Phương hướng & giải pháp thúc đẩy Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Artexport sang thị trường Nhật Bản

Tài liệu Phương hướng & giải pháp thúc đẩy Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Artexport sang thị trường Nhật Bản: LỜI MỞ ĐẦU Nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam vốn có truyền thống từ lâu đời. Truyền thống đó gắn liền với tên những làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công truyền thống, với những nét độc đáo, tinh xảo, hoàn mỹ. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam có nét riêng và độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc Việt - một dân tộc có bề dày phát triển hơn 4000 năm. Nhiều nghề và làng nghề truyền thống của ta đã nổi bật hẳn lên trong lịch sử văn hoá, văn minh Việt Nam. Ở đó không chỉ tập c... Ebook Phương hướng & giải pháp thúc đẩy Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Artexport sang thị trường Nhật Bản

doc56 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phương hướng & giải pháp thúc đẩy Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Artexport sang thị trường Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hung một hay nhiều nghề thủ công, trở thành một trung tâm sản xuất lớn hoặc khá lớn, mà còn là nơi hội tụ các thợ và nghệ nhân tài khéo, tạo ra những sản phẩm có bản sắc riêng, nơi khác khó bề bắt chước được. Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, cũng như bất cứ của một dân tộc nào khác, chất văn hoá lại rất đậm đà. Trên các sản phẩm thủ công mỹ nghệ thường biểu đạt phong cảnh sinh hoạt, con người, cảnh quan thiên nhiên, lễ hội truyền thống, quan niệm về tự nhiên, biểu tượng thần, Phật.. Những nét chấm phá nghệ thuật trên tranh sơn mài, tranh lụa, những bức chạm khắc gỗ, khảm xà cừ.. với cánh cò bay, cành trúc uốn cong, mái đình, cây đa, con đò bến nước, ... đã thể hiện đất nước - con người và tâm hồn tình cảm Việt Nam, làm cho người nước ngoài yêu mến nhân dân và đất nước Việt Nam. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển ngoài công tác kinh doanh, công ty ArtExport, đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực xã hội. Một trong những thành tựu quan trọng đó là: Công ty đã góp phần giữ gìn, bảo vệ và quảng bá rộng rãi các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam với thế giới. Hay nói cách khác, công ty đã góp phần bảo vệ và phát huy nền văn hoá của dân tộc. Hiện nay, không chỉ công ty ArtExport, mà rất nhiều các công ty xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đang đứng trước những cơ hội và thách thức khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Để góp phần giúp công ty ArtExport nắm bắt được các cơ hội trong môi trường cạnh tranh gay gắt, Em xin nghiên cứu đề tài: “ Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ArtExport sang thị trường Nhật Bản ”. Đề tài bao gồm ba chương: CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY ARTEXPORT SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY ARTEXPORT SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU I. Khái quát chung về xuất khẩu. 1. Khái niệm về xuất khẩu. Xuất khẩu là sự dịch chuyển sản phẩm ra khỏi phạm vi biên giới một quốc gia và nước có sản phẩm thu ngoại tệ về phục vụ cho việc tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp và mục đích phát triển kinh tế của đất nước có sản phẩm xuất khẩu. Có rất nhiều lí do dẫn đến các doanh nghiệp ngày càng đẩy mạnh hoạt đông xuất khẩu của mình, các doanh nhiệp không chỉ xuất khẩu các sản phẩm sang thị trường truyền thống mà còn luôn luôn tìm cách để mở rộng và phát triển thị trường mới của mình. Các lí do đó là: Doanh nghiệp có thể thu đươc ngoại tệ để từ đó có thể tái sản xuất và mở rộng hoạt động. Doanh nghiệp có tài chính để trả lương cho công, nhân viên làm việc cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể quảng bá và phát triển thương hiệu một cách tốt nhất, để từ đó sản phẩm của doanh nghiệp không chỉ còn bị bó hẹp ở các thị trường nhỏ bé nữa và ngày càng có nhiều người tiêu dùng biết đến và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp hơn. 2. Các hình thức xuất khẩu. 2.1. Xuất khẩu trực tiếp. Là hình thức xuất khẩu trong đó sản phẩm dệt may được chuyển trực tiếp đến thị trường nhập khẩu bằng các phương tiện vận chuyển mà không cần qua bất cứ khâu trung gian nào. Ưu điểm: Hàng hóa được xuất khẩu nhanh, chất lượng hàng hóa được bảo đảm theo yêu cầu của 2 bên, thông tin từ hai phía có thể phản hồi cho nhau một cách nhanh nhất và chính xá nhất từ đó hai bên có thể kịp thời điều chỉnh khi có những thay đổi, quan hệ giao dịch mua bán đơn giản và thuận tiện, quan hệ hai bên sẽ ngày càng được củng cố. Nhược điểm: Khó có thể mở rộng thị trường và thâm nhập thị trường mới nhất là đối với các doanh nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu và uy tín trên thị trường, khó có thể tiếp xuc được hết với tất cả các bạn hàng. 2.2. Xuất khẩu qua trung gian. Là hình thức xuất khẩu sản phẩm đến nơi người nhập khẩu phải qua một hoặc một số các trung gian như trung gian giới thiệu, trung gian bán, ... Ưu điểm: Hình thức xuất khẩu này có thể giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm các thị trường và bạn hàng mới, doanh nghiệp có thể tiếp xúc với nhiều bạn hàng trong cùng một thời gian. Nhược điểm: Hình thức xuất khẩu này làm chậm tốc độ chu chuyển của hàng hóa, làm chậm thông tin phản hồi từ hai phía do vậy sẽ khó có thể điều chỉnh thông tin khi có những thay đổi. 3. Vai trò của xuất khẩu đối với công ty Artexport. Đối với bất cứ một doanh nghiệp nào muốn sản xuất kinh doanh cũng phải thực hiện hai nghiệp vụ cơ bản. Đó là, thực hiện đảm bảo vật tư cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thị trường đầu vào Thị trường đầu ra Doanh ngiệp Doanh Đảm bảo vật tư cho sản xuất là đảm bảo các yếu tố đầu vào giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra và tạo điều kiện cho tiêu thụ sản phẩm. Đây là hai quá trình có mối liên hệ biện chứng với nhau. Tiêu thụ sản phẩm giúp tái sản xuất. Đối với ArtExport, là một công ty xuất nhập khẩu, một mặt nhập các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ các cơ sở sản xuất hay các đơn vị khác. Mặt khác, thực hiện hoạt động xuất khẩu để tiêu thụ sản phẩm. Do đó, vai trò xuất khẩu đối với công ty: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng và phát triển thị trường, tranh thủ tìm kiếm các thị trường mới, củng cố và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp có được một nguồn tài chính để trả lương cho cán bộ, công nhân viên làm việc cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có thể đẩy mạnh hoạt đông xuất khẩu thì sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể cạnh tranh được trên thị trường để từ đó có thể tồn tại và phát triển. Doanh nghiệp xuất khẩu được sản phẩm điều đó chứng tỏ là sản phẩm của doanh nghiệp đã được thị trường chấp nhận. Đây là vấn đề quyết định đến sự tồn tại hay diệt doanh của doanh nghiệp. II. Những nội dung chính của xuất khẩu. 1. Điều tra nghiên cứa nhu cầu thị trường . Nghiên cứu thị trường là công việc đầu tiên và cũng là công việc vô cùng quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào. Công việc này đòi hỏi tốn rất nhiều thời gian và chi phí của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp lớn thì khâu nghiên cứu thị trường được giao cho phòng kinh doanh còn đối với các doanh nghiệp nhỏ thì khâu nghiên cứu thị trường do cán bộ kinh doanh đảm nhận. Quá trình nghiên cứu thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp trả lời các câu hỏi “ cần sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu, bán với giá như thế nào ” để doanh nghiệp có thể trả lời được câu hỏi này thì công việc nghiên cứu thị trường không phải làm cho qua loa và lấy lệ, nó đòi hỏi trình độ và kinh nghiệm của phòng kinh doanh bởi nếu doanh nghiệp không thể trả lời được câu hỏi này thì doanh nghiệp không thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt và ác liệt này. Trong nền kinh tế thị trường này thì doanh nghiệp cần sản xuất và bán cái mà thị trường cần chứ không phải sản xuất và bán mà cái mình có, chỉ khi nào doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu và sở thích của thị trường thì doanh nghiệp mới có thể đứng vững trên thị trường. Khi nghiên cứu nhu cầu thị trường thì doanh nghiệp cần phải giải đáp rất nhiếu câu hỏi như : “đâu là thị trường đối với sản phẩm của doanh nghiệp, với mức giá nào thì phù hợp…:” Khi đã trả lời được các câu hỏi đó thì doanh nghiệp cần tập trung cao độ vốn, nhân lực để có thể sản xuất và tiêu thụ đạt hiệu quả cao nhất phục vụ cho mục đích thu hồi vốn, tạo lợi nhuận và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. 2. Lập kế hoạch xuất khẩu sản phẩm. Lập kế hoạch xuất khẩu là một trong các khâu quan trọng của quá trình xuất khẩu sản phẩm. Doanh nghiệp muốn chủ động, muốn xuất khẩu được nhiều sản phẩm với lợi nhuận cao nhất thì doanh nghiệp cần có một kế hoạch xuất khẩu cụ thể cho từng thời kỳ và cho cả một giai đoạn dài trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Doanh nghiệp muốn có được một kế hoạch xuất khẩu tốt thì doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch dựa vào công tác điều tra nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp, dựa vào các nguồn thông tin như báo chí, truyền thông, dựa vào kế hoạch của chính đối thủ cạnh tranh trực tiếp… có như vậy thì doanh nghiệp mới có được một kế hoạch xuất khẩu tốt được. Kế hoạch xuất khẩu sản phẩm là cơ sở quan trọng đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành một cách nhịp nhàng, liên tục theo kế hoạch đã định. Ngoài ra nó còn là căn cứ để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch hậu cần vật tư và các kế hoạch khác của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phương pháp trong quá trình xây dựng kế hoạch xuất khẩu như: Phương pháp cân đối, phương pháp quan hệ động…Trong đó phương pháp cân đối được doanh nghiệp sử dụng là chủ yếu và thường xuyên. 3. Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu. Trong quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa. Doanh nghiệp muốn giữa uy tín của mình với bạn hàng và khách hàng thì doanh nghiệp phải luôn luôn chuẩn bị để có đủ hàng hóa về số lượng, chất lượng và kịp thời gian để đáp ứng đầy đủ, kịp thời các yêu cầu của khách hàng có như vậy doanh nghiệp mới tạo được vị thế và chỗ đứng vững chắc trên thị trường đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa thì công tác đảm bảo có đủ hàng hóa kịp thời đúng về chất lượng,số lượng, kịp thời gian lại càng trở lên quan trọng đối với doanh nghiệp do vậy làm tốt công tác chuẩn bị có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Để cho công tác này được tiến hành một cách liên tục không bị gián đoạn thì các doanh nghiệp phải chú trọng đến các nghiệp vụ ở kho như: Tiếp nhận, phân loại, lên nhãn hiệu sản phẩm, bao gói, sắp xếp hàng hóa ở kho - bảo quản và ghép đồng bộ để xuất khẩu cho bạn hàng. Tiếp nhận đầy đủ về số lượng và chất lượng hàng hóa từ các nguồn nhập kho ( Từ các phân xưởng, tổ đội sản xuất của doanh nghiệp) theo đúng mặt hàng quy cách, chủng loại hàng hóa. Thông thường, kho hàng hóa của doanh nghiệp đặt gần nơi sản xuất sản phẩm. Nếu kho hàng đặt xa nơi sản xuất ( Có thể gần nơi tiêu thụ ) thì doanh nghiệp phải tổ chức tốt công việc tiếp nhận hàng hóa bảo đảm kịp thời, nhanh chóng, góp phần giải phóng nhanh phương tiện vận tải, bốc xếp, an toàn sản phẩm, tiết kiệm chi phí lưu thông. 4. Lựa chọn các hình thức xuất khẩu sản phẩm. Có rất nhiều cách để doanh nghiệp có thể đưa hàng hóa của doanh nghiệp mình ra thị trường và đến tay người tiêu dùng. Để hoạt động xuất khẩu sản phẩm có hiệu quả cần phải lựa chọn kênh tiêu thụ sản phẩm một cách hợp trên cơ sở tính đến các yếu tố như đặc điểm sản phẩm, các điều kiện vận chuyển, bảo quản, sử dụng… Căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp và bạn hàng mà doanh nghiệp có thể lựa chọn kênh xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp. Kênh xuất khẩu trực tiếp là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình đến bạn hàng mà không qua một khâu trung gian. Kênh xuất khẩu này có ưu nhược điểm là. Ưu điểm: Giảm được chi phí lưu thông, thời gian sản phẩm đến tay bạn hàng nhanh hơn, các doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng… Nhược điểm: Doanh nghiệp phải tiếp xúc với nhiều bạn hàng, phải dành nhiều công sức, thời gian vào quá trình xuất khẩu, nhiều khi làm tốc đọ chu chuyển của vốn lưu động chậm hơn. Kênh xuất khẩu gián tiếp là hình thức mà doanh nghiệp xuất bán sản phẩm của mình cho bạn hàng có qua khâu trung gian. Sự tham gia nhiều hay ít của các trung gian trong quá trình xuất khẩu sẽ làm cho kênh xuất khẩu gián tiếp dài, ngắn khác nhau. Kênh xuất khẩu này có ưu, nhược điểm là. Ưu điểm: Doanh nghiệp có thể xuất khẩu với một khối lượng sản phẩm của mình, từ đó thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm chi phí bảo quản, hao hụt trong quá trình xuất khẩu, … Nhược điểm: Kênh xuất khẩu này làm cho thời gian lưu thông hàng dài hơn, tăng chi phí xuất khẩu và đặc biệt là doanh nghiệp khó có thể kểm soát các khâu trung gian. Như vậy mỗi kênh tiêu thụ sản phẩm đều có ưu, nhược điểm nhất định, nhiệm vụ của phòng kinh doanh là phải lựa chọn hợp lý các hình thức xuất khẩu sản phẩm sao cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. 5. Tổ chức các hoạt động xúc tiến yểm trợ cho xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu có thể tiến hành được một cách nhanh chóng đạt hiệu quả thì hoạt động xúc tiến yểm trợ có một vai trò đặc biệt quan trọng. Xúc tiến là hoạt động thông tin Marketing tới khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Các thông tin bao gồm thông tin về doanh nghiệp, về sản phẩm, về phương thức phục vụ và những lợi ích mà khách hàng sẽ thu được khi mua sản phẩm của doanh nghiệp, cũng như các tin tức cần thiết từ phía khách hàng, qua đó để doanh nghiệp tìm ra cách thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Trong hoạt động kinh doanh có các hoạt động xúc tiến mua hàng và bán hàng. Hoạt động xúc tiến bán hàng là toàn bộ các hoạt động nhằm tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội bán hàng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Xúc tiến bán hàng chứa đựng trong đó các hình thức, cách thức và những biện pháp nhằm thúc đẩy mạnh khả năng bán ra của doanh nghiệp.Xúc tiến bán hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc chiếm lĩnh thị trường và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thương trường, nhờ đó quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được đẩy mạnh cả về số lượng và thời gian. Yểm trợ là hoạt động nhằm hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có điều kiện mở rộng các mối quan hệ với khách hàng, củng cố phát triển thị trường. Những nội dung chủ yếu của hoạt động xúc tiến, yểm trợ bán hàng phải kể đến là: quảng cáo, chào hàng, khuyến mại, tham gia hội trợ, triển lãm… 6. Lựa chọn đối tác để xuất khẩu. Việc lựa có ảnh hưởng lớn đến quá trình xuất khẩu của doanh nghiệp do vậy doanh nghiệp chọn đối tác nào để xuất khẩu thì doanh nghiệp cần phải bỏ thời gian và chi phí để nghiên cứu về đối tác có như vậy chúng ta mới có được các thông tin về đối tác điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơn khi đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác .Theo binh pháp Tôn Tử thì “ Biết người, biết ta trăm trận trăm thắng. Biết ta mà không biết người thì cầm chắc phần thua”. Nghiên cứu đối tác ta cần thu thập thông tin từ phía đối tác, thông tin có thể lấy từ các bạn hàng đã làm việc với đối tác, cần phải nghiên cứa về sở thích, nhu cầu cũng như các quy định, điều lệ của đối tác. Việc lựa chọn đối tác nào, bỏ đối tác nào tùy thuộc vào hợp đồng cũng như quy định của doanh nghiệp. 7. Đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu sản phẩm. Đàm phán là sự bàn bạc, thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên để cùng nhau nhất trí hay thỏa hiệp giải quyết những vấn đề về lợi ích có liên quan đến các bên. Sau khi doanh nghiệp đã lựa chọn được đối tác phù hợp với hợp đồng thì doanh nghiệp cần phải tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác. Để đàm phán và ký kết hợp đồng thành công thì doanh nghiệp cần phải chuẩn bị thông tin về phía đối tác, phải có các chuyên gia đàm phán và tổ chức đoàn đàm phán cho phù hợp với đoàn đàm phán của bạn. Đặc biệt với các bạn hàng là người ngoài nươc thì doanh nghiệp càng phải chuẩn bị một cách cẩn thân và kỹ lưỡng có như vậy đàm phá mới diễn ra một cách thuận lợi và đạt kết quả cao nhất. 8. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Tổ chức hoạt động xuất khẩu là khâu cuối cùng của quá trình xuất khẩu, sau khi các doanh nghiệp đã ký kết được các hợp đồng với đối tác về mẫu mã, chất lượng, giá cả … thì doanh nghiệp cần tổ chức xuất hàng cho đối tác theo đúng như quy định đã ký kết với đối tác trong hợp đồng. Trong quá trình tổ chức hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp cần chú ý đến tâm lý, nhu cầu, sở thích của đối tác cũng như các yêu cầu từ phía đối tác đề ra có như vậy thì doanh nghiệp mới giữa uy tín của mình với bạn hàng tạo điều kiện thuận lợi cho những hợp đồng làn sau với đối tác và có được những hợp đồng mới với những đối tác mới thông qua sự giới thiệu của đối tác cũ của chúng ta. Doanh nghiệp muốn xuất khẩu được nhiều hàng thì doanh nghiệp cần tìm hiểu các thông tin về đối tác như phong cách làm việc, thái độ từ phía đối tác… doanh nghiệp cần phải làm tốt khâu công tác này tạo điều kiện cho những hợp đồng sau sẽ thuận lơi hơn. III. Khái quát chung về thị trường Nhật Bản và quan hệ thương mại giữa Việt Nam –Nhật Bản. 1. Vài nét về Nhật Bản. Nhật Bản là quốc gia nghèo tài nguyên, dân số đông, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh. Nhờ có các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954), phát triển cao độ (1955-1973). Từ năm 1974 đến nay, tốc độ phát triển kinh tế tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nước có tiềm năng lớn thứ 2 trên thế giới về kinh tế, KHKT, tài chính. Chính sách đối ngoại: Từ sau chiến tranh lạnh, Nhật Bản điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng tăng cường tính độc lập, chủ động nhằm vươn lên thành cường quốc chính trị tương xứng với sức mạnh kinh tế, phát huy vài trò và ảnh hưởng trên thế giới và Châu Á-Thái Bình Dương. Đường lối đối ngoại của chính quyền mới thể hiện qua các khái niệm “ngoại giao giá trị: thúc đẩy chủ nghĩa dân chủ, tự do và pháp trị” của Thủ tướng Abe và “xây dựng vành đai tự do và thịnh vượng” của Ngoại trưởng Aso. Hiện nay, các mặt hàng XK chính của VN sang thị trường này gồm: may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ, hải sản, dầu thô, dây điện, đồ gỗ nội thất, than đá, và giày dép... Đặc biệt, phải kể đến mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Đây là mặt hàng mới nổi lên và được khách hàng Nhật Bản rất ưa thích bởi tính chất văn hoá đậm đà, truyền thống của Việt Nam. 1.1. Đặc điểm chung của thị trường Nhật Bản. Nhật Bản không chỉ là một thị trường với khả năng tiêu dùng lớn mà còn là một thị trường gần gũi về mặt địa lý và có nhiều điểm tương đồng về văn hoá đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Trao đổi về việc xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường này, ông Nguyễn Trung Dũng: Quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản từ trước tới nay vốn là quan hệ đối tác tin tưởng, ổn định lâu dài nhưng từ năm 2006, sau chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, quan hệ này đã được nâng lên một tầm cao mới: Đối tác chiến lược. Điều này đã tạo ra nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp của hai nước. Thị trường Nhật Bản từ trước tới nay vẫn là một thị trường có nhiều hứa hẹn đối với doanh nghiệp Việt Nam. Trong nhiều năm liền, Việt Nam luôn là quốc gia xuất siêu sang Nhật Bản. Theo thống kê, năm 2004 kim ngạch xuất khẩu của hai nước đạt 4,5 tỷ USD thì trong năm 2006 đã tăng lên đến 9,9 tỷ USD, trong đó tỷ trọng xuất khẩu luôn nghiêng về phía Việt Nam. Đây là một thị trường mang nhiều tính đặc thù, truyền thống và ổn định. Các doanh nghiệp Việt Nam đang có ý định xuất hàng sang Nhật Bản cần quan tâm đến điểm này. Hiện nay, Nhật Bản vẫn là quốc gia có nền kinh tế phát triển thứ hai thế giới. Tổng mức tiêu dùng trong nước tăng nhanh, trong tổng mức tăng trưởng GDP, thì mức tăng nội nhu (Tiêu dùng trong nước) đạt khoảng 55%. Chính chỉ số này không chỉ là động lực thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản mà còn có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này. Một điều cần lưu ý nữa là, mức độ lão hoá dân số của Nhật Bản cao (số người dân trên 65 tuổi chiếm khoảng 20%). Cùng với việc dân số lão hoá đạt mức cao (cao nhất thế giới hiện nay) kéo theo lao động thiếu, nhất là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp trong khi nhu cầu về thực phẩm vẫn liên tục tăng, chỉ trong năm 2006 đã tiêu thụ hết 55 tỷ USD. Chính đặc điểm này không chỉ chi phối nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản mà còn cho thấy tiềm năng xuất khẩu lao động và các mặt hàng thực phẩm vào thị trường này. 1.2. Chính sách thương mại Nhật Bản. 1.2.1. Chính sách ngoại thương. Về chính sách kinh tế đối ngoại: Nhật Bản đang có nhiều thay đổi trong năm 2006, nhất là mấy tháng gần đây. Nhật Bản từ nhiều năm liền là đồng minh thân cận của Mỹ nhưng xuất khẩu hàng hoá của nước này vào Mỹ chiếm 22% trong khi nhập khẩu thì Trung Quốc mới là nước dẫn đầu với tỷ lệ 25% (tổng mức xuất khẩu của tất cả các nước ASEAN chỉ chiếm khoảng 14%, riêng Việt Nam khoảng 1%. Dự kiến, trong năm 2007, xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản sẽ đạt khoảng 12 tỷ USD). 1.2.2. Những quy định của Nhật Bản về xuất xứ hàng hóa. Hiện nay, với cuộc sống văn minh, hiện đại trong tiêu dùng của Nhật Bản thì đi kèm với nó là các yêu cầu đối với hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản. Do đó, có rất nhiều các hàng rào thuế quan và phi thuế quan được dựng lên. Các hàng rào về thuế quan chủ yếu được dựng lên nhằm bảo hộ các nhà sản xuất trong nước. Còn các hàng rào phi thuế nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong nước. Những hàng hoá nhập khẩu vào Nhật Bản phải đảm bảo những tiêu chuẩn về chất lượng, xuất xứ hàng hoá, … Đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ thì vấn đề về xuất xứ hàng hoá có vai trò rất quan trọng. Bởi xuất xứ hàng hoá quy định nơi sản xuất ra hàng hoá đó mà chỉ nơi đó mới sản xuất được hàng hoá đó hoặc nó mang đậm bản sắc riêng của nơi đó, vùng đó. yếu tố văn hoá kết tinh trong hàng hoá là ưu thế của các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Chính vì vậy, đối với khách hàng nước ngoài nói chung và khách hàng Nhật Bản nói chung rật quan tâm đến vấn đề này. Một số kiến nghị với doanh nghiệp Việt Nam trong hợp tác với doanh nghiệp Nhật Bản: Doanh nghiệp Nhật Bản tương đối khó tính trong việc lựa chọn đối tác làm ăn. Thường họ chú trọng công tác thẩm định trực tiếp. Khi chọn đối tác để cung cấp hay nhập khẩu hàng hoá họ thường có nhu cầu thẩm định hàng hoá trực tiếp. Mặt khác, người Nhật có thói quen đến tận doanh nghiệp mua hàng để xem cơ sở đối tác, vì thế chúng ta phải phát triển sản xuất. Những mặt hàng thường phải nhập từ nhiều nguồn, nhiều công đoạn sản xuất, khó tập trung một điểm như thủ công mỹ nghệ phải có các kho hàng, showroom,… để họ tin tưởng hơn. Đặc biệt, người Nhật Bản cũng rất chú trọng đến môi trường. Người Nhật đặt yêu cầu rất cao đối với vệ sinh an toàn thực phẩm. Như vấn đề tôm xuất khẩu vào Nhật Bản vừa qua, cùng với việc thông báo cho phía Việt Nam, họ cũng tiến hành nhiều biện pháp điều tra, nếu phát hiện tôm Việt Nam được nuôi thả không đảm bảo vệ sinh môi trường thì rất dễ bị cẩm nhập khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tìm hiểu kỹ thông tin về các hội chợ để thu được hiệu quả cao nhất. 2. Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản. Trong năm 2006, những mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản như: may mặc xuất được 850 triệu USD, thuỷ sản 650 triệu USD... Riêng các mặt hàng thuỷ sảng tăng hơn 40%. Điều đó cho thấy cửa dành cho xuất khẩu thực phẩm vẫn rất lớn, nhất là thuỷ sản: tôm, mực… Tuy nhiên, thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản đang bị kiểm tra 100% lô hàng nhập khẩu. Tiến trình này đã được tham tán thương mại của Viêt Nam tại Nhật Bản cảnh báo từ khi những lô hàng thuỷ sản đầu tiên xuất khẩu vào Nhật phát hiện có vấn đề. Phía Nhật từ việc chỉ kiểm tra 50% dẫn đến kiểm tra 100% như hiện nay, và nếu chúng ta không có biện pháp sẽ bị cấm nhập khẩu. Nếu mặt hàng này bị cấm thì chúng ta từ một nước xuất siêu sang thị trường này có nguy cơ chuyển sang nước nhập siêu. Bên cạnh thuỷ sản, đồ gỗ của Việt Nam cũng là một trong những sản phẩm được ưa chuộng tại thị trường Nhật. Năm 2003, xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật của Việt Nam đứng ở vị trí thứ nhưng sang năm 2006 đã vươn lên thứ 2, vượt qua Thái Lan và Đài Loan. Tuy nhiên có một số lưu ý là, gần đây nhu cầu về mặt hàng này đã thay đổi, thị hiếu của người Nhật đang quan tâm vào các vật liệu gỗ lát ngoài, và phần trong của sản phẩm có thể làm bằng các loại vật liệu khác. Một mặt hàng cũng rất có tiềm năng trên thị trường Nhật Bản là túi nhựa. Mỗi năm Nhật Bản nhập khẩu khoảng 800 triệu USD nhưng giá trị xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 50 triệu USD. Cuối cùng là mặt hàng thủ công mỹ nghệ: Nhu cầu về mặt hàng này của Nhật Bản vẫn lớn nhưng thị phần của Việt Nam rất nhỏ. Trong mấy năm gần đây đang có xu hướng chậm lại do thị hiếu của người tiêu dùng đang thay đổi. Quan hệ thương mại VN - Nhật Bản mang tính chất bổ sung, chứ không cạnh tranh nhau, phù hợp với khả năng của mỗi nước. Do vậy, đây sẽ là thị trường tiềm năng lớn cho hàng XK của VN. Nhật Bản là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Mậu dịch: Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ 1999. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là thuỷ sản, dệt may, dầu thô, cáp điện, đồ gỗ… Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là cơ khí, sắt thép, điện tử, xe gắn máy, nguyên liệu dệt, da… Kim ngạch mậu dịch Việt Nam - Nhật Bản Đơn vị: Tỷ USD Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Xuất sang Nhật 1,481 1,786 2,621 2,509 2,438 2,909 3,502 4,410 Nhập từ Nhật 1,469 1,477 2,250 2,215 2,509 2,993 3,552 4,100 Cán cân mậu dịch 12 309 371 294 -71 -84 50 310 Tổng kim ngạch 2,950 3,263 4,871 4,724 4,947 5,902 7,054 8,510 9,900 (Nguồn: Cục thống kê Việt Nam) Hai bên đặt mục tiêu nâng tổng kim ngạch thương mại hai nước lên 15 tỷ USD vào năm 2010. Hai nước đã tiến hành đàm phán chính thức về Hiệp định đối tác kinh tế song phương (EPA) từ tháng 1/2007. Đầu tư trực tiếp: Tính đến tháng 3/2007, Nhật Bản đã có 767 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký 7,8 tỷ USD, đứng thứ 4 trong các nước và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại Việt Nam (sau Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan). Riêng năm 2006, tổng vốn đầu tư của Nhật Bản là 1,34 tỷ USD với 137 dự án cấp mới và 85 lượt tăng vốn. Hai bên đang tích cực triển khai giai đoạn 2 sáng kiến chung Việt-Nhật về cải thiện môi trường đầu tư Việt Nam. Viện trợ phát triển chính thức ODA: Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, từ 1992-2005 đạt khoảng 11 tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng số khối lượng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam, trong đó có viện trợ không hoàn lại khoảng 1,4 tỷ USD. Viện trợ phát triển chính thức ODA của Nhật Bản cho Việt Nam.  Đơn vị: Tỷ USD Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Viện trợ không hoàn lại 11,5 12,8 10,7 15,5 17,3 13,1 12,4 12,6 12,58 8,8 Khoản vay 85 88 101,3 70 74,3 79,3 79,3 82,0 88,32 95,1 Tổng cộng 96,5 100,8 112 86,4 91,6 92,4 91,7 92,6 100,9 103,9 (Nguồn: Cục thống kê Việt Nam) Hai bên đã thoả thuận chương trình viện trợ của Nhật Bản cho Việt Nam nhằm vào 5 lĩnh vực chính là: phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế; xây dựng và cải tạo các công trình giao thông và điện lực; phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển giáo dục đào tạo và y tế; bảo vệ môi trường. Ngày 2/6/04, Nhật Bản đã công bố Chính sách viện trợ ODA mới cho Việt Nam với 3 mục tiêu chính: Thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện đời sống - xã hội, hoàn thiện thể chế. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY ARTEXPORT SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN. I. Đặc điểm xuất khẩu của công ty ArtExport sang các thị trường trên thế giới. 1. Những thị trường xuất khẩu của công ty. Trong xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá, quốc tế hoá, ArtExport không ngừng mở rộng quan hệ buôn bán với nhiều nước trên thế giới. Ngoài những thị trường truyền thống, Công ty luôn nỗ lực tìm kiếm và khẳng định vị trí của mình ở những thị trường mới. Kim ngạch xuất khẩu từng thị trường năm 2005 Đơn vị: USD Thị trường Giá trị Tỷ trọng (%) Châu Á 2644349 24,7 Tây Âu 6390212 60,0 Châu Mỹ 1038948 9,7 Châu Đại Dương 175114 1,6 SNG 386887 3,6 Châu Phi 42650 0,4 Tổng kim ngạch 10678160 100 (Nguồn: Kim ngạch xuất khẩu từng thị trường năm 2005, Phòng Tài chính tổng hợp) Kim ngạch xuất khẩu theo từng thị trường năm 2006 Đơn vị: USD Thị trường Giá trị Tỷ trọng (%) Châu Á 4238057 42,26 Tây Âu 4877197 48,63 Châu Mỹ 433815 4,33 Châu Đại Dương 49375 0,49 SNG 344766 3,44 Châu Phi 85500 0,85 Tổng kim ngạch 10028707 100 (Nguồn: Kim ngạch xuất khẩu từng thị trường năm 2006, Phòng Tài chính tổng hợp) Kim ngạch xuất khẩu theo từng thị trường năm 2007 Đơn vị: USD Thị trường Giá trị Tỷ trọng (%) Châu Á 5166725 46,62 Tây Âu 4680198 42,23 Châu Mỹ 520186 4,69 Châu Đại Dương 26963 0,35 SNG 526046 4,75 Châu Phi 162189 1,46 Tổng kim ngạch 11082307 100 (Nguồn: Kim ngạch xuất khẩu từng thị trường năm 2007 - Phòng Tài chính tổng hợp) 1.1. Thị trường châu á. Nhìn vào bảng trên ta thấy, xuất khẩu sang thị trường Châu Á đã có mức tăng trưởng ngoạn mục. Năm 2006, kim ngạch đã tăng 17.5% so với năm 2005; năm 2007 tăng 4,36% so với 2006 và Châu Á đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Artexport. Các bạn hàng lớn nhất của Công ty trong khu vực này phải kể đến Nhật Bản, Hàn Quốc , Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ. Đây là các quốc gia có vị trí địa lý gần Việt Nam với các đặc trưng văn hoá gần giống nhau, giao thông vận tải thuận lợi, thu nhập đầu người ở mức khá trở lên. Do đó, đây là khu vực thị trường có tiềm năng tăng trưởng rất lớn. Công ty cần tăng cường công tác quản lý kiểm tra chất lượng sản phẩm, nghiên cứu kỹ các kênh phân phối với đặc thù thị trường, tìm hiểu tập quán tiêu dùng của khu vực này để có biện pháp thích ứng. Đơn vị tính: USD Thị trường Châu Á 2005 2006 2007 Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Nhật Bản 1314035 49,69 1510780 35,65 1378309 26,68 Hàn Quốc 323307 12,23 48194 1,14 331217 6,41 Trung Quốc 48167 1,82 709869 16,75 444836 8,61 Đài Loan 509437 19,27 520778 12,29 637491 12,34 Thái Lan 257191 9,73 673905 15,90 727501 14,08 Ấn Độ 70377 2,66 637363 15,04 1422151 27,53 Các nước khác 121835 4,61 137168 3,24 225220 4,36 Tổng kim ngạch 2644349 100 4238057 100 5166725 100 (Nguồn: Kim ngạch xuất khẩu từng thị trường Châu Á - Phòng Tài chính tổng hợp) 1.2. Thị trường Tây Âu. Đây là thị trường đã phát triển khá cao. Các quốc gia trong khu vực này hầu hết là các nước phát triển, có nền kinh tế ổn định, thu nhập bình quân đầu người cao. Kim ngạch xuất của Công ty sang thị trường trong năm 2005 đạt mức cao nhất (chiếm 59,84% tổng kim ngạch xuất khẩu tất cả các thị trường). Tuy nhiên, trong năm 2006, 2007 xuất khẩu sang thị trường này cũng đã giảm xuống tương đối (lần lượt là 48,63% , 42.23% tổng kim ngạch các thị trường). Đó là do hậu quả của các vụ kiện bán phá giá của liên minh EU đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Những bạn hàng lớn nhất của Công ty trong khu vực này là Bỉ, Ý , Tây Ban Nha, Hà Lan, Đức, Pháp, Anh. Đây là những bạn hàng cực kỳ kh._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11067.doc
Tài liệu liên quan