữa tăng trọng của cá với thời gian nuơi............ 39 Bảng 3.4-1. Hệ số chuyển đổi thức ăn và tỷ lệ sống ................................... 41 Bảng 3.6-1. Hiệu quả sử dụng protein của cá hơi vân ở các cơng thức thí nghiệm................................................................................... 43 Bảng 3.7-1. Phân tích chi phí thức ăn......................................................... 43 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………xi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.5-1. Ao và bể nuơi cá hồi................................................................ 21 Hình 1.5-2. Thức ăn nhập khẩu từ Pháp ..................................................... 22 Hình 2.3-1. Thức ăn thí nghiệm ................................................................. 26 Hình 2.4-1. Sơ đồ thí nghiệm ..................................................................... 26 Hình 3.1-1. Nhiệt độ nước và khơng khí trong quá trình thí nghiệm.......... 30 Hình 3.1-2. Dao động nhiệt độ trong ngày ................................................ 30 Hình 3.1-3. Oxy hồ tan của nước trong quá trình thí nghiệm................... 32 Hình 3.1-4. Giá trị pH của nước trong quá trình thí nghiệm ....................... 33 Hình 3.2-1. Thức ăn viên của 5 cơng thức thức ăn ..................................... 34 Hình 3.3-1. Mối quan hệ giữa thời gian nuơi với khối lượng cá qua các lần thu mẫu. ................................................................................. 38 Hình 3.3-2. Mối quan hệ giữa tăng trọng của cá hồi vân với tỷ lệ thay thế bột cá. .......................................................................................... 39 Hình 3.4-1. Mối quan hệ giữa thức ăn ăn vào với tỷ lệ thay thế bột cá ....... 40 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………1 MỞ ðẦU Nhu cầu bột cá cho chế biến thức ăn ngày càng cao trong khi nguồn cung càng ngày càng giảm do khai thác quá mức nguồn nguyên liệu cho chế biến bột cá. Do vậy thay thế protein từ bột cá bằng các nguồn protein khác từ thực vật, sản phẩm phụ từ chế biến thực phẩm là xu hướng tất yếu trong sản xuất thức ăn thủy sản nĩi riêng và thức ăn chăn nuơi nĩi chung. Các nguồn nguyên liệu giàu đạm như khơ đỗ tương, gluten ngơ, bột thịt, bột xương, bột lơng vũ, bột máu, đầu tơm… là nguồn nguyên liệu cung cấp protein thay thế cho bột cá và cĩ giá thành thấp hơn so với sử dụng 100% protein từ bột cá. Do vậy, vấn đề đặt ra cần cĩ các nghiên cứu sử dụng hợp lý các nguyên liệu này cĩ thể cho phép thay thế một phần hoặc hồn tồn bột cá, giảm chi phí cho thức ăn trong khi vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng của cá theo yêu cầu. Cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) được nhập nội lần đầu vào Việt Nam năm 2005. Cá hồi giống và thương phẩm đã được được nuơi thành cơng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nơi cĩ nguồn nước lạnh từ khe, suối luơn thấp hơn 22oC như Thác Bạc, Bát Sát (Lào Cai)… Gần đây cá hồi vân được mở rộng ra nuơi thương phẩm ở một số địa phương khác cĩ nguồn nước lạnh như Lâm ðồng, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng… mở ra triển vọng sản xuất đủ cá hồi cho tiêu dùng nội địa trong thời gian tới. Là đối tượng cá nước lạnh được nhập nội và nuơi ở Việt Nam, do vậy việc tham khảo về nhu cầu dinh dưỡng và sản xuất thức ăn cho cá hồi ở các giai đoạn khác nhau chủ yếu dựa trên các tài liệu đã cơng bố ở nước ngồi. Thức ăn cho cá hồi hiện tại được nhập khẩu từ Phần Lan hoặc Trung Quốc. Giá thức ăn cao cộng với chi phí vận chuyển làm cho cá hồi vân khĩ cĩ điều kiện đến với đại đa số người dân Việt Nam. Việc nghiên cứu thực nghiệm tiến tới chủ động sản xuất thức ăn cho cá hồi tại Việt Nam là cần thiết nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………2 Năm 2006, Viện nghiên cứu nuơi trồng thuỷ sản I đã bước đầu thử nghiệm thành cơng thức ăn viên cho cá hồi vân sử dụng nguyên liệu cĩ sẵn trên thị trường. Thức ăn cĩ hàm lượng protein thơ là 42%, lipid thơ là 24% và 5178 Kcal/kg. Hệ số chuyển đổi thức ăn (Nguyễn Anh Tuấn và nnk., 2006) là 1,13 cho giai đoạn thương phẩm (Nguyễn Thanh Hoa, 2006) và 2,77 cho giai đoạn ương từ cá hương lên giống (Lưu Quốc Trọng, 2006). Chi phí thức ăn cho 1kg cá tăng trọng ước giảm 19,6% so với sử dụng thức ăn nhập khẩu từ Phần. Kết quả bước đầu cho thấy việc sản suất thức ăn cho cá hồi tại là cĩ thể. Tuy nhiên, trong khẩu phần hiện sử dụng tỷ lệ bột cá tới 58% dẫn đến giá thành cịn cao. Thức ăn viên cùng loại nhập khẩu từ Phần Lan hiện tại sử dụng 41% bột cá. Oo (2007), đưa ra cơng thức thức ăn cho cá hồi vân chỉ sử dụng 15% bột cá trong nghiên cứu của mình. Thậm chí, trong một nghiên cứu về hiệu quả sử dụng lysin của cá hồi vân ở giai đoạn cá bột, Nang Thu (2007) chỉ dùng 1% bột cá trong các cơng thức thức ăn thí nghiệm. Từ những nghiên cứu đã cơng bố cho thấy protein bột cá trong thức ăn cho cá hồi cĩ thể được thay thế bằng các nguyên liệu giàu đạm khác. Từ nhu cầu thực tế, đề tài “Nghiên cứu thay thế protein bột cá trong thức ăn cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) giai đoạn thương phẩm” được thực hiện là rất cần thiết. Mục tiêu của đề tài Xác định được tỷ lệ thay thế bột cá bằng khơ đỗ tương trong thức ăn cho cá hồi vân giai đoạn thương phẩm, đảm bảo tốc độ tăng trưởng tốt, hiệu quả gĩp phần chủ động sản xuất thức ăn cá hồi vân tại Việt Nam. Nội dung nghiên cứu - So sánh hiệu quả của các cơng thức thức ăn cĩ tỷ lệ bột cá khác nhau thơng qua các thơng số về tốc độ tăng trưởng, thu nhận thức ăn, hệ số chuyển đổi thức ăn và tỷ lệ sống của cá hồi vân. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………3 - So sánh chất lượng protein của các cơng thức thơng qua các chỉ số: Tỷ lệ hiệu quả protein (PER - protein efficiency ratio) và tích luỹ protein (PR – protein retention). - So sánh hiệu quả kinh tế của các cơng thức thức ăn cĩ tỷ lệ bột cá khác nhau thơng qua chi phí tiền thức ăn cho 1kg tăng trọng. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………4 PHẦN I. TỔNG QUAN 1.1. ðặc điểm sinh học của cá hồi vân 1.1.1. ðặc điểm phân bố Cá hồi vân cĩ tên tiếng Anh là Rainbow Trout, tên khoa học trước đây là Salmo gairdneri và hiện nay cĩ tên Oncorhynchus mykiss (Hardy et al., 2000). Cá hồi vân O. mikiss cĩ nguồn gốc từ vùng biển Thái Bình Dương khu vực Bắc Mỹ. Từ những năm 1890, lồi cá này đã được di nhập vào nuơi ở nhiều nước châu Âu (Stevenson, 1987; Hard et al., 2000; Boujard et al., 2002). ðến nay, lồi cá này đã được di nhập vào nuơi ở nhiều nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Trước đây, cá hồi vân là lồi sống di cư khi sinh sản, chúng được sinh ở suối nước ngọt sau đĩ theo dịng nước ra biển sinh sống và lại trở về suối nước ngọt để đẻ khi chúng đã trưởng thành. Hiện nay cĩ nhiều nhĩm cĩ đặc điểm sinh sống khác nhau. Nhưng nhìn chung cĩ 2 nhĩm chính, một nhĩm sống ở ngồi biển và một nhĩm sinh sống hồn tồn trong các thuỷ vực nước ngọt. Với ưu điểm dễ thích nghi và dễ nuơi ở các vực nước ngọt nên cá hồi vân là lồi cá được nghiên cứu nuơi sinh sản nhân tạo sớm nhất so với các lồi khác trong họ cá hồi Salmonidea. 1.1.2. ðặc điểm hình thái Cá hồi vân cĩ hình dáng thon dài, trên thân cá cĩ các chấm đen hình cánh sao ở lưng, lườn và đầu (Huet, 1986). Khi cá trưởng thành dọc 2 bên thân xuất hiện các vân màu hồng. ðặc biệt, màu hồng này rất đặc trưng trên cá thành thục trong mùa sinh sản (Stevenson, 1987; Russell and Eileen, 1999). Một số đặc điểm hình thái bên ngồi như màu sắc, độ lấp lánh… cịn phụ thuộc vào chất lượng mơi trường (độ đục, cường độ chiếu sáng), tuổi, giới tính và mức độ thành thục (Delaney, 1994). Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………5 1.1.3. Nhiệt độ Cá hồi vân cĩ nguồn gốc xuất xứ từ các nước ơn đới nên chúng sống trong mơi trường phù hợp cĩ nhiệt độ tương đối thấp. Nhiệt độ cho sự phát triển của chúng cĩ thể từ 1oC cho đến trên 25oC (Cain and Garling, 1993; Cho and Cowey, 2000). Tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu nơi lồi cá này sống trong nhiều năm mà chúng cĩ thể sống ở nhiệt độ cịn cao và rộng hơn nữa khoảng 0 – 29,8oC (Hardy et al., 2000; Brett, 2001). Nhiệt độ dưới 0oC hoặc trên 24oC cá cĩ thể ngừng ăn (Huet, 1986). Nhiệt độ lên đến 25 – 27oC cá sẽ bị chết (Segdwick, 1988). Nhiệt độ để cho cá hồi vân sinh trưởng tốt nhất là 10 – 15,7oC (Stevenson, 1987; Pike et al., 1990; Cain and Garling, 1993; Cho and Cowey, 2000; Colt and Tomasso, 2001). Ở nhiệt độ này cá sử dụng thức ăn với một khẩu phần cao nhất và cho tăng trưởng tốt nhất. Tuy nhiên, trên thực tế, khi nhiệt độ lên đến 20oC hoặc hơn trong điều kiện cá hồi vân đã được sống ở mơi trường đĩ từ khi nhỏ thì vẫn đảm bảo được tốc độ tăng trưởng bình thường. Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng cũng như các quá trình phát triển sinh dục của cá. Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao sẽ làm cá ngừng các hoạt động bắt mồi và phát triển. Nhiệt độ cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sử dụng thức ăn của cá (Steffens, 1989). Ở nhiệt độ dưới 3oC, tần suất bắt mồi của cá giảm. Nhiệt độ nước trên 20oC cũng làm giảm quá trình tiêu thụ thức ăn của cá. Như vậy, nhiệt độ trên hoặc dưới ngưỡng nhiệt độ thích hợp đều làm giảm quá trình tiêu thụ thức ăn của cá hồi vân. Bởi vậy khẩu phần ăn cũng cần phải giảm khi nhiệt độ ở mức trên hoặc dưới ngưỡng thích hợp. 1.1.4. Oxy hồ tan Oxy hồ tan là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cá hồi vân. Cũng như nhiều lồi Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………6 cá nước lạnh khác, cá hồi vân địi hỏi hàm lượng oxy hồ tan trong nước rất cao. Nhu cầu oxy hồ tan cho các lồi cá nước lạnh là 7 mg/lít trong khi nhu cầu ở các lồi cá nhiệt đới chỉ 5 mg/lít. Nhu cầu oxy của cá hồi vân khác nhau ở các hình thức nuơi. ðối với cá nuơi trong bể, oxy hồ tan là một trong những yếu tố mơi trường quyết định đến năng suất và sản lượng cá nuơi (Steven et al., 2001). Hàm lượng oxy hồ tan thích hợp cho cá hồi vân sinh trưởng từ 5 - 10 mg/lit và lý tưởng nhất là 7 mg/lit trở lên (Segdwick, 1988). Hàm lượng oxy hồ tan giới hạn đối với cá hồi vân là 6mg/lit (Stevenson, 1987; Colt and Tomasso, 2001). Theo Cho and cowey (2000), khơng nên để hàm lượng oxy hồ tan dưới 5 mg/lit ở các bể nuơi, ở mức này cá sẽ giảm ăn và kéo dài cĩ thể sẽ gây chết cá. Oxy giảm xuống dưới 3mg/lit cá chết hàng loạt. Oxy hồ tan khơng chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá mà cịn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của trứng, phơi và ấu trùng cá hồi vân. Hàm lượng oxy giảm xuống 4 mg/lit ấu trùng cĩ thể bị chết ngạt và trứng sẽ khơng nở. Oxy hồ tan cĩ mối quan hệ mật thiết với nhiệt độ nước, nhiệt độ nước càng thấp khả năng hồ tan oxy trong nước càng cao (Segdwick, 1988; Steffens, 1989). Do vậy, khi nuơi ở các suối nước cĩ nhiệt độ thấp thường cĩ hàm lượng oxy hồ tan đủ để đảm bảo cho quá trình phát triển của cá. 1.1.5. pH của nước Cĩ nhiều nghiên cứu về yêu cầu pH đối với mơt trường nước nuơi cá hồi vân đã được cơng bố. Hàm lượng pH thích hợp cho cá hồi vân dao động từ 6,7-8,5 (Klontz, 1991; Cho and Cowey, 2000), khoảng giới hạn thích hợp nhất là 7-7,5 (Segdwick, 1988). pH quá cao và quá thấp đều gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cá. Ở mức pH cao, sẽ làm hàm lượng amoniac trong nước cao hơn và cĩ thể sẽ gây độc cho cá (Segdwick, 1988). Trong các ao nuơi cá, pH cĩ thể thấp tới 5 nhưng với pH này sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………7 triển của phơi, tỷ lệ nở của tứng và sự phát triển của ấu trùng và cá bột (Brett, 2001). 1.1.6. Tốc độ dịng chảy Ngồi tự nhiên, cá hồi vân nước ngọt sống hoặc di cư sinh sản chủ yếu trên các dịng suối cĩ độ dốc cao nên lồi cá này rất ưa dịng chảy mạnh. Lồi cá này hiện được nuơi phổ biến ở trong các ao, bể nước chảy hoặc trong các kênh, mương hay hệ thống nuơi nước chảy. Nước nuơi địi hỏi phải trong, sạch, tốc độ dịng chảy phải nhanh và mạnh. Tốc độ nước chảy trong các hệ thống nuơi này ảnh hưởng rất lớn đến mật độ thả nuơi cá hồi vân (Segdwick, 1988). Cũng theo Segdwick (1988), khi nuơi cá hồi vân trong hệ thống nuơi nước chảy, tốc độ nước cần đạt là 2,5 lit/phút/1 m2. Ở lưu tốc nước này với một nhiệt độ thích hợp cĩ thể nuơi cá hồi vân với mật độ thả giống là 4 – 5 kg/1 m2. Nếu lưu tốc nước cao hơn cĩ thể thả nuơi ở mật độ cao hơn. 1.1.7. ðặc điểm dinh dưỡng Cá hồi vân là lồi cá ăn động vật. Trong tự nhiên, khi cịn nhỏ cá ăn ấu trùng của cơn trùng, giáp xác và động vật phù du. Khi trưởng thành cá ăn trai, ốc, cơn trùng, cá nhỏ (Cho and Cowey, 2000; Hardy et al., 2000). Cá hồi khơng thể nuơi ghép bởi tính ăn của chúng, cá cĩ thể sẽ ăn thịt các lồi cá khác. Trong thực tế hiện nay, cá hồi vân chủ yếu được nuơi đơn nhằm nâng cao năng suất. Hơn nữa, lồi cá này cĩ thể nuơi với mật độ dầy. Trong điều kiện nuơi, cá hồi vân sau khi nở sử dụng dinh dưỡng ở nỗn hồng để phát triển. Khi hết nỗn hồng chúng sử dụng thức ăn ngồi mơi trường nước như tảo, ấu trùng. Trong ngành sản xuất giống cịn sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên nhỏ cỡ 0,5mm để ương cá hồi vân (Hardy et al., 2000). Khi trưởng thành, cĩ thể sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên ẩm hoặc khơ để nuơi (Segdwick, 1988; Hardy, 2002). Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………8 1.1.8. Tốc độ sinh trưởng Ngồi tự nhiên, cá hồi vân cĩ thể đạt tối thiểu là 100 g/con trong năm đầu tiên, sau 2 năm cá đạt trọng lượng từ 250 – 300g và sau 3 năm là 400 – 450g (Huet, 1986). Khối lượng cá lớn nhất gặp ngồi tự nhiên cĩ thể đạt 23kg. Trong điều kiện nuơi, sau khi nở 8 tháng cá cĩ thể đạt trọng lượng bình quân 200 g/con (Bromage, 1990), sau 9 tháng nuơi đạt từ 250 – 300g và đạt 2kg sau 2 năm nuơi. Tốc độ tăng trưởng của cá hồi vân trong điều kiện nuơi phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện mơi trường nước, tốc độ dịng chảy và chất lượng thức ăn cũng như điều kiện cho ăn. Trong điều kiện mơi trường tốt, thức ăn và cho ăn tốt, cá cĩ thể đạt 1kg sau 1 năm nuơi và đạt 2kg sau 2 tháng nuơi tiếp theo. 1.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cá hồi vân 1.2.1. Nhu cầu protein và axit amin Nhu cầu protein Cũng giống như nhiều lồi cá xứ lạnh khác, cá hồi vân là lồi cĩ nhu cầu protein cao. Cĩ rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định sự sinh trưởng của cá hồi vân tốt nhất khi thức ăn cĩ chứa hàm lượng protein là 40-50%. Năm 1924, nhu cầu protein của cá hồi vân đã được đề xuất là 36%. Trong những năm 1990, nghiên cứu dinh dưỡng đã cĩ nhiều tiến bộ và nhu cầu protein cho cá hồi vân được đề xuất tăng từ 35% lên 45% (Hard et al., 2000). Hỗn hợp thức ăn cĩ chứa 45-50% protein cũng đã được thí nghiệm và kết luận bởi Sedgwick (1988) (bảng 1.2-1). Tuy nhiên, trên thực tế thức ăn cơng nghiệp dùng cho cá hồi vân thường chứa hàm lượng protein dao động từ 42-48%, tùy theo giai đoạn phát triển (Hardy, 2002). Cho đến nay, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành với các cỡ cá khác nhau và cho ra kết quả là cá càng bé thì nhu cầu protein càng cao. Khi ở cỡ cá gống, cá cần thức ăn cĩ chứa 42-48% protein (Barrows and Hardy, 2001). Nhưng theo Hinshaw (1999), thức ăn của cá hồi vân giai đoạn hương, giống Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………9 địi hỏi hàm lượng protein là 50%. với cá cỡ lớn hơn nhu cầu giao động từ 38-45%. Bảng 1.2-1. Nhu cầu protein trong khẩu phần của cá hồi vân % protein Cỡ cá Tác giả 42-48 Bột Barrows và Hardy (2001) 50 Giống Hinshaw (1999) 38-45 Thịt Hinshaw (1999) 42-48 Bột – Thịt Hardy (2002) 33-42 Bột – Thịt Cho and Cowey (2000) Ngồi ra, nhu cầu protein của cá hồi vân cịn phụ thuộc vào năng lượng trong khẩu phần, năng lượng càng cao thì hàm lượng protein trong khẩu phần càng lớn. Với thức ăn cao năng hàm lượng protein từ 45-50% (Hinshaw, 1999). Theo Cho and Cowey (2000), hàm lượng protein tiêu hĩa trong thức ăn của cá hồi vân là 33-42% tùy thuộc vào mức độ năng lượng trong thức ăn. Tuy nhiên, hàm lượng protein cũng cĩ thể thấp hơn (30-35%) khi mà thức ăn cĩ hàm lượng lipid cao sẽ cho tăng trưởng tối đa (Steffens, 1989). ðối với thức ăn giàu cacbonhydrat thì cần cĩ hàm lượng protein thơ là 40%. Nhu cầu axit amin Cân bằng acid amin trong khẩu phần nuơi là rất quan trong, một hỗn hợp thức ăn cân bằng được acid amin đăc biệt các acid amin khơng thay thế sẽ cho vật nuơi tăng trưởng tốt hơn (Vũ Duy Giảng, 2007) và làm giảm hàm lượng protein trong khẩu phần. Theo Vũ Duy Giảng (1999), khi cân đối được acid amin trong khẩu phần thức ăn sẽ làm giảm 5% hàm lượng protein trong khẩu phần. Nhiều nghiên cứu nhu cầu tối thiểu đối với các axit amin thiết yếu của cá hồi vân đã được thực hiện. Nhìn chung, nhu cầu axit amin của cá hồi vân cao hơn các lồi cá nước ngọt khác (bảng 1.2-2). Nhu cầu axit amin ở cá nhỏ cao hơn cá to. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………10 Bảng 1.2-2. Nhu cầu acid amin khơng thay thế của cá hồi vân (% protein) Acid amin % khẩu phầna Segdwick (1988) Hardy (2002) Steffens (1989) Arginine 2,0 5,0 5,0 3,5 Histidine 0,7 1,8 1,8 1,6 Isoleucine 0,8 2,0 2,0 2,4 Leucine 1,4 3,5 3,5 4,4 Lysine 1,8 4,5 4,5 5,3 Methionine + Cystine 1,4 3,5 3,5 1,8 Phenylalanine + Tyrosine 1,8 4,5 4,5 3,1 Threonine 0,8 2,0 2,0 3,4 Tryptophan 0,2 5,0 0,5 0,5 Valine 1,3 1,8 3,2 3,1 a Nguồn Segdwick._. (1988). 1.2.2. Nhu cầu lipit và axit béo Nhu cầu về lipit của cá hồi vân với một lượng nhỏ là rất cần thiết (Segdwick, 1988). Tuy nhiên, một lượng lớn lipit và protein trong khẩu phần của cá hồi vân làm cho cá tăng trưởng nhanh hơn và giảm hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR). Những năm 1960, khẩu phần thức ăn của cá hồi cĩ chứa 36% protein và 5% lipit, FCR là 2,0. ðến giữa những năm 1990, phương pháp sản xuất thức ăn viên cĩ năng lượng cao với 45% protein và 22% lipit trong thức ăn đã làm giảm FCR xuống cịn 1,2. Hàm lượng lipid cũng được đẩy lên đến 32%, protein là 44% làm giảm FCR xuống cịn 0,9 đối với cá hồi vân cỡ 300g (Nielsen et al., 2005). Tăng hàm lượng lipid cịn làm tăng khả năng sử dụng protein (Jiri and Mimarik, 2003) và năng lượng và tiết kiệm protein trong khẩu phần (Alvares et al., 1998). Hàm lượng lipid tăng từ 8% lên 16% trong thức ăn kết quả là giảm tỷ lệ chết và cá sinh trưởng tốt hơn. Steffens (1989), đã thí nghiệm khi tăng hàm lượng lipid trong thức ăn từ 9-11% với 48% protein lên 17-18% lipid và protein là 44-45% dùng cho cá cĩ khối lượng từ 5g trở lên cho thấy sức sinh trưởng và khả năng sử dụng thức ăn của cá tốt hơn. ðối với cá hương và giống, thức ăn cĩ chứa 15- 20% lipid sẽ cho Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………11 tốc độ tăng trưởng cao (Hinshaw, 1999). Trong thực tế, hàm lượng lipid trong thức ăn của cá hồi vân dao động từ 16-24%, tùy theo giai đoạn phát triển của cá (Hardy, 2002). Trong thức ăn của cá hồi vân cũng như nhĩm cá hồi khơng thể thiếu các axit thuộc nhĩm HUFA (poly un-saturated fatty acids) như EPA (20:5n- 3) và DHA (22:6n-3) với nhu cầu tối thiểu từ 0,5 – 1% (Segdwick, 1988; Barrows and Hardy, 2001; Bureau and Cho, 2004). Acid béo khơng no được sử dụng hỗn hợp nhiều họ ω3, ω6, ω9 sẽ cho kết quả tốt. ðặc biệt tỷ lệ của acid béo ω3:ω6 phù hợp sẽ cho kết quả tốt nhất. Theo Steffens (1989), tỷ lệ ω3:ω6 trong thức ăn của cá hồi vân là 0,5-3:1. Ngồi ra, trong khẩu phần cĩ hỗn hợp 2 acid 20:5ω3 và 22:6ω3 được dùng theo tỷ lệ 1:1 thì tốc độ sinh trưởng của cá tốt hơn khi sử dụng chỉ một loại acid. 1.2.3. Nhu cầu năng lượng Nhu cầu năng lượng của cá chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ sinh trưởng và mức độ hoạt động, ngồi ra cịn phụ thuộc vào nhiệt độ nước, cỡ cá, tuổi cá, tỷ lệ tiêu hố, thành phần thức ăn, độ dài ngày và cả bị stress do các yếu tố thủy lý, thuỷ hĩa của mơi trường. Cá thường sử dụng 70% năng lượng để duy trì hoạt động và 30% năng lượng cho sinh trưởng (Barrows and Hardy, 2001). ðối với cá hồi vân, nhu cầu năng lượng duy trì hoạt động chiếm khoảng 17- 24% so với tổng nhu cầu năng lượng hàng ngày của nĩ (Steffens, 1989). Cá nhỏ địi hỏi năng lượng trong khẩu phần ăn cao hơn so với cá lớn (Hinshaw, 1999). Tuy nhiên, đối với cá hồi vân cũng như nhiều lồi khác, nhu cầu khẩu phần ăn tối ưu của cá là cân bằng giữa mức năng lượng và hàm lượng protein (Einen and Roem, 1997). Kim and Kaushik (1992), cho biết năng lượng tiêu hĩa cần thiết để tăng trưởng được 1kg cá hồi vân là 17,5 MJ. Trong một nghiên cứu của Cho and Cowey (2000) cũng cho một kết quả tương tự là 15- 17 MJ/kg. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………12 ðối với cá hồi vân khi tăng mức năng lượng trong khẩu phần ăn sẽ hạn chế sự sử dụng protein để cung cấp năng lượng. Cá sinh trưởng nhanh khi sử dụng thức ăn giàu lipid (18-28%) và cân đối về tỷ lệ protein tiêu hĩa với năng lượng tiêu hĩa (DP:DE) thích hợp là 20:1 g/MJ. Nếu tỷ lệ này lớn hơn 20, thì hàm lượng protein cĩ thể cao hơn so với nhu cầu hoặc cá sẽ khĩ tiêu hĩa một lượng lớn protein. Ngược lại, nếu tỷ lệ trên mà thấp hơn 20, cĩ thể thức ăn thừa lipid và cĩ ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tỷ lệ thịt. Kaushick and Médale (1994) cho biết tỷ lệ protein tiêu hĩa/năng lượng tiêu hĩa tối ưu đối với cá hồi vân cĩ thể dao động từ 17-19 g DP/MJ DE. 1.2.4. Nhu cầu cacbonhydrat Trong thức ăn tự nhiên của cá hồi vân hầu như khơng cĩ cacbonhydrat. Nhưng một lượng cacbonhydrat nhỏ hơn nhiều so với protein và lipid trong thức ăn hỗn hợp chúng vẫn cĩ thể tiêu hố được (Steffens, 1989; Hinshaw, 1999). Nếu quá nhiều cacbonhydrat trong thức ăn của cá hồi cĩ thể dẫn đến tăng đường huyết, tích lũy glycogen ở trong gan làm cho gan bị phù (Segdwick, 1988). Hiện nay, thực tế đã chứng minh cá hồi cĩ thể sử dụng một lượng cacbonhydrat trong thức ăn nhưng với điều kiện là các thành phần quan trọng khác trong thức ăn, ví dụ các acid amin thiết yếu khơng giảm đến mức tối thiểu và đảm bảo cá phải thu nhận được đủ vitamin. Tuy nhiên, nếu cá sử dụng quá nhiều cacbonhydrat thì sinh trưởng và sự sử dụng thức ăn bị giảm (Steffens, 1989). Nhiều nghiên cứu cho thấy, đối với cá biển và cá nước lạnh cĩ khẩu phần cacbonhydrat tiêu hĩa thấp hơn so với cá nước ngọt và nước ấm. ðối với cá hồi vân địi hỏi khẩu phần cacbonhydrat tiêu hĩa khơng quá 20% (Steffens, 1989; Wilson, 1994). Cá hồi vân cũng cĩ thể sử dụng được khẩu phần cĩ chứa trên 20% cacbonhydrat ở nhiệt độ từ 12-180C, nhưng khi nhiệt độ nước giảm xuống dưới 100C, glycogen sẽ tích trữ ở trong gan và cĩ thể gây chết cá (Barrows and Hardy, 2001). Theo Sedgwick (1988), cá hồi vân cĩ thể sử dụng một Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………13 lượng nhỏ cacbonhydrat tiêu hố (glucose, lactose…) khơng quá 9% và lượng cacbonhydrat cá ăn vào hàng ngày nên dưới 4,5g/100g cá. 1.2.5. Nhu cầu vitamin Nhu cầu vitamin ở cá cũng như ở động vật khác là khơng nhiều nhưng với một lượng nhỏ bổ sung vào thức ăn hỗn hợp là rất cần thiết cho sự phát triển của vật nuơi (Steffens, 1989; Vũ Duy Giảng và nnk., 1999; Lại văn Hùng, 2004; Nguyễn Anh Tuấn và nnk., 2006; Vũ Duy Giảng, 2007). Nhu cầu vitamin ở cá Hồi vân cũng đã cĩ nhiều nghiên cứu và đề xuất được trình bày ở bảng 1.2-3. Bảng 1.2-3. Nhu cầu vitamin của cá hồi vân (mg/kg) Vitamin Cho and Cowey (2000) Steffens (1989) Segdwick (1988) Vitamin A 2000 IU 5000- 20000 I U 8000 – 10000 IU Vitamin D 2400 IU 2000 -3000 IU 1000 IU Vitamin E 50 100-500 125 IU Vitamin K 10 10-20 15 – 20 Vitamin C 50 200-400 450 - 500 Thiamine (B1) 1,5 10-20 0,15 – 0,20 Riboflavin (B2) 4 10-20 0,50 – 1,00 Pyridoxin (B6) 3 10-20 0,25 – 0,50 Pantothenic acid 12 50-100 0,10 – 0,15 Niacin (B3) 10 50-150 4 – 7 Biotin (H) 0,15 1-2 0,04 – 0,08 Folic acids (B9) 5 5-10 0,1 – 0,15 Cyanocobalamin 0,015 0,02-0,05 0,0002 – 0,0003 Choline 3000 500-1000 50 – 60 Inositol 200 300-500 18 – 20 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………14 1.2.6. Nhu cầu khống Khống đa lượng: Canxi (Ca) và Photpho (P) Ca và P rất cần thiết cho quá trình hình thành xương của cá (Nguyễn Anh Tuấn và nnk., 2006). Với một mức P hợp lý (0,9%) trong khẩu phần cá hồi vân sẽ cho tăng trưởng tốt, một hệ số chuyển đổi thức ăn thấp và giảm hàm lượng P hồ tan vào mơi trường nước (Green et al., 2002a; 2002b). Vì vậy, nhất thiết vật nuơi phải lấy các nguyên tố khống này từ thức ăn ăn vào và đã cĩ nhiều nghiên cứu nhu cầu Ca và P của cá hồi vân. Theo Sugiura et al (2000), trong thức ăn của cá hồi vân cĩ 1,72-1,79% photpho tổng số và 0,52- 0,54% canxi sẽ cho tăng trưởng tốt. Một số nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự với hàm lượng photpho trong khẩu phần là 0,6-0,8% (Steffens, 1989; Watanabe, 1990; Cho and Cowey, 2000). Khống vi lượng Hầu hết nhu cầu các chất khống của cá được cung cấp từ thức ăn và mơi trường nước (Cho and Cowey, 2000). Tuy nhiên cĩ một số chất khống cá chỉ cần với một lượng rất ít nhưng rất quan trọng phải được bổ sung vào thức ăn. Theo Sedgwick (1988), một hỗn hợp khống nơng nghiệp cĩ thể được thêm vào thức ăn là 2%. Nhu cầu khống vi lượng của cá hồi vân được chỉ ra ở bảng 1.2-4. 1.3. Nguyên liệu sản xuất thức ăn cho cá 1.3.1. Các loại nguyên liệu làm thức ăn Cĩ nhiều loại nguyên liệu đã được nghiên cứu và sử dụng sản xuất thức ăn cho cá hồi vân như: Bột cá, khơ của các loại hạt nhiều dầu, gluten mỳ, gluten ngơ, bột thịt, bột thịt xương, bột máu, bột mỳ, dầu cá, dầu thực vật và các loại thức ăn bổ sung khác (Hertrampf and Piedad-Pascual, 2000). Bột cá thường là bột cá trắng, bột cá Menhaden, bột cá tuyết (Steffens, 1989; Hertrampf and Piedad-Pascual, 2000). Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………15 Bảng 1.32-4. Nhu cầu một số chất khống của cá hồi vân (trong 1kg thức ăn) Khống ðơn vị Steffens (1989) Cho and Cowey (2000) Wantanabe (1990) Na g 1-2,2 nd nd K g 2-13 6 nd Cl (NaCl) g 100 nd nd Mg mg 200-700 500 600-700 Zn mg 15-100 30 15-30 Mn mg 12-13 20 13 Cu mg 3 5 3 Fe mg nd 60 nd I mg 0,6-2,8 nd nd Co mg 0,05 nd 0,1 Se mg 0,2-0,4 0,3 nd nd: Khơng xác định được Ở Việt Nam, chưa cĩ nhiều nghiên cứu thức ăn cũng như nguyên liệu làm thức ăn cho cá hồi vân. Một số đề tài nghiên cứu về cá hồi vân ở Việt Nam đã sử dụng khơ đỗ tương chiết ly, bột cá, gluten ngơ, bột mỳ, bột thịt trong khẩu phần cho cá hồi ăn (Lưu Quốc Trọng, 2006; Nguyễn Thanh Hoa, 2006). Nguyên liệu làm thức ăn chăn nuơi ở Việt Nam chủ yếu là khơ của các loại hạt nhiều dầu (khơ đỗ tương, khơ dừa, khơ cọ, khơ hạt cải, khơ lạc), ngơ, mỳ, sắn, bột cá, bột thịt, bột thịt xương, bột máu, dầu cá, dầu thực vật, mỡ cá, mỡ động vật. Nhưng chủ yếu là nhập khẩu từ các nước như: Mỹ, Peru, Chile, Ấn ðộ, Achentila, Hàn Quốc, Trung Quốc, Italia… 1.3.2. Thành phần dinh dưỡng của nguyên liệu Nguyên liệu sản xuất thức ăn cho cá hồi vân trên thế giới phần lớn cĩ giá trị dinh dưỡng cao. Bột cá sử dụng cho cá hồi là những lồi cá xứ lạnh nên cĩ hàm lượng protein và acid amin cao (bảng 1.3-1, 1.3-2). Thường hàm Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………16 lượng protein thơ trong bột cá từ 60-70% (Steffens, 1989; NRC, 1993). Trong khi đĩ, chất lượng bột cá Việt Nam được coi là cĩ hàm lượng protein thấp, cao nhất là 60% (Viện Chăn Nuơi Quốc Gia, 1995; Edwards et al., 2004). Một số cơng ty lớn nhập khẩu bột cá cĩ hàm lượng protein cao hơn (66%) từ Peru (Viện Chăn Nuơi Quốc Gia, 1995; WUFFDA, 2004). Khơ đỗ tương sử dụng trong thức ăn cho cá hồi vân cũng như trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuơi ở Việt Nam chủ yếu cĩ hàm lượng protein 44% (Viện Chăn Nuơi Quốc Gia, 1995; Mambrini et al., 1999; Dersjant-Li, 2002; WUFFDA, 2004). Các loại bột ngũ cốc cung cấp nguồn protein cũng cĩ hàm lượng protein trên 44%. Bảng 1.3-1. Thành phần dinh dưỡng của một số nguyên liệu làm thức ăn cho cá hồi vân. Nguyên liệu Vật chất khơ Protein thơ Béo thơ Tro thơ Bột cá Menhaden 92 62,9 nd nd Bột cá Peru 91,15 66,90 0,67 15,24 Bột cá 60% 91,68 59,29 8,24 24,15 Bột thịt 93,70 50,10 10,00 29,10 Bột máu 90,3 92,5 1,2 5,3 Bột mỳ 89 10,2 1,8 0,4 Khơ đỗ tương 48% 90 48,5 1 6,3 Khơ đỗ tương 44% 88 44 1,5 8,3 Gluten ngơ 90 60,2 nd nd nd Khơng xác định Nguồn (Viện Chăn Nuơi Quốc Gia, 1995; Hertrampf and Piedad- Pascual, 2000; Dersjant-Li, 2002) Hàm lượng acid amin của bột cá dao động rất rộng, đặc biệt là lysin (từ 3,77-7,50 % so với protein) tuỳ thuộc vào hàm lượng của protein và chất lượng bột cá (Viện Chăn Nuơi Quốc Gia, 1995; WUFFDA, 2004). Hàm lượng các acid amin của các nguyên liệu thực vật ít dao động. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………17 Bảng 1.3-2. Thành phần acid amin của của một số nguyên liệu (% protein). Nguyên liệu Arg His Ile Leu Lys Met Phe Thr Try Val Bột máu 4,01 5,49 1,08 11,82 8,53 1,19 6,44 4,50 1,21 8,10 Bột thịt 4,40 1,50 2,06 4,24 3,58 0,88 2,37 2,17 0,52 3,08 Bột thịt xương 3,38 1,03 1,42 2,86 3,75 1,01 1,63 2,50 0,24 2,18 Bột cá Hạ Long 6,50 2,20 4,40 8,40 7,50 3,10 4,30 3,90 nd 4,80 Bột cá Menhadena 3,66 1,78 2,57 4,54 4,81 1,77 2,51 2,64 0,66 3,03 Khơ đỗa 3,23 1,17 1,99 3,42 2,83 0,61 2,18 1,73 0,61 2,06 Gluten ngơa 1,93 1,28 2,48 10,19 1,02 1,43 3,84 2,08 0,31 2,79 Bột mỳ 4,90 3,20 nd 10,70 3,9 1,90 5,10 3,20 1,10 4,20 a Tính theo % nd Khơng xác định Nguồn (Viện Chăn Nuơi Quốc Gia, 1995; Hertrampf and Piedad-Pascual, 2000; Dersjant-Li, 2002) 1.4. Sử dụng nguyên liệu 1.4.1. Khả năng tiêu hĩa nguyên liệu Khả năng tiêu hố nguồn protein động vật của cá hồi vân là rất tốt đặc biệt là bột cá từ 68-86% (Steffens, 1989; NRC, 1993; Hertrampf and Piedad- Pascual, 2000). Các nghiên cứu thay thế khi sử dụng bột cá làm khẩu phần đối chứng cũng cho kết quả tương tự. Khả năng tiêu hố acid amin bột cá của cá hồi vân cũng rất tốt. Nhiều nghiên cứu khả năng tiêu hố nguyên liệu thực vật của cá hồi vân đã được thực hiện (bảng 1.4-1). Khả năng tiêu hố protein cĩ nguồn gốc từ thực vật là cao (Adelizi et al., 1998; Cheng and Hardy, 2003; Glencross et al., 2007). Theo Thiessen et al. (2003), khả năng tiêu hố protein của nguyên liệu giữa đậu phộng và hạt ca cao là cao như nhau từ 90,9-94,6%. Cheng and Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………18 Hardy (2003), cũng đã chỉ ra rằng, hệ số tiêu hố protein thơ và acid amin khơ đậu tương trong khẩu phần thí nghiệm cho cá hồi vân giai đoạn hương là cao hơn thức ăn cho cá hồi. Hơn nữa, chế độ ép đùn khơng ảnh hưởng đến tiêu hố protein thơ ở khơ đỗ tương nhưng lại ảnh hưởng tiêu hố gluten ngơ và lúa mỳ. Tiêu hố năng lượng ở cá hồi vân với các nguyên liệu thực vật từ 79- 89,9% và 85,0% đối với bột thịt (bảng 1.4-1). Tuy nhiên, khả năng tiêu hố năng lượng của cá hồi vân cịn phụ thuộc vào nhiệt độ mơi trường. Bảng 1.4-1. Khả năng tiêu hố nguyên liệu của cá hồi vân Nguyên liệu Protein Béo Năng lượng Nguồn Bột cá 66% 86,0 nd nd NRC (1993) Bột cá 57% 68-75 nd nd Hertrampf (2000) Khơ đỗ tương 96 nd nd Steffens (1989) Khơ đỗ tương 98,1 73-86 79-81,9 Cheng and Hardy (2003) Gluten ngơ 80 89,6 80,7 Hertrampf (2000) Gluten ngơ 75,4-87,4 75,7-76 80-88,9 Cheng and Hardy (2003) Lúa mỳ 98 77,3-77,4 55-62 Cheng and Hardy (2002) Bột thịt 85,0 73,0 85,0 Cho et al. (1985) nd: Khơng xác định. 1.4.2. Nghiên cứu thay thế bột cá trong thức ăn thủy sản Trước đây, trong sản xuất thức ăn cho cá chủ yếu sử dụng bột cá là nguồn nguyên liệu chính cung cấp protein và acid amin. Theo Steffens (1989), ở Mỹ đã sử dụng 40% protein cĩ nguồn gốc từ bột cá trắng để sản xuất thức ăn cho cá hồi vân. Tỷ lệ 50% bột cá cũng được sử dụng trong khẩu phần thí nghiệm của nhiều nghiên cứu (Green et al., 2002a; Oo et al., 2007). Do sản lượng thức ăn thuỷ sản cũng như thức ăn cho chăn nuơi gia súc ngày càng cao trong khi sản lượng khai thác cá biển khai thác khơng được Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………19 tăng lên trong nhiều năm (Dersjant-Li, 2002) khiến cho ngành cơng nghiệp thức ăn phải giảm dần tỷ lệ bột cá trong khẩu phần, đặc biệt là thức ăn cho cá. Theo Dudley-Cash (1998), năm 1994 sản lượng thức ăn cho cá là 3.573 nghìn tấn, bột cá sử dụng là 30% dự kiến đến năm 2010 chỉ sử dụng 17% bột cá để sản xuất 8.663 nghìn tấn thức ăn. ðiều này địi hỏi phải cĩ nhiều nghiên cứu về các loại nguyên liệu thay thế cho bột cá trong thức ăn cá hồi vân cũng như nhiều lồi cá khác. Nhiều nghiên cứu thay thế bột cá bằng các nguồn khác như: Các loại đậu, gluten ngơ, gluten mỳ, khoai tây, bột thịt, khơ hạt bơng… trong thức ăn cho cá hồi vân đã được thực hiện (Gomes et al., 1995; Davies and Morris, 1997; Xie and Jokumsen, 1997; Glencross et al., 2004; Luo et al., 2006; Gatlin et al., 2007; Oo et al., 2007; Glencross et al., 2008). Kết quả được báo cáo cho thấy, bột cá cĩ thể được thay thế 70% bởi hỗn hợp nguyên liệu giàu protein gồm cĩ gluten ngơ, khơ đỗ tương, bột thịt (Adelizi et al., 1998; Oo et al., 2007). 1.5. Tình hình nghiên cứu và nuơi cá hồi vân ở Việt Nam 1.5.1. Nghiên cứu Lần đầu tiên cá hồi vân được đưa về Việt Nam năm 2005 từ Phần Lan bởi dự án nhập cơng nghệ ấp trứng cá hồi vân với sự hỗ trợ của chính phủ Phần Lan bởi Viện Nghiên cứu nuơi trồng thuỷ sản 1 (Nguyễn Cơng Dân, 2006). 5000 trứng cá hồi được chuyển về từ Phần Lan để ấp và nuơi tai Sa Pa – Lào Cai. Trứng cá hồi được ấp trong được ấp ở nhiệt độ nước từ 8 – 12oC, oxy hồ tan 7 mg/lit với tốc độ nước chảy là 1,2 – 2,8 lit/phút và sau 5 – 7 ngày thì cá nở đạt tỷ lệ nở 90 – 98%. Cá hồi nở ra được ương và nuơi qua các giai đoạn đến cỡ cá thịt tại Sa Pa – Lào Cai trong các bể composis bằng thức ăn hỗn hợp dạng viên được nhập khẩu từ Phần Lan cĩ hàm lượng protein 37 – 45%, lipid từ 28 – 34%. Sau 1 năm nuơi cá đạt trọng lượng từ 0,8 – 1,5 kg. Kế thừa kết quả của dự án nhập cơng nghệ, năm 2005 đề tài nghiên cứu cơng nghệ nuơi thương phẩm cá hồi vân ở trong bể, ao và lồng trên hồ Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………20 chứa đã được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu nuơi trồng thuỷ sản 1 (Nguyễn Thị Trọng, 2007). Kết quả bước đầu cho thấy, cĩ thể nuơi cá hồi vân trong lồng trên hồ chứa Thác Bà vào mùa đơng. Nuơi cá hồi trong bể ở Sa Pa ở điều kiện nhiệt độ từ 10 – 20oC, tốc độ nước chảy 2,5 lit/phút với mật độ thả nuơi là 25 kg cá/m3 nước. Thức ăn cĩ thể sản xuát thức ăn hỗn hợp dạng viên để nuơi cá hồi, sau 2 năm nuơi cá đạt từ 1,8 – 2,2 kg. Nhằm mục đích phát triển nuơi cá nước lạnh nĩi chung, cá hồi vân nĩi riêng, cũng như bảo vệ nguồn lợi các lồi cá nước lạnh ở việt Nam, đề tài điều tra nguồn lợi cá nước lạnh đã được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu nuơi trồng thuỷ sản 1 (Bùi ðắc Thuyết, 2007). Kết quả nghiên cứu của đề tài đã chỉ ra rằng tiềm năng nuơi thuỷ sản nước lạnh ở miền Bắc Việt Nam là rất lớn. Nhiều địa phương cĩ nguồn nước lạnh phù hợp cho sự phát triển của cá hồi vân. Nhiệt độ trong năm ở những nơi này dao động từ 10 – 25oC, oxy hồ tan từ 5 – 9 mg/lit, nước phần lớn là ở các suối nên rất trong. Những yếu tố này hồn tồn cĩ thể nuơi được cá hồi vân theo hình thức nuơi bể, nuơi ao nước chảy hoặc hệ thống nuơi nước chảy (raceways culture system). Với đặc điểm nhiều suối sẵn cĩ nguồn nước lạnh là cơ sở để xây dựng các cơ sở nuơi cá hồi vân với hệ thống ao nước chảy trên hoặc cạnh dịng suối. Nhiều suối cũng là điều kiện thuận lợi để chạy các máy phát điện cá nhân phục vụ cho sản xuất (Bùi ðắc Thuyết, 2007). Từ khi cá hồi vân được chuyển về và nuơi ở Việt Nam, Phịng Sinh học - Viện Nghiên cứu nuơi thuỷ sản 1 đã chủ động nghiên cứu và thử nghiệm sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên khơ cho lồi cá này nhiều lần. Hiện nay, Viện Nghiên cứu nuơi trồng thủy sản đã sản xuất được thức ăn viên cho cá hồi vân ở giai đoạn trưởng thành. Thức ăn đã đáp ứng được yêu cầu về chất lượng nuơi cá hồi vân, hệ số chuyển đổi thức ăn FCR từ 1,1 – 1,2, màu của thịt cá đáp cĩ màu hồng đặc trưng của lồi cá này. Hiện nay, Viên Nghiên cứu nuơi trồng thuỷ sản đang phát triển sản xuất thứng ăn cá hồi vân thương mại đồng thời tiếp tục nghiên cứu để sản xuất thức ăn viên cho cá bé hơn, giảm hệ số FCR, nâng cao chất lượng sản phẩm gĩp phần cùng với người nuơi cá hồi vân chủ động thức ăn. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………21 Hiện một đề tài cấp ngành “Nghiên cứu quy trình nuơi vỗ thành thục và kích thích sinh sản nhân tạo cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss)” cũng đang được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu nuơi trồng thuỷ sản 1. kết quả bước đầu cho thấy cĩ thể sản xuất giống cá hồi vân ở Việt Nam (Trần ðình Luân, 2008). 1.5.2. Tình hình nuơi Nuơi cá hồi vân đã được triển khai ở nhiều địa phương cĩ nguồn nước lạnh như: Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La, Lai Châu, Bắc Cạn, Lâm ðồng, Kon Tum .... Hiện nay cĩ rất nhiều cơng ty đã đầu tư nuơi cá hồi vân với quy mơ lớn với vốn đầu tư 1 tỷ đồng trở lên, một năm cĩ thể đạt sản lượng 15 – 20 tấn cá thịt. Một số cơng ty điển hình như: Cơng ty TNHH Thiên Hà nuơi cá hồi vân ở xã Bản Khoang – Sa Pa – Lào Cai, Cơng ty TNHH đầu tư xây dựng Hồng Long ở Bắc Yên – Sơn La, trang trại nuơi cá hồi của ơng Thịnh ở xã Tả Phìn – Sa Pa – Lào Cai, trang trại ơng Yên, trang trại nuơi của bà Hằng ở Lai Châu... Hình thức nuơi chủ yếu là nuơi ao nước chảy được xây dựng cạnh hoặc trên dịng suối (hình 1.5-1), một số thì nuơi bể xi măng hoặc bể Composis. Trung tâm cá nước lạnh Sa Pa cũng đã chuyển thử nghiệm thành cơng cơng nghệ nuơi cá hồi trong lồng ở hồ Tuyền Lâm. Hình 1.5-1. Ao và bể nuơi cá hồi. 1a) Ao nuơi cá Hồi của trang trại ơng Thịnh; 1b) Bể composit 30 m3 để nuơi cá Hồi của Trung tâm cá nước lạnh Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………22 Con giống cá hồi vân sử dụng để nuơi hiện cĩ một số nguồn cung cấp, nguồn giống cũng khơng chỉ cĩ ở Phần Lan mà cịn cĩ từ Mỹ, Trung Quốc. Con giống được Trung tâm cá nước lạnh nhập trức từ Phần Lan về Việt Nam để ấp nở và ương nuơi hoặc do một số cơng ty nhập trứng từ Trung Quốc và Mỹ về để ấp nở và ương nuơi sau đĩ bán cho các cơ sở nuơi cá hồi trong cả nước. Trước đây, thức ăn nuơi lồi cá này ở Việt Nam chủ yếu được nhập khẩu từ Phần Lan bởi Trung tâm thuỷ sản nước lạnh. Hiện nay, thức ăn dùng để nuơi cá hồi vân cũng cĩ nhiều nguồn, một số cơng ty nuơi cá hồi đã chủ động nhập khẩu thức ăn từ Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha, Chilê, Trung Quốc...(hình 1.5-2). Ngồi ra, Viện Nghiên cứu nuơi trồng thủy sản 1 đã và đang cung cấp thức ăn nuơi cá hồi cho nhiều cơ sở nuơi trong cả nước (sơn La, Lào cai, Lai Châu, Bắc Cạn, Tuyên Quang cho đến Lâm ðồng, Kon Tum). Giá nhập cám của Phần Lan về đến Lào Cai đầu năm 2008 là 50.000 đồng/1kg, một số cở nhập khẩu thức ăn từ Pháp với giá 50.000 đồng/kg. Hình 1.5-2. Thức ăn nhập khẩu từ Pháp Cá hồi vân là lồi dễ nuơi, lớn nhanh (cá cỡ > 100 g/con, cứ mỗi tháng tăng trọng 300 - 400 thậm chí là 500 g/con nếu điều kiện nuơi tốt, phù hợp với đièu kiện sống của cá), hệ số chuyển đổi thức ăn thấp, hiệu quả sử dụng thứ ăn cao. Sản lượng đạt 15 – 50 tấn cá/năm, năng suất đạt khoảng 2 – 3 tạ/1000 m2 ao. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………23 PHẦN II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ðịa điểm và thời gian ðề tài được thực hiện tại Viện Nghiên cứu nuơi trồng thuỷ sản 1 và Cơng ty TNHH VNS, Na Rì – Bắc Cạn. Thời gian thực hiện đề tài từ: 11/2007 đến 11/2008. 2.2. Vật liệu nghiên cứu - ðối tượng nghiên cứu: ðối tượng nghiên cứu là cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) cĩ khối lượng trung bình 79 g/con của Trung tâm thuỷ sản nước lạnh, Sa Pa – Lào Cai. - Nguyên liệu thức ăn: Nguyên liệu sử dụng làm thức ăn trong thí nghiệm gồm cĩ: Bột cá được sản xuất bởi Cơng ty cổ phần phát triển Hạ Long, khơ đỗ tương chiết ly của Ấn ðộ, gluten ngơ, bột thịt của Italia, bột mỳ, dầu cá Chi Lê và một số loại thức ăn bổ sung. 2.3. Thức ăn thí nghiệm 2.3.1. Thành phần dinh dưỡng của nguyên liệu Nguyên liệu làm thức ăn được phân tích một số chỉ tiêu dinh dưỡng như độ ẩm, protein thơ, béo thơ, tro thơ tại phịng Sinh học thực nghiệm - Viện Nghiên cứu nuơi trồng thuỷ sản 1 để trước khi xây dựng cơng thức thức ăn. Thành phần dinh dưỡng của nguyên liệu thức ăn được chỉ ra ở bảng 2.3-1. Bảng 2.3-1. Thành phần dinh dưỡng của nguyên liệu Nguyên liệu ðộ ẩm Protein thơ Béo thơ Tro tổng số Total Phos. Bột cá 11.53 52.42 4.42 22.5 2.44 Khơ đỗ tương 12.49 44.13 1.37 7.22 0.54 Gluten ngơ 9.5 55.59 1.8 2.5 0.52 Bột thịt 5.79 55.64 11.16 24 4.1 Bột mỳ 12.73 10.2 0.23 0.5 0.31 Dầu cá 1.82 98 0.5 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………24 2.3.2. Cơng thức thức ăn và mật độ dinh dưỡng Thí nghiệm gồm cĩ 5 cơng thức thức ăn TT0, TT25, TT50, TT75 và TT100. Trong đĩ, cơng thức TT0 được xem như đối chứng với tỷ lệ bột cá 41% (đây là tỷ lệ bột cá trong thức ăn cùng loại kích cỡ cá được nhập khẩu từ Phần Lan) và khơ đỗ thương là 0%. Bốn cơng thức cịn lại TT25, TT50, TT75 và TT100 được thay thế lần lượt 25%, 50%, 75% và 100% bột cá bằng khơ đỗ tương (bảng 2.3-2). Bảng 2.3-2. Cơng thức và thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm Nguyên liệu (%) TT0 TT25 TT50 TT75 TT100 Bột cá 41 30,75 20,5 10,25 0 Khơ đỗ tương 0 10,25 20,5 30,75 41 Gluten ngơ 17 17 17 17 17,5 Bột thịt 9 10 12 13 14 Bột mỳ 12,96 11,91 9,86 8,27 6,2 Dầu cá 15 15 15 15 15 L-Lysine HCl 0 0,03 0,05 0,1 0,15 DL-Methionine 0 0,02 0,05 0,09 0,11 Ca(H2PO4)2 0 0 0 0,5 1 Thức ăn bổ sunga 5,04 5,04 5,04 5,04 5,04 Tổng 100 100 100 100 100 Thành phần dinh dưỡng (%) (theo vật chất tươi) ðộ ẩm 6,10 5,82 6,50 5,79 5,90 Năng lượng tiêu hố DE (MJ/kg)b 14,2 14,3 14,4 14,6 14,6 Protein thơ 37,35 37,23 37,32 37,19 37,50 Béo thơ 16,39 16,30 16,49 16,83 16,50 Phospho tổng số 1,49 1,41 1,34 1,29 1,23 Lys 1,73 1,72 1,72 1,72 1,73 Met 0,79 0,76 0,74 0,73 0,70 Met + Cys 1,21 1,20 1,20 1,20 1,20 a Gồm cĩ: Premix khống-vitamin, ethoxyquin, cholin, phytase, asthaxanthin, binder, Se- chelat, vitamin E. b DE = 16,8CP + 33,5L+ 8,4CH (kJ/g) (Theo Ogino and Takeuchi, 1976 modified by (Steffens, 1989). Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………25 Các cơng thức thức ăn thí nghiệm được xây dựng và cân đối các thành phần dinh dương bằng phần mềm WUFFDA (2004). Thành phần dinh dưỡng: Năng lượng, protein, lipid, lysin, methionin + cystin được cân đối tương đương ở các cơng thức. 2.3.3. Chế biến thức ăn thí nghiệm Thức ăn cho cá hồi vân thí nghiệm là thức ăn viên chìm cĩ kích thước 5mm (hình 2.3-1) được sản xuất bởi cơng nghệ ép đùn trên dây chuyền sản xuất thức ăn viên cho cá tại xưởng sản xuất thức ăn - Viện Nghiên cứu nuơi trồng thuỷ sản 1. Quy trình sản xuất viên thức ăn cá hồi vân gồm cĩ các cơng đoạn sau: - Nguyên liệu mua về được phân tích dinh dưỡng tại phịng phân tích hố sinh trước khi lập cơng thức thức ăn. - Lập cơng thức thức ăn: Phối trộn cơng thức thức ăn thí nghiệm dựa trên yêu cầu của thiết kế thí nghiệm, nhu cầu dinh dưỡng của cá và dinh dưỡng của nguyên liệu thức ăn. - Nghiền nguyên liệu: nguyên liệu được nghiền mịn bởi máy nghiền mịn ở sàng nghiền cĩ kích cỡ 0,6 – 0,8mm. - Cân nguyên liệu: Nguyên liệu nghiền xong được cân theo cơng thức thức ăn đã được phối trộn. - Trộn khơ và trộn ẩm hỗn hợp: Nguyên liệu cân xong được chuyển vào máy trộn, trộn đều trong 5-7 phút sau đĩ phun nước vào hỗn hợp dạng sương mù và tiếp tục trộn cho đến khi đạt được độ ẩm cần thiết. - Ép đùn viên: Nguyên liệu trộn xong được chuyển đến một thùng chứa liệu qua băng tải. Từ thùng chứa, nguyên liệu tiếp tục được chuyển đến máy ép đùn viên qua một hệ thống vít tải. Cuối cùng nguyên liệu được ép viên trên máy ép đùn viên theo phương pháp ép vít thành hình ở nhiệt độ 100oC và được cắt thành viên ngay khi thức ăn ra khỏi máy ép viên. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………26 - Sấy khơ: Thức ăn được sấy khơ bằng máy sấy theo phương pháp sấy khơ bằng nhiệt. - Phun dầu: Thức ăn sau khi sấy khơ được phun dầu cá (tỷ lệ 15 – 20% dầu cá) bằng máy phun dầu chân khơng ở áp suất 650at. - Sau khi phu dầu xong là cĩ được viên thức ăn hồn chỉnh, cuối cùng là cân và đĩng bao. Hình 2.3-1. Thức ăn thí nghiệm 2.4. Thiết kế thí nghiệm - Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên hồn tồn với 5 cơng thức và 3 lần lặp lại (hình 2.4-1). Cá thí nghiệm được nuơi ở trong các lồng lưới cĩ kích thước 1,5x1,5x1,5m ở trên suối nước lạnh, mỗi lồng thả 50 cá. Hình 2.4-1. Sơ đồ thí nghiệm TT0 TT50 TT75 TT25 TT100 TT75 TT50 TT0 TT25 TT50 TT100 TT25 TT75 TT0 TT100 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………27 - Cá được cho ăn ngày 3 lần (6h, 11h và 17h) và được cho ăn đến khi ngừng bắt mồi thì thơi. Khối lượng thức ăn hàng ngày ở mỗi ơ thí nghiệm được ghi lại để phân tích. - Thời gian nuơi thí nghiệm là 75 ngày: từ ngày 15/8/2008 – 30/10/2008 - ðịnh kỳ 15 ngày cân trọng lượng cá một lần, mỗi lần cân 30 cá/1 ơ thí nghiệm. - Cá trước thí nghiệm được lấy 7 con và giữ trong tủ lạnh sâu ở -80oC để phân tích hàm lượng dinh dưỡng. Sau thí nghiệm, mỗi ơ thí nghiệm lấy 5 cá để phân tích thành phần dinh dưỡng (độ ẩm, protein thơ, béo thơ). 2.5. Phương pháp phân tích dinh dưỡng Mẫu cá thí nghiệm, nguyên liệu thức ăn và thức ăn thí nghiệm được phân tích dinh dưỡng tại phịng Sinh học - Viện nghiên cứu nuơi trồng thuỷ sản 1. Các chỉ tiêu phân tích gồm cĩ vật chất khơ, protein thơ, lipid thơ và khống tổng số theo các phương pháp sau: - Vật chất khơ: ðược xác định theo phương pháp sấy khơ, TCVN 4328 – 2001. - Protein thơ: ðược xác định theo phương pháp Kjeldahl, TCVN 4331 – 2001. - Lipid thơ: ðược xác định theo phương pháp chiết phân đoạn ete, TCVN 4331 – 20001. - Khống tổng số: ðược xác định theo phương pháp đốt khơ, TCVN 4327 – 86. 2.6. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 2.6.1. Mơi trường - Nhiệt độ nước trong quá trình thí nghiệm được theo dõi hàng ngày, mỗi ngày đo 2 lần (7h và 14h) bằng nhiệt kế thuỷ ngân. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………28 - Oxy hồ tan của nước nuơi cá hồi cũng được theo dõi hàng ngày, mỗi ngày đo 2 lần (7h và 14h) bằng teskit đo oxy. - pH của nước cũng được theo dõi hàng ngày, mỗi ngày 2 lần (7h và 14h) bằng giấy quỳ. 2.6.2. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày ADG (Averag daily growth) ADG = (g/cá/ngày) 2.6.3. Tốc độ tăng trưởng đặc trưng SGR (Special growth rate ) SGR = (%/ngày) Trong đĩ: W1 và W2 là khối lượng cá trước và sau thí nghiệm 2.6.4. Tỷ lệ sống Tỷ lệ sống (%) = 2.6.5. Thu nhận thức ăn (FC – feed consumption) FC = (g/cá) 2.6.6. Hệ số chuyển đổi thức ăn FCR (Feed conversion rate) FCR = 2.6.7. Tỷ lệ hiệu quả protein PER (Protein efficiency ratio) và tích luỹ protein PR (Protein retention) PER = (g/g protein) KL cá sau TN - KL cá trước TN thời gian nuơi ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCH2797.pdf
Tài liệu liên quan