So sánh một số kiểu truyện cổ tích của các tộc người sử dụng ngữ Hệ Nam Đảo ở Việt Nam và Indonesia

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Bích Thủy SO SÁNH MỘT SỐ KIỂU TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA CÁC TỘC NGƯỜI SỬ DỤNG NGỮ HỆ NAM ĐẢO Ở VIỆT NAM VÀ INDONESIA LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Bích Thủy SO SÁNH MỘT SỐ KIỂU TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA CÁC TỘC NGƯỜI SỬ DỤNG NGỮ HỆ NAM ĐẢO Ở VIỆT NAM VÀ INDONESIA Chuyên ngành: Văn Học Việt Nam Mã số: 60 22

pdf128 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2461 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu So sánh một số kiểu truyện cổ tích của các tộc người sử dụng ngữ Hệ Nam Đảo ở Việt Nam và Indonesia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ QUỐC HÙNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này, người viết đã nhận được sự hướng dẫn tận tình và sự động viên, giúp đỡ của TS.Hồ Quốc Hùng. Tôi xin kính gửi lời tri ân chân thành nhất đến Thầy! Xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, các Thầy Cô giáo khoa Ngữ Văn, các Thầy Cô phòng Sau đại học, Thư viện trường đã luôn tạo điều kiện cho Tôi học tập, tra cứu, tham khảo tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Kính gửi lời cảm ơn đến những người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ để Tôi hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu đề tài luận văn này! Xin chân thành cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2011 Học viên Nguyễn Thị Bích Thủy LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tài liệu trích dẫn, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan khoa học và nghiêm túc. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Bích Thủy MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng là nơi lưu giữ mối quan hệ văn hóa tộc người và các dân tộc có chung quá trình lịch sử văn hóa. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Đông Nam Á trên bình diện chung rất được quan tâm nhưng ở những khía cạnh văn học dân gian chưa thực sự có sự đầu tư nghiên cứu đúng mức. Nhất là những ảnh hưởng qua lại giữa các quốc gia những giai đoạn khởi nguyên. Sự đối sánh nền văn học dân gian các dân tộc giữa các quốc gia là con đường đã và đang được thực hiện cho thấy nhiều hứa hẹn. Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định đây là con đường khả dĩ cho sự tiếp cận vấn đề này. Việt Nam là một nền văn hóa đa tộc người. Nhưng chủ yếu trước nay, các nhà nghiên cứu vẫn chú trọng đến văn học dân gian người Việt nhiều hơn. Riêng việc tìm hiểu mối tương đồng, dị biệt giữa văn học dân gian các dân tộc ở Việt Nam với các nước trong khu vực còn hạn chế. Các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam tuy số lượng người không nhiều nhưng đã có những dấu ấn văn hóa riêng tạo nên một bức tranh văn hóa, ngôn ngữ và văn học phong phú, đa sắc của Việt Nam. Khi so sánh với “xứ sở vạn đảo” khác ở Đông Nam Á, chúng tôi bắt gặp những điểm tương đồng thú vị… Ở đây, chúng tôi muốn đề cập đến Indonesia, một quốc gia đa dân tộc nhưng hầu hết đều sử dụng ngữ hệ Nam Đảo. Từ đó, người viết chọn đề tài “So sánh một số kiểu truyện cổ tích của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam và Indonesia” để nghiên cứu trong luận văn này. Chúng tôi kỳ vọng cho việc đặt một hướng đi mới để nhìn nhận hai nền văn hóa ở buổi sơ khai với những điểm tương đồng và khác biệt, được biểu hiện qua bộ phận văn học dân gian dưới góc độ tộc người. 2. Mục đích nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi đặt ra mục đích giải quyết những vấn đề sau: - Tìm hiểu các hệ ngôn ngữ Đông Nam Á và vai trò của ngôn ngữ như là một yếu tố tham chiếu có ảnh hưởng đến văn hóa nói chung và văn học dân gian nói riêng. Trong đó, định hướng vai trò nối kết của ngữ hệ Nam Đảo đối với các tộc người ở Việt Nam và Indonesia là kim chỉ nam cho quá trình tìm hiểu văn học dân gian. - Khảo sát các kiểu truyện cổ tích của các dân tộc cùng sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam và Indonesia. - Chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt của thể loại này ở hai dân tộc. 3. Lịch sử vấn đề Đề tài hầu như chưa được nghiên cứu, hiện chúng tôi chưa có thông tin nào ngoài một số công trình có liên quan trực tiếp đến đề tài đã được công bố như sau: - Luận văn Thạc sĩ của Phan Xuân Viện do Giáo sư Chu Xuân Diên hướng dẫn về “Truyện dân gian các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam”, do NXB Đại Học Quốc gia TP.HCM xuất bản thành sách 2007. Phạm vi nghiên cứu của đề tài này khá rộng, tác giả đi vào tất cả các mảng của truyện dân gian các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam gồm Thần thoại, Truyền Thuyết, Truyện cổ tích, Truyện cười và truyện ngụ ngôn. Phần truyện cổ tích của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo chỉ là một phần nghiên cứu trong luận văn. Khi đi vào nghiên cứu cụ thể, tác giả chia truyện cổ tích thành các tiểu loại nhỏ theo truyền thống: Truyện cổ tích loài vật, truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích thế tục. Ở luận văn này, tác giả Phan Xuân Viện đã công phu khảo sát khá nhiều truyện để đưa ra những tương đồng và khác biệt trong truyện cổ tích giữa các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam. Công trình này tác giả đã có nhiều cố gắng định hướng nghiên cứu theo type và motif. Từ đó, theo từng tiểu loại truyện cổ tích, đã có rất nhiều nhóm truyện và motif được đề cập đến. Tuy nhiên, công trình này lại chưa nhất quán trong tiêu chí phân loại truyện cổ tích, cách triển khai của tác giả không rõ ràng về tiêu chí. Nhất là tác giả tiếp cận các cấp độ không rõ ràng, có lúc đi vào kiểu truyện (type), có lúc lại đi theo đề tài - cốt truyện, có lúc sử dụng motif như một đề mục ngang hàng với hai cấp kia dẫn đến tính hệ thống bị phá vỡ. - Bài nghiên cứu: “Truyện cổ tích Indonesia và Malayixia” của GS.TS Đức Ninh đăng trong sách “Một số vấn đề văn hóa dân gian (Folklore) Đông Nam Á”, NXB Khoa học xã hội Hà Nội, 2008. Trong bài nghiên cứu này, Đức Ninh đã đưa ra một sự đúc kết khá khái quát về truyện cổ tích của Indonesia và Malaisia và xác định những nền tảng dân tộc và văn hóa cho sự ra đời truyện cổ tích ở hai quốc gia này. Hai quốc gia hình thành trên lãnh thổ Nusantara, có cơ tầng văn hóa chung gọi là Mã Lai – Indonesia. Ông phân loại truyện cổ tích Indonesia thành: TCT Thần kỳ; TCT Sinh hoạt; TCT động vật. Theo đó, tác giả cho rằng: “Việc phân loại thành 3 kiểu loại truyện cổ tích theo nội dung và các yếu tố hình thức như trên là cách thức tối ưu để trình bày khái quát về truyện cổ tích Mã Lai – Indo” P0F1 Đi sâu vào từng tiểu loại, Đức Ninh chứng minh rằng: Truyện cổ tích thần kì ở đây đã có những thay đổi căn bản so với thần thần thoại, một thể loại mà nó trực tiếp có mối quan hệ họ hàng. Chẳng hạn như một loạt truyện cổ tích thần kì đã kể về hôn nhân người và vật, mang ý nghĩa tô tem - 1 trang 84, Một số vấn đề văn hóa dân gian (Folklore) Đông Nam Á, NXB Khoa học xã hội Hà Nội, 2008. giáo; cách xây dựng nhân vật chính diện và quan niệm thiện thắng ác; thể hiện những xung đột gia đình sau khi chế độ thị tộc-bộ lạc hay “đại gia đình” tan vỡ. Sau đó, tác giả này khẳng định rằng nhân vật truyện cổ tích thần kỳ của Indo - Malai cũng không đi ngoài nhận định của Melechinski (Nhân vật truyện cổ tích thần kỳ, Matxcova): “hình tượng con người dần thay thế đường nét màu nhiệm, con người đạt được mục đích bằng chính sức lực của mình, chiến thắng và điều khiển được con vật”. Truyện cổ tích sinh hoạt và động vật phản ánh đầy đủ hơn, toàn diện hơn những mối quan hệ giữa con người với con người và với con vật so với truyện cổ tích thần kì. Thế giới động vật mang sắc thái của con người và qua đó để phê phán những thói hư tật xấu, đề cao luân lý. Hình tượng con can chi ( Cerita Kancil - con hươu, đối với Mã Lai là con Pelanduk) phổ biến thành chuỗi truyện; đây là con vật đại diện cho trí thông minh của con người, đây là cách quy chụp “phiên bản” xã hội con người. Những đánh giá này của Đức Ninh mở ra những nền tảng cho việc nghiên cứu truyện cổ tích Indonesia, dù ở những góc độ nhất định không phải là đầy đủ nhưng giúp cho người viết trong quá trình lý giải từng kiểu truyện cổ tích cụ thể được khảo sát trong luận văn này. Có thể thấy, lịch sử việc nghiên cứu về vấn đề rất hạn chế. Thời gian gần đây đã có những nghiên cứu về sơ khởi về truyện cổ tích của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam, bắt đầu từ những tổng hợp về văn bản truyện đến những công trình nghiên cứu theo các góc độ khác nhau như dân tộc học, loại hình học... Đối với truyện cổ tích Indonesia, những nghiên cứu ở Việt Nam càng hiếm hoi. Những bất đồng về ngôn ngữ cũng là một chướng ngại lớn dẫn đến những hạn chế khi có thể tham khảo những nghiên cứu của Indonesia về truyện cổ tích. Nhưng đó được xem là những viên gạch nền để mở ra nhiều hướng nghiên cứu khác nhau và tri nhận những lớp ẩn tàng về văn hóa, con người thông qua truyện cổ tích. 4. Phạm vi đề tài - Đề tài được giới hạn trong phạm vi truyện cổ tích của các tộc người cùng sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam và Indonesia. - Quá trình nghiên cứu chỉ so sánh một số (không phải toàn bộ) kiểu truyện cổ tích dựa trên nguồn tư liệu hiện có. 5. Phương pháp nghiên cứu a. Các phương pháp nghiên cứu khoa học văn học: - Phương pháp thống kê: được sử dụng để thống kê các truyện cổ tích các dân tộc sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam và Indonesia. Quá trình thống kê này gắn liền với việc thu thập dữ liệu để tạo nên một “mẫu” đủ làm nền tảng cho quá trình khảo sát. Trong quá trình nghiên cứu, phương pháp thống kê được áp dụng ở các cấp độ khác để mô hình hóa kiểu truyện và làm nền tảng cho những phân tích lý giải. - Phương pháp so sánh: được sử dụng với tư cách là phương pháp chính với các thao tác của đề tài mang tính chất của văn học so sánh. Quá trình đi vào cấu tạo truyện sẽ được đánh giá trên cơ sở so sánh các kiểu truyện của các dân tộc sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam và Indonesia, từ đó giúp hiểu rõ được bản chất, vị trí của các truyện cổ của các tộc người Nam Đảo trong cái nhìn đối sánh với truyện cổ Indonesia. Những sự so sánh này dựa trên nguyên tắc khách quan phi định kiến, không lấy nền văn học nào làm điểm quy chiếu cho nền văn học khác với cái nhìn thiên lệch. Tất nhiên, khi so sánh dựa trên sự tương quan cùng thứ bậc của các truyện cổ, không có sự phân hạng cao thấp. Nguyên tắc so sánh liên ngành được sử dụng trong quá trình khảo sát mang lại cái nhìn toàn diện và đánh giá vấn đề chính xác hơn. Quá trình so sánh các kiểu truyện của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam và Indonesia được nghiên cứu từ sự so sánh ở nhiều cấp độ nên nguyên tắc so sánh tổng hợp được áp dụng trong suốt quá trình nghiên cứu với sự so sánh từ kiểu truyện (type) và motif đồng thời với quá trình so sánh trong nhiều hệ thống sẽ giúp nhìn nhận ý nghĩa tiềm ẩn và đánh giá tương quan giá trị của nó. - Phương pháp cấu trúc được sử dụng trong quá trình phân giải mỗi tác phẩm để định hình cấu trúc của truyện. Cấu trúc nội tại của mỗi truyện là nền tảng cho những khái quát và mô hình hóa thành những kiểu truyện; cũng như sự đối sánh các thành tố cấu thành nên tác phẩm là cơ sở khoa học cho những kết luận chi tiết. b. Phương pháp nghiên cứu văn học dân gian: - Nghiên cứu văn học dân gian theo vùng văn hóa: đặt văn học dân gian tộc người trong sinh quyển văn hóa của nó để nghiên cứu với các dân tộc sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam và Indonesia có sự ảnh hưởng từ văn hóa ngôn ngữ Nam Đảo đã dẫn đến những tương đồng như thế nào. Quá trình biến đổi theo sinh quyển văn hóa đã tạo nên những nét riêng ghi dấu trong truyện cổ tích các tộc người. - Nghiên cứu theo phương pháp loại hình học trong văn học dân gian được áp dụng để làm nền tảng định hình cho những cấu trúc truyện theo loại hình truyện cổ tích và phân chia thành các yếu tố, cũng như tìm hiểu mối quan hệ giữa chúng. Sự xác định từ loại hình sẽ giải quyết vấn đề từ sự giới thuyết ở loại hình truyện cổ tích và áp dụng các lý thuyết thi pháp để phân loại nhỏ hơn, quá trình di chuyển, biến dạng của thể loại theo thời gian, không gian để phân thành truyện cổ tích loài vật, truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích sinh hoạt. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành được sử dụng để nghiên cứu truyện cổ tích của văn học dân gian trong sự tác động không ngừng của các ngành khác trong folklore. Các tác động của văn hóa học, lịch sử và đặc biệt dân tộc học sẽ đặt cơ sở cho những kiến giải về các vấn đề về nội dung truyện cổ tích của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở hai quốc gia. 6.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Những kết quả đạt đến của đề tài hy vọng giúp ích cho các vấn đề sau: - Tìm ra mối liên hệ và sự khác biệt giữa truyện cổ các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam và Indonesia để thấy được mối liên hệ cội nguồn văn hóa, ngôn ngữ và những ảnh hưởng đến truyện cổ dân gian cũng như ứng xử văn hóa tộc người hiện đại; - Góp một cách nhìn so sánh về mối liên hệ của truyện cổ tích giữa Việt Nam và Indonesia, hy vọng từ đó mở ra hướng nghiên cứu có ý nghĩa hơn không chỉ đối với ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam, Indonesia mà ở các bộ phận khác; - Những kết quả của đề tài góp phần mở rộng cách nhìn nhận, công tác giảng dạy Văn học dân gian Việt Nam nói chung và truyện cổ tích nói riêng trong sự đối sánh với Indonesia cũng như các nước Đông Nam Á khác. Chương 1: SỰ PHÂN BỐ CỦA CÁC TỘC NGƯỜI SỬ DỤNG NGỮ HỆ NAM ĐẢO Ở VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á 1.1. Ngôn ngữ - văn hóa Đông Nam Á: bức tranh đa sắc diện 1.1.1. Các ngữ hệ và sự phân bố các tộc người theo ngữ hệ ở Đông Nam Á Việc tiến hành so sánh truyện cổ tích giữa hai dân tộc trên cùng khu vực sẽ bắt đầu từ cội nguồn văn hóa – lịch sử mà ngôn ngữ là nhân tố quan trọng. Theo nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học, Đông Nam Á là khu vực có chữ viết muộn, chủ yếu là mượn từ nguồn chữ Hán và các văn tự Ấn Độ. Việc nghiên cứu các ngôn ngữ ở Đông Nam Á chỉ thực sự bắt đầu từ khi có sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Các học giả phương Tây khi nghiên cứu các ngôn ngữ ở Đông Nam Á thường tập trung vào hai nội dung chính là miêu tả các ngôn ngữ cụ thể và biên soạn các sách công cụ. Họ cũng đã sử dụng phương pháp so sánh ngôn ngữ học lịch sử để tìm ra mối quan hệ thân thuộc giữa các ngôn ngữ. Nhìn chung, sự phân loại các ngôn ngữ ở Đông Nam Á là công việc khó khăn nhất. Trước đây, các học giả thường xếp các ngôn ngữ của khu vực này vào ba ngữ hệ: ngữ hệ Nam Á, ngữ hệ Nam Đảo và Ngữ hệ Hán – Tạng. Sau nhiều tranh cãi cuối cùng, Tiếng Việt được xếp hẳn vào ngữ hệ Nam Á; còn tiếng Thái thì tách thành một ngữ hệ riêng. Như vậy, hiện nay ở Đông Nam Á có 4 ngữ hệ: 1. Ngữ hệ Nam Á 2. Ngữ hệ Nam Đảo 3. Ngữ hệ Hán – Tạng 4. Ngữ hệ Thái Riêng ngữ hệ Nam Đảo (Malayo – Polinêdia) được phân bố ở các nước như: Ngữ hệ Nam Đảo tập trung đông nhất ở các nước Philippin, Indonesia, Malaixia. Ngoài ra, ngữ hệ này còn được sử dụng ở một số nước: Campuchia, Việt Nam và Xingapo. Nhóm Pôlinêdia chủ yếu ở đại lục Úc và các đảo Nam Thái Bình Dương. Có thể thấy, bức tranh ngôn ngữ Đông Nam Á vô cùng đa sắc đã gần như là một thế giới thu nhỏ với nhiều tộc người sử dụng các hệ ngôn ngữ khác nhau. Điều đặc biệt là địa bàn phân bố ngôn ngữ không mang tính tập trung theo một địa vực, tính chất phân tán của tộc người đã làm nên sự phân tán của ngôn ngữ. Nhưng chính điều này đã làm nên nền văn hóa và văn học đa dạng phong phú của từng vùng lãnh thổ, đồng thời quá trình thiên di của tộc người với ngôn ngữ đã mang theo những nét truyền thống và những đặc điểm thích nghi mới. Văn hóa của các tộc người Nam Đảo (sử dụng ngữ hệ Nam Đảo), với sự khỏi phát từ vùng biển đảo đã để lại dấu ấn trong văn hóa đa đảo rõ nét đến ngày nay như ở Indonesia, Malaysia, Mianma, Philippin; Singapor… Riêng các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam, quá trình phát triển văn hóa không chỉ dừng lại ở đó khi đến Việt Nam. Do điều kiện sống, nền văn hóa hải đảo của họ không tiếp tục phát triển mạnh. Sự thích nghi của một nền văn hóa rừng núi đã tạo thêm nét văn hóa đặc thù cho những tộc người này khi di chuyển địa bàn sinh tụ đến miền rừng núi dọc Trường Sơn – Tây Nguyên. Vì vậy sự hòa trộn, chồng lắp các chồng văn hóa trong truyện dân gian trở thành thách đố cho công việc khảo cứu. 1.1.2. Vai trò của ngôn ngữ đối với quá trình tư duy và phát triển của loài người Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện vật chất để biểu đạt tư duy mà còn là công cụ hoạt động tư duy, tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành và phát triển của tư duy con người. Ngôn ngữ là một trong những đặc trưng quan trọng nhất để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Một ngôn ngữ cụ thể bao giờ cũng gắn liền với một tộc người nhất định. Ngôn ngữ là một biểu hiện của văn hóa dân tộc. Cho nên, mối quan hệ giữa lịch sử ngôn ngữ và lịch sử dân tộc là mối quan hệ tương hỗ, có thể đi từ lịch sử ngôn ngữ đến lịch sử dân tộc và ngược lại. Cũng có thể đi từ lịch sử dân tộc để làm sáng tỏ những hiện tượng quá trình và các biến hóa của ngôn ngữ… Những sử liệu về ngôn ngữ sẽ giúp chúng ta trả lời một số câu hỏi về các vấn đề: 1. Môi trường sinh thái mà dân tộc đó đã tồn tại và phát triển; 2. Quan hệ về mặt nguồn gốc giữa các dân tộc anh em (trong một ngữ hệ); 3. Lịch sử phát triển của nền văn hóa dân tộc về các mặt: phạm vi, mức độ phát triển, tính chất và phương hướng chủ yếu của nền văn hóa ấy nh thế nào, đặc trưng cơ bản của nền văn hóa ấy là gì? 4. Mối quan hệ giữa các dân tộc về mặt ngôn ngữ và sự giao tiếp giữa các ngôn ngữ đó như thế nào? Bởi vì, mọi hiện tượng xã hội đều có nghĩa thông tin, truyền đạt, trao đổi … mà ngôn ngữ lại là công cụ để chuyển tải và biểu đạt tất cả những lượng thông tin đó của đời sống con người một cách hiệu quả và hoàn hảo nhất. Do đó, ngành dân tộc học nói riêng và các khoa học nhân văn nói chung có thể sử dụng nguồn tài liệu của ngôn ngữ để nghiên cứu xã hội của các dân tộc. Mặt khác, ngôn ngữ không chỉ là công cụ biểu đạt của những hiện tượng và hoạt động xã hội mà ngôn ngữ còn là một hiện tượng xã hội đòi hỏi được cắt nghĩa bởi những yếu tố xã hội khác. Qua đó, chúng ta thấy rằng giữa lịch sử ngôn ngữ và lịch sử tộc người là mối quan hệ nội sinh, ngôn ngữ là của một dân tộc nhất định, không có ngôn ngữ chung chung. Từ ngôn ngữ, ta có điểm nhìn tham chiếu cho các lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn và tất nhiên, văn học dân gian không phải là ngoại lệ. 1.2. Việt Nam là một bức tranh thu nhỏ của Đông Nam Á: văn hóa đa tộc người và nhiều ngôn ngữ Việt Nam có thể nói là một Đông Nam Á thu nhỏ. Nói một cách khái quát văn hóa Việt Nam là một phức thể gồm 3 yếu tố: văn hóa núi, văn hóa đồng bằng và văn hóa miền biển, trong đó yếu tố đồng bằng tuy có sau nhưng đóng vai trò chủ đạo. Điều khác biệt cho phép chúng ta nhận diện văn hóa Việt Nam chủ yếu là do bức tranh cấu tạo tộc người với nền văn hóa của họ và quá trình tích hợp văn hóa để hình thành nên văn hóa quốc gia dân tộc mang tên là Việt Nam. Quả thật, chỉ có ở Việt Nam trong khung cảnh Đông Nam Á mới có một bức tranh đa dạng, đa sắc, đa hương, đa vị như vậy. Đó là những gam màu đậm nhạt khác nhau: nơi giàu chất núi, nơi thấm đượm chất biển, nơi mỡ màng chất đồng bằng. Nói cách khác, cũng là màu xanh nhưng có xanh núi rừng, xanh màu lúa, xanh nước biển. Hơn thế nữa ở đây không chỉ có “đa” mà còn có “ẩn” trong ký ức của thời gian. Thời gian đã dệt nên những bức màn lịch sử với bao sự biến động thăng trầm cũng là nơi hội tụ đủ các bộ tộc thuộc tất cả các dòng ngôn ngữ Đông Nam Á: Nam Á, Nam Đảo, Hán – Tạng, Môn – Khơ me, Việt Mường… Khó có thể đi đến tận cùng sự miêu tả chi tiết văn hóa tộc người. Người Tày – Thái đã có một đóng góp cực kỳ quan trọng vào nền văn hóa Việt Nam. Đó là văn hóa lúa nước. Chính người Việt đã áp dụng mô hình này vào vùng Châu thổ Bắc Bộ và sau này nhân rộng ra cả nước. Trong khi đó các nhóm Môn Khmer đại diện cho văn hóa núi, sống rải rác trên vùng cao làm nương rẫy, ngôn ngữ bị vỡ vụn ra thành từng mảnh. Nhưng đó chính là những cư dân bản địa cổ nhất, còn bảo lưu được những yếu tố tiền cốc loại và những người chủ thực sự của Cao Nguyên. Đặc biệt, người Chăm cùng với các dân tộc Êđê, Giarai, Raglai, Churu tạo thành nhóm ngôn ngữ Nam đảo trên lục địa. Văn hóa Chăm đậm chất biển. Chính người Chăm đã có đóng góp to lớn vào phức thể văn hóa Việt Nam - yếu tố văn hóa biển, làm cho nền văn hóa Việt Nam hội đủ ba yếu tố: núi, đồng bằng và biển. Trong bức tranh đa sắc tộc của Việt Nam, ở phía Bắc có một số bộ tộc nói ngôn ngữ Hán - Tạng, phần lớn là cư dân Tạng Miến và Mèo Dao. Họ là những người chuyển tải văn hóa từ Bắc xuống Nam, mang lại cho văn hóa Việt Nam một chút hương vị phương Bắc, nối Cao nguyên Vân Quý với Châu thổ Sông Hồng và biển Đông. Nhóm H’mông – Dao là một nhóm hỗn hợp mà ngôn ngữ của họ có cơ tầng Môn Khmer và cơ chế Tạng Miến. Người Dao vào Việt Nam sớm hơn người H’mông, sống du canh du cư, làm rẫy, ở nhà đất, nửa đất nửa sàn hay nhà sàn, thờ Bàn vương, khi chết vẫn được đưa hồn về Dương Châu, Trung Quốc. Rất nhiều dân tộc ít người sống xen kẽ với nhau, thậm chí có những nhóm nhỏ bị tách biệt, có nguy cơ bị mất tiếng mẹ đẻ, nhưng họ lại bảo lưu những ngôn ngữ và văn hóa rất xưa và có giá trị lịch sử… Chỉ với từng ấy thôi chúng ta đã thấy được bức tranh đa sắc tộc của Việt Nam với những nét đặc sắc, phong phú, đa dạng và những mối quan hệ cội nguồn, quan hệ tiếp xúc đan xen chằng chịt trong diễn trình lịch sử của các tộc người sử dụng các ngữ hệ khác nhau. Đặc biệt, người Kinh – những cư dân đồng bằng đã tích hợp được để cùng với các dân tộc khác dệt nên bức tranh đa dạng của văn hóa Việt Nam ngày nay. 1.3. Ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam và Indonesia Ngữ hệ Nam Đảo còn gọi là “ngữ hệ Austronesian” hoặc ngữ hệ “Malayo - Polynesian” địa bàn phân bố tương đối rộng lớn: từ Madagasca đến đảo Pacur, từ Đài Loan và Hawaii đến New Zealand (không kể Úc và phần lớn New Papua Guinea), những quốc gia và đảo nhỏ nằm trong khu vực này đều thuộc địa bàn phân bố của ngôn ngữ Nam Đảo. Nhìn từ góc độ khu vực phân bố, số lượng ngôn ngữ (500 - 700 loại) và số lượng người sử dụng (khoảng 200 triệu), ngữ hệ Nam Đảo được xem là một trong những ngữ hệ lớn nhất thế giới. 10TNgười Nam Đảo (Austronesian), còn gọi là người Mã Lai – Đa Đảo hoặc Malayo – Polynesien là một nhóm cư dân quan trọng ở Đông Nam Á. Hình thành ở miền duyên hải Hoa Nam, trong vùng từ cửa sông Thanh Giang tới cửa sông Dương Tử, người Nam Đảo tràn đi chiếm cứ một vùng rộng lớn của thế giới. 10TPhía tây họ làm chủ đảo quốc Madagasia (Madagasca hay Malgache) ở vùng biển Đông châu Phi. Họ chiếm cứ bán đảo Mã Lai, Nam Dương quần đảo nam đảo Indonesia và Philippin, tiến xa vào châu Đại Dương. Văn hóa Sa Huỳnh ở Trung Bộ nước ta và văn hóa Calanay ở Philippin được coi là cùng một hệ, có niên đại mở đầu khoảng năm 1500 TCN. Mộ vò hay chum (tục mai táng người chết trong chum hoặc vò) là một đặc trưng văn hóa Sa Huỳnh – Calanay. Những kiểu mộ chum này còn tìm được tại đảo Okinawa (Nhật Bản). Rất có thể không chỉ Okinawa mà cả quần đảo Nhật Bản cũng thuộc về phạm trù văn hóa Nam Đảo trong một giai đoạn lịch sử. Địa bàn của người Nam Đảo còn bao gồm cả hải đảo Đài Loan và một số hải đảo hay miền duyên hải Trung Quốc. Trên đảo Đài Loan hiện còn có 15 tộc người thuộc nhóm Nam Đảo. Trong ngữ hệ Nam Đảo, việc xác định nguồn gốc tên họ của ngôn ngữ tương đối khó khăn. Đây không chỉ có vấn đề làm thế nào phân định ranh giới ngôn ngữ và phương ngữ mà còn là vấn đề làm thế nào phán đoán tên gọi ngôn ngữ và danh xưng của dân tộc sử dụng ngôn ngữ đó có phải một hay không. Chẳng hạn tên gọi các phương ngữ tiếng Dayak phía Tây Bắc Kalimantan và Sarawak, theo các số liệu điều tra có đến 70 tên, nhưng qua nghiên cứu cho thấy trong đó một số “phương ngữ” khác nhau rất xa, đến nỗi nhìn từ góc độ ngôn ngữ học, nên xem chúng là hững ngôn ngữ độc lập riêng biệt. Do đó, chỉ một “ngôn ngữ Dayak” có lẽ đã chứa trong đó cả chục ngôn ngữ khác nhau. Tình hình này gây khó khăn rất lớn trong công tác thống kê ngôn ngữ. Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng ngôn ngữ phức tạp này là địa bàn phân bố của ngữ hệ Nam Đảo vẫn còn sử dụng rất nhiều ngôn ngữ Creole và Pidgin, do hoạt động thương mại khu vực này phát triển, nên việc sử dụng tiếng Creole và Pidgin cũng có chiều hướng tăng lên. Ngoài ra, mọi người còn dùng rộng rãi các ngôn ngữ giao tiếp khác nhau (lingua franca)- đặc biệt tiếng Indonesia, tiếng Bazaar Malay, tiếng Hán, tiếng Anh và tiếng Pháp, đây là ngôn ngữ dùng để giao lưu giữa những người nói tiếng mẹ đẻ khác nhau. Tính tương đồng về nguồn gốc một số ngôn ngữ trong ngữ hệ Nam Đảo, do một nhà nghiên cứu người Hà Lan phát hiện đầu thế kỉ XVIII. Trong hơn một thế kỉ sau, số ít các nhà nghiên cứu lấy lý do về mặt nhân chủng, tin rằng tiếng nói của người Indonesia và Polynesia có quan hệ thân thuộc nhưng không có quan hệ gần gũi với tiếng của người Melanesia. Giữa thế kỉ XIX, một nhà ngôn ngữ học đã chỉ ra các ngôn ngữ Polynesia và Melanesia có nguồn gốc chung. Vào thế kỉ XX, có nhà nghiên cứu đã mô tả tiếng Nam Đảo nguyên thủy (Proto- Austronesian) và bắt đầu tiến hành so sánh các loại hình trong toàn bộ ngữ hệ. song về thành phần cụ thể trong ngữ hệ Nam Đảo, các nhà nghiên cứu có những ý kiến khác nhau. Thông thường có hai phương pháp phân loại, một là chia thành 4 nhóm: Indonesia, Micronesia, Melanesia, Polynesia, hai là chia thành hai nhóm lớn” nhóm Tây (còn gọi là nhóm Indonesia) và nhóm Đông (còn gọi là “nhóm đại dương”, với đảo New Guinea là ranh giới. Sau đây là phần giới thiệu khái quát hai nhóm này: 1. Nhóm Tây (nhóm Indonesia): về số lượng ngôn ngữ trong nhóm này, hiện nay vẫn chưa có số thống kê chính xác, các dự đoán của các nhà ngôn ngữ học có độ chênh lệch khá lớn, thông thường cho vào khoảng 200-400 loại với số người sử dụng gần 200 triệu. phân bố ở Madagascar, Malaysia, Indonesia, Philppin, đài Loan, một phần Việt Nam, Campuchia, cực tây New Guinea. Gồm những ngôn ngữ chính: tiếng Indonesia, tiếng Java, tiếng Sudanese, tiếng Malayo, tiếng Madurese, tiếng Bali, tiếng Madagascar, tiếng Chăm, tiếng Tagalog (tiếng Philippin), tiếng Bicol, tiếng Hiligaynon, tiếng Ilocano, tiếng Pangasinan, tiếng Pampangan, tiếng Minankabau, tiếng Batak, tiếng Maranao, nhóm ngôn ngữ hoặc phương ngữ của dân tộc Cao Sơn – Đài Loan (bao gồm tiếng A – mei, tiếng Paiwan, tiếng Bunun…0, tiếng Jarai…v.v., và tiếng Chamoro, tiếng Palau tuy được sử dụng ở khu vực Micronesia phía Đông nhưng về ngữ hệ lại gần với nhóm Tây hơn. 2. Nhóm Đông (còn gọi là “nhóm Đại Dương”): gồm khoảng 300 ngôn ngữ, tổng số người sử dụng chỉ trên 1 triệu. Phân bố phần lớn các vùng thuộc New Guinea, và trên 10000 đảo thuộc Melanesia, Micronesia và Polynesia. Nhìn từ góc độ địa bàn phân bố và ngôn ngữ học, các ngôn ngữ nói trên thật vô cùng phong phú và đa dạng. Nhóm Đông còn được chia thành ba nhánh: Polynesia, Micronesia và Melanesia. (1) Nhánh Polynesia: Gồm khoảng 16 ngôn ngữ, phân bố khắp khu vực phía Đông đường phân chia ngày quốc tế. địa bàn này có hình tam giác, ba góc là Hawaii, đảo Pacua và New Zealand, trong đó có toàn bộ những đảo thuộc Trung Bộ và phía Đông Thái Bình Dương. Gồm các ngôn ngữ chính sau: tiếng Maoris, tiếng Samoa, tiếng Tonga, tiếng Tahiti, tiếng Uvean (còn gọi tiếng Wallisian), tiếng Hawaii, tiếng Niue, tiếng Rarotonga, tiếng Rarotonga, tiếng Tuamotuan, tiếng Marquesan… Nhìn từ góc độ địa lý, dù nằm cách xa nhau nhưng các ngôn ngữ Polynesia vẫn có tính thống nhất khá cao trong nội bộ, thậm chí một số ngôn ngữ có thể trao đổi và hiểu nhau ở mức độ nhất định. (2) Nhánh Microesia: gồm 9-10 ngôn ngữ, phân bố phía Bắc Melanesia, nằm giữa Philippin và khu tam giác Polynesia. Các ngôn ngữ chính có tiếng Gilberese (Ikiribati), tiếng Marshallese, tiếng Truk, tiếng Ponapean, tiếng Nauru,… Tiếng Chamoro sử dụng ở đảo Guam và tiếng Palau sử dụng ở quần đảo Palau, tuy nhìn từ góc độ địa lý là thuộc khu vực Micronesia nhóm Đông nhưng về phổ hệ gần với nhóm Tây (nhóm Indonesia) hơn, vì thế không ít các nhà ngôn ngữ học chủ trương xếp chúng vào nhóm Tây. (3) Nhánh Melanesia: chúng ta còn hiểu biết rất ít về các ngôn ngữ thuộc nhánh này, do đó hiện nay chưa thể thống kê chính xác số lượng ngôn ngữ của khu vực. Song có thể khẳng định đại đa số các ngôn ngữ thuộc nhóm Đông đều tập trung vùng này. Ước tính nhánh Melanesia có hơn 200 ngôn ngữ. Chúng phân bố ở Fiji – phía Nam xích đạo, New Guinea, New Britain, New Ireland, quần đảo Sosomon, quần đảo New Hebrides và đảo New Caledonian,… Các ngôn ngữ đều có số lượng người sử dụng rất ít, từ vài trăm đến vài ngàn, chỉ có tiếng Fiji là có số người sử dụng nhiều: tiếng Motu, tiếng Kerebuto. Rất khó đưa ra một mô tả khái quát về những đặc điểm chung của ngữ hệ Nam Đảo do tính chất muôn hình vạn trạng của các ngôn ngữ thành phần. Nói chung nhóm ngôn ngữ Đại Dương có rất ít; sự thay đổi hình thái của các danh từ và động từ thường khá đơn giản; việc lặp lại từ gốc động từ có thể diễn đạt nhiều chức năng từ thường dùng phần nhiều song âm tiết; trong hệ thống đại từ, đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều có hai hình thức “chúng ta” (inclusive personal pronoun) và chúng tôi (exclusive personal pronoun); tên riêng, danh từ chung, danh từ chỉ phương hướng phải them vào đó những quán từ khác nhau; trật tự từ thông thường là chủ ngữ - động từ - tân ngữ, tuy nhiên, ở nhóm ngôn ngữ Polynesia là động từ - chủ ngữ - tân ngữ; đa số từ gốc vừa có thể dùng làm danh từ, vừa có thể dùng làm động từ, nhánh Tây về ngữ âm và hình thái càng tỏ ra bảo thủ hơn, càng ít biến hóa hơn so vói nhánh Đông. Do khác biệt quá lớn về kết cấu giữa những ngôn ngữ Nam Đảo, nên các nhà nghiên cứu ước đoán lịch sử phát triển ngữ hệ Nam Đảo trải qua ít nhất 4000 năm. Những chứng cứ khảo cổ học và ngôn ngữ học cho thấy ngữ hệ Nam Đảo có khả năng hình thành từ New Guinea. Nhưng dù những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu rộng rãi ngữ hệ Nam Đảo, lịch sử sơ khởi của ngữ hệ này vẫn còn nhiều điểm khá mơ hồ, luôn gây tranh cãi, việc phân loại trong nội bộ ngữ hệ cũng không thống nhất. Về bối cảnh và chi tiết cuộc di dân các dân tộc ngữ hệ Nam Đảo cho đến nay vẫn còn mơ hồ. Song có vết tích chứng tỏ, từ hơn 1500 năm trước, họ đã lần lượt định cư trên các đảo thuộc Thái Bình Dương. Sau đó một nhánh trong tộc Malay – Polynesia tách ra từ Kalimantan – Indonesia ngày nay di cư về ._.phía Tây, sau cùng đến đảo Madagascar châu Phi; họ chính là tổ tiên của cư dân quần đảo Madagascar ngày nay. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân giải thích tại sao địa bàn phân bố ngữ hệ Nam Đảo lại rộng lớn đến thế. Chữ Indonesia xuất phát từ từ Indus trong 7Ttiếng Latinh7T, có nghĩa "Ấn Độ", và từ nesos trong 7Ttiếng Hy Lạp7T, có nghĩa "hòn đảo". P P Tên gọi này đã có từ thế kỷ 18, rất lâu trước khi nhà nước Indonesia độc lập hình thành. Năm 1850, George Earl, một 7Tnhà phong tục học7T người Anh, đã đề xuất thuật ngữ Indunesians — và, từ được ông thích hơn, Malayunesians — để chỉ những người dân sống trên "Quần đảo Ấn Độ hay Quần đảo Malaya". Cũng trong bài viết đó, một sinh viên của Earl là James Richardson Logan, đã sử dụng Indonesia như một từ đồng nghĩa với Quần đảo Ấn Độ. Tuy nhiên, các tài liệu của viện hàn lâm Hà Lan viết về 7TĐông Ấn7T đã lưỡng lự trong việc sử dụng Indonesia. Thay vào đó, họ dùng thuật ngữ Quần đảo Malay (Maleische Archipel); Đông Ấn Hà Lan (Nederlandsch Oost Indië), khái quát chung Indië; phương Đông (de Oost); và thậm chí Insulinde. Indonesia là một kết hợp của khoảng 250 chủng tộc, phần đông có họ hàng gần gũi với nhau trên phương diện ngữ học và nhân chủng học thuộc nhóm tộc Mã Lai. Nhiều chủng tộc còn giữ được truyền thuyết là tổ tiên họ di cư đến bằng thuyền từ phương bắc. Trên đảo Java đã đào được nhiều trống đồng cùng kiểu với 7Ttrống đồng Đông Sơn7T. Nhiều sách giáo khoa lịch sử Indonesia dạy bài mở đầu với nền văn minh trống đồng. Các di tích hoá thạch của người 7THomo erectus7T, thường được gọi là "7TNgười Java7T", cho thấy quần đảo Indonesia đã có người ở từ hai triệu năm tới 500.000 năm trước. 7TNgười Austronesian7T, là cộng đồng dân cư đa số hiện tại, đã di cư tới Đông Nam Á từ Đài Loan. Họ tới Indonesia từ khoảng năm 2000 trước Công Nguyên, và đẩy người 7TMelanesian7T bản xứ về các vùng xa xôi phía đông khi họ mở rộng lãnh thổ. Các điều kiện nông nghiệp lý tưởng, và nền văn minh 7Tlúa nước7T xuất hiện sớm từ thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên, cho phép các làng mạc, thị trấn và các vương quốc nhỏ dần phát triển từ 7Tthế kỷ thứ nhất7T. Vị trí đường biển chiến lược của Indonesia giúp thương mại nội địa và với nước ngoài phát triển. Ví dụ, các con đường thương mại nối với cả các vương quốc Ấn Độ và Trung Quốc đã được thiết lập từ nhiều thế kỷ trước Công Nguyên. Chính thương mại đã hình thành nên lịch sử Indonesia. Indonesia ở Đông Nam Á là quần đảo giữa Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương, Tây Bắc giáp Malaysia, Đông giáp Papua New Guinea. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Indonesia ( tiếng Bahasa Indonesia) có nguồn gốc tiếng Malay (ngôn ngữ thương mại Malaysia thời thuộc địa). Do phạm vi sử dụng rộng rãi tiếng Indonesia được xem là nền tảng tiếng nói chung của các dân tộc. Ngoại trừ một số ngôn ngữ miền Đông (chủ yếu là tiếng Marinde và tiếng Ningbola) có quan hệ với ngôn ngữ Papua, các ngôn ngữ khác đều thuộc ngữ hệ Nam Đảo (hoặc gọi là ngữ hệ Malayo – Polynesian). Phạm vi phân bố của ngữ hệ này khá rộng từ đảo Madagasca chạy đến Đông Nam Á và các quần đảo Melanessia, Micronesia và Polynesia. Tuy nhiên, 80% số người sử dụng các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Đảo đều sinh sống ở Indonesia và trên 50% số đó tập trung ở đảo Jawa. Tiếng Jawa, một ngôn ngữ lớn ít được nhiều người biết đến trên thế giới, có đến hơn 80 triệu người sử dụng (gồm cả những người dùng làm ngôn ngữ thứ hai). Mẫu tự, ngữ pháp và thay đổi thanh điệu đều hoàn toàn không giống với tiếng Indonesia. Tiếng Jawa, tiếng Sundanese và tiếng Madurese đều có truyền thống văn học rất lâu đời. Ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam có 5 dân tộc sử dụng : Giarai, Êđê, Chăm, Ra-glai, Churu. Dân tộc Chăm ở việt nam còn có tên gọi khác là Chàm, Chim Thành, Hời, sống tập trung ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Một số nơi khác như An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh cũng có một phần dân cư là người Chăm; Tây Nam Bình Định và Tây Bắc Phú Yên có người Chăm thuộc nhóm Hroi. Ngôn ngữ: Tiếng Chăm thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai – Đa Đảo ( Malayô – Polinêsien) của ngữ hệ Nam Đảo ( Autronesian). Tôn giáo: Bên cạnh tôn giáo bản địa, người Chăm theo đạo Hồi và đạo Bà – La – Môn. Đạo Hồi có hai nhóm: Bàni ( Hồi giáo cũ), Ixlam (Hồi giáo mới), đạo Bà – La – Môn thu hút khoảng 3/5 dân số Chăm vùng Ninh Thuận, Bình Thuận. Dân tộc Ê đê hay còn có tên gọi khác là Rađê, Đê, Kpa, Adham, Krung, Ktul, Dlie Ruê, Blô, Êpan, Mdhur, Bich, cư trú tập trung ở tỉnh Đaklak, phía nam của tỉnh gia lai và miền tây của 2 tỉnh Khánh Hoà và Phú Yên của Việt Nam. Tại một số quốc gia khác như Campuchia, Thái lan, Hoa kỳ, Canada và các nước Bắc Âu cũng có một số người Ê đê sinh sống, song chưa có số liệu chính thức. Ngôn ngữ: người Ê đê thuộc ngôn ngữ mã lai- polinesia, so với các dân tộc ít người khác tại việt nam, người Ê đê là sắc dân có chữ viết theo bảng chữ cái la tinh khá sớm, có chữ viết từ thập niên 1920. Năm 2006 đã phát hành 20 ngàn cuốn kinh thánh tân ước song ngữ Ê đê - việt tại Việt nam. Dân tộc Giarai là một trong những cư dân sớm sinh tụ ở vùng núi tây nguyên, có khoảng 24 vạn người sinh sống tập trung ở tỉnh gia lai (90%), một sổ ở tỉnh Kon Tum (5%) và phía bắc tỉnh Đaklak (4%). Ngoài ra, dân tộc Giarai còn cư trú rải rác ở các tỉnh Bình định, Ninh thuận, Bình Thuận….khoảng vài ngàn người sinh sống tại khu vực Karatanakiri, Campuchia nhưng chưa có số liệu chính thức. Dân tộc Giarai cón có tên gọi khác La giơ – rai và gồm các nhóm địa phương: tơ – buăn, mthur, hdrung, chor, arap. Người Giarai có tiếng nói gần gũi với tiếng Ê đê, Chăm, Raglai, Churu, thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo và nằm trong nhóm ngôn ngữ Malayô – Polinesia. Dân tộc Ra glai còn viết Lá ra - Glai hoặc Raglai. Còn có tên gọi khác là Ra Glây, Hai, Noana, La vang. Là dân tộc thiểu số thuộc hệ ngôn ngữ Malayo – Polinêsia. Cư trú chủ yếu ở tỉnh Ninh Thuận, phía nam tỉnh Khánh Hoà và phía bắc tỉnh Bình Thuận. Dân tộc Churu là một dân tộc ít người ở Lâm Đồng và một số ít ở tỉnh ninh thuận, bình thuận. Ngoài ra còn có tên gọi khác là Chơru, Kru, Thượng. Ngôn ngữ: tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô – polinesia, gần với tiếng chăm. một bộ phận người Churu sống gần với người Cơ ho nên nói tiếng cơ ho (thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer). Theo những giải thích về nhân chủng học như trong bài viết “Cuộc xâm lăng của Thủy Tinh”, những nghiên cứu của PGS TS Đặng Việt Bích về con đường di chuyển của người Nam Đảo được diễn giải như sau: Nhìn chung, sự phân bố cư dân thuộc ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam đã được thống nhất trong giới khoa học. Các nhà khoa học đã xác nhận có một sự tiến công của người Nam Đảo vào bán đảo Đông Dương. Họ đã tiến công và chiếm cứ được duyên hải miền Trung suốt từ sông Gianh qua Hải Vân vào tới Nam Bộ. Cả vùng này vốn là lãnh thổ cư trú của các nhóm Môn – Khơme. Từ Quy Nhơn người Nam đảo theo nhiều con đường tràn lên Tây Nguyên, tranh chấp đất đai với các nhóm Môn – Khơme cư trú lâu đời trên cao nguyên. Tại duyên hải Trung Bộ, từ sông Gianh trở vào Nam, về sau này người Nam đảo đã thiết lập được quốc gia riêng của họ, đó là vương quốc Chăm Pa (hay còn gọi là Chiêm Bà, Chiêm Thành, nước Hồ Tôn Tinh…) tồn tại từ cuối thế kỷ II (193), chấm dứt hoàn toàn ở cuối thế kỷ XVII (1693). Người Nam đảo cũng tiến công vào vùng vịnh Bắc Bộ, song không thu được kết quả như ở phía Nam. Họ chiếm cứ được vùng Vân Đồn và vùng đất của tỉnh Quảng Ninh ngày nay (rất có thể người Nam đảo là chủ nhân của văn hóa Hạ Long), song không chiếm sâu được vào vùng đất sông Hồng, sông Mã. 10TKhông thể phủ nhận, tộc người Nam đảo là một trong ba nhóm tộc người – ngôn ngữ lớn chủ yếu ở Đông Nam Á. Tộc người này đóng vai trò quan trọng ở Malaysia, Indonexia, Philippines. Việc tìm hiểu nguồn gốc xuất phát của những người Nam Đảo ở Việt Nam, không tách rời công cuộc nghiên cứu nguồn gốc và những đợt di dân của những người Nam Đảo trên thế giới. Chính vì vậy, cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau trong việc giải quyết vấn đề nguồn gốc xuất phát của những người Nam Đảo ở Việt Nam. Những nhà nghiên cứu ủng hộ giả thuyết của R.Heiner Geldern cho rằng họ từ miền duyên hải Nam Trung Hoa trên đường di cư xuống phía Nam và dừng chân trên địa bàn miền Nam Đông Dương. Ý tưởng thứ hai cho rằng họ từ miền duyên hải Nam Trung Hoa trên đường di cư đến các vùng đảo ở Đông Nam Á, sang Tân Madagasca rồi từ đó mới di cư đến miền Nam Đông Dương… Những ý tưởng gần gũi với quan điểm của W.G.Solheim II thì cho rằng nguồn gốc xuất phát của người Nam Đảo ở Việt Nam là từ các vùng hải đảo thuộc châu Úc di cư về phía Bắc… Một số nhà nghiên cứu khác cho rằng, những người Nam Đảo ở Việt Nam là một bộ phận cư dân Malayo – Polinesien ở Indonesia, đặc biệt từ các đảo phía Đông Kalimantan (Brunei) di cư đến… Đây là ý kiến của W.F. Stutterheim được đăng tải trong bài viết Lịch sử những mối tương quan giữa Đông Dương và Java trong thời cổ, Văn hóa Á Châu, số 10 năm 1959, trang 77-85. Theo tác giả Nguyễn Tuấn Triết, “cội nguồn lịch sử của những người Mã Lai – Đa đảo ở Việt Nam là một trong những hệ quả từ quá trình thiên di của lớp người Deutero – Malais vào thời đồ đá. Trong quá trình thiên di ấy, một bộ phận của lớp người này đã tiếp cận và dừng chân trên vùng đất thuộc lãnh thổ Việt Nam ngày nay. Bộ phận này tụ cư thành nhiều nhóm trên khắp địa bàn miền Trung và Nam trung bộ. Chính những người này và con cháu của họ đã sáng tạo ra phức hệ văn hóa bàu Trám – Sa Huỳnh được các nhà Khảo cổ học xếp vào thời sơ sửP1F2P” Từ những chiến thuyền trên biển, người Nam đảo đổ bộ xuống đất liền, tiến hành xâm nhập vào miền Trung nước ta bây giờ vào khoảng 1500 TCN. Lúc bấy giờ, đây là địa bàn sinh sống của các nhóm Môn – Khơme. Ban đầu chỉ là những nhóm nhỏ, sống đan xem với các nhóm Môn – Khơme. Người Nam đảo dần quần tụ lại, thành một thế lực lớn mạnh, bắt đầu phát động tấn công đánh đuổi người Môn – Khơme, chiếm cứ đất đai của họ. Trước sự tấn công dồn dập, mãnh liệt của người Nam đảo dũng mãnh, hiếu chiến, các bộ lạc người Môn – Khơme tồn tại một cách đơn lẻ do địa hình duyên hải miền Trung bị chia cắt thành những châu thổ nhỏ hẹp của nhiều con sông, không quy tụ được sức mạnh nên lần lượt bị đánh bại. Người Nam đảo chiếm lĩnh một vùng đất suốt từ vùng Nam đèo Ngang cho đến Bình Thuận, có thể lên đến cả Tây Nguyên, chia cắt nhóm Môn – Khơme vốn cư trú lâu đời tại đây thành hai nhóm Nam và Bắc như ta thấy ngày nay. Trong vài trăm năm, người Nam đảo đã xây dựng được một thế lực hùng hậu ở miền Trung nước ta, họ cũng phát triển nhiều mặt về kinh tế và quân sự, có thể được coi là một liên minh bộ lạc hoặc một nhà nước riêng tại duyên hải miền Trung, có sức mạnh không thua kém gì bộ Văn Lang của Hùng Vương thời bấy giờ. Và khi đạt tới độ phát triển cực thịnh, ý đồ Bắc tiến tấn công vào vùng đồng bằng Bắc Bộ của người Nam đảo dần được hình thành. Theo ý kiến của PGS. Đặng Việt Bích, cuộc tiến công của người Nam đảo vào miền Bắc có thể diễn ra vào thời kỳ văn hóa Gò Mun 2 Trang 18, Nguyễn Tuấn Triết (2000), Lịch sử phát triển xã hội các tộc người Mã Lai – Đa Đảo ở Việt Nam, NXB Khoa học – Xã hội Hà Nội. và Quỳ Chử (bắt đầu từ năm 1100 TCN), tức là sau hơn 400 năm xâm nhập và phát triển tại Miền Trung. Chính những điều này giải thích địa bàn sinh tụ của những người Nam Đảo ở Việt Nam. Đối với nguồn gốc hình thành các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam, những nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tuấn Triết chỉ ra: Vào thời đại Đá Mới, trên địa bàn thuộc miền Trung và Nam Trung Bộ của Việt Nam ngày nay đã có lớp người Deuterco – Malais sinh sống. Lớp người này phân chia thành nhiều nhóm, dừng chân trên địa bàn riêng, có những đặc thù về địa lý sinh thái. Đời sống của mỗi nhóm như vậy phải thích nghi và chịu tác động của những yếu tố địa lý – sinh thái – nhân văn đặc thù. Điều này dần dần làm biến đổi và tạo ra những khác biệt nhất định so với ban đầu trong các yếu tố văn hóa, ngôn ngữ… Đó là một quá trình lịch sử lâu dài. Trong đó, sự tự thân vận động của mỗi nhóm trong không gian sinh tồn của mình không thể tránh khỏi những tác động nhất định từ bên ngoài vào do quan hệ và pha trộn tộc người, do chính những người cùng chủng tộc và ngữ hệ từ nhiều vùng trên thế giới đến. Con đường phân ly của lớp người Deutero - Malais ở miền Nam Đông Dương đã diễn ra như vậy để định hình những nhóm người có nét riêng trong văn hóa và hình thành tâm lí tộc người riêng. Có thể khi bước vào thời đại kim khí, thì những người Malayo- Polynesian ở miền Nam Đông Dương đã hình thành 5 nhóm người: - Một nhóm dừng chân trên cao nguyên Gia Lai – Kontum sinh tụ trên vùng đất có nhiều dòng sông chảy qua (như Ia Yun, Ia Ly, Ia Pa…vv.) và có nhiều thác nước. Nhóm này định hình nên một tộc người, tự nhận mình là người Giarai. Trong ngôn ngữ Nam Đảo, từ “giơ-rai” có nghĩa là “thác nước”. - Một nhóm dừng chân trên cao nguyên Đắc Lắc màu mỡ, sinh tụ trên một vùng đất có nhiều suối và rừng tre. Nhóm này định hình nên một tộc người, tự nhận mình là “Orang Ede”. Trong ngôn ngữ Nam Đảo, từ “orang” nghĩa là “người”, “Ede” có nghĩa là “tre”. - Một nhóm dừng chân trên vùng thung lũng Đran tương đối bằng phẳng thuộc cao nguyên lang Bian, gần nơi cư trú của tộc người Cơ ho (thuộc ngữ hệ Môn – Khmer). Nhóm này định hình nên một tộc người, tự nhận mình là người Cru (sau phiên ấm là Chu – ru). Trong ngôn ngữ Nam Đảo, từ “Cru” có nghĩa là “chiếm đất mới”. - Một nhóm dừng chân trên vùng rừng rậm, núi non hiểm trở thuộc rìa đông của nam Trường Sơn – Tây Nguyên. Nhóm này định hình nên tộc người, tự nhận mình là “Orang Glai”. Trong ngôn ngữ Nam Đảo, Glai có nghĩa là “rừng rậm”. Tên gọi “Orang Glai”còn ám chỉ sự phân biệt với người ở biển “Orang La út” (trong ngôn ngữ Nam Đảo có nghĩa là “biển”) - Một nhóm dừng chân ngay trên vùng đồng bằng hẹp ven biển đông, nơi có nhiều thuận lợi về mặt địa lý – sinh thái cho sản xuất nông nghiệp và giao lưu quốc tế hơn so với 4 nhóm kể trên. Hơn thế nữa, nhóm này còn trực tiếp kế thừa những thành tựu của văn hóa Sa Huỳnh ngay trên địa bàn đã từng là cái nôi của nền văn hóa đó. Với nhiều lợi thế như vậy, nhóm người này sớm tạo ra một nền văn hóa phong phú rực rỡ cùng một nền kinh tế - xã hội phát triển cao hơn so với 4 nhóm kia, định hình nên một tộc người, nhận tộc danh là Chăm (mà sau này có lúc được phiên âm thành “Chàm”). Có thể nói, các tộc người thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam có một quá trình lịch sử phức tạp. Quá trình đó đã làm thay đổi nhiều diện mạo sinh hoạt song từ trong tầng sâu của tiềm thức vẫn ẩn chứa một tầng nền văn hóa có chung cội nguồn với tộc người Nam Đảo ở khu vực Indonesia. Chương 2: VĂN BẢN TRUYỆN CỔ TÍCH CÁC TỘC NGƯỜI SỬ DỤNG NGỮ HỆ NAM ĐẢO Ở VIỆT NAM VÀ INDONESIA 2.1. Các nguồn tư liệu: Qua quá trình tìm kiếm, chúng tôi thu thập được những nguồn tư liệu về truyện cổ tích của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam và Indonesia như sau: Truyện các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam: + Tổng Tập Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam (tập 2: Truyện cổ dân gian), Trung Tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia- Viện Văn học, NXB Đà Nẵng, 2002. 34 truyện trong phần Truyện cổ các dân tộc Nam Đảo + Tổng Tập Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam (tập 14,15,16), Viện khoa học xã hội Việt Nam- Viện Nghiên cứu văn hóa, NXB Khoa học xã hội Hà Nội, 2009. 31 truyện trong phần truyện cổ tích thần kì (chỉ tính truyện của Raglai, Ê Đê, Gia Rai) + Hợp tuyển truyện cổ tích Việt Nam, Đặng Văn Lung, lữ Huy Nguyên tổ chức biên soạn tuyển chọn giới thiệu, NXB Văn học 1996. + Truyện cổ dân gian Chăm, Trung Tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm Ninh Thuận; NXB Văn Hóa dân tộc Hà Nội 2000. 58 truyện cổ, trong đó sử dụng nghiên cứu 30 truyện Truyện cổ tích của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Indonesia: 2.1.1. Văn bản chính: +Truyện cổ Indonesia, Ngô Văn Doanh- Nguyễn Đức Ninh- Bùi Văn Trọng Cường biên dịch, NXB Văn hóa Hà Nội – 1988: Chỉ sử dụng 17/39 truyện để khảo sát +“Truyện cổ Đông Nam Á - Indonesia” do Ngô Văn Doanh biên dịch, Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á, NXB Văn hóa Thông Tin, 1995 : 27 truyện +Truyện cổ Indonesia được tập hợp từ website: 7TU tổng số truyện khoảng 100 + Truyện dân gian Indonesia, A.Soebiantoro- M.Ratnatunga do Đỗ Đức Tùng dịch, NXB Kim Đồng 2008: 22 truyện 2.1.2. Tài liệu bổ sung + Kho tàng truyện cổ thế giới- Châu Á, Ngô Văn Doanh biên soạn, NXB Văn Hóa Thông Tin Hà Nội, 1994: Chỉ sử dụng ¼ truyện để khảo sát (Po-lo-pa-đang lên trời) • Po-lo-pa-dang lên trời; • Xi-ke-bai-an; • Giô-na-kha; • Rùa và khỉ + Truyện cổ tích các nước vùng Châu Á, Trịnh Quyết sưu tầm, tuyển chọn, NXB Hải Phòng, 2003: sử dụng 5/11 truyện để khảo sát • Hươu trắng chín đầu; • Sự tích hồ Bê-ning; • Anh chàng nghèo khổ; • Chú bé khôn ngoan; • Chàng thợ săn và nàng công chúa; • Chích chòe và cáo; • Một chọi ba; • Nhờ vợ được thăng quan; • Lòng tham vô đáy; • Trả miếng; • Nguyệt thực; + Truyện Dân gian Châu Á, Nguyễn Văn Sỹ - Nguyễn Huy Lư dịch, NXB Văn Học Hà Nội, 1985 (tái bản lần thứ 2): có 3 truyện cổ Indonesia nhưng không thuộc loại truyện cổ tích thần kì: • Truyện Cây Lúa; • Chú nai con thông minh; • Đứa trẻ bị bắt cóc 2.2. Xử lý nguồn tư liệu Trước khi đi vào khảo sát so sánh một số kiểu truyện cổ tích của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam và Indonesia thì việc xác lập một tiêu chí cho quá trình lựa chọn văn bản là điều cần thiết. Các tư liệu về văn bản truyện của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam cũng như Indonesia được nêu ra ở trên có sự khác nhau về cách sưu tập và phân chia. Việc xem xét nguồn tư liệu đi kèm với quá trình lựa chọn những văn bản truyện sẽ được chúng tôi khảo sát trong chương này. - Đối với nguồn tư liệu về truyện cổ tích của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam: Nguồn tư liệu mang tính tập trung dưới dạng tổng tập là chủ yếu. Đây là những công trình lớn. Các tác giả đã có một quá trình khảo sát tư liệu khá công phu cho việc tổng hợp truyện cổ tích của các tộc người thiểu số ở Việt Nam. Việc xếp các tộc người Nam Đảo trong tổng tập này thuộc dân tộc thiểu số khẳng định: ở Việt Nam, sự hiện diện của các tộc người này là không nhiều. Chính vì vậy, việc khảo sát các nguồn truyện cổ tích của họ cũng không phải là việc làm dễ dàng và khó tránh khỏi những thiếu sót. Với “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” của Nguyễn Đổng Chi, đây được xem là một công trình đồ sộ về truyện cổ tích nhưng lại chỉ thiên về những tập hợp, đánh giá truyện cổ tích của người Việt. Truyện cổ tích của các tộc người thiểu số nói chung và tộc người Nam Đảo ở Việt Nam nói riêng không được đề cập trong công trình này. Trong hai tổng tập được khảo sát được cho là nguồn tư liệu lớn nhất về văn học dân gian các tộc người thiểu số ở Việt Nam đều có nhan đề “Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam” của Trung tâm khoa học xã hội nhân văn quốc gia (2002) và Viện nghiên cứu văn hóa (2009) đã đề cập đến truyện cổ tích các tộc người Nam đảo ở Việt Nam theo 2 cách khác nhau: Trong Tổng Tập Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam (tập 2: Truyện cổ dân gian), Trung Tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia - Viện Văn học, NXB Đà Nẵng, 2002. Các tác giả này tổng hợp văn học dân gian các tộc người thiểu số ở Việt Nam trong tập 2: truyện dân gian với sự phân chia theo tộc người thiểu số sử dụng các ngữ hệ khác nhau, gồm: - Truyện cổ các dân tộc Môn – Khơ Me - Truyện cổ các dân tộc Nam - Đảo - Truyện cổ các dân tộc Việt – Mường - Truyện cổ các dân tộc Tày – Thái và Cơ Lao - Truyện cổ các dân tộc HMông – Dao - Truyện cổ các dân tộc Tạng – Miến Lấy tiêu chí tổng hợp dựa trên ngữ hệ, công trình này tập hợp các truyện của các dân tộc thiểu số dù không tập trung theo tộc người nhưng có chỉ dẫn truyện thuộc tộc người nào. Cũng theo đó, các tác giả không đi đến việc phân loại cụ thể cho các truyện cổ các tộc người này. Như vậy, việc phân loại của nguồn tài liệu này chỉ dừng lại ở cấp độ “truyện cổ” chung. Dù sơ lược nhưng các tác giả đã xác định được tính chất của truyện cổ các tộc người Nam Đảo là “truyện cổ tích của nhóm cư dân này có cùng một tính chất, thậm chí có chung những nhân vật với các truyện cổ Môn – Khơ Me”P2F3P và những đánh giá về nguồn gốc của những truyện cổ này: “chiến tranh giữa các bộ lạc tiến tới thành lập các liên minh, xây dựng các nhà nước sơ khai (như Thủy Xá, Hỏa Xá ở vùng Play Ku) đã tạ ra những bản trường ca mang tính sử thi và những truyện cổ tích thần kì”(…). Giới thuyết về truyện cổ đối với người tuyển chọn tổng tập này dường như bao gồm cả anh hùng ca và huyền thoại: “những truyện kể ở đây có dáng dấp một dạng thức nguyên sơ của các anh hùng ca. Ở đây ta cũng lại gặp những ý tưởng hay nội dung của một huyền thoại nhằm giải thích hình dáng, màu sắc, tính chất của thế giới loài vật như: tại sao chim làm tổ (Tổ chim Tồ Rộc), Tại sao khỉ đít 3 Trang 431, Tổng Tập Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam (tập 2: Truyện cổ dân gian), Trung Tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia - Viện Văn học, NXB Đà Nẵng, 2002. đỏ (Chỉ ông thợ rèn phạt được tội khỉ), cắt nghĩa việc thuần dưỡng voi (Sự tích con voi), cắt nghĩa việc sinh ra các loài (Vượn trắng)”… P3F4 Ngoài những tri nhận “phản ánh tình yêu chất phác của con người ghét sự dối trá, sự phản bội trong một xã hội chưa phân biệt giai cấp”, tác giả cũng ghi nhận dấu ấn của văn hóa tộc người. Motip sụt đất được tác giả nhấn mạnh như một “motip phổ biến để giải thích nguồn gốc dân tộc (sự tích hang Bang Adren) hay truyện giải thích một địa danh (Krong Buk; Hồ Ia Nueng; Hồ Lắc)”P4F5P. “Truyện cổ tích sinh hoạt mang tính răn đời” cũng là một nét nổi bật được người tuyển chọn chú ý. Rõ ràng cách nhìn nhận của các tác giả tổng tập này chỉ mang tính chung chung theo cảm tính và chưa có một tiêu chí cụ thể nào để phân định các thể loại trong truyện cổ dân gian của các tộc người Nam Đảo. Những đánh giá mang tính điểm xuyết khi chỉ nêu ra một motip và thậm chí sự tri nhận về motip còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, Tổng Tập Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam ((tập 14, 15, 16), Viện khoa học xã hội Việt Nam - Viện Nghiên cứu văn hóa, NXB Khoa học xã hội Hà Nội, 2009) đã sưu tầm khá công phu các thể loại tự sự và trữ tình của văn học dân gian dưới dạng song ngữ (bao gồm tiếng các tộc người và tiếng Việt). Có thể thấy, đây là nguồn tư liệu khá công phu được đánh giá là đã thu thập được một số lượng lớn tác phẩm văn học dân gian các dân tộc thiểu số ở Việt Nam từ sử thi, truyện thơ, truyện cổ tích, truyền thuyết… Trước khi đi vào công tác tổng hợp, các tác giả cũng đã đánh giá qua về tình hình thu thập các văn bản của văn học dân gian người Việt và văn học dân gian các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Theo đó, họ đã đưa ra những nhìn nhận đánh giá khá căn bản và phân tích cả về thao tác lựa chọn trong các công trình đã có. Đặc biệt, người viết cũng khẳng định: “ Từ tình hình sưu tầm, nghiên cứu về truyện cổ tích của người Việt nói trên cho thấy trải qua thời gian và cùng với quá trình nhận thức lâu dài thì việc sưu tầm và nghiên cứu truyện cổ tích của người Việt đã có nhiều thành tựu đáng kể. Nhìn một cách tổng quan, công tác sưu tập, giới thiệu ngày càng được hoàn thiện với những thao tác tuyển chọn vừa khoa học vừa mang tính hệ thống, khái quát cao. Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu cũng được đẩy mạnh thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả. Cùng với việc tìm tòi vận dụng các phương pháp luận nghiên cứu khác nhau, nhất là tiếp cận phương pháp nghiên cứu ở nước ngoài thì dần dần các tác giả cũng đi đến những thống nhất cơ bản trong nhận thức về loại hình truyện cổ tích, thể hiện rõ nhất là qua cách đánh giá, phân loại. Điều đó một mặt có tác động lại giúp cho công tác sưu tập ngày càng được hoàn thiện hơn”.P5F6 4 Như trên 5 Trang 433, sách đã dẫn 6 Trang 24, Tổng Tập Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam (tập 1), Viện khoa học xã hội Việt Nam- Viện Nghiên cứu văn hóa, NXB Khoa học xã hội Hà Nội, 2009 Tác giả cũng nhìn nhận rằng chính những thành tựu của việc phân loại và nghiên cứu truyện cổ tích người Việt đã đóng góp “những cơ sở lý luận quan trọng tạo tiền đề cho việc mở rộng sang lĩnh vực sưu tầm, nghiên cứu truyện cổ tích các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”. P6F7 Từ đó, trên cơ sở những bài viết đã có, các tác giả cũng đã khái quát “Tình hình sưu tầm nghiên cứu truyện cổ tích các dân tộc thiểu số” qua các giai đoạn trước Cách mạng Tháng 8 và sau Cách Mạng Tháng 8. Tuy giai đoạn sau có chú trọng sưu tầm nghiên cứu nhưng những thành tựu đạt được vẫn còn nhiều hạn chế. Sau năm 1975, công tác sưu tầm, giới thiệu truyện cổ dân gian ngày càng thu hút được sự tham gia của các tác giả thuộc nhiều đối tượng khác nhau, ngoài người Việt còn có thêm trí thức người thiểu số. Cùng với “nhiều nguồn, nhiều địa phương khác nhau mà hình thành nên một diện mạo vừa phong phú, vừa đa dạng về các bộ sưu tập truyện cổ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”P7F8 Các tác giả đã đưa ra những nhận xét khái quát về tình hình sưu tầm, giới thiệu truyện cổ tích các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Sức sống cũng như sự đa dạng, phong phú của truyện cổ tích trong kho tàng văn học dân gian các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là điều không thể phủ nhận được. Thực tế, nhu cầu sưu tầm, nghiên cứu truyện cổ tích ngày càng cao và thu hút nhiều đối tượng quan tâm, đặc biệt theo hướng song ngữ. Truyện cổ tích các dân tộc thiểu số cũng đóng vai trò quan trọng làm nên kho tàng văn học dân gian Việt Nam nói chung và kho tàng truyện cổ tích nói riêng. Theo đó, các tác giả cũng nêu lên những yêu cầu đặt ra đối với công tác biên soạn và sưu tầm truyện cổ tích các tộc người thiểu số. Đặc biệt, dạng song ngữ là hướng biên soạn mới và có giá trị dân tộc học, ngôn ngữ học cao. Chủ biên của Tổng tập văn học dân gian các tộc người thiểu số ở Việt Nam – Nguyễn Thị Yên đã điểm qua các công trình nghiên cứu lớn về lĩnh vực này của tác giả Phan Đăng Nhật, tác giả Võ Quang Nhơn, tác giả Đặng Nghiêm Vạn. Trong các công trình nghiên cứu của tác giả Phan Đăng Nhật về Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam đã sắp xếp và phân loại dựa trên “căn cứ vào mâu thuẫn xã hội đã và những nhân vật trung tâm của truyện cổ tích tiêu biểu cho mâu thuẫn đó làm trục phân loại truyện cổ tích thành ba loại chính: - Truyện về người mồ côi, người con út, người con riêng, người đội lốt xấu xí - Truyện về người dũng sĩ - Truyện về người bị bóc lột”. Mỗi kiểu truyện tác giả lại đưa ra những cách phân loại nhỏ hơn với như những đánh giá riêng. 7 Trang 25, sách đã dẫn 8 Trang 32, sách đã dẫn Tiếp đó, trong công trình Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam của tác giả Võ Quang Nhơn, phần trình bày vể truyện cổ tích được gói gọn trong chương bốn với 55 trang, chia thành 3 phần: Khái luận – Nội dung và nghệ thuật các loại truyện – Kết luận. Tác giả tập trung vào phân tích nội dung và nghệ thuật của các loại truyện cổ tích của các dân tộc ít người, tập trung vào hai loại truyện tiêu biểu là: loại truyện về các chàng trai khỏe và loại truyện về các nhân vật bất hạnh như người em út, người con riêng và đặc biệt là người mồ côi. Khác với các tác giả trên, Đặng Nghiêm Vạn lại tập trung tìm hiểu truyện cổ tích của các dân tộc theo đặc trưng nhóm ngôn ngữ, gắn với đặc điểm hình thành dân tộc và quá trình phát triển lịch sử của họ. Từ việc khái quát lịch sử nghiên cứu văn học dân gian các tộc người thiểu số như trên, tác giả Nguyễn Thị Yên cũng đã đưa ra những kết luận về tình hình nghiên cứu, phân loại truyện cổ tích các dân tộc thiểu số với điểm đáng chú ý như sau: Truyện cổ tích các dân tộc thiểu số tuy phong phú đa dạng nhưng “chưa có được các nghiên cứu chuyên sâu về truyện cổ tích của từng nhóm dân tộc, của từng vùng miền và của từng dân tộc. Điều đó đã ít nhiều làm hạn chế đến việc hiểu biết và đánh giá của chúng ta về nội dung, nghệ thuật cũng như đặc điểm của truyện cổ tích các dân tộc nói chung và của từng dân tộc, nhóm dân tộc nói riêng”.P8F9P Đồng thời, công tác phân loại cũng dần đi đến nhất quán và tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu mở rộng đến nhiều vần đề, trong đó việc tập hợp song ngữ được chú trọng. Về truyện cổ tích các dân tộc thiểu số được đề cập trong tổng tập này được biên soạn dưới dạng song ngữ và sắp xếp theo ba thể loại: thần kỳ, loài vật và sinh hoạt. Việc lấy tiêu chí song ngữ làm đầu nên tổng tập chưa có điều kiện tập hợp đầy đủ truyện cổ tích của các dân tộc. Bản thân người biên soạn cũng khẳng định: “Hơn nữa trong khuôn khổ số lượng truyện song ngữ đã được sưu tầm, giới thiệu còn ít nên chưa hẳn tất cả các truyện cổ tích có mặt trong bộ tổng tập này đã là những truyện tiêu biểu của mỗi dân tộc. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể thì ở đây cũng đã hội đủ gương mặt truyện cổ tích của các dân tộc ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam với các nhóm ngôn ngữ khác nhau”.P9F10 Việc thu thập nguồn từ người địa phương là một trong những lợi thế của tổng tập này. Qua đó, nguồn tài liệu đã thể hiện được đặc điểm truyện cổ tích của từng tộc người theo đặc điểm nhóm ngôn ngữ với đầy đủ sự phong phú và đa sắc màu của nó. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra những đánh giá sơ bộ về nguồn tài liệu này theo từng tiểu loại về nội dung và nghệ thuật. Ngay từ thao tác biên soạn, tác giả cũng đã định hình rất rõ về các thao tác và mục đích cũng như nguyên tắc biên soạn, dịch văn bản. 9 Trang 54, sách đã dẫn 10 Trang 56, sách đã dẫn Trong 3 tập 14, 15, 16 của truyện cổ tích được biên soạn trong bộ tổng tập này thì người viết đề tài tập trung khảo sát nguồn tư liệu từ tập 15 và một phần tập 16 với tiểu loại truyện cổ tích thần kì. Tất nhiên, trong khả năng cho phép, phần song ngữ cũng chỉ được sử dụng ở phần đã dịch sang ._.ai nước đều có những motip chung, tuy tần suất xuất hiện khác nhau. 3.3.3. Kiểu nhân vật Điểm đầu tiên có thể thấy trong cách xây dựng nhân vật của kiểu truyện người hóa thân là hầu hết nhân vật đều mang tính thần kì. Tính chất thần kì của nhân vật trong kiểu truyện người hóa thân của Việt Nam thể hiện ngay từ đầu trong sự sinh ra kì lạ. Có 8 nhân vật được mô tả với sự sinh nở kì lạ. Đó là cô gái Nai Ka Điêng nhỏ bằng ngón tay út, là người mẹ góa sinh ra con ốc đặt tên là “Cậu Ốc”, là chàng “Phò mã Sọ Dừa” hay “chàng lợn” được sinh ra từ người con gái uống nước và tắm trong ao rừng; là cô gái từ con cóc xấu xí được hai vợ chồng nghèo mang về (Con dâu nhà trời). Trường hợp chàng trai trong truyện cây lông tông càng khác lạ: Hai vợ chồng nghèo uống nước ở truyện Cây lông tông có thai sinh ra 2 hạt lông tông. Cây mọc lên cao lớn và chim phượng hoàng xuống làm tổ. Trứng rơi xuống nở thành chim non và xin làm con nuôi nhưng chim ăn rất nhiều, ông bà ko nuôi nổi. Chim bay vào rừng xanh và biến thành chàng trai khỏe mạnh. Riêng trường hợp của “cậu khỉ vàng” được sinh ra với mẹ là khỉ chúa và cha là người... Sự sinh nở kì lạ và đặc biệt dòng máu thần linh sẵn có trong nhân vật là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên bản chất nhân vật như đã phân tích ý nghĩa trong kiểu truyện người dũng sĩ. Chính vì vậy, ở cách xây dựng nhân vật này có nhiều điểm tương đồng với nhân vật chàng dũng sĩ, người có tài trong truyện cổ tích. Trong truyện của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Indonesia, cũng xuất hiện nhân vật dạng này nhưng không nhiều trong truyện kể về vương quốc Vát-gio và thành phố Xing – Kang, cậu bé được sinh ra từ chiếc ống tre; còn Chàng ếch (Bujang Katak) lại được sinh ra mang hình hài của một chú ếch nhỏ… Những nhân vật theo dạng này thường xuất thân trong gia đình nghèo, là con cầu con khẩn của những ông bà đã luống tuổi hiếm muộn hay những người con gái không có chồng vì uống nước lạ nên sinh con. Cũng có trường hợp, nhân vật được mô tả cụ thể về xuất thân thần thánh như chàng khỉ Skura, vốn là con cõi trời. Chính vì vậy hình thức nhân vật được chú trọng với nhiều kiểu khác nhau. Chúng tôi thấy có các kiểu dáng nhân vật sau: Dạng 1: con vật Dạng 2: bộ phận trên cơ thể người Dạng 3: đồ vật Dạng 4: tiên mang lốt chim Nhân vật sinh ra có thể mang hình dáng con vật hoặc những vật xấu xí là dạng phổ biến nhất. Qua khảo sát kiểu truyện người hóa thân của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam thấy những hình dạng của nhân vật người chồng và người vợ: - Nhân vật người chồng thường là những dạng sau với tần suất xuất hiện: Trăn (2 lần); Rắn (3 lần); Sọ Dừa (2 lần); Chồn (3 lần); Voi; Lợn; Khỉ vàng; Chim cu gáy… - Người vợ: ngón tay út; ngà thần; cóc; cô gái lốt da bò; cây tre; con ba ba, chúa khỉ, ốc Trong truyện của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Indonesia tuy ít hơn ta vẫn thấy có những nhân vật người vợ/ người chồng trong lốt vật: - Người chồng: cá (3 lần); người ở cung trăng xuống (1 lần); khỉ (2 lần); ống tre (1 lần); chó (1 lần) - Người vợ: tiên (3 lần); bò (1 lần), linh dương (1 lần); ốc vàng (1 lần); ếch (1 lần); chim sẻ (1 lần); heo rừng (1 lần); cá vàng (1 lần) Có thể thấy sự da dạng trong cách xây dựng ngoại hình nhân vật trong kiểu truyện người hóa thân. Tất nhiên, ngoài những nhân vật từ cõi khác thì dáng dấp nhân vật đi vào truyện và vào thế giới con người không bình thường. Thường những kiểu nhân vật này đều được hóa thân trở lại thành người và sống hạnh phúc. Đặc biệt, đây là những nhân vật có tài. Chính tài năng giúp họ vượt qua thử thách, đặc biệt là thách cưới của nhà vợ/nhà chồng; đồng thời giúp đỡ đối phương vượt qua khó khăn hoặc tạo dựng cuộc sống mới tốt đẹp. Điều dễ thấy là khác với nhân vật người bất hạnh và người dũng sĩ vai trò của lực lượng thần kì trợ giúp thể hiện rõ rệt. Nhân vật người hóa thân mang tính thần kì nhưng là do năng lực tự thân của nhân vật chủ yếu. Dù trong truyện cổ tích của Indonesia hay Việt Nam, cách khắc họa nhân vật đã nghiêng về đời thường. Đó là chưa kể những nhân vật ban đầu là người thường sau đó hóa thân thành vật hoàn toàn mang tính chất trần thế. Tính chất thần kì ở chính việc hóa thân của nhân vật không phải mang tính chủ động của nhân vật. Trong kiểu truyện người hóa thân của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Indonesia kiểu nhân vật này phổ biến hơn. Bản thân những nhân vật kiểu truyện người hóa thân cũng thường là những người bất hạnh với một hình hài xấu xí, mang dáng dấp của con vật và họ gặp những chàng trai cô gái nghèo hoặc hiếu thảo được thưởng xứng đáng. Ngay trong phần thưởng dành cho họ cũng là một sự thử thách, vượt qua được những rào cản về hình thức, về dư luận như truyện Nàng út lấy chồng trăn, Nai Ka Điêng; Chàng Rắn, Phò Mã Sọ Dừa, Trăn thần, H’bia Rác và chồng Chồn…. Có 16 truyện của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam xây dựng hình tượng nhân vật với sự thử thách này. Tính chất song hành giữa hai nhân vật thường đi kèm nhau gồm người đội lốt và người sẽ trở thành vợ/chồng của người đội lốt là thường thấy trong truyện của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam. Các nhân vật trong kiểu truyện người hóa thân của Indonesia thường mang tính chất đơn lẻ. Những tranh chấp giữa những người chị em gái, hãm hại nhau vẫn tồn tại trong kiểu truyện người hóa thân của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam và Indonesia. Thường mối quan hệ này dẫn đến xung đột sống còn. Ở cả hai nước người bị hại vẫn là cô em út, một thân phận khá quen thuộc trong truyện cổ tích. Ở Việt Nam thường là những người chị vì tranh chồng em nên hại em út. Sự bắt đầu từ tập tục hôn nhân sororat (hôn nhân chị em vợ) phổ biến trong thị tộc đã cho phép thu xếp các cuộc hôn phối kiểu chính thống giữa các chị em họ trẻ tuổi. Cái chết sớm của một trong đôi vợ chồng trẻ có thể dẫn đến một sự thay đổi nhưng việc thu xếp mới sẽ phải phù hợp với chuẩn mực hôn nhân: những nàng dâu tương lai sẽ là những chị em họ theo các đời đã định, tuy rằng có thể sẽ là xa hơn. Chính tập tục này cộng với sự thay đổi địa vị của người em út đã dẫn đến việc hãm hại người em út để tranh giành. Ở Indonesia thường là những nàng công chúa tranh giành sủng ái của vua cha. Tuy vậy, kết thúc của các mối xung đột này đi về hai hướng khác nhau. Nếu trong truyện của Việt Nam cuối cùng những cô em út đều đoàn tụ và hạnh phúc bên chồng thì những nàng công chúa xấu số chỉ còn là hoài niệm của người đời trong những loài cây như hoa Kemuning, loài chim Ruai… Trong kiểu truyện người hóa thân của Indonesia, chúng tôi còn thấy phổ biến những nhân vật phản diện để mang tính giáo dục trong kết thúc dành cho những kẻ độc ác, tham lam ích kỉ. Sự trừng phạt những kẻ nhà giàu tham lam, những kẻ bủn xỉn khinh rẻ người khác là tất yếu. Chúng thường bị động đất nước dâng lên nhấn chìm và để lại dấu ấn trong những chiếc hồ hiện nay (Situ Bagendit; Part Pedit; Câu chuyện về đền Pari…) hay những kẻ bất hiếu quay lưng với chính quá khứ của mình, phủ nhận các bậc sinh thành, tội bất hiếu trời không dung đất không tha bị biến thành đảo, hồ, cá sấu rồng… Nhân vật hóa thân trong các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Indonesia thường tập trung vào sự hóa thân của nhân vật vào cuối truyện. Tính thần kì này làm thay đổi cuộc đời nhân vật khác với tính chất đời thường mở đầu truyện. Điểm khác biệt này làm nên dáng dấp riêng cho những nhân vật hóa thân của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Indonesia. Các hóa thân thường thấy phổ biến của nhân vật trong kiểu truyện người hóa thân của Indonesia là hóa đá, đảo: Loro Jonggang; Mẹ; Putri Bungsu và rồng; Đảo thuyền, Malin Kundang; Sampuraga; Napombalu; Huyền thoại đảo Kantan; Nguồn gốc Pantai Karang Nini; Đá khóc; The White Gibbon; Câu chuyện về đền Pari; Huyền thoại đảo Senua; Huyền thoại đảo Nusa; Hóa hồ: Sự tích hồ Tawa Laut; Laut Kawar; Telega Warna (hồ màu sắc); Situ Bagendit;… Hóa thành chim: Sự tích chim Moopoo; Sự tích chim Ruai; Jangga Hatuen Bulan. Ngoài ra còn có hóa cây: Sự tích cây cọ đường; Sự tích hoa Kemuning; Sự tích hoa sen. Sự kết thúc này thường dành cho hai dạng nhân vật: Dạng thứ nhất: nhân vật có tội, lỗi bị nguyền rủa, hoặc tham lam độc ác bị trừng phạt; dạng thứ hai: nhân vật tốt bụng bị hãm hại chết hóa thành vật hoặc tự cầu xin hóa thành vật. Dạng thứ hai không nhiều. Đó là trường hợp của nàng Kemuning và nàng công chúa bị những người chị hãm hại chết hóa thành hoa Kemuning và chim Ruai; hay nàng công chúa vì bị thương mất mũi nên tự cầu xin hóa thành rắn (Công chúa Rắn); người em gái vì muốn trả tất các món nợ của anh trai mình đã xin biến thành loài cây mà tất cả trên cây đều hữu ích, đó là Sự tích cây cọ đường. Về phương diện đề tài, những câu chuyện có nhân vật hóa thân thành các loài động vật, thực vật hay đồ vật, thiên thể… có mục đích 2Tgiải thích cho nguồn gốc ra đời 2Tcủa các sự vật và hiện tượng của thế giới tự nhiên2T. 2TĐây là loại đề tài phổ biến của thần thoại và truyền thuyết. Loại đề tài này phản ánh nhận thức của con người về thế giới xung quanh mình trên cơ sở liên tưởng tới chính những đặc điểm của thế giới con người. Do đó, những con vật xấu xí thường gây hại cho con người như con vắt, con muỗi, con dòi, con bìm bịp… sẽ được cho là do những con người tham lam, độc ác, không ngay thẳng hóa thành khi họ chết đi. Có thể xem dạng hóa thân thành vật cũng gọi là tái sinh gắn liền với những 2Ttư tưởng và ý niệm về các vấn đề đạo đức – xã hội của con người2T. Như vậy, kết cuộc cuộc đời nhân vật hóa thân trong kiểu truyện người hóa thân của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam và Indonesia đi về hai hướng: Nhân vật hạnh phúc được thưởng xứng đáng và nhân vật hóa thành vật. Hướng thứ nhất thường thấy trong kiểu truyện người hóa thân của Việt Nam, còn hướng thứ hai thường thấy trong truyện Indonesia hơn. Nhân vật của kiểu truyện này được xây dựng theo hướng đơn tuyến, nhất là trong kiểu truyện người hóa thân của Indonesia, nhân vật chỉ xuất hiện để bổ sung cho quá trình phát triển tình tiết của truyện, mang tính cắt ngang nhiều hơn là xây dựng hình ảnh nhân vật một cách trọn vẹn. Các nhân vật chính đều có sự thay đổi hình dạng và đặc điểm này trở thành xuyên suốt trong kiểu nhên vật của truyện. Sự ** Tiểu kết Điểm xuất phát của kiểu truyện người hóa thân thực sự rất phong phú. Con người tiến hóa từ con vật và có một quá trình trở lại thành vật. Từ sự thay đổi của xã hội và quan niệm của con người về mối quan hệ với thế giới loài vật tan vỡ dần đã đi vào kiểu truyện người hóa thân. Đây cũng có thể là sản phẩm của tư duy duy vật cổ sơ: người vật nhất thể không xa lạ trong văn hóa nguyên thủy. Nếu xem truyện cổ tích là những mảnh vỡ của thần thoại thì đây là một kiểu truyện thể hiện rõ nhất, đặc biệt những truyện cổ tích người hóa thân của Indonesia. Kiểu truyện người hóa thân hình thành do nhận thức mang tính duy vật thô sơ, chất phác của người xưa. Đó là quan niệm người và vật có cùng nguồn gốc bản thể. Thế giới quan này đã phản ánh rõ nét trong thần thoại và truyện cổ tích thần kì là một sự nối tiếp nhưng tính thế tục gia tăng để làm nên câu chuyện dù có tính hoang đường nhưng vẫn mang tấm áo rách nát gần gũi của đời thường, đi vào cuộc sống của đa phần nhân dân. Quan niệm thẩm mỹ dân gian, sự đối lập của bề ngoài và tâm hồn là cách để tác giả dân gian chiêu tuyết cho những con người thân phận thấp hèn luôn bị bọn thống trị khinh rẻ. Nằm trong tư tưởng chung của truyện cổ tích, kiểu truyện người hóa thân của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam và Indonesia chính là tia hồi quang của quá khứ, phản ánh nguồn gốc của con người, sinh ra có mối liên hệ với thế giới tự nhiên. Qua đó nhân dân lao động thể hiện quan niệm về mối quan hệ giữa hình dáng bên ngoài và phẩm chất bên trong của con người. Thực tế, có sự đối lập giữa hình dáng bên ngoài với phẩm chất bên trong của con người. Coi trọng phẩm chất bên trong, khẳng định giá trị của con người nằm ở đạo đức, tài năng. Quan niệm về vẻ đẹp hoàn thiện của con người: là sự kết hợp giữa vẻ đẹp tâm hồn và hình thức thể hiện triết lí nhân sinh: ở hiền gặp lành. Người lao động mơ ước về một xã hội công bằng: Người lương thiện, tài giỏi được hưởng hạnh phúc, được ban thưởng; những kẻ xấu xa, độc ác phải bị Trừng phạt. Điều đó cho thấy tinh thần lạc quan, niềm tin vào con người và những điều tốt đẹp trong Thế giới cổ tích của người lao động bình dân. Sự hình thành kiểu truyện người đội lốt còn có nguyên nhân nội tại của thể loại, tức là nguyên nhân phương thức sáng tạo các yếu tố thần kì. Khai thác yếu tố thần kì từ nhân vật trung tâm là một nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh hình tượng người đội lốt. Hệ thống motip cũng khá phong phú, ngoài motip hóa thân, còn nhiều motip khác có chức năng và ý nghĩa tư tưởng về văn hóa và giáo dục con người. Ở kiểu truyện người hóa thân của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam và Indonesia hầu như đều xuất hiện những motip trên nhưng nếu ở Việt Nam thiên về người đội lốt vật trở lại thành người thì Indonesia ngược lại. Sự xuất hiện và tần suất xuất hiện của motip tất nhiên liên quan đến nội dung kiểu truyện. Ý nghĩa của những hóa thân cũng còn nhiều nghi vấn. Ẩn sau những lớp áo của vật, những hóa thân ấy có thể là câu chuyện của văn hóa tín ngưỡng riêng của từng tộc người trong các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam và Indonesia. Đó còn là mối quan hệ giữa người – vật mà tùy theo từng quốc gia theo thời gian sớm muộn mà tính chất có sự thay đổi. Những cuộc hôn nhân người – vật phổ biến trong kiểu truyện này, những rào cản dư luận và quan niệm xã hội đến một lúc nào đó khi con người không thể vượt qua thì chỉ có thất bại. Văn hóa dân gian nói chung và văn học dân gian luôn đi kèm với nó là tín ngưỡng, nghi lễ. Trong buổi sơ khai, khi khái niệm về tôn giáo chưa hình thành thì tín ngưỡng gắn với những niềm tin của con người là cơ sở cho một thế giới tinh thần rất phong phú. Đằng sau những hóa thân hầu hết là những tài năng, lớp vỏ xấu xí của con vật, của đồ vật không thể hủy diệt đi những tài năng để vượt qua thử thách tự chứng minh để cộng đồng thừa nhận mình. Ở kiểu truyện người hóa thân của Việt Nam có chú trọng thêm quá trình sinh ra kì lạ của nhân vật. Sự vận động tự thân của nhân vật và sự vắng bóng của lực lượng trợ giúp thần kì cùng với xuất thân nghèo hèn đã đưa tính chất truyện gần với đời thường hơn, duy chỉ nhân vật là mang tính thần kì ở sự hóa thân, tính chất này thể hiện rõ trong cách xây dựng nhân vật của Các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Indonesia. Cộng với phần thưởng lấy vợ chồng sống hạnh phúc, việc lột bỏ lớp vỏ xấu xí là phần thưởng cho nhân vật. Những kẻ tham lam độc ác, phạm tội đều bị trừng phạt hóa thành những thứ còn cho đến bây giờ. Việc nêu lên những chứng tích về địa danh, giải thích hiện tượng vẫn còn lưu đến hiện tại mang mục đích giải thích khá phổ biến trong các truyện của Indonesia. Ở đó cũng lưu giữ hình ảnh của những con người bất hạnh, chết hóa thân. Thường trong kiểu truyện người hóa thân của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam có kết cấu phức tạp hơn. Nhưng như vậy không có nghĩa là kiểu truyện người hóa thân của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Indonesia không có những câu chuyện có kết cấu phức tạp với nhiều tình tiết đa dạng và cuộc đời nhân vật trãi qua nhiều giai đoạn khác nhau. Những tầng bậc về văn hóa và tín ngưỡng trong kiểu truyện này khá lớn, ít nhất là ở sự thể hiện ở hình hài của nhân vật dù là bắt đầu hay kết thúc. Sự trở về với đá và hồ, hay đảo ở trong truyện Indonesia có thể là dấu ấn của một nền văn hóa hải đảo sâu đậm. KẾT LUẬN 1. Nằm trong trường phổ quát của tư duy nhân loại nói chung và truyện cổ tích nói riêng, truyện cổ tích của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam và Indonesia đã có những tương đồng và khác biệt. Phần lớn các kiểu truyện của hai nước đều thể hiện nguồn gốc bản địa của tộc người. Do địa bàn sinh tụ tách biệt nên quá trình bị đồng hóa, ảnh hưởng của các tư tưởng ngoại lai ít hơn. Đặc biệt, các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam chủ yếu sống ở miền núi cao nguyên dọc dãy Trường Sơn của Việt Nam ít có quá trình giao lưu. Từ đó, văn hóa núi rừng đã dần để lại những ảnh hưởng trong các câu chuyện của người Nam Đảo ở đây. Điểm riêng biệt dễ thấy ở các tộc người này còn là một kiểu tư duy thuần phác, hồn hậu rất riêng của các dân tộc thiểu số. Trong khi đó, yếu tố văn hóa hải đảo vẫn còn đậm nét ở người Nam Đảo ở Indonesia. Ngoài ra, quá trình thay đổi địa bàn sinh tụ cũng ghi dấu trong những câu chuyện kể của các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam. 2. Từ quá trình lịch sử văn hóa trên dẫn đến những tương đồng và dị biệt về mặt cốt truyện trong truyện cổ tích của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam và Indonesia: Về kết cấu truyện, chúng tôi thấy có nhiều điểm tương đồng giữa hai quốc gia, không chỉ có sự di chuyển của kiểu truyện lồng khung mà phổ biến hơn cả là kết cấu truyện lồng truyện. Dấu ấn của sự tiếp biến cũng khá rõ nét theo nhiều biểu hiện khác nhau. Đôi khi trùng lắp về kết cấu hoặc cũng có thể là những dị bản của cùng một cốt kể đã có sự dịch chuyển giữa các tộc người giữa hai nước. Sự khác biệt chỉ dừng lại ở cấp độ tình tiết và thay đổi hướng đi trong phần kết. Chính đoạn kết này thể hiện cách nhìn nhận của các tộc người có phần khác nhau. Dấu ấn của hiện thực có phần đậm nét của Indonesia thay thế cho tính thần kì, kết thúc trọn vẹn trong phần lớn các truyện cổ tích của các tộc người này ở Việt Nam. Ở riêng mỗi nước lại có sự phát triển thêm nhiều kết cấu truyện. Đặc biệt, ở mỗi kiểu truyện cổ tích được khảo sát của Indonesia lại phát triển những cốt truyện riêng biệt với nhiều tình tiết và sự kiện chỉ xuất hiện duy nhất ở một truyện. Bên cạnh đó, đa phần kết cấu truyện cổ tích của các tộc người này lại mang tính đơn tuyến. Các sự kiện tình tiết giản lược, chỉ dồn trọng tâm cho những sự kiện mang chức năng phát triển cốt truyện mà thôi. Hiện tượng cắt mảnh của kết cấu truyện và xuất hiện bằng hình thức một chuỗi sự kiện giống vậy trong các truyện khác là điều không thể phủ nhận trong kết cấu truyện cổ tích của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam và Indonesia. Kết cấu truyện lồng truyện và kiểu truyện khung xuất hiện nhiều ở hai nước trong cả ba kiểu truyện được khảo sát. Điều này khẳng định có một quá trình di chuyển cốt kể của các tộc người cùng sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam. Không thể phủ nhận, ở đây lợi thế về ngôn ngữ là con đường truyền dẫn cho những câu chuyện cổ tích của các tộc người cùng sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở hai quốc gia. Xuất phát điểm của tộc người, địa bàn sinh tụ ít nhiều cũng thể hiện trong truyện cổ tích của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam và Indonesia. Điều này chi phối bối cảnh xảy ra câu chuyện. Ở Indonesia nhiều câu chuyện xảy ra ở các đảo, các cung điện. Còn ở Việt Nam thường là câu chuyện của nơi rừng núi Tây Nguyên, nơi buôn làng… Những phản ánh về xung đột gia đình, giai tầng từ thấp đến cao, từ có thể hòa giải đến không thể hòa giải luôn hiện diện trong truyện cổ tích của hai nước, rõ nét hơn cả là ở kiểu truyện người bất hạnh và người hóa thân. Mỗi kiểu truyện góc độ nhìn nhận khác nhau với mức độ khác nhau. Mâu thuẫn trong gia đình của các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam thường là của chị em gái, mẹ và con gái. Ở Indonesia, nền tảng cho sự phát triển câu chuyện thường là xung đột cha con và anh em trai với nhau. Kết thúc truyện thường đi về con đường chung của truyện cổ tích: kết thúc có hậu. Tuy nhiên, điều này lại phổ biến hơn ở truyện cổ tích các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam. Cái thiện luôn chiến thắng và giành phần thưởng xứng đáng. Nhiều kết thúc trong truyện cổ tích các tộc người Nam Đảo ở Indonesia lại chọn kết thúc gần với hiện thực hơn. Dù vậy, lực lượng đại diện cho cái thiện vẫn tìm được chỗ đứng trong tâm thức dân gian, cái ác rồi cũng bị tiêu diệt mà thôi. 3. Hầu hết, ở các kiểu truyện của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam và Indonesia đều có những motip chung. Hệ thống motip chung khá đa dạng của hai nước có nhiều nét tương đồng về chức năng, ý nghĩa. Sự khác nhau thường là do hình thức biểu hiện của motip phù hợp với văn hóa địa phương và các tri nhận của tộc người. Mỗi kiểu truyện của mỗi quốc gia đều có những motip riêng, thường chúng mang dấu ấn văn hóa, tín ngưỡng của tộc người nhiều hơn. Sự khác nhau này không chỉ là giữa Việt Nam và Indonesia mà còn khác nhau trong bản thân của các tộc người cùng sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở mỗi nước. Trong mỗi giai đoạn phát triển của cốt truyện nói chung và cuộc đời nhân vật nói riêng của các kiểu truyện cổ tích ở hai nước có nhiều motip. Mỗi motip đóng vai trò riêng. Có motip thuộc về nhân vật, có motip thuộc lực lượng trợ giúp, có motip thuộc về bối cảnh… Nhiều trường hợp trong truyện cổ tích của các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam phát triển một số motip với tần suất xuất hiện lớn nhưng ở Indonesia lại hạn chế và ngược lại. Điều này tùy thuộc vào quá trình xây dựng cốt truyện và phát triển các tình tiết ở truyện cổ tích các tộc người. Tuy nhiên, qua thống kê đối chiếu chúng tôi thấy phần lớn ý nghĩa chức năng của các motip này đều xuất hiện trong bảng thống kê chức năng motip của V.IA. Prop trong công trình “Hình thái học truyện cổ tích”. Ngoài ra, cũng có một số trường hợp trong truyện cổ tích của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam và Indonesia có chức năng và biểu hiện riêng không được nhắc tới trong công trình này. Vấn đề này khi có điều kiện chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu. Nhiều motip cùng xuất hiện trong các kiểu truyện khác nhau nhưng đóng vai trò chức năng khác nhau. Một số motip xuất hiện với tần suất lớn và có ý nghĩa quan trọng cho sự hình thành đặc trưng của kiểu truyện này nhưng lại xuất hiện ít, đóng vai trò motip vệ tinh cho sự phát triển của cốt truyện hoặc nhân vật trong kiểu truyện khác. Hiện tượng này cùng xảy ra ở truyện cổ tích của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo của Việt Nam và Indonesia. Chính sự thay đổi trong từng motip đánh dấu những chuyển biến chức năng của motip đồng thời thể hiện sự dung nạp nội dung tư tưởng của từng tộc người khác nhau. 4. Tính thần kì của nhân vật thường được truyện cổ tích của các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam thường được xây dựng ngay từ sự sinh nở kì lạ, nguồn gốc xuất thân thần thánh, chiến công vượt bậc và kết thúc… Tuy nhiên, nếu yếu tố thần kì trong các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam được gia cố vào các phần đầu thì với Indonesia thường ở kết thúc truyện. Rồi sau đó, với việc đưa về thực tế hiện hữu với các chứng tích là cách để “giải trường cổ tích”. Nguồn gốc xuất thân của kiểu nhân vật trong truyện cổ tích ở Việt Nam phần lớn là nghèo khổ còn ở Indonesia số lượng những nhân vật của chốn cung vàng điện ngọc chiếm tỉ lệ lớn. Nhân vật trong các truyện cổ tích của các tộc người Nam Đảo thường được miêu tả cặn kẽ chi tiết từ hình dáng, hành động, lời nói. Trong khi đó, các nhân vật của Indonesia thường chỉ chú tâm vào hành động và ý nghĩa của hành động. Tính chất ngợi ca, trau chuốt đôi khi còn làm cho những nhân vật, nhất là chàng dũng sĩ của các tộc người Nam Đảo của Việt Nam gần với người anh hùng trong những trường ca, anh hùng ca – một thể loại đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên. Các nhân vật trong truyện cổ tích của các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam thường thể hiện tính chất động, đặc biệt những chàng dũng sĩ có một quá trình dịch chuyển không gian rõ nét. Điều này cũng có thể hiện trong nhân vật của Indonesia nhưng ít và mờ nhạt. Có thể thấy các nhân vật trong truyện cổ tích của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam và Indonesia thường được xây dựng ở hai tuyến thiện và ác. Các nhân vật này thường có nhiều điểm chung trong hành động và chức năng. Thường những chàng dũng sĩ luôn là người chống lại cái ác, bảo vệ sự bình yên của cộng đồng; những người bất hạnh phải chịu bao bất công, lao khổ từ trong gia đình và xã hội rồi được đổi đời. Riêng những nhân vật hóa thân lại thể hiện những chiều hướng khác nhau. Có thể ẩn đằng sau lớp áo loài vật, đồ vật đó là một con người kì tài, chí hiếu, chí tình… Nhân vật đại diện cho cái thiện luôn nhận được sự trợ giúp của các lực lượng thần kì hoặc bản thân đã chứa đựng khả năng siêu nhiên. Tóm lại, những tương đồng và dị biệt được chúng tôi chỉ ra trên có thể bắt đầu từ sự thay đổi môi trường sinh tụ đã tạo cho các tộc người ở Việt Nam và Indonesia dù cùng sử dụng hệ ngôn ngữ nhưng đã có tiếng nói riêng và đặc biệt một sinh quyển văn hóa, tín ngưỡng riêng. Đồng thời, những biến đổi xã hội theo hướng khác nhau cũng là nguyên nhân tạo nên những khác biệt trong nội dung truyện cổ tích các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam và Indonesia. Sẽ còn rất nhiều điều để nghiên cứu sau luận văn này. Nhưng, những nghiên cứu được kết luận trên đây hy vọng bắt đầu cho sự mở rộng nghiên cứu về các vấn đề chuyên sâu khác của các tộc người cùng sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở hai quốc gia nói riêng cũng như trong khu vực Đông Nam Á nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách tham khảo: 1. A.Soebiantoro- M.Ratnatunga do Đỗ Đức Tùng dịch (2008), Truyện dân gian Indonesia, Nxb Kim Đồng. 2. Nguyễn Văn Dân (2003), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Văn học. 3. Chu Xuân Diên (2001), Văn hóa dân gian: mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại, Nxb Giáo dục. 4. Phạm Đức Dương (2007), Việt Nam – Đông Nam Á, ngôn ngữ và văn hóa, Nxb Giáo dục.` 5. Ngô Văn Doanh biên dịch (2006), Truyện cổ Đông Nam Á - Indonesia, Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á, Nxb Văn hóa Thông Tin. 6. Ngô Văn Doanh biên soạn (1994), Kho tàng truyện cổ thế giới- Châu Á, Nxb Văn Hóa Thông Tin Hà Nội. 7. Nguyễn Tấn Đắc (2001), Truyện kể dân gian – Đọc bằng type và motif, Nxb Khoa học xã hội. 8. Nguyễn Xuân Đức (2003) Những vấn đề thi pháp văn học dân gian, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội. 9. Lê Sĩ Giáo chủ biên (2009), Dân tộc học đại cương, Nxb Giáo dục. 10. Nguyễn Bích Hà (1998), Thạch Sanh và kie�̉u truye�̣n dũng sĩ trong truye�̣n co�̉ Vie�̣t Nam và Đo�ng Nam Á, Nxb Giáo Dục. 11. Lại Phi Hùng (2004), Những tương đồng và khác biệt trong một số kiểu truyện dân gian ở Lào và Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội. 12. Nguyễn Văn Sỹ - Nguyễn Huy Lư dịch (1985), Truyện Dân gian Châu Á, NXB Văn Học Hà Nội. 13. Ngô Đức Thịnh chủ biên (1993), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội. 14. Nguyễn Tuấn Triết (2000), Lịch sử phát triển xã hội các tộc người Mã Lai – Đa Đảo ở Việt Nam, NXB Khoa học – Xã hội Hà Nội. 15. Hoàng Trường chủ biên (2003), Tìm hiểu ngôn ngữ các nước trên thế giới, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 16. Robert Lowie (2008),0T Không gian văn hóa nguyên thủy0T, Nxb Tri thức. 17. Đặng Văn Lung - Lữ Huy Nguyên tuyển chọn, biên soạn (1996), Hợp tuyển truyện cổ tích Việt Nam, Nxb Văn học. 18. Đức Ninh (2008), Một số vấn đề văn hóa dân gian (Folklore) Đông Nam Á, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội. 19. Lê Chí Quế (2001), Văn hóa dân gian: khảo sát và nghiên cứu, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 20. Trịnh Quyết sưu tầm, tuyển chọn (2003), Truyện cổ tích các nước vùng Châu Á, Nxb Hải Phòng. 21. Phan Xuân Viện (2007), Truyện kể dân gian các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Tp.HCM. 22. Trung Tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm Ninh Thuận (2000), Truyện cổ dân gian Chăm, Nxb Văn Hóa dân tộc Hà Nội. 23. Trung Tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia - Viện Văn học, Nxb Đà Nẵng (2002), Tổng Tập Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam (tập 2: Truyện cổ dân gian). 24. Viện khoa học xã hội Việt Nam- Viện Nghiên cứu văn hóa, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội (2009), Tổng Tập Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam (tập 14,15,16). 25. Viện khoa học xã hội Việt Nam - Viện văn hóa dân gian (1990), Văn hóa dân gian- những phương pháp nghiên cứu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 26. Nhiều tác giả (2003), Tuyển tập V.IA.Prop (2 tập), Nxb Văn hóa dân tộc – Tạp chí Văn hóa nghệ thuật Hà Nội. Website tham khảo: 1. Website văn hóa dân gian Indonesia: 7TU 2. Website của Viện khoa học xã hội - viện nghiên cứu Đông Nam Á: 7TU 3. Website của Viện văn Học: 7TU 4. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia : 7TU Các bài nghiên cứu tham khảo: 1. PGS.TS. Trần Thị An, Nghiên cứu văn học dân gian từ góc độ type và motif - Những khả thủ và bất cập, 7TU ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=1502:nghien-cu- vn-hc-dan-gian-t-goc-type-va-motif-nhng-kh-th-va-bt-cp-&catid=97:vn-hoa-dan- gian&Itemid=155U7T. 2. 1TPhạm Tuấn Anh1T, Một số vấn đề lý luận về nghiên cứu cấu trúc truyện cổ tích thần kì, 7TU 3. 1T hS. Đặng Thị Thu Hà, 1TYếu tố tôn giáo và truyện cổ tôn giáo trong truyện kể dân gian Việt Nam, 7TU 4. Nguyễn Thị Huế (1997), Người mang lốt – Motip đặc trưng của kiểu truyện cổ tích về nhân vật xấu xí mà tài ba, trang 55-62 Tạp chí văn học số 3. 5. 1TPGS.TS. Nguyễn Thị Huế1T, Thần thoại các dân tộc Việt Nam, thể loại và bản chất1T, 1T 7TU 6. 1T S. Hồ Quốc Hùng, 1TMấy vấn đề về nghiên cứu văn học dân gian qua văn bản, 7TU gian-tu-goc-do-type-va-motif-nhung-kha-thu-va-bat-cap.htmlU7T. 7. Hồ Quốc Hùng (2000), Về sự tái sinh của nhóm truyền thuyết Anh hùng bộ lạc ở một vùng đất mới, trang 38-47, Tạp chí văn học, số 10. 8. Nguyễn Thị Kim Ngân, Về các mô hình không gian trong truyện cổ tích thần kì, 7TU 9. 1T S. Nguyễn Thị Nguyệt, 1T Kiểu truyện về thánh mẫu và truyền thống trọng mẫu trong văn hóa dân gian Việt Nam, 7TU 10. 1TGS.TS. S.Iu. Nekliudov (Đặng Vĩnh Cư dịch), 1T Những ảnh hưởng của thế giới bên kia trong tín ngưỡng dân gian và văn chương cổ truyền, 7TU 11. Lê Hồng Phong, Truyện cổ Tây Nguyên và những motip chung Đông Nam Á, 7TU mid=72U7T. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5688.pdf
Tài liệu liên quan