Nghiệp vụ vận tải hàng hoá đường biển trong kinh doanh thương mại Quốc Tế - Thực tiễn hoạt động vận tải biển ở VN hiện nay

Lời mở đầu Trong kinh doanh thương mại Quốc Tế chắc hẳn không thể thiếu khâu vận chuyển hàng hoá. Vận tải Quốc Tế và thưong mại Quốc Tế có mối quan hệ mật thiết, gắn bó hữu cơ với nhau. Vận tải được phát triển trên cơ sở sản xuất và trao đổi hàng hoá.Ngược lại giao thông vận tải phát triển sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ Quốc Tế , tự do thương mại, từ đó sẽ giảm dược chi phí chuyên trở. Thực tế cho thấy hợp đồng mua bán hàng hoá Quốc

doc12 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1691 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghiệp vụ vận tải hàng hoá đường biển trong kinh doanh thương mại Quốc Tế - Thực tiễn hoạt động vận tải biển ở VN hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tế trong thương mại có bao gồm cả hợp đồng vận tải. Bởi hợp đồng mua bán hàng hoá là cơ sở pháp lý để điều chỉnh mối quan hệ giữa người bán và người mua, còn hợp đồng vận tải điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở và người thuê chở, mà người thuê chở có thể là người bán hoặc người mua tuỳ theo thoả thuận trong hợp đồng mua bán. Ngày nay ngành vận tải đang được đa dạng hoá, với nhiều phuơng tiện vận tải: đường biển, đường sắt, đường hàng không, đường ôtô, đường sông, đường ống(dẫn dầu). Là một trong những phương thức vận tải Quốc Tế, vận tải đường biển đóng vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hoá ngoại thương, nó chiếm tới 2/3 tổng khối lượng hàng hoá vận chuyển hiện nay vì vận tải biển chi phí ít nhất. Trong những năm vừa qua khối lượng hàng hoá buôn bán đường biển trên thế giới không ngừng tăng. Cụ thể năm 1997 khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường biển tăng 4,1% so với năm 1996 và đạt 4.953 triệu tấn, trong khi đó khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng 36% và đạt 21.413 tỷ tấn/1hải lý. Từ nhận thức trên, sau một thời gian tìm hiểu về vận tải Quốc Tế ( đường biển) em đã quyết định chọn đề tài “Nghiệp vụ vận tải hàng hoá đường biển trong kinh doanh thương mại Quốc Tế -thực tiễn hoạt động vận tải biển ở Việt Nam hiện nay.”để làm đề tài tiểu luận của mình. Nhưng với lượng kiến thức hiểu biết về môn học còn hạn hẹp nên bài viết của em không tránh khỏi những sai xót. Vậy kính mong các thầy cô trong khoa xem xét và giúp đỡ để bài tiểu luận của em được hoàn chỉnh hơn. Phần nội dung I. Lý luận chung về vận tải quốc tế: 1. Khái niệm về vận tải quốc tế. Vận tải là hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển của đối tượng vận chuyển.Đối tượng vận chuyển gồm con người và vật phẩm(hàng hoá). Sự di chuyển vị trí của con người và vật phẩm trong không gian rất đa dạng, phong phú và không phải mọi di chuyển đều là vận tải. Vận tải chỉ bao gồm những di chuyển do con người tạo ra nhằm mục đích kinh tế(lợi nhuận) để đáp ứng yêu cầu về sự di chuyển đó mà thôi. 2. Đặc điểm chung của vận tải quốc tế. Đối với bất kỳ một ngành sản xuất nào, trong quá trình sản xuất đều có sự kết hợp của ba yếu tố: công cụ lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Vận tải chính là một ngành sản xuất vật chất vì trong quá trình sản xuất của ngành vận tải có sự kết hợp của ba yếu tố đó. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất của ngành vận tải, cũng đã tiêu thụ một lượng vật chất nhất định, như vật liệu, nhiên liệu, hao mòn phương tiện vận tải...Hơn nữa, đối tượng lao động(hàng hoá)trong quá trình sản xuất của ngành vận tải cũng trải qua sự thay đổi vật chất nhất định. Vì vậy C.Mác nói:”Ngoài ngành khai khoáng, ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến ra còn có một ngành sản xuất vật chất thứ tư nữa, ngành đó trải qua ba giai đoạn sản xuất khác nhau là thủ công nghiệp, công trường thủ công và cơ khí. Đó là ngành vận tải, không kể vận tải người hay vận tải hàng hóa”. Là một ngành sản xuất vật chất nên vận tải cũng có sản phẩm của riêng mình. Sản phẩm của vận tải chính là sự di chuyển của con người và vật phẩm trong không gian. Sản phẩm vận tải cũng là hàng hoá và cũng có giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị hàng hoá đó là lương lao động xã hội kết tinh trong hàng hoá đó. Giá trị sử dụng của sản phẩm vận tải là khả năng đáp ứng nhu cầu di chuyển. Tuy nhiên, so với các ngành sản xuất vật chất khác ngành vận tải có những đặc điểm khác biệt về quá trình sản xuất, về sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm, thể hiện ở các điểm sau đây: Môi trường sản xuất của vận tải là không gian, luôn di động chứ không cố định như các ngành khác. Sản xuất trong ngành vận tải là quá trình tác động về mặt không gian và đối tượng lao động chứ không phải tác động về mặt kỹ thuật, do đó không làm thay đổi về mặt hình dáng, kích thước của đối tượng lao động. Sản phẩm của vận tải không tồn tại dưới dạng vật chất và khi sản xuất ra là được tiêu dùng ngay. Hay nói cách khác sản phẩm của vận tải mang tính vô hình. Trong ngành vận tải, sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời do đó không có khả năng dự trữ sản phẩm vận tải để tiêu dùng sau mà chỉ có khả năng dự trữ năng lực vận tải mà thôi. Quá trình sản xuất của ngành vận tải không tạo ra sản phẩm vật chất mới mà chỉ làm thay đổi vị trí của hàng hoá và qua đó cũng làm tăng giá trị của hàng hoá. Từ những đặc điểm trên, C.Mác cho rằng vận tải là một ngành sản xuất đặc biệt. 3. Vai trò, tác dụng của vận tải trong nền kinh tế quốc dân nói chung và hoạt động kinh doanh ngoại thương nói riêng. Vận tải giữ vai trò quan trọng và có tác dụng to lớn đối với nền kinh tế quốc dân của mỗi nước. Hệ thống vận tải được ví như mạch máu trong cơ thể con người, nó phản ánh trình độ phát triển của một nước. Vận tải phục vụ tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội như: sản xuất, lưu thông, tiêu dùng, quốc phòng. Trong sản xuất vận tải là ngành vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu bán thành phẩm và thành phẩm, lao động để phục vụ quá trình sản xuất. Vận tải là yếu tố quan trọng của lưu thông. Ngành vận tải có nhiệm vụ đưa hàng hoá đến nơi tiêu dùng. Vận tải tạo ra khả năng sử dụng của hàng hoá. Tác dụng của vận tải đối với nền kinh tế quốc dân thể hiện rõ ở các mặt sau đây: -Ngành vận tải sáng tạo ra một phần đáng kể tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. -Vận tải đáp ứng nhu cầu di chuyển ngày càng tăng của hàng hoá và hành khách trong xã hội. -Vận tải góp phần khắc phục sự phát triển không đều giữa các địa phương mở rộng giao lưu, trao đổi hàng hoá trong một nước và quốc tế. -Mở rộng kinh tế với nước ngoài. -Vận tải là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống Logistic của từng nhà máy, xí nghiệp, công ty.(Nghệ thuật quản lý sự vận động của nguyên liệu và thành phẩm từ khi bắt đầu sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng như trên gọi là Logistic, Logistic bao gồm các yếu tố: vận tải, maketing, phân phối và quản lý, trong đó vận tải là yếu tố quan trọng nhất và chiếm nhiều chi phí nhất.) Vận tải, đặc biệt là vận tải quốc tế(là chuyên chở được tiến hành trên lãnh thổ ít nhất là hai nước) và ngoại thương(buôn bán quốc tế). Có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau, có tác dụng thúc đẩy nhau phát triển. Vận tải quốc tế là tiền đề, là điều kiện tiên quyết để buôn bán quốc tế ra đời và phát triển. Như Lê-Nin nói:”Vận tải là phương tiện vật chất của mối liên hệ kinh tế nước ngoài”. Khi buôn bán quốc tế phát triển lại tạo ra yêu cầu thúc đẩy vận tải phát triển. Vận tải phát triển làm giá vận chuyển hạ, tạo điều kiện để nhiều mặt hàng có giá trị tham gia buôn bán quốc tế. Đối với ngoại thương quốc tế, vận tải có những tác dụng sau: Đảm bảo chuyên chở khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng tăng trong thương mại quốc tế. Làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế. Vận tải quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân thanh toán của một nước. Vận tải quốc tế được coi là lĩnh vực xuất nhập vô hình, nó có thể góp phần cải thiện hay làm trầm thêm cán cân thanh toán quốc tế của mỗi nước. 4. Các phương thức vận tải quốc tế 4.1. Vận tải đường bộ: Là hoạt động vận chuyển bằng việc sử dụng các tuyến đường bộ. Đây là phương thức vận chuyển có tính linh hoạt cao, song cũng chứa đựng tính rủi ro cao. 4.2. Vận tải bằng đường sắt: Là phương thức mà hàng hoá và con người được vận chuyển từ nơi này đến nơi không bằng việc sử dụng những tuyến đường sắt cố định. Ưu điểm: phương thức vận chuyển bằng đường sắt an toàn, năng lực vận chuyển lớn. Nhược điểm: vì hoạt động trên những tuyến đường sắt cố định nên tính linh hoạt của phương thức này thấp. 4.3. Vận tải bằng hàng không: Là phương thức vận chuyển hàng hoá và hành khách bằng máy bay. Đây là phương thức vận chuyển nhanh nhưng chi phí của nó rất cao. 4.4. Vận tải đường biển: Ưu điểm: - Vận tải đường biển có năng lực vận chuyển lớn. -Vận tải đường biển thích hợp với hầu hết các loại hàng hoá trong thương mại quốc tế. -Chi phí xây dựng các tuyến đường hàng hải thấp, các tuyến đường chủ yếu là các tuyến giao thông tự nhiên. -Giá thành vận tải biển thuộc loại thấp nhất trong các phương thức vận tải. -Tiêu thụ ít nhiên liệu nhất. Nhược điểm:-Vận tải phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và điều kiện hàng hải. -Tốc độ tàu biển tương đối thấp. 4.5. Vận chuyển đa phương thức: Là việc vận chuyển từ nơi đi đến nơi đến bằng ít nhất hai phương thức vận tải, sử dụng một chứng từ duy nhất và chỉ một người chịu trách nhiệm trong quá trình vận chuyển. Ưu điểm: phương thức này giúp nâng cao năng suất lao động, rút ngắn thời gian vận chuyển, khắc phục vấn đề chi phí. Nhược điểm: để tiến hành phương thức này cần có sự thống nhất giữa các quốc gia, sự thống nhất về trách nhiệm chứng từ giữa các bên phải có môi giới kinh doanh vận tải đa phương thức. II. Thực trạng tình hình vận tải quốc tế (đường biển) ở Việt Nam hiện nay: 1. Tình hình thực hiện. Việt Nam nay có khoảng 370 tàu chở hàng có trọng tải từ 200 đến 60.000 DWT(Dead weight cargo total ) với tổng trọng tải khoảng 900.000 DWT trong đó tàu có trọng tải 3.000 DWT trở lên chiếm 25%. Đội tàu Việt Nam do nhiều công ty, tổ chức quản lý, thuộc các thành phần kinh tế khác nhau như nhà nước, bộ, ngành, địa phương, liên doanh. Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) trực thuộc bộ giao thông vận tải quản lý phần lớn các công ty vận tải như Vosco, Vinaship. Visco là công ty vận tải lớn nhất Việt Nam, hiện có 20 tàu với tổng trọng tải 262.000 DWT, bao gồm các tàu chở hàng khô, hàng bách hoá, tàu container(Việt Nam hiện có 6 tàu container với tổng trọng tải khoảng 3.000TEV. Ngoài ra còn có các công ty khác như: Viconship,Saigon Shipping... Đội tàu buôn của Việt Nam hiện nay có số lượng ít, trọng tải nhỏ, chủng loại tàu không thích hợp, không đủ sức cạnh tranh với các hãng tàu nước ngoài hiện nay chỉ vận chuyển được khoảng 12% khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay. Các loại tàu hiện đại như tàu container, tàu chở hàng, tàu chở dầu của Việt Nam còn thiếu nhiều. Một thực trạng mà chúng ta phải xem xét đó là dịch vụ vận tải quốc tế ở Việt Nam đang để rơi ngoại tệ. Ngành giao thông vận tải trên biên thu ngoại tệ chủ yếu dựa vào dịch vụ vận tải hàng hoá bằng đường biển, chiếm 80% tổng nhu cầu vận chuyền hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam. Từ trước tới nay các đội tàu của nước ta nhận được các hợp đồng vận chuyển quốc tế rất ít, chỉ chiếm 13% khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam. Theo đánh giá của bộ giao thông vận tải có đến 90% các doanh nghiệp của nước ta lựa chọn điều kiện nhập hàng hoá theo phương thức CIF( giao tại cảng Việt Nam và không có nghĩa vụ mua bảo hiểm) và bán FOB( giao hàng tại cảng Việt Nam hoặc giao ngay tại xưởng đối với hàng xuất khẩu. Theo phương thức này, các cảng của ta đã nhường hẳn lĩnh vực này cho các đội tàu nước ngoài chiếm lĩnh. 2. Đánh giá tình hình hoạt động vận tải đường biển. Năm 2001 nghành vận tải biển thu hút được 15triệu USD, tổng vận chuyển hàng hoá nước ngoài của tổng công ty vận tải Việt Nam là 9,1triệu tấn trong đó vận chuyển cho những công ty chủ nhà chỉ được 2,5triệu tấn còn chủ hàng nước ngoài là 6,6triệu tấn. Các doanh nghiệp Việt Nam còn ngại ngùng khi lựa chọn phương thức thuê vận tải trong nước vì nhiều lý do. Hiện đa số các doanh nghiệp Việt Nam chưa có các đại diện thương mại ở thị trường nước ngoài để tìm hiểu hợp đồng mua bán và giao nhận hàng hoá. Họ chưa có mối quan hệ chặt chẽ giữa đội ngũ vận tải trong nước và nước ngoài để đảm bảo việc giao hàng hoá và theo quy định của L/C trong trường hợp không thu được tiền hàng khi gặp phải những đơn vị vận tải ít tín nhiệm. Hơn nữa nhà nước ta chưa có chính sách thuê ưu đãi cho những doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuê phương tiện vận chuyển trong nước. Vấn đề khẩn cấp trong hệ thống cảng biển là công tác quản lý nhà kho, quản lý toàn nghành của bộ giao thông vận tải còn nhiều bấp cập ảnh hưởng đến năng lực vận chuyển của các đội tàu vận tải trong nước.Chúng ta mới chỉ tập trung vào cải tạo và nâng cấp các cảng cũ mà chưa xây dựng thêm các cảng biển nhất là các cảng bốc dỡ lớn.Việc tiếp nhận các tàu có trọng tải từ 2 đến 3 vạn tấn đang là vấn đề cấp thiết để phát triển các hải cảng của nước ta. Theo cục hàng hải Việt Nam, năng lực xếp dỡ ở các cảng biển Việt Nam đạt 3000 tấn/ năm, trong khi đó năng lực của các nước trong khu vực là 5000 tấn. Chính vì vậy các hải cảng của Việt Nam chưa có khả năng tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn nên đội tàu trong nước thường có trọng tải không quá 15000 tấn. Mà chi phí cho tàu có trọng tải nhỏ cao hơn chi phí cho loại tàu có trong tải lớn trên cùng một hành trình. Vì vậy các đội tàu lớn nhận được các hợp đồng vận tải hàng hoá xuất khẩu còn các đội tàu nhỏ “ngậm ngùi “ khai thác vận chuyển hàng hoá trong nước. Về phía doanh nghiệp cũng có những khó khăn trong việc phải chịu những khoản cước không đáng có với những chuyến hàng lớn, đây quả là vấn đề không đơn thuần. Ngoài tiền mua hàng, các doanh nghiệp còn phải chịu hàng chục nghìn USD tiền cước cho mỗi chuyến hàng, đấy là chưa kể các khoản phí phát sinh khác. Vì vậy, dù biết rằng CIF nhập FOB là hai khoản thu ngoại tệ không nhỏ cho nhà nước và cũng là nguồn để tạo ra công ăn việc làm cho nhiều lao động, nhưng do “lực bất tòng tâm” các doanh nghiệp vẫn phải để “rơi” ngoại tệ. III. Một số biện pháp phát triển vận tải nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại thương ở Việt Nam. Hiệu quả hoạt động của kinh doanh ngoại thương chịu ảnh hưởng một phần bởi dịch vụ vận tải. Chính vì vậy cải thiện dịch vụ vận tải quốc tế nói chung cũng chính là biện pháp để có thể nâng cao hoạt động kinh doanh ngoại thương. Một số giải pháp có thể là: -Nhà nước cần hỗ trợ cho các công ty vận tải biển, thuê, mua và vay mua tàu mới để họ có thể nâng cao năng lực vận chuyển hàng hoá của mình. -Nhà nước cần giảm thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp vận tải biển(vì thực chất thuế giá trị gia tăng đầu vào của các doanh nghiệp vận tải biển được khấu trừ không đáng kể do hầu hết các phụ tùng mua ở nước ngoài. Đồng thời cần giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các donh nghiệp mua tàu nước ngoài( mà hiện tại trong nước chưa có khả năng đóng). -Nhà nước cần ưu đãi các doanh nghiệp vận tải biển đang gặp khó khăn hoặc đối với tàu của Việt Nam hoặc tàu của nước ngoài do Việt Nam thuê hoặc vay trả dần trong thời gian đầu kinh doanh. -Miễn giảm một số loại thuế và phí cho việc vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của đội tàu biển quốc gia qua các cảng biển Việt Nam trong một thời gian(3-5 năm)để các đội tàu Việt Nam có thời gian phát triển, tạo sức cạnh tranh với các tàu nước ngoài. -Nếu có thể nhà nước cần nghiên cứu cơ chế nhằm giành được quyền vận tải gạo xuất khẩu và phân bón nhập khẩu cho các đội tàu trong nước để tiết kiệm ngoại tệ. Với một vài biện pháp như vậy, hy vọng ngành vận tải (đường biển) nói riêng, vận tải quốc tế nói chung ở nước ta sẽ phát triển hơn góp phần thúc đẩy hoạt động ngoại thương ngày một tiến xa hơn nữa trên con đường phát triển kinh tế. Kết Luận Thực tế chứng minh cho chúng ta thấy rằng hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại thương có được hay không một phần rất lớn là do vận tải. Chúng ta cứ tưởng tượng mà xem, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ ra sao nếu thiếu các phương tiện vận tải. Tất cả mọi thứ sẽ hoàn toàn đình trệ, kìm hãm sự phát triển buôn bán giữa các nước với nhau. Chính vì vậy mà không một ai có thể phủ nhận vai trò to lớn của vận tải trong kinh doanh ngoại thương. Là một trong những phương thức vận tải quốc tế, vận tải đường biển đang góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động thương mại quốc tế phát triển. Với những tiềm năng sẵn có về điều kiện tự nhiên, vận tải đường biển nước ta cũng đang cố gắng hết sức để có thể theo kịp với các nước bạn.Chắc chắn trong một tương lai không xa vận tải biển ở Việt Nam sẽ trở thành một thế mạnh thực sự của nước mình. Để hoàn thành được bài tiểu luận này, ngoài sự tìm tòi tài liệu và những nỗ lực từ bản thân mình, hơn cả em còn có được sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của thầy giáo-Thạc sĩ: Trần Hoè-giảng viên bộ môn ngoại thương. Em xin chân thành cảm ơn thầy! Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Ngoại thương - Đại học Quản lý Kinh doanh 2. Sách Vận tải và ngoại thương 3. Báo Thương mại - Tháng 7/2000 4. Báo Ngoại thương - Tháng 8/2002 Mục lục Trang ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35575.doc
Tài liệu liên quan