Qui luật mâu thuẫn trong phép biện chứng duy vật với việc phân tích hệ thống mâu thuẫn của Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

I. ĐặT VấN Đề Đại hội lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam là sự kiện trọng đại trong đời sống chính trị của nhân dân ta. Đại hội đã tổng kết tình hình mọi mặt của đất nước, rút ra những bài học kinh nghiệm, đề ra những quyết sách lớn nhằm làm chuyển biến tình hình, đưa đất nước vượt qua khó khăn, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Một trong những quyết sách đó là chuyển đổi nền kinh tế đất nước từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghiã. Chuyển

doc17 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Qui luật mâu thuẫn trong phép biện chứng duy vật với việc phân tích hệ thống mâu thuẫn của Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nền kinh tế từ hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung - quan liêu - bao cấp sang phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là nội dung, bản chất và đặc điểm khái quát nhất đối với nền kinh tế nước ta trong hiện tại và tương lai. Trải qua mười lăm năm thăng trầm và biến động, nền kinh tế Việt Nam cũng đã tồn tại và phát sinh nhiều mâu thuẫn. Nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, kiên định trong việc lựa chọn lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm “kim chỉ nam” cho mọi hành động đã từng bước giải quyết được những mâu thuẫn này, đồng thời lại có kế hoạch, phương hướng giải quyết những mâu thuẫn mới nảy sinh. Vì thế, dân tộc ta đã từng bước thu được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt, kinh tế thoát khỏi khủng hoảng triền miên hàng chục năm và bước đầu thời kỳ phát triển toàn diện và tăng trưởng liên tục. Tuy nhiên, cũng cần phải phân tích sâu thêm bản chất, đặc điểm đã được khái quát nói trên, để có thể hiểu rõ và thống nhất hơn trong nhận thức và hành động. Hiện nay đứng trước ngưỡng cửa thế kỷ 21 với nhiều thời cơ và thách thức. Góp phần cùng Đảng và Nhà nước đưa nền kinh tế phát triển, khẳng định vị trí của Việt Nam trên thế giới thì nhiệm vụ đặt ra cho mỗi người dân Việt Nam nói chung, sinh viên kinh tế nói riêng là phải hiểu rõ nắm bắt được nguồn gốc bên trong của sự vận động và phát triển của nền kinh tế nước nhà. Do vậy em xin chọn đề tài:"Qui luật mâu thuẫn trong phép biện chứng duy vật với việc phân tích hệ thống mâu thuẫn của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam" cũng là để phát triển tư duy triết học, tập sự làm một công trình khoa học nhỏ, đồng thời làm quen với phương pháp học ở bậc đại học, làm bài viết của mình. II. GIảI QUYếT VấN Đề 1)Nội dung của qui luật mâu thuẫn: Qui luật mâu thuẫn là hạt nhân của phép biện chứng, nó vạch ra nguồn gốc bên trong của sự vận động và phát triển. Nắm vững được nội dung của qui luật này sẽ giúp chúng ta hình thành tư duy khoa học, biết khám phá bản chất của các sự vật và giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh thúc đẩy sự vật phát triển. Qui luật mâu thuẫn có 3 nội dung. Nhưng để hiểu được nội dung qui luật, trước hết cần nắm được khái niệm “mặt đối lập”. Khái niệm này trong qui luật mâu thuẫn là sự khái quát những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng... trái ngược nhau trong một chỉnh thể làm nên sự vật và hiện tượng. Ví dụ: điện tích âm và điện tích dương trong nguyên tử, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học v.v... Cũng không nên nhầm lẫn mặt đối lập với mâu thuẫn. Mỗi mâu thuẫn phải có hai mặt đối lập, nhưng không phải bất kỳ mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn, những mặt này phải đối lập với nhau nhưng lại liên hệ ràng buộc nhau mới tạo thành mâu thuẫn. Nội dung qui luật: -Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến: Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng, mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới đều tồn tại mâu thuẫn bên trong. Mâu thuẫn chẳng những là một hiện tượng khách quan, mà còn là hiện tượng phổ biến. Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi sự vật và hiện tượng của giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy của con người. Chẳng những mâu thuẫn tồn tại phổ biến ở mọi sự vật, hiện tượng mà còn tồn tại phổ biến trong suốt quá trình phát triển của chúng. Không có một sự vật, hiện tượng nào lại không có mâu thuẫn và không có một giai đoạn nào trong sự phát triển của mỗi sự vật, hiện tượng lại không có mâu thuẫn. Mâu thuẫn này mất đi, thì mâu thuẫn khác lại hình thành. Để chứng minh tính khách quan và phổ biến của mâu thuẫn, Ăng-ghen chỉ ra rằng, ngay hình thức vận động giản đơn nhất của vật chất-vận động cơ học đã là một mâu thuẫn. Sở dĩ sự di động một cách máy móc và đơn giản ấy có thể thực hiện được chỉ là vì, một vật trong cùng một lúc vừalà ở nơi này lại vừa ở nơi khác, vừa ở trong cùng một chỗ duy nhất lại vừa không ở chỗ đó. Tất nhiên sự tồn tại của vật chất ở những hình thức vận động cao hơn lại càng bao hàm mâu thuẫn. Ăng-ghen viết:”Nếu bản thân sự di động một cách máy móc đơn giản đã chứa đựng mâu thuẫn,thì tất nhiên những hình thức vận động cao hơn của vật chất và đặc biệt là sự sống hữu cơ và sự phát triển của sự sống hữu cơ đó lại càng phải chứa đựng mâu thuẫn, như vậy... Sự sống trước hết chính là ở chỗ một sinh vật trong mỗi lúc vừa là nó nhưng vừa lại là một cái khác. Như vậy sự sống cũng là một mâu thuẫn tồn tại trong bản thân các sự vật và các quá trình, tự đề ra và tự giải quyết không ngừng, và khi mâu thuẫn đã hết thì sự sống cũng không còn nữa vì cái chết xảy đến. Cũng như chúng ta đã thấy rằng trong lĩnh vực tư duy cũng vậy, chúng ta không thể thoát khỏi mâu thuẫn; chẳng hạn như năng khiếu nhận thức vô tận ở bên trong của con người với sự tồn tại thực tế của năng khiếu ấy trong những con ngưòi bị hạn chế bởi hoàn cảnh bên ngoài, và bị hạn chế trong những năng khiếu nhận thức, - mâu thuẫn này được giải quyết trong sự nối tiếp của các thế hệ, sự nối tiếp đó ít ra đối với chúng ta, thực tế cũng là vô tận, - và được giải quyết trong sự vận động đi lên vô tận”. - Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập: Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau. Trong một mâu thuẫn, có quan hệ thống nhất với nhau. Khái niệm “thống nhất” trong qui luật mâu thuẫn có nghĩa là hai mặt đối lập liên hệ với nhau, ràng buộc nhau và qui định lẫn nhau, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại của mình. Ví dụ: Trong sinh vật, hai mặt đối lập đồng hoá và dị hoá thống nhất với nhau, nếu chỉ là một quá trình thì sinh vật sẽ chết v.v... Lê-nin viết: “ Sự thống nhất của các mặt đối lập, đó là sự thừa nhận những khuynh hướng mâu thuẫn, bài trừ lẫn nhau, đối lập, trong tất cả các hiện tượng và quá trình của giới tự nhiên ... Phép biện chứng còn vạch ra rằng những mặt đối lập làm thế nào mà có thể chuyển hoá lẫn nhau, - trong những điều kiện nào chúng là đồng nhất, bằng cách chuyển hoá lẫn nhau - tại sao lý trí con người không nên xem những mặt đối lập ấy là chết, cứng đờ, mà là sinh động, có điều kiện, năng động, chuyển hoá lẫn nhau”. Như vậy, theo quan điểm của phép biện chứng, sự đồng nhất không tách rời với sự khác nhau, sự đối lập. Mỗi sự vật vừa là bản thân nó, vừa là một cái khác với bản thân nó. Trong sự đồng nhất đã bao hàm sự khác nhau, sự đối lập. Trong một mâu thuẫn, sự thống nhất của các mặt đối lập không tách rời sự đấu tranh giữa chúng. Bởi vì, đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập. Hai mặt đối lập này không nằm yên bên nhau, mà chúng luôn đấu tranh với nhau. Khái niệm “ đấu tranh” giữa các mặt đối lập trong qui luật mâu thuẫn có nghĩa là các mặt đối bài trừ nhau, phủ định nhau. Sự bài trừ, phủ định nhau trong thế giới vật chất được thể hiện dưới những dạng rất khác nhau. Ví dụ: Sự đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản được diễn ra dưới dạng xung đột với nhau về mọi mặt rất gay gắt và quyết liệt chỉ có thể thông qua cách mạng xã hội bằng nhiều hình thức, kể cả bạo lực mới giải quyết được mâu thuẫn này một cách căn bản. Sự đấu tranh giữa hai mặt đồng hoá và dị hoá, sức hút và sức đẩy, vi phân và tích phân v.v... thì lại diễn ra dưới dạng tác động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau v.v... Sự đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình phức tạp. Quá trình ấy có thể chia ra từng giai đoạn. Mỗi giai đoạn lại có những đặc điểm riêng của nó. Khi mới xuất hiện mâu thuẫn thường được biểu hiện ở sự khác nhau của hai mặt. Song không phải bất cứ sự khác nhau nào của các mặt cũng là mâu thuẫn. Chỉ có hai mặt khác nhau nào liên hệ hữu cơ với nhau trong một chỉnh thể và có khuynh hướng phát triển trái ngược nhau, thì mới hình thành bước đầu của mâu thuẫn. Trong quá trình phát triển của mâu thuẫn sự khác nhau đó biến thành sự đối lập. Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt, nếu có điều kiện chín muồi thì hai mặt đối lập sẽ chuyển hoá lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Kết quả là sự thống nhất của hai mặt đối lập cũ bị phá hủy, sự thống nhất của hai mặt đối lập mới được hình thành cùng với mâu thuẫn mới. Mâu thuẫn mới này lại triển khai, phát triển và lại được giải quyết làm cho sự vật mới luôn luôn xuất hiện thay thế sự vật cũ. Sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập đã làm cho các sự vật không thể tồn tại một cách vĩnh viễn. Vì thế, đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, là động lực bên trong của mọi sự vận động và phát triển. Với ý nghĩa đó Lê-nin viết: “ Phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”. Bất cứ sự thống nhất của các mặt đối lập cụ thể nào cũng đều có tính chất tạm thời, tương đối, nghĩa nó tồn tại trong trạng thái đứng yên tương đối của các sự vật và hiện tượng. Còn sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là có tính chất tuyệt đối, nghĩa là nó phá vỡ sự ổn định dẫn đến sự chuyển hoá về vật chất của các sự vật và hiện tượng. Tính tuyệt đối của đấu tranh giữa các mặt đối lập gắn liền với sự tự thân vận động, tự thân phát triển diễn ra không ngừng của các sự vật và hiện tượng trong thế giới vật chất. Về mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, Lê-nin viết:”Sự thống nhất của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối”. -Sự chuyển hóa của các mặt đối lập: Về sự chuyển hóa của các mặt đối lập Lê-nin viết:”Không phải chỉ là sự thống nhất của các mặt đối lập, mà còn là những chuyển hóa của mỗi qui định, chất, đặc trưng, mặt thuộc tính sang mỗi cái khác” Do đó, ta không nên hiểu sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập một cách đơn giản, máy móc, chỉ căn cứ vào hình thức bên ngoài, chỉ nói về sự chuyển hóa của chúng. Sự vật và hiện tượng trong thế giới là muôn hình muôn vẻ, nên sự chuyển hóa của các mặt đối lập cũng rất khác nhau. Ăng-ghen đã khái quát rằng, những mặt đối lập của mâu thuẫn “thông qua sự đấu tranh thường xuyên của chúng từ mặt đối lập này thành một đối lập kia, hoặc lên những hình thức cao hơn, đã qui định sự sống của giới tự nhiên”. Như vậy phải căn cứ vào từng sự vật mà phân tích sự chuyển hoá của các mặt đối lập. ý kiến của Ăng-ghen có nghĩa là hai mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau, hoặc cả hai chuyển thành những chất mới. 2)Bản chất, đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nền kinh tế ở nước ta hiện nay: “Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước” [ Văn kiện đại hội VII (trang 21) ] Vậy kinh tế hàng hóa là gì ? Kinh tế hàng hóa là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội mà trong đó hình thái phổ biến của sản xuất là sản xuất ra sản phẩm để bán, để trao đổi trên thị trường. Và kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa trong đó thị trường là một quá trình mà người bán và người mua tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và sản lượng. Thông thường kinh tế thị trường phải trải qua ba giai đoạn phát triển. Giai đoạn thứ nhất, là giai đoạn chuyển từ nền kinh tế hàng hóa giản đơn sang kinh tế thị trường. Giai đoạn thứ hai, là giai đoạn phát triển kinh tế thị trường tự do, nhà nước không can thiệp vào hoạt động kinh tế. Giai đoạn thứ ba, là giai đoạn kinh tế thị trường hiện đại. Đặc trưng của giai đoạn này là nhà nước can thiệp vào kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu kinh tế với nước ngoài. Như vậy, nền kinh tế nước ta đã không trải qua giai đoạn kinh tế hàng hóa giản đơn và giai đoạn kinh tế thị trường tự do, mà đi thẳng vào phát triển kinh tế thị trường hiện đại. Đó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa một nền kinh tế thị trường hiện đại với tính chất xã hội hiện đại (xã hội xã hội chủ nghĩa). Nhà nước ta quản lý thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có nghĩa là nhà nước tham gia vào quá trình kinh tế thông qua việc xây dựng các hình thức sở hữu nhà nước, các chương trình khuyến khích đầu tư và tiêu dùng, cùng với việc sử dụng các công cụ kinh tế như tài chính, tín dụng, tiền tệ... để điều tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Sự phối hợp giữa chính phủ và thị trường trong một nền kinh tế hỗn hợp nhằm bảo đảm sự phát triển có hiệu quả, cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh. Nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế hỗn hợp nhiều thành phần với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong một số lĩnh vực, một số khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nền kinh tế hàng hoá, nền kinh tế thị trường phải là một nền kinh tế đa thành phần, đa hình thức sở hữu. Thế nhưng, nền kinh tế thị trường mà chúng ta sẽ xây dựng là nền kinh tế thị trường hiện đại cho nên cần có sự tham gia bởi “bàn tay hữu hình” của nhà nước trong việc điều tiết, quản lý nền kinh tế đó. Đồng thời, chính nó sẽ bảo đảm sự định hướng phát triển của nền kinh tế thị trường. Sự quản lý, điều tiết, định hướng phát triển nền kinh tế thị trường của nhà nước là thông qua các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô và vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước. Kinh tế nhà nước phải nắm giữ vai trò chủ đạo ở một số lĩnh vực then chốt, có ý nghĩa là “ đài chỉ huy “ , là “ mạch máu” của nền kinh tế. Cùng với việc nhấn mạnh vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, cần coi trọng vai trò của khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế hỗn hợp, đặt chúng trong mối quan hệ gắn bó, hữu cơ, thống nhất, không tách rời, biệt lập. Cơ chế vận hành của nền kinh tế được thực hiện thông qua cơ chế thị trường với sự tham gia quản lý, điều tiết của Nhà nước tức là mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh trong nền kinh tế được thực hiện thông qua thị trường. Các quy luật của kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường sẽ chi phối các hoạt động kinh tế. Quy luật giá trị quy định mục đích theo đuổi trong hoạt động kinh tế và lợi nhuận, quy định sự phân bố các nguồn lực vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh khác nhau, đồng thời đặt các chủ thể kinh tế trong một cuộc cạnh tranh quyết liệt. Thông qua các công cụ, chính sách kinh tế vĩ mô, cùng với việc sử dụng các lực lượng kinh tế nhà nước, Nhà nước tác động lên mối quan hệ tổng cung - tổng cầu thực hiện sự điều tiết nền kinh tế thị trường. Như vậy, cơ chế hoạt động của nền kinh tế là: thị trường điều tiết nền kinh tế, Nhà nước điều tiết thị trường và mối quan hệ Nhà nước - thị trường - các chủ thể kinh tế là mối quan hệ hữu cơ thống nhất. 3) Hệ thống mâu thuẫn của nền kinh tế nước ta: Mâu thuẫn là động lực của mọi sự vận động và phát triển. Do vậy, trong hệ thống thống nhất của nền kinh tế thị trường nói chung chứa đựng những sự đối lập, những khuynh hướng trái ngược nhau, một mặt bài trừ, phủ định lẫn nhau, cạnh tranh với nhau, mặt khác chúng thống nhất với nhau, thâm nhập nương tựa vào nhau để tồn tại và phát triển thông qua hợp tác, cạnh tranh, liên doanh và liên kết. Đặc biệt là nền kinh tế thị trường ở Việt Nam do không trải qua hai giai đoạn đầu của sự phát triển mà đi thẳng sang giai đoạn thứ ba nên càng phát sinh nhiều mâu thuẫn, đòi hỏi cần giải quyết. 3.1 Mâu thuẫn giữa tính tự phát vốn có của sự phát triển kinh tế thị trường nói chung với sự phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta: Tuy nền kinh tế nước ta đang ở giai đoạn phát triển cao nhất của nền kinh tế thị trường nhưng trong nó vẫn bao hàm hai giai đoạn đầu của sự phát triển. Biểu hiện qua mâu thuẫn giữa tính tự phát của sự phát triển kinh tế thị trường với sự phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thông qua bản chất và vai trò quản lý của nhà nước. Tính tự phát của nền kinh tế thị trường là sự phát triển kinh tế diễn ra theo tinh thần tự do, không chịu sự quản lý của nhà nước. Dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh, xuất hiện sự thôn tính của các công ty lớn đối với các công ty nhỏ, làm thay đổi mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế, quyền lực của nhà nước bị lấn át. Nó còn đẻ ra sự phân phối không công bằng là giàu nghèo ngày càng cách biệt. Điều này, một mặt kìm hãm sự phát triển kinh tế của đất nước, mặt khác sẽ làm nảy nòi ra chủ nghĩa tư bản. Do vậy đòi hỏi nhà nước ta cần phải có những biện pháp khắc phục tình trạng trên. Cụ thể là tham gia vào nền kinh tế ở trong nước, hướng sự phát triển thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mâu thuẫn xuất hiện, đòi hỏi cần phải giải quyết. Hai mặt đối lập của mâu thuẫn không nằm yên bên nhau mà chúng luôn đấu tranh với nhau ở một chỉnh thể xã hội nói chung và nền kinh tế nước ta nói riêng. Sự đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình phức tạp. Cụ thể, sự đấu tranh đó biểu hiện rõ ở việc nhà nước tổ chức lại nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa: Thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Xác lập, củng cố và nâng cao địa vị làm chủ của người lao động trong nền sản xuất xã hội; thực hiện công bằng xã hội ngày càng tốt hơn; bảo đảm công bằng về cơ hội cho mọi người dân tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển. Kết hợp chặt chẽ thị trường và kế hoạch, có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Chẳng hạn “chúng ta đã vận dụng đúng đắn quy luật lưu thông tiền tệ của Mác để chấm dứt lạm phát phi mã từ năm 1989 và hiện nay vẫn dùng quy luật này để kích cầu và điều chỉnh giá thóc gạo có lợi cho người nông dân, tránh tình trạng một bộ phận tư thương lợi dụng để chia đôi chênh lệch giá chợ – giá sàn ở những điểm thu mua có tiêu cực” [Tạp chí Cộng sản, trang 24, số 19 (10 – 1998) ]. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường do hoạt động của các qui luật kinh tế là khách quan nên hành vi của con người trong vận dụng còn nhiều tự phát, khó nắm bắt được các nhu cầu của xã hội v.v... Và sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là có tính chất tuyệt đối, nghĩa là nó phá vỡ sự ổn định dẫn đến sự chuyển hóa về vật chất của các sự vật và hiện tượng. Vì thế, nền kinh tế thị trường sẽ có xu hướng tự do hóa nếu không có sự can thiệp kịp thời, đúng đắn của nhà nước. Còn thành phần kinh tế Nhà nước phải vươn lên tự khẳng định mình, giữ vai trò chủ đạo, dần dần chi phối toàn bộ xu hướng vận động của nền kinh tế. 3.2 Mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế: Thành phần kinh tế là một loại hình quan hệ sản xuất xác định có mối liên hệ chặt chẽ với một lực lượng sản xuất nhất định đã ra đời, nhưng chưa phát triển tới độ bao trùm và thống trị tuyệt đối trong nền kinh tế hoặc đang bị thủ tiêu dần, không còn đủ tư cách là một phương thức sản xuất hoàn chỉnh. Nghĩa là, thành phần kinh tế phản ánh mối quan hệ chặt chẽ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, đặc trưng cho một kiểu tổ chức hoạt động kinh tế hướng tới việc thực hiện một phương thức sản xuất nhất định hoặc là đang nảy sinh, hoặc là đang bị thủ tiêu dần. Tính chất nhiều thành phần kinh tế là nét đặc trưng có tính qui luật của nền kinh tế quá độ là thời kỳ chuyển tiếp từ sự thống trị của phương thức sản xuất cũ sang sự thống trị của phương thức sản xuất mới cao hơn. Các thành phần kinh tế ở nước ta luôn luôn vận động, phát triển trong mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau trong cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất, trên cơ sở vừa hợp tác vừa bổ sung cho nhau, vừa cạnh tranh với nhau trong nền kinh tế thị trường và bình đẳng trước pháp luật. Trong quá trình đó, các thành phần kinh tế luôn chuyển dịch không ngừng và chuyển hóa lẫn nhau. Nước ta có năm thành phần kinh tế đó là: thành phần kinh tế Nhà nước, thành phần kinh tế hợp tác, thành phần kinh tế tư bản nhà nước, thành phần kinh tế cá thể và thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Các thành phần kinh tế này đều không nguyên dạng, ít nhiều có những tính chất mới. Kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác chưa thể hiện đầy đủ tính chất xã hội chủ nghĩa. Kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể không còn giữ nguyên bản chất riêng của mình giống như nó trong xã hội cũ vì chúng chịu sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Do vậy, xuất hiện mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế trong nước thể hiện: ở những mâu thuẫn giữa công hữu và tư hữu; giữa tư nhân với tập thể, với nhà nước; giữa xu hướng tư bản chủ nghĩa và chủ nghĩa xã hội. Cụ thể, trong thành phần kinh tế tư bản tư nhân, việc sản xuất kinh doanh của nhà tư bản không phải chỉ dựa trên những yếu tố sản xuất thuộc quyền sở hữu của họ, mà còn phải sử dụng những yếu tố sản xuất thuộc quyền sở hữu nhà nước như năng lượng, nguyên liệu, phương tiện vận tải, hệ thống thông tin... Đồng thời, các thành phần kinh tế tư nhân còn có thể liên doanh, góp vốn cùng kinh doanh với các doanh nghiệp nhà nước và các hợp tác xã. Các doanh nghiệp nhà nước tuy có vai trò rất quan trọng, nhưng cũng chỉ là một bộ phận hợp thành nền kinh tế quốc dân, nên việc sản xuất lưu thông hàng hóa của nó không thể chỉ dựa vào những yếu tố kinh tế trong thành phần kinh tế nhà nước, mà còn phải sử dụng những yếu tố kinh tế thuộc quyền sở hữu của các thành phần kinh tế tư nhân: “Thực tế cho thấy các doanh nghiệp nhà nước chế biến nông lâm - thuỷ sản ở nước ta hiện nay chủ yếu dựa vào nguồn nguyên liệu do những người sản xuất nhỏ cá thể trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản sản xuất ra”[Tạp chí cộng sản, trang 39, số 4(2-2001)]. Chính từ lý luận và thực tiễn trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, ta có thể thấy các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất vốn có bản chất riêng. Vì vậy, trong hoạt động sản xuất kinh doanh chúng vừa có khuynh hướng đối lập nhau lại vừa liên hệ ràng buộc nhau, do đó tạo thành mâu thuẫn. Và giữa chúng luôn có sự đấu tranh không ngừng, thông qua đó sẽ có sự chuyển hóa từ mặt đối lập này thành mặt đối lập kia, nhưng ở hình thức cao hơn. Trong đó, sở hữu nhà nước sẽ dần vươn lên chiếm ưu thế trở thành nền tảng vững chắc cho chế độ xã hội mới. Trong quá trình chuyển biến nền kinh tế nhiều thành phần, thành nền kinh tế xã hội chủ nghĩa như hiện nay thì những mâu thuẫn nói trên lại càng thể hiện rõ ràng. Cụ thể là trong nền kinh tế quá độ, tuy kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế tập thể làm nền tảng cho sự phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng hiện tại kinh tế tư bản nhà nước lại là khâu trung gian để chuyển sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đây là một mâu thuẫn, kinh tế nhà nước và kinh tế tư bản nhà nước vừa có xu hướng đối lập nhau, lại vừa không thể tách rời nhau trong hoàn cảnh kinh tế nước ta hiện nay. Và vì có mâu thuẫn nên phải có đấu tranh. Như đã nói ở trên, thành phần kinh tế tư bản nhà nước có vai trò quan trọng như vậy nên chúng ta phải phát triển thành phần này theo định hướng xã hội chủ nghĩa. “Bằng mọi cách, chúng ta phải phấn đấu nâng dần tỷ lệ góp vốn của nhà nước vào các doanh nghiệp liên doanh giữa nhà nước với các nhà tư bản nước ngoài, tư bản trong nước, từ đó dẫn đến quan hệ quản lý và quan hệ phân phối xã hội ngày càng chiếm ưu thế.”[Tạp chí cộng sản, trang 40, số4(2-2001)]. Quá trình đấu tranh trên cũng là quá trình đấu tranh giữa xu hướng tư bản chủ nghĩa với chủ nghĩa xã hội. Đã có sự đấu tranh thì tất yếu phải có sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập. Sự chuyển hóa sẽ diễn ra khi mà đến một lúc nào đó các thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ vì lợi ích thiết thân của mình và nhu cầu phát triển của đất nước từng bước tự nguyện đi vào làm ăn trong các tổ chức kinh tế hợp tác xã dưới sự hướng dẫn của nhà nước. Tóm lại, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội các thành phần kinh tế vừa bổ sung cho nhau, vừa cạnh tranh với nhau, đồng thời cũng là những bộ phận hợp thành nền kinh tế ở nước ta. Do vậy ở thời điểm hiện nay giữa chúng sẽ không ngừng xuất hiện mâu thuẫn, mâu thuẫn cũ mất đi mâu thuẫn mới lại hình thành. Giải quyết được mâu thuẫn này sẽ là nguồn gốc, là động lực cho sự phát triển, vận động đi lên của nền kinh tế trong nước. 3.3 Mâu thuẫn giữa mặt tích cực và tiêu cực của nền kinh tế thị trường: Những thành tựu đạt được sau hơn mười lăm năm đổi mới đã tạo ra những điều kiện, tiền đề để đưa đất nước vào giai đoạn mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa với cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Khi nêu lên mối quan hệ đó, Văn kiện Đại hội VII của Đảng khẳng định: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa... không thể tách rời việc xây dựng đồng bộ và vận hành có hiệu quả cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”[Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, trang 26]. Thật vậy, cơ chế thị trường có tác động tích cực tới việc phát triển toàn diện nền kinh tế của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội VII của đảng khẳng định: “Cơ chế thị trường đã phát huy tác dụng tích cực to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Nó chẳng những không đối lập mà còn là một nhân tố khách quan cần thiết của việc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa”[Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, trang 26]. Chẳng hạn, cơ chế thị trường tạo điều kiện để phân bố, sử dụng và tái tạo có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nó còn thúc đẩy sự đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa ngành nghề, tạo môi trường cho khoa học, công nghệ phát triển. Đồng thời, đẩy mạnh việc giao lưu kinh tế giữa các vùng của đất nước. Song, như chúng ta đã biết, bất kỳ sự vật nào cũng là sự thống nhất của các mặt đối lập. Trong khi khẳng định mặt tích cực là cơ bản của cơ chế thị trường, chúng ta cũng không thể không thấy rằng cơ chế thị trường có những tác động tiêu cực mâu thuẫn với bản chất của chủ nghĩa xã hội. Chạy theo lợi ích trước mắt, người ta có thể khai thác nguồn tài nguyên rừng, sông biển, đất đai, mà không chịu đầu tư thoả đáng cho việc tái sản xuất giản đơn những nguồn tài nguyên vô giá đó. Nhằm giảm tối đa đầu tư, người ta sẵn sàng giảm tới mức tối thiểu việc chi phí cho công nghệ làm sạch chất thải trong những dây chuyền chế biến nông - lâm - hải sản, không chú ý việc áp dụng công nghệ sạch - nếu việc áp dụng đó làm giảm lợi nhuận của người sản xuất. Tình trạng sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu trong sản xuất rau quả gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ người tiêu dùng trong những năm gần đây là một thí dụ. Trong cơ chế thị trường, giá cả có tác dụng điều tiết rất mạnh đối với người sản xuất, do vậy, khó tránh khỏi khủng hoảng thừa lẫn khủng hoảng thiếu, khi giá một loại nông - hải sản nào đó lên cao hoặc xuống thấp trong một vài năm. Như tình trạng giá mận, giá quýt năm 1996-1997 ở một số vùng cao phía bắc đã làm cho không ít gia đình chặt cây để chuyển hướng sản xuất. Sự biến động của diện tích cà phê, diện tích hồ tiêu, diện tích trồng điều ở miền Đông Nam Bộ trong những năm qua cũng là thực tế làm rõ hơn tác dụng điều tiết của giá cả trong cơ chế thị trường và hậu quả tiêu cực có thể có của sự điều tiết đó. Cơ chế thị trường cũng có nguy cơ tăng cường thất nghiệp cả ở thành thị và nông thôn, tăng cường sự phân hóa giàu nghèo. Chẳng hạn, trong nông nghiệp chúng ta mới giao đất, giao rừng chưa được bao lâu, đã xuất hiện tình trạng bên cạnh gia đình ở nông thôn có thu nhập hai, ba trăm triệu đồng một năm, lại có những gia đình thu nhập không quá vài ba triệu cho số lượng nhân khẩu 4 – 5/hộ. Số hộ nghèo đi tuyệt đối không tăng, nhưng số hộ nghèo đi tương đối ở một số vùng quê là đáng lo ngại. Tóm lại, hai mặt tiêu cực và tích cực của nền kinh tế thị trường là hai mặt đối lập của một mâu thuẫn. Chúng thống nhất và đấu tranh không ngừng, chỉ chuyển hóa lẫn nhau khi mà Nhà nước bằng hệ thống chính sách xã hội hợp lý kết hợp hài hòa các lợi ích chính đáng, phù hợp với nhu cầu tiến bộ xã hội. 3.4 Mâu thuẫn giữa cơ chế cũ và cơ chế mới: Nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp đã tạo nên cho một số người thói quen rề rà trong công việc, sản xuất kém năng động, nhạy bén. Trái lại “luồng gió” kinh tế mới đòi hỏi mọi người phải biết sáng tạo, năng động trong công việc. Do vậy, xuất hiện mâu thuẫn. Mà đã có mâu thuẫn là phải có đấu tranh. Đấu tranh sẽ dẫn tới sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập. Ai năng động, sáng tạo, có năng lực quản lý trong kinh doanh tất nhiên sẽ có thể tồn tại và phát triển được trong cơ chế mới. Người nào đem phong cách làm việc, trình độ quản lý của cơ chế cũ sang hoạt động ở cơ chế mới tất yếu sẽ bị đào thải. Thí dụ, “hiện nay trong lĩnh vực nông nghiệp, ở một số nơi thuộc miền Tây Nam Bộ đã xuất hiện những gia đình có vài ha ruộng, ở miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên có hộ quản lý hàng chục ha rừng. Một số gia đình khác nhận giao khoán ruộng đất, do quản lý kém, rề rà trong công việc, sau hai, ba năm thất bát đã phải chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác. Họ trở thành người làm thuê và chịu bóc lột là điều đương nhiên phải chấp nhận.”[ Tạp chí Cộng sản, số 20(10-1998),trang 26]. Nói chung, trong thời kỳ đổi mới hiện nay, giữa cơ chế cũ và cơ chế mới luôn luôn tồn tại nhiều mâu thuẫn, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có phương hướng giải quyết những mâu thuẫn này tạo động lực cho sự phát triển, vận động đi lên của chủ nghĩa xã hội ở nước ta. iii. kết luận Tóm lại, “Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến, tồn tại trong mọi lĩnh vực của thế giới với những hình thức rất đa dạng. Tính đa dạng của mâu thuẫn do tính đa dạng của các mối liên hệ trong sự vận động và phát triển của thế giới vật chất qui định. Mỗi loại mâu thuẫn đều có những đặc điểm riêng và có vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật” [Triết học Mác-Lênin, tập I, trang 146]. Qua việc phân tích hệ thống mâu thuẫn của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã phần nào làm rõ thêm nhận định trên. Xác định và nắm vững nguyên tắc giải quyết những mâu thuẫn của đất nước, đặc biệt là hệ thống mâu thuẫn của nền kinh tế trong nước, sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển và vận động đi lên của nền kinh tế, là tiền đề cho việc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vững vàng đi tới tương lai ngày càng tốt đẹp, vẻ vang. Danh mục tài liệu tham khảo: * Triết học Mác - Lênin, Nxb Giáo dục, Tập I. * Tạp chí cộng sản số 20 ( 10-1998 ) * Tạ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT0181.doc
Tài liệu liên quan