ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam đang phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa đất nước với tốc độ cao.Trong những năm qua, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng bình quân hàng năm là trên 8%, công nghiệp tăng bình quân hàng năm là 13,3%. Đó là mức tăng trưởng khá cao so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Mục tiêu phấn đấu đã được Đảng và nhà nước ta xác định là :”Từ nay đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”.Theo định hướng mục tiêu đó, dự kiến kế hoạch tr
22 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1908 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Quan hệ mâu thuẫn biện chứng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong những năm tới, tăng trưởng kinh tế ở nước ta, mặc dù có những khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới và khu vực,vẫn phải được duy trì ở mức cao, khoảng 6-8%/năm so với 8,2% của giai đoạn 1991-1995. Một tốc độ tăng trưởng khá cao như vậy sẽ còn được dự kiến tiếp tục duy trì trong một vài thập kỉ tới.
Sự tăng trưởng cao như vậy là một điều cần thiết nhằm làm cho đất nước nhanh chóng phát triển, hòa nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực.nhưng đồng thời cũng chính sự phát triển với nhịp độ cao như vậy cũng có nghĩa là một khối lượng tài nguyên thiên nhiên ngày càng tăng được khai thác từ tự nhiên để chế biến, và một khối lượng chất thải từ sản xuất và tiêu dùng ngày càng tăng được thải vào tự nhiên. Nhất là trong những năm gần đây, do nền kinh tế nước ta đang đi trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, dẫn đến tình trạng môi trường đô thị ngày càng ô nhiễm nặng nề, đặc biệt là ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, các thành phố lớn. Do vậy, bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề quan trọng được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm trong chiến lược chung về kinh tế - xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa -hiện đại hóa đất nước. Để có một sự phát triển bền vững, cần phải có một chương trình hành động thống nhất và có thể bổ sung, hỗ trợ cho nhau giữa phát triển sản xuất với công tác bảo vệ và kiểm soát môi trường. Nếu không có một chính sách đúng đắn, cụ thể về bảo vệ môi trường, nền kinh tế sẽ bị thiệt hại nặng nề trước mắt cũng như về lâu dài, đồng thời sự phát triển của đất nước cũng thiếu bền vững và ổn định. Chính vì thế, trên quan điểm triết học duy vật biện chứng ta có thể nhận thấy giữa kinh tế và môi trường có một mối quan hệ biện chứng , trong đó giữa các mặt có sự tác động và ảnh hưởng lẫn nhau một cách sâu sắc.
Trong khuôn khổ bài tiểu luận triết học này, em xin dựa vào mâu thuẫn biện chứng để phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái.
Trong bài tiểu luận này, em xin nêu những vấn đề sau
Quan điểm biện chứng về mâu thuẫn.
1.Tính phổ biến của mâu thuẫn.
2.Mâu thuẫn là động lực của phát triển.
Quan hệ mâu thuẫn biện chứng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam.
1. Mâu thuẫn biện chứng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái.
1.1. Khái niệm.
- Phát triển kinh tế.
- Môi trường sinh thái – Kinh tế môi trường.
- Phát triển bền vững.
1.2. Phân tích sự mâu thuẫn và thống nhất giữa hai mặt phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.
1.2.1. Sự đối lập.
1.2.2. Sự thống nhất.
2. Tình trạng phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái ở nước ta trong thời gian qua.
2.1. Tổng thể các hoạt động gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam.
2.2. Một số khía cạnh nổi cộm về vấn đề môi trường gần đây ở Việt Nam.
III. Một số giải pháp để kết hợp phát triển kinh tế và bảo vệ môi
trường sinh thái ở nước ta.
NỘI DUNG
I. Quan điểm biện chứng về mâu thuẫn.
- Khái niệm: Mâu thuẫn biện chứng là mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập trong cùng một sự vật hay giữa sự vật này với sự vật khác.
1. Tính phổ biến của mâu thuẫn.
Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong tất cá các sự vật, hiện tượng. Mâu thuẫn hết sức phong phú và đa dạng.Tính phong phú và đa dạng đó được quy định một cách khách quan bởi đặc điểm của các mặt đối lập, bởi điều kiện tác động qua lại giữa chúng,bởi trình độ tổ chức hệ thống (sự vật) mà trong đó mâu thuẫn tồn tại.
Mâu thuẫn tồn tại trong mọi mặt của đời sống xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau : mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài, mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu, mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng. Không những tồn tại trong mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới mà mâu thuẫn còn tồn tại phổ biến trong suốt quá trình phát triển của chúng. Không có sự vật, hiện tượng nào lại không có mâu thuẫn và không có giai đoạn trong sự phát triển của mỗi sự vật, hiện tượng lại không tồn tại mâu thuẫn, một khi mâu thuẫn này mất đi thì lại có mâu thuẫn khác được hình thành.Ngay cả trong lĩnh vực tư duy cũng vậy, chúng ta không thể thoát khỏi mâu thuẫn ;chẳng hạn như mâu thuẫn giữa năng khiếu nhận thức vô tận ở bên trong của mỗi con người với sụ tồn tại thực tế của năng khiếu ấy trong những con người bị hạn chế bởi hoàn cảnh bên ngoài,và bị hạn chế trong những năng khiếu nhận thứ, mâu thuẫn này được giải quyết trong sự nối tiếp của các thế hệ con người, thế hệ nào cũng đều đạt được những tiến bộ nhất định trong sự vân động đi lên vô tận của tư duy.
2. Mâu thuẫn là động lực phát triển.
Theo quan điểm duy vật biện chứng, nguồn gốc của sự phát triển nằm ngày trong bản thân sự vật. Đó là quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn nảy sinh trong sự tồn tại và vận động của sự vật. Nhờ đó mà sự vật luôn phát triển .
Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy mâu thuẫn biện chứng cũng bao hàm cả sự “thống nhất” lẫn “đấu tranh” của các mặt đối lập. Nó không thể tách rời nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật. Sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, với sự ổn định tạm thời của sự vật. Song, đó chỉ là trạng thái vận động của mâu thuẫn ở một giai đoạn phát triển khi diễn ra sự cân bằng của các mặt đối lập. Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển. Điều đó có nghĩa là: Sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, tạm thời; sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối.V.I.Lênin viết : “Sự thống nhất (…) của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối.
Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt đối quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các mặt tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển. Lúc đầu mới xuất hiện mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản, nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau. Sự khác nhau đó ngày càng phát triển và đi đến đối lập. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ đó mà thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới, sự vật cũ mất đi và sự vật mới ra đời thay thế. V.I.Lênin viết: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập “Tuy nhiên, không có thống nhất của các mặt đối lập thì cũng không có đấu tranh giữa chúng .Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không thể tách rời nhau trong mâu thuẫn biện chứng. Sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập quy định tính ổn định và tính thay đổi của sự vật. Do đó, mâu thuẫn chính là nguồn gốc, động lực của sự phát triển.
II. Mâu thuẫn biện chứng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam.
1. Mâu thuẫn biện chứng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.
1.1 Khái niệm:
Phát triển kinh tế :
Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Phát triển kinh tế đòi hỏi phải thực hiện cho được ba nội dung sau:
+ Sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người.
+ Sự biến đổi kinh tế theo hướng tiến bộ, thể hiện ở tỷ trọng của các ngành dịch vụ và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng lên, còn tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm xuống.
+ Mức độ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của xã hội thể hiện bằng sự tăng lên của nhu nhập thực tế, chất lượng giáo dục, y tế… mà mỗi người được hưởng.
Môi trường sinh thái – Kinh tế môi trường :
Môi trường là một khái niệm tổng hợp, phức tạp, mang tính mở và phát triển cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ nói riên, của nền kinh tế - xã hội và nhận thức của loài người nói chung. Theo nghĩa rộng, môi trường của con con người, của vật thể hay sự kiện là tổng thể các điều kiện bên ngoài bao gồm các vật thể hữu sinh và vô sinh, các tương tác giữa chúng, cùng các sản phẩm của những tương tác ấy, có liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp đến đời sống, động thái của con người, sự vật hay sự kiện đó.
Môi trường, theo cách hiểu của kinh tế học môi trường, là toàn bộ các vùng địa – vật lí và sinh học, các điều kiện về vật chất vật chất – tự nhiên, bao gồm sinh quyển (không khí, nước, đất, ánh sáng...) và hệ sinh thái với tư cách là sản phẩm lâu dài của tạo hóa, có trước con người, tương tác lẫn nhau, và cùng tác động đến sự hình thành, sinh tồn và phát triển của con người cùng các hoạt động xã hội của họ. Bản thân các hoạt động sinh tồn của con người cũng đang ngày càng làm biến đổi mạnh mẽ môi trường. Vời nghĩa đó, về bản chất, môi trường là hệ thống với nhiều phân hệ từ vi mô đến vĩ mô, có cấu trúc phức hợp từ nhiều thành tố có bản chất khác nhau, có tính động, tính mở và khả năng tự tổ chức, tự điều chỉnh, đồng thời giữa chúng thường xuyên tác động qua lại, quy định và phụ thuộc lẫn nhau thông qua dòng trao đổi vật chất và năng lượng và thông tin liên tục...
Kinh tế môi trường là một ngành khoa học đa ngành và mới mẻ, lấy các vấn đề môi trường làm đối tượng nghiên cứu chính của mình và tiếp cận chủ yếu chúng dưới góc độ kinh tế. So với các khoa học chuyên ngành kinh tế và các bộ môn khoa học khác, kinh tế môi trường có xu hướng thiên về nghiên cứu mối quan hệ biện chứng, nhiều chiều giữa môi trường với tư cách là hệ thống chỉnh thể với các hoạt động kinh tế - xã hội, nhằm ngăn chặn và giảm thiểu những sai lầm của thị trường, hoặc những mặt trái trong những quyết định và cơ chế khai thác, phân phối và tiêu dùng tài nguyên cho các hoạt động kinh tế - xã hội, nghiên cứu, xây dựng các cơ chế khuyến khích và các hình thức chi phí một cách hiệu quả và công bằng nhất trong quá trình khai thác, bảo vệ và cải thiện môi trường...trên cả cấp độ quốc gia lẫn quốc tế.
Phát triển bền vững :
Nguồn gốc chủ yếu của mọi biến đổi về môi trường sống của nhân loại đang xảy ra hiện nay trên thế giới cũng như ở nước ta là các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của con người. Các hoạt động này một mặt cải thiện chất lượng môi trường sống của con người, hơn nữa con người hiện đại có cuộc sống đầy đủ về vật chất, an toàn về sinh mệnh, phong phú về văn hóa và các chuẩn mực khác. Mặt khác các hoạt động này lại tạo ra hàng loạt các vấn đề khác như cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm, suy thoái chất lượng môi trường khắp mọi nơi trên toàn thế giới.
Phát triển là áp lực của cuộc sống, là quy luật tất yếu của tiến hóa đã và đang diễn ra trên hành tinh của chúng ta từ khi nó được hình thành. Vấn đề đang được tìm tòi là phát triển như thế nào để con người của các thế hệ hiện nay cũng như trong tương lai có được cuộc sống hạnh phúc về vật chất cũng như tinh thần. Từ đó đã ra đời khái niệm “phát triển bền vững” .Theo Hội đồng Thế giới về môi trường và phát triển WCED thì “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”.
1.2 Sự đối lập và thống nhất giữa phát triển kinh tế và môi trường sinh thái.
Sự đối lập.
Trong cuộc sống ngày nay, do nhu cầu về điều kiện sống của con người ngày càng cao nên tất yếu sẽ thúc đẩy chúng ta phải phát triển kinh tế để thỏa mãn những nhu cầu đó. Tuy nhiên việc phát triển kinh tế đòi hỏi phải có nguồn cung cấp nhiều hơn về nguyên vật liệu để đảm bảo quá trình mở rộng sản xuất, mà nguồn cung cấp đó lại được lấy từ tự nhiên và điều này tất yếu sẽ dẫn đến việc ảnh hưởng tới môi trường sinh thái: khai thác quá mức, tàn phá tài nguyên trên phạm vi rộng lớn không những làm suy thoái tài nguyên mà còn làm giảm chất lượng của môi trường sinh thái. Đây chính là mâu thuẫn: kinh tế càng phát triển thì lại ngày càng làm cho môi trường xấu đi.
Hiện tại, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như của các ngành, các địa phương ở Việt Nam cho đến nay vẫn còn chưa tính đến một cách đầy đủ yêu cầu bảo vệ môi trường, coi bảo vệ môi trường không chỉ như một yêu cầu tất yếu, cần thiết mà còn phải là một mục tiêu hướng tới. Lẽ đương nhiên, không phải bất cứ sự tăng trưởng kinh tế nào cũng kéo theo sự suy giảm về môi trường. Sự suy giảm này chỉ xảy ra một khi năng lực tải của môi trường bị sự tăng trưởng kinh tế vi phạm. Dưới đây là một số khía cạnh mâu thuẫn trong chiến lược phát triển của các ngành kinh tế trong mối quan hệ với môi trường sinh thái ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới:
1.2.1.1. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế của đất nước cũng như của các ngành, các địa phương đều nhắm vào mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian dài.
Mục tiêu chiến lược mà các ngành, các địa phương đều định hướng vào tăng gấp đôi và hơn nữa GDP trong mỗi thập kỉ phát triển. Điều đó có nghĩa là phải duy trì tốc độ tăng trưởng trong một thời gian dài hàng năm của GDP ở mức độ cao khoảng 8 – 10 % /năm. Nếu như trình độ công nghệ của sản xuất và cơ cấu sản xuất của nền kinh tế không được cải thiện nhiều thì sự tăng trưởng GDP của đất nước cũng có nghĩa là tăng khối lượng tài nguyên khai thác cho sản xuất và tăng lượng chất thải vào môi trường. Kết quả là ô nhiễm môi trường chắc chắn sẽ tăng lên, nhất là khi tốc độ tăng trưởng của sản xuất công nghiệp cao vẫn sẽ là chủ lực và duy trì ở mức độ cao (12 -15 % /năm). Hiện tại tốc độ đổi mới công nghệ trong nền kinh tế quốc dân mới vào khoảng 7 – 10 % /năm. Định hướng chiến lược phát triển khoa học – công nghệ của Việt Nam xác định tốc độ đổi mới công nghệ hàng năm khoảng 10 – 15 % /năm. Điều đó có nghĩa là phải sau 7 – 10 năm nền kinh tế mới đổi mới được công nghệ của mình. Trong khoảng thời gian đó thì môi trường đã phải chịu những tác động hết sức nặng nề.
1.2.1.2. Cơ cấu các ngành sản xuất sẽ chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỉ lệ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Các phương án phát triển được đề xuất ở tầm vĩ mô (cả nước), tầm trung mô (ngành, địa phương) và vi mô (công ty, doanh nghiệp) đều có nét chung nổi bật là tốc độ tăng trưởng cao của sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ thường được xác định khoảng 12 – 15 % /năm so với sản xuất nông nghiệp (thường được xác định khoảng 4 – 6 % /năm). Kết quả là tỉ trọng của sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong GDP có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Sự tăng trưởng cao của các ngành công nghiệp, xây dựng nhất định sẽ dẫn đến các vấn đề môi trường cần quan tâm đặc biệt, bởi lẽ đằng sau mức tăng trưởng của sản xuất công nghiệp tàng ẩn những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Kinh nghiệm quốc tế đã khái quát mối quan hệ giữa tăng trưởng công nghiệp, đô thị hóa và chất lượng môi trường ở các nước đang phát triển như sau:
Tăng khối lượng chất thải và các chất gây ô nhiễm môi trường
Tăng trưởng công nghiệp
Tăng công ăn việc làm
Tăng số dân di cư vào thành thị
Tăng sự hòa trộn công nghiệp –đô thị
Chúng ta có thể thấy rằng, nếu như không có các chính sách, chiến lược phù hợp thì khi định hướng phát triển công nghiệp của Việt Nam nhằm vào các ngành mà đất nước hiện đang có lợi thế so sánh như: công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí, điện năng, chế biến nông, lâm, hải, sản, dệt may, thì sẽ càng thấy rõ những nguy cơ tiềm ẩn lớn dần về ô nhiễm môi trường. Bởi lẽ các ngành công nghiệp nói trên đều thuộc loại danh mục các nguồn lớn nhất gây ô nhiễm môi trường.
Nếu đi sâu vào cơ cấu sản xuất công nghiệp thì có thể dự báo sự tăng nhanh hơn cả về nguồn gây ô nhiễm môi trường ở tốc độ khai thác tài nguyên (than, dầu mỏ…) cao. Chiến lược phát triển dầu khí xác định khai thác giai đoạn 2005 – 2010 đạt sản lượng gấp đôi sản lượng năm 2000, lên tới 25 – 30 triệu tấn /năm. Các chỉ tiêu khai thác than đến năm 2010 được Bộ công nghiệp soạn thảo cũng cho thấy một kế hoạch duy trì tốc độ tăng đáng kể của ngành này.
Bảng dự báo sản xuất than 1996 – 2010 (1000 tấn)
1996 – 2000
2001 - 2005
2006 - 2010
Than nguyên khối
55.879
72.977
78.271
Than hầm lò
17.816
29.929
34.894
Than lộ thiên
38.063
43.049
43.377
Một khía cạnh khác cũng cần phải tính đến trong hoạch định chính sách bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế là cùng với nhịp độ tăng của các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ tiêu dùng chất đốt cho năng lượng sẽ tăng lên đáng kể. Sự tăng lên về tiêu dùng năng lượng than, điện…chắc chắn sẽ thải các chất thải ngày một nhiều hơn và ảnh hưởng tới chất lượng môi trường. Dự báo về nhu cầu than tới năm 2010 của Bộ công nghiệp cho thấy nhu cầu tiêu dùng than mà nên kinh tế năm 2010 cần sẽ tăng gấp đôi so với nhu cầu tiêu dùng của năm 1995, cụ thể là từ 6,89 triệu tấn (1995) lên 12,8 triệu tấn (2010).
Dựa trên cơ sở nhu cầu tiêu dùng nhiên liệu hóa thạch (than, dầu) của các năm, có thể dự báo các dạng khí độc (CO2, SO2…) ảnh hưởng tới chất lượng không khí. Tài liệu dự báo của bộ công nghiệp cho thấy tổng lượng phát thải khí CO2 vào năm 2010 từ sự tiêu dùng năng lượng sẽ tăng gấp 3 lần năm 1999.
Vì vậy, ta có thể thấy từ thực tế Việt Nam những năm qua, chúng ta càng tập trung vào các ngành công nghiệp, xây dựng, nền kinh tế tăng trưởng càng cao thì môi trường sinh thái ngày càng bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Đây chính là một trong những khía cạnh chính của sự đối lập giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.
1.2.1.3. Không chỉ trong công nghiệp và xây dựng, việc phát triển nông nghiệp ở nhiều nước trên thế giới nói chung và ở ngay Việt Nam nói riêng cũng đã và đang gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái.
Thâm canh trong sản xuất nông nghiệp ngày càng sâu rộng sẽ tiếp tục sử dụng ngày càng nhiều chất hóa học vô cơ độc hại và khó phân giải.
Trong cơ cấu GDP của nước ta, giá trị của nông, lâm ngư nghiệp vẫn còn chiếm giữ một tỉ trọng tương đối lớn (khoảng gần ¼). Ở phần lớn các tỉnh và địa phương, tỉ lệ này còn có nơi chiếm tới 50 – 60 %. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỉ trọng của sản xuất nông nghiệp sẽ gắn liền với việc thâm canh ngày càng tăng trong sản xuất nhằm tăng năng suất cây trồng và vật nuôi. Quá trình thâm canh hóa sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục gắn liền với việc tăng cường sử dụng các loại phân vô cơ, thuốc trừ sâu, diệt cỏ. Vào năm 1996, mức sử dụng phân bón hóa học cho một hécta sản xuất nông nghiệp ở nước ta trung bình vào khoảng 120 -150 kg. Đến năm 2000, để đạt sản lượng 30 triệu tấn thóc thì phải tăng mức phân bón hóa học nói trên 3 lần, tức là vào khoảng 200 – 450 kg cho một hécta.
Rõ ràng là nếu không có những chính sách và biện pháp bảo vệ thích hợp và lâu dài thì với sự tăng cường sử dụng các loại phân bón hóa học, các chất vô cơ lâu phân hủy và độc hại thì nguy cơ ô nhiễm môi trường ở tất cả các thành phần môi trường (đất, nước, không khí, đa dạng sinh học…) sẽ ngày càng tăng lên, đe dọa chính sự phát triển bền vững của sản xuất nông nghiệp và sức khỏe con người. Đây chính là một khía cạnh đối lập rất rõ ràng trong mối quan hệ mâu thuẫn biện chứng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái ở nhiều nước trên thế giới và ngay ở Việt Nam.
1.2.1.4. Một số nền kinh tế ở trình độ thấp lại chủ trương tăng trưởng quá nóng, thường thiếu các điều kiện vật chất, tài chính và dễ bỏ qua các nguyên tắc, yêu cầu bảo vệ môi trường. Thậm chí có nước đã chủ trương “hy sinh” môi trường dể đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng nhờ tiết kiệm các khoản chi phí ngân sách cho bảo vệ môi trường.
Ta có thể thấy, lợi ích về kinh tế đã mâu thuẫn với yêu cầu bảo vệ môi trường. Có thể trước mắt, việc cắt giảm ngân sách dành cho bảo vệ môi trường sẽ đem lại những lợi ích kinh tế nhất định, song về lâu dài chính sự suy thoái của môi trường lại là nguyên nhân quan trọng làm giảm tính hấp dẫn của thị trường nước đó và thúc đẩy sự ra đi của các nhà đầu tư nước ngoài, thiệt hại lúc này sẽ vô cùng lớn và trầm trọng đối với nền kinh tế.
1.2.1.5. Phát triển, đặc biệt là phát triển kinh tế là một yêu cầu tất yếu của cuộc sống con người, thế nhưng dù ở trình độ nào thì sự phát triển của con người dù ít hay nhiều đều ảnh hưởng tới môi trường sinh thái thông qua việc khai thác tự nhiên.
Các cộng đồng người có thu nhập thấp do không đủ vốn liếng, thiếu phương tiện, thiết bị phải tự kiếm sống bằng sự khai thác không hợp lí, bóc lột cùng kiệt các tài nguyên thiên nhiên, khai thác bằng các phương pháp thủ công, hiệu quả khai thác thấp là suy thoái môi trường do nghèo nàn và lạc hậu. Việt Nam và nhiều nước đang phát triển và kém phát triển đang phải đối mặt với vấn đề này.
Trái lại, những cộng đồng có kinh tế phát triển, với tư bản lớn, khoa học và công nghệ cao, phá hoại môi trường bằng nền sản xuất lớn, theo chiều sâu, tiêu dùng lãng phí. Đó là nguyên nhân gây suy thoái môi trường do thừa thãi phát triển quá mức cần thiết.
Sự thống nhất.
Phát triển kinh tế và vảo vệ môi trường sinh thái là hai mặt đối lập trong mâu thuẫn biện chứng giữa chúng. Trong mối quan hệ này sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, là sự tác động ngang nhau của chúng. Sự phát triển, cụ thể là sự phát triển kinh tế của con người đã gây ra nhiều tác động đối với môi trường sinh thái.Tuy nhiên, trong mối quan hệ mâu thuẫn biện chứng với phát triển kinh tế, đến lượt mình, môi trường lại tác động trở lại nền kinh tế của con người theo hai hướng trái ngược nhau.
Chiều tiêu cực:
Môi trường là xuất phát điểm quan trọng cho việc hình thành các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước, cũng như cho việc triển khai các hoạt động kinh tế trên thực tế, đồng thời bất cứ nền kinh tế nào vận hành trên các nguyên tắc và thể chế không được thiết kế nhằm khuyến khích và định hướng hành vi, thái độ ứng xử của cá nhân và tập thể người sản xuất cũng như người tiêu dùng, ở cả cấp vĩ mô và vi mô, cũng gây tác động xấu đến môi trường. Hơn nữa, khi đó những lợi ích kinh tế ban đầu thu được từ việc khai thác và sử dụng bừa bãi thiên nhiên sẽ không bù lại được những chi phí đắt đỏ và tổn thất to lớn mà mà con người phải hứng chịu về sau trong quá trình khôi phục môi trường, hay để thích hợp hơn trong một môi trường mới đã bị biến dạng, bị xuống cấp bởi chính bàn tay con người.
Với những hoạt động mang tính tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu, nghiêm trọng tới môi trường sinh thái, con người hay chính sự phát triển bền vững của nền kinh tế của con người đang bị môi trường tác động trở lại ngày càng rõ rệt hơn. Bảng thống kê dưới đây cho thấy một số ví dụ về về sự thiệt hại kinh tế do hủy hoại môi trường tại một số nước đang phát triển. Qua đó có thể thấy rằng vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển là nghiêm trọng. Những con số đưa ra ở đây là không đầy đủ, bởi nó không đưa ra những con số tương tự ở các nước công nghiệp phát triển để có thể so sánh được, nhưng cũng có thể thấy rằng các nước đang phát triển chắc chắn bị thiệt hại lớn về kinh tế do suy giảm môi trường.
Phí tổn kinh tế do suy giảm môi trường ở một số nước đang
phát triển
Quốc gia
Sự thiệt hại môi trường
Năm
%GNP
Burkina Faso
Thất thu trong chăn nuôi, trồng trọt sản xuất nhiên liệu (củi) do bị giảm diện tích đất trồng.
1988
8,8
Costa Rica
Hủy diệt nguồn cá ven biển, nạn phá rừng và xói mòn đất.
1989
7,7
Etiopia
Tác động của nạn phá rừng lên việc cung cấp củi và sản lượng mùa màng.
1983
6-9
Indonesia
Xói mòn đất và nạn phá rừng.
1984
4,0
Madagascar
Cháy rừng và xói mòn đất.
1988
5 -15
Malavi
Phá rừng và xói mòn đất.
1988
2,8-15,2
Mali
Tác động của xói mòn đất lên sản lượng mùa màng.
1988
0,9 -12,5
Nigeria
Suy giảm chất lượng đất, phá rừng ô nhiễm nguồn nước và những xói mòn khác.
1989
17,4
Philippines
Hủy diệt nguồn cá ven biển, phá rừng, xói mòn đất.
1989
4,0
Trên quy mô toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng thì con người và sự phát triển bền vững của con người đang bị đe dọa bởi những tác động trở lại của môi trường như sau :
- Suy giảm về trữ lượng và chất lượng của tài nguyên thiên nhiên có nghĩa cơ bản đối với cuộc sống của con người như: đất, nước, rừng, thủy sản, khoáng sản và các dạng tài nguyên năng lượng. Sự suy thoái này có trong các thập kỉ đầu của thế kỉ XXI có khả năng dẫn tới tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng về lương thực cho nhân loại. Đặc biệt trong khi chủ trương của đa số các nước hiện nay, trong đó có Việt Nam là thay đổi cơ cấu của nền kinh tế theo xu hướng tăng tỉ trọng của công nghiệp và dịch vụ, giảm thiểu tỉ trọng của nông nghiệp thì nguy cơ trên càng rõ ràng hơn. Dân số thế giới đang tiếp tục tăng lên với tốc độ khoảng 1,7 % /năm, trong khi đó tốc độ tăng trưởng của lương thực chỉ khoảng 1% /năm.
- Ô nhiễm môi trường sống của con người với tốc độ nhanh và phạm vi lớn hơn trước. Không khí, nước, đất tại các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất và ngay cả ở vùng nông thôn, vùng sản xuất nông nghiệp, vùng ven biển, đại dương ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đời sống của con người cũng như sự sinh tồn và phát triển của các sinh vật khác trên trái đất.
- Hiện tượng khí hậu nóng lên toàn cầu do hiệu ứng nhà kính làm băng tan và mực nước biển sẽ dâng lên, khí CFC đang làm thủng tầng ozone bảo vệ con người khỏi tác động nguy hiểm của bức xạ vũ trụ. Hậu quả là hiện nay tỉ lệ người bị các bệnh ung thư đang tăng lên thấy rõ ở nhiều nước.
- Các vấn đề xã hội cấp bách là nạn nghèo đói đang lan tràn tại các nước chậm phát triển, nạn thất nghiệp đang đe dọa nhiều nước trên thế giới kể cả những nước phát triển nhất, sự cách biệt về thu nhập và mức sống giữa các quốc gia, cũng như giữa các nhóm người khác nhau trong cùng một nước.
Chiều tích cực:
Nguy cơ hủy hoại môi trường và sự tác động tiêu cực trở lại của
môi trường là một khía cạnh đặc biệt quan trọng trong chính sách phát triển bền vững. Nhưng tác động và ảnh hưởng của môi trường trở lai phát triển kinh tế không chỉ dừng lại ở đó. Còn có một mặt khác của vấn đề mà hiện nay ít được đề cập. Sự quan tâm về môi trường và nhận thức bảo vệ môi trường đã tạo ra khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo thêm nhiêu công ăn việc làm thông qua quá trình chuyển đổi cơ cấu công nghệ và kĩ thuật có xem xét dưới góc độ môi trường, thông qua hình các ngành công nghiệp mới – công nghiệp bảo vệ môi trường cũng như ngành dịch vụ môi trường.
Thực trạng phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong thời gian qua.
Theo dự báo của Ngân hàng thế giới thì chỉ với mức tăng GDP của nền kinh tế Việt Nam như những năm qua (khoảng 8% /năm ) thì mức độ ô nhiễm môi trường vào năm 2020 có thể gấp 4 – 5 lần mức ô nhiễm năm 2000. Các chuyên gia của Ngân hàng thế giới cũng ước đoán rằng nếu không có những biện pháp ngăn ngừa bảo vệ thích hợp thì ô nhiễm công nghiệp ở Việt Nam trong thời kì 2000 – 2010 sẽ tăng với chỉ số 3,8, tương đương 14% tăng trưởng kinh tế. Tổn thất kinh tế do ô nhiễm công nghiệp tác động tới sức khỏe của con người ước tính khoảng 0,3 % GDP của đất nước vào năm 2000 và tới năm 2010 sẽ tăng lên tới 12%. Nếu tính gộp cả các giá trị hưởng thụ bị mất đi, sự mất mát đa dạng sinh học… thì tỉ lệ này còn lớn hơn gấp bội. Kinh nghiệm phát triển kinh tế của thế giới cho thấy rằng: tính trung bình trong 10 năm, nếu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nước châu Á tăng lên 2 lần thì mức độ ô nhiễm tăng lên 5 lần, tỉ lệ này ở Việt Nam ước tính cũng tương tự. Việc bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Nhìn chung môi trường ở nước ta vẫn tiếp tục bị ô nhiễm và suy thoái, có nơi nghiêm trọng. Việc thi hành pháp luật bảo vệ môi trường chưa nghiêm minh: nhận thức tự giác bảo vệ và giữ gìn môi trường công cộng chưa trở thanh thói quen trong cách sống của đại bộ phận dân cư.
2.1. Có thể tóm tắt các hoạt động kinh tế đã và đang gây suy thoái tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường ở Việt Nam gồm:
2.1.1. Khai thác tài nguyên thiên nhiên không hợp lí.
Khai thác lâm nghiệp không hợp lí: gỗ, săn bắn, sản phẩm rừng…
Mở rộng diện tích đất nông nghiệp vào hệ sinh thái rừng, đất ngập nước…
Tiếp tục du canh du cư và canh tác nương rẫy.
Phát triển cây công nghiệp (cà phê, cao su, bông, chè…) vào đất rừng.
Tiếp tục dể hoang đất trống, đồi núi trọc.
Khai thác bừa bãi động vật hoang dã, tiếp tục buôn bán các loài thú quí hiếm.
Sử dụng chất nổ, chất độc, điện để đánh bắt thủy sản.
Khai thác nước ngầm không đúng kĩ thuật.
2.1.2. Sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội không bền vững.
Xây dựng các đập nước không đánh giá tác động của môi trường.
Quy hoạch dân số và kế hoạch hóa gia đình chưa đạt yêu cầu cân bằng, ổn định.
Tiếp tục khai thác gỗ củi ở rừng tự nhiên để đun nấu.
Khai hoang vòa đất ngập nước, rừng ngập mặn để nuôi tôm, nuôi cá.
Khai thác quá mức tài nguyên thủy sản trong các khu vực nước ngọt và ven biển.
Khai thác bừa bãi các rạn san hô làm vôi, bán làm kỉ niệm.
Thâm canh nông nghiệp theo hướng tăng thuốc trừ sâu, phân hóa học.
Nhập các giống cây trồng, vật nuôi mới từ nước ngoài, bỏ qua ưu thế của cây trồng, vật nuôi truyền thống của địa phương.
Chưa thực hiện nghiêm túc việc đánh giá tác động môi trường của các hoạt động tưới tiêu thủy lợi.
Còn bỏ sót đánh giá tác động môi trường cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Chưa kiểm soát được di dân tự do.
Thực hiện chưa đầy đủ các công ước về bảo vệ môi trường đã kí.
Chưa kiểm soát chặt chẽ các hoạt động xuất nhập khẩu liên quan đến bảo vệ môi trường.
Ô nhiễm môi trường đang gia tăng bởi:
Các nhà máy thiếu bộ phận xử lí chất thải (nước, khí, rác…), chưa có công nghệ tái sử dụng chất thải.
Không tiết kiệm khi khai thác quặng không quy hoach bãi thải.
Các chất thải từ các đô thị và khu công nghiệp, đặc biệt là các chất thải độc hại, không được quản lí chặt chẽ.
Chưa kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn của các phương tiện giao thông, sân bay, cầu cảng…
Không quản lí tốt môi trường khu du lịch, thể thao, nghỉ ngơi, giải trí.
Tiếp tục dùng than kém chất lượng để đun nấu.
Quy hoạch địa điểm và mặt bằng nhiều khu công nghiệp (cũ và mới) chưa hợp lí.
2.1.4. Các rủi ro và thảm họa môi trường xảy ra ngày một nhiều bởi:
- Khai t._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- T0453.doc