Quan điểm toàn diện trong việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá hội nhập kinh tế quốc tế

Mở đầu Đã qua 7 vòng đàm phán trong quá trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, với việc tham gia các tổ chức, diễn đàn kinh tế khu vực : ASIAN,APEC,.. kí kết các hiệp ước thương mại với nhiều quốc gia điển hình là hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Hoa kì kí kết vào tháng 12/2001. Điều đó chứng tỏ quyết tâm lớn của Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bắt kịp với xu thế phát triển của thời đại : sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự phát triển rực rỡ của

doc19 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Quan điểm toàn diện trong việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các nghành khoa học công nghệ, sự phát triển của quan hệ kinh tế giữa các nước làm cho ranh giới về kinh tế giữa các nước và khu vực dần được xóa bỏ và một nền kinh tế toàn cầu với phạm vi không giới hạn đang dần định hình. Việc mở cửa thị trường, đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ đã được Đảng và Nhà nước tiến hành từ năm 1986 ,xong đến giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đang hoàn tất những bước cuối cùng để gia nhập tổ chức thương mại thế giới thì vấn đề hội nhập trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết. Vấn đề đặt ra là : phải có đường lối, chiến lược đúng đắn, hợp lý để giữ vững được tính tự chủ của nền kinh tế trước những tác động của quá trình toàn cầu hóa. “Quan điểm toàn diện trong việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá hội nhập kinh tế quốc tế” là đề tài của bài tiểu luận. Trên cơ sở quán triệt các nguyên lý, quy luật của quan điểm toàn diện trong triết học Mác- Lênin, cuốn sách trình bày những nhận xét về tác động, ảnh hưởng của hội nhập đến sự phát triển kinh tế trong nước dưới góc độ của một sinh viên. Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của TS Dương Thị Liễu cho bài luận của tôi. Mục lục Mở đầu. 1 Nội dung Chương1 : Mối liên hệ phổ biến và quan điểm toàn diện trong triết học Mác-Lênin 1.1.Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 3 1.2.Sự phân chia các mối liên hệ phổ biến từ đó rút ra yêu cầu, mục đích trong thực tiễn 4 1.3.Quan điểm toàn diện trong việc nhận thức, xem xét các hiện tượng, sự vật của thế giới vật chất 5 Chương2 : Quan điểm toàn diện với việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 2.1.Mối liên hệ phổ biến của các nền kinh tế trên thế giới và yêu cầu đối với Việt Nam 7 2.2.Nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 9 2.3.Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 10 2.3.1.Mối liên hệ của các thành phần bên trong nền kinh tế 10 2.3.2.Mối liên hệ của nền kinh tế Việt Nam với các nền kinh tế bên ngoài 13 2.3.3. Sự tác động qua lại giữa mối liên hệ bên trong của các thành phần kinh tế, nghành kinh tế trong nước với mối liên hệ bên ngoài giữa nước ta với nước ngoài 13 2.3.4. Thực trạng và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập. 16 Kết luận 17 Danh mục tài liệu tham khảo 18 Nội dung Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến : Việc xem xét về mối liên hệ qua lại,tác động ,ảnh hưởng lẫn nhau hay tồn tại độc lập, tách rời hẳn nhau của các sự vật hiện tượng và các quá trình trong thế giới đã được các nhà duy vật biện chứng giải thích dựa trên những nghiên cứu khoa học. Theo họ thì các sự vật,hiện tượng,các qúa trình khác nhau của thế giới vật chất vừa tồn tại độc lập ,vừa quy định vừa tác động qua lại,chuyển hoá lẫn nhau. Khi các sự vật, hiện tượng đó có mối quan hệ qua lại,quy định lẫn nhau thì đó là những quan hệ bề ngoài mang tính ngẫu nhiên ,không xuất phát từ các yếu tố bên trong cấu thành chúng hay do các yếu tố bên trong ,do bản chất của các sự vật hiện tượng qui định. Để trả lời cho câu hỏi này các nhà duy tâm đứng trên lập trường, tư tưởng của mình cho rằng nguyên nhân của mối liên hệ ấy là do một lực lượng siêu nhiên qui định (với các nhà duy tâm khách quan) hay do ý thức ,cảm giác của con người(các nhà duy tâm khách quan).Trong một chừng mực nhất định, một giai đoạn nhất định của lịch sử khi khoa học, khi những nhận thức của con người còn giới hạn thì những tư tưởng, những lập trường ấy mới có thể tồn tại. Vì thế khi mà hiểu biết, nhận thức của con người về thế giới, về các lĩnh vực tự nhiên cũng như xã hội ngày càng sâu rộng, đồng thời là sự xuất hiện ngày càng nhiều các bộ môn khoa học, các chuyên nghành khác nhau để phân tích, tìm hiểu, giải thích về các sự vật, các hiện tượng của thế giới khách quan thì các quan niệm, giải thích như vậy của các nhà duy tâm đã bộc lộ nhiều sai lầm, không đúng với thực tế. Bởi vậy, đứng trên những nghiên cứu khoa học về các sự vật, hiện tượng và các quá trình vật chất, trên những đặc điểm của quá trình thực tiễn thì các nhà duy tâm biện chứng đã khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng. Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới dù có đa dạng, phong phú và khác nhau bao nhiêu thì chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất- thế giới vật chất. Nhờ có tính thống nhất đó, chúng không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Và triết học biện chứng dựa trên cơ sở đó đã khẳng định rằng mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự qui định, sự tác động qua lại lẫn nhau, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới. Các sự vật, hiện tượng trong thế giới chỉ biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua sự vận động, sự tác động qua lại lẫn nhau. Bản chất, đặc điểm và qui luật của sự vật, hiện tượng cũng chỉ bộc lộ thông qua sự tác động qua lại giữa các mặt của bản thân chúng hay sự tác động của chúng với các sự vật, hiện tượng khác. Chúng ta chỉ có thể đánh giá sự tồn tại cũng như bản chất của một con người cụ thể thông qua mối liên hệ, sự tác động của con người đó với con người khác, đối với tự nhiên, xã hội và thông qua hoat động của chính người ấy. Ngay cả tri thức của con người cũng chỉ có giá trị khi chúng được con người vận dụng vào hoạt động cải biến tự nhiên, cải biến xã hội và cải biến chính con người. Mối liên hệ tồn tại và tác động đến mọi sự vật, hiện tượng. Bất cứ sự vật, hiện tượng nào dù là đơn giản hay phức tạp đến mấy cũng không thể nằm ngoài mối liên hệ với các sự vật, hiện tương khác. Dù là ở mức độ vĩ mô, một quốc gia trong thời đại ngày nay khó có thể tồn tại mà không có quan hệ (bất kì mặt nào ) với các quốc gia khác, hay ở mức vi mô thì bất kì một con người tồn tại trong xã hội cũng đều phải quan hệ, phải liên hệ với con người khác đó có thể là mối quan hệ với gia đình, bạn bè hay trong công việc. Tất cả các quan hệ ấy là do tính thống nhất vật chất của xã hội qui định. Vì thế mà ta gọi mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới là mối liên hệ phổ biến. Sự phân chia các mối liên hệ. Từ đó rút ra yêu cầu và mục đích của sự phân chia đó trong thực tiễn: Các sự vật, hiện tượng, quá trình tồn tại trong tự nhiên cũng như xã hội với nhiều dạng, nhiều vẻ vô cùng phong phú, từ đơn giản đến phức tạp, từ đồ sộ đến vô cùng tinh vi nhỏ gọn. Do vậy mối liên hệ hình thành giữa chúng là vô cùng đa dạng thể hiện ở nhiều phương diện, góc độ khác nhau. Dựa vào tính đa dạng đó có thể phân chia ra thành các mối liên hệ khác nhau theo từng cặp : mối liên hệ bên trong và bên ngoài, mối liên hệ bản chất và ngẫu nhiên, mối liên hệ chung bao quát toàn thế giới cũng như mối liên hệ riêng của từng lĩnh vực, mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp,..vv. Vì vậy trong một sự vật có thể bao gồm rất nhiều mối liên hệ chứ không phải chỉ có một cặp mối liên hệ xác định: một thành viên trong gia đình vừa có mối liên hệ với gia đình vừa có mối liên hệ các đối tượng bên ngoài chẳng hạn như nhà trường, bạn bè có quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm trước pháp luật(tức mối liên hệ với xã hội). Sự phân chia từng cặp mối liên hệ chỉ mang tính tương đối, vì mỗi loại liên hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận, một mắt xích của mối liên hệ phổ biến. Mỗi loại mối liên hệ có thể chuyển hóa lẫn nhau tùy theo phạm vi bao quát của mối liên hệ hoặc do kết quả vận động và phát triển của chính sự vật, hiện tượng cũng như góc độ của người xem xét Tuy sự xem xét, phân chia thành các loại mối liên hệ chỉ mang tính tương đối nhưng sự phân chia đó lại rất cần thiết, bởi vì mỗi loại mối liên hệ có vị trí, có vai trò xác định trong sự vận động và phát triển của sự vật. Trong từng giai đoạn, từng hoàn cảnh cụ thể vai trò và vị trí của từng loại mối liên hệ là rất khác biệt. Quan điểm toàn diện trong việc nhận thức, xem xét các sự vật, hiện tượng và các quá trình vật chất của thế giới: Ta đã biết các sự vật, hiện tượng đều tồn tại cũng như biểu hiện sự tồn tại của mình trong mối liên hệ với các sự vật hiện tượng khác. Đó chính là quan điểm của mối liên hệ phổ biến. Việc áp dụng quan điểm đó để rút ra phương pháp luận khoa học phục vụ cho nhận thức và cải tạo hiện thực là yêu cầu tất yếu. Do sự tồn tại mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật và hiện tượng và các quá trình vì thế khi nhận thức cũng như tác động vào các sự vật, hiện tượng ta cần phải có quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay về tính quy luật của chúng. Trong quá trình nhận thức, việc áp dụng quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta vừa phải nhận thức về sự vật từ mối quan hệ giữa các bộ phận, yếu tố và các mặt của chính sự vật vừa trong sự tác động qua lại với các sự vật khác, kể các mối liên hệ trực tiếp cũng như gián tiếp. Trong việc nghiên cứu và học tập môn triết học, ngoài việc nắm vững các thành phần, các quan điểm, nguyên lý và các quy luật cấu thành của bộ môn. Để việc học tập có kết quả cao thì người học cần phải biết áp dụng các nguyên lý,các quy luật ấy vào trong các môn khoa học khác như : các bộ môn khối kinh tế, các bộ môn khoa khọc kĩ thuật, các bộ môn nhân văn. Đồng thời quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng mối liên hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên,...từ đó để có thể hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp đem lai hiệu quả cao nhất trong hoạt động của bản thân. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta bỏ qua các đặc tính, các tính chất không bản chất, sa vào việc tuyệt đối hóa cái bản chất ,cái tất yếu. Trong quá trình nhận thức cần phải biết chú trọng cái bản chất song cũng cần nắm được các đặc điểm không phải bản chất Trong hoạt động thực tiễn, việc áp dụng quan điểm thực tiễn trong quá trình tác động vào sự vật, chúng ta không những phải chú ý tới mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải chú ý tới mối liên hệ của sự vật đó với các sự vật khác. Từ đó sử dụng đồng bộ các biện pháp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Trong quá trình thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế quốc dân một mặt nhà nước cần phát huy các nguồn lực bên trong , đẩy mạnh hoạt động và hoạt động hiệu quả của các thành phần kinh tế một mặt cần thực hiện quá trình hội nhập với các nền kinh tế bên ngoài, tham gia các tổ chức kinh tế toàn cầu : IMF, WORLDBANK,ADB các khu vực mậu dịch : ASEAN, APEC,...vv. Quan điểm toàn diện trong quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Các sự vật, hiện tượng cũng như toàn bộ các quá trình của thế giới vật chất đều nằm trong mối liên hệ phổ biến do tính thống nhất của thế giới vật chất qui định. Đối với một nền kinh tế muốn phát triển thì ngoài việc giải quyết tốt mối liên hệ giữa các thành phần bên trong, giữa các yếu tố, các bộ phận cấu thành nền kinh tế đó và tạo điều kiện để các bộ phận, các thành phần ấy có thể phát huy hết thế mạnh của mình thì cần phải xem xét, phải quan tâm đến mối liên hệ của nền kinh tế đó với các nền kinh tế bên ngoài, tận dụng mối liên hệ đó để có thể phát huy được thế mạnh của mình, và tận dụng được những ưu thế của họ trên cơ sở hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi. Mối liên hệ phổ biến của các nền kinh tế trên thế giới và yêu cầu đối với Việt Nam: 145 là số thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới tính đến tháng 12/2002. Điều đó cho thấy nhu cầu giao thương, buôn bán giữa các nền kinh tế(ở tầm vĩ mô) hay các khu vực kinh tế, bộ phận kinh tế của một quốc gia đang là một yêu cầu cấp bách. Đối với mỗi quốc gia, việc quan hệ thương mại với nước ngoài có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế trong nước, nó tạo điều kiện để mỗi quốc gia có phát huy thế mạnh của mình đồng thời tận dụng được lợi thế bên ngoài. Hiện nay trên thế giới đã hình thành một số lượng rất lớn các tổ chức kinh tế và tín dụng, ở tầm vĩ mô, cấp độ quốc gia như: WTO, AFTA, APEC, IMF, WB, ADB, G7, các khối kinh tế : EU, OPEC, OECD, ASIAN...vv. Các mối liên hệ đã hình thành nên quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá giữa các nền kinh tế với những yêu cầu, thách thức cũng như lợi ích có được khi tham gia(vừa hợp tác ,vừa cạnh tranh). Đối với Việt Nam : Nền kinh tế Việt Nam là một bộ phận của hệ thống kinh tế thế giới .Từ 1986 đến nay ,trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa, Đảng và nhà nước ta đã nhận thức được yêu cầu khách quan của các mối liên hệ kinh tế, giao thương, buôn bán với nước ngoài trên cơ sở đó thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại đồng thời trên cơ sở phát huy nội lực để tham gia vào các định chế , tổ chức kinh tế thế giới và khu vực: 7/95 : thành viên của ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á) 1998 : thành viên của APEC (Diễn đàn kinh tế châu á - Thái bình dương) 2001 : Hiệp định thương mại Việt-Mỹ được kí kết Mở rộng buôn bán với nhiều nước, khu vực kinh tế : EU, các nước Đông Âu, châu Phi, các nước thuộc khu vực Trung đông,..vvv Cùng với đó là một số thành tựu đã đạt được trong quá trình hội nhập kinh kế: Tính đến tháng 12/2002: Nguồn vốn FDI chiếm khoảng 30% tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội Khu vực FDI đã nộp ngân sách hơn 1,52 tỷ USD(20% thu ngân sách) Từ khi khai thông lại quan hệ với IMF, WB và ADB cho đến nay Việt Nam đã nhận được cam kết viện trợ từ nước ngoài với tổng mức vốn trên 17 tỷ USD Về ngoại thương: Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng đáng kể so với thời điểm bắt đầu cải cách mở cửa 1986 2001 Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD) 0.8229 15.027 Kim ngạch nhập khẩu (tỷ USD) 2.16 16.162 Tăng trưởng GDP 1996-2000 : 7% Trong đó GDP 2003 đạt 7.24%. Những con số tổng kết trên đây cho thấy tác động mạnh mẽ của quan hệ mở cửa giao lưu kinh tế tới sự phát triển của nước ta. Nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: Cùng với sự phát triển quan hệ thương mại của nền kinh tế toàn cầu, là những thay đổi trong quan niệm về tính độc lập tự chủ của nền kinh tế. Khác với những quan niệm từ những năm 40-50, tính độc lập tự chủ của nền kinh tế hiện nay có rất nhiều đổi khac, theo đó một nền kinh tế độc lập tự chủ không còn là nền kinh tế có thể tự cung, tự cấp, đáp ứng được tất cả hàng hóa phục vụ cho nhu cầu trong đất nước, có thể tự mình đối phó với những biến động từ bên ngoài,mà mang một số đặc điểm chủ yếu: Đây không phải là nền kinh tế với cơ cấu hoàn chỉnh, đảm bảo sản xuất các loại hàng hóa , dịch vụ cho đời sống mà là nền kinh tế được tạo điều kiện phát triển tốt nhất, phát huy lợi thế so sánh, tận dụng được tối đa lợi thế của đất nước. Trong đó các thành phần kinh tế có được sự khuyến khích tăng khả năng cạnh tranh, đổi mới trong quản lí, sản xuất kết hợp với việc luôn luôn tự thay đổi để thích nghi với sự phát triển của thị trường. Trong các mối quan hệ kinh tế đó là sự bình đẳng, hợp tác, đôi bên cùng có lợi một cách thực tế không phải trên lý thuyết, tự do lựa chọn cách thức, hướng đi của riêng mình. Là nền kinh tế phát triển bền vững với cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa , hiện đại hóa với tỉ trọng các nghành công nghiệp dịch vụ ngày càng chiếm ưu thế đặc biệt là các nghành dịch vụ gia tăng: ngân hàng, y tế, bảo hiểm, du lịch. Là nền kinh tế tri thức với sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng của các nghành khoa học công nghệ, ứng dụng tri thức vào trong sản xuất với hàm lượng tri thức cao trong các sản phẩm. Xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập: Để thực hiện mục tiêu : công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phấn đấu đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp mà Đảng, Nhà nước đã đề ra, để xây dựng được một nền kinh tế độc lập tự chủ trong giai đoạn hiện nay. Việc tuân thủ quan điểm toàn diện trong triết học Mác Lê-nin, nhận thức, nắm bắt một các sâu sắc, phân tích cặn kẽ nội dung quan điểm, coi đó là thế giới quan, phương pháp luận để thực hiện công cuộc này là yếu tố quyết định đến kết quả của quá trình:thành công hay thất bại, thực hiện nhanh hay chậm,.. Một nền kinh tế tồn tại trong 2 mối liên hệ cơ bản: mối liên hệ bên trong giữa các bộ phận, thành phần kinh tế cấu thành nền kinh tế và mối liên hệ bên ngoài giữa nền kinh tế trong nước với các nền kinh tế khác. Hai mối liên hệ này có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, quyết định đến sự phát triển tổng thể của nền kinh tế. Việc phát triển nền kinh tế đạt hiệu quả đòi hỏi chúng ta phải giải quyết từng mối liên hệ cũng như là mối quan hệ, tác động giữa 2 mối liên hệ cơ bản. Mối liên hệ của các thành phần bên trong cấu thành nền kinh tế : Xét về tổng thể, nền kinh tế Việt Nam vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp còn khá lạc hậu với số lượng lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp-thủy sản khoảng 25.572,5 nghìn người (chiếm 66,1% tổng số lao động trong các nghành). Thu nhập bình quân đầu người khoảng 483 USD/người(năm 2003). Hiệu quả từ việc sử dụng nguồn vốn còn thấp thể hiện qua đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng GDP giai đoạn 1998-2002: Vốn(%) Năng suất(%) Lao động(%) 57.5 22.5 20 Xét về nghành kinh tế : nền kinh tế gồm 3 nghành cơ bản là nông, lâm nghiệp-thủy sản, công nghiệp, xây dựng,theo số liệu thống kê 2003: Nông, lâm nghiệp-thủy sản Công nghiệp-xây dựng Dịch vụ Tỷ trọng lao động(%) 66.1 12,9 21,0 Đóng góp vào tốc độ tăng GDP(%) 0,7 3,86 2,68 Điều này cho thấy sự mất cân đối trong phân bố lao động giữa các nghành, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỉ trọng quá lớn cần chuyển dịch sang các nghành công nghiệp, dịch vụ. Hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tỏ ra kém hiệu quả(chỉ đóng góp có 0,7% vào tốc độ tăng trưởng GDP), trong khi lao động nông nghiệp chiếm tới 66,1% lượng lao động Xét về thành phần: nền kinh tế gồm 3 thành phần là khu vực Nhà nước, ngoài quốc doanh, vốn đầu tư nước ngoài(vốn ĐTNN). Thông qua số liệu về quy mô và hiệu quả doanh nghiệp năm 2002: DD Nhà nước DN ngoài quốc doanh DN có vốn đầu tư nước ngoài Số lao động bình quân 1 DN(người) 421 31 299 Vốn bình quân 1 DN(tỷ đồng) 167 4 134 Doanh thu bình quân 1 lao động(tr đồng) 275 214 327 TSCĐ và đầu tư dài hạn cho 1LĐ 137 43 247 Trong các bộ phận của nền kinh tế, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cần được thúc đẩy ưu tiên bởi hiệu quả hoạt động của nó, tỉ lệ LĐ cũng như vốn bình quân cho mỗi doanh nghiệp của thành phần này so với doanh nghiệp nhà nước là rất nhỏ:lượng LĐ trong thành phần này chỉ bằng 7,36% so với DN Nhà nước, vốn BQ chỉ bằng 2,4% trong khi đó doanh thu BQ 1 LĐ trong thành này tạo ra gần xấp xỉ so với DN Nhà nước (214tr đồng so với 275 tr mà 1 LĐ DN Nhà nước tạo ra/năm). Qua những phân tích trên đây, ta dễ dàng thấy được vai trò quan trọng của việc giải quyết mối quan hệ giữa các lĩnh vực, thành phần, bộ phận kinh tế trong sự phát triển của đất nước. Việc điều tiết ở tầm vĩ mô tạo nên sự cân đối giữa các nghành, các thành phần sẽ giúp tận dụng triệt để các yếu tố đầu vào như : lao động, vốn, tư liệu để có được hiệu quả trong sản xuất. Mối liên hệ của nền kinh tế Việt Nam với các nền kinh tế bên ngoài: Nhận thức được tầm quan trọng của mối liên hệ với các nền kinh tế bên ngoài với những thuận lợi và cả khó khăn,Đảng và Nhà nước đã thực hiện chủ trương mở cửa thị trường, đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ vào năm 1986. Từ đó đến nay, Việt Nam đã tham gia vào một số tổ chức kinh tế tài chính như : WB, IMF, AFTA,ADB và chuẩn bị gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, quan hệ thương mại với các nước và khu vực: Mỹ, Nhật, Đài Loan, EU,..vv. Cùng với đó là một số thành tựu cơ bản: GDP tăng từ 180 USD đến 483 USD(từ 1990-2003) Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ : nhiều khu công nghiệp mới, nghành công nghiệp với công nghệ hiện đại xuất hiện như: dầu khí, tin học, viễn thông, chế biến nông lâm sản, và sản xuất hàng tiêu dùng hình thành diện mạo mới cho nền kinh tế VN Vốn FDI(đầu tư trực tiếp) tăng từ 371,8 tr USD (1988) lên 1.512,8 tr USD(2003) ,tổng vốn FDI từ 1988-2003 ước đạt 44.706,8 tr USD. Qua đó cho thấy vai trò to lớn của quan hệ kinh tế với nước ngoài trong sự phát triển của kinh tế nước nhà. Sự tác động qua lại giữa mối liên hệ bên trong của các thành phần kinh tế, nghành kinh tế trong nước với mối liên hệ bên ngoài giữa nước ta với nước ngoài: Việc quan hệ kinh tế với nước ngoài có một tác động to lớn tới các thành phần kinh tế trong nước đặc biệt là tính tự chủ của nền kinh tế. Cùng với sự giao thương, buôn bán hàng hóa của các nghành là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là sự đẩy mạnh đầu tư vào các nghành, các mặt hàng trong nước có lợi thế xuất khẩu của tư nhân trong và ngoài nước. Khi đó một quốc gia không dại gì mà xây dựng nền kinh tế với cơ cấu hoàn chỉnh,ngay cả một nghành hoàn chỉnh cũng không có. Thực tế ở hầu hết các nước châu Âu không có một quốc gia nào ngay cả Cộng hòa Liên bang Đức có thể sản xuất 100% linh kiện của ô tô , bởi họ chỉ sản xuất các chi tiết, linh kiện có lợi thế so sánh mà nước ngoài không có được, thông thường chỉ khoảng 30-40%, phần còn lại sẽ được chuyển sang sản xuất ở quốc gia khác với chi phí rẻ hơn. Và máy bay Boeing nổi tiếng của Mĩ cũng nhập khẩu linh kiện từ hàng chục quốc gia. Cơ cấu kinh tế mới hình thành trên cơ sở tăng tỉ trọng các nghành có lợi thế so sánh, một số nghành khác hoạt động kém hiệu quả, khả năng cạnh tranh yếu sẽ được thay thế, chuyển dịch sang các nghành lợi thế. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày càng tăng, xong vấn đề đặt ra là ở chỗ nhà nước cần có chính sách đẩy mạnh, ưu tiên phát triển các nghành có thế mạnh với lợi thế so sánh, sức cạnh tranh cao đưa hàng hóa ra chiếm lĩnh thị trường bên ngoài thu nhiều ngoại tệ dùng nó để mua các mặt hàng mà trong nước không sản xuất. Như vậy không thể nói đó là nền kinh tế không độc lập tự chủ. Đặc biệt trong thời điểm, Việt Nam chuẩn bị gia nhập tổ chức thương mại thế giới, hàng loạt các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đang dần được loại bỏ sẽ khiến cho hàng hóa từ nước ngoài tràn vào trong nước dễ dàng hơn, với những yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn công nghệ sẽ là trở ngại rất lớn cho hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu.Vì vậy, để tăng sức mạnh, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong quá trình xuất, nhập khẩu cần thiết phải hình thành các tổ chức, hiệp hội có chức năng phối hợp hoạt động giữa các thành phần, các công ty riêng lẻ tạo nên sức mạnh tổng hợp và bảo vệ cho lợi ích của các thành viên, tạo tiền đề chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, thu ngoại tệ. Đặc điểm của quan hệ ngoại thương nước ta đó là : kim ngạch xuất nhập khẩu với các nền kinh tế phát triển như : Mĩ , EU , Nhật, Singapo..vv chiếm tỉ trọng rất lớn, trong đó kim ngạch XNK với Mĩ 2003 đạt 4.431,5 tr USD, với Nhật là : 4.849,3 tr USD, nền kinh tế của họ rất phát triển cả về nguồn vốn, nhân lực cũng như là công nghệ hiện đại do đó sức cạnh tranh của hàng hóa từ các nước này là rất mạnh, thị trường trong nước sẽ có nguy cơ bị các tổ chức, tập đoàn với tiềm lực tài chính khổng lồ thực hiện lũng đoạn dẫn tới thất thu ngân sách, các thành phần kinh tế trong nước vị tiêu diệt ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế nói chung. Sức cạnh tranh yếu của hàng hóa trong nước là nguyên nhân dẫn tới sự phụ thuộc, mất tính độc lập của nền kinh tế. Khi các thành phần kinh tế trong nước tỏ ra yếu thế so với thành phần kinh tế bên ngoài, thời gian đầu nhà nước cần thực hiện bảo hộ, song cơ chế bảo vệ phải thay đổi theo xu hướng giảm dần mức độ bảo hộ, bảo hộ trong thời gian nhất định tránh tình trạng bảo hộ thái quá khiến hàng hóa có sức cạnh tranh yếu, giá thành cao ảnh hưởng đến người tiêu dùng cũng như các thành phần khác, công nghệ chậm đổi mới, nguy cơ tụt hậu và phụ thuộc. Hiện nay khi mà hoạt động ngoại thương diễn ra trên diện rộng, ở khắp các quốc gia, châu lục thì diễn biến giá cả của các loại hàng hóa trên thị trường thế giới có sự thay đổi liên tục, giá cả thay đổi không ngừng tùy theo những diễn biến về kinh tế, chính trị và xã hội. Một khi không nắm được tình hình giá cả thị trường, sẽ khiến cho các doanh nghiệp phải lệ thuộc vào các doanh nghiệp đối tác, sẽ bị họ khống chế giá cả, không thể tự chủ trong các quyết định thương mại . Nhằm tránh tình trạng thua lỗ và không hiệu quả tronq hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, tránh việc phải thông qua các công ty nước ngoài, tốn kém chi phí trung gian trong ngoại thương, ảnh hưởng tới thu nhập của doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, cần phải xây dựng một hệ thống cơ quan chuyên phân tích thông tin, nghiên cứu thị trường, để nắm bắt diễn biến giá cả trên trường thế giới. Tạo thế chủ động trong giao thương ,tránh những thiệt thòi không đáng có trong thương mại. Điển hình là hợp đồng trước giao xuất khẩu gạo của ta vào tháng 11/2003,so với thời điểm giao gạo thì giá bán trong hợp đồng ít hơn khoảng 10 USD/tấn,một thiệt hại không nhỏ. Đối với Việt Nam, với đặc điểm của nước đang phát triển(đã trình bày phần 2.3.1) khi tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế để có thể cạnh tranh được trên trường quốc tế tận dụng lợi thế so sánh, tất yếu phải kết hợp với nước ngoài, dựa trên cơ sở liên kết đôi bên cùng có lợi , mời gọi đầu tư từ các nền kinh tế phát triển. Trong tình hình kinh tế thế giới hiện nay khi mà rất nhiều nước có điều kiện thuận lợi để kêu gọi các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là nước láng giềng Trung Quốc. Để có thể nhận được các nguồn vốn đầu tư, ta cần phải có những ưu đãi, có những thay đổi trong hành lang pháp lý, tạo thông thoáng trong môi trường đầu tư. Thực trạng và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập: Cơ cấu kinh tế tuy đã cải thiện song nghành dịch vụ vẫn chưa đa dạng trong đó lĩnh vực dịch vụ gia tăng với các nghành : ngân hàng, y tế, bảo hiểm, thông tin vẫn chưa đáp ứng được thực tiễn. Bộ máy hành chính, thủ tục còn rườm rà hạn chế sự phát triển kinh tế đặc biệt là các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Đòi hỏi việc cải tổ bộ máy hành chính, đơn giản hóa thủ tục cần thực hiện một cách kiên quyết. Cùng với quá trình hội nhập đó là việc phải tham gia nhưng qui tắc, chuẩn mực chung về kinh tế và quan hệ thương mại. Trong đó 2 vấn đề nổi bật mà Việt Nam cần phải giải quyết ngay là : thực hiện các chế định pháp luật về sở hữu trí tuệ, bản quyền và tính minh bạch trong hệ thống tài chính. Đòi hỏi cần đưa ra được những biện pháp, chính sách cụ thể như: tiến hành kiểm toán độc lập các công ty, doanh nghiệp, thực hiện nghiêm và ban hành các chế tài xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm bản quyền. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin trong thời gian đầu Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ trong việc mua bản quyền phần mềm. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nhà nước hiện nay còn rất thấp so với các thành phần kinh tế tư nhân. Vì thế cần thiết phải cổ phần hóa các công ty nhà nước, nâng cao khả năng cạnh tranh. Chất lượng nguồn nhân lực của nước ta còn thấp(đứng thứ 32 trên 100 nước được khảo sát) là yếu điểm rất lớn trong việc tiếp xúc với khoa học công nghệ cao, trong nền kinh tế tri thức do vậy cần có đường lối, chiến lược trong giáo dục đào tạo, phát huy nội lực quốc gia để có thể cạnh tranh, phát triển trong quan hệ ngoại thương. Kết luận Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đang đặt ra vô số các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn. Để phát triển nền kinh tế trong hoàn cảnh này đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất to lớn của Nhà nước trong các quyết sách, chiến lược cũng như nỗ lực của mỗi cá nhân trong việc nâng cao trình độ, hiểu biết tri thức, từ đó có thể tham gia vào cuộc chiến mang tính toàn cầu này, để giành được thắng lợi trong quá trình cạnh tranh quốc tế. Đi đôi với quá trình hội nhập kinh tế là quá trình biến đổi của nền kinh tế trong nước để có thể thích nghi, hòa nhập trong các mối quan hệ, các quy tắc chung của quá trình thương mại. Đi đôi với quá trình hội nhập kinh tế là quá trình đổi mới trong nhận thức, trong tư duy của con người. Đòi hỏi con người phải mang trong mình nhưng năng lực tư duy khả năng liên hệ cũng như thích nghi dễ dàng với hoàn cảnh. Tài liệu tham khảo Dương Thị Liễu ,Giáo trình triết học Mác-Lênin Kỉ yếu hội thảo khoa học Kinh tế tri thức,trung tâm thông tin tư liệu quốc gia Tạp chí kinh tế Châu á Thái bình Dương,số1,2-2003 Tạp chí kinh tế và phát triển,số 5,6,8,2003 Thời báo kinh tế Việt Nam,chuyên san 2003 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT0305.doc
Tài liệu liên quan