Nợ nước ngoài ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

1 MỤC LỤC trang PHẨN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.........................................................................................3 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU...................................................4 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................4 4. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VIỆC QUẢN LÝ NỢ NƯỚC

pdf70 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4799 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Nợ nước ngoài ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGOÀI Ở VIỆT NAM................................................................................................................5 1.1. TỔNG QUAN VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI .............................................................5 1.1.1. Định nghĩa về nợ nước ngoài..........................................................................5 1.1.2. Phân loại nợ nước ngoài .................................................................................6 1.1.3. Phân loại các nước theo mức độ nợ nước ngoài ..............................................7 1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá nợ nước ngoài ...............................................................8 1.1.5. Vai trò của nợ nước ngoài ..............................................................................9 1.2. KHỦNG HOẢNG NỢ VÀ VIỆC QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI ................10 1.2.1. Định nghĩa về khủng hoảng nợ .....................................................................10 1.2.2. Việc quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam.......................................................11 1.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ................14 1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý nợ nước ngoài ...........................................14 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho việc Việt Nam trong việc vay và quản lý nợ quốc tế ......................................................................................................................16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM..............................................................................................................19 2.1. TÌNH HÌNH VAY NỢ VAY NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM ...................19 2.1.1. Các phương thức vay nợ chủ yếu của Việt Nam ...........................................19 2.1.2. Tình hình vay nợ nước ngoài của Việt Nam .................................................23 2.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM ....................26 2.2.1. Cơ chế quản lý nợ ........................................................................................26 2.2.2. Đánh giá về tình hình nợ nước ngoài tại Việt Nam ......................................27 2.2.3. Hiệu quả sử dụng nợ vay ..............................................................................29 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM ....31 2.3.1. Những thành tựu nổi bật của công tác quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam....31 2.3.2. Một số tồn tại trong quản lý nợ nước ngoài ..................................................32 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại ....................................................................35 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................37 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT VÀ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM..................................................38 3.1. CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN NỢ VAY NƯỚC NGOÀI ....................................................................................................................38 2 3.1.1. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững .......................................38 3.1.2. Gia tăng dự trữ ngoại hối..............................................................................38 3.1.3. Gia tăng dự trữ ngoại hối..............................................................................39 3.2. CÁC GIẢI PHÁP LÀM GIẢM CHI PHÍ VAY NỢ .......................................40 3.2.1. Chính sách tỷ giá hối đoái ............................................................................40 3.2.2. Ổn định lạm phát ..........................................................................................40 3.2.3. Thay đổi hình ảnh Việt Nam trên thị trường thế giới ....................................41 3.3. CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG VỐN VAY HIỆU QUẢ ..................................43 3.3.1. Kiểm soát nợ nước ngoài..............................................................................43 3.3.2. Các biện pháp nhằm sử dụng nợ nước ngoài có hiệu quả ..............................44 3.4. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NỢ VAY NƯỚC NGOÀI...............................45 3.5. CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ ............................................................................46 3.5.1. Ổn định môi trường thể chế ..........................................................................46 3.5.2. Cải thiện môi trường đầu tư..........................................................................46 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................47 KẾT LUẬN .............................................................................................................48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................49 PHỤ LỤC 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm qua nước ta liên tục đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đó không chỉ dựa vào yếu tố nội sinh, mà còn có sự tác động của yếu tố bên ngoài. Để đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong điều kiện tiết kiệm trong nước còn hạn chế, các nước đang phát triển thường thu hút các nguồn vốn nước ngoài bằng nhiều cách khác nhau, trong đó vay nợ là một phương thức phổ biến. Vay nợ nước ngoài bao gồm vay nợ dưới hình thức vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) có tính chất ưu đãi và vay thương mại theo các điều kiện thị trường. Chính nguồn vốn bổ sung từ bên ngoài đã giúp nhiều quốc gia khắc phục tình trạng chậm phát triển và chuyển sang phát triển bền vững. Nợ nước ngoài phải được sử dụng một cách có hiệu quả để đáp ứng các nhu cầu đầu tư, đồng thời phải thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng, nhằm tạo nguồn vốn trả nợ, đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên, cũng có không ít quốc gia không những không cải thiện được một cách đáng kể tình hình kinh tế mà còn lâm vào tình trạng nợ nần, khủng hoảng nợ và kinh tế suy thoái. Nguyên nhân của những thất bại trong việc vay nợ nước ngoài cũng có rất nhiều, trong đó phải kể đến buông lỏng quản lý nợ nước ngoài. Chính vì vậy chính sách quản lý nợ nước ngoài là một bộ phận thiết yếu trong chính sách tài chính quốc gia. Vấn đề quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu từ năm 1993 khi nước ta chính thức thiết lập lại quan hệ hợp tác đa phương với các tổ chức tín dụng lớn trên thế giới như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Song, cũng từ đó các cam kết hỗ trợ vốn ODA của các nước công nghiệp phát triển và các tổ chức tín dụng quốc tế cho nước ta ngày càng tăng dần về số lượng vay, số khoản vay, tính đa dạng của hình thức vay và trả nợ, vì thế việc theo dõi và quản lý nợ nước ngoài cũng trở nên ngày càng bức thiết. Tính cấp thiết của việc đổi mới quản lý nợ nước ngoài cũng xuất phát từ việc tăng cường hội nhập của nền kinh tế Việt Nam và quá trình toàn cầu hoá. Năm 2006, nước ta chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đánh dấu một cột mốc quan trọng vào quá trình hội nhập quốc tế sâu, rộng của nước ta. Tăng cường hội nhập với nền kinh tế thị trường toàn cầu, đặc biệt là các cam kết mở cửa dịch vụ tài chính của Chính phủ, sẽ đem lại cho các doanh nghiệp Việt Nam khả năng tiếp cận với các nguồn tín dụng quốc tế. Đối với hệ thống quản lý nợ nước ngoài, điều này cũng có ý nghĩa việc ứng dụng các phương pháp, kỹ thuật và kỹ năng phân tích nợ trong nền kinh tế thị trường để cập nhật, giám sát và kiểm tra được việc vay và trả nợ nước ngoài trở nên hết sức bức thiết. Đặc biệt do kinh nghiệm và thực tiễn quản lý nợ nước ngoài trong nền kinh tế thị trường của nước ta chưa có nhiều và hệ thống quản lý nợ nước ngoài còn đang trong quá trình hoàn thiện, nên nhu cầu nghiên cứu và xây dựng năng lực về mặt này càng lớn. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các chuyên gia kinh tế, năm nay thế giới sẽ phải gánh lấy những hậu quả to lớn do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra. Việt Nam là một thành phần trong 4 “guồng máy” kinh tế toàn cầu, do đó sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều bởi cuộc khủng hoảng này gây ra. Khủng hoảng là một đề tài rộng lớn và có nhiều tác động đến nhiều nước, không chỉ ở mặt kinh tế mà ở các mặt xã hội, văn hoá, y tế, giáo dục… Có thể nói khủng hoảng kinh tế là một mãng vấn đề được cấu thành bởi nhiều khía cạnh khác nhau. Và khủng hoảng nợ là một trong nhiều bộ phần cấu thành nên khủng hoảng kinh tế. Để đảm bảo không rơi vào khủng hoảng nợ như các Mỹ Latinh trong thập niên những năm 80, đòi hỏi Chính phủ phải có những biện pháp quản lý hiệu quả các nguồn vốn vay nước ngoài. Chúng tôi nhận thấy rằng nợ nước ngoài có thể xem như là một “con dao hai lưỡi”, vừa giúp các nước đang “thiếu vốn” tăng cường và đẩy mạnh phát triển kinh tế, nhưng nếu các nước sử dụng không hợp lý “nguồn vốn ngoại sinh” đó sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế bền vững. Do đó, một vấn đề bức thiết đặt ra lúc này là đòi hỏi Chính phủ phải có những “bước đi” hợp lý, đặc biệt trong việc vay, quản lý và trả nợ nước ngoài để tránh “bước nhầm những vết xe đã đổ” của các nước đi trước. Với tính cấp thiết của vấn đề nên chúng tôi đã chọn đề tài “Nợ nước ngoài ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” làm công trình nghiên cứu khoa học sinh viên của chính mình. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song chúng tôi cũng không thể nào tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được được sự góp ý chân thành của thầy cô và bạn đọc nhằm giúp cho đề tài được hoàn thiện hơn. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung vào việc nghiên cứu hệ thống quản lý nợ hiện hành và phân tích thực trạng quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam thông qua các chỉ số kinh tế và chỉ số nợ nước ngoài trên giác độ vĩ mô. Mục đích nghiên cứu: phạm vi nghiên cứu chủ yếu của đề tài tập trung vào công tác quản lý nợ nước ngoài, các biến số và các chính sách có ảnh hưởng đến tính bền vững của nợ nước ngoài giai đoạn 1995-2008. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:  Thu nhập thông tin từ các nguồn cung cấp khác nhau.  Thống kê, tổng hợp những thông tin thu thập được.  Phân tích những thông tin thu thập được. Từ đó đưa ra những kết luận cụ thể cho từng vấn đề ở mỗi thời kỳ.  Trong đó, phương pháp chính là thống kê: mô tả và phân tích phù hợp mục tiêu nghiên cứu. 4. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương:  Chương 1: Tổng quan về việc quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam.  Chương 2: Thực trạng về việc quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam.  Chương 3: Các giải pháp nhằm tăng cường giám sát và quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam. Đồng thời sau mỗi chương chúng tôi đều rút ra kết luận để giúp cho người đọc có thể nắm được những vấn đề chung nhất ở mỗi chương. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VIỆC QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 1.1. TỔNG QUAN VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI 1.1.1. Định nghĩa về nợ nước ngoài Nợ nước ngoài là một khái niệm rộng lớn, chứa đựng nhiều yếu tố khác nhau. Do đó để hiểu được khái niệm nợ nước ngoài, chúng ta cần phải tìm hiểu một số khái niệm cơ bản.  Nợ là lượng tiền mà một công ty hoặc một cá nhân nợ một tổ chức hoặc một cá nhân khác. Nợ phát sinh từ việc vay tiền để mua hàng hoá, dịch vụ và các tài sản tài chính khác. Một khoản nợ được tạo ra khi người cho vay đồng ý cho người đi vay một lượng tài sản nhất định.  Nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định không thể thu hồi lại được và bị xoá sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của chủ nợ. Với hai khái niệm cơ bản trên chúng ta có thể đi vào tìm hiểu thế nào là nợ nước ngoài? Vậy thì một câu hỏi đặt ra lúc này là tại sao chúng ta phải tìm hiểu khía cạnh nợ xấu trong nợ nước ngoài. Bởi lẽ chúng tôi muốn đi sâu nghiên cứu nợ nước ngoài dưới giác độ “nợ không an toàn”. Lịch sử kinh tế thế giới là một minh chứng hùng hồn nhất cho tấm thảm kịch nợ không an toàn, đó là các cuộc khủng hoảng nợ xảy ra ở một số khu vực trên thế giới. Hơn nữa, trong những năm vừa qua thế giới đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Theo nhận định của nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế, năm 2009 là một năm đầy những khó khăn và thử thách cho kinh tế thế giới do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, trong đó khủng hoảng nợ là một bộ phận cấu thành khủng hoảng kinh tế. Theo khoản 8 điều 2 quy chế vay và trả nợ nước ngoài (Ban hành kèm theo Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 1 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ) thì: “Nợ nước ngoài của quốc gia là số dư của mọi nghĩa vụ hiện hành (không bao gồm nghĩa vụ nợ dự phòng) về trả nợ gốc và lãi tại một thời điểm của các khoản vay nước ngoài tại Việt Nam. Nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm nợ nước ngoài của khu vực công và nợ nước ngoài của khu vực tư nhân”. Như vậy, theo cách hiểu này nợ nước ngoài là tất cả các khoản vay mượn của tất cả các pháp nhân Việt Nam đối với nước ngoài và không bao gồm nợ của các thể nhân (nợ của cá nhân và hộ gia đình). Trong cuốn Thống kê nợ nước ngoài: Hướng dẫn tập hợp và sử dụng do nhóm công tác liên ngành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì khái niệm nợ nước ngoài được hiểu như sau: “Tổng nợ nước ngoài tại bất kỳ thời điểm nào là số dư nợ của các công nợ thường xuyên thực tế, không phải công nợ bất thường, đòi hỏi bên nợ phải thanh toán gốc và/hoặc lãi tại một (số) thời điểm trong tương lai, do đối tương cư trú tại một nền kinh tế nợ đối tượng không cư trú”. Theo khái niệm này, khái niệm nợ nước ngoài không tách rời khái niệm đối tượng cư trú. Như vậy xét về bản chất không có sự khác biệt đáng kể trong định nghĩa nợ nước ngoài của quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên định nghĩa về nợ nước ngoài của quốc tế rõ ràng hơn. Khái niệm nợ nước ngoài của quốc tế về cơ bản mang ý nghĩa thống kê và nhất quán với Hệ thống thống kê tài khoản quốc gia (SNA). Để đảm bảo tính nhất quán trong cách phân loại nợ nước ngoài, trong phần dưới đây chúng tôi sử dụng phần định nghĩa chuẩn quốc tế về nợ nước ngoài. 6 1.1.2. Phân loại nợ nước ngoài Việc phân loại nợ nước ngoài có một vai trò quan trọng trong việc công tác theo dõi, đánh giá và quản lý nợ có hiệu quả.  Phân loại theo chủ thể đi vay: nợ công và nợ tư nhân được Chính phủ bảo lãnh và nợ tư nhân. Nợ công và nợ tư nhân được Chính phủ bảo lãnh Nợ công được định nghĩa là các nghĩa vụ nợ của các khu vực công và bao gồm nợ của khu vực công cùng với nợ của khu vực tư nhân được khu vực công bảo lãnh. Nợ nước ngoài của khu vực tư nhân được công quyền bảo lãnh được xác định là các công nợ nước ngoài của khu vực tư nhân mà dịch vụ trả nợ được bảo lãnh theo hợp đồng bởi một đối tượng thuộc khu vực công cư trú tại cùng một nền kinh tế với bên nợ đó. Nợ tư nhân Loại nợ này bao gồm nợ nước ngoài của khu vực tư nhân không được khu vực công của nền kinh tế đó bảo lãnh theo hợp đồng. Về bản chất đây là các khoản nợ do khu vực tư nhân tự vay, tự trả.  Phân loại theo thời hạn vay: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn là loại nợ có thời gian đáo hạn từ một năm trở xuống. Vì thời gian đáo hạn ngắn, khối lượng thường không đáng kể, nợ ngắn hạn thường không thuộc đối tượng quản lý một cách chặt chẽ như nợ dài hạn. Tuy nhiên nếu nợ ngắn hạn không trả được sẽ gây mất ổn định cho hệ thống ngân hàng. Đặc biệt khi tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nợ có xu hướng tăng phải hết sức thận trọng vì luồng vốn rút ra đột ngột có thể gây bất ổn cho nền tài chính quốc gia. Nợ dài hạn Nợ dài hạn là những công nợ có thời gian đáo hạn gốc theo hợp đồng hoặc đã gia hạn kéo dài trên một năm tính từ ngày ký kết vay nợ cho tới ngày đến hạn khoản thanh toán cuối cùng. Nợ dài hạn là loại nợ được quan tâm quản lý nhiều hơn do khả năng tác động lớn đến nền tài chính quốc gia.  Phân loại theo loại hình vay: vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay thương mại  Vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Theo định nghĩa của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), hỗ trợ phát triển chính thức bao gồm các chuyển khoản song phương (giữa các Chính phủ) hoặc đa phương (từ các tổ chức quốc tế cho Chính phủ), trong đó ít nhất 25% tổng giá trị chuyển khoản là cho không. Tính ưu đãi của vay hỗ trợ phát triển chính thức. Vay hỗ trợ phát triển chính thức là loại nợ có nhiều điều kiện ưu đãi, ưu đãi về lãi suất, về thời gian trả nợ và thời gian ân hạn. Lãi suất của vay hỗ trợ phát triển chính thức thấp hơn nhiều so với vay thương mại. Thời gian cho vay hỗ trợ phát triển chính thức dài (có thể từ 10, 15 hay 20 năm) và thời gian ân hạn dài, do vậy các nước đang phát triển thường hướng tới và tận dụng tối đa nguồn vốn này cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, vay hỗ trợ phát triển chính thức cũng có những mặt trái của nó. Tính ưu đãi của vay hỗ trợ phát triển chính thức rất rõ rệt, bên cạnh đó, việc vay nợ hỗ trợ 7 phát triển chính thức đôi khi kèm theo những điều kiện ràng buộc khiến cái giá phải trả tăng lên đáng kể. Vay thương mại Khác với vay hỗ trợ phát triển chính thức, vay thương mại không có ưu đãi cả về lãi suất và thời gian ân hạn, lãi suất vay thương mại là lãi suất thị trường tài chính quốc tế và thường thay đổi theo lãi suất thị trường. Chính vì vậy, vay thương mại thường có giá khá cao và chứa đựng nhiều rủi ro. Việc vay thương mại của Chính phủ phải được cân nhắc hết sức thận trọng và chi quyết định vay khi không còn cách nào khác.  Phân loại nợ theo chủ thể cho vay: nợ đa phương và nợ song phương. Nợ đa phương đến chủ yếu từ các cơ quan của Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các ngân hàng phát triển trong khu vực, các cơ quan đa phương như OPEC1 và liên chính phủ. Trong khi đó, nợ song phương đến từ Chính phủ một nước như các nước thuộc tổ chức OECD2 và các nước khác hoặc đến từ một tổ chức quốc tế nhân danh một Chính phủ duy nhất dưới dạng hỗ trợ tài chính, viện trợ nhân đạo bằng hiện vật 1.1.3. Phân loại các nước theo mức độ nợ nước ngoài Nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước nghèo phải vay của nước ngoài để có tiền trang trải cho đầu tư phát triển đất nước và một phần để tiêu dùng, ngoài ra còn một số trường hợp đặc biệt, như phải chi dùng cho chiến tranh. Các khoản nợ thường từ việc vay vốn từ bên ngoài, từ cán cân thương mại quốc gia (trị giá xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ < trị giá nhập khẩu của hàng hoá và dịch vụ). Theo quy luật thị trường, khi vay nợ thì phải có nghĩa vụ trả nợ, gồm nợ gốc và lãi suất của khoản nợ gốc đó. Nếu không trả được nợ, sẽ đưa đất nước đến vỡ nợ và chẳng có nước nào hoặc các tổ chức quốc tế thích tiếp tục cho vay, tiếp tục phát triển quan hệ buôn bán, đầu tư vào các nước có tỷ lệ nợ cao (ngoài trừ trường hợp chính trị, hoặc sự ràng buộc của các hiệp định song phương, đa phương đã ký kết trước đây). Để đánh giá mức độ nợ của các quốc gia, Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa ra một số tiêu chuẩn để đánh giá nợ nước ngoài của các quốc gia đó: Căn cứ vào GNI3 bình quân đầu người, chia các nước ra thành một số nhóm: Các nước có thu nhập thấp (dưới 761 USD/năm), các nước có thu nhập trung bình thấp (từ 761 đến 3030 USD/năm), các nước có thu nhập trung bình cao (từ 3031 đến 9360 USD/năm), các nước có thu nhập cao (trên 9360 USD/năm). Các nước có thu nhập cao thì khả năng trả nợ cao, hoặc không là nước đi vay mà còn là nước cho vay. Căn cứ vào khả năng thanh toán, thì chia ra: Các nước có khả năng thanh toán là đảm bảo việc trả nợ gốc khi đến hạn và trả nợ lãi đều đặn; các nước không có khả năng thanh toán là các nước không trả được nợ gốc khi đến hạn, do đó phải thương lượng lại cơ cấu nợ, tiến độ trả nợ và kèm theo một ân hạn trong thời gian đó. Thậm chí có nhũng nước không có khả năng trả nợ, dẫn đến vỡ nợ và các nước chủ nợ không có cách nào khác ngoài việc xoá nợ, như một số nước châu Phi đã được nhóm nước G84 phải xoá nợ tới trên 30 tỷ USD. 1 Tổ chức các Quốc gia Xuất khẩu Dầu mỏ - Organization of Petroleum Exporting Countries. 2 Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - Organization for Economic Co-oporation and Development. 3 Tổng thu nhập quốc dân – Gross national income. 4 Nhóm tám nước, gồm: Hoa Kỳ, Nhật, Đức, Pháp, Anh, Italia, Canada và Nga. 8 Bảng 1.1: Đánh giá theo mức độ nợ của các quốc gia (%) Phân loại các nước Nợ/GNI Nợ/Xuất khẩu (XK) Chi phi trả nợ/XK Chi phí trả nợ/GNI Lãi/XK Nợ quá nhiều >50 >275 >30 >4 >20 Nợ vừa phải 30 - 50 165 - 275 18 - 30 4 12 - 20 Nợ ít <30 <165 <18 <4 <12 Nguồn: Tổng Cục thống kê Việc phân loại theo mức độ nợ này có chủ ý chỉ ra rằng các nước nếu rơi vào các nước nợ quá nhiều thì khả năng trả nợ là rất khó khăn, thậm chí trong đó các nước không có khả năng trả nợ. Liên Hợp Quốc đã lập danh sách các nước nghèo, nợ nần quá nhiều (HIPCs) trên toàn thế giới, bao gồm 24 nước, hầu hết ở châu Phi và một số nước ở khu vực Mỹ Latinh. Với không ít nước thuộc nhóm nợ vừa phải, nhưng cũng không có khả năng thanh toán, thì các nhà tài chính và ngân hàng của các nước này phải thay mặt Chính phủ để đi thương lượng nhằm kéo dài thời gian trả nợ, có thể xin giảm bớt lãi suất… 1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá nợ nước ngoài Khác với nợ trong nước của các pháp nhân và thể nhân, nợ nước ngoài của Chính phủ nói riêng hay nợ quốc gia nói chung luôn nhận được sự quan tâm, chú ý không chỉ là những cơ quan, cá nhân trong nước mà còn có cả các cơ quan, tổ chức nước ngoài, bởi lẽ nợ nước ngoài có ảnh hưởng trực tiếp đến nền tài chính quốc gia. Hơn nữa đây là một trong nhiều chỉ tiêu được các vị lãnh đạo đặc biệt quan tâm trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động như hiện nay, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Các chỉ số đánh giá nợ nước ngoài được xây dựng thành hệ thống nhằm xác định mức độ nghiêm trọng của nợ nước ngoài đối với an nình tài chính quốc gia. Cũng cần lưu ý là các nhóm chỉ tiêu đánh giá về nợ nước ngoài, trong đó nợ nước ngoài của Chính phủ là chủ yếu, còn nợ của khu vực tư nhân được công quyền bảo lãnh hầu như không đáng kể. 1.1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ nợ nước ngoài Để đánh giá mức độ nợ của nước ngoài, các chỉ tiêu thường được các tổ chức quốc tế thường dùng là:  Khả năng hoàn trả nợ vay nước ngoài Tổng nợ/Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá dịch vụ: Chỉ tiêu này biểu diễn tỷ lệ nợ nước ngoài bao gồm nợ tư nhân, nợ được Chính phủ bảo lãnh trên thu nhập xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ. Ý tưởng sử dụng chỉ tiêu này là nhằm phản ánh nguồn thu xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ là phương tiện mà một quốc gia có thể sử dụng để trả nợ nước ngoài. Những khó khăn khi sử dụng chỉ tiêu này là: Nguồn thu xuất khẩu dễ biến động từ năm này sang năm khác, ngoài ra cũng có những phương án khác để nước con nợ có thể sử dụng để trả nợ nước ngoài mà không nhất thiết phải tăng xuất khẩu.  Tỷ lệ nợ nước ngoài so với thu nhập quốc gia Nợ/GNI: Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ thông qua thu nhập quốc dân được tạo ra. Hay nói cách khác, nó phản ánh khả năng hấp thụ vốn vay nước ngoài. Thông thường các nước đang phát triển thường đánh giá cao giá trị đồng nội tệ hoặc sử 9 dụng chế độ đa tỷ giá dẫn tới làm giảm tình trạng trầm trọng của nợ. Do vậy, tình trạng nợ có thể không được đánh giá đúng mức.  Tỷ lệ trả nợ Tổng nợ phải trả hàng năm/Kim ngạch thu xuất khẩu: Còn gọi là tỷ lệ dịch vụ nợ (nợ gốc và lãi phải thanh toán so với giá trị xuất khẩu). Đây là một tiêu chí quan trọng, phản ánh quan hệ giữa nghĩa vụ nợ phải trả so với năng lực xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của quốc gia đi vay.  Tỷ lệ trả lãi Tổng lãi phải trả hàng năm/Kim ngạch thu xuất khẩu: Còn gọi là tỷ lệ dịch vụ lãi hay tỷ lệ giữa tổng lãi phải trả so với kim ngạch xuất khẩu. Một quốc gia phải thanh toán lãi với mức lãi suất được quy định trong cam kết cho vay, thông thường lãi này được trích từ thu nhập xuất khẩu. Quốc gia mắc nợ trong quá khứ thì hiện tại và tương lai họ sẽ trích thu nhập từ xuất khẩu càng nhiều, hạn chế khối lượng ngoại tệ dành cho nhập khẩu. Đây là chỉ tiêu tốt nhất để đánh giá nợ vì không đề cập đến gánh nặng nợ mà còn chỉ ra chi phí vay nợ, điều này ngầm hiểu như hiệu quả sử dụng vốn vay có cao hơn chi phí lãi vay hay không. 1.1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nợ nước ngoài Cơ cấu nợ hàm chứa những thông tin quan trọng về mức độ rủi ro của việc vay nợ. Thông thường rủi ro sẽ cao khi tỷ trọng nợ ngắn hạn, tỷ lệ nợ thương mại và tỷ lệ nợ song phương cao. Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu gồm: Nợ ngắn hạn/Tổng nợ: Phản ánh tỷ trọng các khoản nợ cần thanh toán trong thời gian nhỏ hơn một năm trong tổng nợ. Tỷ lệ này càng cao, áp lực trả nợ càng lớn. Nợ ưu đãi/Tổng nợ: Tỷ lệ này càng cao, gánh nặng nợ nước ngoài càng nhẹ. Nợ đa phương/Tổng nợ: Các khoản nợ đa phương thường nhằm mục đích hỗ trợ, ít mưu cầu về lợi nhuận, do đó việc tăng cường nợ đa phuơng trong tổng nợ phản ánh tình hình nợ nước ngoài của một nước thay đổi theo chiều hướng tốt. 1.1.5. Vai trò của nợ nước ngoài 1.1.5.1. Nợ nước ngoài đáp ứng các nhu cầu về vốn đầu tư Để thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu vốn đầu tư của các nước đang phát triển rất lớn, vượt quá khả năng đáp ứng của quốc gia. Vay nước ngoài là nguồn bổ sung phổ biến mà các nước đang “thiếu vốn” thường hay sử dụng. Nợ nước ngoài cũng có thể làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế bằng việc đầu tư vào các ngành mũi nhọn, tạo đà cho nền kinh tế phát triển. Nguồn vốn vay nước ngoài là nguồn lực bổ sung để phát triển kinh tế khi mà sản xuất trong nước chỉ đủ duy trì ở mức tiêu dùng thấp. Với việc đi vay nước ngoài, một quốc gia có cơ hội đầu tư phát triển ở mức cao hơn tại thời điểm hiện tại mà không giảm tiêu dùng trong nước. Như vậy, đối với các quốc gia đang phát triển, việc sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài về bản chất là vấn đề cân đối giữa tiêu dùng trong hiện tại với tiêu dùng trong tương lai. Việc vay nợ nước ngoài chỉ có thể có hiệu lực nếu như bản thân nó đảm bảo không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiêu dùng của thế hệ tương lai. 1.1.5.2. Nợ nước ngoài góp phần chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực quản lý Bên cạnh việc dùng các nguồn lực tự có để nhập khẩu các máy móc, thiết bị kèm theo chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý, việc vay vốn nước ngoài góp phần bổ sung thêm nguồn vốn để nhập các máy móc, thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến cùng 10 với kỹ năng quản lý nước ngoài. Các dự án đã góp phần hiện đại hoá nhiều ngành, lĩnh vực, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác phát triển theo, tạo ra một lực lượng lao động mới, lao động kỹ thuật cao và góp phần thúc đẩy hiệu quả của nền kinh tế. Cùng với các dự án đầu tư là việc chuyển giao kỹ năng quản lý của các chuyên giá nước ngoài. 1.1.5.3. Nợ nước ngoài ổn định tiêu dùng trong nước Khi có những cơn sốc đột ngột giáng vào nền kinh tế, sản lượng bị thiếu hụt nặng nề và tiêu dùng trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chẳng hạn, những đợt thiên tai liên tiếp dẫn đến ngành nông nghiệp bị mất mùa lớn, khủng hoảng tài chính làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của khu vực. Trong những trường hợp như vậy, bên cạnh các khoản viện trợ khẩn cấp, các khoản vay nợ nước ngoài khẩn cấp đóng vai trò là biện pháp ổn định tiêu dùng trong nước trong ngắn hạn, trong khi nền kinh tế được hồi phục. 1.1.5.4. Vay nợ nước ngoài bù đáp cán cân thanh toán Cán cân thanh toán có thể tạm thời bị thâm hụt do điều kiện bất lợi tạm thời trong thương mại quốc tế. Chẳng hạn khi giá hàng xuất khẩu các sản phẩm của một nước bị giảm sút mạnh so với giá hàng nhập khẩu, nước đó cũng có thể sủ dụng biện pháp vay nợ nước ngoài để duy trì tiêu dùng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, giải pháp này thường có rủi ro cao, vì không có gì chắc chắn rằng các nước đi vay sẽ có thu nhập khá hơn khi đến hạn phải trả nợ. Thêm vào đó, các khoản vay nợ để bù đắp cán cân thương mại thường là ngắn hạn. Các nước đang phát triển cũng sử dụng hình thức đi vay tín dụng thương mại ngắn hạn để tham gia vào thương mại quốc tế bằng nguồn ngoại tệ ít ỏi của mình. Bằng cách nhận tín dụng thương mại của đối tác, nước đi vay sẽ tránh được việc phải huy động nguồn ngoại tệ dự trữ của mình để thanh toán cho các khoản nhập khẩu hàng hoá, các chi phí xuất khẩu hoặc chi phí vận tải. Song, tín dụng thương mại ngắn hạn thường có lãi suất cao tương ứng mà nước đi vay phải gánh chịu. 1.2. KHỦNG HOẢNG NỢ VÀ VIỆC QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI 1.2.1. Định nghĩa về khủng hoảng nợ Trong những năm qua, trên các bản tin cũng như các diễn đàn kinh tế, chúng ta thường hay được nghe nhiều về cụm từ khủng hoảng tài chính, bởi lẽ khủng hoảng tài chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, từ việc phá sản của các ngân hàng lớn, nổi tiếng trên thế giới đến dự sụp đổ của các tổ chức tài chính, các công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, khủng hoảng nợ cũng tác động không nhỏ đến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Ảnh hưởng rõ nét nhất của cuộc khủng hoảng nợ là nợ dưới chuẩn của các ngân hàng và các tổ chức tài chính, chịu ảnh hưởng do tác động việc “đóng băng” thị trường bất động sản. Theo Nghiên cứu sinh Hồ Quốc Tuấn, Đại học Manchester – Anh quốc, thì các nước cần đặc biệt chú ý đến vần đề “bong bong ngân sách” trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Bởi lẽ, các nước có thể dùng Ngân sách Nhà nước để kích thích đầu tư, kích thích tiêu dùng giúp cho nước mình nh._.anh vượt qua khủng hoảng, nhưng phải xem xét tính khả thi của các dự án đầu tư, không nên dàn trải quá nhiều mà chỉ nên tập trung vào các dự án trọng điểm, góp phần thúc đẩy các vùng và khu vực lân cận phát triển. Tính hiệu quả của các dự án cần đảm bảo ở yếu tố phục hồi kinh tế nhanh, tránh để các nước sau khi vượt qua được cuộc khủng hoảng này, lại rơi vào cuộc khủng hoảng khác, nghiêm trọng và “tàn phá” hơn nhiều. 11 Vậy khủng hoảng nợ là gì? Khủng hoảng nợ là tình trạng một quốc gia phải đề nghị thương thảo lại về các thoả thuận vay nợ, hoãn trả lãi và vốn gốc, phải nhận một khoản tài trợ chính thức từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Một nghiên cứu gần đây của IMF đã định nghĩa một quốc gia được xem là lâm vào khủng hoảng nợ khi nó bị Standard & Poor 5 xếp vào hạng “không thể chi trả” hoặc nhận được một khoản cho vay lớn, vượt quá 100% hạn mức ấn định trước từ IMF. Như vậy, định nghĩa này bao gồm những trường hợp “gần khủng hoảng” tức là không có khả năng chi trả nhưng nhờ IMF vẫn trả được nợ. 1.2.2. Việc quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam Việc quản lý nợ nước ngoài trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động như hiện nay là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm, chú ý. Việc quản lý không chỉ dừng lại ở việc sử dùng, giám sát yếu tố nợ nước ngoài sao cho hợp lý, mà còn phải dựa trên khiá cạnh đảm bảo tính ổn định của yếu tố nợ nước ngoài. Như phần trên chúng tôi đã có trình bày, quản lý nợ để đảm bảo không rơi vào một cuộc khủng hoảng nợ mới, trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng ban đầu. 1.2.2.1. Khái niệm về quản lý nợ nước ngoài Việc quản lý nợ nước ngoài theo cách hiểu chung nhất của Việt Nam là “việc quản lý nợ nước ngoài hàm chứa trong nó hệ thống điều hành vĩ mô sao cho vốn nước ngoài được sử dụng có hiệu quả và không gia tăng đến mức vượt quá khả năng thanh toán để không làm tích luỹ nợ. Hay nói cách khác, quản lý nợ nước ngoài là bảo đảm một cơ cấu vốn vay thích hợp với các yêu cầu phát triển của nền kinh tế, thực hiện phân bổ vốn một cách hợp lý và kiểm soát nợ và sự vận hành vốn vay”. Theo cách hiểu chung của cộng đồng tài chính quốc tế “quản lý nợ nước ngoài là một phần của công tác quản lý nền kinh tế vĩ mô. Nó bao gồm việc hoạch định, triển khai, duy trì và từ bỏ các khoản nợ nước ngoài để tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế, giám sát tình trạng đói nghèo và tiếp tục duy trì sự phát triển mà không tạo ra những khó khăn trong thanh toán”. Như vậy, quản lý nợ nước ngoài không tách rời khỏi quản lý chính sách vĩ mô, với quản lý Ngân sách Nhà nước, dự trữ quốc tế và cán cân thanh toán. Quản lý nợ nước ngoài hiệu quả đòi hỏi cả chính sách tốt và thể chế lành mạnh nhằm điều hành và phối hợp các hoạt động vay mượn. Quản lý nợ nước ngoài không đơn thuần là vay và trả mà là vay và trả sao cho đảm bảo nguồn vốn cho tăng trưởng kinh tế, duy trì ổn định trong phát triển kinh tế và tương xứng với khả năng thanh toán của nền kinh tế. 1.2.2.2. Nội dung quản lý nợ nước ngoài Quản lý nợ nước ngoài cần được tiến hành một cách đồng bộ, trên cơ sở phối hợp các nhóm chiến lược vay và trả nợ nước ngoài trong ngắn hạn, trung và dài. Nội dung quản lý nợ nước ngoài cần phải được nghiên cứu cẩn thận, trên cơ sở xem xét các khung giải pháp chuẩn đã được Chính phủ ban hành trong những năm qua.  Xây dựng chiến lược và kế hoạch vay trả nợ nước ngoài Một trong những công cụ quản lý nợ nước ngoài là chiến lược và kế hoạch vay trả nợ. Chiến lược vay trả nợ được lập trong dài hạn, trong khi kế hoạch vay trả nợ được lập trong trung hạn. Chiến lược vay trả nợ nước ngoài là văn kiện đưa ra mục tiêu, định hướng, các giải pháp, chính sách đối với quản lý nợ nước ngoài của quốc gia, được xây dựng 5 Một trong những công ty đánh giá tín nhiệm nổi tiếng trên thế giới. 12 trong chiến lược tổng thể về huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và 10 năm của đất nước. Chương trình quản lý nợ trung hạn là văn kiện cụ thể hoá nội dung chiến lược nợ dài hạn cho giai đoạn từ 3 hoặc 5 năm, được cập nhật từng năm, phù hợp với khuôn khổ chính sách kinh tế, tài chính và với mục tiêu ngân sách trung hạn và hàng năm của Chính phủ.  Ban hành khung chể thế, xây dựng cơ chế, tổ chức bộ máy quản lý nợ nước ngoài Một trong những nhiệm vụ của Nhà nước trong quản lý nợ nước ngoài là xây dựng được một khuôn khổ pháp lý và thể chế cho quản lý nợ nước ngoài, trong đó có sự phân định rõ ràng giữa trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan chức năng được ủy quyền thay mặt Chính phủ trong việc vay, trả nợ, phát hành bảo lãnh và thực hiện các giao dịch tài chính như cho vay lại. Khung pháp lý về quản lý nợ nước ngoài: sự phân định giữa trách nhiệm và quyền hạn trên cần được luật hoá bằng các văn bản luật, như Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý nợ hoặc Luật Quản lý nợ nước ngoài và các quy chế cụ thể. Hệ thống các văn bản pháp luật nhất thiết phải nhất quán và đồng bộ cho việc thực hiện. Khung thể chế: bao gồm một hệ thống các quy định riêng cho việc vay nợ của Chính phủ, của Ngân hàng Trung ương và của tư nhân. Khung thể chế vay nợ nước ngoài của một nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vay mượn và sử dụng có hiệu quả vốn vay. Tổ chức bộ máy quản lý nợ nước ngoài là một nội dung quan trọng trong quản lý nợ nước ngoài. Trước hết là các cơ quan lập pháp chịu trách nhiệm thông qua Luật về nợ vay và hạn mức trần vay nợ hàng năm, tiếp theo là các cơ quan hành pháp chịu trách nhiệm triển khái các nội dung quản lý nợ.  Đánh giá tính bền vững của nợ nước ngoài Đối với tất cả các nước đang phát triển ngày nay, việc đi vay nước ngoài để đầu tư cho phát triển đất nước đã trở thành tất yếu. Song, đi vay đến mức độ nào để tránh được những tiêu cực - mặt trái của nợ nước ngoài – không chỉ cho thế hệ hiện tại, mà còn phải đảm bảo không ảnh hưởng đến thế hệ mai sau? Câu hỏi này cần được trả lời trên cơ sở những quan điểm có tính lý luận chung về phát triển. Tính bền vững của việc vay nợ nước ngoài đề cập đến mức độ nợ nước ngoài của một quốc gia trong mối quan hệ với tình hình phát triển chung của đất nước. Một định nghĩa của Cơ quan Phát triển Quốc tế (thuộc Ngân hàng Thế giới) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phát biểu như sau: “Tính bền vững của việc vay nợ nước ngoài là khái niệm dùng để chỉ trạng thái nợ của một quốc gia tại đó nước vay nợ có đủ khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ - cả vốn gốc lẫn lãi - một cách đầy đủ, không phải nhờ đến biện pháp miễn giảm hoặc cơ cấu lại nợ nào, cũng như không bị tích tụ tình trạng các khoản nợ chậm trả, đồng thời vẫn cho phép nền kinh tế đạt được một tỷ lệ tăng trưởng chấp nhận được”. Định nghĩa tính bền vững về nợ nói trên mang ý nghĩa đưa ra một khuôn khổ có tính chất nguyên tắc để hiểu được quản lý nợ nước ngoài phải bao hàm những khiá cạnh gì và trên cơ sở đó xây dựng phương pháp, hệ thống quản lý nợ nước ngoài có hiệu quả. Tổng hợp các chính sách vay nợ và chính sách vĩ mô đảm bảo việc duy trì tính bền vững của nợ nước ngoài được gọi là chính sách nợ bền vững. 13 1.2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ vay, chi phỉ sử dụng vốn Việc vay nợ nước ngoài có tầm quan trọng nhất định đến sự phát triển của các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên một yếu tố có tính quyết định đến việc sử dụng nợ có hiệu quả hay không chính là chi phí sử dụng nợ. Chi phí sử dụng nợ là giá mà một quốc gia phải trả cho việc sử dụng vốn vay. Giá phải trả này ngoài tiền lãi phải trả định kỳ, quốc gia còn phải tra chi phí môi giới, chi phí phát hành nợ (chi phí phát hành trái phiếu), hoặc những chi phí vô hình là những ràng buộc của quốc gia cho vay (nợ ưu đãi). Nếu quản lý nguồn vốn này không hiệu quả, một phần không nhỏ sẽ bị mất đi cho tham nhũng, lãng phí… Chi phí sử dung nợ có thể gia tăng do những biến động của kinh tế thế giới cũng như sự thiếu linh hoạt của cơ quan điều hành vĩ mô trong chính sách tài chính - tiền tệ, bởi vì xét về nợ vay, thời gian là yếu tố quan trọng dẫn đến gia tăng rủi ro của khoản vay đó, trong suốt khoản thời gian đi vay có thể xảy ra những biến cố có lợi hoặc bất lợi đến các khoản vay đó, nhất là nợ vay nước ngoài. Những yếu tố đó là rủi ro về tỷ giá hối đoái, lãi suất thị trường, lạm phát và những rủi ro quốc gia khác.  Tỷ giá hối đoái Trong mô hình tiết kiệm đầu tư, tỷ giá hối đoái giữ vai trò quan trọng trong việc giải thích các biến động trong tài khoản vãng lai. Nếu người ta dự đoán được rằng có sự sụt giá thực sự của đồng nội tệ thì các hộ gia đình có thể rủ nhau đi mua hàng nhập khẩu có thể dự trữ được lâu, điều này làm cho mức tiết kiệm có thể giảm đi. Còn nếu đồng nội tệ tăng giá tạm thời có thể đánh giá sai lệch về tỷ suất sinh lợi thực của nhà đầu tư. Tỷ giá hối đoái thực tế còn quyết định cả mức dự trữ vốn mong muốn bằng cách tác động vào chi phí điều chỉnh, việc định tỷ giá quá cao không phù hợp với tỷ lệ lãi suất, có ý nghĩa như một trợ cấp đầu tư. Do đó, nếu có sự giảm giá thực tế so với dự tính có thể làm mức đầu tư tăng lên và ngược lại. Đối với nợ nước ngoài, các khoản đi vay thường được tính bằng ngoại tệ. Đối với các quốc gia vay nợ, thường là các nước chậm phát triển, có đồng tiền yếu, vì thế tại thời điểm đi vay, mức giá của đồng nội tệ thường cao hơn tại thời điểm trả nợ. Điều này gây nên một mức lãi suất thực cao hơn nhiều so với lãi suất danh nghĩa. Việc đầu tư trong nước bằng nội tệ sau khi chuyển sang ngoại tệ có thể làm cho tỷ suất sinh lời giảm đi nhiều. Vì vậy các quốc gia cần phải có một chính sách quản lý tỷ giá rất linh hoạt và cân nhắc kỹ lưỡng khi vay dài hạn với lãi suất cao. Thực hiện mua bán quyền chọn để bảo hiểm tỷ giá cũng là một giải pháp. Tuy nhiên nghiệp vụ mua bán quyền chọn chỉ thực hiện được trong ngắn hạn, do đó chỉ phủ hợp cho khoản vay thương mại cho xuất nhập khẩu.  Lãi suất thị trường thế giới Lãi suất của các khoản vay được xác định trên lãi suất của thị trường thế giới như LIBOR 6, SIBOR 7… Đối với các khoản vay có lãi suất cố định, sự thay đổi của lãi suất thị trường sẽ làm thay đổi lãi suất của khoản đi vay, do đó người đi vay sẽ gặp lúng túng trong phương án trả nợ của mình. Thông thường nợ vay quốc tế là những hợp đồng vay với lãi suất thả nỗi, lãi suất vay bằng đồng đôla của các nước đang phát triển gắn chặt với lãi suất LIBOR. 6 London Interbank Offerring Rate – Lãi suất cho vay liên ngân hàng ở London. 7 Singapore Interbank Offerring Rate – Lãi suất cho vay liên ngân hàng ở Singapore. 14  Lạm phát Lạm phát là vấn đề khó khăn luôn gặp phải tại các quốc gia đang phát triển. Mức lạm phát này thường cao hơn lạm phát của các nước chủ nợ là các quốc gia đã phát triển. Theo thuyết ngang giá lãi suất, lạm phát trong nước cao hơn so với lạm phát nước ngoài thì tỷ giá hối đoái sẽ tăng lên để bù lại khoản chênh lệch đó và như phân tích ở phần tỷ giá hối đoái, điều này có thể làm gia tăng mức nợ vay thực tế.  Rủi ro quốc gia Rủi ró quốc gia là những biến cố có thể xảy ra đối với các quốc gia như thể chế chính trị, chiến tranh, tình hình an ninh xã hội… Điều này được lượng hoá thông qua hệ số tín nhiệm của các quốc gia này. Hiện any hầu hết các quốc gia đều thành lập cho mình một tổ chức để xếp hạng rủi ro doanh nghiệp và rủi ro quốc gia. 1.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý nợ nước ngoài 1.3.1.1. Khủng hoảng nợ ở khu vực châu Mỹ Latinh Có thể nói khủng hoảng ở các nước châu Mỹ Latinh bắt nguồn từ sự “say sưa trong chiến thắng” của các nước ở khu vực này. Trước cuộc khủng hoảng, các nước châu Mỹ Latinh liên tục có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm liên tiếp, hơn hẳn các nước ở khu vực châu Á và châu Phi. Thời kỳ 1950 - 1970, nhiều nước Mỹ Latinh như Brazil, Mexico, Argentina… đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao liên tục, và các nước này được đánh giá là các nước công nghiệp mới – NICs. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng nợ bùng nổ vào năm 1982 và kéo dài trong những năm sau đó đã khiến cho các nước này không thể tiếp tục trở thành các nước NICs. Hơn nữa, trong thập kỷ sau đó nền kinh tế của các nước này đã rơi vào tình trạng kinh tế suy thoái. Khủng hoảng nợ nước ngoài ở châu Mỹ Latinh chủ yếu xuất phát từ khu vực tư nhân. Là những nền kinh tế tăng trưởng nhanh, các nước Mỹ Latinh là điểm đến mong đợi của dòng vốn nước ngoài vào thời điểm đó. Các biện pháp cải cách nền tài chính theo hướng tự do hoá cũng là yếu tố khuyến khích các công ty tư nhân trong nước vay nợ. Giữa thập kỷ 1970, nhiều nước Mỹ Latinh bao gồm Chile, Argentina, Uruguay bắt đầu cải cách nền kinh tế theo hướng tự do hoá thương mại, tự do hoá thị trường tài chính trong nước và chu chuyển vốn. Việc kiểm soát ngoại tệ, kiểm soát chu chuyển vốn và các hạn chế khác được bãi bỏ. Kết quả việc tự hoá chu chuyển vốn là các nhà đầu tư trong nước có được khả năng tiếp cận vốn vay nước ngoài một cách không hạn chế. Trong giai đoạn từ 1975 đến 1982, nợ nước ngoài của các nước Mỹ Latinh tăng với tốc độ 20,4%/năm. Tổng nợ của các nước này tăng từ 75 tỷ đôla năm 1975 lên thành 314 tỷ đôla năm 1983, tương đương với 50% GDP của cả khu vực. Tổng nợ phải thanh toán còn tăng nhanh hơn, đạt mức 66 tỷ đôla vào năm 1982, trong khi mức này chỉ có 12 tỷ vào năm 1975. Khủng hoảng nợ ở các nước châu Mỹ Latinh chủ yếu liên quan đến chính sách quản lý nợ của tư nhân với các ngân hàng thương mại nước ngoài, song nó xuất phát từ những mất cân đối về thương mại và tài khoá tích tụ trong nhiều năm trước đó và có sự tham gia tích cực của Chính phủ thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô. Năm 1982, khủng hoảng nợ bùng nổ, bắt đầu bằng việc Mexico tuyên bố không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Trong khoảng từ năm 1976 đến năm 1981, doanh thu từ xuất khẩu dầu mỏ hàng năm của Mexico tăng từ 600 triệu đôla lên 14 tỷ đôla. 15 Tuy nhiên, cùng lúc đó nhập khẩu tăng 30%/năm, tạo nên lượng thâm hụt cán cân thanh toán 12,5 tỷ đôla vào năm 1981. Để tài trợ cho thâm hụt này, cả khu vực công lẫn khu vực tư nhân ở Mexico đều đi vay nợ nước ngoài, phần lớn là vay ngắn hạn. Tình trạng nợ càng trở nên trầm trọng khi các nước Mỹ Latinh lại bị “chảy máu vốn”, khi dòng vốn chảy ra nước ngoài của các nước này lên đến 151 tỷ đôla trong giai đoạn 1973 - 1985, bằng 40% tổng nợ của các nước này. Như vậy, một thực tế nghịch lý xảy ra khi các nước không sử dụng lượng vốn nước ngoài để đầu tư phát triển trong nước và tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân trong nước mình. Chính sự vô lý này đã khiến các nước châu Mỹ Latinh rơi vào tình trạng “rối loạn” hơn, do không thể tạo được một “lượng cân bằng”, đủ bù đắp cho lượng vốn vay nước ngoài, làm cho tình trang thâm hụt ngân sách ngày càng trầm trọng hơn. Dòng vốn chảy ra nước ngoài đã khiến tỷ giá hối đoái giảm ở một số nước trong khu vực, do đó làm tăng lãi suất lãi suất thực ở các nước này. Các ngân hàng bắt đầu đòi nợ. Số lãi nợ không trả được lại được các ngân hàng cộng vào vốn gốc. Cứ như vậy, lượng lãi phải thanh toán của các nước Mỹ Latinh tăng vọt. Vào năm 1984, lãi nợ phải trả bằng 5% GNP của toàn khu vực. Khủng hoảng nợ ở các nước Mỹ Latinh để lại những bài học đắt giá về sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài, trong đó có nguồn vốn ODA. Khủng hoảng là đỉnh cao của những mất cân đối tích tụ trong nhiều năm, do chính sách kinh tế dựa quá nhiều vào nguồn vốn vay nước ngoài và buông lỏng quản lý nguồn vốn này. Trên thực tế, tăng trưởng kinh tế ở các nước Mỹ Latinh giai đoạn 1960 - 1970 được tài trợ bằng cách đi vay, một nửa là vay ODA. Đồng thời, quá nhiều vốn vay đã được sử dụng để bù đắp cho các khoản tiêu dùng và đầu tư kém hiệu quả của Chính phủ và khối kinh tế công cộng. Các Chính phủ cũng thiếu sự quan tâm cần thiết đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là đối với lạm phát và quản lý nợ. 1.3.1.2. Khủng hoảng tài chính và yếu tố nước ngoài ở khu vực châu Á năm 1997-1998 Cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực châu Á năm 1997-1998 được diễn ra dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau, cả những nguyên nhân từ nội tại bên trong của nền kinh tế, đến cả dưới tác động của những yếu tố “ngoại sinh” – dòng vốn nước ngoài. Cuộc khủng hoảng nổ ra như một hệ quả tất yếu của những năm tháng “ngủ quên trong chiến thắng” của các nước, đặc biệt lá Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc – ba nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuốc khủng hoảng. Thái Lan “ngòi nổ” đầu tiên đã bộc phát vào ngày 2/7/1997, đã kéo theo các dòng “dung nham” khác buông trào mạnh mẽ. Yếu tố nợ nước ngoài nổi lên như một hệ quả tất yếu của những chính sách sai lầm của Chính phủ các nước. Để thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Chính phủ các nước đã không chú trọng đến việc kiểm soát chặt chẽ yếu tố tư bản nước ngoài. Thật đáng buồn là nếu các nước chỉ chú trọng đến “lượng”, mà bỏ quên yếu tố “chất”. Nhưng điều đó đã thực sự xảy ra ở các nước Đông Á vào thời điểm đó. Khủng hoảng nợ nói riêng, hay khủng hoảng kinh tế - tài chính nói chung diễn ra như một hậu quả tất nhiên. Nguồn vốn FDI chỉ thực sự phát huy tác dụng nếu được Chính phủ các nước đầu tư hợp lý vào các dự án phát triển kinh tế, hạ tầng xã hội, tạo ra nhiều việc làm mới cho người dân trong quốc gia đó. Cộng thêm chính sách thông thoáng, thể chế chính trị vững mạnh và nhất quán là một trong những yếu tố giúp nguồn vốn FDI phát huy hết “sức mạnh” của mình. Nhưng vào thời điểm đó, yếu tố chính trị lại là một nguyên 16 nhân khiến cho nguồn vốn ODA “đảo chiều”, quay ngược về chính quốc. Thái Lan là “yếu tố dẫn đầu”, đã gây ra tác động “tâm lý lan truyền” sang các nước khác. Cộng thêm nạn quan liêu, tham nhũng… đã đẩy các nhà đầu tư nước ngoài “ra xa”. Bên cạnh đó, một vần đề làm cho yếu tố nợ nước ngoài ở các nước châu Á trở nên trầm trọng thêm là vấn đề tỷ giá hối đoái. Theo Giáo sư Paul A. Samuelson, “bàn tay vô hình” là một chính sách thích hợp cho mọi nền kinh tế, nhất là các nước có khuynh hướng theo tư bản tài chính. Thị trường là một “công cụ” giúp điều chỉnh các chính sách vĩ mô một cách hợp lý nhất. Và trong bối cảnh kinh tế thế giới đầy biến động, Nhà nước chỉ được xem như một “thực thể” quản lý xã hội, hơn là tham gia điều chỉnh nền kinh tế tài chính của quốc gia mình. Vấn đề tỷ giá hối đoái ở các nước châu Á vào thời điểm 1997 - 1998 đã “thực hiện đầy đủ sứ mạng” của mình khi quá tôn sùng vào lý thuyết “bàn tay vô hình”. Chính việc để cho tỷ giá tự động điều chỉnh theo thị trường, không có sự can thiệp của Chính phủ, đã đẩy tỷ giá hối đoái là “món mòi ngon” cho các nhà đầu cơ - đặc biệt là các nhà đầu cơ chuyên nghiệp, mang tầm cỡ quốc tế. Chính các nhà đầu cơ này đã thao túng thị trường tài chính của các nước trong một thời gian dài, làm cho thị trường hối đối của các nước mất cân bằng giữa cung và cầu. Khi Chính phủ kịp nhận ra và điều chỉnh bằng cả chính sách và lượng – ý đề cập đến lượng ngoại tệ Chính phủ “tung ra” để điều tiết thị trường – thì mọi chuyện đã quá trễ. Tỷ giá liên tục leo thang, khiến cho Chính phủ các nước không thể kìm giữ được, buộc phải phá giá đồng tiền quốc gia mình. Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ cần được Chính phủ thực hiện đồng bộ trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn. Chính việc để cho hai chính sách này lệch pha trong thời gian dài đã đẩy tình hình nợ của các nước thêm trầm trọng. Sự chênh lệch giữa lãi suất quốc gia của các nước và lãi suất quốc tế đã đưa các nước vào vòng xoáy “lãi suất”. Yếu tố lãi suất có sự chênh lệch lớn cũng là một nguyên nhân khiến các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường của các nước, bên cạnh các yếu tố khác như tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực dồi dào với chi phí rẻ. Khi lãi suất không còn là “mãnh đất màu mỡ” cho các nhà đầu tư và cả nhà đầu cơ thực hiện chênh lệch lãi suất, thì theo quy luật thị trường họ sẽ rút vốn ra khỏi các nước, không chỉ một phần, mà thậm chí là toàn bộ. 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho việc Việt Nam trong việc vay và quản lý nợ quốc tế Việc phân bổ và sử dụng vốn vay nước ngoài sao cho hiệu quả nhất, đặt ra những yêu cầu cấp bách, mang tính chiến lược cho các nhà quản lý cấp cao, đặc biệt là Chính phủ. Việc quản lý các nguồn lực “ngoại sinh” không chỉ dừng lại ở việc vay và trả nợ nước ngoài đúng hạn, đầy đủ mà còn phải đảm bảo yêu cầu bền vững cho thế hệ mai sau. Việc sử dụng nợ nước ngoài cho quá trình xây dựng và phát tirển đất nước đối với yếu tố nước ngoài là một việc quan trọng, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển, thiếu hụt một lượng lớn vốn còn thiếu cho quá trình củng cố, phát huy sức mạnh tổng thể của nền kinh tế. Vì vậy, việc nghiên cứu và rút ra bài học kinh nghiệm từ việc quản lý nợ nước ngoài của các nước ở khu vực Mỹ Latinh và các nước trong khu vực - điển hình là cuộc khủng hoảng xảy ra vào năm 1997-1998 – là một việc làm cần thiết và đúng đắn. 17  Về việc sử dụng vốn vay nước ngoài Bài học đầu tiên có thể rút ra từ bài học kinh nghiệm trong cuộc khủng hoảng nợ của các nước Mỹ Latinh và các nước Đông Á, đó là không nên hoạch định chiến lược phát triển kinh tế dựa quá nhiều vào nợ vay nước ngoài. Mức nợ nước ngoài cao thường kèm theo các rủi ro về tài chính, đặc biệt nếu không quản lý chặt chẽ có thể ảnh hưởng đến cả chính trị, mà Chính phủ các nước đang phát triển không thể kìm chế được. Một điều chúng ta phải nhìn nhận một cách thực tế là tầm quan trọng của việc tích luỹ trong nước của các nước đang phát triển và luồng vốn này càng phát huy tác dụng khi vốn đề vốn nước ngoài càng trở nên “khan hiếm”. Hiện tại luồng vốn nước ngoài đổ vào nhóm nước đang phát triển chủ yếu xuất phát từ các nước phát triển, các cường quốc tư bản như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật… nhưng hiện nay các nước này cũng đang chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu nên lượng vốn nước ngoài đổ vào các nước có phần hạn chế. Bên cạnh đó, vần đề quản lý nợ nước ngoài được đặt ra như một vấn đề cấp thiết trong “cơn lốc” khủng hoảng hiện nay. Nợ nước ngoài dường như luôn ẩn chứa trong nó là một “con dao hai lưỡi”, vừa giúp các nước phát triển kinh tế, khắc phục tình trạng thiếu “tư bản”, nhưng đồng thồi cũng đặt ra yêu cầu cấp bách của việc quản lý nợ nước ngoài, bởi lẽ khác với yếu tố “nội sinh”, “ngoại sinh” luôn hàm chứa nhiều “tính hệ lụy bất tương xứng” - giữa nước đầu tư và nước nhận đầu tư.  Phối hợp thực hiện các chính sách vĩ mô đảm bảo cho chính sách nợ bền vững Việc hoạch định và thực thi các chính sách vĩ mô như chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ để tạo sự ổn định kinh tế vĩ mô là một việc làm vô cùng quan trọng để đảm bảo chính sách nợ bền vững. Duy trì tỷ giá hối đoái ở mức cạnh tranh cũng là một vấn đề căn bản để khuyến khích xuất khẩu, giảm lệ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu. Bài học về chính sách phát triển cộng đồng giữa khối công cộng và khối tư nhân cũng là một vấn đề đáng được tranh luận. Doanh nghiệp nhà nước dường như là một yếu tố chủ đạo cho phát triển kinh tế ở các nước theo khuynh hướng tả khuynh. Nhưng một thực tế đã chỉ ra rằng không phải doanh nghiệp nhà nước nào cũng thành công trong việc kinh doanh, việc bảo tồn nguồn vốn ban đầu đã là một yêu cầu dường như quá sức với các doanh nghiệp nhà nước, chứ đừng nói chi là làm tăng nguồn vốn đó. Yếu tố tư nhân nổi lên như một cú cánh cho sự phát triển của các nước, góp phần tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, góp phần làm giảm đáng kể các tệ nạn xã hội, tạo nên một màu sắc riêng có trong sự hài hoà của nhiều gam màu khác, “gam màu nóng” của kinh tế nhà nước. Bài học rút ra từ nguyên nhân của cuộc khủng hoảng cho thấy vai trò của Chính phủ trong việc điều hành kinh tế vĩ mô trong việc định hướng phát tirển kinh tế vĩ mô, không chỉ trong ngắn hạn, mà còn trong trung và dài hạn. Những sai lầm trong việc quản lý nợ nước ngoài sẽ dẫn đến những hậu quả to lớn cho nền kinh tế.  Đảm bảo hệ thống thông tin được đầy đủ và thông suốt. Theo kinh nghiệm rút ra rừ cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á trong năm 1997- 1998 thì vai trò lãnh đạo trên cơ sở đầy đủ thông tin của Chính phủ trong việc định hướng phát triển là vô cùng quan trọng. Những kinh nghiệm phát triển thành công nhất, đặc biệt ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, đều dựa trên vai trò lãnh đạo kiên 18 quyết của Chính phủ dựa trên cơ sở đầy đủ thông tin. Lãnh đạo các nước này được cung cấp đầy đủ những thông tin đáng tin cậy về những thách thức sắp nảy sinh, việc này có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng phát triển, nắm bắt cơ hội, thậm chí ngăn chặn được khủng hoảng. Lãnh đạo ở nhóm nước công nghiệp mới phát triển rất linh hoạt trong việc khắc phục những quyết định sai lầm và khuyết điểm trong quá khứ để hạn chế đến mức tối thiểu các tổn thất. Những nước thành công nhất là những nước lãnh đạo tham khảo ý kiến một cách kỹ càng của khu vực tư nhân. Một thực tế ở các nước thành công nhất là trong khi quyền lãnh đạo chung thuộc về Chính phủ thì việc quản lý và phát triển kinh tế thuộc về tư nhân. Kinh nghiệm khủng hoảng của các nước cũng cho thấy một nước có thể rơi vào khủng hoảng nếu như các quyết định của Chính phủ lại được xây dựng trên cở sở thiếu thông tin. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 đã tổng kết những vấn đề khái quát về vấn đề nợ nước ngoài. Nợ nước ngoài là một bộ phận quan trọng có vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế của yếu tố nợ. Chúng ta nhận thấy rằng nợ nước ngoài là một “chất xúc tác” quan trọng đối với các nhất, nhất là các nước đang phát triển. Yếu tố nợ nước ngoài hoà chung trong tổng thể sự phát triển kinh tế của các nước. Để đảm bảo yếu tố nợ nước ngoài phát huy tác dụng, Chính phủ các nước cần có các chính sách vay và quản lý nợ một cách thích hợp. Phải nhìn nhận thực tế là nợ nước ngoài nếu được quản lý tốt sẽ góp phần kích thích nền kinh tế của các nước phát triển hơn. Nhưng nếu không được quản lý tốt hoặc buông lỏng quản lý thì nợ nước ngoài sẽ sinh ra những tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến yếu tố bền vững của nền kinh tế, thậm chí có thể gây ra khủng hoảng nợ. Khủng hoảng nợ nằm trong khủng hoảng kinh tế, nhưng bản thân khủng hoảng nợ có những dấu hiệu riêng, tầm ảnh hưởng riêng đến nền kinh tế của các nước. Thực tế lịch sử kinh tế của các nước, đặc biệt là các nước Mỹ Latinh và cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính ở châu Á năm 1997-1998, là một bài học “thương đau” cho sự buông lỏng quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ các nước. Không phải không có những nước sử dụng tốt nợ nước ngoài - ví dụ như Trung Quốc, Malaysia. Đây là những nước có chính sách quản lý nợ nước ngoài hợp lý, đặc biệt là rất mạnh tay với nạn tham nhũng, nên đã hạn chế thấp nhất những tiêu cực có thể xảy ra. Quản lý nợ nói riêng hay quản lý vĩ mô nền kinh tế là những đòi hỏi khách quan của Chính phủ các nước. Vấn đề quản lý nổi lên như một yêu cầu cấp bách trong thời điểm hiện nay - thời điểm của “cơn bão” khủng hoảng kinh tế tài chính – đang hoành hành trên thế giới. Quản lý chỉ thực sự phát huy tác dụng khi công tác dự báo tốt đi kèm đó là tầm nhìn chiến lược trong dài hạn của các nhà đạo cấp cao. 19 Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 2.1. TÌNH HÌNH VAY NỢ VAY NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM 2.1.1. Các phương thức vay nợ chủ yếu của Việt Nam Ngoài yếu tố tiết kiệm trong nước, các quốc gia đang phát triển – có thể cho là các quốc gia thiếu vốn - cần sự “giúp đỡ” từ yếu tố “ngoại sinh”, Chính phủ cần phải huy động các nguồn lực từ bên ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Nợ của Chính phủ chủ yếu xuất phát từ ba nguồn chủ yếu sau đây:  Nợ ODA8 (Nguồn vốn vay phát triển chính thức - phần cho vay ưu đãi trong khoản hỗ trợ phát triển chính thức ODA)  Vay thương mại qua các hợp đồng song phương và đa phương.  Phát hành trái phiếu quốc tế (một hình thức vay nợ nước ngoài vừa mới được Chính phủ áp dụng)  NỢ ODA Quan hệ hợp tác phát triển giữa Chính phủ Việt Nam với các tổ chức tài chính thế giới và Chính phủ các nước được xây dựng và phát triển từ rất sớm. Việt Nam nhận được nhiều khoản hỗ trợ phục vụ cho quá trình ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các mục tiêu mà Quốc hội đã đặt ra trong các giai đoạn khác nhau. Trong các khoản hỗ trợ đó, nợ ODA là khoản nợ vay nước ngoài chủ yếu của Chính phủ trong suốt một thời gian dài. Trong tổng số vốn ODA cam kết mà chúng ta nhận được giai đoạn 1993 - 2007, khoảng 15 – 20% là viện trợ không hoàn lại, còn phần lớn là vốn cho vay ưu đãi đối với Chính phủ. Nguồn vốn ODA huy động được sử dụng để bổ sung cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, chiếm khoảng 12% tổng đầu tư toàn xã hội, bằng 28% tổng vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước (NSNN), bằng 50,5% vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Trong số 51 nhà tài trợ thường xuyên cho Việt Nam, có 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương, có 3 nhà tài trợ cung cấp chủ yếu là Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), chiếm khoảng 80% tổng giá trị ODA đã ký kết. Mức cam kết ODA hàng năm điều tăng, năm sau cao hơn năm trước. Điều này thể hiện sự tin tưởng, ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế đối với quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đó vừa là thuận lợi nhưng cũng đầy thử thách cho các nhà hoạch định chính sách vĩ mô, đặc biệt là Chính phủ, đòi hỏi các vị lãnh đạo phải có một kế hoạch đúng đắn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này. Yêu cấp đối với việc sử dụng nguồn vốn ODA là phải phát huy hiệu quả không chỉ trong ngắn hạn mà còn phải hữu hiệu trong trung và dài hạn, nghĩa là thế hệ mai sau phải được hưởng những thành quả do nguồn vốn ODA này mang lại. Điều đó càng làm cho nguồn vốn ODA càng có giá trị cho các nước đang._.hân nhóm, tính điển hình, tính khả thi, tính phát triển và tính quốc tế. Đồng thời phải phù hợp đặc điểm và trình độ phát triển của Việt Nam. - Phải lường hết và thấy được những rủi ro tiềm ẩn của bản thân nền kinh tế. Đặc biệt là các tiềm ẩn trong bản thân các chính sách, bản thân hệ thống hành chính, hệ thống quản lý. Từ đó có sự chủ động trong đề ra và thực hiện các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa từ xa. Đồng thời, chuẩn bị sẵn các giải pháp ứng phó trong những hoàn cảnh cụ thể. - Phân tích và đánh giá đúng mức những yếu kém, tồn tại trong nền kinh tế, trong hoạt động tài chính, đặc biệt là trong hoạt động đầu tư, huy động vốn đầu tư, trong hoạt động của thị trường tài chính và hoạt động ngân hàng, tín dụng, hoạt động của doanh nghiệp... Không chỉ thấy thực chất của những yếu kém mà phải thấy được nguyên nhân, căn nguyên của nguyên nhân để ngăn ngừa các tác động bất lợi và có giải pháp sớm hạn chế tác động bất lợi đối với nền kinh tế. - Đánh giá và có sự nhìn nhận đúng mức những biến động bên ngoài và những bất ổn trong quan hệ kinh tế quốc tế, kể cả kinh tế đối ngoại, tài chính đối ngoại, cả trong vay và sử dụng vốn vay, trong thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, trong huy động vốn đầu tư gián tiếp, trong thị trường tài chính mở... Từ đánh giá để thiết lập hệ thống kiểm soát trong nước và biện pháp ngăn chặn, ứng phó. - Nhận thức và đánh giá đúng mức các nguy cơ đe doạ an ninh kinh tế - tài chính do tăng trưởng nóng, thiếu bền vững, trong các hoạt động đầu tư, tín dụng, ngân hàng, trong hoạt động thương mại và cán cân thanh toán quốc tế. - Thiết lập và vận hành có hiệu quả hệ thống công cụ bảo đảm an ninh kinh tế, an ninh tài chính trong nước, bao gồm hệ thống theo dõi và cảnh báo sớm, thiết lập hệ thống dự phòng để bù đắp những tổn thất trong hoạt động kinh tế - tài chính (nếu xảy ra), xây dựng hệ thống các chính sách, cơ chế quy định quản lý và kiểm soát các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các thiết chế tài chính và thị trường tài chính, tăng cường hiệu quả và hiệu lực của các công cụ quy hoạch, kế hoạch, công cụ tài chính: thuế phí, lệ phí, phân bổ ngân sách và công cụ tiền tệ; tạo dựng và duy trì hệ thống giám sát kinh tế, giám sát tài chính. - Cần duy trì an ninh an toàn kinh tế, tài chính cả ở tầm vĩ mô và vi mô, cả an ninh về các cân đối vĩ mô, an ninh về ngân sách nhà nước, về nợ quốc gia, nợ chính phủ, trong khu vực kinh tế doanh nghiệp và kinh tế dân doanh. 61 3.2. MÔ HÌNH VÀ CÔNG CỤ CỦA HỆ THỐNG CẢNH BÁO SỚM Thứ nhất, thiết lập mô hình phân tích, dự báo tác động và ảnh hưởng của các chính sách đã ban hành và sẽ ban hành tác động đến nền kinh tế cả trước mắt và lâu dài Mỗi chính sách kinh tế, mỗi chính sách tài chính đều có độ trễ nhất định. Vì vậy, cần có sự phân tích mang tính định lượng và dự báo tác động của từng chính sách đến đời sống kinh tế - xã hội, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến sự ổn định phát triển, đến ngân sách nhà nước, đến từng nhóm lợi ích, từng tầng lớp dân cư và giai tầng xã hội. Thứ hai, thiết lập và vận hành mô hình phân tích dự báo tác động của kinh tế thế giới đến kinh tế Việt Nam. Mô hình dự báo tạo lập mối liên hệ giữa các biến số kinh tế, kể cả biến số ngoại sinh và biến số nội sinh. Mô hình phân tích dự báo phải đảm bảo tính đồng nhất, tính vững chắc và khả năng dự báo tốt. Mô hình phân tích và dự báo phải bao gồm cả khối cân đối kinh tế vĩ mô, khối sản xuất, khối đầu tư, khối kinh tế ngoại thương, khối tài chính quốc gia và ngân sách nhà nước. Mô hình phân tích dự báo phải đưa ra được các phương án khác nhau để từ đó chủ động trong chính sách kinh tế đối với tăng trưởng, đối với hoạt động thương mại quốc tế và chính sách huy động vốn đầu tư nước ngoài trong từng thời kỳ phát triển. Đồng thời, về mặt tài chính cần chủ động trong chính sách thu chi ngân sách, chính sách nâng cao tiềm lực nền tài chính quốc gia. Thứ ba, xây dựng hệ thống tiêu thức, chuẩn mực để đánh giá và đảm bảo sự an toàn của nền kinh tế và an ninh tài chính Các chỉ tiêu và tiêu thức phải vừa mang tính định tính, vừa định lượng. Các chỉ tiêu cần đạt được độ chính xác tương đối phụ thuộc chất lượng của thông tin hạch toán kế toán và thống kê. Việc thiết lập các tiêu chí và chỉ tiêu phụ thuộc khá nhiều vào bản chất kinh tế của các chỉ tiêu, cơ sở thu thập xử lý thông tin và độ tin cậy của thông tin thu nhận được. Sự phát triển của công nghệ thông tin và xu hướng công khai hoá, minh bạch hoá sẽ tạo ra cơ hội và những thuận lợi rất căn bản cho hình thành các tiêu chí và tiêu thức này. Nhìn chung các tiêu chí và tiêu thức hình thành từ tổng kết thực tiễn còn ít cơ sở khoa học và diễn biến khá phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố đa dạng nên không ít chỉ tiêu được hình thành từ kết quả thực chứng. Hệ thống tiêu chí đánh giá sự an toàn, an ninh của nền kinh tế, an ninh tài chính quốc gia cần phải thoả mãn các yêu cầu về tính hệ thống, toàn diện, phân nhóm, điển hình, tính khả thi, tính quốc tế và tính phát triển. Thứ tư, hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính nhà nước Cho đến nay, đã có khá nhiều luật về kinh tế - tài chính được ban hành, trong đó có nhiều luật đã và đang phát huy tác dụng trong đời sống kinh tế và xã hội như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Ngân hàng, Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Thống kê, các luật thuế và quản lý thuế... Nhưng vẫn chưa có luật điều chỉnh toàn bộ tài chính quốc gia, tài chính nhà nước. Các quỹ ngoài ngân sách nhà nước, các hoạt động vay nợ, sử dụng vốn vay và trả nợ của Chính phủ, quản lý và sử dụng tài sản của nhà nước... chưa được điều chỉnh bằng luật. Do vậy, cần sớm ban hành Luật Tài chính Nhà nước hoặc Luật Quản lý Ngân quỹ Nhà nước với những quy định cụ thể, rõ ràng, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ và có tính khả thi cao. Để phù hợp và đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế, quản lý tài chính ngày càng đa dạng, 62 phức tạp và thực hiện các cam kết quốc tế, đòi hỏi luật pháp tài chính phải có hiệu lực pháp lý cao, rõ ràng, minh bạch, phù hợp thông lệ quốc tế. Thứ năm, thiết lập hệ thống và phương tiện kiểm soát kinh tế - tài chính của nhà nước Giám sát kinh tế - tài chính ngày càng đóng vai trò quan trọng trong khi các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính - tiền tệ xảy ra liên tục, có quy mô và mức độ nguy hiểm ngày càng lớn. Các nước phát triển cũng như đang phát triển đều chú trọng xây dựng và hoàn thiện các thể chế giám sát kinh tế, giám sát tài chính có hiệu quả thông qua tăng cường kỷ luật thị trường, thiết lập các cơ chế báo cáo bắt buộc một cách chính xác, trung thực, nâng cao độ tin cậy của các thông tin tài chính, kế toán, mở rộng công khai hoá và minh bạch hoá tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp. - Cần thiết lập hệ thống giám sát và kiểm soát đối với các doanh nghiệp có vốn của nhà nước trên cơ sở hệ thống thông tin và khai báo công khai các thông tin tài chính của doanh nghiệp. Cần bảo vệ và phát triển vốn của nhà nước tại các công ty nhà nước, công ty cổ phần có vốn của nhà nước. Tăng cường vai trò và trách nhiệm của đại diện tài chính nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần và công ty đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước. - Thiết lập hệ thống và phương tiện kiểm soát và thực hiện việc kiểm tra giám sát thông qua hệ thống khai báo thông tin bắt buộc. Tuỳ theo quy mô, tính chất và lĩnh vực hoạt động của công ty để có quy định về các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu kinh tế - tài chính bắt buộc phải gửi cho cơ quan thuế và xuất trình cho các cơ quan thanh tra, kiểm tra. Đối với các công ty cổ phần, cần thực hiện chế độ công khai hoá thông tin tài chính và thông tin về kết quả kinh doanh định kỳ cho các cổ đông và cơ quan quản lý nhà nước. - Tiếp tục hoàn thiện các quy định về kế toán, về chuẩn mực kế toán. Thực hiện việc đăng ký sổ kế toán tại toà án, mở rộng hình thức công khai hoá và minh bạch hoá các thông tin tài chính của doanh nghiệp, kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm tình trạng sử dụng hai hoặc nhiều hệ thống sổ kế toán. - Thực hiện kiểm toán bắt buộc với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề kinh doanh nhạy cảm, các tổ chức tín dụng, ngân hàng, các quỹ, các công ty tài chính, chứng khoán và tất cả các đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước. Khuyến khích thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán hoạt động đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế. - Yêu cầu thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ và bộ máy kiểm toán nội bộ trong các đơn vị, cơ quan quản lý và sử dụng ngân quỹ nhà nước, các doanh nghiệp có vốn của nhà nước. Trong hoàn cảnh phức tạp, kiểm soát từ bên ngoài đối với nền kinh tế, đối với hệ thống tài chính là chưa đủ, các cơ quan cấp trên cần chuyển hướng sang hình thức đánh giá chất lượng quản lý của các tổ chức, cơ quan, các doanh nghiệp, đặc biệt là các cơ quan, tổ chức tài chính - ngân hàng đặt trọng tâm vào kiểm soát từ bên trong, khuyến khích các tổ chức tài chính - ngân hàng tự kiểm soát các giao dịch bằng cả quy trình nghiệp vụ, quy chế tổ chức và các quy định mang tính hành chính. - Cần tổ chức lại hệ thống thanh tra, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thanh tra, đặc biệt là các hệ thống thanh tra chuyên ngành. 63 Toàn cầu hoá đã và đang thách thức tất cả hệ thống kinh tế - tài chính, hệ thống giám sát, kể cả các nước phát triển, các nước đang phát triển và các tổ chức tài chính quốc tế. Vấn đề kiện toàn hệ thống giám sát, hệ thống cảnh báo sớm được các nước đặc biệt quan tâm, xem đó là chìa khoá đảm bảo sự ổn định trong phát triển và an ninh tài chính, lá chắn cho phép phát hiện, phòng ngừa nguy cơ khủng hoảng, nguy cơ tạo ra các bất ổn của nền kinh tế. Kinh tế thị trường nhấn mạnh và coi trọng tính chủ động, độc lập của các tổ chức kinh tế, coi trọng vai trò kiểm soát, kiểm tra từ bên trong, nhưng cũng nhấn mạnh tính chủ động trong cảnh báo, kiểm tra, giám sát từ phía nhà nước, lá chắn không thể thiếu cho một nền kinh tế ổn định và phát triển, một nền tài chính quốc gia tiềm lực cao và lành mạnh. Nhà nước có vai trò quan trọng trong thiết lập hệ thống cảnh báo sớm, hệ thống giám sát từ xa cho nền kinh tế. Từng doanh nghiệp, từng tổ chức kinh tế cần quan tâm xây dựng hệ thống phân tích dự báo và giám sát từ xa cho hoạt động của mình. Phụ lục 4: ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM Hiệu quả quản lý nợ công về tổng thể trước hết được đánh giá tính ổn định của nợ công, tiếp đến đánh giá tính công bằng về gánh nặng nợ giữa các thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai. Sự quyết định gia tăng hay giảm nợ của quốc gia đều có liên hệ đến khiá cạnh đó. 4.1. VỀ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA NỢ CÔNG Xác định mức độ ổn định nợ và dịch vụ nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong quyết định xem xét nên tăng thêm hay giảm nợ, hoặc lựa chọn nguồn vốn nào tài trợ thích hợp. 4.1.1. Đánh giá tính ổn định nợ nước ngoài của Việt Nam theo ngưởng của HIPCs13 Đánh giá tính bền vững của nợ công được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:  Tỷ lệ NPV của nợ/xuất khẩu (NPV/X): đo lường hiện giá thuần của nợ nước ngoài liên quan đến khả năng trả nợ của quốc gia từ nguồn thu xuất khẩu.  Tỷ lệ NPV của nợ/thu ngân sách nhà nước (NPV/DBR): đo lường hiện giá thuần của nợ nước ngoài liên quan đến khả năng trả nợ Tuy nhiên chỉ tiêu thứ hai chỉ được sử dụng nếu như đáp ứng hai điều kiện: (i) tỷ lệ xuất khẩu/GDP (X/GDP) phải lớn hoặc bằng 30% và (ii) tỷ lệ thu ngân sách nhà nước/GDP (DBR/GDP) phải lớn hơn 15%. Một quốc gia được xem là an toàn nếu như NPV/GDP nhỏ hơn 150%, NPV/DBR nhỏ hơn 250%. Cuối năm 2005, chỉ tiêu NPV/X của Việt Nam là 39% sau khí áp dụng cơ chế giảm nợ truyền thống, thấp hơn nhiều so với nguỡng của HIPCs là 150%. Bởi vì đáp ứng được hai điều kiện: X/GDP bằng 59,2% và DBR/GDP là 21,3%. Việt Nam đạt được chất lượng tài khoá. Cuối năm 2005, chỉ tiêu NPV/DBR là 95%, thấp hơn nhiều ngưỡng của HIPCs đưa ra là 250%. tổng hợp cả hai chỉ tiêu trên đều thấp hơn ngưỡng của HIPCs, Việt Nam đáp ứng yêu cầu nợ bền vững. Có nhiều lý do giải thích lý luận trên. Thứ nhất, tỷ phần lớn nhất của cấu trúc nợ nước ngoài của Việt Nam là nợ song phương. Áp dụng giảm nợ truyền thống sẽ có ảnh 13 Các nước nghèo gánh nặng nợ cao. 64 hưởng đến tính bền vững nợ của Việt Nam so với các nước HIPCs mà cấu trúc nợ của các nước này chủ yếu là đa phương. Thứ hai, tái cơ cấu nợ của Nga - quốc gia chủ nợ lớn nhất của Việt Nam - cho phép Việt Nam giảm đến 85% nợ. Cuối cùng, tái cấu trúc nợ khác nhau được thực hơn hơn thập kỷ qua đã làm giảm thêm tỷ lệ nợ chủ nợ song phương và gánh nặng nợ của Việt Nam. Trong bối cảnh của sang kiến HIPCs mở rộng (Enhanced HIPC Initiated), Việt Nam được chứng minh thành công cho chiến lược tái cấu trúc nợ. Bảng 4.1: Ngưỡng nợ nước ngoài theo tiêu chuẩn của HIPCs Tỷ lệ nợ Mức ngưỡng Việt Nam NPV của nợ/xuất khẩu 150% 36% NPV của nợ/thu ngân sách trừ các khoản hỗ trợ 250% 95% Dịch vụ nợ/xuất khẩu 15% 2% Dịch vụ nợ/nguồn thu ngân sách trừ các khoản hỗ trợ 10% 6% Nguồn: Tạp chí Phát triển Kinh tế tháng 9/2008  Dịch vụ nợ/xuất khẩu (TDS/X) và dịch vụ nợ/trên nguồn thu ngân sách (TDS/DBR) là những chỉ tiêu đo lường tính lỏng được Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa vào để đánh giá mức độ bền vững của nợ công. TDS/X đo lường khả năng thanh toán dịch vụ nợ từ nguồn thu xuất khẩu. Còn TDS/DBR đo lường khả năng thanh toán dịch vụ nợ từ thu ngân sách nhà nước. Một quốc gia đảm bảo tính lỏng, TDS/X phải thấp hơn 15% và TDS/DBR thấp hơn 10%. Cuối năm 2005, TDS/X của Việt Nam là 2% và TDS/DBR là 6%. Như vậy theo ngưỡng của tổ chức Brettonwoods thì các tỷ lệ tính lỏng nợ nước ngoài của Việt Nam là ổn định. Tỷ lệ tính lỏng thấp hơn tiêu chuẩn quốc tế, về cơ bản do Việt Nam đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu và duy trì mức thu ngân sách ổn định. 4.1.2. Đánh giá sức mạnh thể chế và chất lượng chính sách quản lý nợ nước ngoài Sự ổn định nợ được đánh giá dựa trên ngưỡng chỉ tiêu nợ được tính toán dựa vào kinh nghiệm lịch sử của các nước HIPCs, nhằm hướng đến ngăn ngừa các cú sốc liên quan đến nợ. Tuy vậy, trong vài năm gần đây, một cách tiếp cận mới mà WB đưa vào để đánh giá chất lượng quản lý nợ công đó là dựa vào chất lượng chính sách và thể chế. Các quốc gia có chính sách và thể chế tốt thì có thể chống đỡ được mức nợ cao hơn so với mức ổn định nợ cơ bản. Bảng 4.2: Mức ngưỡng phụ thuộc vào chính sách và thể chế Mức ngưỡng (%) Đánh giá sức mạnh thế chế và chất lượng chính sách Kém CPIA 3 Vừa 3<CPIA<3,9 Mạnh CPIA 3,9 NPV của nợ/GDP 30% 45% 60% NPV của nợ/xuất khẩu 100% 200% 300% NPV của nợ/thu ngân sách trừ đi các khoản hỗ trợ 200% 275% 350% Dịch vụ nợ/GDP 15% 25% 35% Dịch vụ nợ/thu ngân sách trừ các khoản hỗ trợ 20% 30% 40% Nguồn: Ngân hàng Thế giới (WB )(Trích lại từ Tạp chí Phát triển kinh tế tháng 9/2008) 65 Cách tiếp cận này đưa ra mức ngưỡng dựa vào tỷ lệ nợ truyền thống để làm cơ sở đánh giá thể chế và chính sách của quốc gia. Dựa vào giá trị ngưỡng, WB phân loại 3 mức thực hiện chính sách: kém, vừa và mạnh. Trong quá trình đánh giá chính sách, quản lý được xem là trọng số lớn nhất. Bảng này cho thấy, quốc gia thực hiện chính sách mạnh có chỉ số CPIA3,9 được xem là có gánh nặng nợ ổn định nếu như tỷ lệ NPV của nợ/GDP ở dưới mức thấp hơn 60%, tỷ lệ NPV của nợ/xuất khẩu thấp hơn 300%, tỷ lệ NPV/thu ngân sách (trừ đi các khoản hỗ trợ) thấp hơn 350%, tỷ lệ dịch vụ nợ/xuất khẩu thấp hơn 35%, tỷ lệ dịch vụ nợ/thu ngân sách (trừ đi các khoản hỗ trợ) thấp hơn 40%. Theo cách tiếp cận mới và với số liệu của Việt Nam về NPV của nợ ở bảng 4.1, cho thấy thể chế và chính sách quản lý nợ của Việt Nam xếp vào chỉ số CPIA3, tức là ở mức kém. 4.1.3. Đánh giá nợ trong nước Bảng 4.3: Ngưỡng nợ trong nước Tỷ lệ nợ Mức ngưỡng Việt Nam Nợ/GDP 20% - 25% 9% Nợ/thu ngân sách 92% - 167% 32% NPV nợ/thu ngân sách 88% - 127% - Dịch vụ nợ/thu ngân sách 28% - 63% 11% Lãi suất/thu ngân sách 4,6% - 6,8% 1,6% Nguồn: UNDP, Dự án VIE/01/010 (Trích lại từ Tạp chí Phát triển Kinh tế tháng 9/2008) Nợ công trong nước có ý nghĩa kinh tế rất khác nhau. Điều naỳ liên hệ đến cả những lợi ích tiềm năng trong quá trình phát triển thị trường tài chính lẫn ảnh hưởng ngược đến lãi suất và đầu tư hoặc hậu quả vỡ nợ. Theo mức ngưỡng mà WB đưa ra ở bảng 4.3, nợ trong của Việt Nam ở mức khá an toàn. Từ chỉ tiêu: nợ/GDP đến lãi suất/thu ngân sách, chỉ số nợ trong nước của Việt Nam năm 2005 thấp khá so với mức ngưỡng của WB. Trong trường hợp này, Việt Nam vẫn có khả năng gia tăng nợ công trong nước mà không làm ảnh hưởng đến tính bền vững của nợ. 4.2. ĐÁNH GIÁ TÍNH CÔNG BẰNG GIỮA CÁC THẾ HỆ Theo quan điểm của Lerner (1948), nợ trong nước không tạo gánh nặng nợ cho thế hệ tương lai. Khi thanh toán nợ, có sự chuyển giao thu nhập từ nhóm người không nắm giữ trái phiếu chính phủ sang nhóm người nhắm giữ trái phiếu chính phủ. Vì vậy, xét về tổng thể thì thế hệ tương lai không bị thiệt hơn trên quan điểm mức tiêu dùng vẫn giữ nguyên như là nó có thể có. Trong khi đó, lý thuyết tân cổ điển cho rằng vay nợ gây chèn lấn đầu tư của khu vực tư. Khi Chính phủ thực hiện dự án, cho dù được tài trợ bằng thuế hay vay nợ, thì những nguồn lực đều lấy từ khu vực tư. Như vậy, nợ có ảnh hưởng đến vốn đầu tư của khu vực tư và tạo ra gánh nặng nợ cho thế hệ tương lai. Để khắc phục điều đó, yêu cầu của các dư án đầu tư của Chính phủ phải có hiệu quả để thu hút lại sự đầu tư của khu vực tư. Thời gian qua, để hướng đến chính sách công bằng thế hệ, Chính phủ Việt Nam đã cố gắng để duy trì trong cơ cấu nợ công của Việt Nam với tỷ lệ nợ trong nước cao hơn so với nợ nước ngoài. Nợ nước ngoài chủ yếu là ODA và quy mô của nó vẫn nằm trong tầm khống chế của Chính phủ. Đồng thời, thông qua các chương trình đầu tư công, nợ công của Việt nam được chuyển tải vào các dự án đầu tư, cải thiện cơ sở hạ 66 tầng tạo nền cho sự phát triển kinh tế bền vững. Điều này thể hiện qua chi tiêu công cho bốn khu vực như giáo dục, y tế, giao thông và nông nghiệp đã tăng đáng kể hơn thập kỷ qua, đặc biệt là giáo dục và vận tải. Xét về tổng thể là như vậy, tuy nhiên hiệu quả của các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng không cao. Việt Nam phải mất hơn 6 USD mới thu hút được 1 USD tăng sản lượng đầu ra và tỷ lệ này rất cao so với tiêu chuẩn quốc tế. Rainer và Klump (2003) cho rằng tác động của đầu tư tư nhân là dương, còn đầu tư công là âm. Các dự án, chương trình đầu tư công (CTĐTC) giai đoạn 1996-2000 là một tập họp các dự án với nhiều dự án đầu tư tính chắc chắn rất thấp và WB đánh giá tác động của các CTĐTC đến giảm nghèo chỉ vào mức 1,3%/năm. Những dự án kém không chỉ gây thất thoát nguồn lực mà còn làm giảm cơ hội tiếp tục giảm nghèo. Tóm lại, về quản lý công, có thể khẳng định rằng Việt Nam đang lựa chọn chiến lược phòng thủ nợ, cố gắng đưa các chỉ số nợ nằm trong giới hạn an toàn theo ngưỡng của các nước HIPCs, chứ chưa hướng đến xây dựng một chiến lược thích nghi với tình hình mới trong bối cảnh hội nhập của nền kinh tế. Các dự án đầu tư từ nguồn vốn khu vực công, trong đó có nợ, mặc dù có sự đóng góp đáng kể đến tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua. Song, nếu tính đến bài toán công bằng giữa các thế hệ thì quản lý nợ công của Việt Nam còn kém hiệu quả, cần được cải thiện trong thời gian tới. Phụ lục 5: HỆ SỐ ICOR VÀ VẬN DỤNG TRONG LẬP KẾ HOẠCH, ĐÁNH GIÁ MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Hiện nay, hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh đang được các cấp, các ngành đặc biệt chú ý, trên bình diện quốc gia nó còn là những chỉ tiêu phản ánh lợi thế của mỗi quốc gia nhằm phản ánh khả năng cạnh tranh về kinh tế cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong các nhân tố tác động tới tăng trưởng kinh tế (lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên, công nghệ,…) ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thì yếu tố vốn được coi là nhân tố quan trọng nhất. Do vậy trong bài viết này chúng tôi xin tập bàn về hiệu quả của yếu tố vốn và tác động của nó đối với tăng trưởng kinh tế nói chung. Một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của vốn đó là hệ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio - Tỷ số vốn /sản lượng tăng thêm). 5.1. PHƯƠNG PHÁP TÍNH HỆ SỐ ICOR Hệ số ICOR phản ánh quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư (mô hình Harrod - Domar). Tính hệ số này dựa trên các giả định chủ yếu sau: - Nền kinh tế luôn cân bằng ở dưới sản lượng tiềm năng. Để có thể huy động được các nguồn lực dư thừa cần phải đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất. - Công nghệ không đổi, sự kết hợp giữa vốn và lao động được thực hiện theo một hệ số cố định. Hệ số ICOR (k) là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của vốn đầu tư, nó được xác định theo công thức: 67 Y K k Δ Δ  Trong đó: K mức thay đổi vốn sản xuất (K = Kt – Kt-1) Y là mức thay đổi về kết quả sản xuất và Y = Yt – Yt-1, ở đây t chỉ năm nghiên cứu và t - 1 chỉ năm trước năm nghiên cứu. Ý nghĩa của k là để tạo thêm được một đơn vị kết quả sản xuất thì cần tăng thêm bao nhiêu đơn vị vốn sản xuất. Hay nói cách khác, k là “giá” phải trả thêm cho việc tạo thêm một đơn vị kết quả sản xuất. Hệ số ICOR càng lớn chứng tỏ chi phí cho kết quả tăng trưởng càng cao nó phụ thuộc vào mức độ khan hiếm nguồn dự trữ và tính chất của công nghệ sản xuất; ở các nước phát triển hệ số ICOR thường cao hơn ở các nước đang phát triển và ở mỗi nước thì hệ số ICOR luôn có xu hướng tăng lên, tức là khi kinh tế càng phát triển thì để tăng thêm một đơn vị kết quả sản xuất cần nhiều hơn về nguồn lực sản xuất nói chung và nhân tố vốn nói riêng và khi đó đường sản lượng thực tế gần tiệm cận với đường sản lượng tiềm năng. Điều này ví như một học sinh trung bình phấn đấu trở thành học sinh khá thì dễ hơn một học sinh khá phấn đấu trở thành học sinh giỏi hay gọi là lao động phức tạp bằng bội số của lao động giản đơn. Công thức tính rất đơn giản nhưng thành phần cấu tạo công thức thì rất khó xác định. Yếu tố Y thì có trong số liệu niên giám, vấn đề là xác định được mức tăng lên của vốn sản xuất. Để tính được K chúng ta phải hiểu rõ nội dung của chỉ tiêu vốn sản xuất. Vốn sản xuất là giá trị các tư liệu vật chất tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế, bao gồm vốn cố định (công xưởng, nhà máy, trụ sở cơ quan, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng) và vốn lưu động (có cả hàng tồn kho) và các vốn đầu tư khác. Vốn sản xuất được đánh giá ở góc độ hiện vật, thể hiện năng lực sản xuất, chỉ tính phần hiện còn tức là phần được tích luỹ lại và chỉ tính những tài sản có liên quan trực tiếp đến sản xuất và dịch vụ. Như vậy K là phần tăng thêm trong năm bằng số vốn có đến cuối năm trừ đi số vốn có đầu năm hay bằng phần đầu tư mới, sửa chữa, đưa thiết bị vào sản xuất,.... trừ đi phần giảm trong năm bao gồm khấu hao tài sản cố định, hư hỏng,... Trong thực tế việc xác định vốn có đến cuối mỗi năm là rất khó khăn (bởi phải kiểm kê đánh giá lại tài sản hàng năm) hoặc xác định số tăng và giảm trong năm rất khó đặc biệt là phần tài sản đưa vào sản xuất hoặc hư hỏng, cho nên người ta thay K bằng chỉ tiêu vốn đầu tư phát triển được xem đó là số vốn tăng lên trong năm (chỉ tiêu vốn đầu tư phát triển trong năm có trong hệ thống số liệu thống kê hàng năm). 5.2. VẬN DỤNG CHỈ TIÊU ICOR XÁC ĐỊNH NHU CẦU VỐN VÀ MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG Vì vốn đầu tư (I) có tác dụng tác động quyết định đến tăng trưởng kinh tế (g) và mức tiết kiệm (S) là nguồn gốc của đầu tư. 68 Ta có: g = Y Y , (trong đó Y là chỉ tiêu kết quả sản xuất - ở đây lấy chỉ tiêu GDP), nếu gọi S là mức tiết kiệm của nền kinh tế thì tỷ lệ tích luỹ trong GDP là: s = Y S Vì tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư nên về mặt lý thuyết đầu tư luôn bằng tiết kiệm (S = I). Mục đích của đầu tư là tạo ra vốn sản xuất (I = K) Từ công thức hệ số ICOR ta có: Y I Y K k      Vì Y I : Y I Y.I Y.I Y Y g       hay g = k s Từ quan hệ trên ta, chúng ta có thể rút ra được hai điểm cơ bản sau: Một là: Xác định mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho thời kỳ mới khi xác định được khả năng tiết kiệm của nền kinh tế thời kỳ gốc và dự báo hệ số ICOR thời kỳ kế hoạch là một trong những căn cứ quan trọng đối với các nhà hoạch định trong xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội. Hai là: Khi đứng trước một mục tiêu tăng trưởng do yêu cầu của các cấp lãnh đạo đặt ra, mô hình cho phép chúng ta xác định được nhu cầu tích luỹ cần có để đạt được mục tiêu đó. Là căn cứ để đánh giá khả năng đạt mục tiêu đã đề ra. Phục lục 6: VẤN ĐỀ TÁI CƠ CẤU NỢ Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á SAU CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ CHÂU Á NĂM 1997-1998 Vào năm 1998 là lúc cuộc khủng hoảng châu Á diễn ra sâu sắc nhất, Cơ quan Tái cơ cấu Ngân hàng Indonesia (IBRA) được thành lập nhằm thu hồi lại những gì còn lại trong hệ thống ngân hàng của Indonesia. IBRA đã phải nhận khoảng 373000 khoản nợ khê đọng với mệnh giá 341000 tỷ Rupiah (khoảng 39 tỷ USD). Sáu năm sau, cuối tháng 4/2004, IBRA đã đóng cửa với 95% các khoản nợ xấu này được giải quyết thành công. Thái Lan, Malaysia và Hàn Quốc cũng đã thành lập các cơ quan để giải quyết các vấn đề về nợ xấu của nước mình và đều hy vọng quá trình nhượng lại này sắp kết thúc: Ngân hàng Thái Lan có kế hoạch đóng cửa Tập đoàn Tái cơ cấu nợ của mình trong năm 2005, Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia của Malaysia – Danaharta (còn gọi là AMC) hy vọng sẽ dấm dứt hoàn toàn hoạt động trong năm 2005; Công ty Quản lý Tài sản Hàn Quốc Kamco đang dần chấm dứt hoạt động. Việc đóng cửa các cơ quan này chưa kết thúc vấn đề nợ xấu ở châu Á, vì tuy đến nay các nước bị khủng hoảng trong năm 1997 đã giải quyết được phần lớn các khoản 69 nợ còn khê đọng tràn lan trong lĩnh vực ngân hàng nhưng vẫn chưa giải quyết được các vấn đề khác. Tại Ấn Độ, mới chuẩn bị để giải quyết “di sản” các khoản nợ xấu do nền kinh tế để lại trong quá khứ. Tại Nhật Bản, quá trình tái cơ câu ngân hàng diễn ra với tốc độ trì trệ. Vấn đề này trầm trọng nhất là ở Trung Quốc, là nơi mà các nhà phân tích ước tính có thể có đến 45% tổng nợ tín dụng của ngân hàng là nợ khê đọng. Các nhà quan sát còn lo là các khoản nợ xấu mới sẽ được tạo ra ở Trung Quốc do việc gia tăng tín dụng bong bóng trong năm 2003. Đến nay, các nước châu Á đã bán được gần 1000 tỷ USD nợ xấu, nhưng còn gần 1000 tỷ USD nữa cần phải bán đi. Bảng 6.1: Tình hình nợ một số nước ở châu Á (ĐVT: tỷ USD) Nợ khê đọng bán được sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á(*) Nợ khê đọng chưa giải quyết được trong các công ty quản lý tài sản của Chính phủ Nợ khê đọng trong các tổ chức tài chính Nhật Bản 600 112 330 Trung Quốc 200 107 307(**) Ấn Độ Không có số liệu Không có số liệu 29,9 Đài Loan 50 Không có số liệu 19,1 Thái Lan 95 5 18,8 Indonesia 37 5 16,9 Hàn Quốc 125 45 15 Philippine Không có số liệu Không có số liệu 9,0 Tổng số 1107 274 745,7 (*) Tái cơ cấu, phân loại lại, hoàn trả, chuyển nhượng hoặc xoá (**) Số liệu ước tính, không kể các tổ chức tài chính nông thôn (Nguồn: Công ty Ernest & Young) Tốc độ là quan trọng nhất đối với việc tái cơ cấu hay bán các khoản nợ khê đọng ở châu Á trong vài năm qua. Bài học của Indonesia là quá trình tái cơ cấu càng diễn ra chậm thì tình hình sẽ càng trở nên xấu hơn. Đến tháng 4/2002, sau ba năm rưỡi, IBRA chỉ mới bán được 1/5 số nợ trên sổ sách của mình. Để giải quyết khó khăn, IBRA đã áp dụng một chương trình cấp tốc nhằm giải quyết các khoản nợ xấu còn lại và đã thu hồi được khoảng 28% mệnh giá của các tài sản mình có tương đương với tỷ lệ mà Kamco của Hàn Quốc đã đạt được. Các quan chức và các nhà tài chính khu vực tư nhân đều nhất trí là các khoản nợ khê đọng bán được càng sớm thì càng tốt cho hệ thống ngân hàng của châu Á cũng như cho các nền kinh tế của khu vực này nói chung. Khi chưa thoát được các khoản nợ khê đọng thì các ngân hàng sẽ không thể phục hồi được việc cấp tín dụng có hiệu quả. Mặc dù viêc giải quyết nhanh vấn đề nợ là sống còn, nhưng không thể thực hiện được việc này mà không có sự ủng hộ chính trị vững chắc. Trong các năm 1997 và 1998, giải pháp được các Chính phủ châu Á ưa chuộng là thành lập cơ quan chính thức thống nhất để quản lý quá trình này. Ông Syafruddin, vị chủ tịch thứ 7 của IBRA trong chưa đầy 4 tháng, thừa nhận: “Đây có thể không phải là phương pháp tốt nhất vì 70 các cơ quan do Chính phủ điều hành quá dễ bị tổn thương trước sự vận động chính trị”. Do IBRA chịu nhiều sự can thiệp chính trị nên tỷ lệ thu hồi đối với một số danh mục nợ xấu chỉ thấp ở mức 6%. Để giải quyết vấn đề nợ khê đọng, các Chính phủ nên yều cầu các ngân hàng bán các tài sản xấu thông qua khu vực tư nhân. Ông Syafruddin nói: “Hãy để cho thị trường làm việc và đừng bao giờ thành lập các thể chế lớn như IBRA”. Tuy nhiên, các nhà đầu tư tư nhân chỉ mạo hiểm vốn của mình khi có một khuôn khổ pháp lý minh bạch và hiệu lực để đảm bảo các quyền thương mại được tôn trọng và tiến trình tiếp theo có thể dự báo được. Hơn nữa, các Chính phủ phải đảm bảo không để nợ xấu tái diễn. Theo ông Tumnong Dasri, trưởng bộ phận tái cơ cấu doanh nghiệp của Ngân hàng Thái Lan, điều đó chỉ có thể thực hiện được bằng cách quản lý kinh tế vĩ mô vững chắc và khuyến khích mạnh mẽ các tiêu chuẩn cao nhất về quản trị doanh nghiệp. Hiện nay, Ngân hàng Thái Lan đang đôn đốc việc giám sát cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại để đảm bảo rằng một cuộc bùng nổ bất động sản ở Thái Lan sẽ không dẫn đến một tình huống tương tự. Chỉ có thể nâng cao hơn nữa năng lực quản trị doanh nghiệp thì mới có thể tránh được tình trạng lạm dụng tương tự hệ thống ngân hàng của châu Á. Hình: Danh sách năm 2008 mức độ cảm nhận về tham nhũng được chấm từ điểm 0 (tham nhũng cao nhất) đến điểm 10 (được coi là “trong sạch” nhất) Nguồn: www.vietnamnet.com ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai hoan chinh.pdf
  • pdfTom tat.pdf
Tài liệu liên quan