Sử dụng biểu đồ kiểm soát np tại Công ty May 10

Tài liệu Sử dụng biểu đồ kiểm soát np tại Công ty May 10: ... Ebook Sử dụng biểu đồ kiểm soát np tại Công ty May 10

doc92 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Sử dụng biểu đồ kiểm soát np tại Công ty May 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU ……“Ngày nay,trong đời sống xã hội và giao lưu quốc tế,chất lượng sản phẩm hàng hóa,dịch vụ có một vai trò hết sức quan trọng và đang trở thành thách thức to lớn đối với tất cả các nước - nhất là các nước đang phát triển trên con đường hội nhập vào nền kinh tế thị trường quốc tế…” Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình ( Trong bài phát biểu tại hội nghị chất lượng toàn quốc lần thứ nhất tại Hà Nội T8/1995 ) Thế kỉ XXI không chỉ được coi là thế kỉ của điện tử tin học mà còn là một kỉ nguyên mới về chất lượng.Các phương thức cạnh tranh về số lượng và giá cả không còn được coi là điều kiện tiên quyết trong việc mua bán hàng hóa,sản phẩm,dịch vụ.Thay vào đó là “chất lượng”.Chất lượng là chìa khóa của sự thành công trong kinh doanh trên thương trường.Vì vậy,cần coi chất lượng là phương thức cạnh tranh mới,tạo cơ hội kinh doanh,giữ vững và chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên,không phải bất cứ một tổ chức,doanh nghiệp nào cũng làm ra một sản phẩm có chất lượng tuyệt hảo,thỏa mãn mọi yêu cầu của người tiêu dùng. Để có được một sản phẩm có chất lượng tốt,không chỉ cần sự khéo léo của người công nhân,sự chính xác của máy móc mà còn cần đến sự quản lý nhạy bén của bộ máy quản lý doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh rất khốc liệt như hiện nay,ngành dệt may Việt Nam hiện nay càng phải nỗ lực nhiều hơn nữa để cạnh tranh được với những sản phẩm nhập khẩu từ thị trường ngoại địa.Thực tế cho thấy đây là khó khăn không chỉ đối với ngành dệt may nói chung mà là một khó khăn lớn đối với công ty May 10 nói riêng. Để thích ứng kịp thời với tình hình này công ty May 10 đã và đang thực hiện chiến lược sản phẩm kinh doanh và năng động đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực sản xuất của mình để dần chiếm lĩnh thị trường,phấn đấu trở thành một trong những doang nghiệp có doanh thu xuất khẩu lớn nhất toàn ngành. Một trong những công cụ giúp công ty May 10 nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng sản phẩm là sử dụng biểu đồ kiểm soát np để theo dõi số sản phẩm khuyết tật trong từng lô và từng dây truyền sản xuất.Sau thời gian thực tập 3 tháng tại công ty May 10,em xin chọn đề tài “Sử dụng biểu đồ kiểm soát np tại công ty May 10”. Em xin chân thành cảm ơn thầy Hoàng Trọng Thanh,ban lãnh đạo công ty cổ phần May 10,anh Nguyễn Xuân Hoàn(trưởng phòng QA),và các anh chị trong công ty đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Với sự hiểu biết nhỏ bé của mình,cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Hoàng Trọng Thanh,em xin trình bày đề tài gồm những phần chính sau: Chương I. Lý luận chung về quản lý chất lượng sản phẩm và biểu đồ kiểm soát Chương II Thực trạng áp dụng biểu đồ kiểm soát np tại công ty May 10 Chương III Một số giải pháp giảm số sản phẩm khuyết tật tại công ty cổ phần May 10 PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT 1.1. Khái niệm 1.1.1 Khái niệm chất lượng sản phẩm Có nhiều cách lập luận khác nhau về quản lý chất lượng sản phẩm. Giáo sư người Mỹ Philíp B. Crosby nhấn mạnh: "Chỉ có thể tiến hành có hiệu quả công tác quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá khi có quan niệm đúng đắn, chính xác về chất lượng". Chất lượng sản phẩm hàng hoá đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều người, nhiều ngành. Có thể tổng hợp ra mấy khuynh hướng sau: - Khuynh hướng quản lý sản xuất: "Chất lượng của một sản phẩm nào đó là mức độ mà sản phẩm ấy thể hiện được những yêu cầu, những chỉ tiêu thiết kế hay những quy định riêng cho sản phẩm ấy". - Khuynh hướng thoả mãn nhu cầu: "Chất lượng của sản phẩm là năng lực mà sản phẩm ấy thoả mãn những nhu cầu của người sử dụng". - Theo TCVN 5814 - 94:" Chất lượng là đặc tính của một thực thể, đối tượng tạo cho thực thể đối tượng đó có khả năng thoả mãn nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn" Như vây chất lượng của một sản phẩm là trình độ mà sản phẩm ấy thể hiện được những yêu cầu (tiêu chuẩn- kinh tế - kỹ thuật) về chế tạo quy định cho nó, đó là chất lượng trong phạm vi sản xuất, chế tạo ra sản phẩm, mức độ thoả mãn tiêu dùng. " Chất lượng của sản phẩm là tổng hợp những tính chất, đặc trưng của sản phẩm tạo nên giá trị sử dụng, thể hiện khả năng, mức độ thoả mãn nhu cầu tiêu dùng với hiệu quả cao trong điều kiện sản xuất- kỹ thuật- kinh tế - xã hội nhất định". Những tính chất đặc trưng đó thường được xác định bằng những chỉ tiêu, những thông số về kinh tế- kỹ thuật- thẩm mỹ...có thể cân, đo, tính toán được, đánh giá được. Như vậy chất lượng của sản phẩm là thước đo của giá trị sử dụng. Cùng một giá trị sử dụng, sản phẩm có thể có mức độ hữu ích khác nhau, mức chất lượng khác nhau. Một sản phẩm có chất lượng cao là một sản phẩm có độ bền chắc, độ tin cậy cao, dễ gia công, tiện sử dụng, đẹp, có chi phí sản xuất, chi phí sử dụng và chi phí bảo dưỡng hợp lí, tiêu thụ nhanh trên thị trường, đạt hiệu quả cao. Như vậy, chất lượng sản phẩm không những chỉ là tập hợp các thuộc tính mà còn là mức độ các thuộc tính ấy thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong những điều kiện cụ thể. Quan niệm chất lượng sản phẩm hàng hoá nêu trên thể hiện một lập luận khoa học toàn diện về vấn đề khảo sát chất lượng, thể hiện chức năng của sản phẩm trong mối quan hệ: " sản phẩm - xã hội - con người" 1.1.2 Thực chất và đặc điểm của quản lý chất lượng Có nhiều định nghĩa về chất lượng,nhưng để tìm ra một định nghĩa đầy đủ và giải quyết được các vấn đề cơ bản như: -Mục tiêu của quản lý chất lượng là gì? -Phạm vi bao trùm của nó và mối quan hệ với môi trường bên ngoài như thế nào? -Quản lý chất lượng có những chức năng gì? -Nhiệm vụ của quản lý chất lượng? -Quản lý chất lượng bằng phương tiện nào?Biện pháp nào? Dựa trên những căn cứ trên ta có thể đưa ra được một định nghĩa về quản lý chất lượng như sau: “Quản lý chất lượng là một tập hợp những hoạt động của chức năng quản lý chung,nhằm xác định chính sách chất lượng,mục đích,trách nhiệm vè thực hiện chúng bằng những phương tiện như lập kế hoạch, điều khiển chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng” Như vậy,trước hết quản lý chất lượng là một tập hợp các hoạt động của chức năng quản lý như hoạch định,tổ chức,kiểm soát, điều chỉnh và cải tiến toàn bộ các hoạt động,quá trình thực hiện và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó chính là việc ấn định mục tiêu, đề ra nhiệm vụ và tìm cách sao cho giải quyết các vấn đề có hiệu quả nhất.Do vậy có thể nói quản lý chất lượng chính là chất lượng của quản lý. Mục tiêu của quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp là đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu với chi phí tối ưu.Những biện pháp không chỉ tập trung vào nâng cao mức phù hợp của các đặc tính kinh tế-kỹ thuật của sản phẩm mà còn giảm tối đa những lãng phí trong mọi hoạt động của doanh nghiệp.Hiệu quả của quản lý chất lượng của doanh nghiệp được đánh giá dựa trên 2 tiêu chuẩn sau: -Một là: Hàng hóa dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất thỏa mãn những đòi hỏi của khách hàng đến mức độ nào? -Hai là: Doanh nghiệp thực hiện việc cung cấp hàng hóa dịch vụ có hiệu quả đến đâu? Quản lý chất lượng được triển khai thực hiện thông qua một hệ thống các biện pháp kinh tế,công nghệ,tổ chức,quản trị hành chính và xã hội.Chỉ khi nào toàn bộ các biện pháp trên được xem xét đầy đủ trong mối quan hệ thống nhất,ràng buộc với nhau trong quản lý chất lượng mới có cơ sở để nói rằng chất lượng sản phẩm sẽ được đảm bảo. Quản lý chất lượng phải được thực hiện thông qua một cơ chế nhất định bao gồm hệ thống các chỉ tiêu,tiêu chuẩn đặc trưng về kinh tế-kỹ thuật biểu thị mức độ thỏa mãn nhu cầu thị trường,một hệ thống tổ chức điều khiển,một hệ thống chính sách khuyến khích phát triển chất lượng và quy trình,trách nhiệm. Quản lý chất lượng thực hiện trong suốt chu kì sống của sản phẩm từ thiết kế,chế tạo đến sử dụng. Trách nhiệm của nhà sản xuất không chỉ dừng lại ở khâu bán sản phẩm mà họ còn có trách nhiệm cũng không kém phần quan trọng với khâu sau bán hàng- khi mà người tiêu dùng cuối cùng đang sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Quản lý chất lượng là một quá trình liên tục mang tính hệ thống thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa bên trong với bên ngoài. Quản lý chất lượng chịu tác động tổng hợp của sự thay đổi nhu cầu ,hành vi của khách hàng, tình hình cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, của hệ thống luật pháp, chế độ chính sách của Nhà nước về quản lý kinh tế và quản lý chất lượng, trình độ dân trí, mức sống, điều kiện lịch sử văn hóa của mỗi nước. Quản lý chất lượng là trách nhiệm của mỗi thành viên trong doanh nghiệp. Quản lý chất lượng phải được thực hiện ở mọi cấp, mọi khâu, mọi quá trình. Nó vừa có ý nghĩa chiến lược vừa mang tính tác nghiệp. Ở cấp cao nhất của doanh nghiệp thực hiện quản lý chiến lược chất lượng. Cấp phân xưởng và các bộ phận thực hiện quản trị tác nghiệp chất lượng và ở từng nơi làm việc mỗi người lao động thực hiện quá trình tự quản lý chất lượng. Tất cả các cấp, các bộ phận đều có trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn và lợi ích trong quản trị chất lượng của doanh nghiệp. Quản trị chất lượng tập trung trước tiên vào quản trị quá trình, đảm bảo toàn bộ quá trình được kiểm soát. Các công cụ thống kê được sử dụng rộng rãi để phát hiện tìm kiếm nguyên nhân và khắc phục những vấn đề về chất lượng. Tìm hiểu và xóa bỏ những nguyên nhân ấy. Nhiệm vụ của quản trị chất lượng trong sản xuất là duy trì và cải tiến chất lượng của doanh nghiệp. Duy trì chất lượng bao gồm toàn bộ những biện pháp,phương pháp nhằm đảm bảo những tiêu chuẩn đã được quy định trong hệ thống theo thiếu kế,theo các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn của ngành, và tiêu chuẩn của riêng doanh nghiệp. Cải tiến chất lượng là quá trình tìm kiếm, phát hiện, đưa ra tiêu chuẩn mới cao hơn hoặc đáp ứng tốt hơn những đồi hỏi của khách hàng, trên cơ sở đánh giá và liên tục cải tiến những quy định tiêu chuẩn cũ, hình thành những tiêu chuẩn mới nhằm không ngừng hoàn thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc hệ thống sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.3 Vai trò của chất lượng sản phẩm trong nền kinh tế hiện nay Trình độ khoa học kỹ thuật của từng nước cũng như trên thế giới càng ngày càng phát triển, thúc đẩy sản xuất nhiều sản phẩm cho xã hội. Người tiêu dùng ngày càng có thu nhập cao hơn, do đó có những yêu cầu ngày càng cao, những đòi hỏi của họ về các sản phẩm tiêu dùng ngày càng phong phú, đa dạng và khắt khe hơn. Do có chính sách mở cửa, người tiêu dùng có thể lựa chọn nhiều sản phẩm của nhiều hãng, nhiều quốc gia khác nhau cùng một lúc. Buôn bán quốc tế ngày càng được mở rộng, sản phẩm hàng hoá phải tuân thủ những quy định, luật lệ quốc tế, thống nhất về yêu cầu chất lượng và đảm bảo chất lượng. Hội nhập vào thị trường kinh tế thế giới là chấp nhận sự cạnh tranh, chịu sự tác động của quy luật cạnh tranh.Quy luật cạnh tranh vừa là đòn bẩy để các doanh nghiệp tiến lên đà phát triển, hoà nhập với thị trường khu vực và trên thế giới, nhưng đồng thời cũng là sức ép lớn đối với mỗi doanh nghiệp. Trong quản trị kinh doanh, nếu không lấy chất lượng làm mục tiêu phấn đấu trước tiên, nếu chạy theo lợi nhuận trước mắt , rõ ràng doanh nghiệp sẽ bị đẩy ra ngoài vòng quay của thị trường và dẫn đến thua lỗ , phá sản.Chính vì vậy, mà cạnh tranh không phải là thực tế đơn giản, nó là kết quả tổng hợp của toàn bộ các nỗ lực trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm chính là một trong những phương thức doanh nghiệp tiếp cận và tìm cách đạt được những thắng lợi trong sự cạnh tranh gay gắt ấy trên thương trường, nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp .Nâng cao chất lượng sản phẩm,doanh nghiệp ngày càng củng cố về mở rộng vị thế của mình.Uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp sẽ thu hút được khách hàng, tăng doanh thu, phát triển sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho cải tiến, đổi mới sản phẩm và cơ cấu sản phẩm, làm cho sản phẩm thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng một cách tối ưu nhất. Đó là cơ sở của sự phát triển lâu dài. Nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp hữu hiệu nhất kết hợp thống nhất các loại lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng, xã hội và người lao động. Từ đó tạo ra động lực mạnh mẽ cho phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Tăng chất lượng sản phẩm tương đương với tăng năng suất lao động xã hội.Do đó tăng giá trị sử dụng và lợi ích kinh tế- xã hội trên một đơn vị chi phí đầu vào, giảm lượng nguyên vật liệu sử dụng, tiết kiệm tài nguyên, giảm những vấn đề ô nhiễm môi trường. Nâng cao chất lượng sẽ giảm chi phí do giảm phế phẩm, sử dụng nguyên vật liệu tốt hơn,tránh sai hỏng dẫn đến lãng phí thời gian sửa. Sử dụng máy móc tốt hơn,nâng cao năng suất, mở rộng thị trường nhờ chất lượng cao hơn và giá thấp hơn, phát triển sản xuất đảm bảo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Hiện nay vấn đề chất lượng sản phẩm đã trở thành nhân tố chủ yếu trong chính sách kinh tế của mỗi doanh nghiệp. Như vậy, có thể tóm tắt tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm như sau: * Chất lượng sản phẩm đã trở thành yếu tố cạnh tranh hàng đầu, là điều kiện tồn tại và phát triển của mỗi Doanh nghiệp . Nó là sự sống còn của mỗi Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. * Chất lượng sản phẩm là yếu tố hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho Doanh nghiệp * Chất lượng sản phẩm là điều kiện quan trọng nhất để không ngừng thoả mãn nhu cầu thay đổi liên tục của con người. 1.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm được hình thành trong quá trình nghiên cứu phát triển, thiết kế được đảm bảo trong quá trình vận chuyển, chế tạo, bảo quản, phân phối lưu thông và được duy trì trong quá trình sử dụng. Tại mỗi giai đoạn đều có các yếu tố ảnh hưởng tác động với mức độ khác nhau. Đứng ở góc độ những nhà sản xuất kinh doanh thì chất lượng sản phẩm là một vũ khí cạnh tranh nên nó chịu tác động của một số yếu tố sau: 1.1.4.1 Một số yếu tố tầm vi mô Nhóm yếu tố nguyên nhiên vật liệu Đây là yếu tố cơ bản của đầu vào, nó ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Muốn có sản phẩm đạt chất lượng tốt điều trước tiên, nguyên vật liệu để chế tạo phải đảm bảo những yêu cầu về chất lượng, mặt khác phải đảm bảo cung cấp cho cơ sở sản xuất những nguyên nhiên vật liệu đúng số lượng, đúng kì hạn, có như vậy cơ sở sản xuất mới chủ động ổn định quá trình sản xuất và thực hiện đúng kế hoạch sản xuất. Nhóm yếu tố kỹ thuật - công nghệ - thiết bị Nếu yếu tố nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản quyết định tính chất và chất lượng của sản phẩm thì yếu tố kỹ thuật - công nghệ - thiết bị lại có tầm quan trọng đặc biệt, có tác dụng quyết định việc hình thành chất lượng sản phẩm Trong quá trình sản xuất hàng hoá, người ta sử dụng và phối trộn nhiều nguyên vật liệu khác nhau về thành phần, về tính chất, công dụng. Nắm vững được đặc tính của của nguyên vật liệu để thiết kế sản phẩm là điều cần thiết, song trong quá trình chế tạo, việc theo dõi khảo sát chất lượng sản phẩm theo tỷ lệ phối trộn là điều quan trọng để mở rộng mặt hàng, thay thế nguyên vật liệu, xác định đúng đắn các chế độ gia công để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhìn chung các sản phẩm hiện đại phải có kết cấu gọn nhẹ, thanh nhã, đơn giản, đảm bảo thoả mãn toàn diện các yêu cầu sử dụng. Công nghệ: quá trình công nghệ có ảnh hưởng lớn quyết định chất lượng sản phẩm. Đây là quá trình phức tạp, vừa làm thay đổi ít nhiều, hoặc bổ sung, cải thiện nhiều tính chất ban đầu của nguyên vật liệu theo hướng sao cho phù hợp với công dụng của sản phẩm. Bằng nhiều dạng gia công khác nhau: gia công cơ, nhiệt, lý, hoá ..vừa tạo hình dáng kích thước, khối lượng, hoặc có thể cải thiện tính chất của nguyên vật liệu để đảm bảo chất lượng sản phẩm theo mẫu thiết kế. Ngoài yếu tố kỹ thuật- công nghệ cần chú ý đến việc lựa chọn thiết bị. Kinh nghiệm cho thấy kỹ thuật và công nghệ hiện đại và được đổi mới, nhưng thiết bị cũ kỹ thì không thể nào nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhóm yếu tố kỹ thuật - công nghệ - thiết bị có mối quan hệ tương hỗ khá chặt chẽ không chỉ góp phần vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường, đa dạng hoá chủng loại, nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ. Nhóm yếu tố phương pháp quản lý Có nguyên vật liệu tốt, có kỹ thuật - công nghệ - thiết bị hiện đại, nhưng không biết tổ chức quản lý lao động, tổ chức sản xuất, tổ chức thực hiện tiêu chuẩn, tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm, tổ chức tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, tổ chức sửa chữa, bảo hành... hay nói cách khác không biết tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh thì không thể nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhóm yếu tố con người Nhóm yếu tố con người bao gồm cán bộ lãnh đạo các cấp, cán bộ công nhân viên trong đơn vị và người tiêu dùng. Đối với cán bộ lãnh đạo các cấp cần có nhận thức mới về việc nâng cao chất lượng sản phẩm, để có những chủ trương, những chính sách đúng dắn về chất lượng sản phẩm, thể hiện trong mối quan hệ sản xuất , tiêu dùng, các biện pháp khuyến khích tình thần vật chất, quyền ưu tiên cung cấp nguyên vật liệu, giá cả... Đối với cán bộ công nhân viên trong Doanh nghiệp phải có nhận thức rằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm là trách nhiệm, vinh dự của mọi thành viên, là sự sống còn, là quyền lợi thiết thân đối với sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp cũng như của chính bản thân mình. 1.1.4.2. Một số yếu tố tầm vĩ mô Chất lượng sản phẩm hàng hoá là kết quả của một quá trình thực hiện một số biện pháp tổng hợp : kinh tế - kỹ thuật - hành chính xã hội ... những yếu tố vừa nêu trên mang tính chất của lực lượng sản xuất. Nếu xét về quan hệ sản xuất, thì chất lượng sản phẩm hàng hoá còn phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố sau: Nhu cầu của nền kinh tế Chất lượng của sản phẩm chịu sự chi phối của các điều kiện cụ thể của nền kinh tế, thể hiện ở các mặt: đòi hỏi của thị trường, trình độ, khả năng cung ứng của sản xuất, chính sách kinh tế của Nhà nước .. Nhu cầu của thị trường đa dạng phong phú về số lượng, chủng loại... nhưng khả năng của nền kinh tế thì có hạn: tài nguyên, vốn đầu tư, trình độ kỹ thuật công nghệ, đổi mới trang thiết bị , kỹ năng, kỹ sảo của cán bộ công nhân viên... Như vậy, chất lượng của sản phẩm còn phụ thuộc vào khả năng hiện thực của toàn bộ nền kinh tế. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật Ngày nay, khoa học kỹ thuật đang phát triển như vũ bão trên toàn thế giới. Cuộc cách mạng này đang thâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người. Chất lượng của bất kỳ một sản phẩm nào cũng gắn liền với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật hiện đại, chu kỳ công nghệ của sản phẩm được rút ngắn, công dụng của sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng nhưng cũng chính vì vậy mà không bao giờ thoả mãn với mức chất lượng hiện tại, mà phải thường xuyên theo dõi những biến động của thị trường về sự đổi mới của khoa học kỹ thuật liên quan đến nguyên vật liệu kỹ thuật, công nghệ, thiết bị... để điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển doanh nghiệp. Hiệu lực của cơ chế quản lý Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, sự quản lý ấy thể hiện bằng nhiều biện pháp: kinh tế - kỹ thuật- hành chính xã hội ...cụ thể hoá bằng nhiều chính sách nhằm ổn định sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng dẫn tiêu dùng, tiết kiệm ngoại tệ, đầu tư vốn, chính sách giá, chính sách thuế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước đối với các doanh nghiệp . Hiệu lực của cơ chế quản lý là đòn bẩy quan trọng trong việc quản lý chất lượng sản phẩm, đảm bảo sự phát triển ổn định của sản xuất, đảm bảo uy tín và quyền lợi của nhà sản xuất và người tiêu dùng. Mặt khác, hiệu lực cơ chế quản lý còn đảm bảo sự bình đẳng trong sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong nước, giữa khu vực quốc doanh, khu vực tập thể, khu vực tư nhân, giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Các yếu tố về phong tục, tập quán, thói quen tiêu dùng Ngoài các yếu tố mang tính khách quan vừa nêu trên, nhu cầu của nền kinh tế, sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, hiệu lực của cơ chế quản lý, còn có một yếu tố không kém phần quan trọng đó là yếu tố phong tục tập quán, thói quen, tiêu dùng của từng vùng, từng lãnh thổ. Sở thích tiêu dùng của từng nước, từng dân tộc, từng tôn giáo, từng người không hoàn toàn giống nhau. Do đó, các doanh nghiệp phải tiến hành điều tra, nghiên cứu nhu cầu, sở thích của từng thị trường cụ thể, nhằm thoả mãn những yêu cầu về số lượng và chất lượng sản phẩm. 1.2 Khái niệm biểu đồ kiểm soát. 1.2.1 Sự phân tán giá trị của chỉ tiêu chất lượng Trong điều kiện sản xuất như nhau,giá trị chỉ tiêu chất lượng trên từng sản phẩm không tránh khỏi biến động.Có hai loại biến động đó là biến động không tránh được và biến động tránh được. Biến động tránh được nảy sinh do sử dụng vật liệu sai tiêu chuẩn,do vi phạm chế độ công nghệ,do thiết bị hỏng đột ngột hay từ từ…Loại biến động này gây nên sai số hệ thống của quá trình sản xuất và cần loại bỏ ngay.Nguyên nhân gây ra biến động này gọi là nguyên nhân loại bỏ được Biến động không tránh được nảy sinh do sự biến động (trong phạm vi cho phép) không thể kiểm soát được của nguyên vật liệu và điều kiện sản xuất.Loại biến động này gây nên sai số ngẫu nhiên của quá trình sản xuất.Việc loại bỏ những nguyên nhân gây ra biến động này là không thể thực hiện được hoặc có thể thực hiện được nhưng không kinh tế. Đó là nguyên nhân không loại bỏ được. 1.2.2. Biểu đồ kiểm soát Biểu đồ kiểm soát biểu thị dưới dạng đồ thị sự thay đổi của chỉ tiêu chất lượng để dánh giá quá trình sản xuất có ở trạng thái kiểm soát thống kê được hoặc chấp nhận được hay không. Để thiết lập Biểu đồ kiểm soát. Bạn cần quyết định 3 điều: Biến số (tham số) sẽ được đo lường? Giá trị cao nhất có thể được chấp nhận đối với biến số đó (giới hạn trên)? Giá trị thấp nhất có thể được chấp nhận đối với biến số đó (giới hạn dưới)? 1.2.1.1 Tại sao Biểu đồ kiểm soát có ý nghĩa? Biểu đồ kiểm soát cho phép kiểm soát các vấn đề và xác minh lại những hành động khắc phục có mang lại kết quả mong đợi hay không. Bản thân Biểu đồ kiểm soát không phải là giải pháp, ta vẫn cần nó để thực hiện những cái ta học hỏi được. Nó cũng là một công cụ phòng ngừa hữu ích khi sử dụng đối với các tham số có tính quyết định trong hoạt động sản xuất mà có thể gây ra những vấn đề lớn nếu vượt ra ngoài các yêu cầu kỹ thuật (giới hạn). Vì thế, việc theo dõi chúng sẽ cho thấy xu hướng và các hành động phòng ngừa có thể thực hiện nhằm ngăn chặn những tham số này vượt ra ngoài giá trị giới hạn kiểm soát của chúng. 1.2.1.2 Biểu đồ kiểm soát hỗ trợ gì? Biểu đồ kiểm soát cung cấp thông tin theo thời gian về các tham số có tính quyết định đối với hoạt động của tổ chức . Vì thế, Biểu đồ kiểm soát như là phương tiện giám sát những biến động của quá trình sản xuất - nó cho biết các quá trình có đang hoạt động tốt không hay có cần chú ý không. 1.2.1.3 Biểu đồ kiểm soát được áp dụng tại đâu? Biểu đồ kiểm soát được áp dụng cho mọi tham số để nâng cao hiệu quả (ví dụ: sản phẩm/giờ), hoặc phòng ngừa các vấn đề xảy ra (như: hầu hết vòng bi bị vỡ phát hiện được trong quá trình bảo dưỡng phòng ngừa). 1.2.1.4 Khi nào Biểu đồ kiểm soát có ý nghĩa ? Biểu đồ kiểm soát có ý nghĩa khi cần kiểm soát sát sao các tham số (biến số) của quá trình để ngăn ngừa việc gây ra tác động không mong muốn 1.2.1.5 Biểu đồ kiểm soát đem lại lợi ích cho ai? Bộ phận quản lý chất lượng sẽ được lợi khi sử dụng Biểu đồ kiểm soát vì nó giải thích các vấn đề xảy ra một cách rõ ràng, hoặc kết quả của các hành động khắc phục đã triển khai. Nhờ đó, ban quản lý chất lượng có thể phân bổ nguồn lực tốt hơn. Cuối cùng, toàn bộ doanh nghiệp cũng được lợi khi sử dụng bởi nó cho phép sự đánh giá trực tiếp các biện pháp khắc phục và xác định nhu cầu thực hiện các biện pháp phòng ngừa. 1.2.3 Các dạng biểu đồ kiểm soát Theo đặc trưng thống kê,biểu đồ kiểm tra phân thành hai loại tổng quát là định tính và định lượng. - Biểu đồ định lượng: được áp dụng cho các đặc trưng đo được trên thang chia liên tục.Tùy theo đặc trưng thống kê mà có tên gọi là: +Biểu đồ giá trị trung bình ( X ) +Biểu đồ Median (x) +Biểu đồ độ lệch tiêu chuẩn (s) +Biểu đồ độ rộng (R) +Biểu đồ giá trị biên Xmax – Xmin - Biểu đồ định tính thường áp dụng cho các giá trị rời rạc nhận bằng ghi nhận hay đếm.Tùy theo đặc trưng cần ghi nhận ta có các loại biểu đồ: + Biều đồ tỉ lệ sản phẩm khuyết tật (p) + Biểu đồ sản phẩm khuyết tật (np) + Biểu đồ số khuyết tật (c) + Biểu đồ số khuyết tật trên một sản phẩm (u) 1.2.4 Mục đích của biểu đồ kiểm soát Mục đích cơ bản của mọi dạng kiểm tra quá trình sản xuất là phát hiện những thay đổi của quá trình chênh lệch ra trạng thái được kiểm soát hay chấp nhận từ đó tìm ra nguyên nhân loại bỏ được. Thông tin về hiện trạng quá trình sản xuất nhận được nhờ quan trắc một mẫu lấy ngay lúc đó từ quá trình.Các đặc trưng của mẫu(giá trị trung bình độ lệch tiêu chuẩn,số khuyết tật..) được ghi lên đồ thị.Vị trí điểm này sẽ dẫn đến quyết định về quá trình.Tác dụng chủ yếu của biểu đồ kiểm tra này là báo động để đề ra biện pháp xử lý nhằm khôi phục quá trình về trạng thái chấp nhận được hay giữ quá trình ở trạng thái mới có lợi hơn. Tuy nhiên trong mọi trường hợp,cần thấy rằng hiệu quả của biểu đồ kiểm tra không chỉ phụ thuộc vào cách vận dụng các phương pháp thống kê mà chủ yếu là do người theo dõi có quan tâm đến sản phẩm hay quá trình sản phẩm sản xuất hay không và có tận dụng được thông tin ghi được để sử dụng hay không. Biểu đồ kiểm tra cần gắn với máy móc,người thao tác,ca kíp hay các đơn vị sản xuất cụ thể và cần đánh dấu theo cách nào đó để có thể nhận ra các yếu tố đã gây nên biến động. 1.2.5 Cơ sở lập biểu đồ kiểm soát Nói chung khi lập biểu đồ kiểm soát cần xác định rõ: -Chỉ tiêu kiểm tra -Loại biểu đồ kiểm soát -Giá trị trung bình của đặc trưng cần kiểm tra -Độ dài trung bình loại mẫu kiểm tra cho tới khi phải điều chỉnh quá trình(sau gọi tắt là loại kiểm tra trung bình) -Cỡ mẫu -Giới hạn PHẦN II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT np TẠI CÔNG TY MAY 10 2.1 Khái quát về công ty cổ phần May 10 2.1.1 Giới thiệu về công ty Tên giao dịch quốc tế là: Garment 10 Joint Stock Company Tên viết tắt là: Garco 10 JSC Trụ sở chính: Sài Đồng – Long Biên – Hà Nội Điện thoại: 84.43827.6923 Fax: 84.43827.6925 Email: ctymay10@garco10.com.vn Website: 2.1.2 Giới thiệu đôi nét về sự ra đời của công ty cổ phần May 10 Công ty cổ phần May 10 là một doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex). Cái tên May 10 đã trở lên rất quen thuộc với nhiều người tiêu dùng Việt Nam. Công ty có nhiều sản phẩm chất lượng cao được nhiều khách hàng ưa chuộng như áo sơ mi nam, veston, jacket, váy, quần áo trẻ em… với phương châm là mang lại sự thanh lịch và sang trọng cho khách hàng. Là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực may mặc, công ty cổ phần May 10 đã trải qua một quá trình hình thành lâu dài để có thể phát triển bền vững như ngày hôm nay, để những sản phẩm của công ty không chỉ được tiêu thụ rộng rãi trong nước mà còn hướng ra thị trường nước ngoài đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Kể từ ngày thành lập cho đến nay Công ty cổ phần May 10 đã tròn 64 năm. May 10 ra đời trong một hoàn cảnh rất đặc biệt. Đó là thời kì cả nước kháng chiến chống Pháp, cả dân tộc ta phải ra sức đánh đuổi bọn thực dân, phải dồn mọi của cải vào công cuộc kháng chiến đó. Các lực lượng phải tăng gia sản xuất để hỗ trợ cho tiền tuyến. Các xưởng may lúc bấy giờ có nhiệm vụ là sản xuất quân trang cho quân đội. Chính các xưởng may đó là tiền thân của công ty May 10 bây giờ. Năm 1946, Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, một số xưởng, nhà máy ở Hà Nội đã rời lên núi rừng Việt Bắc, trong đó có cả các xưởng may quân trang. Các xưởng may quân trang này được lấy tên là xưởng may X1. Năm 1952, xưởng may X1 ở Việt Bắc đổi tên thành xưởng may X10 mang bí số X10. Có thể thấy cái tên may 10 đã trở thành tên chính thức của công ty cho đến tận bây giờ. Năm 1956, cuộc kháng chiến chống Pháp của ta giành thắng lợi vẻ vang, xưởng may X10 đã rời mảnh đất Việt Bắc chuyển về Hà Nội, sát nhập với xưởng may X40 lấy tên chung là xưởng may X10. Công xưởng sản xuất chính được xây dựng ở Gia Lâm, Hà Nội. Đây cũng là nơi tiến hành sản xuất của công ty May 10 bây giờ. Tháng 12/1961, miền Bắc tiến hành xây dựng xã hội theo con đường xã hội chủ nghĩa và là hậu phương vững chắc của miền Nam. Trước tình hình đó, xưởng may X10 nhanh chóng được chuyển sang Bộ công nghiệp nhẹ tiếp quản và đổi tên là Xí nghiệp may 10. Tuy đổi tên nhưng xí nghiệp May 10 vẫn làm nhiệm vụ chính là may quân trang, quân phục cho bộ đội và sản xuất thêm một số mặt hàng phục vụ xuất khẩu và dân dụng. Thời kì kháng chiến chống Pháp kết thúc, giải phóng miền Bắc còn nhân dân miền Nam lại bắt đầu một cuộc kháng chiến mới là chống đế quốc Mỹ. Đất nước ta vẫn bị chia cắt làm hai miền, nhân dân miền Bắc tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa, chung sức với đồng bào miền Nam, đánh đuổi đế quốc Mỹ, giành lại độc lập và thống nhất đất nước. Mùa xuân năm 1975 là một mốc son chói lọi trong lịch sử của dân tộc ta, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước hoàn toàn thống nhất. Cả nước cùng chung tay xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Xí nghiệp may 10 cũng chuyển sang một bước ngoặt mới, làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, chuyên sản xuất, gia công hàng xuất khẩu. Thị trường chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô và Đông Âu. Như vậy May 10 đã có sự phát triển vượt bậc về thị trường hàng hoá, không chỉ giới hạn trong nước mà đã mở rộng ra thị trường nước ngoài. Có thể nói may 10 là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu sớm nhất ở nước ta. Qua đó chúng ta có thể thấy May 10 là một doanh nghiệp rất dày dạn kinh nghiệm trên thị trường quốc tế. Năm 1990, hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan rã, xí nghiệp may 10 đứng trước nguy cơ bị tan rã do mất thị trường. Đây là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp. Nếu không tìm ra lối thoát thì sự phá sản của doanh nghiệp chỉ là sớm hay muộn, đời sống công nhân sẽ gặp nhiều khó khăn, thiệt hại đối với doanh nghiệp cũng không phải nhỏ. Nhưng chính lúc đó Đảng và Nhà nước ta đã có đường lối đổi mới, mở ra một con đường mới cho doanh nghiệp là sản xuất và xuất khẩu sang những nước khác như Hàn Quốc, Đức, Pháp,… Như vậy may 10 đã có đầu ra và tránh khỏi nguy cơ phá sản. Từ đây doanh nghiệp lại đương đầu với những thử thách mới đó là làm ăn với các bạn hàng lớn thì phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe hơn. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của ban lãnh đạo cũng như sự cố gắng của công nhân viên trong doanh nghiệp để duy trì và phát triển doanh nghiệp hơn nữa. Sự trưởng thành và lớn lên của doanh nghiệp may 10 đã được đánh dấu bằng quyết định ._.của Bộ công nghiệp nhẹ là chuyển đổi may 10 thành công ty May 10. Từ đây công ty May 10 hoàn toàn có quyền tự chủ trong kinh doanh, có quyền kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho công ty. Kể từ khi chuyển đổi công ty May 10 liên tục làm ăn phát đạt, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, góp phần cải thiện đời sống của công nhân. Điều đặc biệt là May 10 đã trở thành thương hiệu nổi tiếng, các sản phẩm của công ty được biết đến là những mặt hàng có chất lượng cao, đem lại sự tin tưởng cho người tiêu dùng. Đánh dấu sự đổi mới và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thực hiện theo chủ trương của Nhà nước, công ty May 10 đã chuyển đổi thành công ty cổ phần May 10 theo Quyết định số 105 (QĐ – BCN kí ngày 5 tháng 10 năm 2004). Công ty cổ phần May 10 có tên giao dịch quốc tế là GARCO 10 viết tắt của “ Garment 10 Join Stock Company”, trong đó Nhà nước giữ 51% cổ phần và 49% cổ phần còn lại do các nhân viên trong công ty nắm giữ. Đất nước ta đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ về mặt kinh tế và ngành may mặc Việt Nam có rất nhiều cơ hội để phát triển. Chính vì vậy công ty cổ phần May 10 ra đời là hành động đúng đắn thể hiện sự tin tưởng của ban lãnh đạo công ty vào sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước. Kể từ đó công ty cổ phần May 10 đã gặt hái được nhiều thành công hơn so với thời kì trước đó. Công ty luôn hoàn thành và vượt mức kế hoạch đề ra. Ngoài ra công ty còn thực hiện phân phối lao động, thực hiện chủ trương “ làm theo lao động, hưởng theo năng lực”, “ làm nhiều hưởng nhiều làm ít hưởng ít, không làm không hưởng”. Nhờ đó công ty đã khuyến khích động viên tinh thần làm việc tích cực của anh chị em trong công ty, làm tăng lợi nhuận cho công ty cũng đồng thời là làm lợi cho bản thân họ. Có thể nói rằng, trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, công ty May 10 vẫn luôn vững vàng trên thị trường, chiếm trọn niềm tin của người tiêu dùng không chỉ trong nước mà còn chiếm lĩnh một số thị trường nước ngoài như Mỹ, EU, Nhật,.... Những vinh dự mà công ty đã nhận được như huân huy chương, cờ thi đua, bằng khen, danh hiệu các loại là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực phấn đấu hết mình của công ty, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt, xứng đáng là một doanh nghiệp may mặc hàng đầu của Việt Nam. 2.1.3 Ban lãnh đạo cấp cao của công ty và bộ máy quản lý công ty Chủ tịch hội đồng quản trị : Ông Vũ Đức Giang Tổng giám đốc kiêm bí thư Đảng ủy : Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần May 10 BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC (Đại diện lãnh đạo về HTQL) GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH Phòng Kỹ Thuật Phòng Cơ Điện Ban Đầu tư Phát Triển Ban Thiết Kế ThờiTrang Phòng QA Ban Nghiên Cứu TCSX Trường CNKT May và TT 11 xí nghiệp sx & 2 liên doanh Phòng Tài Chính Kế Toán Phòng Kinh Doanh Ban Tổ Chức Hành Chính Ban Marketing Ban Bảo Vệ Quân Sự Phòng Kế Hoạch Ban Y Tế-Môi Trường LĐ Trường Mầm Non Xí Nghiệp Dịch Vụ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo trực tiếp Quan hệ kiểm soát Quan hệ phối hợp Bộ máy quản lý của công ty có sự phân chia thành các phòng ban và có sự chuyên môn hóa. Bộ máy quản lý khá tinh giản và gọn nhẹ, đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban - Tổng giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất của công ty, là người đại diện hợp pháp trong các giao dịch kinh doanh, thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước. Tổng giám đốc có nhiệm vụ là nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Tổng công ty dệt may Việt Nam giao để quản lý và sử dụng theo nhiệm vụ được giao. - Phó tổng giám đốc: là người giúp đỡ điều hành công việc ở các xí nghiệp thành các phòng kinh doanh, phòng quản lý chất lượng và thay quyền giám đốc điều hành công ty khi giám đốc vắng mặt ở công ty. Phó tổng giám đốc cũng được Tổng giám đốc uỷ quyền đàm phán và ký kết một số hợp đồng với khách hàng trong nước và khách hàng nước ngoài. Ngoài ra, công ty còn có giám đốc điều hành hỗ trợ cho tổng giám đốc các công việc ở các xí nghiệp địa phương hay xí nghiệp liên doanh. - Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc và điều hành việc tổ chức kinh doanh tại công ty. - Phòng kĩ thuật: quản lý công tác kỹ thuật công nghệ và cơ điện nghiên cứu ứng dụng phục vụ cho sản xuất các thiết bị hiện đại tiên tiến nhằm đáp ứng sự phát triển sản xuất kinh doanh của công ty. - Phòng tài chính kế toán: có chức năng điều hành tổ chức toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của công ty, nhằm sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm, đạt được mục tiêu về lơị ích kinh tế cũng như lợi ích về xã hội của công ty. - Phòng chất lượng (QA): có nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ việc thực hiện quy trình công nghệ, ký công nhận sản phẩm đạt chất lượng trước khi đưa ra thị trường. - Phòng kế hoạch: quản lý công tác kế hoạch sản xuất, kí kết các hợp đồng kinh doanh. -Ban cơ điện:Quản lý,bảo dưỡng,sửa chữa thiết bị,chế tạo công cụ,trang thiết bị phụ trợ,cung cấp năng lượng,lắp đặt các hệ thống điện,nước,hơi,khí nén. -Phòng tổ chức hành chính:nghiên cứu,quản lý công tác lao động,tiền lương,văn thư lưu trữ,pháp chế,quản trị đời sống,công nghệ thông tin,an toàn lao động,quản lý các hoạt động hành chính khác. -Phòng Marketing:Nghiên cứu và mở rộng thị trường trong nước và quốc tế,xây dựng thương hiệu May 10 -Phòng nghiên cứu tổ chức sản xuất:Nghiên cứu,cải tiến mô hình tổ chức sản xuất,mặt bằng sản xuất,cữ gá thao tác,kiểm tra giám sát và duy trì việc thực hiện của các đơn vị khi áp dụng các mô hình sản xuất mới cũng như các biện pháp cải tiến cho các đơn vị trong toàn công ty -Ban thiết kế thời trang:Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thời trang phục vụ cho việc kinh doanh của công ty -Ban bảo vệ quân sự :chịu trách nhiệm trong công tác bảo vệ an ninh trật tự,phòng chống cháy nổ,công tác quân sự địa phương -Ban y tế môi trường:nghiên cứu,quản lý việc khám chữa bệnh,bảo vệ sức khỏe,vệ sinh phòng dịch,phòng chống bệnh nghề nghiệp cho toàn cán bộ công nhân viên trong công ty.Mỗi năm khám sức khỏe cho hơn 35.000 lượt người -Trường mầm non: Chăm sóc,nuôi dạy các cháu độ tưổi mầm non theo quy định của công ty và của ngành giáo dục và đào tạo,tạo cho cán bộ công nhân viên yên tâm làm việc và công tác. - Ban đầu tư và phát triển: chức năng của ban là nghiên cứu và phát triển thị trường, đưa ra các chiến lược kinh doanh cũng như chiến lược quảng cáo nhằm đem lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. - Trường công nhân kỹ thuật may - thời trang: là nơi đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ, cán bộ điều hành và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, phát hiện và bồi dưỡng những cán bộ có năng lực và đưa họ đi tu nghiệp ở nước ngoài. - Các xưởng may thành viên: đây là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm của công ty. Các xưởng may này thực hiện các nghiệp vụ như nhập nguyên phụ liệu, tổ chức cắt may, là, gấp, đóng gói, nhận thành phẩm vào kho. Công ty cổ phần may 10 hiện nay có tất cả 11 xí nghiệp thành viên ( 5xí nghiệp Hà Nội và 6 xí nghiệp địa phương), 2 công ty con và 3 phân xưởng phụ trợ. Nhiệm vụ của các xí nghiệp này là: + Xí nghiệp 1, 2, 5 chuyên sản xuất áo sơ mi + Xí nghiệp veston 1, veston 2 chuyên sản xuất complet + Các xí nghiệp địa phương khác chủ yếu sản xuất áo sơ mi và quần âu Hai công ty con của May 10 đặt tại Thanh Hoá và Quảng Bình. Việc hạch toán kinh doanh của hai công ty này được tiến hành một cách độc lập với công ty mẹ. Công ty có ba phân xưởng phụ trợ là: phân xưởng thêu, in, giặt; phân xưởng cơ điện và phân xưởng bao bì. 2.1.4 Cơ sở pháp lý của công ty May 10 được chính thức thành lập năm 1946 2.1.5. Loại hình doanh nghiệp May 10 là công ty hoạt động theo hình thức công ty cổ phần 2.1.6. Lĩnh vực hoạt động của công ty Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp May10 là sản xuất các sản phẩm may mặc tiêu thụ trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Hàng hoá đưa ra thị trường nước ngoài chủ yếu theo con đường gia công toàn bộ sản phẩm hoặc bán thành phẩm hoặc xuất khẩu trực tiếp. Cơ cấu mặt hàng khá đa dạng và phong phú. Danh mục sản phẩm của công ty bao gồm hơn 100 chủng loại sản phẩm may mặc các loại. Sản phẩm của công ty mang một số nhãn mác như: Gate, Bigman, Jackhot, Freland, Pharaon, Chambray, Pretty women,… Các mặt hàng chủ yếu của công ty bao gồm: sơ mi nam, nữ các loại; veston các loại; Jacket các loại; váy; quần âu dành cho nam nữ các loại; quần áo trẻ em; quần áo thể thao,… Trong đó, sơ mi nam là sản phẩm mũi nhọn của công ty, đem lại nguồn thu chủ yếu cho công ty. Tôn chỉ của công ty là hàng hoá có chất lượng cao, mang lại sự sang trọng và lịch lãm cho khách hàng. Vì vậy sản phẩm của May 10 trở nên có uy tín cao đối với thị trường trong nước. Bên cạnh đó thông qua gia công, xuất khẩu các sản phẩm do May 10 sản xuất cũng rất được ưa chuộng trên thị trường quốc tế. 2.1.7. Về trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất: Do đặc thù của ngành may nên vốn đầu tư vào máy móc thiết bị là không lớn nhưng tuổi đời của thế hệ máy móc được thay đổi rất nhanh do tiến bộ của khoa hoc ngày càng cao và do yêu cầu của sản phẩm ngày càng đa dạng, đây là vấn đề khó giải quyết. Khách hàng thường xuyên đòi hỏi chất lượng phải cao hơn, muốn vậy phải có những thiết bị mới đáp ứng yêu cầu sản xuất sản phẩm chất lượng cao. Bên cạnh đó, về mặt xã hội cũng phải cân đối giữa việc mua sắm thiết bị hiện đại và vấn đề tạo công ăn việc làm cho người lao động. Trước đây trong cơ chế bao cấp, hoạt động sản xuất của công ty May 10 chỉ mới tập trung vào số lượng, chất lượng chưa được chú ý đúng mức. Vì vậy máy móc thiết bị của công ty chậm đổi mới, thay thế, hơn nữa việc mua sắm thiết bị thời kỳ này phải được liên hiệp may phê duyệt, thủ tục mua sắm phiền hà, gây khó khăn cho đổi mới sản phẩm.. Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường tự hạch toán sản xuất kinh doanh với tổng số vốn ban đầu ít ỏi công ty đã xác định quan điểm đầu tư cho mình là : + Cần xác định công trình tập trung, trọng điểm để tập trung vốn đầu tư. + Đầu tư dựa vào sức mình là chính và bằng nguồn vốn bổ sung. Ngoài ra tranh thủ sự hợp tác và giúp đỡ của khách hàng, khi thật cần thiết mới sử dụng vốn vay. Xuất phát từ quan điểm này mà công ty quyết định đấu tư theo chiều sâu vào việc thay thế, tổ chức lắp đặt thiết bị mới, đồng bộ và hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến để nhanh chóng sản xuất sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng. Máy móc thiết bị chủ yếu hiện nay của công ty là máy chuyên dùng,phần lớn được sản xuất ở các nước tư bản như : Nhật, Mỹ, Đức, Hungary.Nhờ việc đầu tư máy móc thiết bị kịp thời tạo điều kiện cho việc cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng. Các công đoạn sản xuất được chuyên môn hoá cao do đó đã hạ giá thành ở nhiều công đoạn.Mặt khác do đặc điểm máy móc thiết bị ngành may là luôn được cải tiến, hiện đại hóa nên công ty tổ chức theo 2 ca để khấu hao nhanh máy móc thiết bị và công ty cũng kết hợp mở rộng sản xuất tới các địa phương, thành lập các công ty liên doanh. Do đó mà công ty có thể chuyển giao máy móc thiết bị cũ cho địa phương, tận dụng được lực lượng lao động nhà xưởng sẵn có ở địa phương để sản xuất kinh doanh hàng may mặc, thực hiên cả hai bên cùng có lợi. 2.1.8. Đặc điểm nhân lực Trong những năm qua, công ty May10 đã đạt được những tiến bộ vượt bậc, toàn diện cả về kinh tế lẫn xã hội. Một trong những lý do phải kể đến để có được kết quả này là : những cố gắng của lãnh đạo công ty trong việc đầu tư, phát huy nguồn lực con người, tăng cường một bước cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của công ty. Trước năm 1992 lực lượng lao động của May10 còn nhiều bất cập : cán bộ chủ yếu trưởng thành từ công nhân trực tiếp quản lý sản xuất và có được đào tạo về công tác quản lý song không cơ bản, cán bộ có kinh nghiệm trong quản lý sản xuất nhưng chủ yếu là cao tuổi nên có nhiều hạn chế trong học tập và tiếp thu cái mới.Tay nghề người lao động thấp hơn nhiều so với yêu cầu của cấp bậc công việc. Bộ máy quản lý cồng kềnh, kém hiệu quả, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm không ổn định, tỷ lệ lao động gián tiếp thường chiếm từ 10% đến 12% trong tổng số công nhân viên. Trước yêu cầu của tình hình mới, sau khi chuyển đổi tổ chức hoạt động, vấn đề đầu tiên mà lãnh đạo công ty đặt ra là ổn định công tác tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý, sắp xếp lại lực lượng lao động. Để giải quyết khó khăn về vấn đề việc làm, công ty đã chủ động tạo điều kiện cho gần 300 lao động về nghỉ hưu theo chế độ 176. Bên cạnh đó công ty đã có kế hoạch cụ thể đào tạo nguồn cán bộ trẻ kế cận, đồng thời mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ vào các cương vị chủ chốt của đơn vị, bộ phận tạo điều kiện cho cán bộ trẻ phấn đấu trưởng thành. Đi đôi với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, công tác tuyển chọn nguồn nhân lực cũng được công ty quan tâm chú ý hơn. Công ty đã ban hành quy chế tuyển dụng và ký hợp đồng lao động, trình độ đầu vào của cán bộ, công nhân viên đã được nâng lên. Đến nay, tất cả công nhân viên được tuyển vào công ty đều phải có trình độ văn hoá hết lớp 12 và qua đào tạo nghề may từ 1 đến 3 năm.100% nhân viên của các phòng nghiệp vụ khi tuyển vào phải có trình độ cao đẳng và đại học trở lên. Do trình độ tay nghề bình quân của công nhân đã được nâng lên nên đội ngũ công nhân May10 đã làm được hầu hết các loại sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật cao. Bảng 1: Cơ cấu lao động theo trình độ của May10 : (đơn vị : người ) Năm Cao học Đại học Cao đẳng THCN Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1 Năm 2006 2 297 149 254 6599 617 0 Năm 2007 3 285 139 243 5993 666 0 Năm 2008 4 239 112 211 5913 731 0 Năm 2009 4 320 125 271 6955 520 0 ( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - Công ty cổ phần May 10) Qua bảng số liệu trên ta thấy do đặc thù sản xuất của công ty là sản xuất hàng dệt may nên lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng cao đều trên 90%, số cán bộ quản lý có xu hướng tăng lên dần qua từng năm . Số cán bộ có trình độ đại học ,cao học tăng , đặc biệt là công ty không có người lao động nào có trình độ cấp 1. Với số lượng cán bộ có trình độ đại học và trên đại học như trên sẽ giúp công ty tiếp nhận nhanh các công nghệ sản xuất tiên tiến trên thế giới như Nhật , Mỹ , Pháp …… Bảng 2 Thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động (Đơn vị tính :đồng) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Thu nhập bình quân 1.750.000 1.820.000 1.950.000 2.040.000 2.250.000 ( Nguồn: Phòng tài chính kế toán - Công ty cổ phần May 10) Công ty luôn luôn chú trọng và phát triển nguồn lực về con người bởi đây chính là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công của một doanh nghiệp. Lực lượng lao động của công ty không ngừng được nâng cao cả về chất lượng lẫn số lượng. Cụ thể về mặt số lượng, số cán bộ công nhân viên trong toàn công ty lên tới 8000 người. Trong đó số lao động nữ chiếm 80%, nữ chiếm chủ yếu trong lực lượng lao động của công ty bởi vì đặc thù của công ty là may mặc đòi hỏi sự khéo léo. Về mặt chất lượng: công ty rất chú trọng tới việc đào tạo đội ngũ lao động lành nghề và đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao. Chính vì vậy, công ty đã thành lập một trường học riêng để đào tạo nhân viên cho chính công ty. Do đó các lao động trong công ty đều là những người có tay nghề cao, đã được đào tạo bài bản, đảm bảo chất lượng. Công ty còn thường xuyên mở các lớp đào tạo tại doanh nghiệp và gửi đi học ở nước ngoài về quản lý kinh tế, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp, ngoại ngữ. 2.1.9 Về tình hình vốn của công ty Vốn là nguồn lực quan trọng và chủ yếu để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của một công ty. Trước đây May 10 còn là công ty nhà nước thì vốn chủ yếu là của nhà nước. Nhưng từ khi cổ phần hoá thì Nhà nước chỉ giữ 51 % cổ phần còn 49% cổ phần là của công nhân viên trong công ty. Nguồn vốn huy động từ chính những lao động của công ty đã giúp cho họ có động lực làm việc bởi quyền lợi của họ gắn liền với quyền lợi của công ty. Bảng 3 Tình hình vốn của công ty May 10 (Đơn vị tính :tỷ đồng) Năm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1. Vốn cố định 30.5 35.4 37.2 39.1 41.5 2. Vốn lưu động 7.729 8.552 8.995 9.36 12.5 3. Tổng vốn kinh doanh 38.229 43.952 46.195 48.46 54 -         Ngân sách cấp 12.08 13.85 15.94 16.21 16.3 -         Tự bổ sung 26.149 30.102 30.255 32.25 37.7 ( Nguồn: Phòng tài chính kế toán - Công ty cổ phần May 10) Bảng 4: Tình hình biến động vốn của công ty May 10 từ năm 2005-2009 +/- : năm sau so với năm trước % : tỷ lệ năm sau so với năm trước Năm Năm 2006 so với 2005 Năm 2007 so với 2006 Năm 2008 so với 2007 Năm 2009 so với 2008 +/- % +/- % +/- % +/- % 1. Vốn cố định 4.9 16.066 1.8 5.085 1.9 5.108 2.4 6.138 2. Vốn lưu động 0.823 10.648 0.443 5.18 0.365 4.058 3.14 33.55 3. Tổng vốn kinh doanh 5.723 14.97 2.243 5.103 2.265 4.903 5.54 11.43 -         Ngân sách cấp 1.77 14.652 2.09 15.09 0.27 1.694 0.09 0.555 -         Tự bổ sung 3.953 15.117 0.153 0.508 1.995 6.594 5.45 16.9 ( Nguồn: Phòng tài chính kế toán - Công ty cổ phần May 10) Nhìn chung vốn cố định của công ty tăng đều theo các năm. Năm 2006 tăng 16.066 % so với năm 2005 tương ứng với mức tăng 4.9 tỷ đồng Năm 2007 tăng 5.085% so với năm 2006 tương ứng với mức tăng 1.8tỷ đồng Năm 2008 tăng 5.108% so với năm 2007 tương ứng với mức tăng 1.9 tỷ đồng Năm 2009 tăng 6.138% so với năm 2008 tương ứng với mức tăng 2.4 tỷ đồng Vốn lưu động của công ty tăng đều từ năm 2005-2008,nhưng từ 2008-2009 tăng nhiều hơn do công ty huy động được nguồn vốn từ bên ngoài. Năm 2006 tăng 10.648% so với năm 2005 tương ứng với mức tăng 20.823 tỷ đồng Năm 2007 tăng 5.18% so với năm 2006 tương ứng với mức tăng 0.443 tỷ đồng Năm 2008 tăng 4.903% so với năm 2007 tương ứng với mức tăng 0.365tỷ đồng Năm 2009 tăng 33.55% so với năm 2008 tương ứng với mức tăng 3.14 tỷ đồng Tổng số vốn kinh doanh của công ty trong 5 năm gần đây ta có thể nhìn thấy qua biểu đồ trên tăng đều,do hàng năm công ty đều có kế hoạch sử dụng vốn một cách hợp lý sao cho đảm bảo yêu cầu của việc sản xuất kinh doanh. Năm 2006 tăng 14.97% so với năm 2005 tương ứng với mức tăng 5.723tỷ đồng Năm 2007 tăng 5.103% so với năm 2006 tương ứng với mức tăng 2.243tỷ đồng Năm 2008 tăng 4.903% so với năm 2007 tương ứng với mức tăng 2.265 tỷ đồng Năm 2009 tăng 11.43% so với năm 2008 tương ứng với mức tăng 5.54 tỷ đồng 2.1.10. Đặc điểm về quy trình công nghệ : Quy trình công nghệ của ngành may bao gồm nhiều công đoạn trong cùng một quá trình sản xuất . Mỗi công đoạn bao gồm nhiều khâu và bao gồm các máy chuyên dùng như : may, thêu,là, ép, ... Nhưng có những khâu mà máy móc không thể đảm nhận được như :cắt chỉ, nhặt xơ, đóng gói sản phẩm. Mỗi sản phẩm lại có những bước công việc khác nhau và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Với tính chất dây chuyền như vậy yêu cầu đặt ra là phải phối hợp nhiều bộ phận một cách chính xác, đồng bộ và quá trình sản xuất sản phẩm diễn ra nhịp nhàng ăn khớp với nhau, đạt được tiến độ nhanh chóng đáp ứng nhu cầu giao hàng cho khách hàng cũng như đưa được sản phẩm ra thị trường đúng mùa vụ theo đặc điểm của sản phẩm này. Ở công ty May 10 ,công tác chỉ đạo hướng dẫn kĩ thuật được triển khai từ các phòng ban xuống các tổ sản xuất và từng công nhân.Mỗi bộ phận, mỗi công nhân đều phải có hướng dẫn, quy định cụ thể về quy cách may, lắp giáp và thông số kỹ thuật của từng sản phẩn. Việc giám sát và chỉ đạo, kiểm tra chất lượng bán thành phẩm được tiến hành thường xuyên và kịp thời, qua đó mà những thông tin phản hồi cũng phản ánh lại cho biết quá trình sản xuất đang diễn ra như thế nào để kịp thời điều chỉnh, đảm bảo cho tới khi sản phẩm sản xuất ra hoàn thiên với chất lượng cao.Với công ty May10 trong cùng một dây truyền sản xuất có sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau, nhìn chung có thể khái quát quy trình công nghệ sản xuất của công ty như sau : Nguyên phụ liệu Cắt trải vải ® đặt mẫu ®dắt sơ đồ® cắt May:may bộ phận phụ® ghép thành phẩm Là,gấp Đóng gói Nhập kho Giặt,mài,tẩy thêu Trên đây là sơ đồ dây chuyền sản xuất của công ty May10. + Công đoạn cắt: Nguyên liệu được đưa lên xưởng. Sau khi trải vải, công nhân tiến hành giát sơ đồ sao cho tiết kiệm được nguyên liệu nhưng phải đảm bảo chất lượng sản phẩm. Tùy theo thiết kế mà sau khi cắt xong, sản phẩm cắt có thể được đem đi thêu hay không. + Công đoạn may: Các sản phẩm cắt ở bộ phận phụ trợ được đưa lên tổ may để ghép các sản phẩm cắt thành sản phẩm hoàn chỉnh. Sau đó các sản phẩm này được đưa tới các phân xưởng mài, giặt, tẩy trắng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và chất lượng. + Công đoạn là: Các thành phẩm đã được làm sạch, làm trắng được đưa xuống bộ phận là để chuẩn bị đóng gói. + Công đoạn gói: Tổ hoàn thiện thực hiện nốt giai đoạn cuối là đóng gói thành phẩm. + Công đoạn nhập kho: Bộ phận bảo quản tiếp nhận những sản phẩm hoàn thiện đã được đóng gói, lưu trữ và xuất kho tiêu thụ trên thị trường. Nhìn chung ,ở từng giai đoạn công ty đều sử dụng công nghệ mới có thể sản xuất những mặt hàng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao; hao phí nguyên vật liệu thấp. Vì vậy, có thể giảm giá thành tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của công ty. 2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty May 10 từ năm 2005-2009 Trong thời gian qua, công ty cổ phần May 10 đã đổi mới phương thức hoạt động, nắm bắt những vận hội mà đất nước đem lại. Tiêu biểu là ngày 11/1/2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới WTO. Sự kiện trọng đại này đã mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho ngành dệt may Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp May 10. Nhìn lại chặng đường phát triển 64 năm qua, doanh nghiệp May 10 đã gặt hái được không ít những thành công, nhất là thời kì sau đổi mới. Có thể đưa ra một số chỉ tiêu để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua như sau: Bảng 5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2005-2009 Đơn vị tính : Tỷ đồng Chỉ tiêu TH năm 2005 TH năm 2006 TH năm 2007 TH năm 2008 TH năm 2009 Tổng Doanh thu (không VAT) 552.985 631.6 481.2 607 700 Doanh thu FOB 343.423 405.068 346.414 250 385.3 DT gia công 145.149 137.4 76.326 250 186.5 DT Nội địa 64.413 89.132 58.46 107 128.2 Lợi nhuận 13.842 15.83 16.5 16.7 17.5 ( Nguồn: Phòng kế hoạch - Công ty cổ phần May 10) Bảng 6: Tình hình biến động các chỉ tiêu từ năm 2005-2009 Chỉ tiêu Năm 2006 so với 2005 Năm 2007 so với 2006 Năm 2008 so với 2007 Năm 2009 so với 2008 +/- % +/- % +/- % +/- % Tổng Doanh thu (không VAT) 78.715 14.216 -150.4 -23.812 125.8 26.142 93 15.32 Doanh thu FOB 61.645 17.95 -58.65 -14.480 -96.414 -27.832 135.3 54.12 DT gia công -7.749 -5.338 -61.07 -44.449 173.674 227.542 -63.5 -25.4 DT Nội địa 24.719 38.375 -30.67 -34.411 48.54 83.031 21.2 19.813 Lợi nhuận 1.988 14.362 0.67 4.232 0.2 1.212 0.8 4.7904 ( Nguồn: Phòng kế hoạch - Công ty cổ phần May 10) +/- : tỷ lệ năm sau so với năm trước (đvt : tỷ đồng) % : tỷ lệ phần trăm năm sau so với năm trước (đvt : % ) Tổng doanh thu trong 5 năm qua của công ty cổ phần May 10 như sau: + Năm 2006 so với năm 2005 tăng 14.2165% ,ứng với mức tăng 78.615 tỷ đồng + Năm 2007 so với năm 2006 giảm 23.812 % tương ứng với 150.4 tỷ đồng + Năm 2008 so với năm 2007 tăng 26.142% tương ứng với 125.8 tỷ đồng + Năm 2009 so với năm 2008 tăng 15.32%tương ứng với 93 tỷ đồng Tổng doanh thu FOB trong 5 năm qua của công ty cổ phần May 10 như sau: + Năm 2006 so với năm 2005 tăng 17.95% ,ứng với mức tăng 61.645tỷ đồng + Năm 2007 tăng so với năm 2006 giảm 14.48% tương ứng với 58.65 tỷ đồng + Năm 2008 so với 2007 giảm 27.832% tương ứng với 96.414tỷ đồng + Năm 2009 so với năm 2008 tăng 54.12%tương ứng với153.3tỷ đồng Tổng doanh thu gia công trong 5 năm qua của công ty cổ phần May 10 như sau: + Năm 2006 so với năm 2005 giảm 5.338% ,ứng với mức giảm 7.749 tỷ đồng + Năm 2007 tăng so với năm 2006 giảm 44.449% tương ứng 61.074tỷ đồng + Năm 2008 so với năm 2007 tăng vượt bậc 227.542% tương ứng với 173.674tỷ đồng + Năm 2009 so với năm 2008 giảm 25.4%tương ứng với 63.5đồng Doanh thu nội địa trong 5 năm qua của công ty cổ phần May 10 như sau: + Năm 2006 so với 2005 tăng 38.375% ,ứng với tăng 24.719 tỷ đồng + Năm 2007 so với năm 2006 giảm 34.411% tương ứng 30.672tỷ đồng + Năm 2008 so với năm 2007 tăng 83.03% tương ứng với 48.54tỷ đồng + Năm 2009 so với năm 2008 tăng 19.813%tương ứng với 21.2 tỷ đồng Lợi nhuận trong 5 năm qua của công ty cổ phần May 10 như sau: + Năm 2006 so với năm 2005 tăng 14.362 % ,ứng với mức tăng 1.988tỷ đồng + Năm 2007 so với năm 2006 tăng 4.232 % tương ứng 0.67tỷ đồng + Năm 2008 so với năm 2007 tăng 1.212% tương ứng với 0.2tỷ đồng + Năm 2009 so với năm 2008 tăng 4.790%tương ứng với 0.8 tỷ đồng Nhìn chung lợi nhuận của công ty đã tăng đều qua các năm,đó là sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong việc tăng năng xuất lao động,nâng cao chất lượng sản phẩm,tạo ra những mẫu thiết kế hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng. 2.3 Công tác quản lý chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất Quá trình sản xuất là một trong những khâu có tính quyết định đối với việc đảm bảo chất lượng sản phẩm . Vì vậy, khi lập phương án sản xuất ,công ty luôn tạo điều kiện cho hoạt động quản lý chất lượng được tiến hành thuận lợi theo một quy trình nhất định. Mục đích quản lý quá trình sản xuất của công ty không phải là loại bỏ những sản phẩm xấu, kém chất lượng vừa sản xuất xong mà phải ngăn chặn không cho những sản phẩm xấu xuất hiện trong quá trình sản xuất; mặt khác việc ngăn chặn những sản phẩm xấu không chỉ dựa vào bộ phận kiểm tra chất lượng (KCS), hoặc xem phương pháp kiểm tra chất lượng là phương pháp chủ yếu để loại bỏ những phế phẩm, thứ phẩm... Xác định được tầm quan trọng của khâu sản xuất, nên công ty đã chọn phương pháp quản lý từ bước đầu tiên của quá trình sản xuất sản phẩm. Đối tượng quản lý là toàn bộ các yếu tố đầu vào trước khi đưa vào gia công chế biến, các sản phẩm đầu ra trước khi nhập kho, đặc biệt là quá trình điều khiển các thông số vận hành. Tại mỗi giai đoạn công ty đều đề ra những yêu cầu và nội dung quản lý chất lượng nhất định.Khi nhận được lệnh sản xuất công ty tiến hành thiết kế quy trình sản xuất, trong quá trình sản xuất luôn thực hiện đúng theo quy trình nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đặc điểm của sản xuất ra một sản phẩm như quần,áo…là phải qua nhiều công đoạn liên tiếp. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm , trong quá trình sản xuất bộ phận kỹ thuật kết hợp với nhân viên chất lượng kiểm soát từng công đoạn sản xuất chặt chẽ, phát hiện những nguyên nhân gây biến động chất lượng và kịp thời điều chỉnh. Dựa vào các chỉ tiêu chất lượng chuẩn của sản phẩm mà bộ phận phận kỹ thuật tiến hành thực hiện đúng theo quá trình sản xuất, khống chế chất lượng từng công đoạn theo đúng thiết kế. Nhân viên thí nghiệm theo quy định kiểm tra ,thực hiện kiểm tra từng chỉ tiêu chất lượng , khi phát hiện sẽ có biện pháp điều chỉnh, sửa chữa máy móc, thay thế thiết bị để không làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm . Nhìn chung tình hình quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất được Công ty thực hiện chặt chẽ và khoa học, giúp đảm bảo và nâng cao sản phẩm , giảm phế phẩm, thứ phẩm , giảm chi phí. Tuy nhiên, quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất của công ty chưa đạt được hiệu quả cao nhất. Mặc dù công ty đã đổi mới nhận thức, luôn cho rằng quản lý chất lượng sản phẩm không chỉ là trách nhiệm của các nhà quản lý, mà là trách nhiệm của mọi thành viên trong công ty, nhưng do vô tình hay hữu ý , vẫn còn tình trạng công nhân làm ẩu, chạy theo số lượng sản phẩm . Mặt khác, công ty chưa chưa có biện pháp khuyến khích, hướng dẫn công nhân tự kiểm tra chất lượng sản phẩm của mình trong quá trình sản xuất. Kiểm tra vẫn dựa vào bộ phận nằm ngoài sản xuất là chính, điều này gây sức ép lớn đối với tinh thần công nhân. Công nhân làm việc thụ động, có thái độ căng thẳng đối với bộ phận kiểm tra (đặc biệt là nhân viên thí nghiệm), chưa tự giác, chưa có quyết tâm trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm . 2.4 Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm Cơ sở kiểm tra chất lượng của Công ty là dùng phương pháp thống kê để ra quyết định. Hiện nay, Công ty đang sử dụng cả hai phương pháp kiểm tra thống kê là : Kiểm tra quá trình : được thực hiện trong tất cả các công đoạn đang sản xuất. Lấy mẫu chấp nhận : thực hiện trong khâu nguyên liệu và sản phẩm cuối cùng. Công tác kiểm tra của công ty gồm tất cả các loại hình hoạt động như: thử nghiệm và đo đạc, cần thiết để xác định xem có đạt tiêu chuẩn không. Phần lớn những công việc kiểm tra của công ty do nhân viên thí nghiệm có trình độ thực hiện. Mỗi mặt hàng đều được Công ty phân tích xác định mức độ cần thiết phải kiểm tra và đề ra được trình tự kiểm tra thích đáng cho nó. Các nhân viên kiểm tra được trang bị những thiết bị kiểm tra thích hợp và được hướng dẫn cách xử lý các sản phẩm không phù hợp. Trong công tác kiểm tra, Công ty đã thiết lập và duy trì một hệ thống ghi chép chính xác. Các kết quả kiểm tra được ghi chép đầy đủ vào các biểu mẫu quy định. Với cách này, các kết quả được thống nhất và việc truy tìm nguyên nhân dễ dàng, khắc phục tình trạng nhanh chóng. Các vấn đề quan trọng công ty thực hiện kiểm tra là: Kiểm tra chất lượng vật tư. Khi nguyên vật liệu vải mua về,sau khi đã được các cơ quan kiểm định chấp nhận, trung tâm thí nghiệm phối hợp với thủ kho liên quan để kiểm tra ngoại quan, số lượng, chủng loại của lô hàng so với hợp đồng. Lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu cơ, lí. Nếu đạt thì mới cho nhập kho. Nguyên vật liệu khi nhập vào nhà máy để sản xuất sẽ được tổ chất lượng kiểm tra lại một lần nữa để đảm bảo đúng về số lượng và chất lượng. Kiểm tra trong khi sản xuất Trong quá trình sản xuất công ty thực hiện hai loại hình kiểm tra. Kiểm tra của công nhân trực tiếp sản xuất, kiểm tra của bộ phận gián tiếp sản xuất như : nhân viên thí nghiệm, cán bộ kỹ thuật, cán bộ chất lượng . Công ty quy định cách kiểm tra cụ thể cho từng công đoạn, nhân viên ._.cho cán bộ nhân viên doanh nghiệp có thể sử dụng các hình thức sau: - Mời các chuyên gia trong ngành về giảng dạy truyền đạt kiến thức cho cán bộ, nhân viên. Tổ chức các lớp học ngắn hạn, các cuộc thảo luận, bàn bạc theo nhóm do các chuyên gia hay các nhân viên có kinh nghiệm chủ trì để truyền đạt những kinh nghiệm cho các nhân viên trẻ. -Cử cán bộ, nhân viên đi đào tạo chính quy và không chính quy, đào tạo ngắn hạn và dài hạn ở các trường đại học và các trung tâm khoa học, đây là hình thức đào tạo có hiệu quả cao, các cử nhân sau một thời gian làm việc khi được quay lại trường học tập nâng cao sẽ tiếp thu kiến thức chuyên môn, từ thực thiễn tốt hơn. Giải pháp này khi được thực thi sẽ cho hiệu quả cao đối với việc cải tiến hệ thống chất lượng của doanh nghiệp. Trình độ của nhân viên sẽ quyết định đến chất lượng của sản phẩm, hoàn thành các mục tiêu chất lượng , việc nâng cao trình độ chuyên môn sẽ làm giảm sai sót trong khâu thiết kế, trong công việc thiết kế..nhờ đó làm giảm chi phí kinh doanh, tăng tính sáng tạo của con người trong công việc bởi thế chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp sẽ đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng. Để giải pháp có khả năng thực thi cần có các điều kiện sau: Một là: Ban lãnh đạo doanh nghiệp trên cơ sở tình hình thực tế của công việc và nhu cầu về lao động mà doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo cán bộ nhân viên. Hai là: Lãnh đạo doanh nghiệp phải cam kết cung cấp nguồn lực tài chính và có những hành động cụ thể cho việc đào tạo, tập huấn. Ba là: Thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các phong trào học hỏi, tạo ra các động lực lao động bằng cả vật chất và tinh thần để khuyến khích lao động hăng say. 3.1.5.6 Xây dụng lực lượng triển khai hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng sản phẩm theo ISO 9001-2000. ISO 14000 Trên cơ sở ban chuyên trách về chất lượng, doanh nghiệp cần tiến tới thành lập một phòng quản lý để tập trung nỗ lực phân tích các khác biệt, điều chỉnh hoặc khắc phục các khoảng cách bên trong hệ thống chất lượng, biên soạn sổ tay chất lượng, thúc đẩy và phục vụ giúp các cá nhân, biên soạn các thủ tục quy trình một cách bài bản, triệt để hơn. “Con người là yếu tố quyết định” điều này lại càng đúng với lực lượng nhân lực quản lý chất lượng. Đặc biệt, nó càng có ý nghĩa quyết định cho việc duy trì và cải tiến hệ thống quản trị chất lượng, Doanh nghiệp nên thành lập một ban chỉ đạo với sự tham gia của: Giám đốc, trưởng phó phòng ban, trưởng các dự án, cố vấn trưởng, giám sát viên. Ban này có các nhiệm vụ sau: + Thúc đẩy việc triển khai áp dụng trong từng đơn vị + Cung cấp đầu vào của từng hoạt động trong doanh nghiệp + Xem xét tình trạng triển khai khi áp dụng tại đơn vị của mình + Giải quyết các khác biệt, tranh cãi +Cung ứng nguồn lực cần thiết của đơn vị mình 3.1.5.7 Áp dụng TQM vào xây dựng chính sách kiểm soát chất lượng đồng bộ Công ty May 10 đã xây dựng một chính sách kiểm soát chất lượng toàn diện trong hoạch định, thiết kế, sau đó là trong sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhiên, để quản lý chất lượng sản phẩm hiệu quả hơn công ty có thể tiếp cận quản lý chất lượng theo TQM( Total Quality Management) nghĩa là quản lý chất lượng đồng bộ. Theo TQM, doanh nghiệp có đổi mới về nhận thức quản lý là làm chất lượng và quản lý chất lượng ở tất cả các khâu, tất cả các phân hệ và đối với tất cả các thành viên tham gia quá trình. Cụ thể là các công việc sau: Đào tạo về chất lượng: công ty đào tạo nâng cao và chuyển đổi nhận thức về chất lượng theo TQM Quản trị công việc thường nhật : công ty có thể quy định các tiêu chuẩn công việc để quản trị công việc thường nhật nề nếp và hiệu quả hơn. từ đó nắm được diễn biến chất lượng từng ngày, góp phần hạn chế những sai sót về chất lượng trong sản xuất ngay từ khi các vấn đề gây sai sót vừa xuất hiện. Quản trị chính sách chất lượng: TQM không chỉ đảm bảo doanh nghiệp hoàn thành các chỉ tiêu chất lượng đã đặt ra mà quan trọng hơn nhiều là cải tiến chất lượng sản phẩm. Do đó, việc quản trị chính sách chất lượng là vấn đề quan trọng mà công ty cần thực hiện nhằm đạt được sự cải tiến có hệ thống và liên tục trong doanh nghiệp. Quản lý chéo chức năng: công ty nên thực hiện cơ cấu tổ chức chéo-chức năng bởi vì đây là một mô hình tổ chức có cấu trúc tương đối khoa học, tạo sự thuận lợi cho việc trao đổi thông tin giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Xây dựng các nhóm kiểm soát chất lượng (QC- Quality Control Circles). Công ty nên thành lập các nhóm công nhân tự nguyện tham gia các hoạt động TQM để cải tiến chất lượng. Việc hình hành nên chất lượng sản phẩm là cả một quá trình từ khâu đầu đến khâu cuối, trong đó hoạch định, thiết kế, xây dựng kế hoạch chất lượng sản phẩm là khâu đầu tiên và quan trọng nhất của quá trình này và muốn đảm bảo chất lượng cả quá trình thì việc đảm bảo chất lượng từ khâu đàu tiên là rất quan trọng. Trong giai đoạn hoạch định, thiết kế, các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm phải dựa trên yêu cầu của khách hàng và các mục tiêu,chính sách chất lượng của công ty và phải được văn bản hóa. Việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ các kế hoạch bởi cấp có thẩm quyền là điều rất quan trọng để đảm bảo các kế hoạch có tính khả thi. Kiểm soát chất lượng trong sản xuất là khâu tiếp theo cũng không kém phần quan trọng. Nếu hoạch định đúng mà sản xuất không đảm bảo yêu cầu theo thiết kế,hoạch định thì chất lượng sản phẩm cũng theo đó mà giảm, vì vậy cần kiểm soát chất lượng chặt chẽ ở khâu này. QC trong tiêu dùng cũng phải chú trọng không kém.Công ty phải có chính sách hậu mãi, điều tra thị trường để nắm bắt sự thỏa mãn của khách hàng đối với sản phẩm của mình, để từ đó có thể xây dựng các kế hoạch chất lượng sản phẩm hoàn thiện hơn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn. Vấn đề kiểm soát chất lượng sản phẩm là vấn đề chung mà mọi thành viên trong công ty ít nhiều đều có trách nhiệm, từ cấp cao nhất là giám đốc doanh nghiệp đến các bộ phận quản lý và người lao động. Chính sách quản lý chất lượng toàn diện này sẽ phân công trách nhiệm cụ thể rõ ràng đến từng cấp trong công ty, từ đó đôn đốc tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân và toàn doanh nghiệp. Giám đốc là người chỉ đạo là quản lý mọi hoạt động của công ty và thực hiện phân quyền cho các quản lý cấp dưới. Đây là sự quản lý tổng hợp đòi hỏi giám đốc phải có khả năng đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng và tối ưu nhất. Ngoài ra giám đốc còn có chức năng giám sát các hoạt động của toàn doanh nghiệp để nắm rõ thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra và có sự điều chỉnh khi cần thiết. Việc xác định các chỉ tiêu chất lượng và lập các ban tác nghiệp để phổ biến đến các xưởng sản xuất khi thực hiện các mẫu sản phẩm mới là trách nhiệm của phòng kế hoạch,phòng kỹ thuật và một số nhân viên có liên quan. Công tác này phải được thực hiện một cách chính xác, các chỉ tiêu chất lượng phải hợp lý đảm bảo tính khả thi dưạ trên cơ sở tính chất của sản phẩm, của nguyên vật liệu…..Hoạt động này được sự giám sát của giám đốc công ty và các lãnh đạo cấp cao khác. Sự quản lý sản xuất tại mỗi phân xưởng sản xuất được giao cho các tổ trưởng sản xuất dưới sự giám sát của phó giám đốc điều hành sản xuất, là cao hơn nữa là giám đốc. Các tổ trưởng có nhiệm vụ bố trí nhân lực trong tổ mình theo từng ca làm việc, theo dõi các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm cùng với đội ngũ KCS để kịp thời điều chỉnh hoạt động của tổ khi cần thiết.Hàng ngày tổ trưởng phải gửi báo cáo về số lượng sản phẩm sản xuất được cũng như số sản phẩm sai hỏng lên phòng kế hoạch và phòng QA để có các biện pháp sử lý kịp thời. 3.1.5.8 Hoàn thiện sử dụng biểu đồ kiểm soát np để theo dõi sản phẩm khuyết tật Công ty nên kết hợp một số công cụ thống kê vào quản lý chất lượng sản phẩm nhằm đem lại lợi ích tốt nhất.Việc áp dụng biểu đồ kiểm soát np là lựa chọn đúng đắn và mạng lại hiệu quả cao trong công tác quản lý chất lượng của May 10. Do đó công ty phải cập nhật thông tin về số sản phẩm khuyết tật trong từng ca sản xuất để theo dõi và đưa ra những giải pháp khắc phục kịp thời những sai sót không tránh khỏi. 3.2 Một số giải pháp tầm vĩ mô 3.2.1 Điều tra xã hội học – công tác nghiên cứu thị trường Mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ nội địa là mục tiêu đặt ra với công ty May 10 nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . Song hiện nay công ty chỉ xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường ngoài nước mà chưa chiếm lĩnh được toàn bộ thị trường trong nước . Các chuyên gia nước ngoài khi nhận xét về thị trường Việt Nam đều có một nhận xét chung đó là Việt Nam là một thị trường có sức tiêu thụ rất lớn . Để có thể chiếm lĩnh được thị trường trong nước , công ty phải có thể chọn phương thức phát triển sản phẩm hiện có của mình trên các thị trường hiện tại và các thị trường mới bằng cách cải thiện mẫu mã sao cho phù hợp với sở thích và mức sống của tầng lớp khách hàng mới . Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty được tiến hành mạnh và đồng bộ . Hiện nay hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty chưa hiệu quả , việc thiết kế các mẫu mã thường do một số bộ phận quản lý , với các mẫu mã mới việc thiết kế dựa trên khả năng những sản phẩm nào được tiêu thụ nhiều nhất . Khi thiết kế thường chỉ dựa vào ý chủ quan của các bộ phận này nên sản phẩm sản xuất ra chưa hẳn đã phù hợp với nhu cầu của thị trường mà công ty đã chọn . Chỉ sản xuất những mặt hàng mà thị trường cần để gắn chặt với việc tiêu thụ , không sản xuất hàng loạt thiếu sự nghiên cứu và điều tra thị trường . Xây dựng một đội ngũ nhân viên hoạt động nghiên cứu thị trường ( Cả nhân viên bán hàng và nhân viên marketing ) có trình độ chuyên môn và khả năng nhạy bén với thị trường cao. Đối với từng chủng loại sản phẩm : Xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ cụ thể , bám sát thị trường để tìm hiểu nhu cầu thị hiếu và xu hướng của thị trường cũng như những biến động của thị trường trong thời gian sống của sản phẩm , từ đó có những định hướng sản phẩm đúng đắn 3.2.2 Hoàn thiện công tác phát triển đại lý Đây chính là động lực giúp cho các đại lý nỗ lực hơn trong việc thu hút khách hàng , tăng sản phẩm tiêu thụ . Việc giảm bớt một số đại lý hoạt động không hiệu quả tiện lợi cho việc kiểm soát các đại lý thực hiện qui chế , ngăn chặn được các hiện tượng lấy uy tín của công ty để bán sản phẩm của công ty khác hoặc hiện tượng làm hàng nhái , hàng giả sản phẩm của công ty . Việc này cần phải được tiến hành thận trọng tránh hiện tượng cắt giảm quá mức , gây ra tình trạng đại lý độc quyền Đối với các khu vực thị trường có ít đại lý , việc tăng số đại lý là rất cần thiết , nó vừa tạo điều kiện cho công tác quảng cáo , giới thiệu sản phẩm của công ty , vừa tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm , mở rộng thị trường , đẩy mạnh hoạt động kinh doanh . Để tăng số luợng các đại lý công ty đã áp dụng các biện pháp khuyến khích như : cho hưởng mức hoa hồng cao hơn các khu vực khác , cho vay vốn , nâng mức dư nợ hàng tháng , vận chuyển hàng hoá đến tận nơi …..Tuy nhiên viêc tăng số lượng các đại lý cũng cần phải xem xét kỹ càng , không mở rộng ồ ạt , phải lựa chọn những đơn vị, cá nhân , tại địa bàn có uy tín , có năng lực về vốn , cơ sở vật chất , có kinh nghiệm , khả năng bán hàng và có ý thức về sự tồn tại và phát triển của công ty . Hiện nay tổ chức mạng lưới tiêu thụ của công ty chủ yếu thông qua kho và cửa hàng , đại lý được công ty quản lý trực tiếp bởi bộ phận kế toán tiêu thụ sản phẩm nội địa và bộ phận quản lý thị trường nội địa trong phòng kinh doanh .Với số đại lý, cửa hàng chưa nhiều và tập trung thì công việc quản lý còn đơn giản để kiểm soát , song số lượng đại lý nhiều sẽ khiến cho công tác quản lý hết sức khó khăn , phức tạp 3.2.3 Sản phẩm 3.2.3.1 Cải tiến dịch vụ cung cấp hàng hoá nhanh gọn và chính xác Phối hợp , củng cố mối quan hệ chặt chẽ của công ty và hệ thống các đại lý , thu thập và xử lý thông tin hai chiều giữa đại lý và công ty để có thể nắm được tình hình thị trường , nắm bắt kịp thời ý kiến của khách hàng , tìm hướng sản xuất những sản phẩm phù hợp , kịp thời đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất . Ngoài ra để tăng doanh số bán , công ty đã quan tâm tới đội ngũ bán lẻ vì họ là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng . Thu hút được cảm tình và động viên được đội ngũ này làm việc là việc làm có ý nghĩa quan trọng . Họ sẽ là đội ngũ tiếp thị , giới thiệu , quảng cáo và vận động người tiêu dùng mua sản phẩm của công ty , đồng thời họ sẽ là người cung cấp thông tin cho công ty các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh . Từ đó công ty có những đánh giá chính xác hơn thị trường của mình và điều chỉnh kịp thời những bất hợp lý còn tồn tại . 3.2.3.2 Tăng ngân sách hoạt động và đảm bảo hoạt động marketing có hiệu quả Hiện nay chi phí cho các hoạt động kinh doanh và marketing của công ty hàng năm là 5% tổng doanh thu của toàn bộ công ty. Đây là một mức chi tương đối lớn so với các hoạt động khác .Các hoạt động quảng cáo , xúc tiến bán hàng nếu được công ty thực hiện một cách có qui mô và bài bản thì đó chính là một thứ vũ khí cạnh tranh sắc bén . Để hoạt động marketing mang lại tác dụng tốt hơn , công ty May 10 nên nghiên cứu để xác định được một mức ngân sách phù hợp cho hoạt động này . Việc tăng ngân sách sẽ được sử dụng vào các hoạt động như : + Tăng cường hoạt động quảng cáo trên các thông tin đại chúng như báo chí, ti vi , đài phát thanh v….v Để hoạt động thực sự có hiệu quả cần nghiên cứu kỹ thời điểm quảng cáo , nội dung quảng cáo và phương tiện quảng cáo hợp lý . Công ty có thể chú trọng tăng cường công tác quảng cáo trên các khu vực đông dân như Hải Phòng , Quảng Ninh v….v Đồng thời tăng sản lượng bán ra bằng các chính sách giảm giá , khuyến mại đối với các khách hàng quen và mua với số lượng lớn . Thường xuyên tổ chức các hội chợ triển lãm để quảng bá sản phẩm của mình , xây dựng danh sách khách hàng mua nhiều và mua thường xuyên áp dụng khuyến mại với những lần mua hàng sau để giữ chân khách hàng lâu dài . + Xây dựng qui chế thưởng phạt đối với đội ngũ bán hàng , nhân viên marketing để khuyến khích hiệu quả công việc . Đây là một trong những cách để đẩy mạnh kinh doanh. Cần bồi dưỡng những kỹ năng chuyên môn cho đội ngũ bán hàng và nhân viên marketing . 3.2.3.3 Hoàn thiện chính sách sản phẩm và giá sản phẩm Với vị thế và uy tín của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế và trong nước , cần phát triển theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm , môi trường sản xuất và kinh doanh . Đồng thời chuyển dần tỷ lệ kinh doanh sang hình thức FOB để có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn và khẳng định được thương hiệu của mình . Công ty cần tăng dần tỷ trọng sản xuất sản phẩm theo hướng kinh doanh thương mại . Xây dựng chiến lược sản phẩm dài lâu ngoài mặt hàng áo sơ mi truyền thống , xây dựng chiến lược nhãn hiệu sản phẩm riêng của công ty dần dần phát triển thương mại hoá thương hiệu . Luôn quan tâm củng cố hệ thống tiêu thụ sản phẩm để xây dựng uy tín chất lượng hàng hoá gắn với nhãn hiệu thương phẩm cho tương xứng với hình ảnh May 10 – nhà sản xuất sơ mi hàng đầu của Việt Nam . Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới việc cung và cầu trên thị trường cũng như khả năng cạnh tranh của công ty . May 10 là một công ty lớn nhưng lại hoạt động trong điều kiện cạnh tranh gay gắt . Do vậy sự thay đổi giá cả của công ty không ảnh hưởng nhiều đến giá cả thị trường . Để chiếm được ưu thế trên thị trường , ngoài vấn đề chất lượng sản phẩm , công ty còn phải có một chính sách giá cả hợp lý . Công ty áp dụng phương án giá ở nhiều mức sao cho phù hợp với từng giai đoạn cụ thể trong chu kỳ sống của sản phẩm , khi sản phẩm đã lỗi mốt , ứ đọng , có thể giảm giá để thu hồi vốn càng nhanh càng tốt . Tuy nhiên việc tăng hay giảm giá đều được tiến hành thận trọng . Người tiêu dùng thường có những thái độ khác nhau đối với việc thay đổi giá của công ty . Do vậy chỉ nên tăng giá những sản phẩm của công ty có thế mạnh trên thị trường . Để tiêu thụ hàng ứ đọng công ty có thể sử dụng chính sách bán hàng linh hoạt . 3.2.4 Áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý chất lượng sản phẩm 3.2.4.1 Phát triển hệ thống thông tin, nâng cao khả năng nắm bắt và xử lý thông tin Hiện nay trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin,việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, cụ thể là trong kiểm soát diễn biến chất lượng sản phẩm là một xu thế mà công ty cổ phần May 10 không bỏ lỡ. Hiện nay trong các phòng ban trong bộ máy quản lý của công ty bao gồm cả các quản lý phân xưởng sản xuất đều sử dụng máy vi tính và mạng Internet nội bộ để theo dõi diễn biến chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên hoạt động kiểm soát chất lượng đạt hiệu quả cao hơn, công ty có thể tăng cường áp dụng công nghệ thông tin bằng cách trang bị máy vi tính và Internet nội bộ tại các bộ phận quản lý phân xưởng. Điều này đem lại hiệu quả rất cao vì nó giúp ban lãnh đạo công ty có thể theo dõi diễn biến sản xuất, diễn biến chất lượng hàng ngày một cách chính xác, nhanh chóng ngay tại văn phòng của mình thông qua các báo cáo được gửi từ các bộ phận khác hay có thể theo dõi qua hệ thống camera được lắp đặt trong toàn công ty. Nó còn tiết kiệm thời gian và chi phí trong quản lý cho công ty. Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu về truyền thông thu nhập, xử lý thông tin trong doanh nghiệp thì trong thời gian tới doanh nghiệp cần thực hiện các hoạt động sau: - Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin, báo cáo nội bộ thuận tiện, hiện đại tạo sự thông suốt của thông tin đảm bảo truy cập thông tin nhanh chóng. - Tổ chức hệ thống thu thập, xử lý, lưu trữ và quản lý thông tin nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho công tác thẩm định, khảo sát thị trường. Nghiên cứu ứng dụng và phát triển mạng thông tin nội bộ, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện trao đổi thông tin cho cán bộ quản trị chất lượng, cho nhân viên. 3.2.4.2 Sử dụng công nghệ thông tin để phân lọai,phân hạng bằng hệ thống mã số,mã vạch. Để khắc phục tình trạng hàng giả hàng nhái sản phẩm của May 10 và nâng cao chất lượng quản lý thông tin sản phẩm từ nguyên vật liệu, mẫu mã, kích cỡ đến tình trạng xuất nhập kho, giá bán, tồn kho ở cửa hàng, từ tháng 10 năm 2008, May 10 đã chính thức triển khai áp dụng hệ thống Công nghệ thông tin “Garment S@les 2010” trên phạm vi toàn quốc. Qua hơn 60 năm liên tục phấn đấu đi lên, phát huy từ truyền thống "anh bộ đội Cụ Hồ" năm xưa, May 10 hôm nay đã vững vàng đứng trong Top 10 thương hiệu nổi tiếng ngành Dệt May, một dấu son trong “bản đồ may mặc” Việt Nam. Để đẳng cấp thương hiệu của mình  luôn được khẳng định, tập thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên May 10 đã phải vượt qua biết bao khó khăn, thách thức bằng những bước đi táo bạo, hợp lý  hoá quản lý, không ngừng cải tiến các khâu tổ chức sản xuất, thường xuyên đổi mới trang thiết bị, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, trau dồi đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, thiết kế thời trang và công nhân lành nghề.  Đến nay, mỗi  năm May 10 đã có 15 triệu sản phẩm  xuất khẩu sang khắp các châu lục Âu, Á, Mỹ với những thương hiệu nổi tiếng như Pierre Cardin, Alain Delon, Express, Tommy, Seildensticker, Camel, Jacques Britt, Celio, Jactissot, Harvest, Van Heusen, Portfolio, Gap, Leo Storm, Yoyama, May 10 M Series... Gia nhập WTO mang lại nhiều cơ hội cho ngành may mặc nói chung và May 10 nói riêng. Tuy nhiên, thách thức trong môi trường kinh doanh quốc tế ngày càng trở nên gay gắt. Để cạnh tranh được với những công trường sản xuất lớn và nhiều kinh nghiệm như Trung Quốc, Banglades và  vượt qua được những yêu cầu ngặt nghèo về quản lý sản phẩm,  bảo vệ sản phẩm của mình trước nạn hàng giả tràn lan trên thị trường, lãnh đạo May 10 đã nhìn thấy trước sự cần thiết của việc áp dụng công nghệ quản lý thông tin trong quá trình sản xuất. Trước đây, công đoạn gắn mã vạch cho sản phẩm được thực hiện một cách thủ công từ kho và không được quản lý đồng bộ bằng hệ thống dữ liệu quản lý sản phẩm. Điều này mang tới rủi ro khi một số đại lý đánh tráo hàng giả và gán mã vạch may 10 bán cho khách hàng, ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh Công ty. Mặt khác, khi không có phương tiện quản lý thông tin sản phẩm từ nguyên vật liệu, mẫu mã, kích cỡ đến tình trạng xuất nhập kho, giá bán, tồn kho ở cửa hàng v.v. thì việc quản lý sản phẩm thủ công trở nên phức tạp, khó khăn và dễ gây sai sót. Hệ thống Công nghệ thông tin Garment S@les 2010 áp dụng  trên phạm vi toàn quốc đã khắc phục những tồn tại trên. Việc áp dụng công nghệ mới không những quyền lợi người tiêu dùng được tăng cường bảo vệ, mà còn nâng cao năng lực, hiệu quả của công tác quản lý kinh doanh, phân tích, phân đoạn thị trường. Garment S@les 2010 là gói phần mềm hỗ trợ việc quản lý các sản phẩm may mặc từ thành phẩm đến khâu phân phối tiêu thụ. GARMENT S@LES 2010 được thiết kế đơn giản, dễ sử dụng, giao diện thân thiện nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các tính năng quản lý thông tin sản phẩm, hỗ trợ bán hàng dùng Barcode như một siêu thị hàng may mặc. Đặc biệt Garment S@les 2010 cung cấp một hệ thống công cụ báo cáo động với độ linh hoạt rất cao, cho phép người dùng tự lựa chọn các chỉ tiêu thống kê cần thiết, định nghĩa công thức tính toán và định dạng báo cáo theo nhu cầu, cũng như tìm kiếm chọn lọc thông tin cho phép truy xuất các thông tin cần tìm một cách nhanh chóng nhất. Nhờ Garment S@les 2010 mà mọi sản phẩm  áo sơ mi, quần âu, Veston, Jacket...khi sản xuất ra có thêm một lời khẳng định, cam kết về chất lượng bằng mã vạch Barcode. Thông qua một thiết bị nhận diện kết nối hệ thống thông tin diện rộng, khách hàng có thể an tâm vì biết  mình đã mua đúng sản phẩm chính hãng, theo đúng chất lượng và giá cam kết của nhà sản xuất, đồng thời người cán bộ quản lý, kinh doanh của May 10 cũng dễ dàng nhận biết sản phẩm  của công ty mình trong quá trình tiêu thụ. Có thể nói từ khi Garment S@les 2010 “go live”, theo cách nói của dân CNTT, thì khi có  bất kỳ  một thông tin phản hồi thắc mắc về sản phẩm của  May 10, người quan lý sẽ dễ dàng phân biệt được sản phẩm đó  là sản phẩm giả hay chính hãng, đồng thời  nhanh chóng truy cập được các thông tin cụ thể về sản phẩm như thời gian sản xuất , do phân xưởng nào sản xuất, đã chuyển đến điểm tiêu thụ nào, bán cho ai. Đối với  cán bộ chuyên môn, các thông tin về  chất liệu,  mẫu thiết kế,  số hiệu sản phẩm cũng được giải đáp nhanh chóng. Garment S@les 2010 là con đẻ tinh thần của cả một tập thể. Lòng quyết tâm sắt đá của lãnh đạo May 10 đã truyền sức mạnh, sự nỗ lực cho mọi cá nhân trong dự án. Những đêm lập trình không ngủ của chuyên viên thiết kế phần mềm, những ngày làm việc cật lực của các cán bộ triển khai, bảo trì hệ thống, những chuyến xe hối hả, những đêm chợp mắt  vội vàng xa gia đình đã được đền đáp. Garment S@les 2010  đến nay đã tròn một năm tuổi. Một năm trôi qua rất nhanh chóng, nhưng giá trị của nó mang lại  thật lớn lao và đầy ý nghĩa  mà  quan trọng  hơn cả là thương hiệu và uy tín của May 10 luôn được khẳng định 3.3. Các kiến nghị và đề xuất đối với nhà nước : Để tạo điều kiện thuận lợi cho công ty May 10 nói riêng và cho toàn bộ ngành may mặc nói chung có sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh , nhà nuớc cần có các chính sách khuyến khích hợp lý để phát triển sản xuất . Để tăng cường hơn nữa sự trợ giúp của nhà nước đối với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty May 10 trong thị trường nội địa giai đoạn hiện nay nhà nước nên có các biện pháp sau : 3.3.1. Mở rộng khả năng cung ứng thông tin : Khả năng tiếp cận được thông tin là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có thể tăng sức cạnh tranh của mình. Cụ thể do: -  Một là, tiếp cận được thông tin cần thiết sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu các chi phí khởi nghiệp, hoạch định chính xác chiến lược kinh doanh, đưa ra các quyết định đầu tư và kinh doanh có cơ sở hơn. -  Hai là, tiếp cận được thông tin về dự kiến những thay đổi hoặc ban hành chính sách và luật pháp liên quan đến môi trường đầu tư, kinh doanh... sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn bị tốt cho những thay đổi và kịp thời điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình. -  Ba là, tiếp cận được thông tin về trình tự, thủ tục hành chính, tư pháp sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận một cách dễ dàng hơn với các cơ quan công quyền trong việc thực hiện các thủ tục cần thiết liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. -  Bốn là, tiếp cận được thông tin về những phán quyết của toà án và các cơ quan có thẩm quyền khác về những tranh chấp đầu tư, kinh doanh, thương mại sẽ giúp những doanh nghiệp tiên lượng được những gì có thể xảy ra.    - Năm là, tiếp cận được thông tin về những cam kết trong hội nhập kinh tế quốc tế, về luật lệ làm ăn với các đối tác nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu khả năng rơi vào tình thế bị động. 3.3.2. Quy trình hoá và đơn giản hóa thủ tục hành chính Đơn giản hóa thủ tục hành chính ở các khâu , nhất là ở khâu hoàn thuế , thủ tục thông quan , và sự rõ ràng của các thể chế chính sách . Đây cũng là vấn đề rất được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm . Trên thực tế , điều mà các nhà đầu tư quan tâm nhất không phải là ưu đãi đầu tư , mà là 3 điều kiện cần có đầu tiên là : môi trường đầu tư minh bạch , trong sạch , những công cụ , chính sách ổn định , bình đẳng; các yếu tố đầu vào và nhất là về nguồn nhân lực . Khắc phục tình trạng thiếu nhất quán, không đồng bộ, chồng chéo, mâu thuẫn trong các chính sách và việc thực hiện không thống nhất giữa các cấp, các ngành. Cho đến nay, chính sách vẫn còn nhiều thay đổi bất thường, khó dự đoán, làm đảo lộn các tính toán chiến lược của doanh nghiệp, chuyển lãi thành lỗ, rủi ro đầu tư cao. 3.3.3. Tạo điều kiện giảm gánh nặng yếu tố đầu vào - Về xây dựng và bảo vệ thương hiệu : Nhà nước cần hướng dẫn cho doanh nghiệp hiểu rõ vai trò của thương hiệu sản phẩm hoặc thương hiệu doanh nghiệp, đồng thời có cơ chế công nhận và bảo hộ thương hiệu, bảo vệ sỡ hữu kiểu dáng nhãn và thương hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký chính thức. Mặt khác có chế tài ngăn chặn hành vi gian dối qua nhái thương hiệu, làm sản phẩm giả ... của những cơ sở sản xuất không minh bạch, vi phạm nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.  - Về đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm : Nhìn chung, Nhà nước phải có hướng dẫn bồi dưỡng, tạo điều kiện và hỗ trợ cho doanh nghiệp tăng cường đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, mở rộng dịch vụ hỗ trợ khả năng và điều kiện nghiên cứu thị trường, thông tin kinh tế, ngân hàng dữ liệu... cho các doanh nghiệp. - Về hỗ trợ đào tạo nhân lực và năng lực quản lý điều hành : Nhà nước cần đẩy nhanh việc sắp xếp chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước (cụ thể là công ty nhà nước), để tạo sự chuyển biến về năng lực phương thức quản trị doanh nghiệp, đồng thời khắc phục tình trạng kéo dài không cần thiết, còn có phần tệ hại, những di chứng và hậu quả của quốc doanh và bao cấp. KẾT LUẬN Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay ,việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một vấn đề lớn và quan trọng nhất đối với từng doanh nghiệp.Hiệu quả của sản xuất kinh doanh chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở của những quá trình sản xuất khác nhau.Trong xu thế thời đại mới thì vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm đóng một vai trò hết sức quan trọng và cần thiết vì nó là một nhân tố gây nên tác động lớn đến xã hội. Đó cũng là một nhân tố để mở rộng thị trường và kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm,tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển ổn định lâu dài của doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng mức tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.Sản phẩm đựơc đưa ra thị trường được chấp nhận và tiêu thụ nhanh làm tăng doanh thu,lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất.Ngoài ra nó cũng tạo điều kiện để vốn được quay vòng nhiều hơn trong một khoảng thời gian nhất định.Nếu kết hợp việc nâng cao chất lượng sản phẩm và bình ổn giá trên thị trường,doanh nghiệp sẽ chiếm được ưu thế và tạo được uy tín đối với khách hàng. Qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần May 10, đựơc trải nghiệm thực tế tại xí nghiệp may 5, em đã hoàn thành đề tài “Sử dụng biểu đồ kiểm soát np tại công ty May 10”.Em đã mạnh dạn xin đóng góp một vài ý kiến để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty.Do hiểu biết còn nhiều hạn chế,không tránh khỏi những thiếu sót,em rất mong được sự đóng góp của quý công ty và thầy Hoàng Trọng Thanh để em có thể hoàn thành đề tài tốt hơn. Một lần nữa,em xin chân thành cảm ơn thầy Hoàng Trọng Thanh,quý công ty May 10,các anh chị trong phòng QA,tài chính kế toán,tổ chức hành chính,kế hoạch…đã giúp đỡ em rất nhiều để em hoàn thành bản báo cáo này Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội ngày……tháng…….năm 2010 Sinh viên thực hiện Lưu Thị Lan Phương DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 .Giáo trình quản trị chất lượng sản phẩm- Gv Hoàng Trọng Thanh-viện ĐH Mở Hà Nội. 2. Giáo trình Quản trị chất l ượng - GS. TS Nguyễn Đình Phan, NXB Giáo dục 3. Kế hoạch phát triển kinh doanh giai đoạn 2000 - 2010 của Công ty May 10 4. Bài “Toàn cầu hoá kinh tế – cách tiếp cận, cơ hội và thách thức”, tác giả Trư ơng Đình Tuyển – báo Nhân Dân số ngày 17/1/2005 5 . Bài “Sôi động thị trường dệt may” , tác giả Phơng Bình – báo Nhân Dân số ngày 19/2/2005. 6. “May 10 năm mươi năm làm theo lời bác” 7. Quy trình quản lý chất lượng công ty May 10 (Tài liệu nội bộ) 8. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Đề tài: Sử dụng biểu đồ kiểm soát np tại công ty cổ phần May 10 GVC : HOÀNG TRỌNG THANH Sinh viên thực hiện : Lưu Thị Lan Phương Chuyên ngành :Quản Trị Kinh Doanh Lớp :K15QT1 ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...……………………………………………………............................................................................................................................... Hà Nội, ngày…….tháng……năm 2010 GVC: Hoàng Trọng Thanh MỤC LỤC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25544.doc
Tài liệu liên quan