Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Gia Lâm

LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Dân gian ta có câu: “ Cơm không rau như đau không thuốc”. Câu này muốn khẳng định rau xanh là nhu cầu không thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của con người. Rau là loại thực phẩm rất cần thiết, nó cung cấp nhiều vitamin mà các thực phẩm khác không thể thay thế được như Vitamin A, B, C, D, E … và các loại axit hữu cơ, các chất khoáng như Ca, P, K … cần thiết cho sự phát triển của cơ thể con người. Đặc biệt, khi lương thực và các thức ăn giàu đạm đã

doc89 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2796 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Gia Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được bảo đảm thì yêu cầu về số lượng và chất lượng rau lại càng gia tăng như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ vì rau xanh có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim, bệnh đường ruột, vitamin C trong rau có tác dụng ngăn ngừa ung thư dạ dày viêm lợi … .Theo tính toán của các nhà dinh dưỡng học, muốn cơ thể hoạt động bình thường cần cung cấp 2300 – 2500 kcal mỗi ngày, trong đó phải có 250-300 gam rau. Sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và sự gia tăng nhanh dân số đã làm cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau an toàn nói riêng bị sức ép mạnh. Đất đai bị thu hẹp, môi trường cho sản xuất nông nghiệp an toàn bị ô nhiễm do phế thải từ các khu công nghiệp và rác thải đô thị. Thêm vào đó, tập quán canh tác sản xuất của người dân trong việc sử dụng phân bón, hoá chất thuốc bảo vệ thực vật, nguồn nước tưới… không tuân thủ quy trình kỹ thuật, đã làm cho sản phẩm nông nghiệp mà đặc biệt là rau không được an toàn. Ngày nay, Việt Nam đang trong xu hướng phát triển chung của thời đại, việc phát triển sản xuất tiêu dùng những sản phẩm sạch, an toàn là vấn đề có tính cấp thiết vì sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường và sức khoẻ con người. Vì vậy sản xuất nông nghiếp sạch và bền vững là hướng đi đúng đắn cho đất nước, trong đó ngành rau là một bộ phận. Gia Lâm là một huyện ngoại thành thuộc vành đai thực phẩm của thành phố Hà Nội với lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất rau. Trong năm qua Gia Lâm đã cung cấp cho thị trường khoảng 23 nghìn tấn rau xanh, sản xuất rau của Gia Lâm đạt hiệu quả kinh tế khá. Giá trị canh tác 1 ha rau gấp 3-4 lần trồng lúa, với giá trị sản xuất rau trung bình tại các xã như Văn Đức, Đặng Xá là 120-150 triệu/ha/năm. Song một thực tế mà người nông dân Gia Lâm đang phải đối mặt là tình trạng sản xuất manh mún không theo quy chuẩn, tiêu thụ bấp bênh. Sản xuất rau an toàn (rau chất lượng) vẫn chưa thực sự phổ cập, quy mô sản xuất rau an toàn vẫn còn bị bó hẹp và thiếu tính đồng bộ. Nhận thức được những tồn tại đó nên em chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Gia Lâm”. 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề lý luận về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn (RAT). - Nghiên cứu hiện trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn (RAT) trên địa bàn huyện Gia Lâm, từ đó đánh giá những thành công đã đạt được và những khó khăn, thách thức đã và đang đặt ra cho địa phương. - Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Là các vấn đề kinh tế về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Gia Lâm thành phố Hà Nôị. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tiến hành trên phạm vi huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội. Cụ thể trên 5 xã là Văn Đức, Đặng Xá, Lệ Chi, Đông Dư, Đa Tốn. 4.Nội dung của đề tài bao gồm: - Lời nói đầu - Chương I: Cơ sở khoa học về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn - Chương II: Thực trạng sản xuất, tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện - Chương III: Phương hướng và một số giải pháp phát triển sản xuất tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Gia Lâm - Kết luận Do thời gian nghiên cứu có hạn, với vốn kiến thức của bản thân còn hạn chế, nên nội dung đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để đề tài được tốt hơn. CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN 1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN 1.1. Khái niệm về sản xuất Sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra các sản phẩm đầu ra. Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất không có sẵn trong tự nhiên nhưng lại rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xá hội. Đầu vào của sản xuất bao gồm các yếu tố như lao động, đất đai, máy móc, vốn, nguyên vật liệu, trình độ quản lý... Các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau. Đầu ra là kết quả của quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào như lương thực, thực phẩm, rau xanh, hoa quả nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người. Mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra được thể hiện ở hàm sản xuất Theo Philip Wicksteed: Hàm sản xuất được mô tả như một quan hệ kỹ thuật nhằm chuyển đổi các yếu tố đầu vào như nguyên liệu đầu vào để sản xuất thành một sản phẩm cụ thể nào đó. Hay nói cách khác, hàm sản xuất được định nghĩa thông qua việc tối đa mức đầu ra có thể được sản xuất bằng cách kết hợp các yếu tố đầu vào nhất định. Y= f(x1, x2, ...xn) Trong đó: - Y là mức sản lượng đầu ra - x1, x2, ..., xn: các yếu tố đầu vào sản xuất (Các yếu tố đầu vào bao gồm đất đai, lao động máy móc, vốn, nguyên vật liệu... Giá trị của x thì lớn hơn hoặc bằng 0 và nó tạo thành giới hạn phụ thuộc của hàm sản xuất. Các yếu tố đầu vào bị chi phối bởi quy luật “hiệu suất giảm dần”; quy luật “cung cầu thị trường”... 1.2.2. Khái niệm về rau an toàn và những quy định về sản xuất rau an toàn * Khái niệm về rau an toàn Dựa theo quan điểm về nông nghiệp sạch ở trên, rau an toàn là rau không chứa các độc tố và các tác nhân gây bệnh, an toàn cho người và gia súc. Sản phẩm rau xem là an toàn khi đáp ứng được các yêu cầu sau: hấp dẫn về hình thức, tươi sạch không bụi bẩn và lẫn tạp chất, thu đúng độ chín khi có chất lượng cao nhất, có bao bì hấp dẫn. Khái niệm rau "an toàn" bao hàm rau có chất lượng tốt, với các hoá chất bảo vệ thực vật, các kim loại nặng (Cu, Pb, Cd, As), nitrat cũng như các vi sinh vật có hại đối với sức khỏe của con người ở dưới mức các tiêu chuẩn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn của FAO, WTO. Đây là các chỉ tiêu quan trọng nhất nhằm xã định mức độ an toàn vệ sinh thực phâm cho mặt hàng rau quả sạch. Những quy định về sản xuất rau an toàn: Ngày 19/01/2007, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 04/2007/QĐ-BNN về việc ban hành“ Quy định về sản xuất và chứng nhận rau an toàn”. Cụ thể là những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả các loại rau ăn thân, lá, củ, hoa và quả có chất lượng đúng như đặc tính của nó, hàm lượng các hoá chất độc hại và mức độ ô nhiễm các vi sinh vật gây hại ở mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được coi là rau bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là rau an toàn. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm rau đặt ra như sau: + Về hình thái: sản phẩm thu được thu hoạch đúng thời điểm, đúng yêu cầu của từng loại rau, đúng độ chín kỹ thuật (hay thương phẩm); không dập nát, hư thối, không lẫn tạp, không sâu bệnh và có bao gói thích hợp. + Về nội chất phải bảo đảm quy định mức cho phép: Dư lượng các loại hoá chất bảo vệ thực vật trong sản phẩm rau. Hàm lượng nitrat (NO3) tích luỹ trong sản phẩm rau. - Hàm lượng tích luỹ của một số kim loại nặng chủ yếu như chì (Pb), thuỷ ngân (Hg), Asen (As), cadimi (Cd), đồng (Cu),... - Mức độ ô nhiễm các loại vi sinh vật gây bệnh (E.coli, Samollela, trứng giun, sán,...). Sản phẩm rau chỉ được coi là bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm khi hàm lượng tồn dư các chỉ tiêu sau không vượt quá giới hạn quy định. Tóm lại, theo quan điểm của hầu hết nhà khoa học khác cho rằng: Rau an toàn là rau không dập nát, úa, hư hỏng, không có đất, bụi bao quanh, không chứa các sản phẩm hoá học độc hại; hàm lượng NO3, kim loại nặng, dư thuốc bảo vệ thực vật cũng như các vi sinh vật gây hại phải được hạn chế theo các tiêu chuẩn an toàn; và được trồng trên các vùng đất không bị nhiễm kim loại nặng, canh tác theo những quy trình kỹ thuật được gọi là quy trình tổng hợp, hạn chế được sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ở mức tối thiểu cho phép. 1.3.Vai trò và đặc điểm của sản xuất rau an toàn 1.3.1.Vai trò của sản xuất rau và rau an toàn Đối với rau xanh Việt Nam là một nước nhiệt đới có thể tiến hành trồng rau quanh năm, ngành rau nước ta đã phát triển từ khá lâu và đóng góp khoảng 3% trong tổng gía trị ngành nông nghiệp. Trong cuộc sống con người, rau là thức ăn không thể thiếu, là nguồn cung cấp vitamin phong phú nên nhiều thực phẩm khác không thể thay thế được như các loại vitamin A, B, C, D, E, K, các loại axit hữu cơ và khoáng chất như Ca,, P, Fe rất cần cho sự phát triển của cơ thể con người. Rau không chỉ cung cấp vitamin và khoáng chất mà còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim, huyết áp và bệnh đường ruột, vitamin C giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày. Vitamin D trong rau giàu caroten có thể hạn chế những biến cố gây ung thư phổi. Đặc biệt khi lương thực và nguồn đạm động vật đã được bảo đảm thì nhu cầu về số lượng và chất lượng rau xanh càng tăng. Người ta xem rau như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Phát triển rau có ý nghĩa lớn về kinh tế xã hội đó là tạo việc làm, tận dụng lao động, đất và nguồn tài nguyên cho hộ gia đình. Rau là cây ngắn ngày, có những loại rau như cải canh, cải củ từ 30 - 40 ngày đã cho thu hoạch, rau cải bắp 75 -85 ngày, rau gia vị chỉ 15 - 20 ngày một vụ..., cho nên một năm có thể trồng được 2 - 3 vụ, thậm chí 4 -5 vụ. Cây rau còn là cây dễ trồng xen, trồng gối vì vậy trồng rau tạo điều kiện tận dụng đất đai, nâng cao hệ số sử dụng đất. Trong quá trình thâm canh, một số khâu như chăm sóc, xới đất có thể sử dụng lao động phụ, cho nên trồng rau không những tận dụng được đất đai mà còn tận dụng được cả lao động và những tư liệu sản xuất khác. Cây rau là cây có giá trị kinh tế cao, 1 ha trồng rau mang lại thu nhập gấp 2 - 5 lần so với trồng lúa. Vì vậy trồng rau là nguồn tạo ra thu nhập lớn cho hộ. Rau còn là nguồn xuất khẩu quan trọng và là nguồn nguyên liệu cho chế biến. Sản xuất rau có ý nghĩa trong việc mở rộng quan hệ quốc tế, góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân trên con đường công nghiệp hoá - hiện đaị hóa. Sản xuất rau tạo ra những giá trị hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao như là cải bắp, cà chua, ớt, dưa chuột... đóng góp một phần đáng kể vào sản xuất chung của cả nước và mở rộng quan hệ quốc tế. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh ở miền Bắc thích nghi cho nhiều loại rau ôn đới, nếu khai thác tốt vụ đông sẽ có khối lượng rau lớn để xuất khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, vùng. Trong tương lai gần, ngành sản xuất rau sẽ là ngành sản xuất hàng hoá lớn và có giá trị xuất khẩu cao trong nghành nông nghiệp sau gạo, cà phê, cao su, hải sản. Sản xuất rau cung cấp nguyên liệu để phát triển ngành công nghiệp thực phẩm nhằm tăng dự trữ, góp phần điều hoà cung trên thị trường, ổn định giá cả, đồng thời để xuất khẩu và tăng giá trị sản phẩm rau. Một số cây rau như khoai tây, khoai sọ có giá trị như cây lương thực vì vậy trong thời gian qua đã góp phần vào việc bảo đảm an ninh lương thực của quốc gia. Sản xuất rau còn là nguồn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, góp phần phát triển ngành chăn nuôi thành ngành sản xuất chính. Đối với rau an toàn Thực hiện quy hoạch phát triển RAT làm thay đổi tỷ trọng cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng và Nhà nước. Phát triển sản xuất RAT nhằm góp phần giảm thiểu các vụ ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ cho người tiêu dùng và cho cả chính người sản xuất. Người nông dân được trang bị thêm các tiến bộ kỹ thuật về sản xuất RAT. Tạo cho nông dân có thói quen khi tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật mới. Đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hàng hoá trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Sản xuất RAT theo đúng quy trình kỹ thuật không chỉ bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, người sản xuất mà còn có tác dụng bảo vệ thiên địch, bảo vệ cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường; làm cho đất, nước, không khí không bị ô nhiễm do dư thừa các hoá chất độc hại. Tóm lại, sản xuất rau có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho chế biến và sản phẩm cho xuất khẩu, góp phần tăng sản lượng nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tăng thu nhập cho nông dân, giải quyết việc làm cho ngừơi lao động, tận dụng đất đai, điều kiện sinh thái. 1.3.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của sản xuất RAT 1.3.2.1. Đặc điểm sản xuất rau Rau là cây ngắn ngày, rất phong phú về chủng loại, yêu cầu việc bố trí mùa vụ, tổ chức các dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và tổ chức sử dụng lao động trong sản xuất cần được sắp xếp hợp lý khoa học. Sản xuất rau đòi hỏi phải đầu tư nhiều công lao động, khác với những cây trồng khác rau luôn đòi hỏi công chăm sóc cao, vì rau là loại cây trồng dễ bị sâu bệnh, đòi hòi nhiều nước tưới và dinh dưỡng hơn các cây trồng khác. Nếu người sản xuất không chăm sóc thường xuyên và đúng cách thì sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn. Sản xuất rau là ngành sản xuất mang tính hàng hoá cao, sản phẩm RAT có chứa hàm lượng nước cao, khối lượng cồng kềnh, dễ hư hỏng, dập nát, khó vận chuyển và khó bảo quản. Do vậy công tác vận chuyển bảo quản gặp rất nhiều khó khăn và đòi hỏi phải có sự đầu tư. Rau là sản phẩm của quá trình trồng trọt nên mang tính trời vụ do đó khả năng cung cấp của chúng có thể dồi dào ở chính vụ nhưng lại khan hiếm ở thời điểm giáp vụ. Nhu cầu của người tiêu dùng là bất cứ thời điểm nào trong năm. 1.3.2.2. Đặc điểm riêng cho sản xuất rau an toàn Sản xuất rau an toàn là một bộ phận của ngành sản xuất nói chung. Bên cạnh các đặc điểm của sản xuất nói chung, sản xuất rau an toàn có những đặc điểm riêng. Riêng đối với RAT thì sự chống chịu bệnh tật, sự phát triển cũng như chất lượng của sản phẩm phần nào phụ thuộc vào giai đoạn rau ở vườn ươm. Do vậy, khi sản xuất phải xử lý kỹ ngay từ đầu (xử lý giống). RAT là loại cây trồng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, yêu cầu chặt chẽ về điều kiện sản xuất (chọn đất, nước tưới, giống, phân bón, thuốc BVTV và tổ chức sử dụng lao động trong sản xuất). Đầu tư kỹ thuật vật chất cũng như công lao động lớn hơn nhiều loại cây trồng khác, do đó chi phí sản xuất lớn. RAT là sản phẩm tươi xanh nhiều chất dinh dưỡng khả năng nhiều sâu bệnh hại. Quá trình canh tác sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật. Đây là vấn đề có tính hai mặt, do vậy sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải đúng quy định ( liều lượng, loại thuốc, thời hạn sử dụng…) khi đó rau vừa cho năng suất, sản lượng vừa bảo đảm chất lượng. Sản xuất rau là ngành sản xuất hàng hóa, hầu hết các sản phẩm rau thu hoạch đều đưa ra thị trường do vậy thị trường là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của ngành. Đặc biệt đối với RAT thị trường đòi hỏi những quy định nghiêm ngặt, nó đặt tiêu chuẩn cho những người sản xuất những sản phẩm quy định mới tồn tại trong thị trường. Do sản xuất theo những tiêu chuẩn cho trước nên sản xuất rau an toàn phải tuân thủ những quy định ngặt nghèo của kỹ thuật đòi hỏi mức độ đầu tư vật chất, lao động cao hơn sản xuất rau bình thường trong khi năng suất và sản lượng thấp hơn là nguyên nhân chính dẫn đến giá bán loại rau này thường cao hơn nhiều lần so với sản phẩm cùng loại sản xuất trong điều kiện bình thường, do vậy hạn chế đến lượng mua. Tiêu dùng RAT còn phụ thuộc vào yếu tố thu nhập, tâm lý, tập quán, thói quen người tiêu dùng. Xu hướng phát triển ở nước ta, hiện nay nhu cầu tiêu dùng đang tăng tiến tạo ra thị trường tiêu thụ RAT phát triển cả về số lượng, chủng loại và chất lượng sản phẩm. 1.4. Nguyên nhân gây ô nhiễm sản phẩm rau và quy trình sản xuất RAT 1.4.1.Các nguyên nhân gây ô nhiễm rau 1.4.1.1. Hàm lượng nitrat (NO) quá ngưỡng cho phép NO vào cơ thể ở mức độ bình thường không gây độc, khi hàm lượng vượt mức tiêu chuẩn cho phép mới nguy hiểm. Trong hệ thống tiêu hoá của trẻ em, NO bị khử thành nitrit (NO). Nitrit là một trong những chất chuyển biến oxyhaemoglobin (chất vận chuyển oxy trong máu) thành chất không hoạt động gọi là methaemoglobin. Ở mức độ cao sẽ xuất hiện chiệu chứng bệnh làm giảm hô hấp của tế bào, ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến giáp, gây đột biến và phát triển các khối u. Trong cơ thể người , ở mức độ cao nhất có thể gây phản ứng với thành phần chất gây ung thư gọi là nitrosamin. NO vào cơ thể người chủ yếu qua nguồn nước uống và rau quả như một tác nhân truyền tải NOvào cơ thể. Tổ chức y tế thế giới (WHO) và cộng đồng kinh tế châu Âu (EC) giới hạn hàm lượng nitrat trong nước uống là dưới 50mg/ml. Trẻ em thường xuyên uống nước có hàm lượng NO cao hơn 45ml/lit sẽ bị rốn loạn trao đổi chất, giảm khả năng kháng bệnh của cơ thể. Trẻ em ăn xúp rau (puree) có hàm lượng NO: 80 – 1300mg/kg sẽ bị ngộ độc. Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo hàm lượng NO trong rau không vượt quá 300mg/kg tươi. Mỹ lại cho rằng hàm lượng ấy lại phụ thuộc vào từng loại rau. Ví dụ: măng tây không quá 50mg/kg nhưng cải củ cho phép tới 3600mg/kg. Nga lại quy định củ thể hàm lượng NO không được vượt quá các số liệu sau đây đối với từng loại rau: Bắp cải 500mg/kg, cà rốt 250, dưa chuột 150, củ cải 1.400, hành củ 60, hành lá 400, khoai tây 250, rau thơm, xà lách, súp lơ 200mg/kg,… Ở nước ta, theo phân tích của Viên nghiên cứu rau quả trong những năm gần đây, một bộ phận rau xanh sản xuất tại các vùng chuyên canh ven thành phố và khu công nghiệp đã trồng rau có hàm lượng NO khá cao, nhiều loại cây vượt chỉ số cho phép. Nguyên nhân chủ yếu la do sử dụng không hợp lý liều lượng, tỷ lệ phân đạm trong thành phần phân vô cơ bón cho cây; phương pháp bón phân thiếu chính xác (bón lót ít, kéo dài bón thúc đến sát thời điểm thu hoạch), sử dụng nước tưới có hàm lượng nitrat rửa trôi cao. 1.4.1.2. Tồn dư thuốc hoá học trong sản phẩm Sâu bệnh gây hại trên rau trung bình từ 10-40% sản lượng thu hoạch. Việc dùng thuốc hoá học bảo vệ cây trồng là không tránh khỏi. Lượng thuốc hoá học sử dụng trên tất cả các loại cây trồng ở nước ta bình quân 0,2-0,24 kg a.i (a.i-lượng hữu cơ hữu hiệu). Song ở các loại rau, lượng này là 0,4-0,5kg a.i. Cá biệt, tại vùng rau Đà Lạt, xã Tây Tựu (Từ Liêm, Hà Nội) theo số liệu điều tra của Viện Bảo Vệ thực vật, lượng thuốc bảo vệ rau đạt tới mức 1,2-1,5kg a.i. Do việc dử dụng quá nhiều và không đúng quy định thuốc hoá học phòng trừ sâu bệnh, nhất là các loại hoá chất độc thuộc bảng A nên đã có nhiều trường hợp nhiễm độc. Dư lượng thuốc trừ sâu cũng được phát hiện trên nhiều loại rau trồng. 1.4.1.3. Sử dụng nước tưới không sạch Các sản phẩm rau xanh đều chứa khối lượng nước lớn. Việc tưới nước đủ và đều cho rau để có năng suất mong muốn là cần thiết. Tuy nhiên, nước có thể gây ô nhiễm cho sản phẩm từ hai hướng: - Các kim loại nặng tiềm ẩn trong đất trồng hay theo nguồn nước thải từ thành phố, khu công nghiệp được cây hấp thụ và tích luỹ dần vào sản phẩm trong quá trình sinh trưởng: Hàm lượng các chất cadimi (Cd), chì (Pb), Kẽm (Zn), thiếc (Sn), aflatoxin B1, patulin … được phép có trong rau xanh với khối lượng rất thấp (0,03-10mg/kg). Song trong thực tế, nhiều loại rau, nhất là rau ăn lá có tưới nước nhiễm chất thải công nghiệp có lượng kim loại nặng, nhất là cadimi rất lớn. Bón nhiều lần cũng làm tăng lượng kim loại nặng Cd (1 tấn supe lân chứa 50-170g). Những sản phẩm chứa các chất này không chỉ gây hại khi sử dụng tưới mà còn ảnh hưởng lớn trong công nghiệp đồ hộp. Ngoài ra, nguồn nước thải tưới cho cây còn là túi chứa các chất nitrat, phosphat, thuốc trừ sâu và các chất độc hại khác do xói mòn và rửa trôi, do tốc độ thẩm thấu chậm đều được cây trồng hấp thụ, tàng trữ trong sản phẩm. - Tập quán sử dụng nước phân tươi tưới cho cây, nhất là đối với rau ăn lá, rau ăn sống, rau thơm… tức là đã sử dụng hình thức truyền tải trứng giun và các yếu tố gây nhiều bệnh đường ruột khác. Ý thức được sự nghiêm trọng trong trường hợp rau bị ô nhiễm, nhiều cơ quan khoa học dã xúc tiến các chương trình nghiên cứu nhằm xác định các nguyên nhân gây nhiễm và biện pháp khắc phục. 1.4.2.Quy trình sản xuất rau an toàn Tuỳ theo điều kiện của từng vùng mà việc xây dựng quy trình sản xuất RAT có khác nhau.Theo Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Hà Nội đã đưa ra tiêu chuẩn về quy trình sản xuất RAT như sau: - Môi trường sản xuất RAT bao gồm đất, nước, không khí phải trong lành, không bị nhiễm bẩn do nước thải của thầnh phố, của các khu công nghiệp, bệnh viện và khí thải xe cơ giới. - Phương thức và trình độ sản xuất RAT phải được sản xuất trong vung quy hoạch, có tổ chức và quản lý chặt chẽ, nhất là về phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Người sản xuất phải tự nguyện, tự giác, có kiến thức và tiếp thu được quy trình sản xuất mới. - Đất trồng phải là đất cao ráo, dễ thoát nước thích hợp với sinh trưởng và phát triển của cây rau. Đất không bị nhiễm độc của thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng. Đồng thời phải chọn đất xa khu công nghiệp, xa bệnh viện, nghĩa trang, đường quốc lộ ít nhất 200m trở lên. - Giống và thời vụ gieo trồng phải chọn những hạt tốt, những cây con khỏe mạnh, không có mầm bệnh, có chất lượng và sức chống chịu sâu bệnh cao. Trước khi gieo hạt giống hoặc cây con cần được xử lý bằng hoá chất hoặc bằng nhiệt. Bên cạnh đó cần gieo trồng đúng thời vụ thích hợp nhất với từng loại cây. - Nước tưới, do trong rau chiếm từ 75- 90% nước, nên nước tưới ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng rau. Vì vậy, cần phải dùng cước sạch để tưới cho cây, không được dùng nước bẩn để tưới hoặc rửa rau sau thu hoạch, nếu có điều kiện tốt nhất là dùng nước giếng khoan đã được xử lý. - Phân bón, cấm dùng phân tươi để bón hoặc tưới mà chỉ dùng phân chuồng đã ủ hoai mục, phân hữu cơ vi sinh, phân hỗn hợp hữu cơ, khoáng theo tỷ lệ cân đối. Sử dụng phân bón qua lá, chất kích thích của các đơn vị được phép sản xuất, dùng đúng liều lượng và theo hướng dẫn. - Thuốc phòng trừ sâu bệnh, thực hiện triệt để các biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM (chọn giống chống bệnh, vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng,...), không dùng thuốc bảo vệ thực vật đã cấm sử dụng, mà chỉ dùng các loại thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại đối với ký sinh thiên dịch, phân giải nhanh, đúng liều lượng và đảm bảo thời gian cách ly cho phép. - Thu hoạch và bảo quản, cần thu hoạch đúng độ chín của sản phẩm và đúng thời gian cách ly. Sau khi thu hoạch cần loại bỏ lá già, úa, dậ nat, bị bệnh, phân loại sản phẩm theo tiêu chuẩn, chất lượng và tiêu thu kịp thời. Đồng thời phải có điều kiện chế biến và bảo quản theo đúng kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất. 1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất RAT 1.5.1. Nhân tố về điều kiện tự nhiên Nhân tố về điều kiện tự nhiên bao gồm đất đai, nguồn nước và thời tiết khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, thời gian chiếu sáng, sự thay đổi mùa), những nhân tố này không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất rau an toàn mà nó là nhưng nhân tố chung ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên đối với sản xuất RAT thì những nhân tố mang tính chất quyết đinh hơn. Cụ thể về cách chọn đất, nước đã trình bầy trong quy trình sản xuất RAT. 1.5.2. Nhân tố về kinh tế kỹ thuật * Nhóm nhân tố về kỹ thuật: phải nắm vững được nguyên nhân gây ô nhiễm sản phẩm rau và quy trình sản xuất RAT có như vậy thì sản xuất RAT mới có thể gia tăng về sản lượng và bảo đảm về chất lượng. * Nhóm yếu tố về kinh tế xã hội - Vốn: là nhân tố cần thiết trong quá trình sản xuất. Trong nông nghiệp thì vốn tác động vào quá trình sản xuất không phải trực tiếp mà gián tiếp thông qua cây trồng, vật nuôi, đất đai... nó tồn tại ở nhiều hình thứ khác nhau như trâu bò, máy móc... Những hộ có vốn sẽ chủ động đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất đem lại hiệu quả cao hơn so với những hộ thiếu vốn. Đặc biệt là trong sản xuất rau an toàn thì yêu cầu cũng như nhu cầu về vốn lớn, bao gồm các khoản đầu tư ban đầu như nhà lưới cọc bê tông giếng khoan, công chăm sóc giống … Tiếp đến là chi phí cho việc sơ chế bảo quản … đây là một trong những vấn đề cần được chính quyền hỗ trợ để giúp đỡ bà con. - Thị trường và giá cả, đây là yếu tố quyết đinh đến sự tồn tại của nhà sản xuất. Mỗi nhà sản xuất phải đặt ra và trả lời được ba câu hỏi đó là sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Thì mới có thể "sống" được trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Để làm được việc "cần sản xuất cái gì" thì nhà sản xuất phải tìm kiếm được thị trường cần gì, gía cả như thế nào... Nếu sản xuất thí có phù hợp hay không? từ đó hình thành mối quan hệ cung cầu một cách toàn diện. Trong sản xuất rau nhất là RAT thì thị trường đóng vai trò quyết định (vì cây rau là sản phẩm dễ hư hỏng, lại thu hoạch dồn vào một thời điểm...) do vậy việc mở rộng thị trường, ổn đinh giá cả là hết sức cần thiết cho ngành rau. - Ngoài ra còn có yếu tố lao động, hệ thống chính sách vĩ mô của Nhà nước, yếu tố tổ chức sản xuất và quản lý, quy hoạch vùng sản xuất cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất rau an toàn. 2.KHÁI NIỆM, VAI TRÒ TIÊU THỤ RAT 2.1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm rau Lưu thông tiêu thụ hàng hoá là khâu nối kết sản xuất với tiêu dùng, nối kết các ngành kinh tế với nhau, các doanh nghiệp với nhau. Trong nền kinh tế thị trường, trình độ xã hội hoá sản xuất ngày càng cao, thị trường ngày càng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, hình thành mạng lưới vô cùng phức tạp và rộng lớn thì hoạt động lưu thông tiêu thụ sản phẩm càng trở nên sôi động với nhiều hình thức kênh phong phú. Tiêu thụ sản phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình chuyển sang hình thái giá trị của sản phẩm, sản phẩm được coi là tiêu thụ khi khách hàng chấp nhận thanh toán theo quan điểm này, quá trình tiêu thụ bắt đầu khi đưa vào lưu thông và kết thúc khi bán hàng xong. Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm, là một quá trình bao gồm nhiều khâu từ việc tổ chức nghiên cứu thị trường, định hướng sản xuất tổ chức bán hàng và thực hiện các dịch vụ trước trong và sau khi bán hàng, như vậy theo qua điểm này tiêu thụ sản phẩm là một quá trình xuất hiện từ trước khi tổ chức các hoạt động sản xuất và chỉ kết thúc khi đã bán đựơc sản phẩm. 2.2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định tồn tại của doanh nghiệp. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ tức là nó được người tiêu dùng chấp nhận để thoả mãn một nhu cầu nào đó. Sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, sự thích ứng nhu cầu của người tiêu dùng và sự cần thiết các hoạt động dịch vụ. Nói cách khác tiêu thụ sản phẩm phản ánh đầy đủ những điểm mạnh yếu của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Chu kỳ sản xuất kinh doanh bắt đầu từ khâu bỏ tiền mua các yếu tố đầu vào để sản xuất hàng hoá và kết thúc khi hàng hoá được bán ra và thu tiền về. Như vậy chỉ khi nào quá trình bán hàng kết thúc thì chu kỳ sản xuất kinh doanh mới kết thúc và bắt đầu một chu kỳ sản xuất mới. Qua tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp giải quyết được mâu thuẫn của quá trình sản xuất, trong sản xuất doanh nghiệp luôn gặp mâu thuẫn giữa chất lượng, mẫu mã hình thức phải đẹp, song giá bán phải được thị trường chấp nhận. Khi sản phẩm được tiêu thụ tức là thị trường đã chấp nhận hàng hoá của doanh nghiệp, mối tương quan giữa chất lượng, mẫu mã và giá bán được giải quyết. Tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển và mở rộng thị trường. Phát triển và mở rộng thị trường là mục tiêu quan trọng đối với những doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trên thị trường cạnh tranh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp sẽ nắm bắt được nhu cầu sản xuất của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp, thế mạnh và nhược điểm của nó và từ đó có chính sách thay đổi hợp lý nhằm chiếm lĩnh thị trườn tại chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường. Tiêu thụ sản phẩm được coi là một biện pháp điều tiết sản xuất định hướng cho sản xuất là tiêu chuẩn của quá trình sản xuất cải tiến công nghệ. Vì việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý của sản phẩm là những vấn đề vô cùng quan trọng quyết định công tác tiêu thụ sản phẩm nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Vì vậy doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu thị trường về cung cấp hàng hoá, giá cả đối thủ cạnh tranh, đồng thời không ngừng cải tiến công nghệ sản xuất, đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm là nhân tố quan trọng để giữ vững và nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với xã hội. Thông qua uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng hoạt động tiêu thụ sản phẩm phản ánh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là khâu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, là thước đo đánh giá độ tin cậy củ người tiêu dùng đối với người sản xuất. Qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm, người tiêu dùng và người sản xuất gần gũi nhau hơn, tìm ra được cách đi đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng tốt hơn và sản xuất kinh doanh có lợi ích cao hơn. Tóm lại tiêu thụ sản phẩm vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 2.3. Các kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp Các kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp được hình thành có khác trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Bởi vì sản phẩm nông nghiệp do hàng triệu nông dân làm ra là những vật chất hữu cơ, được sản xuất theo thời vụ và hầu hết là sử dụng cho tiêu dùng cá nhân, sự khác biệt thể hiện trong các kênh cụ thể như sau: KI SXNN SXNN SXNN SXNN SXNN KVI KVII KV KII KIV KIII B.lẻ N.ng Đ.lý N.ng Ng.Nh.K Ng. XK Chế biến SXNN SXNN Thu gom B.lẻ N.ng B.buôn N.ng Ng. XK Ng.Nh.K Thu gom TDN.ng Bán lẻ Bán lẻ TDN.Th Bán lẻ Th.Ph B.buôn Th.PH TDN.ng TDN.Th Bán lẻ Th.Ph B.buôn Th.PH TDN.Th TDN.Th TDN.Th Chế biến Thu gom Sơ đồ 1.3 Trong hệ thống các kênh ở sơ đồ trên có mấy đặc điểm đáng chú ý thể hiện đặc trưng kênh sản phẩm nông nghiệp là: Một là, tuỳ vào mức độ sản xuất gắn kết với thị trường sản xuất nông nghiệp mà các kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp được chia ra 3 cấp độ khác nhau; hai kênh đầu KI và KII là hai kênh ngắn nhất, mang tính trực tiếp, hoạt động chủ yếu ở nông thôn. Ba kênh giữa dài hơn phải qua 2 hay 3 khâu trung gian hoạt động dịch vụ cho người tiêu dùng thành thị vốn đông đúc và đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao hơn. Còn lại 2 kênh dài nhất KVI và KVII làm nhiệm vụ phân phối hàng nông sản xuất kh._.ẩu. Để sản phẩm đến tay người tiêu dùng của nứơc nhập khẩu, thông thường phải qua 5 khâu trung gian trong đó 2 khâu ở nước ta và 3 khâu ở các nước nhập khẩu. Hai là, Ngoài 2 kênh ngắn trực tiếp hoạt động ở nông thôn ra thì trong 5 kênh còn lại, khâu trung gian đầu tiên đều là người thu gom hoặc là người chế biến nhưng có chức năng thu mua và là chức năng đầu tiên. Đặc trưng này là phù hợp với yêu cầu thu gom lại các sản phẩm được sản xuất trên đồng ruộng của đất rất đông nông hộ, chủ trang trại và trải rộng trên các miền quê bao la vì: Sản phẩm nông nghiệp không thể đưa ngay vào bán buôn hoặc sang sơ chế nếu chưa qua khâu tập trung, phân loại và xử lý ban đầu. Ba là, Về chủ kênh phân phối, người sản xuất nông nghiệp chỉ thực hiện được vai trò đó trong 2 kênh đầu hoạt động ở nông thôn. Bắt đầu từ kênh III đến kênh VII là do một người trung gian nào đó với vị thế của mình đứng ra làm chủ. Trong kênh IV vai trò chủ kênh lại thuộc về người bán buôn thành thị. Còn ở kênh V thì hoặc là người chế biến hoặc là người bán buôn thành thị làm chủ. Đối với 2 kênh VI và VII là 2 kênh liên kết xuất, nhập khẩu trong thị trường nông sản thế giới thì lại có 2 người chủ của hai loại kênh. Người xuất khẩu là chủ đoạn kênh phía nước xuất khẩu, và ở bên phía nước nhập khẩu người chủ kênh lại là người nhập khẩu. Bốn là, Người nông dân với tư cách là người sản xuất ở đầu kênh nhưng không phải là chủ kênh nên phần nhiều họ chỉ quan tâm đến khâu trung gian đầu tiên trực tiếp quan hệ với họ. Họ đòi hỏi những người trung gian quan hệ trực tiếp đó pahỉ là những kinh doanh mua bán rõ ràng; mua hàng nhiều, lấy hàng nhanh, đúng hẹn, giá cả công khai, thanh toán sòng phẳng, không được dây dưa, nhập nhằng và có sự hỗ trợ về dịch vụ công nghệ và tài chính. 3.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT – TIÊU THỤ RAU AN TOÀN Ở VIỆT NAM Do nhiều nguyên nhân, vấn đề rau an toàn ở Việt Nam thực tế mới bắt đầu được đề cập mạnh mẽ trong các năm 90 của thế kỷ XX. Những năm qua, nhận thức về vấn đề sản xuất và tiêu dùng rau an toàn trên góc độ bảo vệ sức khoẻ và chống ô nhiễm môi trường đã tăng lên đáng kể nhờ hoạt động truyền bá tích cực của nhà khoa học cũng như dư luận xã hội. Nhờ sự quan tâm mạnh mẽ của các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn, các tổ chức nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, sự hưởng ứng của người nông dân, ngành sản xuất rau an toàn đã hình thành và bước đầu phát triển. Bảng 1.4: Diện tích, sản lượng rau cả nước giai đoạn 1996-2007 Năm Diện tích (1000 ha) Sản lượng (1000 tấn) 1996 331,4 4186,0 1997 359.4 4706,9 1998 377,0 4969,9 1999 411,3 5236,6 2000 445,5 5756,5 2001 485,8 5948,9 2003 514,5 6256,8 2004 545,6 6736,7 2005 586,5 6919,9 2006 621.3 7368,5 2007 650,5 10000 Nguồn: Số liệu của Vụ Nông Nghiệp, Tổng cục thống kê Cho đến nay, sản xuất rau an toàn đã được triển khai ở nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt ở vùng ngoại thành và các tỉnh lân cận với các thành phố lớn. Riêng thành phố Hà Nội có trên 1.100 ha diện tích canh tác rau an toàn, tương ứng với sản lượng rau hàng năm khoảng 40.000 tấn. Việc trồng rau an toàn ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương được triển khai khá rộng rãi. Tại các tỉnh phía nam, ở khu vực T.P Hồ Chí Minh, Đà Lạt các tỉnh miền Đông, và Tây Nam Bộ đã hình thành các vùng sản xuất rau an toàn. So với tổng diện tích và sản lượng rau hàng năm nói chung, rau an toàn hiện nay chiếm chưa tới 10% nhu cầu đối với rau an toàn và khả năng sản xuất rau an toàn là rất lớn. Nói đúng hơn, về lâu dài, trên thị trường chỉ được phép cung ứng và tiêu thụ rau an toàn, tất cả diện tích trồng rau cần phải chuyển sang sản xuất rau an toàn. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, phát triển thị trường rau an toàn gặp những khó khăn gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trên phương diện kỹ thuật, công nghệ sản xuất rau an toàn không phải là khó tiếp cận đối với người trồng rau. Trên cơ sở kinh nghiệm của nghề trồng rau truyền thống, với lượng vốn đầu tư bổ sung nhất định, với sự hướng dẫn kỹ thuật của các cơ quan khuyến nông hoặc học tập kinh nghiệm trồng rau an toàn của các cơ sở trồng rau đi trước, người trồng rau bình thường hoàn toàn có thể nắm vững và thực hiện công nghệ sản xuất rau an toàn. Nguyên nhân cơ bản hạn chế phát triển thị trường rau an toàn hiện nay là hiệu quả kinh tế thấp và không ổn định của ngành trồng rau an toàn do thiếu các biện pháp tổ chức và quản lý phù hợp đối với hệ thống phân phối và tiêu thụ rau an toàn. Nhìn chung mạng lưới phân phối tiêu thụ rau thông thường như đã mô tả được hình thành và phát triển trong giai đoạn lâu dài và về cơ bản thích hợp với điều kiện kinh tế – xã hội và tập quán sản xuất, tiêu dùng của nước ta. Tuy nhiên, từ khi ngành sản xuất rau an toàn hình thành, khối rau an toàn đựơc hoà nhập vào khối rau thông thường qua 4 kênh phân phối đến tay người tiêu dùng. Sản xuất rau an toàn luôn đòi hỏi chi phí cao hơn, nên phải bán được giá cao hơn mới bù đắp chi phí và có lãi. Một bộ phận đáng kể người tiêu dùng (người có thu nhập trung bình trở lên) sẵn sàng trả giá cao hợp lý nếu họ có đủ cơ sở tin tưởng rằng sản phẩm họ mua là rau an toàn. Trong thực tế một khối lượng nhất định rau an toàn tiêu thụ qua quan hệ mua bán trực tiếp giữa người trồng rau với các nhà máy chế biến, siêu thị, cửa hàng rau quả, các khách sạn, các nhà trẻ … và các gia đình. Do có sự đảm bảo và tin cậy lẫn nhau giữa người sản xuất và người tiêu dùng, bộ phận rau an toàn tiêu thụ theo kênh này thu được giá cao cần thiết. Tuy nhiên, một phần đáng kể rau an toàn còn lại phải tiêu thụ theo các kênh như rau thông thường. Ngừơi trồng rau (hộ nông dân, HTX, trạm, trại … Cửa hàng, siêu thị Người bán Người tiêu dùng tập thể (nhà máy chế biến, khách sạn, nhà trẻ, nhà ăn tập thể …) Người tiêu dùng cá nhân (các hộ gia đình) Ngưòi thu gom Người bán buôn Người bán Nhỏ lẻ 1. Qua chợ bán lẻ + Giao trực tiếp theo hợp đồng 2. Chợ bán buôn + Giao trực tiếp 3.Giao theo hợp đồng 4 Sơ đồ 1.5 Sản xuất – tiêu thụ rau an toàn hiện tại ở Việt Nam Vấn đề mấu chốt dẫn tới hiệu quả thấp của ngành trồng rau an toàn là cho tơi nay chưa có phương thức phân định giữa rau an toàn và rau thông thường trên thị trường. Việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật để phân định chất lượng rau gặp nhiều khó khăn và gần như không khả thi không thực tế. Rau quả là mặt hàng thực phẩm tươi sống rất nhanh hư hỏng được kinh doanh với khối lượng lớn và trên địa bàn trải rộng với nhiều người tham gia kinh doanh. Đánh giá chất lượng bằng phương pháp cảm quan không đảm bảo độ tin cậy. Xác định các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm bằng các phương pháp phòng thí nghiệm đòi hỏi thời gian dài (2-3 ngày) và chi phí quá lớn (1,5 – 3 triệu đồng/1mẫu), không phù hợp với tính chất mặt hàng. 4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN Ở HÀ NỘI 4.1. Diện tích, năng suất, sản lượng rau, RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội Biểu 1.6 : Tình hình sản xuất rau và RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội 2007 Huyện – xã Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) Chủng loại RAT 1.Đông Anh - Xã Vân Nội 60*3 vụ 20-25 3600-4500 Theo mùa (43 loại) - Xã Nam Hồng 35*3 16-18 1700-1900 Xu hào, bắp cải, bí xanh - Xã Bắc Hồng 30*3 16-18 1400-1650 Cà chua, xu hào, bắp cải, đậu quả - Xã Nguyên Khê Tiên Dương Kim Chung Kim Nổ 100*3 vụ 15-16 4500-4800 Cà chua, xu hào, khoai tây và cải các loại… 2. Gia Lâm - Xã Văn Đức 100*3 16-17 4800-5000 Cải bắp, cà chua, đậu hà lan, xu hào và cải các loại - Xã Đặng Xá 60*3 15-16 2200-2400 Cải các loại, đậu quả, cà chua, bắp cải - Xã Đông Dư 40*3 16-17 1900-2000 Các loại rau gia vị: Mùi tàu, rau thơm… - Xã Lệ Chi 40*3 15-16 2250-2400 Các loại rau theo mùa vụ 3. Thanh Trì - Xã Lĩnh Nam 20*3 19-20 1140-1200 Cải các loại, rau muống, mồng tơi, bí… - Xã Yên Mỹ 15*3 15-16 675-720 Súp lơ, cà chua và cải các loại… - Xã Duyên Hà 25*3 15-16 1120-1200 Cà chua và cải các loại… 4. Từ Liêm - Xã Tây Tựu Minh Khai Phú Diễn Liên Mạc 185*3 19-20 108225 Rau gia vị và các loại rau ăn lá theo mùa vụ 5. Sóc Sơn - Xã Đông Xuân 50*3 15 2300 Bắp cải, xu hào, ngô bao tử và cải các loại - Xã Thanh Xuân 10*3 15 450 Bắp cải, xu hào, cải các loại, dưa chuột, bí xanh … Nguồn: Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội Năm 2008 Sau khi nghị quyết NQ15-2008-QH12/29/5/08 được Quôc Hội thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8/2008. Địa giới hành chính của thành phố Hà Nội đã được điều chỉnh, do vậy diện tích trồng trọt nói chung và diện tích trồng rau an toàn nói riêng của thành phố thay đổi một cách đột biến, củ thể: Tổng diện tích rau an toàn thành phố năm 2008 là 37.131,8 ha; phân bổ ở 22 quận huyện, thị xã với 425/455 xã, phường. Diện tích sản xuất RAT (có CBKT chỉ đạo, giám sát) là 7.804 ha(21%). Hà Nội cũ: 7.927,0 ha. Hà Tây cũ: 23.848,7 ha Huyện Mê Linh: 5.355,6 ha. Năng suất và sản lượng rau nói chung và rau an toàn trong năm 2008 đạt khá, năng suất rau đại trà trung bình đạt 20,13 tấn/ha/vụ, sản lượng rau đại trà đạt 590.358,0 tấn/năm. Đối với rau an toàn thì năng suất và sản lượng kém hơn rau đại trà, năng suất RAT đạt 19,0 tấn/ha/vụ, sản lượng RAT đạt 148.285,5 tấn/năm, tuy nhiên hiệu quả kinh tế mà rau an toàn mang lại lại cao hơn rau đại trà. Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội rau an toàn hiện đang là hướng phát triển chính trong trồng rau, chủng loại và chất lượng rau an toàn ngày một phong phú và đảm bảo. Cơ cấu chủng loại RAT năm 2008 gồm hơn 40 loại rau thông thường và cao cấp, chất lượng RAT trên diện tích rộng đã được đảm bảo hơn do ý thức của bà con cũng như sự giám sát về quy trình sản xuất của cơ quan quản lý đã được cải thiện đáng kể. Với những vùng sản xuất RAT đã có thương hiệu như Bảo Hà, Hà An, Yên Mỹ, … chất lượng về cơ bản đã được đảm bảo tuy nhiên sản lượng rau tại những vùng này lại ít. 4.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất rau và RAT So với sản xuất rau thông thường thì RAT đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng thuận lợi và hiện đại hơn nhằm để đáp ứng nhu cầu khắt khe của quy trình sản xuất như nhà lưới, giếng khoan, hay giao thông …Hiện nay thành phố Hà Nội có 78,6 ha nhà lưới (chủ yếu ở Hà Nội cũ) với 3 dạng hình là: + Nhà lưới kiên cố: Quy mô từ 1 – 3 sào Bắc Bộ ( kết cấu khung thép, lưới nilon che kín mái và xung quanh). + Nhà lưới bán kiên cố: Quy mô từ vài sào đến hàng chục ha (kết cấu cọc thép hoặc bê tông, mái che và vách lưới nilon). + Nhà lưới đơn giản: Quy mô vài sào đến vài ha (khung cọc tre hoặc bê tông, mái che bằng lưới nilon rất đơn giản). Về hệ thống tưới cho rau: 2 hệ thống chính + Hệ thống giêng khoan: 2 loại - Giếng khoan công suất lớn có hệ thống lọc và ống tưới khép kín: + Có 04 cơ sở + Diện tích tưới: 100 – 120 ha. - Giếng khoan nhỏ tại ruộng: + Số lượng: 17.998 chiếc + Diện tích tưới: 2.540,3 ha Về hệ thống kênh mương: Năm 2008 thành phố có 481,2 km kênh mương tưới cho 2.700 ha rau. Và 81,2 km đường bê tông nội đồng nhưng hiện trên 90% diện tích rau chưa có đương bê tông đây là một trong những khó khăn cần được các cấp chính quyền quan tâm. 4.3. Tiêu thụ rau, RAT Biểu 1.7: Tình hình tiêu thụ RAT theo giá của Hà Nội năm 2007 Huyện – xã Tiêu thụ theo giá RAT Tiêu thụ theo giá rau thường Số lượng (tấn) % Số lượng (tấn) % 1.Đông Anh - Xã Vân Nội 1800 50 1800 50 - Xã Nam Hồng 170 10 1530 90 - Xã Bắc Hồng 800 5 15200 95 - Xã Nguyên Khê Tiên Dương Kim Chung Kim Nổ 200 5 3800 95 2. Gia Lâm - Xã Văn Đức 100 2 4900 98 - Xã Đặng Xá 115 5 2185 95 - Xã Đông Dư 400 20 1600 80 - Xã Lệ Chi 50 2 2450 98 3. Thanh Trì - Xã Lĩnh Nam 30 2,5 1170 97,5 - Xã Yên Mỹ 70 10 630 90 - Xã Duyên Hà 58 5 1102 95 4. Từ Liêm - Xã Tây Tựu Minh Khai Phú Diễn Liên Mạc 1100 10 9900 90 5. Sóc Sơn - Xã Đông Xuân 100 4 2400 96 - Xã Thanh Xuân 115 25 345 75 Nguồn: Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội Kể từ ngày nghị quyết NQ15-2008-QH12/29/5/08 có hiệu lực thì tình hình tiêu thụ rau của thành phố Hà Nội có nhiều chuyển biến, với thị trường rộng lớn hơn 6 triệu dân, các hình thức tiêu thụ của nông dân được tóm tắt như sau: Về rau đại trà: Nông dân tiêu thụ tự do tại các chợ hoặc bán buôn, gồm: + Chợ đầu mối: Có 08 chợ đầu mối bán buôn rau, củ quả (Đền Lừ – Hoàng Mai, Long Biên – Ba Đình, Dịch Vọng Hởu, Vân Nội - Đông Anh, Hà Đông, Sơn Tây, Thường Tín, Tiền Phong – Mê Linh). + Chợ dân sinh: Có 395 chợ (các quận nội thành: 78 chợ, các huyện, thị xã: 317 chợ). Ngoài ra còn hơn 30 chợ tạm, chợ cóc và hàng ngàn người bán rau rong, các cơ quan chức năng rất khó kiểm soát. Đối với RAT diện rộng: Thì tình hình tiêu thụ rau an toàn có nhiều hình thức hơn như một số nông dân đã ký hợp đồng cung cấp rau thường xuyên cho các cửa hàng nội thành, bếp ăn, … số lượng không nhiều. Lượng lớn còn lại chủ yếu tự tiêu thụ qua các chợ hoặc bán buôn. Riêng đối với RAT được cấp giấy chứng nhận đủ ĐK: Phần lớn đã có đầu ra ổn định bằng các hợp đồng cung cấp rau cho các cửa hàng RAT, các trường học, bếp ăn tập thể, … Hiện có trên 100 cửa hàng treo biển bán RAT, trong đó có 79 điểm đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh RAT. Một số rau có thương hiệu đã bước đầu tự xây dựng và duy trì mạng lưới tiêu thụ: RAT Bảo Hà duy trì 7-8 cửa hàng, RAT Hà An duy trì 5-6 đại lý và đưa rau tận nhà hàng ngày cho 30-40 khách, … 4.4. Tình hình quản lý nhà nước về rau, RAT Trong năm 2008 qua thành phố Hà Nội đã cấp 38 giấy chứng nhận “Đủ điều kiện sản xuất RAT” , 9 giấy chứng nhận “Cơ sở sơ chế RAT” và 79 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh RAT. Thanh tra liên ngành Hà Nội gồm (Sở NN, sở Y tế, sở CôngThương,…), và các cơ quan TW (Bộ NN&PTNT, Cục BVTV) thường xuyên thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, sơ chế và kinh doanh RAT và các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV. Thông qua các hình thức như lấy mẫu rau ngẫu nhiên để kiểm tra chất lượng. Hiện nay thành phố đang thử nghiệm thiết bị phân tích nhanh của Đài Loan và Test thử của Thái Lan (GT-Test Kit), tuy nhiên chưa đáp ứng yêu cầu quản lý chất lượng (chỉ xác định định tính 2 nhóm Cacbamat và Lân hữu cơ, độ chính xác không cao, thiếu tính pháp lý để xử phạt). Phương tiện phổ biến hiện nay để kiểm tra chất lượn sản phẩm rau an toàn là thiết bị phân tích dư lượng thuốc BVTV (sắc ký): Song chỉ có một số trung tâm được trang bị hệ thống này. Các mẫu rau lấy vừa qua đều gửi thuê phân tích ở các Trung tâm này. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế:Như thời gian trả lời kết quả lâu (7 ngày – 1 tháng), không phục vụ kịp thời công tác quản lý và chi phí thuê phân tích cao (từ 2 – 4 triệu đồng/mẫu). CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM 1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN GIA LÂM, HÀ NỘI 1.1. Đặc điểm tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý, địa giới hành chính Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của Thành phố Hà Nội: + Phía Bắc của Huyện giáp quận Long Biên, huyện Đông Anh và tỉnh Bắc Ninh + Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên + Phía Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh + Phía Tây giáp quận Long Biên và Sông Hồng Trước đây huyện có 31 xã và 4 thị trấn với tổng diện rích đất tự nhiên 17.432,1 ha. Năm 2004 sau khi thực hiện Nghị định 132/CP của Chính Phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập quận Long Biên, thì nay huyện Gia Lâm gồm có - 20 xã + 2 thị trấn Yên Viên và Trâu Quỳ Về địa hình, Gia Lâm nằm ở vùng châu thổ Sông Hồng, có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình và theo hướng dòng chảy của Sông Hồng. Tuy vậy, địa hình Huyện cũng khá đa dạng, làm nền tảng cho cảnh quan tự nhiên, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, xây dựng các công trình hạ tầng dân dụng và khu công nghiệp đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Huyện. Gia lâm có vị trí quan trọng, là một huyện của thủ đô Hà Nội, trung tâm văn hoá, chính trị của cả nước, là đầu mối giao thông vô cùng quan trọng vì trên địa bàn huyện có 2 con đường quốc lộ chạy qua nối liền các tỉnh trong nước đó là quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quảng Ninh; Quốc lộ 1 đi Lạng Sơn là con đường nối liền 2 miền Nam Bắc 1.1.2. Khí hậu, thuỷ văn Do vị trí nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, thời tiết khí hậu của Gia Lâm mang sắc thái đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Từ tháng 4 đến tháng 9 là mưa nhiều. Từ tháng 11 đến tháng 4 là thời tiết lạnh, thời kỳ đầu thường là hanh khô nhưng đến nửa cuối mùa đông thường ẩm ướt. Giữa hai mùa là thời kỳ chuyển tiếp tạo ra 4 mùa khá rõ: Xuân- Hạ- Thu- Đông Nền nhiệt độ trong khu vực đồng đều và cũng khá cao tương đương với nhiệt độ chung của cả thành phố. Nhiệt độ trung bình hàng năm 23-24oc, biên độ trong năm khoảng 12-13oc, biên độ giao động nhiệt giữa ngày và đêm khoảng 6-7oc. Điều kiện thời tiết này cho phép nông dân trong huyện bố trí các loại cây trồng và các công thức luân canh một cách hợp lý, vừa tiết kiệm chi phí sản xuất, vừa mang lại thu nhập cao cho hộ. Bên cạnh đó độ ẩm trung bình hàng năm của huyện khoảng 82% ít thay đổi theo các tháng, thường chỉ dao động trong 78-87%. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.400 - 1.600 mm và phân bố không đồng đều giữa các tháng, các mùa trong năm. Đây cũng là những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất trồng trọt nói chung và sản xuất rau nói riêng. Vì vào các tháng 3, tháng 4 độ ẩm rất thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, phá hoại cây trồng làm tăng chi phí sử dụng thuốc BVTV – Một trong những yếu tố làm gia tăng chi phí sản xuất. Chế độ thuỷ văn của Gia Lâm chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ thuỷ văn Sông Hồng, Sông Đuống và sông Cầu Bây nên nhu cầu tưới tiêu và thoát nước cho đồng ruộng luôn được đảm bảo. Nhìn chung khí hậu thuỷ văn của Gia Lâm có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, cho phép nông nghiệp có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm với nhiều loại cây trồng, vật nuôi phong phú, nhất là những sản phẩm có chất lượng và có giá trị kinh tế cao. 1.1.3. Quỹ đất đai của huyện Đất đai là yếu tố rất quan trọng, nó tham gia vào tất cả các quá trình sản xuất. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, đất giữ một vai trò thiết yếu, là yếu tố tư liệu sản xuất không thể thiếu được. Tổng diện tích đất đai theo địa giới hành chính huyện Gia Lâm tính đến năm 2007 là 11. 472,99 ha, trong đó: đất nông nghiệp là 6.437,62 ha chiếm 56,11% diện tích tự nhiên; đất chuyên dùng là 3600,34 ha chiếm 31,38 %; đất khu dân cư là 1.253,33 ha chiếm 10,92%; đất chưa sử dụng là 181,7 ha, chiếm 1,59%. Diện tích đất đai đã được giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng là: - Hộ gia đình sử dụng là: 6313,39 ha, chiếm 55,04% - Tổ chức kinh tế sử dụng: 931,24 ha - Nhà đầu tư liên doanh, 100% vốn NN: 21,4ha - UBND các xã, thị trấn quản lý và sử dụng: 2819,41 ha - Các tổ chức khác sử dụng và quản lý: 1387,56 ha. Biểu số 2.1: Quỹ đất đai của huyện năm 2007 Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) Tổng diện tích tự nhiên 11.472,99 100 1. Đất nông nghiệp 6.437,62 56,11 2. Đất phi nông nghiệp - Đất chuyên dùng 3.600,34 31,38 - Đất ở đô thị 89,92 0,79 - Đất ở nông thôn 1.163,41 10,14 3. Đất chưa sử dụng 181,70 1,58 Nguồn : Kiểm kê đất đai 2007. Phòng Thống kê huyện Gia Lâm Tình hình biến động và sử dụng đất nông nghiệp: Năm 2007 đất nông nghiệp của huyện là 6437.62 ha, giảm 345 ha so với năm 2000, bình quân giảm 70 ha/năm. Biểu số 2.2: So sánh biến động đất nông nghiệp năm 2007 so với năm 2000 Đơn vị: ha, % Loại đất 2000 2007 2007 so với 2000 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng DT đất nông nghiệp 6782,9842 100 6437,62 100 - 345,3642 94,9 1 Đất trồng cây hàng năm 6349,6467 93,61 6017,08 93,467 -332,5667 94,76 1.1 Đất trồng lúa 4479,6117 66,04 4095,61 63,62 -384,0017 91,42 1.2 Đất cỏ dùng vào CN 73,2745 1,08 79,26 1,23 5,9855 108,17 1.3 Đất trồng cây HN khác 1796,7605 26,49 1842,21 28,61 45,4495 102,53 2 Đất trồng cây lâu năm 194,9797 2,87 148,48 2,306 -46,4997 76,15 3 Đất lâm nghiệp 54,5812 0,8 51,34 0,79 -3,2412 94,06 4 Đất nuôi trồng thuỷ sản 147,5085 2,17 171,94 2,67 24,4315 116,56 5 Đất nông nghiệp khác 36,2681 0,53 48,78 0,75 12,5119 134,5 Nguồn: Báo cáo số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2007- Huyện Gia Lâm Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (56,11%) so với tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất nông nghiệp năm 2007 giảm so với năm 2000 là 345,36 ha, tương đương giảm 5,09 %, chủ yếu là do chuyển sang đất chuyên dùng là: 243,21 ha, tương đương với 70,42 % đất nông nghiệp giảm. Trong số đất nghiệp chuyển sang diện tích đất chuyên dùng diện tích chuyển sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là 148,08 ha như phục vụ dự án xây dựng làng nghề Bát Tràng, cụm làng nghề Kiêu Kỵ, khu công nghiệp Ninh Hiệp (63,63 ha). Bên cạnh đó, trong 7 năm qua 185,57 ha diện tích đất nông nghiệp chuyển sang 133,31 ha đất ở nông thôn và 52,26 ha đất ở đô thị gồm 27,43 ha cho khu đô thị mới Đặng Xá và 24,82 ha xây dựng khu đấu giá quyền sử dụng đất Trâu Quỳ. Sự phát triển của giao thông cũng lấy đi 39,98 ha đất nông nghiệp, trong đó chủ yếu phục vụ công trình xây dựng Quốc lộ 1 và Đại học Nông nghiệp I quy hoạch lại giao thông nội đồng. Nhìn chung, sự biến động diện tích đất nông nghiệp của Huyện Gia Lâm là theo xu thế tất yếu. Tuy nhiên, tốc độ đô thị hoá và sự chuyển dịch đất nông nghiệp có hiệu quả còn chậm. 1.1.4. Nguồn tài nguyên nước Gia Lâm là nơi có hai sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Đuống, vì vậy có nguồn nước ngọt dồi dào đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất phục vụ đời sống dân sinh. Trữ lượng nước khá lớn, nguồn chính để hình thành trữ lượng nước khai thác là nước sông Hồng và sông Đuống. Nước ngầm của Gia Lâm gồm 3 tầng. Tầng chứa nước không áp có chiều dày chứa nước thay đổi từ 7,5m-19,5m và trung bình 12,5m. Nguồn chủ yếu là nước mưa, nước thoát ở ruộng… ngấm xuống. Hàm lượng chất sắt khá cao từ 5-10mg/l. Có nhiều thành phần hữu cơ và khả năng nhiễm khuẩn cao. Tầng nước không áp hoặc áp yếu, đây là tầng chứa nước nằm giữa hai tầng qh và qp1 có diện tích phân bố rộng khắp đồng bằng Bắc Bộ thuộc lưu vực sông Hồng. Chiều dày chứa nước từ 2,5-22,5m thường gặp ở độ sâu 15-20m. Hàm lượng sắt khá cao có nơi đến 20mg/l. Tầng chứa nước áp lực. Đây là tầng chứa nước chính hiện đang được khai thác rộng rãi phục vụ cho Huyện và Hà Nội nói chung. Tầng có chiều dày thay đổi trong phạm vi khá rộng từ 28,6m-84,6m, trung bình 42,2m. Độ nhiễm khuẩn rất thấp, có nơi không có nhiễm khuẩn. Về chất lượng nước ngầm: qua số liệu thống kê về các thành phần lý hoá học của các cơ sở khai thác nước ở Gia Lâm cho thấy chất lượng nước thô của Gia Lâm có hai chỉ tiêu Fe và Mn không cao đạt tiêu chuẩn vệ sinh quy định đáp ứng yêu cầu nước sinh hoạt của nhân dân và nhu cầu phát triển các ngành kinh tế. 1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm 1.2.1. Dân số và nguồn lao động - Dân số: Dân số trung bình của Gia Lâm khi chưa điều chỉnh địa giới hành chính năm 2003 là 365,17 ngàn người, mật độ trung bình là 2,137 người/km2, tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,38% năm 2006 dân số trung bình của Huyện là 206.404 người và đến hết năm 2007 là 212,0 ngàn người. Tốc độ tăng dân số tự nhiên của năm 2006 là 1,26% và năm 2007 là 1,25%. Dân số thành thị năm 2006 là 12.147 người chiếm 5,88% và dân số nông thôn là 194.090 người chiếm 94,12% dân số toàn Huyện. Năm 2007 dân số thành thị là 14.311 người chiếm 5,85%, dân số nông thôn là 198.032 người chiếm 94,15% so với dân số toàn Huyện. - Lao động: Nguồn lao động của Gia Lâm năm 2006 là 119.823 người chiếm 58,1% dân số và năm 2007 là 124.102 người chiếm 59% so với dân số. Lao động trong độ tuổi có việc làm năm 2006 là 82% năm 2007 là 85%. Lao động chưa có việc làm năm 2006 là 8.620 người, năm 2007 là 8.400 người. Tỷ lệ lao động chưa có việc làm năm 2006 là 7,2% , năm 2007 là 6,7% . Tỷ lệ lao động chưa có việc làm là tương đối cao. Tỷ lệ lao động được đào tạo là khá cao: Năm 2006 là 35.372 người, chiếm 36% nguồn lao động. Đó là nhân tố qua trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội Huyện. Biểu số 2.3: Số lượng và tỷ trọng lao động có việc làm của Gia Lâm năm 2006-2007 2006 2007 Tổng số lao động có việc làm (người) 98.254 104.245 + Lao động công nghiệp và xây dựng 53.057 56.813 % so với tổng số 53,9 54,49 + Lao động nông lâm thuỷ sản 28.593 30.326 % so với tổng số 29,21 29,1 +Lao động khu vực dịch vụ 16.604 17.106 % so với tổng số 16,89 16,41 Nguồn: Phòng Thống kê Huyện Gia Lâm Cơ cấu lao động của Huyện thể hiện rõ nét cơ cấu kinh tế hiện tại là: Công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Tỷ lệ lao động công nghiệp và xây dựng năm 2006 là 53,9% năm 2007 là 54,49%. Tỷ lệ lao động nông lâm thuỷ sản năm 2006 chiếm 29,21%, năm 2007 chiếm 29,1% tổng số lao động có việc làm. Tỷ lệ lao động khu vực dịch vụ còn nhỏ mới chiếm 16,8% năm 2006 và 16,41% năm 2007 trong tổng số lao động có việc làm. 1.2.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng Huyện Gia Lâm có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ tương đối tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của Huyện hiện tại và trong tương lai gần, đặc biệt là phục vụ phát triển công nghiệp và thương mại dịch vụ. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ công tác phổ cập giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, thể dục thể thao… đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện nay. Tuy nhiên ở các khu nông thôn, hệ thống cơ sở hạ tầng còn chưa thật hoàn chỉnh và đồng bộ. Hơn nữa, tốc độ đô thị hoá nhanh đã phần nào phá vỡ tính đồng bộ của hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống thuỷ lợi, giao thông. 1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế của huỵên Gia Lâm Biểu 2.4: Tình hình phát triển kinh tế huyện Gia Lâm qua 3 năm 2006-2008 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tốc độ phát triển (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 07/06 08/07 BQ * GTSX (giá cố định năm 1994 1054.98 100.00 1198.06 100 1373 100.00 113.56 114.56 114.06 CN - XD 594.8 56.38 663.2 55.36 782.5 57.01 111.50 117.99 114.70 TM - DV 225.48 21.37 292.1 24.38 338 24.63 129.55 115.71 122.43 Nông, lâm, thủy sản 234.7 22.25 242.76 20.26 252 18.36 103.43 103.81 103.62 * GT SX (giá hiện hành) 1732.17 100.00 1980.7 100.00 2309 100.00 114.35 116.60 115.47 CN - XD 987.43 57.01 1075.5 54.30 1255 54.34 108.92 116.68 112.73 TM -DV 398.76 23.02 463.5 23.40 540.7 23.41 116.24 116.66 116.45 Nông, lâm, thủy sản 345.98 19.97 441.7 22.30 513.8 22.25 127.67 116.33 121.87 Nguồn: Phòng kinh tế huyện Gia Lâm Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá nhanh đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế-xã hội của huyện Gia Lâm. Đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Đặc biệt trong những năm gần đây việc khai thác những tiềm năng, thế mạnh của một huyện ngoại thành đang trên đà đô thị hoá, công nghiệp hoá nhanh đã thu hút các nguồn vốn đầu tư, hình thành các khu công nghiệp, các khu thương mại – dịch vụ trên địa bàn huyện. Những yếu tố đó đã tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, tốc độ phát triển kinh tế với nhịp độ ổn định. Qua bảng ta thấy năm 2008 giá trị sản xuất toàn huyện đạt 1373 tỷ đồng. Huyện có cơ cấu kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản chiếm 57,01%; thương mại dịch vụ chiếm 24,63% còn nông lâm thuỷ sản chỉ chiếm 18,36%. Qua 3 năm ta thấy cơ cấu kinh tế của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản luôn tăng và ngành nông lâm thuỷ sản lại giảm. Song ngành nông nghiệp có vai trò quan trọng trong sự phát triển ấy. Với chủ trương hiện nay về nông nghiệp là sản xuất hàng hoá tập trung, và có tính bền vững. Tóm lại, kinh tế huyện Gia Lâm trên con đường thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đã ngày càng phát triển toàn diện. Cơ cấu kinh tế đang dịch chuyển mạnh theo hướng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp-dịch vụ-thương mại. Đánh giá các điều kiện ảnh hưởng đối với sản xuất RAT Những tiềm năng và thuận lợi - Vị trí địa lý thuận lợi tạo cho Gia Lâm có lợi thế rất lớn trong phát triển kinh tế; là vùng phát triển nhanh và năng động trong tương lai - So sánh với các huyện khác của Hà Nội, hệ thống cơ sở hạ tầng khá phát triển, đang tiếp tục đầu tư để hoàn thiện hơn, sẽ tạo thuận lợi cho kinh tế xã hội của Huyện Gia Lâm có thể tăng trưởng và phát triển nhanh hơn. - Trên địa bàn huyện Gia Lâm có nhiều đơn vị của trung ương về nông nghiệp như: Viện rau quả Trung ương, Trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội. Do vậy địa phương luôn gặp thuận lợi trong quá trình chuyển giao khoa học công nghệ vè sản xuất rau. - Người dân có truyền thống cũng như kinh nghiệm trong sản xuất và canh tác sản xuất rau. - Tiềm năng về thị trường tiêu thụ rau của huyện ổn định và ở mức cao. Những khó khăn, thách thức Mặc dù có nhiều lợi thế và trong đó có nhiều lợi thế rất cơ bản, song huyện Gia Lâm cũng gặp phải không ít những khó khăn và thách thức có ảnh hưởng sâu sắc tới ngành trồng rau - Quá trình phát triển kinh tế đi liền với tốc độ đô thị hoá nhanh làm cho đất đai sản xuất nông nghiệp thu hẹp rất nhanh chóng, lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn thiếu và không có việc làm ngày càng gia tăng. Tốc độ tăng dân số cơ học cũng có xu hướng tăng cao sẽ tạo nên sức ép nhiều mặt cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của Huyện nói chung, và ngành sản xuất trồng rau nói riêng. - Tập quán canh tác của người dân vẫn còn bảo thủ và chậm thay đổi tư duy. Đồng thời diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp nên khó thu hút, cũng như khuyên khích được người nông dân làm giàu. - Hệ thống cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn còn thiếu đồng bộ và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất hàng hoá, nhất là hàng hóa có chất lượng cao. - Là Huyện mới được chia tách và điều chỉnh lại ranh giới hành chính, vì thế gây nên những khó khăn nhất định trong việc phát triển kinh tế xã hội của Huyện. - Quá trình tăng trưởng kinh tế và đô thị hoá nhanh làm cho môi trường tự nhiên đặc biệt là nguồn nước có xu hướng bị ô nhiễm nặng gây nên những khó khăn, thách thức không nhỏ đối với việc phát triển bền vững nền kinh tế của Huyện nói chung và đặc biệt là ảnh hưởng rất lớn tới ngành trồng RAT 2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TRONG NHỮNG NĂM QUA 2.1. Về công tác c._.heo nghiên cứu của viện dinh dưỡng trong cơ cấu rau tiêu thụ cần giảm tỷ lệ rau ăn lá, tăng tỷ lệ rau ăn quả, củ vì ngoài giá trị dinh dưỡng cao hơn rau ăn lá, loại rau này còn có thể đưa vào chế biến. Cơ cấu rau cần đạt là rau ăn lá 30%, rau ăn quả 30%, rau gia vị 15%, và rau khác 25%. Chính vì vậy huyện Gia Lâm cần phải phát triển thêm các chủng loại RAT như rau thơm, ngô rau, dưa chuột bao tử, tỏi tây, bầu, bí ... đồng thời giảm thiểu tỷ lệ rau ăn lá như các loại cải, bắp cải, cải bao... Đồng thời các viện, trường, đơn vị quản lý về sản xuất và tiêu thụ trên địa bàn cũng cần có những công tác hỗ trợ như: nghiên cứu chọn tạo giống mới, tăng cường chuyển giao các loại rau cao cấp, rau chất lượng, cơ cấu quanh năm vào sản xuất để nâng cao giá trị kinh tế, đảm bảo rải vụ, đáp ứng nhu câu thị trường. 2.1.2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật trong trồng RAT Nâng cao kiến thức, sự hiểu biết và ý thức về bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường sống của cộng đồng và của từng cơ sở, để họ có ý thức trong việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm RAT. Tăng cường công tác khuyến nông hướng dẫn quy trình sản xuất RAT cũng như kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV, đồng thời mở các lớp tập huấn về quy trình sản xuất RAT Tiến hành sâu rộng việc phổ cập kiến thức khoa học kỹ thuật, cũng như công tác khuyến nông tới người lao động, để nâng cao về trình độ canh tác và sản xuất. Tiến bộ sản xuất RAT có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả chúng, do sản xuất RAT đòi hỏi quy trình sản xuất rất nghiêm từ khâu chuẩn bị làm đất, diệt bệnh, chăm sóc đến khâu thu hoạch và bảo quản sản phẩm. Để đưa tiến bộ kỹ thuật mới đến các hộ nông dân có hiệu quả thì cần thiết phải thực hiện những việc sau: - Các cấp, các ngành có liên quan phải xây dựng quy trình sản xuất cụ thể cho từng loại RAT và hướng dẫn nông dân thực hiện đúng quy trình sản xuất đó. - Thường xuyên tuyên truyền phổ biến những thông tin mới về kỹ thuật tới các hộ nông dân bằng các phương tiện đại chúng như đài, ti vi, loa phóng thanh... - Đưa các nội dung tập huấn cho nông dân như kỹ thuật chọn giống, kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV, kỹ thuật thu hoạch bảo quản … - Thường xuyên mở các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất RAT do các cán bộ khuyến nông về giảng dạy, có thể cử một số nông dân đi học kỹ thuật mới và về phổ biến lại cho người khác, từ đó khuyến khích được người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. - Thường xuyên tổ chức các nông dân xem các mô hình trình diễn, tổ chức hội nghị đầu bờ, các buổi hội thảo để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm sản xuất và tiêu thụ RAT. Phát triển sản xuất RAT với công nghệ mới như nhà lưới, tưới phun hình thành các khu công nghệ cao. Từ các nghiên cứu và thử nghiệm sản xuất RAT theo mô hình RAT trong nhà lưới cho kết quả rất tốt. Giá trị sản xuất các công thức luân canh trong nhà lưới cao gấp 1,2-1,5 lần so với đối chứng. Đặc biệt, lượng rau sản xuất trái vụ từ tháng 5-8 đạt không kém so với vụ xuân hè và cao hơn vụ xuân. Đưa các giống tiến bộ kỹ thuật, công nghệ sinh học vào các mô hình làm cơ sở nhân ra diện rộng các tiến bộ kỹ thuật. Xây dựng các điểm kinh doanh phân phối thuốc BVTV tại các vùng sản xuất rau an toàn tập trung, hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc hoá học trừ sâu theo hướng dẫn chỉ định của các cơ quan chuyên môn. Khuyến khích các cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV tại vùng sản xuất rau an toàn kinh doanh thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, thuốc có độ độc thấp, phân giải nhanh đảm bảo nông dân sử dụng thuốc BVTV đúng quy định và thuận lợi. Tăng cường hơn nữa mối liên kết giữa hai nhà là nhà nông và nhà khoa học. Trên địa bàn huyện Gia Lâm hiện nay có những trung tâm nghiên cứu rau củ quả lớn nhất cả nước, có thể kể đến là trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội, viện nghiên cứu rau củ quả TW … Cần tăng cường hợp tác một cách sâu, rộng với những trung tâm này nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân trong huyện. Thông qua các hình thức như tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu có thể tiến hành thí nghiệm, thử nghiệm các mô hình điểm trên ngay địa bàn. 2.1.3. Hoàn thiện về cơ chế chính sách cho phát triển RAT Các cơ quan chức năng nên phối hợp soạn thảo, hoàn chỉnh các quy trình kỹ thuật sản xuất RAT, các quy trình lưu thông RAT và nhanh chóng phổ biến tới các hộ nông dân. Thành lập các bộ phận kiểm tra, giám sát các điều kiện sản xuất và lưu thông RAT trên địa bàn huyện, cần phải xử phạt hành chính các sai phạm trong sản xuất và lưu thông RAT. Hỗ trợ kinh phí, trợ giá cho người sản xuất trong thời gian đầu khi sản xuất RAT chưa ổn định, người sản xuất chưa tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và để bảo đảm hiệu quả kinh tế ít nhất phải bằng rau đại trà, để tạo đà cho RAT phát triển ngày càng tốt hơn. Có chính sách về vốn vay ưu đãi cho các hộ nông dân phát triển sản xuất rau an toàn. Năm 2009 nhà nước đã có chính sách kích cầu với gói kích cầu trị giá 1700 tỷ. Vậy kiến nghị là nên giành một phần nhỏ cho sản xuất nông nghiệp có tính bền vững như sản xuất RAT bằng biện pháp cho bà con nông dân trồng RAT vay vốn ưu đãi hoặc cho vay không có lãi suất. Cung ứng các loại phân hữu cơ, phân vi sinh, thuốc trừ sâu sinh học và một số thiết bị sản xuất RAT với giá ưu đãi Ưu tiên kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng như hệ thống kênh mương, giếng khoan, và đặc biệt là hệ thống nhà lưới kiên cố để cho RAT phát triển ngày càng tốt. Hỗ trợ kinh phí cho việc quảng cáo, tuyên truyền, đăng ký thương hiệu, cho khâu dịch vụ bán hàng, cho công tác khuyến nông, cho vệc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất và đặc biệt là hỗ trợ kinh phí cho việc nghiên cứu các biện pháp kiểm dịch chất lượng RAT để khâu này đựơc nhanh, rẻ tiền và mang lại hiệu quả cao. Khuyến khích nông dân chuyển đổi từ trồng lúa, ngô và các cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng RAT. Có chính sách ưu đãi , khuyến khích ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất và chế biến bảo quản sản phẩm rau an toàn. 2.1.4. Giải pháp luân canh cây trồng Bố trí cơ cấu cây trồng một cách hợp lý vừa có tác dụng cải tạo đất, phòng trừ sâu bệnh còn có tác dụng giải quyết rau giáp vụ, giảm bớt tình trạng rộ rau trong mùa thu hoạch… nhờ đó sẽ góp phần bình ổn giá cả, đồng thời làm tăng hiệu quả kinh tế của người nông dân. Qua khảo sát và sự tham khảo ý kiến của một số chuyên gia nông học chúng tôi đã đưa ra một vài nguyên tắc về chế độ luân canh bố trí cây trông đối với cây rau để người nông dân tham khảo. Cụ thể - Muốn có rau thu hoạch điều hoà quanh năm cần phải có một cơ cấy cây trồng thích hợp giữa các cây rau có nguồn gốc ôn đới, á nhiệt đới với nhiệt đới nhất là giáp vụ; đồng thời phải bố trí cơ cấu giữa các cây rau trồng cạn với cây trồng nước để có thể đối phó với biến động về nhiệt độ ( trong giáp vụ 1) và mưa (trong giáp vụ 2). Bố trí luân canh phải chú ý luân canh giữa các cây khác họ, và giữa các cây tuy khác họ nhưng có cùng một loại sâu bệnh. Sau 1-2 năm phải luân canh với các cây trồng nước như rau muống nhằm thay đổi điều kiện sinh thái của các loại sâu bệnh để diệt sâu bệnh trong đất… - Luân canh và nhất là bố trí cơ cấu cây trồng phải có nhiều rau trong lúc giáp vụ còn chính vụ phải nhiều rau ngon và rau dự trữ cho giáp vụ Căn cứ vào nguyên tắc trên, có thể đưa ra một số công thức luân canh sau: CT1: bắp cải (tháng 9-12)- đậu cô ve (tháng 12-2)- su hào (tháng 2-4)- mướp (tháng 4-8); CT2: cải củ (tháng 9-10)- su hào (1-12)- bí xanh (tháng 12-6)- cải ngọt (tháng 7-8); CT3: cải ngọt (tháng 9-10)- khoai tây (tháng 11-2)- dưa chuột (tháng 2-5)- cải củ (5-8); CT4: cà chua (tháng 8-12)- su hào (tháng 12-2)- bí xanh (tháng 12-6)- cải xanh (tháng 6-8); CT5:… Trên đây là một vài công thức luân canh chúng tôi đưa ra, có thể còn nhiều công thức luân canh khác nhau, nhưng trên đây là một số công thức luân canh đảm bảo sự đan xen về thời vụ nhờ đó sẽ hạn chế được tính thời vụ của rau, đồng thời nâng cao hệ số sử dụng đất của hộ. 2.1.5. Giải pháp đầu tư các yếu tố đầu vào cho sản xuất RAT Đầu vào sản xuất và đầu ra sản phẩm có mối quan hệ rất chặt chẽ, đó là mối quan hệ nhân quả, trong sản xuất nông nghiệp cũng vậy. Tức là khi khâu đầu vào được thực hiện tốt nó sẽ tạo ra đầu ra sản phẩm có năng suất cao và chất lượng tốt. Vì vậy đầu tư các yếu tố đầu vào là khâu mất chốt quyết định chất lượng đầu ra. Đầu tư các yếu tố đầu vào bao gồm các khâu sau * Về giống Giống giữ vai trò quyết định để đảm bảo thời vụ và năng suất, sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm sau này. Để đảm bảo có giống chát lượng tốt phục vụ sản xuất RAT của nông dân thì cần phải: - Có giấy hướng dẫn trước khi gieo trồng từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc sử dụng giống. - Nhà nước cần đầu tư cho công tác nghiên cứu, chọn tạo giống, sản xuất giống và phải có kế hoạch nhập nội. - Phải có chương trình kiểm dịch giống, sản xuất giống và phải có kế hoạch nhập nội. - Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ giá với những giống rau nhập khẩu cho nông dân thông qua mạng lưới cung cấp giống của các công ty giống đến các HTXDVNN. - Tuyên truyền vận động sử dụng các loại giống cây con đã qua kiểm dịch, các loại giống cho năng suất cao... * Phân bón Rau là cây trồng có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn nhưng lại cho một khối lượng sản phẩm rất cao, từ 20-60 tấn/ha do vậy cây rau đòi hỏi phải được bón nhiều phân. Nhu cầu về chất dinh dưỡng lớn vượt quá khả năng cung cấp của đất, dù là loại đất cực kỳ mầu mỡ, vì vậy phải trông vào nguồn phân bón bón cho đất trồng rau. Tuy nhiên đối với RAT thì phân bón có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng rau vì vậy bón như thế nào để vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế vừa đảm bảo chất lượng RAT là một việc làm rất khó. Vì vậy người nông dân cần phải năm được yêu cầu kỹ thuật bón phân cho rau, đó là Bón cân đối giữa các phân đạm, lân, kali Bón đủ lượng cần thiết Bón đúng lúc và đúng cách Đạm, lân, kali là ba chất cơ bản để tạo ra chất hữu cơ và năng suất, phẩm chất cảu cây rau; nhưng nếu bón mất cân đối giữa chúng sẽ dẫn đến hậu quả ngược lại: năng suất thấp, chất lượng rau kém, dễ hư hỏng khi vận chuyển hoặc bảo quản. Biểu 3.2 : Lượng các chất dinh dưỡng chính mà cây rau láy đi để sản xuất được 1 tấn sản phẩm và lượng cần phải bón - kg/ha (theo tài liệu của Nga) Loại rau Thời gian sinh trưởng (ngày) Lượng cây lấy đi từ đất Lượng cần bón trả đất N P K N P K Cải bắp 120 3,5 1,3 4,3 5,5 5 6 Xà lách cuộn 60 2,2 0,8 5,0 2,5 2,5 6 Rau Bina 60 3,6 1,8 5,2 4 4 7 Bạch tạp 110 2,4 0,8 4,6 3 2,5 6 Cà rốt 120 3,2 1,3 5,0 3,2 3,0 5 Dưa chuột 100 1,7 1,4 2,6 3,5 2,5 4 Hành tây 100 3,0 1,2 4,0 7 5 5 Mặc dù đây chỉ là cách tính theo lý thuyết, nhưng theo kinh nghiệm của tác giả thì nó cũng gần sát với thực tế ; vả lại nó còn phụ thuộc vào chất đất, vào mùa vụ và nhất là vào kinh nghiệm sản xuất của người trồng rau. Vì thế nó chỉ là cách tính để tham khảo nhưng cần thiết cho những ai chưa có kinh nghiệm. * Về nước tưới Thành phố Hà Nội kết hợp với huyện Gia Lâm đầu tư cho các xã để xây dựng hệ thống thuỷ lợi đáp ứng nhu cầu nước tưới, đồng thời có hình thức hỗ trợ cho nông dân đào giếng khoan để có nước sạch phục vụ sản xuất. * Về đầu tư thuốc BVTV Trong sản xuất rau việc sử dụng BVTV là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên đầu tư BVTV như thế nào cho vừa đảm bảo có năng suất vừa đảm bảo chất lượng rau đó là điều rất khó. Theo Tiến sỹ Nguyễn Duy Trang (viện BVTV) đã đề xuất quy trình sử dụng thuốc BVTV như sau: - Sử dụng có chon lọc, nên sử dụng các koại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc, thuốc hoá học ở nhóm độc tố III, IV. - Xử lý hạt giống, con giống trứơc khi gieo trồng - Sử dụng thuốc luân phiên - Đảm bảo thời gian cách ly. * Các yếu tố khác như vốn, tổ chức lao động,… tuỳ điều kiện của từng hộ mà có phương pháp cụ thể. 2.1.6. Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh rau an toàn Cơ sở hạ tầng như hiện nay của huyện không đáp ứng điều kiện bảo đảm phát triển kinh tế xã hội cả hiện tại và tương lai. Vì vậy cần phải đầu tư, nâng cấp sao cho đạt đến yêu cầu kỹ thuật xã hội của xã, muốn làm được phải có vốn. Biểu 3.3: Định mức đầu tư hạ tầng cho vùng RAT tập trung ST T Hạng mục, nội dung đầu tư ước tính kinh phí (triệu đồng) Vùng 20-25 ha Vùng 26-35 ha Vùng 36-45 ha Vùng >45 ha 1 Đường bêtông nội đồng: - Mức 1: Đường trục chính + nhánh 7.000 9.000 12.000 15.000 - Mức 2: Đường trục chính 4.000 5.500 7.000 9.000 2 Nhà lưới bán kiên cố - Mức 1: Cột sắt mạ kẽm 6.000 8.500 11.000 14.000 - Mức 2: Cột bê tông 2.200 3.000 4.500 6.000 3 Hệ thống nước tưới - Mức 1: Giếng khoan + tưới tự động cho 20-30% diện tích 10.000 11.000 12.500 14.500 - Mức 2: Giếng khoan 6.500 7.500 8.500 10.000 - Mức 3: Mương bê tông 2.600 3.200 4.300 5.000 4 Hệ thống điện hạ thế 350 400 500 600 5 Hệ thống ươm giống khay bầu 300 400 500 600 6 Nhà trung tâm sơ chế, giới thiệu sản phẩm 450 500 600 700 7 Bể chứa vỏ bao bì thuốc BVTV 120 150 200 250 Tổng mức hạ tầng 1 24.220 29.950 37.300 45.650 Tổng mức hạ tầng 2 13.920 17.450 21.800 27.150 Tổng mức hạ tầng 3 10.020 13.150 17.600 22.150 Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội Trên đây là dự kiến nhu cầu vốn cho phục vụ cho sản xuất RAT của huyện . Đề nghị UBND Thành phố có biện pháp nhằm giúp cho các hộ nông dân trong huyện thuận lợi trong việc sản xuất RAT trong những năm tới. Ngoài ra Thành phố Hà Nội kết hợp với huyện uỷ Gia Lâm, các ngành các cấp… xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác chế biến sản phẩm, xây dựng các dự án phát triển công nghiệp nông thôn để nâng cao chất lượng sản phẩm RAT, khắc phục tính thời vụ của rau. 2.1.7. Giải pháp tuyên truyền Trong bối cảnh hiện nay các chế tài xử lý vi phạm trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn còn chưa rõ ràng và chưa đủ mạnh, thì công tác tuyên truyền được coi là một giải pháp có tính thiết thực và chủ đạo. Công tác tuyên truyền sản xuất và tiêu thụ rau an toàn đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của bà con. Đối tượng cần tuyên truyền ở đây không chỉ đơn thuần là bà con nông dân sản xuất RAT mà cần tuyên truyền sâu rộng hơn nữa cho người tiêu dùng hiểu được tính chất cũng như chất lượng RAT, bởi trong nền kinh tế thị trường thì khách hàng luôn quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp, sản phẩm được tiêu thụ nhanh hay chậm, đều do khách hàng quyết định. Song tuyên truyền như thế nào để cho bà con nông dân cũng như người tiêu dùng dễ hiểu dễ tiếp thu lại là một vấn đề cần được quan tâm. Đối với người sản xuất thì cần tuyên truyền cho họ biết đựơc những kỹ thuật có tính căn bản và thiết yếu như kỹ thuật sản xuất RAT, quy trình sản xuất đặc biệt trong đó cần phải hướn dẫn bà con sử dụng thuốc BVTV trên rau đúng cách, khoa học và hợp lý… Đối với người tiêu dung thì phải hướng dẫn họ cách nhận biết và lựa chọn sản phẩm RAT, cần giới thiệu cho họ những cơ sở sản xuất và địa chỉ kinh doanh RAT tin cậy, có chữ tín để người tiêu dùng yên tâm sử dụng sản phẩm tránh hoài nghi, lo lắng. Thông qua các hình thức tuyên truyền như phát tờ rơi về hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV trên rau, sổ tay hướng dẫn sử dung thuốc BVTV. Ngoài ra tuyên truyền trên báo, đài trung Ương và Thành phố cúng như tại huyện xã qua các kênh tuyên truyền đó sẽ dần nâng cao nhận thức của ban thân người sản xuất cũng như người sử dụng RAT. 2.2. Những giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ RAT 2.2.1. Giải pháp về thi trường, tổ chức tiêu thụ RAT Tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất, nếu không có quá trình tiêu thụ thì không có quá trình tái sản xuất hàng hoá diễn ra, tiêu thụ hàng hoá nhanh sẽ kích thích sản xuất phát triển. Vì vậy giải pháp về thị trường phải là giải pháp quan trọng nhất và cần phải có sự quan tâm hàng đầu của các cấp, ngành. Trước đây trong cơ chế bao cấp, sản phẩm làm ra do Nhà nước giải quyết khâu tiêu thụ. Nhưng hiện nay, trong cơ chế thị trường thì nhu cầu của thị trường quyết định khâu sản xuất. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm rau nói chung cũng như sản phẩm RAT nói riêng là mối lo thường xuyên của nông dân, bởi lẽ sản phẩm rau xanh không thể bảo quản lâu được vì vậy nếu bán chậm hoặc không bán được thì sản phẩm nhanh chóng bị mất phẩm cấp và có thể phải bỏ đi. Việc tiêu thụ RAT của huyện nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn, phần vì thị trường tiêu thụ RAT của huyện chủ yếu là thị trường truyền thống Hà Nội và các vùng lân cận, do đó vào lúc thu họach rộ, người nông dân bị ép gía dẫn đến giá bán rất thấp. Phần khác vì chất lượng RAT của huyện chưa được bảo đảm, người tiêu dung chưa thực sự yên tâm khi sử dụng RAT, họ chưa tin tưởng vào chất lượng RAT ở huyện Gia Lâm. Để thị trường RAT ngày càng phát triển góp phần ổn định và phát triển sản xuất RAT thì cần phải có các giải pháp sau: Thứ nhất là tăng cường thông tin tuyên truyền về sản xuất RAT bằng các phương tiện thông tin đại chúng, để nâng cao nhận thức của người sản xuất và người tiêu dùng về RAT, về những tác dụng của nó đối với sức khoẻ con người và lành mạnh của môi trường. Thứ hai, đối với người sản xuất cần tuyên truyền sâu rộng "pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật" để hộ biết được thuốc BVTV nào bị cấm sử dụng. Có biện pháp xử phạt hành chính và không công nhận sản phẩm RAT đối với những hộ sử dụng thuôc BVTV bị cấm. Đồng thời giới thiệu công dụng của những loại phân hữu cơ, vi sinh, phân hoai mục. Thuốc trừ sâu BT... Thứ ba, UBND và HTX nên đứng ra đẩm nhận xây dựng một số cửa hàng giới thiệu sản phẩm RAT vừa bán sản phẩm của nhà, vừa thu gom của các hộ khác để bán. Thứ tư, các hiệp hội nông dân, hiệp hội liên gia, các nhóm hợp tác tiêu thu RAT có thể từ 5-10 hộ. Họ liên kết với nhau, hình thành các nhóm tiêu thụ đổi công. Phương thức hoạt động của họ là các hộ tự thu hoạch sản phẩm tập trung về một nơi thuận lợi, sau đó cùng làm hàng (vệ sinh rau, phân loại, đóng gói) và bán sản phẩm. Kiểu hợp tác này huy động và sử dụng tốt nhất nguồn lao động của các hộ và giải quyết khó khăn cho những hộ thiếu lao động, do vậy nó đang được ưa chuộng và phát triển. Thứ năm, sản phẩm RAT trước khi bán phải có bao bì đóng gói cẩn thận, có nhãn hiệu ghi rõ nơi sản xuất phải đăng ký thương hiệu, thời gian bảo quản và phải có dấu kiểm định chất lượng. Thứ sáu, đầu tư hơn nữa cho việc chế biến sản phẩm như đa dạng hoá về chủng loại chế biến, tăng công suất chế biến,... để dự trữ sản phẩm lúc giáp vụ và khi sản phẩm rau tươi bị tồn đọng. Thứ bảy, huyện phải nhanh chóng đăng ký thương hiệu cho các xã có đủ điều kiện để cho sản phẩm của các xã này lưu thông dễ dàng hơn trên thị trường và không bị các sản phẩm khác chèn ép và tăng cường dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng. Ngoài ra, các cấp, các ngành, Bộ nông nghiệp tỉnh, huyện cần giúp địa phương tìm thị trường bán buôn với các tỉnh bạn. Đồng thời người sản xuất, người chuyên bán buôn tăng cường công tác tiếp thị, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho người tiêu dùng ở Hà Nội và các địa phương lân cận. Biểu 3.4: Nhu cầu RAT của Hà Nội từ năm 2009-2015 Lượng tiêu thụ Kế hoạch 2009 2010 2015 Tổng lượng rau tiêu thụ của thành phố (tấn/ngay) 734,84 753,84 769,84 Tổng lượng rau tiêu thụ của nội thành(tấn/ngày) 315,01 345,13 363,13 Tổng lượng rau tiêu thu của ngoại thành(tấn/ngày) 390,83 407,83 433,71 Tổng lượng rau tiêu thụ cả năm (tấn) 250340 274845 290847 Nguồn: Sở NN&PTNT thành phố Hà Nội 2.2.2. Liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân tham gia sản xuất và tiêu thụ RAT Để phát triển sản xuất – tiêu thụ rau an toàn rất cần sự liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất (nông dân), các nhà khoa học, cơ quan quản lý và doanh nghiệp. Phát triển mô hình nông dân cho doanh nghiệp thuê đất và làm công ăn lương cho doanh nghiệp, như vậy sẽ khắc phục được tình trạng sản xuất cá thể, manh mún. Lợi ích của các tác nhân cần phải được phân chia một cách hài hoà, vì vậy nếu vấn đề lợi ích không được giải quyết thoả đáng thì mối liên hệ giữa các tác nhân không thể chặt chẽ được. Nâng cao hiểu biết và những kiến thức về kinh doanh phân phối và bảo quản rau quả cho tất cả các tác nhân. Mô hình chung của hệ thống phân phối rau là nông dân thu hoạch, thu gom và bán buôn mua phân loại sau đó cung ứng cho người bán lẻ. Tuy nhiên, hầu hết các công đoạn này đều được làm thủ công, đa số các tác nhân (nhất là người nông dân và một số tác nhân trung gian) đều thiếu hiểu biết về kinh doanh, phân phối và bảo quản sản phẩm dẫn tới chất lượng rau không được bảo đảm qua từng khâu phân phối. 2.2.2.1 Giải pháp đối với người sản xuất Trong mối liên kết sản xuất – tiêu thụ rau an toàn của Hà Nội lợi ích mà tác nhân người sản xuất nhận được bao giờ cũng là thấp nhất so với các tác nhân khác, trong khi họ lại là tác nhân phải chịu nhiều rủi ro hơn, một nắng hai sương để làm ra sản phẩm. Cần phải hài hoà lợi ích giữa người sản xuất với các tác nhân khác thì các mối liên kết mới bền chặt được và rau an toàn mới thực sự an toàn. Vì không ai có thể quản lý được việc sử dụng thuốc trừ sâu của nông dân, nói đã quản lý được người nông dân không dùng thuốc trừ sâu độc hại nay, không dùng thuốc ngoài danh mục kia chỉ là trên lý thuyết. Không ai có thể sản xuất thay nông dân, phải bản thân người trồng rau tự nhận thức và thay đổi. Tạo điều kiện cho người sản xuất tiếp xúc với các siêu thị và cửa hàng rau an toàn trong nội thành, khó khăn của người nông dân là thị trường tiêu thụ. Thị trường tiêu thụ của người sản xuất rau an toàn phải là nơi mà họ có thể trao đổi, buôn bán sản phẩm theo đúng giá trị của chúng. Vẫn không ít những người sản xuất phải bán sản phẩm rau an toàn theo giá của rau thường nên đã gây ra tâm lý chán chường và thiếu trung thực trong hoạt động sản xuất. Hiện nay, rau an toàn đến tay người tiêu dùng thông qua các cửa hàng, siêu thị là chủ yếu, trong khi đó sự tiếp xúc của người sản xuất với các loại hình bán lẻ này còn rất khó khăn. Quy mô sản xuất rau an toàn trong các hộ trồng rau chưa lớn, bình quân một hộ người sản xuất mới chỉ có hơn 3 sào rau an toàn. Chính vì vậy sản xuất còn manh mún dẫn đến sự không đồng đều về chất lượng và chủng loại rau trong khi tiêu chí này lại được các siêu thị, khách sạn hết sức chú trọng. Chính vì vậy, người sản xuất nên mở rộng quy mô sản xuất, có thể theo loại hình trang trại trồng rau an toàn. Người sản xuất rau an toàn cần phải liên kết chặt chẽ với nhau hơn nữa trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nhất là hoạt động tiêu thụ để tránh tình trạng bị các tác nhân khác ép giá. Nên hoạt động theo hình thức các tổ liên kết khoảng từ 4-6 người sao cho việc giám sát và hỗ trợ lẫn nhau được dễ dàng hơn. Liên kết giữa người sản xuất với các tác nhân khác là rất cần thiết, nhằm tăng giá trị sản phẩm, giảm rủi ro cho cả người mua lẫn người bán. Tuy nhiên, để liên kết được chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ, cần phải hợp đồng bằng văn bản, có sự tin cậy lẫn nhau, đồng thời cần có sự chia sẻ rủi ro, tạo sự yên tâm trong hoạt động sản xuất. 2.2.2.2. Giải pháp đối với người thu gom Trong quan hệ mua bán sản phẩm, đa số phương tiện vận chuyển của các tác nhân thu gom còn thô sơ nên số lượng của mỗi lần vận chuyển nhỏ, thời gian cho hoạt động vận chuyển nhiều, sản phẩm bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Vì vậy tác nhân thu gom cần cải thiện phương tiện vận tải để nâng cao khối lượng vận chuyển cũng như giảm hư hao sản phẩm. Việc liên kết theo cơ chế hợp đồng bằng văn bản cũng chưa phải là hình thức phổ biến của hai nhóm tác nhân này. Chính vì vậy, cần phải thúc đẩy liên liên kết bằng hợp đồng văn bản để nâng cao tính pháp lý trong mối liên kết của hai tác nhân là người thu gom và người sản xuất. Đối với tác nhân thu gom tập thể ( Các HTX thu gom rau an toàn), cần liên kết bằng hợp đồng văn bản bao tiêu sản phẩm với những người sản xuất để có những ràng buộc về chất lượng và khối lượng rau hàng ngày. Đồng thời, các HTX thu gom cũng cần năng động trong việc tìm kiếm bạn hàng, nhất là các siêu thị, khách sạn, nhà hàng để cung cấp sản phẩm trực tiếp đến các đối tượng này. 2.2.2.3. Giải pháp đối với người bán lẻ Đời sống và dân trí ngày một nâng lên nên người tiêu dùng cũng quan tâm hơn đến việc mua thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn, đặc biệt người dân thành phố. Đây là cơ hội tốt trong việc cung ứng rau an toàn của tác nhân người bán lẻ, đặc biệt là các siêu thị. Người bán lẻ cần phải có sự trung thực trong kinh doanh, tránh sự “nhập nhàng” Giữa rau an toàn và rau thường khiến người tiêu dùng thiếu tin tưởng vào các cửa hàng bán rau an toàn. Người bán lẻ nên tăng cường các hoạt động quảng cáo về rau an toàn để thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng nhiều hơn. Mẫu mã cách thức bày bán sản phẩm rau an toàn nên đổi mới sao cho hấp dẫn người tiêu dùng hơn. Trên mỗi bao gói sản phẩm, bên cạnh việc ghi rõ xuất xứ sản phẩm cần phải ghi rõ khối lượng và giá tiền của sản phẩm để tiện lợi cho việc lựa chọn của người tiêu dùng. Đặc biệt, người bán lẻ nên xuất trình bản chứng minh chất lượng rau an toàn để tạo sự an tâm cho người tiêu dùng khi mua sản phẩm. Hiện nay hầu hết các cửa hàng, siêu thị rau an toàn mới chỉ là điểm đến của người tiêu dùng cho thu nhập cao, ổn định, người tiêu dùng nghèo chỉ mua rau từ các chợ truyền thống. Do đó, các siêu thị nên xem xét chiến lược tiêu thụ sản phẩm sao cho các loại khách hàng đều có thể mua được rau an toàn trong siêu thị. Một trong những chiến lược đó là tìm cách hạ giá bán sản phẩm. Nên rút ngắn thời gian thanh toán cho các tác nhân cung ứng để giúp họ có vốn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh rau an toàn. Tiến hành xử phạt nghiêm khắc với những người cung ứng có hành vi vi phạm hợp đồng như thời gian giao hàng, chất lượng, mẫu mã rau an toàn … Để hoạt động phân phối trở nên tốt hơn. 2.2.3. Giải pháp xây dựng thương hiệu sản phẩm rau an toàn Thực hiện chủ trương của Huyện ủy, UBND huyện về phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Rau an toàn là một trong 3 cây mũi nhọn trong chiến lược giúp người nông dân phát triển kinh tế gia đình. Xây dựng thương hiệu nhằm giúp người nông dân, HTX dịch vụ nông nghiệp giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình, tạo được uy tín và lòng tin đối với người tiêu dùng. Xã Đông Dư là một trong 4 xã có truyền thống sản xuất rau an toàn, nơi đây nổi tiếng về một số giống rau gia vị như mùi tàu, húng, tía tô... HTXDVNN Đông Dư là xã duy nhất trên địa bàn huyện được Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận là đơn vị có đủ điều kiện sản xuất rau an toàn và nơi sơ chế, chế biến rau an toàn. Đây là một đơn vị HTXDVNN trên địa bàn huyện đi tiên phong trong việc xây dựng thương hiệu. Trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm, thương hiệu là một yếu tố không nhỏ trong việc quảng bá, thu hút khách hàng. Việc đăng ký thương hiệu là một giải pháp hết sức quan trọng cần được quan tâm vì đó là cách thức tốt nhất phân định giữa rau an toàn và rau thường trên thị trường, tạo dựng niềm tin của người tiêu dùng, đảm bảo quyền lợi và nâng cao trách nhiệm của người trồng rau toàn. KẾT LUẬN Nền kinh tế xã hội càng phát triển, qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày càng nhanh, môi trường ngày càng bị ảnh hưởng xấu bởi các tác nhân thì đời sống và sức khoẻ của con người ngày càng bị đe doạ. Việc sản xuất và cung ứng rau xanh có chất lượng đảm bảo, an toàn vệ sinh cho người tiêu dùng là hướng đi đúng phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội. Trong những năm qua, kết quả sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Gia Lâm đã đạt được những thành tích đáng kể. Quy mô diện tích, năng suất, sản lượng RAT của huyện ngày càng tăng với tốc độ nhanh. Đặc biệt là về diện tích gieo trồng RAT tăng bình quân trong 3 năm (2005-2008) tăng 28,15%/năm. Đồng thời sản lượng RAT cũng tăng 29,77%/năm, nhờ đó đã góp phần đáp ứng được một phần nhu cầu hiện tại về RAT của người tiêu dùng thủ đô cả về số lượng và chất lượng. Kết quả sản xuất và tiêu thụ RAT đã góp phần làm thay đổi cơ bản tập quán canh tác cũ thay đổi tư duy cả người sản xuất và người tiêu dùng, vấn đề xã hội hoá sản xuất RAT được thực hiện. Tuy nhiên nhận thức của người sản xuất và người tiêu dùng về RAT còn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng người sản xuất thực hiện quy trình kỹ thuật chưa triệt để, người tiêu dùng thì thiếu lòng tin vào sản phẩm RAT, gây cản trở cho việc tổ chức phát triển sản xuất RAT. Các sản phẩm RAT hầu như được tiêu thụ hết, tuy nhiên do hệ thống kênh tiêu thụ còn đơn giản, đồng thời sản phẩm RAT ở huyện Gia Lâm vẫn chưa có uy tín trên thị trường nên sự chênh lệch giá giữa RAT với RT thấp, dẫn đến hiệu quả kinh tế RAT thấp hơn hiệu quả kinh tế rau thường. Phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn huyện trong thời gian tới đặt ra phải giải quyết đồng bộ các giải pháp, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất góp phần giúp đỡ bà con nông dân làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Đề tài được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ tận tình của Thầy giáo, PGS.TS Trần Quốc Khánh và sự nỗ lực của bản thân cũng như sự giúp đỡ tận tình hướng dẫn, chỉ bảo của các chú, anh chị cán bộ Phòng Kinh Tế huyện Gia Lâm. Tuy nhiên do thời gian có hạn và thời gian thực tập ngắn nên chắc chắn đề tài còn nhiều hạn chế, em mong được sự đóng góp ý kiến thêm của thầy cô giáo và các bạn sinh viên. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Kinh tế nông nghiệp – Trường ĐH KTQD, NXB ĐH KTQD-2006 Giáo trình Quản trị kinh doanh nông nghiệp – Trường ĐH KTQD, NXB LĐ-XH – 2005 Giáo trình Marketing nông nghiệp – Trường ĐH KTQD, NXB Thống Kê – 2002 Quản trị Marketing – Phillip Kotler Các đề án phát triển kinh tế giai đoạn 2006 – 2010 của huyện Gia Lâm Kỹ thuật trồng rau sạch an toàn và chế biến rau xuất khẩu – PGS. TS. Trần Khắc Thi – KS. Nguyễn Công Hoan – NXB Hà Nội Quyết định số 04 – 2007/QĐ-BNN ngày 19/01/2007 quy định về quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn Hồ Thanh Sơn, Đào Thế Anh (2006), phân tích ngành hàng rau an toàn tại thành phố Hà Nội. Kim Liên (2008), sự cần liên kết chặt chẽ giữa các đơn vị sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, Báo điện tử baothuongmai.com.vn. Kim Oanh (2007), tp. HCM: Liên kết để sản xuất rau an toàn, MỤC LỤC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2642.doc