Những vấn đề có tính quy luật của sự hình thành và phát triển kinh tế thị truờng & sự vận dụng vào thực tiễn việt nam
lời mở đầu
theo mác : “sản xuất và lưu thông hàng hoá là hiện tượng vốn của nhiều hình thái kinh tế - xã hội . những điều kiện ra đời và tồn tại của kinh tế hàng hoá cũng như các trình độ phát triển của nó do sự phát triển của lực lượng sản xuất tạo ra .”
sự hình thành và phát triển kinh tế thị trường đã trải qua ba giai đoạn : kinh tế hàng hoà , kinh tế thị trường tự do , k
22 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Những vấn đề có tính quy luật của sự hình thành & phát triển kinh tế thị truờng & sự vận dụng vào thực tiễn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh tế thị trường có sự điều tiết và quản lí của nhà nước . tất cả các nước đề phải xây dựng cho mình một nền kinh tế thị trường phù hợp với điều kiện hiện có của quốc gia đó . bởi vì muốn phát triển kinh tế đi đôi vời tiến bộ và công bằng xã hội thì đây là một yếu tố vô cùng quan trọng . tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều được diễn ra thông qua thị trường và do thị trường quyết định .
thông qua việc nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường cho chúng ta biết được sự cần thiết và những tác dụng của sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường . và những ưu điẻm , khuyết điểm của nền kinh tế thị trường , từ đó mà các nước có thể đề được ra những giải pháp để khắc phục khuyết điểm và đẩy mạnh những ưu điểm .
đặc biệt đối với việt nam ta , hiện nay đang trong thời kì quá độ lên XHCN còn khặp nhiều khó khăn . vì vậy mà chúng ta cũng cần phải có một nền kinh tế thị trường .với mô hình kinh tế hàng hoá nhiều thành phần , vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước , định hướng xã hội chủ nghĩa . từ đó mà đảng ta đã vạch ra những chính sách , kế hoạch , chủ trương, đường lối để phát triển đất nước ,và thực hiện mục tiêu “dân giầu, nước mạnh , xã hội công bằng ,dân chủ và văn minh”
Phần ii: nội dung chính
I . lý luận chung về kt thị trường :
1. kt thị trường và những đặc trưng cơ bản của nó :
1.1 .quan niệm về kt thị trường:
kt thị trường là kiểu tổ chức kinh tế xã hội , trong đó toàn bộ quá trình sản xuất và tái sản xuất được gắn chặt với thị trường. Trong nền kt thị trường , việc sản xuất ra cái gì ,sản xuất như thế nào ? và sản xuất cho ai ?, cũng như tiêu dùng cái gì ? và khi nào ? đều được thông qua thị trường do thị trường quyết định . hay nói một cách khác thì kt thị trường là trình độ phát triển cao hơn của kt hàng hoá mà ở trong đó tất cả các yếu tố đầu vào , đầu ra cho sản xuất kinh doanh đều có thể mua và bán thông qua thị trường va do thị trường quyết định .
như vậy kt thị trường không nằm ngoài kt hàng hoá mà là kt hàng hoá diễn ra với quy mô lớn hơn . vì kt hàng hoá là kiểu tổ chức kt mà sản xuất ra để bán . là hình thức kt trong đó mối quan hệ giữa những người sản xuất được thực hiện thông qua việc mua bán sản phẩm lao động của nhau trên thị trường . đó là mối quan hệ hàng - tiền.
Kt thị trường và kt hàng hoá không đồng nhất với nhau , chúng chỉ khác nhau về trình độ phát triển . về cơ bản , chúng có cùng nguồn gốc và cùng bản chất.
1.2. đặc trưng cơ bản của nền kt thị trường :
tính tự chủ của các chủ thể kt rất cao: vì trong nền kt thị trường thì các nhà sản xuất kinh doanh phải tự chịu trách nhiệm về tài chính . tức là tự bù đắp trang trải cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình (lãi thì hưởng còn lỗ thì tự chịu ) . nên các chủ thể kt phải tính đúng và đủ những chi phí ở đầu vào và tính giá hợp lí ở đầu ra . sự can thiệp của các cơ quan nhà nước vào việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp rất hạn chế .
dung lượng và chủng loại hàng hoá tham gia vào thị trường rất đa dạng và phong phú. Trong nền kt thị trường có sự tham gia của nhiều thành phần kt , có nhiều hàng hoá với mẫu mã đẹp và hiện đại đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong thập kỉ này.
trong nền kt thị trường thì giá cả được xác định ngay trên thị trường nó là kết quả của sự va chạm tác động qua lại giữa cung- cầu , người bán - người mua. ở đây là giá thỏa thuận , giá kinh doanh không phải giá trước đây do nhà nước quy định . người bán muốn bán được hàng hoá với giá cao nhất còn người mua muốn mua với giá thấp nhất , đến khi gặp nhau tại điểm cân bằng thì lượng cung bằng lượng cầu và giá cả được người bán - người mua chấp nhận . đó chính là giá cả thị trường.
Khi tham gia vào thị trường các chủ thể kt tìm mọi cách để có thể dành được các cơ hội kinh doanh thuận lợi nhất nên trong nền kt thị trường thì sự cạnh tranh giữa các chủ thể kt là tất yếu . không chỉ là sự cạch tranh giữa các chủ thể kt mà còn có cả sự cạnh tranh giữa người bán và người mua, qúa trình cạnh tranh diễn ra cả trong sản xuất và lưu thông . từ đó tạo động lực để phát triển nền kt thị trường.
Nền kt vận động theo quy luật vốn có của kt thị trường đó là quy luật giá trị thặng dư , quy luật cạnh tranh , quy luật cung- cầu , quy luật lợi nhuận , quy luật lưu thông...
Nền kt thị trường là một hệ thống mở , lấy trao đổi làm mục đích , trao đổi hàng hoá, hội nhập ktqt với khu vực và thế giới
2. các giai đoạn hình thành và phát triển nền kt thị trường
2.1. gđ quá độ chuyển từ nền kt hàng hoá giản đơn sang kt thị trường :
Sản xuất hàng hoá giản đơn là sản xuất hàng hoá của những người nông dân , thợ thủ công dựa trên cơ sở tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và lao động của chính họ . sản xuất hàng hoá giản đơn phát triển và tồn tại xen kẽ với nền KT tự nhiên trong xã hội phong kiến . sự phát triển của nó đến một trình độ nhất định sẽ tự phát dẫn đến sự ra đời nền KT thị trường . quá trình chuyển KT hàng hoá quá độ lên KT tư bản chủ nghĩa (KT TBCN) bắt đầu diễn ra ở ANH ở thế kỷ XV-XVII diễn ra theo tiến trình KT mang tất yếu sau:
Tiến trình cách mạng trong nông nghiệp : hình thành vùng NN chuyên cach tập chung quy mô lớn tạo ra thị trường cho công nghiệp hoá TBCN .
tiến hành cm trong LLSX , hình thành lao động chuyên môn hoá tạo tiền đề cho sự ra đời của đại công nghiệp TBCN, nâng cao năng suất lao động , phát triển các loại thị trường .
chuyển hình thức TB nhỏ sang hình thức TB lớn tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất.
2.2. GĐ kinh tế thị trường tự do:
Các chủ thể KT tham gia vào thị trường đều mong muốn thu lợi nhuận tối đa. vì vậy mà giữa họ luôn canh tranh lẫn nhau. Cạch tranh là sự ganh đua , sự đấu tranh quyết liệt giữa các chủ thể KT nhằm giành giật những điều kiện kinh doanh thuận lợi về mình để thu lợi nhuận tối đa. trong nền KT thị trường tự do người ta phân chia cạnh tranh thành hai loại : cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạch tranh giữa các ngành .
2.2.1. cạch tranh nội bộ ngành và sự hình thành nên giá trị thị trường:
Là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành,cùng sản xuất ra một loại hàng hoá nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá có lợi hơn để thu lợi nhuận siêu ngạch . với biện pháp : ra sức cải tiến kĩ thuật , tăng năng suất lao động , hạ giá trị cá biệt thấp dưới giá trị xã hội của hàng hoá đó. Kết quả là giá trị cá biệt của nhà tư bản nào được xã hội chấp nhận đó chính là giá trị thi trường .
2.2.2. cạch tranh khác ngành và sự hình thành tỉ suất lợi nhuận bình quân lợi nhuận bình quân , giá cả thị trường: cạnh tranh khác ngành là cạnh tranh giữa các nhà tư bản sản xuất ở những ngành khác nhau .với mục đích : tìm nơi đầu tư có
lợi nhất . nên các chủ thể KT có thể tư do chuyển dịch tư bản vào những ngành sản xuất khác nhau . kết quả là hình thành tỉ suất lợi nhuận bình quân ,lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất. Trong CNTB tự do cạnh tranh, các nhà sản xuất luôn mua và bán hàng hoá theo giá cả sản xuất . do đó họ luôn thu được lợi nhuận bình quân
Vì vậy lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất là quy luật kinh tế của CNTB. Trong đó quy luật lợi nhuận bình quân là hình thức biểu hiện hoạt động cụ thể của quy luật giá trị thặng dư ,còn quy luật giá cả sản xuất là hình thức biểu hiện hoạt động cụ thể của quy luật giá trị .
2.3.GĐ KT thị trường có sự quản lý của nhà nước:
Sự hình thành và phát triển nền KT thị trường có tác động cả hai mặt tới sự phát triển KT : tích cực và tiêu cực . để ngăn ngừa , khắc phục những khuyết tật của thị trường thì trong giai đoạn này nền KT có sự can thiệp của nhà nước , tức là sự quản lý nền KT thị trường. Vai trò KT của nhà nước cần thiết và hết sức quan trọng đối với những nước đang trong thời kì quá độ lên CNXH, có cả việt nam .
Nhằm đảm bảo cho nền KT tăng trưởng ổn định ,đạt hiệu quả cao và đặc biệt là đảm bảo công bằng xã hội.
3. những vấn đề có tính QL khách quan và phổ biến của sự hình thành và phát triển KT thị trường :
3.1.đẩy mạnh phân công lao động xã hội : phân công lao động xã hội là điều kiện hình thành nên nền KT hàng hoá , mà nền KT hàng hoá diến ra với quy mô lớn hơn là nền KT thị trường . vì vậy mà trong nền KT thị trường thì phân công lao động xã hội ngày càng được đẩy mạnh và với tính chất là cơ sở chung của sản xuất hàng hoá không bị mất đi mà trái lại còn phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng .
3.2.đa dạng hoá hình thức sở hữu : đó là sở hữu toàn dân , sở hữu tập thể , sở hữu tư nhân , sở hữu hỗn hợp . Vì vậy mà tồn tại nhiều chủ thể KT độc lập , lợi ích riêng . đó chính là sự tách biệt về KT giữa các nhà sản xuất kinh doanh . nên quan hệ giữa họ chỉ được thực hiện thông qua quan hệ hàng- tiền . trong lịch sử , mỗi PTSX có một hình thức sở hữu TLSX đặc trưng (sở hữu PK,sở hữu TBCN...) . sự xuất hiện của các hình thức sở hữu TLSX do tính chất và trình độ phát triển của các LLSX quy định . LLSX không ngừng vận động , biến đổi làm cho các hình thức sở hữu TLSX cũng không ngừng vận động , biến đổi . hình thức sở hữu là cơ sở thực hiện lợi ích của các chủ thể KT và tác động với nhau trên tất cả các phương diện : tổ chức quản lí, phân phối thu nhập , năng suất....
3.3.phát triển khoa học - kỹ thuật : KHCN được xác định là động lực của CNH,HĐH. KHCN có vai trò quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển KT nói chung , CNH , HDH nói riêng của các quốc gia . trong nền KT thị trường , cạnh tranh là tất yếu ;vì các chủ thể KT muốn thu lợi nhuận tối đa nên họ phải tích cực áp dụng những thành tựu KHCN mới nhất để tăng năng suất lao động sao cho hạ giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội để thu lợi nhuận siêu ngạch . vì vậy mà KHCN trở thành LLSX trực tiếp.
3.4. Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường : trong nền KT thị trường có sự tham gia của nhiều chủ thể KT và nhiều thành phần KT với các loại hình sở hữu khác nhau . vì vậy mà hình thành nên nhiều loại thị trường (hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ , tài chính và tiền tệ, bất động sản , sức lao động , KHCN). để có thể đáp ứng nhu cầu của thị truờng . bên cạnh đó thì các loại thị trường luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau , hỗ trợ hay tác động ngược chiều nhau trong nền KT.
3.5.phát triển KT đối ngoại : xu hướng toàn cầu hoá , quan hệ KT đối ngoại ngày càng phát triển rộng rãi. thực chất của việc mở rộng phát triển KT đối ngoại là việc thu hút vốn đầu tư bên ngoài , tiếp thu nhiều KH- CN hiện đại là việc mở rộng thị trường . trong nền KT thị trường , quan hệ KT giữa các chủ thể KT không chỉ buôn bán trên thị trường trong nước mà còn hướng ra bên ngoài . để có thể tận dụng tối đa các lợi thế so sánh của các quốc gia khác ( về thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu ,nhân công,vị trí địa lý....)
3.6. tăng cường vai trò điều tiết và quản lí của nhà nước :như trong phần giai đoạn hình thành và phát triển nền KT thị trường , ta cũng nói đến nền KT thị trường có sự quản lý của nhà nước là rất quan trọng . đây là tiền đề và điều kiện có tầm quan trọng đặc biệt để đảm bảo ổn định chính trị - kinh tế -xã hội ; các chính sách của nhà nước phải kích thích được động lực KT của các doanh nghiệp ,để các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước yên tâm kinh doanh .Trong điều kiện hiện nay hầu như tất cả các nền KT của các nước trên thế giới đều có sự quản lí của nhà nước để sửa chữa một mức độ nào đó “ những thất bại của thị trường” . nhà nước xây dựng hệ thống đồng bộ để bảo vệ quyền và nghĩa vụ hưởng lợi , lợi ích KT của các chủ thể KT, tôn trọng và thực hiện các thông lệ quốc tế trong quan hệ KT quốc tế . với sự điều tiết và quản lí KT của nhà nước để định hướng cho sự phát triển KT và thực hiện điều tiết các hoạt động KT, đảm bảo cho nền KT tăng trưởng ổn
định .
3.7.phát triển nguồn nhân lực : chúng ta đã biết nhân tố quyết định sự hình thành và phát triển nền KT thị trường là phân công lao động xã hội . mà trong nền KT thị trường phân công lao động xã hội phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. phát triển về chiều sâu là do dưới sự tác động của cuộc CM KHCN , cần có một cơ cấu nguồn nhân lực đồng bộ gồm các lĩnh vực kh tự nhiên ,KH xã hội ,cán bộ nghiên cứu và triển khai công nghệ , cán bộ quản lí , nghiệp vụ kinh tế , cán bộ trong các ngành kinh doanh , công nhân tri thức .... Vì vậy mà nguồn nhân lực ngày càng phát triển gồm những người có tri thức và trình độ cao. để có thể điều hành quản lí nên KT. Có như vậy thì KT thị trường mới ổn định.
II.thực trạng hình thành và phát triển nền KT thị Trường ở việt nam :
1.sự cần thiết khách quan phải hình thành và phát triển nền KT thị trường định
hướng xhcn ở việt nam :
thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta thì KT thị trường tồn tại và phát triển là khách quan và cần thiết .vì:
sự phát triển của sự phân công lao động xã hội .nền KT nước ta hiện nay bao gồm nhiều ngành KT khác nhau , do tác động của CNH,HĐH nền KT đang xuất hiện thêm nhiều ngành nghề mới với trình độ chuyên môn hoá cao hơn . thêm vào đó , chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất trong một số lĩnh vực đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia và mang tính quốc tế . như vậy mặc dù còn ở trình độ thấp hơn các nước phát triển , nhưng phân công lao động trong nền KT nước ta hiện nay đã và đang tạo điều kiện khách quan cho phát triển KT thị trường
nền KT nước ta đang tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tlsx với nhiều hình thức tổ chức sản xuất , kinh doanh. Các doanh nghiệp tồn tại , họat động với tư cách là các chủ thể KT độc lập . trong điều kiện đó , sự trao đổi sản phẩm giữa các chủ thể KT với nhau trên thị trường dưới hình thức H-T là một tất yếu .
thực tiễn lịch sử các nước XHCN trong đó có việt nam , cho thấy một thới đã áp dụng mô hình KT chỉ huy tập trung quan liêu bao cấp, dẫn đến khủng hoảng KT kéo dài . mà nguyên nhân chủ yếu là phủ nhận quan hệ hàng-tiền, phủ nhận KT thị trường. Thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội ở nước ta chỉ có thể thông qua đổi mới để chuyển sang nền KT thị trường . Kết quả sau 20 năm đổi mới, nước ta đã ra khỏi khủng hoảng KT- XH và đưa lại những thắng lợi to lớn . điều này càng khẳng định sự tồn tại và phát triển KT thị trường là khách quan và cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển KT của đất nước
Đảng ta khẳng định :KT hàng hoá không đối lập với CNXH, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại , tồn tại khách quan , cần thiết cho công cuộc xây dựng CNXH và cả khi CNXH được xây dựng song .Đại hội IX chủ trương phát triển nền KT thị trường định hướng XHCN ở việt nam . Đại hội X nhấn mạnh phát triển đồng bộ các loại thị trường và tiếp tục hoàn thiện thể chế KT thị trường định hướng XHCN.
2. Đặc điểm của nền KT thị trường định hướng XHCN ở việt nam :
nền KT thị trường định hướng XHCN ,một mặt vừa có những đặc trưng chung của nền KT thị trường , mặt khác nó được phát triển dựa trên cơ sở và được dẫn dắt chi phối bởi nguyên tắc và bản chất của CNXH . nên có những đặc trưng cơ bản sau :
2.1.về mục tiêu :
Dân giàu, nước mạnh , XH công bằng văn minh. để đạt được mục tiêu đó thì phải giải phóng sức sản xuất , động viên tối đa mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để đẩy mạnh CNH,HĐH , xây dựng cơ sỏ vật chất kỹ thuật của CNXH nâng cao hiệu quả KT-XH.
2.2. về quan hệ KT:
nền KT thị trường bao gồm nhièu thành phần , với nhiều hình thức sở hữu khác nhau về TLSX. Các thành phần KT tồn tại khách quan và là những bộ phận cần thiết của nền KT trong thời kì quá độ lên CNXH , chúng hoạt động trong một cơ cấu KT quốc dân thống nhất . phát triển nền KT nhiều thành phần là một tất yếu đối với nước ta nhằm phát huy mọi nguồn lực KT , nâng cao hiệu quả KT, thức đẩy tăng trưởng và phát triển KT.
Trong cơ cấu KT nhiều thành phần , KT nhà nước giữ vai trò chủ đạo . Việc xác lập vai trò chủ đạo của KT nhà nước là vấn đề có tính nguyên tắc và là sự khác biệt có tình bản chất giữa KT thị trường định hướng XHCN với KT thị trường TBCN .
2.3.Về phân phối thu nhập :
nền KT kết hợp nhiều hình thức phân phối thu nhập , trong đó phân phối theo lao động là chủ yếu . nó bao gồm các hình thức phân phối :PP theo lao động (trong KT nhà nước và KT tập thể ); PP theo vốn , tái sản và các đóng góp ; PP theo giá trị sức lao động ( trong doanh nghiệp TB tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); PP thông qua các quỹ phúc lợi tập thể và xã hội .trong các hình thức phân phối đó , phân phối theo lao động là đặc trưng bản chất của nền KT thị trường định hướng XHCN, nó là hình thức thực hiện về mặt KT của chế độ công hữu . đây là sự khác biệt cơ bản giữa KT thị trường định hướng XHCN với KT thị trường TBCN . phân phối theo lao động là hình thức phân phối chủ yếu trong thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta .
2.4. Về cơ chế vận hành nền KT là cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước
Về hình thức , cơ chế vận hành nền KT nước ta cũng như nhiều nước khác , đó là cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước . nhưng có sự khác biệt về bản chất so với nền KT thị trường TBCN , đó là nhà nước quản lí nền KT không phải là nhà nước tư sản , mà là nhà nước XHCN- nhà nước của dân , do dân và vì dân , dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản việt nam . đây là nhân tố đảm bảo định hướng XHCN trong phát triển nền KT thị trường .
2.5. Về chiến lược phát triển :
nền KT thị trường lấy cơ cấu KT mở , hội nhập để tồn tại và phát triển. thích ứng với cơ cấu KT này là chiến lược thị trường hướng mạnh về xuất khẩu , đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những mặt hàng trong nước xuất khẩu có hiệu quả
3.đánh giá chung về thực trạng KT thị trường ở việt nam :
3.1. Thành tựu :
sau khi việt nam kí kết hiệp định thương mại song phương việt - mĩ thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nước ta bắt đầu tăng lên nhưng chỉ ở mức khiêm tốn . Dưới đây là bảng số liệu :
Tốc độ tăng trưởng (%)
1998 1999 2000 2001 2002
kim ngạch
1/2002e
Dầu thô
-12,8 69,7 67,5 -10,8 -0,5
3 110
Ngoài dầu thô
4,8 16,3 16,1 8,7 9,2
12 990
nông sản
8,4 5,6 -9,8 -5,1 7,1
2 009
Thuỷ sản
4,8 16,3 55,5 20,2 15,3
2 050
Khoáng sản
-8,3 -5,2 2,7 3,1 14,7
130
may mặc
0,2 29,3 8,3 4,4 31,6
2 600
giầy dép
3,7 39,1 5,2 6,5 11,6
1 740
điện tử
23,5 33,8 -23,9 -16,1
500
thủ công mĩ nghệ
-8,4 51,3 40,8 -0,7 34,0
315
hàng hoá khác
2,8 5,8 31,3 25,5 -3,2
3 647
tổng giá trị XK
2,1 23,4 25,4 4,0 7,0
16 100
duy trì được tính ổn định : viễn cảnh KT của việt nam đang có những cải thiện đáng kể . sự cải thiện này nhờ một loạt chính sách và cơ chế đưa nền KT vào một quỹ đạo tăng trưởng trung hạn có tầm cao hơn , kể cả trong điều kiện môi trường bên ngoài còn chưa thuận lợi .khu vực KT ngoài quốc doanh trong nước tiếp tục dẫn đầu về tăng trưởng . ngành chế biến tiếp tục tăng nhanh với khu vực tư nhân trong nước và đầu tư nước ngoài đạt tỉ lệ sản lượng 19% &15% . nguyên nhân của xu hướng này là tỉ lệ doanh nghiệp mới được thành lập đạt mức cao, với mức sản lượng 12% năm sau so với năm trước . điều này phản ánh sự chuyển dịch dần dần của việt nam sang KT thị trường .
trong những năm gần đây do các chính sách phát triển KT của nhà nước XHCN việt nam nên đã thu hút được rất nhiều các nhà đầu tư trong khu vực và thế giới.
3.2 Mặt tồn tại trong nền KT thị trường định hướng xhcn ở việt nam và những nguyên nhân của những mặt tồn tại đó:
3.2.1. KT thị trường còn sơ khai chưa đạt trình độ của nền KT thị trường hiện đại . Do những nguyên nhân sau:
cơ sở vật chất còn ở trình độ thấp , trình độ trang thiết bị kỹ thuật công nghệ ở trong các doanh nghiệp còn lạc hậu và cũ kĩ. Dẫn đến hiệu quả là năng suất thấp ,chất lượng sản phẩm thấp ,chi phí cao ,giá cao . kết quả là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta trên thị trường quốc gia và quốc tế rất kém . theo UNDP ,việt nam đang ở trình độ công nghệ lạc hậu 2/7 của thế giới .lao động thủ công chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số lao động xã hội .
kết cấu hạ tầng (hệ thống giao thông , bến cảng , hệ thống thông tin liên lạc ...) còn lạc hậu , kém phát triển , làm hạn chế giao lưu KT giữa các vùng trong nước , giữa trong và ngoài nước .
do cơ sỏ vật chất kỹ thuật còn ở trình độ thấp làm cho phân công lao động kém phát triển , sự chuyển dịch cơ cấu KT chậm . Nền KT nước ta chưa thoát khỏi nền KT nông nghiệp sản xuất nhỏ . Nông nghiệp vẫn sử dụng khoảng 70% lực lượng lao động , nhưng chỉ sản xuất khoảng 26%GDP, các ngành KT công nghiệp cao chiếm tỉ trọng thấp.
3.2.2. thị trường dân tộc thống nhất đang trong quá trình hình thành nhưng chưa đồng bộ :
thị trường hàng hoá tiêu dùng &dịch vụ :đã được hình thành nhưng còn hạn hẹp và còn nhiều hiện tượng tiêu cực (hàng giả ,hàng nhập lậu , hàng nhái nhãn hiệu vẫn làm rối loạn thị trường ).
thị trường hàng hoá sức lao động mới manh nha , nét nổi bật của thị trường này là sức cung về lao động lành nghề nhỏ hơn cầu rất nhiều , trong khi đó cung về sức lao động giản đơn lại vượt quá xa cầu , thị trường hoạt động chỉ mang tính tự phát, tỉ lệ người tham gia vào thi trường còn thấp 10% , năng lực cạnh tranh còn thấp do tay nghề thấp .
thị trường tài chính &tiền tệ : đang trong quá trình hình thành , nên hoạt động mang tính quá độ từ KT kế hoạch hoá tập trung sang KT thị trường , giao dịch tiền mặt chiếm phần lớn. Các yếu tố được hình thành chưa đồng bộ , hệ thống pháp luật để hướng dẫn quản lí chưa hoàn thiện & đang thiếu đồng bộ .
thị trường bất động sản: mới được hình thành nên tính nhậy cảm còn rất cao , liên quan động chạm tới mọi dân cư , thành phần KT , 70% là giao dịch ngầm , giá cả đang biến động thất thường (năm 200-2002 giá địa ốc tăng với tốc độ phi mã và lắng dần xuống 2006 , năm 2003 giao dịch điạ ốc thành công giảm 28% năm 2004 giảm 56% , năm 2005 giảm 78% , đầu năm 2007 tăng 20%-30% )
thị trường KHCN: xuất hiện một số hình thức và thương mại hoá , ở việt nam chưa được hình thành . vì chưa thiết lập quan hệ cung-cầu đối với sản phẩm KHCN , vì vậy việt nam không gia nhập thị trường này vào thị trường khoa học thế giới .
3.2.3 nhiều thành phần KT tham gia vào thị trường: trên thị trường tồn tại nhiều loại hình sản xuất hàng hoá giản đơn với quy mô lớn(doanh nghiệp ,CTY) sản xuất XHCN( KT nhà nước , hợp tác xã ); sản xuất TBCN (doanh nghiệp tư nhân CTY tư nhân )., trong đó sản xuất hàng hoá nhỏ phân tán còn phổ biến . vì vậy có nhiều loại hình quy luật chi phối : QLKT TBCN,QLKT XHCN, QL sản xuất hàng hoá nhỏ. Song vẫn vẫn tuân thủ những yêu cầu của các QLKT thị trường, tạo tính phức tạp trong quan hệ KT quản lí điều hành KT vĩ mô của nhà nước .
3.2.4. khả năng mở cửa hội nhập gắn thị trường khu vực với thị trường thế giới còn hạn chế :
khả năng phát huy lợi thế so sánh cuả việt nam trong khu vực và thế giới còn hạn chế . hiện tại việt nam có 3 lợi thế : tài nguyên , nhân công & vị trí điạ lí nhưng phát huy chưa có hiệu quả .
xuất nhập khẩu :nước ta đang trong tình trạnh nhập siêu vì xuất khẩu của ta chỉ là sản phẩm thô nên giá trị xuất khẩu thấp . ( nhập siêu : 8% năm 2000 ; 14%năm 2005; 12,1%năm 2006). Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của việt nam so với một số quốc gia : (%)
quốc gia
thập kì 80
thập kỉ 90
trung quốc
12,1
17,5
ấn độ
6,0
13,6
indonexia
1,4
7,7
chdcnd lào
--
15,7
malaisia
10,7
12,5
pakistan
8,8
5,2
philippin
4,0
8,1
thái lan
14,1
10,8
việt nam
--
27,4
Nguồn : ngân hàng thế giới
3.2.5.quản lý nhà nước về KT-XH còn yếu kém :
chưa khắc phục tình trạng chồng chéo về chức năng nhiệm vụ giữa các bộ ngành , cơ quan chính quyền cửa các tỉnh,thành phố, địa phương
quản lí nhà nước về KT nặng về kiểm tra ,xử lý nhiều hơn là hỗ trợ và tạo điều kiện cho hoạt đông kinh doanh của các doanh nghiệp .
cải cách hành chính còn chậm , trong khi đó tình trạng tham nhũng lãng phí tài sản của nhà nước ở mức độ nghiêm trọng . ta có bảng số liệu sau :
Quốc gia
Thu
TK80 TK90
Chi
TK80 TK90
Thâm hụt tài khoá
TK80 TK90
trung quốc
19,3 12,7
21,9 14,6
-2,7 -1,8
ấn độ
12,7 10,2
19,0 16,5
-6,3 -6,3
indonexia
17,1 16,7
19,5 17,4
-2,5 -0,7
chđcn lào
5,3 40,4
12,0 70,3
-6,7 -29,9
malaisia
24,9 22,8
30,5 23,5
-5,6 -0,8
pakistn
20,4 19,0
29,1 26,6
-8,7 -7,6
philippin
14,2 17,4
16,8 19,1
-2,6 -1,7
thái lan
16,5 17,0
16,0 16,0
0,5 0,0
việt nam
13,7 18,2
21,9 21,9
-8,1 -3,4
Thu ,chi và thâm hụt tài khoá ở các quốc gia và trong các thập kỉ khác nhau (%)
Nguồn :ngân hàng phát triển châu á
III. một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy quá trình hình thành nền KT thị trường định hường XHCN ở việt nam :
Từ khi đổi mới (năm 1986), nước ta đã từng bước chuyển sang nền KT thị trường . nhưng đến nay , nền KT thị trường nước ta cũng đã đạt được một số thành tựu song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiéu hạn chế . mặt khác nền KT nước ta còn chịu tác động bởi quá trình từ KT tự cấp , tụ túc lên KT thị trường , từ cơ chế KT kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế KT thị trường . để thoát khỏi tình trạng và đẩy nhanh phát triển nền KT thị trường định hướng XHCN . dưới đây là các giảu pháp chủ yếu:
1. phân công lại lao động xã hội đi đôi với chuyển dịch cơ cấu KT:
Cơ cấu KT là một cấu trúc nền KT gồm : các ngành KT , thành phần KT vùng KT ...được sắp xếp trong một tổng thể thống nhất gắn bó hữu cơ với nhau . Cơ cấu KT hiện đại là cơ cấu trong đó ngành dịch vụ tăng nhanh ,sau đó là công nghiệp và cuối cùng là nông nghiệp . Cơ cấu KT hợp lí ở việt nam là cơ cấu công -nông nghiệp -dịch vụ gắn với phân công và hợp tác quốc tế sâu rộng . Vì vậy phân công lao động phải đi đôi với chuyển dịch cơ cấu KT.
2.nhất quán với chính sách KT nhiều thành phần :
mục tiêu: để duy trì tính độc lập tương đối về KT giữa các chủ thể KT , từ đó phát triển quan hệ hàng -tiền
biện pháp:
khẳng định tính chiến lược của chính sách KT nhiều thành phần .
tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp , không phân biệt thành phần KT . có nghĩa là tất cả các thành phần KT đều bình đẳng trước pháp luật , đều được khuyến khích phát triển .
xoá bỏ sự phân biệt đối sử về mặt xã hội giữa các thành phần KT.
Tiếp tục sắp xếp ,đổi mới,nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước . tạo điều kiện để KT nhà nước vươn lên làm tốt vai trò chủ đạo . tạo động lực phát triển có hiệu quả các loại hình KT tập thể . phát triển mạnh mẽ các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân
3. Đẩy mạnh CNH-HĐH , ứng dụng KHCN hiện đại trên cơ sở đó đẩy mạnh phân công lao động xã hội :
Mục tiêu :nhằm thúc đẩy phân công lao động xã hội , nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm , tăng sức cạnh tranh của hàng hoá , của doanh nghiệp và của toàn bộ nền KT trên thị trường trong nước và quốc tế
Biện pháp : cần đẩy mạnh việc xây dựng cơ cấu KT theo hướng hiện đại và hợp lí , trang bị kỹ thuật và công nghệ cho các ngành KT quốc dân dựa trên cơ sở áp dụng những thành tựu của KH&CN hiện đại và tiếp cận chuyển dịch công nghệ từ các nước phát triển . vì vậy các doanh nghiệp cần tăng cường tích luỹ vốn , đào tạo nguồn nhân lực .
4. hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường :
mục tiêu : trong nền KT thị trường , hấu hết tất cả các nguồn lực KT đều thông qua thị trường mà được phân bố vào các ngành , các lĩnh vực của nền KT một cách tối ưu .
biện pháp :
phát triển đồng bộ các loại thị trường bộ phận : hàng hoá và tiều dùng, sức lao động , tài chính cà tiền tệ , bất động sản , khoa học và công nghệ.
Tạo được sự cân đối , liên kết giữa các thị trường bộ phận , tránh tình trạng : thị trường đầu ra phát triển nhanh nhưng thị trường đầu vào chưa theo kịp .
5.mở rộng và nâng cao hiệu quả KT đối ngoại :
mục tiêu : trong điều kiện hiện nay , chỉ có mở cửa KT , hội nhập vào KT khu vực và thế giới , mới có thể thu hút được vốn , kỹ thuật và công nghệ hiện đại để khai thác tiềm năng và thế mạnh của đất nước nhằm phát triển KT .
nguyên tắc : bình đẳng cùng có lợi
tôn trọng độc lập chủ quyền
không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
phương châm : đa dạng hoá về hình thức KT đối ngoại và đa phương hoá
trong quan hệ thị trường
hướng trọng tâm : đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài
6.giữ vững ổn định chính trị , hoàn thiện hệ thống pháp luật :
mục tiêu: tạo yếu tố chính trị và pháp luật thuận lợi đảm bảo sự ổn định sự an toàn cho nhà đầu tư . tạo một khuôn khổ pháp lí : nhà nước quản lí nền KT thị trường và các doanh nghiệp trong nền KT thị trường .
biện pháp : hoàn trỉnh các bộ luật và bổ sung các luật còn thiếu , đặc biệt những bộ luật : cạnh tranh , lao động , đất đai , thị trường chứng khoán , ngân hàng sở hữu trí tuệ , phá sản ...
7. xoá bỏ triệt để cơ chế KT kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp , hoàn thiện cơ chế quản lí của nhà nước :
chuyển phương thức quản lí KT hành chính , mệnh lệnh sang luật pháp và chính sách .
phân định rõ chức năng quản kí vĩ mô của nhà nước với chức năng sở hữu tài sản công và chức năng sở hữu doanh nghiệp
chuyển từ kế hoạch hoá chỉ tiêu hiện vật sang kế hoạch hoá mang tính định hướng là chính .
Đổi mới cơ chế tài chính đối với doanh nghiệp: chuyển cơ chế giao nộp cấp phát sang cơ chế doanh nghiệp tự chủ , tự chịu trách nhiệm về tài chính .
8. sự nghiệp phát triển giáo dục :
chuẩn hoá : là tiêu chuẩn của CNH , văn minh ,hiện đại . chuẩn hoá nhà trường theo hướng giáo dục toàn diện con người và phát triển người bền vững . mọi thứ từng bước , từng phần phải đạt chuẩn , lúc đầu đạt chuẩn quốc gia , sau là phải đạt chuẩn quốc tế .
Hiện đại hoá: trước hết là chương trình giáo dục , SGK phải được hiện đại hoá ngày nay nói đến hiện đại hoá giáo dục không thể không nói đến tin học hoá , sử dụng INTERNET .
Dân chủ hoá : cần phân biệt ba khái niệm dân chủ hoá giáo dục , dân chủ hoá nhà trường , dân chủ hoá quản lý giáo dục . dân chủ hoá giáo dục trước hết thể hiện ở chủ trương giáo dục cho mọi người , xoá mù chữ từng bước phổ cập từ thấp lên cao , đem trí tuệ cho mọi người .dân chủ hoá giáo dục đi liền với công bằng xã hội trong giáo dục . Dân chủ hoá là tinh thần cốt yếu của thời đại ngày nay
Xã hội hoá giáo dục : sự nghiệp giáo dục không phải là của nhà nước mà là của toàn xã hội , mọi người đều cùng làm giáo dục . xã hội hoá giáo dục nâng cao trách nhiệm của mọi người đối với thế hệ sau , tạo một môi trường giáo dục tốt đẹp của cả xã hội , gia đình và nhà trường . xã hội hoá giáo dục cũng tăng thêm nguồn lực khác ,._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- U0009.doc