Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của giống lợn Vân Pa nuôi tại Quảng Trị và Hà Nội

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ------------------ ĐẶNG HOÀNG BIÊN ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN, SINH TRƯỞNG VÀ CHO THỊT CỦA GIỐNG LỢN VÂN PA NUÔI TẠI QUẢNG TRỊ VÀ BA VÌ LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: CHĂN NUÔI Mã số: 60.62.40 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐINH VĂN CHỈNH HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan

doc96 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4015 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của giống lợn Vân Pa nuôi tại Quảng Trị và Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Đặng Hoàng Biên LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lời biết ơn chân thành nhất đến PGS.TS. Đinh Văn Chỉnh, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Lời cám ơn chân thành của tôi cũng xin gửi tới các thầy cô trong Bộ môn Di truyền - Giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng Thủy sản, Khoa Sau đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn tới TS. Võ Văn Sự, ThS. Tăng Xuân Lưu và các cán bộ công nhân Trường trung cấp Nông nghiệp & PTNT Quảng Trị đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Tạ Thị Bích Duyên và các cán bộ Bộ môn Di truyền – Giống vật nuôi Viện Chăn nuôi cùng gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong trong quá trình hoàn thành luận văn này. Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó. Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2009 Tác giả Đặng Hoàng Biên MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT - SCSS : Số con sơ sinh - SCSSS : Số con sơ sinh sống - SC21 : Số con 21 ngày - SCCS : Số con cai sữa - KLSS : Khối lượng sơ sinh - KL21 : Khối lượng 21 ngày - KLCS : Khối lượng cai sữa - BV : Ba Vì - QT : Quảng Trị - L : Landrace - LW : Large White - D : Duroc - Y : Yorkshire DANH MỤC BẢNG Stt Tên bảng Trang 4.1: Các chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn Vân Pa 33 4.2: Năng suất sinh sản của đàn lợn Vân Pa 37 4.3: Năng suất sinh sản của đàn lợn Vân Pa theo lứa đẻ 42 4.4: Năng suất sinh sản theo lứa đẻ của lợn Vân Pa nuôi tại Ba Vì và Quảng Trị 47 4.5: Tương quan giữa các chỉ tiêu sinh sản của lợn Vân Pa 52 4.6: Khối lượng của lợn Vân Pa theo tháng tuổi (kg) 55 4.7: Khối lượng theo tháng tổi của lợn Vân Pa ở Ba Vì và Quảng Trị (kg) 58 4.8: Sinh trưởng tích lũy của lợn Vân Pa (g/ngày) 61 4.9: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn Vân Pa tại Ba Vì và Quảng Trị (g/ngày) 63 4.10: Sinh trưởng tương đối của lợn Vân Pa (%) 66 4.11: Sinh trưởng tương đối của lợn Vân Pa tại Ba Vì và Quảng Trị (%) 68 4.12: Năng suất và chất lượng thân thịt của lợn đực Vân Pa 70 4.13: Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt lợn Vân Pa 72 DANH MỤC HÌNH Stt Tên hình Trang 4.1. Số con các thời điểm của lợn Vân Pa tại Ba Vì và Quảng Trị 38 4.2. Số con ở các thời điểm theo lứa đẻ của lợn Vân Pa 44 4.3. Số con sơ sinh sống của lợn Vân Pa tại Ba Vì và Quảng Trị theo lứa đẻ 48 4.4. Khối lượng sơ sinh/con của đàn lợn Vân Pa tại Ba Vì và Quảng Trị theo lứa đẻ 49 4.5. Khối lượng lợn cái và lơn đực Vân Pa qua các tháng tuổi 56 4.6. Khối lượng của lợn cái Vân Pa tại Ba Vì Quảng Trị 59 4.7. Khối lượng của lợn đực Vân Pa tại Ba Vì và Quảng Trị 59 4.8. Sinh trưởng tích lũy của lợn Vân Pa 62 4.9. Sinh trưởng tích lũy của lợn cái Vân Pa nuôi tại Ba Vì và Quảng Trị 64 4.10. Sinh trưởng tích lũy của lợn đực Vân Pa nuôi tại Ba Vì và Quảng Trị 64 4.11. Sinh trưởng tương đối của lợn Vân Pa 67 4.12. Sinh trưởng tương đối của lợn cái Vân Pa tại Ba Vì và Quảng Trị 69 4.13. Sinh trưởng tương đối của lợn cái Vân Pa tại Ba Vì và Quảng Trị 69 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Đặt vấn đề Việt Nam là một nước nhỏ nằm ở khu vực Đông Nam Á, trên một dải đất hẹp nhưng đa dạng về sinh thái tự nhiên, phong phú về văn hoá, với hơn 50 dân tộc sinh sống. Việt Nam là nước có nền nông nghiệp lúa nước phát triển từ rất sớm vì vậy con người đã biết thuần hoá động vật thành vật nuôi phục vụ cho mục đích sản xuất của mình. Cùng với thời gian, qua chiều dài năm tháng và nhưng biến động về tự nhiên, xã hội đã có nhiều loài động vật được sinh ra và mất đi theo lịch sử. Tuy nhiên với lòng dũng cảm và sự cần cù của mình các dân tộc Việt Nam đã tạo ra một số lượng lớn giống vật nuôi bản địa, hiện nay có hợn 50 giống nội địa và đứng đầu về tỷ lệ con giống trên một đơn vị diện tích (Lê Viết Ly và Hoàng Văn Tiệu, 2004)[22]. Trước đây do nền kinh tế còn khó khăn, mục tiêu là tạo ra nhiều sản phẩm, chủ trương của nhà nước là phát triển các giống cao sản vì vậy chúng ta đã nhập nhiều giống lợn ngoại năng suất cao (Yorkshire, Landrace, Duroc…) để cải tạo đàn lợn nội năng suất thấp. Nhưng hiện nay yêu cầu về số lượng sản phẩm không gay gắt như trước nữa, mặt khác các giống bản địa và các nguồn gen quý đang mất dần và có nguy cơ tuyệt chủng. Ý thức về việc bảo vệ và phát triển các nguồn gen này là hết sức cần thiết, vì vậy từ những năm 2000 Bộ Nông nghiệp & PTNT đã có chương trình “Bảo tồn nguồn gen Động, Thực vật và Vi sinh vật”. Lợn Vân Pa (còn được gọi là lợn Mini) là một giống được phát hiện năm 2000 ở hầu hết các huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị, năm 2007 còn phát hiện thấy ở tỉnh Quảng Bình và Huế. Năm 2001 được đưa vào danh sách bảo tồn trong đề án “Bảo tồn nguồn gen vật nuôi Việt Nam”. Đây là giống có nhiều tập tính của động vật hoang dã như tính bầy đàn, tự kiếm nơi kín đáo làm tổ khi đẻ, có khả năng tự kiếm ăn cao ít lệ thuộc vào điều kiện nuôi dưỡng. Việc tiếp xúc với chúng cũng khó hơn nhiều so với các giống lợn khác. Trong những năm gần đây, giống lợn này đã bị giảm sút nghiêm trọng chỉ còn khoảng 500 con nằm trong một số xã như A Bung, A Vao, Hướng Lập, Hướng Sơn, Húc Nghì của huyện Đakrông và huyện Hướng Hoá tỉnh Quảng Trị (Trần Văn Do, 2004)[13]. Hai nguyên nhân gây giảm nhiều nhất đó là việc đưa ồ ạt các giống lợn ngoại vào vùng lợn Vân Pa qua các dự án của tỉnh Quảng Trị và quan trọng hơn đó là do lợn Vân Pa vốn ngon lại nhỏ, vừa túi tiền và là món ăn đặc sản nên chúng nhanh chóng đã bị bán đi. Đặc biệt trong những năm gần đây đường Hồ Chí Minh đi qua vùng này tạo nên thông thương với các đường giao thông khác tạo nên việc vận chuyển lợn dễ dàng hơn. Năm 2006 nhận thấy giống lợn Vân Pa có khả năng thuần hoá và phát triển sản xuất, Viện Chăn nuôi đã xây dựng đề án “Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen lợn Vân Pa”. Trong khuôn khổ của đề án này tuyển chọn một số lợn nái và lợn đực từ vùng xuất xứ giống lợn này để thử nghiệm nuôi tập trung tại hai cơ sở có điều kiện sinh thái khác nhau là ở huyện Ba Vì Hà Tây, nay là Hà Nội và Trường Trung cấp Nông nghiệp & PTNT Quảng Trị. Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của giống lợn Vân Pa nuôi tại Quảng Trị và Hà Nội”. 1.2 Mục đích của đề tài Bước đầu đánh giá được một số đặc điểm sinh học và tính năng sản xuất chủ yếu của lợn Vân Pa, nhằm định hướng bảo tồn và phát triển giống lợn này phục vụ thị trường và tăng thu nhập cho người dân. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan về lĩnh vực bảo tồn và phát triển các giống vật nuôi địa phương 2.1.1 Tổng quan về lĩnh vực bảo tồn các giống vật nuôi địa phương Việt Nam là nước thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, có dải đất hẹp trải dài theo chiều Bắc - Nam và chịu nhiều tổn thất nặng nề trong các cuộc chiến tranh xâm lược. Nhưng thật may là chúng ta lại có một kho tàng đa dạng sinh học phong phú, tuy một số loại động, thực vật đã bị tuyệt chủng hay một số khác đang có nguy cơ tuyệt chủng bởi một số nguyên nhân như; i) áp lực của cơ chế thị trường chạy theo năng suất cao, chạy theo thị trường mà đã bỏ quên giống địa phương năng suất thấp nhưng có chất lượng thịt cao; ii) tác động của kỹ thuật mới về truyền giống nhân tạo đã tạo ra nhiều giống lai có năng suất cao, làm cho giống nội thuần có năng suất thấp dần biến mất. Sự tuyệt chủng của một số loại động vật, vật nuôi địa phương có năng suất thấp nhưng mang những đặc điểm quý giá như thịt thơm ngon, chịu đựng kham khổ, dinh dưỡng thấp, thích nghi cao với điều kiện sinh thái khắc nghiệt là một điều đáng tiếc. Nhận thấy hiểm hoạ đang đến đối với các giống vật nuôi nội địa, cho nên từ những năm 1989 đến nay Bộ Khoa học và Công nghệ đã cho thực hiện đề án Bảo tồn nguồn gen vật nuôi một trong nhiều đề án bảo tồn nguồn gen động, thực vật khác. Bộ Nông nghệp và Phát triển Nông thôn trong chương trình giống đã đưa phần bảo tồn nguồn gen như một bộ phận quan trọng nhằm thúc đẩy sản xuất. Năm 1990 triển khai đề án bảo tồn quỹ gen đến nay chúng ta đã nhận biết được 51 giống, trong đó 8 giống đã mất trước năm 1990. Trong 43 giống còn lại có 18 giống được sử dụng rộng rãi và 25 giống được sử dụng hẹp, 8 giống trong số 25 giống đã được tổ chức khai thác chiếm 30%. Trong 51 giống có 13 giống lợn, 5 giống đã mất, 5 giống đã được phát triển nhiều, 1 giống phát triển xuất sắc và 2 giống phát triển ít (Lê Viết Ly và Hoàng Văn Tiệu, 2004. Hội nghị bảo tồn Quỹ gen, 10/ 2004)[22]. 2.2 Khả năng sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái Sinh sản là một quá trình sinh học hết sức phức tạp của cơ thể động vật đồng thời là chức năng duy trì giống nòi và tái sản xuất của vật nuôi. Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản cao nhất và phổ biến nhất ở cơ thể động vật, đó là quá trình có sự tham gia của hai cơ thể đực và cái, là một quá trình mà ở đó con đực sản sinh ra tinh trùng, con cái sản sinh ra trứng, thụ tinh giữa tinh trùng và trứng hình thành hợp tử, hợp tử phát triển trong tử cung của con cái và sinh ra đời con. Quá trình sinh sản đối với con cái xẩy ra bắt đầu bằng sự xuất hiện chu kỳ tính và được điều khiển bởi một hệ thống thần kinh, thể dịch hết sức phức tạp. Sự điều khiển được mô phỏng theo sơ đồ dưới đây: Vỏ đại não Các nhân tố ánh sáng, nhiệt độ, dinh dưỡng Hypothalamus GRH Thuỳ trước tuyến yên PL LH FSH Buồng trứng Oestrogen Thể vàng Rụng trứng Progesterol Tuyến sữa Sừng tử cung Prostaglandine + - - Sơ đồ 2.1. Điều khiển hormone chu kỳ tính ở lợn cái GRH: Gonadotropin releaser hormone LH: Lutein hormone FSH: Foliculin stimulin hormone PL: Prolactin Tất cả các kích thích bên ngoài và trong cơ thể như khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, chế độ nuôi dưỡng, quản lý, tác động xoa bóp, mùi vị con đực, tình trạng cơ quan sinh dục và các bộ phận khác của cơ thể đều ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ tính một cách phản xạ theo phương thức thần kinh, thể dịch. 2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái Chỉ tiêu tổng quát để đánh giá năng suất sinh sản của bản thân lợn nái là số con cai sữa/nái/năm. Chỉ tiêu về số con cai sữa/nái/năm còn phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố. Các nhân tố cấu thành khả năng sản xuất của lợn nái được minh hoạ như sơ đồ 2.2 Số lợn con cai sữa/nái/năm Số lợn con cai sữa/lứa Số lứa/nái/năm Hao hụt chăn nuôi Số lơn lợn con đẻ ra sống Thời gian phối sau cai sữa Thời gian mang thai Thời gian bú sữa Tỷ lệ rụng trứng Tỷ lệ trứng thụ tinh Hợp tử chết Khoảng cách giữa cai sữa và động dục Tỷ lệ thụ thai, không thụ thai Không có khả năng sinh sản Sơ đồ 2.2. Các nhân tố xác định thành tích sinh sản Các chỉ tiêu cụ thể thường được dùng để đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái như: * Các chỉ tiêu về sinh lý sinh dục của lợn nái - Tuổi động dục lần đầu (ngày) - Khối lượng phối giống lần đầu (kg) - Tuổi phối giống lần đầu (ngày) - Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) - Khoảng cách lứa đẻ (ngày) - Thời gian phối giống trở lại (ngày) - Thời gian cai sữa (ngày) - Tỷ lệ thụ thai (%) * Các chỉ tiêu về số lượng lợn con - Số con đẻ ra/ổ (con) - Số con sơ sinh sống/ổ (con) - Số con 21 ngày tuổi/ổ (con) - Số con cai sữa/ổ (con) - Số lứa đẻ/nái/năm (lứa) * Các chỉ tiêu liên quan đến khối lượng lợn con - Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) - Khối lượng sơ sinh/con (kg) - Khối lượng 21 ngày tuổi/ổ (kg) - Khối lượng 21 ngày tuổi/con (kg) - Khối lượng cai sữa/ổ (kg) - Khối lượng cai sữa/con (kg) - Tỷ lệ đồng đều của đàn lợn con (%) 2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái Việc xác định và cải thiện các nhân tố ảnh hưởng đến thành tích sinh sản góp phần phát huy tiềm năng vốn có của mỗi giống vật nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Trong quá trình nghiên cứu các nhà khoa học đã nhận thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp tới thành tích sinh sản của bản thân lợn nái nhưng được chia làm 2 loại chính là yếu tố di truyền và yếu tố ngoại cảnh. 2.2.2.1 Yếu tố di truyền Trong chăn nuôi, giống là tiền đề và là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái (Đặng Vũ Bình, 1999)[4]. Các giống khác nhau biểu hiện thành tích sinh sản khác nhau vì kiểu gen của chúng khác nhau, mỗi giống gia súc đều có cả gen trội và gen lặn đối với chỉ tiêu mong muốn và không mong muốn. Trong chọn lọc cần chọn đàn giống có tỷ lệ kiểu gen trội đối với chỉ tiêu mong muốn cao nhất và hạn chế đến mức tối thiểu sự thể hiện gen lặn của tính trạng không mong muốn. Chọn lọc là phương pháp đơn giản và được sử dụng sớm nhất để nâng cao chất lượng đàn giống vật nuôi. Chọn lọc cũng là động lực đầu tiên để đạt tới sự tiến bộ di truyền, chọn lọc có thể tăng số lượng gen tốt và giảm số lượng gen xấu thông qua quan sát kiểu hình. 2.2.2.2 Các yếu tố ngoại cảnh Khi ta đã có một giống tốt tức là qua khâu chọn lọc nghiêm ngặt thì yếu tố quyết định đến thành bại trong chăn nuôi lại là các nhân tố ngoại cảnh. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của lợn nái như chế độ nuôi dưỡng, tuổi, khối lượng phối, phương thức phối, lứa đẻ, mùa vụ, nhiệt độ môi trường, thời gian chiếu sáng, bệnh tật... - Chế độ nuôi dưỡng Trong chăn nuôi lợn nái, dinh dưỡng là yếu tố hết sức quan trọng không những để đảm bảo khả năng sinh sản của lợn nái mà còn quyết định đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi. Lợn nái ở các giai đoạn khác nhau như hậu bị, có chửa, nuôi con, chờ phối đều cần được cung cấp đủ về số và chất lượng các chất dinh dưỡng để có kết quả sinh sản tốt. Nuôi dưỡng tốt lợn nái trước khi động dục có thể làm tăng số lượng trứng rụng, tăng số phôi sống (Books và Cooper, 1972, theo Ian Gordon, 1997 [48]). Do đó áp dụng chế độ dinh dưỡng "Flushing" trong pha sinh trưởng của buồng trứng của lợn nái nên đã làm tăng số lượng trứng rụng (85% so với 64%) và tăng lượng progesteron trong máu (10,5 ng so với 4,5 ng/ml) (Cox và cộng sự, 1987, Flowers và cộng sự, 1989, Rhoder và cộng sự, 1991, Cassar và cộng sự, 1994, theo Ian Gordon, 1997)[48]. Nuôi dưỡng lợn nái với mức cao ở thời kỳ chửa đầu có thể làm tăng tỷ lệ chết phôi ở lợn nái mới đẻ (Kirkwood và Thacker, 1988, theo Ian Gordon, 1997)[48]. Pettigrew và Tokach (1991) (theo Ian Gordon, 1997) [48] cho biết nuôi dưỡng lợn nái với mức năng lượng cao trong thời kỳ có chửa sẽ làm giảm mức thu nhận thức ăn trong thời kỳ tiết sữa nuôi con và ngăn cản sự phát triển của tuyến vú. Lợn nái nuôi con nên cho ăn tự do để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Giảm lượng thức ăn thu nhận khi nuôi con sẽ làm giảm khối lượng cơ thể, hậu quả là thời gian động dục trở lại dài, giảm tỷ lệ thụ tinh và giảm số phôi sống (Zak và cộng sự, 1995, Reese và cộng sự, 1984, Carrol và cộng sự, 1993, Kirkwood và cộng sự, 1987, theo Ian Gordon, 1997)[48]. Theo Chung và cộng sự (1998)[37], tăng lượng thức ăn thu nhận ở lợn nái tiết sữa sẽ làm tăng sản lượng sữa và tăng khả năng tăng trọng của lợn con. Ian Gordon (2004)[49] cho biết: tăng lượng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn đầu và giữa chu kỳ tiết sữa sẽ có tác dụng giảm thời gian động dục trở lại hơn là tăng lượng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn cuối, tăng lượng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn giữa và cuối chu kỳ tiết sữa sẽ có tác dụng tăng khối lượng cai sữa hơn là tăng ở giai đoạn đầu. Mục tiêu của nuôi dưỡng lợn nái là làm sao cho số ngày không sản xuất ít nhất, khối lượng cơ thể tăng phù hợp trong thời kỳ có chửa và có được khối lượng cơ thể thích hợp trong thời kỳ nuôi con. Nuôi dưỡng lợn nái trong thời kỳ tiết sữa nuôi con với mức protein thấp trong khẩu phần sẽ làm tăng thời gian động dục trở lại (Robinson, 1990, theo Ian Gordon, 1997)[48]. Mức dinh dưỡng protein thấp trong thời kỳ chửa cuối sẽ làm cho lợn nái phải huy động dinh dưỡng của cơ thể để nuôi thai, do đó làm giảm khả năng sống của thai và lợn con khi đẻ cũng như sau khi đẻ, làm giảm khả năng tiết sữa của lợn mẹ dẫn đến lợn nái sinh sản kém. Nuôi dưỡng lợn nái trong thời kỳ tiết sữa nuôi con với mức lyzin thấp và protein thấp sẽ làm suy yếu sự phát triển của bao noãn, giảm khả năng trưởng thành của tế bào trứng, giảm số con đẻ ra và số con còn sống trên ổ, tăng tỷ lệ hao hụt của lợn mẹ và giảm tốc độ sinh trưởng của lợn con (Yang và cộng sự, 2000)[70]. Podtereba (1997)[63] xác nhận có 9 axitamin cần thiết đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản và trong quá trình phát triển của phôi. Song mức protein quá cao trong khẩu phần sẽ không tốt cho lợn nái. - Mùa vụ Khả năng sinh sản của lợn nái cũng bị ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố mùa vụ hay cụ thể hơn là nhiệt độ và độ ẩm của môi trường. Gaustad -Aas và cộng sự (2004)[43] cho biết mùa vụ có ảnh hưởng đến số con đẻ ra/ổ. Mùa có nhiệt độ cao là nguyên nhân làm năng suất sinh sản ở lợn nái nuôi chăn thả thấp: tỷ lệ chết ở lợn con cao, thu nhận thức ăn thấp, tỷ lệ hao hụt lợn nái tăng, tỷ lệ động dục trở lại sau cai sữa giảm và tỷ lệ thụ thai giảm. Lợn nái phối giống vào các tháng nóng có tỷ lệ thụ thai thấp, làm tăng số lần phối giống, giảm khả năng sinh sản từ 5 - 20%. Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ ảnh hưởng của stress nhiệt đến khả năng sinh sản của lợn nái. Nhiệt độ cao làm cho tỷ lệ loại thải nái cao (30 - 50%) và làm thiệt hại về kinh tế trong chăn nuôi nái sinh sản (Pastison, 1980, theo Ian Gordon, 1997)[48]. Số con đẻ ra/ổ khi phối giống vào mùa hè có thể ít hơn một con so với khi phối giống vào mùa thu, mùa đông (Peltoniemi và cộng sự, 2000 [59]). Các tác giả nhận thấy về mùa hè, nhiệt độ cao làm giảm tính nhạy cảm bình thường của chu kỳ động dục. Claus và Weiler (1985, theo Ian Gordon, 1997)[48] cho biết từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 8 khoảng cách từ khi cai sữa đến động dục trở lại ở lợn nái tăng so với các tháng khác. - Tuổi và lứa đẻ Tuổi và lứa đẻ đều là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến số con đẻ ra/ổ. Lợn nái kiểm định có tỷ lệ đẻ thấp hơn so với lợn nái sinh sản (Koketsu và cộng sự, 1998)[51]. Số lượng trứng rụng thấp nhất ở chu kỳ động dục thứ nhất, tăng đến 3 tế bào trứng ở chu kỳ động dục thứ hai và đạt tương đối cao ở chu kỳ động dục thứ ba (Deckert và cộng sự, 1998)[40]. Số con đẻ ra tương quan thuận với số lượng trứng rụng (Warrick và cộng sự, 1989, theo Ian Gordon, 1997)[48]. Lứa đẻ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái vì có sự khác nhau về chức năng theo tuổi của lợn nái. Khả năng sinh sản của lợn nái thường thấp nhất ở lứa đẻ thứ nhất, đạt cao nhất ở lứa đẻ thứ 3, 4, 5 và sau đó gần như là ổn định hoặc hơi giảm khi lứa đẻ tăng lên.anderson và Melammy (1972, theo Ian Gordon, 1997)[48] cho biết số con đẻ ra/ổ tăng từ lứa đẻ một đến lứa đẻ thứ tư, ở lứa đẻ thứ tám trở đi, số lợn con mới đẻ bị chết tăng lên. Số con đẻ ra/ổ có quan hệ chặt chẽ đến tuổi của lợn nái và giảm nhanh sau 4, 5 tuổi. Lợn đẻ lứa đầu tiên thường có số con đẻ ra, khối lượng sơ sinh nhỏ hơn so với những lứa đẻ sau (Colin, 1998)[39]. - Số lần phối và phương thức phối giống Clark và Leman, 1986 (theo Ian Gordon, 1997)[48] cho biết số lần phối giống trong một lần động dục ở lợn nái ảnh hưởng tới số con đẻ ra/ổ, phối đơn trong một chu kỳ động dục ở lúc động dục cao nhất có thể đạt được số con đẻ ra/ổ cao, nhưng phối hai lần trong một chu kỳ động dục làm tăng số con đẻ ra/ổ. Tilton và Cole (1982, theo Ian Gordon, 1997)[48] thấy rằng: khi phối giống cho lợn nái trực tiếp ba lần, mỗi lần cách nhau 24 giờ tăng hơn 1,3 con/ổ so với phối hai lần. Theoanon (1993, trích từ Ian Gordon, 1997)[48], phối giống kết hợp giữa thụ tinh nhân tạo và nhảy trực tiếp có thể làm tăng 0,5 lợn con so với phối riêng rẽ. Phối giống bằng thụ tinh nhân tạo, tỷ lệ thụ thai và số con đẻ ra/ổ đều thấp hơn (0-10%) so với phối giống trực tiếp (Colin, 1998)[39]. - Thời gian cai sữa Phân tích 14.925 lứa đẻ của 39 đàn lợn nái ở Mỹ (Xue và cộng sự 1993, theo Ian Gordon, 1997)[48] nhận thấy thời gian bú sữa của lợn con dài, lợn nái có số sơ sinh/ổ, số con đẻ ra còn sống/ổ cao, thời gian động dục trở lại ngắn, khoảng cách từ khi đẻ đến phối giống trở lại dài, khoảng cách lứa đẻ dài. Lợn nái cai sữa ở 28 - 35 ngày, thời gian động dục trở lại 4 - 5 ngày có thể phối giống và có thành tích sinh sản tốt (Colin, 1998 [39]). Lợn nái phối giống sau khi cai sữa sớm có số lượng trứng rụng thấp (15, 9 so với 24,6) và số phôi ở ngày chửa thứ 11 ít. Lợn nái cai sữa sớm có tỷ lệ thụ thai thấp, số phôi sống ít và thời gian động dục trở lại dài Deckert và cộng sự, 1998 [40]. 2.3 Khả năng sinh trưởng và cho thịt của lợn 2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt lợn Sinh trưởng là quá trình tự nhiên của sinh vật, sự tăng lên về kích thước, khối lượng, thể tích của từng bộ phận hay của toàn cơ thể con vật trong giai đoạn còn non cho đến thành thục về thể vóc. Thực chất của sự sinh trưởng chính là sự tăng trưởng và phân chia của các tế bào trong cơ thể vật nuôi. Để theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của vật nuôi cần định lượng chúng định kỳ bằng cân, đo, ... các cơ quan, bộ phận hay toàn cơ thể con vật. Khoảng cách giữa các lần cân, đo, ... này phụ thuộc vào loài vật nuôi và mục đích theo dõi. * Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn từ giai đoạn sơ sinh đến 60 ngày tuổi thường đánh giá qua các chỉ tiêu: - Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) - Khối lượng 21 ngày/ổ (kg) - Khối lượng cai sữa/ổ (kg) - Tăng trọng từ sơ sinh đến cai sữa (g) - Tăng trọng từ cai sữa đến 60 ngày tuổi (g) * Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn thịt thường dùng các chỉ tiêu: - Tuổi bắt đầu nuôi (ngày) - Khối lượng bắt đầu nuôi (kg) - Tuổi kết thúc nuôi (ngày) - Khối lượng kết thúc nuôi (kg) - Tăng trọng/ngày nuôi (g) - Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng (kg) * Đánh giá chất lượng thân thịt của lợn người ta sử dụng các chỉ tiêu về thân thịt và chất lượng thịt. Đối với năng suất thân thịt, các chỉ tiêu quan trọng là: tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, chiều dài thân thịt, tỷ lệ nạc, độ dày mỡ lưng và diện tích cơ thăn. Các chỉ tiêu chất lượng thịt thường sử dụng là tỷ lệ mất nước bảo quản, tỷ lệ mất nước giải đông, tỷ lệ mất nước chế biến, màu sắc thịt, độ dai, pH của cơ thăn ở 45 phút và 24 giờ sau khi giết thịt (Reichart và CS, 2001)[64]. 2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng 2.3.2.1 Ảnh hưởng của giống và các chỉ tiêu theo dõi Các giống khác nhau có quá trình sinh trưởng khác nhau, tiềm năng di truyền của quá trình sinh trưởng của các gia súc được thể hiện thông qua hệ số di truyền. Hệ số di truyền đối với tính trạng khối lượng sơ sinh và sinh trưởng trong thời gian bú sữa dao động từ 0,05- 0,21, hệ số di truyền này thấp hơn so với hệ số di truyền của tính trạng này trong thời kỳ vỗ béo. Tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn có mối tương quan di truyền nghịch và khá chặt chẽ đã được nhiều tác giả nghiên cứu kết luận, đó là: - 0, 51 đến - 0,56 (Nguyễn Văn Đức và Cs, 2001)[16]; - 0,715 (Nguyễn Quế Côi và cộng sự, 1996)[7]. Hệ số di truyền về tiêu tốn thức ăn ở mức trung bình. Tuy nhiên, tiêu tốn thức ăn có thể dễ dàng được cải thiện thông qua chọn lọc và nó thường là một chỉ tiêu quan trọng trong chương trình cải tiến giống lợn. Tác giả Kovalenko và cộng sự (1990)[52] công bố con lai (DLW)D có mức tiêu tốn thức ăn là 3,55kg/kg tăng trọng, trong khi con lai LW chỉ tiêu này đạt 2,5 kg/kg tăng trọng. Tính trạng này được quan tâm chọn lọc và có xu hướng ngày càng giảm. Đối với các chỉ tiêu giết thịt như tỷ lệ móc hàm, chiều dài thân thịt, tỷ lệ nạc, độ dày mỡ lưng, diện tích cơ thăn có hệ số di truyền cao (h2 = 0,3 - 0,35) (Sellier, 1998)[65]. Đối với độ dày mỡ lưng, hệ số di truyền dao động ở mức độ trung bình đến cao, từ 0,3 - 0,7 (Johnson và cộng sự, 1999)[50], nên việc chọn lọc cải thiện tính trạng này có nhiều thuận lợi. Mc.Kay, (1990) [57] cho rằng việc chọn lọc nhằm tăng khả năng tăng khối lượng và giảm dày mỡ lưng không làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu số con sơ sinh trên ổ. Hovenier và cộng sự (1992)[47] khi nghiên cứu theo dõi trên lợn Duroc và Yorkshire cho biết hệ số di truyền về tỷ lệ nạc là 0,63. Đối với các chỉ tiêu thân thịt thì hệ số di truyền của tỷ lệ móc hàm là thấp nhất (h2 = 0,3 - 0,35) và chiều dài thân thịt là cao nhất (h2 = 0,56 - 0,57). Các chỉ tiêu về chất lượng thịt như tỷ lệ mất nước, màu sắc thịt, cấu trúc cơ, thành phần hoá học của cơ, pH 45 phút, pH 24 giờ sau khi giết thịt có hệ số di truyền từ 0,1 - 0,3, (Sellier, 1998)[65]. Bên cạnh hệ số di truyền còn có một mối tương quan giữa các tính trạng. Tương quan di truyền giữa một số cặp tính trạng là thuận và chặt chẽ như tăng trọng và thu nhận thức ăn (r = 0,65) (Clutter và Brasscamp, 1998)[38], tỷ lệ nạc với diện tích cơ thăn (r = 0,65). Bên cạnh đó là các tương quan nghịch và chặt như tỷ lệ nạc với độ dày mỡ lưng (r = - 0,87), tỷ lệ mất nước với pH 24 giờ (r = - 0,71) và với khả năng giữ nước (r = - 0,94) (Sellier, 1998)[65]. Ngoài ra, hàng loạt các thông báo của nhiều nhà khoa học đã xác nhận các chỉ tiêu thân thịt như tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ nạc, độ dày mỡ lưng, chiều dài thân thịt và diện tích cơ thăn ở các giống khác nhau là khác nhau. Chẳng hạn như ở lợn Landrace có chiều dài thân thịt dài hơn so với ở lợn Large White là 1,5 cm; ngược lại, tỷ lệ móc hàm ở Large White lại cao hơn so với Landrace (Hammell và CS, 1993)[46]. Về phương diện sinh trưởng và cho thịt ở lợn, mối quan tâm chủ yếu tới nhân tố di truyền chính là việc tạo ra ưu thế lai. Chính vì vậy mà hầu hết đàn lợn thương phẩm ở các nước là lợn lai. Con lai có ưu thế lai cao hơn bố mẹ về tăng trọng 10% (Sellier, 1998)[65]. Bên cạnh giống và ưu thế lai, các tính trạng nuôi vỗ béo, thân thịt và chất lượng thịt cũng bị chi phối bởi một số gen như gen halothan, tính nhạy cảm stress với halothan chủ yếu làm giảm nhanh pH trong cơ sau khi giết thịt. Điều này làm tăng thịt PSE ở các lợn mắc hội chứng stress. 2.3.2.2 Ảnh hưởng của tính biệt Lợn cái, lợn đực hay lợn đực thiến đều có tốc độ phát triển và cấu thành của cơ thể khác nhau. Lợn đực có khối lượng nạc cao hơn lợn cái và đực thiến. Tuy nhiên, nhu cầu về năng lượng cho duy trì của lợn đực cũng cao hơn lợn cái và lợn đực thiến. Một số công trình nghiên cứu khác lại cho rằng lợn đực thiến có mức độ tăng trọng cao hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn (Campell và cộng sự, 1985 [35]. Perez, Desmoulin (1975)[62] khi nghiên cứu trên đối tượng lợn thí nghiệm giống Large White có khối lượng từ 18 đến 99 kg, cho biết ảnh hưởng của giới tính đến tốc độ tăng trọng, hiệu quả chuyển hóa thức ăn và độ dày mỡ lưng lợn như sau: Chỉ tiêu Đực Đực thiến Cái Tăng trọng (g/ngày) 727 668 668 Thu nhận thức ăn (kg/ngày) 2,31 2,43 2,31 Tiêu tốn thức ăn (kg/kg tăng trọng) 3,17 3,64 3,47 Độ dày mỡ lưng (mm) 24 35 28 Như vậy, lợn đực thiến có mức tăng trọng cao hơn lợn cái và TTTĂ/kgTT cũng cao hơn. Cụ thể các chỉ tiêu vỗ béo và giết thịt Landrace đạt được như sau: đối với lợn cái tăng trọng đạt 868 g/ngày, TTTĂ/kg TT là 2,60 kg/kg, tỷ lệ nạc đạt 53,8%, pH đạt 6,32. Các chỉ tiêu tương ứng ở lợn đực thiến là 936 g/ngày, 2,70 kg/kg, 50,9% và 6,26. 2.3.2.3 Ảnh hưởng của tuổi và khối lượng giết mổ Khả năng sản xuất và chất lượng thịt cũng phụ thuộc vào tuổi và khối lượng lúc giết thịt. Giết thịt ở độ tuổi lớn hơn thì chất lượng thịt sẽ tốt hơn do sự tăng lên của các mô ở giai đoạn cuối của thời kỳ trưởng thành. Song không nên giết thịt ở tuổi quá cao vì lợn sau 6 tháng tuổi khả năng tích lũy mỡ lớn, dẫn đến tỷ lệ nạc sẽ thấp và hiệu quả kinh tế kém. Chất lượng thịt lợn cũng thay đổi theo tuổi giết thịt là do thành phần cơ thể phát triển khác nhau ở từng giai đoạn. Mô cơ phát triển rất mạnh ngay từ khi còn nhỏ nhưng tốc độ giảm dần, còn mô mỡ tốc độ tích lũy ngày càng tăng. Tính từ khi sinh ra đến 7 tháng tuổi khối lượng lợn tăng khoảng 100 lần, trong đó mô xương chỉ tăng khoảng 30 lần, mô cơ tăng 81 lần còn mô mỡ tăng tới 675 lần (Perez, Desmoulin, 1975)[62]. 2.3.2.4 Ảnh hưởng của cơ sở chăn nuôi và chuồng trại Cơ sở chăn nuôi và chuồng trại cũng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và chất lượng thịt. Cơ sở chăn nuôi biểu thị tổng hợp chế độ quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn. Thông thường, lợn bị nuôi chật hẹp thì khả năng tăng khối lượng thấp hơn lợn được nuôi trong điều kiện chuồng trại rộng rãi. Tại thí nghiệm của Brumm và Miller (1996)[34] cho thấy diện tích chuồng nuôi 0,56 m2/con thì lợn ăn ít hơn và tăng khối lượng cũng chậm hơn so với lợn được nuôi với diện tích 0,78 m2/con, năng suất của lợn đực thiến đạt tối đa khi nuôi ở diện tích 0,84 - 1,00 m2. Nghiên cứu của Nielsen và cộng sự (1995)[59] cho thấy lợn nuôi đàn thì ăn nhanh hơn, lượng thức ăn trong một bữa được nhiều hơn nhưng số bữa ăn trong ngày lại giảm và lượng thức ăn thu nhận hàng ngày lại ít hơn so với lợn nuôi nhốt riêng từng ô chuồng. Các tác nhân stress có ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất và sức sản xuất của lợn, đó là điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi, khẩu phần ăn không đảm bảo, chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc kém, vận chuyển, phân đàn, tiêm chủng, điều trị, thay đổi khẩu phần... (Wood, 1986)[69]. 2.3.2.5 Ảnh hưởng của dinh dưỡng Dinh dưỡng là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong các nhân tố ngoại cảnh, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và cho thịt ở lợn. Trong chăn nuôi chi phí cho thức ăn chiếm 70-80% giá thành sản phẩm, do đó chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng càng thấp thì hiệu quả kinh tế sẽ cao và ngược lại, qua nghiên cứu và thực tế cho thấy vật nuôi có khả năng sinh trưởng tốt do khả năng đồng hóa cao, hiệu quả sử dụng thức ăn cao thì tiêu tốn thức ăn thấp, do đó thời gian nuôi sẽ được rút ngắn tăng số lứa đẻ/nái/năm. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng chính là tỷ lệ chuyển hóa thức ăn của cơ thể. Chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn và tăng khối lượng có mối tương quan nghịch do đó khi nâng cao khả năng tăng khối lượng có thể sẽ giảm chi phí thức ăn. Mối quan hệ giữa năng lượng và protein trong khẩu phần là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng khối lượng. Đảm bảo cân đối dinh dưỡng thì con vật mới phát huy được tiềm năng di truyền của nó. Thức ăn và giá trị dinh dưỡng là các nhân tố ảnh hưởng lớn đến khả năng sản xuất và chất._. lượng thịt của con vật. Ngoài ra, phương thức nuôi dưỡng cũng có ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của con vật. Khi cho lợn ăn khẩu phần ăn tự do, khả năng tăng khối lượng nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn nhưng dày mỡ lưng lại cao hơn (Nguyễn Nghi và cộng sự, 1995)[23] khi lợn được ăn khẩu phần ăn hạn chế. Lợn cho ăn khẩu phần thức ăn hạn chế có tỷ lệ nạc cao hơn lợn cho ăn khẩu phần thức ăn tự do (Thomke và cộng sự, 1995)[67]. 2.3.2.6 Ảnh hưởng của năm và mùa vụ Có nhiều tác giả nghiên cứu về năm và mùa vụ trong chăn nuôi cho biết chúng gây ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng của lợn. Pathiraja và cộng sự (1990)[60] cho biết sự khác nhau giữa năm và mùa ảnh hưởng đến tăng khối lượng và dày mỡ lưng là rõ rệt. Khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng tăng khối lượng của lợn. Thomas (1984)[66] cho biết nếu nuôi lợn từ 20 kg đến 90 kg ở nhiệt độ từ 80C đến 220C thì khả năng tăng khối lượng tăng và nhu cầu về thức ăn cũng tăng lên. Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2000)[17], Trần Thị Minh Hoàng và cộng sự (2003)[20] cũng cho biết tăng khối lượng chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố mùa vụ và năm thí nghiệm. 2.4 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 2.4.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Quá trình toàn cầu hoá và sự tăng dân số quá nhanh cùng với nạn phá rừng đã làm cho sự đa dạng sinh học trên trái đất này giảm đi nhanh chóng. Các nguồn gen động vật, thực vật và những kiến thức bản địa có liên quan ngày càng mất đi. Những năm gần đây, việc sử dụng bền vững nguồn gen, bảo vệ kiến thức bản địa đã được nhiều nước chú ý, đặc biệt là sau Hội Nghị thượng định về môi trường toàn cầu tại Rio de Janero năm 1992. Nghiên cứu phát triển chăn nuôi vùng cao, vùng dân tộc thiểu số và vùng nông thôn nghèo đã được các quốc gia và tổ chức nghiên cứu khoa học quốc tế quan tâm. Viện chăn nuôi quốc tế (ILRI) đã đã hình thành một mạng lưới nghiên cứu cây trồng, vật nuôi (CASREN) ở 5 nước là Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Indonesia và Việt Nam nhằm nâng cao đóng góp của ngành Chăn nuôi trong hệ thống sản xuất nông nghiệp ở vùng Đông Nam châu Á. Tổ chức SAREC, SIDA, trường Đại học Nông nghiệp Thuỵ Điện đã có chương trình nghiên cứu và đào tạo phát triển chăn nuôi bền vững dựa vào các nguồn gen giống gia súc bản địa và nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương, đã thu được kết quả đáng khích lệ và góp phần không nhỏ vào cho việc phát huy tối đa hiệu quả của chăn nuôi nông hộ một cách bền vững. Việc nghiên cứu và bảo bồn các giống vật nuôi bản địa cũng đang là thời sự nóng trên thế giới vì có rất nhiều loại vật nuôi bản địa biến mất do không cạnh tranh nổi về năng suất với các giống cải tiến. Hiện nay FAO đang tiến hành dự án Xây dựng báo cáo đầu tiên về hiện trạng nguồn gen vật nuôi toàn cầu và được đăng tải ở trang web: 2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước Chăn nuôi nông hộ, đặc biệt là chăn nuôi ở các vùng kinh tế khó khăn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và trình độ dân trí thấp chủ yếu là sử dụng các giống vật nuôi bản địa. Các giống vật nuôi này có năng suất thấp nhưng lại có khả năng thích nghi cao với điều kiện kham khổ và có khả năng tận dụng tốt nguồn thức ăn bản địa, đặc biệt là các giống vật nuôi bản địa này có chất lượng thịt thơm ngon và được ưa chuộng. Vì tính chất thịt thơm ngon nên các giống bản địa nhanh chóng được nhiều thực khách quan tâm và các nhà hàng đặc sản sử dụng nguồn thực phẩm từ thịt các loại vật nuôi bản địa này ngày càng nhiều. Mặt khác việc phát triển các giống vật nuôi này ít được quan tâm nên chúng nhanh chóng rơi vào nguy cơ tuyệt chủng. Nhận thấy nguy cơ mất đi các nguồn gen quý hiếm này, năm 2000 Bộ Nông Nghiệp & PTNT đã có chương trình Bảo tồn nguồn gen động, thực vật và Vi sinh vật với việc ban hành một số công ước và pháp lệnh về bảo tồn nguồn gen vật nuôi như: (i) Công ước đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen; (ii) Pháp luật Việt Nam về bảo tồn các nguồn gen thực trạng và phương hướng hoàn thiện; (iii) Pháp lệnh giống vật nuôi và một số vấn đề liên quan đến quỹ gen vật nuôi, vvv.. Trích từ Hội nghị Bảo tồn quỹ gen vật nuôi, (1990 – 2004). Từ năm 1990 đến nay một số dự án bảo tồn và dự án sản xuất thử đã được thực hiện như Dự án bảo tồn quỹ gen vật nuôi khu vực Đông Nam Á–TCP/RAS/144/JPN của FAO. Dự án được tiến hành từ năm 1994 đến 1997 chủ yếu bảo tồn trên đối tương là gà Ác Longan và Ngựa Bạch Thái Nguyên; Dự án bảo tồn các giống vật nuôi có vốn gen quý hiếm ở Việt Nam trong 2 năm 2001 - 2002; Dự án sản xuất thử nghiệm ”Hoàn thiện quy trình sản xuất gà H’Mông và vịt Bầu Quỳ” được thực hiện trong 2 năm (2003 – 2004). Một số nghiên cứu về giống lợn bản địa nhằm định hướng đến năm 2015, vừa bảo tồn vừa khai thác và phát triển các giống nội địa thành hàng hoá, đặc biệt là cung cấp cho các nhà tạo giống Việt Nam và thế giới. Từ năm 2000 đến nay, Quản Trị đã tiến hành nhiều biện pháp để bảo tồn giống gốc và tăng số lượng, chất lượng đàn lợn Móng Cái. Phát triển đàn lợn Móng Cái cao sản tại huyện Định Hoá Thái Nguyên từ năm 2006 đến năm 2008 đã làm tăng năng suất sinh sản của đàn nái Móng Cái trong huyện tăng từ 7,85% đến 12,19% (Phạm Sỹ Tiệp và Cs, 2008)[28]. Kết quả điều tra điều tra phân loại tình trạng sử dụng, trạng thái phát triển và mức độ an toàn các giống lợn địa phương Việt Nam: Giống Quê hương Mức độ sử dụng trong sản xuất Mức độ an toàn Tăng/Giảm Lơn Ỉ mỡ Nam Định Không sử dụng Tuyệt chủng Lợn Ỉ gộc Nam Định, Thanh Hoá Có sử dụng con cái làm nền Nguy kịch Giảm/Dễ mất Lợn Móng Cái Quảng Ninh Sử dụng rộng rãi Không bền vững Giảm/Dễ pha tạp Lơn Lang Hông Bắc Giang Bị lai tạp Tiệt chủng Lợn Ba Xuyên Ba Xuyên Sử dụng ít Dễ bị nguy hại Giảm/Dễ mất Lợn Thuộc Nhiêu Thuộc Nhiêu Sử dụng ít, bị lai tạp Dễ bị nguy hại Giảm/Dễ mất Lợn Phú Khánh Khánh Hoà Bị lai tạp Tiệt chủng Lợn Mường Khương Hà Giang Sử dụng tương đối rộng rãi Bình thường Giảm Lợn Mẹo Kỳ Sơn – Nghệ An Sử dụng tương đối rộng rãi Bình thường Giảm Lợn Sóc Đăk Lắc Sử dụng tương đối rộng rãi Bình thường Giảm Lợn Cỏ Nghệ An Tiệt chủng Lợn Sơn Vi Vĩnh Phú Tiệt chủng Lợn Vân Pa Quảng Trị Dễ bị nguy hại Giảm Nghiên cứu của Nguyễn Như Cương, Lê Thị Biên, (2008)[8] cho biết lợn Ỉ có tuổi thành thục về tính sớm 120 - 130 ngày, chu kỳ động dục từ 19 - 21 ngày, khối lượng phối giống tốt nhất là 35 - 40 kg, số con đẻ ra/ổ từ 8,8 - 11,3 con. Nghiên cứu của Lê Đình Cường (2008)[10], về lợn Mường Khương thì số con sơ sinh sống/ổ là 9 - 12 con, khối lượng sơ sinh/con là 0,35 - 0,50 kg, tuổi đẻ lứa đầu 10 - 12 tháng. Khả năng sản xuát của lợn Ỉ Thanh Hoá có số con sơ sinh lứa 1 là 7,80 con, lứa 2: 8,8 con, lứa 9 cao nhất là 11,00 con và đến lứa 15 là 9,00 con; khối lượng sơ sinh 0,48 kg, 1 tháng tuổi đạt 2,30 kg, khối lượng 4 tháng tuổi là 42,70 kg; khối lượng giết mổ 46,10 kg, tỷ lệ móc hàm 34,10 kg, tỷ lệ móc hàm đạt 73,90 % (Đỗ Xuân Tăng và Nguyễn Như Cương, 1994)[30]. Nghiên cứu một số đặc điểm cơ bản của giống lợn Táp Ná của Nguyễn Văn Đức, Giang Hồng Tuyến và Đoàn Công Tuân (2004)[15] cho thấy lợn Táp Ná có tuổi đẻ lứa đầu là 13,60 tháng, số con đẻ ra sống/lứa là 7,91 con, khối lượng sơ sinh/con là 0,63 kg, số co cai sữa/ổ là 6,83 con. Lợn Vân Pa được phát hiện lần đầu tiên năm 1996, tại một số xã đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pakô của huyện Hướng Hoá và Đakrông của tỉnh Quảng Trị. Giai đoạn từ năm 1996 - 2004 được nuôi thích nghi tại trường Trung cấp Nông Nghiệp & PTNT Quảng Trị. Lợn Vân Pa đạt khối lượng 4,5 kg ở 3 tháng tuổi và 12 tháng đạt 23,5 kg, tuổi động dục lần đầu 235 ngày. Số con sơ sinh sống/lứa 8,5 con, khối lượng sơ sinh/con đạt 0,25kg. (Trần Văn Do, 2004)[13]. 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Theo dõi 20 lợn cái hậu bị ở Ba Vì và 18 lợn cái hậu bị ở Quảng Trị về các chỉ tiêu sinh lý sinh sản. - Theo dõi năng suất sinh sản lợn Vân Pa từ lứa 1 đến lứa 5 của 172 ổ (Ba Vì 90 ổ và Quảng Trị 82 ổ). - Khảo sát khả năng sinh trưởng của lợn Vân Pa đực và cái nuôi thịt tại 2 địa điểm (26 con ở Ba Vì và 26 con ở Quảng Trị). - Mổ khảo sát năng suất, chất lượng thịt 6 lợn đực Vân Pa tại Ba Vì. 3.2 Địa điểm nghiên cứu - Trường Trung Cấp Nông nghiệp Quảng Trị - tỉnh Quảng Trị. - Trang trại nhà ông Tăng Xuân Lưu Huyện Ba Vì - Hà Nội 3.3 Thời gian nghiên cứu - Từ tháng 01/2008 đến tháng 7/2009. 3.4 Nội dung nghiên cứu 3.4.1 Điều tra - Môi trường sống của lợn Vân Pa (đất đai, khí hậu, thảm thực vật, tập quán chăn nuôi). - Ngoại hình, thể chất của lợn đực và lợn cái, màu sắc lông, da. - Tập tính, bản năng sống (thức ăn, nơi cư trú, chuồng trại, cách tìm kiếm thức ăn, bản năng nuôi con.). - Khả năng sử dụng các loại thức ăn + Các nguồn thức ăn sử dụng. + Đặc điểm sử dụng thức ăn. 3.4.2 Đánh giá khả năng sản xuất của lợn Vân Pa + Khả năng sinh sản và nuôi con. Tuổi động dục lần đầu (ngày) Khối lượng động dục lần đầu (kg) Tuổi phối giống lần đầu (ngày) Khối lượng phối giống lần đầu (kg) Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) Thời gian mang thai (ngày) Số con đẻ ra/ổ (con) Số con đẻ ra sống/ổ (con) Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) Khối lượng sơ sinh/con (kg) Thời gian cai sữa lợn con (ngày) Số con cai sữa/ổ (con) Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) Khối lượng cai sữa/ổ (kg) Khối lượng cai sữa/con (kg) Thời gian động dục trở lại (ngày) Khoảng cách lứa đẻ (ngày) + Khả năng sinh trưởng và phát triển của lợn Vân Pa Khối lượng của lợn qua các tháng tuổi (kg) Sinh trưởng tuyệt đối của lợn qua các tháng tuổi (g/ngày) Sinh trưởng tương đối của lợn qua các tháng tuổi (%) Khối lượng giết thịt (kg) + Năng suất và chất lượng thịt Tỷ lệ móc hàm (%) Tỷ lệ thịt xẻ (%) pH 45 phút và 24 giờ Màu sắc thịt Độ dai của thịt Độ mất nước (mất nước bảo quản, mất nước giải đông và mất nước chế biến) 3.5 Phương pháp nghiên cứu - Để nghiên cứu một số đặc điểm của lợn Vân Pa chúng tôi tiến hành nghiên cứu môi trường tự nhiên và tập quán chăn nuôi của người dân ở nơi đàn lợn sinh sống. Quan sát ghi chép tập tính, bản năng sống và khả năng tồn tại bằng cách tự kiếm ăn của đàn lợn Vân Pa. Quan sát ngoại hình, thế chất, cấu trúc cơ thể và màu sắc lông da của đàn lợn bằng cách tiếp cận đối tượng và tất cả các quan sát đều được hỗ trợ của kỹ thuật hình ảnh hiện đại. - Để xác định các chỉ tiêu về năng suất sinh sản chúng tôi dùng phương pháp theo dõi, thu thập số liệu về năng suất sinh sản theo từng trang trại trên đàn lợn và số liệu ghi chép hàng ngày. + Đối với các chỉ tiêu số lượng: đếm số lợn con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh còn sống/ổ, số con để nuôi/ổ, số con sống đến 21 ngày tuổi/ổ, số con cai sữa/ổ. + Thời gian cai sữa: chúng tôi tiến hành cai sữa lợn con ở 60 ngày tuổi. + Đối với các chỉ tiêu khối lượng: cân xác định khối lượng lợn con ở các thời điểm theo dõi và cân trước khi cho lợn ăn. - Xác định các chỉ tiêu thân thịt: sau khi kết thúc nuôi thí nghiệm, chọn những con có khối lượng, ngoại hình, thể chất đại diện cho cả nhóm để mổ khảo sát, các chỉ tiêu được xác định như sau: + Khối lượng giết thịt (kg) là số kg thịt hơi để nhịn đói 24 giờ trước khi mổ khảo sát. + Khối lượng thịt móc hàm (kg): là khối lượng thân thịt sau khi chọc tiết, cắt lông, bỏ cơ quan nội tạng nhưng để lại thận và 2 lá mỡ. + Khối lượng thịt xẻ (kg): là khối lượng thân thịt sau khi cắt bỏ đầu, bốn chân, đuôi, hai lá mỡ và thận. Khối lượng thịt móc hàm (kg) + Tỷ lệ móc hàm (%) = Í 100 Khối lượng sống trước khi mổ (kg) Khối lượng thịt xẻ (kg) + Tỷ lệ thịt xẻ (%) = Í 100 Khối lượng sống trước khi mổ (kg) + Dày mỡ lưng (cm): là độ dầy trung bình của độ dầy mỡ lưng ở ba vị trí: Vị trí thứ nhất: được đo tại nơi dày nhất trên lưng (đốt sống ngực 2-3) (a) Vị trí thứ hai: được đo tại điểm giữa xương sườn thứ 13 và 14 (b) Vị trí thứ ba: được đo tại điểm giữa trên cơ bán nguyệt (c) Dày mỡ lưng (mm) = + Diện tích cơ thăn (cm2): là diện tích lát cắt cơ dài lưng tại điểm giữa xương sườn 13 và 14. Tính diện tích cơ thăn bằng công thức: Diện tích cơ thăn (cm2) = Trong đó: a là khối lượng của 100 cm2 giấy kẻ ô vuông. b là khối lượng của phần giấy kẻ ô vuông có diện tích bằng diện tích cơ thăn thịt. - Xác định các chỉ tiêu chất lượng thịt Chất lượng thịt được đánh giá trên các chỉ tiêu như sau: + Giá trị pH45 (giá trị pH cơ thăn ở 45 phút sau khi giết thịt) và giá trị pH24 (giá trị pH cơ thăn ở 24 giờ bảo quản sau khi giết thịt): đo pH ở cơ thăn giữa xương sườn 13 - 14 vào thời điểm 45 phút (pH45) và 24 giờ (pH24) bằng máy đo pH (Mettler Toledo MP220 pH Meter) theo phương pháp của Kuhn và cs (2004)[53]. Thịt lợn bình thường thì pH45 > 5, 80 và pH24 < 6,00. + Giá trị màu sắc thịt (L*: màu sáng;a*: màu đỏ; b*: màu vàng): màu sắc thịt được đo tại thời điểm 24 giờ bảo quản sau giết thịt ở cơ thăn giữa xương sườn 13 - 14 bằng máy đo màu sắc thịt (Nippon Denshoker Handy Colorimeter NR-3000, Japan) theo phương pháp của Kuhn và cs (2004)[53]. Giá trị L * của thịt bình thường nằm trong khoảng từ 40 – 50. + Tỷ lệ mất nước sau 24 giờ bảo quản (%): tỷ lệ mất nước sau 24 giờ bảo quản được xác định theo phương pháp của Kuhn và cs (2004)[53]. Củ thể lấy khoảng 50 gam mẫu cơ thăn ở xương sườn 13 - 14 và mẫu được bảo quản trong túi nhựa kín ở nhiệt độ 4oC trong thời gian 24 giờ. Cân mẫu trước và sau bảo quản để tính tỷ lệ mất nước. Tỷ lệ mất nước sau 24 giờ bảo quản = Í100 ở đây: P1 - khối lượng mẫu trước khi bảo quản P2 - khối lượng mẫu sau khi bảo quản 24 giờ ở nhiệt độ 4oC Tỷ lệ mất nước bảo quản từ 2 – 5 % là chất lượng thịt bình thường. + Tỷ lệ mất nước giải đông, mất nước chế biến và mất nước tổng (%): lấy khoảng 100 gam mẫu cơ thăn ở xương sườn 13 - 14 và bảo quản mẫu trong túi nhựa kín ở nhiệt độ trong ngăn đá của tủ lạnh thời gian 24 giờ, lấy mẫu ra cân được khối lượng P1 (khối lượng trước khi giải đông); đem mẫu giải đông ở nhiệt độ 2-4oC khoảng 24 giờ sau đó cân được khối lượng P2 (khối lượng trước khi chế biến). Tiếp tục lấy mẫu thịt đã giải đông (P2) đưa vào túi nhựa chịu nhiệt và hấp trong Waterbath ở nhiệt độ 80oC trong vòng 75 phút (Channon etal, 2003)[36], sau đó lấy túi mẫu ra và làm mát dưới vòi nước chảy 30 phút. Làm khô mẫu thịt bằng giấy thấm và cân khối lượng mẫu sau chế biến (P3). Xác định tỷ lệ mất nước giải đông, tỷ lệ mất nước nấu, tỷ lệ mất nước tổng: Tỷ lệ mất nước giải đông (%) = Í100 Tỷ lệ mất nước chế biến (%) = Í100 + Độ dai (độ mềm) của thịt (kg) (Channon etal, 2003)[36]: Mẫu thịt sau khi đã xác định tỷ lệ mất nước sau chế biến, được đưa vào bảo ở nhiệt độ 4oC trong vòng 24 giờ. Sau đó đối với mẫu thịt, dùng dụng cụ lấy mẫu (đường kính 1 cm) lấy 5 mẫu lặp lại có cùng chiều với thớ cơ và đưa vào máy xác định lực cắt (Warner - Bratzler). Độ mềm (dai) của mỗi mẫu thịt được xác định là trung bình của 5 lần đo lặp lại. - Phương pháp xử lý số liệu + Số liệu được cập nhật trên chương trình Excel 2003. + Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học trên chương trình SAS tại bộ môn Di truyền Giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng Thuỷ sản, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Kết quả điều tra Một số đặc điểm tự nhiên nơi phát hiện thấy lợn Vân Pa: Giống lợn Vân Pa là một giống lợn địa phương lâu đời của đồng bào dân tộc Vân Kiều – Pa kô. Giống lợn này được các nhà khoa học phát hiện đầu tiên vào năm 1996, chúng phân bố rải rác dọc theo dải Trường Sơn, tập trung ở 32 xã của 2 huyện Hướng Hoá, Đăckrông và 3 xã của huyện Vinh Linh, Gio Linh của tỉnh Quảng Trị. Ở địa bàn các huyện này có điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt với sườn đất dốc, núi đá nhiều, thảm thực vật ở đây chủ yếu là cây rừng tự nhiên, rất khó để phát triển cây thức ăn, khí hậu phân biệt 2 mùa rõ rệt. Giữa mùa khô và mùa mưa có sự biến động lớn về nhiệt độ và độ ẩm. Mùa nắng nóng thường bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 6 ở Hướng Hoá, đến tháng 7 ở Đăckrông, nhiệt độ bình quân của tháng 6 và tháng 7 trên 30oC có những ngày nhiệt độ lên đến 40oC lại bị ảnh hưởng của gió tây nam thổi từ Lào sang (thường gọi là gió Lào) nên nắng nóng hanh khô kéo dài (biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm ở mùa hè rất lớn). Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 1 năm sau, mưa dầm kèm theo gió mùa Đông Bắc, độ ẩm từ tháng 8 đến tháng 12 bình quân 90 - 92%. Số lượng và quy mô: Theo điều tra năm 2004 số lượng của giống lợn đã bị giảm sút nghiêm trọng trong những năm qua. Trước đây có nhiều ở hầu hết các huyện miền núi Quảng Trị. Tuy nhiên hiện nay chỉ còn khoảng 500 con nằm trong một số xã như A Bung, A Vao, Hướng Lập, Hướng Sơn, Húc Nghì của huyện Đắckrông và Hướng Hoá. Quy mô mỗi gia đình nông dân thường nuôi 2 - 3, cá biệt đến 10-15 con, theo phương thức thả rông, quảng canh. Tiện thì cho ăn thêm, còn không thì bỏ đói (Võ Văn Sự, 2006)[25]. Tập quán chăn nuôi: Giống lợn Vân Pa được nuôi ở vùng dân tộc Vân Kiều, Pakô, trình độ dân trí thấp, đời sống kinh tế khó khăn, tập quán chăn nuôi hết sức lạc hậu, lợn được nuôi theo phương thức thả rông, hầu hết không có chuồng trại, lợn trú ngụ dưới gốc cây vào mùa nắng, tự kiếm thức ăn và nguồn thức ăn chủ yếu là các loại củ quả như sắn, khoai lang, các loại rễ cây, rau cỏ, chuối mà lợn có thể tìm thấy trong rừng, ven suối mà có thể ăn được. Nguồn thức ăn đạm chủ yếu là các loại giun đất và các loại côn trùng, con người thường chỉ cắt chuối và một ít sắn trộn lẫn, đặt ở dưới nhà sàn. Việc phát hiện được lợn ốm đau là rất hạn chế, nếu có phát hiện được lợn ốm thì cũng không chữa trị hay tiêm phòng bất kỳ một loại thuốc nào. Đặc điểm về ngoại hình, thể chất: Đến nay vẫn chưa xác định chính xác giống lợn Vân Pa có nguồn gốc từ đâu, ban đầu phát hiện được chúng ở dải Trường Sơn của tỉnh Quảng Trị. Ở vùng đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pakô phát hiện thấy 2 loại lợn mang màu lông khác nhau. Giống lợn màu đen đầu hơi to, mõm nhọn, tai nhỏ, thân hình ngắn, bụng hơi to, khối lượng trưởng thành khoảng 30 - 35kg và được đánh giá là lợn Vân Pa thuần chủng. Giống lợn khác là có sọc thớt vàng lớn lên chuyển thành màu tro hơi ánh vàng. Giống lợn này đầu nhỏ thanh, mõm nhọn, cơ thể cân đối, bụng gọn, khối lượng trưởng thành khoảng 40kg (Trần Văn Do, 2004)[13]. Lợn Vân Pa có hình dáng thon, đầu nhỏ, mặt thẳng gần giống đầu chó, tai nhỏ dày và chĩa thẳng ra hai bên, thân hình tương đối mỏng, lưng thẳng, mông vai bằng nhau, chân nhỏ thon và cao, móng chân gọn dày, 2 móng phụ dài và nhọn đặc điểm này phù hợp cho việc di chuyển trong rừng và trong các bụi cây chằng chịt cũng như đào bới tìm thức ăn. Lợn Vân Pa có từ 8 - 10 vú, vú đều, nổi rõ, đầu vú nhỏ gọn và dài. Khi lợn nái mang thai và sinh sản thì bụng to, phần bụng lớn hơn phần thân và chảy xuống phía dưới kể cả lúc không mang thai, tuy nhiên bụng không bao giờ chạm đất do chân cao. Đây là một đặc điểm thích nghi với việc di chuyển nhiều để kiếm ăn trong các điều kiện khắc nghiệt. Lợn có màu lông đen, lông chắc khoẻ, đặc điểm nổi bật của giống lợn Vân Pa là bố trí chân lông không giống lợn rừng (3 lông mọc cùng một lỗ), cũng không giống các giống lợn khác (mỗi lỗ mọc một lông) mà 3 lông mọc 3 lỗ khác nhau nhưng rất gần nhau tạo thành hình tam giác đều đẵn chĩa ra 3 phía. MỘT SỐ HÌNH ẢNH LỢN VÂN PA LỢN CÁI VÂN PA HẬU BỊ LỢN ĐỰC VÂN PA LỢN NÁI VÂN PA LỢN NÁI NUÔI CON Đặc điểm về thích nghi: Lợn Vân Pa có khả năng thích nghi cao với điều kiện ngoại cảnh khắc nghiệt. Nó có thể sống độc lập trong rừng tự tìm kiếm thức ăn để tồn tại và sinh con đẻ cái. Hiện nay lợn Vân Pa được đồng bào Vân Kiều, Pakô nuôi thả dưới nhà sàn của mình và thả tự do gần như không có chuồng trại. Lợn chủ yếu tự tìm kiếm thức ăn (củ quả, rễ cây trong rừng và côn trùng), con người chỉ cho ăn một ít thức ăn thừa hay cám gạo nếu có và sắn củ tươi thái lát vào máng cho lợn ăn. Nếu lợn đẻ cũng tự tìm nơi làm tổ và đẻ con ở các bụi cây rậm hay ở đống rơm sau đó dẫn con về. Sự tồn tại như vậy giúp cho đàn lợn Vân Pa có khả năng chống chịu bệnh tật và các yếu tố bất lợi khác mặc dù lợn không được tiêm phòng bất kỳ loại thuốc nào nhưng rất ít bị bệnh, nếu đau ốm cũng không được chữa trị. 4.2 Đánh giá khả năng sản xuất của lợn Vân Pa 4.2.1 Năng suất sinh sản của lợn Vân Pa 4.2.1.1 Các chỉ tiêu về sinh lý Khả năng sinh sản của lợn nái ảnh hưởng rất lớn của các chỉ tiêu sinh lý sinh sản. Việc quyết định thời điểm đưa lợn nái vào khai thác là rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng đàn con sinh ra, quan trọng hơn là độ bền của lợn nái. Theo dõi 20 lợn cái ở Ba Vì và 18 lợn cái ở Quảng Trị về các chỉ tiêu sinh lý sinh sản chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 4.1: - Tuổi động dục lần đầu Bảng 4.1 cho thấy lợn Vân Pa nuôi ở Ba Vì có thời gian động dục 233,50 ngày, trong khi đó lợn Vân Pa nuôi ở Quảng Trị là 241,67 ngày. Chỉ tiêu này chung cho cả 2 địa điểm là 237,37 ngày. Theo Trần Văn Do (2004)[13], tuổi động dục lần đầu của lợn Vân Pa là 230, 00 ngày thì kết quả của chúng tôi là tương đương. Bảng 4.1: Các chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn Vân Pa Chỉ tiêu theo dõi Ba vì Quảng Trị Chung n ± SE Cv(%) n ± SE Cv(%) n ± SE Cv(%) Tuổi động dục lần đầu (ngày) 20 233,50 ± 6,06 11,61 18 241,67 ± 6,64 11,66 38 237,37 ± 4,47 11,61 Khối lượng động dục lần đầu (kg) 20 17,39 ± 0,55 14,14 18 16,81 ± 0,34 8,57 38 17,12 ± 0,33 11,89 Tuổi phối giống lần đầu (ngày) 20 253,65 ± 10,45 18,43 18 273,89 ± 7,84 12,15 38 263,24 ± 6,76 15,83 Khối lượng phối giống lần đầu (kg) 20 18,92 ± 0,54 12,78 18 19,27 ± 0,41 9,03 38 19,08 ± 0,34 11,02 Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 20 366,65 ± 10,45 12,75 18 387,11 ± 7,71 8,45 38 376,34 ± 6,73 11,02 Thời gian động dục trở lại (ngày) 70 12,44 ± 1,24 83,49 64 15,63 ± 1,23 62,73 134 13,96 ± 0,88 73,06 Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 70 185,86 ± 1,27 5,71 64 188,78 ± 1,23 5,21 134 187,25 ± 0,89 5,51 Tuổi động dục lần đầu của lợn Mường Khương là 225,00 ngày (Lê Đình Cường và Cs, 2004)[11]; lợn Ỉ động dục rất sớm ở 3 tháng tuổi (Nguyễn Như Cương và Cs, 2008)[8], lợn Sóc từ 6 - 9 tháng (Lê Thị Biên và Cv, 2006)[1], thì lợn Vân Pa động dục muộn hơn. - Khối lượng động dục lần đầu Khối lượng động dục lần đầu và tuổi động dục lần đầu có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Lợn Vân Pa nuôi tại Ba Vì động dục lần đầu ở 17,39 kg, nuôi tại Quảng Trị động dục ở khối lượng thấp hơn và đạt 16,81 kg, bình quân chỉ tiêu này của 2 địa điểm là 17,12 kg. Theo Trần Văn Do (2004), công bố chỉ tiêu này trên đàn lợn Vân Pa nuôi tại Quảng Trị là 17,00 kg thì kết quả của chúng tôi là tương đương. - Tuổi phối giống lần đầu Xác định tuổi phối giống lần đầu của lợn để đạt được khối lượng cơ thể phù hợp bắt đầu cho cuộc đời sinh sản là hết sức quan trọng. Chỉ tiêu này phải đảm bảo được hai yêu cầu là lợn đã trải qua một đến hai lần động dục, khối lượng cơ thể phải đạt yêu cầu của giống. Đối với lợn Vân Pa tuổi phối giống lần đầu biến động từ 253,65 ngày ở Ba Vì đến 273,89 ngày ở Quảng Trị, trung bình cho cả hai địa phương là 263,24 ngày. - Khối lượng phối giống lần đầu Khối lượng phối giống lần đầu của lợn Vân Pa thấp, từ 18,92 kg đến 19,27 kg. Chỉ tiêu này ở Quảng Trị có phần cao hơn ở Ba Vì là do đàn lợn được nuôi ở Quảng Trị được phối giống lần đầu muộn hơn gần 20 ngày so với đàn lợn được nuôi ở Ba Vì. Trung bình của chỉ tiêu này là 19,08 kg. - Tuổi đẻ lứa đầu Tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc rất lớn vào tuổi phối giống lần đầu và tỷ lệ thụ thai của lần phối giống đầu tiên. Khảo sát trên đàn lợn Vân Pa tại hai địa điểm được thể hiện ở bảng 4.1, cho thấy tuổi đẻ lứa đầu của lợn nuôi ở Ba Vì thấp hơn ở Quảng Trị, tuy nhiên sự sai khác này không lớn (P > 0,05). Nghiên cứu của chúng tôi về chỉ tiêu này đối với lợn Vân Pa là 376,34 ngày, cao hơn kết quả nghiên cứu của Lê Đình Cường (2004)[11] đối với lợn Mường Khương là 11 tháng (330 ngày) nhưng lại thấp kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức và Cs (2004)[15] trên lợn Táp Ná là 13,60 tháng; Vũ Đình Tôn và Cs (2009)[29] trên lợn bản là 388,96 ngày và tương tự Lê Thị Biên và Cs, (2006)[1] đối với lợn Sóc là 10 - 15 tháng. - Thời gian động dục trở lại Thời gian động dục trở lại sau cai sữa khảo sát được trên đàn lợn Vân Pa ở Ba Vì là 12,44 ngày thấp hơn so với lợn Vân Pa nuôi ở Quảng Trị (15,63 ngày) và trung bình của hai địa phương là 13,96 ngày. Theo Trân Văn Do (2004)[13] thì chỉ tiêu này thấp hơn rất nhiều so với kết quả của chúng tôi và ở mức 5 ngày. - Khoảng cách lứa đẻ Khoảng cách chịu ảnh hưởng của 3 chỉ tiêu khác là thời gian mang thai, thời gian động dục trở lại sau cai sữa và thời gian nuôi con. Thời gian mang thai thường ổn định, thời gian động dục trở lại và thời gian nuôi con là 2 chỉ tiêu biến động lớn quyết định khoảng cách lứa đẻ. Chỉ tiêu trên đối với đàn lợn Vân Pa ở 2 địa điểm tương đương nhau, Ba Vì là 185,86 ngày và ở Quảng Trị là 188,78 ngày. Trung bình là 187,25 ngày. Theo Nguyễn Văn Thiên và Cs (1999)[27] thì khoảng cách lứa đẻ của lợn Móng Cái là 169,02 ngày thì lợn Vân Pa đạt giá trị cao hơn. 4.2.1.2 Các chỉ tiêu sinh sản Theo dõi năng suất sinh sản trên đàn lợn Vân Pa của 90 ổ đẻ ở Ba Vì và 82 ổ đẻ ở Quảng Trị. Kết quả được trình bày ở bảng 2 và hình 4.1. - Số con đẻ ra/ổ Số con đẻ ra/ổ đánh giá sự sai con của lợn mẹ và phụ thuộc vào giống, kỹ thuật phối giống, .. Hiện nay các giống lợn ngoại tại Việt Nam đều có số con sơ sinh/ổ trên 11 con, đối với một số giống lợn nội thì chỉ tiêu này dao động từ 7 đến 11 con. Bước đầu khảo sát trên đàn lợn Vân Pa nuôi ở Ba Vì và ở Quảng Trị đạt lần lượt là 7,74 con và 7,52 con/ổ, bình quân của cả hai địa điểm là 7,64 con. Tuy nhiên sự sai khác về số con sơ sinh của 2 địa điểm là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Số con sơ sinh/ổ của lợn Vân Pa thấp hơn so với các giống lợn nội khác như Móng Cái là 11,78 con (Nguyễn Văn Thiên và Cs, 1999)[27], lơn Ỉ là 7,80 con (Nguyễn Như Cương và Cs, 2004)[9]. Theo Trần Văn Do (2004)[13], kết quả nuôi thích nghi lợn Vân Pa tại Trường trung cấp Nông Nghiệp & PTNT Quảng Trị đạt 6,50 con và Nguyễn Thị Tường Vy (2008)[31] là 7,14 con. Chỉ tiêu này ở lợn Bản thấp hơn là 7,33 con (Vũ Đình Tôn và Cs, 2009)[29]. Như vậy kết quả thu được trong theo dõi này cao hơn so với các thông báo trên. - Số con sơ sinh sống/ổ Hình 4.1 cho thấy số con sơ sinh sống/ổ của lợn Vân Pa tại Ba Vì là 7,51 con, ở Quảng Trị là 7,27 con. Sự sai khác của chỉ tiêu này giữa hai địa điểm là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05); trung bình của 2 địa điểm là 7,40 con. Theo Nguyễn Quế Côi và Cs (2005)[6], số con sơ sinh sống/ổ của lợn Móng Cái là 10,10 con, theo Lê Đình Cường và Cs (2004)[11], số con sơ sinh sống/ổ của Bảng 4.2: Năng suất sinh sản của đàn lợn Vân Pa Chỉ tiêu theo dõi Ba vì (n = 90) Quảng Trị (n =82) Chung (n = 172) ± SE Cv(%) ± SE Cv(%) ± SE Cv(%) Số con đẻ ra/ổ (con) 7,74a ± 0,18 21,52 7,52a ± 0,19 22,71 7,64 ± 0,13 22,06 Số con sơ sinh sống/ổ (con) 7,51a ± 0,17 21,61 7,27a ± 0,19 23,29 7,40 ± 0,13 22,40 Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 2,96a ± 0,09 27,62 2,50b ± 0,07 25,57 2,74 ± 0,06 28,15 Khối lượng sơ sinh/con (kg) 0,39a ± 0,01 13,64 0,35 b ± 0,01 16,03 0,37 ± 0,00 15,91 Số con 21 ngày/ổ (con) 7,19a ± 0,15 19,88 6,96a ± 0,16 21,10 7,08 ± 0,11 20,46 Khối lượng 21 ngày/ổ (kg) 7,06a ± 0,18 24,85 6,02 b ± 0,17 25,43 6,57 ± 0,13 26,32 Khối lượng 21 ngày/con (kg) 0,98a ± 0,01 14,31 0,87 b ± 0,02 15,99 0,93 ± 0,01 16,22 Số con cai sưa/ổ (con) 6,97a ± 0,15 20,24 6,71a ± 0,16 21,66 6,84 ± 0,11 20,93 Khối lượng cai sưa/ổ (kg) 22,69a ± 0,51 21,33 20,49 b ± 0,54 23,95 21,64 ± 0,38 23,02 Khối lượng cai sữa/con (kg) 3,27a ± 0,04 11,65 3,06 b ± 0,04 12,73 3,17 ± 0,03 12,55 Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa tuổi (%) 93,34a ± 0,80 8,10 92,93a ± 0,95 9,22 93,14 ± 0,61 8,63 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng không mang ký tự giống nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) lợn Mường Khương là 8 - 12 con, theo Nguyễn Hồng Nguyên (2004)[24], số con sơ sinh sống/ổ của lợn Ba Xuyên là 8 - 9 con. Các kết quả này đều cao hơn kết quả nghiên cứu trên đàn lợn Vân Pa của chúng tôi. Nhưng kết quả của Nguyễn Văn Đức và Cs (2004)[15], nghiên cứu trên giống lợn Táp Ná về chỉ tiêu này là 7,91 con thì kết quả của chúng tôi là tương đương. 7,19 7,27 6,97 7,51 6,71 6,96 6,20 6,40 6,60 6,80 7,00 7,20 7,40 7,60 SC SSS SC 21 SC CS Con/ổ Ba Vì Quảng Trị Hình 4.1: Số con các thời điểm của lợn Vân Pa tại Ba Vì và Quảng Trị - Khối lượng sơ sinh/ổ Khối lượng sơ sinh/ổ của đàn lợn Vân Pa nuôi tại Ba Vì là 2,96 kg cao hơn và có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) so với kết quả nuôi ở Quảng Trị (2,50 kg), trung bình của chỉ tiêu này là 2,74 kg. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thiện và Cs (1999)[21] về chỉ tiêu này trên lợn Móng Cái cao hơn rất nhiều và đạt 5,51 kg. - Khối lượng sơ sinh/con Lợn Vân Pa có tầm vóc nhỏ vì vậy con của chúng sinh ra cũng nhỏ, trung bình chỉ đạt 0,37 kg/con. Lợn được nuôi ở Ba Vì có khối lượng sơ sinh cao hơn nuôi ở Quảng Trị tương ứng là 0,39 kg và 0,35 kg. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Nghiên cứu của Trần Văn Do (2008)[12], khối lượng sơ sinh/con đối với lợn Vân Pa là 0,25 kg thì kết quả của chúng tôi cao hơn nhiều. Chỉ tiêu này của một số giống lợn nội khác đều cao hơn lợn Vân Pa, như lợn Táp Ná là 0,47 - 0,50 kg (Nguyễn Văn Đức và Cs, 2008)[15]; lợn Mường Khương là 0,35 - 0,50 kg (Lê Đình Cường, 2008)[10]; lợn Sóc là 0,40 - 0,45 kg (Lê Thị Biên và Cs, 2006[1]); lợn Ỉ Thanh Hoá là 0,49 kg (Nguyễn Như Cương, Lê Thị Biên, 2008)[8]; lợn Bản Hoà Bình là 0,43 kg (Vũ Đình Tôn và Cs, 2009)[29]. - Số con 21 ngày/ổ Số con 21 ngày/ổ không có sự sai khác lớn (P > 0,05) giữa đàn lợn được nuôi ở Ba Vì và Quảng Trị. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2 cho thấy chỉ tiêu này ở Ba Vì là 7,19 con, ở Quảng Trị là 6,96 con và trung bình là 7,08 con. - Khối lượng 21 ngày/ổ và khối lượng 21 ngày/con Khối lượng 21 ngày/ổ và khối lượng 21 ngày/con là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng tiết sữa và nuôi con của lợn mẹ. Hai chỉ tiêu này của lợn Vân Pa tại hai địa phương có sự sai khác rõ rệt (P < 0,05) và cao hơn là đàn lợn nuôi tại Ba Vì là 7,06 kg và 0,98 kg so với tại Quảng Trị là 6,02 kg và 0,87 kg. Tr._.sơ sinh đến 21 ngày, từ 21 ngày đến 2 tháng và các tháng tiếp theo đến lúc kết thúc ở 8 tháng tuổi, kết quả được trình bày ở bảng 4.10 và hình 4.11. Sinh trưởng tương đối của lợn Vân Pa từ sơ sinh đến 21 ngày là 87,44 % đối với lợn cái, 86,40 %, đối với lợn đực và tiếp tục tăng trong giai đoạn 21 ngày đến 2 tháng lên đến 106,66 % ở lợn cái và 105,78 % ở lợn đực sau đó giảm rất nhanh xuống còn 36,97 % ở con cái, 39,84 % ở con đực. Trung bình chỉ tiêu này của lợn đực và lợn cái ở các giai đoạn sơ sinh đến 21 ngày là 86,92 %, giai đoạn 21 ngày đến 2 tháng tuổi là 106,22 %, Quá trình này giảm dần và ổn định cho đến lúc kết thúc 8 tháng tuổi đối với con cái là 18,10 % và con đực là 17,38 %, trung bình đực cái là 18,24%, Tăng trưởng tương đối của lợn đực và lợn cái từ sơ sinh đến 8 tháng tuổi ở mức tương đương là 23,89 %, giai đoạn từ 3 tháng tuổi đến 8 tháng tuổi tương đương nhau là 22,58 % và 22,54 %. Cũng từ bảng 4.10 cho thấy tăng trọng tương đối của lợn đực và lợn cái là không có sự sai khác lớn. Sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05). Bảng 4.10: Sinh trưởng tương đối của lợn Vân Pa (%) Tháng tuổi LỢN CÁI (n = 26) LỢN ĐỰC (n = 26) CHUNG (n = 52) ± SE Cv(%) ± SE Cv(%) ± SE Cv(%) Sơ sinh - 21 ngày 87,44 ± 2,67 15,56 86,40 ± 2,80 16,53 86,92 ± 1,92 15,90 21 ngày – 60 ngày 106,66 ± 1,78 8,49 105,78 ± 2,32 11,16 106,22 ± 1,45 9,82 3 36,97 ± 2,78 38,30 39,84 ± 2,55 32,66 38,41 ± 1,88 35,26 4 34,57 ± 1,91 28,24 32,42 ± 2,30 38,88 33,59 ± 1,51 33,72 5 27,18 ± 1,79 33,57 30,14 ± 2,40 37,75 28,66 ± 1,53 36,95 6 25,95 ± 2,12 41,71 25,42 ± 2,72 54,49 25,69 ± 1,71 47,93 7 21,26 ± 2,34 58,82 21,38 ± 2,48 59,09 21,32 ± 1,69 58,47 8 18,10 ± 1,71 45,55 17,38 ± 1,66 48,78 18,24 ± 1,19 46,87 Sơ sinh - 8 23,89 ± 0,03 0,75 23,89 ± 0,03 0,71 23,89 ± 0,02 0,72 3 - 8 22,58 ± 0,30 6,76 22,54 ± 0,34 7,62 22,56 ± 0,22 7,13 87,44 106,66 36,97 34,57 27,18 25,95 18,10 21,26 105,78 86,40 39,84 32,42 30,14 25,42 21,38 17,38 15 25 35 45 55 65 75 85 95 105 SS-21 21-2T 3 4 5 6 7 8 Cái Đực Hình 4.11. Sinh trưởng tương đối của lợn Vân Pa (%) 4.3.6 Sinh trưởng tương đối của lợn Vân Pa ở Ba Vì và Quảng Trị Đánh giá sinh trưởng tương đối của lợn Vân Pa nuôi tại Ba Vì và Quảng Trị được chúng tôi trình bày ở bảng 4.11, hình 4.12 và 4.13. Sinh trưởng từ sơ sinh đến 8 tháng tuổi của đàn lợn cái Vân Pa nuôi ở Ba Vì là 23,85 % và ở Quảng Trị là 23,93 %; giai đoạn 3 - 8 tháng tuổi lần lượt theo địa điểm đạt 22,43 % và 22,74 %. Chỉ tiêu này đạt cao nhất ở giai đoạn từ 21 ngày đến 2 tháng tuổi là 105,43 % ở Ba Vì và 108,08 % ở Quảng Trị. Ở giai đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi cũng đạt khá cao lần lượt là 85,33 % và 89,90 %. Sinh trưởng tương đối giảm dần từ giai đoan 3 tháng đến thấp nhất là 19,79 % và 16,80 % ở 8 tháng tuổi. Sinh trưởng tương đối của đàn lợn đực nuôi tại Ba Vì và Quảng Trị cũng đạt cao nhất ở gai đoạn 21 ngày đến 2 tháng tuổi theo thứ tự là 105,39 % và 106,41 %. Bảng 4.11: Sinh trưởng tương đối của lợn Vân Pa tại Ba Vì và Quảng Trị (%) Tháng tuổi Ba Vì Quảng Trị Lợn cái (n = 14) Lợn đực (n = 16) Lợn cái (n = 12) Lợn đực (n = 10) ± SE Cv(%) ± SE Cv(%) ± SE Cv(%) ± SE Cv(%) Sơ sinh - 21 ngày 85,33 ± 3,27 14,34 85,21 ± 3,89 18,28 89,90 ± 4,39 16,92 88,31 ± 3,94 14,11 21 ngày – 60 ngày 105,43 ± 2,38 8,46 105,39 ± 3,20 12,13 108,08 ± 2,71 8,69 106,41 ± 3,38 10,03 3 38,72 ± 3,66 35,38 39,64 ± 3,67 36,99 34,93 ± 4,33 42,98 40,17 ± 3,34 26,32 4 34,44 ± 2,15 23,35 32,38 ± 2,89 37,06 34,72 ± 3,42 34,10 32,48 ± 3,90 43,49 5 27,59 ± 2,47 33,49 31,25 ± 3,31 40,88 26,69 ± 2,71 35,11 28,37 ± 3,52 34,29 6 27,15 ± 3,19 43,95 26,76 ± 3,74 55,90 24,55 ± 2,80 39,50 23,27 ± 3,89 52,91 7 22,06 ± 3,36 62,61 19,30 ± 3,30 68,33 20,50 ± 3,37 56,95 24,70 ± 3,65 46,77 8 19,79 ± 2,57 40,79 16,43 ± 1,92 46,67 16,80 ± 2,18 48,50 18,91 ± 3,12 52,24 Sơ sinh - 8 23,85 ± 0,04 0,67 23,87 ± 0,04 0,75 23,93 ± 0,06 0,82 23,94 ± 0,05 0,64 3 - 8 22,43 ± 0,42 7,00 22,44 ± 0,50 8,83 22,74 ± 0,44 6,70 22,69 ± 0,40 5,57 85,33 105,43 19,79 22,06 27,15 27,59 34,44 38,72 16,80 20,50 24,55 26,69 34,72 34,93 108,08 89,90 0 20 40 60 80 100 120 SS-21 21–2T 3 4 5 6 7 8 % Ba Vì Quảng Trị Hình 4.12. Sinh trưởng tương đối của lợn cái Vân Pa tại Ba Vì và Quảng Trị (%) Giai đoạn kết thúc 8 tháng tuổi thì tăng trọng tương đối đạt thấp nhất là 16,43 % ở Ba Vì và 18,91 % ở Quảng Trị. Giai đoan sơ sinh đến 21 ngày thì chỉ tiêu này cũng khá cao củ thể là ở Ba Vì (85,21 %) và ở Quảng Trị (88,31 %). Sinh trưởng trung bình từ sơ sinh đến 8 tháng tuổi của 2 địa điểm lần lượt là 23,87 % và 23,94 %. 105,39 16,43 19,30 26,76 31,25 32,38 39,64 85,21 18,91 24,70 23,27 28,37 32,48 40,17 106,41 88,31 0 20 40 60 80 100 120 SS-21 21–2T 3 4 5 6 7 8 Ba Vì Quảng Trị % Hình 4.13. Sinh trưởng tương đối của lợn đực Vân Pa tại Ba Vì và Quảng Trị (%) Bảng 4.11 cũng cho chúng ta thấy sinh trưởng tương đối của đàn lợn cái và lợn đực được nuôi ở cùng một địa điểm không có sự sai khác lớn. Mặt khác sự sai khác của chỉ tiêu này giữa 2 địa điểm đối với cả lợn đực và lợn cái cũng không rõ rệt. Các sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kế (P > 0,05). 4.4 Khảo sát năng suất và chất lượng thịt đối với lợn Vân Pa 4.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá năng suất thân thịt Chúng tôi tiến hành mổ khảo sát 6 lợn đực thiến tại Ba Vì để đánh giá năng suất và chất lượng thân thịt của lợn Vân Pa. Kết quả được trình bày ở bảng 4.12. Bảng 4.12: Năng suất và chất lượng thân thịt của lợn đực Vân Pa Chỉ tiêu ĐVT n ± SE Cv(%) Khối lượng sống kg 6 20,68 ± 0,55 6,53 Tỷ lệ móc hàm % 6 70,17 ± 0,34 1,19 Tỷ lệ thịt xẻ % 6 60,05 ± 0,35 1,43 Dày mỡ lưng cm 6 2,63 ± 0,13 12,36 Diện tích cơ thăn cm2 6 19,44 ± 1,59 20,08 - Tỷ lệ móc hàm Các giống lợn nội thường là các giống lợn ăn nhiều thức ăn thô, chất lượng thức ăn kém vì vậy chúng phải ăn nhiều, ống tiêu hoá chiếm một phần rất lớn của cơ thể. Lợn Vân Pa giết thịt ở 20,68 kg đạt tỷ lệ móc hàm là 70,17%. Theo Nguyễn Văn Đức và Cs (2008) [14], chỉ tiêu này trên đàn lợn Lũng Pù là 68,33 % thấp hơn kết quả của chúng tôi trên đàn lợn Vân Pa, nghiên cứu của Lê Đình Cường và Cs (2004) [11] trên đàn lợn Mường Khương là 78,85 %; Nguyễn Văn Đức và Cs (2004) [15] trên lợn Táp Ná là 80,40 % lại cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên đàn lợn Vân Pa. - Tỷ lệ thịt xẻ Tỷ lệ thịt xẻ phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ móc hàm. Đối với lợn Vân Pa thì tỷ lệ thịt xẻ đạt thấp 60,05 %, tỷ lệ này thấp hợn một số giống lợn nội khác như lợn Mường Khương là 64,86 % (Lê Đình Cường và Cs, 2004)[11]; lợn Sóc là 77,74 %; lợn Ỉ Pha là 64,10 % (Lê Thị Biên và Cs, 2006)[1],[2]; lợn Lũng Pù là 66,02 % (Nguyễn Văn Đức và Cs, 2008)[14]. - Độ dày mỡ lưng Trung bình độ dày mơ lưng đo tại 3 điểm của lợn Vân Pa là 2,63 cm. So sánh với một số giống lợn nội khác như lợn Lũng Pù thì chỉ tiêu này thấp hơn là 1,53 cm (Nguyễn Văn Đức và Cs, 2008)[14], trên lợn Ỉ Pha lại cao hơn là 3,66 cm (Lê Thị Biên và Cs, 2006)[2] và trên lợn Mường Khương cũng cao hơn là 3,15 cm (Lê Đình Cường và Cs, 2004)[11]. - Diện tích cơ thăn Diện tích cơ thăn có tương quan chặt chẽ với tỷ lệ nạc, đối với các giống lợn nội thường có tỷ lệ nạc thấp và diện tích cơ thăn nhỏ. Đối với đàn lợn Vân Pa diện tích cơ thăn chỉ đạt 19,44 cm2, kết quả này tương đương với lợn Mường Khương, 19,20 cm2 (Lê Đình Cường và Cs, 2004)[11], đối với lợn Lũng Pù thì chỉ tiêu này cao hơn là 22,09 cm2 (Nguyễn Văn Đức và Cs, 2008)[14]. 4.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt - Giá trị pH Giá trị pH45' đánh giá mức độ phân giải glycogen trong cơ thăn 45 phút sau giết thịt và là chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt tươi. Chỉ tiêu này phụ thuộc nhiều vào giống và tính nhảy cảm stress ở lợn. Giá trị pH24 đánh giá tốc độ phân giải glycogen trong cơ thăn 24 giờ sau khi giết thịt và là chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt tươi cũng như thịt dùng để bảo quản và chế biến. Sau 24 giờ kể từ khi giết thịt, giá trị pH gần như không thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể. Bảng 4.13: Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt lợn Vân Pa Chi tiêu ĐVT n ± SE Cv(%) pH45' - 6 6,39 ± 0,06 2,37 pH24h - 6 5,60 ± 0,05 2,06 Mất nước bảo quản % 3 2,11 ± 0,38 30,93 Mất nước giải đông % 3 8,08 ± 0,29 6,18 Mất nước chế biến % 3 28,76 ± 3,12 18,79 L* (Lightness) - 6 56,89 ± 0,87 3,73 a* (Redness) - 6 7,74 ± 0,23 7,31 b* (Yellowness) - 6 15,99 ± 0,20 3,10 Độ dai kg 6 4,29 ± 0,33 18,70 Kết quả bảng 4.13 cho thấy pH45 của cơ thăn thịt lợn Vân Pa là 6,39, so sánh với giá trị giới hạn của các chỉ tiêu ở M.longissimus dorsi để phân loại phẩm chất thịt của Lengerken (1988)[54] là pH45 > 5,8 thì thịt lợn Vân Pa phân tích được là khá tốt. Giá trị pH24 của thịt thăn lợn Vân Pa là 5,60, kết quả này nằm trong giới hạn thịt bình thường (5,5 - 6,0) của Lengerken (1988)[54], Theo Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006)[26], nghiên cứu trên một số con lai như D ´(L´Y) có giá trị pH45 là 6,55; giá trị pH24 là 5,98, con lai P´(L´Y) có giá trị pH45 là 6,15; giá trị pH24 là 5,90. Lyczynski và cộng sự (2000)[56] cho biết thịt của con lai P ´(L´LW) có giá trị pH45 ở cơ thăn là 6,19; ở con lai L ´(L´Y) là 6,66. Gondret và cộng sự (2005)[45] cho biết giá trị pH45 của con lai (P´LW)´(L´LW) là 6,55; giá trị pH24 là 5,45. Litten và cộng sự (2004)[55], con lai P´(MS´L´D´LW) có giá trị pH45 là 6,50; con lai L´(MS´D´LW´L) có giá trị pH45 là 6,40; con lai [P´D´LW´L] có giá trị pH45 là 6,5; con lai L´(D´LW´L) có giá trị pH45 là 6,60. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi nằm trong phạm vi của một số kết quả nghiên cứu trên. - Tỷ lệ mất nước của thịt lợn Vân Pa Tỷ lệ mất nước của cơ thăn sau 24 giờ bảo quản nói lên khả năng giữ nước cũng như dịch của thịt sau 24 giờ bảo quản. Khả năng giữ nước của thịt sẽ quyết định độ tươi của thịt đồng thời tỷ lệ mất nước sau 24 giờ bảo quản là chỉ tiêu kỹ thuật dùng để đánh giá chất lượng thịt dùng cho chế biến (Sellier, 1998) [65]. Khảo sát 3 mẫu thịt thăn lợn Vân Pa cho thấy tỷ lệ mất nước bảo quản là 2,11 %, nằm trong giới hạn chất lượng thịt tốt (2 – 5 %). So sánh một số với một số kết quả nghiên cứu trên lợn ngoại như của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006)[26] cho biết tỷ lệ mất nước của con lai (D´LY) là 3,78%, của con lai (P´LY) là 3,53%, con lai (L´Y) của Phan Xuân Hảo (2006)[19]; ở lợn Yorkshire là 3,14%, ở lợn Landrace là 3,61%, ở lợn F1(LY) là 3,26% (Phan Xuân Hảo, 2007)[18]. Các kết quả trên là cao hơn so với kết quả của chúng tôi. Bảng 4.13 cho thấy tỷ lệ mất nước giải đông của thịt lợn Vân Pa là 8,08 %, mất nước chế biến là 28,76 %. Theo kết quả nghiên cứu của Warner và cs, (1997)[68] thì tỷ lệ mất nước giải đông và mất nước chế biến của thịt bình thường lần lượt là 8,20 % và 25,30 %. Tỷ lệ mất nước chế biến ở lợn Duroc là 28,63%, Pietrain là 29,23%; ở tổ hợp lai Pietrain Í(Large WhiteÍLandrace) là 29,79% và PietrainÍ(DurocÍLandrace) là 29,25% (Morlein và cs, 2007)[58] thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên lợn Vân Pa là tương đương hoặc thấp hơn. - Màu sắc thịt Màu sắc thịt được quyết định bởi myoglobin. Bình thường myoglobin bị oxy hoá thành oxy myoglobin, do đó thịt có màu đỏ tươi. Khi có ít O2 thâm nhập sẽ làm giảm quá trình oxy hoá myoglobin, do đó thịt có màu hơi đỏ. Thịt có màu nâu do xuất hiện dạng metmyoglobin, tốc độ oxy hoá của myoglobin tới metmyoglobin phụ thuộc vào độ pH của thịt. Thịt có trị số pH24 cao sẽ có màu tối hơn. Kết quả bảng 4.13 cho thấy làm thí nghiệm đo màu trên 6 mẫu thịt lợn Vân Pa chúng tôi thu được các giá trị màu sắc của thịt như sau: giá trị độ sáng L* = 56,89; độ đỏ a* = 7,74 và độ vàng b* = 15,99. Nhiều tác giả đã công bố các chỉ tiêu màu sắc thịt đánh giá trên các đối tượng lợn ngoại như con lai F1(L´LW) có giá trị L* từ 50,65 đến 53,92, tuỳ phương pháp làm choáng trước khi giết mổ. Theo Phan Xuân Hảo (2007)[18] thì màu sáng thịt (L*), màu đỏ thịt (a*) và màu vàng thịt (b*) ở lợn Yorkshire là 48,09; 5,80 và 11,27, ở lợn Landrace là 46,01; 6,39 và 11,16, ở lợn F1(LY) là 47,03; 6,07 và 11,32. Các chỉ tiêu này ở lợn Landrace Đức là 48,28; 8,84 và - 0,23 (Kunh và cs, 2004)[53]; ở lợn Pietrain là 44,29; 14,57 và 12,55, ở lợn Large White là 47,24; 11,79 và 12,75, ở lợn Landrace là 43,86; 12,06 và 11,83 (Franco và cs, 2008)[42]; ở tổ hợp lai Large White ÍLandrace là 48,10; 8,40 và 3,50, ở tổ hợp lai Large White ÍDuroc là 47,50; 8, 40 và 3,70 (Heyer và cs, 2005)[46]; ở tổ hợp lai Pietrain Í(Large WhiteÍLandrace) là 47,20 và 8,02; ở tổ hợp lai Pietrain Í(DurocÍLandrace) là 46,88 và 7,95 (Morlein và cs, 2007)[58], thì kết quả của chúng tôi trên cả 3 chỉ tiêu đều cho kết quả cao hơn. Có thể do đây là giống lợn nội trong thịt chứa hàm lượng myoglobin cao hơn, thịt có màu đỏ tươi nên khả năng bắt màu tốt hơn so với các gống lợn ngoại vì vậy các giá trị đo màu sắc đạt cao hơn. Trong thực tế quan sát thường thấy rằng thịt lợn nội có màu đỏ hơn so với thịt lợn ngoại. - Độ dai của thịt Độ dai (mềm) thịt (kg): kết quả chỉ tiêu này của lợn Vân Pa là 4,29 kg. Kết quả của chúng tôi trên giống lợn Vân Pa cao hơn so với lợn lai F1(Large WhiteÍLandrace) là 4,07 kg và F1(Large WhiteÍDuroc) là 3,84 kg của Heyer và cs, (2005)[46] nhưng lại thấp hơn kết quả trên tổ hợp lai Pietrain Í(Large WhiteÍLandrace) là 4,78 kg và ở tổ hợp lai Pietrain Í(DurocÍLandrace) là 4,55 kg của Morlein và cs, (2007)[58]. Qua bảng 4.13 chúng tôi thấy rằng đánh giá chất lượng thịt của lợn Vân Pa về các chỉ tiêu pH45, pH24, mất nước bảo quản, và độ dai đều nằm trong giới hạn của thịt bình thường (tốt). Các chỉ tiêu mất nước giải đông, mất nước chế biến và các chỉ tiêu về màu sắc đều cho kết qua cao và đồng đều trên các chỉ tiêu so với các nghiên cứu trên các giống lợn ngoại. 5. KẾT LUẬN 5.1 Kết luận 1. Đặc điểm của lợn Vân Pa Giống lợn Vân Pa là một nguồn gen quý và có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo tồn và phát triển. Lợn Vân Pa có những đặc điểm nổi bật như ngoại hình săn chắc, chân cao thẳng, bụng gọn, lông da màu đen, lông mọc theo bộ 3 gần nhau và tạo thành hình tam giác. Lợn có khối lượng không lớn nhưng lại có khả năng chống chịu điều kiển kham khổ và có khả năng thích nghi cao với vùng đồi núi, rừng rậm, những nơi có dân trí thấp. 2. Năng suất sinh sản của lợn Vân Pa - Lợn Vân Pa có tuổi động dục lần đầu ở 237,37 ngày và đạt khối lượng 17,12 kg, Tuổi đẻ lứa đầu 376,34 ngày, thời gian động dục trở lại sau cai sữa 13,96 ngày và khoảng cách lứa đẻ là 187,25 ngày. - Khả năng sinh sản của lợn Vân Pa đạt thấp: Số con đẻ ra/ổ 7,64 con; số con sơ sinh sống 7,40 con; khối lượng sơ sinh/con 0,37 kg; số con 21 ngày/ổ 7,08 con; khối lượng 21 ngày/con 0,93 kg; số con cai sữa/ổ 6, 84 con và khối lượng cai sữa/con ở 60 ngày tuổi 3,17 kg. - Năng suất sinh sản của lợn Vân Pa đạt được ở lứa 1 thấp, tăng nhanh ở lứa 2, ổn định đến lứa 4 và có biểu hiện giảm ở lứa 5 là do lợn Vân Pa nuôi tập trung đẻ đến lứa 5 thì rất béo nên năng suất sinh sản bắt đầu giảm. - Lợn Vân Pa nuôi tại Ba Vì có năng suất sinh sản cao hơn nuôi tại Quảng Trị. Các chỉ tiêu số con không có sự sai khác lớn (P > 0,05) giữa 2 địa điểm, tuy nhiên về các chỉ tiêu khôi lượng đã có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). 3. Khả năng sinh trưởng của lợn Vân Pa - Khả năng tăng trọng của Lợn Vân Pa là rất thấp. Cai sữa ở 2 tháng tuổi đạt khối lượng 3,30 kg, giết thịt ở 8 tháng tuổi đạt khối lượng 17,64 kg và tăng trọng bình quân từ sơ sinh đến 8 tháng tuổi chỉ đạt 71,84 g/ngày, giai đoạn từ 3 đến 8 tháng là 87,85 g/ngày. Tăng trọng tương đối của lợn Vân Pa đạt cao nhất ở giai đoạn 21 ngày đến 2 tháng tuổi là 106,22 %, tăng trọng từ sơ sinh đến 8 tháng tuổi chỉ đạt 22,56 %. - Tăng trọng của lợn đực Vân Pa cao hơn lợn cái. Đàn lợn Vân Pa nuôi thịt ở Ba Vì có khả năng tăng trọng cao hơn ở Quảng Tri. 4. Năng suất thân thịt của lợn Vân Pa: Lợn Vân Pa là giống lợn nội sử dụng thức ăn có chất lượng thấp, hàm lượng chất xơ nhiều nên nội tạng chiếm tỷ lệ rất cao làm cho tỷ lệ móc hàm đạt được thấp (70,17 %) và tỷ lệ thịt xẻ chỉ đạt 60,05 %. 5. Thịt lợn Vân Pa có giá trị pH45 (6,39) và pH24 (5,60) nằm trong giới hạn thịt bình thường. Tỷ lệ mất nước bảo quản (2,11%), các giá trị về màu sắc đạt (L * = 56,89;a* = 7,74 và b* = 15,99). Độ dai của thịt lợn Vân Pa là 4,29 kg. 5.2 Đề nghị - Cần nghiên cứu sâu hơn một số đặc điểm quí của giống lợn Vân Pa nhằm bảo tồn và phát triển giống lợn này trong tương lai. - Kết quả đánh giá khả năng sản xuất của lợn Vân Pa cho thấy giống lợn này có khả năng nuôi tập trung và cho năng suất cao hơn nuôi quảng canh. Vì vậy cần phát triển giống lợn này trong các trang trại để chon lọc và thử nghiệm các công thức lai nhằm nâng cao năng suất và chất lượng. - Nghiên cứu xây dựng quy trình chăn nuôi lợn Vân Pa theo phương thức tập trung, để tiến tới phát triển giống lợn này trong các trang trại. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT Lê Thị Biên, Võ Văn Sự và Phạm sỹ Tiệp (2006). “Nuôi lợn Sóc”, Kỹ thuật chăn nuôi một số động vật quý hiếm”, Nhà xuất bản lao động xã hội, tr.36-39. Lê Thị Biên, Võ Văn Sự và Phạm sỹ Tiệp (2006), “Nuôi lợn Ỉ” Kỹ Thuật chăn nuôi một số động vật quý hiếm”, Nhà xuất bản lao động xã hội, tr. 5-13. Lê Thị Biên, Võ Văn Sự và Phạm sỹ Tiệp (2006), “Nuôi lợn Vân Pa tại tỉnh Quảng Trị”, Kỹ Thuật chăn nuôi một số động vật quý hiếm”, Nhà xuất bản lao động xã hội, tr.40-44 Đặng Vũ Bình (1999), “Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng tới các tính trạng năng suất sinh sản trong một lứa đẻ của lợn nái ngoại”, Kết quả nghiên cứu KHKT Khoa Chăn nuôi thú y (1996 - 1998), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr.5-8. Đinh Văn Chỉnh và CS (2000) ” Bài giảng di truyền chọn giống vật nuôi”, Trường Đại Học Nông nghiệp Hà Nội. Nguyễn Quế Côi, Đặng Vũ Hoà, Đặng Hoàng Biên, Nguyễn Nguyệt Cầm và Cs (2005), “Một số giải pháp kỹ thuật phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc phù hợp với điều kiện chăn nuôi nông hộ tại tỉnh Quảng Trị”, Báo cáo khoa học năm 2005, phần nghiên cứu công nghệ sinh học và các vấn đề khác, Tr. 20. Nguyễn Quế Côi, Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Đức Hán, Nguyễn Văn Lâm (1996), "Một số đặc điểm di truyền và chỉ số chọn lọc về khả năng sinh trưởng của lợn đực hậu bị Landrace", Kết quả nghiên cứu KHNN 1995- 1996, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr.272 – 276. Nguyễn Như Cương, Lê Thị Biên, (2008), “Lợn Ỉ” Kỹ thuật nuôi giữ quỹ gen một số động vật quý hiếm”, Nhà xuất bản Nông Nghiệp 2008, tr.18-33. Nguyễn Như Cương (2004), “Nuôi lợn Ỉ giữ quý gen trong khu vực nông dân ở Thanh Hoá”, Hội nghị bảo tồn quý gen vật nuôi 1990 - 2004, tr.234-237. Lê Đình Cường, 2008, “Lợn Mường Khương”, Kỹ thuật nuôi giữ quỹ gen một số động vật quý hiếm, Nhà xuất bản Nông Nghiệp 2008, tr. 40-50. Lê Đình Cường, Lương Tất Nhợ, Đỗ Trung Dung, Nguyễn Mạnh Thành và Cs (2004), “Một số đặc điểm của giống lợn Mường Khương”, Hội nghị bảo tồn quỹ gen vật nuôi 1990 - 2004, tr. 238-248. Trần Văn Do (2008), “Lợn Vân Pa”, Kỹ thuật nuôi giữ quỹ gen một số động vật quý hiếm, Nhà xuất bản Nông Nghiệp 2008, tr.34-39. Trần Văn Do (2004), “Báo cáo tóm tắt khả năng sinh trưởng phát triển của giống lợn Vân Pa ở tỉnh Quảng Trị, Hội nghị bảo tồn quỹ gen vật nuôi 1990 - 2004, tr. 230-233. Nguyễn Văn Đức, Đặng Đình Trung, Nguyễn Văn Trung, Vi Chí Sáng, Phạm Thị Huyền, Vũ Chí Cương và Jean Charles Maillard (2008), “Một số đặc điểm ngoại hình, sinh sản, sinh trưởng, chất lượng thịt của giống lợn đen Lũng Pù Hà Giang”, Tạp chí khoa học công nghệ chăn nuôi, số Đặc biệt tháng 2 năm 2008, tr. 90. Nguyễn Văn Đức, Giang Hồng Tuyến và Đoàn Công Tuân (2004), “Một số đặc điểm cơ bản của giống lợn Táp Ná”, Tạp chí khoa học kỹ thuật chăn nuôi – Viện Chăn nuôi, Số 2 – 2004, tr. 16-22. Nguyễn Văn Đức, Lê Thanh Hải, Giang Hồng Tuyến (2001), “Nghiên cứu tổ hợp lợn lai PxMC tại Đônganh -Hà Nội”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 6, tr. 382-384. Nguyễn Văn Đức (2000), “Ưu thế lai thành phần của tính trạng số con sơ sinh sống/lứa trong các tổ hợp lai giữa lợn MC, L và Y nuôi tại miền Bắc và Trung Việt Nam”, Kết quả nghiên cứu KHKT 1969 - 1999, Viện Chăn nuôi, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 40-46. Phan Xuân Hảo (2007), “Đánh giá sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt lơn F1(LandraceÍYorkshire), Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Trường đại học Nông nghiệp I, tập V số 1/2007, 31-35. Phan Xuân Hảo (2006), “Đánh giá khả năng sản xuất của lợn ngoại đời bố mẹ và con lai nuôi thị”, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ. Trần Thị Minh Hoàng, Phạm Văn Chung, Lê Thanh Hải và Nguyễn Văn Đức (2003) “ảnh hưởng của các nhân tố cố định đến các tính trạng sản xuất của ba tổ hợp lai F1 (LRxMC), F1(LWxMC) và F1 (PixMC) nuôi trong nông hộ huyện Đônganh - Hà Nội ", Tạp chí Chăn nuôi, Số 6-2003, tr. 22 – 24. Nguyễn Văn Thiện và Đinh Hồng Luận (1994),”Một số đặc điểm di truyền về năng suất của hai giống lợn nội Ø và Móng Cái (SUS VITTATUS)”. Kết quả nghiên cứu bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp – 1994. T (r .34 – 37. Lê Viết Ly, Hoàng Văn Tiệu, (2004). ”Bảo tồn nguòn gen vật nuôi Việt Nam 1990 – 2004 và định hướng 2005 – 2010”, Hội nghị bảo tồn quý gemn vật nuôi 1990 – 2004. Nguyễn Nghi, Lê Thanh Hải (1995), “Nghiên cứu ảnh hưởng của protein khẩu phần và phương thức cho ăn đến năng suất và chất lượng thịt xẻ của heo thịt”, Báo cáo Khoa học, Hội nghị Khoa học Chăn nuôi - Thú y toàn quốc, tr.173-184. Nguyễn Hồng Nguyên (2004) (Viện KHKTNN miền Nam), “Giống heo nào nên nuôi ở nước ta”, Võ Văn Sự (2006) ” Nghiên cứu phát triển nguồn gen lợn Vân Pa”. Đề án phát triển lợn Vân Pa. Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Bình (2006), “Năng suất sinh sản, sinh trưởng, chất lượng thân thịt của các công thức lai giữa lợn nái F1 (Landrace x Yorkshire) phối với lợn đực Duroc và Piétrain”, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp - Trường Đại học Nông Nghiệp I, Tập IV số 6. Nguyễn Văn Thiên, Nguyễn Văn Đức và Tạ Thị Bích Duyên (1999), “Đánh giá khả năng sản xuất của đàn lợn Móng Cái nuôi tại nông trường Thành Tô - Hải Phòng”, Tạp chí khoa học kỹ thuật chăn nuôi, số 3 – 1999, tr.15-23. Phạm Sỹ Tiệp, Nguyễn Văn Lục, Tạ Thị Bích Duyên và Cs, (2008), “Phát triển đàn lợn giống Móng Cái cao sản tại huyện Định Hoá - Thái Nguyên”, Tạp chí KH Chăn nuôi - Viện Chăn nuôi số 6/2008, tr.16. Vũ Đình Tôn, Phan Đăng Thắng, (2009), “Phân bố, đặc điểm và năng suất của lợn Bản nuôi tại tỉnh Hoà Bình”, Tạp chí khoa học và Phát triển, 2009, Tập 7, số 2, Tr 180-185. Nguyễn Công Tuân, Nguyễn Như Cương (1994), “Kết quả bước đầu nuôi giữ quý gen lợn Ỉ Thanh Hoá”, Kết quả nghiên cứu bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp 1994, tr. 21-29. Nguyễn Thị Tường Vy, (2008), “Dẫn liệu bước đầu về tình hình chăn nuôi lợn cỏ tại xã Húc Nghì huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị”, Tạp chí Khoa học, Đại Học Huế, số 46, 2008, tr.5-9. Trung tâm thông tin KHCN Quốc gia - dữ liệu nguồn trích 2006/số 47/Cách làm ăn mới, “Nuôi lợn Sóc”. II. TAI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI Brumm M.C and P.S.Miller (1996), “Response of pigs to spaceallocation and diets varying in nutrient density”, J.anim. Sci., (74), pp. 2730-2727. Campell R.G., M.R.Tavernerand D.M. Curic (1985), “Effect of strainand sex on proteinand enegy metabolism in growing pigs, Energy metabolism of farmanimal”, EAAP, (32), pp.78-81. Channon. H.A., Payne.a.M., Warner. R.D (2003), “Effect of stun durationand current levelapplied during head to backand head only electrial stunning of pigs on pork quality compared wit pigs stunned with CO2”, Meat Science 65, 1325-1333. Chung C. S., Nama. S. (1998), “Effects of feeding regimes on the reproductive performance of lactating sows and growth rate of piglets”, animal Breeding abstracts, 66(12), ref., 8369. Cluttera. C.and E.W. Brascamp (1998), “Genetics of performance traits", The genetics of the pig, M.F. Rothschild and, a.Ruvinsky (eds), CAB Internationnal, pp.427- 462. Colin T, Whittemore (1998), “The scienceand practice of pig production, second Edition”, Blackwell Science Ltd, 91-130 Deckerta. E., Dewey C. E., Ford J. T., Straw B. F. (1998), “The influence of the weaning to breeding interval on ovulation rate in parity two sows”,animal Breeding abstracts, 66(2), ref., 1155. Edwards. D. B., Bates. R. O., Osburn. W. N (2008), “Evaluation of Duroc- vs, Pietrain-sired pigs for carcass and meat quality measures”, Journal ojanimal science, 81, 1895-1899. Franco. M.M.,antunes. R.C., Borges. M., Melo. E.O., Goulart, L.R. (2008), “Influence of brees, sexand growth hormoneand Halothane genotypes on carcass compositionand meat quality traits in pigs”, Journal of Muscle Foods, 19, 34-49. Gaustad-Aasa. H., Hofmo P. O., Kardberg K. (2004), “The importance of farrowing to service interval in sows served during lactation orafter shorter lactation than 28 days” animal Reproduction Science, 81, 289-293. Gondret F., L. Lefaucher, I.Lauveau, B.Lebret, X. Picchodo,Y. Leozler (2005) “Influence of birth weifles on pootnatal growth ferfformance, tissue lipogenic capacity and mucle histological traitsat mattleet", Livest. Prod. Sci, pp.137-146 Hammell K.L., J.P.Laforestand J.J.Dufourt (1993), “Evaluation of growth performenceand carcass characteristics of commercial pigs produced in Quebec", Canadian J, ofanimal science,(73), pp.495-508. Heyer.a, Andersson. K, Leufven. S, Rydhmer. Land Lundstrom. K, (2005), “The effects of breed cross on performance and meat quality of once-bred gilts ina seasonal outdoor rearing system”, Arch. Tierz., Dummerstorf, 48 (4), 359-371. Hovenier R.; E,Kanis.; V.T.Asseldonkand N.G.Westerink (1992), “Genetic parameters of pig meat quality traits ina halothane negative population”, Livest. Prod. Sci., (32),pp.309-321. Ian Gordon (1997), Controlled reproduction in pigs, CaB international. Ian Gordon (2004), Reproductive technologies in farmanimals, CAB international. Johnson Z.B.; J.J.Chewning; R.A.Nugent (1999), “Genetic parameters for production traits and measures of residual feed intake in Large White swine”, J.anim Sci, 77 (7): 1679-85. Koketsu Y, Takahashi H.,akachi K , (2000), “Longevity lifetime pig production and productivityandageat first conception in cohort of gilts observed over six years on commercial farms”, animal Breeding abstracts, 68 (1), ref., 266. Kovalenko V.P; V.I. Yaremenko(1990) “The inherritance of traits in crossbreeding of pig", Zootekhniya,(3), pp.26-28. Kuhn. G., Kanitz. E., Tuchuscherer. M., Nurnberg. G., Hartung. M., Ender. K., Rehfeldt. C. (2004), “Growth and carass quality of offspring in respose to porcine somatotropin (pST) treatment of sows during early pregnancy”, Livestock production Science 85, 103-112. Lengerken G. V., Pfeiffer H. (1988), “Stand und entvicklungstendezen deranwendung von methoden zur erkennung der stress empfinddlichkeit und fleischqualitaet beim schwein”, inter-symp, Zur schweinezucht, Leipzig, 172-179. Litten J.C.;a.M.Corson, A.O.Hall; L.Clarke (2004) ²The relationship beetween growth performance, feed intake, endocrine profileand carcass quality of different maternal and paternal of pig", Livest. Prod. Sci., pp. 33-39. Lyczynskia., Pospiech E., urbaniak M., Bartkowiak., Rzosinska E., Szalata M., Medynskia. (2000), “Carcass valueand meat quality of crossbreds pigs (PLWPL)and (PLWPL)P”, animal Breeding abstracts, 68(12), ref., 7514. Mc Kay R.M. (1990) ²Responses to index selecton for reduced backfat thickness and increased growth rate in swine", Can.J.Anim.Sci., (70), pp.973-977. Morlein. D, Link. G, Werner. C, Wicke. M, (2007), “Suitability of three commercially produced pig breeds in Germany fora meat quality program with emphasis on drip loss and eating quality”, Meat Science, 77, 504-511. Nielsen B.L.,a.B. Lawrenceand C.T.Whittemore (1995), “Effect of group size on feeding behaviour, social behaviour, and performance of growing pigs using single-space feeders”, Livest. Prod. Sci., (44), pp. 73-85. Pathiraja N., K.T. Mandisodzaand S.M.Makuza (1990) “Estimates of genetic and phenotypic parameters of performance traits from centrally tested British Landrace boars under tropical conditions in Zimbabwe”, Proc. 4th World Congr. Genet.appl. Livest. Prod., (14), pp. 23-27. Peltoniemi O.a. T., Heinonen H., Leppavuoria., Love R. J. (2000), “Seasonal effects on reproduction in the domestic sow in Finland”, animal Breedingabstracts, 68(4), ref., 2209. Perez, Desmoulin (1975), “Institut Technique du porc, 3e Edition" : Me'mento de lelevage de porc, Paris, 480 pages. Podterebaa. (1997), “Aminoacid nutrition of pig embryos”, animal Breeding abstracts, 65(6), ref., 2963. Reichart W., S. Muller und M.Leiterer (2001), “Farbhelligkeit, Hampigment - und Eisengehalt im Musculus longissimus dorsi bei Thuringer Schweinerherkunften", Arch.Tierz., Dummerstorf 44(2), pp.219-230. Sellier (1998), “Genetics of meat and carcass trasit", The genetics of the pig, Rothschild. M.F andA.Ruvinsky(eds), CAB International, pp.463-510. Thomas P.(1984), “The influence of housing designand some management systems on health of the growing pig, particularly in relation to pneumonia”, Pig Newsand info,, (5), pp. 343-348. Thomke S., Madsena., Mortensen H.P., Sundstol F., Vangen O.Alaviuhkola T.Andandersson K, (1995), “Dietary energy and protein for growing pigs: performanceand carcass composition”, acta.agric. Scand., (45), pp. 45-53 Warner. R. D.Kauffman. R.G., & Greaser. M.L. (1997), “Muscle protein changes post mortem in relation to pork quality traits”, Meat Science 45 (3), 339 – 352. Wood C.M. (1986), “Compring various ultra sonic devisesand backfat prober”, Virginia Polytechnic Instateand State Univercity, pp. 17-18. Yang H., Petigrew J. E., Walker R. D. (2000), “Lactational and subsequent reproductive responses of lactating sows to dietary lysine (protein) concentration”, animal Breeding abstracts, 68(12), ref., 7570. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHCN003.doc
Tài liệu liên quan