Thực trạng & Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông hộ tại xã Tiền Phong - Huyện Thường Tín - tỉnh Hà Tây

Phần I Mở đầu 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu, giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó càng trở lên quan trọng đối với một quốc gia với gần 80% dân số sống ở nông thôn và gần 70% lao động làm việc trong các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp như đất nước Việt Nam ta. Có thể khẳng định trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn, kinh tế hộ gia đình giữ vai trò quan trọng không thể thiếu. Nó là đơn vị kinh tế đặc thù

doc76 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1802 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng & Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông hộ tại xã Tiền Phong - Huyện Thường Tín - tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và phù hợp với thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Trong những năm qua, cùng với sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức quản lý kinh tế của Nhà nước, kinh tế hộ được coi trọng và nó đã thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp nước ta, đưa nước ta từ chỗ thiếu lương thực thực phẩm trở thành nước có khối lượng gạo xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới. Như vậy kinh tế hộ đã tỏ ra là một đơn vị kinh tế phù hợp với đặc thù trong sản xuất nông nghiệp, nó góp phần giải quyết vấn đề việc làm và xây dựng cuộc sống mới ở nông thôn, đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao và phong phú của con người về lương thực, thực phẩm. Mặc dù trong những năm qua kinh tế hộ đã đạt được những thành tựu to lớn, song chính trong bản thân nó vẫn đang tồn tại những mâu thuẫn cơ bản cần giải quyết đó là: - Sản xuất trong kinh tế hộ hiện nay chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp, yêu cầu ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất bị kìm hãm bởi diện tích đất manh mún, quy mô nhỏ do kết quả của việc chia đất bình quân. - Mâu thuẫn giữa tăng dân số và thiếu việc làm, kết hợp với tính thời vụ trong nông nghiệp tạo ra hiện tượng dư thừa lao động, dẫn đến năng suất lao động bình quân thấp. - Tình trạng thiếu kiến thức, thiếu vốn đầu tư đang là tình trạng chung của các hộ gia đình nên khi có chính sách cho vay vốn hộ cũng không biết sử dụng sao cho có hiệu quả. Tiền Phong là một xã thuộc Huyện Thường Tín - Tỉnh Hà Tây nền sản xuất của xã nói chung vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Kinh tế nông nghiệp nói chung và kinh tế nông hộ của xã nói riêng đang dần phát triển theo đà phát triển chung của cả nước nhưng nó cũng không tránh khỏi những mâu thuẫn tồn tại cần được giải quyết. Xuất phát từ thực trạng đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông hộ tại xã Tiền Phong - Huyện Thường Tín -Tỉnh Hà Tây". 1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài - Hệ thống hóa những lý luận và thực tiễn trong và ngoài nước về phát triển kinh tế hộ, từ đó giúp ta hiểu rõ và đầy đủ hơn về quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước. - Nắm được thực trạng kinh tế nông hộ của địa phương nghiên cứu và tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ ở địa bàn nghiên cứu. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế nông hộ tại địa bàn nghiên cứu. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Những vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế hộ - Hộ nông dân thuộc địa bàn xã Tiền Phong - Thường Tín - Hà Tây. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu tình hình kinh tế hộ trong phạm vi xã Tiền Phong - Thường Tín - Hà Tây. - Về thời gian: + Thu thập số liệu, phân tích, đánh giá tình hình trong 3 năm 2000 -2002. + Thời gian thực tập 10/02/2003 đến 10/06/2003. Phần II Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 2.1. Một số lý luận về kinh tế hộ nông dân 2.1.1. Một số khái niệm về hộ nông dân và kinh tế nông hộ 2.1.1.1 Khái niệm hộ nông dân Hộ nông dân đã có và tồn tại từ rất lâu, nó gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người và trải qua với nhiều hình thức khác nhau. Nó là một trong những đối tượng được các nhà khoa học, các tổ chức trên các lĩnh vực khác nhau quan tâm. Đứng ở mỗi góc độ khác nhau, họ đưa ra những quan điểm khác nhau về hộ. - Trong một số từ điển chuyên ngành kinh tế người ta đã định nghĩa về hộ như sau: "Hộ là tất cả ngững người sống chung một mái nhà, nhóm người đó bao gồm cả những người cùng chung một huyết tộc và những người làm công". - Trên phương diện thống kê, Liên Hợp Quốc cho rằng: "Hộ là những người cùng sống chung một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ" - Theo Raul Hunnena Giáo sư đại học Tổng hợp Lisbon thì: "Hộ là những người cùng chung huyết tộc, có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra sản phẩm để bảo tồn chính bản thân và cộng đồng" - Về hộ nông dân thì theo Giáo sư Fnan Kellis -1988: " Hộ nông dân là các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn nhưng cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ không cao. 2.1.1.2. Khái niệm kinh tế hộ nông dân Thông thường trong mỗi quá trình nghiên cứu về hộ nông dân đều bao hàm cả nghiên cứu về kinh tế nông hộ. Giống như hộ gia đình, hộ nông dân cũng được xác định dưới nhiều quan điểm khác nhau, song dù xem xét ở góc độ nào thì bản chất của nó vẫn không thay đổi. Theo "kinh tế hộ nông dân" XB năm 2000 của TS. Đỗ Văn Viện và Th.S Đặng Văn Tiến thì: " Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội. Trong đó các nguồn lực sản xuất như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất, có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh là tùy thuộc vào chủ hộ. Được Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện để phát triển. Kinh tế hộ và kinh tế gia đình là hai phạm trù nhưng có quan hệ với nhau. Nếu như kinh tế gia đình được đặt trong mối quan hệ với kinh tế tập thể thì kinh tế hộ được coi là các hoạt động sản xuất kinh doanh của một đơn vị kinh tế độc lập. Nếu gia đình được xem trong mối quan hệ xã hội thì hộ được xem là những đơn vị kinh tế trong nền kinh tế. Tuy nhiên trên thực tế ở nông thôn nước ta hộ đều tồn tại phổ biến dưới dạng hộ gia đình. Tức là hộ vừa có chung cơ sở huyết thống vừa có chung cơ sở kinh tế. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu đôi khi chúng tôi đồng nhất giữa kinh tế gia đình và kinh tế hộ. 2.1.2. Đặc trưng của kinh tế tế hộ nông dân Kinh tế hộ nông dân gồm có 6 đặc trưng sau: - Có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu, quá trình quản lý và sử dụng các yếu tố sản xuất. Sở hữu trong nông hộ là sở hữu chung, nghĩa là mọi thành viên trong hộ đều có quyền sở hữu với những tư liệu sản xuất vốn có, cũng như các tài sản khác của hộ. Mặt khác do dựa trên cơ sở kinh tế chung và có cùng chung một ngân quỹ nên mọi người trong hộ đều có ý thức trách nhiệm rất cao và việc bố trí sắp xếp công việc cũng rất linh hoạt, hợp lý. Từ đó dẫn đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nông hộ rất cao. - Lao động quản lý và lao động trực tiếp có sự gắn bó chặt chẽ trong nông hộ, mọi người thường gắn bó với nhau theo quan hệ huyết thống , kinh tế nông hộ lại tổ chức với quy mô nhỏ hơn các loại hình doanh nghiệp khác nên việc điều hành quản lý cũng đơn giản hơn. Trong nông hộ chủ hộ vừa là người điều hành, quản lý sản xuất vừa là người trực tiếp tham gia lao động sản xuất, dẫn đến tính thống nhất giữa lao động trực tiếp và lao động quản lý là rất cao. - Kinh tế nông hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh rất cao. Do kinh tế hộ có quy mô nhỏ nên dễ điều chỉnh hơn so với các doanh nghiệp nông nghiệp khác. Nếu gặp điều kiện thuận lợi hộ có thể tập trung mọi nguồn lực vào sản xuất để mở rộng sản xuất, khi gặp điều kiện bất lợi họ dễ dàng thu hẹp quy mô, thậm chí hộ có thể trở về sản xuất tự cung tự cấp. - Có sự gắn bó chặt chẽ giữa kết quả sản xuất với lợi ích người lao động. Trong kinh tế hộ mọi người gắn bó với nhau cả trên cơ sở kinh tế lẫn huyết tộc và có chung ngân quỹ nên dễ dàng có được sự nhất trí, sự đồng tâm, hiệp lực để cùng nhau phát triển kinh tế hộ của mình. Vì vậy có sự gắn bó chặt chẽ giữa kết quả sản xuất với người lao động. Lợi ích kinh tế đã thực sự trở thành động lực thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân, là nhân tố nâng cao hiệu quả sản xuất của kinh tế hộ. - Kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất nhỏ nhưng lại rất hiệu quả, quy mô nhỏ lại không đồng nghĩa với sự lạc hậu, năng suất thấp. Trên thực tế nông hộ vẫn có khả năng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới để nâng cao năng xuất lao động. Trong thực tế đã chứng minh nông hộ là lao độngơn vị sản xuất kinh doanh thích hợp nhất với đặc điểm trong sản xuất nông nghiệp. -Kinh tế hộ nông dân sử dụng các lao động và tiền vốn của chủ hộl là chủ yếu. 2.1.3. Phân loại nông hộ. Trong sản xuất nông nghiệp kinh tế hộ gia đình là loại hình kinh tế được phát triển từ thấp đến cao, từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Vì vậy nếu căn cứ vào mức độ phát triển kinh tế nông hộ ta có thể chia ra các nhóm sau: - Nhóm kinh tế hộ sinh tồn: Là dạng phát triển thấp của kinh tế hộ, các hộ thuộc nhóm này chỉ sản xuất một số loại cây trồng vật nuôi chủ yếu nhằm duy trì cuộc sống của gia đình họ. Họ hầu như không có hoặc có rất ít vốn, công cụ sản xuất thì thô sơ, lạc hậu dẫn đến năng suất lao động thấp và họ tiến hành sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. - Nhóm kinh tế hộ tự túc: Nhóm này sản xuất ra lương thực thực phẩm cung cấp cho nhu cầu gia đình hàng ngày, sản xuất còn manh mún, lạc hậu không chịu tìm tòi, học hỏi, luôn bằng lòng với bản thân nên hiệu quả trong sản xuất của nhóm hộ này rất thấp. -Nhóm hộ sản xuất nhỏ: Trong quá trình sản xuất có một bộ phận nông dân làm ăn khá giả, ngoài phần sản xuất để cung cấp cho bản thân gia đình còn có phần dư thừa để bán ra ngoài thị trường. Đây là nhóm hộ phần nào biết làm ăn, chịu khó học hỏi nhưng vẫn chưa thực sự mạnh dạn đầu tư, thuê vốn để làm ăn. - Nhóm kinh tế hộ sản xuất hàng hóa lớn: Đây chính là những loại hộ sản xuất hàng hóa, nên các hộ thuộc nhóm này đã biết đầu tư phát triển loại hình kinh tế mang đặc trưng của mô hình kinh tế trang trại. Trên đây là các nhóm hộ thuần nông. Các hộ có thu nhập chủ yếu từ ngành trồng trọt và chăn nuôi. Đặc trưng của các hộ này là chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên. Ngoài loại hộ thuần nông còn có nhóm hộ kiêm ngành nghề ,dịch vụ: Đây là loại hộ ngoài sản xuất nông nghiệp, họ còn biết tận dụng những cái có sẵn của ông cha để lại như các ngành nghề truyền thống được kế thừa từ đời này sang đời khác nhằm nâng cao thu nhập cho gia đình và tận dụng lao động lúc nông nhàn ở nông thôn. Vì vậy loại hộ này có vốn để đầu tư cho sản xuất kinh doanh và có kiến thức về thị trường. 2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân Ta có thể khái quát một số nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế nông hộ như sau: - Nhóm các yếu tố chủ quan: Đây là yếu tố do chính bản thân gia đình nông dân quyết định. Mỗi hộ có hoàn cảnh riêng, có trình độ, có phương tiện và các yếu tố sản xuất khác nhau. Đó là các yếu tố chủ quan, nó tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của kinh tế nông hộ. Các yếu tố chủ quan bao gồm: + Đất đai: Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không gì có thể thể thay thế được đối với sản xuất nông nghiệp. Do tính chất đặc biệt của nó mà đất đai có thể coi như một dạng của vốn nhưng lại được xem như một nguồn lực riêng biệt. Sẽ không thể có hoạt động sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai, số lượng và chất lượng đất đai sẽ quy định lợi thế so sánh của mỗi vùng trong sản xuất nông nghiệp. Hướng sử dụng đất quy định hướng sử dụng các tư liệu sản xuất khác, chất lượng đất cao hay thấp lại ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi. Vì vậy đất đai ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của kinh tế nông hộ. Chính vì vậy với một diện tích đất canh tác có hạn mỗi hộ cần có kế hoạch sử dụng sao cho phù hợp để có được hiệu quả kinh tế cao nhất. + Vốn đầu tư cho sản xuất: vốn là giá trị của toàn bộ đầu vào, bao gồm những tài sản, vật phẩm trong sản xuất kinh doanh. Cũng như các ngành sản xuất khác. Trong nông nghiệp vốn là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Vốn quyết định đến quy mô sản xuất từ đó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng khai thác các nguồn lực vào sản xuất. Vốn được xếp vào các yếu tố chủ quan vì chủ hộ có quyền huy động hoặc quyết định phân bổ vốn theo chu kỳ sản xuất. Vốn được tạo ra từ hai nguồn cơ bản là vốn tự có và vốn đi vay. Việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không nó quyết định đến sự phát triển của kinh tế hộ. Nếu ta cố định các yếu tố khác, chỉ xét riêng ảnh hưởng của vốn đến thu nhập của hộ thì vốn đầu tư cho sản xuất và thu nhập của hộ là hai đại lượng đồng biến. + Lao động: Lao động là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất, không có lao động thì không thể có hoạt động sản xuất, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, cũng như đất đai lao động ảnh hưởng đến thu nhập trên cả hai mặt, lượng và chất. Mặt lượng của lao động: Thể hiện ở mức độ đầu tư lao động vào công việc cụ thể. Nếu hộ càng nhiều lao động thì thu nhập của hộ càng cao. Mặt chất của lao động: Thể hiện sự hiểu biết của người lao động trong công việc sản xuất kinh doanh của mình, nắm được quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng vật nuôi, từ đó có biện pháp tác động, chăm sóc khoa học và mang lại hiệu quả cao. Chất lượng lao động còn thể hiện ở khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, am hiểu thị trường và chính sách của Nhà nước, thể hiện ở kinh nghiệm trong sản xuất. Lao động là một trong các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế hộ. Nó là yếu tố có thể thay đổi được cả về chất và về lượng nên trong các giải pháp để phát triển kinh tế nông hộ thì giải pháp về lao động là giải pháp có tính khả thi cao. - Nhóm yếu tố khách quan: Đây là các yếu tố tác động từ bên ngoài đến kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ mà hộ nông dân không thể kiểm soát được. Các tác động này có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực, có thể là tốt với loại hộ này nhưng lại không tốt với hộ khác. Các yếu tố thuộc nhóm này bao gồm: + Điều kiện tự nhiên: Do đối tượng sản xuất nông nghiệp là sinh vật sống, quá trình sinh trưởng phát triển phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh như khí hậu, thời tiết, môi trường... Nếu gặp điều kiện thuận lợi phù hợp với giai đoạn phát triển của cây trồng vật nuôi thì sẽ cho năng suất cao và ngược lại. Như vậy trong sản xuất nông nghiệp thì điều kiện tự nhiên là yếu tố quyết định khá lớn đến kết quả sản xuất của nông hộ. + Thị trường: thị trường là nơi diễn ra trao đổi hàng hóa, thị trường có tác động rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh thông qua cơ chế thay đổi giá cả. Giá cả lại phụ thuộc vào quy luật cung cầu trên thị trường. Có hai loại thị trường là thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. Đối với thị trường đầu ra (thị trường tiêu thụ sản phẩm), nó phản ánh cung sản phẩm. Trong nông nghiệp cung về sản phẩm thường là cung muộn, hơn nữa các sản phẩm trong nông nghiệp thường khó bảo quản, vì vậy rủi ro do thị trường đem lại trong sản xuất nông nghiệp là rất lớn. Bên cạnh đó thị trường các sản phẩm trong nông nghiệp là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nên người nông dân không thể kiểm soát được thị trường, vì vậy sự tác động của thị trường làm cho thu nhập của nông hộ không ổn định. Đối với thị trường các yếu tố đầu vào, giá cả đầu vào trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất của nông hộ, vì thế nó tác động rất lớn đến quy mô sản xuất, đến mức độ đầu tư của nông dân. Nếu giá đầu vào tăng làm cho chi phí đầu tư tăng dẫn đến hiệu quả sản xuất giảm xuống. + Chính sách của Nhà nước: Chính sách kinh tế là công cụ đắc lực của Chính Phủ. Trong quản lý kinh tế mỗi chính sách ban hành đều có tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh dù lớn hay nhỏ. Nếu chính sách đúng đắn sẽ kích thích được sản xuất và ngược lại. Vì vậy chính sách của Nhà nướ có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của hộ hay đến sự phát triển của kinh tế nông hộ. Trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam, Nhà nước ta đã chứng tỏ được vai trò của mình trong quản lý kinh tế. Nó thể hiện rõ nét nhất ở chính sách ruộng đất trong công cuộc đổi mới. Chính sách này đã làm thay đổi thu nhập của toàn bộ dân cư trong nông thôn. Ngoài ra còn có sự đóng góp hàng loạt các chính sách khác như đặt giá trần, giá sàn nhằm bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng. + Ngoài các yếu tố kể trên, kinh tế hộ còn chịu ảnh hưởng của các phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa…. 2.2. Thực trạng phát triển kinh tế nông hộ ở một số nước trên thế giới 2.2.1. Tình hình chung về kinh tế hộ trong khu vực và trên thế giới Quá trình phát triển kinh tế hộ trên thế giới diễn ra mạnh mẽ từ những hộ phát triển sản xuất từ tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá, từ sản xuất tiểu nông sang sản xuất trang trại. Mặc dù trong nền sản xuất nông nghiệp trên thế giới tồn tại nhiều hình thức sản xuất khác nhau. Song các hộ nông dân, các trang trại gia đình vẫn là lực lượng chủ yếu sản xuất ra các mặt hàng nông sản phẩm, đáp ứng cho nhu cầu về lương thực, thực phẩm của con người. Các hộ nông dân đang đóng một vai trò chủ lực trong nền kinh tế sản xuất nông nghiệp trên thế giới. Từ những năm 1980 ở các nước Đông Âu, kinh tế hộ được đánh giá là kinh tế phụ gia đình, nhưng trên thực tế nó lại đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. - ở Hunggari sản phẩm hàng hoá nông trại gia đình chiếm 60% tổng sản phẩm hàng hoá thu được từ nông thôn. - ở Trung Quốc trong những năm gần đây đã đạt được những thành tựu hết sức kinh ngạc trong phát triển kinh tế hộ. Họ có mô hình " hộ tự chịu trách nhiệm" là đơn vị sản xuất cơ bản trong nông thôn. - ở Thái Lan đã sử dụng kinh tế hộ theo mô hình kinh tế trang trại nhỏ, chủ yếu là để phát triển sản xuất nông nghiệp, họ đã đạt tốc độ phát triển cao và khá ổn định, tốc độ tăng trưởng của họ là do kinh tế hộ đem lại. Nhìn chung hầu hết ở các nước trên thế giới kể cả các nước phát triển, đang phát triển đều coi trọng kinh tế hộ, vì đây là đơn vị kinh tế tự chủ, nó phù hợp với đặc thù trong sản xuất nông nghiệp. 2.2.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông hộ ở một số nước trong khu vực 2.2.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông hộ ở Thái Lan Trong những năm gần đây Thái Lan là một nước đứng đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới. Là một trong những nước có nền nông nghiệp phát triển ổn định. ở Thái Lan kinh tế nông hộ phát triển mạnh và hầu hết là những nông trại sản xuất hàng hoá. Để thúc đẩy kinh tế nông hộ phát triển Chính Phủ Thái Lan đã điều tiết vĩ mô như sau: - Chính sách giá cả thị trường: Khi giá nông sản thấp, Chính phủ thường dùng quỹ bình ổn giá cả bằng cách đặt mức giá tối thiểu, tạo nhu cầu dự trữ và điều tiết hạn ngạch xuất khẩu gạo, đặc biệt để giảm bớt sự bóc lột của tầng lớp trung gian, thương nhân, Chính Phủ hạ thấp giá mua vật tư, nâng giá bán buôn nông sản. Về mặt thị trường Chính Phủ không ngừng nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, phát triển hệ thống đại lý tạo nên các kênh phân phối liên tục từ nông thôn đến các thành phố lớn. Tăng cường thông tin thị trường, quảng cáo và tổ chức các khóa đào tạo để nâng cao kiến thức về thị trường cho người sản xuất. - Chính sách đầu tư cho nông nghiệp: Đầu tư cho nông nghiệp chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng đầu tư của Chính Phủ và tập trung vào 3 lĩnh vực lớn đó là: Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn đối với các trung tâm kinh tế để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tươi sống. Khoản đầu tư thứ hai mà Chính Phủ Thái Lan hết sức chú trọng đó là xây dựng hệ thống thủy lợi. Bên cạnh đó Chính Phủ còn quan tâm cung ứng phân bón cho các nông trại. Trong thời kỳ thực hiện cuộc "cách mạng xanh" Thái Lan đã cho phép nhập khẩu phân bón không tính thuế. - Chính sách tín dụng nông nghiệp: Thái Lan là nước thành công trong việc cung cấp tín dụng nông nghiệp thông qua các tổ chức tín dụng như ngân hàng quốc gia, ngân hàng thương mại, ngân hàng nông nghiệp và các hợp tác xã nông nghiệp. Ngoài ra còn có các tổ chức phi Chính Phủ khác tham gia cung cấp tín dụng cho nông dân với lãi suất phải chăng. 2.2.2.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông hộ ở Trung Quốc Trung Quốc là một nước đông dân nhất thế giới với hơn 1,3 tỷ dân. Chính vì vậy kinh tế nông hộ được Chính Phủ Trung Quốc quan tâm hàng đầu. Trong 15 năm trở lại đây kinh tế nông nghiệp và nông thôn Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Để đạt được thành tựu đó Trung Quốc đã đặc biệt coi trọng kinh tế nông hộ với 3 mũi nhọn cơ bản đó là: Dựa vào chính sách, dựa vào đầu tư, và dựa vào khoa học kỹ thuật. +Về chính sách: Năm 1984 Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân. Tiếp sau đó là chính sách khuyến khích mở rộng ngành nghề dịch vụ, phát triển hàng hoá, khuyến khích các thành phần kinh tế trong nông thôn cùng phát triển. + Về đầu tư: Đầu tiên là việc tiến hành nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật. Bên cạnh đó Chính Phủ còn tăng cường đầu tư tài chính, mở mang nhiều hình thức tín dụng để nông hộ có điều kiện vay vốn phát triển sản xuất. + Về chuyển giao khoa học kỹ thuật: Việc kết hợp khoa học kỹ thuật với tiềm năng kinh tế đã huy động và tận dụng mọi năng lực sẵn có trong dân đặc biệt là nguồn vốn tự bỏ ra để không ngừng nâng cao mức sống của hộ và xây dựng nền nông nghiệp hàng hoá. 2.2.2.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông hộ ở Malaysia Mục tiêu của Malaysia là xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hoá có giá trị cao. Vì thế chính sách nông nghiệp của Malaysia tập trung chủ yếu vào khuyến nông và tín dụng. Bên cạnh đó Chính Phủ Malaysia cũng chú trọng việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu nông sản. Nhờ đó một vài năm gần đây kinh tế nông hộ của người dân nước này có thu nhập cao và ổn định. Trên đây là những kinh nghiệm phát triển kinh tế nông hộ ở một số nước trong khu vực có điều kiện tự nhiên gần giống với nước ta. Qua việc tìm hiểu, xem xét những kinh nghiệm đó chúng ta có thể tìm thấy những bài học quý giá, đồng thời xác định được sự khác biệt về đặc điểm kinh tế xã hội riêng của nước mình để đưa ra những chủ trương, đường lối phát triển sao cho phù hợp. 2.3. Quá trình phát triển kinh tế nông hộ ở nước ta 2.3.1. Quá trình phát triển kinh tế nông hộ ở Việt Nam Trong thời kỳ Pháp thuộc: ở thời kỳ này tuyệt đại bộ phận nông dân đi làm thuê cho địa chủ, một bộ phận rất ít nông dân sản xuất hàng hoá nhỏ theo kiểu cổ truyền với kinh nghiệm và kỹ thuật thô sơ. Từ năm 1955 - 1959: Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chính sách cải cách ruộng đất với mục đích: "Người cày có ruộng". Chính nhờ cải cách ruộng đất, cùng với công tác khuyến nông đã làm cho kinh tế nông hộ có điều kiện để phát triển. Từ 1960 - 1980: Đây là giai đoạn chúng ta tiến hành cải cách ruộng đất, thực hiện tập thể hóa một cách ồ ạt, song đây cũng chính là lúc tập thể bộc lộ rõ tính yếu kém của mình, thời kỳ này kinh tế hộ không được coi trọng. Đây là thời kỳ xuống dốc của nền nông nghiệp nước ta. Từ 1981 - 1987: Chỉ thị 100CT/W được Ban bí thư trung ương Đảng ban hành, quyết định thực hiện chế độ khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động, đời sống nông dân phần nào được cải thiện, tích lũy cho hợp tác xã. Đây có thể nói là bước khởi đầu cho sự đổi mới. -Từ 1988 đến nay: Ngày 5/5/1988 Bộ Chính trị và Ban Chấp hành trung ương Đảng đã ban hành Nghị Quyết 10 về: "Đổi mới quản lý kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn". Thừa nhận kinh tế hộ là đơn vị kinh tế cơ bản trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Hộ gia đình được giao quyền sử dụng đất lâu dài, hộ trở thành đơn vị kinh tế độc lập. Hàng loạt những chính sách đổi mới đó đã tạo được động lực thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển. Đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới sau Thái. 2.3.2. Xu hướng phát triển kinh tế hộ nông dân ở nước ta Theo quy luật tất yếu của mọi sự vật hiện tượng thì nhu cầu của con người ngày càng tăng trong khi đó nguồn lực sản xuất thì có giới hạn đặc biệt là đất đai. Vì thế trong cơ chế kinh tế mới, nông nghiệp nông thôn sẽ phải có bước đi mới. Hiện nay ở nông thôn quá trình chuyển quyền sử dụng đất và tích tụ đất đang diễn ra và dần diễn ra ở quy mô càng lớn hơn. Việc tích tụ ruộng đất tạo điều kiện thuận lợi cho việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, tiến tới một nền sản xuất hàng hoá với quy mô lớn. Cùng với xu hướng chung của nền kinh tế nông nghiệp, để khẳng định mình kinh tế nông hộ có thể phát triển theo 2 xu hướng sau: + Xu hướng 1: Một bộ phận nông hộ sẽ trở thành các chủ thể sản xuất kinh doanh độc lập, sẵn sàng chuyển từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá. Kết quả của quá trình tích tụ ruộng đất sẽ dẫn đến sự hình thành các trang trại nông nghiệp, các trang trại này sẽ có điều kiện đầu tư tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới, đầu tư vốn đem lại lợi nhuận cao, đưa nền nông nghiệp nước ta sang một giai đoạn mới. + Xu hướng 2: Một bộ phận nông hộ còn lại sau khi thực hiện quá trình chuyển quyền sử dụng đất, sẽ chuyển lao động sang các ngành nghề phi nông nghiệp, hoặc đi làm thuê. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là sự hình thành các dịch vụ kinh tế kỹ thuật, phục vụ cho nghề nông thương phẩm và đời sống của dân cư nông thôn. Đây là quá trình kinh doanh tách khỏi ruộng đất. ở nông thôn hiện nay, hiện tượng một số nông hộ chuyển quyền sử dụng đất để đi làm thuê đang diễn ra và dần tăng lên. Quá trình tích tụ ruộng đất càng rõ nét ở đồng bằng Sông Cửu Long, còn ở đồng bằng Sông Hồng, sự tích tụ ruộng đất chưa diễn ra trên quy mô hộ mà chỉ là giữa các lao động trong một hộ. Toàn bộ ruộng đất của hộ chỉ do một hoặc hai lao động đảm nhận, các lao động còn lại chuyển sang làm ngành nghề khác. Đây là xu hướng chung của quá trình phát triển kinh tế nông hộ nói riêng và kinh tế nông nghiệp nông thôn nói chung. Quá trình chuyển đổi này chỉ là bước đi đầu tiên của nền nông nghiệp hiện đại, nó ra đời đòi hỏi chính sự nỗ lực của bản thân nông hộ cùng với sự kết hợp đồng bộ của hệ thống chính sách về nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới. 2.4. Hệ thống chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu đề tài 2.4.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất kinh doanh của nông hộ Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên hộ Diện tích đất nông nghiệp bình quân / khẩu Số nhân khẩu bình quân/ hộ Số lao động bình quân/ hộ Trình độ văn hóa của chủ hộ hay của lao động chính Mức trang bị công cụ sản xuất tính trên khẩu Mức trang bị công cụ sản xuất tính trên lao động Vốn lưu động đầu tư sản xuất bình quân/ hộ 2.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh đời sống thu chi của nông hộ Tổng thu nhập của hộ Cơ cấu các khoản thu Thu nhập tính trên khẩu tính theo tháng, theo năm Tổng chi của hộ Cơ cấu các khoản chi 2.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh - GO (Giá trị sản xuất): Là toàn bộ giá trị của tài sản vật chất và dịch vụ lao động nông nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm. Đối với nông hộ GO gồm: + Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp + Giá trị sản xuất ngành nghề + Giá trị sản xuất buôn bán dịch vụ GO =ồQi.Pi Qi : Khối lượng sản phẩm thứ i Pi : Giá bán sản phẩm thứ i - IC (chi phí trung gian): là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất của cải vật chất và dịch vụ khác trong một thời kỳ sản xuất. IC = SCi - VA (giá trị gia tăng): Là kết quả cuối cùng thu được sau khi trừ đi chi phí trung gian của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó. VA = GO - IC - MI (thu nhập hỗn hợp): Là phần thu nhập thuần túy của nông hộ sản xuất, bao gồm cả công lao động và lợi nhuận trong một thời kỳ sản xuất. MI = VA - (A + T) - Tiền công lao động (nếu có) A : Khấu hao tài sản cố định T: Các khoản thuế phải nộp - Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí trung gian TVA = VA/ MC - Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian: TMI = MI/ IC Phần:III Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình Tiền Phong là một xã thuộc huyện Thường Tín, cách thủ đô Hà Nội 20km về phía Nam với tổng diện tích đất tự nhiên là 458 (ha). Xã có con sông Nhuệ chảy qua. + Phía Đông giáp xã Tân Minh + Phía Bắc giáp với xã Văn Phú + Phía Nam và phía Tây giáp huyện Thanh Oai. Xã có đường giao thông nối liền với quốc lộ 1A, là con đường nối liền Bắc - Nam. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán sản phẩm hàng hóa với các địa phương khác. Về địa hình, nhìn chung địa hình của xã tương đối bằng phẳng, ruộng đất bị chia nhỏ, manh mún do đất canh tác không tập trung nên ảnh hưởng đến điều kiện chăm sóc của hộ nông dân. 3.1.1.2. Khí hậu - thủy văn Xã Tiền Phong nằm trong vùng khí hậu chung của đồng bằng Bắc Bộ, khí hậu trong năm chia làm 4 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm 23,50C, cao nhất 38 - 390C, tháng lạnh nhất xuống tới 8 - 90C, độ ẩm trung bình khoảng 85%, biến động trong khoảng 60 - 90%. Lượng mưa bình quân tháng trong năm khoảng 1804 mm, tháng cao nhất 419 mm, tháng thấp nhất 142,7 mm, lượng mưa thường tập trung vào tháng 7, tháng 8, tháng 9. Về thủy văn: Xã có nhánh sông chảy xuyên qua xã, có chiều dài khoảng 2,5km và rộng khaỏng 30 -35 (m), sông được chia cắt bởi nhiều cống đập và nhánh sông nhỏ đổ ra sông Nhuệ thông qua một trạm bơm lớn. Nhánh sông này cùng với hệ thống kênh mương dày đặc là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho việc tưới tiêu của xã. Nói chung xã có điều kiện khá thuận lợi trong việc cung cấp nước cho diện tích đất canh tác. Nhìn chung điều kiện tự nhiên của xã là rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. 3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 3.1.2.1. Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của xã Tình hình sử dụng đất đai của xã được thể hiện qua biểu 1. Qua biểu 1 ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 458 (ha) và không biến động qua 3 năm. Trong đó đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tổng quỹ đất của xã, chiếm gần 75% và có chiều hướng giảm dần qua 3 năm. Đất nông nghiệp năm 2001 so với năm 2000 giảm 0,43% (tức giảm từ 342,76 (ha) năm 2000 xuống 341,30 (ha) năm 2001) và năm 2002 so với 2001 giảm 0,47% (tức giảm từ 341,30 ha xuống 339,7 (ha) năm 2002). Bình quân qua 3 năm giảm 0,45%/ năm. Trong diện tích đất nông nghiệp thì đất cây hàng năm chiếm tỷ lệ cao gần 90% và chủ yếu là đất trồng lúa, diện tích đất trồng cây ăn quả là rất ít và hầu như không biến động qua các năm. Còn đất nuôi trồng thuỷ sản thì chiếm tỷ lệ cao hơn 8,4%. (tức 28,79ha), qua các năm cũng không có biến động lớn. Như vậy thông qua cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp thì đất trồng lúa vẫn là chủ yếu. Ngoài cây lúa thì xã chưa thực sự có thế mạnh nào khác trong sản xuất nông nghiệp. Đất chuyên dùng chiếm diện tích lớn thứ hai sau đất nông nghiệp và tăng dần qua 3 năm đó là do ngày nay kinh tế ngày càng phát triển,._. đời sống của nhân dân ngày được nâng cao. Nhiều công trình được xây dựng để phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống tinh thần của người dân. Đất chuyên dùng năm 2001 tăng 3,22% so với năm 2000 ( tức từ 61,2 ha năm 2000 lên 63,17 (ha) năm 2001 ) và năm 2002 là 63,98 (ha) tăng 1,28% so với năm 2001. Trung bình 3 năm tăng 2,25%/ năm. Đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ nhỏ trong quỹ đất, qua 3 năm diện tích đất này có giảm đi, trung bình mỗi năm giảm 2,56% điều này chứng tỏ đất đai của xã ngày càng được đưa vào sử dụng nhiều hơn. Như vậy qua biểu ta thấy cơ cấu sử dụng đất của xã tương đối ổn định, ở xã cũng chưa có sự chuyển dịch về cơ cấu cây trồng, đất canh tác thì hầu hết vẫn là trồng lúa, chủ yếu 2 vụ lúa/ năm. Nhìn vào một số chỉ tiêu bình quân ta thấy đất canh tác tính trên khẩu nông nghiệp giảm dần, mặc dù giảm đáng kể song đó cũng là dấu hiệu đáng mừng, chứng tỏ trong xã đang có sự chuyển đổi về cơ cấu khẩu theo chiều hướng tích cực, thoát dần khỏi nông nghiệp nông thôn. 3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động Cùng với đất đai, lao động là yếu tố đặc biệt quan trọng trong mọi quá trình sản xuất của tất cả các ngành nghề, điều này càng thể hiện rõ trong sản xuất nông nghiệp nhất là khi trình độ cơ giới hóa ở nước ta còn ở mức thấp. Chính vì vậy để có những biện pháp tổ chức, sử dụng hợp lý nguồn lao động sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao thì việc xem xét và đánh giá tình hình dân số lao động là vô cùng quan trọng. Tình hình dân số và lao động của xã Tiền Phong trong 3 năm (2000 á 2002) được thể hiện ở biểu 2. Qua biểu 2 ta thấy, qua 3 năm nhân khẩu của xã bình quân tăng 1,81%/ năm. Năm 2000 có 7375 người và đến năm 2002 là 7644 người. Trong đó khẩu nông nghiệp chiếm đa số, gần 75%. Tổng số hộ của xã trong 3 năm tăng lên, bình quân tăng 1,79%, Số hộ trong xã được chia làm 3 loại chính là hộ thuần nông, hộ kiêm ngành nghề dịch vụ và hộ chuyên ngành nghề dịch vụ (hộ phi nông nghiệp). Hộ kiêm là loại hộ chiếm tỷ lệ cao nhất trong 3 loại hộ trên (chiếm hơn 60%). Đây là một tỷ lệ khá cao chứng tỏ trong xã tồn tại nhiều loại hình ngành nghề phụ. Qua điều tra chúng tôi được biết hiện trong xã đang tồn tại các nghề như: nghề làm chăn bông, nghề điêu khắc, nghề mộc, thêu. Đây là những nghề thu hút phần lớn lao động trong xã vào những lúc nông nhàn. Loại hình hộ kiêm đang có xu hướng tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng 3,08%, trong khi đó hộ chuyên sản xuất nông nghiệp lại có xu hướng giảm mạnh, bình quân mỗi năm giảm 2,82%. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nhiều hộ đang có xu hướng tách ra khỏi sản xuất nông nghiệp, chuyển sang làm ngành nghề hoặc buôn bán dịch vụ, loại hộ này những năm gần đây tăng khá nhanh, bình quân tăng 9,04%/ năm. Về lao động: lao động của xã chia làm 2 loại chính là lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp. Trong 3 năm lao động nông nghiệp tăng bình quân 2,64%/ năm (từ 3147 lao động năm 2000 lên 3315 lao động năm 2002). Do trong xã có nhiều ngành nghề phụ có từ lâu đời nên mặc dù làm trong lĩnh vực nông nghiệp họ thường nhận hàng về nhà làm thêm cho các chủ lớn nhằm tăng thu nhập cho gia đình, vì vậy lao động ở đây có trình độ tay nghề khá. Còn về lao động phi nông nghiệp, loại hình lao động này có tốc độ tăng cao hơn, bình quân mỗi năm tăng 3,93% (từ 798 lao động năm 2000 lên 862 lao động năm 2002). Như vậy sự chuyển dịch về cơ cấu hộ và cơ cấu lao động ở xã đang theo chiều hướng tích cực, xu hướng tách dần khỏi nông nghiệp. Qua tìm hiểu tình hình dân số và lao động của xã Tiền Phong qua 3 năm cho thấy khẩu nông nghiệp và lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ tương đối cao. Điều này chứng tỏ nông nghiệp vẫn là ngành cần chú trọng trong phát triển kinh tế của xã nói chung và kinh tế nông hộ nói riêng. Nhưng bên cạnh đó xã cần phát huy thế mạnh phát triển ngành nghề, đa dạng hóa ngành nghề, tăng thu nhập cho hộ, giảm bớt sự dư thừa lao động trong nông thôn vào lúc nông nhàn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất của xã. 3.1.2.3. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của xã Cơ sở vật chất kỹ thuật là một yếu tố không thể thiếu trong mọi quá trình sản xuất. Nó là yếu tố quyết định đến hiệu quả các quá trình sản xuất kinh doanh. Trong những năm gần đây được sự giúp đỡ của Huyện Uỷ, cùng với nỗ lực không ngừng của nhân dân trong xã nên cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật của xã có nhiều thay đổi. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của xã được thể hiện ỏ biểu 3. Bảng 3: Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật có đến năm 2002 Diễn giải ĐVT Số lượng I. Cơ sở phục vụ đời sống Trạm xá Trường học (cấp 1+2) Trường mầm non Nhà thờ + đền + chùa Sân vận động II. Cơ sở phục vụ sản xuất Trạm biến thế Kênh mương máng Đường giao thông Trâu, bò cày kéo Ô tô Công lông Máy làm đất Trạm bơm Chợ cái trường trường nhà chiếc km km con chiếc chiếc máy cái cái 1 2 8 5 1 5 27 17,75 61 10 12 6 5 1 Nguồn: Ban thống kê xã Tiền Phong Qua bảng 3 cho ta thấy: a. Về hệ thống đường giao thông Xã có 17,75 km đường phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dẫn trong xã, hầu hết các đoạn đường làng, đường xóm đều lát gạch hoặc bê tông hóa, còn các đoạn đường liên xã được rải đá, láng nhựa. Tuy có một số đoạn đường đã xuống cấp song nhìn chung xã có mạng lưới giao thông khá tốt đảm bảo được nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của nhân dân. b. Hệ thống thủy lợi Do xã nằm ở vị trí thuận lợi, có con sông Nhuệ chạy qua, cùng với hệ thống mương máng dày đặc nên việc điều tiết lượng nước trở lên thuận lợi. Xã có 6 trạm bơm lớn nhỏ được bố trí ở các chân ruộng khác nhau, đảm bảo cung cấp kịp thời lượng nước cho cây trồng nên năng suất lúa của xã đạt tương đối cao. c. Hệ thống điện Tiền Phong là một trong những xã có hệ thống điện lưới khá tốt, với 5 trạm biến áp lớn nhỏ đảm bảo cung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, không còn tình trạng điện yếu ngay cả lúc cao điểm. d. Về y tế - giáo dục và văn hóa - Về y tế: Hiện nay xã có một trạm xá được xây dựng khang trang phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong xã. Mấy năm gần đây được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các trang thiết bị y tế của xã được nâng cấp, các y tá, dược sĩ được đi bồi dưỡng chuyên môn nên việc chăm sóc khám chữa bệnh của nhân dân khá tốt. - Về văn hóa giáo dục Xã có 8 trường mầm non đặt ở 8 đội khác nhau, cùng với 1 trường cấp I, 1 trường cấp II đảm bảo được nhu cầu học hành của các con em trong xã. Hầu hết tất cả trẻ em đến tuổi đi học đều được cắp sách tới trường. Xã có một chợ lớn nằm ở trung tâm xã, là nơi trao đổi mua bán sản phẩm hàng hoá, sắp tới xã có kế hoạch mở rộng khu chợ, xây dựng các ki ốt, như vậy chợ sẽ họp cả ngày đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu mua bán của nhân dân trong xã. Tóm lại Tiền Phong là xã có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật khá tốt, đáp ứng được nhu cầu sản xuất cũng như đời sống văn hóa tinh thần của người dân. 3.1.2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm (2000 á 2002) Với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và truyền thống lao động cần cù sáng tạo của nhân dân. Trong những năm gần đây kinh tế của xã đã có những bước tiến đáng kể. Để hiểu rõ hơn ta theo dõi trên biểu 4. Qua biểu 4 ta thấy tổng giá trị sản xuất của xã tăng đều qua các năm, bình quân mỗi năm tăng 4.85%. Ba ngành cơ bản tạo thu nhập cho xã là ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp - xây dựng, ngành thương mại và dịch vụ. Thực hiện đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã Tiền Phong phát triển cả 3 ngành sản xuất, trong đó ngành có tốc độ phát triển cao nhất là ngành CN-TTCN-DV. Năm 2000 giá trị sản xuất ngành này là 16287,44 triệu đồng chiếm 51,43% tổng giá trị sản xuất của xã, đến năm 2002 là 18822,65 triệu đồng chiếm 54,08% tổng giá trị sản xuất của xã, bình quân mỗi năm tăng 7.51%. Ngành nông nghiệp tuy có tăng về sản lượng nhưng về cơ cấu giá trị lại có xu hướng giảm dần. Năm 2000 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là 10125,35 triệu đồng chiếm 31,97% tổng giá trị sản xuất, đến năm 2002 là 10194,88 triệu đồng chiếm 29,29%, bình quân 3 năm tăng 0,34%/ năm. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp thì tỷ trọng ngành trồng trọt lại có xu hướng giảm dần và tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi nhưng sự tăng giảm này là không đáng kể. Cùng với sự đi lên của nền kinh tế, đời sống của nhân dân dần được nâng cao, kéo theo sự phát triển của ngành thương mại - dịch vụ. Trong 3 năm qua ngành này phát triển khá mạnh, bình quân mỗi năm tăng 4,96%. Qua biểu 4 ta cũng thấy được giá trị sản xuất tính trên khẩu tăng lên. Năm 2000 là 4,35 triệu đồng, đến năm 2000 là 4,55 triệu đồng, điều này chứng tỏ đời sống của nhân dân trong xã đang dần được cải thiện. Thông qua việc phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của xã ta thấy cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành trong xã đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, nghành dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu chung 3.2.1.1. Phương pháp duy vật biện chứng Đây là phương pháp nghiên cứu đánh giá các hiện tượng kinh tế xã hội dựa trên cơ sở nhìn nhận xem xét một vấn đề trong mối quan hệ hữu cơ, gắn bó và ràng buộc lẫn nhau, chúng có tác động lẫn nhau trong quá trình tồn tại và phát triển. Trong đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp này để nghiên cứu vấn đề phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã trong 3 năm (2000 á 2002) để từ đó tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế hộ và đề ra những giải pháp phát triển trong tương lai. 3.2.1.2. Phương pháp duy vật lịch sử Là phương pháp quan trọng khi nghiên cứu, xem xét và đánh giá sự vật hiện tượng, coi trọng các quan điểm lịch sử, các sự vật hiện tượng đã xảy ra tương đồng trước đó. Sử dụng phương pháp này để nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế nông hộ của xã trước đây và rút ra các bài học kinh nghiệm cho quá trình phát triển sau này của kinh tế nông hộ. 3.2.2. Phương pháp chuyên môn 3.2.2.1. Phương pháp thống kê kinh tế Thống kê kinh tế là phương pháp cơ bản nhất trong nghiên cứu các hiện tượng kinh tế số lớn. Đây là phương pháp dựa vào số liệu điều tra để phân tích các chỉ tiêu cần thiết và đánh giá các chỉ tiêu trong phạm vi mẫu điều tra. Từ đó suy rộng ra cho cả tổng thể. Phương pháp thống kê được tiến hành theo các bước sau: 1. Điều tra thu thập số liệu Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình nghiên cứu, là bước tích lũy tài liệu và thu thập số liệu, nó là cơ sở, là nền tảng cho các bước tiếp theo. Vì thế đây là giai đoạn không thể thiếu với bất cứ đề tài khoa học nào. Để phục vụ cho đề tài chúng tôi khai thác số liệu trên cả hai nguồn thứ cấp và sơ cấp. - Số liệu thứ cấp: là loại số liệu đã được tổng hợp và sử lý theo một tiêu chí nào đó. Số liệu này được chúng tôi thu thập chủ yếu qua sách báo, các phòng ban cơ sở, các báo cáo, các công trình nghiên cứu đã được công bố. Trong quá trình xử lý tài liệu chúng tôi có chọn lọc và lọai bỏ những tài liệu kém giá trị trên cơ sở tôn trọng tài liệu gốc. - Số liệu sơ cấp: Là loại số liệu có được do tổ chức phỏng vấn, điều tra. Đây là số liệu hoàn toàn thô và là số liệu gốc. Để có được số liệu đáng tin cậy chúng tôi tiến hành xây dựng phiếu điều tra chi tiết và phù hợp với nông hộ. 2. Tổng hợp số liệu Từ số liệu sơ cấp có được qua quá trình điều tra chúng tôi tiến hành tổng hợp, xử lý số liệu trên cơ sở phân tổ thống kê theo tiêu chí đã chọn. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài chúng tôi tiến hành phân tổ số mẫu điều tra theo hai tiêu chí. Tiêu chí thứ nhất dựa vào hướng sản xuất kinh doanh (thuần nông, ngành nghề, dịch vụ). Tiêu chí thứ hai dựa vào thu nhập bình quân đầu người/ tháng, cụ thể: - Hộ nghèo có thu nhập nhỏ hơn 100 nghìn đồng/ người/tháng. - Hộ trung bình có thu nhập từ 100 á 200 nghìn đồng/ người/tháng. - Hộ khá là từ 200 nghìn đồng/ người/tháng trở lên. Dựa vào số liệu đã phân tổ chúng tôi tính toán một số chỉ tiêu tổng hợp: số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, các chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng, tốc độ phát triển của hiện tượng. 3. Phân tích thống kê Từ các chỉ tiêu đã tính, chúng tôi tiến hành phân tích các hiện tượng kinh tế, xã hội, xem xét sự biến động về mặt không gian, thời gian và đặt nó trong mối quan hệ với các hiện tượng kinh tế xã hội khác. 3.2.2.2. Phương pháp hạch toán kinh tế Hạch toán kinh tế là việc xác định chi phí, doanh thu và lợi nhuận của một quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là một công việc không thể thiếu với bất kỳ một đơn vị kinh tế lớn nhỏ. Nhờ có hạch toán kinh tế mà chúng ta có thể biết được đơn vị đó sản xuất có hiệu quả không và có nên tiếp tục sản xuất, mở rộng hay thu hẹp quy mô. Trong đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp này để tính thu nhập cho 3 loại hộ : Hộ khá, hộ trung bình, hộ nghèo. Phần IV Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Thực trạng sản xuất kinh doanh của nông hộ. 4.1.1. Khái quát chung về nhóm hộ điều tra. Tiền phong là một xã thuộc vùng nông thôn, cũng như các xã khác, sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng, với 74,17% diện tích đất tự nhiên được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Cây trồng chính của xã vẫn là cây lúa nước, vì vậy cây lúa là một trong các nguồn thu lớn của nông hộ. Trong những năm gần đây cùng với sự tiến bộ của xã hội, các nông hộ không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất. Đồng thời các nông hộ cũng tìm thêm các nguồn thu nhập khác ngoài nông nghiệp nhằm tăng thu cho hộ. Kết quả là những năm gần đây nhiều ngành nghề truyền thống được khôi phục và phát triển như nghề làm chăn bông, nghề điêu khắc gỗ, nghề thêu... góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân trong xã. biểu 5 thể hiện một số thông tin cơ bản nhất về các hộ điều tra. - Về trình độ văn hoá của chủ hộ. Trong một gia đình quyết định của chủ hộ là rất quan trọng. Trong sản xuất kinh doanh sự thành bại phụ thuộc rất nhiều vào chủ hộ và những lao động chính trong gia đình. Điều này càng thấy rõ khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, nó đòi hỏi người sản xuất kinh doanh không chỉ có sức khỏe mà cần phải có trình độ, có kiến thức văn hoa, để có thể tiếp thu nhanh chóng với tiến bộ khoa học kỹ thuật, từ đó đổi mới được tư duy, cách nghĩ, cách làm thì tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh mới mang lại hiệu quả cao. Bảng 5: Một số thông tin cơ bản về nhóm hộ điều tra. Diễn giải ĐVT HK HTB HN Tính chung SL CC% SL CC% SL CC% SL CC% I.Tổng số hộđiều tra hộ 32 100 62 100 6 100 100 100 1.Hộ thuần nông hộ 7 21,86 17 27,42 5 83,33 29 29 2.Hộ kiêm ngành nghề dịch vụ Hộ 25 78,14 45 72,57 1 16,67 71 71 II. Chủ hộ. 1.Tuổi bình quân Tuổi 48,25 49,26 51,17 51,17 49,05 2.Trình độ văn hoá. Cấp I người 9 28,13 35 56,45 5 83,33 49 49 Cấp II " 13 40,63 15 24,16 1 6,67 29 29 Cấp III " 8 25,00 10 16,13 0 0 18 18 Trên cấp III " 2 6,25 2 3,23 0 0 4 4 III.Nhà ở -Nhà kiên cố nhà 20 62,5 33,87 0 0 41 41 -Nhà bán kiên cố " 12 37,5 62,90 4 66,66 55 55 Nhà trạm " 0 3,23 2 33,34 4 4 IV.TNSH bìnhquân/hộ - Tivi cái 1 0.95 0,33 0,93 -Xe đạp " 1,78 2.26 1,5 2,09 -Xe máy " 0,75 0.33 0 0,44 - Đầu vidio " 0,44 0.19 0 0,26 - Caset-radio " 0,81 0.63 0,5 0,68 -Bàn ghế " 1 0 0,66 0,99 - Điện thoại " 0,13 0.97 0 0,042 - Nồi cơm điện " 0,86 0,33 0,71 Nguồn số liệu: tổng hợp từ phiếu điều tra. Qua biểu 5 ta thấy ở nhóm hộ khá trình độ văn hoá của chủ hộ là cao hơn ở nhóm hộ trung bình và hộ nghèo, do có trình độ cao hơn nên việc ra quyết định trong sản xuất kinh doanh tốt hơn, dẫn đến cơ hội làm giàu nhiều hơn. Còn ở nhóm hộ nghèo và hộ trung bình có trình độ văn hoá thấp nên thường tiếp thu chậm với các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, ít hoặc không có kinh nghiệm trong quản lý sản xuất nên sản xuất kém hiệu quả dẫn đến thu nhập của hộ thấp. - Về nhà ở và tiện nghi sinh hoạt. Tìm hiểu về thực trạng nhà ở và tiện nghi sinh hoạt của các nhóm hộ chúng tôi thấy các nhóm hộ khác nhau thì có tỷ lệ này cũng khác nhau. ở nhóm hộ khá do thu nhập và tích luỹ hàng năm cao nên loại hộ này có khả năng xây dựng nhà ở và hầu hết các hộ không phải ở nhà tạm. qua nghiên cứu chúng tôi thấy ở nhóm hộ khá có số nhà kiên cố trung bình chiếm là 62,5%, ở nhóm hộ trung bình mặc dù sự tích luỹ hàng năm cũng chưa cao song do ảnh hưởng của phong tục tập quán miền Bắc, nhà nào cũng cố gắng để xây dựng nên một ngôi nhà ổn định vì vậy ở nhóm hộ này cũng hầu như không còn tình trạng ở nhà tạm nữa mà chủ yếu là nhà bán kiên cố, ở nhóm hộ này tỷ lệ nhà bán kiên cố là 62,9%, nhà kiên cố là 33,87%. Chỉ còn 2 hộ còn sống trong nhà tạm, nhưng theo chúng tôi tìm hiểu thì 2 hộ này cũng đang có kế hoạch xây lại nhà. ở nhóm hộ nghèo: Do sự tích luỹ thấp nên việc xây dựng nhà kiên cố là không thể, chủ yếu vẫn là nhà bán kiên cố và một số nha tạm. Số nhà bán kiên cố là 4 nhà trong 6 hộ điều tra chiếm 66% còn lại 2 hộ ở trong nhà tạm. - Về tiện nghi sinh hoạt, chúng tôi chỉ nghiên cứu và đánh giá một cách tương đối bởi xe máy, tivi, bàn ghế... đều có nhiều loại. Do trong mấy năm gần đây, nền kinh tế phát triển mạnh, quá trình giao lưu hàng hoá diễn ra thuận tiện nên nhiều hộ có điều kiện mua sắm tiện nghi sinh hoạt phục vụ văn hoá, giải trí, thông tin. Đây là sự đổi mới tích cực của các hộ trong việc trang bị các phương tiện để nâng cao mức sống vật chất và tinh thần, góp phần thay đổi mức sống của hộ. Theo kết quả điều tra của chúng tôi trong 100 hộ có tới 44 hộ có xe máy, 4 hộ có điện thoại và 93 hộ có tivi... với những hộ khá do thu nhập cao nên nhu cầu mua sắm các tiện nghi sinh hoạt thường cao hơn, tiện nghi tốt hơn và hiện đại hơn, những tiện nghi như xe máy, đầu vidio, điện thoại chủ yếu ở hộ khá, còn hộ nghèo và hộ trung bình hầu như không có. 4.1.2. Điều kiện sản xuấ kinh doanh của nông hộ. 4.1.2.1. Điều kiện về đất đai. Bảng 6: Tình hình đất đai của nhóm hộ điều tra. Diễn giải ĐVT Tính chung Theo nhóm hộ HK TB HN I. Tổng diện tích đất bình quân/hộ m2 2208,41 2096,65 2260,32 2268,13 1.Đất canh tác m2 1917,75 1791,15 1917,51 2035,61 - Đất 2 lúa m2 1917,75 1791,5 1917,51 2035,61 2. Đất thổ cư m2 290,66 305,15 288,81 232,52 - Đất ở m2 153,02 165,04 148,00 140,74 - Đất vườn m2 76,22 79,88 75,66 62,47 - Đất ao m2 61,43 60,23 65,15 29,31 II.Một số chỉ tiêu bình quân 1. Diện tích đất canh tác/NK m2 436,03 408,09 448,07 460,55 2. Diện tích đất canh tác/LĐ m2 685,56 713,75 778,18 988,16 3. Hệ số sử dụng ruộng đất Lần 2 2 2 2 Nguồn số liệu: Tổng hợp từ phiếu điều tra. Đất đai ở xã Tiền Phong tương đối màu mỡ, hầu hết toàn bộ diện tích canh tác cấy được 2 vụ lúa trên 1 năm và 27,15% số đó có thể trồng được cây vụ đông song nhìn chung đất canh tác bình quân trên hộ là thấp, trung bình 1917,75 m2/hộ, diện tích đất bình quân trên hộ là 2208,41m2,. Ta thấy diện tích đất canh tác bình quân trên hộ là chưa lớn, nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày càng tăng của nông hộ. Hơn nữa đất đai của hộ bị chia cắt manh mún, không tập trung gây khó khăn cho quá trình chăm sóc, thu hoạch. Qua kết quả điều tra chúng tôi thấy tình hình sử dụng đất giữa các nhóm hộ là không chênh lệch mấy, đất canh tác ở nhóm hộ nghèo là cao nhất, bình quân 2035,61 (m2) trên hộ, hộ trung bình là 1917,51m2, và hộ khá là 1791,50m2. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy một thực trạng là các hộ khá đang có xu hướng tách dần khỏi hoạt động trồng trọt, tập trung vào hoat động sản xuất chăn nuôi và làm ngành nghề, dịch vụ. Trong 32 hộ điều tra trong nhóm hộ khá thì có 2 hộ cho thuê hoàn toàn ruộng đất của mình và 9 hộ cho thuê những mảnh ruộng ở xa, các hộ còn lại thì vẫn giữ nguyên diện tích song một số khâu quan trọng như cấy, gặt là khoán hoặc thuê lao động làm, nên thu nhập từ cây lúa là rất thấp. Với nhóm hộ trung bình và hộ nghèo có trình độ dân trí thấp, sự nhanh nhậy kém, nên cây lúa vẫn là thu nhập chính của hộ, chăn nuôi thì chủ yếu là nuôi tận dụng, hiệu quả không cao nên thu nhập bình quân hộ của 2 nhóm hộ này thấp hơn. Tóm lại Tiền Phong là một xã đông dân với mật độ dân số cao, diện tích vườn và ao bình quân 76,22 m2 ao trên 1 hộ. Mặc dù đất đai của xã khá màu mỡ song hệ số sử dụng ruộng đất là thấp, bình quân 2 lần /năm chủ yếu là trồng 2 vụ lúa. Tính trên toàn xã không có hoạt động sản xuất vụ đông trong khi đó thì 27,15% tổng diện tích đất canh tác của xã có thể tiến hành sản xuất cây vụ đông. Đây là một sự lãng phí tài nguyên đất, xã cần có chính sách khuyến khích hộ nông dân tiến hành sản xuất cây vụ đông để nguồn lực đất đai của xã được sử dụng có hiệu quả hơn, tránh lãng phí như hiện nay. 4.1.2.2. Tình hình về nhân khẩu và lao động. Biểu 7: Tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ diều tra Chỉ tiêu ĐVT Tính chung HK HTB HN 1.Tổng số hộ điều tra Hộ 100 32 62 6 2.Tỷ lệ số hộ điều tra % 100 32 62 6 3.Phân tổ theo nhân khẩu -Số hộ có 2 nhân khẩu Hộ 5 1 3 1 -Số hộ có 3 đến 4 NK Hộ 50 23 25 2 -Số hộ có 5 đến 6 NK Hộ 38 8 27 3 -Từ 6 nhân khẩu trở lên Hộ 7 0 7 0 4. Phân tổ theo lao động -Số hộ nhỏ hơn 2 lao động Hộ 3 0 1 2 -Từ 2 đến 3 lao động Hộ 87 30 54 3 -Lơn hơn 3 lao động Hộ 10 2 7 1 5. Phân tổ theo ngành sản xuất -Hộ thuần nông Hộ 32 7 20 5 -Hộ NN kiêm ngành nghề- DV Hộ 68 25 42 1 7.Một số chỉ tiêu BQ - Số NK bình quân/hộ NK 4,40 4,39 4,40 4,42 - Số lao động bình quân/ hộ LĐ 2,36 2,41 2,37 2,06 - Tỷ lệ nhân khẩu/LĐ Lần 1,78 1,82 1,86 2,25 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Tính đến tháng 12/2002 tổng số lao động trong độ tuổi của toàn xã là 4077, trong đó lao động nông nghiệp là 3315 chiếm 43,36% tổng dân số và chiếm 78,86% tổng số lao động toàn xã. Do đó việc sử dụng lao động nông nghiệp một cách hợp lý là điều kiện quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tạo tiền đề để phân công lao động xã hội đáp ứng được nhu cầu lao động cho các ngành khác. Qua điều tra khảo sát thực tế nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra (thể hiện ở biểu 7). Qua biểu ta thấy bình quân cho các nhóm hộ có 4,40 khẩu/hộ và 2,36 lao động/hộ. Trong đó nhóm hộ khá bình quân mỗi hộ 4,39 khẩu và 2,41 lao động, nhóm hộ trung bình bình quân mỗi hộ có 4,4 nhân khẩu và 2,37 lao động, nhóm hộ nghèo là 4,42 nhân khẩu/ hộ và 2.06 lao động/hộ. khi tỷ lệ nhân khẩu/lao động càng cao đồng nghĩa với thu nhập bình quân đầu người sẽ giảm xuống. ở nhóm hộ khá tỷ lệ này là 1,82 lần, hộ trung bình là 1,86 lần và hộ nghèo là 2,15.lần., nghĩa là ở nhóm hộ khá 1 lao động phải nuôi1,82 người, hộ trung bình 1 lao động nuôi 1,86 người và hộ nghèo thì 1 lao động có tới 2,15 người ăn theo. Nếu dựa theo sự phân tổ theo ngành nghề sản xuất kinh doanh thì có 29 hộ (29%) là hộ thuần nông và 71% là hộ kiêm ngành nghề, buôn bán dịch vụ, ngành nghề ở đây chủ yếu là các nghề phụ trợ giúp cho kinh tế hộ những lúc nông nhàn như mộc, xây dựng, nấu rượu, say xát, làm chăn, chạm gỗ, buôn bán và làm dịch vụ vận chuyển... Sự phân chia lao động giữa các ngành là không rõ ràng, họ chỉ tham gia hoạt động sản xuấ này lúc nông nhàn, duy chỉ có nghề chăn bông, tuy chưa trở thành làng nghề song hoạt dộng sản xuất loại hàng hoá này khá mạnh và liên tục từ tháng 6 đến tháng 12 hàng năm. 4.1.2.3. Điều kiện về vốn của nông hộ. Ngoài hai yếu tố đất đai và lao động thì vốn cho sản xuất cũng là một yêú tố quan trọng, vốn là một trong những điều kiện cần để tiến hành sản xuất kinh doanh, nó là công cụ đắc lực để thực hiện kế hoạch đặt ra của nông hộ, nó tác động đến phương hướng và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của nông hộ Vốn của nông hộ được chúng tôi xem xét, đánh giá dưới hai dạng: hiện vật và giá trị . điều kiện về vốn cho sản xuất kinh doanh của nông hộ được chúng tôi tổng hợp và thể hiện qua biểu 8: Biểu 8: Điều kiện về vốn của nhóm hộ điều tra Diễn Giải ĐVT Phân theo nhóm hộ HK HTB HN I. Dạng hiện vật 1. Máy tuốt lúa Cái 0.03 0.07 0 2. máy xay xát Cái 0.09 0.02 0 3. bình phun thuốc Cái 0.59 0.68 0.32 4. Trâu bò cày kéo Con 0.03 0.19 0.16 5. Xe công nông Cái 0.06 0.03 0 6. Xe tải Cái 0.03 0 0 7. Lợn nái sinh sản Con 0.35 0.31 0 8. Cày bừa Cái 0.44 0.47 0.33 9 cuốc xẻng Cái 1.06 1011 1.33 10. Liềm hái Cái 1.28 2.40 2.67 II. Tiền mặt Nghìn dồng/hộ 4570.25 2125.70 363.87 Nguồn: Ban thống kê xã Tiền Phong Qua biẻu 8 ta thấy : - Dạng hiện vật: Đó là những công cụ sản xuất chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của nông hộ, nó pục vụ quá trình sản xuất nông nghiệp từ khâu gieo trồng, khâu làm đất, đến khâu thu hoạch. Do nhóm hộ khá có sự tích luỹ cao, nên mức trang bị công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất cũng tốt hơn. Theo kết quả điều tra thì những công cụ có giá trị cao như , công nông, máy tuốt lúa (máy liên hoàn), xe tải, máy xay xát đều tập chung chủ yếu ở nhóm hộ khá. Còn ở nhóm hộ nghèo và hộ trung bình thì mức trang bị công cụ dung cụ thấp hơn. Chính vì vậy, nhóm hộ khá đã giảm được lượng chi phí đi thuê, tăng khả năng dáp ứng kịp thời vụ gieo trồng, đó là cơ sở để nâng cao năng xuất cây trồng. Hộ nghèo do thiếu vốn nên khả năng trang bị công cụ, dụng cụ thấp hơn. Vì vậy nhóm hộ nghèo kém chủ động trong sản xuất, tỷ lệ lao động công việc, lao động thủ công lớn nên hiệu xuất công việc giảm, chất lượng công việc thấp. -Tiền mặt: Do mức trang bị công cụ, dụng cụ phục vụ quá trình sản xuất của nhóm hộ khá cao, nên hộ khá chủ động được trong kế hoạch sản xuất của mình, dẫn đến kết quả, và hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhóm hộ khá là tương đối cao, chính vì vậy khả năng tích luỹ tiền mặt cũng lớn hơn hơn nhóm còn lại. Qua biểu 8 ta thấy tổng số tiền mặt ỏ hộ khá là 4570.25 nghìn đồng, coa gấp 2.15 lần hộ trung bình, và 12.56 lần hộ nghèo. Nhìn chung qua tìm hiểu về điều kiện sản xuất kinh doanh của nông hộ ta thấy tất cả mọi điều kiện sản xuất kinh doanh của nhóm hộ khá đều tốt hơn hẳn nhóm hộ còn lại, vì thế khả năng đem lại thu nhập cao hơn nhóm hộ khác là rõ ràng. Tuy nhiên đối với sản xuất nông nghiệp không đòi hỏi một lượng vốn đầu tư quá lớn nên các hộ trung bình cũng có khả năng đáp ứng hợp lý chi phí cho sản xuất. Để nghiên cứu một cách chi tiết vấn đề này chúng ta xem xét một cách cụ thể trong các phần sau: 4.1.3. Mức độ đầu tư chi phí cho sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra 4.1.3.1 Đối với ngành trồng trọt Nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc biệt với đối tượng sản xuất là các sinh vật. Vì vậy quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng luôn tuôn theo quy luật năng suất giảm dần. Toàn bộ quá trình sản xuất được chia làm 3 giai đoạn căn cứ theo mức đầu tư chi phí và năng suất đạt được. Vì vậy đầu tư đúng thời kỳ ở mức độ hợp lý sẽ cho năng suất cao và ngược lại. Mức độ đầu tư chi phí cho ngành trồng trọt được thể hiện qua Biểu 9 Ngành trồng trọt của xã chủ yếu tập trung vào cây lúa , cây lâu năm là không đáng kể vì thế quá trình hạch toán chi phí chúng tôi tính riêng cho cây trồng chính là cây lúa. Còn các hoạt động trồng trọt của hộ bao gồm cả một số diện tích vườn tược trong nhà, hoặc diện tích để chúng tôi thống kê đầy đủ và xếp vào mục chi phí cho hoạt động sản xuất khác. Để thống nhất các chỉ tiêu hộ/năm, việc hạch toán chi phí của chúng tôi được tính bình quân cho cả năm không phân biệt mùa vụ. Nhìn chung mức độ đầu tư chi phí cho cây lúa chiếm cao hơn lúa mùa. Theo kết quả điều ta cho thấy chi phí đầu tư lúa chiêm xấp xỉ 55% tổng chi phí lúa cả năm. Thông thường mức độ đầu tư chi phí tính trên cùng một diện tích lúac là chênh lệch nhau không lớn, lượng chênh lệch tuyệt đối giữa nhóm hộ khá và hộ trung bình là 9700 đồng/sào, hộ khá với hộ nghèo là 65.000 đồng/sào. Trong đó chi phí giống giữa các hộ không có sự khác biệt lớn, do họ đều nhận thức được tầm quan trọng của hạt giống. Về phân bón và lượng bón phân chủ yếu do loại giống chất lượng lượng đất quy định. Đa số các hộ đều ước lượng mức bón phân hợp lý. Vì thế sự chênh lệch giữa các nhóm hộ là không đáng kể. Phân chuồng của các nhóm hộ hoàn toàn do gia đình tự cung tự cấp, lượng bón nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô chăn nuôi. ở Tiền Phong phân chuồng chưa trở thành hàng hóa. Giá phân chuồng hạch toán ở biểu 9 là do mức quy định chung của tổng điều tra nông nghiệp nông thôn tháng 11 năm 2001. Nhìn chung, tổng chi phí đầu tư cho cây lúa của các hộ điều tra tương đối hợp lý và đồng đều. Chi phí bình quân ở các hộ khá cao hơn do thuê lao động dịch vụ nhiều hơn. 4.1.3.2. Đối với ngành chăn nuôi Ngành chăn nuôi của các hộ diều tra chưa phát triển mạnh, hầu hết các hộ mới chỉ nuôi để tận dụng các sản phẩm phụ trong sản xuất, dư thừa trong sinh hoạt. Trong 100 hộ điều tra chỉ có 3 hộ chăn nuôi lớn với mục đích sản xuất hàng hóa. Biểu 11 hạch toán chi phí cơ bản của chăn nuôi lợn và gia cầm. Đa số các hộ trong chuồng thường có 1 đến 2 con lợn thịt là chủ yếu, mỗi năm xuất chuồng khoảng 3,05 con lợn thịt và có 0,304 con lợn nái. Số lợn nái tập trung chủ yếu ở các hộ khá và các hộ trung bình còn hộ nghèo không có lợn nái. Trong tổng số chi phí nuôi lợn chỉ có chi phí thú y và tiền giống là các hộ phải trả bằng tiền mặt, một số hộ có lợn nái mới mua cám tăng trọng cho ăn, còn thức ăn cho lợn chủ yếu vẫn là các loại rau bèo, thóc gạo chất lượng kếm. Chi phí cho chăn nuôi lợn còn bao gồm cả chi phí khấu hao chuồng trại và khấu hao cho lợn nái đẻ (khoảng 144.000đ/năm). Tổng các khoản chi này là 2577,91 nghìn đồng trong đó hộ khá 2849,95 nghìn đồng, hộ trung bình là 2570,3 nghìn đồng. Nếu tính trung bình cho hộ điều tra thì chi phí này chiếm 67,48% tổng chi phí ngành chăn nuôi của hộ. Đại đa số các hộ đều nuôi lợn và chăn gà nhưng số lượng không lớn. Trung bình một đàn gà từ 10-20 con và nuôi xen kẽ nhau, các hộ chăn nuôi có quy mô lớn cũng chỉ từ 100-150 đầu gà. Chi phí giống cho gia cầm khá cao 244,54 nghìn đồng do đàn gia cầm dễ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao. Nhưng so với nuôi lợn thì trong khẩu phần ăn của gia cầm (đặc biệt là gà) cũng đã được các hộ mua ngoài nhiều hơn đối với các hộ nuôi với mục đích bán. Còn các hộ nghèo nuôi gia cầm chủ yếu là để phục vụ nhu cầu gia đình nên thức ăn vẫn chủ yếu là thóc gạo kém, cơm thừa...có sẵn trong gia đình. Ngoà._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0031.doc
Tài liệu liên quan