Lời mở đầu
Tỉnh Bắc Ninh từ khi tái lập tính từ năm 1997 đến nay đã gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực kinh tế xã hội, và đang trong quá trình công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, quê hương. Với tinh thần phấn đấu phát huy nội lực, hăng say sáng tạo, tỉnh Bắc Ninh đã phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra. Kinh tế của tỉnh đã có bước phát triển khá, tăng trưởng với nhịp độ cao, cơ sở hạ tầng và năng lực sản xuất được t
65 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phương hướng phát triển các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006-2010 (65tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng cường.
Từ khi thành lập các KCN đến nay đã làm cho tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Ninh có những thay đổi đáng kể. Hoạt động của các KCN đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế của tỉnh. Đối với một tỉnh thuần nông như tỉnh Bắc Ninh thì việc phát triển các KCN sẽ tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp. Đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh. Qua đó ta thấy sự ra đời của các KCN là một bước đi đúng đắn cho chúng ta trên con đường xây dựng và phát triển kinh tế. Trên cơ sở kế thừa những kết quả đã đạt được. Tôi xin trình bày một số phương hướng phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006-2010.
Chuyên đề thực tập gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về khu công nghiệp
Chương II: Thực trạng phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997-2004
Chương III: Phương hướng phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010.
Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành chuyên đề này.
Sinh viên thực hiện: Phạm Tiến Hiển
Chương I
Một số lý luận chung về khu công nghiệp
I. Khái quát về khu công nghiệp
1. Định nghĩa về khu công nghiệp, khu chế xuất
1.1. Khu công nghiệp
Đầu tư phát triển khu công nghiệp là tổng thể các hoạt động và sử dụng các nguồn lực nhằm xây dựng và phát triển các KCN trong phạm vi không gian lãnh thổ và trong một thời kỳ nhất định, gắn với sự tác động tổng hợp của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng, do cộng đồng các chủ thể doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cùng tham gia các dự án đầu tư phát triển theo cơ cấu hợp lý và quy hoạch thống nhất.
Tuỳ theo điều kiện của từng nước mà khu công nghiệp có nội dung hoạt động kinh tế khác nhau.
Khu công nghiệp là mô hình tổng hợp phát triển kinh tế với nhiều thành phần và nhiều hình thức sở hữu khác nhau cùng tồn tại song song: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dưới các hình thức hợp đồng, hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn trong nước.
Tại Việt Nam có nhiều khu công nghiệp mới được hình thành và đầu tư theo nhiều hình thức khác nhau. Theo Nghịđịnh 36/CP Ban hành quy chế Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy định như sau:
"Khu công nghiệp" là khu tập trung các doanh nghiệp KCN chuyên sản xuất hàng công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất.
Trong đó, doanh nghiệp KCN là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu công nghiệp, gần doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ:
+ Doanh nghiệp sản xuất KCN là doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp được thành lập và hoạt động trong KCN.
+ Doanh nghiệp dịch vụ KCN thực hiện dịch vụ các công trình kết cấu hạ tầng KCN, dịch vụ sản xuất công nghiệp.
Trong khu công nghiệp có các loại doanh nghiệp sau:
+ Doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
+ Các bên tham gia hợp đồng kinh doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
1.2. Khu chế xuất
"Khu chế xuất" là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do chính phủ hoặc Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập.
Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ chuyên cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu theo quy định của chính phủ.
1.3. Khu công nghệ cao
"Khu công nghệ cao" là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ bao gồm nghiên cứu - triển khai khoa học, công nghệ, đào tạo và các dịch vụ liên quan, có ranh giới địa lý xác định; do chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trong khu vực công nghệ cao có thể có doanh nghiệp chế xuất.
Mục tiêu của khu công nghệ cao là phát triển công nghiệp kỹ thuật cao, thu hút công nghệ cao của nước ngoài, tiếp thu và chuyển giao công nghệ cao và nâng cao năng lực công nghệ cao trong nước.
2. Mục tiêu của khu công nghiệp
2.1. Mục tiêu của nước thành lập KCN
Do được thành lập trong những điều kiện khác nhau, với tính chất và thời điểm khác nhau, những mục tiêu của các KCN đều gắn với mục tiêu phát triển của từng quốc gia. Mục tiêu chung của các nước thành lập KCN là:
Một là: tạo công ăn việc làm cho người lao động: Việc mở mang và phát triển các KCN là mục tiêu chung của các nước đang phát triển nhằm giải quyết công ăn việc làm cho phần lớn lao động. Các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam có trình độ dân công thấp và dân số trong đô tuổi lao động cao, nên việc phát triển các KCN là công cụ hữu hiệu trong chiến lược lâu dài về toàn dụng lao động.
Hai là, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Khu công nghiệp trở thành công dụng hữu hiệu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để mở mang hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu vực và góp phần tăng trưởng nền kinh tế.
Đối với Việt Nam, việc thành lập các KCN nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng công nghiệp là điều kiện quan trọng để thúc đẩy kinh tế phát triển.
Ba là, tiếp cận công nghệ tiên tiến trên thế giới. Việt Nam là nước có trình độ koa học và công nghệ còn lạc hậu so với các nước trên thế giới. Vì vậy để phát triển nền kinh tế của đất nước, việc thành lập các KCN sẽ tạo điều kiện du nhập khoa học và trình độ tiên tiến của các nước tư bản tạo điều kiện phát triển đất nước nhanh chóng.
Bốn, đẩy nhanh việc hội nhập với nền kinh tế thế giới. KCN là bộ phận quan trọng của nền kinh tế trong nước, tạo được sự thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường quan hệ xuất nhập khẩu với các nước trên thế giới.
Việc thành lập các KCN sẽ tạo điều kiện tiếp cận với trình độ sản xuất công nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động sẽ thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển.
2.2. Mục tiêu của nhà đầu tư nước ngoài
- Tránh hàng rào thuế quan được chính phủ bảo hộ tại nước sở tại, nhằm tăng lợi nhuận của công ty. Việc các công ty nước ngoài đầu tư vào nước sở tại có thể tận dụng được các chính sách ưu đãi về thuế.
- Giảm chi phí sản xuất sản phẩm bằng cách tận dụng các yếu tố sản xuất rẻ ở các nước đang phát triển. Tại các nước có nền kinh tế phát triển, do nguồn lực đòi hỏi chi phí ngày càng cao, còn ở các nước đang phat triển giá thuê lao động rẻ, chi phí xã hội thấp, đã thúc đẩy các công ty xuyên quốc gia nhanh chóng quyết định chuyển ngành công nghiệp có hàm lượng lao động sống cao sang các nước đang phát triển.
- Giảm ô nhiễm môi trường tại các nước phát triển. Ngành sản xuất công nghiệp đã tạo ra rất nhiều chất thải ở mức chưa xử lý hoặc chưa xử lý hết đã gây ra sự ô nhiễm môi trường, gây tác hại đối với sức khoẻ của người dân. Vì vậy các công ty tư bản có xu hướng chuyển các ngành sản xuất công nghiệp sang các nước đang phát triển nhằm bảo vệ môi trường của nước họ và giảm chi phí trong sản xuất.
3. Đặc điểm của khu công nghiệp ở Việt Nam
ở Việt Nam các KCN ngày càng được mở rộng và phát triển, nó gắn với mục tiêu phát triển công nghiệp của vùng và đất nước. Các KCN có đặc điểm chủ yếu như sau:
- Các KCN có chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư nhằm tạo môi trường và hành lang pháp lý thông thoáng, cởi mở. Hỗ trợ các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong các thủ tục hành chính và triển khai thực hiện dự án đầu tư hướng dẫn các doanh nghiệp. Hướng dẫn các doanh nghiệp cấp phép đầu tư.
Nguồn vốn chủ yếu để đầu tư và phát triển KCN là nguồn vốn từ ngân sách và vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dưới các hình thức hợp đồng, hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh và cả doanh nghiệp 100% vốn trong nước.
- Về tính chất hoạt động: KCN là nơi thu hút các đơn vị sản xuất sản phẩm công nghiệp hoặc các đơn vị doanh nghiệp gắn liền dịch vụ sản xuất công nghiệp. Các doanh nghiệp được quyền kinh doanh trong các lĩnh vực: Xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng, sản xuất gia công, lắp ráp các sản phẩm công nghiệp để xuất khẩu và tiêu dùng trong nước phát triển và kinh doanh bằng sáng chế, sản xuất ra sản phẩm hàng hoá.
Mọi hoạt động kinh tế trong KCN trực tiếp chịu sự chi phối của cơ chế thị trường và biểu diễn của thị trường quốc tế. Cơ chế hoạt động kinh tế trong KCN lấy sự diều tiết của thị trường làm chính.
- Các KCN được xây dựng trong điều kiện vị trí địa lý thuận lợi. Các công ty phát triển cơ sở hạ tầng KCN sẽ xây dựng các kết cấu hạ tầng sau đó được phép cho các doanh nghiệp khác thuê lại.
- Về công tác quản lý: Các KCN chịu sự quản lý của ban quản lý KCN cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để thực hiện trực tiếp các chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN. Ban quản lý các KCN thực hiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp trong các KCN theo cơ chế "một cửa, tại chỗ" và các văn bản có liên quan đã tạo môi trường và hành lang pháp lý thông thoáng, cởi mở đối với các nhà đầu tư.
- Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp KCN không quá 50 năm và không vượt quá thời hạn hoạt động của Công ty phát triển hạ tầng KCN, được tính từ ngày doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền ra quyết định chấp nhận đầu tư hoặc cấp giấy phép đầu tư vào KCN. Trong trường hợp đặc biệt thời hạn hoạt động của doanh nghiệp KCN có thể dài hơn tuỳ theo quy định.
4. Phân loại các KCN ở Việt Nam hiện nay
Các KCN ở Việt Nam có thể chia thành những loại sau:
Một là, các KCN được hình thành nhằm đáp ứng yêu cầu cho việc di dời các nhà máy xí nghiệp đang ở trong nội thành các đô thị lớn, do nhu cầu chỉnh trang đô thị, bảo vệ môi trường mà phải di chuyển các KCN. Việc phát triển các KCN trong nội thành các thành phố lớn sẽ có nhiều hạn chế như việc mở man diện tích sẽ khó thực hiện và tốn nhiều tiền của, ảnh hưởng tới môi trường sống trong thành phố. Các thành phố lớn đang ngày càng phát triển và hiện đại, dân cư tập trung ngày càng nhiều, nên việc xây dựng các KCN trong nội thành sẽ gây mất cảnh quan đô thị. Do vậy, Quá trình di dời các KCN trong nội thành các thành phố lớn là tính tất yếu.
Hai là, các KCN được thành lập trên khuôn viên đã có một số doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động, khu công nghiệp Sài Đồng (Hà Nội), KCN Tân Hòng - Hoài Sơn, KCN Bình Dương… nhằm phát triển các KCN theo đúng quy hoạch do Chính phủ đặt ra, đồng thời nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại nhằm phát triển các KCN. Điều kiện đặt ra đối với các KCN loại này là cần phải tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, có hệ thống xử lý chất thải hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp KCN hoạt động thuận lợi.
Ba là, các KCN có quy mô nhỏ. Các KCN loại này hoạt động chủ yếu dưới hình thức chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Chủ yếu có ở các vùng ven biển và nguyên liệu nông nghiệp lớn.,
Bốn là: Các KCN được xây dựng mới toàn bộ, có quy mô lớn và hiện đại. Đây là những KCN được các công ty đầu tư nước ngoài hoạt động đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như KCN Quế Võ (Bắc Ninh); KCN Bắc Thăng Long, KCN Hải Phòng - Nomara,… Các KCN loại này được xây dựng với quy mô lớn, tốc độ nhanh, hệ thống xử lý chất thải hiện đại, các công ty trong KCN có trình độ công nghệ tiên tiến và hiện đại.
Các KCN nói trên sẽ được xây dựng và phát triển tuỳ theo điều kiện và mục đích khác nhau của từng vùng trong cả nước.
II. Điều kiện hình thành, các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành và các chỉ tiêu đánh giá khả năng phát triển các KCN
1. Điều kiện hình thành KCN
Sự hình thành KCN phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống KCN trong phạm vi cả nước kế hoạch phát triển ngành kinh tế kỹ thuật cũng như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương đó, dựa trên đường lối của Đảng và Nhà nước. Trường hợp muốn hình thành các KCN đã có trong quy hoạch tổng thể thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi thành lập KCN và trình duyệt theo quy định hiện hành. Trường hợp muốn hình thành KCN chưa có trong quy hoạch tổng thể thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng, Ban quản lý các KCN Việt Nam và các cơ quan liên quan đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyêt định hình thành KCN đó.
Điều kiện quan trọng khi thành lập KCN là cần phải xác định nhu cầu thành lập KCN và phải có kế hoạch vận động các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào KCN. Cần phải có các chính sách khuyến khích đầu tư vào KCN thông qua cơ chế hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư.
Thực tế cho thấy, một số KCN đã được thành lập, đã xây dựng kết cấu hạ tầng tương đối hoàn chỉnh đồng bộ và tương đối hiện đại song đang gặp khó khăn trong việc thu hút đầu tư, do đó không đạt được mục tiêu đề ra. Do vậy, khi xem xét thành lập KCN cần cân nhắc kỹ lưỡng nhu cầu thành lập KCN, khả năng kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào KCN, coi đó là một rong những điều kiện quan trọng của việc thành lập KCN.
Việc đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN, có tính đến các đầu mối kỹ thuật ngoài KCN, khu dân cư phục vụ công nhân, lao động làm việc tại KCN, các trường học, cơ sở khám và chữa bệnh phục vụ KCN.
Việc hình thành các KCN cần phải có các giải pháp về vốn, cấp điện, cấp thoát nước, giao thông, thông tin, môi trường, lao động để đảm bảo tính khả thi của KCN.
Xây dựng quy hoạch cụ thể và mặt bằng KCN. Xác định diện tích KCN bao gồm khu sản xuất, khu thương mại, khu làm việc, số lượng các doanh nghiệp và ngành nghề chủ yếu. Từ đó xác định phương hướng mặt hàng, sản phẩm chủ yếu trong KCN đó có phù hợp với định hướng phát triển kinh tế kỹ thuật, tương ứng hay không, kể cả định hướng tiêu thuu sản phẩm, vấn đề xuất khẩu sản phẩm.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành KCN
2.1. Vai trò, vị trí của KCN
Vị trí của KCN trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương là yếu tố hết sức quan trọng trong khi quyết định thành lập KCN, bao gồm việc tạo ra năng lực sản xuất mới ở địa phương, hình thành các khu dân cư mới và yêu cầu giải quyết các vấn đề phát sinh. Khu công nghiệp phải có lơi thế về vị trí địa lý và giao thông thuận lợi: gồm các đường quốc lộ, các sân bay, bến cảng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hoá.
2.2. Cơ chế chính sách
Việc hình thành và phát triển các KCN cần phải có các chính sách ưu đãi nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư xây dựng và phát triển các KCN. Các chính sách như: chính sách kêu gọi đầu tư, chính sách huy động vốn, chính sách sử dụng đất, chính sách đầu tư nước ngoài, chính sách công nghệ, chính sách đào tạo và sử dụng lao động sẽ có vai trò quyết định trong việc thành, bại của các KCN. Vì vậy, chủ trương chính sách đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của việc phát triển các KCN.
Chính sách đầu tư có vai trò quan trọng trong việc thu hut đầu tư vào KCN. Các chính sách ưu đãi như: miễn giảm thuế, xác định quyền sử dụng đất… sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư vào KCN.
Nơi xây dựng KCN phải có sự ổn định về xã hội, an ninh phải được đảm bảo để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư vào KCN và tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Lực lượng lao động làm việc trong KCN phải có chính sách đào tạo nghiêm túc về chuyên môn tay nghề lẫn kỹ thuật, tác phong công nghiệp. Ngoài chính sách đào tạo lao động cần phải xây dựng trung tâm đào tạo lao động để tạo ra lực lượng lao động tốt làm việc trong các KCN.
Ngoài ra, Ban quản lý cần thực hiện một số nhiệm vụ chuyên môn như: Tiến hành cấp chứng chỉ quy hoạch và hướng dẫn các doanh nghiệp, sau cấơp giấy phép đầu tư xây dựng, thực hiện công tác quản lý lao động, giải quyết một số thủ tục hành chính hỗ trợ các nhà đầu tư.
2.3. Điều kiện về cơ sở hạ tầng của KCN
KCN cần phải được xây dựng theo đúng quy hoạch, thiết kế về tiến độ được duyệt:
KCN là nơi không có dân cư sinh sống. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng KCN, mà nơi đó phải cung cấp đầy đủ nguồn lao động về số lượng và chất lượng cho KCN.
Cần lập dự án đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật như: đường giao thông, cấp thoát nước, cấp điện cho KCN. Từ đó mới được hạ tầng kỹ thuật đồng bộ trong và ngoài hàng rào KCN, thuận lơi cho các dự án đang triển khai và phù hợp với qui hoạch chi tiết của KCN.
2.4. Về công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng
UBND các cấp có KCN cần phải quan tâm và phối hợp chặt chẽ và thường xuyên về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Đây là vấn đề rất cấp bách cần tập trung chỉ đạo kien quyết, kịp thời để công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đạt hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đất cho các dự án đầu tư.
Giá thuê đất phải được cân đối với khung giá đất ở các địa phương lân cận và của khu vực sao cho thật sự hợp lý, có sức cạnh tranh cao. Các doanh nghiệp KCN có quyền thuê lại đất trong KCN theo quy dịnh đối với mỗi loại hình doanh nghiệp để xây dựng nhà xưởng và các công trình kiến trúc phục vụ sản xuất - kinh doanh.
3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng phát triển của các KCN
3.1. Tỉ lệ diện tích được điền đầy
% Điền đầy = . 100%
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng khai thác về việc sử dụng mặt bằng các KCN.
3.2. Số dự án đầu tư
Chỉ tiêu này nói lên số dự án được đầu tư vào khu công nghiệp. Nó dùng để so sánh hiệu quả khai thác giữa các KCN.
3.3. Tổng số vốn đầu tư
Nói lên tổng số vốn mà các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã đầu tư vào KCN đồng thời nó còn so sánh hiệu quả thu hút vốn đầu tư giữa các KCN với nhau.
3.4. Tỉ lệ vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích đất KCN
Tỷ lệ vốn đầu tư (tỷ đồng/ha) =
3.5. Quy mô của một dự án đầu tư
Quy mô của một dự án = . 100%
3.6. Số lao động làm việc trong KCN
Thông qua số lao động làm việc trong KCN ta có thể thấy được năng lực của KCN vào việc tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm giữa các KCN và số lượng lao động làm việc tại các KCN.
III. Vai trò và sự cần thiết của các KCN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam
1. Tính tất yếu khách quan của việc thành lập KCN
Mở rộng hợp tác kinh tế đối ngoại giữ vai trò quan trọng đối với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Hiện nay chúng ta đang ở giai đoạn đầu của quá trình CNH- HĐH đất nước, các nguồn lực cần thiết cho sự phát triển kinh tế là rất hạn chế. Chính vì vậy việc mở rộng hợp tác với nước ngoài tạo cơ hội cho chúng ta thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là cần có môi trường đầu tư hấp dẫn để tạo ra động lực thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Việc tạo nên những khu vực có diện tích nhỏ (KCN), để có điều kiện tập trung tốt nhất cho các nhà đầu tư, tạo khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó việc hình thành những khu công nghiệp cũng là cơ hội phát huy sức mạnh nội lực của đất nước trong quá trình CNH-HĐH. Vì vậy sự ra đời của các KCN là một tất yếu khách quan nhằm xây dựng và phát triển nền kinh tế của đất nước.
2. Vai trò của KCN đối với sự phát triển của nền kinh tế
Việc phát triển KCN là nhân tố quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Đó là những tụ điểm tập trung các xí nghiệp sản xuất, chế biến công nghiệp nhằm thu hut vốn đầu tư nước ngoài và trong nước; đưa nhanh kỹ thuật mới vào sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ; xây dựng các ngành công nghiệp mũi nhọn, nâng cao vị trí chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế, bảo đảm tốc độ tăng trưởng bền vững; phát triển công nghiệp chế biến nông lâm hải sản, hỗ trợ và phục vụ xuất khẩu; phân bố lại khu vực sản xuất và sinh hoạt; thực hiện đô thị hoá nông thôn, chuyển dời các cơ sở sản xuất từ nội bộ ra ngoại vi, tạo nhiều việc làm cho dân cư thành thị và nông thôn.
Hầu hết các nước đang ở trong thời kỳ đầu quá trình CNH-HĐH đất nước đều gặp phải một bài toán nan giải là tình trạng thiếu vốn. Thông qua những ưu đãi đặc biệt so với sản xuất trong nước các KCN có được môi trường đầu tư hấp dẫn, vì vậy có khả năng thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư, đặc biệt FDI. Theo WB, cho đến năm 1999 các dự án thực hiện trong các KCN do các nhà đàu tư nước ngoài thực hiện chiếm tỉ lệ khá cao (khoảng 43% số dự án do doanh nghiệp trong nước thực hiện; 24% do liên doanh với nước ngoài và 33% do các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện). Do vậy KCN góp phần lớn trong thu hút FDI. Chẳng hạn như Đài Loan và Malaixia, KCN đã thu hút được 60% vốn FDI. Đồng thời, các doanh nghiệp hoạt động trong KCN phần lớn các các đơn vị tiềm năng. Do đó hoạt động có hiệu quả góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước. Trong đó đáng kể nhất là việc góp phần vào việc thúc đẩy mạnh xuất khẩu, làm tăng thu ngoại tệ, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước tăng trưởng nhanh.
3. Đối với sự phát triển của vùng lãnh thổ
Sự phát triển của các KCN sẽ góp phần quan trọng làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng. Tạo sự phân công lao động chuyển dịch theo hướng từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Việc ra đời các KCN sẽ tạo ra một cơ sở hạ tầng mới, hiện đại, có giá trị lâu dài của địa phương. Việc xây dựng và phát triển các KCN sẽ làm cho đời sống kinh tế xã hội của vùng thay đổi, nâng cao mức sống của người dân.
Ngoài ra, những hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN sẽ có mối liên hệ với các khu vực khác như cung cấp nguyên liệu, vật liệu, dịch vụ gia công, chế biến sản phẩm cho KCN thông qua các hoạt động sản xuất để cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp trong KCN sẽ giúp cho các khu vực xung quanh KCN có điều kiện phát triển.
4. Đối với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
Các KCN có vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. KCN là cơ sở để tiếp cận với kỹ thuật và công nghệ hiện đại. học hỏi phương thức quản lý mới, nâng cao trình độ tay nghề của người lao động. Các doanh nghiệp trong KCN phải chú trọng vào công tác đào tạo cán bộ công nhân cho phù hợp với kỹ thuật của máy móc cũng như phương thức kinh doanh mới. Do vậy, trình độ lao động của người lao động sẽ được nâng cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH.
5. KCN tạo việc làm cho người lao động
Hầu hết các nước đang phát triển trong quá trình phát triển kinh tế đều gặp phải tình huống khó xử. Nếu theo được mục tiêu toàn dụng lao động thì khó có thể thực hiện được mục tiêu chống lạm phát, đồng thời các nước muốn nền sản xuất xã hội đạt hiệu quả cao bằng cách du nhập công nghệ hiện đại tức là ít sử dụng lao dộng sống thì sẽ làm gia tăng nạn thất nghiệp. Việc thành lập các KCN là một giải pháp quan trọng nhằm giải quyết vấn đề lao động, theo WB cho đến nay số lao dộng làm việc trong KCN đã lên đến 4-5 triệu. Trong đó châu á là nơi tạo ra nhiều việc làm nhất, chiếm 76,59% tổng số chỗ.
KCN là những trung tâm tạo việc làm mới, đào tạo và nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động hình thành các đô thị vệ tinh, thu hẹp khoảng cách phát triển các vùng, góp phần xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế gắn với văn minh, tiến bộ và công bằng xã hội.
Chương II
Thực trạng các khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2004
I. Tổng quát về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh
1. Đặc điểm tự nhiên xã hội
Bắc ninh là tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, nằm gọn trong châu thổ sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 803,87 km2 , trong đó đất nông nghiệp chiếm 64,7%. Đất lâm nghiệp chiếm 0,7%; đất chuyên dùng và đất ở chiếm 23,5% và đất chưa sử dụng còn 11,1%. Riêng đất đô thị là 1.158,9ha chiếm 1,44% diện tích đất tự nhiên. Dân số 973.359 người, mật độ dân số 1209 người/km2, GDP bình quân đầu người 4,804 triệu đồng (theo giá hiện hành).
Bắc Ninh là tỉnh nằm vào vị trí địa lý hết sức thuận lợi:
- Nằm trong đầu mối giao thông, giao điểm của các quốc lộ huyết mạch: Trục đường sắt xuyên việt đi Trung Quốc, quốc lộ 1A, 1B, 18 và gần các sân bay, bến cảng, các KCN lớn của vùng trọng điểm tam giác kinh tế phía Bắc Hà Nội - Hải phòng - Quảng ninh.
- Về hành chính, Bắc Ninh có 8 huyện, thị với 125 xã, phường, thị trấn
- Về khí hậu: Bắc Ninh có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Về địa chính: tỉnh Bắc Ninh có địa hình tương đối bằng phẳng có một số núi sót có độ cao dưới 100 mét và bị chia cắt bởi nhiều sông ngòi thành các vùng úng trũng cục bộ. Tuy nhiên, do bị chia cắt bởi hệ thống đê điều và do sự quy hoạch vùng phận lũ nên một bộ phận của tỉnh (Gia Bình, Lương Tài, Quế võ, Yên phong, Tiên Du) thường bị úng ngập vào mua mưa. Và cũng do vậy nên phải xây dựng các công trình bơm tưới tiêu cục bộ.
- Về tài nguyên và môi trường
Tài nguyên đất:
Bắc Ninh hiện nay có 11,1% đất chưa sử dụng. Đây là một tiềm năng cần được khai thác, sử dụng hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả tài nguyên đất sẵn có của tỉnh.
+ Tài nguyên nước:
Bắc Ninh là tỉnh có nhiều sông ngòi (sông Đuống, sông Cầu, Sông Thái bình, sông Ngũ Huyện Khê). Trong tỉnh có nhiều hệ thống kênh mương lớn và một diện tích mặt nước úng trũng khoảng 5000 ha là nguồn mặt nước phong phú bảo đảm cho thuỷ nâng và cung cấp nước cho sinh hoạt.
+ Tài nguyên khoáng sản:
Bắc Ninh là một tỉnh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng như đất sét làm gạch, ngói, gốm…
+ Về môi trường sinh thái: Hiện tại Bắc Ninh có tình trạng đất bị sói mòn, rửa trôi nhiều, úng hạn xảy ra bất thường, môi trường bị ô nhiễm (sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu thiếu chọn lọc) làm cho hệ sinh thái suy giảm, dẫn đến năng suất cây trồng vật nuôi bị ảnh hưởng.
Trong vài năm trở lại đây do mức độ đo thị hoá và phát triển công nghiệp ngày càng tăng cũng là nguyên nhân làm cho môi trường xung quanh xấu đi.
2 Thực trạng tình hình phát triển kinh tế xã hội.
2.1. Kinh tế tăng trưởng với nhịp độ cao, đạt và vượt nhiều mục tiêu chủ yếu do đại hội đảng bộ tỉnh đề ra.
Tổng sản phẩm (GDP) của tỉnh Bắc Ninh tăng bình quân hàng năm 12,4% cao hơn mức tăng trưởng chung của toàn quốc (6,7%).
Kể từ khi tái lập tỉnh (1997 đến nay, tình hình kinh tế xã hội Bắc Ninh đã có bước chuyển biến rõ rệt. Tổng sản phẩm trong tỉnh GDP giai đoạn 1997 - 2004 (theo giá cố định 1994) tăng bình quân 12,1%, trong đó:
- Nông nghiệp tăng 6,2%
- Công nghiệp xây dựng tăng 23%
- Dịch vụ tăng 12,1%
Trong đó sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, phát triển với tốc độ cao, là nhân tố chủ yếu góp phần đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế.
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) giai đoạn 1994 - 2004
Năm
GDP (tỉ đồng)
Tốc độ tăng trưởng (%)
1997
2.019,5
1998
2.368,5
7,8
1999
2.836,1
15,9
2000
3.366,8
16,6
2001
3.980,4
14,1
2002
4.653,3
14
2003
5.483,3
13,1
2004
6.681,0
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh
Sản xuất công nghiệp đang trở thành nhân tố chủ yếu góp phần đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Tỉnh đã đầu tư thêm một số doanh nghiệp mới và mở rộng quy mô một số doanh nghiệp hiện có. Xây dựng 2 khu công nghiệp tập trung Tiên Sơn và Quế Võ với tổng diện tích hơn 600 ha và đang tiến hành mở rộng quy hoạch KCN Tiên Sơn lên 600ha và KCN Quế Võ lên 700 ha. Tính đến năm 2003 đã có 33 dự án được cấp giấy phép đầu tư xây dựng trong KCN với vốn đăng ký 1.400 tỷ đồng và 18,6 triệu USD.
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2003 đạt 4.207.170 triệu đồng. Sản xuất nông nghiệp phát triển với nhịp độ khá. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2003 đạt 1.876,4 tỉ đồng (giá cố định - 94) vượt so với chỉ tiêu đại hội góp phần đẩy mạnh nhịp độ, tăng trưởng của tỉnh.
2.2. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước nâng cao hiệu quả nền kinh tế.
Từ năm 1997 đến năm 2004 tỷ trọng nông nghiệp từ 45% giảm còn 26,5%, công nghiệp xây dựng cơ bản tăng từ 23,8% lên 46,2%, dịch vụ từ 29,9% giảm xuống 26,6%.
Cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nông lâm nghiệp, thuỷ sản và dịch vụ, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp. Cùng với đầu tư mở rộng sản xuất, các cơ sở đã quan tâm đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật, thay thế dần lao động thủ công bằng cơ khí, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Cơ cấu GDP giai đoạn 1997 - 2004 (giá hiện hành)
ĐV (%)
Cơ cấu (%)
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Nông nghiệp
45
46,3
41,9
38
34,2
32,3
29,2
26,5
Công nghiệp
23,8
24,2
30,7
35,6
37,6
40,1
43,9
46,2
Dịch vụ
31,2
29,5
27,4
26,4
28,2
27,6
27,8
27,3
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh
Cơ cấu thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước, giảm dần tỉ trọng khu vực Nhà nước. Từ năm 2002 trở lại đây khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có dấu hiệu tăng.
2.3. Kinh tế đối ngoại có chuyển biến tích cực.
Kinh tế đối ngoại được quan tâm chỉ đạo và khuyến khích phát triển đạt hiệu quả bước đầu. Các dự án đầu tư và hợp tác liên doanh với nước ngoài đã đi vào sản xuất với tổng vốn đầu tư trên139 triệu USD. Từ năm 1997 đến nay đã tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài với số vốn 400 tỷ đồng (tương đương 30 triệu USD).
Hoạt động xuất nhập khẩu đạt khá, số doanh nghiệp sản xuất trực tiếp tham gia xuất nhập khẩu ngày càng tăng. Các đơn vị đã cố gắng tìm kiếm, mở rộng thị trường nước ngoài, khai thác nguồn hàng xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2004 đạt 65 triệu USD. Tổng kim ngạch nhập khẩu 98 triệu USD.
Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 1996 - 2004
(1000 USD)
Chỉ tiêu
Năm
1996
2000
2001
2002
2003
2004
Xuất khẩu
20.420
47.800
38.757
38.895
48.907
64.523
Nhập khẩu
15.000
47.800
49.016
58.084
77.802
97.644
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
35.420
95.600
87.773
96.979
126.709
162.167
Cán cân thương mại
542
0
-10253
-19189
-29895
-33121
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh
2.4. Tình hình văn hoá xã hội.
Sự nghiệp giáo dục đào tạo phát triển nhanh về quy mô, chất lượng được nâng lên một bước, hoạt động khoa học công nghệ môi trường có tiến bộ.
Công tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân có chuyển biến, tiến bộ. Hoạt động dân số - kế hoạch hoá gia đình đạt kết quả tốt. Thực hiện có kết quả các chính sách xã hội, quan tâm giải quyết việc làm, đời sống nhân dân đựoc cải thiện.
Công tác văn h._.oá, văn nghệ, thông tin báo chí phát triển đúng hướng, phục vụ thiết thực, kịp thời nhiệm vụ chính trị của địa phương.
So với năm 1996 học sinh phổ thông tăng 12,1%, trong đó trung học hổ thông tăng 1,7 lần; 29,3% số trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi ra nhà trẻ, học sinh tốt nghiệp các cấp trên 90%; học sinh giỏi tăng từ 10,7% lên 14,1%.
Đến nay có 100% trạm y tế đã được xây dựng kiên cố. Só hộ nghèo giảm từ 14,1% năm 1996 xuống còn 5% năm 2004, không còn hộ đói.
3. Những yếu kém, khuyết điểm cần khắc phục.
3.1. Nền kinh tế phát triển chưa toàn diện, kết quả chưa đồng đều, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chưa đồng bộ, công tác quản lý còn bộc lộ nhiều yếu kém.
Nền kinh tế kém hiệu quả và sức cạnh tranh còn yếu. Tích luỹ nội bộ và sức mua trong nước còn thấp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng chậm công nghiệp hoá, hiện đại hoá, gắn sản xuất với thị trường; cơ cấu đàu tư còn nhiều bất hợp lý. Tình trạng bao cấp và bảo hộ còn nặng. Đầu tư của Nhà nước còn thất thoát và lãng phí. Nhịp độ thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài giảm mạnh. Tăng trưởng kinh tế những năm gần đây có xu hướng giảm.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng chưa ổn định, năm 1997 tăng 10,2%, năm 1998 tăng 7,8%; năm 2000 tăng 16,6% , nhưng những năm gần đây có dấu hiệu giảm năm 2002 tăng 14%. Nền kinh tế Bắc Ninh so với mặt bằng chung của cả nước còn ở mức độ thấp.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển nhanh nhưng chưa vững chắc, công nghiệp địa phương còn nhỏ bé, phân tán, công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh thấp. Việc xây dựng các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp làng nghề còn chậm. Hoạt động kinh tế đối ngoại, thu hút vốn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài còn hạn chế.
Trình độ khoa học công nghệ còn lạc hậu so với các nước trong khu vực và thế giới. Công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất và đời sống còn yếu, đầu tư chưa tương xứng. Hiệu quả triển khai các đề tài vào thực tiễn còn thấp, môi trường bị xâm hại, có nơi bị nhiễm nặng, nhất là các làng nghề, song chưa được quan tâm giải quyết.
Nhìn chung, nền kinh tế của tỉnh ta vẫn ở mức độ thấp, kết cấu hạ tầng và năng lực sản xuất vẫn còn yếu kém, các thành phần kinh tế chưa phát huy đúng mức, chưa khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của địa phương để tạo nên sức mạnh tổng hợp đẩy nhanh tốc độ, phát triển toàn diện, đồng bộ nền kinh tế.
3.2. Quan hệ sản xuất có mặt chưa phù hợp, hạn chế việc giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất.
Chưa có chuyển biến đáng kể trong việc đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nước. Kinh tế tập thể phát triển chậm, việc chuyển đổi các hợp tác xã theo luật ở nhiều nơi còn mang tính hình thức, hiệu quả thấp. Các thành phần kinh tế khác chưa phát huy hết năng lực, chưa thực sự được bình đẳng và yên tâm đầu tư kinh doanh. Cơ chế quản lý, chính sách phân phối có mặt chưa hợp lý, chưa thúc đẩy tiết kiệm, tăng năng suất , kích thích đầu tư phát triển, chênh lệch nghèo tăng nhanh.
Sức cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ còn thấp, thể hiện ở chỗ giá còn cao và chất lượng sản phẩm còn thấp tương đối so với hàng ngoại nhập. Một vấn đề cần quan tâm hiện nay là trong khi giá điện nước, chất đốt, vật liệu xây dựng và dịch vụ đầu vào của hầu hết các ngành đều tăng, mà giá sản phẩm đầu ra tăng chậm, hoặc không tăng do người mua không chấp nhận, người bán không thể tuỳ tiện tăng giá, do đó người bán phải giảm lãi để tiêu thụ được hàng.
Các cụm thương mại dịch vụ ở thị xã, thị trấn và các thị tứ từng bước đựoc hình thành. Nhưng chưa được đầu tư thích đáng nên còn phát triển ở mức độ nhỏ, quy mô chưa cao.
3.3. Giải quyết một số vấn đề bức xúc về xã hội chưa có chuyển biến tích cực, trật tự , an toàn xã hội còn diễn biến phức tạp.
Tình trạng thất nghiệp ở đô thị và thiếu việc làm ở nông thôn ngày càng trở nên gay gắt. Tệ nạn xã hội, nhất là ma tuý, mại dâm, người nhiễm HIV, AIDS ngày càng tăng, văn hoá độc hại, mê tín dị đoan còn tác động xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận nhân dân.
Hiệu quả đấu tranh chống tham nhũng , tiêu cực chưa cao. Tình trạng vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực tài chính, đát đai, xây dựng cơ bản, thực hiện dự án còn xảy ra . Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân còn chậm; có vụ việc xử lý chưa nghiêm hoặc thực hiện không đúng quyết định của cấp trên, gây bất bình trong nhân dân.
3.4. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành còn nhiều hạn chế
Công tác cải cách hành chính tiến hành chậm, thiếu kiên quyết cả về xây dựng và hoàn thiện thể chế, kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực và làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức. Chính phủ đang trong quá trình tháo gỡ những trở ngại trong cơ chế, tạo điều kiện cho địa phương và doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Song nhiều vướng mắc vãn còn đó, tổ chức bộ máy cồng kềnh, chồng chéo, kém hiệu lực và hiệu quả.
Nguyên tắc tập trung dân chủ chưa được thực hiện tốt, trách nhiẹm tập thể chưa được xác định rõ ràng, vai trò cá nhân phụ trách chưa đựoc đề cao, kỹ luật không nghiêm. Tỉnh ta đang trong quá trình tháo gỡ bỏ cơ chế cũ, xây dựng cơ chế mới. Vì cơ chế cũ đã từng ăn sâu vào nếp nghĩ, cách làm của hàng triệu người. Chừng nào cơ chế mới chưa hoàn toàn đựoc xác lập theo chiều sâu, thì tiêu cực còn phát sinh. Vì vậy tỉnh cần có những chính sách hợp lý để phát triển nền kinh tế theo kịp với sự phát triển của thời đại mới.
3.5. Đội ngũ cán bộ và trình độ lao động chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
ở đội ngũ quản lý trực tiếp doanh nghiệp, trình độ các giám đốc doanh nghiệp mặc dù có trình độ chuyên môn cao hơn các ngành khác song vẫn còn những giám đốc chưa có bằng chuyên môn.
Công tác tổ chức cán bộ có mặt còn thiếu sót, xây dựng quy hoạch chậm, cơ cấu cán bộ chưa hợp lý. Việc bố trí đề bạt cán bộ, có trường hợp chưa xem xét kỹ nên phát huy hạn chế. Bộ máy quản lý vĩ mô còn rất cồng kềnh, nhiều tàng nấc. Đây là mảnh đất nảy sinh lối quản lý hành chính quan liêu, tham nhũng và là gánh nặng đối với các đơn vị kinh tế cơ sở. Điều đáng ngại là trong đội ngũ cán bộ này còn nhiều người thiếu hiểu biết cần thiết và thiếu đạo đức nghề nghiệp.
Cơ cấu lao động mất cân đối và yếu về chất lượng đào tạo. Mặt khác khâu quản lý, sử dụng còn quá nhiều bất hợp lý, chưa phát huy hết năng lực của đội ngũ này.
Tóm lại, trong quá trình xây dựng nền kinh tế đất nước đi theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh đã có những bước phát triển đáng kể, có nhiều thay đổi. Song cũng tồn tại không ít những khó khăn cần giải quyết. Trong bối cảnh nền kinh tế xã hội của tỉnh, sự ra đời và phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh đã tác động lớn tới sự phát triển công nghiệp của tỉnh, đóng góp vào quá trình tăng trưởng kinh tế, góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế của tỉnh.
II. Thực trạng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2005.
1. Sự cần thiết phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
1.1. Bắc Ninh có phần lớn diện tích đất là đất nông nghiệp.
Bắc Ninh là tỉnh thuộc Đồng Bằng Bắc Bộ, nằm gọn trong châu thổ Sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội. Diện tích tự nhiên là 803,87km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 64,7%.
Bắc Ninh là tỉnh đồng thời có vị tría địa lý hết sức thuận lợi nằm trong đầu mối giao thông, giao điểm của các quốc lộ huyết mạch: Trục đường sắt xuyên Việt đi Trung Quốc, Quốc lộ 1A, 1B, 18 và gần các sân bay, bến cảng các khu công nghiệp lớn của vùng trọng điểm tam giác kinh tế phí bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Bắc Ninh là tỉnh có phần lớn lao động làm trong nông nghiệp vì vậy mốn phát triển nền kinh tế của tỉnh đòi hỏi các cơ quan Nhà nước cần chú trọng đầu tư phát triển nền công nghiệp của tỉnh. Trong đó phát triển các khu công nghiệp có vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất công nghiệp.
Sau khi tỉnh Bắc Ninh được lập, trên cơ sở những chủ trương chính sách của Đảng, quy định của chính phủ về ưu đãi khuyến khích đầu tư phát triển, Bắc Ninh đã cụ thể hoá bằng những nghị quyết chuyên đề của tỉnh uỷ, quyết định của UBND tỉnh tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, thu hút và huy động mọi nguồn lực cho lĩnh vực phát triển công nghiệp bằng nghị quyết số 04-NQ/TN của tỉnh uỷ về khôi phục và phát triển làng nghề trong thôn. Nghị quyết về xây dựng và phát triển khu, cụm công nghiệp, khuyến khích dầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Việc hình thành các khu công nghiệp là điều kiện cần thiết, vì phát triển các khu công nghiệp nó mang tính chiều sâu trong phát triển công nghiệp, góp phần tăng trưởng kinh tế.
1.2. Về quy hoạch phát triển các khu công nghiệp.
Quy hoạch chi tiết khu công nghiệp phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển các khu công nghiệp, quy hoạch chung xây dựng đô thị, phải phân chia và quy định cụ thể chức năng và các khu đất để xây dựng các công trình công nghiệp khác nhau; trung tâm dịch vụ công cộng; khu cây xanh; dịch vụ kỹ thuật khu công nghiệp; mạng lưới đường giao thông và kết cấu hạ tầng.
Rất cần thiết có một chủ trương cho phép thành lập khu công nghiệp, để có cơ sở chọn chủ đầu tư tiến hành các bước thành lập khu công nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; và thành lập các dự án đầu tư các hạng mục hạ tầng kỹ thuật như: đường giao thông, cấp thoát nước, cấp điện cho khu công nghiệp. Từ đó mới tạo ra được hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp, thuận lợi cho các dự án đang triển khai và phù hợp với quy hoạch chi tiết của khu công nghiệp. Việc xây dựng các khu công nghiệp phải có vị trí địa lý và giao thông thuận lợi.
1.3. Phát triển các khu công nghiệp nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Sau khi tỉnh Bắc Ninh được tái lập, tranh thủ được sự giúp đỡ của các bộ, ngành, Trung ương cũng với những chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư phát triển trên địa bàn phù hợp tạo điều kiện thu hút khá lớn nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vốn của tổng Công ty 90, 91 và khai thác nguồn nội lực tập trung cho phát triển công nghiệp. Trong đó phát triển các khu công nghiệp là nhân tố quan trọng để phát triển công nghiệp của tỉnh, để thực hiện mục tiêu của tỉnh Bắc Ninh cơ bản thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015 trên cơ sở phát triển các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn Tỉnh.
Bắc Ninh là tỉnh còn ở mức độ phát triển chậm, khả năng tài chính hạn hẹp, khả năng tiếp cận thị trường nhất là thị trường thế giới còn hạn chế, phát triển khu công nghiệp là giải pháp thích hợp để thu hút đầu tư nước ngoài, tạo nhiều sản phẩm hàng hoá xuất khẩu, mở rộng thị trường, góp phần tăng trưởng cho nền kinh tế của tỉnh.
Việc phát triển các khu công nghiệp nhằm chuyển giao nền kinh tế của tỉnh tiếp cận với thị trường trong nước và thế giới thực hiện chiến lược xuất khẩu, mở rộng thị trường. Việc phát triển các khu công nghiệp tạo nền móng cho nề kinh tế năng động của tỉnh, tạo tiền đề cho sự phát triển công nghiệp của tỉnh.
Phát triển từng bước và nâng cao hiệu quả các khu công nghiệp và coi phát triển khu công nghiệp là một giải pháp quan trọng mang tính đột phá nhằm tạo thuận lợi thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tiết kiệm nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, bảo vệ môi trường tạo ra bức tranh mới về công nghiệp.
Tóm lại, tỉnh Bắc Ninh là tỉnh có nền kinh tế còn phát triển chậm, lao động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình phát triển chung của cả nước. Bắc Ninh đang đứng trước những cơ hội lớn để hội nhập. Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, cần phải chú trọng phát triển công nghiệp, kêu gọi thu hút đầu tư phát triển công nghiệp…Việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp là một giải pháp quan trọng nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lực xã hội, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh, xây dựng tỉnh Bắc ninh trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2015, nâng cao khả năng hội nhập khu vực và thế giới.
2. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
Thực hiện nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc ninh lần thứ 16 và các nghị quyết của tỉnh uỷ về xây dựng và phát triển các khu công nghiệp tập trung và các cụm công nghiệp làng nghề của tỉnh Bắc Ninh coi đây là bước đột phá nhằm phát triển mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Ninh và phát huy lợi thế về vị trí địa lý, đường giao thông và nguồn nhân lực sẵn có của tỉnh Bắc Ninh, phấn đấu từ nay đến năm 2015 Bắc Ninh cơ bản thành một tỉnh công nghiệp. Với tinh thần trên, việc triển khai xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã và đang phát triển theo đúng hướng Nghị quyết đề ra, bước đầu đóng góp vào tăng trưởng và phát triển nền kinh tế của tỉnh.
Với trách nhiệm được giao quản lý Nhà nước trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo tinh thần Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ, Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh báo cáo có 61 dự án đã được cấp giấy phép đầu tư vào các khu công nghiệp Bắc Ninh với số vốn 2966 tỷ đồng và 8,4 triệu USD, diện tích thuê đất 198ha.
Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh là:
+ Khu công nghiệp Tiên Sơn.
+ Khu công nghiệp Quế Võ.
+ Khu công nghiệp Tân Hồng - Hoàn Sơn.
+ Khu công nghiệp Đại Hồng - Hoàn Sơn
+ Khu công nghệ thông tin.
2.1. Khu công nghiệp Tiên Sơn:
Khu công nghiệp Tiên Sơn được thành lập theo quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 18/2/1998 của Thủ tướng chính phủ, theo đó chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp là Tổng Công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng. Sau một thời giantích cực triển khai các công việc chuẩn bị đầu tư, ngày 17/12/2000 khu công nghiệp Tiên sơn đã chính thức khởi công xây dựng. Thực hiện chủ trương đầu tư theo phương thức "cuốn chiếu", có nhà đầu tư dến đâu thu hồi đất đền bù giải phóng mặt bằng đến đó, vừa thu hút đầu tư vừa phát triển hạ tầng khu công nghiệp.
Tính đến thời điểm hiện nay, sau ba năm xây dựng đã có 40 nhà đầu tư đăng ký với tổng số vốn hơn 2000 tỷ đồng và diện tích đất đăng ký thuê trên 100ha. Đã có 24 dự án được cấp giấy phép đầu tư với số vốn trên 1472 tỷ đồng và 8,4 triệu USD thuê 80 ha đất. Nếu kể cả diện tích xây dựng hạ tầng 14 ha và đền bù xong đợt 13 cho các nhà đầu tư thì tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp là 134/134,00ha, đạt 100% diện tích đất quy hoạch giai đoạn I.
Cứ 09 dự án đã đi vào hoạt động đó là: Dự án nhà máy gạch Granite Tiên Sơn, nhà máy nguyên liệu gốm sứ; dự án kho bãi container Tiên Sơn; dự án nhà máy bao bì Tiến Hưng; nhà máy sản xuất que hàn Đại Tây Dương Việt Nam; dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Thuận Thành, dự án nhà máy Trendstters Fastions Pte Việt Nam; dự án nhà máy mỳ ăn liên Châu á; dự án nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi nông nghiệp E.H.VN. do đó đã tạo việc làm cho khoảng 1800 lao động. Các dự án khác (16 dự án còn lại) đang triển khai xây dựng. Theo báo cáo của các nhà đầu tư, cuối năm 2003 sẽ có thêm các dự án đi vào hoạt động. Dự án nhà máy bia ASIA; nhà máy sản xuất bột mì, nước giải khát không cồn Tiến Hưng và xưởng chế biến nguyên liệu thuốc lá Tiên Sơn; nhà máy sản xuất giầy Tiên Sơn; sẽ tạo ra việc làm cho hơn 3000 lao động.
Về công tác đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Tiên Sơn: Chủ đầu tư là Tổng Công ty thủy tinh và gốm xây dựng đã đầu tư vốn trên 100 tỷ đồng vào xây dựng các hạng mục công trình đến nay đã cơ bản hoàn thành bao gồm: Đường trung tâm khu công nghiệp; hệ thống cấp nước sạch; hệ thống thoát nước và xử lý nước thải; trạm điện 110/22KV - 40MVA và tuyến đường điện 35 - 22KV cấp cho khu công nghiệp; trung tâm điều hành và dịch vụ; dự án nút giao thông liên thông khu công nghiệp và khu chung cư và dịch vụ khu công nghiệp Tiên Sơn (quy mô 28,6ha) đã khởi công xây dựng vào ngày 08/2/2003 và tiếp tục san lấp mặt bằng cho các nhà đầu tư xây dựng thuê lại đất.
Mục tiêu đề ra là các khu công nghiệp không chỉ là khu dành cho các nhà máy sản xuất mà bên cạnh đó các khu dân cư và dịch vụ tạo thành một thực thể kinh tế - xã hội hoàn chỉnh. Nhằm bảo đảm sự phát triển đồng bộ của khu công nghiệp với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vùng lãnh thổ.
Về việc đấu nối khu công nghiệp với quốc lộ 1A mới. Được sự thống nhất chủ trương củ UBND Tỉnh Bắc Ninh với Bộ giao thông vận tải và Bộ xây dựng, Ban quản lý các khu công nghiệp đã phối hợp với chủ đầu tư lập dự án thiết kế nút giao liên thông hoàn chỉnh trình bộ xây dựng phê duyệt, đang triẻn khai đầu tư xây dựng, hoàn thành trong năm 2003.
Do tình hình đầu tư và khu công nghiệp Tiên Sơn sôi động, để đáp ứng nhu cầu thuê đất của các nhà đầu tư có tính đến sự phát triển đến năm 2010, ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh đã đề xuất với UBND tỉnh. UBND tỉnh đã có tờ trình chính phủ và được chính phủ chấp thuận cho phép quy hoạch mở rộng khu công nghiệp Tiên Sơn giai đoạn II lên 600ha (trong đó 250 ha đất công nghiệp) tại văn bản số 808/CP-CN ngày 18/6/2003 và đang xúc tiến các thủ tục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2.2. Khu công nghiệp Quế Võ.
Thành lập theo quyết định số 1224/QĐ-TTg ngày 19/12/2002 của Thủ tướng chính phủ với diện tích quy hoạch giai đoạn i là 311,6ha, chủ trương đề nghị quy hoạch mở rộng đến năm 2010 là 700ha.
Khu công nghiệp này thuộc xã Phương Liễu - Vân Dương - Quế Võ, cách Bắc Ninh 6km, nằm bên phải quốc lộ 18 Bắc Ninh đi phả lại và gần điểm giao thông giữa quốc lộ 18 với quốc lộ 1B.
Hiện tại có 2 nhà máy liên doanh với Nhật và Pháp (kính nổi và khí công nghiệp) và một số Công ty đã vào đang đầu tư.
Có đường điện 110KV đi qua cách 2km.
Có nguồn nước ngầm đủ đảm bảo cho sản xuất công nghiệp.
Khu công nghiệp được xây dựng trên vùng đất bạc màu, trồng lúa năng suất thấp 2 vụ bấp bênh.
Thuận lợi về liên lạc viễn thông có đường cáp quang đi qua.
Tính đến thời điểm hiện nay, có 28 dự án đăng ký đầu tư với số vốn khoảng 12.000 tỷ đồng, chiếm 100 ha đất. Thực hiện uỷ quyền của chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, Ban quản lý các KCN Bắc Ninh đã cấp giấy phép đầu tư cho 24 dự án, với số vốn hơn 900 tỷ đồng, thuê 85 ha đất. Nếu tỉnh cả Công ty TNHH kính nổi Việt Nhật và nhàmáy khí công nghiệp Bắc vnthì tổng số vốn đăng ký đầu tư được cấp giấy phép lên đến 3076 tỷ đồng và tỷ lệ lắp đầy KCN đạt 43% (85/196ha) diện tích đất quy hoạch.
Có 02 dự án đi vào hoạt động (nhà máy kết cấu thép của Công ty lắp máy và xây dựng 69 - 1 và nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu của Công ty TNHH Bắc á).
Các dự án còn lại đang tiến hành đền bù đất giải phóng mặt bằng: trong đó có 06 dự án đã đền bù xong đang tiến hành san lấp mặt bằng để tiến tới đầu tư xây dựng.
Định hướng quyhoạch các ngành công nghiệp: chủ yếu phát triển các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp nặng như: VLXD cao cấp, cơ khí, hoá chất, phân bón, các ngành công nghiệp khác phục vụ nông nghiệp với quy mô vừa và nhỏ dự kiến số lao động được thu hút vào khaỏng 11.000 người; điện tiêu thụ khoảng 45.000 -50.000 KVA và 15.000 đến 20000 m3 nước /ngày.
2.3. Khu công nghiệp Tân hồng - Hoàn Sơn:
Ban quản lý các KCN trực tiếp hướng dẫn Công ty TNHH Đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Tân Hồng - Hoàn sơn lập và đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết KCN (quy mô 60 ha) đang tiến hành thi công xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật KCN. Vốn thực hiện đầu tư hạ tầng khoảng 10 tỉ đồng.
Đã cơ bản hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đáp ứng nhu cầu thuê đất của các nhà đầu tư. Các dự án trong KCN đang khẩn trương xây dựng.
2.4. Khu công nghiệp Đại đồng - Hoàn Sơn:
Quy hoạch KCN Đại Đồng -Hoàn Sơn (quy mô 300 ha) đã được Bộ xây dựng thông qua. Thủ tướng chính phủ đã đồng ý bổ xung KCN này vào quy hoạch phát triển các KCN của cả nước đến năm 2010 (công văn số 605 CN-CP ngày 19/5/2004.
Tập đoàn đầu tư phát triển Hà Nội đã được UBND tỉnh Bắc Ninh cho phép làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN (công văn số 676 (CN.XDCB - CT ngày 20/5/2004 của chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh).
2.5. Công tác quy hoạch, xây dựng các KCN khác:
Để đáp ứng nhu cầu thuê đất của các nhà đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và sự phát triển các KCN có tính đến năm 2010, Ban quản lý các KCN đã có tờ trình UBND tỉnh và UBND tỉnh có tờ trình chính phủ về chủ trương quy hoạch một số KCN như: Nam Sơn - Hạp lĩnh (300ha), KCN Yên phong (2000ha), KCN Dược phẩm (100ha) .Đưa tổng diện tích đất cho các KCN tập trung đến năm 2010 là hơn 2.2500 ha.
Riêng đối với KCN Yên phong: ngày 04.5.2004, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có công văn số 399/CN.XDCB-CT về việc đồng ý cho tổng Công ty thuỷ tinh và Gốm xây dựng (Viglacera) làm chủ đầu tư khảo sát lập dự án quy hoạch chi tiết và dự án dầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN.
3. Kết quả phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2005.
Tỉnh Bắc Ninh được Thủ tướng chính phủ phê duyệt thành lập 2 khu công nghiệp tập trung Tiên Sơn và Quế Võ với tổng diện tích hơn 600 ha và đang tiến hành mở rộng quy hoạch KCN Tiên Sơn lên 600 ha và tạo nên bức tranh công nghiệp mới của tỉnh. Nhìn chung các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua đã phát triển tương đối thành công, và đã đạt được kết quả đáng mừng.
3.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tính đến nay KCN Tiên Sơn đã thu hút khoảng 50 nhà đầu tư với tổng vốn gần 3.000 tỷ đồng, diện tích thuê trên 150 ha, Ban quản lý các KCN Bắc Ninh đã thẩm định và cấp giấy phép đầu tư cho 25 dự án, tổng vốn đăng ký trên 1.240 tỷ đồng và 11,57 triệu USD, thuê 85,69 ha đất.
Có 11 dự án đi vào hoạt động gần: dự án nhà máy gạch Granite Tiên Sơn, Dự án nhà máy chế biến nguyên liệu gốm sứ; trung tâm kho và bãi Container; nhà máy sản xuất bao bì Tiến Hưng; Dự án Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi và nông nghiệp E.H. Việt Nam; dự án trung tâm đại lý doanh nghiệp, chế tác kính và vật liệu nhôm kính thuận thành; dự án nhà máy sản xuất que hàn Đại Tây Dương Việt Nam; xưởng chế biến và kho thực phẩm Vissan; và dự án nhà máy sản xuất mì ăn liền Châu á. Tạo việc làm cho 1.945 lao động, chủ yếu là lao động địa phương. Các dự án khác đang triển khai xây dựng theo đúng tiến độ đã đăng ký với Ban quản lý các khu công nghiệp.
Đối với khu công nghiệp Quế Võ: Đã có 30 nhà đầu tư đăng ký vào khu công nghiệp với tổng vốn trên 1.000 tỷ đồng. Ban quản lý các khu công nghiệp đã thẩm định và cấp giấy phép đầu tư cho 25 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 934 tỷ đồng và 1,24 triệu EURO, thuê 89,6ha đất, có 4 dự án đi vào hoạt động gồm: Dự án nhà máy kết cấu thép (Công ty lắp máy và xây dựng 69 - 1) Dự án nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Bắc Sơn (Công ty TNHH Bắc á); Xí nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu Trung Vân và Công ty may hiệp hưng. Tạo việc làm cho khoảng 986 lao động.
3.2. Về chỉ tiêu tỷ lệ lấp đầu:
Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có tỷ lệ lấp đầy tương đối cao. Đối với khu công nghiệp Tiên Sơn tính đến năm 2003, tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp là rất cao 134/134ha, đạt 100% diện tích quy hoạch giai đoạn I.
Khu công nghiệp Quế Võ tỷ lệ lấp đầy đạt 43% (85/196ha) diện tích đất quy hoạch.
Qua đó, ta có thể thấy được kết quả phát triển đáng mừng của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đã có nhiều nhà đầu tư tiến hành đầu tư vào khu công nghiệp, tạo nên kết quả khả quan đối với tình hình công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh.
3.3. Số lao động Việt Nam làm việc tại khu công nghiệp.
Năm 2004, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã giải quyết việc làm cho 6100 lao động, góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho bộ phận nhỏ lao động trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận.
Hiện nay, ấn đề lao động trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cần được quan tâm giải quyết. UBND tỉnh Bắc Ninh cần phải có chủ trương đào tạo cấp bách nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật cho các doanh nghiệp khu công nghiệp. Nguồn lao động cung ứng cho các khu công nghiệp chủ yếu là lao động địa phương. Thực tế cho thấy trình độ đào tạo chưa theo kịp thực tế phát triển của các khu công nghiệp, đặc biệt là đào tạo công nhân kỹ thuật.
3.4. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng:
* Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh phối hợp với Công ty đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp Tiên Sơn tiến hành thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng ước tính đến năm 2003 là 146,09ha đất. Như vậy việc đầu tư hạ tầng mời gọi các nhà đầu tư thứ cấp đã lấp đầy khu công nghiệp Tiên Sơn vượt tiến độ.
* Khu công nghiệp Quế Võ: Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh đã cơ bản hoàn thành công tác đền bù giải phóng mặt bằng khu công nghiệp đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu, xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp có đất giao cho các nhà đầu tư theo như đăng ký với ban quản lý các khu công nghiệp.
* Khu công nghiệp Đại Đồng - Hoàn Sơn: Tiến hành bồi thường giải phóng mặt bằng cho dự án với diện tích 80,1ha đất, 4 dự án được Công ty tùng lâm, Công ty Thiên Long và Công ty Công Lập.
Tóm lại, các khu công nghiệp địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã có những bước phát triển quan trọng. Tạo môi trường và hành lang pháp lý thông thoáng, cởi mở, hỗ trợ các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong các thủ tục hành chính và triển khai thực hiện các dự án đầu tư. Tăng cường đẩy mạnh tốc độ triển khai đầu tư và hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho khu công nghiệp. Góp phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Tổng hợp các dự án cấp giấy phép đầu tư vào khu công nghiệp Bắc Ninh
tính đến ngày 31/12/2002
Tên dự án
Chủ đầu tư
Tổng vốn đầu tư
KCN
Xưởng chế biến nguyên liệu thuốc lá
Công ty nguyên liệu thuốc lá Bắc
56.814.000.000
Tiên Sơn (10ha)
Nhà máy chế tạo kết cấu thép Bắc Ninh
Công ty lắp máy và xây dựng 69.1
19.121.000.000
Quế Võ (3ha)
Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi và nông nghiệp E.H Việt Nam
Công ty EAST Hope Invertment (T.Quốc) và Pioneer Global Invertment (Anh)
3.000.000 USD
Tiên Sơn (3ha)
Nhà máy gạch Granit Tiên Sơn
Công ty TNHH Bắc á
14.746.339.015
Tiên Sơn (4ha)
Nhà máy chế biến nguyên liệu Tiên Sơn
Công ty nguyên liệu, vật tư và thiết bị
29.875.496.000
Tiên Sơn (4ha)
Nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu Trung Vân
Xí nghiệp chế biến nông sản Trung Vân
9.157.823.000
7.000.000.000
Quế Võ (1ha)
(0,4ha)
Nhà máy bia ASIA
Công ty TNHH á Châu
56.722.720.000
Tiên Sơn (1,5ha)
Trung tâm kho và bãi Container
Công ty cổ phần dịch vụ vận tải trung ương
7.100.000.000
Tiên Sơn (ha)
Nhà máy may xuất khẩu Hiệp Hưng
Công ty TNHH Hiệp Hưng
34.748.514.000
Quế Võ
Nhà máy chế tạo cơ khí Kim Sơn
Công ty TNHH máy và thiết bị Kim Sơn
29.044.808.000
Quế Võ (3ha)
Xưởng chế tạo kết cấu thép
Công ty cơ khí xây dựng số 2 Hà Bắc
9.007.659.380
Quế Võ (3ha)
Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng
Công ty TNH xây dựng thương mại và dịch vụ An Huy
18.937.200.000
Quế Võ (5ha)
Đầu tư xây dựng nhà máy và cơ sở hạ tầng
Công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ Thái Sơn
22.500.000.000
Quế Võ (6ha)
Nhà máy sản xuất bao bì Tiến Hưng Bắc Ninh
Công ty TNHH Tiến Hưng
20.361.115.000
Tiên Sơn (1,5ha)
Nhà máy cơ khí và lắp ráp máy thi công
Công ty thi công cơ giới và lắp máy
28.108.144.000
Quế Võ (2ha)
Nhà máy sản xuất Malt bia Tiên Sơn- Bắc Ninh
Công ty TNHH Đường Man
210.409.404.000
Tiên Sơn (3ha)
Nhà máy sản xuất mì ăn liền Tiên Sơn - Bắc Ninh
Công ty TNHH công nghệ thực phẩm châu á
33.226.078.000
Tiên Sơn (2,5ha)
Nhà máy sản xuất bột mỳ Tiến Hưng
Công ty TNHH Tiến Hưng
48.129.272.000
Tiên Sơn (1,5ha)
Dự án nhà máy sản xuất giấy Tiên Sơn
Công ty xuất nhập khẩu giấy Sài Gòn
44.781.000.000
Tiên Sơn (4,24ha)
Dự án nhà máy may Thạch Thảo
Công ty TNHH Thạch Thảo
21.535.019.000
Quế Võ (3ha)
Dự án nhà máy sản xuất kính an toàn CN cao
Công ty TNHH Thăng Long
20.106.155.000
Quế Võ (5ha)
Dự án cụm công nghiệp Bỉm Sơn
Công ty TNHH may thêu Sơn Kim
14.055.275 USD
Quế Võ (10ha)
Công ty TNHH sản xuất que hàn Đại Tây Dương Việt Nam
Liên doanh
16.650.000.000 VND
Tiên Sơn (5ha)
Công ty Trend Setters Fashions PTC Ltd
100% vốn nước ngoài
1.600.000 USD
Tiên Sơn (11.000m2)
Nhà máy sản xuất bao bì, bột mì, nước giải khát không cồn Tiến Hưng- TSeh - Bắc Ninh
Công ty TNHH Tiến Hưng
84.123.682.000đ
Tiên Sơn
Nhà máy sản xuất dây điện, cáp điện Bắc Hà - Quế Võ - Bắc Ninh
Công ty cổ phần cáp và thiết bị điện Bắc Hà
13.672.542.000đ
Quế Võ (10.000m2)
Xưởng sản xuất nhựa PVC
Công ty TNHH Tân Đô
11.500.000.000đ
Tiên Sơn (4.300m2)
Chế tác kính và vật liệu nhôm kính Thuận Thành
14.109.732.000
Tiên Sơn (10.000m2)
Nhà máy sản xuất bao bì phức hợp, KCN Tiên Sơn, Bắc Ninh
Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu in và bao bì Liksin
21.092.000.970đ
Tiên Sơn (10.800m2)
Xưởng chế biến và kho thực phẩm Vissan
Công ty Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan)
4.984.126.000đ
Tiên Sơn (12.640m2)
Nhà máy sản xuất băng tan chống thấm
Công ty cổ phần Thiên Lộc
10.309.869.000đ
Quế Võ (20.000m2)
Nhà máy sản xuất cáp điện tàu thuỷ
Công ty cơ khí - điện tử tàu thuỷ
36.759.726.688
Quế Võ (40.000m2)
III. Những đóng góp của các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2005.
1. Góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế công nghiệp.
Sự ra đời và phát triển của các KCN đã góp phần quan trọng vào việc thay đổi tỷ trọng cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế của tỉnh tăng cơ cấu thành phần công nghiệp. Chuyển một nền kinh tế từ một tỉnh nông nghiệp lạc hậu với giá trị sản xuất thấp thành một tỉnh có nền công nghiệp phát triển tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển.
Tóm lại, sự phát triển của các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh là điều kiện quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần đưa Bắc ninh trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015.
2. Góp phần tăng trưởng kinh tế.
Từ năm 1997 đến nay các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ra đời và phát triển đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và nước. Tăng nhanh các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp. Đóng góp cho ngân sách ngày một tăng, bình quân hàng năm từ 60-70% thu từ ngành công nghiệp cho tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Việc phát triển các KCN đã nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng lợi nhuận mở rộng sản xuất góp phần làm tăng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp và góp phần tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
3. Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.
Các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã giải quyết việc làm cho khoảng 61.000 lao động. Trong đó, giải quyết cho lao động nông thôn kh._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NKT199.doc