Tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao năng suất lúa chất lượng tại huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái: ... Ebook Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao năng suất lúa chất lượng tại huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái
145 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2472 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao năng suất lúa chất lượng tại huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------------
NGUYỄN VĂN MẠNH
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
NĂNG SUẤT LÚA CHẤT LƯỢNG TẠI
HUYỆN TRẤN YÊN - TỈNH YÊN BÁI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : TRỒNG TRỌT
Mã số : 60.62.01
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. NGUYỄN THỊ LAN
HÀ NỘI – 2009
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn ñã ñược
cám ơn và các thông tin trích dẫn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Mạnh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, ngoài sự nỗ lực
của bản thân, tôi ñã nhận ñược rất nhiều sự quan tâm giúp ñỡ của các cá nhân
và tập thể.
Trước hết, cho phép tôi ñược bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến PGS.TS.
Nguyễn Thị Lan – Bộ môn Hệ thống nông nghiệp, người ñã tận tình chỉ bảo,
giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Hệ thống
nông nghiệp – Khoa Nông học – Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội giúp
ñỡ Tôi hoàn thành luận văn của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở
Khoa học công nghệ, Cục thống kê, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái,
UBND huyến Trấn Yên, Phòng Nông nghiệp, Phòng Thống kê, Trạm Khuyến
nông, cán bộ và nhân dân huyện Trấn Yên Tỉnh Yên Bái ñã giúp ñỡ, tạo ñiều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn của mình.
Trong suốt quá trình thực tập tôi luôn nhận ñược sự ñộng viên khích lệ
của gia ñình, bạn bè và ñồng nghiệp trong cơ quan ñã tận tình giúp ñỡ ñộng
viên ñể tôi hoàn thành khóa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn những tình cảm cao quý ñó.
Hà Nội: Ngày 28 tháng 10 năm 2009
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Mạnh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… iii
MỤC LỤC
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình viii
1. MỞ ðẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2. Mục ñích và yêu cầu nghiên cứu 3
1.3. Ý nghĩa của ñề tài 3
1.4. ðối tượng nghiên cứu và giới hạn của ñề tài 4
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1. Một số cơ sở lý luận cơ bản sản xuất lúa 5
2.2. Cơ sở thực tiễn 27
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
3.1. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 40
3.2. Nội dung nghiên cứu 40
3.3. Phương pháp nghiên cứu 41
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 49
4.1. ðiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 49
4.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện 57
4.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Trấn Yên 62
4.2.1. Thực trạng phát triển ngành nông, lâm nghiệp 62
4.2.2. Hiện trạng các công thức luân canh của huyện Trấn Yên. 66
4.2.3. Hiện trạng sử dụng giống và năng suất cây trồng 67
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… iv
4.2.4. Tình hình sản xuất lúa chất lượng trên ñịa bàn huyện Trấn Yên 70
4.2.5. Thị trường tiêu thụ lúa gạo chất lượng trên ñịa bàn huyện Trấn Yên 77
4.2.6. Những thuận lợi và khó khăn, thách thức trong sản xuất, tiêu thụ
lúa chất lượng tại huyện Trấn Yên 80
4.3. ðịnh hướng và một số giải pháp chủ yếu nâng cao năng suất lúa
chất lượng của huyện 85
4.3.1 ðịnh hướng sản xuất lúa chất lượng trên ñịa bàn huyện Trấn Yên
năm 2010 – 2015 85
4.3.2. ðề xuất một số giải pháp ñối với sản xuất lúa chất lượng tại
huyện Trấn Yên 86
4.4. Thử nghiệm một số giải pháp 89
4.4.1. So sánh một số giống lúa chất lượng vụ xuân 2009 90
4.5.2. Xác ñịnh lượng ñạm bón cho lúa chất lượng tại huyện Trấn Yên 94
4.6. Dự kiến sự phát triển lúa chất lượng tại huyện Trấn Yên 104
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 106
5.1. Kết luận 106
5.2. Kiến nghị 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV Bảo vệ thực vật
CCCT Cơ cấu cây trồng
ð/c ðối chứng
DM Khả năng tích lũy chất khô
ðNHH ðẻ nhánh hữu hiệu
DT Diện tích
ðVT ðơn vị tính
FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp LHQ
GTSD Giá trị sử dụng
ha Hecta
HT 1 Hương thơm số 1
HTNN Hệ thống nông nghiệp
HTX Hợp tác xã
Kg Kilogram
KHKTNN Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp
KL Khối lượng
LAI Chỉ số diện tích lá
LHQ Liên hợp quốc
LN Lâm nghiệp
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
NS Năng suất
NSLT Năng suất lý thuyết
NSTT Năng suất thực thu
NXB NXB
SXCN Sản xuất công nghiệp
SXHH Sản xuất hàng hóa
TGST Thời gian sinh trưởng
WTO Tổ chức thương mại Thế giới
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… vi
DANH MỤC BẢNG
STT Tªn b¶ng Trang
2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo các châu lục trên thế giới trong
những năm gần ñây 28
2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam 32
4.1. ðặc ñiểm một số yếu tố khí hậu của huyện Trấn Yên 50
4.2a. Tình hình sử dụng ñất ñai của huyện năm 2008 54
4.2b. Tình hình sử dụng ñất sản xuất nông nghiệp của huyện năm 2008 55
4.3. Một số loại ñất chính của huyện Trấn Yên 56
4.4. Một số chỉ tiêu về kinh tế của huyện năm 2008 58
4.5. Thực trạng cơ sở vật chất hạ tầng của huyện năm 2008 60
4.6. Tình hình dân số và lao ñộng của huyện năm 2008 61
4.7. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế ngành nông nghiệp của huyện
năm 2008 64
4.8. ðộng thái chuyển dịch cơ cấu cây trồng qua các năm 65
4.9. Các công thức luân canh chính của huyện Trấn Yên năm 2008 66
4.10. Hiện trạng sử dụng giống và năng suất cây trồng của huyện năm
2008 68
4.11. Diện tích, tỷ lệ và năng suất một số giống lúa chất lượng tại
huyện Trấn Yên 71
4.12. Tình hình sử dụng các loại phân bón cho lúa của hộ nông dân qua
các năm trên ñịa bàn huyện Trấn Yên 73
4.13. Tình hình sử dụng các loại phân bón cho một số giống lúa chất
lượng trên ñịa bàn huyện Trấn Yên 74
4.15. Một số chỉ tiêu về chất lượng các loại gạo trên ñịa bàn huyện
Trấn Yên 76
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… vii
4.16. Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo chất lượng của huyện 78
4.17. Phân tích SWOT ñối với sản xuất lúa hàng hóa của huyện 83
4.18. Giải pháp thị trường tiêu thụ 88
4.19. Một số chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển của các giống lúa
thử nghiệm 92
4.20. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa ở
vụ xuân 2009 93
4.21. So sánh hiệu quả kinh tế của các giống thử nghiệm 94
4.22. Ảnh hưởng của các mức ñạm ñến sinh trưởng của lúa Chiêm
Hương 95
4.23. Ảnh hưởng của các mức ñạm ñến chỉ số diện tích lá (LAI) 98
4.24. Ảnh hưởng của các mức ñạm ñến khối lượng chất khô tích lũy
(g/khóm) 99
4.25. Ảnh hưởng của các mức bón ñạm ñến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất 101
4.26. Hiệu suất bón ðạm với lúa Chiêm Hương 103
4.27. Hạch toán hiệu quả kinh tế của các mức ñạm ñối với giống
Chiêm Hương (Tính cho 1 ha) 103
4.28. Dự kiến diện tích trồng giống lúa hàng hóa tại huyện Trấn Yên
ñến năm 2015 105
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… viii
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
4.1a Diễn biến nhiệt ñộ và ñộ ẩm qua các tháng trong năm của
huyện Trấn Yên 51
4.1b Diễn biến lượng mưa và ẩm ñộ các tháng trong năm của huyện
Trấn Yên 52
4.2. Biểu ñồ phân bố giá trị các ngành kinh tế của huyện Trấn Yên 58
4.3. Biểu ñồ phân bố giá trị kinh tế các ngành nông nghiệp của huyện
Trấn Yên 64
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 1
1. MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Trong những năm qua, cùng với sự nghiệp ñổi mới của ñất nước, nền
nông nghiệp nước ta phát triển nhanh, liên tục và toàn diện ñã ñạt ñược những
thành tựu to lớn. ðặc biệt, sản xuất lương thực ñã góp phần quan trọng vào ổn
ñịnh chính trị, kinh tế và ñời sống nhân dân. Do vậy, sản xuất lương thực luôn
là vấn ñề quan trọng và cấp bách, nhất là lúa gạo ñã chiếm tới 90% sản lượng
lương thực cả nước.
Hiện nay, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới ñược áp dụng vào sản xuất, do ñó
chúng ta có những ñột phá vượt bậc về năng suất, sản lượng lúa nhưng hiệu
quả sản xuất lúa trên diện tích còn thấp, ngay cả trong vùng có ñiều kiện thâm
canh tốt nhất. Lý do chính là trong sản xuất lúa chúng ta chỉ chú ý ñến năng
suất mà chưa chú ý ñến chất lượng ñể ñáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Do
vậy, bên cạnh việc phải tiếp tục nhiệm vụ an ninh lương thực, nâng cao ñời
sống nhân dân, phải ñẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới. ðể giải
quyết vấn ñề này, cần có những giống lúa có chất lượng gạo tốt, thơm ngon,
thành phần dinh dưỡng cao ñồng thời phải có năng suất cao, ổn ñịnh, thích
nghi với ñiều kiện canh tác ở ñịa phương.
Huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là huyện có nhiều ñiều kiện thuận lợi ñể
phát triển nông nghiệp. Trong những năm qua, huyện ñã có những bước
chuyển ñổi ñáng kể trong cơ cấu kinh tế và phát triển các lĩnh vực xã hội khác.
Huyện ñã xác ñịnh nông nghiệp là mặt trận hàng ñầu, tập trung ñổi mới mạnh
mẽ cơ cấu mùa vụ và chất lượng giống. Phát triển nhanh và có hiệu quả
những giống lúa mới có năng suất, chất lượng tốt vào sản xuất, thúc ñẩy sản
xuất nông nghiệp tăng nhanh và ổn ñịnh. Bình quân lương thực ñầu người ñạt
360 kg/người/năm, hàng năm có khoảng 40% lượng lương thực là hàng hóa
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 2
trong ñó chủ yếu là lúa chất lượng [2]. Kết quả này ñã ñóng góp phần quan
trọng vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế xã hội của ñịa phương, tạo
việc làm, tăng thu nhập và cải thiện ñiều kiện ñời sống vật chất, tinh thần cho
phần lớn người dân. Tuy nhiên, hiện nay giá trị hàng hoá của cây lúa chưa
cao, mặc dù huyện có nhiều tiềm năng ñể phát triển sản xuất lúa hàng hoá như
ñiều kiện tự nhiên, khí hậu, thuỷ văn và nguồn lực... nhưng chưa ñược khai
thác triệt ñể.
Nghị quyết ðại hội ðảng bộ huyện Trấn Yên lần thứ XIX về phát triển
nông nghiệp ñã khẳng ñịnh: “ðẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng
hàng hóa, tạo bước chuyển biến mạnh hơn trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp
và kinh tế nông thôn” [21]. Theo báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế của
huyện giai ñoạn 2009–2010; giai ñoạn năm 2010 ñến năm 2015 và ñến năm
2020 như sau: Tốc ñộ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 13,6%, bình
quân ñầu người năm 2010 ñạt khoảng 9,5 triệu ñồng (tính theo giá trị hiện
hành), tỷ trọng ngành nông nghiệp ñạt 40%, tổng sản lượng lương thực hàng
năm ñạt: 28.084 tấn .
ðể ñạt ñược mục tiêu trên trong thời gian tới, huyện cần phát triển
nông nghiệp toàn diện cả trồng trọt và chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng
hoá, ña dạng sản phẩm, khai thác tốt tiềm năng ñất ñai, lao ñộng, vốn, kỹ
thuật và thị trường. Chuyển ñổi cơ cấu cây trồng, ưu tiên các loại cây có giá
trị kinh tế cao, mở rộng diện tích trồng lúa chất lượng thành vùng sản xuất lúa
hàng hóa [2].
Căn cứ vào ñiều kiện về tự nhiên ñất ñai, khí hậu và ñiều kiện kinh tế
xã hội, phương hướng nhiệm vụ phát triển nông nghiệp của huyện Trấn Yên,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng
cao năng suất lúa chất lượng tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái”.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 3
1.2. Mục ñích và yêu cầu nghiên cứu
1.2.1. Mục ñích
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng của sản xuất lúa chất lượng, ñánh giá
những thuận lợi và khó khăn tác ñộng ñến hệ thống trồng trọt và sản xuất lúa
chất lượng của huyện. Từ ñó, ñưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng suất
lúa chất lượng góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hoá nhằm tăng thu nhập cho người dân góp phần xoá ñói giảm nghèo,
tận dụng cao nhất các nguồn tài nguyên sẵn có tại ñịa phương.
1.2.2. Yêu cầu
- ðánh giá ñiều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội chi phối sản xuất nông
nghiệp tại ñịa phương.
- ðánh giá thực trạng sản xuất ngành trồng trọt và sản xuất lúa của
huyện Trấn Yên: Thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất.
- Thực hiện một số thí nghiệm về lúa chất lượng trên ñịa bàn huyện và ñề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lúa chất lượng trên ñịa bàn huyện.
1.3. Ý nghĩa của ñề tài
* Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài là cơ sở khoa học góp phần bổ sung,
hoàn thiện về hệ thống cây trồng, ñặc biệt là sản xuất lúa chất lượng tại huyện
Trấn Yên.
* Ý nghĩa thực tiễn
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống sản xuất lúa chất lượng thích hợp
theo hướng hàng hoá tại huyện Trấn Yên, tạo cơ sở ñể mở rộng diện tích lúa
chất lượng trên ñịa bàn huyện.
- Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, phát
triển kinh tế - xã hội của huyện Trấn Yên , tỉnh Yên Bái.
- ðẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng ñặc biệt là cây lúa theo
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 4
hướng sản xuất hàng hoá.
1.4. ðối tượng nghiên cứu và giới hạn của ñề tài
1.4.1. ðối tượng nghiên cứu.
- Các tài liệu thứ cấp ở ñịa phương có liên quan ñến sản xuất nông
nghiệp và sản xuất lúa (các yếu tố ñất ñai, diện tích ñất trồng trọt, thời tiết, khí
hậu...).
- Các hệ thống cây trồng hiện có.
- Các giống cây trồng.
- Các vật liệu thử nghiệm.
- Các hộ nông dân tham gia trong ñề tài.
1.4.2. Giới hạn của ñề tài
ðề tài tập trung nghiên cứu hệ thống cây trồng có lúa và lúa chất lượng
tại huyện. Nghiên cứu, ñề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng suất lúa chất
lượng và phát triển sản xuất lúa theo hướng hàng hoá trên ñịa bàn toàn huyện.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 5
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số cơ sở lý luận cơ bản sản xuất lúa
2.1.1. Cơ sở lý thuyết về hàng hóa
2.1.1.1. Khái niệm về hàng hóa
Hàng hóa là những thứ có thể thỏa mãn ñược mong muốn hay nhu
cầu, yêu cầu và ñược cung cấp cho thị trường nhằm mục ñích thỏa mãn
người tiêu dùng [8].
Philip Kotler (1997) nhận ñịnh: Hàng hóa là tất cả những cái gì có thể
thỏa mãn ñược mong muốn hay nhu cầu và ñược cung ứng cho thị trường
nhằm mục ñích thu hút sự chú ý, mua, sử dụng hay tiêu dùng [48].
Theo ông mối quan hệ giữa nhu cầu cụ thể và hàng hóa ñược thể hiện
theo 3 cấp ñộ khác nhau.
- Nhu cầu cụ thể không ñược thỏa mãn
- Nhu cầu cụ thể ñược thỏa mãn một phần
- Nhu cầu cụ thể ñược thỏa mãn hoàn toàn (hay còn gọi là nhu cầu
lý tưởng).
Trong nền sản xuất hàng hóa, nhà sản xuất phải nghiên cứu nhu cầu của
người tiêu dùng là công việc cần thiết và trước hết, sau ñó tạo ra những thứ
hàng hóa thích hợp ñể ñáp ứng nhu cầu ñó.
Hàng hóa ở ñây ñược hiểu theo nghĩa rộng vừa mang tính chất ñịnh
hình vừa mang tính chất vô hình. Nó bao gồm cả dịch vụ, ñịa ñiểm, tổ chức,
các loại hình hoạt ñộng và ý tưởng. Hàng hoá có hai thuộc tính là giá trị sử
dụng và giá trị.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 6
Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào
ñó của con người. Mỗi hàng hoá ñều có một hay một số công dụng nhất ñịnh
có thể thoả mãn nhu cầu nào ñó của con người; hoặc là cho nhu cầu tiêu dùng
của cá nhân như lương thực, thực phẩm…hoặc là nhu cầu cho sản xuất như
thiết bị máy móc, nguyên vật liệu; là nhu cầu vật chất hoặc nhu cầu tinh thần .
Chính công dụng của vật phẩm làm nó trở thành một giá trị sử dụng hay có
một giá trị sử dụng. Bất cứ vật phẩm nào cũng có một số công dụng nhất ñịnh.
Nhờ sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ mà con người ngày càng
phát hiện ñược nhiều thuộc tính có ích của vật phẩm, nhưng việc phát hiện, sử
dụng những thuộc tính ấy lại tuỳ thuộc vào trình ñộ phát triển của khoa học
công nghệ. Giá trị sử dụng của hàng hoá không phải là giá trị sử dụng nhằm
ñể cho bản thân người sản xuất ra nó tiêu dùng, mà là giá trị sử dụng cho
người khác, tức là giá trị sử dụng của xã hội. Giá trị sử dụng chỉ ñược thực
hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng nó. Khi chưa tiêu dùng, giá trị sử dụng
chỉ ở trạng thái khả năng [14].
Giá trị của hàng hoá là hao phí lao ñộng ñể tạo ra hàng hoá, kết tinh
trong hàng hoá, là cơ sở chung của sự trao ñổi, giá trị hàng hoá là biểu hiện
quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá [13]. Giá trị trao ñổi chỉ là hình
thức biểu hiện của giá trị. Giá trị hàng hoá là nội dung, là cơ sở của sự trao
ñổi. Người sản xuất làm ra hàng hoá ñể bán, nên mục ñích của họ là giá trị
chứ không phải là giá trị sử dụng. Trong tay người sản xuất có giá trị sử dụng
nhưng cái mà họ quan tâm là giá trị hàng hoá. Người sản xuất chú ý ñến giá
trị sử dụng cũng chính là ñể ñạt ñược mục ñích giá trị. Ngược lại, người mua
cần giá trị sử dụng, nhưng muốn có giá trị sử dụng thì trước hết phải trả giá trị
cho người sản xuất ra nó, tức là phải thực hiện ñược giá trị hàng hoá thì mới
chi phối ñược giá trị sử dụng. Như vậy, giá trị sử dụng và giá trị là hai thuộc
tính cùng tồn tại chúng thống nhất với nhau ở một hàng hoá.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 7
2.1.1.2. Sản xuất hàng hoá
Bản chất của sản xuất hàng hóa (SXHH): Trước hết, ñể hiểu SXHH
chúng ta cần hiểu thế nào là kinh tế tự nhiên. Kinh tế tự nhiên là kiểu sản xuất
tự cung tự cấp, sản phẩm làm ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của người trực tiếp
sản xuất ra nó. Kiểu sản xuất này gắn liền với nền sản xuất nhỏ, lực lượng lao
ñộng có trình ñộ thấp và phân công lao ñộng kém phát triển. SXHH vận hành
theo cơ chế riêng của nó, chịu sự tác ñộng của các quy luật chi phối, ñiều tiết
sản xuất và trao ñổi. SXHH là kiểu tổ chức sản xuất, trong ñó sản phẩm làm ra
không phải ñể ñáp ứng nhu cầu của người trực tiếp sản xuất mà là nhu cầu của
xã hội thông qua trao ñổi mua bán.
Hàng hóa là sản phẩm do người lao ñộng tạo ra, nhưng ñể trao ñổi.
SXHH ra ñời, phát triển dựa trên cơ sở phát triển các phương thức sản xuất
cùng với sự phân công lao ñộng xã hội. Sự phân công càng cao thì SXHH càng
phát triển, ñời sống người dân ngày càng tăng lên, làm cho quá trình trao ñổi
hàng hóa diễn ra mạnh mẽ hơn, SXHH phát triển ngày càng ña dạng hơn [7].
SXHH chỉ ra ñời và tồn tại trong một số phương thức sản xuất của xã
hội, gắn liền với những ñiều kiện lịch sử nhất ñịnh. ðiều kiện ra ñời và tồn tại
của SXHH cần có 2 ñiều kiện là phải có sự phân công lao ñộng xã hội và hình
thành chế ñộ ña sở hữu về tư liệu sản xuất [11]:
* Phân công lao ñộng xã hội: Là sự chuyên môn hoá lao ñộng, chuyên
môn hoá sản xuất thành những ngành nghề khác nhau, mỗi người chỉ sản xuất
một thứ hoặc vài chi tiết của sản phẩm. Song, nhu cầu của họ lại bao hàm nhiều
thứ khác. ðể thoả mãn nhu cầu ñó, cần có sự trao ñổi sản phẩm giữa họ với
nhau. Vì vậy, chính sự phân công lao ñộng xã hội làm cho những người sản
xuất phải sống dựa vào nhau, phụ thuộc lẫn nhau, có mối quan hệ kinh tế lẫn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 8
nhau. Sự phân công lao ñộng xã hội luôn vận ñộng theo tính quy luật sau:
- Tỷ lệ và số tuyệt ñối lao ñộng nông nghiệp ngày càng giảm, còn tỷ lệ
và số tuyệt ñối lao ñộng công nghiệp ngày càng tăng.
- Tỷ lệ lao ñộng trí óc ngày càng tăng và chiếm phần lớn so với lao
ñộng giản ñơn trong tổng số lực lượng lao ñộng xã hội.
- Tốc ñộ tăng lao ñộng trong các ngành công nghiệp, dịch vụ cao hơn
tốc ñộ tăng lao ñộng trong ngành sản xuất nông nghiệp.
* Hình thành chế ñộ ña sở hữu về tư liệu sản xuất: Trong lịch sử ra ñời
của sản xuất hàng hoá, sự tách biệt này là do chế ñộ tư hữu về tư liệu sản xuất
quy ñịnh. Chế ñộ tư hữu xác ñịnh người sở hữu sản phẩm lao ñộng. Chế ñộ tư
hữu làm họ ñộc lập với nhau, do ñó họ sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào
và hao phí lao ñộng ñể sản xuất ra hàng hoá nhiều hay ít ñều do họ quyết
ñịnh. Nhưng họ vẫn nằm trong hệ thống phân công lao ñộng xã hội, do ñó họ
phụ thuộc lẫn nhau cả về sản xuất lẫn tiêu dùng. Vì thế, muốn thoả mãn nhu
cầu của nhau thì cần phải trao ñổi, mua bán sản phẩm trên thị trường [13].
Theo V.I.Lênin (1974) [19], sản xuất hàng hoá chính là cách tổ chức kinh
tế xã hội, trong ñó sản phẩm ñều do những người sản xuất cá thể, riêng lẻ, sản
phẩm nhất ñịnh, thành thử muốn thoả mãn các nhu cầu của xã hội thì cần phải có
mua bán sản phẩm (vì vậy sản phẩm trở thành hàng hoá) trên thị trường.
Do có sự phân công lao ñộng xã hội và sự tồn tại những hình thức sở
hữu khác nhau, cho nên quan hệ giữa những người sản xuất là quan hệ mâu
thuẫn. Họ vừa ñộc lập với nhau, nhưng lại có mối quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau. Giải quyết mối quan hệ mâu thuẫn này ñòi hỏi tất yếu phải có quan hệ
trao ñổi hàng hoá với nhau. Khi trao ñổi trở thành tập quán là mục ñích của
sản xuất thì kinh tế hàng hoá ra ñời.
Những năm trước ñây, nông nghiệp nước ta mang tính tự cấp tự túc nên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 9
hàng năm vẫn phải nhập khẩu lương thực vì sản lượng lương thực không ñủ
ñáp ứng nhu cầu tiêu dùng của toàn dân. Trong suốt thời gian dài, sản lượng
lương thực, thực phẩm của ta hầu như dậm chân tại chỗ, mà chi phí sản xuất
lại quá cao, hiệu quả kinh tế thấp, các Nông trường Quốc doanh năm nào
cũng “lãi giả, lỗ thật”, Nhà nước thường xuyên phải cung cấp ngân sách ñể bù
vào. Từ khi thực hiện giao ñất nông nghiệp cho hộ nông dân sử dụng lâu dài,
tình hình sản xuất nông nghiệp ñã có nhiều khởi sắc, sản lượng quy thóc
không ngừng tăng lên, ñời sống của người dân ngày càng ổn ñịnh và bước ñầu
ñã có tích luỹ. Kinh tế học vi mô ñã khẳng ñịnh: khi tồn tại nền kinh tế thị
trường thì cũng tồn tại nền sản xuất hàng hoá. Vậy sản xuất hàng hoá là gì:
ðó là việc sản xuất ra những sản phẩm với mục ñích ñem bán ñể thu về giá trị
của nó và có giá trị thặng dư ñể tái sản xuất mở rộng.
Nền kinh tế thị trường ra ñời làm nảy sinh quy luật “cung- cầu” trên thị
trường và toàn xã hội, ñối với sản xuất nông nghiệp thì khả năng cung là các
nông sản như lương thực, thực phẩm, nguyên liệu chế biến. Còn cầu của nông
dân là sản phẩm công nghiệp như: Hàng hoá tiêu dùng và vật tư nông nghiệp.
Chính vì thế, nông hộ muốn thoả mãn nhu cầu về hàng tiêu dùng ñể tái sản
xuất thì buộc họ phải có sản phẩm ñem bán, hiệu quả của sản xuất hàng hoá
ñược ñặt lên hàng ñầu và sản xuất hàng hoá là một tất yếu.
Sản xuất hàng hoá nông nghiệp càng phát triển thì thu nhập của người
nông dân càng ñược nâng cao, thị trường nông sản lưu thông sẽ làm tăng giá
trị của các nông sản phẩm, từng bước ñưa ñời sống của người nông dân tiến
tới ñời sống tốt hơn. Nếu nông nghiệp vẫn giữ lối sản xuất cũ thì khả năng
tích luỹ của nông dân hầu như không có, thu nhập của họ sẽ không vượt qua
nghèo khổ. ðối với quy mô sản xuất của hộ gia ñình nếu không chuyên môn
hoá sản xuất mỗi loại một ít, nuôi nhiều loại vật nuôi thì kết quả cao nhất
cũng chỉ thoả mãn ñược nhu cầu của gia ñình mà không có sản phẩm ñem
trao ñổi ñể thỏa mãn nhu cầu về ñời sống tinh thần cũng như ñề phòng tai nạn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 10
rủi ro. Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá là hướng ñi ñúng ñắn giúp
người nông dân có thu nhập cao nhất.
2.1.2. Cơ sở lý thuyết về thị trường
Thị trường là một tập hợp những người mua hàng, bán hàng hiện có
và sẽ có.
Theo Philip Kotler (1997) [48], một nền kinh tế ñơn giản gồm 4 thành
phần: Một ngư dân, một thợ săn, một thợ gốm và một nông dân. Bốn thành
phần này tìm cách thỏa mãn nhu cầu của mình theo ba phương thức khác nhau.
Một là: Tự cung, tự cấp, trong ñó mỗi người tự kiếm cho mình mọi thứ
cần thiết.
Hai là: Trao ñổi phân tán, mỗi người ñều coi ba người còn lại là những
khách hàng tiềm năng hợp thành thị trường của mình.
Ba là: Trao ñổi tập trung, tại ñây xuất hiện một nhân vật trung gian cần
thiết gọi là “nhà buôn”, tồn tại ở ñâu ñó liên quan trực tiếp với 4 người này,
tại nơi người ta gọi là chợ. Cả 4 người ñều ñem thứ mình có ñến cho nhà buôn
rồi lấy thứ mà họ cần ở ñó.
Như vậy sự hình thành nhà buôn và thị trường ñã làm giảm thiểu số
thương vụ cần thiết, nói cách khác là ñã làm tăng hiệu quả thương mại.
Theo Robert S. Pindyck, Daniel L. Rubingeld, thì thị trường là tập hợp
những người mua và người bán tác ñộng qua lại lẫn nhau dẫn ñến khả năng
trao ñổi. Thị trường là trung tâm của các hoạt ñộng kinh tế (Dẫn theo Ngô
ðình Giao, 1999) [8].
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường có nhiều người mua và
người bán, không có một cá nhân nào có ảnh hưởng ñáng kể ñến người mua
và người bán. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo thường phổ biến một giá
duy nhất là giá thị trường. Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là những
người bán khác nhau có thể ñặt giá khác nhau cho cùng một loại sản phẩm,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 11
khi ñó giá thị trường ñược hiểu là giá bình quân phổ biến.
Thị trường là ñộng lực thúc ñẩy cải tiến cơ cấu cây trồng hợp lý. Theo cơ
chế thị trường thì cơ cấu cây trồng phải làm rõ ñược các vấn ñề: trồng cây gì?,
ñối tượng phục vụ là ai?. Thông qua sự vận ñộng của giá cả thị trường có tác
ñộng ñịnh hướng cho người sản xuất nên trồng cây gì, với số lượng chi phí như
thế nào ñể ñáp ứng ñược nhu cầu của xã hội và thu ñược kết quả cao. Thông
qua thị trường, người sản xuất ñiều chỉnh quy mô sản xuất, cải tiến cơ cấu cây
trồng, thay ñổi giống cây trồng, cơ cấu mùa vụ cho phù hợp với thị trường.
Thị trường có tác dụng ñiều chỉnh cơ cấu cây trồng, chuyển dịch theo
hướng ngày càng ñạt hiệu quả cao hơn. Cải tiến cơ cấu cây trồng chính là ñiều
kiện, là yêu cầu ñể mở rộng thị trường. Khu vực nông thôn là thị trường cung
cấp nông sản hàng hoá cho toàn xã hội và là thị trường tiêu thụ sản phẩm của
ngành công nghiệp, cung cấp nông sản cho ngành dịch vụ và ñó cũng là nơi
cung cấp lao ñộng cho các ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân. Do vậy, thị
trường và sự cải tiến cơ cấu cây trồng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thị
trường là ñộng lực thúc ñẩy cải tiến cơ cấu cây trồng, song nó có mặt hạn chế
là nếu ñể cho phát triển một cách tự phát sẽ dẫn ñến sự mất cân ñối ở một giai
ñoạn, một thời ñiểm nào ñó. Chính vì vậy, cần có những chính sách của nhà
nước ñiều tiết kinh tế vĩ mô ñể phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực
của thị trường.
Kinh tế hàng hoá là một hình thức tổ chức kinh tế trong ñó sản phẩm
sản xuất ra dùng ñể mua bán, trao ñổi trên thị trường, giá trị của sản phẩm
hàng hoá phải thông qua thị trường và ñược thị trường chấp nhận (Dẫn theo
Hồ Gấm, 2003)[7].
Có thể sử dụng tỷ suất lợi nhuận MBCR (Marginal Benefit Cost Ratio)
ñể ñánh giá hiệu quả kinh tế của cơ cấu cây trồng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 12
GRn – GRi
MBCR
=
Cn - TVCi
Khi MBCR > 2 thì cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế (Phạm Chí
Thành, 1996)[29].
Thông tin thị trường không chỉ giúp nông dân ra quyết ñịnh có lợi trong
thời hạn ngắn và khi nào, ở ñâu ñể sản xuất phục vụ thị trường cũng như giá
cả mà họ mong ñợi có ñược. Thông tin thị trường cũng có những chức năng
quan trọng khác, giúp nông dân quyết ñịnh sản xuất cái gì. Từ ñó giúp người
nông dân biết ñược những xu hướng, cơ hội thị trường và họ có cơ hội thành
công hơn những người khác.
Trong thực tế, thông tin thị trường giữ một vai trò quan trọng trong tất
cả các thị trường bằng việc quy ñịnh quá trình cạnh tranh thị trường, giúp cho
người nông dân sản xuất những nông sản ñáp ứng ñược nhu cầu của thị
trường, rút ngắn các kênh thị trường, giảm bớt chi phí vận chuyển, ñảm bảo
các giao dịch thị trường một cách công bằng. Tất cả những người tham gia
trong giao dịch ñó ñều phải chia sẻ rủi ro và lợi nhuận.
2.1.3. ðặc ñiểm phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa
Sản xuất nông nghiệp hiện vẫn giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh
tế Việt Nam. Vì vậy, ñể phát triển sản xuất lúa theo hướng hàng hoá cần phải
nắm ñược một số ñặc ñiểm cơ bản sau:
Sản xuất lúa của nước ta hiện nay tiến hành trong ñiều kiện thời tiết
khó khăn phức tạp, vì vậy ñể phát triển theo hướng hàng hoá các ñịa phương,
các hộ gia ñình phải theo dõi, nắm vững sự biến ñộng của ñiều kiện tự nhiên
ñể chủ ñộng tránh những biến ñộng xấu và tranh thủ tận dụng những biến ñổi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 13
theo chiều hướng tốt một cách kịp thời ñảm bảo tăng năng suất, chất lượng,
hạn chế chi phí cho sản xuất ñến mức tối thiểu nhằm tăng thu nhập cho hộ
nông dân. Các giống lúa hiện nay chúng ta ñang sản xuất có ñặc tính sinh lý
khác nhau, chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết. Do ñó, việc lựa chọn giống lúa
phù hợp ñiều kiện tự nhiên thích nghi với sự biến ñộng thời tiết là hết sức cần
thiết.(Dẫn theo Nguyễn Văn Ngưu, 2007)[24].
Sản xuất nông nghiệp rất phong phú và ña dạng. Do vậy, nông hộ phải
lựa chọn giống sao cho phù hợp khả năng ñầu tư của mình, phù hợp với nhu
cầu thị trường nhằm tăng tỷ trọng nông sản hàng hoá, từ ñó tăng thu nhập cho
hộ nông dân. Vì vậy, ñể sản phẩm ñưa ra thị trường vẫn ñảm bảo chất lượng
ñòi hỏi các hộ cần ñầu tư hợp lý trong các khâu của quá trình sản xuất.
Theo Phạm Văn Tiêm (2005)[28], khi thị trường lương thực ñược
thông suốt, lương thực ñược ñiều tiết theo quy luật cung cầu trên thị trường cả
nước, vận chuyển lương thực từ vùng dư thừa sang vùng thiếu ñược tự do,
ngoài các thành phần kinh tế tự vận chuyển, Nhà nước cũng ñã tổ chức lưu
thông với khối lượng lớn trong những năm 1989 – 1991 so với các năm 1976
– 1980. Chính các chính sách của Nhà nước từ khi ñổi mới ñến nay cũng ñã
có tác dụng tích cực, to lớn thúc ñẩy sản xuất lương thực phát triển nhanh,
liên tục và ñạt mức tăng ñáng kể. Hàng nông sản ñược tự do lưu thông theo cơ
chế thị trường, mở rộng và tăng cường xuất khẩu kích thích sản xuất lương
thực phát triển ngày càng hiệu quả.
Theo Dương Ngọc Trí (2007)[37], Việt Nam tham gia hội nhập là ñã
tác ñộng rất lớn ñến mở rộng thương mại hàng hóa nói chung và thương mại
nông sản nói riêng với xu hướng “Càng chủ ñộng hội nhập, Việt Nam càng
mở rộng thương mại và ñưa lợi ích kinh tế ngày càng cao”.
Trong hơn thập kỷ qua, nô._.ng nghiệp nước ta ñã phát triển với tốc ñộ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 14
cao, ñã hình thành nhiều vùng chuyên canh, sản xuất dư thừa nhiều loại nông
sản phẩm, không những ñáp ứng ñầy ñủ nhu cầu trong nước về lương thực,
thực phẩm mà còn tham gia xuất khẩu, ñứng vị trí cao trên thế giới. Năm
2005 kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản ñạt 5.977 triệu USD chiếm 18,44%
kim ngạch xuất khẩu cả nước, (Trần Văn ðạt, 2007 )[6]. ðây là tỷ lệ rất cao
so với các nước khác, và càng có ý nghĩa khi nông nghiệp nước ta ở trình ñộ
còn thấp, xuất khẩu sản phẩm thô là chính. Trong tương lai khi ngành chế
biến nông sản phát triển thì tỷ lệ này chắc chắn còn cao hơn nữa.
Tuy nhiên, hiện nay nông sản hàng hoá chất lượng cao của ta chưa
nhiều, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô, giá trị thấp, tính cạnh tranh
trong khu vực và trên thị trường thế giới còn yếu, thị trường nông sản tổ chức
chưa chặt chẽ, tính ổn ñịnh không cao. Cơ sở thương mại phục vụ tiêu thụ còn
hạn chế, các hệ thống kênh thị trường hoạt ñộng còn chưa thông suốt, hiệu
quả thương mại còn khiêm tốn, cũng như còn có sự mất cân ñối trong phân
phối hiệu quả, lợi nhuận giữa các thành phần tham gia thị trường trong từng
loại nông - lâm sản trong từng thị trường khu vực. ðó là những thách thức lớn
ñối với quản lý nhà nước trong tiêu thụ nông sản hàng hóa trong thời gian tới.
Giá các mặt hàng nông sản xuất khẩu của ta ñang tiếp cận dần với giá
bình quân thế giới. Song ñể bán sản phẩm với giá bằng hoặc cao hơn giá thế
giới cần nghĩ tới cải tiến chất lượng thích ứng với thị trường và ña dạng hóa
sản phẩm. Bên cạnh ñó, cần hạ chi phí sản phẩm xuống mức thấp nhất, có như
vậy lợi nhuận từ xuất khẩu mới là nguồn thu ngoại tệ lớn, sẽ là nguồn ñầu tư
quan trọng cho phát triển nông nghiệp trong tương lai. Hơn nữa, thị trường
nông nghiệp nội ñịa mới hình thành, nông nghiệp xuất khẩu ñang gặp sự cạnh
tranh khốc liệt trong ñiều kiện nước ta mới gia nhập WTO. Vì vậy trong năm
tới, những chính sách liên quan ñến thị trường nông sản, ñòi hỏi phải có sự
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 15
nhìn tổng thể và ñịnh hướng phát triển cụ thể trong ñiều kiện nền kinh tế nước
ta ñang thời kỳ sơ khai của nền kinh tế thị trường từng bước tham gia tự do
hoá thương mại.
Trong ñiều kiện của nước ta hiện nay, nhiệm vụ của nông nghiệp trong
những năm tới phải ñảm bảo 2 yêu cầu lớn là:
Một là: Tiếp tục ñẩy nhanh tốc ñộ tăng trưởng của sản xuất nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm ñảm bảo nhu cầu ñời sống nhân
dân ñược cải thiện thêm một bước, có ñủ nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến, kim ngạch xuất khẩu ngày càng lớn.
Hai là: ðồng thời phải góp phần giải quyết yêu cầu về công bằng xã hội
trong nông thôn, trong ñó những vấn ñề ñòi hỏi giải quyết bức bách trong quá
trình thực hiện cơ chế quản lý kinh tế [50].
2.1.4. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng sản
xuất hàng hóa
ðể ñáp ứng nhu cầu nhiều mặt ngày càng tăng của con người ñòi hỏi
ngành nông nghiệp phải sản xuất ra ngày càng nhiều lương thực, thực phẩm,
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản hàng hoá, ñồng thời tạo ra cơ
sở hạ tầng kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển. Với những
thành tựu của khoa học nông nghiệp, các hộ nông dân, các cơ sở sản xuất ñã
tập trung sản xuất những cây trồng có khả năng thích nghi cao với ñiều kiện
sinh thái, có lợi thế hơn các vùng khác trên thị trường, hình thành hệ thống
cây trồng ngày càng có hiệu quả kinh tế cao. Nhiều vùng sinh thái nông
nghiệp có những nguồn tài nguyên tiềm ẩn to lớn, dưới ánh sáng của khoa học
kỹ thuật, thực hiện việc chuyển ñổi cơ cấu cây trồng hình thành nên những
vùng chuyên canh tập trung mang tính hàng hoá cao, ñem lại hiệu quả kinh tế
trong sản xuất nông nghiệp. Sử dụng một cách hợp lý các nguồn tài nguyên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 16
thiên nhiên, kinh tế xã hội, gắn lợi ích trước mắt với hiệu quả lâu dài, bền
vững, gắn lợi ích kinh tế với bảo vệ môi trường và cải tạo môi trường sinh
thái (Nguyễn Duy Tính, 1995)[31], (ðào Thế Tuấn, 1997)[33]. Việc xây dựng
cơ cấu cây trồng mới phải góp phần hình thành nền nông nghiệp bền vững.
Nền nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp ñòi hỏi sự quản lý thành
công các nguồn tài nguyên nông nghiệp, ñể thỏa mãn nhu cầu ñang thay ñổi
của con người trong khi vẫn duy trì hay tăng cường cơ sở tài nguyên thiên
nhiên và tránh ñược sự suy thoái môi trường (Lưu ðức Hải,2001)[9].
Theo FAO (1980)[45], thì Phát triển bền vững là sự quản lý bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên, ñịnh hướng sự thay ñổi về nông nghiệp và tổ chức sao
cho ñạt tới và thỏa mãn nhu cầu của con người ở hiện tại cũng như tương lai.
Sự phát triển bền vững ñó có thể là bảo vệ ñất nước, bảo tồn các tài nguyên
thiên nhiên, không làm suy thoái môi trường.
Phát triển nông nghiệp bền vững chiếm vị trí quan trọng, nhiều khi có
tính quyết ñịnh trong sự phát triển chung của xã hội. Khái niệm về phát triển
nông nghiệp bền vững trong sự phát triển của xã hội loài người mới chỉ hình
thành rõ nét trong những năm 1990 qua các hội thảo và xuất bản [27]. ðiều cơ
bản nhất của phát triển nông nghiệp bền vững là cải thiện chất lượng cuộc
sống trong sự tiếp cận ñúng ñắn về môi trường ñể giữ gìn những tài nguyên
cơ bản nhất cho thế hệ sau.
Theo FAO (1989)[46], thì nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý có
hiệu quả tài nguyên cho nông nghiệp ñể ñáp ứng nhu cầu cuộc sống của con
người; ñồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên, môi trường và
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Còn theo Bộ Nông nghiệp Canada thì hệ thống nông nghiệp bền vững
là hệ thống có hiệu quả kinh tế, ñáp ứng nhu cầu của xã hội về an ninh lương
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 17
thực; ñồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi
trường sống cho ñời sau [45]. Các ñịnh nghĩa có thể có nhiều cách biểu thị
khác nhau, song về nội dung thường bao gồm 3 thành phần cơ bản sau:
- Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ
thống nông nghiệp phù hợp ñiều kiện sinh thái và không tổn hại môi trường.
- Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong
mối quan hệ con người cho cả ñời sau.
- Bền vững thể hiện ở tính cộng ñồng trong hệ thống nông nghiệp hợp lý.
Hệ thống nông nghiệp bền vững phải ñáp ứng ñược nhu cầu ngày càng cao
về ăn và mặc thích hợp có hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội gắn với việc
tăng phúc lợi trên ñầu người. ðáp ứng nhu cầu là một phần quan trọng cần
ñưa vào ñịnh nghĩa vì sản lượng nông nghiệp cần thiết phải ñược tăng
trưởng trong những thập kỷ tới. Phúc lợi cho mọi người vì phúc lợi của ña số
dân trên toàn thế giới còn rất thấp [30].
Trong tất cả các ñịnh nghĩa, ñiều quan trọng nhất là phải biết sử dụng
hợp lý tài nguyên ñất ñai, giữ vững, cải thiện tài nguyên môi trường, có hiệu
quả kinh tế, năng suất cao và ổn ñịnh, tăng cường chất lượng cuộc sống, bình
ñẳng giữa các thế hệ, hạn chế rủi ro.
Nông nghiệp bền vững ñạt ñược là nhờ 3 yếu tố: Quản lý ñất bền vững,
công nghệ ñược cải tiến và hiệu suất kinh tế ñược nâng cao. Quản lý ñất bền
vững chiếm một vị trí quan trọng hàng ñầu trong nông nghiệp bền vững. Mục
tiêu của quản lý ñất bền vững là “ðiều hoà các mục tiêu và tạo cơ hội cho
việc ñạt ñược kết quả về môi trường, kinh tế, xã hội vì lợi ích của không chỉ
các thế hệ hiện nay mà còn cho các thế hệ trong tương lai” trong khi vẫn duy
trì và nâng cao chất lượng của tài nguyên ñất (Nguyễn Văn Lạng, 2002)[18].
2.1.5. Phương pháp luận trong nghiên cứu chuyển ñổi cơ cấu cây trồng
theo hướng sản xuất hàng hóa
Trong thế giới tự nhiên cũng như trong xã hội loài người mọi hoạt ñộng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 18
ñều diễn ra bởi các hợp phần (components) có những mối liên hệ, tương tác
hữu cơ với nhau ñược gọi là tính hệ thống. Vì vậy, muốn nghiên cứu một sự
vật, hiện tượng, hoạt ñộng nào ñó chúng ta phải coi lý thuyết hệ thống là cơ
sở của phương pháp luận và tính hệ thống là ñặc trưng, bản chất của chúng
(ðào Châu Thu, 2003)[32].
Lý thuyết hệ thống ñã ñược nhiều người nghiên cứu và ñược áp dụng
ngày càng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học giúp cho sự hiểu biết và giải
thích các mối quan hệ tương hỗ. Cơ sở lý thuyết hệ thống ñã ñược
L.Vonbertanlanty ñề xướng vào ñầu thế kỷ XX, ñã ñược sử dụng như một cơ
sở ñể giải quyết các vấn ñề phức tạp và tổng hợp. Một vài năm gần ñây quan
ñiểm về hệ thống ñược phát triển mạnh và áp dụng khá phổ biến trong lĩnh
vực sinh học và nông nghiệp.
Theo ðào Thế Tuấn (1998)[34], hệ thống là các tập hợp trật tự bên
trong (hay bên ngoài) của các yếu tố có liên quan ñến nhau (hay tác ñộng lẫn
nhau), thành phần của hệ thống là các yếu tố. Các mối liên hệ và tác ñộng của
các yếu tố bên trong mạnh hơn so với các yếu tố bên ngoài hệ thống và tạo
nên trật tự bên trong của hệ thống. Một hệ thống là một nhóm các yếu tố tác
ñộng lẫn nhau, hoạt ñộng cho một mục ñích chung.
Hệ thống (system)là một tổng thể có trật tự các yếu tố khác nhau có
quan hệ và tác ñộng qua lại. Một hệ thống có thể xác ñịnh như một tập hợp
các ñối tượng hoặc các thuộc tính ñược liên kết bằng nhiều mối tương tác.
Quan ñiểm hệ thống là sự khám phá ñặc ñiểm của hệ thống ñối tượng bằng
cách nghiên cứu bản chất và ñặc tính của các mối tác ñộng qua lại giữa các
yếu tố [28].
Hệ thống nông nghiệp (HTNN) là một chỉnh thể bao gồm Nông – Lâm
– Ngư nghiệp, thu hoạch, bảo quản chế biến, lấy nông nghiệp làm cơ bản trên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 19
ñịa bàn nông thôn.
ðơn vị của một HTNN nếu chỉ xác ñịnh theo ñiều kiện tự nhiên thuần
túy là cảnh quan nông thôn, trong trường hợp thông thường, ñể dễ ứng dụng
nên xem xét trên góc ñộ tổ chức quản lý hành chính, lấy ñơn vị Quốc gia,
tỉnh, thành, huyện làm ñơn vị cơ bản.
Các HTNN gồm các thành tố sau ñây:
- ðất ñai và các nguồn năng lượng tự nhiên.
- Các hoạt ñộng giáo dục, chính trị, văn hóa và xã hội của dân cư.
- Các hoạt ñộng sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư
nghiệp, chế biến Nông – Lâm - Thủy sản, các hoạt ñộng công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp.
Các hệ thống khác nhau ñược mô tả theo các tiêu chí sau ñây:
- Khả năng cho sản phẩm cao nhất, thuận lợi và khó khăn.
- Khả năng cung cấp (hoặc yêu cầu) sử dụng lao ñộng.
- Khả năng (hoặc yêu cầu) cung cấp sử dụng tài nguyên và nguồn
tài chính.
- Khả năng (hoặc yêu cầu) tiếp nhận từ bên ngoài về vốn, tri thức khoa
học. Tức là khả năng thực hành (hoặc yêu cầu) ñầu tư cơ sở hạ tầng, ñầu tư
vốn và tiếp nhận công nghệ hiện ñại (Võ Minh Kha, 2003) [16].
Mặc dù mỗi tác giả có một ñịnh nghĩa khác nhau về hệ thống nông
nghiệp, nhưng nhìn chung họ ñều thống nhất rằng hệ thống nông nghiệp thực
chất là một hệ sinh thái nông nghiệp ñược ñặt trong một ñiều kiện kinh tế - xã
hội nhất ñịnh, tức là hệ sinh thái nông nghiệp ñược con người tác ñộng bằng
lao ñộng, các tập quán canh tác, hệ thống các chính sách…
Hệ thống nông nghiệp = Hệ sinh thái nông nghiệp + Các yếu tố kinh tế,
xã hội.
Hệ thống nông nghiệp bao gồm nhiều hệ phụ như hệ phụ trồng trọt;
chăn nuôi, chế biến, ngành nghề; quản lý, lưu thông và phân phối.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 20
2.1.6. Những nhân tố ảnh hưởng ñến phát triển sản xuất lúa hàng hóa
2.1.6.1. Nhu cầu thị trường
Theo dự báo của FAO, mức tăng sản lượng và nhu cầu về lương thực
và các mặt hàng nông sản sẽ tăng bình quân 2%/năm giai ñoạn 2004 - 2010.
Tuy nhiên, nếu tính bình quân ñầu người, sản lượng và tiêu dùng chỉ tăng
khoảng 0,7%/năm. ðối với các nước ñang phát triển, sản lượng và tiêu thụ
các mặt hàng nông sản chủ yếu bình quân ñầu người dự báo tăng 1,4%/năm.
Dự báo nhập khẩu hàng nông sản của các nước ñang phát triển sẽ ñạt 190,5 tỷ
vào năm 2010 [52].
Thị trường gạo ñang ñứng trước áp lực leo thang về giá trong bối cảnh
cung gạo toàn cầu thắt chặt. Sự gia tăng này là bằng chứng cho thấy nguồn
cung gạo tại một số nước xuất khẩu lớn bị thắt chặt trong khi nhu cầu nhập
khẩu gạo không giảm.
Dự báo của Liên Hợp Quốc cho thấy: Dân số thế giới sẽ tăng thêm 2,5
tỷ người vào năm 2020. ðiều này sẽ làm tăng ñáng kể khối lượng nhu cầu tiêu
dùng các sản phẩm nông nghiệp, ñặc biệt là lương thực thực phẩm. Do ñó, có
thể thấy rằng thị trường thế giới ñang tạo ra cơ hội cho các nông sản Việt
Nam, nhất là các sản phẩm lương thực - ñang là thế mạnh của nông nghiệp
Việt Nam trong giai ñoạn hiện nay [51].
Theo Nguyễn Văn Ngưu (2007)[24], nhu cầu của người tiêu dùng ngày
càng cao về chủng loại và chất lượng sản phẩm ở các thành phố như: Hà Nội,
Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh... Sự xuất hiện một thị trường mới về
gạo cao cấp ở thị trường trong nước và yêu cầu tăng khả năng cạnh tranh quốc
tế với gạo chất lượng cao ñã ñặt ra những thách thức mới cho sản xuất lúa gạo
của Việt Nam.
2.1.6.2. ðiều kiện tự nhiên
Sinh trưởng và phát triển của cây trồng ñều phụ thuộc vào những quy
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 21
luật nhất ñịnh, các quy luật này lại chịu sự khống chế bởi ñiều kiện thiên
nhiên phức tạp. Do vậy, ñiều kiện tự nhiên của vùng sản xuất có ảnh hưởng
lớn ñến năng xuất, chất lượng sản phẩm. ðất, nước, khí hậu và cây trồng có
mối quan hệ khăng khít với nhau bằng những quy luật chặt chẽ, phức tạp. Vì
vậy chúng ta cần phải hiểu và nắm chắc các quy luật ñó ñể vận dụng chúng
vào trong sản xuất.
2.1.6.3. Giống
Giống cây trồng là tiền ñề cho sự phát triển ngành trồng trọt, là ñiều
kiện quan trọng ñể tăng quy mô cả về sản lượng và chất lượng nông sản.
Giống có vị trí ñặc biệt quan trọng chi phối ñến nhiều biện pháp kỹ thuật và
hiệu quả kinh doanh của ngành nông nghiệp. ðể có ñược giống tốt, cần giải
quyết các yêu cầu sau:
- Tổ chức lai tạo chọn lọc giống, tạo ra nguồn giống có năng suất, chất
lượng cao, thích nghi ñược với ñiều kiện tự nhiên và sản xuất cụ thể. Tổ chức
quản lý tốt các nguồn gen gốc làm cơ sở cho sự lai tạo các giống lúa chất
lượng cao.
- Xây dựng một cơ cấu giống hợp lý, phù hợp với ñiều kiện kinh tế của
từng khu vực, ñịa phương.
- Xây dựng một hệ thống giống quốc gia, tăng cường ñưa các giống
mới có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với từng ñiều kiện tự nhiên vào
sản xuất ñại trà.
2.1.6.4. Phân bón
Trước những năm 70 của thế kỷ XX, phân bón ñược sử dụng chủ yếu là
các loại phân chuồng, phân rác, phân xanh các loại... Từ khi bắt ñầu cuộc
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 22
"Cách mạng xanh" ñến nay, với các cơ cấu cây trồng mới; giống mới (ñặc biệt
là các giống lai); hệ thống tưới tiêu ñược cải thiện; khả năng cung ứng phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật ñược tăng cường. ðặc biệt sau khi một số ñiều
trong Luật ñất ñai ñược sửa ñổi (tháng 12/l998), sản xuất nông nghiệp ñi theo
hướng thâm canh, tăng vụ ñể tăng năng suất, chất lượng nông sản cho phù
hợp với yêu cầu của thị trường.
Trong số các thiếu hụt về dinh dưỡng cho cây trồng trên các loại ñất,
lớn nhất và quan trọng nhất vẫn là sự thiếu hụt về ñạm, lân và kali. ðây cũng
là những chất dinh dưỡng mà cây trồng hấp thụ với lượng lớn nhất và sẽ chi
phối hướng sử dụng phân bón. Mặt khác, khi bón phân người ta cũng bắt ñầu
tính ñến nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây trồng, thậm chí của từng giống
cụ thể, trong các vụ gieo trồng trên từng loại ñất riêng. Vì vậy, trong việc bố
trí cơ cấu sản phẩm phân bón, vấn ñề quan trọng là phải nắm ñược cơ cấu cân
ñối dinh dưỡng cho cây trồng trong vụ ñổng thời có tính ñến ñặc ñiểm của các
loại cây trồng vụ trước.
Thực tế cũng chứng minh, phân hữu cơ chỉ có thể là một loại phân bón
bổ sung nhằm cân ñối dinh dưỡng và cải thiện tính chất cơ lý của ñất chứ
không thể thay thế hoàn toàn phân vô cơ (phân khoáng). Do vậy, ñể bảo ñảm
cho một nền nông nghiệp phát triển bền vững, phải tăng cường sử dụng phân
bón trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa phân vô cơ và phân hữu cơ, trong ñó các
loại phân ñược sử dụng không những chỉ cân ñối về tỷ lệ mà còn phải cân ñối
với lượng hấp thụ ñể bù lại lượng thiếu hụt do cây trồng lấy ñi từ ñất.
Vì vậy, trong sản xuất nông nghiệp không thể chấp nhận ñược nguyên
lý "tuyệt ñối không dùng phân hóa học và thuốc trừ sâu hóa học", ñặc biệt
trong ñiều kiện chúng ta ngày càng sử dụng nhiều giống cây trồng có năng
suất cao. ðịnh hướng phát triển nông nghiệp bền vững ñang ñặt ra yêu cầu sử
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 23
dụng phân bón hợp lý và phù hợp với ñiều kiện thực tế. Trước hết phải tăng
cường sử dụng các loại phân hữu cơ, cùng các biện pháp kỹ thuật khác như:
cày vặn rạ, cày vùi phụ phẩm các loại cây trồng (ñặc biệt là các cây họ ñậu)
hoặc trồng xen loại cây họ ñậu...
Những ý tưởng ñầu tiên về sử dụng phân bón phối hợp cân ñối xuất
hiện rất sớm từ một ñịnh luật do Ligbic ñề ra từ năm 1840. ðịnh luật trả lại
và ñịnh luật yếu tố hạn chế nối tiếp nhau xuất hiện. ðó là cơ sở của quan ñiểm
hiểu hệ thống sử dụng phân bón phối hợp cân ñối là sự cung cấp cân ñối dinh
dưỡng ñể ñạt năng suất cao.
Quan ñiểm về sử dụng phân bón phối hợp cân ñối có một bước tiến
mới, sự phối hợp hài hòa giữa bón phan và các ñiều kiện sinh sống khác của
cây trồng.
Trên quan ñiểm Hệ thống, khái niệm cân ñối hài hòa ñược mở rộng
them sự phối hợp cân ñối hài hòa giữa các thành tố của HTNN mà phân bón
chỉ là một thành tố (Võ Minh Kha; 2003) [16].
Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, nhận thức của
người nông dân cũng ñã ñược nâng cao, họ cũng ñã dần nhận thấy ñược tác hại
của việc bón phân mất cân ñối như: (sâu bệnh hại tăng, khả năng chống chịu
của cây lúa giảm…). Người nông dân cũng nhận thấy rằng: Trong 3 nguyên tố
N, P, K; lân thường có hiệu lực và hiệu quả kinh tế cao khi ñược bón cân ñối.
Vấn ñề này cần ñược tính ñến khi sử dụng phân hỗn hợp, phân phức hợp có tỷ
lệ N: P: K khác nhau ñể nhằm mục ñích nâng cao hiệu quả khi bón thúc. Bên
cạnh việc áp dụng các biện pháp sinh học như sử dụng các cây trồng xen làm
phân xanh, nông dân cần phải sử dụng phân hỗn hợp NPK có hàm lượng
nguyên tố dinh dưỡng cao ñể giảm phí vận chuyển, công lao ñộng, thì họ cũng
ñã bắt ñầu tăng tỷ lệ sử dụng phân tổng hợp NPK ñể bón cho cây trồng, nhưng
loại phân, tỷ lệ bón vẫn còn là bài toán khó cho sự phát triển ngành nông
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 24
nghiệp theo hướng phát triển hàng hóa của huyện trong tương lai.
2.1.6.5. Quy trình kỹ thuật
Mỗi loại giống cây trộng cũng như mỗi loại giống lúa khác nhau thích
nghi với các biện pháp thâm canh khác nhau. Thậm chí cùng một loại giống
các giai ñoạn sinh trưởng, phát dục khác nhau thì nhu cầu dinh dưỡng khác
nhau. Vì vậy, với mỗi loại cần có các quy trình kỹ thuật sản xuất riêng phù hợp
với ñặc ñiểm sinh trưởng phát dục từng giai ñoạn, khả năng thích nghi và sức
chống chịu của chúng theo mục ñích sản xuất của con người.
2.1.6.6. ðiều kiện kinh tế xã hội
* Chính sách liên quan ñến tiêu thụ,phát triển nông sản hàng hóa
Trong 20 năm của quá trình ñổi mới, nông nghiệp và nông thôn Việt
Nam ñã ñạt ñược thành tựu ñáng kể trong sản xuất nông nghiệp, có tác
ñộng lớn ñến thị trường tiêu thụ nông lâm sản. Cải cách về luật pháp, chính
sách của Chính phủ ñược coi là có vai trò ñóng góp quan trọng hàng ñầu
cho thành tựu này.
Chính sách “khoán 10” với việc công nhận hộ gia ñình là ñơn vị sản xuất
tự chủ là ñộng lực mạnh nhất giải phóng sức sản xuất, khuyến khích nông dân
yên tâm ñầu tư sức người, sức của vào phát triển sản xuất. Kết quả là từ một
nước thiếu ñói lương thực thực phẩm triền miên, Việt Nam ñã trở thành nước
xuất khẩu gạo (năm 1989) và nhiều nông sản khác. Luật ñất ñai năm năm 1993
trao quyền sử dụng ñất cho nông dân (giao ñất, giao rừng) ñược nông dân hết
sức hoan nghênh, tạo ñộng lực lớn trong phát triển sản xuất. Với các lần sửa
ñổi năm 2001 và năm 2003, Luật ñã tạo hành lang pháp lý ngày càng thông
thoáng (nới rộng các quyền sử dụng ñất như chuyển, nhượng, cho thuê, cầm
cố, thế chấp...), tạo ñiều kiện cho việc tập trung, tích tụ ñất cho sản xuất trang
trại, sản xuất quy mô lớn.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 25
Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP về Kinh tế trang trại ñã ban hành các
chính sách ưu ñãi, khuyến khích và tạo thuận lợi cho sản xuất hàng hoá
quy mô lớn.
Trong lưu thông và tiêu thụ nông sản cũng có những tiến bộ ñáng kể
trong hệ thống chính sách. Trước thời kỳ ñổi mới, chính sách cấm chợ ngăn
sông là cản trở lớn nhất lưu thông hàng hoá giữa các vùng. Nông sản làm ra
chủ yếu bán cho Nhà nước (thuế nông nghiệp, ñổi vật tư). Cải cách cơ bản ñạt
ñược trong lưu thông là: Tự do hoá lưu thông hàng hoá trong nước; Nông dân
tự quyết ñịnh phương án sản xuất và tiêu thụ nông sản trên cơ sở giá cả thị
trường; Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia lưu thông hàng hoá
nông sản, nhất là thành phần tư nhân. ðến nay, thành phần tư nhân ñã tham gia
tới 70 - 80 % thị phần bán buôn, 80-90% thị phần bán lẻ, nhiều loại nông sản
hàng hoá lưu thông trong nước (rau quả, thịt lợn, lúa gạo...). ðối với hoạt ñộng
xuất nhập khẩu, thành phần tư nhân cũng chiếm vai trò ngày càng tăng trong
việc cung ứng chân hàng và trực tiếp xuất khẩu.
* Lao ñộng
Số lượng, chất lượng lao ñộng, cơ cấu lao ñộng ñầu tư nhiều hay ít, phù
hợp hay không cũng ảnh hưởng không nhỏ ñến phát triển sản xuất lúa theo
hướng hàng hoá, ñặc biệt là chất lượng lao ñộng như: trình ñộ hiểu biết, tay
nghề, vận dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, trình ñộ quản lý kinh tế…. Do vậy,
ñể phát triển lúa hàng hóa cần nâng cao dân trí, bồi dưỡng và ñào tạo cán bộ
công nhân lành nghề cả về kỹ thuật - quản lý kinh tế, ñưa tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất, nhằm phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa bền vững.
* Giá cả ñầu vào, ñầu ra
Việc lựa chọn và phối hợp các yếu tố ñầu vào cũng như việc xây dựng
thị trường ñầu ra với giá cả phù hợp là việc làm cần cân nhắc tính toán kỹ khi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 26
xây dựng phương án sản xuất. Vì giá các yếu tố ñầu vào, giá ñầu ra của sản
phẩm ñều ảnh hưởng trực tiếp ñến hiệu quả kinh tế.
* Phong tục tập quán sản xuất
Mỗi khu vực ñịa phương, mỗi dân tộc có phong tục tập quán, có nhu
cầu ñời sống văn hoá khác nhau, tập tục sản xuất khác nhau. Những phong tục
tập quán từng ñịa phương, từng ñịa phương, từng khu vực sẽ ảnh hưởng nhất
ñịnh ñến phát triển sản xuất ngành trồng lúa tại ñịa phương, khu vực ñó. Vì
thế, việc ñầu tư phát triển sản xuất cho một khu vực ñịa phương nào ñó, ta cần
tính ñến phong tục tập quán và văn hoá của ñịa phương ñó.
* Cơ sở hạ tầng giao thông
Cơ sở hạ tầng tác ñộng nhiều mặt ñến phát triển kinh tế xã hội trong ñó
có sản xuất nông nghiệp. Ở những ñịa phương có hệ thống giao thông, cơ sở
hạ tầng tốt, nó là cơ sở vững chắc cho phát triển kinh tế ở ñịa phương, là ñiều
kiện nâng cao ñời sống vật chất và tinh thần của người dân.
* ðiều kiện kinh tế nông hộ
Theo ðào Thế Tuấn (1997)[33] nông hộ là ñơn vị kinh tế tự chủ và ñã
góp phần to lớn vào sự phát triển sản xuất nông nghiệp của nước ta trong
những năm qua. Tất cả những hoạt ñộng nông nghiệp và phi nông nghiệp ở
nông thôn chủ yếu ñược thực hiện thông qua nông hộ. Do vậy, quá trình
chuyển ñổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa thực chất là sự cải
tiến sản xuất nông nghiệp ở các hộ nhằm ñem lại thu nhập cho nông dân. Do
ñó nông dân là ñối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và
phát triển nông thôn.
Tóm lại, hộ nông dân chuyển từ sản xuất nông nghiệp tự cấp, tự túc
sang sản xuất hàng hoá gắn với thị trường tiêu thụ ở các mức ñộ khác nhau
thuỳ thuộc vào trình ñộ, ñiều kiện kinh tế và các chính sách của nhà nhà nước
hỗ trợ, thúc ñẩy nông nghiệp phát triển. Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 27
ñể áp dụng thành công một tiến bộ kỹ thuật mới hay một phương thức canh
tác mới… vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và giá
trị thu nhập/ñơn vị diện tích canh tác thì cần phải có chính sách ñầu tư, hỗ trợ,
trợ giá của nhà nước.
* Tổ chức và hiệp hội
Trong bối cảnh các hoạt ñộng kinh tế, xã hội, chính trị diễn biến ngày
càng nhanh dẫn ñến những thay ñổi vè chức năng của Nhà nước, thì các hiệp hội
có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt ñộng của các
doanh nghiệp trên lĩnh vực lưu thông hàng hóa. Richard và Ben Ross (2000)
nhận ñịnh: Ở các nước kinh tế phát triển, khi nhà nước không có ñủ năng lực
cung cấp ñầy ñủ các dịch vụ công với chất lượng tốt và thị trường vận hành chưa
hoàn thiện, các hiệp hội ñóng vai trò phát triển kinh tế thông qua thúc ñẩy thị
trường hoạt ñộng hiệu quả, trực tiếp cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Như vậy hiệp
hội có vai trò hết sức to lớn trong phát triền sản xuất theo hướng hàng hóa.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên Thế giới và Việt Nam
2.2.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên Thế giới
Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 100 quốc gia trồng và sản xuất
lúa gạo, trong ñó tập trung nhiều ở các nước Châu Á, 85 % sản lượng lúa trên
thế giới phụ thuộc vào 8 nước ở Châu Á: Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc,
Ấn ðộ, Inñônêxia, Banglades, Myanmar và Nhật Bản [6].
Theo số liệu của FAO năm 2004, năng suất chung của toàn thế giới tính
từ năm 1997 ñến năm 2004 tăng lên rất chậm, năm 1997 ñạt 3,82 tấn/ha
nhưng ñến năm 2004 chỉ ñạt 3,97 tấn/ha. Sản lượng năm 1997 là 577,40 triệu
tấn và ñến năm 2004 là 608,50 triệu tấn.
Theo FAO (2007) tổng diện tích trồng lúa trên toàn thế giới là 156,953
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 28
triệu ha, năng suất trung bình ñạt 4,152 tấn/ha và tổng sản lượng lúa là 681,53
triệu tấn. Nước có năng suất ñạt cao nhất là Nhật Bản với 6,55 tấn /ha, sau ñó là
Trung Quốc với 6,33 tấn/ha. Tuy nhiên, xét về sản lượng thì Trung Quốc lại là
nước có sản lượng lúa cao nhất ñạt 185,45 triệu tấn, sau ñó là Ấn ðộ với sản
lượng ñạt 129 triệu tấn. Về diện tích thì Ấn ðộ là nước có diện tích trồng lúa
cao nhất với 43 triệu ha, sau ñó là Trung Quốc có diện tích là 29,3 triệu ha.
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo các châu lục trên thế giới
trong những năm gần ñây
Năm 1995 2000 2005 2006 2007
T.ñộ tăng
1995-2000
T.ñộ tăng
2000-2007
Diện tích (Triệu ha)
Thế giới 149,594 154,167 154,701 156,302 156,953 0,60 0,26
Châu phi 6,995 7,659 8,756 9,483 9,386 1,83 2,95
Châu Mỹ 8,183 7,619 8,102 6,861 6,632 -1,42 -1,96
Châu Á 133,734 138,143 137,207 139,261 140,301 0,65 0,22
Châu Ấu 0,546 0,606 0,576 0,591 0,606 2,11 0,00
Châu Úc 0,137 0,140 0,060 0,106 0,028 0,52 -20,74
Năng suất (tấn/ha)
Thế giới 3,659 3,885 4,084 4,121 4,152 1,10 0,96
Châu phi 2,133 2,282 2,304 2,321 2,502 0,77 1,32
Châu Mỹ 3,568 4,152 4,498 4,928 4,954 2,34 2,56
Châu Á 3,735 3,949 4,166 4,193 4,218 1,10 0,95
Châu Ấu 4,946 5,250 5,803 5,804 5,772 1,61 1,36
Châu Úc 8,469 7,988 6,055 9,326 6,703 -3,30 -2,48
Sản lượng (Triệu tấn)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 29
Thế giới 547,432 598,894 631,868 644,116 651,743 1,44 1,22
Châu phi 14,923 17,477 20,179 22,014 23,483 3,06 4,31
Châu Mỹ 29,197 31,635 36,441 33,809 32,857 2,24 0,54
Châu Á 499,456 545,482 571,544 583,873 591,720 1,36 1,17
Châu Ấu 2,700 3,181 3,344 3,428 3,498 2,16 1,37
Châu Úc 1,156 1,119 0,360 0,992 0,185 -11,00 -22,70
Nguồn: FAOSTAT. FAO 3/2009 [ 53]
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 30
Như vậy, tình hình sản xuất lúa trên Thế giới có xu hướng tăng chậm
dần, và với tốc ñộ tăng dân số như hiện nay thì cần phải nâng cao hơn nữa
năng suất, sản lượng cũng như chất lượng mới ñảm bảo ñược vấn ñề an ninh
lương thực của toàn xó hội. Dự ñoán của FAO thì trong vòng 30 năm tới, tổng
sản lượng lúa trên toàn Thế giới phải tăng ñược 56% mới ñảm bảo ñược nhu
cầu lương thực cho mọi người dân.
Châu Á ñược coi là cái nôi của lúa gạo do sản xuất cũng như tiêu thụ
chiếm tới trên 90% tổng sản lượng lúa gạo của Thế giới, nơi ñó diễn ra cuộc
“Cách mạng xanh” giữa thế kỷ XX, ở ñây ñó lai tạo ra nhiều giống lúa nước
ngắn ngày, năng suất cao, nhờ vậy ñó góp phần thành công trong việc chuyển
ñổi cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ theo hướng sản xuất lúa hàng hóa ở
nhiều quốc gia. Sự nổi bật của khu vực này có ảnh hưởng quyết ñịnh vào
tương lai cũng như quá khứ của tình hình sản xuất lúa gạo trên Thế giới.
Từ những thập niên 60 của thế kỷ trước, các nhà sinh lý thực vật ñã nhận
thấy không một loại cây trồng nào có thể sử dụng hoàn toàn triệt ñể tài nguyên
thiên nhiên của mỗi vùng. Các Viện nghiên cứu nông nghiệp trên thế giới hàng
năm ñã lai tạo, tuyển chọn ra nhiều loại giống cây trồng mới, ñưa ra nhiều công
thức luân canh, quy trình kỹ thuật tiến bộ, ñề xuất cơ cấu cây trồng thích hợp
cho từng vùng sinh thái nhằm tăng năng suất, sản lượng và giá trị sản
lượng/ñơn vị diện tích canh tác, trong ñó, viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI ñã
góp nhiều thành tựu. (Vũ Tuyên Hoàng, 1995)[12], (Trần ðình Long,
1997)[22].
Ở Châu Phi, lúa gạo càng ngày càng trở nên quan trọng, mặt khác, mức
sản xuất của vùng chỉ ñáp ứng ñược 73%. Vì vậy, Châu Phi vẫn còn tiếp tục
nhập khẩu gạo, do mức tiêu thụ của vùng vẫn tiếp tục tăng nhanh so với các
vùng khác. ðây cũng chính là ñộng lực thúc ñẩy các nướ._.B ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 550.104 137.526 14.49 0.001 3
2 REP 2 96.3480 48.1740 5.07 0.038 3
* RESIDUAL 8 75.9520 9.49401
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 722.404 51.6003
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE P1000 FILE 421 17/10/ 9 15:11
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Nang suat va cac yeu to cau thanh nang suat
VARIATE V006 P1000
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 3.57600 .894001 1.43 0.307 3
2 REP 2 2.67600 1.33800 2.15 0.178 3
* RESIDUAL 8 4.98400 .623000
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 11.2360 .802571
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT FILE 421 17/10/ 9 15:11
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Nang suat va cac yeu to cau thanh nang suat
VARIATE V007 NSTT
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 119
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 394.560 98.6400 6.85 0.011 3
2 REP 2 14.1160 7.05800 0.49 0.634 3
* RESIDUAL 8 115.144 14.3930
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 523.820 37.4157
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 421 17/10/ 9 15:11
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
Nang suat va cac yeu to cau thanh nang suat
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS SBONG TSHAT HCHAC P1000
CHuong 3 351.000b 115.100d 94.7000c 21.2000a
THuong 3 353.000ab 120.000c 99.0000bc 21.4000a
N46 3 360.000a 125.400b 104.600ab 22.2000a
TL6 3 366.000a 130.200a 108.200a 22.0000a
SH2 3 368.000a 132.600a 111.400a 22.5000a
SE(N= 3) 2.63312 1.37798 1.77895 0.455705
5%LSD 8DF 8.58635 4.49346 5.80098 1.48601
CT$ NOS NSTT
CHuong 3 53.8000b
THuong 3 55.4000b
N46 3 62.8000a
TL6 3 65.3000a
SH2 3 66.2000a
SE(N= 3) 2.19036
5%LSD 8DF 7.14253
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT REP
-------------------------------------------------------------------------------
REP NOS SBONG TSHAT HCHAC P1000
1 5 358.000 127.020 106.840 22.3200
2 5 363.200 124.620 103.240 21.9600
3 5 357.600 122.340 100.660 21.3000
SE(N= 5) 2.03961 1.06738 1.37797 0.352987
5%LSD 8DF 6.65096 3.48062 4.49342 1.15106
REP NOS NSTT
1 5 59.4400
2 5 61.8000
3 5 60.8600
SE(N= 5) 1.69664
5%LSD 8DF 5.53258
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 421 17/10/ 9 15:11
------------------------------------------------------------------ :PAGE 7
Nang suat va cac yeu to cau thanh nang suat
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |REP |
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
SBONG 15 359.60 8.2445 4.5607 1.3 0.0065 0.1570
TSHAT 15 124.66 7.1839 2.3867 1.9 0.0002 0.0424
HCHAC 15 103.58 7.1833 3.0812 3.0 0.0012 0.0376
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 120
P1000 15 21.860 0.89586 0.78930 3.6 0.3069 0.1784
NSTT 15 60.700 6.1168 3.7938 6.3 0.0111 0.6335
BALANCED ANOVA FOR VARIATE TGST FILE 423 17/10/ 9 21:30
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua dam den TGST, SN va chieu cao cay
VARIATE V003 TGST
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 119.242 39.7475 5.79 0.034 3
2 REP 2 4.29500 2.14750 0.31 0.745 3
* RESIDUAL 6 41.1851 6.86418
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 164.723 14.9748
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SN FILE 423 17/10/ 9 21:30
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua dam den TGST, SN va chieu cao cay
VARIATE V004 SN
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 4.59000 1.53000 18.18 0.003 3
2 REP 2 .949998E-01 .474999E-01 0.56 0.600 3
* RESIDUAL 6 .505000 .841667E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 5.19000 .471818
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SNHH FILE 423 17/10/ 9 21:30
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua dam den TGST, SN va chieu cao cay
VARIATE V005 SNHH
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 5.22000 1.74000 32.12 0.001 3
2 REP 2 .149999E-01 .749995E-02 0.14 0.873 3
* RESIDUAL 6 .325000 .541667E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 5.56000 .505454
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCCC FILE 423 17/10/ 9 21:30
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua dam den TGST, SN va chieu cao cay
VARIATE V006 CCCC
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 197.100 65.7000 17.20 0.003 3
2 REP 2 5.46499 2.73249 0.72 0.529 3
* RESIDUAL 6 22.9150 3.81916
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 225.480 20.4982
-----------------------------------------------------------------------------
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 121
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 423 17/10/ 9 21:30
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua dam den TGST, SN va chieu cao cay
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS TGST SN SNHH CCCC
ÐC 3 130.400b 7.20000b 5.40000b 102.300b
70 3 135.100ab 7.50000b 5.50000b 105.200b
100 3 137.900a 8.40000a 6.60000a 110.400a
130 3 138.300a 8.70000a 6.90000a 112.500a
SE(N= 3) 1.51263 0.167498 0.134371 1.12830
5%LSD 6DF 5.23244 0.579402 0.464811 3.90296
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT REP
-------------------------------------------------------------------------------
REP NOS TGST SN SNHH CCCC
1 4 136.000 8.02500 6.12500 107.775
2 4 135.675 7.82500 6.12500 106.700
3 4 134.600 8.00000 6.05000 108.325
SE(N= 4) 1.30998 0.145057 0.116369 0.977134
5%LSD 6DF 4.53143 0.501777 0.402538 3.38006
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 423 17/10/ 9 21:30
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
Anh huong cua dam den TGST, SN va chieu cao cay
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |REP |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
TGST 12 135.43 3.8697 2.6200 1.9 0.0339 0.7448
SN 12 7.9500 0.68689 0.29011 3.6 0.0026 0.5995
SNHH 12 6.1000 0.71095 0.23274 3.8 0.0007 0.8731
CCCC 12 107.60 4.5275 1.9543 1.8 0.0029 0.5293
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 122
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DNR FILE 424 17/10/ 9 22:16
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua dam den chi so dien tich la
VARIATE V003 DNR
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 .782025 .260675 35.39 0.001 3
2 REP 2 .140001E-02 .700003E-03 0.10 0.910 3
* RESIDUAL 6 .442000E-01 .736667E-02
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .827625 .752387E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE TRO BONG FILE 424 17/10/ 9 22:16
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua dam den chi so dien tich la
VARIATE V004 TRO BONG
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 1.45020 .483400 26.94 0.001 3
2 REP 2 .921500E-01 .460750E-01 2.57 0.156 3
* RESIDUAL 6 .107650 .179417E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 1.65000 .150000
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CHIN SAP FILE 424 17/10/ 9 22:16
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua dam den chi so dien tich la
VARIATE V005 CHIN SAP
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 1.80802 .602675 43.38 0.000 3
2 REP 2 .484996E-02 .242498E-02 0.17 0.844 3
* RESIDUAL 6 .833501E-01 .138917E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 1.89622 .172384
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 424 17/10/ 9 22:16
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua dam den chi so dien tich la
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS DNR TRO BONG CHIN SAP
ÐC 3 3.45000b 4.05000c 3.65000b
70 3 3.58000b 4.12000c 3.78000b
100 3 3.95000a 4.51000b 4.36000a
130 3 4.07000a 4.92000a 4.58000a
SE(N= 3) 0.495536E-01 0.773341E-01 0.680482E-01
5%LSD 6DF 0.171414 0.267511 0.235390
-------------------------------------------------------------------------------
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 123
MEANS FOR EFFECT REP
-------------------------------------------------------------------------------
REP NOS DNR TRO BONG CHIN SAP
1 4 3.75750 4.41750 4.12000
2 4 3.75250 4.49750 4.07250
3 4 3.77750 4.28500 4.08500
SE(N= 4) 0.429147E-01 0.669733E-01 0.589315E-01
5%LSD 6DF 0.148449 0.231671 0.203853
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 424 17/10/ 9 22:16
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua dam den chi so dien tich la
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |REP |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
DNR 12 3.7625 0.27430 0.85829E-01 2.3 0.0006 0.9101
TRO BONG 12 4.4000 0.38730 0.13395 3.0 0.0011 0.1559
CHIN SAP 12 4.0925 0.41519 0.11786 2.9 0.0004 0.8441
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 124
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DNR FILE 425 17/10/ 9 23:39
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua dam den khoi luong chat kho tich luy
VARIATE V003 DNR
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 6.71280 2.23760 120.03 0.000 3
2 REP 2 .679499E-01 .339750E-01 1.82 0.241 3
* RESIDUAL 6 .111850 .186416E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 6.89260 .626600
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE TRO BONG FILE 425 17/10/ 9 23:39
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua dam den khoi luong chat kho tich luy
VARIATE V004 TRO BONG
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 2.22022 .740075 13.77 0.005 3
2 REP 2 .360497E-01 .180249E-01 0.34 0.730 3
* RESIDUAL 6 .322551 .537585E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 2.57882 .234439
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CHIN SAP FILE 425 17/10/ 9 23:39
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua dam den khoi luong chat kho tich luy
VARIATE V005 CHIN SAP
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 17.5998 5.86660 20.03 0.002 3
2 REP 2 .850496E-01 .425248E-01 0.15 0.868 3
* RESIDUAL 6 1.75735 .292892
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 19.4422 1.76747
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 425 17/10/ 9 23:39
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua dam den khoi luong chat kho tich luy
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS DNR TRO BONG CHIN SAP
ÐC 3 12.1100c 23.5000b 33.6000b
70 3 12.3700c 23.9600ab 34.6000b
100 3 13.5100b 24.4200a 36.0900a
130 3 13.8900a 24.6100a 36.6700a
SE(N= 3) 0.788281E-01 0.133864 0.312459
5%LSD 6DF 0.272679 0.463056 1.08085
-------------------------------------------------------------------------------
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 125
MEANS FOR EFFECT REP
-------------------------------------------------------------------------------
REP NOS DNR TRO BONG CHIN SAP
1 4 13.0075 24.1600 35.3300
2 4 12.8650 24.0450 35.1275
3 4 13.0375 24.1625 35.2625
SE(N= 4) 0.682671E-01 0.115929 0.270597
5%LSD 6DF 0.236147 0.401018 0.936040
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 425 17/10/ 9 23:39
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua dam den khoi luong chat kho tich luy
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |REP |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
DNR 12 12.970 0.79158 0.13653 1.1 0.0001 0.2406
TRO BONG 12 24.122 0.48419 0.23186 1.0 0.0049 0.7301
CHIN SAP 12 35.240 1.3295 0.54119 1.5 0.0021 0.8675
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 126
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SBONG FILE 426 18/10/ 9 1:16
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua dam den ns va cac yeu to cau thanh ns
VARIATE V003 SBONG
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 3075.00 1025.00 15.79 0.004 3
2 REP 2 150.500 75.2500 1.16 0.377 3
* RESIDUAL 6 389.500 64.9167
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 3615.00 328.636
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE TSHAT FILE 426 18/10/ 9 1:16
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua dam den ns va cac yeu to cau thanh ns
VARIATE V004 TSHAT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 80.4000 26.8000 17.00 0.003 3
2 REP 2 3.98001 1.99000 1.26 0.350 3
* RESIDUAL 6 9.46000 1.57667
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 93.8400 8.53091
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HCHAC FILE 426 18/10/ 9 1:16
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua dam den ns va cac yeu to cau thanh ns
VARIATE V005 HCHAC
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 45.4425 15.1475 15.19 0.004 3
2 REP 2 .915003 .457502 0.46 0.656 3
* RESIDUAL 6 5.98499 .997499
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 52.3425 4.75841
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE P1000 FILE 426 18/10/ 9 1:16
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua dam den ns va cac yeu to cau thanh ns
VARIATE V006 P1000
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 .286426 .954753E-01 2.08 0.203 3
2 REP 2 .465004E-02 .232502E-02 0.05 0.951 3
* RESIDUAL 6 .274751 .457918E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .565827 .514388E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT FILE 426 18/10/ 9 1:16
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua dam den ns va cac yeu to cau thanh ns
VARIATE V007 NSTT
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 127
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 65.5800 21.8600 49.22 0.000 3
2 REP 2 5.91499 2.95750 6.66 0.030 3
* RESIDUAL 6 2.66499 .444165
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 74.1600 6.74182
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 426 18/10/ 9 1:16
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
Anh huong cua dam den ns va cac yeu to cau thanh ns
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS SBONG TSHAT HCHAC P1000
Ðc 3 352.000c 115.200b 94.6000b 21.1200a
70 3 371.000b 117.000b 96.5000b 21.2400a
100 3 384.000a 120.800a 99.1000a 21.4500a
130 3 395.000a 121.400a 99.3000a 21.5000a
SE(N= 3) 4.65176 0.724952 0.576628 0.123547
5%LSD 6DF 16.0912 2.50772 1.99465 0.427370
CT$ NOS NSTT
Ðc 3 49.3000c
70 3 52.4000b
100 3 54.6000a
130 3 55.3000a
SE(N= 3) 0.384779
5%LSD 6DF 1.33101
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT REP
-------------------------------------------------------------------------------
REP NOS SBONG TSHAT HCHAC P1000
1 4 377.750 118.700 97.3500 21.3000
2 4 378.250 119.250 97.7250 21.3450
3 4 370.500 117.850 97.0500 21.3375
SE(N= 4) 4.02854 0.627827 0.499374 0.106995
5%LSD 6DF 13.9354 2.17175 1.72742 0.370113
REP NOS NSTT
1 4 53.8750
2 4 52.5750
3 4 52.2500
SE(N= 4) 0.333229
5%LSD 6DF 1.15269
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 426 18/10/ 9 1:16
------------------------------------------------------------------ :PAGE 7
Anh huong cua dam den ns va cac yeu to cau thanh ns
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |REP |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
SBONG 12 375.50 18.128 8.0571 2.1 0.0036 0.3765
TSHAT 12 118.60 2.9208 1.2557 1.1 0.0030 0.3496
HCHAC 12 97.375 2.1814 0.99875 1.0 0.0039 0.6558
P1000 12 21.327 0.22680 0.21399 1.0 0.2034 0.9510
NSTT 12 52.900 2.5965 0.66646 1.3 0.0003 0.0304
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 128
PHỤ LỤC BẢNG
Phiếu ñiều tra hộ sản xuất lúa gạo huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái
Ngày ñiều tra: / /
I. Tình hình chung của hộ
1. Họ và tên chủ hộ .................................Tuổi ......... Nam / Nữ.
2. Nghề nghiệp: Thu nhập hộ thuộc loại: Dân tộc:
3. ðịa chỉ: ðội ………………… Thôn ............................. Xã..............................
4. Số nhân khẩu ............ Số lao ñộng.............. Lð Chính ............. Lð phụ...........
6. Quỹ ñất sản xuất nông nghiệp của hộ: Tổng diện tích ñất:…… m2, số thửa…
Trong ñó ñất trồng lúa 1 vụ: ………. m2, 2 vụ……..…. m2
7. Các nguốn thu nhập chính của hộ trong năm:
STT Các hoạt ñộng Mức ñộ (theo thứ tự quan trọng 1 ñến 7)
Giá trị thu
nhập (triệu ñ)
Tỷ lệ % trong
tổng thu nhập
1 Trồng trọt
2 Chăn nuôi
3 Thuỷ sản
4 Dịch vụ NN
5 ði làm thuê
6 Thương mại dịch vụ
7 Hoạt ñộng TTCN, N.
nghề
II. Tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa của hộ
2.1. Tổng hợp sản xuất cây trồng hàng năm
Loại cây Diện tích (ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(Tấn)
Giá trị bình quân
(triệu ñ/tấn)
Giá trị
sản lượng
1. Lúa nước
2. Lúa nương
3. Ngô
4. ðậu tương
5. Lạc
6. Rau ñậu các
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 129
loại
7. Cây khác
2.2. Chi phí sản xuất lúa
Hạng mục Số lượng (kg, công)
Tiền
(1.000ñ)
Số lượng
(kg, công)
Tiền
(1.000ñ)
Số lượng
(kg, công)
Tiền
(1.000ñ)
Tên cây trồng, DT
I. Vật chất
1. Giống (kg/)
2. Phân hữu cơ (tấn)
3. Phân vô cơ:
ðạm Urê (kg)
Lân (kg)
Kali clorua (kg)
NPK(kg) bón lót loại:
NPK(kg) bón thúc loại:
Phân Khác
Thuốc BVTV (1.000 ñ)
Thuốc trừ cỏ (1.000 ñ)
II. Lao ñộng gia ñình
Giá 1 ngày công
III. Dịch vụ phí
1. Làm ñất, gieo
2. Dặm tỉa,làm cỏ
3. Bảo vệ thực vật
4. Thuỷ lợi phí
5. T.hoạch, Vận chuyển
IV. Chi khác
V. Tổng thu (1000 ñ)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 130
1. Giá bán (tr ñồng/tấn)
2. Tổng thu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 131
2.3. Thời gian bón các loại phân cho lúa
Loại phân
Thời kỳ bón
Phân
hữu cơ
Phân tổng
hợp (NPK)
Phân
ñạm
Phân
lân
Phân
kali
Bón lót
ðẻ nhánh
Bón ñón ñòng
Khác (Nuôi ñòng và khác)
2.3. Lượng thóc và tiêu thụ sản phẩm của gia ñình
Chỉ tiêu Lúa chất lượng Lúa lai Lúa thường Ghi chú
1. Bán ngay sau khi phơi
Giá (.000ñ/kg)
2. Dự trữ (kg)
a. ðể lại bán
Giá (.000ñ/kg)
b. Tiêu dùng gia ñình
- Tiêu dùng
- ðể làm giống
- Chăn nuôi
- Khác
3. Khác( ghi rõ)
III. Các hoạt ñộng khác
1. Những khó khăn trong sản xuất lúa hàng hoá
Thiếu ñất sản xuất, manh mún Thiếu giống mới, giống chuẩn
Thiếu Nước Không có sự liên kết, hợ tác trong sản xuất
Thiếu vốn Giá vật tư quá cao
Lao ñộng (khó thuê, giá cao) Sâu bệnh hại,
Tiêu thụ gạo không ổn ñịnh Khí hậu bất thường
Thiếu thông tin, kỹ thuật thiên tai hạn hán, lũ lụt
2. Phương thức ñể phát triển sản xuất lúa hàng hoá
- Chuyển ñổi hiện trạng sử dụng ñất
- Tích tụ ruộng ñất
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 132
- Liên kết trong sản xuất, tiêu thụ (Hiệp hội, HTX...)
- Hỗ trợ vốn qua các chương trình
- Hỗ trợ kỹ thuật (khuyến nông )
- ðược tập huấn, cung cấp thông tin thị trường gạo chất lượng
3. Ông bà có kiến nghị gì với chính quyền ñịa phương các cấp ñể nâng cao
năng suất, chất lượng lúa, cũng như tiêu thụ lúa chất lượng không?
..................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Xin cám ơn ông (bà) !
ðại diện người ñược phỏng vấn Cán bộ ñiều tra
(Ký và ghi họ tên) (Ký và ghi họ tên)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 133
Diện tích lúa tại huyện Trấn Yên năm 2008
Năm 2008
Diện tích Sản lượng Tên giống
ha % Tấn %
Tổng 5.045 100 32.748 100
1. Lúa chất lượng 1.350 26,8 10.823 33,0
Chiêm Hương 315 23,3 1.575 14,6
Thiên Hương 287 21,3 1.435 13,3
HT1 351 26,0 1.755 16,2
N46 212 15,7 1.060 9,8
TL6 3 15 0,1
SH2 4 18 0,1
Nếp 178 13,2 570 5,3
2. Lúa thường 3.205 63,5 19.230 58,7
Nhị Ưu 838 800 25,0 4.800 25,0
Nhị Ưu 63 775 24,2 4.650 24,2
Khang Dân 910 28,4 5.460 28,4
Q.Ưu số 6 720 22,5 4.320 22,5
3.Các giống khác 490 9,7 2.695 8,2
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 134
THÔNG TIN VỀ PHẪU DIỆN TY 79
ðịa ñiểm: Xã Nga Quán, Huyện Trấn Yên, Tỉnh Yên Bái.
Tọa ñộ: Vĩ ñộ: 21O 44’ 41” B; Kinh ñộ: 104O 50’ 46” ð; ðộ cao: 40 m (ASL)
Mẫu chất: Phù sa; ðịa hình: Bằng phẳng; ðộ dốc: 0 - 3O
Tên ñất: ðất phù sa ít chua, cơ giới trung bình, ñiển hình
Tính chất lý học:
Thành phần cấp hạt, % ðộ sâu
tầng ñất,
cm
Dung
trọng,
g/cm3
Tỷ
trọng,
g/cm3
ðộ
xốp,
%
ðộ
ẩm,
%
ðá
lẫn,
%
2,0 - 0,2
mm
0,2 - 0,02
mm
0,02-0,002
mm
< 0,002
mm
0 - 20 1,27 2,62 51,5 25,3 - 8,1 31,2 35,2 25,4
20 - 45 1,30 2,64 50,8 24,2 - 8,9 30,6 34,9 25,6
45 - 80 1,31 2,58 49,2 23,8 - 4,2 24,9 41,3 29,6
80 - 100 1,28 2,60 50,8 24,5 - 13,6 22,7 42,2 21,5
Tính chất hóa học:
Hàm lượng tổng số, % Dễ tiêu, mg/100g
ðộ chua,
meq/100g
Trao ñổi,
meq/100g ðộ sâu
tầng ñất, cm
OC N P2O5 K2O P2O5 K2O
Trao
ñổi
Tiềm
tàng
Al+++ H+
0 - 20 0,95 0,12 0,17 1,68 31,89 10,54 0,10 2,14 0,03 0,07
20 - 45 0,41 0,06 0,13 1,71 22,03 7,53 0,12 4,30 0,05 0,07
45 - 80 0,32 0,06 0,15 2,09 15,32 9,04 0,12 5,23 0,10 0,02
80 - 100 0,45 0,05 0,14 2,38 10,37 10,54 0,10 8,43 0,09 0,01
pH Cation trao ñổi, meq/100g CEC, meq/100g ðộ sâu
tầng ñất, cm
Fe,
mg/100g H2O KCl Ca++ Mg++ K+ Na+ Tổng ðất Sét
BS,
%
0 - 20 25,13 8,0 7,1 2,65 1,18 0,05 0,16 4,04 6,28 13,68 64,3
20 - 45 24,35 8,3 7,2 3,32 2,16 0,05 0,08 5,61 10,00 24,60 56,1
45 - 80 21,87 8,1 7,3 4,37 3,16 0,05 0,04 7,62 13,52 28,99 56,4
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 135
80 - 100 20,03 8,6 7,4 3,56 2,37 0,05 0,08 6,06 17,44 30,66 34,7
THÔNG TIN VỀ PHẪU DIỆN TY 52
ðịa ñiểm: Xã Minh Quán, Huyện Trấn Yên, Tỉnh Yên Bái.
Tọa ñộ: Vĩ ñộ: 21O 47’ 14” B; Kinh ñộ: 104O 49’ 44” ð; ðộ cao: 40 m (ASL)
Mẫu chất: ðá phiến sét; ðịa hình: Ruộng bậc thang; ðộ dốc: 8 - 12O
Tính chất lý học:
Thành phần cấp hạt, % ðộ sâu
tầng ñất,
cm
Dung
trọng,
g/cm3
Tỷ
trọng,
g/cm3
ðộ
xốp,
%
ðộ
ẩm,
%
ðá
lẫn,
%
2,0 - 0,2
mm
0,2 - 0,02
mm
0,02-0,002
mm
< 0,002
mm
0 - 20 1,27 2,61 51,3 22,3 - 13,3 32,9 29,6 24,3
20 - 45 1,30 2,59 49,8 20,6 - 13,0 29,5 30,1 27,4
45 - 80 1,34 2,63 49,0 21,2 - 12,3 25,2 28,5 34,0
80 - 110 1,36 2,65 48,7 22,8 - 10,7 18,8 32,0 38,5
Tính chất hóa học:
Hàm lượng tổng số, % Dễ tiêu, mg/100g ðộ chua, meq/100g Trao ñổi, meq/100g ðộ sâu
tầng ñất, cm OC N P2O5 K2O P2O5 K2O Trao ñổi Tiềm tàng Al+++ H+
0 - 20 1,46 0,12 0,08 0,39 6,35 6,02 1,21 2,84 1,11 0,10
20 - 45 1,05 0,09 0,06 0,27 3,24 5,49 1,84 2,19 1,72 0,12
45 - 80 0,78 0,07 0,06 0,50 4,21 6,02 1,68 2,65 1,56 0,12
80 - 110 0,47 0,05 0,04 0,50 2,13 5,02 1,46 1,66 1,32 0,14
pH Cation trao ñổi, meq/100g CEC, meq/100g ðộ sâu
tầng ñất, cm
Fe,
mg/100g H2O KCl Ca++ Mg++ K+ Na+ Tổng ðất Sét
BS,
%
0 - 20 3,15 5,4 4,5 1,63 1,08 0,13 0,03 2,87 10,24 18,72 28,0
20 - 45 3,24 5,4 4,6 1,28 1,25 0,12 0,03 2,68 9,04 21,70 29,6
45 - 80 2,78 5,5 4,8 1,56 1,32 0,13 0,04 3,05 8,76 22,51 34,8
80 - 110 2,45 5,2 4,4 1,04 0,97 0,11 0,04 2,16 8,00 20,56 27,0
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH2288.pdf